Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn
Message Icon Chủ đề: VANG DANH CÔ GÁI ẤP GIỒNG ĐÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
đông quyên
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 04/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 267
Quote đông quyên Replybullet Chủ đề: VANG DANH CÔ GÁI ẤP GIỒNG ĐÌNH
    Gởi ngày: 06/Jun/2008 lúc 8:12pm
 
 
                   VANG DANH CÔ GÁI ẤP GIỒNG ĐÌNH
     CHIẾN SỬ CHƯA THÀNH TRANG QUỐC SỬ
 
        
         Ấp Giồng Đình thuộc xã Tân Thành, Quận Hòa Lac. Trên đường đến biển, còn khoảng chừng 2 cây số, nhìn phía tay trái có một chiếc đồn nhỏ, bao bọc bằng những vòng rào kẽm gai do Trung Đội Nghĩa Quân trấn giữ.
         Khoảng 1965 hoặc 1966, đồn bị đich quân tấn công cấp Tiểu Đoàn  do Thanh Hải chỉ huy. Theo dự tính, Thanh Hải sẽ nhanh chóng triệt hạ đồn Giồng Đình, tiến thẳng chiếm Quận Hòa Lạc, sau đó tấn công Tỉnh Gò Công. Với quân số áp đảo, Thanh Hải không ngại ngùng ra lệnh công đồn giữa đêm trăng sáng. Điều nầy chứng tỏ Thanh Hải vốn coi thường khả năng chống trả của anh em Nghĩa Quân đồn trú bên trong.
         Thật vậy, khi địch vừa mới khai hỏa, Nghĩa Quân đã có sự thiệt hại trong nỗi bàng hoàng. Vũ khí thô sơ, kinh nghiệm chiến đấu yếu kém, nhìn ra bên ngoài, thấp thoáng dưới ánh trăng, nhân số địch quân không thể đếm hết. Trong đồn còn lại mấy anh en nguyên vẹn đang chống trả, một số ít bị thương. Tất cả chiến đấu trong tuyệt vọng vì viên binh chắc hãy còn xa.
 
         Phạm thị Thàng, vợ Trung Sĩ Hùng, Trưởng Đồn Nghĩa Quân đã tự động truyền dũng khí cho tất cả anh em. Chị xông xáo Đông, Tây, Nam, Bắc, có mặt bốn bề. Băng bó vết thương, nạp đạn sẵn cho những tay súng có đủ thời gian bắn trả, khuân chuyển lựu đạn phân phối mọi nơi. Mặc cho tiếng hô xung phong vang dội bên ngoài, mặc cho tiếng đạn rít gió trên đầu, bên tai, Phạm thị Thàng vẫn không dừng nghỉ.
         Khi địch quân áp sát vào đồn, chị bắt đầu đáp trả bằng những quả lựu đạn đầy hiệu năng. Và chính chị, người cầm máy gọi:
 
             "Hãy bắn vào đầu tôi, hỡi anh pháo thủ".*
 
          Lần đầu tiên trong chiến sử, có người gọi pháo binh chi viện mà tọa độ lại ngay trên đầu mình.
          Lần đầu tiên trong chiến sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sử dụng loại pháo chụp.
       
          Chị Thàng làm như vậy vì địch quân sắp tràn ngập rồi. Chị đã sẵn sàng cho mình và chọn cho anh em mình cái chết liệt oanh. Mặc dầu chị, chưa một lần thử mùi gió cát quân trường, chưa nhận được một đồng lương lính. Khi đạn pháo bắt đầu nổ giòn giã trên đầu, chị Phạm thị Thàng gục xuống lúc vừa ném trái lựu đạn thứ 13, lúc vừa thấy được địch quân kinh hoàng, vội vã rút lui. Không ai nhìn được lúc xuôi tay yên nghỉ đó có nụ cười nào phảng phất trên môi miệng chị không.
 
          Kết quả ghi nhận:
 
          - Anh em Trung Đội Nghĩa Quân còn lại mấy người, trong đó có anh Hùng, chồng chị Thàng.
          - Địch quân chết vô số, theo dân địa phương cho biết phải dùng đến 60 chiếc ghe bầu để chở xác.
          - Anh Hùng được chính tay Thủ Tướng Trần Văn Hương gắn huy chương và khen thưởng.
          - Tượng chị Phạm thị Thàng được dựng lên tại công viên Phù Đổng (?) ở thành phố Sài Gòn.
 
            Nếu loại trừ định kiến và khác biệt chính trị, chị Phạm thị Thàng rõ ràng là bậc anh thư trung liệt, đáng được ghi vào chính sử để muôn đời hậu thế soi chung.
 
 
                         Cuối tuần thong thả dạo Tân Thành
                         Còn nhớ không ai trận liệt oanh
                         Đại thắng rạng ngời trang chiến sử
                         Minh trung chiếu sáng cuộc phân tranh
                         Ví mà máu đổ thân cam chịu
                         Dẫu có phơi thây dạ cũng đành
                         Cố thủ kiên cường tay súng vững
                         Vang danh cô gái ấp Giồng Đình
 
        *  "Hãy bắn vào đầu tôi, hỡi anh pháo thủ", câu thơ của thi sĩ nào đó tôi quên tên, đăng trên tuần báo Phụ Nữ Diễn Đàn.
         Sau đó, có bài nhạc ca tụng chiến công nầy: "Giồng Đình nhỏ bé, nằm trên đất Gò Công..."
         
 


Chỉnh sửa lại bởi đông quyên - 08/Jun/2008 lúc 9:55am
bx
IP IP Logged
loiquan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 22/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 121
Quote loiquan Replybullet Gởi ngày: 06/Jun/2008 lúc 9:37pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ đông quyên

 
 
                   VANG DANH CÔ GÁI ẤP GIỒNG ĐÌNH
     CHIẾN SỬ CHƯA THÀNH TRANG QUỐC SỬ
 
        
         Ấp Giồng Đình thuộc xã Tân Thành, Quận Hòa Lac. Trên đường đến biển, còn khoảng chừng 2 cây số, nhìn phía tay trái có một chiếc đồn nhỏ, bao bọc bằng những vòng rào kẽm gai do Trung Đội Nghĩa Quân trấn giữ.
         Khoảng 1965 hoặc 1966, đồn bị đich quân tấn công cấp Tiểu Đoàn  do Thanh Hải chỉ huy. Theo dự tính, Thanh Hải sẽ nhanh chóng triệt hạ đồn Giồng Đình, tiến thẳng chiếm Quận Hòa Lạc, sau đó tấn công Tỉnh Gò Công. Với quân số áp đảo, Thanh Hải không ngại ngùng ra lệnh công đồn giữa đêm trăng sáng. Điều nầy chứng tỏ Thanh Hải vốn coi thường khả năng chống trả của anh em Nghĩa Quân đồn trú bên trong.
         Thật vậy, khi địch vừa mới khai hỏa, Nghĩa Quân đã có sự thiệt hại trong nỗi bàng hoàng. Vũ khí thô sơ, kinh nghiệm chiến đấu yếu kém, nhìn ra bên ngoài, thấp thoáng dưới ánh trăng, nhân số địch quân không thể đếm hết. Trong đồn còn lại mấy anh en nguyên vẹn đang chống trả, một số ít bị thương. Tất cả chiến đấu trong tuyệt vọng vì viên binh chắc hãy còn xa.
 
         Phạm thị Thàng, vợ Trung Sĩ Hùng, Trưởng Đồn Nghĩa Quân đã tự động truyền dũng khí cho tất cả anh em. Chị xông xáo Đông, Tây, Nam, Bắc, có mặt bốn bề. Băng bó vết thương, nạp đạn sẵn cho những tay súng có đủ thời gian bắn trả, khuân chuyển lựu đạn phân phối mọi nơi. Mặc cho tiếng hô xung phong vang dội bên ngoài, mặc cho tiếng đạn rít gió trên đầu, bên tai, Phạm thị Thàng vẫn không dừng nghỉ.
         Khi địch quân áp sát vào đồn, chị bắt đầu đáp trả bằng những quả lựu đạn đầy hiệu năng. Và chính chị, người cầm máy gọi:
 
             "Hãy bắn vào đầu tôi, hỡi anh pháo thủ".*
 
          Lần đầu tiên trong chiến sử, có người gọi pháo binh chi viện mà tọa độ lại ngay trên đầu mình.
          Lần đầu tiên trong chiến sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sử dụng loại pháo chụp.
       
          Chị Thàng làm như vậy vì địch quân sắp tràn ngập rồi. Chị đã sẵn sàng cho mình và chọn cho anh em mình cái chết liệt oanh. Mặc dầu chị, chưa một lần thử mùi gió cát quân trường, chưa nhận được một đồng lương lính. Khi đạn pháo bắt đầu nổ giòn giã trên đầu, chị Phạm thị Thàng gục xuống lúc vừa ném trái lựu đạn thứ 13, lúc vừa thấy được địch quân kinh hoàng, vội vã rút lui. Không ai nhìn được lúc xuôi tay yên nghỉ đó có nụ cười nào phảng phất trên môi miệng chị không.
 
          Kết quả ghi nhận:
 
          - Anh em Trung Đội Nghĩa Quân còn lại mấy người, trong đó có anh Hùng, chồng chị Thàng.
          - Địch quân chết vô số, theo dân địa phương cho biết phải dùng đến 60 chiếc ghe bầu để chở xác.
          - Anh Hùng được chính tay Thủ Tướng Trần Văn Hương gắn huy chương và khen thưởng.
          - Tượng chị Phạm thị Thàng được dựng lên tại công viên Phù Đổng (?) ở thành phố Sài Gòn.
 
            Nếu loại trừ định kiến và khác biệt chính trị, chị Phạm thị Thàng rõ ràng là bậc anh thư trung liệt, đáng được ghi vào chính sử ddeer muôn đời hậu thế soi chung.
 
 
                         Cuối tuần thong thả dạo Tân Thành
                         Còn nhớ không ai trận liệt oanh
                         Đại thắng rạng ngời trang chiến sử
                         Minh trung chiếu sáng cuộc phân tranh
                         Ví mà máu đổ thân cam chịu
                         Dẫu có phơi thây dạ cũng đành
                         Cố thủ kiên cường tay súng vững
                         Vang danh cô gái ấp Giồng Đình
 
        *  "Hãy bắn vào đầu tôi, hỡi anh pháo thủ", câu thơ của thi sĩ nào đó tôi quên tên, đăng trên tuần báo Phụ Nữ Diễn Đàn.
         Sau đó, có bài nhạc ca tụng chiến công nầy: "Giồng Đình nhỏ bé, nằm trên đất Gò Công..."
         
 
 
Đúng !.
 
 Viết như vậy mới là "sử ký".
Kể lại gương người xưa oanh liệt và tài trí cho đời sau noi theo.
 
Hay lắm khi dùng chữ "địch quân" .
Đời người cũng như các triều đại vậy thôi - ai chẳng có địch quân, chẳng có đối phương. Cái cốt lõi là khí phách, chiến thuật khi chiến đấu với địch để qua đó thấy được gương gì đáng noi hay đáng tránh.
 
Kể sao cho "phe" nào cũng noi được, nơi nào, thời nào cũng học được mới là "sử ký".
 
Hay lắm khi viết "Nếu loại trừ định kiến và khác biệt chính trị, chị Phạm thị Thàng rõ ràng là bậc anh thư trung liệt, đáng được ghi vào chính sử để muôn đời hậu thế soi chung".
 
 Đã có bác Ngô Phủ nay lại thêm bác "đông quyên"- hóa ra ở đây có lắm người vẫn giữ được ngòi bút "ký" của người kể chuyện lịch sử.
 
Trân trọng cảm ơn.


Chỉnh sửa lại bởi loiquan - 06/Jun/2008 lúc 9:40pm
Cù lao Lợi Quan thương nhớ
IP IP Logged
đông quyên
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 04/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 267
Quote đông quyên Replybullet Gởi ngày: 10/Jun/2008 lúc 7:21pm
 
 
                  SỬA LẠI CHO ĐÚNG
 
       Theo anh Thy Lan Thảo thì không có tạc tượng chị Phạm thị Thàng mà chỉ vẽ chân dung của chị mà thôi. Chân dung ấy có diện tích cở hong xe "cam nhông", dựng cũng tại công viên Phù Đổng (ngã 6 Sài Gòn), nhưng không phải ở ngay chính giữa mà ở bên đường.
       Rất cảm ơn anh Thy Lan Thảo và cũng mong những ý kiến của các bậc trưởng thượng. Thật ra, lúc trận đánh xãy ra, Đông Quyên vẫn còn miệt mài trên ghế nhà trường. Tất cả nghe được, nhớ được nhờ những thông tin lúc ấy mà thôi.


Chỉnh sửa lại bởi đông quyên - 10/Jun/2008 lúc 7:22pm
bx
IP IP Logged
thylanthao
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 02/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 1051
Quote thylanthao Replybullet Gởi ngày: 11/Jun/2008 lúc 8:16pm
Và cũng xin được nhắc lại ( Theo lời của một người bạn học suốt thời trung học mà theo lời của  anh kể lúc đó anh làm Đại đội trưởng, anh hiện còn sống ở Gò Công  là xác VC chỡ đầy 6( sáu) ghe lường chứ không phải 60... Bởí  tiểu đoàn VC đông lắm chỉ chừng  300 người. Lúc đó tin chiến sự cho biết chỉ khoảng 3 ghe lường
Nếu rêu phong vết hằn theo năm tháng - Thì đời ta chắc cũng lắm rêu phong.
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.192 seconds.