Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Tâm Tình | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình |
Chủ đề: Vườn TÂM LINH | |
<< phần trước Trang of 9 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 05/Nov/2013 lúc 7:02pm |
Nghệ
thuật nhân sinh: Quên (Giang Nhất Yến ) *** Một buổi tối, tôi đi thăm người bạn từng bị vu
cáo hãm hại. Lúc ăn cơm, anh nhận được một cú điện thoại, người đó muốn nói cho
anh biết ai đã hãm hại. Nhưng anh bạn tôi đã từ chối nghe. Nhìn thấy
vẻ mặt ngạc nhiên của tôi, anh nói: “Biết rồi thì sao chứ? Cuộc sống có những
chuyện không cần biết và có những thứ cần phải quên đi”. Sự rộng lượng của anh khiến tôi rất cảm kích.
Ðời người không phải lúc nào cũng được như ý, muốn bản thân vui vẻ, đôi khi
việc giảm áp lực cho chính mình là điều cần thiết và cách để giảm áp lực tốt
nhất chính là học cách quên, bởi trong cuộc sống này có những thứ cần nhặt lên
và bỏ xuống đúng lúc. Cuộc đời con người giống như một cuộc hành
trình dài, không ngừng bước đi, ven đường nhìn thấy vô vàn phong cảnh, trải qua
biết bao những gập ghềnh, nếu như đem tất cả những nơi đã đi qua, đã nhìn thấy
ghi nhớ hết trong lòng thì sẽ khiến cho bản thân mình chất chứa thêm rất nhiều
gánh nặng không cần thiết. Sự từng trải càng phong phú, áp lực càng lớn, chẳng
bằng đi một chặng đường quên một chặng đường, mãi mãi mang một hành trang gọn
nhẹ trên đường. Quá khứ đã qua, thời gian cũng không thể quay ngược trở lại,
ngoài việc ghi nhớ lấy những bài học kinh nghiệm, còn lại không cần thiết để
cho lòng phải vướng bận thêm. Sẵn sàng Quên đi là một cách cân
bằng Tâm Lý, cần phải chân thành và thản nhiên đối mặt với cuộc sống.
Có một câu nói rất hay rằng: “ Tức giận
là lấy sai lầm của người khác để trừng phạt chính mình”, cứ mãi nhớ và
không quên khuyết điểm của người khác thì người bị tổn thương nhiều nhất chính
là bản thân mình. Bởi lẽ đó, để có được niềm vui và một cuộc sống thanh thản,
ta không nên truy cứu lỗi lầm cũ của người khác. Có rất nhiều người thích câu thơ:
“Xuân có hoa bách hợp, Thu có
trăng. Hạ có gió mát, đông có tuyết”. Trong lòng không có việc gì phải phiền lo, ấy
mới chính là mùa đẹp của nhân gian. Nhớ những cái cần nhớ, quên những cái nên
quên, sống một cuộc sống cởi mở, trong lòng không vướng mắc thì cuộc sống này
sẽ thật tươi đẹp. Giang Nhất Yến Vài cảm nghĩ: Quên nơi đây không có
nghĩa là mất trí nhớ, như ở trường hợp bệnh lý Alzheimer, cũng không là cách đè
nén mang tính tiêu cực để rồi sẽ nhớ lại, mà là không cố chấp, nắm giữ sự vật theo thói
quen. Sự nắm giữ cố chấp mọi
việc là vui hay buồn luôn xảy ra theo thói quen (tập khí) của con người, và đây
được xem là nguồn gốc gây ra khổ đau.
Bởi buồn là cảm giác khó chịu khi không được toại ý, còn vui là cảm giác
dễ chịu khi được thỏa mãn. Tuy
nhiên, để ý rằng vui
không tồn tại lâu dài, nếu nó phụ thuộc vào những điều kiện làm ta toại
ý; nhưng bình thường niềm vui của con người lại rơi vào trường hợp ít
hay nhiều các điều
kiện, và con người lại luôn luôn có ý muốn đi tìm mọi cách để có những
điều
kiện tạo nên niềm vui cho mình. Điều
kiện chồng điều kiện, con người luôn bị trói buộc vào chúng – những ảo
giác. Vậy thì bản chất của niềm vui phải chăng cũng
chẳng kém gì nỗi buồn? Do đó, quên là nên hàm ý quên đi cái buồn hay cái vui bình thường như
ta quan niệm thì mới trọn vẹn. Trong trường hợp này Quên có thể đồng nghĩa với Xả
(捨; P: upekkha;
S: upeksha; E: equanimity). Xả không có nghĩa là gỗ đá trước ưa thích và chê ghét của đời thường, mà là cần tỉnh táo để thấy rõ bản chất của
chúng, để đừng bị trói buộc, cắm sâu vào chúng mà trở thành tham lam và thù hận – hai tính chất làm bế tắc nội tâm (nội kết), gây ra khổ đau
cho chính mình. Để đạt được cái quên “tích
cực” này, có lẽ chúng ta phải thực hành thường xuyên và nhuần nhuyễn Xả như là
một phản xạ nhạy bén. Bốn lãnh vực nhớ
nghĩ (quán niệm) thường được tập luyện Xả là: Xả Pháp,捨法: mọi sự vật. Trở về chính mình với Thân,
Thọ, Tâm để thấy rõ bản chất, đó là tự tri. Đến với Pháp để thấy rõ bản chất,
đó là toàn tri. Công cụ (pháp khí) làm
phương tiện cho thực tập xả chính là lý Duyên khởi***. Quán niệm lý Duyên khởi sâu
sắc cho từng lãnh vực sẽ giúp dần cho sự chuyển hóa nội tâm – tạo sự cân bằng tâm lý, đó là tránh hay vượt
qua các cực đoan. Một khi nội tâm đau
khổ do bị bế tắc bởi tham lam và sân hận được khai thông bằng sự chuyển hóa
này, thì có lẽ chính đây là hạnh phúc thật sự! ____ ***Lý Duyên khởi nói rằng
mọi sự vật là do các yếu tố tương tác hợp-tan (duyên), cho nên tuy thấy mọi sự
vật là có, nhưng không có thực thể (thường có).
Đã không thực thì cớ sao ta phải nắm giữ, thay vì thấy đó là điều mà
chúng ta cần cảnh giác. *** |
|
mk
|
|
IP Logged | |
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 06/Nov/2013 lúc 6:06pm |
Ni sư Tenzin Palmo Nun Tenzin Palmo *** Tenzin Palmo - Wikipedia, the free encyclopediaVIDEO Chọn cách ẩn tu trong một hang động hẻo lánh trên rặng núi Ky Mã
Lạp Sơn, cách biệt với thế giới bên ngoài bởi những rặng núi tuyết phủ, ni sư
Tenzin Palmo đã tu luyện tại đây trong suốt 12 năm. Ở đó ni sư đã phải chiến
đấu với cái lạnh cắt da cắt thịt, với những thú hoang dã, với sự khan hiếm thực
phẩm và tuyết lở. Cuộc sống trên độ cao lạnh lẽo những tháng ngày sau đó với
Tenzin
cực kỳ khó khăn. Mùa hè thì còn có thể đi bộ ra suối lấy nước, nhưng khi mùa
đông đến thì không ra ngoài hang được, phải nấu tuyết làm nước uống và sinh
hoạt. Về thực phẩm, bà phải thu xếp để nhận các thực phẩm khô, dầu đốt, dầu ăn,
muối đường và củi khô ở dưới núi đem lên vào mỗi mùa hè. Thêm vào đó, bà trồng
thêm hoa màu ở một cái vườn nhỏ trước hang. Bà trồng rau cải và đậu peas nhưng
bị chuột núi ăn mất chỉ chừa cho bà loại cải turnip và khoai tây mà thôi.
Tenzin đã khám phá ra là loại cải turnip này rất tốt và bổ dưỡng. Bà thu hoạch
nhiều để phơi khô dành cho mùa đông. Tenzin vẫn ăn chay từ ngày gia nhập
vào hàng ngũ tăng lữ Phật
giáo. Thực đơn hàng ngày rất đơn giản, có thể nói ngày nào cũng như ngày nào
trong suốt 12 năm. Mỗi bữa ăn gồm cơm, đậu lentil và rau cải turnip khô hoặc
tươi, đôi khi thêm khoai tây. Trong suốt 12 năm, Tenzin đã ăn uống như thế,
không có gì thay đổi, không có những thứ xa xỉ như bánh ngọt hay sôcôla. Bên ngoài hang cư trú Mỗi khi mùa đông đến, thời tiết cực kỳ lạnh, nhiệt độ dưới thung
lũng là âm 35 độ, con nơi Tenzin ở lạnh hơn rất nhiều. Tuyết phủ dày đặc bao
quanh hang động, tuy thế trong hang lại ấm hơn là căn nhà mà Tenzin ở 6 năm
dưới thung lũng trước kia, bằng chứng là cốc nước trên bàn thờ ở đây không đông
thành đá trong khi ở dưới kia lại đông đá. Tenzin chỉ nhóm lửa một lần vào mỗi
trưa để nấu ăn. Điều này có nghĩa là khi mặt trời lặn, trong hang hoàn toàn
không có một chút hơi ấm, thế mà Tenzin vẫn vượt qua được, bà bảo khi thực sự
hành thiền, tự nhiên cơ thể phát nhiệt và trở nên ấm áp. Trong hang tu của Tenzin không có ti vi, không máy nghe nhạc,
không sách báo tiểu thuyết ngoại trừ kinh sách Phật giáo, ngay cả đến giường
nằm cũng không có. Tenzin muốn cuộc sống càng đơn giản chừng nào càng tốt chừng
nấy. Bà đã tập ngồi thiền mà không cần ngủ. Bà cho rằng trạng thái yên tịnh và
cô quạnh trong hang động là nơi hoàn hảo nhất để thực hành tu tập. Sống trong hang động hoàn toàn cách biệt với thế giới
bên ngoài là
một điều kỳ bí và thích thú đối với Tenzin. Phụ nữ thường hay nhút nhát sợ hãi
và mất bình tĩnh khi thấy những con thú đi lảng vảng xung quanh, nhưng Tenzin
chẳng bao giờ sợ bất cứ con thú nào, ngược lại, chúng cũng không sợ hãi bà.
Trong suốt 12 năm sống trong hang động Tenzin cảm thấy yên bình hạnh phúc, tuy
không ít lần bà phải đối diện với cái chết bởi những trận bão tuyết, tuyết lở
và thiếu thực phẩm. Ví dụ như trận bão tuyết và tuyết lở kinh hoàng vào tháng
3/1979 kéo dài liên tục suốt một tuần làm 200 người dân Lahoul chết. Trong trận
bão tuyết ấy, Tenzin phải sống trong bóng tối vì tuyết phủ kín, bà không dám
đốt đèn vì sợ không còn oxy để thở. Tenzin đã đối diện với cái chết, nhưng
trong giây phút đó bà đã không nghĩ đến cái chết và tỏ ra sợ hãi, bà đã tự kiểm
điểm lại bản thân, những việc làm tốt và không tốt và luôn cảm thấy hạnh phúc
khi nghĩ rằng mình là một tu sĩ Phật giáo. Tenzin đã trải qua cơn bão tuyết
kinh hoàng ấy khi mà những người dưới núi không ai nghĩ bà còn sống sót. Lẽ ra Tenzin Palmo sẽ ở trong động tu suốt cuộc đời, nhưng vì một
trục trặc nhỏ về giấy tờ di trú nên bà bị bắt buộc phải rời khỏi động tuyết để
trở về với thế giới bên ngoài bởi chính quyền sở tại. Khi được tin bà ra khỏi
động tu sau 12 năm dài ẩn tu, nhiều người đã tìm đến để có dịp tận mắt xem
Tenzin giờ ra sao, kết quả tu hành của bà thế nào? Bà thành Phật chưa? Một
người bạn Đức quen biết bà nhiều năm tên là Lia đang sinh sống ở Dharamsala
cũng đến tìm gặp Tenzin. Lia kể về Tenzin Palmo như sau: “Khi tôi hỏi nhiều lần
về sự chứng ngộ, Tenzin Palmo chỉ trả lời: “Một điều tôi có thể nói với bạn là
– Tôi đã chẳng bao giờ nhàm chán”. Và thế là Tenzin Palmo ra khỏi động tu, lúc ấy vào năm 1988 và bà
bước sang tuổi 45. Theo như người ta kể, bà giã từ động tu, nơi mà đã ấp ủ bà
suốt quãng tuổi thanh xuân một cách bình thản không tiếc, không thương, không
buồn. Chính bà đã nói: “Chẳng có gì cả, phần lớn những gì tôi đối mặt ở đây đã
qua đi. Thời gian ngưng lại, đặc biệt là ba năm cuối cùng qua đi như là có mấy
tháng.” Sau 24 năm ở Ấn Độ, trong đầu bà lúc này hoàn toàn không có ý niệm đi
đâu. Nhiều người quen ở khắp nơi trên thế giới đều biên thư hoặc đánh điện ngỏ
ý mời bà đến đất nước của họ. Nhưng cuối cùng bà đã chọn về với gia đình một
người bạn Hoa Kỳ ở Italy, thị trấn ***issi, tỉnh hạt Umbria. Tenzin ở ***issi 5 năm. Trong thời gian này nhiều nơi ở châu Âu và
châu Á, cả Phật giáo lẫn Thiên Chúa giáo đều mời bà đến diễn thuyết và dạy
thiền. Vì thấy các nữ tu sĩ Phật giáo không có chốn tu hành, họ thường phải di
chuyển từ trung tâm này đến trung tâm khác, không thuận tiện cho việc tu tập
phát triển tâm linh, nên bà quyết định bắt tay vào việc thiết lập một nữ tu
viện Phật giáo tại miền Bắc Ấn Độ. Bà đi diễn thuyết và cổ vũ khắp mọi nơi cho
dự án này. Bà gặp đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và Đức Giáo Hoàng. Bà cũng đã tham
dự hội nghị Phật giáo do lời mời của đức Đạt Lai Lạt Ma tại Dharamsala và giúp
tổ chức các hội nghị về nữ tu Phật giáo thế giới hàng năm tại Bồ Đề Đạo Tràng,
Ấn Độ và Lâm Tỳ Ni, Nepal. Tenzin Palmo là người có công lớn trong việc xây dựng nữ tu viện
Phật giáo, bà nhiệt thành đi diễn thuyết xin tiền ủng hộ. Bà làm việc không mệt
mỏi. Tài sản của bà chỉ vỏn vẹn gồm một cái túi ngủ, một vài quyển sách Phật
giáo, một ít dụng cụ cá nhân, và ba bộ áo nhà tu. Bà từ chối không dùng tới số
tiền quyên góp dành xây tu viện, ngay cả dùng vào chi phí di chuyển. Bà không
ngần ngại đi khắp mọi nơi, đi xe, đi bộ, đi máy bay, chờ đợi nhiều giờ, có khi
nhiều ngày để chuyển tiếp phương tiện, nhưng không bao giờ cau có, than phiền,
ngoại trừ khi đụng tới vấn đề ăn mặn, bà nói mạnh và thẳng thừng lý do tại sao
không nên ăn thịt chúng sinh. Cuộc đời của ni sư Tenzin Palmo đã trở thành một huyền thoại thần
kỳ. Bà trở thành thần tượng cho các nữ tu sĩ phương Tây, cả Phật giáo và các
tôn giáo khác. Hiện tại với vai trò là ni sư trưởng của Phật giáo Tây Tạng, ni
sư Tenzin vẫn ngày ngày tâm huyết với các dự án của mình. Bà nói rằng bà sẽ trở
lại động tu nhưng bà sẽ không trở lại động tu cũ bởi sức khỏe hiện tại không
cho phép bà sống ở độ cao như thế nữa. Đối với bà, động tu sắp tới mang nhiều ý
nghĩa ẩn dụ hơn là hiện thực, cũng có thể là một túp lều tranh ở một nơi yên
tĩnh, không hẳn là ở thật xa. Nơi đó có thể là bất cứ đâu, có thể là phương
Đông nơi bà có cảm nghĩ là sẽ viên tịch ở đó. Tất cả đều không quan trọng bởi
đối với Tenzin bất cứ nơi đâu bà cũng đều coi là nhà. Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 06/Nov/2013 lúc 7:38pm |
|
mk
|
|
IP Logged | |
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 27/Nov/2013 lúc 3:40am |
Chuyện Thiền. " Người cho nên cảm ơn" Lúc
Seisetsu giảng dạy tại chùa Engaku ở Kamakura, thiền sư cần phòng ốc
rộng hơn, vì nơi giảng dạy của thầy đã quá chật. Umezu Seibei, một
thương gia ở Edo, quyết định là sẽ tặng 500 đồng vàng, gọi là ryo, vào
việc xây trường rộng thêm. Umeza mang tiền đến cho thiền sư.
Tranh Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma do thiền sư Seisetzu vẽ Seisetsu nói: “Tốt lắm. Tôi sẽ nhận.” Umezu
trao bao vàng cho Seisetsu, nhưng không hài lòng với thái độ của thiền
sư. Một người có thể sống cả năm với chỉ 3 ryo, nhưng thương gia này
không nhận được cả một tiếng cám ơn.
“Trong bao đó có 500 ryo,” Umezu nhắc khéo.
“Anh đã nói cho tôi biết rồi,” Seisetsu trả lời.
“Dù tôi là một thương gia giàu có, 500 ryo vẫn là rất nhiều tiền,” Umezu nói.
“Anh muốn tôi cám ơn anh?” Seisetsi hỏi.
“Thầy nên làm vậy,” Umezu trả lời.
“Tại sao tôi nên cám ơn?” Seisetsu thắc mắc. “Người cho nên cám ơn.”
. Bình:
•
Bố thí là một thực hành lớn trong nhà Phật. Con đường Bồ-tát (Bồ Tát
Đạo) có 6 nhánh qua sông (lục độ ba-la-mật), tức là sáu phương cách thực
hành (“hạnh”) để đến giác ngộ, trong đó Bố thí là “hạnh” đầu tiên–Bố
thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định, trí tuệ. Cho đi cái mình
có là cách đương nhiên nhất để thực hành “vô ngã” (“không có cái tôi”).
• Bố thí thế nào? Kinh Kim Cang, đoạn 4 viết: “Bồ tát đối với pháp nên không có chỗ trụ mà làm việc bố thí,
gọi là chẳng trụ nơi sắc để bố thí, chẳng trụ thanh hương vị xúc pháp
để bố thí. Này Tu-bồ-đề, Bồ tát nên như thế mà bố thí, chẳng trụ nơi
tướng. Vì cớ sao? Nếu Bồ-tát bố thí chẳng trụ tướng thì phước đức không
thể nghĩ lường.”
Câu này có nhiều tầng triết lý rất sâu xa, tuy nhiên nói giản dị theo cách sống hàng ngày của chúng ta thì câu này có thể hiểu là bố thí mà chẳng cầu gì cả, chẳng để được thấy tên mình trong danh sách (sắc), hay nghe được tên mình (thanh), hay tiếng tăm lừng lẫy của mình (hương), hay để nếm vị vinh quang của mình (vị), hay sờ được tên mình khắc trên bia đá (xúc), hay vì bất kỳ điều gì trong vũ trụ (pháp). Bố
thí với một tâm hoàn toàn rỗng lặng. Ngay cả dùng đạo pháp làm chủ đích
của bố thí cũng không. Đoạn 14, Kinh Kim Cang viết: “Nếu Bồ-tát trụ nơi
pháp mà làm việc bố thì thì ắt như người vào trong tối không thể thấy.
Nếu Bồ-tát tâm không trụ pháp mà hành bố thí thì như người có mắt lại thêm ánh sáng mặt trời chiếu soi, thấy các thứ hình sắc.”
(Ghi
chú: Bố thí không vì mình mà vì đạo pháp thì hay lắm rồi, vẫn hơn
không. Nhưng bố thí mà vượt qua được cả tầng “vì đạo pháp” này mới là
chân ngộ của Bồ tát).
Bố
thí tự nhiên như hít thở. Bố thí tự nhiên như khát nước thì uống nước
mà chẳng hề suy nghĩ gì. Đó mới là bố thí hạnh của Bồ-tát.
•
Đương nhiên là bố thí mà cần cám ơn như Umezu là không nên rồi. Và
đương nhiên là một câu cám ơn cũng chẳng tốn công gì mà thiền sư
Seisetsu lại không thể nói một tiếng cho vui vẻ cả làng. Nhưng, có lẽ là
thiền sư biết tâm tính Umezu và cố tình im lặng để dạy cho Umezu một
bài học về Phật pháp.
• Nhưng tại sao thiền sư nói “Người cho nên cám ơn”?
Thưa,
vì bố thí là hạnh Bồ tát, mà muốn thực hành hạnh này thì phải có người
nhận. Nếu không có người nhận thì không thể làm việc bố thí được. Mang
tiền ra vất ngoài sa mạc không phải là bố thí. Cho nên, người cho phải
cám ơn người nhận đã tạo cho mình một cơ hội để thực hành hạnh bố thí.
Chú ý, câu đầu tiên thiền sư nói khi Umezu mang tiền vào: “Tốt lắm. Tôi sẽ nhận.” Tức là, tôi cho chú cơ hội làm việc bố thí.
• Không nên xem đây là một cuộc đấu tranh tư tưởng giữa hai người, Umezu và thiền sư, xem ai thắng.
Đa số mọi người trong chúng ta đều như Umezu, đều muốn nghe cám ơn khi bố thí–không những cám ơn mà còn phải cám ơn trên radio, TV, báo chí, Internet thì mới hả dạ.
Umezu chẳng ai xa lạ hơn là cái tôi của mỗi người chúng ta. Nhưng điều chúng ta không biết, và thiền sư Seisetsu muốn dạy, là: " Người cho, phải cám ơn người nhận."
PS:
•
Seisetsu Genjo Seki hay Seisetsu Genjyo Seki, (1877-1945), là thiền sư
dòng Lâm Tế, từ thiền sư Hakuin Vậy À mà ra. Trong thập niên 1920,
Seisetsu là sư trụ trì của chùa Tenryu ở Nhật.
.Chùa Engaku trong truyện này là một chùa Lâm Tế rất lớn, và là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng cùa Nhật ngày nay.
Trần Đình Hoành dịch và bìnhChỉnh sửa lại bởi mykieu - 27/Nov/2013 lúc 4:08am |
|
mk
|
|
IP Logged | |
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 29/Nov/2013 lúc 6:03am |
Ðọc truyện cười, đôi khi không chỉ là để cười, để thư giãn. Mà có thể, đằng sau những mẩu chuyện ấy là một bài học, một thông điệp đến từ cuộc sống.
Câu chuyện
thứ nhất: Một cậu học trò lớp ba viết rằng cậu muốn trở thành một diễn viên
hài trong bài tập làm văn của mình. Thầy giáo Việt Nam phê: "Không có chí
lớn", còn thầy giáo người nước ngoài nói: "Thầy chúc em mang tiếng
cười cho toàn thế giới".
ST |
|
mk
|
|
IP Logged | |
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 30/Nov/2013 lúc 5:27pm |
CÂU CHUYỆN NHÂN QUẢ TẠI ĐẠI HỌC STANFORD Đại học Stanford nằm trên một khuôn viên rộng 3.310 hecta tại thành phố Stanford, tiểu bang California, cách thành phố San Jose 20 dặm (32 km) và cách thành phố San Francisco 37 dặm (60 km). Đại học Stanford là một trong 2 trường đại học uy tín nhất Hoa Kỳ và được xếp hạng thứ nhì trong 10 trường đại học hàng đầu của thế giới (http://www.telegraph.co.uk/education/universityeducation/9584846/University-rankings-Top-10-world-universities-201213-in-pictures.html?frame=2359150) DÂY LÀ MỘT CÂU CHUYỆN CÓ THẬT XẢY RA VÀO NĂM 1892 TẠI ĐẠI HỌC STANFORD Có một cậu học sinh 18 tuổi đang gặp khó khăn trong việc trả tiền học. Cậu ta là một đứa trẻ mồ côi, và cậu ta không biết đi nơi đâu để kiếm ra tiền. Thế là anh chàng này bèn nảy ra một sáng kiến. Cậu ta cùng một người bạn khác quyết định tổ chức một buổi nhạc hội ngay trong khuôn viên trường để gây quỹ cho việc học. Họ tìm đến người nghệ sĩ dương cầm đại tài Ignacy J Paderewski. Người quản lý của Paderewski yêu cầu một khoản phí bảo đảm $2000 để cho ông ấy được biểu diễn. Sau khi họ thoà thuận xong, hai người sinh viên ấy bắt tay ngay vào công việc chuẩn bị để cho buổi trình diễn được thành công. Ngày trọng đại ấy cuối cùng đã đến. Paderewski cuối cùng cũng đã buổi diễn tại Stanford. Thế nhưng không may là vé vẫn chưa được bán hết. Sau khi tổng kết số tiền bán vé lại, họ chỉ có được $1600. Quá thất vọng, họ đến chỗ của của Paderewski để trình bày hoàn cảnh của mình. Hai người sinh viên ấy đưa Paderewski toàn bộ số tiền bán vé, cùng với 1 check nợ $400, và hứa rằng họ sẽ trả số nợ ấy sớm nhất có thể. KHÔNG”, Paderewski nói. “Cái này không thể nào chấp nhận được.” Ông ta xé tờ check, trả lại $1,600 cho hai chàng thanh niên và nói: “Đây là 1600 đô, sau khi trừ hết tất cả các chi phí cho buổi biểu diễn thì còn bao nhiêu các cậu cứ giữ lấy cho việc học. Còn dư bao nhiêu thì hãy đưa cho tôi.” Hai cậu sinh viên ấy vô cùng bất ngờ, xúc động cảm ơn Paderewski... Đây chỉ là một làm nhỏ, nhưng đã chứng minh được nhân cách tuyệt vời của Paderewski. Tại sao ông ấy có thể giúp hai người mà ông ấy thậm chí không hề quen biết. Chúng ta tất cả đều đã bắt gặp những tình huống như vậy trong cuộc sống của mình. Và hầu hết chúng ta đều nghĩ: "Nếu chúng ta giúp họ, chúng ta sẽ được gì?” Thế nhưng, những người vĩ đại họ lại nghĩ khác: "Giả sử chúng ta không giúp họ, điều gì sẽ xảy ra với những con người đang gặp khó khăn ấy?" Họ không mong đợi sự đền đáp, Họ làm chỉ vì họ nghĩ đó là việc nên làm, vậy thôi. Người nghệ sĩ dương cầm tốt bụng Paderewski hôm nào sau này trở thành Thủ Tướng của Ba Lan. Ông ấy là một vị lãnh đạo tài năng. Thế nhưng không may chiến tranh thế giới nổ ra, và đất nước của ông bị tàn phá nặng nề. Có hơn một triệu rưỡi người Ba Lan đang bị chết đói, và bây giờ chính phủ của ông không còn tiền để có thể nuôi sống họ được nữa. Paderewski không biết đi đâu để tìm sự giúp đỡ. Ông ta bèn đến Cơ Quan Cứu Trợ Lương Thực Hoa Kỳ để nhờ sự trợ giúp. Người đứng đầu cơ quan đó chính là Herbert Hoover, người sau này trở thành Tổng Thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Ông Hoover đồng ý giúp đỡ và nhanh chóng gửi hàng tấn lương thực để cứu giúp những người Ba Lan đang bị đói khát ấy.Thảm họa cuối cùng cũng đã được ngăn chặn. Thủ Tướng Paderewski lúc bấy giờ mới cảm thấy nhẹ nhõm. Ông bèn quyết định đi sang Mỹ để tự mình cảm ơn ông Hoover vì cử chí cao quý của ông ấy đã giúp đỡ người dân Ba Lan trong những lúc khó khăn. Thế nhưng khi Paderewski chuẩn bị nói câu cảm ơn thì ông Hoover vội cắt ngang và nói: “Ngài không cần phải cảm ơn tôi đâu, thưa ngài Thủ Tướng. Có lẽ ngài không còn nhớ, nhưng vài năm trước, ngài có giúp đỡ hai cậu sinh viên trẻ tuổi ở bên Mỹ được tiếp tục đi học, và tôi là một trong hai chàng sinh viên đó đấy.” THẾ GIỚI NÀY ĐÚNG THẬT LÀ TUYỆT VỜI, KHI BẠN CHO ĐI THỨ GÌ, BẠN SẼ NHẬN LẠI ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU TƯƠNG TỰ. Internet Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 30/Nov/2013 lúc 5:32pm |
|
mk
|
|
IP Logged | |
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 07/Dec/2013 lúc 7:32am |
|
|
mk
|
|
IP Logged | |
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 07/Dec/2013 lúc 8:09pm |
Khám phá:
5 điều người ta hối tiếc nhất lúc sắp lìa trần Một nữ y tá người Úc tên Bronnie Ware đã có nhiều năm chuyên chăm sóc người bệnh ở thời kỳ 12 tuần cuối của cuộc đời họ. Qua đó cô đã có cơ hội ghi lại những điều mà người bệnh còn hối tiếc trước khi nhắm mắt.
Cô nhận ra rằng khi người sắp qua đời được hỏi có điều gì trong cuộc
đời mà họ hối hận vì đã không làm khác đi, đã có một số câu trả lời rất
phổ biến trong tâm lý chung của con người ở giai đoạn này mà cô có thể
tổng kết lại thành năm điều và viết thành cuốn sách cùng tên: “5 điều
hối tiếc nhất lúc sắp lìa trần”. Đã không có câu trả lời nào đề cập đến
sự ham muốn về tình dục hay những cú nhảy bungee mạo hiểm. “5 điều hối tiếc nhất lúc sắp lìa trần”
Dưới đây là năm điều hối tiếc phổ biến nhất của những người sắp chết, mà Ware đã ghi lại:
1. Giá mà tôi có đủ can đảm để sống một cuộc sống đúng với bản
thân mình, chứ không phải là cuộc sống mà những người khác mong đợi ở
tôi.
“Đây là niềm hối tiếc phổ biến nhất. Khi con người ta nhận ra rằng cuộc
đời của họ đang gần đến điểm kết thúc, ngoảnh nhìn lại, thật dễ dàng để
nhận ra có bao nhiêu giấc mơ đã trôi đi mà chưa thành hiện thực. Hầu
hết mọi người đã không tôn trọng thậm chí chỉ một nửa giấc mơ của mình
và giờ đây họ phải ra đi trong suy nghĩ rằng điều này hoàn toàn do những
gì họ đã lựa chọn, hoặc không lựa chọn. Sức khỏe mang lại một sự tự do
mà rất ít người nhận ra, cho đến khi họ không còn có nó được nữa”.
2. Giá mà tôi đã không làm việc một cách cật lực.
“Điều hối tiếc này này đến từ tất cả các bệnh nhân nam mà tôi chăm sóc.
Họ đã bỏ lỡ tuổi trẻ của con cái họ cũng như sự đồng hành của người bạn
đời. Phụ nữ cũng có nhắc đến điều hối tiếc này, nhưng vì hầu hết họ đến
từ thế hệ cũ, họ đã không cần phải là trụ cột gia đình. Tất cả những
người đàn ông mà tôi đã chăm sóc đều hối hận một cách sâu sắc rằng họ đã
chi tiêu quá nhiều cuộc sống của họ để chạy đua với công việc”.
3. Giá mà tôi có đủ can đảm để bộc lộ cảm xúc của mình.
“Nhiều người phải ức chế cảm xúc của mình để giữ hòa khí với những
người xung quanh. Kết quả là, họ phải tự nén mình xuống sống một cuộc
sống tầm thường và không bao giờ trở thành người mà họ đã thực sự có khả
năng trở thành. Nhiều căn bệnh phát triển liên quan đến sự cay đắng và
oán giận mà họ đã phải ôm trong người”.
4. Giá mà tôi giữ liên lạc với bạn bè của tôi.
“Thường thì họ sẽ không thực sự nhận ra những lợi ích đầy đủ của những
người bạn cũ cho đến những tuần cuối cùng của cuộc đời, và không phải
lúc nào cũng có thể tìm lại được bạn bè. Nhiều người đã bị kẹt trong
cuộc sống riêng của họ đến nỗi đã để những tình bạn vàng trôi đi theo
năm tháng. Đến cuối đời họ cảm thấy rất ân hận bởi đã không dành đủ thời
gian và nỗ lực để chăm chút cho tình bạn của mình. Tất cả họ đều nhớ
đến những người bạn của mình khi họ đang hấp hối”.
5. Giá mà tôi để cho bản thân mình được hạnh phúc hơn.
“Đây là một niềm hối hận phổ biến đến mức ngạc nhiên. Nhiều người cho
đến phút cuối cùng mới nhận ra hạnh phúc chính là một sự lựa chọn cho
cuộc sống. Họ bị kẹt trong những mô hình và thói quen cũ. Cái gọi là “sự
dễ chịu” của sự quen thuộc đã lấn át đời sống tinh thần cũng như thể
chất của họ. Sự sợ phải thay đổi đã khiến họ phải giả vờ với mọi người
xung quanh và với chính bản thân họ, rằng họ đang rất mãn nguyện, nhưng
thực ra, ở sâu bên trong, họ thèm được cười hết mình và có được lại sự
khờ dại”.
Hãy sống và cống hiến hết mình để trước khi nhắm mắt ta sẽ nở 1 nụ cười !
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 07/Dec/2013 lúc 8:20pm |
|
mk
|
|
IP Logged | |
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 10/Dec/2013 lúc 7:14pm |
|
|
mk
|
|
IP Logged | |
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 14/Dec/2013 lúc 7:28pm |
TÁM THỨC
Trung quán và Duy thức
Luận lý học Trung quán có thể tóm thâu vào hai nguyên lý: nguyên lý Tánh
Không, “Duyên khởi là Không”, và nguyên lý Nhị đế, “Nếu không nương tục
đế thời không được Đệ nhất nghĩa đế, không được Đệ nhất nghĩa đế, thời
không được Niết bàn.”
Nhị đế không phải là một thuyết về bản chất thực tại, mà chỉ là một hình
thái nhận thức, một phương cách quán sát và phân tích thế giới. Đặc
tính của Nhị đế là chẳn những hai đế tương phản nhau, bên chân bên vọng,
mà ngoài ra Tục đế không bao giờ trở thành Chân đế và Chân đế luôn luôn
siêu việt tục đế. Nguyên do thành lập thuyết Nhị đế là nhằm làm sáng tỏ
tính chất tuyệt đối gián đoạn giữa hai đế. Phía này, thế Tục đế là chân
lý ước định có thể dùng kinh nghiệm và lý luận thông thường để thấu
triệt. Phía kia, Chân đế là chân lý tối thượng phải tinh tấn tu tập
thiền định triển khai tuệ quán vào tánh Không mới chứng ngộ được.
Vậy theo Nhị đế, “Duyên khởi là Không” không có nghĩa Duyên khởi đồng
nhất với tánh Không những khi thiền giả đã xuất định. Cũng như sự nhận
biết “sinh tử là Niết bàn” chỉ thực hiện được trong những giây phút quán
tưởng có hiệu quả mà thôi. Một khi trở về với tập quán suy tư và nhận
thức thông tục, thời sinh tử và Niết bàn không thể là một. Điều này nói
lên tính chất phức tạp của sự tương quan liên hệ giữa luận lý và chứng
ngộ, giữa ý thức hay ý chí và Niết bàn. Thuyết Nhị đế minh thị sự phân
cách tuyệt đối giữa tri thức và trí tuệ, giữa luận lý và giác ngộ nhưng
đồng thời gợi ý phương thức giải quyết vấn đề phân cách ấy. Theo Nhị đế,
phải nhờ những ngôn thuyết của thế tục đế mới đắc Đệ nhất nghĩa đế, và
do đó mà được Niết bàn. Như vậy, Nhị đế là một phương tiện cần cho giai
đoạn chuyển mê khai ngộ, một phương tiện chuyên chở cho sự thành công
của một cứu cánh.
Dựa trên thuyết Duyên khởi chủ trương sự vật có tính chất hỗ nhập, nghĩa
là không có sự vật nào hiện hữu độc lập, có sẵn định tánh nơi bản thể,
và mọi sự vật đồng thời hiện khởi, nương tựa lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn
nhau, cái này không chướng ngại sự hiện hữu và hoạt động của những cái
kia, Bồ tát Long Thọ dùng danh từ “vô tự tính” để biểu trưng tính chất
“hỗ nhập” ấy của mọi hiện thực, tức của duyên khởi. Vì Duyên khởi và
tánh Không cùng chung một căn bản hữu pháp là vô tự tính nên “Duyên khởi
là Không” miêu tả một quan hệ hỗ tức theo luật đồng qui nhất giữa Duyên
khởi và tánh Không.
Bồ tát Long Thọ sử dụng biện chứng tứ cú để chứng minh hết thảy mọi pháp
đều vô tự tính. Ngài sử dụng luận lý nhằm mục đích cho thấy rõ luận lý
bất lực không thể dẫn đến tánh Không, nhiều nhất là đến chân trời vô tự
tính của thế giới. Ngay cả ngôn ngữ và luận lý vì thuộc thế tục đế nên
vô tự tính và cuối cùng, chủ trương tánh Không cũng vô tự tính nốt. Bởi
thế cho nên Ngài không những khẳng định: “Ta không đưa ra một chủ trương
nào cả.” (Hồi tránh luận, bài tụng 29), mà còn quả quyết: “Do tánh
Không mà tất cả pháp được thành tựu và hợp lý.” (Trung luận, XXIV.14) Đó
là do trí quán Không, Ngài tuệ tri ngôn ngữ và luận lý cũng như hết
thảy mọi pháp đều do Không mà có.
Trên phương diện nhận thức luận, thế tục đế là ngôn ngữ và luận lý. Tuy
luận lý cũng như ngôn ngữ đều Không, nhưng chính do Không mà chúng thành
tựu. Nói cách khác, tánh Không phục hoạt vai trò của thế tục đế là giải
thích sự tồn tại của vạn pháp mặc dầu vạn pháp không có tự tính. Vai
trò được phục hoạt có nghĩa là do trí quán Không và đắc Đệ nhất nghĩa
đế, thế tục đế được khẳng nhận có ý nghĩa do tập quán và công ước qui
định. Đặt nền móng trên tánh Không, xiển minh và kiện toàn sự phục hoạt
vai trò của thế tục đế, Duy thức tông của Thế Thân thiết lập một đạo lý
mới thiên trọng sự thực hành pháp quán tưởng phát xuất từ hệ thống Du
già do anh ruột là Vô Trước sáng lập. Đạo lý Duy thức có tính chất đặc
thù, bao gồm hai thuyết, thuyết tri thức và thuyết ba tánh ba vô tánh,
chuyên khảo về Thức và nghiên cứu phương pháp thực hành phát triển khả
năng của Thức, chuyển Thức thành Trí, trực chỉ vào tánh Không của vạn
pháp. Ba tánh, biến kế sở chấp, y tha khởi, và viên thành thật, và ba vô
tánh, tướng vô tánh, sinh vô tánh, và thắng nghĩa vô tánh, là ba tướng
trạng hiện hữu của các pháp được nhận thức đứng trên hai quan điểm có và
không.
Ba tánh là cơ sở của lý Duy thức, mà cũng là đối cảnh sở duyên của Du
già chỉ quán, giống như tánh Không vừa là nguyên nhân và mục đích của
pháp biện chứng Trung quán, vừa là đối tượng liễu tri của mọi công trình
luyện tâm nhằm tuệ giác Thật tướng của vạn pháp. Ba vô tánh minh giải
tánh Không của các pháp như lời đức Phật dạy Bồ tát Thắng nghĩa sinh
được ghi trong Giải thâm mật kinh: “Như Lai căn cứ ba vô tánh mà mật ý
nói các pháp toàn không, không sinh không diệt, bản lai vắng bặt, tự
tánh niết bàn.”
Thuyết tri thức luận giảng tám thức như một hệ thống nhận thức trong đó
Thức (Vijnàna) được phân biệt với Trí (Jnàna). Thức là Trí còn vướng mắc
kiến giải phân đôi về hiện hữu và Trí là tuệ giác không còn ý thức tự
ngã. Vì lập trường của Phật giáo là lấy giải thoát và giác ngộ làm mục
đích, nên thuyết tri thức cho thấy rõ ràng vị trí của các thức trong sự
tu dưỡng đúng theo đường lối của thuyết Du già chỉ quán. Nghĩa là, do
thuyết ba tánh ba vô tánh làm nền tảng và xây dựng, thuyết tri thức chỉ
ra phương pháp tu hành trải qua nhiều giai đoạn, thực hành nhiều đức
mục, để cuối cùng chứng đắc chuyển y thành tựu chuyển thức thành trí.
Nội dung các kinh hay luận văn Duy thức học thường bao gồm ba điều mục:
cảnh (visaya) là chân lý luận, hành (pratipatti) là phương pháp luận, và
quả (phala) là mục đích luận. Hai thuyết tri thức và ba tánh ba vô tánh
tuy cùng là cảnh, nhưng thuyết các thức luôn luôn được trình bày trước,
rồi mới đến thuyết ba tánh ba vô tánh. Sau đó là hành và quả giảng giải
các phương pháp tu tập chỉ quán và nhắc nhở lời Phật dạy: “Phải phân
biệt rành rẽ hai món căn bản: vọng tâm phiền não là căn bản của sinh tử
luân hồi và chân tâm thanh tịnh là căn bản của Bồ đề Niết bàn.” (Kinh
Thủ Lăng Nghiêm)
Theo thuyết ba tánh mhư được trình bày trong Nhiếp luận, thời niết bàn
là chuyển y, bởi vì “thể tướng của niết bàn (vô trú) là xả bỏ tạp nhiễm
(phiền não) mà không xả bỏ sinh tử, chuyển y chỗ dựa của hai phần (sinh
tử và niết bàn). Ở đây, sinh tử là phần tạp nhiễm nơi y tha, niết bàn là
phần thanh tịnh nơi y tha, chỗ dựa của hai phần là y tha thông cả hai
phần. Chuyển y là chính y tha khởi nổi lên sự đối trị thời chuyển bỏ
phần tạp nhiễm mà chuyển được phần thanh tịnh.” Chứng đắc chuyển y thời
cái trí bình đẳng nổi lên, “bấy giờ do đó mà chứng được sinh tử tức niết
bàn.” Như vậy thuyết ba tánh có thể xem như nền tảng luận lý căn cứ vào
đó mà giải thích Y tha khởi và Viên thành thật, pháp và pháp tánh, sinh
diệt và niết bàn, thế tục đế và Đệ nhất nghĩa đế chẳng phải một chẳng
phải khác.
Tâm ý thức
Bây giờ hãy tìm hiểu chi tiết về thuyết tri thức. Trước tiên thử hỏi tâm
ý thức là gì. Theo nghĩa thông đồng ba chữ cùng một nghĩa thời tâm ý
thức đều có đủ ba nghĩa là tập khởi, tư lượng, và liễu biệt. Ba nghĩa đó
tuy chung cả tám thức đều có, nhưng tùy mặt trỗi hơn mà hiển thị khác
nhau. Tâm là a lại da hay tàng thức, vì nhóm tập chủng tử các pháp và
khởi lên các pháp. Ý là mạt na, vì nó duyên tàng thức hằng thẩm tư lượng
tàng thức mà chấp làm ngã. Thức là thức liễu biệt cảnh tức sáu thức,
liễu biệt riêng theo sáu cảnh thô động gián đoạn khác nhau. Như bài tụng
trong kinh Lăng Già nói: “Tàng thức gọi là tâm, Tánh tư lường gọi ý,
Liễu biệt tướng các cảnh, Chung gọi đó là thức.”
Trong Giải thâm mật kinh, Huyền Tráng dịch Phạn ra Hán, Thích Trí Quang dịch Hán ra Việt, đức Phật dạy về tâm ý thức như sau:
“Quảng Tuệ, ông nên nhận thức rằng sự sinh tử trong sáu đường, chúng
sinh chết ở thế giới nào rồi sinh vào thế giới nào, thời thân thể hoặc
sinh trong loài sinh bằng trứng, hoặc sinh trong loài sinh bằng thai,
hoặc sinh trong loài sinh bằng ẩm thấp, hoặc sinh trong loài sinh bằng
biến hóa. Sự sinh ấy đầu tiên do chủng tử thức vốn đã thành thục nay
triển chuyển hóa hợp, tuần tự lớn lên, với hai sự chấp thọ của thức ấy:
một là chấp thọ các sắc căn và sở y của các sắc căn, hai là chấp thọ
chủng tử của tướng, danh, và phân biệt, loại chủng tử do ngôn từ hý luận
mà có. Sinh trong thế giới có hình sắc thời có đủ hai sự chấp thọ vừa
nói, còn sinh trong thế giới không hình sắc thời không đủ hai sự chấp
thọ ấy.
Thứ nữa, Quảng Tuệ, thức ấy cũng tên là a đà na, vì nó theo mà nắm giữ
thân thể; cũng tên là a lại da, vì nó chấp thọ mà cùng yên cùng nguy với
thân thể; cũng tên là tâm, vì nó do sắc thanh hương vị xúc pháp tích tụ
tăng trưởng.”
Nói chúng sinh chết ở thế giới nào rồi sinh vào thế giới nào, tức là nói
luân hồi. Nhưng không phải có một linh hồn bỏ chỗ này sinh chỗ khác,
chết đời này sinh đời khác. Mười phương thế giới toàn là Tâm, nghiệp báo
này hết thời gọi là chết, nghiệp báo khác sinh thời gọi là sinh. Sinh
mệnh của mọi loài chúng sinh có bốn giai đoạn gọi là bốn hữu: (1) sinh
hữu tức sát na kiết sinh đầu tiên, (2) bản hữu tức trưởng thành trong
thai và sinh ra tồn tại một đời, (3) tử hữu tức sát na chết hẳn cuối
cùng, và (4) trung hữu tức sự tương tục giữa tử hữu và sinh hữu. Rồi
trung hữu lại sinh hữu, luân chuyển vô cùng cho đến địa vị không còn đời
sau (A la hán) hay sinh chết tự do (Bồ tát).
Trong câu, “Sự sinh ấy đầu tiên do chủng tử thức vốn đã thành thục”,
“đầu tiên” là sinh hữu chứ không phải sinh mệnh có khởi điểm. Chủng tử
thức là chủng tử ở trong bản thức (thức ở đây là bản thức, tên là a lại
da, nói trong đoạn dưới), lấy bản thức làm thể, có khả năng sanh ra phân
biệt. “Chủng tử thức vốn đã thành thục” có nghĩa là chủng tử thức
chuyển thành dị thục thức tức nghiệp thức. Sau đó, “triển chuyển hóa
hợp” là hóa hợp với phụ tinh mẫu huyết và đó là sinh hữu. “Tuần tự lớn
lên” là bản hữu, có tám thời kỳ: ở thai, ra thai, hài nhi, đồng ấu,
thiếu niên, trung niên, trưởng niên, và lão mạo.
“Chấp thọ các sắc căn và sở y của các sắc căn” là chấp thọ thân thể và
thế giới của thân thể. Đây là do chủng tử các nghiệp phước, phi phước,
và bất động được hữu chi (tức mười hai nhân duyên) huân tập mà có ra
sinh mệnh và thế giới của sinh mệnh, nói chung là quả báo.
“Chấp thọ chủng tử của tướng, danh, và phân biệt, loại chủng tử do ngôn
từ hý luận mà có” là chấp thọ chủng tử hữu lậu, tức chủng tử của các
pháp hữu vi, nghĩa là chủng tử phát xuất từ tính chấp ngã, gây sự thuận
lợi cho vô minh, tà kiến và tà dục [Nghịch với chủng tử vô lậu phát xuất
từ tính vô ngã thời trong sáng, vươn lên giác ngộ, từ bi, và lợi tha].
Chấp thọ chủng tử hữu lậu còn được gọi là danh ngôn huân tập. Danh ngôn
là các pháp. Các pháp mà gọi là danh ngôn, là vì các pháp là khái niệm
và khái niệm là danh ngôn. Có hai loại danh ngôn. Một, chính khái niệm
là biểu thị các pháp, nên khái niệm gọi là danh ngôn hiển cảnh. Hai,
ngôn ngữ văn tự truyền đạt danh ngôn hiển cảnh thời gọi là danh ngôn
biểu nghĩa. Khái niệm được phân tách thành ba sự: tướng, danh, phân
biệt, là do sự nhận thức khái niệm như biến ra hai phần, nhận thức của
đối tượng và đối tượng của nhận thức. Tướng là tướng phần tức đối tượng
của nhận thức, danh là sự biểu thị của nó, và phân biệt là kiến phần tức
nhận thức của đối tượng, chúng hình thành lẫn nhau, tất cả toàn là nhận
thức, toàn là sự biểu hiện đồng nghĩa với sự hý luận, nên gọi là “ngôn
từ hý luận.” Danh ngôn huân tập có nghĩa là các pháp huân tập thành
chủng tử tương lai làm nhân duyên cho mỗi mỗi pháp hữu vi sanh khởi.
Tóm lại, chấp thọ có hai. Đó là sắc thân có các căn và chủng tử hữu lậu
tức là các tập khí của sự phân biệt về tướng và danh. Do sức nhân duyên
mà khi thức a lại da sinh khởi bên trong biến làm chủng tử và thân có
các căn, bên ngoài biến thành khí thế giới, còn gọi là xứ, hay xứ sở,
nơi nương dựa của loài hữu tình, rồi lấy tướng do mình đã biến ra đó làm
cảnh sở duyên và chấp thủ làm tự thể, duy trì không mất, đồng an nguy
với nó. Đây là nói sở duyên hay tướng phần của a lại da thức, nương theo
đó sinh khởi hành tướng liễu biệt tức năng duyên hay kiến phần của a
lại da thức.
Tướng phần có tướng phần riêng như chủng tử và căn thân do nghiệp riêng
(biệt nghiệp) của mỗi hữu tình biến ra. Và có tướng phần chung (cọng
tướng) như khí thế giới (xứ) do nghiệp chung (cọng nghiệp) của các hữu
tình chung biến ra.
Nên lưu ý kinh này ẩn lược mạt na. Trong hai giai đoạn đầu, sinh hữu và
bản hữu, kinh nói a lại da thức chấp thọ chủng tử do danh ngôn huân tập
và do hữu chi huân tập có nghĩa là mọi chủng tử ấy là biểu hiện của a
lại da, chứ ý thức a lại da làm tự ngã thời chính là mạt na. Chính ý
thức tự ngã này huân tập thành ra chủng tử thấy có mình có người, sinh
mệnh khác nhau. Đó là ngã kiến huân tập huân thành chủng tử hư vọng chấp
ngã và ngã sở.
Như vậy có hai loại a lại da duyên khởi: duyên khởi do chủng tử danh
ngôn huân tập mà biến ra hết thảy mọi pháp biệt thể của nhân sinh vũ trụ
và duyên khởi do hữu chi huân tập và ngã kiến huân tập mà các pháp biệt
thể ấy thành ra quả báo tổng thể (thân mệnh hay căn thân và thế giới
trong đó căn thân sinh hoạt) khác nhau. Như vậy, đối tượng của a lại da
là danh sắc tức tâm và vật. Chỉ ở dục giới và sắc giới thời đối tượng
của a lại da mới đủ cả tâm và vật. Còn ở vô sắc giới thời đối tượng của a
lại da chỉ còn là danh nghĩa là tâm mà thôi. Đó là ý nghĩa của câu:
“Sinh trong thế giới có hình sắc thời có đủ hai sự chấp thọ vừa nói, còn
sinh trong thế giới không hình sắc thời không đủ hai sự chấp thọ ấy.”
Về các tên gọi căn bản thức, Nhiếp Đại thừa luận, một tác phẩm quan
trọng của ngài Vô Trước giải thích phẩm Nhiếp đại thừa của kinh Đại thừa
A tỳ đạt ma, có những đoạn như sau.
“Ở chỗ nào đức Thế tôn đã nói a lại da tên là a lại da? Là trong kinh
Đại thừa A tỳ đạt ma, đức Thế Tôn đã nói như sau trong một bài chỉnh cú:
Là cái nhân từ vô thỉ, a lại da là căn cứ mà tất cả các pháp đồng đẳng
nương dựa, do đó mà có mọi nẻo đường sinh tử và có sự chứng được niết
bàn. Cũng trong kinh ấy, đức Thế Tôn lại còn nói bài chỉnh cú sau đây:
Là cái chủ thức thâu tàng chủng tử của các pháp, nên mệnh danh là a lại
da, đối với những người hơn người thời Như Lai khai thị. Như vậy là đã
dẫn chứng trong khế kinh. Nhưng vì lý do nào mà gọi là a lại da? Vì đối
với các pháp tạp nhiễm, nó thâu tàng với đặc tính làm quả, rồi cũng
chính nó thâu tàng với đặc tính làm nhân, nên mệnh danh là a lại da;
hoặc hữu tình thâu tàng làm tự ngã, nên mệnh danh là a lại da.”
Bài chỉnh cú đề cập đầu trong đoạn văn trên nói về tác dụng của thức a lại da như sau.
“Giới từ vô thỉ lại, Hết thảy pháp đều nương. Do đó có các thú, Và niết bàn chứng đắc.”
Hai câu đầu của bài tụng chỉ rõ a lại da có tác dụng làm nhân duyên. Chữ
“giới” có nghĩa là nhân, tức là chủng tử thức, từ vô thỉ lần lượt tiếp
nối, đích thân sanh ra các pháp. Chữ “nương” (y) nghĩa là duyên, tức là
thức chấp trì, từ vô thỉ làm chỗ nương tựa một cách bình đẳng cho hết
thảy pháp. Bởi vì a lại da chấp trì các chủng tử và làm chỗ nương cho
các pháp hiện hành, cho nên do chủng tử mà biến ra các pháp hiện hành và
do chấp trì mà làm chỗ nương cho các pháp hiện hành ấy.
Hai câu sau chỉ rõ a lại da có tác dụng làm chỗ nương tựa, chấp trì lưu
chuyển (các thú) và hoàn diệt (niết bàn). “Do đó có các thú” có nghĩa là
do có thức a lại da mà có các cõi thiện ác. Thức này chấp trì tất cả
pháp thuận với luân hồi lưu chuyển, nên khiến các hữu tình phải lưu
chuyển trong sinh tử. Các hoặc, nghiệp, và sanh (bốn sanh) đều là lưu
chuyển và nương nơi thức này. Đó là thức này có tác dụng làm chỗ y trì
cho sự lưu chuyển.
“Và niết bàn chứng đắc” có nghĩa là do có thức a lại da, cho nên có niết
bàn chứng được. Nghĩa là, có a lại da thức chấp trì tất cả pháp thuận
với sự hoàn diệt, khiến tu hành chứng đắc niết bàn. Đạo năng đoạn, lậu
hoặc sở đoạn, đạo năng chứng, niết bàn sở chứng đều nương nơi thức này.
Đó là thức này có tác dụng làm chỗ y trì cho sự hoàn diệt.
Tên a lại da biểu thị tự tướng sở hữu của căn bản thức bởi nhiếp trì cả
nhân quả làm tự tướng của nó. Thâu tàng có đủ ba nghĩa: năng tàng, sở
tàng, và chấp tàng. Năng tàng là làm nhân cho các pháp, duy trì chủng tử
phát sinh các pháp (tức chủng tử sinh hiện hành); sở tàng là làm quả
cho các pháp, tiếp nhận các pháp huân tập chủng tử (tức hiện hành sinh
chủng tử); chấp tàng là a lại da là tự ngã mà chúng sinh tự ý thức, chấp
lấy.
Nên lưu ý ở đây đáng lẽ nói các pháp hoặc các pháp nhiễm tịnh, nhưng chỉ
nói các pháp tạp nhiễm là vì a lại da là chỗ nương cho các pháp tạp
nhiễm, mà các pháp này huân tập và tăng trưởng a lại da. Còn các pháp
thanh tịnh tuy cũng lấy a lại da làm chỗ nương mà là pháp đối trị và
chuyển y a lại da.
“Vì lý do nào mà mệnh danh a lại da là a đà na? Là vì nó chấp thọ sắc
căn, chấp thủ tự thể.” A đà na nghĩa chính là lấy (thủ). A đà na là đặc
biệt nói về sinh mệnh. Sinh mệnh chúng ta từ khi mở đầu trong thai mẹ
(kiết sinh) cho đến lúc kết liễu một đời, nó là tổng thể của các giác
quan (sắc căn), là sinh mệnh của chúng ta (tự thể). Sinh mệnh ấy là tổng
thể hiện hành của tổng thể chủng tử, hiện hành trong một thời kỳ (đời
sống). Sinh mệnh ấy, a đà na là chủ thể. Đối với a đà na thời mỗi đời
chỉ là một giai đoạn. Giai đoạn thời tương tục. Chủ thể của sự tương tục
ấy cũng là a đà na. Sinh mệnh là biểu hiện của a lại da, nên a lại da
có tên a đà na.
Lại hỏi: “Vì lý do gì mà a lại da mệnh danh là tâm?” Trả lời: “Vì nó là
nơi chứa nhóm chủng tử do các pháp huân tập.” Khế kinh nói: Chỗ tập hợp
và phát khởi chủng tử các pháp ô nhiễm, thanh tịnh, đó gọi là tâm.
Ngoài những tên nói trên, a lại da còn được gọi là thức Nhất thiết
chủng, Dị thục thức, Chủng tử thức, hay Vô cấu thức. Nhất thiết chủng
thức nghĩa là thức có khả năng chấp thọ duy trì chủng tử các pháp không
để mất. Tên này biểu thị nhân tướng sở hữu của a lại da, tính cách duy
trì chủng tử của nó là đặc biệt không chung với bảy thức trước. Dị thục
thức biểu thị quả tướng sở hữu của a lại da, có nghĩa là thức của sự
chín muồi của các nghiệp nhân trong quá trình chuyển biến của chúng, dẫn
đến quả dị thục của nghiệp thiện ác trong đường sinh tử. Chủng tử thức,
bởi vì a lại da nhậm vận chấp trì chủng tử các pháp khắp cả thế gian và
xuất thế gian, hữu lậu và vô lậu. Vô cấu thức, bởi nó làm chỗ nương dựa
cho các pháp cực thanh tịnh vô lậu.
Kinh văn nói tiếp: “Sau nữa, Quảng Tuệ, chính a đà na thức làm nền tảng
và xây dựng mà phát sinh sáu thức nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý. Do nhãn căn
và sắc cảnh làm duyên tố mà phát sinh nhãn thức, đồng thời đồng cảnh có ý
thức cùng phát sinh với nhãn thức ấy. Do các căn nhĩ tỷ thiệt thân và
các cảnh thanh hương vị xúc làm duyên tố mà phát sinh các thức nhĩ tỷ
thiệt thân, đồng thời đồng cảnh có ý thức cùng phát sinh với các thức
nhĩ tỷ thiệt thân ấy. Như vậy, nếu một lúc nào đó chỉ có một thức phát
sinh thời lúc đó chỉ có một ý thức cùng phát sinh với một thức ấy. Nếu
một lúc nào đó có hai đến năm thức phát sinh thời lúc đó cũng chỉ có một
ý thức cùng phát sinh với hai đến năm thức ấy.
Ví như dòng nước chảy vừa mạnh vừa lớn, nếu có duyên tố nổi một cơn sóng
thời một cơn sóng nổi lên, nếu có duyên tố nổi hai đến nhiều cơn sóng
thời hai đến nhiều cơn sóng nổi lên, nhưng bản thân dòng nước vẫn chảy
mãi, không dứt không hết. Lại như mặt gương tốt và sáng, nếu có duyên tố
hiện một hình ảnh thời chỉ một hình ảnh hiện ra, nếu có hai đến nhiều
duyên tố hiện hai đến nhiều hình ảnh thời hai đến nhiều hình ảnh hiện
ra, nhưng không phải mặt gương biến thành hình ảnh, cũng không có sự hết
hiện hình ảnh. Tương tự như vậy, do dòng nước a đà na thức làm nền tảng
và xây dựng, nên một lúc nào đó có duyên tố phát sinh của một thức thời
lúc đó một thức phát sinh, nếu một lúc nào đó có duyên tố phát sinh của
hai đến năm thức thời lúc đó có hai đến năm thức phát sinh.”
Đoạn kinh này nói rõ chủng tử trong a lại da (bản thức) đủ làm duyên
sanh sáu thức hiện hành phân biệt. Kinh lấy “dòng nước chảy vừa mạnh vừa
lớn” để dụ a lại da thức. A lại da được diễn tả như chẳng phải đoạn
chẳng phải thường vì nó hằng mà chuyển. Hằng nghĩa là thức này từ vô thỉ
một loại tương tục thường hằng không gián đoạn, vì thể tánh bền chắc,
duy trì chủng tử không để mất, và vì là căn gốc từ đó thi thiết có ba
cõi, sáu đường, bốn loài (ngạ quỉ, bàng sinh, chư thiên, nhân loại).
Chuyển nghĩa là thức này từ vô thỉ niệm niệm sinh diệt, trước sau biến
khác, nhân diệt quả sanh, chẳng phải thường nhất, nên có thể làm chỗ cho
bảy chuyển thức huân tập thành chủng tử. Nói hằng là ngăn không phải
đoạn, nói chuyển là biểu thị chẳng phải thường, giống như dòng nước dốc.
Nhân quả là như vậy, như dòng nước dốc không phải đoạn chẳng phải
thường, tiếp nối mãi thành có sự trôi nổi, chìm đắm. A lại da thức cũng
vậy, từ vô thỉ đến nay, sinh diệt tiếp nối không phải đoạn chẳng phải
thường, làm trôi nổi chìm đắm loài hữu tình, không để thoát ra khỏi.
Giống như dòng nước dốc, tuy có bị gió kích động nổi sóng mà vẫn chảy
không dứt, thức này cũng vậy, tuy có gặp các duyên khởi lên sáu thức vẫn
hằng tiếp nối không dứt. Giống như dòng nước dốc, tuy chảy lên xuống mà
các vật cá, tôm, cỏ rác vẫn theo dòng chảy không rời bỏ, thức này cũng
vậy, các tập khí bên trong và các pháp xúc tâm sở bên ngoài vẫn thường
đi theo chuyển biến.
Nghĩa là tánh của thức này từ vô thỉ lại, sát na, sát na quả sanh nhân
diệt. Quả sanh cho nên chẳng phải đoạn, nhân diệt cho nên chẳng phải
thường. Chẳng đoạn chẳng thường là ý nghĩa của lý Duyên khởi.
A lại da là bản thức, là căn bản của thân thể và thế giới của thân thể,
của sự sống và đời sống, và của các thức và đối tượng của các thức. Tóm
lại, a lại da thức là căn bản của các pháp. Theo một cách nhìn khác,
năng tính (chủng tử) và biểu hiện (hiện hành) của các pháp là a lại da
thức. Cái gọi là thế giới chỉ là sự biểu hiện tương tợ (cọng biến) của
các nghiệp thức tương tợ (cọng nghiệp).
Trả lời Bồ tát Quảng Tuệ hỏi thế nào là khéo biết mật nghĩa của tâm ý
thức, đức Phật nói rằng biết tâm ý thức chưa phải khéo biết, biết chân
như thắng nghĩa của tâm ý thức tức thấu hiểu một cách đúng như sự thật
về pháp tánh (Tâm hay Như) tách rời ngôn ngữ của các pháp thời mới là
khéo biết. Để dẫn ra cái biết này, mạt na đã được ẩn lược.
Trong Nhiếp luận, cảnh cũng có hai phần tương tợ Giải thâm mật kinh. Đó
là phần nói căn cứ của các pháp sở tri là a lại da và phần nói sắc thái
của các pháp sở tri là ba tánh. Pháp sở tri là những đối tượng được nhận
biết, bao gồm tất cả có không, tâm vật, nhiễm tịnh, thiện ác, mê ngộ,
thánh phàm. Tuy nhiên, phần căn cứ của các pháp sở tri có nói đến ý.
Về a lại da, Nhiếp luận nêu lên ba đặc tính. Một, vạn hữu là hiện tượng
của a lại da, đó là đặc tính làm nhân. Hai, a lại da qui tụ tiềm năng
của vạn hữu, đó là đặc tính làm quả. Ba, gồm lại cả hai đặc tính làm
nhân và làm quả là đặc tính đặc hữu của a lại da: thâu giữ chủng tử,
nghĩa là tiếp nhận huân tập (làm quả) và phát hiện các pháp (làm nhân).
Như vậy, hiện tượng là hiện tượng của a lại da, tiềm năng là tiềm năng
của a lại da, đó là đặc tính làm chủ thể của a lại da.
Đoạn văn sau đây nói a lại da với các pháp làm nhân duyên cho nhau, và khi nói nhân duyên mới thật nói duy thức.
“A lại da với các pháp tạp nhiễm đồng thời làm nhân tố cho nhau, sự ấy
làm sao thấy được? Ví như đèn sáng, ngọn đèn với tim đèn đồng thời mà
vẫn có sự hỗ tương. Lại như bó cây lau, đồng thời nương nhau không ngã.
Hãy quan sát cái đạo lý hỗ tương ở đây cũng là như vậy: A lại da là nhân
tố cho các pháp tạp nhiễm, các pháp tạp nhiễm cũng là nhân tố cho a lại
da, chỉ sự thể này mới lập ra cái nghĩa nhân duyên, còn nhân duyên nào
khác nữa thời không thể có được.”
A lại da làm nhân tố cho các pháp có nghĩa là chủng tử sinh hiện hành,
các pháp làm nhân tố cho a lại da là hiện hành sinh chủng tử. Duyên có
bốn: nhân duyên là cái nhân làm duyên tố, tăng thượng duyên là dữ kiện
thêm lên làm duyên tố, sở duyên duyên là đối cảnh làm duyên tố, và đẳng
vô gián duyên là sự mất đi của giai đoạn trước làm duyên tố. Vì nhân
duyên mới là nhân tố chính yếu phát sinh các pháp cho nên chỉ chủng tử
sinh hiện hành và hiện hành sinh chủng tử mới là nhân duyên do a lại da
làm chủ thể, ba duyên kia không phải nhân duyên. Nhân tố phát sinh các
pháp là chủng tử. Chủng tử là a lại da, nên a lại da là nhân duyên, tức
căn bản của các pháp. Không những như vậy, trong khi nói về lý duyên
khởi, Nhiếp luận cho thấy với hai loại duyên khởi và ba sự huân tập sai
biệt, a lại da vừa là bản chất hiện hữu của sinh mệnh và thế giới trong
đó sinh mệnh tồn tại, vừa có khả năng duy trì căn thân và khí thế giới
(tác dụng năng trì), và khả năng phát hiện hiện tượng từ chủng tử thành
hiện hành (tác dụng năng biến).
Ngài Vô Trước trong tập Biện trung biên luận phân biệt thức nhân duyên
là a lại da với thức thọ dụng là sáu thức trước, thọ dụng quả báo khổ
vui. Sự thọ dụng của thức thọ dụng diễn biến qua ba tâm sở: thọ (thọ
dụng), tưởng (phân biệt), và hành (suy động; đặc biệt là tư trong hành).
Theo Đại thừa A tỳ đạt ma, hai thức nhân duyên và thọ dụng làm nhân
duyên cho nhau: “Các pháp đối với tàng thức thế nào thời tàng thức đối
với các pháp cũng vậy, làm quả cho nhau mà cũng làm nhân cho nhau.” Các
pháp nói ở đây là các pháp tạp nhiễm nói trên, chỉ cho thức thọ dụng.
Tàng thức là a lại da tức thức nhân duyên. Hai thức này làm nhân làm quả
cho nhau có nghĩa là, sáu thức trước đối với a lại da thời sáu thức
trước năng huân (nhân) a lại da sở huân (quả), a lại da đối với sáu thức
trước thời chủng tử a lại da (nhân) hiện hành sáu thức trước (quả). Do
đó, Nhiếp luận mới nói thức a lại da cùng với các pháp tạp nhiễm làm
nhân duyên cho nhau, như tim đèn và ngọn lửa đồng thời triển chuyển phát
cháy, lại như bó cây lau đồng thời nương nhau đứng vững. Chỉ y theo hai
thứ chủng tử và hiện hành kiến lập nhân duyên, còn những nhân duyên
khác đều không phải thật nhân duyên. Nhân duyên mới là duy thức.
Về ý, Nhiếp luận nói: “Ý có hai loại. Thứ nhất là làm đẳng vô gián
duyên, tức cái ý vô gián diệt làm cho ý thức sinh ra. Thứ hai là cái ý ô
nhiễm thường tương ứng với bốn phiền não ngã kiến, ngã mạn, ngã ái, ngã
si, và chính nó là cái làm cho ý thức tạp nhiễm. Ý thức do ý thứ nhất
mà phát sinh, do ý thứ hai mà tạp nhiễm. Vì là đặc tính nhận thức đối
cảnh (nên cũng là thức), lại vì là đẳng vô gián và vì là đặc tính tư
lượng, nên ý có hai loại.” Ngã kiến là đối với cái không phải ngã và
pháp mà vọng chấp ngã và pháp đều thật có. Ngã mạn là ỷ thị cái ngã của
mình mà cao ngạo đối với người. Ngã ái là ngã tham, tức đối với cái ngã
đã chấp, sanh tâm đắm trước nó. Ngã si là vô minh, ngu tướng ngã, mê lý
vô ngã.
Tính chất của tâm (gọi là tánh) có bốn loại: thiện, ác, hữu phú vô ký
tức trung tính mà có ô nhiễm, và vô phú vô ký tức trung tính mà không ô
nhiễm. Vì mạt na tương ưng với bốn phiền não là pháp ô nhiễm, hay làm
chướng ngại Thánh đạo, che lấp tự tâm, nên mạt na là hữu phú. A lại da
không phải ô nhiễm nên gọi là vô phú. Cả hai không phải thiện hay ác nên
đều vô ký. Chúng sinh tu chứng thành quả là do mạt na và a lại da đều
vô ký.
Trong mười tám giới cũng nói đến ý là ý căn trong sáu căn. Ý đó được
hiểu như là bản thân ý thức mà giai đoạn trước sinh rồi diệt đi, nhường
chỗ cho giai đoạn sau sinh ra, cái giai đoạn trước đó gọi là ý vô gián.
Đại thừa nhận có cái ý vô gián, sinh diệt tương tục không gián đoạn,
nhưng xem đó là đẳng vô gián duyên chứ không phải là tăng thượng duyên.
Mà ý căn thời phải là tăng thượng duyên. Bởi vậy ý căn khác biệt và
không thể là ý. Mặt khác, ý là ý thức về tự ngã: ngã si, ngã kiến, ngã
mạn, và ngã ái. Chính ý thức tự ngã này làm cho ý tạp nhiễm, nếu chuyển
đổi đi thời chính ý làm cho tâm thức thanh tịnh. Do đó mà ý còn được gọi
là nhiễm tịnh y. Chứng cứ rõ ràng nhất để thấy có ý, đó là có ý thức tự
ngã thời mới có vô minh và ngã chấp hiện hành trong mọi tâm thức thiện,
ác, và vô ký.
Theo luận Thành Duy thức, trong Thánh giáo ý có tên gọi là mạt na vì ý
có nghĩa là hằng thường thẩm xét tư lượng. Khi ở địa vị chưa chuyển y,
nó cứ thường thẩm tư lượng tướng ngã chấp, còn khi ở địa vị chuyển y, nó
cũng hằng thẩm tư lượng tướng vô ngã. Nó được đặt tên theo lối trì
nghiệp, nghĩa là căn cứ nghiệp dụng, đức tính khả năng mà đặt tên. Vì
thức thứ bảy có tánh thẩm xét tư lượng cho nên gọi nó là ý thức, thức
tức ý. Một thí dụ khác đặt tên theo lối trì nghiệp là tên tàng thức, vì
thức có khả năng chứa nhóm gọi là tàng. Tàng tức thức nên gọi là tàng
thức. Trong trường hợp thức thứ sáu cũng gọi là ý thức, thời đặt tên
theo lối y chủ, nghĩa là căn cứ chỗ dựa của nó mà đặt tên cho nó. Như
nhãn thức là dựa nhãn căn để đặt tên nhãn thức. Hầu tránh lầm lẫn giữa
hai thức, ở thức thứ bảy chỉ gọi là ý chứ không gọi là ý thức.
Mạt na nương vào đâu mà khởi? Mạt na tuy không gián đoạn mà lưu chuyển
tức tương tục sinh khởi, tất phải lấy chủng tử trong a lại da mà khởi.
Đó là nương chủng tử nên gọi là chủng tử y hay nhân duyên y. Thêm nữa,
mạt na là thức có chuyển dịch, khi có Thánh đạo khởi lên thời nó chuyển
nhiễm thành tịnh. Do đó mạt na phải nương hiện hành kiến phần của thức a
lại da mới phát sinh được. Đó là câu hữu y hay tăng thượng duyên y. Như
luận Du gia nói: “Tàng thức thường cùng thức mạt na đồng thời sinh
khởi”, nghĩa là a lại da và mạt na nương lẫn nhau mà đồng thời câu khởi.
Lại có bài tụng: “Nhờ nương a lại da, Nên có mạt na sanh. Y chỉ tâm và
ý, Các chuyển thức khác sanh.”
Các chuyển thức nói ở đây là thức liễu biệt cảnh hay sáu thức trước, dựa
theo sáu căn mà đặt tên (y chủ thích). Thức dựa nhãn căn phát sinh gọi
là nhãn thức, thức dựa nhĩ căn phát sinh gọi là nhĩ thức, v..v... Liễu
là liễu tri, biệt là biệt chỉnh cảnh. Tức liễu tri mỗi mỗi cảnh riêng
biệt, như nhãn thức liễu tri sắc, nhĩ thức liễu tri thanh, v..v... Năm
thức trước gọi là năm thức cảm giác hay năm thức thân (thấy, nghe, nếm,
ngửi, và xúc chạm), và ý thức đều có đủ cả ba tánh: thiện, ác, và vô ký.
Trên phương diện nhận thức luận, hiện lượng hay tri nhận tự tướng là
hoạt dụng của năm thức cảm giác. Tác dụng ở đây thuần túy cảm thọ, không
có tính cách phán đoán và ước lượng. Cũng có trường hợp năm thức thân
cọng tác với ý thức trong loại tác dụng nhận thức trực tiếp này. Tuy yếu
tố tri giác (perception) được nối tiếp sau mặt cảm giác (sensation),
nhận thức vẫn giữ tính cách trực tiếp, không lẫn lộn yếu tố suy luận,
cân nhắc.
Nhận thức bằng tỷ lượng có tính cách phân biệt, so sánh, và suy đoán.
Trong tám thức, chỉ có ý thức có được hình thái nhận thức này. Đối tượng
nhận thức bằng tỷ lượng gọi là tổng tướng thường bị xem như là do vọng
tưởng phân biệt mà thông đạt. Như vậy, hình thái nhận thức của ý thức
gồm cả hiện lượng và tỷ lượng.
Năm thức cảm giác và ý thức là những thức liên hệ mật thiết với lĩnh vực
sinh lý và vật lý. Chúng là những dòng tiếp nối của cảm giác (năm thức
trước) hay của tri giác và phân biệt (ý thức), mà không phải là một cái
gì bất biến có tính cách đồng nhất. Với ý thức, đối tượng được gọi là
pháp trần hay pháp. Pháp bao gồm đối tượng cảm giác (tánh cảnh), ý tượng
(đới chất cảnh), ảnh tượng, và tư tưởng không ảnh tượng (độc ảnh cảnh).
Những đối tượng này đầu tiên xuất hiện ở ý thức như tướng phần của nó,
rồi rơi xuống kho chứa vô thức của a lại da trong hình thái chủng tử.
Sau đó có thể hiện hành trở lại để trở thành đối tượng của ý thức trong
trường hợp hồi tưởng, tưởng tượng, hay mộng mị. Do đó sự gián đoạn của ý
thức không làm thất lạc những ảnh tượng của các ý tượng đã tri giác
hoặc những ảnh tượng đã sáng tạo.
Nói về ý thức, luận Đại thừa khởi tín có đoạn: “Ý thức tức là tương tục
thức. Bởi chúng phàm phu chấp trước rất nặng nề nơi ngã và ngã sở, nên
khởi ra các món vọng chấp, leo chuyền theo sự vật, phân biệt cảnh giới
sáu trần, gọi đó là ý thức (thức thứ sáu). Cũng gọi là phân ly thức, hay
gọi phân biệt sự thức. Thức này nương nơi kiến (kiến hoặc) và ái (tư
hoặc) phiền não mà được nuôi lớn.” Gọi tương tục thức bởi thức này niệm
niệm tương tục, chấp ngã và ngã sở, leo chuyền theo các trần cảnh, phân
biệt các sự vật vọng chấp đủ điều. Gọi phân ly thức bởi thức này phân
biệt năm trần cảnh (sắc, thanh, hương, vị, xúc) mỗi cảnh riêng nhau. Gọi
phân biệt sự thức bởi thức này phân biệt tất cả sự vật. Do hai món
phiền não kiến và ái nên ý thức mới khởi hoặc tạo nghiệp, quanh quẩn
trong vòng sinh tử luân hồi.
Như trình bày trên, đối tượng và tác dụng nhận thức của ý thức vô cùng
rộng rãi. Chính ý thức đưa con người đến các nẻo đường sinh tử hay giải
thoát, bởi vì chính nó tạo nghiệp về ý để dẫn tới hành động về thân thể
và ngôn ngữ.
Về quan hệ giữa mạt na và sáu thức, luận Du già nói: “Nhiễm ô mạt na là
chỗ nương cho sáu thức. Khi mạt na nhiễm ô chưa diệt thời sự buộc ràng
của tướng phần và kiến phần trong sáu thức không được giải thoát. Khi
mạt na nhiễm ô diệt rồi thời sự ràng buộc của cảnh tướng được giải
thoát.” Cảnh tướng hay thể tướng là tướng tự thân của mọi pháp đối hiện
trước căn và thức. Nói sự ràng buộc của cảnh tướng là nói do ý ô nhiễm
mà sáu thức không thể nhận rõ cảnh tướng như sự huyễn, chẳng phải có
chẳng phải không, do đó mà kiến phần và tướng phần cứ buộc chặt nhau
không được tự tại. Mạt na ý thức a lại da và điều phối sáu thức là ý
thức và điều phối cùng theo ý thức tự ngã của nó trong giai đoạn mê và
theo ý thức vô ngã của nó trong giai đoạn ngộ.
Vì sự tu dưỡng trí thức là cả một vấn đề của Đại thừa, nên Nhiếp luận
vừa nói về sự tu dưỡng, vừa cho thấy vị trí của các thức trong sự tu
dưỡng ngộ nhập các pháp sở tri. HT. Thích Trí Quang viết trong phần dẫn
nhập Nhiếp Đại thừa luận dịch giải: “Trước hết là vị trí của a lại da.
Khởi sự tu dưỡng ngộ nhập là đa văn huân tập giáo pháp Đại thừa, tức đa
văn cái đẳng lưu của pháp tánh tối thanh tịnh. Nghĩa là không phải xuất
từ a lại da. Đa văn ấy chỉ ký thác a lại da và có khả năng đối trị
chuyển y a lại da. Nói như vậy cũng như có thể nói đa văn cũng huân tập a
lại da mà là sự huân tập có tác dụng hoàn diệt. Và từ đó, vị trí a lại
da vẫn là căn bản của sự tu dưỡng ngộ nhập.
Kế vị trí a lại da, hãy xét đến ý ô nhiễm. “Tuệ giác sẽ sinh mà nó
thường làm trở ngại, nó lại đi trong tất cả tâm thức, nó đó là vô minh
bất cọng, vô minh đặc biệt.” [Vô minh bất cọng là thứ vô minh chỉ tương
ưng với ý chứ không có ở các thức khác]. Vô minh này đặc biệt là vì
không những vô minh vì ý thức tự ngã, mà trong sự ngã kiến huân tập, nó
tạo sự sai biệt và cách biệt giữa bản thân với tha nhân. Do vậy mà nó là
mục tiêu hủy diệt của sự tu dưỡng ngộ nhập.
Sau hết, và đây mới quan trọng, ấy là vị trí của ý thức. Từ đầu đến cuối
của sự tu dưỡng ngộ nhập toàn là hoạt dụng ý thức. Trong đời sống bình
thường, chưa hay không tu dưỡng ngộ nhập, Nhiếp luận trước hết nói đến
đa văn huân tập và quan sát danh với sự, mà đó là ý thức cả. Quan sát
danh với sự là quan sát tên gọi và cái được gọi, để thấy ý thức tự nó
vừa hiển cảnh vừa biểu nghĩa, nên danh với sự cùng là khách thể của
nhau. Bước tới nữa, tới nữa, tới cho đến tuệ giác của Phật, cũng chỉ là ý
thức từ gia hành của Vô phân biệt trí thành căn bản và hậu đắc của Vô
phân biệt trí.”
Tưởng cũng nên biết muốn giải thoát, trước hết phải siêng năng quán lý
vô ngã diệt trừ bệnh vọng chấp. Song bệnh chấp ngã của mạt na thuộc loại
câu sanh rất vi tế rất khó diệt trừ. Mạt na tự nó không thể quán lý vô
ngã mà phải nhờ ý thức quán.. Vì ý thức có tâm sở Chánh tuệ tương ưng
mới quán sát đúng đắn lý vô ngã, huân tập chủng tử kiến giải vô ngã vào a
lại da thức, tô bồi cho chủng tử vô lậu vô ngã vốn có được phát triển
mạnh lên cho đến khi thành thục, có thật trí vô lậu hiện tiền. Rồi dùng
trí ấy nhiều lần tu quán, sau đó mới có thể dứt sạch bốn thứ phiền não
thường tương ưng với mạt na.
Ý thức tuy bị mạt na lây nhiễm, nhưng ý thức có tiếp xúc bên ngoài và
trở lại bồi dưỡng mạt na. Nếu nó bồi dưỡng những điều ô nhiễm thời ngã
chấp của mạt na càng sâu đậm bền chắc thêm. Còn nếu nó nghe được giáo lý
vô ngã, rồi quán vô ngã thời mạt na mất sự bồi dưỡng ngã. Do đó, ngã
chấp của mạt na suy kém biến dần đi cho đến khi tiêu mất và thức mạt na
chuyển thành trí bình đẳng tánh.Trên hết, nên nhớ rằng thức tướng sai
biệt là tựa theo lý thế tục mà nói, chứ trong lý chơn thắng nghĩa thời
tám thức là y tha khởi, ví như sự huyễn, không có tánh nhất định. Như
bài tụng trong kinh Lăng Già nói: “Tâm, ý, thức tám thứ, Do tục, tướng
có khác. Do chơn, tướng không khác, Tướng, sở tướng đều không.” Hồng Dương Nguyễn Văn Hai |
|
mk
|
|
IP Logged | |
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 14/Dec/2013 lúc 7:47pm |
Nhị đế và luận lý học Trung Quán (bài đọc thêm nhân xem bài Tám Thức) *** Long Thọ 1. Nhị
đế 二諦; E: Two Truths, Two forms
of statement: Hai loại chân lý Theo Trung Quán Luận cho
rằng chư Phật trong quá khứ đã tuyên thuyết những giáo lý của mình cho chúng
sanh bằng phương tiện ‘Nhị đế’ nhằm
hướng dẫn chúng sanh vào chánh đạo.
Dù chúng ta có thể nói đến sự hữu,
nhưng nó giả tạm và bất ổn. Ngay cả sự
phi hữu cũng giả tạm và bất ổn. Vì vậy không có cái hữu thực sự, cũng không
có cái không đích thực. Hữu thể và vô thể chỉ là
hậu quả của tương quan nhân quả và do đó, không có thực. Như vậy lý tưởng của
hai cực đoan ‘hữu thể’ và ‘vô thể’ đều bị xóa bỏ. Vì vậy, khi chúng ta đề cập
đến ‘tục đế’, chúng ta có thể nói về thế giới hiện tượng mà không làm điên đảo
thế giới bản tính. Cũng như
vậy, khi đề cập
đến ‘chân đế’ chúng ta có thể vươn tới thế giới bản tính , mà không làm xáo trộn
thế giới hiện tượng hay thế giới giả danh. Phi
hữu cũng là hữu. Danh hình và sắc tướng đồng thời là không, và
rồi không cũng là danh hình sắc tướng. According to the Madhyamika Sastra, the Buddhas in the past
proclaimed their teachings to the people by means of the twofold truth, in
order to lead people to a right way. Though we may speak of existence, it is
temporary and not fixed. Even non-existence or void is temporary and not fixed.
So there is neither a real existence nor a real void. Being or non-being is
only an outcome of causal relation and, therefore, unreal. Thus the ideal of
the two extremes of being and non-being is removed. Therefore, when we deal
with the worldly truth, the phenomenal world can be ***umed without disturbing
the noumenal state. Likewise, when we deal with the higher truth, the noumenal
state can be attained without stirring the world of mere name. Non-existence is
at the same time existence, and existence in turn is non-existence. Form or
matter is the same time the void, and the void is at the same time form or
matter 1.1. Chân Đế 眞諦; P: Paramattha-saccam;
S: Paramartha-satya; E: Absolute Truth, Ultimate Truth — còn gọi là Đệ Nhứt Nghĩa đế, Thắng Nghĩa đế, Chân lý tuyệt
đối, Sự thật tối thượng, Thực tại tuyệt đối: Cái nhìn của bậc giác
ngộ tối thượng thấy vạn pháp là không thực,
hư vọng. Chân
đế muốn nói đến sự nhận thức rằng mọi vật ở thế gian đều không có thực, giống
như ảo ảnh hay một tiếng vang. Tuy nhiên, không thể đạt đến Chân đế nếu không
dựa vào Tục đế. Tục đế chỉ là phương tiện, còn Chân đế mới là cứu cánh. Chính
theo Chân đế thì đức Phật giảng rằng tất cả các pháp đều ‘Không’. Với những ai
chấp ‘hữu’, thì học thuyết ‘phi hữu’ sẽ được giảng theo phương diện ‘Chân đế’ để
dạy họ cảnh giới vô danh vô tướng. Reality or ultimate truth—Supreme
truth—The correct dogma or
averment of the enlightened. The ultimate truth is the realization that worldly
things are non-existent like an illusion or an echo. However, transcendental
truth cannot be attained without resorting to conventional truth. Conventional
truth is only a mean, while transcendental truth is the end. It was by the
higher truth that the Buddha preached that all elements are of universal
relativity or void (sarva-sunyata). For those who are attached to Realism, the
doctrine of non-existence is proclaimed in the way of the higher truth in order
to teach them the nameless and characterless state. 1.2. Tục
Đế 俗諦; P:
Sammuti-saccam; S: Samvrti-satya; E: Conventional
Truth
— còn gọi là Thế đế, Thế tục đế,
Chân lý quy ước, Sự thật thế gian, Sự thật tương đối, Thực tại tương đối, Thực
tại thực dụng : Cái nhìn của phàm phu thấy vạn pháp là có thật, cái thấy
này dễ dẫn tới phiền não. Tục
đế muốn nói đến sự vô minh hay mê muội bao phủ trên thực tại, tạo ra một cảm
tưởng sai lầm. Chính theo Tục đế mà Đức Phật đã giảng rằng tất cả các pháp có
được là do nhân duyên. Với
những kẻ chấp vào ‘không’ của hư vô luận, lý thuyết về ‘hữu’ sẽ được giảng giải
theo phương diện 'Tục đế'. Theo ngài Long Thọ trong triết học Trung Quán, hiện
tượng cũng có một thứ thực tại tánh. Hiện tượng chính là biểu hiện của thực tại
(samvrtisatya) hay Thế tục đế, dẫn đường đến sự vật mà nó biểu trưng. Thế tục
đế hay biểu hiện của thực tại là biểu tượng, là bức màn, nó che khuất thực tại
tuyệt đối hay Thắng nghĩa đế. Nói
tóm lại, Thế đế là những gì che khuất tất cả; thế đế là vô minh che đậy bản thể
của tất cả sự vật. Thế đế được hiểu theo nghĩa ‘thực tại thực dụng’ là phương
tiện để đạt tới thực tại tuyệt đối hay Chân đế. Nếu không dựa vào thực tại thực
dụng hay Thế đế thì không thể giáo huấn về Chân lý tuyệt đối hay Chân đế. Và
nếu không biết Chân lý tuyệt đối thì không thể đạt tới Niết Bàn được. Chính
vì thế mà trong Trung Quán Luận, ngài Long Thọ đã khẳng định: “Đứng trên quan
điểm tương đối hay Thế đế thì ‘Duyên Khởi’ giải thích cho các hiện tượng trần
thế, nhưng nhìn theo quan điểm tuyệt đối thì Chân đế muốn nói đến sự không thực
của mọi hiện tượng tức tánh Không
(sunyata) hay Niết-bàn.” Superficial truth, or ordinary ideas of
things—Relative truth—Relative or conventional truth of the mundane world
subject to delusion—Common or ordinary statement, as if phenomena were real.
Conventional truth refers to ignorance or delusion which envelops reality and
gives a false impression. It was by the worldly truth that the Buddha preached
that all elements have come into being through causation. For those who are
attached to Nihilism, the theory of existence is taught in the way of the
worldly truth. According to the Madhyamaka philosophy, Nagarjuna says phenomena
have reality of a sort. They are samvrti-satya, they are the appearance of
Reality. Appearance points to that which appears. Samvrti is appearance, cover
or veil, which covers the absolute reality. In short, that which covers all
round is samvrti, samvrti is primal ignorance (ajnana) which covers the real
nature of all things. Samvrti or pragmatic reality is the means (upaya) for
reaching Absolute Reality (paramartha). Without a recourse to pragmatic
reality, the absolute truth cannot be taught. Without knowing the absolute
truth, nirvana cannot be attained. Thus, in the Madhyamika-karika, Nagarjuna
confirmed: “From the relative standpoint, the theory of Dependent Origination
(Pratitya-samutpada) explains worldly phenomena, but from the absolute
standpoint, it means non-origination at all times and is equated with nirvana
or sunyata.” 2. Luận lý học Trung
Quán
(Hồng Dương Nguyễn Văn
Hai): Luận lý học Trung Quán
có thể tóm thâu vào hai nguyên lý: 1/. Nguyên lý tánh
Không:
“Duyên khởi là Không”, và 2/. Nguyên lý Nhị đế: “Nếu không nương Tục đế
thời không được Đệ nhất nghĩa đế, không được Đệ nhất nghĩa đế, thời không được
Niết bàn.” Nhị đế không phải là một thuyết về bản chất thực tại, mà chỉ là một hình thái nhận thức,
một phương cách
quán sát và phân tích thế giới. Đặc tính của Nhị đế là chẳng những hai
đế tương
phản nhau, bên chân bên vọng, mà ngoài ra Tục đế không bao giờ trở thành
Chân
đế và Chân đế luôn luôn siêu việt Tục đế. Nguyên do thành lập thuyết Nhị
đế là
nhằm làm sáng tỏ tính chất tuyệt đối gián đoạn giữa hai đế. Phía này,
thế Tục
đế là chân lý ước định có thể dùng kinh nghiệm và lý luận thông thường
để thấu
triệt. Phía kia, Chân đế là chân lý tối thượng phải tinh tấn tu tập
thiền định, triển khai tuệ quán vào tánh Không mới chứng ngộ được. Vậy theo Nhị đế, “Duyên khởi là Không” không có nghĩa Duyên khởi
đồng nhất với tánh Không những khi thiền giả đã xuất định. Cũng như sự nhận
biết “Sinh tử là Niết bàn” chỉ thực
hiện được trong những giây phút quán tưởng có hiệu quả mà thôi. Một khi trở về
với tập quán suy tư và nhận thức thông tục, thời Sinh tử và Niết bàn không thể là một. Điều này nói lên tính chất
phức tạp của sự tương quan liên hệ giữa luận lý và chứng ngộ, giữa ý thức hay ý
chí và Niết bàn. Thuyết Nhị đế minh thị sự phân cách tuyệt đối giữa tri thức và
trí tuệ, giữa luận lý và giác ngộ nhưng đồng thời gợi ý phương thức giải quyết
vấn đề phân cách ấy. Theo Nhị đế, phải nhờ những ngôn thuyết của Thế tục đế mới
đắc Đệ nhất nghĩa đế, và do đó mà được Niết-bàn. Như vậy, Nhị đế là một phương
tiện cần cho giai đoạn chuyển mê khai ngộ, một phương tiện chuyên chở cho sự
thành công của một cứu cánh. Dựa trên thuyết Duyên khởi chủ trương sự vật có
tính chất hỗ nhập, nghĩa là: + Không có sự vật nào
hiện hữu độc lập, có sẵn tự tính nơi bản thể. + Mọi sự vật đồng thời
hiện khởi, nương tựa lẫn nhau, ảnh
hưởng lẫn nhau, cái này không chướng ngại sự hiện hữu và hoạt động của những
cái kia. Bồ tát Long Thọ dùng danh từ “vô tự tính” để biểu trưng tính chất “hỗ
nhập” ấy của mọi hiện thực. Vì Duyên khởi và tánh Không
cùng chung một căn bản hữu pháp là vô tự
tính nên “Duyên khởi là Không” miêu tả một quan hệ hỗ tức theo luật đồng qui nhất giữa Duyên khởi và tánh Không. Bồ tát Long Thọ sử dụng biện chứng tứ cú để
chứng minh hết thảy mọi pháp đều vô tự tính. Ngài sử dụng luận lý nhằm mục đích
cho thấy rõ luận lý bất lực, không thể dẫn đến tánh Không, nhiều nhất là đến
chân trời vô tự tính của thế giới. Ngay cả ngôn ngữ và luận lý vì thuộc Thế tục
đế nên chúng vô tự tính và cuối cùng, chủ trương tánh Không cũng vô tự tính nốt. Bởi thế cho nên Ngài không những khẳng định: “Ta không đưa
ra một chủ trương nào cả.” (Hồi tránh luận, bài tụng 29), mà còn quả quyết: “Do tánh Không mà tất cả pháp được thành tựu và hợp
lý.” (Trung luận, XXIV.14). Đó là do trí quán Không, Ngài tuệ tri ngôn ngữ
và luận lý cũng như hết thảy mọi pháp đều do Không mà có. Trên phương diện nhận thức luận, Thế tục đế là ngôn ngữ và luận lý.
Tuy luận lý cũng như ngôn ngữ đều Không, nhưng chính do Không mà chúng thành
tựu. Nói cách khác, tánh Không phục hoạt vai trò của thế tục đế là giải thích
sự tồn tại của vạn pháp mặc dầu vạn pháp không có tự tính. Vai trò được phục
hoạt có nghĩa là do trí quán Không và đắc Đệ nhất nghĩa đế, còn Thế tục đế được
khẳng nhận có ý nghĩa do tập quán và công ước qui định. Đặt nền móng trên tánh
Không, sẽ xiển minh và kiện toàn sự phục hoạt vai trò của Thế tục đế. *** |
|
mk
|
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 9 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |