Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Lịch Sử - Nhân Văn | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn |
Chủ đề: LỊCH SỬ VIỆT NAM | |
<< phần trước Trang of 11 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | |||
lo cong
Senior Member Tham gia ngày: 30/Oct/2007 Đến từ: Canada Thành viên: OffLine Số bài: 2596 |
Gởi ngày: 28/Oct/2013 lúc 9:25am | |||
Cuộc đời bi thương của Hoàng thái tử triều NguyễnHoàng thái tử Bảo Long từng bị giám sát chặt chẽ khi đi học, tham gia quân đội trong tuyệt vọng và qua đời lặng lẽ tại Pháp.
Vua Bảo Đại đã tuyên bố thoái vị từ năm 1945, nhưng cho đến giữa thập niên 1950, mong muốn và tính toán cho việc đưa Hoàng thái tử Bảo Long (sinh năm 1936) lên ngôi chấp chính vẫn còn âm ỉ. Trên đất Pháp, Bảo Long được chăm chút chuyện học hành, chăm sóc bảo vệ theo tiêu chuẩn của một ông hoàng. Th ế nhưng, khác với Bảo Đại, Bảo Long đã tự quăng quật trong khó khăn, luôn cố gắng thoát khỏi bóng dáng chiếc áo bào Vương gia.
Năm 1948, sau khi sang Pháp, bà Nam Phương quyết định cho Bảo Long vào học trường Roches. Đây là một trường đứng đắn, kỷ luật rất nghiêm khắc, được nhà thờ Công giáo bảo trợ. Bà rất hiểu tính nết bướng bỉnh khó bảo của con trai, hy vọng học trường này con bà sẽ trở nên thuần thục hơn.
Bảo Long cố gắng khép mình vào kỷ luật học đường, song tước vị hoàng tử kế nghiệp cũng cho cậu được hưởng một số đặc quyền: mỗi buổi sáng cậu ta được tắm nước nóng trong khi các bạn cùng lớp phải tắm nước lạnh. Khẩu phần bữa tối cũng được ưu tiên: được chia nhiều thức ăn hơn, nhiều chocolate hơn. Cậu ta còn đem chia bớt cho các bạn.
Bảo Long thông minh, sáng dạ, nhanh chóng hoà nhập với tập thể, giỏi văn chương, ngôn ngữ, cả từ ngữ như tiếng Hy Lạp cổ. Ngược lại về toán và các khoa học tự nhiên thì kết quả bình thường, tuy nhiên, cũng nhiều lần đứng hàng đầu trong bảng tổng xếp hạng.
Thời gian đầu, các thầy cô giáo và bạn học lúng túng không biết xưng hô thế nào cho phải với tước vị cao quý của Bảo Long. Cuối cùng ông hiệu trưởng chọn tên… Philippe để đặt cho cậu. Philippe có nguồn gốc Hy Lạp “hyppos”, có nghĩa là ngựa. Bảo Long vốn mê cưỡi ngựa. Được hỏi ý kiến, Bảo Long về hỏi lại mẹ, cuối cùng cả hai đều đồng ý.
Bảo Long chỉ có ba người bạn thật sự gọi là thân thiết. Ông thích thể thao, biết chơi nhiều môn. Đây cũng là đặc thù của nhà trường. Phần lớn các buổi chiều đều dành cho hoạt động thể thao. Sinh hoạt lớp có trưởng lớp điều khiển, được gọi là “đội trưởng”. Bảo Long được lòng bạn bè nên từ lớp đệ nhị bậc trung học ông được chỉ định làm trưởng lớp.
17 tuổi, Bảo Long đỗ tú tài triết học, nhưng vẫn luôn luôn có cảnh binh đi kèm. Sau này Bảo Long kể lại: “Tôi phải sống ngăn cách với thế giới xung quanh, có cảnh binh bảo vệ, mặc dù ở Cannes là cả một thế giới ăn chơi, có ôtô sang trọng, có máy bay riêng, có gia nhân đầy tớ. Tóm lại tôi không biểu sao người ta lại bắt tôi sống trong ký túc xá trường trung học Roches, kỷ luật khắt khe, thiếu thốn mọi thứ. Sau này tôi mới hiểu, chính mẹ tôi muốn tránh cho tôi khỏi bị nuông chiều quá, tránh cuộc sống phóng đãng như cha tôi, một lối sống đã gây cho bà nhiều đau khổ”.
Dù sao, ông cũng được bố tặng một chiếc ôtô làm quà sinh nhật, tuy còn thiếu nửa năm nữa mới đến tuổi cầm tay lái. Trên chiếc thuyền cha ông mới mua, neo ở Monte Carlo, ở đó một thanh tra cảnh sát đã chuẩn bị sẵn chờ ông đến là trao giấy phép đặc cách, dành cho con trai Hoàng đế An Nam do nước cộng hoà Pháp bảo trợ.
Đó là một chiếc xe đẹp và dài, nổi tiếng thanh lịch, động cơ mang nhãn hiệu Jaguar XK 120. Vừa ra khỏi cảng, xe đã đâm vào sườn một chiếc xe đi ngược chiều. Bảo Long khi đó chưa biết lái xe, chưa qua một lớp học lái, chỉ trông vào thực hành. Trong hai năm, ông gây ra mười hai vụ tai nạn. May là không nghiêm trọng cho cả hai bên.
Mỗi lần cầm tay lái chiếc xe tốc độ cao, ông phải cố kiềm chế để xe đi với vận tốc trung bình. Đám cảnh sát hò hét hết hơi để chạy theo, nhiều khi phải mượn chiếc xe 203 c ủa cha ông mới đuổi kịp. Sau vụ âm mưu bắt cóc, cảnh sát vẫn giám sát chặt chẽ hành trạng của Bảo Long.
Thường chỉ có một nhân viên được phân công luôn luôn kèm sát thái tử để bảo vệ. Đó là thanh tra Tổng nha tình báo Chabrier. Ông ngủ luôn ở phòng liền kề, thông với phòng ngủ của Bảo Long, có thể nhanh chóng can thiệp khi có chuyện. Hàng ngày, ông theo B ảo Long đến trường, chiếm một chỗ ngồi cuối lớp nhưng không phải để nghe giảng bài mà chỉ chăm chăm theo dõi nhất cử nhất động của thái tử.
Ban đầu, các bạn học ngạc nhiên thấy hôm nào cũng có một người lớn tuổi có mặt trong lớp nhưng cũng quen dần. Mỗi khi Bảo Long ra ngoài, dù trên máy bay hay xe lửa, Chabrier luôn luôn đi bên cạnh. Những hôm Bảo Long lái xe đi chơi xa, người ta thấy ông ghì chặt tay lái chiếc xe 203 bám theo xe của Bảo Long. Nhưng khi ông về nghỉ với gia đình ở Paris, Cannes hay Valberg, thì lập tức đã có cảnh sát địa phương thay thế.
Đỗ tú tài xong, Bảo Long ghi tên học dự thính cả hai trường một lúc: trường Hành chính và trường Luật. Thế rồi, đột nhiên Bảo Long muốn từ bỏ cuộc sống được chiều chuộng quá mức, có nhiều xe ôtô sang trọng, kể cả các thanh tra Tổng nha tình báo chăm chú bảo vệ mình để xin đứng vào hàng ngũ chiến đấu.
Ông cho cha ông biết ý định từ bỏ vai trò kế vị ngôi báu mà người ta giao cho ông từ khi chào đời và muốn trở về nước, theo học trường võ bị Đà Lạt mới thành lập để trở thành sĩ quan quân đội quốc gia (của chính phủ Bảo Đại làm quốc trưởng bù nhìn).
Bất ngờ trước ý định của con trai, cựu hoàng Bảo Đại ban đầu chối từ vì ông không muốn con trai ông làm vật hy sinh. Thấy Bảo Long tha thiết theo đuổi binh nghiệp hơn là làm chính trị, Bảo Đại cho con vào học trường võ bị Saint Cyr, có tiếng hơn và… an toàn hơn. Ngoài ra ông thường nói: “Làm gì có giải pháp Bảo Đại mà chỉ có một giải pháp của người Pháp mà thôi!”. Trong lòng bực bội nhưng Bảo Long tuân lệnh cha, không trở lại Việt Nam .
Bảo Long bình thản chịu đựng cuộc sống khắc khổ trong quân ngũ, chan hoà với 27 bạn đồng ngũ chung chạ trong một phòng. Ông có thể rời bỏ trường bất kỳ lúc nào ông muốn nhưng ông ở lại, kiêu hãnh trong bộ quân phục áo đỏ, mũ chùm lông, đặc trưng của học sinh quân Saint-Cyr. Ông tham gia cuộc diễu binh ngày Quốc khánh Phá p 14/7/1955 , đi qua quảng trường Champs Elysées, ông đi ở hàng cuối của tiểu đoàn vì vóc dáng bé nhỏ.
Bảo Long rất ít giống cha. Trong khi vẫn nói ông quyến luyến và khâm phục cha nhưng ông hết sức cố gắng để không giống cha. Tất cả những gì là kiêu căng, hợm hĩnh và tự mãn đều xa lạ đối với ông. Tính tình Bảo Long hướng về cái bi thảm còn cha ông, ngược lại, ham chơi, thích hưởng lạc.
Cuối năm 1956, sau hai năm học ông phải chọn một trường thực hành Năm học thực hành kết thúc, xa Saumur, xa bầy ngựa, ông nghĩ đến… cái chết. Một cái chết nhanh chóng, nếu có thể, phải là cái chết vẻ vang. Ông không vượt qua được nỗi đau mất nước và quên đi thất bại thảm hại của cha ông.
Chàng thanh niên kế vị triều Nguyễn quyết định dứt khoát, tìm đến cái chết để khỏi phải đau khổ, chấm dứt chuỗi thất bại và bơ vơ trong thời niên thiếu của mình. Thay vì tự tử ông xin chuyển sang đội quân lê dương để đi chiến đấu ở Algerie. Ông nghĩ đó là cách chắc chắn nhất để không bao giờ phải nghĩ lại nữa và tự kết liễu đời mình nhanh nhất. Phải gần 3 tháng sau, ông mới nhận được công văn chấp thuận của Bộ chiến tranh, trong khi ở Sài Gòn người ta đem hình nộm và ảnh chân dung của cha ông ra đốt và làm nhục.
Khi biết quyết định của con, Bảo Đại cũng như Nam Phương “tôn trọng ý nguyện của con” không tìm cách làm thay đổi sự lựa chọn của con, tránh không gợi vấn đề và giữ im lặng, không bộc lộ cơn xúc động trước mặt con.
10 năm phục vụ ở Algerie đã để lại trong ông một dư vị cay đắng. Đạo quân ông đã lầm lạc phục vụ suốt 10 năm, không để lại cho ông một kỷ niệm nào tốt đẹp. Ông đã mất thăng bằng về tinh thần và ngày một tuyệt vọng.
Sau đó, Bảo Long rời quân đội làm việc trong một chi nhánh ngân hàng có hội sở giao dịch khá to và đẹp trên đại lộ Opéra. Ông là người có tài, có kinh nghiệm dày dạn trong việc làm cho tiền của mẹ ông sinh sôi. Ông phụ trách công việc đầu tư tiền của khách hàng ra nước ngoài, đem lại lợi ích cho họ.
Đến giờ ăn trưa, ông cũng dừng lại trước một quầy hàng có mái che rồi bước vào mua một bánh mì kẹp thịt như tất cả mọi người. Trái với cha, ôngkhá giàu có. Từ văn phòng ngân hàng, ông quản lý tài sản thừa kế của mẹ, quan tâm đến việc sinh lợi, giữ được đôi chút ổn định sau bao nhiêu bão tố.
Ông sống trong một căn hộ đẹp ở đường Marais. Chưa bao giờ lập gia đình, ông cũng không có con cái. Ông luôn luôn day dứt vì cuộc sống lưu vong. Cuộc sống nhiều tai tiếng của bố, những tranh chấp kiện tụng giữa hai cha con chia nhau báu vật khiến tâm trạng ông lúc nào cũng u uất, buồn phiền.
Trong đám tang Bảo Đại, Bảo Long đứng ở bên linh cữu. Nhưng khi tang lễ kết thúc, trong lúc tiếng đàn ống lớn của nhà thờ vang lên, ông không đi theo cùng đoàn tang như truyền thống đòi hỏi. Bảo Long, gần như không muốn mọi người nhìn thấy, kín đáo bước ra khỏi nhà thờ bằng một cửa ngách. Cộng đồng người ở Paris không biết gì mấy về một ông hoàng bí ẩn, giữ kẽ.
Ông qua đời ngày 28/7/2007 tại Bệnh viện Sens (Pháp), lễ an táng được tổ chức vào ngày 2/8/2007, chỉ bao gồm những người thân thích của gia đình.
Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 28/Oct/2013 lúc 9:32am |
||||
Lộ Công Mười Lăm
|
||||
IP Logged | ||||
lo cong
Senior Member Tham gia ngày: 30/Oct/2007 Đến từ: Canada Thành viên: OffLine Số bài: 2596 |
Gởi ngày: 11/Sep/2014 lúc 10:04pm | |||
|
||||
Lộ Công Mười Lăm
|
||||
IP Logged | ||||
lo cong
Senior Member Tham gia ngày: 30/Oct/2007 Đến từ: Canada Thành viên: OffLine Số bài: 2596 |
Gởi ngày: 09/Nov/2014 lúc 5:37pm | |||
|
||||
Lộ Công Mười Lăm
|
||||
IP Logged | ||||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23170 |
Gởi ngày: 14/Nov/2014 lúc 2:11am | |||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
||||
IP Logged | ||||
lo cong
Senior Member Tham gia ngày: 30/Oct/2007 Đến từ: Canada Thành viên: OffLine Số bài: 2596 |
Gởi ngày: 06/Feb/2015 lúc 10:45pm | |||
Ảnh độc chuyến công du nước Pháp của vua Khải Định - Chuyện đời xưa -
|
||||
Lộ Công Mười Lăm
|
||||
IP Logged | ||||
lo cong
Senior Member Tham gia ngày: 30/Oct/2007 Đến từ: Canada Thành viên: OffLine Số bài: 2596 |
Gởi ngày: 03/Apr/2015 lúc 10:15pm | |||
Sự trở về của cô gái Pháp mang dòng máu vua Hàm Nghi ------------------------------------------------------- Amandine Dabat tại buổi trò chuyện tại TP.HCM Một câu chuyện kì lạ khác về vua Hàm Nghi vừa làm ngỡ ngàng người Sài Gòn, khi một nữ trí thức trẻ người pháp trở về nhận là hậu duệ của ông và cho biết đang làm luận án tiến sĩ lịch sử nghệ thuật về chính bậc tiền nhân của mình... Hàm Nghi là vị hoàng đế có số phận kì lạ, từ chuyện ông được chọn lên ngôi, truyền hịch Cần Vương chống pháp, bị bắt lưu đày biệt xứ, từ chối học tiếng Pháp và cả việc ông vẽ hàng trăm bức tranh mà mãi sau này mới được biết đến. Sống lại hình ảnh tuổi trẻ vua Hàm Nghi trong mắt cô cháu gái Nữ trí thức trẻ ấy có gương mặt xinh đẹp, thanh tú rất Pháp và cái tên cũng hoàn toàn Pháp: Amandine Dabat, sinh năm 1987 ở Paris, tốt nghiệp cử nhân Việt Nam học tại Pháp năm 2012. Vẻ đẹp rạng rỡ, phong cách ứng xử tinh tế và diễn ngôn lưu loát của cô làm dịu đi cái nắng xuân oi bức Sài Gòn tháng 3.2015. Điều gây ngạc nhiên cho mọi người là cô lại mang trong mình dòng máu của vị hoàng đế yêu nước Hàm Nghi, mà theo cách gọi của người Pháp thời thuộc địa là “ông hoàng An Nam”. Bằng kiến văn sâu sắc và khách quan, cô đã giúp làm sáng tỏ thêm nhiều điều bất ngờ thú vị về ông vua có tâm hồn nghệ sĩ. Lịch sử cho biết, Hàm Nghi tên huý Nguyễn Phúc Ưng Lịch là hoàng đế thứ 8 của triều đình nhà Nguyễn, do phái chủ chiến mà đứng đầu là hai đại thần Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường dựng lên làm vua khi ông mới 13 tuổi. Là con thứ 5 của Kiên Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn, ông là một trong ba vị vua là ba anh em ruột được sinh trưởng trong cùng một gia đình hoàng tộc: Kiến Phúc, Hàm Nghi và Đồng Khánh. Ông cũng là một trong ba vị vua nhà Nguyễn được lịch sử tôn vinh yêu nước chống giặc Pháp xâm lược: Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân. Và sau ba năm phất cờ khởi nghĩa Cần Vương, ông bị kẻ phản bội chỉ điểm và bị thực dân Pháp bắt xuống tàu đày sang an trí tận thủ đô Alger của Algeria năm 1888. Bị giam lỏng xứ người xa xôi, sống buồn tủi trong ngôi biệt thự Rừng Thông (Villa des Pins, thuộc làng El Biar), cựu hoàng trẻ tuổi vẫn giữ cách ăn mặc, sinh hoạt của người Việt, từ chối học tiếng Pháp, vì ông cho đó là ngôn ngữ của kẻ thù xâm lược Tổ quốc mình. Tuy nhiên, cuối cùng nhận thấy người Pháp ở Algeria tỏ ra tử tế hơn người Pháp ở Việt Nam và cũng do nhu cầu giao tiếp , nên ông dần học và nói, viết rành tiếng Pháp. Đến năm 1904, Hàm Nghi đã kết hôn với bà Marcelle Laloe ở Alger và lần lượt sinh hạ ba người con: hai công chúa Như Mai, Như Lý và hoàng tử Minh Đức. Trong đó, công chúa Như Lý (hoặc Như Luân, 1908 - 2005) từng tốt nghiệp tiến sĩ y khoa và lập gia đình với công tước Frangois Barthomivat de la Besse, mà cô Amandine Dabat là cháu đời thứ 4; cũng có nghĩa Amandine là hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi. Đây không phải là chuyến trở về Việt Nam đầu tiên của Amandine Dabat, nhưng là lần đầu cô có buổi trò chuyện trước hàng trăm người tại Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM, lại nói về cuộc đời kì lạ của một người thân thích của mình là hoàng đế - nghệ sĩ Hàm Nghi. Điều đó gây xúc động trong từng lời nói của nữ trí thức trẻ này và xúc động cả người nghe đông đảo khán phòng. Hình ảnh vị vua yêu nước trẻ tuổi có số phận đặc biệt từ hơn một trăm năm trước như sống lại trong mỗi ánh mắt, cử chỉ thông minh của người chắt ngoại xa lạ mà dễ gần của ông. Mọi người bắt gặp phía trong hình hài rất Pháp của cô gái trẻ là một tâm hồn rất Việt, với tinh thần tự tôn về tổ tiên và tình yêu cháy bỏng đối với di sản yêu nước và nghệ thuật mà cụ tổ là hoàng đế Hàm Nghi để lại. Amandine Dabat cho biết, cô càng nghiên cứu kho sử liệu gia đình thì càng tự hào vì trong mình có dòng máu của vị vua người Việt Nam yêu nước, một nghệ sĩ có cuộc đời thật kì lạ. Khi bị lưu đày tại Algeria, vua Hàm Nghi vẫn bị người Pháp cho rằng có thể quay về Việt Nam làm vua và xem ông như một quân bài dự bị chiến lược. Cả người quản gia cũng là nhân viên an ninh theo dõi nhà vua và đã làm báo cáo nhiều trang gửi chính quyền thực dân. Thư từ hoàn toàn bị kiểm soát và chỉ một số ít đến được tay của nhà vua. Hàm Nghi là một trong hai hoạ sĩ Việt Nam đầu tiên theo phong cách phương Tây Đối với thế giới nghệ thuật, cựu hoàng Hàm Nghi với nghệ danh Tử Xuân ký dưới các bức tranh, là một hoạ sĩ đích thực với niềm đam mê hội hoạ lớn lao và có thành tựu, chứ ông không chỉ đơn giản dùng tranh để khuây khoả những năm tháng bị đày ải biệt xứ. “Thực sự lúc đầu tôi nghĩ rằng ông vẽ như một cách để tìm niềm vui. Nhưng qua tư liệu cho thấy, khi đã khởi đầu thì ông đam mê vẽ cả ngày, vẽ như một hoạ sĩ thực sự. Và theo tôi, ông đã trở thành hoạ sĩ một cách tự nhiên”. Amandine Dabat cũng nói rằng, nhà vua đã vượt ra khỏi sự giam lỏng của chính quyền thực dân Pháp để tìm đến với nghệ thuật như một cách bày tỏ nỗi nhớ cố hương đang chìm trong bóng giặc. Tác phẩm của ông không bộc lộ quan điểm chính trị. Hành trình đến với nghệ thuật của cựu hoàng Hàm Nghi cũng khá đặc biệt. Ông vốn không tỏ ra có năng khiếu mỹ thuật. Vào năm 1899, từ Alger ông sang Paris và thích thú khi xem một cuộc triển lãm của danh họa Paul Gauguin, từ đó khơi lên trong ông ngọn lửa tình yêu hội họa. Và cũng từ đó ông dần đắm chìm trong sắc màu. Tranh của ông chịu ảnh hưởng của trường phái ấn tượng của nước Pháp và châu Âu. Người gần gũi dạy vẽ trực tiếp cho ông 15 năm là hoạ sĩ Pháp Marius Reynaud sống ở Algeria. Ngoài ra, Hàm Nghi cũng từng “thọ giáo” nhà điêu khắc vĩ đại nhất nước Pháp August Rodin, mà tại cuộc triển lãm năm 1979, trong phần Rodin với vùng Viễn Đông có xác thực điều này. Nhờ những chuyến du hành hạn chế sang Pháp và trên đất nước Algeria mà ông đã vẽ nhiều bức phong cảnh, tĩnh vật và điêu khắc một số tượng chân dung bằng đồng, thạch cao. Tranh tượng của Hàm Nghi dùng bút pháp phương Tây nhưng hoà quyện tinh thần văn hoá phương Đông, nơi sinh thành ra ông với những hình ảnh thân thuộc như cánh đồng, cây cối, hoa trái, cánh cò cánh vạc vào buổi hoàng hôn. Điều đó giúp ông giải toả nỗi nhớ cố hương và cũng là hồn cốt tạo nên sự khác biệt trong tác phẩm của ông. Kì lạ là hơn nửa thế kỉ sau khi cựu hoàng Hàm Nghi qua đời, mọi người mới lơ mơ biết rằng ông từng vẽ tranh khắc tượng. Thông tin về các tác phẩm của ông chỉ được biết qua thư từ mà ông trao đổi với bạn bè, nhất là catalogue của cuộc triển lãm riêng vào năm 1926 tại Paris dưới bút danh Tử Xuân; còn đa số tranh của ông đã bị thất lạc, nhất là khi căn nhà ông ở bị cháy trong biến cố chiến tranh ở Algeria năm 1962. Đến nay tranh của ông còn lại khoảng dưới 100 tác phẩm, về bức tranh Chiều tà (Déclin du jour) của Hàm Nghi được phát hiện và bán đấu giá 8.800 euro ở Paris ngày 24.11.2010, Amandine Dabat nói rằng cô và gia đình không hề hay biết cho tới khi nghe thông tin qua báo chí. Vì sao Hàm Nghi ký tên dưới các bức tranh là Tử Xuân, chứ không phải Xuân Tử vốn là tên được cha mẹ đặt cho? Ông kí tên bằng chữ quốc ngữ rất rõ ràng nhưng không có dấu, theo kiểu tiếng Pháp: Tu Xuan. Vấn đề này được đặt ra và tranh luận nhỏ tại buổi giao lưu. Theo lý giải của Amandine Dabat, khi chống Pháp và bị bắt lưu đày, Hàm Nghi chưa tiếp cận chữ quốc ngữ mà chỉ dùng chữ Pháp và chữ Hán. Về sau, những người Việt sang Pháp du học mới dạy cho cựu hoàng chữ quốc ngữ và ông đã sử dụng nó để kí tên vào tác phẩm của mình. Có mặt tại buổi giao lưu, Tiến sĩ văn học Trần Hoài Anh cho rằng, việc Hàm Nghi đã viết tên mình theo ngữ pháp tiếng Việt chứ không phải ngữ pháp tiếng Hán cho thấy ý thức khát khao độc lập về văn hoá của vị vua yêu nước. Với trình độ Hán học uyên thâm, không thể có chuyện cựu hoàng viết nhầm Xuân Tử thành Tử Xuân được. Đây chắc chắn là một biểu hiện có chủ ý của vua Hàm Nghi. Amandine Dabat cho hay, cô đã tập hợp trên 2.500 tư liệu thư từ gia đình, thư viện, chứng từ hành chính trong thời kỳ lịch sử có liên quan đến vua Hàm Nghi để dựng lại cuộc đời của ông. Cô đang hoàn thành hai công trình để xuất bản thành sách, đó là luận án tiến sĩ lịch sử nghệ thuật tại Đại học Sorbonne mà cô thực hiện năm 2010 có chủ đề: “Tử Xuân: danh mục các tác phẩm tranh ảnh, điêu khắc của Hàm Nghi (1871-1944), vị hoàng đế Việt Nam lưu vong” và luận án tiến sĩ ngành lịch sử nghệ thuật và khảo cổ với chủ đề “Vua An Nam: khảo cổ học nhân học”. Ngoài thư viện gia đình, Amandine Dabat đã tiến hành nhiều chuyến đi khảo cứu ở Algeria, Việt Nam và ngay tại Paris có liên quan tới cuộc đời vua Hàm Nghi. Cô nói: “Tôi hi vọng sẽ sớm xuất bản cuốn sách phát triển từ luận án về vua Hàm Nghi viết bằng tiếng Pháp và tiếng Việt. Mọi thông tin cần biết về vị vua yêu nước và là một nghệ sĩ tài năng đích thực sẽ là niềm tự hào cho tất cả chúng ta”. Trong câu chuyện, cô hay nói từ “chúng ta” bằng tình cảm chân thành và gần gũi của một người con xa xứ trở về cố hương với bao trăn trở về quá khứ đau thương xen lẫn tự hào về bậc tiền nhân “vị quốc vong thân”! Chúng ta đã biết Hàm Nghi là vị hoàng đế yêu nước và đã thể hiện được bản lĩnh tâm hồn, nhân cách Việt khi bị lưu đày ở xứ lạ quê người. Qua “giọt máu” đáng quý của ông là Amandine Dabat, nhất định rồi đây chúng ta sẽ biết rõ thêm một Hàm Nghi nghệ sĩ, có thể là người tiên phong của nền mỹ thuật Việt Nam đương đại. Như nhận định của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân: “Luận án tiến sĩ của Amandine nghiên cứu về toàn bộ cuộc đời làm nghệ thuật của vua Hàm Nghi. Hàm Nghi nghệ sĩ vẽ tranh, Hàm Nghi nặn tượng và Hàm Nghi nhiếp ảnh. Khi luận án này trình xong, cùng với Lê Văn Miến, vua Hàm Nghi sẽ được khẳng định là một trong hai họa sĩ Việt Nam đầu tiên vẽ tranh, nặn tượng theo phong cách phương Tây. Hoàng Thủy (Pháp luật và Cuộc sống) Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 03/Apr/2015 lúc 10:23pm |
||||
Lộ Công Mười Lăm
|
||||
IP Logged | ||||
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 19/Oct/2016 lúc 8:25am | |||
Sơ lược về nguồn gốc một số địa danh miền Nam Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó… riết rồi những địa danh đó trở thành quen thuộc; nhưng chắc ít khi mình có dịp tìm hiểu tại sao nó có tên như vậy? Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ của Bùi Đức Tịnh, với mục đích chia sẻ những hiểu biết của các tiền bối về tên gọi một số địa phương trên quê hương mình. Xin mời các bạn cùng tham khảo và đóng góp ý kiến từ các nguồn tài liệu khác – để đề tài này được đầy đủ và phong phú hơn. 1 Tên do địa hình, địa thế: Bắt đầu bằng một câu hát dân gian ở vùng Ba Tri, tỉnh Bến Tre: “Gió đưa gió đẩy, về rẫy ăn còng, về bưng ăn cá, về giồng ăn dưa…” Giồng là chỗ đất cao hơn ruộng, trên đó nông dân cất nhà ở và trồng rau, đậu, khoai củ cùng một số loại cây ăn trái. Bởi vậy nên mới có bài hát: “trên đất giồng mình trồng khoai lang…” Một con giồng có thể bao gồm một hay nhiều xã. Ở Bến Tre, Giồng Trôm đã trở thành tên của một quận (huyện). Lại nhắc đến một câu hát khác: “Ai dzìa Giồng Dứa qua truông Gió rung bông sậy, bỏ buồn cho em…” Giồng Dứa ở Mỹ Tho, khoảng từ chỗ qua khỏi ngã ba Trung Lương đến cầu Long Định, ở bên phải quốc lộ 4 là Giồng Dứa. Sở dĩ có tên như thế vì vùng này ở hai bên bờ sông có nhiều cây dứa. (Dứa đây không phải là loại cây có trái mà người miền Nam gọi là thơm, khóm. Đây là loại cây có lá gai dáng như lá thơm nhưng to hơn và dày hơn, màu xanh mướt. Lá này vắt ra một thứ nước màu xanh, có mùi thơm dùng để làm bánh, đặc biệt là bánh da lợn).
Truông l[bLà đường xuyên ngang một khu rừng, lối đi có sẵn nhưng hai bên và phía trên đầu người đi đều có thân cây và cành lá bao phủ. Ở vùng Dĩ An có truông Sim. Ở miền Trung, thời trước có truông nhà Hồ. “Thương em anh cũng muốn vô Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang” Tại sao lại có câu ca dao này? Ngày xưa truông nhà Hồ thuộc vùng Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, còn gọi là Hồ Xá Lâm. Nơi đó địa hình trắc trở, thường có đạo tặc ẩn núp để cướp bóc nên ít người dám qua lại. Phá Là lạch biển, nơi hội ngộ của các con sông trước khi đổ ra biển nên nước xoáy, sóng nhiều thường gây nguy hiểm cho thuyền bè. Phá Tam Giang thuộc tỉnh Thừa Thiên, phía bắc của phá Tam Giang là sông Ô Lâu đổ ra biển, phía nam là sông Hương đổ ra cửa Thuận An. Bàu Là nơi đất trũng, mùa mưa nước khá sâu nhưng mùa nắng chỉ còn những vũng nước nhỏ hay khô hẳn. Khác với đầm, vì đầm có nước quanh năm. Ở Sài Gòn, qua khỏi Ngã Tư Bảy Hiền chừng 1 km về hướng Hóc Môn, phía bên trái có khu Bàu Cát. Bây giờ đường xá được mở rộng, nhà cửa xây rất đẹp nhưng mùa mưa vẫn thường bị ngập nước. Ở Long Khánh có Bàu Cá, Rạch Giá có Bàu Cò. Đầm Chỗ trũng có nước quanh năm, mùa mưa nước sâu hơn mùa nắng, thường là chỗ tận cùng của một dòng nước đổ ra sông rạch hoặc chỗ một con sông lở bờ nước tràn ra hai bên nhưng giòng nước vẫn tiếp tục con đường của nó. Ở Cà Mau có Đầm Dơi, Đầm Cùn. Ở quận 11 Sài Gòn có Đầm Sen, bây giờ trở thành một trung tâm giải trí rất lớn. Bưng Từ gốc Khmer là bâng, chỉ chỗ đất trũng giữa một cánh đồng, mùa nắng không có nước đọng, nhưng mùa mưa thì ngập khá sâu và có các thứ lác, đưng… mọc. Mùa mưa ở bưng thường có nhiều cá đồng. “…về bưng ăn cá, về giồng ăn dưa”. Ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre, có hai bưng là Bưng Trôm và Bưng Cốc. Láng Chỗ đất thấp sát bên đường nước chảy nên do nước tràn lên làm ngập nước hoặc ẩm thấp quanh năm. Ở Đức Hòa (giữa Long An và Sài Gòn) có Láng Le, được gọi như vậy vì ở láng này có nhiều chim le le đến kiếm ăn và đẻ. Vùng Khánh Hội (quận 4 Sài Gòn) xưa kia được gọi là Láng Thọ vì có những chỗ ngập do nước sông Sài Gòn tràn lên. Người Pháp phát âm Láng Thọ thành Lăng Tô, một địa danh rất phổ biến thời Pháp thuộc. Trảng Chỗ trống trải vì không có cây mọc, ở giữa một khu rừng hay bên cạnh một khu rừng. Ở Tây Ninh có Trảng Bàng, địa danh xuất phát từ một cái trảng xưa kia có nhiều cỏ bàng vì ở vùng ven Đồng Tháp Mười. Ở Biên Hòa có Trảng Bom, Trảng Táo. Đồng khoảng đất rất rộng lớn bằng phẳng, có thể gồm toàn ruộng, hoặc vừa ruộng vừa những vùng hoang chưa khai phá. Một vùng trên đường từ Gia Định đi Thủ Đức, qua khỏi ngã tư Bình Hòa, trước kia toàn là ruộng, gọi là Đồng Ông Cộ. Ra khỏi Sài Gòn chừng 10 km trên đường đi Lái Thiêu có Đồng Chó Ngáp, được gọi như thế vì trước kia là vùng đất phèn không thuận tiện cho việc cày cấy, bị bỏ hoang và rất vắng vẻ, trống trải. Ở Củ Chi có Đồng Dù, vì đã từng dược dùng làm nơi tập nhảy dù. Và to, rộng hơn rất nhiều là Đồng Tháp Mười. Hố chỗ đất trũng, mùa nắng khô ráo nhưng mùa mưa có nơi nước lấp xấp. Ở Củ Chi có Hố Bò, vì bò nuôi trong vùng thường đến đó ăn cỏ. Biên Hòa có Hố Nai, là nơi những người Bắc đạo Công Giáo di cư năm 1954 đến lập nghiệp, tạo thành một khu vực sầm uất. 2 Tên bắt nguồn từ tiếng Khmer Miền Nam, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, người Việt và người Khmer sống chung với nhau,văn hóa đã ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Điều đó biểu hiện rõ nét qua một số địa danh. Một số nơi, tên gọi nghe qua thì rất Việt Nam nhưng lại bắt nguồn từ tiếng Khmer; người Việt đã Việt hóa một cách tài tình. Cần Thơ Khi đối chiếu địa danh Cần Thơ với tên Khmer nguyên thủy của vùng này là Prek Rusey (sông tre), không thấy có liên quan gì về ngữ âm, người nghiên cứu chưa thể vội vàng kết luận là Cần Thơ là một địa danh hoàn toàn Việt Nam và vội đi tìm hiểu căn cứ ở các nghĩa có thể hiểu được của hai chữ Hán Việt “cần” và “thơ”. Cần Thơ không phải là từ Hán Việt và không có nghĩa. Nếu dò tìm trong hướng các địa danh Việt hóa, người nghiên cứu có thể thấy ngữ âm của Cần Thơ rất gần với ngữ âm của từ Khmer “kìntho”, là một loại cá hãy còn khá phổ biến ở Cần Thơ, thông thường được gọi là cá sặc rằn, nhưng người ở Bến Tre vẫn gọi là cá “lò tho”. Từ quan điểm vững chắc rằng “lò tho” là một danh từ được tạo thành bằng cách Việt hóa tiếng Khmer “kìntho”,người nghiên cứu có thể sưu tầm các tài liệu về lịch sử dân tộc, về sinh hoạt của người Khmer xa xưa trong địa phương này, rồi đi đến kết luận là địa danh Cần Thơ xuất phát từ danh từ Khmer “kìntho”. Mỹ Tho Trường hợp Mỹ Tho cũng tương tự. Sự kết hợp hai thành tố có ngữ âm hoàn toàn Việt Nam, “mỹ” và “tho”, không tạo nên một ý nghĩa nào theo cách hiểu trong tiếng Việt. Những tài liệu thích ứng về lịch sử và sinh hoạt của người Khmer trong vùng thời xa xưa đã xác định địa phương này có lúc đã được gọi là “Srock Mỳ Xó” (xứ nàng trắng). Mình gọi là Mỹ Tho, đã bỏ đi chữ Srock,chỉ còn giữ lại Mỳ Xó thôi. Sóc Trăng Theo cố học giả Vương Hồng Sển, đúng ra phải gọi là Sốc Trăng. Sốc Trăng xuất phát từ tiếng Khmer “Srock Khléang”.
Srock Khléang là xứ có kho vàng bạc nhà vua. Trước kia người Việt viết là Sốc Kha Lăng, sau nữa biến thành Sốc Trăng.Tên Sốc Trăng đã có những lần bị biến đổi hoàn toàn. Thời Minh Mạng, đã đổi lại là Nguyệt Giang tỉnh, có nghĩa là sông trăng (sốc thành sông, tiếng Hán Việt là giang; trăng là nguyệt). Đến thời ông Diệm, lại gọi là tỉnh Ba Xuyên,châu thành Khánh Hưng. Bây giờ trở lại là Sóc Trăng. Bãi Xàu Bãi Xàu là tên một quận thuộc tỉnh Sóc Trăng. Đây là một quận ven biển nên có một số người vội quyết đoán, cho rằng đây là một trường hợp sai chính tả, phải gọi là Bãi Sau mới đúng. Thật ra, tuy là một vùng bờ biển nhưng Bãi Xàu không có nghĩa là bãi nào cả. Nó xuất phát từ tiếng Khmer “bai xao” có nghĩa là cơm sống. Theo truyền thuyết của dân địa phương, có địa danh này là vì nơi đây ngày trước, một lực lượng quân Khmer chống lại nhà Nguyễn đã phải ăn cơm chưa chín để chạy khi bị truy đuổi. Kế Sách Kế Sách cũng là một quận của Sóc Trăng. Kế Sách nằm ở gần cửa Ba Thắc (một cửa của sông Cửu Long), phần lớn đất đai là cát do phù sa sông Hậu, rất thích hợp cho việc trồng dừa và mía. Cát tiếng Khmer là K’sach, như vậy Kế Sách là sự Việt hóa tiếng Khmer “k’sach”. Một số địa danh khác: Cái Răng (thuộc Cần Thơ) là sự Việt hóa của “k’ran”, tức cà ràn, là một loại bếp lò nấu bằng củi, có thể trước kia đây là vùng sản xuất hoặc bán cà ràn. Trà Vinh xuất phát từ “prha trapenh” có nghĩa là ao linh thiêng. Sông Trà Cuông ở Sóc Trăng do tiếng Khmer “Prek Trakum”, là sông rau muống (trakum là rau muống). Sa Đéc xuất phát từ “Phsar Dek”, phsar là chợ, dek là sắt. Tha La, một địa danh nổi tiếng ở Tây Ninh (Tha La xóm đạo), do tiếng Khmer “srala”, là nhà nghỉ ngơi, tu dưỡng của tu sĩ Phật giáo. Cà Mau là sự Việt hóa của tiếng Khmer “Tưck Khmau”, có nghĩa là nước đen.
Đây là trường hợp phổ biến nhất trong các địa danh. Theo thói quen, khi muốn hướng dẫn hay diễn tả một nơi chốn nào đó mà thuở ban đầu chưa có tên gọi,người ta thường hay mượn một điểm nào khá phổ biến của nơi đó, như cái chợ cái cầu và thêm vào một vào đặc tính nữa của cái chợ cái cầu đó; lâu ngày rồi thành tên, có khi bao trùm cả một vùng rộng lớn hơn vị trí ban đầu. Chợ Phổ biến nhất của các địa danh về chợ là chợ cũ, chợ mới, xuất hiện ở rất nhiều nơi. Sài Gòn có một khu Chợ Cũ ở đường Hàm Nghi đã trở thành một địa danh quen thuộc. Chợ Mới cũng trở thành tên của một quận trong tỉnh An Giang. Kế bên Sài Gòn là Chợ Lớn, xa hơn chút nữa là Chợ Nhỏ ở Thủ Đức. Địa danh về chợ còn được phân biệt như sau: – Theo loại hàng được bán nhiều nhất ở chợ đó từ lúc mới có chợ, như: Chợ Gạo ở Mỹ Tho, Chợ Búng (đáng lý là Bún) ở Lái Thiêu, Chợ Đệm ở Long An, Chợ Đũi ở Sài Gòn. – Theo tên người sáng lập chợ hay chủ chợ (độc quyền thu thuế chợ), như: chợ Bà Chiểu, chợ Bà Hom, chợ Bà Quẹo , chợ Bà Rịa. – Theo vị trí của chợ, như: chợ Giữa ở Mỹ Tho, chợ Cầu (vì gần một cây cầu sắt) ở Gò Vấp, chợ Cầu Ông Lãnh ở Sài Gòn. Xóm Là một từ để phân biệt một khu vực trong làng hay một địa phương lớn hơn, về mục tiêu sản xuất, thương mại hay chỉ đơn thuần về vị trí. Đơn thuần về vị trí, trong một làng chẳng hạn, có Xóm Trên, Xóm Dưới, Xóm Trong, Xóm Ngoài, Xóm Chùa, Xóm Đình… Về các mục tiêu sản xuất và thương mại, ngày nay cách phân biệt các xóm chỉ còn ở nông thôn mà không còn phổ biến ở thành thị. Những địa danh còn sót lại về xóm ở khu vực Sài Gòn, Chợ Lớn: vùng phụ cận chợ Bà Chiểu có Xóm Giá, Xóm Gà. Gò Vấp có Xóm Thơm. Quận 4 có Xóm Chiếu. Chợ Lớn có Xóm Than, Xóm Củi, Xóm Vôi, Xóm Trĩ (Trĩ là những nhánh cây hay thân cây suôn sẻ to cỡ bằng ngón chân cái, dài chừng 2 mét, dùng để làm rào, làm lưới hay làm bủa để nuôi tằm). Thủ Là danh từ chỉ đồn canh gác dọc theo các đường sông, vì khá phổ biến thời trước nên “thủ” đã đi vào một số địa danh hiện nay hãy còn thông dụng, như: Thủ Đức, Thủ Thiêm, Thủ Ngữ (Sài Gòn), Thủ Thừa (Long An), Thủ Dầu Một (Bình Dương). Đức, Thiêm, Ngữ, Thừa có lẽ là tên những viên chức được cử đến cai quản các thủ này và đã giữ chức vụ khá lâu nên tên của họ đã được người dân gắn liền với nơi làm việc của họ. Còn Thủ Dầu Một thì ở thủ đó ngày xưa có một cây dầu mọc lẻ loi. Bến Ban đầu là chỗ có đủ điều kiện thuận tiện cho thuyền ghe ghé vào bờ hoặc đậu lại do yêu cầu chuyên chở, lên xuống hàng. Sau này nghĩa rộng ra cho cả xe đò,xe hàng, xe lam… Cũng như chợ, bến thường được phân biệt và đặt tên theo các loại hàng được cất lên nhiều nhất. Một số tên bến đặt theo cách này đã trở thành tên riêng của một số địa phương, như: Bến Cỏ, Bến Súc, Bến Củi ở Bình Dương. Bến Đá ở Thủ Đức, Bến Gỗ ở Biên Hòa. Ngoài ra bến cũng còn có thể được đặt tên theo một đặc điểm nào ở đó, như một loại cây, cỏ nào mọc nhiều ở đó, và cũng trở thành tên của một địa phương, như: Bến Tranh ở Mỹ Tho, Bến Lức ở Long An (đáng lý là lứt, là một loại cây nhỏ lá nhỏ, rễ dùng làm thuốc, đông y gọi là sài hồ). 4 Một số trường hợp khác Có một số địa danh được hình thành do vị trí liên hệ đến giao thông, như ngã năm, ngã bảy, cầu, rạch… thêm vào đặc điểm của vị trí đó, hoặc tên riêng của một nhân vật có tiếng ở tại vị trí đó. Ở Sài Gòn có rất nhiều địa danh được hình thành theo cách này: Ngã Tư Bảy Hiền, Ngã Năm Chuồng Chó, Ngã Ba Ông Tạ… Ở Trà Vinh có Cầu Ngang đã trở thành tên của một quận. Trường hợp hình thành của địa danh Nhà Bè khá đặc biệt, đó là vị trí ngã ba sông, nơi gặp nhau của 2 con sông Đồng Nai và Bến Nghé trước khi nhập lại thành sông Lòng Tảo. Lúc ròng, nước của hai con sông đổ ra rất mạnh thuyền bè không thể đi được, phải đậu lại đợi con nước lớn để nương theo sức nước mà về theo hai hướng Gia Định hoặc Đồng Nai. “Nhà Bè nước chảy chia hai, Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.” Tương truyền có ông Thủ Huồng là một viên chức cai quản “thủ” ở vùng đó, tham nhũng nổi tiếng. Có lần nằm mơ thấy cảnh mình chết bị xuống âm phủ phải đền trả những tội lỗi khi còn sống. Sau đó ông từ chức và bắt đầu làm phúc bố thí rất nhiều; một trong những việc làm phúc của ông là làm một cái bè lớn ở giữa sông trên đó làm nhà, để sẵn những lu nước và củi lửa. Những ghe thuyền đợi nước lớn có thể cặp đó lên bè để nấu cơm và nghỉ ngơi. Địa danh Nhà Bè bắt nguồn từ đó.
Hồ Đình Vũ-
|
||||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
||||
IP Logged | ||||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23170 |
Gởi ngày: 04/Nov/2016 lúc 10:37am | |||
Bắc Ninh: Quê Hương Quan HọBèo Dạt Mây Trôi Bèo dạt mây trôi, chốn xa xôi
Thưa quí vị, khi xưa đọc truyện Tiêu Sơn tráng sĩ, Sao Khuê cứ vương vấn cái tên trấn Kinh Bắc. Lúc mà chung quanh mình chỉ có tỉnh, thành phố, thị xã mà đột nhiên lại có cái tên trấn Kinh Bắc, nghe sao huyền bí lạ lùng… Rồi, nào là Phạm Thái, nào là Trương Quỳnh Như, nào là Sơ Kính Tân Trang do chính Phạm Thái viết kể chuyện tình oan trái của chính mình, truyện và thực cứ trộn lẫn vào nhau khiến người đọc không khỏi bâng khuâng lưu luyến của một thời xưa vang bóng… Thế rồi có vị bác sĩ gợi ý một buổi nói chuyện về ‘Quan Họ’ mà đã nói đến Quan Họ là phải nói đến Bắc Ninh, quê hương của Quan Họ. Thưa quí vị, đây là bản đồ trấn Kinh Bắc, Bắc Ninh
Tỉnh Bắc Ninh Tỉnh Bắc Ninh là cửa ngõ của cố đô Thăng
Long. Do có các đường thuỷ, đường bộ chạy qua, nên vị trí quân sự của
Bắc Ninh cực kỳ quan trọng.
Đền Đô và thành Cổ Loa
Tường thành Cổ Loa và Chùa Bút tháp
cầu đá chùa Bút Tháp và Chùa Dâu A. Các làng làm nghề truyền thống Làng nghề đúc đồng truyền thống Quảng Bố-Lương Tài B. Chùa ở Bắc Ninh: Bắc Ninh được xem như nơi khởi phát của Phật Giáo Việt Nam mà chùa Pháp Vân là cổ tự lâu đời nhất ngoài ra còn rất nhiều chùa như Chùa Bút tháp, Cảm Ứng Tự, Chùa Dâu, Chùa Dạm, chùa Dận, chùa Kim đài, Chùa Phúc Lâm, Chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Phật Tích, chùa Trăm Gian… 1. Chùa Bút Tháp Theo sách Địa chí Hà Bắc (1982) thì chùa có từ đời vua Trần Thánh Tông (1258-1278). Thiền sư Huyền Quang (đỗ Trạng nguyên năm 1297) đã trụ trì ở đây. Ông cho dựng ngọn tháp đá cao 9 tầng có trang trí hình hoa sen. Ngọn tháp này nay không còn nữa. Đến thế kỷ 17, chùa đã trở nên nổi tiếng với sư trụ trì là Hòa thượng Chuyết Chuyết (1590-1644), người tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa, sang Việt Nam năm 1633 và trụ trì ở chùa. Năm 1644, Hòa thượng viên tịch và được vua Lê phong là "Minh Việt Phổ Giác Quảng Tế Đại Đức Thiền Sư". Tiếp đó, người kế nghiệp trụ trì chùa Bút Tháp là Thiền sư Minh Hạnh, học trò xuất sắc của Hòa thượng Chuyết Chuyết. Vào thời gian này, Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (Diện Viên) đã rời bỏ cung thất, về đây tu hành. Thấy chùa bị hư nát nhiều, bà cùng con gái là công chúa Lê Thị Chùa có tượng Phật Quan Âm ngàn tay. Ngọc Duyên (Diệu Tuệ), xin phép Chúa Trịnh Tráng, rồi bỏ tiền của, ruộng lộc ra công đức để trùng tu lại ngôi chùa. Đến năm 1647, chùa mới được làm xong. Chùa kiến trúc theo kiểu "Nội Công Ngoại Quốc".
Chùa Dâu, còn có tên là Diên Ứng, Pháp Vân, hay Cổ
Châu, là một ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh
Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30 km. Chùa còn được người dân gọi với
những tên gọi khác nhau như chùa Cả, Cổ Châu tự, Duyên Ứng Đây là ngôi
chùa được đánh giá là xưa nhất Việt Nam. Chùa được xây dựng vào buổi đầu
Công Nguyên. Các nhà sư Ấn Độ đầu tiên đã từng đến đây. Vào cuối thế kỷ
6, nhà sư Tì-ni-đa-lưu-chi từ Trung Quốc đến chùa này, lập nên một phái
Thiền ở Việt Nam. Chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành
năm 226, là ngôi chùa lâu đời nhất và gắn liền với lịch sử văn hóa, Phật
giáo Việt Nam, Chùa Dâu gắn liền với sự tích Phật Mẫu Man Nương thờ tại
chùa Tổ ở làng Mèn Mãn Xá cách chùa Dâu 1 km. Chùa Phật Tích (Phật Tích tự) còn gọi là chùa Vạn Phúc
(Vạn Phúc tự) là một ngôi chùa nằm ở sườn phía Nam núi Phật Tích (còn
gọi núi Lạn Kha, non Tiên), xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Trong chùa có tượng đức Phật bằng đá thời nhà Lý lớn nhất Việt Nam. Theo tương truyền, bậc nền thứ nhất là sân chùa với vườn hoa mẫu đơn, nơi xảy ra câu truyện Từ Thức gặp tiên: "...Từ Thức đi xem hội hoa mẫu đơn, gặp Giáng Tiên bị bắt trói vì tội làm gẫy cành hoa. Từ Thức bèn cởi áo xin tha cho tiên nữ. Sau Từ Thức từ quan đi du ngoạn các danh lam thắng cảnh, đến động núi ở cửa biển Thần Phù gặp lại Giáng Tiên. Do tích này, trước đây chùa Phật Tích có mở hội Hoa Mẫu đơn hàng năm.
Đền Đô nằm trên vùng đất "địa linh nhân kiệt" Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh (cách Thủ đô Hà Nội gần 20 km). Từ xưa vùng đất này đã nổi tiếng là vùng văn hóa, là nơi có phong cảnh đẹp. Đền Đô được xây dựng từ thời Lý Công Uẩn (thế kỷ XI). Đền thờ 8 vị vua nhà Lý đó là: Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (1009-1028); Lý Thái Tông (1028-1054); Lý Thánh Tông (1054-1072); Lý Nhân Tông (1072-1128); Lý Thần Tông (1128-1138); Lý Anh Tông (1138-1175); Lý Cao Tông (1175-1210) và Lý Huệ Tông (1210-1224).Quê hương nhà Lý là nơi tiêu biểu cho các làng quê vùng kinh Bắc. Nơi đây có các di tích lịch sử - văn hóa như chùa Cổ Pháp, Kim Đài (một trong những trung tâm Phật giáo cực thịnh vào thế kỷ VIII); đình làng Lý Khánh Văn, nơi thờ và tưởng niệm người cha nuôi của vua Lý Thái Tổ; Thọ Lăng Thiên Đức, khu lăng mộ của 8 vua nhà Lý khiêm tốn, giản dị. Chùa Kim Đài (còn gọi là chùa Đài, chùa Quỳnh Lâm (Quỳnh Lâm tự), chùa Lục Tổ) là một ngôi chùa tại xóm Xuân Đài, làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tương truyền, Lý Công Uẩn, người sáng lập triều Lý Việt Nam, lúc nhỏ từng là một chú tiểu tại chùa này.[1] Chùa Thiên Tâm (Chùa
Tiêu) Chùa Thiên Tâm hay còn gọi là chùa Ba Sơn, chùa Tiêu, "Thiên Tâm
tự" là tên chính của chùa vì vốn từ khi mới khởi dựng, đứng trên đỉnh
núi - giữa đất trời bao la, dân cư, làng xóm thưa vắng, núi Tiêu như là
nơi tụ hội, trung tâm của đất trời vậy, còn cái tên Tiêu Sơn là gọi theo
tên đất, tên làng, tên núi nơi đây. C. Lễ hội Hàng năm, tỉnh Bắc Ninh có hơn 300 lễ hội lớn nhỏ khác nhau: Lễ hội Lim (thị trấn Lim, huyện Tiên Du) được tổ chức vào 13 tháng giêng hàng năm, tổ chức thi hát quan họ.
D Di tích lịch sử: Đền thờ Nguyễn Cao E.Các vị trạng nguyên: Bắc Ninh có 544 vị tiến sĩ với 15 vị trạng nguyên trong tổng số 49 trạng nguyên VN F. Danh nhân *Cao Lỗ Vương (Tướng chế nỏ thần thời An Dương Vương) Lá Diêu Bông Chị chau mày: Quan họ Bắc Ninh Vào lúc 16h55 ngày 30/9/2009 tại thủ đô Abu Dhabi của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Ủy ban UNESCO đã công nhận quan họ Bắc Ninh là di sản văn hóa của nhân loại dựa trên các giá trị văn hóa, giá trị lưu giữ tập quán xã hội, nghệ thuật trình diễn, phong cách ứng xử văn hóa, ca từ và trang phục. Phạm vi công nhận chính thức gồm có 49 làng quan họ phân bố như sau: tỉnh Bắc Giang có 5 làng là Hữu Nghi, Giá Sơn, Mai Vũ, Nội Ninh, Sen Hồ; tỉnh Bắc Ninh có 44 làng là: Bái Uyên, Duệ Đông, Hạ Giang, Hoài Thị, Hoài Trung, Lũng Giang (Lim), Lũng Sơn, Ngang Nội, Vân Khám, Tam Sơn, Tiêu, Đông Mai, Đông Yên, Bồ Sơn, Châm Khê, Cổ Mễ, Dương Ổ, Đẩu Hàn, Điều Thôn, Đông Xá, Đỗ Xá, Hòa Đình, Hữu Chấp, Khả Lễ, Khúc Toại, Ném Đoài, Ném Sơn, Ném Tiền, Niềm Xá, Phúc Sơn, Thanh Sơn, Thị Chung, Thị Cầu, Thọ Ninh, Thượng Đồng, Trà Xuyên, Vệ An, Viêm Xá, Xuân Ái, Xuân Đồng, Xuân Ổ, Xuân Viên, Y Na, Yên Mẫn. Vậy quan họ là gì? A.Truyền thuyết:Thời vua Gia Long có hai họ quan người làng Diềm và làng Bịu kết bạn vơi nhau tổ chức ca hát sau đó lối ca hát này truyền ra ngoài nên mang tên hát quan họ. B. Quan họ là loại dân
ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam,
truyền từ đời này sang đời khác bằng cách truyền khẩu ở vùng đồng bằng
miền Bắc, tập trung ở vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang). * Có 4 giọng chính: * Những lối hát quan họ:
C Ẩm thực quan họ. * trầu quan họ thì phải là trầu têm cánh phượng hoặc trầu têm cánh quế, chè phải là chè Thái Nguyên.
* Cơm quan họ dùng mâm đan nghĩa là mâm gỗ tròn sơn đỏ, còn gọi là "mâm son", vừa trang trọng vừa thể hiện tình cảm thắm thiết của chủ nhà đối với khách. Các món ăn trong bữa cơm phụ thuộc vào tập quán của từng làng nhưng phải có một đĩa thịt gà, hai đĩa giò lụa, thịt lợn nạc, đặc biệt không dùng thức ăn nhiều mỡ để tránh hỏng giọng.
Thi nấu cơm quan họ
D.Y phục quan họ Y phục của "liền anh" và "liền chị" có sự khác biệt.
Y phục của "liền anh" gồm khăn xếp, ô lục soạn, áo cánh bên trong và áo dài 5 thân bên ngoài, quần, dép.
E.Lời ca quan họ Dân ca quan họ chủ yếu là nghệ thuật phổ lời ca dao và thơ. Nghệ thuật này đòi hỏi phải sử dụng những tiếng phụ, lời phụ bên cạnh những tiếng chính, lời chính nhằm làm cho tiếng hát trôi chảy, bổ sung ý nghĩa cho lời ca chính, làm cho lời ca thêm phong phú, linh hoạt, tăng nhạc tính của bài ca, phát triển giai điệu, làm cho âm nhạc của bài ca trở nên sinh động, bố cục trở nên hợp lý. Không dùng tiếng phụ, lời phụ, lời ca dễ đơn điệu, mất cân đối. Chuyển điệu thức là hiện tượng đặc biệt
của Dân ca quan họ với 2 hình thức: cách biệt và nối liền. Nghệ nhân
ghép hai, ba âm giai ngũ cung trong một bài hát, đã khéo vận dụng nhiều
dạng điệu thức khác nhau. Duy trì ở một mức độ nhất định lối cấu trúc
mở, họ đã kết hợp một số mô hình cấu trúc tương phản và những thủ pháp
đan điệu, chuyển điệu trong cùng một hệ thống ngũ cung hoặc chuyển hệ để
phá vỡ sự đơn điệu trong một bài. Dân ca quan họ có 213 giọng khác nhau, với trên 500 bài ca. Văn thể của Hát Quan họ tuy là lối lục
bát, nhưng khi hát, vì những chỗ lên xuống trầm bổng, vì những nhu cầu
của sự chuyển giọng, chuyển lời nên loại dân ca này có mang vài đặc tính
là bài hát bao giờ cũng có thêm vào nhiều tiếng không có trong nguyên
văn. Đó là những tiếng vô nghĩa, hoặc những chữ hát chệch hẳn đi, những
tiếng dùng để đưa hơi như; y, a, ư, ô, ơ, ha, ối, ý, này, a, i,
ì.v.v.v…Nhờ những tiếng đệm, tiếng láy lập lại như thế mà tính chất nhịp
điệu của tiết tấu câu thơ lục bát được thay đổi luôn, trở nên phong phú
vô cùng. F. Đặc thù của quan họ ** Hát chia làm từng bên. Mỗi bên, trai
hay gái phải có ít nhất 4 người để thay phiên nhau hát vì hát rất hao
hơi. Quan họ phải hát giọng đôi, nghĩa là hai người hát cùng một lúc,
một người “dẫn” (chính) và một người luồn (phụ). Mỗi bên Quan họ có một
người đứng đầu đại diện và được tôn làm Chị hai, Anh hai. Những người
khác cứ theo thứ tự hát hay, hát kém mà lấy tên anh ba, anh tư, chị ba,
chị tư. Chỉ cần bốn người hát được, còn bao nhiêu dựa vào cho đông cũng
không sao. Tính chất trữ tình của các điệu hát ấy
có thể chia thành nhiều loại. Loại có tính chất nhẹ nhàng, chân thật vui
tươi, cởi mở, hoạt bát, thoải mái. Có loại bài có tính chất bày tỏ, tin
tưởng lạc quan, yêu đời, trìu mến. Có loại tình tứ, duyên dáng, thắm
thiết say sưa. Có loại mang tính chất vui tươi nửa trào phúng, nửa tình
tứ một cách ý nhị. Có loại đượm nỗi nhớ nhung, trách móc. Trong các bài
Quan họ nhiều nhất là những bài để tỏ tình. Rất ít bài nói lên sự thất
tình. Nhưng trong sự tỏ tình có nhiều hình thức : khi thổ lộ tâm tình,
khi thăm dò lòng bạn, khi hy vọng, mong mỏi nhớ nhung người tình, khi
trách hờn giận, ghen tuông người tình; nhưng rút cuộc những câu thổ lộ
tâm sự cũng là để thăm dò tình bạn là nhiều hơn cả. G. Hát quan họ lúc nào? ở đâu Ngày xưa trai gái vùng Bắc ninh có thể
hát bài quan họ quanh năm. Mỗi khi có dịp lễ là họ mời nhau đến hát, ban
đêm không có việc gì, họ cũng rủ nhau đến một làng nào đó trong vùng để
cùng nhau vui hát.. Nhưng hát Quan họ đặc biệt thịnh hành vào mùa thu
tháng tám, và nhất là vào tiết mùa xuân trong ba tháng giêng, hai, ba…
Dịp hát quan trọng nhất là những dịp đám cưới, đám khao, đám giỗ, đám
hội. Hát Quan họ là lối hát không dính dáng đến lao động, trái với nhiều
loại dân ca khác như hò hát, ví, vì thế không hát ở ngoài đồng trong
khi làm lụng mà có thể hát tại nhà trong các dịp cưới hỏi, giỗ, khao…
hay sau khi hát ở hội đình, hội chùa rồi mời nhau về nhà. Tại nhà có khi
liền chị ngồi trong nhà hát ra, và liền anh trên bờ hát vọng xuống. Có
khi họ cùng ngồi trong thuyền trên mặt hồ để vui hát trong một đêm hè
hay một chiều thu. Có đến 100 bài ca nói đến thuyền bè bến nước trong
500 bài dân ca quan họ:
H. Hội quan họ Hội hát Quan họ thường gắn với hội chùa.
Cho nên chùa là nơi tụ hội và đón nhận khách Quan họ. Có tới 49 làng
hát quan họ, phân bố trong bốn huyện, xã phía nam tỉnh Bắc Ninh. Nhưng
nói tới Quan họ, người ta nghĩ ngay đến hội Lim. Lim là tên nôm của xã
Lũng Giang xưa. Hội mở trên đồi, nơi có chùa Lim (chùa Hồng Ân). Hội Lim
đông vui và nổi tiếng nhất trong các hội Quan họ. Hội mở vào ngày 13
tháng giêng, đúng phiên đầu năm của chợ Lim. Đến hội Lim, khách du xuân
được xem và nghe hát trên đồi, hát sau chùa, hát trên thuyền và hát
trong các tư gia (hát trong nhà); lại có thể nghe hát đối từng cặp (đôi
nam, đôi nữ), hoặc "bọn" nam, nữ. Hội Lim chính là hội chùa làng Lim và
đôi bờ sông Tiêu Tương huyện Tiên Du. Hội Lim trở thành hội hàng tổng
(hội vùng) vào thế kỷ 18. Khi quan trấn thủ xứ Thanh Hóa Nguyễn Đình
Diễn là người thôn Đình Cả, Nội Duệ, xứ Kinh Bắc, có nhiều công lao với
triều đình, được phong thưởng nhiều bổng lộc, đã tự hiến nhiều ruộng
vườn và tiền của cho tổng Nội Duệ trùng tu đình chùa, mở mang hội hè,
gìn giữ thuần phong mỹ tục. Ông còn cho xây dựng trước phần lăng mộ của
mình đặt tên là lăng Hồng Vân trên núi Lim. Do có nhiều công lao với
hàng tổng và việc ông đặt hậu ở chùa Hồng ân, nên khi ông mất nhân dân
tổng Nội Duệ đã tôn thờ làm hậu thần, hậu Phật hàng tổng. Văn bia lăng
Hồng Vân có tên Hồng Vân từ bi ký niên đại Cảnh Hưng 30 (1769) hiện giữ ở
đình thôn Đình Cả đã cho biết khá rõ lai lịch, công trạng và việc thờ
phụng hậu hàng tổng Nguyễn Đình Diễn mỗi năm hai dịp vào "ngày sinh" và
"ngày hóa" của ông tại lăng Hồng Vân và chùa Hồng Ân trên núi Lim. Hội Lim bao giờ cũng gồm 2 phần tách bạch: Lễ và Hội. Các làng Duệ Khánh, Đình Cả, Lộ Bao, Lũng Giang hội tụ thành một đoàn rước từ từ tiến vào trung tâm hội thu hút sự chú ý, quan tâm đặc biệt của hội. Đây là tâm điểm của phần Lễ, hoạt động tế lễ của các đoàn rước chính là chương trình khai hội. Ngày 13 mới là chính hội. Nhưng từ sớm
ngày 12, đồi Lim - trung tâm lễ hội đã tưng bừng với các lán hát Quan họ
và các trò chơi dân gian như: Thi tổ tôm điếm, đu tiên, vật, đập niêu,
thi cờ người, dệt cửi hội, trò bịt mắt bắt dê và kéo co. Để hát thờ, các liền anh,liền chị quan họ nam và nữ của tổng Nội Duệ đứng thành hàng trước cửa lăng hát vọng vào. Trong khi hát, họ chỉ được hát những giọng lề lối để ca ngợi công lao của thần. Hội Lim đi vào lịch sử và tồn tại và
phát triển cho đến ngày nay được hàng tổng chuẩn bị tập rượt rất chu đáo
từ ngày 9 và 10, rồi được diễn ra từ ngày 11 đến hết ngày 14 tháng
giêng. Chính hội là ngày 13, với các nghi thức rước, tế lễ các thành
hoàng các làng, các danh thần liệt nữ của quê hương tại đền Cổ Lũng,
lăng Hồng Vân, lăng quận công Đỗ Nguyên Thụy. Trong các nhà thờ họ
Nguyễn, họ Đỗ ở làng Đình Cả, dâng hương cúng Phật, cúng bà mụ Ả ở chùa
Hồng Ân. Mời trầu Nam: Ba quan i một chiếc là chiếc thuyền nan i, Nam: cô cả cô hai có biết không? Nam:Trên trời – có đám mây xanh Nam: Đôi ta – muốn lấy nhau chơi Nói tự do: Gặp chàng dưới ánh trăng thanh, Dạ! Xin mời anh Cả, anh Hai ăn với em miếng trầu… Nam: Ăn một miếng trầu gặp đây ăn một miếng trầu,không ăn ơ cầm lấy í, không ăn ơ cầm lấy í cho nhau bằng lòng, Hội làng Phù Đổng Trong một nội san của Edmonton Canada có nói về một vị linh mục đã soạn những bài thánh ca quan họ nhưng Sao Khuê chưa tìm ra được để viết cho quí vị đọc, vị nào tình cờ biết được xin cho biết. Thưa quý độc giả nội dung của bài viết trên đây hoàn toàn tìm thấy trên mạng, Sao Khuê chỉ là ngươì sắp xếp lại cho có thứ tự mạch lạc mà thôi.
