Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Tâm Tình | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình |
Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH | |
<< phần trước Trang of 130 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 02/Aug/2017 lúc 9:48am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 03/Aug/2017 lúc 6:46am |
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 07/Aug/2017 lúc 7:53am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 14/Aug/2017 lúc 8:46am |
Ba giờ sáng, chị khều chồng: * Về tới nhà ba bố con ngả lăn ra giường ngủ tiếp không khó khăn gì,
đến khi anh tỉnh giấc thì đã 7 giờ sáng, anh vội vàng gọi Tabi dậy và
chở nó đến trường, cách nhà một block đường, dĩ nhiên cũng phải mang con
Betsy theo. Một tiếng sau thì nhận được phone của chị từ bệnh viện, chị
đã sinh xong, mẹ tròn con vuông. Thằng cu Tí dài 21 inches, nặng 7.4
ounces, đạt tiêu chuẩn một đứa bé khỏe mạnh bình thường của Mỹ. * Ba tuần lễ đã trôi qua, cu Tí lớn lên từng ngày, sự thay đổi thấy rõ,
người nó mập hơn, gương mặt nó to tròn, phúng phính hơn. Cu Tí mở mắt
nhìn cuộc đời bé nhỏ trong căn phòng này nhiều hơn. Ba tuần lễ trôi qua,
đều đặn sáng anh đưa Tabi đến trường, chiều đón về. Anh nấu cơm, đút
cơm cho con lớn, hầu đứa con thứ hai, lăng xăng với thằng con thứ ba bé
bỏng, và làm đủ thứ chuyện nhà để vợ nghỉ dưỡng sức. Nguyễn Thị Thanh Dương |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 16/Aug/2017 lúc 6:43am |
Xin Để Yên Cho Người ChếtVào năm 2013, chị Minh được tin nhà gửi sang cho hay mẹ chị mất, chị buồn lắm, nhưng mấy tháng trước chi đã về thăm mẹ, xem như hai mẹ con đã thấy mặt nhau lần cuối. Chị nhờ cô bạn còn lại ở Việt Nam vào ngày đi chôn thì đến thăm và chụp hình gửi sang cho chi.
Theo lời
cô bạn kể lại :
"Đám ma nầy lớn lắm, nhưng anh em không khóc vật vả vì bà cụ đã không đi đứng được
từ mấy tháng trước, mình cùng Ô Xã 8 giờ sáng đã có mặt, vào lạy bà cụ, nghe em
bạn kể lại trong vài ngày vừa qua người quen đến cúng đông lắm, xe hơi liên tiếp từ
thành phố về đậu đầy hai bên đường trước nhà. Con cái bà cụ làm ăn ở
thành phố, giao thiệp rộng rãi nên một số thì ở thành phố về, một số bà con ở tại vùng đua nhau đến viếng.
Từ hồi
sinh tiền, con cái ăn nên làm ra, bà cụ đi không sót đám ma nào ở làng nầy, tuy
nói là quê nhưng gần thành phố nên buôn bán sầm uất, người mới nhập cư đông,
hãng xưởng mở cách đó không xa nên mấy đứa em của bạn làm ăn cũng phát đạt, do vậy
người đến phúng viếng đông lắm, trống đánh thùng thùng, đờn cò, đờn kéo um sùm
như kêu mời cả làng đến viếng và hầu như mỗi nhà đều cử nguời đến , không
sót nhà nào. Buổi tối còn có đờn ca tài tử, ai có khiếu ca hát thì cứ lên ca,
nghe nói rất đông người tham dự mỗi đêm trước ngày đem chôn.
Ở quê bây
giờ mỗi khi nhà có đám ma hay đám cưới, người đến cúng hay chúc mừng giống như
tình nguyện cho chủ nhà mượn nợ không lấy lời, chủ nhà có đám sẽ ghi vào
sổ, nhà nào, tên gì, cúng bao nhiêu để về sau khi gia đình đó hữu sự thì sẽ được
cúng lại hay chúc mừng, tuỳ theo thời gian tiền bị trượt giá mà hoàn lại cho bằng
hoặc hơn, do đó thường thường không đám nào bị lỗ.
Nghe em bạn
nói mẹ bạn sẽ được đưa ra khỏi nhà 12 giờ, khoảng 2 giờ trưa thì hạ huyêt, chôn
ở đất của dòng họ cách nhà độ một cây số.
