Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình
Message Icon Chủ đề: Hãnh diện Người Việt Nam ! Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 17 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 23/Feb/2015 lúc 10:12am

Diễn%20Hành%20Tết%20Nguyên%20Đán%20Ất%20Mùi%202015%20tại%20Nam%20Cali

Diễn Hành Tết Nguyên Đán Ất Mùi 2015 tại Nam Cali   <<<<<

Với chủ đề “Người Việt Hải Ngoại 40 Năm Đoàn Kết và Phát Triển”,  cuộc diễn hành Tết 2015 tại Nam Cali diễn ra vào ngày Thứ Bảy 21/2/2015 nhằm ngày mồng 3 Tết Ất Mùi có sự tham dự của gần 100 hội đoàn và hàng chục ngàn khán giả.

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Feb/2015 lúc 3:06am

Một Chút Tết Paris

Mời quý vị lướt qua vài hình ảnh Tết ở China town Paris 13














Mời quý vị click vào ảnh dây pháo dưới đây để xem đốt pháo như tết xưa quê nhà  


Hình ảnh và Video: Gia Như Huỳnh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Feb/2015 lúc 8:56pm

BẢNG “SAIGON” GẮN TRÊN ĐẠI LỘ BOLSA

 Thành Phố Westminster chính thức gắn bảng "Saigon"trên Đại lộ Bolsa, thủ đô tỵ nạn Little Saigon


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Mar/2015 lúc 3:15pm

NGƯỜI VIỆT SỐNG TRÊN ĐẤT MỸ

 

Tôi chỉ là một người đàn bà nội trợ, tuy nhiên với tuổi đời khá cao, chứng kiến đủ mọi cuộc bể dâu của một dân tộc, cũng như với thời gian hơn 30 năm trải dài ở xứ người, tôi tin cái nhìn của tôi về cuộc sống cũng có chút thú vị riêng của nó! (Ảnh : Saigon Houston Plaza_Bell aire,Houst on,Texas)
Tôi không dám tản mạn xa gần, và khuôn khổ một đoản văn như bài viết nàycũng không thể nói lên được đầy đủ tất cả, cho nên tôi chỉ "khái lược" một vài khía cạnh mắt thấy tai nghe về cộng đồng người Việt đang sinh sống ở Houston, Mỹ, để xin chút thì giờ của quý vị.   Ảnh : Saigon Houston Plaza_Bell aire,Houst on,Texas

Houston là một vùng đất tập trung người Việt Nam nhiều thứ hai ở Mỹ sau California. Nhờ địa hình, đất đai rộng lớn chưa khai phá hết, nên so với California thì đất đai ở đây phải nói là rẻ mạt, do đó vấn đề nhà cửa, nơi ăn chốn ở, không phải là mối lo của mọi người. Vì đất rẻ, nên nhà cửa ở đây vừa túi tiền cho bất cứ ai, từ giàu tới nghèo. Bạn là dân HO mới qua ư? Lớn tuổi thu nhập ít? Bạn vẫn có thể mua một căn chung cư khiêm tốn vài ba phòng ngủ che nắng che mưa, với giá chỉ hai - ba chục ngàn đô la, hoặc ít hơn.
Nếu bạn khá giả, có tiền thì càng dễ, những căn hộ sang trọng hơn, từ vài ba trăm ngàn tới vài triệu đô la cũng không thiếu, từ thấp lên cao, đều có đủ để phục vụ nhu cầu của bạn (không đẹp không ăn tiền).
Ở đây người Việt đùm bọc nhau, có những khu chung cư chỉ toàn người Việt sinh sống, như làng Thái Xuân, làng Tre... Ở đó mỗi căn hộ giá chỉ có vài ngàn tới không quá 20 ngàn, như những xóm nhỏ ở Việt Nam, có dịch vụ cơm tháng, cắt tóc, thợ may, đau yếu có nhân viên tiệm thuốc đem tới tận nhà.
Có nhiều hội bô lão có trụ sở, giúp người già họp mặt giải trí, hoặc tổ chức đi tham quan du ngoạn, cung cấp những bữa ăn miễn phí, cố vấn về y tế, sức khoẻ... Có nhiều chương trình, công ty phục vụ y tế tại gia do người Việt làm chủ, tới tận nhà để chăm sóc giúp đỡ các cụ già neo đơn... Tất bật làm ăn, buôn bán xa gần, nhưng cuối tuần ai cũng tụ về trung tâm người Việt để đi chợ mua sắm, ăn uống, gặp gỡ.
Nếu cuối tuần rảnh không làm gì, thì bạn hãy ghé vào Lee's sandwiches làm một ly cafe, ngồi nhâm nhi một lát, bảo đảm, bạn sẽ gặp không ít những bạn bè quen, vẫy tay chào hỏi thân tình, hoặc xà lại ngồi chung, tám chuyện cho vui.
Các cụ ông thì tụ lại đánh cờ, có ông nhíu mày, nhăn mặt, trông suy tư, động não ra phết. Còn các cụ bà thì cùng con cái đi chợ, đi ăn, hoặc muốn thì đi chùa, làm công quả. Vui với bạn già, thanh thản trong sự thanh tịnh của nhà chùa. Tới chiều hoặc theo giờ hẹn, con cái sẽ tới đón các cụ ông, cụ bà, cùng về.
Ở chùa, hoặc nhà thờ cũng có mở nhiều lớp dạy tiếng Việt, nên vào cuối tuần trẻ em cũng hay được cha mẹ gởi tới chùa và nhà thờ để sinh hoạt tôn giáo và học tiếng Việt.
Còn người chết thì cũng ấm cúng lắm, có nhà quàng Vĩnh Phước, nhà quàng Thiện Tâm lo lắng chu đáo theo phong tục người Việt, hoa được đem đến tặng đầy phòng. Tùy theo tín ngưỡng, bạn sẽ được Cha, hoặc sư thầy ở chùa và hộ niệm tới đưa bạn ra đi ấm áp với câu kinh, tiếng kệ.
Nếu người chết không có thân nhân, tiền bạc? Không sao, nhà quàng vẫn chu đáo, sau đó kêu gọi đồng hương đóng góp giúp đỡ, nghĩa tử là nghĩa tận. Bằng cách nào thì người chết vẫn rất được tôn trọng và ấm áp ra đi.
Trên đường ra nghĩa trang, đoàn xe tang sẽ được 4-5 cảnh sát cưỡi môtô hộ tống, thay phiên nhau cản xe, và chặn các ngã tư đường, để giữ đoàn xe tang được đi liên tục, không đứt quãng.
Ở Mỹ, mọi người có thói quen ra đường gặp đám tang, không cần biết người chết là ai, những xe chạy trên đường thường tự động ngừng lại, tránh vào lề, nhường đường để tỏ lòng tôn trọng người chết.
Không phải nói quá, đóng cửa trong nhà thì không biết ra sao, chứ nơi công cộng, văn hóa ứng xử của người Mỹ thật đáng cho ta học hỏi.
Houston:
- Có nhiều khu phố tập trung làm nơi sinh hoạt của người Việt Nam, nhưng đông đúc nhất là những dãy phố trải dài trên đường Bellaire phồn thịnh, mà những căn phố, hay những tòa nhà đồ sộ ở nơi này đều do người Việt mua đứt, làm chủ.
- Có hệ thống nhà hàng Kim Sơn danh tiếng, có nhiều hệ thống siêu thị bán thực phẩm vĩ đại (như Hồng Kông), rất nhiều văn phòng bác sĩ, nha sĩ, luật sư Việt Nam nổi tiếng, mà thân chủ không ít là người ngoại quốc xếp hàng chờ trực.
- Có vài đài truyền hình, có dăm ba đài radio lớn phát sóng thường xuyên phục vụ cộng đồng, có nhiều hội ái hữu đồng hương để gặp gỡ sinh hoạt.
- Có nhiều báo ngày, báo tuần, báo tháng... phục vụ đồng hương miễn phí.
- Có hội văn hóa khoa học, hàng năm tổ chức vinh quy bái tổ, khuyến khích, vinh danh cho những con em đạt được thành tích xuất sắc.
Có nhiều nữa, không thể kể hết.
Đấy, nhiều sinh hoạt hữu ích, nhiều sắc màu của cuộc sống lắm, không lẻ loi, cô đơn đâu bạn ơi...
Người Việt mình ở đây, đa số làm ăn hoà nhập với người bản xứ, nghĩa là sống trải rộng, buôn bán làm ăn trực tiếp đủ mọi ngành nghề, chủ yếu phục vụ người ngoại quốc, từ tiệm tạp hoá, tiệm móng tay, sửa xe, tiệm giặt ủi, nhà hàng, cây xăng... trải rộng từ hang cùng ngỏ hẽm, tới những khu sang trọng. Người Việt có mặt trên từng cây số, và không thể phủ nhận sự thành công vẻ vang của họ.
Cũng như tiểu bang Cali nổi tiếng về điện tử, thì Houston nổi tiếng với kỹ nghệ dầu hỏa, với nhiều hãng dầu vĩ đại. Bên cạnh cũng có nhiều hãng về kỹ nghệ tin học, như hãng HP chuyên sản xuất máy tính danh tiếng, mà nếu có dịp bước chân vào, bạn sẽ thấy nhân viên người Việt từ sếp lớn, sếp nhỏ chiếm đa số. Những ngành này cung cấp được nhiều công ăn việc làm cho người bản xứ và người Việt ta đã thừa cơ hội chen chân vào hưởng phước cũng khá nhiều.
Tính sơ về hãng tiện (phục vụ cho kỹ nghệ dầu hoả), có khoảng 2.000 hãng lớn nhỏ do người Việt làm chủ. Mấy năm nay xăng dầu trên thế giới khủng hoảng lên giá, nên sản xuất tăng vọt, công nhân tha hồ làm thêm giờ, và các ông chủ thì trúng lớn, góp thêm nhiều tên Việt Nam trong danh sách những triệu phú ở Mỹ.
Nói chung, vật giá ở Houston rẻ hơn những nơi khác, công ăn việc làm nhiều, rất dễ sống. Những năm trước, khi kinh tế còn phồn thịnh, phải nói thu nhập mọi người rất dồi dào, bên cạnh làm ăn nuôi dạy con cái, họ còn đầu tư chỗ này, chỗ kia, nên sau vài chục năm, đa số dân Việt Nam ở đây ai cũng có của ăn của để.
Khác với dân bản xứ không có thói quen dành dụm, do cả đời được sống trong nhung lụa, được chính phủ bao bọc triệt để, nên họ rất vô tư, ăn xài thoả thích, không cần biết ngày mai. Người Việt mình tuy giàu có, nhưng vốn trải qua nhiều biến động, từng đói khổ, phải ra đi, nên đại đa số có thói quen "tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn". Làm 10 đồng, xài nhiều lắm là 5-6 đồng, còn thì tích lũy dành dụm, đầu tư, hay để vào tiết kiệm kiếm lời.
Bây giờ kinh tế eo xèo, công tâm mà nói, họ cũng giảm bớt những chi tiêu xa xỉ, dù làm còn 6 đồng thì cũng vẫn kế hoạch để dư ra 1-2 đồng. Tóm lại, ít ai ăn xài hết số tiền kiếm được hiện tại, đừng nói chi đụng đến vốn để dành.
Trong khi dân bản xứ la lối om xòm than thở, đòi chết, đòi sống, để làm áp lực với chính phủ hầu hưởng thêm những khoản trợ cấp phụ trội, vì gặp khó khăn với thói quen ăn xài quá lố của mình, thì người Việt ta vẫn bình thân như vại. Tôi nghĩ cho dù kinh tế suy thoái kéo dài thêm 5 năm nữa, người Việt ta cũng không hề hấn gì. Ngay Houston này, tôi thấy mọi người vẫn ung dung. Chợ, nhà hàng, tiệm tóc... đầy người đang đi mua sắm, đi ăn, làm đẹp... Tôi thật tình nể họ quá!
Còn dân bản xứ, la lối để yêu sách này nọ thế thôi, chứ 10 người mới có một người thất nghiệp (10%). Thì đã sao? Có biết bao nước, con số thất nghiệp còn cao hơn nhiều, mà có được chính phủ giúp đỡ tẹo nào đâu? Ở Mỹ này, trợ cấp thất nghiệp cứ được gia hạn dài dài, dân chúng miệng thì la, nhưng ăn xài vẫn không giảm. Nghĩ cho cùng, làm dân xứ giàu cũng sướng thật!
Thế hệ người Việt ra đi bằng đường biển năm xưa, giờ thì không ít người tuổi đã cao, đa số đã về hưu (dù chưa tới tuổi hưu). Sau nhiều năm cực nhọc, họ cũng muốn hưởng phước, công việc làm ăn đa phần đã chuyển nhượng lại cho những người qua sau, cứ thế dòng đời tiếp tục vận chuyển.
Còn thế hệ thứ hai, đám con cái họ, đa số đã thành danh, thành nhân, có thể tiến thân vững vàng, có mặt rạng rỡ trong những ngành nghề đòi hỏi trình độ học vấn hiểu biết cao, và thu nhập cũng ngất ngưởng. Nên những công việc dài giờ, lao động vất vả một thời cha mẹ họ trước kia, ở hoàn cảnh lỡ thợ, lỡ thầy, chấp nhận như cây tràm cây mắm, hy sinh làm bệ phóng cho bầy con vươn lên, giờ đã không còn người tiếp quản, sẽ dần mai một trong tương lai gần.
Tôi thật tình thấy vui lẫn hãnh diện nhìn tương lai đám trẻ Việt Nam, thế hệ thứ hai.
Tôi có nghe nhiều người than nhà cửa ở Cali quá mắc, nhân đây tôi cũng muốn đề cập sơ về chuyện này:
Rất đúng, tôi hoàn toàn công nhận, nhưng tôi là người thích nhìn về mặt tích cực. Này nhé một căn nhà ở Houston có giá 100 ngàn, nếu ở Cali sẽ có giá 500 ngàn, sao thế?
Lý do vì miếng đất đó ở Texas chỉ có giá 15 ngàn, mà ở Cali giá tới 415 ngàn, vật liệu xây dựng đâu cũng thế, chỉ 85 ngàn thôi, nhưng khác biệt là giá đất, nên căn nhà có cũ, sập, cháy... thì miếng đất vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt chẳng mất đi đâu, là món tài sản theo thời gian thành vô giá, giống như đất ở Sài Gòn so với đất Long Khánh, thế thôi.
Vì quá mắc, nên bạn vất vả để có nó, nhưng bạn thử nghĩ, nó là món tài sản lớn, nếu bạn muốn nghỉ hưu, chỉ cần bán nó là bạn có một số tiền lớn trong tay, không cần phải đem nửa triệu bạc về Việt Nam để sống như vua. Chỉ cần bạn qua Texas này, mua căn nhà rộng rãi chỉ tốn 100 ngàn, còn lại 400 ngàn bỏ ngân hàng lấy lãi, bạn cũng sống ung dung cả đời. Mà xứ này, nơi đâu cũng có đủ tiện nghi tối đa, phục vụ bạn không phân biệt tiểu bang nào.
Cuộc sống ở đâu thì rồi cũng thế, muôn hình, muôn mặt, trăm ngàn góc cạnh khóc cười, biết vẽ sao cho hết. Cách nhìn nhận sự việc do đó đương nhiên cũng không thể giống nhau. Ngay cộng đồng người Việt ở đất Mỹ này cũng nhiều khác biệt, nhóm người đi trước 75, nhóm người ra đi năm 75-85, nhóm đoàn tụ gia đình sau này, nhóm du học sinh "sanh sau, đẻ muộn" , nhóm thương gia, đại gia chuyển tiền qua làm ăn, kinh doanh...
Động lực, hoàn cảnh ra đi khác nhau, thì quan điểm, cách nhìn nhận sự việc cũng sẽ khác, có khi còn đối chọi nhau đến vỡ đầu, sứt trán nữa không chừng. Nên mỗi bài viết, còn tùy thuộc vào cái nhìn riêng của mỗi người, nếu không đúng với cái nhìn của bạn, xin đừng vội lên án là nổ, là sai. Xin bạn hãy kiên nhẫn, theo thời gian rồi bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về sự việc.
Tôi tin rằng chỉ cần tiếp tục đọc VnExpress đi, trong tương lai tôi chắc sẽ có thêm nhiều bài viết, nêu rõ từng góc cạnh của sự việc. Lúc đó được tổng hợp từ nhiều phương hướng khác nhau, tôi tin rằng sự hiểu biết, cũng như tầm nhìn của bạn về nước Mỹ sẽ rộng và chính xác hơn bây giờ nhiều.
Tôi có hân hạnh đọc phản hồi ý kiến của một vài bạn, sau khi đọc cả bài viết của người ta, lại bảo rằng không hiểu người viết muốn chuyển tải điều gì. Trường hợp này tôi rất thông cảm với bạn, vì chính tôi đây đã không ít lần ở vào trường hợp này. Đơn giản và cụ thể nhé: tôi thỉnh thoảng vẫn xem tin tức các phi hành gia đổ bộ mặt trăng. Dù đầy đủ những bài viết tường trình về đất đá, điều kiện sống, có đính kèm hình ảnh, tôi vẫn không thể hình dung được hình dáng mặt trăng như thế nào. Dù thế nào chăng nữa, đầu óc tôi vẫn còn chứa đựng hình ảnh một mặt trăng với gốc cây đa, có chú cuội và chị Hằng Nga xinh đẹp.
Đấy bạn thấy không? Tôi rất giống bạn, ở một nơi cao xa như vậy, lại chưa đặt chân tới, hay sống cùng, thì khó cho trí tưởng tượng, cũng như sự hiểu biết của mình dung nạp được, phải không bạn hiền?
Thôi thì chúng ta cùng kiên nhẫn nhé. Tôi tin có một ngày, bạn và tôi sẽ được hiểu rõ mà thôi. Nước chảy đá mòn mà, muốn gấp cũng không được bạn à .
ST                                                                           Chợ chồm hổm ở Houston
TTXuân - 6g30 sáng, chiếc Acura bóng lộn đời mới nhất đỗ xịch ở ven đường. Một ông già từ trong xe khệ nệ bưng thùng giấy đựng mấy bó  rau bỏ xuống. Cạnh đó, mấy bà già cũng tất bật lôi từ xe hơi của mình những trái mướp, quả bầu, mớ chanh, ớt, đậu bắp... để bày biện. Mỗi sáng chủ nhật, phiên chợ chồm hỗm ở Houston của người Việt lại được bắt đầu như thế ở thành phố Houston, bang Texas, Mỹ.
imageimage
Nếu chỉ xem ảnh mà không có chú thích, không lời kể, hẳn không thể tin nổi phiên chợ chồm hỗm ở Houston ven đường này là ở Mỹ! Chợ chồm hỗm ở Houston nay đã được 15 tuổi
image
 Ông “tôm” 59 tuổi (bìa trái) ngày thường vẫn đi làm hãng. Chủ nhật ông cùng vợ ra chợ chồm hỗm ở Houston bán tôm. Vừa để gặp gỡ cộng đồng người Việt vừa kiếm thêm tiền chợ khi mỗi buổi bán trung bình 30kg tôm

imageTại sao người ta chọn con đường này làm nơi họp chợ chồm hỗm ở Houston cho đỡ nhớ quê? Đơn giản bởi phía bên kia đường là nhà thờ mang kiến trúc đặc thù Việt Nam
image
image







 B
Bà “hẹ” sau khi dọn hàng đã băng qua bên kia đường để đi lễ nhà thờ. Chuyện bán buôn tạm giao cho “cục cưng“ Chihuahua với tấm bảng trên cổ ghi “Hẹ 2 bó 1 đồng”. Bên cạnh, bà “hẹ” còn cẩn thận ghi thêm một tấm bảng “Hẹ 2 bó 1 đồng/hẹ rất tốt cho cơ thể/Xin mua giùm/Xin bỏ tiền vào hộp/Xin cảm ơn quý vị!”
image

Chợ chồm hỗm ở Houston thu hút được cả anh chàng Mỹ da màu này vì hàng vừa rẻ, vừa tiện
image










 Dọn hàng từ tờ mờ sáng bằng xe 
Acura đời mới
image
Kẻ mua người bán khá nhộn nhịp
image











 Mua bán là chuyện nhỏ. Điều quan trọng hơn khi đến với chợ chồm hỗm ở Houston là được trò chuyện, tâm sự với nhau chuyện gia đình bằng tiếng mẹ đẻ
Ở Mỹ, “chợ Việt” rất nhiều, từ các cửa hàng nhỏ đến những siêu thị bán đủ loại “đặc sản” Việt Nam. Nhưng một cái chợ chồm hỗm ở Houston ngay lề đường bán mớ rau, con cá có lẽ rất hiếm. Đến đây mọi người như trở về với cái “chợ lề đường” ở Việt Nam. Vẫn những cái ghế đòn nhỏ, những chiếc nón lá, áo bà ba, lại nghe được tiếng kỳ kèo trả giá của người mua, người bán...
“Ở Mỹ này, mập mạp gì mấy đồng bạc con ơi. Trả giá chút xíu chỉ để nhớ lại thời còn ở VIệt Nam thôi mà”- bà Trần Thị Vinh, khách hàng thường xuyên của chợ chồm hỗm ở Houston, nói.
Đó là cái chợ mà mỗi sáng chủ nhật con cháu lại chở cha mẹ  đến cùng với mớ rau, con cá để bán, trưa lại ghé qua chở về. Người nào nhà gần thì sáng sớm lại túc tắc đẩy xe ra. Hầu hết hàng ở chợ đều là “cây nhà lá vườn”, đặc sản Việt Nam như bầu, bí, mướp, khổ qua, rau muống, rau lang, rau đay, dấp cá…Mỗi bó 1 USD, mua 10 bó tặng một.
Bà Khanh Nguyễn, nhà cách chợ gần 20km, vui vẻ nói: “Một bó rau trong siêu thị bán một đồng ba mươi chín xu (1,39 USD), ở đây bán một đồng (1 USD). Vừa tiện, vừa rẻ. Nhưng thích nhất là tha hồ nói tiếng Việt, nghe đủ thứ giọng quê mình: Huế, Quảng, Nam, Bắc, hệt như mình đang ở cái chợ chồm hổm ngày xưa ở Việt Nam”.
image






Đó là cái chợ mà người bán đều được gọi bằng tên mặt hàng mình bán: ông “rau đay”, bà “hẹ”, vợ chồng ông “tôm”, bà “bột lọc”… Ông “rau đay” bữa nào kẹt về sớm thì gửi hết mớ rau sang cho bà “rau thơm” bán hộ. Bà “bột lọc” cũng kiêm luôn bán rau, nhưng thỉnh thoảng lại mang bánh ra mời “đối thủ cạnh tranh” của mình… Còn bà “hẹ” có kiểu bán rất tài tử. Mỗi sáng chủ nhật bày hàng ra đó rồi đi nhà thờ. Canh hàng có con chó “chi oa oa” cổ đeo cái bảng nhỏ: “Hẹ 2 bó 1 đồng”. Người mua cứ việc lấy bao nhiêu bó, rồi tự động bỏ tiền vào cái lon nhỏ để cạnh. Chẳng khi nào mất. 
Bà “hẹ” khoe: “Tôi bán ở đây được ba năm, để dành được 4.000 đô rồi đấy. Tiền bán tôi để riêng, lúc nào được 10.000 lại mang về Việt Nam giúp đỡ bà con ở quê”.
Đó là cái chợ người bán, người mua kỳ kèo, trả giá “ác liệt” thế đấy nhưng gặp khách quen cũ, người bán cũng ới ới tặng vài bó mang về ăn cho vui. Người mua có người trả trước tiền cả tháng. Cứ mỗi sáng chủ nhật, sau khi đi lễ nhà thờ lại lấy vài bó rau, trái mướp mang về. Đó là cái chợ mà bà già “rau thơm” 78 tuổi lụm cụm thối tiền cho khách, lẫn lộn lung tung, thế là khách phải ngồi xuống tính tiền, thậm chí bán hàng giùm bà già luôn. 
Thế đó, họ bán, họ mua vừa như thật, vừa như “chơi” nhưng ai cũng hăm hở, náo nức. Dường như mỗi người đi chợ đang “bán”, đang “mua” cho mình một nỗi nhớ quê nhà vời vợi.
Chỉ tiếc mỗi nỗi vào dịp Tết Nguyên đán là bên này lạnh thấu xương, cây cối đều “ngủ đông” nên cũng chẳng có rau, ớt... để họp chợ. Chứ không thì cái chợ xép này lại càng thêm xôm tụ cho những người xa quê thỏa tấm lòng nhớ tết. 
 NGUYỄN TẬP
Chợ chồm hỗm ở Houston
image
image
image
image
image
image
image
image
BBC










































































< title="tìm kiếm" name="search" =" gsc-" size="10" autocomplete="off" ="text">
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Mar/2015 lúc 7:43am

VÈ VANG DÂN VIỆT : HAI CHỊ EM SINH ĐỐI ĐỌAT HỌC BỔNG CAO QUÍ

Chị em sinh đôi gốc Việt nhận học bổng tiến sĩ y khoa năm 18 tuổi

Xem%20hình Cặp sinh đôi người Mỹ gốc Việt Lynn (Trần Kim Hoàng) và Paul (Trần Minh Huy) năm 17 tuổi lấy được bằng ĐH ngành Hoá, Sinh của ĐH North Georgia và năm18 tuổi , nhận học bổng tiến sĩ Y khoa của trường Georgia Regents University (Mỹ).

Từ thời tiểu học, Lynn và Paul (quận Forsyth, tiểu bang Georgia, Mỹ) đã thể hiện khả năng học tập vượt trội khi liên tục được nhảy cóc, bỏ qua lớp 2 và 5 để lên học lớp cao hơn. 15 tuổi, hai em đã là học sinh lớp 11 trường cấp 3 Forsyth Central và bắt đầu học song song lấy tín chỉ ngành Hoá, Sinh tại ĐH North Georgia. Một năm sau, Lynn và Paul trở thành sinh viên chính thức của trường.
Cặp song sinh người Mỹ gốc Việt được các giảng viên và sinh viên khoa Sinh Đại học North Georgia trìu mến gọi là "Team Trần", "em út" vì chăm chỉ, học giỏi. "Cặp sinh đôi đã làm một điều quá ấn tượng không chỉ ở tuổi của họ, mà còn ở bất cứ tuổi nào. Dù lịch học dày đặc trên lớp, nhiều nghiên cứu phải thực hiện trong phòng thí nghiệm và cả việc trợ giảng, họ vẫn hoàn thành xuất sắc", giáo sư Paul Johnson, khoa Sinh, người hướng dẫn Lynn và Paul chia sẻ trên website của trường.
Với mục tiêu hoàn thành sớm các yêu cầu để nhanh chóng nhận được bằng đại học, Lynn và Paul đăng ký thêm nhiều lớp về khoa học, Toán, Vật Lý và nghiên cứu chuyên sâu, bên cạnh học chuyên ngành. Những khoá học này gần như chỉ dành cho sinh viên đã 20 tuổi.
Không giống các sinh viên khác, "team Trần" không tham gia vào những nghiên cứu đang được thực hiện mà tự bắt tay vào làm dự án của riêng mình từ những bước đầu tiên. Nghiên cứu của hai em về vi khuẩn bacteroides để khám phá khả năng đề kháng kháng sinh của cơ thể với nó. Lynn và Paul được GS Johnson đánh giá cao sự nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học. 
"Lần đầu tiên hai em đề cập về dự án này, tôi đã cho học vài bài cơ bản về kháng sinh, cách nó hoạt động và thuộc loại nào… Chỉ vài ngày sau, cả hai trở lại với một mẫu vi khuẩn chọn lọc và một loại kháng sinh thích hợp với vi khuẩn đó. Điều này cho tôi thấy cả hai đã nghiêm túc như thế nào với dự án", GS khoa Sinh Đai học North Georgia nói.
team-tran-4373-1426992284.jpg
Vừa học lý thuyết trên lớp, Lynn và Paul song song tiến hành dự án nghiên cứu về kháng sinh và cách chữa trị bệnh ung thư. Ảnh: Ung.edu.
Mùa xuân năm 2014, Lynn và Paul tốt nghiệp Đại học North Georgia và trở thành gương mặt nổi bật trên tờ báo điện tử của trường và quận Forsyth với bài viết "Cặp sinh đôi hoàn thành đại học năm 16 tuổi".
Chia sẻ với VnExpress, Lynn Trần cho biết, mình và em trai song sinh Paul muốn được chữa bệnh cho mọi người nên quyết định trở thành bác sĩ. Hai em được trường đào tạo Y khoa Mecical college of Georgia (thuộc Đại học Georgia Regent) nhận vào. Tại Mỹ, muốn theo học ngành Y, các sinh viên phải có bằng đại học ở các ngành tương ứng.
Tại trường Y khoa, Lynn và Paul tiếp tục trở thành sinh viên xuất sắc với thành tích học tập, nghiên cứu, trợ giúp các tiến sĩ trong phòng thí nghiệm. Hai em còn nhiệt tình giúp đỡ những người bệnh nghèo ở phòng mạch của bệnh viện cạnh trường. Giữa hàng nghìn sinh viên của Medical collge of Georgia, Lynn - Paul trở thành 2 trong số 4 cá nhân xuất sắc, được trao học bổng tiến sĩ Y khoa (MD/PhD). "Những sinh viên khác học 4 năm trường Y sẽ trở thành bác sĩ thực tập, nhưng chúng em sẽ phải học lâu hơn, thêm 3 năm để ra trường cùng một lúc lấy bằng bác sĩ và tiến sĩ", Lynn chia sẻ về học bổng của mình.
Cặp song sinh cho biết, gia đình có nhiều người là bác sĩ nên các em đã được chỉ cho những vất vả, khó nhọc của ngành nghề mình theo đuổi. Bản thân các em khi học ở trường Y đã có lúc thấy chán nản vì học yếu một số môn hơn bạn khác. Tuy nhiên, "những kỷ niệm ở phòng mạch giúp đỡ bệnh nhân nghèo khiến em hiểu ra rằng học để sau này chữa bệnh cho mọi người chứ không phải vì thành tích và em vượt qua khó khăn", Lynn tâm sự.
Mẹ của cặp sinh đôi, bà Trần Kim Loan (50 tuổi) cho biết, Lynn và Paul luôn cố gắng tập trung học ở trường để về nhà không phải thức khuya dậy sớm. Ba của em, ông Trần Minh Hiền (60 tuổi) cũng luôn nhắc nhở các em phải ngủ trước 22h để có sức khoẻ học hành. Cuối tuần, những kỳ nghỉ, cả gia đình lại cùng nhau du lịch những nơi các con yêu thích.
Sinh ra và lớn lên ở Mỹ nhưng Lynn và Paul nói tiếng Việt khá tốt. Ở nhà, các em luôn cùng bố mẹ trò chuyện bằng ngôn ngữ của quê hương. Những bữa ăn trong gia đình cũng luôn là món Việt Nam như: chả, nem rán… Lynn rất vui, tự hào mỗi lần mời bạn bè ăn món Việt mẹ nấu và nhận lại lời tán dương "ngon". Không ra ở riêng như những thanh niên Mỹ khác, Lynn và Paul sống cùng cha mẹ, giữ truyền thống của quê huơng...
http://doanhnghiepodessa.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=2066412

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 23/Jun/2015 lúc 8:13pm


Mai Linh Tôn với niềm vui 'bước chân vào Harvard'
image
Mai Linh Ton trong ngày lễ tốt nghiệp trung học trường Magnolia 
Vừa làm lễ tốt nghiệp trung học vào ngày 11 Tháng Sáu mới đây với điểm GPA 4.65, cô bé Mai Linh Tôn sống trong niềm vui sướng khi em nhận được lá thư chấp nhận từ trường Đại học Harvard ở Boston.

Báo OC Register cho hay, khi Mai Linh thông báo tin này với mẹ mình, cô Hiệp Tôn không biết rằng đại học Harvard là một trong những trường danh giá ở Mỹ.

Theo Mai Linh, 'mẹ em không phải là “tiger mom” như những người mẹ châu Á khác với mong muốn con mình phải học xuất sắc và được nhận vào các trường đại học nổi tiếng.'

image
Với cô Hiệp, cuộc sống bận rộn mưu sinh kiếm tiền để có thể nuôi nấng được các đứa con của mình mới là điều quan trọng.

image
Tốt nghiệp trường trung học Magnolia High, Quận Cam, với danh hiệu là thủ khoa toàn trường, Mai Linh tự tin bước lên sân khấu nhận huy chương và bằng tốt nghiệp, trong lúc cô Hiệp đã rất xúc động khi nhìn thấy con gái mình.

Vào những năm đầu thập niên 90, gia đình của Mai Linh rời khỏi Việt Nam và đến Mỹ. Ba của Mai Linh, ông Bình Tôn, từng phục vụ trong Quân đội Việt Nam Cộng Hoà và là tù cải tạo cộng sản sau khi cuộc chiến kết thúc. Vào năm Mai Linh lên chín, ba em qua đời vì căn bệnh ung thư gan, bỏ lại mẹ, Mai Linh và hai người anh chị lớn.

Để có thể trang trải cuộc sống, cô Hiệp làm thợ cắt tóc toàn thời gian. Mẹ bận rộn với công việc, Mai Linh học tập từ hai anh chị của mình. Chị gái của em, Ngọc Minh Tôn, 24 tuổi, đã tốt nghiệp Đại học Long Beach và anh trai, Tinh Tôn, 21 tuổi, chuẩn bị tốt nghiệp trường UCLA vào tháng này. Hai anh chị Mai Linh đã giúp em rất nhiều trong việc học tập, hướng dẫn em cách nộp đơn vào các trường đại học.
“Anh chị của em đều là những sinh viên giỏi ở trường”, Mai Linh cho biết, “họ thúc đẩy em cũng phải trở thành một học sinh xuất sắc”.

image
Biến cố gia đình đã giúp Mai Linh từ một cô bé rụt rè, nhút nhát trở thành một nữ sinh tự tin, học giỏi và đang chuẩn bị cho mình con đường học vấn tại một trong những trường giỏi nhất nước Mỹ.
Mai Linh chia sẻ lúc là học sinh năm nhất của trường trung học, em vẫn còn cảm giác bỡ ngỡ và hồi hộp. Sau đó, em bắt đầu tham gia các câu lạc bộ hoạt động trong trường, giúp đỡ những người vô gia cư và các hội đoàn thanh thiếu niên khác.

Sang đến năm thứ hai trung học, Mai Linh tham gia vào đội Academic Decathlon của trường. Trong một lần thi, em đã có một bài phát biểu trước một lượng khán giả lớn. Nhờ tham gia vào các hoạt động ở trường, Mai Linh đã học hỏi được rất nhiều thứ, một trong số đó là sự tự tin và cách để giao tiếp với mọi người tốt hơn.

image
Robert Cunard
Ông Robert Cunard, hiệu trưởng trường trung học Magnolia cho biết Mai Linh là một học sinh học rất tốt môn văn và môn toán. Ngoài ra, em còn là một trong những học sinh tài năng về nghệ thuật, mặc dù em không hề học một lớp nghệ thuật nào.
“Trong suốt 33 năm làm việc trong nghề giáo, Mai Linh là một trong ba học sinh mà tôi không ngần ngại viết thư giới thiệu cho trường đại học”, ông Robert bày tỏ.

Với điểm GPA 4.65, Mai Linh được 13 trường đại học chấp nhận, ngoài đại học Harvard còn có các trường đại học Pennsylvania, Brown, UC Berkeley và UCLA.

Bước chân vào Harvard, Mai Linh sẽ học ngành nghiên cứu sinh học phân tử. Harvard sẽ hỗ trợ hết toàn bộ chi phí học tập.

image
Mai Linh chia sẻ em chưa biết sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp đại học, nhưng chắc chắn sẽ liên quan đến việc nghiên cứu khoa học, ví dụ như là nghiên cứu về các tác nhân gây ra bệnh ung thư.

image
Đối với Mai Linh, tốt nghiệp trường trung học và bước chân vào Havard là một bước ngoặt lớn trong đời, mở ra một chân trời mới cho cô bé gốc Việt này.
“Đây là khoảng thời gian em phấn khởi nhất”, Mai Linh tâm sự, “em rất háo hức để bắt đầu thử sức với những điều mới và sẵn sàng cho những thử thách trong cuộc sống”.



Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 29/Aug/2015 lúc 1:27pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 09/Oct/2015 lúc 2:10pm

NGƯỜI VIỆT NĂM CHÂU : LỜI PHÁT BIỂU CỦA TƯỚNG LƯƠNG XUÂN VIỆT

 
Mời Quí vi nghe những lời phát biểu đầy ý nghĩa, đầy tình yêu Quê Hương và Dân Tộc của Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt

Tuong%20Viet
https://www.facebook.com/tonny.do.3/videos/1283896501636689/
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 10/Oct/2015 lúc 12:03pm
Lee Nguyễn được vinh danh trên đất Mỹ
 bằng video tổng hợp những pha bóng tuyệt đẹp.

Image%20result%20for%20photo%20lee%20NguyenBan tổ chức giải bóng đá nhà nghề Mỹ MLS vừa làm một video tổng hợp những pha bóng đẹp nhằm tôn vinh sự tiến bộ vượt bậc của tiền đạo gốc Việt Lee Nguyễn. Được biết, ngoài Lee Nguyễn còn 8 cầu thủ khác cũng được vinh danh như: tiền đạo David Villa (New York City), tiền vệ Clint Dempsey (Seattle Sounders), tiền vệ Sebastian Giovinco (Toronto FC)…

Trang Seatimes cho biết, ở mùa giải năm ngoái trong màu áo New England Revolution, Lee Nguyễn có 18 bàn thắng cùng 5 đường kiến tạo thành bàn. Anh cũng là ứng viên cho danh hiệu “Cầu thủ xuất sắc của giải” và chỉ đứng thứ hai sau tiền đạo Robbie Keane của LA Galaxy trong cuộc bầu chọn.

Image%20result%20for%20photo%20lee%20Nguyen
Tiếp nối phong độ trong mùa giải trước, trong tháng 9 vừa qua, Lee Nguyễn cũng ghi một bàn thắng cho CLB và 5 lần “dọn cỗ” cho các đồng đội. Sự thăng hoa của tiền đạo gốc Việt giúp New England Revolution liên tục đứng trong nhóm đầu của giải miền Đông.
Đánh giá về phong độ chói sáng của Lee Nguyễn, chính HLV trưởng Martin Rennie của Vancouver Whitecaps, đội bóng từng sa thải anh hồi tháng 3/2012 cũng phải ngợi khen: “Anh ấy đã tìm thấy ngôi nhà của mình ở New England. Tôi rất vui vì anh ấy đã thi đấu tốt và nếu tiếp tục duy trì được phong độ đó, anh ấy sẽ là một ngôi sao lớn khi giải đấu kết thúc”.
Như vậy, từng bị coi là ‘sao xịt’ tại V-League nhưng Lee Nguyễn đã lột xác hoàn toàn và trở thành ngôi sao của giải bóng đá nhà nghề Mỹ. Với những thành công ấn tượng thời gian qua, Lee Nguyễn đã được HLV Juergen Klinsmann đưa vào danh sách triệu tập sơ bộ của đội tuyển quốc gia Mỹ.
Thanh Phong

nguyen%20Lee 
Lee Nguyen ● Skills, Goals, Highlights MLS 2014/15 ● US Soccer Soul | HD
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Oct/2015 lúc 7:37am

TRỢ GIÚP NGƯỜI TỴ NẠN SYRIA

Những cựu thuyền nhân tỵ nạn gốc Việt, giang tay trợ giúp những người tỵ nạn Syria

Thời Báo

Những%20cựu%20thuyền%20nhân%20tỵ%20nạn%20gốc%20Việt,%20giang%20tay%20trợ%20giúp%20những%20người%20tỵ%20nạn%20Syria Calgary (Báo Globe and Mail):Sau khi miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản, hàng triệu người Việt đã phải bỏ nước ra lánh nạn cộng sản, tìm tự do.  Hình : Bác sĩ Judy Lưu 
Những năm  của 1980s, Canada đã thâu nhận hàng trăm ngàn người tỵ nạn gốc Việt.
Hơn 30 năm sau, khi thế giới đang rúng động vì số người tỵ nạn Syria và Trung Đông đang tìm cách vượt biển đến Âu Châu, thì chính những người cựu thuyền nhân tỵ nạn Việt, đã giang tay cứu giúp những người tỵ nạn đồng cảnh, đang tìm cách  xin vào Canada.
Các thành viên của hiệp hội những người trẻ gốc Việt ở thành phố Calgary ( the Calgary Vietnamese Youth ***ociation , CVYA) đang tìm cách  giúp những người tỵ nạn Syria.
Những cuộc thảo luận của các hội đoàn  người Việt  như tỗ chức Lifeline Syria đang diễn ra ở các thành phố Calgary, Ottawa và Toronto.
Hiệp hội CVYA cho biết sẽ tìm cách bảo trợ  tương đương với việc bảo trợ 300 người tỵ nạn Syria của hiệp hội  Di Dân Công Gíao thành phố Calgary.
Những gương thành công trong số những người trẻ gốc Việt ở thành phố Calgary mà điển hình là trường hợp của tiến sĩ Hiếu Ngô, ***istant professor của trường đại học Calgary.
Ông Hiếu đến Canada khi ông 18 tuổi và vừa đi học ban ngày,vừa đi hành nghề lau nhà cửa các cao ốc vào ban đêm.
Gíao sư Hiếu hiện nay làm việc với các cơ quan công quyền và từ thiện như sở cảnh sát thành phố  Calgary . Cơ quan công quyền này muốn tìm hiểu về các băng đảng thanh thiếu niên gốc Việt ở Calgary như  băng đảng the Fresh Off the Boat .
Một người trẻ khác cũng thành công trong cộng đồng ngừoi Việt là cô Judy Lưu.Cô Lưu hiện là bác sĩ của bệnh viện Royal University ở thành phố Saskatoon.
Bác sĩ Lưu sinh ra trong trại tỵ nạn Nam Dương, đã sống với bố mẹ, cùng hai người anh em trong một căn chúng cư hai phòng ngủ ở thành phố Vancouver.
Cô theo học chương trình bác sĩ kiêm tiến sĩ của trường đại học Calgary trong vòng có 5 năm, thay vì phải mất 7 năm như bình thường./.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 17 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.172 seconds.