Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: Hệ thống TiềnTệ-N.Hàng-K.Tế-ChínhTrị Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 9 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 30/Mar/2012 lúc 8:45pm


Tình trạng này kinh tế VN ngày càng ..thảm hại !!!


mk








Ngày 30.03.2012, 13:54 (GMT+7)


Từ những kho hàng Trung Quốc tại TP.HCM

Lo doanh nghiệp Việt ngày càng yếu thế



SGTT.VN - Việc các thương nhân Trung Quốc mở kho hàng tại TP.HCM mà chúng tôi đề cập trong số báo trước, đã dấy lên mối lo ngại doanh nghiệp mất thị trường. Trên thực tế, đã có doanh nghiệp buộc phải chuyển từ sản xuất sang... buôn bán hàng Trung Quốc.
Ông Nguyễn Lâm Viên, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc công ty Vinamit, vừa thực hiện chuyến khảo sát thị trường và tìm kiếm khách hàng tại Trung Quốc về trong tháng 3.2012. Ông cho biết: “Câu lạc bộ doanh nghiệp Trung Quốc tại Quảng Châu đã tìm đến tham tán thương mại Việt Nam ở Trung Quốc, nhờ tìm mua vài mẫu đất tại TP.HCM để họ có thể mở trung tâm thương mại, trưng bày và giới thiệu sản phẩm của 15.000 doanh nghiệp thành viên đang rất nóng lòng muốn đưa hàng vào Việt Nam”. Qua những đối tác đã gặp gỡ, ông Viên đánh giá: nhu cầu bán hàng vào Việt Nam từ phía Trung Quốc hiện nay rất lớn.




Lợi thế “kép”
của hàng Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc dành nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp đưa hàng sang Việt Nam. Theo ông Viên, Vinamit hiện nay đang xuất khẩu sang Trung Quốc mỗi tháng 30 – 50 container trái cây sấy. Nếu Vinamit tham gia mua hàng từ Trung Quốc mang về bán ở Việt Nam đạt trị giá khoảng 5 triệu USD/năm, thì sẽ được hoàn 100% thuế VAT (ở mức 17%), được cho vay khoảng 1,5 triệu USD với lãi suất bằng 0%, được ưu đãi mua máy móc thiết bị giá rẻ… Còn nếu là doanh nghiệp của Trung Quốc thì khoản ưu đãi còn nhiều hơn nữa...

Qua thời gian dài làm ăn, một số thương nhân Trung Quốc đã có kinh nghiệm, tích cực tìm kiếm người hợp tác tại Việt Nam, cũng như “biết cách” để có thể mở được các kho hàng tại Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau, như chúng tôi đề cập trong số báo trước. “Cùng nhập từ Trung Quốc, nhưng nếu nhập khẩu chính ngạch, kinh doanh đàng hoàng, chịu các loại thuế với đầy đủ chứng từ, thì không cạnh tranh lại với hàng bán ra từ các kho”, bà Nguyễn Thị Ánh, giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên kinh doanh hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ, có trụ sở tại quận Tân Bình nhận xét. Công ty của bà Ánh nếu nhập hàng trực tiếp từ Trung Quốc, phải chịu thuế từ 25 – 40% tuỳ mặt hàng, bán hàng xuất hoá đơn 10% VAT, chi phí đầu ra trừ chi phí đầu vào phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp 25%, đóng các loại bảo hiểm cho nhân viên... Còn những kho hàng mà bà Ánh biết, dưới hình thức cửa hàng hay shop, chỉ chịu thuế theo mức thuế thu nhập cá nhân. Chủ cửa hàng lãi nhiều hơn, cạnh tranh cũng tốt hơn vì giá bán từ các kho này thấp hơn khoảng 30 – 50% so với nơi khác.

Trước năm 2011, bà Ánh từ chỗ nhà sản xuất, đã chuyển sang thương mại vì không cạnh tranh nổi với hàng nhập từ Trung Quốc.

Mối nguy cho nền kinh tế

Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế nhận xét: xu hướng Trung Quốc đẩy hàng vào Việt Nam có khả năng tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.

Theo ông Trần Vinh Nhung, phó giám đốc sở Công thương TP.HCM, cho đến nay hầu như chưa có thương nhân Trung Quốc nào đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về việc mở kho hàng tại TP.HCM. Theo ông Nhung, đa phần đều rơi vào tình trạng “núp bóng”, tức cửa hàng hay doanh nghiệp đều do người Việt Nam đứng tên, thành lập và chịu trách nhiệm điều hành quản lý trên giấy tờ.
Bà phân tích: “Trung Quốc hạ mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay từ 8% xuống 7,5%, mức thấp nhất trong vòng tám năm qua, cộng với việc thay đổi cấu trúc nền kinh tế theo hướng tăng năng lực cạnh tranh trong các lĩnh vực mới, xuất khẩu từ Trung Quốc sang Âu – Mỹ những sản phẩm có công nghệ cao hơn, nhằm mang lại giá trị kinh tế lớn hơn… Tất cả những việc này không thể làm ngay được. Trước mắt, những sản phẩm Trung Quốc đang có thế mạnh về giá rẻ vẫn phải có đầu ra để duy trì công ăn việc làm cho lao động Trung Quốc, nên chính Việt Nam và các nước chưa phát triển ở lân cận Trung Quốc sẽ phải lãnh dòng hàng này. Và trong tình hình doanh nghiệp Việt Nam đang rất khó khăn, hàng tồn kho đang tăng lên nhiều hơn, thì hàng Trung Quốc đang trở thành áp lực gây nguy hiểm cho các doanh nghiệp Việt Nam”.

Bà Chi Lan cho rằng, Việt Nam vẫn chưa có hàng rào thương mại đầy đủ, ngay cả những hàng rào đang có, cũng bị hạn chế tác dụng do ảnh hưởng từ tiêu cực.

Áp lực từ Trung Quốc càng nặng, khi theo cơ chế thương mại tự do giữa Trung Quốc với khối AFTA (Việt Nam là thành viên), thì mức thuế nhập khẩu sẽ giảm dần dần từ nay đến năm 2015 chỉ còn 0 – 5%.

Trong năm 2011, đã có khoảng 50.000 doanh nghiệp Việt Nam phá sản. Con số này đang được các chuyên gia kinh tế dự báo sẽ tiếp tục tăng thêm trong năm 2012. Đáng chú ý là hiện nay, một số doanh nghiệp Việt lại chọn cách trụ lại bằng cách sử dụng sản phẩm hoặc linh kiện nhập từ Trung Quốc. Một khi hàng Trung Quốc vào càng sâu, thì khi kinh tế hồi phục, hàng Việt Nam sẽ phải vất vả hơn gấp nhiều lần để lấy lại thị phần của mình.

BÍCH NGA



Mời đọc thêm :

Doanh nhân Trung Quốc mở kho hàng tại TP.HCM






Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 30/Mar/2012 lúc 8:50pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 31/Mar/2012 lúc 4:54pm


Giật mình với thu nhập

của người Việt Nam

so với khu vực

Thứ Bảy, 31/03/2012 22:40


Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.


Thu nhập trung bình của người Việt Nam vẫn còn khoảng cách rất xa so với các nước trong ASEAN và Trung Quốc, dù đã được cải thiện nhiều do đổi mới và mở cửa cách đây hơn một phần tư thế kỷ.


Một góc vùng quê Bạc Liêu

Trong khi đó, cơ hội để Việt Nam đuổi kịp Trung Quốc và các nền kinh tế ASEAN sẽ vẫn là viễn cảnh xa vời, nếu thiếu đi những động lực cải cách hơn nữa.

Đây là cảnh báo của một đề tài khoa học cấp nhà nước mang tên “Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2020: từ nhận thức với hành động” do ĐH Kinh tế Quốc dân thực hiện. Báo cáo này, thực hiện theo yêu cầu của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, trích dẫn số liệu về thu nhập của Việt Nam và các quốc gia khu vực do Quỹ Tiền tệ Quốc tế thực hiện năm 2010.

Theo đó, tính theo tỷ giá hối đoái,

GDP đầu người của Việt Nam đã tăng từ mức 114 USD năm 1991 lên 1.061 USD năm 2010.

Trong khi đó, GDP đầu người của Trung Quốc tăng từ 353 USD lên 3.915 USD trong khoảng thời gian trên.

Như vậy, thu nhập đầu người của Việt Nam tương đương 32% của Trung Quốc năm 1991 đã giảm xuống còn 27% năm 2010.

Mặt khác, tính theo sức mua tương đương (PPP),

GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 706 USD năm 1991 và lên tới 2.948 USD năm 2010.

Trong khoảng thời gian đó, con số này của Trung Quốc tăng từ 888 USD lên 6.786 USD.

Như vậy, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam bằng 80% của Trung Quốc năm 1991 đã giảm xuống còn 43% năm 2010.

Bên cạnh đó, so với các quốc gia ASEAN khác, dù thu nhập của người Việt Nam đã dần được thu hẹp trong 20 năm qua, khoảng cách vẫn còn rất lớn ở vào thời điểm hiện tại.

Tiến sĩ Phạm Hồng Chương và các đồng sự ở ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, GDP bình quân đầu người của Việt Nam theo PPP chưa bằng 1/2 của Philippines, hay Indonesia, khoảng 1/5 của Thái Lan, 1/10 của Malaysia năm 1991.

Con số này đã vượt qua mức 3/4, 1/3 và 1/5 của các nước trên sau gần 20 năm.


Tóm lại, quy mô GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2010 đạt 1.061 USD tính theo tỷ giá hối đoái, và 2.948 USD theo PPP.

Tiến sĩ Phạm Hồng Chương nhận xét: “Đây là những chỉ số còn thấp xa so với mức bình quân chung của khu vực, của châu Á và thế giới”. Ông nhận xét, sau hơn một phần tư thế kỷ đổi mới và mở của, Việt Nam đã chuyển từ nhóm nước có thu nhập thấp sang nhóm thu nhập trung bình, theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới.

Tuy nhiên, theo ông Chương, xét về nhiều mặt, động thái tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chưa thể hiện rõ quyết tâm và khả năng thoát khỏi nguy cơ tụt hậu phát triển. Trong khi đó, trong một vài năm gần đây, nền kinh tế còn bộc lộ nhiều rủi ro tiềm ẩn về tính bền vững của quá trình tăng trưởng.

Báo cáo của ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ ra thêm về thực trạng thất nghiệp ở mức 4,6% ở thành thị và 20% lao động ở nông thôn chưa được sử dụng; báo cáo nhận xét: “Như vậy, tỷ lệ trên tương đương với trên 10 triệu lao động thất nghiệp hoàn toàn ở Việt Nam”.

Thu nhập của người Việt Nam bị bỏ lại quá xa bởi các nước trong khu vực không phải là vấn đề mới.

Theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.


Báo cáo này căn cứ vào tốc độ tăng trưởng thu nhập trên đầu người tính theo giá cố định trong giai đoạn 2001 – 2007 của các quốc gia và kết luận “thực tế là Việt Nam sẽ phải rất lâu mới theo kịp được”.


Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn


http://nld.com.vn/2012033107222749p0c1010/giat-minh-voi-thu-nhap-cua-nguoi-viet-nam-so-voi-khu-vuc.htm



mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 02/Apr/2012 lúc 7:05pm

Doanh nghiệp VN giải thể hàng loạt


Cập nhật: 16:11 GMT - thứ hai, 2 tháng 4, 2012


Ông Đam (chủ nhiệm VPCP) nói các doanh nghiệp đóng cửa sẽ không tác động nhiều đến vấn đề lao động.



Gần 12.000 doanh nghiệp trong nước giải thể, ngừng hoạt động trong quí đầu nhưng chính phủ mô tả không tác động nhiều đến việc làm.


Ông Vũ Đức Đam, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, được báo VNexpress dẫn lời nói vào ngày 01/04 rằng “riêng trong quý Một năm 2012 đã có hơn 2.200 doanh nghiệp làm thủ tục giải thể và hơn 9.700 đơn vị đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn và dừng nộp thuế”.


Ông Đam nói thêm rằng số liệu này cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp (4%) cho thấy điều ông gọi là “nền kinh tế đang trải qua một giai đoạn khó khăn”.

Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nói rằng trong số gần 12.000 doanh nghiệp giải thể, ngưng hoạt động thì phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ông Đam cũng mô tả điều ông gọi là có nhiều đơn vị được đăng ký “ảo”, không hoạt động, không phát sinh doanh thu và cũng có rất ít người lao động.

Do đó “Trong trường hợp như vậy, các doanh nghiệp đóng cửa sẽ không tác động nhiều đến vấn đề lao động, việc làm”.

'Sẽ hỗ trợ'

Tuy nhiên người đại diện của chính phủ không nói chi tiết số lượng doanh nghiệp “ảo” này là bao nhiêu trong tổng số 12.000 doanh nghiệp bị giải thể.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 25/03/2012 đã gặp gỡ hơn 30 chuyên gia, cố vấn kinh tế trong và ngoài nước nhằm tham vấn chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho BBC ngày 26/03, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, một trong các khách mời tại buổi làm việc với Thủ tướng cho BBC biết "Trong một nền kinh tế mà động lực là doanh nghiệp, phần lớn các doanh nghiệp phải đối mặt với phá sản hay giải thể thì việc đạt được chỉ số tăng trưởng 5,5%-6% mà chính phủ đề ra là điều khó thực hiện,".

Tuy nhiên Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam vào ngày 1/04 tái khẳng định rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế năm nay của Việt Nam sẽ được điều hành để đạt mục tiêu 6%.

“Riêng đối với doanh nghiệp, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ, trong đó tập trung vào việc giãn giảm thuế”, ông Đam nói thêm.



http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/04/120402_vn_companies_closures.shtml



___
______

Doanh nghiệp phá sản và giải thể:

Vấn đề nằm ở đâu?


11:03 sáng | Tháng Tư 2, 2012


(Petrotimes) - Vì sao hàng loạt doanh nghiệp (DN) giải thể hoặc đăng ký ngừng hoạt động,… là một trong những vấn đề lớn thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội thời gian qua.


Lý giải cho hiện tượng trên, người phát ngôn Chính phủ cho biết, vấn đề này có liên quan đến tốc độ tăng trưởng và thậm chí là tốc độ tăng trưởng tín dụng còn ở mức âm. Nhiều DN không tiếp cận được đến vốn vay ngân hàng một phần vì do lãi suất cao, nhưng còn có phần thuộc về bản thân doanh nghiệp.

Bộ trưởng nhìn nhận, trong nền kinh tế thị trường, việc các nhà kinh doanh lập các DN, đăng ký mới cũng như đóng cửa sản xuất là chuyện bình thường. Số lượng các doanh nghiệp nhiều hay ít không quan trọng bằng chất lượng, hiệu quả kinh doanh của cả nền kinh tế.

Dưới một góc nhìn khác về hiện tượng này, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng: Ngoài yếu tố là vốn thì hiện tượng này cũng cho thấy những cách làm cũ, mô hình cũ của DN đã không còn phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay. Phá sản là chuyện bình thường của cơ chế thị trường, hàng loạt DN phá sản nhưng tổng các yếu tố không đổi, tổng con người, tổng tài sản trong quốc gia không đổi. DN phá sản hàng loạt cũng là một cơ hội để thay đổi hình thức quản lý, hình thức sở hữu.

“Trong thời gian tới, quá trình phá sản, sáp nhập sẽ tiếp tục. Quá trình đó gắn với xu hướng tái cấu trúc của DN. Đó là xu thế không thể đảo ngược bởi vì sức đề kháng của DN Việt Nam đang yếu, mức độ cạnh tranh thấp. Các DN có máy móc, công nghệ hiện đại chỉ chiếm 1/3, vì thế rất dễ thua ngay trên sân nhà”, TS Phong nhấn mạnh.

Thanh Ngọc


http://www.petrotimes.vn/thuong-truong/2012/04/doanh-nghiep-pha-san-va-giai-the-van-de-nam-o-dau





Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 02/Apr/2012 lúc 7:11pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 12/Apr/2012 lúc 9:04pm


Hình phạt

cho hành vi giao dịch

bằng vàng miếng



Posted by ddkt



LTS : Tương tự như ngoại tệ, kể từ 25/05/2012, bất cứ giao dịch nào thực hiện bằng vàng miếng sẽ bị phạt từ 50 triệu đồng tới 100 triệu đồng cùng hình phạt bổ sung là TỊCH THU TANG VẬT.

Như chúng tôi đã từng phân tích mối nguy của việc kết kim, nay bạn đọc có thể thấy rõ ví dụ thực tiễn đầu tiên là không được thanh toán giao dịch mua bán bất động sản bằng vàng miếng nữa. Ví như trước đây mua bán nhà đất chỉ cần trả vàng vừa gọn nhẹ, dễ tính thì nay sẽ phải cần cả mấy bao tải tiền mới thanh toán nổi. Thị trường không sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán sẽ cần thêm 1 lượng tiền mặt lớn tung ra thị trường để thay thế cho các giao dịch bằng vàng trước kia, đẩy lạm phát cao lên nữa, làm đời sống nhân dân vốn đã khốn khó lại càng khổ hơn trước.

Chúng tôi xin trích đăng phần chi tiết hình phạt cho hành vi giao dịch bằng vàng miếng trong bài báo “Sắp hết thời mua bán nhà đất bằng vàng” của VnExpress cho bạn đọc tường tận.

“…Trao đổi với VnExpress.net, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM cho biết, khi Nghị định 24 có hiệu lực, cơ quan này sẽ tiến hành kiểm tra quyết liệt việc người dân dùng vàng làm phương tiện thanh toán. “Nếu phát hiện sai phạm sẽ xử lý nghiêm theo Nghị định 95″, lãnh đạo này nói.

Nghị định 95 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng như sau:

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau: Cho vay, cho thuê tài chính hoặc trả nợ trong nước bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật; chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài và vào Việt Nam không đúng quy định; thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ với người nước ngoài; mua, bán, thanh toán ngoại tệ, vàng không đúng quy định

- Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau: Hoạt động ngoại hối mà không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc giấy phép hoạt động ngoại hối đã hết thời hạn hoặc bị đình chỉ; thực hiện dịch vụ kiều hối mà không được cấp có thẩm quyền cấp phép; xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ, vàng mà không có giấy phép; niêm yết giá, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất bằng ngoại tệ, vàng không đúng quy định của pháp luật.

Ngoài ra, có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật là số ngoại tệ, đồng Việt Nam (VND) hoặc vàng; Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký Đại lý đổi ngoại tệ hoặc giấy phép hoạt động kinh doanh vàng…”


Như vậy là đã rõ, kể từ ngày áp dụng nghị định 24 này thì tất cả các giao dịch vàng miếng sẽ bị phạt từ 50 tới 100 triệu đồng cùng với hình phạt bị tịch thu tang vật. Mong bà con cô bác gần xa tường tận để có biện pháp đảm bảo an toàn khi giao dịch vàng miếng, tránh bị cướp đoạt trắng trợn, công khai tài sản của mình.


http://dudoankinhte.wordpress.com/2012/04/11/hinh-phat-giao-dich-vang-mieng/


—————–

Đọc thêm :

VnExpress, Sắp hết thời mua bán nhà đất bằng vàng, 10/4/2012, http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/04/sap-het-thoi-mua-ban-nha-dat-bang-vang/


Chính phủ Việt Nam, Nghị định 95/2011/NĐ-CP, 20/10/2011, http://phapluat.tienphong.vn/archive/Nghi-dinh/Nghi-dinh-95-2011-ND-CP-sua-doi-Nghi-dinh-202-2004-ND-CP-xu-phat-vi-pham-vb130707t11.aspx






Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 12/Apr/2012 lúc 9:10pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 17/Apr/2012 lúc 4:57pm


 
iPhone, iPad không tạo việc làm cho người Mỹ

Charles Duhigg & Keith Bradsher/New York Times
Chuyển ngữ: Triệu Phong


Khi Tổng Thống Barack Obama cùng ăn tối với những nhân vật hàng đầu của Silicon Valley ở California hồi Tháng Hai, mỗi thực khách được yêu cầu nêu một câu hỏi với tổng thống. Nhưng khi Steven Jobs, tổng giám đốc điều hành công ty Apple, đang phát biểu thì tổng thống cắt ngang với một thắc mắc: “Việc sản xuất iPhone có mang lại gì cho nước Mỹ không?”


Khách xếp hàng bên ngoài tiệm Apple ở Germantown, Tennessee. Những sản phẩm nổi tiếng nhất của hãng này - iPhone, iPad - đều làm ở Trung Quốc, không làm ở Mỹ. (Hình: AP Photo/The Commercial Appeal, Kyle Kurlick)

Không lâu trước đây, Apple khoe rằng tất cả sản phẩm của họ đều là “Made in America.” Tuy nhiên, ngày nay ít thấy được cái nào chế tạo tại Hoa Kỳ. Hầu như tất cả 70 triệu iPhone, 30 triệu iPad và 59 triệu các sản phẩm khác của Apple bán ra hồi năm ngoái đều được sản xuất ở ngoại quốc.

Obama hỏi: “Tại sao lại không đưa những việc ấy về làm trong nước?”

Một thực khách có tham dự buổi tiệc hôm ấy kể lại, Jobs trả lời một cách mơ hồ: “Những công việc đó chưa trở lại Hoa Kỳ được.”

Thắc mắc của tổng thống chạm đúng tim đen của Apple: Không những thuê mướn công nhân ở hải ngoại rẻ hơn ở Hoa Kỳ, giới điều hành Apple còn tin tưởng vào qui mô to lớn của các cơ xưởng ở ngoại quốc, công nhân của họ làm việc linh động, cần cù và có kỹ năng, qua mặt hẳn đối tác của họ ở tại Mỹ, khiến “Made in the USA” không còn là chọn lựa để kinh doanh của họ có thể tồn tại được.

Apple trở thành một trong những công ty nổi tiếng, được ca ngợi và cũng bị mô phỏng theo nhiều nhất trên thế giới, một phần nhờ tài điều khiển các hoạt động trên toàn cầu. Năm ngoái, theo The New York Times, Apple kiếm được $400,000 trên mỗi công nhân của họ, qua mặt cả Goldman Sachs, Exxon Mobil hay Google.
Duy có điều làm ông Obama, các kinh tế gia cũng như các nhà làm chính sách bực mình là, Apple cùng một số công ty kỹ thuật cao khác, gần như chẳng hề màng đến chuyện tạo việc làm tại Hoa Kỳ như những công ty lừng danh đã từng làm vào thời cực thịnh nhất của họ.

43,000 người ở Mỹ và 20,000 ở ngoại quốc hiện làm việc cho Apple. Con số này chỉ là một phần nhỏ so với hơn 400,000 công nhân General Motors từng mướn vào thập niên 1950, hay hàng trăm ngàn ở General Electric vào thập niên 1980. Thực ra ra còn có thêm 700,000 kỹ sư, và công nhân chế tạo cũng như lắp ráp, làm việc cho các nhà thầu làm ăn với Apple, trong việc sản xuất iPhone, iPad cùng các sản phẩm khác của Apple. Có điều trong số đó không có ai làm việc cho các công ty ở Mỹ, nhưng cho các công ty ở Á Châu, Âu Châu cùng những nơi khác, tại những nhà máy mà các nhà thiết kế điện tử cần đến để làm ra các sản phẩm của họ.

Jared Bernstein, cố vấn kinh tế Tòa Bạch Ốc nhận định: “Apple là một ví dụ cho thấy tại sao khó có thể tạo được việc làm hạng trung cấp ở Mỹ vào lúc này. Nếu đây là thời điểm đỉnh cao của tư bản chủ nghĩa thì quả là điều chúng ta nên quan ngại.”

Ra ngoại quốc làm ăn là chọn lựa duy nhất

Theo một nhân viên của Apple xin được giấu tên (vì chính sách kín miệng của Apple), ra ngoại quốc làm ăn vào lúc này chỉ là chọn lựa duy nhất. Một cựu giám đốc của Apple kể lại cho báo New York Times chuyện có lần vào phút chót trước khi xuất xưởng, công ty quyết định cho thay màn hình iPhone bằng một loạt mới thiết kế lại. Màn hình mới được chở đến nhà máy vào lúc trước nửa đêm. Một đốc công lập tức huy động 8,000 nhân công nội trú trong nhà máy chuẩn bị lên ca ngay. Họ được phát bánh mì và nước trà, rồi được hướng dẫn đến vị trí làm việc. Trong vòng nửa tiếng, họ bắt đầu ca làm việc kéo dài 12 tiếng và trong 96 giờ, nhà máy sản xuất được hơn 10,000 iPhone.

Người cựu giám đốc nói: “Tốc độ và sự linh động thật là không thể tưởng tượng nổi. Không một cơ xưởng sản xuất nào ở Hoa Kỳ có thể sánh lại.”

Câu chuyện tương tự cũng có thể nghe được nơi hầu hết các công ty sản xuất đồ điện tử khác, và việc đưa công việc ra sản xuất ở ngoại quốc cũng trở nên quá phổ biến đối với hàng trăm ngành kỹ nghệ khác như kế toán, dịch vụ pháp lý, ngân hàng, chế tạo xe hơi và y dược.

Betsey Stevenson, cựu kinh tế trưởng tại Bộ Lao Ðộng cho đến Tháng Chín năm ngoái, nêu ý kiến với New York Times: “Có một thời nhiều công ty cảm thấy có bổn phận phải ủng hộ công nhân Hoa Kỳ, dù rằng đó không phải là một chọn lựa tốt nhất về mặt tài chính. Chuyện đó nay đã hết rồi. Lợi nhuận và hiệu năng kinh doanh đã thắng lướt lòng hào hiệp đó.” Các công ty và kinh tế gia đều đồng ý đó là một ý niệm ngây ngô.
Nhiều giám đốc công ty nói, mặc dù người Mỹ nằm trong số những công nhân có học thức nhất thế giới, nhưng đất nước này đã không còn đào tạo đủ người có kỹ năng ở hạng bậc trung mà các nhà máy cần đến.

Apple's CEOs: Giải quyết nạn thất nghiệp không phải là việc của Apple

Theo các công ty, để phát triển, họ phải dọn đến nơi nào mang lại được đủ lợi nhuận, để họ có thể cải tiến thêm cho sản phẩm của mình. Làm ngược lại, nhiều công việc ở Mỹ chỉ gặp rủi ro thêm vì bị mất dần theo thời gian. Chứng cớ thấy được nơi các công ty một thời là niềm hãnh diện quốc gia như GM và nhiều đại công ty khác, đã bị co cụm trước sự cạnh tranh của những công ty mới trỗi lên có sự hoạt động khá linh hoạt.

Theo nhiều giám đốc của Apple, thế giới ngày nay đang thay đổi nhiều. Họ cho biết, đánh giá một công ty qua số công nhân làm việc như trước đây là điều lầm lẫn và nhấn mạnh thêm rằng thực ra Apple giúp mướn người ở Mỹ làm việc nhiều hơn bất kỳ lúc nào trước đây. Họ nói sự thành công của Apple mang lại nguồn lợi cho nền kinh tế Hoa Kỳ, như giúp cho các công ty thầu làm sản phẩm của Apple được lớn mạnh thêm, tạo công việc làm ở nhiều công ty chuyên cung cấp dịch vụ điện thoại di động, ngành kinh doanh vận chuyển sản phẩm của Apple. Nhưng nói cho cùng, theo các tổng giám đốc của Apple, giải quyết nạn thất nghiệp không phải là việc của Apple.

Một tổng giám đốc của Apple nói: “Chúng tôi bán iPhone đến hơn một trăm quốc gia. Bổn phận của chúng tôi không phải là giải quyết vấn đề của nước Mỹ. Ðiều bắt buộc duy nhất đối với chúng tôi là làm sao làm ra sản phẩm càng tuyệt hảo càng tốt.”

Chuyện cái màn hình của iPhone

Năm 2007, không hơn một tháng trước khi iPhone được bày bán trên thị trường, tổng giám đốc Jobs cho vời khoảng một chục nhân vật cao cấp dưới quyền vào văn phòng. Ông cho biết ông mang theo trong túi cái điện thoại di động đang thử nghiệm suốt nhiều tuần qua. Rồi ông giận dữ đưa chiếc iPhone lên, xoay nghiêng để mọi người có thể thấy được hằng chục vết trầy trên màn hình nhựa. Kế đó ông lôi chùm chìa khóa từ trong túi quần jean ra, và nói:
“Người ta mang theo điện thoại, để trong túi. Người ta mang theo chìa khóa và cũng để trong túi. Tôi không bán một sản phẩm có thể dễ bị trầy xước. Giải pháp duy nhất là phải có một màn hình bằng kiếng không thể trầy được. Tôi muốn có màn hình bằng kiếng và tôi muốn thấy iPhone phải hoàn chỉnh nội trong sáu tuần.”
Một giám đốc rời phòng họp và tức tốc bay qua Thẩm Quyến (Shenzhen), ở Trung Quốc. Nếu ông Jobs muốn hoàn hảo thì không nơi đâu để đi, ngoại trừ Trung Quốc.

Trong suốt nhiều năm, các hãng sản xuất điện thoại di động cố tránh không làm màn hình bằng kiếng vì đòi hỏi phải cắt và mài với độ chính xác cao, vốn là điều hết sức khó đạt được. Apple từng chọn Corning Inc., một công ty Mỹ để chế tạo những tấm kiếng chịu lực lớn. Nhưng trở ngại là làm sao từ đó có thể cắt ra thành hằng triệu màn hình nhỏ cho iPhone. Việc này đòi hỏi phải có một nhà máy để trống, chỉ dùng cho mỗi công việc cắt, và có sẵn hàng trăm mảnh kiếng dùng để thí nghiệm, cùng một đội quân gồm toàn kỹ sư có trình độ bậc trung. Tốn phí dĩ nhiên không phải nhỏ chỉ cho giai đoạn chuẩn bị mà thôi.

Thế rồi một cơ xưởng ở Trung Quốc đề nghị thầu làm việc này.

Khi một toán đại diện của Apple ghé qua, chủ nhân nhà máy đã cho nới rộng thêm xong một cánh của cơ xưởng. Người giám đốc nói, họ làm vậy phòng khi được Apple giao thầu, trong khi chính quyền Trung Quốc cũng đồng ý trợ cấp cho nhà máy. Họ có sẵn một nhà kho chứa đầy các mặt kiếng mẫu cho Apple thử nghiệm, các kỹ sư cũng túc trực sẵn, tất cả hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra họ còn xây thêm một ký túc xá cho công nhân, nhờ vậy lực lượng lao động luôn luôn sẵn sàng 24 trên 24. Thế là nhà máy của Trung Quốc này trúng thầu.

Một giám đốc cao cấp của Apple nói: “Toàn bộ dây chuyền tiếp liệu bây giờ đều nằm ở Trung Quốc. Quí vị cần một ngàn miếng đệm cao su? Một nhà máy khác ở kế bên sẽ lo việc đó. Quí vị cần một triệu đinh ốc? Xưởng làm thứ đó chỉ cách một khu phố. Quí vị muốn thay đổi đinh ốc đó lại một chút đỉnh? Chỉ chờ ba tiếng thôi!”

Apple không thể đi đâu ngoài Trung Quốc

Cách nhà máy làm màn hình kiếng tám giờ lái xe là Foxconn City, tên gọi khu kỹ nghệ nơi iPhone được lắp ráp. Theo các chóp bu Apple, Foxconn City là chứng cớ cụ thể hơn cho thấy chỉ Trung Quốc mới cung cấp đủ nhân công làm việc, và sự cần cù của họ vượt hẳn công nhân người Mỹ.

Tại Foxconn City có 230,000 công nhân, phần nhiều làm 6 ngày mỗi tuần và thông thường là 12 tiếng mỗi ngày. Hơn một phần tư trong số đó ở lại trong ký túc xá của nhà máy và đa số chỉ lãnh $17 mỗi ngày. Khi một giám đốc Apple đến nơi vào lúc đổi ca, xe ông bị kẹt trong một biển người. Nhà máy phải mướn đến 300 bảo vệ để điều hòa lưu thông của dòng người đi bộ, để họ không bị đè bẹp nơi cổng vào. Nhà bếp chính của cơ xưởng phải nấu trung bình ba tấn thịt heo và 13 tấn gạo mỗi ngày cho công nhân. Trong khi đâu đâu cũng sạch sẽ không một vết dơ thì ở phòng giải khát, lại nồng nặc mùi khói thuốc.

Foxconn Technology có hằng chục cơ xưởng ở Á Châu, Ðông Âu, Mexico và Brazil. Họ lắp ráp cho 40% các đồ điện tử trên thế giới cho các khách hàng như Amazon, Dell, Hewlett-Packard, Motorola, Nintendo, Nokia, Samsung và Sony.

Jennifer Rigoni là người từng làm quản trị nhu cầu tiếp liệu toàn cầu cho Apple đến năm 2010. Bà nói: “Chỉ một đêm, họ có thể mướn vào 3,000 thợ. Ở Mỹ có hãng nào làm được như vậy không? Chưa kể thuyết phục được họ ở lại trong nhà máy.”






Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 17/Apr/2012 lúc 5:01pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 22/Apr/2012 lúc 10:31am

VN lại tăng giá xăng dầu . Giá sinh hoạt lại gia tăng !!!
mk




Giá xăng lên 23.800 đồng


VnExpress.netVnExpress.net – Thứ bảy, ngày 21 tháng tư năm 2012


Cục trưởng Quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa cho biết từ 20h ngày 20/4, giá xăng tăng 900 đồng một lít. Các sản phẩm dầu khác cũng tăng 400-600 đồng một lít.


Trao đổi với VnExpress.net chiều 20/4, Cục trưởng Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Tiến Thỏa cho biết, giá bán lẻ xăng dầu tăng kể từ 20h tối nay. Cụ thể, giá bán xăng A92 tăng 900 đồng lên 23.800 đồng một lít, dầu diesel tăng 500 đồng, dầu hỏa và dầu mazút tăng lần lượt 600 và 400 đồng một lít.


20h tối nay, giá xăng lên 23.800 đồng một lít.
Ảnh: Hoàng Hà


Đây là lần tăng giá xăng thứ hai kể từ đầu năm và phá kỷ lục vừa lập hồi tháng trước. Hôm 7/3, giá xăng A92 tăng 2.100 đồng lên 22.900 đồng một lít.


Bảng so sánh giá bán lẻ xăng dầu
(Áp dụng từ 20h ngày 20/4)

Mặt hàng Giá bán cũ (đồng) Giá bán mới (đồng) Mức tăng (đồng)
Xăng A92 22.900 23.800 900
Dầu diesel 21.400 21.900 500
Dầu hỏa 20.800 21.400 600
Dầu mazut 18.800 19.200 400


Năm ngoái, thị trường xăng dầu trong nước trải qua hai lần tăng giá vào tháng 2 và 3, trước khi giảm nhẹ 500 đồng vào tháng 4.

Trên thị trường thế giới, giá dầu thô giao tương lai vừa trải qua một tuần giảm giá, hiện đứng ở 102,93 USD trong phiên giao dịch điện tử tại New York. Dầu Brent giao tháng 6 hiện đứng ở 118,59 USD một thùng tại London.

Mức giá này thấp hơn nhiều so với tháng trước khi căng thẳng giữa Iran và các nước phương Tây leo thang. Hôm 24/2, thị trường nhiên liệu đạt đỉnh với dầu thô đứng ở 109,77 USD, dầu Brent 128 USD một thùng, cao hơn 7% so với hiện nay.

Thanh Bình - Nhật Minh


http://vn.news.yahoo.com/8h-t%E1%BB%91i-nay-gi%C3%A1-x%C4%83ng-l%C3%AAn-23-800-233200544--finance.html






mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 26/May/2012 lúc 4:34am

Một bài viết rất đáng đọc .
Phân tích kinh tế Hoa Kỳ rất hay !.
Phân tích hiện tình kinh tế, chính trị, văn hóa , ..., VN cũng tuyệt !
Xin đọc chậm...đọc kỹ...phân tích từng ý tưởng của tác giả để thấy hết nỗi lòng một Người Việt Nam băn khoăn cho vận mạng đất nước mình !!!

Trân trọng kính chuyển.
mk





Trung Cộng Giao động
Thay Đổi Việt-Nam

Tiến sĩ Nguyễn Văn Lương
(ghi chép buổi nói chuyện
trên Paltalk 30-4-2012)


Năm 1991, sau sự sụp đổ của Liên Bang Sô Viết vì sự chạy đua không gian với Hoa Kỳ (HK), hàng hóa Trung Cộng (TC) bắt đầu ồ ạt xuất cảng vào Hoa-Kỳ, đánh dấu sự “chạy đua” kinh tế giữa“hai anh hùng không sống chung một quả đất” bắt đầu.
Cứ mỗi tam cá nguyệt, kể từ khi giao thương với TC, Hoa-Kỳ luôn luôn báo cáo sự bất quân bình mậu dịch với quốc gia mà thế giới ai cũng biết là Hoa Kỳ đã giúp đỡ để được mang danh là một“siêu cường TC” ngang hàng hoặc sẽ vượt qua kinh tế Hoa-Kỳ trong thập niên sắp tới.
Thời gian trôi di, cả hai thập niên, sự thương lượng quân bình kinh tế bế tắc, khiến TC lầm tưởng rằng, chính phủ Hoa Kỳ không còn đường lối nào khác hơn là ngậm đắng nuốt cay, phải chấp nhận sự nhập cảng hàng hóa TC càng ngày càng gia tăng, để người dân HK có được một cuộc sống căn bản cao phải tùy thuộc vào hàng hóa TC vì rẻ mà không quốc gia nào trên quả điạ cầu này cạnh tranh được.
Khi biến cố 911 (năm 2001) xảy ra cho 2 tòa nhà của Trung Tâm Thương Mại Thế Giới (World Trade Center) tại NữuƯớc, thế giới bàng hoàng, người dân Mỹ ngẩn ngơ, và khi TT Bush quyết-định đưa quân trừng phạt Iraq và A Phú Hãn, thì lãnh tụ Trung Cộng mở tiệc ăn mừng, vì nghĩ rằng, Hoa Kỳ sẽ bị sa lầy vào một chiến tranh mà có thể còn khốc-liệt hơn cả chiến tranh Viet-Nam nữa. Do đó, họ đã âm thầm khuyến khích gia tăng sản xuất để xuất cảng bành trướng sang châu Âu vì nghĩ rằng, họ chế ngự được thị trường HK, thì những quốc gia Âu Châu không có gì là đáng kể.
Chính vì thế, giới thương gia đổ tiền của vào sản xuất với rất nhiều tín dụng cá nhân, và với sự bóc lột lao động tối đa nên có lợi điểm với gía cả rẻ mạt, hàng hóa TC tràn ngập Mỹ và Âu Châu trong khoảng thời gian ngắn kỷ lục.
Đến năm 2004 là năm mà HK bắt đầu sửa chữa thị trường theo “thứ tự” của kinh tế thế giới . Theo kinh nghiệm, tại HK, cứ 8 đến 10 năm một lần, HK phải “điều chỉnh” kinh tế để “quân bình” tài chánh hầu tránh sự kinh tế sụp đổ tương tự diễn ra cho thế giới vào năm 1930s, và sự điều chỉnh này dài hay ngắn, nhanh hay chậm, là tùy thuộc vào sự chênh lệch tài chánh của HK trong sự giao thương của khoảng thời gian liên quan đó. Chúng ta cũng nên biết rằng, kể từ khi người Việt tị nạn đặt chân đến HK sau chiến tranh VN năm 1975, Hoa-Kỳ có 4 lần điều chỉnh:
(1) Đầu thập niên 80s, điều chỉnh với nền kinh tế Nhật Bản,
(2) đầu thập niên 90s thì thế giới tự do
“đóng góp hơn 100 tỉ” trợ giúp HK trong chiến tranh Trung Đông,
(3) Cuối thâp niên 90s thì sự đầu tư vào sự khai thác mạng lưới (internet developments) sụp đổ, tiền mất của người đầu tư vào những công ti bị phá sản này, trở thành tài sản của HK…
Trong thời gian này,
(4) HK có kế hoạch “điều chỉnh” kinh tế với TC, nhưng chưa áp dụng thi biến cố 911 xảy ra, khiến bị trì hoãn đến năm 2004, khi TT Bush tuyên bố phải áp dụng 3 điều căn bản chính đểgia tăng xuất cảng, đó là:
(1) giảm trị giá Dollars để khuyến khích
ngoại quốc mua hàng HK vi rẻ hơn;
(2) phải giảm tiền lời đề khuyến khích những
công ty HKđược vay rẻ thi sản xuất rẻ và nhiều hơn, và
(3) phải tạo điều kiện dễ dàng đểngười dân HK có cơ hôi làm chủ chính căn nhà của họ… đó chính là giai đoạn khai hỏa “trừng phạt” TC bắt đầu.
Kế hoạch của TT Bush nêu trên đã làm trương mục của những “chủ nợ” của HK (điển hình là TC) bị xuống giá, tiền lời lại không có (cần phải nói là giai đọan này là thời kỳ đen tối của những người sống bằng lợi tức chắc chắn, cố định, những công dân HK về hưu, hưởng tiền già và sinh sống tại nước ngoài), Thêm vào đó, những đại công ty đầu tư của HK như AIG, Leman Brothers, Merrill Lynch có đưa ra những kế họạch, chương trình đầu tư khá hấp dẫn, đáng tin cậy, “không” bảo đảm nhưng rất “an toàn” đó là đầu tư vào bất động sản tại HK như hệ thống ngân hàng HK đã và đang áp dụng: vì chủ nhân ngôi nhà phải có bảo hiểm khi mượn nợ nên không sợ bị hư hỏng, người mua nhà đặt cọc tiền nên phải cố gắng gìữ nhà, không bỏ hoang,.. giá nhà tại HK luôn luôn lên giá… với tiền lời 5%, 7% cố định, cho cả 30 năm thì không phải lo lắng về tiền lời nữa…
Do đó, khi điều căn bản (3) của TT Bush được áp dụng thì người dân đổ xô đi mua nhà nhưng thực tế chỉ xảy ra tại 4 tiểu bang nóng bỏng nhất, đó là: Arizona, California, Florida, và Neveda… vì dân chúng những tiểu bang khác có những ước mơ về đây sinh sống khi lớn tuổi, khiến giá nhà tăng nhanh một cách khủng khiếp do kết quả số lượng CUNG-CẦU chênh lêch nhau quá sức tưởng tượng.
Và tất cả nợ nần của những ngôi nhà mới bán này được bán cho những chủ nợ ngoại quốc giàu có.dưới hình thức của “Mortgage Notes” …cho đến khi trái bóng nhà cửa bị nổ tung vì giá quá cao vào đầu năm 2008, AIG, Merill Lynch, and Leman Brothers khai phá sản, thì các chủ nợ ngoại quốc cũng đành chung số phận, phải ngậm đáng nuốt cay vì đầu tư vào bất động sản rất “an toàn” tại HK, ôm những căn nhà tráng lệ bị bỏ rơi bởi chủ nhân làm tài sản, còn tiền để dành đã chạy hết vào ngân hàng dự trữ Hoa Kỳ một cách hợp pháp…
Thêm vào đó, khi Thống Đốc Ngân Hàng Bernanke yêu cầu quốc hội HK gia tăng nợ nần ngân sách quốc gia cho HK thếm 1 trillion dollars nữa, thế giới kinh hoàng vì hiểm lầm là HK nợ nần quá nhiều nên không thể trả nợ nổi, khiến bao nhiêu chủ nhân của TRÁI PHIẾU (US Bonds) tung ra bán hết với giá thật thấp, để lấy tiền mua vàng. Vì số CUNG nhiều hơn số CẦU (HK mua lại 800 tỉ mà thôi); do đó, Hoa Kỳ có dip thâu hồi trái phiếu một cách hợp pháp mà không phải trả tiền lời cho những trái phiếu này… và giá vàng trên thế giới đã lên rất cao vì nhu cầu đòi hỏi của người có tiền của…không tin tưởng vào trị giá của US dollars nữa, chỉ vì không hiểu rằng căn bản tiền tệ của HK căn cứ vào tín dụng, có nghĩa là HK đã khá hơn, có khả năng trả nợ thêm 1 trillion dollars nữa…
Là một siêu cưòng, HK không thể không thi hành những luật lệ kinh tế quốc tế mà những quốc gia đã ký ước…Thi dụ Hoa Kỳ không thể cấm hàng hóa TC nhập cảng vào HK , chính vì thế, HK phải có những phương pháp khác để hàng hóa TC không có người tiêu thụ. Do đó, HK không ngần ngại đưa tỉ lệ thất nghiệp của quốc gia này lên cao, thật cao, với lý do bị ảnh hường bởi kinh tế TC không hợp tác Với số lượng thất nghiệp này, HK không còn có nhu cầu tiêu thụ khối hàng TC khổng lồ nhập cảng nữa, dù rẻ mạt…
Và tổng số thất nghiêp cao của xứ cờ hoa này sẽ còn kéo dài trong những năm sắp tới cho đến khi sự “quân bình kinh tế” được giải quyết. Đó cũng là lúc Dollars sẽ lên giá và vàng sẽ xuống giá như dầu lửa dưới thời TT Clinton (vì vàng cũng chỉ là món hàng trao đổi, HK không dùng vàng làm kim bản vị cho tiền dollars của nước HK); và đây cũng là giai đoạn cuối cùng của nền kinh tế suy thoái HK.
Khi hàng hóa sản xuất để xuất cảng bị ứ đọng, không phải là nhu yếu phẩm của quốc gia, tiền lương lao động TC thấp nên không có mãi lực trong nước, khiến nhiều công ty TC bị phá sản;
Sự thất nghiệp (không có trợ cấp như HK) gia tăng, đã và đang tạo nhựng sự xáo trộn xã hội lớn tại TC, và có chiều hướng gia tăng. Thêm vào đó, sự rút lui của giới tư bản HK vì luật thuế vụ áp dụng cho những công ty có chi nhánh tại hải ngoại, sẽ làm cho tình trạng lao động TC gặp nhiều khó khăn hơn. Chính phủ TC biết rõ điều này, nhưng không công nhận sự thực, chỉ cố gắng đổ lỗi cho lãnh đạo yếu kém, tham nhũng, hối lộ nên có những kế hoạch thanh trừng với mục đích chính là củng cố địa vị trong giai đoạn đen tối của quốc gia mà không thể tránh nổi.
Nói một cách khác đi, TC sẽ phải đối diện với một giai đoạn cực kỳ khó khăn trong nội bộ, mà nguy cơ có thể đưa đến một sự tan rã như Liên Bang Sô Viết, cáo chung chủ thuyết cộng sản trên qủa địa cầu.
Lẽ dĩ nhiên, lãnh đạo Trung Cộng sẽ không ngồi yên, họ cũng có những đường lối “ngoại giao” để làm nhẹ gánh bớt cho tình hình nội bộ của TC như:
1. TC sẽ tạo chiến tranh thế giới để giải quyêt kinh tế nội bộ? - Điều này không thể xảy ra, vì với vũ khí quá tối tân mà con chim đầu đàn của thế giới tự do, sẽ không cho phép TC làm được chuyện này… Và nếu có, sự thiệt hại không thể hủy diệt được toàn cầu, hoặc sẽ không lôi kéo những quốc gia khác vào chiến tranh, mà ngược lại, có rất nhiều sự bất lợi cho chính TC. Chúng ta cần phải hiểu rằng, khi HK thỏa hiệp với Nga-Sô để hủy bỏ vũ khí nguyên-tử, thì họ phải có những vũ khác hiệu nghiệm hơn và chính xác hơn…
2. TC mong chờ có một phong trào chống chính phủ HK vì thất nghiệp cao? – cũng rất khó vì HK có cả trăm ngàn công ăn việc làm mà nhân công HK cần phải huấn luyện khá hơn để được tuyển dụng… có hơn 12 triệu việc làm lao động mà những người cư ngụ bất hợp pháp Mễ Tây Cơ đang làm… nếu cần phải thay thế bằng lực lượng lao động HK
3. TC cũng mong có những cuộc biểu tình phản chiến chống chiến tranh của người dân HK lan tràn khi gia tăng quân sự ỏ DNA? - chuyện này sẽ không bao giờ xảy ra, vì thái độ lạnh lùng, ngạo mạn của lãnh tụ TC trong những chuyến thăm TC để điều đình thương mại của TT tài chánh và TT Obama; khiến truyền thông HK có những sự bất lợi cho TC, hàng loạt tài liệu kêu gọi tẩy chay hàng hóa của TC vì thiếu tiêu chuẩn sản xuất trong số đó, sự vi phạm vệ sinh là chính thức… và người dân HK thức tỉnh là quốc gia nguy cơ, cũng như kết quả thất nghiệp đã và đang đến từ ảnh hưởng kinh tế của TC
4. Tìm đồng minh thế giới chăng? – Không có, nhìn từ Đông sang Tây, từ Mỹ, Phi, và Á châu: phong trào chống TC lan tràn và gia tăng. Sự đồng lòng của những quốc gia thành lập Trans-Pacific Economic Partnerships (TPP) chứng minh cho thấy là không một quốc gia nào hưởng ứng theo TC.
5. Không theo kịp sự tiến bộ kỹ thuật, TC có những kế hoạch gia tăng quốc phòng, và những chương trình phá hoại kỹ thuật HK - Điều này TC đã và đang làm, có chiều hướng gia tăng nhưng tỉ lệ thành công rất thấp… Gia tăng quốc phòng thì cả trăm năm nữa cũng không bằng HK… Phá hoại kỹ thuật HK chăng? Nhìn những kết qủa trong qúa khứ, WTC bị phá hủy hoàn toàn, 133 hệ thống ngân hàng thế giới với số tiền trao đổi vài trillion dollars hàng ngày, chúng ta có nghe đến những sự than phiền, mất mát, thiếu hụt không? những hệ thống điện toán thương mại của công ty HK có dễ dàng bị xâm chiếm không??? Thì không cần phải bàn đến sự tinh vi về kỹ thuật của bộ Quốc Phòng, Quân Sự HK mà TC có đủ khả năng phá rốí.
Nhìn về thể chế chính trị và xã hôi Viêt Nam, chúng ta phải đồng ý rằng TC và VN có những sự tổ chức và ràng buộc với nhau. Có khác đi, VN có được một ưu điểm duy nhất mà TC không có, đó là một quốc gia nhỏ bé nhưng có được sự trợ giúp“không chính thức”, có kế hoạch của chính phủ HK với mục đích tách rời VN ra khỏi ảnh hưởng của TC, nên số tiền của người Việt tị nạn gửi về VN có chiều hướng gia tăng đã được làm ngơ.
Số tiền này chính là sư quyết đinh sống còn cùa chế độ hiện hữu. Nói như thế, không phải là HK chấp nhận chế độ CSVN hiện tại, mà chỉ muốn kéo dài sự “yên ổn” của VN cho đến hồi kết cuộc của TC. Nhưng ngược lại, VN có một vị trí bất lợi là nằm bên cạnh TC nên bị áp lực và ảnh hưởng rất lớn của quốc gia này. Nếu so sánh VN và Cuba, nguời dân tị nạn Cuba có dược những lợi điểm trong sự đấu tranh thay đổi thể chế Cuba, vì nước này nằm trên một vị trí chỉ cách bờ biển HK hơn 90 dậm anh (160 Km), nên không có quốc gia CS đàn anh nào bén mảng đến gần; và với một tổ chức kinh tế xuất nhập cảng, phát triển mạnh mẽ hầu như bao trùm tất cả Nam Mỹ (một khối người nói tiếng Tây Ban Nha (Spain)) của cộng đồng tị nạn Cuba tại Little Havana (Miami, Florida), cộng đồng Cuba có ảnh hưởng rất lớn với chính phủ HK. Chính vì thế, nhà cầm quyền nước Cuba gặp rất nhiều khó khăn vì sự đấu tranh của khối người tị nạn Cuba đó.
Là người VN, chúng ta cần phải nhận thức rằng, Chúng ta đã bị CSVN lừa đảo quá nhiều rồi và chờ đợi vì những sự lừa đảo đó, hết thủ đoạn này đến đường lối khác, dùng MTGPMN là công cụ đánh phá miền Nam, dùng nơi học tập làm trại tù để nhốt những người có khả năng chỉ huy lãnh đạo,,,thay đổi sự lãnh đạo để người miền Nam mơ tưởng có sự cởi mở, và bây giờ dùng gia đình Nguyễn Tấn Dũng để tạo sự mơ tưởng một chính phủ thân Mỹ nên có những sự “yên ổn” kéo dài chờ đơi… (vì chờ đợi Dollars gửi về, vì có những suy diễn chính phủ Nguyễn Tấn Dũng là chính phủ thân Mỹ, nên HK sẽ trở lại VN…)…
Chúng ta cũng cần biết thêm rằng, Hitler bị kết án là một kẻ độc tài sắt máu, nhưng ông ta chỉ giết người Do Thái trong giai đọan chiến tranh, còn chế độ CSVN hiện tại, giết người dân của chính dân tộc mình, mà giết trong thời bình, không chiến tranh, thí chúng ta nghĩ sao về chế độ này?... Chúng ta cũng biết rằng, TC sẽ gặp nhiều khó khăn trong giaiđọan sắp tới, không đấu tranh CSVN cũng phải thay đổi vì quan thày của chúng suy xụp, nhưng những sự kéo dài chờ đợi của người dân VN trong giai đoạn này là mắc mưu chế độ cầm quyền, vì họ chỉ mong có thế để biến đổi tình thế khi có dip.
Nói khác đi, sự chờ đợi sẽ không có những lợi điểm cho đất nước chúng ta, cũng như sự chờ đợi cho đến ngày TC sụp đổ để thay đổi VN thì e rằng qúa trễ,vì những lý do sau đây:
1) Tài nguyên bị tịch thu bán cho ngoại quốc để trục lợi của bè nhóm chế độ hiện hữu: Đã không biết bao nhiêu mẫu đất từ Bắc xuống Nam của người dân bị tịch thu bán cho ngoại quốc làm sân golf (!), khu kỹ nghệ… mới đây nhất là Bắc Giang, Hưng Yên; cũng như tài nguyên thiên nhiên Bô Xit thuộc vùng cao nguyên, Dà Lạt… người dân trong nước có chống đối nhưng không hiệu quả.
2) Sự đồng hóa sẽ nhanh chóng của TC: với con số hơn 200 triệu đàn ông không có đàn bà để lấy làm vợ của kết qủa cách mạng văn hóa Mao Trạch Đông từ năm 1960s, thì lượng di dân của khối người này đến VN phải xảy ra…qua những hình thức như nhân công, du lịch đến VN dài hạn… để tìm vợ; hoặc trong tương lai di dân vì lý do an-ninh, kinh tế..
3) Thiếu khả năng, thiếu sức mạnh của một quốc gia khiến VN mất dần tài nguyên ngoài khơi, và hải sản… hoặc người lãnh đạo sẽ bán ăn chia những tài nguyên cho ngoại quốc khai thác như những lãnh đạo của những quốc gia độc tài Lybia, Trung Đông…
4) Nhân tài VN của hải ngoại già yếu hoặc qua đời, VN sẽ mất đi những khả năng chuyên môn, tiền của, đặc biệt là những gạch nối, móc nối tốt đề tái thiết cho VN và những quốc gia có người Việt hải ngoại cư ngụ… lực lượng đấu tranh và người dân trong nước sẽ thiếu đi điểm tựa đấu tranh vững chắc
5) Sự thiếu dinh dưõng, không có điều kiện căn bản sống của môt quốc gia VN lạc hậu, chỉ biết có ăn để mà sống, trực tiếp tạo điều kiện rất khó khăn cho sự tiến bộ của đất nước, sự mạnh mẽ của xã hội… người dân chết dần mòn theo thời gian mà không có năng xuất…
Chinh vì thế, chúng ta cần phải thay đổi VN càng nhanh càng tốt…và cần phải chuẩn bị gấp cho một đường lối chính trị của VN trong tương lai, phải có lập trường dứt khoát: ai là bạn, ai là thù, không nên đúng chàng hảng, lòng thòng, đúng giữa, chia phe nhóm thủ lợi…vì những khía cạnh này chì phí tổn thêm nhân sự và thời gian mà thôi. Những người phục vụ đất nước trong tương lai phải nghĩ đến quyền lợi chung của dân tộc Viêt-nam khi quyết đinh.
Chúng ta không ngồi chỉ đọc lại nhũng chồng tài liệu cũ, lấy những sự chỉ trích Henry Kissinger là sự suy luận để thỏa mãn là chúng ta đã làm đúng, 40 năm nhìn lại đểchúng ta có những trận chiến oai hùng trên chiến trường, đổ lỗi cho đồng minhđã làm sai…
Nói như thế, không có nghĩa là tôi phủ nhận những gía trị tài liệu, hoặc những chiến công hiển hách của miền Nam; vì cha của tôi cũng là môt quân nhân của liên đoàn 1 BĐQ, học khóa đầu tiên tại Dục-Mỹ, em thứ hai của tôi là một chiến sĩ trẻ của trường Thiếu Sinh Quân, và trước ngày này của năm 1975, là một Thiếu Uý của ĐĐ Trinh Sát Sư Đoàn 2… Nhưng tôi thấy, chúng ta ngồi ôn lại lịch sử nhưng chúng ta không áp dụng những gì đã có kết qủa oai hùng, chiến công lừng lẫy, cho một kế hoạch nào đó để tìm một phương pháp giải thể chế độ hiện tại mà ngược lại, chỉ để mãn nguyện, phô trương thành tích…như những vị có bằng cấp khoa bảng nổi tiếng mà không hành nghề… thậm chí mua bằng giả để hãnh diện,,, vì tôi thấy có những quân nhân cấp cao đã quên đi sự nhục nhã trong trại tù cài tạo, quên đổng đội của mình, đi Việt nam hí hố một cách trơ trẽn; hoặc nịnh bợ, luồn cúi vì quyền lợc cá nhân, không biết nhân phẩm của chính mình, và đơn vi mình đã phục vụ. đã hãnh diện,
Tôi muốn nói đến những gì chúng ta có kinh nghiệm và hãnh diện, phải được phải đem ra áp dụng để thay đổi một nước VN hiện tại, nơi vẫn còn kẻ thù của chúng ta đang cai trị, đang đàn áp 90 triệu người dân lành. Trong số đó, gần 30 triệu người chúng ta đã bảo vệ khi đang cầm súng, và chúng ta đã có giấc mơ giải phóng phần còn lại sống đói khổ tại miền bắc Viet Nam trước năm 1975 … và quên đi rằng chúng ta đã không có những lãnhđaọ giỏi giang, những sức mạnh của chính quốc gia mình để hợp tác với ngoại bang, mà không bị ngoai bang chi phối…Hãy nhìn Đài Loan và Do Thái là những thi dụ cho đất nước…
Do đó, ngay bây giờ đây, lúc này hơn bao giờ hết, chúng ta phải biết là HK đến DNA chứ không trở lại VN, và chúng ta cần phải làm những gì nhân cơ hội này để có một sự thay đổi VN hiện tại. Những sự chờ đợi khiến HK và ngoại quốc hiểu lầm là chúng ta bầng lòng vối chế độ hiện tại, chấp nhận những gì đang có. Do đó, chúng ta phải nghĩ đến những yếu tốchính, những gi chúng ta làm được, để thay đổi VN càng sớm càng tốt, chỉ có nhưthế, chúng ta mới hãnh diện với những gì chúng ta đã có, bắt đầu cải thiện cuộc sống cho người dân VN, và đưa VN trở lại vị trí “hòn ngọc của Viễn Đông”.
Chúng ta làm được vì chúng ta có nhiều ưu điểm:
1) Chúng ta có một khối chuyên viên hùng hậu trên thế giới, có thể nói là chỉ thua nước Hoa Kỳ. Kinh nghiệm của những chuyên viên này, hấp thụtừ Dông sang Tây, từ quân sự đến dân sự, từ văn phòng đến hầm mỏ, từ tài chánhđến kỹ thuật… họ không những chỉ có tài mà có tiền nữa, công thêm một gía trị vô giá là có sự móc nối với những đầu óc chuyên gia của người dân bản xứ… Chính vì thế, nếu đồng lòng, không có gì là chúng ta không làm được…
2) Hoa-Kỳ hiện diện trong vùng Đông Nam Á. Đây là một điểm rất thuận lợi… Nhìn trên bản đồ thế giới, từ Nato đến Nam-Hàn, sự hiện diện của HK khiến có sự ổn định. Sự ổn định mang đến sư dễ dàng phát triển của quốc gia… Đó là chưa kể đến sự tái phối trí hiện hữu dài hạn của quân đội HK từ Nhật Bản, Phi Luật Tân, Singapore, va Úc Đại Lợi (Trong thời gian gần đây, Phi Luật Tân đã chứng tỏ lập trường rõ ràng để được vịtrí đó; và lãnh tụ PLT chứng tỏ rất khôn ngoan khi có quyết định này). Giả sử rằng năm 1954, TT Ngô Đình Diệm yêu câu HK đóng ở vĩ tuyến 17, hoặc năm 1975, chế độ CSVN hiện tại, mời HK đọ quân ở biên giới Việt-Hoa thì đất nước VNđâu có tệ hại, người dân đâu có lầm than như bây giờ.
3) Người dân từ Bắc xuống Nam bất mãn, đói khổ lầm than, họ rất mong HK trở lạì VN, mơ ước một sự thay đổi cho VN,
4) Hệ thống tài chánh VN gặp trở ngại một cách khá trầm trọng, cố gắng trả tiền lời cao để chiêu dụ người ký thác (deposits) nhưng khó rút tiền ra (withdrawal) khi cần đến
5) Nước VN có đươc một bộ “Ngoại Giao” vững chắc vì sự hiện diện của người tị nạn tại những nơi cưngụ hậu thuẫn… nói chung là của một Cộng Đồng Việt-Nam lớn Hải Ngoại
Đầu tiên, chúng ta phải làm những gì?
Như đã trình bày ở trên, VN có một lợi đíểm hơn TC, đó là nguồn lợi tức gửi về VN của người dân tị nạn. Nếu không có nguồn lợi nay, chế độ VN và ngườì dân có những lợi điểm cũng như sẽ đối diện với rất nhiều khó khăn như sau:
1) VN không có sưgiao thương với quốc gia lân cận một cách mạnh mẽ: Không có Dollars, những quốc gia này không mang hàng hoá thừa thãi, vi phạm luật lệ đển bán rẻ cho VN (thay vì phế thải,,,); người dân VN không phải mua những hàng hóa có danh mà không có phẩm chất tốt, có thể không nguy hại tức khắc nhưng ảnh hưởng lớn cho sức khỏe trong tương lai
2) Công An, Quân Đội, công quyền nhà nước… không có cơ hội hối lộ, sách nhiễu dân để có lợi cho cá nhân vi hệ thống tham nhũng, hối lộ ỏ VN quá tệ hại. Họ không còn lý do “đoàn kết”, bám víu nhau để thủ lợi nữa
3) Việt kiều không du lịch Việt Nam thì làm gì có phe nhóm, hối lộ của Hải Quan trong phi trường Tân Sơn Nhất
4) Nền thương mại giả tạo có được trong VN là kết qủa luân lưu của tiền người Việt gửi về sẽ bị bế tắc như TC hiện tại vì không có mãi lực
5) Sự cấm xử dụng Dollars và vàng (áp dụng từ 25 tháng 5 năm 2012) trên thị trường sẽ giúp chế độ kìm chế sự lạm phát giả tạo nhưng sẽ bất lợi cho người Việt trong nước làm chủ những“hàng quốc cấm” này. Thí dụ, khi thân nhân của người Việt hải ngoại nhận tiền dollars từ ngân hàng hay từ một nơi trung gian nào đó, những nơi này có thể tố cáo người nhận tiền để được thưởng hoặc để tránh sự liên lụy. Do đo, gửi tiền về than nhân tại VN có thể tạo sự khó khăn (hôi lộ, tịch thu…) hoặc nguy hiểm (vì bị cướp bóc…)
6) Không có Dollars, VN không còn giao thưong với nước ngoài, vì tiền VN không còn được công nhận nhiều nơi
Người Việt hải ngoại, phải hợp tác với người dân đang sống cực khổ tại VN, phải có kế hoạch vô hiệu hóa những nguồn lợi tức gửi về VN.
1. Hoa Kỳ có kế hoạchđể người dân không xử dụng hàng hóa TC, Người Việt chúng ta phải có kế hoạch tảy chay hàng hóa nhập cảng từ VN
2. Vi danh dự của người dân quân Miền Nam, nếu chúng ta còn hãnh diện về qúa khứ, còn ngẩng mặt lên ngạo nghễ khi VN thay đổ, ngay từ bây giờ chúng ta phải tự thi hành nhữngđiều sau đây:
a. Không du lịch VN như người Cuba đã và đang còn áp dụng cho đất nước của họ
b. Không gửi tiền nhiều về VN (chỉ $50.00 /tháng như người tị nạn Cuba đã thi hành từ năm 2003)… Năm 1954, chúng ta còn nhớ, hàng triệu người miền Bắc di cư vào Nam không có sự trợgiúp nào nhưng vẫn sinh sống được
c. Không ủng hộ,không quyên góp cho những tổ chức từ thiện, tôn giáo, những tổ chức danh nghiã tại VN …
3. Không gửi tiền, thân nhân không bị theo dõi, ăn cướp, ăn trộm, có khi bị nguy hiểm đến tánh mạng vì có dollars
4. Thât là mâu thuẫn khi chúng ta có những thỉnh nguyện thư yêu cầu chính phủ HK không viện trợ, trợcấp, qùa tặng khi biến cố, thiên tai như bão lụt, mà chúng ta lại trực tiếp hoặc gián tiếp chuyển về VN hàng tỉ dollars. Số tiền này chiếm khỏang 1/3 ngân khoản tài chánh CSVN hàng năm… Sự tự nguyện không gửi tiền, không du lịch VN sẽ làm chế độ đang cầm quyền khốn đốn từ quốc nội (vi không có mãi lực) đến đối ngoại (vì không có hối đoái)… Nếu cá nhân chúng ta vô ý thức với lý do ở những xứ tự do chúng ta muốn làm gì thì làm, thi tôi xin đề nghị với những đoàn thể chính trị, tôn giáo, cộng đồng…hãy hoạt động, sinh hoạt một cách hiệu quả hơn trong đường lối đấu tranh của đoàn thể mình, bằng cách vận động chính phủ nơi quốc gia mình đang cư ngụ, ban hành những Đạo Luật cấm gửi tiền, cấm du-lịch về VN, …
Không do dự, vì những băn khoăn không gửi tiền của chúng ta là những băn khoăn của đồng bào tị nạn Cuba, của chính phủ HK từ giữa thập niên 1980s, nhưng họ đã thi hành, bây giờ họ đã rất vui mừng vìđã quyết định làm như thế vào năm 2003, để đến năm 2009, Cuba phải thay đổi chính sách.
Còn những người trong nước, chúng tôi biết được những khó khăn của qúi vị, đang sống trên đe, dưới búa. Nhưng không có nghiã là không làm được, trong mọi cuộc cách mạng, muốn có sự thay đổi, phải có sự hy sinh… ngồi chờ đợi thì sự chết chóc cũng sẽ đến với tốc độ chậm hơn mà thôi… Ngày xưa, những kẻ đang ngồi trên đầu quí vị đã áp dụng “du kích chiến” đánh phá để chiến thắng, thì ngày nay, quí vị cũng áp dụng ngược lại để thay đổi cuộc sống của chính quí vị. Từng phường, từng xã, từng ấp,,, đêm nào cũng có sự tổn thương vì kết quả của những anh hùng du kích, thì tinh thần công an, quân đội nhân dân, bọn cường hào ác bá cũng phả tìm cách lo thân, và quí vị dần dần sẽ chủ động…
Những người cầm bút, những nhà chính trị (lãnh đạo hoặc không lãnh đạo), và những người quan tâm đến nước VN cần phải thay đổi sự phân tách, suy diễn, phê bình của chính mình… Không nên nói về người khác, phóng đại những tài liệu để thỏa mãn cá nhân, đoàn thể… mà nên phân tách rút tỉa những kinh nghiệm đưa đến những gì chúng ta có thể làm được, thi hành được, phải chủ động…và có lợi cho chính quốc gia của chúng ta…
Khi gặp những khó khăn, phải được bàn cãi, tìm một phương pháp đồng nhất đề giải quyết. Những người quan tâm thay đổi VN cần phải có ưu tiên chung để cùng quyết định và thi hành thì sẽ không tốn nhiều công sức cũng như vật chất. Đừng lấy cái sai của người làm điều hãnh diện cho mình, mà phải xét đoán chúng ta đã làm được gì từ kết qủa đó..
Hãy dẹp chữ TÔI mà hãy dùng chữ CHÚNG TA, đừng cho rằng ý kiến của mình đúng mà phải nghĩ đến quyết định chung đem đến kết quả nào tốt nhất cho đất nước Viêt Nam về cả hai phương diện: đối nội cũng như đối ngoại.
· Đài Loan bị hất ra khỏi Liên Hiệp Quốc mà vẫn làm được, giữ được đất nước của họ, tại sao Việt-Nam chúng ta không làm được?.
· Do Thái đơn độc đối diện với khối Trung Đông được, giữ được chủ quyền được, tại sao Việt-Nam chúng ta không làm được?.
· Cộng đồng tị nạn Cuba thay đổi nước Cuba được, vì quyết định không gửi tiền về Cuba, tại sao tịn ạn Việt-Nam chúng ta không làm được?

Hay là chúng ta không muốn VN thay đổi vì những sự du lịch gia-tăng, và người Việt Kiều hí hố quá nhiều, nếu có thay đổi người dân trong nước sẽ biết rõ bộ mặt thật của Việt Kiều? hoặc nếu có sự thay đổi thực sự thì các ngài du lịch VN sẽ hết hí hố?, chẳng lẽ chúng ta ích kỷ chỉ nghĩ đến cá nhân chúng ta như vậy sao?
Chúng ta phải suy nghĩ kỹcàng và tìm hưóng đi cho chính chúng ta, và cho Việt-Nam của chúng ta! Điều phải làm ngay từ bây giờ là không du lịch và gửi tiển về Viêt-Nam! Người Việt trong nước khẳng định không nhận tiền tù nưới ngoài gửi về dù nhiều hay ít!
Và ngưòi viết cũng tin chắc rẳng, với sự hợp tác của người Việt trong và ngoài nước, chỉ trong một tương lai gần, rất gần, nước Việt Nam sẽ được kính phục khắp Năm châu trong đó có cả kẻ thù của VN tại Phương Bắc! đó là Trung Cộng.

Nguyễn Văn Lương
Florida 4/2012



mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 10/Mar/2013 lúc 8:00pm

Xin giớ thiệu quý Đồng Hương và Thân Hữu bài viết rất công phu, hay và khá đầy đủ về vấn đề ngân sách hàng năm và sự xung đột giữa Hành Pháp (HP) và Quốc Hội (QH) của 2 chính đảng Cộng Hòa và Dân Chủ Mỹ . Tác giả là anh Phạm Văn Bân, cựu SV VĐH Dalat , khóa 7-CTKD .

Trân trọng,
MK


Đã thực sự cắt ngân sách liên bang đến xương chưa ? [1]

 

Có thể ví Uncle Sam như Cha, Quốc Hội như Mẹ và dân chúng là con.  Và đúng như thành ngữ Việt Nam có câu: Cha Mẹ đặt đâu thì con ngồi đó.  Thực vậy, Cha Mẹ có quyền ấn định vắt thuế nhiều hay ít trên lợi tức của các con nhưng đồng thời, Cha Mẹ cũng phải coi chừng bao nhiêu đứa con nai lưng ra làm việc để vắt.  Điều gây khó chịu nhất cho các con là Cha Mẹ luôn luôn bất hòa, khổ hơn nữa là người Mẹ lại lưỡng tính (biosexual) mà ngày nay mâu thuẫn nội tại của Mẹ đã lên tới cực điểm - lúc thì hormone nam tính nhiều hơn nữ tính, và ngược lại.  Bức tranh sinh hoạt của nước Mỹ có thể mô tả tổng quát như vậy trong quan điểm chính-trị-ngân-sách.

 

Hàng năm, thủ tục ngân sách liên bang diễn biến khá phức tạp và khó khăn như sau: 

 

-          Cơ Quan Hành Pháp về Quản Trị và Ngân Sách (The Executive Office of Management and Budget (OMB) soạn thảo ngân sách cho năm tài chính sắp đến, đưa lên Tổng Thống để nộp cho Quốc Hội cứu xét.  OMB cũng chịu trách nhiệm theo dõi và quản trị ngân sách.

 

-          Tổng Thống đệ nạp cho Quốc Hội vào ngày Thứ Hai đầu tiên của tháng 2, hoặc trước đó.  Quốc Hội duyệt xét các khoản chi tiêu và gửi ngược lại cho Tổng Thống vào ngày 30-6.  Tất nhiên, Tổng Thống sẽ dùng ngân sách để thiết lập chiến lược và chính sách, với giúp đỡ của Hội Đồng Cố Vấn Kinh Tế (Council of Economic Advisors).

 

-          Văn Phòng Ngân Sách Quốc Hội (The Congressional Budget Office - CBO) cung cấp tin tức cho Quốc Hội để giúp duyệt xét ngân sách được đệ nạp.

 

-          Quốc Hội dùng ngân sách do Tổng Thống đệ nạp làm căn bản để thảo luận, trong đó Thượng Viện và Hạ Viện sẽ đưa ra các đề nghị điều chỉnh ngân sách một cách riêng rẽ.  Họ sẽ chất vấn các cơ quan chính phủ, yêu cầu giải thích tại sao các cơ quan này cần đến mức ngân quỹ được đệ nạp.  Hạn chót để kết thúc diễn trình này là ngày 15-4.  

 

-          Quốc Hội gửi lại cho Tổng Thống các dự luật phân bổ chi tiêu vào ngày 30-6.  Tuy nhiên, Tổng Thống thường không nhận được theo đúng thời hạn này, phải chờ mãi đến khoảng tháng 9.

 

-          Tổng Thống phải hoặc là phê chuẩn các dự luật từ Quốc Hội, hoặc là không chấp thuận hoặc để trôi nổi trong 10 ngày tiếp theo. 

 

-          Vào ngày 1-10, ngân sách được giả sử là có sự thỏa thuận giữa Tổng Thống và Quốc Hội để các cơ quan chính phủ có thể tiếp tục chi tiêu và làm việc.  Tuy nhiên, sự kiện này hiếm khi xảy ra.  Nếu ngân sách không được phê chuẩn, Quốc Hội sẽ dùng nghị quyết (resolutions) để duy trì hoạt động của các cơ quan liên bang ở chừng mực hiện tại.

 

-          Bộ Tài Chính thi hành ngân sách bằng cách chi trả, thu ngân, thu nợ, v.v.

 

Vấn đề ngân sách liên bang trở nên rắc rối là vì Uncle Sam và Quốc Hội có quá nhiều lựa chọn trong diễn trình đệ nạp và phê chuẩn cán cân thu và chi của ngân sách, cũng như tiềm ẩn bên trong ngân sách là các ước muốn, mong đợi có tính cách chính trị.  Năm nào cũng vậy, Uncle Sam và Quốc Hội cãi nhau như mổ bò và bao giờ kết quả cũng là … thâm thủng ngân sách.

 

Nhìn vào một ngân sách, khi nào tổng số thu ít hơn tổng số chi thì gọi đó là thâm thủng (deficit), và tổng số thu nhiều hơn tổng số chi thì gọi đó là thặng dư (surplus).  Điều đáng lưu ý là không phải thâm thủng chỉ mới xảy ra trong thập niên vừa qua, mà “đã triền miên khói lửa” từ nhiều thập niên qua (xin xem phụ bản “Thống kê thâm thủng ngân sách” ở cuối bài).  Do đó, lâu ngày chầy tháng, mọi người xem thâm thủng ngân sách như là một hiện trạng đương nhiên và chấp nhận.

 

Trong quan điểm chính trị hoặc phi-kinh-tế-tài-chính, thâm thủng ngân sách là xấu và thặng dư là tốt.  Sự thực không hẳn như vậy trong tầm nhìn kinh tế.  Ngày nay một số câu hỏi được đặt ra là: Có phải thâm thủng vì tăng chi tiêu là điều cần thiết để kích thích kinh tế hay không?  Nếu cần tăng số thu thì tăng thuế ở khu vực nào, ở giới nào?  Tương tự, nếu cắt chi tiêu thì cắt ở khu vực nào?  Mức thâm thủng nên duy trì ở chừng mực nào, $500,000 triệu hay hơn $1,000,000 triệu?

 

Người ta nghĩ rằng Chính Phủ càng chi nhiều thì kinh tế càng được kích thích.  Đây có thể là lý do mà cả Tổng Thống Obama và Chủ Tịch Hạ Viện Boehner đều bất bình khi xảy ra sự cắt giảm chi tiêu tự động hiện nay.  Và nếu đi ngược về thời gian 5 năm trước, khi xảy ra vụ khủng hoảng tài chính vào năm 2008, nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái khiến cho sự tăng chi trở thành một giải pháp khó cưỡng lại được.  Để giải quyết khủng hoảng này, TT. Obama đưa ra kế hoạch kích thích kinh tế $787,000 triệu vào tháng 3-2009, trong đó gồm có cắt thuế, triển hạn thời gian lãnh trợ cấp thất nghiệp, và tài trợ cho các công trình công cộng để tạo công ăn việc làm.  Đó là điều phải làm và đã thành công đưa Mỹ ra khỏi suy thoái vào năm 2009.  Tuy nhiên, có thể TT. Obama đã đi quá đà khi tạo ra thâm thủng quá lớn trong bốn năm của nhiệm kỳ thứ nhất (xin xem phụ bản “Thống kê thâm thủng ngân sách” ở cuối bài).  OMB dự phóng từ nay cho đến năm 2020, số thâm thủng ít nhất là $600,000 triệu/năm.  Hầu chắc Quốc Hội sẽ phải ấn định mức thâm thủng không được quá  $500,000 triệu/năm.

 

Điều rõ ràng là ngân sách liên bang tuy thâm thủng triền miên nhưng vẫn đứng được là vì nhờ vào các khoản cho vay hay đầu tư của các nước khác - mặc dù đây là con dao hai lưỡi.  Mỹ là “thiên đường” để thu hút ngoại quốc đổ tiền cho vay hoặc đầu tư vào, tức là hỗ trợ cho nguồn thu tăng lên, mặc dù uy tín Mỹ có sút giảm gần đây.  Hiện nay Mỹ nợ như “chúa chổm.”  Theo thống kê của Bộ Tài Chính, tổng số nợ hiện nay là $16,000 tỷ, trong đó các chủ nợ lớn là Trung quốc hơn $1,200 tỷ, Nhật Bản $912 tỷ, Anh quốc $347 tỷ, Brazil $211 tỷ, Taiwan $153 tỷ, và Hong Kong $122 tỷ, v.v.  Tình trạng mắc nợ là một căn bệnh trầm kha, trong đó động cơ khiến nó “sống” dai dẳng từ đời tổng thống này qua đời tổng thống kia, từ thập niên này qua thập niên nọ, là vì cái tai họa mị dân trong cơ chế tranh cử dân chủ!

 

Thông thường, các chính trị gia Mỹ bắt buộc phải mị dân (demagogic) để trúng cử, bằng cách cố gắng tránh né hai điều cấm kỵ là tăng thuế và để tỷ lệ thất nghiệp lên cao, tức là hai điều đấm thẳng vào từng người dân.

 

Có thể nói dân chúng Mỹ có mức sống cao hơn hầu hết dân chúng ở các nước khác.  Trong khu vực công, công chức Mỹ có bổng lộc sung túc với bảo hiểm sức khỏe đủ loại như răng, mắt, bệnh viện, thuốc thang,v.v., ngày nghỉ phép hàng năm, cộng với ngày nghỉ bệnh và khoảng 10 ngày nghỉ lễ chính thức, và nếu cộng với 104 ngày nghỉ Thứ Bảy và Chủ Nhật thì tổng số ngày nghỉ có thể lên đến 40% của 365 ngày.  Còn khu vực tư thì không thống nhất, tùy theo khổ cỡ của công ty mà nhân viên có thể hơn kém so với khu vực công.  Đại khái, tại các công ty tư cỡ lớn thì lương của giới quản trị cao hơn rất nhiều so với công chức, bổng lộc có phần khá hơn về phần đóng góp cho 401 K plan, có nhiều lựa chọn hơn về bảo hiểm sức khỏe, còn số ngày nghỉ phép, nghỉ bệnh, nghỉ cuối tuần cũng tương tự như khu vực công.  So với các nước khác, Mỹ là “thiên đàng hạ giới”  cho đại đa số dân chúng.

 

Trong điều kiện sinh hoạt thoải mái chung của cả nước như trên thì rõ ràng để kiếm phiếu bầu, chắc chắn không một chính trị gia nào dám đòi hỏi dân chúng phải “thắt lưng buộc bụng, liệu cơm mà gắp mắm,” và cứ như thế mà dân chúng Mỹ được nuông chiều cho đến khi cả Quốc Hội và Uncle Sam không thể mị dân hoặc “đẩy cây” được nữa.  Lần lữa cho đến phút chót là tác phong hành xử của Quốc Hội và Uncle Sam.  Chủ Tịch Hạ Viện John Boehner đã thẳng thắn tuyên bố rằng “Tôi đã ở đây (Quốc Hội) trong 22 năm và tôi quan sát thấy các nhà lãnh đạo của cả hai đảng “đá lon dọc theo đường.  Chúng ta không còn đường nào để đá lon nữa.  Chúng ta có khó khăn về việc chi tiêu trong trường kỳ cần được nêu ra.” [2]

 

Ngân sách FY 2012 cho thấy mức thâm thủng hết sức to lớn: $1,327,000 triệu, chưa kể $1,299,000 triệu trong FY 2011, $1,293,000 triệu trong FY 2010, và $1,400,000 triệu trong FY 2009!  Hầu chắc đây là lý do mà đảng Cộng Hòa cương quyết “Just Say No” đối với TT. Obama trong những năm vừa qua, và vẫn còn tiếp tục.

 

Ngân sách FY 2013 đã phải kéo dài lằng nhằng mãi cho đến nay bởi vì sự kiện bầu cử tổng thống vào tháng 11-2012 nhưng đó chỉ là lý do bề mặt - bề chìm là vấn đề ngân sách quá lớn và các lựa chọn để cắt giảm quá khó và quá nhiều đến nỗi phải chờ cho đến phút chót.  Ngay cả đến phút chót cũng không sao thỏa thuận được, và vì vậy mà xảy ra điều được gọi là sequester cuts nghĩa là spending cuts vào ngày 1tháng 3-2013, dịch là các cắt giảm chi tiêu, [3] nhằm cắt $85,000 triệu (tức là không phân bổ ngân quỹ đã được Quốc Hội chuẩn chi cho các dự luật chi tiêu riêng rẽ), cụ thể như dưới đây: 

 

-          Các chiến dịch quân sự bị cắt $13,500 triệu đô-la.

-          Sưu tầm và nghiên cứu quân sự bị cắt $6,300 triệu.

-          The National Institutes of Health bị cắt $1,600 triệu.

-          The Centers for Disease Control and Prevention bị cắt $323 triệu.

-          An ninh biên giới bị cắt $581 triệu.

-          Lưc lượng an ninh di trú bị cắt $323 million.

-          An ninh phi trường bị cắt $323 triệu.

-          Chương trình giáo dục Head Start bị cắt $406 triệu, loại bỏ 70,000 trẻ em ra khỏi chương trình, và 14,000 giáo viên có thể bị mất việc.

-          Ngân sách cứu trợ FEMA bị cắt $375 triệu.

-          Trợ giúp nhà ở công chúng (Public housing) bị cắt $1,940 triệu.

-          Cơ quan FDA bị cắt $206 triệu.

-          Cơ quan NASA bị cắt $970 triệu.

-          Chương trình giáo dục đặc biệt bị cắt $840 triệu.

-          Chương trình bảo vệ nguyên tử của Bộ Năng Lượng bị cắt $650 triệu.

-          The National Science Foundation bị cắt $388 triệu.

-          The FBI bị cắt $480 triệu.

-          Hệ thống nhà tù liên bang bị cắt $355 triệu.

-          Các nhiệm vụ ngoại giao của Bộ Ngoại Giao bị cắt $650 triệu.

-          Các chương trình y tế toàn cầu bị cắt $433 million; trong đó Millenium Challenge Corp. bị cắt $46 triệu, và USAID bị cắt $291 triệu.

-          The Nuclear Regulatory Commission bị cắt $55 triệu.

-          The SEC bị cắt $75.6 triệu.

-          The United States Holocaust Memorial Museum bị cắt $2.6 triệu.

-          The Library of Congress bị cắt $31 triệu.

-          The Patent and Trademark office bị cắt $156 triệu.

 

So $85,000 triệu cắt giảm chi tiêu này với tổng số chi tiêu $3,803,000 triệu của ngân sách 2013 cho thấy tỷ lệ cắt chỉ chiếm 2.3% mà thôi.  Trên đại cuộc, sự cắt giảm này có tác động tâm lý nhiều hơn là vật chất nhưng những ai bị rơi vào vòng cắt sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

 

Ngân sách FY 2013 thực ra là thâm thủng quá lớn, ước tính vào khoảng $901,000 triệu - tức là khoản chênh lệch giữa tổng số thu $2,902,000 triệu và tổng số chi $3,803,000 triệu.

 

Tổng số thu $2,902,000 triệu dựa trên các nguồn sau đây:

 

-Thuế lợi tức (Income taxes) chiếm 46.8%.

-Thuế Social Security, Medicare và các thuế lương bổng khác chiếm 33%.

-Thuế công ty (Corporate taxes) chỉ chiếm 12%.

-Thuế tiêu thụ (Excise taxes), quan thuế (custom duties) và các khoản thu khác chiếm 8.2%. 

 

Trong tổng số chi $3,803,000 triệu có đến 60% tổng số chi là untouchable, bắt buộc phải chi, chẳng hạn như chi Social Security (($820,000 triệu), Medicare ($523,000 triệu) và Military Retirement.  Tổng Thống và Quốc Hội chỉ còn 40% để xoay quanh mà cắt giảm, nhưng trong đó, 6.5% buộc phải trả tiền lời cho món nợ kếch xù $16,000 tỷ và chi tiêu về quân sự đã chiếm hết 2/3.  Do đó, quả thật là không còn bao nhiêu để điều chỉnh giảm chi!

 

Trên căn bản giải quyết thâm thủng quá đáng của ngân sách FY 2013, mâu thuẫn giữa TT. Obama (muốn tăng thuế) và Chủ Tịch Hạ Viện John Boehner (muốn cắt chi tiêu) rõ ràng là “đi ngã nào cũng bị kẹt.”  Chủ Tịch Hạ Viện John Boehner thẳng thắn tuyên bố rằng “Tôi nghĩ là không ai hiểu rõ sự cắt giảm chi tiêu sẽ được giải quyết như thế nào.” (“I don't think anyone quite understands how it gets resolved.”).  Bế tắc!  Và vì cả hai bên không thể thỏa thuận với nhau nên buộc phải dùng đến một công cụ thuần túy toán học, không cần cân nhắc đắn đo - đó là cứ cắt đều các ngân quỹ đã được dự trù phân bổ, và cắt mà không vị nể gì cả, nghĩa là thẳng thừng (blunt) và do vậy mà bị chê trách nặng nề là bừa bãi, thiếu suy xét (indiscriminate).

 

Cắt chi tiêu là một công cụ thiếu suy xét và thẳng thừng. Không bao giờ có dụng ý đưa việc cắt chi tiêu ra áp dụng.”  OMB.

The sequestration is a blunt and indiscriminate instrument.  It was never intended to be implemented.”  OMB.

 

Thâm thủng ngân sách là điều thông thường, nếu duy trì trong một chừng mực nào đó nhưng sẽ trở nên tệ hại nếu đi quá đà.  Đó là tình trạng hiện nay.  Thực ra, trong hệ thống chính quyền liên bang hiện nay, các lạm dụng của công, lãng phí và chi tiêu “ngớ ngẩn” hãy còn đầy rẫy nhưng khó khám phá và lại nằm ẩn bên trong các con số chi tiêu của ngân sách được các cơ quan nạp cho OMB, trong đó thể hiện vài quan điểm rất tai hại khi soạn thảo ngân sách: ngân sách cho năm tới phải được tăng thêm so với ngân sách năm nay, và ngân quỹ đã được phân bổ nhưng không dùng hết trong thực tế thì phải “đẻ chuyện” ra mà xài cho hết, v.v.  Đôi khi, đường sá còn tốt nhưng vì ngân quỹ sửa chữa đường đã được cấp mà chưa xài đến nên người ta phải đào đường lên để … sửa chữa cho hết ngân quỹ.  Rồi lại tiếp tục xin cho năm kế đến.  Tập quán công quyền là như thế, cho nên để làm sự việc cho đúng thì có lẽ cần phải cắt ngân sách liên bang thêm nữa - mỡ và thịt của các cơ quan liên bang hãy còn nhiều, chưa cắt đến xương.

 

California, March 6, 2013

Phạm Văn Bân

范文彬

Fan Wen Bin


 

Phụ bản: Thống kê thâm thủng ngân sách liên bang (Xuất xứ: OMB).

 

Theo thống kê của OMB, tạm lấy năm 1975 để làm mốc dài cho đến 2013, thì thâm thủng ngân sách liên bang liên tục xảy ra mỗi năm, - ngoại trừ duy nhất bốn năm 1998 - 2001 là có thặng dự ngân sách.  Cụ thể như sau:

 

FY 2013 - thâm thủng $901,000 triệu. [4]

FY 2012 - thâm thủng $1,327,000 triệu.

FY 2011 - thâm thủng $1,299,000 triệu.

FY 2010 - thâm thủng $1,293,000 triệu.

FY 2009 - thâm thủng $1,413,000 triệu.

FY 2008 - thâm thủng $458,000 triệu.

FY 2007 - thâm thủng $161,000 triệu.

FY 2006 - thâm thủng $248,000 triệu.

FY 2005 - thâm thủng $318,000 triệu.

FY 2004 - thâm thủng $413,000 triệu.

FY 2003 - thâm thủng $378,000 triệu.

FY 2002 - thâm thủng $158,000 triệu.

FY 2001 - thặng dư $128,000 triệu.

FY 2000 - thặng dư $236,000 triệu

FY 1999 - thặng dư $126,000 triệu.

FY 1998 - thặng dư $69,000 triệu.

FY 1997 - thâm thủng $22,000 triệu.

FY 1996 - thâm thủng $107,000 triệu.

FY 1995 - thâm thủng $164,000 triệu.

FY 1994 - thâm thủng $203,000 triệu.

FY 1993 - thâm thủng $255,000 triệu.

FY 1992 - thâm thủng $290,000 triệu.

FY 1991 - thâm thủng $269,000 triệu.

FY 1990 - thâm thủng $221,000 triệu.

FY 1989 - thâm thủng $153,000 triệu.

FY 1988 - thâm thủng $155,000 triệu.

FY 1987 - thâm thủng $150,000 triệu.

FY 1986 - thâm thủng $221,000 triệu.

FY 1985 - thâm thủng $212,000 triệu.

FY 1984 - thâm thủng $185,000 triệu.

FY 1983 - thâm thủng $208,000 triệu.

FY 1982 - thâm thủng $128,000 triệu.

FY 1981 - thâm thủng $79,000 triệu.

FY 1980 - thâm thủng $74,000 triệu.

FY 1979 - thâm thủng $41,000 triệu.

FY 1978 - thâm thủng $59,000 triệu.

FY 1977 - thâm thủng $54,000 triệu.

FY 1976 - thâm thủng $74,000 triệu.

FY 1975 - thâm thủng $53,000 triệu.


[1] "Cut the federal budget to the bone yet?" Tôi dùng thành ngữ “cut something to the bone” để đặt tựa bài viết cho vui - có nghĩa đen là cắt đến xương và nghĩa bóng là cắt một cách nặng nề.

[2] “đá lon dọc theo đường” dịch thành ngữ kick the can down the road: nghĩa bóng thực sự của thành ngữ này là trì hoãn (đẩy cây, lần lữa, không giải quyết vấn đề).  Đúng ra, không nên dịch theo nghĩa đen trong hầu hết thành ngữ, tuy nhiên, đây là trường hợp đặc biệt phải dịch nghĩa đen bởi vì tác giả tiếp tục dùng nghĩa đen trong câu tiếp theo: John Boehner said “I’ve been here for 22 years and I’ve watched leaders from both parties kick this can down the road.  We’re out of road to kick the can down. We’ve got a long-term spending problem that has to be addressed.”

[3] "Spending cuts, còn được gọi là sequester cuts"; trong pháp luật có nghĩa là sự sung công, tịch thu tài sản trong khi chờ Tòa phân xử nhưng trong gần ba thập niên gần đây, Quốc Hội Mỹ sử dụng tiếng này để chỉ hành động kiềm chế và không cho ngân sách bị thâm thủng quá mức đã được ấn định (hay phê chuẩn).  Do đó, đây là một tiếng mới trong tiếng Anh và tất nhiên tiếng Việt chưa có tự điển nào dịch cả.  Nói cách khác, các tự điển tiếng Việt chỉ liệt kê một nghĩa duy nhất là tịch thu hay sung công.  Vì vậy, để cập nhật hóa, tôi thấy nên bổ sung nghĩa thứ hai, được dùng trong lãnh vực ngân sách; đó là cắt giảm chi tiêu.  Tôi dựa vào hai nguyên tắc trong trường hợp từ điển tiếng Việt chưa có tiếng mới nảy sinh: hoặc không dịch hoặc dịch ra tiếng Việt căn cứ theo ý nghĩa sử dụng trong thực tế.  Khi người Mỹ dùng tiếng sequester cuts có nghĩa là spending cuts, do đó tôi xin dịch là các cắt giảm chi tiêu.  Do tiếng Việt độc âm nên nếu dùng một chữ cắt thì khó nghe nên đệm thêm chữ giảm; vả lại trong cắt đã bao hàm ý nghĩa giảm. 

[4] FY: fiscal year: năm tài chính, bắt đầu vào ngày 1-10 và kết thúc vào ngày 30-9 mỗi năm.


Best regards,

Phạm Văn Bân

Fan Wen Bin

范文彬


Attachment(s) from Ban Pham

1 of 1 File(s)


__._,_.___

mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 26/Jun/2013 lúc 9:36pm

100 Euro

Tại một thành phố ven biển miền Nam nước Pháp, du lịch đang vào mùa làm ăn thịnh vượng, nhưng mấy trận mưa lớn bất ngờ, làm cho hoạt động kinh doanh của mọi cửa hàng đều mỗi ngày một kém đi; trên vai đại đa số người đều mang những món nợ nặng nề, tâm tình buồn nản, cuộc sống cũng thất vọng.

alt


Vận may là có một vị triệu phú Nga đến một khách sạn tại đây. Ông ta yêu cầu xem một số gian phòng, đầu tiên ông ta đặt 100 EURO tiền đặt cọc ở quầy tiếp khách, sau đó cầm chìa khoá đi lên tầng kiểm tra các gian phòng.

Ông chủ khách sạn du lịch vội vàng đem 100 EURO chạy đến cửa hàng thực phẩm chín gần đấy, trả lại 100 EURO nợ trước mấy ngày. Ông chủ cửa hàng thực phẩm chín lại chạy như bay đến cửa hàng thịt, trả lại 100 EURO tiền khất nợ. Ông chủ cửa hàng thịt lại mang tiền chạy đến một ngõ nhỏ nơi nhà hàng bán buôn, thanh toán 100 EURO nợ lại mấy ngày trước. Cửa hàng bán buôn thịt lại mang tiền đến nhà người chăn nuôi lợn trả nợ...

Người nuôi lợn lại mang 100 EURO đi gặp người tình của anh ta.

Bởi vì khủng hoảng kinh tế, người nuôi lợn và tình nhân lâu lắm rồi không có cơ hội gặp nhau ăn uống, hôm nay thật là cơ hội tốt đẹp trời ban cho. Trùng hợp là, hai người lại là khách quen thuộc thường xuyên của khách sạn du lịch này. Thế là, hai người đến khách sạn du lịch, đưa 100 EURO trao cho nhân viên phục vụ, rồi vui vẻ thoải mái tiêu dùng.

Chính vào lúc ấy, sau khi kiểm tra tất cả các gian phòng, vị triệu phú người Nga đi xuống tầng trệt, ông tỏ ra mình không ưng ý với những gian phòng cùng những thiết bị và phục vụ ăn uống ở đây, thế là được nhận lại 100 EURO đặt cọc, rồi ra đi...

Không có lợi nhuận và thu nhập nào, nhưng mọi người đều tháo gỡ được gánh nặng nợ nần. Mọi người trong cái thành phố nhỏ này lại bắt đầu tràn đầy niềm tin vào cuộc sống, hăng hái tiến lên phía trước.


Vũ Phong Tạo dịch



mk
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 26/Jun/2013 lúc 11:05pm
 
 
Đọc bài của mk thấy rõ ràng hệ thống kinh tế hiện tại hoạt động như thế nào.
Ngày xưa nhà vua cho đổ một số tiền vàng hay bạc rồi phân phát ra dân chúng xài.
Sau đó ngân hàng quốc gia in ra một số giấy bạc với nguyên tắc là trong kho phải có đủ số vàng để bảo đảm giá trị cho số tiền đó. Trên nguyên tắc là người nào cũng có thể cầm số tiền mình có đến ngân hàng quốc gia để lấy số vàng tương đương giá trị (chẳng hạn như $3000 một lạng vàng). Nguyên tắc nầy chắc là xứ Mỷ không còn tuân theo vì gần đây họ cứ in thêm tiền ma khong biết Federal Reserve có đủ vàng không !
Ngày xưa người có tiền xài một it, còn lại để trong rương hay tủ sắt. Ngày nay người có tiền gởi vào nhà băng. Nhà băng lấy số tiền đó và số tiền vay từ ngân hàng quốc gia cho tư nhân hay các chủ hảng vay với một số lời. Tư nhân hay các hảng lấy số  tiền đó làm ăn kiếm lời. Và như thế luân chuyển nhiều lần thành ra kinh tế rất "chạy" giống như chuyện 100 Euros trong bài nầy.
Ngày xưa trong nhà các nhà giàu có rất nhiều vàng bạc. Ngày nay lại khác. Chưa chắc tỷ phú Bill Gates có hơn vài trăm bạc trong túi mà có lẻ ông là người thiếu nợ nhiều nhất!
 
 
 
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 9 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.172 seconds.