Sao Khuê |
||||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
||||
IP Logged | ||||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23170 |
Gởi ngày: 08/Nov/2016 lúc 4:56pm | |||
Thành Cổ LoaThành Cổ Loa là di tích lịch sử có từ hơn 2050 năm, là di tích thứ nhì sau vua Hùng.
Ước nguyện là làm thế nào để đến được các di tích lịch sử từ đời vua Hùng cho đến các triều đại về sau.
Xin giới thiệu di tích thành Cổ Loa ở Đông Anh - Hà Nội.
Hình hướng dẫn du khách vào thành Cổ Loa ở Đông Anh.
Sơ
đồ thành Cổ Loa, nhìn thì biết thế nhưng thật ra để nhìn toàn cảnh
thành Cổ Loa phải dùng máy bay trực thăng mới thấy được tổng thể của
thành vì quá rộng lớn.
Cổ
Loa là kinh đô của nhà nước Âu Lạc, dưới thời An Dương Vương vào khoảng
thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và của nhà nước dưới thời Ngô Quyền thế
kỷ 10 sau Công nguyên.
Thành
Cổ Loa được xây bằng đất do thời ấy ở Âu Lạc chưa có gạch nung. Thành
có 3 vòng. Chu vi ngoài 8km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km. Diện
tích trung tâm lên tới 2 km². Thành được xây theo phương pháp đào đất
đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài
lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra
thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5m, có chỗ 8–12 m. Chân lũy rộng 20–30
m, mặt lũy rộng 6–12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét
khối.
Điểm đến đầu tiên khi vào thành Cổ Loa, dọc đường đông đúc nhà của phố thị là cửa Trấn Nam.
Miếu thờ thần trấn cửa Nam. Thành Cổ Loa có 4 miếu trấn 4 hướng Đông - Tây - Nam - Bắc.
Qua cửa Trấn Nam rẽ tay phải đến khu di tích đền thờ tướng Cao Lỗ.
Hình tượng tướng Cao Lỗ ở giủa hồ, tay dương nỏ Liên Châu.
Cao
Lỗ (? - 179 trước Công nguyên) (còn gọi là Cao Nỗ, Cao Thông, Đô Lỗ,
Thạch Thần, hay Đại Than Đô Lỗ Thạch Thần) là một tướng tài của Thục
Phán An Dương Vương, quê quán tại xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc
Ninh ngày nay.
Tương
truyền, ông là người chế ra nỏ liên châu (bắn được nhiều mũi tên một
phát) mà còn được gọi là Nỏ thần. Ông là người khuyên Thục An Dương
Vương dời đô xuống đồng bằng, tìm đất đóng đô và là người được An Dương
Vương giao nhiệm vụ thiết kế và chỉ huy công trình xây thành Cổ Loa.
Đền thờ Cao Lỗ.
Mũi tên bằng đồng, cổ vật được tìm thấy tại khu di tích thành Cổ Loa.
Cha đẻ nỏ Thần
Cao
Lỗ là người sáng chế ra nỏ Liên Châu (nỏ thần), bắn một lần được nhiều
phát mà các mũi tên đều bịt đồng sắc nhọn. Sử sách cũ đã thần thánh hóa
gọi là: "Linh Quang Thần Cơ". Sách Lĩnh Nam chích quái chép rằng: Cứ đem
nỏ ra chĩa vào quân giặc là chúng không dám đến gần.
Cao
Lỗ huấn luyện cho hàng vạn binh sỹ ngày đêm tập bắn nỏ. Vua An Dương
Vương thường xem tập bắn trên "Ngự xa đài", dấu vết này nay vẫn còn (góc
đông bắc ngoài thành nội).
Là người phát minh ra nỏ thần, lại có tài bắn nỏ nên dân gian thường gọi ông là Ông Nỏ.
Khi
Triệu Đà cho quân xâm lược Âu Lạc chúng đã bị các tay nỏ liên châu bắn
tên ra như mưa, thây chết đầy và phải lui binh. Đương thời, nỏ liên châu
trở thành thứ vũ khí thần dũng vô địch của nước Âu Lạc.
Án thờ tiền sảnh, thờ Bách gia trăm họ.
Án thờ Cao Lỗ ở Hậu cung.
Qua đời
Triệu
Đà bèn lập xảo kế thông gia cho con trai là Trọng Thủy lấy con gái An
Dương Vương là Mỵ Châu. Cao Lỗ phản đối, khuyên vua không nên nhận,
nhưng An Dương Vương không nghe còn nghe lời dèm pha của Lạc hầu. Cao Lỗ
dần dần bị vua xa lánh, ông bỏ đi tìm nơi ở ẩn.
Sau
khi Trọng Thủy biết được bí mật phòng thủ của An Dương Vương và về mách
cho vua cha, Triệu Đà mang quân sang đánh. An Dương Vương thua chạy.
Quân Triệu đuổi theo. Cao Lỗ biết tin, ra đón đường chặn đánh quân Triệu
cho vua chạy thoát nhưng do Mỵ Châu tin lời của Trọng Thủy, rải lông
ngỗng theo sau để Trọng Thủy lần theo nên cả hai đã tử trận.
Toàn cảnh đền thờ Cao Lỗ.
Đền thờ Vua An Dương Vương cách đền thờ Cao Lỗ chừng 150m
Hồ nước trước đền thờ, một phong cảnh hữu tình nhất của thành Cổ Loa.
Cổng chính của đền thờ vua nhìn ra hồ nước.
Qua cổng chính là cổng Tam Quan.
Hình
ảnh nhìn từ chánh điện ra phía trước, thiêt kế gọn gàng, hai bên là hai
nhà tả, hữu. Buổi trưa hết giờ hành chánh cửa điện đóng nên không vào
bên trong điện được
Rời điện thờ, ra ngoài nhìn cảnh hồ thật nên thơ, chụp một bức ảnh góc xa nhìn về ngôi đền.
Dù đã trưa nhưng vẫn tiếp tục quay lại đền Cao Lỗ, phái sau đền Cao Lỗ là cung đình, nơi hội họp của An Dương Vương.
Cổng chánh.
Cung điện là một tòa nhà 9 căn, cửa đóng then gài vì quá trưa không mở cửa.
Bên cạnh là miếu thờ Mỵ Nương.
Án thờ Hội đồng.
Án thờ Mỵ Nương ở Hậu cung, nơi đây âm u thấy rợn người khi lẻn vào chụp ảnh.
Một góc nhìn về chánh điện.
Một cảnh của hồ nước trước trước đền thờ rất thơ mộng.
Góc xa nhìn về ngôi đền thờ vua.
Hình ảnh một đoạn thành Cổ Loa.
Thành
Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là "tòa thành cổ nhất, quy mô
lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử
xây dựng thành lũy của người Việt cổ"
Khi
xây thành, người Việt cổ đã biết lợi dụng tối đa và khéo léo các địa
hình tự nhiên. Họ tận dụng chiều cao của các đồi, gò, đắp thêm đất cho
cao hơn để xây nên hai bức tường thành phía ngoài, vì thế hai bức tường
thành này có đường nét uốn lượn theo địa hình chứ không băng theo đường
thẳng như bức tường thành trung tâm.
Nhiều
đoạn thành bị cắt xẻ để làm đường giao thông đi lại từ khu vực nầy sang
khu vực khác do mật độ dân số tăng lên, lập thành hệ thống liên thông
giửa là này qua làng khác đã phá vỡ cảnh quang của hệ thống thành Cổ
Loa.
Cửa Trấn Bắc
Cửa Trấn Bắc trên vị trí vòng thành thứ 3, cách trung tâm Cổ Loa 5km. được người dân nơi đây tôn tạo giữ gìn.
Vòng thành bị đứt nhiều đoạn. Cứ thấy giửa cánh đồng có đoạn nào cao, cây cối mọc sum sê thì đó là đoạn thành Cổ Loa.
Cửa Trấn Tây. Riêng cửa Trấn Đông không còn vì người dân nơi đó đã san bằng để xây dựng nhà cửa. Thật đáng tiếc.
Người
xưa lại xây thành bên cạnh con sông Hoàng để dùng sông này vừa làm hào
bảo vệ thành vừa là nguồn cung cấp nước cho toàn bộ hệ thống hào vừa là
đường thủy quan trọng.
Vài hình ảnh về nhánh sông Hoàng bao quanh thành Cổ Loa.
Hình
ảnh sông Hoàng chảy về thành Cổ Loa. Hiện nay tốc độ xây dựng khu dân
cư, làng xóm trong phạm vi khu nội thành đã phá vỡ cảnh quang của khu di
tích, nhà cửa xây cao tầng sát với các khu đền thờ quan trọng nhất của
thành Cổ Loa.
Nguyễn Hữu Chánh - Sưu tầm |
||||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
||||
IP Logged | ||||
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 26/Jan/2017 lúc 10:57am | |||
Năm Gà Lại Tới, Sao Quên Được Nạn Đói Năm Ất Dậu 1945
|
||||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
||||
IP Logged | ||||
<< phần trước Trang of 11 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |