Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Hướng Dẫn Sử Dụng Diễn Đàn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Tổng Quát :Hướng Dẫn Sử Dụng Diễn Đàn
Message Icon Chủ đề: Huớng dẫn đánh tiếng việt Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
Admin
Admin Group
Admin Group


Tham gia ngày: 01/Jan/2006
Thành viên: OffLine
Số bài: 199
Quote Admin Replybullet Chủ đề: Huớng dẫn đánh tiếng việt
    Gởi ngày: 02/Jun/2007 lúc 12:13am
Các thành viên để ý dưới status Bar nếu dùng Internet Explorer sẽ thấy các kiểu gõ tiếng Viết hãy chọn cho mình kiễu gõ nào thích hợp nhất.
 
Các kiểu gõ thông dụng

VNI
Đây là kiểu gõ ít bị lỗi nhất khi gõ tiếng Việt và tiếng Anh chung với nhau. Nó là kiểu gõ được sáng tạo bởi công ty VNIsoft. Nếu bạn chưa từng tập qua kiểu gõ nào thì bạn nên tập xài kiểu gõ này. Nó dùng các số trên bàn phím để bỏ dấu nên chúng ta sẽ không bị trở ngại với các từ tiếng Anh.

Phím số 1 = Dấu sắc

Phím số 2 = Dấu huyền

Phím số 3 = Dấu hỏi

Phím số 4 = Dấu ngã

Phím số 5 = Dấu nặng

Phím số 6 = Dấu mũ của chữ â, ê và ô

Phím số 7 = Dấu râu của chữ ơ và ư

Phím số 8 = Dấu trăng của chữ ă

Phím số 9 = Dấu gạch ngang của chữ đ

 

Thí dụ, để gõ câu " Tôi yêu tiếng nước tôi", bạn có thể gõ như sau:
To6i ye6u tie61ng nu7o7c1 to6i

hoặc

Toi6 yeu6 tieng61 nuoc71 toi6

 

TELEX

Đây là kiểu gõ dùng để đánh điện tín. Các phím được sắp xếp rất hửu lý và đây là kiểu gõ tiếng Việt nhanh nhất. Khuyết điễm duy nhất của nó là khi đánh tiếng Anh chung với tiếng Việt bạn sẽ gặp nhiều lỗi.

 

f = dấu huyền

s = dấusắc

r = dấu hỏi

x = dấu ngã

j = dấu nặng

aa = â

ee = ê

oo = ô

uw = ư

ow = ơ

dd = đ

 

Thí dụ, để gõ câu "Tôi yêu tiếng nước tôi", bạn có thể gõ như sau:
Tooi yeeu tieengs nuowcs tooi

 

VIQR

Đây là dạng rất phổ thông để bỏ dấu tiếng Việt trong thời gian đầu của internet khi người ta có thể bỏ dấu tiếng Việt và không cần một font nào đặc biệt hết. Nó đã được xài rộng rải trên email, các newsgroups, và sau này ở các forums ở hải ngoại. Nó được đưa vào " kiểu gõ" do sự quen tay hay xài, chứ bản thân kiểu gõ này rất hay gặp trở ngại với các dấu chấm câu hay dấu hỏi.

 

Dấu sắc = ' (bên trái phím Enter)

Dấu huyền = ` (bên trái phím số 1)

Dấu hỏi = ? (bên trái phím Shift, bấm chung với Shift)

Dấu ngã = ~ (bên trái phím số 1, bấm chung với Shift)

Dấu nặng = . (bên trái phím dấu hỏi)

Dấu mũ = ^ (phím số 6, bấm chung với Shift)

Dấu râu của chữ ơ và ư = + (phím = + shift) hoặc * (phím số 8 + shift)

Dấu trăng của chữ ă = ( (phím số 9 bấm chung với Shift)

Dấu gạch ngang của chữ đ = dd (2 chữ d)

 

AUTO

Đây là kiểu tự động, tiện đâu gõ đấy. VNI, TELEX hay VIQR đều dùng được.

 

Hy vọng là những thông tin trên giúp ích cho bạn khi gởi bài và chọn kiểu gõ thích hợp cho mình.


IP IP Logged
klan
Groupie
Groupie
Avatar

Tham gia ngày: 05/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 40
Quote klan Replybullet Gởi ngày: 29/Jul/2007 lúc 9:35am

 

  Hi Admin,

Xin cho Klan hỏi , ai đã bỏ bài THU nhạc gì đó vào phần thữ chữ việt
dùng nick của KL mà sao lại biềt mật mã của kl vậy cà?!!
xin nhờ Admin xem lại gíup truy lùng thũ phạm giúp kl nha , cám ơn nhiều .
(Klđã vội và giận qúa nên xoá bỏ rồi  )
Đường trần gian bụi mờ chân ,thiện , mỹ.
Cuộc nhân sinh như vó ngựa qua cầu.
IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 09/Mar/2009 lúc 7:36am

Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt




Vấn đề gìn giữ trong sáng tiếng Việt được bàn luận rất cụ thể và rộng rãi từ lâu, nhưng trong phạm vi  diễn đàn nhỏ hẹp này chúng tôi có đôi điều muốn nói

Trước hết là những điều quy định khi tham gia diễn đàn sinh học liên quan đến vấn đề này, tôi xin trích ra đây vì có vẻ không ai đọc cái quy định này.


Trích:
2. Tôn trọng tiếng Việt.
- Viết bài bằng tiếng việt có dấu.
- Chú ý các lỗi chính tả.
- Không viết toàn chữ hoa.

- Không xen lẫn tiếng Anh, tiếng Việt một cách tùy tiện.
Vấn đề này " Gặp nhau cuối tuần của VTV3 có nói nhiều lần rồi. Cái kiểu "Ông có money không lend tôi một ít" thực sự không chấp nhận được.
Có nhiều bài viết của chúng ta, kể cả chúng tôi - những thành viên quản trị - đã mắc lỗi này. Mặc dù tiếng Việt không được tốt như tiếng Anh trong một số thuật ngữ, ngữ pháp chuyên ngành, nhưng để giao tiếp, để trao đổi thì tiếng Việt hoàn toàn có thể làm được, và làm rất tốt nữa là khác.
Tôi có tham gia những diễn đàn của các bạn người Việt sống ở nước ngoài đã lâu. Có nhiều bạn mỗi khi không thể diễn đạt một câu, một từ nào đó bằng tiếng Việt mà buộc lòng phải dùng tiếng Anh để thay thế thì họ đều phải nói xin lỗi. Họ buồn vì không thể sử dụng tiếng mẹ đẻ trong khi hầu hết các chúng ta ở đây có được thứ tiếng đó nhưng lại cứ thích chen vào mấy câu tiếng Anh, mấy từ tiếng Anh rất vô lối. Viết bài kiểu đó vô tình chúng ta đã coi thường cả hai ngôn ngữ này.

Nếu viết bài bằng tiếng Việt, hãy sử dụng tiếng Việt thuần nhất.
Nếu viết bằng tiếng Anh, hãy bảo đảm rằng bạn có thể sử dụng nó thành thạo. Viết đúng ngữ pháp, đúng từ, đúng văn phong và đừng chen vào mấy câu tiếng Pháp hay tiếng Nhật.
(Việc viết bài bằng tiếng Anh trong box Tiếng Anh chuyên ngành để học hỏi thì lại là chuyện hoàn toàn khác)

Đa phần các thành viên và cả chúng tôi phạm lỗi này là do vô tình hoặc thói quen nhưng chúng tôi rất mong mỗi người sau khi đăng một bài lên hãy chịu khó đọc lại bài viết của mình một lần, xem lỗi chính tả, văn phạm... Tôi và các bạn sẽ rất khó chịu khi đọc một bài viết với đầy lỗi chính tả hoặc đá gà đá vịt mất từ tiếng Anh bồi.
Ước vọng của chúng tôi là có thể chuyển toàn bộ diễn đàn này thành tiếng Anh nhưng là một bước chuyển quy mô, toàn bộ chứ không phải theo kiểu nửa ta nửa tàu của một vài người. Chúng ta hãy tôn trọng chính mình trước khi muốn được người khác tôn trọng.

Nguồn diễn đàn sinh viên

Hoa Hạ sưu tầm



Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 09/Mar/2009 lúc 7:43am
Hoa Hạ sưu tầm được bài này của tác giả tovanhung trên website thuvienebooks.com, HH đăng lên đây để chúng ta cùng tham khảo .

Trích:
Nguyên văn bởi Tác giả tovanhung ở .thuvienebooks


Tại sao chúng ta không viết tiếng Việt có dấu?

Tiếng Việt giàu và đẹp! Tôi đoan chắc rằng những người bi quan nhất cũng đồng thuận với ý kiến! Ấy thế mà không phải lúc nào, ở đâu... chúng ta cũng sẵn sàng khai thác hết cái đẹp của tiếng Việt thông qua viết đúng và nói đúng, ở đây là cách sử dụng tiếng Việt có dấu trên diễn đàn này.

Tôi có đứa cháu mà tôi hay nhớ đánh văn bản để làm ebook. Có lần, bắt hắn ta đánh cả buổi, hắn than "Đánh tiếng Việt có dấu lâu quá, sao không đánh không dấu, cũng đọc được mà, như viết e-mail ấy". Tôi gật gù, bảo hắn giải lao. Lúc ấy tôi mang ra một tờ giấy và cây viết, bảo nhờ hắn viết một bức thư ngắn thôi với yêu cầu: viết bằng tiếng Việt không dấu! Hắn loay hoay một hồi, chữ được chữ không. Chừng như không thể nào ngồi im lặng nữa, hắn nêu ý kiến: "Con thấy viết có dấu hay hơn chứ, dễ đọc". Tôi hỏi vặn lại: Dễ đọc hay dễ viết?

Qua câu chuyện trên, tôi nghiệm ra rằng con người hay làm theo chủ quan, theo cái mình có, mình biết và hơi lười (xin lỗi các bạn khi tôi nói vậy). Từ câu chuyện trên, rõ ràng đứa cháu tôi tự mâu thuẫn với chính mình. Lúc thì đòi đánh tiếng Việt không dấu nhưng rồi sau đó, trong một hoàn cảnh khác, lại muốn viết tiếng Việt có dấu. Mọi sự cũng do ta lựa chọn cái dễ, nhanh gọn mà làm. Còn sự thể ra sao, người đọc nghĩ gì, hiểu thế nào cũng mặc... Thế sao gọi là chia sẻ, trao đổi và giao lưu được?

Sau đây, mời bạn đọc một đoạn do chính người Việt viết:

"Anh xã oai, em tiếc lè em hông cóa bít nấu nhưng en thì bít zì zậy nhè mình nên kím osin đi". "Bè nhéc tui nhìu wé, tui mè không dzào nói mí câu dém bè bứt gứt ngùi kén móng te móng chưn sút đim không ngủ thì tụi nghịp. Thui, lèm bè tọ nghịn mụt lìn dzị". Một chatter sành sỏi có thể "dịch" những mẩu đối thoại trên như sau: "Anh xã ơi, em tiếc là em hông có biết nấu nhưng ăn thì biết vì vậy nhà mình nên kiếm osin đi". "Bà nhắc tôi nhiều quá, tôi mà không vào nói mấy câu dám bà bứt rứt ngồi cắn móng tay móng chân suốt đêm không ngủ thì tội nghiệp. Thôi, làm bà toại nguyện một lần vậy".

Đành rằng chúng ta có quyền tự do riêng, có chủ ý nhưng chúng ta cũng là một cộng đồng, vì vậy mà chúng ta cũng có luật chơi riêng. Tôi đề nghị chúng ta sử dụng tiếng Việt có dấu và hạn chế sử dụng tiếng lóng và ngôn ngữ địa phương!

Làm thế nào để gõ được tiếng Việt có dấu?

Để gõ được tiếng Việt có dấu, phải có 1 trong 2 yêu cầu sau đây:

1. Diễn đàn, nơi bạn gõ tiếng Việt có dấu, có tích hợp sẵn bộ gõ tiếng Việt. Nếu diễn đàn chưa tích hợp bộ gõ (như diễn đàn của chúng ta thì cần một phần mềm trung gian như điều kiện 2 bên dưới đây).

2. Sử dụng một phần mềm trung gian như Vietkey hay Unikey. Trong bài viết này, tôi xin hướng dẫn các bạn gõ tiếng Việt có dấu bằng phần mềm Unikey vì các đặc điểm: nhỏ gọn, chạy độc lập mà không cần cài đặt, tương thích với các hệ điều hành, mạnh mẽ và miễn phí.

Tải Unikey v3.6 tại đây

http://www.echip.com.vn/echiproot/Software.../UniKeyNT36.zip

Sau khi tải chương trình về, bạn giải nén rồi chạy chương trình. Trong bảng điều khiển, bạn chọn bảng mã là Unicode, kiểu gõ tuỳ ý (Telex hay VNI)

 

Khi chương trình hoạt động, nó sẽ hiển thị bên dưới thanh trạng thái. Nếu chương trình có ký hiệu là chữ V thì tức là bạn có thể gõ được tiếng Việt. Nếu muốn tắt bộ gõ đi, bạn bấm chuột (hoặc Ctrl + Shift) vào biểu tượng này, lúc đó, biểu tượng chữ V sẽ được thay bằng E



Trước cơn bão của nền văn hoá nước ngoài, chúng ta, những người Việt Nam, hãy cùng nhau giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt bạn nhé!

Tác giả tovanhung

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 25/Jan/2012 lúc 8:56pm

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

 

 

Tiếng Việt - một ngôn ngữ thân thương. Mỗi dân tộc trên thế giới đều có một ngôn ngữ đặc trưng cho dân tộc mình, ngôn ngữ đó biểu trưng cho một nền văn hoá truyền thống, tiêu biểu cho một đời sống xã hội. Thế mà một thế hệ tương lai của đất nước lại là đang là "thủ phạm" chính trong việc góp phần "huỷ hoại" sự trong sáng của ngôn ngữ của nước nhà. Gióng một hồi chuông báo động đến các cấp bậc lãnh đạo, và quan trọng hơn, mỗi một người con của dân tộc Việt Nam thân yêu cần ý thức được tầm quan trọng và góp phần bảo lưu nét đẹp vốn có của tiếng Việt.

Thoạt nghe thì có vẻ thật nghịch lý, nhưng dường như đối với giới trẻ Việt Nam ngày nay, việc viết đúng chính tả tiếng mẹ đẻ của mình dường như là chuyện không hề đơn giản. Không đơn giản là vì các bạn trẻ ngày ngày tiếp xúc với thế giới internet cũng như điện thoại di động – nơi mà cách viết cũng như phát âm tiếng Việt bị bóp méo với hàng trăm, hàng ngàn kiểu.

Thoạt đầu là tìm những từ viết tắt, những tiếng nước ngoài thay thế để cho nhanh, tiết kiệm thời gian trong việc nhắn tin hay tán gẫu, rồi sau đó tìm cách chế biến ra hàng trăm, hàng ngàn kiểu viết khác mà có lẽ rằng những người không có “kinh nghiệm” trong việc đọc những ngôn ngữ thế này thì khó mà đoán được ý nghĩa chính xác của chúng. Rồi như một thói quen, cách sử dụng ngôn ngữ bừa bãi như vậy dần lan truyền trong cuộc sống hàng ngày và nổi lên như một trào lưu, để rồi tiếng Việt “hiện đại” ngày một trở nên lộn xộn hơn.

Tiếng Việt có hàng trăm kiểu viết?

Như đã nêu ở trên, nếu như trước đây sự biến tướng của cách viết tiếng Việt chỉ nhằm mục đích tiết kiệm thời gian thì hiện nay có hàng trăm, hàng ngàn cách viết khác nhau. Thử đọc vài câu comment ngắn trong một trang facebook của một 9X: “Seo zị, chiện như zị mà mài cũng bùn là seo hử?” (Sao vậy, chuyện như vậy mà mày cũng buồn là sao hả?”. Hay “Chài ai, hum wa đi zìa trùi mưa lớn wé! Mệt hem ăn kơm đc lun” (Trời ơi, hôm qua đi về trời mưa lớn quá, mệt không ăn cơm được luôn”. Có thể nói, việc sử dụng ngôn ngữ như thế này trong giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi 9X đã không còn xa lạ gì. Một em học sinh lớp 7 cho biết: “Lúc đầu em cũng thấy kỳ kỳ, nhưng thấy các bạn dùng mãi rồi cũng quen, bây giờ thấy cũng… hay hay”. Mà chính cái thấy hay hay như thế này rồi các em lại vô tình bắt chước theo, rồi hình thành một trào lưu sử dụng tiếng Việt kiểu mới như vậy mới là sành điệu, mới chứng tỏ ta đây có vẻ “hiểu biết”?!.

Những biến tướng của tiếng Việt “hiện đại” có thể kể đến hàng loạt như: viết chữ i thành chữ j, c thành k (vd như kái, kơm), viết theo kiểu ngôn ngữ nói của địa phương (teo, mài, zìa…), viết theo kiểu nửa Tây nửa ta (Vd như “Maybe today lớp mình sẽ được off 2 tiết” – Có thể hôm nay lớp mình sẽ được nghỉ 2 tiết), Việt hóa cách phát âm của từ ngữ nước ngoài (xì tai – style) … Đối với một số đông bạn trẻ, việt sử dụng ngôn ngữ kiểu “cải biên” như thế này sẽ làm các bạn trở nên nổi bật và đặc biệt hơn.

 

Thậm chí có những bạn còn tự ý sáng chế ra kiểu ngôn ngữ độc quyền của mình, và rất tự hào về điều đó, rồi dần dần, việc sử dụng ngôn ngữ biến tướng như thế này không chỉ dừng lại ở cuộc sống online, mà còn lan rộng ra cả cuộc sống thực, thậm chí trong cả những bài kiểm tra văn, chắc hẳn cũng không ít giáo viên phải đau đầu vì thường xuyên đọc những kiểu viết biến tướng như thế này. Có một nghịch lý là nếu như một đứa trẻ từ khi còn bé, khi bắt đầu tập viết, tập phát âm thì đã được dạy phải viết đúng chính tả, phát âm cho chuẩn, thì khi lớn lên, các bạn lại cố tình “viết sai” một cách vô ý thức mà lại xem nó như một cách để thể hiện mình để rồi dần dần nó đi vào cuộc sống thật lúc nào không hay biết. Thật đáng buồn!

Những biến tướng của tiếng Việt ngày nay quả là đang ở mức độ báo động, tuy nhiên dường như phần lớn mọi người đều không có thái độ gì trước vấn nạn đó. Giới trẻ thì hùa theo, bình thản sử dụng kiểu ngôn ngữ này trong giao tiếp hàng ngày. Người lớn thì im lặng, mặc kệ cho những gì xảy ra xung quanh như nó vốn là như vậy, một phần phải chăng do họ quá vô tình, hay là họ nghĩ rằng cũng chẳng thể làm gì được. Thậm chí có trường hợp bố mẹ, ông bà lại “học” theo ngôn ngữ của con cháu mình với hy vọng sẽ gần hơn với chúng?! Chính những thái độ này vô hình chung lại càng làm cho tiếng Việt ngày một suy thoái, lộn xộn hơn.


Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là nhiệm vụ không của riêng ai

Dẫu biết rằng việc sử dụng những ngôn ngữ riêng của giới trẻ cũng tạo nên một nét riêng nhưng tốt nhất là không nên để vấn đề đó đi quá xa. Tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp, nên việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong thời điểm hiện tại là một điều cấp thiết, vì nếu cứ để tình trạng này tiếp diễn và ngày một nghiêm trọng hơn thì chắc chắn các thế hệ tương lai sẽ không còn biết viết đúng tiếng Việt là như thế nào. Điều này sẽ kéo theo những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.

Vì một khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường mà đã sử dụng ngôn từ một cách bừa bãi và lộn xộn như thế thì thử hỏi sau này các em tốt nghiệp, đi làm việc sẽ thế nào? Thiết nghĩ, việc tuyên truyền, giáo dục ý thức của giới trẻ trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là một điều mà nhà trường, các bậc phụ huynh nên quan tâm hàng đầu. Nên nhắc nhở các em giữ gìn sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ, siêng năng đọc sách báo để trau dồi vốn từ của mình. Dù có "lỡ" biến đổi tiếng Việt để nói và viết cho vui hay đã quen với việc sử dụng ngôn ngữ kiểu teen để giao tiếp qua internet thì cũng hãy nhớ rằng cái gì cũng có những chừng mực của nó.

Ngôn ngữ chỉ là một công cụ để giao tiếp, còn việc sử dụng và giữ gìn nó như thế nào phần lớn phụ thuộc vào ý thức của người nói và viết, không ai có thể đặt ra một chuẩn mực là phải nói hay viết thế nào cho đúng, nhưng những kiểu bóp méo ngôn ngữ một cách quá đáng và thường xuyên như hiện nay thì không thể chấp nhận được, kể cả trong cuộc sống ảo và cuộc sống thật. Bởi vì giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt không phải là nhiệm vụ của riêng một ai.


Hoa Hạ sưu tầm trên internet
 


Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 26/Jul/2013 lúc 6:57am

Cách Dạy Dễ Mà Học Sinh Mau Đọc Được Chữ Quốc Ngữ
 
Nguyễn Phước Đáng.


Giáo viên và Phụ Huynh học sinh chắc ai cũng muốn biết cách làm sao dạy dễ mà học sinh và con em của mình mau đọc được chữ quốc ngữ, tức chữ Việt chúng ta đang dùng.
Xin thưa, muốn được vậy thì giáo viên và PHHS phải thấu hiểu cách cấu tạo chữ Việt.
Tôi bỏ ra 6 năm để tìm hiểu, nghiên cứu chữ quốc ngữ theo cách nhìn hoàn toàn Việt Nam.  Kết quả có thể tóm gọn một phần trong bài viết nầy:
 
I.- Vài định nghĩa:
            1 - Chữ cái: còn gọi là mẫu tự, ký tự, con chữ, là những ký tự la-tinh a, b, c, d……
2 - dấu âm là những dấu thêm vào một số chữ cái la-tinh để tạo thêm chữ cái quốc ngữ, ă, â, ơ, ô, ê, ư, đ.
3 - Chữ lời, giới ngôn ngữ gọi là từ, là chữ ghi được 1 lời nói.  Đó là một hay nhiều chữ cái ráp lại để ghi được 1 lời nói.  Chữ Việt (quốc ngữ) có khoảng trên 6,000 từ đơn và 3 – 4 chục nghìn từ kép.  Theo nhu cầu phát triển, người ta vẫn tiếp tục tạo thêm từ kép.
            4 - Chữ gốc (ngữ căn) của chữ Việt là chữ chưa có dấu giọng. (đề nghị của tôi)
            5 - chữ ráp thanh là chữ có đánh dấu giọng sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng.
            6 - dấu giọng là những dấu đánh trên hay dưới ngữ căn để tạo thêm chữ lời (từ)
 
            II.- Mẫu tự trong hệ thống chữ Việt.
Chữ Việt là loại chữ ghi âm, mượn mẫu tự la-tinh làm gốc, chế thêm một số chữ cái nữa, rồi thiết lập một bộ mẫu âm, đủ để theo những qui tắc nhất quán mà tạo ra những từ ghi lại tiếng nói của người Việt.
Vậy từ đơn Việt là 1 hoặc một tập hợp chữ cái ghi lại 1 tiếng nói của người Việt.  Nhìn 1 từ Việt (chữ lời), người ta phát ra được 1 tiếng đúng với tiếng mà người viết muốn ghi lại.
Mượn mẫu tự la-tinh, nhưng người sáng tạo chữ quốc ngữ không lấy hết, mà bỏ bớt 4 chữ cái f, j, w  z, chỉ lấy 22 chữ cái gồm:
  6 chữ cái nguyên âm a, e, i, o, u, y,  và
16 chữ cái phụ âm b, c, d, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x. 
Như vậy không đủ âm căn bản để ghi hết được tiếng nói Việt Nam.
Người ta bèn tìm cách chế biến thêm các chữ cái khác. Đầu tiên người ta chế biến thêm một chữ cái phụ âm, bằng cách thêm dấu âm, gạt đầu d để có thêm đ, rồi thêm râu, đội mũ cho một số chữ cái để có thêm một số chữ cái chánh âm nữa là: ă, â, ê, ô, ơ, ư. 
Như vậy, đếm lại, ta thấy có tất cả 29 chữ cái, gồm:
12 chữ cái chánh âm:  a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y, 
17 chữ cái phụ âm:  b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x.
[Chú thích:
Tôi không lấy ngữ âm học, xem cách phát âm của chữ cái, để xác định chữ cái nào là chánh âm, chữ cái nào là phụ âm, mà tôi quan sát vai trò chánh/phụ của chữ cái.  “Chánh âm là âm phải có trong một chữ ghi được 1 tiếng nói.  Có bao nhiêu chữ cái ráp lại mà thiếu một chánh âm thì ‘tổ hợp chữ cái’ đó cũng không tạo thành được 1 chữ, như định nghĩa ‘chữ lời’ nêu trên”.  Qua khảo sát chữ quốc ngữ, chúng ta thấy, thiếu 1 trong 12 chữ cái a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y nầy thì có ráp bao nhiêu chữ cái khác vào cũng không tạo ra được 1 chữ lời tiếng Việt.  Do đó, tôi gọi a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y là chánh âm.  Trước kia gọi là nguyên âm, nay tôi gọi là “chánh âm” để ngược nghĩa với “phụ âm”
17 chữ cái phụ âm còn được gọi là tử âm, vì chúng không phát ra âm khi ráp với chánh âm, dù chính phụ âm định đoạt tiếng phát ra của một chữ lời.  Thí dụ âm của chữ “ta” khác với âm của chữ “cha” là do phụ âm “t” khác phụ âm “ch”, chứ âm chính “a” giống nhau.  Giáo sư Phạm Văn Hải còn gọi phụ âm là “âm kề”, ý của ông là phụ âm luôn luôn phải đứng kề chánh âm, hoặc trước hoặc sau, hoặc kề cả trước lẫn sau]
 
III.- Mẫu Âm (âm căn bản) trong hệ thống chữ Việt.
Trong quốc ngữ có 29 chữ cái, lý ra chỉ có 29 âm căn bản.
Nhưng 29 âm căn bản không đủ, nên người ta đã tìm cách tạo thêm âm mới, đủ để ghi lại lời nói của dân tộc Việt Nam. Người ta dùng đến biện pháp ghép 2 chữ cái lại để có thêm âm mới, ghép iê, uô, ươ để tạo thêm chánh âm (bán chánh âm kép); ghép ch, gi, ng, nh, ph, qu, th, tr để tạo thêm phụ âm.
Do đó, quốc ngữ có tất cả 39 âm căn bản (q đứng một mình chưa là 1 một âm, không có vai trò gì trong quốc ngữ.  Nó phải có u ráp vào mới là phụ âm qu, “quơ”) Phân tích ra như sau:
A.-  Chánh âm: Có 15 chánh âm, gồm:
a. 10 chánh âm: a, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y
b.   2 bán chánh âm đơn: ă, â.
c.   3 bán chánh âm kép: iê, uô, ươ.
            [Chú thích:
1) Gọi là chánh âm, vì chúng có 4 chức năng tạo chữ: đứng một mình, đứng đầu, đứng giữa và đứng cuối chữ; gọi là bán chánh âm, vì chúng chỉ có 2 chức năng tạo chữ, đứng đầu và đứng giữa chữ. Ă, â, iê, uô, ươ chỉ có 2 chức năng tạo chữ: ăn chc, ân hn, uống nước, ước sng, n tiếng. (chữ yên gốc là iên, nhưng tuân thủ qui tắc  đứng đầu chữ thì i đổi thành y.Tất cả các chữ yểm (trợ), yết (kiến)…đều tuân theo qui tắc nầy). 
2) Trước đây, những nhà ngữ học dùng từ “bán nguyên âm” để chỉ cái âm bị mất phân nửa của nguyên âm khi nguyên âm nầy ráp với nguyên âm kia.  Thí dụ a ráp với i ra âm ai, người ta dùng ngữ âm học tây phương để phân biệt vai trò của a và của i trong âm ai.  Người ta thấy a có đủ âm a, còn i chỉ có ½ âm i trong âm ai mới tạo ra.  Thí dụ ngược lại, lấy âm i ráp với âm a, thì i có đủ âm i, còn a chỉ có ½ âm a.  Thế là người ta phán “trong tổ hợp có 2 nguyên âm thì nguyên âm sau là bán nguyên âm”.  Gặp trường hợp o ráp với a, với e để có âm oa, âm oe hoặc u ráp với ê, với y để có âm , âm uy, thì theo ngữ âm học, người ta thấy ngược lại, nguyên âm đầu là bán nguyên âm, nguyên âm sau là nguyên âm (o và u là bán nguyên âm, còn a, e, ê, y là nguyên âm).  Những nghiên cứu như vậy làm rối trí mọi người.  Cùng 1 chữ cái nguyên âm, mà khi thì là nguyên âm, khi lại là bán nguyên âm.  Chỉ khi nó đứng một mình mới chắc nó là nguyên âm. (G/s Phạm Văn Hải còn gọi các bán nguyên âm theo cách nghiên cứu nầy là âm lướt).  Phát biểu như vầy thì có thể chấp nhận được “Khi 2 nguyên âm ráp với nhau để tạo chữ vần, nếu tạo ra vần hợp âm như ai, ia, oi, ui, ưu,… thì nguyên âm đầu có đủ âm, nguyên âm sau chỉ phát ra ½ âm, hay là âm lướt; trái lại nếu tạo ra chữ vần hoà âm, thì nguyên âm đầu là âm lướt hay chỉ phát ra ½ âm, còn âm sau có đủ âm.”
3) Xưa kia thầy cô từ bậc tiểu học chỉ dạy tới 12 nguyên âm a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y, khi tôi xem xét lại chữ quốc ngữ, mới đọc thấy một bài của Giáo Sư Nguyễn Đình-Hoà cho biết iê, uô, ươ là nguyên âm kép.  Tôi nhận xét thấy đây là một phát kiến mới, rất quan trọng cho việc nghiên cứu chữ quốc ngữ, trong phần cấu tạo của chữ quốc ngữ.]
 
B.- Phụ âm: Có 24 phụ âm, gồm (k đồng âm với c, nên kể là một.  Tôi coi k là biến thể của c.  Do vậy, tính theo âm thì mất đi 1 phụ âm, chỉ còn 24 phụ âm)
a. 15 phụ âm đơn: b, c (+k), d, đ, g (+gh), h, l, m, n, p, r, s, t, v, x (không có q)
b.   9 phụ âm kép: ch, gi, kh, ng (ngh), nh, ph, qu, th, tr.
Xét về mặt công dụng (hay chức năng) trong việc thành tạo chữ, thì 25 phụ âm chia làm 3 nhóm:
a. 17 phụ âm đầu, chỉ đứng đầu chữ thôi: b, d, đ, g, gi, h, k, kh, l, ph, qu, r, s, th, tr, v, x. 
b.  1 phụ âm cuối, chỉ đứng cuối chữ thôi: p
c.  7 phụ âm lưỡng dụng, có 2 công dụng, đứng đầu và cuối chữ: c, ch, m, n, ng, nh, t .
 
Một số rất nhiều người không phân biệt được tên của mẫu tự với âm của mẫu tự đó, mà đã được qui ra mẫu âm, nên gây ra ngộ nhận chuyện phát âm theo VNCH hoặc theo VC.
 
IV.- Bảng đối chiếu tên mẫu tự và mẫu âm
Nhân dịp nầy tôi xin giải toả minh bạch vụ nầy qua bảng đối chiếu sau đây:
 
Số
thứ tự
Chữ cái
 
Tên
Chữ cái
Âm căn bản
Tên âm
     1
a
A
a
A
     2
ă
Á
ă
Á
     3
â
â
     4
b
b
     5
c
c, k
     6
ch
Xê-Hát
ch
Chơ
     7
d
d
     8
đ
Đê
đ
Đơ
     9
e
E
e
E
   10
ê
Ê
ê
Ê
   11
g
Giê
g, (gh)
   12
gi
Giê-I
gi
Giơ
   13
h
Hát
h
   14
i
I
i
I
   15
I-ê
I-ê
   16
kh
Ca-hát
kh
  Khơ
17
l
En-lờ
l
18
m
Em-mờ
m
19
n
En-nờ
n
20
ng
En-nờ-Giê
ng, (ngh)
Ngơ
21
nh
En-nờ-Hát
nh
Nhơ
22
o
O
o
O
23
ô
Ô
ô
Ô
24
ơ
Ơ
ơ
Ơ
25
p
p
Pờ
26
ph
Pê- Hát
ph
Phơ
27
q
Cu
qu
Quơ
28
r
E-rờ
r
29
s
Ết-sờ
s
30
t
t
31
th
Tê-hát
th
Thơ
32
tr
Tê-E-rờ
tr
Trơ
33
u
U
u
U
34
U-ô
U-ô
35
ư
Ư
ư
Ư
36
ươ
Ư-ơ
ươ
Ư-ơ
37
v
v
38
x
It-xờ
x
39
y
Y dài
y
Y
 
Chú thích:
1) Tất cả các chữ cái chánh âm tên sao thì âm cũng là vậy.  Còn các chữ cái phụ âm có tên khác với âm của chúng
2) Đánh vần chính tả, đọc tên CHỮ CÁI.  Đánh vần phát âm, đọc tên ÂM liền nhau để ra tiếng Việt mà chữ lời ghi lại.
 
       V.- Cách tạo chữ Việt.
       Tiếng Việt có trên 6,000 từ đơn (chữ lời đơn), trong đó có chưa đủ 60 từ do 1 âm tạo thành.  Còn lại hơn 6,000 từ đơn khác đều do 2 âm ráp lại.
         Do đó nguyên tắc chủ đạo để thành tạo mỗi từ đơn tiếng Việt là HAI ÂM RÁP LẠI TẠO THÀNH MỘT ÂM MỚI.  Đây là một nguyên tắc nhất quán, áp dụng để thành tạo cho tất cả từ đơn tiếng Việt, từ chữ lời đơn giản đến chữ lời phức tạp nhứt.
         Ban đầu, người sáng tạo thiết lập ra 39 âm căn bản, để dùng từng cập 2 âm ráp lại, mà tạo ra âm mới, tức tạo ra các từ đơn đơn giản, như:
- phụ âm ráp với chánh âm (ba, má, cô, chú, dì…);
- chánh âm ráp với phụ âm (anh, em, ăn, uống…);
- chánh âm ráp với chánh âm (ai, ia, oi, ôi, ua, uê, uy…)
         Khi có một âm mới rồi, người ta có thể lấy một mẫu âm (chánh âm hoặc phụ âm) ráp với âm mới đó mà tạo ra một âm mới khác, tức một từ mới khác nữa. 
Thí dụ: Có âm an, lấy phụ âm t ráp với âm an, sẽ có được âm tan, tức chữ (từ) tan = t+an.
           Có âm anh, lấy chánh âm o ráp với âm anh sẽ  có được từ oanh = o+anh
           Có âm ai, lấy phụ âm m ráp vào sẽ có từ mai = m+ai, hoặc lấy chánh âm o ráp vào sẽ có từ oai = o+ai
         Với những từ phức tạp hơn, người ta lấy âm vần xuôi ráp với âm vần ngược sẽ tạo ra một từ mới.
         Thí dụ: Lấy âm vần xuôi kho ráp với âm vần ngược an sẽ có từ mới khoan = kho+an.
                     Lấy âm vần xuôi ngu ráp với âm vần ngược yên sẽ có từ mới nguyên = ngu+yên
            Cứ 2 âm ráp lại thì sẽ tạo ra một âm mới, tức tạo ra từ mới, chữ mới.   
Cứ như vậy mà ta tạo được toàn bộ chữ lời
 đơn tiếng Việt. 
Theo nghiên cứu của tôi, tôi phân chữ Việt ra làm 3 loại chữ.  Có 12 cách tạo ra 3 loại chữ đó, từ đơn giản đến phức tạp, như sau:
1) chữ âm, tức chữ chỉ có một nguyên âm: à. ồ, ò, ó, o, í, ý, u, ù, ừ...
2) chữ vần hay chữ ráp âm, tức chữ do 2 mẫu âm ráp lại, trong đó phải có 1 chánh âm:         
ai, ăuống, n... (uống do bán chánh âm kép  ráp với phụ âm kép ngyên do bán chánh âm kép  ráp với phụ âm n)
th th, ta và chú, cô, dì,... (thỉ do phụ âm kép th ráp với chánh âm ichú do phụ âm kép ch ráp với chánh âm u)
3) chữ ráp vần, nghĩa là đã có một vần rồi, đem vần đó ráp với một mẫu âm nữa hoặc ráp với một vần khác:
thỉnh thoảng vang lên  tiếng chim oanh hót thảnh thót.
Thỉnhvần inh ráp với phụ âm th phía trước
Thoảngvần xuôi tho ráp với vần ngược ang (2 vần ráp với nhau)
Tiếngvần iêng ráp với phụ âm t phía trước.
Oanhvần anh ráp với nguyên âm o phía trước.
Theo ông Đòan Xuân, từ đơn tiếng Việt có chừng trên 6.000.
Nhiều như vậy, nhưng tất cả trên 6.000 chữ lời đơn tiếng Việt chỉ nằm trong 3 loại chữ đó mà thôi.
 
                VI.- Áp dụng nghiên cứu vào việc dạy vỡ lòng tiếng Việt:
A)    Đánh vần:  Day tiếng Việt có cần dạy đánh vần không?  Xin trả lời ngay là cần.
Có hai cách đánh vần:  Đánh vần chính tả và đánh vần phát âm
1) Đánh vần chính tả là đọc tên chữ cái từ trái sang phải, để học sinh viết đúng chính tả.  Gặp chữ dấu hỏi dấu ngã phải đọc tên dấu giọng nữa.  Gặp các phụ âm kép phải đọc rời ra từng chữ cái, gh không đọc , mà đọc rời ra là giê, hátngh đọc rời ra en-nơ, giê, hát.
Thí dụ. đánh vần chữ nguyễn là đọc ra tên từng chữ cái có trong chữ là en-nơ, giê, u, y dài, ê, en-nơ ngã = N,G,U,Y,Ê,N, ngã.
2) Đánh vần phát âm (Dạy trong thời kỳ học sinh học vỡ lòng cho đến khi chúng đọc thông được hết chữ Việt).  Từ xưa tới nay có rất nhiều cách đánh vần phát âm.  Áp dụng cách nghiên cứu “hai âm ráp lại thành một âm”, như trình bày ở trên, tạo ra cách đánh vần tân tiến nhất và dễ nhất để phát ra âm chuẩn nhất.  Đó là đọc ráp 2 âm liền lại với nhau.  Nên nhớ phụ âm là tử âm, nghĩa là không phát thành tiếng khi đánh vần, nghĩa là sửa soạn phát ra âm, nhưng chưa ra tiếng thì ráp ngay chánh âm vào. 
Thí dụ, đánh vần chữ ba là ngậm miệng lại, chớm phát ra tiếng , nhưng chưa ra tiếng  ráp ngay âm a vào thì đương nhiên ra ngay tiếng ba. Đánh vần chữ  là ngậm miệng lại, sửa soạn phát ra tiếng , nhưng chưa ra tiếng  ráp âm ô vào thì đương nhiên ra tiếng .  Dạy đánh vần như vậy chừng 5 – 10 chữ vần xuôi, thì học sinh sẽ tự suy ra và đọc được tất cả chữ vần xuôi.  Tự nhiên chúng sẽ bỏ đánh vần mà không hay.  Tôi cho rằng dạy 1 mà học sinh biết 10 là như vậy.  Chúng rất mau đọc được chữ Việt.
            Riêng vần ngược thì hơi khó hơn một chút, vì đọc liền chánh âm với phụ âm (không ra tiếng) có vần đương nhiên ra được tiếng đúng như mình muốn, nhưng có vần không đương nhiên ra tiếng như mình muốn, mà mình phải áp đặt ra một âm như mình muốn..  Thí dụ, Đánh vần các chữ am, em, om, ôm…(chánh âm ráp với phụ âm m, n) thì phát âm ra tiếng chánh âm rồi ráp vào phụ âm (không phát ra tiếng) thì đương nhiên sẽ ra tiếng am, em, om, ôm…(an, en, on, ôn).  Đánh vần các chữ ac, ach, ap, anh… phát ra tiếng chánh âm rồi ráp với tiếng phụ âm dợm phát ra thì không chắc ra đúng âm ac, ach, ap, anh…, mà mình phải buộc học sinh phát ra tiếng mình muốn, ác, ách, áp, anh
            Vần ngược với bán chánh âm ă, â, nhứt là bán chánh âm kép iê (yê), uô, ươ càng khó hơn.  Đánh vần không đương nhiên ra tiếng mình muốn, mà phải áp đặt ra tiếng mình muốn.
            Còn vần hợp âm ai, ia, oi, ơi, ôi, ui, ưi…thì dạy đánh vần là đọc nguyên âm đầu rõ, nguyên âm sau đọc lướt thì gần như đương nhiên ra âm mình uốn.  Một số ít vần hoà âm oa, oe, uê, uy, thì ngược lại, đọc lướt nguyên âm đầu rồi đọc rõ nguyên âm sau thì đương nhiên ra âm trộn lộn 2 nguyên âm tạo ra vần đó.
 
  Áp dụng nghiên cứu “hai âm ráp lại tạo ra âm mới”, thì khỏi dạy theo lối cũ 31 vần xoắn môi chúm miệng sau đây: OAC, OACH, OAI, OAM, OAN, OANG, OANH, OAT, OAY, OĂC, OĂN, OĂNG, OĂT, UÂC, UÂN, UÂNG, UÂT, UÂY, OEC, OEO, OEN, OENG, OET, UÊCH, UÊNH, UYA, UYÊN, UYÊT, UYNH, UYT, UYU.
Những vần nầy rất khó dạy, trẻ con học cũng rất khó, phát âm trật mãi, không chuẩn.  Gọi là vần, nhưng thực ra không phải là vần, mà phải chính danh gọi là “chữ ráp vần” (chánh âm ráp với vần ngược, chánh âm ráp với vần hợp âm):
OAI = O+AI (OAI do chánh âm O ráp với vần hợp âm AI);
OAN = O+AN (OAN do chánh âm O ráp với vần ngược AN);
UYÊN = U+YÊN (UYÊN do chánh âm U ráp với vần ngược YÊN).
Cứ phân tích như vậy thì ta sẽ xoá hết những vần phức tạp rất khó dạy, mà chỉ cần dạy 4 loại vần rất đơn giản, dễ dạy, dễ học mà thôi.  Bốn vần đơn giản trong chữ Việt là: vần xuôi, vần ngược, vần hợp âm, vần hoà âm (như trình bày ở trên).
Học xong 4 loại vần đó rồi, thầy cô giáo chỉ cần chỉ cách cho học trò cắt chia chữ hoà âm (chữ có 2 vần) ra làm 2 phần, rồi đọc vần xuôi liền với vần ngược thì đương nhiên ra tiếng của chữ đó.  Thầy cô giáo không cần sửa gì cả.  Học sinh không cần uốn vặn đôi môi, mà cũng phát ra được tiếng rất đúng giọng chuẩn.  Sau đó, học sinh gặp một chữ lạ, phức tạp tới đâu, chúng cũng phân tích ra được thành 2 âm để đọc ráp 2 âm đó lại để phát ra tiếng của chữ đó, đọc đúng giọng chuẩn và viết đúng chính tả.
Những chữ loại nầy bắt đầu bằng nguyên âm o hay u, hoặc bắt đầu bằng vần xuôi có o hay vần xuôi có u: (Gió) thoảngthuyền (lướt sóng).  Tho+ảngthu+yền.
Dạy và học theo cách nầy chừng 5 – 7 chữ thì học sinh sẽ tự học được những chữ mà chúng chưa từng được dạy, nghĩa là chúng sẽ đọc được những chữ chưa từng thấy trước đó bao giờ.  Tôi gọi là học một biết mười.
Nhẹ dạy phần nầy là rất nhẹ cho giáo viên lớp Một, cũng rất nhẹ cho học sinh trong việc tập đọc đúng giọng chuẩn.  Sau nầy chúng lại giỏi chính tả về các chữ phức tạp nầy.
Tôi từng đọc thấy chừng 20 lần nhà văn, nhà báo, vi hữu (netter) viết sai chữ huênh hoang, khuếch đại, rỗng tuếch.  Những vị đó viết huyênh hoang, khuyếch đại, rỗng tuyếch.  Nếu lúc bé được dạy phân tích chữ 2 vần thì chắc không sai các loại chữ nầy.  Chữ Việt không có vần ngược yêchyênh, mà chỉ có vần ngược êchênh.  Các vần xuôi có u như hu, khu, tu ráp với vần ngược ếch, ênh sẽ ra hu+ênh = huênhkhu+ếch = khuếchtu+ếch = tuếch...
Tóm lại, khi thấu hiểu nguyên tắc căn bản và nhất quán trong cách thành tạo chữ quốc ngữ, “HAI ÂM RÁP LẠI TẠO THÀNH MỘT ÂM”, và đem áp dụng vào việc dạy học vỡ lòng cho học sinh Mẫu giáo và lớp Một, thì kết quả sẽ nhanh và dễ ngoài tưởng tượng, so với lối dạy thuở trước.
Đem áp dụng dạy tiếng Việt & chữ Việt cho người nước ngoài, nhứt là người lớn, kết quả càng nhanh và càng dễ hơn.
Kính chúc quí vị thành công trong việc dạy tiếng Việt & chữ Việt cho học sinh và cho con cháu trong nhà, trong lúc sống xa quê hương.
Kính,
Nguyễn Phước Đáng.
 
Viết thêm:
Trong bài trên, tôi hai lần viết câu “dạy một biết mười”.
Thật ra, công việc dạy trẻ chữ Việt, không phải tất cả đều dạy 1, bọn trẻ đều biết 10, có những giai đoạn dạy một biết 1, dạy bao nhiêu chỉ biết bấy nhiêu thôi:
1) Giai đoạn dạy đọc tên 10 chánh âm a, e, ê, i, o, ơ, ô, u, ư, y thì dạy chữ nào trẻ chỉ biết chữ đó.  Cũng như dạy đọc ra tiếng các phụ âm bơ, cơ, dơ, đơ, gơ (ghơ), hơ, lơ, mơ, nơ, ngơ (nghơ), pơ, phơ, quơ, rơ, sơ, xơ cũng dạy một biết một mà thôi.  Cho tới lúc dạy đọc phụ âm không ra tiếng thì có thể dạy 1 chúng biết 10.
2) Giai đoạn đánh dấu thanh trên nguyên âm, có thể dạy một chúng biết 2, 3.  Dạy đánh dấu thanh chừng 5 nguyên âm thì có thể chúng biết được cả 10 nguyên âm:
 
                  Bảng liệt kê 60 chữ âm trong tiếng Việt
 
Chữ gốc
sắc
huyền
hỏi
ngã
nặng
a
á
à
ã
e
é
è
ê
ế
i
í
ì
ĩ
o
ó
ò
õ
ơ
ô
u
ú
ù
ũ
ư
y
ý
 
3) Giai đoạn dạy vần ngược ráp với n, m, có thể dạy 1 biết 5 – 10, nhưng vần ngược ráp với các phụ âm c, t, ch, ng, nh, p thì dạy tới đâu biết tới đó mà thôi:
Bảng liệt kê các vần ngược  (*)

P.âm>
N.âm
    c
    ch
m
    n
   ng
nh
    p
    t
Số      vần
    a
ac
ach
am
an
ang
anh
ap
at
8
    e
ec
-
em
en
eng
-
ep
et
6
    ê
-
êch
êm
ên
-
ênh
êp
êt
5
    i
-
ich
im
in
-
inh
ip
it
6
    o
oc
-
om
on
ong
-
op
ot
6
    ơ
-
-
ơm
ơn
-
-
ơp
ơt
4
    ô
ôc
-
ôm
ôn
ông
-
ôp
ôt
6
    u
uc
-
um
un
ung
-
up
ut
6
    ư
ưc
-
-
ưn
ưng
-
-
ưt
4
    y
không
    có
 chức
 năng
  tạo
  vần
ngược
 
 
    ă
ăc
    -
ăm
ăn
ăng
    -
ăp
ăt
6
    â
âc
    -
âm
ân
âng
    -
âp
ât
6
   iê
c
    -
m
n
ng
    -
p
t
6
   uô
c
    -
m
n
uông
    -
-
t
5
   ươ
ươc
    -
ươm
ươn
ương
    -
ươp
ươt
6
 
 
 
 
 
Tổng
  cộng
    số
 vần
80
 
Tới đây, tôi thấy có 3 giai đoạn dạy 1, trẻ có thể biết 10:
1) Dạy vần xuôi:  Có chừng 200 vần xuôi gốc, nhưng chỉ cần dạy chừng 5-10 vần là học sinh có thề đọc được hết các vần xuôi còn lại:
Bảng liệt kê các vần xuôi (*)
 
 
a
e
ê
i
y
o
ô
ơ
u
ư
b
ba
be
bê
bi
-
bo
bô
bơ
bu
bư
c
ca
-
-
-
-
co
cô
cơ
cu
cư
k
k(1)
ke
kê
ki
ky
-
-
-
-
-
ch
cha
che
chê
chi
-
cho
chô
chơ
chu
chư
d
da
de
dê
di
-
do
dô
dơ
du
dư
đ
đa
đe
đê
đi
-
đo
đô
đơ
đu
đư
g
ga
-
-
-
-
go
gô
gơ
gu
gư
gh
-
ghe
ghê
ghi
-
-
-
-
-
-
gi
gia
gie
giê
gii
-
gio
giô
giơ
giu
giư
h
ha
he
hê
hi
hy
ho
hô
hơ
hu
hư
kh
kha
khe
khê
khi
-
kho
khô
khơ
khu
khư
l
la
le
lê
li
ly
lo
lô
lơ
lu
lư
m
ma
me
mê
mi
my
mo
mô
mơ
mu
-
n
na
ne
nê
ni
n(1)
no
nô
nơ
nu
nư
ng
nga
-
-
-
-
ngo
ngô
ngơ
ngu
ngư
ngh
-
nghe
nghê
nghi
-
-
-
-
 
-
nh
nha
nhe
nhê
nhi
-
nho
nhô
nhơ
nhu
như
p
-
-
-
pi (1)
-
-
-
-
-
-
ph
pha
phe
phê
phi
-
pho
phô
phơ
phu
-
qu
qua
que
quê
qui
quy
quo
-
quơ
-
-
r
ra
re
rê
ri
-
ro
rô
rơ
ru
rư
s
sa
se
sê
si
sy
so
sô
sơ
su
sư
t
ta
te
tê
ti
ty
to
tô
tơ
tu
tư
th
tha
the
thê
thi
-
tho
thô
thơ
thu
thư
tr
tra
tre
trê
tri
-
tro
trô
trơ
tru
trư
v
va
ve
vê
vi
vy
vo
vô
vơ
vu
-
x
xa
xe
xê
xi
x(1)
xo
xô
xơ
xu
xư
 
2) Dạy chữ ráp vần: Khi trẻ đã biết 4 loại vần rồi thì gần như chúng cũng đọc được chữ ráp vần, nghĩa là chỉ cần dạy chừng 10 chữ ráp vần thì chúng sẽ tự biết cách đọc được chữ ráp vần, chúng biết còn hơn 10 – 20 lần mình dạy.
3) Dạy chữ hoà âm:  Mình chỉ cần dạy cách tách làm đôi chữ phức tạp hoà âm ra thành âm của vần xuôi có o hay âm của vần xuôi có u với âm của vần ngược hay vần hợp âm, rồi dạy đọc liền 2 âm đó lại.  Chỉ chừng vài lần thì học sinh sẽ tự học được và đọc được tất cả các chữ Việt.
Dạy theo nghiên cứu “HAI ÂM RÁP LẠI TẠO THÀNH MỘT ÂM MỚI” chúng ta sẽ tránh được cách dạy từ chương, bắt học trò đánh vần dài ê a mà chúng chẳng biết gì cả.  Dạy cách nầy chúng ta tập cho học sinh vận dụng trí óc để hiểu biết và tự học, mở mang nghĩ suy của chúng. Chúng sẽ không chán nãn khi học, mà tự thấy phấn khởi và nhớ dai.
 
Nguyễn Phước Đáng,
Tel:   (408) 441-0559
-- Caroline Thanh Hương http://catbuicarolineth.blogspot.fr/




mk
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.359 seconds.