Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Quê Hương Gò Công
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Quê Hương Gò Công
Message Icon Chủ đề: KÍ TÚC XÁ- Gò Công Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
thonglo2003
Admin Group
Admin Group
Avatar

Tham gia ngày: 31/May/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 407
Quote thonglo2003 Replybullet Chủ đề: KÍ TÚC XÁ- Gò Công
    Gởi ngày: 13/Feb/2017 lúc 6:52pm

KÍ TÚC XÁ

Ánh Trăng nơi dây không được sáng, nó mờ và nhạt nhòa hơn nơi quê nhà năm xưa vì phải xuyên qua nhiều cành cây, kẽ lá khi đến cửa sổ. Tuy vậy vầng Trăng ấy vẫn mang đến cho Tôi đầy hình ảnh, kỹ niệm và nổi nhớ.

Tuổi thơ ,tuổi trẻ, tuổi trưởng thành, tuổi đời chồng chất, biết bao chuyện đã quên, cũng có những chuyện khó quên và êm đềm nằm mãi trong kí ức,đễ rồi một ngày mình chợt nhớ ghi lại , kễ lễ diều cùng các Bạn.

Năm học lớp  12 , với cái duyên hội ngộ , Tôi đã gặp lại 2 người Bạn học cùng lớp 1 va` 2 ở Trường làng Tân Phước năm xua  nơi quê nhà. Bạn tên Châu, Chín. Các Bạn này cũng đã lán lượt tìm đi lên đến Tĩnh thành đẽ được tiếp tục đi học dù bị trễ vài năm. Họ đang ỡ trọ trong một “Kí Túc Xá” tù thiện cũa Chùa .. [những năm chiến tranh lang tràng  hầu hết các trường học  ở làng Xã hơi xa dều bị dóng cữa].

Với cái tính tò mò, ham vui, Tôi dược các Bạn giới thiệu cùng người Quản Li. Thế là đơn xin vao` “Kí Túc Xá”đủ tiêu chuẩn thu nhận. Đây cũng là dịp may mắn, Tôi lại học biết cách sinh hoạt, cách sống hòa mình cùng tập thể.

“Kí Túc Xá”, tên gọi là lạ , dễ thương , đặc  biệt  Kí Túc Xá náy lại không giống như những  Kí Túc Xá mà Tôi đã đọc qua trong sách vở, thật ra đó chỉ  là 1 ngôi Nhà to của gia dình nhà giàu ,có chức vụ thời Pháp Thuộc . Ông tên gọi “Đốc Phủ Tường”. Các bậc Ông Bà, Cha Mẹ mình có lẻ ai cũng biết. Đén đời con cháu không biết lí do gì Họ đem Nhà lẫn đất cúng hiến hết cho Chùa”Thiêng Liêng”. Chùa này chưa dùng đến nên đã lấy nơi ấy làm thành Kí Túc Xá, giúp đỡ các con em hoc sinh từ những làng xã xa xôi không có phương tiện di chuyễn đi học.

Ngôi Nhà K T X  này to như 1 Dinh thự , nằm cao ráo trên khuôn đất rộng  [ gần ngã tư Nhà Thờ ] , nền Nhà muốn đi lên xuống phải mất hơn 10 bậc . Nhà xây theo hình 3 gian 2 cháy, phần giữa làm nơi thờ phụng, 2 ben làm phòng Nội trú. Mổi Phòng chứa được 10 cái giường, closet quần áo, chính giữa them 1 cái bàn dài ngồi học. Phòng rộng và to đén thé đấy .Phìa sau hiên thêm cái Bancon dài đến hết chiều ngang cái Nhà. Hàng Mái Tàu gàn 20 cái dùng chứa Nước Mưa để uống, nấu ăn ,,. Nối tiếp Bancon còn co cái Hồ nước, căn nhà Bếp đươc xây bẳng gạch vững chắc.

Vật dụng cơ bản của 1 Nội trú Kí Túc Xá thời ấy là khá dầy đũ, riêng với Chúng Tôi Nó thật tuyệt vời .hạnh phút.

Với cái Dinh thự oai vệ, kiêu hảnh, yên tỉnh năm xưa nay không còn nữa, vì benh cạnh đã mọc thêm 1 dãy Nhà nhỏ cất theo kiểu tân thời hơn, Căn nằm sát K T X nhất là Nhà của Ông Chín Quản Lí.

Mọi người ai cũng gọi “Ông Bà Chín” nên Tên dường như bị quên lãng ít ai biết đến. Ông Bà ở tuổi quá lục tuần, mái Tóc đã ngã màu trắng gần hết , Bà có dáng người hơi thấp nhưng phúc hậu, luon vui vẻ tươi cười khi con cháu chào hỏi , Ba` chỉ ở nha` nấu cơm . Họ có 2 người con Gái mảnh may, cũng đẹp, là đàn Chị khá nghiêm nghị nên thỉnh thoảng gặp mặt đến quên chào. Toi chỉ còn nhó Tên cô con gái nhỏ tên “Vàng”. Riêng Ông Chín dáng người tuy hơi nhỏ nhưng mạnh khỏe, nhanh nhẹn lắm, .Ông thường mặc áo tràng mổi khi đi ra ngoài hoặc tụng kinh. Ông siêng năng kiểm tra các Phòng Nội trú theo nhiệm vụ, chức năng của mình, cũng thương Ông, việc chăn giữ bọn trẻ học sinh không phải đơn giản, vì chúng đứng  hàng thứ 3  sau quỉ.

Trong gian Nhà Thờ đã được trang trí giống như những ngôi Chùa khác,giữa là tượng Phật to, 2 bên các tượng nhỏ ,thấp hơn.Có người chăm sóc nên nhan khói bay tỏa ngày đêm,tạo thêm khun cảnh trang nghiêm và ấm cúng.

Không biết có phải vì không gian quá trang nghiêm, yên tĩnh đã làm Ông cãm thấy cô đơn rồi sợ Ma ,hay Ông có dày kinh nghiệm giử trẻ, nếu để Chúng có quá nhiều giờ rảnh chắc chắn Ông sẽ nhứt  đầu nặng không phải đùa, thế là ; thông báo được đưa ra :

“Tấc cả Học sinh của mổi Phòng nội trú đều phải tham gia đi tụng kinh cùng Ông 2 lần buổi tối trong tuần“. Tôi nghĩ, với tháng năm còn lại của cuộc đời, có lẻ Ông muốn đem chút Phật Pháp truyền lại cho hậu bối.

Những tuần lể đầu, các em học sinh 2 Phòng tham dự rất đầy đủ, Ông vui và hài long lắm. Khi tụng Ông quì giửa trước bàn thờ. Các em chia nhau thành 2 hàng quì phía sau lưng đọc kinh theo nhịp Ông gỏ mỏ. Thỉnh thoảng Tôi hay đén nhìn, lắng nghe vài phút, Tôi duộc miễn vì không có đạo, nhờ thế mà Tôi biết, hiểu chút ít về kinh Phật.

Nhiệt tình làm “Tam Tạng “chẳng bao lau đã muốn làm“Bát Giới, những tuần lể kế tiếp, các Tăng Tử rơi rụng thưa dần vì nhớ mùi trần tục.

Trong khuon đất ngôi nhà Kí Túc Xá, đặc biệt nhất chỉ cỏn xót lại 1 gốc cây Mận già, nằm lẻ loi bên cạnh phải sân phía trước, than Cây to hơn vòng Tay, Cây không cao vì ngọn đã gảy bởi mưa gió tháng năm, cũng nhờ thế mà Cây được thay thêm nhiều cành mới nên rất tốt. Cứ mổi độ mùa gió Chướng thổi về là cây Mận đôm hoa kết trái thật say.Ngày lai ngày di học ngang ngấm nhìn những Mận lớn dần rồi đổi màu hồng đong đưa theo gió, như trêu ghẹo các nàng Tiên áo trắng, khó mà không mềm lòng.

Không nhớ ngày tháng, Tôi chỉ nhớ là một đem Trăng sáng, ánh sáng như muốn chiếu rỏ mọi thứ nơi trần gian, cũng là ngày đến lượt Phòng nội trú của Tôi đi tụng kinh, dúng là “thiên thời địa lợi ,,,” Chúng Tôi nhỏ to  bàn tính rồi lên kế hoạch.

Hồng Nhung, Ngoảnh là 2 em trong nhóm đi tung kinh chọn chổ quì sau cùng, khi bắt đầu tụng khoảng 5’, 2 Em lùi dần về phía cửa, hé nhẹ đủ lách mình bò ra ngoài .

Cởi nhanh chiếc áo Dài vừa cuộn tròn vừa chạy thẳng đến cây Mận,Tôi , Châu, Chín đã  có mặt đang chờ ở gốc Cây từ lâu  cùng chiếc nón lá trong tay ,.

Ném nhanh cuộn áo Dài vào 2 Chị, thoáng 1 cái Chúng đã trèo lên gần ngon cây Mận, thật không hổ danh“ dân vườn Đồng Sơn” .

-        Chuẩn bị dó các Chị, nhớ di chuyển theo dấu hiệu nhé. Giọng khe khẻ của 2 Em.

-        Vâng hái đi, sẵn sàng rồi. Tôi trã lời.

-        Bit, bịt, chín xát,

Châu có nhiệm vụ ôm áo Dài và canh chùng cửa mở, chuyện hứng Mận có Tôi, Chín đảm nhận.

Ôi làm sao diễn tả được hết cảm giác vui sướng khi nhìn những chùm Mận rơi xuống lấp lánh dưới ánh Trăng, chiếc Nón lá trên đôi tayTôi từ từ nặng, phải thêm đôi tay nữa phụ để Nón không bị hư vì còn dùng đi học.

-        Nhanh lên  mấy đứa,  Tôi nói khẻ,

-        Biết rồi, đầy chưa các Chị? trên cây hỏi ,

-        Thêm chút nửa không sao, hihi  Chín  nói,

-         

Đang say mê mùi thơm của Mận, chợt tiếng gỏ mỏ ngưng lại, cửa lớn mở to ra, các Em còn lại di ra hối hả về Phòng,

-        Chết rồi Nhị ơi, Ông Chín ra, sao hôm nay Ông tụng kinh nhanh thế, giọng hốt hoảng của Châu.

-        Hai dứa leo xuống nhanh lên, vừa hét nhỏ Tôi, Châu Chín  nhanh chân chạy về  phía tường bên hông Nhà  K T X  cùng chiếc Nón đầy Mận. Tội nghiệp 2 Em xuống chưa kịp , đang còn bị kẹt trên Cây vì leo hơi cao ,

Bước ra khỏi cửa, Ông Chín đến đứng giữa sân, đảo mắt quan sát 1 vòng, không đắn đo Ông đi thẳng đến gốc cây Mận, chậm chậm bước qua lại, nhìn chung quanh, đột nhiên Ông dừng lại vài phút. Với cái giọng bình thản Ông lên tiếng:

-        “Cha chả, mới tụng kinh có mấy ngày  mà Tụi bây thành Khỉ hết rồi ha “ ,

Nếu bàn tay 3 đứa không che kịp cai miệng chắc Bọn Tôi tiêu đời,.

Ông từ từ ngước nhỉn lên cây Mận cất tiếng hỏi:

-        Đứa nào ở trên cây Mận đó? có xuống không?

Không có tiếng trả lời, không gian về đêm thật yên tỉnh, Chúng Toi nín thở, mong Ông không thấy, chỉ đoán dọa hỏi thôi. Im lặng 1 lúc Ông lại cất giọng to hơnpha lẩn bực bội:

-Tao hỏi đứa nào trên Cây đó có xuống không?

-Dạ xuống, nhưng Ông Chín di chổ khác Tụi Cháu mới leo xuống, giọng yếu xìu của em Nhung trả lời.

- “Đã bảo có xuống không?  Ông gằn như khá giận.

- Dạ không, nếu Ông không đi, Tụi Cháu sẽ không xuống mà còn leo lên cao nửa ,  trên ngọn Cây có đường dây Điện, nếu bị Điện giựt Tụi Cháu té xuống Ông Chín phải bồi thường nhân mạng “. H Nhung nói.

Bon Tôi đang lo lắng, hồi hộp thở không ra, vừa nghe 2 em trả lời, 3 đứa Tôi  không còn đứng được  nửa, ngồi ngay xuống đất, tay ôm nón Mận, tay che miệng thật chặt để tiếng cười không thể bậc  ra.

-Đau bụng quá, hết chịu nổi rồi Nhị à.

-Được, được rồi, đừng leo lên nửa, Tao đi đây. Giọng của Ông giờ sao dịu hẵn xuống còn pha lẫn chút lo âu theo nhịp ngón tay chỉ 2 đứa trên cây. Nói xong Ông quay mình bỏ đi  ngay về, Chúng Tôi cũng phóng chạy thật nhanhtheo lối sau tường Nhà trở về Phòng, các Em ở trong thấy bọn Tôi chạy  hấp tấp  nhướng mắt hỏi chuyện gì? Tôi đưa ngón tay ra hiệu “im” Chúng hiểu ý mỉm cười thích chí..Tang vật cho vào closet quần áo, trở ra thản nhiên như học bài, đọc sách,,.

Như đã dự đoán, Ông đến ghỏ và đẩy nhẹ cánh cửa Phòng nhìn vào kiểm tra số lượng, vẫn đầy đủ. Ông nghĩ chắc chỉ có 2 đứa nhỏ kia nghịch phá thôi, nên Ông yên lòng kép cửa đi về Nhà.

Chờ 2 em Nhung, Ngoảnh trở về an toàn, Chúng Tôi khóa cửa cẩn thận, tắc đèn lớn, không ai nói gì chỉ nhìn nhau. Tấc cả lăng ra cười, 1 trận cười dòn dài chưa bao giờ có.

-        Cười đã chưa? Bây giờ đến lược Chúng mình nếm mùi chiến lợi phẩm, Tôi lên tiếng.

-        -Phải vậy, có ngay, tiếng vang cả Phòng

-        -Khe khẻ một chút  ,,,

Chúng Tôi quây quần giữa những chùm Mận tươi mới hái được vừa ăn mà nụ cười không thể kép trên môi.

-        “Ông Chín ơi, Mận này sao mà ngọt, thơm ngon không chổ nào chê, ha, ha, ha…..

Bây giờ đến lượt Tôi phải giới thiệu sơ qua các thành viên trong Phòng nội trú của Tôi:

Phòng Chúng Tôi có tấc cả 10 học sinh từ lớp 6 – lớp 12 của Trường Trung Học GC và Bán Công. Các em nhỏ  khá  ngoan, dể  thương, ưu điểm nhất là luôn giử nội qui của Phòng đã được  ấn định từ các đàn Chị. Lớp 6- 9  học và làm bài đến 9 pm, sau giờ đó dành cho các lớp  lớn hơn, ngoại trừ những trường hợp đặc  biệt. Chúng Tôi rất quí mến nhau, nhường nhịn, chia sẻ mọi sinh hoạt chung, may mắn ít khi các Em dở chứng. Trong số dàn em, Tôi chú ý và mến nhiều hơn Em tên Hồng Nhung học sinh lớp 8. Nhung dáng người chưa cao, nước da hơi ngâm đen, Mắt mí lót nhưng lại to, đặc biệt trên khuôn Mặt  Em có 2 lún đồng tiền trên má, thật có duyên khi cười, người nhanh nhẹn, thông minh, liếng thoắng khỏi chê . Ngược với em Ngoảnh, dáng người cao mãnh mai, làn Da trắng nõn nà, vui tánh, nhút nhát hơn đôi chút, học sinh lớp 7.

Đa số hs trong Phòng này quê nhà ở Hòa Đồng, Đồng Sơn, Chợ Vinh,,.Vùng nước ngọt nên hầu hết Nhà đều có trồng cây  ăn trái, vì vậy các Em leo trèo rất giỏi, vì thế mổi lần về thăm Nhà hay lấy lương thực  đều cò kèm theo các loại trái cây của mùa  làm ChúngTôi mê mệt.

Sáng hôm sau, Nhung, Ngoảnh thức dậy sớm hơn thường ngày, thay luôn đồ đi học để qua trình diện cùng Ông Chín theo lệnh đêm qua .Bà Chín kéo lê đôi dép lẹp xẹp ra mở cửa khi nghe tiếng gỏ:

-        Thưa Bà Chín,

-        Ừ vào đi, các Cháu muốn gặp Ông phải không? Ông đang dùng điểm tâm sang, Bà hiền lành nói, chắc là Bà không biết chuyện gì xảy ra .

-        -Dạ phải,

Ông Chín ngồi thản nhiên, im lặng ăn uống như không nghe thấy gì.

-        Dạ thưa Ông Chín, vừa thưa 2 Em vừa đi lại gần Ông, mổi đứa đứng 1 bên.

-        Thưa Ông, 2 Cháu qua đây xin lỗi Ông, mong Ông bỏ qua và đừng giận  chuyện tối qua , từ dây về sau Tụi Cháu sẽ không như thế  nữa. Nói xong mổi đứa tự động đấm bóp vai cho Ông. Có lẻ cảnh này Bà hay thường thấy  nơi con Cháu phá phách, Bà nhìn mỉm cười rồi lên tiếng:

-        Ông có nghe Tui nhỏ nói gì không?

Thật may mắn, cảm ơn sự giúp đở của Bà.

Ông Chín có vẻ vừa lòng hành động của 2 Em trước mặt Bà, khuôn mặt tươi hẳn lêm,

-        Ừ lần này Ông bỏ qua, nếu còn lần sau Ông sẽ gửi thư về mời Ba Má Tụi bây lên đó nghe chưa?

-        Dạ tụi Cháu cãm ơn Ông

-        Ừa, thôi về đi học kẻo trể. 

Chào Ông  Bà xong, 2 Em bước nhanh ra khỏi cửa  cười  khúc khích, Chúng Tôi núp ngoài cửa sổ, nhìn lên núp xuống đà mỏi cổ,tê chân cũng vội vã trở về Phòng.

Thêm 1 trận cười dòn tan“chào buổi sáng,” màn kịch đóng thành công thoát nạn.

Chiều tan học về, đi ngang qua câu Mận, sao như thiếu vắng cái gì, cành lá trông tiêu điều thưa thớt quá. À thì ra, Ông Chín đã mướn người lên hái sạch hết Mận trên cây rồi. Chúng Tôi nhìn nhau mỉm cười thầm bảo:

_”Ông ơi, Ông đã chậm tay hơn các Cháu được xếp hàng thứ 3 ,,,,của Ông rồi , ha.ha.haaaaa

Về sau Chúng Tôi mới biết và hiểu ra tại sao Ông ngưng tụng kinh sớm. : khi gõ mõ Ông đã phát hiện tiếng đọc kinh nhỏ dần, quay nhìn lại sau thì Tăng tử chỉ còn phân nửa, đâu phải chỉ 2 Em lẽn ra hái Mận, mà còn thêm mấy đứa nửa bò ra về đi ăn Yaout. Cũng như đến gốc cây Mận, không cần nhìn kiển tra trên cây mà đã biết có người, vì đêm ấy Chị Hằng cười tươi sáng quá, ánh sáng rọi luôn ảnh hình 2 Em xuống nền xi măng. Thật bái phục kinh nghiệm của người lớn tuổi như Ông.

Hết năm học ấy, Tôi rời Kí Túc Xá, chia tay Bạn bè cùng đàn em.

Theo thời gian xa dần, vì hoàn cảnh, cuộc sống, xã hội. Từ ấy đến nay Tôi chưa có dịp hội ngộ cùng các Em, các Bạn lần nào nữa.

Ngồi ghi lại những kĩ niệm nho nhỏ nhưng khó quên của một thời ,,.thì Tóc đã 2 màu.

Này Ông Xã, hãy đọc kiểm tra lại bài viết của Bà Xã xem có cần thêm sửa chính tả gì không? Oh, nhưng không sao, Tôi đã nhớ ra ..Bà Xã vẫn chưa quá già.

 

Fredericksburg, September – 2015,

Mynhi -Thong

IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.125 seconds.