Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: Ăn nhậu Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 2
Người gởi Nội dung
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 04/Feb/2013 lúc 6:56pm
.
 

Người Việt ăn uống thế nào?

 
 
 
image
Người Việt ăn uống thế nào và cách nấu nướng
khác với người Trung Hoa ra sao?
Thật ra, tôi rất ngại khi cầm viết ghi lại những câu hỏi đã trả lời cho những bạn bè người nước ngoài khi họ hỏi tôi:

Người
 Việt Nam ăn uống thế nào ? Hay là cách nấu ăn của người Việt có khác người Trung Quốc hay chăng? Vì đó chỉ là những phần nhận xét đã được nhanh chóng đúc kết để đưa ra những câu giải đáp kịp thời chớ không phải do một sự sưu tầm có tính cách khoa học. Trong câu chuyện, một vài bạn trong báo Tuổi Trẻ thấy nhận sét sơ bộ của tôi có phần nào lý thú, nghe vui tai nên nhờ tôi ghi ra thành văn bản. Nể lời các bạn, tôi xin gởi đến các bạn đọc vài mẩu chuyện có thật về cách ăn và nấu ăn của người Việt chúng ta, và xin các tay nghề nấu ăn trong nước đừng cười tôi dốt hay nói chữ, dám múa búa trước cửa Lỗ Bang, đánh trống trước cửa nhà Sấm.

Trong một buổi tiệc, một anh bạn Pháp hỏi tôi:

-Chẳng biết người Pháp và người Việt Nam ăn uống khác nhau như thế
 nào?
-Tôi rất ngại so sánh... tôi trả lời... vì so sánh là biết rõ rành mạch cả hai yếu tố để so sánh.

Thỉnh thoảng
 tôi có ăn uống theo người Pháp nhưng làm sao biết cách ăn của người Pháp bằng người Pháp chính cống như anh. Tôi thì có thể nói qua cách ăn uống của người Việt chúng tôi. Để cho anh dễ nhớ, tôi chỉ đưa ra ba cách nấu ăn của người Việt, rồi anh xem người Pháp có ăn như vậy chăng?

Người chúng tôi ăn toàn diện, ăn khoa học, ăn dân chủ.
image
1. Ăn toàn diện: Chúng tôi không chỉ ăn bằng miệng, nếm bằng lưỡi, mà bằng ngũ quan. Trước hết ăn bằng con mắt, và do đó có nhiều món đem dọn lên, nhiều màu sắc chen nhau như món gỏi sứa chúng tôi chẳng hạn: có giá màu trắng, các loại rau thơm màu xanh, ớt màu đỏ, tép màu hồng, thịt luộc và sứa màu sữa đục, đậu phộng rang màu vàng nâu v. v. . . Có khi lại tạo ra hình con rồng, con phụng, trong những món ăn nấu đãi đám hỏi, đám cướị Sau khi nhìn cái đẹp của món ăn, chúng tôi thưởng thức bằng mũi, mùi thơm của các loại rau thơm như húng quế, ngò, hoặc các mùi đặc biệt của nước mắm, của cà cuống. Răng và nứu đụng chạm với cái mềm của bún, cái dai của thịt luộc và sứa, cái giòn của đậu phộng rang để cho xúc cảm tham gia vào việc thưởng thức món ăn sau thị giác và khứu giác. Rồi lỗ tai nghe tiếng lốc cốc của đậu phộng rang, hay tiếng rào rào của bánh phồng tôm, hay tiếng bánh tráng nướng nghe rôm rốp. Sau cùng lưỡi mới nếm những vị khác nhau, hòa hợp trong món ăn: lạt, chua, mặn, ngọt, chát, the, cay v. v. Chúng tôi ăn uống bằng năm giác quan, về cái ăn như thế gọi là ăn toàn diện.

2. Ăn khoa học: Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu, nhất là ở Nhật Bổn thường hay sắp các thức ăn theo " âm" và " dương".
 
image
 
Nói một cách tổng quát thì những món nào mặn thuộc về dương, còn chua và ngọt thuộc về âm. Người Việt thường trộn mặn với ngọt làm nước mắm, kho thịt, kho cá, rang tép, ướp thịt nướng, luôn luôn có pha một chút đường; mà ăn ngọt quá như chè, ăn dưa hấu hay uống nước dừa xiêm thì cho một chút muối cho âm dương tương xứng. Người Tây khi ăn bưởi thật chua lại cho thêm đường, đã âm lại thêm âm thì âm thịnh dương suy, không đúng theo khoa học ăn uống. Người Việt phần đông không nghiên cứu về thức ăn, nhưng theo truyền thống của cha ông để lại thành ra ăn uống rất khoa học. Người Việt chẳng những để ý đến quân bình âm dương giữa các thức ăn mà còn để ý đến quân bình âm dương giữa người ăn và thức ăn. Khi có người bị cảm, người nấu cháo hỏi: cảm lạnh ( bị mắc mưa, đêm ra ngoài bị cảm sương) thì nấu cháo gừng vì cảm lạnh ( âm) vào người phải đem gừng ( dương) vào chế ngự. Nếu cảm nắng ( bị mặt trời làm cho sốt) thì dương đã vào người phải nấu cháo hành ( âm) . Lại nghĩ đến âm dương giữa người ăn và môi trường; mùa hè thời tiết có dương nhiều nên khi ăn có canh chua ( âm) hoặc hải sâm ( âm) ; mùa đông thời tiết có âm nhiều nên ăn thịt nướng. Ta có câu:

"Mùa hè ăn cá sông, mùa đông ăn cá biển"

Quân bình trong âm dương còn thể hiện qua điếu thuốc làọ Thuốc lá phơi và đóm lửa (dương) hít một hơi cho khói qua nước lã trong bình ( âm) để hơi khói thuốc vào cơ thể, nguồn hút có cả dương và âm, không kể nước đã lọc bớt chất nicotine có hại cho buồng phổị Chẳng những cân đối về âm dương mà còn hàn nhiệt nữa: thịt vịt hay thịt cá trê - hàn - thì chấm với nước mắm gừng - nhiệt -. Cách ăn của người Việt Nam khoa học vì phù hợp với nguyên tắc âm dương tương xứng hành nhiệt điều hòa. Ngoài ra trong một món ăn thường đã có chất bột, chất thịt, chất rau làm cho sự tiêu hóa được dễ dàng.

3. Ăn dân chủ: Trên bàn dọn bao nhiêu thức ăn, nhưng chúng tôi có thể những món chúng tôi thích, hoặc phù hợp với vấn đề bảo vệ sức khỏe của chúng tôị. Ăn ít hay ăn nhiều thì tùy theo sức chứa bao tử của chúng tôi, chớ không phải ăn những món không ăn được, hay là ăn không nổị Như vậy cách của người Việt Nam rất dân chủ.
image
 
Anh bạn người Pháp thích chí cười to: ăn toàn diện, chúng tôi chưa nghĩ đến là về thính giác, ăn mà nghe tiếng động là vô phép nên ăn bớt ngon. Ăn khoa học, thì chúng tôi chỉ nghĩ đến calory mà không biết âm dương và hàn nhiệt. Còn ăn dân chủ, thì hoàn toàn thiếu sót vì đến nhà chúng tôi có một thực đơn mà mỗi người một đĩa, ăn không hết sợ vô phép nên nhiều khi không ngon lắm hoặc quá no cũng phải cố gắng ăn cho hết. Tôi xin hoàn toàn hoan nghinh cách ăn của người Việt Nam .

Về cách ăn uống Việt Nam lại có thêm:

4. Ăn cộng đồng: Thức ăn đầy bàn mà có một nồi cơm, một tô nước mắm để mọi người cùng xới cơm và chan nước mắm ở một nơi.

5. Ăn lễ phép: Con lớn lên đã theo học ăn, học nói, học gói, học mợ Học ăn là trước nhứt, khi ăn phải coi nồi, ngồi coi hướng.
image
 
6. Ăn tế nhị: Ăn ớt cử cách cắn trái ớt, có khi phải ăn ớt xắt từng khoanh, ớt bằm, ớt làm tương. Nước chấm nhứt là ở miền Trung rất tinh tế ăn món chi phải có nước chấm đặc biệt: bánh bèo, bánh lá, bánh khoái đều có nước chấm khác.

7. Ăn đa vị: Một miếng nem nướng đã có vị thịt, riềng, muối, tỏi, hành cuốn vào bánh tráng lạt lạt, có chút bún, rau thơm, ớt (cay) , chuối sống (chát) , khế (chua) , tương ( ngọt, mặn cay) có pha hột điều hay đậu phộng xay ( béo) . Ăn có năm vị chánh: ngọt, mặn, chua, cay, béo, có cả ngũ sắc đen (tương) , đỏ (ớt) , xanh (rau) , vàng (khế chín) , trắng (bánh tráng, bún) . Ăn một miếng mà thấy 5 màu, lưỡi nếm 5 vị và có khi hơn thế nữa.
 
image
 
Một lần khác, một anh bạn của tôi khai trương một tiệm ăn lớn tại Paris. Anh có mời đài phát thanh và báo chí đến để cho biết rằng tiệm của anh có cả thức ăn Trung Quốc và Việt Nam . Các phóng viên muốn biết Việt Nam và Trung Quốc nấu ăn có khác nhau như thế nàỏ Hai đầu bếp Việt Nam và Trung Quốc được mời ra để báo chí hỏi thì hai người đều khẳng định là cách nấu ăn rất khác, nhưng phải xuống bếp coi mới thấỵ

Nhà bếp nhỏ không chứa được mấy chục phóng viên, và ai cũng ngại hôi dầu hôi mỡ nên ông chủ tiệm nhờ tôi tìm câu trả lời cho các nhà báọ Tuy không phải là một chuyên gia về nghệ thuật nấu bếp, nhưng tôi cũng phải tìm câu trả lời thế nào để cho các nhà báo bằng lòng. Tôi mới nói rằng, tôi không đi vào chi tiết nhưng chỉ đưa ra ba điểm khác nhau trong cơ bản.

1. Cách dùng bột: Người Việt Nam thường dùng bột gạo trong khi người Trung Quốc thích dùng bột mì, cho nên Việt Nam có phở, hủ tiếu, bún thang, bún bò, bún riêu; mà người Trung Quốc thì chuyên về mì nước, mì khô, mì sợi nhỏ, mì sợi lớn, mì vịt tiềm. Người Việt làm bánh đùm, bánh xếp, bánh cuốn, bánh hỏi; người Trung Quốc thì bánh baọ Chả giò người Việt Nam cuốn bằng bánh tráng bột gạo; còn người Trung Quốc thì cuốn tép trong bánh bằng bột mì.

2. Nước chấm cơ bản của người Việt nam là nước mắm là bằng cá; còn nước chấm của người Trung Quốc là xì dầu làm bằng đậu nành.

3. Người Việt thì thường pha mặn ngọt; ngườ Trung Quốc thích chua ngọt.
image
 
Chỉ nói đại khái như vậy mà các phóng viên đã hài lòng; về viết bài tường thuật nêu lên những điểm khác nhau ấỵ Ông giám đốc tạp chí Đông Nam Á, sau lời nhận xét đó, cho phóng viên đến phỏng vấn tôi thêm và hỏi tôi có biết yếu tố nào khác đáng kể khi nói về cách nấu ăn của người Việt khác người Trung Quốc ở chỗ nàỏ Tôi trả lời cho phóng viên trong 40 phút. Hôm nay tôi chỉ tóm tắt cho các bạn những điểm chính sau đâỵ

a. Về rau: người Việt tuy có ăn rau luộc, hay xào; nhưng thích ăn rau sống, rau thơm, mà người Trung Quốc không ưa ăn rau sống, cải sống, giá sống.

b. Về cá: Người Trung Quốc biết kho, chưng, chiên như người Việt Nam . Nhưng người Trung Quốc có cá mặn không làm mắm như người Việt. Có rất nhiều cách làm mắm và ăn mắm: mắm thái, mắm nêm, mắm ruốc, mắm tôm v. v. . . Các nước Đông Nam Á cũng có làm mắm nhưng không có nước nào biết làm nhiều loại mắm như người Việt.
 
image
c. Về thịt: Người Trung Quốc biết quay, kho, luộc xào, hầm như người Việt, mà không biết làm nem, bì và các loại chả như chả lụa, chả quế v. v. . .

d. Người Trung Quốc ít có phối hợp nhiều vị trong một món ăn như người Việt. Khi chúng ta ăn một món ăn như nem nướng thì có biết bao nhiêu vị: lạt lạt của bánh tráng, bún, hơi mát mát ngọt ngọt như dưa leo, và đặc biệt của giá sống trộn với khế chua, chuối chát, ớt cay, đậu phộng cà bùi bùi, và có tương mặn và ngọt. Người Việt trong nghệ thuật nấu ăn rất thích lối đa vị và tất cả các vị ấy bổ sung cho nhau, tạo ra một vị tổng hợp rất phong phú .
 
image
Cái ăn chiếm phần khá quan trọng trong đời sống của chúng tạ Khi dậy dỗ một trẻ em thì phải cho nó học ăn, học nói, học gói, học mở để biết ăn, nói với người tạ Ra đường phải biết " ăn bận" hay " ăn mặc" cho phải cách phải thế. Đối với mọi người không nên " ăn thua" làm chi cho bận lòng. Làm việc gì phải cẩn thận " ăn cây nào, rào cây nấy" . Trong việc tiêu tiền phải biết " liệu cơm, gắp mắm" và dẫu cho nghèo đi nữa " khéo ăn thì no, khéo co thì ấm" . Không nên ham ăn quá độ vì " no mất ngon, giận mất khôn" . Ra làm ăn phải quyết tâm đừng " cà lơ xích xui" chạy theo " ăn có" người khác. Phải biết " ăn chịu" với người làm việc nghiêm túc thì công việc khỏi bị " ăn trớt" . Không nên " ăn gian, ăn lận" hay bỏ lỡ cơ hội thì " ăn năn" cũng muộn. Trong cuộc sống nên tìm việc làm hữu ích cho gia đình, cho xã hội, cho đất nước đừng để mang tiếng " ăn hại" " ăn bám" người khác. Khi đàn chơi phải biết lên dây đàn cho " ăn" với giọng ca, hòa đàn cũng phải " ăn" với nhau, " ăn ý" , " ăn rơ" thì mới haỵ Các bạn thấy chăng? Cái " ăn" cũng khá quan trọng nên mới lọt vào một số từ ngữ của tiếng nói Việt Nam .
 
image
Tuy chúng ta không như người Trung Quốc " dĩ thực vi tiên" nhưng phải có ăn mới làm nên việc vì có " thực mới vực được đạo"

(theo BaoMai Blog)
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 04/Feb/2013 lúc 7:01pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 10/Mar/2013 lúc 10:31pm
 
 

 
Hủ tiếu
Hủ tiếu là món ăn bao gồm nước súp, thịt và bánh bột, sợi nhỏ như sợi bún. Không ai biết hủ tiếu có mặt ở Việt Nam từ khi nào, nhưng chắc một điều là nó có mặt sau khi người Hoa được các chúa Nguyễn cho vào định cư ở phía Nam.    

Hủ tiếu sau khi vào miền Nam được người Việt cải biến để hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Và cũng đã từ lâu có 3 thương hiệu hủ tiếu nổi tiếng nhất ở các tỉnh phía Nam, đó là: hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Nam Vang và hủ tiếu Sa Đéc.
Hủ tiếu Mỹ Tho
Hủ tiếu Mỹ Tho khác hủ tiếu Tàu, hủ tiếu Nam Vang, phở Bắc, bún bò Huế... ở chỗ không ăn với xà lách, giấm, rau ghém, mà dùng giá sống, chanh, ớt, nước tương. Tên hủ tiếu Mỹ Tho xuất hiện vào đầu thập niên 60, khởi đầu từ các xe, các quán hủ tiếu bên đường, ở bến xe với các tên nghe rặc Tàu như là : Phánh Ký, Vĩnh Ký, Hưng Ký, Nam Sơn, Diệu Ký, Quang Ký, Oai Ký, Gia Ký, Tuyền Ký. . . trải rộng từ Mỹ Tho đến Gò Công vào tận các quận Chợ Gạo, Cái Bè, Cai Lậy...      
 
Hủ tiếu ngon nhất phải là loại làm bằng gạo Gò Cát (đặc sản như tàu hương, nàng thơm chợ Ðào). Muốn hủ tiếu ngon thì bánh phải khô, khi nấu trụng sơ nước sôi, tươm mỡ hành phi, cọng trong bóng, bắt mắt.Tô hủ tiếu ngon, hơn kém nhau còn tuỳ thuộc vào nồi nước lèo. Về cơ bản, chất ngọt của nước lèo từ xương ống hầm kỹ, thịt, mực khô cùng với những loại rau củ như củ cải, cà rốt... Các món phụ gia góp phần làm nên danh hiệu hủ tiếu Mỹ Tho là giá sống, chanh, ớt, hẹ, nước tương (sau này còn có thêm rau cần). Ăn hủ tiếu dai Mỹ Tho với giá sống, chút hẹ cắt khúc, nặn miếng chanh, thêm chút nước tương. Hủ tiếu Mỹ Tho nấu với thịt heo bầm, có điểm con tôm thẻ, lột xẻ đôi, có người đòi thêm đồ lòng heo, sườn heo và trứng cút nữa.    

Hồi trước hủ tiếu Mỹ Tho ngoài thịt, lòng còn có con tôm chẻ đôi bày trên mặt, trông ngon mắt. Giờ để giá thành hợp túi tiền của số đông, người ta thay bằng sườn và trứng cút .  

Ghé Mỹ Tho, phải tìm đến mấy quán hủ tiếu trên đường Trưng Trắc, dọc bờ sông thì mới đúng là hủ tiếu Mỹ Tho chánh gốc.      


Hủ tiếu Sa Đéc  

Tuy không "nổi đình nổi đám" bằng hai bậc đàn anh, nhưng hủ tiếu Sa Đéc vẫn có một giá trị đặc biệt trong lòng người sành thưởng thức món ngon.
 
Sa Đéc là một thị xã của tỉnh Đồng Tháp. Làng nghề truyền thống chuyên làm bột, làm bánh hủ tiếu, bánh phở nơi đây tồn tại đến nay có trên 4 đời (khoảng hơn 100 năm). Bột Sa Đéc với "nhãn hiệu trình tòa" Con Nai nổi tiếng ngon nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đến Sa Đéc bằng ngả nào, người ta cũng bắt gặp cảnh phơi bột trên những chiếc vỉ đậy cẩn thận. 

Bánh hủ tiếu Sa Đéc sợi vừa phải, mềm mà không bở, không dai, vị không chua, thơm mùi gạo mới, trắng tươi màu sữa. Nước lèo hủ tiếu Sa Đéc được nấu công phu với xương heo, phải thăm chừng độ lửa, phải biết hớt bọt mới trong và tỏa thơm hương vị, cũng là một bí quyết.  
 
Nguyên liệu quan trọng khác của hủ tiếu Sa Đéc là thịt nạc băm, thịt nạc nguyên miếng dày, miếng chả vàng, tim, gan... đều mới "ra lò", còn nóng ấm. Điểm xuyết nét đẹp mắt và ngon thơm miệng lưỡi cho tô hủ tiếu Sa Đéc có hành lá xắt nhuyễn, mấy cọng hành, nhất là sự hiện diện của "tăng xại" - cải xắt nhỏ ướp hương vị đặc trưng của người Hoa. Bên cạnh tô hủ tiếu là đĩa giò cháo quẩy, đĩa rau tươi (giá, hẹ cắt đôi, cần tàu và xà lách), chén nhỏ xì dầu, lọ ớt sừng trâu xắt lát ngâm giấm. 

Hủ tiếu Nam Vang     

Nhiều người gọi đùa món hủ tiếu Nam Vang là món ăn "đa sắc tộc". Bởi nó có nguồn gốc từ Campuchia, do người Hoa chế biến cho người... Việt thưởng thức.        

Tô hủ tiếu Nam Vang nguyên gốc của người Tiều bên Campuchia chỉ có thịt heo nạt xắt miếng và bằm, đĩa rau ăn kèm gồm xà lách, giá. Về đến Sài Gòn lại có thêm nhiều chất đạm phụ như tôm sú, tim, gan, phèo non, trứng cút…
 
Nguyên liệu chính là hủ tiếu khô, nước dùng chính là thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng. Sau đó trụng sơ mì với nước dùng rồi mới cho các nguyên liệu phụ vào. Tùy theo khẩu vị của từng người, có thể thay thế lòng heo bằng tôm, cua, mực... Nhưng nhất thiết phải có thịt băm. Và đĩa rau ăn kèm món này cũng đa sắc hơn nhờ có thêm rau cần, tần ô, hẹ. Nhờ vậy tô hủ tiếu đã ngon lại còn hấp dẫn hơn rất nhiều.         

Nước dùng muốn đạt được chất lượng cao phải nấu bằng xương ống của heo, một ít mực khô, tôm khô, đun lửa cháy liu riu, liên tục vớt bọt để cho một thứ nước trong vắt ngọt lịm.    

Gần 20 quán hủ tiếu Nam Vang phân bố khắp các quận tại Sài Gòn có chất lượng suýt soát nhau, trong đó 4 quán hủ tiếu Nam Vang nổi tiếng nhất trên đất Sài Gòn: Hủ tiếu Hồng Phát - đường Võ Văn Tần, Hủ tiếu Tylum - đường Huỳnh Mẫn Đạt, Hủ tiếu Liến Húa - đường An Dương Vương, Hủ Tiếu Song Nguyên - đường Bùi Hữu Nghĩa.      

Mì ngon nht Sài Gòn?

Sài Gòn, có th nói mà không s cường điu, là mt “vương quc mì. Và mì, cũng có th coi là mt di sn ca Sài Gòn. Nhà thơ Trn Tiến Dũng đã th mì Chinatown New York, và lc đu, nói: Thua xa mì Ch Ln.
Xem chng, không phi th gì  New York đu oách.
Thưởng thức tô mì ngay tại xe bán, khách có thể cảm được mùi hương cả chiếc xe, thấy sốc mì, nêm nếm, nghe tiếng lào xào...
Ta hãy nghe anh k li chuyn Kha Luân B Dũng phát hin mì  New York”: “Trong lúc ngi ch, tôi nhìn quanh thy thc khách người gc Á New York ăn mì khá kỳ khôi. Chuyn bưng c tô húp nước lèo dù có khócoi nhưng cũng tm quen, nhưng chuyn ly cái mung múc mì đưa vôming, cng mì rt lên rt xung thit tình ăn kiu đó thì mì có ngon cũng thành trt qut.
“Anh bn tôi bin h: Người Vit, người Hàn, người Nht, k c người gc Hoa, đ biết h mt gc bao nhiêu phn trăm c nhìn cái cách h ăn mì màđoán biết. Nhng người sng như Tây, t chi dùng đũa ăn mì không biết lànên mng hay nên bun!
“Sau khong mười phút, trên bàn chúng tôi đã có mt tô mì thit b. Chúng tôi đoán chng mì trong tô không phi là mì vt như thường thy  Ch Ln. Ngó qua ông bếp đang nu mì, chúng tôi thy h trng mt ln c thau mìtươi. Nh cái cnh my ông bếp  Ch Ln trng mì theo tng vt mì, trng t nước sôi, qua x bng nước lnh ri dùng đôi đũa giũ cho tng si mì ri ra, si nào ra si đó sao mà công phu quá”.
Tìm tô mì ngon nht x!
Dũng cũng nói đã tng ăn mì  Hong Kong mt ln và thy d t luôn.
Mt cô bn đng nghip xác nhn rng mì Thượng Hi cũng thua mì ChLn.
Như vy mì Ch Ln nht thế gii ri. Thế còn mì Sài Gòn  Ch Ln ngon nht  đâu?
Trong mt bui trò chuyn cui năm vi my người bn, Trn Vit Đc, tác gi nh cun Ăn vt Sài Gòn va xut bn, nghe mt ch bn sành ăn mách cho quán mì ngon nht Sài Gòn.
Ch bn này nói: quán này di ch đến ba ln, khách phi đi tìm nó, vì quen vi nó, không ăn mì  đâu ngon bng.
Chuyn ct đi tìm trâu này cũng khá thú v. Chúng tôi cũng bèn ct đi tìm trâu.
Nhưng, như đã nói, nhiu quán ni tiếng Sài Gòn không có tên. Nht là loi quán “nghe nói”. Khi Đc gi đin hi li ch bn, sau khi đi mt đon dài qua bên kia cu Nh Thiên Đường, không thy quán mì nào. Ch không tr li được quán  đâu.
Hi người dân đa phương thì h cũng ú , vì quán “nghe nói”, tên quán không có. Mt người dân qun 8 có v sành sõi, ch: nên quay li cu NhThiên Đường, phía bên kia có nhiu quán người Hoa hơn. Nh đ ý phía bên trái.
Bên trái là đường Tuy Lý Vương  mt con đường có nhiu quán ăn. Đi mtđon, nhìn vào tng quán mì, cht thy có mt quán cũ k, nhưng khách đông nght, xe dng đy bên va hè mt nhà th Tin Lành bên cnh, có c xe hơi.
Chng biết có đúng là quán này không, chúng tôi vào. Gi hai tô mì. Mt khômt nước. Trn Vit Đc nói: “Ăn mì phi ăn khô mi th được hết đ ngon”. Có lý ca anh ta, nhưng đó không phi là cái lý ca tt c dân ăn mì.
Quán này có hai cái riêng là heo viên và tôm viên; các thc khác được ta tótcông phu v đ chín, nht là my miếng gan heo. Nước ngon, mì nước ti cui cùng hơi nhão, mc du quán đ riêng mt người chuyên chăm sóc vic trng và giũ mì tươi cho các si ri ra.
Ăn vi c các giác quan
Si mì ngon là khi ăn đến nhng miếng nước cui cùng ca tô mì, chúng vn còn “bo lưu được cái dai sn st. Nhiu người nhìn đâu cũng thy sncho rng dai như vy là do dùng nhiu nước tro tàu (đ ly KOH), không nên, không tt cho sc kho. Thc ra, vi phương tin hin nay, khâu nhi trn cũng góp phn đáng k vào đ dai ca si mì. V li, ta cũng không ăn mì hàng ngày đ gi là lm dng KOH.
Trng mì li là mt bí quyết khác đ bo v đ dai ca si mì. Mi khi vào tim mì, bao gi tôi cũng chú ý đến thao tác trng mì ca quán. Ban đu, mìđược trng vào nước sôi, ri vt nhanh ra đưa vào nước lnh và vt ra, trng vào nước sôi ln na, sau đó mi giũ.
Si mì ngon nht mà tôi đã tri qua là  mt cái quán nh trên đường Trn Quc Tho, gn đon đường Trn Quang Khi đâm ra. Si mì nước ăn daiđến phút cui ca tô mì. Quán mì nh, nhưng tm gn 9 gi sáng, đã hết mì sườn, mì cá, ch còn mì thp cm, mì hoành thánh.
Quán mì  67 Tuy Lý Vương ch là quán mì ngon, không th là quán ngon nhất.
 
(sưu tầm trên net)
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 10/Mar/2013 lúc 10:41pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 19/Mar/2013 lúc 9:45am
Chuyện Kể Ở Quán Nhậu
Hương Văn Quang
Thanh Phương

Download   <<<<


Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 26/Oct/2013 lúc 11:06pm
 
Mời bà con đoc bài sau đây về món PHỞ:
- Mới đây, tờ tạp chí kinh doanh nổi tiếng của Mỹ - Wall Street Journal đã cho đăng tải một bài viết khen ngợi món phở Việt Nam. Bài viết có những nhận định, so sánh sâu sắc về món ăn nổi tiếng của người Việt.
Bằng giọng văn hài hước, dí dỏm và chân thành, phóng viên của tờ Wall Street Journal đã có một bài viết thú vị về phở Việt:


Đáp máy bay đến Hà Nội trong một buổi sớm se lạnh, khi cảm giác lâng lâng, say say của máy bay vẫn còn khiến đầu óc “nửa mê nửa tỉnh”, tôi bước vào một quán ăn nhỏ ven đường, tỏa ra mùi hương ngào ngạt, quyến rũ. Tôi đã ở đây rồi, nơi tân cổ giao duyên, nơi Đông Tây gặp gỡ - Hà Nội, thủ đô ngàn năm văn hiến của Việt Nam.
“Ông ăn ngay đi nhé!”, cô phục vụ lấy tay ra hiệu chỉ vào bát phở vừa mới đặt xuống trước mặt tôi. Trông cô nghiêm nghị như một vị tướng chỉ huy cấp dưới, nhưng đó chỉ là sự so sánh hài hước của tôi thôi. Thực ra, cô đang thể hiện sự quan tâm, có lẽ trông tôi không khỏe và cô đang lo lắng cho người khách phương xa. 
Bát phở đặt trước mặt tôi - món ăn thương hiệu của ẩm thực Việt Nam đây rồi, trông thật giản dị: những sợi phở trắng bơi trong bát nước dùng, rải đều trên mặt là những lát thịt bò thái mỏng. Đi kèm bên cạnh là một đĩa bày rất khéo những thức rau sống, giá đỗ, miếng chanh cắt nhỏ, lát ớt chỉ thiên… 
Phở, tôi đã ăn nhiều lần. Đó luôn là món ăn đặc biệt đối với tôi. Kể từ lần đầu tiên được nếm thử hương vị phở ở đất nước quê nhà cách Việt Nam nửa vòng trái đất - nước Mỹ, tôi đã biết mình sẽ không bao giờ có thể quên món ăn này. 


Tôi cũng không bao giờ có thể miêu tả hương vị phở, nó quá sâu sắc và phức tạp, chẳng dễ nói bằng lời được. Bởi lẽ, để có tô phở đặt trước mặt tôi đây, người chủ quán đã phải chuẩn bị cầu kỳ từ trước đó nhiều tiếng đồng hồ.
Nguồn gốc của phở thật bí ẩn. Người thì bảo phở là món lai Pháp, người lại bảo nó xuất xứ từ Trung Hoa, có người lại quyết bảo vệ: phở là của Nam Định. Bất kể phở xuất xứ từ đâu, người Việt Nam các bạn vẫn luôn bảo rằng phở là linh hồn ẩm thực của Hà Nội. 
Ở thành phố miền Bắc đông đúc này, mặt trời lên là đường phố bắt đầu hối hả, mặt trời lặn là ai về nhà nấy, đến đêm thì không gian được trả lại sự tĩnh lặng. Tôi thường thấy những người bán hàng rong đạp xe xung quanh thành phố với những thúng mủng đựng chanh, ớt, tỏi… Và tôi cũng thường thấy các quán phở có khách từ sáng đến đêm, đó là món ăn mà có lẽ người ta có thể ăn từ ngày này sang ngày khác, từ bữa này sang bữa khác không chán, tôi nghĩ vậy.
Phở là món quà đặc sản của Hà Nội, một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam- Thạch Lam từng viết như vậy hồi thập niên 1940. Điều này vẫn không thay đổi cho tới tận hôm nay. Phở là đặc sản Hà Nội không phải bởi chỉ người Hà Nội mới biết nấu phở mà bởi ở Hà Nội, hương vị phở thơm ngon đặc biệt, một thứ vị riêng có.


Hai thúng hai đầu và một dải quang gánh ở giữa nối liền, ai đó đã miêu tả hình ảnh đất nước Việt Nam như vậy. Miền Bắc với Hà Nội ở một đầu quang và miền Nam với thành phố Saigon ở đầu còn lại. Đến với thành phố Saigon , tôi cũng dùng phở và nhận thấy hương vị hai nơi thật khác nhau, phong cách nấu ở hai thành phố này có những khác biệt thú vị.
Tôi muốn kể cho các bạn nghe về trải nghiệm đầu tiên của tôi với phở. Nó bắt đầu từ một nhà hàng ở tận thành phố Cambridge, bang M***achusetts, Mỹ. Ở những năm 1990, khi đó, phở vẫn còn chưa được nhiều người Mỹ biết tới. Một đầu bếp Mỹ có tên Didi Emmons đã mở quán phở đầu tiên trong bang. Có lần ghé qua ăn thử và quá ấn tượng với món này, cậu sinh viên trẻ là tôi khi đó đã ngay lập tức xin được làm thêm tại cửa hàng.
Tôi đã từng làm việc ở nhiều cửa hàng ăn suốt thời đi học nhưng chưa có món nào gây ấn tượng với tôi như phở. Tôi khâm phục cách người ta sáng tạo ra nước dùng của phở, cách người ta thái và chẻ những cọng hành, cách đập gừng làm sao để miếng gừng vừa đủ độ dập và tiết ra hương thơm không quá nhạt cũng không quá nồng. 
Rồi hằng hà sa số những thứ thảo mộc tinh tế mà người ta dùng để chế vào nồi nước phở. Có những đêm tôi được người chủ quán ở Cambridge giao trông nồi nước dùng, tôi đã say sưa ngắm những bong bóng phập phồng trong nồi nước. Hít hửi hương thơm tỏa ra, tôi tin rằng đây là thứ nước dùng tinh tế nhất trong thế giới của các loại nước dùng.


Hương vị phở ở Hà Nội giản dị và cổ điển, nước dùng thanh và trung thành với những gì truyền thống - những lát thịt bò thái mỏng, những cọng hành tươi thái nhỏ và một vài chiếc lá rau thơm… 
Những quán phở ngon nổi tiếng ở Hà Nội lại tập trung ở những con phố hẹp và đông đúc nằm trong khu phố cổ. Hàng quán ở đây san sát nhau, người dân “luồn lách” trong dòng xe đông đúc một cách rất “cơ động” bằng những chiếc xe máy nhỏ gọn. 
Đường phố thì thế nhưng người dân ở đây vẫn giữ được sự thư thái, thoải mái mỗi khi ngồi xuống ăn quà. Nhiều khách du lịch khi sang Việt Nam không dám ngồi xuống những hàng quán vỉa hè và họ đã tự tước đi quyền thưởng thức sự tinh túy của ẩm thực Hà Nội. Sự tinh tế đó lại nằm ở chính những hàng quán ven đường này. 
Phở ở thành phố Saigon có hương vị nồng đượm. Ở đây nước dùng đậm đà, hơi đục chứ không trong và thanh như nước dùng ngoài Hà Nội. Ở đây, phở có nhiều sáng tạo, cải biên thú vị với những nạm, tái, gầu, bò viên… thơm nức, mềm mại. Người yêu phở ở thành phố Saigon vì thế có nhiều lựa chọn “phi truyền thống” hơn. 


Theo tôi, phở có thể được coi là một “thức ăn nhanh” của người Việt. Các nguyên liệu thường được chủ quán bày sẵn ra các khay và chế biến rất nhanh, chỉ vài phút sau khi gọi món, bát phở nóng sốt, thơm lừng đã được đặt ngay trước mặt thực khách. 
Ở Việt Nam có những quán phở mở từ tờ mờ sáng, thậm chí có cả quán mở xuyên đêm. Những nồi nước dùng ở đây to khổng lồ tới mức tôi tưởng tượng mình… có thể bơi trong đó. Chưa tới 2 đô la, du khách đến Việt Nam đã có thể thưởng thức món ẩm thực tinh tế đỉnh cao của Việt Nam - một ưu đãi quá lớn.
Sau khi đã thưởng thức phở ở cả miền Bắc và miền Nam, tôi nhận ra rằng phở ở Hà Nội thanh và truyền thống còn phở ở thành phố Sài Gòn đậm và “tân thời”. Đối với cá nhân tôi, tôi thích phở của thành phố Sài Gòn Hồ  hơn bởi tôi yêu vị ngọt đậm trong tô phở Sài Gòn.
Trước khi bước ra khỏi quán, cô phục vụ thân thiện hỏi tôi: “Ông đã no bụng chưa?”. Tôi chỉ cười. Làm sao có thể no được khi phở Việt Nam ngon đến vậy? Dù đã ăn hết cả tô nhưng tôi vẫn luôn thấy thòm thèm, đúng như người Việt vẫn nói: No bụng đói con mắt. Chắc chắn tôi sẽ còn nhiều lần ăn phở, ngay cả sau khi đã trở về Mỹ. Người Mỹ giờ đây cũng đã có nhiều người “nghiện phở” như tôi. 
 
 
Theo Wall Street Journal

Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 20/Nov/2014 lúc 10:50pm
 
 




Xếp hàng mua cà phê ăn luôn cốc giá 10.000 đồng ở Sài Gòn
 
Cà phê sau khi uống khách có thể ăn luôn cốc là sản phẩm mới được một cửa hàng ở TP.HCM kinh doanh, nhưng rất hút khách. Nhiều người xếp hàng cả tiếng để mua món thức uống lạ này.
 
Xếp%20hàng%20mua%20cà%20phê%20ăn%20luôn%20cốc%20giá%2010.000%20đồng%20ở%20Sài%20Gòn
Quán cà phê với chiếc cốc có một không hai này nằm trên đường Trần Quang Khải, quận 1, TP.HCM. Anh Tùng, chủ quán cho biết đây là hình thức uống cà phê độc đáo đã có ở nước ngoài. Nhưng ở Việt Nam, khi anh bắt tay vào làm, phải mất hơn 2 tuần tìm hiểu và chế tạo thành công vỏ bánh có hình dạng chiếc cốc, anh mới dám đem sản phẩm ra bán. "Không ngờ chỉ sau 1 ngày lại nhận được nhiều sự ủng hộ của khách hàng đến vậy", anh Tùng nói. 
 
Xếp%20hàng%20mua%20cà%20phê%20ăn%20luôn%20cốc%20giá%2010.000%20đồng%20ở%20Sài%20Gòn
Để trải nghiệm chiếc cốc cà phê có thể ăn được này, nhiều khách hàng phải xếp hàng chờ đợi khá lâu.
 
Xếp%20hàng%20mua%20cà%20phê%20ăn%20luôn%20cốc%20giá%2010.000%20đồng%20ở%20Sài%20Gòn
Hiện tại lượng khách kéo đến mua rất đông. Bánh lại được làm thủ công nên không đủ để bán. Chỉ 7 - 15 phút, quán đã bán hết hơn 100 ly cà phê loại này. Không ít người chấp nhận ngồi đợi bánh ra lò để mua.
 
Xếp%20hàng%20mua%20cà%20phê%20ăn%20luôn%20cốc%20giá%2010.000%20đồng%20ở%20Sài%20Gòn
Hầu hết khách hàng đều khá tò mò với sản phẩm lạ này.
 
Xếp%20hàng%20mua%20cà%20phê%20ăn%20luôn%20cốc%20giá%2010.000%20đồng%20ở%20Sài%20Gòn
Một khay cốc, thực tế là bánh vừa ra lò.
 
Xếp%20hàng%20mua%20cà%20phê%20ăn%20luôn%20cốc%20giá%2010.000%20đồng%20ở%20Sài%20Gòn
Đây là một dạng bánh nướng bên trong có phủ một lớp chocolate trắng để cà phê lâu ngấm vào lớp vỏ bánh.
 
Xếp%20hàng%20mua%20cà%20phê%20ăn%20luôn%20cốc%20giá%2010.000%20đồng%20ở%20Sài%20Gòn
Khi rót cà phê vào chiếc cốc đặc biệt này, phục vụ phải nhanh chóng mang đến bàn cho khách vì không để lâu được.
 
Xếp%20hàng%20mua%20cà%20phê%20ăn%20luôn%20cốc%20giá%2010.000%20đồng%20ở%20Sài%20Gòn
Khách phải uống nóng hết cà phê  trong vòng 3 -5 phút, và ăn luôn chiếc cốc thơm lừng này.
 
Xếp%20hàng%20mua%20cà%20phê%20ăn%20luôn%20cốc%20giá%2010.000%20đồng%20ở%20Sài%20Gòn
Ngoài cà phê truyền thống, quán còn phục vụ đồ uống phủ một lớp kem bên trên. Giá bán hiện tại của các sản phẩm như vậy là 10.000 đồng và là mức giá trong chương trình khuyến mại kéo dài đến hết tháng 11. Vì mức giá tương đối phải chăng nên nhiều bạn trẻ tranh thủ đến quán để trải nghiệm loại cà phê ăn luôn cốc độc đáo này.
 
Xếp%20hàng%20mua%20cà%20phê%20ăn%20luôn%20cốc%20giá%2010.000%20đồng%20ở%20Sài%20Gòn
Dù mới khai trương, song cảnh tượng thường thấy là quán luôn đông đúc, nhiều thời điểm không còn một chỗ trống.
 
                    Zen Nguyễn
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 06/Dec/2014 lúc 9:26pm
 
 
 
Những món ăn với giá thấp nhất là... 1000$ được làm từ những nguyên liệu quý giá và đắt đỏ nhất thế giới. 
 
 

Ảnh%20minh%20họa
Ảnh minh họa
Bánh mì tròn khách sạn Westin - 1.000 USD (21 triệu VND)
Thoạt nhìn, những chiếc bánh mì này không có gì khác biệt so với bánh mì thông thường nhưng phần nhân bánh lại được làm từ nấm trắng Alba Ý - một trong những thực phẩm đắt đỏ nhất thế giới, hạt kì tử cũng những viên thạch dát vàng lá.
Pizza Louis XIII - 12.000 USD (252 triệu VND)
Pizza, một món phổ thông nhất trong các món ăn ở phương tây, không hề đơn giản khi qua tay các đầu bếp ở nhà hàng Renato Viola. Với các nguyên liệu quý giá: tôm hùm, trứng cá muối,muối hồng ở sông Australia. Louis XIII được coi là chiếc bánh pizaa đắt tiền nhất thế giới và nhà hàng sẽ cử đầu bếp đến phục vụ món pizza này cho bạn ở bất cứ nơi đâu bạn yêu cầu trên đất Italy.
Cà ri Samundari Khazana - 3.200 USD (68 triệu VND)
 
Giống như một cách ăn mừng cho chiến thắng của bộ phim "Triệu phú khu ổ chuột", nhà hàng Bombay Br***iere đã tạo ra một món cà ri đặc biệt như chỉ để dành cho người chiến thắng chương trình "Ai là triệu phú" bao gồm cua Devon, nấm trắng, trứng cá muối Beluga dát vàng lá. Ngoài ra còn có tôm hùm Scotland phủ vàng, bào ngư cùng rất nhiều trứng cá.
Bánh thịt - 14.260 USD (300 triệu VND)
Món ăn này gồm có một thịt bò Wagyu phi lê trị giá 870 USD, nấm matsutake Trung Quốc (giá 400 USD một pound), nấm truffle đen và nấm chân xanh của Pháp (160 USD một pound). Bánh thịt này còn được phủ một lớp lá vàng.
Zillion Dollar Frittata - 1.000 USD (21 triệu VND)
Món ăn này gồm ít thành phần nhất trong số các món ăn đắt tiền trên thế giới với chi phí chủ yếu cho món trứng cá Sevruga.
FleurBurger - 5.000 USD (105 triệu VND)
Món ăn này được làm từ thịt bò Wagyu và gan ngỗng tẩm nước sốt nấm truffle. Thực đơn trị giá 5.000 USD cho bữa ăn đã bao gồm một chai rượu Chateau Petrus trị giá 2.500 USD và FleurBurger.
Kem Opulence Sundae vàng ròng - 1.000 USD (21 triệu VND)
Món kem có tên Golden Opulence Sundae do nhà hàng Serendipity 3 ở New York, Mỹ bán với giá 1.000 USD/ ly. Ly kem được chế biến từ 5 nguyên liệu: đậu vani Tahitian, hương vani Madagascar, sô cô la Venezuelan Chuao và 23g vàng dát mỏng.
Bít tết bò Wagyu - 2.800 USD (60 triệu VND)
Thịt bò Wagyu là một trong những loại thực phẩm đắt đỏ nhất thế giới với thành phần thịt chứa tỉ lệ cao các axit béo omega-6 và omega-3. Loại bò này được nuôi ở Kobe, Nhật Bản bằng các phương pháp đặc biệt như uống bia, nghe nhạc, được mát xa thường xuyên để đảm bảo sự ôn hòa.
Frrrozen Haute Chocolate - 25.000 USD (525 triệu VND)
Món ăn đắt đỏ này được làm tại cùng cửa hàng với món Le Burger Extravagant. Kem Frrrozen Haute Chocolate được làm từ 28 quả dừa, trong đó có 14 loại đắt nhất thế giới. Món ăn này được phủ một lớp vàng và đựng trong một chiếc ly bằng vàng ăn được. Không chỉ vậy, dưới đáy của ly kem này còn có một chiếc vòng tay bằng vàng và kim cương. Sau khi thưởng thức món ăn, thực khách còn có thể mang chiếc dĩa vàng nạm kim cương về nhà.
Pizza Royale 007 - 4.200 USD (89,5 triệu VND)
Domenico Crolla là một đầu bếp người Scotland nổi tiếng trong việc sáng tạo các nguyên liệu cho món bánh Pizza. Ông quyết định tạo ra chiếc bánh Pizza Royale 007 theo bộ phim về chàng điệp viên lừng danh với tôm hùm ướp rượu cô nhắc, trắng cá muối ngâm rượu sâm banh, cá hồi hun khói Scotland... Trên hết, bề mặt còn được rắc vàng lá 24 carat. Tuy nhiên, chiếc bánh chỉ dùng để trưng bày.
Bánh táo thịt Wagyu - 16.000 USD (336 triệu VND)
Cả chiếc bánh có giá 16.000 USD, tức là 2.000 USD/miếng. So với giá của nó, bạn sẽ nghĩ chiếc bánh rất phức tạp hoặc trộn kim cương trong đó, nhưng thực ra nó khá tinh tế và đậm vị thịt, nấm.
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 06/Dec/2014 lúc 9:28pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 27/Apr/2015 lúc 8:19pm


Kiếm chút ...cháo



Người miền Nam không phân biệt cách phát âm cháu với cháo, nên phải hiểu theo cái ngữ cảnh.

Cháo ở đây là món ăn hóa thân từ gạo mà ra như cơm vậy. Nên cụm chữ cơm-cháu được người mình dùng chung riết rồi thành quen, có khi chỉ cơm cũng có khi chỉ cháo và cũng có khi ẩn dụ một cái gì khác nữa, không dính dáng gì với cháo, với cơm!

Cháo xuất hiện hàng ngày trong bữa ăn của người mình: Cho người già, người bịnh, người ưa ăn cháo và đặc biệt là cho trẻ sơ sanh.
Thế mới có câu:

- Thuộc như cháo.
- Ăn cháo, báo cơm.

Thuở mới sanh ra chúng ta đã được bà, được mẹ, được chị cho ăn cháo rồi. Cháo nuôi ta lớn dần và ta lại “nuôi cháo” còn mãi đến ngày nay.
Ngày nay trẻ con sanh ra tập ăn sữa, nên ít gần gũi, gắn bó với chén cháo đơn sơ nhưng đậm đà tình mẫu tử như thế hệ ông bà, cha mẹ ngày xưa.
Nói “thuộc như cháo” nghĩa là đã rành rồi, nhưng nói về cháo chợ, cháo quê có khi ta đã quên ít nhiều!
Này nhé!



Trước hết là cháo trắng. Có lẽ cháo trắng có mặt sớm nhứt trong dòng họ cháo, do nhu cầu của các bà mẹ ở cái thời xa xưa, dùng để thay sữa nuôi con.
Cháo trắng chỉ là gạo nấu loãng, nấu nhừ, mà thành. Nhìn nó màu trắng nên đặt tên là cháo trắng. Gạo thì cũng nhiều loại chớ đâu phải là một loại. Nhà nghèo thì gạo đỏ, gạo nát, gạo mốc; có tiền thì gạo ngon, gạo Nàng Thơm Chợ Đào!
Để lửa “riu riu”, hột gạo nở bung ra như cánh hoa nên nghe nói bà con ngoài Bắc gọi là “cháo hoa”. Còn ở Lục Tỉnh có người pha trò gọi là “cháo cò” vì trắng như con cò (chớ không phải nấu với thịt cò).
Văn minh hơn các bà cho vào nồi cháo một ít “thuốc muối” cho cháo mau nhừ, mau rục rả, ăn ngon và dễ tiêu hóa.
Nghèo thì ăn cháo trắng “ên” thôi, hoặc có được vài lát đường tán thì ngon hơn.
Người lớn thích ăn cháo trắng với nước mắm kho quẹt, cá kho tiêu. Người Tàu khoái ăn với mắm ba khía, hột vịt muối. Sang hơn thì cháo trắng với trứng gà, với tiêu và hành. Dân dã thì cháo trắng với dưa mắm cũng ngon đáo để.



Nợ trả lần, cháo húp quanh.
Ăn cháo lúc nào cũng phải ăn nóng, vừa thổi vừa húp. Húp phải húp xoay quanh tô cháo nếu không sẽ phổng miệng !
Kiểu nói trên ẩn dụ một cách sống, cách xử sự của người Việt ta ngày xưa, người Tây Phương làm sao có được.
Ngày nay ở quê mình vẫn còn nhiều bà mẹ nuôi con bằng cháo trắng và cũng đã có bao thế hệ lớn lên như vậy, họ cũng đã làm ông nầy bà nọ như thường chớ thua ai.
Xin nói tiếp về cháo vịt. Con vịt nấu cháo rất quen thuộc ở quê mình có thể để cúng, để đãi khách phương xa tới chơi, để ăn trong gia đình và để nhậu nhẹt.
Vịt thì có vịt Tàu, vịt ta, vịt Xiêm và vịt Xiêm lai.
Thông dụng là vịt Tàu, vì nó dễ nuôi, miệt vườn có nhà nuôi cả 1000 con để lấy trứng, chở lên vựa của người Tàu ở miệt cầu Chà Và bán cho họ ấp thành trứng hột vịt lộn, thành vịt con rồi bán lại cho dân mình !!!
Vịt nấu cháo rất nhanh. Trong lúc nhổ lông vịt thì bắt lửa nấu nồi nước, độ tàn điếu thuốc thì vịt làm xong và nồi nước cũng vừa sôi.
Thả con vịt vào luộc vừa chín tới thì vớt ra và cho gạo vào nồi nước luộc vịt mà nấu cháo. Thế là bạn có nồi cháo vịt nóng hổi, ngon lành.
Vịt chặt ra từng miếng vừa gắp, cháo nêm với tiêu, hành và nước mắm ngon, ăn kèm với Rau thơm trộn bắp chuối hột, chấm với nước mắm gừng thì hết chỗ chê!
Nhìn tô cháo nóng bốc khói, mùi thơm của tiêu hành, mùi của con vịt bốc theo làm cho ta phải húp nóng mới thấy đã. Ăn cháo húp quanh là vậy.



Cháo nấu “vịt ta” hay “vịt Xiêm” lai thì ăn rất độc, mấy ông già xưa bảo người yếu trong mình ăn vô sẽ bị “phát lảnh” (phát lạnh, phát rét).
Cháo vịt Xiêm là loại cao cấp. Vịt Xiêm thường phải nấu với cháo đậu xanh mới đúng điệu. Vào mùa nóng, nhà có tiền, nhà giàu dư ăn dư để hay bày nấu cháo vịt Xiêm đậu xanh cho con cháu ăn phòng ngừa bịnh thời khí, không bị nổi trái, nổi sải.
Vịt Xiêm tơ nấu cháo, xương mềm, nhai rất béo, rất ngọt, ngon hơn vịt tàu, vịt ta nhiều.
Nhiều người ăn cháo vịt với cơm, với bún vừa ngon, vừa no và không cần ăn thêm gì nữa.
Nhớ thuở nhỏ, khi ở nhà mần vịt nấu cháo là mình lấy phần lông vịt, phơi khô bán cho mấy bà mua “ve chai lông vịt”. Hôm sau, có tiền đi học ăn cà kem, nước đá nhận.
Còn con gà nấu cháo gọi là cháo gà.
Cháo gà ngon và bổ dưỡng, dễ tiêu hóa hơn cháo vịt và nhứt là ăn “không độc”.
Phải lựa con gà giò, gà trống vừa lớn, mới vỗ cánh tập gáy. Lúc đó con gà vừa đủ lớn, xương thịt phát triển đầy đủ, sung sức, mập nhưng không có mỡ.
Gà nấu cháo ăn ngon độc đáo nhờ “xé phay” chớ không chặt như vịt. Dùng tay xé gà lúc còn nóng, xé sao cho miếng gà còn nguyên không bị nát; trộn với rau răm, nặn một trái quít lấy nước rưới lên làm cho thịt gà ngon hơn nhiều.




Có một món cháo mà nếu không cẩn thận, nói lộn tên dễ gây mít lòng lắm nhé !
Đó là cháo lòng. Bà con đặt tên món cháo nấu với lòng, với thịt heo là cháo lòng chớ không kêu là cháo heo !
Cháo heo là cháo nấu gạo lức với tấm, cám, chuối cây… để nuôi heo, muốn biết rõ hơn xin tìm đọc tác phẩm “Ngọn Cỏ Gió Đùa” của nhà văn Hồ Biểu Chánh, trong đó có nhân vật Lê Văn Đó ăn cắp nồi cháo heo…
Cháo lòng có lẽ do sáng kiến từ các buổi lễ hội cúng đình. Thuở xưa người dân nghéo ít khi có dịp ăn thịt heo nên chỉ mong dịp cúng đình.
Nồi cháo lòng ở đình rất to, nấu với nước luộc đầu heo, luộc lòng, luộc thịt.
Đầu, lòng, thịt luộc chỉ dành cho các chức sắc ban hội tề; còn dân đen chỉ được hưởng phần cháo lòng với bún, cũng “quí” rồi, nên mới có câu tục ngữ:
“Mượn đầu heo nấu cháo”
Cháo lòng ở nhà mẹ nấu thì ngon hơn, nhưng cháo ở quán cóc, ở chợ quê lại có cái ngon khác.
Lòng heo sắt mỏng chấm với nước mấm trong, dằm ớt ăn với cháo rất ngon và cũng là món đưa cay của các bác xích lô, của người lao động.
Mấy cô, mấy cậu học trò cũng thích ăn cháo lòng buổi sáng, rẻ mà no.




Khi Sài Gòn phát triển, có những nhà máy làm ca đêm là dịp để cho các gánh cháo lòng xuất hiện. Cháo lòng tiện lợi là phục vụ nhanh, ăn bổ dưỡng, nhứt là hợp với ban đêm.
Nay cháo lòng đã trở thành một phần của đời sống về đêm của dân Saigon, phục vụ cho cả các doanh nhân, văn nghệ sĩ, các cô cậu choai choai đi chơi đêm về.
Nay nói về “cháo cá”, và đặc biệt cháo cá nhà quê. Nói là cháo cá nhà quê chớ đâu phải người nhà quê nào cũng ăn qua. Có người chỉ có nghe thôi, có người chưa hề nghe nói !
Đó là món cháo cá lóc với rau đáng đất.
Mấy lão nông Lục Tỉnh nói rằng cá lóc tát đìa nấu cháo mới ngon.
Khi nước rút xuống –mấy cụ lão nông kể, con cá lóc tìm xuống đìa, xuống vũng, xuống đầm để sống, Con cá trụ lại, lo ăn, không “bay nhảy” đó đây nên mập ra vì ăn nhiều sinh vật tích tụ trong đìa.
Tát đìa vào lúc đó, lựa cá lớn, có trứng, làm sạch để nguyên con nấu cháo.
Gạo thời điểm nầy là gạo mới đầu mùa, nấu cháo có mùi thơm.
Con cá nấu cháo vớt nguyên con ra để trên dĩa bàn, rồi tùy thích: Đầu, bụng, trứng hay đuôi mà chấm nước mấm gừng.
Cháo nóng múc ra tô, cho vào vài đủa rau đắng đất, chan một ít nước mắm gừng, chúng ta có một tô cháo cá lóc rau đắng đất tuyệt diệu, khó tìm.




Tin chắc rằng bạn không tìm đâu có được món ngon như thế. Đâu đó ở Saigon, trong nhà hàng mà bạn đã ăn qua cũng chẳng qua là phó bản, là nhái theo, không lừa được cái lưỡi của người sành điệu!
Đến món cháo cá bống kèo độc nhứt vô nhị xin giới thiệu cùng khách mộ điệu.
Cá bống kèo cũng năm bảy dường khác nhau. Nổi tiếng nghe nói là cá bống kèo miệt ruộng muối Bạc Liêu, nhưng ngon nhứt là cá ở miệt Cửa Tiểu –Cửa Đại vùng nước lợ.
Từ xưa ông bà kể là con cá bống kèo do đất sanh ra, và sống chỉ ăn bọt nước.
Ở quê vừa mưa xuống đã thấy có cá bống kèo con rồi, nó sống nhờ phiêu sinh vật, rong rêu nổi theo bọt. Đến mùa lúa trổ đầy đồng, mài non của hột lúa rụng khắp ruộng, là mồi nuôi cá bống kèo miệt Cửa Tiểu, Cửa Đại.
Cho nên tháng 10, tháng 11 ta, sắp Tết, con cá bụng to đầy mở, và mập tròn đẩy đà.
Bắt nồi cháo gạo mới đầu mùa lên bếp, canh lửa riu riu cho gạo nở từ từ bạn sẽ nghe mùi thơm mời gọi, độc đáo từ nồi cháo gạo mới bốc ra.
Đi theo chân ông lão nông bước ra đầu ruộng kéo “cái đó” lên bắt cá bống kèo còn sống nhảy soi sói, đem về trút thẳng vào nồi cháo đang sôi trên bếp. Con cá vùng vẫy, trong nước sôi, nghe tiếng kêu “rồ rồ” rồi tắt hẳn.
Lúc đó con cá vừa chín tới. Đem nồi cháo xuống, vớt cá ra dĩa bàn to, con cá bống kèo nứt da, dựng kỳ, dựng vi nhìn không quen thấy “ớn” nhưng ăn ngon, có vị ngọt, thịt mềm.
Thưởng thức món cháo bống kèo kiểu nầy rồi bạn sẽ chán kiểu nấu cầu kỳ: Làm sạch, chặt đầu, nấu với cải bắc thảo và nói theo dân quê thì ăn như “dậy” là “hổng biết” ăn cá bống kèo nấu cháo.




Hột cháo hột cơm, gắn với người mình từ thuở mới sanh ra, nó đi vào tim can, huyết quản của từng người.

Cháo không chỉ là món ăn nuôi ta lớn mà đã trở thành cái gì ở trong ta như một thứ tình cảm nho nhỏ, có lúc có khi tưởng như đã quên rồi.

Nay nhắc lại, nó sẽ trở về như một kỷ niệm, thôi thúc ta quay về với thuở ngày xưa, với bao cảnh cũ vô cùng đẹp đẽ.


Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 2
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.211 seconds.