Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Chuyện Linh Tinh | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh |
Chủ đề: Coi nhiều chuyện lắm đó à nghen... | |
<< phần trước Trang of 34 |
Người gởi | Nội dung | |||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 29/Dec/2013 lúc 2:37am | |||||||||||||||
Những khám phá khoa họcnổi bật năm 2013 |
||||||||||||||||
mk
|
||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 14/Jan/2014 lúc 8:39pm | |||||||||||||||
Kỳ lạ những nghề làm thuê chỉ có ở Việt Nam
Người thuê phần lớn là những "người bận rộn", có nhiều mối quan hệ và kinh tế khá giả. Theo họ, gửi phong bì mừng chỉ là "hạ sách" bởi sự chu đáo chưa được hết nhẽ. Mà việc cử thư ký, trợ lý... thay mặt mình đi dự đám cưới mãi cũng không xuể, nhiều khi lại "lộ".
Chi phí cho người ăn thuê phụ thuộc vào quãng đường di chuyển đến chỗ tổ chức đám cưới xa hay gần nên dao động từ 100.000-200.000 đồng/đám. Tuy nhiên, người ăn thuê không chỉ có việc ăn mà còn phải diễn xuất như những diễn viên thực sự.
Theo
nhân viên một cửa hàng phục vụ đồ cưới hỏi trên đường Trường Chinh (Hà
Nội), để có một kịch bản hoàn hảo, khách hàng phải nghe theo toàn bộ sự
sắp đặt của "ban tổ chức". Không chỉ kịch bản được dàn dựng hoàn hảo mà
các "diễn viên" cũng phải được tuyển chọn kỹ càng. Nếu cửa hàng lo toàn
bộ từ A đến Z, tức là cả chụp ảnh cưới, tiệc cưới và xe cộ thì giá
khoảng 120 triệu đồng. Song giá đó còn phụ thuộc vào kịch bản, tức là tổ
chức đám cưới xa hay gần, cỗ bàn bao nhiêu mâm...
Hiện
khóc mướn đã trở thành một nghề "thời thượng". Hầu hết đám hiếu nào
cũng cần đến đội ngũ khóc thuê, bởi không phải ai cũng có thể thể hiện
sự thương tiếc, cảm xúc thành lời. Do đó, nghề khóc thuê cũng đem lại
những khoản thu nhập kha khá.
Ngoài
ra còn có dịch vụ thi thuê với giá 1-1,5 triệu đồng/môn. Nhưng, những
đối tượng đáp ứng dịch vụ thi thuê phải là những sinh viên có kiến thức
về môn học đó và phải đảm bảo bài thi đạt điểm cao. Giá
của loại dịch vụ này không hề rẻ, khoảng 500.000 -1 triệu đồng/4 tiếng
nhưng nhu cầu vẫn tăng cao vào những ngày cận Tết Nguyên đán.
Chỉ cần một cú nhấp chuột, trên các trang mạng xuất hiện nhan nhản thông tin đăng tải về các dịch vụ tổ chức lễ động thổ nhà ở, tổ chức lễ khởi công nhà máy, cầu đường, khu dân cư, khu chế xuất, khu công nghiệp... Mức giá dao động cho dịch vụ này từ 200.000-400.000 đồng. Dịch vụ thuê người xông đất Dù mới xuất hiện nhưng dịch vụ xông đất thuê phát triển khá nhanh với hình thức ngày càng phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, giá dịch vụ này khá cao. Có công ty đã đưa ra chương trình xông đất khá hoành tráng (tặng lì xì, câu đối kèm lời chúc tết trọn gói 30 phút) nhưng với giá gần 2 triệu đồng.
Đầu tiên phải kể đến nghề cho thuê... da mặt - tên gọi của nghề trang điểm (make up) khuôn mặt trong thế giới người mẫu, đang thu hút nhiều bạn trẻ có khuôn mặt ưa nhìn.
Đặc
điểm của nghề này là không yêu cầu về ngoại hình, chỉ cần có làn da
sáng, đẹp, mái tóc mượt mà. Mức lương cho công việc này là 40.000
đồng/2h. Nếu làm người mẫu mặt và tóc thì mức lương có thể cao hơn, dao
động 50.000-60.000 đồng/2h. Chợ heo (lợn) Bà Rén (xã Quế Xuân, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) được xem là khu chợ buôn bán heo lớn nhất Việt Nam. Ở đây, có những phụ nữ ấy làm công việc độc nhất vô nhị, đó là bế lợn thuê. Mỗi lần bế một chú lợn, họ được trả 500 - 1.000 đồng tiền công.
Lúc nghề bồng heo thuê này chưa ra đời, mỗi lần cân heo giống là một lần khó khăn vì nhốt heo vào rọ hay trói để cân sẽ làm heo bị trầy xước, mất giá. Đồng thời, bán xong mà còn khiêng heo cho khách thì rất mất thời gian. Chính vì thế, cái nghề bồng heo thuê tại đây đã dần hình thành và phổ biến rộng rãi. Theo Hạnh Nguyên (Tổng hợp)
VEF http://dantri.com.vn/kinh-doanh/ky-la-nhung-nghe-lam-thue-chi-co-o-viet-nam-827369.htm Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 14/Jan/2014 lúc 8:40pm |
||||||||||||||||
mk
|
||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 18/Apr/2014 lúc 6:48pm | |||||||||||||||
Thứ sáu, 18/4/2014 | 15:12 GMT+7
'Làng thần kỳ' Nhật Bản ở Đà LạtHai nông dân Kawakami Mura đã mang mô hình trồng rau từ ngôi làng giàu nhất Nhật Bản sang áp dụng ở Đà Lạt.
Ngôi làng Kawakami Mura, huyện Minamisaku, tỉnh Nagano nằm ở phía Tây thủ đô Tokyo được người dân Nhật gọi bằng tên “Làng thần kỳ’’. Nơi đây từng là vùng đất đai cằn cỗi, nghèo nhất nước Nhật vào thập niên 60-70 của thế kỷ 20. Chỉ nhờ trồng rau xà lách, Kawakami Mura ngày nay được xem như ngôi làng giàu có nhất nước. Năm 2012, ông Hironosi Tsuchiya, Giám đốc Quỹ đầu tư HT Capital tại Việt Nam sau nhiều lần lui tới Đà Lạt-Lâm Đồng, nhận thấy đây là vùng đất trù phú, khí hậu thích hợp cho canh tác rau quanh năm, nhưng nông dân thu nhập chưa cao và khá vất vả. Ông lập tức liên tưởng đến làng Kawakami Mura, nơi có điều kiện tự nhiên, khí hậu thua xa Lâm Đồng. Mỗi năm người dân làng này chỉ canh tác được 4 tháng, 8 tháng còn lại là băng giá, nhiệt độ xuống tới âm 20 độ C, nhưng thu nhập bình quân hộ gia đình tới 250.000 USD.
Khi về nước, ông Hironosi Tsuchiya tức tìm tới làng Kawakami Mura, giới thiệu về Đà Lạt, vận động nông dân tới đây trồng rau. Hai nông dân trẻ, Chủ của Công ty Lacue tại làng là anh Masahito (34 tuổi) và anh Takaya Hanaoka (35 tuổi) đã quyết định tới Đà Lạt thăm dò tìm hiểu. Sau khi khảo sát, hai nông dân Nhật nhanh chóng hợp tác với một doanh nghiệp địa phương lập liên doanh An Phú Lacue để trồng rau xà lách tại thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng). Nguyên tắc làm việc nơi đây là canh tác nghiêm ngặt theo đúng kỹ thuật như tại làng Kawakami Mura. Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không phải là những nhãn hiệu cùng hãng cung cấp tại làng, nhưng thành phần các hợp chất phải tương tự. Bất kể hóa chất nào dùng cho cây đều được đưa lên bàn cân đúng liều lượng sử dụng, hoặc thấp hơn một chút. Anh Takaya Hanaoka cho biết, vào năm 1980, một vị trưởng làng đã đứng lên kêu gọi người dân canh tác rau theo tiêu chuẩn chung của làng, những người vi phạm sẽ bị cấm sản xuất. Làng có hẳn một kênh truyền hình để thông tin về thị trường hàng ngày và thông qua hướng dẫn của kênh truyền hình này, kỹ thuật canh tác đảm bảo 100 hộ như một. Rau của làng Kawakami Mura sản xuất ra có thể ăn tươi ngay tại vườn. Đầu tháng 2/2014, công ty trồng thử nghiệm 13 loại giống rau trên diện tích 5.000 m2, trong đó chủ lực vẫn là giống xà lách Mỹ mà người làng Kawakami Mura thường canh tác. Sau 70 ngày, vừa qua 3.000 cây xà lách Mỹ đầu tiên đã cho thu hoạch và được đưa đi chào hàng tại các siêu thị TP HCM. Diện tích đất của công ty ở Đạ Nghịt là 13ha, hiện tại mới triển khai canh tác 8.000m2 với 15 công nhân. Sau đợt thu hoạch đầu tiên, An Phú Lacue đang tiến hành xuống giống đều đặn mỗi tuần 20.000 cây rau ăn lá các loại.
Việc thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch với người Nhật là tối quan trọng, ở làng Kawakami Mura, nông dân thu hoạch xà lách từ 3h đến 6h và giữ trong kho lạnh với nhiệt độ tương đương lúc thu hoạch, cho tới lúc phân phối đến người tiêu dùng. Họ tuyệt đối không thu hoạch rau trong thời tiết nắng nóng hay bất kể thời điểm nào khác trong ngày. Hiện AnPhu Lacue cũng đang áp dụng quy định này. Rau xà lách sau khi thu họach được vận chuyển bằng xe lạnh về điểm sơ chế, tại đây những thùng rau xà lách còn được hút chân không và cho vào kho lạnh giữ nguyên nhiệt độ cho tới lúc rau ra tới siêu thị. Tại trang trại AnPhu Lacue, hai nông dân người Nhật sử dụng thành thạo các loại nông cơ, nông cụ, nhưng ngoài việc xử lý trực tiếp, họ còn có hẳn một phầm mềm máy tính để quản lý đồng ruộng. Loại giống nào, trồng bao nhiêu cây, trên bao nhiêu luống, lượng phân bón cho từng loại, từng luống rất chi tiết, rõ ràng đến mức một nhân viên văn phòng cũng có thể nắm rõ và hình dung thực tế từng đám rau. Ông Takaya Hanaoca, Giám đốc AnPhu Lacue cho biết, nếu sản xuất thành công sẽ tính tới xuất khẩu qua Singapore và về Nhật. Hiện mỗi cây xà lách Mỹ của AnPhu Lacue bán cho siêu thị ở Việt Nam trên 20.000 đồng, mức bán lẻ mà siêu thị để bảng là trên 30.000 đồng. Ông Takaya cho rằng, mức giá này chưa phù hợp với đại bộ phận người tiêu dùng Việt Nam. Một cây xà lách Mỹ tại siêu thị ở Nhật cũng chỉ có giá 2,5 USD, tương đương 50.000 đồng Việt Nam. Tuy chưa tính tới việc hợp tác sản xuất rau xà lách với nông dân Đà Lạt, nhưng theo ông Takaya Hanaoca, họ sẵn sàng chuyển giao tất cả kỹ thuật và quy trình canh tác. Trong tương lai sẽ có chương trình đưa nông dân Đà Lạt tới học tập sản xuất tại làng Kawakami Mura ở Nhật. Ngoài kỹ thuật canh tác, hai ông chủ người Nhật đang trồng rau tại Đà Lạt muốn nông dân Việt Nam học tập tinh thần của người Nhật trong sản xuất kinh doanh. Theo họ, làng Kawakami Mura được người Nhật gọi là “Làng thần kỳ’’ cũng chính nhờ sự nghiêm ngặt, nghiêm túc trong công việc. Quốc Dũng http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/lang-than-ky-nhat-ban-o-da-lat-2979716.html |
||||||||||||||||
mk
|
||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 20/Dec/2014 lúc 9:18pm | |||||||||||||||
Bánh mì Việt Nam - Cơn sốt mới của ẩm thực đường phố trên toàn thế giới
00:03:50
06/11/2014
Với những gì mà khách du lịch, người nước ngoài ca ngợi về bánh mì Việt Nam trong suốt thời gian gần đây, có vẻ như món bánh mì đã thật sự “soán ngôi” của phở và trở thành món ăn Việt Nam được người nước ngoài yêu thích nhất.Có một điều tôi vẫn luôn ấm ức mỗi khi nghĩ về ẩm thực Việt Nam
trên thế giới, đó là người ta cứ cố dịch hết tên các món ăn tiếng Việt
ra tiếng Anh. Phở hay bún cứ chung chung thành noodle còn đôi khi bún
lại bị đánh đồng thành soup. Kể cả sự chuyển ngữ này có đúng đi nữa, tôi
vẫn thật lòng không muốn người ta làm vậy. Chẳng ai gọi Sushi là fish
and rice, chẳng ai gọi Tom Yum là spicy soup hay Thai soup và cũng chẳng
ai gọi Beef bourguignon là beef stew cả. Tại sao phở không cứ đơn giản
là phở và bún không cứ đơn giản là bún? Dù khó phát âm, nhưng đó là món
ăn của người Việt và chẳng thể tuyệt hơn nếu cái tên của nó được biết
đến với chính tiếng Việt, một cái tên mà khi nhắc đến người ta sẽ nghĩ
ngay đến bát phở nóng với nước xương thơm lừng mùi quế hồi và những lát
thịt bò tái chín mềm, chứ không phải là một bát mì kiểu Hàn, kiểu Nhật
hay kiểu Trung Quốc rất đỗi chung chung. Tôi
cứ ấm ức như thế cho tới mãi đợt gần đây, khi khắp các trang web về du
lịch hay ẩm thực thế giới, các food blog và thậm chí cả những blogger
lừng danh về lifestyle, tất cả như… phát điên vì món bánh mì. Và họ gọi
bánh mì đúng là “banh mi” một cách say mê và đầy ngưỡng mộ, chứ không
phải “Vietnamese baguette” hay bất cứ cái tên tiếng Anh nào khác. Tôi
nghĩ đây thực sự là một dấu ấn khi mà bánh mì đã thực sự khiến người
nước ngoài phải nhớ đến nó bằng cái tên riêng, một cái tên độc nhất vô
nhị trong trí óc họ mỗi khi muốn ăn bánh mì kiểu Việt Nam. Và với tôi,
điều này còn thể hiện được rằng, món bánh mì đã thật sự “soán ngôi” của
phở và trở thành món ăn Việt Nam được người nước ngoài yêu thích nhất. Khó
mà tin được, phải không? Cả một thập kỉ, món ăn chúng ta tự hào đem
khoe với người nước ngoài nhất là phở. Phở xuất hiện ở mọi nơi, trên mọi
tạp chí và mọi cuốn sách hướng dẫn du lịch. Nó trở thành một biểu
tượng, một thứ mà bạn phải ăn khi đến Việt Nam. Thậm chí, nếu có một
cuộc khảo sát khi đó thì cam đoan tất cả đều sẽ nói họ đến Việt Nam và
thích ăn phở. Nhưng dường như tất cả mọi chuyện vừa mới thay đổi chỉ
trong 1-2 năm trở lại đây. Khi tất cả những gì khiến người nước ngoài
nói đến ẩm thực Việt Nam là bánh mì. Bánh mì ở khắp mọi nơi, ở trên các
mặt báo, ở các bài trải nghiệm du lịch của các food blogger. Ở Anh hay
Mỹ (và tất nhiên là nhiều nước phương Tây khác), những cửa hàng bánh mì
mọc lên như nấm với những cái tên như Bun mee, Banh mi My Tho (Mỹ) hay
Kêu, Banh Mi Bay, Banhmi11 (Anh). Ở Malay, có một thương hiệu bánh mì
mang tên Ô Bánh Mì và nó thực sự là một “cú nổ lớn” khi trở thành địa
điểm yêu thích của người Malay. Tại Thái Lan, có một xe bán bánh mì lưu
động ở khắp thành phố và nó trở thành cái tên được chú ý và săn đón
nhất. Yum Brands -Tập đoàn sở hữu KFC và Pizza Hut thậm chí đã mở ra một
tiệm bánh mì ở Texas và đặt tên thân thương là Banh Shop. David Farley -
cây viết về ẩm thực và du lịch của BBC đã hào phóng cho rằng: Bánh mì
Việt Nam ngon nhất thế giới! Còn Iamfoodblog - Blooger ẩm thực nổi tiếng
thẳng thừng tuyên bố: Tôi nghĩ rằng bánh mì là loại sandwich mà tôi mến
mộ nhất! Thật sự, thế giới đang phát cuồng bởi cơn sốt bánh mì, một sự
ám ảnh hoàn toàn mới và tất cả những gì người ta nghĩ đến bây giờ chỉ là
bánh mì mà thôi. Banh Shop, một cửa hàng của "ông lớn" Yum Brands. Banhmi11 - Cửa hàng bánh mì khá nổi tiếng tại Anh. Kêu! Tiệm bánh mì Việt tại London, Anh Quốc. Bun Mee - một cửa hàng bánh mì nổi tiếng ở Mỹ. Xe bán bánh mì Việt lưu động tại Bangkok. Bánh mì của Ô Bánh Mì! Cửa hàng bánh mì Việt nổi tiếng tại Malaysia. Tôi
không cảm thấy lạ khi người Tây mê mẩn bánh mì đến thế. Với nhiều sự
tương đồng với món sandwich (và tất cả chúng ta đều biết họ yêu món
sandwich như thế nào), thì bánh mì thực sự là môt làn gió mới nếu đặt
đứng cạnh những CubaSandwich hay Kebab hoặc những chiếc sandwich
footlong kiểu Mỹ dài khủng khiếp và đầy ự những rau diếp, bacon cùng vài
ba loại pho mát. Sự yêu thích bánh mì có thể giải thích bởi món ăn này
là kết quả của một cú va chạm hoàn hảo giữa ẩm thực phương Tây và tinh
túy của ẩm thực Việt, nó mang đầy đủ đặc điểm của một món ăn hiện đại mà
bất cứ người bận rộn nào cũng cần. Nó gần gũi với người phương Tây
nhưng cũng mang đầy hương vị cầu kỳ, tinh tế của châu Á. Ý
tôi là, các bạn thấy đấy, có ai lại không thích bánh mì cơ chứ? Tôi còn
nhớ ngày bé, sáng nào cũng được mẹ để lại cho 5-10 nghìn ăn sáng. Thế
là trong lúc bố mẹ đi vắng, tôi đạp xe ra con phố cạnh nhà mua bánh mì
ăn. Ngày ấy, một chiếc bánh mì tôi ăn chỉ có giá 5 nghìn, vỏ giòn rụm
còn nhân thì ngập những miếng xúc xích bì màu đỏ hồng tai tái. Hoặc đôi
khi, chỉ cần bánh mì với thứ bơ rẻ tiền nhàn nhạt và vài ba nắm ruốc
trải vào, thế là đủ để một đứa trẻ ăn uống đơn giản như tôi có thể thỏa
mãn. Và trời! Các bạn có nhớ cái tiếng đó không, tiếng lớp vỏ bánh mì vỡ
vụn ra trong miệng khi bạn cắn miếng đầu tiên. Nó là thứ âm thanh rộn
ràng và vui tươi nhất mà một món ăn có thể tạo ra. Rồi lớp ruột mềm mại
như một lớp đệm bên trong nữa, chúng được thấm đều bơ và nước thịt nên
lại càng đậm đà. Và làm sao chúng ta có thể bỏ qua phần nhân, phần nhân
mới thực sự là linh hồn của chiếc bánh. Thịt xá xíu, pa tê, giò chả hay
trứng rán, xúc xích bì,… mỗi hàng bánh mì lại có một cách riêng để khiến
phần nhân của mình trở nên đặc biệt. Chúng vừa béo ngậy, vừa đậm đà,
vừa đầy hương vị như một khu rừng. Rồi cuối cùng là một chút vị thanh
chua của dưa góp và chỉ với vài sợi rau thơm, cả chiếc bánh đã ngào ngạt
hương vị thảo mộc, tất cả quyện vào với lớp vỏ thần kỳ và đó, chúng ta
có một thiên đường vị mặn, ngọt, giòn, dai, mềm, một thiên đường của tất
cả các hương vị trên trần thế. Chúng
ta đã có phở “mở đường” cho ẩm thực Việt Nam đến với quốc tế, đã có hủ
tiếu khiến cho ngay cả một gã đầu bếp được mệnh danh là “Ác quỷ” như
Gordon Ramsay cũng phải ngả mũ và thừa nhận là một trong những món ăn
ngon nhất ông từng ăn trong đời. Và bây giờ, chúng ta có bánh mì - hiện
tượng “sandwich” khiến cả thế giới phải sùng mộ. Điều tuyệt vời nhất, đó
là không chỉ món ăn trở nên nổi tiếng, mà còn cả một nền văn hóa, phong
thái của cả một dân tộc thể hiện trong đó cũng được truyền tay nhau qua
một món ăn giản dị. Con đường ngắn nhất để đến trái tim là qua dạ dày.
Vậy nên, đôi khi, chẳng cần một chiến dịch gì to tát, chẳng cần một cái
gì đấy hoành tráng, chỉ một chiếc bánh cũng đủ để kéo bạn bè thế giới
gần hơn với chúng ta rồi.
NGUỒN : Bánh mì Việt Nam - Cơn sốt mới của ẩm thực đường phố ... |
||||||||||||||||
mk
|
||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 29/Jan/2015 lúc 5:40am | |||||||||||||||
On Thursday, January 15, 2015 2:52 AM, Báo Mỹ đặt câu hỏi:Vì sao nên ăn nhiều món Việt hơn nữa?Dân trí Tác giả đảm bảo với người đọc rằng món Việt không hề xa lạ, không hề khó ăn, không bao giờ đắt và đặc biệt tốt cho sức khỏe (tác giả cho rằng món Trung Quốc sử dụng quá nhiều dầu mỡ, còn món Thái hay dùng đường, đều khiến người ăn dễ bị ngấy).Tờ
The Atlantic (Mỹ) vừa đăng tải một bài viết về ẩm thực dưới góc nhìn
kinh tế, tư vấn làm sao để độc giả mỗi lần ra ngoài dùng bữa là một lần
hài lòng, mãn nguyện. Trong đó, món Việt được coi là một lựa chọn không
bao giờ làm thất vọng thực khách. Bài báo có tên “Những nguyên tắc của
một chuyên gia kinh tế khi đi ăn ngoài tiệm”. Bài báo đưa ra nhiều lý do
thuyết phục để trả lời cho câu hỏi, vì sao nên ăn món Việt nhiều hơn
nữa? Trong
đó, chuyên gia kinh tế đã có thâm niên 30 năm làm việc trong nghề -
Tyler Cowen - đã vận dụng những kiến thức kinh tế học của mình để tư vấn
cho độc giả cách có những bữa ăn ngoài tiệm thật ưng ý. Theo
Cowen, mỗi bữa ăn dở tệ ngoài tiệm là một lần phá hỏng niềm vui trong
cuộc sống, là một lần lãng phí cơ hội được tận hưởng sự sung sướng của
vị giác, thậm chí còn khiến người ta đánh mất thiện cảm đối với một nền
văn hóa (nếu đang thưởng thức ẩm thức của một quốc gia khác). Trong
bài viết khá dài của mình, tác giả Tyler Cowen đã nhắc nhiều tới ẩm
thực Việt, xin trích dẫn những phần chính yếu dưới đây: Ẩm thực Việt không thể bị bắt chước Ẩm
thực của một số nước Đông Nam Á khá phổ biến tại Mỹ, nhưng theo Cowen,
hương vị nguyên bản của những món này đang dần mất đi và không còn gây
ấn tượng mạnh đối với thực khách như trước. Nguyên nhân là bởi những
quán ăn bình dân này đang dần thỏa hiệp về nguyên liệu và cách chế biến,
khiến chất lượng ẩm thực sụt giảm. Đúng
lúc này, ẩm thực Việt bắt đầu nổi lên, muộn hơn nhưng sáng chói hơn, và
nhanh chóng trở thành điểm nhấn chủ đạo của ẩm thực Đông Nam Á tại Mỹ.
Không như ẩm thực một số nước Đông Nam Á khác, ẩm thực Việt cho tới giờ
vẫn chưa quá phổ biến tại Mỹ. Đối với người Mỹ, món Việt vẫn là một ẩn
số đang dần được khám phá. Trước
nhu cầu ngày càng lớn của người dân Mỹ đối với ẩm thực Việt, ngày càng
nhiều cửa hàng phục vụ món Việt mở ra trên khắp nước Mỹ, do những người
gốc Việt làm chủ quán. Ẩm thực Việt không hề đối lập với gu ẩm thực của
đông đảo người dân Mỹ. Do có chút ảnh hưởng của ẩm thực Pháp nên ẩm thực
Việt càng dễ được ưa chuộng. Theo
Cowen, ẩm thực của một số nước Châu Á từng rất nổi tiếng tại Mỹ suốt
nhiều thập niên, nhưng càng về sau càng ít được ưa chuộng, bởi họ mở
rộng kinh doanh, nấu nướng đại trà, chất lượng ẩm thực đi xuống và dần
đánh mất tên tuổi. Nhưng đối với món Việt, vì vẫn chưa xuất hiện “nhan
nhản”, nên cho tới giờ vẫn chưa bị bão hòa. Cowen
lý giải, món Việt sử dụng quá đa dạng các loại gia vị, nước sốt, thảo
mộc… nên nếu không phải một người Việt thực thụ và am hiểu về nấu nướng,
sẽ không thể nào chế biến nổi. Đối
với những người hay dùng bữa ở ngoài, tác giả Cowen khuyên nên thường
xuyên ghé qua những quán ăn của người Việt và hãy ăn nhiều món Việt hơn
nữa. Tác
giả đảm bảo với người đọc rằng món Việt không hề xa lạ, không hề khó
ăn, không bao giờ đắt và đặc biệt tốt cho sức khỏe (Cowen cho rằng món
Trung Quốc sử dụng quá nhiều dầu mỡ, còn món Thái hay dùng đường, đều
khiến người ăn dễ bị ngấy). Một
điểm thú vị mà Cowen nhắc nhở độc giả, đó là những chiếc lọ nhỏ đựng
các loại gia vị trong quán ăn của người Việt: “Bạn không cần biết tên
từng loại gia vị (vì các loại gia vị của Việt Nam rất khó phân biệt),
nhưng hãy nhờ những người phục vụ hướng dẫn cách nêm nếm, bởi món Việt
sẽ ngon hơn hẳn khi được kết hợp với đúng loại gia vị”. Quán siêu nhỏ nhưng món tuyệt ngon Theo
Cowen, những quán ăn nhỏ của người nhập cư chính là thiên đường sáng
tạo cho những đầu bếp “tài năng ẩn dật”. Họ rất có tài nấu nướng nhưng
buộc phải khởi nghiệp từ những quán nhỏ để rồi sau đó nâng cấp dần dần
cửa tiệm của mình. Những
chuyên gia phê bình ẩm thực không bao giờ biết tới những đầu bếp này,
không bao giờ ghé qua những cửa tiệm vô danh này để viết bài bình luận
hoặc chấm sao, vì vậy, những cửa tiệm này hoàn toàn chẳng có danh tiếng
gì, khiến thực khách thoạt tiên tưởng chẳng có gì ấn tượng, nhưng những
gì họ nhận được khi món dọn ra bàn sẽ làm thay đổi suy nghĩ ban đầu. Chính
tại những quán ăn nhỏ và vô danh như vậy, thực khách sẽ được phục vụ
những món ăn lạ lẫm, ngon miệng và mang đặc trưng riêng có. Những cửa
tiệm sang trọng khi phục vụ những món ăn như vậy chắc chắn thường khiến
chiếc ví của thực khách “mỏng đi trông thấy” sau khi xong bữa. Đối với
những tiệm nhỏ, món ăn được phục vụ tuyệt ngon mà thực khách sẽ không
phải “xót ruột” lúc rút ví trả tiền. Muốn
thưởng thức ẩm thực chính hiệu của một quốc gia nào đó ngay trên đất
Mỹ, không gì bằng thưởng thức món ăn do chính người dân nước đó nấu.
Những người nhập cư này thường không có nhiều vốn để mở quán, họ khởi
nghiệp từ những quán nhỏ, những chiếc xe đẩy bán đồ ăn di động. Cowen
khuyên độc giả của mình chớ ngại bước lại mua đồ ăn khi nhìn thấy một
xe đẩy di động bán “banh mi Viet”, bởi đó chính là một trong những ví dụ
kinh điển nhất của “quán siêu nhỏ nhưng món tuyệt ngon”. Bích Ngọc Theo The Atlantic |
||||||||||||||||
mk
|
||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 18/May/2015 lúc 5:23pm | |||||||||||||||
Vẻ đẹp không tin nổi của một dòng sông Kiệt tác thiên
nhiên có một không hai trên thế giới chính là dòng sông Cona Cristales
thuộc khu bảo tồn quốc gia Macarena của đất nước Colombia. Người ta gọi nó với cái tên “dòng sông chảy từ thiên đường”, “dòng sông huyền thoại” hay “chốn ngâm mình của thần tiên”. Có chiều dài 100 km và cũng không quá rộng, dòng sông đã được một nhà thám hiểm khám phá từ năm 1980. Dòng sông càng trở nên siêu thực trong thời điểm giao thoa giữa mùa mưa và mùa thu. Lúc này, mực nước tại sông vừa phải giúp cho mặt trời soi tỏa, sưởi ấm đến đáy sông. Đây là thời điểm thuận lợi tạo điều kiện cho những loài thủy sinh phát triển rực rỡ, hoàn hảo nhất. Trước đó, đáy sông chỉ giống như một chiếc phản đá khổng lồ, với màu xanh rêu cũ kĩ, u buồn. Bí ẩn của dòng sông Cona Cristales nằm ở chính loài cây có tên macarenia. Chính “cây thần” này đã biến một dòng sông đơn điệu, u buồn thành chốn lung linh, vô thực. Từ màu xanh lá cây
chuyển sang màu đỏ tươi, vàng cam rồi nâu sậm, nổi lên trên nền vàng của
cát kết hợp với những mảng tối từ những hốc đá, đã tạo nên một bức
tranh sống động mà không nơi nào có được. Đường đến dòng sông
không thuận lợi, người ta phải đi xe đạp, cưỡi ngựa hoặc đi bộ để tới.
Tuy nhiên, vẻ đẹp khó cưỡng của Cona Cristales khiến người hiếu kỳ không
nản lòng. Hàng năm, từ tháng 7
đến tháng 12 người ta ùn ùn kéo nhau đổ về Cona Cristales với mong ước
được một lần ngâm mình dưới dòng “sông tiên”. Nhằm bảo vệ dòng sông, ban quản lý khu bảo tồn không cho phép du khách qua đêm và nấu nướng bên dòng sông. Lượng người tới đây đông tới mức chính quyền sở tại và quản lý trực tiếp khu bảo tồn phải đóng cửa trong mấy năm. Du khách không chỉ bị hấp dẫn bởi màu sắc, mà còn bởi cả địa chất nơi đây. Những tảng đá bên sông có niên đại 1,2 tỷ năm, được coi là lâu đời nhất trên thế giới. Đây là vùng trầm tích của Shield Guaiana. Di sản này đang được bảo tồn, gìn giữ nghiêm Vẻ đẹp không tin nổi của một dòng sông Vẻ đẹp không tin nổi của một dòng sông Vẻ đẹp không tin nổi của một dòng sông
Vẻ đẹp không tin nổi của một dòng sông Vẻ đẹp không tin nổi của một dòng sông Vẻ đẹp không tin nổi của một dòng sông |
||||||||||||||||
mk
|
||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||
<< phần trước Trang of 34 |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |