Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Sức Khỏe - Y Tế
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Khoa Học - Kỷ Thuật :Sức Khỏe - Y Tế
Message Icon Chủ đề: QUYỂN TỰ ĐIỂN CẦN CHO SỨC KHỎE Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 11 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 16/Apr/2012 lúc 7:53am

Cách rửa trái cây sao cho sạch


Có ai bỏ bột mỳ vào nước để rửa nho bao giờ chưa? Bí quyết cả đấy!

1. Nho
Cả chùm nho có nhiều quả bé tí, rửa sao cho sạch bây giờ nhỉ?
Nho
Bề mặt của quả nho thường được phủ bởi một lớp phấn trắng, lại dễ bị dính bùn đất nữa. Nếu bạn sơ ý rửa mạnh tay, vỏ nhỏ dễ bị rách, nát, rửa nhẹ thì lại không sạch. Rốt cuộc phải làm thế nào đây?

Cách rửa:

Có một bí quyết rất hay dành riêng cho việc rửa nho. Bạn cho nho vào một chậu nước, sau đó bỏ vào 2 muỗng bột mỳ, không cần phải dùng tay chà từng quả đâu nhé, bạn chỉ cần khuấy nho nhẹ nhàng một lúc là được. Vì trong bột mỳ độ dính nhất định, nó sẽ giữ lại hết các bụi bẩn vương trên quả nho.

2. Táo
Ai cũng thích ăn táo để vỏ, nhưng không phải ai cũng biết cách rửa táo sao cho hết chất bảo quả lưu trên vỏ táo.
Táo
Bình thường, mọi người rất thích ăn táo để cả vỏ. Nhưng ngày nay, táo tươi chứa nhiều chất bảo quản, đặc biệt, các chất hóa học này lưu lại nhiều nhất trên vỏ táo, không dễ để có thể rửa sạch.

Cách rửa:

Sau khi rửa táo bằng nước thường, bạn hãy rửa lại bằng nước muối, dùng tay chà vỏ táo cho sạch. Như vậy, chất bụi bẩn sẽ được làm sạch nhanh chóng. Cuối cùng, dùng nước đun sôi để nguội rửa lại lần nữa là có thể yên tâm ăn táo để vỏ rồi.
Ngoài ra, có một cách khác cũng hay, đó là dùng một ít kem đánh răng, chà sát vỏ ngoài của táo cho sạch, rồi rửa lại bằng nước, hoặc nước nóng. Với cách này, bạn cũng có thể an tâm ăn cả vỏ mà không phải sợ chất bảo quản.


3. Đào
Vỏ đào có quá nhiều lông tơ. Bạn hãy dùng nước muối chà vỏ đào để lông tơ biến mất.
Đào
Đào được bán trên thị trường rất nhiều trong cả bốn mùa luôn. Nhưng vỏ đào có rất nhiều lông tơ, khó làm sạch vô cùng nếu chỉ rửa bằng nước thường.

Cách rửa:

Trước tiên, bạn ngâm đào trong nước, sau đó cho một ít muối trắng lên bề mặt, nhẹ nhàng chà sạch, rồi lại cho đào vào trong nước ngâm một lúc là được. Lúc này, lông tơ trên vỏ đào đã biến mất hoàn toàn.


4. Dâu tây
Dâu tây nhìn đẹp và ngon thật đấy, nhưng bề mặt không bằng phẳng, phải rửa thế nào đây?
Dâu%20tây
Dâu tây chín đỏ nhìn đẹp mắt và ăn cũng rất ngon. Nhưng dâu tây không giống đào, táo, có thể gọt vỏ là ăn được. Hơn nữa, bề ngoài của quả dâu tây lại không bằng phẳng, vỏ rất mỏng, khẽ chạm mạnh một tí là có thể bị nát, cho nên rất nhiều người không biết nên rửa dâu tây thế nào cho sạch. Có người "dũng cảm" còn không buồn rửa, ăn trực tiếp luôn, như vậy, rất dễ bị tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm.

Cách rửa:

Trước khi rửa dâu tây, bạn không nên vặt bỏ cuống của nó. Lấy nước sôi để nguội hòa với muối đậm đặc, ngâm dâu tây trong vòng 20 - 30 phút, để ráo nước là bạn có thể ăn được rồi. Rất đơn giản đúng không. 



(INTERNET)






mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 21/Apr/2012 lúc 4:45pm
Đậu nành có thực sự “ảnh hưởng” đến nam giới ?


Thanh%20Niên%20OnlineThanh Niên Online – 08:10 ICT Thứ sáu, ngày 20 tháng tư năm 2012



Cây đậu nành có xuất xứ  ban đầu từ vùng Đông Á, phổ biến ở các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản sau đó được trồng nhiều ở châu Mỹ và Nga. Các nước và khu vực tiêu thụ nhiều đậu nành nhất là Trung Quốc, Nhật Bản và EU.


Dùng 25 gram protein đậu nành

mỗi ngày có thể giảm nguy cơ tim mạch


Sản phẩm từ đậu nành không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có khả năng phòng ngừa các căn bệnh thời đại đang đe dọa sức khỏe, tuổi thọ và hạnh phúc của chúng ta. Theo thư viện y khoa Pubmed, đến nay có khoảng 1.700 công trình nghiên cứu về đậu nành, trong đó có khoảng 1.000 nghiên cứu về isoflavone trong đậu nành đã được thực hiện và công bố, chứng minh đậu nành có thể giúp phòng ngừa một số bệnh mạn tính không lây như béo phì, bệnh tim mạch, loãng xương, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới, ung thư vú ở nữ, ung thư đại tràng ở phụ nữ sau mãn kinh. Đậu nành còn làm giảm các triệu chứng khó chịu trong thời kỳ mãn kinh của phụ nữ.

Trong thành phần đậu nành có nhiều chất hóa  thực vật (phytochemical) trong đó quan trọng nhất là isoflavone. Isoflavone còn gọi là estrogen thực vật vì có cấu trúc hóa học gần giống nội tiết tố sinh dục nữ estrogen. Việc sử dụng khẩu phần ăn giàu protein và isoflavones đậu nành sẽ giúp điều chỉnh, cân bằng nội tiết tố estrogen nhờ vậy hạn chế quá trình tích tụ mỡ ở vùng bụng và nội tạng vốn là khởi nguồn của béo phì. Theo nghiên cứu của Berg và cộng sự được công bố trên tạp chí International Journal of Obesity, thực hiện ở 90 người có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 27,5 đến 35 (được chẩn đoán là thừa cân và béo phì theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới - WHO) tham gia chế độ ăn thấp chất béo và giàu protein từ đậu nành, sau 6 tháng nghiên cứu, kết quả cho thấy chỉ số BMI giảm, trọng lượng cơ thể giảm nhưng không làm thay đổi khối lượng cơ bắp.

Các isoflavone ức chế enzyme 5-alpha-reductase, làm giảm mức DHT và ngăn ngừa phát triển u tuyến và ung thư tuyến tiền liệt. Isoflavone còn ức chế sự tăng trưởng các tế bào ung thư nhờ việc ngăn chặn sự phát triển các mạch máu bao quanh và nuôi khối u, làm giảm khả năng các tế bào ác tính di căn. Cho đến nay đã có khoảng trên 1.000 bài nghiên cứu khẳng định đậu nành có tác dụng chống lão hóa do đặc tính chống ô xy hóa và cân bằng hormone.

Đậu nành và sản phẩm thực phẩm từ đậu nành không những giàu chất đạm mà còn không chứa cholesterol, chứa rất ít chất béo no và giàu chất xơ. Nhờ vậy mà đậu nành được khuyến nghị sử dụng để phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm có liên quan đến dinh dưỡng và lối sống như đái tháo dường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu... Dầu đậu nành là một trong vài loại dầu ăn hiếm hoi có chứa nhiều aLNA và có tỷ lệ omega 3: omega 6  rất tốt (1:7).  Từ năm 1998, Cơ quan dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) đã khuyến nghị “dùng 25g protein đậu nành mỗi ngày có thể giảm nguy cơ bệnh tim mạch”.

Chúng ta nên chọn lựa đậu nành trong chế độ ăn hằng ngày để bảo vệ và nâng cao sức khỏe từ khi tuổi còn trẻ. Do đặc tính dễ tiêu hóa nên đậu nành là ưu tiên lựa chọn như một nguồn cung cấp năng lượng, chất đạm và chất béo thực vật trong chế độ ăn uống hằng ngày của người cao tuổi.

Các bậc nam nhi không nên lo ngại isoflavone có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh dục nam. Nghiên cứu của Sang Ah-lee và cộng sự cho thấy việc bổ sung lượng isoflavone sử dụng hằng ngày là 36,2 - 60 mg/ngày hoàn toàn không ảnh hưởng đến nồng độ testosterone, số lượng tinh trùng, tinh dịch, độ vận động của tinh trùng.

Sữa đậu nành là một trong những thức uống khá phổ biến làm từ đậu tương, vị mát, hơi ngậy, khi uống có thể thêm chút đường. Ở Việt Nam, sữa đậu nành làm theo phương pháp thủ công thường được rao bán các buổi sáng. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu về vệ sinh an toàn thực phẩm, các sản phẩm sữa đậu nành này thường không đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Nhiều gia đình Việt Nam chọn cách tự làm sữa đậu nành tại nhà nhưng cách này chiếm khá nhiều thời gian và công sức. Với một chiếc máy làm sữa đậu nành, bạn sẽ có một ly sữa hợp vệ sinh, thơm ngon, chất lượng đồng nhất mà công việc chế biến lại đơn giản và tiết kiệm thời gian. Chỉ cần cho đậu nành khô hoặc đã ngâm vào nước lọc rồi bấm nút, máy sẽ xay và nấu chín trong vòng 20 - 25 phút, máy sẽ báo sữa đậu nành đã sẵn sàng để thưởng thức.


BS Đỗ Thị Ngọc Diệp

(Giám  đốc TT dinh dưỡng TP.HCM)



http://vn.nang.yahoo.com/%C4%91%E1%BA%ADu-n%C3%A0nh-c%C3%B3-th%E1%BB%B1c-s%E1%BB%B1-%E1%BA%A3nh-h%C6%B0%E1%BB%9Fng-%C4%91%E1%BA%BFn-011053418.html;_ylt=Ag6ar4l.tyR.nfDEOFEGu0NKeeR_;_ylu=X3oDMTNxODRybWM1BG1pdANTdWNraG9lIFRvcFN0b3J5BHBrZwMwNDA4NjYyMS0zZmM2LTNmNDEtYjViNy0xMTBkNWQ5OTE2ZTAEcG9zAzUEc2VjA3RvcF9zdG9yeQR2ZXIDYWQwYmYxMzAtOGE4NS0xMWUxLWJjZWYtMTQ2NTAyZDRiZmRj;_ylg=X3oDMTFrY2o3dXYwBGludGwDdm4EbGFuZwN2aS12bgRwc3RhaWQDBHBzdGNhdAMEcHQDc2VjdGlvbnMEdGVzdAM-;_ylv=3





Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 22/Apr/2012 lúc 5:26pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 22/Apr/2012 lúc 5:26pm

10 lý do tắm nước lạnh tốt cho sức khỏe

EVABởi EVA.VN | EVA – 00:00 ICT Thứ ba, ngày 17 tháng tư năm 2012



Tắm nước lạnh không những tốt cho hệ tuần hoàn trong cơ thể mà còn tăng cường lưu thông máu và giúp bạn giảm cân nhanh hơn.



Chúng ta vẫn nghĩ rằng tắm nước nóng thì sẽ tốt hơn cho cơ thể vì nó giúp cơ thể phục hồi năng lượng nhanh chóng và giảm các căng cơ, stress. Nhưng tắm nước lạnh thì sao, có tác dụng gì đối với sức khỏe hay không? Câu trả lời là có.

Dưới đây là 10 lý do tại sao tắm nước lạnh lại tốt cho sức khỏe:


1. Tăng cường miễn dịch

Tắm nước lạnh từ vòi hoa sẽ đôi khi được coi là một loại thuốc bổ phòng ngừa cảm lạnh, cảm cúm, và nhiễm trùng. Một thí nghiệm ở Prague nghiên cứu ảnh hưởng của nước lạnh tới những người đàn ông trẻ, khỏe mạnh. Họ tắm trong nước 14 ° C, ba lần một tuần trong sáu tuần. Kết quả cho thấy có khá nhiều thay đổi, hai loại tế bào bạch cầu: bạch cầu đơn nhân và tế bào lympho tăng lên, trong đó, một số tế bào lympho có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, virus, và các chất độc.

Các nhà nghiên cứu tin rằng tỷ lệ trao đổi chất tăng lên khi tắm nước lạnh. Đó là kết quả từ cơ thể ấm lên, kích hoạt hệ thống miễn dịch và phát hành các tế bào máu trắng nhiều hơn trong phản ứng. Vì vậy, đúng là  những người thường xuyên tắm nước lạnh dưới vòi sen sẽ ít có khả năng phát triển cảm lạnh, cảm cúm, và thậm chí cả một số dạng ung thư.


2. Cải thiện lưu thông máu

Máu lưu thông tốt là rất quan trọng cho sức khỏe tim mạch nói chung. Xen kẽ giữa nước nóng và lạnh trong khi tắm, là một cách dễ dàng để cải thiện lưu thông. Khi tiếp xúc với nước lạnh, động mạch và tĩnh mạch của chúng ta teo hoặc thắt chặt. Quá trình này được gọi là "co mạch". Co mạch sẽ giúp cho máu chảy ở áp suất cao hơn vì lúc này có ít không gian cho máu lưu thông.

"Làm giãn mạch" là hiệu ứng ngược lại, và được thực hiện khi chúng ta tiếp xúc với nhiệt hay nước nóng. Xu hướng tự nhiên của cơ thể khi nó được tiếp xúc với nước lạnh là máu của bạn nhanh chóng lưu thông đến các cơ quan quan trọng của bạn để giữ ấm cho họ, do đó làm tăng lưu thông máu tổng thể của bạn. Lưu thông máu tốt sẽ giúp ngăn ngừa các vấn đề như tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, và sự xuất hiện của chứng giãn tĩnh mạch.

Xen kẽ giữa nước nóng và lạnh trong khi tắm, là một cách dễ dàng để cải thiện lưu thông


3. Điều hòa nhiệt độ cơ thể

Tắm nước lạnh dưới vòi hoa sen là một hình thức nhẹ nhàng giảm căng thẳng, dẫn đến sinh nhiệt. Nó đồng thời cũng kích hoạt hệ thống sửa chữa thích ứng của cơ thể. Nếu bạn bị đau tay kinh niên và bàn chân lạnh, hoặc cảm thấy rằng bạn đổ mồ hôi thất thường, hãy thử tắm nước lạnh.


4. Thúc đẩy giảm cân/ Gia tăng sự trao đổi chất

Tiếp xúc với nước lạnh sẽ kích thích việc sản xuất các chất béo màu nâu, tăng cường trao đổi chất, đốt cháy năng lượng nhiều hơn và có nghĩa là giảm cân nhiều hơn.


5. Làm giảm bớt trầm cảm

Tắm nước lạnh có thể giúp đỡ và ngăn chặn trầm cảm. Nghiên cứu tại Khoa Ung thư học phóng xạ tại Đai học Virginia Commonwealth chỉ ra rằng nước lạnh có tác dụng kích thích trên các "điểm xanh" của bộ não - các nguồn chính của noradrenaline cho cơ thể chúng ta. Mà noradrenaline là một chất hóa học có thể được sử dụng để giúp giảm bớt trầm cảm.


6. Cải thiện hệ bạch huyết

Hệ thống bạch huyết là một hệ thống ống riêng biệt từ các mạch máu của chúng ta, chịu trách nhiệm mang theo chất thải từ các tế bào cũng như giúp chống tác nhân gây bệnh. Không giống như các mạch máu, hệ bạch huyết không có máu, nó mang đi các chất thải và các tế bào máu trắng và xử lý nhiễm trùng. Cũng khác nhau từ các mạch máu tim không bơm bạch huyết xung quanh cơ thể như máu. Bạch huyết này dựa trên sự co lại của cơ bắp. Co ép các bạch huyết đến các ống lồng ngực để bạch huyết có thể trộn lẫn với máu và sau đó được xử lý bởi các cơ quan.


7. Tốt cho hơi thở

Tắm nước lạnh giúp bạn tập được thói quen hít thở sâu, điều này chống lại sự căng thẳng của các cú sốc, co mạch và nhu cầu tổng thể cho oxy thở và giữ cho mình ấm áp. Quá trình này làm cho phổi mở ra giống như tập thể dục vất vả và kết quả là một lượng lớn aoxy vào cơ thể.

Nước lạnh cũng góp phần giải độc bằng cách ép chất độc và các sản phẩm chất thải ra khỏi da


8. Giữ da và tóc khỏe mạnh

Nó cũng được biết rằng nước nóng làm khô da và tóc của chúng ta. Nhưng, nước lạnh có thể làm cho tóc bóng hơn và da khỏe mạnh hơn bằng cách thắt chặt các lớp biểu bì và lỗ chân lông, ngăn ngừa chúng bị tắc, làm giảm nguy cơ mụn trứng cá. Nước lạnh cũng góp phần giải độc bằng cách ép chất độc và các sản phẩm chất thải ra khỏi da. Ngoài ra, nước lạnh đóng các biểu bì làm cho tóc khỏe hơn và ngăn ngừa bụi bẩn dễ dàng tích tụ trong da đầu của chúng ta.


9. Tăng năng lượng

Có rất nhiều lợi ích tinh thần khi tắm nước lạnh dưới vòi hoa sen. Các chiến binh samurai cổ đại được sử dụng để đổ xô nước sông lạnh trên đầu của họ mỗi buổi sáng trong một buổi thực hành Shinto được gọi là Misogi. Đây là một nghi lễ thanh lọc trên một phương diện tinh thần. Họ tin rằng nó tẩy rửa tinh thần của họ và giúp họ bắt đầu một ngày mới tỉnh táo và khỏe mạnh. Tắm vòi sen lạnh chắc chắn có thể để lại một cảm giác đầy sinh lực và năng lượng vì trái tim bơm máu thông qua cơ thể giúp thoát khỏi sự buồn ngủ từ giấc ngủ đêm trước.


10. Tăng sản xuất hormone

Một trong những lợi ích của việc tắm nước lạnh là nó làm tăng khả năng sinh sản ở nam giới. Các tinh hoàn vì ở bên ngoài cơ thể nên các tinh trùng không thể chịu được sức nóng của nhiệt độ cơ thể. Vì vậy, khi tắm nước nóng thường xuyên sẽ dẫn đến giảm số lượng tinh trùng và tỷ lệ vận động của chúng. Nếu bạn đã có vấn đề với số lượng tinh trùng của mình, bạn sẽ thấy mình nên tắm nước lạnh một cách thường xuyên, vì điều này được cho là có lợi đối với nam giới.

Hơn nữa, nó đã được nói rằng điều trị bằng nước lạnh sẽ giúp điều hòa hệ thống nội tiết (bao gồm cả tuyến thượng thận và tuyến giáp).


http://vn.nang.yahoo.com/10-l%C3%BD-t%E1%BA%AFm-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-l%E1%BA%A1nh-t%E1%BB%91t-cho-s%E1%BB%A9c-170000790.html




mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 22/Apr/2012 lúc 7:42pm

Nghiên cứu - Trao đổi
Chủ nhật, 03/04/2011, 13:46(GMT+7)

Cảnh giác bài thuốc lọc thận bằng ngò tây


Tuỳ tiện sử dụng nhiều ngò tây sẽ có nguy cơ mắc sỏi thận chứ không thể tiêu sỏi như tin đồn.
Gần đây một số người bệnh có truyền tay nhau tài liệu chép lại từ mạng internet, phổ biến bài thuốc lọc thận bằng ngò tây. Bài thuốc khá đơn giản và được cho là có tác dụng nhìn thấy muối và chất độc tích tụ thải ra khỏi thận qua đường tiểu.
Bài thuốc được hướng dẫn trong tài liệu rất cụ thể: lấy một bó ngò tây, rửa sạch rồi cắt thành những đoạn ngắn cho vào ấm, đổ nước sạch vô và nấu sôi trong mười phút. Sau đó để nguội, lọc lại, đổ vào một bình sạch, cho vào tủ lạnh. Mỗi ngày uống một ly sẽ thấy muối và các chất độc tích tụ thải ra khỏi thận qua đường tiểu.
Tài liệu trên còn dẫn ra một số câu chuyện của người bệnh sỏi thận ở Úc, Mỹ, Pháp... từng áp dụng bài thuốc này và có kết luận của bác sĩ họ đã tiêu hết sỏi. Có người còn bày cách khác, theo công thức 1/5, nghĩa là mỗi lần mua năm đôla món nào có ngò tây thì mua thêm một đôla ngò tây ăn kèm. Ăn trong vòng một năm thì người này nhận thấy hai quả thận đã sạch sỏi, cho độ cương dương bền bỉ như đàn ông tuổi đôi mươi. Y học cổ truyền nhìn nhận như thế nào về bài thuốc đông y này?
 

Những công dụng của ngò tây
Ngò tây, còn gọi là rau mùi tây, tên khoa học petroselimun sativun Hoffm. Cây có xuất xứ từ khu vực Địa Trung Hải, trồng nhiều ở châu Âu để làm rau gia vị. Ngò tây có hai giống phổ biến là loại lá phẳng và loại lá xoăn. Ngoài ra còn có giống cây lấy củ. Các bộ phận của cây đều chứa tinh dầu. Nghiên cứu hiện đại cho biết, trong từ 25-30g lá ngò tây tươi chứa khoảng 70mg vitamin C, bằng lượng vitamin cần thiết cho người lớn trong một ngày. Lá ngò tây cũng chứa các vitamin như B1, B2, phospho, kali, carotin; thân củ chứa khoảng 4% protein và trên 7% đường.
Tại một số khu vực ở châu Âu và Tây Á, nhiều món ăn được chế biến với lá ngò tây thái nhỏ rắc lên trên. Ngò tây cũng là thành phần cơ bản trong một số món xàlách của khu vực Tây Á. Ngoài ra, ngò tây còn có giá trị như một chất làm thơm hơi thở, do nồng độ cao của diệp lục. Adam Blackman, một nhà dinh dưỡng học cho rằng ngò tây có tác dụng làm tinh thần tỉnh táo và ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của con người. Thành phần sử dụng chủ yếu của ngò tây là lá, giống như ngò tàu, mặc dù loài này có mùi vị nhẹ hơn.

Coi chừng bị sỏi thận !
Trong ngò tây chứa khá nhiều axít oxalic (khoảng 1,7%), là một hợp chất tham gia vào sự hình thành sỏi thận và gây ra các thiếu hụt chất dinh dưỡng. Do đó tuỳ tiện sử dụng nhiều ngò tây sẽ có nguy cơ mắc sỏi thận chứ không thể tiêu sỏi như tin đồn. Ngoài ra, với tính năng kích thích cơ thể cao, ngò tây được chống chỉ định không dùng cho phụ nữ đang mang thai. Người bị sỏi thận và viêm bàng quang, huyết áp thấp, thiếu máu cũng không nên dùng.
Trong đông y, ngò tây được ghi nhận có tác dụng kích thích thần kinh, giúp khai vị, dễ tiêu hoá, giải độc, dãn mạch, điều hoà kinh nguyệt... Thường được dân gian dùng dưới dạng thuốc sắc, liều từ 25- 50g, uống để chữa các chứng như suy nhược, khó tiêu, ăn không ngon, đầy hơi... Ngoài ra, còn giã đắp để trị căng sữa, tiêu sưng, sưng vú. Trong các loại ngò tây, được sử dụng nhiều là ngò tây lá xoăn vì mùi thơm hơn, mặc dù kết quả phân tích hoá học cho thấy hàm lượng các tinh dầu trong giống lá phẳng cao hơn.

Bài thuốc còn nhiều nghi vấn
Trở lại bài thuốc lọc thận bằng ngò tây đang được nhiều người thực hành, cần nhấn mạnh một điều, hiện chưa có nghiên cứu y học nào ghi nhận hiệu quả ngò tây có khả năng lọc thận. Ngay cả các bài thuốc chữa bệnh từ ngò tây đang phổ biến, đa phần cũng đều là do kinh nghiệm dân gian, truyền miệng mà ra. Chưa có tài liệu đông y chính thống nào của Việt Nam minh chứng những tác dụng chữa bệnh đó. Một số tài liệu tham khảo của nước ngoài cũng chỉ đề cập ngò tây có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh cao huyết áp, điều kinh, lợi tiểu, chống phù, trị chứng đái són... Đến nay, quan điểm y học cổ truyền vẫn coi ngò tây là một loại rau gia vị, có tác dụng giải cảm hơn là một vị thuốc.
Ngay cả khi áp dụng bài thuốc trên như một kinh nghiệm dân gian thì cũng còn nhiều điều nghi vấn, như bài thuốc không nói rõ liều dùng nên uống bao nhiêu? Dược tính nào trong ngò tây đã lọc sạch thận, lợi tiểu như vậy? Ai là người dùng được, ai không? Các chỉ số đơn giản nhất cho một bài thuốc cũng không có thì làm sao có thể tin hiệu quả an toàn tuyệt đối. Trong khi đó, một số nghiên cứu lâm sàng mới đây ở Trung Quốc đã đưa ra kết luận dầu của các loại ngò tây có thể gây ảo giác nếu dùng quá nhiều.
Với một bài thuốc còn quá nhiều nghi vấn như thế thì rõ ràng chưa nên áp dụng mà không có sự theo dõi của các thầy thuốc.

Theo ThS.BS Võ Thị Thu
Giảng viên bộ môn đông y, học viện
Y dược học cổ truyền Việt Nam/SGTT







Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 22/Apr/2012 lúc 7:44pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 03/May/2012 lúc 7:57pm

Chất độc nằm ở chỗ nào trong thực phẩm ?



1. Táo
 
 Cht đc: Cyanide 
 Nơi cha đc: Lõi (ht) táo 
 Táo là trái cây có nhiu công dng, rt tt cho sc khe, tuy nhiên, trong lõi trái táo có cha cyanide (cht đc có th gây chết người) mà ít người biết.
 
  
 
2. Cà chua 
 Cht đc: Alkaloids 
 Nơi cha đc: Thân, cung và lá 
Cà chua được rt nhiu người trên thế gii ưa thích, vì là nguyên liu đ chế biến trong nhiu món ăn ngon. Tht qu cà chua không có hi nhưng thân và lá ca nó li cha cht alkaloids (cht đc có th gây choáng váng, bun nôn). S lượng cht đc này trong cà chua ăn hàng ngày nhiu hơn so sánh vi cà chua di. Bi vy, nếu s dng thân và lá cà chua đ nu ăn, bn đã “to cơ hi” hi d dày và khiến mình lo lng, căng thng, ăn không ngon, bun nôn… Hãy b thân, cung, lá cà chua trước khi chế biến thc ăn !
 
 
 3. Sơ ri (Cherry) 
 Cht đc: Cyanide 
 Nơi cha đc: Ht sơ ri
 Sơ ri có th được ăn sng, làm mt, bánh ko. Dù có rt nhiu li ích nhưng sơ ri vn không khi “b mang tiếng” là mt loi qu có đc vì thành phn cyanide có trong ht ca nó. Khi cn vn ht sơ ri trong ming ca bn, axit prussic được tiết ra và các triu chng ng đc s xut hin, nh là nhc đu chóng mt, nng là khó th, tim đp nhanh, lon hô hp.
  
 4. t đ
 Cht đc: Capsaicin
 Nơi cha "đc": Qu t
 Trong t đ có thành phn capsaicin (cht gây cay, nóng) khiến cho bn có cm giác “thú v” khi ăn, tuy nhiên, ăn quá nhiu cơ th bn s không chu ni, tê lit v giác và có th nguy him đến tính mng na. Các loi bình xt hơi cay thường có thành phn capsaicin và gây nóng, bng rát.
 
5. Khoai tây
 Cht đc: Alkaloids
 Nơi cha đc: Thân và
Khoai tây cũng như cà chua, có cha alkaloids ti thân và lá. Và chc hn, ai trong s các bn cũng tng nghe qua mt ln: ngay c c khoai tây cũng có đc. Nếu nhìn tht k, bn s thy có màu xanh xanh khoai tây, đó chính là cht đc glycoalkaloid. T trước ti nay, cũng có người b ng đc hay t vong vì khoai tây. Ng đc do khoai tây gây ra s khiến bn lm dn đi. Vì vy, khuyến cáo bn không s dng khoai tây đã mc mm và nên ct tht sâu, b mm đi.
 
 
 6. Nm
 Cht đc: Nhiu loi
 Thc tế thì 100 trong s 5000 loi nm M được tìm ra là có đc hi. Mc dù rt ít trường hp dn đến t vong, tuy nhiên nm đc có hi khng khiếp cho đường tiêu hóa. Nm có đc thường mc hoang, có hình thù và màu sc rt đp, bt mt. Mt trong nhng loi nm chết người nht là Alpha-amanitin, loi này có th làm tn hi nghiêm trng cho gan.
  
 
 7. Ht điu
 Cht đc: Urushiol
 Nơi cha cht đc: Ht điu thô
 Ht điu có v và phát trin tương t như các loi ht khác. Khi mua ht điu, cn đ ý xem ht điu đã được hp chưa, hay còn sng. Quá nhiu urushiol có th dn đến t vong đy.
  
 
 8. Khoai mì
 Cht đc: Cyanide
 Nơi cha cht đc: Tht, v, r sn
 Khoai mì là món ăn quen thuc ca chúng mình, dù rng bây gi chúng mình ăn ngày càng ít đi ri. Luc ăn khá bùi, ngt và đôi lúc thy hơi đăng đng. Trong khoai mì có cha cyanide vì vy nhng ai ng đc s có triu chng bun nôn, tê lit, lo đo… Khi đói ăn khoai mì d b đ bng mt, váng đu, chân tay tê lit vì vy ch nên ăn khi đã no mà thôi. Trước khi luôc cn lt sch v, ngâm vào nước vo go và m vung khi đun!

 
 
 9. Cá nóc
 Cht đc: Tetrodotoxin
 Nơi cha cht đc: Mt s cơ quan ni tng ca cá
 Cá nóc là loài vt đc th hai trên thế gii. Rt nhiu người cm thy cá nóc rt ngon vì tht cá có th chế biến được rt nhiu món ăn đc sc. Tuy nhiên, mt s b phn trong cơ th cá (như gan) li cha cht kch đc và làm chết người. Lc b cht đc trong cá nóc rt khó, sơ sy dn đến mt luôn c tính mng. Nhng người trúng đc cá nóc s b tê lit, huyết áp tăng cao, sau đó tt th. Cũng chính vì thế mà rt nhiu người không dám đng vào cá nóc vì đ đc ca nó!
 
  
            
 
                   

(ST)


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 22/Feb/2013 lúc 1:05am

Cuốn sách gây tranh luận tại Pháp: “Sự thật về cholesterol ...




TẠP CHÍ KHOA HỌC
 

Cuốn sách gây tranh luận tại Pháp: "Sự thật về cholesterol"  

20 tháng Hai năm 2013
  Trọng Thành


Tuần%20báo%20Le%20Nouvel%20Observateur%20giới%20thiệu%20về%20cuốn%20sách%20của%20Gs%20Philippe%20Even

Tuần báo Le Nouvel Observateur giới thiệu về cuốn sách của Gs Philippe Even

Trọng Thành

Trong lĩnh vực y khoa tại Pháp từ một tuần nay, có một cuộc tranh luận với tâm điểm là cuốn sách « Sự thật về cholesterol » của giáo sư Philippe Even. Quan điểm chính của cuốn sách cho rằng lượng cholesterol cao trong cơ thể nhìn chung không phải là nhân tố gây ra các bệnh tim mạch, đi ngược lại một quan điểm phổ biến từ nhiều thập kỷ nay, được hầu hết y giới thừa nhận. Quan điểm này đã bị phản đối dữ dội, nhưng cũng có không ít người chia sẻ.

Ngày 13/02, tuần báo Le Nouvel Observateur giới thiệu trên trang nhất cuốn sách của giáo sư Philippe Even và hàng tựa là tên của sách : « La vérité sur le cholestérol/Sự thật về cholesterol », với hàng tít phụ : « Nếu cholesterol không nguy hiểm. Giáo sư Even mở màn cuộc tranh luận ». Sách sẽ chính thức ra mắt bạn đọc vào ngày mai 21/02/2013.

Le Nouvel Observateur ghi nhận : « Giáo sư Even dấn thân vào một cuộc hành trình đầy thách thức mới : tận mắt thẩm định lại các nghiên cứu kinh điển về tính độc hại của cholesterol và các thử nghiệm lâm sàng với các thuốc statin, các dược phẩm giảm cholesterol rất mạnh – thị trường dược phẩm lớn nhất với doanh số 25 tỷ đô la năm 2011 ».

Theo khẳng định của tác giả cuốn sách : « Không có cholesterol xấu. Người ta đã phóng đại tác dụng của nó. Nó không phải là nguyên nhân của chứng nhồi máu cơ tim và các tai biến mạch máu não. Cholesterol là một phi vụ làm ăn, cho phép ngành công nghiệp dược phẩm ăn không 2 tỷ euro/năm, với việc bán ra một cách đại trà các thuốc statin giảm cholesterol ». Giáo sư Even cũng là đồng tác giả một cuốn sách gây sốc khác cách đây nửa năm : « Guide des 4.000 médicaments utiles, inutiles ou dangereux/Hướng dẫn về 4.000 dược phẩm có ích, vô ích hay nguy hiểm », trong đó có nhận định rằng các thuốc statin chỉ cần thiết đối với 9/10 trường hợp đang sử dụng hiện nay.

Hàng loạt tổ chức y khoa, đặc biệt là tim mạch, cũng như nhiều bác sĩ ngay lập tức đã lên tiếng phản đối quan điểm của giáo sư Even, thái độ chủ quan « vơ đũa cả nắm » của tác giả cuốn sách, chủ yếu trong việc phủ nhận tác dụng của việc dùng các thuốc statin để hạ cholesterol, rất nguy hiểm đối với sinh mệnh của nhiều bệnh nhân đang điều trị bằng statin. Nếu biết rằng, tại Pháp có khoảng từ gần 5 triệu đến gần 7 triệu người sử dụng statin, tùy theo các nguồn thống kê khác nhau, thì không khó khăn gì để đoán biết cuốn sách phủ nhận tác hại của cholesterol gây ra một làn sóng phản đối dữ dội như vậy.

Trong số các tổ chức y khoa ký vào thông cáo chung ngày 18/02/2013 phản đối cuốn sách này, có nhiều hiệp hội bác sĩ tim mạch Pháp : Collège National des Cardiologues français, Collège des Cardiologues de Hôpitaux, Société français de cardiologie, Fédération française de cardiologie

La Haute Autorité de santé (HAS)/Cơ quan Giám định Chất lượng Y tế Pháp, đã ra thông cáo về chủ đề này ngay vào ngày 14/02.

Thông cáo của HAS nhắc lại rằng, tiếp theo một nghiên cứu phân tích vào năm 2010, Cơ quan Giám định Chất lượng Y tế HAS khẳng định các thuốc hạ cholesterol có tác dụng không thể tranh cãi với mục đích ngăn ngừa các tai biến tim mạch tái phát. HAS cho biết các thuốc statin làm giảm nguy cơ tử vong 10% đối với nguy cơ tái phát tai biến tim mạch, đặc biệt với chứng nhồi máu cơ tim. Còn đối với các trường hợp người không có tiền sử tai biến tim mạch, thì HAS cho rằng, các thuốc hạ cholesterol chỉ nên dùng đối với những người nào cùng lúc với tỷ lệ cholesterol cao, có thêm nhiều nguy cơ gây tai biến tim mạch khác, như tiểu đường, huyết áp cao hay hút thuốc lá… Ngược lại, các trường hợp đối với người chỉ có lượng cholesterol cao, nhưng không có các yếu tố rủi ro khác, thì việc dùng statin để hạ cholesterol là không cần thiết.

Le Figaro trong bài « Cholesterol, những điều dối trá và những sự thực của giáo sư Even » thì nhấn mạnh đến các lo ngại của HAS, về tác động của cuốn sách « khiến người bệnh lo lắng, khiến họ mất lòng tin vào một trị liệu có hiệu quả và vào các bác sĩ của mình. Làm tăng nguy cơ dừng các trị liệu đối với các bệnh nhân thực sự có nhu cầu, tác giả cuốn sách kể trên phải gánh chịu một trách nhiệm lớn ». Cơ quan Giám định Chất lượng Y tế Pháp HAS cũng khuyến cáo các bệnh nhân « không nên tự ngừng dùng thuốc, nếu không có ý kiến của bác sĩ điều trị ».

Quan điểm cho rằng cholesterol không có hại đối với hệ tim mạch, của bác sĩ Even trong cuốn sách sắp được phát hành, thực ra không hoàn toàn mới. Cũng theo Le Nouvel Observateur, từ đầu những năm 2000, tiếp theo « Những huyền thoại về cholesterol », cuốn sách của bác sĩ Thụy Điển Uffe Ravnskov, và tiếp theo hơn một trăm bài báo bảo vệ quan điểm này được đăng tải, 98 người - bao gồm các nhà nghiên cứu và các bác sĩ phủ nhận tác hại của cholesterol - đã tập hợp thành một mạng lưới Thincs (the International network of cholesterol skeptics) vào năm 2002. Mặc dù các nghiên cứu của nhóm được đăng tải trên một số tạp chí khoa học có uy tín như Lancet, nhưng quan điểm « tác hại của cholesterol chỉ là một huyền thoại » của họ ít được chú ý.

Gần đây tại Pháp, cũng về chủ đề này, có cuốn sách của bác sĩ chuyên khoa tim mạch Michel Lorgeril, « Cholesterol, những lời dối trá và sự tuyên truyền », ấn hành năm 2007. Bác sĩ Lorgeril cũng là người từng đề xuất « nghịch lý Pháp » hay chế độ ăn uống đặc thù của khu vực Địa Trung Hải vào năm 1992, ghi nhận hiện tượng : Dù người Pháp và dân cư ở khu vực Nam Âu có tỷ lệ cholesterol cao tương đương người Mỹ, nhưng lại ít mắc các bệnh tim mạch hơn nhiều so với người Mỹ. Một trong các lý do của nghịch lý này là các cư dân tại khu vực Địa Trung Hải uống rượu vang và sử dụng các chất béo không bão hòa có trong dầu ô liu, một thực phẩm phổ biến của khu vực.

Cho dù có những bất đồng sâu sắc trong vấn đề sử dụng các thuốc statin hạ cholesterol giữa bên ủng hộ và bên chống, Cơ quan Giám định Chất lượng Y tế HAS, trong thông cáo kể trên nhân cuốn sách của giáo sư Even, cũng thừa nhận rằng các thuốc statin cho những người có nguy cơ tim mạch, không phải lúc nào cũng được kê đúng. HAS thừa nhận: « có một số trường hợp lạm dụng statin ở Pháp ; việc lạm dụng statin trong việc ngăn ngừa nguy cơ tim mạch ở những người không có tiền sử tai biến (…), ở những người mà nguy cơ bị tai biến không cao ».

Về chủ đề này, Libération số ra ngày 13/02 có bài « Cholesterol, các thuốc statin bị chỉ trích dữ dội ». Libération lưu ý đến một số điều hợp lý trong quan điểm phản bác tác hại của cholesterol. Đặc biệt là góc nhìn của giáo sư Bernard Bégaud, người phụ trách một cơ sở theo dõi dược phẩm lớn nhất tại Pháp, có trụ sở ở Bordeaux. Bác sĩ Bégaud ghi nhận, kể từ hơn 10 năm nay, không có một nghiên cứu nào cho thấy các tác dụng tích cực của statin tại Châu Âu, đối với các bệnh nhân ở giai đoạn phòng ngừa sơ cấp, tức là có tỷ lệ cholesterol hơi cao, nhưng chưa từng bị nhồi máu. Mà trên thực tế, các bác sĩ đã kê thuốc statin một cách phổ biến cho những người này. Ngay từ năm 2005, bác sĩ Bégaud đã cho rằng 20% trường hợp điều trị với statin là không cần thiết.

Libération cũng lưu ý đến cái nhìn thận trọng của giáo sư Simon Weber, bệnh viện Cochin Paris, theo đó, bác bỏ hoàn toàn tác dụng của statin là « hồ đồ ». Bên cạnh đó, bác sĩ chuyên khoa tim mạch bệnh viên Cochin cũng nghiêm khắc chỉ trích áp lực của các tập đoàn công nghiệp dược phẩm, từ năm này qua năm khác, thúc đẩy việc sử dụng statin với liều cao, mà điều này là không cần thiết, thậm chí còn nguy hiểm.

Hạ cholesterol bằng các thuốc statin có cần thiết hay không ? Nếu cần thì trong những trường hợp nào ? Và rộng hơn nữa, để phòng ngừa các căn bệnh tim mạch, các biện pháp căn bản là gì ?... Đây là những câu hỏi hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp một lần nữa lại đặt ra trong công luận Pháp, nhân cuốn sách của bác sĩ Even, trong bối cảnh nhiều bê bối dược phẩm quy mô lớn mới bị bung ra trong thời gian gần đây, như vụ Mediator. Giới chuyên gia cũng như công luận cũng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các chiến lược điều trị và chăm sóc sức khỏe sát thực, hiệu quả và chi phí tiết kiệm hơn.

Phần phỏng vấn bác sĩ Nguyễn Ý Đức (Texas)


RFI : Xin Bác sĩ cho biết về quan điểm phủ nhận tác hại của cholesterol đối với các bệnh tim mạch được nhìn nhận như thế nào tại Hoa Kỳ.

BS Nguyễn Ý Đức : Đây là một vấn đề khá quan trọng, ngoài tầm hiểu biết của chúng tôi, cho nên cũng chỉ xin có vài ý kiến hết sức căn bản, thông thường.

Cho tới nay, ý kiến chung của y giới cũng như quần chúng tại Hoa Kỳ vẫn cho là cao cholesterol có liên hệ tới bệnh tim mạch. Và người ta đã đặt ra các tiêu chuẩn cholesterol tới mức độ nào là phải điều trị bằng được phẩm, bằng giảm tiêu thụ chất béo, chất cholesterol hoặc các phương thức khác…

Tuy nhiên, từ lâu cũng đã có nhiều nghiên cứu cho rằng cao cholesterol không đưa tới bệnh tim mạch. Họ nêu ra kết quả nghiên cứu của Framingham, Boston, kéo dài 30 năm cho hay cao cholesterol là một rủi ro đưa tới bệnh tim mạch nhưng không giải thích tại sao, và ½ bệnh nhân có bệnh tim mạch thì cholesterol lại thấp, trong khi đó ½ người không có bệnh tim mạch thì cholesterol lại cao.

Cũng nên để ý rằng yếu tố rủi ro (risk) không phải là nguyên nhân gây ra bệnh mà chỉ là một nguy cơ, một cơ hội để bệnh có thể xảy ra. Chẳng hạn có nghiên cứu nói là phụ nữ cao lớn thường hay bị bệnh ung thư nhũ hoa, thì không có nghĩa là cứ cao lớn là bị ung thư này. Tất nhiên là không phải vậy.

Có thể dẫn thêm một số nghiên cứu khác như một nghiên cứu tại Canada trong 12 năm cho hay cao cholesterol không liên quan gì tới bệnh tim mạch. Hoặc người Nhật thường được coi như ăn ít thực phẩm chứa cholesterol và ít có rủi ro bệnh tim. Khi họ định cư tại Hoa Kỳ, tiếp tục món ăn truyền thống thì lại bị bệnh tim mạch nhiều hơn là người Nhật tiêu thụ món ăn Hoa Kỳ nhiều chất béo. Như vậy thì có thể là có một rủi ro nào khác, chẳng hạn stress…

Như vậy thì, tại sao cho là cao cholesterol đưa tới bệnh tim mạch vẫn còn rất phổ biến. Có ý kiến cho rằng các nhà sản xuất dược phẩm cũng như kỹ nghệ chế biến thực phẩm, vì lợi nhuận tài chánh, vẫn liên tục bảo vệ quảng bá tin tưởng rằng cao cholesterol là xấu trong quần chúng, và quần chúng tin theo. Cho nên, nhiều người e ngại khi nói mức độ cholesterol không liên hệ tới bệnh tim là đi ngược với ý kiến được coi là không phải bàn cãi hiện nay.

RFI : Xin Bác sĩ cho biết thêm về cholesterol.

BS Nguyễn Ý Đức : Cholesterol là một thành phần cần thiết của màng các tế bào, được dùng để sản xuất một số kích thích tố, tạo ra sinh tố D trên da bằng tia nắng, cũng như tạo ra acit mật để tiêu hóa chất béo... Cholesterol chiếm 70% các chất cấu tạo tế bào của não bộ, cho nên cơ thể đã tự cung cấp tới 75% cholesterol. Khi ta tiêu thụ nhiều cholesterol, thì cơ thể giảm sản xuất mà khi tiêu thụ giảm thì cơ thể tăng sản xuất để giữ quân bình tự nhiên.

Do đó giảm tiêu thụ cholesterol chưa đủ để hạ cao cholesterol. Vả lại, theo một số nghiên cứu, cholesterol chỉ bám vào thành động mạch bị tổn thương vì lý do khác, như là đường quá cao, chất béo ôi hư. Vì thành động mạch bình thường rất trơn chu để máu lưu thông dễ dàng. Khi có một vết thương, thì LDL (Low-density lipoprotein) mới dính vào đó mà gây ra rủi ro.

RFI : Xin Bác sĩ cho biết quan niệm của Bác sĩ về việc phòng ngừa các bệnh tim mạch.

Chúng tôi cứ nghĩ rằng, cái quan niệm trung dung của Á đông vẫn là điều nên áp dụng, và nhà văn Hoa Kỳ Mark Twain có nói là ông tin tưởng ở sự vừa phải moderation trong mọi lãnh vực (kể cả sự vừa phải).

Cholesterol nói riêng, thức ăn nói chung, rất cần thiết cho cơ thể, nhưng sự cần thiết này có giới hạn. Nếu cung cấp quá giới hạn thì cơ thể không sử dụng hết và phải tìm cách loại ra khỏi cơ thể, ấy là không kể sự bội thu gây ra sự mất cân bằng tự nhiên của các chức năng cũng như cấu trúc của cơ thể và gây ra rủi cho cho sức khỏe cũng như gây ra bệnh.

Thành ra, trung dung vừa phải là điều cần. Tiêu thụ cho đúng với nhu cầu. Tiêu thụ đa dạng nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, nhưng phải theo một tỷ lệ nhiều ít chấp nhận được.

Như vậy sức khỏe mới được bảo toàn một phần nào. Rồi ta cũng cần áp dụng các phương thức bảo vệ sức khỏe khác như vận động cơ thể, ngủ nghỉ đầy đủ, giải trí thư giãn trí óc và tránh xúc động quá mức.

Ngoài ra cũng nên để ý là kết quả nghiên cứu khoa học không có giá trị vĩnh viễn. Kết quả đúng hôm nay chưa chắc đã đúng vào vài năm nữa. Vì để phát triển, khoa học cần được liên tục nghiên cứu. Một kết quả mới được thông báo mới chỉ là kết quả sơ khởi, cần nhiều nghiên cứu khác có cùng ý kiến thì kết quả đó mới được coi là chung kết và được phổ biến để dân chúng áp dụng...

RFI : Còn về thuốc hạ cholesterol, Bác sĩ có ý kiến như thế nào ?

BS Nguyễn Ý Đức : Thực tình ra, những loại thuốc để hạ cholesterol, các nhà bào chế cũng đã lưu ý với giới tiêu thụ rằng, thuốc có thể gây ra một số những rủi ro cho cơ thể chúng ta. Đặc biệt nhiều người uống statin có cảm giác rằng đau nhức cơ bắp, đôi khi rất trầm trọng, tổn thương cho gan, thận, thần kinh, thậm chí tử vong mà lý do tại sao vẫn chưa được xác định. Lý do làm sao, thì vẫn chưa xác định được, thành ra chúng tôi cũng chỉ xin thưa thế này. Khi sử dụng loại thuốc đó, thì nhiều khi phải sử dụng lâu dài, chúng ta cũng phải hết sức dè dặt, theo dõi. Nếu có những biến chứng, hoặc có những khó khăn gì xảy ra, thì phải cho bác sĩ hay, để bác sĩ có thể điều chỉnh cái lượng thuốc của mình để giảm thiểu các rủi ro cho sức khỏe.

RFI xin cảm ơn Bác sĩ Nguyễn Ý Đức đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn hôm nay





Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 22/Feb/2013 lúc 1:07am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 23/Feb/2013 lúc 1:44am

PHẢN HỒI

 bài viết

 "Cuốn sách gây tranh luận tại Pháp:
"Sự thật về cholesterol"

**
***


Ông Philippe Even này đã từng khẳng định rằng ciclosporine chữa được bệnh SIDA,  trong khi thuốc ấy tuyệt đối không được dùng trong bệnh ấy (liệt kháng + chống kháng = tai vạ to !).
 
Một bài xã luận của báo Quotidien du Médecin cách đây vài ngày cho rằng ông ta bị bệnh tâm thần, với triệu chứng paranoia : cho rằng mọi người đều sai lầm, và tìm mọi âm mưu để bịt miệng một mình mình.   
 
Việc phòng bệnh tim mạch với thuốc loại statine, hay bất cứ chi khác, phải theo những quy tắc rõ rệt đến từ những thống kê được kiểm chứng kỹ lưỡng. Mọi tuyên bố cường điệu đều chỉ là những mánh lới thu hút dư luận.
 
Bác sĩ Nguyễn Hoài Vân
(hiện định cư tại Pháp)





Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 23/Feb/2013 lúc 1:45am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 03/Sep/2013 lúc 7:44pm


Dầu olive
Olive oil
Theo: Good Housekeeping
***

image


image



Thumbnail



Khi bạn mua dầu olive, điều quan trọng nhất nên nhớ là bạn đang mua một loại nước ép, mà nước ép trái cây thì không có tươi mãi. Thử hỏi bạn có dùng nước cam ép từ hai năm qua để mà nấu ăn không? Dầu olive không giống như rượu càng để lâu càng ngon.

 image
Dầu olive không giống như rượu càng để lâu càng ngon.
(Hình: kelizabethr.wordpress.com)
 
Làm thế nào để biết dầu olive mình mua là cũ hay mới?

 image
Dưới đây là những kinh nghiệm quý giá mà tác giả thu nhặt được từ cuộc vận động Flavor Your Life với sự hỗ trợ của Liên Minh Âu Châu, Bộ Nông Nghiệp Thực Phẩm Ý và UNAPROL, tập đoàn sản xuất dầu olive lớn nhất của Ý.
 
1. Trước tiên, hãy nhìn vào chữ “Harvest Date” hoặc “Crop Date” trên chai.
 
“Harvest Date” nói cho bạn biết chính xác những trái olives này được hái khi nào. Dầu olive ngon nhất nếu như được dùng trong vòng 18 đến 24 tháng sau khi hái.
 
Quá thời gian đó, dầu olive vẫn còn ăn được nhưng nên dùng để nấu ăn hơn là dùng để trộn salads. Nhiều hãng dầu olive có ghi hạn tốt nhất để dùng (“best if used by”) nhưng điều này không cho biết là dầu olive đó để bao lâu rồi. Thêm vào đó, mỗi công ty có cách nhìn khác nhau về việc dầu olive để được bao lâu thì tốt.
 
2. Dầu olive mắc tiền không phải hẳn là dầu ngon.
 
Không phải lúc nào bạn trả thêm tiền thì bạn cũng lấy về được phần ngon hơn. Dầu olive ngon nhất đến từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả ở California, Tây Ban Nha, Ý, Ai Cập và đang phát triển ở Úc và Nam Mỹ. Ðất và các yếu tố môi trường khác ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, nhưng chất lượng hương vị cũng phụ thuộc nhiều vào việc người nông dân chăm sóc, phát triển, hái lượm, và ép trái olive.
 
3. Hãy nhìn vào dấu chứng nhận.
 
Nếu bạn chú tâm vào chuyện phải mua dầu olive từ một vùng nhất định nào đó, thì hãy tìm dấu chứng nhận để biết chắc dầu olive được trồng và ép ở đâu.
 
Dấu chứng nhận cũng giúp việc ngăn ngừa dầu olive giả, bao gồm cả việc giả mạo về nguồn gốc hoặc thành phần của sản phẩm. Khi nhìn dấu chứng nhận “Toscano” thì người ta biết olive được trồng, ép và đóng gói tại Toscano, Italy. DOP và IGP là con dấu khác đảm bảo việc sản xuất và chế biến dầu olive đã được thực hiện trong một khu vực địa lý cụ thể.
 
Phân biệt các loại dầu olive:

%5bImage:%20162952-PN-130312-Oliveoil-02.400.jpg%5d
Các loại dầu olive. 
(Hình: onlinestore.smucker.com)




- Extra virgin olive oil: đây được xem là loại tinh chất, vì loại dầu olive này được chiết xuất từ những trái olives tươi tốt nhất, không chứa chất bảo quản, chất tẩy như những loại dầu khác. Chất axit của dầu (axit không béo) không được phép vượt quá 0.8% trên 100 gram. Ðây cũng là loại có tỉ lệ chất chống oxy hóa cao nhất.



Virgin%20Olive%20Face%20Masque
- Virgin olive oil: đây là loại ít mùi hơn và không nhẹ như dầu tinh chất Extra Virgin olive oil. Chất axit của dầu không quá 2% trên 100 gram.
 

Pure%20Olive%20Oil%20Logo
- Pure Olive oil: loại dầu này thích hợp với nhiệt độ cao, dùng để chiên, xào.
 

Extra%20Light%20Olive%20Oil%20Logo
- Light: dầu nhẹ do lọc lại nhiều lần, hoặc trộn thêm các loại dầu khác. Dầu Extra light có màu sắc nhạt hơn loại nguyên chất. Dầu này thường dùng để đánh bóng đồ vật. (NL)






%5bImage:%20162952-PN-130312-Oliveoil-01.400.jpg%5d






Dầu ô liu
Giá trị dinh dưỡng 100 g (3,5 oz)
3.701 kJ (885 kcal)
0 g
100 g
14 g
73 g
11 g
<1.5 g
3.5-21 g
0 g
14 mg (93%)
62 μg (59%)
100 g olive oil is 109 ml
Tỷ lệ phần trăm theo lượng hấp thụ hàng ngày của người lớn.



Olive oil
Olive oil is a fat obtained from the olive, a traditional tree crop of the Mediterranean Basin. The oil is produced by pressing whole olives.
Nutrition Facts


Fat composition
Palmitic acid: 7.5–20.0%
Stearic acid: 0.5–5.0%
Arachidic acid: <0.6%
Behenic acid: <0.3%
Myristic acid: <0.05%
Lignoceric acid: <0.2%
yes
Oleic acid: 55.0–83.0%
Palmitoleic acid: 0.3–3.5%
Linoleic acid: 3.5–21.0 %
α-Linolenic acid: <1.0%

Properties
Food energy per 100 g
3,700 kJ (880 kcal)
−6 °C (21 °F)
300 °C (572 °F)
190 °C (374 °F) (virgin)
210 °C (410 °F)(refined)
Specific gravity at 20 °C
911 kg/m3[1]
Viscosity at 20 °C
84 cP
1.4677–1.4705 (virgin and refined)
1.4680–1.4707 (pomace)
75–94 (virgin and refined)
75–92 (pomace)
maximum: 6.6 (refined and pomace)
0.6 (extra-virgin)
184–196 (virgin and refined)
182–193 (pomace)
20 (virgin)
10 (refined and pomace)




***



mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 06/Sep/2013 lúc 9:39pm


 

Chuyện ăn uống

 

 

Vũ Quí Đài,

Nguyên Khoa Trưởng Đại Học Y Khoa Sài Gòn

 

 

Có gì mới trong vấn đề ăn uống sao cho lành mạnh? Trong vòng một vài chục năm trở lại đây, có nhiều điều mới không giống những kiến thức ta có từ trước.
Sau đây là những tóm lược của khoa dinh dưỡng thuộc Viện Đại Học Berkeley.

 


Bơ và margarine
Chuyện cũ: Có một thời người ta ca tụng margarine, vì margarine có nguồn gốc thực vật nên không có cholesterol và ít chất béo bão hòa hơn là bơ. Sau đó lại thấy là cũng phải coi chừng margarine vì chất dầu trong margarine có nhiều thứ chất béo gọi là “trans” (transfat), cũng có hại cho tim mạch như chất béo bão hòa.
Chuyện mới: Có một số margarine mới được tung ra thị trường gần đây, không có chất béo trans. Thí dụ như margarine làm bằng dầu canola. Hoặc là những thứ margarine lỏng, margarine “diet” trong đó chất béo trans được giảm đi nhiều. Ngoài ra cũng có những margarine mới, như Benecol, Take Control ăn vào có thể giảm cholesterol phần nào. Nếu chỉ lâu lâu dùng chút đỉnh, thì thật ra cũng không cần chọn lựa gì nhiều, bơ hay margarine đều được cả.

 


Vấn đề muối
Chuyện cũ:
Ăn mặn thì sẽ bị cao huyết áp.
Chuyện mới: Không phải cứ ăn mặn thì huyết áp bị cao. Chỉ có những người do yếu tố di truyền hay nguyên do nào khác mà nhạy cảm với muối, thì mới cần kiêng mặn.
Tuy nhiên, về thực tế, không biết được ai là người nhạy cảm, ai không, và huyết áp có cao lên thì cũng bị từ từ không thấy được ngay, cho nên tốt hơn hết là đừng nên ăn mặn quá. Ngoài những món mặn, như đồ ăn kho, những thực phẩm bán sẵn như đồ hộp, xúc xích, chips... thường có rất nhiều muối. Ngoài ra, ăn nhiều muối cũng có thể làm cho xương bị xốp.


Đậu nành
Chuyện cũ: Đậu nành là một thứ ngũ cốc không có gì đặc sắc.
Chuyện mới: Đậu nành và những chế phẩm làm từ đậu nành như tàu hũ, sữa đậu nành không những làm cho cholesterol giảm bớt, mà còn có thể làm đỡ bị ung thư. Nếu bạn ăn uống theo chế độ, ít cholesterol, ít chất béọ lại thêm chừng 25 grams chất đạm từ đậu nành thì sẽ giảm thiểu được rủi ro bị bệnh nghẹt động mạch vành sinh, đứng tim.
Tuy nhiên, đậu nành, cũng như những rau cỏ khác (và tất cả thực phẩm khác), là một hợp thể phức tạp của nhiều chất. Cho nên ăn có chừng mực vẫn là điều quan trọng.

 


Ăn bắp
Chuyện cũ: Ăn bắp không tốt bằng ăn cơm hay bánh mì.
Chuyện mới: Bắp là một thứ ngũ cốc cũng tốt không kém gì các loại gọi là “whole grain” khác. Bắp vàng có chứa nhiều chất tiền phẩm của sinh tố A, nhóm carotenoid, làm cho “sáng mắt.” Tuy nhiên cũng nên nhớ là sinh tố A nhiều quá mức lại có hại. Bắp màu trắng thì không được tốt như bắp vàng.

 


Cà chua
Chuyện cũ: Cà chua có nhiều sinh tố C, nhưng phải là cà chua tươi mới được.
Chuyện mới: Đúng là cà chua có nhiều sinh tố C, và càng tươi thì sinh tố càng nhiều. Nhưng ngoài sinh tố C, cà chua còn có một chất gọi là lycopene. Chất này có thể phòng ngừa bệnh ung thư tiền liệt tuyến. Có điều đặc biệt là cà chua đã chế biến (như xốt cà) thì chất lycopene lại dễ hấp thụ vào cơ thể hơn.

 


Tôm, cua, mực...
Chuyện cũ: Tôm có nhiều cholesterol, không nên ăn.
Chuyện mới: Đúng là tôm và mực có nhiều cholesterol nhất so với nghêu, sò, hến. Một nửa pound tôm có khoảng 300 mg cholesterol, là mức tối đa cho một ngày. Nhưng tôm lại rất ít chất béo bão hòa, là thứ làm hại tim nhiều hơn là cholesterol. Ngoài ra, tôm cũng có chất béo omega-3 là thứ chất béo giúp cho đỡ bị nghẹt tim. Như vậy thì ăn vừa phải là tốt hơn cả.
Cũng nên ghi thêm là tôm, cua (kể cả tôm hùm), scallop, nghêu, sò, chem chép... có ít cholesterol hơn là thịt bò.

 


Cà phê và trà
Chuyện cũ: Uống cà phê có hại. Có người nói uống trà bị xốp xương.
Chuyện mới: Cà phê là thứ đồ uống được nghiên cứu kỹ càng nhất trên thế giới. Các kết quả cho thấy là cà phê, cũng như chất caffeine trong các thực phẩm khác, không làm hại tim, không sinh ung thư, không làm loét bao tử.
Có một số người uống nhiều quá thì cảm thấy bứt rứt, nhưng nói chung thì uống vừa phải không có hại gì nếu không sẵn có bệnh như bệnh loạn nhịp tim. Nếu đang uống cà phê nhiều đều đều mà muốn thôi, thì đừng ngưng ngang, mà phải bớt từ từ trong nhiều ngày để tránh khỏi bị nhức đầu.
Trà có chất “kháng oxyt hóa” (antioxidant), nên có thể giảm thiểu rủi ro bị ung thư. Ngoài ra, trà cũng làm cho đỡ nghẹt mạch máu vì cholesterol. Trà không làm xốp xương. Dĩ nhiên là những thứ lá lẻo linh tinh gọi là “herb tea” vì không phải là trà, nên không kể .

 


Tin vui cho người mê sô cô la
Chuyện cũ: Sô cô la có hại, nhiều ca lo ri lắm, đừng ăn.
Chuyện mới: Đúng là sô cô la có nhiều ca lo ri. Nhưng sô cô la cũng như trà, có nhiều chất kháng oxyt hóa.
Ngoài ra có một cuộc khảo sát đại quy mô, cho thấy là trong số những người bình thường có hoạt động thể dục thể thao, thì nhóm người có ăn mỗi tháng vài phong sô cô la sống lâu hơn nhóm người không ăn sô cô la. Lý do thì không hiểu tại sao. Cuộc khảo sát chưa kết thúc.

 


Cam, chanh, bưởi
Chuyện cũ: Các trái cây này có nhiều sinh tố C.
Chuyện mới: Vẫn đúng vậy. Nhưng ngoài ra, cam, chanh, bưởi còn có nhiều chất giúp cho đỡ bị ung thư và trúng gió.

 


Màu sắc của rau quả
Chuyện cũ: Không để ý đến màu sắc.
Chuyện mới: Những loại rau và trái cây đậm màu, thường có nhiều sinh tố và chất khoáng hơn. Thí dụ như nho đỏ, dâu, mận “Đà Lạt,” cam, cà rốt, rau dền, rau cải xanh, củ cải đỏ, v.v. Ngoài ra, chất màu của thực vật còn có thể phòng ngừa nhiều bệnh kinh niên, kể cả ung thư, vì có nhiều chất kháng oxyt hóa.

 


Trái Bơ
Chuyện cũ: Ngày xưa người ta, cả giới y khoa, cũng cho là trái bơ nó nhiều chất béo lắm, nên nó còn có nickname là "butter pear" nữa. Một trái trung bình có 30 grs chất béo, tương đương với một cái hambuger to), và vì thế các vị "chuyên môn" thường khuyên mình nên hạn chế ăn uống thứ trái cây này.
Chuyện mới: Nhưng gần đây, các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng, hầu hết chất béo từ trái bơ thuộc loại "monounsaturated", lại là tốt cho mình. Tốt vì nó có thể làm giảm mức độ cholesterol. Vì thế chính phủ Mỹ khuyên nên ăn trái này ( bơ ) . Em mừng hết lớn.

Cụ thể hơn, trong một cuộc thử nghiệm năm 1996, 45 người đã ăn trái bơ mỗi ngày trong một tuần. Kết quả là họ đã thấy cholesterol ở những người này giảm trung bình khoảng 17%. Tưởng cũng nên nói thêm một tí rằng cholesterol của mình nó gồm :
- LDL (low density lipoprotein, hoặc "bad fat") và triglycerides, có thể gây hoặc làm trầm trọng hơn những chứng bịnh tim
- HDL (high density lipoprotein, hay "good fat" levels), có thể làm giảm bớt nguy cơ bệnh tim
Số 45 người kia thì sau một tuần "thí nghiệm", số LDL của họ xuống và HDL lên.
Họ tìm thấy trái bơ có nhiều beta-sitosterol, một chất natural có thể làm giảm nhiều số lượng cholesterol trong máu.
Nói vậy, nhưng người ta cũng khuyên mình nên ăn có chừng mực, vì nó nhiều calories hơn nhiều trái cây khác.



Tóm lại:
Về vấn đề dinh dưỡng, nếu đọc càng nhiều càng thấy mù mờ hơn, hoặc là không thể nào nhớ nổi các chi tiết lẻ tẻ, thì có lẽ nên theo nguyên tắc là ăn uống gì cũng chừng mực, trừ phi là mình có bệnh thì phải theo chế độ của bác sĩ chỉ dẫn.

 


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 02/Oct/2013 lúc 10:19am



BÁC SĨ TỐT NHẤT LÀ CHÍNH MÌNH
 
Tác giả: Hồng Chiêu Quang
Huỳnh Phụng Ái (biên dịch)


LỜI KHUYÊN DÀNH CHO MỌI NGƯỜI

Trân trọng sức khỏe!
Tận hưởng sức khỏe!
Sáng tạo sức khỏe!
Nếu bạn còn trẻ, và mong muốn được sống vui vẻ và khỏe mạnh, hãy đọc
quyến sách này!
Nếu bạn đã già, và mong muốn sống khỏe sống lâu, hãy đọc quyển sách này!
Nếu bạn nghèo khó, không đủ sức mua thuốc men giá đắt, hãy đọc quyển sách này!
Nếu bạn giàu có, nhưng lại kém sức khỏe và kém vui, hãy đọc quyển sách này!
Chỉ cần trích 4 giờ ít ỏi đọc kỹ quyển sách này, nó sẽ mang lại 36.000
ngày thu hoạch quí giá cho cả cuộc đời bạn!


ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ


Trong các năm gần đây, ở Trung Quốc dường như không có một tài liệu y
khoa nào lại có những bản truyền tay và photo nhiều như tài liệu về
lời khuyên sức khỏe của giáo sư Hồng Chiêu Quang.

Giáo sư Hồng Chiêu Quang sinh năm 1939 tại Phước Kiến, tốt nghiệp học
viện YH khoa Thượng Hải. Nhận lời mời của các tỉnh thành Trung Quốc,
ông đã có nhiều buổi nói chuyện về chuyên đề "Y học dự phòng", nội
dung như tiếng chuông báo động cảnh tỉnh dư luận, mang lại nhiều ý
kiến phản hồi sôi nổi trong cộng đồng, nhiều khán thính giả đã tâm sự
rằng: nếu sớm được nghe giáo sư giảng giải, sẽ ko đến nỗi phải lâm
bệnh nặng làm liên lụy tới gia đình và người thân. Thậm chí nhiều khán
thính giả còn nhận xét rằng: Nếu sớm nghe ông giảng giải, sẽ ko vì
quan niệm sai lầm, hoặc thiếu hiểu biết, mà dẫn tới căn bệnh hiểm
nghèo, tử vong hoặc trở thành người thực vật vô tri vô giác.
Việc phòng ngừa trước khi phát bệnh chẳng những giảm một cách đáng kể
nỗi đau bệnh tật cho mọi người, đồng thời còn nâng cao tuổi thọ bình
quân của toàn dân, tiết kiệm một khối lượng lớn nguồn vốn của quốc
gia, nhìn chung môn y học dự phòng của Giáo sư Hồng Chiêu Quang đem
lại hiệu quả cao mà lại ít tốn kém.

Quyển sách này được giáo sư Hồng Chiêu Quang tập hợp lại trên cơ sở
các bài phát biểu của ông. Để giúp bạn đọc dễ dàng nắm vững nội dung,
sách được chia thành ba phần gồm chương quan niệm, chương tu thân và
chương dưỡng tâm., thêm tiêu đề chú thích, nhấn mạnh những đoạn đặc
biệt quan trọng và mang ý nghĩa cảnh tỉnh, nhằm giúp bạn đọc nắm vững
nội dung.

LỜI TỰA

Đầu năm 2003, tình cờ chúng tôi được một người bạn tặng cho quyển sách
"Kiện khang trung cáo" tức (Bác sĩ tốt nhất là chính mình)của giáo sư
Hồng Chiêu Quang. Người bạn cho biết là ở Trung Quốc người ta tranh
nhau mua sách này gửi cho bạn bè thân quen làm quà tặng. Cảm thấy thú
vị nên trong vòng 2 đêm chúng tôi đã đọc xong tập sách trên, điều làm
chúng tôi thích thú nhất là tính thực tế và dí dỏm của sách, giúp
người đọc "đọc là hiểu ngay, hiểu và làm được, có thể nhận thấy kết
quả sau khi thực hành "...Ai ai cũng đều xem việc có trong tay quyển
"Bác sĩ tốt nhất là chính mình" này là một niềm hân hoan, hạnh phúc và
hợp thời.

Việc chú tâm đi vào nghiên cứu môn y học dự phòng của giáo sư Hồng là
do phát hiện hai hiện tượng trái ngược: Trong khi tỉ lệ căn bệnh tim
mạch và tai biến mạch máu não có xu hướng giảm ở các nước kinh tế phát
triển, thì lại có xu hướng tăng ở Trung Quốc, xét về nguồn kinh phí y
tế, Trung Quốc chủ yếu chi cho công tác điều trị, tức là khâu khắc
phục hậu quả. còn ở các nước phát triển lại chi nhiều cho giáo dục sức
khỏe và phòng bệnh. Từ đó ông nảy sinh 1 ý nghĩ "Chỉ khi phổ cập đến
cộng đồng, y học mới phát huy tác dụng tốt nhất".Ông mạnh dạn đi vào
nghiên cứu chuyên ngành, bắt đầu con đường phổ cập kiến thức phòng
bệnh. Còn về nguồn gốc các buổi thuyết trình sức khỏe thì như lời ông
kể: ban đầu chỉ là buổi tâm sự bên cạnh giường bệnh của một bệnh nhân
nào đó, dần dần, câu chuyện của ông thu hút những bệnh nhân khác. họ
tụ tập lạ và lắng nghe, thế là trở thành buổi tọa đàm trong phòng
bệnh, rồi từ phòng bệnh này tới phòng bệnh khác., bệnh viện này tới
bệnh viện khác, nhiều bệnh nhân và y bác sĩ đã thu hoạch được nhiều
điều bổ ích qua các buổi nói chuyện của ông nên đã truyền tai nhau từ
người này sang người khác, cuối cùng thì toàn thành phố Bắc Kinh đều
biết bác sĩ Hồng Chiêu Quang, thế là bắt đầu cuộc hành trình thuyết
giảng của giáo sư từ đơn vị này tới đơn vị khác, từ tỉnh thành này tới
tỉnh thành khác trên khắp xứ sở của Vạn lý trường thành.

Tóm lại, những lời khuyên sức khỏe bình dị do ông đề ra, chính là sự
kết hợp giữ tri thức khoa học và nhận thức về cuộc sống một cách tài
tình, hàm chứ trình độ y khoa dầy dặn và từng trải trong cuộc đời, nên
nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt của độc giả. Vì vậy, chúng tôi
quyết định dịch quyển sách này ra tiêng Việt để phục vụ bạn đọc, Hy
vọng, rằng sau khi xem xong sách chúng ta càng trân trọng sức khỏe,
hưởng thụ sức khỏe và sáng tạo sức khỏe!




PHẦN I


QUAN NIỆM

Chỉ cần có quan niệm và biện pháp đúng đắn, lẽ ra con người có thể thọ
đến 120 tuổi.

Theo nguyên lý sinh học, con người có thể sống tới 120 tuổi. Nhưng
trên thực tế, con người đã mắc bệnh, tàn tật rồi tử vong trước thời
gian đó. Vậy thì thật ra người ta có thể thọ đến bao nhiêu tuổi?

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, giai đoạn trung niên phải
là trước tuổi 65, từ 65-74 là người cao tuổi trẻ, còn 75-90 tuổi mới
chính thức là người già. 90 tuổi đến 120 tuổi mới là người cao tuổi
già. Theo nguyên lý của sinh học, tuổi thọ của động vật có vú gấp 5-6
lần so với giai đoạn sinh trưởng của chúng. Nếu giai đoạn sinh trưởng
của con người được tính từ thời điểm mọc chiếc răng sau cùng (từ 20-25
tuổi), thì tuổi thọ ngắn nhất phải là 100 tuổi, dài nhất là 150 tuổi,
nên tuổi thọ bình quân được công nhận phải là 120 tuổi.

Trong suốt quá trình 120 năm đó, nếu chúng ta có thể giữ gìn sức khỏe,
đạt tới tiêu chuẩn trước 70 tuổi không bệnh tật, 80,90 tuổi vẫn khỏe
mạnh thì sống tới 100 tuổi sẽ chẳng còn là ước mơ hão huyền, vì đó là
quy luật sinh học bình thường. Nhưng khi nhìn lại thực tế cuộc sống,
tuổi thọ bình quân chỉ đạt tới 70, nghĩa là sống ít hơn 50 tuổi so với
quy luật thường. Còn đáng lẽ phải sống khỏe mạnh tới 70-90 tuổi, con
người lại sớm đau yếu lúc bước vào ngưỡng cửa 40, mắc chứng bệnh nhồi
máu cơ tim lúc 50, chết khi mới hơn 60, cũng là sớm có bệnh hơn 50 năm
so với quy luật bình thường.
Sớm mắc bệnh, sớm tàn tật, sớm tử vong đã trở thành hiện tượng phổ
biến trong xã hội thời nay.

Xưa kia người ta thường quan niệm rằng: Người giàu có ăn không ngồi
rồi, sức khỏe mới yếu, thật ra thiếu hiểu biết về chăm sóc sức khỏe
ban đầu mới là nguyên nhân chính dẫn tới sức khỏe yếu. So sánh giữa
người da trắng và da đen sinh sống ở Mỹ, người da trắng kinh tế khá,
đời sống vật chất hơn hẳn người da đen, tỉ lệ mắc chứng bệnh cao huyết
áp, nhồi máu cơ tim và ung thư cũng ít hơn nhiều so với người da đen.
Vì vậy tuổi thọ cũng cao hơn.

Giới trí thức ở Mỹ có địa vị cao, thu nhập cao, tỉ lệ mắc bệnh cũng
thấp hơn so với giới công nhân thợ thuyền. Nguyên do là giới trí thức
ở Mỹ có nền giáo dục về sức khỏe, kiến thức vệ sinh, ý thức bảo vệ sức
khỏe cao hơn.

Theo số liệu thống kê của tôi, nhiều học sinh tiểu học ở Bắc Kinh đã
mắc chứng bệnh cao huyết áp, học sinh trung học đã bị chứng xơ cứng
động mạch. Khi kinh tế phát triển, đời sống vật chất ngày càng cải
thiện, lẽ ra con người phải sống tốt sống khỏe hơn trước mới đúng,
nhưng tại sao có nhiều người lại chết sớm hơn? Dư luận cho rằng: chính
nền kinh tế phát triển, cuộc sống sung túc là nguyên do dẫn tới các
chứng bệnh tai biến tim mạch, tiểu đường, ung bướu!

Đó là một nhận định hoàn toàn sai lầm! Nền văn minh vật chất không gây
nên tội. Nguồn gốc sâu xa chính là sự nghèo nàn về văn mình tinh tinh
thần, yếu kém về kiến thức y học dự phòng, Tỉ lệ mắc bệnh thấp và điều
kiện kinh tế cao của người da trắng so với tỉ lệ mắc bệnh cao và điều
kiện kinh tế thấp của người da đen ở Mỹ là một minh chứng rõ ràng. Còn
giới trí thức ở Mỹ có địa vị cao, thu nhập cao, tỉ lệ mắc bệnh thấp,
tuổi thọ cao hơn so với giới lao động chân tay là minh chứng thứ hai.

Qua đó cho thấy, nhân dân Trung Quốc bị bệnh nhiều, hoàn toàn không do
no đủ về đời sống vật chất, mà chỉ tại thiếu thốn về văn minh tinh
thần. Chỉ cần người người dân có ý thức nâng cao kiến thức y tế và nắm
vững biện pháp giữ gìn sức khỏe, thì việc vừa phát triển kinh tế, cải
thiện đời sống, vừa có thêm sức khỏe là việc nằm trong tầm tay của
chúng ta.


NHIỀU NGƯỜI KHÔNG CHẾT VỀ TẬT BỆNH MÀ CHẾT VÌ NGU DỐT.


Xin kể với các bạn một chuyện thật 100% có một người đàn ông chỉ vì
khuân số cải trắng trị giá 12 ngàn đồng lên lầu, mà dẫn tới hậu quả
phải tốn hơn 120 triệu đồng tiền thuốc men, suýt chút thì bỏ mạng! Nếu
trước đó ông ta có kiến thức về sức khỏe, biết rằng một con người xưa
nay ít làm việc nặng đột nhiên quá gượng sức sẽ có hậu quả thảm hại ra
sao, thì sẽ chẳng bao giờ mắc sai lầm tương tự.

Hiện nay có những căn bệnh nào uy hiếp tới tính mạng của chúng ta?
Theo thống kê, chứng bệnh tim mạch đứng đầu bảng vào năm 2000 trên
toàn thế giới có tới 20 triệu người chết vì căn bệnh này, chiếm 1/3
tổng số người tử vong. Tổng Giám đốc của Tổ chức Y tế thế giới đã phát
biểu: chỉ cần áp dụng tốt biện pháp dự phòng sẽ giúp giảm hơn phân nửa
số tử vong. Có nghĩa là có một nửa trường hợp tử vong đáng lý có thể
ngăn chặn. Nên các chuyên gia cho rằng: nhiều người không chết vì bệnh
tật mà là chết vì dốt kiến thức y học. Muốn không chết bởi ngu dốt,
chết bởi thiếu hiểu biết, hãy ngăn chặn những căn bệnh ngay từ ban
đầu.

Xin đơn cử một ví dụ: một ông cụ đang mang trên mình chứng nhồi máu cơ
tim, cần tránh mọi sự căng thẳng,gắng gượng quá sức. Vậy mà do thiếu
hiểu biết, có lần cho thu dọn nhà cửa, thay vì chỉ nên khuân một lần 2
đến 3 quyển sách, ông đã khuân một lần cả chồng sách, gắng gượng quá
sức, tim đột nhiên ngừng đập, tuy cấp cứu kịp thời , tim đập trở lại,
nhưng do thiếu oxy nên bị nhũn não, trở thành người thực vật, nằm bất
động trên giường bệnh, Nếu ông cụ có kiến thức y học dự phòng, biết
người lớn tuổi tuyệt đối ko nên lao động quá sức thì đã chẳng xảy ra
cơ sự.

Trong thời kỳ kinh tế còn bao cấp, một người đàn ông sống ở Bắc Kinh
mua rất nhiều cải trắng về nhà, không ngờ hôm sau có tuyết rơi, do lo
cải trắng đặt ở ngoài sân bị tuyết làm hư hỏng, nên đã gắng sức khuân
chúng lên lầu 3, cứ nhiều lần lên xuống để vác cho hết 50kg cải, do
ngày thường ít lao động chân tay, ông thở hổn hển rồi ho dữ dội, cuối
cùng ho ra máu, đành phải đưa đến cấp cứu, chúng tôi tới kiểm tra, mới
biết ông ấy đang bị nhồi máu cơ tim cấp tính, suy tim trái cấp tính,
phải tiêm ngay một mũi thuốc đặc trị.
Thưa các bạn, giá 1g vàng ở Trung Quốc lúc đó mới 200.000đồng, 0,1g
chỉ 20 ngàn đồng, thế mà mũi tiêm đó đáng giá 30 triệu đồng, may mà
còn công hiệu, để làm tan khối máu, phải tốn tất cả 120 triệu đồng,
ông mới lành bệnh. Sau này làm thử một bài toán, 50kg cải trắng chỉ
đáng giá 12 ngàn đồng, anh ta đã vì hà tiện 12 ngàn đồng mà dẫn tới
hậu quả phải tốn 120 triệu đồng, suýt chút mất mạng, thật chẳng đáng
chút nào! Nếu xưa nay ông ấy có hiểu biết về y học dự phòng, thì chẳng
xảy ra điều đáng tiếc này!

ĐIỀU TRỊ MẮC TIỀN CHẲNG BẰNG DỰ PHÒNG TỪ BAN ĐẦU
Dù thuốc đặc trị tốn đến cỡ nào, cũng ko thể sánh bằng dự phòng!

Tác dụng của việc giáo dục về giữ gìn sức khỏe là hướng dẫn mọi người
dự phòng nhiều thứ bệnh bằng những biện pháp đơn giản. Nền khoa học kỹ
thuật hiện nay ngày một phát triển, tuy giúp điều trị được nhiều thứ
bệnh , song chi phí rất tốn kém, chỉ một số ít người giàu có và địa vị
cao mới được hưởng thụ.

Thí dụ như trường hợp ghép tim, ca đầu tiên mà bệnh viện An Trinh Bắc
Kinh phẫu thuật ghép tim là trường hợp cô bé 14 tuổi ở Đông Bắc, tốn
hơn 40 triệu đồng, loại thuốc mà cô bé đó uống giá mỗi lọ 100ml là 1
triệu đồng, tiêm mỗi mũi thuốc tốn 1,5 triệu đồng, quá đắt!

Còn bệnh động mạch vành, tuy có thể điều trị bằng kỹ thuật đặt ống
thông tim, ống này chỉ dài 3cm, rộng 3mm, cân nặng ko đến 0,5g mà gái
đến 50 triệu đồng. Nhưng kỹ thuật cao cũng ko thể giúp bệnh nhân hồi
phục như thơi chưa bị bệnh, cho nên ko bị mắc bệnh mới là điều tốt
nhất.

Chúng ta muốn khống chế bệnh cao huyết áp, đơn giản chỉ cần uống thuốc
hàng ngày là có thể giảm tối đa nguy cơ xuất huyết não. Một khi bị tai
biến mạch máu não, bắt buộc phải phẫu thuật mở hộp sọ hút máu bầm, dù
sống lại cũng tàn tật. Đừng phát bệnh vẫn hơn!

Có một ông mắc chứng bệnh cao huyết áp đã hơn 12 năm, có điều kỳ lạ là
uống thuốc giảm áp thì thấy khó chịu, ngược lại không uống thuốc thì
dù huyết áp lên cao đến tới 200ml cũng chẳng sao,12 năm sau ông mắc
chứng bệnh xơ cứng động mạch, chứng uremia, thay máu hàng tuàn 3 lần,
một năm tốn 180 triệu đồng, suốt ngày ngồi lì trên ghế, bà vợ phải
chăm sóc ông suốt 12 năm, cuối cùng ông cũng qua đời.

Thật ra nếu chịu khó uống thuốc hạ huyết áp, ngày tốn chưa đầy 2000
đồng. Chỉ vì ko chịu chữa trị bệnh tật theo đúng phương pháp khoa học,
vừa tốn tiền, phí sức, chịu khổ và không cứu đc mạng sống. vì vậy kỹ
thuật y khoa dù cao tới đâu cũng ko thể sánh bằng phòng bệnh từ thuở
ban đầu.

Kinh nghiệm từ nước Mỹ: Người khỏe càng cần sự quan tâm nhiều hơn của xã hội
Các công ty ở Mỹ rất biết quí trọng đội ngũ công nhân có sức khỏe tốt.
Song nhìn lại nhiều nước trên thế giới, chưa hẳn đã tận tâm chăm sóc
người khỏe mạnh. Xã hội thường chỉ chú tâm chăm lo cho những kẻ đau
yếu, càng bệnh nặng càng nhiều người thăm viếng hỏi han. Chúng ta gọi
quan niệm này là trọng điều trị, khinh phòng bệnh.
Xin bàn kỹ về vấn đề quan niệm. Muốn đẩy mạnh công tác phòng bệnh ban
đầu, trước hết cần phải thay đổi quan niệm cũ một cách triệt để, nếu
ko sẽ rất khó thành công. Thế nào gọi là thay đổi quan niệm?

Trước tiên chúng ta phải nghiệm ra 1 điều rằng: nhiều căn bệnh xã hội
thời nay chủ yếu được bắt nguồn từ lối sống thiếu văn minh. Nói cách
khác,chỉ cần chúng ta chịu khó duy trì lối sống văn minh, thì ko lo
thiếu sức khỏe.

Thế nào là lối sống văn minh? Gói gọn chỉ 16 chữ: ăn uống hợp lý, thể
dục đều đặn, cai thuốc bớt rượu, tâm trí ổn định. Chỉ cần làm đúng
theo 16 chữ trên, sẽ giúp giảm 55% bệnh cao huyết áp, giảm 75% khả
năng tai biến mạch máu não, 50% bệnh tiểu đường và giảm 1/3 khả năng
mắc bệnh ung thư…kéo dài tuổi thọ hơn 10 năm. Đồng thời tiết kiệm rất
nhiều chi phí thuốc men, tóm lại lối sống khỏe mạnh tuy đơn giản, song
mang lại hiệu quả thật sự lớn lao. Tại sao đòi hỏi thay đổi quan niệm?
Muốn trình bày rõ về vấn đề này, xin kể lại sự việc từ đầu.

Nhớ khi tôi có mặt ở Mỹ vào năm 1981 làm công tác nghiên cứu về y tế
dự phòng. Thầy giáo Steinmer là vị giáo sư nổi tiếng thế giới, ông dẫn
tôi tới thăm một khu phố, tham dự một buổi họp của một công ty. Tôi
nghe ông chủ công ty đó tuyên bố phát giải cho các công nhân mà suốt
một năm qua chưa hề nghỉ bệnh. Mỗi người nhận 1 chiếc áo thun, một cây
vợt chơi tennis, và một tờ chi phiếu tiền thưởng tượng trưng. Mọi
người nhiệt liệt vỗ tay hoan nghênh. Tôi chợt nghĩ, ông chủ này thật
thông minh, vì công nhân viên của ông suốt một năm qua chưa nghỉ bệnh,
giúp ông tiết kiệm biết bao nhiêu là chi phí thuốc men, nay chỉ thưởng
cho họ 1 ít quà, nếu so với giá trị lao động của họ thì thật chẳng
đáng là bao! Tuy nhiên để động viên công nhân viên yêu thích thể thao,
ông cũng bỏ ra khá nhiều kinh phí để xây hồ bơi, sân chơi tennis,
phòng tập thể dục trong công ty…

Sau khi về Bắc Kinh, tôi thấy nhiều chủ tịch công đoàn, lãnh đạo đơn
vị đều sắp xếp thời gian thăm những công nhân viên bị bệnh nặng,càng
bệnh nặng, càng nhiều người tới hỏi thăm, chỉ có người khỏe chẳng ai
màng tới. Nói như vậy không có nghĩa là không nên hỏi han người bệnh,
song người khỏe càng đáng được khích lệ động viên để mọi người đều cố
gắng sống thật khỏe mạnh, vui tươi. Qua đó cho thấy TQ xưa nay chỉ chú
trọng việc điều trị bệnh, bệnh viện chúng tôi mỗi lần có cán bộ nằm
viện tốn ít nhất cũng vài triệu đồng, nghĩa là có khi nhà nước phải
tốn hàng trăm tỷ đồng cho công tác điều trị, nhưng lại không chịu tốn
một xu cho công tác dự phòng. Theo kết luận nghiên cứu của các chuyên
gia: chỉ cần tốn 1 đô la cho công tác dự phòng bệnh tim mạch, sẽ tiết
kiệm được 8,59 đô la về chi phí điều trị về sau. Đồng thời tiết kiệm
khoảng 100 đô la chi phí cấp cứu.

Bản thân tôi cũng làm thống kê điều tra ở một vùng nông thôn, có một
hộ nông dân thu nhập hàng năm khoảng 400 triệu đồng, khá giàu có, chỉ
tiền lì xì cho con cháu nhân dịp xuân về cũng tốn hơn vài triệu, song
khi tới điều tra về vệ sinh môi trường mới tá hỏa ra cả nhà 7 người
chỉ dùng chung một bàn chải đánh răng, vì họ cho rằng đánh răng là
chuyện thừa, có cũng được, không cũng chẳng sao, cả nhà họ có tới 4
người mắc bệnh cao huyết áp. Thật ra, giữ vệ sinh răng miệng có khả
năng giúp giảm bớt rất nhiều chứng bệnh, như xơ cứng động mạch, bệnh
tim, ở phương Tây, vấn đề vệ sinh răng miệng là việc quan trọng hàng
đầu, tổ chức Y tế thế giới cũng luôn nhấn mạnh tác dụng vệ sinh răng
miệng. Tóm lại, việc thay đổi quan niệm là điều cấp bách, nhằm chuyển
biến nhận thức từ trị bệnh sang phòng bệnh.

HÊN XUI MAY RỦI NHIỀU LÚC DO SỐ MỆNH AN BÀI

Do khác nhau về gien, nhiều người nhìn bề ngoài chẳng mấy khác nhau,
thật ra lại rất nhiều điểm chênh lệch. Bạn muốn mình là chú thỏ hên,
hoặc con vịt rủi? Tất cả được quyết định bởi cách bảo vệ sức khỏe.

Các chứng bệnh xơ cứng động mạch, tiểu đường, ung thư thật ra bắt
nguồn từ đâu? Chủ yếu có hai nguyên nhân: Nguyên nhân bên trong và
nguyên nhân bên ngoài. Nguyên nhân bên trong chủ yếu do gien di
truyền, nguyên nhân bên ngoài là nhân tố môi trường, hai nguyên nhân
giao thoa và tác động lẫn nhau.

Nguyên nhân bên trong là một thứ di truyền, một thứ khuynh hướng, thí
dụ: khi cha mẹ bạn đều mắc chứng bệnh cao huyết áp thì con cái của họ
cũng có 45% khả năng mắc chứng bệnh này. Khi cha hoặc mẹ mắc chứng cao
huyết áp, thì có 28% tỉ lệ con cái bị di truyền. Nếu cha mẹ đều bình
thường, thì chẳng lẽ con cái ko bị cao huyết áp sao? Cũng bị, song tỉ
lệ đó chỉ là 3,5%. Đó là lý do giải thích tại sao có một số người vừa
mới ra đời đã mắc chứng bệnh cao huyết áp, hoawcjcholesterol cao, đó
là chịu ảnh hưởng nhất định bởi gien di truyền.

Xin đơn cử 1 ví dụ:
Chú thỏ con nên ăn gì? Đáng lẽ thức ăn của thỏ con phải là cà rốt, rau
xanh, nếu như đột nhiên thay đổi khẩu phần của chúng, cho ăn toàn
trứng và mỡ, lòng đỏ trứng chứa cholesterol cao, mỡ là chất béo động
vật. 4 tuần sau, chú thỏ khó tránh khỏi nguy cơ mắc chứng bệnh đau
tim.

Thử làm thí nghiệm này trên vịt Bắc Kinh xem sao? Vẫn cho vịt ăn toàn
trứng và mỡ, kết quả thật kỳ lạ, ngày qua ngày, con vịt chẳng bị
cholesterol cao hoạc xơ cứng động mạch, tất nhiên cũng không bị chứng
bệnh tim nào cả. Sao kỳ vậy, tại sao thỏ ăn như thế thì bị xơ cứng
động mạch, còn vịt cho ăn y như vậy lại không bị xơ cứng, lý lẽ thật
giản đơn, tất cả chỉ vì nguyên nhân di truyền, vịt là vịt, thỏ là thỏ,
cơ địa chúng khác nhau! Con người cũng thế! Tại sao Trương Tam ăn chút
thịt mỡ thì cholesterol cao, xơ cứng động mạch , còn Lý Tứ thì chẳng
chuyện gì cả? Đó là vì Trương Tam có cơ địa thỏ, còn Lý Tứ có cơ địa
vịt. Tất cả chỉ Trương Tam xúi quẩy, biết làm sao đây? Tại sao có
người ăn ít lạ dễ mập, có người ăn nhiều vẫn mảnh mai, đó cũng tại cơ
địa, di truyền khác nhau mà ra, có thứ di truyền 100% có thứ theo
khuynh hướng, bênh cao huyết áp và bệnh tim chính là có yếu tố di
truyền.

Con người nhìn tướng mạo, thân hình bề ngoài, dường như chẳng khác
nhau là bao, thật ra giữa họ tồn tại sự khác biệt rất lớn, thậm chí là
một trời một vực. Cuộc đời đầy sóng gió chông gai, có ai tránh khỏi
phút giây nếm mùi ngọt bùi cay đắng, song thể trạng mỗi người lại có
phản ứng khác nhau khi đứng trước cùng một cảnh ngộ. Thí dụ: Khi gặp
phải những chuyện giận dữ sốt ruột, anh A thì mặt đỏ bừng, nhịp tim
đập nhanh, giận rung cả người, còn anh B chỉ luôn kêu đau dạ dày, chị
C bị tiểu đường, chị D càng tệ hơn, mang luôn chứng ung thư…Tuy nhiên
cũng có người luôn căng thẳng tức giận, song sức khỏe vẫn bình thường.

Tôi từng quen một ông lão, tuy đã 60 nhưng sức khỏe cũng còn tốt, song
từ khi hay tin con trai bị tai nạn giao thông làm chấn thương cột
sống, phải nằm liệt giường, bác sĩ nói là suốt đời phải có người chăm
sóc, còn tiền viện phí thì mỗi ngày lên đến cả triệu đồng. Do quá lo
lắng và thương con, ông đã mất ăn mất ngủ, cuối cùng ngã bệnh, kiểm
tra phát hiện bị ung thư dạ dày. Khi phẫu thuật thấy có 3 khối u, sau
phẫu thuật vì quá đau buồn nên đã chết khi con trai vẫn còn đang cấp
cứu. Thế đấy, một con người ba tháng trước đó hoàn toàn khỏe mạnh, nay
do gánh nặng tâm lý, căng thẳng thần kinh, làm phát sinh tật bệnh,
chính cơn stress tinh thần đã làm cho ông bị ung thư. Tóm lại, đứng
trước cùng cảnh ngộ thương tâm, căng thẳng, có người thích ứng rất
tốt, cũng có người chịu đựng không thấu, tất cả chỉ vì khả năng gánh
chịu tâm lý, tinh thần, tính cách và ý của mỗi người đều không giống
nhau. Đó chính là nguyên nhân nội tại khiến sức khỏe mọi người khác
nhau.

SỨC KHỎE BÌNH ĐẲNG VỚI MỌI NGƯỜI, CHỈ XEM AI THEO KỊP QUI LUẬT SINH TỒN

Sức khỏe bình đẳng trước mọi con người. Chỉ cần tuân thủ qui luật sức
khỏe, bảo đảm anh suốt đời sống khỏe sống tốt, nếu đi ngược với qui
luật, bị mẻ đầu sứt trán cũng là lẽ đương nhiên, qui luật này cũng
chẳng bao giờ thay đổi trước quyền thế địa vị và tiền của.

Trong các yếu tố gây nên căn bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu
đường, ung thư…tác nhân bên trong chỉ chiếm 20%. Còn 80% chính là
nguyên nhân bên ngoài. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể giảm bớt và
khống chế những căn bệnh thông qua lối sống hợp lý và khoa học.

Hãy nắm vững chiếc chìa khóa sức khỏe trong tay! Nay tóm gọn bằng 16
chữ vàng ngọc: ăn uống hợp lý, thể dục đều đặn, cai thuốc bớt rượu,
tâm trí ổn định.
Rất nhiều phụ huynh do quá cưng chiều con cái trong gia đình, cho cháu
ăn toàn là sơn hào hải vị, yến sào, sâm Hoa Kỳ, sữa ong chúa…Thật ra,
tốn chi cho nhiều tiền của? Chỉ cần cho cháu uống vitamin B tổng hợp,
vitamin C,thêm sữa tươi là đã đủ dinh dưỡng. Khi đường ruột cháu không
chịu sữa tươi thì sao? Cứ việc đổi sang Yoghurt. Không thích ư? Thì
chuyển sang sữa đậu nành, nhưng phải cho liều gấp đôi, vì chất canxi
trong sữa đậu nành chỉ bằng một nửa của sữa tươi. Song bạn lại nói,
nếu tôi chẳng có hứng thú với ba món trên thì sao? Tôi xin trả lời:
vậy bạn cứ việc chờ chểt! Vì đứng trước sức khỏe, mọi người đều bình
đẳng, chiếc chìa khóa sức khỏe đang nắm trên tay bạn, nếu bạn chịu
tuân thủ qui luật sức khỏe, bảo đảm bạn suốt đời sống khỏe sống tốt,
nếu đi ngược với qui luật, bị mẻ đầu sứt trán cũng là lẽ đương nhiên,
qui luật này cũng chẳng bao giờ thay đổi trước địa vị và tiền của.

Bệnh viện chúng tôi từng tiếp nhận một người bệnh, ông ta hết sức giàu
có, tuổi đời còn trẻ, chỉ mới 38 tuổi, nhưng đã là chủ tịch Hội đồng
quản trị của tám công ty, ông đột nhiên bị nhồi máu cơ tim, sau khi
cấp cứu, tuy đã hoàn hồn, nhưng thành tim của ông quá mỏng so với kích
thước bình thường, chỉ cần một cơn ho dữ, cũng có nguy cơ làm rách
tim. Phải mang gậy đi từng bước thật nhẹ nhàng.

Một hôm ông hỏi tôi: -Thức Bác sĩ, tôi có điều này nghĩ mãi không ra?
-Điều chi? -Tại sao Thượng đế xử tệ với tôi như vậy? Người ta 78 tuổi
vẫn sống rất khỏe, cớ sao tôi phải mắc căn bệnh này trong lúc còn trẻ
như vậy? Theo tôi biết, thì Thượng đế luôn công bằng. Đó là qui luật
thiên nhiên, chuyện đời tuy lắm cái không công bằng, nhưng Thượng đế
thì không. Ông bị bệnh là lẽ đương nhiên vì ông đã làm trái với 4 qui
luật giữ gìn sức khỏe đó là “ăn uống hợp lý, thể dục đều đặn, cai
thuốc bớt rượu, tâm trí ổn định.” Máu ông rút ra, bị đông lại ngay,
cho thấy độ máu quá đặc, đặt sau 8 tiếng, trên bề mặt nổi lên một lớp
mỡ, cho thấy hàm lượng mỡ trong máu cao, ông cân nặng hơn 90kg, vòng
eo lớn hơn 1m, suốt ngày ăn uống no đầy, toàn là sơn hào hải vị, thế
là trái với qui luật “ăn uống hợp lý”, ông đi làm ngồi xe hơi, lên lầu
có thang máy, không bao giờ nghĩ tới tập thể dục, đó là trái với qui
luật “thể dục đều đặn”, ông ngày hút 2 gói thuốc lá, bữa ăn nào cũng
có rượu chè, trái với “cai thuốc, bớt rượu”, trong phòng ông luôn có
cô thư ký, phía dưới nhà lại có cô bạn gái xinh đẹp, ông cầm tay em
này tim đập nhanh, ôm eo em kia máu tăng cao…điện thoại cầm tay reo
không ngừng, khi làm ăn có lời, ông phấn khởi vui mừng, làm ăn thua
lỗ, ông lo âu nóng ruột, còn chi là “tâm trí ổn định”…Bốn qui luật giữ
gìn sức khỏe ông đều làm trái làm ngược, không bị bệnh mới lạ? Trách
thượng đế sao được?

VÒNG EO CÀNG LỚN, TUỔI THỌ CÀNG NGẮN


Béo phì là triệu chứng của sự già nua, còn “phát tướng” vùng bụng, là
triệu chứng của tật bệnh.

Ngạn ngữ Anh có câu: “Vòng eo càng lớn, tuổi thọ càng ngắn”, muốn biết
người nào tuổi thọ ra sao, chỉ cần đo vòng eo anh ta sẽ biết!

Tiêu chuẩn cân nặng của một người là độ cao trừ đi 105, hoặc độ cao
trừ 100, nếu bạn cao 1,70m trừ đi 100 tức là 70kg. Nghĩa là cân nặng
của bạn tốt nhất đừng quá 70kg, lý tưởng hơn là trừ đi 105, nghĩa là
65kg. Muốn tìm ra con số tiêu chuẩn có thể làm bài toán như sau: cân
nặng (kg)/độ cao bình phương(m2), ta gọi đáp số này là chỉ số cân nặng
. 22 là con số tốt nhất, 24 hoặc 23 cũng được. Nếu lớn hơn 24 coi như
vượt cân, trên 28 là béo phì, đó là tiêu chuẩn dành cho người châu Á.

Ta chia béo phì thành 2 dạng: dạng béo theo hình trái táo và dạng béo
theo hình quả lê, nếu anh ta béo tập trung vùng bụng, gọi là béo dạng
trái táo, hoặc béo nội tạng. Đa số là nam giới, đây là kiểu béo phì
nguy hiểm, liên quan nhiều tới bệnh tim, xơ cứng động mạch và tai biến
mạch máu não, dạng béo trái lê thường thấy nơi phụ nữ, béo ở vùng mông
và đùi, lớp mỡ tập trung vùng ngoài, còn gọi là béo ngoại tại ít bị
bệnh tim hơn.
Chúng tôi từng cho mổ tử thi của một người bệnh đột quỵ lúc chỉ mới 38
tuổi, cân nặng tới 99kg là người nghiện thuốc, nghiện rượu ngại kiểm
tra sức khỏe và khám bệnh, khi mổ ngực ra không tìm thấy quả tim, hóa
ra tim bị bọc bởi một lớp mỡ dầy 3cm. Động mạch vành bị đóng mỡ 95%
đây là béo phì dạng vùng bụng, hết sức nguy hiểm. Thường đi kèm với
các chứng bệnh như máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, tiểu đường, cao huyết
áp và đau tim. Cho nên, bệnh béo phì là vấn đề xã hội nghiêm trọng.
Nhất là thời nay, khi đa số trẻ em đều mắc chứng bệnh béo phì, bị cao
huyết áp khi còn ngồi ghế nhà trường, nhiều trẻ mới học cấp phổ thông
đã bị xơ cứng động mạch, gan nhiễm mỡ,chỉ còn cách đẩy mạnh các biện
pháp khắc phục như ăn uống hợp lý và tập thể dục đều đặn. Nhiều người
rất chịu khó dùng thuốc giảm cân hoặc trà giảm béo, thật ra, biện pháp
giảm cân khoa học nhất chính là áp dụng biện pháp trên!


BÁC SĨ TỐT NHẤT LÀ CHÍNH MÌNH

Bác sĩ tốt nhất là chính mình, thuốc men tốt nhất là thời gian, tâm
trí tốt nhất là yên tĩnh, thể dục tốt nhất là đi bộ.

Sức khỏe là tài sản quí nhất của con người. Song không thể chỉ dựa vào
khoa học kỹ thuật tân tiến hoặc thuốc men, vì người bác sĩ tốt nhất
vẫn là chính mình, thuốc men tốt nhất là thời gian, tâm trạng tốt nhất
là yên tĩnh, thể dục tốt nhất là đi bộ.
Bác sĩ tốt nhất là chính mình, đây ko phải là lời của tôi, mà là câu
nói vàng ngọc của ông Hippocrates, danh y Hy Lạp cổ xưa:bản năng của
người bệnh cũng chính là bác sĩ của người bệnh Các bạn thử xem, khi bị
đứt tay, máu chảy ra từ vết thương, giây lát sau đó máu đông lại, một
tuần sau vết thương tự khỏi. Ruột hư cắt đi 1 khúc cũng chẳng sao,
thận hư cũng có thể trị khỏi…nhìn chung cơ thể chúng ta có khả năng
tái sinh cực mạnh, chỉ cần giữ chúng ở trạng thái tốt nhất. Người bạn
có sẵn sức đề kháng, nó đóng vai trò thầy thuốc cho chính cơ thể bạn.
Còn thuốc men tốt nhất là thời gian nhằm nhấn mạnh cho ta thấy bệnh
tật nên phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Thời gian cũng là
liều thuốc an ủi cho tâm hồn.

Tôi có người bệnh do trì hoãn việc điều trị căn bệnh cao huyết áp cuối
cùng mang chứng bệnh uremia, tốn hơn 180 triệu đồng cũng không khỏi
bệnh, thật ra đối với chứng cao huyết áp, nếu điều trị ngay từ đầu,
ngày chỉ dùng 1 viên thuốc, 3 tháng nửa năm sẽ khỏi, chứ chờ tới khi
xảy ra xuất huyết não thì chẳng còn kịp nữa. Cũng giống như đau tim,
chỉ cần tiêm một mũi, nửa giờ sau trở lại bình thường, nếu trì hoãn
hơn 6 giờ mới nhập viện, hiệu quả sẽ kém, hơn 12 giờ thì vô phương cứu
chữa. Đó chính là lý do tại sao phải tranh thủ “thời gian vàng” cho
điều trị. Giữ tâm trạng bình ổn, thường xuyên đi bộ tập thể dục là
việc làm hết sức đơn giản, ai cũng có thế làm tốt. Theo nghiên cứu của
chuyên gia Mỹ, tốn 1 đô la cho chi phí phòng bệnh còn công hiệu hơn
tốn 10 đến 100 đô la cho chi phí điều trị. Chỉ cần bạn chịu khó “ăn
uống hợp lý, thể dục đều đặn, cai thuốc bớt rượu, tâm trí ổn định” bạn
sẽ giữ được cân nặng vừa độ, không đau đầu bởi tỉ lệ cholesterol.



PHẦN II

TU THÂN

Nhiều khi chi phí lớn cho điều trị chỉ tại thiếu hiểu biết về giữ gìn
sức khỏe mà ra.
Năm 2000,chi phí điều trị của TQ đã lên tới 1.220 tỷ đồng chiếm 6,4%
GDP. Chi phí to lớn này một phần do cộng đồng thiếu hiểu biết về y học
dự phòng gây nên, nếu được đón nhận vài lời cảnh tỉnh vàng ngọc, biết
đề phòng bệnh tật từ thuở ban đầu, sẽ tiết kiệm nhiều phí tổn ko cần
thiết.

10 CHỮ VÀNG NGỌC DÀNH CHO BỮA ĂN HỢP LÝ VÀ DINH DƯỠNG:
MỘT, HAI, BA, BỐN, NĂM,
ĐỎ, VÀNG, XANH, TRẮNG, ĐEN


Xin giới thiệu về nền tảng thứ nhất của bảo vệ sức khỏe là: ăn uống
hợp lý điều này giúp bạn ko béo mà cũng ko gầy, cholesterol vừa lượng,
máu ko quá đặc…thế nào gọ là ăn uống hợp lý? Hãy nhớ 10 chữ vàng ngọc
trên đây.

Đó chính là biện pháp ăn uống khoa học và hợp lý nhất trên thế giới.

MỘT: MỘT BỊCH SỮA CHẤN HƯNG MỘT DÂN TỘC.


Người Nhật có câu: “Một bịch sữa chấn hưng một dân tộc” nếu như bạn
không thích sữa, sữa chua, đậu nành, thì đơn giản lắm, chờ chết! Rốt
cuộc thì cái gì là “một”. Tức là mỗi ngày uống một bịch sữa. Cách ăn
uống của người TQ tuy có nhiều ưu điểm, song lại thiếu canxi trầm
trọng, có thể nói hơn 90% người TQ thiếu canxi trong bữa ăn. Thiếu
canxi dẫn tới 3 hậu quả tác hại: một là đau khớp, loãng xương, xương
sống có gai, đau lưng, nhức mỏi chân tay và toàn thân, dễ sinh bệnh
trầm uất về già. Hai là tôm lưng, càng lớn tuổi thân hình càng co rút.
Ba là dễ gãy xương, bị té là gãy xương ngay. Chúng tôi từng gặp một
người bệnh luôn bị cơn ho và đau họng hành hạ, thậm chí đau cả khi ko
còn ho nữa, anh lo sợ mình bị ung thư phổi, bác sĩ chụp hình mới phát
hiện ra anh đã bị gãy tới 3 xương sườn bởi những lần ho dữ dội. Khi
nằm viện, y tá phụ anh trở mình, hơi sơ ý anh lại gãy thêm một cây
xương sườn nữa. Nói chung là loãng xương toàn thân, đó chính là triệu
chứng thiếu canxi trầm trọng.

Bình thường, cơ thể con người cần 800mg Canxi, nếu khẩu phần ăn uống
chỉ cung cấp được khoảng 500mg, có nghĩa là đang thiếu hụt 300mg, chỉ
cần bổ sung bằng 1 bịch sữa, vừa đủ cho 300mg. Nên uống sữa từ khi nào
là tốt nhất? Bắt đầu uống từ khi 1 tuổi, suốt đời đừng gián đoạn.
Người Châu Âu sở dĩ có thân hình cao lớn khỏe mạnh, đa phần là nhờ
uống sữa. Ở châu Á có người Nhật, trước thế chiến thứ 2 người Nhật chỉ
có thân hình thấp bé. Nhưng hiện nay, độ cao của học sinh trung tiểu
học của Nhật cao hơn nhiều so với trẻ em cùng tuổi của Bắc Kinh, Quảng
Đông và Phước Kiến. Đó là vì sau năm 1945 chính phủ Nhật cung cấp cho
mỗi học sinh một bịch sữa vào bữa ăn trưa. Chỉ đơn giản mỗi bữa thêm 1
bịch sữa, thế hệ này sang thế hệ khác, giờ đây người Nhật cao hơn hẳn
so với người Trung Quốc, chẳng quá đáng khi nói rằng “một bịch sữa
chấn hưng một dân tộc”.

Viện mồ côi ở Anh từng tiến hành nghiên cứu, họ chia trẻ mồ côi thành
2 nhóm, ăn uống như nhau, nhóm A thêm bịch sữa hàng ngày, nhóm B thì
không, chỉ khác nhau bấy nhiêu, tới 15 tuổi các em rời viện, nhóm em
uống sữa hàng ngày có độ cao hơn nhóm bên B là 2,8cm, làn da mịn màng,
đôi mắt sáng, tóc bóng láng, cơ bắp vạm vỡ, sáng dạ thông minh, khi
người ta tới nhận nuôi dưỡng, chọn toàn là em nhóm A. Qua đó cho thấy
chỉ cần bổ sung sữa tươi đã giúp thay đổi cân nặng, độ cao, trí tuệ
của trẻ một cách công hiệu. Nếu ngày uống 2 bịch sữa, độ cao sẽ tăng
tới 4,8cm

Nên uống sữa vào khi nào là tốt nhất? Xin thưa, đó là ban đêm, trước
khi đi ngủ,vì hormone tăng trưởng (growth hormone) chỉ tiết ra vào ban
đêm, chỉ cần cho trẻ uống ly sữa thêm viên vitaminC và B tổng hợp, trẻ
không những tăng chiều cao, khỏe mạnh, còn có sức đề kháng tốt, tránh
xa các chứng bệnh như cảm, viêm amygdalate, viêm phổi, sốt…liều thuốc
bổ dưỡng kia chỉ khoảng 3000 đồng/bịch.

HAI: 250G THỨC ĂN CHÍNH GIÚP BẠN GIỮ THÂN HÌNH CÂN ĐỐI KHỎE MẠNH


Biện pháp giảm cân thời nay muôn màu muôn vẻ, nào kem nào thuốc…thật
ra cần chi dùng thuốc để giảm cân, chỉ cần biết cách khống chế thức ăn
chính.
Hãy hấp thụ 250-350g thức ăn carbohydrate, tương đương với 300-400g
thức ăn chính, tất nhiên con số này ko thể cố định, mà điều chỉnh tùy
theo công việc và con người cụ thể. Thí dụ: đối với những người làm
công việc lao động nặng nhọc, mỗi bữa cần tới 700-800g thức ăn chính.
Ngược lại, nếu là chị em phụ nữ, đã khá béo lại làm toàn công việc nhẹ
thì chỉ cần 100g thức ăn chính cũng đủ. Khống chế thức ăn chính là
biện pháp điều tiết cân nặng lý tưởng nhất.

Ở Ý có vị nhạc sĩ nổi tiếng nặng tới 151kg, bác sĩ đã giúp ông giảm
cân xuống còn 90kg chính bằng biện pháp điều tiết thức ăn chính. Tôi
cũng từng điều trị cho một người bệnh, anh ta cao 1,49m và nặng 99kg,
thông qua biện pháp này, tháng đầu tiên ngày chỉ ăn hơn 100g, sau đó
duy trì ngày 150g thức ăn chính, kết quả anh ta đã giảm được 33kg
trong vòng 1 năm, cho thấy biện pháp điều tiết thức ăn chính là cách
giảm cân công hiệu và đơn giản nhất. Hãy uống canh trước bữa ăn. Đây
là biện pháp có được qua nhiều năm nghiên cứu của các nhà khoa học ở
Mỹ. cách này giúp hạ thấp sự phần khích của thần kinh trung khu khống
chế sự thèm ăn của não, giảm mức độ thèm ăn qua đó hạn chế 1/3 số
lượng ăn.

Đối với một số thuốc giảm cân bày bán trên thị trường, tuy cũng chứa
thành phần hạn chế mức độ thèm ăn, song lại có hại cho tim mạch. Nếu
ko có canh, có thể chế nước sôi lên rau xanh, uống thay canh. Điều này
chắc chắn giúp bạn giảm cân. Đừng bao giờ uống canh sau khi ăn, tại
sao? Vì canh sẽ làm dạ dày đã no của bạn thêm căng, cộng thêm với
những thứ thức ăn trong bụng, chỉ khiến bạn tăng cân và ngày càng mập
lên.

+ Tóm lại, bạn muốn lên cân, hãy uống canh sau bữa ăn, muốn giảm cân
hãy đảo ngược thứ tự trên. Đơn giản lắm phải ko?

+ Thứ hai, giảm tốc độ ăn. Đừng ăn một cách vội vã, hãy kéo dài bữa ăn
từ 10 phút thành 20 phút, hoặc nửa tiếng, nhai kỹ mới nuốt, ăn chậm,
lượng ăn sẽ giảm.

+ Thứ ba, nhai là điều quan trọng. Qua kiểm tra của điện não đồ, khi
cơ nhai vận động, lượng máu trong não cũng tăng, tránh thiếu máu não,
đồng thời còn giúp phòng chống căn bệnh Azheimer’s Disease. Nhất là
người lớn tuổi, nên siêng nhai thức ăn. Có hàm răng khỏe, cần tranh
thủ ăn những thứ có độ nhai, giúp tăng lưu lượng máu trong não, qua đó
tránh được căn bệnh. + Thứ tư: ăn nhiều vào bữa sáng và bữa trưa, tối
ăn ít hơn cũng giúp giảm cân.

Tóm lại, chỉ cần làm đúng theo 4 điều sau: uống canh trước bữa ăn,
giảm tốc độ ăn, tranh thủ nhai kỹ, bớt cơm tối, cân nặng của bạn chắc
chắn sẽ giảm. Nhắc tới việc nhai, người lớn tuổi có thể nhai nhiều kẹo
chewing gum, nếu hết răng nên đi trồng răng giả. Tránh bị bệnh nha
chu, phải giữ tốt vệ sinh răng miệng, đánh răng vào sáng tối và sau
bữa ăn, giữ cho hàm răng chắc khỏe. Trẻ em giữ vệ sinh răng miệng sẽ
giúp giảm bớt bệnh cảm, phong thấp nhiệt và bệnh tim. Theo nghiên cứu
cùa Quảng Đông và Hải Nam về bệnh tim dạng phong thấp cho thấy: chỉ
cần đánh răng thật sạch trước khi ngủ, sẽ giúp trẻ giảm bớt 50-80%
bệnh cảm, giảm tỉ lệ mắc bệnh phong thấp và bệnh tim.

Đối với người lớn tuổi và người béo phì, ngoài việc phải khống chế cân
nặng, còn phải thường xuyên m***age vùng bụng. Cách m***age như sau:
bôi dầu gió lên bàn tay, m***age vùng bụng thuận theo chiều kim đồng
hồ, từ diện hẹp ra diện rộng, dùng sức từ nhẹ tới mạnh, cho tới làn da
hơi đỏ, lòng bàn tay cũng hơi đỏ, sau khi m***age, vùng bụng sẽ có cảm
giác chuyển động bên trong, điều trị luôn căn bệnh táo bón kinh niên
của người lớn tuổi, đồng thời giúp tiêu mỡ và tăng hoạt động của đường
ruột.

BA: BA PHẦN CHẤT ĐẠM GIÚP PHỤ NỮ PHƯƠNG TÂY TRƯỜNG XUÂN

Con người ta không thể chỉ ăn chay, hoặc toàn ăn thịt, hấp thụ chất
đạm phải vừa lượng, khoảng 3-4 phần là đủ.

Ba có nghĩa là ba phần chất đạm. Con người ta không thể chỉ ăn thịt
hoặc chỉ ăn chay, song chất đạm hấp thụ cũng nên vừa phải, không quá
nhiều hoặc quá ít. Ba bốn phần là thích hợp nhất. Một phần gồm 50g
thịt nạc, hoặc một quả trứng gà to, hoặc 100g đậu hũ, hoặc 100g tôm
cá, hoặc 100g thịt gà, vịt ,hoặc 25g đậu nành.
Ngày ăn ba phần chất đạm. Thí dụ: sáng nay đã ăn một quả trưng chiên,
bữa trưa nên ăn thêm một món thịt xào khổ qua, chiều ăn 100g đậu hũ
hoặc ăn 100g cá. Thế là vừa đủ ngày ba phần chất đạm.  Vì hấp thụ quá
nhiều chất đạm sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ. Cơ thể một khi chứa quá
nhiều chất acid amino, sẽ bài tiết ra đường tiểu, ảnh hưởng xấu tới
quả thận. Chất đạm quá nhiều cũng ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa,
khiến đường ruột tích tụ quá nhiều chất độc tố. Chất đạm quá ít cũng
chẳng hay, một thầy tu do thiếu dinh dưỡng về chất đạm nên đã dẫn tới
chứng bệnh Parkinson’s Disease. Bác sĩ phải cho ông tiêm acid amino
vào tĩnh mạch, sau khi ra viện, ông vẫn tiếp tục không ăn không uống,
cuối cùng chết vì suy dinh dưỡng.

Việc hấp thụ chất đạm và ngũ cốc của cơ thế phải theo một tỉ lệ nhất
định. Kết cấu của răng cũng có tỉ lệ tương ứng. Chúng ta có 32 chiếc
răng, trong đó 4 chiếc răng nanh dùng để gặm thịt, 28 chiếc răng cửa
và răng hàm để nghiền rau quả và chất bột, với hàm ý nên lấy thức ăn
chay là chủ yếu. Cọp chỉ có răng nanh, nên toàn ăn thịt, bò và dê chỉ
có răng cửa và răng hàm nên ăn toàn loài cỏ. Chỉ có con người là động
vật ăn tạp, nên không thể ngày nào cũng ăn thịt, bạn có phải là cọp
đâu? Song cũng không nên toàn ăn chay, vì đâu phải là bò dê đâu? Qui
luật thiên nhiên đã nói lên điều đó! Vậy thì chất đạm nào là tốt nhất?
Xin thưa chất đạm của cá là tốt nhất! Những nơi thích ăn cá, như
Alaska người dân nơi đó ăn rất nhiều cá, nên cũng chậm bị xơ cứng động
mạch, ít khi mắc chứng bệnh nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.

Loại chất đạm thực vật nào tốt nhất? Đậu nành, chất đạm đậu nành chẳng
những là thức ăn lành mạnh, nhất là đối với phụ nữ vì nó giúp giảm nhẹ
triệu chứng tiền mãn kinh. Đối với phụ nữ Phương Đông, giai đoạn trước
50 tuổi rất tốt, sau đó chất lượng sống bắt đầu xuống dốc trầm trọng.
Tại sao? Đó là hậu quả của tiền mãn kinh, khi đó huyết áp của chị em
lúc cao lúc thấp, lúc thì mặt đỏ, lúc thì mặt xanh, lúc thì hồi hộp,
lúc thì ra mồ hôi, người trở nên nóng tính, đó chính là triệu chứng
hỗn hợp của tiền mãn kinh. Còn phụ nữ Âu Mỹ thì sao? Họ chẳng sao cả,
dù đã 50,60,70,80 đường nét vẫn cân xứng, nhiều phụ nữ hơn 80 tuổi còn
lái xe, đi bơi, thậm chí còn nhảy cầu khi bơi. Phụ nữ Phương Đông một
khi bước qua ngưỡng cửa 50, thân hình bắt đầu mập, huyết áp tăng cao,
bị chứng loãng xương, cơ thể nhanh chóng suy sụp. Nguyên do vì thiếu
bổ sung estrogenic hormone, người phương Tây rất chú ý bổ sung thành
phần hormone này, trong khi đó đậu này mang tác dụng estrogenic
hormone thiên nhiên, giúp chị em giảm bớt triệu chứng hỗn hợp tiền mãn
kinh.

BỐN: BỐN CÂU NÓI LIÊN QUAN TỚI SỐNG LÂU SỐNG KHỎE

Xin các bạn nhớ kỹ, mỗi bữa ăn chỉ nên no bảy tám phần, đó là bí kíp
đơn giản giúp bạn sống lâu!

Bốn có nghĩa là có thô có tinh, không ngọt không mặn, có thể ăn từ ba
bốn đến năm bữa ăn nhưng mỗi bữa chỉ nên ăn no khoảng 70 đến 80%.

Thế nào là có thô có tinh? Đó là lương thực chưa chế biến và đã qua
chế biến. Thành phần dinh dưỡng của hai loại lương thực trên đều không
toàn diện. Nên đòi hỏi phải phối hợp lẫn nhau, để bổ sung dinh dưỡng
cho nhau. Đó chính là kết cấu thực phẩm lý tưởng nhất. Một tuần lễ ăn
3,4 lần mì, bắp, khoai lang rất tốt cho sức khỏe.

Không ngọt không mặn : Nghĩa là không ăn toàn là đồ ngọt, vì đường
chẳng chứa các thứ dinh dưỡng khác, đừng ăn quá nhiều ngọt. Còn chữ
mặn thì phức tạp hơn, lý tưởng nhất là ngày hấp thụ khoảng 6g muối.
Thói quen ăn muối của người TQ có thể chia làm 4 kiểu: Kiểu Quảng Đông
(gần giống với cách ăn của người Việt), ngày ăn muối khoảng 6-7g rất
lạt, là kiểu hấp thụ muối tốt nhất, hai là kiểu Thượng Hải: ngày ăn
muối 8-9g thích cho thêm chút đường, nên không quá mặn, cũng tốt. Kiểu
Bắc Kinh: ăn muối 14-15 g mỗi ngày, quá nhiều nên giảm bớt 1/3 hoặc
một nửa, kiểu Đông Bắc ăn muối nhiều nhất, ngày 18-19g nên họ bị chứng
bệnh cao huyết áp và tai biến mạch máu não. Kiểu Quảng Đông bị bệnh ít
nhất, nguyên nhân tuy nhiều, song ít muối là nhân tố quan trọng.
Tuy chỉ có 1/3 số người dị ứng với muối song nhìn chung, bữa ăn của
người TQ còn thiên về nhiều muối. Chỉ có người Quảng Đông và Thượng
Hải khá hơn.

Xin nêu một thí dụ ngược: cư dân Hokkaido ở Nhật xưa kia có thói quen
ăn cá mặn, ngày hấp thụ hơn 30g muối, cuối cùng họ được mệnh danh là
“vương quốc ung thư dạ dày và tai biến mạch máu não”, nguyên nhân
chính là ăn quá nhiều muối. Từ khi sử dụng tủ lạnh đến nay, cư dân
biết trữ thức ăn bằng tủ lạnh, không cần ướp muối, tỉ lệ mắc bệnh ung
thư dạ dầy và tai biến mạch máu não giảm xuống rõ rệt, qua đó cho thấy
ảnh hưởng của thức ăn nhiều muối đáng sợ biết bao!

Theo điều tra cho thấy, ở tỉnh Hà Bắc và Bắc Kinh là hai địa phương
phát sinh nhiều chứng bệnh cao huyết áp và tim mạch, chuyên gia phân
tích cho rằng: điều này liên quan nhiều tới hấp thụ quá liều lượng
muối và thói quen chuộng ăn mặn. Ba bốn năm lần: đó là số lần ăn trong
ngày, có người ăn ngày 2 lần, làm như vậy không nên, nhất là tuổi học
trò, ngày hai bữa sẽ ảnh hưởng tới kết quả thi cử và thành tích học
tập. Những ai ngày chỉ ăn 2 bữa, tới 11 giờ trưa, lượng đường trong
máu của cơ thể bắt đầu giảm xuống, ảnh hưởng tới trí nhớ, tinh thần
thiếu tập trung, khả năng tư duy cũng bị hạn chế. Cứ thế tiếp diễn,
thành tích sẽ chẳng bao giờ khá lên. Vì thế chính phủ qui định học
sinh cấp tiểu học và phổ thông không được bỏ bữa ăn sáng. Còn tuổi
trung niên bỏ bữa ăn sáng, dễ mắc chứng bệnh, nhất là bệnh tiểu đường,
gan nhiễm mỡ,mỡ trong máu cao và bệnh nhồi máu cơ tim. Nên tuyệt đối
không nên bỏ bữa ăn sáng. Tốt nhất ngày ăn ba đến bốn bữa, nếu điều
kiện cho phép, nên chia làm nhiều bữa ăn với số lượng ít.

Người lớn tuổi sau khi về hưu, nếu có điều kiện, nên chia năm lần ăn
trong ngày, vì số lần ăn nhiều và lượng ít sẽ giúp hạ thấp sự dao động
của đường máu và triglyceride, bớt gánh nặng cho đường ruột, có ích
cho việc giảm cân. Ngày ăn năm bữa, không phải càng ăn càng nhiều, mà
phải chú ý khống chế liều lượng, nhiều bữa đều với lượng ít, sẽ giúp
bạn phòng chống tốt những căn bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ, cao mỡ
máu và nhồi máu cơ tim. Phải sắp xếp năm bữa ăn sao cho thật hợp lý?
Thí dụ: tăng một bữa vào buổi sáng, tăng một bữa vào chiều 4-5 giờ,
như bữa điểm tâm. Bữa tối ăn trễ một chút, song tổng số lượng ăn trong
ngày không đổi. Tuyệt đối đừng tăng hoặc càng ăn càng nhiều.
Tôi muốn nhấn mạnh về quan niệm ăn bảy tám phần no. Vì điều này giup
các bạn thêm tuổi thọ.

Tự cổ chí kim, biện pháp sống lâu không dưới vài trăm cách. Nhưng
thường không hiệu quả. Biện pháp sống lâu thật sự hữu hiệu chỉ có 1
cách, chính là “bữa ăn nhiệt lượng thấp”. Nói trắng ra chính là mức độ
ăn no khoảng 70-80% thì thôi. Đó là biện pháp sống thọ được người xưa
người nay, người Á người Âu đều công nhận.
Các nhà khoa học của Mỹ từng tiến hành nghiên cứu như sau: cho 100 con
khỉ ăn uống tùy thích, ngoài ra cho 100 con khác ăn no chỉ khoảng
70-80% cung cấp khẩu phần ăn với số lượng nhất định. Kết quả sau 10
năm, 100 con nhóm trước mập lên, nhiều con bị bệnh cao mỡ máu và cao
huyết áp, tử vong tới một nửa. Còn nhóm khỉ ăn theo định lượng, vẫn
khỏe và cân đối, tinh thần tốt, ít bệnh tật. 10 năm chỉ chết có 12
con. Nay còn tiếp tục nuôi dưỡng, qua đó chứng minh tất cả khỉ tuổi
thọ cao đều chỉ ăn no khoảng 70-80%.

Đông y có câu nói như sau: muốn cơ thể bình an, luôn giữ ba phần lạnh
và đói.Có vị chuyên gia của Mỹ nổi tiếng, từng viết trên hơn 100 tựa
sách, đến TQ giảng bài, có lần nhân dịp toàn thế giới bước sang thế kỷ
21, ông gửi lời chúc tới mọi người và tặng cho khán thính giả hai câu
quan trọng, theo lời ông là tốt hơn cả bất kỳ toa thuốc nào trên thế
gian.

Câu thứ nhất là chỉ ăn no khoảng 7-8 phần, nghĩa là khi anh rời bàn ăn
còn chưa no, còn muốn ăn nữa.

Câu thứ hai là lên lầu, đi bộ và chạy chậm, nghĩa là ra ngoài nên đi
bộ, lên lầu bằng thang bộ, vì đi bộ là thể dục tốt nhất trên thế giới,
mà chỉ cần siêng tập thể dục, đủ giúp bạn tránh xa các chứng bệnh tiểu
đường, tim mạch và cao huyết áp.

NĂM: 500G RAU QUẢ GIẢM 50% NGUY CƠ MẮC BỆNH UNG THƯ


Biện pháp chống ung thư tốt nhât là thường xuyên dùng rau quả tươi. Vì
chúng có tác dụng đặc biệt là giảm 50% căn bệnh ung thư.

Cuộc đời đau khổ nhất là mắc chứng bệnh ung thư, nhất là giai đoạn
cuối của chứng bệnh đó. Muốn phòng chống căn bệnh đó, biện pháp tốt
nhất là tranh thủ hấp thụ rau quả tươi. Thức ăn loại này giúp giảm hơn
50% khả năng mắc bệnh. Trước đây, huyện Lâm ở tỉnh Hà Nam là nơi có tỉ
lệ người mắc bệnh ung thư thực quản cao nhất thế giới. Từ khi cho bổ
sung cho cư dân nơi đó một lượng vitamin, rau quả tươi và nguyên tố
selenium, tỉ lệ người mắc bệnh ung thư thực quản đã giảm xuống một
cách rõ rệt.

Cho nên, 500g rau quả phân theo tỉ lệ 8 phần là rau, 2 phần là trái
cây. Ăn thường xuyên sẽ giúp phòng chống ung thư.


ĐỎ: ĂN MỘT QUẢ CÀ CHUA HÀNG NGÀY


Mỗi ngày một quả cà chua, giảm 45% khả năng mắc bệnh tiền liệt tuyến.

Đỏ chỉ màu đỏ của quả cà chua, nên ăn một quả cà chua mỗi ngày. Nhất
là nam giới, nếu chịu khó ăn đều đặn, sẽ giảm khả năng mắc bệnh tiền
liệt tuyến tới 45%. Người khỏe mạnh nếu uống chút rượu nho đỏ, hoặc
rượu nếp, cũng có tác dụng phòng chống bệnh xơ cứng động mạch, nhưng
đừng quá 50-100ml, tuyệt đối không nên quá chén, nếu không sẽ hại cho
sức khỏe. Một thống kê cho thấy 50% kẻ phạm tội, 50% tai nạn giao
thông, 25% người mắc bệnh đều liên quan tới rượu. Men rượu là tộ phạm
đi đầu.

Tổ chức Y tế thế giói có khẩu hiệu như sau: rượu càng ít, càng tốt.
Nhưng nếu sức khỏe bình thường, không có bệnh tim, cũng cho phép uống
chút ít rượu nho đỏ.
Khi tâm trạng ủ rũ, ăn chút ớt đỏ có tác dụng cải thiện. Ớt đỏ có tác
dụng cải thiện tâm trí, giảm nhẹ mối lo.


VÀNG: RAU QUẢ MÀU VÀNG VÀ MÀU ĐỎ GIÀU CHẤT CAROTENE


Bổ sung vitamin A giúp trẻ em tăng cường sức đề kháng, sáng mắt người cao tuổi.
Khi cơ thể thiếu canxi và vitamin A sẽ có biểu hiện ra sao/
Trẻ con dễ bị cảm, lên cơn sốt, viêm amygdalate, người trung niên dễ
mắc bệnh ung thư, xơ cứng động mạch, người cao tuổi thì bị hoa mắt,
thị lực kém. Chỉ cần bổ sung đầy đủ vitamin A, sẽ giúp trẻ con tăng
sức đề kháng, người già mắt sáng, giữ gìn được võng mạc mắt. Thức ăn
giàu vitamin A gồm: cà rốt, dưa hấu, khoai lang, bắp già, bí đao, ớt
đỏ hoặc những loại rau quả màu vàng và đỏ…


XANH: UỐNG TRÀ, NHẤT LÀ TRÀ XANH


Uống trà giúp kéo dài tuổi thọ, giảm bệnh ung bướu, xơ cứng động mạch,
đó là điều khẳng định.

Trà là thứ tốt nhất trong mọi thức uống, còn trà xanh lại là loại trà
tốt nhất trong mọi loại trà. Trà xanh chứa gốc tự do (free radical)
chống oxy hóa, hạn chế lão hóa, càng uống trà nhiều, con người càng
trẻ ra. Có lần tôi đến thăm núi Vũ Di (Phước Kiến), có nông dân trồng
trà cho biết: hãy uống trà nơi chúng tôi, nơi chúng tôi nhiều người
trà thọ, lạ chưa, họ không gọi người cao tuổi là trường thọ, mà gọi là
trà thọ. Dù sao, uống trà cũng giúp kéo dài tuổi thọ, giảm ung bướu và
xơ cứng động mạch, đó là điều có thể khẳng định.

TRẮNG: BỘT LÚA MẠCH


Cháo bột lúa mạch chẳng những giúp hạ Cholesterol, giảm triglyceride
còn có tác dụng giảm cân cho người bệnh tiểu đường, nhất là thông đại
tràng, điều trị táo bón, người lớn tuổi phân khô, khi đi cầu nếu quá
gượng sức sẽ xảy ra tai biến mạch máu não, nên dùng cháo bột lúa mạch
để trị táo bón.

Bột lúa mạch có màu trắng, bà That-chơ, nguyên Thủ tướng Anh vốn bị
chứng cao cholesterol, nhưng bà ta không dùng thuốc, chỉ ăn bánh mỳ
làm bằng lúa mạch vào mỗi buổi sáng.

Ở Bắc Kinh có nhiều công nhân, bệnh nhân cũng ăn cháo lúa mạch mỗi
buổi sáng. Cách nấu thật đơn giản, dùng nước sôi nóng chín 50g bột lúa
mạch. Hàng tháng không tốn kém là bao, Vì ăn chén cháo lúa mạch bạn sẽ
bớt ăn 50g các thức ăn chính khác như cơm, cháo…

Chỉ cần ăn liên tục, bạn sẽ thấy công hiệu. Nhất là đối với người bệnh
tiểu đường, vì cháo lúa mạch giúp hạ cholesterol, giảm triglyceride,
giảm cân. Đặc biệt còn có tác dụng trị táo bón, thích hợp cho người
lớn tuổi phân khô khó đi cầu, tránh gượng sức gây tai biến mạch máu
não.



ĐEN: NẤM MÈO ĐEN


Nấm mèo đen được thí nghiệm khoa học chứng minh có tác dụng giảm độ
kết dính của máu.

Đen ở đây là nấm mèo đen. Có tác dụng giảm độ kết dính của máu. Bệnh
nhân to béo nên ăn nhiều nấm mèo đen, để giảm độ đậm đặc của máu, để
nồng độ màu loãng hơn, sẽ tránh được khối máu kết tụ dẫn tới tai biến
mạch máu não. Cũng hạn chế phần nào căn bệnh nhồi máu cơ tim.

Hiện nay có nhiều người bị chứng Azheimer’s Disease, tức bệnh ngây dại
của người lớn tuổi, thật ra giữa bệnh này với bệnh liệt nửa người khác
nhau ra sao?
Nguyên nhân gây liệt nửa người là một mạch máu đột nhiên bị tắc nghẽn,
vỡ ra và gây nên tai biến mạch máu não. Còn bệnh ngây dại là mao mạch
nhỏ bị tắt nghẽn dần, cuối cùng làm hỏng cả não, mất hết trí nhớ,
nguyên nhân gây bệnh đều do nồng độ máu quá đặc mà ra!

Nấm mèo đen rất có công hiệu cho căn bệnh máu đặc. Ngày ăn chừng
5-10g, một cân nấm mèo đen có thể ăn khoảng 50-100 ngày. Ngày ăn 1 lần
với số lượng ít, nấu canh hay làm đồ ăn cũng được cả, đó là một sự
phát hiện hết sức ngẫu nhiên của bác sĩ ở Mỹ.
Một hôm, có bệnh nhân người Hoa tới khám, bác sĩ hỏi: Hôm nay anh có
uống quá liều thuốc chăng? Người bệnh trả lời là không. Tại sao độ
đông đặc của máu anh đột nhiên giảm xuống? chắc chắn là uống thuốc quá
liều! Ồ, tôi không có thật mà!
Vậy thì lạ đấy, anh gần đây ăn những thứ gì? Hôm qua tôi đến phố Hoa
kiều bên Canada dùng bữa, có thịt heo, trứng gà và nấm mèo đen. Bác sĩ
nghĩ, thịt và trứng gà đều không có tác dụng trên, điều còn lại là nấm
mèo đen. Thế là cho bệnh nhân thử lần nữa, quả nhiên hữu hiệu.

Cuối cùng ông Bác sĩ nghiên cứu phát hiện: hóa ra nấm mèo đen có tác
dụng giảm nồng độ máu. Sau khi ông bác sĩ đăng bài báo cáo nghiên cứu,
các nơi như Đài Loan, Hồng Kong đều áp dụng, cuối cùng trung tâm tim
phổi Bắc Kinh cũng bước vào nghiên cứu nấm mèo đen. Kể cả thỏ và chuột
sau khi dùng nấm mèo đen cũng hạ thấp được độ đặc của máu, có lần tôi
đi khám bệnh cho một người, người này kinh tế rất khá, mắc chứng bệnh
nhồi máu cơ tim, nghẽn mạch máu, phải tới Mỹ làm phẫu thuật đặt ống
thông tim, tiếc rằng bên Mỹ chưa kịp sắp xếp lịch phẫu thuật cho ông,
yêu cầu ông tháng sau trở lại, trong khi chờ đợi ông đã dùng thử một
phương thuốc dân gian: 10g nấm mèo đen, 50g thịt nạc, 3 lát gừng, 5
hột táo đen, 6 chén nước, sắc với lửa vừa, thành hai chén, cho chút
bột ngọt, muối, ngày ăn 1 lần, 45 ngày sau ông quay về Mỹ, bác sĩ cho
chụp hình kiểm tra, thấy mạch máu đã thông, khối máu cũng tan. Tuy tôi
chưa từng xem phim chụp và bệnh án của ông, song tôi thấy ông kể lại
chuyện này với thái độ hết sức chín chắn. Tóm lại, nấm mèo đen được
thử nghiệm cho thấy có công hiệu đối với giảm độ đặc của máu, chỉ cần
dùng 5-10g hàng ngày là đủ.

BẠN MUỐN KHỎE ĐẸP VÀ THÔNG MINH Ư ? HÃY KIÊN TRÌ ĐI BỘ NHÉ!

Loài người tốn hơn một triệu năm để chuyển hóa từ vượn thành người,
toàn bộ kết cấu của cơ thể đều nhằm phục vụ cho việc đi bộ, cho nên
môn đi bộ là môn thể thao tốt nhất trên thế giới.

Xin bàn tới nền tảng thứ hai của sức khỏe đó là tập thể dục điều độ,
đây là nhân tố hết sức quan trọng cho giữ gìn sức khỏe. Ông tổ của Tây
Y là Hippocrates từng nói: ánh nắng, không khí, nước và vận động là
nguồn gốc của sự sống và sức khỏe. Câu nói này đã lưu truyền được hơn
2400 năm. Vậy bạn muốn có sức khỏe và sự sống hãy đừng xa rời bốn nhân
tố trên. Qua đó cũng cho thấy thể dục cũng quan trọng như ánh nắng mặt
trời.

Chúng ta đều biết Hy Lạp là quê hương của phong trào thể thao Olympic,
trên núi của nước Hy Lạp cổ xưa, có khắc những chữ như sau: Bạn muốn
trở thành người khỏe và đẹp không? Vậy hãy kiên trì chạy bộ nhé! Ý nói
rằng, chạy bộ giúp người ta khỏe, thông minh và có đường nét thân hình
tuyệt đẹp!

Xin kể cho các bạn một câu truyện về “bác sĩ sói”. Xưa kia trong khu
rừng nọ có bầy sói và nai sống chung, để bảo vệ an toàn cho nai, thợ
săn đã giết hết bầy sói. Tưởng chừng số nai sẽ sống thật yên ổn và
khỏe mạnh, nào ngờ sự thật chẳng như ý muốn, chỉ vài năm sau nai do
không lo bị sói tấn công, sống vô cùng an nhàn, suốt ngày ngủ trên
thảm cỏ, phơi nắng, ăn ngủ thoải mái, bầy nai mập dần, mắc phải nhiều
căn bệnh như: mỡ gan, máu cao, bệnh tim…Do chết sớm, bầy nai ngày càng
ít, chẳng lẽ mặc chúng tự tiêu diệt chăng? Đi đâu tìm bác sĩ suốt ngày
chăm sóc chúng? Cuối cùng suy đi nghĩ lại, thợ săn quyết định thả một
bầy sói vào khu rừng, thế là lại bắt đầu cuộc sống săn đuổi chống chạy
giữa bầy sói và bầy nai như xưa. Nai đã sống rất khỏe mạnh như trước.
Hóa ra chính trong quá trình rượt đuổi, bầy nai được rèn luyện cơ thể
và sức lực, từ đó tránh được nhiều khả năng bệnh tật.

Thế giới tự nhiên đã huyền diệu như thế đó, chính quá trình cạnh tranh
lẫn nhau, khả năng giữa nai và sói đều được nâng cao, tách xa vận động
của sự sống chỉ mang lại hậu quả không tốt. Cho nên đứng về góc độ
này, bầy sói đã trở thành bác sĩ tốt nhất của bầy nai.

Vậy thế nào mới là môn thể thao tốt? Đó là môn đi bộ! chứ chẳng phải
là golf, bowling hoặc bơi lội, đi bộ mới là môn thể thao tốt nhất trên
thế giới.
Tôi xin nhấn mạnh một điều: bệnh xơ cứng động mạch có biện pháp phòng
chống, vì căn bệnh có thể diễn biến từ không tới có, từ nhẹ tới nặng,
song cũng có thể đi ngược từ nặng tới nhẹ, từ có thành không! Nhớ hồi
còn là sinh viên, thầy giáo của tôi từng nói: khi động mạch bị xơ cứng
thì chẳng còn cách cứu chữa. Nhưng thời gian gần đây, giới khoa học đã
chứng minh rằng, xơ cứng động mạch là một quá trình có thể xoay chuyển
ngược không thành có hoặc có thành không! Tuy chưa thể triệt tiêu hoàn
toàn, song vẫn bớt được phần nào.

Đi bộ chính là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất giúp mềm hóa
trạng thái xơ cứng của động mạch! Hơn nữa, môn đi bộ cũng rất tốt cho
ổn định huyết áp, hạ cholesterol và giảm cân. Có điều phải chú ý là:
thể thao quá sức cũng có nguy cơ dẫn tới đột quỵ, rất nguy hiểm. Đi bộ
là thích hợp nhất cho sức khỏe mọi người.

Đi bộ như thế nào mới có ích?
Gói gọn ba chữ: ba, năm, bảy


“Ba” nghĩa là mỗi lần trên 3.000m và trên 30 phút, “năm” là hàng tuần
ít nhất tập thể dục 5 lần, “bảy” là nên giữ quá trình trao đổi oxy khi
tập, ở mức tổng số của nhịp đập tim cộng với tuổi tác của bạn bằng 170.

Qua theo dõi những bài báo viết về người cao tuổi, tôi được biết bà
Lôi Khiết Kình, 96 tuổi có sở thích là đi bộ hàng ngày. Ông Trần Lập
Phu thọ đến 101 tuổi cũng có thói quen thường xuyên đi bộ.

Ngôi chùa Phổ Độ ở cửa Đông Hoa (Bắc Kinh) có vị thầy tu nghèo, hàng
tháng được chính phủ chu cấp 100 ngàn đồng. Ông thích mỗi buổi sáng
cầm gậy đi từ cửa Đông Hoa tới cửa Kiến Quốc, sau đó quay lại, tổng
cộng tốn hơn 2 giờ, một năm bốn mùa đều không thay đổi. Bên cạnh chùa
cũng có rất nhiều nhà cửa cao sang, sống trong đó toan là những vị có
tiếng tăm, nhưng vài chục năm đã trôi qua, nhiều người đã không biết
đi về đâu, chỉ còn lại lão hòa thượng kia năm nay đã hơn 96 tuổi vẫn
sống tốt. Nếu xét về dinh dưỡng và điều kiện sống thì chẳng có gì là
đầy đủ và thoải mái cả, có chăng chỉ là cầm gậy đi bộ hàng ngày hơn 2
tiếng đồng hồ, chỉ kiên trì một cách đơn giản như vậy mà nay vẫn sống
thật tốt và khỏe.

Vậy thì nên đi bộ như thế nào mới là tốt? Thật ra chỉ gói gọn trong ba
chữ đó là ba, năm, bảy.

“Ba” nghĩa là mỗi lần trên 3.000m và trên 30 phút. “Năm” là hàng tuần
ít nhất tập thể dục 5 lần “Bảy” là thể dục phải đều đặn và vừa phải.
Quá độ sẽ mang lại hậu quả xấu. Thế nào gọi là vừa phải? Sự trao đổi
oxy khi tập phải giữ ở mức tổng số của nhịp đập tim cộng với tuổi tác
của bạn bằng 170. Thí dụ: Bạn ở độ tuổi 50, nên tập tới mức nhịp tim
là 120 cả hai cộng lại bằng 170. Nếu là tuổi 60 thì tập twois nhịp tim
đạt 110 ..tập như vậy ta gọi là trao đổi oxy, nếu như sức khỏe tốt, có
thể tập hơn con số này, còn sức khỏe kém thì ít hơn con số này. Nói
chung, phải liệu sức mà tập.

Các số liệu thử nghiệm gần đây cho thấy: chia người cao tuổi thành hai
nhóm, nhóm A mỗi ngày đi bộ bình quân 4,2km. Nhóm B cơ bản không đi bộ
kết quả cho thấy tỉ lệ tử vong và mắc chứng bệnh nhồi máu cơ tim của
nhóm A thấp hơn nhóm B tới 60%. Qua đó cho thấy hiệu quả của việc đi
bộ thật là tuyệt diệu! Hãy kiên trì đi bộ nhé các bạn, biện pháp này
giúp thay thế nhiều sản phẩm bảo vệ sức khỏe!

Uống sữa tốt nhất là ban đêm, trước khi đi ngủ,vì hormone tăng trưởng
(growth hormone) chỉ tiết ra vào ban đêm, chỉ cần cho trẻ uống ly sữa
thêm viên vitaminC và B tổng hợp, trẻ không những tăng chiều cao, khỏe
mạnh, còn có sức đề kháng tốt, tránh xa các chứng bệnh như cảm, viêm
amygdalate, viêm phổi, sốt…

Có mẹ nào cho uống như thế này chưa? Pha sữa với Vitamin C và B có được không nhỉ?


TẬP THÁI CỰC QUYỀN KHÔNG CHÚT TỐN KÉM, NHƯNG TÁC DỤNG HỮU HIỆU HƠN CẢ
DỤNG CỤ THỂ THAO HIỆN ĐẠI


Tôi thật sự thán phục trí tuệ của người Trung Quốc, vì môn thái cực
quyền không tốn tiền bạc lại tốt cho sức khỏe hơn hẳn dụng cụ thể thao
hiện đại nhất!

Ngoài đi bộ ra, còn có môn thể thao rất tốt đáng cổ vũ, đó là môn Thái
cực quyền. Đây là môn thể thao mang tính đặc thù, trong nhu có cương,
âm dương kết hợp.

Công dụng tốt nhất của môn Thái cực quyền là cải thiện hệ thống thần
kinh, những người tập từ 3 năm trở lên có khả năng cân bằng rất tốt,
dù chân chạm phải vật gì cũng không dễ vấp ngã.

Nghiên cứu của hiệp hội thể thao người già ở Mỹ về môn Thái cực quyền
có kết quả như sau: họ chia người cao tuổi thành hai nhóm, nhóm A tập
toàn dụng cụ thể thao, tập nở cơ bắp. Nhóm B thì không tốn đồng xu,
chỉ tập Thái cực quyền, sau đó so sánh kết quả, nhóm B tỏ ra có khả
năng cân bằng tốt hơn, bộ óc khỏe, đi đường ít bị té, tỉ lệ gãy xương
do bị té giảm hơn 50%. Cuối cùng người Mỹ có được 1 kết luận, tỏ lời
thán phục trí tuệ của người Trung Quốc, vì đã sáng tạo ra Thái cực
quyền, môn thể dục không tốn tiền lại công hiệu hơn cả dụng cụ thể
thao hiện đại nhất.
Đúng vậy, qua chứng minh của khoa học, Thái cực quyền thật sự có công
dụng tốt. Cho nên muốn có sức khỏe tốt, một là siêng đi bộ, hai là tập
Thái cực quyền.

CAI THUỐC LÁ, BỚT UỐNG RƯỢU

Thuốc lá: không hút, nếu hút cũng không quá 5 điếu/ ngày
Rượu: không uống, nếu uống ko nên quá 15ml/ngày
Cai thuốc, bớt rượu chính là nền tảng thứ ba của sức khỏe.
Hút thuốc có hại cho sức khỏe, đây là điều mà mọi người đều biết cả.
Nhưng tiếc rằng không phải ai cũng làm được. Vì điều đó đòi hỏi phải
quán triệt cả ba điều giữa hiểu, tin và thực hành.
Nghiên cứu chuyên môn cho thấy, khoảng 95% người đều hiểu hút thuốc có
hại cho sức khỏe, cũng có tới hơn phân nửa dân nghiện nghĩ tới việc
cai thuốc lá. Nhưng thực sự cai thành công chỉ khoảng 5%. Từ 95% rồi
50% và cuối cùng chỉ còn 5%, mức chênh lệch giữa hiểu, tin và thực
hành khác xa biết bao! Đó chính là một vấn đề vô cùng phức tạp.
Tại sao lại tồn tại sự chênh lệch lớn như vậy?
Tại sao thừa biết hút thuốc có hại mà người nghiện vẫn chấp nhận sa lầy?
Tóm lại có hai nguyên nhân chủ yếu. Đứng về mặt khách quan, tác hại
của thuốc lá không bộc phát ngay. Nghĩa là cơ thể không bị lâm bệnh
ngay sau lần hút. Nghiện thuốc lá cứ như trúng độc mãn tính, khoảng
cách gây hại kéo dài. Thứ hai, hệ nhân quả giữa hút thuốc và phát sinh
những căn bệnh như: tim mạch, ung thư phổi, tai biến mạch máu não…là
lẽ đương nhiên, song không phải là nguyên nhân duy nhất. Vì nghiện
thuốc lá chưa chắc bị tai biến mạch máu não hoặc ung thư phổi…Ta có
thể khẳng định hút thuốc có hại, song chưa hẳn là 100%. Vì cũng có
bệnh nhân ung thư phổi mà không hút thuốc. Đến nay, con người vẫn chưa
nhận thức cấp thiết về tính nguy hại của thuốc lá hoặc còn mang tâm lý
cầu may.
Nguyên nhân thứ hai là vì sự tuyên truyền của chúng ta còn kém sâu
rộng. Chưa giúp người dân hiểu một cách triệt để về tác hại của thuốc
lá. Gần đây có nhà bác học của Đức đã có bài báo lên án một nước lớn
nọ đã xuất khẩu “chết chóc”ra thế giới. Nước lớn này vừa kêu gọi dân
bản xứ đừng hút thuốc, vì thuốc lá mang lại sự chết chóc, mặt khác lại
ra sức sản xuất thuốc lá, tài trợ cho các nhà sản xuất đẩy mạnh xuất
khẩu thuốc lá sang các nước thuộc thế giới thứ 3, để dân những nơi này
chết sớm và thu hút ngoại tệ bất lương về nước họ. Bài báo nhấn mạnh
rằng nước lớn này đã xuất khẩu sự chết chóc trên thế giới, là tội phạm
chiến trạnh cực kỳ nguy hiểm. Họ chỉ biết bảo vệ dân mình lại đẩy dân
nước khác tìm tới cái chết.
Song tại sao đa số người đến nay còn chưa chịu cai thuốc lá?
Vì họ nghĩ rằng tác hại của thuốc lá chưa nghiêm trọng như lời tuyên
truyền. Cũng có thể chỉ là lời phóng đại của giới y bác sĩ. Hoặc tuyên
truyền cực đoan mà thôi. Tôi muốn thưa với các bạn điều này: hút thuốc
có hại cho sức khỏe là chuyện có thật 100%
Xin kể với các bạn một câu truyện lịch sử sau đây: Năm 1962 khi toàn
thế giới còn chưa biết gì về tác hại của thuốc lá, Viện khoa học Hoàng
Gia Anh đã phát biểu một bài báo cáo nói lên tác hại của thuốc lá. Khi
đó, Tổng thống Mỹ Kennedy có đồng ý với nội dung bài phát biểu của
Viện khoa học Hoàng Gia Anh chăng? Và cố vấn Y tế của ngài có tán đồng
không? Nếu không tán đồng, chính phủ Ngài sẽ có biện pháp gì?
Câu hỏi trên thật nhạy cảm, ông Kennedy trả lời rằng: Thị trường chứng
khoán giờ đây đang bế tắc, tôi xin hẹn lần sau mới trả lời câu hỏi
nhạy bén của anh. Sau đó ông liền cho họp toàn thể giới khoa học gia
hàng đầu trong nước, thành lập một Ủy ban chuyên đề, nghiên cứu riêng
về tác hại của thuốc lá, cử ra 150 nhà khoa học danh tiếng của Mỹ cùng
tham gia. Nhưng sau đó vì muốn chứng tỏ tính trung lập, khách quan, và
đáng tin cậy trong quan điểm của các nhà khoa học, cơ quan khoa học
đứng ra chọn người, công ty sản xuất thuốc lá cũng tán đồng, cuối cùng
chỉ chọn ra 11 vị đủ tư cách.
Công ty thuốc lá lại đưa ra ý kiến, phản đối ông Kelico làm trưởng
nhóm tham gia nghiên cứu, vì vài năm trước ông này từng có lời phát
biểu về tác hại của thuốc lá. Cho rằng ông này có phần thiên lệch, vì
chưa qua nghiên cứu đâu có thể đưa ra kết luận vội vã, nên đã gạch tên
ông ra ngoài. Cuối cùng con số 10 người cũng được mọi đại diện tán
đồng. Trải qua hai năm nghiên cứu độc lập, tư liệu nghiên cứu hoàn
toàn bảo mật, chỉ trình lên chính phủ, xử lý theo văn kiện quân sự cơ
mật. Sau đó mới công bố kết quả nghiên cứu chính thức tại tòa nhà Quốc
hội ở Washington xem việc hút thuốc có hại cho sức khỏe hay không.
Chưa dám công bố ngay vào thứ sáu, vì lo sợ gây ảnh hưởng xấu tới thị
trường, chứng khoán, đành sắp xếp vào ngày thứ bảy. Hoa Kỳ chính thức
tuyên bố cho toàn thế giới biết thuốc lá có hại cho sức khỏe! Là tội
phạm gây nên nhiều chứng bệnh nguy hiểm như: ung thư phổi, tim mạch và
tai biến mạch máu não, bệnh nhồi máu cơ tim và bệnh phổi mãn tính.
Thuốc lá có hại là chuyện được khẳng định, là kết quả nghiên cứu tuyệt
đối, cho nên mọi người đều phải tránh xa!
Có người cho rằng cai thuốc không phải chuyện dễ! Thật ra chuyện này
dễ hay không, chủ yếu phụ thuộc vào quyết tâm của người cai thuốc. Chỉ
cần bạn kiên định ý chí, không cần nhờ vào uống trà, ăn kẹo cai, dùng
thuốc cai vẫn có kết quả. Từng có nhiều người sau khi biết mình đã mắc
phải bệnh ung thư, bệnh xuất huyết não, lập tức chịu cai. Khi con
người đã bị phán “tử hình chậm” do hút thuốc, ý chí ham sống sẽ trỗi
dậy và mang tới họ sức mạnh kềm chế phi thường.
Chúng tôi kêu gọi mọi người nên tự giác cai thuốc, vì chỉ cần đủ ý
chí, bạn sẽ thành công. Thí dụ ông Lênin đã hút thuốc vào tuổi 17, hút
rất nhiều. Có lần mẹ ông đã nói với ông rằng mẹ hàng ngày lao động vô
cùng cực nhọc, chẳng kiếm được là bao, trong khi đó tiền thuốc lá của
con thật tốn kém! Leenin là người con hiếu thảo, nghe mẹ nói vậy, liền
thưa: “Vậy con cai thuốc nhé! Thế là rút bỏ ngay nửa điếu thuốc còn
lại trong miệng. Từ đó về sau, suốt đời ông không đụng tới điếu thuốc
lá khác!”. Còn có khối câu chuyện thật để chứng minh cho việc cai
thuốc là chuyện có thể làm được và làm ngay.
Đáng tiếc rằng, người ta chỉ chịu cai vào giây phút đã biết mình lâm
bệnh. Chuyện đó đã quá muộn màng. Qua điều tra về con nghiện cho thấy
1 điểm lạ: lời khuyên cai thuốc của cha mẹ không sánh bằng một nửa
hiệu quả bởi lời khuyên của người yêu. Xem ra sức mạnh tình yêu mãnh
liệt thật!
.Tóm lại, cai thuốc lá có thể chia 2 dạng: một là dạng chủ động,
thường thể hiện qua hành động tự nguyện của người bệnh, hai là dạng bị
động hiệu quả ko rõ nét. Thậm chí còn mắc bệnh ung thư và chết sớm sau
khi cai. Tại sao? Vì hành động cai không tự nguyện cai một cách buồn
bã, chịu trận và bị bắt buộc.
Tóm lại, hút thuốc có hại, nên bỏ càng sớm càng tốt. Nếu có khó khăn
nhất thời, chưa thể bỏ hẳn, cũng nên giảm và hạn chế số lượng hút
trong vòng 5 điếu, để hạn chế sự nguy hại. Có điều cần nhắc nhở rằng:
với căn bệnh nghẽn tim mạch, tác hại của thuốc lá tỉ lệ thuận với bình
phương số thuốc hút, nghĩa là lượng hút tăng một lần, nguy hại sẽ tăng
4 lần.
Rượu cũng như con dao hai lưỡi! Uống một lượng ít, rượu sẽ là bạn của
sức khỏe, quá chén, rượu sẽ là tội phạm gây bệnh. Qua điều tra, có 50%
tội phạm hình sự là kẻ nghiện rượu, 40% tai nạn giao thông do rượu,
25% bệnh nhân là con nghiện rượu. Quan điểm mới của WHO cho thấy: rượu
uống càng ít càng tốt, đừng bao giờ càng uống càng nhiều, tới mức
không thể tự kiềm chế, rơi vào thế say xỉn, biến bạn sức khỏe thành
thù sức khỏe! Nếu thích uống rượu, hãy chú ý đừng uống quá 15ml trong
một ngày nhé!

CHÚ Ý “BA CÁI NỬA PHÚT”, KHỎI MANG TẬT SUỐT ĐỜI

Có bệnh nhân vừa khóc lóc vừa than rằng: nếu tôi sớm biết ba cái nửa
phút, sẽ khỏi phải mang tật suốt đời.
“ba cái nửa phút” là: Sau khi thức dậy,đừng vội rời khỏi giường, hãy
nằm yên trên giường nửa phút, ngồi dậy nửa phút, giữ nguyên tư thế thò
chân xuống giườn ngồi thêm nửa phút!
Đừng xem thường câu nhắc nhở trên, nếu chịu khó chú ý và làm theo sẽ
cứu sống nhiều người!

Có người ban ngày còn khỏe mạnh, bình thường, nhưng mai sáng thức dậy
đã chết một cách đột ngột. Hóa ra ông ta nửa đêm thức giấc, vội rời
khỏi giường, chính do thay đổi tư thế đột ngột dẫn tới tụt huyết áp,
não bị thiếu máu gây ra triệu chứng chóng mặt. Thế là ông ta bị té đập
đầu xuống đất, nứt hộp sọ, hoặc tim ngừng đập, thế là toi mạng.
Có người đi cầu khó khăn do căn bệnh phình tiền liệt tuyến, chỉ giây
lát quá gắng sức khi rặn, đã dẫn tới đột quỵ.
Dụng ý của giới khoa học khi đề xuất “ba cái nửa phút”, xuất phát từ
kiểm tra điện tâm đồ, phát hiện nhiều người bị nhồi máu cơ tim vào ban
đêm, dù ban ngày họ hoàn toàn bình thường. Tại sao lại có sự co thắt
đột ngột này? Nguyên nhân chủ yếu là do họ thức dậy rồi rời khỏi
giường quá nhanh chóng, dẫn tới huyết áp tụt, não thiếu máu và tim
ngừng đập.
Vì thế các nhà khoa học đề nghị đề phòng hiện tượng nguy hiểm trên
bằng “ba cái nửa phút”
Chỉ cần chịu khó kiên trì ba cái nửa phút, không tốn 1 xu nào cũng sẽ
tránh được cơn thiếu máu não bộc phát, giữ an toàn cho tim và giảm bớt
mối nguy đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…
Có lần tôi vừa giảng xong có một ông ngồi dưới giảng đường đã òa khóc
lên. Ông kể bằng giọng đau thương và nuối tiếc: hai năm trước tôi cũng
chóng mặt bị té do thức dậy đi cầu quá vội, ngày thứ hai nằm liệt nửa
người, điều trị hết 8 tháng, nếu như tôi được nghe giảng sớm hơn,
chẳng phải tránh được tai ương và khỏi chịu khổ như bây giờ sao!

“BA CÁI 30 PHÚT” GIÚP BẠN VUI KHỎE

Đó là tập thể dục sáng nửa giờ, ngủ trưa nửa giờ và đi chậm nửa giờ vào chiều tối 6-7 giờ.

“Ba cái 30 phút” trước hết là tập thể dục sáng nửa giờ, đi tập Thái cực
quyền, chạy bộ, nhưng không ít hơn 3.000m hoặc chơi các thể thao khác,
song phải vừa phải và thích hợp với thể lực mỗi người.
Kế tiếp là ngủ trưa nửa giờ, điều này phù hợp với nhu cầu sinh lý,
giúp khỏe khoắn trong công việc vào buổi chiều, người cao tuổi càng
phải ngủ cho đủ, để bổ sung giấc ngủ do thức dậy sớm. Chỉ cần kiên trì
ngủ trưa nửa giờ hàng ngày, sẽ giúp giảm tỉ lệ nhồi máu cơ tim hơn
30%. Vì khoảng thời gian ngủ trưa là giai đoạn thấp nhất của huyết áp
trong ngày, từ đó tim được bảo vệ tốt.
Xin nhớ đừng bao giờ làm việc liên tục 72 giờ, dứt khoát phải giữ cho
mình một khoảng thời gian nghỉ ngơi.
Có vị bác sĩ là phó chủ nhiệm khoa do quá bận bịu căng thẳng trong
công việc, cơ thể mệt mỏi quá độ, bệnh tim bộc phát, ông đã chết trên
bàn làm việc. Mới chỉ hơn 40 tuổi, thật đáng tiếc phải không các bạn!
Tóm lại dù bận cách mấy, cũng nên tranh thủ thời gian nghỉ ngơi đầy đủ.
Ba là đi châm nửa giờ vào chiều tối khoảng 6-7 giờ. Như thế giúp giảm
tỉ lệ phát bệnh thắt nghẽn cơ tim và cao huyết áp.
Ngoài ra, còn phải chú ý đề phòng nhân tố gián tiếp gây bệnh như:
“trời lạnh, mệt mỏi, sáng sớm” đều là những lúc tỉ lệ phát bệnh cao
huyết áp và tim mạch tăng cao. Vì nhịp tim và tốc độ lưu thông của máu
thường chậm hơn vào sáng sớm, nên máu cũng đặc hơn, nhưng thói quen
nhịp sống và làm việc luôn khẩn trương hơn vào giờ này, vừa lo ăn
sáng, vừa vội đi làm…khiến thần kinh giao cảm phấn khích cao độ,
hormone co rút của mạch máu gia tăng, khi gặp trời lạnh, trạng thái
trên thêm trầm trọng, Lúc này, tim cần nhiều oxy, sức cản của mạch máu
cũng tăng rất dễ dẫn tới chứng bệnh cao huyết áp, đột quỵ tim mạch.
Cho nên, nếu tối hôm qua trời lạnh hoặc có mưa,sáng hôm sau phải chú ý
quan tâm, cảnh giác hơn về tình trạng sức khỏe.
Nhân tố gián tiếp thứ hai là “ăn no, quá chén, quá hưng phấn(kích
động)” dễ dẫn tới bộc phát căn bệnh tắc nghẽn cơ tim, loạn nhịp tim.
Hai nhân tố gián tiếp trên rất nguy hiểm, phải chú ý đề phòng cảnh
giác

BỐN CHÚ Ý TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY


Uốn nắn thói quen sống sai lệch, giữ vững sức khỏe

Xin nêu 1 thí dụ thời xưa làm gương: Có 1 ông chủ giàu có ở Venice
(nước Ý) tên là Kenarer, suốt ngày ăn uống no nê, phóng túng vô độ,
thức khuya thâu đêm, chỉ 35 tuổi đã bệnh liệt giường, nhiều bác sĩ
được mời tới đều khằng định ông không sống nổi, chỉ có 1 vị bác sĩ đưa
ra ý kiến khác, ông vạch cho ông chủ giàu có này một thời khóa biểu
sống lành mạnh, buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt, thực tế đã chứng minh
chẩn đoán của vị bác sĩ này là đúng. Ông chủ giàu kia đã sống thêm hơn
nửa thế kỷ, đồng thời còn viết quyển sách hồi ký dạy người đời làm thế
nào sống tới 100 tuổi.

Xin các bạn đọc cao tuổi và mắc chứng bệnh cao huyết áp hãy chú ý 4 điểm quan trọng sau đây:


Làm việc và nghỉ ngơi đúng giờ giấc

Đúng giờ đi ngủ, đúng giờ thức dậy, ăn uống, sinh hoạt, làm việc và
học tập đều phải tuân theo đúng qui luật tự nhiên, có giờ giấc nhất
định, điều này có lợi cho sức khỏe và đề phòng tai biến của cao huyết
áp

Thích ứng với thiên nhiên

Phải chú ý theo kịp và thích ứng với sự biến đổi của thiên nhiên và
khí trời. Như thêm hoặc bớt áo quần theo mùa, chỗ ở phải sáng sủa,
chống ẩm thấp, không khí thông thoáng, nếu có điều kiện nên trồng thêm
cây cối hoa lá xung quanh.

Chú ý giữ gìn vệ sinh


Thói quen vệ sinh là nhân tố quan trọng cho sức khỏe, thức dậy sớm làm
sạch nhà cửa phòng ốc, tắm rửa thường xuyên, giữ thói quen vệ sinh cá
nhân thật tốt.

Loại bỏ thói quen xấu


Người cao huyết áp nên cai thuốc lá, không nghiện rượu, tránh ăn uống
no nê say xỉn.
Chú ý cuộc sống tình dục điều độ, để giữ tâm trạng vui vẻ tinh thần
đầy đủ Không quá ham muốn, sống phóng túng, chi làm cho tinh thần và
sức lực suy sụp, uể oải, lâu ngày sẽ suy nhược, già sớm, số lần quan
hệ vợ chồng phải điều tiết tùy theo nhu cầu sinh lý và đặc điểm của
từng người,sau tuổi trung niên chỉ nên quan hệ vài tuần 1 lần, thậm
chí vài tháng 1 lần. Chỉ khi chịu kiên trì loại bỏ thói quen sống
thiếu lành mạnh, mới mong giữ được sức khỏe tốt.

SÁU ĐIỀU CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG TAI NẠN BẤT TRẮC

Một: Đừng làm động tác xoay đầu mạnh

Giáo sư Trương Ngụ ở Bệnh viện quân khu Bắc Kinh nêu rõ:xoay đầu là
động tác giúp rèn luyện cơ bắp cổ, thuyên giảm triệu chứng cứng tê cơ
vai và cơ lưng do bệnh đau cột sống cổ. Song lại không thích hợp để
người cao tuổi luyện tập thường xuyên, vì nếu xoay quá nhanh, quá lâu,
hoặc động tác quá mạnh, khiến động mạch cổ bị cong nén, dễ xảy ra việc
thiếu máu não cấp tính, gây ngất xỉu và rất nguy hiểm. Cho nên, nên
tránh ba động tác khi vặn xoay đầu và cổ như sau, đừng xoay quá nhanh,
quá lâu và quá mạnh. Tốt nhất có người cùng tập bên cạnh, để kịp ứng
xử khi bất trắc.

Hai: không tắm quá nóng

Giáo sư Trương nhấn mạnh: tắm nước quá nóng khiến mao mạch làn da giãn
nở quá độ, khi một lượng lớn máu phân bổ trên bề mặt cơ thể, sẽ dẫn
tới bộ phận quan trọng bên trong như tim, não thiếu máu tương ứng, nếu
gặp phải người bệnh tim mạch, não dễ gây tai nạn do thiếu máu não cấp
tính. Qua một nghiên cứu khác cũng chứng minh: những chất có hại trong
nước như: Trichloroethylene, Chloroform…có tới 30-50% có thể biến
thành hơi nước trong điều kiện nhiệt độ cao, và nhiệt độ càng cao thì
thời gian càng lâu càng bốc hơi nhiều.

Ba: đừng uống đồ ướp lạnh

Người cao tuổi dùng quá nhiều đồ ướp lạnh hết sức nguy hiểm, vì thực
quản nằm phía sau tim, còn dạ dầy nằm phía dưới tim, uống quá nhiều đồ
lạnh dễ dẫn tới sự co thắt động mạch vành tim, làm xuất hiện triệu
chứng đột quỵ.

Bốn: là không ăn quá no và tránh nghiện ngập


Hai điều trên làm tăng gánh nặng cho tim, vì khả năng hoạt động của
quả tim người cao tuổi chỉ vừa đủ cho nhu cầu hàng ngày, chịu không
thấu gánh nặng quá tải, nếu cộng bốn tác nhân: ăn uống no nê, nghiện
ngập, khích động, bệnh tim của người cao tuổi vào thì gần bằng với hậu
quả đột quỵ.

Năm: là đừng chạy bộ khi bụng đói

Cuộc sống tuy cần sự vận động, song tập luyện phải chú ý tính khoa
học, chạy bộ lúc bụng đói chẳng những làm tăng gánh nặng cho tim gan,
khiến nhịp tim không đều, dẫn tới đột quỵ, những người tuổi trên 50,
khả năng tận dụng chất béo tự do trong cơ thể thấp hơn nhiều so với
thời trẻ, nên nguy cơ xảy ra tai nạn ngoài ý muốn cũng nhiều hơn.

Sáu: là đừng đi cầu kiểu ngồi chồm hổm

Các chuyên gia cho rằng: huyết áp động mạch và lượng tiêu thụ oxy của
cơ tim đều tăng khi chúng ta đi cầu, sự tăng đột ngột của huyết áp có
thể dẫn tới xuất huyết não. Còn tiêu hao oxy của tim mạch dễ gây đau
thắt tim, tắc nghẽn cơ tim và loạn nhịp tim. Nhất là người cao tuổi,
khi phản ứng điều tiết của mạch máu kém, thời gian đi cầu quá lâu, và
việc đứng dậy đột ngột cũng gây thiếu máu não, chóng mặt vấp té và đột
quỵ. Vì vậy nên đi cầu kiểu ngồi. Tránh kiểu cầu ngồi xổm.

-THE END






Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 02/Oct/2013 lúc 9:41pm
mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 11 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.211 seconds.