Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Lịch Sử - Nhân Văn | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn |
Chủ đề: Lễ Tống Ôn Tống Gió ở Gò Công | |
Người gởi | Nội dung |
lo cong
Senior Member Tham gia ngày: 30/Oct/2007 Đến từ: Canada Thành viên: OffLine Số bài: 2596 |
Chủ đề: Lễ Tống Ôn Tống Gió ở Gò Công Gởi ngày: 04/Mar/2017 lúc 11:51am |
Lễ Tục Dân Gian. Mời xem Bảy Hiền Lễ Tống Ôn Tống Gío (TÔTG) là một lễ tục có lâu đời ở Nam bộ. Lễ tục này có từ những buổi đầu khai hoang mở cõi, sau khi hình thành nhà cửa xóm làng. Lúc bấy gìơ sơn lam chướng khí còn nhiều , rừng thiêng nước độc, muỗi mồng dịch bệnh con người. Cho nên trong xóm ấp họp lại cùng nhau cúng kiến cầu an. Do đó lễ TÔTG ra đời. Lễ cúng mỗi nơi mỗi khác. Bài viết dưới đây chỉ nói lễ cúng này ở Gò Công,Tiền Giang , nơi mà người viết có lãnh cúng mấy đám đầu năm. Lễ TÔTG được tổ chức hằng năm sau 3 ngày Tết Nguyên Đán. Bắt đầu từ mùng 5 tháng giêng âl cho đến hết tháng 3 âl. Lễ TÔTG cúng những ai ? Theo quan niệm xưa, mỗi năm có một ông Hành Khiển trong mười hai ông từ Tý đến Hợi thay mặt Ngọc Đế cai trị cõi trần gian. Xem xét mọi việc hay dở của từng thôn ấp, làng xã, cho tới từng quốc gia. Mỗi ông Hành Khiển có một Phán Quan giúp việc. Hành khiển thì thi hành những mệnh lệnh của Ngọc Đế, trình tấu lên Ngọc Đế những việc xảy ra nơi trần gian. Còn Phán Quan thì lo việc ghi chép công tội của mỗi thôn xã, mỗi quốc gia. Trong các vị Hành Khiển có vị hiền dễ chịu, có vị khó khăn. Những năm thiên tai địa họa, nạn đao binh ...dân gian cho rằng là do bị quở phạt bởi Hành Khiển chi thần vì tội lỗi con người. Ngoài Hành Khiển, Phán Quan còn có ông Hành Binh chi thần phụ trách việc quân sự, coi binh tướng. Điạ điểm chọn làm nơi tổ chức là sân trước nhà của mỗi tư gia và thay phiên mỗi nhà nhận cúng một năm. Thôn ấp nào có miễu thì lấy điểm đó cúng cố định hằng năm không dời đổi, kết hợp với cúng Bà...(*) Cúng TÔTG thì phải có tàu thuyền đưa đi. Vật liệu làm tàu bằng thân cây chuối, tre, trúc, giấy màu đủ loại. Trước tiên, người ta kết bốn khúc chuối lại thành bè làm đáy tàu, sau đó lấy tre trúc đan lại làm khung sườn, làm cabin tàu. Giấy màu dán tàu sặc sỡ, cờ xí trông rất đẹp mắt. Về hình nhơn trên tàu, có chổ dán 5 vị theo ngũ hành, có chổ dán 12 vị theo thập nhị thần từ Tý đến Hợi. Lễ vật cúng gồm có: Bông hoa trái cây. Đầu heo, vịt luộc, cháo Gạo, muối, nước, trầu rượu, giấy tiền vàng bạc.. Bàn lễ có 5 bàn: 1) Bàn chánh cắm 3 bài vị , chính giữa là Hành Khiển, Hành Binh, Phán Quan chung 1 bài vị. Hai bên Tả Hữu, mỗi bên 1 bài vị. 2) Bàn Thổ Điạ,Thành Hoàng 1 bài vị 3) Bàn Tiên Sư Tổ Sư, Tiền Hiền Hậu Hiền 1bài vị 4) Bàn Chiến Sĩ trận vong, Đồng bào tử nạn 1 bài vị 5) Bàn Cô Hồn 1 bài vị. Có tất cả là 7 bài vị. Thời gian cúng tùy theo nơi Bổn hội Bổn ấp quy định . Nhưng thường như sau: 13 giờ: Thỉnh chư Thần chư vị. 16 giờ: Cấp phát lương nội. 19 giờ : Tụng kinh cầu an (có nơi không có) 00 giờ: Cấp phát lương ngoại Sau đó mời binh tướng, chư vị xuống tàu đưa đi. Dẫn đầu là ông thầy cúng, nếu có gánh hát thì kép hát đóng vai Châu Xương cũng mời đi theo. Tàu được đưa tới một điểm cố định hằng năm để đốt, nơi nào gần sông rạch thì thả xuống nước. Lễ TÔTG ngày xưa do thầy pháp cúng, về sau thầy chùa biết về ấn phú cúng. Theo quan niệm dân gian, việc cúng chư Thần, âm binh Thần tướng đầu năm rất là quan trọng. Nếu cúng cho binh gia Thần tướng ăn uống đầy đủ thì người trong xóm làng sẽ được phù hộ tai qua nạn khỏi, đem lại điều tốt lành trong năm. Cho nên lễ cúng rất là long trọng nhất là dân cư vùng biển hành nghề đánh cá. (*)Nếu địa điểm cúng có miễu Bà, trong Bổn hôị sẽ rước bóng rỗi và gánh hát cải lương phục vụ bà con . Lễ cúng TÔTG ở Ấp Cầu Xây, xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang . Bảy Hiền Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 04/Mar/2017 lúc 12:03pm |
|
Lộ Công Mười Lăm
|
|
IP Logged | |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |