Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Chuyện Linh Tinh | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh |
Chủ đề: Hệ thống TiềnTệ-N.Hàng-K.Tế-ChínhTrị | |
<< phần trước Trang of 9 |
Người gởi | Nội dung | |
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 28/Jan/2015 lúc 11:58pm | |
27-01-2015 Cắt SWIFT sẽ đẩy Nga, Mỹ tới bờ vực chiến tranh
Cắt Nga khỏi hệ thống thanh toán SWIFT, hôm sau, các đại sứ Nga, Mỹ lập
tức xách va ly về nước.
“Chúng tôi đã thiết lập hệ thống thanh toán liên ngân hàng cục bộ có thể thay thế SWIFT. Chúng tôi đang đàm phán với các đối tác Trung Quốc về việc lập hệ thống thanh toán bằng các đồng nội tệ, nhưng tôi rất muốn nhận mạnh điều sau đây: nếu như cuối cùng vẫn sẽ diễn ra những chuyện đó, thì điều đó sẽ làm xấu đi nghiêm trọng các quan hệ toàn cầu giữa phương Đông và phương Tây”, ông Kostin nói. Ông Andrei Kostin Ông Kostin khẳng định, nếu xảy ra việc cắt truy cập đó thì “hôm sau, cả hai đại sứ - cả đại sứ Mỹ ở Moskva, cả đại sứ Nga ở Washington - có thể rời khỏi hai thủ đô”. “Bởi vì điều tương tự đã từng xảy ra trước đó, ví dụ giữa Mỹ và Iran. Và hậu quả của điều đó đã là ngừng đối thoại chính trị, các quan hệ văn hóa và mọi quan hệ khác giữa hai nước. Điều đó có nghĩa là Nga và Mỹ sẽ không có bất kỳ quan hệ gì sau đó”, ông Kostin nhận định và cho biết thêm, những bước đi như thế đối với Nga sẽ đặt hai nước “lên con đường chiến tranh, chiến tranh lạnh”. Ông Kostin kêu gọi: “Chúng ta tốt nhất là áp dụng các biện pháp phòng ngừa để không xảy ra điều đó giữa phương Đông và phương Tây”. Giám đốc VTB hồi tháng 12/2014 trả lời phỏng vấn tờ Handelsblatt cũng từng phát biểu rằng, việc loại các nhà băng Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT sẽ có nghĩa là tuyên chiến. Trong mấy tháng gần đây, các chính trị gia châu Âu và Mỹ nhiều lần kêu gọi loại Nga khỏi hệ thống SWIFT do tình hình Ukraine. Hãng Bloomberg đưa tin vào cuối tháng 8/2014 rằng, Thủ tướng Anh David Cameron cũng đòi EU thảo luận việc cấm Nga truy cập SWIFT. Giữa tháng 9/2014, các nghị sĩ châu Âu đã ủng hộ ý tưởng cắt quyền truy cập của Nga vào hệ thống SWIFT nếu tình hình ở Ukraine leo thang. Cuối tháng 9/2014, 9 thượng nghị sĩ Mỹ yêu cầu rút các nhà băng Nga khỏi SWIFT. Hệ thống SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication - Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng toàn thế giới) được thành lập năm 1973. Nó bảo đảm truyền 1,8 tỷ thông điệp/năm. Thông qua SWIFT trong một ngày người ta gửi các lệnh thanh toán trị giá hơn 6.000 tỷ USD, tham gia hệ thống có hơn 10.000 tổ chức tài chính ở 210 quốc gia. Tại Nga, Hiệp hội này có hơn 600 thành viên trong đó có Ngân hàng Nga và các ngân hàng lớn nhất . SWIFT hoạt động ở Nga thông qua công ty riêng là Rosswift. Hệ thống SWIFT đặt tại Brussels, được điều tiết bởi các luật của Bỉ và phải chấp hành các quyết định của EU. Trong suốt lịch sử tồn tại, SWIFT chỉ quyết định cắt quyền truy cập hệ thống của các nhà băng Iran vào năm 2012. |
||
mk
|
||
IP Logged | ||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 14/Apr/2015 lúc 11:24pm | |
bài dài, nhiều dữ liệu , xin kiên nhẫn đọc hết . MyKieu Ảnh hưởng của “Bảy chị em” (Seven Sisters) tới VN10/04/15Đàn Chim Việt I. “BẢY CHỊ EM” (Seven Sisters) nghĩa là gì? “BẢY CHỊ EM ” hay tiếng Anh còn gọi là “Seven Sisters ” là tiếng lóng để ám chỉ bảy công ty dầu hỏa lớn nhất thế giới , nắm khoảng 85%—95% trữ lượng dự trử dầu hỏa của thế giới. Khởi thủy ( lúc ban đầu) , “BẢY CHỊ EM” trong ngành dầu hỏa bao gồm các công ty sau đây: •Exxon (xuất thân từ Standard Oil of New Jersey ) Về sau này, Exxon xác nhập với Mobil vào năm 1998 để trở thành ExxonMobil , Chevron mua đứt Texaco vào năm 1984 và Britist Petroleum mua đứt Gulf Oil cho nên “BẢY CHỊ EM” lần hồi không còn đúng nữa nhưng thành ngữ “BẢY CHỊ EM” vẫn được sử dụng để ám chỉ các công ty dầu hỏa hàng đầu của thế giới. Hiện tại thì Chevron và Texaco, hai thành viên quan trọng nhất của giới “BẢY CHỊ EM” đang khai thác dầu hỏa tại Việt Nam. Riêng Chevron thì cho là đã có mặt tại Việt Nam ngay năm 1994 , tức là năm Hoa Kỳ chính thức bãi bỏ mọi cấm vận đối với Việt Nam . Xin được ghi chú là thêm hai công ty Chevron và Texaco đã vào Việt Nam còn đội lốt dưới cái tên khác là CALTEX. Như vậy “BẢY CHỊ EM ” thực sự có mặt tại Việt Nam từ lâu và những bí ẩn riêng tư bên trong của giới “BẢY CHỊ EM” ảnh huởng lên chính trị , lịch sử , và kinh tế của Việt Nam là điều mà cần phải phân tích cặn kẽ tận tường khi bình luận hay khi đưa ra những đối sách chính trị ngoại giao cần thiết cho Việt Nam II. Ảnh hưởng của “BẢY CHỊ EM” lên nền chính trị Việt Nam hiện nay: Cơ quan US Energy Information Administration gọi tắt là EIA của Hoa Kỳ loan báo chính thức là trữ lượng dầu hỏa tại Biển Đông lên đến 11 tỷ thùng và 190 ngàn tỷ cubic ft khí đốt (một cubic foot tương đương với 0.28 mét khối ) EIA cũng đưa ra bản thống kê chính thức trữ lượng dầu hỏa và khí đốt của các nước trong vùng biển Đông như sau: Bảng thống kê 1 : Dự trữ dầu hỏa tại biển Đông Như vậy , trữ lượng dầu thô của Việt Nam ( 3 tỷ thùng ) không thôi đã chiếm gần 27.3 % gần một phần ba trữ lượng của toàn vùng . Còn về lượng khí đốt thì Việt Nam đã đứng hang thứ ba trong vùng theo bảng tổng kết trình bày ở trên từ EIA. Dữ liệu do chính EIA đưa ra cho thấy Việt Nam đã có thể cán đán sản xuất gần 300 ngàn thùng dầu thô mỗi năm , tức là tương đương với khoảng 13.5 tỷ Mỹ kim mỗi năm nếu giá dầu thô chỉ là 45 Mỹ kim một thùng. Biểu đồ 1: Mức tăng trưởng sản xuất dầu hỏa của Việt Nam Dựa vào biểu đồ 1 , nếu lấy năm 1994 làm cột mốc vì là năm Hoa Kỳ chính thực bãi bỏ cấm vận, thì sản lượng dầu thô của Việt Nam đã tăng từ 150 ngàn thùng một năm lên đến hơn 300 ngàn thùng một năm, gấp đôi tổng sản lương trong hai mươi năm. Rõ ràng , với trình độ kỹ thuật và khả năng khai thác của Việt Nam không thể tạo ra sự nhẩy vọt về tổng sản lượng nếu như không có “BẢY CHỊ EM” ta đứng đằng sau trợ sức mọi mặt từ vốn đến kỹ thuật Quan trọng hơn hết , toàn bộ miền duyên hải phía nam của Việt Nam, trong đó có quần đảo Trường Sa (Sparatly Islands) thuộc chủ quyền của Việt Nam nằm hoàn toàn trên tuyến đường chuyên chở dầu hỏa khắp cả vùng châu Á Thái Bình Dương, theo sự xác nhận của EIA với tổng số lên đến 11 triệu thùng một ngày vào năm 2011 được phân bố ra các quốc gia như bản đồ dưới đây: Họa hình 1: Khối lượng vận chuyển dầu hỏa ngang qua biển Đông Như vậy , nguồn lợi thu được từ thuế hàng hải khi vận chuyển dầu hỏa qua hải phận đối với các quốc gia trong vùng và nhất là đối với Việt Nam, hiện đang kiểm soát 29 đảo của quần đảo Trường Sa vô cùng to lớn. Do đó , nhằm đảm bảo quyền lợi lâu dài lên đến cả trăm năm, “BẢY CHỊ EM” cần phải có những ảnh huởng chính trị cần thiết lên chính trường Việt Nam cũng như cần chính phủ Hoa Kỳ can thiệp mạnh mẽ để sự đi lại hàng hải, chuyên chở dầu hỏa trên con đường này không bị Hải quân Trung Quốc bắt nạt và buộc phải đóng thêm thuế hàng hải cho Trung Quốc Trung Quốc đã nhiều lần kiếm cách phá rối, hăm dọa cũng như áp lực lên giới “BẢY CHỊ EM ” bằng nhiều kiểu cách khác nhau nếu tiếp tục bắt tay với Việt Nam khai thác dầu hỏa, khí đốt trong vùng . Việc Trung Quốc đưa dàn khoan dầu khổng lồ 981 vào lãnh hải Việt Nam vào ngày 2 tháng Năm năm 2014 với dàn hải quân hùng hậu hộ tống cũng chính là nhằm dằn mặt “BẢY CHỊ EM” ta đã phớt lờ Trung Quốc khi ký kết các hợp đồng khai thác tại vùng biển này và nhất là tại Cửu Long Basin , phía nam duyên hải Việt Nam mà Trung Quốc đã ngang ngược cương quyết đòi chủ quyền. Ngoài ra , Trung Quốc cũng muốn nhìn phản ứng của “BẢY CHỊ EM” ra sao trước tình huống này (political benchmark testing). “BẢY CHỊ EM” biết quá rõ về lâu về dài, khi Trung Quốc đã khống chế được tình hình rồi thì Trung Quốc sẽ tự bỏ vốn khai thác , “BẢY CHỊ EM” vĩnh viễn không có phần và phải quy lụy Bắc Kinh tối đa để duy trì sự vận chuyển dầu hỏa lên Nhật Bản hoặc các nước khác trong vùng. Điều đó càng cho thấy giới “BẢY CHỊ EM” ta không thể để các phần tử Đảng viên bảo thủ thân Trung Quốc ở trong Đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp tục mạnh thế khiến những toan tính cam kết đầu tư giữa Việt Nam và giới “BẢY CHỊ EM” bị đe dọa, bất ổn. Hơn nữa, để đảm bảo quyền lợi lâu dài, “BẢY CHỊ EM” sẽ tìm đủ cách tạo ra cho mình những ảnh huởng chính trị cần thiết trên chính trường Việt Nam nhằm bảo vệ quyền lợi của mình. Cho nên, để “BẢY CHỊ EM” có thể yên tâm dò tìm , đầu tư và khai thác dầu hỏa và khí đốt tại thềm lục địa Việt Nam, Cộng Sản Việt Nam cần phải có chính sách chính trị đối ngoại hợp tác với Hoa Kỳ sâu rộng về quốc phòng. Nếu Đảng Cộng Sản Việt Nam tỏ ra do dự hay sẵn sàng ngả về Trung Quốc thì giới “BẢY CHỊ EM” sẽ không gia tăng đầu tư vào Việt Nam vì rủi ro ( risk) quá lớn trước sự hăm dọa của Trung Quốc. Từ đó, mối bang giao Việt- Mỹ chịu ảnh hưởng âm thầm nhưng mạnh mẽ của giới “BẢY CHỊ EM”. Đơn giản, đầu tư của “BẢY CHỊ EM” sẽ sút giãm nghiêm trọng dẫn đến thiệt hại nặng nề về kinh tế cho Việt Nam nếu Việt Nam không nằm trong đường lối hợp tác quốc phòng mà chính phủ Hoa Kỳ đề ra trong sách lược của mình tại Đông Nam Á. Như vậy đường lối chính trị ngoại giao của Cộng Sản Việt Nam cũng đang lần hồi bị ảnh hưởng áp lực của giới “BẢY CHỊ EM “. Ngụy trang bằng lý do quốc phòng, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã từ từ xích gần lại Hoa Kỳ để tìm một sự bảo vệ nhằm lợi nhuận từ dầu hỏa được ổn định và gia tăng. Nếu mất đi gần hoặc hơn 10 % tổng giá trị sản phẩm quốc dân – GDP ( Gross Domestic Product ) từ nguồn lợi tức dầu hỏa và cả khí đốt , chưa kể các quyền lợi về công ăn việc làm , cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội do các hoạt động đầu tư của “BẢY CHỊ EM” đem lại thì kinh tế Việt Nam và ngân sách quốc gia của Việt Nam sẽ suy sụp nhanh chóng . Điều này sẽ đặt Đảng Cộng Sản Việt Nam vào tình thế lâm nguy về an toàn chính trị trước suy thoái kinh tế. Khi nguồn lợi tài chánh từ dầu hỏa mất đi , Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ bị tê liệt về ngân sách , dẫn đến sụp đổ nhanh chóng về chính trị. Ba đời thủ tướng Cộng Sản Việt Nam, từ Võ Văn Kiệt đến Nguyễn Tấn Dũng điều là người miền Nam và có liên quan trực tiếp đến sự an toàn, tự do khai thác dầu hỏa cho “BẢY CHỊ EM” ngoài khơi lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Bộ luật đầu tư khai thác dầu hỏa được thông qua để BẢY CHỊ EM tư do đấu thầu, khai thác dầu hỏa ban hành vào năm 1993 khi Võ Văn Kiệt là thủ tướng. Chevron đã vào Việt Nam năm 1994 dưới sự bảo vệ về chính trị của Kiệt để đổi lại những khoảng tài chánh cứu trợ cần thiết cho Việt Nam và Đảng cầm quyền cũng như sự hậu thuẫn của Chevron cho Việt Nam trong chính trường Mỹ. Sau đây là một đoạn từ lá thơ của Lisa Barry , General Manager Government Affairs ( Tổng Giám Đốc Tư Pháp ) của Chevron chính thức gởi đến Hạ Viện Hoa Kỳ ( House of Representative- H. R. ) , áp lực Hạ Viện tiếp tục duy trì quy chế tự do mậu dịch “Permanent Normal Trade Relations “ gọi tắt là PNTR với Việt Nam. PNTR cho phép tự do mậu dịch giữa hai quốc gia Việt- Mỹ được hợp pháp – nguyên văn bằng tiếng Anh : “ Chevron is a long term investor in Viet Nam . We re-entered the Vietnamese market as soon as it was legally permissible following the end of US trade embargo in 1994 and have increased our present since then as opportunities have been available . We are please to support and urge favorable consideration of the last step in the trade normalization process: extending Pernament Normal Trade Relations (PNTR) to Viet Nam as authorized by H.R 5602 “ (Xin tạm dịch : Chevron là một công ty đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Chúng tôi hiện diện tại Việt Nam ngay sau khi cấm vận được bãi bỏ vào năm 1994 và tiếp tục gia tăng sự hiện diện của mình khi có cơ hội đầu tư. Chúng tôi hết lòng vận động và ủng hộ bước tiến cuối cùng của quá trình bình thuờng hóa : tiếp tục duy trì nghị quyết H.R 5602- Pernament Normal Trade Relations (PNTR) , quy chế tự do mậu dịch với Việt Nam) Đoạn trích trên từ lá thơ của công ty Chevron chính thức gởi đến Hạ Viện Hoa Kỳ là một bằng chứng đã cho thấy rõ ảnh huởng mạnh của giới “ BẢY CHỊ EM” lên mối quan bang giao Việt-Mỹ tác động đến nền chính trị và các quyết định chính trị sau này của Cộng Sản Hà Nội. Xin vào website để đọc hết toàn bộ nguyên văn bức thư bằng Anh ngữ . Phan Văn Khải cũng là người miền Nam , tiếp nối Võ Văn Kiệt làm thủ tướng từ năm 1997 cho đến 2006 , trong thời gian này thì tổng sản lượng dầu hỏa của Việt Nam nhanh chóng nhãy vọt từ dưới 200 ngàn thùng dầu lên gần 400 ngàn thùng dầu mỗi ngày do sự hiện diện mạnh mẽ của giới “BẢY CHỊ EM” dập dìu ngoài khơi Việt Nam (biểu đồ 1 ) Trong giai đoạn tăng vọt sản lượng dầu hỏa này, chỉ cần nhìn vào Chevron thì đã thấy cổ phần của Chevron tăng vọt tại các mỏ dầu ngoài khơi Việt Nam: + Block 122 – Phu Khanh Basin : Chevron sở hữu 20%, Ông Khải cũng được cho là nhờ sự vận động ráo riết của BẢY CHỊ EM để ông trở thành Thủ Tướng Cộng Sản đầu tiên viếng thăm Hoa Kỳ , ký kết hàng loạt các hợp đồng kinh tế , trong đó là chuyến đi thăm ngoạn mục đến nơi sản xuất của một người bạn lâu đời thủy chung của giới “BẢY CHỊ EM “, đó là hãng Boeing. Nguyễn Tấn Dũng tiếp nối ông Khải làm Thủ Tướng Cộng Sản Việt Nam cũng là người miền Nam, mở rộng cửa cho hàng loạt các tay chân của BẢY CHỊ EM vào Việt Nam, trong đó có các hãng lọc dầu của Pháp, Nam Hàn, Nhật Bản. Thời của ông Dũng, Trung Quốc gia tăng sách nhiễu BẢY CHỊ EM ngoài khơi Việt Nam khiến quan hệ hai nước Việt – Mỹ xích gần nhau hơn về quốc phòng dẫn đến hàng loạt các chuyến ngoại giao con thoi Mỹ- Việt . “BẢY CHỊ EM” đang hậu thuẫn mạnh cho chính giới Hoa Kỳ gia tăng hợp tác quốc phòng với Việt Nam. Sự hậu thuẫn này khiến bộ quốc phòng Mỹ lần lượt có những đối sách gia tăng tuần tra hợp tác tại biển Đông để bảo vệ quyền lợi đầu tư của “BẢY CHỊ EM” ngoài khơi Việt Nam. “BẢY CHỊ EM “ đã âm mưu núp bóng , dựng ra nhiều tập đoàn dầu hỏa cho nhiều quốc gia khác , rồi lôi kéo các tập đoàn này vào Việt Nam , chịu dựng sự xách nhiễu và hăm dọa từ Trung Quốc buộc lòng chính phủ các quốc gia này lên tiếng phản đối áp lực Trung Quốc , tạo ra một thế cuộc quốc tế hóa vấn đề dầu hỏa tại Biển Đông có lợi cho toàn cầu và đương nhiên , chỉ có hại cho tham vọng riêng tư của Trung Quốc. Hệ quả của âm mưu này là Việt Nam có thêm hàng loạt các tập đoàn dầu hỏa từ Thái Lan , Nhật , Úc , Canada , Nam Hàn , Quatar , Kuwait , India ….vân vân mà hầu hết điều là con đẻ của “BẢY CHỊ EM ” ồ ạt vào Việt Nam dưới sự hậu thuẫn của chính phủ các quốc gia này. Như vậy, Trung quốc nếu muốn xách nhiễu hay áp lực cũng mệt mỏi vì có quá nhiều quốc gia liên can , nhiều tập đoàn khác nhau để liên hệ phản đối. Các nhà phân tích , chiến lược gia đang chờ xem Trung Quốc sẽ đối phó với âm mưu này của BẢY CHỊ EM như thế nào. Nền chính trị của Việt Nam độc tài Cộng Sản hôm nay và Tự Do Dân Chủ
mai sau luôn luôn sẽ phải chịu những tác động và ảnh huởng mạnh từ
“BẢY CHỊ EM” Đây là một thực tế cần phải chấp nhận khi bàn thảo những
đối sách chính trị cho Việt Nam Ảnh hưởng của “BẢY CHỊ EM” lên lịch sử của Việt Nam là điều mà các sử gia vẫn chưa chịu thừa nhận vì ảnh hưởng này không ồn ào lộ ra ngoài cho mọi người nhìn thấy dù ảnh huởng này rất là quan trọng Trong quá khứ, Nhật Bản buộc lòng phải tấn công Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) vào ngày 7 tháng 12 năm 1941 vì Hoa Kỳ cấm vận mọi chuyên chở dầu hỏa từ con đường dầu hỏa (đề cập ở phần II bên trên) lên Nhật Bản khiến Nhật Bản sẽ suy xụp tê liệt hoàn toàn về kinh tế nếu không có hành động để tìm một giải pháp. Hoa Kỳ hành động cấm vận dầu hỏa quyết liệt như vậy đối với Nhật Bản là để trả đũa hành động Nhật Bản tấn công cảng Hải Phòng, lúc bấy giờ còn thuộc Đông Dương- L’indochine do Pháp kiễm soát vào ngày 26 tháng 9 năm 1940 Nhật Bản tấn công cảng Hải Phòng nhằm cắt đứt đường mua bán , trao đổi tiếp viện xăng dầu đạn dượt cho chính phủ của Tưởng Giới Thạch từ Hoa Kỳ thông qua cảng Hải Phòng và đường rày nối liền Hài Phòng- Hà Nội- Lào Cai- Côn Minh và Vân Nam (Sino- Vietnamese railway) Như vậy, cuộc đối đầu trực diện nảy lửa giữa Hoa Kỳ với Nhật Bản về ngoại giao từ năm 1940 dẫn đến đối đầu quân sự trực diện ngay năm sau đó bằng trận tấn công Trân Châu Cảng kinh hoàng bởi Nhật Bản vào ngày 7 tháng 12 năm 1941 tạo ra đệ Nhị Thế Chiến tại Châu Á khởi nguồn từ sự xâm lược của Nhật Bản vào cảng Hải Phòng vào ngày 26 tháng 9 năm 1940 Trong khi đó, Trung Quốc đã bị Nhật Bản xâm lược trắng trợn từ năm
1935 nhưng Hoa Kỳ vẫn chỉ phản đối cho có lệ mà thôi, không hề có những
hành động cấm vận cương quyết toàn diện đối với Nhật Bản như sau trận
tấn công Hải Phòng của Nhật. Việt Nam lao vào lốc xóay của Đệ Nhị Thế Chiến bởi những tranh chấp dầu hỏa giữa các siêu cường trong vùng. Quyết định của chính phủ Hoa Kỳ cấm vận Nhật Bản dẫn đến chiến tranh đương nhiên là có sự hậu thuẫn của “BẢY CHỊ EM” vì các đại công ty dầu hỏa lúc bấy giờ không muốn bị Nhật Bản khống chế khi chuyên chở dầu hỏa trong vùng cũng như cắt đứt một khách hàng tiêu thụ xăng dầu khổng lồ của “BẢY CHỊ EM” là Trung Hoa Quốc Dân. Khi Đệ II thế chiến chấm dứt năm 1945 , trợ tá đắc lực của tướng Douglas MacArthur, Thống Đốc Toàn Quyền Nhật Bản là phó thống đốc toàn quyền Laurence Rockefeller, cháu ruột của ông tổ ngành dầu hỏa Hoa Kỳ , John D. Rockefeller, tìm đủ cách tăng viện cho ************ , mượn tên này gây rối Đông Dương để Hoa Kỳ CÓ CƠ HỘI CAN THIỆP CHÍNH TRỊ VÀO ĐÔNG DƯƠNG mai sau, nhằm có điều kiện kiểm soát dò tìm trữ lượng dầu hỏa và khí đốt tại miền nam duyên hải Việt Nam và lập ra kế hoạch khai thác lâu dài trên biển Đông sau này. Chín năm sau đó , tức là năm 1954-1955 , cũng Laurence Rockefeller , lúc bây giờ là trợ tá đắc lực cho tổng thống Eisenhower, đã cố vấn cho chính phủ Hoa Kỳ, vận động hậu trường chính trị ở Washington DC ủng hộ Diệm truất phế Quốc Trưởng Bảo Đại nhằm chấm dứt vĩnh viễn ảnh huởng của người Pháp lên Đông Dương , mở rộng cửa cho Hoa Kỳ can dự vào chính trị tại Việt Nam , mở ra cơ hội cho Hoa Kỳ chuẩn bị thăm dò khẳng định trử lượng dầu hỏa của Việt Nam, ngoài khơi Cửu Long Basin và quần đảo Trường Sa. Vào thập niên 1950 , kỹ thuật thăm dò dầu hỏa ngoài khơi của Hoa Kỳ đã rất tiến bộ và chính xác , chỉ cần cho nổ bom hoặc mìn dười lòng biển sâu , rồi đo sự dội lại của âm thanh sẽ biết được chính xác vị trí của salt dome , tức là những bọng muối chứa dầu bên dưới. Từ năm 1964 trở đi, “BẢY CHỊ EM” ta , nhờ các kế họach quân sự của Hoa Kỳ khi tham chiến tại Việt Nam làm bình phong che đậy, đã có thể âm thầm thực hiện kế hoạch thăm dò mười năm của mình trên toàn bộ vùng biển Đông , biết rõ chính xác và chi tiết trữ lượng cũng như vị trí sự phân bố dầu hỏa trên vùng biển Đông này. (Nếu không có sự thăm dò này , EIA của Hoa Kỳ làm sao có dữ liệu , data mà thông báo?) Hiện tại, chưa có một sử gia nào bỏ công nghiên cứu ảnh huởng sâu rộng của “BẢY CHỊ EM ” lên lịch sử của Việt Nam. Đơn giản là vì, giới “BẢY CHỊ EM ” ta không bao giờ lộ diện mà đứng đàng sau các nhân vật chính trị , hoặc vây cánh với các nhân vật chính trị của Hoa Kỳ để ảnh huởng đến các quyết định chính trị sao cho có lợi cho mình và phù hợp với tình thế chính trị toàn cầu Hoa Kỳ ảnh huởng sâu rộng đến lịch sử của Việt Nam từ năm 1945 đến nay từ việc đưa ************ về đảo chánh chính phủ Trần Trọng Kim gây rối Đông Dương, cắt viện trợ chiến tranh cho nước Pháp tại Đông Dương khiến Pháp khốn đốn mà bỏ Đông Dương, rồi đến tham chiến suốt 18 năm , sau lại cấm vận Việt Nam 18 năm và giờ quay trở lại bảo vệ Việt Nam toàn diện từ kinh tế , quốc phòng đến môi trường thì rõ ràng , sự ảnh huởng của “BẢY CHỊ EM”, một thế lực mại bản hàng đầu của nước Mỹ, lên các quyết định của chính phủ Hoa Kỳ đối với Việt Nam , là điều tất nhiên xảy ra. Chối bỏ vai trò & ảnh hưởng của “BẢY CHỊ EM” lên lịch sử của Việt Nam sẽ khiến cho mọi sự nghiên cứu sử học cận và hiện đại của Việt Nam bị khiếm khuyết và lệch lạc đi IV. Ảnh hưởng của “BẢY CHỊ EM” lên kinh tế Việt Nam Sự hiện diện đầy đủ của “BẢY CHỊ EM” ta tại Việt Nam về lâu về dài đương nhiên tạo ra sức mạnh tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam. Căn cứ vào dữ kiện của World Bank , thì thu nhập về dầu hỏa của Việt Nam đang từ con số không vào năm 1986 đã lên đến gần 7 % tổng giá trị sản lượng quốc dân GDP vào năm 2012. Biểu đồ 2:Thu nhập từ dầu hỏa của Việt Nam (%GDP) Trong điều kiện kinh tế lạm phát và tăng trưởng ở mọi quốc gia trên toàn cầu , nhu cầu về năng lượng chỉ gia tăng chứ không có giảm và dù nhiều kỹ thuật tân tiến được áp dung để tránh lệ thuộc vào dầu hỏa, thì dầu hỏa vẫn là nguồn năng lượng chủ yếu của mọi nền kinh tế. Do đó , về lâu về dài, giá dầu chỉ có xu huớng gia tăng chứ không có giảm. Biểu đồ lên xuống giá cả của dầu hỏa trong suốt 40 năm tính từ năm 1973 đã cho thấy giá dầu đã tăng từ 16 Mỹ kim một thùng vào năm 1973 lên đến gần 50 Mỹ kim một thùng vào năm 2013. Còn nếu lấy cột mốc là năm 1994 tức là năm khi Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận cho Việt Nam thì giá dầu đã tăng gần 20 Mỹ kim một thùng khiến lợi nhận dầu hỏa của Việt Nam chiếm từ 3% tổng giá trị sản lương quốc dân GDP vào năm 1994 lên gấp đôi trên 6% vào năm 2013 Biểu đồ 3 : Biến chuyển giá dầu 1973-2015 ( US dollars / barrel ) Tuy nhiên , nếu chỉ nhìn về trị giá dầu hỏa mà coi đây là nguồn lợi duy nhất mà “BẢY CHỊ EM” có thể đem lại cho nền kinh tế Việt Nam là hoàn toàn sai lầm. Sự hiện diện của “BẢY CHỊ EM ” là cơ hội rất tốt để Việt Nam canh tân cơ sở hạ tầng kinh tế từ kho bãi , cảng , kỹ thuật , nhà máy lọc dầu , các nhà máy sản xuất các hóa chất trọng yếu cho kinh tế quốc gia, kiến thức quản lý. Đó là chưa kể “BẢY CHỊ EM” là nguốn tài trợ vô cùng lớn cho Việt Nam gia tăng khả năng sản xuất điện với kỹ thuật tân tiến, một nhu cầu vô cùng quan trọng cho một xã hội đang phát triển. Chỉ tính riêng công ty ExxonMobil mà thôi, một khối lượng vốn lên đến 20 tỷ Mỹ kim đã được công ty này loan báo đầu tư vào Việt Nam vào ngày 19 tháng 3 năm 2014 tại Hà Nội không phải để mua dầu mà là để xây nhà máy nhiệt điện sử dung khí đốt khái thác tại biển Đông. Chỉ với 20 tỷ Mỹ kim mà ExonMobil đã là công ty đứng hàng thứ bảy về số vốn đầu tư tại Việt Nam thì rõ ràng , nếu tính sự hiện diện đầy đủ của “BẢY CHỊ EM “,tức là sự hiện diện của mọi tập đoàn dầu hỏa được chính phủ Hoa Kỳ hậu thuẫn thì con số vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng cho Việt Nam từ các công ty này sẽ vượt qua xa tất cả các công ty không thuộc giới ….”BẢY CHỊ EM “! Ước đoán số vốn đầu tư của “BẢY CHỊ EM ” tại Việt Nam như sau: 1. Chevron: 7 tỷ Mỹ kim cho hai nhà máy điện chạy bằng khí đốt khai thác từ BLOCK B từ Cửu Long Basin , trong đó có tính luôn cả chi phí các ông dẫn khí từ khơi vào đất liền có chiều dài lên đến 400 km. Chevron cũng được cho là sở hữu 42 % số dầu khai thác từ Cửu Long Basin theo các hợp đồng đã ký với Cộng Sản Hà Nội. 2. ExxonMobil : 20 tỷ Mỹ kim cho hai nhà máy nhiệt điện lớn từ khí đốt tại tỉnh Quãng Ngãi. Hợp đồng này khiến Việt Nam có cơ sở hạ tầng tân tiến , cải thiện sức mạnh kinh tế quốc dân. 3. British Petroleum(BP) ” được cho là bỏ ra 2 tỷ Mỹ kim để thăm dò Block 05-2 tai Nam Côn Sơn , có tin đồn là bỏ của tháo chạy vì bị Trung Quốc đe dọa và lấy cớ là cần tiền để bồi thuờng vụ rò rỉ ( leak) dầu tại Gulf of Mexico nên bán mọi ***et tại Việt Nam nhưng nay rõ ràng BP có cổ phần gần như mọi dự án lớn nhỏ về năng lượng của Việt Nam. Hệ thống ống dẫn khí đốt đang hoạt động tại Việt Nam hầu hết là do BP thi công , trừ hệ thống ống dẫn của Chevron . 4. Shell : Được cho là bỏ ra gần 300 triệu để đầu tư sản xuất dầu cơ khí , hay còn gọi là dầu máy hoặc là nhớt máy. Tuy con số tiền đầu tư có vẻ ít nhưng Việt Nam chưa hề tự lực nổi về sản xuất dầu nhớt cơ khí và cần Shell hiện diện để canh tân kỹ thuật và cung ứng cho nhu cầu quan trọng này của xã hội 5. ConocoPhilipe : công ty dầu hỏa mới thành lập của Hoa Kỳ , được cho là lớn đứng hàng thứ ba trên thế giới trong giới “BẢY CHỊ EM ” ngày nay , nắm 23.25% cổ phần block 15-1 , 36% cổ phần block 15-2; và 16.3 % hệ thống Nam Côn Sơn ống dẫn dầu và khí đốt ( Nam Con Son pipeline) . ConocoPhilipecũng loan báo bán tháo bỏ chạy ra khỏi Việt Nam vì Trung Quốc đe dọa năm 2012 , nhưng nay cũng quay trở lại khi biết chính sách “nhìn về châu Á “ của Obama được thi hành. Tổng trị giá tài sản mà ConocoPhillipe có ở Việt Nam có thể lên đến 5 tỷ Mỹ kim là ít nhất 6. Korea National Oil Corporation (KNOC) : dù mang tiếng là của Nam Hàn nhưng thực chất Chevron đứng đàng sau, theo chân Hoa Kỳ vào Việt Nam , nhận điều hành Block 11-2, tin rằng số vốn cơ sở hạ tầng tại Việt Nam lên đến khoảng 2 tỷ Mỹ kim 7. Nippon Oil Exploration Limited and Teikoku Oil : xuất thân tự Nhật có 35% cổ phần cho block 05-1 b và 05-1c. Số vốn hạ tầng tại Việt Nam khoảng 4 tỷ Mỹ kim Thu nhập ngoại tệ từ dầu hỏa , canh tân cơ sở hạ tầng năng lượng cho nền kinh tế quốc dân như hệ thống ống dẫn dầu hay khí đốt , hệ thống nhà máy nhiệt điện , hệ thống nhà máy chưng cất dầu ( oil refinery ), nhà máy sản xuất ống dẫn dầu và các thiết bị liên quan , dàn khoan dầu , tàu chở dầu , phi trường , công ăn việc làm , kỹ thuật , vân vân là những quyền lợi kinh tế rất lớn mà giới “BẢY CHỊ EM “sẽ mang đến cho Việt Nam về lâu về dài, chưa kể hậu thuẫn về an ninh quốc phòng cho Việt Nam trước tham vọng bành trướng của Trung Quốc. V. Kết Luận: “BẢY CHỊ EM ” hay còn gọi là Seven Sisters là tiếng lóng để chỉ các tập đoàn dầu hỏa hàng đầu thế giới, hầu hết là được chính phủ Hoa hậu thuẫn đằng sau. Các công ty dầu hỏa này đang ngày càng có một ảnh hưởng chính trị sâu rộng trong thuợng tầng , lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và sẽ còn tiếp tục ảnh huởng đến nền chính trị của quốc gia chúng ta trong tương lai sau khi cộng sản xụp đổ Việt Nam bị lôi cuốn vào đệ nhị thế chiến cũng vì những căng thẳng về dầu hỏa xãy ra giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ do sự cấm vận từ Hoa Kỳ sao khi Nhật Bản tấn công cảng Hải Phòng của Việt Nam thời Đông Dương thuộc Pháp . Hai cuộc chiến tại Việt Nam sau 1945 điều có sự can dự âm thầm của giới “BẢY CHỊ EM ” và là cơ hội tốt để giới BẢY CHỊ EM tiến hành thăm dò trử lượng dầu hỏa và khí đốt tại biển Đông . Cho nên, lịch sử của Việt Nam thật sự đã bị ảnh hưởng bởi giới ” BẢY CHỊ EM” mà các sử gia cần thừa nhận và đào sâu thêm Ảnh hưởng về kinh tế đối với Việt Nam từ giới “BẢY CHỊ EM ” rất lớn . Sự hiện diện của “BẢY CHỊ EM” tại Việt Nam sẽ thúc đẩy Việt Nam canh tân cơ sở hạ tầng và đem đến một tương lai thịnh vượng hơn cho đất nước về đường dài. https://groups.yahoo.com/neo/groups/exryu-ww-vannghe/conversations/messages/64703 |
||
mk
|
||
IP Logged | ||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 25/Apr/2015 lúc 12:30pm | |
|
||
mk
|
||
IP Logged | ||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 22/May/2015 lúc 12:05am | |
02:53:pm 12/05/15 | Tác giả: Tú Hoa Dầu hỏa thời Việt Nam Cộng HòaTổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và nền Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa của ông đã đặt nền móng đầu tiên cho nền kỹ nghệ dầu hỏa của dân tộc Việt Nam ta. Cộng Sản Hà Nội đã mất gần 20 năm mới có thể tiếp tục lại những dự án khai thác dầu hỏa mà Chính Phủ Nguyễn Văn Thiệu của nền Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa cho tiến hành. Mãi qua năm 1994, thì sản lượng dầu hỏa của Viêt Nam mới được khỏi sắc lên trên 200 ngàn thùng một ngày với sự đầu tư của giới “BẢY CHỊ EM,” tức là tiếng lóng chỉ giới tư bản dầu hỏa hàng đầu do Hoa Kỳ hậu thuẫn. Những nơi mà giới “BẢY CHỊ EM” vào khai thác vào thập niên 1990 và 2000 điều đều xuất phát từ kết quả thăm dò dầu hỏa mà Việt Nam Cộng Hòa đã thành công thăm dò trước đó . Vào hai giờ trưa ngày 17 tháng Tám năm 1974, dân tộc Việt chính thức đặt mũi khoan đầu tiên cho nền dầu khí Việt Nam tại ngoài khơi Sài Gòn- Vũng Tàu (Sài Gòn Sabu Basin) với một báo cáo lượng trữ có thể lên đến trên hai tỷ thùng làm mọi người trên dàn khoan mừng chảy nước mắt. Các dữ liệu thăm dò ngoài khơi do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tiến hành cho thấy Việt Nam Cộng Hòa sẽ trở thành một cường quốc xuất khẩu dầu hỏa. Như vậy, tháng Tám năm 2014 là kỷ niệm đúng 40 năm lịch sử nền dầu hỏa của dân tộc Việt Nam khai trương nhưng không thấy báo đài hay các sử gia nào nhắc đến. Có lẽ, trận hải chiến Hoàng Sa làm nhạt nhòa đi sự kiện trọng đại này của nền văn minh văn hiến nước nhà. Sau năm 1994, khi giới “BẢY CHỊ EM” vào lại Việt Nam, họ tiếp tục theo những tài liệu cũ của Việt Nam Cộng Hòa dưới thời Tổng Thống Thiệu mà đầu tư khai thác ngay, đặt dàn khoan xây ống dẫn khí ngay đúng vị trí, dẫn dầu ngay mà không cần tốn kém thêm các ngân khoản cho thăm dò, tính toán và kiến thiết. Đó là lý do tại sao, sản lượng dầu thô của Việt Nam nhanh chống tang gấp đôi ngay sau năm 1994. Các giai đoạn thăm dò tính toán tốn kém đã được Việt Nam Cộng Hòa làm sẳn trước đó rồi. Bản đồ phía dưới đây là vị trí các mỏ dầu ngoài hải phận Việt Nam từ huớng Vũng Tàu trở xuống Phú Quốc mà công trình khai thác tính toán của Việt Nam Cộng Hòa thời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã để lại. Mãi qua năm 2000, các lô mỏ dầu mới mới bắt đầu được thăm dò, nhưng do Trung Quốc tiếp tục gây hấn khiến giới “BẢY CHỊ EM” lưỡng lự ngần ngại bỏ vốn thăm dò vì quá tốn kém mà tình hình lại bất ổn cho đến khi vận động được hậu trường chính trị Hoa Kỳ bầu Obama làm Tổng Thống với cam kết thực thi chính sách “Nhìn Về Châu Á.” Bản Đồ 1: Kỹ sư Khương Hữu Diệu, Giám đốc Ngân Hàng Phát Triển Kỹ Nghệ Việt Nam Cộng Hòa đã cho loan tin thành công thăm dò khai thác dầu hỏa của Việt Nam Cộng Hòa trên tờ báo Quản Trị Xí Nghiệp vào tháng 10 năm 1974. Nay, bài báo này trở thành một sử lliệu, sử chứng vô cùng quan trọng cho lịch sử văn minh, văn hiến nước nhà. Giới sưu tầm cổ ngoạn, báo cũ sách cũ cũng rất hào hứng muốn có được nguyên bản tạp chí này. Khởi nghiệp của nền dầu hỏa Việt Nam Cộng Hòa thật ra đã được bắt đầu từ năm 1968 và chật vật mãi đến năm 1974 thì bước thành đầu tiên mới gặt hái được chứ không phải một sớm một chiều mà có. Năm 1968, thông qua sự hợp tác của cơ quan CCOP (“Coordinating Committee for Offshore Prospecting in Asia” ) dưới quyền của Liên Hiệp Quốc, nay có trụ sở tại Bangkok Thái Lan, cùng với sự hợp tác của Hải quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, hơn 10 ngàn kilogram thuốc nổ đã được vận chuyển tới các vị trí thăm dò. Kết quả số liệu từ cuộc thăm dò này khả quan dẫn đến những nỗ lực khoan dầu khai thác những năm sau đó. Sau ngày 30 tháng tư năm 1975, Lê Duẫn, lúc bấy giờ là Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam, đuổi hết giới “BẢY CHỊ EM” đang kiến thiết dàn khoan khai thác tại những nơi mà Việt Nam Cộng Hòa đã thăm dò, đem toàn bộ tài liệu này đưa cho Liên Xô với hy vọng vừa trả nợ, vừa nhờ Liên Xô giúp đở khai thác. Công Ty Việt-Xô Petro của Cộng Sản Hà Nội thành lập từ đó. Tuy nhiên, Liên Xô lại là một nước thừa mứa dầu hỏa trong một nền kinh tế yếu kém do nhà nước kiểm soát mọi mặt khiến thị trường bán buôn bị tê liệt nên thật sự không mặn mà với món quà mỏ dầu mà Lê Duẫn trả ơn. Hơn nữa, sở trường khai thác dầu hỏa của Liên Xô là trong lục địa, không phải ngoài hải phận nên kỹ thuật khai thác ngoài hải phận của Liên Xô gần như là con số không. Biểu đồ phía dưới cho thấy sản lượng dầu hỏa của Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1995, 20 năm trôi qua chỉ là con số không cho đến khi có BẢY CHỊ EM vào Việt Nam đầu tư lại từ năm 1994, sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận. Do đó, nền dầu hỏa Việt Nam tưởng đang có cơ hội bùng phát thành cường quốc thì bổng nhiên bị trì trệ hoàn toàn. Cơ sở hạ tầng cho nền nghệ dầu hỏa từ sản xuất ống dẫn dầu, thiết bị, nhà máy điện khí đốt , hệ thống dẫn dầu..vân vân, hoàn toàn không được xây dựng tại Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1995, tức là hai mươi năm đứng lại và tụt hậu. Sau đây là các mỏ dầu quan trọng đầu tiên do Việt Nam Cộng Hòa thăm dò khám phá và được Cộng Sản Hà Nội cho giới BẢY CHỊ EM khai thác trở lại sau năm 1994: a. Mỏ Bạch Hổ ( White Tiger) : nằm ngay ngoài khơi Vũng Tàu- Sài Gòn: Hãng Mobil của giới “BẢY CHỊ EM” đã thăm dò và tìm ra mỏ này vào tháng Hai năm 1975 dựa theo sự thăm dò phỏng đoán trước đó của phía bên Việt Nam Cộng Hòa. Lê Duẫn ra lệnh đuổi Mobil đi sau 30 tháng Tư năm 1975, Mobil bị mất trắng và mãi đến năm 1994 , hãng Mobil mới được Cộng Sản Hà Nội rối rít mời lại. Mức sản xuất được ghi nhận là 250 ngàn thùng mỗi ngày. Bản Đồ 2: b. Mỏ Rạng Đông được ghi nhận là đã bơm được ba ngàn thùng một ngày kể từ năm 2008. Mỏ dầu này cách Vũng Tàu 135 km, do Nippon Nippon Oil & Gas Exploration điều hành với 46 % cổ phần .Nippon dựa trên số liệu thăm dò của Việt Nam Cộng Hòa và công ty Shell. Cũng xin được lưu ý là công ty Shell đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1894, tức là cuối thế kỷ thứ XIX (Mười Chín.) c. Các mỏ còn lại trong Vùng Cửu Long Basin : Năm 2001, dựa trên những số liệu sẳn có từ phía Việt Nam Cộng Hòa để lại khi thăm dò Cửu Long Basin tại block 15-1, hãng KNOC-Korean National Oil Company khám phá những mỏ dầu: Sư Tử Đen(Black Tiger) , Sư Tử Vàng( Golden Lion ) và Sư tử Trắng( White Lion ) với trữ lượng 400 triệu thùng (xin coi bản đồ 2) Mỏ Rồng Xanh( Blue Dragon): Hãng Mobil cũng dự kiến khai thác mỏ này năm 1975 với dự đoán trữ lượng lên đến 40 triệu thùng. Ghi nhận là Mobil (nay là ExxonMobi) hiện đang sở hữu 38% cổ phần các dự án khai thác tại nơi này khi được Cộng Sản Hà Nội mời lại sau năm 1994. Vùng Nam Côn Sơn Basin cũng là vùng mà phía Việt Nam Cộng Hòa tích cực thúc đẩy thăm dò để ghi dữ liệu. Công ty Shell và Mobil đã có những hứa hẹn đầu tư lớn và cũng đã bắt đầu đầu tư vào khai thác dầu vùng này dưới thời Tổng Thống Thiệu nhưng giới chiến lược gia tại Nhà Trắng và Langley đang có những âm mưu khác cần phải thi hành nên ra tay giựt sập Việt Nam Cộng Hòa bằng mọi giá khiến mọi nổ lực đầu tư hoàn toàn bị gián đoạn. Sản lượng dầu hỏa của Việt Nam nhanh chóng vượt qua mức 200 ngàn thùng mỗi ngày và lên đến trên 300 ngàn thùng mỗi ngày sau hơn hai mươi năm èo uột sản xuất gần như ở mức zero ( 1975-1995) hoàn toàn là nhờ sự đầu tư của giới BẢY CHỊ EM vào Việt Nam tiếp nối những dự án sẵn có từ phía Việt Nam Cộng Hòa tại mỏ Bạch Hổ và những dữ liệu thăm dò trên các vùng lân cận của Cửu Long Basin cũng như Nam Côn Sơn Basin. Riêng mỏ Bạch Hổ do phía Việt Nam Cộng Hòa thăm dò và cho công ty Mobil khai thác trước 30 tháng Tư năm 1975 đã có thể có mức sản lượng trên 200 ngàn thùng mổi ngày sau 20 năm bị gián đoạn bởi phương thức làm ăn èo uột của Việt-Xô Petro Xã Hội Chủ Nghĩa. Nói một cách khác, Việt Nam Cộng Hòa đã “spear head” (tiên phuông hay tiên phong) cho nền kỹ nghệ khai thác dầu hỏa Việt Nam, thông qua công tác thăm dò, ghi nhận những dữ liệu thuyết phục về trữ lượng dầu hỏa của Việt Nam và đưa mỏ Bạch Hổ cũng như toàn vùng Cửu Long Basin vào sự chú ý của giới đầu tư thế giới, của các IOC’s(International Oil Companies), trong đó có công ty Mobil và Shell. Việt Nam Cộng Hòa đã dọn cơm sẵn, Cộng Sản Hà Nội chỉ có mỗi một việc tiếp nối mà cũng làm không xong, MẤT ĐẾN HAI MƯƠI NĂM tụt hậu để đến nỗi kỹ thuật khai thác phải nhờ cả Đại Hàn, Thái Lan, Singapore, …. đầu tư vào. Mặc dù bị tan nát vì những đợt tấn công cuồng bạo của Cộng Sản Bắc Việt kể từ năm 1968, nhưng Việt Nam Cộng Hòa vẫn ráng nỗ lực tìm kiếm cho mình những phát triển về kinh tế và văn minh. Thời gian qua đi, thành quả từ những nổ lực này bị chìm vào quên lãng nhưng giá trị và ý nghĩa của nó vẫn còn tồn tại và hữu dụng cho sự phát triển của dân tộc Việt Nam cho đến ngày nay. Thông qua sự phát triển kỹ nghệ dầu hỏa của Việt Nam, mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy nền văn minh văn hiến và phát triển của Việt Nam Cộng Hòa, dù cố tình bôi nhọ hoặc tìm cách làm gián đoạn, cũng vẫn sẽ tiếp tục cống hiến không ngừng cho sự phát triển văn minh trong tương lai cho dân tộc Việt Nam. © Đàn Chim Việt |
||
mk
|
||
IP Logged | ||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 24/May/2015 lúc 6:15pm | |
TẠP CHÍ KINH TẾCon đường tơ lụa mới : mục tiêu ngầm của Trung QuốcThanh Hà Kinh
tế không là động lực duy nhất của dự án xây dựng Con đường tơ lụa trên
biển thế kỷ XXI của Trung Quốc. Bắc Kinh muốn ngăn chận ảnh hưởng của
Hoa Kỳ tại châu Á, để trở thành trung tâm của một thị trường với khoảng
ba tỷ dân bao phủ lên các vùng từ Đông Nam Á đến Ấn Độ, sang cả Trung Á
và Châu Phi. « Chơi » với Trung Quốc được lợi những gì và trước mắt Bắc
Kinh đang dùng những lá bài nào để chiêu dụ các quốc gia từ Á sang Âu
tham gia vào dự án này ? Công
du Kazachstan vào tháng 9/2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề
nghị thành lập một « vành đai của con đường tơ lụa », nối liền Châu Âu,
Trung Quốc với Trung Á. Đây sẽ là một thị trường với hơn ba tỷ dân. Một
tháng sau đó, tại Indonesia, lãnh đạo Bắc Kinh một lần nữa đã trở lại
với ý tưởng lập « Con đường tơ lụa trên biển của thế kỷ XXI ». Vào
đầu tháng 11/2014 Trung Quốc tổ chức Hội trợ triễn lãm quốc tế con
đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI tại thành phố Đông Quản, tỉnh Quảng
Đông và đã được 42 quốc gia hưởng ứng. 25 nước trong số đó trực tiếp
liên quan đến dự án đã được ông Tập Cận Bình đề xướng. Cùng lúc, tại
Thượng đỉnh của Diễn đàn Kinh tế Á châu Thái Bình Dương APEC- Bắc Kinh,
Chủ tịch Tập Cận Bình thông báo đầu tư 40 tỷ đô la để làm sống lại con
đường giao thương nổi tiếng trong lịch sử, nối liên Á-Âu. Bắc Kinh cũng
thông báo là đã có 25 quốc gia muốn tham gia trực tiếp vào dự án này. Bắc
Kinh không chỉ bỏ ra 40 tỷ đô la để làm sống lại con đường giao thương
huyền thoại đó. Cũng chính Trung Quốc đã có sáng kiến cùng với 4 nền
kinh tế đang trỗi dậy khác là Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi thành lập
Ngân hàng phát triển BRICS với số vốn ban đầu là 100 tỷ đô la, mà trong
trong đó 41 tỷ là do Bắc Kinh bỏ ra. Gần đây hơn là dự án thành lập Ngân
hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Á Châu, AIIB cũng với 100 tỷ đô la vốn. Ngược
dòng thời gian, Con đường tơ lụa trên đất liền đã từng bước hình thành
vào quãng 140 năm trước Công Nguyên, dưới thời Hán Vũ Đế. Đó là tuyến
đường nối liền thành phố Tây An, Trung Quốc với Antioche của Thổ Nhĩ Kỳ,
gần biên giới với Syria, xuyên ngang qua Trung Á và Iran. Thế còn, Con
đường tơ lụa trên biển, thì lại xuất phát từ Quảng Châu, hướng về các
nước Đông Nam Á và kéo dài sang đến bờ đông Châu Phi. Nhưng
rồi, chính sách khép kín của triều đại nhà Minh - thế kỷ thứ XV- sự
hình thành của Đế chế Ottoman sau khi thành Byzance thất thủ năm 1453,
những trục lộ giao thông hàng hải được khai mở vào thế kỷ XVI từng bước
đẩy con đường tơ lụa có từ hơn 1.500 năm vào quên lãng. Mãi
đến đầu năm 2011 dự án nối liền tuyến đường xe lửa giữa Trung Quốc với
Châu Âu mới khơi lại ý tưởng của một con đường giao thương Âu Á mới, bao
gồm cả một tuyến đường trên bộ và trên biển. Tuy nhiên theo các nhà
quan sát, « Con đường tơ lụa mới » thực ra đã nhen nhúm hình thành từ
trước đó ít nhất 20 năm, do khối lượng dầu hỏa chung chuyển từ Trung
Đông sang Trung Quốc ngày càng lớn và Trung Quốc thì từ những năm 1990
đã trở thành « cơ xưởng sản xuất của thế giới », và rồi hàng hóa của
Trung Quốc đã tràn ngập địa cầu. Từ
năm 2013, dự án con đường tơ lụa mới của Trung Quốc đã từng bước được
hình thành với mục tiêu không hề che giấu của Bắc Kinh là nâng tổng trao
đổi mậu dịch của các bên liên quan đang từ 400 tỷ đô la năm 2012 lên
thành 1.000 tỷ vào năm 2020. Để
đạt được mục tiêu đó, Bắc Kinh đã không để lãng phí thời gian. Trung
Quốc đã bắt tay vào việc xây dựng đường cao tốc 213 cây số, nối liền
thành phố Kashgar –Tân Cương với Erkeshtam củaKirghizistan. Tổng chi phí
dự án lên tới 630 triệu đô la. Con đường cao tốc này sau đó sẽ mở rộng
ra tiếp sang Ouzbekistan, Tadjikistan, Turkmenistan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ.
Song song với dự án đường cao tốc đó, Trung Quốc còn phát triển hai đề
án khác, cũng để mở cửa cho Trung Quốc đến gần với Châu Âu. Dự án thứ
nhất xuyên ngang Kazakhstan và Nga, trong khi lộ trình thứ nhì dự trù
hướng tới Kazakhstan nhưng xuyên qua lòng Biển Caspi. Quay
lại với khu vực Đông Nam Á, một nhà báo Malaysia làm việc tại Bắc Kinh,
nhận định, Malaysia có tới 40% dân số là người Hoa, có tranh chấp lãnh
thổ trên biển với Trung Quốc, nhưng Malaysia cần xuất khẩu sang Trung
Quốc và mua hàng hóa của nước này, cho nên, Kuala Lumpour đã đặc biệt tỏ
ra kín tiếng trên hồ sơ Biển Đông. Singapore, cũng là nơi có tới 65% dân cư là người Hoa, cho nên từ rất nhiều năm qua, đảng cầm quyền đã luôn « khéo léo đi dây trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ ». Nhiều quốc gia trong vùng Đông Nam Á thì đã ký các hiệp định quan hệ đối tác với Bắc Kinh. Công du Pakistan vào hạ tuần tháng 4/2015, ông Tập Cận Bình đã hứa hẹn 46 tỷ đô la đầu tư vào quốc gia Nam Á này. Trả
lời ban Việt ngữ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa tại Hoa Kỳ trước
hết trở lại với ý tưởng về một con đường tơ lụa mới đã được chủ tịch
Trung Quốc đề cập tới lần đầu tiên cách nay hai năm. Nguyễn-Xuân Nghĩa :
Ông Tập Cận Bình loan báo từ Thượng đỉnh APEC vào cuối năm 2013 và từ
đó cứ vài ba tháng Bắc Kinh lại cung cấp thêm chi tiết về Con Đường Tơ
Lụa Mới. Trước
hết, nó gồm có khái niệm Nhất Đới Nhất Lộ. Đới là vành đai, ở đây là
đường lộ vận từ các tỉnh miền Tây Trung Quốc qua Trung Á, Nam Á, tới Tây
Á, Trung Đông và Âu Châu. Còn Lộ ở đây là đường thủy vận, từ các hải
cảng Trung Quốc đến Nam Dương quần đảo qua Ấn Độ Dương tới Hồng hải và
Trung Đông. Thứ
hai, nó giải quyết một yêu cầu sinh tử cho Bắc Kinh là phát triển hạ
tầng cơ sở cho các tỉnh bị khóa trong lục địa của Trung Quốc và không có
đường thông thương ra ngoài nên là khu vực lạc hậu nhất. Các tỉnh đó là
Tân Cương, Thanh Hải, Cam Túc, Ninh Hạ, Thiểm Tây, Tứ Xuyên, Vân Nam và
Quảng Tây. Bắc Kinh trù tính bỏ ra khoảng 100 tỷ đô la cho hơn 50 dự án
sẽ thực hiện ở khu vực nội địa này và sẽ nối kết với Con đường Tơ lụa
trên đất liền và ở ngoài biển. Vì
họ vừa quảng cáo vừa tính tiền nên thế giới lúng túng không hiểu là kế
hoạch Tơ Lụa này trị giá bao nhiêu tiền và nhắm vào những gì. Chúng ta
nên nhìn thấy ba chuyện mà Trung Quốc đang tính toán. Một là khai thông
khu vực lạc hậu bên trong, hai là mở đường qua Tây Vực và Trung Á để
tiến tới Trung Đông và Âu Châu, ba là phát triển mạng lưới hàng hải từ
quần đảo Nam Dương –Indonesia qua Thái bình dương, Ấn Độ dương và vào
tới Hồng hải, xuống tới Đông Phi. RFI
: Một cách cụ thể, Trung Quốc dự kiến chi ra bao nhiêu tiền cho dự án
Con đường tơ lụa mới đó, và đã thuyết phục được những ai rồi ? Nguyễn Xuân Nghĩa :
Chúng ta cần phân biệt ba bốn chuyện thì mới hiểu ra sự thể. Bắc Kinh
nói đến 40 tỷ cho Con đường Tơ lụa, thật ra trù tính nhiều hơn vậy. Trước
hết là khoảng 100 tỷ đô la cho hơn 50 dự án bên trong lãnh thổ Trung
Quốc để giải quyết nạn thất quân bình nội bộ của họ. Bên ngoài lãnh thổ
thì có ít ra một chục dự án công tư hỗn hợp và liên doanh giữa song
phương hay đa phương với 11 quốc gia khác. Các dự án này gồm có bốn hải
cảng, ba thiết lộ, hai ống dẫn khí và một xa lộ, đều là dự án có tính
chất chiến lược về kinh tế lẫn an ninh. Cho
các dự an quy mô này, Bắc Kinh đã dự chi ngân sách trị giá hơn 240 tỷ
đô la của mình trong những năm sắp tới, chưa kể 100 tỷ của Tân ngân hàng
Phát triển BRICS và 100 tỷ của Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Á châu AIIB
đang được thành lập với sự tham gia của 57 quốc gia. RFI : Đâu là những mục tiêu ngầm của Bắc Kinh ? Nguyễn Xuân Nghĩa : Có bốn mục tiêu chính thức được Tập Cận Bình nói ra, rồi khóa họp mới đây của Quốc hội Bắc Kinh xác nhận. Đó là : 1. Tự do chuyển dịch tài hóa và cải thiện việc sung dụng tài nguyên 2. Phối hợp và hội nhập chính sách kinh tế với các nước 3. Tăng cường mạng lưới kết nối Âu-Á-Phi và các mặt biển phụ cận 4. Khai thác tiềm năng của thị trường, khuyến khích đầu tư và tạo ra việc làm Chính
thức thì Bắc Kinh muốn chiêu dụ các nước Á châu cùng tham gia thực hiện
các dự án này vì quyền lợi và nhu cầu xây dựng của Á châu, được ước
tính khoảng một ngàn tỷ đô la một năm. Còn
mục tiêu thật của họ là mở rộng ảnh hưởng của đồng bạc Trung Quốc trong
luồng giao dịch và đầu tư với các nước Châu Á. Sâu xa hơn vậy là mục
tiêu tăng cường sức mạnh kinh tế với các nước đối tác. Thứ ba là dùng
quyền lợi kinh tế mua chuộc các nước để hợp thức hóa sự xuất hiện của
Trung Quốc như một cường quốc hải dương, trong đó có cả việc hợp thức
hóa hành vi chiếm đóng của Trung Quốc ngoài Đông Hải. Và sau cùng là mục
tiêu đẩy lui ảnh hưởng của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ. RFI : Tính cách khả thi của kế hoạch « Con đường tơ lụa thế kỷ XXI » ? Nguyễn Xuân Nghĩa :
Xưa nay Bắc Kinh làm các dự án hạ tầng đều « lỗ chỏng gọng ». Lý do bên
trong vì các chính quyền địa phương vay tiền làm ẩu. Với bên ngoài thì
lý do là các doanh nghiệp Trung Quốc thường làm bậy, có tiêu chuẩn an
toàn thấp và rủi ro tín dụng cao, nên 90% là mất tiền. Người
ta tính ra là từ 2005 đến 2014 đã có ít ra 130 dự án thất bại, mất cỡ
200 tỷ, bằng một phần ba của tổng số đầu tư ra ngoài. Cũng vì vậy, Bắc
Kinh cần sự góp sức của các xứ khác để chia sẻ rủi ro và nâng cao khả
năng quán lý dự án. Nhưng rủi ro vẫn còn vì khi có nhà nước là lại có
nạn “ỷ thế làm liều”, thuật ngữ bảo hiểm và kinh tế gọi là “moral
hazard”. Và
thật ra nhiều quốc gia khác cũng e ngại âm mưu bành trướng của Bắc Kinh
nên chưa chắc là họ đã mua dải lụa của Trung Quốc để tự thắt cổ sau này
! |
||
mk
|
||
IP Logged | ||
<< phần trước Trang of 9 |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |