Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Tâm Tình | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình |
Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ | |
<< phần trước Trang of 141 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 29/Nov/2017 lúc 11:12am |
Ngọn Nến Lung LinhTôi không nhớ được mùa Giáng Sinh năm ấy tôi bao nhiêu tuổi, nhưng chắc chỉ độ lên mười. Có lẽ đó là một mùa Giáng Sinh khá buồn và ảm đạm vì các anh chị tôi đi làm, đi học xa chưa về kịp, ở nhà quạnh quẽ chỉ còn hai mẹ con. Thời thơ ấu, tôi thèm lắm những bóng đèn xanh đỏ chớp nháy trên cây Giáng Sinh, một hang đá bằng giấy quết mực đen với những tượng Thánh xinh xinh bằng đất nung. Nhưng mộng ước ấy xa vời lắm đối với một đứa trẻ mười tuổi quá bé bỏng, trong lúc mẹ tôi xoay sở lo cho các con cơm ăn áo mặc là một gánh nặng nhọc nhằn, trên đôi vai bé nhỏ của người đàn bà góa bụa. Là một đứa trẻ con, nhưng dường như ông Trời đã cho tôi một tâm hồn khá nhạy cảm để âm thầm tìm niềm vui cho mình từ những nhỏ nhoi nhất. Bởi vậy, đêm Giáng Sinh năm ấy dù không có đèn sao nhấp nháy, những trái châu xanh đỏ, nhưng tôi đã biết dùng những chiếc kẹo đủ màu để treo lên nhánh cây dương xỉ nhặt được trong khu nhà thờ, khi người ta đến đó trang hoàng hang đá cho mùa Giáng Sinh. Duy nhất một ngọn nến trắng bập bùng, ánh sáng lung linh hắt lên tường bóng một cành cây và một bóng người. Ngọn nến trắng đêm ấy đã làm cho cành cây và cái bóng của đứa trẻ thơ như lớn hơn, in lên tường chập chờn một giấc mơ tuyệt vời ấm áp. Tôi không nhớ được hết cảm giác đó vì thời gian qua đi khá lâu, nhưng cảm nhận về ngọn nến trắng thời thơ ấu đã giúp tôi vượt qua nhiều nỗi buồn, mỗi khi lẻ loi, thất vọng, tôi vẫn cứ nhớ hoài ngọn nến trắng mùa Giáng Sinh năm tôi mười tuổi. Tôi còn nhận được một món quà đặc biệt của bà hàng xóm, bạn của mẹ tôi, cho đến bây giờ dù thời gian qua đi mấy chục năm, tôi vẫn hình dung ra được hình dáng và mùi vị của nó: một củ khoai lang nướng. Món quà Giáng Sinh nghèo nàn của bà hàng xóm quê mùa thật vừa bụng tôi lắm, dù rằng mẹ tôi có làm vài món ăn đặc biệt cho ngày Lễ. Tôi mơ màng nhìn ngọn nến lung linh soi lên cây Giáng Sinh của tôi, cứ gọi như vậy vì nó là niềm vui có thể làm được của một đứa trẻ con mười tuổi, củ khoai nướng gói trong mảnh lá chuối còn nóng hổi, mùi mật ngọt của khoai bốc lên thơm lừng, mùi rơm rạ hình như còn ủ trong lớp vỏ khoai cháy xém. Nụ cười trìu mến trên khuôn mặt hiền lành của bà hàng xóm, khi đưa cho tôi món quà Giáng Sinh nghèo nàn ấy. Cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ khuôn mặt quê mùa, chân thật của bà, củ khoai lang nướng đêm Giáng Sinh ngày thơ ấu đã theo tôi vào đời. Khi trưởng thành, những lúc bụng đói mắt cay, đời gặp lúc gian nan, buồn tủi, tôi cũng nhớ củ khoai nướng, nhớ mùi khoai lang nướng. Khi sung sướng hạnh phúc ở quê người, đời no đủ những cao lương mỹ vị, tôi cũng nhớ mùi khoai nướng. Phải chăng trong tôi vẫn vấn vương thứ TÌNH NGƯỜI nhỏ nhoi ấy, không thể mua được bằng tiền... -2- Tôi yêu đóm lửa ngọn nến trắng từ hồi còn thơ ấu, chắc là ngọn nến sáng mùa Giáng Sinh năm xưa cũng đi theo tôi đến những chặng đường còn lại của đời người. Có một câu chuyện tôi sắp kể ra đây, đó là câu chuyện của ông cụ Rôbéctô tôi có dịp gặp ở ngôi nhà nguyện. Mỗi ngày, sau Thánh Lễ buổi sáng, mọi người đã lục tục ra về, ngôi nhà nguyện đóng kín cửa như chìm trong yên lặng và bóng tối, chỉ còn lại duy nhất một ngọn nến trắng trên bàn thờ. Ánh nến hắt lên tường những chấm sáng lung linh, soi lên bức tượng Đức Mẹ bồng con bằng thạch cao trắng toát. Nến trắng và tượng trắng, tất cả chỉ là một màu trắng nhưng nghe trong thinh lặng chút bình an tràn ngập tâm hồn. Tôi ngồi lại một lúc giữa những hàng ghế chỏng trơ không còn ai, nhìn chăm chăm lên ngọn nến. Tôi ở lại một mình chỉ vì thích đóm lửa nhỏ nhoi của ngọn nến, say sưa nhìn đóm lửa lay lắt tỏa ánh sáng hắt hiu xuống chiếc khăn trải bàn cũng màu trắng, trong cái tĩnh lặng của tâm hồn. Tôi không cầu nguyện gì đâu, nhưng cảm giác bình yên khi nhìn ánh sáng của cây nến trắng đã rất đủ. Chắc hẳn trong mỗi đời người ai cũng có lúc thèm sự yên tĩnh của tâm hồn. À không, ở dãy ghế bên kia còn một ông già Mễ Tây Cơ, ông vẫn quỳ im lặng nhìn lên ngọn nến như tôi vậy, nhưng khác hơn là miệng ông mấp máy cầu nguyện. Mặt ông héo quắt với chòm râu bạc, đôi mắt đăm đăm nhìn lên ngon nến, nét mặt thành khẩn như đang cố bám lấy một niềm hy vọng nơi bức tượng Thánh trên bàn thờ. Buổi sáng nay đi ngang công viên để đến nhà nguyện, tôi đã nhìn thấy mùa Đông trở về, một rừng lá vàng khô xôn xao đuổi nhau lăn xuống cuối dốc, trơ lại những nhánh cây khô, treo trên đó là những thân tầm gửi đang đong đưa theo gió sớm. Buổi sáng đầu mùa Đông mang theo chút giá buốt, khu công viên chỉ lác đác dăm người đi bộ, và những cây hoa dại có một sức chịu đựng dẻo dai, nở những bông hoa li ti trên bờ cỏ ven đường. Khi ngọn nến tàn là lúc ấy tôi với ông già Mễ cùng ra khỏi ra nguyện. Ánh sáng leo lét của ngọn nến cháy bập bùng rồi gần như lả xuống trong lòng chiếc bình thủy tinh trong suốt, y như cái ngoẹo đầu cuối cùng của một người khi từ giã cõi đời. Ông già Mễ mỉm cười chào tôi trước sân nhà nguyện, ở đấy có một vườn hoa nhỏ và hai băng ghế dài đặt song song đối diện nhau. Có khi tôi cũng ngồi lại một chút để nhìn vẩn vơ lũ chim sẻ đang nhảy nhót trên sân tìm mồi, bỗng đồng loạt bay ào lên khi thấy có bóng người bước tới. Đôi khi tôi và ông Rôbéctô hay trao đổi vài câu chuyện nhỏ, cái miệng móm mém của ông phều phào kể cho tôi nghe những nỗi buồn nho nhỏ trong gia đình, ông hay đi nhà thờ để cầu nguyện cho đứa cháu đang đi lính ở phương xa. Khi biết tôi ở lại một mình cũng chỉ vì thích ánh sáng lung linh của ngọn nến trắng, và câu chuyện mùa Giáng Sinh thời thơ ấu, ông RôBécTô cảm động lắm. Đôi mắt ông hấp háy, nhòa ướt qua giọng nói khàn khàn ẩm đục. Mùa Giáng Sinh đến, trời bắt đầu lạnh hơn, tôi có ý nghĩ chuẩn bị một món quà cho ông bạn già vong niên trước ngày Lễ Giáng Sinh. Có gì đâu, tôi lại nhớ đến củ khoai lang nướng bà hàng xóm tặng tôi đêm Giáng Sinh, bây giờ nghe ông Rôbéctô thích vài món ăn Việt Nam, tôi nghĩ đến chuyện tặng ông một hộp cơm rang và chục cái chả giò tôm thịt. Chẳng có gì hơn bằng một món quà đáp ứng đúng sự ưa thích của người nhận, ông Rôbéctô cảm động lắm khi nhận món quà của tôi buổi sáng trước Lễ Giáng Sinh vài hôm, tôi thấy đôi mắt ông nhòa lệ khi nắm lấy tay tôi nói phều phào những lời cảm ơn. Tôi không nghĩ đến việc cho đi để nhận lại một món quà thật dễ thương của ông Rôbéctô vài hôm sau đó. Khi tan buổi lễ, ông gặp tôi trước sân nhà nguyện, với một gói giấy hoa thật đẹp, thì ra ông già đã nhờ cô con gái mua hộ cho tôi một món quà thật xinh: đó là chiếc áo len màu hồng nhạt. Vẫn cái giọng Mễ Tây Cơ lùng bùng những thanh âm nằng nặng, ông nói rằng món quà này thật là thích hợp cho tôi, người phụ nữ Á Đông có dáng dấp nhỏ nhắn và nước da trắng trẻo. Quả thật chiếc áo len màu hồng khi mặc vào đã làm tôi như trẻ lại hằng chục tuổi. Món quà của ông Rôbéctô đã thắp lại trong tôi ngọn nến sáng mùa Giáng Sinh năm nào, với củ khoai lang nướng khi tôi là cô bé lên mười thuở ấy... Ông Rôbéctô đã qua đời vài năm nay, ông chết vì bịnh ung thư phổi. Những năm cuối của cuộc đời, ông không đến được nhà nguyện mỗi ngày, nhưng trước khi chết ông vẫn mong được gặp lần cuối khuôn mặt yêu thương của những người Việt ông quen biết. Rất tiếc là tôi không thường gặp ông sau này, nhưng tôi biết ông ra đi rất êm ả. Người ta kể rằng trong những giây phút cuối cùng của đời người, ông chỉ xin đốt lên cho mình một ngọn nến... -3- Những ngày cuối năm với những cơn mưa mùa Đông làm ẩm ướt không gian, đất trời như nặng trĩu một nỗi sầu da diết. Trong căn nhà vắng lặng, bóng chiều hình như đến vội với những giọt mưa rả rích ngoài hiên. Trời rét lắm, gió và rét khiến những chú chim sẻ nhiều chuyện không ríu rít như mọi ngày, chúng rủ nhau vào trốn gió sau bụi mía, lả mình vào hàng rào đang rung rung những chiếc lá úa. Những con chim sẻ mùa Đông trông thật dễ thương, xù lông ra tròn quay như một cụm len màu nâu xám biết nhảy nhót. Góc vườn nơi cửa sổ nhà bếp rất khuất gió, bụi mía sắp tàn như một mái nhà tranh trống trước hở sau, che tạm cho một gia đình nghèo khổ. Sau cơn mưa, trời chuyển qua những đợt gió lạnh buốt xương, tôi đứng từ trong nhà nhìn ra khung cửa kính nhà bếp, tò mò nhìn mấy chú chim sẻ núp dưới vòm lá mía. Cũng đỡ buồn lắm khi ngắm nhìn bầy chim sẻ mùa Đông, y như những đứa trẻ bụi đời trên vỉa hè thành phố một đêm mưa nào đó, rúc vào nhau trong tấm chiếu trải bên lề đường, cuộn tròn lại với nhau đưới tấm chăn bẩn. Mấy con chim sẻ cũng khôn ngoan rủ nhau tụ vào một chỗ, có con đang co ro ngủ gật, có con mắt láo liên, thỉnh thoảng lại lách chách bay lên tàu lá như vừa tìm được một con mồi đỡ lòng cho ngày Đông buốt giá. Nhu cầu ăn để sống vẫn bắt nó phải tìm mồi dù đôi cánh lảo đảo trong gió rét như muốn rơi xuống thảm cỏ, trông thật tội nghiệp. Đứng trong nhà nhìn qua lớp cửa kính trong suốt, ở góc phòng chớp tắt những chiếc đèn nhấp nháy trên cây Giáng Sinh, tôi thấy con chim bé bỏng đang vỗ vỗ đôi cánh nhỏ, rồi gõ cái mỏ nhỏ xíu lên mặt kính, cũng tò mò nhìn tôi, làm như nó cũng thèm thuồng được vào trú ẩn trong căn nhà có ánh đèn ấm áp. Tôi chia xẻ được gì đây? Người và chim là hai thế giới khác hẳn nhau, và có lẽ dù được cho ăn no, chú chim sẻ vẫn không thích thú gì khi bị con người giam chú vào cái lồng chim chật hẹp. Những chú chim sẻ mùa Đông như những búp len xậm màu, xếp hàng xúm xít vào nhau để trốn gió sau rặng mía ven bờ rào, lại dẫn đưa tôi đến một khía cạnh khác của con người, mà ở câu chuyện này tôi vẫn thấy cái đẹp nhỏ nhoi của Tình Người ấm áp biết bao nhiêu. Đó là câu chuyện của hai người vô gia cư, hay là chuyện "lá rách đùm lá nát" đã làm thức dậy chút bâng khuâng trong tâm hồn những quả tim chai đá. -4- Một buổi tối mùa Đông trước ngày Lễ Giáng Sinh, trời mưa phùn, rét như cắt ruột. Đường phố vắng xe qua lại, phía xa là những ánh đèn màu rực rỡ chớp tắt quấn trên những thân cây ven đường. Suốt một tuần sắp lễ Giáng Sinh, thời tiết bỗng dưng âm ỉ rét, những đợt gió lạnh từ hướng Bắc thổi về, người có việc ra đường co ro trong những chiếc áo ấm dày cộm và khăn phu la quấn quanh cổ. Hình như người ta ngại đi ra đường vào một tối trời mưa như vậy, chỉ còn một vài cửa hàng bán "fast food" và cà phê là còn mở cửa, có dăm người khách ngồi im lặng trầm ngâm trước khay thức ăn ăn uống uể oải. Khách đến tiệm vào giờ này có lẽ là những kẻ xa nhà, thiếu một bếp lửa hồng để sưởi ấm cõi lòng cô quạnh, ngày giáp Lễ thường sau giờ làm việc, ai nấy hối hả về nhà chuẩn bị đón mừng lễ Giáng Sinh. Người phụ nữ bán hàng đang dọn dẹp mấy thứ lặt vặt, mong đến giờ đóng cửa để đi về, vì chỉ còn mấy tiếng đồng hồ nữa là đến nửa đêm. Bà nghĩ đến hai đứa con đi học xa vừa về nhà với mẹ mấy hôm nay, đã lâu lắm người mẹ chỉ mong được gặp các con trong những dịp Lễ Tạ Ơn hay mùa Giáng Sinh, và bà đã chuẩn bị những món ăn truyền thống mùa Giáng Sinh cho các con từ mấy ngày hôm trước. Gia cảnh đơn chiếc vì năm ngoái người chồng đã qua đời sau một tai nạn, bà vẫn ở một mình trong căn chung cư cũ kỹ, những ngày gió mưa căn nhà nhỏ như càng ẩm ướt, lạnh lẽo. Ngay khi ấy, cánh cửa tiệm bật mở đem theo một làn gió buốt lạnh vào trong tiệm ăn, hai người đàn ông chùm đụp trong những tấm chăn bẩn bước vào tiệm. Người phụ nữ nghĩ đó là hai người khách cuối cùng, vì bà cũng nhớ ra đó là hai người đàn ông nghèo khổ, không có một mái nhà, chỗ trú của họ là cái gầm cầu ngoài xa lộ đi về hướng Galveston. Thỉnh thoảng họ có dắt nhau đến đây, trông họ có vẻ là hai anh em, người đàn ông lớn tuổi trông vẻ mặt rất ngây ngô như một đứa trẻ chậm phát triển. Trong hai người đàn ông ấy, ông già gương mặt đờ đẫn, ngờ nghệch nhìn thế giới xung quanh ông như nhìn một thế giới khác, thời gian đã cày lên khuôn mặt ông những nếp nhăn chằng chịt, bộ râu hung hung nay đã xám ngoét, bết vào nhau như một cụm rơm bẩn. Người đàn ông kia trẻ hơn, có đôi mắt màu xanh lơ trông hiền lành như màu biển, co ro trong chiếc áo rét bằng dạ xám bẩn và cũ. Họ rét lắm, chằng đụp lên người những quần áo và chăn bẩn, bốc lên một mùi hôi. Ngoài trời, cơn mưa phùn mùa Đông như những chiếc kim khâu luồn từng giọt căm căm vào xương tủy, gió nhiều hơn mưa, mưa và gió lại là hai vị Thần nguy hiểm của những người bần cùng, nghèo khổ. Hai người đứng xếp hàng chờ đợi. Người đàn ông trung niên vét mãi hết túi này đến túi kia được một nắm hào lẻ, chưa đầy một đồng bạc nhưng cũng đủ mua một ly cà phê nóng. Theo quy định của cửa hàng, khách vào tiệm phải mua một món gì mới được phép ngồi lại. Trời rét ngọt ở bên ngoài, nhưng trong tiệm thật ấm vì có máy sưởi, quần áo của hai người đàn ông nghèo khổ toát ra một mùi hôi khiến những người trong tiệm phải nhăn mặt. Mua xong ly cà phê, họ vội vã dẫn nhau vào cái bàn xa nhất, như sợ rằng mùi hôi trên quần áo, cái nheo nhóc, bẩn thỉu của thân phận người nghèo cũng sẽ làm những người xung quanh khó chịu. Người phụ nữ bán hàng để ý nhìn hai người "homeless" mà chỉ mua có một ly cà phê. Khi nhận ly cà phê trên tay bà, người đàn ông trẻ hơn vội vã đưa cánh tay dìu người đàn ông già đi về chiếc bàn trong góc tối. Hình ảnh đó khiến bà xúc động, một người "không có gì" cũng đang cố sức giúp một người" không có gì" gượng đứng trên cõi đời đầy đau khổ, khi họ nhường cho nhau ủ đôi bàn tay lạnh cóng vào ly cà phê nóng còn bốc khói. Người đàn ông trẻ hơn đẩy ly cà phê vào đôi tay ông bạn già đang run rẩy, rồi một chốc người kia lại đẩy ly cà phê sang phía người đối diện, họ cứ chuyền tay nhau ly cà phê nóng còn bốc khói mà không uống ngụm nào. Họ cần một chút ấm trong đêm nay, mà cơn gió tháng chạp lạnh lẽo đã luồn vào gầm cầu trống trải khiến họ rét run bần bật. Thời tiết và thời gian là đôi bạn đồng hành ác độc đè lên đôi vai họ một cách nghiệt ngã, để họ không còn sức chịu đựng mà chống chỏi cơn giá rét mùa Đông như những năm trước. Người phụ nữ đứng trong quầy hàng, như bứt rứt trước cái khổ của đồng loại. Dù sao bà cũng có một mái nhà để chui ra chui vào, dù sao bà cũng có hai đứa con, và lát nữa đây khi tiệm đóng cửa, con bà sẽ đến đón mẹ về nhà để đón mừng ngày Lễ Giáng Sinh. So sánh giữa hai cái khổ, bà vẫn thấy mình hạnh phúc hơn hai người đàn ông "homeless" kia. Không biết nghĩ sao, bà móc túi tìm vài đồng bạc lẻ, và thật sung sướng khi đóng vai một người khách, bà có đủ tiền mua tặng cho hai người đàn ông nghèo khổ một khay thức ăn nóng hổi. Bà bưng khay thức ăn đến cái bàn của hai người đàn ông, với một nụ cười dịu dàng và câu chúc "Giáng Sinh Vui Tươi", bên chiếc khay còn thêm một ngọn nến trắng cắm trong cái ly nhỏ bằng thủy tinh trong suốt, bà vừa mua nó hồi trưa nay tại một tiệm chín mươi chín xu để buổi tối đặt trên bàn ăn, đốt lên ngọn lửa giáng sinh ấm áp mừng ngày xum họp trong gia đình. Hai người "homeless" ngỡ ngàng nhìn người phụ nữ. Người đàn ông mắt màu xanh lơ có chòm râu bạc nhìn chăm chăm vào khuôn mặt của người phụ nữ tốt bụng, nói lời cảm ơn nghẹn ngào với đôi mắt rưng rưng. Ông đẩy khay thức ăn qua cho người bạn già ngớ ngẩn của mình, bằng ánh mắt thương yêu trìu mến. Ngọn nến mà người đàn bà tốt bụng vừa đốt lên để mừng Giáng Sinh, cho họ một cảm giác tuyệt vời hạnh phúc, vì họ đang tận hưởng được sự trân trọng như những con người bình thường trong xã hội. Sau khi ăn xong khay thức ăn, người đàn ông trẻ tuổi dọn dẹp rồi lại dìu người bạn già ra khỏi tiệm ăn. Đi qua chỗ người phụ nữ, ông ta ngước đôi mắt xanh và mấp máy một lời chúc tốt lành nhất mùa Giáng Sinh đến người phụ nữ, họ mỉm cười với nhau. Đã tới giờ đóng cửa, hai kẻ cùng khổ không nhà ấy dẫn nhau trở về cái dạ cầu, nơi trú ẩn của họ hằng bao nhiêu năm nay, họ xin người đàn bà cho họ mang theo ngọn nến trắng. Bụng đã no, lòng đã ấm vì tình người như một món quà Giáng Sinh quá bất ngờ, vừa rơi xuống từ Trời để họ biết là vẫn còn những tấm lòng tử tế trên cõi đời này. Người phụ nữ cũng sửa soạn ra về, mang theo trong lòng một niềm vui nhỏ nhoi mà thật là ấm áp. Đôi mắt xanh hiền hậu của người "homeless" nhìn bà lúc nãy trông quen quá, dường như bà đã nhìn thấy ở đâu? Sau một phút nghĩ ngợi, bà chợt "à" lên một tiếng nhỏ. Phải rồi, đó là đôi mắt tượng Chúa treo trên vách nhà nguyện, ngồi giữa một bầy trẻ thơ đang ríu rít đứng xung quanh. -5- Người ta kể cho tôi nghe một câu chuyện khác, lần này thì tôi nhớ ra ông Tom, người đưa thư da đen quen thuộc vùng ngoại ô SouthEast. Ông Tom gốc gác người Phi Châu, da đen bóng, tổ tiên ông bao đời đã từng sống nơi vùng đầm lầy Lousiana, người du lịch đó đây có thể thấy bên ven đường đi Baton Rouge, đài kỷ niệm những bước chân đầu tiên của người nô lệ da đen trên xứ Mỹ. Ông Tom làm nghề phát thư cho khu vực này khá lâu, từ khi hàng cây sồi ven đường còn bé tý, những căn nhà khang trang thuở ấy nay đã cũ kỹ, và chủ nhân những căn nhà ấy bây giờ có thể là một bà cụ già đi không vững, đám trẻ đã đi đâu mất, chỉ còn những tiếng chim ríu rít trên rặng sồi là còn y nguyên. Ông Tom biết hết những căn nhà trên con đường River, biết cả những căn nhà lần lượt đổi chủ, và những phụ nữ xinh đẹp dễ thương năm nào, nay bước vào tuổi già còn lại một mình trong khu nhà êm ả đầy bóng cây râm mát. Ông Tom thân với cụ Mary nhất, cũng từ cái hôm ông bị một con chó trong khu vực ra được cổng rào, rượt ông chạy trối chết rồi vấp chân vào bậc xi măng bên vệ đường, ngã lăn ra trước cổng nhà cụ Mary, đúng vào lúc bà cụ ra mở thùng thư để lấy thư như thường lệ. Bà cụ nhìn người đưa thư da đen ái ngại, rồi bà mời ông vào ngồi nghỉ trên chiếc ghế đá ở sân trước, trong khi ông Tom chưa hoàn hồn vì cái ngã đau làm đầu gối ông bị trầy trụa, rướm máu. Bà cụ Mary vào nhà, lúc trở ra bà bưng cho ông một ly nước cam, với một túi vải đựng dăm thứ thuốc sát trùng và băng cá nhân. Bà dịu dàng bảo ông Tom vén ống quần lên cho bà xem vết thương, nhẹ nhàng lau vết thương cho ông rồi băng lại cẩn thận. Ông Tom cảm thấy dễ chịu quá, trước kia ông vẫn ngấm ngầm cho rằng đâu đó là sự chia cách của màu da, của con người giữa những tầng lớp xã hội, và những đau buồn của dĩ vãng từ đời tổ tiên khiến ông có ít nhiều mặc cảm với người da trắng. Hai người mỉm cười với nhau, chỉ có thế mà ông Tom nhớ mãi vì hôm ấy là một ngày đẹp nhất của mùa thu... Từ đó họ thành đôi bạn vong niên của nhau. Ông Tom cũng biết thêm bà cụ Mary sống cu ky có một mình, con cháu bà ở một thành phố khác, từ khi cụ ông qua đời thì bà Mary cô quạnh thêm vì vắng người hủ hỉ. Mỗi ngày đem thư đến khu vực này, ông Tom luôn mong thấy khuôn mặt và nụ cười hiền lành của bà bạn vong niên ra lấy thư, hôm nào vắng bà cụ là ông Tom lại cảm thấy không yên bụng. Năm nay mùa Giáng Sinh lại đến. Mùa Đông rét hơn mọi năm, hay là ông Tom nay đã yếu để thấy rằng cơn gió mùa Đông Bắc bỗng dưng lại khắc nghiệt hơn những năm trước. Sau mùa Giáng Sinh ông Tom sẽ có những ngày nghỉ phép, ông về thăm lại anh em của mình ở vùng đầm lầy Lousiana, ông sẽ trở về khu nhà tồi tàn, cũ kỹ nhưng ấm áp tình thương gia đình. Trước khi đi, ông Tom sẽ nói cho bà Mary biết những ngày ông đi vắng, và ông cũng mong rằng con cháu bà sẽ về xum họp với bà trong những ngày nghỉ lễ cuối năm. Những ngày cuối năm bận rộn, ông Tom lái xe đem đầy nhóc những cánh thiệp Giáng Sinh, thùng thư nào cũng có những cánh thiệp mang đầy lời chúc tốt đẹp, nhưng hai ngày qua mà thùng thư của bà Mary vẫn còn nguyên, không thấy bà lấy thư như mọi khi. Ông Tom lái xe đi rồi lại băn khoăn nghĩ ngợi mãi, không yên lòng chút nào cả. Bà bạn già của ông không biết đi đâu, ra sao? Lúc trước mỗi lần đi vắng đôi ngày, bà có nói cho ông Tom biết, nhưng lần này ông chỉ nghe bà khoe người con trai sẽ về thăm, lũ cháu đi nghỉ Đông với bạn bè ở miền Bắc. Chắc chắn là bà Mary ở trong nhà, nhưng lý do nào mà thùng thư của bà hai hôm rồi vẫn chưa lấy? Đáng lẽ ông Tom lái xe về Bưu Điện khi đã bỏ hết thư trong ngày, nhưng nghĩ sao ông lại quành xe về nhà bà cụ Mary, và ông rón rén mở cánh cổng rào thấp, hồi hộp gõ cửa chờ đợi. Ông gõ năm, bảy lần, ông bần thần trong dạ, linh tính cho ông biết bà bạn già không đi đâu, nhưng chẳng biết vì sao bà không mở cửa. Tuổi già sống một mình như bà cụ Mary là chấp nhận tất cả nỗi cô đơn, buồn rầu, hiu quạnh, chưa kể những cơn bịnh đến bất ngờ không chống đỡ được. Ông Tom định bỏ đi nhưng lòng không an ổn, ông nhớ lại buổi chiều thu hôm nào bà Mary đã lật đật lấy cho ông một ly nước cam, đã lau chùi băng lại vết thương trầy trụa trên đầu gối ông, đã cho ông một nụ cười hiền dịu nhất của tình nhân loại. Không nghĩ gì nữa, ông Tom quyết định gọi "emergency" để báo cáo về sự vắng mặt của bà bạn già dễ mến của mình. Khi người ta phá cửa vào nhà, bà Mary chỉ còn thoi thóp thở, nằm bất động trên giường với khuôn mặt xanh lướt... Câu chuyện của người đưa thư da đen cứu sống một người đàn bà già nua cô độc trong căn nhà ở đường River, người ta có đưa lên chương trình truyền hình địa phương buổi tối áp lễ Giáng Sinh. Chẳng biết có ai nghĩ gì về những nỗi buồn đầy ắp trong cuộc sống thường ngày, hay chỉ có ông Tom đang cầu nguyện cho bà bạn già mau bình phục. Nguyên Nhung |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 05/Dec/2017 lúc 5:41pm |
Ngoại ơi!Trong dân gian nhiều câu ca dao, tục ngữ đã ăn sâu vào tâm khảm của mọi người, một trong những câu nghe qua cảm thấy buồn buồn cho những hoàn cảnh của con người : " Thắng về nội , thoái về ngoại ".
* * * – Con phải nhớ chứ, cô giáo dạy con đánh vần rồi mà đọc sai hoài, cậu chỉ con lần này thôi nghe, lần sau đọc sai là hai cây roi mây vô cái bàn tọa nghe chưa. Bị cậu Tư kí một cái đau điếng, thằng Cu Hận tủi thân khóc rấm rứt khiến bà Hai ngoại nó ngồi gần đó vội lên tiếng: -Cái thằng Tư này, mầy hổng dạy nó thì thôi, mắc chứng gì mỗi lần thằng nhỏ đọc lỡ sai chút xíu thì bây ra tay đánh đập thằng nhỏ hoài vậy? Cậu Tư nghe má rầy rà cũng hơi bực mình, vì cũng có chút hơi men do đám giỗ trưa nay trong xóm nên cậu Tư liền ” Trả treo” với bà Hai: -Nó đọc trật lất hoài, con không la rầy nó thì làm sao nó tiến bộ được hả má, má cứ bênh nó hoài, nó hư cho má coi. Nghe cậu Tư nhận xét thằng cháu cưng của mình một cách thậm tệ, bà Hai có hơi nóng nên nói hơi lớn tiếng với cậu Tư: -Cha chả, hôm nay bây dám nói vậy với má nữa hả thằng quỷ, hồi xưa bây học hành y chang cháu tao bây giờ, tía bây ổng đánh bây tao nóng ruột nhào vô can gián, ổng quất mấy cây roi mây tao đỡ cho bây hết ráo, vậy mà bi giờ bây đối xử với thằng nhỏ như vậy bây coi được không . Thấy cậu Tư “xếp re” sau câu nói của mình nên bà Hai cũng hạ hỏa, chừng ít lâu sau bằng giọng hiền tư bà Hai lên tiếng: Tư nè má nói con nghe, cháu bây nó có cha mà cũng như không, mẹ nó thì đi mần ăn xa, giờ có bà cháu và cậu đùm bọc với nhau mà sống, con bớt rầy rà cháu đi, kệ nó con từ từ thằng Hận cũng biết đọc chứ có gì mà phải lo, lớn lên chút nữa đầu óc mở mang nó đọc ro ro cho mà coi , bây tin má đi. Nghe bà Hai vuốt giận mình, cậu Tư nói : – Con biết rồi, xin lỗi làm má buồn. Nói xong cậu Tư đứng dậy ra cái chái bên hông nhà, leo lên cái võng căng sẳn nằm đong đưa rồi từ từ chìm vào giấc ngủ. Nãy giờ thằng Cu Hận cũng hết khóc, nó đứng lặng thinh nghe Ngoại và cậu đối đáp, nghe xong nó hỉ hả vô cùng, nó hi vọng sau lần can gián này của bà Hai cậu tư sẽ chẳng bao giờ đánh nó nữa, nó chạy lại bên bà Hai dúi đầu vào lòng bà nó thổn thức nói: – Ngoại ơi! Con thương ngoại nhiều lắm, chắc cậu tư hổng dám đánh con nữa đâu ngoại há. Nghe thằng cháu nói những câu ngây thơ, nước mắt bà Hai tự dưng rơi xuống thấm ướt gương mặt của thằng Hận,nó chảy lan xuống khóe miệng thằng Hận khiến nó thấy mằn mặn trên môi nó liền bật dậy hỏi bà Hai: – Sao Ngoại khóc, ngoại nhớ má con rồi phải không? Mà sao tía con ngoại không nhớ, ừa nè ngoại, sao nước mắt ngoại mặn qúa vậy, con nghe cô giáo kể chuyện chỉ có nước ở biển mới mặn thôi, vậy con biết rồi trong đầu ngoại có biển trong đó nên nước mắt ngoại mặn đó đúng hông ngoại. Nghe thằng cháu nói chuyện một cách ngây ngô bà Hai vội cười rồi bà nói yêu: -Cha bây, biển nó rộng mênh mênh biết chừng nào, còn đầu ngoại có chút xíu thì biển nào trong đó hả con, lớn chút nữa con sẽ biết tại sao nước mắt ngoại mặn nghe, thôi xếp tập vô rồi rửa sạch tay chân mặt mũi rồi đi ngủ sớm mai còn đi học nữa ông ơi, lúc này tui thấy ông nhiều chuyện lắm rồi đó. Thằng Hận cười ha hả sau câu nói của ngoại, nó dạ rân một tiếng rồi làm theo lời ngoại dặn, chỉ một lúc sau thôi tiếng ngáy của nó và cậu Tư đồng vang lên cùng hòa tấu ” Bản nhạc” mà người nào nghe cũng phải chạy dài. Trên bàn cây đèn dầu vẫn còn cháy, đồng hồ đã điểm một giờ sáng , bên chiếc rổ may bà Hai còn cặm cụi vá lại chiếc áo trắng cho thằng Hận để kịp mai sáng đến trường, trong lúc mê say với công việc bà Hai chợt nhớ tới Xuân, con gái bà cũng là má của thằng Hận không biết giờ này bên đó Xuân đi làm chưa, bà nghe nói múi giờ gì đó nó lệch với giờ ở quê nhà, lúc bà và cháu ngủ mê man cũng là lúc con gái phải đi làm việc, quê thì nghèo, điện đóm, đường sá cách trở đò giang, tin tức của con gái mà bà Hai biết được cũng nhờ ông Tám người trong xóm hay ra bưu điện lục lạo thư từ đem về giùm bà, tuy có thư về nhưng bà cũng phải nhờ ông Tám đọc giùm, hoặc phải chờ một hai hôm cậu Tư đi gặt lúa mướn quay về nhà thì lúc đó bà mới biết tin của Xuân… * * * – Xuân, Xuân nè. Bà nhớ nhà nhớ con rồi phải không, ăn đi nãy giờ tui để ý bà có ăn cái gì đâu, tối về lại than đói nắt tui nấu mì gói cho bà là chết tui nghe bà . Nhìn mặt Ngân , Xuân đặt nhẹ tay trên bờ vai Ngân rồi trả lời: – Ừ nhớ thiệt đó, giống như mấy ông nhà văn hay thường viết nhớ da diết luôn, mình no rồi không ăn nữa đâu, ước gì có thằng Hận ở đây mình cho nó ăn thả cửa một bữa. -Nghe bà nhắc tới con tui cũng nhớ thằng Tuấn con tui dữ lắm, nhưng nó ở chung với ông bà Ngoại tui cũng yên tâm, thôi cuối năm này tui với bà lấy phép về thăm một chuyến cho đỡ nhớ. * * * Đang kho nồi cá để kịp trưa cho thằng Hận ăn, bà Hai biết ý thằng cháu mình tính nó háu đói, đi học về mà cơm nước chưa xong là cái mặt nó buồn hiu nên mặc dù đang nhức đầu như búa bổ bà cũng ráng làm cho xong việc, chụm thêm mấy cành củi khô nhỏ vào lò, nà Hai lấy ống thổi lửa thổi phù phù khiến lửa cháy mạnh lên làm nồi cá sôi sùng sục, mùi cá kho bay thơm ngào ngạc, định vo nồi cơm thì bà nghe tiếng chân chạy thình thịch đến gần, cậu Tư nói hổn hển: -Má ơi! Tự dưng anh Hoàng tía của thằng Hận ghé qua nhà mình đàng trước kìa, má lên tiếp khách đi, bếp núc để con. Nghe tên thằng “rể” bạt tình ghé đến, bà Hai bổng dưng nỗi sùng trong bụng khiến bà buộc miệng: -Ghé mần chi nữa, còn dính
líu gì nữa đâu mà ghé với thăm, chắc tao đuổi nó dìa liền, cái thứ gì
