Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: Cuộc sống 41 năm sau bức ảnh "Em bé Napa Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Chủ đề: Cuộc sống 41 năm sau bức ảnh "Em bé Napa
    Gởi ngày: 16/Oct/2013 lúc 7:49pm

  • Cập nhật lúc: 09:34, 04/10/2013

Cuộc sống 41 năm sau bức ảnh "Em bé Napalm"

VOV.VN - Chúng tôi trở lại Trảng Bàng, Tây Ninh - nơi bức ảnh “Em bé Napalm” ra đời để tìm hiểu cuộc sống của những người trong ảnh.


Cả thế giới biết đến bức ảnh “Em bé Napalm” do phóng viên ảnh Nick Út chụp – một trong những bức ảnh thời sự có tầm ảnh hưởng lớn nhất. Bức ảnh đã làm cả thế giới rung động và khiến người dân khắp nơi trên toàn thế giới xuống đường phản đối chiến tranh tại Việt Nam.

Giờ đây, khi chiến tranh đã lùi xa 38 năm, chúng tôi đã trở lại huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, nơi bức ảnh “Em bé Napalm” ra đời, để ghi lại cuộc sống đằng sau màn khói đen của bức ảnh, nơi gánh chịu trực tiếp những quả bom Napalm bỏng rát ngày 8 tháng 6 năm 1972.

Bức ảnh "Em bé Napalm" do Nick Út chụp năm 1972

Thánh Thất Trảng Bàng – nơi gánh chịu những quả bom Napalm khi có rất nhiều người dân đang trú trong đó cách đây 41 năm.

Bên cạnh là ngã 3 Trảng Bàng, nơi cũng phải hứng chịu những quả bom tàn khốc 
Nằm phía trước Thánh Thất Trảng Bàng, ngay đối diện ngã ba là một quán nước nhỏ có bán cả bánh canh, một món ăn nổi tiếng của Trảng Bàng. 
Trong quán nhỏ này có treo bức ảnh nổi tiếng “Em bé Napalm” như một dấu tích lịch sử của chiến tranh để lại trong lòng mỗi người dân nơi đây
Bà Hồ Thị Hiền – Người chị nắm chặt tay đứa em trai nhỏ của mình chạy ra khỏi nơi vừa bị thả bom Napalm trong bức ảnh “Em bé Napalm”.

Ông Hồ Văn Bon – Em trai ruột của bà Hồ Thị Hiền, người cũng xuất hiện trong bức ảnh nổi tiếng cùng chị gái của mình.

Quán nhỏ cũng chính là nơi sinh sống của họ…
Ngoài việc mưu sinh bằng quán nước này, thì hai chị em còn bán cả bánh tráng, bánh canh, hủ tíu…. Ông Bon còn chạy xe ôm.

Sau hơn 40 năm, trái ngược với sự sợ hãi, náo loạn và tàn khốc, là sự bình yên, êm ả…

Quán “Thanh Tùng” hiện là của gia đình bé trai đang gào khóc, chạy đầu tiên trong bức ảnh. Bé trai chạy phía trước Phan Thị Kim Phúc chính là anh trai ruột Phan Thành Tâm.

Quán nằm ngay bên cạnh phía sau của Thánh Thất Trảng Bàng

Ông Phan Thành Tâm đã mất cách đây 5 năm, để lại vợ và 3 cô con gái. Hiện bà Nguyễn Thị Răm, vợ của ông Tâm cùng cô con gái út trông coi quán Thanh Tùng này.

Quán nhỏ nhưng rất gọn gàng và sạch sẽ

Trong quán cũng có treo bức ảnh nổi tiếng “Em bé Napalm”. Bà Nguyễn Thị Răm cho biết: "Có rất nhiều người Mỹ đã quay trở lại đây và ghé thăm quán, họ đến và muốn ăn bánh canh, bánh tráng của gia đình Kim Phúc"

Những nụ cười rạng rỡ, những nụ cười trong hòa bình của bà Nguyễn Thị Răm cùng hai cô con gái.

CTV Bá Hiếu/VOV online


http://vov.vn/anh/cuoc-song-41-nam-sau-buc-anh-em-be-napalm/283754.vov





mk
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.105 seconds.