Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 130 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 01/Sep/2017 lúc 10:04am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Sep/2017 lúc 3:06pm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Sep/2017 lúc 9:00am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Sep/2017 lúc 6:58am


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 09/Sep/2017 lúc 6:59am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Sep/2017 lúc 9:01am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Sep/2017 lúc 1:52pm

Tình không đẹp như thơ


thu%20tinhChị đến Mỹ muộn màng và yêu cũng muộn màng. Các anh chị của chị đến Mỹ từ lâu, họ làm bảo lãnh cha mẹ, rồi đến chị, diện anh chị em không được ưu tiên cao, nên lá đơn bảo lãnh nộp sở di trú khi chị 25 tuổi, đến 37 tuổi, chị mới được đặt chân đến Mỹ.

Mười hai năm chờ đợi ấy, chị đã phải hy sinh rất nhiều, không dám yêu ai và chẳng dám đáp lại tình ai. Bố mẹ chị đã răn đe “Bất cứ giá nào cũng phải đợi đi Mỹ để đoàn tụ với gia đình, con nhé! Không được yêu thương thằng nào hết”. Chị vừa vâng lời cha mẹ, vừa mộng mơ, tưởng tượng: “Thôi thì ráng hi sinh những tình cảm bên này, qua bên ấy, tha hồ lựa chọn một tấm chồng, cỡ bác sĩ, kỹ sư… trở lên, thà muộn mà ngon lành, còn hơn sớm, phải ở lại Việt Nam, tình yêu nào cũng sẽ lụi tàn, mà chuyện áo cơm thì vất vả cả đời”. Và chị hớn hở chờ đợi.

Qua Mỹ, đến nay đã 3 năm, chị đã sốt cả ruột mà chưa tìm đâu ra một ông bác sĩ, hay kỹ sư. Vậy mà, ở Việt Nam, người ta cứ đồn rằng qua Mỹ lấy chồng dễ ợt, bạn bè, hàng xóm khoe con em họ lấy chồng có đủ loại bằng cấp nọ kia, dù những cô gái may phước đó chẳng đẹp hơn chị là bao! Thì chị cũng có quyền hy vọng như thế lắm chứ.

Bây giờ chị mới hiểu rằng, người Việt Nam ở Mỹ, học hành,thành đạt thật đấy, nhưng con gái Việt Nam ở đây không còn khan hiếm nữa, những thế hệ sau này đã lớn lên, đủ “cung cấp” nhu cầu tại chỗ, chưa kể “thị trường” trong nước Việt Nam thì vô tận, các cô gái trẻ đẹp luôn khao khát, chờ mong được Việt kiều về cưới và mang họ qua Mỹ.

Thế nên, chị lạc lõng giữa dòng đời, giữa xứ Mỹ và giữa cái tuổi không còn trẻ và chưa đủ già của chị..

Nước Mỹ, sau vụ 9-11 kinh tế khó khăn, công ăn việc làm bị hạn chế, chị không có tay nghề, kinh nghiệm. Vốn liến tiếng Anh chỉ lưu loát được 3 chữ: “ No, Yes, Thank you”, nên chị xin việc hãng nào là cầm chắc bị hãng đó từ chối. Cuối cùng, chị cũng được một chỗ làm để kiếm ra tiền, khỏi sống nhờ vào các anh chị, là làm may cho một shop của người Việt Nam, họ chỉ cần chị biết may, thế là đủ! Nên khả năng nói lưu loát 3 chữ “No, Yes, Thank you” của chị vẫn dư thừa, để dành đó, không cần đụng tới.

Cả ngày chị cặm cụi vào cái máy may, vào những miếng vải cắt sẵn, và dăm ba câu chuyện vặt với người bạn may bên cạnh, dần dần cũng thành tẻ nhạt, người ta có chồng có con, nên cứ nói đến đề tài này là chị “né”, vì sợ động vào nỗi đau âm thầm của chị. Chị chỉ còn một niềm vui duy nhất đó là cuối tuần đi chợ, nhìn đủ các gương mặt lạ, những hàng hoá, thực phẩm, để nghĩ đến những món ăn ngon sẽ nấu. Và nhất là xin được mấy tờ báo, về nhà nằm khểnh đọc chơi!

Ở thành phố này, có bao nhiêu tờ báo phát hành, chị đều xăng xái xin đủ cho bằng được, thiếu một tờ là chị áy náy. Báo free mà, không mất tiền thì cứ hưởng tối đa, không đọc được mục này thì cũng đọc mục nọ, mà nếu không đọc gì hết cũng… chẳng sao, tờ báo sẽ đem ra lót bàn, đựng rác. Khi gọt trái cây, dùng để đựng vỏ, đựng hột, và túm lại dễ dàng trước khi nhét vào thùng rác. Tiện lợi mọi bề!

Thường thì chị hay đọc mục “Tìm bạn bốn phương”, thấy người ta đăng báo tìm bạn, chị cũng ham quá, nhưng vẫn thấy ngần ngại, sợ cha mẹ, anh chị biết rõ “tâm địa” chị đang muốn lấy chồng, nên chị chưa bao giờ có ý định đăng lên những lời khao khát của chính mình.

Một hôm, chị ngồi buồn, chẳng biết làm gì, bèn gọt một trái xoài ăn chơi. Trải tờ báo ra bàn, chị vừa gọt vỏ xoài vừa lơ đãng đọc một bài thơ nằm chình ình trên trang báo trước mặt chị. Bài thơ than thân, trách phận và oán đời, nghe mà não nề của tác giả Phong Trần.

Bài thơ đã làm chị xúc động, cái bút hiệu Phong Trần càng làm chị xúc động hơn, chị tưởng tượng nhà thơ Phong Trần dày dạn gió sương, cũng đang là một kẻ cô đơn, mòn mỏi như chị, chị muốn cắt bài thơ ra để dành, nhưng những vỏ xoài đã dính lên bài thơ làm ướt nhẹp. Nghĩ mà tội nghiệp cho nhà thơ, có biết đâu tác phẩm tim óc của mình bị ngược đãi, ơ hờ như thế. Nếu chị không vừa gọt trái xoài vừa liếc mắt đọc bài thơ cho đỡ sốt ruột thì có lẽ chẳng bao giờ chị biết đến nhà thơ Phong Trần cả.

Từ hôm ấy trở đi, mỗi tuần chị đều chăm chú giở từng trang, tờ báo mà chị đã “gặp” nhà thơ Phong Trần trong lúc gọt xoài, để tìm thơ anh. Chị đọc từng chữ, từng dòng và ghiền thơ anh hồi nào không hay. Chị liền bạo gan, gọi phone tới toà soạn báo để hỏi thăm và xin số điện thoại của nhà thơ Phong Trần với tấm lòng ái mộ. Chị không ngờ, cú phone đầu tiên chị gọi nhà thơ Phong Trần được hân hoan đón nhận đến thế, nghe chị nói rất thích thơ anh, nhà thơ Phong Trần đã kiên nhẫn chép tay cả chục bài thơ và gởi bằng bưu điện cho chị.

Từ đấy, ngành bưu điện đang hồi ế ẩm, bỗng nhiên vớ được hai khách hàng chăm chỉ viết thư cho nhau, nhờ bưu điện chuyển giùm, và cũng từ đấy, mỗi lần thơ anh đăng lên báo, đều ghi tặng tên chị phía dưới, những bài thơ anh dịu dàng hơn, tình tứ hơn, làm chị cảm động.

Chị mang đến shop may một trái tim vui đang yêu, chị dò dẫm để khoe khéo với bà thợ may bên cạnh, mà chị từng trò chuyện mỗi ngày:

– Nhà chị có hay đọc báo chí Việt Nam không?

– Có chứ, cả nhà cùng đọc, ở xứ Mỹ buồn thấy bà. Cuối tuần có báo “chùa” đọc cũng vui.

– Thế chị có đọc tờ báo…

Bà kia cướp lời, nhanh nhẩu:

– Đã nói là báo nào cũng đọc hết trơn, báo cuốn, báo tờ có đủ cả. Một mặt ông xã đi lấy, một mặt tôi đi chợ xin thêm, nên không sót tờ nào. Có khi còn lấy dư, ê hề chật cả nhà..

Chị vừa trách vừa thấp thỏm vui mừng:

– Lần sau lấy báo vừa đủ coi thôi, lấy dư người khác không có đọc, tội người ta. Thế chị có đọc thơ của nhà thơ Phong Trần không?

Bà bạn may khựng lại:

– Ủa!…thằng đó là thằng nào?

– Sao chị bảo báo nào cũng đọc hết? Phong Trần là một nhà thơ…

Bà kia lại nhanh nhẩu:

– Ôi, ai hơi đâu để ý tới mục thơ thẩn, tôi chỉ khoái coi mục tử vi hàng tuần thôi hà. Thơ của thằng Phong Trần hay của bất cứ ai cũng không nhằm nhò gì với tôi hết.

Chị bực mình, nghĩ thầm “Con mẹ này trước ở Việt Nam, chuyên mua bán ve chai, lông vịt, trình độ đâu mà đọc văn thơ?”.

Chị lại gói niềm riêng, đợi khi nào gặp được người “cao cấp” hơn sẽ hỏi. Một hôm, có cặp vợ chồng, bạn của người anh, đến nhà chị chơi, cả hai đều là kỹ sư điện, họ rất thân với gia đình chị, chị liền lân la đến gần người vợ để chuyện trò:

– Chị ơi, chị có thích đọc thơ của nhà thơ Phong Trần, đăng trên báo Việt Nam ở đây không?

Bà kỹ sư điện trả lời nhanh như điện:

– Chị không có thì giờ đọc mấy bài thơ đăng trên báo chợ đâu em ạ, thơ chẳng ra thơ, vần một nơi, ý một nẻo, có đọc chỉ thêm bực mình!

Chị cố gỡ gạc, giải thích:

– Cũng tuỳ chứ chị. Em thấy thơ của nhà thơ Phong Trần có hồn lắm…

Bà kỹ sư vẫn chua ngoa:

– Ở Mỹ người ta ai cũng lo đi cày để kiếm tiền, đa số những đứa dở hơi mới rảnh để làm thơ đăng báo.

… Chị chẳng hơi đâu tranh luận vấn đề này làm gì!

Chị buồn quá, thế là từ thành phần lao động đến trí thức, không ai biết đến nhà thơ Phong Trần của chị cả, nói gì đến tên chị, đứng khiêm nhường, bé nhỏ dưới mỗi bài thơ của anh? Thì thôi, mình chị đọc thơ anh, mình chị hãnh diện vậy.

Mối tình thơ của hai người kéo dài được hơn hai chục số báo, và mấy chục lá thư qua đường bưu điện, thì họ bắt đầu hẹn để nhìn mặt nhau cho thoả lòng thương trộm nhớ thầm. Chị đã e ấp nhìn anh:

– Anh ơi, tại sao anh lấy bút hiệu Phong Trần, nghe lãng mạn và bụi đời thế?

Anh trả lời thản nhiên:

– Có gì đâu, tên anh là Trần văn Phong!

Thì ra thế! Tên anh Trần văn Phong viết ngược theo kiểu Mỹ thành Phong Trần, vô tình trở nên lãng mạn, rất thích hợp cho một người làm thơ như anh. Chứ anh có phải cất công suy nghĩ cho cái bút hiệu của mình đâu!

Chị không đẹp lắm, độc thân và trinh nguyên nhưng hơi cứng tuổi, còn anh, hơn chị đúng 10 tuổi, đã một đời vợ, ly dị, hai con theo mẹ, cho nên mấy năm nay anh trở thành người đàn ông độc thân, đi về một bóng, anh mong có một người đàn bà cho căn nhà ấm lên, cho lòng anh đỡ trống trải.

Thế là họ không có gì để chê nhau cả, mối tình thơ đã đi đến đoạn kết mong muốn: Họ cưới nhau.

Chị lấy anh vì sau 3 năm sống ở Mỹ, chị biết rằng khó có thể kiếm một tấm chồng bằng cấp bác sĩ, kỹ sư, khi tuổi chị đã xế chiều và nhan sắc chẳng có gì đáng nhớ. Như món hàng ế ẩm, muốn bán được, cần phải hạ giá đến đại hạ giá. Chị đã “on sale” cuộc đời chị, lấy một người chồng chẳng những đã không bằng cấp mà còn có một quá khứ lòng thòng vợ con, dù anh hết tình hết nghĩa với người vợ, nhưng hai đứa con, chắc vẫn đậu lại trong lòng anh nỗi thương nhớ xót xa? Trái tim anh có yêu chị cách mấy, đôi khi cũng tạm ngừng nghỉ để quay về với hai con. Chị cũng đành thôi, ở đời có gì tuyệt đối đâu?

Khi đọc một bài thơ, không nhìn thấy tác giả, bài thơ hay sẽ làm rung cảm lòng người, nhưng khi nhìn thấy tác giả thì những rung cảm ấy sẽ giảm đi một ít, và nếu sống cùng một nhà với tác giả, thì bài thơ bỗng trần trụi như đời thường của người đã sáng tác ra nó.

Những ngày, những tháng trôi qua, chị không còn thấy thơ anh hay nữa, dù mỗi khi đăng báo, anh vẫn đề tặng tên chị, và chị đã ngạc nhiên, không hiểu sao chị lại thay đổi nhanh chóng thế?

Nhà thơ Phong Trần mà chị ngưỡng mộ và yêu mến ngày nào, bây giờ là một thằng đàn ông suốt ngày cởi trần trùng trục vào mùa Hè, anh mặc duy nhất cái quần đùi, đôi vai anh gầy, nhô lên, tưởng gió cũng có thể lung lay, vậy mà trước kia anh đã làm bài thơ với câu: “Đôi vai anh sẽ là nơi em tựa”. Thơ chỉ là bịa đặt, chẳng thực tế với người.

Anh thường ngồi ở ghế, hai chân thô lỗ gác lên bàn, vừa nhâm nhi ly trà nóng vừa sáng tác thơ, trong khi ngoài bếp, chị đang nấu nướng, dao thớt khua lên, chảo mỡ kêu ì xèo. Và trong phòng thì thằng cu Tí bé bỏng của hai người đang nằm o oe chơi một mình, nhưng khi nó khóc ré lên, chính anh là người phải vội vàng hạ chân xuống bàn, cắt đứt dòng tư tưởng đang tuôn ra, để chạy lại tủ lạnh lấy bình sữa, nhét vô miệng thằng con, hoặc tệ hại hơn, anh phải thay diaper cho nó, mất nhiều thời gian hơn, xong việc thì ý thơ cũng bay xa. Tác phẩm bằng xương bằng thịt, đã hại tác phẩm tinh thần của anh.

Có lần, anh ngồi lì để viết cho xong một ý thơ, không chạy ra đáp ứng ngay tiếng khóc của thằng Cu Tí, thì vợ anh đã lớn tiếng:

– Không ra mà lo cho nó đi! Thơ với thẩn, để thằng nhỏ… chết đói bây giờ.

Anh tức giận nhìn “nàng thơ”của anh, người đã từng dịu dàng, âu yếm đi vào những bài thơ của anh, bây giờ hiện nguyên hình là một con mẹ khô cằn sỏi đá, đầu óc lúc nào cũng toan tính đến chuyện thực tế, đói no, bạc tiền. Trước chị ngưỡng mộ anh, coi thơ anh là hương hoa trong cuộc sống, bây giờ những hương hoa ấy đã bay đi, đã trở thành những món phụ tùng không cần thiết.

Một buổi sáng thức dậy, trời chuyển gió lạnh, lòng anh bỗng vu vơ cảm xúc yêu thương khi nhìn ra ngoài trời những chùm lá cây đẩy đưa trong gió. Anh thèm được rủ chị cùng anh đi sóng đôi trong cái không gian lạnh lẽo ấy để tìm hơi ấm của lòng nhau. Anh phấn khởi hỏi chị:

– Em ơi, ngoài kia đang gió lạnh. Em có biết anh đang mơ ước gì không?

Chị đáp sỗ sàng:

– Mơ ước có một tô phở nóng hổi với đầy đủ tương ớt, ngò gai, húng quế ngay trước mặt để ăn cho ấm người chứ gì? Hôm nay tôi không có rảnh mà hầm xương nấu phở cho anh đâu!

Trời ơi! Khi không mà anh thấy lạnh cả lòng, lạnh hơn cả những chùm lá trên cây đang run lên vì gió lạnh ngoài kia.

Nhưng cũng chưa lạnh, chưa đau bằng những bài thơ anh đang viết dở dang, những ý thơ chợt đến, anh đã ghi vội trên tờ giấy để trên bàn đã bị chị “clean up” vứt vô thùng rác thẳng tay, không một thắc mắc. Anh tiếc đứt ruột, trách chị, thì chị nghênh mặt lên, đe doạ:

– Quý hoá gì? Thơ với thẩn viết lung tung rác cả nhà. Lần sau anh còn để bừa bộn tôi vụt thùng rác nữa đó.

Anh đành ngậm ngùi ra… moi thùng rác tìm lại mảnh giấy thơ lẫn lộn với những tã dơ của Cu Tí, và những thứ rác rưới khác. Chị đâu biết rằng một cảm xúc nào đó đã qua rồi đâu dễ gì tìm lại được nếu không ghi vội trên những mảnh giấy kia.

Thỉnh thoảng anh gọi phone thăm hai đứa con của đời vợ trước, một đứa đã lớn, một đứa còn đang học high school, thương con,anh muốn gởi cho nó một hai trăm làm quà, “Nàng thơ” của anh đã trề môi mai mỉa:

– Lương công nhân có là bao, mà hứa hẹn cho nó tiền? Hãy làm bài thơ tặng nó cho có tình nghĩa… Thế mới là vô giá.

Anh đau xót và tủi quá, chẳng lẽ lại cãi nhau, lại ly dị? Cuộc đời đâu có đủ dài cho con người, để họ thử thách lấy nhau, bỏ nhau, như trò chơi trẻ con, thích đó, rồi lại chán chê, muốn bỏ?

Anh vẫn đi làm công nhân và vợ anh đi làm ở shop may, thằng Cu Tí đem gởi bà ngoại chiều tối mới mang về.Vợ anh đang chạy đua với thời gian, chị sang Mỹ muộn, lấy chồng muộn, và có con muộn, nên muốn làm gấp rút, kiếm nhiều tiền để mua nhà như người ta, ở nhà thuê, trả tiền tháng nào là mất luôn tháng đó. Ước mơ bình thường thế mà trời cũng không để yên. Anh bị lay off, anh không có tội gì cả, hãng không có việc nên phải giảm bớt nhân viên. Vậy mà chị đổ tội cho anh:

– Sao bao nhiêu người, hãng không lay off mà lại là anh? Chắc tại anh mải nghĩ thơ nghĩ thẩn, làm không được việc, nên họ đuổi cho bõ ghét chứ gì?

Anh làm ngơ, chấp chi con đàn bà nông cạn! Anh lo đi làm giấy tờ xin hưởng tiền thất nghiệp, rồi thủng thỉnh xin việc làm sau, nhân lúc rảnh rỗi bất đắc dĩ này, anh nghỉ ngơi và làm thơ. Cuộc đời là thế, ngay cả khi hoạn nạn, cay đắng cũng có thể thành thơ. Nhưng con vợ, không để anh yên, chị đi ra, đi vào, lườm nguýt, thấy anh vẫn cầm bút, vùi đầu vào trang giấy, chị chịu không nổi, ghé mắt vào sinh sự:

– Anh đang làm gì đó?

Anh cười dù thật lòng chẳng muốn cười:

– Làm thơ!

Chị kêu lên, như chưa từng thấy anh làm thơ bao giờ:

– Trời ơi, không lo viết đơn xin việc mà còn ngồi làm thơ? Thơ có ăn được không? Có đổi ra tiền để đi chợ hay trả bill được không?

Anh kiên nhẫn:

– Tất nhiên là không! Nhưng nó cho anh một niềm vui…

“Nàng thơ” ngày nào của anh lồng lộn lên:

– Anh sống không có… lập trường như thế à, phải đối diện với thực tế, phải đi tìm việc làm chứ.

Rồi chị nghẹn ngào như một người vợ đau khổ khi bị chồng phụ rẫy:

– Bây giờ tôi mới hiểu lời của chị kỹ sư, bạn của anh tôi, chị ấy nói “Mấy đứa làm thơ toàn là mấy đứa dở hơi, sống trên mây…”

– Em cứ làm như nếu anh không đi làm thì vợ con chết đói ngay ấy. Ở Mỹ, chuyện lay off thất nghiệp, đến với tất cả mọi người, bất cứ lúc nào, việc gì em phải đau khổ thế? rồi anh cũng sẽ xin được việc làm khác thôi, nhưng trong lúc rảnh rỗi, anh vẫn có quyền mơ mộng, làm thơ. Thơ đến với anh những lúc hạnh phúc và cả khi thất vọng, khổ đau…

Nhìn vẻ mặt nghiêm trang của anh, nhìn đôi mắt anh ngời sáng long lanh đang nhìn thẳng vào mắt chị với sự phản kháng âm thầm, chị bỗng thấy… khớp không dám làm ầm ĩ thêm nữa. Chị chợt nhớ đã mấy lần mẹ chị khuyên chị rằng: “Mày có thằng chồng hiền lành, thương vợ thương con là tốt phước rồi, đừng hiếp đáp nó, con chó bị dồn đến nước cùng cũng quay đầu lại cắn chủ. Nó mà tức giận quá, mất khôn, nó ly dị, thì mày chỉ có nước ôm con nuôi tới già. Còn nó, nếu ham vui như người ta, về Việt Nam lấy vợ trẻ, vợ đẹp thiếu gì”.

Cho nên chị không dám quát tháo thêm nữa, chị đành bỏ đi làm việc khác sau khi đã quẳng lại cho nhà thơ một cái nguýt mắt đầy đanh đá.

Một mình anh ngồi lại, giận vợ nhưng cũng thương vợ, đàn bà thường thực tế và nông cạn như thế. Anh hiểu, cái tình yêu thơ mộng mới ngày nào, đã thay thế bằng những lo âu, toan tính trong cuộc sống, chị quá lo cho gia đình, cho tương lai của con, chị sợ tuổi đời của cả hai người không đủ dài để làm nên cơ nghiệp như chị mong muốn.

Trên tờ báo hàng tuần vẫn tiếp tục đăng thơ anh, thơ anh vẫn tình tứ, vẫn ướt át, nhưng nếu người ta để ý, thì dưới mỗi bài thơ, anh không còn ghi lời tặng cho chị nữa.

Mục tiêu của đời chị là có tiền để mua nhà, để dành lo cho tương lai thằng Cu Tí, làm đến cả đời chưa chắc xong. Nên chị cần quái gì điều đó, cái tên chị có dính trên báo cũng chả làm túi tiền chị tăng thêm một xu nào!

Những bài thơ của anh đã trở thành vô nghĩa, và mối tình thơ của chị đã chết tự lúc nào.


Nguyễn Thị Thanh Dương

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Sep/2017 lúc 9:02am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Sep/2017 lúc 6:33am

Điều Bí Mật Cuối Cùng


Đất đai bỗng nở rộ mùa tiền. Ông Hai Lấn bỗng chốc trở thành “đại gia”. Năm nay ông đã xấp xỉ ngũ tuần, con cái đều trưởng thành. Có đứa đã lập gia đình, những đứa khác công việc làm ăn ổn định. Nhưng bất kể lớn bé, ông chia cho mỗi đứa vài chục lượng vàng gọi là chia phần phước lộc của gia tộc.

Riêng ông, một căn nhà 5 tầng cao ngất ngưởng, sân vườn trồng toàn cây cảnh đắt giá, hòn non bộ có con suối giả nước chảy róc rách, thả tép kiểng đủ loại. Ông nói với bà Hai, vợ ông:
- Ở nhà lụp sụp chán rồi ! Trồng rẫy trồng khoai, nuôi cá tra cá vồ cơ cực hơn nửa đời người, bây giờ ngắm “bon sai khủng”, nuôi tép “rét nô sờ, bờ lu bi” cho nó sướng.
Bà Hai cự nự:
- Nhưng ông xây làm chi căn nhà bự xự quá đỗi, ở sao hết. Tụi nhỏ đã ra riêng trọi trơn, chỉ còn thằng Út Éc. Nhiều khi đêm hôm, thấy phòng ốc thênh thang, tui bắt sợ!
- Sợ gì?”.
- Thì sợ ma chứ sợ gì!”.
Ông Hai Lấn cười ngất:
- Hồi xưa đất rộng nhà thưa, nửa khuya bà xách đèn thùng đi thăm câu thăm lợp còn chưa có con ma nào dám nhát. Bây giờ nhà cửa mọc san sát, đường nhựa dọc ngang như bàn cờ, đèn điện sáng choang còn con ma nào dám ở đây mà bà sợ !

Bà Hai nhìn chồng. Dạo này trông ông trẻ ra hàng chục tuổi nhất là từ khi “tân trang” lại bộ răng, nụ cười của ông trở nên trong sáng, vô tư hẳn. Đúng ra răng ông còn tốt lắm, chỉ mới bể một cái răng cấm ở hàm trên và hai cái ở hàm dưới, ông nhai mía cây rào rào như voi và khoái nhậu món gân bò. Nhưng vì lười đánh răng và hút thuốc rê quá nhiều nên vàng đen cả mặt răng trong lẫn ngoài, do vậy thời gian trước đây ông già trước tuổi. Bộ răng “trẻ” này, ông Hai tốn hàng trăm triệu đồng. Vì thế ông hay cười để khoe đẹp, khoe sang. Nhưng bà Hai lại không ưa bộ răng “lên đời” của ông Hai. Bà nói: “Tui thấy nó giống… quỷ!”. Ông lại cười nhe răng: “Quỷ mà có răng đẹp vậy sao?” Bà quay mặt đi: “Giống như lấy răng của ai đắp vô bộ mặt ông, chứ hổng phải là ông”. Bà nghĩ, giá như lúc này mà ông… hôn bà, chắc bà ớn lạnh mà xỉu mất.

Đã thế, ông Hai còn “mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao”, đầu tóc xịt keo bóng lưỡng. Ông không còn uống cà phê quán cóc, nhậu rượu đế cây nhà lá vườn nữa mà xách chiếc xe máy tay ga đi mãi tận đâu đâu. Có người nói ông uống cà phê “đèn mờ đèn tối”, có người mách ông nhậu “bia bóp bia ôm”. Bà Hai chẳng quan tâm, không phải không ghen mà thật lòng bà đã hơi bị dị ứng với cái hình tướng nửa trẻ nửa già, nửa quê nửa tỉnh của ông. Hơn một năm rồi, từ dạo ông “lên đời”, bà cảm thấy ông lạ lẫm như… người dưng. Sinh hoạt gia đình dường như chỉ là… tình hàng xóm. Thỉnh thoảng con trai, con gái, dâu, rể kéo về ầm ầm tiếng xe máy nổ. Chúng thách nhau mua bia lon, rượu tây, thách nhau uống rồi ngà ngà bàn toàn chuyện làm ăn lớn, chuyện các loại xe đời mới, chuyện những show diễn thời trang, chuyện cho con cháu sang nước ngoài du học, rồi bắt qua chuyện kinh tế chính trị thế giới. Bà ngán ngẩm bỏ vào phòng nằm một mình cho yên thân, chúng cũng quên luôn sự vắng mặt của bà trên bàn tiệc. Thỉnh thoảng có đứa nào đó đi “toa-let” xả bia chợt nhớ ra, ghé vào phòng thăm hỏi vội vã: “Má mệt hả má?”- “Ừ !”- “Bữa nào con mua cho má một mớ trà sâm Hàn Quốc chính gốc, uống vô khoẻ liền !” Nói xong, nó quay ra phòng khách nhậu tiếp.

Bà thèm có một người nói chuyện với bà về ruộng nương mùa màng, về những đoá hoa mướp, hoa bí rợ vàng óng có những con ong bầu to đen như hạt nhãn vo ve vờn lượn rập rờn. Chuyện nửa đêm thức giấc thả câu, ngan ngát mùi cỏ ẩm sương trên bờ ruộng, lách chách tiếng cá đớp mồi trên mặt nước lấp xấp nửa thân cây lúa… Nhưng tình yêu thiên nhiên của bà Hai không thể mãi tồn tại trước sự cuốn rút, thúc đẩy của đời sống đương đại. Cũng giống như hình ảnh của những cánh đồng trên các vùng ven đô không thể tồn tại trước sự bành trướng của nhu cầu nhà ở, của mức sinh hoạt thiên về khoa học kỹ thuật hiện đại.

Ông Hai thì trách vợ:
- Bà không chịu đổi mới tư duy, sẽ bị bánh xe… thời đại nghiền nát. Đó, bây giờ bà thử dắt bò đi “chơi” hoặc đào ao nuôi cá kiểu “trên ra dưới vô” coi có bị người ta kiện bà về tội làm ô nhiễm môi trường không? Nửa khuya bà thử xách đèn thùng đi “thăm câu” coi, bà sẽ được “mời” vô bệnh viện tâm thần nghiên cứu lại bộ não ngay ! Trong xóm này mọi người thay đổi, nhà ta phải thay đổi. Trong nhà này, tui thay đổi thì bà cũng phải thay đổi. Bà đã hiểu chưa?

Thấy chồng giận dữ, bà Hai ngồi xuống ghế, dịu giọng:
- Ông muốn tui thay đổi làm sao?
- Bà năm nay mới xấp xỉ tuổi năm mươi, đâu phải là già. Người ta còn biểu diễn thời trang tuổi bốn mươi trên ti vi kia kìa. Thứ nhất bà phải dẹp cái “cục bướu” trên đầu bà đi, nghĩa là phải cắt ngắn hoặc để dài cũng được nhưng phải đúng mốt và tuyệt đối không bới tóc nữa. Thứ hai, ra đường phải mặc quần “din”, quần “sót”, áo “bun”, váy ngắn, váy dài, giày cao gót cho “mô đen”, ở nhà hoặc trong xóm phải diện đồ bộ đúng kiểu cách, tối phải mặc áo ngủ cho… lịch sự cái giấc ngủ. Thứ ba, điều này phải làm ngay, bà ghi danh học thể dục thẩm mỹ để “tút” lại cái ngoại hình. Làm được không?

Bà Hai ngần ngừ:
- Riêng về cái chuyện thể dục thẩm mỹ, tui mắc cỡ lắm !
Ông Hai quát lên:
- Mắc cỡ là thế nào? Nói cho bà biết, ngay sáng ngày mai tui đi tập quần vợt. Buổi tối học nhảy đầm. Sống là phải lạc quan và trẻ trung. Nếu bà không… trẻ kịp với tui thì… đừng trách !

Vốn dĩ là một người vợ ngoan. Bà không để chồng phải phiền trách nhiều lần. Thoạt đầu bà ngượng lắm về sự thay đổi tóc tai quần áo, nhưng rồi cũng dần quen, bà thấy mình đẹp và muốn được trẻ đẹp hơn nữa. Thói quen của con người thật kỳ lạ, nó làm cho người ta dễ sống hơn mà cũng dễ làm cho người ta khó sống. Bà đâm “nghiện” vào những nơi cắt tóc sang trọng và mua sắm thời trang, mỹ phẩm. Từ thể dục thẩm mỹ, bà chuyển qua học khiêu vũ và rồi nghiện những buổi dạ hội, vũ trường với không khí màu sắc, hương thơm, tiếng nhạc, bước nhảy và… vòng tay đàn ông. Nhưng điều đặc biệt là bà vẫn chưa bị người đàn ông nào trong thế giới ăn chơi này lôi cuốn. Có lẽ thói quen thôn dã năm nào còn chút tồn đọng trong lòng, bà chỉ thích một con người bình dị chất phác trong cách nhìn tình cảm của bà. Cho đến ngày nọ…

Ông Hai Lấn quyết định mua ô tô. Bà Hai hỏi kháy:
- Ông lái chắc? Xe hơi hổng dễ như xe bò đâu nghen?!
Không hề giận, ngược lại ông còn rộng mở hàm răng “trăm triệu bạc”:
- Khà khà ! Bộ bà tưởng mấy thằng tài xế đó nó đánh xe bò được như tui sao? Không biết thì học, dễ ẹc. Nhưng có tiền mua xe hơi mà lại ngồi lái thì coi giống tài xế quá, đâu có ra dáng ông chủ. Tui sẽ mướn tài xế.
Bà Hai lắc đầu:
- Mắc cười, khi không lại nuôi tài xế !
Ông Hai giải thích:
- Tui tính hết trọi trơn rồi ! Không phải mua một mà là ba chiếc. Một chiếc 12 chỗ ngồi, một chiếc 4 chỗ sàng sàng, riêng một chiếc đời mới thứ thiệt. Mình mở dịch vụ cho thuê xe du lịch. Vừa làm ăn mà cũng vừa có xe hơi đi cho nó oách. Lúc này bạn bè của bà, của tui tới chơi hà rầm, thấy nhà của mình bự xự như vầy mà thiếu cái xe hơi, giống như tui mở gói ba số ra mà trong đó trống bốc chỉ có mỗi một điếu, thấy nó dỏm lắm !

Nói là làm, ông Hai mua ngay ba chiếc ô tô, thuê hai tài xế. Nhưng oách thì có oách, còn chuyện dịch vụ du lịch thì lột hết cuốn lịch cũng chưa có ma nào tới thuê xe du lịch du hí gì cả. Điều đó chuyện nhỏ. Chuyện lớn là chiếc đời mới cứ vun vút chở ông đi du hí hết tụ điểm này tới nhà hàng kia, có khi trực chỉ Vũng Tàu, hứng chí thì vút tận Đà Lạt, Nha Trang cho phỉ chí tang bồng hồ thỉ. Trên xe ngoài ông và tài xế, còn có những ai? Đó là chuyện bí mật của ông Hai.

Còn phần bà Hai thì sao? Chiếc bốn chỗ ngồi loại sàng sàng và… ông tài xế cũng thuộc tuýp người tàng tàng - tuổi xấp xỉ năm mươi, quê ở Cần Thơ lên thành phố tìm việc làm, tính tình chất phát, bình dị, nói năng chân chất quê mùa- là thuộc về bà Hai. Nhưng lạ ở chỗ, từ khi có ô tô, bà Hai dần hồi hờ hững với các buổi tiệc đêm với bạn bè, xa lánh các nhà hàng khiêu vũ. Bà mất dần thói quen cũ, bắt đầu một thói quen mới hơn: đi về những vùng quê, nơi có đồng cỏ xanh rì, có lúa vàng bát ngát, có những con cá, có những cần câu và có… ông tài xế tàng tàng!

* * *
Chuyện “tình ngoại” này đã xảy ra từ khoảng hơn 6 tháng trước đây. Đến nay tất cả mọi người trong gia đình ông Hai Lấn vẫn chưa ai phát hiện ra, và có lẽ sẽ chẳng bao giờ phát hiện được khi mỗi người còn mãi đắm chìm trong đời sống hưởng thụ vị kỷ riêng mình, khi bộ răng trăm triệu của ông Hai Lấn vẫn còn toe toét chào đón những thú vui cao sang ngộ nhận, khi tình nghĩa của người chồng còn bận đi chơi xa chưa quay về để tìm lại vợ mình, khi những đứa con còn khư khư trong lòng giấc mộng “tiền đẻ ra tiền” mà quên đi ai là người đã đẻ ra họ, khi họ vẫn còn trông mong tờ di chúc chia phần thừa kế, khi chữ hiếu vẫn còn bị đè bẹp bởi căn nhà lầu năm tấm và mớ tài sản chất chứa bên trong!

Bí mật của bà Hai và ông tài xế còn lâu lắm mọi người trong nhà mới biết, trừ tôi. Tôi là ai và tại sao tôi biết? Xin thưa, tôi là thằng Út Éc của gia đình tôi. Một đêm khuya khó ngủ, tôi loanh quanh khắp nhà và phát hiện mẹ tôi ngủ với ông tài xế trong một căn phòng trống –một trong hai mươi căn phòng bỏ không- trong căn nhà cao năm tầng, rộng tám trăm mét vuông của cha mẹ tôi. Tôi biết họ thường đi những đâu, quan hệ với nhau thế nào. Tuy nhiên tôi sẽ không bao giờ tiết lộ điều bí mật này, bởi vì tôi thương mẹ hơn tất cả những gì thuộc về vật chất trong ngôi nhà này. Tôi hiểu đây là bí mật, là niềm vui gượng gạo cuối cùng của mẹ tôi. Chắc chắn mẹ tôi sẽ ray rức vì sự phản bội của mình, nhưng thà vậy, bà không khô héo chết dần vì sự phản bội của cha tôi, không đơn độc trong ngôi nhà của chính mình, không sống mỏi mòn trong sự hững hờ của những người ruột thịt thân thương nhất.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Sep/2017 lúc 8:37am

Món Nợ Oan Khiên


   Đứa con gái bước xuống phòng ăn, đưa mắt liếc nhẹ về phiá ông, ngần ngừ vài phút rồi lặng lẽ thu dọn chén diã. Đây là ngày thứ ba. Ba bữa cơm chiều liên tiếp, nào thịt kho, nào cá chiên, nào canh gà, không món nào hao hụt, ngoài dĩa rau và chén nước tương -theo yêu cầu của ông- có vơi đi một ít. Dọn dẹp xong, nó rón rén trở lên phòng. Trước khi đặt chân lên cầu thang, nó quay lại nhìn. Vẫn là ông với dáng ngồi lặng lẽ, bất động như hai hôm trước. Cái đầu hói trống trên đỉnh, những lọn tóc bạc xác xơ không hàng ngũ ở phía sau, trên cái ót gầy gò của ông, khiến đứa con gái cảm thấy một thoáng nao lòng. Chỉ chừng đó rồi thôi. Nó không muốn đến gần ông để an ủi, hỏi han.

   Hai mươi năm, kể từ ngày còn bé cho đến lớn, chưa bao giờ nó đến gần ông để được âu yếm, nâng niu. Nó tưởng chừng, hễ lúc nào ngước mắt lên nhìn ông là nó chạm phải một ánh mắt lạnh lùng, nghiêm khắc. Nếu nó nhớ không lầm thì hình như chưa bao giờ ông chuyện trò với nó, ngoài những câu sai bảo bình thường. Cũng chưa bao giờ ông gọi nó bằng con, ngoài tiếng “mày” cộc lốc, nhạt nhẽo. Tuy nhiên, điều đó cũng đã quá quen thuộc với nó trong suốt hai mươi năm qua, nên nó chẳng cảm thấy ngột ngạt gì cho lắm, vì còn có mẹ trong gia đình. Chỉ mới ba hôm nay, sự vắng mặt của mẹ làm căn nhà bỗng trở nên lạnh lẽo và nặng nề làm sao. Đang khỏe mạnh, bỗng mẹ ngã bệnh bất ngờ. Căn bệnh trầm trọng làm mẹ bị hôn mê kể từ lúc đưa vào bệnh viện cho đến giờ. Ban ngày, ông và anh nó thay phiên nhau vào bệnh viện với mẹ, trong lúc nó phải tới sở làm vì đang là thời gian huấn nghiệp nên không được phép nghỉ. Chiều về, lo cơm nước cho ông xong, nó chạy vào với mẹ.

   Vẻ lo lắng, hoảng hốt gần như mất hồn của ông là một thái độ rất lạ. Bởi trong ý nghĩ của nó, ông đã chẳng từng rẻ rúng, xem thường, hất hủi và bạc đãi mẹ mấy mươi năm nay đó sao. Nhiều lúc, nó cảm thấy bất nhẫn khi nhìn thấy mẹ im lặng chịu đựng những cơn thịnh nộ vô lý của ông. Có lần, lau nhẹ những giọt nước mắt cho mẹ, nó bực tức:
 -Sao mẹ cứ khóc, không phải là lỗi của mẹ thì phải nói cho ra lẽ. Gặp con thì con không nhịn được, ổng có phải là ông trời đâu.
   Mẹ đặt ngón tay lên môi nó, trừng mắt:
 -Con không được hỗn với ba.
   Nó giận dỗi đứng lên:
 -Nếu con là mẹ, con đã bỏ ổng lâu rồi.
   Chưa bao giờ nó nghe ông nói một lời dịu dàng với mẹ. Vậy mà mẹ vẫn cam tâm chịu đựng. Kể cũng lạ. Nó nghĩ. Làm sao có thể thương yêu một người đối xử tệ bạc với mình. Chẳng lẽ, mẹ có trái tim bồ tát như người ta thường nói. Có một điều nó biết, mẹ vẫn hy vọng sẽ có ngày ông hồi tâm và sự hy sinh của mẹ sẽ được đền bù.

***

   Có tiếng khép cửa nhè nhẹ và tiếng máy xe nổ vang lên, rồi chạy vụt đi trong đêm tối. Ông bước tới, vói tay đốt ba cây nhang cắm lên bàn thờ Phật rồi quỳ xuống, xì xụp vái lạy một cách rất thành khẩn. Những tiếng cầu nguyện thì thầm trong cổ họng. Những giọt nước mắt ứa ra. Ông quỳ như thế rất lâu, đôi mắt nhắm nghiền với hình ảnh bà thấp thoáng ẩn hiện……

   Hai mươi tám năm đã trôi qua, kể từ ngày bà bước vào đời ông. Như một tai ách cho bà. Như một vướng bận cho ông. Thì thật là vậy. Ông có thương yêu gì bà đâu. Chỉ có bà, dù trải qua bao cuộc bể dâu của cuộc đời, dù trải qua bao lần ruồng rẫy của ông, bà vẫn một mực hết lòng, hết dạ yêu ông. Ông nhớ lần đầu tiên gặp bà. Khi ấy, bà chỉ là một cô gái tuổi mười tám, không đẹp, nhưng hiền hậu, mồ côi cha mẹ,ï sống nhờ vào họ hàng và là em họ của một người bạn thân mà ông hay lui tới trong những ngày nghỉ phép. Tính ông hào hoa, bay bướm, nên gặp ai cũng săn đón, ngọt ngào. Những lời đẩy đưa bóng bẩy, những chìu chuộng ân cần đã làm rung động trái tim thật thà của cô gái ngây thơ. Và bà đã dại khờ trao hết cho ông tình yêu đầu đời. Không so đo tính toán. Không nghi ngại, phân vân. Rồi... ngày bà biết mình mang thai cũng là ngày ông làm lễ hỏi với người vợ chính thức của ông. Ông chỉ gửi cho bà vài dòng ngắn ngủi, biện hộ một cách gượng gạo rằng, vì chữ hiếu nên phải phụ tình và hứa sẽ tìm cách bảo bọc bà và đứa con sắp chào đời. Không cần biết bao nhiêu giọt nước mắt của bà đã rơi xuống trên lá thư tuyệt tình, ông thản nhiên làm chú rể trong một đám cưới tưng bừng, bên cô dâu xinh đẹp, lộng lẫy, giàu sang. Ngày qua ngày, ông chìm đắm trong niềm hạnh phúc mới, không chút bận tâm đến những gì đã xảy ra trong quá khứ rất gần. Hình như ông quên hẳn đã có lần mình thề non, hẹn biển với một người con gái và hứa hẹn chuyện mai sau.

   Thời gian trôi qua. Ngày cuộc chiến kết thúc cũng là ngày ông khăn gói vào trại tù. Đất nước thân yêu chìm trong cơn điêu linh, thống khổ, nên cuộc đời ông cũng thống khổ, điêu linh. Người vợ xinh đẹp, quý phái của ông không một lần bước chân đến trại tù thăm ông. Ông trông ngóng, mong đợi để rồi thất vọng. Một năm, rồi hai năm. Ông là người duy nhất trong tổ không có thân nhân thăm viếng, tiếp tế. Mẹ ông quá già, ở tận miền Trung xa xôi. Vợ thì biền biệt không một tin tức. Nỗi đau mất nước. Nỗi đau của thân xác. Nỗi đau của trái tim. Từng ấy thứ dày vò ông từng giây, từng phút, làm cho ông ngày càng hao mòn. Ông nhờ bạn bè được thả về trước dò la tin tức thì được biết vợ ông vẫn ở căn nhà cũ, vẫn lên xe xuống ngựa, vẫn có kẻ hầu người hạ, và một điều làm đau nát lòng ông -vợ ông bây giờ là vợ của một cán bộ cao cấp. Ông như rụng xuống trong cơn đau uất người. Mấy tháng dài, ông ốm liệt giường không cất người lên nổi. Ông hoàn toàn tuyệt vọng trong nỗi buồn chất ngất.

   Bỗng có một buổi sáng, tên ông được xướng lên trong danh sách những người được thăm nuôi. Khuôn mặt ông rạng ngời sung sướng. Ông mặc vội quần áo, hấp tấp theo đoàn người tiến ra phòng đợi. Nhưng niềm vui chợt tắt hẳn khi ông nhận ra, người đến thăm không phải là người vợ yêu quý ông hằng thương nhớ, mà là người thiếu nữ năm xưa. Người thiếu nữ mà ông đã từng ruồng bỏ, lãng quên. Nỗi ngạc nhiên pha lẫn chút bực tức vì thất vọng, ông hỏi trổng không:
 -Sao biết chỗ này mà đến?
   Bà cắn môi, rưng rưng nước mắt:
 -Anh Trí cho em biết.
   Rồi kéo tay đứa bé trai đứng gần đó, bà ngọt ngào:
 -Thưa ba đi con.
   Ông trố mắt nhìn thằng bé trừng trừng. Trong cơn bối rối, ông không biết phải làm gì thì người bạn cùng tổ ngồi gần đó đã lên tiếng:
 -Ồ! thằng nhỏ giống ông như khuôn đúc.
   Ông ngượng ngùng cúi đầu, lảng tránh ánh mắt tha thiết của bà. Bấy lâu nay, ông hầu như quên mất sự hiện diện của một đứa bé trong cuộc tình ngày xưa. Như một người không cảm giác, ông ngồi thừ ra đó, hết nhìn thằng bé lại nhìn xuống đất. Cuối cùng, ông cũng hỏi được một câu:
 -Nó mấy tuổi?
 -Dạ ba tuổi.
   Ông đưa tay kéo nhẹ, thằng bé ngã vào lòng, ôm chặt lấy ông.

   Từ đó, bà không bao giờ vắng mặt trong những đợt thăm nuôi. Bà nghèo, nên quà cho ông thường chỉ là một bịch đường, một gói lạp xưởng nhỏ, một vài con khô sặc. Ông nhận lấy như một sự miễn cưỡng. Thật lòng, ông không hề yêu bà, nên không muốn nợ bà. Và một điều sâu kín trong lòng là ông vẫn mang hy vọng sẽ trở về, tìm lại người vợ xinh đẹp mà ông ngày nhớ, đêm mong.

   Rồi ngày ông được thả về cũng là ngày được tin vợ đã vượt biên cùng người đàn ông khác. Tim ông vẫn nhói đau như buổi đầu nghe tin vợ mình đang là vợ của kẻ thù. Ông hận đời, hận mình khi phải làm người thua cuộc. Với hình hài tang thương, với tâm hồn rách nát, quay đi ngoảnh lại, ngoài bà ra ông không còn một người thân nào cả, nên ông đành phải ép lòng sống với bà, một người vợ quê mùa, kém cỏi, không có được một điều kiện nào trong tiêu chuẩn đòi hỏi của ông. Còn bà, mặc cho bao đắng cay nghiệt ngã trong cuộc sống, bà vẫn âm thầm bên cạnh ông để săn sóc, lo lắng. Mặc cho ông lạnh lùng, hờ hững bà vẫn vui trong cái hạnh phúc hẫm hiu của số phận bọt bèo.

   Khi đứa con thứ hai ra đời cũng là lúc chính phủ Mỹ thực hiện chương trình H.O. Ông nghĩ mình sẽ có cơ hội để đưa bà và hai đứa nhỏ sang Mỹ -coi như một cách để ông trả nợ cho bà. Nợ tình hay nợ tiền ông không cần biết, chỉ có điều là ông cảm thấy mình có cơ hội và có quyền dò la tin tức để tìm lại người vợ cũ. Ý nghĩ này làm ông đứng ngồi không yên. Không màng đến gia đình, không thiết tha với công việc, ông như người bất cần đời, suốt ngày lơ thơ, lững thững. Bà một mình cật lực làm việc. Ban ngày đi làm hãng, ban đêm lãnh hàng về may, lại thêm tính cần kiệm, nên chẳng bao lâu cuộc sống trở nên sung túc hơn và đó cũng là lúc mơ ước của ông được thành tựu.

   Trong buổi họp mặt cuối năm với bạn bè cùng binh chủng, ông tình cờ gặp lại người em họ của vợ. Trở về nhà, ông thao thức trắng đêm với cảm giác vừa mừng, vừa lo khi ngắm nghía, nâng niu mảnh giấy nhỏ xíu với hàng địa chỉ mà ông từng ao ước có được. Trong tâm trạng rối bời, dùng dằng, ngần ngại, ông vẫn cảm nhận được sự thôi thúc của trái tim. Phải gặp. Gặp một lần cho rõ trắng đen. Gặp một lần cho thỏa lòng thương nhớ. Thế là sáng hôm sau, chờ lúc bà vừa lên xe đi làm, ông vội vàng thu xếp đồ đạc, chuẩn bị cho cuộc hành trình tìm lại cố nhân. Không cần bận tâm đến công việc làm, ông quyết định đi và phải đi trước khi bà về, để khỏi phải dài dòng giải thích, và nhất là ông không muốn nhìn thấy những giọt nước mắt của bà. Những giọt nước mắt mà ông nghĩ, có thể sẽ làm nặng nề bước chân c?a ông hơn. Người ta sẵn sàng chết cho tình yêu. Còn ông, ông cũng sẵn sàng vì người vợ yêu quý của mình mà mang tiếng bạc tình, bạc nghĩa.

***

   Hai tuần sau, ông trở về như cái xác không hồn. Rã rời. Thê thảm. Nỗi vui mừng làm nước mắt bà ứa ra. Bà như quên đi cái cảm giác lạnh buốt, uất nghẹn khi đọc những lời phũ phàng của ông trong lá thư để lại. Quên cơn đau điếng người khi khám phá ra ông đã rút hết tất cả số tiền bà dành dụm được trong ngân hàng, để ra đi tìm người vợ cũ. Bà giang tay đón ông bằng tấm lòng rộng mở, mặc cho hai đứa con giận dỗi, phản đối. Ông về với bà. Thế là đủ. Dẫu sao, bà cũng còn được nhìn thấy ông hàng ngày để lo lắng, hầu hạ bằng tình yêu tha thiết, chân thành.

   Ngày qua ngày, ông vùi đầu trong cơn say. Hết khóc, lại cười. Hết chửi rủa, lại đập phá. Nước mắt bà rơi theo từng cơn đau của ông. Hận người vợ bạc tình, ông đem hết những oán giận trút lên bà. Ông đay nghiến, chì chiết bà. Có lần, ông còn vung tay đánh bà. Đứa con trai không chịu được, nó đẩy ông vào tường, nhìn ông bằng ánh mắt rực lửa:
 -Ba còn đánh mẹ, đừng trách con bất hiếu.
   Bà nhào tới kéo tay nó, giọng hoảng hốt:
 -Con không được hỗn. Xin lỗi ba. Nghe lời mẹ, xin lỗi ba!
   Thằng con giằng tay ra một cách hằn hộc:
 -Con thật không hiểu. Tại sao mẹ phải chịu đựng những điều vô lý như vậy?
   Bà nhìn nó bằng đôi mắt u uẩn, van xin. Lòng nó chùng xuống, giọng nói như tắt nghẹn:
 - Ba là một người tàn nhẫn nhất trên thế gian này. Ba không xứng đáng...
   Câu nói làm ông giật bắn người. Đôi mắt ông như lạc đi, như dại khờ, như chìm khuất trong ánh lệ long lanh. “Một người tàn nhẫn nhất trên thế gian này”. Đây là câu nói của ông mà. Câu nói cuối cùng, ông dành cho người vợ cũ trước khi loạng choạng bước đi bằng những bước chân khập khễnh, vô hồn. Ông ngồi phịch xuống ghế, hai tay ôm đầu mà cảm thấy như từng hình ảnh chậm chạp trôi qua trong trí nhớ.

   …Buổi sáng đó, người vợ cũ đã tiếp ông trong phòng khách sang trọng của ngôi biệt thự đồ sộ, nguy nga. Nàng vẫn tươi trẻ và diễm lệ như thuở nào. Nụ cười duyên dáng nở nhẹ trên môi khi nhận ra ông. Không chút ngượng ngùng, bỡ ngỡ, nàng hỏi thăm ông về cuộc sống trong thời gian qua một cách tự nhiên và vô tư như hai người bạn tình cờ gặp lại nhau trên đường phố. Làm như nàng không hề nhớ có một thời nàng đã từng là vợ của ông. Ông nuốt từng ngụm nước mà nghe cay đắng tràn trong cổ họng. Ông cứ ngỡ, khi gặp mặt, nàng sẽ khóc lóc, van xin ông tha thứ những lỗi lầm, thiếu sót của nàng, để ông được âu yếm ôm nàng vào lòng, vuốt ve từng sợi tóc và bày tỏ tình yêu quảng đại của mình bằng sự thông cảm và bao dung. Ông sẽ không trách nàng, vì ông hiểu “nỗi truân chuyên của khách má hồng” trong “thuở trời đất nổi cơn gió bụi”. Vậy là nàng sẽ ngã vào lòng ông, kể lể bao nỗi nhớ nhung của những ngày xa cách và vợ chồng ông lại tái hợp để bắt đầu một cuộc sống hạnh phúc mới.

   Nhưng thái độ dửng dưng của nàng làm tan vỡ ước mơ của ông - cái ước mơ “tái hợp” đã bùng dậy mãnh liệt từ khi ông nghe người em họ của nàng cho biết, sang đây được vài năm, nàng chia tay với người đàn ông đã đưa nàng đi tìm miền đất hứa và kết hôn với một thương gia người Mỹ rất giàu có. Hai người sống với nhau mười mấy năm không có con và khi qua đời, người chồng này đã để lại cho nàng một gia tài kếch xù. Hiện tại, nàng là người đàn bà độc thân, sống thui thủi một mình.

   Ông ngồi đó với tấm lòng nặng trĩu. Nàng không mời ông ở lại. Ông cũng chẳng thể ra về, nếu không nói được những điều ông muốn nói. Dẫu sao cũng phải một lần. Ông tự nhủ thầm và đổi thế ngồi, cố gắng giữ giọng bình tĩnh:
 -Sao ngày anh đi tù, em không đến thăm anh mà cũng chẳng thư từ?
   Nàng cười nhẹ:
 -Anh biết mà, em đâu dám đi xa một mình.
 -Sao em không chờ anh trở về mà bỏ đi với người khác?
   Vẫn nụ cười duyên dáng với hai lúm đồng tiền nhỏ xíu:
 -Em rất sợ cô đơn. Vã lại, anh trở về thì sao, anh có lo cho em được không? Anh cũng thừa biết, em không chịu nổi cuộc sống nghèo khổ.
   Ông nuốt ực nỗi nghẹn ngào vào tim:
 -Nghĩa là em chỉ nghĩ đến em, chứ không nghĩ một chút gì cho anh, cho tình yêu của chúng mình sao?
Nàng nghiêng đầu, lộ chiếc gáy trắng ngần dưới mái tóc búi cao, đầy vẻ kiêu sa của một mệnh phụ.
-Em nói thật, cuộc hôn nhân của anh và em là do ba ép buộc. Dù chưa bao giờ anh nói ra, nhưng em thừa hiểu là anh biết em không còn trong trắng khi về với anh. Em nhỏ hơn anh cả chục tuổi, người em yêu lại không phải là anh... Vì vậy, anh đừng trách em.
   Ông chưa kịp thố lộ tình yêu chung thủy, bền bỉ, bất chấp mọi nghịch cảnh của ông đối với nàng thì đã có khách đến thăm. Nàng đành mời ông lên phòng nghỉ ngơi để nàng tiếp khách. Mấy tiếng đồng hồ của buổi chiều trôi qua, ông vẫn nằm im trong phòng chờ đợi. Mãi đến lúc người giúp việc lên mời cơm chiều, ông mới hay nàng đã đi dự tiệc.Ông lại tiếp tục chờ. Đến nửa đêm, ông nghe tiếng xe đỗ lại, rồi tiếng mở cửa. Mừng quá, ông vội bước ra thì vừa kịp thấy nàng và một người đàn ông đang quấn quýt nhau trong nụ hôn từ giã. Ông trở vào phòng, thẫn thờ trong nỗi đau xé lòng giữa bầu không khí im lặng đến rợn người. Ông không biết mình phải làm sao để kéo nàng trở về với ông. Nàng giàu sang. Ông trắng tay. Nàng vẫn còn mỹ miều, xinh đẹp, còn ông đã bước vào tuổi hoàng hôn với những phai tàn. Nhưng ông không đành thua cuộc. Trái tim ông vẫn còn nồng nàn, tha thiết với tình yêu trọn vẹn dành cho nàng. Ông suy nghĩ miên man, tính toán mọi cách, để rồi chìm vào giấc ngủ mệt nhoài đầy mộng mị.

   Sáng hôm sau, khi ông thức giấc thì nàng đã rời khỏi nhà. Ông thất vọng trở về khách sạn, mỗi ngày trở lại tìm nàng, nhưng suốt cả tuần cũng không gặp được. Đến ngày thứ tám thì nàng lại tươi cười tiếp ông trong khu vườn phía sau nhà với bộ áo tắm bó sát, khêu gợi. Nàng đẹp quá, ông không thể mất nàng một lần nữa. Ý nghĩ đó giúp ông mạnh dạn bước tới, nắm lấy tay nàng, giọng xúc động:
 -Chúng mình làm lại từ đầu đi em, anh vẫn yêu em như ngày nào, anh không thể sống thiếu em được.
Nàng nheo mắt nhìn ông, nét mặt thật rạng rỡ, xinh đẹp. Ông nghe lòng mình xôn xao như ngày mới lớn.
 -Xin lỗi anh, mọi chuyện đã qua lâu rồi, em không muốn nhớ lại quá khứ, huống chi anh đã có gia đình khác rồi.
   Giọng ông hăm hở:
 -Anh sẽ vì em mà bỏ tất cả.
   Nàng ngữa mặt cười thành tiếng:
 -Hình như anh quên nhìn lại anh đó nha!
   Rồi không để ông xen vào, nàng nói tiếp:
 -Anh già rồi, nên nhìn vào thực tế một chút, đừng để em nghĩ là anh đang ngấm nghé cái gia tài em đang có.
   Rồi nàng thản nhiên phóng mình xuống hồ bơi, sau khi tặng một 'nhát dao' xuyên thấu trái tim ông. Cả trời đất sụp đổ chắc cũng không làm ông bàng hoàng, đau đớn như thế. Nàng đã đặt tình yêu của ông xuống bậc thang thấp kém và tầm thường nhất. Nàng đã chà đạp tấm chân tình của ông không chút tiếc thương. Ông đứng đó như chôn chân dưới đất. Nước mắt ông ứa ra trong uất ức, nghẹn ngào. Khi bước lên khỏi hồ bơi, nàng cười thân thiện như chưa hề nói một điều gì xúc phạm đến ông.
 -Mời anh vào nhà ăn cơm.
   Ông nhìn nàng van nài:
 -Anh muốn nói… anh đã bỏ công ăn việc làm, bỏ tất cả chỉ để được gặp em, được nhìn thấy em và nói với em rằng……
   Nàng ngắt lời ông:
 -Đủ rồi, anh hãy trở về với gia đình anh đi.
 -Không… anh…
   Nàng nhìn ông lạnh nhạt:
 -Em sẽ tặng anh một số tiền để đền bù thiệt hại cho anh, vậy được chưa? Anh muốn bao nhiêu?
Ông cố kềm giữ cơn tức giận đang làm run rẩy cả chân tay, nhưng tiếng nói cất lên chứa đầy nỗi phẩn uất:
 -Em là một người tàn nhẫn nhất trên thế gian này.

***

   Khi bà ngã bệnh ông mới nhận ra mình là người ngu dại và “tàn nhẫn nhất trên thế gian này”. Cái hạnh phúc trong tay thật cao quý và thanh khiết mà ông không biết đón nhận và giữ gìn. Hơn nửa cuộc đời ông chỉ biết thả mồi bắt bóng, chạy theo một ảo ảnh xa mù. Ông muốn nói với bà, nói nhiều lắm những lời ân hận mà không biết còn có dịp hay không. Ông âu lo, bối rối, nhưng chẳng biết phải làm gì ngoài chuyện ăn chay, cầu nguyện cho bà qua khỏi cơn bệnh thập tử nhất sinh.

   Bấy lâu, ông vẫn xem bà là một món nợ oan khiên mà ông mong muốn được dứt bỏ. Nhưng giờ đây, trong nước mắt, trong hối tiếc, xót xa, ông cầu nguyện ơn trên cho ông được giữ lại “món nợ” này để trân trọng và thương yêu cho đến hết cuộc đời.

Ngân Bình


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 24/Sep/2017 lúc 5:08am

LY CÀ PHÊ “NGỌT NGÀO”



Chắc trong cuộc đời của mỗi chúng ta, ai cũng đã từng nếm qua hương vị thơm ngon của cà phê, thời nay khi công việc tất bật hàng  ngày nên một số người đã chọn cà phê hòa tan trong những gói nho nhỏ bên ngoài nhà sản xuất ghi 3 trong 1 rất tiện lợi .
 Sở dĩ nó tiện lợi vì khỏi phải pha trong phin hoặc vợt rất mất thì giờ, chỉ cần cho nước sôi vào khấy đều là đã có ly cà phê sữa nóng hổi bốc khói thơm lừng, nó lại đáp ứng làm cho mọi người tĩnh táo và sảng khoái khi uống xong, chính vậy nên cà phê gói hòa tan là một lựa chọn hàng đầu của một số người, hơn nữa do giá bán chấp nhận được vì chỉ bỏ ra hai ngàn năm trăm đồng ( theo thời giá hiện nay ), thay vì phải tốn mươi, mười lăm ngàn mới có ly cà phê vừa ý trong các quán cỡ trung bình, còn chui vô quán Vip một chút sẽ là bốn năm mươi ngàn một ly….
  Tôi còn nhớ như in, vào đầu thập niên sáu mươi của thế kỷ trước, dạo ấy tôi chỉ là thằng con nít Bảy tám tuổi đầu, ăn chưa no lo chưa tới, nên trong đời sống hàng ngày đã gây ra nhiều chuyện dở khóc dở cười, có chuyện nó in hằn vô tiềm thức của tôi mà nó chẳng bao giờ phai nhạt.
  Ngày ấy gia đình tôi sống trong xóm lao động nghèo, bà con chòm xóm sống khắng khít đùm bọc và tương trợ nhau hết lòng khi hữu sự, đám con nít cũng theo đó mà chơi đùa  thật vui ít khi nào xung đột với nhau, nên dù nghèo chúng tôi cảm thấy thật hạnh phúc so với con nít nơi vùng thường xảy ra chiến sự.
  Ba tôi ngày ấy ông là công chức, khi xong công việc ở sở làm ba tôi hay phụ má tôi làm những chuyện trong gia đình.
  Một hôm tôi đang tụ tập với mấy đứa bạn trong sân nhà ông Sáu Giai, nơi đây là một vườn cây vú sữa to cao, khi đến mùa chúng tôi được ông Sáu cho ăn thoải mái, có hôm ông còn cho chúng tôi mang một ít về cho gia đình, vì thế khi ông Sáu bất ngờ qua đời trong cơn bạo bịnh khiến tôi và các bạn buồn thiu gần cả tháng, vì từ đây chúng tôi không còn có dịp được cho ăn vú sữa nữa rồi, bởi các con ông không thích cho con nít tụ tập ôn ào nơi đây.
  Đang nô đùa vui vẻ tôi nghe tiếng ba tôi gọi vọng qua từ bên kia con lộ:
– Phương ơi ! Về mua cho ba ly cà phê đi con .
Tiếc rẻ vì cuộc chơi đang vui mà bỏ dở nửa chừng, tôi lững thững quay về nhà để mua cà phê cho ba tôi.
 Quán cà phê của ông bà Tư tọa lạc bên ngoài khu cư xá Kiến thiết, nơi đây tổng cục gia cư ngày xưa cất lên để bán cho sĩ quan và công chức thâm niên về cư ngụ cùng gia đình, nhà ông bà Tư giáp với khu này nên ông bà mở quán cà phê và  điểm tâm, do địa thế quán thuận lợi nên hết đầu trên xóm dưới ai cũng đến ủng hộ, nhất là khi trời hừng sáng thì trong quán của ông bà Tư đủ các  thành phần, từ trí thức, đến dân lao động cần lao, họ đến ăn uống bàn chuyện thời sự trong ngày .
  Từ phía đàng xa tôi đã nghe được cái mùi thơm của cà phê do ông bà Tư pha, thuở ấy họ dùng cái vợt thật to, mỗi lần pha gần cả trăm gram cà phê bột, ngày trước người bán dùng loại cà phê nguyên chất, họ rang với công thức riêng nhưng tuyệt đối không có hóa chất và các chất độn như thời nay.
 Vừa đặt chân đến cửa quán, tôi thấy thằng Thành con ông Chín” Tắc xi” cũng đi mua cà phê cho ông Chín, vì đây là lần đầu tiên đi mua cà phê cho ba tôi, một công việc đối với tôi lúc đó tôi rất ngại vì quán đông nhiều người lạ nên tôi có cảm giác mình sợ sệt và thiếu tự tin, vì vậy tôi gặp thằng Thành nơi đây thì còn gì bằng, dẫu sao có thằng Thành tôi đỡ ái ngại phần nào, thấy tôi cũng mua cà phê như mình nên Thành ngoắc tôi lại để cùng vô quán một lượt..
  Hai đứa tôi đứng sớ rớ bên cái bàn mà ông Tư đang trổ tài pha cà phê, mùi cà phê thơm lừng tuy chưa từng được nếm lần nào nhưng nghe mùi hương của cà phê thơm ngào ngạt cũng khiến chúng tôi hưng phấn trong lòng, bà Tư vừa dẹp mấy  ly của khách uống xong mang xuống phía sau cho con cháu rửa, khi đi ngang qua chúng tôi bà Tư cất tiếng hỏi :
 – Hai con mua cà phê gì, bà nói ông Tư bán liền cho, chứ không chờ lâu lắc lắm nghe bây.
Khi nghe chúng tôi muốn mua cà phê đen, ông Tư vội chụp cái Lon Guigoz trên tay thằng Thành và cái ly cối trên tay tôi, ông cho ít đường rồi rót và phê vào, ông dùng muỗng khấu nhẹ cho tan đường, trao lại cho chúng tôi ông thu tiền rồi nói:
-Xong rồi đó hai “anh,” đem về lẹ cho tía mấy “anh” uống liền kẻo nó nguội mất ngon .
  Tôi và thằng Thành cảm ơn và cúi đầu chào ông Tư rồi ra về, ra gần đến chiếc bàn gần phía trước cửa quán, tự dưng thằng Thành nó rị vai tôi lại nó nói :
-Ông Phương nè,  chờ tui chút xíu rồi mình về một lượt.
Tôi thắc mắc:
– Ông tính làm cái giống gì mà kêu tui đợi với chờ, không nghe ông Tư dặn sao, về chậm và phê nguội mất ngon.
Thằng Thành chẳng thèm đối hoài gì lời nói của tôi, nó ra hiệu cho tôi đứng chờ nó một chút, rồi con mắt nó ngó chung quanh xem có ai để ý hay không, thật ra khách khứa lo nói chuyện với nhau nên không ai rảnh để ý đến hai thằng “xây lố cố” tụi tui làm gì, Thành biết không ai dòm ngó đến mình nên nó nhanh như chú chim Cắt nhào xuống đất nhanh chóng vồ con mồi rồi  bay vút lên không tức thì, còn Thành thì nhào đến cái bàn nó giở cái nắp lon Guigoz ra tay kia nó chộp lấy hủ đường cát trút hết vô lon đựng cà phê, nó nhanh chóng đến bên tôi nó xúi:
-Ông Tư cho đường kẹo quá chừng, ông lấy hủ đường kia cho vô ly luôn đi rồi mình về.
Tôi nhìn theo cái tay của thằng Thành chỉ, trong bụng tôi đánh lô tô vì lấy thêm đường mà không có sự đồng ý của ông bà Tư thì khác nào là ăn cắp, mà ăn cắp là xấu , ba tôi dạy như vậy nên tôi chần chừ không nghe lời xúi của thằng Thành, thấy thái độ lưỡng lự của tôi nó bèn xúi tiếp với cái giọng như tay uống cà phê sành sỏi :
-Cà phê nó đắng thấy bà cố, cho đường ít uống chẳng ngon tí nào, ông cứ trút hết hủ đường vô, tui chắc là ba ông sẽ khen ông mua cà phê giỏi cho xem.
  Nghe lời dụ dỗ của thằng Quỷ Thành, tui căn răng làm liều một phen, thầm van vái đừng cho người của quán bắt gặp, nếu không thì xấu hổ vô cùng, cũng bằng động tác nhanh lẹ tôi trút cả hủ đường đầy ắp vào ly cà phê rồi nhanh chóng hai thằng tôi dọt liền ra khỏi  quán. Trên đường về nhà tôi rối rít cảm ơn thằng Thành, và tôi cho nó là thằng bạn chân tình vì nó đã có công chỉ vẽ cho tôi điều mới lạ về ly cà phê hôm ấy, trong lòng tôi khấp khởi mong mau về đến nhà để ba tôi được thưởng thức ly cà phê “ngọt ngào” do sáng kiến của thằng Thành đem lại, tôi còn mường tượng ba mình sẽ vuốt đầu khen thằng con trai của mình sao hôm nay giỏi dữ thần vậy cà .
 Bằng hai tay tôi trao ly cà phê cho ba tôi, trong lúc đi đường cà phê sóng sáng làm tan đi một số đường trong ly, ba tôi không để ý nên ông lấy muỗng khấu đều rồi cầm ly cà phê uống ngon lành, tôi trố mắt ngạc nhiên khi thấy ba đang uống nửa chừng tự dưng ông dừng lại và phun vội hết cà phê trong miệng xuống đât, rồi ông quay sang hỏi tôi với vẻ giận dữ:
-Phương nè , ai bán cà phê cho con vậy ?
Tình thiệt tôi nói : Dạ chính tay ông Tư rót bán đó ba.
Ba tôi quả quyết :
– Không thể nào, ông Tư chuyên bán cà phê mà như vầy được hết, nói thiệt đi, ai bán.
Nghe tới đây hồn vía tôi bay lên tận chín tầng mây, tôi ngờ ngợ chắc tại đường quá nhiều mới ra cớ sự này, tôi đành khai thiệt mọi điều cho ba nghe, nghe xong không nói không rằng ông rút cây roi mây vắt trên vách lá quất cho tôi vài roi, ba tôi nói :
-Nè đánh cho chừa cái tội ăn cắp nè.. Cà phê bỏ đường vừa phải còn cái đắng của nó mới ngon, bây bỏ cả ký đường vô nó thành “chè phê” rồi còn gì.
Sau câu nói ba tôi còn khuyến mãi thêm hai roi nữa cái tội nghe lời xúi giục của thằng Thành.
 Chiều hôm đó gặp lại thằng Thành, nó nhìn tôi lấm lét hỏi :
-Ba ông uống cà Phê có khen gì hông?
Mấy vết roi mây còn hiện trên bàn tọa đau điếng nên khi nghe thằng quỷ Thành hỏi như vậy tôi bèn tống cho nó một đạp rồi nói:
.- Khen  cái con khỉ khô họ, ông xúi dại làm tui ăn “Bánh tét nhưn mây” đã luôn nè.
Nói xong tôi đưa tay xoa xoa chỗ đau cho thằng Thành biết cái hậu quả của nó gây ra.
Tưởng sao, thằng Thành cũng kéo quần cho tôi xem vết roi cũng đầy mông của nó:
-Tui cũng bị cha tui đập cho một trận nè, cũng tại thằng Cu con bà Mười nó chỉ tui nên tui mới chỉ lại cho ông, ai dè thằng ôn dịch Cu bà Mười nó hại tui với ông ra nông nổi như vầy.
Đến đây thì tôi đã hiểu nguyên nhân làm tôi với thằng Thành bị đòn oan mạng, công đâu chẳng thấy mà tội đã rành rành, từ đó về sau tôi và thằng Thành không còn nghe lời xúi bậy của bất cứ đứa bạn nào nữa.
Mấy chục năm trôi qua, mỗi khi uống cà phê ngoài tiệm khi họ cho đường ngọt quá , tôi cũng phun ra và nhăn mặt y như ba tôi ngày ấy , tôi lầm bầm :
– Cà phê gì ngọt lịm, cái này là chè phê chứ cà phê cái giống gì ????.

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 130 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 1.379 seconds.