bạt tình thấy ớn, mẹ tổ nó có vợ con đùm đề còn lén phéng dụ dỗ con nhà
lành, làm con nhỏ bụng mang dạ chữa rồi Nghe má mình nổi trận lôi đình, cậu Tư khuyên giải: -Thôi kệ mà má, chuyện cũ qua mấy năm rồi má để bụng làm gì cho phiền não, con đi chùa nghe mấy thầy giảng về thuyết buông xả rất hay, bữa nào rảnh con giảng lại má nghe. Bà Hai cảm thấy mắc cười sau câu nói của cậu Tư vì chính bà đưa cậu vô chùa để nghe pháp , nếu so về thời gian học Phật thì cậu Tư thuộc về đệ tử mấy đời của bà ,vậy mà hôm nay cậu tư lên lớp với bà cái thuyết buông xả thử hỏi sao bà không mắc cười sao cho được : -Thôi đi ông ơi! Trứng mà đòi khôn hơn rận, tui biết rồi ông ơi, giận thì nói vậy chứ hơi đâu mà hờn mà giận người dưng . * * * Thấy dáng bà Hai vừa xuất hiện Hoàng lật đật đứng dậy lễ phép khoanh tay cuối đầu chào : – Dạ thưa má con mới qua , má khỏe không ạ, con xin phép má cho con thăm thằng Hận, con nhớ nó qúa chừng, con có đem ít qùa biếu má dùng lấy thảo, có quà cho cậu và con của con nữa. Nghe xong câu nói của Hoàng bà Hai nói thầm trong bụng : ” Hôm nay đem vật chất đến dụ khị già này nữa hả con, còn lâu à tao không thèm đâu mà ham”. Bà vội nói : – Giờ này mà cậu còn má má con con với tui nữa hả, con Xuân nó khổ nhiều rồi, cậu tha cho tụi tui đi, cậu đến đây vợ cậu đến quấy rầy lần nữa tui không thích đâu nghe, quà cậu đem dìa đi, nhà này không có phước để hưởng đâu. Nghe má vợ cố chấp vì còn giận mình, Hoàng cố ra sức thuyết phục: – Thưa má, xin má thứ lỗi con thương Xuân với thằng Hận nhiều lắm, còn vợ con hiện tại đã cùng con ra tòa xé hôn thú rồi, cũng tại vợ con có lối sống không còn hợp với nhau nữa nên hai bên đồng ý chia tay, con dành hết những gì con có để chăm sóc cho Xuân và Hận để chuộc lại lỗi lầm. Bà Hai chưa nguôi giận bà ” Mắc mỏ” thêm với Hoàng: -Mấy người sung sướng quá há, muốn đi là đi muốn về là về, có coi bà già này ra ký lô nào đâu. Xám mặt khi nghe bà Hai trách móc, Hoàng hạ giọng van xin: -Con xin ỗi má lần nữa , con nguyện là người tốt trong gia đình mình, con sẽ lo cho mọi người để thấy con thật tình muốn đoàn tụ với vợ con. Nói dứt câu Hoàng quỳ xuống chắp tay lạy bà Hai như tế sao, chưa biết xử trí ra sao với tình huống này, thời may có cậu Tư cứu ứng kịp thời: – Dạ em mời anh Hoàng uống nước. Quay sang bà Hai cậu Tư nói: Thôi đi má, tía thằng Hận đã biết lỗi rồi, hơn nữa anh không còn vướng bận chuyện gia đình như trước,vậy con thiết tưởng má cũng cho ảnh cơ hội đi má. Dầu giận ” Chín xe mười vàng” nhưng khi nghĩ đến Xuân, đến Hận, đến cậu Tư khiến bà Hai cũng hơi xiêu lòng nhưng bà nói nước đôi: -Thôi thì tui nói như vầy, để tui gửi “Điện tín” qua bên đó hỏi ý má thằng Hận cái đã, nếu quả tình nó còn có lòng với cậu thì tui chấp nhận còn không thì đó là ý trời cậu đừng trách nghe . Nghe câu nói của bà Hai, Hoàng như từ địa ngục được hồi sinh trở lại, anh ta lắp bắp nói như sợ bà Hai đỗi ý: -Dạ dạ ..con.con cảm ơn má . má . Thấy nét mặt vui mừng của Hoàng bà Hai Suýt bật cười, bà cố nén lại và bà cấy thêm như dân đánh xì phé: – Tui quên nữa, còn Thằng Hận nữa, nếu nó chịu cho cậu quay lại thì mới được nghe, má nó chịu mà nó không ưng thì cũng đành thôi nghe cậu, thôi cậu dìa chờ kết quả đi, tui còn nấu cơm cho thằng con của cậu ăn trưa nay nè . Hoàng dạ rân một tiếng rồi xin phép ra về , bước ngang cậu Tư Hoàng nói nhỏ : – Anh đội ơn cậu tư nó nhiều lắm lắm, bữa nào anh với cậu mần một chầu để gọi là tạ ơn cậu nghe. Cậu Tư vỗ nhẹ vai Hoàng rồi nói: – Anh là tía của cháu tui sao tui bỏ anh cho được , chuyến này nhớ đàng hoàng nghe anh, anh để xẩy lần nữa là trời cứu đó . Anh rể, em vợ ôm nhau thắm thiết. * * * Mấy hôm nay bà Hai làm mệt, bà không thiết ăn uống gì, người gầy gò nằm trên giường bệnh, thằng Hận với đôi mắt buồn bã, nó nhìn ngoại đau đớn vật vã, nó nắm lấy bàn tay ngoại nó hỏi trong nước mắt: -Ngoại ơi! Ngoại đừng chết nghe ngoại, ngoại mà chết thì đi ngủ đâu ai gãi lưng cho con, ai nấu cơm giặt đồ cho con, cậu Tư đàn ông hổng có biết làm đâu, hồi trước ngoại bệnh mấy bữa cậu Tư nấu ăn dỡ ẹc, cơm sống nhăn hà. Nghe thằng Hận nói như vậy bà Hai chợt thấy nghèn nghẹn trong lòng, bà ước gì cơn bệnh này nó tan biến thật nhanh để bà còn cơ hội cơm nước săn sóc cho Hận, bà sẽ làm mọi cách để cố gắng bù đắp lại những thiếu thốn cho cháu bà, nhưng lực bất tòng tâm, bao nhiêu sức lực thời son trẻ bà đã vắt kiệt cho chồng cho con nay thêm cho cháu nữa, bà ứa nước mắt nói: – Bà có mệnh hệ nào con phải nghe lời cậu Tư nghe hôn, già thì phải chết con ơi, ngoại mà chết rồi ngoại ở bên đó nhưng lúc nào ngoại cũng phù hộ cho cháu của bà học giỏi, mau ăn, chóng lớn, nên người. Không biết Hận có nghe hết những lời ngoại vừa nói hay không, nhưng câu nói sau làm bà Hai suýt khóc lên thành tiếng : – Hôm qua lúc ở nhà , cậu Tư nói với bác Sáu hàng xóm là cậu có van vái trời phật phù hộ cho ngoại tai qua nạn khỏi, nếu mà được vậy cậu Tư sẽ cạo đầu và ăn chay một năm để tạ ơn. Dừng một chút với đôi mắt ngấn lệ thằng Hận nói : – Con cũng vậy con sẽ cạo trọc lóc cái đầu luôn miễn sao ngoại hết bệnh là con vui rồi, mà Ngoại ơi! Con ăn chay không quen, con xin ông Phật cho con ăn mặn, chắc ông Phật chịu rồi vì con ngó hình phật con thấy ổng cười với con . Cố nén lòng bà Hai nói: -Bậy nè , con còn nhỏ đi học cạo trọc đầu vô trường mấy bạn ghẹo chết, vậy sao con học cho vô, chiều nay về nhà con vái lại đi, để cậu Tư con cạo một mình là đủ rồi , nghe chưa con . – Dạ , tối về nhà con vái lại hé ngoại . * * * Bà Hai vào phòng mỗ, bên ngoài hai cậu cháu Hận ngồi chờ, hai cậu cháu lâm râm niệm phật, các hồng danh của Phật đều được hai cậu cháu niệm qua. * * * Ngoại ơi ! Bác sỹ nói ngoại hết chết rồi, ngoại còn sống lâu lắm ngoại ơi. Bà Hai hé mắt nhìn đầy đủ mọi người, bổng bà thảng thốt nói : – Trời sao vậy Hận , ngoại dặn con rồi không được cạo đầu, vậy mà con cãi ngoại. Hận vui mừng nói : Con móc ngoéo tay với cậu tư rồi, hứa rồi không thất hứa được ngoại ơi. Bà bác sỹ vừa đi ngang nghe vậy cũng nói chen vào : – Cô khen con lắm nghe , biết giữ lời hứa tốt lắm đó , chắc nhờ vậy nên ngoại con còn sống lâu lắm con ơi. Hận ôm lấy thân hình bà Hai nó thì thầm hai tiếng: – Ngoại ơi ! Hai Hùng SGChỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 05/Dec/2017 lúc 5:55pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 07/Dec/2017 lúc 9:50am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 09/Dec/2017 lúc 7:45am |
Tâm Sự Của Một Bác Sĩ Miền Bắc
Chính vì tôi đã nhìn quá rõ, tôi hiểu quá thấu nên tôi biết nó hỏng, và tôi nói ra sự thật là nó hỏng.
1. Tại sao tôi làm bác sĩ?
Mẹ tôi nói “Con ạ, bây giờ đi bệnh viện mà không có tiền thì họ không chữa cho mình đâu”.
Tôi
đã nói “Mẹ cố gắng mẹ nhé, lớn lên con sẽ làm bác sĩ, con chữa bệnh cho
mẹ khi ấy mẹ sẽ không phải mất tiền nữa, còn bây giờ mẹ phải tìm moi
cách để giữ lấy mạng sống của mình”.
Vì
lời hứa của đứa trẻ 8 tuổi khi ấy đã thôi thúc tôi vượt qua rất nhiều
khó khăn mà không thể kể hết của một đứa con nhà nghèo, đến ăn còn không
đủ no, ăn 2 bữa cơm độn khoai cho no đã là quá sức của cha mẹ nó, bữa
sáng là một điều xa xỉ.
Tôi hỏi ngược lại, nếu một xã hội tốt đẹp thì một đứa bé 8 tuổi nó có phải nghĩ tới vấn đề nhức nhối đó không? Hay nó được lớn lên với một tuổi thơ trong sáng, êm đềm và mơ mộng?
Cha
mẹ tôi đã phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để có được hạt gạo mà
nuôi chị em tôi trong khốn khó, vậy TÔI PHẢI BIẾT ƠN AI?
–
Vì đất nước phải bước vào thời kỳ quá độ để đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội,
cho nên đảng và chính phủ đã tập trung xây dựng nên những con người mới
XHCN.
Ở nông thôn, ông bà cha mẹ chúng tôi bị ép buộc vào hợp tác xã, nhưng hậu quả của nó như thế nào thì ai cũng thấy rõ, một ngày lao động (một công) được tính bằng 800 g thóc, toàn dân đói rã họng nhưng không ai được đi ngược lại chủ trương của đảng và nhà nước.
Không ai được trồng thêm củ sắn, củ khoai để cứu đói cho đàn con đang tuổi ăn, tuổi lớn của mình.
Chị em chúng tôi phải đi vớt bèo dưới cái lạnh cắt da, cắt thịt để nuôi lợn, con lợn ấy lớn lên phải bán nghĩa vụ cho hợp tác xã, nhìn họ cướp đi công sức của mình mà nước mắt lưng tròng, chúng tôi thèm nhỏ dãi miếng thịt nhưng không có ăn, đến tết thì hợp tác mới chia cho được mấy lạng… Để hậu quả kéo dài cho tới tận bây giờ cứ có mùi nhang là tôi lại thèm ăn thịt luộc (bởi hồi đó Tết thắp nhang cúng ông bà thì mới có thịt ăn một bữa liếm mép).
Ai đã nuôi tôi khôn lớn? Cha mẹ tôi hay đảng và chính phủ?
Ai đã cướp con lợn, ai đã cướp miếng thịt của chị em chúng tôi để giờ đây nói tôi đái bát?
Dưới cái lạnh cắt da cắt thịt của mùa đông, chúng tôi sống hoang dã như những đứa trẻ mà Giáo Sư Ngô Bảo Châu đã nhìn thấy và mô tả. Có ai cho tôi manh áo ấm không? Chúng tôi đi chân trần trên băng giá, có ai cho tôi đôi dép không hay chỉ biết đến cướp đi thành quả lao động của chúng tôi? Và nếu hồi đó không có cái chủ trương vào hợp tác xã chết tiệt ấy thì chiều cao của tôi có lẽ hơn bây giờ ít nhất là 5 cm, khi đi ra quốc tế tôi có thể nhìn ngang chứ không phải như bây giờ là phải ngước lên và tự hỏi rằng “cao như thế có mát hơn không”. Thời ấy muốn thịt con gà cũng phải giấu giếm đừng để nó kêu, bởi ăn thịt là có tội, mình nuôi nó lớn nhưng không được phép ăn mà phải bán cho nhà nước … để làm gì?
“Mỗi người làm việc bằng hai để cho cán bộ mua đài mua xe.
Mỗi người làm việc bằng ba để cho cán bộ xây nhà xây sân”
Như
vậy phải hỏi tôi có hận hay không chứ? Tại sao tôi phải biết ơn, ơn ai?
Ơn cái đứa chết tiệt nào nó đẻ ra cái chính sách vận hành ngu xuẩn và
dốt nát thể? Để một thế hệ người Việt thấp còi và đần độn vì thiếu dinh
dưỡng?
Ai nuôi tôi lớn kiểu điên rồ như thế để bắt tôi phải biết ơn?
2. Tại sao tôi yêu miền Nam?
Khi
tôi nửa ăn, nửa nhịn để cố gắng lê lết cho hết 6 năm đại học, có những
hôm đi phụ mổ bị té xỉu … nói lời hay ý đẹp là kiệt sức, nhưng thực ra
là ĐÓI ĂN.
Tôi đói ăn suốt 6 năm đại học, chất dinh dưỡng nào để cho tuổi này cạnh tranh tầm vóc với thế giới? Có ai cho tôi xu nào để tôi ăn cho đỡ đói không hay chính mẹ tôi, đến cái bánh cũng không dám ăn mà phải để dành tiền cho tôi, cho dù chỉ là 500 đồng?
Và sau khi ra trường, tôi long đong lận đận đến 3 năm, cầm tấm bằng mà bao nhiêu lần bật khóc.
Bố tôi đã nói:
“Con
ạ, mình không có chức, không có quyền cũng không có tiền nên xin việc
khó lắm, có lẽ bố mẹ đã bất lực, con hãy tự tìm đường đi cho mình. Xã
hội này không có chỗ nào công bằng để đấu sức bằng trí tuệ của mình đâu
con.
Tất cả đều được đo đếm bằng tiền cho dù tiền đó là tiền tham nhũng, cho dù tiền đó là tiền hối lộ. Cho dù đó là tiền tham ô mồ hôi và nước mắt của người dân để họ đút vào túi riêng, cái túi tham vô độ làm cho cuộc sống của người dân trở nên khốn cùng.
Cha mẹ nuôi 6 năm ăn học đã kiệt sức lắm rồi con”.
Nhắc lại lần thứ ba là đã có lúc tôi tính đến việc đi vận chuyển ma túy thuê để có tiền xin việc, nhưng may thay chợt nhớ tới câu của nhà Phật rằng “Phàm làm việc gì cũng phải nghĩ đến hậu quả của nó” và tôi đã giật mình tỉnh thức. Nếu không thì có lẽ thân xác này đã trở về với cát bụi hoặc giờ này tôi đang cải tạo với cái án chung thân trong một nhà tù nào đó.
Có ai và có bao giờ rơi vào tình cảnh tuyệt vọng như thế không?
Chỉ vì không có tiền xin việc, cho nên tôi hỏi lại đứa nào ăn cháo, đứa nào đái vào bát?
Nếu không có mảnh đất Sài Gòn cho tôi lưu lạc thì giờ này có tôi đang ngồi gõ phím không?
Nếu không có con người Miền nam hiền hòa thì tôi có sống được?
Nếu họ lưu manh lừa lọc khi tôi mới chân ướt chân ráo đến đây thì cuộc đời tôi sẽ khốn nạn ra sao?
Vì sao họ lại hiền hòa như vậy?
Đó
là vì cha ông của họ sống có nhân, có nghĩa và chính lớp người đi trước
đã dạy con cháu họ như vậy, chứ không phải cái thứ lưu manh, lừa đảo.
Và tôi biết qua những người bạn thì Sài Gòn cũng không còn được như xưa nữa, vì sao?
Ai đã làm nó trở nên hoang tàn như thế? Ai đã làm cho nó mất tình người như thế?
“HÃY TRẢ LỜI TÔI ĐI. HÃY TRẢ LỜI TÔI ĐI!”
Lê Nhàn
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 12/Dec/2017 lúc 9:22am |
Cổ Tích Trên Đỉnh Mồ Côi - K ỳ I
Võ Đắc Danh * * * * * * * * Đây là 1 chuyện thật, bút ký của Võ Đắc Danh ! *.- Võ Đắc Danh là một nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch và là nhà đạo diễn phim tài liệu Việt Nam. Lĩnh vực ông tạo nên tên tuổi là các thể loại bút ký về cuộc sống của người dân Nam bộ ; ông được biệt danh là người nông dân cầm bút[1] vì các đề tài viết về cuộc sống của người nông dân hiện nay tại Đồng bằng sông Cửu Long, . . . Trang web của ông : www.vodacdanh.com (Source: https://vi.wikipedia. org/wiki/V%C3%B5_%C4%90%E1%BA% AFc_Danh) + + + + + + + Cổ Tích Trên Đỉnh Mồ Côi - K ỳ I Võ Đắc Danh Anh Nguyễn Tấn Bông và Những Đứa Bé Trên Đỉnh Mồ Côi - Ảnh chụp năm 2007 Bà Võ Thị Ba, bảy mươi tuổi, tóc trắng như một bà Tiên ; con trai bà, anh Nguyễn Tấn Bông, 42 tuổi, người gân guốc, đen sạm và mạnh khoẻ như anh tiều phu; mười một đứa trẻ, chín trai, hai gái, đứa lớn năm tuổi, đứa nhỏ nhất một tuổi, đứa nào cũng trắng trẻo, khôi ngô như những thiên thần Đó là một gia đình sống trên đỉnh Mồ Côi hoang vắng, thuộc quần thể Núi Cấm, giữa vùng núi Thất Sơn, An Giang. Người ta cho rằng đó là một gia đình lạ, có một không hai trên đất nước nầy, nếu không muốn nói là có một không hai trên thế gian.
Dì Ba kể rằng, quê dì ở Bình Thủy, Cần Thơ. Ngày xưa dì từng là chủ xe đò. Năm 1980, có lần dì theo xe đưa nghĩa vụ quân sự qua Thất Sơn, bỗng dưng dì mê núi. Từ đó, thỉnh thoảng là dì “đi núi”, không phải viếng chùa cúng miễu gì cả, dì không theo đạo nào, nhưng trong nhà dì, đạo nào dì cũng thờ, thờ chung một bàn, không sợ họ “nghịch” nhau. Dì nói, tôi không học giáo lý của tôn giáo nào cả, nhưng tôi thờ tất cả vì đạo nào cuối cùng cũng là hướng thiện, mà con người luôn cần có cái tâm. Trở lại chuyện đi núi, dì nói không hiểu sau mỗi lần đi là không muốn quay về. Núi Cấm hồi ấy hùng vĩ, mênh mông, hoang vu và cô tịch. Vậy mà dì cảm thấy mê. Một hôm, dì nói với các con : “Tao bán nhà lên lên Núi Cấm ở”. Anh Nguyễn Tấn Bông, con trai út của dì lúc bấy giờ mới hai sáu tuổi, nói : “Nếu má đi thì con đi theo má”. Cuối năm 1991, dì bán căn nhà được ba lượng vàng, dẫn anh Bông lên xe đò đi Núi Cấm. Anh Bông kể : “Đầu tiên khi đến đây, hai mẹ con tôi mua một căn nhà nhỏ dưới chân núi để mở quán cà phê. Được một năm, má tôi nói ở đây xe cộ ồn ào, những ngày lễ chùa, khách hành hương đông nghẹt. Bán quán thì cần khách, nhưng khách đông thì bà cảm thấy khó chịu. Biết tính má tôi muốn sống yên tĩnh một mình, không thích gần ai nên tôi tìm đường lên đỉnh Mồ Côi mua đất. Gọi là mua nhưng thật ra hồi ấy, ba mẫu đất chỉ có hai chỉ vàng. Từ chân núi lên tới đỉnh Mồ Côi, hồi ấy không có đường xe, chỉ có con đường mòn len lỏi theo con suối Thanh Long. Độ cao của Núi Cấm chỉ trên dưới bảy trăm mét nhưng đường lên đỉnh quanh co gần mười cây số, lên xuống nhiều con dốc, lởm chởm đất đá, đầy nguy hiểm, nhọc nhằn. Cách một hai cây số mới có một ngôi nhà. Rừng núi hoang vu buồn đứt ruột.Vậy mà má tôi kiên quyết ở đây”. Hỏi, lúc mới lên sống bằng gì ? Anh Bông nói, cái may mắn của anh là, từ chiến trường Campuchia vừa xuất ngũ trở về, đôi chân và cả phần tâm linh còn quen với núi rừng bên ấy. Ban đầu, anh đi gánh mướn các loại đồ rẫy cho những gia đình trên núi. Nào su, nào chuối, nào xoài, nào mít, nào măng . . ., mỗi gánh bảy mươi ký, mỗi ký hai trăm đồng, mỗi ngày anh gánh hai chuyến từ đỉnh xuống chân núi, có khi chuyến lên gánh thêm gạo, cát, đá, xi măng, gạch ngói. Bông vừa gánh thuê, vừa học nghề làm rẫy. Mấy năm sau, ba mẫu đất của anh đã thành một khu vườn. Từ đó Bông không còn đi gánh hàng thuê nữa mà gánh thành quả của chính mình. Cứ ba ngày đi một chuyến, mỗi chuyến kiếm ba bốn trăm ngàn. Thấy anh làm giỏi, chi cục kiểm lâm giao cho anh quản lý thêm 12 mẫu, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm mươi năm. Mười năm sau kể từ ngày lên Núi Cấm, “chàng tiều phu” Nguyễn Tấn Bông đã tích lũy được vài chục cây vàng. Dì Ba giục anh đi cưới vợ. Tuổi đã sắp bốn mươi rồi. Bông cũng từng ước mơ trong căn nhà có thêm người phụ nữ, có tiếng cười tiếng khóc của trẻ thơ. Nhiều lúc trong chiêm bao, Bông thấy thấp thoáng một người vợ trẻ, tay ẳm con đứng chờ anh sau mỗi chuyến đi rừng. Nhưng người phụ nữ ấy là ai ? Mười năm sống ở đây, Bông chưa hề quen được một người bạn gái. Thế rồi bỗng dưng năm năm qua, ông trời cho Bông liên tục mười hai đứa con, mười trai hai gái, thành một bầy trẻ trong nhà. Câu chuyện như một huyền thoại lan truyền khắp rừng núi Thất Sơn. Và, qua mỗi ngọn núi, nó được thêu dệt thêm đôi chút. Khi chúng tôi lần mò lên tận đỉnh Mồ Côi, chứng kiến tận mắt, nghe kể tận tai mới biết rõ ngọn nguồn sự thật. Năm 2002, dì Ba với anh Bông về Cần Thơ thăm đứa cháu gái trong bệnh viện đa khoa. Tình cờ, dì nghe được câu chuyện khá thương tâm: có một thai phụ nghèo không có tiền nhập viện, chị ôm bụng ngồi khóc quằn quại trên ghế đá trước sân khoa sản. Anh Bông đưa dì Ba vào thăm, cho tiền và làm thủ tục cho chị ta nhập viện với tấm lòng thành, giúp người vượt cạn trong cảnh nghèo khó neo đơn. Sau khi thằng bé ra đời, người sản phụ kia quỳ lạy tạ ơn và nói ra sự thật : “Cháu ở trong quê, chồng chết, nhà nghèo phải đi làm phụ hồ để nuôi một đứa con. Nhưng vì nhẹ dạ nên cháu bị tay thợ hồ lường gạt. Giờ nếu ẳm con về thì không biết lấy gì nuôi . . .”. “Đây là năm chỉ vàng, đây là tám trăm ngàn, tôi giúp cô làm vốn mua bán kiếm sống. Còn thằng bé, tôi mang nó về đỉnh Mồ Côi trên Núi Cấm. Sau nầy nếu cô muốn nhận con thì cứ lên đó, tôi giao lại. Điện thoại của tôi là 0986544323”. Trước khi ẵm thằng bé ra về, dì Ba để lại số điện thoại cho các bác sĩ và hộ lý của khoa sản cùng với lời căn dặn : “Từ nay về sau, nếu có trường hợp tương tự như vậy, các cô gọi điện cho mẹ con tôi. Trước hết là mình giúp người ta mẹ tròn con vuông, sau đó, nếu người ta vì lý do gì mà không nuôi được thì mình đem về nuôi giúp”. Câu chuyện bắt đầu là như vậy. Mỗi lần nghe điện thoại từ bệnh viện đa khoa, anh Bông, dù đang cuốc đất trồng khoai giữa rừng sâu cũng bỏ việc chạy về. Gọi đứa cháu qua giữ nhà, hai mẹ con lăn xăn xuống núi. Từ chân núi đi xe lôi qua thị trấn Tịnh Biên, từ Tịnh Biên đi xe đò lên Long Xuyên, rồi từ Long Xuyên lại đi xe đò qua Cần Thơ, từ bến xe Cần Thơ đi xe lôi vô bệnh viện, một cuộc hành trình không đơn giản để làm một công việc độc nhất vô nhị trên đời. Cứ thế, sau mỗi cú điện thoại : “Em ở khoa sản, bệnh viện đa khoa cần Thơ ,. . .” là trong nhà anh Bông thêm một tiếng khóc trẻ sơ sinh. Anh Bông vừa cười vừa nói : “Trời khiến thế nào mấy ông ạ, năm 2005, tôi ẵm về năm đứa, mà năm ấy má tôi lại bệnh. Ôi trời đất ôi, khuấy sữa, thay tã, tắm rửa, ca hát suốt ngày. Lại phải lên rừng hái măng, hai su gánh xuống núi, rồi mua tã giấy, mua sữa gánh lên. Nhưng vậy mà vui, đứa nào đứa nấy bụ bẫm ngon lành, không bệnh hoạn gì hết.” Anh Bông kéo đám trẻ vào lòng, vừa xoa đầu, vừa kể về hoàn cảnh ra đời của từng đứa một : “Đây là thằng Nguyễn Sơn Giàu, đứa đầu tiên con của chị phụ hồ đây, nó đẻ bọc điều đó, thằng nầy không thành tỷ phú thì cũng làm quan. Còn đây là thằng Nguyễn Sơn Thanh, đẻ được hai ngày thì mắc bệnh phổi. Tôi với má tôi lên giúp một triệu đồng, nhưng không ngờ mẹ nó cầm một triệu đồng rồi bỏ trốn. Thằng nhỏ mới hai ngày tuổi mà phải thở oxy, ngậm ống sữa và truyền nước biển. Tôi với má tôi phải ở lại bệnh viện nuôi nó hai mươi ngày. Khi ẵm nó về, bác sĩ dặn mỗi tháng phải lên tái khám. Nhưng năm năm nay có tái khám lần nào đâu, mà nó cứ sân sẩn. Còn đây là thằng Nguyễn Sơn Hà, mẹ nó là một cô gái nghèo đi mót lúa ở Vị Thanh, phải lòng một thằng chăn vịt, mang thai lúc mới mười bảy tuổi, sợ bị phát hiện nên dùng dây thun nịt bụng rồi trốn sang ở nhà bà ngoại. Khi chúng tôi đến bệnh viện thì nghe nói nó bị đứt tim thai, phải mổ bỏ con để cứu mẹ. Nhưng không ngờ nó được cứu sống. Nó sống, nhưng mẹ nó không dám mang nó về nhà . . . Mười hai đứa trẻ trong căn nhà nầy là mười hai câu chuyện khác nhau, nhưng đều giống nhau ở chổ, chúng là sản phẩm của những cuộc tình vụn trộm từ trong nhà trọ đến màn trời chiếu đất ngoài đồng. Anh Bông kết thúc câu chuyện thứ mười hai bằng một nỗi buồn : “Nó là Nguyễn Sơn Thành, đang nằm trên núi. Khi tôi với má tôi đến thì mẹ nó đã bỏ đi, nó nằm trong phòng cấp cứu suốt hai mươi ngày với chứng bệnh não úng thủy, một chứng bệnh ngặt nghèo. Tôi với má tôi rất đắn đo, cuối cùng thì không thể quay lưng trước một hài nhi vô tội. Nhưng suốt ba tháng, thằng bé cứ khóc ngày khóc đêm, đầu to dần, mắt đờ đẩn. Tôi ẵm nó trở lại bệnh viện, nơi nó cất tiếng khóc chào đời, bác sĩ nói ở đây không có khả năng điều trị, tôi đưa nó lên bênh viện nhi đồng II, người ta nói phải phẫu thuật để đặt ống dẫn, sẽ rất tốn tiền nhưng không khả thi. Và đúng là như vậy, tôi đã bán miếng đất lấy mấy chục triệu đồng để mong nó sống, nhưng hơn hai năm sau thì nó đã ra đi”. Qua câu chuyện buồn ấy, Bông lại ôm mấy đứa nhỏ vào long : “Tôi còn mười một đứa, chín trai, hai gái. Nhưng năm rồi, nhỏ em ở Cần Thơ lên chơi, thấy bé Cẩm Như đẹp quá, nó nói cho mượn về chơi mấy tháng, nói vậy rồi nó giựt luôn không trả, giờ con nhỏ đang học mẫu giáo ở dưới, lâu lâu gọi điện lên than nhớ cha, nhớ nội nhưng cô Út không cho về”. Sau mỗi câu nói như vậy là một tràng cười, tiếng cười nắc nẻ, hồn nhiên. Tôi hỏi anh định bao giờ cưới vợ, Bông lại cười : “Một bầy con như thế nầy, ai dám ưng tôi mới nể. Nói thì nói vậy thôi, chớ tôi biết chắc, giả dụ người ta có ưng mình đi chăng nữa thì làm sao người ta có thể thương con mình như mình được. Tụi nó đã khổ từ trong bào thai rồi, tôi không muốn tụi nó phải khổ vì mẹ ghẻ”. Hỏi anh có định nuôi thêm nữa không, Bông trầm ngâm : “Má tôi năm nay bệnh nhiều quá, sắp gần đất xa trời rồi. Tôi muốn dành thời gian cho má”. Hỏi, chuyện học hành của mấy đứa nhỏ, anh tính sao. Bông lại trầm ngâm : “Thằng Sơn Ngọc năm nay lẽ ra phải lên lớp lá, thằng Sơn Thanh phải là lớp chồi, thằng Sơn Giàu phải là lớp mầm. Nhưng đây là đỉnh núi. Hồi ẵm chúng nó lên đây, mình cứ nghĩ cứu sống một hài nhi, không để chúng nó lăn lóc ở vỉa hè hay đầu đường xoá chợ. Nhưng bây giờ, nhìn mặt mày đứa nào đứa nấy sáng sủa, khôi ngô, những ánh mắt cứ như luôn nói với mình rằng, cha đừng để cho con dốt. Tôi đã tâm nguyện phải cho chúng nó học tới cùng. Tiền bạc thì tôi không lo, trước mắt, nguồn lợi từ mười lăm mẫu đất cũng đủ để trang trải, sau nầy, khi chúng nó học lên cao thì mình bán đất. Nhưng, cái khó là chỗ ở. Thằng Sơn Ngọc năm tới sẽ tạm thời gởi cho nhỏ em ở Cần Thơ. Nhưng không thể gởi hết cả mười đứa. Còn mua nhà ở dưới đó thì ai chăm sóc, mà tôi đi thì ai ở đây lo vườn tược, cây trái cho mình. Càng nghĩ càng thấy rối . . .” Thưa bạn đọc ! Câu chuyện cổ tích trên đỉnh Mồ Côi xin tạm dừng ở đây, bởi người kể chuyện chưa trả lời được câu hỏi sau cùng rằng : Khi bà Tiên qua đời, anh tiều phu có lo cho những thiên thần bé nhỏ ấy học hành đỗ đạt hay không. Những câu chuyện cổ tích bao giờ cũng đi đến một kết thúc có hậu. Nhưng dân gian thường hay lý giải sự bế tắt bằng những phép mầu. Và tôi hy vọng trong câu chuyện nầy, sẽ có một phép mầu nào đó đến với anh Bông. Phép mầu ấy chính là cái tâm, lòng nhân ái đang ẩn chứa đâu đây, trên cõi đời nầy. Source: http://www.vodacdanh. com/2017/02/co-tich-tren-inh- mo-coi-ky-i.html (Còn tiếp) - Võ Đắc Danh * * * * * * * * Võ Đắc Danh Gặp Lê Minh Tại San Diego năm 2010 Kể xong câu chuyện Cổ Tích Trên Đỉnh Mồ Côi, tôi vẫn còn ray rứt trước hai câu hỏi không tìm ra lời đáp: Thứ nhất, liệu anh Bông có lấy vợ được không ở cái tuổi bốn lăm ? Người phụ nữ, dù có rộng lượng đến đâu cũng không thể ưng một người chồng đang nuôi 11 đứa con nheo nhóc. Thứ hai, chuyện học hành của 11 đứa trẻ ấy rồi sẽ ra sao giữa đỉnh núi cao hoang vu, heo hút, đường đến trường quanh co, năm ba cây số, dốc núi dựng đứng, trập trùng ? Tôi đã gởi vào đoạn kết câu chuyện một nỗi lo cùng với một niềm tin mong manh, rằng : “Khi bà Tiên qua đời, liệu anh tiều phu có lo cho những thiên thần bé nhỏ ấy học hành đỗ đạt hay không ? Những câu chuyện cổ tích bao giờ cũng đi đến một kết thúc có hậu. Nhưng dân gian thường hay lý giải sự bế tắt bằng những phép mầu. Và tôi hy vọng trong câu chuyện nầy, sẽ có một phép mầu nào đó đến với anh Bông. Phép mầu ấy chính là cái tâm, là lòng nhân ái đang ẩn chứa đâu đây, trên cõi đời nầy”. Và, cái phép màu ấy đã đến với anh Bông và những đứa trẻ mồ côi sau khi câu chuyện được kể trên Sài Gòn Tiếp Thị. Một buổi tối, Dì Ba gọi điện cho tôi, nói như nửa đùa nửa thật : “Con biết không, mấy ngày qua có nhiều cô từ miền Trung đến miền Tây, rồi cả bên Mỹ gọi điện cho thằng Bông để chia sẻ, bày tỏ tình cảm, nhã ý muốn lên đây làm mẹ của mấy đứa nhỏ, giờ con tính sao ?” Gần một năm sau tôi trở lại Đỉnh Mồ Côi thì Câu Chuyện Cổ Tích đã có nhiều thay đổi đến không ngờ. Con đường lên đỉnh núi đã được tráng xi măng để xe gắn máy dễ dàng lên xuống, anh Bông cho biết, ngay tuần đầu sau khi câu chuyện được lên báo, nhiều tổ chức, cá nhân đã mang tiền lên giúp sức, kẽ ít người nhiều, trước hết là giúp anh làm con đường bê tông để giảm bớt nỗi nhọc nhằn khi lên xuống núi. Mới đây, một nhóm thanh niên gọi là nhóm chim cò gồm 36 người do dược sĩ Trần Anh Tuấn dẫn đầu từ Đồng Nai lên chơi, chở lên ba tấm nệm Kim Đan, mấy thùng đồ chơi trẻ em và 14 triệu đồng tặng cho đám trẻ.Có một câu chuyện rất cảm động mà dì Ba nói rằng dì sẽ giữ bí mật cho đến khi nào tôi trở lại để dì dành cho tôi một sự ngạc nhiên. Hôm ấy, có một chàng trai tên là Minh Triển từ Mỹ trở về, một thân một mình trèo lên đỉnh núi, khi tới nơi, anh ôm những đứa trẻ vào lòng rồi bật khóc. Anh nói, đọc câu chuyện trên mạng tưởng người ta hư cấu, không ngờ sự thật là như vậy. Minh Triển cũng không nói gì thêm, trước khi ra về, anh gởi cho dì Ba 300USD cùng với lời hứa sẽ tìm cách giúp dì với anh Bông lo cho mấy đứa nhỏ học hành. Mấy tuần sau, Triển gọi điện qua nói với dì Ba : “Con xin phép được làm con nuôi của má, làm em của anh Bông, làm chú của 11 đứa trẻ để con được góp sức chăm lo cho tụi nó”. Thì ra, trong chuyến đến thăm lần ấy, Triển đã khảo sát dưới chân núi Cấm có trường học dạy từ lớp một đến lớp 12. Anh đề nghị anh Bông xuống chân núi mua đất xây nhà cho các cháu có chỗ ở gần trường để học hành, công việc tiến hành tới đâu Triển gởi tiền về tới đó. Đến nay, ngôi nhà đã được hoàn tất, chiều ngang 9 mét, chiều dài 20 mét, một trệt một lầu, phía sau có 1.000 mét vuông đất vườn. Anh Bông cho biết, Triển gởi về tổng cộng 45.000USD. Ngôi nhà 360 mét vuông, mỗi đứa một phòng ngủ riêng, đó là ý tưởng của Minh Triển vừa tập cho các cháu sinh hoạt độc lập, vừa dự phòng khi chúng lớn lên có đủ không gian để sinh hoạt cá nhân. Lê Minh Với Gia Đình Dì Ba Trong Ngôi Nhà Mới Xây Dưới Chân Núi Cấm Minh Triển là ai ? Tôi gởi lại địa chỉ mail cho anh Bông với hy vọng sẽ liên lạc với con người khá bí ẩn nầy. Anh Bông lấy ra cho chúng tôi xem hơn mười lá thư của các chị, các cô gởi về, không chỉ từ mọi miền đất nước mà cả những lá thư cách nửa vòng trái đất. Mỗi người kể một hoàn cảnh, một tâm sự khác nhau. Nhưng thật đáng trân trọng vì hầu hết những lá thư đều bày tỏ lòng trân trọng với anh Bông. Ai cũng muốn chung vai gánh vác với anh một phần trách nhiệm. Một chị ở Hà Nội tâm sự rằng, chị lấy chồng gần năm năm nhưng không có khả năng sinh con, bị chồng bỏ đi lấy vợ khác, chị sống trong những ngày tuyệt vọng thì tình cờ đọc được câu chuyện về anh, bỗng dưng chị khát khao muốn được làm mẹ của những đứa con anh, được bồng ẵm, được chăm sóc chúng như con ruột của mình. Một chị ở Cali thì đặt thẳng vấn đề kết hôn với anh và bảo lãnh cho những đứa con anh du học. Tôi hỏi Bông tính sao, anh cười hiền : “Mình chẳng biết tính sao cả, đã thề sống độc thân để nuôi tụi nó rồi, giờ lấy vợ, liệu người ta có thương tụi nó bằng mình không, nói thì nói vậy chớ chạm vào thực tế mới biết, không khéo sẽ đỗ vỡ hết, sẽ nát bét hết . . . . .” * * * * * * * * Mấy ngày sau, tình cớ tôi nhận được mail của Minh Triển, anh tâm sự khá dài. Ngoài những điều như dì Ba và anh Bông kể, Triển còn cho biết tuổi thơ của anh ở Trà Vinh đã trải qua những tháng ngày cơ cực, mồ côi cha từ bé, phải nghỉ học sớm để mưu sinh. Năm 15 tuổi, Triển theo một chiếc tàu đánh cá ra khơi và không ngờ rằng mình đặt chân lên đất Mỹ. Tuổi thơ lưu lạc, khao khát tình thương. Khi lên tới Đỉnh Mồ Côi, Triển như thấy bóng dáng thân phận mình qua từng đứa trẻ. Về Mỹ, anh quyết định gom đến đồng bạc cuối cùng của mình dành dụm bao nhiêu năm để làm một điều gì đó nhằm giảm bớt nỗi bất hạnh cho những đứa trẻ ấy, Triển cảm thấy như được bù đắp cho những mất mát của chính tuổi thơ mình. * * * * * * * * Tháng 5 năm 2010, tôi sang Mỹ và gởi mail báo tin cho Triển. Một sáng sớm, Triển đến đón tôi từ Fullerton về San Diego, nơi anh đang ở. Những ngày ở đây, tôi lại được sống trong câu chuyện cổ tích và những phép màu : Em mồ côi cha từ nhỏ, năm 15 tuổi, em theo một chiếc ghe biển làm thuê kiếm tiền nuôi mẹ và hai đứa em. Một hôm, em thấy lạ, chiếc ghe cứ đi mãi, đi mãi không đánh cá mà cũng không về, và em đã hiểu ra rằng họ đi vượt biên. Cuộc đời em bắt đầu sang trang từ đó. Những ngày đầu sống trên đảo Bidong, em tìm đến xin việc ở một lò bánh mì của một người Việt tỵ nạn, người ta không nhận, em tìm gặp ông chủ để năn nỉ : “ Xin ông cho con được làm công, không cần trả lương, chỉ cần ông cho con mỗi ngày hai ổ bánh mì thôi”. Ông nhận em vào làm và được trả công mỗi ngày hai ổ bánh mì. Được vài tháng em nói với ông chủ : “ Con muốn đi bán bánh mì nhưng không có vốn, xin ông cho con lấy bánh trước, chiều về con trả tiền”. Ngày đầu em lấy mười ổ đi bán trong các trại tỵ nạn, ngày sau mười lăm ổ, rồi hai mươi ổ . . . con số cứ tăng dần. Không biết từ lúc nào, ông chủ lò bánh mì thương em như con ruột. Một hôm ông gọi em đến nói : “ Tao được xét đi Úc rồi, cái lò bánh mì có nhiều người mua nhưng tao không bán, tao tặng lại cho mầy . . .”. Những ngày trước khi đi, ông chỉ dạy cho em cách làm bánh. Bỗng dưng em trở thành ông chủ nhỏ như một giấc mơ. Vài tháng sau em có tiền, em tiếp tục mua thêm một lò bánh mì nữa của một người được xét đi Mỹ. Khoảng sáu tháng sau, trên đảo xảy ra sự cố : Một người tỵ nạn say rượu nổi loạn bắn chết một nhân viên của Cao ủy. Họ nỗi giận, họ trừng phạt bằng cách cắt trợ cấp lương thực. Hàng ngàn người tỵ nạn rơi vào tình trạng đói khát. Lúc ấy, hai lò bánh của em không kinh doanh nữa mà chuyển sang cứu đói, mỗi ngày làm ra bao nhiêu bánh mì em đem phát không cho họ. Nhiều người mắng chửi em ngu dại, đây là thời cơ hốt bạc mà không biết nắm bắt để kinh doanh. Em nghĩ đã đến đây, đã lâm vào tình cảnh nầy thì ai sao mình vậy. Bao nhiêu vốn liếng em tiếp tục bỏ ra mua bột làm bánh cứu đói đến đồng bạc cuối cùng, đến hai lò bánh mì đóng cửa. Sau sáu tháng trừng phạt, Cao ủy họ tiếp tục cứu trợ lương thực cho người tỵ nạn. Một người quen tới rủ em : “Mầy có lò bánh, có nghề, tao có ít vốn, mình hợp tác làm ăn”. Hai lò bánh mì hoạt động trở lại cho đến ngày em đi Mỹ. Sang Mỹ, em lại gặp một sự cố đáng buồn. Lúc làm hồ sơ đi Mỹ, theo quy định thì những người dưới 18 tuổi phải có người đỡ đầu, tối thiểu phải là họ hàng thân thuộc, em nhờ một người quen nhận em là cháu. Nhưng khi tới Mỹ thì họ lấy hết tiền trợ cấp, mỗi tuần chỉ đưa lại cho em 10USD. Em với mấy người bạn Việt cùng cảnh ngộ se phòng trọ để đi học, đi nhặt rác và đi giao báo để kiếm sống. Mỗi tuần kiếm được năm bảy chục đô, cứ lây lất như thế cho đến khi vào đại học. Và, cuộc đời em sẽ không biết ra sao nếu không có một “phép màu”, em cho rằng đó là một phép màu. Hôm ấy một thằng bạn rủ em tới nhà cha nuôi của nó chơi. Ông nầy là một người Mỹ, trước đây là một tiểu thương đã nghỉ hưu, sống độc thân và khá giả, ông đã nhận bốn sinh viên Việt Nam làm con nuôi. Sau cuộc gặp gỡ ấy, ông lại nhận thêm em, là đứa con nuôi thứ năm. Từ đó, thỉnh thoảng ông gọi em tới chơi, làm thức ăn đãi em, rồi hỏi thăm, dạy bảo. Dần dà, em cảm nhận ở ông một tình cảm rất lạ, rất đầm ấm, rất chân thành. Có hôm trời mưa, ông gọi điện hỏi em đang ở đâu, em nói đang ở ngoài đường. Giọng ông tỏ ra lo lắng : “ Tao đã bảo mầy trời mưa không được ra ngoài !”. Một hôm ông gọi em tới và ôn tồn nói : “Tao thấy mầy học ngành điện không ổn, ở đây có nhiều kỹ sư điện thất nghiệp, còn nếu có việc làm thì cũng chỉ đủ sống. Mầy nghỉ học đi, mở cái công ty cắt cỏ, tao giúp cho”. Ở Mỹ, trừ khu trung tâm thành phố, mỗi nhà đều bắt buộc phải có khu đất trồng cỏ, nếu không trồng thì bị phạt, còn trồng mà hàng tháng không cắt theo quy cách cũng bị phạt. Ông tư vấn cho em từ việc thành lập công ty, cách quản lý, cách tiếp thị, quảng cáo . . . Dạo quanh thành phố San Diego, thấy những chiếc xe bán tải với mấy người Mễ chở máy móc đi cắt cỏ cho các sân vườn, Triển nói công nhân của em đó, rồi kể tiếp : Sau chuyến về Việt Nam gặp anh Bông và những đứa trẻ trên núi Cấm, em quyết định chuyển toàn bộ số tiền trong tài khoản về cho anh ấy mua đất và cất nhà dưới chân núi. Nhưng rồi em nghĩ, đó chỉ là việc khởi đầu cho một tương lai dài đăng đẳng của mười một đứa bé. Làm sao cho chúng học hành tới nơi tới chốn, có một cuộc sống đàng hoàng, đó là khát vọng lớn nhất của em. Em đem chuyện ấy bàn với ba nuôi và ngỏ ý muốn lập một hội từ thiện. Ông nói, trong mấy đứa con nuôi, ngay từ đầu tao thấy mầy là đứa có tấm lòng, sống phải biết vì quê hương, vì đồng bào mầy ạ. Mầy lập hội từ thiện đi, tao đứng ra giúp đỡ, mầy quyên góp được một đồng, tao cho thêm một đồng . . . Em cũng không ngờ, năm đầu tiên em vận động được 37 ngàn USD, ổng góp vô 37 ngàn nữa. Vậy là, ngoài việc chu cấp cho mười một đứa con nuôi, số tiền quỹ từ thiện hàng năm em mang về giúp đỡ trẻ em nghèo các tỉnh. Một hôm, ba nuôi gọi em đến, ông nói tao bây giờ già rồi, không biết ra đi ngày nào, tao đã nhờ luật sư làm di chúc, giao lại toàn bộ tài sản và tiền bạc trong nhà băng cho mầy. Em cầm tờ di chúc mà bủn rủn tay chân, số tiền quá lớn, tài sản cũng quá lớn. Và lớn lao hơn hết là tấm lòng của một người cha không cùng màu da sắc tộc.
Tôi hỏi Triển dự định thế nào với tờ di chúc ấy, anh nói : Võ Đắc Danh Source: http://www.vodacdanh. com/2017/02/co-tich-tren-inh- mo-coi-ky-cuoi.html |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 12/Dec/2017 lúc 9:53am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 16/Dec/2017 lúc 9:32am |
Quà Giáng Sinh Cho Con
Có bao giờ quý vị đặt câu hỏi tại sao người ta tặng quà cho nhau
trong dịp Giáng Sinh không? Chúng ta có tục lệ tặng quà cho nhau nhân
dịp Giáng Sinh ít nhất là vì hai lý do sau đây:
1. Giáng Sinh là ngày Thiên Chúa ban cho nhân loại món quà vô giá của thiên đàng đó là Chúa Cứu Thế Giêsu
Trong đêm Chúa giáng sinh, thiên thần đã hiện xuống loan báo cho các
mục đồng: “Đừng sợ chi, vì này ta báo cho các ngươi một tin lành, ấy là
hôm nay tại thành Đa-vít Chúa Cứu Thế đã sinh ra!” Chúa Cứu Thế là món
quà Thiên Chúa hứa ban cho nhân loại mấy ngàn năm trước. Ngày Chúa Cứu
Thế giáng sinh là ngày nhân loại nhận món quà quý giá và cần thiết đó.
Tuy nhiên, mỗi chúng ta có thật sự nhận được quà của Thiên Chúa hay
không là tùy chúng ta có bằng lòng tiếp nhận Chúa Cứu Thế và mời Ngài
ngự vào làm Chủ cuộc đời chúng ta hay không.
2. Khi Chúa ra đời có các nhà thông thái bên Đông phương theo vì sao lạ đi tìm Chúa.
Khi gặp Ngài, các nhà thông thái đã dâng cho Chúa Hài Đồng ba món quà
đặc biệt là vàng, nhũ hương và một dược, nói lên ba chức vụ quan trọng
của Ngài. Vàng cho thấy Chúa là Vua của nhân loại, nhũ hương chỉ về chức
thầy tế lễ của Ngài. Chúa sẽ dâng chính Ngài làm tế lễ để cứu nhân loại
và một dược chỉ về những khổ nạn Chúa phải chịu. Chúa Cứu Thế phải chịu
chết cách đau đớn trên cây thập giá để cứu nhân loại ra khỏi tội.
Mong rằng Giáng Sinh năm nay khi tặng quà cho nhau chúng ta đã hiểu tại
sao mình lại tặng quà nhân dịp Giáng Sinh. Nhân nói về quà cáp, trong
câu chuyện gia đình hôm nay chúng tôi xin chia sẻ vài điều về món quà
chúng ta mua cho con em trong gia đình.
Con em trong gia đình
chúng ta mấy hôm nay có lẽ suy nghĩ nhiều về những món quà các em mơ ước
nhận được trong mùa Giáng Sinh này. Một số những mơ ước đó sẽ được
chương trình “Niềm Mơ Ước Giáng Sinh” đáp ứng. Những em khác có lẽ đã
chia sẻ ước mơ của mình cho ông bà, cha mẹ và những người thân khác
trong gia đình và ước mong điều mình mơ ước sẽ được toại nguyện.
Có lẽ mấy hôm nay một số quý vị phụ huynh cũng suy nghĩ không biết nên
cho con quà gì nhân dịp Giáng Sinh này. Và có thể quý vị đang gặp nan đề
vì vợ chồng không đồng ý với nhau về món quà sẽ mua cho con. Có lẽ
chồng thì muốn cho con món quà con thích như đồ chơi hoặc các loại game,
băng video băng nhạc, v.v… Nhưng vợ lại muốn cho con quần áo giày dép
hay những vật dụng thiết thực. Như vậy chúng ta nên theo ý ai và nên mua
gì cho con?
Có người nhớ lại hồi nhỏ mình mặc cảm vì gia đình
nghèo thiếu, buồn vì thèm muốn những món đồ chơi con nhà giàu có mà mình
không bao giờ được đụng đến, vì thế bây giờ sẵn sàng cho con những gì
con muốn để các em không phải thèm thuồng mơ ước điều gì. Nhưng có người
thì không đồng ý, bảo rằng cho con tất cả những gì con muốn là làm hại
con.
Thật ra ngày nay chúng ta thấy cha mẹ thường có khuynh hướng
cho con quá nhiều vật chất: đồ chơi, quần áo và bất cứ điều gì con
muốn. Nhiều người nghĩ rằng nếu mình thương con và muốn tuổi thơ ấu của
con được vui vẻ thì nên cố gắng cho con những gì con thích. Thật ra, lý
do sâu xa khiến cha mẹ muốn cho con những gì con muốn là vì cha mẹ không
dám nói: “Không” với con. Ngày nay ít có ai dám nói thẳng với con rằng
ba má sẽ không mua cho con điều con thích vì con không cần, chưa cần
hoặc nó không tốt cho con. Nhiều người không dám nói như thế vì sợ con
buồn, giận và không thương mình nữa. Nhất là những người gia đình không
trọn vẹn, bây giờ chỉ còn con cái là nguồn vui, là hạnh phúc của đời
sống, vì thế bằng mọi giá cố gắng chiều con. Có người lại nói: Ngày xưa
mình nghèo, phải chấp nhận thiếu thốn, còn bây giờ làm có tiền, tại sao
không cho con cái hưởng những điều tay mình làm ra? Mình làm là để cho
con, sao không cho con hưởng?
Là cha mẹ chúng ta phải cho con
đầy đủ những điều cần dùng trong đời sống, đó là điều phải, đó là trách
nhiệm của cha mẹ. Tuy nhiên, vì sống trong xã hội tư bản, nhu cầu vật
chất lúc nào cũng được nhắc đến, được quảng cáo khắp nơi, con em chúng
ta dễ bị cám dỗ nay mong có điều này, mai mong ước điều kia, hầu hết là
những điều không cần thiết. Nếu chúng ta chiều theo tất cả những ước
muốn của con, chúng ta sẽ làm hại con hơn là mang lại ích lợi và vui
thỏa cho con.
Một người bạn của chúng tôi mới về Việt Nam trở lại
chia sẻ nhận xét sau đây. Anh nói: Trẻ em ở quê nhà không có nhiều đồ
chơi, quần áo và mọi thứ như trẻ con ở Mỹ, nhưng nét mặt các em thanh
thản, vui tươi. Khi được ai cho một cái kẹo, cái bánh hoặc ngay cả khi
chơi với những viên đá, hòn sỏi, nhánh cây, các em cũng chơi thật vui vẻ
thỏa thích. Trẻ em ở Mỹ có đầy đủ những điều các trẻ em khác mơ ước
nhưng có bao nhiêu em vui vẻ thỏa lòng, không than phiền, không mơ ước
gì nữa.
Nếu quan sát những gia đình chung quanh mình, đặc biệt là
những gia đình trẻ, có một hai đứa con, vợ chồng có công ăn việc làm
tốt, chúng ta sẽ thấy nhà nào cũng đầy đồ chơi, kể cả những đồ chơi mới
vừa xuất hiện ở thị trường và những đồ chơi đắt tiền nhất. Có những em
mới một, hai tuổi, một mình em có cả một nhà đồ chơi, đủ màu đủ loại.
Cha mẹ thương con và muốn cho con được đầy đủ, đó là điều tốt nhưng lắm
khi chúng ta đua nhau cho con quá nhiều, quá đáng một cách không cần
thiết.
Trong tờ Focus on the Family số tháng 12 năm 1996, Tiến sĩ
James Dobson có bàn về vấn đề mua quà cho con. Ông đưa ra một số ý kiến
rất thực tế, chúng tôi xin chia xẻ lại với quý vị sau đây:
Nếu chúng ta cho con cái quá nhiều vật chất các em sẽ không biết quý những gì mình có
Nếu để ý cách con cháu trong nhà mở quà trong dịp sinh nhật hay Giáng
Sinh chúng ta sẽ thấy điều đó. Vì có quá nhiều quà, các em mở cách vội
vàng, cẩu thả. Khi đã biết món quà đó là gì, các em chỉ liếc mắt nhìn
một cái hoặc nếu thích thì ôm vào lòng một vài giây rồi tiếp tục mở
những quà khác. Nhiều khi các em mở hết bao nhiêu quà rồi mà chẳng lộ vẻ
gì thích thú. Và thường các em chỉ thích vài món quà trong một thời
gian ngắn là chán, rồi lại trông mong được quà khác. Ít có em nào quý
món quà mình có lâu dài. Không những thế khi có quá nhiều, các em sẽ
phung phí, không chăm sóc giữ gìn điều mình có.
Nếu chúng ta cho con tất cả những gì con muốn, các em sẽ không có lòng biết ơn
Khi con em chúng ta muốn gì cũng có, các em không biết ơn cha mẹ và
người đã tặng quà cho các em. Không những thế, các em có thể nghĩ rằng
việc cha mẹ cho các em những gì các em muốn là điều dĩ nhiên, vì trách
nhiệm của cha mẹ là phải cung cấp đầy đủ mọi sự cho con. Có những em vì
được cha mẹ chiều, muốn gì cũng có nên sinh ra khó tính, hay đổi ý, hay
đòi hỏi điều này điều kia làm cha mẹ phải khổ sở, vất vả, mất bao nhiêu
thì giờ, tiền bạc mà con vẫn không thỏa lòng.
Nếu cha mẹ sẵn sàng cho con những gì con muốn, các em sẽ mau chán điều
mình có và luôn luôn trông mong những món quà khác mới hơn.
Khi
con em chúng ta được cha mẹ cho quá nhiều một cách quá dễ dàng, các em
không những không biết quý những gì mình có, dù đó là những món đắt tiền
và là điều các em mong ước. Các em cũng không biết ơn cha mẹ nhưng sẽ
tiếp tục mong muốn thêm những điều khác. Lòng ham muốn và ước mơ trong
các em không bao giờ được thỏa đáp. Vì bản tính tham lam trong con
người, chúng ta không bằng lòng với những gì mình có nhưng luôn luôn
muốn có thêm. Con em chúng ta cũng vậy, nếu nhận được điều mình mong
muốn cách dễ dàng, các em sẽ tiếp tục ham muốn và mơ ước mãi.
Nếu cho con tất cả những gì con muốn, con em chúng ta sẽ trở thành ích kỷ
Các em sẽ đòi hỏi cha mẹ nhiều vì ham muốn nhiều và trở thành người ích
kỷ, không biết nghĩ đến người khác, không biết chia xẻ điều các em có
với người khác.
Vì những nguy hại trên, đây là những điều chúng ta cần để ý khi mua quà cho con:
Đừng cho con ngay những gì con muốn
Cha mẹ có trách nhiệm cung cấp cho con những gì con cần nhưng cẩn thận
với những điều con muốn. Một nguyên tắc mà mới nghe chúng ta thấy như là
nghịch lý, đó là nếu muốn con vui và thỏa lòng, đừng cho con ngay những
gì con muốn, cũng đừng cho tất cả những gì con muốn. Khi con chúng ta
muốn gì cũng có và có ngay, các em sẽ mất đi niềm vui và sự thỏa mãn lâu
dài. Ngược lại, khi chúng ta để con phải chờ đợi, phải đóng góp hay
phải hội đủ một số điều kiện nào đó mới được điều các em muốn, các em sẽ
quý điều đó và yêu thích nó nhiều hơn.
Đừng cho con những món quà quá lớn hoặc quá sớm so với tuổi của con
Nếu cha mẹ cho con những món quà quá lớn so với tuổi của con hoặc những
món quà tốt nhưng quá sớm, con chưa sử dụng được. Đó là chúng ta vô
tình cướp mất niềm vui của con. Có người cho con thật nhiều để bù đắp sự
thiếu thốn tình thương mà con phải chịu, hoặc để bù đắp những thì giờ
cha mẹ không thể dành cho con. Nhiều người con chưa vào trung học đã mua
computer thật đắt tiền cho con, con vừa được 16 tuổi đã mua cho con một
chiếc xe mới thật sang, để rồi sau đó phải khổ sở, nhức đầu vì con
không biết gìn giữ, không biết quý những điều mình có.
Đừng chạy theo thời trang hay theo thị hiếu chung của người chung quanh khi chọn quà cho con
Năm 1996, món quà em nào cũng muốn có là con búp bê đặc biệt, gọi là
Tickle Me Elmo. Con búp bê nhỏ náy giá khoảng ba mươi Mỹ kim và các chợ
đã bán hết, ai chưa mua được thì không đâu có nữa. Tại sao người ta phải
chạy theo những món đồ chơi đó? Vì trẻ em ở đây có quá nhiều đồ chơi,
đủ loại đủ kiểu, các em đã chán, bây giờ phải tìm cái gì cho thật lạ,
thật mới chưa ai có các em mới thích. Chúng ta nên tránh chạy theo thời
trang, cố gắng mua cho con món quà mà ai cũng trầm trồ, mơ ước, trái lại
chọn cho con món quà thích hợp với con, hữu ích cho sự học hỏi và phát
triển năng khiếu của con.
Ngoài ra chúng ta cũng cần dạy cho con biết chia xẻ với người khác chứ đừng chỉ nghĩ đến thâu nhận cho mình
Thánh Kinh dạy “Ban cho thì có phước hơn là nhận lãnh.” Trong mùa Giáng
Sinh này, chúng ta cũng nên nhắc con nghĩ đến những người kém may mắn
hơn mình và xem các em có thể tặng gì cho người đó hay chia xẻ điều gì
với người đó để bày tỏ lòng yêu thương và lòng biết ơn Chúa về những
điều Chúa đã ban cho các em.
Minh Nguyên
Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 16/Dec/2017 lúc 10:56am |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 19/Dec/2017 lúc 10:27am |
Hai Kẻ "Ăn Mày" !???
Vào ngày kết hôn, mẹ hỏi tôi: “Hai người trông giống ăn mày ngồi ở nơi vắng vẻ kia là ai vậy?… Khi tôi nhìn sang, chợt thấy một ông lão đang nhìn chằm chằm về phía mình, bên cạnh còn có một bà lãọ Thấy tôi nhìn sang, họ liền vội vã cúi gầm mặt xuống. Tôi không quen biết gì với cả hai người, nhưng nhìn họ cũng không giống những người ăn xin, quần áo họ mặc trông còn mớị Điều khiến mẹ nói họ giống ăn mày là vì cái lưng còng, bên cạnh còn có cây gậỵ Mẹ bảo Thiên Trì vốn là cô nhi, bên đó vốn không có người thân đến, nếu như không phải chỗ quen biết gì thì hãy đuổi họ đi. “Thời buổi này, những người ăn xin rất là xấu nết, cứ thích đợi ở trước cửa nhà hàng, thấy nhà nào có đám tiệc liền giả làm người thân đến ăn chực”. Tôi nói: “Chắc không vậy đâu mẹ, để con gọi Thiên Trì đến để hỏi thử xem saỏ”. Thiên Trì giật mình hoảng loạn khiến cho những bó hoa tôi đang cầm trên tay rơi “bịch” xuống đất, cuối cùng anh ấp a ấp úng nói họ chính là ông chú và bà thím của mình. Tôi khẽ liếc mẹ một cái, ý nói rằng suýt chút nữa đã đuổi người thân đi rồi. Mẹ nói: “Thiên Trì, con không phải là cô nhi saỏ Vậy thì người thân ở đâu ra vậy”. Thiên trì sợ mẹ, cúi gầm mặt xuống nói đó là họ hàng xa của anh, rất lâu đã không qua lại rồi, nhưng kết hôn là chuyện lớn, trong nhà ngay cả một người thân cũng không đến, trong lòng cảm thấy rất đáng tiếc, vậy nên… Tôi dựa vào vai Thiên Trì, trách anh có người thân đến mà không nói sớm, chúng ta nên đặt cho họ một bàn, nếu đã là họ hàng thân thích thì không thể ngồi ở bàn dự bị được. Thiên Trì ngăn lại, nói là cứ để họ ngồi ở đó đi, ngồi ở bàn khác họ ăn uống cũng không thấy thoải mái. Mãi đến lúc mở tiệc, ông chú và bà thím cũng vẫn ngồi ở bàn đó. Lúc mời rượu đi ngang qua bàn hai người ngồi, Thiên Trì do dự một hồi rồi vội kéo tôi đi ngang quạ Tôi ngoảnh đầu nhìn lại, thấy họ cúi mặt xuống đất, nghĩ ngợi một hồi, tôi kéo Thiên Trì trở lại: “Ông chú, bà thím, chúng con xin kính rượu hai người!”. Hai người ngẩng đầu lên, có phần ngạc nhiên nhìn chúng tôi. Đầu tóc hai cụ đều đã bạc trắng hết cả, xem ra già nhất cũng đã bảy tám chục tuổi rồi, đôi mắt của thím rất sâu, mặt tuy đối diện với tôi nhưng ánh mắt cứ lờ đờ, chớp giật liên hồi. Tôi lấy tay quơ qua quơ lại vô định trước mặt bà thím, không thấy có phản ứng gì, thì ra bà thím là một người mù. “Ông………ông chú…. bà thím….., đây là vợ con Tiểu Khiết, bây giờ chúng con xin được kính rượu hai người!”, Thiên Trì đang dùng giọng quê để nói chuyện với họ. “Ờ…..ờ……”, ông chú nghiêng nghiêng ngả ngả đứng dậy, tay trái vịn vào vai của thím, còn tay phải run run nhấc ly rượu lên, lòng bàn tay đều là những vết chai màu vàng, giữa những khe móng tay dày cộm còn dính lại bùn đất màu đen. Những tháng ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời khiến cho họ bị còng lưng quá sớm. Tôi kinh ngạc phát hiện rằng, chân phải của ông chú là một khoảng trống không. Bà thím thì bị mù, ông chú thì bị què, sao lại trên đời lại có một đôi vợ chồng như thế? “Đừng có đứng nữa, hai người hãy ngồi xuống đi”. Tôi đi sang dùng tay dìu họ. Ông chú loạng choạng ngồi xuống, lúc ấy không hiểu tại sao bà thím lại nước mắt đầm đìa, chảy mãi không thôi, còn ông chú thì chẳng nói chẳng rằng lấy tay vỗ nhẹ vào lưng bà. Tôi thật muốn khuyên họ vài câu, nhưng Thiên Trì đã kéo tôi rời khỏi. Tôi nói với Thiên Trì rằng: “Đợi đến khi họ về nhà hãy cho họ chút tiền đi, tội nghiệp quá. Hai người đều bị tàn tật cả, những tháng ngày sau này không biết ông bà phải sống thế nào đây”. Thiên Trì gật gật đầu không có nói gì cả, chỉ ôm chặt lấy tôi. Đêm trừ tịch đầu tiên sau ngày cưới. Thiên Trì bảo rằng dạ dày bị đau nên không ăn cơm tối được, cứ thế đi về phòng ngủ. Tôi bảo mẹ hãy nấu chút cháo, rồi cũng theo vào phòng. Thiên Trì nằm trên giường, trong mắt vẫn còn đọng nước mắt. Tôi bảo: “Thiên Trì không nên như vậy, đêm trừ tịch đầu năm mà không ăn cơm tối với cả nhà, lại còn chạy về phòng như thế nữạ Cứ như là cả nhà em bạc đãi anh vậy, cứ mỗi lần đến ngày lễ Tết đều bị đau dạ dày, sao lại có chuyện như vậy được? Thật ra em biết anh không phải là bị đau dạ dày, nói đi, rốt cuộc là có chuyện gì vậy?" Thiên Trì rầu rĩ một hồi lâu, rồi nói: “Xin lỗi, chỉ là anh nhớ đến ông chú và bà thím, còn có ba mẹ đã mất của anh nữạ Anh sợ trong lúc ăn cơm không nhịn được, sẽ khiến cho ba mẹ không vui nên mới nói là bị đau dạ dày”. Tôi ôm chầm lấy anh, nói: “Ngốc quá, nhớ họ thì khi đón Tết xong chúng ta sẽ cùng đi thăm họ là được rồi, hơn nữa em cũng rất muốn biết là hai người họ sống thế nào”. Thiên Trì nói: “Thôi, đường núi đó rất khó đị Em sẽ mệt, hãy đợi khi nào đường xá thông suốt, chúng ta khi đó chắc cũng đã có con cái rồi, lúc đó sẽ dẫn em đến đó thăm họ vậy”. Trong lòng tôi rất muốn nói: “Đợi đến khi chúng ta có con rồi, chắc họ đã không còn nữa!”, nhưng không dám nói ra, chỉ nói hãy gửi chút tiền và đồ dùng cho họ vậy! Giữa kì trung thu năm thứ hai. Tôi vừa khéo đang công tác ở bên ngoài, Tết Trung Thu ngày đó lại không về nhà được. Tôi rất nhớ Thiên Trì và ba mẹ, nên liền gọi điện cho Thiên Trì nấu cháo điện thoại rất lâu Tôi hỏi Thiên Trì rằng những lúc nhớ tôi ngủ không được thì làm thế nào đây? Thiên Trì bảo là lên mạng hoặc là xem ti vi, nếu như vẫn không được thì nằm ở đó, mở to mắt mà nhớ tôi vậỵ. Buổi tối hôm đó, chúng tôi nói chuyện mãi đến khi điện thoại hết pin mới thôi. Vốn dĩ muốn chọc ghẹo chồng một chút, thật không ngờ… Nằm trên giường ngủ trong khách sạn, nhìn ánh trăng tròn bên ngoài cửa sổ, tôi làm thế nào cũng không ngủ được. Mở to đôi mắt mà nước mắt cứ chảy mãi không ngừng, tôi thất sự rất nhớ Thiên Trì, nhớ ba và mẹ. Nghĩ rằng Thiên Trì chắc cũng không ngủ được, nói không chừng vẫn còn đang ở trên mạng. Tôi liền bật dậy mở vi tính, tạo một cái nick mới tên là “lắng nghe lòng bạn”, để chọc ghẹo Thiên Trì một chút. Dò tìm một chút, quả nhiên Thiên Trì vẫn còn ở đó, tôi chủ động nhập nick của anh, anh chấp nhận. Tôi hỏi anh: “Ngày Tết trung thu muôn nhà đoàn viên như thế này, sao anh vẫn còn dạo chơi trên mạng vậy” Anh trả lời: “Vì vợ tôi đang đi công tác bên ngoài, tôi nhớ cô ấy đến không ngủ được, vậy nên lên mạng xem thế nào”. Tôi rất vừa ý với câu nói này. Tôi lại gõ tiếp: “Vợ không có nhà, có thể tìm một người tình khác để thay thế mà, giống như nói chuyện trên mạng vậy nè, tâm sự để tự an ủi mình một chút”. Một lúc lâu, anh ấy mới trả lời lại: “Nếu như cô muốn tìm người tình, vậy thì xin lỗi vậy, tôi không phải là người cô cần tìm, tạm biệt”. “Xin lỗi, tôi không phải là có ý đó, anh đừng giận nha”, Pa….pa…pa…Tôi vội vàng gửi tin nhắn cho anh. Một lát sau, anh ấy hỏi tôi: “Sao bạn lại dạo chơi trên mạng vậy? Tôi nói: “Tôi làm việc bên ngoài, bây giờ cảm thấy rất nhớ ba và mẹ. Lúc nãy cũng vừa mới nói chuyện với bạn trai xong, nhưng vẫn không ngủ được, liền lên mạng để giải trí một chút”. “Tôi cũng rất nhớ ba và mẹ tôi, chỉ có điều là người thân đang ở bên ngoài, con muốn phụng dưỡng mà không được”. “Người thân ở bên ngoài, con muốn phụng dưỡng mà không được. Nói vậy là sao? Tôi lặp lại câu này rồi gửi cho anh. Tôi có chút khó hiểu, Thiên Trì sao lại nói những lời như thế? “Bạn tên là ‘lắng nghe lòng bạn’, hôm nay tôi sẽ kể cho bạn nghe vậỵ Có một vài chuyện mà để trong lòng quá lâu thế nào cũng sẽ sinh bệnh, đem nói ra chắc sẽ dễ chịu hơn một chút, dù sao đi nữa tôi và bạn cũng không biết gì nhau, bạn cứ xem như là nghe một câu chuyện vậy”. Thế là, tôi tình cờ biết được câu chuyện mà Thiên Trì đã cất giấu trong lòng bấy lâu nay. “30 năm trước, cha tôi lúc ấy đã gần 50 tuổi rồi mà vẫn chưa lấy được vợ, vì ông bị què cộng thêm gia cảnh nghèo khó nên không có cô gái nào muốn gả về gia đình ông. Về sau, trong làng có một ông lão ăn xin dẫn theo cô con gái bị mù. Ông già đó bị bệnh rất nặng, ba tôi thấy họ đáng thương liền bảo họ vào nhà nghỉ ngơị Thật không ngờ vừa nằm xuống thì không dậy được nữa, sau này con gái của ông già đó, cũng chính là cô gái mù kia đã được gả cho ba tôi Hai năm sau thì sinh ra tôi. Nhà chúng tôi sống rất kham khổ, nhưng trước sau tôi vẫn không hề đói bữa nào. Ba mẹ không thể trồng trọt được, không có thu nhập, đành phải tách hạt bắp cho người ta, một ngày lột đến cả mười ngón tay đều sưng rộp lên chảy cả máu, ngày hôm sau liền quấn tấm vải rồi tách tiếp. Vì để cho tôi được đi học, trong nhà ba mẹ nuôi ba con gà mái, hai con đẻ trứng bán lấy tiền, con còn lại đẻ trứng cho tôi ăn. Mẹ bảo rằng những lúc bà đi xin ăn ở trong thành phố, nghe nói những đứa trẻ trong thành đi học đều được ăn trứng gà, con nhà chúng ta cũng được ăn, sau này nhất định sẽ thông minh hơn cả những đứa trẻ khác trong thành. Vậy mà trước sau họ đều không ăn, có lần tôi nhìn thấy mẹ sau khi đánh quả trứng vào nồi, bà đã dùng lưỡi liếm liếm những lòng trắng còn sót lại trong vỏ trứng, tôi liền ôm chầm lấy bà khóc sướt mướt. Dù nói thế nào, tôi cũng không chịu ăn trứng nữa, ba tôi sau khi biết được đầu đuôi câu chuyện, tức giận đến mức muốn dùng gậy đánh mẹ. Cuối cùng tôi đã thỏa hiệp, điều kiện tiên quyết chính là chia đều quả trứng đó để ba người chúng tôi cùng nhau ăn. Tuy họ đã đồng ý, nhưng mỗi lần cũng chỉ là dùng răng nhâm nhi một hai miếng cho có vậy thôi. Những người trong thôn trước giờ đều không hề gọi tên tôi, mà đều gọi tôi là con của ông chồng què bà vợ mù. Ba mẹ chỉ cần nghe thấy có người gọi tôi như vậy, thì nhất định sẽ liều mạng với người đó. Mẹ nhìn không thấy thì sẽ lấy miếng gạch mà ném loạn xạ cả lên, miệng chửi rằng:“Cái đồ trời đánh nhà chúng mày, chúng tôi tuy bị què bị mù, nhưng con chúng tôi bình thường lành lặn, nên không cho phép chúng mày gọi như thế. Sau này chúng mày sẽ chẳng có đứa nào bằng được con tao cả”. Kì thi trung học năm đó, đứa con trai của vợ chồng què mù kia thi được giải nhất huyện, khiến cho họ thật sự được nở mày nở mặt một phen. Mọi người trong thị trấn đã chu cấp tất cả số tiền học phí thay nhà chúng tôi, ngày tiễn tôi đi lên thành phố học, ba tôi cũng lần đầu tiền bước ra khỏi làng vùng sâu vùng xa này. Lúc lên xe, nước mắt tôi chảy mãi không dừng. Ba một tay chống gậy, một tay lau nước mắt cho tôi. “Vào thành phố rồi hãy cố gắng học hành, sau này sẽ tìm được việc làm và lấy vợ ở đó luôn. Người khác mà có hỏi đến ba mẹ con thì con hãy nói rằng con là trẻ mồ côi, không có ba mẹ, nếu không thì người khác sẽ xem thường con cho xem. Nhất là con sẽ không lấy được vợ, người ta sẽ chê bai con. Nếu làm lỡ việc lấy vợ của con thì ba cũng không còn mặt mũi nào để đi gặp tổ tiên nữa”. “Ba!”, tôi bảo ông đừng nói nữa, “đây là những lời gì thế, chỉ có những kẻ không ra gì mời không chịu nhận ba mẹ thôỉ”. Mẹ cũng nói: “Những lời này đều đúng cả đấy, con phải nghe mới được. Con có còn nhớ lúc còn ở trong trường hay không? Chỉ cần nói con là con cái của vợ chồng què mù trong làng, mọi người thì lập tức khinh thường chế giễu con ngaỵ Lúc mới bắt đầu, ngay cả thầy cô trong trường cũng không thích con. Sau này nếu con dẫn vợ thành phố về thì hãy nói chúng ta chính là ông chú và bà thím của con”. Nói xong, bà vừa khóc vừa lau nước mắt. Ba nói: “Tốt nhất là đừng có dẫn vợ về nhà, hễ dẫn về nhà, mẹ con lại không nhịn được, như vậy sẽ lộ tất cả thì nguy”. Sau đó, ông liền dúi mười quả trứng gà đã luộc chín sẵn vào lòng tôi, rồi dẫn mẹ đi mất. Tôi đứng lặng nhìn theo hình bóng của họ, nước mắt chảy mãi không thôi. Nghe kể đến đây, khóe mắt tôi bỗng thấy cay cay, tàn tật không phải là lỗi của họ, đó chẳng qua chỉ là số mệnh buộc họ phải thế, nhưng họ đã sinh cho tôi một Thiên Trì hoàn mỹ. Thiên Trì ngốc nghếch này, cha mẹ như thế này, thử hỏi còn có cha mẹ nào hoàn mỹ hơn thế nữa chứ. Tôi rất tức giận, sao anh ấy lại xem thường tôi như thế? “Vậy sau đó, anh liền nói với vợ anh rằng họ chính là ông chú và bà thím của anh saỏ”. Tôi gõ câu hỏi này rồi gửi cho anh. “Vốn dĩ tôi không tin. Người vợ tôi tìm là tôi, chứ không phải ba mẹ, tại sao ngay cả ba mẹ cũng không thể nhận chứ? Vậy mà tôi ở bên ngoài mười năm, ba mẹ không hề đến trường thăm tôi dù chỉ một lần. Năm đầu tiên làm việc, tôi muốn dẫn họ vào thành phố chơi, họ đều không chịu, nói rằng nếu chẳng may để cho người khác biết ba mẹ tôi là người tàn tật, họ sẽ bôi tro trát trấu lên mặt tôi, như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc lấy vợ của tôi”. Người thân ở bên ngoài, con muốn tận hiếu mà không được. Cả đời họ đều ở trong vùng núi xa xôi mà không muốn ra ngoàị Mẹ có nói rằng bà chính là từ thành thị đến đây, nhưng như vậy nào có ý nghĩa gì đâu. Sau này, tôi đã quen một người bạn gái, khi tôi cho rằng thời cơ đã chín muồi rồi, liền dẫn cô ấy về thăm nhà một chuyến. Nào có ngờ đâu, sau khi đến nhà, cô ấy ngay cả cơm còn chưa ăn một bữa liền bỏ đi ngay, tôi vội đuổi theo sau, cô ấy nói rằng, nếu phải sống với những người như thế, ngay cả một ngày cô ấy cũng không sống nổị Còn nói gien nhà chúng tôi có vấn đề, con cái sau này nhất định cũng sẽ không được khỏe mạnh. Nghe xong những lời này, tôi tức đến nỗi bảo cô ấy rằng đi được bao xa thì cứ đị Về đến nhà, mẹ tôi đang khóc nức nở, còn ba thì luôn miệng trách mắng. Bảo tôi không nghe những lời họ nói, không muốn đứt hương hỏa nhà chúng tôi. Về sau, tôi đã quen bạn gái thứ hai, chính là vợ tôi bây giờ. Tôi rất yêu cô ấy, ngay cả nằm mơ tôi cũng sợ mất cô ấy, nhà của cô ấy lại giàu có, họ hàng thân thích đều là những người có địa vị trong xã hội. Đã có vết xe đổ lần trước rồi, tôi rất sợ, đành phải làm đứa con bất hiếu. Nhưng mỗi lần đến ngày lễ Tết tôi đều nhớ đến họ, trong lòng như có tảng đá lớn đè lên, rất khó chịu. “Vậy anh trước giờ không nói cho vợ anh biết saỏ Biết đâu cô ấy sẽ thông cảm chuyện này thì sao”. “Tôi chưa từng nói, cũng không dám nóị Nếu như cô ấy chấp nhận, tôi nghĩ rằng mẹ vợ tôi cũng sẽ không chấp nhận. Tôi sống cùng với họ, ba vợ là người rất có tiếng tăm bên ngoàị Nếu như ba mẹ tôi đến rồi, không phải là bôi tro trát trấu vào mặt họ saỏ Tôi cũng chỉ có thể tranh thủ những lúc ra ngoài công tác, học tập mà lén lén trở về thăm họ một lúc… Cảm ơn bạn đã nghe tôi nói nhiều như vậy, bây giờ lòng tôi đã thấy nhẹ nhõm thoải mái hơn nhiều rồi”. Sau khi tắt máy rồi, tôi vẫn không sao ngủ được. Ai cũng bảo là con cái không chê mẹ xấu, chó không chê nhà nghèo, nhưng hãy nhìn xem chúng tôi đã làm gì đây. Tôi hiểu được chỗ khó xử của Thiên Trì, cũng hiểu được nỗi khổ tâm của ba mẹ anh. Nhưng họ lại không biết rằng cả hai đã đẩy người vô tội là tôi vào trong nghịch cảnh vô tình vô nghĩạ. Trời vừa sáng, tôi liền đến gõ cửa phòng ban giám đốc, nói với ông ấy rằng những sự việc còn lại xin ông toàn quyền xử lý, tôi có chuyện vô cùng quan trọng cần phải làm ngay, mọi chuyện giờ đều phải trông cậy vào ông ấỵ Sau đó, tôi vội thu dọn ít đồ, rồi đi thẳng ra trạm xe lửạ Cũng may, tôi đã bắt được chuyến xe lửa đầu tiên. Con đường núi đó quả thật là rất khó đị. Vừa mới bắt đầu hai chân đã mỏi đến không còn chút sức lực nào nữa, về sau bàn chân sưng phồng cả lên, không thể nào đi tiếp được nữa. Ngay lúc giữa trưa, trời lại nắng gắt, tôi đành phải ngồi nghỉ bên đường một lúc. Nước uống mang theo trên người gần như sắp uống hết cả rồi, mà tôi cũng không biết phía sau còn bao nhiêu lộ trình phải đi nữa. Cởi giày, bóp cho mụn nước dưới chân chảy ra, lúc đó đau đến nỗi tôi khóc bật thành tiếng, thật sự muốn gọi điện bảo Thiên Trì đến rước tôi về nhà, nhưng lại thôi tôi phải có chịu đựng. Tôi lấy tay tóm lấy một nắm hoa cỏ lau ở ven đường lót vào dưới chân, cảm thấy bàn chân thoải mái hơn nhiều. Nghĩ đến ba mẹ của Thiên Trì, bây giờ vẫn còn làm việc vất vả ở nhà, bàn chân bỗng nhiên tràn trề sức lực, đứng thẳng dậy mà tiếp tục đi tiếp về phía trước. Khi trưởng thôn dẫn tôi đến trước cửa nhà của Thiên Trì, một vùng trời kia, ráng chiều đỏ rực đang chiếu lên cây táo lâu năm trước cửa nhà họ. Dưới cây táo, ông chú của Thiên Trì, không phải, ba của Thiên Trì đang ngồi ở đó, nhìn ông còn già hơn nhiều so với lúc đám cướị Tay đang bóc những hạt bắp, cây gậy lặng lẽ dựa vào cái chân tàn tật kia của ông. Mẹ thì quỳ ở dưới đất chuẩn bị thu dọn số bắp đã phơi xong, bàn tay bà đang gom những hạt bắp lại thành đống. Tựa một bức tranh, mà trong bức tranh ấy chính là người cha người mẹ hoàn mỹ nhất trên đời này. Tôi từng bước từng bước đi về phía họ, ba vừa nhìn thấy tôi, quả bắp ông đang cầm trên tay liền rơi xuống đất, miệng há thật to, giật mình hỏi: “Con, sao con lại đến đây”. Mẹ ở bên cạnh hỏi dò: “Ba nó à, ai đến vậỷ”. “ Vợ…vợ của Thiên Trì”. “Hả. Ở đâủ”, mẹ hoảng hốt dùng tay sờ soạng chung quanh để tìm về phía tôi. Tôi khom lưng đặt hành lí xuống đất, sau đó dùng tay nắm chặt tay bà, quỳ mọp xuống đất, nghẹn ngào nói với ba mẹ rằng: “Ba! Mẹ! Con đến đón ba mẹ về nhà đây!” Ba ho vài tiếng, nước mắt chảy dài khắp gương mặt chi chít nếp nhăn. “Tôi đã nói rồi mà, thằng con của chúng ta không hề nuôi vô ích!”. Còn mẹ thì ôm chầm lấy tôi, từng hàng từng hàng nước mắt từ trong hốc mắt của bà chảy xuống cổ tôi. Khi tôi dẫn ba mẹ đi, mọi người trong làng đều đốt pháo hoan hô. Tôi một lần nữa lại thấy tự hào vì ba mẹ. Khi Thiên Trì mở cửa ra, nhìn thấy ba và mẹ đứng ở bên trái bên phải tôi, không khỏi lấy làm kinh ngạc, người anh ngây như khúc gỗ, không nói một lời nào. Tôi nói: “Thiên Trì, em chính là người đã đọc câu chuyện của anh đó, em đã đón ba mẹ chúng ta về rồi nàỵ Ba mẹ hoàn mỹ như thế, sao anh lại nỡ để cho họ ở trong vùng núi xa xôi hẻo lánh được chứ?” Thiên Trì khóc không thành tiếng, ôm chặt lấy tôi, hai hàng nước mắt lăn dài xuống cổ tôi giống như mẹ anh vậỵ Ba và mẹ, hai từ ngữ thần thánh, thiêng liêng bao quát hết thảy tình yêu trên thế gian này, thật đáng để cho chúng ta dùng cả đời để gọi. DKN Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/Dec/2017 lúc 10:35am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 20/Dec/2017 lúc 8:11am |
Chuyện Cảm Động Mùa Giáng Sinh Được Triệu Người Chia Sẻ
Câu chuyện tình yêu "nửa vòng trái đất" được
anh Tyrel Wolfe (người Mỹ) và chị Joana (người Philippines) kể lại trên
trang Maskonline thu hút sự quan tâm của hàng triệu người trên khắp thế
giới.
Trước cửa hàng Noel, cậu bé tần
ngần với chút tiền lẻ để mua hoa hồng và búp bê gửi mẹ tặng em gái đã
qua đời trong tai nạn giao thông. Người mẹ của cậu cũng sắp ra đi.
Những câu chuyện có thật dưới đây xảy ra trước những ngày đón Giáng Sinh
năm nay đang được hàng triệu người trên thế giới chia sẻ.
1. Nên duyên vợ chồng nhờ món quà Giáng sinh
Câu chuyện tình yêu "nửa vòng trái đất" được anh Tyrel Wolfe (người Mỹ)
và chị Joana (người Philippines) kể lại trên trang Maskonline thu hút
sự quan tâm của hàng triệu người trên khắp thế giới. 14 năm trước, tức
vào năm 2000, một bé gái từ Philippines bất ngờ nhận được hộp quà Giáng
sinh từ cậu bé 7 tuổi ở một thị trấn nhỏ của Idaho (Mỹ), cách đó hơn
11.000 km.
Tyrel Wolfe và Joana đã nên duyên vợ chồng từ món quà Giáng sinh đặc biệt. Ảnh: Gmanetwork.
Tyrel cho biết ngày ấy đã tự gói hộp quà để gửi đến một chương trình từ
thiện Cơ đốc giáo với mục đích trao gửi niềm vui Giáng sinh đến các bạn
nhỏ khác trên thế giới. Bé gái Joana đã nhận được nó khi tham gia học
lớp Thánh kinh mùa hè ở thành phố Quezon, ngoại ô Manila. Trong chiếc
hộp ấy có một món quà và bức ảnh cậu bé mặc áo cao bồi, tay cầm dây
thừng với dòng chữ ghi họ tên và địa chỉ.
Thích thú với món quà nhỏ,
Joana đã viết một bức thư để cảm ơn. Lá thư ấy không đến được với cậu
bé kia. Bẵng đi 11 năm, một lần tình cờ tìm kiếm cái tên Tyrel Wolfe và
địa danh Idaho trên Facebook, Joana đã kết bạn với chính người tặng món
quà nhỏ cho mình năm xưa. Họ cùng nhau ôn lại kỷ niệm thời thơ ấu và
chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống. Từ đó tình cảm ngày càng lớn dần
lên.
Cô bé Joana với món quà 14 năm trước, giờ đây hạnh phúc bên người chồng từ nửa vòng trái đất. Ảnh: Viralcharge.
Tháng 3/2013, lần đầu tiên Tyrel bay đến Manila gặp cô gái đã làm trái
tim anh xao xuyến khi trò chuyện qua mạng. Vừa nhìn thấy Tyrel, Joana òa
khóc trong hạnh phúc. Sau đó hơn nửa năm, cặp trai gái quyết định kết
hôn. Mỗi vị khách tham dự lễ cưới được yêu cầu mang theo một hộp quà để
làm từ thiện. Qua câu chuyện của mình, Tyrel kêu gọi mọi người hãy mở
lòng chia sẻ những món quà nhỏ để đem đến hạnh phúc cho những trẻ em
khắp thế giới. Biết đâu chính người cho đi lại nhận được niềm hạnh phúc
kỳ diệu như anh hôm nay.
2. Cậu bé ung thư được cả khu phố tổ chức đón Giáng sinh sớm
Ethan Van Leuven (4 tuổi, tại Utah, Mỹ) đã chiến đấu với căn bệnh bạch
cầu lymphoblastic cấp tính suốt 2 năm qua. Các bác sĩ thông báo em chỉ
sống được thêm một thời gian ngắn nữa. Biết cậu bé rất thích được tham
gia lễ hội Giáng sinh nên đông đảo cư dân của thị trấn Utah quyết định
giúp em có những giây phút hạnh phúc nhất trong đời bằng việc tổ chức sự
kiện "3 trong một": Mừng Giáng sinh, Halloween và cả sinh nhật của em
rực rỡ trong suốt 10 ngày.
Giáng sinh là ngày lễ Ethan thích nhất. Gia đình và tất cả mọi người
trong thị trấn đã giúp em thỏa ước mơ nhỏ bé này trong những ngày cuối
đời.
Ethan đã được mặc bộ đồ siêu nhân mà em thích, ngồi trên xe đẩy đi tham
quan khắp thị trấn và đi "đòi kẹo" trong lễ hội ma quỷ. Em cũng diện bộ
quần áo ông già Noel và cười vang khi cùng mọi người đón lễ Giáng sinh
sớm trong bầu không khí rực rỡ.
Ethan bên cây thông Noel. Cả gia đình
và tất cả mọi người trong thị trấn sẽ giúp Ethan có những khoảnh khắc
đặc biệt nhất trong những ngày cuối đời. Giáng sinh là ngày lễ mà Ethan
thích nhất.
Giáng sinh là ngày lễ Ethan thích nhất. Gia đình và tất
cả mọi người trong thị trấn đã giúp em thỏa ước mơ nhỏ bé này trong
những ngày cuối đời.
3. Nỗi đau của một gia đình
Đây là nguyên văn câu chuyện có thật được tác giả kể lại trên trang Bestchristm***tories.
Bước đến gian hàng mùa Giáng sinh, tôi nhìn thấy một cậu bé chừng 5
tuổi đang cầm một con búp bê rất xinh xắn. Cậu bé cứ dịu dàng vuốt tóc
con búp bê. Tôi không rời mắt khỏi cậu mà quên mất việc của mình. Một
phụ nữ nói với cậu bé rằng cháu không có đủ tiền mua con búp bê đó đâu,
song em vẫn tiếp tục ôm nó.
Tôi đi tới và hỏi xem cậu định mua búp
bê cho ai. Cậu bé nói: "Đây là con búp bê em gái cháu rất thích. Nó tin
ông già Noel sẽ mang đến cho nó". Tôi bảo với cậu rằng có thể ông già
Noel sẽ làm như vậy. "Không, ông ấy không thể đến chỗ em gái cháu được.
Cháu phải gửi con búp bê này cho mẹ, để mẹ mang đến cho em", cậu trả
lời. Khi được hỏi em gái đang ở đâu, cậu bé với đôi mắt buồn rười rượi:
"Em đã về với Chúa rồi. Bố bảo, mẹ cũng sắp sửa đến nơi có em gái cháu".
Tim tôi như ngừng đập. Cậu bé nhìn tôi lần nữa và nói: "Cháu bảo bố nói
với mẹ đừng đi. Cháu bảo bố dặn mẹ hãy chờ cháu về đã". Rồi cậu khoe
với tôi một bức ảnh của cậu. Bức ảnh vừa được chụp trước cửa hàng. "Cháu
muốn mẹ mang theo bức ảnh này, để mẹ không bao giờ quên cháu. Cháu yêu
mẹ nhiều lắm. Cháu ước mẹ đừng đi, nhưng bố bảo mẹ phải đi với em".
Lựa lúc cậu bé không để ý, tôi đưa tay vào ví của mình và lôi ra một nắm
tiền lẻ. Tôi bảo: "Vậy chúng ta cùng đếm lại tiền lần nữa nào". Sau khi
đếm xong chỗ tiền đã được tôi kín đáo luồn thêm vào một ít, cậu bé thì
thầm nói: "Cảm ơn Chúa đã cho con đủ tiền". Rồi cậu bảo với tôi: "Cháu
xin Chúa cho cháu có đủ tiền mua búp bê để gửi cho em và Chúa đã nghe.
Cháu thầm ước có đủ cả tiền mua cho mẹ một bông hồng trắng nữa. Cháu
không xin Chúa, vậy mà Người vẫn nghe thấy. Mẹ cháu yêu hồng trắng lắm".
Bỗng dưng, có điều gì đó như vụt qua trí óc tôi. Tôi nhớ lại mẩu
tin đọc trên báo vài hôm trước: Chiếc xe tải đâm phải xe hơi, làm thiệt
mạng một bé gái. Mẹ của cô bé bị thương rất nặng. Trước tình trạng sống
dở chết dở của người mẹ, gia đình nạn nhân đang cân nhắc về việc chấm
dứt sự sống của bà.
Mấy ngày sau, báo lại đưa tin, người phụ nữ trẻ
trong vụ tai nạn trên đã chết. Tôi không biết cậu bé tôi gặp hôm Giáng
sinh có liên quan gì đến những nạn nhân xấu số kia không. Không nén nổi
tò mò, chiều muộn ngày hôm đó, tôi mua một ít hồng trắng đến nhà tang
lễ. Ở đó, tôi nhìn thấy ảnh người phụ nữ với một bông hồng trắng và con
búp bê trên tay. Bên cạnh là ảnh cậu bé chụp trước cửa hàng.
Tôi rời
khỏi nhà tang lễ với đôi mắt đẫm nước. Cuộc đời tôi đã thay đổi mãi
mãi. Tôi quá xúc động trước tình cảm của cậu bé dành cho mẹ và em gái.
Nhưng chỉ trong vài giây, người tài xế xe tải đã xé tan cuộc sống của
cậu ra hàng trăm mảnh.
st. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 21/Dec/2017 lúc 7:44am |
Việt Kiều Hồi Hương
Tác giả tham gia VVNM gần đây và được
giải danh dự năm 2016. Ông là một nhà giáo, một sĩ quan QLVNCH, một
chuyên viên về hưu, đang sinh sống tại Orange County. Bài viết mới của
tác giả là một hồi ký về chuyện Việt Kiều hồi hương.
* * *
Má tôi thường dí dỏm “Một thằng Việt Kiều và một bầy Việt gian” để
mắng yêu đám con cháu tụ hợp ăn nhậu rần rần mỗi lần tôi về Việt Nam
thăm gia đình.
Năm 1998 tôi trở về Việt Nam lần đầu tiên sau 25 năm xa xứ.
Ngồi
trên máy bay mà lòng tôi hồi hộp vì bấy lâu nay, Việt Kiều bị xem là
“bọn ngụy, là thành phần phản bội quốc gia, làm tay sai cho địch, thù
hằn với cách mạng”, bổng nhiên được vinh danh thành “Việt Kiều yêu nước”
Ý
nghĩa và cảm xúc của cụm từ “Việt Kiều” thay đổi theo thời gian với bao
vui buồn vinh nhục, kẻ thương người ghét, kẻ khen người chê. Việt Kiều
có thể phân biệt giữa Việt Kiều “chui” và Việt Kiều “ bay”. Việt Kiều
“chui”, phải trốn chui trốn nhủi liều chết mà đi, được danh hiệu Việt
Kiều phải trả bằng mồ hôi, nước mắt, tội tù, và cả sinh mạng của mình.
Còn Việt Kiều “bay” ung dung ra đi, được người đưa kẻ đón, bay vù là tới
đích. Rồi tiệc tùng khoản đãi, tiếp đón vui mừng. Nhưng nói chung
chung, Việt Kiều là …Việt Kiều. Có ai phân biệt Việt Kiều “chui” hay
Việt Kiều “bay” bao giờ?
Theo định nghĩa Việt Kiều là người Việt
Nam ở ngoại quốc (overseas Vietnamese) một khi trở lại Việt Nam sẽ là
người Việt, nên phải chịu sự quản trị của chính quyền VN. Điều nầy đúng
cho các “Việt Kiều bay” vì họ song tịch, nhưng đối với các “Việt Kiều
Chui”, họ đâu còn là công dân của CHXHCNVN nữa nhưng vẫn “được xử đẹp”
khi vừa đặt chân đến phi trường Tân Sơn Nhất.
Tội nghiệp “Việt Kiều chui”, chui đi rồi lại chui về, chui cách nào cũng khổ!
*
Khi bang giao Việt Mỹ vừa được thành lập (July 11, 1995) quyết định
về Việt Nam là cả một sự liều lĩnh. Có người còn trăn trối trước ngày
ra đi; hồi hương mà còn hơn ngày nào vượt biển! Việt Kiều bị kiểm soát
theo dỏi chặt chẽ. Đến phi trường phải khai báo với hải quan tất cả
những gì mang theo kể cả nhẫn cưới, đồng hồ cho đến cái quẹt zippo. Khi
rời Việt Nam nếu thiếu sót món nào sẽ được “mời” đi “làm việc”.
Anh
bạn ngồi sát tôi trên phi cơ kể lại rằng bạn gái anh đã về năm trước,
phải giấu tiền trong quần lót để mang về cho gia đình đang đói khổ. Tội
nghiệp cô gái đang xinh đẹp trở thành người khuyết tật, đi đứng khó
khăn.
Tôi có người bạn phải trở về Mỹ sớm một tuần, bị khủng
hoảng tinh thần trầm trọng. Anh “đăng ký di trú” ở Sai gòn, rồi về tỉnh
thăm gia đình bên vợ, ngủ lại đêm. Sáng sớm hôm sau có công an đến tìm,
“mời” anh trình diện gấp. Có thể công an chỉ “mời” anh để nhắc nhở đăng
ký chỗ ở mới, nhưng khi được “mời” anh teo quá, vọt luôn về Mỹ, thề
không bao giờ trở lại cái xứ quá lịch sự hay mời mọc nầy.
Phi cơ
vừa đổ xuống phi trường Tân Sơn Nhất tự nhiên cảm giác hồi hợp chuyển
sang lo lắng. Tôi thấy bồn chồn, cái cảm giác sợ sệt, bất an bổng chợt
đến, nhất là khi thấy cờ đỏ treo rợp khắp nơi, cái màu “ấn tượng” làm
tôi thấy ớn lạnh.
Máy bay đậu xa tít ngoài phi đạo. Mọi người tự
khệ nệ hành lý xách tay của mình đi bộ vào phi trường. Thuở ấy không có
cầu quây, cũng không có xe bus. Người nào cũng mang theo mấy túi xách
tay căn phồng vì cố nhét thêm cái bàn chải đánh răng, cục kẹo, cục xà
bông cho gia đình.
Rồi đến màn làm thủ tục. Lúc ấy là thời buổi
“kinh tế”, cái gì cũng hiếm, nên các Quan ở phi trường tiết kiệm cho
quốc gia kể cả tiếng nói và nụ cười, mặt lạnh như tiền, chỉ lườm lườm
nhìn mặt từng người. Quan cầm hết giấy tờ rồi cắm đầu, giúi mắt vào cái
hộ chiếu, lặng thinh, như đang đợi chờ ở tôi điều gì. Không khí nặng nề.
Vì là lần đầu tiên về xứ nên tôi lớ ngớ như đang đứng trước vành móng
ngựa, mắt nhìn vẩn vơ mấy con thằn lằn trên trần nhà. Khá lâu sau, ngài
lừ đừ ngước mắt nhìn tôi, mở miệng bắt đầu thẩm vấn. Tôi cứ vểnh tai
“xin lỗi” mãi, vì Quan nói rất nhanh, lí nhí trong miệng, hình như tiếng
Việt, giọng Bắc mà tôi chưa bao giờ nghe. Quan thấy tôi cứ lớ ngớ mãi
mất thì giờ nên cho đi qua. “Khù khờ” nhiều khi cũng có lợi.
Những
lần kế tiếp tôi về Việt Nam với gia đình. Bà xã tôi muốn được yên thân
như bao hành khách khác, khuyên tôi nên “ Dĩ hòa vi quí”, nhưng tôi nhất
định không nghe vì nghĩ rằng “Hối lộ cho bọn nầy để được yên thân, nhục
nhả lắm”. Mình chửi người ta ăn hối lộ bây giờ lại chính mình xúi họ
ăn!”. Tôi nhất định đóng vai “khù khờ”, đứng lì như lần trước. Nhưng lần
nầy Quan còn lì hơn tôi, không thèm mở miệng. Thấy tình hình không ổn,
bà xã kéo tôi về sau, giả lã chào hỏi rồi chìa tay như bắt tay Quan,
trong bàn tay bà lộm cộm tí quà! Tôi làm ngơ không “thèm” thấy, vừa quê,
vừa nhục, nhưng lại mừng vì được bà xã nhanh nhẩu cứu bồ. Đợi khi qua
khỏi ải tôi hùng hổ cự nự bà, y như một tên hảo hán: “các bà chỉ giỏi
cái miệng thày lay, để đàn ông người ta làm việc”. Bà im rơ, không thèm
trả lời, nhìn tôi bằng cái đuôi mắt!
Thêm mấy trạm xét nữa phải
qua trước khi đến đến trạm nhập cảnh mà tôi gọi là trạm “thông cảm”,
cách xa chừng vài mươi thước, nhưng phải đi lòng dòng mấy lượt mới đến,
trông giống như ở các phi trường quốc tế ở các xứ văn minh, to lớn lắm..
Trạm
nầy các Quan ngồi thụp trong cái hộp, chỉ ló nửa cái đầu và cái mũ kết.
Quan ở trạm nầy hình như không ai biết nói. Họ chỉ nhìn và bổn phận
kiều dân phải “thông cảm” họ đang nghĩ gì. Nơi đây tôi đã một lần lỡ
dại, bị giữ lại vì không biết “thông cảm”, không biết “dằn” chiếu khán
bằng đô. Quan nổi giận, chơi tôi liền tại chỗ. Ngài đưa cho mấy cái mẫu
đơn hất cầm về phía cái bàn trống. Ngài phán:
“Nàm nại cái đơn này”.
Tôi ngạc nhiên, thì ra ngài biết nói cứ đâu có bịnh hoạn gì!
Tôi cự nự:
“Tôi có visa sao phải làm lại?”
Quan vẩn không nhìn tôi, nói trổng không:
“Bảo nàm tì nàm”
Tôi
đã nóng mũi chửi thầm “nàm tì nàm” sợ gì, rồi loay hoay làm lại 3 cái
đơn cho gia đình 3 người. Làm xong, nhìn quanh mọi người đều đã đi hết,
chỉ còn lại gia đình tôi. Tôi sinh lo “Chết cha rồi, còn mấy cái va-li
chưa lấy...” Tôi lính quýnh vội nộp đơn. Quan vẫn không thèm nhìn tôi,
cũng không thèm đọc đơn, phán:
“Nộp ba tấm hình”
“Mồ tổ nội mày, làm sao tao có sẵn ba tấm hình mà nộp?!” tôi chưởi thầm.
Tôi
thấy nóng mặt, rịn mồ hôi trán, định chơi xả láng cho đã tức rồi đến
đâu thì đến. Có cái cùi chõ thúc vô hông, bà xã tôi lườm cho một cái,
rồi nháy nháy một mắt, ý muốn nói “để đó cho bà lo!” Đang hùng hổ tôi
xếp ve. Bà đã nắm sẵn trong lòng bàn tay tờ giấy bạc cuộn tròn, làm như
vô tình với tay bỏ rơi xuống bàn.
Quan vẫn oai nghi, bình thân
như vại, mặt vẫn lạnh như đồng, dằn 3 cái sổ thông hành đã đóng dấu
visa. Vẫn không thèm nói, chỉ khoát tay ra dấu cho đi, còn dạy dỗ theo:
“Nớ né, nần sau nớ nàm tốt né”.
Chỉ
tội cho tôi, bị bà xã cằn nhằn dài dài vì tội anh hùng không đúng chỗ;
và từ đó bà phụ trách luôn “khâu giao tế” ở phi trường.
Hỗn độn
nhất là ở cái trạm hải quan, nơi kiểm soát hành lý. Mặc tình cho mọi
người chen chúc xô đẩy. Nhiều người không biết luật giang hồ, va li bị
mở tung để lục xét, đồ đạc lung tung. Các bà vừa xếp đồ vừa lầm bầm chửi
rủa. Có ông tức quá vất cả đồ xuống đất, văng vảy tung tóe, miệng chửi
thề ỏm tỏi!! Riêng tôi từ lúc được bà xã truất phế thành “phó thường
dân”, mọi chuyện đều tốt đẹp hơn. Bà xã tôi biết “nàm tốt” nên chúng tôi
được tống khứ ra khỏi trạm thật nhanh để trống chỗ cho mối khác.
Có
một lần khác, được tin ba tôi nhập viện vì bị tai biến mạch máu não,
đang trong tình trạng coma. Nóng lòng như lửa đốt, tôi phải bay về Việt
Nam gắp nên không kịp làm chiếu khán. Tôi đi đường bằng một chiếu khán
tạm và được cho biết là chiếu khán chính thức sẽ được cấp khi đến phi
trường TSN. Dĩ nhiên là tôi phải trả một giá rất cao cho dịch vụ chiếu
khán tạm nầy. Vì bắt buộc nên tôi phải đi nhưng “đánh lô tô” trong bụng.
Tới
phi trường TSN, họ giữ luôn sổ thông hành rồi “mời” tôi về nghỉ ở một
khách sạn để chờ giải quyết. Khách sạn nầy sao rất lạ, có cổng sắt đóng
kín mít, lại có lính gác? Anh lính gác cũng đặc biệt, mặc đồ lính nhưng
mang dép cao su và bỏ áo ngoài quần, ngồi gác chân lên bàn.
Căn
phòng nhỏ xíu, sơn màu vàng với cái giường con, khi nằm còn ló hai cái
bàn chân ra ngoài. Người tôi ướt mem “mồ hôi mẹ mồ hôi con” với cái nóng
Sài Gòn hâm hấp. Bóng đèn điện ở giữa phòng thì lù mù, nhấp nhá khi tối
khi sáng theo điệu “tăng gô”.
Đợi cả buổi chiều không thấy ai
tiếp xúc, bị đói run và khát nước khô cả cổ, tôi nhờ anh lính gác mua
giùm chai nước, 2 tô hủ tiếu và gói thuốc, tôi và hắn cứa đôi. Bây giờ
tôi đã khá hơn, biết cách “nàm tốt”. Không có tiền Việt Nam, tôi đưa hắn
tờ $ 20 đô, không thấy anh đưa lại tiền thối nhưng tôi không dám hỏi.
Tô hủ tiếu nhỏ xíu, gắp một đũa là hết sạch. Tôi húp hết nước lèo vẩn
còn đói. Hủ tiếu gõ Sài Gòn thế mà ngon lạ, nhưng giá cả thì không rẻ,
mắc gấp mấy lần ơn ăn ở khách sạn năm sao!
Trời đã tối, tôi bắt
đầu thấy lo. Khoảng 8 giờ có người đến gặp tôi. Anh chàng ăn mặc lịch sự
nhưng tôi phải vểnh tai nghe cho kịp vì anh nói rất nhanh, giọng Bắc lạ
lắm. Bên Mỹ tôi phải vểnh tai ráng nghe vì họ nói tiếng Mỹ, còn ở đây
anh bạn nói tiếng Việt Nam nhưng tôi còn ngố hơn! Anh đề nghị để anh lo
mọi chuyện, tốn $200, bảo đảm ra tức khắc. Tôi nghe mùi khó ngửi, biết
đang gặp bọn bất lương nên từ chối.
Suốt đêm hôm đó tôi không ngủ
được, ôm cái bụng đói thao thức nhìn cái bóng đền chớp chập chờn điệu
“Tăng gô” chuyển sang “xì lô rock”, vừa giận mình ngu, vừa tức mình bị
gạt, lại vừa sợ: “Cá nằm trên thớt, không biết bị chặt kiểu nào đây?”
Sáng
hôm sau, sau một ngày một đêm bị bỏ đói, tôi được trả lại hết giấy tờ
thêm giấy chiếu khán, nhưng phải trả $40 cho khách sạn “không sao”, và
các cước phí khác, tổng cộng khoảng $80. Tắm hơi được khuyến mãi miễn
phí. Một khi cá đã vào rọ rồi, không trầy vi cũng tróc vảy. Tôi kéo vali
ra đường, đứng lơ ngơ như con bị bỏ chợ, chửi thầm mình: “bỏ tật mầy
ngu nghe lời chúng hứa, sao không nhớ lời Tổng Thống Thiệu nói!”
Chuyện
dài phi trường nó xưa như trái đất nhưng nói hoài không hết. Nhưng phải
công nhận là có sự tiến bộ. Ngày nay đến phi trường không còn thấy “ớn
lạnh” như xưa nữa. Hồi xưa Quan “dọa” để ăn. Lần lần Quan ăn nhờ “thông
cảm”. Sau đó thì quan “xin xỏ” đàng hoàng. Thà thế mà vui cả đôi bên,
không thấy tức trong lòng.
Một lần khác tôi đưa bà mẹ vợ về Việt Nam ăn tết. Các Quan vui vẻ xin tiền lì xì:
“Tết nhất đến “dồi”, xin bác cứ “nì xì” vô tư ạ.”
Mẹ tôi nhanh nhảu móc túi lấy mớ giấy bạc nhét vào tay họ. Tôi thấy vậy cự nự bà:
“Má nầy, chỉ tập chúng nó ăn bẩn rồi quen”
Mẹ tôi vừa kéo tay tôi đi nhanh hơn, vừa đi vừa cười tủm tỉm:
“Má đâu có ngu, giấy một đồng đó con!”
Viêt
Kiều ngày nay càng ngày càng “lém”, hù dọa họ không sợ, xin xỏ họ làm
lơ. Các quan ở phi trường sống được là nhờ “dưới hốt trên nâng”, nếu
dưới không hốt thì lấy gì mà nâng lên trên! Các quan “bần cùng sinh đạo
tặc” nên gần đây xuất hiện chiêu mới, rạch toẹt các va li mà chôm chỉa
thì tụi bây có chạy đàng trời!
Bị hành hạ, bóc lột, bị đối xử
lạnh lùng vô cảm, Việt Kiều vẩn ùn ùn kéo nhau về nước. Điều đáng buồn
là cách đối xử “kém văn hóa” nầy chỉ áp dụng cho “Khúc ruột ngàn dậm” mà
thôi. Tôi thấy các hành khách người Á châu như Đại Hàn, đám Tàu ngố mặc
quần “xà lỏn” áo thun đi dép chệt nghênh ngang qua ải. Người Âu người
Mỹ không ai dám đụng đến. Chỉ tội nghiệp cho đám “mít” hồi hương là con
cừu non béo bở một khi đã lạc vào trong đám sói, mặc tình chúng giỡn
mồi.
*
Nắng Saigon như đổ lửa. Các thân nhân đến đón Việt Kiều bị chặn
ngoài sân bởi cái hàng rào sắt. Giữa trời nắng chang chang hàng trăm
người già trẻ bé lớn đứng lố nhố, chen lấn nhau, tay ngoắc miệng kêu,
ráng vương cổ, nhón gót để nhìn thấy thân nhân đang bước ra khỏi cửa phi
trường.
Sao bao năm thương nhớ, nhiều bà mẹ vừa trông thấy con
đã òa lên khóc. Mấy cô cậu trẻ, miệng réo om sòm, tay ngoắc lia, ngoắc
lịa “Em đây nè chị Hai..hu. hu, anh Ba.. hu… hu…” rồi với tay ra ngoài
rào sắt nắm áo người thân miệng mếu máo. Kẻ hân hoan người sụt sùi, gia
đình sum hợp bùi ngùi, cảm động làm sao mà kể xiết.
Chú Út và anh
Bảy đem ghe đến đón tôi ở chợ quận. Lúc ấy (1998) phương tiện giao
thông đường bộ gần như không có. Mọi di chuyển đều bằng ghe.
Hai
mươi lăm năm rồi mới gặp lại nhau, trông ai cũng già đi. Chú Út ngày nào
là cậu thư sinh trung học, bây giờ trông dạn dày sương gió. Anh Bảy,
chàng Thượng Sĩ Quân Cảnh Tư Pháp oai nghi, nay tóc đã hoa râm, tay chân
chai cứng, cái khắc khổ của người nông dân tay lắm chân bùn. Ba anh em
nhìn nhau không biết nói gì. Chú Út rơm rớm nước mắt: “Anh Chín khỏe”
rồi nghẹn lời. Anh Bảy bóp vai tôi thật mạnh như muốn tỏ hết tình thương
và sự vui mừng, mắt ai cũng rưng rưng ngấn lệ.
Khi đến nhà, tôi không thể nhận ra bờ sông trước nhà nơi mà ngày xưa tôi cùng hai người anh lặn hụp cả ngày, tắm sông, câu cá.
Cả
nhà tề tựu đón Việt Kiều về xứ. Con nít chạy lăng xăng phụ khuân vác
mấy cái va li. Mấy bà vừa lo cơm nước vừa chạy vô chạy ra thăm hỏi. Mấy
ông khề khà lai rai rượu đế. Hôm nay nhà vui như có giỗ.
Ba tôi
lúc ấy đã mù, ngồi trên bộ ván đợi con. Hai tay ba bóp nhẹ tay tôi, từ
bàn tay cho đến vai, xem con mình mập ốm ra sao, sau bao năm xa cách.
Nước mắt tôi chải dài trên má, nhưng cố gắng không bật thành tiếng khóc
trước mặt mọi người đang quây quần. Má tôi nước mắt lưng tròng, tay bà
nắm tay tôi không rời. Ngồi cạnh ba tôi, bà lắc tay ông rồi nói: “ông
dặn tui không được khóc khi gặp thằng Chín nó về, nhớ nhen”. Trong khóe
mắt sâu thẩm của ba tôi đọng đầy nước mắt. Tôi không dằn lòng nỗi nữa,
chạy vội ra sau nhà bật thành tiếng khóc. Có ngờ đâu anh Bảy cũng giống
như tôi, trốn mọi người, đang đứng khóc sau nhà. Hai anh em nhìn nhau
rồi cùng chùi nhanh nước mắt, trở vào nhà xúm xít cùng anh em, rót rượu
cụng ly chúc mừng nhau, “dô, dô” vui như hội.
*
Quê hương là cái nôi nuôi ta khôn lớn, là nơi mà những hạt giống yêu
thương được gieo trồng, nẩy mầm, ăn sâu thành cội rễ. Đó là cái gốc
Việt. Việt Kiều tha hương như đám chim lạc bầy khát khao được bay về tổ
ấm để tìm lại những hạt giống yêu thương đó, cái mà mà họ thiếu thốn ở
xứ người.
Rồi theo thời gian, những Việt Kiều lớn tuổi lần lượt
ra đi, âm thầm mang theo với họ những hình ảnh đẹp của quê hương ngày
xưa. Giấc mộng ngày vinh quang trở về với quê cha đất tổ đành gởi lại
cho đàn con. Nhưng tiếc thay đàn con, những Việt Kiều hậu bối, đã thay
đổi rồi. Dưới mắt họ, Việt Nam xa lạ quá, nó có gì đâu mà lưu luyến, để
mà về!
Cả người Việt Nam trong xứ nếu có cơ hội còn muốn bỏ xứ mà
đi. Phong trào xuất ngoại đang rần rộ trong mọi giới. Các đại gia tìm
nơi rửa tiền. Thành phần trí thức, giới trẻ đi tìm đất lành chim đậu.
Giới bình dân, vì bát cơm manh áo, phải chấp nhận “xuất khẩu lao động”,
xuất khẩu “ô sin”. Nhưng cái quốc nhục là phong trào xuất khẩu “gái
giống” sang Tàu, Đài Loan, Đaị Hàn dưới hình thức cô dâu. Thật đau đớn
thay cho con cháu bà Trưng, bà Triệu ngày nay!
Mặc ai bỏ xứ ra đi, mặc ai không màn trở lại, Việt Kiều khắp nơi vẫn ùn ùn kéo nhau về xứ.
Họ
có thể là những “Việt Kiều cô đơn” luôn canh cánh bên lòng nỗi buồn
viễn xứ muốn hồi hương để gặp lại người thân, tìm lại hương vị quê
hương, muốn nhìn lại nơi chôn nhau cắt rún của mình. Việt kiều nầy ngày
nay là “loài quí hiếm”, rất khó tìm.
Họ có thể là những “Việt
Kiều áo gấm về làng”, là thành phần trẻ đã tạo được đời sống ổn định,
tài chính dồi dào, nay “Vinh quy bái tổ” để giúp đỡ thân nhân, xun xoe
cùng hàng xóm láng giềng.
Họặc họ là những “Việt Kiều du khách”.
Họ muốn nhìn thấy và khám phá Việt Nam, hoặc để tìm nơi vui chơi giải
trí, hàng tốt, giá bèo.
Nhưng thành phần cần suy ngẫm là những
“Việt Kiều cơ hội” thành phần đã chóng quên dĩ vãng đau thương quay về
họp tác với CSVN vì tiền. Đồng tiền đã biến họ thành những “Việt Kiều
vong bản”, đã góp tay xây dựng chế độ CS đề cùng nhau rút rỉa xương tủy
Việt Nam.
Từ ngày viễn xứ, tôi xem mình như là con chim Việt lạc
bầy nhìn lại quê hương với một nỗi niềm riêng. Việt Nam thay đổi quá
nhiều, quá nhanh, đến đổi tôi không còn theo kịp nữa. Sau 44 năm lưu
vong nhìn lại quê hương, sao thấy mình xa lạ. Tôi tự hỏi có phải chăng
tôi đã tách rời khỏi quê hương hay chính quê hương đang từ bỏ những con
chim lạc bầy?
Tôi thấy xót xa trong lòng mỗi khi nghe câu hát nhạc của sĩ Lam Phương:
"Ngày xưa tôi quen từng viên đá quanh sân trường”
“Nay sao nghe khác từ tên đường!”
Tôi
thấy mình lạc lỏng vì đã bỏ quê hương xứ sở mà đi, nhưng sao có những
người trẻ tại Việt Nam như cô giáo Lam cũng thấy lạc lỏng giữa quê hương
của mình? Cô đã viết lên niềm đau ray rứt trong tim qua bài thơ “Đất
nước mình ngộ quá phải không anh” đã làm rung động bao trái tim:
Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…
Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…
Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…
Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…
Niềm
đau ray rứt nầy không phải của riêng cô, mà là của hằng triệu trái tim,
là niềm đau chung của dân tộc Việt Nam, kể cả những người Việt lưu vong
khắp nơi trên thế giới, những người còn gọi Việt Nam là “đất nước
mình”.
Chú Chín Cali
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 141 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |