Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Sức Khỏe - Y Tế | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Khoa Học - Kỷ Thuật :Sức Khỏe - Y Tế |
Chủ đề: QUYỂN TỰ ĐIỂN CẦN CHO SỨC KHỎE | |
<< phần trước Trang of 11 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | |||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 28/Nov/2013 lúc 7:00pm | |||||||||
Chia tay cholesterol, đường huyết, chất béo và triglycerideThứ tư - 25/09/2013 08:08 Chào các bạn, Dành cho những người tin tưởng có một loại thuốc thay thế. Tuy nhiên , Không có hại bởi vì nó là thực vật để ăn với giá rẻ nhất trên khắp thế giới. Một bí mật được tiết lộ ... Cách đây vài năm, tôi lấy làm ấn tượng trong cuộc thử nghiệm máu bởi cựu giáo sư của tôi. Năm thành phần quan trọng trong máu là chất urê , cholesterol, đường trong máu, chất béo và triglyceride vượt xa mức độ cho phép. Có nhiều người trong những trường hợp quá mức cho phép này đã chết hoặc, nếu còn sống thì đó chỉ là một sự ương ngạnh bướng bỉnh. Sau đó vị giáo sư cho tôi thấy tên của những bệnh nhân cho đến khi tên một bệnh nhân nằm dưới bàn tay của ông lộ ra. Bệnh nhân ấy chính là ông! Tôi lặng người chết điếng! Và hỏi " Nhưng bằng cách nào và ông đã làm gì ? " . Ông cười và giới thiệu tôi một bản phân tích: " . Bây giờ, nhìn đây, so sánh các thông số và ngày ghi của nó. Tôi đã làm như vậy. " Các thông số rõ ràng nằm trong phạm vi cho phép, máu là hoàn hảo , hoàn mỹ, nhưng càng ngạc nhiên khi tôi xem ngày tháng, chỉ cách nhau một tháng (của cùng một người) Tôi hỏi : "Có thể nào như vậy? Điều này có nghĩa là một phép lạ ! " Một cách từ tốn, ông nói rằng phép lạ là do bác sĩ, người đã đề nghị điều trị theo cách của một người bạn bác sĩ khác. Điều trị này đã được sử dụng bởi chính bản thân mình, nhiều lần, với kết quả mỹ mãn . Tôi đề nghị bạn thử nghiệm. Khoảng một năm, một lần xét nghiệm máu, và nếu hiện trạng trong máu quá mức quy định, lập tức trở lại áp dụng phương pháp này. Đây là “bật mí”: mỗi tuần, mua bí rợ tại chợ phiên, siêu thị (trong vòng 4 tuần). Không phải là bí ngô squash mà là bí ngô. Uống ly sinh tố này 15-20 phút trước khi ăn sáng. Làm như vậy trong vòng một tháng, mỗi khi máu của bạn cần phải được điều chỉnh. Có thể kiểm soát kết quả, phân tích trước và sau khi điều trị với những bí ngô khác . Theo các bác sĩ, không có phương cách chỉ định, bởi vì chỉ có nó là một loại rau quả tự nhiên và nước.
Giáo viên, kỹ sư hóa học xuất sắc, nghiên cứu về các thành phần trong
bí ngô kết luận, loại cholesterol có hại và nguy hiểm là loại
cholesterol loảng – LDL (Low-density lipoprotein). Trong tuần đầu tiên,
trong nước tiểu có một số lượng lớn cholesterol loảng được thải ra, kết
quả, bí rợ đã chùi sạch động mạch, bao gồm cả não , do đó trí nhớ của
con người tăng lên .. Không nên giữ bí mật của bí rợ Hãy phổ biến rộng rãi! TTD. MỜI XEM THÊM Bí ngô là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được các chuyên gia khuyên sử dụng đều đặn hàng tuần bởi chúng chứa rất nhiều vitamin và các khoáng chất tốt cho sức khỏe của bạn. Giàu chất xơ Nhiều người không biết rằng bí ngô rất giàu chất xơ. Trong một chén bí ngô nghiền chứa 3g chất xơ – chiếm khoảng 11% nhu cầu về chất xơ cơ thể bạn cần mỗi ngày. Nguồn vitamin A tuyệt vời Bí ngô cung cấp rất nhiều vitamin A, trong mỗi khẩu phần ăn chứa tới 245% hàm lượng cần tiêu thụ hàng ngày theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Cung cấp nguồn kali Ngoài chuối, bí ngô cũng là nguồn cung cấp kali. Một khẩu phần nhỏ bí ngô chứa tới 250mg kali. Vậy bạn đã có thêm một loại thực phẩm bổ sung kali trong thực đơn của mình. Nhiều chất sắt Chỉ một phần nhỏ bí ngô cũng có thể mang lại cho bạn một lượng lớn chất sắt. Một chén bí ngô chứa gần 10% hàm lượng sắt cần tiêu thụ hàng ngày theo khuyến nghị. Ngoài ra, không như các loại thực phẩm cung cấp sắt khác, bí ngô không chứa chất béo. Chứa chất chống ôxy hóa Ngoài vitamin A, bí ngô còn chứa các chất chống ôxy hóa khác như vitamin C và E. Một lượng nhỏ bí ngô cũng chứa gần 20% hàm lượng vitamin C cơ thể bạn cần hàng ngày. Nguồn cung cấp magiê tuyệt vời Magiê rất quan trọng cho cơ thể bởi chúng duy trì chức năng cơ bình thường (bao gồm cả việc giúp nhịp tim khỏe mạnh) và thúc đẩy hệ miễn dịch. Hạt bí ngô chính là nguồn cung cấp magiê tốt nhất cho bạn, vậy đừng quên thường xuyên ăn hạt bí rang. Nhiều vitamin K Nếu bạn có triệu chứng máu khó đông thì rất có thể cơ thể bạn bị thiếu hụt vitamin K. Đừng lo bởi bí ngô sẽ bổ sung cho bạn lượng vitamin K bị thiếu, chúng chiếm khoảng 40% lượng cơ thể cần mỗi ngày. Ngoài ra, vitamin K còn giúp hệ xương khỏe mạnh. http://gxvinhhuong.net/vi/giao-xu-vinh-huong-online/Cuoc-song-quanh-ta/Chia-tay-cholesterol-duong-huyet-chat-beo-va-triglyceride-3747/ |
||||||||||
mk
|
||||||||||
IP Logged | ||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 06/Dec/2013 lúc 7:46pm | |||||||||
Lợi ích của đi bộ : “Người già đôi chân già trước”
-Mu ngón chân út có liên quan đến bàng quang, xát ngón chân út có thể chữa được chứng bí đái, đái són, đái buốt
Thường xuyên xát gan bàn chân không những làm tăng lưu lượng máu, tăng tính đàn hồi thành mạch máu, mà còn kích thích não bộ trị được chứng nhức đầu, hoa mắt, mất ngủ, mộng mị … Người già thường xuyên xát chân còn phòng được chứng tê bì, chân tay giá lạnh.
Phương pháp xát chân cụ thể
Lợi ích của đi bộ
Thư giãn bằng m***age bàn chân masage chân- thư giãn M***age là cách đơn giản nhất để phục hồi lại sức khỏe và sự dẻo dai cho đôi bàn chân. Mỗi tối bạn chỉ cần bỏ ra vài phút trong lúc rảnh rỗi để thực hiện các bước m***age này là đôi chân trở nên thon gọn, săn chắc và sự mệt mỏi cũng tan biến đâu mất Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể vừa thực hiện m***age vừa xem ti vi hoặc nghe nhạc. Bước 1: Ngồi xuống ở tư thế thoải mái, chân phải hơi duỗi thẳng, chân trái co lên. Mở bàn tay, úp xuống và bắt đầu miết lên xuống dọc sống trước của chân liên tục. Lặp đi lặp lại động tác này khoảng 10 lần, nó giúp chân được thư giãn và trở nên ấm hơn. Bước 2: Dùng 2 tay nắm vào 2 bên của bắp chân và bắt đầu xoa bóp liên tục. Sự m***age này giúp cơ bắp chân được săn chắc và không còn cảm giác tê cứng nữa. Chú ý: Bạn cần khéo léo xoa bóp tất cả các điểm trên toàn bộ bắp chân. Bước 3: Ngồi xuống giống tư thế ở bước 1. Nắm lỏng 2 bàn tay lại, bắt đầu miết từ dưới lên, từ trên xuống ở 2 bên chân. Thực hiện động tác này khoảng 10 lần. Bước 4: Ngồi ở tư thế một chân duổi thẳng, một chân co lên, tay phải đặt lên gối trái còn tay trái bắt đầu thực hiện động tác xoa bóp phía sau cổ chân. Để ngón cái ở mép ngoài, 4 ngón còn lại để phía sau, bóp chặt điểm huyệt ở phía sau cổ chân, giúp cho gân cốt được thư giãn và dẻo dai hơn. Bước 5: Tiếp theo bạn dùng một tay, nắn bóp lại toàn bộ bắp chân từ trên xuống dưới và ngược lại. Như vậy cơ bắp chân sẽ được thư giãn và trở nên săn chắc hơn. Chú ý: Ở mỗi bước thực hiện bạn cần đổi chân liên tục để 2 chân có được sự m***age, thư giãn đồng đều.
14 động tác m***age chân Sau một ngày làm việc căng thẳng, bạn cảm thấy mệt mỏi, ê ẩm khắp cơ thể, đặc biệt là đôi chân phải đi lại nhiều trên giày cao gót. Đừng vội lăn ra giường ngủ ngay, hãy thực hiện một vài động tác m***age. Nó sẽ giúp bạn cảm thấy thư thái và dễ chịu. 1. Ngồi xuống sàn, chân hơi co lại. Giữ cho bàn chân hoàn toàn tiếp xúc với mặt đất. Vuốt mạnh tay bắt đầu từ mắt cá chân lên đến đầu gối. Thực hiện lần lượt với cả phía trước và phía sau của chân. Nhớ giữ bàn tay luôn luôn phẳng. 2. Bắt đầu với phần cơ nối giữa hai bắp chân với gót chân (phía dưới đầu gối), dùng 2 tay xoa bóp mạnh. 3. Đặt các ngón tay quanh bắp chân, nhấn 2 ngón tay tại vùng trung tâm (bụng chân), giữ yên trong 7 giây, tiếp tục di chuyển 2 ngón tay hướng lên phía trên. Làm lại nhiều lần. 4. Lần lượt vuốt nhẹ 2 bàn tay quanh khu vực đầu gối. Sau đó nhấn 2 ngón tay cái ngay phía trên gối, di chuyển lên phía đùi. Thực hiện nhiều lần. 5. Hơi duỗi chân ra một chút sao cho thật thoải mái. Dùng 1 tay xoa bóp nhẹ nhàng phía bên dưới bắp chân, tiến dần lên trên. 6. Hơi nghiêng chân hướng vào trong. Bắt đầu từ đầu gối, dùng 2 bàn tay vuốt mạnh từ dưới lên. 7. Dùng đầu ngón tay xoa bóp từ dưới đầu gối lên. Di chuyển ngón tay theo hướng đường chéo, tiến dần về phía hông. Bàn chân hơi nghiêng vào trong để tạo tư thế thoải mái. 8. Duỗi nhẹ đầu gối, xoay bàn chân hướng ra ngoài để tạo tư thế thoải mái. Dùng 2 bàn tay lần lượt xoa bóp phần cơ bắp phía bên trong bắp đùi. 9. Véo nhẹ từng chút một phần cơ bắp dọc theo phía bên trong bắp đùi. 10. Hơi khum bàn tay lại rồi vỗ nhịp nhàng, dọc theo phía bên trong bắp đùi. 11. Các ngón tay khép hờ, dựng bàn tay vuông góc với phía bên trong bắp đùi, “chặt” nhẹ xuống. 12. Dùng mu bàn tay vỗ nhẹ. Thả lỏng hai tay để mang lại hiệu quả cao. 13. Nắm lỏng hai bàn tay, đấm nhẹ dọc theo phía bên trong bắp đùi. Thực hiện lại từ động tác 9 đến động tác 13 cho phía bên ngoài của bắp đùi. 14. Trước khi kết thúc, dùng 2 bàn tay vuốt nhẹ dọc theo chân hướng từ dưới mắt cá lên trên. Thực hiện nhiều lần như vậy.
6 động tác m***age bànchân
Động tác 1: Ngồi trên sàn, bàn chân trái đặt lên đầu gối chân phải; bàn tay trái để lên mu bàn chân, bàn tay phải đặt dưới lòng bàn chân. Vuốt nhẹ bàn chân theo hướng mũi tên trong hình 1. Đổi chân và lặp lại động tác này.
-Động tác 2: Đặt cổ chân trái lên đầu gối chân phải. Dùng ngón tay cái ấn nhẹ và xoay đều lên phần mặt trong của gót chân theo hướng mũi tên như trong hình 2.
- Động tác 3: Ngón tay cái đặt phía dưới lòng bàn chân, sau đó ấn và vuốt nhẹ theo đường rãnh giữa những ngón chân (hình 3).
- Động tác 4: Đặt bàn chân trái lên đầu gối và kéo mũi chân hơi chúi xuống đất. Dùng ngón tay cái m***age lòng bàn chân thành hình những vòng tròn nhỏ theo hướng mũi tên trong hình 4.
- Động tác 5: Dùng ngón cái của bàn tay trái ấn và miết nhẹ theo đường mũi tên như trong hình 5 cho đến ngón cái của bàn chân.
- Động tác 6: Nắm lấy những ngón chân, bóp và vuốt nhẹ như trong hình 6. Sau đó lặp lại động tác 1.
Chú ý: Trong suốt quá trình thực hiện các động tác, đừng quên thoa một ít dầu m***age.
Liệu pháp m***age bàn chân
Hãy để ý tới đôi chân bạn sau một ngày ních trong đôi giầy chật chội. Trông chúng thế nào, bạn cảm thấy gì? M***age là cách tốt nhất để xóa tan những cảm giác khó chịu từ bàn chân mỏi nhừ. Liệu pháp m***age bàn chân đem lại nhiều lợi ích: giúp xoa dịu các cơ, giảm sức căng ở các ngón chân, gan bàn chân, mắt cá, tăng tuần hoàn máu. Phương pháp này khá đơn giản. Bạn có thể tự làm hoặc người khác giúp bạn. Nếu làm 2 người, bạn hãy ngồi dựa vào một cái gối lớn trên ghế đệm, toàn thân thả lỏng. Nếu làm một mình ngồi trên ghế thật thoải mái, có chỗ tì tay và đặt chân lên. Ngồi ngả lưng, đặt một chân lên đùi, chân kia duỗi thẳng. Dùng khăn phủ lên quần và ghế để tránh dây dầu lên. Bạn nên xoa một chút dầu hoặc kem trước khi m***age để được hiệu quả tốt hơn. Có thể pha chế theo dầu xoa công thức sau: 2 thìa cà phê hương hải ly, jojoba, đậu nành hoặc một chút dầu oliu, 3 giọt tinh chất oải hương.
Bước 1: Vuốt ve phần trên bàn chân Vuốt ve kích thích tuần hoàn máu và làm nóng bàn chân. Dùng hai ngón tay cái vuốt chậm, dài, chắc; vuốt từ đầu các ngón chân vuốt ra phía sau, chuyển dần về phía mắt cá chân. Sau đó lặp lại quá trình với các ngón chân nhưng vuốt nhẹ hơn. Làm từ 3 tới 5 lần. Sau khi vuốt xong phần mặt trên bàn chân chuyển sang vuốt phần mặt dưới bàn chân .
Bước 2: Xoay mắt cá Giúp nới lỏng các khớp và thư giãn bàn chân. Một tay chụm lại đỡ phần gót chân, tay kia nắm lấy mu bàn chân và xoay bàn chân thật chậm, từ phần mắt cá 3 đến 5 lần về các hướng. Thực hiện m***age liên tục sẽ đẩy lùi sự xơ cứng chân. Bài tập này rất tốt cho người bị viêm khớp.
Bước 3: Bóp và kéo các ngón chân Các ngón chân cũng như các ngón tay đều rất nhạy cảm. Bài tập này giúp giảm đau. Lòng bàn tay nắm phía dưới bàn chân, tay kia dùng ngón cái và ngón trỏ nắm ngón chân. Dùng hai ngón tay kéo nhẹ ngón chân, trượt các ngón tay về phía trước và phía sau dọc theo ngón chân. Sau đó lặp lại nhưng bóp nhẹ và xoay tròn các ngón chân bằng ngón cái và ngón trỏ. Cũng làm như vậy với bàn chân kia.
Bước 4: Trượt giữa các ngón chân Giữ phần chân sau mắt cá, nắm lấy gót chân. Dùng ngón tay trỏ của tay kia luồn vào giữa các ngón chân trượt ngón tay từ trước ra sau từ 3 - 5 lần
Bước 5: Ấn vòm chân Giúp giảm sức căng phía trong và ngoài của vòm chân (gan bàn chân). Cầm chân như ở bước 4. Dùng phần gốc của bàn tay kia đẩy mạnh khi trượt dọc gan bàn chân từ trên xuống dưới và ngược trở lại. Làm 5 lần. Phần này của bàn chân chịu nhiều lực hơn nhưng không nên dùng lực quá mạnh. Chú ý đặt tay dọc theo gan bàn chân.
Bước 6: Vuốt ve ( lặp lại bước 1) Trước khi bắt đầu và kết thúc bài tập bạn nên vuốt ve bàn chân một lần nữa. Đi tất để hấp thu lượng dầu thừa và làm mềm chân. Với 6 bước đơn giản trên bàn chân của bạn đã được chăm sóc tốt nhất. Vậy là sau một ngày mỏi nhừ giờ đây bàn chân bạn lai trông tràn đầy sức sống. Link nguồn : Lợi ích của đi bộ : “Người già đôi chân già trước” - Church of the .Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 06/Dec/2013 lúc 7:50pm |
||||||||||
mk
|
||||||||||
IP Logged | ||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 10/Dec/2013 lúc 5:52am | |||||||||
Bạn có bao giờ ngắm kỹ một con hạc trắng chưa? Nó trông thật mảnh mai; chân dài, người mỏng, trong một bộ lông trắng muốt. Trông nó thanh cao như một người luống tuổi mà vẫn giữ được phong cách ung dung... Con hạc được coi là một con vật sống lâu cho nên người ta gọi tuổi của các cụ là tuổi hạc.
Tết năm nào gia đình tôi cũng lên Ðà Lạt nghỉ ngơi tại nhà 1
người anh bà con. Ðằng sau nhà anh tôi có một con đường mòn dẫn tới một công
viên. Con đường mòn vào cuối Xuân chớm Hạ thật là đẹp. suối róc rách chảy, cây
cỏ xanh mướt, những bông hoa núi nở trắng xóa. Chúng tôi mỗi buổi sáng dắt theo
con chó đi bộ, vừa đi vừa trò chuyện.
Chúng ta những người ở lứa tuổi đang bước vào tuổi già hay đã già. Tinh thần và thể xác không còn như hai mươi năm, mười năm về trước hay thậm chí như mới năm ngoái nữa. Thông thường bất cứ người mang quốc tịch nào, sinh sống ở phần
đất hay hoàn cảnh nào thì khi về già hay ngồi gậm nhấm lại quá khứ. Ở tuổi già,
không có phương tiện di chuyển, bị trở ngại trong giao tiếp đã làm một số người
sống một cuộc sống tẻ nhạt, từ tẻ nhạt đưa tới trầm cảm, khép kín.
Bác Sĩ Ornish, tác giả cuốn sách Love &Survival, nói rõ: Tách lìa tình thân gia đình và bạn bè là đầu mối cho mọi thứ bệnh từ ung thư, bệnh tim đến ung nhọt và nhiễm độc.
Tình thương và tinh thần lạc quan là gốc rễ làm cho chúng ta bệnh hay khỏe.
Ba mươi năm trước mà nghe ai nói cô đơn sinh ra các chứng bệnh thì người ta sẽ chỉ cười nhẹ.. Nhưng bây giờ điều này đã được nhiều bác sĩ công nhận là đúng. Những buổi tĩnh tâm chung, có cầu nguyện, có tịnh niệm (tùy theo tôn giáo của mỗi người) chia sẻ những buồn vui, lo lắng của mình cùng người khác cũng giúp khai thông được những tắc nghẽn của tim mạch như là ăn những thức ăn rau, đậu lành mạnh vậy.
Nếu không nói ra được những gì dồn nén bên trong thì chính là tự mình làm khổ mình. Khi nói ra, hay viết ra được những khổ tâm của mình thì hệ thống đề kháng được tăng cường, ít phải uống thuốc.
Theo Bác Sĩ Ornish, khi bị căng thẳng cơ thể sẽ tiết ra một hóa chất làm cho mọi sinh hoạt ứ đọng, ăn không ngon, đầu không suy nghĩ, mạch máu trì trệ, mất sức đề kháng, dễ cảm cúm.
Như vậy
sự cô đơn cũng là chất độc như cholesterol trong những thức ăn dầu mỡ, mà chỉ có
sống lạc quan mới cứu rỗi được.
Nếu bạn không mở tâm ra cho người khác thì bác sĩ bắt buộc phải mở tim bạn ra thôi!!!
Tuổi như thế nào thì gọi là già, chúng ta biết khi một người qua đời ở tuổi 60 thì được gọi là 'hưởng thọ'. Vậy sau tuổi 60 mỗi ngày ta sống là một “bonus”, phần thưởng của Trời cho. Chúng ta nên sống thế nào với những ngày 'phần thưởng' này. Lấy thí dụ một người lớn tuổi, sống cô đơn, biệt lập, không đi ra ngoài, không giao thiệp với bạn hữu, thế nào cũng đi đến chỗ tự than thân trách phận, bất an, lo âu, ủ dột và tuyệt vọng. Từ đó bắt nguồn của bao nhiêu căn bệnh.
Trong Những lời Phật dạy có câu:
Gặp bạn, nói được ra những điều phiền muộn cho nhau nghe, ngồi tĩnh tâm, đến nhà thờ, chùa cầu nguyện giúp được làm chậm lại sự phát triển của bệnh.
Bác Sĩ Jeff Levin giáo sư đại học North Carolina khám phá ra từ hàng trăm bệnh nhân, nếu người nào thường xuyên đến nhà nguyện họ có áp suất máu thấp hơn những người không đến nhà nguyện, ông bỏ ra hàng đêm và nhiều cuối tuần để theo dõi, tìm hiểu những kết quả cụ thể của "Tín ngưỡng và sức khỏe "! Cuốn sách ông phát hành gần đây nhất có tên là God, Faith and Health. Trong đó ông cho biết những người có tín ngưỡng khỏe mạnh hơn, lành bệnh chóng hơn, ít bị nhồi máu cơ tim, gặp sự thăng trầm trong đời sống họ biết cách đối diện, họ luôn luôn lạc quan.
Lạc quan là một cẩm nang mà chúng ta nên luôn luôn mang theo bên mình. Ðừng bao giờ nói, hay nghĩ là "Tôi già rồi, tôi không giúp ích được cho ai nữa" hoặc "Tôi vụng về, ít học, chẳng làm gì được".
Tôi xin kể câu chuyện Hai con ngựa của thầy phó tế George A.Haloulakos. Cạnh nhà tôi có một cánh đồng cỏ, hàng ngày có một cặp ngựa, con nọ lớn hơn con kia một chút thong thả ăn cỏ ở đấy. Nhìn từ xa chúng là đôi ngựa bình thường giống những con ngựa khác. Tuy nhiên nếu bạn đến gần, bạn sẽ khám phá ra là có một con mù. Trên đường trở về chuồng mỗi chiều, con ngựa nhỏ chốc chốc lại ngoái cổ lại nhìn bạn, muốn biết chắc bạn mù của nó vẫn đi theo tiếng chuông của nó để lại đằng sau.. Chủ nhân của nó chắc thương nó không nỡ bỏ đi, mà còn cho nó một
chỗ ở an toàn. Chính điều này đã thành một câu chuyện tuyệt vời.
Cũng giống như chủ nhân của đôi ngựa có lòng nhân từ, Thượng đế không bao giờ vứt bỏ bạn vì bạn kiếm khuyết, hoạn nạn hay gặp khó khăn. Người luôn luôn đem đến cho chúng ta những người bạn khi chúng ta cần được giúp đỡ. Ðôi khi chúng ta là con ngựa mù, được dẫn dắt bởi tiếng chuông mầu nhiệm mà Thượng đế đã nhờ ai đó rung lên cho chúng ta. Những khi khác chúng ta là con ngựa dẫn đường, giúp kẻ khác nhìn thấy.
Bạn hiền là như vậy. Không phải lúc nào ta cũng nhìn thấy họ, nhưng
họ thì luôn hiện diện đâu đó. Hãy lắng nghe tiếng chuông của nhau. Tính hài hước, làm cho người khác cười cùng với mình cũng là những liều thuốc bổ. Thi sĩ Maya Angelou vào sinh nhật thứ 77, trong chương trình phỏng vấn của Oprah, hỏi về sự thay đổi vóc dáng của tuổi già, bà nói: "Vô số chuyện xẩy tới từng ngày... Cứ nhìn vào bộ
ngực của tôi xem. Có vẻ như hai chị em nó đang tranh đua xem đứa nào chạy xuống
eo trước". Khán giả nghe bà, cười chẩy cả nước mắt.
.
Sinh, bệnh, lão, tử. Con đường đó ai cũng phải đi qua. Nhưng đi như thế nào thì hầu như 80% chính mình là người lựa chọn.
+Nhóm bạn: Ðọc sách, kể chuyện, đánh cờ, chơi bài (không phải ăn thua).
Hãy thỉnh thoảng đọc lên thành tiếng câu ngạn ngữ này: 'Một nét mặt vui vẻ mang hạnh phúc đến cho trái tim và một tin vui mang sức khỏe cho xương cốt.'
Chúc tất cả anh chị em luôn cảm thấy vui khoẻ và trọn vẹn an lành trong tâm hồn !
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 10/Dec/2013 lúc 5:53am |
||||||||||
mk
|
||||||||||
IP Logged | ||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 17/Dec/2013 lúc 1:38am | |||||||||
MỤC LỤC Dược Thảo Thực Dụng vần ABC MỤC LỤC
Theo vần ABC Vần A |
||||||||||
mk
|
||||||||||
IP Logged | ||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 29/Dec/2013 lúc 3:05am | |||||||||
Viêm khớp dạng thấpĐỊNH NGHĨA Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng viêm mãn tính thường ảnh hưởng
đến các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân. Không giống như các tổn thương
có tính hao mòn trong thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến
lớp lót trong của bao khớp, gây ra sưng đau, cuối cùng có thể dẫn đến
mòn xương và biến dạng khớp.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh rối loạn tự miễn, xảy ra khi hệ thống
miễn dịch tấn công nhầm vào mô của chính cơ thể bạn. Ngoài ảnh hưởng
trên khớp, bệnh còn có thể ảnh hưởng đến các phần khác của cơ thể - như
da, mắt, phổi và mạch máu.
Mặc dù viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng bệnh
thường khởi phát sau tuổi 40. Bệnh thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới.
Điều trị tập trung vào việc kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa tổn
thương khớp.
TRIỆU CHỨNG Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp
Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp dạng thấp có thể bao gồm:
Ban đầu viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ - đặc
biệt là khớp bàn ngón. Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng thường lan
rộng đến đầu gối, khớp cổ chân, khuỷu tay, khớp hông và khớp vai. Trong
hầu hết các trường hợp, các triệu chứng thường xảy ra đối xứng ở các
khớp của hai bên cơ thể.
Các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp có thể nặng nhẹ khác nhau và
thậm chí có thể tự biến mất. Giai đoạn bệnh xuất hiện triệu chứng, còn
được gọi là đợt bùng phát, xen kẽ với những khoảng thời gian bệnh thoái
lui tương đối - khi sưng và đau khớp giảm dần rồi biến mất. Nhưng theo
thời gian, viêm khớp dạng thấp vẫn có thể gây ra biến dạng và trật khớp.
Khi nào cần đi khám bác sĩ
Bạn cần hẹn khám với bác sĩ khi có cảm giác khó chịu và sưng khớp kéo dài dai dẳng.
NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công vào màng
hoạt dịch – lớp màng lót trong của bao khớp. Quá trình viêm làm dày màng
hoạt dịch và cuối cùng có thể phá hủy sụn và xương trong khớp. Gân và
dây chằng cố định khớp cũng bị kéo dãn rồi suy yếu. Dần dần, các khớp sẽ
bị biến dạng và lệch trục.
Bác sĩ không biết yếu tố nào khởi phát quá trình này mặc dù có nhiều
khả năng là do di truyền. Yếu tố gene không thực sự gây ra viêm khớp
dạng thấp nhưng nó có thể làm bạn trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố
môi trường có thể kích hoạt bệnh như nhiễm một vài loại virus và vi
khuẩn nhất định.
YẾU TỐ NGUY CƠ
Ai có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp?
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm:
BIẾN CHỨNG
Viêm khớp dạng thấp có thể gây biến chứng gì?
Viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
CẦN CHUẨN BỊ GÌ TRƯỚC KHI ĐI KHÁM
Đầu tiên bạn có thể thảo luận về các triệu chứng với bác sĩ gia đình, sau đó có thể bạn sẽ được giới thiệu đến một chuyên gia về thấp khớp - bác sĩ chuyên điều trị viêm khớp và các tình trạng viêm khác để được đánh giá thêm.
Những việc bạn có thể làm
Viết một danh sách bao gồm:
Những gì bạn mong đợi từ bác sĩ
Bác sĩ có thể hỏi một số câu hỏi như sau:
XÉT NGHIỆM VÀ CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp như thế nào?
Ở giai đoạn đầu, viêm khớp dạng thấp có thể khó chẩn đoán vì các dấu
hiệu và triệu chứng thường khá giống những bệnh lý khác. Không có một
xét nghiệm máu hoặc một triệu chứng khách quan nào có thể giúp xác định
chẩn đoán.
Khi khám bệnh, bác sĩ sẽ tìm các dấu hiệu sưng, nóng và đỏ của các khớp. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra phản xạ và sức cơ của bạn.
Xét nghiệm máu
Những người bị viêm khớp dạng thấp thường có tốc độ máu lắng cao
(ESR, hoặc tốc độ lắng), đây là biểu hiện của một quá trình viêm đang
diễn ra trong cơ thể. Các xét nghiệm máu khác để tìm yếu tố thấp và
kháng thể kháng peptide citrulinated vòng (anti-CCP).
X-quang
Bác sĩ có thể yêu cầu bạn chụp X-quang để theo dõi tiến triển tổn thương tại khớp của bệnh theo thời gian.
ĐIỀU TRỊ
Điều trị viêm khớp dạng thấp
Không có cách chữa triệt để cho viêm khớp dạng thấp. Thuốc có thể làm
giảm triệu chứng viêm của khớp để giúp bạn giảm đau và ngăn chặn hoặc
làm chậm tổn thương khớp. Lao động và vật lý trị liệu có thể hướng dẫn
bạn cách bảo vệ các khớp như thế nào. Nếu khớp của bạn bị phá hủy nặng
nề do viêm khớp dạng thấp, có thể cần thiết can thiệp phẫu thuật.
Thuốc
Nhiều loại thuốc dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp có thể gây
tác dụng phụ nghiêm trọng. Bác sĩ thường kê toa thuốc với tác dụng phụ
ít nhất trước tiên. Nhưng khi bệnh tiến triển, bạn có thể cần sử dụng
loại thuốc mạnh hơn hoặc phải kết hợp thuốc.
Trị liệu
Bác sĩ có thể gửi bạn đến nhà trị liệu để bạn được hướng dẫn các bài
tập thích hợp nhằm giữ cho các khớp được linh hoạt. Họ cũng có thể gợi ý
những cách thức mới giúp bạn làm các công việc hàng ngày được dễ dàng
hơn, phù hợp với tình trạng khớp của bạn. Ví dụ, nếu ngón tay của bạn bị
sưng, bạn có thể sử dụng cẳng tay để lấy món đồ bạn cần.
Các thiết bị hỗ trợ cũng giúp bạn hạn chế tác động lên các khớp đang
sưng đau. Ví dụ, một con dao với cán dao như tay cầm của cái cưa sẽ giúp
bạn bảo vệ các ngón tay và khớp cổ tay. Hoặc cái móc để cài khuy sẽ
giúp bạn mặc quần áo dễ dàng hơn. Bạn có thể tham khảo thêm tại các cửa
hàng dụng cụ y khoa hoặc trong các quyển catalog.
Phẫu thuật
Nếu thuốc men không thể ngăn chặn hoặc làm chậm tổn thương khớp, bác
sĩ và bạn có thể cần xét đến phẫu thuật để sửa chữa các khớp bị hư. Phẫu
thuật cũng có thể giúp khôi phục khả năng vận động của khớp, giảm đau
và chỉnh sửa các biến dạng. Phẫu thuật trong viêm khớp dạng thấp có thể
bao gồm một hoặc nhiều phương pháp như sau:
Nguy cơ khi phẫu thuật là chảy máu, nhiễm trùng và đau đớn. Bạn cần
thảo luận với bác sĩ về lợi ích và các rủi ro có thể xảy ra.
THAY ĐỔI LỐI SỐNG và CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA TRỊ TẠI NHÀ
Khi bị viêm khớp dạng thấp, bạn có thể thực hiện từng bước sau để
chăm sóc cho bản thân. Các biện pháp tự chăm sóc cùng với thuốc điều trị
viêm khớp dạng thấp có thể giúp bạn kiểm soát được triệu chứng của
bệnh.
CÁC BIỆN PHÁP THAY THẾ
Một số biện pháp điều trị bổ sung và thay thế thông thường có nhiều hứa hẹn trong điều trị viêm khớp dạng thấp bao gồm:
THEO DÕI VÀ HỖ TRỢ
Mức độ ảnh hưởng của viêm khớp dạng thấp đến các hoạt động hàng ngày
phụ thuộc một phần vào cách bạn đối phó với căn bệnh này. Bạn cần tham
khảo với bác sĩ hoặc y tá để tìm chiến lược đối phó. Với thời gian bạn
sẽ thấy được hiệu quả của các chiến lược này. Trong khi chờ đợi, bạn cần
cố gắng:
Viêm khớp dạng thấp - Y Học Cộng Đồnghttp://yhoccongdong.com/thongtin/viem-khop-dang-thap/ |
||||||||||
mk
|
||||||||||
IP Logged | ||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 06/Jan/2014 lúc 7:15pm | |||||||||
11 lý do nên tăng cường ăn xoài Xoài là loại trái cây giàu dinh dưỡng, có tác dụng ngăn chặn ung thư, làm sạch da từ bên trong... Lợi ích của nước dứa ép Những loại trà có ích cho bệnh nhân tiểu đường Theo Fitnea, trái xoài có 11 ưu điểm dễ nhận biết sau: 1. Giàu dinh dưỡng Uống mỗi ngày một cốc sinh tố xoài chứa tỷ lệ phần trăm dinh dưỡng như sau: 103 kalo, 75% vitamin C có tác dụng chống ôxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch; 24% vitamin A giúp chống oxy hóa và tăng thị lực; 12% vitamin B6 và một số vitamin B khác các tác dụng phòng bệnh não và tim; 10% lợi khuẩn; 8% đồng cần cho việc sản xuất các tế bào máu; 8% kali giúp cân bằng lượng natri trong cơ thể và 5% magie. Trái xoài rất giàu dinh dưỡng. Ảnh: thuocthang. 2. Ngừa ung thư Nhiều nghiên cứu cho thấy các hợp chất chống ôxy hóa trong trái xoài có tác dụng bảo vệ cơ thể, chống lại ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và bệnh bạch cầu. Các hợp chất này là isoquercitrin, quercetin, fisetin, astragalin, methylgallat, axit gallic cũng như các enzim khác 3. Giảm lượng cholesterol Hàm lượng cao vitamin C, pectin và chất xơ được tìm thấy trong xoài có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol trong huyết thanh, đặc biệt là cải thiện tình trạng rối loạn mỡ trong máu. 4. Làm sạch da Loại trái cây ngon và có màu sắc đậm như xoài tốt cho làn da bạn cả bên trong và bên ngoài. Ăn xoài có thể giúp làm sạch lỗ chân lông bị tắc và loại bỏ mụn 5. Tốt cho mắt Một cốc xoài xắt lát cung cấp 24% lượng vitamin A cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Loại vitamin này giúp thúc đẩy thị lực, ngăn ngừa khô mắt và quáng gà. Xoài rất phổ biến ở các quốc gia có khí hậu nhiệt đới. Ảnh: Fitnea. 6. Kiềm hóa cơ thể Axit malic, một hàm lượng nhỏ axit citric và axit tartaric được tìm thấy trong trái xoài, có tác dụng duy trì và dự trữ kiềm cho cơ thể. 7. Cải thiện chất lượng "chuyện ấy" Xoài là nguồn cung cấp vitamin E tuyệt vời. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra tầm quan trọng của dinh dưỡng từ thực phẩm giúp cải thiện chất lượng cuộc yêu của các đôi. 8. Cải thiện hệ tiêu hóa Đu đủ không phải là loại trái cây duy nhất chứa enzim để chuyển hóa protein trong quá trình tiêu hóa. Bên cạnh đó còn có rất nhiều loại trái cây khác, chẳng hạn xoài. Chất xơ trong xoài cũng giúp ích cho quá trình tiêu hóa và bài tiết. 9. Ngăn ngừa đột quỵ do nhiệt Quan điểm y học cổ đại giải thích lý do khiến con người kiệt sức khi đến thăm vùng khí hậu xích đạo là do năng lượng mãnh liệt của mặt trời làm cơ thể nóng dần lên, đặc biệt là cơ bắp. Khi đó thận trở nên quá tải vì phải đào thải liên tục các độc tố từ quá trình này. Lúc này, bạn nên uống một ly nước ép trái cây từ xoài xanh trộn với nước và một chất làm ngọt (như đường) sẽ giúp làm mát cơ thể và ngăn chặn tác hại của nhiệt. 10. Tăng cường hệ miễn dịch Hàm lượng lớn vitamin A và vitamin C trong trái xoài, cộng với 26 loại carotenoids khác nhau có tác dụng duy trì sự bền vững và khỏe mạnh của hệ thống miễn dịch. 11. Lá xoài tốt cho người mắc bệnh tiểu đường Lá xoài giúp bình thường hóa nồng độ insulin trong máu. Phương thuốc cổ truyền trị bệnh tiểu đường là đun sôi lá trong nước nóng, để qua đêm và sau đó lọc lấy nước, uống sau khi thức dậy. Trái xoài có chỉ số đường huyết tương đối thấp nên khi ăn vào không làm tăng đột biến lượng đường trong cơ thể. Thi Trân http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/su ... 35742.html |
||||||||||
mk
|
||||||||||
IP Logged | ||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 17/Jan/2014 lúc 8:41am | |||||||||
NĂM NGỰA NÓI VỀ HUYẾT THANH NGỰA GIÚP CON NGƯỜI
(BS.Nguyễn Hữu Đức)
Ngựa có tên khoa học Equus coballus L., họ Ngựa Equidae, là động vật có vú, ăn cỏ, thường nặng từ 140-200 kg hay hơn, có cổ dài và có bờm, chân khỏe có một móng guốc ở chân gọi là “guốc lẻ”. Đông y có dùng ngựa làm thuốc, với các vị thuốc là mã nhục (thịt ngựa), mã nhũ (sữa ngựa), mã cốt (xương ngựa). Tây y có dùng máu ngựa gọi là huyết thanh ngựa (horse serum) để tạo thuốc gọi là kháng huyết thanh (antiserum) hay kháng độc tố (antitoxin).
Xin có đôi điều nói vế huyết thanh ngựa. Trong phòng chữa bệnh có cách chữa gọi là liệu pháp miễn dịch nhằm phòng chống bệnh truyền nhiễm. Trong liệu pháp này, bên cạnh vai trò của vaccin, người ta đánh giá cao tác dụng của kháng huyết thanh (KHT) vì tính kịp thời chữa bệnh của nó. Vaccin được gọi là liệu pháp miễn dịch chủ động vì là những chế phẩm sinh học (dùng mầm bệnh chết, sống hay một phần mầm bệnh) được dùng đưa vào cơ thể nhằm tạo ra những kháng thể đặc hiệu để khi nhiễm mầm bệnh thật, cơ thể có kháng thể sẽ chống trả và tiêu diệt được mầm bệnh. Gọi là chủ động vì chính cơ thể sẽ sinh ra kháng thể chống bệnh. Còn KHT là liệu pháp miễn dịch thụ động vì là chế phẩm sản xuất từ máu súc vật đã bị tiêm virus, vi khuẩn chết (hoặc sống nhưng vô hại) hay chất độc (như nọc rắn), trong đó đã có chứa kháng thể chống bệnh. Nếu như vaccin cần một thời gian (thường là 2 tuần) để giúp cơ thể sinh ra đủ kháng thể thiết lập "hàng rào bảo vệ" thì KHT làm được điều đó nhanh hơn nhiều do đã chứa sẵn kháng thể, có thể cứu sống bệnh nhân trong trường hợp khẩn cấp. Hạn chế do tiêm chủng vaccin hiệu lực không kịp thời đã được khắc phục khi dùng KHT. Xin đơn cử trường hợp bị chó dại cắn. Mỗi năm, ước tính trên toàn thế giới có ít nhất 34.000 người tử vong vì bệnh dại và hơn 6 triệu người phải tiêm ngừa vaccin. Cho dù vaccin ngừa bệnh dại có công hiệu hơn, nhưng một mình nó sẽ không bảo đảm cứu sống được tất cả các bệnh nhân bị súc vật dại cắn. Chính nhờ KHT bệnh dại dược dùng kịp thời để trung hòa virus dại ở những vết thương nguy hiểm gần trung ương thần kinh bên cạnh việc tiêm ngừa vaccin dại. Trước đây đã lâu ở Mexico, hàng loạt bệnh nhân bị súc vật cắn chỉ tiêm vaccin mà không tiêm KHT đều phát bệnh và những người sống sót đều bị tổn thương não. Việc có mặt KHT bệnh dại của Việt Nam từ 1997 đến nay đã góp phần quan trọng giảm tỷ lệ tử vong do bệnh dại hàng năm ở nước ta xuống 10 lần so với trước đây. Những KHT đầu tiên ra đời vào năm 1890 do các tác giả Von Behring, Kitazato, Challou - Roux và Martin đề xuất, gồm 2 loại để chữa trị bệnh bạch hầu và uốn ván. Năm 1894, A. Calmette đã chế tạo và dùng KHT rắn hổ và tiếp sau đó, trên thế giới bắt đầu có các KHT chữa bệnh dịch hạch, than, tả, bại liệt, tụ cầu, dại và viêm gan. Phương thức sản xuất cổ điển là chế tạo KHT khác loài, tức không từ người mà được bào chế từ thỏ, chuột thậm chí từ trứng gia cầm, nhưng phổ biến nhất vẫn là ngựa, vì rẻ tiền và dễ làm. Các KHT cùng loài dùng huyết thanh người hoặc kháng thể đơn dòng tuy an toàn hơn nhưng chưa phổ cập do không có hai ưu thế vừa kể. Hiện nay, KHT viêm gan B dược dùng là cùng loài vì được bào chế từ huyết tương của những người có nồng độ kháng thể chuyên biệt Anti-HBs cao và âm tính tức không có dấu hiệu huyết thanh học của kháng nguyên HBsAg.
KHT từ ngựa đang được nhiều nước, trong đó có Việt Nam sản xuất. Ngựa dùng sản xuất KHT phải lớn con (ít nhất 200kg), sung sức, khỏe mạnh, bị thiến và đang ở tuổi trưởng thành (3-4 năm tuổi). Trung bình 1 tháng, huyết thanh được khai thác ít nhất 1 lần với tổng số máu bằng 1,5% trọng lượng cả con, và cứ 1 lít máu ngựa cho được 75ml KHT bệnh dại (SAR) hay 100ml KHT nọc rắn (SAV)… Tuổi thọ của ngựa có thể được khai thác làm KHT trung bình trong 6 năm. Nguyên tắc bào chế KHT là mầm bệnh hay chất độc được làm loãng và tiêm vào ngựa, vật chủ tức ngựa sẽ trải qua quá trình tiếp xúc kháng nguyên tức mầm bệnh hay chất độc, tạo phản ứng miễn dịch, sinh ra kháng thể đặc hiệu chống lại kháng nguyên đó. Máu ngựa chứa kháng thể đặc hiệu chính là KHT, khi dùng cho người nhiễm mầm bệnh thật hay chất độc, nhờ kháng thể nên chống trả hữu hiệu và tiêu diệt được mầm bệnh hay chất độc đó. Lấy trường hợp bào chế KHT nọc rắn, người ta lấy nọc độc của rắn, pha loãng và tiêm vào ngựa khỏe mạnh. Sau một thời gian, cơ thể ngựa sinh ra các kháng thể chính là các globulin đặc hiệu có thể năng trung hòa nọc rắn, lấy máu ngựa người ta tạo thành KHT nọc rắn.
Nói về huyết thanh ngựa, ngoài KHT đã giúp chữa bệnh cho biết bao con người còn phải kể thêm một lợi ích của ngựa cho người mà không nhiều người biết. Đó là việc dùng huyết thanh ngựa chữa gọi tắt là PMS (pregnant mare serum). Từ máu của con ngựa cái có chửa (từ ngày thứ 40 đến ngày thứ 120, đỉnh cao là khoảng thời gian từ 60 đến 100 ngày có chửa căn cứ vào độ lớn của bào thai), người ta đã chế tạo ra PMS. PMS có hoạt tính đối với sinh sản nhờ sự có mặt của hai hormon FSH và LH - hai hormon có tác dụng kích thích động dục và gây rụng trứng, tăng khả năng sinh sản của gia súc cái. Ở Việt Nam, đã sản xuất được PMS từ 1978. PMS đã được sử dụng gây động dục ở lợn, bò, trâu và thỏ, có tác dụng chống các hiện tượng vô sinh, chậm sinh. Trong PMS cũng có chứa hormon có tên gonadotropin, và người ta tìm cách chiết xuất gonadotropin từ PMS và gọi tắt là PMSG. PMSG được dùng ở dạng tinh chế và đông khô. PMSG đặc biệt cũng hữu hiệu khi dùng chữa bệnh vô sinh, chậm sinh, tăng năng suất sinh sản ở gia súc. Như vậy, khác với KHT, huyết thanh ngựa chửa tức PMS không trực tiếp tác động đến sức khỏe mà giúp ích gián tiếp đến chăn nuôi của con người. |
||||||||||
mk
|
||||||||||
IP Logged | ||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 31/Jan/2014 lúc 9:49pm | |||||||||
Acid Uric trong cây Bạc hà nấu canh chuaCanh chua bạc hà: Lợi hại khó lường!
Với chuyên gia trong ngành dinh dưỡng thì bạc hà - thành phần chủ yếu trong món canh chua, là món ăn làm tăng axit uric không kém gì uống... bia! Ấy thế mà số người để ý đến “khe hở” này khi chẩn đoán và điều trị bệnh thống phong lại không nhiều.Tác nhân gây nên chứng gout
Nhiều người
nay đã hiểu phần nào về bệnh thống phong (bệnh gout) do tăng chất axit
uric trong máu khiến khớp ngón chân, ngón tay bị sưng đau đến độ kêu
trời không thấu. Đó là chưa kể đến hậu quả khác như gai cột sống, sỏi
thận, bệnh ngoài da... hay thường gặp hơn nữa là tình trạng mệt mỏi, đau
không ra đau, bệnh không hẳn bệnh. Cũng có nhiều người đã biết tại sao
chất axit uric, một loại phế phẩm từ chuỗi phản ứng thoái biến chất đạm
thuộc nhóm purin, lại tăng cao trong máu rồi. Vì không được bài tiết kịp
thời và đúng mức nên kết tủa trong khớp, trên đường tiết niệu, dưới
da... làm khổ bệnh nhân, như trong trường hợp của những người:
Hoại huyết như sau cơn sốt rét, sau lần chấn thương
Ăn quá nhiều chất đạm từ lòng heo, da gà, cá mòi, lạp xưởng...
Uống quá ít nước lại thêm thói quen nín tiểu trong giờ làm việc
Bị bệnh biến dưỡng như tiểu đường, cường tuyến giáp...
Lạm dụng dược phẩm như thuốc cảm, thuốc corticoid...
Có bệnh trên đường tiết niệu như phì đại tiền liệt tuyến, viêm bàng quang...
Lạm dụng rượu bia.
Nhưng không
phải ai cũng rõ là axit uric có thể tăng cao, thậm chí tăng rất cao
ngay cả ở người không phạm vào các “trường quy” vừa kể.
Những kết quả vừa cập nhật
Từ nhận xét
là không ít bệnh nhân bị tăng axit uric thấy rõ nhưng không hề uống
bia, cũng không lạm dụng thịt mỡ, chúng tôi đã tiến hành một số khảo sát
lâm sàng với kết quả như sau:
Trong số 20
người tuy cũng có thói quen ăn canh chua nhưng là canh chua măng, hay
canh chua lá giang, thay vì bạc hà, thì tỷ lệ tăng axit uric trong máu
chỉ là 15%.
Trong số 50
đối tượng có lượng axit uric trong máu cao hơn 7,5 mol (định mức sinh
lý tối đa là 5,5 mol) nhưng không uống bia, không lạm dụng thịt mỡ, có
13 người ăn canh chua mỗi tuần tối thiểu 2 lần. Số còn lại, 37 đối
tượng, đều có canh chua trong khẩu phần mỗi tuần tối thiểu 4 lần!
Phân tích
tiền sử bệnh cho thấy 7 trong 10 trường hợp lên cơn đau như đau cắt
ngang khớp kèm theo triệu chứng sưng nóng đỏ xảy ra sau một bữa cơm có
canh chua bạc hà.
Trong nhóm
thử nghiệm với 30 người có thói quen uống bia và đã bị bệnh gout với xét
nghiệm sinh hoá rõ rệt, tất cả đối tượng thường có món canh chua bạc hà
trong bữa ăn đều có hàm lượng acid uric cao hơn nhóm không mạnh miệng
với món này.
Trị số xét
nghiệm của 14 trong số 20 người trước đó có lượng axit uric trong máu
trong khoảng 6,5 đến 7,5 mol trở lại bình thường sau hai tuần không ăn
canh chua bạc hà mà không cần dùng thuốc.
Trên hai
nhóm thử nghiệm trong 10 ngày liên tục, mỗi nhóm với hai mươi đối tượng
đều được điều trị bằng Zyloric 200 x 2 viên/ngày, có thể giảm thiểu đến
phân nửa lượng thuốc hàng ngày trên nhóm cữ canh chua bạc hà nhưng hiệu
năng vẫn tương đồng với nhóm đối chiếu có món canh chua một lần mỗi 2
ngày.
Hai tháng
sau khi đã điều trị ổn định, khi kiểm soát lượng axit uric trong máu cho
thấy hiện tượng tái phát chỉ xảy ra ở 7 trong số 30 bệnh nhân ăn canh
chua bạc hà một cách tiết độ theo kiểu mỗi tuần 1 lần mà thôi.
Lời kết
Canh chua bạc hà rõ ràng là món ăn có mối liên hệ mật thiết với tình trạng tăng axit uric trong máu.
Nhưng nếu
phải kiêng món canh chua bạc hà cá bông lau với vị ngọt, chua, cay pha
trộn độc đáo thì thà đừng là người... Việt! Ăn món canh chua mà loại bỏ
bạc hà thì thà chọn món khác còn hơn! Nhưng chủ động giảm bớt số lần có
món canh chua bạc hà trên bàn ăn nếu đã bị bệnh gout, hay khi lượng axit
uric đã mấp mé giới hạn bệnh lý, là quyết định vừa chính xác vừa khôn
khéo. Nhờ đó bạn vẫn còn cơ hội thưởng thức món canh chua, thay vì đến
lúc nào đó vừa phải nhịn đến phát thèm vừa tốn tiền mua thuốc rồi sinh
thêm bệnh... tức cành hông!
|
||||||||||
mk
|
||||||||||
IP Logged | ||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 05/Feb/2014 lúc 5:57am | |||||||||
YouTube về sức khỏe
Thưa quý bạn, Tôi
mới thực hiện được một số video về sức khỏe, đưa lên YouTube Xin gửi
tới quý bạn coi, cho ý kiến và phổ biến giới thiệu tới bà con đồng hương
mình.
|
||||||||||
mk
|
||||||||||
IP Logged | ||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 05/Feb/2014 lúc 7:12am | |||||||||
Mục đích của việc chữa trị chứng đau lưng là làm sao giúp lưng hết bị đau và có thể di chuyển lại được như bình thường. 1. Đau lưng là gì? Ai trong chúng ta cũng đã có ít nhất một lần bị đau lưng hay mỏi cổ. Đau lưng quả thực là một triệu chứng phổ biến nhất ở người lớn, và có khả năng dẫn đến mất việc làm khá cao, chưa kể đến việc mất thời gian và tiền bạc cho việc chữa trị chứng bệnh này. Chứng đau lưng bao gồm đau cơ, đau gân/dây chằng, thoát vị đĩa đệm, gẫy xương, và một số vấn đề khác. Thông thường, nguyên nhân dẫn đến đau lưng thường đã bị tích tụ qua một thời gian dài. 2. Xương cột sống Xương cột sống được tạo bởi tổng cộng 24 đốt xương sống xếp chồng lên nhau, giúp chúng ta vừa đứng thẳng được mà cũng vừa uyển chuyển cử động được. Xương cột sống bình thường sẽ có hình chữ S khi nhìn từ bên hông, và là cấu trúc chính để nâng đỡ cơ thể. Nó cũng là nơi bảo bọc tủy sống, bảo đảm việc các dây thần kinh dẫn chuyền cảm giác và việc kiểm soát mọi di chuyển của cơ thể đến các bộ phận. 3. Điều gì dẫn đến đau lưng? Nguyên nhân chính dẫn đến đau lưng chủ yếu là do những thói quen xấu của chính chúng ta, lặp đi lặp lại qua thời gian, dẫn đến đau lưng. Những thói quen xấu này bao gồm: - Ngồi không đúng tư thế - Hoạt động quá mức khi làm việc hoặc khi vui chơi - Ngồi không đúng cách khi ở bàn làm việc hoặc ở sau tay lái - Đẩy, kéo, nâng vác vật nặng không đúng cách Có khi hậu quả của những thói quen xấu kể trên là tức thời, nhưng đa phần thường sẽ chỉ thấy được sau một thời gian dài. Một trong những loại đau lưng phổ biến nhất là do căng cơ quanh cột sống quá mức. Mặc dù loại căng cơ này có thể xảy ra ở bất kỳ đâu, nhưng phổ biến nhất là thường xảy ra ở cuối lưng, và kế đó là ở chân cổ. Cũng có khi đau lưng xảy ra không vì lý do cụ thể nào cả, và được gọi là chứng đau lưng không cụ thể. Điều này có thể xảy ra khi cơ bị yếu đi và không thể bảo đảm cho việc đi lại, hay các hoạt động bình thường của cơ bắp như cúi người xuống, hoặc giãn người ra. Cũng có khi đau lưng xảy ra là do cơ bị căng thẳng, hoặc do căng thẳng đầu óc, hoặc/và thiếu ngủ. Ngoài ra, chứng căng cơ có thể dẫn đến đau lưng kinh niên. Căng cơ có thể xảy ra do bị căng thẳng đầu óc hoặc do các vấn đề tình cảm cá nhân. Việc căng cơ do nâng vác các vật nặng hay chỉ đơn giản là do hắt xì hơi thì đều gây ra đau đớn ngang nhau. Việc mang thai cũng thường dẫn đến đau lưng. Các thay đổi về tiết tố cũng như thay đổi về trọng lượng của cơ thể đều có thể dẫn đến việc cột sống và chân phải hoạt động quá sức. Chấn thương do hoạt động thể thao, tai nạn, hay té ngã đều có thể dẫn đến đau lưng từ nhẹ đến nặng, và có thể làm tổn thương nghiêm trọng xương cột sống cũng như tủy sống. 4. Những triệu chứng của đau lưng là gì? Đa phần chứng đau lưng xảy ra là do những thói quen xấu của chúng ta, lâu dần tích lũy dẫn đến đau lưng. Ngoài ra đau lưng cũng xảy ra tai nạn, chấn thương trong thể thao, hay hoạt động cơ quá sức. Tuy mỗi trường hợp đau lưng mỗi khác nhưng triệu chứng thường giống nhau, bao gồm những biểu hiện sau: - Cột sống, từ gáy cho đến đốt sống cụt, thường xuyên bị đau và cứng nhắc, không được uyển chuyển nữa. - Bị đau mạnh ở vùng cổ, lưng trên, hoặc vùng lưng dưới, nhất là sau khi khuân vác vật nặng hoặc làm việc cơ bắp quá sức. Đau lưng trên cũng có thể là dấu hiệu bị đau tim hoặc các trường hợp bệnh nguy hiểm đến tính mạng khác. - Đau kinh niên vùng giữa lưng hoặc đáy lưng, nhất là sau khi đã đứng hoặc ngồi quá lâu. - Cơn đau bắt đầu từ lưng dưới, lan từ từ đến vùng mông, rồi đến đùi, bắp chân, và các đầu ngón chân. - Phần lưng dưới sẽ bị co giật gân nặng mỗi lần cố gắng đứng thẳng. 5. Khi nào thì nên khám bác sỹ? - Khi bạn bị tê, bị ngứa râm ran như kiến bò, hoặc bị yếu tay chân, thì đó chính là dấu hiệu tủy sống của bạn đã bị tổn thương. - Khi chứng đau lưng kéo dài xuống tận phía sau chân thì có nghĩa là bạn đang bị đau thần kinh tọa (sciatica). - Nếu khi nào bạn ho hoặc cúi người ở ngang hông và cơn đau tăng lên gấp bội, thì đây là dấu hiệu bạn bị thoát vị đĩa đệm. - Khi cơn đau đi kèm với cơn sốt, tiểu rát, hoặc nước tiểu bị nặng mùi hôi, thì có nghĩa là có thể bạn đã bị nhiễm trùng. - Khi bạn bắt đầu mất dần kiểm soát với ruột và bàng quang. Ngoài ra còn có những nhân tố quan trọng khác dẫn đến đau lưng như: - Lịch sử bệnh án có liên quan đến ung thư. - Bạn tự dưng bị sụt ký mà không hề ăn kiêng. - Bạn sử dụng thuốc kích thích hoặc một loại thuốc nào đó và chúng khiến hệ thống miễn dịch của bạn yếu đi. - Lịch sử bệnh án bị chấn thương. - Những cơn đau càng lúc càng tệ hơn, ngay cả khi bạn không làm gì cả. - Những cơn đau kéo dài hơn một tháng. - Chứng đau vào ban đêm. - Không thuyên giảm với các phương pháp trị liệu đau lưng trước đó. - Có lịch sử bệnh án về việc sử dụng ma túy. 6. Phát hiện chứng đau lưng thế nào? Trước khi điều trị đau lưng cho bạn, bác sỹ sẽ làm một số thử nghiệm ví dụ như kiểm tra tầm di chuyển của bạn và tìm ra chỗ nào khiến bạn khó chịu khi di chuyển. Thí nghiệm trên mẫu máu và nước tiểu để biết rõ xem chứng đau lưng của bạn có bị gây ra bởi nhiễm trùng hay những lý do khác liên quan đến cả cơ thể hay không. Bạn cũng sẽ được chụp X-quang để kiểm tra xem xương có bị gãy hay hỏng chỗ nào không. Để kiểm tra vùng cơ ví dụ như thoát vị đĩa đệm, chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể sẽ cần thiết. Chụp vi tính cắt lớp (CT scan) có thể được dùng để thay thế cho những ai không có khả năng chụp MRI. Thông thường chụp X-quang và các phương pháp tái tạo hình ảnh khác được dùng để kiểm tra những chấn thương trực tiếp ở lưng, ví dụ như sốt đau lưng, hoặc mất cảm giác tay chân, hoặc yếu tay chân. Để kiểm tra xem cơ hay dây thần kinh có bị tổn thương hay không, điện cơ đồ (electromyogram-EMG) sẽ hiệu quả hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc nghiên cứu các hình chụp cũng giúp đưa ra kế luận xác đáng cho việc đau lưng. Có nhiều trường hợp không hề có chứng đau lưng chút nào, mặc dù nếu kết luận từ phim, hình thì họ lẽ ra đã bị đau lưng rồi. 7. Làm sao để chữa đau lưng? Mục đích của việc chữa trị chứng đau lưng là làm sao giúp lưng hết bị đau và có thể di chuyển lại được như bình thường. Một việc chữa trị đơn giản nhất để giảm đau lưng gây ra do làm việc quá sức hoặc do bị tổn thương nhẹ đó là thay đổi các hoạt động thường ngày cho nhẹ nhàng hơn. Có thể chườm túi lạnh, hoặc dùng acetaminophen (Tylenol), aspirin, hay một loại thuốc chống viêm nào đó để giảm đau và giảm viêm. Sau khi viêm đã thuyên giảm, thì việc dùng túi nóng để đặt lên chỗ bị viêm sẽ giúp giảm đau đáng kể. Việc nằm nghỉ trên giường thực ra lại khiến việc hồi phục đau lưng chậm hơn và tệ hơn. Trong đa số trường hợp, bệnh nhân có thể bắt đầu lại các hoạt động (không quá sức) bình thường trong vòng 24 đến 72 tiếng đồng hồ sau khi được điều trị. Sau đó bệnh nhân sẽ phải theo một chế độ luyện tập thể dục nghiêm túc và hoặc/ dùng vật lý trị liệu, bao gồm việc mát-xa, dùng sóng siêu âm, hồ sủi bọt, áp túi nóng, hoặc những chương trình thể dục thể thao phù hợp cho từng cá nhân để giúp lấy lại sức khỏe của cột sống nhanh nhất! Việc tăng cường sức khỏe cho cả vùng bụng lẫn vùng cơ lưng là cần thiết để giữa cột sống thăng bằng. Bạn cũng có thể giảm thiểu các chấn thương cột sống trong tương lai bằng việc học hỏi và thưc hành những bài luyện tập cơ bắp nhẹ nhàng, nhất là tập thể thao đúng cách, và luôn giữ đúng tư thế khi bạn đứng hay ngồi. Nếu chứng đau lưng vẫn không hết, thì bác sỹ sẽ kê toa cho bạn uống thuốc Tylenol, aspirin, hay ibuprofen để giảm viêm, hoặc/và đi kèm với các thuốc giảm đau khác như Vicodin hay Percocet. Cũng có trường hợp bác sỹ sẽ kê toa cho bạn thuốc làm thư giãn cơ. Nhưng những loại thuốc này tác động trực tiếp lên não, không phải trên cơ, và do đó thường dẫn đến xây xẩm choáng váng, và sự phụ thuộc do nghiện ở mức độ nhẹ. Ngoài ra thuốc chống trầm cảm và thuốc chống co giật cũng được dùng cho việc điều trị khi đau lưng gây ra do dây thần kinh bị kích thích. Mặc dù được sử dụng khá thường xuyên, nhưng việc dùng thuốc kích thích qua đường miệng không được hiệp hội các Bác Sỹ Mỹ (American College of Physicians – ACP) khuyến cáo cho việc chữa trị đau lưng dưới. Khi chứng đau lưng trở thành kinh niên, thuốc chống trầm cảm như Cymbalta (duloxetine) có thể hữu hiệu cho việc điều trị. Nếu bác sỹ của bạn không giúp bạn giảm đau lưng được, thì họ có thể sẽ giới thiệu bạn đến một chuyên viên chữa trị đau lưng. Những chuyên viên này đôi khi sẽ tiêm thuốc kích thích (steroid) hoặc thuốc gây tê trực tiếp vào lưng để giảm đau tức thời. Nếu bạn bị thoát vị đĩa đệm hoặc dây thần kinh bị lệch ra khỏi tủy sống, thì phẫu thuật sẽ có thể cần thiết. Một tấm đệm cứng vừa phải có thể giúp việc chữa trị đau lưng hiệu quả hơn nhiều! Đối với những bệnh nhân bị đau lưng kinh niên và dây thần kinh đã bị tổn thương, thì một số phương pháp chữa trị dây thần kinh mới phát triển gần đây có thể sẽ hữu ích, ví dụ như việc cắt bỏ tần số vô tuyến (radiofrequency ablation). Đây là một quá trình chuyển tải kích thích xung điện đến những dây thần kinh cụ thể và khiến chúng bớt nhạy cảm với nỗi đau, hoặc là chuyển tải xung điện vừa đủ để hủy hoại dây thần kinh tạo ra cảm giác đau đớn. Một số bác sỹ cho rằng phương pháp này không thực sự hữu hiệu. Một số bác sỹ khác ủng hộ việc sử dụng một dụng cụ kích thích điện thần kinh xuyên thấu (transcutaneous electrical nerve stimulator – TENS), mặc dù việc dùng TENS cũng chưa được kết luận là có hiệu quả cho việc chữa trị đau lưng hay không. Điện cực khi được áp vào cơ thể sẽ dẫn chuyền một dòng điện nhẹ giúp giảm đau. TENS không gây đau đớn và có khả năng làm giảm cơn đau của những bệnh nhân bị bệnh thần kinh đái tháo đường. Tuy nhiên việc dùng TENS để chữa trị đau lưng dưới lại không hiệu quả và không được hội Hàn Lâm Thần Kinh Học của Mỹ (American Academy of Neurology – AAN) khuyến cáo. Trong trường hợp bệnh nhân bị đau lưng kinh niên do dây thần kinh đã bị tổn thương, việc phẫu thuật để cắt bỏ dây thần kinh (rhizotomy) sẽ có thể cần thiết để ngăn chặn việc truyền tín hiệu đau đớn lên não. Phương pháp này chỉ hữu hiệu khi đau lưng gây ra bởi ma sát trên bề mặt của hai khớp xương cột sống, nhưng không có tác dụng trong việc chữa trị thoát vị đĩa đệm. Các chuyên viên nắn khớp xương (chiropractors) cũng rất hữu hiệu trong việc chữa trị chứng đau lưng, nhất là chứng đau lưng dưới cấp tính, nhưng lại không hiệu quả lắm với chứng đau lưng mãn tính. Một số nhà nghiên cứu cho rằng việc chữa trị đau lưng cấp tính với các chuyên viên nắn khớp xương sẽ giúp ngăn cản đau lưng mãn tính xảy ra. Tuy nhiên cũng có những bác sỹ cảnh báo nguy hiểm về một số bước các chuyên viên nắn khớp xương hay sử dụng, nhất là việc xoay cổ quá nhanh. Các phương pháp nắn xương thường bao gồm uống thuốc phù hợp, điều chỉnh cột sống, vật lý trị liệu, và tập thể dục. Châm cứu cũng là một cách hữu hiệu khác. Nó có thể được áp dụng một mình hoặc chung với các phương pháp trị liệu khác. Viện Sức Khỏe Quốc Gia của Mỹ (National Institutes of Health – NIH) đã tuyên bố châm cứu là một phương pháp chữa trị hợp lý cho những bệnh nhân đau lưng dưới. Nếu bạn đau lưng do bị căng thẳng tâm lý, bạn nên đến gặp một chuyên viên trị liệu tâm lý để chữa trị. Quá trình điều trị sẽ bao gồm việc giảm căng thẳng, giúp thích ứng môi trường tốt hơn, và các kỹ năng giúp bạn tự thư giãn, để giúp bạn giảm đau lưng, và thậm chí, giảm cả trầm cảm. Nếu bạn đau lưng do căng cơ, phản hồi sinh học (biofeedback) sẽ là một phương pháp chữa trị đau lưng hiệu quả, giúp bạn giảm đau, giảm thuốc, và tăng cường chất lượng cuộc sống. Phương pháp này sẽ tập cho cơ bạn thích ứng với mọi căng thẳng tốt hơn. Alexander Technique, Pilates, và Feldendkrais Method là những bài tập đặc biệt giúp cơ thể bạn điều phối hài hòa hơn và nhờ thế, sẽ bớt bị đau và thư giãn hơn. Một số động tác yoga cũng có khả năng giảm đau, tăng sự linh hoạt, khỏe khoắn, và thăng bằng của cơ thể. Ngoài ra yoga cũng có thể giúp bạn giảm căng thẳng và thoải mái về tâm lý hơn. Các phương pháp trị liệu liên quan đến nước như bơi lội và các bài tập thể dục cũng có thể tăng độ linh hoạt và giảm đau cho những ai bị đau lưng kinh niên vì nước là môi trường hoàn hảo và an toàn cho những bài tập của người bị đau lưng. Đối với những ai bị đau lưng kinh niên thì phẫu thuật là phương pháp cuối cùng, chỉ nên áp dụng khi các biện pháp chữa trị khác không hiệu quả và các lợi ích cũng như tác hại của việc phẫu thuật đã được bàn bạc kỹ lưỡng. 8. Làm sao để tránh đau lưng? Giữ một cuộc sống lành mạnh là cách tốt nhất để tránh đau lưng. Làm việc/nâng vác nặng quá sức sẽ rất dễ gây đau lưng. Tập thể dục thường xuyên để giữ cơ bụng và cơ lưng cứng chắc. Hút thuốc lá khiến cho cột sống mau lão hóa, do đó, nên tuyệt đối tránh hút thuốc hoặc ở gần những người hút thuốc. Tư thế ngồi còn quan trọng hơn nữa. Một cái ghế tốt sẽ giúp hông bạn ngồi thoải mái và không chạm và phần sau của đầu gối. Ghế ngồi phải được chỉnh ở một góc 10 độ, và lưng tựa vào vừa khớp. Nếu cần thiết, bạn có thể dùng một đệm hình nêm (wedge-shaped cushion) để chèn vào giữa lưng và ghế ngồi. Chân bạn phải được đặt bằng phẳng trên sàn nhà. Cánh tay trước cần được đặt trên bàn làm việc với khuỷu tay được đặt ở một góc phù hợp, dễ chịu. Và sau cùng, hãy hỏi bác sỹ, huấn luyện viên thể dục, hay huấn luyên viên yoga, hoặc thầy dạy tai-chi của bạn về những bài tập giúp lưng vững và khỏe hơn, để giúp giảm thiểu nguy cơ đau lưng, giúp lưng khỏe mạnh, linh hoạt, và luôn ở trạng thái cân bằng. Nguyễn Thị Thanh Minh Theo: WebMD |
||||||||||
mk
|
||||||||||
IP Logged | ||||||||||
<< phần trước Trang of 11 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |