Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Tâm Tình | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình |
Chủ đề: Hãnh diện Người Việt Nam ! | |
<< phần trước Trang of 17 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 22946 |
Gởi ngày: 12/Sep/2016 lúc 8:51pm |
THÊM MỘT NỮ ĐẠI TÁ GỐC VIỆT TRONG QL HOA KỲNữ Đại Tá Danielle J. Ngô nhậm chức Lữ đoàn trưởng, Lữ Đoàn 130 Công Binh Lục Quân Hoa Kỳ.
Vào
ngày 20 tháng 7 năm 2016, tại căn cứ quân sự Hamilton Field, nữ Đại
Tá Danielle J. Ngô đã chính thức nhậm chức Lữ đoàn trưởng, Lữ đoàn 130
Công binh Lục quân Hoa Kỳ. Trong buổi Lễ bàn giao cấp Chỉ huy Lữ đoàn
dưới sự chủ tọa của Thiếu Tướng Susan Davidson, hiệu kỳ của Lữ đoàn
130 Công binh đã được Đại Tá tiền nhiệm Blace C. Albert chuyển giao lại
cho Đại tá Danielle J. Ngô, tân Lữ đoàn trưởng.
Phát
biểu trong buổi Lễ nhậm chức, Đại Tá Danielle J. Ngô cho biết: "Tầm
quan trọng của lực lượng Lục quân vùng Thái Bình Dương là ở vị trí
hoạt động cấp chiến lược. Tôi mong muốn được nhìn thấy năng lực của Lữ
đoàn 130 Công binh đạt được trong nhiệm vụ cung cấp, và yểm trợ,
để đáp ứng được mục tiêu lợi thế chiến lược trong một tình hình phức tạp
! ". |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 22946 |
Gởi ngày: 15/Nov/2016 lúc 10:57am |
Ðặng Thị Ngọc Dung: dân biểu Hạ Viện Hoa Kỳ 2017
Bà Stephanie Murphy
đã trở thành người phụ nữ gốc Việt đầu tiên, và là người gốc Việt thứ hai làm
dân biểu Hạ Viện Hoa Kỳ, sau bầu cử hôm 8/11.
Tên tiếng Việt là Ðặng
Thị Ngọc Dung, bà Murphy, 38 tuổi, được gia đình đưa đi vượt biên năm 1979 khi
bà mới 6 tháng tuổi.
Bà là thành viên đảng
Dân chủ và chiến dịch tranh cử vào Hạ viện của bà nhận được thông điệp ủng hộ của
Tổng thống Barack Obama.
Bà thắng cử dân biểu,
liên bang Hoa Kỳ, Ðịa Hạt 7, tại Florida, vượt qua dân biểu John Mica, người đã
đại diện khu vực này từ 1993.
Đến cuối tháng Sáu,
bà Murphy mới loan báo việc tranh cử.
Khi đó bà nói:
"Câu chuyện đời tôi là minh chứng cho Giấc mơ Mỹ và những gì có thể xảy ra
khi sự cố gắng chăm chỉ kết hợp với cơ hội."
"Gia đình và
tôi là người tị nạn Việt Nam, cha mẹ tôi làm nhiều việc để nuôi sống gia
đình."
Bà cho biết anh trai
và bà là những người đầu tiên trong nhà học đại học nhờ học bổng.
Bà có một số năm làm
việc tại Bộ quốc phòng Mỹ.
Bà Stephanie Murphy
và gia đình
Năm 2008, bà chuyển
sang sống ở thành phố Orlando, bang Florida để làm công việc kinh doanh.
Hiện bà dạy kinh
doanh ở trường Rollins College, cũng có vị trí điều hành trong công ty đầu tư
Sungate Capital.
Trong chiến dịch
tranh cử, bà cho biết gia đình của bà vượt biên khỏi Việt Nam và được hải quân
Mỹ cứu trên biển.
Bà nhấn mạnh vai trò
là một chuyên viên về an ninh quốc gia ở Bộ Quốc phòng Mỹ, hoạch định về chống
khủng bố và cứu hộ.
Hôm 31/10, Tổng thống
Obama xuất hiện trong một đoạn video ủng hộ bà Murphy tranh cử.
Trong video, ông
Obama nói câu chuyện của bà "chỉ có thể xảy ra ở Mỹ".
"Gia đình bà chạy
khỏi nước Việt Nam cộng sản bằng tàu, khi Stephanie chỉ là đứa bé, và được hải
quân Mỹ cứu," ông Obama nói.
"Bà đã cố gắng
làm việc. Và sau sự kiện 11/9, Murphy trở thành chuyên viên về an ninh quốc gia
tại Bộ Quốc phòng."
Bà Murphy cùng chồng
đã có hai con, Liem và Maya, lên sáu và hai tuổi.
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 22946 |
Gởi ngày: 05/Feb/2017 lúc 4:31pm |
VỊ CHUẪN TƯỚNG GỐC VIÊT THỨ HAI TRONG QLHOA KỲVị Chuẩn Tướng gốc Việt thứ hai trong quân lực Hoa Kỳ Trần Du SinhNguồn: Thế Giới Mới 2016-02-13 Trong năm 2014, dư luận trong nước và cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại đều hân hoan và thán phục trước tin anh Một năm sau, một tin vui tương tự đến với cộng đồng người Việt khi Đại Tá Vệ Binh Quốc Gia của Tiểu Bang Virginia, ông Lapthe C. Flora, có tên Việt là Châu Lập Thể, được thăng Chuẩn Tướng. Lễ thăng chức sẽ diễn ra vào mùa xuân năm 2016. Vệ Binh Quốc Gia là lực lượng dự bị của Lục Quân Hoa Kỳ. Trong khi các binh chủng khác chỉ có một lực lương trù bị thì Lục Quân Hoa Kỳ có đến hai lực lượng gọi là Reserve (Dự Bị) và National Guard (Vệ Binh). Sự khác biệt chính giữa hai lực lượng dự bị này nằm ở chổ cấp chính quyền họ nhận lệnh. Trong khi Army Reserve phục vụ chính quyền liên bang thì National Guard nhận lệnh của chính quyền Liên Bang lẫn Tiểu Bang, và nhận kinh phí hoạt động từ chính quyền Tiểu Bang là chính. Vì vậy Vệ Binh quốc gia có quy mô lớn hơn, có căn cứ và cơ sở đào tạo riêng, trong khi phần lớn Army Reserve dùng chung căn cứ của Lục Quân trên khắp lãnh thổ của Hoa Kỳ.Cũng xin giới thiệu sơ qua về Quân Lực Hoa Kỳ. Quân lực Hoa Kỳ bao gồm năm ngành tác chiến là Lục Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Hải Quân, Không Quân, và Tuần Duyên. Về mặt hành chánh thì Thủy Quân Lục Chiến là lực lượng tác chiến thuộc Bộ Hải Quân, dù lực lượng này có chương trình huấn luyện và nhiệm vụ chiến lược riêng. Từng là một trong năm lực lượng tác chiến của Hoa Kỳ, Tuần Duyên ngày nay đã trở thành một phần của Bộ Nội An. Bộ Nội An là bộ mới thành lập sau sự kiện khủng bố 9-11. Tuy nhiên, trong thời chiến, Tuần Duyên sẽ phối hợp với Hải Quân Hoa Kỳ trong việc bảo vệ nước Mỹ. Hai lực lượng này đã có lịch sử hơn 200 năm hỗ trợ lẫn nhau trong chiến tranh trên biển. Ngoài ra, có hai ngành cán chính liên quan trực tiếp tới quân đội Hoa Kỳ là Đoàn Uỷ Nhiệm Y Tế Công Cộng (Public Health Service Commission Corps) và Đoàn Uỷ Nhiệm Khí Tượng và Không Gian (National Oceanic Atmospheric Administration Corps). Hai ngành này chỉ có Sĩ Quan mà không có lính. Sĩ quan của hai ngành này có trình độ giáo dục và huấn luyện khá cao. Sự kiện sắp có một Chuẩn Tướng Vệ Binh quốc gia gốc Việt là một sự hi hữu vì con số người Việt tham gia Vệ Binh quốc gia không nhiều bằng ở các binh chủng khác như Lục Quân hay Hải Quân. Chuẩn Tướng tương lai Châu Lập Thể sanh năm 1962 tại Việt Nam. Thân phụ anh là một thủy thủ của Hải Vận Đội (Merchant Marines) của Việt Nam Cộng Hòa. Ông hy sinh lúc anh mới lên hai tuổi. Năm 1980 anh vượt biên và được đưa vào trại tị nạn ở Nam Dương. Một năm sau đó anh được ông bà Flora bảo trợ và nhận làm con nuôi. Cũng từ đó anh mang họ Flora bên cạnh cái tên Lập Thể được nhập chung là Lapthe C Flora. Anh Châu Lập Thể được phong hàm sĩ quan bộ binh năm 1987 từ Học Viện Quân Sự Virginia. Tại đây anh hoàn thành văn bằng cử nhân khoa học chuyên ngành sinh học. Năm 2011 anh tốt nghiệp bằng Cao Học về nghiên cứu chiến lược tại Đại Học Chiến Tranh Lục Quân ở tiểu bang Pennsylvania. Về binh nghiệp, với bề dày 28 năm phục vụ, Đại Tá Châu Lập Thể đã đảm nhận nhiều cương vị khác nhau, và ở cương vị nào anh cũng hoàn thành xuất sắc. Với một sĩ quan dự bị, quá trình thăng chức của anh thật ấn tượng, thể hiện sự bền bỉ phấn đấu và khả năng lãnh đạo xuất sắc. Những điểm son trong binh nghiệp của ông thể hiện qua nhiệm vụ huấn luyện và điều phối hoạt động ở Bosnia năm 2001, ở Kosovo năm 2006 trong lực lượng gìn giữ hòa bình và chiến trường Afghanistan năm 2011 trong cương vị giám đốc Liên Quân Bộ Binh với Lục Quân Quốc Gia Afghanistan. Với bảng thành tích xuất sắc cùng với khả năng lãnh đạo đã được thử thách qua nhiều cương vị khác nhau, Đại Tá Châu Lập Thể đã được đề cử và được quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ chuẩn thuận thành Chuẩn Tướng Vệ Binh Quốc Gia vào năm tới.
Vào năm 2007 Thiếu Tá Hải Quân- Luật Sư Christopher Phan được điều đến Iraq để làm việc với biệt đội hải kích. Tại đây anh gặp Trung Tá Nguyễn Văn Thọ. Hai vị sĩ quan gốc Việt này cam kết là sẽ giữ liên lạc với nhau khi trở về Hoa KỳGiữ đúng lời cam kết này, cùng với Thượng Sỹ Thảo Bùi, Đại Úy Triết Bùi và Đại Úy Hiền Vũ, nhóm quân nhân đồng hương này đã soạn thảo điều lệ và luật lệ cho tổ chức quân nhân Mỹ gốc Việt có tên tiếng Anh là Vietnamese American Armed Forces ***ociation (VAAFA) vào ngày 23 tháng 8 năm 2008.
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 03/May/2017 lúc 6:41am |
CHUẨN TƯỚNG LƯƠNG XUÂN VIỆT, PHÓ TƯ LÊNH QUÂN ĐOÀN 8 HOA KỲ TẠI ĐẠI HÀNChuẩn tướng Lương Xuân Việt sang Hàn Quốc Chuẩn tướng Lương Xuân Việt (phải) đón Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter đến thăm căn cứ tại Kandahar, Afghanistan tháng 2/2015 BBC-Quân đội Hoa Kỳ vừa thông báo cử Chuẩn tướng Lương Xuân Việt sang làm Phó tư lệnh Quân đoàn 8 ở Nam Hàn. Gần đây nhất, tin từ trang Quốc hội Hoa Kỳ nói rằng ông Việt được Tổng thống Donald Trump đề nghị phong thiếu tướng trong một danh sách gửi lên Thượng viện. Nếu được chuẩn thuận, Tướng Lương Xuân Việt, sinh tại Nam Việt Nam và sang Hoa Kỳ cùng gia đình sau khi Sài Gòn sụp đổ năm 1975, sẽ thành vị tướng Mỹ gốc Việt có quân hàm cao nhất trong Quân lực Hoa Kỳ. Hiện nay, theo trang của Bộ Quốc phòng Mỹ, ông đang là Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Trung ương của Lục quân Hoa Kỳ tại căn cứ Shaw Air Force Base, Nam Carolina. Chức vụ mới của ông sẽ là Phó Tư lệnh Tác chiến cho Quân đoàn 8 đồn trú tại Hàn Quốc. Các trang của Quân đội Hoa Kỳ cho hay các lực lượng của họ đóng ở 15 căn cứ trên lãnh thổ Hàn Quốc, từ vùng Phi quân sự cho đến các tỉnh phía Nam. Đề cử người Mỹ gốc Việt lên thiếu tướng Theo trang Newsweek, cho đến cuối 2016, Hoa Kỳ có chừng 39 nghìn quân đóng ở Nhật Bản và 23.500 quân tại Nam Hàn. So với con số 34 nghìn quân Mỹ vẫn đóng ở Đức thì số quân mà Hoa Kỳ cho đồn trú tại vùng Đông Á - gồm cả các đơn vị luân chuyển sang Úc - đông hơn nhiều con số hiện nay tại châu Âu. Quân đội Mỹ - Hàn trong một lần diễn tập: Hoa Kỳ hiện có trên 23 nghìn quân đồn trú tại Hàn Quốc VNCH thế hệ hai'Rời Sài Gòn vào dịp chế độ Việt Nam Cộng hòa tan rã tháng 4/1975, ông Lương Xuân Việt, mà các tài liệu Mỹ viết là 'Viet X Luong', khi đó đã 9 tuổi, theo nhà báo David Vergun trong một bài tháng 5/2016.Trang tin của Hội Cựu chiến binh Nhật - Mỹ viết chi tiết hơn, rằng ông đã cùng gia đình với tám anh chị em rời Sài Gòn vào ngày 29/4/1975.Bài báo "Lead from front,' urges first Vietnamese-American U.S. general"(*) trên trang US Army nhắc lại quá trình đến Hoa Kỳ của ông Việt, con trai một sỹ quan Hải quân VNCH. Bản thân Tướng Lương Xuân Việt tự nhận mình là quân nhân Hoa Kỳ nhưng cũng là "quân nhân Việt Nam Cộng hòa thế hệ hai". Tướng Lương Xuân Việt nói về gôc gác Việt của mình và về quân đội Việt Nam Cộng hòa Ông từng nói với cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ: "Khi vô quân đội tôi không bao giờ nghĩ có ngày lên tướng. Nhưng khi lên tướng tôi cũng nghĩ mình là một người may mắn, tôi nghĩ đến công của cha mẹ, của đồng đội tại chiến trường. Tôi nghĩ tôi rất may mắn vì tôi sống ở một nước tự do, và tôi là sỹ quan của một cường quốc, và tôi cũng rất may có dòng máu dân tộc có bốn ngàn năm văn hiến, và trong máu tôi có dòng máu của Quang Trung, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền." "Tổ quốc sẽ mãi mãi ghi ơn anh em chiến sỹ Quân lực Việt Nam Cộng hòa," ông nói hồi tháng 9/2015 http://www.bbc.com/vietnamese/vert-aut-39779018 WASHINGTON (Army News Service) -- Viet X. Luong aspired to join an elite South Vietnamese fighting unit when he was a young boy. He didn't succeed at doing that, but he did become a U.S. Soldier and he is now a brigadier general -- the first U.S. general officer of Vietnamese descent. But long before joining the Army, his life took some unusual and unanticipated twists and turns. In 1968, the North Vietnamese army and Viet Cong launched the Tet Offensive, attacking cities and hamlets throughout South Vietnam, including Saigon, the capital, where Luong grew up. Luong recalls the day artillery rounds landed. He was in the back of the house, gazing at the koi, swimming lazily in their pond. That's when a round landed with a loud blast on his house, he related. Through the thick smoke and fire he heard his mother, frantically trying to round up her six kids to get them out of the house. At the time, his father, a South Vietnamese marine officer, was somewhere in the countryside fighting the war with his unit, he said. Luong remembers his teenage uncles coming to help get them to safety. They all made it out. At the time, Luong was just 2 and a half years old, but that near-death experience was so traumatic and vivid, he said, that it left an indelible memory. LIFE IN SAIGON Other than that experience, life in Saigon was relatively peaceful and fairly sheltered, he said. "It was a very nice place to live," Luong said. "You could go out at night and do things like go to the movies or visit the ice cream shops." Luong said he enjoyed watching Bruce Lee movies and another one of his favorites was "The Magnificent Seven." The movies were subtitled or dubbed in Vietnamese, which he said helped because he didn't speak a word of English. While Luong enjoyed the tranquility of life in the city, he said the family often wondered whether or not their father would come home from the many battles he fought. To Luong, his father was his hero -- still is -- he said, and from a young age, he said he wanted to grow up and be just like him. But first, he had to finish public school and grow up. Luong said he loved nature and the outdoors so he joined the Boy Scouts. Unfortunately, they were precluded from going on campouts and wilderness hikes because it was simply too dangerous to venture outside of Saigon. Those peaceful days would soon come to an end. ESCAPE FROM VIETNAM April 29, 1975 is a day then-9-year-old Luong said he remembers -- vividly. American forces had pulled out of South Vietnam and the enemy was closing in on Saigon. Luong's family fled to the Tan Son Nhut Airport in Saigon, even as bombs were dropping all around them. Fortunately, Luong, his parents and his seven sisters were rescued from the airport by U.S. Marines in a CH-53 Sea Stallion helicopter, and flown to a World War II-era aircraft carrier off the coast in the South China Sea. When they landed, he said he asked his father, "Where are we?" His father answered, "Aboard the USS Hancock." "What does this mean," he asked. His father replied, "It means nothing in the world can harm you now." The next day, Saigon fell and South Vietnam was no more. Luong was about to embark on the next chapter of his life. ARKANSAS TO LOS ANGELES The first place the Luong family went to in the United States was the large refugee camp, established at Fort Chaffee, Arkansas, he said. It was here that his parents had to make an important decision, he said: Where would they live? Luong's dad had served and fought long before the American troop buildup in South Vietnam. He had been a French commando in the early 1950s, when the country was known as French Indochina. "When we were at the refugee camp we had some very generous offers from the French government because they knew my dad has served with them," he said. "They offered us jobs and housing and opportunities in France." The U.S. didn't have the same generous offer, he said. However, some former U.S. Marine Corps advisors "wanted to sponsor us here." Luong's father made a "bold decision," Luong said. Despite offers from France, he chose to live in Los Angeles. The reason, Luong said, is that the U.S. Marine Corps had given his father training at Quantico, Virginia, as well as Camp Pendleton, California, which is near Los Angeles. "He thought L.A. provided the melting pot and also the opportunities for upward mobility and progression," he said. But upward mobility and progression was slow for the family, which settled down in a poor neighborhood near Echo Park. "We were so poor," Luong said. "Both of my parents worked their fingers to the bone. "It was rough place in many ways," he added, "but we were really embraced by the community there. Most of my friends growing up were Hispanic. We were pretty much enculturated into the community and learned to appreciate that." When not in school learning to speak English and other subjects, he said he enjoyed playing sports for his pastime. He also learned to play the violin and the guitar. But Luong said he still had the dream of joining the military -- either the Marine Corps or an Army paratrooper or Ranger unit as an officer. "Although my father was in the marine corps, some of my uncles were Vietnamese rangers and paratroopers," so serving in any of those branches "was my goal," he said. Before becoming an officer, Luong had to get a degree, so he recalled visiting the University of Southern California for an orientation. One of the speakers was from the ROTC unit there and he offered Luong a four-year scholarship. That sealed the deal. "I thought that would alleviate a lot of financial strains on my parents," he said. "It's a great way to serve as well as attend college." CHALLENGES Luong's first ***ignment was at Fort Carson, Colorado, where he served as a platoon leader with 1st Battalion, 8th Infantry Regiment. Although Luong described himself as "very nimble and athletic growing up," he said being in the infantry is very physically demanding. "I felt I always had to exert myself to perform at the same level as some of my peers who were physically bigger and stronger," he admitted. "I relied on resiliency and having a strong-minded will to finish anything that's physical. Mental things are not a big deal for me. The physical part I had to work really hard at," he said. His second challenge was working hard to learn English. "When I was a lieutenant, I'd only been in the U.S. about a decade speaking the language, so I felt I always had to work extra to be academically ready," he said. Although Vietnamese was Luong's first language, he progressed to where over time, he said he could speak, read and write English better than Vietnamese. But he's still a fluent speaker in Vietnamese and says that's helpful with social engagements in the Washington, D.C. area, where many Vietnamese call home. Luong currently hangs his hat in the Pentagon as Joint and Integration, Force Development, Army G-8, so for now, Washington is home. Luong's next ***ignment in 1993 after Fort Carson was Fort Bragg, North Carolina, where he served as a company commander in the 82nd Airborne Division, another physically challenging but motivating experience, he said. That ***ignment, he said, was probably the highlight of his career, mainly because going airborne "made my dad so proud." When friends in Los Angeles stopped by to chat with his father, he said he'd hear them ask about the daughter who got a PhD, or the other daughter who had p***ed the bar exam. But then, "my father would say to them, 'oh, but you should hear about my son, who's a captain in the 82nd Airborne.'" LEADERSHIP Luong said there's really no secret to being a great or even successful leader. "Lead from the front, share the same hardships as your Soldiers and take care of your troopers," is his guiding principle. Leading from the front means being as physically tough as the Soldiers, he said, adding that leadership also takes a certain amount of mental acumen, competence and commitment. Besides that, "give clear and concise guidance," he added. Being a good leader also means upholding Army values -- loyalty, duty, respect, selfless service, honor, integrity and personal courage -- he said, summarizing all of them in one word: "character." Doing all that requires a lot of dedication and hard work, he said. The good news, Luong said, is that a good leader isn't necessarily born that way. "All of that can be cultivated through applying yourself and through self-development." GOOD AMB***ADOR Soldiers can expect ***ignments in far-flung places as partnering with allies becomes more and more important, Luong said. As such, each Soldier is in a way an amb***ador of the U.S. when overseas. Luong recalled being stationed in Italy with the 173rd Airborne Brigade where he chose to live off-post among the Italians. "We used sign language and broken Italian to communicate," he said. "I made good friends and became part of the community." Being friendly "spreads goodwill and how you act is perceived as representing Americans," he noted. Luong recently visited his alma mater, USC, where he said faculty have become much more embracing of military than when he attended from 1983 to 1987. They've done a lot to increase veteran enrollment and alleviate some of the costs, since it's a private university, he said. While he was recently there, the president of the university hosted dinner for ROTC cadets, "so it has changed for the better," Luong said. Some of that goodwill may have been spurred following the 9/11 attacks, he thought. FRIENDLY & RELAXED The frenetic pace that is the Pentagon is legendary, and Luong admits that people think he's intense. "They think I'm serious all the time, but I'm not." He wanted colleagues to know he has a lighter side as well, that he tries to cultivate. "Most people don't know that besides playing the violin and guitar, I like to sing," he said, noting his favorite band is the Eagles and when he hears it, he often sings the lyrics to "Take it Easy," "Hotel California," and other hits. He also likes to play video games or basketball with his kids, he said. Luong and his wife Kim have three children: a daughter, 21, who's a junior at Baylor University; a son, who's a freshman at the University of Virginia; and, a 15-year-old boy who's in high school. ASIA-PACIFIC HERITAGE This month happens to be Asia-Pacific Heritage Month and since Luong is such a high-profile member of that group, he said he gets invited to a lot of speaking engagements as well as interviews like this one. Right now, he said he's on tap for five speaking engagements. "I tell folks all the time I'm intensely proud of my heritage, but at the end of the day, I'm just prouder to be American without the hyphenation," he said. "It's about the nation and its ideals, because without that you can have all those attributes of hard work, commitment to family, and still not be successful," he said. People in his former homeland have those characteristics, but they're not nearly as successful as Americans, he pointed out. "Some of my Soldiers in combat made the ultimate sacrifice so we can have these freedoms and successes," he added. "Many don't realize that we lost 12 Vietnamese-American Soldiers in Iraq and Afghanistan," he said. "The first Special Forces Soldier killed in Iraq was a Vietnamese-American. We have scores of wounded veterans. As far as being fairly new to this country, when it comes to defending our nation, we're not taking a backseat to anyone. Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 03/May/2017 lúc 6:43am |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 22/Jun/2017 lúc 7:04am |
Ngày 18 tháng 6, dân Pháp đi bầu để chọn 577 dân biểu vào Quốc Hội Pháp. Kết quả đã cho thấy đảng En Marche (Tiến Bước) của Tổng Thống trẻ tuổi Emmanuel Macron đã về đầu với 350 ghế, chiếm đa số tuyệt đối để làm việc. Vị nữ Tân Dân Biểu này đã được bầu với tỷ lệ 56,31% và đã được TT Macron ủng hộ. Cô sinh ra tại SG và sang định cư tại Pháp lúc 10 tuổi dưới diện bảo lãnh 'đoàn tụ gia đình'. Cùng gia đình gồm cha mẹ, anh em rất gắn bó, cô đã sống tại vùng Seine et Marne nhiều năm trời. Cô nói tiếng Việt thông thạo. Dù được bầu làm Dân Biểu để dự thảo những đạo luật tương lai cho nước Pháp, nữ Dân Biểu Stéphanie Đỗ sẽ cố gắng bảo vệ cộng đồng VN khi có cơ hội. Xin nói thêm, ông nội cô , cụ Đỗ Quang Huê, một người liêm khiết, đức độ, thời TT Ngô Đình Diệm đã giữ chức Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện. (Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh). Lần đầu tiên cộng đồng người Việt ở Pháp hãnh diện có vị đại diện trong Quốc Hội Pháp. Theo Thanh Vân (Paris, 19/06/2017) |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 22946 |
Gởi ngày: 28/Jul/2017 lúc 4:14pm |
Người phụ nữ gốc Việt tham gia đóng mẫu hạm USS George H.W. Bush
Chắc hẳn nhiều người Việt đã nghe đến cái tên Hàng không mẫu hạm USS George H. W. Bush của Hải quân Hoa Kỳ, tuy nhiên có lẽ còn khá ít người biết rằng trong số những người tham gia dự án đóng con tàu này có một phụ nữ gốc Việt. Người phụ nữ đó là bà Giao Phan, hiện là Phó Giám đốc cơ quan quản
trị các chương trình tiếp thu quân dụng của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa
Kỳ. Nhưng mãi tới năm 2007, cơ hội được làm việc cho Lực lượng Bảo vệ bờ
biển Hoa Kỳ mới đến với bà khi bà được chọn vào vị trí lãnh đạo cao cấp
cho cơ quan tiếp thu quân dụng (US Coast Guard’s Acquisition Programs). Bà cho biết thêm về các hoạt động hiện tại của chương trình tiếp thu quân dụng mà bà chịu trách nhiệm:
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
lo cong
Senior Member Tham gia ngày: 30/Oct/2007 Đến từ: Canada Thành viên: OffLine Số bài: 2596 |
Gởi ngày: 29/Jul/2017 lúc 9:49pm |
|
|
Lộ Công Mười Lăm
|
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 22946 |
Gởi ngày: 28/Apr/2018 lúc 9:35am |
Vẫn Còn đây những tấm lòng rất đẹphttps://photos.app.goo.gl/
Kính gởi cô Tố Lan và chị Ngọc Tuyền
Chào Cô và Chị thương yêu,
Cô
giáo nhỏ vừa dạy học xong...niềm vui cuộc sống là Nhung giúp cho được
nhiều trẻ em bị Autism được hội nhập.....Em tập huấn cho Trường Soeur
Dòng Đức Bà Truyền Giáo....tấm hình cuối cùng là Sr Trang đó Chị
Tuyền....Sr Trang giờ là quản lý Đệ Tử.....SR Lan là cố vấn xã hội học
cho nhà Dòng....các Soeur trẻ bắt đầu thay thế và hội nhập với đời cho
Ơn Gọi được phong phú hơn.
Tối mai, giờ này là Nhung bay từ Saigon đi HongKong....sau đó đến Israel...Hành trình mơ ước về Đất Thánh thành hiện thực.
Tạ Ơn Chúa đã cho tất cả Con hôm nay cho cuộc sống dồi dào và luôn nhớ những vòng tay nâng đỡ Em Nhung trên con đường đời này.
Em xin ý nguyện với Cô và Chị....Xin bình an & sức khỏe cuộc sống an lành.
Cầu nguyện cho nhau.
Thương thăm Cô yêu và Chị yêu.
Em NHung.
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 22946 |
Gởi ngày: 19/May/2018 lúc 1:39pm |
Bác sĩ tị nạn CS lừng danh thế giới
Bác sĩ gốc Việt lừng danh thế giới, ngỏ lời tạ ơn một trường nhỏ từng có lòng tốt đối với người tị nạn.
Ông Phạm
Sĩ từng học để trở thành bác sĩ ở Sài Gòn, thì ước mơ bỗng bị tan vỡ bởi
cuộc chiến. Câu chuyện lưu lạc của ông đến nước Mỹ đã được nhật báo
Lebanon Daily News tường thuật vào đầu tháng Năm, với nội dung như sau.
Ông thoát khỏi Việt Nam vào ngày 30 tháng Tư, 1975, ngày Sài Gòn và cả miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản. Ông có mặt trên một chiếc thuyền, bị tách rời khỏi đất nước, bỏ lại những người thân trong gia đình, và chỉ có bộ quần áo trên người. Bốn mươi năm sau đó, Phạm Sĩ là một bác sĩ giải phẫu tim mạch tài ba hiếm hoi của thế giới, và là nhà nghiên cứu y khoa từng viết hơn 170 bài nghiên cứu và tham gia ca mổ ghép tim và gan cho cựu Thống Đốc Bob Casey của tiểu bang Pennsylvania.
Bác
sĩ Phạm Sĩ được ngồi cạnh vị Giáo Sư ân nhân Owen Moe (bên trái) và
Viện Trưởng Lewis Thanye của trường Lebanon Valley College trong đêm
trao giải thưởng 27 tháng Tư, 2018 tại trường này.
Nhưng theo ông Phạm Sĩ nói, câu chuyện tay trắng làm nên sự nghiệp của ông chỉ có thể xảy ra là nhờ lòng nhân đạo của thị xã Annville và trường đại học nhỏ bé chuyên về khoa học và nghệ thuật tại thung lũng Lebanon này, được tỏ bày dành cho những người tị nạn chiến tranh cách đây hơn bốn thập niên. Ông Phạm Sĩ kể rằng ông đã lớn lên cảm thấy bất lực trong một đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh. Ông ước ao có thể chữa lành những vết thương mà bạn bè ông phải chịu đựng do bom đạn gây ra. Vì vậy ông vào Sài Gòn để học ngành bác sĩ. Nhưng đến năm 1975, cuộc chiến diễn biến tệ hơn cho phía Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi quân đội Mỹ rút khỏi, quân cộng sản Bắc Việt nhanh chóng xâm nhập và cưỡng chiếm miền Nam. Cha mẹ ông hồi đó sống ở miền Trung, và họ bị kẹt trong sự kiểm soát cộng sản khi cuộc xâm lăng tiến đến gần Sài Gòn. Ông Phạm Sĩ nói, “Tôi biết chế độ cộng sản là gì và tôi biết dân chủ là gì, vì vậy tôi đã lựa chọn rời khỏi đất nước để rồi thành người tị nạn.” Bác sĩ giải phẫu tim mạch Phạm Sĩ đang nhận giải thưởng Distinguished Alumnus (Cựu Sinh Viên Xuất Sắc) của trường Lebanon Valley College vào ngày 27 tháng Tư, 2018. Những người tị nạn được đưa tới đảo Guam, nơi họ ở lại cho tới tháng Sáu 1975, khi họ được phép đến trại Fort Indiantown Gap, nơi chứa 15,000 người tị nạn.
Ông nói, “Hồi đó tôi không có gì cả. Tôi chỉ có một bộ quần áo trên người.”
Những người tị nạn không được phép rời khỏi trại Gap, cho đến khi họ có được một người Mỹ bảo trợ, và những người độc thân như ông Sĩ đều nằm cuối danh sách mà sự ưu tiên là dành cho những gia đình. Tuy vậy, đến tháng Tám năm ấy, trường Lebanon Valley College (LVC) tạo một cơ hội cho 12 học sinh tị nạn được ghi danh và có được nơi ăn chốn ở, thông qua sự kết hợp giữa chương trình học bổng Pell Grants, chương trình vừa học vừa làm, một học bổng và một khoản tiền vay nhỏ. Thậm chí trường đại học này còn cung cấp các lớp học tiếng Anh bổ túc cho các sinh viên. Giáo Sư Hóa Học Danh Dự Owen Moe, thời đó là một giáo sư nghiên cứu tại LVC, đã không lập tức để ý tới Phạm Sĩ. Cho đến khi họ bắt đầu cùng nhau làm việc trên các dự án, ông mới xác định ông Sĩ thuộc hạng sinh viên có thể vươn lên tới hàng đầu trong chức nghiệp. Ông Moe nói, “Anh ấy có sự quyết tâm, và phải đối phó trước nhiều trở ngại. Anh đã tìm cách vượt qua mọi trở ngại đó.”
Owen Moe Professor Emeritus of Chemistry at Lebanon Valley College
Ông Phạm Sĩ nói rằng
thầy Moe là một người dìu dắt tuyệt vời và là một niềm khích lệ lớn cho ông.
Lúc đó ông rất biết ơn vì có cơ hội hoàn tất việc học tại một trường đại học Mỹ,
với các giáo sư trực tiếp giảng dạy. Nhưng ít nhất mỗi tuần một lần, ông vẫn thức
dậy và nghĩ rằng mình vẫn còn ở Việt Nam. Nơi đó cha mẹ ông đang sống dưới ách
cai trị của cộng sản, và không biết ông còn sống hay đã chết.
Ông tốt nghiệp từ trường Lebanon Valley College, sau đó từ trường y khoa, và nhanh chóng vươn lên vượt qua hàng ngũ nghề nghiệp, trở thành trưởng khoa cấy ghép tim, phổi và tim nhân tạo, tại trường y khoa thuộc đại học University of Miami, ngoài những công việc khác. Ông đã công bố hơn 170 bài báo khoa học, giúp thành lập những phương pháp để ngăn chặn sự việc cơ thể tìm cách loại bỏ những bộ phận cấy ghép tim và phổi, và giúp một giải pháp được tiến xa hơn trong việc một phương thay thế phẫu thuật tim hở, theo thông tin do trường LVC cung cấp.
Vào năm
1993, ông là thành viên của một nhóm thực hiện ca cấy ghép gan và tim
lần thứ bảy trên thế giới, mà bệnh nhân là cựu thống đốc Robert Casey
của Pennsylvania.
Hiện nay ông đang làm việc cho Mayo Clinic tại Minnesota. Tuy nhiên, những thành tựu mà ông Phạm Sĩ hãnh diện nhất sẽ không xuất hiện trong các cuốn sách lịch sử: đó là cung cấp các ca mổ cần thiết cho di dân, cho những người nghèo cư ngụ trong thành phố, và những người không có khả năng trả tiền giải phẫu. Chính ở đó, ông Phạm Sĩ cảm thấy như thể đã hoàn thành sứ mạng ban đầu của ông: là sửa chữa những cơ thể bị phá hỏng, giống như những cơ thể mà cuộc chiến Việt Nam đã tìm cách hủy hoại. Ông cũng có cơ hội để chăm sóc các cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam. Trong số đo có một đại tá về hưu, người đã giúp lập một trại tị nạn nơi mà ông Phạm Sĩ từng ở. Vì ông đam mê giúp đỡ người bệnh, một trong những thách thức chuyên nghiệp lớn nhất của ông là đối phó với thất bại sau một ca mổ có mức rủi ro cao. Mấy năm sau khi đến Mỹ, ông Sĩ mới có thể gửi thư cho cha mẹ thông qua một người bạn sống ở Canada. Bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam được nối lại vào cuối thập niên 1980, và trong thập niên 1990, ông đưa cha mẹ sang Mỹ để sống với ông trong một thời gian. Đến lượt ông dẫn con cái về Việt Nam và tới các quốc gia nghèo kém khác, để các con ông có thể hiểu được sự may mắn mà chúng có được ở đất nước Hoa Kỳ này.
Ông đã
nhận được giải thưởng cựu sinh viên xuất sắc của LVC, tại một buổi lễ
ngày 27 tháng Tư, và ông rất vui khi lãnh thưởng. Thực vậy, ông ghi nhận
công lao của cả trường LVC lẫn cộng đồng Annville đã đón tiếp những
người tị nạn trắng tay như ông.
Ông nói, “Dân chúng Mỹ rất rộng lượng, giúp đỡ rất nhiều.” Vị bác sĩ này hy vọng mọi thành công của ông sẽ khích lệ những di dân khác, để họ không bị nản lòng khi theo đuổi ước mơ của họ.
Ông nói, “Mọi sự sẽ tốt đẹp hơn. Thời gian sẽ chữa lành nhiều vết thương.”
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/May/2018 lúc 2:19pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 22946 |
Gởi ngày: 26/May/2018 lúc 11:28am |
Nữ Hải Quân Thiếu Tá Hoa Kỳ gốc Việt
Diana Tran Yu phát biểu cảm tưởng trong buổi lễ. Theo lẽ thường tình, thì mọi người đều mong muốn học hành đến nơi đến chốn để sau này trở thành Tiến sĩ, Bác sĩ, Kỹ sư,… có được công việc nhàn hạ, mà lãnh lương cao. Tuy nhiên, có một phụ nữ Việt Nam tên Diana Trần Yu là một nữ Tiến sĩ quản lý một bệnh viện với mức lương trên 160 ngàn đô la một năm. Nhưng bất ngờ chị bỏ tất cả để thực hiện ước mơ của đời mình, bằng cách đầu quân làm lính cho Lực lượng Hải quân Mỹ với muôn vàn thử thách khó khăn, và đối mặt với nhiều hiểm nguy để thi hành nhiệm vụ của mình. HIẾU PHỤNG. Phóng Viên Trẻ đã có dịp trò chuyện với chị Diana Trần, và hiểu được nguyên nhân vì sao chị đã quyết định chọn đường binh nghiệp. Sau đây là cuộc trò chuyện với chị Diana Trần: PV: Chào chị Diana Trần, tôi thật sự tự hào khi đất nước ta có được những người phụ nữ mạnh mẽ về ý chí như chị đứng trong Lực lượng Hải quân Mỹ, và rất ngạc nhiên vì sao mãi đến tuổi 40 chị mới thực hiện ước mơ của đời mình? Diana Trần: Ước mơ của tôi xuất phát từ thời ấu thơ, khi ấy gia đình còn ở Việt Nam, các vị khách trong quân đội thường ghé nhà chơi, tôi thấy họ mặc quân phục rất đẹp và oai hùng. Từ đó, tôi đã nuôi mơ ước sau này lớn lên sẽ trở thành một người lính để phục vụ cho tổ quốc của mình. Khi tôi lên sáu tuổi, cả nhà rời khỏi Việt Nam bằng cách vượt biển, và may mắn được định cư tại nước Ðức, nhưng cha mẹ tôi vẫn muốn sang định cư tại Mỹ, để được sum họp với anh chị em. Ðến khi tôi 10 tuổi (năm 1980) thì cả nhà được chuyển qua Mỹ, và ở tại thành phố Houston cho đến nay. Ngay từ những ngày đầu định cư tại nước Ðức và Mỹ, tôi đã chứng kiến sự vất vả của cha mẹ trong việc mưu sinh. Và mẹ tôi cũng là người phụ nữ mạnh mẽ đã vượt qua tất cả khó khăn để chăm lo cho anh em chúng tôi. Vì thế tôi được thừa hưởng ý chí mạnh mẽ từ mẹ, tôi đã tạm gác lại ước mơ của mình để tập trung cho chuyện học hành trước mắt. Lễ tuyên thệ khi nhận cấp bậc Hải Quân Thiếu tá. PV: Mẹ chị đã cho biết, chị học rất giỏi và đã đạt được bằng Tiến sĩ ngành Dược, nhưng chị lại làm quản lý bệnh viện. Vì sao có chuyện thay đổi này? Diana Trần: Sau khi học xong Trung học, tôi vào trường Đại học với chuyên ngành Dược ở California, khi chỉ còn thi vài môn nữa là xong chương trình học, tôi nhận được tin gia đình có chuyện khẩn cấp, thế là tôi phải ngưng chuyện học hành trở về nhà phụ giúp cho cha mẹ. Chính trong thời gian này tôi thường xuyên đến bệnh viện, và tận mắt chứng kiến thái độ lạnh lùng của các nhân viên bệnh viện đối với người đến thăm nuôi. Từ đó, tôi có suy nghĩ phải học ngành Quản trị để có thể chấn chỉnh thái độ làm việc lạnh lùng của những nhân viên bệnh viện như vậy. Một năm sau tôi trở lại California hoàn thành chương trình Tiến sĩ Dược năm 1995, rồi đi làm. Trong thời gian đi làm tôi dành thời gian học thêm được bằng Thạc sĩ năm 2003 ngành Quản trị, và tôi đã thực hiện được mong muốn trở thành quản lý bệnh viện, chấn chỉnh được những thái độ lạnh lùng trên. Tôi vẫn tiếp tục công việc cho đến khi bước vào Lực lượng Hải quân Mỹ. Diana Tran Yu cùng các cấp Chỉ huy trong buổi lễ. PV: Chị đã được tuyển mộ vào Lực lượng Hải quân dễ hay khó, bởi vì quân đội Mỹ chỉ thích hợp với những người trẻ. Trong khi chị đã bước vào tuổi 40 mới bắt đầu đường binh nghiệp, vậy khó khăn lớn nhất mà chị phải đối mặt đó là gì? Diana Trần: Tôi vẫn nhớ, ngày bước vào Văn phòng tuyển mộ lính Hải quân Mỹ khi ấy tôi đã 40 tuổi. Người lính nhân viên đã từ chối ngay chỉ vì tôi không còn trẻ, nhưng tôi vẫn kiên nhẫn thuyết phục anh ta cho gặp cấp trên để trình bày nguyện vọng của mình. Người cấp trên này đã hướng dẫn thủ tục cho tôi, và cho biết sẽ chuyển hồ sơ lên trên để xem xét. Tôi đã kiên nhẫn chờ đợi gần ba năm với nhiều lần gởi hồ sơ và gặp được nhiều Lãnh đạo trong ngành Hải quân để xem xét trước khi tuyển dụng tôi vào Lực lượng Dự bị Hải quân. Vào một ngày đẹp trời tôi nhận được tin nhắn “Chúc mừng bạn được gia nhập vào đại gia đình Hải quân Mỹ !”. Tuy nhiên, khi vào tôi phải vượt qua thời gian huấn luyện thể lực, và các kỹ năng cần thiết như những người lính trẻ. Có lẽ thời kỳ này là giai đoạn khó khăn nhất mà tôi buộc phải trải qua. Bởi thể lực và ý chí liên tục được thử thách, đôi khi tôi nghĩ mình sẽ không vượt qua. Ví dụ, trong những đêm huấn luyện ở một khu rừng, tôi phải ngủ ngoài trời giá lạnh cùng với thiết bị và vũ khí được trang bị. Tôi đã rất hoảng sợ khi nhớ lại cảm giác bị nóng sốt lúc bảy tuổi, mà phải ở nhà một mình, vì cha mẹ bận việc đi xa không về được. Lúc ấy tôi tự chăm sóc bản thân và đã vượt qua những cơn sốt lẫn sợ hãi để chờ cha mẹ về. Ðêm huấn luyện đó tôi đã tự nhủ với bản thân, khi nhỏ mà đã kiên cường vượt qua, thì bây giờ lớn rồi có gì mà phải ngại thế là tôi đã vượt qua giai đoạn thử thách lớn này. Cuối cùng nhờ sự nỗ lực của bản thân và sự quan tâm giúp đỡ hết mình của cha mẹ lẫn người thân, tôi đã hoàn thành được ước mơ từ thuở còn thơ của mình Diana Tran Yu với con gái cũng là lính Hải quân Hoa Kỳ. PV: Ðược tuyển dụng vào Lực lượng Hải quân Mỹ từ năm 2012 cho đến nay, ngoài những khóa huấn luyện bắt buộc chị còn được huấn luyện đào tạo thêm chuyên môn gì, và việc thăng tiến ra sao? Diana Trần: Khi được tuyển mộ vào Lực lượng Hải quân Mỹ, tôi được mang cấp bậc Hải Quân Ðại úy, do tôi đã có học vị Tiến sĩ, nhưng vẫn nằm trong danh sách Lực lượng Dự bị. Từ đó đến nay tôi đã ra sức rèn luyện và làm việc vượt qua nhiều thử thách đã được 5 năm, đến ngày 04/04/2018 vừa qua, tôi đã được nói lên lời tuyên thệ “xả thân cho nước Mỹ, cho Quân chủng Hải quân mà tôi đã vinh dự được đứng vào hàng ngũ…”. Buổi tuyên thệ được tổ chức dưới chân tượng đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ trên đường Bellaire (TP. Houston), trước các cấp Chỉ huy cùng với những người thân trong gia đình.. Ðó là ngày tôi chính thức trở thành Sĩ quan Hải Quân Chính quy (không còn Dự bị) với cấp bậc Hải Quân Thiếu tá. Kể từ ngày 30/04/2018 trở đi tôi được chuyển về Bộ chỉ huy làm việc, và sau đó cứ mỗi ba năm sẽ được chuyển nơi làm việc một lần. Hiện nay tôi đang làm việc trong các bệnh viện thuộc Lực lượng Hải quân Mỹ, ngoài ra còn có những nhiệm vụ khác mà khi cần cấp Chỉ huy sẽ điều động và tôi luôn sẵn sàng cống hiến vì nước Mỹ. Diana với niềm vui bên cha mẹ. PV: Có nhiều lính Hải quân gốc Việt trong Quân chủng này không, và chị có thể cho biết những kỷ niệm vui buồn trong đời binh nghiệp của mình? Diana Trần: Trong các Quân chủng khác của quân đội Mỹ thì tôi không nắm rõ, nhưng trong Lực lượng Hải quân Mỹ, thì số lượng Sĩ quan và Hạ sĩ quan cả nam và nữ có gốc Việt rất ít, đếm được trên đầu ngón tay. Riêng nữ chiến sĩ Hải quân Mỹ gốc Việt thì hiện nay theo tôi biết chỉ có con gái tôi. Hai mẹ con đang cùng chung Quân chủng. Mẹ con chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc để giúp đỡ lẫn nhau..Về những kỷ niệm vui thì tôi nhớ nhất ngày nhận tin nhắn được chọn vào Lực lượng Hải quân Mỹ, và những lúc tôi phiên dịch cho các Chỉ huy để giúp đỡ cho những người lính đàn em gốc Việt. Còn buồn một “tí” vì phải xa cha mẹ, gia đình, người thân, và nguy hiểm luôn rình rập, bởi vì hiện nay tôi đang ở trong một đơn vị thường trực chiến đấu. PV: Khi trò chuyện với chị, tôi rất xúc động vì biết được chị rất nhớ quê hương Việt Nam, dù thời gian chị sinh sống không bao lâu. Vậy chị có mong muốn gì cho quê mẹ trong tương lai? Dian Trần: Trên con đường sự nghiệp tôi sẽ cố gắng học tập, nghiên cứu thêm nữa, để có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ.Ðối với quê hương, tôi nhớ hoài khi còn nhỏ lúc ở Việt Nam, tôi có mấy cái áo đầm rất đẹp, nhưng mẹ không cho mặc, vì sợ mọi người chú ý không tốt!… Sau này nhờ đọc sách báo, lịch sử tôi mới biết đất nước mình còn nghèo, đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Vì thế, tôi mong ước có ngày được trở về nhìn lại quê hương, và nhất là trở về trong vai trò một Sĩ quan của quân đội Mỹ, để có thể đóng góp công sức cho đất mẹ trong công việc bảo vệ biển Ðông, cùng sự tự do hàng hải. PV: Cám ơn chị nhiều về buổi trò chuyện thú vị này, và chúc chị thành công trên con đường binh nghiệp. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 17 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |