Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: THÁNG TƯ ĐEN...... VÀ TẤT CẢ.. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 101 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 12/Apr/2014 lúc 8:21am
user%20posted%20image



Những truyện ngắn do Kim Oanh, TV5050, Tiếu Ngạo và Nghê Lữ Diễn Đọc.


Người Lính Không Có Số Quân - Kim Oanh Diễn Đọc

http://www.mediafire.com/download/lw8zlkp7fh4tp0p


Trận Chiến Cuối Cùng Của Trường Thiếu Sinh Quân -
Kim Oanh Diễn Đọc

http://www.mediafire.com/download/gdbxos9fhc7ndbd




Người Lính Trong Lửa Đạn&Sau Cuộc Chiến-Phan Nhật Nam -
TV5050 Diễn Đoc

Tập 1: http://www.mediafire.com/download/ohyz5harr94h55f
Tập 2: http://www.mediafire.com/download/cyj9xsatqs73gc2

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Apr/2014 lúc 8:28am
 Người Đàn Bà Trên Tầu HQ502
Phan Lạc Tiếp

Người đàn bà một tay níu bậc thang, một tay dắt đứa con hơn 6 tuổi cố nhích lên cao từng bậc trong chuỗi người chen chật tìm một chỗ trên boong tầu HQ502...
Bỗng tay nắm con buông rời, đứa bé rơi tõm và biến mất dưới khe nước đen thẫm giữa thân tầu và cầu tầu trong bóng tối nhờ nhờ của mờ sáng ngày 30-04...

Người mẹ sẽ suốt đời bị nỗi ám ảnh dằn vặt vì đã lỡ tay đánh rơi mất con?
user%20posted%20image

tn xin đọc câu chuyện thật với đoạn kết rất có hậu này của nhà văn Phan Lạc Tiếp ghi lại gần 30 năm sau trong không khí của chiến tranh tên bay đạn lạc, cùng lời tuyên bố hào hùng đầy khí tiết Nam bộ của TT Trần văn Hương trong lễ nhậm chức.
tn cũng xin được ghi lại lời ghi âm đầu hàng đầy tủi hổ của ĐT Dương văn Minh như là một sự kiện lịch sử đã xẩy ra 39 năm về trước ....

Mời ACE cùng nghe.
http://www.mediafire.com/download/2ge5u2tv...iDanBaHQ502.mp3



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Apr/2014 lúc 12:04am

Chuyện Di Tản 1975

    
ôi không có đi di tản hồi những ngày cuối tháng tư 1975 nên không biết cảnh di tản ở Sài gòn ra làm sao. Mãi đến sau nầy, khi đã định cư ở Pháp, nhờ xem truyền hình mới biết !
Sau đây là vài cảnh đã làm tôi xúc động, xin kể lại để cùng chia xẻ…

Chuyện 1


Ở bến tàu, thiên hạ bồng bế nhau, tay xách nách mang, kêu réo nhau ầm ĩ, hớt hơ hớt hải chạy về phía chiếc cầu thang dẫn lên bong một chiếc tàu cao nghều nghệu. Cầu thang đầy người, xô đẩy chen lấn nhau, kêu gọi nhau, gây gổ nhau… ồn ào. Trên bong tàu cũng đầy người lố nhố, giành nhau chồm lên be tàu để gọi người nhà còn kẹt dưới bến, miệng la tay quơ ra dấu chỉ trỏ… cũng ồn ào như dòng người trên cầu thang !
Giữa cầu thang, một bà già. Máy quay phim zoom ngay bà nên nhìn thấy rõ : bà mặc quần đen áo túi trắng đầu cột khăn rằn, không mang bao bị gì hết, bà đang bò nặng nhọc lên từng nấc thang. Bà không dáo dác nhìn trước ngó sau hay có cử chi tìm kiếm ai, có nghĩa là bà già đó đi một mình. Phía sau bà thiên hạ dồn lên, bị cản trở nên la ó ! Thấy vậy, một thanh niên tự động lòn lưng dưới người bà già cõng bà lên, xóc vài cái cho thăng bằng rồi trèo tiếp.
Chuyện chỉ có vậy, nhưng sao hình ảnh đó cứ đeo theo tôi từ bao nhiêu năm, để tôi cứ phải thắc mắc : bà già đó sợ gì mà phải đi di tản ? con cháu bà đâu mà để bà đi một mình ? rồi cuộc đời của bà trong chuỗi ngày còn lại trên xứ định cư ra sao ? còn cậu thanh niên đã làm môt cử chỉ đẹp – quá đẹp – bây giờ ở đâu ?... Tôi muốn gởi đến người đó lời cám ơn chân thành của tôi, bởi vì anh ta đã cho tôi thấy cái tình người trên quê hương tôi nó vẫn là như vậy đó, cho dù ở trong một hoàn cảnh xô bồ hỗn loạn như những ngày cuối cùng của tháng tư 1975…

Chuyện 2




Cũng trên chiếc cầu thang dẫn lên tàu, một người đàn ông tay ôm bao đồ to trước ngực, cõng một bà già tóc bạc phếu lất phất bay theo từng cơn gió sông. Bà già ốm nhom, mặc quần đen áo bà ba màu cốt trầu, tay trái ôm cổ người đàn ông, tay mặt cầm cái nón lá. Bà nép má trái lên vai người đàn ông, mặt quay ra ngoài về phía máy quay phim. Nhờ máy zoom vào bà nên nhìn rõ nét mặt rất bình thản của bà, trái ngược hẳn với sự thất thanh sợ hãi ở chung quanh !
Lên gần đến bong tàu, bỗng bà già vuột tay làm rơi cái nón lá. Bà chồm người ra, hốt hoảng nhìn theo cái nón đang lộn qua chao lại trước khi mất hút về phía dưới. Rồi bà bật khóc thảm thiết…
Bà già đó chắc đã quyết định bỏ hết để ra đi, yên chí ra đi, vì bà mang theo một vật mà bà xem là quí giá nhứt, bởi nó quá gần gũi với cuộc đời của bà : cái nón lá ! Đến khi mất nó, có lẽ bà mới cảm nhận được rằng bà thật sự mất tất cả. Cái nón lá đã chứa đựng cả bầu trời quê hương của bà, hỏi sao bà không xót xa đau khổ ? Nghĩ như vậy nên tôi thấy thương bà già đó vô cùng. Tôi hy vọng, về sau trên xứ sở tạm dung, bà mua được một cái nón lá để mỗi lần đội lên bà sống lại với vài ba kỷ niệm nào đó, ở một góc trời nào đó của quê hương…

Chuyện 3


Cũng trên bến tàu nầy. Trong luồng người đi như chạy, một người đàn bà còn trẻ mang hai cái xắc trên vai, tay bồng một đứa nhỏ. Chắc đuối sức nên cô ta quị xuống. Thiên hạ quay đầu nhìn nhưng vẫn hối hả đi qua, còn tránh xa cô ta như tránh một chướng ngại vật nguy hiểm ! Trong sự ồn ào hỗn tạp đó, bỗng nghe tiếng được tiếng mất của người đàn bà vừa khóc la vừa làm cử chỉ cầu cứu.
Đứa nhỏ trong tay cô ta ốm nhom, đầu chờ vờ mắt sâu hõm, đang lả người về một bên, tay chân xụi lơ. Người mẹ - chắc là người mẹ, bởi vì chỉ có người mẹ mới ôm đứa con quặt quẹo xấu xí như vậy để cùng đi di tản, và chỉ có người mẹ mới bất chấp cái nhìn bàng quan của thiên hạ mà khóc than thống thiết như vậy - người mẹ đó quýnh quáng ngước nhìn lên luồng người, tiếp tục van lạy cầu khẩn.
Bỗng, có hai thanh niên mang ba lô đi tới, nhìn thấy. Họ dừng lại, khom xuống hỏi. Rồi họ ngồi thụp xuống, một anh rờ đầu rờ tay vạch mắt đứa nhỏ, họ nói gì với nhau rồi nói gì với người đàn bà. Thấy cô ta trao đứa bé cho một anh thanh niên. Anh nầy bồng đứa nhỏ úp vào ngực mình rồi vén áo đưa lưng đứa nhỏ cho anh kia xem. Thằng nhỏ ốm đến nỗi cái xương sống lồi lên một đường dài…
Anh thứ hai đã lấy trong túi ra chai dầu từ lúc nào, bắt đầu thoa dầu rồi cạo gió bằng miếng thẻ bài của quân đội.
Thiên hạ vẫn rần rần hối hả đi qua. Hai thanh niên nhìn về hướng cái cầu thang, có vẻ hốt hoảng. Họ quay qua người đàn bà, nói gì đó rồi đứng lên, bồng đứa nhỏ, vừa chạy về phía cầu thang vừa cạo gió ! Người mẹ cố sức đứng lên, xiêu xiêu muốn quị xuống, vừa khóc vừa đưa tay vẫy về hướng đứa con. Một anh lính Mỹ chợt đi qua, dừng lại nhìn, rồi như hiểu ra, vội vã chạy lại đỡ người mẹ, bồng xóc lên đi nhanh nhanh theo hai chàng thanh niên, cây súng anh mang chéo trên lưng lắc la lắc lư theo từng nhịp bước….
Viết lại chuyện nầy, mặc dù đã hơn ba mươi năm, nhưng tôi vẫn cầu nguyện cho mẹ con thằng nhỏ được tai qua nạn khỏi, cầu nguyện cho hai anh thanh niên có một cuộc sống an vui tương xứng với nghĩa cử cao đẹp mà hai anh đã làm. Và dĩ nhiên, bây giờ, tôi nhìn mấy anh lính Mỹ với cái nhìn có thiện cảm !

Chuyện 4



Cũng trên bến tàu. Cầu thang đã được kéo lên. Trên tàu đầy người, ồn ào. Dưới bến vẫn còn đầy người và cũng ồn ào. Ở dưới nói vói lên, ở trên nói vọng xuống, và vì thấy tàu sắp rời bến nên càng quýnh quáng tranh nhau vừa ra dấu vừa la lớn, mạnh ai nấy la nên không nghe được gì rõ rệt hết !
Máy quay phim zoom vào một người đàn ông đứng tuổi đang hướng lên trên ra dấu nói gì đó. Bên cạnh ông là một thằng nhỏ cỡ chín mười tuổi, nép vào chân của ông, mặt mày ngơ ngác. Một lúc sau, người đàn ông chắp tay hướng lên trên xá xá nhiều lần như van lạy người trên tàu, gương mặt sạm nắng của ông ta có vẻ rất thành khẩn. Bỗng trên tàu thòng xuống một sợi thừng cỡ nửa cườm tay, đầu dây đong đưa. Mấy người bên dưới tranh nhau chụp. Người đàn ông nắm được, mỉm cười sung sướng, vội vã cột ngang eo ếch thằng nhỏ. Xong, ông đưa tay ra dấu cho bên trên. Thằng nhỏ được từ từ kéo lên, tòn ten dọc theo hông tàu. Nó không la không khóc, hai tay nắm chặt sợi dây, ráng nghiêng người qua một bên để cúi đầu nhìn xuống.
Người đàn ông ngước nhìn theo, đưa tay ra dấu như muốn nói : « Đi, đi ! Đi, đi ! ». Rồi, mặt ông bỗng nhăn nhúm lại, ông úp mặt vào hai tay khóc ngất ! Bấy giờ, tôi đoán ông ta là cha của thằng nhỏ đang tòn ten trên kia… Không có tiếng còi tàu hụ buồn thê thiết khi lìa bến, nhưng sao tôi cũng nghe ứa nước mắt !
Không biết thằng nhỏ đó – bây giờ cũng đã trên bốn mươi tuổi -- ở đâu ? Cha con nó có gặp lại nhau không ? Nếu nó còn mạnh giỏi, tôi xin Ơn Trên xui khiến cho nó đọc được mấy dòng nầy…
Tiểu Tử


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/Apr/2014 lúc 12:39am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 15/Apr/2014 lúc 9:05pm
Tấm Thẻ Bài



Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết ngắn của ông.

* * *

Ba của tôi vượt biên một mình năm 1982; Ba năm sau tôi, hai em, và má tôi lên máy bay rời VN theo diện đoàn tụ.

Mười năm sau tôi tốt nghiệp Đại học; 2 năm sau nửa em tôi, rồi em út cũng tiếp tục thành kỹ sư. Nếu chúng tôi còn ở đất Bình Dương thì không được phép lên lớp 10 vì cha là Ngụy. Đó cũng là lý do Ba Tôi phải vượt biên.

31 năm rồi kễ từ ngày Ba tôi rời bỏ quê hương mang đời thất quốc, Ba của tôi hãnh diện với hai danh từ "tỵ nạn Chính trị". Ông bảo ông không làm "Cỏ leo đầu Tường".

Tô có hỏi nghĩa gì? Nhưng tôi cũng không rõ lắm!

Cỏ leo đầu tường thì gió thổi chiều nào ngã theo chìu nấy!

Ba tôi càng già càng khó tánh. Bạn Bè nào đi Du lịch Thailand về là Ông không tiếp. Tôi hỏi tại sao? Ông bảo ông vượt biên bằng đường biển. Tàu của Ông đi tuy không bị cướp Thai lan; nhưng Ông cảm thông nổi đau tỳ vết tâm linh của những thuyền nhân bị cướp hãm hiếp, có thân nhân bị giết hay bị bắt mất tích và Ông nghĩ vẫn còn một số vẫn còn sống trên các đảo hoang nào đó trong Vịnh Thailand.

Ông cũng không tiếp những người Du lịch Hồng Kông hay Trung Quốc. Ông cho rằng Trung Quốc cướp Đảo, cướp đất Vn mà du lịch Trung Quốc tức đem tiền đổ vào Trung Quốc thì có khác gì giúp Tàu giàu mạnh để thôn tính nước VN.

Ông cho rằng xin cái Visa về thăm Việt Nam là chấp nhận chế độ độc tài độc đảng của CS Việt nam.

Ông nội tôi mất ở VN 10 năm trước. Ba tôi phone về an ủi Bà Nội và chỉ khóc mà nói:

- Hiếu trung con không thể trọn được cả hai; Con giữ nước nhưng con làm mất nước nên phải mang thân đời Vong Quốc; xin Mẹ tha cho tội con bất hiếu.

Cuối cùng bà già 92 tuổi còn khỏe mạnh hơn cả đứa con phải đi ra ngoại quốc thăm con! Ở phi trường ngày đón Bà Nội của tôi; Ba tôi ôm chầm lấy bà mà khóc như con nít.

Thằng cháu nội lên 6 nói với Má của nó:

- Má! Ông Nội cũng biết khóc!

Bà Nội tôi nói:

- Con già rồi mà còn khóc như con nít; Cháu nội nó cười kìa.

Mà thấy tức cười thật. Ba tôi 70 tuổi rồi tóc cũng bạc gần hết, ôm Mẹ 92 tuổi tóc trắng như bông không còn cọng nào đen mà khóc sướt mướt làm tôi cũng muốn khóc theo cho cảnh trùng phùng ít thấy nầy.

Một tuần sau, cơm chiều xong ba tôi bị cảm và ho khúc khắc. Bà nội bắt ba tôi nằm trên giường cho bà cạo gió. Ba tôi cũng như tôi đều nói:

- Xứ nầy đâu còn ai cạo gió nữa Nội.

Bà không chịu; Ba tôi phải chìu theo nằm dài trên giường vạch áo lên cho Bà Nội tôi cạo gió.

Tôi nói để con đi lấy cái muỗng và chai dầu xanh.

Bà nội tôi nói bà có đây và lấy trong túi xách của Nội chai dầu Tràm rồi lần lưng lấy cái túi nhỏ bằng vải màu đen. Đó là một miếng kim loại hình chữ nhật sáng bạc, bốn cạnh bo tròn. Ba tôi nói:

- Má còn giữ tấm thẻ của anh Hai?

Tôi chìa tay:

- Nội cho Con xem?

Tấm thẻ bài mang tên họ số quân và loại máu của bác tôi.

Bác hơn ba Tôi có một tuổi và ông tử trận ngày 12 tháng 4 năm 1972 trên đỉnh Charlie thuộc tỉnh Kontum vùng II chiến thuật trong trận Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.

Trả lại tấm thẻ bài, tôi đứng coi Bà Nội tuổi 90 cạo gió cho ông con tuổi thất thập, và nhớ câu chuiyện về người bác tử trận mà Ba tôi hay kể. Ông bác này tử trận cùng ngày với Trung tá Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù Nguyễn Đình Bảo.

Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã sáng tác bản nhạc “Người Ở Lại Charlie” để vinh danh cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo; Anh hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

Bác Hai của tôi binh nhì chết trận; cũng được vinh thăng Hạ Sĩ nhưng chết mất xác! Bà Nội kể lại ngày nhận thư báo tử của bác chỉ 1 tờ giấy báo tử và tấm thẻ bài nầy mà thôi.

Người đem thư kể lại là địch tràn ngập căn cứ, cấp chỉ huy yêu cầu bắn vào căn cứ coi như giết cả đôi bên.

Bác của tôi chết không biết do đạn từ phe bên nào? Địch hay ta nhưng có một điều là: Thân xác người lính miền Nam chất chồng tạo nên danh vọng cho những sĩ quan. Anh Hùng Dân Tộc Vị Quốc Vong thân phải là một Ông Quan; chứ chưa có người lính nào thành Anh Hùng được Vinh Danh cả?

Một tấm kim loại có khắc tên họ số quân và loại máu rớt trong cống rãnh hay trên đường không ai thèm lượm; nhưng lại có giá trị gần như tuyệt đối vô giá với một người mẹ mất con và mất đến cả không nhận được xác con để ôm khóc một lần cuối! Một tấm thẻ bài vô tri; mang cả thâm tình của một người mẹ mất con trong cuộc chiến bại, sao đau thương quá!

Tôi thấy thương Bà Nội vô cùng.

Trần Thiện Phi Hùng


Tấm thẻ bài
(Viết cho tấm hình tấm thẻ bài tìm được tại Bình Long)

Bơ vơ một tấm thẻ bài
Mộ phần chẳng có, còn hài cốt đâu…
Người ôi, mình chẳng biết nhau,
Sao tim tôi nhói, mắt lau lệ tràn…
Lòng xin thương xót muôn vàn,

Mong hương hồn đó suối vàng nghỉ ngơi…
Từ xa gửi đến mấy lời,
Cầu mong xum họp với người thân nhân…
Đã tròn bổn phận cõi trần,
Làm dân nước Việt, làm quân Nam hùng…

Đã về đất Mẹ thủy chung…
Lòng dân Nam mãi vô cùng đội ơn.
Cho hồn ai chớ tủi hờn,
Đợi ngày Vàng bóng cờ vờn gió mai…
Vinh danh những Tấm thẻ bài…



TTLan 28/10/2011

Kính cám ơn Thi Sĩ TTlan.
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Apr/2014 lúc 8:39am
Người thương binh   <<<<<
Đoansan





Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Apr/2014 lúc 8:46am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Apr/2014 lúc 9:13am

THƯƠNG TIẾC




Anh chừ ngủ giấc triền miên,
Ba mươi năm lẻ bình yên chốn nào,
Hay là hồn vẫn quặn đau,
Non Sông, Tổ Quốc phủ màu tóc tang,
Xác thân gởi lại trần gian,
Hồn nương theo gió nặng mang nỗi sầu,
Những đêm thanh vắng canh thâu,
Tìm về lối cũ rừng sâu quân hành,
Bình Long, An Lộc, Khe Sanh,
Ghé thăm Quảng Trị Cổ Thành dấu xưa,
Xuôi về phố núi chiều mưa,
Mây giăng thật thấp đong đưa đỉnh đầu,
Ngàn cây xanh ngát một màu,
Đêm buồn phố thị trái sầu rụng rơi,
Có người khách lạ đơn côi,
Gặp em má đỏ cho đời dễ thương,
Chút gì để nhớ để vương,
Chút gì mang mãi trên đưòng binh đao,
Buồn thăm đồi máu Hạ Lào,
Viên đạn sau cuối ... Anh nào có nghe !
Kia đồi bão lửa một Hè,
Chiều rừng thay lá, tiếng ve ngân sầu,
Chiến y nhuộm đỏ máu đào,
Charlie thương tiếc buồn chào anh đi !
Đời lính ôm mộng ước gì,
Rừng xanh lá thấp chiến y phai màu,
Đừng như chim ngọn lá sầu,
Hãy hát cho những mái đầu điểm sương,
Hát cho Tổ Quốc Quê Hương,
Hay người gục xuống chiến trường chiều qua !
Đau thương giòng lệ xót xa,
Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa còn đâu,
Bức tượng THƯƠNG TIẾC u sầu,
Bao năm ngồi đó giờ đâu ... mất rồi !
Hồn nương theo gió mây trôi,
Nhớ về dĩ vãng lệ rơi lưng trời ...!


Hoàng Nhật Thơ


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Apr/2014 lúc 9:13am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Apr/2014 lúc 7:49am
Ở Cuối Hai Con Đường     <<<<<
Phạm Tín An Ninh  

 




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/Apr/2014 lúc 7:51am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Apr/2014 lúc 8:16am

G Ặ P   L Ạ I   B Ạ N   X Ư A
Tặng NVL/Phi đoàn Lạc Long

 


Từ Bắc Âu sang Cali thăm con
Bất ngờ gặp lại mày giữa Little Saigon
người đông như hội
Hơn 30 năm rồi mày vẫn nhận ra tao
Dù bây giờ cả hai thằng đều già nua quá đỗi
Mày - thằng pilot trực thăng
một thời hào hoa sôi nổi
Giữa mùa hè 1972
đã bốc tao ra từ vùng lửa khói
giặc vây cả tuần trên đỉnh Ngok Wangk
đèo heo gió thổi
Còn tao - thằng lính bộ binh rẻ mạt hết thời
Ðầu mùa mưa 1973
dù chưa có lệnh "Mặt Trời" (1)
dám đem cả tiểu đoàn cứu mày
rớt tàu ở tuyến đầu Võ Ðịnh
Nợ nần vừa huề nhau, tao bị thương
mày bất ngờ nhận lệnh
thuyên chuyển về căn cứ Phan Rang
Chiến cuộc tiếp tục leo thang
Cho đến lúc tan hàng, hai thằng vẫn chưa kịp
kết tình tri kỷ
Sau 30 năm trên địa hình bao la nước Mỹ
Không có bản đồ mày vẫn tìm được
điểm đứng của tao
Ngày xưa, khi bay bỗng trên cao
Mỗi lần tìm tao mày đều xin cho mày
một "nàng Thúy Kiều áo đỏ" (2)
Lac. Long ơi, bây giờ Bắc Ðẩu tao còn nghe mày
năm trên năm - rất rỏ
Giọng nói của mày vẫn hào khí như xưa
Cali, tháng sáu, trời còn mưa
Ngồi trong quán cà phê
Tao cứ ngỡ như ngày nào ở bãi B15
Hai thằng chờ đến giờ G
Mày đổ quân tao vào Chu Pao, Trung Nghĩa
Ngồi giữa Kontum hoang tàn khói lửa
Tao với mày chia nhau từng ngụm cà phê
Cuộc chiến buồn lê thê
Tao leo núi lội rừng không biết ngày về
Mày đổ quân, bao vùng, coi bầu trời như
cái sân trường thời còn đi học
Một thời tung hoành ngang dọc
Có thằng nào nghĩ đến phút cuối tang thương
Tao vào tù- Mày bay tàu lần cuối ra đại dương
Ðể 30 năm mất quê, lưu lạc
Giờ ngồi đây, nhắc nhau một thời trận mạc
Mày tiếc bầu trời của mày
Tao nhớ rừng núi của tao
Ðiểm danh đám bạn bè, ai còn ai mất
Ðứa ở quê nhà khổ nghèo, thương tật
Thằng ra đi cũng đủ thứ trần ai
Ðau đớn thay, những thằng lính chưa một lần chiến bại
Mà cuối cùng phải đành đập tàu, bẻ súng
Mày uống đi - Cà phê có đường sao tao thấy đắng
Giữa Little Saigon tao bỗng nghe tiếng rừng núi lao xao
Lạc Long ơi - Tao đang ở hướng hai giờ
Mày có nhận ra tao
M
ày đáp đi - Tao đã cho mày một "nàng Thúy Kiều aó đỏ" (2)

 

            Phạm Tín An Ninh
               Cali 13.06.03

 


---------------------------------------------------------
(1) Cấp chỉ huy (2) Trái khói màu



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/Apr/2014 lúc 8:52am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Apr/2014 lúc 8:45am

       N Ế U   Đ I   H Ế T   B I  Ể  N

                           

Mai này nếu lỡ đi hết biển
Biết tôi còn có chỗ để quay về
Như mọi người tôi cũng có một trời quê
Sao tôi phải đi hoài cho hết biển ?

Ở nơi đó, từ khi cơn quốc biến
"Chùm khế quê hương" tôi chưa hái trái ngọt bao giờ

Dẫu xót xa từ thuở cách đôi bờ
Tôi vẫn thiết tha mong từng ngày trở lại
Tôi nhớ lắm dòng sông thời thơ dại
Cánh diều bay, lớp học dưới hiên đình
Đã cho tôi biết mấy những ân tình
Từ
ông cha, bà con, anh em, thầy bạn
Tôi lớn lên suốt một thời lửa đạn
Biết khóc biết cười theo mệnh số của quê hương
Vận mệnh quê tôi - từng trang sử đau thương
Được viết bởi chính những người anh em cùng chung một mẹ

Hết chiến tranh tôi đành gửi thân nơi xứ lạ
Bởi quê nhà không còn chỗ dung thân
Nào
có ai muốn kiếp sống lưu vong
Để đi mãi đi hoài mà vẫn chưa hết biển
Xin hãy nói dùm tôi - một lời lương thiện
Dẫu có chết ở đâu hồn tôi cũng quay về
Bởi như mọi người tôi cũng có một trời quê
Sao tôi phải đi hoài cho hết biển ?

Phạm Tín An Ninh



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 18/Apr/2014 lúc 8:53am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 18/Apr/2014 lúc 10:51pm

Chuyện kể 30.04.1975 của phi công Vũ minh Thám    <<<<<



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 18/Apr/2014 lúc 10:53pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 101 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.344 seconds.