Khoảng 9
giờ sáng xe đưa đám ma đến, ngoài đám nguời khoảng chục ông mặc đồ lễ để
khiêng hòm, họ ngồi nghĩ bên lề kế cái xe tang chờ tới giờ khiêng, thì từ ngoài
buớc vào có hai cô, một cậu, mặc đồ như hát bội, đến trước hòm khấn lạy xong
thì bỗng một trong hai cô hét lên nhào tới ôm cái hòm, làm mọi người giật cả
mình..........Mẹ ....mẹ ....mẹ ơi ...con đã về đây, con đã về đây......rồi ca
vọng cổ không ra vọng cổ, mà ca ngang ngang cùng một điệu lập đi lập lại, kiểu
ca "xàng xê" , "bầy chòi" gì đó mình không rành nhưng
lãi nhãi, lãi nhãi.......cầm cái micro hát rống lên thống thiết cho cả làng, đầu trên xóm dưới đều
nghe, vì trước đó họ đã bắt sẵn hai cái loa phóng ra hai
bên trước nhà.
Cô gái kia thì giả là người trong nhà đón chị về, cùng ca theo chị, cũng một điệu như vậy, cũng khóc la vật vả, đôi khi lăn tròn dưới sàn nhà, cầm theo cái mi cờ rô....vừa khóc, vừa rên mà không thấy có chút nước mắt nào cả......
Hai cô ca
chắc là điệu ....xàng xê...ca đi ca lại một điệu, rồi chàng trai mặc đồ hát bội
khi nãy bước vào như từ xa về, một trong hai cô cho biết anh về không gặp mẹ vì
mẹ chết rồi, chàng trai nhào tới ôm cái hòm, lại một màn ca cổ một điệu như hai
cô kia, cũng vật vã lăn lộn dưới đất, kêu la thảm thiết....mẹ ơi...mẹ ơi...con
đã về ....mẹ đâu còn nữa. Các em của bạn chắc đã khóc mấy ngày trước rồi nên
không thấy ai khóc nữa, mà đứng phía sau chỗ tấm màn che nửa phần cái
hòm......để xem họ diễn. Đây là màn thương vay khóc mướn khóc thay khổ chủ,
nghe nói từ lâu ngoài Bắc có màn nầy để cho đám ma đỡ cảm thấy hiu quạnh, em bạn
nói nhà đòn bao hết các khoảng nầy, chỉ trả cho họ một lần, không phải trả từng
mục .
Ba người
khóc mãi, kêu la thảm thiết, cho đến khàn cả cổ, hai ba đứa em rể của bạn nhét
tiền vào áo cho mấy diễn viên đó, hàng xóm, bà con đến dự buổi tiễn đưa thấy ba
người tốn nhiều công sức rên la, nên cũng xúm nhau cho tiền. Khoảng hơn
hai giờ sau, có lẽ đã thấm mệt, và chắc phải theo giờ định trước của nhà đòn, ba người họ mới chịu ngưng.
Xong
phần thương vay khóc mướn thì màn đánh võ, một anh võ phu biểu
diễn đập gạch bằng đầu và sau đó dùng tay chặt một chồng gạch
thật dày làm bà con hoan hô quá cở.
Phía
trước
nhà thì đội lân đã trồng mấy cái trụ sẵn, sau màn chặt gạch, thì bà con
cô
bác ra phía ngoài xem đội lân, người múa lân thay phiên nhau nhảy lên
nhả xuống.....hoặc
cõng nhau chuyền trên các trụ rất ngoạn mục khiến người qua đường
tưởng là chủ nhà có hỷ sự chớ không dè là... đám ma.
Khi
gần đến
giờ khiêng hòm thì có đội kèn Tây, đội nầy vui hơn, sau khi xúm nhau lạy
quan
tài thì họ bắt đầu thổi kèn Tây, nào là bài "Búp bê không tình yê ",
"Love story", ....rồi sang đến các bản nhạc Bolero .....nhiều
bài lắm.....đếm không hết. Và đội mai táng từ từ khiêng hòm ra xe nhà
táng........rồi thì xe chạy từ từ, phía trước em trai ôm tấm hình, đứa
khác cầm
lư hương ....đội kèn Tây dẫn đầu, vừa đi vừa thổi kèn.......nhạc Tây,
nhạc tàu,
nhạc buồn, nhạc híp hop.... đủ cả, vừa múa cái thanh gỗ rất vui mắt
vui tai.
Mấy ngày đêm trước thì các Sư Thầy đã đến tụng kinh, nên hôm nay tới ngày chôn, họ dẫn một đoàn Phật Tử theo sau quan tài tụng niệm tiễn đưa người quá cố. Thật là một đám ma đầy đủ nghi thức cộng thêm các tiết mục giúp vui mà có lẽ khi còn sống, người chết còn chưa được xem qua đầy đủ như khi nằm trong quan tài.
****
Sau
vài
tháng, cô của chị Minh mất, thì em của chị đến thăm, kể lại sự tình,
một đám
ma đơn giản, nhưng làng xóm cũng phúng viếng rất đông vì tình xóm
giềng rất được quý trọng và hơn nữa họ cũng nghĩ là có qua
có lại, coi như gởi vốn để đó rồi
từ từ khổ chủ sẽ trả lại, chẳng mất đi đâu cả.
Qua
lời kể
của hai đám ma lớn trong gia đình chị Minh, ...một của mẹ chị và một của
người cô, thì khi tổng kết xong, tiền phúng điếu cho bà mẹ chả còn
dư được bao nhiêu vì ham làm đám ma lớn, phí tổn quá nhiều. Bây
giờ thì các em chị mới thấy hố, rồi đây họ lấy đâu ra tiền
trả nợ những người đã đi phúng điếu mẹ mình, chắc chắn là
phải móc tiền túi thôi.
Còn đám của
cô chị không chi ra bao nhiêu, chỉ tốn cho những gì cần thiết nên số tiền
phúng điếu còn dư ra, các con của cô đồng ý gửi ngân hàng, lấy lời hằng năm để
dành đi phúng điếu trả lại tiền cho những gia đình đã đến thăm vào ngày cô mất......dù
tiền gửi Ngân hàng có bị trượt giá ....thì tính sau.
Đó
là tại
sao có những đám ma treo bảng "Không nhận hoa, không nhận tiền phúng
điếu". Âu cũng là cách hay nhất để người chết không mắc nợ bá tánh và
nhất là
các con không cần ghi sổ trả nợ.
Tuỳ theo mỗi gia đình, tùy theo lời trăn trối của người chết, tốt nhất là mình không nên có ý kiến sẽ làm buồn khổ chủ. Nhưng xin hãy để yên người chết, người chết thì đã chết rồi, xin đừng làm cho họ phải mắc nợ người dương thế để họ có thể yên giấc nơi suối vàng.
Mùa Vu
Lan 2017
Phan Ngọc
Vinh.
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 19/Aug/2017 lúc 9:45am |
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/Aug/2017 lúc 9:58am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 21/Aug/2017 lúc 7:56am |
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 21/Aug/2017 lúc 7:57am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 22/Aug/2017 lúc 8:51am |
Lý Lẽ Của Trái TimNgười Việt đến xứ Mỹ, thế hệ đầu khá vất vả, tiếng Anh không rành lại lớn tuổi mà phải làm những việc chân tay, nên ai cũng cố gắng khoảng mươi năm, đủ điều kiện về hưu thì vừa lúc sức lực cạn kiệt. Nhưng bù vào đó, lũ con, thế hệ thứ hai, thấy cha mẹ vất vả, cố gắng học hành, nên đa số đều tốt nghiệp đại học, có công ăn việc làm vững vàng. Thời gian đầu, khi mới có việc làm, các con ở chung với cha mẹ, đến khi có đôi có bạn, chúng mua nhà ở riêng. Đứa con gái út của tôi mới hứa hôn với một bạn cùng sở mà đã đưa nhau đi tìm nhà mới để mua. Thời đó, khoảng cuối thập niên chín mươi, nước Mỹ lên cơn sốt mua bán nhà. Nhà lên giá vùn vụt. Nhà chưa xây mà đã có người đặt tiền cọc giành nhà trước. Con gái tôi xúi tôi bán nhà, về ở với vợ chồng nó. Tôi bán nhà, trả nợ ngân hàng (đã vay mua nhà), còn dư chút ít, chúng tôi để dành, thỉnh thoảng mua vé đi du lịch. Hôm mới đến, vợ chồng tôi kinh ngạc khi thấy ngôi nhà quá lớn, quá sang trọng và cũng quá đắt tiền. Gần cả triệu bạc! Vậy mà con tôi bảo "Nếu trong thành phố, nhà nầy ít nhất cũng triệu rưỡi". Đó là một khu rừng hoang, đã được san bằng, mỗi cạnh hơn một cây số, chia thành những ô vuông vắn với những con đường khang trang, những ngôi nhà có vườn cỏ xanh, những luống hoa đủ màu sắc rực rỡ, thoang thoảng hương thơm. Thật chẳng khác gì chuyện thần tiên. Lọt thỏm trong khu rừng thâm u, hoang dã lại có những biệt thự tráng lệ, yên tĩnh, xa cách hẳn nơi phồn hoa, náo nhiệt. Ngôi nhà quá rộng với năm, sáu phòng ngủ, rồi phòng khách, phòng ăn. phòng uống rượu, giải trí...Tôi không hiểu chúng mua nhà lớn như thế để làm gì? Chúng bảo sẽ được trừ thuế, hơn nữa nhà vùng đó sẽ lên giá. Không phải chỉ riêng con chúng tôi mua nhà mới mà hầu như bọn trẻ Việt Nam, khi lập gia đình đều mua nhà mới. Chúng cùng lứa tuổi, tốt nghiệp cùng trường đại học nên rủ nhau mua nhà gần nhau để tiện qua lại, tụ tập ăn uống, vui đùa. Chúng tôi đến ở chung với vợ chồng đứa con gái cũng đỡ buồn. Vợ tôi lo việc nấu nướng, dọn dẹp, giặt sấy áo quần, tôi thì giết thì giờ trong việc chăm sóc các cây cảnh trước sân, tưới bón vườn rau sau nhà. Ngay cạnh nhà chúng tôi là nhà bạn học với con gái tôi. Mỗi buổi sáng, khi tôi dậy sớm, uống trà xong, ra săm soi mấy cây hoa trước sân, thì tôi thấy một cậu thanh niên cũng dậy sớm đi làm, có lẽ vì chỗ làm xa. Chúng tôi chào hỏi nhau. "Chào bác! Bác dậy sớm săn sóc vườn hoa" "Vâng, chào cậu!" Chúng tôi trao đổi bâng quơ năm ba phút về thời sự, thời tiết trong ngày rồi cậu ta lên xe đi làm. Qua lời con gái tôi thì cậu ta là rể của gia đình đó. Hai vợ chồng cưới nhau được mấy tháng nay. Cả hai đều là bạn học, thân thiết nhau từ thời trung học. Cô vợ cậu ta giống như bất cứ cô gái Á Châu bình thường nào. Dáng nhỏ nhưng tròn lẳn, tóc dài, mặt trái xoan. Vợ tôi đưa ra nhận xét với con gái tôi. "Mới cưới nhau được mấy tháng mà cái bụng cô ta đã lúp lúp. Con so mà bụng cỡ đó cũng phải trên sáu tháng. Chắc anh chị tò tí nhau trước, rồi hợp thức hóa sau" "Con nghĩ. Hình như có điều gì bất thường giữa hai đứa. Hôm đám cưới, chú rể coi bộ hớn hở, vui vẻ nhưng cô dâu thì lại trầm ngâm, buồn buồn, không thấy cười. Chắc cô dâu miễn cưỡng lấy chồng vì lỡ có bầu. Cách đây một năm, con nhỏ (cô dâu) có cho bạn bè biết là anh chàng có tỏ tình và xin cưới, nhưng cô ta không chịu, bảo rằng không có tình yêu mà thành vợ chồng thì không thể chịu đựng nhau suốt đời được. Vậy mà thình lình lại làm đám cưới với anh ta." Nghe hai mẹ con trò truyện, tôi nói bâng quơ "Có những quyển sách hai người viết chung, có những bản nhạc, người thì viết nhạc, người thì viết lời." Vợ tôi cự "Ông thì lúc nào cũng nói tầm bậy, tầm bạ được!" Con gái tôi cười "Con thấy con nhỏ nầy rất đàng hoàng. Ngoài những bạn bè thân thiết từ lúc còn trung học đến nay, nó không giao du, cớt nhả với ai cả. Theo con biết thì hai đứa nó cũng thân mật nhau lắm, hai đứa làm hai nơi xa nhau mà ngày nào cũng gọi nhau đi ăn lunch (ăn trong giờ nghỉ trưa ở sở làm), như thế thì chỉ có anh chàng là tác giả đứa bé sắp chào đời. Nếu không, ai chịu dại 'Người ta ăn ốc mình đổ vỏ'. Nhưng có điều lạ là trước đó, anh chàng xin cưới thì bị cự tuyệt, sau, thình lình lại làm lễ cưới chỉ trong vòng một tháng. Một lần, trước đây, con thấy có một anh chàng lạ hoắc đến thăm gia đình cô ta. Anh ta, có lẽ từ nơi khác đến, trông mặt mũi cô hồn, lấc cấc lắm. Không ai tin rằng anh chàng đó, chỉ mới quen biết mà dụ dỗ được cô nầy. Cô ta đã lớn rồi, cũng đủ khôn ngoan mà tự giữ mình." Tôi thấy anh hàng xóm (chồng cô ta) cao ráo, mặt mũi sáng sủa, thông minh, rất vui vẻ, nhã nhặn với mọi người. Có những buổi đi làm về, anh ta qua thăm tôi. Tôi mời vào một phòng nhỏ, dành riêng cho tôi đọc sách, uống trà, để được thoải mái chuyện trò. Có lẽ nhờ đọc nhiều và nhờ biết tiếng Anh nên chuyện đông tây kim cổ, tin tức, thời sự, anh ta biết khá rành. Tôi không hỏi về chuyện vợ con của anh ta, chỉ ngạc nhiên là trong các ngày nghỉ, không thấy anh ta ở nhà. Anh ta giải thích "Mấy ngày đó cháu phải về nhà ba mẹ cháu. Mấy anh chị em cháu đều ở riêng." "Thế cũng phải, vợ chồng anh nên về thăm kẻo ông bà cụ buồn" "Vợ cháu ít khi đi đâu" Tôi không có bạn để trò chuyện, anh ta thì lại thích qua đàm đạo chuyện trên trời dưới đất nên chỉ mấy tháng sau, từ bạn vong niên, chúng tôi thành bạn tâm giao. Phòng uống trà của tôi toàn bằng kính nhưng đóng cửa lại thì người đứng ngoài khó nghe rõ, thế nên đôi khi tôi kể chuyện bù khú của tôi thời còn trai trẻ để cười với nhau. Những lúc đó anh ta thường hỏi tôi về những ý nghĩ, quan niệm sống và cách giải quyết nếu câu chuyện xoay qua hướng khác. Cái bụng bầu của cô hàng xóm ngày càng lồ lộ. Thỉnh thoảng cô ta qua trò chuyện với con gái tôi, xin ý kiến vợ tôi trong việc chuẩn bị cho đứa bé chào đời. Coi bộ cô ta yêu thương, lo lắng cho đứa bé nhiều lắm. Tuy không nói ra nhưng rõ ràng là cô sắp đến ngày sinh. Một buổi sáng, sau khi uống chén trà, tôi tiễn anh chồng cô ta ra xe đi làm thì anh ta nói "Cháu sắp qua tiểu bang khác làm việc. Công ty bên đó đã nhận cháu rồi" "Khi nào anh đi? Đi cả gia đình hả?" "Cháu chỉ đi một mình thôi" "Vợ anh sắp đến ngày sinh... Đó là điều cháu còn phân vân. Cháu chưa cho ai biết chuyện nầy ngoài bác, để xin ý kiến bác trước khi quyết định." Tôi nghĩ đây là chuyện riêng nên tôi bảo "Sáng thứ bảy nầy, anh rảnh thì ra tiệm cà phê nói chuyện, hi vọng tôi có giúp được chút ý kiến nào không?" Sáng đó chúng tôi ra tiệm Starbucks, mua ly cà phê, ra ngồi ngoài hiên, nhìn thiên hạ qua lại. Phần nhiều khách là người Mỹ, ngồi với tờ báo trên tay. Sau khi vơ vẩn mấy câu, tôi hỏi. "Anh định khi nào đi nhận việc" "Khoảng tháng sau. Công ty cho cháu biết, đến lúc nào nhận việc lúc đó" "Vợ con tính sao?" "Cũng vì chuyện vợ con mà cháu chưa dứt khoát" "Hình như bà xã anh sắp sinh. Anh có thể hoãn đi nhận việc cho đến khi vợ sinh xong" "Cháu không muốn nhìn thấy đứa bé khi nó chào đời. Bác nghĩ sao nếu đó không phải vợ cháu, con cháu?" Tôi kinh ngạc "Sao kỳ lạ vậy? Hay là anh nghi vợ anh ngoại tình nên giận vợ bỏ đi?" "Nếu cô ta là vợ cháu thì mới nói là ngoại tình, nhưng quả thật cô ta không hề là vợ cháu." "Nghe nói anh có cưới hỏi cô ta đàng hoàng mà?" "Có lẽ cháu phải kể hết từ đầu, bác mới giúp ý kiến cho cháu được. Cháu và cô ta là bạn học. Chúng cháu rất thân nhau, người ngoài tưởng là hai kẻ yêu nhau, nhưng sự thực chỉ có cháu yêu cô ta thôi. Cháu có ngỏ ý nhưng cô ta từ chối tình yêu của cháu, bảo rằng chỉ xem là bạn. Khi bị từ chối, cháu không buồn, vẫn nuôi hi vọng và chờ đợi, vì cháu biết cháu là người bạn thân nhất của cô ta. Chúng cháu vẫn thường rủ nhau đi xem phim, đi ăn trưa, cùng đến nhà bạn bè trong các dịp cưới hỏi, sinh nhật. Cho đến một lần, như mọi khi, cô ta gọi cháu đi ăn lunch (ăn trưa), nhưng khi đến nơi thì thấy cô ta đang đứng chuyện trò với một anh chàng nào đó. Cô ta xin lỗi vì phải đi công chuyện với anh ta. Cháu biết đó là cách cô ta không muốn cháu làm phiền cô ta nữa. Từ đó cháu không liên lạc với cô ta. Gần bốn tháng sau, đột nhiên, một buổi sáng thứ bảy, cô ta gọi cháu, hẹn gặp ở một công viên. Khi cháu đến thì thấy cô ta đứng chờ sẵn với vẻ bồn chồn. Người cô gầy sộp, hai mắt sưng húp, có lẽ vì khóc nhiều. Buổi sáng trong công viên vắng vẻ, chúng cháu ngồi xuống một ghế đá, nhìn ra hồ nước rộng mênh mông, sương sớm khiến bờ bên kia mờ mờ một hàng cây xanh thẩm. Cháu vẫn yên lặng lắng nghe mấy con quạ gọi nhau trong rừng cây và chờ đợi. Cô ta như đang suy nghĩ để lựa lời. Và cô nói. "Chắc anh biết chuyện Nga (tên cô ta) với anh con trai mà anh đã gặp một lần? Bây giờ anh ta đã bỏ Nga rồi" "Có lẽ anh ta từ nơi khác đến? Trông rất lạ" "Công ty trung ương phái anh ta đến chi nhánh Nga công tác trong mấy tháng" "Nga yêu anh ta?" Cô yên lặng một lúc. "Anh ta hứa sẽ cưới Nga" "Và Nga tin vào lời hứa đó?" Cô gật đầu. Cháu quay nhìn cô ta và hỏi "Rồi anh ta đi thẳng, không quay lại?" Cô vẫn yên lặng. Cháu an ủi. "Nga cứ xem như mình mua lầm đồ giả hoặc đã gặp một tai nạn. Nếu Nga cố quên thì tất cả sẽ thành dĩ vãng" Cô cúi mặt, thở dài "Nga cần anh giúp Nga một việc" "Anh giúp Nga việc gì? Nếu có thể, anh sẽ cố hết sức mình" Cô quay lại, nhìn thẳng vào mắt cháu. "Anh cưới Nga được không?" Cháu kinh ngạc. "Cưới Nga? Vì sao? Nga từng bảo anh. Chỉ có tình yêu mới chịu đựng nhau suốt đời trong cảnh vợ chồng. Anh không tin rằng Nga yêu anh. Nga nên suy nghĩ kỹ. Khi thất vọng mình thường làm những chuyện khờ dại. Ở xứ Mỹ nầy, yêu nhau, thậm chí cưới nhau rồi bỏ nhau là chuyện thường. Không ai dị nghị về chuyện tan vỡ của Nga đâu. Cưới hỏi, phiền phức lắm" "Mọi chuyện để Nga lo. Chỉ cưới giả vờ, như đóng kịch vậy thôi. Nga cần anh giúp, không phải cho Nga" "Nga cần cho ai mà bắt anh phải đóng kịch, giả vờ cưới Nga?" Cô nắm chặt tay cháu như sợ cháu đứng lên, bỏ đi "Con Nga. Nó cần một người cha. Nga có bầu hơn hai tháng rồi" Hai tai cháu nóng bừng, tim đập thình thịch. Cháu phải bấu chặt mép ghế để tự kềm chế "Trách nhiệm là ở anh chàng kia. Anh đâu có liên hệ gì trong đó. Nga báo cho anh ta biết, nếu không, cứ kiện ra tòa. Tối thiểu anh ta phải cấp dưỡng cho đứa bé" "Khi Nga báo cho anh ta biết là Nga có bầu, tuần sau anh ta lặng lẽ về công ty chính, không nói với Nga một lời" "Có bầu vài ba tháng thì phá thai dễ dàng. Để anh đưa Nga đi bác sĩ. Anh làm như chồng Nga, đồng ý phá thai" "Nga muốn giữ đứa bé" "Nga yêu anh ta đến độ đó sao?" Cô không trả lời mà nói tiếp "Nga không sợ người ta dị nghị, chỉ lo đứa bé sau nầy khi lớn lên sẽ biết mình không cha, mà nói sự thật thì nó sẽ đau khổ vì có cha là một người vô trách nhiệm, một tên lừa đảo, thiếu tư cách." Cháu muốn quát vào mặt cô ta nhưng kềm chế được, chỉ lầm bầm "Biết là tên lừa đảo mà vẫn muốn giữ cái thai lại? Nếu anh ta cũng có yêu Nga thì cũng nên làm chuyện đó. Đây thì ngược lại" Cô lớn tiếng "Làm sao Nga giải thích được với anh? Nga đã lý luận với chính mình mấy tháng nay rồi...Nhưng con Nga có tội tình gì?!" Rồi cô ôm mặt khóc nức nở "Anh ta vừa gửi cho Nga cái thiệp cưới. Anh ta cưới vợ" Tim cháu thắt lại. Nước mắt cháu tuôn trào. Cháu xoay người lại ôm chặt cô vào lòng, cháu khóc với cô "Nga thương yêu của anh. Có anh đây! Đừng buồn nữa. Anh sẽ cưới Nga. Sẽ làm bất cứ điều gì mà Nga cần" Giọng cô đẫm nước mắt "Nga chỉ có anh..." Tuần sau, chúng cháu gặp nhau. Cháu đồng ý sẽ làm đám cưới, đứa bé sinh ra sẽ đứng tên cháu là cha nó. Nhưng để tránh rắc rối về sau, cô ta phải viết cho cháu một bảng tự sự, kể hết mọi chuyện. Từ khi cô ta gặp anh chàng sở khanh đó cho đến khi đề nghị cháu làm đám cưới, để tên cháu là cha đứa bé. Cháu có hứa sau nầy, dù có ở đâu, thỉnh thoảng cũng sẽ ghé thăm đứa bé như cha thăm con. Chỉ một điều kiện duy nhất, cưới về, hai đứa sẽ ngủ riêng. Cô ta đồng ý ngay". Tôi cười hỏi "Thế hai người có thật sự ngủ riêng không?" "Mỗi đứa một phòng. Phòng cháu đặt một giường nhỏ, có computer và sách báo, giống như phòng làm việc. Hai đứa ở trên lầu, không ai trong gia đình nghi ngờ điều gì cả." "Thế trong việc đối xử nhau hàng ngày thì sao? Phải đóng kịch à?" "Chúng cháu vẫn giúp đỡ nhau, chuyện trò như một cặp vợ chồng bình thường." "Tôi thấy hai người đã đóng kịch được mấy tháng rồi, sao anh không cố thêm mấy tháng nữa cho cô ta sinh xong hãy đi? Có chuyện gì xảy ra chăng?" "Cách đây nửa tháng, nửa khuya, cháu trở mình thì thấy cô nằm ngủ bên cháu. Cháu làm như không biết, vẫn ngủ say. Chuyện xảy ra liên tiếp ba đêm, sau đó thì chấm dứt" "Anh nghĩ sao về chuyện đó? Có phải cô ta cảm động vì nghĩa cử của anh? Hay cô đã hết thương yêu anh chàng kia rồi?" "Cháu nghĩ đó như là cách trả công, đền ơn chứ không thể vì tình cảm. Suốt mấy tháng ở chung, cháu thấy tâm thần cô ta vẫn chưa ổn định, lòng cô ta vẫn chưa nguôi ngoai, nhưng cháu thì đã nguội hẳn rồi" "Tôi không tin như vậy. Có thể vì hành động đó của cô ta mà sự hờn giận trong anh lại bùng lên, khống chế, che lấp hết tình anh yêu cô ta. Nhưng sau đó, đâu lại vào đấy thôi. Khi anh thông cảm được với cô ta tất anh sẽ hiểu mình muốn gì." "Cháu thấy mình không dứt khoát, nên cháu mới hỏi ý kiến bác. Một điều nầy nữa, hôm qua, cháu nói với cô ta, dự định sẽ qua tiểu bang khác. Cô không nói gì, nhưng tối đó, khi cháu đi nằm thì cô lại qua phòng cháu ngồi lặng lẽ khóc. Nhìn cái bụng bầu của cô, cháu nghĩ đến đứa bé." "Tôi biết, như vậy là anh đã quyết định rồi, nhưng tôi cũng nói thêm. Người đàn bà sợ nhất là khi sinh mà không có chồng bên cạnh. Dù bao nhiêu người thân chung quanh, nhưng không có chồng, cô ta vẫn thấy bơ vơ, lo lắng. Càng bị lạnh lùng, thậm chí càng bị chửi mắng, cô ta càng biết rõ tình cảm của anh. Cô ta tin rằng, anh là người tín cẩn nhất, thương yêu nhất của cô ta. Anh còn hơn một người chồng nữa." Và anh ta không đi tiểu bang khác. Gần hai năm, chúng tôi vẫn gặp nhau, uống trà, trò chuyện. Không ai nhắc đến chuyện cũ. Đứa bé trai sinh ra đã biết đi và nói chuyện, ngọng nghịu rất dễ thương. Người cha (hờ) và đứa con, chiều chiều, ra bãi cỏ đùa nghịch, đuổi bắt nhau, bò lê, bò càng trên sân. Anh ta thường đặt thằng bé trên vai, đi nhong nhong, miệng phì phì như xe lửa chạy, thằng bé cười ngặt nghẽo. Đôi khi hai cha con qua nhà chúng tôi chơi đùa. Vợ tôi và con gái tôi rất thích cháu, thường nựng nịu, hôn hít, chọc ghẹo. Họ hỏi cháu "Con tên chi? Mẹ tên chi? Ba tên chi?" Khi nó trả lời, họ cười rộ lên "A! Thằng nầy xạo quá!" Thế rồi, một buổi sáng, trong khi uống trà, anh ta nói với tôi "Lần nầy cháu dứt khoát đi tiểu bang khác. Bấy lâu nay cháu nấn ná vì thằng bé dễ thương quá. Nhưng cháu cần một gia đình. Làm chồng hờ hoài cũng chán." Tôi cười "Vậy chứ đứa em của nó thì sao?" Anh ta ngạc nhiên nhưng rồi hiểu ngay "Không có chuyện đó đâu bác. Không là không. Bạn tình của cháu thiếu khối gì." "Hôm nào đi? Báo cho cô ta biết chưa?" "Cháu chờ khi cô ta đi làm là xách va li lên đường ngay" "Đi là quyền của anh, sao phải lén lút như vậy?" Anh ta bối rối "Cháu sợ cô ta khóc. Cô ấy khóc là cháu tối tăm mặt mũi. Không phải cháu đa cảm, hay dễ mủi lòng mà vì cháu không muốn cô ấy buồn. Thấy nước mắt cô ấy tuôn trào là lòng cháu nát tan. Lúc đó, cô ấy bảo gì cháu cũng làm cả!" "Vậy chứ khi anh ở tiểu bang khác, cô ta khóc trong điện thoại với anh thì sao?" "Cháu không biết. Cháu không gọi cô ta là xong." Có vẻ không xong. Tôi bảo anh ta "Tôi biết chắc, chính anh sẽ gọi cho cô ta trước. Chỉ cần nghe cô ta khóc là anh xách gói về với cô ta ngay. Đàn ông với nhau, tôi đã trải qua, tôi hiểu anh. Dù có đi đâu, anh cũng sẽ trở về với cô ta. Dù có chuyện gì xảy ra cho cô ta, anh cũng sẽ mãi mãi bên cạnh cô ta. Anh nên bao dung, tha thứ. Đừng giận dai. Thời gian đi xa sẽ giúp anh hiểu được cô ta và chiêm nghiệm về mình. Khi quay về, anh nên coi như mình đã cưới một cô gái xa lạ nào đó làm vợ. Anh không nhớ, không biết gì về một quãng đời mà chính cô ta cũng muốn quên." Phạm Thành Châu |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 24/Aug/2017 lúc 3:01pm |
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/Aug/2017 lúc 3:03pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 28/Aug/2017 lúc 11:42am |
Đàn ông yêu nét đẹp tâm hồn hay hình thức của chị em?Có người nói: "Sự nhân hậu, bao dung, độ lượng chân thành, biết thông cảm, hy sinh và chia sẻ toát ra từ cuộc sống hàng ngày của chị em đó mới là “tuyệt kỹ cưa giai” một cách bền vững!" Xét về mặt lý thuyết đây đúng là "tuyệt kỹ cưa giai" một cách bền vững của chị em. Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 28/Aug/2017 lúc 11:44am |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 130 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |