Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn
Message Icon Chủ đề: Chị Chín Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
Admin
Admin Group
Admin Group


Tham gia ngày: 01/Jan/2006
Thành viên: OffLine
Số bài: 199
Quote Admin Replybullet Chủ đề: Chị Chín
    Gởi ngày: 21/Jun/2007 lúc 10:08pm

Truyện ngắn của Nhạc sĩ Lê Dinh

. (Kính dâng hương hồn ngoại tôi)

 

Ngoại tôi thuộc vào hạng khá giả trong làng Vĩnh Hựu với ba ngôi nhà rộng lớn, vườn tược bao chung quanh, có đầy đủ thứ cây ăn trái và một cỗ xe ngựa để ông ngoại tôi dùng làm phương tiện di chuyển mỗi khi đi họp ban hội tề. Năm đó tôi lên tám tuổi, sống với ngoại tôi và học lớp 3 nơi trường làng, một ngôi trường duy nhất nằm cạnh nhà việc và chùa Quan Âm.

Tôi quên khoảng thời gian nào mà chị Chín và những cô chú trong nhóm của chị đến ở tại nhà ngoại tôi, nhưng tôi nhớ tất rõ, một hôm đi học về, tôi thấy trong nhà ngoại tôi có rất nhiều người lạ mặt, họ có vẻ từ phương xa tới vì chưa bao giờ tôi gặp họ trong làng. Tôi biết tất cả, từ dượng Mười hớt tóc ở ngã ba đến chú Thiều bán thịt ở lộ mới, từ bà Tám bán xôi ở trường học đến cậu ba Quít ở bến đò... Trong nhóm những người đến làm việc tại nhà ngoại tôi có chị Chín là có vẻ mến tôi hơn cả. Chị trạc khoảng hai mươi lăm tuổi, người miền Nam, mảnh khảnh và với cặp mắt trẻ thơ của tôi lúc đó, tôi cho là chị rất đẹp. Bà ngoại tôi dành phân nửa ngôi nhà lớn phía trên để cho chị Chín và các bạn của chị sử dụng. Họ làm việc rất hăng say từ sáng đến chiều tối và có khi làm luôn suốt cả đêm. Tôi thấy họ loay hoay với đủ thứ máy móc, thứ để đánh máy giấy tờ, thứ để in truyền đơn và những thứ máy kỳ lạ mà sau này lớn lên tôi mới biết đó là máy truyền tin. Súng ống, đạn dược các loại được để gọn trong góc nhà...

Bà ngoại tôi và những ngưới làm trong nhà ngày ngày lo cơm nước cho những người khách lạ đó rất đầy đủ, tươm tất. Vài ngày sau, tôi thấy họ làm việc ít hơn những ngày đầu khi mới đến, thỉnh thoảng có vài người vắng mặt đôi ba ngày rồi lại trở về, duy có chị Chín là không đi đâu cả, chị ngồi trước máy đánh chữ gõ lạch cạch suốt ngày. Những lúc rỗi rảnh, chị thường dẫn tôi ra phía sau vườn và dưới bóng mát của buội chuối hay bên gốc dừa, chị dạy tôi hát những bài hát như:
Mùa thu rồi, ngày hăm ba
Ta ra đi theo tiếng gọi sơn hà nguy biến...

hay:
Còn đâu nơi chiến khu trong rừng chiều
Êm đềm tiếng suối reo ngàn thông reo
Còn đâu nơi chiến khu trong rừng chiều
Bên đồi tiếng suối reo đạn bay vèo...

hoặc:
Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng
Kiếm ngưồn tươi sáng
Ta nguyền đồng lòng điểm tô non sông
Từ nay ra sức anh hào
Đoàn ta chen vai nề chi chông gai lên đàng...

Với mớ tuổi non dại của tôi thuở đó, tôi mường tượng ra một cảnh nên thơ nơi miền sơn cước lúc chiều tà, có những người tuổi trẻ, cả trai lẫn gái quây quần bên nhau làm việc như họ đang làm việc nơi nhà ngoại tôi lúc này vậy. Chị Chín còn dạy tôi những bài thơ mà cho đến nay, hơn nửa thế kỷ qua, tôi vẫn còn nhớ:
Tôi muốn tôi là một cứu thương
Cạnh theo chiến sĩ đến sa trường
Nằm lăn trên lá hay rơm uû
Băng trắng đầu mình những vết thương...

Cũng với trí óc non dại của tôi, tôi ước muốn trở thành một cứu thương để được gần các anh chiến sĩ ở sa trường, để được tự tay mình băng bó những vết thương cho những anh chiến sĩ, mà theo lời chị Chín là những người hy sinh thân mình để chống lại kẻ xâm lăng.

Sự thân mật giữa riêng tôi và chị Chín mỗi ngày mỗi tăng vì mỗi khi chị có việc vắng mặt ở nhà ngoại tôi một ngày là tôi thấy nhớ chị, nhớ gương mặt của chị cũng như nhớ giọng nói êm đềm của chị khi chị dạy tôi một bài hát hay đọc cho tôi nghe một bài thơ. Ông bà ngoại tôi cũng có cảm tình sâu đậm với chị và tất cả mọi người làm việc chung vôùi chị và trái lại, theo cặp mắt tôi, những người này cũng đối đãi với ông bà ngoại tôi bằng một tình yêu thương đậm đà qua những lời nói kính mến, những cử chỉ lễ độ. Có dịp đi đâu về, ai ai cũng có một món quaø nho nhỏ để tặng ngoại tôi mà họ cũng gọi là «ngoại» như tôi vậy. Cái này dành cho ngoại, cái kia cũng dành cho ngoại. Khi thì một chú cho bà ngoại tôi một cái ngoáy trầu làm bằng vỏ đạn, khi thì một chị tặng cho ông ngoại tôi một con dao nhỏ, trên cán có khắc hình ngôi sao.

Thắm thoát mà chị Chín và những người bạn của chị ở tại nhà ngoại tôi đã được một năm và trong thời gian này ông bà ngoại tôi xem họ như là người trong nhà. Thỉnh thoảng họ dọn dẹp để dựng một sân khấu nơi cuối dãy nhà trên để trình diễn văn nghệ cho bà con trong làng xóm xem. Hình ảnh các anh chiến sĩ hiên ngang mà tượng trưng là những người cầm súng trong các vở kịch, trong các nhạc cảnh đã gieo vào lòng tôi nhiều cảm mến. Tuổi trẻ thơ ngây của tôi không khỏi xúc động khi thấy những chiến sĩ như những bóng ma âm thầm, lần mò đi trong đêm tối, nơi rừng sâu thăm thẳm, giữa mùa dông buốt giá trong khi tiếng hát cao vút từ hậu trường cất lên:
"Mùa đông gió lạnh lùng, gió lạnh lùng.
Chim thôi bay nhìn mưa gió hãi hùng.
Ngoài xa, ngoài biên cương, bao chiên binh..."

Nhóm ngườøi của chị Chín vẫn đi đi về về nơi nhà của ngoại tôi, thỉnh thoảng lại có thêm vài người lạ mặt, nhưng cũng mất đi vài người cũ, duy chỉ có chị Chín vẫn ở luôn tại nhà ngoại tôi làm việc.

Năm mười một tuổi, học xong lớp Nhất, tôi thi đỗ bằng Sơ học thì một biến cố xảy ra. Một hôm chị Chín thỏ thẻ với bà ngoại tôi để xin cho tôi theo làm việc với chị. Chị khen tôi học giỏi, thông minh, sẽ có tương lai rực rỡ sau này nếu tôi được bà tôi cho phép đi theo chị. Chị cũng cho bà ngoại tôi biết là lần này chị và các bạn của chị sẽ đi xa, không trở lại nhà ngoại tôi nữa và nếu bà ngoại tôi bằng lòng thì ba hôm nữa tôi sẽ tháp tùng cùng đoàn người của chị để lên đường. Thật ra lúc đó tôi không có ý kiến gì cả trong khi chị Chín đưa ra lời đề nghị như vậy vì tôi chưa biết chị đưa tôi theo để làm gì? Trong trí óc non nớt của tôi, tôi nghĩ rằng có lẽ mình sẽ được như các anh chiến sĩ trong các vở kịch, trong các nhạc cảnh, sẽ được mọi người thương yêu, kính mến, hoặc nếu được chị cho làm cứu thương, tôi sẽ được ở cạnh các anh chiến sĩ ngoài sa trường.

Nhìn ngoại, tôi thấy bà trầm ngâm, có vẻ suy nghĩ thật nhiều khi nghe chị Chín nói như vậy và cuối cùng ngoại tôi cương quyết từ chối lời yêu cầu của chị Chín, lấy lý do rằng tuy tôi sống với ông bà ngoại nhưng còn ba má tôi ở xa, quyền định đoạt là của ba má tôi... Hơn nữa tôi mới được mười một tuổi, lứa tuổi còn phải cắp sách đến trường để học hỏi, chưa phải là tuổi «hoạt động», nói theo tiếng của chị Chín. Kể từ lúc đó, một không khí ngột ngạt, khó chịu, nẩy nở trong nhà ngoại tôi, không bên nào nói với bên nào một lời gì. Chị Chín cũng lầm lầm lì lì, không còn những lời nói ngọt ngào, dịu dàng đối với tôi. Chị cũng không còn dạy tôi những bài hát, đọc cho tôi nghe những bài thơ nữa. Ba hôm sau, cả đoàn người âm thầm lên đường cũng như khi họ đến.

Tháng với ngày lần lượt trôi qua, chúng tôi, cả ngoại và tôi đều quên dần dần gương mặt của những người đã đến trú ngụ trong nhà chúng tôi, duy chỉ có một người mà tôi còn nhớ rất rõ, đó là chị Chín, cũng như tôi còn nhớ những bài hát, những bài thơ chị Chín đã dạy cho tôi mà những khi một mình thơ thẩn ngoài vườn, tôi thường hay ngân nga nho nhỏ những âm điệu quen thuộc đó. Riêng ông ngoại tôi thì vẫn mỗi tuần hai lần đi hội họp ban hội tề ở nhà việc trên một cỗ xe ngựa do người giúp việc đưa đi hoặc do chính ông tôi điều khiển lấy.

Bỗng một đêm, trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, chị Chín lại xuất hiện, nhưng lần này với một nhóm ngưòi lạ, khác với nhóm người lần trước, và chị Chín cũng trông khác hẳn lúc xưa. Lần này chị mặc một bộ đồ bà ba đen, khác với trước kia chị thường mặc một quần đen và một chiếc áo bà ba trắng bông xanh, lúc ngắn tay, khi dài tay. Trên cổ chị bây giờ lại có thêm một chiếc khăn rằn, chân chị mang một đôi dép cao su... Những người đi với chị trông không có cảm tình chút nào, người nào người nấy mặt đằng đằng sát khí, cũng như chị Chín không còn nét dễ thương của chị ngày trước nữa. Ông bà ngoại tôi không nhận ra chị Chín, duy chỉ có tôi biết ngay là chị dù hôm nay chị thay đổi quá nhiều, từ cách ăn mặc cho đến cử chỉ, lời nói...

Chị Chín cho biết lý do ngay lúc vào nhà là để, theo lệnh ở trên, mời ông ngoại tôi về ủy ban làm việc. Chị cũng cho biết thêm ông ngoại tôi ngoài tội là điền chủ còn làm hương cả trong làng nên tội gấp đôi. Mặc những lời van xin khóc lóc của bà ngoại tôi và tôi, đoàn người đi theo chị trói hai tay ông ngoại ra phía sau lưng và dẫn ông ngoại tôi ra đi trong đêm tối.

Kể từ ngày đó cho đến khi bà ngoại tôi vì đau buồn nên sinh bệnh mà từ giã cõi đời, vẫn không có tin tức gì về ông ngoại tôi, trong khi vào khoảng thời gian đó, hàng ngày không có ngày nào là không có xác người nổi trôi lềnh bềnh trên khúc sông gần bến đò, có cái xác thì bị trói tay ra đàng sau, mắt còn bị bịt kín, có cái xác không có đầu, có cái xác mất chân... Có lẽ ông ngoại tôi cũng là một trong những cái xác nổi trôi, vô thừa nhận đó.

Ngôi nhà thân yêu của ông bà ngoại tôi, nơi ghi dấu hơn mười năm kỷ niệm thời thơ ấu của tôi, ít lâu sau, bị lính Pháp thiêu hủy, vườn tược đều bỏ hoang, cây cỏ dại mọc um tùm. Tôi từ giã xóm làng cũng từ năm đó để xuống Gò Công tiếp tục việc học và lần nào mỗi khi ra đường gặp một người đàn bà mặc bộ đồ bà ba đen, khăn rằn quấn cổ, tôi liên tưởng ngay đến chị Chín, đến lòng dạ của một con người mà tôi cho rằng còn kém xa loài thú vật...



, 1979
IP IP Logged
đông quyên
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 04/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 267
Quote đông quyên Replybullet Gởi ngày: 22/Jun/2007 lúc 4:32pm

 

Khác nhau là chỗ đó.Vẫn Chị Chín,cho dù chị Chín đằm thắm dễ thương,yêu em,yêu ngoại;cho dù chị Chín lạ lẫm với chiếc khăn rằn,đôi dép cao su và chị Chín bắt ông ngoại đem đi mất,bà ngoại đau buồn qua đời.Kết luận câu chuyện cũng vẫn vậy:chị Chín,dù''lòng dạ của một con người mà tôi cho rằng còn kém xa loài thú vật...''Lê Dinh,bài viết ngắn nhưng đã toát lộ được sự nhu hòa của con người nhân bản,và giờ đây trong thâm tâm của anh chắc chắn có sự biêt ơn bà Ngoại,biết ơn sự sáng suốt của bà.

bx
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.109 seconds.