Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Lịch Sử - Nhân Văn | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn |
Chủ đề: BẠN CÓ BIẾT? | |
<< phần trước Trang of 5 |
Người gởi | Nội dung | |||
hoangngochung
Senior Member Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
Gởi ngày: 06/Oct/2012 lúc 7:02pm | |||
Cầu 3 Cẳng bắc qua rạch Bãi Sậy, gần Chợ Bình Tây, và gần phía sau chợ Kim Biên (chợ Kim Biên chỉ mới có sau 1975, trước đó vị trí chợ KB là một công viên) rạch Bãi Sậy hay kênh Hàng Bàng nay đã lấp thành đường Bãi Sậy và Phan Văn Khoẻ quận 6. Chân cầu bên phải là đường Gò Công hiện nay |
||||
hung0989077120@ahoo.com
|
||||
IP Logged | ||||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 22946 |
Gởi ngày: 08/Oct/2012 lúc 6:48am | |||
|
||||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
||||
IP Logged | ||||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 22946 |
Gởi ngày: 13/Oct/2012 lúc 5:16am | |||
Vì sao mực xanh đen được ưa chuộng? Các loại mực thường dùng có màu đỏ, xanh và xanh đen. Với hai loại mực đỏ và xanh, chữ viết ra rất nét, nhưng nếu gặp nước, dễ bị nhoè đi. Trong khi đó, mực xanh đen gặp nước vẫn "vô tư", và rất bền với thời gian. Tại sao lại như vậy? Mực đỏ và mực xanh được điều chế bằng cách hoà các phẩm mầu tương ứng vào nước mà thành. Các loại màu này rất dễ tan khi gặp nước, nên chữ viết hay bị nhoè đi. Mực xanh đen không bị nhược điểm này là do phương pháp chế tạo ra nó. Nguyên liệu chế tạo gồm: tanin, axit galic và sắt (2) sunfat. Ngoài ra, trong mực còn có một ít axit sunfuric, có tác dụng ngăn ngừa sắt (2) sunfat bị oxy hóa thành sắt (3) sulfat, một ít axit phenic để chống mực bị thối, một ít bột màu xanh để tạo màu cho mực và ít chất keo để làm cho mực có độ dính. Sau khi chế tạo, lượng tanin trong mực xanh đen kết hợp với sắt (2) sulfat thành tanin sắt (2). Khi dùng mực viết chữ trên giấy, dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời và oxy của không khí, tanin sắt (2) biến thành tanin sắt (3). Tanin sắt (3) sẽ tác dụng với axit galic tạo thành sắt galat. Hợp chất này bám chặt vào mặt giấy, không bị hơi ẩm làm nhòe chữ, cũng như không bị nhạt màu, giúp chữ viết bám lâu dài vào mặt giấy. Do đặc điểm này, ngày nay trong các văn kiện chính thức, người ta thường viết bằng mực xanh đen. Đương nhiên, vì tanin sắt (2) dễ bị ôxy hóa biến thành tanin sắt (3), mà hợp chất này lại dễ tác dụng với axit galic tạo kết tủa, nên mực sau khi chế xong phải được chứa trong bình đậy kín. Nếu không trong đáy mực sẽ có kết tủa sau một thời gian. st. |
||||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
||||
IP Logged | ||||
lo cong
Senior Member Tham gia ngày: 30/Oct/2007 Đến từ: Canada Thành viên: OffLine Số bài: 2596 |
Gởi ngày: 13/Oct/2012 lúc 10:10pm | |||
SGTT.VN 10.10.2012 - Sáu tuổi, tôi vào Givral với người cậu ruột, trong một buổi chiều đợi suất chiếu rạp Rex. Bốn mươi sáu tuổi, tôi đứng ở hành lang Continental nhìn qua Givral tái thiết nơi toà nhà Vincom mới, chụp vài bức ảnh. Bốn mươi năm đã qua, vị kem và hương bơ thơm lừng từ những chiếc bánh sừng bò vẫn còn nguyên trong trí nhớ. (croissant) Khu Eden cũ với nhà hàng Givral (năm 2010). Ảnh: Poly Givral buổi ấy thuộc về quãng thời gian sau hiệp định Paris, đã chộn rộn phập phồng chứ không yên ả nhàn tản như thập kỷ 1960. Tôi thấy những sắc áo lính, những công chức gầy gò, những mệnh phụ áo dài đeo chuỗi ngọc trai ra vào Givral năm 1973, mùi bánh nướng thơm hoà mùi thuốc tẩu, mùi nước hoa thành một hỗn hợp khó tả nhưng tác động mạnh vào khứu giác vốn quá nhạy của tôi. Sau năm 1975, những lần ra phố cùng mẹ, hoặc bạn bè rủ nhau đạp xe dàn hàng Lê Lợi, Nguyễn Huệ, tôi không ghé Givral lần nào nữa. Đi qua, nhìn vào, nhớ mùi bánh nướng, nhớ không khí đậm đặc mùi thuở trước, rồi thôi. Phải đến thời sinh viên, tôi mới ngồi lại Givral – lúc ấy không máy lạnh, vốn không máy lạnh từ xưa, khách ngồi ngó thẳng ra đường ngắm người qua kẻ lại, xe đạp khoá kỹ dựng trên hè, và không ngồi lâu. Những khi đi dạy thêm dư dả chút đỉnh, chúng tôi – tức là tôi cùng nhóm bạn thân và một vài thầy giáo – kéo ra Givral ngồi non tiếng đồng hồ. Hình dung lại không khí Pháp xưa dù Givral của thập niên 1980 đã khác xa. Tận hưởng một chút xa hoa với càphê pha phin đậm và bánh sừng bò. Tôi bắt đầu viết báo năm 1992, có những bài được viết ở Givral. Nơi chốn này đã được lắp máy lạnh, bàn ghế mới. Vẫn là bánh ngon và càphê thơm. Có những ngày tôi tiêu tốn bảy tiếng đồng hồ ở đó, uống rất nhiều càphê, hẹn phỏng vấn người này người nọ, đói thì ăn bánh mì, những ổ bánh vàng ươm giòn tan, vụn bánh rơi đầy trang viết. Thỉnh thoảng, gặp bác Phạm Xuân Ẩn, gầy gò, thuốc Lucky Strike lập loè trên môi. Thỉnh thoảng ngồi với anh Trịnh Công Sơn, với những người bạn ngoại quốc làm báo hay làm nhạc. Ở đó, nhiều bài hát đã ra đời trong không khí giả-thuộc-địa yên tĩnh, quanh mình là những người khách đi nhẹ nói khẽ, ngoài cửa là những người chạy xe ôm, đánh giày, bán bưu thiếp qua lại thoăn thoắt, bên kia đường là Nhà hát thành phố tái thiết, hai pho tượng khoả thân trắng loá hiện ra như trong mơ… Bánh Givral thực sự không đặc biệt ngon. Bây giờ, so với chẳng hạn Pat-à-chou thì (quán mới) không bằng, vị nhạt, hương cũng không đáng chú ý. Nhưng bánh Givral lại hợp với càphê sữa ở đó: nhúng bánh sừng bò vào tách càphê nóng, hoặc là một gói cookies ăn với càphê lạnh chèn thật nhiều đá xay, thì không nơi nào cho mùi vị đáng nhớ bằng Givral. Chỗ ngồi và cảnh quan đã thay sau khi đoàn làm phim Người Mỹ trầm lặng thuê năm 2001, nghe đâu là phục dựng hệt như Givral đầu thế kỷ. Tôi lui tới thường xuyên từ đó đến khi nó bị phá huỷ để xây Vincom. Ngồi Givral bên phía Đồng Khởi đẹp hơn phía Lê Lợi. Nhìn xuôi theo con đường, thì thấy Caravelle và khu nhà thấp sau bị phá để xây Artex Building. Nhìn ngược về con dốc Đồng Khởi, có thể thấy Continental, công viên Chi Lăng phía xa. Thú vị nhất là mua sách Xuân Thu rồi tạt vào Givral vừa uống càphê vừa đọc. Những buổi chiều mưa, cái thú tăng lên nhiều lần. Ngồi một mình, hay với bạn, với gia đình, Givral vẫn là nơi chốn thích hợp. Thơm lừng trong trí nhớ tôi không hẳn là mùi bánh nướng, bánh sừng bò, bánh mì ổ dài baguette, mà còn là hương càphê toả từ những phin lọc. Càphê ở đấy thơm lạ lùng, như thể nơi chốn được dựng lên để cất giữ hương càphê. Để cất giữ ký ức. Có lẽ tôi sẽ ngồi lại Givral khi Vincom khánh thành. Chưa biết sẽ cảm thấy thế nào. Mong là không thất vọng. Quốc Bảo (nhạc sĩ) 10.10: Khai trương Càphê Givral [Nguồn: http://sgtt.vn/Van-hoa/171047/Givral-thom-lung-trong-tri-nho.html] Khai trương café Givral Đồng Khởi - Lê Lợi Với người Sài Gòn, những quán quen như Givral không đơn thuần là quán cà phê, mà còn là một phần của lịch sử, một giá trị văn hóa. Cùng với bưu điện trung tâm, Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát Thành phố, khách sạn Continental, chợ Bến Thành... quán cà phê Givral lưu giữ một phần hồn của Sài Gòn - thành phố pha trộn một vẻ đẹp của phương Đông và phương Tây. Café Givral được khai sinh từ những năm 50 thế kỷ trước, nằm trong tòa nhà Eden, tọa lạc ở vị trí đắc địa của Sài Gòn (giao điểm của đường Đồng Khởi và Lê Lợi ngày nay, đối diện với quảng trường trung tâm Lam Sơn). Alain Poitier - một người Pháp sống lâu năm ở Việt Nam đã bỏ ra 8 tháng để chuẩn bị và vào cuối năm 1950, ông biến địa điểm của tiệm thuốc Tây đầu tiên ở Sài Gòn trở thành một tiệm bánh mang hương vị Pháp - Việt. Với diện tích nhỏ, café Givral lúc nào, thời nào cũng đông khách. Trước năm 1975, khách của quán là các dân biểu hạ viện, nghị sĩ thượng viện (Trụ sở họp Hạ viện Sài Gòn là Nhà hát Thành phố ngày nay), giảng viên đại học, nghệ sĩ, du khách và đông nhất là nhà báo trong và ngoài nước. Như một trung tâm văn hóa - tin tức bất thành văn, Givral trở thành điểm hẹn của các nhân vật nổi tiếng trong làng văn hóa, truyền thông: Tim Page - phóng viên ảnh chiến trường ở Việt Nam làm việc cho UPI, AP, Paris Match; Horst Faas - nhiếp ảnh gia, người nhận hai giải Pulitzer, người nổi tiếng về những hình ảnh chiến tranh Việt Nam. Nơi đây, tiểu thuyết gia người Anh - Graham Green - từng nhiều lần lui tới và đưa Givral vào cuốn tiểu thuyết lừng danh của ông "Một người Mỹ trầm lặng". Đạo diễn Phillipe Noyce khi thực hiện một trường đoạn của bộ phim "Người Mỹ trầm lặng" (2002) chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết ấy, đã quyết định thuê hẳn mặt bằng Cà phê Givral để tái hiện quang cảnh nơi đây những năm 50, 60. Sau năm 1975, nhiều du khách nước ngoài đến tham quan Sài Gòn sau khi đọc cuốn sách "Điệp viên hoàn hảo" của Larry Berman viết về nhà tình báo lỗi lạc Phạm Xuân Ẩn, đã tìm đến và ngồi lặng hàng giờ ở một góc cà phê Givral - nơi Phạm Xuân Ẩn trước 1975 từng lui tới hàng ngày, nhìn ra cửa sổ để thả tưởng tượng về quá khứ. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng từng nhiều lần ngồi thả hồn tại nơi đây… Café Givral vừa khai trương và hoạt động trở lại vào ngày 10/10. Vẫn không gian cũ tại tầng trệt lô 1 - 09 Tòa nhà Vincom Center A, 171 Đồng Khởi, quận 1, café Givral mang phong cách mới với tông màu nâu - vàng kem chiếm phần chủ đạo trong thiết kế, thể hiện sự tinh tế và sang trọng. Tại đây, nội thất gỗ mang phong cách hoài cổ với mảng tường, được Givral trang trí bởi nhiều bức tranh Sài Gòn xưa. Với ý tưởng hoài niệm có cách tân, Givral đang kỳ vọng sẽ tiếp nối được truyền thống xưa, là nơi gặp gỡ giao lưu của những người nổi tiếng, những doanh nhân, những người yêu "vị" Givral và cả những bạn trẻ yêu Sài Gòn. Quán cũng chú trọng phát triển thêm mô hình bánh tươi kết hợp cùng thức uống trong các cửa hàng sang trọng và có diện tích lớn… Sự trở lại của một quán café nổi tiếng và quen thuộc của Sài Gòn phần nào xua được nỗi buồn lo trước sự ra đi của những nơi chốn cũ chứa đựng linh hồn thành phố. Lịch sử Sài Gòn - TP HCM vẫn đang chuyển động về phía trước, sẽ tiếp tục ghi dấu những nơi chốn đặc biệt, trong đó có café Givral, vào mảng tường ký ức của đô thị xinh đẹp này. Nhân dịp khai trương café Givral Đồng Khởi, từ ngày 10 đến 20/10, Givral áp dụng chương trình giảm giá 15% trên tổng giá trị hóa đơn cho khách hàng đến sử dụng dịch vụ. Địa chỉ cửa hàng: Số L1 - 09, tầng L1, trung tâm thương mại Vincom A - 171 Đồng Khởi, quận 1, TP HCM. Minh Thư [Nguồn: http://vnexpress.net/gl/doi-song/am-thuc/2012/10/khai-truong-cafe-givral-dong-khoi-le-loi/] Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 13/Oct/2012 lúc 10:15pm |
||||
Lộ Công Mười Lăm
|
||||
IP Logged | ||||
lo cong
Senior Member Tham gia ngày: 30/Oct/2007 Đến từ: Canada Thành viên: OffLine Số bài: 2596 |
Gởi ngày: 23/Oct/2012 lúc 7:38pm | |||
|
||||
Lộ Công Mười Lăm
|
||||
IP Logged | ||||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 22946 |
Gởi ngày: 07/Nov/2012 lúc 6:16pm | |||
Cuộc sống trong con mắt người cận thị “Ở trường trung học, tôi bị cấm chỉ không được đeo kính, nên thấy cô gái nào cũng đẹp cả. Nhưng sau khi tốt nghiệp, thì tôi thất vọng biết bao!”, nhà thơ Denvich, bạn của nhà thơ Puskin đã có lần viết như thế. Denvich gặp phải tình huống trớ trêu này là do đôi mắt cận đã khiến ông "nhìn gà hóa hóa quốc". Trước tiên, những người cận thị (dĩ nhiên, chỉ khi không đeo kính) không bao giờ nhìn thấy rõ rệt những vành bao ngoài của đồ vật. Đối với họ, tất cả mọi vật đều có hình dáng hết sức lờ mờ. Một người có thị giác bình thường khi có thể phân biệt được từng lá, cành cây riêng biệt trên nền trời. Còn người cận thị thì chỉ nhìn thấy một khối màu xanh không có hình thù rõ rệt, mờ mờ ảo ảo, như một hình kỳ lạ vậy. Những người cận thị thấy bộ mặt người khác như trẻ trung hơn và quyến rũ hơn, đơn giản vì họ không thể nhìn thấy những nếp nhăn và những vết sẹo nhỏ. Đối với họ, màu da đỏ thô trở thành màu hồng mịn màng. Đôi khi chúng ta rất ngạc nhiên khi thấy người nào đó đoán tuổi người khác sai đến 10 tuổi. Chúng ta lấy làm lạ về óc thẩm mỹ kỳ quặc của anh ta, thậm trí còn thấy anh ta thiếu lịch sự, trố mắt nhìn trừng trừng vào mình. Đó là vì khi không đeo kính mà nói chuyện, anh ta hoàn toàn không nhìn thấy bạn. Trong mọi trường hợp anh ta đều không nhìn thấy những điều mà bạn cầm chắc là anh ta phải thấy. Bởi vì, trước mắt anh ta là một hình ảnh mơ hồ, không có gì đặc biệt, do đó cách một giờ sau gặp lại nhau, anh ta đã không nhận ra bạn. Những người cận thị nhận ra người khác phần lớn dựa vào giọng nói chứ không phải căn cứ vào hình dáng bên ngoài. Ban đêm, đối với người cận thị, hết thảy những vật sáng như đèn đường phố, đèn trong nhà… đều trở nên lớn vô cùng, những bóng đen mờ ảo không có hình dáng. Họ không nhận ra những chiếc ô tô phóng lại gần mà chỉ thấy hai vùng sáng chói lòa (hai đèn pha ô tô), đằng sau là một khối tối om. Bầu trời đêm đối với người cận thị cũng khác xa so với người thường. Họ chỉ có thể thấy những ngôi sao lớn nhất mà thôi. Do đó, đáng lẽ là hàng nghìn ngôi sao thì họ chỉ thấy được độ mấy trăm. Qua mắt họ, những ngôi sao ấy giống như những quả cầu sáng khổng lồ, còn mặt trăng rất to và gần, trăng lưỡi liềm thì là một hình dạng rất phức tạp, kỳ quái. Nguyên nhân của tất cả những hiện tượng trên là do sai sót trong cấu tạo của mắt người cận thị. Mắt họ quá sâu, đến nỗi những tia sáng mà nó thu được phát ra từ mỗi điểm trên vật thể không sao hội tụ được ở đúng võng mạc, mà lại hội tụ trước võng mạc. Do đó, tia sáng khi rọi tới võng mạc ở đáy mắt thì đã phân tán mất rồi, nên chỉ tạo thành một ảnh rất lờ mờ trên võng mạc. st. |
||||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
||||
IP Logged | ||||
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 23/Jan/2013 lúc 7:56pm | |||
Our History in 2
minutes
Have
you seen this?
It's
a final project by a high school student.
It's
worth watching a couple of times...... excellent!
|
||||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
||||
IP Logged | ||||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 22946 |
Gởi ngày: 31/Oct/2013 lúc 12:11pm | |||
|
||||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
||||
IP Logged | ||||
lo cong
Senior Member Tham gia ngày: 30/Oct/2007 Đến từ: Canada Thành viên: OffLine Số bài: 2596 |
Gởi ngày: 25/Mar/2015 lúc 3:38pm | |||
Tình yêu… nước mắm Nước mắm là sản phẩm lâu đời của người Việt. Trong Lịch triều hiến chương loại chí, phần Quốc dụng chí, thời Lý Thái Tổ năm 1013, theo ghi chép của Phan Huy Chú, nước mắm là một trong sáu loại thổ sản phải đóng thuế. (Thethaovanhoa.vn) - Nước mắm là sản phẩm lâu đời của người Việt. Trong Lịch triều hiến chương loại chí, phần Quốc dụng chí, thời Lý Thái Tổ năm 1013, theo ghi chép của Phan Huy Chú, nước mắm là một trong sáu loại thổ sản phải đóng thuế. Văn minh của người Việt Người Lào và Campuchia không dùng nước mắm hàng ngày, trong khi mâm cơm người Việt thường có bát nước mắm. Nước mắm Thái cũng có nguồn gốc từ Việt Nam vì khi xuất khẩu, trên nhãn hiệu thường ghi tiếng ngoại quốc (Anh, Pháp) kèm thêm hai chữ: Nước mắm. Thái Lan xuất khẩu nước mắm để phục vụ cộng đồng người Việt di tản ở nước ngoài. Sau 1975, Việt Nam bị cấm vận, nắm bắt được nhu cầu thiết yếu của người Việt xa xứ, Thái Lan đã dùng người tị nạn Việt làm nước mắm và đồ ăn Việt xuất khẩu... Theo truyền thuyết 100 trứng, Lạc Long Quân cùng 50 người con đi lấn biển, Âu Cơ dẫn 50 người con lên núi. Như vậy, 50% dân Việt xưa sống bằng ngư nghiệp. Thời chưa có kỹ thuật đông lạnh, việc cất giữ cá rất khó ở xứ nóng. Ngư dân sống hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên. Người Việt biết phơi cá thành món cá khô. Cá khô phụ thuộc vào nắng. Trời mưa lâu, cá phơi thiếu nắng sẽ mốc và thối. Mắm là giải pháp hữu hiệu cất cá lâu dài. Thời La Mã, vùng Địa Trung Hải cũng có loại mắm Garum. Nước mắm Việt Nam hoàn toàn khác với các sản phẩm mắm vùng Địa Trung Hải và vùng Đông Nam Á. Garum, pissalat (Nice-Pháp), surstromming (Thụy Điển) đều là một hình thức trữ thức ăn dài hạn, trên có lớp dầu ô-liu và ướp với lá thơm khác. Người Campuchia, Thái, Việt, Lào có nhiều món mắm. Nhưng nước mắm làm lâu công, đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật cao hơn. Khảo cứu lịch sử thời Đông Dương chứng minh nước mắm là sản phẩm đặc biệt thuần túy của người Việt. Tại hội nghị về “Nông nghiệp thuộc địa“ tổ chức vào năm 1918 ở Sài Gòn, có bài tham luận về nước mắm của tiến sĩ hóa học M.E.Rose - phụ trách Phòng Nghiên cứu hóa Viện Pasteur, đề cập đến sản xuất nước mắm ở bờ biển Việt Nam, nhận định nước mắm là một tiềm năng phát triển kinh tế ở Đông Dương. M.E.Rose cho rằng người châu Âu có cái nhìn nhận sai về nước mắm An Nam vì chưa nghiên cứu đúng hàm lượng dinh dưỡng của nước mắm. Người Pháp cho đó là sản phẩm từ cá thối, mất vệ sinh, mùi khó chịu, độc hại. Theo ông nước mắm hảo hạng thơm, chứa nhiều chất khoáng azot, đạm có lợi cho sức khỏe. Bài tham luận này có lẽ là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu về nước mắm Việt Nam. Thời đó Chính phủ bảo hộ đã mở phòng nghiên cứu chống thực phẩm giả do ông M.E.Rose phụ trách. Ông đã báo cáo việc Hoa kiều làm nước mắm giả ảnh hưởng đến chất lượng nước mắm và tiếng tăm của nước mắm Việt. Ông kiến nghị cần phải cấm nước mắm giả. Thời Đông Dương, Phú Quốc, Phan Thiết và vùng phía Bắc Trung kỳ được đánh giá là nước mắm chất lượng cao. Tiếc rằng khu vực phía Bắc Trung kỳ như Nghệ - Tĩnh do chiến tranh nên việc đánh cá gặp khó khăn ngưng phát triển, dù trước đó là nơi sản xuất nước mắm nhiều hơn Phú Quốc. Thời đó ở cửa Hội, đã có đội thương thuyền buôn nước mắm và nông sản của thương gia Trần Văn Thuyên (1874-1956). Theo thống kê của M.E.Rose năm 1918: Đảo Phú Quốc khoảng 1.100.000 lít, bờ biển Nam kỳ 400.000 lít, miền Trung từ Phan Thiết đến Nha Trang 24.000.000 lít, khu vực phía Bắc Trung kỳ 5.000.000 lít. “Tình yêu” nước mắm toàn cầu Nước mắm hiện diện trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Xưa, nhiều gia đình Việt chỉ ăn cơm rưới tí nước mắm với đĩa rau. Chuyện “cá gỗ“ là một minh chứng sống động về sự mật thiết của nước mắm với bữa cơm. Chàng học trò nghèo xứ Nghệ học giỏi, ra kinh kỳ thi chỉ mang theo con cá gỗ làm giả giống con cá chép. Đến nhà trọ cậu giở con cá ra xin nước mắm chấm cá, thực tình xin nước mắm để ăn cơm. Ăn xong cậu ta lại gói con cá vào tờ giấy. Nước mắm vốn rẻ tiền nên xin chút không thấy ngại. Sau cậu đỗ đạt, nhà chủ mừng lắm ra đón, xin lại con cá gỗ treo trong nhà để dạy con cái phải biết hiếu học. Theo lời kể của một số nhà truyền giáo, khoảng năm 1775-1790, khi Việt Nam nội chiến, một số đội quân bị kẹt ở Sài Gòn thèm nước mắm, do việc cung cấp nước mắm bị ngưng ở Bình Thuận. Chiến tranh thế giới thứ nhất, chính quyền Pháp tuyển lính lê dương ở các thuộc địa sang Pháp lao động và tham chiến dưới danh nghĩa “bảo vệ Tổ quốc“. Chính phủ Pháp đã thăm dò nguyện vọng lính nhằm tìm cách đáp ứng nhu cầu với hy vọng có đội quân trung thành xả thân vì mẫu quốc. Những người lính Việt xuất thân từ nông dân nghèo, chân chất, không bao giờ biết đến cao lương mỹ vị ngoài... nước mắm. Người Việt, lai Việt sinh sống lâu ở nước ngoài vẫn giữ thói quen dùng nước mắm, nên gọi đùa “Tây nước mắm“. Nguyện vọng đầu tiên của đại đa số lính thợ An Nam là nước mắm đã gây bất ngờ cho Toàn quyền Đông Dương khi thấy đội quân “nông dân“ không đòi hỏi gì cao sang. Để lấy lòng lính gốc Việt, năm 1915, Thống đốc Nam Kỳ đã chuyển nước mắm hảo hạng đưa qua châu Âu. Ngày 21/12/1916, Toàn quyền Đông Dương ký sắc lệnh cho phép sản xuất nước mắm vì trước đó bị xếp là thức ăn mất vệ sinh, hôi thối. Năm 1939, nước mắm Vạn Vân nổi tiếng (của gia đình nhạc sĩ Đoàn Chuẩn) bắt đầu xuất khẩu chính thức qua Pháp. Ký ức, từ điển Pháp và ý thức bảo hộ thương hiệu Nước mắm có mùi rất nặng nên nhiều người nước ngoài không thích. Nhưng ai đã quen mùi nước mắm thì thành nghiện. Một số người Pháp, Mỹ từng ở Việt Nam trở về nhớ mùi nước mắm. Nhà thơ Mỹ Bruce Weigl từng đi lính ở Việt Nam đã nhận mình là “đại sứ nước mắm“. Ông thường cho nước mắm vào món ăn được bạn bè khen ngon. Khi trở về Mỹ, ông thèm nước mắm quá, lúc đó nước mắm Việt Nam chưa được xuất khẩu. Ông loay hoay tự làm nước mắm trong sân. Mùi nước mắm đã làm cảnh sát sục đến nhà. Thời chiến tranh, ngoài Bắc, nước mắm mậu dịch phân phối sặc mùi muối được gọi đùa là nước mắm “đại dương“ (tức là pha toàn nước muối). Mẹ tôi từng buôn bán nước mắm, quen ăn nước mắm nhĩ và biết kỹ thuật làm nước mắm. Trên cái lan can nhỏ bé đường Bà Triệu, Hà Nội, mẹ tôi phải tự làm nước mắm cho gia đình nên mùi nước mắm bốc lên ngạt ngào giữa trưa Hè nóng nực. Trong chiến tranh gian khổ càng thấy khâm phục các bà mẹ Việt Nam tần tảo, giỏi giang. Nước mắm đã tham gia giúp người Việt trải qua được đói nghèo trong các cuộc chiến tranh kéo dài. Cơm gạo mới rưới tí nước mắm với hành mỡ chiên vô cùng hấp dẫn. Ngày nay, sản phẩm nước mắm Việt đã được thế giới biết đến. Kỹ thuật nước mắm Việt Nam đã đi sang châu Phi như Senegal, Ghana… theo chương trình phát triển nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo của FAO. Trung tâm Nghiên cứu khoa học ở Madagascar đã nghiên cứu lợi ích áp dụng kỹ thuật nước mắm Việt Nam do hàm lượng đạm động vật cộng với hàm lượng đạm trong cơm sẽ tăng thêm chất đạm trong bữa ăn và là thức ăn giữ được lâu ở một số nước nghèo châu Phi. Nước mắm giờ đây đã có mặt ở nhiều siêu thị lớn bên châu Âu và ở Mỹ, Canada - nơi có nhiều người Việt. Nước mắm Phú Quốc, Phan Thiết đã được Pháp công nhận thương hiệu. Tháng 8/2013, nước mắm Phú Quốc vinh dự được Liên minh châu Âu (EU) chính thức bảo hộ. Đây là sản phẩm đầu tiên, duy nhất hiện nay của Việt Nam và Đông Nam Á nhận được sự bảo hộ này. Cùng áo dài, bánh chưng, phở, nem, nước mắm đã được đưa vào từ điển Pháp và được biết như một danh từ có tính quốc tế, một trong những thế mạnh ẩm thực Việt Nam được thế giới ghi nhận. TS văn học Trần Thu Dung (Paris) Thể thao & Văn hóa Cuối tuần |
||||
Lộ Công Mười Lăm
|
||||
IP Logged | ||||
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 23/Jan/2017 lúc 1:59am | |||
Mâm Cỗ Tết Truyền Thống Ba Miền Khác Nhau Như Thế Nào?Không chỉ là những món ngon cho gia đình sum họp mà mâm cỗ Tết còn thể hiện sự tưởng nhớ, lòng biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên.Mâm cỗ Tết miền Bắc
Theo truyền thống, mâm cỗ Tết ở miền Bắc
thường gồm bốn bát và bốn đĩa, tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn
phương. Thứ tự thưởng thức các món cũng rất được người miền Bắc chú
trọng, không thể qua loa, lộn xộn. Theo đúng trình tự thì các món bày
trên đĩa sẽ được dùng trước, thường là nhắm với rượu và ăn chung với xôi
sau đó mới đến các món bày trong bát.
Mâm cỗ Tết truyền thống của người miền Bắc.
Bốn đĩa gồm: đĩa thịt gà, đĩa thịt lợn, đĩa giò lụa và đĩa chả quế; Đặc
biệt, trên mâm cỗ phải luôn có một đĩa xôi gấc để mong ước nhiều điều
may mắn trong năm mới.
Giò lụa tưởng chừng đơn thuần nhưng lại là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm Tết.
Bốn bát gồm: bát chân giò hầm măng, bát bóng thả, bát miến dong và bát
mọc nấm thả. Canh chân giò hầm măng phải được nấu bằng thứ chân giò đủ
nạc đủ mỡ cùng với măng lưỡi lợn phơi khô. Giữa bát canh có một miếng
thịt ba chỉ được cắt vuông vức, khía làm tư để khi ninh nhừ thịt sẽ nứt
ra thành bốn góc. Hành tươi được thả vào nồi canh trần chín sau đó vớt
ra vắt lên trên miếng thịt để điểm xuyết như bông hoa xanh tươi mát
trong bát canh.
Canh măng
Với những gia đình
khá giả, giàu có thì bốn bát, bốn đĩa được biến tấu thành sáu bát, sáu
đĩa hoặc tám bát, tám đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Bốn bát
thêm gồm bát su hào thái chỉ ninh kỹ, bát chim câu hầm nguyên con, bát
gà tần hoặc bào ngư hay vi cá hầm. Bốn đĩa thêm gồm đĩa thịt đông, đĩa
giò thủ, đĩa nem rán và đĩa nộm su hào, đĩa nộm rau cần, cuốn diếp hay
cuốn bỗng.
Đĩa nem rán, món ăn không thể thiếu trong dịp bữa cơm Tết miền Bắc
Ngoài ra, mâm cỗ Tết ở miền Bắc không thể thiếu được bánh chưng ăn kèm với hành muối cũng như đĩa dưa chua để chống ngấy.
Hành muối là món giải ngấy không thể thiếu trong mâm cơm
Ngày nay, cỗ Tết miền Bắc vẫn giữ trong mình những nét cổ truyền, đậm đà
bản sắc dân tộc nhưng cũng dần dà mang hơi thở hiện đại với nhiều món
ăn mới lạ, đặc sắc du nhập từ các vùng miền khác để làm phong phú hơn
bữa cơm ngày đoàn tụ. Đồ tráng miệng ngày Tết ở miền Bắc cũng cầu kỳ với
các loại mứt sen, mứt quất, mứt gừng, chè kho... Sau khi dùng bữa xong,
cả nhà thư tha ngồi nhâm nhi chén trà ngon với miếng mứt thơm thảo mới
thấy ý nghĩa trọn vẹn của ngày sum vầy.
Mâm cỗ Tết miền Trung
Miền Trung nằm giữa hai đầu đất nước
với khí hậu quanh năm khắc nghiệt nên mâm cỗ của người miền Trung chăm
chút và chú ý nhiều hơn đến khả năng bảo quản, tuy nhiên vẫn có những
món nước và món mặn theo truyền thống.
Món nước thường có giò heo hầm, cá đồng nấu ám, gà tiềm hạt sen, canh
hoa kim châm nấu với miến, tôm và thịt heo. Món mặn thường có nem chả,
gà rô ti, tôm rim với thịt heo kho tàu, cuốn ram, thịt heo luộc, thịt gà
xé phay, các thứ rau củ quả hay măng khô xào với lòng mề gà hoặc tôm và
thịt heo. Ngoài ra còn có các món khô như: nem, tré, thịt heo hay thịt
bò ngâm nước mắm, bánh tét cắt lát hoặc bánh chưng ăn kèm với dưa món.
Dưa món cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm Tết miền Trung, cũng như dưa hành của người miền Bắc
Mâm cỗ Tết miền Trung cũng rất nhiều món ăn đặc sắc với cách chế biến
phong phú nhưng hầu hết đều là các món mặn, đậm đà gia vị để bảo quản
được lâu: nem lụi, bò nướng sả ớt, heo quay, gà quay, bò nấu thưng, củ
cải kho nạc heo, thịt nạc rim, hon... Ngoài ra, mâm cỗ Tết ở đây còn có
các món như thịt bò, thịt heo ngâm nước mắm.
Miền Trung còn là nơi nổi bật với thói quen “cuốn” nên trong mâm cỗ
không thể thiếu các món bánh tráng, rau sống cuốn. Bên cạnh đó còn có
các món trộn như: thịt gà trộn rau răm, vả trộn, măng trộn, mít trộn làm
khai vị.
Đồ ngọt tráng miệng của người miền Trung cũng có đủ các loại mứt: mứt
gừng, mứt me, mứt quất, mứt sen, các loại bánh ngũ sắc, bánh phục linh,
bánh sen tán, bánh in bột nếp, các loại bánh đậu xanh nhuộm màu nặn theo
hình trái cây, kết thành nhánh cây... rất nghệ thuật. Các loại bánh mứt
ngọt đậm, được sấy kỹ nên có thể dùng ăn dần đến cả tháng vẫn không bị
hỏng.
Bánh đậu xanh trái cây rực rỡ sắc màu đặc trưng của người Huế
Mâm cỗ Tết miền Nam
Trái ngược với thời tiết giá rét của miền
Bắc, miền Nam vào Tết không khí vẫn còn vương nắng nóng. Với đặc thù
nhiều sản vật trù phú, cây trái sum suê nên cỗ Tết ở đây có phần phong
phú và ít nặng nề về nghi thức, kỹ lưỡng như của miền Bắc. Trên thực tế
mâm cỗ Tết phương Nam thể hiện đậm nét văn hóa mộc mạc, không cầu kỳ
trong chế biến và bày biện, sử dụng nhiều nguyên liệu từ tự nhiên hơn là
nuôi trồng.
Các món nguội chiếm đa số trong mâm cỗ Tết của người Nam. Cỗ có bánh tét
đi kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm; thịt heo và trứng vịt kho nước dừa
ăn với dưa giá hay kiệu chua, thịt heo luộc chấm nước mắm, giò heo
nhồi, lạp xưởng tươi, gỏi bì heo cuốn, chả giò, gỏi tôm thịt ngó sen,
tôm khô củ kiệu, phá lấu, canh măng (được nấu bằng măng tươi chứ không
phải măng khô như miền Bắc)…
Tai heo ngâm giấm cũng là món ăn đặc trưng trong mâm cỗ của người miền Nam
Đặc biệt, đối với người Nam, hai món: thịt kho Tàu và canh khổ qua nhồi
thịt là những món ăn không thể thiếu trong bất cứ nhà nào. Người dân Nam
Bộ nấu món này làm cỗ Tết với ý nghĩa cầu mong cho cơ cực của năm cũ
qua đi (khổ qua nghĩa là sự khổ trôi qua) và chào đón năm mới tốt đẹp
hơn. Món thịt kho Tàu lại có ý nghĩa thể hiện sự cầu mong cho luôn có
nước ngọt tẩy rửa nước mặn đồng chua để mùa màng được xanh tốt.
Khổ qua là món ăn đại diện cho mong ước một năm mới hanh thông
Thịt heo và trứng kho nước dừa ăn kèm với dưa giá và kiệu chua…
Một điểm khác biệt nữa giữa mâm cỗ Tết miền Nam với mâm cỗ Tết miền Bắc
chính là bánh tét. Bánh tét miền Nam rất đa dạng cả về hương vị lẫn màu
sắc. Mỗi loại bánh tét lại có cách kết hợp nguyên liệu, tạo hình và màu
sắc khác nhau. Đó có thể là đòn bánh tét có phần nếp bên ngoài trộn lẫn
với dừa nạo, đậu đen, lá cẩm, lá dứa….để cho ra đời những mẻ bánh với
màu sắc bắt mắt. Các loại nhân bên trong đòn bánh tét cũng vô cùng phong
phú từ nhân đậu xanh với mỡ truyền thống, đến nhân chuối, nhân thập
cẩm, nhân đậu xanh trứng muối… Có khi đòn bánh tét còn được người làm
bánh tạo dáng để khi cắt ra có thể trưng bày thành hình hoa mai, chữ
Thọ, chữ Phúc….
Các loại bánh mứt ở miền Nam cũng rất phong phú: mứt dừa, mứt me, mứt
mãng cầu, gừng dẻo, thèo lèo, kẹo chuối... với vị ngọt đặc trưng phần.
So với 2 miền còn lại, các loại mứt miền Nam hơn hẳn về loại và sự phong
phú.
Ngày nay, cuộc sống bộn bề nên mâm cỗ dường như không còn
giữ được vẻ truyền thống thuần túy mà giao thoa nhiều nét hiện đại. Tuy
nhiên dù thế nào, những nét cơ bản nhất như bánh chưng, bánh tét, thịt
kho, canh măng... vẫn được giữ nguyên theo đúng nét truyền thống.
st.
|
||||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
||||
IP Logged | ||||
<< phần trước Trang of 5 |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |