Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Tâm Tình | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình |
Chủ đề: Vườn TÂM LINH | |
<< phần trước Trang of 9 |
Người gởi | Nội dung | |||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 31/Mar/2015 lúc 9:08pm | |||
|
||||
mk
|
||||
IP Logged | ||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 05/Apr/2015 lúc 6:35pm | |||
Nhưng qui luật tự nhiên Trong cuộc sống
1.Luật cân bằng:
Luật cân bằng là luật quan trọng nhất
trong các quy luật của cuộc sống. Nó là nền tảng của tất cả các quy luật khác.
Luật này chi phối tất cả mọi sự vật hiện tượng trên trái đất và vũ trụ kể cả
con người và các hiện tượng liên quan đến đời sống con người. Nhờ luật cân bằng
mà vạn vật, trái đất, vũ trụ được giữ ở trạng thái cân bằng và không bị xảy ra
tình trạng hỗn loạn.
Mọi người ai cũng
mơ hồ cảm nhận được luật cân bằng những không diễn giải được nó ra một cách rõ
ràng. Ví dụ khi ta nghe một người nói: Ông trời công bằng lắm… hay …được cái
này, mất cái kia… đó chính là lúc mọi người đang nói đến Luật cân bằng.
Luật cân bằng còn
có các tên gọi khác là luật quân bình, luật toàn không. Người Trung Hoa đã khám
phá ra quy luật này từ hàng nghìn năm nay, nó được gọi dưới tên là Luật âm
dương hay Kinh dịch.
Tuy nhiên Luật âm
dương và Kinh dich bị giải thích một cách rất khó hiểu và huyền bí. Trong bài
viết này tôi sẽ cố gắng giải thích luật cân bằng một cách dễ hiểu nhât. Hiểu
một cách căn bản nhất luật cân bằng được phát biểu như sau:
1. Bất cứ một sự
vật hiện tượng nào đều có 2 phần. Một phần dương và một phần là âm. Ví dụ ngày
là dương và đêm là âm. Trong suốt cuộc đời của bất cứ sự vật hiện tượng nào 2
phần âm dương này thay phiên nhau tồn tại. Ví dụ hết ngày rồi đến đêm rồi lại
đến ngày…Không bao giờ chỉ có một phần dương hay một phần âm tồn tại trong suốt
cuộc đời của một vật.
2. Trong đời sống
của một vật, nếu coi các lần xuất hiện của những phần dương là những số dương,
nếu coi các lần xuất hiện của những phần âm là những số âm. Thì tổng của tất cả
số dương và số âm trong suốt cuộc đời của một vật (sự vât hay hiện tượng) phải
bằng không. Nói cách khác tổng của tất cả các số dương phải bằng với tổng của
tất cả số âm.
3. Việc tổng của
tất cả các số dương cộng với tổng của tất cả các số âm trong suốt cuộc đời một
vật phải bằng không chính là luật cần bằng. Đây là điêu kiện để tất cả mọi vật
được gìn giữ ở trạng thái cân bằng. Nếu không thỏa mãn điều kiện này thì moi
vật sẽ rơi vào trạng thái hỗn độn, điều mà không có trên thực tế. Không bao giờ
chỉ có dương mà không có âm, hay ngược lại chi có âm mà không có dương. Cũng giống
như không bao giờ chỉ có lạnh mà không có nóng, chỉ ngày mà không có đêm, chỉ
có hạnh phúc mà không có đau khổ…
2.Luật tuần hoàn:
Diễn giải nôm na, luật tuần hoàn được
phát biểu như sau: cuộc đời của một con người là môt chuỗi tuần hoàn gồm những
giai đoạn hạnh phúc và đau khổ kế tiếp nhau. Hết giai đoạn đau khổ thì đến giai
đoạn hạnh phúc. Sau đó lại đến một giai đoạn đau khổ mới và một giai đoạn hanh
phúc mới. Như vậy, theo quy luật này không ai là hạnh phúc mãi mà cũng không ai
phải chịu đau khổ mãi.
3.Nguyên lý cho và nhận:
Những thứ ta nhận được từ cuộc đời tương
ứng với những thứ ta cho đi trong cuộc đời. Ta càng cho cuộc đời nhiều bao
nhiêu, ta càng nhận được từ cuộc đời nhiều bấy nhiêu.
4.Luật trả giá và đền đáp:
Dần dà trong cuộc đời, mỗi người sẽ
phải trả giá một cách đầy đủ cho từng lỗi lầm và từng hành động sai trái của
mình, và sẽ được đền đáp một cách xứng đáng cho mọi cố gắng và mọi việc làm tốt
đẹp của mình.
5.Luật thử thách:
Những khó khăn, nghịch cảnh, những thất
bại, đau buồn là những thử thách giúp những kẻ biết vượt qua trở nên mạnh hơn.
6.Luật bù trừ:
Ở trên đời này, hễ được cái này thì sẽ
mất một cái khác, và hễ mất một cái này sẽ được một cái khác. Mỗi cái lợi luôn đi
kèm với một cái hại tương ứng và ngược lại mỗi cái hại luôn luôn đi kèm với một
cái lợi tương ứng. Đó là luật bù trừ hay là luật đánh đổi.
7.Luật cộng sinh:
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài
vật, cây, con người hay một tổ chức) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai đều
sinh lợi (cộng sinh) cho nhau. Nếu một mối quan hệ chỉ có lợi cho một bên còn
bên kia chỉ có hại thì mối quan hệ đó sẽ không tồn tại được lâu dài. Đó là luật
cộng sinh.
8.Luật hấp dẫn:
Người xưa diễn giải luật này là đồng
thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, hay "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã".
Những tính cách giống nhau sẽ thu hút và tìm đến với nhau. Một khía cạnh quan
trọng khác của luật hấp dẫn là khi một ý nghĩ được nung nấu, nó sẽ có khả năng
hấp dẫn các phương cách để biến ý nghĩ đó thành hiện thực.
9.Luật vạn vật đồng nhất:
Luật vạn vật đồng nhất phát biểu như
sau: Những quy luật nào đúng với trời đất, với vạn vật thì những quy luật đó cũng
đúng với con người, với cuôc đời hay các mối quan hệ của con người.
10.Luật cường độ giảm dần
theo thời gian:
Luật cường độ giảm dần theo thời gian
phát biểu như sau: Một hạnh phúc cho dù lớn đến đâu thì ngày hôm sau cũng bớt cảm
thấy hạnh phúc đi rồi. Một đau khổ cho dù lớn đến mức nào thì ngày hôm sau đau
khổ đó cũng được cảm thấy dịu bớt đi.
11.Luật tự kỷ ám thị:
Nếu một ý nghĩ được lặp đi lặp lại
nhiều lần trong một khoảng thời gian dài thì cho đến một lúc nào đó ta sẽ tin ý
nghĩ đó là thật. Đây là công cụ mạnh của quảng cáo và ta cũng có thể tận dụng
quy luật này để có được những suy nghĩ tích cực và để rèn cho mình những đức
tính mà mình chưa có.
12.Luật về sức mạnh của
thói quen:
Những suy nghĩ hay hành vi được lặp đi
lặp lại lâu ngày sẽ trở thành thói quen và thói quen sẽ trở thành một phần
trong tính cách. Đây là công cụ mạnh để rèn luyện những tính cách mình muốn có.
13.Luật thích nghi:
Con người là động vật lạ lùng. Sướng
bao nhiêu đối với nó là chưa đủ, nhưng khổ bao nhiêu nó cũng chịu được. Con người
được ban cho khả năng thích nghi với nhiều điều kiện hoàn cảnh. Và để tồn tại
và phát triển, con người (hay bất cứ vật nào) cần phải biết thích nghi với điều
kiện hoàn cảnh và môi trường xung quanh.
14.Luật về sự tương tác
Khi vật A tác động vào vật B một lực
thì vật A sẽ nhận được một lực tác động ngược lại đúng bằng lực mà vật A đã tác
động vào vật B. Trong quan hệ giữa con người với con người, khi ta làm cho ai đau
đớn, ta sẽ nhận được sự đau đớn đúng bằng vậy. Và ngươc lại, khi ta làm cho ai
hạnh phúc, chính bản thân ta sẽ nhận được một hạnh phúc đúng bằng hạnh phúc ta đã
ban ra.
15. Quy luật hạt giống :
Để có được một cái cây cao to thì trước
tiên bạn phải gieo hạt giống đó và phải có thời gian chăm sóc nó lớn lên. Điều
này có nghĩa là đừng bao giờ vội vã hãy tuân thủ theo quy luật của nó, hãy kiên
nhẫn và nổ lực thì mới có kết quả tốt nhất.Khi hiểu được "Qui luật của hạt
giống", chúng ta sẽ không cảm thấy thất vọng, bế tắc khi phải đối mặt với
những thất bại. Hãy học cách kiên nhẫn và chai lì với những thất bại trên đường
dài tìm kiếm những thành công.
16. Quy luật của sự kiên trì:
Bạn thử để ý đến bộ rễ tre xem, nếu
tình từ ngày gieo hạt thì phải mất 4 năm mới có được một bộ rễ xum xuê. Khi bạn
kiên trì đối mặt với khó khăn và thử thách, bạn đã chứng minh cho bản thân mình
và cho những người xung quanh thấy rằng bạn có sự tự chủ và tính kỷ luật tự
giác vốn vô cùng cần thiết để đạt được bất kỳ thành công nào. Bài kiểm tra thực
sự của cuộc sống chính là sự kiên trì.
17. Quy luật của sự tiến bộ:
Hồi nhỏ lúc bạn khoảng 2, 3 tuổi, bạn
thường chơi banh với ông bà, cha mẹ. Và bạn chiến thắng một cách dễ dàng. Lớn
lên tí nữa bạn chơi banh với những đứa bạn cùng lứa với mình và bạn cũng chiến
thắng vì bạn đã có vài kinh nghiệm. Sau đó bạn được chơi banh cho đội tuyển. Và
thông điệp của quy luật này chính là : "Nếu bạn muốn có nhiều hơn thì bạn
phải trở nên xứng đáng hơn".
18. Quy luật nhân quả: Mọi việc xảy ra trong cuộc sống đều bắt nguồn từ một lý do cụ thể. thành tựu, của cải, hạnh phúc, sự thịnh vượng và thành công trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh đều là hệ quả trực tiếp hay gián tiếp hoặc là kết quả của những hành động cụ thể. Điều này có nghĩa rằng bạn có thể đạt được thành quả như mong muốn nếu bạn nhận diện được mục tiêu rõ ràng. Nếu nỗ lực tìm hiểu và học hỏi sự thành công từ những người đi trước, chắc chắn bạn sẽ đạt được thành công tương tự. Thành công không phải là ngẫu nhiên. Cái gì cũng có nguyên nhân của nó "gieo nhân nào gặt quả ấy". Đừng vội kết luận khi chưa biết rõ nguyên nhân. 19. Quy luật của sự hấp dẫn và cộng hưởng
Có nghĩa là bạn phải bỏ công tập
trung, công mở ra. Khi hai người có trường năng lượng như nhau thì sẽ tạo ra sức
mạnh rất lớn hơn là cộng 2 người lại khi làm việc độc lập.
20. Quy luật của những con sóng: ST |
||||
mk
|
||||
IP Logged | ||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 20/Apr/2015 lúc 8:12pm | |||
CHUYỆN Ở ĐỜI... Một con tàu du lịch gặp nạn trên biển, trên
thuyền có một đôi vợ chồng rất khó khăn mới lên đến trước mũi thuyền cứu
hộ, trên thuyền cứu hộ chỉ còn thừa duy nhất 1 chỗ ngồi. Lúc này, người đàn ông để vợ mình ở lại, còn bản thân nhảy lên thuyền cứu hộ. Người phụ nữ đứng trên con thuyền sắp chìm, hét lên với người đàn ông một câu………….. Kể đến đây, thầy giáo hỏi học sinh: “Các em đoán xem, người phụ nữ sẽ hét lên câu gì?” Tất cả học sinh phẫn nộ, nói rằng: “Em hận anh, em đã nhìn nhầm người rồi.”
Lúc này thầy giáo chú ý đến một cậu học sinh mãi vẫn không trả lời,
liền hỏi cậu bé. Cậu học sinh nói: “Thầy ơi, em nghĩ người phụ nữ sẽ
nói: Chăm sóc tốt con của chúng ta anh nhé!” Thầy giáo ngạc nhiên hỏi: “Em nghe qua câu chuyện này rồi ư?” Học sinh lắc đầu: “Chưa ạ, nhưng mà mẹ em trước khi mất cũng nói với bố em như vậy.” Thầy giáo xúc động: “Trả lời rất đúng.”
Người đàn ông được cứu sống trở về quê hương, một mình nuôi con gái
trưởng thành. Nhiều năm sau, anh ta mắc bệnh qua đời, người con gái lúc
sắp xếp kỷ vật, phát hiện quyển nhật ký của bố. Hóa ra, lúc mẹ và bố
ngồi trên chiếc tàu ấy, người mẹ đã mắc bệnh nan y, trong giây phút
quyết định, người chồng đã dành lấy cơ hội sống duy nhất về phần mình.
Trong nhật ký viết rằng : “Anh ước gì anh và em có thể cùng nhau chìm
xuống đáy biển, nhưng anh không thể. Vì con gái chúng ta, anh chỉ có thể
để em một mình ngủ giấc ngủ dài dưới đáy đại dương sâu thẳm. Anh xin
lỗi.” Kể xong câu chuyện, phòng học trở nên im ắng, các em học
sinh đã hiểu được ý nghĩa câu chuyện này: Thiện và ác trên thế gian, có
lúc lắm mối rối bời, khó lòng phân biệt, bởi vậy đừng nên dễ dàng nhận
định người khác. Người thích chủ động thanh toán tiền, không phải bởi vì người ta dư dả, mà là người ta xem trọng tình bạn hơn tiền bạc.
Trong công việc, người tình nguyện nhận nhiều việc về mình, không phải
bởi vì người ta ngốc, mà là người ta hiểu được ý nghĩa trách nhiệm. Sau khi cãi nhau người xin lỗi trước, không phải bởi vì người ta sai, mà là người ta hiểu được trân trọng người bên cạnh mình. Người tình nguyện giúp đỡ người khác, không phải vì nợ người đó cái gì, mà là vì người ta xem người đó là bạn. |
||||
mk
|
||||
IP Logged | ||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 22/Apr/2015 lúc 10:20pm | |||
17 câu hỏi và trả lời của bà Dipa Ma về hành Thiền Minh Sátby thayvabietCác câu hỏi và lời giải đáp sau đây được ghi chép lại trong các cuộc phỏng vấn với Dipa Ma tại Ấn độ vào những năm của thập niên 1970 và tại Hội Thiền Minh Sát (Insight Meditation Society) vào những năm của thập niên 1980. 1- Tôi phải tập Thiền Minh Sát (Vip***ana) như thế nào? -- Ngồi thẳng lưng. Nhắm mắt lại và theo dõi sự phồng lên và sự xẹp xuống của bụng, trong khi bạn đang thở. Hãy cảm nhận hơi thở. Khi theo dõi hơi thở vào và hơi thở ra, hãy tự hỏi, "Hơi thở chạm vào chỗ nào?"Phải đặt tâm ý vào chỗ chạm đó mà thôi. Bạn chẳng phải làm gì với hơi thở, mà chỉ cảm thấy nơi hơi thở chạm. Nếu hơi thở nặng nề, cứ để nó nặng nề. Nếu hơi thở ngắn, cứ dể nó ngắn. Nếu nó tế nhị, cứ để nó tế nhị. Chỉ cần cảm nhận nó thôi. Khi tâm ý bạn đi vẩn vơ, hãy để ý đến việc đó và tự nói với bạn, "Suy nghĩ", rồi trở lại với sự phồng lên và xẹp xuống của hơi thở. Nếu bạn cảm thấy có một cảm giác ở chỗ nào khác, thí dụ như nhức ở chơn, thì liền đưa tâm ý bạn đến chỗ nhức và ghi nhận, "Nhức". Khi cơn nhức bớt dần hoặc hết nhức, thì bạn lại quay lại theo dõi chỗ chạm của hơi thở. Nếu có sự xao động đến, ghi nhận rằng "Xao động". Nếu bạn nghe một tiếng động, hãy tự nói với bạn, "Nghe, Nghe", rồi cũng trở lại với cảm giác về hơi thở. Nếu nhớ đến việc gì, thì hãy ghi nhận "Nhớ". Bất cứ việc gì bạn thấy, bất cứ sự gì đến trong tâm, chỉ cần biết đến sự việc đó. Nếu bạn thấy có hình ảnh hay ánh sáng, chỉ cần ghi nhận "Thấy" hoặc "Ánh sáng". Chẳng cần giữ chúng lại, hay bắt chúng ở lại. Chỉ cần quan sát chúng mà thôi. Trong Thiền Minh sát bạn phải quan sát sự phồng lên và xẹp xuống của hơi thở và các hiện tượng khởi lên trong tâm và trên thân. Do đó, có việc dời tâm đi từ các cảm giác đã nhận, cảm giác thích thú, hay đau đớn, đến các ý tưởng khác nữa. Bất cứ có điều gì đang xảy ra, cũng đều được ghi nhận, rồi điều ấy qua đi, và có điều khác lại đến. Theo cách đó, sự tu tập Thiền Minh sát là một phương pháp quan sát. Tất cả sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý; tâm ý là căn thứ sáu) sẽ khởi lên. Bạn chỉ cần quan sát khi chúng khởi lên, rồi chúng lại qua đi, thì bạn liền trở về với cảm giác nơi hơi thở. Bất cứ điều gì bạn thấy, bất cứ điều gì khởi lên trong tâm, bạn chỉ cần biết rõ nó, ý thức được nó, mà thôi. 2- Mục đích của Thiền Minh sát là gì? -- Mục đích của Thiền Minh sát là để diệt trừ Mười Kết sử; các kết sử nầy là những nút thắt gút, hay là chướng ngại trong tâm bạn. Từ từ, từ từ, do sự quán sát mỗi phút giây với sự tỉnh thức, bạn sẽ cởi mở hết các nút thắt buộc đó ra. Mười Kết sử đó là: ngã kiến (ý kiến sai lầm cho rằng có cái "ta" riêng biệt, cái tự ngã), nghi ngờ, giới cấm thủ (tuân theo các nghi lễ ngoại đạo và dị đoan), tham, sân, sắc ái, vô sắc ái, kiêu mạn, trạo cử và vô minh. Vào mỗi giai đoạn của sự giác ngộ, chầm chậm và từng cái một, các kết sử lần lượt tiêu mất, cho đến quả vị của giai đoạn thứ tư, bậc A la hán, thì tất cả mười kết sử mới tận diệt. Các kết sử có liên hệ đến sự tái sanh, cũng giống như chất dầu làm cháy ngọn đèn. Các kết sử cũng như là chất dầu trong tâm của bạn. Khi dầu cạn lần lần, ánh sáng ở ngọn đèn cũng lu mờ lần lần. Sau cùng khi dầu cạn hết thì ánh sáng cũng tắt mất. Một khi các kết sử được tận diệt, vòng tái sanh luân hồi cũng chấm dứt. Vào thời điểm nầy, bạn có thể hiểu được rằng sự sanh ra và tái sanh đang nằm trong tay của bạn. 3- Tôi phải làm gì khi bị ngủ gục trong lúc ngồi thiền? -- Ngủ gục chẳng hại gì cả. Các thiền giả cũng ngủ như thế, gọi là "thiền miên"(giấc ngủ thiền). Ðiều đó thường xảy ra. Ðừng lo ngại về điều đó. Khi tôi mới bắt đầu thiền quán, tôi thường khóc luôn, bởi vì tôi muốn nỗ lực theo đúng các lời chỉ dạy một cách thật nhiệt tâm, nhưng tôi chẳng thể làm được, bởi tôi buồn ngủ quá. Tôi cũng chẳng đứng thẳng lên và đi thiền hành cho đàng hoàng, vì tôi buồn ngủ quá. Trước kia, trong năm năm, tôi đã cố gắng để ngủ mà chẳng ngủ được. Và nay, ở đây, tôi đang cố gắng để tập thiền, thì sự buồn ngủ lại cản trở tôi. Tôi đã tận dụng tất cả năng lực của tôi để xua đuổi cơn buồn ngủ, nhưng tôi chẳng thể làm được thế. Rồi một hôm, đùng một cái, tôi đạt đến trạng thái mà sự buồn ngủ biến đi đâu mất; và rồi cơn buồn ngủ cũng chẳng đến với tôi, ngay cả khi tôi ngồi thiền hằng mấy giờ. 4- Có phải nghiệp (karma) giống như sổ kết toán được cất giữ lại hay không? Nếu phải, thì cất nó ở đâu? -- Mỗi người đều có một bánh xe nghiệp (nghiệp luân). Nghiệp đó nằm ngay trong tay của bạn; chẳng ai khác cất giữ nó cả. Mỗi khi bạn hành động, nghiệp được gom cất lại. Nghiệp trôi theo dòng ý thức. Ngày bạn sanh ra, nghiệp cùng đến với bạn. Những kẻ khác chỉ có thể trỏ đường đi cho bạn, chớ họ chẳng thể sửa đổi nghiệp của chính bạn. Chẳng một ai có thể lấy nghiệp của người khác. Chính bạn, bạn phải làm việc đó. Bởi do nghiệp mà có người tu tập tiến bộ nhanh, có người tiến bộ chậm. Vài kẻ bị đau nhức nhiều, có người thì không. 5- Nếu chẳng có linh hồn, thì ai thấy, nghe, và biết? -- Trí huệ. 6- Phải làm gì khi năng lực và cố gắng xưống thấp? -- Ðôi khi năng lực xuống thấp, có lúc nó lại lên cao. Ðôi khi sự cố gắng tụt xuống, có lúc nó lại trồi lên cao. Nhưng bạn chỉ cần ghi nhận trong tâm bạn rằng "năng lực thấp, cố gắng thấp". Nếu bạn ghi nhận nó khi nó đang thấp, tự nó tự nhiên điều chỉnh lại. Biết rõ mức "năng lực thấp", "năng lực cao" cho đến khi nào một năng lực trung bình hiện thấy ra. Ðiều nầy cần được làm một cách êm thắm, từ từ, và dịu dàng. Năng lực và cố gắng được điều chỉnh đúng mức khi ta ghi nhận chúng. Ta chẳng nên trở thành nạn nhơn của các năng lực. 7- Bà làm cách nào để thương mà đồng thời chẳng luyến ái ? -- Một thí dụ thật giản dị là nước. Chẳng luyến ái có nghĩa là bạn trôi trên mặt nước. Bạn chẳng lặn sạu dưới nước. Bạn thả mình trôi theo dòng mà chẳng chìm sâu xuống đáy nước. 8- Có đúng chăng, thiền giả phải ăn chay? -- Vấn đề ăn chay hay ăn mặn chẳng quan trọng. Ðiều quan trọng là tâm ý bên trong. Ngay cả khi bạn ăn chay với một tâm trạng ô nhiễm vì tham, sân hay si, thì bữa ăn chay của bạn trở thành ăn mặn. Ðó là lời Ðức Phật đã dạy. Nếu tâm ý bạn thoát khỏi tham, sân, thì bữa ăn mặn cũng hoá ra bạn đang ăn chay. Ðối với mỗi hành động -- thân, miệng, ý -- Ðức Phật đặt nặng nơi ý định. 9- Ðôi khi tôi cảm thấy quá chán nản và muốn tự sát. -- Sự chán nản đến mức suy nhược và ý muốn tự sát là những căn bịnh tâm thần. Ðôi khi nó lại xảy ra cả cho những thiền giả đã tu chứng thật cao nữa. Nên tập phát triển cho có được một viễn ảnh thật thực tiễn. Một mặt, bạn phải biết rõ hậu quả của việc tự sát: đó là một hành động chẳng cứu giúp bạn được gì trong nhiều kiếp sống liên tiếp; và mặt khác, hãy ráng nhớ, mạng sống con người là điều quí báu nhứt. Ðừng phung phí nó. Bạn nên gắng tập Thiền Minh sát và vui tươi lên. 10- Trí năng có quan trọng lắm trong sự tiến bộ thiền quán không? -- Không. Tôi chẳng có chút trí năng nào cả. Và trước kia, tôi chẳng hề biết đến thiền quán hay là các trạng thái của tâm thức. Tôi chỉ có lòng tin thành khẩn nơi đạo pháp. Tôi cảm thấy chắc có điều gì dành cho tôi ở đấy. Với lòng tin ấy, tôi bắt đầu tu tập. 11- Sự tỉnh thức có ích lợi gì ? -- Ðể tôi kể cho các bạn nghe một thí dụ. Nếu tôi bảo bạn, có một số châu báu được chôn dấu tại một nơi nào đó và tôi dục bạn đi lấy về, bạn sẽ rời nhà lên đường để đi đến đó. Dọc đường, bạn gặp một cuộc đánh lộn, bạn dừng lại xem một lát. Nhưng sau đó, bạn lại tiếp tục lên đường. Rồi bạn lại thấy một đám cưới đi ngang qua, kèn trống vang lên, bạn lại dừng bên đường để ngắm. Lát sau, bạn lại đi tiếp. Có thể bạn thấy một cuộc đua xe trên công lộ, bạn cũng đứng lại xem, một lát sau mới đi tiếp. Nếu bạn chẳng có tỉnh thức, bạn chẳng thể đi tới nơi chốn dấu châu báu mà tôi đã bảo đến lấy. Nhưng khi có sự tỉnh thức ở đấy rồi thì mặc dầu có những sự ngừng nghỉ hay cản trở, bạn chẳng hề lạc mất lối, và tiếp tục đi tới mãi. Sự tỉnh thức giúp bạn đạt tới mục tiêu. 12-
Các sự chuyển hoá quan trọng trong đời bà đã xảy ra trong khi tu tập
ráo riết hay là ngay trong cuộc sống hằng ngày theo đường lối thiền quán? -- Các sự chuyển hoá lớn xảy ra trong khi tu tập ráo riết. Rồi sau đấy, tôi vun bồi các sự thay đổi đó ngay trong đời sống hằng ngày. Các sự biến đổi ngày càng thâm sâu hơn, theo phương cách đó. 13- Các ưu phiền và sầu não của bà từ từ mất dạng hay đã nhanh chóng tiêu trừ như là một thành quả của sự giác ngộ? Lần lần tôi có thể cảm thấy chúng từ từ ra đi mất. Rồi sau đấy với sự thực tập thiền quán nhiều hơn, tôi phát triển được chút ít trí huệ, thì toàn bộ ưu não đều tiêu tán. 14- Ai có thể dạy thiền quán được? -- Cần có hai điều về việc giảng dạy Giáo pháp. Một là kiến thức và sự sáng trí. Còn điều kia là sự chứng đắc được đạo quả thứ nhứt hay đạo quả thứ nhì trong sự giác ngộ. (Sau đây là lời của Jack Kornfield đã nói rộng ra, dựa theo câu trả lời của Dipa Ma). Các ba la mật (đức tánh toàn thiện) cần có đủ, để xứng làm một vị thầy dạy thiền, rất khác với các ba la mật cần có để tu tập thiền định. Cả hai loại khả năng rất khác nhau về căn bản. Vài người có tiềm năng rất rộng trong việc thiền quán và đời sống tâm linh, trong khi những kẻ khác lại có khả năng rất tế nhị để truyền thông và giảng dạy. Hai hạng người đó đâu phải bó buộc là cùng một hạng như nhau. Tuy nhiên để giảng dạy, điều đáng mong ước là họ có đủ cả hai đức tánh: kinh nghiệm tốt và thâm sâu về đời sống tâm linh và khả năng trao truyền các kinh nghiệm đó cho người khác. 15- Ðiều gì tốt nhứt cần làm khi các dục vọng quá mạnh? -- Hãy quán tưởng và chiếu soi mạnh và trực tiếp vào các dục vọng. Hãy biết rằng chúng rất mạnh. Hãy cố gắng tìm hiểu chúng cho rõ ràng... Nhờ xuyên qua sự hiểu biết về các điều ham muốn của các giác quan khi các ham muốn đó vừa khởi lên, bạn có thể khắc phục được chúng. Bạn có thể sống trong cõi dục giới mà vẫn là một người Phật tử thuần thành, bởi vì bạn có thể đồng thời "xuất thế gian"được, với ý nghĩa là bạn chẳng để bị lôi kéo hay bị ràng buộc. 16- Sự hiểu biết căn bản của bà về đời sống có thay đổi chăng? -- Lối tôi nhìn đời đã thay đổi rất nhiều. Trước kia, tôi bám níu vào mọi sự việc; tôi rất chiếm hữu, tôi đòi muốn muôn vật. Nhưng nay, tôi như đang trôi bồng bềnh, chẳng bị vướng bận gì. Tôi đang sống ở đây, nhưng tôi chẳng ham muốn vật gì, tôi chẳng mong chiếm hữu bất cứ vật gì. Tôi đang sống, thế thôi. Thế là đủ rồi. 17- Tôi phải tập tâm từ bi như thế nào? -- (Các đoạn sau đây là sự kết hợp giữa những lời dạy của Dipa Ma đã được ghi âm, với các hồi tưởng của Michelle Levey về lời Dipa Ma đã dạy. Michelle Levey đã thực tập thiền quán về tâm từ bi trong hơn hai mươi năm. Các bạn có thể chọn, hoặc dùng suốt thời thiền toạ để quán về tâm từ bi, hoặc khởi đầu hay chấm dứt thời khoá với tâm từ bi. Sau cùng, năm giai đoạn, được kể ra sau đây, có thể phối hợp tập chung trong một thời khoá; nhưng khi mới bắt đầu tập, tưởng nên mỗi lần chỉ chiếu soi kỹ vào một giai đoạn mà thôi). a) Giai đoạn một. Giai đoạn đầu là phải thương ngay chính mình, là bạn thân với chính mình. Bắt đầu rải tâm từ bi đến cho mình. Bạn có thể dùng các câu nguyện sau đây, hay các tâm ảnh, để soi đường cho bạn trong việc làm phát khởi và hướng dẫn tâm từ bi của bạn: Nguyện tôi chẳng có kẻ thù. "Kẻ thù" có nghĩa là kẻ thù bên ngoài mà mình cũng làm kẻ thù cho chính mình nữa. Kẻ thù có thể thấy ở cảnh giới các cảm thọ, từ một chút bực bội cho đến sự sân hận mãnh liệt hoặc đối với mình hay đối với kẻ khác. Trong khi thầm niệm các câu trên, hãy nhìn vào trong tâm bạn thấy thật rõ ràng hình ảnh của chính bạn. Nếu chẳng thể dùng tâm nhãn như thế, thì cố nhớ lại bóng dáng bạn khi bạn soi gương. Nếu nhớ lại chẳng được hết, thì bạn cứ nhìn thẳng vào một bức ảnh còn mới của bạn cho đến khi nào bạn có thể thấy rõ bạn bằng mắt tâm. Lập lại các câu trên theo thứ tự. Nếu tâm đi vẩn vơ và đang quên mất một câu nào, thì nhẩm đọc lại ngay từ câu đầu. Ðem tâm quay về với mỗi câu nhiều lần như thế sẽ khiến cho định lực của bạn càng thâm sâu. Ðiều quan trọng là bạn phải bỏ rơi nghĩa chữ và cảm tưởng của bạn dính sau các chữ ấy, mà vẫn để trọn lời nguyện trong câu hướng dẫn bạn, cắm sâu bạn vào sự thực tập mà đi tới. Hãy nuôi dưỡng trong tâm trí cảm giác an lạc cùng hình ảnh của bạn và miên mật niệm các câu nguyện trong bao lâu mà thời khoá cho phép. Khi việc thực tập đã khá sâu, khi bạn cảm thấy bạn thật tình yêu chính bạn, khi bạn có thể lưu giữ vững trong tâm bạn hình ảnh rõ ràng của chính bạn, thời bấy giờ, nếu bạn muốn, hãy chuyển sang giai đoạn thứ hai, về cách rải tâm từ bi đến cho một người bạn lành. b) Giai đoạn hai. Dùng các câu nguyện cũ như trước, hướng tâm từ bi đến một người bạn lành hay đến vị thầy đã tỏ ra thân ái với bạn. Cũng như khi bạn đã rải tâm từ bi đến cho chính bạn, hãy nhìn lâu thật rõ hình ảnh của người thân trong tâm bạn và rải tâm từ bi đến cho người ấy: Nguyện cầu bạn chẳng có kẻ thù. Khi bạn cảm thấy rằng bạn thương người thân ấy cũng như bạn thương chính bạn vậy, hoặc khi bạn có lưu giữ tâm ảnh của người thân nơi tâm bạn thật lâu và thật rõ cùng với những câu cầu nguyện, thời nếu bạn muốn, bạn có thể chuyển sang giai đoạn thứ ba. c) Giai đoạn ba. Nhóm người kế tiếp để rải tâm từ bi được gọi là những người đang đau khổ -- bất cứ ai hoặc nhóm nào đang khổ sở. Trước đây, bạn lưu giữ vững trong tâm hình ảnh của mỗi một người, thì nay bạn hãy mở rộng nhãn quan để chiếu soi đến một nhóm đông người. Bắt đầu nhìn tâm ảnh của một nhóm người đang đau khổ. Rải tâm từ bi đến các người đó như bạn đã rải cho chính bạn và cho người thân: Nguyện cầu các bạn chẳng có kẻ thù. Nếu có những hình ảnh của các nhóm khác tự động khởi lên trong tâm bạn, ví dụ như những bịnh nhơn trong nhà thương, hoặc các nạn nhơn chiến tranh, thời cũng tốt vậy, bạn cứ hướng tâm từ bi đến với họ, làm như thế là thiền quán theo một đường lối linh động với một dòng các hình ảnh di động. Hãy tiếp tục niệm những câu nguyện trong khi cố gắng chú tâm càng nhiều đến các cảm giác về từ bi ẩn sau các chữ. Từ trên căn bản biết thương chính mình, bạn nhận ra rằng sự tự mình thương yêu mình chính là căn bản và chất nhiên liệu để nới rộng tình thương đến người khác. Vừa thương mình, bạn thương luôn người thân như thương chính bạn. Rồi bạn thương đến những người đang đau khổ, như bạn đã thương người thân của bạn, và thương người nầy cũng như bạn đã thương chính bạn. Với sự tập luyện miên mật, tất cả mọi nhóm đều được hoà hợp lại thành một nhóm duy nhứt.
d) Giai đoạn bốn. Trong giai đoạn thứ tư nầy, tâm từ bi và tâm bình đẳng được hoà chung nhau lại. Việc thực tập là lưu giữ trong tâm một ý nghĩa thật rộng rãi về mọi chúng sanh và rải tâm từ bi một cách đồng đều đến cho họ -- các bằng hữu, các người đau khổ, các người mà bạn dửng dưng, các ngưòi gây khó khăn cho bạn, và tất cả chúng sanh khắp nơi. Nguyện cầu mọi chúng sanh chẳng có kẻ thù. Muốn được như thế, hãy khiến tâm của bạn trở thành tâm từ bi, bằng cách chú ý và quan tâm nhứt về tình cảm của mình đối với sự từ bi. Các chữ, các câu nguyện, mà bạn dùng đã nhiều lần đến nay, chỉ là những mốc chỉ đường cho bạn hướng về các tình cảm đó. Hãy để tâm trí bạn trở nên từ bi và an trú nơi đấy với sự bình đẳng chẳng cho nghiêng riêng về một hướng nào cả. c) Giai đoạn năm. Giai đoạn cao điểm nhứt của sự quán chiếu tâm từ bi là phối hợp tất cả các giai đoạn lại, rồi chiếu rọi trong một lúc đến mỗi giai đoạn riêng biệt, vào suốt thời gian dành cho việc quán chiếu. Thực tập theo đường lối đó, sự quán tưởng trở nên như một buổi hoà tấu của tâm từ bi trong đó bạn khởi lên với chính bạn, rồi mở rộng ra, mở rộng thêm ra, mở rông mãi thêm ra, cho đến khi nào tâm bạn thật sự an trú trong bình đẳng tâm vô lượng và vô biên. Trích từ: Ngập Sâu Trong Ân Sủng Nguyên tác: Knee Deep In Grace
http://www.budsas.org/uni/u- Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 22/Apr/2015 lúc 10:29pm |
||||
mk
|
||||
IP Logged | ||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 26/Apr/2015 lúc 8:28pm | |||
Mời xem phim: Con Đường Giác Ngộ
|
||||
mk
|
||||
IP Logged | ||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 18/May/2015 lúc 5:13pm | |||
Quê
hương Đức Phật Thích Ca
vẫn yên bình sau trận động đất
ở Nepal
Theo Visiontimes
Hồng Liên tổng hợp
Lâm Tỳ Ni, Quê hương của Đức Phật Thích Ca vẫn yên bình sau trận động đất ở Nepal. Sau trận động đất kinh hoàng ngày 25/4 tại Nepal, nhiều di sản văn hóa nổi tiếng thế giới đã hoàn toàn bị phá hủy. Nhưng điều kỳ diệu là vùng đất Lâm Tỳ Ni, nơi được coi là quê hương của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, lại không hề bị ảnh hưởng. Lâm Tỳ Ni (Lumbini) được coi là một trong bốn vùng đất thiêng liêng gắn liền với đời sống của Đức Phật Thích Ca. Bên cạnh 1/Kushinagar – nơi Đức Phật nhập Niết Bàn, 2/Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya) – nơi Đức Phật thiền định 49 ngày dưới cây bồ đề và giác ngộ Phật Pháp, và 3/Sarnath – nơi đầu tiên Đức Phật giảng Pháp, 4/Lâm Tỳ Ni là nơi hoàng hậu Mayadevi sinh hạ thái tử Tất Đạt Đa, người sau này trở thành Phật Thích Ca Mâu Ni. Vùng đất thiêng Lâm Tỳ Ni nằm ở phía Tây Nam của Nepal, cách tâm chấn động đất khoảng 145 km. Là khu vực nông thôn tọa lạc dưới chân dãy núi Himalaya, Lâm Tỳ Ni vẫn còn lưu giữ nhiều ngôi chùa và đền thờ nổi tiếng, trong đó có đền thờ hoàng hậu Mayadevi, ao Puskarini, và phần còn sót lại của cung điện Ca Tỳ La Vệ xưa kia. Hai ngày sau
trận động đất kinh hoàng, một nhóm phóng viên đã
đến Lâm Tỳ Ni để đưa tin về thiệt hại tại đây.
Nhưng trước nỗi kinh ngạc của họ, Lâm Tỳ Ni vẫn
hoàn toàn yên bình như chưa hề có trận động đất
nào xảy ra. Nếu như trận động đất 7,9 độ Richter
khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng, nhiều di
tích lịch sử và các tòa nhà kiên cố sụp đổ, khắp
nơi là khung cảnh hoang tàn và tang thương,… thì
ngay tại Lâm Tỳ Ni, cuộc sống vẫn diễn ra yên ả,
thanh bình.
Các quán
hàng, cửa hiệu, và trạm xăng vẫn mở cửa đón
khách. Rất nhiều khách du lịch ngoại quốc – chủ
yếu là người Ấn Độ – đều có mặt tại đây. Theo
ông Batalla thuộc ban quản lý Lâm Tỳ Ni, sau khi
động đất xảy ra, nhóm quản lý đã đi kiểm tra tất
cả các công trình di sản văn hóa thế giới trong
thị trấn. Và thật kỳ diệu, không có bất cứ một
công trình nào bị hư hại.
Cho dù hàng ngàn năm lịch sử có thể bị phá hủy trong phút chốc, nhưng có lẽ những vùng đất linh thiêng nhất vẫn luôn được bảo vệ. Trong nỗi thương tiếc cho những di sản thế giới đang chìm trong đống đổ nát, chúng ta vẫn vui mừng trở lại với quê hương của tôn giáo và tín ngưỡng lâu đời nhất thế giới – Phật giáo. Cây bồ đề và ao Puskarini,
nơi hoàng hậu Mayadevi làm lễ nhúng nước trước
khi sinh Đức Phật (Ảnh: Wikipedia)
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 18/May/2015 lúc 5:17pm |
||||
mk
|
||||
IP Logged | ||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 07/Jun/2015 lúc 7:59pm | |||
Lưu giữ tro cốt ở Nhật Bản *** Quang cảnh bên ngoài ngôi đền lưu giữ tro cốt. Nhà
để tro cốt Ruriden thuộc ngôi đền Koukoko-ji, Nhật Bản, là nơi hết sức
hiện đại đang lưu giữ tro cốt của 2046 người đã mất. Những
bức tường ở nơi đây được ngăn thành rất nhiều ngăn, mỗi ngăn có đặt một
bức tượng Phật bằng pha lê và được chiếu sáng bằng đèn LED nhiều màu.
Đằng sau mỗi bức tượng là hũ đựng tro cốt của người đã khuất. Như có thể
thấy trong hình ảnh, màu sắc từ mỗi bức tượng được điều khiển một cách
có chủ đích, tạo nên "bức tranh" đầy màu sắc trên tường. Khi
thân nhân của người đã khuất vào viếng, họ sẽ mang IC card chứa mã PIN
để nhập vào hệ thống, khi đó bức tượng tại vị trí người thân của họ sẽ
đổi màu nổi bật lên để dễ dàng nhận ra. Những hũ chứa tro cốt này sẽ
được lưu trữ tại đây trong 33 năm trước khi được chôn xuống dưới nền của
ngôi nhà. Trước giờ, mô hình nhà để tro cốt được xem là cách tiện lợi
và hiện đại để lưu trữ di thể của người đã mất. Tuy nhiên, cách làm của
ngôi đền Koukoko-ji còn độc đáo và đầy tính công nghệ hơn rất nhiều. Yajima Taijun, người trụ trì ngôi đền Koukokuji đang giới thiệu những ngăn để tro cốt đằng sau bức tường tượng pha lê. Nhật
là đất nước của những sản phẩm phát minh độc đáo và mặt khác, họ cũng
đang đối mặt với tình hình dân số già đi một cách nhanh chóng. Theo
thống kê, 1/4 cư dân tại Nhật có độ tuổi trên 65 và dân số 127 triệu
người được dự đoán là sẽ giảm khoảng 30 triệu trong vòng 50 năm tới. *** |
||||
mk
|
||||
IP Logged | ||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 16/Jun/2015 lúc 7:23pm | |||
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 16/Jun/2015 lúc 7:24pm |
||||
mk
|
||||
IP Logged | ||||
<< phần trước Trang of 9 |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |