Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Tâm Tình | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình |
Chủ đề: MƯỜI ĐIỀU RĂN NGƯỜI GIÀ | |
<< phần trước Trang of 70 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 12/Jan/2018 lúc 9:41am |
TÌM VUI CUỐI ĐỜI.
Mẩu đăng tìm bạn bốn phương trên báo làm bà Phượng cảm động và ngưỡng mộ : " Người đàn ông cô đơn mỗi tuần mang hoa đến mộ phần của vợ, 70 tuổi, nhà cửa ổn định, tài chính vững vàng, tinh thần thảnh thơi, bao dung vị tha. Muốn tìm một phụ nữ 65 tuổi trở xuống để cùng nhau tìm niềm vui cuối đời.". Người đàn ông tuổi xế chiều có nhà cửa và tài chính vững vàng đương nhiên là người khá giả lại thêm tấm lòng bao dung vị tha. Bà thú vị hào hứng nhất điều này. Ông chắc là người chồng tốt luôn thương yêu vợ. Bà ước gì sau này bà qua đời có một người đàn ông nào sẽ vì bà hàng tuần mang hoa đến viếng mộ vợ như thế. Vừa thắm thiết tình vừa lãng mạn biết bao. Bà Phượng đang cần tìm một người đàn ông có đủ hai điều kiện tình cảm và tiền bạc. Bà hài lòng lời rao tìm bạn vì mình đúng tiêu chuẩn ông ta mong muốn và ngược lại ông ta cũng là mẫu người bà đang tìm kiếm. Hai người đã email qua lại và gọi phone để tìm hiểu về nhau. Ông Năng góa vợ hai năm nay, các con thì ở xa. Ông muốn tìm người phụ nữ khác để bù đắp cho bao lâu nay phải chăm sóc và chiều chuộng người vợ suốt mấy năm trời nằm liệt giường sống đời thực vật sau cơn stroke rồi mới chịu ra đi. Bà Phượng thì khác hoàn cảnh. Chồng bà mê bồ trẻ, bỏ bê bà.. Hai vợ chồng li dị và không con cái... Bà muốn tìm người đàn ông tử tế, rộng lượng, cùng nhau vui hưởng hạnh phúc sau mấy năm trời cuộc sống gia đình sóng gió làm bà tiêu điều héo hon và có thêm người cùng bà trả cho hết gánh nợ nhà cửa bà đang cưu mang. Hai tâm hồn cô đơn khắc khoải bỗng gặp nhau cuối đường. Sau những hình ảnh gởi trao họ hẹn ngày gặp mặt. Bà Phượng ở nam California , ông Năng ở tiểu bang khác sẽ bay đến Calif. và ở nhà đứa con trai. California của cộng đồng người Việt không xa lạ gì với ông. Địa điểm hẹn thơ mộng, là một bờ biển đẹp của thành phố Newport Beach . Bà Phượng đã chuẩn bị kỹ cho lần đầu hội ngộ, mái tóc nhuộm màu hung tươi trẻ, bộ váy aó gọn xinh, cái áo khoác buông lơi trên bờ vai, dĩ nhiên không thể thiếu mùi nước hoa thơm nhẹ nhàng quyến rũ. Không ai có thể tin người phụ nữ này đã 65 tuổi. Ông Năng đầu đội chiếc mũ kiểu Scotland cổ điển nhưng không bao giờ lỗi thời, cổ quàng khăn màu xám bên chiếc áo sơ mi màu mận chín, ông trẻ trung thanh lịch và tao nhã như một văn nhân đúng như bà Phượng đã hình dung và mơ ước. Nàng thơ và chàng văn cùng sánh vai đi bộ dọc theo bãi biển, gió biển lồng lộng, tiếng sóng vỗ vào ghềnh đá rì rào, mùi hương thơm từ hai phía trao nhau theo mỗi cơn gió càng làm hai trái tim thêm mơ màng say sóng dù sóng biển kia chỉ chạm nhẹ theo bước chân họ trên bãi cát mềm. Chàng đã cầm tay nàng âu yếm hỏi: - Mình về với nhau nhé? Nàng dịu dàng ngoan ngoãn như cô gái mới mười bảy tuổi: - Vâng ạ. **************. Ông Năng sẽ thu xếp nhà cửa để dọn về California ở chung với bà Phượng vì bà không muốn rời khỏi nơi đây. Thương yêu vợ cách mấy ông cũng đành để bà ở lại rồi thỉnh thoảng về thăm mộ phần chắc bà ấy cũng thông cảm cho. Bà Phượng muốn ông Năng về ở chung là có ý đồ riêng, hi vọng ông Năng sẽ giúp bà trả góp tiền nhà hàng tháng hay biết đâu ông hào hoa lịch sự móc tiền túi ra trả hết nợ cho bà thì bà sẽ hoàn toàn làm chủ căn nhà này. Bà Phượng nôn nao chờ đợi người mới, cuộc sống mới với bao hi vọng tràn trề. Mấy bà bạn thân của bà Phượng bàn tán: - Phượng muốn tìm lại hạnh phúc đánh mất từ người chồng phản bội trước kia đấy Bà khác thì thực tế: - Nghe đâu ông này giàu có lắm, chắc Phượng vừa tìm người chồng, vừa tìm người phụ trả tiền nhà. - Ừ nhỉ, sau khi li dị Phượng lấy căn nhà, tiếp tục trả mortgage, một mình làm sao trả cho nổi. Một bà khác lại thực tế hơn: - Tôi như Phượng cứ ở một mình, hoa mộng gì, tình yêu gì ở cái tuổi cuối mùa, ai cũng trở tính trở nết rồi thành "hoa cẩm chướng" của đời nhau. Ông Năng đã dọn đến ở với bà Phượng sau một buổi tiệc ra mắt họ hàng, con cái và bạn bè đôi bên. Chẳng biết nhà cửa tiền bạc ông đã tính toán và để nơi đâu, bà Phượng chưa tiện hỏi, ông đến với bà cùng chiếc xe hơi cũ mèm, ông giải thích: - Chiếc xe mua từ lúc mới tinh đến giờ, là kỷ niệm yêu qúy của vợ chồng anh nên dù cũ anh cũng chẳng nỡ rời. Ông ăn ở thật có tình có nghĩa. Bà Phượng cũng khéo léo "khoe" căn nhà tình nghĩa của mình: - Căn nhà của em cũng thế, mua từ lúc hai vợ chồng hạnh phúc ấm êm, nay dù tình duyên gãy đổ nhưng em vẫn muốn giữ làm kỷ niệm trong đời dù hàng tháng trả mortgage cũng vất vả lắm. Bà nhấn mạnh: - Nay có anh về căn nhà càng có ý nghĩa đối với em. Khi về ở với nhau ông Năng không thể cả ngày đội chiếc mũ flat cap điệu đàng. Thì ra đầu ông bị hói nặng, từ phía trước tới đỉnh đầu không còn lấy một sợi tóc để gió có cớ thổi bay. Bà Phượng thất vọng nhưng nhìn ngày này qua ngày nọ thành quen và bà tự an ủi thì mái tóc mình cũng bạc và xác xơ dần. Vấn đề chính là ông Năng giàu có và bao dung kìa. Bà vẫn cố giữ gìn hình ảnh đẹp trước mắt ông, mỗi tháng nhuộm tóc một lần khi màu tóc bạc chớm hiện ra nơi chân tóc đường ngôi. Khi đã được chồng yêu thì nói gì chồng chẳng nghe theo. Họ xứng đôi vừa lứa, hai người cùng cảm thấy đủ yên vui hạnh phúc trong thời gian đầu cuộc tình còn mới mẻ . Chiếc xe cũ của ông Năng từ ngày về California nó thường xuyên dở chứng, nay hư cái này mai hỏng cái khác nằm ì một chỗ, lại thấy ông Năng mang ra tiệm sửa. Bà Phượng thăm dò góp ý: - Anh bán xe cũ mua xe mới mà đi cho khỏe thân. Anh thấy xe của em từ ngày anh về đây có hư hỏng gì đâu. Đi gần hay đi xa em đều an tâm. Ông trả lời cho xong: - Ừ.. ừ.. để anh tính .. Nhưng ông vẫn cố xài cái xe cũ cho bằng được dù mấy lần công sửa chắc cũng bằng gía trị rẻ mạt của chiếc xe đã lỗi thời và cũ kỹ. Có khi ông Năng phải mượn xe bà Phượng. Bà tò mò và thắc mắc nghĩ thầm, tiền bạc của cải ông để dành làm gì mà không lấy ra xài cho những chuyện hợp lý như mua xe? con cái ông đều khá gỉa chúng đâu cần ông để của hồi môn. Hay là ông Năng chưa tin cậy bà nên vẫn giữ của phòng thân ? Sau một năm đời bỗng chẳng bình yên, tai họa ập đến, bà Phượng bị té ngã từ thang lầu xuống đất, vào nằm bệnh viện và về nhà với cái chân bó bột phải nằm trên giường dài hạn.. Ông Năng chăm sóc từ miếng ăn giấc ngủ, từ thay quần áo đến giúp đỡ bà vệ sinh cá nhân. Trưa nay ông Năng vừa nấu xong nồi cháo thịt, đang lúi húi lục trong rổ bát tìm cái môi để múc ra một bát cháo cho nguội thì bà Phượng nũng nịu nhờ vả: - Anh ơi trong lúc chờ cháo nguội anh pha cho em ly trà chanh với lại thay cho em cái khăn lau tay khác đi và anh giặt nốt..….. Chắc lục đục trong bếp nãy giờ mới nấu xong nồi cháo, lại chưa tìm thấy cái môi nên ông Năng bực mình sỗ sàng ngắt ngang: - Nấu xong nồi cháo đi tìm gia vị hành ngò tiêu ớt đã mệt cả người, chưa kịp xong bà lại sai tiếp. Muốn có ly trà chanh thì bà phải nói hộp trà bà cất nơi nào, chanh bà để nơi đâu và đợi tôi nấu nước sôi pha trà. Bà hành tôi vừa vừa chứ. Bà hờn mát đổi cách xưng hô: - Thế mà ông đã hứa sẽ yêu tôi, chiều chuộng tôi đến ngàn đời. Ông Năng chưa hết bực, quát lên: - Phải, Nhưng nếu bà không nằm ăn vạ một đống như thế này.. Bà Phượng kinh ngạc và tức tưởi: - Ối giời ôi, ông ăn nói thô lỗ với tôi thế hả… Nỗi lòng ông được dịp tuôn ra: - Tôi thế đấy. Nói thật với bà nhé, suốt năm qua chung sống với bà tôi cố giữ hình ảnh người đàn ông tao nhã, mỗi lần chúng ta sánh đôi ra ngoài đường tôi phải ăn mặc chỉnh tề, quàng khăn lên cổ, đội mũ lên đầu và ăn nói văn hoa cho bà vừa lòng, tôi ngao ngán đến tận cổ rồi. Bà Phượng bẽ bàng: - Tôi đang định sau khi khỏi bệnh sẽ thưởng công ông chăm sóc tôi, mua tặng ông mấy cái khăn quàng nữa cho ông tha hồ chưng diện ... - Thôi khỏi…người ta làm diễn viên lên sân khấu chốc lát là xong vai, còn tôi diễn cả năm trời oải lắm rồi. - Vậy mà tôi cứ tưởng ông mãi là người trong mộng của đời tôi. - Thực tế đi bà ơi, ban đầu tôi cũng nghĩ bà là nàng thơ mà tôi may mắn bắt gặp giữa đường đời. Nhìn kìa, bà nằm trên giường bệnh hơn tháng nay tóc tai xác xơ bạc thếch chưa nhuộm và khuôn mặt bơ phờ với những vết nhăn nơi khóe môi, khóe mắt… Bà Phượng giật mình nhớ ra mái tóc đã quá hạn chưa nhuộm. Bà cố bào chữa: - Thì ai già mặt không có vết nhăn, đừng có thấy mấy bà tuổi từ 50, 60 trở đi mặt không có vết nhăn mà tưởng họ trẻ lâu, thẩm mỹ viện căng da cả đấy. Còn mái tóc này ư, mai mốt khỏi bệnh tôi sẽ nhuộm lại… - Thôi khỏi. Điều ấy không quan trọng với tôi nữa. Bà Phượng mai mỉa : - Ông nhìn lại ông đi, những lần gặp gỡ đầu tiên ông đội mũ tôi nào biết ông cố tình che đi cái đầu hói. Tôi còn có tóc để chải để nhuộm đỡ hơn ông đấy. Ông Năng thẳng thừng: - Ván bài lật ngửa rồi, tôi với bà bất phân thắng bại nghe. Bà Phượng tủi thân ôm mặt khóc, ông Năng đe dọa: - Bà có thôi khóc đi không, đừng làm tôi điên máu thêm thì khỏi có trà chanh gì nữa, nước lạnh cũng không luôn… - Này… này…ông đừng có ….khoe thói vũ phu, chồng tôi khi xưa tuy có bồ bịch lăng nhăng nhưng chưa đối xử vô văn hoá với tôi đâu nhé.. - Này..này..bà nói ai vô văn hoá, hả?hả? vợ tôi khi xưa tuy ốm đau nằm liệt giường nhưng chưa hành hạ tôi tàn khốc như bà nhé… Bà Phượng giảm tốc độ nức nở, không dám trách ông Năng, dù sao ông cũng đã chăm sóc bà cả tháng nay và còn tiếp tục sau mấy lần tái khám nữa. Bà vẫn cần ông, đang chiêu dụ ông một ngày nào đó sẽ cảm thông và giúp đỡ bà trả tiền nhà. Bà dịu giọng nói như an ủi ông: - Tôi bệnh rồi sẽ khỏi mà. Chỉ còn một tuần nữa là đủ hai tháng để tháo băng. Ông Năng vẫn hậm hực: - Người gìa té ngã gãy xương chưa chết là may.Với lại ai dám bảo đảm là bà sẽ không xớn xác té ngã cầu thang hay trong phòng tắm lần nữa chứ? Tôi lại phải hầu… - Trời ơi, ông trù ẻo tôi đấy hả? Ông biết chiều chuộng vợ lắm mà, người đàn ông mỗi tuần mang hoa đến mộ phần vợ từng làm tôi cảm động đâu rồi? Ông Năng cười khan: - Ai rảnh mà mỗi tuần đi thăm mộ vợ và tốn tiền mua hoa chứ, tiền mua bó hoa tôi ăn tô phở cho sướng thân. Thoát được cảnh hầu hạ bà vợ nằm liệt giường, ai ngờ nay lại phải hầu hạ bà.. . Bà Phượng được dịp vỡ òa những ấm ức bấy lâu: - Bây giờ tôi mới hiểu vì sao ông vẫn đi cái xe cà tàng cũ rích, chắc chắn không phải vì nhớ thương hình bóng người vợ cũ, mà vì ông hà tiện, tiền bạc để dành cho nó mục nát ra à, để về bên kia thế giới tiêu xài với ma à ? Bà hăng máu gào thêm: - Về ở với tôi cái gì ông cũng xài chung xài ké. Hôm nọ mượn tiền tôi mấy trăm đồng sửa xe còn chưa trả đấy nhé - Nợ tôi sẽ trả, hàng tháng tôi đều đưa bà mấy trăm đồng chứ có ăn nhờ ở đậu nhà bà đâu Bà Phượng cười khinh khỉnh: - Vài trăm đồng một tháng của ông chưa đủ tiền một đứa share phòng trong khi căn nhà này mỗi tháng tôi trả mortgage gần ba ngàn đồng bạc.Thế mà đăng lời rao tìm bạn vừa hoa mỹ vừa oai phong lẫm liệt nào ôm hoa đến mộ vợ, nào nhà cửa ổn định, tài chính vững vàng, tinh thần thảnh thơi, bao dung vị tha.… Ông Năng giải thích: - Tôi đăng ôm hoa đến mộ vợ cho thơ mộng với cuộc đời, ý tôi muốn nói vẫn thương người vợ cũ, những điều còn lại tôi dí dỏm cho vui chứ không có ý lừa dối ai cả. Tôi nghèo mạt rệp, nhà cửa ổn định là ở diện housing đấy, tài chính vững vàng là tiền gìa lãnh hàng tháng cho đến chết đấy, có bảo hiểm sức khỏe chẳng tốn đồng nào là tinh thần thảnh thơi vô lo đấy. Ở tuổi già không phải lệ thuộc nhờ vả con cái, với tôi thế là quá sung sướng. Tôi chỉ nói lên sự thật tại bà qúa giàu tưởng tượng mà thôi.. - Thế sao ông không nói huỵch toẹc ra cho tôi biết sớm. - Tôi tưởng sẽ gặp người tình tri kỷ, ở với nhau sẽ hiểu nhau, nhưng bà chỉ dòm ngó tìm hiểu "gia tài" của tôi làm tôi càng ngại ngùng khó nói. Thôi thì tôi với bà chắp nối không có gì ràng buộc, bây giờ không hợp nhau thì chia tay. Bà Phượng lại gào lên: - À, thì ra thế, đằng nào cũng rút lui nên ông không cần che đậy sự giả dối thêm nữa. Ông thách thức tôi đấy hả? Mời ông ra khỏi nhà tôi. Mời ông ra khỏi cuộc đời tôi.. - Bà khỏi phải đuổi tôi cũng chạy bà luôn, tôi tưởng bà là một phụ nữ đã nếm mùi khổ đau sẽ cùng tôi tìm niềm vui cuối đời, nhưng tôi đã lầm và tiếc lắm. Bà biết tôi tiếc gì không?... - Cuối cùng ông cũng phải tiếc tôi thôi….. - Tôi tiếc….. đã từ bỏ diện housing ổn định để dọn về đây ở với bà, trở về thành phố cũ tôi phải làm giấy tờ xin lại từ đầu mất nhiều công sức lắm. Bà rõ chưa… **************** Ông Năng trở về thành phố cũ của ông. Vài tháng sau bà Phượng đọc thấy lời rao tìm bạn bốn phương của ông lại xuất hiện trên báo, lần này ông kinh nghiệm đăng rất thực tế rõ ràng : "Người đàn ông nghèo và cô đơn luôn mơ ước có tiền để mua hoa mỗi tuần đến thăm mộ vợ, 70 tuổi, nhà ở housing, tiền gìa, medicaid đầy đủ. Muốn tìm một phụ nữ để tri kỷ, để yêu thương nhau suốt quãng đời còn lại" . Thôi thì bà cũng cầu mong ông Năng tìm được một người tình tri kỷ, nếu không thì cũng vớ được một bà gìa handicap hay bà nhà quê chán con chán cháu đang ăn welfare muốn tìm chồng ra ở riêng, may ra sẽ ở với nhau lâu dài. Còn bà, bà sẽ cho share phòng để có thêm lợi tức trả tiền nhà và yên phận sống một mình. Tìm được một tình yêu đã khó bà không mong gì tìm một lúc được cả tình lẫn tiền ở cái tuổi gìa này nữa. Nguyễn Thị Thanh Dương. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 16/Jan/2018 lúc 10:03am |
Tuổi già và chuyện lái xe
Ðối
với người Việt Nam, đến tuổi 70 cũng chưa phải là già, kể cả những
người lên 80, cũng không ai dám gọi là cụ ông, cụ bà, vẫn còn khả năng
lái xe, nhưng đối với cảnh sát Mỹ thì chúng ta nên coi chừng, tuổi
senior (từ 62 trở lên) là lớp tuổi dễ bị thu bằng lái nhất.
Các
bạn già của tôi, hãy tưởng tượng đến lúc chúng ta không còn được phép
lái xe, thì cuộc sống này trở nên bất tiện, buồn bã biết bao nhiêu. Ở Mỹ
này không lái xe được xem như người què nằm một chỗ, nhất là ở những
thành phố ít phương tiện giao thông công cộng. Chúng ta cũng không có
được đời sống như ở Việt Nam, một bước lên xe xích lô, xe ôm hay gọi
taxi đến tận nhà. Ở Mỹ đời sống tất bật, ngày thường bận đi làm, cuối
tuần còn bao nhiêu việc nhà, con cái đâu có thời giờ để chúng ta đi nhờ
xe, đến nơi này hay đi nơi nọ.
Tôi
có một cô em họ, độc thân, 76 tuổi. Tuần rồi cô gây một tai nạn xe hơi.
Thật ra không phải lỗi của cô. Cô đang lái xe trong lane sát lề bên tay
mặt, thì một chiếc xe từ lane bên trái, xấn vào đầu xe của cô khá mạnh.
Mất bình tĩnh, cô lái xe sang phải và đụng vào một chiếc xe khác đang
đậu bên lề đường. Cô và người ngồi trên xe chỉ bị hoảng hốt, trầy trụa
nhẹ, nhưng cả hai chiếc xe đều bị hư hại nặng (total loss.) Cảnh sát đến
lập biên bản, lấy bằng lái của cô để ghi chi tiết, nhưng cô không ngờ,
đây là ngày cuối cùng cô được lái xe. Cô không có con cái, có nghĩa là
từ đây, việc di chuyển của cô sẽ gặp nhiều khó khăn, và đời sống của cô
bước sang một khúc ngoặt mới.
George Weller, 86 tuổi, và hiện trường tai nạn.
Chúng
ta thử đặt mình vào hoàn cảnh của câu chuyện ở trên, để thấy giờ này mà
chúng ta còn lái xe được, rong ruổi trên xa lộ, đi đây đó, hạnh phúc
biết chừng nào!
Chiều
ngày 16 tháng 7 năm 2003, cụ George Weller, 86 tuổi, đã lái chiếc xe
Buick LeSabre năm 1992 của mình xuống đại lộ Arizona ở Santa Monica,
California để đi tới khu mua sắm Third Street Promenade nổi tiếng ở
đây.
Cuối
con đường, hôm đó người ta đã ngăn lại để dành cho một phiên chợ nông
sản cuối tuần. Chiếc xe của cụ Weller đã chạy thẳng đâm xuyên những bảng
chận đường, lao vào khu chợ đang đông người với tốc độ 60 miles/giờ, đã
tông chết tại chỗ 10 người và đã làm 63 người khác bị thương. Weller
nói ông đã đạp nhầm chân ga thay vì đạp thắng.
Ngày
8/11, năm 2011, tại một thị trấn Palm Coast, miền Bắc Florida, ông cụ
Louis Nirenstein, một người “handicap” thường dùng xe lăn, lái xe hơi và
lạc tay lái, chạy vào, cũng một chợ nông sản, làm bị thương 3 người. Cụ
cho cảnh sát biết chân ga của cụ bị kẹt.
Cuối
năm 2014, bà cụ Beryl Hughes, 84 tuổi đã bị giam giữ 24 tuần, đồng thời
bị cấm lái xe 5 năm vì tội gây ra tai nạn chết người. Cụ lái chiếc Audi
A3 đâm trực diện vào chiếc Honda Civic do ông Brian Bockmaster, 80 tuổi
lái, khiến ông Brian phải nhập viện và qua đời một ngày sau đó. Trước
khi gây ra vụ tai nạn, bà Hughes từng bị phạt vì lái quá tốc độ hạn
định. Bản thân bà Hughes cũng thừa nhận nhiều năm trở lại đây, khả năng
lái xe đã suy giảm.
Các
vụ tai nạn đã thúc đẩy những cuộc tranh luận toàn quốc ở Hoa Kỳ về
những tai nạn giao thông do những người lái xe cao tuổi gây ra.
Theo Cơ Quan Quản
lý An toàn Giao thông Quốc gia (National Highway Traffic Safety
Administration) những người lái xe lớn tuổi từ 65 tuổi trở lên đã gây ra
12.5% tai nạn giao thông trên đường phố.
Vấn
đề được đặt ra là những người lái xe lớn tuổi có còn giữ được “an toàn
trên xa lộ” không? Từ lâu, Anh quốc có quy định bắt buộc bằng lái
xe của những người từ 70 tuổi trở lên đều bị thu hồi.
Ðể
có thể tiếp tục lái xe, họ cần phải kiểm tra sức khỏe và thi lại bằng
lái trước ngày sinh nhật lần thứ 70 và liên tục phải đổi bằng lái mỗi ba
năm. Ở Mỹ, người lái xe trên 70 tuổi vẫn được cấp bằng lái có hiệu lực 5
năm, đến kỳ hạn 5 năm, họ chỉ việc thi lại bằng viết và kiểm tra lại
thị lực, nhưng trong thời gian này, nếu gây ra tai nạn, chắc chắn bằng
lái sẽ bị thu hồi.
Tuy
nhiên, việc có nên cấm hẳn người già lái xe hay không luôn là chủ đề
được bàn tán sôi nổi. Năm 2010, tỉ lệ người trên 70 tuổi lái xe trên
toàn quốc tăng gấp 4 lần so với năm 1975. Ở California có hơn 5.5 triệu
người trên 55 tuổi đang lái xe, và hơn 2.5 triệu người trên 70 tuổi.
Tại Anh Quốc, phụ nữ cao tuổi nhất đang lái xe đã 107 tuổi. Nước này có 191 người có bằng lái xe trên tuổi 100.
Bộ
Giao thông Anh (DfT) cho biết, tuy chưa có bằng chứng cho thấy người
cao tuổi lái xe có nguy cơ gây tai nạn cao hơn nhóm tuổi trẻ, nhưng thực
tế, báo chí tốn không ít giấy mực với các vụ người lớn tuổi lái xe vi
phạm luật lệ hoặc gây tai nạn.
Người ta đưa ra những yếu tố giải thích người già gây ra nhiều tai nạn vì:
* Không còn minh mẫn, nhanh lẹ, nên phản ứng chậm chạp trước các tình huống.
* Bị ảnh hưởng các loại thuốc mà người già thường dùng.
* Phản ứng sai lệch do việc đau các khớp chân tay, hay cổ.
* Tai không nghe rõ, mắt đã mờ.
Ở
các nước khác, để giảm tội ác và các tai nạn do súng đạn, chính phủ kêu
gọi người dân đem súng đổi lấy tiền thưởng, trong khi ở Nhật người ta
kêu gọi quý cụ đem bằng lái xe nộp cho cảnh sát để được giảm giá khi ăn
mì ramen tại 176 địa điểm thuộc chuỗi nhà hàng Sugakiya, nghe thật tội
nghiệp! Bằng lái của người già cũng nguy hiểm như súng đạn hay sao?
Hai cụ già selfie bên chiếc xe bị tai nạn
Một
chiến dịch của cảnh sát Tokyo cũng khuyến khích người già từ bỏ việc
lái xe bằng cách giảm giá xe buýt và taxi cho họ. Nhiều trường hợp người
già gây tai nạn đã xảy ra, khi một người phụ nữ 83 tuổi mất kiểm soát
khi đang lái xe, gây ra cái chết cho hai bộ hành. Một cụ ông khác, 87
tuổi lái xe tải đâm vào một nhóm học sinh, khiến một em 6 tuổi tử vong.
Người
già lái xe xin đọc những lời của Thẩm phán Stephen Holt (Hoa Kỳ) sau
đây “Bản thân người cao tuổi và gia đình, bạn bè cần có trách nhiệm theo
dõi khả năng lái xe của mình và người thân, đối mặt với sự thật rằng –
qua thời gian, khả năng lái xe của họ không còn an toàn. Việc người cao
tuổi cần và muốn lái xe, ít để ý tới vấn đề an toàn, đặc biệt ở những
khu vực xa đô thị, không có các phương tiện giao thông công cộng là điều
dễ hiểu”.
Một
nghiên cứu do Khoa Y học Cộng đồng Maliman thuộc Ðại học Columbia thực
hiện và công bố đầu năm 2016 cho thấy, sức khỏe của người cao tuổi sẽ bị
suy giảm khi họ không còn được lái xe. Không chỉ vậy, việc này sẽ đem
lại cho người già triệu chứng trầm cảm, buồn phiền.
Các
bạn già của chúng tôi, những người đang còn lái xe như hôm nay cảm thấy
thế nào nếu một ngày nọ, không còn ngồi được vào chiếc xe, sau tay lái
để tự ý đi đây, đi đó mà phải nhờ đến con cái, họ hàng. Ðiều đó có nghĩa
là đời sống đã mất đi nhiều ý nghĩa.
Nhưng
một ngày nọ, nếu các bạn nghe tin có người lái một cái xe đâm vào một
đám đông gây chết người, thì đừng vội kết luận đó là một chuyện khủng bố
của ISIS, mà nên xem lại có phải người lái xe là một trong mấy ông bạn
già lạng quạng của chúng ta không?
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 18/Jan/2018 lúc 8:55am |
Ông Cụ Già Trong Nursing HomeTôi gặp ông cụ già trong nursing home, Nguyễn Thị Thanh Dương |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 20/Jan/2018 lúc 2:30pm |
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 21/Jan/2018 lúc 6:21am |
Xế Bóng Cuộc Đời "‘Thôi Mình Đi Em Nhé…’’!
Hồi mới qua Mỹ, lần đầu thấy tấm bảng ghi là Estate Sale cắm ở góc
đường, tôi đoán là một hình thức bán bớt đồ cũ trong nhà. Như bày bán ở
garage thì gọi là Garage Sale, bày bán ở sân sau nhà thì gọi là Yard
Sale, dọn nhà thì người ta bán bớt những thứ không tiện đem theo với
bảng cắm là Moving Sale, còn Estate Sale… chắc cũng tương tự.
Tự dặn là về phải tra tự điển, nhưng rồi
tôi quên luôn! Nhớ lại những ngày mới đến Mỹ, ra đường thấy chữ gì
không hiểu thì cứ nhủ lòng về tra tự điển, nhưng bao giờ cũng quên nhiều
hơn là nhớ. Cho tới một hôm tình cờ nghe cô bạn Mỹ làm chung kể chuyện,
tôi mới hiểu chính xác Estate Sale là bán sạch gia tài.
Cổ kể là vợ chồng cổ mua được bộ bàn
ăn thuộc loại đắt tiền, còn rất mới, nhưng với giá chỉ một phần mười
giá trị thực của bộ bàn ăn đó. Cô ấy cho biết bộ bàn ăn trị giá năm ngàn
đô la Mỹ, dù nó chỉ còn mới được tám mươi phần trăm nhưng nếu phải mua
với giá một, hai ngàn đô la Mỹ thì cổ cũng đồng ý mua. Vậy mà vợ chồng
cô ấy mua được với giá chỉ năm trăm đô la từ một căn nhà treo bảng
Estate Sale.
Cô ấy phải ghi xuống giấy ngày, giờ và địa chỉ của căn nhà đó. Rồi thông báo cho chồng cô ta biết trước mấy ngày để đến đúng hôm đó, hai vợ chồng dậy sớm mà đi xếp hàng. Khi lọt được vào ngôi nhà Estate Sale, cô nhanh chóng quyết định, nhưng phải kể là may mắn nên cô đã mua được bộ bàn ăn thuộc loại đắt tiền với giá quá rẻ. Trò chuyện thêm với cô bạn, tôi mới hiểu ra Estate Sale là bán toàn bộ đồ đạc trong nhà: từ ly tách muỗng chén, đến quần áo, giường ngủ, tủ trà, bệ thờ; tới cả tranh, tượng, đồ kỷ niệm…
Nhưng giá bán của Estate Sale không
rẻ như Garage Sale, Yard Sale hay Moving Sale vì không phải là đồ thừa
trong nhà. Lý do bán hết các thứ trong nhà vì chủ nhà phải vô viện dưỡng
lão chẳng hạn; những người già neo đơn ấy không có thân nhân để có thể
cho lại, nên họ bán hết, bán sạch, với giá cao hơn bán đồ cũ, đồ thừa
của Garage Sale, Yard Sale hay Moving Sale… Người Mỹ đi Estate Sale như
đi hội chợ, nhất là Estate Sale ở những khu nhà giàu. Ngay từ sáng sớm
thiên hạ đã xếp hàng ghi tên, xe đậu dài hai ba "block" đường. Tới giờ
mở cửa, người ta tranh nhau mua. Sau đó bưng bê nườm nượp, náo nức như
được chia của.
Câu chuyện về Estate Sale như một
hiểu biết thêm về đời sống Mỹ trong đầu óc mới tới định cư của tôi. Rồi
thời gian và cuộc sống cá nhân quay cuồng theo cơm áo gạo tiền nên chả
nhớ gì tới Estate Sale nữa. Cho tới một sáng cuối thu, dù đã 7 giờ nhưng
mặt trời còn chưa ló dạng. Không gian yên ắng tới nỗi chỉ nghe mỗi
tiếng đồng hồ tích tắc trên tường. Ngoài cửa sổ, sương còn phủ ngọn đồi
sau nhà mờ ảo màu lá vàng phai. Không gian đẹp nhưng buồn quá, nhất là
cái lạnh đã len lỏi về trên những ngón tay cảm giác điêu tàn. Tôi đi
thay quần áo để lên đường, đi giúp một ông bạn già. Hôm nay ổng bán
Estate Sale.
Tuy hẹn 9 giờ nhưng tôi đi sớm để có
thời gian ngồi uống với ông bạn bình trà, bởi tôi nghĩ hôm nay có thể là
lần cuối tôi gặp ông ấy. Nhớ lại, tôi quen biết ông chừng năm, bảy năm
trước ở trung tâm sinh hoạt cao niên trong thành phố. Bữa đó chính ông
đã đến bắt tay tôi trước, hỏi tôi có phải là Phan mà ông thường đọc đó
không? Tôi có cảm tình ngay với một người lớn tuổi, hiền lành, đôn hậu.
Tình thân chưa có nhưng lòng cảm mến thì nhiều, tôi cho ông số điện
thoại để tiếp tục nói chuyện vào dịp khác bởi tôi đang bận với một cuộc
phỏng vấn…
Rồi tình thân nảy nở sau những lần
ông mời tôi đi uống cà phê, rất thỉnh thoảng, nhưng ông thực sự có hiện
diện trong tôi như một người bạn mà tôi thường tự trách là ít thăm hỏi
ông, hay mời ông đi uống nước. Giao tiếp với người già chỉ mất ít thời
gian mà được lợi rất nhiều về kiến thức và kinh nghiệm sống. Biết thế,
nhưng khi có thời gian rảnh thì tôi vẫn đi chơi với bạn trẻ nhiều hơn.
Chỉ khi cần hỏi, là cần tới người già thì tôi mới nhớ tới ông, gọi ông,
mời ông đi uống ly cà phê…
Tôi là một con người hiện đại qua
cách tìm thông tin là biết hỏi ai; và ông bạn già là người thuộc thế hệ
cũ sẵn sàng cho không kiến thức, kinh nghiệm tích lũy cả đời. Sự cho và
nhận co giãn theo tuổi đời thì tôi co ông giãn. Đó là ý nghĩ hôm trời
mới chớm thu, tôi gọi ông, mời ông đi uống ly cà phê vào một sáng cuối
tuần. Hôm đó, tôi không có gì để hỏi ông mà chỉ là bỗng nhớ tới một
người bạn mà quỹ thời gian của người đó không còn nhiều nên tôi dành
thời gian rảnh rỗi cho ông. Hôm đó ông nói với tôi là “Anh cũng đã
già...”. Tôi tin nhận xét của ông vì tôi đã vừa từ chối bạn bè trang lứa
rủ nhau đi nông trại của một người bạn từ sáng sớm để hạ một con dê và
nhậu tới chiều. Chắc chắn là một cuộc vui nhưng rồi cuộc vui nào cũng
tàn. Bạn bè chưa già thì còn dịp khác để gặp. Nhưng ông bạn già hiu hắt
như gió thu, hôm tình cờ gặp nhau ngoài chợ, lòng tôi bất an sau khi
chia tay…
Hôm đầu thu đó, hỏi thăm ra mới
biết, vợ ông đã qua đời hồi hè. Bà đi thăm con gái với cháu ngoại bên
Cali, bị đột quỵ và mất luôn ở bên ấy. Ông muốn đưa bà về Dallas để lo
ma chay vì bà đã sống ở Dallas mấy chục năm. Nhưng người con trai sống ở
Dallas thì lại muốn em gái lo ma chay cho mẹ bên Cali cho tiện. Cái lý
anh ta đưa ra là chết ở Mỹ thì lo ma chay ở đâu cũng chỉ là cái nhà quàn
như nhau. Tôi chỉ quen biết ông như một người viết và một độc giả, chưa
bao giờ tôi uống với ông một ly bia vì ông không rượu bia, không thuốc
lá. Nhưng hôm đầu thu đó, ông tự tay mượn điếu thuốc đang cháy dở trên
tay tôi; ông hút một hơi thuốc thật sâu, rồi trả lại. Tôi sợ ông sặc,
nhưng ông đã không sặc.
Ông
nhả khói chậm rãi và chìm vào tâm sự: “Tôi chưa bao giờ nói với anh,
cũng không nghĩ tới chuyện nói với ai. Nhưng nỗi buồn trong tâm khảm tôi
lớn dần như mầm bệnh ung thư tới hồi bộc phát. Tôi biết là trước sau gì
cũng chết, tôi không sợ chết, chỉ buồn lòng người làm cha mà không biết
dạy con mình. Vợ chồng tôi chỉ có hai người con. Lo được cho thằng lớn
ăn học tới ra đại học không phải nợ tiền học đồng nào. Nó đi làm, lãnh
lương cất riêng vào trương mục nhà băng của nó. Ngày ngày vẫn về nhà
ăn ở, cha mẹ lo. Nó cho đó là lối sống Mỹ và nó chọn cách sống ấy. "Cha
mẹ đừng tọc mạch vào thu nhập của con cái". Nhưng khi nó muốn lấy vợ thì
nó chọn lối sống của người Việt là dù sống ở đâu trên địa cầu thì
chuyện cưới hỏi của con cái, cha mẹ người Việt cũng đứng ra lo cho con.
Thế là vợ chồng tôi lo cưới vợ cho con trai.
Tôi không lấy gì làm buồn lòng vì
cha mẹ tôi cũng đi cưới vợ cho tôi khi xưa. Nhưng rồi con tôi muốn mua
nhà. Nó trình bày với vợ chồng tôi là nó mua nhà trăm rưỡi, cần mượn nhà
băng một trăm ngàn, nếu trả trong ba mươi năm thì tổng số tiền nó phải
trả cho nhà băng lên tới ba trăm ngàn. Nghĩa là một trăm ngàn vốn với
hai trăm ngàn tiền lời trong ba mươi năm. Nó muốn cha mẹ giúp đỡ cho nó
mượn một trăm ngàn để nó trả dứt căn nhà ngay khi mua, không phải trả
tiền lời cho nhà băng. Nếu nó phải trả số tiền ba trăm ngàn trong ba
mươi năm, thì mười năm cho một trăm ngàn. Nó sẽ trả cho cha mẹ một trăm
ngàn trong mười năm là khả năng có thể.
Tôi bắt đầu thất vọng về con trai
tôi. Vì gom hết tiền 401-K của cha mẹ thì đủ một trăm ngàn cho nó mượn.
Vợ chồng đã về hưu thì tiền già gói ghém cũng đủ sống, nhưng tiền đâu lo
cho con em nó còn trong đại học để khỏi mượn nợ? Tôi suy nghĩ nhiều đêm
và chợt nghĩ đằng nào cũng mất con rồi! Đó là cái giá phải trả cho mưu
cầu tương lai của con cái. Tôi đưa nó đến Mỹ chứ tự nó đâu đi một mình
được. Tôi sinh ra nó chứ nó đâu tự xuất hiện trên đời này được…
Nhưng tôi thất bại trong chuyện dạy nó
sống đùm bọc với người thân. Tôi có lỗi đã để nó hấp thụ lối sống ích kỷ
của xứ sở này. Đằng nào tôi cũng mất con rồi. Nếu đồng ý cho nó mượn
một trăm ngàn không tiền lời là tôi đã thẳng thắn nhìn nhận mình thua
cuộc; không bao giờ dạy được con quay lại lối sống đùm bọc nhau của
người Việt mình nữa. Nhưng từ chối nó… thì tôi mất luôn vợ! Vì mẹ nào
chả thương con, thương càng mù quáng tình mẫu tử càng lên ngôi.
Nó trả lời cho tôi câu hỏi: “Tiền
đâu để lo cho em nó?”. “Thì ba mẹ lấy tiền con trả hàng tháng để lo cho
nó”. Tôi định hỏi câu hỏi quan trọng nhất theo kinh nghiệm của tôi là:
“Nhưng con có chắc là con sẽ trả cho ba mẹ hàng tháng, hay trả vài
tháng… rồi quên luôn?”. Tôi thương vợ tôi nên đã cho con trai tôi mượn
một trăm ngàn. Vợ tôi mất tinh thần nhiều năm sau đó vì đúng là nó không
trả.
Nhưng chúng tôi được trời phật cho
lại đứa con gái muộn màng nhưng hết mực hiếu thảo. Nó là nguồn an ủi,
niềm vui còn lại cho vợ chồng tôi. Lúc nào nó cũng vui vẻ nói là ba mẹ
chết rồi thì tài sản cũng để lại cho anh em con thôi. Anh Hai cần trước
thì anh Hai lấy trước. Ba mẹ đừng có giận anh Hai nữa, chỉ tổn hao sức
khỏe cho ba mẹ thôi. Còn con, nợ học thì ai đi học ở Mỹ mà không nợ.
Chừng con ra trường thì con trả. Ba mẹ đừng lo nữa.
Con bé lạc quan nói sao làm vậy. Về
sau, nó lấy chồng bên Cali nên về Cali sống. Vợ tôi muốn bán nhà, dọn về
Cali ở với con gái thì thằng con trai không cho đi vì bà nội phải ở
Dallas để trông con cho vợ chồng nó đi làm… Đến cái chết đột ngột của mẹ
nó. Tôi muốn đưa bà ấy về Dallas để lo ma chay vì bà ấy sống ở đây đã
như là quê hương. Nó ngại tốn kém nên lý lẽ bất dung tình với cả cha mẹ.
Tôi không buồn sao được anh…”.
Ôi, cái hôm đầu thu đó! Nhớ lại sao
mà buồn. Và tại sao lại có hôm nay, tôi đến giúp ông bạn bán Estate
Sale, bán hết gia tài một lần để giã biệt. Buổi chiều cuộc đời như không
gian thu tràn ngập lá vàng bay, những nảy nở mùa xuân, khoe sắc hạ, thu
úa, đông về…
Ông bạn già có sống tới trăm tuổi
thì mùa thu thứ một trăm của cuộc đời cũng phải rời bỏ ngôi nhà không
cần bật đèn giữa nửa đêm cũng biết lối đi; bán bỏ cả cái thìa khuấy ly
cà phê mỗi sáng mà người gia chủ chắc là khuấy ly cà phê bằng cái thìa
khác sẽ không ngon. Rồi bức tranh mua Garage Sale có vài đồng bạc hồi
mới qua Mỹ, nhưng không có nó trên tường nhà thì cứ tưởng mình đang ở
chơi nhà bạn, hay nhà bà con chứ không phải nhà mình; đến tiếng cái đồng
hồ nhà mình cũng khác hẳn tiếng đồng hồ nhà khác mà chỉ có mình phân
biệt được… lại còn nắm đất quê hương trên bàn thờ hồi ra đi mình mang
theo để nhớ đường về. Nhưng nó nằm im lặng đã bốn mươi năm. Bây giờ
người đem nó đi còn gửi lại nắm xương ở quê người thì nắm đất quê hương
ấy trở thành oan nghiệt.
Cho không ai lấy, bán chẳng ai mua,
mà ném qua cửa sổ thì hóa ra mình đã biến thành thú vật. Tôi ứa nước mắt
trên tay lái, làm sao ông bạn tôi có thể sống sau hôm nay khi chính tay
tôi bán hết những gì đã gắn bó với ông cả đời. Tôi, chính tôi, đã tiếp
tay thần chết sớm bắt ông rời bỏ thói quen và kỷ niệm; rồi rời bỏ tới
người thân; cuối cùng là rời bỏ cuộc đời… Nhưng nhớ lại tâm sự đầu thu
của ông, ông đi dự đám tang của vợ bên Cali như người quen biết cũ, mấy
chục năm vợ chồng còn lại cái trống không trong lòng già. Con trai ông
đi dự đám tang của mẹ dửng dưng đến mức lúc về, anh ta nhắc ông là ba
phải làm di chúc căn nhà lại cho con, vì ba đi đột ngột như má thì chính
phủ lấy nhà…
Tôi nghĩ chắc anh ta không chỉ muốn
lấy căn nhà đã trả hết mà muốn lấy luôn cả phần bảo hiểm nhân thọ của
cha nên mới chọc giận ông đúng thời điểm tinh thần và thể lực của ông
suy kiệt nhất sau mấy ngày đám tang bên Cali. Tôi biết anh ta
và từng gặp mặt vì Dallas đâu có mấy nhà hàng của người Việt. Anh là ai
trong gia đình lớn của anh, gia đình nhỏ của anh, trong xã hội anh đang
sống… tôi không quan tâm tới địa vị hay tên tuổi của anh ở địa phương.
Tôi chỉ biết là tôi đã có lỗi với một người không có lỗi gì với tôi là
anh. Tôi đã đồng tình với ý kiến của con gái ông, dù chỉ nghe ông kể.
“… con còn phải đi làm và lo lắng
cho gia đình con. Con không thể chăm sóc cho ba mỗi ngày như má. Nhưng
má mất rồi thì ba không thể ở một mình. Ba có chuyện gì, không ai biết,
không ai hay… làm sao con yên tâm. Con xin ba giao hết nhà cửa cho anh
Hai muốn làm gì làm. Ba về Cali với con. Ba phải ở viện dưỡng lão vì con
không thể và không có thời gian để lo cho ba như má. Nhưng vài hôm con
sẽ ghé thăm ba một, hai tiếng đồng hồ; con nấu được gì ngon, con đem vô
cho ba ăn. Ba có chuyện gì, người chăm sóc cho ba sẽ báo ngay cho con,
con vô ngay với ba…”.
Tôi có tào lao lắm không khi không
lên tiếng về chuyện nhà người khác? Tôi nói với ông hôm đầu thu: “Chia
buồn với ông về sự mất mát người thân nhất của ông mà tôi không biết,
cho dù ông có cho hay thì tôi chắc cũng không có điều kiện bay qua Cali
để viếng tang của bà. Thôi thì ngày nào còn sống hãy tính chuyện đời cho
xong để êm xuôi khi ra đi. Ông bà đã giúp con trai không phải nợ tiền
học. Tôi tính nhanh là đã cho anh ta năm chục ngàn. Ông bà cho anh ta
mượn một trăm ngàn mua nhà và không hoàn lại. Vậy là ông bà đã cho con
trai một trăm năm chục ngàn. Bây giờ ông bán căn nhà mà ông đang ở cũng
cỡ một trăm năm chục ngàn. Số tiền đó cho hết con gái là công bằng với
con cái. Ông về Cali sống với đề nghị của con gái là hoàn toàn hợp lý.
Số tiền bảo hiểm nhân thọ của vợ
ông, gửi con gái để lo cho ông những ngày cuối đời. Thừa thiếu gì thì
tôi tin là con gái ông không tính toán với ông. Còn phần bảo hiểm nhân
thọ của ông thì di chúc lại cho con gái. Nhưng chỉ nhờ cô ta quản lý số
tiền đó để về sau chia đều cho hết cháu nội, cháu ngoại của ông bà. Cứ
đứa nào vô đại học thì được nhận một khoản tiền do ông bà để lại cho con
cháu ăn học. Tôi biết, với đà lạm phát và trượt giá ở nước Mỹ thì số
tiền học bổng miễn hoàn lại cho con cháu sẽ không nhiều, nhưng rất có ý
nghĩa về mặt tinh thần với đời thứ ba của gia đình ông trên nước Mỹ…”.
Câu chuyện đầu thu mới đó mà đã cuối
thu rồi! Ông bạn tôi đúng là người độ lượng như tôi đã tin ông như thế!
Ông giao căn nhà cho con dâu để cho mướn kiếm thêm tiền chợ cho cháu
nội ông được sống sung túc hơn. Ông di chúc lại căn nhà cho con dâu của
ông chứ không bán. Giấy tờ xác quyết là tài sản riêng của con dâu, “để
nhỡ… vợ chồng con xảy ra chuyện bất trắc gì sau khi ba mất, thì ba mẹ
chỉ giúp được con một chỗ ở để nuôi mấy đứa cháu nội của ba mẹ. Cảm ơn
con”.
Ông cho hết con gái khoản tiền bảo
hiểm nhân thọ của mẹ cô ấy. Ông nghe tôi về khoản tiền bảo hiểm nhân thọ
của ông. Ông chỉ còn giữ lại hàng hà kỷ niệm trong từng đồ vật mà tôi
đang bán cho những người không quen biết. Thế nên mắt ông lạc thần trông
theo từng kỷ niệm vĩnh biệt ông lần cuối khi bước ra khỏi cửa một mái
ấm gia đình đã tới hồi kết. Đó là buổi sáng một ngày cuối thu mà tôi sẽ
không bao giờ quên với hình ảnh một người đàn ông biệt xứ lúc cuối đời,
tay khép lại cánh cửa nhà mình lần cuối, bình thản nói: “Thôi, mình đi
nghe em…”, là di ảnh của bà mà ông kẹp ở nách để khóa cửa ra đi...
Ngoài đường, những trang trí cho
ngày lễ Halloween đã lên đèn dọc lối đi. Tôi nhìn ông thả bộ ra xe mà
thấy một kiếp người đến với cuộc đời cách nay tám mươi năm, chỉ có tiếng
khóc là gia tài thì hôm nay là món cuối cùng Estate Sale. Ông trầm ngâm
buổi sáng, thở dài buổi trưa, rồi ngấn lệ buổi chiều theo từng kỷ niệm
vĩnh biệt ông ra đi. Nhưng cuối ngày ông lại mỉm cười với di ảnh vợ lúc
khóa cửa. Cái nháy mắt tinh nghịch của ông với di ảnh bà là bằng chứng
ông đến với cuộc đời này bằng một tiếng khóc nhưng khi ra đi ông đã đem
theo một người tình.
Tôi nhìn theo ông ấy tan vào màn đêm
phủ về. Nhìn lại mình sau một ngày tiếp tay thần chết, nách tôi kẹp
chai rượu thần chết thưởng cho tôi nhưng quân sĩ của thần chết đã giao
lộn vào nhà một người không uống rượu nên phải nằm chờ tới Estate Sale
này. Tới Estate Sale của tôi, cũng là kinh doanh từ vốn liếng là tiếng
khóc chào đời, tôi sẽ kẹp nách mang theo được gì lúc ra đi? Chỉ biết
chai rượu thường nhưng để lâu năm cũng ngon như nước cam tuyền… từ đầu
tiên mộng tới phiền muộn sau. Đâu đó là thơ Bùi Giáng. Uống xong ly rượu
cùng nhau / Hẹn rằng mãi mãi quên nhau muôn đời… Khi hiểu được thơ Bùi
Giáng thì cuộc đời coi như đã tàn thu. Còn bạn?
Phan
|
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 22/Jan/2018 lúc 7:39am |
Buồn Cho Cái Tuổi Già
Bất cứ một ai trong chúng ta; rồi cũng lần lượt sắp hàng như vầy thôi Bên này ( dân Mỹ và Âu Tây ) có lời khuyên: – Không mua nhà lớn; để con cháu thỉnh thoảng đến thăm có nơi ở, hãy xài tiền đó đi. Cứ để chúng thuê khách sạn vì đó là lý do người ta xây khách sạn ( …that is what hotel for ). – Nên ở gần con để tiện thăm viếng, nhưng không quá gần; để chúng lợi dụng đem con đến gởi hằng ngày. Hãy để chúng mướn babysitter. Nên nhớ là bạn đã làm xong bổn phận của mình từ lâu rồi. Bây giờ là thời gian riêng tư của bạn và người phối ngẫu ( … you have paid your due ). SỰ THẬT: Cha mẹ và con cái. Lạc quan hay bi quan ? Hay cần phải có cái nhìn triết lý ? Bài nên đọc để hiểu rằng mình chỉ nên lo cho con cái xong bổn phận rồi; thì đừng bao giờ trông cậy ở chúng điều gì. Mình hãy sẵn sàng khi già không còn làm việc nổi; thì vào nursing home như vậy thì mình sẽ bớt khổ. Đời sống này ai cũng giống như vậy mà thôi! Mình cũng còn có phúc hơn rất nhiều người là bên này mình được hưởng trợ cấp dù có làm việc hay không cũng được và có cả housing nữa; vậy thì chả nên bi quan; mà nên chấp nhận những gì cuộc đời đã dành sẵn cho mình rồi!.. Không chừng tới khi già lại cùng các bạn đồng tuổi vào ở chung một nursing home; thì lại còn vui nữa đấy! Mời quí vị đọc và nhớ để đời sống của hai thân già bớt khổ…..!!!!! Quí vị thấy những cặp vợ chồng có 9, 10 người con, dù là kỹ sư, bác sĩ, họ vẫn khổ vì con cái bạc bẽo!!! Nói chi quí vị chỉ có 1, 2, 3, hay 4 hay 5 con!
Chính bản thân tôi đã gặp nhiều cha mẹ khổ vì sự bạc bẽo của con cái ở xứ Mỹ này ! Con họ là những người có học, giầu có, nhưng họ vẫn phải đi ” share” phòng hay “get line ” sau lưng tôi; để xin nhà ” low income “… Bài đọc sau rất chính xác và thiết thực. Xin quí vị đọc và nhớ dùm tôi cho đời mình bớt khổ; vì chính những đứa con mà mình đã suốt đời hy sinh cho chúng nên nguời. Tôi đã đọc được 1 bài rất hay: Nếu lỡ sanh con thì : vui với con khi chúng còn nhỏ. Lo cho chúng hoc hành nên người, và khi chúng trưởng thành, có gia đình rồi; thì quên chúng đi để sống. Và đây là điều quan trong : Đừng trông mong chúng báo hiếu , kẻo thất vọng nặng nề…!!!!??? ( sách nói nhé ). Chính vì biết rõ điều này nên bản thân tôi, đã 73 xuân xanh, ngày ngày đi phòng ” gym ” 3 tiếng; để tập thể dục, bơi lội…vì bà xã đã bịnh rồi, tôi bịnh nữa là chỉ còn nước dắt nhau vào ” nursing home ” thôi??? Thân chào và chúc quí vị nhiều sức khỏe . Một bài rất hay, hãy ráng đọc cho hết, đừng đọc nửa chừng rồi cho qua !!!
Trong truyện cổ, người ta có kể chuyện một ông phú hộ và bốn người con trai. Khi bốn người con này lớn lên lập gia đình, ông phú hộ này đem một phần gia tài chia cho bốn người con, phần còn lại vợ chồng ông giữ để dưỡng già. Mấy năm sau khi vợ ông qua đời, mấy người con sợ rằng ông sẽ tìm vợ mới, lúc có con, gia tài này phải chia cho những đứa con khác. Chúng bàn với nhau thuyết phục cha, về ở với mình, săn sóc cha thật chu đáo, sung sướng; để ông không cảm thấy cô đơn, khỏi cần phải tục huyền. Ðược ít lâu, chúng thuyết phục ông phú hộ chia hết tài sản cho chúng. Bùi tai và thấy không cần giữ riêng cho mình một tài khoản nào, ông đồng ý đem gia tài chia hết cho bốn đứa con. Sau đó ông đến ở với đứa con thứ nhất, nhưng đứa con này nghe vợ, chỉ được ít hôm, bảo ông đến ở nhà đứa em kế. Cứ như thế, không ở được với đứa con nào. Không một đồng xu dính túi, người cha bị bỏ rơi, phải đi khất thực từng nhà. Bấy giờ cây gậy cũng còn có ích hơn là những đứa con. Cây gậy đó có thể giúp ông già xua đuổi những con chó, dò dẫm trên đường, tránh những vũng nước và giúp ông những lúc yếu chân sắp ngã.
Câu chuyện này sao giống câu chuyện của một bà mẹ ở Quận Cam. Sau Tháng Tư 1975, hai vợ chồng đem một đàn con vượt biển sang Mỹ. Trong nhiều năm, ông bà vừa nuôi con khôn lớn, ăn học thành tài, dựng vợ gả chồng cho con, vừa tậu được một căn nhà khang trang trong vùng Bolsa. Sau khi người chồng qua đời ít lâu, bà vợ được con cái thuyết phục nên bán ngôi nhà đi, chia đều cho các con rồi về ở với con cháu cho đỡ cô đơn. Bà nghe theo, và cũng lần lượt ở với nhiều đứa con, chịu cảnh bạc đãi và cuối cùng bà quyết định phải rời khỏi nhà những đứa con ấy. May thay, trên đất Mỹ, bà già cô đơn này còn có chỗ nương tựa, đó là một món trợ cấp nhỏ và ngôi nhà “housing; ” mà chính phủ đã đành cho bà. Nếu ở một xứ sở khác, chắc bà cũng cần đến một cây gậy. Những đứa con mua nhà mới có thể đã không tính đến một chỗ cho cha mẹ già khi xế bóng, nhưng tôi biết nhiều bậc cha mẹ khi luống tuổi, con cái lập gia đình đi xa cả rồi, mà vẫn giữ cái nhà cũ nhiều phòng, với ý nghĩ dành cho con lúc trở về thăm viếng. Tôi có một người bạn được con trai bảo lãnh sang Mỹ, nhưng chỉ ít lâu sau cô con dâu muốn chồng bán căn nhà đang ở và đi mua lại một cái nhà nhỏ hơn, lấy lý do để tiết kiệm cũng là lý do để cha mẹ chồng phải dọn ra.
Cha mẹ đối với con lúc nào cũng hết lòng. Mẹ có thể lăn vào lửa để cứu con, cha có thể đổ mồ hôi nhọc nhằn; để đứa con có được một nụ cười hạnh phúc, nhưng những đứa con, khi đã có gia đình riêng của mình, không giữ được sự chăm sóc, lo lắng cho đời sống của cha mẹ. Người mẹ nào cũng mỗi đêm kéo chăn đắp cho con, sờ trán con, hạnh phúc theo từng nụ cười của con, nhưng bây giờ con ở xa, thời giờ dùng để gọi điện thoại về thăm cha mẹ đôi khi cũng hiếm hoi. Ông Chu Dung Cơ nói về mối liên hệ giữa cha mẹ già và con cái: “ Cha mẹ thương con là vô hạn, con thương cha mẹ là có hạn. Con bệnh cha mẹ buồn lo. Cha mẹ bệnh con đến nhòm một cái, hỏi vài câu thấy thế là đủ; rồi rút lui êm ả. Con tiêu tiền của cha mẹ thoải mái, cha mẹ tiêu tiền của con chẳng dễ chút nào. Nhà của cha mẹ là của con. Nhà của con không phải là nhà cha mẹ. Ốm đau trông cậy vào ai? Nếu ốm đau dai dẳng có đứa con hiếu thảo nào ở bên giường đâu (cứu bệnh sàng tiền vô hiếu tử)”. Và lời khuyên đối với các bậc cha mẹ là: “ Khác nhau là như vậy! Người hiểu đời coi việc lo cho con là nghĩa vụ, là niềm vui không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình. ” Cũng có nhiều con cái nuôi cha mẹ. Luận Ngữ chép, Tử Du hỏi về đạo hiếu. Khổng Tử đáp: “Ngày nay người ta cho nuôi cha mẹ là hiếu, ngay cả đến chó ngựa kia, người ta cũng nuôi, nhưng nếu nuôi mà không kính hiếu cha mẹ; thì có khác chi! ”. Người già không khác những đứa trẻ, nhiều khi hay tủi thân, hờn dỗi và dễ phiền muộn, con cái có thể cho cha mẹ ăn uống, hầu hạ cha mẹ khuya sớm, nhưng rất khó biết đến nỗi buồn của cha mẹ lúc về già. Người thợ hớt tóc cho tôi biết về con cái của ông, cả hai đứa con đều có nhà riêng, cùng ở trong quận Cam, nhưng không mấy khi chúng điện thoại hỏi thăm ông. Tháng trước, ông bệnh, nằm nhà một tuần lễ; mà cũng chẳng đứa con nào ghé qua thăm.. Ông nói thêm: “ Chỉ trừ lúc nào chúng cần nhờ đến ông việc gì đó ”, và buồn bã kết luận: “Ở Mỹ này, có chín đứa con, cha mẹ già bệnh cũng phải vào nursing home thôi! ”
Tuy vậy, nursing home ở Âu Mỹ, mang tiếng là văn minh, hiện đại, nhưng liệu rằng đây có phải là nơi yên ổn cho những ngày cuối cùng của tuổi già không? Tại các viện dưỡng lão trên đất Mỹ mỗi năm có hàng chục nghìn trường hợp khiếu nại vì cách đối xử của nhân viên như bỏ bê, đánh đập, đại tiểu tiện, ói mửa mà không dọn dẹp, không cho uống nước, tệ hại nhất là đối với những bệnh nhân Alzheimer. Năm ngoái, phúc trình của Bộ Y Tế Minnesota cho ta thấy chỉ trong vòng 5 tháng đã có 15 trường hợp bệnh nhân mất trí nhớ bị hành hạ, trong đó có những vụ như bị chọc ghẹo liên tục, bị nhổ nước bọt vào miệng. Phải chăng nhà dưỡng lão, chặng cuối đời của người già là chốn địa ngục có thật trên trần gian như thế!
Vậy thì con cái có hiếu tâm, xin cầu nguyện cho các đấng sinh thành sớm ra đi trước khi họ trở thành những người mất trí lú lẫn, nằm suốt ngày một chỗ, tiêu tiểu không kiểm soát được. Thấy cha mẹ lớn tuổi mà còn minh mẫn, mạnh khỏe nên mừng, mà thấy cha mẹ ra đi nhẹ nhàng, trước khi phải chịu những cảnh đau lòng của tuổi già lại càng mừng hơn. Tuy vậy, rất nhiều gia đình người Việt trên xứ người có được niềm an ủi là họ có những đứa con Việt Nam, nhất là những đứa con của một gia đình nghèo khó, lớn lên trong chiến tranh và thông cảm được nỗi thiệt thòi bất hạnh của cha mẹ. Nắng Cali sưu tầm Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 22/Jan/2018 lúc 7:41am |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 30/Jan/2018 lúc 5:24pm |
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 31/Jan/2018 lúc 9:38am |
Thư Cho Bạn Già <<<<< https://www.youtube.com/watch? Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 31/Jan/2018 lúc 9:47am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 08/Feb/2018 lúc 10:16am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 09/Feb/2018 lúc 2:49pm |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 70 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |