Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Quê Hương Gò Công
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Quê Hương Gò Công  
Message Icon Chủ đề: GÒ CÔNG...VỀ TẤT CẢ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 216 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23761
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Nov/2013 lúc 9:30am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 21/Nov/2013 lúc 9:19am
Mùi Hương CherryBài%20này%20có%20nhạc%20nghe
Tác giả: Hoàng Phương
Ca sĩ thể hiện: Thái Châu

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23761
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Nov/2013 lúc 6:00am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23761
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Nov/2013 lúc 10:40am
Một Thoáng Thanksgiving Hạnh Phúc


Mười phút ngồi chờ nơi phòng cấp cứu bệnh viện sao lâu quá . Tôi sốt ruột, một tay thì xoa nhẹ chân Sang, con tôi, một tay thì sờ mãi lên trán nó. Cái cảm giác nóng ở lòng tôi như chuyền vào trán Sang làm nóng hơn thêm. Nhà có hai mẹ con, chưa gặp cảnh này, tôi quá bối rối, không biết làm gì hơn là ngồi chờ.
Vừa mới đây tôi đang dạy học thì nhân viên trường báo tin có điện thoại của trường con tôi đang học. Thì ra con tôi trong giờ thể dục đã bị té bong gân. Nhà trường đã chuyển con tôi vào bệnh viện M. để cấp cứu. Tay chân tôi rụng rời ,quýnh quáng ghi vội địa chỉ bệnh viện rồi xin phép trường nghỉ để phóng xe nhanh vào bệnh viện.
Nhân viên nhà trường đã sơ cứu cho cháu và làm mọi thủ tục với bệnh viện , kể lại sự việc rồi bàn giao tất cả cho tôi.
Tôi xót xa nhìn con tôi . Sang luôn kêu khẽ, nhăn mặt đau đớn làm tim tôi thắt lại từng cơn. Nước mắt tôi muốn ứa ra nhưng tôi cố kìm giữ sợ làm con tôi thêm sợ hãi.

Tấm màn ngăn các phòng kéo ra, hai nhân viên bệnh viện bước vào, một nam một nữ đều là Mỹ trắng .Người đàn ông lên tiếng :
- Bác sĩ David, phụ trách case này ( Xin chỉ viết đối đáp bằng tiếng Việt)
Tôi ah lên một tiếng ngạc nhiên, xúc động lên tiếng chào.
David nhìn tôi và tiến đến bắt tay, miệng mỉm cười :
- Không ngờ gặp Tâm ở đây. Còn bé này là gì của Tâm?
Tôi bối rối :
- Dạ, Đó là Sang, con trai tôi.
David đến giường khám cho con tôi. David vừa khám vừa trao đổi với cô y tá về những việc phải làm.
Xong chàng bảo:
- Cô đừng lo lắng quá, hôm nay cô phải ở lại chờ cháu chụp X Ray. Sau khi có kết quả sẽ được chữa trị. Sang sẽ nằm lại đây 1 ngày để theo dõi rồi sẽ được về đi học lại. Có điều sẽ phải dùng nạng để đi trong vài ngày. Bây giờ phải đưa bệnh nhân đi chụp hình. Cô có thể ngồi đây chờ hay vào phòng tôi một lát không?
Tôi đi như cái máy theo Bác sĩ vào phòng mạch.
Ngồi trên ghế, tôi rụt rè nói ngụ ý là không ngờ anh là Bác sĩ và làm việc ở đây. Nhờ bác sĩ cố gắng giúp cho con tôi.
David chống tay vào cầm nhìn tôi cười lặng lẽ :
- Cuộc đời hay thật ! Rồi có lúc tôi được giúp lại cô. Cố nhiên, tôi sẽ làm những gì tốt nhất.
- Không biết nói gì hơn. Tôi xin cám ơn Bác sĩ.
- Nếu cô cần trở lại trường thì cứ việc. Tôi sẽ săn sóc cho Sang và sẽ gặp cô sau tại nhà cô.
- Ồ không, cám ơn Bác sĩ, tôi đã xin nghỉ hôm nay và sẽ ở lại chờ tới khi xong mọi việc cho cháu.
- Vậy cô cứ ngồi đây mà chờ, đừng ngại. Tôi e cô sẽ chờ hơi lâu, tôi xin phép đi làm việc tiếp. Có tin gì tôi sẽ trở lại cho cô hay.
Chàng đi rồi, tôi mới hồi tưởng mối liên hệ của chúng tôi.
Tôi là cô giáo của Katie, con gái của chàng, lớp Pre-school 4 - 5 tuổi. Cô bé tóc vàng, mảnh mai, mặt xinh như búp bê nhưng lúc nào cũng rụt rè, ít nói, thích chơi một mình. Mỗi sáng tôi nhận Katie từ người cha đưa đến.
Chàng đấy, người đàn ông mạnh khỏe, dáng dấp nhanh nhẹn nhưng gương mặt lúc nào cũng nghiêm trang lạnh lùng ít cười ít nói . Chàng đưa bé Katie đến cho tôi rồi quay lưng đi ngay, họa hoằn lắm mới nói với tôi vài câu, thường là dặn dò thuốc uống hoặc giờ đón sẽ muộn...

Tôi chưa bao giờ thấy mẹ của Katie đưa đón con. Có lần tôi hỏi con bé thì Katie chỉ nói : Mẹ đi xa lắm không về nữa đâu... Con bé ứa nước mắt khi tôi hỏi.
- Bao lâu rồi em chưa gặp mẹ ? Katie chỉ nói : Lâu rồi, và khóc thút thít.
Tôi ôm con bé vào lòng xin lỗi đã làm em khóc.
Từ đó tôi đặc biệt chăm sóc Katie hơn, theo dõi từng việc học, việc chơi, từng miếng ăn, giấc ngủ... Đối lại Katie thương mến, quấn quít tôi lạ thường.
Katie luôn có mặt bên cạnh tôi trong lớp cũng như ngoài sân phụ giúp tôi vài việc.
Tôi giao cho Katie nhiều trách nhiệm hơn các học sinh khác và luôn khen thưởng. Cô bé dần dần hết nhút nhát, thành tự tin, vui vẻ, hồng hào.
Một hôm sắp tới giờ về, cha của Katie đến sớm hơn thường lệ. Chàng ra sân lặng lẽ ngồi một góc nhìn học sinh chơi đùa.
Tôi đang giúp các em đi thăng bằng trên những thanh gỗ dài. Katie lăng xăng đỡ những bạn hụt chân ngã xuống cát. Bọn trẻ cùng cười hồn nhiên. Katie nhìn thấy cha, xin phép tôi chạy đến với cha.
Chàng nắm tay Katie tiến đến trước mặt tôi mỉm cười chào. Lần đầu tiên tôi thấy chàng cười.
Chàng ngỏ lời cám ơn tôi về những gì tôi đã làm cho Katie rồi nghiêm trang nói rằng:
- Vì Katie quá yêu mến cô giáo nên Katie muốn cô giáo có mặt trong tiệc sinh nhật lần thứ 5 vào thứ bảy tuần tới. Mong cô giáo nhận lời.
Nói xong chàng lấy trong túi áo tấm thiệp mời trao cho tôi.
Dù rất khó nghĩ nhiều ngày sau đó, nhưng cuối cùng tôi cũng đến vì ngày nào Katie cũng ôm lấy tôi, nũng nịu, nhắc nhở tôi mãi.
Bữa tiệc sinh nhật đó ngoài tôi và chàng, người lớn chỉ có ông Irwin là cha của chàng (mẹ chàng đã mất )và 3 em gái là học sinh cùng lớp của Katie.
Bọn trẻ rất sung sướng khoe với tôi những trò chơi và hình chúng nó vẽ cho nhau. Tôi cũng cùng chơi với chúng thân tình như lúc ở trong lớp.
Dù bận rộn, tôi cũng nhìn khắp căn phòng để ý tìm kiếm hình ảnh gia đình nhưng ngoài những hình của Katie, cha và Ông Bà Nội ra thì không thấy hình người đàn bà nào cả. Tôi nói chuyện với cha chàng thì được biết mẹ của Katie là một người đàn bà rất đẹp nhưng thích vui chơi, thích làm đẹp hơn là chăm sóc con. Hai vợ chồng thường gây gỗ vì mẹ Katie hay vắng nhà, không lo lắng cho con. Khi Katie được 3 tuổi hai người ly dị, cô ấy lấy một ông nhà giàu lắm và theo chồng đi tiểu bang khác không một lần về thăm con. Ông còn cảnh cáo tôi :
- Con tôi nó ác cảm với đàn bà lắm đấy !

Bấy giờ tôi mới hiểu tại sao không thấy chàng cười và mặt cứ lạnh lùng khó khăn. Nhưng từ sau buổi tiệc sinh nhật của Katie, tôi thấy chàng không còn xa cách với tôi nữa. Mặt chàng đã có sinh khí và hay mỉm cười khi nói chuyện với tôi. Chàng lại còn hay đến đón con sớm hơn để ngồi nhìn Katie chơi đùa. Thỉnh thoảng trước khi về chàng đưa cho tôi một món quà, khi thì gói kẹo, khi thì hộp bánh, khi thì một thỏi chocolate với mảnh giấy : Thank you for all you do for Katie .

Tôi thực sự lo lắng khi chàng muốn đưa tôi về cho biết nhà. Bởi vì tôi không ngu đến nổi khi vẫn nghe các đồng nghiệp chọc tôi về sự thay đổi này nơi chàng. Bởi cả năm học trước cô giáo nào cũng biết anh chàng lạnh lùng nghiêm khắc thờ ơ với mọi người này.
Nếu chàng thích tôi? Ôi, không được đâu vì tôi vừa được biết chàng mới 34 tuổi, trong khi tôi đã gần 40 rồi. Tôi đã có chồng, tuy chồng đã mất 3 năm nay, và con trai tôi đã 13 tuổi.
Cả trường không ai biết tuổi thật của tôi, cứ nghĩ tôi chừng 30 tuổi vì người Á Châu thường trẻ hơn tuổi, thêm nữa tính tôi rất sôi nổi vui vẻ trẻ trung. Chắc chàng cũng tưởng tôi còn trẻ lắm, cho nên...
Ôi, nếu chàng biết... Không được đâu. Đừng nghĩ tới nữa.

Thế là từ đó tôi cố tránh mặt chàng. Chàng và Katie mời tôi đi ăn kem, đi ăn tối... tôi đều từ chối. Chàng mang hoa đến nhà, tôi tiếp chàng trong nỗi hồi hộp sợ con tôi đi học về nên cứ đứng lên ngồi xuống mãi không yên...

Và tới hôm nay, chuyện con tôi bị tai nạn bất ngờ gặp chàng ở đây tôi thật bối rối. Chuyện phải đối mặt không tránh được rồi. A, chàng là bác sĩ, lại trẻ trung tuy có lạnh lùng, đẹp trai như thế, sao lại để ý thương tưởng tới cô gíáo lớn tuổi như mình? Tôi ghét số tuổi của tôi lắm!
Tôi buồn bã thở dài, vừa định đứng lên đi ra thì chàng bước vào.
Chàng cho biết Sang sẽ được bó bột, hình chụp cho thấy không nguy hại đến xương, vết thương không nặng nên chỉ ở lại bệnh viện 1 ngày, sáng mai sẽ được về.

- Giờ cô có thể về nghỉ ngơi ăn uống, hơn một tiếng nữa trở lại thăm cháu được.
Chàng nói đáng lẽ chàng đưa tôi về vì sợ tôi lái xe trong lúc bối rối không an toàn nhưng chàng chọn ở đây săn sóc cho Sang tốt hơn.
Tôi cảm động rối rít cảm ơn chàng, chỉ xin cho tôi vào gặp con tôi một chút. Sang nằm im trên giường, mặt xanh xao, thấy tôi vào thì giơ tay đón lấy tôi, miệng rít khẽ vì đau. Tôi ôm lấy con an ủi:
- Không sao đâu Sang, bác sĩ hứa sẽ lo bó bột cho con ngay bây giờ, sẽ hết đau ngay. Đừng sợ nha, mẹ trở ra ngoài, khi bó xong mẹ sẽ vào với con.

Một giờ sau tôi trở lại, David chờ tôi ở cửa, hướng dẫn tôi vào phòng của Sang. Gương mặt chàng tươi sáng hẵn, bảo tôi :
- Tôi trả chàng trai này lại cho cô tốt đẹp để trả ơn cô đã chăm lo cho con gái tôi được hạnh phúc.
Tôi cười tươi vì trông Sang sạch sẽ, hồng hào, thỏai mái lại, hoàn toàn khác với lúc tôi đi về nhà. Sang nói chân đã hết đau và cũng vừa được ăn uống xong.
Tôi nhìn con tràn đầy thương yêu và quay sang David nói lời cảm ơn với ánh mắt thành khẩn nồng ấm.
Cả ngày còn lại tôi ở bên Sang săn sóc, kể chuyện cho con nghe. Chàng cũng thường ghé vào phòng thăm và chúng tôi được một dịp ngồi nói rất nhiều về đời nhau.
Hết giờ làm, chàng ở lại cùng tôi nói chuyện say sưa tới khuya mới về.
Sang đi học bằng nạng chỉ 3 ngày thì đi đứng lại như thường.

Còn một tuần nữa là lễ Thanksgiving, David trân trọng mời mẹ con tôi đến nhà dùng cơm gia đình mừng lễ Thanksgiving.
Tôi bảo chàng :
- Lần trước sinh nhật Katie, anh đã mời tôi để trả ơn cô giáo rồi, lần này cho tôi được mời anh và Katie để trả ơn anh đã săn sóc chu đáo cho con tôi.
- Không, chúng ta không phải trả ơn gì cả vì là người trong gia đình, chúng ta phải lo lắng cho nhau. Thanksgiving phải ở nhà tôi mới đúng.
Tim tôi đập hụt một nhịp. Trời đất, tôi có nghe lầm không?
Chàng nói tiếp:
- Thêm nữa, hôm ấy có cả ba tôi đến dự để mừng cho chúng ta ...
Tôi đưa tay chận nơi ngực, tim đập thình thịch, ấp úng:
- Nhưng, nhưng mà... tôi có xứng đáng không?
- Tại sao không? Vì sao em nói thế?
- Vì... vì em đã có con lớn quá.
- Hahaha thì mình khỏi phải sinh con nữa.
- Nhưng mà anh có biết em lớn hơn anh tới... tới sáu tuổi.
Tôi mắc cỡ quá không nói được nữa.
Chàng ôm lấy tôi:
- Tội nghiệp em bé quá, vậy mà cũng e ngại. Anh không quan tâm tới điều ấy đâu.
Rồi chàng nhìn vào mắt tôi nói rất nghiêm trang:
- Điều anh quan tâm là em có trái tim lớn. Em yêu thương con em và con của anh rất thật. Và quan trọng hơn hết em đã làm cho anh yêu em.
Trái tim tôi vỡ òa, nước mắt tuôn tràn vì sung sướng.
Mùa Thanksgiving này thật trọng đại, huy hoàng trong đời tôi biết bao nhiêu.
Tôi đem hết tài năng, tâm hồn và tình yêu thương để cùng chàng nấu nướng, trang trí căn nhà lạnh lẽo bề bộn của chàng trước kia thành một mái gia đình ấm cúng, tươi sáng, vui vẻ.

Trong nhà chàng bây giờ đầy hương thơm của hoa cỏ, đầy màu hồng cam ấm dịu sắc Thanksgiving, đầy thức ăn truyền thống, đầy ánh mắt yêu thương nồng nàn và đầy tiếng cười vui của con trẻ.
Cảm ơn lễ Thanksgiving, cảm ơn cuộc đời.


Phan Thuỷ


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 25/Nov/2013 lúc 10:52am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23761
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Nov/2013 lúc 11:00am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23761
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Nov/2013 lúc 1:16pm

Những câu chuyện để đời của bà hoàng Từ Dũ

  • In%20bài%20này
SE sưu tầm


Từ khi con trai nối ngôi vua cha để ngồi trên ngai vàng trị vì đất nước, lúc nào bà Từ Dũ cũng nhắc nhở Vua Tự Đức phải cân nhắc, soi xét thật kỹ càng khi bổ dụng các quan lại. Bà luôn nhắc với vua rằng: Phải dùng những ông quan thanh liêm, có lòng nhân nghĩa để lương dân bớt khổ. Bà ở trong cung, nhưng nghe ở đâu có ông quan nhũng lạm hà hiếp dân lành là bà hỏi cho kỳ được.

Xuất thân trong một gia đình quyền quý, nên bà đã biết duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình. Từ nhỏ đã được dạy dỗ rất chu đáo nên bà là người thông tường kinh sử, hiểu việc nước, việc đời cũng như việc nuôi nấng dạy dỗ con cháu trong gia đình. Bà thường nhận xét những ưu điểm, khuyết điểm của từng viên quan lại trong triều một cách hết sức công minh.

tudu%20antrien Ấn Từ Dũ Thái hoàng Thái hậu chi bảo.

Bà thường hỏi vua Tự Đức nhiều chuyện từ việc quốc gia đại sự đến việc thường ngày trong bàn dân thiên hạ, rồi ban dạy cho con những điều hay lẽ phải. Vì vậy mà vua Tự Đức hết lòng tôn kính mẹ. Tất cả những lời dạy vàng ngọc ấy của bà Từ Dũ đã được Vua Tự Đức cho khắc in lại gọi là Từ Huấn Lục (chép những lời giáo huấn của mẹ hiền).

Ở trong cung, bà Từ Dũ thường dùng địa vị và quyền hạn của mình để ổn định mọi sinh hoạt ở tam cung lục viện. Theo bà, ở trong cung có trên thuận dưới hòa thì Vua mới hết lo và dành hết thời giờ cho xã tắc. Bà vẫn thường nói với các hoàng phi, cung tần rằng càng ở ngôi cao thì càng phải chăm chắm sửa mình, phải cần kiệm liêm chính để kẻ dưới noi gương.

Sử nhà Nguyễn vẫn còn chép lại nhiều câu chuyện về sự cần kiệm của bà Hoàng Thái hậu Từ Dũ mà cho đến ngày nay vẫn còn rất nhiều người nhắc nhớ: Ai cũng biết rằng, bà là người rất được Vua Thiệu Trị sủng ái, được con là Vua Tự Đức hết lòng phụng kính, cuộc sống vật chất nơi vương triều đạt đến tuyệt đỉnh. Thế nhưng, trước sau bà vẫn giữ nghiêm một nếp sống vô cùng giản dị đến lạ lùng.

Khi vào ở tại cung Gia Thọ (sau này là Diên Thọ) người ta đã sắm sửa cho bà theo mức giàu sang tột bậc, nhưng bà nhất định chối từ. Bà nói rằng: Đồ phụng dưỡng cho bổn thân này đều là của trong thiên hạ cung nạp, mình đã không làm đặng sự chi lợi ích cho nhà nước thì thôi, cớ sao giám vọng phi? Rồi bà nhất quyết chỉ dùng những thứ đồ cũ đã có từ trước đó.

Một hôm, Vua Tự Đức đến cung Gia Thọ để thỉnh an mẹ, vua cầm cái đãy đựng kính đeo mắt lên xem, thấy đãy đã cũ mềm, nhiều chỗ đã bị sứt chỉ, tuy đã được may lại rất khéo nhưng vẫn không thể giấu được sự nghèo nàn tội nghiệp. Vua Tự Đức đã đề nghị xin cho đổi cái khác. Bà nói: Kiếng thủy tinh ấy đeo vào chỉ mát con mắt trong chốc lát thôi chớ chẳng hiệu nghiệm chi hơn. Nếu đổi cái đãy mới thì lâu rồi nó cũng sẽ cũ như rứa. Chi bằng cứ để nó mà dùng có tiện hơn không.

Ngày ngày, cung nhân dâng đèn sáp để thắp sáng trong cung Gia Thọ, bà thường dạy cất bớt đi. Mỗi ngày dành một ít, đến lúc dồn được số nhiều, bà lại sai người đem vào dự trữ trong kho của triều đình. Phần sáp nhiễu ra thường là các cung nhân mang đi vứt, nhưng bà sai người gom góp lại, để dành đến lúc nhiều thì mang đúc thành cây đèn sáp mới.

Bà vẫn thường nói với quan hầu rằng: Ta thuở nhỏ gia đình tuy không dư dả nhưng cũng đủ ăn. Vậy mà các thứ dầu nước không đủ thắp cho trọn đêm, huống nay ngửa nhờ ơn trời đất, tổ tông được giàu có trong bốn bể, một sợi tơ, một hạt lúa cũng là dầu mỡ của dân, nếu xài phung phí thì đã không ích chi mà còn rất tiếc. Lâu nay, tấn nạp cho ta toàn những đồ châu báu và gấm vóc sô tơ… tất cả ta đều giao lại cho quan kho cất giữ. Vì bổn tính ta không thích sự hào nhoáng. Sách có chữ "xa xỉ ấy triệu nghèo, kiệm cần là nguồn phước" nên con cháu phải nhớ lấy!

 tudu%20hoangthaihauHoàng Thái hậu Từ Dũ.

Là Hoàng quý phi của Vua Thiệu Trị, là Hoàng Thái hậu của Vua Tự Đức nhưng đương thời làm việc gì, tiêu cái gì dù nhỏ nhất bà cũng nghĩ tới dân. Có dịp mừng thọ bà Từ Dũ, Vua cũng như triều thần muốn tổ chức trọng thể cho bà, nhưng bà đã lấy lý do dân còn nghèo, thiên tai còn gây mất mùa, đói kém để mà từ chối… Bà còn là người rất có công trong việc mang nhiều giống cây ăn trái ở quê bà xứ Gò Công và cả những giống cá cũng như công thức làm nhiều loại mắm đến với xứ Huế quê chồng…

Bà Từ Dũ là người đã sinh ra Vua Tự Đức và bà cũng là người nuôi nấng, dạy học cho Vua. Bà vô cùng nhân hậu nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc. Suốt 36 năm ngồi trên ngai vàng để trị vì đất nước, nhưng các lễ nghi giao tiếp giữa Vua Tự Đức với Hoàng Thái hậu Từ Dũ vẫn không hề thay đổi. Trong suốt thời gian ngồi trên ngôi báu, Vua Tự Đức đã dường như có một thời khóa biểu cố định cho mình.

Đó là, ngày lẻ thì Vua nghị triều bàn bạc việc nước với quần thần; ngày chẵn thì vào chầu Thái hậu. Cho dù về sau này Hoàng Thái hậu tuổi ngày một cao, nhưng bà vẫn luôn là một con người mẫn tuệ, có những việc đã qua rất lâu, những lời ai nói lúc nào, năm nào, sử sách kinh điển thế nào, nói gì bà đều nhớ như in, cho nên Vua Tự Đức có rất nhiều chuyện phải nhờ tới Hoàng Thái hậu…

Về sau này, thông qua sử sách nhiều người trong chúng ta đều biết: Cuộc đời của Vua Tự Đức có lắm chuyện buồn phiền. Để giải khuây, ông thường đi săn bắn hoặc là xem hát bội. Thấy săn bắn là sát sinh nên bà Từ Dũ đã can ngăn Vua đừng nên săn bắn. Có lần Vua Tự Đức dâng lên cho mẹ mấy con chim vừa mới bắn được, bà lựa ra những con chim bị thương nhưng còn khả năng sống được, đem xức thuốc, nuôi nấng cho lành rồi thả chúng về với thiên nhiên.
Rồi bà lấy chuyện Cao Hoàng hậu đã dạy để nhắc nhở Vua Tự Đức: vật cũng như người, bắn chết con trống thời con mái thương nhớ, bắn con con thời con mẹ thảm buồn, rứa thời bắn mà làm chi? Muốn tập bắn thời bắn súng điểu thương cho quen, bắn bia hay hơn. Tự hậu phải bớt bớt đi, chẳng nên sát hại sanh vật.
Thân Trọng Huề, một vị quan dưới triều Vua Tự Đức có kể một câu chuyện về việc giáo huấn của Hoàng Thái hậu Từ Dũ với Vua Tự Đức như sau: Một hôm rảnh việc triều chính, Vua Tự Đức ngự săn bắn tại rừng Thuận Trực, bên bờ sông Lợi Nông. Vì sợ mưa phải đi gấp, nhà vua không kịp bẩm mạng, ông dặn nữ quan ở nhà tâu lên bà hay. Chẳng hay nữ quan bận rộn công việc nên quên không tâu.

Đến khi trời mưa to điềm báo sắp có lụt lớn bà mới hay Vua Tự Đức đi săn nên bà hết sức lo âu. Hơn nữa, trong Nội chỉ hai ngày nữa là đến dịp kỵ Đức Hiến Tổ (Vua Thiệu Trị) mà vua Tự Đức chưa về thì không biết phải sắp đặt ra sao. Sốt ruột, bà liền sai quan Đại thần Nguyễn Tri Phương đi rước. Đi được nửa đường, cụ Nguyễn Tri Phương thấy thuyền ngự đang chèo lên. Vì nước chảy mạnh nên dù đã cố sức thuyền cũng không thể đi mau được. Gần tối, thuyền ngự mới về tới Nghinh Lương.

Ngoài trời vẫn mưa như trút, Vua Tự Đức vội vã lên kiệu trần ngự thẳng vào cung Gia Thọ, lạy xin chịu tội với mẹ. Giận con, bà Từ Dũ quay mặt vào màn, không nói không rằng. Vua Tự Đức đã tự tay lấy một cây roi mây dâng lên đặt trên tràng kỷ rồi nằm dài xuống xin chịu đòn.

Sau một hồi lâu, bà xoay mặt ra, đưa tay hất cây roi mà ban rằng: Có một mẹ một con, con đi đâu lâu, thời mẹ ở nhà trông đợi lắm. Sao con không báo cho mẹ hay trước? Thôi tha cho. Đi chơi để quan quân cực khổ thì phải ban thưởng cho người ta. Vua Tự Đức khấu đầu lạy tạ lỗi: "Từ nay con không dám như vậy nữa".

tudu%20bia%20phamdanghungTấm bia Vua Tự Đức ghi tạc công đức của ông ngoại mình là Thượng thư Phạm Đăng Hưng.

Khi Vua lui ra bà còn dặn: "Lo ban thưởng cho xong để ngày mai còn đi hầu kỵ. Vua rời cung Gia Thọ. Đêm hôm ấy tại Điện Cần Thành Vua đã thức rất khuya để thực hiện những điều mẹ dạy.

Vua Tự Đức bẩm sinh sức khỏe yếu, nên có một giai đoạn việc triều chính nhiều lúc bị trễ nải nên đã tạo điều kiện cho một số quan lại lợi dụng thời cơ lộng quyền vơ vét… Thấy tình hình không ổn, Tiến sĩ Phạm Phú Thứ đã dâng sớ đàn hạch Vua sao nhãng chuyện quốc sự. Tự Đức đọc xong thấy có nhiều lời hàm ý chê trách, nên giận đến tái mặt.

Nhân đó, bọn gian thần hùa theo để kết tội Phạm Phú Thứ. Vua phạt Phạm Phú Thứ phải "Tiền quân hiệu lực", tức là làm sai dịch trong quân đội ở Trạm Thừa Nông. Tin ấy đến tai bà Từ Dũ. Ngay lập tức bà cho vời Vua vào hỏi: "Ông Phạm dâng sớ trách cái tính lười biếng của con, thì ông ấy được lợi gì?". Vua Tự Đức thưa: "Ông ấy không được lợi gì, nhưng bề tôi sao dám chê trách Vua nặng lời như thế?".

Thái hậu nhẹ nhàng với con: "Khi thương người ta mới giận. Mà đã giận thì hay quá lời. Còn những người bẩm bẩm dạ dạ có chắc họ trung với Vua không?". Vua Tự Đức cúi đầu im lặng. Thái hậu nói tiếp: "Ông Phạm làm lính, có thấy ông ấy buồn không?". Vua Tự Đức thưa: "Thưa, nghe người ta bảo ông ấy không buồn mà hình như còn tỏ ra vui vẻ".

Bà Từ Dũ nói: "Con thấy không, người trượng phu không phải vui ở chức tước, mà cốt là ở những việc làm chân chính không hổ thẹn với lòng mình". Vua Tự Đức hiểu ra, sụp lạy mẹ. Ngay sau đó, Tiến sĩ Phạm Phú Thứ được triệu về kinh, được khôi phục phẩm hàm chức tước. Giao công việc mới ở Sở Tu Thư.
Rõ ràng, cách nhìn nhận đánh giá của bà Từ Dũ là rất chính xác, chí lý, chí tình. Sau này, Phạm Phú Thứ đã tham gia vào đoàn sứ bộ sang Pháp để điều đình chuộc lại đất lục tỉnh. Ông đã ghi lại những điều tai nghe mắt thấy về văn minh phương Tây, trên cơ sở đó, ông đã đề xuất với Vua nhiều ý kiến về canh tân đất nước.

Bà Từ Dũ vẫn thường nhắc Vua Tự Đức rằng: "Từ xưa tới nay, quan lại chỉ một chữ tham mà chưa trừ được. Mọt nước hại dân cũng từ đó mà ra. Làm quan mấy năm vị nào cũng giàu có gấp bội. Của ấy không lấy của dân thì lấy ở đâu ra?

Là bậc mẫu nghi thiên hạ, muốn gì được nấy, nhưng bà đã không vì vậy mà nâng đỡ những người bà con dòng họ của mình. Có lần, có người cùng trong tộc Phạm Đăng của bà từ Gò Công ra đến Huế để xin chức tước. Khi được Vua Tự Đức hỏi ý kiến bà đáp rằng: "Người trong họ ta không có công lao thì không được ban tước lộc. Nếu có ai làm điều sai quấy thì phải nghiêm trị theo phép nước để răn đe người đời…".

Năm Quý Mùi (1883), Vua Tự Đức băng hà, để lại di chiếu tấn tôn bà làm Từ Dũ Thái hoàng Thái hậu, nhưng gặp lúc đất nước đang trong cơn biến loạn.
Tháng 5 năm Ất Dậu (1885), kinh đô thất thủ, Vua Hàm Nghi phải bôn tẩu ra thành Tân Sở để hạ chiếu Cần Vương kêu gọi những người ái quốc tụ họp lại để cùng nhau đánh Pháp. Bà Từ Dũ đã theo Vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị nhưng sau đó vì già yếu nên bà đã phải theo tam cung để trở về lại Huế, sống âm thầm lặng lẽ cho đến khi qua đời ở tuổi 93.

Cuộc đời của bà Từ Dũ từ khi được tiến cung cho đến khi mất là một quãng thời gian rất dài. Bà là người sống thọ nhất trong tất cả những bà hoàng của triều Nguyễn. Bà là người đã chứng kiến rất nhiều khúc đổi thay thăng trầm của hoàng tộc. Trước sau như vậy, bà Từ Dũ Phạm Thị Hằng đã có một cuộc đời tỏa sáng, nhân đức của bà đã được hậu thế lưu danh.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23761
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Dec/2013 lúc 12:36pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 05/Dec/2013 lúc 4:40pm
XIN ĐƯỢC LÀ NẮM CƠM NGUộI

*

Bà Xuân ngồi lặng lẽ trên chiếc vỏng ở mái hiên sau nhà. Đầu óc bà suy nghĩ lung tung từ chuyện nọ “xọ” qua chuyện kia trong khi mắt bà thì nhìn những tàu lá chuối đang đong đưa trong gió. Bất chợt bà nghĩ đến câu ca dao:
Gió đưa bụi chuối sau hè
Anh mê vợ bé, bỏ bè con thơ
Rồi bà thở dài thườn thượt và lẩm bẩm: Mới đó mà đã 30 năm.
Dỉ vảng như chợt hiện về trước mắt bà khi bà và các con hớn hở khăn gói rời Việt Nam đi qua Úc theo diện bảo lảnh.
Chồng bà là cựu sĩ quan của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, sau hơn 4 năm ở trại tập trung cải tạo đã vượt biên bằng thuyền ở ngã Vàm Láng và sau vài tháng ở trại tỵ nạn đã được phái đoàn nhận sang Úc. Lúc chồng đi bà mang thai đứa con thứ hai mới có 5, 6 tháng và đứa con gái lớn được gần 2 tuổi.
Bà là con một nên sau khi chồng vượt biên bà về tá túc với mẹ. Ba bà mất khi bà được 20 tuổi vì một cơn bạo bệnh.
Với tiền và quà mà chồng bà gởi về, bà tiện tặn dành dụm để nuôi các con và mẹ già, thỉnh thoảng bà cũng đi bán chợ trời ở đường Nguyễn Thông để có đồng ra đồng vào.
...Trước 1975 bà Xuân là một cô sinh viên duyên dáng của trường Đại học Sư Phạm Sài Gòn, chỉ biết ăn học và vui chơi cùng các bạn.
Bà quen với Khoa- chồng bà sau này- trong một lần đi dự sinh nhật của cô bạn thân. Khoa là sĩ quan của đơn vị Không quân, lính tàu bay có khác, cao lớn, đẹp trai và rất là lịch sự. Ngay từ cái nhìn đầu tiên Xuân như đã bị Khoa hốt hồn.
Sau vài lần gặp gỡ, hẹn hò và với sự đồng ý của hai gia đình. Hôn lễ được cử hành. Họ sống với nhau thật hạnh phúc. Nhưng niềm hạnh phúc đó không dài lâu. Cộng Sản chiếm miền Nam, chồng nàng cùng bao nhiêu đồng đội đã vào trại tập trung cải tạo.
Xuân lặn lội tay xách nách mang đi nuôi chồng. Rồi chồng Xuân được thả về. Đứa con gái đầu lòng ra đời, rồi Xuân mang bầu đứa thứ hai thì vận may tới, chồng Xuân được người quen cho đi vượt biên với giá rẻ.
Thằng con trai ra đời không biết mặt cha, đứa con gái đầu lòng quá nhỏ để nhớ mặt cha. Thời gian thắm thoát thoi đưa chồng nàng gởi giấy bảo lảnh về. Sau bao nhiêu thủ tục nhiêu khê, Xuân đã cùng hai con bước chân lên máy bay để sang Úc.
Ngồi trên máy bay hai con nàng tíu tít không ngừng, tranh nhau là sẽ nói những gì với ba chúng sau bao năm xa cách. Xuân cũng vậy, biết bao nhiêu điều sẽ nói với nhau vì giấy bút không thể nào diễn tả hết được những cảm xúc chất chứa trong lòng. Bất giác nàng lấy chiếc gương nhỏ trong túi xách và nhìn vào gương. Nàng lấy tay xoa nhẹ mặt mình, đuôi mắt của nàng đã có dấu chân chim. Cô sinh viên khả ái ngày nào bây giờ đã là một thiếu phụ mà nhan sắc đang tàn phai dù nàng chỉ mới ngoài ba mươi. Kể từ khi Cộng sản chiếm miền Nam, rồi chồng nàng đi học cải tạo, rồi đi vượt biên; phấn son, gương lược đã được nàng cất kỹ trong ngăn kéo. Xuân không bao giờ nghĩ đến bản thân của mình nên bây giờ nhìn lại chính mình trong gương nàng thấy chua chát quá. Nàng chạnh lòng và nghĩ không biết bây giờ Khoa ra sao? Chắc vẫn đẹp trai như ngày nào. Anh ấy có nhận ra mình không ? Có chê mình xấu xí không? Bao nhiêu câu hỏi đặt ra, bao nhiêu tơ lòng rối rắm. Thình lình tiếng cô tiếp viên thông báo là máy bay sắp đáp xuống phi trường Sydney làm cắt đi dòng suy nghĩ của nàng. Nàng nắm lấy những bàn tay bé bỏng của các con và lòng hồi hộp khôn cùng.
Qua bao nhiêu thủ tục khám xét rồi nàng và các con cũng ra tới bên ngoài. Xuân nhìn quanh tìm chồng, nhưng không thấy bóng dáng Khoa đâu. Bổng nàng thấy một người đàn ông trong bộ y phục lịch sự tay trong tay với một thiếu phụ trẻ đẹp và một bé trai khoảng 3,4 tuổi tiến tới trước mặt nàng. Xuân nghe như tim mình ngưng đập, chân muốn khụy xuống, tay run bây bẩy. Các con nhìn nàng và nhìn ba người xa lạ...
Người đàn ông mở lời trước:
- Chào Xuân, Xuân và các con đi máy bay có mệt không?
- Chào các con, ba là ba Khoa đây, còn đây là dì Lệ và em Nguyên.
Quay qua người thiếu phụ trẻ, Khoa giới thiệu tiếp:
- Còn đây là Xuân, má của hai đứa con anh. Và đây là Lệ vợ anh.
Xuân nghe hai tai mình lùng bùng. Xuân chỉ là má của hai đứa bé chứ không là gì của Khoa hết. Không khí trở nên ngượng ngùng , xa lạ. Mấy đứa trẻ núp sau lưng người lớn. Hai con nàng nhìn người đàn ông xa lạ mà mấy tiếng đồng hồ trước đây chúng còn háo hức muốn gặp và háo hức bày tỏ mọi điều.
Khoa còn nói nhiều nửa và nhiều nửa nhưng Xuân không còn nghe được gì nửa hết. Mọi hy vọng , mọi dự tính, mọi ước mơ phúc chốc tiêu tan.
Khoa kêu tắc xi và đưa địa chỉ cho người tài xế chở ba mẹ con nàng về một căn nhà mướn ở Bankstown rồi rảo bước ra carpark cùng với vợ và con.
Xe đã ngừng trước cửa nhà mà Xuân vẫn chưa hết bàng hoàng. Nhìn ngôi nhà, nhìn các con nàng thấy lòng mình ngổn ngang trăm mối. Tương lai như mịt mù trước mắt. Nàng phải làm gì để sinh tồn và để nuôi dưởng các con đây??? Nàng cảm thấy như đôi vai mình oằn xuống.
Trong nhà có bàn, ghế, tủ, giường đủ để mẹ con nàng dung thân. Ngày hôm sau Khoa tới để đưa nàng đi làm thủ tục xin trợ cấp an sinh xã hội. Nàng cứ để mặc Khoa muốn làm gì thì làm vì nàng có biết cái gì đâu mà tự quyết định!!!
Sau vài tháng đến thăm mẹ con nàng Khoa từ từ lặng dần, lặng dần và biến mất. Với nàng như vậy cũng tốt thôi, nhưng với các con nàng thì đó là một sự phủi tay quá ư tàn nhẫn và vô trách nhiệm. Rồi các con nàng sẽ trưởng thành như thế nào khi thiếu vắng bàn tay dìu dắt, nâng đỡ của người cha. Chúng hãy còn quá nhỏ, quá nhỏ...
Nhà ở gần chợ, gần trường học, gần trạm xe lửa nên Xuân cũng gặp khó khăn lắm khi dẫn các con đi học hay đi chợ.
Từ ngày gặp gỡ người cha vô trách nhiệm các con nàng như ít nói, ít cười hẳn đi. Chúng cũng cảm nhận được sự lạnh nhạt mà ba chúng dành cho. Những năm đầu con trai nàng còn hỏi về cha nhưng dần dần chúng cũng quen đi với sự thiếu vắng đó.
Xuân bây giờ vừa là cha, vừa là mẹ. Nàng mong muốn con mình sẽ trưởng thành như bao đứa trẻ khác dù không có cha. Với sự giúp đỡ của bạn bè, nàng lảnh hàng về nhà may. Nàng may ngày, may đêm, may 7 ngày trong tuần, 30 ngày trong tháng và 365 ngày trong năm. Tất cả mọi sinh hoạt trong nhà đều trông chờ vào tiền may của nàng. Các con càng lớn thì chi phí càng cao và giờ may của nàng cũng tăng lên. Nàng không muốn các con thiếu thốn bất cứ điều gì mà những đứa trẻ có đầy đủ cha mẹ có được.
...Bà Xuân nhớ lại hồi mới tới Úc bà thường hay đi chợ Flemington vào ngày thứ Bảy khoảng 1, 2 giờ chiều vì giờ đó là sắp tan chợ, mọi thứ đều rất rẻ từ cá, thịt, hoa quả, rau cải....Bà thường kéo chiếc xe đẩy và đón xe lửa từ Bankstown đi thẳng tới chợ Flemington. Lần nào về nhà bà cũng kéo còng cả lưng một chiếc xe chất đủ thứ “hằm bà lằng” để bà và các con có thể ăn đủ trong tuần. Nhưng khi tuổi đời càng chồng chất thì chiếc xe cũng nhẹ bớt đi.
Quần áo thì mua đồ “second hand” ở chợ trời hoặc ở các hội từ thiện. Hồi các con con còn bé và học ở Tiểu học bà thường mua “second hand” đồng phục ở trường để cho các con mặc mà lại mua trừ hao nửa chứ vì bà thường nói với các con: Chúng bây lớn nhanh như thổi nên má phải mua trừ hao. Vì vậy mà các con bà thường mặc quần áo rộng thùng thình và dài lê thê. Bà phải lên lai quần cho chúng , rồi lại xổ lai quần xuống không biết bao nhiêu lần.
Đến khi chúng vào Trung học, khoảng lớp Chín thì không chịu mặc như vậy nửa. Rồi chúng vào Đại học chi phí tốn kém hơn. Cũng may là ở Úc chính phủ cho sinh viên vay tiền để học, sau khi tốt nghiệp và có việc làm thì sẽ khấu trừ từ từ vào tiền lương.
Chi phí càng lớn thì cuộc đời của bà gắn liền với cái máy may càng nhiều. Từ khi đến Úc tới nay bà chỉ biết có cái máy may và chợ Flemington. Bà làm như cái máy để quên đi những bất hạnh của đời mình.
Con gái bà tốt nghiệp Đại học và có việc làm ở Perth, rồi lấy chồng và đóng đô ở đó luôn. Bà nhớ cháu ngoại và con gái nhưng năm thưở mười thì chúng mới bồng bế nhau về thăm bà, còn thì chỉ liên lạc nhau qua điện thoại. Bà nhớ lại mẹ của bà, chắc mẹ bà cũng nhớ bà và cháu ngoại giống như bà bây giờ khi bà bỏ lại mẹ già hớn hở ra đi để sum hợp với chồng. Nước mắt bao giờ cũng chảy xuống. Mẹ bà đã mất rồi, bây giờ có muốn phụng dưỡng cho mẹ thì cũng đã trể. Con gái bà chắc chưa cảm nhận được điều này vì các con của nó còn nhỏ và vẫn còn xúm xít bên nó.
Thằng con trai sau khi tốt nghiệp Đại học thì đi ngao du sơn thủy khắp nơi. Không chịu lấy vợ để cho bà có cháu nội ẳm bồng, hôn hít.
...Mấy lúc gần đây bà Xuân thấy sức khỏe của mình kém dần, mỗi khi mùa Đông đến thì những khớp xương ở cơ thể của bà đau nhừ cả lên. Ngực của bà cũng đau âm ỉ và bà lại ho khúc khắc nửa. Thỉnh thoảng bà thấy mệt mõi, uể oải, không muốn làm, không muốn ăn. Nhìn ngôi nhà trống trải bà càng thấy cô đơn vô cùng. Bà thường ước ao phải chi cháu ngoại hay cháu nội của bà quanh quẩn đâu đây và cha mẹ của chúng nhờ bà trông chừng dùm để bà có dịp vui đùa với các cháu thì hay biết mấy.
Tuần vừa qua bà có dịp đọc tác phẩm “ Cơm nguội” của tác giả Tiểu Tử. Người đàn ông trong truyện đã so sánh mình với nắm cơm nguội và than thân trách phận là các con của ông chỉ nghĩ đến ông khi chúng cần.
Bà Xuân nói một mình:” Ông gì gì.. đó ơi, ông như vậy là đã hạnh phúc quá rồi vì các con, các cháu ông vẫn còn quanh quẩn bên ông để ông có dịp chơi đùa với chúng, nhìn thấy chúng lớn lên và có dịp chia sẽ cuộc đời còn lại của ông với chúng, nếu con ông không nhờ ông trông nom các đứa trẻ khi chúng cần, ông vẫn có thể lái xe đến thăm chúng khi ông nhớ đến chúng. Còn tôi đây nhớ các cháu quay quắt mà không thể lái xe đến thăm chúng được vì đường xá quá xa xôi. Chỉ ở trong nước Úc mà Sydney khác Perth đến 4 tiếng đồng hồ. Buổi sáng muốn gọi thì chúng chưa ngủ dậy. Buổi trưa thì chúng đi làm và bọn trẻ thì ở trong nhà trẻ. Buổi tối tôi sắp đi ngủ thì chúng mới bắt đầu ăn cơm. Ngày con gái sanh tôi có đi thăm cháu nhưng sau khi cháu đi làm lại thì tôi cũng phải về nhà mình vì nó gởi con ở nhà trẻ. Tôi có gợi ý là sẽ ở với chúng để chăm sóc đứa bé, nhưng chúng từ chối, viện cớ là tôi đã già không muốn tôi cực khổ nhưng tôi biết chúng muốn được tự do và có những khoảng không gian và thời gian riêng cho mình. Thế hệ trẻ bây giờ khác xa thế hệ của chúng tôi ngày xưa... Nếu ông ví ông là nắm cơm nguội ( hay là cái bánh sơ cua gì đó) thì tôi cũng đang mong ước mình được là nắm cơm nguội để các con nhớ đến khi chúng cần( khi chúng đói lòng)”.
...Bà Xuân đi khám Bác sĩ tuần trước vì bà thấy người bà sao mệt mõi khác thường. Đã mấy năm nay bà không còn may nửa và cũng không còn đi chợ Flemington vì nhà chỉ còn mình bà, ăn uống không bao nhiêu, vả lại tiền bạc dành dụm được sau bao nhiêu năm làm lụng cực khổ cũng đủ để bà an hưởng tuổi già. Bà định sẽ cho con gái biết ý định là bà sẽ đi Melbourne để thăm gia đình nó vì đã hơn 2 năm nay bà không thấy mặt đứa cháu thứ hai.
Bác sĩ đã cho bà đi chụp X- Ray và hôm qua bà đã biết kết quả. Bà bị ưng thư phổi vào giai đoạn cuối. Bà nghĩ có lẻ sau 30 năm lao lực và hít quá nhiều bụi vải trong khi may nên hậu quả là phổi của bà đã lủng đi nhiều chỗ.
Bà Xuân thấy ước mơ được là nắm cơm nguội sao xa dịu vợi mà con đường đi của cuộc đời mình hình như lại đang ngắn dần...
Bà nhắm mắt lại và thiếp dần...

Phước Trung
10/7/2013



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 05/Dec/2013 lúc 4:45pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23761
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Dec/2013 lúc 1:18pm
TỈNH MỘNG
Hồ Biểu Chánh
https://www.mediafire.com/folder/ap5oer71edv1m/Tinh%20Mong





Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Dec/2013 lúc 1:22pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23761
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Dec/2013 lúc 2:54pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 216 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.438 seconds.