Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Âm nhạc
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Âm nhạc
Message Icon Chủ đề: GIAI THOAI VĂN-THƠ-NHẠC-NHẠC SĨ-VĂNTHI SĨ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 4 phần sau >>
Người gởi Nội dung
tuavanle
Admin Group
Admin Group
Avatar

Tham gia ngày: 30/May/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 335
Quote tuavanle Replybullet Gởi ngày: 05/Aug/2013 lúc 9:32pm

Vài kỷ niệm với nhạc sĩ Hoàng Phương và băng nhạc Gò Công

Đăng lúc: Thứ hai - 22/07/2013 10:03
Anh sinh năm 1943, tuổi Mùi, lớn hơn tôi một con giáp. Chúng tôi quen biết nhau từ năm 1976 nhờ vào mối duyên yêu thích văn nghệ. Lúc ấy, tôi đang thất nghiệp. Biết tôi có ý muốn học nghề sửa đồng hồ nên anh nhận tôi làm “đệ tử”, dạy không lấy tiền tại tiệm sửa đồng hồ của anh nằm trên đường Hai Bà Trưng (gần chợ Gò Công cũ).

Anh bị khuyết tật một bên chân từ bé nên bước đi hơi khập khiễng, nhưng không vì thế làm mất đi nét nghệ sĩ trời phú cho anh. Mới giải phóng, hầu hết mọi người đều ăn mặc giản dị, riêng anh lại luôn nổi bật trước đám đông, không thể lẫn với ai được: Mái tóc để dài, luôn diện chiếc áo dài tay màu chói hoặc có hoa văn, thơm phức mùi nước hoa và lúc nào áo cũng bỏ vô quần. Với cách ăn mặc như thế, có người sẽ cho là không hợp thời, là lập dị; có người lại cho là hợp với nét nghệ sĩ tính của anh. Riêng với tôi thì sao cũng được, anh “Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng… anh”. Mình sống vừa lòng với chính mình là tốt lắm rồi!

Anh học xong “đệ nhất cấp” (lớp 9) thì chuyển sang học nghề sửa đồng hồ của cha và sau đó học thêm nghề thợ bạc. Anh có tiếng và “phất” lên từ hai nghề này. Đồng thời, do có sẵn máu đam mê âm nhạc nên anh quyết tâm vừa tự học, vừa “tìm thầy học đạo”. Nhạc sĩ Lê Dinh, Trúc Phương, Châu Kỳ là những người thầy đầu tiên định hướng cho anh đi theo con đường sáng tác. Và nhạc phẩm đầu tay mới ra đời năm 1968: “Hoa sứ nhà em” đã gây tiếng vang, tạo đà cho những bài hát tiếp theo: “Anh về tình đẹp quê hương, Đàn thương cô quán trong làng, Anh Hai về làng, Tìm em quán Phượng…”.           

 Tiệm đồng hồ của anh chỉ vuông vức hơn mười mét vuông còn là nơi gặp gỡ với rất nhiều nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng trước giải phóng. Mỗi lần về Gò Công, họ đều ghé thăm anh. Nhờ thế, tôi mới biết anh quan hệ rất rộng với giới nghệ sĩ và tôi mới có dịp được gặp và tiếp xúc với các nhạc sĩ, ca sĩ: Lê Dinh, Châu Kỳ, Trần Trịnh, Vinh Sử, Trần Thiện Thanh, Duy Khánh, Chế Linh… Trong tiệm luôn có sẵn cây guitar thùng. Lúc rảnh, anh lấy ra đàn hát, tuy chất giọng… không được hay nhưng bù lại rất biểu cảm. Có khi ngẫu hứng, anh lấy tập viết nhạc ra ghi vội vài giai điệu, đêm về sáng tác tiếp. Hôm sau đã thấy anh cất lên… tiếng hát với cung đàn một ca khúc mới.
 

Nghe ca khúc "Chuyện tình hoa muống biển" qua tiếng hát Bảo Yến:

Trong thời gian học nghề sửa đồng hồ với anh, thỉnh thoảng vào buổi trưa nắng vắng khách, chợt thèm canh chua cá phi chấm muối ớt ở quê, anh lại ngẫu hứng đóng cửa tiệm rủ tôi lên chiếc Yamaha dame màu xanh vượt 15 cây số về nhà cha mẹ ở ấp Cầu Muống, xã Tân Thành. Mỗi lần về thăm nhà, tôi thấy anh như được sống lại với tuổi thơ. Nơi đây, tôi được tận mắt chứng kiến tài bắt cá bằng tay không của anh. Đúng là có thấy mới tin: Anh mò dọc các hang quanh bờ ao, một lúc sau đã thấy anh đưa tay lên cao khoe một con cá vừa bắt được. Anh em chúng tôi câu thêm vài con cá phi, rồi đi hái rau thơm, bẻ bắp chuối đem vào nấu nồi canh chua “cây nhà lá vườn”. Nấu xong, mới bày cả xoong còn ngun ngút khói đặt trên chiếc chiếu đất trải dưới mái hiên. Bữa cơm đơn giản như thế mà lại thấy ấm cúng, thật ngon… Anh say sưa kể lại thời thơ ấu rất nên thơ của mình: Vào những trưa hè, nằm thao thức trên bộ ván gõ, ghiền nghe tiếng cu cườm gáy vang trên cành me, như lời anh nói: “Nghe thật là đã cái lỗ tai!”, giấc ngủ êm đềm đến lúc nào không hay. Hôm nào không ngủ được thì rủ thêm bạn đi hái trộm ổi, mãng cầu… Nổi hứng thì cả đám đạp xe ra biển tắm cho đến chiều mới về nhà. Lâu lâu, lại vác đôi cọc tre có giăng lưới sẵn đi bẫy chim ăn đêm ngoài bãi biển.

Tuổi thơ anh, ngày ngày được hít thở khí trời từ biển; được nghe tiếng sóng vỗ rì rào của biển; được mơ màng cùng cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, cùng màu tím của hoa muống biển trong những lần lang thang, nô đùa cùng chúng bạn trên cồn bãi… Có lẽ từ những kỉ niệm khó quên đó đã nuôi lớn tâm hồn nghệ sĩ luôn chất chứa trong anh, tạo nguồn cảm hứng để anh có được những tác phẩm dạt dào tình biển rất riêng, rất hình tượng: Biển thức, Biển tím, Biển nắng, Chuyện tình hoa muống biển, Đi trên bãi biển Gò Công (phổ thơ Song Hoài), Nhớ biển Gò Công…


Hoàng Phương thời trẻ (người bên phải)

Cuộc đời anh đã trải qua đủ cả hai kiếp sống: Lúc giàu sang, anh có tiệm vàng, tiệm đồng hồ, xe hơi, vài căn nhà phố; khi nghèo khó, anh phải cùng vợ con sống trong mái nhà chật chội trống trước hở sau nằm ngay trước mảnh đất của cha mẹ anh. Nhưng bất hạnh ở chỗ, cái nghèo lại đến sau; nó bám riết anh hàng chục năm cho đến tận cuối đời. Phải nói, chính vì quá đam mê làm nghệ thuật và lại tiêu xài rộng rãi, phóng khoáng trong giao tiếp, đã làm tiêu tan tài sản, sự nghiệp mà anh gầy công tạo dựng. Thật trớ trêu, chính trong cảnh sống túng bấn, cùng khổ, cảm xúc của anh lại dạt dào, thăng hoa bên làn khói thuốc liên tục hút trên môi; trong men say chếnh choáng những tưởng để quên đời. Và cây đàn cũ kỹ, thiếu dây lại gắn bó cùng anh cho ra đời những bài hát hay: Thuyền giấy chiều mưa, Chung vầng trăng đợi, Nhớ biển Gò Công, Hương bâng khuâng (phổ thơ Trần Anh Tài), Hẹn em bên cửa sông Tiền…

Anh ít làm thơ, hình như phần lớn chất thơ đã trút hết vào lời hát. Anh chỉ có bài thơ “Biển Gò Công khi em đến” đăng trên tập san Văn nghệ Gò Công năm 1985. Chỉ duy nhất một bài nhưng lại là bài thơ hay:

Biển Gò Công khi em đến
Bầu trời xanh xanh hơn
Sóng mặn hôn bờ cát
Bỗng dưng cũng ngọt lành
Ơi ngày ta gặp gỡ
Chim trên cành mãng cầu
Gọi nhau mừng gặp quả
Anh vin cành tìm hái
Em thật thà ngăn lại
Nhường quả chín cho chim
Chim say quả, say trời
Líu lo lên tiếng hót
Trả ơn người, ơn đời
Biển Gò Công, em đến
Gió như gọi nắng lên
Dấu chân mềm trên cát
Như tình em lặng êm!  

*

Trở lại với “Băng nhạc Gò Công” ra đời năm 1985 của anh. Ngày ấy, có ba người chơi thân, gặp anh hàng ngày là anh Hai Sĩ bên Văn hóa thông tin, anh Ron bên Ủy ban và tôi nên chúng tôi luôn là những người đầu tiên được anh “khoe” một đôi bài mới đem từ TP.HCM về do nhạc sĩ Quốc Dũng soạn hòa âm phối khí, ca sĩ Bảo Yến, Nhã Phương trình bày. Thế là anh em lại rủ nhau đến nhà Năm Thiên ở “bến xe ngựa” cũ - nay là đường Lý Tự Trọng - để nhờ cái máy c***ette hai băng của anh phát ra cho mọi người cùng thưởng thức. Thời này, cuộc sống còn khó khăn nên ít người có dàn máy hát rời. Người nào sắm được máy c***ette hai băng bên phát bên thu đã là sang lắm.

“Băng nhạc Gò Công” cuối cùng cũng hoàn chỉnh sau nhiều tháng anh vất vả, bỏ công ăn việc làm đi đi về về giữa Thành phố với Gò Công suốt mấy tháng trời. Rồi bỗng vào một buổi tối, trước và sau giờ chiếu phim tại rạp hát Chiến Thắng, mọi người ngạc nhiên, thích thú khi được nghe tiếng hát ngọt ngào, truyền cảm của ca sĩ Bảo Yến và Nhã Phương phát ra từ chiếc loa trước rạp những giai điệu mượt mà viết về tình đất, tình người Gò Công. Sau đó, được phát trên Đài truyền thanh địa phương; rồi theo những chuyến xe miền Tây lan rất nhanh xuống tận Cà Mau; theo những chuyến xe Bắc - Nam vượt ngàn cây số ra tận biên giới phía Bắc. Địa danh Gò Công bỗng chốc được cả nước nhắc đến.

Nghe ca khúc "Hoa sứ nhà nàng" qua tiếng hát Quốc Đại:

 Phải nói vào thời điểm ấy, “Băng nhạc Gò Công” đã tạo nên một hiện tượng âm nhạc gây xôn xao dư luận nhiều nhất trong cả nước. Bắt đầu xuất hiện một số bài viết của giới phê bình lên tiếng khen chê trên vài tờ báo và có một số cuộc tranh luận trong cũng như ngoài giới văn nghệ về giá trị nghệ thuật của băng nhạc. Mặc cho dư luận săm soi “lời ra tiếng vào”, các bài hát của nhạc sĩ Hoàng Phương vẫn vang lên đến tận các ngõ xóm; từ quán cóc đến nhà hàng; từ trên xe hơi đến xe cà rem, kẹo kéo… đi đến đâu cũng nghe: “Đi qua cầu Cả Thu. Nhìn dòng sông bối rối. Rung rinh chùm hoa sứ. Bỗng nhớ em cuối trời...”, “Dưới nắng hồng, tôi đi giữa Gò Công. Đất như cao, trời như thấp lại…”. Là người dân Gò Công, mấy ai lại không vui, không xúc động khi nghe có người nhắc nhớ đến tên quê hương mình, hát nhạc quê hương mình!

Một điều quan trọng tôi muốn nêu lên trong bài viết này: Có một số bài hát của anh được phổ từ thơ, nhưng khi giới thiệu trên báo đài, hầu như tôi chỉ thấy tên nhạc sĩ Hoàng Phương. Đây là thiếu sót trầm trọng của người giới thiệu, biên tập; là một thiệt thòi rất lớn cho những người có thơ được anh phổ nhạc. Tôi xin dẫn chứng: “Hương bâng khuâng” của Trần Anh Tài, “Đôi mắt quê hương” của Hoa Sứ Đỏ, “Em gái ngủ” của Đại Triều, “Mẹ Gò Công” của Trần Thanh Thủy… Riêng bài “Đi trên bãi biển Gò Công” phổ thơ của Song Hoài. Trong “Băng nhạc Gò Công” trước đây, ca sĩ Bảo Yến hát chính xác lời thơ: “Một trưa hè trôi êm trôi êm, trên bãi biển Gò Công em bước…”, nhưng không hiểu tại sao sau này ai lại sửa tựa bài hát là: “Chiều hè trên bãi biển”. Và các ca sĩ đều hát sai tuy chỉ hai từ, nhưng lại làm hỏng ý nghĩa của bài thơ, không thể nào chấp nhận được: “Một trưa hè trôi êm trôi êm, trên bãi biển… chiều nao chung bước…”. Trời ơi, thời gian như có phép màu, đang “trưa” bỗng hóa thành “chiều”, nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Bài thơ tác giả chỉ tả có một em gái dạo bước trên bãi biển, bỗng biến thành hai mình (?!). “Chiều nao” làm sao được, nó mâu thuẫn với đoạn dưới khi nhà thơ tả: “…Nắng chói chang về làm rát bỏng bàn chân. Có phải chăng cát giận cát hờn, chẳng muốn nhận dấu chân em làm kỉ niệm…”. Buổi chiều thì làm gì có cái “nắng chói chang”. Vì thế, tôi mong các “ca sĩ” hãy hát đúng lời gốc bài hát phổ thơ ban đầu. Đừng vì muốn đại chúng hóa hay vì lý do nào khác mà sửa lời một cách vô nghĩa, vô ý thức như trên. Xin hãy trả lại hai tiếng Gò Công rất đỗi mến thương trở lại đúng vị trí ban đầu của nó. Có lẽ tác giả Song Hoài và nhạc sĩ Hoàng Phương sẽ rất hài lòng! 

Anh qua đời năm 2002, sau cơn bạo bệnh. Trước hôm anh mất, tôi và anh Hai Sĩ có vào bệnh viện thăm, thấy anh vẫn còn tỉnh táo. Anh nói anh thèm ăn miếng kẹo đậu phộng và uống ly cà phê sữa. Tôi nhìn hàm răng anh chỉ còn đôi ba cái xệu xạo bên gương mặt xanh tái mà rơm rớm nước mắt. Vậy mà không ngờ, hôm sau lại được tin anh mất…! Cuộc đời anh đa đoan chuyện tình cảm nên mang nhiều duyên nợ. Anh đã yên phận anh, chỉ tội cho vợ con anh ở lại, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Dẫu chuyện đời tư của anh có lắm điều tiếng, nhưng về mặt văn hóa nghệ thuật, các sáng tác của anh để lại cho đời, cho quê hương thì rất đáng được chúng ta trân trọng!

“Cuối dòng sông Cửu Long. Trước mặt nhìn biển Đông. Bên cửa con sông Tiền. Quê tôi Gò Công…!”. (Gò Công hồng trang sử). Khi nghe những lời hát trên, có người con xa xứ nào không thấy chạnh lòng? Có ai mà không thương, không nhớ, không sớm hẹn ngày về…?!

Hy vọng một ngày thật gần, chúng ta sẽ được thưởng thức đêm nhạc Hoàng Phương ngay chính trên mảnh đất quê hương của anh. Chắc hẳn, dù đang ở tận suối vàng, anh cũng kịp trở về tình tự cùng “Biển thức…!”.  

Vũ Cường
(Theo Văn nghệ Tiền Giang số 58)
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 15/Sep/2013 lúc 12:35am

Phòng trà  Anh Vũ  1962 nghe Khánh Ly hát .
 

 

Phòng trà Anh Vũ trên con đường Bùi Viện Saigon một thưở.

Cùng dăm ba người bạn đã hay dến nghe nhạc, có những đêm mưa ào ạt lúc khuya ra về .

Vậy mà thoáng đó đã hơn 50 năm !

 

Nữ ca sĩ Khánh Ly ngày ấy mới vào nghiệp, còn qúa non trẻ, còn chưa có nhạc Trịnh Công Sơn để nổi tiếng.

Nhưng giọng ca người này đã rõ nét đầy triển vọng của một ca sĩ hạng A sau này.

Khánh Ly tự tin vững vàng, đã hát trước đám đông một cách thản nhiên dễ dàng, có khi tưởng như đến lạnh lùng.

Vậy mà nghe kỹ ra, chất giọng Khánh Ly rất sâu lắng, buồn lơi lơi, nhè nhẹ truyền cảm cùng tha thiết vô ngần....

Những ca khúc người ca sĩ này trình bầy thường là những ca khúc tiền chiến nổi tiếng như :

Con thuyền không bến, Gửi gió cho mây ngàn bay, Lá thư, Tạ từ, Nỗi lòng, Em đến thăm anh một chiều mưa ..vv..

 

Giờ đây, tình cờ thấy lại hình ảnh Khánh Ly xưa cũ nơi phòng trà Anh Vũ trong "Chiều Vàng" của Nguyễn Văn Khánh.

Tóc Khánh Ly còn ngắn , điểm trang còn mộc mạc đơn sơ như vẫn nguyên nét nữ sinh.

Xin mời coi lại, xem có ai cùng thời còn nhớ đến các phòng trà Anh Vũ, Hòa Bình, Tự Do ..vv.. tại Saigon thưở đó hay không?

 

http://youtu.be/64nBne2UQIs



(Nguồn : từ E-mail một người bạn)






Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 15/Sep/2013 lúc 12:38am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 23/Sep/2013 lúc 3:03pm


DƯ ÂM BUỒN

                   
    *  MINH DIỆN

               Tôi dừng xe trước căn nhà nhỏ bé số 94/19 trong con hẻm đường Trần Khắc Chân, quận 1, thành phố Hổ Chí Minh. Nhìn qua cửa sổ tôi đã  thấy mái  đầu trắng phơ mờ ảo. Đó chính là nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý, một cây đại thụ trong làng âm nhạc Việt Nam, nổi tiếng với các tác phẩm như Dư âm, Mẹ yêu con, Bài ca năm tấn, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Dáng đứng Bến Tre...
Một phụ nữ  bồng đứa trẻ bước ra, hỏi tôi:
               - Chú tới thăm nhạc sỹ hả?
               - Vâng!
               - Mời chú vào!
               Tôi bước qua manh chiếu, tránh mấy thứ đồ lộn xộn, vào căn phòng nhỏ xíu. Chiếc giường cá nhân thấp gần sát đất trải tấm đệm rách, có chiếc gối và chiếc mền chăn nhàu nát. Trên tường treo chiếc đàn tì bà cũ kỹ đứt dây cạnh tấm ảnh chủ nhân thời hoàng kim. Cạnh cửa sổ một chiếc bàn con, vài quyển sách và bản nhạc phủ đẩy bụi bặm. Bên trái một chiếc đàn Organ có lẽ ra đời từ những năm tám mươi, đã rệu rã với những phím đàn đen xỉn, mốc meo. Chiếc máy C***ete cũng cũ kỹ như chiếc đàn Organ đặt trên đầu giường, băng ghi âm đang nhả bài Dư âm,  giọng ca buồn của Ánh Tuyết  như cô đặc trong bầu không khí  ẩm mốc, cô quạnh.
               Nhạc sỹ đang chuẩn bị ăn cơm chiều. Chiếc khay nhựa đặt trên chiếc ghế gỗ, có chén cơm, chén canh, vài miếng đậu phụ. Tôi lên tiếng:
               - Em chào anh ạ!
               Ông già ngẩng nhìn tôi. Khuôn mặt vuông vức, vầng trán cao, tóc râu trắng toát lòa xòa.
                - Em là ai nhỉ? Anh quên mất rồi!
                -  Minh Diện đây anh !
                -  À, anh nhớ ra rồi! Khỏe không em?
                Ông chìa bàn tay xương xẩu, khô héo, teo tóp cho tôi , rồi bào :
                - Đưa giúp anh chiếc gậy , anh em mình ra kia uống trà!
                Tôi nói:
                - Thôi, ngoài đó đang sắp mưa, lạnh lắm!


Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý


                - Ừ, thế thì ngồi đây nói chuyện!
                Ông nói thế, và cười. Vẫn ánh lên nét hồn nhiên  trên đôi mắt đa tình của  một thời từng làm rạo rực trái tim  bao cô gái trẻ. Ánh mắt của một mối tình ngang trái đẹp như mơ , tạo lên một “dư âm” hơn nửa thế kỷ trước.
                Nguyễn Văn Tý năm nay đã 89 tuổi. Ông kể, hồi ấy ông ở Quỳnh Lưu, Nghệ An, có người mai mối cho một người con gái và dẫn đến nhà cô chơi. Cô ấy đẹp nhưng nói nhiều,  cái duyên lộ ra hết ra ngoài. Bỗng một cô bé có đôi mắt to tròn, gương mặt thánh thiện, đẹp như vầng trăng mười sáu, thấp thoáng sau chị gái. Nguyễn Văn Tý nhìn đắm đuối và cô bé đáp lại bằng nụ cười e ấp. Thế là cảnh “Tình chị duyên em” xảy ra và người nhạc sỹ chiến sỹ phải nén lòng, lặng lẽ ra đi, bởi ngày ấy kỷ luật vệ quốc quân vô cùng khe khắt.
              Rồi một lần Nguyễn Văn Tý tình cờ gặp lại người con gái ở Vinh Yên. Cô đẹp hơn, là một diễn viên văn công, và đã có người yêu. Cô hỏi Nguyễn Văn Tý : “Sao ngày ấy anh bỏ đi biệt ?”.  Nguyễn Văn Tý  không trả lời, trao cho cô gái bản nhạc Dư âm mà ông đã sáng tác trong một đêm thầm nhớ người con gái ấy:
                 “ Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiếng thơ.../ Đê mê lòng nhớ giấc mơ,  môi em hé rung /  Anh muốn thành mây nương nhờ làn gió...”
                 Sau cuộc chia tay , Nguyễn Văn Tý không gặp lại người con gái ấy. Ông bị cuốn theo  bước chân hối hả của bạn bè, đồng đội trong cuộc kháng chiến chống   Pháp.   Ông  có mặt trong đoàn văn hóa của Cục quân huấn, rồi nhận nhiệm vụ đi xây dựng Đoàn văn công Sư đoàn 304, làm trưởng đoàn , vừa hát vừa sáng tác  trên các mặt trẫn Cao Bằng, Lạng Sơn, Điên Biên Phủ.  Tuy nhiên bài  “Dư âm” của ông chỉ được hát vài lần rồi bị cấm và ông  bị kiểm điểm vì người ta nói bài hát ấy ủy mỵ, thiếu lập trường tư tưởng cách mạng.
                 Trong khi  miền Bắc cấm thì miền Nam lại  hát. Bài hát Dư âm bay bổng trên đài phát thanh Sài Gòn . Và  đó là  tai họa dáng xuống đầu Nguyễn Văn Tý. Người ta ghép ông vào nhóm “Nhân văn giai phẩm”.
                 Tôi hỏi :
                 - Có một bài báo viết , ngày ấy , theo lời khuyên của Lưu Hữu Phước, anh về  Hưng Yên . Có đúng không anh?
                  Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý nói:
                 - Đó là một lý do. Còn một lý do nữa, là mình đã sửa cà nhạc và lời một bài hát cho một nhạc sỹ. Bài hát nổi tiếng và ông ta trở thành một cán bộ lãnh đạo Hội âm nhạc. Ông ta muốn nhân cơ hội đẩy anh đi cho khuất mắt, để khỏi lộ chuyện nhờ sửa nhạc...
                - Anh ở Hưng Yên cũng lâu nhỉ?
                - Tám năm. Đúng tám năm!
              - Ngày đó nhờ  ông Lê Qúy Quỳnh và nhà thơ Trần Doanh, anh mới được trở lại Hà Nội?
                 - Em nhớ dai nhỉ! Đúng  vậy đấy. Anh Quỳnh   tốt và quý  anh lắm.  Một hôm anh Trần Doanh xuống chơi, anh nói:
                 - Cho tôi về Hà Nội đi đây đi đó , may ra  viết  được cái gì,  chứ ở đây mãi  làm con chim chết khô  trên đồng đay mất thôi!
                 Trần Doanh đưa tờ giấy bào:
                 - Viết đơn đi!
                 Anh viết ,Trần Doanh ký liền và đưa anh Lê Qúy Quỳnh. Anh Quỳnh nói:
                 - Mình rất quý cậu,  bà con Hưng Yên không quên bài “Tiếng chim hót trên đồng đay” của cậu. Đi đâu cũng đừng quên Hưng Yên.
                 Nguyễn Văn Tý như con chim sải cánh bay khắp mọi miền đất nước. Ông thâm nhập thực tế, chắt lọc chất thơ, chất nhạc từ trong cuộc sống lao động, chiến đấu cùa quân dân ta , tạo nên tác phẩm. Ông sáng tác không nhiều, không có những khúc tráng ca. Những tác phẩm của  ông mang đậm chất dân ca, được chắt lọc từ những làng quê ông  đã đi qua. Những tác phẩm ấy đi vào lòng người và ngân mãi qua nhiều giọng hát cùa các  thế hệ ca sỹ: Mẹ yêu con, Tấm áo chiến sỹ mẹ vá năm xưa, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Dáng đứng Bến Tre...
                  Bây giờ, khi đêm đêm những bài hát ấy vang lên ở một tụ điềm ca nhạc, một phòng trà,và những ca sỹ lộng lẫy trong ánh đèn mầu,  nhận những tràng pháo tay và sau đó nhận những phong bao tiền cát xê vài triệu đồng , thì trong căn phòng vài mét vuông này,  người nhạc sỹ già Nguyễn Văn Tý vò võ trong cô đơn, bệnh tật và nghèo túng.
                  Ông nói với tôi:
                  - Từ ngày vợ anh chết, anh sống một mình. Anh có hai người con gái, một ở Hà Nội, một ở Sài Gòn , nhưng cả hai đều nghèo , anh không muốn làm gánh nặng thêm cho con cháu. Tất cà các khoản lương hưu và tiền bản quyền của anh mỗi tháng bây giờ được gần sáu triệu. Phần lớn dùng để uống thuốc vì về già nhiều bệnh lắm. Một phần trả lương cho người cháu vợ chăm sóc mình. Mỗi tháng chỉ còn vài trăm ngàn rau dưa thôi em ạ...
               - Có cơ quan đơn vị nào quan tâm giúp đỡ anh không ? Như Hưng Yên, Thái Bình, Bến Tre, Hà Tĩnh...Những địa phương nổi tiếng nhờ bài hát của anh!
                 Người nhạc sỹ già khẽ lắc đầu. Và ông nhớ lại một chuyện buồn:
               - Một lần,  Hội nhạc sỹ tổ chức sinh nhật anh, ông Phó giám đốc sở Văn hóa thông tin tỉnh Bến Tre mang lên cho mười triệu. Ông ấy không đưa cho anh mà đưa cho ban tổ chức. Sau lễ sinh nhật , ban  tổ chức mới cho anh biết và bảo số tiền đó  đã chi vào lễ sinh nhật hết rồi !
             Dừng một lát, nhạc sỹ cười , rướm nước mắt:
             - Gìá mà họ chia đôi số tiền đó, cho anh năm triệu em nhỉ ?
             Tôi động viên ông quên chuyện cũ đi. Ông đã không tiếc tuổi trẻ dấn thân vào con đường cách mạng thì nhớ làm chi những chuyện buồn ấy.
             Tôi đặt vào tay nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý chút tiền và ghi vào mảnh giấy trên bàn số điện thoai, và dặn ông: “ Khi nào cần  anh bảo cô người làm gọi điện cho em!”
               Tôi chào ông ra về.
               Cơn mưa chiều sắp ập xuống.
              Dắt xe ra về, tôi ngoái lại nhìn qua cửa sổ, vẫn thấy mái tóc bạc phơ nghiêng ngả như đung đưa . Và  giọng ca Ánh Tuyết  hát bài Dư âm  buồn thăm thẳm !


Chiều 04-07-2013
        M. D



Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 23/Sep/2013 lúc 3:17pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 05/Oct/2013 lúc 2:09am
 

Bác sĩ Lê Trung Ngân

Khoảng lặng của hồn tôi

18/09/2013 

(((

Giai thoại về ca khúc "Giáo đường im bóng"


Mối tình đẹp của vợ chồng nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ

http://bacsiletrungngan.files.wordpress.com/2013/09/e4db4-nguyen-thien-to.gif?w=400&h=338

Nguyễn Thiện Tơ sinh ra tại Hà Nội, xuất thân trong một gia đình công nhân (xưởng in Viễn Đông) tại căn nhà số 22 phố Charron mà nay là phố Mai Hắc Đế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Yêu thích âm nhạc từ năm 10 tuổi, vào năm lên 12, Nguyễn Thiện Tơ theo học ghi-ta Hawaii (Hạ Uy cầm) với thầy giáo Trần Đình Khuê; chỉ ba tháng thì ông đã được biểu diễn cùng thầy trên đài phát thanh Pháp. Sau đó ông theo học ghi-ta với một người Pháp và bắt đầu biểu diễn ở các phòng trà và chương trình từ thiện với hai nhạc cụ này.


Nguyễn Thiện Tơ là người sáng lập nhóm Myosotis cùng với Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh,… nhưng theo nhạc sĩ Phạm Duy thì Nguyễn Thiện Tơ là một nhạc sĩ độc lập, tức là không thuộc nhóm nhạc nào.
Năm 1938, khi mới 17 tuổi, Nguyễn Thiện Tơ sáng tác bản nhạc đầu tay "Giáo đường im bóng" viết về một cô gái theo đạo Thiên Chúa, 16 tuổi và tên là Hà Tiên. Ông kể lại: "Trong kỳ nghỉ hè năm 1938 (lúc này còn là học sinh trường Thăng Long ở Hà Nội), tôi được mời tham gia biểu diễn đàn ghi-ta ởNam Định. Ở đây tôi đã làm quen với cô nữ sinh Hà Tiên cũng đến đây đóng góp tiếng hát của mình. Sau buổi dạ hội ca nhạc, tôi được bạn bè cho biết là gia đình cô ấy theo đạo Thiên Chúa. Nghĩ mình là kẻ ngoại đạo nên mới viết nên "Giáo đường im bóng" sau ngày ấy."
Nguyễn Thiện Tơ hoàn thành phần nhạc của ca khúc Giáo đường im bóng trước, sau đó nhà thơ Phi Tâm Yến – bạn thân của Nguyễn Thiện Tơ – viết lời. Theo Phạm Duy thì nhạc sĩ Lê Thương cũng thầm yêu cô Hà Tiên đó và đã viết nên ca khúc Nàng Hà Tiên.
Ban đầu cuộc tình giữa Nguyện Thiện Tơ và Hà Tiên không được gia đình cô chấp nhập bởi ngăn cách tôn giáo. Về sau hai ông bà đã thuyết phục được gia đình và thành hôn vào năm 1944. Nguyễn Thiện Tơ tiếp tục dạy ghi-ta và ghi-ta Hawaii. Trong số những người học ông, có những nhạc sĩ nổi tiếng như Doãn Mẫn, Đoàn Chuẩn và Nguyễn Văn Quỳ.
Sau ngày quân đội Việt Minh tiếp quản Hà Nội, Nguyễn Thiện Tơ về Đài Tiếng nói Việt Nam, thổi sáo trong dàn nhạc của đài. Đến năm 1959, ông chuyển sang dàn nhạc giao hưởng nhạc vũ kịch. Năm 1965, ông chuyển về hãng Phim truyện Việt Nam.

Giai thoại về ca khúc "Giáo đường im bóng"

Nguyễn Thiện Tơ là một nghệ sĩ guitare Hawaine nổi tiếng thời ấy song song với sáng tác nhạc. Ca khúc "Giáo đường im bóng" là ca khúc đầu tay của ông, xuất phát từ nỗi nhớ cô gái xứ đạo – mối tình đầu của ông.
Tại căn nhà số 22 phố Charron ngày ấy (22, Mai Hắc Đế, Hà Nội bây giờ), trong gia đình công nhân xưởng in Viễn Đông có một cậu con trai khoảng 12 tuổi rất mê âm nhạc. Nghe tin có thầy giáo Trần Đình Khuê mở lớp dạy guitare hawaïenne, cậu lập tức xin bố đi học. 14 tuổi, Nguyễn Thiện Tơ – tên cậu bé – màng đàn đến nhà thầy giáo Khuê. Học được 3 tháng, cậu đã được biểu diễn cùng thầy trên đài phát thanh Pháp. Hai, ba năm sau, Nguyễn Thiện Tơ học tiếp Tây ban cầm, do một người Pháp dạy. Chàng thanh niên bắt đầu sử dụng hai thứ nhạc cụ này biểu diễn ở các phòng trà và ấp ủ ý định sáng tác.


Sau đó ít lâu, thỉnh thoảng Nguyễn Thiện Tơ lại được mời đi biểu diễn từ thiện. Mỗi lần, chàng nghệ sĩ trẻ được mời vể biểu diễn tại Nam Định. Khi biểu diễn xong, đang đứng đàng sau cánh gà, có một cô gái trẻ, đẹp nhờ chàng lên hộ dây đàn. Nàng có vóc người mảnh mai, gương mặt thanh tú thêm nét quý phái khiến chàng lần đầu tiên nhìn đã cảm mến ngay. Khi nàng đàn và hát xong, rất nhiều người rắc kim tuyến giấy vào nàng, riêng chàng trai Hà Thành làm nàng phải quay lại nhìn rồi thẹn thùng quay đi, không phải vì nắm vụn giấy mà là đôi mắt đăm đắm của chàng. Một vài hôm sau, có một chương trình thể thao, nàng đến xem, hy vọng sẽ gặp chàng ở đó và nàng đã không thất vọng. Nhận ra nàng, chàng chỉ cười chào mang tính xã giao, rồi về trước. Từ lúc đó, chương trình thể thao ấy với nàng không còn gì hào hứng nữa, nàng cũng bỏ ra về. Rồi một hôm, qua một người bạn, chàng biết nàng tên là Vũ Hà Tiên, sắc đẹp và tài năng cầm ca thuộc hàng nổi tiếng của thành Nam, chàng mới cùng người bạn ghé chơi nhà nàng.


Hôm ấy, nàng yêu cầu chàng đàn một bài nàng thích là bài "forget me not"… Họ đã say nhau từ lúc đó. Cũng từ đấy, họ thỉnh thoảng thư từ cho nhau rồi hẹn gặp nhau. Có lần, họ củng nhau đi chơi bằng tàu điện khắp Hà Nội, những khoảnh khắc ấy kéo dài 6 năm. 6 năm "tình trong như đã…" nhưng tình yêu vẫn chữa vượt cái nắm tay.
Chàng bên lương nàng bên giáo. Để yêu nhau, họ không thể vượt qua rào cản của tôn giáo (mà thời ấy rào cản này rất dữ). Có những lần, chàng gần như tuyệt vọng khi nghĩ rằng tình yêu sẽ không đi đến đâu nên viết ca khúc "Giáo đường im bóng", ấy là năm 1938, lúc chàng 17 tuổi và nàng 16 tuổi. Sau khi đọc lời ca, thi sĩ Phi Yến đã sửa lời để tác phẩm hoàn thiện với những câu như " lá êm êm rơi trên gương hồ, hình như mối tơ duyên xa mờ…Sóng rung rinh hồ xưa đây, hồn tôi nhớ nàng mê say, ngày xa ấy u trầm quá…. Và sóng mắt huyên còn biết đâu tìm". Viết xong, chàng cũng không gửi cho nàng và nàng cũng chưa biết ý đồ cũa chàng trong bài hát đó.
Họ tiếp tục yêu trong lặng thầm, bởi ngăn cách tôn giáo. Hơn nữa gia đình nàng không đồng ý cho nàng lấy anh nhạc sĩ "lênh đênh". Có nhiều lúc chàng không làm chủ được nỗi nhớ, nỗi thất vọng mơ hồ, cầm bút viết nhạc để bày tỏ nỗi lòng. Do đó mới có những "Nhắn gió chiều", "Trên đường về", "Đêm trăng xưa", "Ngày vui đã qua", "Cung đàn xuân xưa" trong làng nhạc tiền chiến.
Nhưng rồi nàng cũng thuyết phục được gia đình, chấp nhận không có kim cương và nhẫn quý trong ngày cưới để làm vợ anh nhạc sĩ ấy. Lấy nhau rồi, người đẹp thành Nam yên vị với công việc của người vợ, còn chàng nghệ sĩ Hà Thành tiếp tục dạy guitare hawaiienne và Tây ban cầm (dạy từ năm 1940). Trong những học trò của nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ ngày ấy có những người đã đi vào lịch sử tân nhạc như Đoàn Chuẩn, Dzoãn Mẫn….
Cô gái xứ đạo ngày xưa, người mà nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ gửi tiếng thương qua gió chiều thuở nào, giờ đây đã 83 tuổi. Ông bà vẫn sống ở giữa ngôi nhà 22 Mai Hắc Đế. Bà Vũ Hà Tiên vẫn còn giữ bài thơ ông gửi cho bà và những tấm hình thuở thiếu thời. Cây đàn guitare hawaiienne không còn nữa nhưng vẫn còn cây đàn Tây ban cầm, thỉnh thoảng ông lại đưa ra gảy….


Gần 70 năm chung sống, chưa một lần nặng lời
 

Giữa phồn hoa ồn ã chốn Hà thành, có một cặp vợ chồng già năm nay tuổi đều đã trên 90 nhưng ngày ngày họ vẫn ngồi bên nhau tâm sự trên một căn gác nhỏ của phố Mai Hắc Đế. Họ vẫn nhìn nhau bằng đôi mắt trìu mến, âu yếm gọi nhau bằng "anh - em" rất đỗi ngọt ngào khiến người đối diện thực sự xúc động. Đó là vợ chồng nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ với một mối tình đặc biệt, đầy chất thơ, là "nguyên cớ" bài hát "Giáo đường im bóng" ra đời từ năm 1938 và vẫn rất được yêu mến đến ngày hôm nay, nhất là mỗi mùa Noel về...

(http://vnca.cand.com.vn/vi-vn/tulieuvanhoa/2012/2/56702.cand)




Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ và gia đình


Ngày ấy, sự khác biệt về tôn giáo đã khiến đôi bạn trẻ tưởng không thể đến được với nhau. Nhưng cuối cùng tình cảm chân thành đã thuyết phục được gia đình.
6 năm sau ngày gặp gỡ, họ mới tổ chức đám cưới. Gần 70 năm chung sống, ông bà cho biết mọi sự đều tâm đầu ý hợp, thuận vợ thuận chồng, chưa bao giờ nói nặng lời với nhau, cũng chưa bao giờ làm nhau buồn lòng.
Trải qua bao thăng trầm cuộc sống, chiến tranh loạn lạc, ông bà có với nhau tất cả 8 người con. Bà Tiên không quản ngại vất vả, đặt gánh nặng kinh tế lên đôi vai bé nhỏ của mình, lo toan mọi việc chu toàn trong gia đình.
Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ tâm sự, ông sáng tác bài hát "Giáo đường im bóng" với ý nghĩ tình yêu của mình sẽ không đến được bến bờ vì có quá nhiều rào cản, nhưng cuối cùng, chính ông cũng không khỏi bàng hoàng, xúc động khi nhận thấy rằng cuộc đời mình lại có quá nhiều may mắn như vậy.
Ông nói: "Tôi sinh ra, lớn lên, già đi và có lẽ chết đi cũng trong căn nhà này thôi…". Điều ông nói nghe thật giản dị nhưng không hề dễ dàng, đơn giản để sống cho nhau một cuộc đời đẹp như thơ, như mộng ấy.
Và cũng thật không hề dễ dàng để cùng nhau đi đến cuối con đường mà vẫn ngập chìm trong ánh mắt hạnh phúc, trìu mến như lời bài hát: "Đắm đuối trên làn sóng mắt nàng huyền mơ… ".


Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ bên người bạn đời.




"Giáo đường im bóng"
Nhạc: Nguyễn Thiện Tơ 
Lời:
Phi Tâm Yến

Lời 1:
Nhớ tới đêm đầy ánh sáng
Hương trong gió tràn mênh mang 
Giây phút như ngừng thôi rơi 
Tiếng kinh muôn lời 
Dáng xinh xinh bao tiên kiều 
quỳ ngân Thánh kinh ban chiều 
Trong giáo đường đêm Noel ấy 
ngàn đời tôi mến yêu 
Tiếng A men đều âm u 
Hòa theo gió vàng đêm thu 
làm xao xuyến tâm hồn quá 
Thời khắc mơ 
Thánh giá xa vời lắm với chuông chiều ngân 
Hồn thánh thót mưa dầm buồn tới âm thầm 
Nơi giáo đường im bóng tôi thầm mong ngóng 
Đắm đuối trên làn sóng mắt nàng huyền mơ 

Lời 2: 
Tới chốn xưa nàng vắng bóng, 
Tôi mơ mắt huyền nhung trông. 
Bao phút vui thần tiên qua, 
Thấy đâu bây giờ. 
Lá êm rơi trên gương hồ, 
Hình như mối duyên xa mờ. 
Nay đến làm tôi xao xuyến, 
Hồi đời tươi sáng êm. 
Sóng rung rinh hồ xưa đây, 
Hồn tôi nhớ nàng mê say. 
Ngày xa ấy u trầm quá, 
Và chóng qua. 
Biết đến đâu tìm kiếm, 
Nối dây tình duyên, 
Và sóng mắt mơ huyền còn biết đâu tìm. 
Tôi tiếc thời tươi sáng trôi cùng năm tháng. 
Trí óc âm thầm nhớ mắt nàng huyền mơ. 

Ấn-bản 1951 – Tinh Hoa 150


http://bacsiletrungngan.wordpress.com/2013/09/18/moi-tnh-dep-cua-vo-chong-nhac-si-nguyen-thien-to/


 

Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 05/Oct/2013 lúc 2:27am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 16/Oct/2013 lúc 8:46am



       LAM PHƯƠNG ,
NGƯỜI NHẠC SĨ TÀI HOA
 
LamPhuong%20-%201   LamPhuong%20-%202
 
 
Vào những năm của thập niên 50, ở miền Tây tỉnh Vĩnh Long nhỏ bé, tôi còn nhớ người chị cả của tôi, chị Xuân Đào, lúc đó khoảng đôi mươi, hay hát những bài Chuyến Đò Vĩ Tuyến, Tình Anh Lính Chiến, Khúc Ca Ngày Mùa. Lúc đó tôi còn rất nhỏ, chỉ vài tuổi đời, nhưng không hiểu sao, những hình ảnh và những bài hát mà chị Xuân Đào cùng các bạn, người đàn guitare, người hát vẫn còn in đậm trong đầu óc tôi đến hôm nay.
 
Nhắc đến Lam Phương và những bài hát của người nhạc sĩ tài hoa nầy, tôi không thể nào không nhớ đến người chị của tôi. Chị Xuân Đào lớn hơn tôi 19 tuổi, khoảng cách giữa người chị cả và tôi, cô em thứ 7 trong gia đình, gần như là khoảng cách của mẹ và con, vì chị có thể lập gia đình và có con vào tuổi đó. Chị thay má tôi, chăm sóc tôi như con của chị, bồng ẳm, cho ăn, tắm rửa, ngay cả những lúc đi chơi, những lúc có bạn trai đến thăm viếng, lúc nào tôi cũng ‘lẩm đẩm’ dưới chân chị…. Và các bạn trai của chị, muốn được yên để chuyện trò cùng ‘người đẹp’ đã phải mua chuộc tôi bằng những gói bánh kẹo, nhất là những gói nho khô chỉ được vài hạt, tôi nhom nhem một chút là đã hết. Khi đã ăn hết gói nho khô mà tôi ưa thích nhất trong các loại bánh kẹo (tôi còn nhỏ mà đã khôn quá mức, phải không ??), tôi nắm áo chị vòi vĩnh : « Chị Hai, em ăn hết nho rồi ». Thế là để được ‘rảnh nợ’ hoặc chị hoặc các anh bạn của chị phải chạy ra trước nhà tôi để mua thêm vài gói nho khô của ông Tàu có chiếc xe đẩy, bán đủ thứ bánh kẹo. Lúc đó nhà tôi ở khu phố nhộn nhịp nhất Vĩnh Long, khu ‘rạp hát’ nên những ngưới bán hàng hay bày bán đủ thứ trước căn phố nhà ba má tôi.
 
Chị Xuân Đào và các bạn hay tụ tập tại nhà để ca hát. Hai người chị của tôi dạo đó là Xuân Đào, Xuân Hương nổi tiếng vì đẹp và thanh lịch, cả Vĩnh Long ai cũng biết tiếng 2 người chị lớn nầy (tờ báo Cựu Học Sinh Tống Phước Hiệp ở San José năm nào đó cũng nhắc đến 2 chị). Nhưng số phận của 2 người chị lớn của tôi không may mắn, lại thêm phần chua xót cho chị Xuân Đào….
 
Làm sao tôi quên được những bài hát mà chị Xuân Đào đã ngân nga : Xuyên lá cành trăng lên lều vải, Lòng đất ấm thương tình đôi mươi…hay : Đêm nay trăng sáng quá anh ơi, Sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu….hay : Kìa thôn quê dưới trăng vàng bát ngát, Ánh trăng thanh chiếu qua làng xơ xác, Chiếu hồn quê qua khúc ca ngày mùa….
 
Xuyên qua người chị cả, nhạc sĩ Lam Phương đi vào lòng tôi, vào thế hệ của tôi như một dấu ấn, không xóa nhòa được. Tôi lớn lên với những bài hát của Lam Phương. Người nhạc sĩ tài hoa nầy sáng tác những bài hát vừa mượt mà về thể điệu mà lời ca cũng thật nồng nàng, ý nghĩa :
        
                   Xuyên lá cành trăng lên lều vãi.
                   Lòng đất ấm thương tình đôi mươi
           Thương những người mạch sống đang khơi
        Đang tìm một cuộc đời cho lòng vơi nét phong sương...
                           (Tình anh lính chiến)
 
          Đêm nay trăng sáng quá anh ơi
        Sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu
        Lênh đênh trên sóng nước mông mênh
    Bao đêm lạnh lẽo em chờ mong gặp bóng chàng
       Vượt rừng vượt núi đến đầu làng
      Đò em đêm thâu sẽ đưa chàng sang vĩ tuyến
      Phương Nam ta sống trong thanh bình
    Tình ngát hương nồng thắm bên lúa vàng ngào ngạt dâng…
                         (Chuyến đò vĩ tuyến)
 
Và bài Khúc Ca Ngày Mùa, năm 1954 là một tuyệt tác từ lời đến thể điệu, mà người miền Nam nào cũng biết, cũng hát được vài câu của bài nhạc nầy :
 
     Kìa thôn quê dưới trăng vàng bát ngát
    Ánh trăng thanh chiếu qua làng xơ xác
   Chiếu hồn quê bao khúc ca yêu đời
 
     Mừng trăng lên chúng ta cùng múa hát
    Ước mong sao lúa hai mùa thơm ngát
    Lúa về mang bao khúc ca tuyệt vời
 
     Lờ lững trôi qua trôi mãi trong chiều tà
                   tiếng tiêu buồn êm quá
     Hồn ngất ngây trong tiếng hát đưa
           nhịp nhàng tiếng cười thơ ngây
   Mịt mùng đêm thâu cung hằng chênh chếch
          bóng khuất sau rặng tre
      Tiếng ai hò chập chùng đưa xa
      Hò là hò lơ hó lơ hò lờ
        Này anh em ơi! Giả cho thật đều,
                   giả cho thật nhanh
     Giả cho khéo kẻo trăng phai rồi
     Khoan hò khoan tiếng chày khua vang mãi trong đêm dài…
                   (Khúc ca ngày mùa, 1954)
 
Lam Phương có nghệ thuật viết những bài hát đi sâu vào lòng dân gian, đến nỗi đôi khi người ta hát mà không biết bài hát thuộc về tác giả nào. Lúc còn ở VN vào thập niên 60, 70 khi tôi đã bắt đầu lớn, những bài nhạc của Lam Phương tôi vẫn nghe mãi bên tai, khi thì của chị hàng xóm, khi thì anh bán hàng rong, khi trong gia đình…
 
Lúc đó tôi nghe những bài Ngày Hạnh Phúc: Trời hôm nay xanh xanh, gió đưa cành mơn man tà áo…, Bức Tâm Thư:
Vài hàng gởi anh trìu mến,
Vừa rồi làng có truyền tin,
nói rằng nước non đang mong,
đi quân dịch là thương nòi giống…
 
Ước nguyền hứa duyên trao người,
Cấm tay súng tòng quân anh tươi cười,
Lòng thầm đang lớn ươm đầy tơ,
Nhờ trời cam quít đã lên mùa,
Chờ ngày dệt xong áo chung tình,
Em mang tới đồn mà tặng anh,
Lạy trời tròn năm tròn tháng,
Nợ làng ơn nước đã đền xong,
Xóm làng hát câu thanh bình,
Về nơi cũ tìm vui duyên lành.
 
Những bài nhạc nầy Lam Phương viết với tâm trạng yêu đời, nhìn cuộc sống với ánh mắt lạc quan. Thật vậy, vào thời 50, 60 miền Nam rất yên bình, người dân không quá vất vã, ruộng lúa, cây trái xum xê. Cứ về miền Tây lúc đó là thấy sự sung túc, dư thừa của người dân.
 
Dần dần, theo thiển ý của tôi Lam Phương mất đi nét tươi trẻ, yêu đời, lạc quan, ông bắt đầu sáng tác những bài buồn, thương khóc cho thân phận như những bài Kiếp Nghèo, Nghẹn Ngào, Trăm Nhớ Ngàn Thương.
 
Tôi vẫn nhớ bài Nghẹn Ngào (?) đã làm nhạc nền cho vở kịch ‘Áo người trinh nữ‘ trên Đài Truyền Hình vào những năm cuối của thập niên 60, với nữ minh tinh Thẩm Thúy Hằng đóng vai cô thợ may. Đoạn cuối vỡ kịch, cô thợ may đã trầm mình tự vẩn và chiếc áo cưới mà cô may cho người vợ sắp thành hôn của người cô yêu, được thả theo dòng sông… Nhạc trổi lên: “ Thôi anh đi về đi, Đau thương nầy em xin dành mang, Anh đi về đi cho vui lòng người ta”…. đã làm mủi lòng không biết bao nhiêu khán giả và đã in trong tâm nảo tôi.
 
Như vậy, Lam Phương là môt người nhạc sĩ in đậm dấu ấn của ông vào một thế hệ lớn lên ở thập niên 50, 60, 70. Sau 1975, người VN lưu lạc 4 phương trời, lâu lâu tôi mới nghe lại những bài nhạc VN xưa cũ, riêng những tác phẩm mới, được các nhạc sĩ miền Nam di tản ra ngoại quốc sáng tác, tôi thỉnh thoảng khám phá được qua những c***ettes, những CD và những băng hình, DVD của các hảng sản xuất ở Mỹ, Pháp…Riêng Lam Phương ở ngoại quốc sáng tác nhiều bài nhạc, nhưng tôi thích những bài vui, yêu đời như Thiên Đường Ái Ân, Bài Tango Cho Em.
 
Biết về cuộc đời của Lam Phương ngày nay, tôi xót xa trong lòng vì ông bây giờ bịnh tật, sống âm thầm ở Cali…Một tài năng về âm nhạc như Lam Phương mà phải sống đạm bạc lúc về già, thật là bất công. Tại sao những người nghệ sĩ VN cống hiến cả cuộc đời cho nghệ thuật, đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật mà họ yêu mến và đeo đuổi, được quảng đại quần chúng trọng vọng thế mà vẫn không khá giả ?? Đó là tình trạng chung của giới nghệ sĩ VN chăng?
 
Năm 1791 Mozart chết trong nghèo nàn, năm 1890 Van Gogh tuyệt vọng, tự vẩn bằng súng. Ngày nay Mozart được tôn sùng là thần đồng âm nhạc và những bức tranh của Van Gogh trị giá hàng trăm triệu Mỹ kim. Ở thời đại nầy người ta biết giá trị của người nghệ sĩ nhiều hơn. Nếu họ có tài và được vinh danh, họ sống sung mản nhờ vào lợi lộc do tài năng của họ đem lại. Đối với VN, tại sao người nghệ sĩ không được trọng đãi như vậy?
 
Nước Pháp có cơ quan SACEM (Socìété des auteurs, compositeurs, et éditeurs de musique) chuyên lo bảo vệ bản quyền của nhạc sĩ được họ công nhận. (Muốn gia nhập Sacem người nhạc sĩ phải nộp cho họ một vài sáng tác của mình để một hội đồng cứu xét, vì họ chỉ thu nhận thành viên có tài năng âm nhạc thật sự. Theo tôi được biết VN có ba nhạc sĩ là thành viên Sacem, đó là Lê Mộng Nguyên, Trịnh Hưng và Quách Vĩnh Thiện. Riêng nhạc sĩ Lam Phương có lẽ lúc ông sống ở Pháp, ông đã không nghĩ đến việc xin gia nhập cơ quan danh tiếng này mà tất cả các nhạc sĩ Pháp đều có mặt : Charles Trenet với những bài La Mer, Douce France ; Françoise Hardy với những bài Tous les garçons et les filles…Serge Gainsbourg với những bài Poupée de son, poupée de cire ; La Javanaise…vv) Sacem đòi hỏi các hộp đêm, phòng trà, các buổi trình diễn âm nhạc, các Đài Truyền Hình, Truyền Thanh, các cửa tiệm, các cơ quan công hay tư có phát âm nhạc… tất cả phải trả bản quyền tác giả qua trung gian của Sacem. Sau đó họ chi trả lại cho nhà soạn nhạc tùy số lần tác phẩm được xử dụng. Nhờ vậy có những nhạc sĩ sống thoải mái nhờ tiền bản quyền. Điều đó được người Pháp xem là đương nhiên vì họ có câu nói rất hay: Toute peine mérite salaire. (Mọi sự cực nhọc, xứng đáng được trả lương) thì nhạc sĩ hao mòn tâm sức mình để sáng tác cũng phải được trả công hậu hỉnh.
 
Người VN không có cơ quan nào bảo vệ nghệ sĩ. Chúng ta có thói quen xem những tác phẩm nghệ thuật như một điều tự nhiên, sẳn có trong tầm tay, ‘của chùa‘, không cần biết tác giả là ai, và dĩ nhiên không hề nghĩ phải trả tiền bản quyền cho tác giả…Thật là buồn ! Tôi có được biết một vài nghệ sĩ rất nổi tiếng, khi sang sinh sống ở các nước tự do, không còn muốn vấn vương vào con đường nghệ thuật vì cho đó là ‘hẩm hiu, bạc bẻo‘. Như nghệ sĩ Thành Được, đã bỏ hẳn cải lương, không muốn xuất hiện, chỉ muốn sống yên ổn để làm ăn. Ca sĩ Thanh Phong (ở Pháp) cũng vậy. Những nghệ sĩ nào còn vương nợ tơ tằm, vấn vương kiếp cấm ca lắm mới đeo đuổi con đường nghệ thuật dù biết là ‘bạc bẻo‘.
 
Từ 36 năm xa quê hương, tôi chỉ về lại VN 2 lần. Một lần để giải quyết việc gia đình, lần sau tôi đi du lịch cùng với nhóm người Pháp, từ Nam chí Bắc. Tôi muốn biết quê hương VN có những gì…VN bây giờ không còn lưu luyến bước chân tôi, vì sau 2 lần trở về và sau đó với những gì tôi được nghe được thấy, tôi đau buồn, chua xót không muốn quay trở lại quê nhà nữa. Như bao nhiêu người VN khác, nhà cửa của gia đình tôi đã mất, anh chị em tôi tản lạc… Riêng chị Xuân Đào của tôi, sau năm 1975 đã sống tàn tạ vì là vợ sĩ quan VNCH, chồng đi học tập, chị một mình nuôi 5 đứa con dại… nhan sắc phôi phai, đau ốm và chị đã mất trong cảnh đạm bạc. Còn chị Xuân Hương mất ở tuổi đôi mươi vì một chứng bịnh ung thư hiểm ác.
 
Tôi chỉ thích nghe nhạc vui, hay nếu là nhạc buồn thì đừng quá tuyệt vọng, nhưng đôi khi nghĩ ngợi về VN nghe bài Biết Đến Bao Giờ của Lam Phương tôi cảm thấy thấm thía và cảm nhận cuộc đời thật ngắn ngủi và vô thường :
                           
                   Đời là vạn ngày sầu
                   Biết tìm vui chốn nào
                   Ta quen nhau bao lâu
                   Nhưng tình đã có gì đâu…
 
                   Dù đời mình còn dài
                   Nhưng ngày vui chóng tàn
                   Ta yêu nhau đi thôi
                   Cho mộng không vỡ thành đôi…
 
                   Ôi ước mơ nhiều cũng thế thôi
                   Đời chỉ là bạn cùng sương gió
                   Nghe gió đêm từng cơn ru cô đơn…
 
Ước mong sao người VN sẽ sống vui hơn, tương lai sẽ rạng rỡ hơn. Muôn vàn cảm ơn Lam Phương, người nhạc sĩ tài hoa đã cho đời nhiều bài nhạc thật khó quên, đã cho riêng tôi khi nghe lại những bài nhạc thời thanh bình cũ, thấy VN vào những năm 50, 60 thật tươi đẹp và hạnh phúc. Người ta chỉ có thể đi ngược lại dòng thời gian trong những giấc mơ, đôi khi tôi muốn nằm mơ thật nhiều. 
Thanh Vân
(Paris, 6 tháng 3 năm 2011)
 
ThanhVan-1                                              ThanhVan-Papa-1
                                                                                                  Vĩnh Long 1962
 SanDiego 2010

 
ACTV
Association Culturelle Traditionnelle Vietnamienne
( Hội Văn Hóa Cổ Truyền Việt Nam )

mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 25/Oct/2013 lúc 8:50pm


Nguyễn Ánh 9: “Tình chỉ đẹp khi cùng… ăn phở”

Thứ hai, 14/10/2013, 10:23 (GMT+7)

(Văn hóa) - Tôi gặp Nguyễn Ánh 9 tại nhà riêng của ông tại Sài Gòn. Người nhạc sĩ già tiết lộ ca khúc đầu tiên và cũng là duy nhất tặng vợ (người đã có gần 50 năm gắn bó cuộc đời với ông – bà từng là một nghệ sĩ thiết hài đầu tiên ở Việt Nam) sau rất nhiều những bản tình ca buồn mà ông tự nhận là lấy cảm xúc và khóc giùm người khác, lần đầu tiên ông tự “khóc” cho hạnh phúc của chính mình trong ca khúc viết tặng vợ ấy…

Bị đuổi khỏi nhà vì trót mê đàn

Một tấm hình nhỏ xíu bằng hai đốt ngón tay úa màu thời gian, vô tình rơi ra từ chiếc ví nâu đã cũ của người nhạc sĩ già. Những ngón tay gầy guộc, nhăn nheo –gần 60 năm từng lướt trên phím piano, run run nhặt tấm hình với ánh nhìn đầy ấm áp: “Vợ tôi đấy, tôi đã đem theo tấm hình này từ ngày quen bà ấy. Chúng tôi đã đi với nhau một chặng đường dài, rất dài…”.


Thế rồi nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, người nhạc sĩ mang cái tên theo con số “hên” mà chính vợ ông đã đặt cho ông sau khi lên xe hoa cùng ông, kể về con đường của ông đến với nghệ thuật và đến với cuộc tình duy nhất của ông.

“17 tuổi tôi bị bố mẹ đuổi ra khỏi nhà vì không chịu đi theo con đường mà bố mẹ đã định sẵn mà theo đuổi niềm đam mê nghệ thuật cùng cây đàn piano. Gia đình tôi là gia đình khá giả ở Nha Trang. Bố tôi một kỹ sư xây dựng chuyên thầu những công trình lớn, còn mẹ tôi nổi tiếng là người đàn bà của gia đình “công dung ngôn hạnh”. Bố mẹ tôi chỉ muốn tôi trở thành một kỹ sư hoặc bác sĩ những nghề mà ông bà coi là đứng đắn và danh giá. Với ông bà, cái gì dính đến nghệ thuật cũng đều “xướng ca vô loài”.

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 lúc trẻ


Tôi đã có những ngày không nhà cửa, không gia đình, lang thang nay đây mai đó, nên tôi càng quyết chí để trở thành “cái gì đó” để chứng minh cho bố mẹ thấy người nghệ sĩ là “xướng ca” nhưng không hề “vô loài”. Tôi đã chọn Đà Lạt là nơi dừng chân của mình.Tôi vừa học đàn piano, vừa đi đánh đàn ở các phòng trà để kiếm sống. Tôi quen một người bạn ở trường nhạc, cứ hè đến người bạn rủ tôi về Sài Gòn đánh đàn ở các phòng trà để luyện tay nghề và cũng để kiếm thêm thu nhập.


Mối duyên với Khánh Ly và “Không” ra đời

Khi đàn ở các phòng trà Sài Gòn ông đã gặp Khánh Ly. Khánh Ly đến hát với vai một ca sĩ lấp khoảng trống cho các ca sĩ chính, khi ca sĩ chính đến muộn hoặc bỏ “sô”. Ông đã chứng kiến một lần Khánh Ly chuẩn bị lên sân khấu thì ca sĩ chính kịp đến, Khánh Ly phải lủi thủi bước xuống, rồi lủi thủi ra về. Người nhạc sĩ tương lai cảm nhận được nỗi buồn của người ca sĩ có giọng hát trời phú mà không ai biết để khám phá, vì sao cô chán nản cuộc đời tìm đến thú vui rượu và thuốc lá. Ông nói: “Nhìn vào mắt Khánh Ly thấy nó buồn lắm!”.

Sau đó Khánh Ly bỏ về Đà Lạt hát cho các phòng trà Đà Lạt, ông đã trở thành người bạn của Khánh Ly cùng với Trịnh Công Sơn kết thành bộ ba thân thiết: nhạc sĩ – ca sĩ – người đệm đàn. Chính âm nhạc của Trịnh Công Sơn gắn kết tiếng hát của Khánh Ly đã làm cho Nguyễn Ánh 9 nhận ra rằng, là người nghệ sĩ rất cần một điểm tựa, rất cần một sự đồng điệu.

Đến bây giờ ông cũng không hiểu lý do nào mà “bộ ba” lại tan rã, ngẫm đi ngẫm lại, chắc là do số phận và thời cuộc. Nhưng điều ông được lớn nhất khi từng là thành viên của bộ ba này là chính Khánh Ly sau này là người gợi ý cho ông nhớ về mối tình xưa thuở mới lớn của ông, thôi thúc ông sáng tác ca khúc đầu tiên của cuộc đời mình: “Không! Không! Tôi không còn, tôi không còn yêu em nữa!…”. Để rồi lập tức sau ca khúc Không  – cũng là một con số – đã dắt díu từ trong tâm hồn đam mê âm nhạc của ông ra đời hàng loạt ca khúc như: Biệt khúc, Cô đơn, Chia phôi, Một lời cuối cho em, Ai đưa em về… từ đó cái tên Nguyễn Ánh 9 trở thành một hiện tượng âm nhạc ở Sài Gòn. Các ca khúc của ông không chỉ vang lên ở các phòng trà mà những người lao công cũng có thể ngân nga “đêm nay ai đưa em về”, hay là “Không! Không! Tôi không còn yêu em nữa” và họ cũng có thể nghe “hạnh phúc như đôi chim uyên tung bay giữa trời nắng ấm”…


Nàng thơ, ngưởi đàn bà định mệnh

Mê cây đàn, tự mày mò học từ sách, không theo một trường lớp hay thầy giảng nào, với sự cảm thụ âm nhạc nhạy bén và đầy tinh tế, cùng với “nghề dạy nghề” khi đi “du mục” ở hầu hết các quán bar Sài Gòn. Ông trở thành một nghệ sĩ dương cầm đệm đàn không thể thiếu của hầu hết các ca sĩ gạo cội của Sài Gòn như Khánh Ly, Ánh Tuyết, Trần Thu Hà, Elvis Phương… Ông tâm niệm, người đệm đàn là người phải nói lên được tinh thần của bài hát, tác giả muốn nói gì, bài hát đó muốn nói lên điều gì, buồn vui giận dữ hay yêu thương thì mới đệm cho ca sĩ hay được. Ông tự tin cho hay, bất cứ ca sĩ nào hát với ông rồi, sau đó không thể nhờ ai đệm đàn khác được, họ sẽ thấy thiếu vắng và vô hồn. Trần Thu Hà sau khi hát xong “Cô đơn” do ông đệm đàn đã run run, “Khi con hát với “bố”, con cảm thấy người con sao sao ấy, con không biết con “bay” tới đâu luôn…”

Nhạc sĩ và vợ


Ông đã dạy cho con trai ông là nhạc sĩ Nguyễn Quang “Con học đàn khi nào con quên đi con đang đánh thì con mới thành công”. Mình quên đi nhưng nhớ trong tiềm thức, đó là phản xạ tự nhiên. Với ông, cây đàn như khúc ruột, không có cây đàn, ông như không có hơi thở, ông thà không có phụ nữ chứ không thể không có cây đàn – người nhạc sĩ già nhấp một ngụm cà phê và cười vui nói.

Và rồi từ tiếng đàn ấy ông đã gặp vợ ông – người đàn bà như định mệnh gắn bó suốt cuộc đời với ông. Bà là nghệ sĩ thiết hài đầu tiên của Việt Nam. Bà nhảy thiết hài điêu luyện từ năm 12 tuổi. Hai người làm chung ở một phòng trà ở Sài Gòn, ông đệm đàn cho bà nhảy. Từ sự đồng điệu qua âm nhạc, hai người đã đến với nhau như một lẽ tự nhiên, thấu cảm. “Chúng tôi đến với nhau, khi đó bà nhà tôi 20 tuổi, tôi 25 tuổi. Chúng tôi bị hai bên gia đình phản đối kịch liệt vì cho rằng một cuộc hôn nhân “xướng ca vô loài” thì làm gì bền chặt?! Hai bên gia đình không đồng ý, chúng tôi tự làm đám cưới và sống với nhau hạnh phúc để chứng minh cho bố mẹ thấy rằng, “xướng ca” không “vô loài”!”.


Tuy lúc đầu quyết định đến với nhau có chút bốc đồng nhưng sau gần 50 năm sống với nhau, ông nghĩ đó là một quyết định đúng đắn trong cuộc đời của ông. Đến giờ phút này ông tự tin nói, chưa một bóng dáng “giai nhân” nào khác bước vào cuộc đời ông, kể cả trong những ca khúc. Tuy trong nghề của ông có rất nhiều phụ nữ ái mộ, tìm đến chia sẻ, nhiều người tình nguyện muốn bên ông nhưng ông đều từ chối.

Ông nói: “Tôi không bao giờ bỏ gia đình, bỏ người phụ nữ đã giữ cây đàn cho tôi”. Ông kể, tất cả những ca khúc của ông đều mượn tạm từ những câu chuyện tình của bạn bè, từ phim ảnh… ông “khóc” giùm người khác và ông “đau” giùm người khác. Chẳng hạn như ca khúc Biệt khúc của ông. Khi ông chứng kiến bạn ông có người yêu bỏ đi xa, gần 20 năm sau gặp lại, tình cảm vẫn còn nhưng không thể đến được với nhau. Ông đã viết thay bạn: “Biết em còn nhớ tình yêu thứ nhất/Biết em còn nhớ tình xưa chất ngất… Đắng cay tìm đến trong tình đắm say…”.

Và có điều đặc biệt ở người nhạc sĩ này. Bất cứ ca khúc nào ông sáng tác xong đều hát cho vợ ông nghe. “Cô ấy luôn cho tôi những ý kiến. Chẳng hạn khi tôi sáng tác ca khúc Lặng lẽ tiếng dương cầm trong đêm. Câu chót tôi có viết: “lặng lẽ tiếng đàn trong đêm/ một nỗi buồn không tên/ một tình yêu tôi đã quên” – bà ấy đã nói “anh viết “một tình yêu tôi đã quên” thì tình yêu của anh nó nhạt lắm chẳng đáng một… xu. Anh phải viết là “lặng lẽ tiếng đàn trong đêm/ một nỗi buồn không tên/ một tình yêu đâu dễ quên” thì mới đúng”. Từ đó những bài hát tôi viết ra bà ấy hay góp ý. Bà ấy làm việc nhà, đi ngang qua ngang lại, thấy tôi ngêu ngao hát bà lắng nghe rồi đế vào “ồ cái này được này, ồ cái kia em thấy không hợp lắm vì thế này, vì thế kia…”. Không bao giờ bà ấy hỏi, anh viết bài này cho ai, cho cô nào? Với tôi, tình yêu bây giờ với bà không rộn ràng như xưa, nhưng chữ thương ở đây nó nặng lòng lắm!”.

Mỗi năm tới sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới ông đều làm một món quà nho nhỏ giành cho bà. 47 năm sống chung với nhau ông vẫn giữ thông lệ như vậy. Có lần nhân kỷ niệm 36 năm ngày cưới, ông không có quà cho bà. Thế là ông ngồi vào cây đàn piano và sáng tác ngay bài Chuyện chúng mình – một bài hát ông gửi gắm toàn bộ những gì muốn nói với bà bấy lâu nay mà không nói được. Ông ví ông như một con thuyền, còn bà là bến đỗ, thuyền trôi ra sông, ra biển, biển khơi lúc nào cũng đầy sóng gió, thuyền thấy mình nhỏ bé và mỏi mệt quay trở lại bến, bến vẫn đứng đó, vẫn chờ đợi thuyền…

Khi sáng tác ông đã bật khóc khi viết  đến câu “Hạnh phúc nào không tả tơi, không đắng cay…”. Ông khẽ cất  tiếng hát, giai điệu nhẹ rơi, mắt ông ngân ngấn. (Tôi thấy thấp thoáng bà đứng trên cầu thang lặng lẽ quan sát ông).

Bài hát khi viết xong đã được con trai ông là nhạc sĩ Nguyễn Quang thu vào băng c***ette và tặng bà. Ông kể: “Đó là món quà mà bà thích nhất trong tất cả món quà ông tặng”. Ông không muốn công bố bài hát vì muốn giữ là món quà riêng và duy nhất mà ông làm tặng bà – tình yêu thứ nhất, tình yêu duy nhất! Ông cười: “Người ta nói tình chỉ đẹp khi còn dang dở – còn tôi thấy “tình chỉ đẹp khi cùng… ăn phở”. Và ông giơ lên bức tượng nhỏ xíu bằng đồng, hóm hỉnh nói: “Bức tượng này, tôi với bà ấy mới qua Mỹ tìm mua, người ta có giải Oscar về nghệ thuật, còn mình có giải Oscar về cặp đôi đẹp nhất!”.

(Tạp chí Duyên Dáng Việt Nam)


http://mydoba.com/bai/3ca579c1728e40d78304504413418c69/nguyen-anh-9-tinh-chi-dep-khi-cung-an-pho




mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 09/Nov/2013 lúc 5:24am



NGƯỜI TÌNH TRONG “NỬA HỒN THƯƠNG ĐAU”
CỦA PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG


thuỵvi

Lời ngỏ :

 “Tôi là người đàn bà sống để yêu thương và viết. Trong loạt bài Người Tình Trong Tình Khúc do tôi sưu tập và viết lại không với ý nghĩa là một công việc “thóc mách” mà viết với tâm cảm chia sẻ để chúng ta cùng chiêm nghiệm và chiêm ngưỡng những cuộc tình đẹp, mãi đẹp… dù phải chia lìa, hay vẫn có nhau bên đời này”.

Công chúng hiếm khi bắt gặp được tấm hình chụp chung cả đại gia đình như tấm hình chúng ta thấy trên gồm có Phạm Duy và người đàn bà người ta đồn chính sự phụ bạc của Khánh Ngọc khiến Phạm Đình Chương phỏng thơ Thanh Tâm Tuyền thành ca khúc “Nửa Hồn Thương Đau” thật xuất thần !

Trước khi chúng ta trở về quá khứ để lần lại sự thật, người viết xin nhắc lại một chút về người nghệ sĩ tài hoa này.

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương sinh năm 1929 tại Bạch Mai, Hà Nội. Khi soạn nhạc ông lấy tên thật là Phạm Đình Chương. Đi hát có tên là Hoài Bắc. Quê nội ở Hà Nội còn quê ngoại ở Sơn Tây. Ông xuất thân trong một gia đình mang truyền thống âm nhạc, thân phụ là Phạm Đình Phụng. 

Người vợ đầu của cha ông, sinh được 2 người con trai tên Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm. Phạm Đình Sỹ lập gia đình với nữ kịch sĩ Kiều Hạnh và có con gái là ca sĩ Mai Hương. Còn Phạm Đình Viêm tức ca sĩ Hoài Trung, trong ban hợp ca Thăng Long như đã nói. 

Người vợ sau tức mẹ ruột Phạm Đình Chương sinh 3 người gồm trưởng nữ là Phạm Thị Quang Thái, tức ca sĩ Thái Hằng vợ nhạc sĩ Phạm Duy. Con trai thứ là nhạc sĩ Phạm Đình Chương, và cô con gái út là Phạm Thị Băng Thanh, tức nữ ca sĩ Thái Thanh.

Khánh Ngọc là một ca sĩ thành danh trong làng nhạc từ những năm giữa thập niên 1950 đến đầu thập niên 1960, cô là một ca sĩ được nhiều người biết với tên gọi “ngọn núi lửa”, bởi cô có bộ ngực hấp dẫn và thường quyến rũ khán giả say đắm mỗi khi cô lên hát.

Ngoài ra cô còn là một diễn viên điện ảnh nổi tiếng trước cả Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, Trang Thiên Kim, Kiều Chinh… Khán giả ngày hôm nay có thể không biết đến cô, nhưng trong ký ức những khán giả miền nam trước năm 1975… và nhất là những khán giả tuổi 60-70 thì Khánh Ngọc là một trong những ngôi sao thuộc thế hệ đầu tiên sáng chói trong làng điện ảnh Sài Gòn.

Từ nhỏ, lúc còn đi học cô rất thích ca nhạc, nên năm 12 tuổi đã theo học nhạc với nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và Minh Trang, lúc đó cặp nghệ sĩ này giữ phần ca nhạc ở Đài Phát Thanh Pháp Á và Quốc Gia. Cuộc đời nghệ thuật của cô bắt đầu từ đó. Bản nhạc đầu tiên cô trình diễn là bản “Tiếng Hát Lênh Đênh” của Từ Pháp, hát ở rạp Nam Việt, Saigon. Lúc đó trước khi trình chiếu phim luôn có những chương trình phụ diễn tân nhạc và ca sĩ Khánh Ngọc đã hát hằng tuần ở các rạp Nam Việt, Nam Quang, Văn Cầm, Đại Nam và đi lưu diễn nhiều nơi khác.

Đến năm 13, 14 tuổi ca sĩ Khánh Ngọc hát ở các Đài Phát Thanh và hát trong các chương trình đại nhạc hội ở Saigon, các tỉnh, Đà Lạt, và ra Miền Trung, Sau đó ca sĩ Khánh Ngọc gia nhập Ban Gió Nam trong đó có Thái Thanh, Thái Hằng, Hoài Trung và Hoài Bắc, rồi ra Bắc thì có Trần Văn Trạch, nhạc sĩ Võ Đức Thu và ban ca nhạc nhảy múa là Lưu Hồng, Lưu Bình.

Vào năm 1955 có phái đoàn ngoại quốc đến Saigon để tìm các diễn viên cho phim “Ánh Sáng Miền Nam”. Đạo diễn phim này là người Phi Luật Tân cũng chọn nhiều diễn viên, nhưng qua một chương trình nhạc cảnh “Được Mùa” do Ban Hợp ca Thăng Long trình diễn tại rạp Việt Long, đạo diễn Phi Luật Tân “chấm” cùng lúc là minh tinh của ba bộ phim đều thành công, Khánh Ngọc cũng được khán giả mến mộ nhiều nên cô đã ca hát mỗi tối ở các vũ trường lớn của Saigon, Chợ Lớn lúc bấy giờ. Khánh Ngọc là một vì sao sáng chói nhất của vòm trời ca nhạc điện ảnh Việt Nam.

Khánh Ngọc cũng chính là người vợ thương yêu của Phạm Đình Chương. Thời gian này nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã nghe phong phanh Khánh Ngọc ngoại tình nhưng vì tình yêu nên ông vẫn tin tưởng vợ và bỏ ngoài tai tất cả những nguồn tin “lá cải” ấy. Cho đến khi biết được sự thật không thể phủ nhận được. Vào những năm của thập kỷ 60, báo chí Sài Gòn xôn xao vụ ly dị của vợ chồng ca nhạc sĩ Phạm Đình Chương – Khánh Ngọc. Có thể nói rằng sự tan vỡ của gia đình tiếng tăm thời bấy giờ được dư luận quy cho môt cuộc tình vụng trộm giữa ca sĩ Khánh Ngọc và “tình địch” không ai chính là nhạc sĩ Phạm Duy !


Đó là một chia tay bất ngờ, không thể oan trái hơn, giữa ông và nữ ca sĩ Khánh Ngọc.

Thảm kịch với sức chấn động và, dư chấn dội lại dài lâu từ dư luận, thân, tâm, đã dập tắt mọi tiếng cười. Khóa chặt mọi nẻo đường dẫn tới tiếng hát.

Ban “Thăng Long”’ bị chôn sống sau địa chấn.

Nhà văn Mai Thảo kể, rời bỏ đầu tiên khỏi “bản doanh” đại gia đình Thăng Long ở đường Bà Huyện Thanh Quan là Phạm Duy và Thái Hằng. Phần còn lại gồm cả “Bà mẹ Thăng Long” (thân mẫu nhạc sĩ Phạm Đình Chương), dọn về một ngôi nhà nhỏ ở đường Võ Tánh.

Đó là thời gian họ Phạm sống những ngày gần như cắt đứt mọi liên hệ xã hội. Ông chỉ tiếp xúc với một số bằng hữu thân thiết, giới hạn. Vẫn theo lời kể của nhà văn Mai Thảo, đang từ một “tay chơi” một “star,” thần tượng của giới trẻ thời đó, Phạm Đình Chương đã lột xác thành kẻ khác. Ông thay đổi hoàn toàn. Từ sự không còn một chút để ý quần áo, ăn mặc, tới sự tắt ngấm nụ cười. Ông trở thành một người không chỉ kiệm lời, đôi khi còn bẳn gắt nữa.

Mai Thảo, tác giả tiểu thuyết “Mười đêm ngà ngọc,” một truyện dài viết về gia đình Thăng Long, nói :
“Nhiều khi cả ngày Hoài Bắc không mở miệng… Nhưng số anh em thân, vẫn lui tới, không bảo nhau, chúng tôi tôn trọng sự im lặng của Hoài Bắc. Chúng tôi tìm mọi cách, nghĩ đủ mọi chuyện chỉ với mục đích sao cho bạn vui. Bạn có thể có lại nụ cười…”

Trái với một vài bài viết cho rằng ngay sau đó, họ Phạm đã sáng tác một số ca khúc như “Nửa hồn thương đau” hay “Người đi qua đời tôi,” “Khi cuộc tình đã chết”… Như một phản ứng tức khắc với phần số.

Sự thực dư chấn của thảm kịch đã giảm thiểu mọi hoạt động của nhạc sĩ Phạm Đình Chương một thời gian khá dài. Nó như một dấu lặng (bất thường) trong âm nhạc !

Bản nhạc “Nửa hồn thương đau” viết xong vào năm 1970, tại Đêm Mầu Hồng, đường Tự Do theo yêu cầu của anh Quốc Phong, giám đốc Liên Ảnh Công Ty, để dùng cho cuốn phim Chân Trời Tím do công ty này sản xuất. Toàn bản nhạc do chính Phạm Đình Chương đặt lời. Chỉ duy nhất có hai câu cuối bài trích ở tác phẩm Lệ Đá Xanh, thơ Thanh Tâm Tuyền, nhạc Cung Tiến mà thôi.

Khi được hỏi tại sao chỉ còn hai câu chót mà “Nửa hồn thương đau” lại phải mượn nhạc Cung Tiến thì Phạm Đình Chương cho biết : “Khi tôi nhận lời viết một nhạc phim cho phim “Chân trời tím,” Quốc Phong chi ngay tiền tác quyền. Trước sự điệu nghệ của bạn, tôi đã bắt tay vào việc sáng tác. Thời gian tôi dành cho ‘Nửa hồn thương đau’ không nhiều lắm. Nhưng khi tới phần “coda” tức là lúc phải đi ra, kết thúc ca khúc, tôi loay hoay không biết phải viết sao cho hợp với nội dung bản nhạc… Nghĩ thời hạn “nộp bài” còn xa, tôi cất nó đi. Bất đồ, một buổi tối Quốc Phong ghé lại ‘Đêm mầu hồng’ đòi nợ ! Bảo, mọi chuyện đã sẵn sàng. Ê kíp quay đã ‘bấm máy’. Chỉ còn thiếu nhạc phim thôi. Quốc Phong gia hạn cho tôi, tối đa, hai ngày ! Ông biết mà, tôi làm gì được với hai ngày phù du đó ! May sao, khi ấy, trên nóc chiếc piano của tôi, lại có bài ‘Lệ đá xanh’ của Cung Tiến, phổ thơ Thanh Tâm Tuyền. Tôi thấy cái coda bài này có vẻ thích hợp với ‘Nửa hồn thương đau’, thêm nữa, cả hai đều là bạn rất thân; thế là… ‘a lê hấp’, tôi dùng ngay cai ‘coda’ đó. Và, tôi có ghi rõ là tôi ‘mượn’ của Cung Tiến…”

Nhìn lại giai đoạn “hậu địa chấn” bi kịch vùi dập đời riêng của họ Phạm, kể từ cuối thập niên (19)50 tới 1967, những người theo dõi sáng tác của ông trong giai đoạn này, hầu như không tìm thấy một ca từ nào mang tính kết án, nguyền rủa hay, thù oán… Mà trái lại.

Ngay ca khúc “Nửa hồn thương đau” được dư luận nhắc tới, bàn tán nhiều nhất và, đề quyết rằng, họ Phạm viết ca khúc này nhằm gửi tới người bạn đời đã chia tay trong quá khứ của ông thì, “đỉnh điểm” của ca từ cũng chỉ là những câu hỏi ném ngược về quá khứ. Như một tỏ-tình- với-dĩ-vãng. Một nâng-niu-vết-sẹo-định-mệnh: “Nhắm mắt ôi sao nửa hồn bỗng thương đau / ôi sao ngàn trùng mãi xa nhau / hay ta còn hẹn nhau kiếp nào? / Anh ở đâu ? / Em ở đâu ?” (Lời hoàn toàn của Phạm Đình Chương.)

Từ góc độ này, có người đã kết luận, nhạc sĩ Phạm Đình Chương không chỉ lớn lao ở tài năng, mà ông còn lớn lao ở phong cách đối mặt với thảm kịch và, ăn ở với người, với đời nữa. *

Ngay với ca khúc tựa đề “Người đi qua đời tôi” thì họ Phạm cũng đã chọn câu thơ như một câu hỏi, có thể làm nao lòng người nghe là : “Em đi qua đời anh / không nhớ gì sao em ?”

Bà Khánh Ngọc giờ ra sao ?

Sau khi ly hôn và giao đứa con trai khoảng 4 tuổi lại cho nhạc sĩ Phạm Đình Chương nuôi. Năm 1961 bà Khánh Ngọc qua Mỹ học về điện ảnh. Trong một cuộc phỏng vấn được đưa lên Youtube do bà Tuyết Mai thực hiện tại Florida vào năm 2007 (**), người viết thấy bà Khánh Ngọc còn đẹp, nhất là nhìn hấp dẩn lắm, ánh mắt rất đa tình, ác liệt, miệng rộng, hơi móm nhưng duyên dáng. Bà nhắc lại những giai đoạn ca hát như ở trên. Có lẽ bà Tuyết Mai nóng ruột tò mò muốn hỏi về những chuyện riêng của “ngày xưa” nhưng ý tứ không dám sổ sàng. Riêng bà Khánh Ngọc lúc nào cũng cười, khi nhắc đến ban hợp ca Thăng Long, thái độ bà rất thản nhiên, bà cho biết, khi qua Mỹ bà gặp một du học sinh và hai người hiểu nhau rồi kết hôn. Hiện bà có 3 người con và đang sống hạnh phúc tại Losan. Bà vẫn thường xuyên đi đây đó ca hát trong những hội đoàn cộng đồng bè bạn và ao ước được về sống tại Việt Nam trong những ngày cuối đời.

Người viết chưa thấy tài liệu nào nói ông Phạm Đình Chương có gặp lại bà Khánh Ngọc lần nào không. Nhưng trong bài Tưởng mộ Phạm Đình Chương của Mai Thảo, và trong bài tưởng mộ Mai Thảo của bà Lê thị Huệ có nhắc đến bà Ý Liên, người vợ sau của nhạc sĩ Phạm Đình Chương và vẽ lại hình ảnh bà như sau :

- “Hai lần tôi gặp Liên trong hai đêm tối. Một lần ở nhà Phạm Đình Chương ở ngôi nhà vùng Norwalk, khi tôi ngó thấy Ý Liên lần đầu tiên tôi nói với Mai Thảo và Phạm Đình Chương, Liên là Liên tiểu thuyết. Liên im ắng nhìn tôi và ngồi yên trong vị trí tôi đặt định cho Liên. Đêm nay tôi gặp lại Liên hai ông kia không còn. Nhưng một người đàn ông khác, ông Đặng Trần Thức quay lưng lại mời Liên ngâm một bài thơ. Đêm sâu và giọng Liên nhung êm : “Trời cuối thu rồi em ở đâu. Nằm trong mồ lạnh chắc em sầu” Tình yêu Liên rút lòng ra rũ rượi như bóng ma da đêm. Đâu đó thấy hai chiếc bóng Phạm Đình Chương và Mai Thảo in trên tường nhà Trần Diệu Hằng đêm nay !…” (***)

Chúng ta hãy nghe lại bài hát này với giọng ca Thái Thanh, để khắc khoải, buồn cho một cuộc tình không trọn vẹn, như của tôi, như của bạn, như của những người chung quanh chúng ta…


thuỵvi

Cảm ơn, và, xin phép được trích :

(*) Trang Du Tử Lê 

(**) Mời xem YouTube về bà Khánh Ngọc do Tuyết Mai thực hiện :

 http://www.youtube.com/watch?v=nkLjrxrrRZ0    

(***) Trang Gió



mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 18/Nov/2013 lúc 9:28pm


HÙNG CƯỜNG ...Nghệ sĩ tài hoa đến 
" NGÔI MỘ NHỎ VEN ĐƯỜNG LÀNG "

Những chuyện đã biết và chưa hay về HÙNG CƯỜNG ,có lẽ nhiều người muốn biết
Một bài viết  giới thiệu  khái quát về một Nghệ Sĩ HÙNG CƯỜNG ...
Mời Quý Vị hãy nhớ về 
một cuộc đời ...HÀO HOA...




hungcuong























bachtuyet-hungcuong







HungCuongtr75-1



hungcuong01



conduongmangtenemsi2



hinh-11



Hung%20Cuong



HungCuongtr1975-3



HungCuongt75-1



bachtuyethungcuong



BachTuyet-HungCuong



Tiengnoidongvien



DoilamotchuT



HCMLHt75



4227173722_045e8bb8d6_o



HCMLHt75-2



hungcuongmailehuyen04



IMG_0068



-3



DiaHatSVN_0039



mailehuyen01



Nắng_chiều


Bão_tình



HCMLHsau1975-2



HCMLHsau1975



HCMLTs75-5



HCMLHs75-4



datnhauvaomongbup



hcmlhs



hngcuong_bach-hai-duong



hc1kd1af3



HungCuongsau75



HC-MLHs1975-6


***

mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 26/Nov/2013 lúc 6:39am

Những bóng hồng trong thơ nhạc.

Bài thơ Màu tím hoa sim của Hữu Loan được vinh danh là “một trong những bài thơ tình hay nhất thế kỷ XX” và lập những kỷ lục: Bài thơ được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc nhất (7 ca khúc) và Bài thơ được mua với giá cao nhất (100 triệu đồng, thời điểm năm 2004).

Nhà thơ Hữu Loan thời thiếu niên (đầu thập niên 30 thế kỷ trước) thuộc dạng cực kỳ thông minh. Bố ông là tá điền, nhà nghèo không có điều kiện cắp sách đến trường như các bạn đồng trang lứa, Hữu Loan chỉ được cha dạy cho “chữ có, chữ không”… Vậy mà cậu đỗ đầu kỳ thi cao đẳng tiểu học, rồi rời quê nhà (làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn) để lên tỉnh lỵ Thanh Hóa vừa đi dạy kèm, vừa theo học trường Trung học Đào Duy Từ. Năm 1941, Hữu Loan ra Hà Nội thi tú tài, thi chỉ để “chứng tỏ con nhà nghèo cũng có thể đỗ đạt”. Y như rằng, trong hơn 700 thí sinh, nhưng số người đỗ chỉ “đếm trên đầu ngón tay” ấy lại có tên… Nguyễn Hữu Loan.

Dạo ấy ở Thanh Hóa có cửa hàng vải và sách báo của bà Tham Kỳ (bà này tên thật là Đái Thị Ngọc Chất, vợ của ông Thanh tra Canh nông Đông Dương Lê Đỗ Kỳ, nên gọi tắt là bà Tham Kỳ). Bà là người hiền lành, tốt bụng. Thấy “cậu tú Loan” là người hay chữ có tiếng lại thường đến cửa hàng của mình đọc sách, nên đã bàn cùng chồng mời “cậu tú” làm gia sư cho các con của mình, gồm: Lê Đỗ Khôi, Lê Đỗ Nguyên (tức trung tướng Phạm Hồng Cư sau này), Lê Đỗ An và cô con gái Lê Đỗ Thị Ninh…

Trong hồi ký, nhà thơ Hữu Loan viết: “Nhớ ngày đầu tiên tôi khoác áo gia sư, bà gọi mãi đứa con gái - lúc đó 8 tuổi - mới chịu lỏn lẻn bước lên khoanh tay, miệng lí nhí: “Em chào thầy ạ!”. Chào xong, cô bé bất ngờ mở to đôi mắt nhìn thẳng vào tôi. Đôi mắt to, đen láy, tròn xoe như có ánh chớp ấy đã hằn sâu vào tâm trí tôi, theo tôi suốt cả cuộc đời. Thế là tôi dạy em học, dạy viết… Em thật thông minh, dạy đâu hiểu đấy nhưng ít nói và mỗi khi mở miệng thì cứ y như “bà cụ non”. Đặc biệt em chăm sóc tôi hằng ngày một cách kín đáo… những buổi trưa hè, nhằm lúc tôi ngủ trưa, em lén lấy áo sơ mi trắng tôi treo ở góc nhà mang ra giếng giặt…”.

Có một buổi chiều, anh giáo trẻ đưa cô học trò nhỏ lên chơi ở ngọn đồi gần nhà. “Leo đến đỉnh đồi, em ngồi xuống và bảo tôi ngồi bên em. Chúng tôi ngồi thế một hồi lâu, chẳng nói gì. Bất chợt em nhìn tôi rồi ngước mắt nhìn ra tận chân trời… “Thầy có thích ăn sim không?”. Tôi nhìn xuống sườn đồi tím ngắt một màu sim. Em đứng lên đi xuống sườn đồi, còn tôi vì mệt quá nên nằm thiếp đi trên thảm cỏ… Khi tôi tỉnh dậy, em ngồi bên tôi với chiếc nón đầy ắp sim. Những quả sim đen láy, chín mọng… “Thầy ăn đi!”. Quả sim đối với tôi chẳng lạ lẫm gì nhưng thú thật chưa bao giờ tôi ăn những quả sim ngọt đến thế! Cứ thế, chúng tôi ăn hết quả này đến quả khác. Tôi nhìn em, em cười. Hai hàm răng em đỏ tím, đôi môi em cũng đỏ tím, hai bên má thì… tím đỏ một màu sim. Tôi cười phá lên, em cũng cười theo.

Cuối mùa đông năm ấy, tôi lên đường theo kháng chiến. Hôm tiễn tôi, em theo mãi ra tận đầu làng và lặng lẽ đứng nhìn theo. Tôi đi… lên tới bờ đê, nhìn xuống đầu làng, em vẫn đứng đó, nhỏ bé và mong manh. Em đưa bàn tay nhỏ xíu như chiếc lá sim ra vẫy tôi. Tôi vẫy trả và lầm lũi đi… Tôi quay đầu nhìn lại… Em vẫn đứng yên đó… Tôi lại đi và nhìn lại đến khi không còn nhìn thấy em nữa…

Chín năm sau, tôi trở lại nhà… Hôm gặp em ở đầu làng, tôi hỏi em, hỏi rất nhiều nhưng em không nói gì, chỉ bẽn lẽn lắc hoặc gật đầu. Em giờ đây không còn là cô học trò Ninh bướng bỉnh nữa rồi. Em đã gần 17 tuổi, đã là một cô gái xinh đẹp… Một tuần sau đó, chúng tôi kết hôn, việc hợp hôn của chúng tôi thành công là do bố mẹ em ngấm ngầm soạn kịch bản. Tôi bàn chuyện may áo cưới thì em gạt đi, bảo là “yêu nhau cốt là ở cái tâm và cái tình bền chặt là hơn cả!”. Tôi cao ráo, học giỏi, làm thơ hay lại… đẹp trai nên em thường gọi đùa là “anh chồng độc đáo”. Đám cưới được tổ chức tại ấp Thị Long, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (nơi gia đình ông Lê Đỗ Kỳ có hàng trăm mẫu ruộng) - rất đơn sơ nhưng hai chúng tôi hạnh phúc hơn bao giờ hết!

Hai tuần nghỉ phép của tôi trôi qua thật nhanh. Hôm tiễn tôi lên đường, em vẫn đứng ở đầu làng, nơi chín năm trước em đã đứng. Chỉ có điều giờ em không còn là cô bé Ninh nữa mà là người bạn đời yêu quý của tôi. Tôi bước đi rồi quay đầu nhìn lại… Nếu như chín năm trước, nhìn lại chỉ thấy một nỗi buồn man mác thì lần này… đôi chân tôi như muốn khuỵu xuống!

Ba tháng sau, tôi nhận được tin dữ: vợ tôi qua đời! Hôm đó là ngày 25 tháng 5 âm lịch năm 1948. Em ra giặt quần áo ngoài sông Chuồn, vì muốn chụp lại tấm áo bị nước cuốn trôi nên trượt chân chết đuối… Khi ấy, chúng tôi đang đóng quân ở Nghệ An, tôi ngồi lặng đi, hai mắt tôi đẫm nước, tôi lấy bút ra… Chẳng cần phải suy nghĩ gì, những câu, những chữ mộc mạc cứ trào ra: “Nàng có ba người anh đi bộ đội/Những em nàng/Có em chưa biết nói… Tóc nàng xanh xanh/ngắn chưa đầy búi/Em ơi giây phút cuối/không được nghe nhau nói/không được trông nhau một lần/Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím/áo nàng màu tím hoa sim…”.

Về viếng mộ nàng, tôi dùng chiếc bình hoa ngày cưới làm bình hương. Viết lại bài thơ vào chiếc quạt giấy để lại cho người bạn ở Thanh Hóa… Anh bạn này đã chép lại và chuyền tay nhau trong suốt những năm chiến tranh. Đó là bài thơ Màu tím hoa sim…”.

Sau năm 1975, nhà thơ Hữu Loan có dịp vào Sài Gòn. Một hôm đang đi trên phố ông bắt gặp một người đàn ông cụt chân ôm cây guitar cũ kỹ hát xin tiền. Lời bài hát nghe quen quá: “Những đồi hoa sim ơi những đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt. Vào chuyện ngày xưa nàng yêu hoa sim tím khi còn tóc búi vai. Mấy lúc xông pha ngoài trận tuyến ai hẹn được ngày về. Rồi một chiều mưa bay, từ nơi chiến trường Đông Bắc đó, lần ghé về thăm xóm hoàng hôn tắt sau đồi…”. Hỏi, mới biết đó là bài Những đồi hoa sim mà lần đầu tiên Hữu Loan được nghe. Ông đề nghị người hành khất hát lại một lần nữa, rồi vét sạch tiền trong túi bỏ vào chiếc ca nhựa và nói: “Tôi là tác giả bài thơ được phổ nhạc”, rồi bước đi với đôi mắt ngấn lệ…

Hà Đình Nguyên

 

Thúy đã đi rồi, nhiều bạn đọc đã quan tâm đến nữ ca sĩ tài sắc một thời Thanh Thúy và yêu cầu cho biết rõ hơn về nhân vật này. Xin cung cấp thêm nhiều chi tiết thú vị…Thanh Thúy tên thật là Nguyễn Thị Thanh Thúy, sinh năm 1943 tại Huế trong một gia đình có 5 người con. Do bà mẹ mắc bệnh nan y nên gia đình Thanh Thúy phải rời đất Thần kinh đưa mẹ vào Sài Gòn chữa trị.

Gia đình họ thuê một căn nhà nhỏ trong con hẻm trên đường Cao Thắng. Để mưu sinh và để kiếm thêm tiền phụ vào việc thuốc thang cho mẹ, Thanh Thúy đã đến với nghiệp ca hát khi mới 16 tuổi. Thân gái dặm trường nơi đất khách quê người, điều khiến cho Thanh Thúy “dám” tự tin xuất hiện dưới ánh đèn sân khấu chính là giọng hát của mình vốn từng được nhiều lời khen ngợi.


Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Lần đầu tiên tiếng hát Thanh Thúy đến với công chúng Sài Gòn là ở phòng trà Việt Long của Đức Quỳnh vào cuối năm 1959. Với chất giọng trầm ấm, hơi khàn và lối phát âm, nhả chữ rất riêng, giọng ca của Thanh Thúy mang nỗi buồn man mác, nghẹn ngào nức nở. Dáng dấp mảnh mai và mái tóc dài buông lơi trên đôi vai gầy trong tà áo dài màu trắng hoặc lam nhạt... tạo cho nàng ca sĩ xứ Huế này một phong thái thật đặc biệt…

Những bản nhạc Thanh Thúy thường hát là Giọt mưa thu (Đặng Thế Phong), Tiếng xưa (Dương Thiệu Tước), Kiếp nghèo (Lam Phương), Tàu đêm năm cũ, Nửa đêm ngoài phố (Trúc Phương)…

Tháng 6.1960, thân mẫu của Thanh Thúy qua đời, điều đó càng làm cho giọng hát của chị thêm não nùng để những ai “lỡ nghe” đều có cảm xúc lâng lâng… Và, như đã nói ở bài trước, có cả một thế hệ văn nghệ sĩ ở Sài Gòn đâm ra…mê mệt với Thanh Thúy, trong đó có một chàng thư sinh mới tò te bước vào làng nhạc, nhưng sau này rất nổi tiếng: Trịnh Công Sơn!

Trong tác phẩm Về một quãng đời Trịnh Công Sơn (của Nguyễn Thanh Ty), nhạc sĩ tâm sự: “Năm đó tôi 17 tuổi, trọ học ở Sài Gòn, đêm nào tôi cũng lò dò đến các phòng trà để nghe Thanh Thúy hát. Dần dần hình bóng Thanh Thúy đã ăn sâu vào trong tôi lúc nào không biết. Nói yêu Thanh Thúy thì cũng chưa hẳn bởi tôi mặc cảm nghèo và vô danh, trong khi Thanh Thúy là một ca sĩ đang lên, kẻ đón người đưa tấp nập. Biết vậy, nhưng tôi không thể không đêm nào thiếu hình ảnh và tiếng hát của nàng. Có đêm tôi chỉ đủ tiền để mua một ly nước chanh. Đêm đêm tôi thao thức với những khát khao, mơ ước phải làm một cái gì đó để tỏ cho Thanh Thúy biết là tôi đang rất ngưỡng mộ nàng. Cái khát vọng đó đã giúp tôi viết nên bản nhạc Ướt mi đầu tiên trong đời...”.

Đó là lần ngồi ở nhà hàng Mỹ Cảnh, chàng trai trẻ Trịnh Công Sơn đã viết vào một mảnh giấy nhỏ, đề nghị ca sĩ Thanh Thúy hát bài Giọt mưa thu của Đặng Thế Phong. Điều chàng bất ngờ là Thanh Thúy đã hát bài này với một cảm xúc thật mãnh liệt, khi hát “...vài con chim non chiêm chiếp kêu trên cành, như nhủ trời xanh: Gió ngừng đi, mưa buồn chi, cho cõi lòng lâm ly... Ai nức nở thương đời châu buông mau, dương thế bao la sầu...” - nhớ đến người mẹ bị lao phổi nặng, đang mỏi mòn chờ con trong căn nhà nhỏ ở con hẻm sâu - nàng đã bật khóc. Những giọt nước mắt đọng trên vành mi của người ca sĩ tuổi mới tròn trăng đã gieo vào lòng Trịnh Công Sơn nỗi xúc cảm tràn ngập để chàng viết thành ca khúc Ướt mi.

“Khi hoàn thành, tôi nắn nót chép lại thật kỹ càng và luôn mang theo bên mình chờ có dịp tặng nàng. Với sự nhút nhát của tuổi trẻ, tôi không dám đưa tặng ngay mà phải chờ khá lâu mới có cơ hội. Một hôm tôi đánh bạo, tìm một chỗ sát sân khấu, dự định khi nàng vừa dứt tiếng hát là tôi sẽ đứng lên đưa luôn. Đã mấy lần định làm vẫn không kịp. Nàng vừa cúi đầu chào khán giả là đã có người chực sẵn rước đi ngay. Cái đêm định mệnh mà tôi quyết tâm an bài đã thành công. Khi cầm bản nhạc trong tay, nghe mấy lời lí nhí của tôi, nàng chỉ thoáng nhìn tôi một chút rồi quay vào hậu trường. Đêm đó, tôi nôn nao không ngủ được... Mãi đến hai tuần sau, khi tôi sắp tuyệt vọng vì mỏi mòn chờ đợi thì một đêm kia, khi bước lên bục diễn, dàn nhạc dạo khúc mở đầu thì nàng ra dấu cho dàn nhạc tạm im tiếng để nàng nói vài lời: “Thưa quý vị ! Đêm nay Thúy sẽ trình bày một tác phẩm rất mới của một nhạc sĩ rất lạ tặng cho Thúy. Đó là nhạc phẩm Ướt mi của tác giả Trịnh Công Sơn. Hy vọng đêm nay sẽ có sự hiện diện của tác giả để Thúy được nói vài lời cám ơn”. Nói xong, nàng quay sang ban nhạc, đưa bản nhạc của tôi cho họ dạo nhạc bắt đầu. Nàng cất tiếng hát: “Ngoài hiên mưa rơi rơi, lòng ai như chơi vơi. Người ơi nước mắt hoen mi rồi. Đừng khóc trong đêm mưa, đừng than trong câu ca... Buồn ơi trong đêm thâu, ôm ấp giùm ta nhé: người em thương mưa ngâu, hay khóc sầu nhân thế…Trời sao chưa thôi mưa, ôi mắt người em ấy. Từ đây thôi mờ, nước mắt buồn mi em thơ ngây...”. Tôi run lên trong lòng vì sung sướng và xúc động…Khi dứt tiếng hát, nàng dừng lại khá lâu, có ý chờ người tặng nhạc. Tôi thu hết can đảm, bước lên và nói: “Xin cám ơn Thanh Thúy đã hát bài nhạc của tôi”. Nàng “A” lên một tiếng ra vẻ bất ngờ rồi nói tiếp: “Thúy rất cám ơn anh đã tặng cho bản nhạc. Thúy muốn nói chuyện riêng với anh được không ?”. Tôi luống cuống gật đầu…Tôi cùng nàng đón taxi về nhà nàng. Nhà nàng ở sâu trong một ngõ hẻm...

Cũng chính từ ngõ hẻm nhà nàng mà Trịnh Công Sơn làm tiếp bài Thương một người: “Thương ai về ngõ tối, sương rơi ướt đôi môi... Thương nụ cười và mái tóc buông lơi. Mùa thu úa trên môi, từng đêm qua ngõ tối, bàn chân âm thầm nói. Lặng nghe gió đêm nay, ngại buốt quá đôi vai. Bờ vai như giấy mới, sợ nghiêng hết tình tôi…”. Đó là hai bản nhạc trong “thuở vào đời” của Trịnh Công Sơn và những kỷ niệm thật đẹp với nữ ca sĩ Thanh Thúy.

 
Hà Đình Nguyên


Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, Đặng Thế Phong là một trường hợp đặc biệt. Ông là một trong rất ít nhạc sĩ tiên phong của thời kỳ tân nhạc còn phôi thai, chết rất trẻ nhưng kịp để lại cho đời 3 ca khúc bất hủ.

Người viết có may mắn được gặp gỡ hai người biết khá rõ về cuộc đời Đặng Thế Phong. Đó là nhạc sĩ Lê Hoàng Long, tác giả ca khúc Gợi giấc mơ xưa (hiện sống tại TP.HCM) và nhà văn Phạm Cao Củng (gặp cách đây khoảng 10 năm, khi ông từ Mỹ về thăm quê hương, qua sự giới thiệu của họa sĩ Mạc Chánh Hòa). Theo nhà văn Phạm Cao Củng thì Đặng Thế Phong là một chàng trai rất đẹp, đàn hay hát giỏi, thích hóa trang thành thiếu nữ trong những vở kịch ngắn. Anh diễn rất đạt nên ai cũng yêu thích, nhất là phái nữ.

Nhạc sĩ Lê Hoàng Long thì khẳng định người yêu của Đặng Thế Phong tên Tuyết. Tuyết không đẹp nhưng có duyên. Cô là con gái một chủ tiệm buôn bán “gối màn chăn drap” ở chợ Sắt (Nam Định). Vốn tính nhút nhát, Đặng Thế Phong nghĩ mãi cũng không biết làm cách nào để “tiếp cận” người đẹp. Cuối cùng, anh vờ làm khách hàng vô hỏi giá rồi... nhét vội vào tay nàng một lá thư. Chẳng biết nội dung bức thư đầu tiên này mùi mẫn như thế nào mà sau đó cô Tuyết đã cự tuyệt một anh thông phán trẻ làm việc ở Tòa Đốc lý Nam Định, khi anh này dạm hỏi.

Thuyền mơ buồn trôi xuôi dòng

Trước khi quen và yêu Tuyết, Đặng Thế Phong đã sáng tác ca khúc đầu tay Đêm thu trong một đêm cắm trại của Hướng đạo sinh (1940). Ca từ của bản nhạc rất trong trẻo, lạc quan... Còn bản Con thuyền không bến thì được sáng tác ở Phủ Lạng Thương (Bắc Giang) khi tình yêu giữa nhạc sĩ và cô Tuyết đang độ chín mùi.

Một hôm, ông cùng một nhóm bạn văn nghệ sĩ lên Bắc Giang chơi, nhân đó họ tổ chức một đêm đi thuyền trên sông Thương. Cùng lúc đó, chàng nhận được tin Tuyết ngã bệnh nơi quê nhà. Lòng dạ bồn chồn, xót xa, Đặng Thế Phong ôm đàn bước vào khoang thuyền, bỏ mặc các bạn đang đùa vui. Khi đêm sắp tàn thì bản nhạc hoàn tất với những lời ai oán não nùng gửi về... chân mây: “Đêm nay thu sang cùng heo may. Đêm nay sương lam mờ chân mây... như nhớ thương ai chùng tơ lòng...”, rồi “... Nhớ khi chiều sương cùng ai trắc ẩn tấm lòng. Biết bao buồn thương, thuyền mơ buồn trôi xuôi dòng...”.

Sớm hôm sau, Đặng Thế Phong tức tốc trở về Hà Nội, người đầu tiên được nghe chính tác giả hát ca khúc này là người yêu của ông. Cô Tuyết hết sức cảm động. Chưa hết, chỉ ít lâu sau, Con thuyền không bến ra mắt khán giả thủ đô tại Nhà hát Lớn Hà Nội qua tiếng hát của nữ ca sĩ Vũ Thị Hiển. Từ Nam Định, cô Tuyết đã bỏ hẳn một ngày chợ để lên Hà Nội, ngồi cạnh Đặng Thế Phong, ngay ở hàng ghế đầu để nghe bài hát “người ấy làm riêng cho mình”. Hạnh phúc còn nhân đôi bởi chỉ khoảng một tuần sau, tại rạp Olympia (phố Hàng Da, Hà Nội), cô Tuyết còn được chứng kiến người mình yêu tự đệm đàn, tự hát ca khúc này mà ánh mắt luôn trìu mến hướng về chỗ cô ngồi, trong tiếng hoan hô nhiệt liệt của khán giả.

Trời thu gieo buồn lây

Sau khi từ Bắc Giang về, Đặng Thế Phong đã nhuốm bệnh. Thời đó, bệnh lao là một bệnh nan y và luôn bị những người chung quanh xa lánh.

Bệnh tình ngày càng trầm trọng, ở tỉnh không đủ điều kiện chữa trị, Đặng Thế Phong phải chuyển lên Hà Nội, sống chung với ông chú họ Nguyễn Trường Thọ trong một căn gác ở làng hoa Ngọc Hà (ngoại ô Hà Nội). Tuy vậy, tình trạng vẫn không khá hơn chút nào. Gia cảnh nghèo nàn, tiền bạc phải vay mượn để chữa trị, cuộc sống kham khổ làm cho tình cảnh của nhạc sĩ càng thêm nghiệt ngã... Cô Tuyết vì phải phụ giúp gia đình chuyện buôn bán ở thành Nam nên vài hôm mới lên Hà Nội chăm sóc người yêu rồi lại tất tả quay về.

Tháng 7 mưa ngâu. Cảnh buồn tê tái. Đặng Thế Phong nhớ Tuyết quay quắt... Nhạc hứng tuôn trào, chàng gượng ngồi dậy, ôm đàn và viết nên khúc nhạc buồn da diết: “Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi. Trời lắng u buồn, mây hắt hiu ngừng trôi. Nghe gió thoảng mơ hồ trong hơi thu, ai khóc ai than hờ... Trời thu đến nơi đây gieo buồn lây. Lộng vắng bốn bề không liếp che gió về. Ai nức nở quên đời châu buông mau, dương thế bao la sầu...”. Bản nhạc được chàng đặt tên là Vạn cổ sầu. Bạn bè góp ý nhạc thì hay nhưng cái tựa bi thảm quá. Cuối cùng, tên bản nhạc được đổi thành Giọt mưa thu.

Cuối năm 1941, biết mình khó qua khỏi, Đặng Thế Phong nhờ ông Thọ đưa về Nam Định. Từ đấy cho đến lúc Đặng Thế Phong lìa đời, cô Tuyết lúc nào cũng túc trực bên giường bệnh để chăm sóc ông, khiến những người quen biết đều xót xa thương cảm cho một mối tình vô vọng lẫn nể phục tính cách cao thượng chung thủy của Tuyết.

Tang lễ của chàng nhạc sĩ 24 tuổi ấy được rất nhiều thanh niên nam nữ của thành Nam tham dự. Ngoài việc đưa tiễn một người con tài hoa nổi tiếng của quê hương, họ còn muốn chia sẻ và tỏ lòng trân trọng đến với cô thiếu nữ mặc áo đại tang đi sau linh cữu của chàng (việc này được phép của cả hai gia đình).
Đặng Thế Phong sinh năm 1918 tại TP.Nam Định. Cha là Đặng Hiển Thế - thông phán Sở Trước bạ Nam Định. Thân phụ Đặng Thế Phong mất sớm, hoàn cảnh gia đình quá túng thiếu, Đặng Thế Phong phải bỏ dở việc học (đang học năm thứ hai bậc thành chung - tương đương lớp 7 bây giờ) để lên Hà Nội tìm kế sinh nhai.

Với chất nghệ sĩ thiên phú và tư chất cực kỳ thông minh, Đặng Thế Phong đã “len” vào được Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (học dự thính). Ở Hà Nội, Đặng Thế Phong vừa học vẽ vừa thực hành để nuôi thân. Ông chuyên vẽ minh họa cho tờ báo Học sinh do nhà văn chuyên viết truyện trinh thám Phạm Cao Củng làm chủ nhiệm.

Hà Đình Nguyên

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước được ghi nhận là một trong những người đặt nền móng cho nền tân nhạc Việt, còn người bạn đời của ông - ca sĩ Minh Trang - cũng được cho là một trong những ca sĩ tiên phong của làng ca nhạc Việt.
Tiếng hát “lá ngọc cành vàng”
Trước khi gặp nhau, Dương Thiệu Tước và Minh Trang đều xuất thân từ những gia đình “danh gia vọng tộc”.

Dương Thiệu Tước sinh năm 1915 tại làng Vân Đình, huyện Sơn Lãng, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông. Ông là cháu nội của cụ nghè Dương Khuê. Ở giai đoạn phôi thai của nền tân nhạc Việt, trong khi nhiều người mượn những bài hát phương Tây rồi đặt lời Việt cho dễ hát thì ông lại cả gan viết “lời Tây theo điệu ta”.

Dương Thiệu Tước đánh đàn guitar hawaienne rất giỏi, ông còn là chủ nhân của một cửa tiệm bán đàn ở phố Hàng Gai, Hà Nội và có mở cả lớp dạy đàn. Trong sinh hoạt hằng tuần với các bạn nhạc sĩ tài tử của mình, ông đã sáng tác mấy bài mang những đầu đề bằng tiếng Pháp, như Joie d'aimer (Thú yêu đương), Souvenance (Hồi niệm), Ton Doux Sourire (Nụ cười êm ái của em)... Lời ca của những bài này do Thẩm Bích (anh ruột của Thẩm Oánh) soạn bằng Pháp ngữ. Ông từng tuyên bố: "Nếu đã có nhà văn Việt Nam viết văn bằng tiếng Pháp, thì nhà soạn nhạc Việt Nam cũng có thể viết được những bản nhạc có âm điệu Tây phương'' (Báo Việt Nhạc số 5, ngày 16.10.1948)...

Còn cô Nguyễn Thị Ngọc Trâm (tên thật của Minh Trang) là con gái của quan Tổng đốc Bình Định Nguyễn Hy (sau này ông còn làm Tổng đốc Thanh Hóa, rồi Thượng thư Bộ Hình). Ngọc Trâm còn là cháu ngoại của công chúa Mỹ Luông (còn gọi là Bà Chúa Nhất) - em ruột vua Thành Thái... Ngọc Trâm chào đời năm 1921 trong một nhà hộ sinh nằm ngay trên Bến Ngự (Huế). Như một định mệnh, 25 năm sau, một bài hát bất hủ mang tên Đêm tàn Bến Ngự của một nhạc sĩ tài hoa ra đời mà tên tuổi của ông sẽ gắn liền với cuộc đời của cô bé Ngọc Trâm sau này.

Thời thiếu nữ, ngoài sắc đẹp trời cho, Ngọc Trâm còn sở hữu một giọng hát thiên phú. Những năm học tiểu học ở trường dòng Jeanne d’Arc, rồi trung học ở Lycée Khải Định (Huế) thập niên 1930, tiếng hát của cô làm cho biết bao thầy cô, bạn bè cùng trường ngây ngất. Dĩ nhiên, đó là những bài hát Pháp, bởi lúc đó chưa có bài hát nào mà bây giờ chúng ta gọi là “nhạc tiền chiến”… Năm 1942, sau khi tốt nghiệp tú tài toàn phần (nên nhớ vào lúc đó rất hiếm phụ nữ đỗ đạt như thế), Ngọc Trâm kết hôn với một giáo sư nổi tiếng của đất thần kinh: giáo sư Ưng Quả (cháu nội của Tuy Lý vương Miên Trinh)… Nhưng chỉ mấy năm hương lửa mặn nồng, giáo sư Ưng Quả qua đời trong giai đoạn chuyển mình của đất nước, chế độ phong kiến cáo chung. Lúc này, giai cấp quan lại, thượng lưu không còn được ưu đãi, cuộc sống của họ trở nên khó khăn… Năm 1948, Ngọc Trâm đưa 2 người con vào Sài Gòn dự thi và trúng tuyển vai trò xướng ngôn viên cho Đài phát thanh Pháp Á. Công việc của cô là dịch những bản tin từ tiếng Pháp sang tiếng Việt và đọc những bản tin đó trên làn sóng. Trong những lần dịch tin, Ngọc Trâm thường nghêu ngao những bài hát Việt mới thịnh hành gần đây như Giọt mưa thu, Con thuyền không bến (Đặng Thế Phong, sáng tác năm 1939), Tiếng xưa (1940), Đêm tàn Bến Ngự (1946) của Dương Thiệu Tước... Hát chơi vớ vẩn thế thôi, vậy mà tiếng hát ấy đã làm cả đài phát thanh ngẩn ngơ. Một hôm, ông Hoàng Cao Tăng - chủ sự Phòng Văn nghệ chợt đề nghị Ngọc Trâm thử hát trên sóng phát thanh một bài. Sau những đắn đo và cả những lời động viên, khuyến khích, tiếng hát của… nữ ca sĩ Minh Trang lần đầu tiên gửi đến quý thính giả Đài Pháp Á qua ca khúc Giọt mưa thu của Đặng Thế Phong. Minh Trang hát hay đến nỗi đài phát thanh quyết định trả “cát sê” ngay, không kể tiền lương...

Cũng cần nói thêm, do ngại ngùng nên Ngọc Trâm không dám hát với tên thật mà ghép tên của hai người con (Bửu Minh và Công Tằng Tôn Nữ Đoan Trang) thành nghệ danh (Đoan Trang sau này trở thành nữ ca sĩ Quỳnh Giao ở hải ngoại).

Từ đó, tiếng hát của nữ ca sĩ Minh Trang theo sóng phát thanh của Đài Pháp Á lan tỏa khắp nơi. Năm 1949, chính Thủ hiến Bắc kỳ Nguyễn Hữu Trí gửi công văn mời đích danh ca sĩ Minh Trang tham dự Hội chợ đấu xảo tại Hà Nội. Đây là dịp để các nhạc sĩ hào hoa xứ Bắc kéo nhau đến chiêm ngưỡng nhan sắc của “giọng hát vàng phương Nam”. Và định mệnh đã xuống tay khi trong số những tài tử ấy có mặt Dương Thiệu Tước. Tuy đã có hai mặt con nhưng Minh Trang lúc ấy vẫn giữ được một vẻ đẹp quý phái “chim sa, cá lặn”.

Duyên nợ ba sinh
Đúng 60 năm sau (2009), ở tuổi chín mươi, bà Minh Trang kể lại với nhà thơ Du Tử Lê rằng: “Mặc cho các bạn Thẩm Oánh, Nguyễn Thiện Tơ, Dzoãn Mẫn… lăng xăng, líu lo, rối rít, ông ấy (Dương Thiệu Tước) im lặng từ đầu đến cuối. Chỉ nhìn thôi. Lâu lâu mới mỉm cười. Sự xa cách, lặng lẽ này khiến tôi càng thêm chú ý. Trước khi gặp gỡ, tôi đã từng hát nhạc của ông ấy nên tôi cũng rất ao ước được gặp mặt con người tài hoa này”. Thế rồi “tình trong như đã, mặt ngoài còn e”...

Khi Minh Trang trở lại Sài Gòn, chỉ ít ngày sau nàng nhận được thư tỏ tình của tác giả Tiếng xưa. Có lẽ vẻ lạnh lùng, ít nói của ông khi cùng các bạn vây quanh Minh Trang là do ông tự mặc cảm mình đã có vợ (19 tuổi, ông lập gia đình với bà Lương Thị Thuần, cũng xuất thân từ một dòng họ khoa bảng. Thời đó việc kết hôn thường được các cụ dàn xếp theo truyền thống “môn đăng hộ đối”. Ông bà đã có 3 con gái và 2 con trai). Thế nhưng khi Minh Trang như cánh chim vút bay xa thì ông không thể dối lòng được nữa, ông thật sự bị “hớp hồn” bởi vẻ đẹp và giọng hát của nàng. Những cánh thư liên tiếp qua lại giữa hai miền. Những ca khúc ông sáng tác trong giai đoạn này do Nhà xuất bản Tinh Hoa (Huế) xuất bản, ông không còn đứng tên đơn lẻ nữa, mà ghi “Nhạc và lời: Dương Thiệu Tước - Minh Trang”. Đó là những ca khúc bất hủ, tiêu biểu như Bóng chiều xưa, Buồn xa vắng, Khúc nhạc dưới trăng, Ôi quê xưa, Vui xuân...

Nữ ca sĩ Minh Trang cũng kể lại rằng, trước khi nhận lời cầu hôn của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, chính bà đã bay ra Hà Nội để gặp người vợ trước của ông này và thông báo quyết định của hai người. “Có thể không có một người phụ nữ thứ hai, nhất là ở thời đó, hành xử như tôi. Nhưng đó là tôi, cách của tôi: tự tin và tự trọng!” - bà nói.

Khi hai người chính thức chung sống ở Sài Gòn, ông làm tặng vợ mình ca khúc Ngọc Lan. “Ngọc Lan” là do tên Ngọc Trâm của bà. Nếu ai có bản gốc của Nhà xuất bản Tinh Hoa (1953) sẽ thấy tất cả những chữ Ngọc Lan trong bài hát đều được viết hoa, để phân biệt đây là tên người chứ không phải là tên loài hoa: “Ngọc Lan, dòng suối tơ vương, mắt thu hồ dịu ánh vàng. Ngọc Lan, nhành liễu nghiêng nghiêng, tà mấy cánh phong, nắng thơm ngoài song... Ngọc Lan, giọng ướp men thơ, mát êm làn lụa bông là. Ngọc Lan, trầm ngát thu hương, bờ xanh bóng dương phút giây chìm sương... (Ngọc Lan).


Sau 25 năm chung sống, đôi tài tử giai nhân có thêm 5 người con (1 trai, 4 gái). Cùng với Bửu Minh và Đoan Trang, tất cả đều được “bố Tước” đào tạo bài bản ở Trường quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn. Sau năm 1975, bà Minh Trang và các con sang định cư ở Mỹ. Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước ở lại và qua đời vào ngày 1.8.1995 tại TP.HCM, thọ 80 tuổi. Bà Minh Trang mất ngày 17.8.2010 tại California (Mỹ), thọ 90 tuổi.


Hà Đình Nguyên






Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 26/Nov/2013 lúc 6:42am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 14/Jan/2014 lúc 6:01pm




TÂN NHẠC VIỆT NAM
dưới thời
Xã Hội Chủ Nghĩa

 
LÊ DINH
 
 
 
Về âm nhạc, từ 38 năm nay, thành thật và công bình mà nói, chúng ta có thấy sự tiến triển nào trong bộ môn này không, hay là một sự tụt lùi tệ hại từ năm 1975 đến nay, hay nói một cách khác, CSVN đã giết chết âm nhạc Việt Nam.
Nhìn lại ngày khởi đầu của nền âm nhạc Việt Nam, từ những ca khúc đầu tiên mà những bậc tiên liệt của nền âm nhạc để lại – được gọi là nhạc cải cách - như Một kiếp hoa (Nguyễn văn Tuyên & Nguyễn văn Cổn), Khúc yêu đương (Thẩm Oánh) Bình minh (Nguyễn Xuân Khoát), Bản đàn xuân (Lê Thương), Tâm hồn anh tìm em (Dương Thiệu Tước), Bóng ai qua thềm (Văn Chung), Cùng nhau đi Hồng Binh (Đinh Nhu), Thu trên đảo Kinh Châu (Lê Thương)…, chúng ta thấy, dù đã ra đời hơn 80 năm nay, còn phôi thai, nhưng âm nhạc VN thuở đó nghe rất có hồn nhạc, lời lẽ tuy không trau chuốt văn chương, nhưng không khó nghe và lai căn như bây giờ. Chẳng hạn như bài “Thu trên đảo Kinh Châu” của Lê Thương, một bài âm hưởng nhạc Nhật thời đó, tuy được sọan sau, nhưng cũng được coi như là một trong những ca khúc đầu tiên của gia tài âm nhạc Việt Nam.
Nhắc lại để chúng ta thấy rằng tuy là những ca khúc đầu tiên, khởi thủy của nền âm nhạc Việt Nam, nhưng dù đã 83 năm qua, vẫn còn nghe được, hơn nhạc bây giờ ở trong một nước có tên là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Chứng minh điều đó là gần một thế kỷ qua mà người ta còn nhớ ca khúc “Thu trên đảo Kinh Châu” của Lê Thương.



Tiếp theo thời kỳ âm nhạc phôi thai, hay âm nhạc cải cách, đó là giai đọan nhạc được gọi là nhạc tiền chiến mà tôi nghĩ rằng vài trăm năm sau đi nữa, vẫn còn được nhắc nhở tới. Những tác giả như Văn Cao, Đặng Thế Phong, Hoàng Giác, Dzoãn Mẫn, Hoàng Quý, Nguyễn văn Thương, Phan Huỳnh Điểu, Nguyễn văn Tý, Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh, Lê Thương… đã để lại cho chúng ta một gia sản âm nhạc đồ sộ, chỉ trong vòng có 20 năm ngắn ngủi. Nhắc lại những bài như:

“Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng
Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc lối đào nguyên…”

Hoặc:

Suối mơ, bên rừng thu vắng
Giòng sông trôi lững lờ ngoài nắng…”

Hay:

Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thoát rơi
Trời lắng u buồn, mây hắt hiu ngừng trôi…”

Hoặc như:

“Biệt ly, nhớ nhung từ đây
Chiếc lá rơi theo heo may…”

Chúng ta nghe âm điệu sao mà du dương, uyển chuyển, tha thiết, thấm vào lòng người. Còn lởi ca sao mà lãng mạn, yêu đương, tình tứ ngọt ngào đến như thế.

Rồi bước qua giai đọan nhạc kháng chiến (nhạc cách mạng), một lọai nhạc hừng hực lửa của thời toàn dân đứng lên đánh đuổi thực dân. Những tác giả tiêu biểu cho lại nhạc hùng tráng như đánh thẳng vào lòng người này có Phạm Duy, Văn Cao,  Lưu Hữu Phước, Hoàng Quý, Lê Yên, Phạm Duy Nhượng, Phạm Đình Chương, Văn Giảng… Nhưng phải công nhận rằng Phạm Duy là người có tác phẩm âm nhạc cổ súy tinh thần tranh đấu bài thực nhiều nhất, hay nhất. Làm sao mà chúng ta quên được, dù 1000 năm sau, những âm điệu và lời ca như:
Ngày bao hùng binh tiến lên
Bờ cõi  vang lừng câu quyết chiến…”

Hoặc man mác căm hờn, như:
“Chiều qua, tôi đi qua vùng chiếm đóng
Không bóng trâu cày bên đồng
Vắng tiếng heo gà trên sân
Chiều qua, gánh nước cho Vệ Quốc Quân
Nghe tiếng o nghèo kể rằng:
Quân thù về đây đốt làng…”


Rồi 1954 ập đến, chia hai nền âm nhạc, một nửa phát triển mạnh mẻ ở xứ tự do, phóng khoáng và một nửa chôn vùi trong chốn ngục tù, sau bức màn tre. Một số đông nhạc sĩ sáng tác ở miền Bắc ngày trước đã tìm tự do nơi miền Nam - đất lành chim đậu - cùng chung với những nhạc sĩ sáng tác đã sống trước đây dưới chính thể Đệ nhất Cộng Hòa, kết hợp thành một lực lượng sáng tác mạnh nhất, vững chải nhất, nhân bản nhất và lãng mạn nhất. Thôi thì trăm hoa đua nở.


Ngay từ ngày đầu di cư, chúng ta có những Văn Phụng, Nguyễn Hiền, Y Vân, Nhật Bằng, Hoàng Trọng, Đoàn Chuẩn, Huyền Linh, Phạm Đình Chương, Ngọc Bích, Đan Thọ, Xuân Tiên, Xuân Lôi, Trọng Khương, Tuấn Khanh, Hoài Linh, Phó Quốc Thăng, Phó Quốc Lân, Canh Thân, Vũ Thành, Vũ Huyến, Hoài An, Thanh Bình, Lê Hoàng Long, Nhật Bằng…, cùng với những nhạc sĩ miền Nam nổi bật lúc đó, như Phạm Duy (đã có mặt ở Saigon từ 1951),  Lam Phương, Trúc Phương, Châu Kỳ, Nhật Ngân, Trần Trịnh, Anh Việt Thu, Châu Kỳ, Mạnh Phát, Hoàng Thi Thơ, Nguyễn văn Đông, Hoàng Nguyên, Anh Việt, Phạm Mạnh Cương, Lê Mộng Bảo, Huỳnh Anh, Trần Thiện Thanh, Duy Khánh, Khánh Băng, Minh Kỳ, Anh Bằng, Lê Dinh… và một số nhạc sĩ trẻ của thời đó như Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, Trầm Tử Thiêng, Trường Sa, Trường Hải, Đỗ Lễ, Nguyễn Ánh 9, Thanh Sơn, Bảo Tố, Song Ngọc, Dzũng Chinh, Hàn Châu, Mặc Thế Nhân, Hoàng Trang, Đinh Trầm Ca, Giao Tiên, Thăng Long, Đài Phương Trang… hợp thành một đội ngũ sáng tác dưới chính thể tự do của hai nền Cộng Hòa ờ miền Nam từ năm 1954 cho đến năm 1975. ( Hình trên: Nhạc sĩ Văn Phụng )

Dù dưới hình thức nào, với bất cứ đề tài nào, nhạc sĩ của miền Nam tự do cũng viết nên những tác phẩm giá trị, nhất là những tình khúc và những bài ca ngợi người chiến sĩ VNCH, còn tồn tại, vang dội cho đến ngày nay.


Nhạc sĩ Nguyễn Hiền

Trong khi đó, miền Bắc với chính sách bịt miệng và láo khoét, cho nên nhạc sĩ miền Bắc viết toàn những bài ca tụng bác Hồ (của họ) gàn dỡ, vô duyên, không thể nào lọt vào tai thính giả được. Chỉ một mình nhạc sĩ Thuận Yến thôi mà cũng có đến 26 bài ca ngợi bác Hồ. Ngoài ra còn có những Đỗ Nhuận, Phạm Tuyên, Vân An, Trần Hoàn, Lưu Cầu,Trọng Loan, Phong Nhã, Huy Thục, Lê Lôi, Chu Minh v.v…viêt những bài nhạc tuyên truyền, đề cao CS một cách lố bịch. Cả Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Phan Huỳnh Điểu, Đỗ Nhuận… cũng bị lôi cuốn trong việc sáng tác lọai nhạc bưng bô này, như Văn Cao với “Ca ngợi Hồ Chủ tịch’, Lưu Hữu Phước với “Tình bác sáng đời ta”, Phan Huỳnh Điểu với “Nhớ ơn bác”, Đỗ Nhuận với “Bé yêu bác Hồ”… vì không viết để ca tụng, tung hô bác thì không có gạo mà ăn. Nội cái áo của bác và đôi dép của bác thôi mà cũng có đến 5 bài hát nói về áo và dép  này. Chỉ còn thiếu cái áo lót của bác thì chưa có nhạc mà thôi. (Dưới thời đệ Nhất Cộng Hòa - và luôn cả thời Đệ Nhị Cộng Hòa - miền Nam VN chỉ võn vẹn có một bài hát duy nhất ca tụng cá nhân vị nguyên thủ quốc gia mà thôi. Đó là bài Suy tôn Ngô Tổng Thống của Ngọc Bích và Thanh Nam. Đây không phải là chú trương của chính phủ đề ra để bắt buộc văn nghệ sĩ sáng tác ca tụng lãnh tụ, mà đó là ý nghĩ riêng của hai tác giả, vì muốn mang ơn người đã khó khăn lắm mới đem đến sự an cư lạc nghiệp cho gần một triệu đồng bào di cư miền Bắc, trong đó có hai tác giả. Đây chỉ là một hành động để nói lên lòng biết ơn thôi)

Từ 1975 là một sự tuột dốc thê thảm, nhìn thấy và nghe thấy, không cần phải đắn đo suy nghĩ khi nói về nền âm nhạc ở nước CHXHCN Việt Nam bây giờ. Không phải nhìn từ bên ngoài rồi chúng ta nói thánh nói tướng, muốn nói gì thì nói, hay nói để… chống Cộng, nhưng phải nói rằng sự thật là như vậy. Thử hỏi có ai nghe được hết một câu lời ca trong một bài nhạc nào đó không? Có ai hiểu ca sĩ hát gì, nói gì trong bài hát đó không? Còn nhạc thì nghe qua rồi - dù cho nghe 5 lần 7 lượt đi nữa - hỏi có ai nhớ âm điệu ra sao không, do-ré-mi-fa-sol-la-si thế nào không? Chúng tôi không nói quá lời đâu. Mở YouTube ra, bấm đại một bài nào đó ở VN ngày nay, quý vị sẽ thấy ngay lời nói của chúng tôi không mảy may quá đáng. Bấm đại bài của Cẩm Ly hát đi, thí dụ bài “Chồng xa”, chúng ta sẽ nghe lời lẻ, văn chương quá buồn cười, trong một bài hát, nghe sao giống như lời đối thọai trong một vở tuồng cải lương hạng bét:
“Dậy đi mua đồ nấu canh chua
Về cho ba mầy bữa cơm trưa…”

Về âm điệu, chúng tôi đố người Việt tự do ở hải ngoại nhớ một câu nhạc nào đó, trong một bài hát A, B, C nào đó ở VN bây giờ. Tại sao không nhớ được? Xin thưa vì đó không phải là âm điệu mà là những nốt nhạc khác nhau, bỏ chung vào một cái túi và rút ra 5, 6, 7 hoặc 8 nốt, rồi ráp lại cho thành một câu nhạc thôi. Trong khi đó, thử tình cờ lấy một bài nào đó của miền Nam, trước 1975, như:

”Xuyên lá cành trăng lên lều vải
Lòng đất ấm thương tình đôi mươi…”

Hay như:

“Đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần buồn…”

Hoặc:

“Thượng đế hỡi có thấu cho VN này,
Nhiều sóng gió trôi dạt lâu dài…”

Chúng ta nghe sao mà tha thiết quá, du dương quá và dễ nhớ, dễ thuộc, dễ thương quá, dù cho cả đời mình hay một trăm năm sau cũng khó quên được.

Và xin quý vị thử bấm vào tựa một bài hát nào đó của CHXHCNVN ngày nay xem. Thí dụ như bài: “Xin anh đừng” (đừng cái gì mới được chứ?) Và vô số bài nữa, như Giấc mơ không phải của anh - Anh sẽ không níu kéo - Anh ba Khía - Ông xã bà xã - Khi cô đơn em nhớ ai - Anh sai rồi - Quen một ngày cho vui - Em có thể làm bạn gái anh không - Đừng buông tay anh…, nếu kể thêm, chắc chắn quý độc giả sẽ bị nhức đầu. Tựa đề của một tác phẩm âm nhạc là như vậy đó sao? Chúng tôi nghĩ tác giả là những trẻ con, chưa biết nói tiếng Việt hoặc là người đã trưởng thành nhưng chưa biết viết tiếng Việt. Tựa đề của một bài hát cũng phải nghe cho được chứ? “Xin anh đừng” rồi thôi, hết.

Về lời ca, mời quý vị nghe ca khúc “Giá như chưa từng quen”. Mới nghe qua tên ca khúc, chúng ta liên tưởng ngay đến một bài hát khác của miền Nam trước 1975, bài “Nếu ta đừng quen nhau”. Cùng một ý, một nội dung, nhưng người nhạc sĩ miền Nam viết tựa là: “Nếu ta đừng quen nhau”. Bây giờ, chúng ta hãy xem qua lời ca: Bài “Giá như chưa từng quen”:

“Giá như chưa từng quen, chưa quan tâm nhiều về nhau
Người yêu ơi, anh không thể nhớ mỗi lần cách xa…”

Còn bài “Nếu ta đừng quen nhau” có lời ca:

“Nếu ta đừng quen nhau, thì đời chưa vướng u sầu
Ngày xanh chưa nhuốm thương đau, màu hoa chưa úa phai màu…”

Chúng tôi để quý vị kết luận. Chúng tôi chỉ thấy “tội nghiệp” cho tác giả bài “Giá như chưa từng quen” mà thôi.

Nếu quý vị muốn nghe thêm nữa, thì đây:

“Vì ngày hôm qua anh đã thấy em ôm hôn một người…
Như muốn cào xé nát tan trái tim anh…”

Đây là lời ca của bài “Đừng làm anh đau” và xin nói thêm , chỉ có việc “anh đau” này thôi mà có tới ba bài nhạc khác nhau, của 3 tác giả khác nhau: “Đừng làm anh đau”, “Em khóc làm anh đau” và “Mưa làm anh đau”. Đó, âm nhạc XHCNVN là như thế đó.

Về phần ca sĩ trình bày, mà người bên đó gọi là “thể hiện”, phải nói một cách công bằng, vì là nơi đông dân số, gần 90 triệu người, thì làm sao không có ca sĩ hát hay. Nhưng tiếc thay, có một số đông chỉ biết la, biết hét, hét toáng lên, khiến người nghe không biết họ hát cái gì. Và còn nữa, họ hay uốn éo ở chữ cuối câu (fioritures), có người còn ẹo ở giữa câu, nghe rất khó chịu. Việc điểm fioritures này – tức là láy - người viết nhạc chỉ dùng khi nào thật cần thiết thôi. Nếu tác giả không có để thêm nốt fioritures thì ca sĩ đừng có tự động láy, tự động uốn éo, tự động ỏng ẹo cho nó lả lướt, như vậy là lả lướt không đúng chỗ, nghe không thể nào chịu được. Người mình có tài hay bắt chước và bắt chước giỏi. Cái uốn éo này xuất xứ từ nhạc Âu Mỹ, nhưng mà với lời ca tiếng ngọai quốc, và cũng tùy thuộc chữ nào, ý nghĩa ra sao, thì nghe được, chứ cứ uốn éo tự do, uốn éo lung tung, bất kể quân thần thì không hợp với lời Việt chút nào.

Một phần việc ca sĩ VN trong nước bây giờ hát khó nghe, lý do cũng tại cách viết lời ca của đa số những nhạc sĩ “lớp ba trường làng”, “trẻ tuổi tài cao” của thời XHCN này: chỗ nốt cao thỉ để chữ dấu huyền hay dấu hỏi, còn chỗ nốt thấp thì để chữ dấu sắc, hay dấu ngã. Viết lời ca như thế thì chỉ có giết ca sĩ mà thôi, bởi ca sĩ không thể nào truyền đạt cho thính giả hiểu được mình hát cái gì. Hát mà người nghe không hiểu gì thì hát làm chi?

38 năm, một thời gian đủ để những “đỉnh cao trí tuệ” giết chết tất cả, từ chữ nghĩa văn chương cho đến âm nhạc. Riêng về âm nhạc, họ đã vùi dập bao nhiêu công lao của những người đi trước, trải qua bao thế hệ, từ thời kỳ âm nhạc cải cách, đến nhạc mới hay tân nhạc, rồi nhạc vàng (chữ của họ gọi để ám chỉ nhạc miền Nam từ 1954 đến 1975 mà họ đã cố tiêu diệt nhưng không được) và nay là nhạc của thời XHCN, của thời:

“Dậy đi mua đồ nấu canh chua
Về cho ba mầy bữa cơm trưa”.


LÊ DINH
 
 

Link nguồn :

TÂN NHẠC VIỆT NAM THỜI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (Lê Dinh)








Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 14/Jan/2014 lúc 6:04pm
mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 4 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.172 seconds.