![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Thơ Văn | |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 201 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
Cha già gửi con gái nhân Father’s Day! Trai mà chi" Gái mà chi" Con nào có nghĩa có nghì thì hơn. Đây là thư của người cha già gửi con gái nhân ngày Father’s Day, được viết với rất nhiều xúc động. Theo nội dung bài viết, tác giả là một vị cao niên đã 80 tuổi: cựu sĩ quan VNCH, cựu tù chính trị, cựu thuyền nhân, vượt biên tới Mỹ năm 1987 . Bài viết được chuyển tới bằng e-mail, mong tác giả sẽ có thêm những bài viết mới và vui lòng bổ túc chi tiết tiểu sử và địa chỉ liên lạc. Father's Day... Con gái của Ba, ![]() Còn bốn tháng nữa con tròn 56 tuổi. Nhưng trong lòng Ba con vẫn còn trẻ như tuổi 15. Ba nhớ lại cũng ngày nầy 18 năm về trước, cha con mình đùm túm dắt nhau đi vượt biên rồi sang Mỹ. Ba nói là "đùm túm" vì hồi đó Ba từ trại tù cải tạo về thì con đã gần 40 tuổi. Khổ. Nghèo. Nhìn con gái Ba héo úa dung nhan mà Ba khóc ròng. Tại ba! Tại Ba hết thảy! Làm con gái của một "sĩ quan nguỵ" nên từ trường Đại Học ra con không có việc làm. Hàng ngày, ngồi ở góc chợ Bàu Hoa vùng Ngã Tư Bảy Hiền-Sài Gòn để bán từng tô bún mắm. Cứ ba tháng một lần lặn lội ra Bắc thăm Ba. Năm 1975 Mẹ con mới 50 tuổi. Người vẫn nghĩ rằng Ba chỉ đi "học tập ít ngày". Thành ra, nghe Ba đi Bắc, Mẹ con bị shock. Cộng thêm bệnh cao huyết áp sẵn có Mẹ còn "nhất định nằm một chỗ!".Thế là con gái của Ba vừa lo cho Mẹ, vừa lo cho Ba. Ba ở tù 8 năm thì Mẹ con mất. Phải đến 4 năm gian khổ đời con nữa Ba mới được trở về. Buổi tối đoàn viên ấy, cha con mừng mừng tủi tủi. Nhìn ảnh Mẹ con vẫn như tươi cười Ba tan nát cả lòng. Nhưng biết nói làm sao" Vận mệnh cá nhân mình gắn liền với vận mệnh quốc gia dân tộc. Cả thời tuổi trẻ của Ba hầu như đi khắp 4 vùng chiến thuật. Mẹ con cứ bồi hồi theo dõi đường Ba đi. Không biết mình sẽ thành goá phụ lúc nào. Thời gian ở nhà của Ba rất ít. Con là con đầu lòng. Lại là con gái. Cảm ơn con gái của Ba. Một đứa con gái có lòng hiếu thảo. Trong một lần thăm nuôi tại trại tù, con kể Ba nghe: Từ nhà mình tới chợ Bàu Hoa chừng non 1 cây số. Sáng nào con cũng bày hàng bún mắm ra. Mùi mắm kho thơm lừng. Có cả tôm thẻ lột, thịt quay, cà tím. Có cả những rau nhúc, cây bông súng, rau đắng, húng cây, giá sống và bắp cải bào. Khách hàng đông lắm! Con còn cười vui nói với Ba: Khi nào Ba về con sẽ mở một tiệm bún mắm và rau VÂN KHANH cho Ba ngồi thu tiền. Ba nghe với lòng se sắt. Con gái của Ba, Trớ trêu thay, lúc Ba về con đã là con gái lỡ thì. Ba buồn lắm. Nhờ ơn Thượng Đế mình vượt biên một lần trót lọt. Ba đặt chân đến đất Mỹ vào cái tuổi người ta sắp nghỉ ngơi. Chính vì vậy mà con lại khổ vì Ba. Con không muốn Ba đi làm ca đêm giữa trời rét buốt. Con nói cái lạnh miền Bắc Việt Nam đã cứa nát thịt da Ba cả chục năm trời cũng đủ lắm rồi. Ba hãy để con lo. Nhưng Ba đâu đành lòng như thế. Buổi sáng con ra khỏi nhà là Ba cũng đi. Tiệm giặt ủi gần nhà mình quá mà. Ba nhận phần việc ủi và xếp quần áo. Đi tới đi lui xem máy giặt nào ngưng. Máy sấy nào đồ đã khô. Chỉ vậy thôi. Một ngày, tính ra Ba đi cũng gần 5 cây số. Tội ngiệp con gái của Ba. Lúc người ta báo tin Ba bị xỉu thì con khóc ròng. Ba về nhà ở không và cho con nuôi tiếp. Thật người xưa nói đúng! "Trẻ cậy cha, già cậy con" mà. Vân Khanh con, Cho đến một buổi chiều, con đưa về nhà một trung niên trẻ. Trung niên mà Ba cho là "trẻ". Vì Ba thấy diện mạo anh ta cũng dễ nhìn. Ba mừng vì con của Ba rồi cũng có một bến đợi để neo thuyền. Ba cầu mong cho con hạnh phúc. Chồng của con cũng là chiến hữu của Ba. Gia cảnh cũng không may mắn giống như Ba. Vợ anh đã chết trong lần đi thăm chồng. Cả chiếc xe lăn xuống vực. Từ đó anh dở dở ương ương. Qua Mỹ rồi anh vẫn sống như người mộng du. Cho tới ngày gặp con. Tình yêu thật là kỳ diệu! Chẳng những khiến cho con gái của Ba trẻ lại mà anh chàng "dở hơi" kia cũng chừng như mới cải lão hoàn đồng. Cứ 4 giờ khuya , anh thức dậy đi bỏ báo. Tới 9 giờ sáng về. Nghỉ ngơi rồi 5 giờ chiều đi vào hãng. 1 giờ đêm mới trở về nhà. Ba cảm ơn Thượng Đế lần nữa vì con có người chồng hiền lành và độ lượng. Chứ vào tuổi của Ba không bị đưa vào nhà dưỡng lão là hiếm lắm. Con nhớ gia đình Bác Th. không" Hai bác cưới vợ cho anh Cảnh từ lúc còn ở Việt Nam . Vậy mà qua Mỹ rồi Bác Thanh bị cô dâu xem như gánh nặng. Nhất định đòi anh Cảnh phải đưa Mẹ vào Nursing home cho đến chết. Vân Khanh con, Cả một thời trẻ tuổi của con đã dành để sống cho cha mẹ. Bây giờ con hãy sống cho con đi. Ba rất cảm động mỗi lần khách đến thăm nhà con hay nói: vợ chồng con có phước lắm nên suýt soát tuổi 60 mà vẫn còn có cha để phụng dưỡng. Phải ! Hồi đó ba khó nghĩ mỗi lần nghe người ta cho rằng sự sống con người tính theo công thức: 5 năm, 6 tháng, 7 ngày. Nghĩa là ở tuổi đời 5 bó, tuổi thọ tính theo năm. Đến 6 bó thì tính theo tháng , mà 7 bó thì tính theo ngày. Ba đã 80, chắc phải tính theo giờ quá! Cảm ơn vợ chồng con đã chăm sóc Ba mỗi ngày. Con nói: Ba ơi ! Với chúng con ngày nào cũng là Father's Day cả. Ba thật có lỗi với con. Hồi đó Ba vẫn buồn thầm trong lòng khi mẹ con sinh con là con gái. Ông Nội con sợ Ba chết trận thì không có con trai nối dõi tông đường. Còn nếu Ba già mà yếu đau thì con là gái không thể chăm cho Ba được. Ca dao có câu: "Trai mà chi Gái mà chi Con nào có nghĩa có nghì thì hơn". Nói đến đây Ba chợt nhớ loáng thoáng câu chuyện "Tấm đắp mông ngựa" mà Ba đã đọc từ rất lâu: Chuyện kể: Một người cha đã đem cả gia tài còn lại của mình cưới cho con cô vợ giàu, trẻ đẹp. Một thời gian đầu sống vui. Rồi những đứa cháu nội lần lượt ra đời. Người cha mỗi ngày một già yếu. Người con trai rất yêu và nể vợ. Dần dần quên đi trong nhà còn có người cha. Mùa Đông lạnh lẽo mà sức già chịu không thấu những ngày giá tuyết phũ phàng.Trong khi những con ngựa nuôi trong chuồng thì được giữ ấm bằng những tấm đắp mông. Đến chừng không thể chịu đựng được nữa người cha bèn gọi con trai để nói rằng: - Con ơi , hãy cho cha một tấm đắp mông ngựa đễ cha dễ ngủ vì mùa Đông nầy lạnh quá! Con dâu nghe được bèn nói với chồng: - Anh hãy lấy tấm đắp cũ ngoài sân kia mà cắt cho cha một nửa. Người con trai làm theo lời vợ. Trong lúc cố dùng sức cắt đôi tấm đắp ra thì đứa con nhỏ đến gần, hỏi: -Cha ơi, sao không cho ông Nội cả tấm đi" Cha cắt ra làm chi " Người cha trả lời: - Để dành con à. Hôm sau, người con trai thấy đứa con mình cũng đem tấm đắp mông ngựa khác cắt ra làm đôi. Người con trai giận dữ hỏi: - Con làm cái gì vậy" Tại sao con cắt nó ra" Đứa con nhỏ đáp: - Nửa tấm nầy con cho ông Nội. Còn nửa nầy để dành khi nào cha già con sẽ cho cha. Người cha giật mình hối hận. Từ đó, hết lòng chăm sóc cha mình cho đến cuối cuộc đời. Vân Khanh, Ba ước ao những người cha khác cũng có con hiếu thảo như con gái của Ba. Ba rất tự hào về con. Trong lúc có biết bao gia đình, cha mẹ ngậm đắng nuốt cay vì những đứa con Việt Nam sống theo kiểu Mỹ. Rất tự do! Thậm chí đã khước từ hai chữ HIẾU KÍNH cha mẹ, làm cho các bậc sinh thành hàng ngày sống "nước mắt chan cơm" thì Ba đã được vợ chồng con hết lòng chăm chút từng miếng ăn, giấc ngủ. Người xưa nói: "Hiếu thuận huờn sinh hiếu thuận tử. Ngỗ nghịch huờn sinh ngỗ nghịch nhi". Ba ước nề nếp gia đình mình là như vậy. Ba của con, Hoàng Yến |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
Ngày đó Cha tôi![]() Cha tôi là con trai út trong gia đình sáu người con của Ông Bà Nội. Có lẽ theo thói quen mà Bà Nội thường hay gọi cha tôi là thằng Nhỏ mặc dù ông đã có vợ, con. Bà Nội kể : Hồi bé, thằng Nhỏ được ông Nội dạy nó học chữ Nho. Học cả năm trời mà viết và đọc không thuộc được hết cuốn Tam Tự Kinh. Có khó gì đâu, Nội bây giờ đã già rồi mà vẫn còn nhớ : Thiên là trời, địa là đất, tử mất, tồn còn, tử con, tôn cháu, lục sáu, tam ba, gia nhà, quốc nước , ...Vậy mà nó thà chịu bầm mông vì cái roi mây của ông Nội còn hơn ngồi tù túng trong phòng học suốt ngày ê a chán ngấy mấy cái chữ xa lạ . Lại còn phải viết tới viết lui từng ”bộ” một của chữ Nho trong ô giấy gạch sẵn. Thấy thằng nhỏ bị đòn mà bà nội xót ruột. Bà năn nỉ ỉ ôi ông Nội nhiều lần nhưng cái tính quyết đoán của ông, bà cũng đành chịu. May mà gặp cơ hội chính phủ Trung kỳ ra quyết định bải bỏ nền Nho Học mở chương trình “Học Chính Tổng Quy”(Giáo Dục Pháp Việt) nên ông Nội đành phải cho nó theo học chữ Quốc Ngữ . Có lẽ chữ Quốc ngữ hợp với Cha con nên chưa đầy một năm học lớp Đồng Ấu là nó đọc được báo, đọc được sách. Thấy vậy, ông Nội nhất quyết cho nó theo học càng cao càng tốt. Thằng Nhỏ lấy được bằng Yếu Lược, rồi theo đà đó, mấy năm sau lấy thêm bằng Primaire. Thằng Nhỏ học giỏi mà ham chơi. Trò chơi nào nó cũng vượt trội hơn bạn bè. Hồi nó mới chín mười tuổi mà đã vẽ được con gà con vịt, vẽ được cả hình người . Nó vẽ hình của Nội đang ngồi quạt trên cái sạp gụ. Cái môn này chẳng ai dạy nó mà tự năng khiếu trời sinh. Đến những ngày sắp Tết, nó xin tiền Nội mua giấy, cọ, bột màu, rồi tự vẽ hình bộ tứ linh “ Long Lân Quy Phụng”, hay bộ cây kiểng “Mai Tùng Cúc Trúc” để chưng trên gian thờ trong ba ngày Tết. Thằng Nhỏ coi vậy mà khéo tay lắm đó. Bà con ai tới chúc Tết cũng khen tranh vẽ đẹp và có thần. Thầy Phán xem tranh rồi khuyên ông Nội nên cho cháu theo học môn Vẽ Truyền Thần Cháu đâu biết, bà Nội ngưng nói, với tay lấy ống nhổ, nhả miếng bã trầu rồi kể tiếp. Ông Nội cho cha cháu vào Quy Nhơn theo học trường Collège de Quinhon, chỉ còn một năm nữa là thi lấy bằng Thành Chung. Không biết ai đưa đường dẫn lối, một hôm nó trốn trường bỏ đi biệt tích. Nữa tháng sau gia đình nhận được thông tri của trường đuổi học trò Nguyễn, lý do là vắng mặt lâu ngày mà không xin phép. Ông Nội giận lắm đòi từ cái thằng con ngỗ nghịch, ương ngạnh, hoang đàng. Phần bà Nội thì lo lắng, nhớ thương thằng con trai út nên cho người âm thầm đi tìm, một năm, rồi hai năm. Đi dò hỏi khắp nơi, may mắn có người bà con trong họ về ăn chạp mả nói có gặp nó ở huyện Trà Bồng. Cái xứ nằm tận núi cao có quế, có trầm hương và nhiều cây danh mộc sống lâu hàng trăm năm tuổi. Ngày đó, thằng Nhỏ theo làm đệ tử một Nghệ nhân chuyên nghề điêu khắc và chạm trỗ trên gỗ. Ông thầy đứng đầu toán thợ chạm trỗ đang xây dựng ngôi nhà thờ họ danh tiếng nhất ở đây. Ngôi nhà năm gian dựng toàn gỗ quý. Cột, kèo, xuyên , trính đều được chạm trỗ. Ngoài ra còn khắc các bức liễng, hoành phi bằng gỗ mun những câu đối chữ nho. Hai bên cổng vào nhà là tượng hai con sư tử to được chạm khắc cũng bằng loại gỗ mun , trông rất oai nghiêm. Nội đã mất cả tháng trời khóc lóc năn nĩ ông Nội tha thứ cho Cha cháu mà vẫn không lay động được cái tính quyết đoán của ông . Bà vừa giận vừa thương thằng con đến mất ăn,mất ngủ. Ông Nội thấy bà ngày càng ốm o, gầy mòn, cuối cùng, ông Nội phải chấp thuận bỏ qua, nhưng với điều kiện là bắt thằng Nhỏ phải về nhà cưới vợ. Ngày thằng Nhỏ quay về nhà , nó mang theo một món quà để chuộc lỗi là một bức hoành phi bằng gỗ mun khắc ba chữ đại tự NGUYỄN TỰ ĐƯỜNG sơn màu vàng nhụ.Bức hoành phi đó do tay cha cháu chạm trỗ. Mỗi nét chính chữ Hán đều tượng hình những con vật và hoa. Bức hoành phi treo trước gian thờ trông rất hoành tráng mà trang nghiêm khiến cho bà con đến thăm đều trằm trồ khen ngợi. Ngày đó, ông Nội mới thấy cái tài năng đặc biệt của con trai mình. Mẹ cháu là người đã được ông bà Nội chọn làm dâu từ trước, xứng đôi vừa lứa , đẹp người, đẹp nết mà hai gia đình sui gia cũng được môn đăng hộ đối. Nội cho thằng Nhỏ biết vợ nó và sẽ làm đám hỏi là cô con gái đầu của ông bà Cả Quới xóm dưới. Mẹ cháu có năm người em gái và hai người anh. Người anh cả đi lính Tây sang Pháp rồi biệt tích chẳng thư từ về. Người anh thứ hai vào Nam buôn bán, có gia đình lập nghiệp trên đất Chợ lớn. Khi Nội cho cha cháu biết ngày giờ tổ chức lễ hỏi vợ, nó chỉ biết vâng lời chứ đâu dám cãi lại. Trong ngày lễ hỏi, cha cháu mới được thấy mặt mẹ cháu. Nội hối thúc lắm nó mới thăm nhà vợ được đôi lần rồi Cha cháu trở lại Trà Bồng tiếp tục công việc. Năm sau, ông Nội chọn được ngày lành tháng tốt làm đám cưới, Nội cho người lên Trà Bồng gọi Cha con về . Đám cưới xong, mười ngày sau là nó lại ra đi, để vợ nó ở nhà sống với bà Nội. Ngày đó, ông Nội giận thằng Nhỏ lắm, mê say nghề nghiệp hơn cả trách nhiệm lo cho gia đình . Ngày ông Nội quy Tiên, cha cháu mới quyết định bỏ hẳn nghề nghiệp ở lại nhà để chăm nôm ruộng vườn. * * * Năm tôi lên mười hai tuổi, bà Nội mất . Vào mùa hè năm ấy, Cha đưa tôi đến thăm một gia đình xa lạ mà cha tôi bảo chỉ cho một mình con biết. Cha đèo tôi phía sau chiếc xe đạp. Đường đi quanh co trên sườn núi khá xa mà cha tôi bảo đó là đèo Vĩnh Tuy . Đến trước một căn nhà nằm đơn độc, cheo leo trong một khu vườn trồng thơm khóm trải dài tới chân đồi, chen lẫn là những cây mít đang mùa ra trái. Một người phụ nữ từ trong nhà đon đả bước ra. Dáng bà dong dõng cao, màu da trắng xanh, sóng mũi dọc dừa, mái tóc búi cao trông rất qúy phái. Đoán chừng cỡ tuổi Mẹ tôi, nhưng trông bà tiều tuỵ hơn và đặc biệt bà có cặp mắt u buồn. Bà bước ra sân đưa tay nhận chiếc túi xách đựng đầy thực phẩm từ tay cha tôi. Câu nói đầu tiên của bà là trách cha tôi không cho thằng con đội mũ phải chịu phơi nắng giữa buổi trưa Hè. Bà mở rộng hai cánh cửa mời cha con tôi vào nhà. Đập vào mắt tôi trước tiên là một bức tượng nhỏ bán thân bằng gỗ màu hổ phách đặt trên kệ cao trên vách. Tượng khắc một người con gái có mái tóc dài vắt lên vai chảy dài qua khỏi lồng ngực. Khuôn mặt bức tượng rất thanh tú. Tôi nghĩ đó là hình bà chủ nhà thuở còn trẻ. Dù tôi chưa có trình độ để nhận xét về nghệ thuật điêu khắc, nhưng tâm tư đứa trẻ mười hai tuổi đã cảm nhận được nét tài hoa của đôi bàn tay người thợ điêu khắc. Bà chủ nhà bưng cho Cha tôi một bát nước chè lá xanh đậm đặc, cho tôi một ly nước trong. Tôi ngạc nhiên tự hỏi sao bà này lại biết được thói quen của cha tôi chỉ thích uống nước chè tươi . Những ngày cha tôi có mặt ở nhà, khi mặt trời chưa ló dạng là mẹ tôi đã ra vườn hái những lá chè tươi còn đọng sương đêm, rồi ủ những lá chè được vò nát với nước sôi trong chiếc bình lớn để cha tôi dùng cả ngày. Mẹ bỏ bông lài tươi để ướp cho thơm, nhưng cha tôi bảo: - Hương lài chỉ dành ướp cho loại trà khô. Còn lá chè tươi phải dùng nguyên chất mới hưởng được hương vị chát ngọt và thơm nồng của lá chè. Buổi sáng, uống bát nước chè tươi đậm đặc, đến trưa cha tôi mới dùng bữa. Trong khi chờ đợi bà chủ nhà sửa soạn bữa ăn, cha dẫn tôi dạo quanh vườn thơm khóm và xem những cây mít được mùa đầy quả trĩu nặng cành. Bất chợt, cha nắm tay tôi bảo: “ Con nên gọi bà chủ nhà bằng Dì Út vì bà ấy nhỏ tuổi hơn Mẹ con”. Đến bữa cơm trưa, cũng có đủ thức ăn mà cha tôi thường dùng đã được dọn ra. Nào là rau muống luộc chấm với nước mắm chanh tỏi ớt, một tô canh bí đỏ nấu với đậu phụng và đĩa thịt gà kho sả ớt. Trong bửa ăn, cha tôi hỏi Dì Út về việc thu hoạch vườn thơm mùa này ra sao, con bé Đơn Thanh đi thăm bà ngoại đã mấy ngày rồi. Đến đây, tôi mới biết thêm được điều nữa là bà chủ nhà còn có một người con gái tên Đơn Thanh sống chung và quê ngoại của bà ở khá xa vùng này. Buổi chiều, khi cha con tôi sắp lên đường trở về nhà, chợt một người con gái từ ngoài ngõ đi vào. Cô mặc áo trắng, quần bà ba đen, rất chân quê mà sao dáng người cô trông rất thanh tú, khuôn mặt rạng rỡ toát lên nỗi hân hoan trong lòng, cô đến ôm vai cha tôi vồn vã hỏi : - Cậu về hồi nào, rồi nhìn tôi cười hỏi tiếp , em Tấn đó hả ? Lần đầu tiên chị mới gặp em. - Tôi ngỡ ngàng. Một gia đình xa lạ đối với tôi , mới gặp lần đầu mà sao họ đối xử với mình như người quen thân trong gia đình. Cô con gái lại gọi cha tôi là Cậu và còn biết cả tên tôi. Trên đường về , tôi hỏi Cha rằng gia đình đó liên hệ với gia đình mình thế nào mà họ biết cả về sở thích của Cha, cô con gái đó lại mạnh dạng xưng chị với con? Cha tôi cười bảo : - Thì nó lớn tuổi đáng chị của con mà. Cha sẽ cho con biết ngọn nguồn những thắc mắc của con. Nhưng bây giờ, cha chỉ có một yêu cầu duy nhất là con giữ yên lặng không nói với ai về chuyến viếng thăm này. Một ngày nào đó cha con mình sẽ cảm thông nhau. * * * Thời gian sau này, cha mẹ cho tôi vào Sài Gòn học nên quên bẵng đi chuyện thắc mắc năm xưa. Mỗi mùa nghỉ Hè, tôi thường đi xe lửa về thăm gia đình. Có lần tôi sực nhớ đến chuyện cũ dự định hỏi cha nhưng lại gặp bạn bè đến thăm, vui chơi nên quên bẵng đi. Vào mùa Hè năm cuối cùng Trung Học Đệ Nhị Cấp, khi tôi thi xong bằng tú Tài 2, trong thời gian chờ đợi kết quả, tôi về thăm nhà . Được hai ngày, cha tôi hỏi: - Con còn muốn biết Dì Út là ai không? A, cha lại nhắc tôi chuyện thắc mắc cũ, rất vui mừng, tôi nắm tay cha thúc dục: - Kể cho con biết ngay bây giờ đi . Cha tôi đưa tôi ra ngoài vườn. Ông nằm trên chiếc võng, hai đầu đươc buộc vào hai gốc xoài. Tôi ngồi trên chiếc ghế đá kề bên võng. Người bắt đầu tâm sự : - Giờ con đã trưởng thành, cha muốn cho con biết cái điều cha đã giữ kín mấy chục năm nay để sau này con còn biết cách đối xử với người ta. - Ngày cha bỏ học trường Collège de Quinhon theo ông thầy làm nghề điêu khắc đến tận huyện Trà Bồng nhập với đoàn thợ xây dựng nhà cửa. Ngày đó, cha mê vẽ tranh và điêu khắc, nhưng tiếc rằng ông Nội không chiều theo ước nguyện của cha . Đến lúc gặp cơ hội là cha bỏ hết tất cả chạy theo sở thích của mình. Vị Tộc trưởng dòng họ Trương có thế lực nhất đất Trà Bồng đã thuê bao toán thợ làm nhà gỗ nổi tiếng nhất tỉnh Bình Định đến đó xây dựng một ngôi nhà gỗ năm gian thật hoành tráng. Cha cùng với ông thầy chuyên làm công việc chạm trổ các hình tượng linh vật như con rồng, con rùa, con dơi... và hoa văn trên những đầu và chân các cây cột, trên cây trính, cây kèo... bằng toàn gỗ danh mộc mất ba năm mới hoàn thành. Cha hãnh diện nhất trong cuộc đời cha là đã điêu khắc được hai con sư tử bằng gỗ mun đen tuyền rất sống động đặt ngoài cổng nhà thờ họ Trương mà mọi người đều thán phục. Tôi sực nhớ đến bức tượng gỗ người thiếu nữ trong căn nhà của Dì Út năm xưa bèn hỏi cha: - Thế thì cái tượng gỗ đặt trên kệ nhà dì Út có phải cha là tác giả? Cha tôi không trả lời câu hỏi của tôi , ông kể tiếp : Người con gái Út của ông chủ nhà không ngờ lại đem lòng thương cha và cha cũng thương dì ấy. Thuở đó, cha đã hai mươi tuổi còn dì Út lên mười bảy. Tình yêu của cha và dì Út là niềm cảm hứng cho cha tạo nên bức tượng đó. Được hai năm, ông bà Nội tìm được chỗ làm của cha. Rất vui là cha được ông Nội tha thứ cái tội bỏ học nửa chừng nhưng lại bắt cha về nhà cưới vợ. Ngày đó, cha rất đau buồn nên đã tỏ thật với dì Út và định bỏ đi, nhưng dì Út đã khuyên cha ở lại tiếp tục làm xong ngôi nhà cho cha nàng, sau đó dì sẽ bỏ nhà cùng cha đến nơi khác chung sống. Dì sẵn lòng chấp nhận làm vợ hai nếu Mẹ con đồng ý. Mặc dù dì Út mong được như thế, nhưng cha không dám cho ông bà Nội biết và sợ mẹ con buồn phiền. Khu vườn mà cha dẫn con tới thăm là do dì Út tạo dựng, chuẩn bị cho cuộc sống riêng tư sau này. Dì đã đưa cha tới đó giữa lúc những người thợ đang xây dựng căn nhà. Thực lòng cha không muốn dì phải sống cảnh đơn độc, khổ lụy vì Cha. Là con gái Út của gia đình giàu có, lại được nuông chiều, cha nghĩ, làm sao dì chịu nổi cảnh cơ cực và cô đơn. Cha tôi ngưng kể, lấy hộp thuốc rê trong túi vấn thêm một điếu . Tôi liền hỏi : - Sao Cha không thú thực với ông bà Nội về mối tình của Cha và dì Út khi Nội bắt Cha cưới vợ? - Cha biết tính ông Nội mà, cương nghị và nền nếp gia phong khó lòng lay chuyển. Nội không bao giờ chấp nhận hành động của con cái vượt ra ngoài khuôn phép, lễ giáo. Chợt Cha im lặng. Ông hít những hơi thuốc dài, phà khói lên các tàn cây cao. Ông nhìn theo khói thuốc dường như để cho tâm tư ông lắng dịu. Một hồi lâu Cha mới kể tiếp: - Sau buổi lễ khánh thành ngôi nhà thờ, Ông chủ nhà mở tiệc khỏan đãi toàn bộ toán thợ xây dựng trước khi từ biệt trở về Bình Định. Cuộc tiệc đang vui vầy bỗng tin báo dì Út bị trôi sông. Mọi người đổ xô xuống bến sông, chỉ thấy đống áo quần đặt trên bờ đá, trước mặt là dòng sông nước chảy xiết. Người thân trong gia đình khóc than thảm thiết. Mọi người tự động chia nhau đi tìm dọc hai bờ sông. Ông Trương cho gia nhân thả thuyền dò tìm theo dòng nước. Lúc bấy giờ, lòng cha đau đớn tận cùng cứ ngỡ dì Út đã trầm mình vì đau khổ và thất vọng trước cảnh chia ly sắp xảy ra. Suốt mấy ngày hôm sau, cha không về nhà ông bà Nội mà thẳng đường đi đến khu vườn mà dì Út trước kia đã đưa cha đến đó . Ôi, cảm ơn Trời Phật. Dì từ trong nhà ra đón cha. Dì và cha đã ôm nhau khóc. Cha khóc vì nỗi vui mừng dì còn sống. Còn nước mắt của dì Út là tủi thân vì từ nay phải cách biệt cha mẹ, bắt đầu cuộc sống trốn tránh và tự lập chỉ vì yêu Cha và quyết được sống gần cha . Cha ở lại đó một tháng lo giúp dì sửa sang vườn tược và gần gũi dì cho đỡ phần cô đơn. Năm 1952, chính quyền Việt Minh mở cuộc đấu tố cha mẹ dì Út. Họ ghép tội ông Trương là cường hào ác bá, bóc lột nông dân, hà hiếp kẻ ăn người ở. Họ ra lệnh cho đám người cầm gậy gộc xông vào nhà, chiếm đoạt, cướp bóc hết của cải mang đi, ruộng nương đều bị tịch thu. Hai con sư tử đứng chầu trước cổng, chúng nó dùng búa rìu phá hỏng để thỏa lòng mối thù giai cấp của Cách mạng . Ông Trương, cha dì Út vì quá đau buồn và uất hận nên đã trầm mình dưới dòng sông, nơi mà ông đinh ninh người con gái út của ông đã bị chết chìm từ mấy năm trước. Giờ đây, ông bà Nội không còn nữa. mẹ con tuổi cũng khá cao rồi. Vì cha rất quý trọng mẹ đã giữ vẹn đạo làm dâu, làm vợ nên cha dấu kín việc này. Mai sau cha có đi theo ông bà ông vãi thì con nói cho các chị con biết về chị Đơn Thanh để nhìn nhận chị em cùng máu mủ. * * * Nhận được điện tín của bạn cùng lớp báo tin tôi có tên trong bảng niêm yết kết qủa kỳ thi Tú tài 2 , tôi vội vã lên đường vào Sài gòn để ôn bài chuẩn bị thi vào các trường chuyên nghiệp . Giai đoạn này, đường xe lửa, đường quốc lộ 1 bị VC thường xuyên phá hoại hoặc đắp mô nên suốt mấy năm trời tôi không về thăm gia đình được. Bỗng một hôm tôi nhận được điện tín từ ngoài quê gởi báo tin Cha tôi vừa mất tại bệnh viện. Tôi vội vàng làm đơn xin phép nghỉ dạy hai tuần , sắp xếp công việc, báo cho Hiệu trưởng trường tôi đang dạy biết ngày khởi hành. Tôi về đến nhà, công việc mai táng đã chuẩn bị đâu vào đó, chỉ chờ tôi về để được nhìn thấy mặt Cha lần cuối . Công việc chôn cất cha tôi đã hoàn tất chỉ chờ đến ngày giờ tốt là xây mộ. Tôi được em gái tôi kể lại về cái chết của cha như sau : Năm này cha tôi vừa tròn bảy mươi tuổi. Một hôm, ông bị bí tiểu và cơn đau lưng dữ dội. Em gái tôi vội đưa ông đến bệnh viện. Sau khi chụp phim, bác sĩ phát hiện cha tôi bị sạn thận và quyết định giải phẩu thận để lấy sạn ra. Trước khi thực hiện ca mổ, cha tôi có một tuần nằm ở bệnh viện để bồi dưỡng và chờ đợi người cho máu . Giai đoạn này, cuộc chiến chống Cộng sản Bắc Việt trên chiến trường diễn ra rất khốc liệt. Trực thăng tải thương tấp nập bay về bệnh viện Dã chiến ngày đêm. Ngân hàng máu từ các bệnh viện đều thiếu trầm trọng. Vì vậy ca mổ của Cha tôi, gia đình phải cung cấp máu tự túc. Cha tôi có dòng máu O+ mà gia đình tôi chỉ có bà chị thứ tư mới có đầy đủ sức khỏe để lấy máu, đứa em út thì ốm yếu, nên phải chạy đi các nhà thương ở quận để mua thêm máu nhưng không nơi nào có. Đã gần đến ngày giải phẩu thận mà số máu cần chuyền cho Cha vẫn chưa đủ, cả nhà vô cùng bối rối. Bỗng một hôm, có người nữ y tá xa lạ đến tình nguyện hiến máu. Rất may mắn là máu của cô ta đúng dòng máu O+. Mẹ và các chị em tôi vô cùng mừng rỡ. Cho máu xong, gia đình tôi xin cô y tá cho biết qúy danh và địa chỉ để trả ơn và mời cô dùng bữa. Cô từ chối và bảo: - Chẳng có gì lớn lao lắm đâu. Thấy Bác trai cần máu để mổ nên cháu giúp vậy thôi, rồi cô viện cớ phải mang thuốc về bệnh xá ở quận gấp. Sau này, tôi mới biết một điều rủi ro đã xảy ra trong ca mổ là thay vì mổ thận phía trái, bác sĩ lại mổ thận bên phải nên phải mổ hai lần. Vì tuổi già sức yếu nên cha tôi không chịu đựng nổi qua một lần mổ hai quả thận. Vì mất nhiều máu quá nên cha tôi đã đi luôn trong cơn mê. * * * Trước hai ngày lên đường trở lạ Sài gòn, tôi ra thăm mộ Cha lần cuối. Khi đến nơi, tôi giật mình vì có ai đó đã đến trước tôi đặt một bình hoa tươi và một bát nước chè lá dưới chân mộ phần của Cha . Nắm nhang vẫn còn nghi ngút khói. Nhìn bát nước chè tươi đậm đặc tôi sực nhớ đến Dì Út và chị Đơn Thanh. Tôi vội quay về nhà kể hết cho mẹ và chị em biết có người đến cúng mộ Cha và tường thuật lại chuyến đi cách đây gần chục năm mà Cha đã chở tôi đi thăm nhà dì Út. Tôi cũng tường thuật luôn câu chuyện mà cha tôi đã tâm sự với tôi về mối tình đầu của ông và dì Út thuở còn thanh xuân. Nghe xong, mẹ tôi bảo chị tôi sắm ít quà rồi Mẹ và chị cùng tôi đi gặp Dì Út * * * Chiếc Honda chở hai người băng qua con đường đèo Vĩnh Tuy quanh co đầy đá sạn. Khiến tôi lại nghĩ đến cha tôi ngày xưa với chiếc xe đạp đã đi đi, về về biết bao nhiêu bận trong những năm tháng dài đến với dì Út trên đường xa vời vợi. Tình yêu của cha và Dì âm thầm, bền bĩ như dòng suối chảy uốn khúc trên rừng đại ngàn. Chúng tôi vừa đến trước sân nhà. Nghe tiếng xe, Dì Út ra mở cửa. Cách đây đã trên chục năm mà quang cảnh không có gì thay đổi. Riêng dì Út thì già đi khá nhiều, trông dì bơ phờ, tiều tụy hơn xưa. Tôi dựng xe xong, đến chào Dì và giới thiệu Mẹ và chị tôi. Dì nhỏ nhẹ mời mọi người vào nhà. Vừa bước vào nhà là nghe mùi hương trầm tỏa ngát trên chiếc bàn thờ đặt ở phòng khách. Trên bàn thờ có hoa, trái cây và bức hình căn cước của Cha tôi được phóng lớn. Một người con gái từ trong phòng bước ra cúi đầu chào mẹ tôi. Bất chợt, chị tôi kêu lên thảng thốt : - Kìa cô y tá hiến máu cho cha đây nè, rồi nhào đến ôm chị. Hai người nước mắt chảy đầm đìa. Mẹ tôi cũng bước đến nắm hai tay dì Út, cả hai đều khóc. Mẹ tôi nói với Dì trong nước mắt nghẹn ngào : -Thằng Tấn, nó mới kể cho chị sáng nay đầu đuôi câu chuyện. Thật sự chị không ngờ cái mối tình sâu đậm giữa em và ông nhà. Nếu biết sớm thì chị đâu có hẹp hòi gì. Không còn bao lâu nữa, con gái út của chị về nhà chồng, chị mời em và con dọn về nhà chị ở.Tụi mình đã lớn tuổi rồi, chị em ở với nhau khuya sớm nương tựa tuổi già. Tôi vỗ tay hoan nghênh ý kiến của mẹ và nói thêm : Con sẽ vận động xin cho chị Đơn Thanh thuyên chuyển về bệnh viện Tỉnh để chị có điều kiện tiến thân chứ ở mãi trong cái bệnh xá huyện xa xôi này làm sao chị phát triển được nghề nghiệp. Chị Bốn ôm vai chị Đơn Thanh trách sao ngày đó em không cho biết chị em mình cùng máu mủ với nhau để chị bứt rứt mãi về tấm lòng tốt của em mà chưa được trả ơn. Chị Đơn Thanh lau nước mắt bảo : - Đó là trách nhiệm của kẻ làm con mà. Em Thương Cha nhiều lắm, lo sợ Cha bỏ mẹ con em ra đi sớm, mà ông ra đi thật không tránh khỏi số trời. Ngày đám tang, Mẹ và em có đưa cha ra mộ. Là người đi sau cùng và cũng ra về trước mọi người. Em vừa thương Cha vừa tủi phận. Làm con mà không dám thể hiện tình thương Cha trước mọi người. Mẹ và em có đến trước mộ Cha làm lễ thọ tang. Em khóc suốt mấy ngày liền. Mẹ an ủi hoài mà em không ngăn được dòng nước mắt. Em cô đơn từ thuở nhỏ, giờ mất Cha lại càng thấy xót xa hơn. Ngày ông ngoại mất, Mẹ em mới dám về nhà tạ lỗi trước linh cữu của Người. Bà ngoại em mừng lắm, hai mẹ con ôm nhau mà nước mắt đầm đìa . Bà Ngoại và cậu em năn nỉ mẹ về sống với ngoại, nhưng mẹ thì muốn sống gần cha và gìn giữ khu vườn và căn nhà . Đây là nơi chốn lưu giữ kỷ niệm mối tình đầu của hai người làm sao bỏ đi được. Trước khi ra về, Mẹ tôi mời Dì Út và chị Đơn Thanh nhớ về tham dự lễ 49 ngày của cha tôi. Nhân dịp này Mẹ sẽ giới thiệu Dì Út với bà con trong họ. Trên đường về nhà, lòng tôi bùi ngùi thương Cha, thương Dì, chỉ vì tình yêu mà cam chịu cuộc sống long đong suốt một đời người. Chỉ vì gia phong lễ giáo của thời đại phong kiến gò ép con người sống trong khuôn khổ mất đi năng lực phản kháng. Tôi thương chị Đơn Thanh hoàn cảnh đã đẩy đưa cuộc đời chị như gỗ trên rừng bị cuốn trôi theo dòng nước lũ Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 21/Jun/2016 lúc 8:29am |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
Nỗi Buồn Ly HươngNgồi chống càm, tay mân mê tách nước trà hãy còn đang nghi ngút khói, đôi mắt buồn buồn nhìn ra ngoài sân vườn trước nhà, ông Sáu Lân khẻ thở dài rồi than vản một mình:- Tình hình này không biết phải xoay sở làm sao đây, trái Nhãn bị ép giá rồi bây giờ tới con cá, vài bửa hổng biết tới cái giống gì nữa đây? Thấy ông Sáu rầu rĩ ra mặt, bà Sáu an ủi ông: - Thôi ông à, tình trạng này là tình trạng chung, ---mấy người thương lái đầu nậu là vậy dó, cứ hể mình trúng mùa thứ gì thì đồng nghĩa với việc mất giá thứ đó, à mà năm nào cũng vậy, số phần nông dân mình lận đận bấy lâu nay rồi, ông buồn chi nữa cho sanh bịnh. Ngước nhìn về phía bà Sáu ông nói: - Không buồn làm sao được, tui hỏi bà vậy chứ lần nào bán thứ gì cũng bị cái đám thu mua nó ép giá quá trời, với cái ngữ này chắc bà con hết muốn trồng tỉa gì nữa, làm ra bao nhiêu chúng ăn hết ráo trọi, làm sao mà sống nổi bà nói tui nghe coi? Biết chồng đang còn ấm ức và bực bội trong lòng nên có hơi to tiếng với mình, bà Sáu im lặng lui bước ra sau nhà làm công việc, vì đôi co với ông lúc này không có lợi chút nào thậm chí như "Đỗ dầu vào lửa", bà tự nhủ: - Thôi để khi khác rồi an ũi ổng cũng chưa muộn. Vườn Nhản nhà ông năm nay trái đậu oằn cành ngó thấy mê, tưởng đâu thu hoạch xong là ông bà có thể trang trải mọi việc cho cuộc sống và trả nợ tiền mua đàn cá ông đang nuôi trên bè cho ông Chín Mè một người chuyên cho vay trong cái ấp nghèo này, vậy mà cái đám đầu nậu xúm vào ép giá khiến ông bà phải bán hết vườn Nhản với cái giá rẻ bèo, cầm tiền bán Nhản trên tay mà ông nghe đau quặn thắt trong lòng. Rồi bây giờ đến lượt bầy cá Ba Sa ông nuôi trên bè cặp mé sông cái, thương cho thằng Đực Nhỏ con ông suốt mấy tháng trời nó ứng chiến ngoài đó lo cho bầy cá, ngoài thức ăn là cám tổng hợp bắt buộc phải mua, còn những thức ăn phụ cho cá như con ốc bu vàng, nó phải đi bắt trên những đám ruộng quanh đấy vừa giảm chi phí cho gia đình vừa giúp cho bà con tránh được nạn ốc bu vàng cắn phá cây lúa. Đàn cá lớn mau như thổi, mỗi khi đến giờ thằng Đực nhỏ cho cá ăn, lúc nó vung tay vãi thức ăn xuống nước, đàn cá chen nhau dành ăn chúng quẩy đuôi trắng xóa cả mặt nưóc trong bè, âm thanh vang lên rồ rồ khiến thằng Đực nhỏ thật vui, nó nhẫm tính với ông bà Sáu mới tuần trước đây thôi, nếu theo thời giá hiện tại do thương lái đang thu gom của các bè chung quanh và với sản lượng cá trong bè nhà mình nó ước tính nếu thuận buồm xuôi gió thì đây là điều hạnh phúc khi tháo bè bán cá. - Ông sáu ơi! Có nhà hôn tui dô nói chiện chút coi. Tiếng gã đầu nậu khét tiếng chuyên mua cá vùng này vang lên ngoài ngỏ, bao nhiêu bè cá nơi khúc sông cái ở đây, lúc nào đến lứa bán hắn đều nắm chắc, hắn canh gần đến ngày chủ bè phải bán cá hắn sẽ lân la tìm đến để dọ dẫm xem tình hình rồi liệu bề tính kế. Vốn không có cảm tình với cái tay mua gian bán lận này, vì mùa cá năm rồi khi đến cân cá trên bè nhà ông hắn đã phù phép khi cân, ăn gian khối lượng làm suýt chút nữa làm ông bị mất bạc triệu như chơi, may mà thằng Đực nhỏ nó thấy được cái dối trá kia của hắn, khiến hắn quê độ bèn quay sang làm bộ chửi mắng thậm tệ cái lũ đàn em chuyên cầm cân cho hắn, nay hắn lại ló mặt đến nhà ông vì lịch sự ông sáu phải tiếp hắn nhưng trong lòng không được vui: - Tui trong nhà đây chú Toàn ơi, chú vô chơi uống nước. Bước chân vào nhà, ngồi xuống ghế gã đầu nậu dỡ cái nón cao bồi đang đội trên đầu rồi cầm trên tay phe phẩy quạt, tay kia cởi bớt cái nút áo trên cùng ra cho đở nóng nực rồi càm ràm một mình. -Năm nay sao ông Trời ổng nóng quá chừng quá đổi chịu không nổi luôn, mới có mười giờ sáng chứ mấy, đến đúng giờ ngọ mà ra đường chắc da thịt đen thui thành Chà Và Ma ní luôn quá. - Uống miếng nước mát đi chú, năm nay hạn bà chằn mà chú hổng biết sao, nước mặn bắt đầu lò mò vô cửa sông cái rồi đó chú, chừng nửa tháng nữa thôi thì dân làm cá tụi tui coi như "Bảy nghề" là cái chắc. Nghe ông sáu nói về cá mắm và nước mặn đang xâm nhập sâu gần đến cửa sông cái, hắn nghỉ thầm trong bụng. "Ha. Ha chết cái ông già này rồi, tự nhiên lạy ông tôi ở bụi này", mình đâu có biết con nước ở đây ra làm sao đâu, cái này do ổng tự khai thôi, phen này đừng hòng thoát khỏi tay thằng Toàn này nhé. Tên Toàn làm ra vẻ thông cảm cùng nổi khốn khó của người dân ở đây: - Cha chả ông Sáu nói dậy thì năm nay bà con mần nghề cá mình mệt cầm canh à nghe, nếu đúng y chang như ông Sáu nói thì tội nghiệp bà con cô bác ở đây quá. Nghe cái giọng đạo đức giả của tên buôn cá, từ phía nhà sau bà Sáu đi lên nhà trên rồi bằng cách nói kiểu móc họng: - Chú Toàn nói đúng đó, tụi tui thỉnh thoảng bị thiên tai hoành hành gần chết, nhưng bị nhân tai còn khủng khiếp hơn nữa đó chú ơi, thời buổi bây giờ lòng người nham hiểm lắm biết đâu mà lường, bà già này nói vậy có sai chổ nào không chú? Biết bị bà Sáu xỏ ngọt, cố làm vẻ mặt nhân từ đàng hoàng nhất trong đám đầu nậu láu cá, hắn nhỏ nhẹ phân trần chuyện năm rồi: - Bà Sáu ơi! Vụ năm rồi tui hổng có cố ý đâu, mấy thằng quỷ nhỏ đó tụi nó tự ý làm bậy tui đã cho nghĩ hết ráo rồi, ai đời đi ăn gian chi mồ hôi nước mắt của người ta, làm vậy bất nhơn, thất đức lắm. Nói xong hắn nhe răng ra cười cầu tài với bà sáu, nhưng trong bụng hắn giận sôi gan rồi nói lầm bầm trong miệng: - Bà Sáu này giỏi lắm, vài bửa nữa tui cho cả nhà bà biết tay, cái bè cá của bà nằm trong tay tui mà bà đâu có biết, bà chưa thấy quan tài nên chưa đỗ lệ bà Sáu ơi. Thấy bà Sáu không tiếp tục kê mình nữa, tên Toàn cất tiếng nói trỏng: - Mấy ngày nay mắc chứng gì giá cá Ba Sa cao mút chỉ luôn, giá thâu vô mười tám ngàn một ký lô gam, mùa này mấy chủ bè hốt bạc nghe. Dứt lời gã đầu nậu liếc mắt dò xét về phía ông bà Sáu Lân, hắn đang ra cái chiêu độc trong nghề thu gom cá, đưa ra cái giá cao hơn giá thu mua trên thị trường, bằng cái mồi câu này hắn chắc như đinh đóng cột là ông bà Sáu Lân mắc câu chỉ còn là thời gian mà thôi. Nghe Tên Toàn nói có người đang thu mua cá với cái giá cao ngất ngưởng đó, so vớ cái giá tuần trước hai ông bà cùng thằng Đực nhỏ tính toán nếu quả tình đúng như vậy thì nhà ông tự dưng sẽ có thêm vài chục triệu từ trên trời rơi xuống, sẽ bù lại tiền bán Nhãn giá rẻ hôm nọ, lúc này tự dưng trong bụng không còn cay cú và ác cảm với tên Toàn nữa, bà Sáu hỏi hắn: - Chú Toàn nè, bầy cá nhà tui chủ nhật này tui sẽ phá bầy đó, nếu giá thu mua như chú vừa nói thì vợ chồng tui để cho chú mua, tụi tui khỏi kêu mối khác. Với cái sành sỏi của kẻ chuyên lừa lọc, trong bụng hắn cười thầm: - Hứ! Bà già Sáu này thấy chưa, bà làm sao thoát khỏi tay tui. Hà.. Hà. Giả đò không nghe lời chào mời của Bà Sáu, mắt hắn ngó quanh quất lên trần nhà như muốn tìm kiếm gì đó, bà Sáu thì như Lửa đốt trong lòng, bà muốn được thấy cái gật đầu từ tên toàn hoặc ít ra hắn phải cho bà biết ý kiến ý cò gì chứ, đàng này chờ mãi không thấy tín hiệu gì từ phía hắn, bà Sáu nói tiếp: - Sao... sao hả chú Toàn, tui nói vậy thì chú tính sao để vợ chồng tui còn tính tiếp. Chỉ đợi bấy nhiêu thôi, nhưng không hấp tấp, hắn chậm rãi trả lời nhát gừng: - Ừ... Để tui.. coi lại.. rồi.. rồi cho ông Bà Sáu biết sau nha, hôm nay sẵn đi công chiện ngang qua đây ghé thăm ông bà chút thôi, giờ tui đi dìa, vụ đó chậm lắm chiều mai tui trả lời. Thôi tui đi đây... Nhìn theo cái dáng của tên Toàn đang dần xa khỏi cái cổng nhà, trong lòng nôn nóng bà Sáu buộc miệng: - Cái thằng này có khi nào nó thấy mình cần rồi nó làm eo không vậy cà? nó không chịu ăn giá này thì mình chịu khó kiếm mối khác, hạ hơn chút đỉnh cũng bán phức cho xong để thằng Đực nhỏ nó còn trở lên Sài gòn đi học tiếp nữa chứ. Đồng ý mua với cái giá khá cao nói trên, ngày hẹn cân cá cũng đến, mới mờ sáng đã nghe tiếng chiếc xe tải bóp còi inh ỏi phía bên đường trước ngỏ, rồi tiếng tên Toàn vang lên: - Chuẩn bị xong chưa ông bà Sáu ơi, lên xe đi ra bè cá với tui, đi với tui cho tiện, xong chiện tui chở ông bà dìa luôn, tui hổng có tính tiền xe đâu mà sợ. He.. he... Quýnh quáng vì không chuẩn bị cho cái tình huống bất ngờ do tên Toàn tạo ra, ông Sáu từ trong nhà chụm tay lên miệng làm cái loa hét thật lớn ra ngoài: - Vậy hả, chờ chút xíu tui ra liền.... Rút kinh nghiệm lần trước tên Toàn cho đám đàn em ăn gian cân một cách lộ liễu nên không qua được cặp mắt cảnh giác của thằng Đực nhỏ, lần này thay vì dùng loại cân xách tay loại cân tạ như mọi lần, khi cân chỉ cần móc vào quai cái cần xé hai người chọt cái đòn gánh vào rồi cứ kéo rê cục cân trên trục khi nào cán cân thăng bằng thì hai bên mua bán đều dán mắt nhìn vào để cùng xác nhận số lượng cá trên cân, lúc hai bên chăm chú vào số cân cũng là lúc một trong hai thằng đứng cân lấy tay chận phía đầu cán cân khiến số lượng cá trong cần xé được nhẹ đi một cách đáng kể mà chủ bè cá ít có cơ hội phá hiện, như đã nói do hai bên chỉ chăm chú vào chữ số ki lô gam đang thể hiện mà thôi. Lần này Tên toàn đi học hỏi ở các bậc đàn anh cũng chuyên nghề lái cá bên kia bờ sông Tiền, mấy tay này hoạt động ở địa bàn tỉnh Đồng Tháp ít có tên nào nhảy sang địa phương khác làm ăn, một vì lạ nước lạ cái, hai là lỡ bị phát hiện gian lận rồi vướng vô thưa kiện thì rất phiền phức vì ở đó khó được sự bảo kê của một số người có chức quyền ăn chịu với họ từ trước. Xe vừa tấp vô sát mí lộ đất đỏ bên cạnh mé sông nơi bè cá gia dình Ông Sáu đang nuôi, luồng gió mát từ phía mặt sông thổi lên khiến cái không khí buổi ban mai thêm phần mát mẻ, từ ca bin xe nhảy xuống trên môi ngậm điếu thuốc lá đang cháy dở và bốc mùi khét lẹt, tên Toàn vỗ vào cái thùng xe tải đông lạnh rồi ngoắc tay ra lệnh cho mấy tay đàn em đang ngồi vắt vẻo trên nóc xe: - Trời ơi! Xe ngừng lại cả tháng rồi mà tụi bây còn ở trển hóng gió nữa hả, lôi cái cân vô bè cá cân gấp cho kịp giờ về Sài Gòn, chậm giờ nào là mệt giờ đó nghe mấy đứa. Cái cân bàn mới cáu cạnh tên Toàn mới tậu cách đây vài hôm, sau khi được các đàn anh chỉ cho cách "bóp cổ" những người nông dân hiền lành chân chất nơi miền quê nghèo, hắn đánh xe lên tận miệt Chợ Lớn, vào một tiệm của người hoa chuyên bán các loại cân theo cái địa chỉ mà tên đàn anh đã mách nước cho hắn, sau một lúc cười cười với một người Hoa có cái vòng bụng to lớn như những bà mang bầu gần đến ngày sanh, đã xấu như vậy mà ông chủ bán cân này còn mặc chiếc quần xà lỏn cũ sì, mình ở trần trùn trục mồ hôi mồ kê chảy nhuể nhại, tên Toàn lôi từ trong túi ra xấp bạc mới cứng, hai bên đếm đếm giao giao ra chìu đắt ý, mới nhìn vào cứ ngỡ họ quen nhau tự bao giờ. Trong lòng hân hoan gương mặt thì tươi như hoa mới nỡ, tên Toàn đang nghỉ đến số cá trong bè này sẽ được bốc hơi một cách tinh vi không ai phát hiện được kể cả những tên đàn em thân tín của hắn, khi vừa đặt chân lên bè thì hắn giật mình chỉ chút xíu nữa thôi hắn sẽ bị té ngã xuống nước trong bè thì lúc đó hắn sẽ là mồi ngon của đàn cá nhà ông Sáu, thật may hắn gượng lại được khi chụp được đầu cái vỏng của thằng Đực nhỏ nó treo cạnh đấy để ngả lưng buổi trưa, sẳn những ngọn gió thổi hiu hiu nên sau khi cất tiếng hát chưa hết sáu câu vọng cổ thì nó đã say nồng trong giấc ngủ, việc canh chừng bè cá lúc này là nhiệm vụ của con chó Phèn. Khi tên Toàn đi xuống bè cá với thái độ nghênh ngang, hắn không để ý đến con Phèn nhưng Phèn nhà ta thì dường như nó biết tên Toàn là người xấu nó nhe răng gầm gừ rồi nhảy sổ về phía hắn rồi sủa rân lên, may là con Phèn bị xích lại chứ không thì hắn bị chú Phèn kia dạy cho bài học nhớ đời, lấy lại bình tỉnh hắn lấy tay chỉ vô mặt chú phèn rồi buông ra lời cay nghiệt: - Mầy lạng quạng tao cho mầy thành rựa mận hoặc chả chìa đó nghe mậy, hên cho mầy đang bị cột chứ không mấy thằng cẩu tặc nó bắt mầy về chợ Ông Tạ lúc đó da của mầy dòn rụm thơm lừng bởi lửa rơm nó thui mầy đó con. Không biết con phèn có hiểu tên Toàn đang hù dọa mình chăng mà nó càng sủa dữ dội hơn nữa, thằng Đực Nhỏ nghe câu nói thiếu lòng nhân từ với con Phèn cưng của mình, nó lừ mắt nhìn thẳng vô mặt tên Toàn với thái độ không hài lòng, tên Toàn chợt nhớ lại câu tục ngữ trong dân gian: "Đánh chó phải kiêng chủ nhà" nên vả lả nói với Thằng Đực: - Anh giởn chút cho vui mà, có gì đâu mà chú em mầy muốn ăn thịt anh hay sao dậy?, anh xin lỗi nghe thằng em trai, con chó em nó khôn thiệt... ![]() Từng cần xé cá được đặt lên cân, nước từ cái cần xé đựng cá trên bàn cân chảy ra ướt sũng cả một khoảnh sân mùi tanh của cá được vài cơn gió thoảng qua nhẹ đưa cái mùi đặc biệt này bay đi khắp vùng, hai bên lúi húi ghi ghi chép chép vào cái sổ tay của mình sau khi xem mã cân thể hiện, thỉnh thoảng bên mua đưa tay đẩy cục cân xê dịch qua lại rồi thì bên bán cũng đưa tay xê dịch cục cân, có lúc lại thả thêm hoặc bớt những cục cân vào trái cân treo lũng lẵng trên đòn cân, rồi chốc chốc cũng phản ứng với nhau chút ít về số lượng của từng đợt cân, do bên nào cũng sợ thua thiệt sẽ nghiêng về phần mình, nói là nói vậy cho có vẽ công bằng chứ người bán làm sao thoát khỏi cái vòng kim cô vô hình do bên mua chụp vô đầu họ như Tôn ngộ Không bị Đường Huyền Trang Tam Tạng niệm chú gắn vòng kim cô vào đầu của năm nào trong quá khứ, lúc này chỉ còn nghe theo lệnh của chủ nhân vòng kim cô ác nghiệt kia thôi. Khi xem đoạn phim này có người chặc lưỡi thương cho Tôn ngộ Không: - Có bảy mươi hai phép thần thông mà không thoát nổi cái vòng kim cô kia, đúng là chạy trời không khỏi nắng. Hôm nay gia đình ông Sáu Lân chạy trời không khỏi nắng do tên Toàn này bày ra, cá đã yên vị trên xe, ông Sáu và Thằng Đực nhỏ cùng tên Toàn đang chụm đầu vào nhau trên chiếc bàn tròn nơi bên hông nhà của bè cá, từng con số được cộng dồn lại, lấy tay bấm cái máy tính bỏ túi Hiệu Casio, con số kết quả hiện ra tới đâu thì Trên trán ông Sáu và thằng Đực Nhỏ mồ hôi tuôn ra như tắm tới đó mặc dù ông và nó đang được cái quạt máy cũ mèm đang chạy hết công suất vẫn không ngăn được những giọt mồ hôi mặn đắng kia, vì tổng sản lượng cá đợt này không được như dự tính của nhà ông, trái lại gương mặt của tên Toàn lúc này tươi rói như những con tép đất được cái lũ nhóc trong ấp này xúc trong đám ruộng gần nhà, khi cái rỗ được dỡ lên khỏi mặt nước những con tép đất nhảy tưng lên soi xói thân hình tép đất nhỏ xíu trong veo nhưng được cái ăn rất ngọt, tên Toàn đang hí hửng, qua cái vụ này hắn dự định sẽ sắm sửa thêm nhiều đồ vật đắt tiền cho vợ con hắn thêm phần ấm cúm, và hắn cũng dư biết qua cái vụ này vợ chồng ông Sáu vốn cơ cực lại càng cơ cực, đúng là cái thời buổi ai chết mặc bây, miễn tiền thầy thầy bỏ túi... Tối hôm ấy bên chiếc vỏng treo tòn teng trên hai cây cột ở hàng hiên trước nhà, nằm vắt vẻo đong đưa nhè nhẹ, qua ánh đèn dầu tù mù gương mặt trầm tư lắng đọng, ông Sáu không thốt một lời kể từ khi cầm số tiền bán cá đem về giao cho Bà Sáu cất giữ. Trong đầu ông hình ảnh ông Chín mè mặc bộ đồ bà ba trắng, đầu đội nón nỉ, tay kè kè cái cặp nhỏ, trong đó sổ đỏ, giấy chứng nhận sở hửu nhà đất của những người ông ta cho mượn tiền làm ăn, rồi giấy nhận nợ của bên mượn tiền, ông chín Mè khi cho ai mượn tiền lúc nào miệng cũng bô bô: - Thấy bà con mình khổ quá tui mới nhín nhút cho mượn chút đỉnh mần ăn, chứ tui không phải cho vay như mấy bà ngoài chợ đâu, làm nghề này thất đức lắm, tui ăn chay trường mà, phật dạy luật nhân quả rành rành kia rồi, ai dám làm việc ác đức cho mang tội. Mấy người vay tiền của ông rồi ít nhất cũng đã từng một lần nhận xét cay cú: - Chín Mè này cho vay "xanh xít đít đuôi" mà miệng lúc nào cũng nhân đạo hết, còn ăn chay trường nữa chứ, đúng là: Nam mô một bồ dao găm, người chay tịnh theo giáo lý nhà Phật chánh gốc không ai làm cái nghề như ổng hết. Nghe vậy có người còn nói thêm: - Đó, ấp mình đó có, bà Ba Cao bán quán đầu ấp của mình kìa, bán món nào cho ai cũng một câu nói duy nhất thốt ra nơi cửa miệng: - Cái này tui để vốn cho chú thím hay anh chị gì đó, tui lời có một phân thôi, đúng một phân không hơn không kém. Nhiều người nghe bà Ba nói riết cái câu nói cố hửu: Tui lời có một phân thôi, họ bèn nói cho những người chung quanh với cái nói móc lò nhẹ nhàng: - Cái Bà Ba Cao này già cả lắm rồi, buôn bán cho bà con mình bả bán lấy vốn không hà, vậy thì đừng đến đó mua nữa, bán vậy bả cụt vốn có ngày tội nghiệp bả lắm, mẹ tổ nó bả bán mắc như quỷ mà nói: Tui lời có một Phân hà, hổng dám một phân đâu, phân nửa thì có. Trở lại với ông Sáu lân, với số tiền bán cá này thì làm sao chuộc lại cái sổ đỏ của mảnh đất nhà ông, mà không cầm sổ đỏ trong tay thì xem như đất nhà ông có cái xác mà không có hồn, ông cứ bị dằn vặc trong lòng vô cùng, bây giờ còn tiền đâu để thằng Đực nhỏ quay lại trường Đại học để học cho xong mấy cái tín chỉ mà nó chưa hoàn thành, rồi còn lo vợ con cho nó nữa, ông bà đang thèm một đứa cháu nội để bồng ẳm hôn hít cho đã thèm, chứ thằng Đực bây giờ mà hôn nó chắc khét lẹt bởi nó đã dạn dày sương gió, đâu còn bé bỏng như ngày xưa, ngày ấy thằng Đực gần mười tuổi mà ông vẩn còn ôm nó vào lòng rồi ông hôn lên đôi má bầu bĩnh của nó mà nghe cái hương vị ngọt ngào như lúc nó còn nằm trong nôi, bây giờ nói lỡ dại ông bà có nằm xuống mà chưa có đứa cháu đích tôn nối dõi tông đường thì buồn biết mấy. Mùa hè nóng nực mà được vài cơn gió nhẹ thoảng qua nó làm ông Sáu chìm vào giấc ngủ đầy mộng mị.. Là một người lính nghĩa quân ở quê nhà, sở dĩ Anh Sáu Lân vào sắc lính này vì anh còn Mẹ già là Bà Tám Ngân, năm ấy bà đã lụm cụm đi đứng khó khăn nên Anh phải tình nguyện vào đồn nghĩa quân gần nhà , sau giờ công tác anh tranh thủ về nhà chăm lo cho Bà, cũng được vài năm thì bà Ngân ra đi trong một đêm ngoài trời mưa rơi rả rích. Rã ngũ anh Sáu quay về đời sống dân sự hàng ngày, bao nhiêu quân trang quân dụng anh không đành vứt bỏ như phần lớn những người lính năm xưa, anh giữ lại như giữ cái kỷ niệm những ngày mẹ anh còn sống, vậy mà những vật dụng đó giờ đây giúp anh trong công việc hàng ngày, chẳng hạn cái nón sắt thì có nhiều việc để xài, có hôm anh lấy làm cái cối để giã cái đám cua đồng mỗi khi chị Sáu nấu món bún riêu, cái nón nhựa anh cắt bỏ cái băng cầu bên trong nón bỏ đi, anh tra cái cán tre thật dài làm cái gàu múc nước từ con mương phía trước nhà tưới vào từng gốc cây cam cây bưởi, cây chanh cây quít những cây này là kế hoạch lấy ngắn nuôi dài của anh, trong khi chờ các cây dừa cho trái, anh và chị Sáu sống đắp đổi bằng những ngọn rau và cây trái trồng tạp nhạp trong sân vườn, ít lâu sau khi có số vốn kha khá anh đầu tư hết vào cái vườn nhản hạt tiêu, rồi sau này vốn liếng đó cũng tiêu luôn theo nhản hạt tiêu vì nhiều lý do. Đôi giày bố, bộ đồ ka ki xanh, rồi cái sợi dây TAB đeo ở thắt lưng ngày xưa anh cũng không còn để dành kỷ niệm nữa mà nó đã góp phần vào những khi anh làm các công việc trong vườn nhà. Cầm trên tay nhiều xấp tiền do ông Năm lái buôn chồng tiền mua mão hết vườn cam, đang đếm tiền trên bờ con mương trước nhà, chưa kịp vui mừng thì bị ai đó giật xấp tiền rồi xô ông rơi tỏm xuống mương nước, ông la thật to cướp.. Cướp, nước dưới mương tràn vào miệng vào mũi khiến ông ho sặc xụa.. - Ông Sáu, ông Sáu, ông ơi vô nhà ngủ dùm tui mưa tạt quá trời cái thân già bệnh hoạn không lo, nằm ngủ chổ đó trúng gió ngũm cù đèo có ngày đó ông ơi, mà làm gì ông la làng phát ớn làm tui điếng hồn vía. Tiếng bà Sáu vợ ông kêu giật ngược, thấy ươn ước nước nơi miệng do nước mưa tạt vào làm ông tỉnh giấc, ông chợt hiểu mình đã qua một giấc mơ dữ, ông cất tiếng hỏi: - Bà nó ơi, mấy giờ rồi, tui nằm chơi mà không ngờ làm luôn một giấc dài ghê, đã vậy còn gặp mưa nữa chứ, may có bà kêu chứ không tui uống nước đầy bụng dưới mương rồi còn gì. Nghe tiếng ông Sáu hỏi, thằng Đực Nhỏ đang nằm trên chiếc giường tre gần đó lên tiếng: - 2 giờ sáng rồi đó Tía, mà Tía ơi, con lên Sài Gòn đi học lại nha tía, chắc tuần sau con sẽ đi, lên trên con ở chung với mấy đứa cùng lớp đang ở thuê phòng trọ gần trường, con sẽ làm thêm có tiền đóng học phí lo gì, trời sanh voi thì sanh cỏ tía khỏi lo cho con. Nghe thằng Đực Nhỏ nói ông thấy như có kim chích đầy người, đau nhói trong lòng ông vừa buồn vừa mừng, buồn vì không còn khả năng cho con ăn học mừng vì nó có cái suy nghỉ tự đứng trên đôi chân của mình, bất giác những giọt nước mắt tuôn chảy trên đôi má nhăn nheo của ông. Cái vụ cân cá sáng nay ông và Thằng Đực cũng nghi ngờ cái tay đầu nậu này nó đã ăn gian khi cân, nhưng ăn gian cách nào thì ông và thằng Đực không đủ khả năng khám phá, sau này tay Toàn kia ăn quen nhịn không quen bị xộ khám khi dỡ cái thủ đoạn ăn cướp công khai số lượng cá của gia đình nọ, do thấy số lượng không tương xứng với số cá nên họ làm dữ bà con xúm lại rất đông và đã lật tẩy vụ gian lận này, mấu chốt bí ẩn nó nằm trong mấy cục cân rời do mấy người sản xuất cố tình tiếp tay cho những kẻ không có lương tâm như tên Toàn. - Ông Sáu ơi! tui chín Mè đây có nhà hông vậy? Nghe tiếng Chín Mè rỗn rãng ngoài sân, lòng dạ rối bời, ông Sáu mời ông Chín vào nhà, trà nước đâu đó xong xuôi sau một lúc cùng nhau bàn về số tiền cầm cái sổ đỏ ông Sáu nói như năn nỉ: - Đó nảy giờ tui nói thiệt hết trọi rồi, bụng dạ, ruột gan phèo phổi móc hết ra cho ông coi rồi đó, cho tui góp phân nữa rồi mùa sau tui chồng đủ tiền cho ông được không ông Chín?. Bằng cái cách nói của kẻ cho vay cao tay ấn, ông chín Mè nói: - Ông Sáu ơi! tụi mình cũng người chòm xóm với nhau không hà, tui thông cảm cho ông bà lắm chứ, nhưng ông bà Sáu biết sao hông.. Làm bộ cảm động và với cái giọng nghèn nghẹn Chín Mè tung ra độc chiêu nhằm kết thúc cuộc thương lượng như những người Trọng tài bóng đá thổi còi kết thúc trận đấu một cách dứt khoát sau khi cộng thêm một ít giây phút bù giờ cho trận đấu chính thức khiến cho cổ động viên của hai đội bóng kẻ thì cười hả hê, người thì đầm đìa nước mắt, hoặc như chết lặng giữa tinh không khi đội nhà bị loại khỏi trận đấu: - Nói thiệt Ông bà Sáu thương nha, tiền tui cầm đất cho nhà mình tui cũng đi vay của người khác, họ tính lời ghê lắm, tui bị cái nghiệp này chứ tui cũng không muốn đâu. thôi như vầy đi mai tui đem qua cho ông Bà thêm một trăm triệu nữa để hổ trợ cho ông bà dọn nhà giao đất cho tui để tui cấn nợ lại cho họ, chứ không thì nó cào nhà tui luôn đó ông bà Sáu. Đất trời như sụp đỗ dưới chân, hai vợ chồng ông Sáu thấy trước mắt một tương lai thật mờ mịt, là nông dân sống bao đời nay giờ thì không còn một cục đất chọi chim thì thử hỏi từ đây đến cuối đời cuộc sống gia đình ông bà sẽ ra sao khi gặp cảnh không nhà không cửa trên chính quê hương mình bao đời nay, rồi mồ mã ông bà tổ tiên, cha mẹ nữa, mồ mã nằm trên đất này họ có để yên cho những xác thân dưới mộ kia hay không, có khi họ bắt ông bà bốc dỡ các hài cốt kia thiêu đốt cho vô hủ sành rồi đem thẳng vô chùa, nghĩ đến ngày tư ngày tết không còn dịp đi tảo mộ đốt những nén nhang mượn làn khói mong manh kia làm sợi dây thiêng liêng nối liền với người sống cùng kẻ chết có thể nhờ vậy mà cả hai đều được ấm lòng, với ông bà Sáu thế là hết, đêm ấy ông Sáu lên tăng xông đứt mạnh máu não, dường như biết mình không thể qua khỏi, ông ra hiệu cho bà tới gần bên, bằng cái giọng mệt nhọc thều thào ông trăn trối: - Chắc tui sắp đi xa rồi bà nó ơi, tui dặn bà làm gì cũng phải cho thằng Đực nhỏ học xong đại học để sau này nó không phải cơ cực như tui với bà. Nói được bấy nhiêu ông nất lên nghẹn ngào, nước mắt lưng tròng, từ từ hơi thở ông yếu dần rồi dứt hẳn, bên ngoài bổng dưng sấm chớp vang rền, mưa trút nước như xối xã như khóc cho một kiếp người quá đổi bất hạnh. Khi ông Sáu Lân được mồ yên mã đẹp, ngôi mộ ông được người hàng xóm tốt bụng cho nằm cạnh bên người thân của họ, Bà Sáu giao mảnh đất thân yêu lại cho ông Chín Mè rồi bà theo thằng Đực nhỏ lên Sài Gòn thuê nhà ở và buôn bán lặt vặt sống qua ngày, thằng Đực nhỏ cũng tìm được việc làm đủ trang trải cho sự học hành. Vùng Quê, nơi chôn nhau cắt rún của hai mẹ con Bà Sáu Lân tuy cách Sài Gòn không xa lắm, nhưng cũng rất xa kể từ khi mảnh đất này rơi vào tay lão Chín Mè , hai mẹ con bà chắc chẳng còn cơ hội quay lại nơi này khi tương lai hảy còn mịt mù ở phía trước, mỗi buổi chiều khi trên bầu trời ánh nắng vàng vọt sắp khuất ở phía đàng tây, Bà Sáu rưng rưng nưóc mắt, nhìn về cỏi xa xăm nơi ấy đã một thời đầy ắp kỷ niệm đối với bà, vì hoàn cảnh bà và thằng Đực đành phải ly hương, và nơi xa xăm ấy chỉ còn lại chồng Bà, ông Sáu nằm lại đấy bên cạnh đất nhà mình, có thể hàng ngày ông vẩn trong coi giữ gìn phần đất ngày xưa mà ngày nay lão Chín Mè đã nghiễm nghiêm là chủ nơi đây, mảnh đất này trong tâm thức của mọi người dân nơi đây họ vẩn cho là hai vợ chồng Sáu Lân là chủ, có lẽ vì thế bà Sáu nhất quyết để ông Sáu nằm mãi nơi ấy và không bao giờ bà cho ông Sáu phải chịu cảnh ly Hương như mẹ con bà./. Hai Hùng |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
|
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
|
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23786 |
![]() ![]() ![]() |
Ngày thoi thóp thả ráng chiều còn lại ngả nhạt theo bóng lưng của ngươì đàn ông gầy gò đang gập mình nghiêng ngả theo vòng bánh xe quay của chiếc cyclo cà tàng. “Cuốc xe này xong là ta về thôi! kẻo 2 đứa nhỏ đang chờ cha mòn mắt”, người đàn ông thầm thì trong miệng… Ông rướn người lấy trớn để tăng nhanh vòng đạp nhưng dường như lực bất tòng tâm, khi phía đẩu xe đang thồ mớ hàng hoá lẫn bạn hàng quá sức chịu. Đoạn đường ước lượng tưởng gần mà hóa xa. Mệt! khiến đôi chân run, tiếng ong ong cứ bập bùng trong tai khó chịu, nước mắt sống nhạt nhòa loang đến tận khoé rãnh chân chim dầy sâu đuôi mắt. Cuối cùng thì thân người và ngựa sắt cũng thở phào trút gánh nặng và hài lòng với số tiền khá hậu hĩnh trả công của mối khách buổi đầu làm quen. Chưa kịp vuốt mồ môi trán, thì từ đâu nhẩy xổ ra trước mặt ông một con bé đen nhẻm. Nó ghì vòng bánh xe, rồi hướng tia nhìn thảm não phía ông. - Mua vé số giùm chú ơi! sáng giờ con đi rã chân, năn nỉ hoài cũng hổng có khách ghé mắt… tối nay hết được ăn cơm, còn bị mẹ nuôi đánh một trận chắc chết! Nhìn đứa con gái nhỏ thất thểu, tóc hoe vàng nồng mùi nắng khét giãi dầu lòa xòa chấm tận mí của đôi hạt nhãn long lanh chực khóc làm ông động lòng, đồng thời nụ cười tưởng được mau về nhà bỗng nửa vời méo mó… Là trẻ mồ côi mới thấu hiểu tình trạng lúc này, y như ông đã từng… lớn lên từ nhà bà phước, sớm quăng ra đời, khổ trăm bề! Không đợi nó năn nỉ thêm lời nào, ông gục gặc thông cảm, rộng lượng chìa số tiền vừa mới nhận từ khách đưa cả cho con bé rồi xua tay… - Thôi về đi, chú lấy hết xấp này cho mày. Đôi mắt trẻ con bừng sáng, rót vội một tràng cám ơn rối rít. Ngó đôi chân nó chạy đi, ông thấy rõ cả niềm vui hạnh phúc khó tả gì đâu. Chiều tắt hẳn. Màu của hoàng hôn tô lên sâm sẫm đằng đặc, bám len lỏi theo những tàng lá hàng cây hai bên đường, trèo tuốt tận ngọn cao chót vót để báo cho ông biết cái tối đang lan rộng đến độ nào. Có muôn thì cũng đành, ông tự nhủ, quyết rằng phải thêm một cuốc nữa mới đủ sở hụi hôm nay… Chắc Trời chiều lòng người nhân. Không phải thương lượng kỳ nèo chi giá cả cuốc xe cuối ngày này, thiệt là êm xuôi ngon ơ! Chỗ khách muốn đến thuận đường về của ông, chỉ khúc dưới bên này chiếc cầu, đồ đạc là cái túi xách du lịch nhẹ tênh, cộng thêm sức nặng doi doi của người đàn ông trung niên. Đỡ khổ thân ông rồi! Chiếc xích lô đạp đang phoong phoong trên lộ bỗng bất thần ra hiệu buộc ngừng lại vừa khi sắp quẹo gần đến chỗ khuất của chân cầu. Cái xách tay du lịch của người khách không biết cầm đu đưa thế nào lại trợt vuột văng ngay xuống đưòng, chiếc dây kéo cũ hư khép không kín miệng túi xách nên mọi thứ lặt vặt từ trong đó xổ tung ra. Ngưòi khách lầm bầm bực mình xuống xe để thu lượm lại đồ đạc. Muốn cho nhanh, vừa lòng khách, ông cũng nhảy xuống trờ đến giúp một tay. Đang lúi húi, ông cảm nhận như cái gì đó đập mạnh trên đầu đến điếng hồn choáng váng. Chưa hiểu ất giáp gì, ngước lên đã gặp ngay khách quý bây giờ trở mặt hoá thành tên du côn bặm trợn… Vắng người, hắn tha hồ đập liên tục vào mình mẩy ông bao cú như trời giáng, vừa thọc bàn tay thô nhám lục túi quần ông cốt cướp bằng hết số tiền ông chạy cả buổi trời… - Tha cho tui, đừng lấy số tiền này cậu ơi! con tôi chờ tui về cứu mạng, tội nghiệp tui… úi… úi… đau quá!... đừng đánh nữa… lạy cậu mà!!! Mặc cho tên cướp cạn vô hồn nạt nộ đánh đấm khắp thân, ông vẫn cố thủ giữ chặt như đinh miệng túi, rồi nỗi sợ hãi sẽ mất trọn công khó hôm nay khiến sức lực cạn kiệt tưởng như cây khô thiếu nước của ông bỗng bật lên như cây cung vô hình búng loạt tên cà phóng ra những mũi nhọn sấm sét của cơn giông giận dữ. Ông bặm môi hết sức bình sinh đạp mạnh chân tên côn đồ ỷ mạnh hiếp yếu, một tay vừa phản công vừa đỡ đòn, gân cổ gào rống lên như heo bị chạm nọc cầu cứu. Có tiếng còi xe và bóng đèn pha xa chói lòa kịp cứu ông thoát cảnh khốn cùng. May quá! Không sao rồi, tiền còn nguyên, ông quên cả cơn đau dần người… run rẩy leo lên chiếc xe, xiêu vẹo thất thần hướng về chiếc cầu, đạp tới… Con đường về ngắn lại như xa dịu vợi! Gió từ con sông thổi lên mát rượi, vạt áo đang đẫm mổ hôi, tuột cả hàng khuy do đánh nhau lúc nãy, ướt át dính bệt áp sát chiếc lưng xương xẩu, giờ bung ra như cánh buồm căng, mát quá, gió có thổi đi tất cả cay đắng, tuyệt vọng? Chỉ còn leo lên cái dốc cầu này nữa, đạp qua bên kia là về nhà rồi, nhanh thôi, các con ơi đừng sốt ruột! cha chỉ trễ hơn thường ngày một chút. Gió nhiều như vậy, mà ông thấy sao mặt mình cứ đẫm mồ hôi lạnh từng dòng chảy xuống má rít rịt… Đôi chân ông bời rời cạn sức, cứ như bay chơi vơi trên không vậy. Mồ hôi chảy mạnh hơn, đầu ông lâng lâng, chân nhẹ bổng, cái bàn đạp sứt ra hay sao đây? Việc gì thế này? Lên dốc vài ba vòng nữa là gặp con, phải rán… rán… Đầu ông lơ lửng, mắt nổ đom đóm hào quang, gió vẫn vô tình phả cơn lạnh buốt tận tim, ngực ông đau rát và như thắt lại từng cơn… Ối! đất trời chao đảo đen thui, rồi giống như con diều đứt giây, ông chúi mình xuống đất, vừa kịp chiếc xe lảo đảo và quay mấy vòng trước khi đổ ụp. Bên kia chiếc cầu, trong mái lá te tua dựng chống sơ sài, có những đôi mắt ngây dại chực chờ. Bờ vai đứa 7 tuổi làm gối tựa cho đứa em lên 5 đang sốt đỏ mặt, li bì. Chúng đợi cha đem tiền về mua thuốc, thức ăn. Muỗi dày đặc om sòm vo ve tranh nhau đòi hút máu trên da mặt 2 dứa bé tội nghiệp. Đêm không trăng đổ nỗi sợ hãi đến tột đỉnh lên 2 gương mặt nức nở. Đôi bàn tay xám nghoẹt khua khua quờ quạng. Đói rã rượi ngưòi! Cha có bề gì, chúng biết ra sao? Tận cùng đau thương! Hai đứa nhỏ, vốn chẳng phải ruột rà chi của ông đạp xích lô nghèo hèn chạy ăn từng bữa, là trẻ mồ côi do ông thưong hại đem về nuôi từ nhỏ xíu, lại mồ côi lần nữa! Có ai biết số phận của dòng kinh đen kịt dưới chiếc cầu dập dềnh xuôi ngược về đâu không? Đêm ơi! làm sao xoa dịu, vỗ về được tiếng khóc ngất của trẻ đang vang rần gọi cha giữa cái đen… một cái hố sâu đen vô tận như địa ngục của đất trời… Hồng Thúy Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/Jun/2016 lúc 10:35am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23786 |
![]() ![]() ![]() |
Hôm nay bác sĩ Diệu Hiền đến phòng mạch làm việc trở lại sau một
tháng nghỉ vacation về Việt Nam. Thời gian vắng mặt chị đã nhờ một đồng
nghiệp trông coi giùm phòng mạch nên công việc không hề bị ảnh hưởng. **************** Chị Phèn khám bệnh xong ra về mà Diệu Hiền còn lặng người một mình
nơi văn phòng, chẳng còn háo hức chạy ra chợ mua đồ về để nấu một bữa ăn
ngon cho chồng như từ lúc đầu đã dự tính nữa. Nguyễn Thị Thanh Dương |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23786 |
![]() ![]() ![]() |
Chồng Già Vợ Trẻ
- Đầu hay cuối gì cũng là gió lạnh cả. Tôi ngao ngán: - Anh thì dị ứng với cả bốn mùa, giữa mùa hè trời bỗng dưng đổ cơn mưa anh cũng ngây ngây người khó chịu, mùa Xuân anh không chịu nổi phấn hoa tha hồ sổ mũi hắt hơi, còn mùa Thu gió chuyển mùa hiu hiu, trong khi em muốn được đi theo gío đến tận chân mây cuối trời thì anh đã cảm vì lạnh, phải uống vài viên thuốc Tylenol và nằm nhà đắp chăn để ngủ, mặc cho mùa Thu mơ màng ngoài khung cửa. - Thì anh khác, em khác. Anh đã 60 tuổi rồi còn gì ! mà em thì mới 40, cái tuổi nồng nàn và rực rỡ. - Em muốn lấy chồng lớn tuổi để nép bóng tùng quân, để mãi mãi là người tình bé bỏng được nuông chiều, hóa ra em lại là người phải chiều anh và hầu anh đủ thứ. Tôi nhìn anh đang ngồi trong ghế như đã chờ đợi tôi từ nãy giờ, mặc áo len dày, chân đi vớ, đầu còn đội cả mũ len nữa. Càng thêm ngao ngán : - Trông anh lù đù như ông gìa trong nursing home ấy, trong nhà chứ có phải ngoài sân hay ngoài cánh đồng lộng gío đâu mà anh trang bị quần áo, mũ và vớ kỹ thế ? - Biết thế, nhưng thà thừa hơi ấm còn hơn là một chút lạnh vào người. Tôi ra lệnh : - Thôi đủ rồi, anh chuẩn bị cởi đống quần áo len, áo khóac tổng cộng mười mấy pound của anh ra để em cạo gío. Từ ngày lấy anh em bỗng trở thành người đàn bà cạo gío thành thạo, tay nghề cao dần theo năm tháng. Ông chồng tôi lê dép đứng lên đi lấy chai dầu gío xanh và dụng cụ cạo gío. Kể cũng lạ, mỗi lần cảm lạnh hay nhức mỏi hai vai và lưng, chỉ cần cạo gío cho người nóng ran lên anh thấy đỡ ngay. Vừa ngửi mùi dầu xanh vừa cạo gió trên tấm lưng gầy của chồng, trong căn phòng này dường như chỉ là tuổi gìa và đau ốm. Trong khi cuộc sống bên ngoài luôn sống động xôn xao, lúc nãy tôi có ghé vào chợ đã thấy cửa hàng bán hoa tấp nập khách mua. Tôi đã dừng chân ngắm nhìn cái điều có lẽ chẳng còn đến với tôi nữa trong ngày Valentine, những bó hoa, những bình hoa đủ loại, đủ màu, bên cạnh những qủa bóng hình trái tim cột dây bay lơ lửng đang chờ được mua và trao tặng. Ngày tôi 20 tuổi, đời tôi là cả một rừng hoa mênh mông chứ chẳng phải một chợ hoa hạn hẹp. Tâm hồn tôi là cả triệu qủa bóng bay lơ lửng giữa trời xanh, chứ chẳng phải chỉ vài qủa bóng kia. Còn anh, là một người đàn ông từng trải vừa đúng 40, khỏe mạnh, đẹp trai, và tình tứ, anh làm con bé tôi chết mê chết mệt, yêu anh chớp nhoáng và lấy anh vội vàng. Mỗi mùa Valentine anh đều âu yếm mua hoa về tặng vợ, mối tình nồng ấm kéo dài được vài năm thì dấu hiệu tuổi gìa của anh xuất hiện, 45 tuổi tóc anh đã bạc khá nhiều, anh phải nhuộm cho khỏi chênh lệch với cô vợ trẻ, đến nay thì đầu anh đã hói, chỉ còn một nhúm tóc lưa thưa như rừng chưa thay lá. Không biết có phải vì tuổi gìa làm anh mệt mỏi hết hứng thú yêu đời hay vì cuộc sống vợ chồng lâu ngày thành cũ, nên anh “cúp” luôn chuyện mua hoa tặng vợ ngày lễ Tình Yêu, mà tôi cũng chẳng náo nức chờ mong như ngày xưa nữa. Tôi đang say sưa cạo gió, bỗng anh rướn người lên và kêu thống thiết : - Trời ơi, em cạo kiểu gì mà đau qúa vậy ? - Hình như…em quên chưa bôi dầu xanh chỗ này… Anh hỏi tội tôi : - Em chưa già mà lơ đãng và xớn xác thế ! Chưa bôi dầu mà cạo thì ai chịu nổi ! Tôi chanh chua: - Em già trước tuổi để bằng anh, tuổi gìa của anh như một loại vi khuẩn lây lan sang cả đời em. Anh biết chưa? Anh nhăn mặt : - Sao em lắm lời thế ? Ngày xưa em ngây thơ hiền dịu bao nhiêu bây giờ em chanh chua đỏng đảnh bấy nhiêu. Nếu như được làm lại từ đầu thì… Tôi gắt gỏng: - Thì anh sẽ làm gì ? Anh chê tôi chanh chua, anh sẽ không cưới tôi chứ gì ? - Thì… anh vẫn yêu em và cưới em, xưa yêu em hiền dịu, nay yêu em cả những chanh chua, cả khi đỏng đảnh. - Thôi đừng có nịnh nọt. Còn anh, chàng hào hoa ngày xưa của em đã thay thế bằng một ông gìa dở hơi rồi đấy. Không dám than đau nữa, anh hỏi sang chuyện khác : - Nãy em đi đâu mà lâu thế ? - Đi đủ thứ, nhà băng này, ghé chợ này, và… nhân thể em ghé vào văn phòng bác sĩ thẩm mỹ hỏi thăm để cắt mí mắt, vì mắt em hơi bị sụp mí rồi. Tấm lưng anh lại rướn lên, lần này để phản kháng : - Thôi em ạ, vốn dĩ em đã trẻ hơn anh nhiều, mà lại sửa sắc đẹp thì càng trẻ hơn nữa, coi sao được ? - Biết làm sao bây giờ ? chuyện em sửa sắc đẹp chẳng vì anh bao nhiêu tuổi cả, mà vì em thích. Tôi than thở : - Nếu anh không qúa gìa, hay nói một cách khác nếu anh còn trẻ độ tuổi như em, thì giờ này anh không thể nằm đây bắt em cạo gío, mà đã ra tiệm chọn hoa tặng em và chiều nay sẽ mời em đi nhà hàng để làm ấm lại tình vợ chồng đã nhạt phai vì thời gian, vì bận rộn của cuộc đời. Em có bao nhiêu quần aó, giày dép thời trang để diện, có son phấn để điểm trang mà mấy khi dùng đến ? - Tình yêu là ở trong lòng, cái màn tặng hoa, tặng qùa Valentine chỉ là hình thức phù phiếm, làm lợi cho giới kinh doanh. Năm nay kinh tế khó khăn, thất nghiệp lan tràn, càng giản tiện, tiết kiệm càng tốt, ở California có ông bị thất nghiệp đã giết chết vợ con và tự tử theo. Tình yêu đã cũ, hâm đi hâm lại như nồi nước phở cũng chẳng làm ngon thêm tí nào. - Còn hơn là không hâm sẽ bị… thiu, sẽ tệ hại hơn nữa. Anh vừa nói vừa thở vì vẫn còn đau mỗi khi tôi mạnh tay: - Anh có muốn thế này đâu. Thật dại khờ khi người ta lấy nhau bất kể tuổi tác. Mà tại sao ngày ấy em cứ xông vào đời anh, đòi lấy anh trước khi anh ngỏ lời cưới em ? - Đấy là lãng mạn một cách bốc đồng. Tại cuốn truyện “ Tình Nghĩa Vợ Chồng ” của Leon Tolstoi do Bảo Sơn dịch, cô Mai tuổi mới lớn đã yêu chú Sách, người đàn ông hơn cô rất nhiều tuổi và là bạn của cha cô, và chú Sách thì tử tế bao dung tuyệt vời làm ảnh hưởng đến em. Lại thêm bản nhạc nào đó của ông Y Vân với những câu “ Năm anh 20 em mới sinh ra đời, năm anh 40 em mới vừa 20…” thật sống động và lãng mạn. Cả hai thứ cộng lại làm hồi đó em chỉ mơ lấy một anh chồng gìa, đến nỗi mấy thằng cùng trang lứa tán em, em coi chúng như hàng ranh con không hề đếm xỉa đến. - Còn anh háo thắng một cách bốc đồng ! Vì anh không mãi mãi là thằng đàn ông 40 sung sức để yêu em, để mỗi lần em giận dỗi anh làm huề bế xốc em lên và ôm gọn trong vòng tay mình, ngược lại bây giờ một cú vung tay vùng vằng hờn dỗi của em cũng làm anh loạng quạng suýt ngã. Thà anh lấy một người vợ ngang vai phải lứa, cả hai cùng gìa, cùng nay ốm mai đau, cuộc sống thoải mái biết bao ! Bà ấy cạo gío cho anh, anh cạo gío cho bà ấy, chẳng có gì để phàn nàn cả. - Nhưng sao anh gìa nhanh thế ? người ta 70 còn cưới vợ, mà anh thì mới 60 đã ốm yếu ho hen thế này ? - Thì sức khỏe mỗi người mỗi khác. Mẹ anh kể ngày còn bé anh đau ốm quặt quẹo, vừa chữa bệnh bằng Tây y lẫn Đông y vừa cúng bái chùa chiền tứ phương anh mới lớn nổi. Tôi lên giọng kể lể: - Tuy nhỏ tuổi hơn anh mà đôi lúc em như bà chị hai của anh, hay như một người mẹ chăm sóc đứa con thơ ấy. - Phải nói rõ ra là như một bà chị hắc ám hay người mẹ…ghẻ em nhé, vì em hay gắt gỏng, mắng mỏ va hà hiếp anh lắm đấy. - Vì anh lẩm cẩm qúa ai mà chịu nổi ? Lúc nào cũng than đau mình nhức mẩy và đòi cạo gió. Thôi xong rồi, anh nằm nghỉ đi cho khỏe để em đi nấu cơm. Tôi kê gối, đắp chăn cho anh nằm êm ấm xong thì có tiếng chuông cửa reo. Người ta đến giao phát một bình hoa tươi làm tôi ngỡ ngàng cứ tưởng có sự lầm lẫn gì chăng ? Nhưng đúng địa chỉ nhà này và tên người nhận là… con gái tôi, chứ không phải tôi. Con gái đã 19 tuổi rồi, vậy mà dưới mắt tôi nó vẫn chỉ là một đứa trẻ con. Thì ra đã có anh chàng nào để ý đến nó rồi. Tôi thận trọng mang bình hoa để lên bàn và ngắm nghía, bình hoa bằng thủy tinh trong suốt, thắt nơ bằng sợi dây màu hồng, trong cắm đầy hoa Hồng, điểm tô bằng những cánh hoa cúc trắng nhỏ lấm tấm với những cành lá dương xỉ xanh tươi.. Lòng tôi bỗng rộn ràng ấm áp, sống lại những phút giây xa xưa . Chồng tôi cũng tò mò từ trong phòng bước ra : - Hoa của ai đấy em? Tôi ra khỏi giấc mơ: - Còn ai vào đâu nữa, ngoài con gái mình ? không lẽ ai đó tặng hoa cho em, một mụ đàn bà 40 có chồng lù lù bên cạnh ? - Nhưng sao mặt em bâng khuâng thế kia ? - Em chạnh lòng nhớ thuở mới yêu anh, nhưng phút giây ngắn ngủi ấy qua rồi. Thực tế, em đang bực mình đây, con gái mình không thể quan hệ tình cảm yêu đương làm ảnh hưởng đến việc học hành của nó trong lúc này. Chồng tôi bênh con gái: - Em chỉ hơn nó 1 tuổi mà ngày xưa đã yêu anh thế nào? Lãng mạn đến thế nào ? Em đã nói rằng nếu không lấy được anh thì tất cả đàn ông trên cõi đời này đều vô duyên, đều là những tượng đá không linh hồn. - Thì đã nói ngày ấy em bốc đồng mà, nên phải rút kinh nghiệm cho con mình. - Trái lại, em không bốc đồng mà còn tỉnh táo và thông minh để chép những bài thơ tình rất hay trên báo tặng cho anh. Em đã từng bỏ học để đi chơi với anh. Còn con mình vẫn đi học nghiêm chỉnh và tử tế hơn em nhiều. Tôi vùng vằng : - Anh đánh gía tình yêu của em xuống cấp như thời buổi kinh tế khó khăn mọi thứ đều hạ gía hả ? Con gái chúng tôi về đến, chấm dứt sự cãi cọ thường ngày như cơm bữa của cha mẹ: - Bình hoa này là quà tặng Valentine của con, một người bạn trai yêu con và con cũng yêu anh ấy. Chiều nay chúng con có hẹn. Tôi lo xa : - Chúng con yêu nhau thì được, nhưng chớ có đòi cưới nhau sớm nhé ? phải lo học hành thành tài đã. - Chuyện cưới nhau còn lâu mẹ ạ, phải tìm hiểu tính tình nhau nữa chứ. Ngày xưa bố mẹ có tìm hiểu nhau trước khi cưới không ? - Không ! Chồng tôi đáp. Tôi khẳng định thêm: - Mẹ cũng không ! Trăm lần không, ngàn lần không ! - Hèn gì bố mẹ xung khắc nhau, hay cãi cọ qúa, vậy mà bố mẹ nói lấy nhau vì tình yêu - Đúng là vì tình yêu con ạ, một tình yêu chớp nhoáng như một tia sấm sét lóe lên ngắn ngủi trong một đêm mưa gió u mê. Con tôi an ủi: - Nhưng tình yêu nào chẳng phai nhạt theo thời gian, lâu hay mau mà thôi, có lẽ chúng ta phải biết chấp nhận điều đó. Chuyện tình Romeo và Juliet cũng thế, cả hai đều chết sớm, nếu lấy nhau thì chắc gì có thiên tình sử cho chúng ta đọc. Con gái chúng tôi ở lứa tuổi đôi mươi là hình ảnh tôi ngày xưa, nhưng suy luận chín chắn hơn tôi nhiều. Tôi nói với chồng trước khi lăn vào bếp để nấu nướng : - Anh nằm yên đừng kêu réo gì em để em yên trí làm món thịt bò steak nhé. Thay vì mình đi nhà hàng như người ta trong ngày lễ Tình Yêu thì ăn tại nhà vậy. Chồng tôi kêu lên: - Thôi, thôi, anh mệt lắm, sức đâu mà nuốt món bò steak của em, chắc sẽ dai như đỉa đói hay dai dẳng như những lần em cãi nhau với anh và không chịu ngừng nghỉ. - Anh đừng bi quan hóa vấn đề sẽ làm anh nhanh suy sụp và gìa thêm đấy. Em sẽ nấu theo sách vở, sẽ ngon lành… - Hai mươi năm qua không lẽ hôm nay em sẽ giỏi nấu nướng đột xuất ? - Cứ coi như thế đi, cũng phải cho em cơ hội chứ. Hai chúng mình sẽ ăn bữa chiều nay với món bò steak và uống chút rượu cho ấm lòng và ấm tình anh nhé. Anh vẫn cương quyết chối từ : - Thú thật anh chỉ thèm… một tô cháo trắng nóng hổi ăn với thịt chà bông, có lẽ sẽ nhẹ nhàng và khỏe người hơn, và cũng dễ nấu cho em hơn là món bò steak. Tôi thất vọng thở dài: - Muốn ăn với anh một bữa chiều ấm cúng cũng không được, con gái thì hẹn hò đi ăn ngoài, chỉ còn hai vợ chồng mà hai khung trời khác biệt, chẳng lẽ anh ngồi húp cháo mà em ăn steak thì vui với ai ? - Thì em cùng ăn cháo với anh cho vui, nhân thể diệt luôn. Tôi chán nản dẹp bỏ bịch thịt bò trở vào ngăn tủ lạnh. Vừa lúc đó con gái tôi đã trang điểm xong đi ra ngoài, con tôi thật đẹp với đôi mắt long lanh, nụ cười rạng rỡ và mái tóc mượt mà đong đưa. - Mẹ ơi, con đi đây … Chúc bố mẹ ở nhà bình thường, đừng cãi nhau nữa nhé.. Ngày lễ Tình yêu, mùa của những tình yêu đã cũ, đã phai nhạt, trong đó có vợ chồng tôi. Nhưng vẫn là mùa tình yêu bắt đầu, mới tinh khôi cho bao nhiêu người khác, ở mọi lứa tuổi, đến với nhau bằng nhịp đập của con tim, trong đó có con gái tôi. Tôi thẫn thờ nhìn con gái đi ra cửa, chợt tôi vội gọi lại, hoảng hốt lo âu : - Con ơi, con sẽ đi hẹn với người yêu của con, mối tình đầu của con, phải không ? - Vâng, con đã vừa nói với mẹ rồi, chúng con sẽ hòan toàn trong sáng và nghiêm chỉnh. - Mẹ biết điều ấy rồi, vấn đề mẹ chưa biết và muốn hỏi con bây giờ là người yêu của con bao nhiêu tuổi ? ? bao nhiêu tuổi ? bao nhiêu tuổi ? ? - Sao mẹ hỏi dồn dập và kinh hoàng thế ? Anh ấy hơn con 3 tuổi. Tôi thở phào nhẹ nhỏm : - May qúa, mẹ chỉ sợ con cũng lãng mạn như mẹ ngày xưa mà yêu và lấy chồng gìa thì khổ vào thân. Thôi con đi chơi vui vẻ nhé, còn mẹ đi nấu nồi cháo trắng và ăn với bố con cho hết buổi chiều nay. Nguyễn Thị Thanh Dương |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
Đoạn Trường
Ngày… tháng … năm Ba ngày nằm liệt trên giường bệnh mới nhìn thấy rõ sự đối xử tàn tệ của gia đình bên chồng. Mình đói lã từ buổi sáng cho đến khi Triều trở về nhà. Bữa trưa, mọi người quây quần bên mâm cơm, chẳng ai buồn hỏi han mình một tiếng xem có đói, có khát, có cần ăn, có cần uống thuốc hay không? Thân thể rã rời, mệt lã, mình không đủ sức ngồi dậy, nên đành nằm co người trong cơn đói, chờ vài chén cháo Triều mang về lúc xế chiều. Đã vậy, cô em út còn miả mai “Anh Triều có hiếu với vợ dữ há”. Mình nuốt thức ăn không trôi giữa hai hàng nước mắt. Triều ôm vai mình không nói một lời. Mình không muốn làm cho Triều buồn, nhưng nỗi tủi thân không sao ngăn được tiếng khóc. Bao lâu nay, mình miệt mài làm việc cả ngày lẫn đêm, không than một tiếng, cũng chỉ là muốn giúp chồng làm tròn bổn phận đối với cha mẹ. Nhưng mình được gì, ngoài những nặng nhẹ, cay đắng. Mình hiểu họ muốn tỏ thái độ… nếu mình không thoả mãn được những yêu cầu. Triều vẫn không nói gì ngoài những tiếng thở dài sườn sượt. Ngày… tháng… năm Bây giờ thì mọi sự đã rõ ràng. Ngồi trước mặt mình và Triều, ông cha chồng cất cao giọng: -Bố mẹ muốn có một căn nhà riêng để ở cho thoải mái. Triều là con trai phải lo cho bố mẹ. Đó là bổn phận mà con phải làm. Lời phán quyết của ông “sắt thép” nghe đến lạnh người. Triều ngồi đó, trên chiếc ghế rộng, cả người anh như thu lại. Nhỏ nhoi và cô độc đến tội nghiệp. Bà mẹ chồng từ tốn tiếp lời: -Bố mẹ nuôi con cực khổ từ nhỏ đến lớn, lại còn chạy tiền, chạy của lo cho con ăn học. Chưa nhờ được đứa nào bố đã phải đi cải tạo hơn chục năm. Bây giờ con đã học hành đỗ đạt, nên danh nên phận, có tiền có của thì phải lo mà báo hiếu bố mẹ cho phải đạo. Tôi đưa mắt nhìn Triều. Anh quay đi cúi đầu xuống thấp. Cô em út chanh chua thêm vào: -Anh Triều là kỹ sư , lại còn có cả cái “shop” may của chị Quyên thì cái nhà vài trăm ngàn có đáng là bao. Đầu óc mình muốn nổ tung. Chỉ mong Triều lên tiếng để mình có dịp nói lên những điều phải nói. Nhưng anh chỉ im lặng. Lạ thật. Hình như trước mắt mình, không phải là Triều, người chồng mà bấy lâu mình vẫn nghĩ, anh là nơi nương tựa vững chải cho mình trong những cơn sóng gió của cuộc đời, mà chỉ là Triều, một đứa bé lên năm lên tám, rụt rè sợ sệt trước cơn giận dữ của bố mẹ. Mình tức tối đến uất người. Thôi thì trước sau cũng phải nói. Nói một lần rồi ra sao thì ra, không lẽ cúi đầu vâng dạ, nhịn nhục đến suốt đời? Vừa định mở miệng thì Triều đã lễ phép thưa: -Vâng, con sẽ cố gắng làm vui lòng bố mẹ. Ông bà cụ đứng lên, cô út cũng đứng lên theo, nhưng không quên trề môi: -Cố với gắng… cứ làm như… Bà mẹ chồng quay lại trừng mắt, cô ta nhún vai bỏ vào phòng. Ngày… tháng… năm Hai ngày nay mình làm việc miệt mài ở shop may. Ra đi từ lúc mọi người chưa thức dậy và trở về khi mọi người đã ngủ say. Cố tránh mặt Triều để lòng mình được bình tĩnh. Mong rằng, với thời gian mọi sự sẽ lắng xuống và hy vọng hai vợ chồng có thể ngồi xuống nói chuyện một cách ôn tồn. Trận cãi vã hai hôm trước chỉ làm cho mình và Triều cảm thấy bí lối. Thật sự, mình đã nóng nảy một cách quá đáng. Phần Triều cũng có lỗi là quá nhu nhược không dám trình bày sự thật cùng bố mẹ anh. Triều viện lý do: -Anh nghĩ, dù có nói thế nào bố mẹ cũng không tin là mình không có tiền. Mình bật cười (một nụ cười thảm hại làm sao!!!) -Không thì sao. Vậy anh đào đâu ra tiền để mua nhà. Anh nghĩ mình có thể vay mượn được à? Em nhắc cho anh nhớ, những món nợ ngập đầu mình đang mang còn chưa trả hết đó nghe. Tại sao anh không nói rõ cho bố mẹ biết, từ ngày anh ra trường đến giờ, chưa đầy năm năm mà đã ba lần bị “lay off”, “shop” may thì lỗ lã, mượn đầu này, đắp đầu kia. Nhà này rộng thênh thang sao không ở, lại đòi nhà khác. Hai đứa mình đi cả ngày, tối mịt mới về thì cũng chỉ có bố mẹ ở nhà thôi chứ có ai phiền hà gì đến ông bà đâu. Triều xuống giọng ra chiều áy náy: -Nói gì thì nói, chứ bố mẹ chồng mà ở với con dâu thì cũng không làm sao bằng nhà mình. Nỗi bực tức dâng cao trong cổ họng mình gằn giọng: -Nè! con dâu này chưa có một lời nói, một thái độ thất lễ nào để anh phải nói câu đó nghe. Nếu ai muốn tạo của cải riêng thì cứ tự nhiên, chứ đừng vịn cớ này cớ nọ mà đổ tội cho người khác. Có muốn thì tự kiếm tiền mua đi, tôi không có khả năng để làm chuyện đó. Triều nhỏ nhẹ: -Anh không có ý đó, nhưng anh sợ… có nhiều điều nói ra bố mẹ hiểu lầm… rồi tủi thân. Từ bé đến giờ anh chưa bao giờ làm phật ý bố mẹ. Mình lùi lại nhìn Triều. Người đàn ông cao lớn, trầm tĩnh và cứng rắn của những ngày trước đây sao? Không! đây không phải là Triều của ba năm trước, khi hai đứa quyết định lấy nhau. Ngày xưa, Triều luôn có quyết định mau chóng và dứt khoát trong mọi chuyện, sao giờ đây anh lại nhu nhược và yếu đuối thế này. Có đúng như anh Kông nói “thì chỉ tại nó là đứa con có hiếu, có hiếu đến độ mù quáng, không nhận ra cái đúng, cái sai của bố mẹ mình”. Ngày… tháng… năm Lá thư của Như gửi cho mình từ Việt Nam bị bóc ra. Ba năm chung sống với nhau chưa bao giờ Triều làm điều này. Vậy thì ai vào đây? Mình lắc đầu ngao ngán, lẳng lặng bước vào phòng không nói một lời. Ngoài kia, cô em út lại lên giọng móc ngoéo: -Lại có thư Việt Nam gửi sang đòi tiền , hèn gì mà anh Triều chẳng có tiền mua nhà cho bố mẹ. Giọng Triều gắt gỏng vang lên: -Miêng! em lại nói bậy bạ gì nữa đây? Chỉ chờ thế là bố chồng chen vào: -Con Miêng nói không đúng sao? Anh là đàn ông mà tiền bạc, chi tiêu bao nhiêu cũng do vợ nắm hết là thế nào? Mình không còn muốn nghe gì nữa hết. Nỗi chán chường tràn lên tận đỉnh đầu. Mở nhạc, đeo máy nghe vào, nhắm mắt lại, cố quên hết mọi sự, lòng tự nhủ lòng “nếu muốn giữ lại tình cảm vợ chồng được êm đẹp, phải tập làm người mù và người điếc”. Ngày… tháng … năm Vậy là bố chồng đã ra tới “shop” may để làm nhiệm vụ kiểm soát. Chỉ mới ba ngày thôi mà chị Tư đã chạy vào nói nhỏ: -Quyên ơi! ông già chồng của bà làm việc kiểu này là thợ thuyền đi hết đó nghe. Nhiều người bực mình vì cái lối dòm ngó, kiểm soát của ổng lắm rồi. Mình thở dài nghĩ thầm “Hậu quả có ra sao thì cũng vừa ý Triều thôi”. Sau lần nói chuyện với chị Tư, mình mới để ý cái lối chủ cả của bố chồng: -Chừng nào mới xong đống hàng này mà nói chuyện mãi thế? -Ăn trưa gì mà lâu vậy? Có người làm thinh, chẳng nói chẳng rằng, nhưng cũng có người xỏ ngọt: -Bác ơi cháu làm ăn cái, chứ đâu có tính tiền giờ. Hễ cháu làm chậm thì vợ con cháu đói, chứ đâu có mắc mớ gì đến chủ “shop” mà bác lo chi cho mệt. Bố chồng đâu biết rằng, mình phải biết điều, biết xử thì thợ mới ở lại làm việc lâu dài. Nếu không, họ chạy chỗ khác thì chủ “shop” coi như cụt tay. Khổ nỗi, cứ mỗi lần ông lên giọng chủ cả thì mình lại phải xuống nước giả lả với họ cho khỏi mích lòng. Đã mệt lại còn thêm chuyện cho đau đầu… Ngày… tháng… năm Mấy hôm nay bố chồng không ra “shop”, mình cảm thấy nhẹ hẳn người. Không khí trong “shop” cũng có vẻ dễ chịu. Buổi trưa ngồi ăn cơm với chị Tư mới biết lý do sự rút lui của ông. Đó là vì ông chạm mặt với anh Khiêm, người phụ trách khâu ủi đồ. Ngày trước, anh Khiêm và ông học tập cải tạo chung. Anh Khiêm nói, ở trại tù ông làm “ăng ten”, chuyên theo dõi và báo cáo việc làm của bạn tù cho cán bộ biết, nhiều người bị tra tấn, hành hạ cũng vì hành động thiếu tư cách và kém đạo đức của ông. Vì thế, khi gặp ông, anh Khiêm vừa hỏi thăm vài câu ông đã lẩn vào trong, rồi về lúc nào không ai hay. Thì ra vậy! Cho đến giờ phút này thì mình có thể giải tỏa nỗi thắc mắc trong lòng “tại sao ông chỉ biết sung sướng cho ông mà không nghĩ đến nỗi khó khăn của người khác?”.
Ngày… tháng… năm Chuyện gì đến rồi cũng phải đến. Mình không kềm chế được những nỗi ẩn ức trong lòng khi bố chồng nói xa, nói gần về lá thư của đứa em ở Việt Nam gửi sang báo tin anh Hai của mình phải vào bệnh viện. -Cứ nay người này đau, mai người kia ốm thì ở đây chỉ có nước bán nhà. Cố nuốt cơn giận vào lòng, mình từ tốn: -Thưa bố, ngày xưa bố chưa sang đây, tụi con phải gửi tiền về cho bố mẹ mỗi tháng mà còn chưa phải bán nhà, thì có xá gì ông anh bệnh hoạn của con, một năm chỉ có hai trăm bạc. Ông gầm lên như bị trúng đạn: -Chị đừng có hỗn láo, cha mẹ chị dạy chị ăn nói với bố chồng thế à? Mình đứng lên, hai tay nắm chặt để kềm giữ cơn run rẩy: -Thưa bố, ba mẹ con dạy con phải biết sống vì người khác chứ đừng vì muốn sung sướng cho bản thân mà bất chấp sự đau khổ của người thân của mình. Mắt ông tóe lửa, tưởng chừng như muốn ăn tươi nuốt sống mình: -Triều! mày có biết dạy vợ mày không? Đồ khốn kiếp, mày phải trừng trị con vợ mất dạy của mày cho tao. Mình nhìn ông bằng nụ cười lạnh nhạt. Ông nhảy bổ đến bên mình, vung tay lên. Nhanh như chớp,Triều kéo mình ra phía sau để rồi anh lãnh trọn một cái tát nháng lửa. Mình bước ra cửa, bỏ lại sau lưng những câu chửi rủa tục tằn. Ngày… tháng … năm Cuối cùng mình đành làm người thua cuộc. Sau mấy ngày suy nghĩ và cầu nguyện mình đã tìm ra một giải pháp tạm xem là yên ổn đôi bề. Mình không muốn Triều phải bị đay nghiến mỗi ngày vì cái tội bất hiếu, không chịu sắm sửa nhà cửa cho bố mẹ. Mình quyết định dọn ra chung cư và để căn nhà đó lại cho bố mẹ và cô em út của Triều. Bạn bè cho rằng mình dại. Cái dại, cái khôn, đôi khi cũng khó mà chọn lựa. Thật sự, mình không nỡ nhìn Triều bị đay nghiến ngày từng ngày và cũng muốn được yên thân. Bố chồng cấm mình từ rày không được léo hánh đến nhà ông-căn nhà mà vợ chồng mình tằn tiện để có đủ tiền down mà mua nó. Đến bây giờ vẫn còn trả nợ… và rồi sẽ tiếp tục trả thêm mười lăm năm nữa- dẫu ông có bệnh hoạn cũng không muốn mình tới thăm. Cám ơn bố chồng đã nói dùm điều mình muốn mà không dám nói. Ngân Bình Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 05/Jul/2016 lúc 2:05pm |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
Chiếc máy bay từ từ dừng lại. Người
tiếp-đãi viên chào Du lần cuối. Chàng theo đám hành-khách bước ra ngoài.
Có tiếng gọi mừng rỡ: Gặp ông Khổng-Tử bên đường, Du khen: Ngày mai trong đám xuân xanh ấy, Thầy mê chị ấy phải không ? *** Du nhìn lên sân-khấu. Thùy trong
chiếc áo vàng tha-thướt đang đắm-chìm trong tiếng hát xa vời. Những
âm-thanh đưa Du vào nỗi buồn bất-tận. Bài hát là mưa rơi trên thành phố
của một thời yêu-đương … *** Du buông tờ báo xuống. Tiệm ăn lác-đác
vài người. Trời còn sớm. Chàng hững-hờ cầm bảng thực-đơn. Một bóng người
bước tới. Nghĩ là người hầu bàn nên Du không buồn ngước lên: *** Quý gọi Tuấn: Quý thân, Tuấn bồn-chồn: Thiên-Tường Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 12/Jul/2016 lúc 7:01am |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
<< phần trước Trang of 201 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |