Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình
Message Icon Chủ đề: "Hãy lắng nghe và suy ngẫm !" Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Chủ đề: "Hãy lắng nghe và suy ngẫm !"
    Gởi ngày: 17/May/2015 lúc 9:07am


 Moica Lewinski
(cái giá của nỗi nhục)

 đoạn video quá hay



Rat hay !!
click link dưới có phụ đề tiêng VN




Monica Lewinsky được cho là trường hợp đầu tiên của thứ được gọi là "văn hóa sỉ nhục" (culture of humiliation) khi cô mới 24 tuổi. Và trường hợp của cô trong năm 1998 không chỉ dừng lại ở đó mà còn ngày càng lan rộng và di căn như một căn bệnh của thời đại. Vụ bê bối đó đã khiến cô rơi vào im lặng suốt một quãng thời gian dài. Trong thời gian đó, cô đã theo học ngành tâm lý xã hội của Trường Kinh Tế Chính Trị thuộc Đại học Luân Đôn. Mãi đến thời gian gần đây cô mới lên tiếng về những điều đó, khởi đầu bằng với bài luận "Vanity Fair" (sự công bằng hão huyền) và bài phát biểu trong hội nghị Forbes' 30 Under 30. Hãy lắng nghe, suy ngẫm, và hành động để thay đổi điều đó nhé !

Tháng 03.2015.


Link gốc: http://www.ted.com/talks/monica_lewin...

=======================================================================================================================



06/04/2015 07:39 GMT+7

Bài thuyết trình chấn động của nữ thực tập sinh nổi tiếng


- "Chế giễu công khai là một môn thể thao đổ máu cần phải dừng lại.Hãy bình luận bằng những ngôn từ tích cực, tiếp nhận tin tức và click chuột bằng sự bao dung, bởi chúng ta đã gieo những hạt giống của sự xấu hổ và sự tổn thương trên mảnh đất văn hóa của mình, cả ở thế giới thật và ảo".


Sau hàng chục năm im lặng, cô thực tập sinh Nhà Trắng Monica Lewinsky nổi tiếng vì đã có mối quan hệ không mấy hay ho với cựu Tổng thống Bill Clinton đã trở lại, với bài thuyết trình “Cái giá của nỗi nhục nhã” mang nhiều giá trị nhân văn. Dưới đây là lược dịch bài thuyết trình của cô.

thuyết%20trình%20chấn%20động,%20Monica%20Lewinsky,%20nữ%20thực%20tập%20sinh%20nổi%20tiếng

Monica Lewinsky hiện đã là một phụ nữ 41 tuổi


Ở tuổi 41, tôi đã từ chối chàng trai 27

Các bạn đang nhìn thấy một phụ nữ đã im lặng trước công luận trong một thập kỷ qua.

Cách đây vài tháng, tôi đã có buổi nói chuyện lớn đầu tiên tại hội nghị Forbes 30 Under 30 (30 nhà lãnh đạo xuất sắc dưới 30 tuổi do Forbes bầu chọn).1.500 con người xuất sắc, tất cả đều dưới 30 tuổi. Điều đó có nghĩa là, vào năm 1998, người nhiều tuổi nhất trong số họ mới chỉ 14, còn người trẻ nhất mới 4 tuổi.

Vào cái đêm tôi có bài thuyết trình, một điều ngạc nhiên đã xảy ra. Ở tuổi 41, một chàng trai 27 tuổi "tấn công" tôi.  Cậu ấy quyến rũ và tôi đã rất tự hào về mình, nhưng tôi từ chối. Các bạn có biết lý do cậu ấy không thành công không? Là vì cậu ấy có thể làm tôi cảm thấy mình đang ở cái tuổi 22 một lần nữa (cười lớn) (vỗ tay).

Sau đó, tôi nhận ra rằng, tôi có thể là người duy nhất đã qua tuổi 40 mà lại đi từ chối một chàng trai 22 (cười lớn) (vỗ tay).

Ở tuổi 22, tôi phải lòng ông chủ của mình và lãnh những hậu quả nghiêm trọng.

thuyết%20trình%20chấn%20động,%20Monica%20Lewinsky,%20nữ%20thực%20tập%20sinh%20nổi%20tiếng

“Chúng ta hay nói nhiều về quyền tự do ngôn luận, nhưng chúng ta cần nói nhiều hơn về trách nhiệm của chúng ta với tự do ngôn luận”.

Bài thuyết trình của Monica Lewinsky tại chương trình TED đã khiến nhiều người bật khóc.


Nhưng liệu có ai trong số các bạn ngồi đây không phạm sai lầm hay làm gì đó phải hối tiếc ở tuổi 22?

Vâng. Đó chính là điều mà tôi đã suy nghĩ. Giống như tôi, ở tuổi 22, một vài người trong số các bạn có thể có những hướng đi sai và yêu sai người, thậm chí có thể là ông chủ của bạn. Mặc dù, không giống như tôi, ông chủ của bạn có thể không phải là Tổng thống Mỹ. Tất nhiên, cuộc đời thì đầy những bất ngờ.

Không một ngày nào tôi không nhớ tới sai lầm của mình, và tôi thực sự hối tiếc về điều đó.

Chuyện xảy ra đã 17 năm và ngày đó nó không được đặt tên. Ngày nay, chúng ta gọi đó là ức hiếp trong thế giới ảo và quấy rối trực tuyến.

Hôm nay, tôi muốn chia sẻ  một số trải nghiệm của mình, trải nghiệm đã giúp tôi hình thành sự quan sát có văn hóa, có thể giúp những người khác bớt đau khổ.


Hãy để tôi vẽ lại bức tranh...

Năm 1998, tôi mất hết danh dự và nhân phẩm; mất gần như mọi thứ, tôi mất cả cuộc sống của mình.

Đó là tháng 9/1998. Tôi đang ngồi trong một căn phòng không có cửa sổ của Văn phòng Luật sư, bên dưới là những ánh đèn huỳnh quang.

Tôi đang nghe giọng nói của mình, giọng nói trong những cuộc gọi bị ghi âm lén do một người mà tôi coi là bạn thực hiện.  Suốt 8 tháng, nội dung bí mật của những tấm băng này treo trên đầu tôi giống như Thanh Gươm của Damocles.

Sợ hãi và xấu hổ, tôi lắng nghe, lắng nghe chính mình thú nhận tình yêu với Tổng thống, và tất nhiên trái tim tôi vỡ vụn khi nghe những câu nói lúc thì thỏ thẻ, lúc thì thô tục, lúc thì tàn nhẫn, thô kệch mà chính  mình cũng không nhận ra.

Một vài ngày sau, báo cáo của công tố viên Kenneth Starr được trình cho Quốc hội, gồm tất cả đoạn băng, phụ đề… Chỉ cần đọc phụ đề thôi đã là quá kinh khủng rồi, nhưng vài tuần sau đó, tất cả những đoạn ghi âm được phát trên truyền hình. Một sự sỉ nhục công khai. Tôi gần như không thể chịu nổi.


Truyền thông xã hội ra đời, hậu quả còn kinh khủng hơn

12 năm trôi qua cho tới năm 2010, truyền thông xã hội ra đời. Với những trường hợp giống như tôi, hậu quả còn kinh khủng hơn nhiều.

Trong một cuộc nói chuyện qua điện thoại với mẹ vào tháng 9/2010, chúng tôi nói với nhau về trường hợp của sinh viên năm nhất ĐH Rutger tên là Tyler Clementi.

Chàng trai Tyler sáng tạo, nhạy cảm, ngọt ngào bị bạn cùng phòng bí mật quay đoạn phim cậu đang thân mật với một người đàn ông khác. Khi thế giới mạng biết đến sự việc này, họ đã giễu cợt và sỉ nhục cậu bé. Một vài ngày sau, Tyler tự tử ở cầu George Washington. Cậu bé mới 18 tuổi.

Mẹ tôi đã so sánh bản thân bà với những gì đã xảy ra với Tyler và gia đình cậu.

Bà đã đau khổ theo cách mà tôi cũng không thể hiểu được, nhưng sau đó tôi mới nhận ra rằng bà đã nhớ về năm 1998, nhớ về thời gian mà bà từng phải ngồi bên giường tôi mỗi đêm, nhớ về lúc mà bà bắt tôi phải mở cửa phòng tắm, nhớ về thời gian mà cả bố mẹ đều sợ rằng tôi có thể bị làm nhục đến chết theo nghĩa đen.


Hàng triệu người có thể đâm vào tim bạn bằng những lời lẽ của họ

Ngày nay, có quá nhiều phụ huynh chỉ biết con mình đang bị sỉ nhục, đang phải chịu đựng sự ức hiếp khi đã quá muộn.

Hàng ngày, người ta online, đặc biệt là những người trẻ - những người chưa được trang bị để đối phó với điều này, và vì thế họ bị lạm dụng, bị làm tổn thương đến mức không thể tưởng tượng có thể sống tiếp tới ngày hôm sau nữa hay không, và một số thảm kịch đã xảy ra. Nó không còn ở trong thế giới ảo nữa.

ChildLine – một tổ chức phi lợi nhuận của Anh chuyên giải quyết những vấn đề của người trẻ đã đưa ra một thống kê đáng kinh ngạc vào năm ngoái: từ năm 2012 tới 2013, các cuộc gọi và email yêu cầu được giúp đỡ liên quan tới xúc phạm trong thế giới ảo tăng tới 87%.

'Điều khiến tôi hoảng hốt là một nghiên cứu khác vào năm ngoái chỉ ra rằng sự sỉ nhục mang lại cảm giác mạnh hơn cả hạnh phúc và tức giận"

Một phân tích tổng hợp cho thấy, lần đầu tiên tỷ lệ tự tử vì bị sỉ nhục trên mạng nhiều hơn đáng kể so với bị ức hiếp trực tiếp. Và điều khiến tôi hoảng hốt là một nghiên cứu khác vào năm ngoái chỉ ra rằng sự sỉ nhục mang lại cảm giác mạnh hơn cả hạnh phúc và tức giận.

Xử sự tàn ác với người khác thì không có gì là mới, nhưng với sự giúp đỡ của công nghệ, của thế giới ảo, sự sỉ nhục ấy được khuếch đại và còn lưu lại mãi mãi.

Nếu như sự xấu hổ ở thế giới thực chỉ trong phạm vi gia đình, làng xóm, trường học hay cộng đồng xung quanh, thì ở thế giới ảo, hàng triệu người có thể đâm vào tim bạn bằng những lời lẽ của họ.

Trong 2 thập kỷ qua, chúng ta đã gieo những hạt giống của sự xấu hổ và sự tổn thương trên mảnh đất văn hóa của chúng ta, cả ở thế giới thật và ảo.

Những trang lá cải, paparazzi, những chương trình truyền hình thực tế, chính trị, các hãng tin và đôi khi là hacker, tất cả đều đang gieo hạt xấu hổ.

thuyết%20trình%20chấn%20động,%20Monica%20Lewinsky,%20nữ%20thực%20tập%20sinh%20nổi%20tiếng


Hình ảnh nhà hoạt động xã hội Lewinsky trên poster của chương trình đối thoại nổi tiếng TED.

Hiện tại, Monica Lewinsky là một nhà hoạt động xã hội. Cô ủng hộ việc có một môi trường truyền thông xã hội an toàn hơn và bao dung hơn, đúc rút từ những trải nghiệm của chính cô trong “cơn lốc truyền thông” năm 1998.


Thế nhưng, trong nền văn hóa sỉ nhục này, làm người khác tổn thương được trả giá. Cái giá này không đo được những gì mà các nạn nhân như Tyler và quá nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, người dân tộc thiểu số, các thành viên trong cộng đồng người đồng tính phải gánh chịu.

Nhưng nó lại đo được lợi nhuận của những người săn tìm. Họ kiếm tiền bằng những click chuột. Càng nhiều hổ thẹn thì càng nhiều click chuột. Càng nhiều click thì càng nhiều tiền quảng cáo. Chúng ta đang ở trong một vòng tròn nguy hiểm. Chúng ta click vào những loại tin lá cải càng nhiều thì chúng ta gây nguy hiểm cho cuộc sống của đồng loại mình càng lớn.


"Môn thể thao đổ máu cần dừng lại"

Thay đổi hành vi bắt đầu bằng  việc củng cố niềm tin. Chúng ta đã thấy điều đó đúng với phân biệt chủng tộc, ám ảnh với người đồng tính và rất nhiều thành kiến khác, bây giờ và trong quá khứ. Khi chúng ta thay đổi niềm tin về hôn nhân cùng giới, nhiều người được sống bình đẳng hơn. Khi chúng ta bắt đầu coi trọng sự bền vững, nhiều người đã bắt đầu tái chế rác thải.

"Chế giễu công khai là một môn thể thao đổ máu cần phải dừng lại"

Vì thế, khi văn hóa sỉ nhục bắt đầu lan rộng, cái mà chúng ta cần là một cuộc cách mạng văn hóa. Chế giễu công khai là một môn thể thao đổ máu cần phải dừng lại. Đã đến lúc cần một sự can thiệp với Internet và với nền văn hóa của chúng ta.

Tôi đã từng trải qua những ngày tháng tăm tối và sống được đến ngày hôm nay là nhờ sự bao dung và đồng cảm từ gia đình, bạn bè, các chuyên gia và thậm chí là từ những người lạ.

Thậm chí sự đồng cảm từ một người thôi cũng có thể tạo nên sự thay đổi.

Lý thuyết về sự ảnh hưởng thiểu số của nhà tâm lý xã hội Serge Moscovici đã nói rằng, thậm chí chỉ số ít nhưng nếu kiên định cũng có thể tạo sự thay đổi.

Trong thế giới ảo, chúng ta có thể tập trung vào sự ảnh hưởng thiểu số bằng cách trở thành người tiên phong.

Trở thành người tiên phong có nghĩa là thay vì làm người đứng ngoài thờ ơ, chúng ta có thể viết một lời bình luận tích cực cho ai đó hoặc báo cáo về một trường hợp bị sỉ nhục.

Trở thành người tiên phong có nghĩa là thay vì làm người đứng ngoài thờ ơ, chúng ta có thể viết một lời bình luận tích cực cho ai đó hoặc báo cáo về một trường hợp bị sỉ nhục.

Hãy tin tôi đi, những bình luận bao dung có thể giúp giảm đi những tiêu cực.

Chúng ta cũng có thể chống lại thứ văn hóa này bằng cách ủng hộ các tổ chức chuyên giải quyết những vấn đề này như Hội Tyler Clementi (Tyler Clementi Foundation) ở Mỹ. Ở Anh thì có Hội chống ức hiếp (Anti-Bullying Pro). Ở Úc có Dự án Rockit (Project Rockit).


Hãy "còm" bằng ngôn từ tích cực, thái độ bao dung

Chúng ta hay nói nhiều về quyền tự do ngôn luận, nhưng chúng ta cần nói nhiều hơn về trách nhiệm của chúng ta với tự do ngôn luận.

Tất cả chúng ta đều muốn được lắng nghe, nhưng hãy nhìn nhận sự khác nhau giữa nói có mục đích và nói để được chú ý. Bao dung giúp thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn và an toàn hơn.

Chúng ta cần giao tiếp trên thế giới ảo bằng sự bao dung, tiếp cận tin tức bằng sự bao dung và click chuột bằng sự bao dung.

Chúng ta cần giao tiếp trên thế giới ảo bằng sự bao dung, tiếp cận tin tức bằng sự bao dung và click chuột bằng sự bao dung.

Trong 9 tháng qua, câu hỏi mà tôi được hỏi nhiều nhất là "tại sao". Tại sao lại là bây giờ? Tại sao tôi lại quyết định thò cổ lên trên bức tường đã bao bọc xung quanh? Chẳng có gì liên quan tới chính trị.

Câu trả lời trước hết là bởi vì đã đến lúc phải chấm dứt việc nhón chân rón rén với quá khứ của tôi, đã đến lúc ngừng sống một cuộc đời nhục nhã, đã đến lúc tôi phải lấy lại câu chuyện đời mình.

Không phải chỉ để cứu bản thân tôi. Bất cứ ai đang bị tổn thương và bị sỉ nhục trước công luận cần biết một điều: Bạn có thể vượt qua, có thể không ít đau đớn, không nhanh chóng hay dễ dàng, nhưng bạn có thể đặt một cái kết khác cho câu chuyện của mình. Hãy bao dung với chính mình. Tất cả chúng ta đều xứng đáng được bao dung để sống ảo và sống thật trong một thế giới từ bi hơn.

Cảm ơn vì đã lắng nghe tôi.



Monica Lewinsky từng là thực tập sinh tại Nhà Trắng từ năm 1995. Cô được báo chí quan tâm sát sao do có “mối quan hệ không phù hợp” với cựu Tổng thống Bill Clinton. Câu chuyện tình này đã khiến cuộc đời cô thay đổi cũng như khiến sự nghiệp của cựu Tổng thống điêu đứng. Câu chuyện giữa cô thực tập sinh và ông Clinton thường được báo chí gọi là vụ bê bối Lewinsky.


TED (viết tắt của Technology – công nghệ, Entertainment – Giải trí, Design – Thiết kế) là một chuỗi những buổi hội thảo toàn cầu, ban đầu chỉ trong lĩnh vực công nghệ và thiết kế, sau được mở rộng ra các chủ đề khoa học và văn hóa.

Người thuyết trình tại TED có 18 phút để trình bày ý kiến của mình theo cách sáng tạo và lôi cuốn nhất mà họ có thể.



Nguyễn Thảo
(Lược dịch từ TED)




Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 17/May/2015 lúc 7:20pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 23/May/2015 lúc 8:03am

"Tác giả: BS Trần Công Bảo đã từng là giám đóc y tế của nhiều viện dưỡng láo với bài viết dưới đây, Ông trình bày ngọn nguồn rất thực tế , cơ quan mà người già hay người tàn tật đã có lần nghĩ thoáng qua ,nhưng dĩ nhiên lờ mờ chua rõ ...
Người già ở hải ngoại: sự am hiểu về VDL là nên, vì không ai  biết đươc tương lai ..!?"
(NĐT)
                                                
Nursing Home - Viện Dưỡng Lão

Bs Trần Công Bảo



Cổ nhân có câu: "sinh, bệnh, lão, tử". Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi. Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình và của thân nhân mình là điều ai cũng có dịp nghĩ tới, kể cả chính kẻ viết bài này là tôi cũng đang sắp sửa bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi”.
Anh bạn thân của tôi, Bs. TNT từ lâu có đề nghị tôi viết một bài về "Viện Dưỡng Lão" (VDL) để giúp bà con mình có thêm một chút khái niệm về VDL vì anh biết trong suốt 27 năm qua tôi đã liên tục săn sóc cho các cụ già tại các viện dưỡng lão, và cũng đã là "Giám Đốc Y Tế" (Medical Director) của nhiều VDL trong vùng. Nay tôi muốn chia sẻ cùng qúy bạn một số kinh nghiệm và hiểu biết về VDL.
 
Trong Việt ngữ chúng ta thường dùng từ Viện Dưỡng Lão, nhưng trong Anh ngữ thì có nhiều từ khác nhau như Nursing home, Convalescent home, Rehabilitation and Nursing center, Skilled nursing facility (SNF), Rest home... Nói chung, VDL là một nơi cho những người bị yếu kém về thể xác không thể tự săn sóc cho mình được trong cuộc sống hàng ngày. Thí dụ như không thể nấu nướng, giặt giũ, đi chợ...  nặng hơn nữa như không đủ sức để làm những việc tối cần thiết cho cuộc sống như ăn uống, đi tiêu, đi tiểu... hoặc cần phải có thuốc men đúng lúc mà không thể tự làm được.
 
Khi nói tới VDL người ta thường chỉ nghĩ tới những người già mà thôi. Thật ra có nhiều người "trẻ" nhưng vì tật bệnh không thể tự lo cho mình được cần phải có sự giúp đỡ của SNF (skilled nursing facility). Vậy thế nào là VDL?

VDL là nơi cung cấp những dịch vụ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày cho những người không đủ khả năng lo cho chính mình. Tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh tật mà có những VDL khác nhau:
1- Skilled Nursing Facility (SKF): là nơi cung cấp những dịch vụ cho những người bị khuyết tật nặng như tai biến mạch máu não gây nên bán thân bất toại, hôn mê lâu dài, hoàn toàn không còn khả năng ngay cả trong việc ăn, nuốt, tiêu, tiểu... Thường thường tại SNF có hai phần: phục hồi (rehabilitation) và săn sóc sức khỏe (nursing care). Có những người sau khi được giải phẫu thay xương khớp háng (hip replacement), thay đầu gối (knee replacement), hay mổ tim (byp***, thay valve tim) … cần thời gian tập dượt để phục hồi (rehabilitation). Sau đó họ có thể về nhà sinh hoạt bình thường cùng gia đình.
 
2- Intermediate care facility (ICF): cung cấp dịch vụ cho những người bệnh như tật nguyền, già cả nhưng không cần săn sóc cao cấp (intensive care). Thường thường những người này không có thân nhân để lo cho mình nên phải vào đây ở cho đến ngày cuối cùng (custody care).
 
3- ***isted living facility (ALF): Thường thường những người vào ALF vẫn còn khả năng tự lo những nhu cầu căn bản như tắm rửa, thay quần áo, đi tiêu, đi tiểu một mình được. Họ chỉ cần giúp đỡ trong việc bếp núc, theo dõi thuốc men và chuyên chở đi thăm bác sĩ, nhà thờ, chùa chiền hay mua sắm lặt vặt. Họ vẫn còn phần nào "độc lập".
 
4-  VDL cho những người quá lú lẫn (Alzheimer facility):có những bệnh nhân bị lú lẫn nặng, đến nỗi không nhận ra người thân như vợ, chồng, con cháu nữa. Không biết tự đi vào buồng tắm, phòng vệ sinh để làm những công việc tối thiểu. Họ không biết họ ở đâu, dễ đi lang thang và lạc đường. Nếu ở nhà thì phải có người lo cho 24/24. Những VDL dành riêng cho những bệnh nhân này, thường là "locked facilty", cửa ra vào được khóa lại để bệnh nhân không thể đi lạc ra ngoài. Cách đây khá lâu đã có trường hợp một bệnh nhân đi ra khỏi viện, lạc đường, bị xe lửa cán chết! Từ đó có locked facilty. Đôi khi cũng có những viện bệnh nhân được gắn alarm vào cổ chân. Nếu bệnh nhân đi qua cửa thì alarm sẽ báo động và nhân viên sẽ kịp thời mang về lại.

 
NHỮNG DỊCH VỤ ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI VDL :
Điều này tùy theo từng viện. Tuy nhiên những dịch vụ sau đây là cần thiết:
 
        1- Phòng ngủ.
        2- Ăn uống
        3 - Theo dõi thuốc men
        4- Những điều tối thiểu hàng ngày như tắm rửa, thay quần áo, vệ sinh cá nhân...
          5- 24/24 lo cho những trường hợp bệnh khẩn cấp.
          6- Sinh hoạt hàng ngày như giải trí, tôn giáo...
         7- Vật lý trị liệu. Dịch vụ này rất quan trọng để giúp người bệnh có thể phục hồi càng nhiều càng tốt. Trong vật lý trị liệu có nhiều dịch vụ khác nhau:
                a- Tập dượt (physical therapy): như tập đi, tập lên xuống cầu thang, tập tự vào giường ngủ hay ra khỏi giường một cách an toàn, không vấp ngã...
                b- Speech therapy: tập nói, tập nuốt khi ăn uống... Có những bệnh nhân bị stroke, không thể nói hay ăn được, cần được tập để phục hồi chức năng này.
                c- Occupational therapy: Tập mang giầy, bí tất (vớ)... Tập sử dụng bếp gaz, bếp điện cho an toàn để tránh bị tai nạn.
 
AI TRẢ TIỀN CHO VDL?
Có nhiều nguồn tài trợ khác nhau:
 
        1- Medicare
        2- Medicaid (ở California là Medi-Cal).
        3- Bảo hiểm tư, có nhiều người mua sẵn bảo hiểm cho VDL.
        4- Tiền để dành của người bệnh (personal funds).
 
MEDICARE là do qũy liên bang, chỉ trả tối đa 100 ngày cho những bệnh nhân cần tập dượt để phục hồi chức năng tại một skilled nursing facility (SNF). Thường những bệnh nhân bị stroke, gãy xương...  cần dịch vụ này. Medicare KHÔNG TRẢ cho custody care.
 
MEDICAID là do qũy liên bang và tiểu bang. Qũy này trả nhiều hay ít là tùy từng tiểu bang.  Medicaid trả cho dịch vụ y tế và custody care.
 
BẢO HIỂM TƯ  thì tuy theo từng trường hợp sẽ có những quyền lợi khác nhau, nhưng thường rất hạn chế.
 
Hiện nay người ta ước lượng trên nước Mỹ có khoảng 1.4 triệu người sống trong 15,800 VDL.  Các VDL này đặt dưới sự kiểm soát của bộ y tế, đặc biệt là do Centers for Medicare & Medicaid Services (CMS) giám sát. Hàng năm các VDL đều phải trải qua một cuộc kiểm tra rất gắt gao (survey) của CMS. VDL nào không đúng tiêu chuẩn thì có thể bị đóng cửa! Mục đích kiểm tra của CMS là để bảo đảm cho các bệnh nhân tại VDL được săn sóc an toàn, đầy đủ với chất lượng cao. Đồng thời tránh những trường hợp bị bỏ bê (negligence) hay bạo hành (abuse) về thể xác lẫn tinh thần. Tại mỗi VDL đều có lưu trữ hồ sơ kiểm tra cho công chúng xem. Bất cứ ai cũng có thể xem kết quả của các cuộc kiểm tra này. Tất cả các VDL đều phải có các biện pháp để bảo đảm
sự săn sóc cho bệnh nhân theo đúng tiêu chuẩn. Nếu không sẽ bị phạt tiền, và có những trường hợp bị đóng cửa.
 
Trên đây tôi đã trình bày sơ qua về những điểm chính của VDL. Tuy nhiên, như quý bạn đã từng nghe và biết, có nhiều khác biệt giữa những VDL. Theo tôi nhận xét thì quan niệm chung của mọi người là "không muốn vào VDL". Chúng ta từng nghe những chuyện không tốt thì nhiều, mà những chuyện tốt thì ít. "Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa", là câu ngạn ngữ người mình vẫn nói từ xa xưa đến nay. Tôi đã đọc không biết bao nhiêu là bài viết về việc con cái "bất hiếu", bỏ bố mẹ, ông bà vào VDL rồi không đoái hoài tới. Tôi cũng thấy nhiều trường hợp các cụ vào VDL một thời gian rồi không muốn về nhà với con cháu nữa!  Trên đời này không có gì là tuyệt đối cả, trong cái hay có cái dở, và trong cái dở lại có thể tìm ra cái hay. Vậy chúng ta rút
tỉa được kinh nghiệm gì trong vấn đề này? Tôi chỉ xin nêu lên những nhận xét chủ quan của riêng tôi mà thôi. Có thể quý vị không đồng ý hết, nhưng nếu rút tỉa được ít nhiều ý kiến xây dựng thì "cũng tốt thôi".
 
NHỮNG "BỆNH" CÓ THỂ DO VDL GÂY RA:
 
        1- Lo lắng (anxiety): Trong tháng 9/2011 những nhà nghiên cứu hỏi ý kiến của 378 bệnh nhân trên 60 tuổi nằm VDL tại thành phố Rochester, New York. Kết qủa là có trên 27.3% trả lời là họ bị bệnh lo lắng, từ vừa đến nặng. Nếu không được chữa trị sẽ đưa đến bệnh trầm cảm (depression). Nên nhớ là 378 bệnh nhân này là người Mỹ chính cống, sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Chúng ta hãy tưởng tượng người Việt mình không biết rành tiếng Anh, không hợp phong tục, tập quán thì sự khó khăn sẽ nhiều như thế nào! Còn một vấn đề nữa là thức ăn, chúng ta quen "nước mắm, thịt kho"..., làm sao mà có thể nuốt hamburger, sandwich… ngày này qua ngày khác! Các vấn đề này càng làm bệnh lo lắng, trầm cảm nặng thêm!
 
        2- Phản ứng của thuốc (adverse drug reactions): Trong tháng 1/2012 ngưòi ta theo dõi các bệnh nhân tại VDL, kết qủa là ít nhất 40% các bệnh nhân dùng trên 9 loại thuốc khác nhau. Uống càng nhiều thuốc thì phản ứng càng nhiều. Có ba loại phản ứng khác nhau:
 
              a- Phản ứng phụ (side effects): thí dụ như uống aspirin làm bao tử khó chịu, thuốc cao máu làm táo bón... Loại này thường xảy ra, không cần phải ngưng thuốc.
 
              b- Drug interference: (tạm dịch là thuốc đối tác với nhau): có nhiều loại thuốc uống chung với nhau sẽ làm tăng hoặc giảm sức tác dụng. Thí dụ thuốc loãng máu coumadin mà uống chung với thuốc tim như amiodarone sẽ làm dễ chảy máu. Có những thức ăn hay nước uống dùng chung với thuốc cũng ảnh hưởng đến thuốc. Thí dụ uống nước bưởi hay nho với một vài loại thuốc cũng sẽ tăng sức tác dụng của thuốc, dễ gây ngộ độc.
 
            c- Dị ứng với thuốc (allergic reaction): Loại này nguy hiểm hơn, thường làm da nổi mề đay, đỏ, ngứa. Nếu nặng thì có thể chết được như phản ứng với penicillin chẳng hạn. Nếu bị dị ứng thì phải ngưng thuốc ngay.
 
        3- Ngã té (fall): Người già rất dễ bị té ngã gây nên nhiều biến chứng quan trọng như chảy máu trong đầu (intracranial bleeding), gãy xương (như gãy cổ xương đùi, tay...). Khi già quá hoặc có những bệnh ảnh hưởng đến sự di chuyển, không còn đi lại vững vàng, nhanh nhẹn như lúc trẻ nên dễ vấp, té ngã.
 
      4- Da bị lở loét (decubitus ulcers): Những người bị liệt giường, không đủ sức để tự mình xoay trở trên giường, rất dễ bị lở loét da gây nên nhiều biến chứng tai hại.
 
        5- Nhiễm trùng (infection): như sưng phổi, nhiễm trùng đường tiểu...nhất là những người cần phải dùng máy móc như máy thở (respirator), ống thông tiểu (Folley catheter)…
 
    6- Thiếu dinh dưỡng, thiếu nước (malnutrition, dehydration): Ở các cụ già thì trung tâm khát (thirst center) trong não không còn nhạy cảm nữa, nên nhiều khi cơ thể cần nước mà không thấy khát không uống nên bị thiếu nước. Cái cảm giác "ngon miệng (appetite) cũng giảm đi nên không muốn ăn nhiều gây nên tình trạng thiếu dinh dưỡng.
 
VẬY CÓ NÊN VÀO VDL KHÔNG? Việc này thì tùy trường hợp. Theo tôi:
 
        1- Nếu còn có thể ở nhà được mà vẫn an toàn thì ở nhà tốt hơn. Nếu tài chánh cho phép, thì dù mình không đủ khả năng lo cho mình, mình vẫn có thể mướn người "bán thời gian" (part time) đến lo cho mình vài giờ mỗi ngày, giúp ăn uống, tắm rửa, dọn dẹp trong nhà, thuốc men, chở đi bác sĩ...
        2- Nếu không thể ở nhà được, mà tài chánh cho phép thì có thể ở những ***isted living facilities. Ở đây thường họ chỉ nhận tiền (personal funds) chứ không nhận medicare & medicaid. Tại đây thì sự săn sóc sẽ tốt hơn.
 
        3- Group homes (nhà tư): Có những người nhận săn sóc cho chừng 4-6 người mỗi nhà. Họ cũng lo việc ăn uống, chỗ ở, thuốc men, chở đi bác sĩ...Thường thì rẻ hơn tùy từng group.
 
        4- Nếu "chẳng đặng đừng" phải vào VDL thì phải làm sao để có được sự săn sóc "tốt nhất"?
 
                a- Làm sao để lựa chọn VDL:
 
* Vào internet để xem ranking của VDL (tương tự như các tiệm ăn có xếp loại A, B, C...)
 
* Mỗi VDL đều phải có cuốn sổ phúc trình về các cuộc kiểm tra (survey) do bộ y tế làm hàng năm. Trong đó bộ y tế sẽ nêu lên những khuyết điểm mà họ đã tìm thấy. Cuốn sổ này được để ở khu công cộng (public area) trong khuôn viên của VDL. Hỏi receptionist thì họ sẽ chỉ cho.
 
* Hỏi ý kiến thân nhân những người có thân nhân đang nằm tại đó.
 
* Quan sát bên trong và ngoài của VDL: xem có sạch sẽ, không mùi hôi, nước tiểu. Theo dõi cách đối xử, săn sóc của nhân viên với bệnh nhân.
 
* Nếu có thể thì tìm một VDL có nhiều người Việt đang ở để có nhân viên nói tiếng Việt, có thức ăn Việt, có chương trình giải trí theo kiểu Việt.
 
                b- Nếu đã quyết định chọn VDL cho người thân rồi thì phải làm gì sau đó?
 
* Chuẩn bị tư tưởng không những cho bệnh nhân mà còn cho cả chính mình và mọi người trong gia đình để có được sự chấp nhận (acceptance) càng nhiều càng tốt.
 
* Thăm viếng thường xuyên: Nếu nhà đông con cháu thì không nên đến thật đông một lần rồi sau đó nhiều ngày không có ai đến. Nếu được, nhất là trong vài tháng đầu, luân phiên nhau tới, mỗi ngày một lần một vài người. Làm lịch trình ai đi thăm ngày nào, giờ nào...
 
* Nên làm một cuốn sổ "thông tin" (communication book) để cạnh giường. Trong cuốn sổ này mỗi khi ai đến thăm thì viết ngày giờ, tên người đến thăm, và nhận xét xem bệnh nhân có vấn đề gì cần lưu ý, giải quyết. Nếu không có vấn đề gì thì cũng nên viết vào là không có hoặc cho nhận xét về vui, buồn, than thở của bệnh nhân...
* Cuối tuần hay ngày lễ: nên có người vào hoặc mang bệnh nhân về nhà nửa buổi để được sống với không khí gia đình dù ngắn ngủi, hay đưa ra khỏi VDL để làm đầu, tóc hoặc tới tiệm ăn cho khuây khỏa...
 
* Nên sắp xếp để bệnh nhân có sách báo, băng nhạc bằng tiếng Việt cho bệnh nhân giải trí.
 
* Cho dù có những bệnh nhân bị hôn mê bất tỉnh lâu dài, nhưng khi đến thăm hãy cứ thì thầm bên tai họ những lời yêu thương, những kỷ niệm cũ. Nắm tay, xoa dầu để tỏ tình thương yêu. Tuy họ không có thể cảm thấy được 100% nhưng chắc chắn họ vẫn còn một chút nhận thức, làm họ hạnh phúc hơn, mặc dù mình không nhận thấy. Để bên đầu giường những băng nhạc, câu kinh mà khi còn khỏe họ đã thích nghe.
 
* Một điều chót mà theo kinh nghiệm của tôi, rất có hiệu quả: đối xử tốt nhưng nghiêm túc với nhân viên của VDL:
 
            - Đối xử tốt: lịch sự, nhẹ nhàng, không thiếu những lời cám ơn cho những nhân viên phục vụ tốt. Thỉnh thoảng mua một vài món quà nhỏ cho họ (tôi xin nhấn mạnh “nhỏ thôi”– đừng nên coi đây là hối lộ) như đồ ăn, thức uống ...  để bày tỏ lòng biết ơn của mình. Mình tốt với họ thì họ sẽ quan tâm đến mình nhiều hơn. Người mình vẫn nói: "Có qua có lại mới toại lòng nhau").
 
          - Tuy nhiên đối xử tốt không có nghĩa là mình chấp nhận những sai trái của họ. Thí dụ mình đã báo cáo những thay đổi về sức khỏe của bệnh nhân cho họ mà không ai quan tâm giải quyết thì mình phải lịch sự nêu ra liền. Nếu cần thì gặp ngay những người có trách nhiệm như charge nurse, nursing director và ngay cả giám đốc của VDL để được giải quyết. Nên nhớ là phải lịch sự, nhã nhặn nhưng cương quyết thì họ sẽ nể phục mình. Tôi đã thấy nhiều trường hợp đạt yêu cầu một cách rất khả quan.
 
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi xin chia sẻ với quý bạn. Dĩ nhiên là không hoàn toàn đầy đủ tất cả những gì quý bạn mong muốn, nhưng hy vọng cũng đáp ứng được phần nào những ưu tư, lo lắng cho người thân của quý bạn.
 
Bs. Trần Công Bảo






Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 23/May/2015 lúc 8:09am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 26/May/2015 lúc 9:33am

HÒA GIẢI BẰNG HIỆP ĐỊNH

 

                                                                                               

Trần Gia Phụng

 

Sau kinh nghiệm hòa giải năm 1945, những thành phần theo chủ nghĩa dân tộc, quy tụ trở lại chung quanh cựu hoàng Bảo Đại, ở thế chẳng đặng đừng liên kết với Pháp năm 1949, thành lập chính thể Quốc Gia Việt Nam, chống Việt Minh cộng sản.  Chiến tranh kéo dài đến năm 1954, và kết thúc bằng Hiệp định Genève ngày 20-4-1954, chia hai Việt Nam tại vĩ tuyến 17.  Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ở phía bắc, thường được gọi là Bắc Việt Nam (BVN); Quốc Gia Việt Nam (QGVN), đổi thành Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ngày 26-10- 1955, ở phía nam, thường được gọi là Nam Việt Nam (NVN).

 

HÒA GIẢI BẰNG HIỆP ĐỊNH GENÈVE

 

Danh xưng chính thức của hiệp định GenèveHiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, nghĩa là hiệp định Genève chỉ là một hiệp định có tính cách thuần túy quân sự, hai bên ngưng chiến đấu, tập trung ở hai vùng khác nhau và hiệp định nầy không đưa ra một giải pháp chính trị nào cho tương lai Việt Nam.

 

Sau khi Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam cùng các hiệp định đình chỉ chiến sự ở Lào và Cambodia được ký kết, các phái đoàn tham dự hội nghị Genève họp tiếp vào ngày 21-7-1954 và cùng nhau bàn thảo bản "Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương". 

 

Bản tuyên bố gồm 13 điều; quan trọng nhất là điều 7, ghi rằng:  Để cho việc lập lại hòa bình tiến triển đến mức cần thiết cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bày tỏ ý nguyện, cuộc Tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ban Quốc tế gồm đại biểu những nước có chân trong Ban Giám sát và Kiểm soát Quốc tế đã nói trong Hiệp định đình chỉ chiến sự.  Kể từ ngày 20-7-1955 những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó."  (Thế Nguyên, Diễm Châu, Đoàn Tường, Đông Dương 1945-1973, Sài Gòn: Trình Bày, 1973, tr. 53.) 

 

Điểm đặc biệt là sau khi soạn thảo xong bản tuyên bố nầy, chủ tịch phiên họp là Anthony Eden (ngoại trưởng Anh) hỏi từng phái đoàn, thì bảy phái đoàn là Anh, Pháp, Liên Xô, CHNDTH, VNDCCH, Lào và Cambodge (Cambodia) trả lời miệng rằng "đồng ý".  Bảy phái đoàn nầy tuy đồng ý, nhưng không ký vào bản tuyên bố, và chỉ trả lời miệng mà thôi.  (Hoàng Cơ Thụy, Việt sử khảo luận, cuốn 5, Paris: Nam Á 2002, tr. 2642.  Có thể tìm trong Google bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.)  Một văn kiện quốc tế không có chữ ký, thì chỉ có tính cách gợi ý, hướng dẫn chứ không có tính cách cưỡng hành.

 

Phái đoàn QGVN và phái đoàn Hoa Kỳ không ký vào Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam ngày 20-7-1954 và cũng không đồng ý bản "Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương" ngày 21-7-1954.  Hai phái đoàn QGVN và Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố riêng của mỗi phái đoàn để minh định lập trường của mình.  Tuy nhiên, chính phủ QGVN vẫn tôn trọng Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam ngày 20-7-1954 và thi hành việc chia hai nước Việt Nam theo đúng thỏa thuận quốc tế. 

 

Nếu để cho Nam Việt Nam (NVN) yên bình xây dựng kinh tế với sự trợ giúp của Hoa Kỳ, thì đến một lúc nào đó chắc chắn NVN với nền kinh tế tự do sẽ phát triển và vượt xa VNDCCH hay Bắc Việt Nam (BVN) với nền kinh tế chỉ huy theo đường lối cộng sản.  Đó chính là điều mà BVN thực sự lo lắng.

 

Sự giúp đỡ của Hoa Kỳ cho NVN chẳng những khiến BVN rất quan ngại, mà sự hiện diện của người Hoa Kỳ tại NVN còn khiến cho cả Trung Cộng chẳng yên tâm.  Không kể cuộc tranh chấp ở Nam Triều Tiên, Hoa Kỳ đã từng giúp chính phủ Quốc Dân Đảng Trung Hoa tiễu trừ đảng CS ở lục địa, và nay đang giúp Trung Hoa Dân Quốc bảo vệ Đài Loan (Taiwan), chống  Trung Cộng.  Trung Cộng mạnh mẽ chống đối Hoa Kỳ khắp nơi trên thế giới, hơn cả Liên Xô chống Hoa Kỳ.  Nay người Hoa Kỳ lại có mặt ở NVN, gần sát với Trung Cộng, nên Trung Cộng rất quan ngại cho an ninh của chính Trung Cộng.

 

Vì Liên Xô và Trung Cộng đều chống Hoa Kỳ, nên cả hai hậu thuẫn cho BVN mở cuộc chiến xâm lăng NVN.  Bắc Việt Nam đưa ra chiêu bài “chống Mỹ cứu nước”, vừa để khích động lòng yêu nước của dân chúng BVN chống lại NVN, vừa để phù hợp với chủ trương chống Hoa Kỳ của Trung Cộng và Liên Xô,

Như thế, rõ ràng các lý do “thống nhất đất nước” và “chống Mỹ cứu nước” chỉ có tính cách  biểu kiến bên ngoài, dùng làm chiêu bài động binh, trong khi lý do thật sự được nhà nước BVN che đậy là tham vọng lớn lao của đảng Lao Động (LĐ) tức đảng Cộng Sản, muốn đánh chiếm toàn bộ Việt Nam, bành trướng chủ nghĩa CS đồng thời thi hành nghĩa vụ quốc tế, như lời Lê Duẫn nói, đánh NVN là “đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc”.  Kế hoạch tấn công NVN đã được đảng LĐ chuẩn bị trước khi ký hiệp định Genève ngày 20-7-1954, thấy rõ trong kế hoạch Liễu Châu đầu tháng 7-1954.

 

Trước khi hiệp định Genève được ký kết, tại Liễu Châu (Quảng Tây, Trung Hoa), từ ngày 3 đến ngày 5-7-1954, Chu Ân Lai, thủ tướng Trung Cộng, bí mật gặp gỡ ************, chủ tịch VNDCCH, đưa ra kế hoạch là trước khi rút người ra BVN theo quyết định của Hiệp định Genève, đảng LĐ gài cán bộ ở lại NVN, đồng thời phân tán và chôn giấu võ khí ở lại NVN để chuẩn bị chiến đấu về sau.  (Về hội nghị Liễu Châu, mời đọc Tiền Giang, Chu Ân Lai dữ Nhật-Nội-Ngõa hội nghị [Chu Ân Lai và hội nghị Genève] Bắc Kinh: Trung Cộng đảng sử xuất bản xã, 2005, bản dịch của Dương Danh Dy, tựa đề tiếng Việt là Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954, chương 27, "Hội nghị Liễu Châu then chốt".)

 

Như thế, ngay trước khi ký hiệp định Genève vào ngày 20-7-1954, phía cộng sản đã chủ tâm sắp đặt trước kế hoạch trường kỳ mai phục ở NVN, chuẩn bị lực lượng tiếp tục chiến tranh.  Ngoài chuyện gài cán bộ đảng viên lẫn trốn trong dân, đảng LĐ còn có cách cài người rất thâm hiểm là cho cán bộ đảng viên đảng LĐ vội vàng cưới vợ trước khi tập kết ra Bắc.  Những người vợ ở lại NVN và con cái từ các cuộc hôn nhân nầy sinh ra, sẽ tiếp tay cho cán bộ CS khi họ trở về hoạt động. 

 

Trong khi đó, để kiếm cớ gây chiến, đảng LĐ tức đảng cộng sản BVN lại đổ lỗi cho phía NVN không tôn trọng hiệp định Genève, trong khi chính hiệp định Genève chỉ là một hiệp định đình chiến mà thôi và không đưa ra giải pháp chính trị.  Còn giải pháp chính trị được dư tính trong bản "Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương", thì không có chữ ký của bất cứ phái đoàn nào, không có giá trị pháp lý.  Lý do có thể là phía CS (Trung Cộng, CSVN) tại Liễu Châu đã quyết định tiếp tục cuộc chiến, nên vận động không ký vào bản tuyên bố cho dễ hành động về sau nầy.

 

Đó là cách hòa giải bằng hiệp định Genève của CSVN.  Tạm dừng để lấy sức, rồi tiếp tục chiến tranh.  Cách hòa giải nầy đưa đến việc BVN tái phát động cuộc chiến năm 1960, và dùng viện trợ của khối CS quốc tế, nhất là Liên Xô và Trung Cộng, tấn công NVN.

 

HÒA GIẢI BẰNG HIỆP ĐỊNH PARIS

 

Chiến tranh Việt Nam lọt vào cao điểm chiến tranh lạnh toàn cầu.  Liên Xô, Trung Cộng giúp đõ, viện trợ cho BVN.  Ở thế yếu, NVN phải nhờ Hoa Kỳ giúp đỡ, viện trợ.  Điểm khác nhau quan trọng là Liên Xô và Trung Cộng gởi quân viện cho BVN, và BVN sử dụng quân đội BVN và du kích NVN để chiến đấu ở NVN.  Liên Xô chỉ gởi chuyên viên ở hậu phương chứ không ra chiến trường.  Ngoaøi quaân vieän, töø  thaùng 6-1965 ñeán thaùng 3-1968, TQ gôûi sang BVN 320,000 quaân, truù ñoùng ôû caùc tænh vaø thaønh phoá phía baéc Haø Noäi, ñieàu khieån caùc suùng phoøng khoâng, söûa chöõa ñöôøng saù, caàu coáng, ñöôøng xe löûa, baûo veä caùc tænh phía baéc, nhaèm giuùp BVN keùo heát löïc löôïng xuoáng taán coâng NVN.  (Qiang Zhai, China & the Vietnam Wars, 1950-1975, The University of Carolina Press, 2000, tr. 135.)  Về phía Hoa Kỳ, Hoa Kỳ gởi Bộ binh và Không quân trực tiếp chiến đấu ở Việt Nam từ năm 1965.

 

Điểm quan trọng là Hoa Kỳ áp dụng chiến lược phòng thủ ở NVN chứ không đánh ra BVN bằng bộ binh như chiến tranh Triều Tiên.  Hoa Kỳ chỉ gởi Không quân tấn công những hậu cứ của CS ở BVN.  Cứ thủ mãi và chờ địch quân đến tấn công, đưa đến kết quả là tuy quân đội Hoa Kỳ không thua trận nào, nhưng tử trận mỗi ngày một ít; cộng nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm thành số nhiều.  Mỗi ngày vài phi công thuộc Không quân Hoa Kỳ bị bắn rơi ở BVN và bị bắt làm tù binh; cộng nhiều ngày thành số đông. 

 

Các số liệu tử vong và tù binh tăng cao làm cho dân chúng Hoa Kỳ sốt ruột, lo sợ cho sinh mệnh của thân nhân mình, đòi rút quân về nước.  Phong trào phản chiến trong nước Hoa Kỳ hoạt động mạnh mẽ, dân chúng, sinh viên biểu tình rầm rộ, làm cho đất nước Hoa Kỳ xáo trộn, khiến chính phủ Hoa Kỳ phải kiếm cách ổn định tình hình nội bộ.  (Chú ý: lúc đó quân đội Hoa Kỳ còn gồm thành phần động viên. Luật động viên Hoa Kỳ bị bãi bỏ năm 1973, sau Hiệp định Paris.  Ngày nay, quân đội Hoa Kỳ gồm toàn quân nhân chuyên nghiệp.) Hơn nữa, thông qua chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ bắt tay với Trung Cộng và đang muốn tách Trung Cộng ra khỏi khối CS do Liên Xô lãnh đạo.  Chính phủ Hoa Kỳ liền thay đổi chiến lược, rút quân khỏi Việt Nam và kiếm cách ký hiệp định hòa bình để lấy lại tù binh.

 

Từ đó, Hoa Kỳ mở đường hòa đàm với BVN và đi đến hội nghị Paris.  Chính phủ NVN với kinh nghiệm ê chề năm 1945 và 1954, không chịu nhượng bộ BVN, không chịu ngồi vào bàn Hội nghị Paris, nhưng Hoa Kỳ áp lực, rút quân, giảm viện trợ, nên NVN đành phải chấp nhận.  Sau những cuộc thảo luận gay go kéo dài từ năm 1968 đến cuối năm 1972, cuối cùng, ngày 27-1-1973, Hiệp định Paris tức Hiệp định chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam (Agreement on Ending the War and Restoring Peace in Vietnam), còn được gọi là Hiệp định Hòa bình Paris (Paris Peace Accords) được ký kết tại nơi bắt đầu, tức Trung Tâm Hội Thảo Quốc Tế (Centre de Conférences International), trong khách sạn Majestic, số 19 đường Kléber, Paris.

 

Hiệp định gồm 9 chương, 23 điều, có hai bản.  Bản thứ nhứt giữa bốn bên VNCH, Hoa Kỳ và CHMNVN, VNDCCH.  Bản thứ hai giữa hai bên Hoa Kỳ và VNDCCH.  Hai bản chỉ khác nhau ở phần mở đầu và điều 23, còn giống nhau từ điều 1 đến điều 22.  Vì có hai bản, nên hiệp định Paris được ký kết hai lần.  Lần bốn bên VNCH, Hoa Kỳ, VNDCCH và CHMNVN ký kết vào buổi sáng 27-1-1973.  Lần hai bên Hoa Kỳ và VNDCCH ký kết vào buổi chiều 27-1-1973.  Hiệp định có hiệu lực từ 0 G. giờ quốc tế GMT đêm 27 rạng 28-1-1973, tức 8 giờ sáng giờ Việt Nam ngày 28-1-1973. 

 

Những điểm chính của hiệp định Paris là: Ngưng bắn trên toàn lãnh thổ Việt Nam; Hoa Kỳ rút quân đội và cố vấn còn lại (khoảng 23,700) trong 60 ngày; Hoa Kỳ triệt phá tất cả các căn cứ trong 60 ngày; trao trả tù binh Hoa Kỳ và các tù binh khác trong 60 ngày; quân đội Bắc Việt tiếp tục đóng giữ tại chỗ ở Nam Việt Nam; rút tất cả các lực lượng ngoại nhập tại Lào và Cao Miên; cấm lập căn cứ và chuyển quân qua hai nước nầy; duy trì khu phi quân sự tại vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời cho đến khi nào thống nhất đất nước bằng một giải pháp hòa bình; thành lập Ủy ban Kiểm soát Quốc tế gồm có người các nước Canada, Hungary, Ba Lan và Indonesia với 1,160 thanh tra kiểm soát việc thi hành hiệp định; Nguyễn Văn Thiệu vẫn là tổng thống miền NVN cho đến khi có bầu cử; BVN tôn trọng quyền tự quyết của dân chúng NVN; không chuyển quân qua khu phi quân sự; không sử dụng võ lực để thống nhất đất nước. (John S. Bowman, The Vietnam War, Day by Day, New York: Maillard Press, 1989, tr. 210.)

 

Rõ ràng BVN chiếm lợi thế trong hiệp định Paris so với NVN.  Trong khi Hoa Kỳ rút quân, triệt phá hết các căn cứ Hoa Kỳ tại NVN, thì quân đội BVN tiếp tục đóng giữ tại chỗ ở NVN.  Trong khi đó, BVN bí mật tiếp nhận viện trợ của Liên Xô và Trung Cộng ở BVN, rồi bí mật chuyển vào NVN qua đường Trường Sơn và ngay cả đường vùng phi quân sự ở vĩ tuyến 17, trắng trợn vi phạm hiệp định Paris.  Số viện trợ do Liên Xô và Trung Cộng cho BVN trong thời gian nầy tăng gấp 4 lần so với trước đây. (Henry Kissinger, Years of Renewal, New York: Simon & Schuster, 1999, tr. 481.) 

 

Hiệp định Paris quy định việc thành lập một số cơ chế để thực hiện và theo dõi việc ngừng bắn.  Đầu tiên là HỘI ĐỒNG HÒA GIẢI HÒA HỢP DÂN TỘC (National Council of National Reconciliation and Concord).  Điều 12 chương IV Hiệp định Paris ghi rằng “hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, tôn trọng lẫn nhau và không thôn tính nhau để thành lập Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc gồm ba thành phần ngang nhau.  Hội đồng sẽ làm việc theo nguyên tắc nhất trí.”  Danh xưng rõ ràng là “Hòa giải hòa hợp dân tộc”, nhưng thực chất là HGHH theo kiểu CS.

Ba thành phần nêu trên đây là VNCH, Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng (MTDTGP) và lực lượng thứ ba.  Lực lượng thứ ba được gọi là trung lập, không theo VNCH cũng không theo MTDT. Trong thực tế, lực lượng thứ ba do CSVN ngấm ngầm tổ chức và điều động, gồm những nhà hoạt động chính trị đòi hỏi hòa bình, dân chủ mà không nhất thiết phải tán thành chủ nghĩa CS hay chủ nghĩa xã hội, nhằm cô lập chính phủ VNCH.  Cách quyết định theo nguyên tắc nhất trí, có nghĩa là cả ba bên phải cùng đồng ý mới thông qua một quyết định.  Nói cách khác, mỗi bên đều có quyền phủ quyết.  Vậy làm sao hòa giải hòa hợp, vì ai không bằng lòng thì phủ quyết, thế là đường ai nầy đi.  

 

Cũng theo điều 12 nầy, HĐHGHHDT sẽ đứng ra tổ chức tổng tuyển cử nhằm bầu chọn cơ quan quyền lực cho NVN.  Tuy nhiên, vì chính phủ Hoa Kỳ nôn nóng rút quân, rút tù binh nên ký hiệp định Paris, chịu để cho BVN đóng quân ở lại NVN, nên BVN tiếp tục tấn công NVN, và chiến tranh vẫn tiếp diễn.  Cho đến ngày 30-4-1945, BVN cưỡng chiếm NVN,  HĐHGHHDT cũng chưa thành lập được.

                                                                             

Như thế, chuyện hòa giải hòa hợp theo điều 12 chương IV Hiệp định Paris chỉ là một cái bánh vẽ cho Hoa Kỳ rút quân, vì trong thực tế, sau HĐHGHHDT, Hiệp định Paris còn thành lập, theo điều 18 chương VI, Ủy ban Quốc tế Kiểm soát và Giám sát (International Commission for Control and Supervision), gồm đại diện bốn quốc gia Canada (Gia Nã Đại), Hungary (Hung Gia Lợi), Indonesia (Nam Dương), Poland (Ba Lan). Ủy ban nầy cũng chẳng làm được việc gì vì thiếu sự hợp tác về phía CSVN. 

 

Trong khi Ủy ban QTKSGS tự do đi lại trong vùng do chính quyền NVN kiểm soát, thì  Ủy ban bị ngăn cản khi đi vào những vùng CS hoạt động.  Ngày 7-4-1973, hai trực thăng của Ủy ban chở nhân viên đến Khe Sanh và Lao Bảo để quan sát và kiểm soát sự xâm nhập của CS theo đường Trường Sơn, liền bị quân CS bắn rơi một chiếc, gây tử thương cho phi hành đoàn và 7 nhân viên.  Các chuyến bay ở Lộc Ninh cũng bị quân CS hăm dọa.  Sau khi một nhân viên Canada bị CSVN bắt giữ, phái đoàn Canada rút lui vào cuối tháng 7-1973, Iran (Ba Tư) được cử thay thế.  Tuy Ủy ban tiếp tục hoạt động cho đến năm 1975, nhưng hoàn toàn bất lực. (Webster's New World Dictionary of the Vietnam War, tt.. 180-181.)

 

KẾT LUẬN

Sau cuộc hòa giải nội bộ năm 1945, người Việt theo chủ nghĩa dân tộc có được kinh nghiệm ê chề với CSVN.  Trong hai giai đoạn 1954 và 1973, người Pháp rồi người Hoa Kỳ, do chủ tâm rời bỏ Việt Nam, nên dễ dàng thỏa mãn những yêu sách của CSVN để CSVN nhanh chóng ký kết hiệp định giúp hai nước nầy ra đi cho rồi, trong khi đối với CSVN, ngưng chiến chỉ là những giờ giải lao và các hiệp định đó chẳng qua chỉ là những tờ giấy loại bị CSVN xé bỏ dễ dàng.  Năm 1954, CSVN ký Hiệp định Genève để dưỡng sức chuẩn bị tiếp chiến tranh.  Năm 1973, CSVN ký Hiệp định Paris để Hoa Kỳ rút quân, bỏ rơi và ngưng viện trợ cho NVN, rồi CSVN nhận thêm quân viện của Liên Xô và Trung Cộng, tiếp tục tấn công và đánh chiếm NVN năm 1975.

 

Với những kinh nghiệm lịch sử như thế, bằng những hiệp định quốc tế, CSVN ký, nhiều nước ký và nhiều nước làm chứng, mà CSVN vẫn vi phạm trắng trợn, xé bỏ dễ dàng, thì còn ai dám tin CSVN và hòa giải hòa hợp với CSVN?

 

TRẦN GIA PHỤNG

(Toronto,24-05-2015)


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 26/May/2015 lúc 7:52pm


Vấn đề hạnh phúc:
Để tài sản lại cho con?
***
        Tỉ phú Hong Kong Yu Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn bộ tài sản trị giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện.  “Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi” - ông Yu Pang-Lin khẳng định.

 Yu Pang-Lin

        Yu Pang-Lin không phải là người đầu tiên trên thế giới “keo kiệt” với con nhưng lại hào phóng với xã hội. Người giàu nhất thế giới - Bill Gates - từng tuyên bố sẽ chỉ để lại cho con 0,05% tổng tài sản kếch xù của mình. Báo chí hỏi tại sao lại như vậy, ông trả lời đại ý: Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội. Đã là con người thì phải lao động. Tại sao tôi phải cho con tiền?

 

        Nhưng cũng có những người con sẵn sàng từ chối thứ mà “đời bố hi sinh” để “củng cố” cho mình. Stephen Covey - người từng được tạp chí Time bầu chọn là 1 trong 25 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới, tác giả cuốn sách nổi tiếng 7 thói quen để thành đạt - viết di chúc để lại tiền cho con và ra đi năm 2012.
 
        Cả chín người con không ai nhận tiền. Họ lý giải rất giản dị rằng họ là những người bình thường và hoàn toàn có thể tự lao động, tự kiếm sống được.


Warren Buffett và Bill Gates
 
        Tương tự, tỉ phú Warren Buffett viết di chúc chỉ để lại 10% tài sản của mình cho con, còn lại là làm từ thiện. Tuy nhiên, ba người con, dù không phải quá giàu có, cũng từ chối và dành luôn số tiền đó cho từ thiện.
 
        Những người cha kiên quyết không để lại tiền cho con hoặc những người con quyết liệt không nhận tài sản thừa kế chắc chắn không phải là những người không coi trọng đồng tiền, vì hơn ai hết họ đã phải đổ mồ hôi, công sức và trí tuệ cả đời để tạo dựng nên sản nghiệp.
 
        Tuy nhiên, có lẽ họ cũng hiểu có một thứ còn quý giá hơn tiền, quan trọng hơn tiền, đó chính là trách nhiệm, mà trước hết là trách nhiệm với chính mình (tự mình phải chịu trách nhiệm về mình), rồi trách nhiệm với gia đình, cộng đồng, xã hội ... Họ cũng ý thức được một cách sâu sắc ẩn họa của việc xài những đồng tiền không do chính mình làm ra.
 
        Có người nói rằng có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ, còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho con gì cả.
 
        Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm và năng lực để tự chịu trách nhiệm về bản thân mình.
 
        Một con người biết trách nhiệm và có năng lực để thực hiện điều đó khi đi học sẽ học thực, học vì mình (và do đó sẽ khó có kiểu học đối phó; mua điểm, mua bằng; học vì cha, vì mẹ); khi đi làm sẽ làm hết mình, tự giác và luôn hướng tới hiệu quả cao nhất (và do đó sẽ không có kiểu làm “giả cầy”, thụ động; làm gian, làm dối như một vài trường hợp mà không khó cũng có thể nhận diện được ở nhiều cơ quan, công sở)...
 
        Không để lại tiền cho con nhưng để lại cho con ý thức trách nhiệm và trang bị cho con năng lực để tự chịu trách nhiệm thông qua giáo dục làm người, giáo dục làm việc, ấy là đã để lại một sản nghiệp đồ sộ cho con rồi. Bạn nghĩ thế nào?
 
NHẬT HUY
***



mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 26/May/2015 lúc 9:19pm

Chiếc nhẫn rơi giữa đời


 image
 
Năm 2014 vừa qua, ông Billy Ray Harris – một người lang thang không nhà (homeless) 55 tuổi, ăn xin tại đầu một con đường ở TB Kansas . Một cô gái tên Sarah Darling đi ngang qua, cho vào trong chén của ông một ít tiền, nhưng cô không chú ý rằng chiếc nhẫn trên tay cũng vô tình rơi vào chén.
 
image
 
Sau khi Billy thấy, ông muốn bán chiếc nhẫn đi, có chủ tiệm ra giá 4000 đô-la. Đối với một người lang thang mà nói, đó đúng là một số tiền to lớn, nhưng Billy nghe xong lại do dự…
Sau mấy ngày cân nhắc, Billy quyết định đem chiếc nhẫn trả lại cho người đã mất. Ông ngồi đợi và trả nhẫn lại cho Sarah.
 
image
 
Khi Sarah nhận lại chiếc nhẫn đã mất của mình, cô vô cùng cảm kích, bởi vì đó là chiếc nhẫn đính hôn của cô, ý nghĩa vô cùng to lớn. Để tỏ lòng cảm ơn, Sarah và người chồng hứa hôn của mình quyết định quyên tiền cho Billy, giúp ông có một cuộc sống bình thường như mọi người. Lúc ấy, hai người cho rằng có lẽ được vài ngàn thôi, không ngờ nhiều người sau khi nghe câu chuyện đó, đều rất cảm động, ba tháng sau đã quyên được gần 190 ngàn đô-la.
 
image
 
Billy dùng số tiền đó mua nhà, mua xe, nhưng vận may vẫn chưa hết.
Sau khi câu chuyện của Billy được truyền thông đưa tin, người chị thất lạc 16 năm thấy ảnh ông trên tivi, cuối cùng đã tìm được ông. Ông cứ nghĩ rằng người chị này đã qua đời.
 
image
Billy và vợ chồng Sarah
 
Billy và người nhà đoàn tụ.
Cứ như vậy, Billy không chỉ có tiền, tìm lại được gia đình, mà còn có người bạn tốt là Sarah và gia đình cô.
 
image
 
Sau khi Sarah kết hôn, cô có một đứa bé. Cô nói sẽ kể cho con của cô rằng Billy đối với gia đình cô quan trọng thế nào. Hơn nữa, câu chuyện chân thật này sẽ giúp đứa trẻ hiểu được điều gì là đúng, điều gì là sai. Như vậy, nhiều người đã hợp sức để thay đổi cuộc đời một người xứng đáng với sự trợ giúp đó.
 
image
 
 
Bây giờ, khi mọi người nhìn thấy Billy, họ không phải bố thí nữa, mà là nắm tay ông, chúc mừng ông.
Billy nói, khi nhớ lại nỗi khổ trước kia, ông vô cùng cảm tạ các vị Thần đã cho ông cơ hội này, cho ông quay lại cuộc sống của một người bình thường. Ông sẽ sống thật tốt, để những người trợ giúp ông biết tấm lòng của họ không hề uổng phí.
Đây thật giống một câu chuyện thần thoại, các vị Thần để một kẻ lang thang nhặt được chiếc nhẫn, thử thách lòng tham của ông, kết quả kẻ lang thang vượt qua được cám dỗ, từ đó về sau sống một cuộc sống hạnh phúc.
 
image
 
 
Qua câu chuyện này, phải chăng có thể nói rằng, khi chúng ta làm việc tốt, bằng cách này hay cách khác chúng ta sẽ luôn nhận được những điều tốt đẹp cho tương lai của mình?

chiec%20nhan%20thay%20doi%20van%20menh%20billy
Chiếc nhẫn cải biến vận mệnh của Billy (ảnh)


Theo Daikynguyenvn






mk
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.160 seconds.