Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình
Message Icon Chủ đề: Vườn TÂM LINH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 9 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 13/Oct/2014 lúc 10:09pm


Family là gì?



Người Mỹ đã dùng danh từ Family, trong khi người Việt chúng ta gọi là Gia Ðình. Mời bạn đọc xem một mẩu chuyện dưới đây để tìm hiểu giá trị của Family như thế nào nhé!

Family là gì? Tôi va phải một người lạ trên phố khi người này đi qua. “Ồ! xin lỗi,” tôi nói. Người kia trả lời: “Cũng xin thứ lỗi cho tôi, tôi đã không nhìn thấy cô.” Chúng tôi rất lịch sự với nhau. Nhưng ở nhà thì mọi chuyện lại khác. Tối nọ, lúc tôi đang nấu bếp thì cậu con trai đến đứng sau lưng. Tôi quay người và đụng vào thằng bé, làm nó ngã chúi xuống sàn nhà. “Tránh ra chỗ khác” - tôi cau mày nói. Con trai tôi bước đi, trái tim bé nhỏ của nó vỡ tan. Tôi đã không nhận ra là mình quá nóng nảy.

Khi đã lên giường, tôi nghe một giọng nói thì thầm: “Khi đối xử với người lạ, con rất lịch sự; nhưng với con mình, con đã không làm được như vậy. Hãy đến tìm trên sàn nhà bếp, có những bông hoa đang nằm ở cửa! Ðó là những bông hoa mà con trai con muốn mang đến tặng con. Tự nó hái lấy những bông hoa này: nào hoa hồng, màu vàng và cả màu xanh. Nó đã yên lặng đứng đó để mang lại cho con điều ngạc nhiên, còn con thì không bao giờ thấy những giọt nước mắt đã chảy đẫm lên trái tim bé nhỏ của nó.”

Lúc này thì tôi bật khóc. Tôi lặng lẽ đến bên giường con trai và quì xuống: “Dậy đi, con trai bé nhỏ, dậy đi! Có phải những bông hoa này con hái cho mẹ không?” Thằng bé mỉm cười: “Con tìm thấy chúng ở trên cây kia. Con hái cho mẹ vì chúng đẹp như mẹ. Con biết là mẹ thích lắm, đặc biệt là bông hoa màu xanh.” Thế bạn có biết từ family có nghĩa là gì không ?

FAMILY = Father And Mother, I Love You (Nguồn: sưu tầm trên internet)


Bạn có cảm động không, khi đọc xong mẩu chuyện nói trên ? Chắc hẳn là phải có rồi. Tôi nghĩ thế! Mời bạn đọc thêm một câu chuyện khá cảm động khác dưới đây, do một người bạn chuyển đến người viết:

 

Hãy đọc và suy ngẫm !

(Ðây là câu chuyện có thật)


Một người đàn ông, trong lúc đang chùi cho láng chiếc xe hơi của anh ta, đứa con trai 4 tuổi của anh ta nhặt một hòn đá và rạch vào bên hông xe. Trong cơn tức giận, anh ta chụp lấy tay đứa con trai và đánh vào tay nó nhiều lần, mà không nhận ra rằng anh ta đang đánh bằng cái mỏ lết. Tại bệnh viện, đứa bé mất hết các ngón tay vì xương thịt giập nát. Khi đứa trẻ thấy bố nó... với đôi mắt đau buồn, nó hỏi: “Bố ơi, các ngón tay con đâu rồi?” Anh ta rất đau lòng, không nói nên lời và trở lại bên xe, đá vào chiếc xe nhiều lần. Suy sụp bởi hành động vô ý thức của mình... ngồi trước chiếc xe hơi, anh ta nhìn vào vết xước trên hông xe... thằng bé đã viết: “Con yêu bố, bố ơi!” Ngày hôm sau, người đàn ông tự tử...

Giận dữ và yêu thương không có giới hạn, hãy chọn cái thứ hai ! Yêu Thương để có một cuộc sống xinh tươi và đẹp đẽ. Ðồ vật sinh ra là để Sử Dụng và con người sinh ra là để Yêu Thương... Vấn nạn của thế giới hôm nay lại là... Con người bị Sử Dụng, còn đồ vật thì được Yêu Thương!*

(Nguồn: trangsurles@gmail.com)


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 24/Nov/2014 lúc 9:44pm



Học người xưa cách đối diện với thị phi trong cuộc sống


Thật khó để tìm ra cách ứng xử khi phải đối mặt với những thị phi trong cuộc sống. Nhưng trong mọi trường hợp, im lặng luôn là giải pháp tối ưu, bởi cuộc sống còn nhiều thứ để quan tâm hơn là mang trong mình sự ấm ức và bực bội chỉ vì người khác không hiểu đúng về mình.


Dưới đây là 2 câu chuyện nói về cách mà người thời xưa đối diện với những thị phi.



Câu chuyện thứ nhất:



thị%20phi,%20Phat,%20cuoc%20song,%20Bài%20chọn%20lọc,%20an%20vui,%20


Trong một buổi nhàn hạ, vua Đường Thái Tông hỏi chuyện vị quan cận thần là Hứa Kính Tôn rằng:
– Trẫm thấy khanh phẩm cách cũng không phải là phường sơ bạc. Sao lại có nhiều tiếng thị phi chê ghét như thế?
Hứa Kính Tôn trả lời:
– Tâu bệ hạ. Mưa mùa Xuân tầm tã như dầu, người nông phu mừng cho ruộng đất được thấm nhuần, kẻ bộ hành lại ghét vì đường đi trơn trợt. Trăng mùa thu sáng vằng vặc như gương treo trên bầu trời đêm, hàng thi nhân vui mừng gặp dịp thưởng du ngâm vịnh, nhưng bọn đạo chích lại ghét vì ánh trăng quá sáng tỏ. Trời đất kia vốn vô tư không thiên vị, mà cơn nắng mưa thời tiết vẫn bị thế gian trách hận ghét thương. Còn hạ thần đâu phải một người vẹn toàn thì làm sao tránh khỏi tiếng chê bai chỉ trích.
Cho nên ngu thần trộm nghĩ, đối với tiếng thị phi trong thế gian nên bình tâm suy xét, đừng nên vội tin nghe. Vua tin nghe lời thị phi thì quan thần bị hại. Cha mẹ tin nghe lời thị phi thì con cái bị ruồng bỏ. Vợ chồng tin nghe lời thị phi thì gia đình ly tán. Tiếng thị phi của thế gian nọc độc còn hơn rắn rết, bén hơn gươm đao, giết người không thấy máu.



Câu chuyện thứ hai:


thị%20phi,%20Phat,%20cuoc%20song,%20Bài%20chọn%20lọc,%20an%20vui,%20


Một lần, Phật đi giáo hóa ở vùng có nhiều người tu theo Bà La Môn giáo. Các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật mà mắng chửi. Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo sau không tiếc lời rủa xả. Thấy Phật thản nhiên làm thinh, họ tức giận, chặn Phật lại hỏi:
– Ngài có điếc không?
– Ta không điếc.
– Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?
– Này tín đồ Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?
– Quà ấy về tôi chứ ai.
– Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.


thị%20phi,%20Phat,%20cuoc%20song,%20Bài%20chọn%20lọc,%20an%20vui,%20



Trong kinh Phật viết rằng, khi người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rời xuống ngay mặt người phun. Có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Thế nên từ nay về sau nếu có nghe thấy ai đó nói lời không tốt về mình, chớ có thọ nhận thì sẽ được an vui.


Theo Phật giáo, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà một người có thể tạo ra. Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành nhưng vết thương gây ra bởi lời nói thì chẳng biết ngày nào mới lành lại được.
Vì vậy hãy cẩn trọng với lời nói của mình, đừng gây ra thị phi vì vô ý thức, cũng đừng trách móc người khác chỉ vì lỗi lầm của họ bởi: “Every saint has a past, every sinner has a future”, nghĩa là “Vị thánh nào cũng có một quá khứ, và tội đồ nào cũng có một tương lai”.


Theo Giadinhonline



Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 24/Nov/2014 lúc 9:45pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 27/Nov/2014 lúc 10:01pm

 

Chuyện Của Dòng Sông

 

(Thích Nhất Hạnh )




Có một dòng sông rất đẹp chảy qua núi đồi và đồng cỏ xanh tươị Dòng sông ca hát nhảy nhót tung tăng từ trên núi xuống đồng bằng. Xuống đồng bằng, dòng sông chảy chậm lại, mặt nước trong xanh êm mát. Lúc ấy dòng sông còn trẻ lắm, và dòng sông muốn chảy mau ra biển cả. Dòng sông càng lớn càng đẹp ra, lượn khúc yêu kiều ven đồi và bờ lúa.

Một ngày kia dòng sông chú ý đến sự có mặt của những đám mây trong nước. Mây đủ mầu sắc, hình thể, đẹp quá chừng, nên suốt ngày dòng sông cứ miệt mài chạy đuổi theo những đám mây, mong bắt được một đám mây cho riêng mình. Nhưng mây cứ lơ lững tầng cao khó mà bắt được, nhất là mây cứ thây hình đổi dạng không ngừng. Vì mây vô thường như vậy nên dòng sông rất đau khổ. Chạy duổi bắt theo mây thì vui nhưng sau đó dòng sông đầy thất vọng, u sầu và tức giận .

Một ngày kia một cơn gió lớn đi qua, quét sạch mây trên trờị Bầu trời trở nên quang đãng không còn một bóng mây, dòng sông não nề tuyệt vọng, không còn muốn sống nữạ Không còn mây để chạy theo ta sống để làm gì ?" Tối hôm đó, lần đầu tiên trong đời, dòng sông quay trở về tiếp xúc với chính mình. Lâu nay dòng sông chỉ duổi theo những cái bên ngoài mà không bao giờ thấy được cái chính mình. Tối hôm đó, lần đầu tiên dòng sông được nghe tiếng mình khóc, âm thanh sóng vỗ vào bờ. Dòng sông lắng nghe tiếng của mình và khám phá ra một điều rất quan trọng. Dòng sông nhận ra rằng cái mà lâu nay mình theo đuổi đã nằm sẵn trong lòng mình. Tưởng mây là gì, đâu ngờ mây chỉ là nước. Mây sinh ra từ nước và bây giờ mây trở thành nước. Và dòng sông tự bao giờ cũng vẫn là nước như một đám mây.

Sáng hôm sau khi mặt trời lên cao, dòng sông khám phá ra thêm một điều thật đẹp - đây là lần đầu tiên dòng sông thấy được bầu trời xanh thẳm. Lâu nay dòng sông chỉ chú ý đến mây, không chú ý đến bầu trời. Bây giờ sông mới biết rằng bầu trời là quê hương của các đám mâỵ Mây luôn luôn thay đổi, nhưng bầu trời không bao giờ thay đổị Và bầu trời cao đã có mặt trong dòng sông tự thủa nào. Cái thấy này đem lại cho dòng sông một nguồn an lạc lớn. Dòng sông hiểu rằng bao giờ bầu trời xanh còn có mặt, niềm an lạc của dòng sông sẽ mãi mãi vững bền.

Trưa hôm đó, các đám mây lại lục tục trở về nhưng dòng sông không còn tha thiết muốn đuổi bát nữạ Đám mây nào đi qua, dòng sông cũng thấy đẹp và cũng vẫy tay chào. Dòng sông không còn thấy buồn tủi hay lưu luyến. Bởi đám mây nào cũng là một dòng sông, chẳng còn phải chọn lựạ Một niềm an vui hài hòa đã kết hợp mây và sông. Tối hôm đó một điều thật tuyệt diệu đã xãy ra. Dòng sông mở rộng lòng đón mặt trăng rằm - mặt nguyệt tròn vành vạnh và sáng rực rỡ như một viên bảo châu trong dòng nước trong vắt. Có một bài kệ miêu tả hình ảnh đẹp đó : "Bồ tát Thanh Lương nguyệt Du ư tất cảnh không Chúng sanh tâm cấu tận Bồ đề ảnh hiện trung ." (Bụt là vầng trăng mát đi ngang trời thái không hồ tâm chúng sanh lặng trăng hiện bóng trong ngần.)

Dòng sông trong vắt đã làm hiện rõ bóng trăng và trăng đã cùng mây nước dắt tay nhau đi thiền hành về biển cả. Chẳng có gì phải chạy đuổi theo. Chỉ cần trở về với mình, trở về với hơi thở và nụ cười, trở về nơi mình ở, nơi có thông reo, chim hót và nắng ban mai, còn nơi nào đẹp hơn nữa ?

 

Thích Nhất Hạnh


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 27/Nov/2014 lúc 10:22pm

Không Rượu Mà Say

Tác Giả: Thích Nữ Trí Hải
 


Vào một buồi chiều tịnh mịch ở Kỳ viên tinh xá, sau khi giảng pháp cho chư tăng và cư sĩ khắp nơi tụ về, Ðức Thế tôn vào Hương thất an nghỉ. Vừa đặt lưng xuống, Ngài bỗng nghe tiếng đập cửa thình thịch và tiếng khè khè của một gã say rượu thừa lúc cổng mở, đã lẻn vào tinh xá. Hắn vừa đập cửa vừa gọi:
- Ông Phật đi, ông Phật! Cho tui làm Phật với! Tui cũng muốn ... làm Phật! Khà khà! Bộ chỉ mình ông làm Phật được mà thôi à? Há?
Ðức Thế tôn ngồi dậy ra mở chốt. Thấy gã say dơ dáy, y phục tả tơi, Ngài động lòng trắc ẩn gọi thị giả A Nan:
- Này, A Nan, ông tắm rửa, cạo tóc và cho nó một cái y sạch. Rồi tìm chỗ cho nó nằm nghỉ.
A Nan vâng lệnh. Sau khi tắm rửa sạch sẽ, cạo tóc đắp y, gã say được đưa đến một gốc cây im mát trong tinh xá. Gã đánh một giấc ngon lành cho đến sáng hôm sau. Khi tỉnh dậy, hắn bỡ ngỡ nhìn quanh thấy toàn thầy tu mặc áo vàng đi bách bộ, dòm lại mình cũng đang đắp y, sờ đầu nghe trụi lũi, hắn kinh hoàng không biết mình là ai, vội vàng bỏ chạy một mạch ra phía cổng. Các tỳ kheo đuổi theo bắt lại. Nhưng một số khác biết chuyện, ngăn bạn:
- Này, chư hiền, để cho hắn chạy. Hắn chỉ là một gã say, hôm qua Thế tôn bảo tôn giả A Nan tắm rửa cạo tóc đắp y vào cho hắn đấy.
- Thật Thế sao? Tại sao đức Thế tôn làm chuyện lạ nhỉ? Biết hắn say mà vẫn độ cho hắn xuất gia?
- Hãy để hắn đi cho khuất, rồi chúng ta sẽ đến thỉnh giáo đức Thế tôn về việc này.
Thế là họ kéo nhau đến Hương thất đức Phật, bạch hỏi:
- Bạch đức Thế tôn, chúng con không hiểu vì nguyên nhân gì Ngài lại độ cho một gã say như thế? Xin Ðấng Thiện Thế giải rõ cho chúng con.
- Này các tỳ kheo, các ông dường như trách ta vì đã độ cho một gã say. Nhưng ta hỏi các ông, trong lúc hắn say, tại sao không cầu chuyện gì khác, mà lại cầu làm Phật? Như thế là hắn đã gieo một cái nhân tốt đẹp, ta phải giúp duyên cho hắn, vì ta không hẹp gì mà không cho hắn làm Phật. Vả lại, có bao nhiêu người "tỉnh" biết cầu làm Phật như hắn? Vậy thì ai tỉnh, ai say? Huống chi, hắn có nhậu rượu vào mà say, thì bất quá chỉ say vài tiếng đồng hồ rồi tỉnh lại. Cho nên, bệnh say của hắn, ta không cho là trầm trọng. Trái lại, biết bao kẻ trên thế gian này, dù không uống rượu mà vẫn say, không phải say vài tiếng đồng hồ như hắn, mà say muôn kiếp ngàn đời chưa tỉnh. Cái bệnh say đó, say trong vô minh ái dục, Ta mới gọi là một chứng bệnh trầm kha ! ./.





Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 27/Nov/2014 lúc 10:23pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 16/Dec/2014 lúc 3:17am

 

 





 

https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif

 

 

Viết tặng ni cô Huệ Trân

người học trò cũ của tôi.

 

Không ngờ tôi lại gặp em sau 30 năm trời không có tin tức của nhau. Em ở một phương trời, tôi một phương vậy mà vẫn có ngày hội ngộ trên xứ người, ngay tại thành phố tôi đang ở. Thì ra sông dù có nhiều khúc quanh cũng có lúc xuôi dòng!

Qua lời mời của một cô bạn cho hay là sẽ có một buổi trà đàm tại đạo tràng của cô ta, tôi đã nhận lời ngay bởi vì tôi vốn sẵn yêu thích những phút giây thanh thản và ấm cúng ngồi quây quần bên nhau như vậy!

Bước vào đạo tràng, sau khi yên ổn chỗ ngồi, nhìn lên phía diễn giả, trời ơi! tôi giật thót mình, không ngờ đó là em. Em cắt tóc ngắn, mặc áo tràng màu nâu sậm, dáng vẻ thanh thoát! Ngồi bên cạnh là người bạn đời của em - anh Trần quan Long - nhạc sĩ hay phổ nhạc những bài thơ của em. Thấy tôi, em bất chấp mọi người, vụt đứng dậy chạy xuống ôm chầm lấy tôi, cả thầy trò nước mắt rưng rưng, nhìn nhau nghẹn ngào không nói nên lời! Ôi vòng tay ấm áp tình thầy trò làm cho đôi mắt tôi không ngớt nhạt nhoà! Sau phút giây xúc động, em dìu tôi lên phía chỗ em ngồi, giới thiệu với mọi người đây là cô giáo dạy Toán ngày xưa khi em đang học lớp Đệ tứ trường Trưng Vương Sài Gòn. Em còn nhắc lại kỷ niệm khi tôi vào lớp em, vì sao em đã yêu mến cô giáo ngay sau vài tuần học.

Thì ra em đã bỏ rất nhiều năm tháng nghiên cứu miệt mài về giáo lý đạo Phật, đã từng đi nói chuyện nhiều nơi với người bạn đời cùng chí hướng, rất tâm đầu ý hợp. Sau lần ghé Đức, em sẽ qua Paris tiếp tục cuộc hành trình.

Cuộc gặp gỡ với em đã đưa tôi trở về dĩ vãng xa xưa! Ngày ấy tôi mới ra trường Sư Phạm và được bổ về dạy tại trường Trưng Vương Sài Gòn. Dạo đó, nhà trường chưa bắt học sinh mặc đồng phục, mà tôi lại dạy các lớp Đệ tứ, Đệ tam. Các em nữ sinh quá lớn, mặc áo dài hoa sặc sỡ đủ màu với quần dài đen, trong khi ở Huế, thời nữ sinh chúng tôi chỉ quen mặc những bộ đồ lụa dài nội hoá, màu trắng hoặc màu nhạt như hồng phấn hay mỡ gà mà thôi. Tôi thật quá bỡ ngỡ và hơi khớp khi đặt bước chân đầu tiên vào các lớp học. Còn nhớ khi đến trình diện bà Hiệu trưởng, bà đã nhìn tôi từ đầu đến chân rồi vừa cười vừa nói: "Cô còn nhỏ quá liệu có trị nổi học trò của tôi không?" Cũng may, dần dà các em nữ sinh đã thương mến tôi, coi tôi như một người chị rất gần gũi, không có vẻ gì xa cách giữa thầy trò cả.

Một hôm, tôi cho lớp em làm bài kiểm Toán, cả lớp im phăng phắc chăm chỉ lo làm bài, còn tôi thì đi lui đi tới xem thử các em có làm được không? Ngang qua chỗ em ngồi, thấy ánh nắng chiếu vào bài tập của em, sợ em bị chói mắt, tôi với tay khép bớt một cánh cửa sổ lại. Tôi đã làm với một cử chỉ tự nhiên như với bất cứ em học sinh nào, ai ngờ hành động của tôi đã làm cho em cảm động và em đã thương yêu cô giáo mình từ đó. Em đã dành cho tôi một tình thương đặc biệt và ganh tị ngay cả với những em nào cũng thương tôi như em.

Ngày tôi đổi về dạy trường Đồng Khánh Huế, xa trường, xa Sài Gòn, em đã khóc như mưa làm tôi bước lên máy bay mà vẫn xót xa trong lòng, đành chia tay nhau trong im lặng, buồn nhìn nhau thông cảm mà thôi.

Ngày đám cưới tôi, em đã gởi mừng quà cưới bằng một bức tranh thật lớn in hình đôi chim bồ câu đang âu yếm rù rì bên nhau!

Sau Mậu Thân, tôi vào Sài Gòn thì em đã đi xa, dò hỏi các em học trò cũ được biết em đã có gia đình, có con nhưng lại bị đổ vỡ nửa chừng. Rồi tình cờ khi đi Bưu điện, tôi đã gặp em, thầy trò ôm nhau nức nở nghẹn ngào, hàn huyên một lúc rồi chia tay, em phải về vì đường còn xa lắm!

Từ đó cho đến sau 30.04.75 tôi không hề gặp lại em, cho đến khi qua định cư ở Đức, đi đến đạo tràng lại gặp được em trong một lúc bất ngờ nhất, cuộc đời vẫn còn đem đến cho con người những niềm vui lạ lùng thật!

Qua vài ngày ở München, sau vài bữa cơm thân mật tại gia đình tôi, hai người lại đáp tàu đêm qua Paris trước khi trở về California. Tôi muốn tiễn đưa em một lần cuối, vội vã làm một ít thức ăn mang ra sân ga. Phút chia ly nào cũng ngập tràn luyến lưu bịn rịn nhất là khi mỗi người ở một phương trời quá xa xuôi vạn dặm và nhất là khi không biết có còn gặp lại nhau nữa hay không?

Sau khi về đến Mỹ, em đã gởi cho tôi một thùng quà, mở ra thấy 6 quyển sách đã xuất bản mà chính em là tác giả, kèm theo một bức thư lời lẽ thật dễ thương, đọc xong vẫn còn bùi ngùi vấn vương trong lòng mãi:

"Cô giáo dễ thương ơi!

Em tưởng đã hết duyên sao còn nợ nần nhau quá thế! Anh Long cứ nhìn giỏ thức ăn đêm mà cười hoài.. còn em thì trăn trở, không ngủ được vì bao xúc cảm ngổn ngang. Hai giờ sáng, mở xôi ra, rắc muối mè thơm lừng, vừa nhẩn nha thưởng thức vừa "rên rỉ" ... Cô giáo ơi!

Ngày xưa chỉ đóng cánh cửa sổ đã mệt em rồi, nay xôi đậu muối mè tất tả chạy ra ga cho kịp chuyến tàu đêm, em trả bài sao cho trọn hả cô giáo?

Cám ơn tình Chị

Cám ơn sự ân cần của Anh

Thương, "

Bảo Ngọc

Lật chồng sách ra, tôi càng choáng ngợp, không ngờ em lại còn giỏi viết lách, em đã xuất bản những tác phẩm sau đây:

 

Gió sông Hồng

Sông núi thì thầm

Tâm Hương Tải Đạo

Vô Tự Thị Chân Kinh

Bình Thường Tâm Thị Đạo

Bước Chân Cùng Tử

 

Tôi nghĩ tác giả nào khi cầm bút là viết cho mình trước hết, viết vì nội tâm thúc dục mình muốn giải tỏa những ẩn ức, ước vọng, khao khát, viết vì muốn được cảm thông với kẻ khác. Nhưng còn em, tôi phục em quá, so với em tôi chỉ là một hạt cát giữa sa mạc vì vậy không bao giờ tôi dám nhận mình là nhà văn và cũng chưa bao giờ dám nhận lời mời tham dự các buổi họp mặt của các nhà văn nữ khắp nơi.

Càng đọc tôi càng say mê, càng bị lôi cuốn vào những bài em viết, Em đã thấu hiểu rất cao siêu và thấm nhuần rất nhiều về triết lý đạo Phật. Đạo Phật đã đi vào cuộc đời em như bóng với hình. Em cũng đã dày công nghiên cứu, học hỏi qua nhiều tháng năm mới có được một căn bản vững chắc như vậy. Trong khi sự hiểu biết của tôi chỉ "mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm" mà thôi.

 

Xin hãy cùng tôi đọc thử một đoạn văn sau đây:

........." Cái gì đây?

Tôi dừng vội lại, đến mức suýt ngã chúi về phía trước. Một bông hoa dại vàng rực rỡ từ khe nứt của lề đường xi măng.

Trời đang hừng hực nắng, nền xi măng tưởng như có thể bốc khói. Vậy mà bông hoa vẫn từ đó vươn lên, nở rộ. Vết xi măng nứt rất nhỏ, có sự tình cờ nào của bụi phấn hoa nhờ gió thoảng đưa qua? Hay sự vụng về của con chim nào tha hạt nhả rơi vào đó? Hay duyên của bông hoa vừa hội đủ từ kiếp nào? Hay duyên của chính tôi đã bước tới đúng Sát na này? Thật là kỳ diệu!

Quỳ xuống chưa đủ, tôi đưa tay sờ nhẹ cánh hoa như để chứng nghiệm đây là thật. Đúng. Đây là thật.

Không phải chỉ bông hoa là thật mà tôi sửng sốt vì thông điệp cực kỳ uyên nguyên, cực kỳ hiển lộ, bông hoa đang mang cho tôi cũng là sự thật. Đó là "THÔNG ĐIỆP CỦA SỰ HIỆN DIỆN CHÂN NHƯ, MẦU NHIỆM"

(Trích Bình Thường Tâm Thị Đạo)

 

Đúng là đạo Phật đã đi vào cuộc đời em như hình với bóng và em đã thấu hiểu đạo Phật là đạo Giác Ngộ.

Bây giờ tôi được tin em đã xuất gia, tôi càng cảm phục em hơn nữa nhưng tôi không ngạc nhiên và quá ngỡ ngàng khi hay tin này.

Trước đó em đã quan niệm rằng nếu định lực yếu kém, hãy dùng hình thức bên ngoài trợ lực, hình thức nào gần nhất với thân, hình thức nào ta có thể nhìn thấy, nhận thấy từng phút từng giây mới có thể liên tục nhắc nhở ta tinh tấn? Và hình thức bên ngoài gần nhất với thân mà dễ thấy dễ nhận hơn, đó là Mái tóc! Và em đã tìm tới một tu viện Sư Nữ, quỳ trước một Ni Sư xin được chứng minh trước Tam Bảo, lòng sám hối và quyết tâm tinh tấn tu học. Em đã xin xuống tóc như một hình thức tự nhắc nhở mình và em đã đưa lại cho bạn em chiếc lược đồi mồi rất đẹp mà bạn đã mua tặng vì từ nay em không dùng nữa!

Sau đó em đã chụp một tấm hình để gởi tặng tôi và hỏi tôi có ngạc nhiên lắm không? Tôi không ngạc nhiên mà chỉ cảm thấy lòng mình dâng lên một niềm cảm xúc rưng rưng !

Xuất gia là một ý định vô cùng cao quý nhưng cũng là một con đường vạn dặm với muôn ngàn khó khăn và gian nan không thể tưởng tượng, không phải ai cũng đi theo con đường này được. Có lần em đã nói với tôi: Chỉ cần chăm chỉ quét thôi, quét rác quét bụi thì tâm sạch, quét nghiệp thì tâm tịnh, quét vô minh thì trí tuệ hiển bày; dù biết vậy nhưng thực hành cho được đâu có dễ dàng! Và em cũng đã tâm sự rằng từ nhỏ em đã mê tiếng chuông công phu sớm từ đại hồng chung của ngôi Chùa gần nhà em. Tiếng chuông nương tâm người thỉnh chuông đã chậm rãi, nhẹ nhàng vượt không gian hạn hẹp, vượt thời gian cô đọng ngân tới đâu không ai hay, chỉ biết tiếng chuông công phu sớm đó chứng thực sự nhiệm mầu tột cùng của Bát nhã "Sắc tức thị không, không tức thị sắc... "

Em còn xinh đẹp, dù cuộc tình duyên lần đầu đã tan vỡ nhưng hiện tại em đã có một người bạn đời rất tâm đắc, biết cảm thông và trân quý em, vật chất đầy đủ, nhà cửa khang trang, không vướng bận chuyện con cái phiền muộn, vậy mà em vẫn muốn xuất gia, buông xả tất cả chỉ để theo chân đức Phật mà thôi. Em đã thực hiện theo lời Phật dạy: "Con đường ta đã chỉ, đốt đuốc lên mà đi hay không là nơi mỗi chúng sanh!"

 

Cô Huệ Trân ơi!

Cô đã tìm con đường giải thoát để mà đi, bỏ lại đằng sau tất cả ưu tư phiền muộn của cuộc đời. Cô muốn theo sát bước chân vị Thái tử đã rời bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, bước những bước chân trần đầu tiên, quyết đi tìm những sự thật mầu nhiệm từng bị vô minh che lấp khiến muôn loài triền miên trong luân hồi đau khổ. Cô đã thắp sáng cho mình một niềm tin, một ngọn lửa tin yêu thuần khiết như phiến gỗ nâu chắc, để mãi mãi lớp than hồng vẫn còn đủ sưởi ấm Cô trong những ngày khoác áo nâu sòng, nương thân nơi cửa Phật.

Từ nơi xa xôi này, xin gởi đến Cô lòng mến phục vô biên của cô giáo ngày xưa. Xin được tặng một Đóa sen xanh tự trái tim người ngưỡng mộ.

Nguyên Hạnh HTD

 

Cảm tác của LXQuỳnh Như

với “Đoá Sen Xanh

 

 

Vô thường

 

Đời người tựa giấc chiêm bao,

Đang đi giữa hạ bổng vào cuối đông.

Tình yêu đương thuở mặn nồng ,

Bổng dưng bão cuốn theo dòng nước trôi.

Bỏ em lạc bước giữa đời.

Bơ vơ khắp ngã tìm nơi ẩn mình.

Làm sao hết kiếp ba sinh,

Đi sao cho hết đường tình xót xa .

Đời em bổng chốc phong ba ,

Còn đâu giây phút mặn mà thuở xưa?

Đời em đứng giữa gió mưa,

Mặc cho mưa gió đẩy đưa cuối dòng.

Còn đâu ước vọng mà mong,

Nương vào cửa Phật cho lòng bớt đau.

Cho tâm giãm bớt nỗi sầu,

Quỳ xin Đức Phật nhiệm mầu cưu mang.

Đưa tâm về chốn bình an,

Đưa hồn thoát khỏi muôn vàn đắng cay.

Con xin quỳ dưới Phật đài,

Quy y tam bảo, xin Ngài thứ tha.

Hồng trần một kiếp bôn ba,

Lang thang giữa cõi ta bà thế gian.

Chắc là nghiệp quả còn mang,

Tu thân kẻo quá muộn màng kiếp sau.

 

LXQuỳnhNhư

 

 

 

 

 


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 20/Dec/2014 lúc 10:58am


Câu chuyện 1 

 

Bạn hỏi mình : Có kiếp trước hay không?
Sao mỗi con người sanh ra lại khác nhau đến thế?
Có kẻ đẹp kẻ xấu. Có người khôn người ngu. Có đứa sang đứa hèn.

Nhưng bạn ơi, xấu - đẹp, khôn - ngu, sang - hèn ... là do bạn nhìn nó như vậy.
Chứ bản thân mỗi người đều là mỗi tuyệt tác đấy thôi.
Máu ai cũng đỏ. Nước mắt ai cũng trong. Trái tim ai cũng đập.
Sự phân biệt đến do bạn nhìn như vậy.

Bạn lại hỏi mình : Có kiếp sau hay không?
Mình mới hỏi lại : Bạn cần kiếp sau để làm gì?
Để thấy người sống thiện được đền đáp,
người tội lỗi bị dầu sôi, người tu đạo được giải thoát.
Nhưng bạn ơi, đâu cần tới kiếp sau.

Nhân quả nhãn tiền.
Chỉ do bạn không thấy.

Bạn có bao giờ nhìn sâu vào cuộc sống.
Người có lòng Từ, khuôn mặt sẽ dịu nhẹ bao dung, vòng tay sẽ ân cần rộng mở.

Kẻ thủ ác, trong tim chứa đầy lửa dữ. Tự đốt mình, đâu cần địa ngục xa xôi. Đôi mắt láo liên, hằn những đường gân máu. Luôn cau mày, luôn nhức nhối thân tâm.

Ai xức nước hoa, người sẽ thoang thoảng hương thơm.
Trái tim ai đẹp sẽ lung linh như vầng trăng ấy.

Và bạn ơi, phút giây này hạnh phúc.
Được mỉm cười, được chiêm ngắm đổi thay.
Tìm cầu chi nữa quá khứ vị lai.
Chẳng nơi nào đẹp như bây giờ hiện tại.
Cành sen trắng đang rưng rưng trong nắng.
Bụt mỉm cười lấp lánh đoá Vô Ưu.


Câu chuyện 2

 

Một ngày đặc biệt

Bản văn này ngắn lắm. Đọc mất vài ba phút thôi, nhưng rất hữu ích. 

Thử đọc xem!

Thử xem!  nhưng cố đọc …. cho đến cuối nhé !

Đây là một mẩu chuyện thật:
 
Bạn tôi mở ngăn tủ của vợ mình và lấy ra một gói nhỏ…

Gói kỹ càng trong lớp giấy lụa

Anh bảo: "Đây không phải là gói đồ bình thường, đây là một chiếc áo lót thật đẹp."

Anh vứt lớp giấy bọc và lấy ra chiếc áo lót mịn màng 

" Tôi mua chiếc áo này tặng cô ấy, lần đầu tiên chúng tôi sang New York, cách đây 8 - 9 năm rồi, nhưng cô ấy chưa bao giờ mặc!"

" Cô ấy muốn dành cho một dịp nào đặc biệt. Vậy thì hôm nay, tôi nghĩ là dịp đặc biệt nhất rồi."

Anh đến cạnh giường và đặt gói áo ấy cạnh những món đồ mà tí nữa sẽ được bỏ vào áo quan mà liệm.
Vợ anh vừa mới qua đời!

Quay sang tôi, anh bảo: " Đừng bao giờ giữ lại một cái gì mà chờ cơ hội đặc biệt cả. Mỗi ngày sống đã là một cơ hội đặc biệt rồi!"
Tôi suy đi nghĩ lại câu nói này, và nó đã thay đổi cuộc đời tôi.
Hiện nay tôi đọc sách nhiều hơn trước và bớt dọn dẹp nhà cửa.  

Tôi ngồi trước mái hiên mà ngắm cảnh chứ không buồn để ý đến cỏ dại  mọc trong vườn.
Tôi dành nhiều thì giờ cho gia đình và bạn hữu hơn là cho công việc.
Tôi hiểu rằng cuộc đời là những cảm nghiệm mình cần phải nếm.

Từ ngày ấy, tôi không còn cất giữ một cái gì nữa.
Tôi đem bộ ly pha lê ra sử dụng mỗi ngày; tôi mặc áo mới để đi siêu thị, nếu mình bỗng thấy thích.

Tôi không cần dành nước hoa hảo hạng cho những ngày đại lễ, tôi xức nước hoa khi nào mình thấy thích.

Những cụm từ như “một ngày gần đây” và “hôm nào” đang bị loại khỏi vốn từ vựng của tôi.
Điều gì đáng bỏ công, thì tôi muốn xem, muốn nghe, muốn làm ngay bây giờ.
 
Tôi không biết chắc là vợ của bạn tôi hẳn sẽ làm gì nếu cô ấy biết trước rằng mai đây mình không còn sống nữa. (một ngày mai mà tất cả chúng ta xem thường).
 
Tôi nghĩ rằng cô ấy hẳn sẽ mời mọi ngơời trong gia đình, mời bạn bè thân thích đến.
Có thể cô sẽ điện cho vài người bạn cũ và làm hòa hay xin lỗi về một chuyện bất hòa trước đây.
Tôi đoán rằng cô ấy sẽ đi ăn các món Tàu (vì cô rất thích ăn đồ Tàu!)
Chính những chuyện vặt vãnh mà tôi chưa làm khiến cho tôi áy náy, nếu tôi biết rằng thì giờ tôi còn rất có hạn.
Tôi sẽ rất áy náy vì không đi thăm một vài người bạn mình cần phải gặp mà cứ hẹn lần hồi.
Áy náy vì không nói thường hơn với những người thân của mình rằng mình yêu thương họ.
Áy náy vì chưa viết những lá thư mà mình dự định ‘hôm nào’ sẽ viết.
Giờ đây, tôi không chần chờ gì nữa, tôi không hẹn lại và không cất giữ điều gì có thể đem lại niềm vui và nụ cười cho cuộc sống chúng tôi.

Tôi tự nhủ rằng mỗi ngày là một ngày đặc biệt. Mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút đều đặc biệt cả.  

Nếu bạn nhận được thư này, ấy là vì có một ai muốn điều hay cho bạn, và vì bạn cũng có quanh mình những người bạn quý yêu.

Nếu bạn quá bận đến độ không thể dành ra vài phút gửi đến cho ai khác và tự nhủ: “ mai mốt tôi sẽ gửi” thì mai mốt đó có thể là một ngày thật xa hoặc là bạn không bao giờ gửi được.

 

(ST)




Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 20/Dec/2014 lúc 11:00am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 24/Dec/2014 lúc 12:57am

Tờ kinh bị mất

Cơm mưa giông bất chợt đổ xuống. Trời đất vần vũ, gió thổi ào ào.

Trong nhà mấy người đang uống trà ngắm mưa.

-          Cụ nhớ Ông Sáu Gù không?

-          Ông Sáu chùa Núi chứ gì?

-          Dạ, ổng mất rồi. . . .không đau gì, tự nhiên mà chết. . . .

Cụ già yên lặng nhìn mưa không nói gì. Ly trà cầm trên tay đã lâu mà không uống. Chúng tôi cũng ngồi im lặng. Chỉ có tiếng gió rít trong hàng cây ngọc lan, tiếng mưa xối ào ào và tiếng chim sẻ kêu chim chíp cô đơn buồn bã. . . .

Chợt cụ già đặt ly trà xuống, nhìn phía xa, nói như nói với cơn mưa chứ không phải với chúng tôi:

-  Ông Sáu trụ trì chùa Núi và già có kỷ niệm gắn bó không thể nào quên. Nhớ năm xưa,  ta lang thang, có duyên ghé qua chùa Núi ở chơi ít hôm để lên đỉnh Hà Tụ phong luyện công với mấy người bạn tu tiên dưới thạch động Hòn Chùa. Thấy Ông Sáu là người có công phu lâu năm, nhưng còn kẹt chấp vào kinh điển nên chưa tự do tự tại được. Già vừa kính lại vừa thương. . . .

Một hôm, lúc vào chánh điện thấy không có ai. Ta bèn cầm lấy cuốn kinh ông Sáu đang tụng hàng ngày, lạy Phật, khấn nguyện, rồi xé đi một tờ. . . .

Chiều hôm ấy, ta nhớ trời cũng mưa to  như thế này. Chùa Núi buồn thiu. Nước suối chảy ào ào, gió hú thê lương trên đỉnh Hà Tụ Phong. . . .Ông Sáu như thường lệ vào công phu. Tụng đến chỗ tờ kinh bị mất. . . .ông Sáu không tụng được nữa cứ ầm ừ trong miệng, tiếng mõ trở nên rối loạn. . . .Ta thì vừa tức cười vừa thương, vì Ông sáu vẫn không tức giận chỉ ầm ừ trong miệng mà không dám bỏ qua để tụng tiếp. . . .Đang khi ấy ta vô tình gây ra tiếng động nhỏ. Chắc Ông Sáu biết có người đang đứng sau lưng nên tay vừa gõ mõ mà miệng cứ nói một mình như phân bua với ta:

-          Tại mất tờ kinh chứ hống phải tui hổng biết tụng đâu đấy. . . . . Tại mất tờ kinh chứ hống phải tui hổng biết tụng đâu đấy. . . . .

Nhìn ông Sáu tay vừa gõ mõ mà miệng vừa lập đi lập lại câu nói trên một cách bối rối. Ta bèn bước lại gần mà nói:

-          Kinh đâu có mất tờ nào. Sao không tụng tiếp đi?

-          Mất một tờ, sao gọi là không mất?

-          Tâm kinh làm sao mà mất được? hãy dùng tâm mà tụng tâm kinh.

Ông Sáu giật mình quay lại nhìn ta hồi lâu rồi chấp tay đảnh lễ. Xong ông ta quay về phía tam bảo, tụng lại từ đầu. tới chỗ tờ kinh bị mất. Ông Sáu niệm hồng danh: Nam Mô A Di Đà Phật. . . .vừa gõ mõ. . . .tụng một chặp như vậy, sau đó ông Sáu tụng sang tờ kinh tiếp theo. . . .


Từ đó ta có thêm một người bạn già nơi đỉnh Hòn Chùa. Nay Ông sáu mất đi, nhưng đối với ta, ông bạn già nơi rừng thiêng gió lộng ngày nào, vẫn sống đời đời bên cạnh chúng ta.


Tiếng cụ già như vẫn còn âm vang mãi trong tiếng mưa rơi buồn thiu. Qua màn mưa trắng xóa, mơ hồ tôi như thấy ông già gù lưng, râu bạc trắng như cước, tay chuông tay mõ khoan thai, với tiếng niệm hồng danh A Di Đà giọng nẫu rặc chất người Bình Định.

Mây /20/6/2011




http://duongsinh.net/kcds/b/tamlykhicong/archive/2011/06/21/to-kinh-bi-mat.aspx#.VJoHm8o7UIA




mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 24/Dec/2014 lúc 6:07am

Ly Cà Phê Đời

4/7/2011 10:17


Một ngày mới đang bắt đầu.

Trên nóc chùa Bà chim sẽ kêu chim chíp, Thần Thánh thức dậy nhìn xuống phố phường tấp nập người xe. Trong công viên tượng đá đứng lặng im. Còn bên kia đường một nhà sư khất thực đang chìa tay ra, trên tay có vài đồng bạc lẻ. Dòng đời vẫn đang trôi, trôi mải miết. Thế thì nền của sự trôi này phải là cái lặng yên không dời không đổi.

-  Này ông Mập, có cái lặng yên đấy chăng? Tướng trạng nó là gì? Lấy cái gì để biết cái đấy? Cái hữu hạn làm sao vừa khít với cái vô hạn này?

-  Hề hề. . . .Thôi bỏ đi. Bộ ông không thấy phố chợ đông vui sao?

-  Đông quá! Vui quá!  Đúng là vào chợ chơi vui hơn vào chùa.

Gió thổi, cuốn vài cái lá khô lăn trên mặt đường nhựa, còn hắn thì cười hì hì mà đi vào chợ. 

Ở bãi giữ xe, một cô gái gục xuống, ngủ ngay trên yên xe gắn máy. Chắc đã thức suốt đêm qua. Một bà bán vé số với nụ cười rất đời, đon đả mời chào. Một người phụ nữ trẻ vô gia cư ôm con ngồi im lìm ở lối đi. Đứa bé khóc nhừa nhựa, giọng khàn đặc. Hắn cúi người xuống thật thấp, bỏ thật nhẹ, mấy đồng bạc vào cái nón lá, mỉm cười với thằng bé. Rồi nhập vào cái dòng người và để cái luồng chảy đưa đi loanh quanh khắp nơi trong chợ.

Hàng hóa chất như núi, người chen chúc nhau như ong vỡ tổ. Một cậu bé bưng cái mâm trên có nhiều tô thức ăn bốc khói, đang len lỏi đi giao tận các quầy hàng, vừa đi vừa la:

-          Nước sôi, nước sôi. . . .

Mấy bà bán hàng mời hắn mua hàng bằng tiếng Tây.

Ngồi nghỉ chân. Uống một ly cà phê. Giữa chợ đời nơi dương thế. Hắn lặng yên để cái bình an đơn độc của mình lớn dần. . . .lớn dần. . .lan ra toàn thân. . .ngấm sâu. . .sâu mãi. . .xuống tận đáy tâm hồn.

Nhìn cái biển người đang lao mải miết về phía trước. Chen nhau tiến lên phía trước. Nói nói cười cười giở đủ loại thủ đoạn, mánh khóe, để kiếm lợi và giành phần hơn. Hắn giật mình, chợt nhận ra cái phi lý của cuộc đời này :

-  Sống để làm gì? Ý nghĩa của cuộc đời này là gì?

Không lý khi còn nhỏ thì lao vào học để kiếm tấm bằng. Lớn lên hì hục đi làm để kiếm tiền. Chui lòn, nịnh bợ, giả nhân giả nghĩa, để có một vị trí. Khoa chân múa tay vì lý tưởng của người khác bơm cho. Kiếm con vợ, tậu cái nhà, mua cái xe, đẻ bầy con. . . .rồi chết! Còn nếu vì lý do nào đấy, không đạt được ý nguyện này nơi cuộc đời thực, thì bèn đi tu để tìm cách thỏa mãn nơi cuộc đời ảo. Lúc còn ở ngoài đời không có cơ hội đấu tranh thì đem đấu tranh vào tu viện để giành hơn thua, chứng minh mình đúng kẻ khác là sai. . . .Những điều phi lý ấy đã thành nếp mòn và trở thành tự nhiên mà hắn và mọi người đều đang quay. . . .quay cuồng trong cái cuộc đời ảo này. . . .

-          Vậy sống để làm gì chứ ? Ý nghĩa của cuộc đời này là gì chứ?

Hôm qua gặp mấy ông già tập dưỡng sinh đang chạy bộ ngoài đường, mồ hôi mồ kê đầy người. Hắn bèn hỏi:

-          Thưa các cụ, các cụ chạy để chi vậy?

-          Chạy để khỏe?

-          Dạ, khỏe để làm gì ?

-          Khỏe để mai chạy tiếp

-          Chạy tiếp để chi?

-          Để khỏe hơn

-          Khỏe hơn để chi?

-          Hề hề. . . .Để lại chạy tiếp

Than ôi! Cái vòng luẩn quẩn của vô thức đời!

-          Này bạn, bạn tu để làm gì?

-          Để chứng ngộ?

-          Chứng ngộ để chi?

-          Để độ chúng sanh

-          Vậy chúng sanh họ cũng nghĩ như thế, họ sẽ tu kiểu khác để độ cho ông thì sao?

Than ôi! Cái vòng luẩn quẩn của vô thức đạo!

Chính cái ý muốn độ cho người khác khiến chúng ta bị phân liệt, đấu tranh, hận thù, chưa một ngày hòa hợp an vui. Này bạn, tham vọng độ người khác phải chăng là một hình thức biểu thị của Cái Tôi? Cho dù điều ấy có luôn được ngụy trang dưới khái niệm từ bi hay bác ái.

-          Vậy còn ông, ông Mập, ông tu để làm gì?

-          Này anh bạn, bạn uống ly cà phê này để làm gì?

-          Chẳng để làm gì. Vì muốn hưởng cái ngon, cái thú vị của nó mà uống thế thôi.

-          Hề hề. . . .ta cũng vậy. Cuộc đời này đối với ta như là một ly cà phê, tuy có vị đắng, nhưng uống vào cũng có điều thú vị, thơm ngon. . . Ta vì cái ngon, cái thú vị của ly Cà Phê Đời nên nhập thế rong chơi khắp nơi để uống nó, thế thôi!

Ta là người thực tế, nên thay vì ngồi đấy nhìn ly cà phê và truy tìm ý nghĩa của việc uống cà phê. Thì ta bưng ly lên uống và hợp nhất với cái ngon, cái thú vị của nó, thế thôi!

-          Thế thì tại sao có người vẫn cho đời là bể khổ và tìm cách thoát cái khổ này?

-          Này anh bạn, chưa uống ly cà phê này thì bạn có biết nó ngon hay dở chăng?

-          Chưa thể biết được, cho dù có nghe nhà sản xuất quảng cáo cho sản phẩm cà phê của mình và suốt ngày nói theo. Thì chưa uống vẫn chưa biết được?

-          Thậm chí mới bắt đầu tập uống cà phê, ông chỉ thấy nó đắng và khó uống chứ chưa thấy nó ngon đâu? Phải uống lâu ngày mới cảm nhận được cái thơm ngon của thú vị của nó ẩn tàng trong vị đắng. Hề hề. . . .cũng thế, người cho Đời là Khổ, thì chắc chỉ mới tập uống Cà Phê Đời nên mới nói vậy!

Mây/ 4/7/2011

. . . . . .

Ly Cà Phê Đời. . . . / (Nguồn: dieuquansat.com)
phải thường uống, uống quen rồi mới thấy ngon. Chứ mới bắt đầu uống sẽ thấy đắng.

 

http://duongsinh.net/kcds/b/tamlykhicong/archive/2011/07/04/ly-ca-phe-doi.aspx#.VJoFGso7UIA


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 29/Dec/2014 lúc 11:38pm


MAI TÔI ĐI..(Tomorrow I'm going)

 

 http://3.bp.blogspot.com/-foAPWZ0tpTw/Uk7FMTp8DjI/AAAAAAAADqY/ZPsy51frNvM/s1600/Maitoi+di.JPG


MAI TÔI ĐI...
 

Mai tôi đi...chẳng có gì quan trọng,
Lẽ thường tình, như lá rụng công viên,
Như hoa rơi trước gió ở bên thềm,
Chuyện bé nhỏ giữa giòng đời động loạn...

Trên giường bệnh, Tử Thần về thấp thoáng,
Xin miễn bàn, thăm hỏi hoặc cầu an,
Khi xác thân thoi thóp trút hơi tàn,
Nằm hấp hối đợi chờ giờ vĩnh biệt.

Khoảnh khắc cuối... Đâu còn gì tha thiết...
Những tháng ngày hàn nhiệt ở trần gian.
Dù giàu sang hay danh vọng đầy tràn,
Cũng buông bỏ trở về cùng cát bụi...

Sẽ dứt điểm đời phù du ngắn ngủi,
Để đi vào ranh giới của âm dương,
Không bàng hoàng trước ngưỡng cửa biên cương,
Bên trần tục, bên vô hình cõi lạ...

Chỉ ước nguyện tâm hồn luôn thư thả,
Với hành trang thanh nhẹ bước qua nhanh,
Quên đàng sau những níu kéo giựt dành,
Kết thúc cuộc lữ hành trên dương thế...

Mắt nhắm rồi... Xin đừng thương rơi lệ,
Đừng vòng hoa, phúng điếu hoặc phân ưu,
Đừng quay phim, chụp ảnh để dành lưu.

Gây phiền toái, nợ thêm người còn sống...

Ngoảnh nhìn lại, đời người như giấc mộng,
Đến trần truồng và đi vẫn tay không.
Bao trầm thăng, vui khổ đã chất chồng,
Nay rũ sạch...lên bờ, thuyền đến bến...

Nếu tưởng nhớ..Xin âm thầm cầu nguyện,
Nên xem như giải thoát một kiếp người,
Cứ bình tâm, thoải mái với vui tươi,
Kẻ đi trước, người sau rồi sẽ gặp...

 

 

Nguồn: http://lienhoasanh.blogspot.com/2013/10/mai-toi-itomorrow-im-going.html

 



Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 29/Dec/2014 lúc 11:39pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 16/Jan/2015 lúc 1:22am

SINH SẢN VÔ TÍNH VÀ ĐẠO PHẬT

NGUYỄN TƯỜNG BÁCH

Gần đây, một công ty tại Mỹ vừa thông báo đã thành công trong việc tạo phôi người nhân bản đầu tiên (human cloning). Với thành công này người ta hy vọng đi một bước dài trong việc tạo các tế bào gốc của con người. Công ty nọ cho hay, họ chỉ muốn sử dụng thành tựu này để chữa bệnh chứ không nhằm mục đích tạo nên một con người được nhân bản. Sau khi tin này được thông báo, một loạt thành tựu tương tự cũng được công bố, chủ yếu cũng nhắm đến việc chữa bệnh cho con người. Dù thế, mọi nơi trên thế giới đều lên tiếng phản đối, cho rằng việc tạo phôi người nhân bản là đi ngược lại “các nguyên tắc đạo đức”, dù chỉ sử dụng nó vì những lý do nhân đạo. Người ta tin rằng, không sớm thì muộn, con người nhân bản thông qua kỹ thuật sinh sản vô tính sẽ hình thành.
 
Trong lịch sử khoa học, hầu như chưa có một bước đột phá nào gây nhiều phản ứng và tranh cãi như sự việc này. Nhiều người nghĩ ngay đến một viễn cảnh “rùng rợn”, trong đó con người được chế tạo như những món hàng giống hệt nhau chạy ra từ một băng chuyền công nghiệp. Ngược lại cũng có nhiều người vội nghĩ tới tự nhân bản chính mình để sống đời này qua kiếp khác. Có kẻ thành tâm nghĩ tới khả năng sao chép những thiên tài của loài người để họ tiếp tục phục vụ cho nhân loại hàng trăm năm sau đó. Cũng có người chủ trương nhân bản con người chỉ để có một “kho” lưu chứa phụ tùng thay thế tim óc và các bộ phận, một khi chúng bị tai nạn hay bệnh tật hủy phá.
 
Tất cả những điều kể trên không còn là chuyện khoa học giả tưởng trong thế kỷ 21 của chúng ta. Những điều đó có lẽ sẽ dần dần được thực hiện, chính thức hay không chính thức. Lý do giản đơn là lĩnh vực sinh học này quá hấp dẫn, kích thích đầu óc con người vốn say mê nghiên cứu những điều mới mẻ. Ngoài ra nó sẽ mang nguồn lợi tài chánh vô tận cho những kẻ đi tiên phong và đây sẽ là động lực chủ chốt.
 
Ngành sinh học của thế kỷ 21 đang đứng trước một quá trình phát triển kỳ diệu. Trong thế kỷ 20, ngành vật lý cũng có một giai đoạn tương tự. Với sự phát hiện của thuyết tương đối trong những năm đầu và thuyết lượng tử trong khoảng những năm 30, thế kỷ 20 đã làm một cuộc cách mạng trong ngành vật lý, đã thống nhất nhiều khái niệm tưởng chừng như độc lập với nhau, để đưa vật lý của thế kỷ thứ 19 từ một mức độ “trung bình” của con người đến mức bao quát, gồm chứa cả những thế giới cực nhỏ của các hạt cơ bản đến những phạm vi cực đại của các thiên hà.
 
Quan trọng nhất là nền vật lý hiện đại đã đưa thẳng con người đi đến cửa ngõ của triết học, trong đó nhiều nhà vật lý khẳng định thế giới vật chất dường như không phải là một đối tượng “độc lập tự nó” mà là sự cảm nhận của con người về một thực tại khác. Thế giới vật chất chỉ là dạng xuất hiện của thực tại đó trong ý thức quán chiếu của con người. Vì lẽ đó, sự phát triển của ngành vật lý trong thế kỷ 21 sẽ mang nhiều tính chất “tâm linh” mà sự đồng qui của nó với triết học phương Ðông, nhất là với Phật giáo, đã được nhiều người thừa nhận .
 
Khi những đối tượng nghiên cứu thuộc phạm vi “vô sinh” như vật chất mà đã dẫn đến những vấn đề thuộc về vai trò của “ý thức” thì ta có thể dễ dàng nhận thấy ngành sinh học còn đặt những câu hỏi thiết thân hơn nữa với triết học. Sự sống do đâu mà có, con người từ đâu sinh ra và sẽ đi về đâu - đó là những câu hỏi xưa nay của nhân loại trong triết học và ngày nay bỗng nhiên trở thành then chốt trong sinh học. Sự khám phá ra bộ gen người (Genom) hứa hẹn một điều rất thú vị.
 
Với Genom, người ta nghĩ rằng đã tìm ra được tất cả những chữ cái và sẽ đọc được cuốn sách về sự sống, được viết nên bằng những chữ cái đó. Nhiều người vội cho rằng Genom là nguồn gốc của sự sống cũng như các hạt cơ bản là nguồn gốc của mọi vật chất trong ngành vật lý của thế kỷ trước. Thế nhưng nếu trong ngành vật lý đã có một sự bừng tỉnh lớn lao rằng, hạt cơ bản xem ra cũng chỉ là dạng xuất hiện của một thực tại khác, chúng xuất hiện tùy theo cách quan sát của con người, thì trong ngành sinh vật người ta chưa biết Genom là nguồn gốc của mọi sự sống hay bản thân Genom cũng chỉ là dấu vết của một thực tại khác. Thế kỷ 21 có lẽ sẽ trả lời câu hỏi đó và nhiều nền triết học phương Ðông có thể có những giải đáp quan trọng.
 
Một hệ quả của sự thành tựu trong ngành sinh vật hiện nay là khả năng nhân bản của con người bằng cách sử dụng gen người, cho nó tự phân chia, không cần đến sự thụ tinh thông thường. Ðó là lý do mà sự sinh sản đó được mệnh danh là “vô tính”. Mặc dù hiện nay người ta chỉ nhân bản các động vật như bò, trừu nhưng khả năng nhân bản con người là hầu như chắc chắn trong tương lai không xa. Câu hỏi đầu tiên và then chốt được đặt ra là, con người được nhân bản đó là “ ai”, nó là một hay khác với con người “bản chính”. Người ta phải đối xử thế nào, nếu một ngày nọ có một Hitler đi dạo trên đường phố Paris?
 
Không phải chỉ hình ảnh Hitler mới làm ta thấy “rùng rợn” mà chỉ hình dung về một con người bình thường thứ hai giống như bản chính như hai giọt nước đủ gây hãi hùng trong chúng ta. Tôn Hành Giả thổi sợi lông biến thành hàng ngàn con khỉ khác chỉ gây thú vị trong Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân nhưng tốt hơn nó nên dừng tại đó. Vì lẽ đó mà nhiều nơi trên thế giới đều chống lại chuyện nhân bản con người. Thế nhưng ngoài sự sợ hãi chung chung, có hai loại tư tưởng chính trong việc phản đối.
 
Một là, tư tưởng thần học cho rằng chỉ có Thượng Ðế hay Chúa mới làm chủ được sự sống, con người không được phép giành lấy quyền sáng tạo sự sống của Chúa. Hai là, tư tưởng duy vật cho rằng, con người nhân bản là một, là đồng nhất với con người bản chính, vì tâm thức là sản phẩm của cơ thể. Có kẻ trong giới đó cho rằng cơ thể “tiết” ra tâm thức cũng như não tiết ra tư tưởng, như gan tiết ra mật. Vì thế tâm thức con người bản sao sẽ là một với con người bản chính. Ðáng sợ thay! Vì thế mà nếu có nhân bản thì không ai sáng tạo Hitler cho mang họa mà người ta sẽ tạo ra một Einstein để mọi người được nhờ. Cũng vì nghĩ thế mà nhiều người muốn nhân bản chính mình vì “mình” sẽ được sống ngàn năm.
 
Con người nhân bản là “ai”? Ðó là một câu hỏi không đơn giản. Người viết bài này tự tìm cách trả lời bằng cách lục lại kinh sách của thánh nhân và biết trước rằng vấn đề này có lẽ sẽ không bao giờ có một lời giải chung quyết.
 
- Này A Nan, ta đã nói, có Thức mới có Danh Sắc. Nói như thế tức là: nếu Thức không lọt vào lòng mẹ, thì trong bụng người mẹ đó có Danh Sắc sinh ra chăng?
-Bạch Thế Tôn, không. (Trường Bộ Kinh, 15).
 
“Danh Sắc” là từ chỉ chung cho hai yếu tố tâm lý và vật lý mà nếu nói chi tiết chính là ngũ uẩn. Danh Sắc là yếu tố thứ tư trong mười hai nhân duyên và do yếu tố thứ ba, Thức, sinh ra. Không có Thức thì không có Danh Sắc. Một bào thai muốn thành hình thì phải cần “tinh cha huyết mẹ” làm cơ sở vật chất và một Thức sẵn sàng tham dự vào đời sống tương lai.
 
“Cha mẹ giao hợp với nhau và người mẹ đã đến thời, nhưng nếu không có một Thức sẵn sàng gia nhập thì không có thai nhi” (Trung Bộ Kinh, 38).
 
Như thế tinh cha huyết mẹ chỉ là cái khung vật chất để Thức có thể nương tựa. Còn Thức nào sẽ “tham dự” vào đó và tại sao nó tham dự là một vấn đề nằm ngoài khả năng suy luận của người bình thường. Thế thì thai nhi là “ai”? Ta có thể hiểu một cách sơ sài Thức đó là một nguồn năng lực có tính cá thể và có đủ “nhân duyên” với cha mẹ để “đợi” thời điểm đó mà tham gia vào và trở thành thai nhi. Ðiều quan trọng nhất có lẽ là giữa nghiệp lực của cha mẹ và của Thức phải có một mối quan hệ rất sâu xa vì Thức sẽ lấy máu mủ của cha mẹ làm cơ thể của mình và lớn lên trong môi trường sống do cha mẹ tạo ra.
 
Vì lẽ đó mà trong quan điểm của đạo Phật, việc sinh con đẻ cái là một quá trình kỳ diệu của nghiệp lực. Ðó không hề là một chuyện tầm thường, càng không phải là một điều tình cờ, kết quả vô ý thức của hành động tính dục. Thai nhi không phải do cha mẹ sinh ra mà thông qua cha mẹ để đến với thế giới con người. Thai nhi không phải là một tờ giấy trắng để cha mẹ có thể vẽ lên đó những gì mình muốn mà nó đã mang kinh nghiệm và năng lực của một quá khứ vô thủy. Vì thế con cái có thể “già giặn” hơn cha mẹ rất nhiều. Nó cần tinh huyết và sự nuôi dưỡng của cha mẹ vì giữa ba con người đó có một mối liên hệ về nghiệp mà thường cả ba đều không biết và chỉ có thánh nhân như Phật mới thấy rõ.
 
Trong kinh sách đạo Phật, nhất là trong “Tử Thư Tây Tạng” , ta còn tìm thấy những mô tả cảnh tượng lúc Thức bị nghiệp lực lôi kéo vào bụng mẹ và những gì mà nó cảm nhận trong lúc Thức gia nhập vào thân thể thai nhi. Thế nhưng những điều này không phải là đối tượng của bài này. Ðiều cần xác nhận nơi đây là, một thai nhi chỉ thành hình khi có Thức gia nhập và máu huyết của cha mẹ chỉ là phần sắc thể của sinh vật.
 
Xuất phát từ điều đó, ta hãy thử xét điều gì xảy ra khi phôi người nhân bản hình thành và nếu tế bào tí hon đó phát triển thành người thật thì nó có quan hệ thế nào với con người bản chính. Như đã nói ở trên, sự hình thành thai nhi trong điều kiện bình thường vốn đã hết sức kỳ diệu và cơ chế đích thực của nó nằm ngoài khả năng tư duy của chúng ta. Vì thế dùng tư duy để tìm hiểu quá trình của sự nhân bản con người - một vấn đề hoàn toàn mới mà kinh sách chưa hề đề cập đến - lại càng là một điều bất khả. Bài này chỉ có chút hy vọng tìm hiểu vài khía cạnh thuộc về phạm vi suy luận của câu hỏi lớn này.
 
Trước hết có lẽ cần quan niệm rằng, động tác của nhà sinh vật khi đưa gen người vào một trứng có thể được xem là hành động “tạo cơ sở vật chất” cho một sinh vật. Dù đây là thành tựu to lớn của ngành sinh vật nhưng về ý nghĩa thì đây “chỉ” là hành động thay tinh cha huyết mẹ của thai nhi thông thường bằng một gen người có sẵn. Thế nhưng, muốn nó trở thành sinh vật - dù đó là thú vật, phôi người để trở thành các tế bào chuyên môn hay thậm chí thành một con người bản sao - thì ngoài các điều kiện môi trường của phòng thí nghiệm, nhất thiết phải có một Thức “chịu” tham gia.
 
Nếu dùng từ “nhân duyên” để soi sáng thì “duyên” là các điều kiện và khả năng kỹ thuật của nhà sinh vật, còn “nhân” chính là một Thức sẵn sàng gia nhập. Nơi đây khả năng lý luận của chúng ta đã bị chận đứng vì không ai biết rõ Thức tái sinh nơi đây là gì, nhưng xem ra không phải dễ tìm được một Thức như thế vì chỉ sáng tạo con cừu Dolly thôi mà người ta phải thử gần 300 lần nhân bản. Người ta cho rằng xác suất để thành hình một con người nhân bản sẽ khó hơn gấp bội lần, thai nhi sẽ sớm chết trong bụng mẹ.
 
Từ một góc nhìn khác, kinh sách đạo Phật cho ta biết rằng, nghiệp lực của Thức tái sinh sẽ “lựa chọn” cha mẹ và hoàn cảnh sống, từ đó mà chịu hay không chịu tham gia vào một “cơ sở vật chất” - tức là tinh cha huyết mẹ trong trường hợp thông thường và gen người được cấy vào trứng trong trường hợp nhân bản.
 
Mặt khác, Thức, tức là năng lực sống mang tính cá thể, vốn tràn đầy trong đại thiên thế giới, nên ở đâu cũng có sự sống xuất hiện, nơi nào có điều kiện sống là có sinh vật. Ðạo Phật quan niệm mỗi cấp bực của sự sống đều mang một Thức tương ứng: cấp vi trùng vi khuẩn cũng có Thức của nó, cũng như mỗi tế bào, mỗi mô sinh vật cũng thế, cho đến thú vật và con người, đến các loài khác mà con người không thể trông thấy. Vì thế mà sinh vật có thiên hình vạn trạng, được sinh ra trong bốn cách, loài sinh con, loài sinh trứng, loài sinh trong chỗ ẩm ướt và loài hóa sinh.
 
Như thế thì ta không lấy làm lạ nếu có những sinh vật sẽ phát sinh từ phép nhân bản, dù sinh vật đó là loài thú hay chỉ những tế bào có tính chuyên môn mà con người hiện đang hy vọng dùng để chữa bệnh. Và nếu ngày nào đó có cả một con người hẳn hoi sinh ra từ sự nhân bản thì ngoài cái rùng mình sợ hãi ban đầu, ta cần xem đó là một con người bình thường như chúng ta. Ðó là một người mà tinh cha huyết mẹ đã được thay bằng bộ gen của người bản chính và, đây là điều quan trọng nhất, đã có một Thức tái sinh tham gia vào sự sáng tạo này, cũng như một Thức đã gia nhập vào bụng mẹ lúc tượng hình thai nhi. Thế nên, người trả lời được thai nhi là “ai” thì sẽ trả lời được con người nhân bản là ai. Hai câu hỏi đó chỉ là một và trong chúng ta xem ra ít có người biết câu giải đáp.
 
Con người bản sao sẽ rất giống với con người bản chính vì cùng một bộ gen, nhưng tâm thức người đó không phải là tâm thức của con người bản chính. Nó cũng có một quá khứ xa xôi riêng biệt của nó với tất cả những năng lực và kinh nghiệm mang theo. Thế nhưng giữa nó và con người bản chính hẳn phải có một nghiệp lực vô cùng kỳ lạ vì nó sẽ giống với người đó một cách khủng khiếp, giống hơn hẳn hai trẻ sinh đôi cùng một trứng. Giữa hai con người, nơi đây ta tạm gọi là bản sao và bản chính, phải có một mối liên hệ về nghiệp mà tư duy chúng ta không bao giờ tiếp cận nổi.
 
Khác với quan niệm thần học, đạo Phật không thấy có một ai nắm quyền làm chủ sự sống mà sự sống là khả năng nội tại nằm trong mỗi sinh vật. Khác với quan niệm duy vật, đạo Phật thấy Thức tái sinh là năng lực chủ động tạo tác thân người và cơ thể chỉ là phương tiện cho tâm thức nương tựa và thực hiện trách nhiệm của mình, cho dù nó thực hiện một cách có ý thức hay vô ý thức. “Tâm dẫn đầu các pháp” , dù “pháp” ở đây là một thai nhi hình thành trong tình trạng bình thường hay thông qua một thủ thuật của con người.
 
Ðến đây độc giả sẽ có người sốt ruột hỏi, thế thì đạo Phật cho phép hay không cho phép thi hành phương pháp nhân bản. Bài này không dám có tham vọng trả lời một câu hỏi đạo đức như thế, nó chỉ muốn nêu lên vài khía cạnh hẳn còn sơ sài của vấn đề. Thế nhưng thông qua những suy nghĩ trên đây, một yếu tố khác hiện ra rõ nét. Ðó là việc sinh con đẻ cái trong tình trạng bình thường không hề là một chuyện tầm thường. Ðó là sự hiện hành của một mối nghiệp lực sâu xa, là sự sáng tạo một sinh vật với thể chất và tâm thức, một bên là của cha mẹ, một bên là của sinh vật mới, hòa quyện với nhau trong một thể Danh Sắc thiêng liêng không gì sánh được.
 
Nếu con người biết kính sợ trước tác động huyền diệu của nghiệp lực, biết cẩn trọng với một thai nhi được tạo hình trong điều kiện bình thường thì con người được quyền bắt tay làm những thủ thuật để sinh vật mới mẻ ra đời. Nếu con người chưa hiểu ngộ những điều đó, chưa vươn tới mức đạo lý đó, chưa biết quí trọng sự sống, dù của sinh vật bé nhỏ nhất, thì tốt hơn hãy thối lui, hãy học lại những bài học vỡ lòng về đạo đức.
 
1Xem thêm “The Tao of Physics” của Fritjof Capra
 
2“The Tibetan Book of the Dead (Bardo Thodol)” của Evans Wentz
 
3Lời trong Kinh Pháp Cú

mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 9 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.205 seconds.