Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: SÀI GÒN NGÀY XA XƯA Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 11 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22908
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Dec/2016 lúc 11:35am

Quán cà phê gần 100 năm tuổi tại Sài Gòn, pha chế theo lối xưa

Giữa Sài thành phồn hoa, quán cà phê nhỏ có tên Cheo Leo có tuổi đời gần 100 năm, được xem như quán cà phê lâu đời nhất, kì lạ nhất còn sót lại tại Sài thành. Ở đây cà phê vẫn được duy trì pha chế theo lối cổ ngày xưa.

Cà phê "kho" trong siêu đất!

c4-1480637858460

Cà phê "kho" trong siêu đất tồn tại gần trăm năm tại Cheo Leo quán

Trong sự nhộn nhịp của lối sống thành thị, vẫn còn nhiều người luyến lưu với loại hình cà phê “kho” trong siêu đất mà nhiều người quen gọi cà phê vớ hay cà phê bít tất một thời từng đập cùng nhịp sống với cả thế hệ người Sài thành xưa. Nhắc đến loại hình cà phê độc đáo này phải kể ngay đến Cheo Leo quán, một trong những quán lâu đời nhất tại Sài Gòn còn sót lại.

Cheo Leo nằm trong con hẻm nhỏ đường Nguyễn Thiện Thuật (quận 3). Không khó để tìm ra quán giữa khu xóm lao động bởi mùi cà phê thơm lừng và những vị khách lớn tuổi ngồi thảnh thơi bên ly nâu – đen phía trước. Nói như bà Tâm nhà ở đầu hẻm: “Bây cứ chạy đến chỗ nào có mùi cà phê thơm nức mũi là đến quán. Dễ òm”.

Lý giải cho cái tên đầy tính tò mò, Nguyễn Thị Sương (chủ quán Cheo Leo) cười sảng khoái kể: "Khoảng năm 1938, cha tôi rời Huế vào Gia Định lập nghiệp đã chọn khoảnh đất này định cư. Lúc ấy cả khu vực chỉ là đồng không mông quạnh, thưa thớt vài nhà dân. Xây nhà dựng quán xong, thấy chung quanh trơ trọi chỉ có vài gia đình nên cha tôi thốt lên: ‘Sao mà cheo leo quá’, rồi lấy luôn tên Cheo Leo đó đặt cho quán".

Bà%20Sương%20đang%20phe%20chế%20cà%20phê%20bằng%20vợt%20theo%20cách%20gia%20truyền,%20khá%20độc%20đáo.
Bà Sương đang phe chế cà phê bằng vợt theo cách gia truyền, khá độc đáo.

Bà Sương cho biết thêm, bà là con thứ 3 trong gia đình có 9 người con, bà cùng bà Tuyết (chị gái bà Sương) đứng ra tiếp quản Cheo Leo sau khi cha mẹ lần lượt qua đời vào thập niên 1990. "Ngày trước, khắp Sài Gòn ở đâu người ta cũng uống cà phê pha bằng vợt chứ không có pha phin như bây giờ. Thời trẻ chúng tôi cũng ra ngoài làm ăn nhưng sau này trở về quản lý quán theo di nguyện của cha”, bà Sương nhớ lại.

Ngoài giai thoại về tên quán đầy lý thú, Cheo Leo còn có món cà phê mang đậm "chất riêng". Theo bà Sương, để có một mẻ cà phê ngon, trước tiên phải trữ nước máy trong lu từ 2-3 ngày cho lắng mùi vì nguồn nước quyết định nhiều đến độ ngon của cà phê. Đồ nghề pha chế gồm một lò đun bằng than lớn, ở trên có thể để 3-4 siêu đất cùng nồi nước sôi. Thú vị là, từ lò nung cho đến siêu đất hay khung vợt pha cà phê đều là những vật dụng xuất hiện từ ngày đầu mở quán cho đến nay.

“Cà phê bột bỏ vào trong vợt, rồi lấy vợt cho vào trong siêu đất, chế nước sôi già vào, lấy muỗng khuấy cà phê từ dưới đáy vợt lên trước khi rót ra cái ca. Cà phê từ ca lại đổ ngược vào vợt (xáo lại), để trên bếp lửa than khoảng 5-10 phút là cà phê ra hết chất đem phục vụ cho khách. Một lần pha như vậy, lượng cà phê bột cho mỗi vợt từ 250 - 350g”, bà Sương bật mí công thức pha chế.

Khách%20thưởng%20thức%20cà%20phê%20kho%20trong%20siêu%20đất.
Khách thưởng thức cà phê "kho" trong siêu đất.

Những khách ruột lớn tuổi của Cheo Leo thích uống cà phê pha theo cách này bởi nó giữ được hương vị riêng từng có trong quá khứ. Hơn nửa thế kỷ, gian bếp và trần phòng khách của Cheo Leo ám một màu nâu đậm đặc, hoài cổ màu của hơi cà phê. Ở đó, mùi vị của thứ thức uống khó cưỡng này không hề thay đổi từ đời cha đến đời con.

"Hồn xưa" trong Cheo Leo quán

Cheo%20Leo%20quán%20gần%20100%20tuổi%20là%20nơi%20lưu%20giữ%20nhiều%20nét%20văn%20hoá%20độc%20đáo%20của%20Sài%20Gòn%20xưa
Cheo Leo quán gần 100 tuổi là nơi lưu giữ nhiều nét văn hoá độc đáo của Sài Gòn xưa

Tựa lưng vào ghế, ông Tâm (65 tuổi, khách mối của quán) nhận xét: "Sáng sớm mà làm ly bạc xỉu hay cà phê sữa của chị Ba Sương thì sung sướng cuộc đời. Do cà phê để trong siêu nóng nên hòa quyện với sữa thơm lạ lùng không như cà phê phin nhỏ giọt, sữa mùi sữa, cà phê mùi cà phê”.

Người đến quán đủ mọi thành phần, họ đến đây nhiều lần rồi thành "khách mối". Vì đã ghé quán y như rằng sẽ trót yêu vị cà phê bít tất độc đáo và không khí xưa cũ của Cheo Leo. Gần một thế kỷ, cà phê không phải là thứ duy nhất níu giữ khách ở đây. Cà phê mà không có nhạc xưa thì đâu còn gì là "mùi thị dân". Bên ly cà phê thơm lừng, nghe những bài hát nhạc Anh kinh điển, những bản nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy, Trịnh Công Sơn...nồng nàn, da giết theo từng sợi khói cà phê.

Đến giờ, những bản nhạc vàng, nhạc trữ tình vẫn còn du dương ngày đêm ở Cheo Leo qua tiếng hát của Khánh Ly, Tuấn Ngọc, Lệ Thu, Hoàng Oanh, Thanh Thúy … đã đi vào lòng người. Nhiều năm nay quán không sửa mới vì khách sợ mất đi nét xưa cũ đặc biệt tại Cheo Leo.

Nhắc về ấn tượng của mình với giới học sinh, trí thức, công chức ngày trước, bà Sương nhớ hoài kỷ niệm với thầy trò thầy Châu Thành Tích dạy Toán trường Petrus Ký (nay là trường Lê Hồng Phong) mấy chục năm trước. “Học trò cũ của thầy về nước thấy quán vẫn tồn tại, trở về Mỹ họ bèn hẹn thầy rồi dẫn thầy về thăm tôi, thăm nơi chốn kỷ niệm xưa của họ hồi trẻ. Tôi còn nhớ có ông khách quen khi qua đời, bạn bè ông ghé quán mua ly cà phê Cheo Leo để cúng vì biết bạn thích", bà Sương giọng xúc động.

Cà%20phê%20trong%20Cheo%20Leo%20quán%20mang%20hồn%20xưa,%20hương%20vị%20đậm%20đà,%20rất%20lạ.
Cà phê trong Cheo Leo quán mang "hồn xưa", hương vị đậm đà, rất lạ.

Không ít lần bà Sương định sửa quán nhưng bị khách phát hiện, “năn nỉ” xin gia đình giữ nguyên nên mấy mươi năm qua Cheo Leo vẫn nhuốm màu xưa cũ. Những người trong gia đình bà Sương chưa bao giờ nghĩ cái quán nhỏ xíu nằm trong con hẻm lao động với dăm ba cái bàn cũ sờn màu mà lại có thể bước qua hết năm này đến năm khác.

“Mấy chục năm trước đây pha cà phê là công việc mưu sinh chính của cả gia đình chúng tôi, giờ cũng vì chén cơm manh áo nhưng động lực để duy trì nó cũng bởi vì cái tình. Mấy anh chị em tôi sinh ra, dành hết cả thanh xuân và sẽ sống hết một đời ở đây để duy trì quán", bà Sương chia sẻ.

Trung Kiên

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22908
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Dec/2016 lúc 7:45am



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/Dec/2016 lúc 7:47am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22908
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Jan/2017 lúc 11:49am

Ngược về thời gian 
người Sài Gòn xưa chơi Tết


nguoc-ve-thoi-gian-01

Trong tiết trời ấm áp và đôi lúc có những cơn gió lạnh trong lành mang theo chút mùi hương đặc biệt khó tả,sài gòn như muốn nhắc nhở những ai đang tất bật với công việc, những ai vất vả ngược xuôi, những ai đang xa quê hương, rằng mùa xuân đã đến.

Mùa xuân là mùa của sự đoàn viên. Mỗi dịp xuân đến Tết sang, ai ai cũng nhớ về quê hương, nhớ về người thân, nhớ về những cái Tết đầm ấm và hạnh phúc bên gia đình.

Xã hội đang ngày càng phát triển, con người cũng ngày càng hội nhập hơn với thế giới, nhưng cho dù cuộc sống có thể sung túc hơn, đường phố có thể hiện đại hơn, thì những kỷ niệm khó quên về ngày

Tết Nguyên Đán truyền thống năm nào vẫn là một phần không thể thiếu trong hồi ức của người dân Việt Nam nói chung và người Sài Gòn nói riêng.

Chúng ta hãy cùng quay ngược thời gian, trở về với Sài Gòn trongquá khứ để cùng hồi tưởng lại những kỷ niệm, cũng như những nét đẹp trong văn hóa Tết của người Sài Gòn xưa.

nguoc-ve-thoi-gian-02

Đường phố tấp nập người xe, Sài Gòn xưa cũng không thua kém gì hiện tại.

nguoc-ve-thoi-gian-03

Người dân đi chợ hoa ngay tại trung tâm thành phố.

nguoc-ve-thoi-gian-04

Mua hoa quả về trang hoàng cho bàn thờ tổ tiên.

nguoc-ve-thoi-gian-05

Hình ảnh đáng nhớ về những cụ bà trên chiếc xích lô chở đầy lá để gói bánh chưng, bánh tét.

nguoc-ve-thoi-gian-06

Rất nhiều hoa quả tươi ngon để lựa chọn cho mâm ngũ quả.

nguoc-ve-thoi-gian%2007.jpg

Người lớn và trẻ em háo hức đi chợ hoa đường Nguyễn Huệ.

nguoc-ve-thoi-gian-08

Chợ hoa rực rỡ sắc màu.

nguoc-ve-thoi-gian-09

nguoc-ve-thoi-gian-10

Dưa hấu là loại quả không thể thiếu trong những ngày Tết.

nguoc-ve-thoi-gian-11

Mỗi gia đình cũng đều mua một nhành mai để đem không khí xuân vào nhà.

nguoc-ve-thoi-gian-12

Khu chợ tấp nập người mua bán.

nguoc-ve-thoi-gian-13

Lạp xưởng, heo quay thơm ngon phố Hàm Nghi luôn nhộn nhịp trong những ngày Tết.

nguoc-ve-thoi-gian-14

Những hộp mứt Tết giản dị…

nguoc-ve-thoi-gian-15

Những hàng quán bánh kẹo ngày Tết, mộc mạc, đơn sơ mà ấm áp lòng người.

nguoc-ve-thoi-gian-16

Bánh mì Sài Gòn cũng đông khách hơn trong những ngày xuân đến Tết về.

nguoc-ve-thoi-gian-17

Trẻ em cũng tranh thủ phụ ba mẹ bán mía ghim để có tiền ăn Tết

nguoc-ve-thoi-gian-18

Những dây pháo đỏ cho đêm giao thừa thêm rộn ràng.

nguoc-ve-thoi-gian-19

Trẻ con mê mẩn với những dây pháo đỏ bởi tiếng nổ giòn giã chào mừng năm mới, xua đi những nỗi buồn năm cũ.

nguoc-ve-thoi-gian-20

Năm 1968, Tết Mậu Thân pháo nổ kỷ lục và có tin đình chiến cũng là đợt tổng tấn công của VC, “Xác pháo” bay ngợp một góc phố.

nguoc-ve-thoi-gian-21

Những con lân là hình ảnh quen thuộc trên mọi nẻo đường ở Sài Gòn trong mấy ngày Tết.

nguoc-ve-thoi-gian-22

Ông địa luôn tươi cười mang lại niềm vui cho mọi người.

nguoc-ve-thoi-gian-23

Những cô gái tự tin dạo bước trên phố xuân.

nguoc-ve-thoi-gian-24

Và những chiếc áo dài thướt tha, guốc gổ luôn là nét duyên không thể thiếu của các cô gái Sài Gòn

nguoc-ve-thoi-gian-25

Nét đẹp đằm thắm và lịch thiệp của cô gái Sài Gòn trong bộ áo dài bóp eo truyền thống giữa chợ hoa xuân.

st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 21/Feb/2017 lúc 9:14am

Chuyện năn nẵm về Sàigòn: Biển trời lai láng


Cảm thức về Sàigòn ở trong tôi dù sống nơi đâu. NVS


Image%20result%20for%20sai%20gon%20truoc%201975

Gần nửa đời người lăn lóc đó đây trên nhiều khu khác biệt của đất Sài-gòn vậy mà tôi chỉ thấy được hai mặt, hoặc tráng lệ nguy nga đè bẹp con người dưới gông cùm kim tiền vật chất, hoặc bùn lầy nước đọng chết đuối con người bằng những thứ tầm thường nhỏ mọn như miếng ăn chỗ ở. Không có bộ mặt nào khác hơn. Sài-gòn đối với tôi, như vậy trên bản chất giống bất cứ một thành phố nào trên thế giới, không thể tìm thấy tánh cách thuần túy Việt Nam. Tôi một thời lơ là với Sài-gòn cũng vì lẽ đó. Thế nhưng có ai chơi cắc cớ hỏi tính chất Việt của một thành phố là cái gì, nằm trong địa hạt nào của muôn ngàn dáng vẻ biểu hiện từ văn minh đến văn hóa, chắc thế nào tôi cũng ậm ừ cho qua bởi không thể nào vẽ lên, tả được những nét tận tường. Ổ chuột và những căn nhà chông chênh trên mặt sông bùn lầy đen đúa thì hiện diện ở bất cứ thành phố nào của xã hội nghèo nàn, nhất là vùng Ðông Nam Á. Xã hội tân tiến Tây phương ít xóm nghèo, ít hang cùng ngõ hẻm hơn, ít nhưng không phải là không. Nhà lầu cao với những kiến trúc tân kỳ càng ngạo nghễ, đẹp mắt càng không thể tượng trưng cho Việt chất. Chộp nắm được phần nào dễ thương, là lạ trong kiến trúc, trong lối ăn nếp ở, trong cách xử thế tiếp vật, trong một nghề nghiệp đặc biệt, tôi, lòng lúc đó đương lạnh tanh, nôn nao sung sướng như hồi nhỏ được về quê thấy lại cái lò gạch cũ, nghe được mùi thơm từ khu vườn mía Tây của người láng giềng, ngó mãn nhãn những miếng ruộng lớn đại nối tiếp nhau chạy tới mút chân trời, hay thấy con sông hiền hòa thỉnh thoảng có vài chiếc ghe lồng trôi chầm chậm…

Ðiều dễ thương đối với tôi cũng bình thường thôi. Thường là những căn nhà ở vùng Bà Chiểu, Thủ Ðức, ba gian hai chái, vách bổ kho, mái ngói âm dương, cột danh mộc tròn lên nước bóng lưỡng dựng chững chạc trên từng tảng đá xanh vuông vức, trong nhà đối liễn vẫn còn treo trên những vị trí trang trọng. Hay một cái bàn ‘ông thiên’ giữa trời thường thấy ở vùng Giồng Ông Tố với hình ảnh người chủ gia đình, lúc vừa chụp tối, bận áo bà ba hai tay chấp nắm nhang xá xá bốn phương trời. Hoặc một cái gáo dừa gắn cán dài úp trên lu nước dựng ngoài mái hiên bắt gặp thường xuyên từ khoảng Cầu Hàn đổ ra đến nửa đường đi Nhà Bè hay từ phía Phú Lâm đổ lên Gò Ðen. Có những hình ảnh nhỏ hơn và tầm thường hơn như tiếng võng đưa kẽo-kẹt vào lúc giữa trưa trời đứng gió. Võng phải treo phía trên một cái giường tre khập khễnh mới đúng điệu, hòa hợp vời cảnh trí xa xa là một bụi tre mà ngọn và tất cả lá đều đương đứng im lìm trầm ngâm ngó trời như thường thấy ở xóm Cầu Tre trước đây thì càng tốt.

Nhưng tôi chưa đủ thời giờ để nhìn cho thỏa mắt, chưa đủ lớn để chíp vô ký ức cất làm kỷ niệm riêng cho đời mình thì các cảnh trí trên phần nhiều đã bị sóng thời gian tàn nhẫn phủ lấp chìm hay bóp cho biến dạng theo sự đổi thay tất nhiên của xã hội. Chúng mất hút đi mau chóng, tới khi tôi kịp rãnh rỗi ngó lại thì còn chẳng thấy được bao nhiêu.

À, hình như là Sài-gòn phát triển theo tốc độ phi mã của thời đại tân tiến nên tiêu diệt mất những vết tích nhà quê nghèo nàn nhưng dễ thương của một sinh hoạt tiền đô thị mà trước đây tôi tưởng lầm là nét chấm phá nào đó của Việt tính. Nhưng không sao, tôi biết được bịnh mình. Mình thèm, mình thiếu trong máu huyết một mảnh trời quê và đương đòi Sài-gòn cung cấp cho một chút quê mùa đó. Ðô thị vây hãm tầm mắt bằng nhà cao, hãng xưởng và xe bụi, Sài-gòn giới hạn tâm hồn người bằng chuyện thành phố lẩm cẩm tình -tiền -thù không có gì đặc trưng, tôi cảm thấy thiếu một khung trời khoáng đãng, thèm một chút hoàn cảnh thuận tiện để buông thả tâm hồn, tôi thiếu tình người ở trạng thái sơ tâm…

Trong tâm thái hoài cổ nao nao của nỗi thèm khát đó tôi được nghe chuyện hai vợ chồng chú Hai Một nhưng quan, khóc đám.

Như bao nhiêu lần trước, Chú Hai Một khi vô tới hàng ba, dợm cẳng bước lên ngạch cửa, thì quay về phía sau rầy dức vợ sao chậm lục còn hơn bà già đi âm phủ rồi xăn xáy bước ào vô nhà như con trốt, bỏ mặc kệ thím Hai còn đủng đỉnh đánh-đồng-xa đâu đó mút tí tè ngoài đầu ngõ.

Nhiều người ngưng chuyện trò len lén ngước lên quan sát người khách mới, cách quan sát có chút tò mò đó, nhưng e dè, xa cách. Nhiều người, cử chỉ bỗng nhiên chậm rãi hơn như đương bận dồn hết giác quan để bí mật theo dõi chuyện gì đó xảy ra chung quanh. Có người còn liếc liếc rồi lại giả bộ cúi xuống hớp ly nước dở dang nãy giờ để lơ là trước mặt. Không một câu hỏi nào được nói lên thành lời, chỉ có những câu hỏi thầm ngầm chứa trong thái độ và cử chỉ. Chú Hai Một tuy vậy cũng đã biết mình phải nói gì nên lên tiếng trước, chú nói trống không nhưng thật ra là nói với toàn thể những người đương có mặt.

‘Ðược rồi, để đó tôi lo liệu cho. Bà con mình không chớ ai vô đây’, chú hỏi tiếp theo sau khi dòm sơ qua một vòng từ những người ngồi ở cái bàn gần cửa tới một số người trai trẻ ngồi bỏ chưn thòng xuống đất trên bộ ngựa rồi tới những người hơi lạ lạ ngồi tuốt trong gần chỗ cái màn cửa ngăn với nhà trong. ‘Mà hồi nào vậy? Hôm kia hôm kìa gì đây tôi còn thấy ảnh đi băng-xiên băng-nai, té lên té xuống trước nhà tôi, quần ống cao ống thấp, lè nhè, con nít chạy theo coi rùm trời. Gì mà mau vậy?’

Ba bốn tiếng giọng thanh niên, mau mắn tranh nhau nói với khách. ‘Chị Sáu thấy xác ảnh nằm vắt vẻo nửa trên nửa dưới ở cái mương cá đằng nhà thằng cha Ba Khìa hồi tưng bửng sáng….’

‘Chắc đâu hồi khuya….’

‘Trúng gió, té nước…’

Tiếng xì xào bàn góp thêm chi tiết như một thứ bịnh truyền nhiễm chuyền từ nhóm nầy sang nhóm kia, phá tan bầu không khí lạnh nhạt e dè từ khi chú Hai Một bước vô. Một tay tổ nào đó, ý chừng là bạn nhậu thân tình với nạn nhân, chêm vô một câu diễu vô duyên ớn. ‘Chắc đâu cũng đốn hết mấy lít rồi nên nóng nảy trong mình, về khuya gặp nước, tắm mát rồi khoái chí tử nằm ì ra đó không chịu lên.’

Những cặp mắt bây giờ đổ dồn về phía tay anh chị ăn nói bạt mạng đó. Trách móc, khinh thị, bất bình. Biết mình nói hớ, anh ta cười cầu tài, sửa. ‘Ậy…. mà sinh ký tử quy. Chết trẻ khoẻ ma, chết già lụm khụm. Anh Sáu thọ như vậy là được rồi, năm mốt bước qua năm ba bước lợi đâu có bao nhiêu người qua khỏi cái cầu nầy. Ậy… mà đời bây giờ còn sống là còn khổ. Chính tôi đây nè, nhiều khi khổ quá mạng, cầu trời chết cho rảnh nợ mà không được.’

‘Con vợ thằng Sáu nóng ruột chồng đi cả đêm không về nên trời vừa hừng hừng sáng là lo xách đèn đi kiếm, ai dè sự thể như vầy…’ một tiếng đàn bà nhỏ nhẹ, nói với mọi người mà như nói với mình. ‘Í hị!’ Tiếng thở dài thương hại thay cho cái chấm câu.

Chú Hai Một quay qua cúi đầu chào người đàn bà, bà vừa nói tiếp vừa gật đầu chào lại, giọng nho nhỏ pha một chút mủi lòng.

‘Tội nghiệp, cái thằng say sưa vậy mà cũng biết lo tưởng tới vợ con, trên bờ mương còn hai xâu thịt heo quay với một mớ bánh bò trắng nằm lăn lóc. Tao tiếc quá lượm đem về bỏ trong gạt-măng-giê… Cái số con vợ nó không được ăn heo quay, chồng đem về chưa tới ngõ đã lăn đùng ra theo ông theo bà.’

‘Tuần rồi ảnh với tôi còn leo lên nóc nhà lợp lại cái mái lá dột phía trước hết một buổi trời,’ người đàn ông hồi nãy cũng cái mửng cũ vừa nói vừa khoe. ‘Thiệt anh Sáu khỏe còn hơn tiên, hồi nào tới giờ ở nhà quê mà sống theo kiểu dân cậu, đâu cần động tới móng tay…..’ Anh ta đổi giọng vui vui. ‘Chắc biết mình sắp đi nên bữa đó mới chịu khó trả nghĩa vợ lần chót.’

Nhiều tiếng cười tán thưởng ở phía đám thanh niên hòa chung với vài cái hứ bất bình từ đám đàn bà.

Chú Hai Một bây giờ mới quay về phía người đàn ông nọ. Chú biết là ai nhưng cũng không thèm để ý tới chuyện chào hỏi, cũng không thèm cười góp mà chỉ hất hàm một cách trống không về phía buồng.

‘Ờ, ở trong đó đó,’ Bà già vừa nói hồi nãy hiểu ý trả lời hớt mọi người. ‘Tội nghiệp, sớm tới giờ hai mẹ con nó xà quần trong đó. Bây giờ chắc là đương lo thay quần áo cho ‘thẳng’. Bùn đất không… Hồi mới đem về…. ướt mèm ướt mẹp nên tụi nó xót ruột. Nhà không có đàn ông con trai để lo mấy chuyện đó nên tụi nó phải làm. Ðâu thằng Hai mầy vô coi coi, liệu giúp đỡ gì được mẹ con nó thì giúp.’

Thím Hai Một tới bây giờ mới vô tới hàng ba. Khác với chồng, thím thủng thẳng bước nhích nhích từng bước một, đầu cúi xuống, hai đầu khăn rằn hết đầu nầy đưa lên chùi nước mắt tới đầu kia đưa lên chùi nước miếng nước mũi. Người trong nhà chưa ai thấy mặt mày thím nhưng tiếng khóc xụt xùi hòa với tiếng hít khịt mũi đã nghe rõ ràng, nức nở đứt ruột đứt gan, lâm li như tiếng khóc dễ mủi lòng của bà con ruột thịt khi mất người thân thương.

Không mấy ai ngạc nhiên trước cảnh nầy. Chuyện thím khéo dư nước mắt khóc người ‘thân sơ’ dân làng Bình An đâu ai lạ lùng gì. Nghề nghiệp. Nghề nghiệp ít người theo như vợ chồng thím. Hai ông bà đã từ bao lâu nay trở thành một cặp bài trùng không thể thiếu trong mấy đám ma chẳng những quanh quẩn trong mấy cái cù lao giữa kinh Ruột Ngựa và kinh Tàu Hủ mà nhiều khi còn có người rước lên tới Chợ Ðệm, Bình Ðiền, Gò Ðen nữa. Một vài người khách ngạc nhiên quan sát, sao trên đời lại có người lạ lùng như vậy cà, mau nước mắt đã đành lại còn không biết mắc cở khi làm chuyện trên đời chỉ có một mình mình. Thím Hai Một khóc ngọt ngào, bất tận. Nước mắt như mưa tuông trào đầy mặt. Não can tràng hơn tiếng than của đào thương trong gánh hát. Khóc đã đời thím cất giọng kể lể. ‘Sáu ơi là Sáu, chú bỏ vợ yếu con thơ chú vội vàng đi đâu. Bao nhiêu người thương chú trên đời sao không ở lại. Âm phủ dương gian hai đàng cách trở, từ nay vợ con chú biết trông cậy vô ai? Sáu ơi là Sáu ơi. Ngày trước chú giúp người cô quả, chú thân thiện xóm làng, đầu trên chợ dưới, người dưng họ hàng, ai có chuyện gì chú không nề hà giúp đỡ. Sao người như chú mà trời bắt đi cho nỡ, còn những kẻ lỗi đạo vô nghì lại sống chật trời chật đất, tốn gạo tốn cơm… Sáu ơi là Sáu ơi.’

Chú Hai Một quay mặt ra cửa, ngó mau về phía vợ, nhăn mày tỏ ý không bằng lòng — quá lố rồi đó, quá trong nước mắt thì còn chấp nhận được, quá trong lời than thì chạm tới biết bao nhiêu người, ăn của chủ nhà bao nhiêu mà đưa lưng mang tiếng oán. Tuy nghĩ bụng như vậy nhưng chú không nói gì, chỉ vén màn bước thẳng vô phòng trong.

Bóng tối âm u của ngọn đèn dầu phọng tim se bằng một miếng vải trắng bỏ trong cái dĩa dầu để dưới gầm giường và cây đèn cầy nhỏ đặt phía dưới chưn người chết chập chờn leo lét, không giúp cho đôi mắt quen với ánh sáng của chú Hai thấy gì hơn là một cụm tối dầy đặc, khổng lồ. Chú đứng định thần một hồi hèn lâu mới quen mắt lần. Con nhỏ Huê đương quay lưng về phía chú, mặt quay vô vách, đương giơ cao lên xăm xoi một cách dềnh dàng bộ đồ bà ba hàng màu hột gà của ba nó đâu như là mới vừa được lấy từ trong tủ ra, còn đầy những lằn xếp. Chị Sáu đương rờ rờ nắn nắn hai cánh tay co rút của người chết mà mấy ngón tay cong lại như đương thủ thế để cào cấu ai. Gương mặt chị thểu não pha lẫn nét chán chường. Chị biết bổn phận mình phải làm gì nhưng không biết bắt đầu từ đâu và bằng cách nào. Trong lòng chị đương có một sự tương tranh dữ dội giữa hai mặt sợ-thương. Thấy ánh sáng và đã đoán được ai bước vô, chị ngước mắt lên chờ đợi một mệnh lịnh, mệnh lịnh dưới hình thức đề nghị thiệt bình thường nhưng giúp chị ra khỏi cảnh bối rối hiện tại không biết mình phải làm gì mới đúng cách và trọn đạo.

‘Chị Sáu với con Huê ‘quá bộ’ ra ngoài nhà tiếp khách đi,’ chú Hai Một nói như ra lịnh, nói lựa chữ văn hoa một cách ăn trét. ‘Bà con lối xóm nghe tin hồi nào không biết mà đã kéo tới chia buồn coi bộ hơi bộn rồi đó. Ðầy nhà! Mà tôi thấy có ai ở ngoài đó lo trầu cau nước nôi gì cho khách đâu,’ Chú ngừng một chút ngó vô con Huê bây giờ mới day mặt lại phía ánh sáng. ‘Với lại ba cái chuyện nầy nên để tôi. Nghề nghiệp ai người nấy làm. Chuyện nầy đâu phải ai cũng mó tay mó chưn vô được.’ Một lần nữa chú ngó về phía con Huê. ‘Ðàn bà con gái gần hơi người mới đi không nên đâu. Ðộc lắm. Về sau bị bịnh hậu khó lòng.’ Mặt con Huê, nãy giờ nước mắt đã lăn rơi, buồn lâm ly, đổi sắc liền, mừng thấy rõ, nó bỏ bộ quần áo xuống rồi đi vòng về phía đầu giường của ba nó, sẵn sàng bước ra. Chị Sáu trái lại chỉ hơi khựng lại một chút khi nghe nhắc tới mấy tiếng không nên nhưng rồi cũng tiếp tục cố gắng tuột tay áo của chồng ra. Cái áo đã được mở nút cẩn thận, phơi màu da ngực xám ngắt của xác chết dưới ánh đèn. Cánh tay cứng đơ, cà huynh cà hoang, tay áo dính một lớp bùn mỏng thêm phần trở ngại. Chị bậm môi hè hụi giựt mạnh nhưng cũng không ích lợi gì, chỉ làm rớt lộp độp lớp bùn khô xuống giường như bánh tráng nướng bể. Bộ mặt người chết nhăn nhăn với cặp môi đã bắt đầu rút, lòi răng ra cười ngạo cảnh tượng. Cánh tay thây ma cứng cong, trì lại phản đối không cho thay bộ quần áo cuối cùng trong đời mình. Chú đánh thêm một đòn tâm lý trong khi thong thả cho tay vô túi trong lục kiến gói thuốc Job đỏ lận theo từ đằng nhà.

‘Chết bất đắc kỳ tử linh lắm. Ngày giờ trùng thì chuyện gì cũng có thể xảy ra. Tránh trước thì hơn. Trùng tang liên táng xui mấy đời chớ không ít đâu. Chị với con Huê làm ơn dang ra cho tôi.’

Chú ngừng nói, đứng yên, điếu thuốc đã an vị trên môi, tay mặt cầm sẵn diêm quẹt nhưng chưa quẹt lửa, cố ý đợi hai người phụ nữ bước ra. Thân nhân nào cũng sẽ khó chịu khi thấy xác của người thân bị kéo nắn mạnh tay, mười người như một, ai cũng năn nỉ nầy nọ, xin xỏ vầy khác. Khó lòng. Chú thấy công việc mình làm phải mang tính cách thiêng liêng, bí mật, càng ít người biết mình làm gì với cái xác chết càng tốt. Chú đưa tay rờ rờ cái mặt lạnh tanh của thây ma, rồi bằng một cử chỉ thiệt nghề nghiệp chú đưa hai ngón tay cái-trỏ ra kéo kéo hai môi người chết lại cho khít khao hơn như ngầm nói tôi đã sẵn sàng rồi, mời bà con nhường chỗ cho tôi. Tay chú đụng vô chỗ lạnh hơn mình tưởng, chú chửi thầm trong bụng cái thằng nhậu nhẹt chết bờ chết buội, ngâm nước cả đêm để cho cái mặt lạnh còn hơn đá cẩm thạch ướp nước đá. Chú đưa mắt ngó con Huê rồi đão qua má nó. Thường thường mời thân nhân của người quá cố ra khỏi buồng chú chỉ cần xài tới mấy tiếng không nên đã là quá đủ, họa hoằn lắm mới phải xài tới mấy điều dọa dẫm về chuyện bệnh hậu, trùng tang liên táng mà chú học lóm, khi đi đám đó đây, từ mấy bô lão biết chút ít bói toán thuốc men.

Người đàn bà bỏ cánh tay chồng xuống với một tiếng thở thiệt dài như là bà nín hơi từ lâu lắm bây giờ mới được phép thở. Cách bỏ xuống cũng nhẹ nhàng, ẩn chứa trong đó cả một trời thương yêu. Nhè nhẹ, chầm chậm bước lần về phía cữa. Khoảng cách chỉ vài bước mà như xa thăm thẳm, vừa bước đi vừa ngó ngoái lại như không muốn mất những phút giây chót với chồng. Ra khỏi đây rồi, lúc trở vô người chồng đầu ấp tay gối — người mới hôm qua còn gây gổ với chị — một sự gây gổ nhẹ nhàng càm ràm, quen thuộc trong bao nhiêu năm trời, khiến chị cảm thấy mình hiện diện và là một thứ gì khác với những đồ vật vô tri trong nhà — bấy giờ sẽ thật sự trở thành một cái xác chết đúng nghĩa, hoàn toàn là một cái thây ma lạnh lẽo chờ tới giờ để được bỏ vô hòm đem chôn. Hư vô, mất tuyệt từ đấy. Xa cách đời đời, thật sự, tuyệt đối từ đây. Một xa cách mặc dầu không hình dung được, mới chỉ lắp ló trước mặt đã cắt đứt ruột gan, khiến chị chưa gì đã thấy mình bơ vơ, nhỏ nhoi lạc lõng hơn. Chị bật khóc thành tiếng, nấc nghẹn, mặc dầu đã cố dằn xuống ngay từ hồi thấy xác chồng nằm úp mặt nửa trên nửa dưới ở bờ mương — sợ nước mắt nhểu xuống mặt ổng ổng khó đi đầu thai. Chị bỗng nhiên thấy tức mình tại sao bữa hổm ổng đòi uống thêm xị nữa chị tiếc tiền và sợ ổng bịnh không cho con đi mua lại còn biểu nó dấu cái chai đi. Phải dè sớm như vậy ổng muốn uống mấy ghe tàu cũng bán nhà mua cho ổng không tiếc tiền. Chị cũng tức mình là tại sao mấy năm trước nghe phong thanh ổng mèo mỡ chị đã làm quá mạng, cằn nhằn cưỡi nhưỡi, cắn xé. Phải dè… Phải dè… Chị kêu tên chồng, cách thân mến rất ít khi sử dụng từ ngày có đứa con đầu tiên. Con Huê áy náy nắm cánh tay mẹ, chỗ con chuột, mà nó có cảm giác là đầy xương, dẫn ra cửa. Mắt ngập nước, nó cũng ngó ngoái lại lần chót ba nó, vẫn còn nằm trong một vị thế lạ lùng, một cẳng co vô bụng, một cẳng thẳng ra luôn cả bàn chưn, như người đương kiếm cách leo lên khỏi mương nước, hai bàn tay quắp cứng ngắc hai nắm bùn bây giờ đã khô, mấy chỗ tứ chi ló ra khỏi quần áo bao trùm một màu xanh xám đen đen lạnh lẽo khiến nó bắt rùng mình. Chị vợ ngó lại lần nữa thi thể người chồng, gật đầu chào chú Hai Một, rồi như len lén giở màn bước ra. Những giọt nước mắt được kềm giữ quá lâu thong thả bò trên gương mặt chị, nhểu xuống ngực áo khi chị bắt gặp những ánh mắt thân tình chia xẻ niềm đau xót của bà con lối xóm bây giờ tới đã tới ngồi đứng chật nhà.

Chú Hai Một nao nao theo dõi hai mẹ con lúp xúp đi trong tiếng thút thít, ánh mắt chú đậu lại trên cái lưng đầy sức sống và bộ hậu láng o của đứa con gái — được ôm bằng cái áo bà ba bó sát và cái quần vải đen dầy ủi thẳng thớm. Chú nheo mắt với mình và cười cười…

Ngoài kia chú nghe rõ tiếng chào của chị Sáu với bà vợ mình. Tiếng khóc của bà ta nín bặt ngang xương. Chú nghe loáng thoáng câu trả lời của vợ: ‘… Ừ… Kể từ trưa mai cho tới giờ hạ huyệt tôi sẽ ở đây… Ừ.. tiền bạc gì. Ðừng có lo chạy cho mất công. Bà con mình không, ai cũng nghèo chứ đâu có dư dả gì.. Nói nào ngay, tôi cũng đâu giàu có gì hơn với mớ đó’. Tiếng khóc lại nổi lên, bi thương thập bội hơn giọng tỉ tê nhè nhè của vợ người quá cố. Dòm qua chỗ hở do tấm màn bị vướng, chú Hai Một thấy vợ mình đầu bù tóc rối dụi dụi mắt khóc kể như chết cha chết mẹ. Bà ta nhảy từ nhân vật nầy qua nhân vật kia. Ban đầu là bà mẹ vợ. ‘…. Sáu ơi là Sáu ơi, nhà nầy một mình mầy lo từ trong ra ngoài. Vợ con mầy giờ đây làm sao đủ sức chống chỏi với đời. Ði đâu thấy món ngon vật lạ mầy cũng mua về cho tao, bây giờ mỗi khi thấy quán thấy hàng làm sao tao không khóc được, Sáu ơi là Sáu ơi.’ Rồi tới vợ, tới con gái, mỗi người thím đều sáng tác giùm một bài văn tế bình dân nôm na như vậy, kể công đức người chết, vài phần thiệt, vài phần phóng đại những hành trạng mà nếu nghe được chắc người chết cũng phải hổ ngươi. Chỉ có một điều là giọng kể lể của thím lâm ly quá, nước mắt của thím sụt sùi quá khiến người nghe không còn đủ bình tỉnh tâm trí để phân biệt đâu thiệt đâu ngoa. Một cảm giác xấu hổ mà chú thường có khi vợ khóc đám người quen như kiểu thằng cha Sáu Say nầy len lỏi vô tim chú. Chú ngờ- ngợ như vợ mình làm điều gì sái quấy, quá đáng, hơn sự phải có của điều bình thường, hơn sự bắt buộc của nghề nghiệp. Vừa lúc đó con Huê quay lại, đưa tay kéo cái chéo tấm vải màn xuống cho kín cửa buồng. Chú dòm lom lom bàn tay tròn trịa của con nhỏ cho tới khi ánh sáng trong phòng trở thành lù mù. Chú đốt điếu thuốc, dựa vách ngó xác chết, thong thả hít từng ngụm khói say sưa. Mỗi khi trong người có chuyện buồn vui lẫn lộn, những hơi đầu tiên của điếu thuốc vẫn là một thứ thần dược giúp chú tỉnh táo trở về thực tại với một tinh thần sáng suốt vô biên. Chú vạch màn dòm ra ngoài nhà trên như là tìm kiếm ai, ánh mắt chú đậu lại phía có con Huê đương đứng. Nghĩ sao không biết chú bước hẳn ra ngoài tới một bàn, cầm lấy chai rượu đế rót đầy một ly lớn, mỉm cười chào mấy người ngồi ở bàn đó rồi quày quả bước vô. Chú cẩn thận bỏ màn xuống, kéo mí lại như ngại ánh sáng bên ngoài có thể chui vô phòng. Tới bên xác chết, chú thiệt sự bắt tay vô công việc: phun phun, bóp bóp sửa nắn lại cho vào vị thế bình thường bộ tứ chi trước đây đã cứng đơ cứng còng. Chú cắt rách tay áo và ống quần của xác chết bằng cái kéo nhỏ, vật liệu độc nhứt chú mang theo mình như một thứ dụng cụ nghề nghiệp. Chẳng bao lâu cái công việc mà người vợ nạn nhân loay quay hàng giờ không thực hiện được đã được chú hoàn thành mỹ mãn. Anh Sáu Say bây giờ đã thiệt sự ngủ say trong một tư thế thoải mái, thanh thản. Chú Hai Một bước lùi một bước, ngắm nghía công trình mình, chú mỉm cười hài lòng và tự thưởng bằng chút cặn rượu còn sót lại trong ly…

Tôi náo nức thiệt tình! Tôi sẽ gặp được cặp vợ chồng truyền nhân chánh của một nghề đang sắp biến mất trong một xã hội trên đà chuyển mình Âu hóa như cái thành phố Sài-gòn nầy. Ðường có xa, có lạ cũng chỉ là dịp để mở rộng nhãn quan thôi… Chúng tôi đi qua cầu chữ U ở bến Thuyền Buồm (Quai des Jonques), một cái cầu tuy lót cây nhưng cao chưa từng thấy. Chiếc mô-bi-lết già chạy tới đâu đà cây lót cầu rung rinh nhúc nhích la hét ầm ầm tới đó, những chiếc bù lon sắt khổng lồ đưa lên như hàm răng con quái vật cầu sẵn sàng cắn vô vỏ bánh xe. Cây ván trơn chao đảo tay lái, tôi phải kềm thật vững.

Ðã hết đâu. Lại còn qua một cái cầu chữ U khác y hịt như vậy ở ngay trước chợ Bình Ðông. Sao vùng nầy lạ lùng vậy, cầu cao không tráng xi-măng hay trãi nhựa, chỉ lót bằng cây mà lại lót xuôi theo đường xe cộ chạy?

Người dẫn đường như đoán được ý tôi, giải thích ba hoa. ‘Vùng nầy không có thế để làm dốc nên cầu phải xây hình chữ U, cũng không thể xây bằng vật liệu nặng vì bờ kinh hẹp, đất hai bên lại mềm, không có chỗ đúc móng chưn cầu. Phải xây cao cho ghe chài qua lại bỏ lúa vô chành hay lấy lúa từ trong chành ra chở đi Lục tỉnh, lên Nam Vang… Ngày trước ghe chài ra vô khúc kinh nầy liền liền, bây giờ có thêm kho chứa ở Bến Tàu nên ít đi đó chớ.

Tuy không biết rõ ràng danh từ chành là gì nhưng tôi cũng mường tượng đoán được đó là một thứ kho chứa trữ nên mần thinh không hỏi như mọi khi. Cảnh tượng quê nhiều hơn tỉnh của vùng nầy trở thành một thứ loại ven biên đô thị mới ngó qua đã bắt mắt nên tôi cũng làm biếng nghe thêm. Cái thằng cha nầy có khả năng nói chuyện nầy qua chuyện kia lòng vòng ba bốn ngày không hết, đừng nên khươi cho nó nói không nhằm lúc.

‘Gần tới chưa?’ Tôi hỏi cũng là cách dẫn anh ta vô chuyện chánh. ‘Sao chưa thấy cái đình anh nói?’

‘Ði đò qua bên bờ kia. Ðó là làng Bình An, đình Bình An cách bến đò chừng một cây số ngàn,’ hắn trả lời rành rọt. ‘qua đò rồi lội một đổi nữa thì tới nhà họ. Không xa đâu.’

Lại còn thêm chuyện đò! Ánh mặt trời chói chang trên đỉnh đầu. Coi bộ hơi trưa. Sài-gòn lẩm rẩm mà rộng thinh thang, đi nửa ngày từ trung tâm chưa ra tới ven biên.

Con đò ngang đưa khách qua bên đình do một cô gái trắng trẻo độ mười sáu mười bảy tuổi thong thả đẩy đưa mái chèo. Những nhịp đẩy-kéo căng lên căng xuống bộ ngực tròn mạnh thiếu nữ. Nàng thành thạo, không tỏ vẻ gì tốn sức tốn công. Tôi chợt nhớ tới chuyện thơ nàng Tiên Bửu xinh đẹp, thông minh chèo đò. Chỉ tiếc mình không có bộ râu dài phất phơ và tài đối đáp như ông Trượng.

Cảnh vật hai bên bờ kinh hiền hòa. Nhà cửa khang trang của một vùng quê trù phú. Mạ non xanh mởn. Sóng lụa rung rinh trên đầu lúa. Gió mát thơm mùi hạt lúa còn đương ngậm sữa. Vài căn nhà lá ẩn hiện sau những tàn cây mít, vú sữa xum xuê. Nét thanh bình có thể cảm thấy vương vương lãng đãng cùng khắp không khí. Trong khung cảnh như vậy mà gặp được một cái đám ma để quan sát luôn tài nghệ của vợ chồng Hai Một ‘ra đám’, ‘khóc đám’ thì còn gì thích thú bằng. Một công hai ba việc. Khỏi phải đi về chờ đợi lôi thôi.

Tôi mừng rỡ khi nghe tiếng kèn đám ma văng vẳng từ xa xa khuất đâu trong xóm. Trúng mối rồi. Mấy thuở trời chìu lòng người, cầu được ước thấy.

Vậy mà tôi không được chứng kiến gì hết những điều cần chứng kiến, mặc dầu kèn đám ma đương ò-e ngay tại nhà ông Hai Một. Tôi không gặp một ông ‘nhưng quan’ tài nghệ đặc biệt, điều khiển mọi chuyện liên quan đến động quan, di quan bằng nhạc của hai khúc tre. Tôi không gặp một người đàn bà bán nước mắt, khóc mướn trong mấy đám ma, ré lên từng hồi cắt dạ rồi xuống giọng tỉ tê bi thảm đau thương, kéo dài ngày nầy qua ngày khác từ lúc tẩn liệm cho tới khi hạ huyệt. Những hình ảnh lạ lùng tôi có trong trí vẽ ra do người dẫn đường khi giới thiệu về cặp kỳ nhân nầy không thấy đâu nữa. Còn lại chăng là một cặp vợ chồng già héo úa từ sâu thẳm trong lòng héo ra, một thứ cây chết rũ, một loại người bị chấn thương do Tây tà tra tấn bằng bàn tay sắt bọc vải, bầm nát ngũ phủ lục tạng tuy bên ngoài vẫn còn chút nào đó dáng vẻ bình thường.

Người đàn ông ngồi đó, mặt co rúm nhăn nheo của một thứ trái chín héo vì quá nắng, mắt ơ hờ ngó ra con đường đất đỏ bụi mù trước mặt, bất động tới cả từng thớ thịt mặt. Tôi biết chắc chắn cái hàng rào bông bụp đầy bông nở đỏ thắm ngoài kia, cái hàng rào đặc biệt được đóng cột bằng mấy cây so đũa trái lòng thòng và sợi dây kẽm giăng kế đó, nơi con gái ông phơi quần áo hằng ngày, không lọt vào trong giác trường của ông. Kể cả những người học trò đạo tỳ mặc quần áo đen viền trắng lăn xăn lít xít vì chuyện của thầy cũng vậy thôi, không có. Thời gian và hoạt cảnh trên cõi đời nầy hình như đối với ông không còn nữa. Dàn đờn trổi ò-e ngưng trổi không biết bao nhiêu chập, tôi để ý nhưng không thấy vợ chồng ông Hai Một nhúc nhích cục kịt gì, ngay cả khi một người đệ tử tới trước mặt ông cung kính xin phép cho mình được thay ông điều khiển cuộc ‘di quan’, ông cũng không trả lời hay hạ cái màn vô hồn trước ánh mắt mình xuống, mặc cho đám đệ tử và ông Hòa Thượng già điều khiển việc khiêng cái hàng ra khỏi khung cửa chật hẹp của căn nhà. Hai chung rượu để trên nắp hàng sóng sánh rồi tràn ra vài giọt do sự điều khiển không thành thạo của người đệ tử trẻ ông cũng không thấy, không biết. Hồn ông đương ở trong một cảnh giới ta-bà nào đó xa xăm, chỉ cái thân xác ngủ uẫn hiện diện mà thôi.

Ðám ma ra tới đầu ngõ, ông Hai Một mới choàng tỉnh khỏi cơn mộng du, đứng dậy bước chậm rãi theo vài ba người đi chót sau khi đã ngó bà vợ và lắc đầu trong tiếng thở dài. Người đàn bà ngồi trên cái ghế dựa, mắt vô hồn ngó tôi khi tôi tới kế bên nói mấy lời chia buồn cho phải phép. Không có một giọt nước mắt nào trên khóe mắt của người đàn bà suối lệ dễ tuông này. Không có cả một hít, khịt mũi nhỏ nhoi. Không có cả chuyện đỏ hoe hai mắt hay tiếng kể lể phân bua. Vậy đó. Một sự im lặng tuyệt đối của môi trường chân không. Vô lý tới khó tin.

Tôi ngó lại lần nữa tấm hình người quá cố. Cô gái có nụ cười thật buồn nhưng vẻ trẻ trung làm nao nao lòng người. Ðôi mắt sâu thăm thẳm của cô khiến ai nấy dòm qua một lần cũng phải ngó lại một lần nữa. Cái đẹp man dại và lôi cuốn. Cái đẹp của một cánh đồng đầy hoa thắm bên triền núi rộng cao. Có thể hình ảnh cô gái trẻ mới chết có sức mạnh tạo xúc động cho người sống –và một chút bằng lòng vì sự bất hạnh giáng xuống người khác chớ không phải mình — khiến phải ngó thêm. Tôi thấy trí mình coi bộ cải lương khi bỗng nhớ tới câu thơ có mấy chữ ‘hồng nhan bạc mệnh.’

‘Vợ chồng họ làm nghề thất đức nên bây giờ như vậy đó,’ người dẫn đường kéo tôi về thực tế khi anh bấm tay tôi nói nhỏ. ‘Cha tẩn liệm, di quan người khác lôi thôi, nên Trời khiến tới phiên con mình thì sững sờ muốn tự tay săn sóc cũng không làm được. Tụi học trò đạo tỳ nó làm đâu có đúng lễ. Hồn ma trước đây họ về trả thù đó. Biết bao nhiêu lần ổng bẻ tay bẻ chưn thiên hạ mạnh tay hay làm ẩu xị cho qua. Biết bao nhiêu lần ổng thay áo thay quần hay tẩn liệm dụt chạc, nhứt là người nghèo… Ðể rồi coi, hồn cô ta còn lẩn quất nhiều ngày trên trần thế chưa xuống dưới đó liền được đâu. Thiếu lễ đi đâu có xuôi chèo mát mái. Nhiều khi nó về nó phá nữa là khác.’

Không đồng ý với nhận xét nầy, nhưng tôi không cãi. Con người ta sinh ra vốn là mục tiêu cho những tấn kích cách nầy cách nọ của tất cả ai khác trên đời, huống gì chú Hai Một làm một nghề thiên hạ chỉ thấy sợ hải và xa cách.

Không muốn khơi mào một cuộc đấu khẩu vô ích, tôi chỉ qua thím Hai Một, chưa kịp nói gì thì người dẫn đường đã lên tiếng, lần này pha một chút giọng thầy đời.

‘Thói thường thương vay khóc mướn tới khi cần khóc cho mình thì hết nước mắt.’

Phải, điều gì xài quá thì mau hết, cái lý đó cũng đâu có gì là khó hiểu. Nói một cách trừu tượng, cái tình thương bà ta xài cho thiên hạ trong bao nhiêu năm trường ‘khóc đám’ khiến cho bà ta cạn tuyệt tình thương đối với con gái mình. Suối lệ cạn nguồn người ta thường nói vậy hoài.

Vâng, lý luận này có vẻ hữu lý nếu — và nếu, và nếu — tình thương là một dạng của vật chất cụ thể. Con người ta thường tỏ ra mình thông thái, mình phải, mình hay như cái anh chàng nói nhiều nầy. Mấy ai biết được và thông cảm được với vợ chồng ông nhưng quan Hai Một. Tình thương con biển trời lai láng của họ khiến tất cả những biểu lộ bình thường khác đã trở thành vô nghĩa, không phù hợp. Với người sơ tôi đã khóc, và đã khóc mùi mẫn, với con gái cưng của tôi, tôi cũng khóc như vậy hay thôi sao? Tại sao tôi phải giống thiên hạ biểu lộ tình thương bằng nước mắt kia chứ? Có sự khác biệt giữa con gái tôi và người thiên hạ chứ? Nếu khóc đám làm xôm đám chớ không biểu lộ tình yêu thương chân thật thì cái gì mới diễn tả được lòng thương con của tôi đây. Con ơi, con nỡ bỏ cha mẹ già một mình ra đi sao con…

Tôi dòm lại dáng thất thểu của chú Hai Một sau đuôi đoàn người. Bước thấp bước cao, hụt hẫng như một hình nộm được điều khiển vụng về. Tôi ngó lại thím Hai Một, cũng dáng ngồi đó không biết bao lâu rồi, hai tay buông xuôi trên vế, bất động của một pho tượng đất sét, thểu não của một thứ người tuyết đương tan rã từ từ. Thím sẽ ngã xuống. Chắc chắn như vậy.

Tôi bỏ ra về, không dám ngó lại một tấm hình khác ở trên bàn thờ. Cuộc đời người con gái đó bình thường, cái chết cũng có thể rất bình thường nhưng một nhân duyên đặc biệt đã hé mở cho tôi một cánh cửa để nhận thấy rõ ràng về tấm lòng nhỏ nhen, ganh ghét của người đời nói chung và nỗi đau đớn khôn cùng của cặp vợ chồng già mất con trẻ nói riêng.

Trên đường về không khí bỗng nhiên nặng nề u ám ngang. Tôi ngậm câm cho tới lúc chia tay.

Tại sao?

Tôi xúc động vì lòng thương con trời biển bao la đến nỗi mất hồn của cặp vợ chồng nhưng quan – khóc đám Hai Một. Mà cũng có lẽ là do tình cảm trân trọng đối với một cánh rừng đang chứa chấp một loài trân cầm dị điểu kỳ hoa hiếm hoi đang trên đà tuyệt chủng.

Sau nầy lắm lúc ngồi ôm súng ở một vùng đồi núi cao nguyên, đêm về bốn bề tĩnh mịch, giữa cảnh trùng trùng của bóng tối bao la, trí nhớ bình bồng trôi về quá khứ, tôi ngạc nhiên thấy kỷ niệm của mình về Sàigòn không chỉ nằm trong chỗ những sinh hoạt ồn ào tục tằn ở các khu ổ bùn lầy nước đọng từng sống một thời gian dài lúc trẻ, và những nơi có kiến trúc nguy nga tráng lệ có dịp đặt chơn tới sau nầy khi đã thành nhơn, mà còn nằm ở cảnh trí đơn giản của một buổi sáng ven đô nơi ít người biết tới là làng Bình An bên kinh Ruột Ngựa, chỗ căn nhà có hàng rào bông bụp, xen kẻ bằng hàng cây so đũa lòng thòng trái…

Không ai chịu mất thì giờ đào sâu vào chốn tận cùng tâm hồn mình để tìm hiểu những yếu tố cụ thể nào khiến mình yêu đậm đà quê hương xứ sở, thân mến tuyệt cùng với nơi mình lớn lên trong buổi đầu đời.

Mà cần gì tìm hiểu nguyên nhân?

Sàigòn cũng vậy, đối với tôi thân thiết, đáng nhớ, xa trong thực thức nhưng tiềm thức không bao giờ xa. Bao nhiêu đó đã là quá đủ. Một vài chi tiết cụ thể về nơi nầy nơi nọ, người nầy người kia, nói cho cùng, cũng chỉ như một nhúm sao nhỏ nhoi trong vũ trụ bao la của triệu triệu dãy Ngân Hà.

Nguyễn Văn Sâm

Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 21/Feb/2017 lúc 9:18am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 02/Mar/2017 lúc 4:39pm

Sài Gòn - Trăm Nhớ Nghìn Thương



ôi là con gái Bắc kỳ chính cống, nhưng lại lớn lên ở Sàigòn, nên Sàigòn đối với tôi là một ‘quê nhà’ thắm thiết vô cùng. Tôi đến với Sàigòn, thuở Sàigòn còn là một thành phố với những hình ảnh mộc mạc thanh khiết. Gái Sàigòn đơn giản hiền hòa với áo bà ba trắng, với quần đen ống thật rộng, với đôi guốc mộc nhẹ tênh hình cái thuyền, với mái tóc dài ôm trọn khuôn mặt không chút phấn son.
Hồi mới tới Sàigòn, gia đình tôi tạm trú tại nhà bà dì ở đường Quai de Belgique, sau này đổi thành bến Chương Dương. Ðứng ở trên lầu, tôi có thể nhìn thấy quang cảnh thuyền bè đi lại tấp nập. Những chiếc thuyền chở đầy những buồng chuối vàng au, những lồng gà, lồng vịt, những chùm dừa xiêm còn nguyên cả cành nằm chen chúc nhau, khoe cái vỏ xanh láng mướt. Tất cả tượng trưng cho sự trù phú của miền Nam.



Nhà dì tôi ở gần chợ Cầu Kho nên ngày đầu tiên chúng tôi đã được một ông chú họ dẫn đi chợ. Tôi mê nhất là gian hàng trái cây bởi vì có nhiều thứ ngoài Bắc không có. Tôi còn đang trố mắt ngó những trái to tròn như trái banh có hai mầu khác nhau, trái xanh mướt như ngọc, trái tím thẫm như mầu trái bồ quân thì cô bán hàng đã đon đả nhìn ông chú tôi:
- Mua ‘dú sữa’ đi thầy hai. ‘Dú sữa’ của em đặc biệt ‘giường nhà’ ngọt lắm đó.
Thì ra mấy trái mà tôi đang ngó là mấy trái vú sữa ở vườn nhà cô ta. Hồi đó tôi mới có 12 tuổi, còn ngây ngô chưa biết nói tiếu lâm nên hơi ngạc nhiên khi thấy ông chú tôi nhìn cô ta cười tủm tỉm với đôi mắt tinh nghịch:
- Vú sữa của cô ngon thiệt hả?
Cô ta gật đầu lia lịa:
- Ngon thiệt mà thầy hai.
Chú tôi chọn mua một chục trái, cô ta đưa thêm 4 trái và nói:
- Thường một chục có 12 trái thôi nhưng là của ‘giường nhà’ nên một chục em tính 14 trái lận.
Chú tôi đưa tiền trả, thay vì phải thối lại 50 xu, cô ta cầm tờ 1$ xé toạc ra làm đôi, đưa chú tôi một nửa. Chúng tôi đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác. Ngày đầu tiên đã học được hai cái đặc biệt của Sàigòn. Một chục là 12 hoặc 14, nửa tờ giấy 1$ là 50 xu.
Phải công nhận người miền Nam rộng rãi và đơn giản. Một chục mà cho thêm thành 12 tới 14 và thay vì mất công đi tìm tiền xu thì cứ việc cầm tờ giấy 1$ xé béng ra làm 2 là xong ngay. Giản dị và tiện lợi biết bao.

Sàigòn đã thu phục tình cảm của tôi một cách nhanh chóng. Hai mươi mốt năm sau, khi rời bỏ Sàigòn tôi đã khóc như phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn. Sàigòn đã trở thành một nơi chốn thân thiết vô cùng.

Không yêu Sàigòn sao được khi Sàigòn là nơi chứng kiến tất cả kỷ niệm vàng son của thời con gái.



Sàigòn với ngôi trường Trưng Vương yêu dấu, nơi đã cho tôi biết bao nhiêu người thầy đáng kính, bao nhiêu người bạn dễ thương, bao nhiêu tình cảm quí mến chân thành.

Làm sao quên được con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm rợp lá me bay, những chiều tan học, tràn ngập những tà áo trắng quấn quít gót chân son.



Thảo cầm viên đã được nghe không biết bao nhiêu lời thì thầm tâm sự của các nàng Trưng Vương, những giờ nghỉ học, vừa chuyện trò, vừa lang thang hái trộm những cánh hoa mầu tím, ép vào những trang sách học trò.



Con đường Thống Nhất rộng thênh thang đưa tới rạp Norodom tưng bừng rộn rã của những ngày Đại hội Văn nghệ học sinh. Tôi như vẫn còn mường tượng thấy khung cảnh rộn ràng trong hậu trường sân khấu. Tuy bận rộn sửa soạn cho những màn trình diễn, nhưng các chàng Chu Văn An vẫn không bao giờ quên gửi đến các nàng Trưng Vương những ánh nhìn say đắm.



Chỉ một cái nhìn thật nhanh, thật nhẹ mà sao cũng đủ làm cho ai kia má phải ửng hồng.
Vòng ra bờ sông là bến tàu lộng gió của những sáng đón đưa, những chiều hò hẹn.



Con đường Lê Lợi với những chiều thứ bẩy đẹp trời cùng bạn bè dạo phố. Mỗi lần đi qua tiệm Kim Sơn ở góc đường, chúng tôi luôn luôn phải vờ chăm chú ngó mấy món hàng linh tinh bầy bán lề đường, để tránh những cặp mắt nhìn hau háu của mấy ‘ông nội’ ngồi ‘pẹc mơ năng’ ở ngoài hiên giống như mấy ‘Side-walk café’. Tiệm sách Khai Trí là nơi hấp dẫn nhất. Luôn luôn làm chúng tôi mê mẩn trước những cuốn tiểu thuyết còn thơm mùi mực mới.
Màn cuối cùng của buổi dạo phố thường thường là góp tiền lại, rủ nhau vào một tiệm kem.



Vừa nhấm nháp những thìa kem dâu, kem dừa mát rượi, vừa nghe những bản nhạc ngoại quốc nổi tiếng thịnh hành mà chúng tôi thay phiên nhau yêu cầu nhà hàng để dĩa hát, như A Certain Smile, You’re My Destiny, I Went to Your Wedding, Diana v.v...
Hôm nào có phim hay cả bọn lại rủ nhau chui vào một trong hai rạp ciné permanent Lê Lợi hay Vĩnh Lợi. Mỗi lần vào đây là chúng tôi phải đề cao cảnh giác. Vì luôn luôn có một số các chàng thanh niên hay lợi dụng sự đông đúc chen lấn để dở trò ba mươi lăm. Một hôm có một chàng làm bộ đứng sát sau lưng, tôi bèn làm như vô tình quay ngang người lại hích cho chàng một cái cùi chỏ nên thân. Tan ciné, tôi kể chuyện cho lũ bạn nghe, chúng cười hi hí có vẻ khoái chí lắm. Từ đó các bạn tôi học được màn hích cùi chỏ để trừng trị các chàng gian manh.

Sau khi xem ciné, nếu còn đủ tiền rủng rỉnh trong túi, chúng tôi rủ nhau vào hẻm Casino làm một chầu bánh tôm, bún chả. Nếu chỉ còn ít tiền, thì ra góc Viễn Ðông. Ðứng ở lề đường ăn phá lấu với thịt bò khô. Ăn xong, ớt còn cay xè trong miệng mà vẫn đủ tiền uống một ly nước mía cốt vắt thêm miếng chanh nhỏ xíu, hoặc sang hơn, vắt nguyên nửa quả quít thì còn gì sướng hơn nữa. Có hôm thay vì ăn ở góc Viễn Ðông, chúng tôi lại đi ngược chiều ra góc chợ Bến Thành. Nơi có hàng bò viên nóng hổi, thơm phức mùi tiêu với hành ngò. Sau đó, tráng miệng bằng một ly đậu đỏ bánh lọt. Hoặc rủ nhau vào quán Bà Ba Bủng ở đường Thủ Khoa Huân, sau chợ Bến Thành, ăn bún riêu, bánh cuốn. Sàigòn có không biết bao nhiêu món ngon, hấp dẫn những cái miệng thích ăn quà vặt của các nàng Trưng Vương thuở đó.
Mùa Giáng Sinh tới. Sàigòn tưng bừng như mở hội. Người ta không phải bận tâm lo mua quà tặng nhau như ở xứ Mỹ. Ðêm Noel, có đạo hay không, mọi người cũng thích rủ nhau đi dạo trên đường Tự Do. Trai thanh, gái lịch, quần áo lượt là, chen vai, thích cánh, suốt dọc hè phố từ nhà Quốc Hội đến nhà thờ Ðức Bà.


Người trẻ đi để ngắm nhau. Người lớn tuổi đi tìm không khí Noel, cái không khí mà suốt 26 năm sống trên đất Mỹ tôi không làm sao tìm lại được. Hầu như tất cả dân ‘chịu ăn chịu chơi’ của Sàigòn đều có mặt trên đường Tự Do. Ði dạo mỏi chân, mọi người lại rủ nhau vào ngồi trong Givral, La Pagode, Continental hay ngồi ở công viên rộng lớn trước nhà Quốc Hội hoặc trước tòa Ðô chánh để chờ nghe tiếng chuông đổ hồi rền rã của nhà thờ Ðức Bà báo hiệu lễ nửa đêm mừng Chúa ra đời.
Sau lễ, mọi người về nhà ăn Réveillon. Nồi cháo gà nóng hổi, khói lên nghi ngút, là món không thể thiếu trong bữa tiệc mừng Giáng Sinh đặc biệt này. Noel của Sàigòn thật vui, thật đầm ấm, thật nhẹ nhàng, thoải mái. Không có quá nhiều lo nghĩ về vấn đề tài chánh phải chi tiêu cho quà cáp. Không khí Noel ở đất Mỹ mang tính cách thương mại nhiều hơn là không khí thiêng liêng đặt biệt của ngày lễ mừng Chúa Giáng Sinh. Trước Noel cả mấy tháng người ta đã trưng bầy cây Noel để bán. Bắt mọi người phải nhìn ngắm mãi đâm nhàm chán. Gần sát ngày lễ Noel ai cũng tất bật lo chuyện mua quà, gói ghém cho kịp giờ mở quà đêm mừng Chúa ra đời. Tất cả chỉ có vậy. Ðêm Noel người ta chỉ thấy quá mệt mỏi. Rộn ràng được một chút lúc mở quà. Sau đó là hết. Trống vắng buồn tênh. Thời tiết lạnh lẽo. Nhà thờ Việt Nam thì ở xa. Kiếm được chỗ đậu xe không phải là dễ. Mùa đông buốt giá, chưa kể nếu có tuyết, đường trơn trượt nguy hiểm. Do đó ít ai nghĩ đến chuyện đi lễ nửa đêm. Bởi vậy cứ mỗi lần mùa Giáng Sinh tới là tôi lại nhớ Sàigòn da diết. Nhớ thánh lễ nửa đêm thật tưng bừng ở nhà thờ Ðức Bà. Nhớ con đường Tự Do tràn ngập người đi của những đêm Noel đầm ấm năm xưa.
Tết đến còn vui hơn nữa. Xung quanh chợ Bến Thành những gian hàng bán bánh mứt được dựng lên san sát với nhau. Tiếng rao hàng của những lao phóng thanh vang lên rộn rã. Người đi mua sắm tấp nập. Ai cũng tay sách nách mang. Ngày Tết không nhà nào là không có đủ thứ mứt, hạt dưa, bánh chưng, dò chả.
Nhắc đến Tết ở Sàigòn là ai cũng phải nhớ ngay đến chợ hoa ở đường Nguyễn Huệ với những cành đào, cành mai tươi thắm. Những chậu cúc, chậu thược dược đủ màu đua nhau khoe sắc. Những chậu quất trĩu quả vàng tươi. Những bát thủy tiên toả hương thơm thật dịu dàng, thanh khiết. Nhưng có một thứ hoa đẹp nhất làm chợ rực rỡ hẳn lên đó là hoa biết nói. Các nàng thiếu nữ yểu điệu trong những tà áo dài đủ mầu tha thướt đi dạo trong chợ hoa là hình ảnh đẹp nhất của ngày Tết ở Sàigòn.
Tôi còn nhớ thời con gái, cứ 23, 24 Tết là chúng tôi đã nôn nao sửa soạn quần áo để rủ nhau đi chợ hoa. Dạo chợ hoa là một náo nức không thể thiếu của các nàng thiếu nữ mỗi lần Tết đến. Cũng như đi chợ hoa để ngắm người đẹp là một điều bắt buộc, không thể nào quên của các chàng trai.

***

Chợ hoa ở đây sao tẻ nhạt quá. Có lẽ vì hoa không đủ thắm, lại chỉ có lưa thưa, bầy bán rải rác nên không hấp dẫn được người đi. Vả lại các chàng nếu có muốn đi chợ hoa để ngắm người đẹp, thì cũng chỉ tìm thấy những áo ‘cốt’ dầy cồm cộm, to xù xù di động. Chứ làm sao có thể tìm lại được những bóng dáng yêu kiều trong tà áo dài lả lướt của chợ hoa Nguyễn Huệ năm xưa.

Thời tiết lạnh lẽo quá, ít ai ở đây còn nghĩ đến chuyện mặc áo dài đi chợ Tết, nên hình ảnh chiếc áo dài trở nên hiếm quí vô cùng. Thật tội nghiệp cho những người Việt Nam xa xứ. Phải cố gắng tưởng tượng mùa xuân trong cái giá buốt của mùa đông. Hoa tuyết rơi mà phải tưởng tượng là hoa đào nở, gió đông lạnh lẽo mà cứ cố nhắm mắt lại để mơ tưởng đến ánh xuân nồng. Tết năm nào tôi cũng cố gắng tìm cho được một cành hoa forsythia để trang hoàng nhà cửa. Ðể tự đánh lừa mình là nhà ta cũng có mai vàng.
Tết nhất đến nơi mà sao giọng Don Hồ cứ buồn não nuột, anh chàng đang hát một bài mà tôi rất thích của nhạc sĩ Ðức Huy:
’Tôi hay nhớ về quê nhà vào buổi chiều. Nhất là những buổi chiều hay mưa. Cũng may Cali trời mưa ít không như Sàigòn. Nếu không, tôi đã khóc một giòng sông...’

* Ngoài cửa sổ, chiều nay trời thật đẹp. Những giải nắng vàng còn vương vấn trên mấy ngọn cây cao. Mấy hôm nay trời tạnh ráo, không có lấy một giọt mưa nhỏ. Vậy mà không hiểu sao bỗng nhiên lòng tôi chùng hẳn xuống và hình như hồn tôi đang ‘Khóc một giòng sông..’

Hồng Thủy, WDC.
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 03/Mar/2017 lúc 8:19am
Ngày Phụ Nữ 03/03/1960 tại Sài Gòn Năm Xưa
( BBT TKH VL trích một số hình ảnh về ngày Phụ Nữ từ DĐ Chính Nghĩa Việt)

Saigon 1960 - Nữ sinh Trưng Vương diễn hành trong ngày Phụ Nữ
Xe hoa trường Nữ Trung Học Trưng Vương
Nữ sinh Gia Long diễn hành trong ngày Phụ Nữ
Xe hoa trường Nữ Trung Học Gia Long
Ngày lễ Phụ Nữ tại công trường Lam Sơn - Sài Gòn 1960
Khán đài trong ngày lễ Phụ Nữ. Bà Ngô Đình Nhu mặc áo dài ngồi kế bên 1 phụ nữ mặc đầm dài (sarong) là Phu Nhân của Cố Tổng Thống Aung San của Miến Điện, bà cũng được gọi là bà quả phụ Maha Thiri Thudamma Daw Khin Kyt.
Bà Ngô Đình Nhu đọc diễn văn khai mạc ngày lễ Phụ Nữ
1 đại diện phụ nữ đang nêu những thành tích của phụ nữ VNCH và những quyết tâm trong tương lai
Các phụ nữ đang đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm Hai Bà Trưng tại công trường Mê Linh
 
Các đại diện phụ nữ đang đứng trước đài tưởng niệm Hai Bà Trưng tại công trường Mê Linh
Ca đoàn trường Nữ Trung Học Trưng Vương đang hợp ca bài "Trưng Nữ Vương"
Hai Bà Trưng oai phong lẫm liệt trên 2 con voi
Các Nữ Tướng và quân sĩ của 2 bà Trưng
 
Nữ Hướng Đạo Việt Nam.
Xe Hoa Phát Triển Cộng Đồng
Thi Làm Bánh
Thi Thêu
Thi Văn Chương
Người Đoạt Giải Văn Chương: Cô Phạm Thị Nguyệt trường Huỳnh Khương Ninh
Phát Thưởng
Lễ trao giải thưởng các cuộc thi tổ chức nhân Ngày Phụ Nữ VN, tại Tòa Đô Chánh Sài Gòn 03/03/1960
st.

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 15/Mar/2017 lúc 11:10am

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22908
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Mar/2017 lúc 12:38pm

Sự tích những tên gọi lạ tai ở Sài Gòn

1. Lăng Ông Bà Chiểu.




Tọa lạc tại số 1, đường Vũ Tùng thuộc phường 1, quận Bình Thạnh, Lăng Ông Bà Chiểu nằm tĩnh lặng và trầm mặc ngắm nhìn thành phố trẻ ngày một náo nhiệt, hiện đại hơn. Và nếu có ai đột ngột hỏi bạn rằng Lăng Ông Bà Chiểu thờ ai, vì sao lại có tên gọi như vậy, bạn có trả lời được không?

Lăng Ông Bà Chiểu là khu lăng mộ của Tả Quân Lê Văn Duyệt. (Nguồn: Internet)
Lăng Ông Bà Chiểu (gọi tắt là Lăng Ông, còn có tên gọi khác ít phổ biến hơn là Thượng Công Miếu) là khu lăng mộ của Tả Quân Lê Văn Duyệt. Chính vì tên gọi đặc biệt mà nhiều người thường hiểu lầm rằng lăng này được lập ra để thờ Ông và thờ Bà tên Chiểu. Thật ra, đây là lăng thờ Tả Quân Lê Văn Duyệt và do tục lệ kiêng cử tên, cho nên thường gọi là Lăng Ông. Lăng lại nằm kế bên khu chợ Bà Chiểu, và đó là nguồn gốc ra đời của cái tên Lăng Ông Bà Chiểu.
2. Thị Nghè.
Điểm qua tên của một số địa danh, kênh rạch, phường ở khu vực quận 1, người ta sẽ dễ dàng nghe đi nghe lại cái tên Thị Nghè, có khi xuất hiện dưới tên của một con rạch, cây cầu, lại có khi xuất hiện như một ngôi chợ, một nhà thờ. Ngoài ra, phần địa giới gồm một phần các phường 17, 19, 21 thuộc quận Bình Thạnh cũng được gọi là Thị Nghè.



Cầu Thị Nghè. (Nguồn: Internet)
Theo quyển “Gia Định thành thông chí”, mục “Trấn Phiên An”, Thị Nghè là tên dân gian của bà Nguyễn Thị Khánh – con gái quan Khâm sai Nguyễn Cửu Vân, và là vợ một viên thư kí. Bà Nguyễn Thị Khánh có chồng là thư kí mỗ, nên người đương thời gọi là Bà Nghè mà không xưng tên. Sở dĩ có tên ấy là do bà đã có công cho khai hoang đất ở và bắc cầu để tiện việc đi lại cho dân chúng. Cảm phục bà, người ta quyết định gọi cây cầu là cầu Bà Nghè, cũng gọi sông ấy là sông Bà Nghè.

Cho đến ngày nay, cái tên Thị Nghè vẫn còn được giữ lại như một cách hậu thế ghi nhớ công đức của bà Nguyễn Thị Khánh.
3. Bến Nghé.
Tên Bến Nghé, ban đầu là tên của một bến nước, sau chỉ một con sông, cuối cùng dùng chỉ một địa phương (vùng trung tâm TP.HCM hiện nay). Để giải thích cái tên Bến Nghé, hiện có hai thuyết:
Thứ nhất, theo phó bảng Nguyễn Văn Siêu trong cuốn “Phương Đình dư địa chí” (1900) thì tương truyền, sông này nhiều cá sấu, từng đàn đuổi nhau kêu gầm như tiếng trâu rống, cho nên gọi tên như thế (nghé tức trâu con). Sách “Đại Nam nhất thống chí”, phần tỉnh Gia Định, cũng chép tương tự.



Khu vực phường Bến Nghé ngày nay. (Nguồn: Internet)

Còn theo học giả Trương Vĩnh Ký, Bến Nghé có nguồn gốc từ tiếng Khmer – Kompong có nghĩa là bến, Kon Krabei có nghĩa là con trâu. Nhà địa danh học Lê Trung Hoa cũng đồng ý rằng: Bến Nghé là cái bến mà “người ta thường cho trâu, bò ra tắm” vì có nhiều địa danh cấu tạo bằng “bến + tên thú” như: rạch Bến Nghé (Nhà Bè), rạch Bến Tượng (Sông Bé).
4. Thủ Thiêm.
Đa số tên gọi cho các con đường, cây cầu, phường, chợ… ở Sài Gòn đều lấy tên những người có công với đất nước, thành phố hoặc đơn giản là chỉ với người dân của khu vực đó. Có vẻ như Thủ Thiêm không phải là một cái tên được đặt theo công thức trên.



Cầu Thủ Thiêm (Nguồn: Internet)

Trước đây, “thủ” là danh từ chỉ đồn canh gác dọc theo các đường sông. Vì khá phổ biến thời trước nên “thủ” đã đi vào một số địa danh hiện nay như Thủ Đức, Thủ Thiêm, Thủ Ngữ (Sài Gòn), Thủ Thừa (Long An) hay Thủ Dầu Một (Bình Dương). Đức, Thiêm, Ngữ, Thừa được cho là tên những viên chức được cử đến cai quản các thủ này và đã giữ chức vụ khá lâu nên tên của họ đã được người dân gắn liền với nơi làm việc. Còn Thủ Dầu Một thì ở thủ đó ngày xưa có một cây dầu mọc lẻ loi.
5. Đakao.
Đakao – tên gọi mà biết bao người Sài Gòn đã quen mặt, một cái tên gây ấn tượng mạnh mẽ khi vừa nghe thì giống tên Việt Nam nhưng khi viết thì lại mang đậm dáng dấp phương Tây. Lịch sử đằng sau cái tên “nửa người nửa ta” này có gì đặc biệt?



Đakao (Nguồn: Internet)
Thời xưa, có giai đoạn hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn được sáp nhập lại thành “Địa phương Sài Gòn – Chợ Lớn” (Région de Saigon – Cholon) với tổ chức bên dưới là các hộ (quartier), tương đương cấp tổng ở các tỉnh. Người đứng đầu một hộ gọi là Hộ trưởng (Chef de quartier). Tên gốc của vùng đất Đakao ngày nay là Đất Hộ (đất của hộ hoặc đất do hộ quản lí). Trong sách báo và các văn bản thời trước, người Pháp đã phiên âm địa danh Đất Hộ thành Đakao. Trên thực tế, địa danh Đakao chỉ phổ biến rộng tại Sài Gòn từ thập niên 1950 – 1960 trở về sau.

6. Kênh Tàu Hủ.
Với tổng chiều dài 22km, vắt ngang giữa TP.HCM và trải dài trên địa bàn 8 quận huyện, kênh Tàu Hủ khiến không ít người thắc mắc về nguồn gốc cái tên “nghe thôi đã thèm” trong khi quanh khu vực này không hề có truyền thống làm tàu hủ?




Tàu Hủ là tên gọi sau này của kênh Ruột Ngựa – được đào vào cuối năm 1772 nhằm thông lưu Sài Gòn và miền Tây Nam Bộ. Đến ngày nay, kênh Tàu Hủ đã trải dài từ Đông sang Tây Sài Gòn. (Nguồn: Internet)
Theo học giả Trương Vĩnh Ký (viết năm 1885) và Huỳnh Tịnh Của (viết cuối thế kỷ 19), thì đoạn phố đi ngang qua rạch Chợ Lớn được gọi là Tàu Khậu, đó là cách người Triều Châu phát âm từ “thổ khố” (khu nhà gạch), sau trại âm thành Tàu Hủ. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, nhìn kinh nước đen và những “món phụ gia” trôi nổi trên ấy, rất hôi thối, mà người dân liên tưởng đến tương chao, tàu hủ cho có phần… thi vị, nên gọi như vậy.
Kênh Tàu Hủ chưa bao giờ mang vẻ đẹp thơ mộng làm say đắm người nhìn, nhưng nó vẫn nằm sâu trong tiềm thức của người Sài Gòn với hình ảnh thuyền lớn thuyến nhỏ buôn bán tấp nập và cả một giai đoạn lịch sử đặc biệt .
7. Ngã tư Bảy Hiền.
Là nút giao thông quan trọng thuộc phường 4, quận Tân Bình, ngã tư Bảy Hiền không chỉ gắn liền với những chiến thắng oanh liệt của người dân Sài Gòn năm xưa mà còn mang một chút gì đó bí ẩn đằng sau tên gọi dân dã, gần gũi Bảy Hiền.



Ngã tư Bảy Hiền. (Nguồn: Internet)

Theo Lê Minh Quốc trong sách “Người Quảng Nam”, vùng Bảy Hiền nổi tiếng với làng dệt do những cư dân Quảng Nam vào đây lập nghiệp (sau năm 1954). Theo đó, Bảy Hiền là tên của ông già bán cà phê “cóc” sinh thứ Bảy, tên Hiền. Được biết, ông Bảy Hiền này cai quản các đồn điền cao su của Nam Phương hoàng hậu, tức Nguyễn Hữu Thị Lan – phu nhân vua Bảo Đại.
Đến khoảng năm 1940, người Sài Gòn dần lược bỏ chữ “ông” trong tên gọi, thành ra “ngã tư Bảy Hiền” cho đến ngày nay.
8. Cầu Chà Và.
Với bề dày lịch sử hơn 100 năm, cây cầu Chà Và bắc qua kênh Tàu Hủ đã góp phần thông thương vùng Chợ Lớn giữa quận 8 và quận 5. Cầu Chà Và có chiều rộng khoảng 30m, chiều dài 190m, có thêm 2 nhánh phụ lên xuống đại lộ Đông Tây, đảm bảo các phương tiện đi trên cầu không giao cắt nhau nhằm hạn chế tối đa kẹt xe.





Cầu Chà Và. (Nguồn: Internet)

Thật ra, Chà Và là cách người Việt phát âm chữ Java – tên một hòn đảo ở Indonesia. Chà Và dùng để chỉ người đến từ đảo Java, về sau dùng để gọi tất cả những người có màu da ngăm như Chà Bom Bay (Bombay, Ấn Ðộ), Chà Ma Ní (Manila, Philippines). Thế mới rõ vì sao khu vực cầu Chà Và từng là phố chợ của người gốc Ấn Độ chuyên bán vải lại được gọi thành Chà Và. Ngoài ra, ở đầu cầu Chà Và về phía quận 8 có rạp hát Phi Long nổi tiếng, thường xuyên chiếu phim Ấn Độ phục vụ cư dân quanh vùng.


sưu tầm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22908
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Apr/2017 lúc 9:00am

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 05/May/2017 lúc 9:03am

ĐẶT TÊN CÁC ĐƯỜNG PHỐ SÀI GÒN TRƯỚC 1975


Nhà văn Thuần Phong Ngô văn Phát và việc đặt tên đường phố Sàigòn năm 1956.
Thưa quí vị,
Từ lâu, tôi đã có dịp bày tỏ lòng ngưỡng mộ và khâm phục về việc đặt tên cho các đường phố tại Saigon vào năm 1956, ngay sau khi chúng ta dành được độc lập từ tay thực dân Pháp.
Vì đây là một công việc qúa xuất sắc và qúa hoàn thiện, nên tôi vẫn đinh ninh rằng đó phải là một công trình do sự đóng góp công sức và trí tuệ của rất nhiều người, của một ủy ban gồm nhiều học giả, nhiều sử gia, nhiều nhà văn, nhà báo…
Nhưng thật là bất ngờ, bất ngờ đến kinh ngạc, khi qua tài liệu đính kèm của tác giả Nguyễn văn Luân, chúng ta được biết kiệt tác của lịch sử này đã được hoàn thành bởi … một người.
Người đó là ông Ngô văn Phát, trưởng phòng họa đồ thuộc tòa đô chánh Saigon.Nhà văn Ngô văn Phát, bút hiệu Thuần Phong, sinh quán tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bặc Liêu.
Nhân đây, tôi cũng xin được gửi lại một vài ý kiến liên hệ của tôi:"…
 Nói vào chi tiết hơn, vua Lê Thánh Tôn đã mở mang bờ cõi từ Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Rồi sau đó, chúa Nguyễn Hoàng và con cháu đã vượt đèo Cù Mông, đánh chiếm Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, vĩnh viễn xóa sổ nước Chiêm Thành khỏi bản đồ thế giới. Rồi còn tiếp tục mang về cho dân tộc cả một đồng bằng Nam Phần mênh mông bao la, từ Đồng Nai đến Cà Mau, Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc... Cũng phải kể luôn cả "Hoàng Triều Cương Thổ" (vùng đất mà thực dân Pháp dành riêng cho các vua nhà Nguyễn) là vùng Cao nguyên Trung phần trù phú mầu mỡ hiện nay. Dĩ nhiên công cuộc mở mang bờ cõi này cũng bao gồm cả các quần đảo Hoàng Sa và Truờng Sa nữa. 
Nghĩa là hơn một nửa diện tích đất liền của Việt Nam hiện nay là do giòng họ của Chúa Nguyễn Hoàng đã mang về cho dân tộc Việt Nam!
Riêng Chúa Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần, là người đã có công rất lớn trong công cuộc Nam Tiến của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt là Chúa Hiền Vương đã đóng góp rất nhiều công sức trong việc bình định và chinh phục vùng đất Gia Định ngày xưa. Gia định ngày xưa bao gồm Biên Hòa, Long Khánh, Bà Rịa, Vũng Tàu, Tây Ninh, Phước Long, Bình Long, Long An, Mỹ Tho, Gia Định, Saigon...  bây giờ. Cho nên chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã lấy tên của Ngài để đặt cho một trong hai con đường chính từ hướng Bắc dẫn vào trung tâm Thành Phố Saì Gòn. (CSVN đã thay Hiền Vương bằng tên của Võ thị Sáu – Đường Nguyễn Hoàng bị đổi thành Trần Phú…).
Loại bỏ tên cuả Chúa Nguyễn Hoàng, của Chúa Hiền Vương và các vị ân nhân của dân tộc trong công cuộc Nam Tiến ra khỏi bản đồ Sài Gòn và các thành phố Miền Nam là điều mà tục ngữ ca dao bình dân gọi là "ăn cháo, đá bát".
Đấy là chưa nói tới giấc mộng...Tây Tiến chưa thành. Hai vị trung thần nhà Nguyễn là Lê Văn Duyệt và Trương Minh Giảng đã mở mang bờ cõi nước ta tới tận biên giới… Thái Lan bây giờ, đã thiết lập thêm một Trấn mới là Trấn Tây Thành, (hai Trấn kia là Trấn Bắc Thành và Trấn Gia Định Thành). Phải chăng chính vì vậy mà ngay từ khi vừa dành được chủ quyền từ tay thực dân Pháp, hai con đường lớn từ trung tâm Sài Gòn hướng về Bà Quẹo để sang thẳng đất Miên qua ngả Gò Dầu, đã được mang tên hai vị Anh Hùng Tây Tiến nổi danh này. Đó là đường Trương Minh Giảng và đường Lê Văn Duyệt. Phải chăng đó cũng như là một nhắc nhở cho các thế hệ mai sau về một sứ mạng chưa thành, một "Mission unaccomplished"...
VŨ LINH CHÂU.

Nhà văn Thuần Phong Ngô văn Phát và việc đặt tên đường phố Sàigòn năm 1956.
Nguyễn văn Luân. 
Trong những năm làm việc tại Tòa Đô Chánh Saigon, tôi có dịp góp phần trông coi việc xây dựng và tu bổ đường xá, lúc thì tại Khu Kiều Lộ Saigon Tây (Chợ Lớn) gồm 6 quận 5, 6, 7, 8, 10 và 11, lúc thì tại Khu Kiều Lộ Saigon Đông (Saigon) gồm 5 quận 1, 2, 3, 4 và 9. Hàng ngày họp với các ông cai lục lộ phụ trách từng khu vực, nghe báo cáo đường thì ngập nước sau cơn mưa, đường thì có ổ gà, nhựa đường tróc hết trơ lớp đá xanh đá đỏ nền đường, đường thì dân xây cất trên lộ giới tràn ra lề đường, nên tôi gần như thuộc lòng tên hơn 300 con đường. 
Qua bao nhiêu năm lịch sử của thành phố, hầu hết đều có tên Tây như:·
 Boulevard Charner
· Boulevard Galliéni
· Boulevard Kitchener
· Boulevard Norodom v.v
Sau hiệp định Genève tháng 7 năm 1954 chính quyền Pháp bàn giao cho chính phủ Bảo Đại, với Thủ Tướng Ngô Đình Diệm.
Để đánh dấu việc dành độc lập từ tay người Pháp, Toà Đô Chánh Sàigòn được lệnh gấp rút thay thế toàn bộ tên đường từ tên Pháp qua tên Việt trong khoảng thời gian ngắn nhất. Trong lịch sử của các thành phố có bao nhiêu lần đổi tên hàng loạt toàn bộ các con đường như thế này? Có lẽ vô cùng hiếm hoi. 
Việc đối chiếu tên các danh nhân trong lịch sử 4000 năm để đặt tên đường sao cho hợp lý không phải dễ. Chỉ nghĩ đơn thuần, khi dùng tên Vua "Trần Nhân Tôn" và Tướng "Trần Hưng Đạo", người làm dưới trướng của Vua, để đặt tên cho 2 con đường thì đường nào to và quan trọng hơn? Câu hỏi nhỏ như vậy còn thấy không đơn giản, huống chi cân nhắc cho ngần ấy con đường trong một thời gian gấp rút thật không dễ. 
Lúc bấy giờ công việc này được giao cho Ty Kỹ Thuật mà Phòng Hoạ Đồ là phần hành trực tiếp. May mắn thay cho thành phố có được nhà văn Ngô Văn Phát**, bút hiệu Thuần Phong, có bằng Cán Sự Điền Điạ lúc ấy đang giữ chức Trưởng Phòng Hoạ Đồ. 
Năm 1956, sau hơn ba tháng nghiên cứu, ông đã đệ trình lên Hội Đồng Đô Thành, và toàn bộ danh sách tên đường ấy đã được chấp thuận. Khi tôi vô làm năm 1965 và hàng ngày lái xe đi công trường, đụng chạm với các con đường mới cảm nhận được sự uyên bác về lịch sử của ông. Nhìn những tên đường trên họa đồ, khu nào thuộc trung tâm thành phố, khu nào thuộc ngoại ô, đường nào tên gì và vị trí gắn bó với nhau, càng suy nghĩ càng hiểu được cái dụng ý sâu xa của tác giả.
Các đường được đặt tên với sự suy nghĩ rất lớp lang mạch lạc với sự cân nhắc đánh giá bao gồm cả công trạng từng anh hùng một lại phù hợp với điạ thế, và các dinh thự đã có sẵn từ trước. Tác giả đã cố gắng đem cái nhìn vừa tổng quát lại vừa chi tiết, những khiá cạnh vừa tình vừa lý, đôi khi chen lẫn tính hài hước, vào việc đặt tên hiếm có này. Tôi xin kể ra đây vài thí dụ, theo sự suy đoán riêng của mình, bởi vì ông có nói ra đâu, nhưng tôi thấy rõ ràng là ông có ý ấy:
· Đầu tiên là những con đường mang những lý tưởng cao đẹp mà toàn dân hằng ao ước: Tự Do, Công Lý, Dân Chủ, Cộng Hoà, Thống Nhất. Những con đường hoặc công trường này đã nằm ở những vị trí thích hợp nhất.
· Đường đi ngang qua Bộ Y Tế    thì có tên nào xứng hơn là Hồng Thập Tự.
Đường de Lattre de T***igny chạy từ phi trường Tân Sơn Nhất đến bến Chương Dương đã được đổi tên là Công Lý, phải chăng vì đi ngang qua Pháp Đình Sàigòn. Con đường dài và đẹp rất xứng đáng. Ba đường Tự Do, Công lý và Thống Nhất giao kết với nhau nằm sát bên nhau bên cạnh dinh Độc Lập.
Đại lộ Nguyễn Huệ nằm giữa trung tâm Sàigòn nối từ Toà Đô Chánh đến bến Bạch Đằng rất xứng đáng cho vị anh hùng đã dùng chiến thuật thần tốc phá tan hơn 20 vạn quân Thanh. Đại lộ này cũng ngắn tương xứng với cuộc đời ngắn ngủi của ngài.
Những danh nhân có liên hệ với nhau thường được xếp gần nhau như Đại Lộ Nguyễn Thái Học với đường Cô Giang và đường Cô Bắc, cả ba là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Hoặc đường Phan Thanh Giản với đường Phan Liêm và đường Phan Ngữ, Phan Liêm và Phan Ngữ là con, đã tiếp tục sự nghiệp chống Pháp sau khi Phan Thanh Giản tuẫn tiết.
Những đại lộ dài nhất được đặt tên cho các anh hùng Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Lê Lợi và Hai Bà Trưng. Mỗi đường rộng và dài tương xứng với công dựng nước giữ nước của các ngài.
Đường mang tên Lê Lai, người chịu chết thay cho Lê Lợi thì nhỏ và ngắn hơn nằm cận kề với đại lộ Lê Lợi.
Đường Khổng Tử và Trang Tử trong Chợ Lớn với đa số cư dân là người Hoa.
Bờ sông Sàigon được chia ra    ba đoạn, đặt cho các tên Bến Bạch Đằng, Bến Chương Dương, và Bến Hàm Tử, ghi nhớ những trận thuỷ chiến lẫy lừng trong lịch sử chống quân Mông cổ, chống Nhà Nguyên cuả Hưng Đạo Đại Vương vào thế kỷ 13.
Cụ Nguyễn Du, mà thầy đồ Thiệp, người dạy học vỡ lòng cho tôi, khi nói chuyện với cha tôi, bao giờ cũng gọi    với danh xưng Cụ Thánh Tiên Điền. Cuốn truyện Kiều của cụ ngày nay được chúng ta dùng như là khuôn mẫu cho tiếng Việt, khi có sự tranh luận về danh từ hay văn phạm, người ta thường trích một câu Kiều làm bằng. Vậy phải tìm đường nào đặt tên cho xứng? Tôi thấy con đường vừa dài vừa có nhiều biệt thự đẹp, với hai hàng cây rợp bóng quanh năm, lại đi ngang qua công viên đẹp nhất Saigon, vườn Bờ Rô, và đi ngang qua Dinh Độc Lập, thì quá xứng đáng. Không có đường nào thích hợp hơn. Tuyệt! Vườn Bờ Rô cũng được đổi tên thành Vườn Tao Đàn làm cho đường Nguyễn Du càng thêm cao sang.
Vua Lê Thánh Tôn, người lập ra Tao Đàn Nhị Thập Bát Tú, cũng cho mang tên một con đường ở địa thế rất quan trọng, đi ngang qua một công viên góc đường Tự Do, và đi trước mặt Toà Đô Chánh.
Trường nữ trung học Gia Long lớn nhất Sài gòn thì, (trớ trêu thay?), lại mang tên ông vua sáng lập nhà Nguyễn. Trường nữ mà lại mang tên nam giới! Có lẽ nhà văn Thuần Phong muốn làm một chút gì cho trường nữ trung học công lập lớn nhất thủ đô có thêm nữ tính, nên đã đặt tên hai đường song song nhau cặp kè hai bên trường bằng tên của hai nữ sĩ: Bà Huyện Thanh Quan và Đoàn Thị Điểm. Chùa Xá Lợi nằm trên đường Bà Huyện Thanh Quan thấy cũng nhẹ nhàng.
Thẳng góc với hai đường Bà Huyện Thanh Quan và Đoàn Thị Điểm là đường Hồ Xuân Hương. Ba nữ sĩ nằm bên cạnh nhau, thật là có lý, nhưng có lý hơn nữa có lẽ là đường Hồ Xuân Hương đi ngang qua bệnh viện Da Liễu. Tác giả những câu thơ "Vành ra ba góc da còn thiếu, Khép lại hai bên thịt vẫn thừa" mà cho mang tên đường có bệnh viện Da Liễu có lẽ cũng xứng hợp.
Ông Nhà Văn - Trưởng Phòng Họa Đồ quả là sâu sắc.
Rất tiếc là lúc vào làm việc thì Thuần Phong Ngô văn Phát đã về hưu nên tôi không được hân hạnh gặp mặt. Mãi sau này mới có dịp đọc tiểu sử của ông, mới hết thắc mắc làm sao chỉ là một công chức như tôi mà ông đã làm được việc quá xuất sắc và hi hữu này. 
______________________________ _________
Tiểu sử nhà văn lấy từ nguồn: 
https://vi.wikipedia.org/wiki/ T%E1%BB%91_Phang

Tố Phang – Wikipedia tiếng Việt
vi.wikipedia.org
Tố Phang trên thật là Ngô Văn Phát (1910 - 1983), là nhà văn, nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Khi viết, ngoài bút hiệu Tố Phang, ông ...
*** Nhà văn, nhà họa đồ Ngô Văn Phát, bút hiệu Thuần Phong, Tố Phang, Đồ Mơ, sinh ngày 16-10-1910 tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. 
Thuở nhỏ học ở Bạc Liêu, Sài Gòn, đậu bằng Thành Chung rồi nhập ngạch họa đồ ngành công chánh. Ông ham thích văn chương từ ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, từng có thơ đăng trên Phụ nữ tân văn, họa mười hai bài Thập thủ liên hoàn của Thương Tân Thị... Có lúc ông dạy Việt văn tại trường Pétrus ký Sài Gòn. 
Năm 1957 ông có bài đăng trên bộ Tự điển Encyclopedia - Britannica ở Luân Đôn (Anh Quốc). Đó là chuyên đề Khảo cứu về thành phố Sài Gòn.
Năm 1964 chuyên đề Ca dao giảng luận in trên tạp chí Trường Viễn đông Bác cổ ở Paris (sau in thành sách ở Sài Gòn). Cùng năm này Trường Cao học Sorbonne (Paris), ông cũng có chuyên đề Nguyễn Du et la métrique populaire (Nguyễn Du với thể dân ca) trong bộ sách nhan đề: Mélanges sur Nguyen Du (Tạp luận về Nguyễn Du). 
Những năm 70 ông được mời giảng môn Văn học dân gian tại Đại học Văn khoa, Sư phạm Huế và Cần Thơ. 
Ông mất trong năm 1983 tại Sài Gòn.
st

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 11 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.172 seconds.