Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: THÁNG TƯ ĐEN...... VÀ TẤT CẢ.. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 100 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 13/Mar/2014 lúc 9:05pm

Con Gái Của Ba,

Bây Giờ Con ở Đâu ?!

 

 

Kiều Kha

con của Ba

Kiều Kha

con gái của Ba

Thảm thay khúc ruột mù xa dãi dầu

 

Bây giờ con ở nơi đâu?!

Trời ôi,

Làm sao được biết con tôi thể nào?!

Từ con biền biệt tăm hao

Mẹ, cha canh cánh niềm đau biển trời

Lung linh hình bóng con côi

Sương phơi áo mỏng trên đồi xanh dâu

Bây giờ con ở nơi đâu?!

Bây giờ con ở nơi đâu?!

Càng nghĩ

Càng nhớ

Càng đau

Vuợt biên năm ấy xiết bao kinh hoàng

Con ơi trời biển mênh mang

Hải Âu biệt dạng vô vàn xót xa

Cõi hồn oằn oại phong ba

Sông Thương mạch nước chảy ra não nùng

Hỡi trời thăm thẳm mông lung

Hỡi con một thuở trùng phùng bao la!!

Con ơi cha yếu mẹ già

Hằng mong gặp lại con của Ba một lần

 

Hỡi đồng hương hỡi qúi nhân

Chỉ giùm tin trẻ vô ngần đội ơn

Một hoa sứ trắng cô đơn

Một con chim nhỏ chập chờn chít chiu

Rừng nghiêng đổ lá... hoang chiều

Vong nhân thơ thẩn đìu hiu bên rừng

Buồn, rừng suối chảy rưng rưng

Buồn, mây vắt võng lưng chừng đầu non

Ngậm ngùi mây hợp mưa tan

Ngậm ngùi trở giấc bàng hoàng chiêm bao

 

Trăng ơi Trăng ngự trên cao

Thấy con ta ở nơi nao bảo giùm

Ngời Trăng tỏa sáng không trung

Biết chăng Hồng Lạc trùng trùng khổ đau?!

Bỡi vì đâu,tại vì đâu

Hồng Kỳ giặc dữ ập vào điêu linh

Ngất trời tơi tả lửa binh

Để làm Một Cuộc Hoà Bình Tả Tơi

Lạc Hồng lưu lạc muôn nơi

Bóng chim thăm thẳm con ơi...

ngùi ngùi... ngùi ngùi..!!

 

NGUYỄN - MINH - THANH



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 13/Mar/2014 lúc 9:06pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Mar/2014 lúc 8:48am

Biển ơi trả cho ta…

Khác với buổi chiều, thanh niên và đồng bào tỵ nạn thường tụ tập ở đây để tắm biển, đá banh, hóng mát hoặc chờ đợi những con tàu vượt biên có thể bất thần trôi giạt vào đây… buổi sáng bãi biển Khu C của Bi Ðông thường thưa thớt người. Lác đác một vài người đi bộ để tập thể dục. Tít tắp từ xa một vài cái đầu nhấp nhô theo ngọn sóng. Ðó là những người đang tắm biển vì họ tin rằng tắm biển vào buổi sáng như thế da thịt sẽ săn lại và trị được rất nhiều bệnh, nhất là bệnh lao phổi.

Vì giờ này con nước đã kéo ra xa cho nên bãi biển dài hẳn ra, trên bờ nằm ngổn ngang đủ thứ rong rêu, vỏ sò, vỏ ốc, lưới đánh cá, lon coca và chai lọ. Mỗi khi con sóng xô giạt vào bờ, trào bọt trắng, nó kéo theo những thứ ấy ra xa độ vài mét, vùi dập rồi xô đẩy tất cả vào bờ như những cơn hờn dỗi của biển với đất liền.

Dường như trời, biển, đất đai và cây cối ở đây bị cái không khí oi nồng của trời nhiệt đới ấp ủ, vỗ về cho nên tất cả tỏa ra một cái gì đó vừa chầm chậm, vừa mệt mỏi, như cái không khí u buồn tại các thánh đường nơi các tín đồ Hồi Giáo đang quỳ gối khóc than.

Từ trên chóp núi nhìn ngay xuống bãi biển, Chùa Từ Bi trông giống như một căn nhà tôle lụp xụp. Sở dĩ người ta nhận ra đây là một ngôi chùa vì chữ Vạn; biểu tượng của nhà Phật được trang trí ngay chính giữa nóc và hai đầu hồi người ta tháp thêm hai cái vĩ cong cong sơn màu nâu làm cho kiến trúc trông có dáng vẻ một ngôi chùa. Thỉnh thoảng tiếng chuông buồn bã ngân lên như muốn hòa điệu với cái không khí oi nồng, buồn xa vắng của hòn đảo nhỏ bé. Vào giờ này khóa lễ sáng đã xong. Một số người lác đác ra về để bắt đầu một buổi sáng Thứ Bẩy… không phải làm tạp dịch và có tàu Bu Ðát từ Terengganu chở thực phẩm tươi tới. Nhưng có một cái bóng, thay vì trở về nhà, lại men theo con đường dốc đá phía trước chùa để đi xuống bãi biển… Một cái bóng nhỏ bé, non nớt… đó là cái bóng của Chi Mai.

Hôm nay Chi Mai mặc cái áo đầm bông vàng sặc sỡ do Cao Ủy cấp phát. Vì chiếc áo chưa được sửa sang lại cho nên dài lượt thượt. Cái cổ áo lại rộng cho nên càng lộ cái vẻ gầy nhom của con bé. Nắng và gió biển đã làm da nó xạm đen cho nên nếu đem bỏ con bé ngoài chợ Terengganu, người ta sẽ nghĩ đây là một bé gái Mã Lai nghèo khổ lưu lạc ở chốn chợ đời. Chỉ có những người tinh ý lắm mới nhận ra đây là một con bé Việt Nam vì mái tóc không quăn mà chấm ngang vai, khuôn mặt Á Ðông khá thanh tú, đôi lông mày cong nhưng không đậm lắm. Khi nó cười, má lúm đồng tiền trông rất dễ thương. Mặc dù đôi mắt nó rất đẹp nhưng trên đôi mắt ấy lúc nào cũng ánh lên những nét sợ hãi, dấu ấn của bao nỗi bất ưng xảy đến từ chuyến vượt biển kinh hoàng. Dường như đã quen thuộc, thay vì đi lang thang trên bãi biển, nó đi thẳng tới chỗ mấy tảng đá chạy dài xuống mé biển, rồi lựa một tảng đá bằng phẳng, ngồi xuống. Sau khi ngồi yên, nó nhìn về hướng biển, nhìn chăm chú, nhìn thật lâu như muốn tìm kiếm trong đó một cái gì rất thân yêu… đã mất. Và như mọi lần, ký ức từ chuyến vượt biển kinh hoàng lại hiện về.

…Nó nhớ ngày cùng cha mẹ từ giã Sài Gòn đáp xe đò xuống Bình Ðại, Kiến Hòa. Ỏ đây người hướng đạo giấu gia đình nó vào một cái chòi tranh lụp sụp. Tá túc ở đó vài ngày, gia đình nó được “Taxi” đưa ra “Con cá lớn” để bắt đầu chuyến vượt biên đi tìm tự do. Khi tài công báo tàu đã ra ngoài hải phận quốc tế, mẹ nó nghiêm trang nói với nó: “Mặc dù con mới 13 tuổi nhưng hải tặc Thái Lan chưa chắc đã buông tha cho nên con phải đề phòng”. Nói xong mẹ nó lấy nhọ nồi trét đầy vào mặt nó rồi bà lấy một chai thuốc đỏ dấu trong mình hồi nào, đổ đại vào chiếc quần bà ba nó đang mặc. Thế là từ giờ phút này Chi Mai biến thành một con lọ lem, ngơ ngác rúc vào một góc, run rẩy chờ đợi những chuyện khủng khiếp sẽ xảy đến.

Tính từ lúc rời khỏi cửa Bình Ðại, tàu đi như thế đã được bốn ngày. Trong khi mọi người đang hồi hộp chờ đợi, khi phát giác ra cái chấm đen nằm về phía Tây, gã tài công la lên” “Tới Mã Lai rồi bà con ơi!” Lời nói của gã như viên thuốc hồi sinh làm con tàu sống dậy, người ta reo hò, háo hức bàn tán. Người ta hè nhau gom góp quần áo đốt lên như dấu hiệu cấp cứu của con tàu để kêu gọi lòng nhân đạo của lực lượng duyên phòng, của các tàu đánh cá may đâu hiện diện trong vùng biển này. Thế nhưng đây chỉ là sự ngu dốt của gã tài công. Với kiến thức của gã lái tàu chạy đường sông, với chiếc bản đồ dạy học trò mua ngoài chợ, với chiếc la bàn của quân đội, không dụng cụ đo lường sức gió, sức giạt; chỗ mà y tưởng là Mã Lai, thực ra chỉ là Vịnh Thái Lan. Và cái cột khói bốc lên kia chính là cái mồi “lậy ông tôi ở bụi này” để nhử những tàu đánh cá Thái Lan chạy tới. Chỉ thoáng sau, khi con tàu đang xập xình để cố tiến về phía Tây thì hai chiếc tàu đánh cá cao nghệu chạy tới trên chở đầy những hình thù đen đủi đang nhẩy múa, reo hò với dao quắm, gậy gộc, súng ống trên tay. Một cuộc cướp bóc dã man chớp nhoáng diễn ra. Tàu bị lục soát, một số đàn bà trẻ bị dẫn đi. Chi Mai cũng bị hải tặc lôi ra. Một tên đã toan đẩy con bé qua tàu phía bên kia nhưng khi tên thứ hai nhìn thấy quần con bé toàn những vết đỏ, nó nói xi xô cái gì đó rồi đẩy con bé ngã chúi trở lại vào thành tàu.

Như những hung thần, những người trốn dưới khoang dầu cũng bị cuớp biển lôi lên. Khi mẹ Chi Mai bị lôi qua tàu Thái Lan thì ba nó liều chết nhào ra túm lấy chân mẹ nó rồi quỳ lạy dưới chân tên cướp biển. Nhưng tên cướp biển thay vì buông tha, lại phá lên cười khoái trá rồi vung con dao quắm chém xuống. Rất may trong lúc nguy cấp ba nó còn kịp giơ tay đỡ lấy con dao rồi né sang một bên cho nên con dao chỉ phớt mảnh da đầu và chép phập xuống vai. Người ta thấy ba nó rú lên một tiếng rồi gục xuống giữa tiếng gào thét của mẹ nó và giữa những tiếng cười man dại của đám cướp biển Thái Lan đang kéo lê người đàn bà qua bên kia con tàu.

Khi màn cuớp bóc, đánh đập, chém giết đã tạm yên. Ðám người sống sót bị dồn xuống khoang và tàu bị móc vào giây xích sắt để kéo đi. Không hiểu thời gian kéo dài bao lâu. Khi những người bên trong không còn nghe thấy tiếng nước rẽ vào mạn tàu. Khi tất cả đã trở nên im ắng và con tàu cứ tự do tròng trành nghiêng ngả giữa biển khơi. Trong đám người sống sót bị dồn dưới khoang thuyền có người bạo dạn hé mắt dòm qua nắp hầm. Hoàn toàn im lặng. Im lặng đến nghẹt thở. Sau nhiều lần túng tắng ho, động đậy, người ta mới dám liều chết mò ra ngoài và lúc đó mới biết bọn hải tặc Thái Lan đã bỏ đi từ lâu lắm rồi.

Theo đám nạn nhân sống sót, Chi Mai bò ra ngoài để tìm đến nơi ba đang nằm thiêm thiếp bên vũng máu. Với sự phụ giúp của mấy người đồng hành, người ta cho ba nó uống chút nước, xé vạt áo để băng bó vết thương nhưng thân thể ba nó đã mềm nhũn vì mất quá nhiều máu. Giờ đây qua cơn tai biến, gã tài công và lão chủ tàu không còn bộ dạng uy quyền, hống hách như trước nữa mà tỏ ra rất dễ thương. Giữa tiếng khóc than, tiếng tỉ tê, tiếng hờn tiếng oán, kiểm điểm lại thì năm người đàn bà và ba cô gái đã bị dẫn đi, hai thanh niên bị đạp xuống dưới biển và một người bị chém trọng thương là ba nó đang nằm ở góc kia. Nhưng vào giờ phút này, mọi tiếng khóc than cũng chỉ bằng thừa. Không còn con đường nào khác hơn là cho con tàu tiếp tục xuôi Nam.

Hai ngày sau, vì quá kiệt sức ba nó đã vĩnh viễn ra đi. Trước khi nhắm mắt lìa đời ba nó còn gắng gượng nói: “Khi nào đến đảo ráng chờ mẹ rồi hãy định cư nghe con”. Rồi cũng bằng sự trợ giúp của những người đồng hành, người ta xé quần áo bó xác ba nó lại, lấy vài nén nhang đốt lên khấn vái rồi xô xác xuống biển. Tới đây sức chịu đựng của nó đã quá hạn. Trước mắt nó, màu xanh của biển, màu đỏ chói chan của mặt trời trộn lẫn thành một màu tím quay cuồng như một cơn lốc xoáy làm nó chóng mặt và nó ngã ra bất tỉnh. Vào ngày thứ ba, không hiểu do may mắn thế nào mà con tàu lại tắp được vào Ðảo Bi Ðông.

Theo thông lệ, mỗi khi thấy tàu vuợt biển tắp vào bờ, dân tỵ nạn thường túa ra. Người ta chỉ trỏ, la hét báo động phải đốt tàu gấp kẻo cảnh sát Mã Lai kéo tàu ra khơi. Rồi giữa cái đám hỗn độn đó người nào đủ sức thì lết lên bờ. Những ai ngất xỉu được thanh niên dìu xuống rồi vác lên vai cõng chạy tới bệnh viện Sick Bay của đảo, trong số này có Chi Mai. Rồi cảnh sát Mã Lai cùng Cao Ủy chạy tới, rồi phỏng vấn, điều tra, mở hồ sơ và như thế cuộc đời tỵ nạn của người ta bắt đầu.

Như một định mệnh, vào sáng hôm sau xác của ba nó, không biết có phải do dòng thủy lưu trôi giạt hay do linh thiêng đi theo phù hộ cho con tàu, cũng lại tắp vào bờ. Do vết chém ở trên vai, do bộ quần áo những người đi cùng tàu nhận ra ba nó. Do lòng từ tâm của nhà thờ, của chùa và ban xã hội trên đảo, người ta đóng cho ba nó một cái hòm mỏng rồi chôn trên một ngọn đồi cao mà rải rác trên đó có vài chục nấm mồ với những cây thánh giá cắm ở trên. Sở dĩ người ta chôn những người tỵ nạn vượt biên ở đây là vì người ta nghĩ rằng những linh hồn đã an giấc ngàn thu còn có dịp quay đầu dõi trông về Việt Nam, để tìm lại hình bóng những người thân yêu đã bỏ xác trên biển Ðông, hoặc hướng về Tổ Quốc thân yêu.

Giữa ánh nắng chói chan của buổi sáng, một đám ma đơn sơ được diễn ra trên ngọn đồi trơ trọi. Chi Mai trên đầu quấn mảnh khăn tang trắng quỳ trước mộ ba. Không hiểu nó còn khóc được nữa không, nhưng chỉ thấy đôi vai nó run rẩy. Nó cứ quỳ như thế cho đến khi mấy người đi cùng tàu dìu nó về nhà. Sau đó cứ mỗi chiều Chủ Nhật nó đều ra thăm mộ ba và đặt lên đó một bó hoa dại mà nó gom góp được trên mảnh đồi này. Cứ mỗi buổi sáng, sau khóa lễ nó đều ra đây, ngồi trên tảng đá để đưa mắt nhìn ra phía biển xa xa. Sở dĩ nó không ra đây vào buổi chiều vì buổi chiều bãi biển Khu C đều tụ tập đông đảo sẽ làm mất đi cái không khí vắng lặng cần thiết để ấp ủ một giấc mơ, giấc mơ một ngày nào đó mẹ nó sẽ trở về. Ðôi khi nó chợt sợ hãi khi nghĩ tới một khi đã lọt vào tay hải tặc Thái Lan thì không sao thoát khỏi. Có thể mẹ nó đã bị giết chết rồi xác bị quăng xuống biển cho nên mỗi lần có đám rong rêu tắp vào bờ đá nó đều chạy ra xem có phải đó là mớ tóc dài của mẹ nó bập bềnh theo sóng nước hay không. Nhưng đôi khi nó lại mơ mộng và lãng mạn cho rằng có thể mẹ nó đang bị giam giữ trên một hoang đảo nào đó. Ðể liên lạc với bên ngoài, mẹ nó có thể bỏ một cánh thư vào một cái chai để thả trôi theo một giòng nước để báo tin cho người. Cho nên cứ mỗi lần nhìn thấy cái chai trôi bập bềnh nó đều hy vọng và mở ra xem. Nhưng cho đến bây giờ chưa có một cái chai nào đem theo một cánh thư như vậy.

Khi mặt trời đã lên khá cao, nắng đã bắt đầu trở nên gay gắt, đám sương mù trên mặt biển cũng tan đi để lộ đường chân trời xa tít vắt ngang trên mặt biển phẳng lặng, nó thở dài đứng dậy và theo con đường mòn hướng về mấy dãy nhà Long House. Giờ này sinh hoạt của đảo khá chộn rộn. Khu chợ chồm hổm đã đông đúc người. Người ta đem cá, đồ hộp, mì gói, củi, thuốc lá, bầu bí ra trao đổi hoặc buôn bán. Từ máy phóng thanh, cô xuớng ngôn viên đang đọc danh sách những người rời đảo và bản nhạc Biển Nhớ, một bản nhạc được dùng trong các buổi tiễn đưa âm hưởng réo rắt buồn xa vắng vì nó gợi lên cái cảnh kẻ ở người đi. Len lỏi trong đám hỗn độn đó nó rảo bước về phía mấy dãy nhà Long House nằm ở trên ngọn đồi thoai thoải. Khi nó đến gần nhà thì tiếng nói oang oang của một bà cất lên:

- Chi Mai, mày có về ngay không? Hôm nay tới phiên mày lãnh thực phẩm. Ði ngay kẻo trễ. Nhớ mang theo một cái xô để đựng. Nè, gà đông lạnh nhớ xin mấy chú ấy miếng đùi chứ miếng lưng toàn xương về chỉ có vứt đi!

Nó “dạ” một tiếng rồi mau mắn bước vào trong nhà. Khi nó vừa quay ra thì từ dưới chân con dốc nhỏ, một người đàn ông cũng từ từ bước lên. Khi ông ta bước thêm vài bước nữa thì người đàn bà lúc nãy cũng vừa nhận ra ông ta nên nhanh nhẩu nói:

- Chào ông chủ tàu. Ông đi đâu vậy?

Gã chủ tàu mà người đàn bà vừa chào hỏi đó là một người đàn ông đã ngoài năm mươi. Ông ta trán hói, nét mặt bì bì như người chưa tỉnh rượu. Thoáng nhìn, cái bộ vó mập mạp làm cho ông ta trông có vẻ phúc hậu nhưng đôi môi dầy và con mắt thỉnh thoảng ánh lên những nét đanh ác làm cho ông ta trở nên một thứ gì phải kiêng nể, e dè. Mới lên đảo có hai tuần, chưa một ai thư từ liên lạc được với gia đình mà ông ta đã mặc áo thung Mã Lai, mặc quần tây, đi giầy chứ không đi chân đất, mặc xà lỏn, cởi trần như đám dân tỵ nạn khác chứng tỏ ông ta lận theo người được vàng bạc. Cung cách của ông chứng tỏ ông không phải là dân thợ nhưng khó ai đoán được tung tích của ông ta. Có thể ông ta là dân thầu khoán trước đây, hoặc giả là dân áp phe hoặc tay tổ buôn lậu. Dù thế nào đi nữa thì chắc chắn ông phải là người khôn ngoan, có thủ đoạn ghê gớm lắm mới có thể sống sót qua cuộc đời tàn bạo, móc nối được với công an để tổ chức chuyến tàu vượt biên như thế này.

Nghe người đàn bà hỏi thế, thay vì vồn vã đáp lại. ông ta thận trọng quay trước quay sau rồi xuống giọng nói:

- Chị Bảy cứ gọi tôi Ông Năm là được rồi, gọi tôi chủ tàu không có lợi đâu. Trên đảo toàn người xa lạ, biết người nào vào người nào?

Rồi không đợi người đàn bà phản ứng, ông ta hỏi tiếp:

- Này chị, thằng tài công và con bé có thằng bố chết vứt xác xuống biển tụi nó đâu rồi?

Người đàn bà nhanh nhẩu đáp:

- Thằng Tấn đi lãnh thực phẩm, còn con Chi Mai trong kia ra bây giờ.

Người đàn bà vừa nói dứt câu thì Chi Mai cũng từ trong nhà bước ra.

Thấy lão chủ tàu, nó vòng tay khép nép thưa:

- Con kính chào Ông Năm.

Thay vì đáp lại, lão chủ tàu quay qua nói với người đàn bà:

- Chị Bảy à. Xin chị kiếm người khác lãnh dùm thực phẩm cho con bé. Hình như tàu mình sắp có danh sách rời đảo. Tôi có chuyện quan trọng muốn nói với nó.

Sau một vài giây lưỡng lự, dường như nể mặt lão chủ tàu, người đàn bà nói vọng vào bên trong:

- Dũng đâu, mày làm ơn đi dùm Chi Mai một bữa để Ông Năm nói chuyện với nó.

Sau khi đứa con trai lớn của người đàn bà xách cái xô chạy đi, lão chủ tàu nói với người đàn bà:

- Tôi cần chị làm chứng cho chuyện này. Tôi biết chuyện lắm. Nếu câu chuyện êm xuôi, tôi không quên ơn chị đâu.

Người đàn bà tự nhiên bị du vào cái thế nếu từ chối thì mất lòng mà làm chứng thì câu chuyện không biết tốt xấu thế nào.

Tuy nhiên nghĩ tới chuyến vượt biên trót lọt, do lớn tuổi không bị hải tặc dẫn đi, nghĩ tới chủ tàu bà ta thấy cũng có một chút hàm ân cho nên miễn cưỡng ngồi xuống bên cạnh Chi Mai. Bằng một giọng rất nhẹ nhàng, lão già cúi xuống hỏi Chi Mai:

- Này con. Trước khi xuống tàu vượt biên cha mẹ con có đưa cho con hoặc dặn con cái gì không?

Sau một vài giây ngơ ngác, Chi Mai khép nép đáp:

- Dạ thưa Ông Năm, mẹ con dặn nếu bị công an bắt thì không được khai tên thật, địa chỉ thật và nói là đi một mình.

Dường như câu nói lại gợi lên bao nỗi thương tâm cho nên tự nhiên nuớc mắt nó rươm rướm.

Tuy nhiên Ông Năm không chú trọng lắm đến nỗi thương tâm này cho nên ông có vẻ bồn chồn hỏi tiếp người đối diện:

- Ông Năm không hỏi chuyện này. Ông Năm hỏi cha mẹ mày có đưa cho mày giữ cái gì không?

Ngần ngừ một chút xíu rồi Ông Năm nói huỵch toẹt luôn:

- Chẳng hạn như “Cây” đó… (1)

- Dạ không.

Có lẽ câu trả lời này làm ông Năm tức giận cho nên ông ta trợn mắt nói:

- Tao không tin!

Rồi quay qua người đàn bà ông ta nói với giọng hết sức cương quyết:

- Nè Chị Bảy, chị làm ơn khám con bé này dùm tôi. Vượt biên cha mẹ nào mà chẳng nhờ con cái cất giấu vàng bạc chứ…

Nói xong ông ta túm lấy Chi Mai rồi xô nó vào lòng người đàn bà. Trước tình hình căng thẳng như thế người đàn bà dường như cũng trở nên bất động. Nhưng trước cái uy của gã chủ tàu, cái uy của người giàu có, bà ta hốt hoảng ôm lấy bé Chi Mai, sờ vào nách nó, nắn vào bụng nó rồi vuốt dài xuống chân nó. Rồi bà ta làm đi làm lại như thế đôi lần truớc con mắt mở trừng trừng của lão chủ tàu. Rõ ràng là trước mắt lão, bàn tay của người đàn bà không hề đụng chạm vào một vật gì cưng cứng để lão có thể nghi là vàng bạc, kim cương, cho nên chính người đàn bà cũng cảm thấy nhẹ nhõm. Bà ta thở ra một cái rồi cười cầu tài nói:

- Ông Năm thấy không, có gì đâu?

Nhưng dường như không phải là người dễ dàng thua cuộc, sau một vài giây suy tính Ông Năm gằn giọng hỏi:

- Ðồ đạc của mày đâu đem ra đây tao coi!

Tới phút này thì Chi Mai chỉ là con cừu non cho nên nó đưa mắt kinh hãi nhìn người đàn bà rồi chạy vào trong nhà lấy ra một cái bọc. Không đợi nó thưa gửi, lão chủ tầu giật vội lấy rồi mở bung cái cái túi xách, di vật cuối cùng của mẹ nó để rồi lôi ra một mớ đồ vật như cái áo lạnh, cái lược, một cái gương soi, một lọ dầu khuynh diệp và một vài bộ đồ lót. Sau khi trút bỏ tất cả ra ngoài, lão cẩn thận nắn dọc theo mấy vết khâu xem có giấu diếm cái gì ở bên trong không nhưng cuối cùng lão tức giận ném cái túi xách ra ngoài xa. Lão chắp tay sau đít đi đi lại lại. Nhưng cuối cùng lão cố dằn giọng hỏi thêm một lần nữa:

- Nếu cha mẹ không đưa mày giữ cái gì thì cha mẹ mày có dặn mày cái gì không?

- Dạ không!

- Không biết sao được? Cha mẹ mày thiếu tiền tao mày có biết không?

- Dạ không biết.

Tới đây thì lão chủ tàu không còn kìm chế được nữa, lão quay qua người đàn bà lớn tiếng phân bua:

- Trước khi đi cha mẹ nó năn nỉ tôi. Ðáng lẽ phải trả sáu lượng, cuối cùng tôi bớt cho còn năm lượng, mới trả có ba lượng, còn hai lượng hứa đến đảo thì viết thư gửi về nói người nhà chung đủ. Mồ hôi nước mắt của tôi chứ tôi có cướp của ai đâu. Nay cha mẹ nó chết rồi nó phải thay cha mẹ nó trả cho tôi chứ.

Câu chuyện như thế đã trở nên rõ ràng. Nhưng tìm ra giải đáp không phải chuyện dễ cho nên người đàn bà nói lấp lửng:

- Nhưng nó còn bé quá làm sao nó giải quyết được chuyện này?

- Nó còn bé à? Tôi sẽ cho tiền nó đánh điện về Sài Gòn bảo thân nhân nó trả tiền cho tôi.

Nghe nói thế người đàn bà ái ngại quay ra hỏi Chi Mai:

- Con có ai thân nhân ở ngoại quốc không? Như cô, dì, chú, bác chẳng hạn?

- Không, con không có ai hết.

- Thế ở Sài Gòn con còn ai không?

- Ông nội, bà nội con đã chết. Còn bà ngoại ở dưới quê, nhưng ngoại con nghèo lắm.

Nghe Chi Mai nói vậy lão chủ tàu cảm thấy tiền bạc của lão gần như tiêu tan cho nên lão chỉ vào mặt Chi Mai, nói:

- Mày phải viết thư về nói bà ngoại mày trả tiền cho tao nếu không tao sẽ nói cảnh sát Mã Lai giữ mày ở lại đây… ở mục đảo nghe con.

Nghe lão già dọa thế, Chi Mai kinh hãi nhìn lão rồi đưa tay vân vê vạt áo rồi nó òa lên khóc. Ngay lúc đó một tốp người của dãy nhà Long House lãnh thực phẩm cũng vừa về tới. Trong đám hỗn độn bao gồm đàn ông, đàn bà, thanh niên, thiếu nữ và trẻ con đó có một gã khi thấy lão chủ tàu, dĩ nhiên gã chưa biết lão đang nổi tam bành lục tặc cho nên gã lên tiếng chào:

- Chú Năm, chú tới đây có việc chi vậy?

Có lẽ gã tài công là đối tượng quan trọng hơn mà lão chủ tàu cần gặp cho nên lão tạm buông tha cho Chi Mai và quay qua gã tài công:

- Không có việc gì tao tới đây làm gì? Nè tao đang tính nói chuyện với mày đây.

Gã tài công vừa về tới là một người đàn ông khoảng ngoài ba mươi tuổi. Gã mặc một chiếc quần kaki và một cái áo thung Mã Lai. Gã có con mắt và bộ dạng rất tinh khôn. Nhưng cái mặt dài như mặt ngựa lại làm cho người ta có cảm tưởng gã là một con người nham hiểm dám làm mọi chuyện xấu xa để thủ lợi. Nghe giọng điệu của lão già, gã tài công linh cảm thấy có một cái gì thiếu thân thiện ở bên trong nhưng gã vẫn nhe răng cười và nói với cái giọng “chọc quê” lão già:

- Thì chú là cha mẹ, chú muốn gặp lúc nào chẳng được?

- Cha mẹ gì với thứ mày. Nè tao muốn hỏi mày một chuyện…

- Có chuyện gì thì chú cứ nói đi!

Gã tài công bắt đầu sẵng giọng.

- Nói ở đây không tiện. Tao muốn nói chuyện riêng với mày được không? Hay là qua tới đây lòng dạ người ta khác rồi… Nè, đây chưa phải là Mỹ đâu nghe mày, Tấn.

Linh cảm thấy có cái gì bất ổn ở bên trong, nhưng để tìm cách đối phó gã tài công nói:

- Thì ít ra chú cũng phải để tôi cất mấy món đồ này đi chứ.

Nói xong gã xách cái xô đựng thực phẩm vào trong nhà. Khi gã bước ra đã thấy lão già trừng trừng nhìn gã và khi bốn ánh mắt đã chạm nhau, lão già nóng nẩy đi vòng về phía sau căn nhà, còn gã tài công thì cũng từ từ bước theo sau. Khi hai người đã cách căn nhà khoảng năm sáu thước thì lão già dừng ở nơi có mấy tảng đá lớn nằm nhô lên khỏi mặt đất như những chiếc bàn lộ thiên. Ðợi cho gã tài công tới gần và ngồi xuống tảng đá đối diện thì lão già mới bắt đầu lên tiếng. Không hiểu hai người trao đổi những gì mà dường như câu chuyện mỗi lúc mỗi gay cấn và to tiếng.

- Ai ăn cướp của chú?

- Mày đừng có qua mặt tao. Lúc gặp tàu Thái Lan tao đã quăng cái bọc nhỏ vào trong thùng dầu máy trong đó có hai mươi lượng vàng. Trong buồng máy chỉ có tao với mày được vào, vậy hai mươi lượng vàng không cánh mà bay mất à?

- Chú nói vậy mà chú không sợ “Lăng Ông Bà Chiểu” bẻ họng chú à? Trên tàu năm sáu chục người biết đâu kẻ ngay người gian sao chú lại vu oan giá họa cho tôi? Vả lại chú không thấy hải tặc chúi cả vào buồng máy khám xét hay sao?

- Tụi nó có vào buồng máy xét nhưng đâu có mở thùng dầu máy ra. Mày tưởng thằng già này đui hả? Lợi dụng lúc hải tặc bỏ đi, trên tàu trộn rộn, mày ra tay cuỗm của tao, bộ tao không biết hả? Tao theo dõi từng cử chỉ, động tác của mày từ lúc đặt chân lên đảo. Nè, tiền đâu mà mày sắm dây chuyền, nhẫn vàng?

- Chú đừng có hồ đồ, ai lấy của chú? Chú muốn tôi thề độc không? Nè, đứa nào lấy tiền của chú thì súng đạn ăn nó, nó chết nát thây mà không thấy mặt vợ con nó!

Lời thề của gã tài công như dầu đổ thêm vào lửa, nhất là lời thề ấy lại thốt ra từ một khuôn mặt thiếu tin cậy cho nên lão già không còn chịu đựng được nữa:

- Mẹ mày! Mày có trả tiền tao không? Tao không muốn nghe mày nói nữa.

Cùng với câu nói đó lão già vung tay xáng vào mặt gã tài công. Nhưng gã tài công đã kịp đưa tay lên đỡ cho nên tay lão già dội lại. Như con hổ bị thương, lão già tức giận vớ lấy một khúc củi nằm bên cạnh tảng đá nghiến răng vung lên. Trước tình thế đó, gã tài công buộc lòng phải thoái lui rồi tháo chạy về phía dãy nhà Long House rồi quay trở ra với một con dao nhọn, loại dao làm bếp. Còn lão già thì cũng hung hãn chạy tới với khúc củi lăm lăm trên tay.

Từ nãy tới giờ lời đối đáp, chửi rủa, tiếng chân chạy huỳnh huỵch khiến cho một số người trong dãy nhà Long House biết có chuyện bất thường nên đổ xô ra xem. Dường như đám đông cũng cũng là cái gì đó kích thích người ta thêm hăng máu cho nên khuôn mặt của lão già và gã tài công trở nên lúc đỏ, lúc tái xanh. Sau khi liếc nhìn đám đông một vòng, lão già chỉ vào mặt gã tài công, nói:

- Tôi phải nói cho bà con biết. Tôi cho nó đi không lấy tiền thế mà nó còn dám cướp của của tôi nữa. Thật là quân chó đẻ mà!

Nghe nói thế, gã tài công lấy con dao chỉ vào mặt lão già nói:

- Ông chó đẻ chứ ai chó đẻ! Bộ ỷ có tiền muốn chửi ai thì chửi hả? Có ngon bước lên đây coi!

Nghe gã tài công nói vậy, lão già gầm lên rồi vung cao cây gậy rồi xấn xổ nhảy lên. Có lẽ trong lúc hấp tấp không nhìn kỹ bậc thềm cho nên lão bước hụt hết một bậc tam cấp khiến cho thân hình lão hụt hẫng và cây gậy vung lên cao. Còn gã tài công thấy cây gậy vung lên như thế thì cũng tưởng lão già đã ra tay hạ thủ cho nên vội vàng vung con dao lên đỡ. Như một định mệnh, con dao đâm ngay vào cổ họng lão già và máu phun ra xối xả. Khi gã tài công lùi ra xa thì lão già cũng buông cây gậy và hai tay lão ôm chặt lấy cổ họng. Nhưng vết thương trúng nhằm chỗ hiểm cho nên không cách chi máu cầm lại được và chỉ ít giây sau lão lảo đảo té xấp xuống mặt đất. Vì sự việc xảy ra quá nhanh khiến đám đông cũng đứng chết xững. Chỉ vài giây sau, có lẽ vì máu đã ra hết, từ nơi cổ họng lão già chỉ còn phập phồng lên xuống một chút bọt đỏ rồi đôi mắt lão trợn trừng, đầu lật qua một bên, nằm bất động. Tới mức này thì đám đông chợt ồn lên như một cái chợ. Người ta chạy tới đứng sát bên xác lão già bàn tán, chỉ trỏ, tru tréo. Lát sau, cùng với bước chân chạy rầm rập của đám thanh niên thiếu nữ kéo tới từ các khu khác, an ninh trại và cảnh sát Mã Lai xuất hiện với súng ống, gậy gộc trên tay. Sau một vài lời thông dịch, chỉ trỏ, xác của lão già được khiêng lên bệnh viện Sick Bay. Rồi cảnh sát Mã Lai ra lệnh trói thúc ké gã tài công lúc này mặt mũi tái xanh đứng run rẩy như con gà mắc mưa. Rồi dưới sự hộ tống của đám đông hỗn độn như một đám ruớc ở Phi Châu, người ta dẫn gã tài công lên khu vực có vòng rào kẽm gai của cảnh sát Mã Lai… để trả lại cho một đám đông khác vẫn còn tụ tập bên bực thềm, nơi vũng máu của lão già vẫn còn loang lổ trên mặt đất… để tha hồ rỉ tai, bàn luận, suy đoán.

* * *

Tuần lễ sau, tàu của Chi Mai được máy phóng thanh gọi lên gặp phái đoàn. Ðây là giai đoạn quan trọng nhất của đời tỵ nạn. Ði hay ở, định cư hay chờ mục đảo cũng là giây phút này đây cho nên theo thông lệ người ta bảo nhau đi thật sớm, ăn mặc tươm tất kéo lên văn phòng chờ đợi trong nôn nóng. Theo những người cùng tàu, Chi Mai cũng đi lên để gặp phái đoàn. Vì không thân bằng quyến thuộc cho nên hôm nay nó vẫn mặc chiếc áo đầm do Cao Ủy cấp phát. Khi mấy chú người Việt Nam cầm giấy gọi tới tên thì nó líu ríu bước theo vào căn nhà lợp tole nơi phái đoàn đang làm việc.

Thời gian bây giờ là 1982 cho nên người tỵ nạn Ðông Dương vẫn còn được cưng chiều. Theo một thỏa hiệp với Cao Ủy Liên Hiệp Quốc, các trẻ em dưới 18 tuổi không có cha mẹ đi theo đều được định nghĩa là cô nhi và chính phủ Hoa Kỳ sẽ ưu tiên mở hồ sơ những thành phần này cho nên nó được hướng dẫn vào gặp phái đoàn Hoa Kỳ. Khi đã ngồi yên trên ghế bên cạnh một chú thông dịch viên, nó thấy đối diện phía bên kia bàn là một người đàn bà Mỹ tay đang lật đi lật lại một xấp hồ sơ. Sau khi coi xong bà ta ngửng đầu lên, thở dài rồi xúc động nói với người thông dịch viên:

- Xin ông thông dịch dùm là phái đoàn đã đồng ý nhận em định cư tại Hoa Kỳ.

Người thông dịch viên vừa mới dịch xong thì Chi Mai đã kêu lên:

- Còn mẹ con?

Bà Cathy, người đàn bà Mỹ vừa lên tiếng lúc nãy, sau thoáng ngạc nhiên bà rơm rớm nước mắt nói:

- Mẹ con à? Mẹ con chưa tới đảo thì phái đoàn làm sao nhận được?

- Thế thì con phải chờ mẹ con. Vì cha con nói con phải chờ mẹ con rồi mới định cư. Mẹ con chưa chết mà!

Nói xong câu này thì nó lại òa lên khóc. Có lẽ phải ít phút sau bà Cathy mới trấn áp được cơn xúc động của mình, bà nói:

- Con phải rời đảo theo quy định nếu không thì không biết đến bao giờ hồ sơ con mới được mở lại. Bi Ðông không phải là nơi dành cho cuộc đời của con. Cô hứa khi nào mẹ con tới đảo thì cô sẽ đưa mẹ con gặp con ngay dù con ở bất cứ nơi nào.

- Không! Con không đi đâu hết. Con phải chờ mẹ con!

Cùng với câu nói đó nó đứng dậy rồi co chân phóng chạy ra bên ngoài. Vì câu chuyện xảy ra quá nhanh cho nên khi nó chạy ra khỏi được năm sáu thước thì người thông dịch viên và bà Cathy mới kịp phản ứng để đứng lên chạy theo nó. Như một con nai trong lúc kinh hoảng, nó cứ nhắm hướng bờ biển chạy tới, vừa chạy vừa khóc “Con không đi đâu hết! Con ở đây chờ mẹ con!” Nhưng khi chạy gần đến bờ nước, có lẽ vì quá xúc động cho nên sau một vài giây lảo đảo, nó té xấp xuống bờ cát. Khi chú thông dịch viên và bà Cathy chạy tới nơi, bồng nó lên thì mặt nó đã tái xanh và thân hình nó run lên lên từng hồi.

Rồi trong vòng tay của chú thông dịch viên cùng sự vỗ về của bà Cathy, người ta dìu nó về dãy nhà Long House và đặt nó nằm nghỉ trên sàn nhà nhưng nó vẫn còn tấm tức khóc. Ðêm đó, do sự khuyến cáo của bà Cathy, ban an ninh của đảo đã cho người túc trực bên nó và bà cũng xin bệnh viện một hộp sữa để pha cho nó uống.

Hôm sau, vào khoảng hai giờ chiều khi Ðảo Bi Ðông vẫn còn đang chìm đắm trong giấc ngủ trưa nặng nề với tiếng sóng vỗ bờ rì rào từ xa vọng lại thì máy phóng thanh vang vang danh sách những người chuẩn bị rời đảo khi tàu Bu Ðát cập bến vào lúc năm giờ. Qua sự dỗ dành của mấy bà đi cùng tàu, của mấy chú trong ban an ninh, Chi Mai dường như cũng đã nguôi ngoai. Nó không nói gì chỉ lẳng lặng rửa mặt rồi nó xin phép lên chùa xin vài cây nhang để thăm mộ ba nó.

Trên con đường dốc ngoằn ngoèo dẫn đến nghĩa trang, Chi Mai vừa đi vừa chú ý tìm để ngắt những bông hoa dại mọc ở ven đường. Nắng đã ngả về chiều làm cho bóng của nó đổ dài về phía trước. Từng ngọn gió biển từ xa thổi tới làm cho mái tóc của nó bay lõa xõa về phía sau. Nó lặng lẽ tiến tới bên mộ ba, bật diêm để thắp lên vài cây nhang. Thắp xong nó quỳ xuống vái vái. Vái xong nó cắm nhang lên nóc nấm mồ rồi cứ quỳ yên như thế và nước mắt chảy ròng ròng. Qua làn nước mắt nhạt nhòa, có lúc nó thấy ba nó đang sánh bước bên mẹ nó nhưng rồi hình ảnh của ba nó vụt biến mất chỉ còn mẹ nó trơ trọi trên một chiếc thuyền con mong manh. Rồi mẹ nó giơ tay vẫy gọi “Chi Mai! Chi Mai! Mẹ đây nè! Chờ mẹ nghe con!” Nhìn thấy mẹ nó mừng quá, đứng bật dậy như muốn nắm lấy tay mẹ, nhưng vì đó chỉ là ảo ảnh cho nên nó té xấp xuống mặt đất và hình ảnh của mẹ nó cũng tan biến đâu mất. Khi nó đang lồm cồm ngồi dậy thì một bàn tay đã đặt lên vai nó và một tiếng nói nhẹ nhàng cất lên:

- Thôi đủ rồi Chi Mai. Cháu lậy tạ ba cháu đi rồi quay về kẻo trễ.

Ðó là câu nói của chú trên ban an ninh có nhiệm vụ đi theo nó. Theo lời khuyên của người đàn ông, nó lấy tay vái vái mộ ba một lần nữa rồi đứng dậy. Khi nó vừa quay lưng thì nó chợt nhận ra nằm ngay bên cạnh ba nó là một ngôi mộ còn rất mới trên có cắm một tấm bảng gỗ đề mấy hàng chữ: Nguyễn Văn Năm sinh năm 1931, chủ tàu MB-105 chết năm 1982. Nhìn mấy hàng chữ nó nhận ra ngay Ông Năm, người đã đến hỏi thăm sức khỏe nó và do một tình cờ lại được chôn cất nằm ngay bên cạnh mộ ba. Nhưng để cho chắc ăn nó quay sang người đàn ông hỏi:

- Có phải Ông Năm chủ tàu bị người ta đâm chết không chú?

Người đàn ông lặng lẽ gật đầu. Chi Mai lẳng lặng bước tới bên nấm mồ, bật que diêm thắp vài cây nhang rồi cắm lên trên. Cắm xong nó quỳ xuống rồi lên tiếng như thể có Ông Năm đang ngồi trước mặt:

- Thưa Ông Năm, Ông Năm đừng đòi nợ con. Con không có tiền trả Ông Năm đâu. Khi nào con lớn lên có tiền con sẽ quay về đây xây mộ cho Ông Năm. Xin Ông Năm đừng theo đòi nợ con… biển đã lấy đi của con tất cả rồi…

Ngay lúc ấy từ máy phóng thanh bản nhạc Biển Nhớ bỗng vang lên để mở đầu một cuộc tiễn đưa như trăm, ngàn cuộc tiễn đưa khác. Âm hưởng của bản nhạc cùng với tiếng đàn organ réo rắt như thúc dục người ra đi và làm nát lòng người ở lại. Dường như cả một vùng biển bao la cũng đang cùng tấu lên một khúc nhạc thê lương để vẫy tay chào những người đã một lần cưỡi lên sóng nước, đùa rỡn với cuộc tử sinh… và lát nữa đây sẽ vĩnh viễn rời xa hòn đảo nhỏ bé này để khởi đầu một cuộc hành trình về nơi vô định.

Đào Văn Bình

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 17/Mar/2014 lúc 9:40pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Mar/2014 lúc 9:15am
QUÊ HƯƠNG VÀ KỶ NIỆM
Phạm Văn Thuận
Thanh Phương diễn  đọc

Tập 1: http://www.mediafire.com/download/ckae1pf8222we23

Tập 2: http://www.mediafire.com/download/dsg1hd9t78c2an4

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Mar/2014 lúc 9:52am

THƠ-Pps KHÓC EM   <<<<<




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 22/Mar/2014 lúc 9:58am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 24/Mar/2014 lúc 11:04am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 29/Mar/2014 lúc 1:57pm
Tấm thẻ bài rách tên <<<<
Tác giả: Hoài Linh
Trình bày: Khánh Ly

Tấm thẻ bài nầy anh để lại cho em làm gì
Anh để lại đây để muôn đời tiếc nhớ hay nuôi thêm hận thù.
Nầy loại mau, nầy loại máu vơi chốn bên anh cứ vẫn còn nguyên
Ký tên anh ký tên anh rách nát nhạt nhòa
Viên đạn nào sao quá oan nghiệt
Khóc một ngàn ngày, đến vạn ngày chưa vơi mạch sầu
Anh vẫn nằm đây mà sao đạn nở xóa tên anh trên thẻ bài …
Còn gì nữa còn gì nữa với máu đông cô mắt mủi người thân
Sống hiên ngang sống gian nan khắp chốn mọi người
Qua một đời xin chẳng còn nguyên
Ngày xưa nhớ lạc quan cố vui anh gởi em tấm the bài nầy
Và nói đây là tấm kim ngân anh để lại cho mình.
Em nào hay nào mơ ước chi đâu
Nay đời anh về cỏi thiên thu em mới biết lòng đau.
Chiến cuộc nào rồi chẳng lụn tàn sau bao năm dài
Anh nằm bình yên đề nuôi hờn oán phút cuối chưa quên người tình
Đừng sợ nữa đừng sợ nữa đã có em đây vuốt mắt ngàn thu
Có em đây giữ trên tay tấm thẻ bài nầy xin một đời góa bụa cùng anh

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Mar/2014 lúc 7:42am

Chuyện di tản 1975

Cũng trên bến tàu nầy. Trong luồng người đi như chạy, một người đàn bà còn trẻ mang hai cái xắc trên vai, tay bồng một đứa nhỏ. Chắc đuối sức nên cô ta quị xuống. Thiên hạ quay đầu nhìn nhưng vẫn hối hả đi qua, còn tránh xa cô ta như tránh một chướng ngại vật nguy hiểm ! Trong sự ồn ào hỗn tạp đó, bỗng nghe tiếng được tiếng mất của người đàn bà vừa khóc la vừa làm cử chỉ cầu cứu. Đứa nhỏ trong tay cô ta ốm nhom, đầu chờ vờ mt sâu hõm, đang lả người về một bên, tay chân xụi lơ. Người mẹ - chắc là người mẹ, bởi vì chỉ có người mẹ mới ôm đứa con quặt quẹo xấu xí như vậy để cùng đi di tản, và chỉ có người mẹ mới  bất chấp cái nhìn bàng quan của thiên hạ mà khóc than thống thiết như vậy - người mẹ đó quýnh quáng ngước nhìn lên luồng người, tiếp tục van lạy cầu khẩn.

Bỗng, có hai thanh niên mang ba lô đi tới, nhìn thấy. Họ dừng lại, khom xuống hỏi. Rồi họ ngồi thụp xuống, một anh rờ đầu rờ tay vạch mắt đứa nhỏ, họ nói gì với nhau rồi nói gì với người đàn bà. Thấy cô ta trao đứa bé cho một anh thanh niên. Anh nầy bồng đứa nhỏ úp vào ngực mình rồi vén áo đưa lưng đứa nhỏ cho anh kia xem. Thằng nhỏ ốm đến nỗi cái xương sống lồi lên một đường dài…

Anh thứ hai đã lấy trong túi ra chai dầu từ lúc nào, bắt đầu thoa dầu rồi cạo gió bằng miếng thẻ bài của quân đội.

Thiên hạ vẫn rần rần hối hả đi qua. Hai thanh niên nhìn về hướng cái cầu thang, có vẻ hốt hoảng. Họ quay qua người đàn bà, nói gì đó rồi đứng lên, bồng đứa nhỏ, vừa chạy về phía cầu thang vừa cạo gió ! Người mẹ cố sức đứng lên, xiêu xiêu muốn quị xuống, vừa khóc vừa đưa tay vẫy về hướng đứa con. Một anh lính Mỹ chợt đi qua, dừng lại nhìn, rồi như hiểu ra, vội vã chạy lại đỡ người mẹ, bồng xóc lên đi nhanh nhanh theo hai chàng thanh niên, cây súng anh mang chéo trên lưng lắc la lắc lư theo từng nhịp bước….

Viết lại chuyện nầy, mặc dù đã hơn ba mươi năm, nhưng tôi vẫn cầu nguyện cho mẹ con thằng nhỏ được tai qua nạn khỏi, cầu nguyện cho hai anh thanh niên có một cuộc sống an vui tương xứng với nghĩa cử cao đẹp mà hai anh đã làm. Và dĩ nhiên, bây giờ, tôi nhìn mấy anh lính Mỹ với cái nhìn có thiện cảm !



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 31/Mar/2014 lúc 7:47am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 31/Mar/2014 lúc 3:19pm
Vượt Sóng  <<<<<
Journey from the Fall

Vượt%20Sóng%20-%20Journey%20From%20The%20Fall%20-%20Hành%20Trình%20Từ%20Sự%20Sụp%20Đổ
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Apr/2014 lúc 10:43am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 100 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.422 seconds.