Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Thơ Văn | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn |
Chủ đề: Truyện ngắn -Tùy bút chọn lọc | |
<< phần trước Trang of 14 |
Người gởi | Nội dung | ||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 14/Jan/2015 lúc 4:46pm | ||
TÓC XƯA
Tôi sắp kể cho các
bạn nghe một chuyện tình. Đây không phải là chuyện tình ly kỳ, lãng mạn của
những người trẻ yêu nhau. Cũng không phải là một chuyện tình gay cấn, đầy tình
tiết éo le như trong tiểu thuyết. Mà đây là một chuyện tình nhẹ nhàng, êm
đềm, một chuyện tình đơn giản nhưng sâu đậm, mà dấu ấn của nó sẽ tồn tại suốt
đời ngay cả khi một trong hai người đã vĩnh viễn ra đi.Nguyễn Mạnh Tiến Niên khoá 1967-1968, tôi học năm thứ nhất Y Khoa Saigon. Khi đi thực tập mổ xác người chết tại Cơ Thể Học Viện, đường Trần Hoàng Quân gần trường Chu Văn An, trong nhóm thực tập với tôi năm ấy có Th., cựu học sinh trường Petrus Ký, người miền Nam, cao ráo trắng trẻo, tương đối đứng đắn, ít đùa giỡn bông lơn như đa số chúng tôi. Sau khi ra trường cuối năm 1973, tôi gia nhập binh chủng Biệt Động Quân, sống đời lính thú "trấn thủ lưu đồn" nơi núi rừng biên ải. Th. được hoãn dịch vì lý do gia cảnh, ở lại Saigon làm việc cho một nhà thương. Th. lấy vợ tương đối sớm. Anh quen bà xã, T.C., khi còn là sinh viên Y Khoa, gặp chị khi ấy đang học trường Dược. Sau 30/4/1975, anh tiếp tục làm việc trong nhà thương, nhưng phải chịu sự hành hạ của bọn tiếp quản từ miền Bắc vào. Bọn này cũng mang "hàm" bác sĩ, được "Đảng" ban cho vì công trạng phục vụ Đảng lâu năm, nhưng kỳ thực không có trình độ, vừa dốt nát mà lại vừa hống hách với anh em bác sĩ miền Nam cũ để che dấu mặc cảm tự ti. Một thời gian sau, Th. chán nản, chịu hết nổi nên tìm đường vượt biên cùng vợ và con nhỏ. May mắn được tàu Anh quốc vớt, gia đình anh được đưa vào định cư tại xứ sở Nữ hoàng năm 1979. Sau vài năm định cư, cả anh lẫn chị đều lấy lại được bằng hành nghề. Anh chị dọn về ở Bolton, một thành phố nhỏ gần Manchester. Th. hành nghề bác sĩ gia đình, được nhân viên và bệnh nhân (đại đa số là dân địa phương người Anh) quí mến. Chị thì làm việc cho một dược phòng. Đời sống của họ trôi qua êm đềm hạnh phúc. Các cháu đều học hành giỏi giang, tốt nghiệp đại học và đều có việc làm vững chắc. Ngoài công việc làm ở phòng mạch, anh cũng tích cực tham gia các sinh hoạt đấu tranh chống CSVN của cộng đồng người Việt tại Anh quốc, luôn luôn có chị bên cạnh hỗ trợ. Tháng 3 năm 2012, anh chị sang Úc thăm cô con gái út, đã đỗ bác sĩ bên Anh và sang Sydney làm việc tại một bệnh viện. Vợ chồng tôi và vợ chồng anh N. - cũng là người bạn cũng lớp - có dịp tiếp đón hai người, đưa đi chơi đây đó. Chúng tôi cũng đưa anh chị vào tham dự Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm đó trong Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng ở Bonnyrigg. Chị TC rất vui tính và dễ thương, nói chuyện có duyên nên mấy bà trò chuyện cười đùa với nhau rất thoải mái. Chỉ mấy tháng sau đó, chúng tôi bàng hoàng nhận được tin chị TC đã qua đời. Sau này hỏi ra, mới biết rằng chị đã mắc bệnh ung thư phổi từ năm 2010, và bệnh đã chuyển di đến các cơ quan khác, cho nên dù chữa trị cũng chỉ để kéo dài thêm thời gian chứ khó có thể mong hết bệnh. Biết chị không còn nhiều thời gian nữa, Th. đã nghỉ hưu sớm để săn sóc chị, đưa chị đi du lịch các nơi để chia sẻ với nhau những tháng ngày ngắn ngủi còn lại. Té ra là khi gặp chúng tôi lần trước, chị đã biết mình không còn sống bao lâu nữa, nhưng vẫn bình thản vui vẻ với bạn bè, không hề hé lộ một dấu hiệu bệnh hoạn hay rầu rĩ nào để tránh gây buồn bã hay bối rối cho mọi người chung quanh! Thật khó tìm được một người đàn bà can đảm và bản lĩnh như chị! Chị mất đi, tinh thần Th. suy sụp đáng kể. Anh biếng ăn, ngủ không được vì cảm giác hụt hẫng, thiếu vắng hình bóng của người bạn đời đã bốn mươi năm chia ngọt sẻ bùi, cùng nhau trải qua biết bao nhiêu khổ đau nguy hiểm. Căn nhà vốn đã vắng vẻ vì các con của anh chị đều đã lớn, rời nhà đi làm xa, nay càng trống trải dễ sợ. Anh cô đơn lủi thủi ra vào, nhìn đâu cũng thấy đầy ắp kỷ niệm của chị. Nỗi đau mất mát tưởng chừng như không bao giờ nguôi. Một vài tháng sau khi chị mất, Th. gửi cho tôi bài thơ này, cảm tác trong một đêm mất ngủ, quay quắt nhớ chị. NGUYỆT LẠNH Đánh thức dùm ta trăng của ta, Chưa khuyết mà sao bóng nguyệt tà. Đêm soi trên gối, giờ đâu thấy, Có phải vì ta mắt nhạt nhòa? Bao đêm say đắm khúc nghê thường, Ngờ đâu giờ cất tiếng thê lương! Trăng hỡi đêm dài chưa muốn sáng, Hãy giấu dùm ta nỗi đoạn trường. Xin cho đôi cánh để ta bay, Tìm trăng mòn mỏi suốt đêm dài. Hình đây sao vẫn chưa thấy bóng, Không rượu nhưng mà muốn tỉnh say. Say không men rượu giấc chẳng nồng, Tỉnh thức mình ta chốn thinh không. Trăng ta ai nỡ đem đi giấu, Hay đã lạc vào cõi mênh mông? Ta hẹn chờ trăng suốt canh thâu Có lẽ từ đây đến bạc đầu Gối lạnh từ ngày trăng xa vắng Hãy chỉ cho ta trăng ở đâu? Ta mộng trăng về từ nẻo xa, Đêm nay ta đón trăng về nhà. Trăng ấm giờ sao là nguyệt lạnh, Thức dậy đi trăng, trăng của ta... DVTh Năm ngoái. trong chuyến đi du lịch Âu Châu, vợ chồng tôi ghé Anh quốc, đến Bolton thăm Th. và ngủ lại một đêm để có thời giờ hàn huyên tâm sự. Căn nhà rất xinh xắn và gọn ghẽ của anh tọa lạc tại một khu vực yên tĩnh, có mảnh vườn nhỏ phía sau trồng đầy hoa. Anh đưa chúng tôi vào xem phòng của chị, vẫn giữ nguyên trạng như khi chị còn sống. Tấm ảnh chị trên bàn thờ, hai con mắt đen láy nhìn xuống chúng tôi, lấp lánh như chứa nụ cười. Gần đây, Th. lại gửi cho tôi một bài thơ nữa anh mới sáng tác. Thuở trước trong khi chị đang phải chữa bệnh ung thư bằng hoá trị và xạ trị, tóc chị rụng nhiều. Ngày nào Th. cũng phải đi vòng vòng nhặt tóc rụng của chị rơi rớt quanh nhà. Anh cũng cất giữ một số tóc rụng đó để làm kỷ niệm. Nay nhìn tóc nhớ người, anh cảm tác nên bài thơ này: TÓC XƯA Ngày nào nhặt tóc quanh đây, Sợi nằm trong gối, sợi bay ra vườn. Sợi dài buộc mối yêu thương, Sợi ngắn cột lấy nỗi buồn xa quê. Mượt mà một thuở tóc thề, Gió lùa qua tóc mân mê vai mềm. Sợi nào đánh rớt bên thềm, Nhặt về chờ tối ru đêm giấc nồng. Sợi nào sáng gội, chiều hong, Gió đưa hương tóc qua song cửa mành. Lạc vào ngõ vắng nhà anh, Quen người quen cảnh, không đành rời xa. Tóc nào đen óng hôm qua, Gởi vào trang sách, bên ta mỗi ngày. Sợi nào là sợi tóc mai, Loà xoà bên trán làm ai phải lòng. Để mà sáng đợi chiều trông, Sợi kề bên má, sợi hôn môi người. Sợi nào từ thuở đôi mươi, Tóc tơ se kết, tiếng cười nỗi đau. Sợi nhìn ngày tháng qua mau, Tóc xanh hôm trước, bạc màu hôm nay. Tóc xưa giờ đã xa bay, Sợi buồn ở lại, ngắn dài xót xa... DVTh Lời thơ thật thấm thía, mỗi chữ đọc chậm tưởng như một giọt nước mắt rơi đều xuống tim, lột tả tâm trạng đau đớn của người ở lại nhớ thương người đã ra đi. Hai câu kết nghe bâng khuâng như một tiếng thở dài... Theo suy nghĩ của tôi, những bài thơ hay phải là những rung động đi thẳng từ tim ra mặt giấy mà không qua quá trình sàng lọc, chọn chữ, suy nghĩ của óc. Bài Tóc Xưa này, với tôi, là một bài thơ hay theo cách nhìn đó. Tôi đã xin phép tác giả để kể lại câu chuyện và đăng bài thơ lên số báo Xuân này, để mọi người cùng đọc và chia sẻ. Nguyễn Mạnh Tiến Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 14/Jan/2015 lúc 4:48pm |
|||
mk
|
|||
IP Logged | |||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 25/Jan/2015 lúc 10:42am | ||
|
|||
mk
|
|||
IP Logged | |||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 20/Feb/2015 lúc 10:49pm | ||
Khi thức dậy, không thấy tôi, mình đừng khóc !Chủ Nhật, ngày 21/09/2014 14:22 PM (GMT+7)
Khi không có tôi bên cạnh, mình vẫn phải chăm sóc bản thân và sống vui vẻ. Nếu mình cảm thấy cô đơn quá, thì có thể về ở với thằng cả. Vợ chồng nó sẽ thay tôi chăm sóc mình. Ông cụ quay sang nhìn người bạn già đi bên cạnh mình, ông mỉm cười: Thì giờ già rồi, chỉ mong thanh thản thôi. Nhưng mà chúng nó về đây, biết cái gì mà mua. Ông nhìn bà, ánh mắt cười vẫn không đổi. Thì mua được cái gì, ăn cái đó! Rồi như sực nhớ ra điều gì, bà bảo ông: Quên mất, nhà mình có gà đấy, việc gì phải mua cái gì nữa. Chuyện đó cứ để đấy, tôi với bà ăn cháo đã.
Khi còn trẻ, hai ông bà cùng mệnh kim, nên người ta nói, ở với nhau rất hay và chạm. Bà là người phụ nữ thông minh, lại chịu thương chịu khó, nhưng cũng khá bướng bỉnh, nên khi nào ông cũng là người nhường nhịn bà. Ông cười: Thua ai mới sợ, chứ thua vợ là đương nhiên! Này nhé: Tôi làm sao mà đẻ được cho bà được hai đứa con vừa ngoan ngoãn như bà, làm sao mà một lúc chăm cả bốn đứa trẻ (ý ông nói là cả bố mẹ chồng, các cụ xưa chả có câu: Một già một trẻ bằng nhau là gì)… Ngoài ra, bà biết sửa điện, biết tháo lắp các đồ điện trong nhà bị hỏng, bà biết nấu những món ăn ngon mà chỉ về nhà ông mới được ăn … Nói chung là vì bà vĩ đại như thế, nên ông thua là cái chắc. Có lẽ suốt cuộc đời bà, chưa khi nào phải cãi nhau với ông. Nói ra thì chẳng ai có thể tin. Bà biết vì ông lúc nào cũng thương và trọng bà. Trong thâm tâm bà cũng vậy, khi còn trẻ, lấy ông vì yêu ông, và cho tới tận bây giờ, tình cảm đó vẫn không thay đổi. Ngày ấy trẻ, những lần ông về buổi tối khi nào hai ông bà cũng nằm tâm sự tới khuya, có lần bà ôm ông nói: Sau này chúng mình già, anh không được chết trước em, em không muốn mình sống cô đơn một mình. Em đã sống cô đơn một mình nhiều rồi, nay mai anh về, em không muốn mình lại phải một lần nữa sống như thế. Vì vậy, nhất định anh phải sống lâu hơn em đấy! Em sẽ rất sợ nếu một sáng nào đó em tỉnh dậy và chỉ còn lại một mình. Em sẽ khóc đến hết nước mắt! Em không muốn sống cô đơn không có anh lần hai. Anh nhớ đấy nha!
Trong thâm tâm bà cũng vậy, khi còn trẻ, lấy ông vì yêu ông, và cho tới tận bây giờ, tình cảm đó vẫn không thay đổi. (Ảnh minh họa) Từ đó, bà thấy ông ít uống rượu hơn, nghe nói, ông còn bỏ cả thuốc lá mặc dù ông nghiện nặng. Không phải vì ông muốn sống lâu hơn bà, mà vì ông muốn, khi về già, ông phải khỏe mạnh hơn bà để có thể chăm sóc bà, và cũng có thể, để sống bên bà tới cùng thì thôi. Ông cũng sợ phải sống một mình, nhưng ông sợ bà phải sống một mình hơn. Nhưng nỗi niềm ấy, ông không nói cho bà biết. Đàn ông thường là thế. Yêu ai yêu hơn cả tính mạng của mình, nhưng vẫn cứ lặng lẽ mình mình biết, mình mình hay. *** Từ ngày có ông về nhà, bà vui vẻ lên nhiều, sức khỏe cũng tốt hơn, bệnh huyết áp thấp của bà cũng đỡ hơn nhiều. Sáng nào ông cũng dậy sớm hơn, đánh thức bà và họ lại nắm tay nhau đi tập thể dục. Vậy mà đột nhiên mấy hôm nay, khi nào bà tỉnh dậy cũng chỉ thấy có một mình trên giường, ông thức từ khi nào? Ông đã đi tập thể dục một mình sao? Bà thầm nghĩ: Cái ông này, làm gì cũng được vài bữa (Thật ra cái vài bữa bà nói ấy cũng đã hơn ba năm rồi). Bà dậy, mặc thêm cái áo len, trời sang thu nên buổi sáng hơi lạnh. Bà thấy ông từ đằng xa, tay xách tùi đồ ăn sáng, khuôn mặt có vẻ đăm chiêu. Nhưng vừa nhìn thấy bà, ông lại mỉm cười ngay được. Bà nhìn ông, người đàn ông cao lớn, đẹp trai ngày nào, rồi cũng thành một ông già, thời gian trôi cứ ngỡ mới là hôm qua, nhưng thời gian cũng thật khắc nghiệt với con người và với cả tình yêu. Thấy vẻ mặt suy tư của bà, ông cười: Bà lại đang nghĩ gì thế? Tôi chỉ nghĩ không biết ông đi đâu? Ông cười: Tôi đi mua bánh khúc của bà Dần đấy. Món này bà thích nhất mà. Gớm, bà bà ấy làm bánh khúc cỡ cũng ba bốn chục năm rồi ấy nhỉ? Bánh khúc của bà ấy, thì chẳng ai làm ngon được bằng ông ạ. Từ ngày hai đứa con nhà mình mới hai ba tuổi, đã ăn bánh của bà ấy rồi. Mà ăn bánh khúc của bà ấy, thì đi ăn ở đâu cũng không thấy ngon nữa. Nhưng vừa rồi bà ấy bảo, bà ấy bán nốt tuần này thôi. Bà ấy thấy mệt rồi. Bà thở dài, nhìn ông: Thì chúng ta già cả rồi mà. Ông nhìn xem, cây mít này tôi trồng khi thằng Hải mới được mấy tuổi, vậy mà năm nay nó cũng đã cằn cỗi rồi! Có ra được quả nào nữa đâu! Cứ để nó đấy làm kỉ niệm bà ạ!. Nhưng sao dạo này không thấy ông dậy đánh thức tôi dậy cùng thế? Ông nhìn xa xa, rồi quay lại nhìn bà, ánh mắt vẫn âu yếm như thế: Tôi thấy bà ngủ ngon quá, nên không đánh thức bà dậy làm gì. Lần sau, ông cứ đánh thức tôi dậy đi cùng ông! Ông biết tâm tình của bà. Ông đưa tay nắm lấy tay bà bảo: Thôi tôi với bà về ăn bánh khúc thôi! *** Nhưng tất cả những buổi sáng sau nữa, ông vẫn không đánh thức bà. Khi nào tỉnh dậy trên giường, bà cũng chỉ thấy có một mình. Lúc đầu bà có chút hốt hoảng, nhưng sau vài buổi sáng, bà biết, ông không đi đâu xa, ông chỉ đang ngồi ở ngoài sân hoặc lại đi lại mua đồ ăn sáng, nên bà vẫn thấy an lòng. Bà chỉ thấy thắc mắc, dạo này nhiều lúc vắng bà, là ông lại trâm ngâm đến lạ. Có lần bà về rồi, nhưng ông không biết, khuôn mặt ông nặng trĩu suy tư. Chợt bà thấy lòng mình có chút bất an. Ông đang ngồi nấu cháo bên chiếc bếp than nhỏ quen thuộc ở góc sân. Nhưng nối cháo đã trào cả ra ngoài mà ông không biết. Bà cầm chiếc áo khoác lên người ông rồi mở vung nồi cháo cho đỡ trào. Giọng bà vẫn dịu dàng như mọi khi: Buổi sáng cuối thu rồi, trời sắp chuyển lạnh đấy ông ạ. Mà dạo này, tôi thấy ông gầy đi! Ông đưa mắt nhìn bà, miệng nở một nụ cười: Bà yên tâm, tôi ốm sao được! Nhưng dạo này, tôi thấy ông cứ suy nghĩ đi đâu ấy!
Tôi biết, nếu đột ngột một sáng nào đó mình tỉnh dậy và không còn thấy tôi ở bên cạnh nữa, chắc hẳn mình sẽ không chịu nổi đâu. (Ảnh minh họa) *** Mấy tháng sau, người ta không còn thấy hình ảnh hai vợ chồng già dắt tay nhau đi dạo nữa. Mà chỉ thấy có một mình bà cụ đi vào mỗi buổi sáng. Khuôn mặt bà không còn rạng rỡ như ngày nào. Đôi mắt dường như mờ đục hơn, như được phủ mờ bởi một lớp sương mỏng. Bà đi quanh một vòng rồi lặng lẽ về nhà, nấu cháo, múc hai bát và đặt trên bàn. Bà ăn cháo và ánh mắt bà lại lấp lánh ánh cười. Một năm sau, đúng ngày ông mất, bà cũng ra đi. Khi con gái dọn dẹp đồ đạc của cha mẹ mới phát hiện ra lá thư của ông viết cho bà, nét chữ run run nhòe ướt, không biết vì nước mắt của ông khi viết hay của bà mỗi khi đọc, cô chỉ thấy những nếp gấp gần như bị rách ra: Mình à! Tôi muốn được sống lâu hơn mình để có thể nấu cháo cho mình ăn mỗi sáng, đánh thức mình dậy mỗi sáng và để mình không phải sống cô đơn một mình những năm tuổi già. Khi trẻ, tôi đã để mình sống cô đơn như vậy. Tôi muốn bù đắp lại cho mình. Những ngày tháng này, là những tháng ngày hạnh phúc nhất đời tôi. Khi được sống bên mình, được chăm sóc cho mình để bù đắp những tháng ngày tôi không làm tròn trách nhiệm của một người chồng. Nhưng ông trời không chiều lòng người rồi. Tôi biết, nếu đột ngột một sáng nào đó mình tỉnh dậy và không còn thấy tôi ở bên cạnh nữa, chắc hẳn mình sẽ không chịu nổi đâu. Nên khi tôi biết tôi bị ung thư giai đoạn cuối, tôi biết tôi sẽ chẳng sống được lâu nữa. Tôi đã hết sức lo lắng bởi tôi lại thất hứa với mình rồi. Sáng nào tôi cũng tỉnh giấc trước mình và để mình lại đó. Tôi muốn mình quen cảm giác ấy đi. Để sau này khi tôi đi rồi, mình không quá hụt hẫng. Không biết mình đã quen chưa?Nhưng dù sao, khi thức dậy một sáng nào đó, không có tôi bên cạnh, mình cũng đừng khóc đấy! Khi không có tôi bên cạnh, mình vẫn phải chăm sóc bản thân và sống vui vẻ. Nếu mình cảm thấy cô đơn quá, thì có thể về ở với thằng cả. Vợ chồng nó sẽ thay tôi chăm sóc mình. Tôi vẫn chưa nói câu này với mình: Tôi yêu mình! Bức thư trên tay cô gái chữ đã nhòe gần như không đọc được nữa. Lau nước mắt, cô gái lặng lẽ đặt bức thư của bố dưới bức ảnh của mẹ trên bàn thờ. Dù không thể cùng đi với ông, nhưng cuối cùng bà cũng đã thỏa nguyện được về gần ông. Cô gái thấy tự hào về bản thân mình, vì cô được sinh ra từ chính tình yêu sâu đậm, đẹp đẽ của cha mẹ mình. Và cô tin, ở một nơi nào đó, chắc hẳn, bố cô lại sáng sáng đánh thức mẹ dậy, hai người cùng nhau thong dong đi tập thể dục mỗi sáng, trong ánh mắt mờ đục vì thời gian của họ, hạnh phúc vẫn cứ hiện lên rạng ngời hơn cả ánh bình minh ! Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 20/Feb/2015 lúc 10:53pm |
|||
mk
|
|||
IP Logged | |||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 30/Mar/2015 lúc 8:21pm | ||
Sài Gòn và Tuổi Thơ của Tôi Trần Mộng Tú Tôi xa quê hương ở vào tuổi không quá trẻ dại để dễ quên và cũng không quá già để chỉ dành toàn thời giờ cho một điều mất mát, rồi đau đớn. Tôi ở vào tuổi mà khi bước đến vùng đất mới, đời sống đã như lôi tôi đi trong một cơn lốc trên những con đường khác nhau trước mặt, hầu như không ngưng nghỉ. Tôi chóng mặt, nhưng tôi vẫn biết tôi là ai và tôi ở đâu trên quê người, nên những lúc tôi phải ngưng lại để thở là những lúc hồn quê nôn nao thức dậy trong tôi. Mỗi lần nhớ đến quê nhà là nhớ đến Sài Gòn trước tiên. Sài Gòn không phải là phần đất dành riêng cho người miền Nam nữa, đối với người miền Bắc di cư vào Nam năm 1954, người Trung chạy giặc Cộng năm 1968 thì Sài Gòn chính là phần đất quê nhà đáng nhớ nhất. Tôi lớn lên, sống cả một thời niên thiếu ở Sài Gòn. Đi học, dậy thì, yêu đương, mơ mộng, làm việc, lấy chồng, khóc, cười, rồi chia ly với Sài Gòn. Bên hông nhà thờ Đức Bà Saigon Tôi nhớ lại hồi bé theo bố mẹ di cư vào Sài Gòn. Ba tôi làm việc ở Nha Địa Chánh, nên từ những căn lều bạt trong trại tiếp cư Tân Sơn Nhất, gia đình tôi được dọn vào ở tạm một khu nhà ngang trong sở của Ba ở số 68 đường Paul Blanchy (Hai Bà Trưng) sau lưng Bưu Điện. Tôi đi học, đi bộ băng qua hai con đường là tới trường Hòa Bình, bên hông nhà thờ Đức Bà. Tôi vào lớp Ba. Ngày đầu tiên cắp sách đến lớp, ma sơ dĩ nhiên là người Nam, hồi đó còn mặc áo dòng trắng, đội lúp đen. Sơ đọc chính (chánh) tả: Hoa hường phết (phết là dấu phẩy) Cái tai của con bé con Bắc kỳ không quen với phát âm miền Nam nên “hoa hường” thành “qua tường” và phết thành một chữ nữa. tôi viết: Qua tường phết. Bài chính tả dài một trang của tôi chắc chắn là ăn một con số 0 mầu đỏ to tướng vì nguyên bài bị gạch xóa bằng mực đỏ lè. Tôi như một người ngoại quốc nghe tiếng Việt. Nhưng tôi học thuộc lòng trong sách thì giỏi và thuộc nhanh lắm. Khi khảo bài tôi được điểm tốt, mặc dù bạn học chung lớp khó hiểu con nhỏ Bắc kỳ đọc cái gì. Ma sơ cứ nhìn sách, nghe tôi đọc làu làu, biết là tôi có thuộc bài. Tôi nhớ một bài học thuộc lòng về thành phố Sài Gòn như thế này: Sài Gòn vòi nước bùng binh Này bảng báo hiệu này vòng chỉ tên Trụ đèn, giây thép, tượng hình Lính canh, cảnh sát giữ gìn công an Mặc dầu đường rộng thênh thang Ngựa xe đi lại luật hành phải thông Mặc dầu đường rộng mênh mông Mũi tên chỉ rõ bảng trông dễ tìm Trần Hưng, Lê Lợi, Chu Trinh… Trần Hưng là đường Trần Hưng Đạo, Chu Trinh là đường Phan Chu Trinh, viết tắt trong bài học thuộc lòng. Từ bài học đó, tôi hiểu được hai chữ “bùng binh” là gì. Ngôi trường đó tôi chỉ học hết lớp ba. Sau đó Ba Mẹ tôi tìm được nhà ở bên Thị Nghè, tôi được đi học lớp nhì, lớp nhất ở trường Thạnh Mỹ Tây, có rất nhiều bạn cũng Bắc kỳ di cư như tôi. Kỷ niệm về Sài Gòn tôi nhớ nhất là lần đầu tiên con bé Bắc kỳ tròn xoe mắt, nhìn thấy đồng bạc xé làm hai, nếu chỉ muốn tiêu một nửa. Mua cái bánh, gói kẹo nào cũng chỉ xé hai đồng bạc. Xé rất tự nhiên, tiền mới hay tiền cũ gì cũng xé. Người mua xé, mua; người bán xé để trả (thối) lại. Tôi đã biết bao lần, vào những buổi tối mùa hè, mẹ cho một đồng, hai chị em mua ngô (bắp) nướng của người đàn bà, ngồi dưới chân cột đèn điện trước cửa sở Địa Chánh với cái lò than nhỏ xíu, bán bắp nướng quẹt hành mỡ. Dưới ánh sáng hắt lờ mờ của bóng đèn từ trên cao xuống, cái lò than nhỏ xíu, thơm lừng mùi bắp non. Gọi là lò, thực sự chỉ có mấy cục than hồng để trong một miếng sắt cong cong, bên trên có cái vỉ bằng giây thép, rối tung, những cái bắp được xếp lên đó, mà bà bán hàng trở qua, lật lại. Đôi khi cũng là một cái lò gạch nhỏ đã vỡ, mẻ mất mấy miếng rồi, không thể kê nồi trên đó, bà hàng mang ra để nướng bắp. Hai chị em đứng líu ríu vào nhau (anh và chị lớn không tham dự vào những sinh hoạt của hai đứa em nhỏ này), cầm tờ giấy bạc một đồng, đưa ra. Tôi luôn luôn ngần ngừ không dám xé, đưa cho bà bán hàng; bà cầm lấy, xé toạc làm hai, khi tôi chỉ mua một cái bắp. Bà đưa phần nửa tiền còn lại để chúng tôi có thể cất đi, tối mai lại ra mua bắp nữa. Mỗi lần thấy đồng bạc bị xé, tuy không phát ra tiếng động, tôi cũng giật mình đánh thót một cái như nghe thấy đồng bạc của mình bị bể hay bị gẫy. Cảm tưởng như mất luôn cả phần tiền đưa ra và phần giữ lại. Phải mất bao nhiêu lần nhìn đồng tiền bị xé mới quen mắt cái hình ảnh “Đồng bạc xé hai” này và tin là nửa kia vẫn dùng mua bán được. Bẻ cái bắp làm đôi, tôi với em tôi chia nhau. Ngon ơi là ngon! Bắp dẻo, thơm mùi lửa than, thơm mùi hành mỡ. Chị em tôi ăn dè xẻn từng hạt bắp một. Ăn xong chúng tôi dắt nhau đi tìm ve sầu ở những thân cây me trong bóng tối. Buổi tối ve sầu mùa hạ, chui ở đất lên, bò lên các thân me, lột xác. Chúng tôi bắt những con chưa kịp lột cho vào cái hộp (không) bánh bích quy đã mang theo sẵn. Đó là những con ve mới ngơ ngác bò lên khỏi mặt đất, mang về nhà. Thuở thơ dại những trò chơi này là cả một thế giới thơ mộng và đầy hấp dẫn. Chị em tôi mang hộp ve sầu vào giường ngủ, ban đêm những con ve này sẽ chui ra bò lên màn, lột xác. Đêm chúng tôi đi vào giấc ngủ, thì ve chui ra, lột xác xong bỏ lại những vệt dài nhựa thâm đen trên những cánh màn tuyn trắng toát. Khi chúng tôi thức dậy nhìn thấy, chưa kịp dụi mắt tìm mấy con ve, đã thấy mẹ đứng ở ngoài màn với cái chổi phất trần trên tay. Chúng tôi chưa bị roi nào thì đã có bố đứng bên, gỡ cái chổi ở tay mẹ mang đi, trong lúc những cái lông gà trên chổi còn đang ngơ ngác. Sài Gòn còn cho tuổi thơ của chúng tôi biết thế nào là cái ngọt ngào, thơm, mát của nước đá nhận. Trong sân trường tiểu học Thạnh Mỹ Tây, tôi được ăn cái đá nhận đầy mầu sắc đầu tiên. Một khối nước đá nhỏ, đặt trên một lưỡi dao bào, bào vào cái ly bên dưới, khi đầy ly, ông bán hàng ấn (nhận) nước đá ép xuống, đổ ngược ly lại, lấy cái khối nước đá xôm xốp, có hình dáng cái ly ra. Rắc si-rô xanh đỏ, có khi còn có mầu vàng và mầu xanh lá cây với vị bạc hà nữa. Gọi là nước đá nhận. Học trò trẻ con, bạn thân, sung sướng chia nhau ở sân trường, mỗi đứa mút một cái, chuyền tay nhau. Nước đá nhận, bánh kẹo ở sân trường trong những giờ ra chơi đều được mua bằng đồng bạc xé hai này. Ba tôi bảo cầm đồng tiền xé hai một cách tự nhiên như thế quả là một điều rất dung dị, xuề xòa, dễ dãi mà chỉ người miền Nam mới có được. Xé tiền mà như xé một tờ giấy gói hàng, giấy gói bánh, như xé một tờ báo. Mảnh xé ra có giá trị lúc đó, mảnh còn lại cũng vẫn còn giá trị sau này. Người Hà Nội cầm tờ giấy bạc rách, thì vuốt cho thẳng thắn lại, có khi lấy hạt cơm dẻo miết lên chỗ rách cho dính vào nhau, rồi cẩn thận gấp lại trước khi cho vào túi. Một thời gian sau, tiền không xé nữa, được thay bằng đồng bạc 50 su bằng nhôm, hình tròn, một mặt có hình tổng thống Ngô Đình Diệm, mặt sau là hình khóm trúc. (Biểu hiệu cho: Tiết Trực Tâm Hư) Cuộc di cư 1954 đó giúp cho người Việt hai miền Nam, Bắc hiểu nhau hơn. Người Bắc sống và lớn lên ở Sài Gòn ở thế hệ chúng tôi học được cái đơn sơ, chân phương của người miền Nam và ngược lại những bạn học người Nam của tôi cũng học được cách ý tứ, lễ phép (đôi khi đến cầu kỳ) của người miền Bắc. Tôi đã được nghe một người miền Nam nói: Sau 1975 thì chỉ có những người Bắc di cư 54 là đồng bào của người miền Nam mà thôi. Hóa ra những người Bắc sau này ở ngoài cái bọc (đồng bào) của bà Âu Cơ hay sao? Nếu thật sự như thế thì thật đáng buồn! Sài Gòn đầu thập niên sáu mươi vẫn còn có xe ngựa, đưa những bà mẹ đi chợ. Người xà ích lúc đó chưa biết sợ hãi trên những con đường còn mù sương buổi sáng. Tiếng lóc cóc của móng ngựa chạm xuống mặt đường như đánh thức một bình minh. Tôi nhớ có chỗ gọi là Bến Tắm Ngựa, mỗi lần đi qua, hôi lắm. Sau vài mươi năm xe thổ mộ ở Sài Gòn không còn nữa, chỉ còn ở lục tỉnh. xích lô máy Sài Gòn với xích lô đạp, xích lô máy, taxi, vespa, lambretta, velo, mobilette là những phương tiện di chuyển mang theo đầy nỗi nhớ. Kỷ niệm thơ mộng của một thời trẻ dại, hương hoa và nước mắt. Sài gòn với những cơn mưa ập xuống thình lình vào tháng năm tháng sáu, tiếng mưa khua vang trên những mái tôn, tắm đẫm những hàng me già, ướt sũng những lối đi vào ngõ nhà ai, Sài Gòn với mùa hè đỏ rực hoa phượng vĩ in xuống vạt áo học trò, với những hoa nắng loang loang trên vai áo bà ba của những bà mẹ là những mảng ký ức ngọt ngào trong tâm của chúng tôi. Velo solex Mỗi tuổi đời của tôi đi qua như những hạt nắng vàng rắc xuống trên những hàng me bên đường, như mưa đầu mùa rụng xuống trên những chùm hoa bông giấy. Những tên đường quen thuộc, mỗi con phố đều nhắc nhở một kỷ niệm với người thân, với bạn bè. Chỉ cần cái tên phố gọi lên ta đã thấy ngay một hình ảnh đi cùng với nó, thấy một khuôn mặt, nghe được tiếng cười, hay một mẩu chuyện rất cũ, kể lại đã nhiều lần vẫn mới. Ngay cả vệ đường, chỉ một cái bước hụt cũng nhắc ta nhớ đến một bàn tay đã đưa ra cho ta níu lại. Mía ghim Âm
thanh của những tiếng động hàng ngày, như tiếng chuông nhà thờ
buổi sáng, tiếng xe rồ của một chiếc xích lô máy, tiếng rao
của người bán hàng rong, tiếng chuông leng keng của người bán
cà rem, tiếng gọi nhau ơi ới trong những con hẻm, tiếng mua bán
xôn xao khi đi qua cửa chợ, vẻ im ắng thơ mộng của một con đường
vắng sau cơn mưa… làm nên một Sài Gòn bềnh bồng trong nỗi nhớ. Sài Gòn mỗi tháng, mỗi năm, dần dần đổi khác. Chúng tôi lớn lên, đi qua thời kỳ tiểu học, vào trung học thì chiến tranh bắt đầu thấp thoáng sau cánh cửa nhà trường. Đã có những bạn trai thi rớt Tú Tài phải nhập ngũ. Những giọt nước mắt đã rơi xuống sân trường. Sau đó, với ngày biểu tình, với đêm giới nghiêm, với vòng kẽm gai, với hỏa châu vụt bay lên, vụt rơi xuống, tắt nhanh, như tương lai của cả một thế hệ lớn lên giữa chiến tranh. Sài Gòn như một người tình đầu đời, để cho ta bất cứ ở tuổi nào, bất cứ đi về đâu, khi ngồi nhớ lại, vẫn hiện ra như một vệt son còn chói đỏ. Sài Gòn như một mảnh trầm còn nguyên vẹn hương thơm, như một vết thương trên ngực chưa lành, đang chờ một nụ hôn dịu dàng đặt xuống. Sài Gòn khi đổi chủ chẳng khác nào như một bức tranh bị lật ngược, muốn xem cứ phải cong người, uốn cổ ngược với thân, nên không còn đoán ra được hình ảnh trung thực nguyên thủy của bức tranh. Sài Gòn bây giờ trở lại, thấy mình trở thành một du khách trên một xứ sở hoàn toàn lạ lẫm. Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về. Trần Mộng Tú |
|||
mk
|
|||
IP Logged | |||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 03/Apr/2015 lúc 6:41pm | ||
Bút ký về một chuyến
đi
Cuối năm con Ngựa là thời gian tôi có nhiều tin không vui. Bà chị dâu Cả ra đi bất ngờ, đến cậu em vợ mới hơn năm mươi tuổi, phải đột ngột vào nhà thương mổ tim. Thêm vào đó là vài người bạn cũng từ giã cõi trần, dù mới ngoài sáu mươi. Những chuyện không mấy vui làm vợ chồng tôi đâm ra bi quan. Nhà tôi nẩy ra ý kiến là đi du lịch dịp Tết Ất Mùi vì e ngại lúc quá già đi không nổi lại tiếc nuối. Về hưu rồi, con cái tự lập cả, hà tiện làm chi? Lập luận của nhà tôi vô cùng hợp lý và nói sao làm vậy, bà mua vé đi cruise vùng Singapore, ghé Việt Nam, Thái Lan, Mã Lai. Từ hồi về hưu, tôi đâm ra lười biếng, phó thác mọi sự cho nhà tôi, không thắc mắc. Đó là lý do chúng tôi có chuyến "đông du" để ghi lại vài điều đáng nhớ làm câu chuyện vui cho bạn đọc. Chúng tôi tới Singapore khoảng 2 giờ sáng. Tôi có thiện cảm với Singapore ngay khi mới ra khỏi máy bay. Phi trường lớn, đẹp và tổ chức rất qui củ. Điểm nổi bật là trong phi trường có trưng bày rất nhiều cây xanh và hoa, đặc biệt là hoa Lan, làm du khách cảm thấy rất nhẹ nhàng thoải mái, khác hẳn với không khí quá nhộn nhịp vội vàng của các phi trường lớn của Hoa Kỳ như Houston, New York hay San Francisco. Ngay tại trạm đến, có quán Heavenly Wang, một quán ăn bình dân mở cửa suốt ngày đêm. Đang đói bụng mà có quán mì và cà phê thì thật thú vị. Chỉ tiếc là họ không có Phở.
Không biết có phải vì
cứ băn khoăn về số phận của những nạn nhân vượt biển năm xưa hay không mà tôi
thấy chuyến đi cruise này có nhiều điều bất như ý. Du khách đa số là người Tàu,
Mã Lai, Indonesia, có cả một số du khách từ Việt Nam và Úc nữa. Thành phần du
khách này phải nói là họ quá ồn ào và "vô tư" so với du khách từ
phương Tây. Nhiều phụ nữ Trung Đông để nguyên cả áo dài xuống hồ tắm và bồn
nước nóng, làm tôi ngại quá, không dám xuống hồ nữa. Một số bà Tàu thì sáng nào
cũng thản nhiên chiếm ngữ track chạy bộ để múa tài chi. Hình như họ không biết
tiếng Anh nhiều thì phải nên thản nhiên đi bộ ngược chiều, tay chân múa lọan
lên, do vậy, buổi sáng ra chạy bộ trên boong tàu phải tránh né họ phát mệt. Vào
phòng ăn thì náo nhiệt, chen lấn thật là bất an. Tôi thấy có bà trùm hết mặt,
chỉ còn hai mắt, bốc bánh mì lên nắm bóp "khám nghiệm" rồi bỏ xuống,
một bà Á châu khác, thì nếm thử nước chấm bằng chính cái muỗng để múc, xem có
đúng khẩu vị không! Họ làm như các hàng quán ở chợ Bến Thành hay khu Little
India của Singapore không bằng. Chuyện này khó thấy tại các cruise bên Âu Mỹ.
Đồ ăn trên cruise này có lẽ do đầu bếp gốc Mã Lai và Tàu. Tuy nhiên các món Tây
Phương cũng dưới tiêu chuẩn so với các du thuyền khác mà tôi có dịp đi. Tôi đặc
biệt để ý đến món "Ho Chi Minh Pork". Món này là một đề tài tán gẫu
của các du khách Việt Nam, từ Mỹ, Úc và ngay cả từ Việt Nam. Chắc không ai thắc
mắc gì nếu thấy tên món New York Steak, Mắm ruốc Bà Giáo Thảo hay Bánh Bao Ông
Cả Cần đâu, ngoài việc khen chê ngon hay dở. Nhưng món "Thịt Heo Hồ Chí
Minh" hay "Thịt ************" lại là một đề tài khá thú vị cho
những du khách có máu tiếu lâm. Một du khách Úc gốc Việt nói với vợ: Ngồi gần, nghe được
cuộc đàm thoại, tôi không khỏi mỉm cười. Không biết các quan chức nhà nước lo
việc tuyên truyền giáo dục ở Việt Nam nghĩ thế nào khi biết có món ăn này trên
du thuyền nhỉ. Ở Việt Nam thì Bác là thần tượng, toàn dân phải lo học tập Tư
Tưởng, Triết lý của bác chứ ai mà dám nói tới "thịt ************". Làm
sao mà cấm họ, để khỏi phạm thượng như thế? Thật là nan giải!
Gần 40 năm xa cách quê hương, nên tôi không khỏi bồi hồi khi tàu cặp bến. Điều thú vị là mặc dù Saigon đã mất tên, nhưng trên thực tế, hai chữ Sàigòn vẫn sống với người dân miền Nam và bây giờ dường như tên Saigon còn nổi rõ hơn tên chính thức là thành phố Hồ Chí Minh nữa. Hãng du lịch mang tên Saigon như Saigon Dịch Vụ, Saigon Tourist, chứ không mang tên HCM. Không hiểu cái tên Thành phố HCM quá dài hay có dị ứng gì, mà dân chúng, nhất là dân sinh trưởng ở miền Nam vẫn gọi là Saigon. Hỏi một người đàn ông từ đâu đến, câu trả lời là đến từ Thành Phố hay Thành Phố Chí Minh, chữ Hồ hầu như bị rơi mất nơi đâu. Trên đường từ cảng Phú Mỹ về Saigon, xe đi qua xa lộ mới, phải trả tiền "mãi lộ", qua Long Thành và Thủ Thiêm, chui qua đường ngầm Thủ Thiêm, dưới sông Saigon, vào tới trung tâm thành phố. Long Thành bây giờ rất trù phú, xa lộ sát nhà, những cánh rừng cao su ngày xưa chỉ còn rất ít và thưa thớt. Khi xe chạy qua những vườn cây cao su, tôi không khỏi nhớ lại, những lần đi công tác Đà Lạt, trước năm 1975, phải đi xe qua vùng này mà rợn gáy vì mấy anh du kích núp trong rừng bắn ra, gây nhiều thương tổn cho đoàn công tác, nhất là những lần đưa các phái đoàn cố vấn Mỹ hay Úc đi. Anh hướng dẫn viên người Việt nói tiếng Anh khá lưu loát và cũng có đầu óc hài hước. Nói về những khu building cao sang mới mọc lên hai bên đường, anh giải thích: "Quí vị thấy những building hai bên đường, đó là của VC mới, các nhà tranh lụp xụp là VC cũ. VC cũ là Việt Cộng đánh Mỹ cứu nước, VC mới là Việt Capitalist, là đại gia, là Tư Bản đỏ, đón Mỹ cứu nước, xây biệt thự cho thuê, lấy tiền mua shopping bên California và Texas..." Anh chia sẻ riêng với tôi là gia đình anh ở Mỹ hết, mẹ anh muốn bảo trợ anh qua Houston nhưng anh thấy đời sống bây giờ cũng yên ổn, nên còn chần chừ. Anh phát ngôn rất thoải mái về các vấn đề chống tham nhũng và chính trị nhưng tôi cũng phải dè dặt, vì biết đâu đây chỉ là một cái bẫy dăng ra cho những người có máu "phản động" sa vào. Hy vọng là tôi sai và hy vọng đây là phản ánh tự nhiên của người dân muốn "xả xú bắp" khi họ nói bằng Anh Ngữ với những người từ nước ngoài về thăm quê hương như tôi.
Minh, người bạn thân, đón chúng tôi trước trụ sở Bưu Điện Saigon. Minh nói vì là ngày giáp Tết nên quá nửa dân Saigon về quê ăn Tết và đường phố đã vắng hơn thường lệ rất nhiều. Tuy nhiên tôi vẫn thấy Saigon ngày 28 Tết khá đông đúc và dĩ nhiên là nóng bức. Nhà thờ Đức Bà vẫn như xưa nhưng không có lễ mà chỉ có du khách. Trụ sở Bưu Điện được sơn phết lại với mầu vàng chói mắt. Tôi chưa kịp hỏi thì Minh đã giải thích: "Bạn thấy mầu sơn khó chịu quá phải không? Nhiều người cũng đã lên tiếng phàn nàn không hiểu tại sao nhà nước lại chọn màu sơn không hợp với khung cảnh chung quanh chút nào như vậy và cơ quan chức năng có trả lời đây chỉ là sơn thử. Có lẽ, nếu nhiều người phản đối thì họ sẽ cứu xét cho sơn màu khác". Tôi thầm nghĩ sơn một trụ sở lớn như vậy mỗi lần tốn bộn bạc mà sao họ phí thế? Tuy nhiên tôi chỉ lắc đầu không nói vì sợ bạn tôi buồn. Chúng tôi đi dạo trên phố Saigon để xem phố ngày Tết. Đi trên đường Tự Do cũ, bây giờ là Đồng Khởi, nhà cửa thay đổi nhiều, rất khác ngày xưa. Tôi nhận không ra con đường tôi vẫn dẫn người tình đi dạo phố ngày xưa. Có lẽ tại tôi đã già rồi chăng! Tòa nhà Đô Chánh vẫn như xưa, Tòa nhà Quốc Hội cũ nay là nhà Hát Lớn cũng vẫn như xưa nhưng không thấy không khí thân mật của ngày trước. Có lẽ vì những tấm biểu ngữ và lá cờ đỏ chăng. Sàigòn, ở đâu cũng thấy biểu ngữ, hô hào hết chuyện này đến chuyện nọ. Từ chuyện chống nghiện ngập đến chuyện mừng Xuân, mừng Đảng. Tôi nghĩ, nếu Việt Nam cắt bỏ vụ biểu ngữ thì ngân sách có không ít tiền để làm những chuyện hữu ích. Đường Nguyễn Huệ, nơi năm nào cũng có chợ hoa thì năm nay không có chợ hoa nữa. Được biết thành phố đang làm dự án nâng cấp biến khoảng nửa cây số đường Nguyễn Huệ thành một Quảng Trường rộng đẹp, không cho xe cộ qua lại, làm nơi hội họp của dân chúng, như Quảng Trường Ba Đình ngoài Hà Nội hay Quảng Trường Thiên An Môn bên Tàu. Dự án dự trù hoàn tất trước ngày 30 tháng Tư để mừng "40 năm ngày Giải Phóng". Tuy nhiên đến giữa tháng Hai mà công việc vẫn còn bề bộn. Vì đường Nguyễn Huệ đang sửa chữa, nên năm nay, Đường Hoa mừng Xuân Ất Mùi chuyển qua đại lộ Hàm Nghi. Sáng 28 Tết, đường hoa Tết Ất Mùi đang chờ ông Lê Khả Phiêu tới chủ tọa lễ khai mạc, chúng tôi chỉ được phép đi ngoài hàng rào cản, nhân viên bảo vệ đứng khắp nơi. Dù đứng ngoài nhìn vào nhưng cũng thấy được sự quy mô của các đồ án, rất đẹp và đắt tiền. Hy vọng ngân quỹ chi phí cho các công trình ăn chơi này là do các hãng tư nhân đài thọ, chứ nếu lấy ngân sách thành phố ra mà ăn chơi kiểu này thì thật tội cho người dân. Sau khi khánh thành thì dân chúng mới được vào xem hoa. Không biết những công trình vĩ đại này có kéo dài được 3 ngày Tết không vì hàng năm vẫn nghe báo chí than phiền là sau giao thừa thì các công trình tốn kém này đều tan tác và những người lao động về quê ăn Tết, lúc trở lại thì chẳng còn gì để coi. Từ khu Nguyễn Huệ đến khu "đường hoa Hàm Nghi", chúng tôi đi bộ qua khu chợ cũ. Ở đây, khuôn mặt Saigon vẫn như xưa, mọi người buôn bán hớt hải mong được nhiều thu nhập những ngày cuối năm.
Sáu giờ đồng hồ cho
Saigon qua nhanh, đến lúc phải trở về tàu, tôi lần ra nhà Bưu Điện chờ xe.
Những người bán hàng tíu tít bán đồ lưu niệm và quà vặt ngay bảng "Cấm Tụ
Tập Mua Bán". Cảnh rao bán làm tôi nhớ lại trước 75, cũng có những người
bán hàng như thế cho các quân nhân Mỹ, Phi, Đại Hàn, chẳng khác gì, dù hơn 40
năm trôi qua, ai nghèo vẫn nghèo. Một ông khách người Úc làm tôi đau lòng khi
hỏi một cô gái bán hàng:"This price inludes the girl too, right?".
Tại sao họ lại dám đùa cợt như vậy?
Ngồi trên xe, tôi thẫn thờ nhìn bà già bán trái cóc đang đếm tiền mà lòng quặn đau. Sáu mươi năm qua, những bà mẹ Việt Nam vẫn phải chắt chiu chịu đựng như thế sao? Việt Nam đã thay đổi nhiều nhưng những người nghèo, thấp cổ bé miệng vẫn thế. Trên đường về lại du thuyền, tôi suy nghĩ rất nhiều về câu nói của người hướng dẫn khi anh nhắc đến "VC cũ" và "VC mới". Những người nghèo bán rong chạy cơm thì thuộc thành phần nào, trong cái hào nhoáng của thành phố mang tên "bác" của miền nam nước Việt, vào những ngày cận Tết, sau 40 năm đất nước hết chiến tranh? Nguyễn Phục Hưng |
|||
mk
|
|||
IP Logged | |||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 22/May/2015 lúc 11:47pm | ||
Thà Đừng Gặp Lại22/05/2015 ***** Dễ
thường đã đến gần 30 năm rồi tôi chưa gặp lại em, từ ngày tôi theo
chồng về định cư ở vùng phố núi. Tôi với em là hai chị em con cô, con
cậu. Tôi lớn hơn em 12 tuổi, một khoảng cách khá xa và lại là chị gái,
nên chúng tôi đã không có nhiều kỷ niệm với nhau. Trong nhà tôi, người
em quấn quít nhất là Tu, em trai thứ 4 của tôi, vì hai đứa có nhiều sở
thích giống nhau. Sau này hai đứa lại học chung 1 trường đại học, cùng 1
ngành computer, và vẫn thường gặp nhau trong những buổi hội họp sinh
viên.Từ ngày ở Việt Nam, hai gia đình chúng tôi cũng không thường liên lạc với nhau, vì cô Ba tôi lấy chồng không môn đăng hộ đối, nên ông bà nội không vui. Biết thế, thỉnh thoảng cô mới đem các con về thăm nhà. Nhưng lâu không thấy cô về thì bà nội vẫn bảo má đi vào trại gia binh, nơi gia đình cô cư ngụ, xem “chúng nó như thế nào”. Năm 1975 khi gia đình tôi di tản thì gia đình em bị kẹt lại mãi đến nhiều năm sau mới sang được Mỹ qua diện ODP do bố bảo lãnh. Nhưng vì nhà bố chỉ có 3 phòng, không đủ chỗ cho cả hai gia đình nên bố phải gửi bớt người sang nhà tôi. Ngày đó, tôi đã ra riêng, và cũng mua được 1 căn nhà hai phòng nho nhỏ ở ngay con đường đằng sau nhà bố. Gia đình em chia đôi, ba đứa lớn ở bên nhà bố, cô chú và hai đứa nhỏ ở với vợ chồng tôi. Chừng 1 tháng sau, cái apartment trên đường rẽ vào nhà tôi có phòng trống cho thuê, nên gia đình em chuyển sang bên đó ở. Sau này, không biết vì một sự cãi vã, giận hờn nào đó mà hai gia đình chúng tôi không còn liên lạc với nhau. Gia đình cô dọn sang một thành phố khác. Rồi tôi cũng bận bịu với gia đình nhỏ của tôi ở một vùng đất mới, xa xôi, nên tôi đã không có dịp gặp lại em. Nhưng thỉnh thoảng thì tôi cũng được nghe phong thanh về cuộc sống của em, từ em Tu của tôi, vì Tu và em vẫn liên lạc với nhau, vẫn gặp nhau trong những lần reunion của nhóm sinh viên trường cũ. Tôi nghe nói là em đã lập gia đình, nhưng không hạnh phúc. Vợ chồng em chia tay, đứa con gái duy nhất ở với mẹ, còn em thì share phòng ở với bạn bè. Chắc là còn hận em, nên người vợ cũ chỉ cho con gặp cha vào những ngày lễ, Tết. Buồn lòng, em chấp nhận việc làm xa nhà, lang bạt từ thành phố này đến thành phố khác, khi thì New York, lúc Chicago, rồi lại đến những quốc gia miền viễn đông như Singapore, Malaysia, China v.v… * Đầu năm nay, không biết vì nguyên do nào thúc đẩy, cô Ba tìm đến nơi cư ngụ của má tôi. Rồi cô gọi điện thoại cho chị em chúng tôi, bảo hôm nào rảnh rỗi xuống cô chơi, cô sẽ quy tụ các em về nhà để các anh chị em gặp gỡ. Nhưng rồi, vì người này bận ngày này, người kia bận ngày khác, nên chúng tôi chưa có cơ hội để gặp lại nhau. Hai ngày hôm trước, trong lúc đang trên đường đi training ở El Monte thì tôi nhận được điện thoại của Tu, báo: - Sơn vào bịnh viện đêm qua, bị ung thư gan và máu, final stage rồi, gan, thận không còn làm việc nữa, chắc là không qua khỏi. Tu đang trên đường đi đón má tới thăm Sơn đây. Nếu chị thu xếp công việc được thì xuống nhanh đi. Tôi không thể bỏ training, nên chỉ biết thầm cầu nguyện cho tôi còn có dịp lại gặp Sơn. Hơn 1 tiếng sau, Hạnh, em kế tôi text cho tôi: - Sơn đang nằm trong ICU, có vẻ stable. Chiều đi training về, hai vợ chồng tôi vào thẳng bệnh viện. Và tôi đã gặp lại em, nhưng em đã không còn trò chuyện được với ai nữa. Em nằm đó, mặt và người căng phồng lên giữa những ống thở, ống chích và giây nhợ và máy móc giăng quanh. Mắt em sưng to, còn xoay ngược, xoay xuôi nhưng đã hết thần rồi, chưa kể, một phần tròng trắng đã trở nên vàng mộng, lồi ra vì biến chứng từ lá gan bị tàn phá. Em cũng không còn nhận biết được người nào đã đứng bên cạnh em, nhìn em. Sự sống em chỉ còn tuỳ thuộc vào những cái máy đang chạy đều đặn, nhịp nhàng đó. Em tôi đó sao? Từ một chú nhỏ hiền ngoan dễ bảo, đến một thanh niên khỏe mạnh năng động, bây giờ chỉ còn như một ngọn đèn trước gió. Mỹ, người chị kế em đang ngồi xoa dầu vào chân em bảo tôi: - Chị nói chuyện với Sơn đi, nói cho nó biết là có bao nhiêu người thân đang support nó, cho nó có sức phấn đấu, cho nó khỏe lại. Mấy ngày hôm trước nó còn đòi ăn khế ngọt, mà giờ đây đã nằm như vậy rồi. - Mỹ quay sang Sơn, nói - Khỏe đi Sơn, về nhà chị mua khế ngọt cho em ăn. Tôi nhìn Mỹ, cô em ho? của tôi đã vì quá thương em mà không muốn chấp nhận một sự thật phũ phàng. Sơn đã đến final stage rồi, hai cái chứng ung thư quái ác này đang từ từ cướp đi sinh mạng của em. Sơn sẽ không thể nào khỏe được nữa, Mỹ ơi! Tôi nhìn Sơn nằm thiêm thiếp trên giường, tôi muốn gọi tên em nhưng nghẹn lời, tôi lùi lại vài bước để nhìn thấy Mỹ cũng đang sụt sùi lau nước mắt. Nhưng tôi không thể đứng lâu ở đây vì còn phải chia thì giờ cho những người khác vào thăm nên tôi cũng đến gần em, cố gắng nói với em những lời giả dối cuối cùng: - Sơn ơi, chị Ly tới thăm em nè. Em cố gắng nghỉ cho khỏe nha, để mai mốt mình còn nhắc lại chuyện ngày xưa nữa chứ. Còn nhớ chuyện ngày nào em nắm áo mợ đòi về nhà ngoại, rồi khóc khan cả cổ, chị phải dỗ em ngủ bằng thuốc ho không? Cố gắng lên em. Không biết là tôi có tưởng tượng hay không mà tôi cảm thấy như là đầu em nhúc nhích, như cố gắng xoay về hướng tôi, nhưng rồi, em lại nằm im. Tôi ra ngoài lobby. Đan, người anh cả của em vừa đến. Đan nói: - Lâu lắm rồi mới gặp lại các anh chị, mà lại gặp nhau trong tình cảnh này, nản quá. Má em mệt lắm rồi, thức suốt từ lúc đem Sơn vào bịnh viện. Em mới đưa má về, ngồi ăn với má một tô cháo, đưa má vào phòng nằm rồi chạy lại đây ngay. Sơn bị lâu rồi nhưng chắc là nó không biết, tới khi khám phá ra thì đã trễ. Nghe bạn share phòng với nó nói cả mấy năm nay nó không chịu đi check up. Năm ngoái, nó ăn mấy con sò sống, đau quặn bụng, cũng phải vào emergency, bác sĩ nói bị trúng độc, cho uống thuốc gì đó, rồi hết. Mấy tháng trước nó gầy róc đi, mệt mỏi, không đi làm được nữa, phải dọn về ở với má. Đi khám bịnh, thử máu, mới biết là hai cái loại cancer quái ác cùng hoành hành, quá trễ để tìm người hiến tủy, cho gan... Đêm hôm qua nó té xỉu trong phòng, má đỡ lên thì nó nói không còn nhìn thấy gì hết cả, má hoảng hồn gọi xe cứu thương đưa vào đây. Vô tới nơi thì hình như tim ngừng đập, người ta phải giật điện cho nó tỉnh lại, chích thuốc giảm đau, tiếp máu, gắn máy thở, nên nó còn thoi thóp tới giờ. Ngày hôm sau, đi làm về tôi lại đến thăm em. Em nằm nhắm mắt bình yên trong giấc ngủ, nét mặt nhìn rất đỗi ngoan hiền. Những cái máy trợ tim, máy thở vẫn đều đặn chạy lên xuống theo một nhịp điệu nhất định. Mỹ đang ngồi cầu kinh, nhìn thấy tôi vào hân hoan nói: - Chị thấy không, nhịp tim nó bao giờ cũng ở trên con số 100, mà chạy rất đều, chắc chắn nó sẽ qua khỏi. Rồi Mỹ lại cúi xuống tiếp tục cầu kinh. Tôi nhìn em, em không còn “to phồng” như ngày hôm qua nữa, mà chỉ còn là một thân hình da bọc xương nằm ép dưới mấy lớp chăn mỏng. Nhìn em đang nằm im lìm trong giấc mê tôi lại liên tưởng đến hình ảnh chú bé nhỏ nhít năm nào đã nằm ngủ yên ngoan ngoãn trên giường tôi. …Năm đó, em còn bé lắm, chắc chỉ độ 5, 6 tuổi thôi. Nhà đông anh chị em nhưng chắc chơi hoài với nhau cũng chán, nên khi má tôi đến thăm thì em đã nhất định nắm áo theo mợ Hai về nhà chơi với các anh chị, nhất là anh Tu, người anh họ mà em thích nhất. Má tôi ngần ngại vì em còn bé quá, nhưng em đã luôn miệng hứa là con không khóc đâu nên má đã đưa em về theo. Đến tối, tới giờ ngủ rồi mà em vẫn không chịu lên giường, cứ ngồi một góc salon mà ti tỉ khóc, có lúc em khóc nấc lên thành tiếng, gọi mẹ, đòi về nhà. Em khóc đến khan cả cổ, rồi muốn nôn ọe ra. Má tôi dỗ dành mãi cũng không được, cũng không sao đưa em về lại nhà vì đã đến giờ giới nghiêm. Sợ ông bà nội la rầy vì người lớn mà lại nghe lời con nít dụ dỗ nên má tôi bàn hay lấy thuốc ho cho nó uống, cho nó dễ ngủ hơn. Thế là tôi nhận nhiệm vụ hoà thuốc ho vào nước lọc để cho Sơn uống. Uống xong muỗng nước ấm ngọt Sơn thôi khóc, nằm yên trên giường, đắp chăn, ôm gối ngủ… Tôi đến gần em, nói thật nhỏ cho em nghe: “Em mệt lắm rồi phải không, thôi đừng phấn đấu nữa, nếu em muốn đi thì đi cho thanh thản, đừng luyến tiếc thêm chi”. Tôi ra ngoài ngồi với cô. Cô nói: - Đáng lý ra thì cô đã cho rút giây từ sáng hôm qua, nhưng thấy em còn gắng gượng nên không nỡ. Hơn nữa, gia đình chú nó đang trên đường từ Oregon xuống, chắc cũng sắp tới nơi. Thôi thì để cho bà con gặp nhau lần cuối. Cô biết em hết hy vọng rồi, nằm thêm phút nào thêm đau đớn cho thân nó phút đó thôi. Ngồi nói chuyện, thăm hỏi cô một lúc rồi tôi phải về, vì ngày mai tôi còn phải đi làm sớm. Tôi vào phòng chào em thì thấy em vẫn nằm im lìm. Gia đình người chú em cũng vừa xuống tới. * Cô gọi cho tôi trưa hôm sau, báo: - Em đi rồi, nhẹ nhàng và thanh thản, không cần phải rút giây. Có lẽ, em không muốn để gia đình khó xử với việc đồng ý hay không đồng ý trong quyết định đau lòng này. Mười một giờ đêm qua, máy đo nhịp tim xuống thấp, máu tiếp vào không được cơ thể chấp nhận nên trào ra, bịnh viện đã gọi cô, bảo cả nhà vào hết đi, để quyết định. Nhìn em tội nghiệp quá, cô đã quyết định rút giây. Nhưng khi mọi người nói tiếng “good bye Sơn” thì nhịp tim của nó lại trở về trên con số 100, thế là Mỹ nhất định không cho tháo máy. Theo luật của California, nếu 1 người trong gia đình không bằng lòng thì bịnh viện sẽ không làm gì được. Cô có tấm giấy ủy quyền của em ở nhà đó chứ, nhưng gấp rút quá nên không mang theo vào. Cô nhìn em, biết là không còn bao lâu, nên đồng ý để yên như vậy, cho Mỹ vui lòng. Tám giờ sáng em đi. Cô cũng không gặp được em phút cuối, vì lúc đó chỉ có Mỹ và mấy người em bà con bên chú ở trong nhà thương. Nhưng cô không hối tiếc vì cô nghĩ cô đã gặp em phút cuối rồi, đêm em té trong nhà đó, lúc em còn tỉnh, còn gọi “má ơi con đau quá, sao mắt con không còn nhìn thấy gì nữa hết”. Rồi xe cứu thương đem em đi. Vào đến bịnh viện, khi người ta cho em thở bằng máy thì cô biết là đã không còn cứu vãn gì được nữa, nhưng mình cố gắng kéo dài thời gian là để chờ mọi người về đông đủ. Thôi cũng xong, chứ em ở lại thì còn phải chịu nhiều đau đớn nữa. Nhà quàn vừa đưa em đi. Mọi công việc đã sửa soạn xong hết rồi, cô chỉ báo cho mọi người biết thôi. Cô sẽ gặp con thứ Bảy tuần sau. Tôi ngồi lặng im trước bàn giấy, nước mắt chảy thành giòng. Bây giờ thì em của tôi đã rất bình an, thanh thản, không còn phải chịu đựng những cơn đau cào xé tim gan nữa. Tôi cũng đã biết trước là sẽ có phút cuối cùng này, và tôi cũng tin vào việc giải thoát nhanh cho hết nghiệp, nhưng tôi vẫn không thể nào không xót xa vì tôi đã vĩnh viễn mất em. Và tôi cũng không thể nào xóa nhòa được nét mặt ngoan hiền của em ngày cuối cùng trên giường bệnh. Ngoan hiền như chú bé năm nào. Sơn nhỉ, phải chi mình đừng gặp lại, nhất là gặp lại nhau trong giây phút đau lòng này, để chị vẫn nghĩ là em còn lang thang ở một phương trời xa lạ nào đó, đang chăm chỉ với công việc làm, và đợi chờ đến ngày lễ, Tết để có dịp trở lại nhà thăm con. Thôi đành, Sơn nhé! Vĩnh biệt em. Bảo Trân |
|||
mk
|
|||
IP Logged | |||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 20/Jun/2015 lúc 5:19pm | ||
DUYÊN THU
"...Chao ôi , buồn vương cây ngô đồng Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 20/Jun/2015 lúc 5:20pm |
|||
mk
|
|||
IP Logged | |||
Hoàng Dũng
Senior Member Tham gia ngày: 08/Nov/2008 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 592 |
Gởi ngày: 26/Mar/2016 lúc 10:22pm | ||
“Mại dâm dưới chế độ Cộng sản”.
Kính gửi: ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước CHXHCN Việt nam. Tên tôi là: Nguyễn Tiến Dân. Ðịa chỉ: 208 Ðịnh Công Thượng – quận Hoàng Mai – Hà nội. Ðiện thoại: 0168-5d0-56-430 Như đã viết trong bức thư trước, lần này, xin hầu chuyện ông với đề tài “Mại dâm dưới chế độ Cộng sản”. Ðề tài mà rất nhiều người đã đề cập. Tiếc thay, do không có thực tế, nên họ chỉ đề cập được 1 cách phiến diện. 1/ Phán xét về mại dâm, chưa có ai cho rằng nó là tốt. Ai cũng cho nó là xấu. Bởi ít nhất, nó chà đạp lên nhân phẩm của người phụ nữ. Tuy vậy, cũng không thể không thừa nhận: Mại dâm là 1 thực tế khách quan. Nó hiện diện ở khắp nơi trên trái đất. Nó có từ xa xưa. Nó tồn tại đến ngày nay và chắc chắn, nó sẽ song hành cùng nhân loại. Ðừng có mơ cấm được mại dâm. Mại dâm chỉ không có trong xã hội nguyên thủy và trong thế giới của loài súc vật. 2/ Viết về mại dâm, không thể không nhắc đến 2 tác phẩm: Truyện Kiều của Nguyễn Du và Tiếng hát sông Hương của Tố Hữu. a/ Ở truyện Kiều, Nguyễn Du tố cáo chế độ phong kiến mục nát, suy đồi. Ngay từ “thằng bán tơ” mạt hạng, cũng biết cách câu kết với quan lại, sai nha để ngang nhiên ăn cướp của dân lành. Truyện Kiều không nói rõ, nhưng tôi đoán (rất mong là đoán nhầm), chúng đã ném “2 cái bao cao su đã qua sử dụng” vào nhà Vương viên ngoại, tạo cớ cho “trận cướp đẹp”. Cướp sạch của nổi, của chìm của người ta rồi, chúng vẫn chưa thỏa mãn. Chúng tiếp tục “huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc”, để bắt bớ, đánh đập, tra người, khảo của. Chung cuộc, nàng Kiều dẫu có tài sắc vẹn toàn đến đâu thì cũng phải tự bán mình vào lầu xanh, lấy tiền mà đút lót tiếp cho lũ tham quan vô lại. Chỉ dám mong 1 điều thật nhỏ nhoi: Của thì đã mất rồi, nhưng cha và em được “cốt nhục vẹn toàn". Xét về đạo lí, sự hi sinh ấy, thật là lớn lao, thật là cao thượng. Cũng như nàng Kiều, từ xưa tới nay, bao cô gái khác, khi bước chân vào chốn lầu xanh, phải đâu do họ tự nguyện. Xã hội phong kiến vô pháp, vô luân đã dồn họ đến bước đường cùng. Thúy Kiều tuy chỉ là gái lầu xanh. Nhưng từ đầu tới cuối tác phẩm, Nguyễn Du chưa bao giờ mạt sát, khinh bỉ nàng. Ông mô tả nàng có tình cảnh đáng thương và có cuộc đời đáng được thông cảm. Sống trong đống bùn, mà nhân cách vẫn tỏa sáng. Nàng không giống những kẻ đê tiện: Tối chơi gái tràn lan, ngày vẫn lên mặt “Nghĩ mình phương diện Quốc gia”. Sự khinh bỉ nếu có, Nguyễn Du chỉ dành cho chế độ phong kiến suy đồi. Một cách nhìn đầy nhân văn, phải không ông? b/ Trong truyện ngắn Chí phèo, Nam Cao mở đầu: “Một sáng tinh sương, anh thả ống lươn nhặt được đứa bé mới đẻ xám ngắt, đùm trong cái váy đụp vứt ở lò gạch cũ”… Cuối cùng: “Thị nhìn nhanh xuống bụng mình, và thoáng chợt thấy một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua…”. Nam Cao giỏi ở chỗ tuy không trực tiếp nói ra, nhưng độc giả vẫn hiểu: “Ðó là kiếp luân hồi. Chí Phèo này có chết đi, còn nhiều thằng Chí Phèo khác đã chuẩn bị mọc lên thay thế. Ðời không thể thiếu vắng Chí Phèo”. Với Tiếng hát sông Hương, ông Tố Hữu cũng dùng thủ pháp tương tự. Mở đầu, hiện thực của thời Thực dân, Phong kiến: “Trên dòng Hương Giang” là cô gái với bao nỗi nhục nhã, ê chề khi phải bán thân nuôi miệng… Cuối cùng (nguyên văn trong tác phẩm), ông ta có cách dòng (ngầm hiểu là đã bước sang trang, đã đến “ngày mai huy hoàng”), rồi cũng vẫn lại “Trên dòng Hương Giang”. Riêng về mặt này, Tố Hữu xứng đáng là bậc tiên tri. “Ngày mai huy hoàng” đã đến, không còn cô gái kia trên sông, bởi cô đã quá già. Thay vào đó, hằng hà sa số những cô gái trẻ khác, mọc lên thay thế. Mại dâm đâu có mất đi trong chế độ CS. Thậm chí nó còn phát triển mạnh mẽ hơn (Khắp hang cùng ngõ hẻm, tìm đâu cũng có), tinh vi hơn (Vì nó biết cách ứng dụng cả công nghệ thông tin) và trắng trợn hơn (Bởi nó ngang nhiên tiếp thị ở ngay ngã 3, ngã 4 đường phố. Thậm chí hành nghề ngay tại gốc cây, sườn đồi) 3/ Thưa ông Chủ tịch, Trời sinh ra con người. Trên cơ thể mỗi con người, có nhiều bộ phận. Mỗi bộ phận, đều có chức năng riêng. Nếu không hoạt động, chức năng ấy sẽ bị suy thoái. Một kẻ, dẫu có mang danh Giáo sư – Tiến sĩ, nhưng đầu óc mà lười suy nghĩ, kẻ đó tất bị lú lẫn, u mê. Mắt mà không tự nhìn đường, cứ đi theo “định hướng” của ai đó, lâu dần sẽ bị thong manh. Ðổ băng keo vào miệng thiên hạ, sẽ khiến người ta không nói được. Người ta không nói được, khiến ta không phải tranh biện với ai. Không phải tranh biện với ai, lâu dần lưỡi ta sẽ cứng lại. Lúc đó, ta ăn nói giống như 1 kẻ ngây ngô, thiểu năng về trí tuệ. “Ðè đầu cưỡi cổ” thiên hạ, những tưởng mình giỏi giang và lấy làm đắc ý. Ðâu hay: Ngồi trên lưng người khác, chân tay ta lâu ngày không phải hoạt động, cơ của nó sẽ teo đi. Trên con tàu vũ trụ, do được điều kiện không trọng lượng nâng đỡ, xương của phi hành gia không phải làm việc như bình thường. Lâu dần, nó sẽ bị thoái hóa. Trở về mặt đất, cần phải có thời gian và chế độ riêng để nó phục hồi… Khác gì những tổng công ty, những tập đoàn kinh tế nhà nước. Chúng hoạt động, mà không dựa vào thực lực của mình. Chúng tồn tại, dựa trên sự bú mớm vào ngân sách nhà nước. Trước sau, chúng cũng phải chết. Ðó là những sự thực hiển nhiên. Tương tự, bộ phận sinh dục của con người, khi già-trẻ; ốm-khỏe có tần suất hoạt động khác nhau. Nhưng nói chung, nếu không được “cọ xát”, dẫu có thủ dâm thì nó cũng vẫn sẽ bị suy nhược. Từ đó, u – xơ – ung – nhọt dễ có điều kiện phát sinh. Nghiêm trọng hơn, “bí hạ (thì phải) phá thượng”. Ối anh sẽ bị suy nhược theo nó. Ðó là thường thức cơ bản của phép dưỡng sinh. 4/ Chẳng cứ Việt nam, nhiều nước khác cũng muốn cấm mại dâm. Liệu họ có đạt được mục đích không? Ta hãy thử xét về mặt đạo lí và qui luật cung – cầu: a/ Với người đi mua dâm: Xin không nhắc đến “một bộ phận không nhỏ” những kẻ mê tín, chỉ thích đi lùng gái trinh như Lương Quốc Dũng. Cũng không xét đến những bậc nam nhi, vợ con đề huề, thỉnh thoảng vẫn thích đi ăn vụng như Nguyễn Trường Tô. Ở đây, chỉ xét những trường hợp có nhu cầu thật sự và mong nhận được sự thông cảm của những người, mà tối đến, vợ chồng vẫn còn được ôm nhau ngủ. Chẳng hạn: Có người, vợ chết sớm, để lại cho mình những đứa con thơ dại, kháu khỉnh, thông minh. Tuy còn trẻ khỏe, nhưng tình yêu mãnh liệt với người vợ, đã khiến ông ta không muốn đi bước nữa. Ông ta ở vậy để nuôi con. Bởi, chúng là kết tinh tình yêu của họ. Thỉnh thoảng, ông ta muốn hòa hợp âm-dương. Nhu cầu ấy có chính đáng và có nên thông cảm không? Tôi có quen 2 người cao tuổi. Vợ họ bị ốm liệt giường hàng chục năm trời. Họ dịu dàng chăm sóc vợ. Không hề có một lời phàn nàn, cáu gắt trong chừng ấy năm trời. Họ cũng chẳng ngó ngàng tới bất cứ một người nào khác giới. Nhân cách, tình yêu của họ thật đáng ngưỡng mộ. Trên thế gian này, hỏi có mấy người được như vậy. Ðặt giả thiết: Thỉnh thoảng, họ muốn hòa hợp âm-dương. Nhu cầu ấy có được coi là chính đáng và có nên thông cảm không? “Tốt mái, hại trống" câu này ai cũng biết. Chắc chắn, ông cũng quen nhiều bà quan chức. Họ ăn lắm, tẩm bổ nhiều, béo như con trâu trương. Gia đình họ, nếu sống thủy chung, ông chồng “má hóp đít tóp” là điều chẳng phải nghi ngờ. Ngược lại, có những ông chồng khỏe đến phát sợ. Có thể “nhất dạ, ngũ giao…”. Vợ khỏe cũng chẳng chịu nổi, kể chi đến những bà hom hem, bệnh tật. Thế nên, ngày xưa có bà phải tự nguyện “tay bưng trầu, đầu đội lễ” đi hỏi vợ lẽ cho chồng. Mong sao có người, đêm đến nó đỡ đần cho. Nay, làm gì có chế độ đa thê. Không đưa tiền cho người ta đi xả bớt ra, kẻ bị thiệt thòi chính là bà vợ. Nhu cầu ấy, đành rằng là không chính đáng, nhưng có nên thông cảm cho bà vợ của ông ấy không? Những người nước ngoài sang công tác lâu dài ở Việt nam, do điều kiện, họ không thể mang vợ con theo được. Họ khỏe mạnh, họ có tập quán thoáng đãng về tình dục. Thỉnh thoáng, họ muốn hòa hợp âm-dương. Nhu cầu ấy có chính đáng và có nên thông cảm không? Có người thiệt thòi toàn diện: Không bảnh trai, văn hóa lùn, hoàn cảnh gia đình lại khó khăn. Không cô gái nào chịu lấy anh ta làm chồng. Nhu cầu kia rõ ràng là vẫn có. Thỉnh thoáng, anh ta muốn hòa hợp âm-dương. Nhu cầu ấy có chính đáng và có nên thông cảm không? Có những chàng trai, do phấn đấu cho sự nghiệp, nên họ lập gia đình muộn. Họ không muốn gạ gẫm, bồ bịch bất chính với bạn học. Không muốn gạ gẫm, bồ bịch bất chính với “con thày-vợ bạn-gái cơ quan”. Họ cũng không muốn “nhịn” quá lâu. Thỉnh thoáng, họ muốn hòa hợp âm-dương. Nhu cầu ấy có chính đáng và có nên thông cảm không? Còn nhiều và rất nhiều trường hợp khác nữa. Nhưng sợ phải làm mất thì giờ quý báu của ông, nên tôi không tiện kể thêm. b/ Với người đi bán dâm: Thưa ông, tôi có mở quán Karaoke và Xông hơi tại 544 đường Láng – Ðống đa – Hà nội. Dĩ nhiên, trong quán của tôi không có dịch vụ mại dâm. Do đặc thù công việc, tôi phải tiếp xúc hàng ngày với các cháu nhân viên. Xin khẳng định với ông: Không có cháu nào cảm thấy hãnh diện, khi phải làm cái nghề này. Phải đi làm, bởi không có con đường nào khác. Tôi kể ông nghe một trường hợp: Cách đây hơn chục năm, có 1 cháu đến làm việc ở chỗ tôi. Cháu nó không đẹp, ăn mặc lại giản dị. Nhưng nhiều người thích nó. Ai rủ đi ngủ, cháu cũng đi. Lạ nhất là: kiếm được rất nhiều tiền, nhưng cháu không hề đua đòi, chưng diện. Tò mò, tôi có hỏi cháu. Nó khóc, rồi dẫn tôi về thăm nhà. Ðến nơi, tôi bàng hoàng. Nhà nó nghèo. Bố mẹ đã già yếu, lại bệnh tật. Các em đã đông, lại còn nhỏ. Nhà cửa, trước kia chỉ là mái lều tranh xiêu vẹo. Ruộng đất không có. Là chị cả, cháu cam chịu hi sinh thân mình, để cứu cả nhà. Cháu nghiến răng xác định: Ra Hà nội để kiếm tiền. Bao nhiêu tiền kiếm được, cháu đều gửi về quê. Trước hết, cho tất cả các em được đi học. Còn lại, để bố mẹ làm ăn và xây được căn nhà cấp 4. Ðối với gia đình cháu, đó là mơ ước, tưởng như không bao giờ là hiện thực. Chuyện của cháu, chỉ bố mẹ biết. Nhưng, khác hẳn với thái độ của những người CS các ông. Họ luôn ân hận, xót xa vì mình không giỏi, nên con cái phải chịu khổ. Sau này, khi nhà cháu đã qua được bước khó khăn, cháu bỏ nghề. Lập gia đinh, cháu lấy người chồng biết rõ và thông cảm với hoàn cảnh của cháu. Về nhà chồng, cháu không có của riêng tư chìm nổi. Trước khi ra đi, cháu nó khóc và nói với tôi: “Con xin vĩnh biệt bố”. Tôi hiểu, mình không được phép khuấy động cuộc sống riêng tư của cháu và sẽ tốt hơn, nếu để quá khứ đau buồn, nó chìm vào quên lãng. Ông ơi, nhân cách của những CON NGƯỜI ấy, có xứng đáng được ta tôn trọng? Thúy Kiều có vĩ đại bằng cháu không? Ðứng trước cháu, tôi có cảm giác, mình bị lùn đi. Còn ông, ông thấy thế nào? 5/ Bây giờ, với tư cách là người đứng đầu đất nước, xin ông trả lời công khai cho người dân chúng tôi: Các ông luôn gào thét, đòi để “đảng CS được lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối” xã hội Việt nam. Các ông lãnh đạo kiểu gì, mà bao nhiêu nam thanh, nữ tú của chúng ta thất nghiệp. Họ không thể kiếm tiền, để nuôi sống được chính bản thân mình. Nói chi đến gia đình. Không có tiền, đói các ông có cho họ ăn không? Không có tiền, con cái của họ có được các ông cho đi học không? Không có tiền, ốm đau các ông có cho họ được đến bệnh viện không? Không có tiền, lại thất học và vô nghề nghiệp, các ông có bố trí được công ăn việc làm cho họ không?... Tất cả các câu hỏi trên, đều có chung câu trả lời. Ðó là “Không”. Là người Việt, ông Chủ tịch không thể không biết câu này “Bụng đói, đầu gối phải bò”. Ðường cùng, các cháu đành mang cái “vốn tự có” ra mà kiếm ăn. Không sung sướng gì đâu, nhục nhã lắm, ông ạ. Những người CS các ông, quả thật là lũ bất tài, vô dụng. Làm lãnh đạo, mà không lo được cuộc sống tối thiểu về ăn mặc, khám chữa bệnh, học hành, công ăn việc làm cho người dân. Khiến rất nhiều cháu gái, chúng nó phải đi bán thân (18.000 gái Việt ra nước ngoài hành nghề mại dâm mỗi năm; còn Bộ Lao động - thương binh & Xã hội ước tính năm 2013 có 33.000 gái mại dâm, đó là không thèm thống kê ở 2 địa bàn trọng điểm Quất Lâm, Ðồ Sơn). Lẽ ra, người phải ân hận, phải xấu hổ là các ông, là đảng CS. Ðã không biết xấu hổ, lại còn nhâng nháo lên mặt đạo đức khi ra lệnh cấm mại dâm. Ðể mà đổ lỗi, cho rằng mại dâm là tàn dư của chế độ cũ (Chế độ, mà nó sụp đổ cách đây có nhõn 4 chục năm); cho rằng, các cháu phải đi bán thân, bởi chúng nó hư hỏng, lười lao động và thích ăn chơi. Ông Chủ tịch và các quí bà to mồm, ăn no, rửng mỡ ở hội Phụ nữ VN, ở bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có hình dung ra kịch bản này không: Khi các ông cấm riết, các cháu làm nghề mại dâm trên toàn quốc, chúng nó kéo về trụ sở hội Phụ nữ và trương biểu ngữ: “Nhiệt liệt hoan nghênh nhà nước cấm mại dâm (chúng nó hoan nghênh thật lòng đấy, ông ạ) – Xin hãy bố trí công ăn việc làm cho chúng tôi – Nếu không được, hãy nuôi chúng tôi – Nếu không nuôi được chúng tôi, hoặc mặc kệ để chúng tôi đi bán dâm; hoặc các ông, các bà hãy từ chức đi, để chúng tôi bầu những người có tài, có đức lên làm thay – Họ sẽ lo cho chúng tôi”. Lúc đó, các ông, các bà sẽ “xử lý” như thế nào? 6/ Ông ạ, đã có ai nói với ông về những sự thật này chưa: Nhiều phụ nữ, trẻ em Việt ở độ tuổi vị thành niên, bị gạ gẫm, rồi bị đem bán vào các động mãi dâm ở Campuchia, ở Ma cau...? Nhiều phụ nữ Việt bị bắt cởi trần truồng, cho mấy thằng Ðại Hàn, Trung Quốc, Ðài Loan ngắm nhìn, sờ mó để tuyển… “vợ”? Có phụ nữ Việt bị đặt trong lồng kính để bán đấu giá tại Mã Lai; bị rao bán công khai trên bích chương tại Ðại Hàn? Nhiều phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc, Ðài Loan đã bị đánh đập, bị hành hạ, bị giết. Nhưng, tỉ lệ này còn thấp và ít rủi ro hơn so với lấy chồng Trung Quốc. Tình trạng lấy chồng Trung Quốc, sau đó bị ngược đãi, bị làm vợ tập thể, bị sang tay và vứt ra đường khá phổ biến. Cuối năm 2013, ba cô dâu Việt Nam là Tô Thị Hà, Trịnh Thị Hoa, Mai Thị Sư được điều trị tại Bệnh viện thần kinh thành phố Phúc Châu, tỉnh Kiến Phúc (chắc là Phúc Kiến) – Trung Quốc. Cả ba người đều là nạn nhân của lấy chồng Trung Quốc. Họ bị đày đọa nhiều năm, cho đến khi thân tàn thì bị đuổi ra khỏi nhà… Có nhiều trường hợp bị đẩy vào động mại dâm, bị khai thác như súc vật cho đến khi bệnh tật, bị chết hoặc điên dại.”. Báo Dân trí ngày 18/01/2014 đưa tin: “Sự sỉ nhục nhìn từ những cô dâu bị giết”. Nhân phẩm người phụ nữ Việt xuống cấp. Họ chỉ như một món hàng, bị bọn ngoại quốc, công khai giày vò, làm nhục. Tại ai? Ðó không phải là quốc nhục, thì đối với những người CS, cái gì đáng bị gọi là quốc nhục? Trước thực trạng ấy, với tư cách là nguyên thủ Quốc gia, ông có thấy nhục nhã và xấu hổ không? Ra ngoài đường thì so vai, rụt cổ, im thin thít, chẳng dám ho he - thể hiện sự hèn hạ vô cùng. Về đến nhà, múa gậy vườn hoang, tỏ rõ bản lĩnh anh hùng nơi xó bếp. Thần dân trông thấy, họ khinh bỉ mãi không thôi. Ðó là nói về tư cách của lũ đê tiện, “khôn nhà dại chợ”. 7/ Cứ coi các cháu phải đi bán dâm, chỉ là đồ chơi trong tay những thằng đàn ông. Xin hỏi ông: Làm đồ chơi trong tay con trai Việt và làm đồ chơi trong tay bọn đàn ông ngoại quốc, đằng nào đỡ nhục nhã hơn? Không dám mơ có lầu son, gác tía để hành nghề như nàng Kiều. Làm đồ chơi trong nhà nghỉ kín đáo và ngồi vạ vật bên đường, đằng nào làm cho nhà nước đỡ xấu mặt hơn? Không thể cấm được mại dâm. Vậy, hợp pháp hóa mại dâm + chăm sóc sức khỏe cho các cháu và để mại dâm lén lút, tự phát nguy cơ truyền nhiễm bệnh tật cao, đằng nào nhân đạo hơn? 8/ Tiếp xúc với những thứ chướng tai, gai mắt nơi nhà hàng, tôi không hề thích. Chính vì vậy, tôi và gia đình đầu tư vào làm thủy lợi, vào trồng trọt, vào chăn nuôi. Ai ngờ, tôi bị chính quyền CS đủ cả 4 cấp: Xã – Huyện – Thành phố - Trung ương câu kết với nhau lừa đảo, cướp đoạt trắng tay hơn chục tỉ VND. Mĩ miều, thì nói là “cả hệ thống chính trị” nhà các ông. Còn dân gian, đơn giản hơn nhiều. Chúng tôi nói rằng: “cả lò cả ổ” nhà các ông là 1 lũ khốn nạn, một lũ cướp ngày. Ông Chủ tịch có cách gọi nào khác, “đẹp” hơn để thay thế không? 9/ Thưa ông Chủ tịch, sau khi đọc những loạt bài của tôi, có 1 bác nào đó quan tâm, gọi điện hỏi tôi có bị cơ quan an ninh làm khó dễ gì không? Câu trả lời là chưa. Cứ như thể, chưa bao giờ có những bài như thế. Lí do thật đơn giản. Ðơn từ đòi tiền, tôi gửi các ông nhiều lần, nhiều cấp trong hơn chục năm rồi. Nhưng, chính quyền CS của các ông vẫn giả câm, giả điếc. Ðể tránh tiếp xúc, các ông học những con chuột cống, chui sâu vào trong hang. Bị hun bao nhiêu là khói, nhưng với bản lĩnh cao cường, các ông vẫn chưa chịu chui ra. Bởi, chui ra tiếp xúc là phải nói đến chuyện trả tiền. Ðối với các ông, thà bị nghe chửi, thà bị người khác hạ nhục, thậm chí bị chết vì ngạt khói, còn hơn là phải trả lại những đồng tiền ăn cướp. Ðây cũng là nét “đặc thù” rất riêng về Nhân quyền của chính quyền CS Việt nam. Tôi tin lần này, lượng khói mà tôi quạt vào hang vẫn chưa đủ “đô”, nên các ông chưa chịu chui ra đâu. Các ông vẫn coi như không có nó và hiển nhiên, các ông sẽ không sờ mó đến tôi cũng như cửa hàng của tôi. Về việc này, xin cảm ơn ông Chủ tịch trước. Nhưng, những lần sau, lượng khói sẽ tăng lên. Không chịu được thì hãy bò ra. Ðừng cố thủ. Chết, uổng. Lần sau, xin hầu chuyện ông Chủ tịch với đề tài “Dưới giác độ của nền văn minh Trung hoa cổ đại: Chủ nghĩa CS ở Việt nam, những bất cập và sự sụp đổ tất yếu của nó”. Ðề tài này, cũng không đến nỗi khô khan lắm đâu. Nội dung của nó, tuy hơi dài, nhưng “Cơm ngon, (thì hãy) ăn làm nhiều bữa”. Lo gì. Ông có muốn nghe không? Có muốn cử những tay lí luận hàng đầu của đảng CS vào tranh biện công khai và thẳng thắn không? Xin ông: Chớ có cho đội ngũ Dư luận viên dốt nát cộng với mớ lí luận cùn nhập cuộc và nhớ đừng có dùng bạo lực như lũ khùng điên. Bọn chúng, khi đuối lí, chỉ có mỗi một cách, đó là giơ nắm đấm lên. Ðừng học lũ mất dạy đó, ông ạ. Chào ông. Nguyễn Tiến Dân |
|||
Đầy ly cạn , ru đời biệt xứ
Cạn ly đầy , quên kiếp lưu vong |
|||
IP Logged | |||
<< phần trước Trang of 14 |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |