Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thể Thao
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Thể Thao
Message Icon Chủ đề: DƯỠNG SINH VÀ NỘI NGOẠI CÔNG PHU Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
Huy-Tưởng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 15/Aug/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 164
Quote Huy-Tưởng Replybullet Chủ đề: DƯỠNG SINH VÀ NỘI NGOẠI CÔNG PHU
    Gởi ngày: 28/Jan/2013 lúc 8:05am

   Trong bài tập nầy, tôi sẽ không đưa lên một lúc năm hí, và vì không có hình mong Quý-vị đọc và nghiên-cứu thật kỹ để luyện-tập, lần lược tôi sẽ cống-hiến Quý-vị hết cả bài. Tập Ngũ cầm hí rất có lợi cho sức khỏe nếu chúng ta luyện tập thường xuyên

                                                
 
 
NGŨ CẦM HÍ

 

Từ những ngàn năm trước đây, người Trung Hoa đã biết con người có một năng lực nội tại, nếu biết cách phát huy những khả năng tiềm ẩn bên trong con người thì sức khoẻ sẽ trở nên mạnh hơn, phòng tránh các bệnh tật, năng lực siêu nhiên đó là Khí, Khí là nguồn năng lực sống, nó luôn luôn luân lưu trong khắp cơ thể, đi qua các kinh mạch, vào phủ tạng. Nó được thể hiện dưới cả hai dạng Vật chất và Tinh-thần.

Ngũ cầm hí là môn Khí công động dựa trên cơ sở vận động của 5 loại vật: Hùng (Gấu), Hạc (chim Hạc), Hổ (Cọp), Viên (Khỉ) và Lộc ( Nai). Luyện tập Ngũ cầm hí có tác dụng khai thông kinh mạch, điều hoà khí huyết, từ yếu tố này sẽ nâng cao thể trạng cơ thể giúp người tập luyện khoẽ mạnh, vững chắc, nhanh nhẹn.


Ngày nay, khi cuộc sống mỗi ngày con người ta sống trong một thế giới văn minh hiện đại, họ quên đi những cái của tiền nhân để lại , họ chỉ biết tiền tài danh vọng và họ muốn những cái có mau chóng không tốn nhiều thời gian, nhưng điều này đả làm mất đi những tinh hoa của tiền nhân để lại cho con người một bài thuốc quý không phải mất tiền mua , muốn mua cũng không phải là có được, mà là phải do hành giả đó có chuyên cần tu luyện thì mới có. Do vậy khi đời sống đã nâng cao thì ta lại càng nên chú ý nhiều hơn đến vấn đề sức khoẽ hơn. Sức khõe không phải tự nhiên mà có trong một sớm một chiều, học vài ba ngày mà thành công, hoặc mượn một năng lực siêu nhiên nào đó làm cho mình mà hiện nay rất phổ biến khắp nơi. Đó chỉ là tự kỵ ám thị mà họ cho là sức khõe siêu phàm, nếu điều này mà dể dàng thì có lẽ xã hội này chẳng có ai bệnh tật, bác sĩ thất nghiệp bỏ nghề y. Do vậy chuyên cần tập luyện Ngũ cầm hí đòi hỏi phải tập luyện lâu dài theo thời gian mỗi ngày thăng tiến chứ không thể nói tập cho vui hay tập theo phong trào, nếu tư tưởng thiển cận như vậy cho dù có tập cũng khó thành công


NGUỒN GỐC:


Có nguồn gốc từ thời cổ đại.Theo ghi chép lại trong sử sách thì vào thời đó Trung quốc có nhiều sông ngòi, khí hậu ẩm thấp làm cho nhiều cư dân nơi đây mắc bệnh về khớp, để khắc phục điều này người dân nơi đây đã tạo ra các vũ điệu giúp mọi người vận động một cách tự nhiên, những vũ điệu này là những dấu hiệu đầu tiên của khí công cổ đại Trung quốc. Căn cứ vào tư liệu bây giờ thì sớm nhất là từ thời Nam Bắc triều, trong "dưỡng sinh diên mệnh lục" của Đào hoàng Cảnh viết, cuối đời Đông Hán có thể cho rằng các động tác Ngũ cầm hí do Hoa Đà sáng chế, nhưng độ khó tập luyện rất lớn. Từ đó về sau, trong các tác phẩm nổi tiếng như "Di môn quảng độc - Xích phượng thuỷ" của Chu Lữ Thanh đời Minh. "Vạn thọ tiên thư - Đạo dẫn Thiên" của Tào Vô Cực đời Thanh. "Ngũ cầm Hí công pháp đề thuyết" của Đế tích Phan . . . đều dùng hình thức dùng chữ và hình tương đối chi tiết để mô tả công pháp luyện tập Ngũ cầm hí. Những công pháp này so với "Duỡng sinh diên mệnh lục"đều có những khác biệt thêm bớt tương đối lớn, động tác Ngũ cầm đều là đơn thức. Những tư liệu quý giá này là những căn cứ quan trọng cung cấp cho đời sau nghiên cứu

Với đặc điểm của Ngũ cầm Hí, phối hợp học thuyết tạng phủ kinh lạc của đông y, không những có tác dụng chỉnh thể đối với sức khoẻ, mà còn có công hiệu riêng mỗi một Hí, mô tả cái uy mãnh của con Hổ; cái an nhàn thoải mái của con Nai;cái trầm tỉnh của con Gấu;cái linh hoạt của con Vượn; cái nhẹ nhàng sắc bén của con Chim Hạc, ẩn chưa thần thái của Ngũ cầm Hí là hình thần đều chu đáo, ý khí theo nhau, nội ngoại hợp nhất


Bài viết này dẩn trích từ Chu Nhân Thuận

 

 

Dĩ nhiên Học giả đoán được là Lịch sử môn học bắt nguồn từ Đạo Gia, tức khởi từ học thuyết Lão Trang do Lão Tử làm Tổ Sư. Người xưa tin như vậy, nên sách xưa chép như vậy, trong sách của Trang Tử... Đó là nguồn gốc cổ xưa. Nhưng gần hơn, thời hậu Hán Thần Y Hoa Đà chế biến lại, đặt thành thế thức hẳn hòi và truyền bá rộng rãi, với dụng ý dưỡng sinh và trị bệnh. Sách "Hậu Hán Thư Phương Thuật" có ghi đoạn Hoa Đà giảng giải với đồ đệ là Ngô Phổ về môn học này...

Và từ đó về sau, lưu đời, môn học càng được truyền rộng mãi mãi. Tuy thế vẫn có nhiều bài Ngũ Cầm Hí khác nhau, đó chẳng qua là sự sai biệt chút ít về quan niệm, có thể hiểu là tại tam sao thất bổn. Nhưng dù chủ quan như thế nào đi nữa thì các hình tượng vẫn là động tác của hình 5 con vật gồm: Hùng (gấu), Hạc (chim hạc), Hổ (cọp), Hầu (viên, con khỉ), Lộc (nai).

 

 

Do sự kinh nghiệm riêng bổn thân, và của cổ nhơn, luyện Ngũ Cầm Hí phải thuần hai điều:
I). Luyện theo Hình Ngũ Cầm, tức diễn tả các động tác giống như động tác của con vật, phải hoàn toàn giống không gượng gạo.
II). Luyện Ý cho kịp Hình, tức tay chân buông duỗi thì Ý phải lỏng lơi, tay chân co rút thì Ý cũng theo vào. Làm thành nhẹ, nặng, chậm chạp, lanh lẹ, uyển chuyển, v.v... đều dùng Ý theo Hình.
- Sau cùng là hơi thở điều hợp với động tác cho nhịp nhàng, thời sự luyện tập đã đạt được như ý rồi vậy.
Theo ý kiến nhiều hành gia, muốn tập cho mau tiến bộ, phải có dịp ngắm nhìn những động tác của 5 con vật mà bài học đã nháy theo động tác của Nó, như vô Sở Thú nhìn con coi Gấu đi, Cọp bước, Vượn giỡn, Nai chạy và Cò sống ngoài đồng
Những chỉ dẫn trên cũng hay, nhưng đối với nhiều học giả chắc chẳng có đủ thì giờ và phương tiện ngồi ngắm thú cầm để mô phỏng động tác của nó. Vậy cứ theo lời giảng của soạn giả mà linh hoạt tập luyện thì trong thời gian sẽ thuần thục. Ý dẫn động tác, Khí theo động tác thu, phát, co rút hoặc buông lơi... thì đã thành công hữu dụng.

Muốn được Hình dẫn Ý Khí kịp tới, hay nói cách khác Ý tới Hình tới Khí tới, thì thân thể và tứ chi phải cực kỳ nhu nhuyển, linh hoạt. Muốn có thân thể như vậy theo phương pháp của Tiên gia chỉ có cách tập Ngũ Cầm hí hoặc Thái Cực Quyền mới có được.

Trên đây là tất cả bí quyết về cách luyện tập, Học giả đã rõ vậy có thể bắt đầu thực hành được rồi đó. Cách luyện cũng theo nguyên tắc tiệm tiến học từ động tác một của một Cầm; khi thuộc thuần một Cầm thì học tới Cầm kế, tuần tự hết 5 Cầm. Khi đã làu thông Ngũ Cầm múa lên như thú giởi, kinh mạch thuần nhuận, khí huyết lưu thông thì bệnh gì mà không tiêu trừ, thân nào mà không trường thọ. Người ta sở dĩ chết yểu chỉ vì Kinh Mạch bế tắc mà ra, người ngu dốt làm biếng làm sao mà không chết non được.

15 Điều Cần Nhớ Khi Luyện Công

1. - Tùng tĩnh tự nhiên, tức khi luyện công thân thể và tứ chi để tự nhiên mà linh hoạt, linh mẫn.
2. - Ý Khí hợp nhất, tức sự hô hấp tiến hành chậm chậm theo ý niệm, đều, nhẹ sâu xa theo từng động tác...
3. - Động tĩnh tương kiêm, Động chỉ ngoại động và động của Nội khí, Tĩnh cũng gồm cả ngoại tĩnh tức thân tĩnh, và tinh thần cũng tĩnh, tâm tĩnh...
4. - Thượng hư hạ thực, từ rốn trở lên phải hư linh (nhẹ) từ rún trở xuống trầm thực, chú ý tới Đan Điền, tức khí trầm Đan Điền.
5. - Tuần tự tiệm tiến, từ từ mà tiến bộ không vọng tưởng ham nhanh.
6. - Thần Hình hợp nhất, phải làm từ Hình của động tác giống mà cả thần thái cũng giống, với tính năng của Ngũ Cầm.
7. - Động tác viên hoạt, đa số động tác trong Ngũ Cầm Hí đều đi theo đường cong, xoắn ốc, đường dợn sóng... đó là viên (tròn). Động tác Viên phải liên tục dù bên ngoài hình đôi khi thấy dứt mà ý vẫn còn...
8. Miên man hàm xúc, tức tập chậm chạp, cho hô hấp nhẹ nhàng và dài hơi, hàm xúc là làm đến độ từ bên ngoài nhìn vào chẳng thấy sức lực.
9. - Luyện tập thứ tự, chỉ luyện một hí của một cầm nào đó thôi, cho thuần thuần mới luyện tới hí khác. Thường thì luyện Hùng hí trước, kế tới Hạc, Lộc, Hổ, Viên. Nhưng luyện để trị bệnh luyện Hùng xong tới Hạc còn Lộc, Hổ, Hầu hơi khó phải dành về sau.
10. - Phối hợp hô hấp với động tác, thở hít tự nhiên cho tới đạt được vong tức tức quên thở.
11. - Tốc độ động tác và số lần luyện tập, mỗi động tác cần 8 giây. Về số lần nếu chỉ luyện một Hí thì có thể luyện 3 - 5 lần. nếu luyện đủ 5 Hí chỉ cần luyện qua một lần. Nhưng nếu người có sức khỏe có thể luyện vài ba lần, ngược lại người quá bạc nhược chỉ luyện vài động tác cũng đủ. Như vậy mỗi sáng chỉ mất độ 10 đến 30 phút để tập luyện.
12. - Khi luyện công phải làm tới "Tam Ổn", là Ổn khởi, Ổn luyện, Ổn thu, Tức bắt đầu chậm chậm, rồi tập chậm đến hơi nhanh, khi muốn ngưng cũng từ từ chậm lại rồi mới ngưng, đừng làm gấp.
13. - Không nên luyện công khi bụng đói quá hay no quá, mệt quá cũng như phấn khởi quá, hoặc hoang mang quá cũng chớ nên luyện. Làm tiểu tiện xong mới luyện, mặc đồ sạch sẽ, rộng rãi, luyện chỗ thoáng khí và đừng để ra mồ hôi quá nhiều tránh chỗ gió lớn.
14. - Phải nghĩ chân chính, không nghĩ vơ vẩn khi luyện công, tức tập trung ý chí vào động tác và khí lực khi luyện.
15. - Thường luyện, tức thường xuyên luyện tập không được bỏ dở, tâm phải ham muốn lâu dài, và lòng tin tưởng phải sâu xa và chẳng ham gấp để rồi bỏ dở. Luyện vào buổi sáng và tối là tốt nhất.

Hùng Hí

YẾU LĨNH: Hùng hậu, trầm ổn kỵ phiêu linh.

Tính của Gấu hùng hậu trầm ổn, bề ngoài trông nặng nề, khi bước đi yểu điệu như không có xương, nhưng trong sự nặng nề hàm chứa khinh linh (nhẹ và linh hoạt). Cho nên khi luyện phải thể hiện các đức tính đó.

THỨC DỰ BỊ: Đứng thẳng hai tay buông xuôi hai bên đùi, vai chỏ trầm, mắt nhìn bằng tới trước. Kế, chân trái bước sang hướng trái một bước khoảng cách giữa hai bàn chân rộng bằng vai đứng thẳng nhưng hai gối hơi rùn một chút (hơi hơi thôi), bàn tay mở rộng ra, hổ khẩu tròn, các ngón còn lại khít tự nhiên, cất mũi bàn tay lên phía trước rồi từ từ xoay vào cho hai mũi bàn tay đối nhau, đoạn hai tay nâng song chưởng lên ngang ngực. Dừng lại độ 6 giây, sau đó hạ song chưởng xuống trước Đan Điền. Trong lúc răng miệng khít kín tự nhiên, mũi thở bình thường .Tập lại 5 đến 7 lần  cho quen. Nhớ, khi dẫn động song chưởng thì tinh thần nội thâu, tức chú đến động tác đang làm không nghĩ hời hợt việc khác. Thức Dự Bị này dùng cho mọi Hí sẽ học trong Ngũ Cầm Hí. Vận động đưa tay lên xuống như đè lên quả banh nhỏ trên mặt nước vậy.

1. - Hùng Bộ Thế

Trong thế chuẩn bị , đầu hơi đưa tới trước, nhưng cầm hơi ngước lên, chân trái đưa về sát chân phải đồng thời xoay về hướng trái 45 độ, bàn chân trái chạm mũi bàn chân xuống đất gót nhón, cả hai chân co nhẹ nơi gối, song chưởng thu lại thành Quyền hư (nắm nhẹ không vận sức) thở ra. Kế chân trái bước tới hướng trước một bước ngắn (nửa bước thường) hít hơi vào, chân phải đưa lên nhón gót sau chân trái một chút . Thở ra. Kế hít hơi vào đoạn chân phải bước lên... nhưng đổi chân. Khi dừng thì thở ra. Trên là luyện đùi và chân, chú trọng khí lực ở chân "căn khí" nên bước tới phải từ từ cực chậm chạp mà uyển chuyển mới đúng.

2. - Cảm Vận Thế

... tiếp thức trên. Hai tay, hông, xương thắt lưng (hông), hai chỏ, hai gối, hai mắt cá, theo vai phải xoay nhẹ theo đường trôn ốc từ trái sang phải 5 lần. Khi dẫn động thả lỏng mọi khớp xương cho toàn thân rung rinh... Kế chân trái bước tới nửa bước, chân phải bước theo đặt sau (thật từ từ), rồi vai trái dẫn động theo đường xoắn ốc cho thân thể cùng xoay theo đường đối nghịch với vẫn động vừa tập 5 lần. Mỗi lần làm xong thì thở ra, đoạn hít vào mới làm tiếp động tác khác. Nghĩa là vai trái dẫn động thở hít một lần, vai phải, cũng thở hít một lần. Động tác này cho sinh hoạt mọi khớp xương trong châu thân. Nhớ chẳng nên co gối quá thấp và chỉ nên rung động nhẹ nhàng mà thôi.

3. - Án Vận Thế

... tiếp thức trên. Song quyền mở ra thành Song chưởng, các ngón để rời, đầu ngón hơi bấu xuống, co co bấu bấu đồng thời hơi đưa tới trước và hơi đè xuống (án vận), các ngón chân cũng bấu xuống co duỗi nhẹ như các móng con gấu bấu bấu trên mặt đất vậy, hoặc con mèo co rút các móng chân của nó. Khởi đầu động tác thì hít vào, bây giờ, sau khi co co 5 lần Án vận thì thở ra. Kế chân trái bước tới trước hướng trái một bước co gối trước xuống chân sau thẳng, tựa sức xuống gối trước từ từ và Án vận bàn tay 5 lần, đồng thời mũi hít vào, chân phải lên gần bàn chân trái, thở ra, bàn tay án vận 5 lần. Đoạn chân phải bước tới hít vào. Án vận... tập 5 lần. Tức án vận tả hữu mỗi bên 5 lần tức 10 lần vừa đứng vừa bước.

4. - Kháng Kháo Thế

... tiếp theo thức trước. Song chưởng từ từ thu lại thành song quyền, rồi co cổ tay ra sau cho đầu quyền về hướng sau đoạn co tới trước, làm từ từ cũng là thế Cảm vận thế nhưng quyền chớ không phải chưởng Hình 15. thở ra, sau khi làm đủ 5 lần. Chân trái bước tới hướng trái một bước, hai cổ tay xoay từ ngoài vào theo đường xoắn, từ ngoài vào trong, lực đặt trên cổ tay cánh tay phải và hướng về phía sau. Làm 5 lần, hít hơi, chân phải bước lên sau chân trái, thân trên hơi quay sang phải. Đoạn tiếp theo chân phải bước tới... làm hữu thức. Tức tập mỗi bên cho đều số lần với nhau. Điều quan trọng ở đây, chân rùn bước từ từ, co xoay cổ tay. Dĩ nhiên vai trầm chỏ hạ thấp.

5. - Thôi Tệ Thế

... tiếp thức trên. Song hư quyền từ từ cất lên, quyền trái phía trước quyền phải phía sau, cao ngang vai, chỏ co hạ trầm vai, dùng sức cổ tay xoay cổ tay ra phía ngoài (ngoại triền) rồi lại xoay vào trong, làm 5 lần, cổ tay hơi co thâu vào. Chân trái bước tới trước một bước, co chân ,co ngực, thóp bụng, sức phát từ Đan điền. hít hơi vào. Hai cổ tay lay động xoay 5 lần thì chân phải bước tới bên chân trái, thân thể hơi quay sang phải, biến thành quyền phải trước, trái sau, thở ra. Đoạn chân phải bước tới... tập lại từ đầu như trên gọi là hữu thức.

6. Thâu Thức

Thu chân tay, trở về thế chuẩn bị ban đầu, làm động tác Hô hấp. Mọi Hí khác khi tập xong đến chỗ thu thức cũng làm như Hùng Hí này nên khỏi nói nữa.

Chú Ý: Phép chuyển thân xoay hướng đều dụng hông chẳng dụng thân, tức bộ từ hông xuống xoay mà thôi. Mọi thức khác cũng thế. Vậy khi luyện tập nên gia tâm để ý mà thực hành cho đúng. Nhớ là động tác cực kỳ chậm chạp, nặng nề trong sự hư linh, hoạt bát. Có được như vậy mới đúng tinh thần Hùng Hí.

 

Hạc Hí

YẾU LĨNH: Khinh thường an tĩnh, kỵ trọng trệ.

Hạc là loài bay lượn giỏi, khi đứng thì hiên ngang như cây tùng. Luyện Hạc Hí phải giống như vậy. Hí này phải tập đến tự nhiên (mũi hít, miệng thở hoặc cả hai cùng hít cùng thở). Ý thủ ở huyệt Khí hải, Hí này có thể khai thông Kinh Lạc. Khí hải là huyệt quan trọng, chủ trị chân khí bất túc, gầy ốm mệt mỏi, kinh nguyệt không đều, Vũ gia gọi là Hạ Đan điền. Sau khi luyện Hạc Hí có căn bản có thể kết hợp sự hô hấp vận khí từ Khí hải đến huyệt Đàn Trung, khi thở ra thì khí tức từ Đàn trung lui về Khí hải. Một hô một hấp, thăng giảm. Thông thường thì thở ra tự nhiên khí dồn xuống Đan Điền tránh khí tức vọng lên quá cao. Thức Lương dực thế dùng trị bịnh rất thích nghi. (xem thêm Điểm Huyệt Thiếu Lâm Tự cùng tác giả để nhận định rõ vị trí các Huyệt trong châu thân. Môn sinh Hàm Thụ dĩ nhiên đã hoặc sẽ học Điểm Huyệt do đó rất thông bát về Huyệt Đạo, tưởng chẳng cần nói nhiều).

1. - Hạc Bộ Thế

Làm xong thế chuẩn bị, chân trái đem về sát bàn chân phải, đoạn xoay qua hướng trái, hít hơi vào , chân trái buớc lên hướng trái nửa bước, mũi bàn chân trái chấm đất, chân nhón thẳng, chỏ hơi co, cỗ tay xoay từ trong ra ngoài, chưởng tâm hướng tới trước, các ngón mở ra nhưng không mở thẳng, thở ra; kế buông chỏ tự nhiên, hạ gót chân sau bước lên sát chân trước đứng tự nhiên.

Kế, chân phải bước tới trước nhón gót, hít vào, xoay bàn tay ra... tập lại như thức vừa học trên nhưng chân phải lên gọi là Hữu thức... Mắt luôn luôn nhìn bằng tới trước.

2. - Lượng Dực Thế

... tiếp theo thức trên. hít hơi vào, song chưởng đưa tréo trước bụng, chân trái bước lên nửa bước đứng thẳng trong lúc chân sau co lên trọng lượng thân thể dồn ở chân trước, song chưởng đồng thời đưa vòng từ dưới lên như chim Hạc cất cánh, lòng chưởng chiếu xuống đất, lưng chưởng cao ngang đầu (tay đưa hình dợn sóng). Chân phải bước lên sát chân trái, hạ song chưởng xuống tréo nhau trước bụng, thở ra.

Kế, chân phân bước lên tập lại như thức đã tập gọi là Hữu thức.

3. - Độc Lập Thế

... tiếp theo thức 2 . Hít hơi vào, song chưỏng đưa lên hai bên, cao ngang đầu, đồng thời gối trái co lên, bàn chân duỗi thẳng, chân phải đứng thẳng ( Hạc tấn). Dừng lại 8 giây đồng hồ, kế đặt chân trái xuống trước, hướng trái, chân phải bước tới sát chân trái, song chưởng hạ xuống tréo nhau trước Đan điền, thở ra.

Kế, hít hơi vào, chân phải co lên, song chưởng đưa lên... như thức đã tập trên gọi là Hữu thức.

4. - Lạc Nhạn Thế

... tiếp theo thức 3. Hít hơi vào, chân trái bước qua gối phải, rồi toạ xuống ( xà tự tấn), song chưởng đưa vòng lên hai bên cao ngang đầu, nhưng ngang đầu xong hạ xuống ngang vai, kế, hạ chỏ cho cánh tay hình sóng, mắt quay nhìn qua trái về phía sau. Tiếp theo đứng lên, hai tay hạ xuống tréo nhau trước bụng dưới, thở ra, chân phải bước tới sát bên chân trái.

Kế, chân phải bước qua khỏi chân trái, toạ xuống tréo chân, hai tay đưa tréo lên, hít vào... như động tác vừa học trên gọi là Lạc Nhạn Hữu thế. Quan trọng chỗ hít vào, đưa tay lên, trụy chỏ xuống, nhịp nhàng và dịu dàng.

5. - Phi Tường Thế

... tiếp theo thức 4. Hít hơi vào, chân trái bước tới hướng trái nửa bước, chân phải đưa thẳng về sau, duỗi thẳng bàn chân cho mũi bàn chân chỉ thẳng xuống đất, thân đổ nghiêng tới trươc, song chưởng đưa tréo lên, tiếp đến chưởng phải quạt xiên tới trước 45 độ cao ngang đầu, chưởng trái quạt hướng 45 độ về sau cao ngang hông, hai cánh tay thành đường thẳng xiên. Đứng thẳng người dậy, hạ chân sau tới sát chân trước, song chưởng hạ xuống tréo nhau trước Đan điền, đồng thời Thở ra.

Kế, chân phải bước tới nửa bước, chân trái đưa ra sau, hai tay dang ra như cánh nhạn bay qua tường... tập giống ý thức vừa học, gọi là Hữu thức.

LƯU Ý: Tập tuần tự từ động tác 1-5 rồi trở lại, mỗi lần bước tới là hít, hạ chân xuống là thở. Tùy sức tập từ 1-5 Hí.

Lộc Hí

YẾU LĨNH: Thư triển ngân dương, kỵ không tự nhiên.

Nai là loài có thân thể tự nhiên, nên luyện Lộc Hí phải để thân tự nhiên, tâm tùng đều tĩnh. Luyện Lộc Hí thở từ khe răng mà hít vào tức cần hai hầm răng khít nhau mở môi hít vào, và thở ra cũng qua kẻ răng nghe tiếng gió xì. Hí Lộc chủ luyện lặc (gân). Cổ nhân cho Nai là loại vật hiền chạy giỏi, gân mạch rất tốt, giỏi vận dụng Vĩ lư (xương đuôi) cho nên tập Lộc Hí cho giao hòa hai kinh Nhâm Đốc, giúp thân vô bệnh trường thọ.

1. - Lộc Bộ Thế

Làm xong thức chuẩn bị . Hít hơi vào qua kẻ răng, đưa chân trái qua sát chân phải rồi chuyển chân bước sang trái nửa bước, song chưởng theo chân án bằng chưởng tâm xuống, chỏ hơi co về sau, gót chân trái chạm đất trước, rồi từ từ trong vài giây mới hạ từ từ gang bàn chân mới đến mũi bàn chân chấm đất, mắt nhìn bằng tới trước, thở ra theo bước chân hạ xuống từ từ. Kế hít hơi vào, cất mũi bàn chân lên từ từ xong hạ xuống thở ra, chân sau bước lên sát chân trước.

Kế, thở ra, chân phải bước lên, gót chạm đất rồi từ từ hạ mũi bàn chân xuống, lại cắt mũi bàn chân lên hạ xuống một lần nữa, lực dồn lên chân trước, hai chưởng ấn bằng xuống, mũi chưởng hướng tới trước... là Hữu thức.

Điều quan trọng là làm từ từ động tác cất mũi bàn chân và hạ xuống trọng lực dồn quán tới cổ chân, miệng thở hít qua khe răng phát tiếng xì xì...

2. - Đình Thân Thế

... tiếp thức trên. Hít hơi vào, hai đầu gối hơi co, chân trái bước tới trước một bước dài co gối trước xuống thành Cung tiên tấn (làm chậm) cổ tay co lại mũi chưởng hướng về sau, rồi từ từ bật tới trước chỏ hơi co, thân trên hơi chồm tới trước. Chân sau bước lên sát chân trái trước để chưởng trở lại như lúc ban đầu, thở ra.

Kế, chân phải bước tới trước thành Cung tiên bộ, hít hơi vào, bật cổ tay lên xuống... rồi chân trái bước lên sát chân phải, thở ra, là Hữu thức.

Quan trọng là bước lên chân trụ chặt xuống mặt đất mà sức trụ phải từ nhẹ đến nặng dần, tay bật chưởng lên xuống cũng chậm theo lực nơi chân.

3. - Thám Thân Thế

... tiếp theo thức 2. Cổ tay co về sau. hít hơi vào từ từ, chân trái bước tới thành Cung tiển bộ, song chưởng cất lên, hai tay tới song song cao ngang vai, chân phải bước tới sát chân trái, song chưởng hạ xuống và thở ra .

Kế chân phải bước tới, hít hơi, cất tay lên... làm lại như phần trên, gọi là Hữu thức. Quan trọng là vận động hai tay và chân bước tới nhịp nhàng với hơi thở ra cũng như hít vào.

4. - Hồi Đầu Thế

... tiếp theo thức 3. Hít hơi vào, chân trái bước tới thành Cung tiên bộ, song chưởng đồng cất lên như Thám thân thế, ngưng vài giây, tay phải co chỏ, hạ chưởng phải xuống kế hông phải, đầu quay nhìn về phía dưới mông (vĩ lư) đoạn xoay trở lại đưa tay lên theo đường cung song song với tay trái; chân phải bước tới sát chân trái, thở ra và hạ song chưởng xuống.
Kế, chân phải tiến lên hít vào, đưa song chưởng lên, co tay trái, quay đầu qua trái nhìn xuống mông vĩ lư, quay lại đưa tay trái lên song song với tay phải, chân trái bước tới chân phải, hạ tay xuống, thở ra. Gọi là Hữu thức. phải làm liên lạc các động tác như kéo dây thun, chỉ dừng ở chỗ cao điểm 8 giây đồng hồ. Phải cực uyển chuyển, chẳng thể làm như người máy.

5. - Dâng Đào Thế

... tiếp theo thức trên. Khuỵu hai gối xuống, song chưởng ấn xuống, ra sau, thở ra.., chân trái nhảy tới chân phải nhảy theo sát chân trái, mủi bàn chân chạm trước kế gót xuống sau, song chưởng co bạt về sau, đoạn đưa lên trước theo đường dợn sóng, hai cánh tay song song nhau, rồi đưa lên nhưng gối hơi co, hít vào. Làm lại từ đầu với chân phải nhảy tới trước...

Hổ Hí

YẾU LĨNH: Dũng mãnh cương tay, kỵ sợ hãi.

Hổ là chúa Sơn Lâm, tập Hổ hí phải biểu dương thần thái này. Như thần phát ở mặt, uy phải ở trảo (ngón tay), thần uy bức nguwòi, hét gầm làm kinh người. Dùng sức trong cương có nhu. Động tác khi động làm như gió bão, khi tịnh, yên như mặt trăng in đáy nước. Luyện Hổ thức sẽ tăng cường thể lực thấy rõ. Luyện Hổ hí, hít vào bằng miệng ngậm hơi gió qua kẻ răng, thở ra hả miệng nhỏ có tiếng "khè" hay "Há". Ý đặt ở Huyệt Mệnh Môn sau eo lưng (xem bản đồ Huyệt Thiếu Lâm Tự) (còn gọi là Hậu Đơn điền huyệt). Ý thủ (trụ) nơi Mệnh môn tăng cường xương cốt, bổ tĩnh và làm động khí giữa Thận.

Nên luyện Hổ Hùng đi đôi vì Hổ chú trọng Cương lực, Hùng như lực, Hùng bổ Tỳ Vị, Ý thủ ở Đan điền. Phải hợp được động tác Hổ Hùng thì hoàn toàn tốt đẹp vậy.

1. - Hổ Bộ Thế

Thực hành thức chuẩn bị xong, chân trái đưa về sát chân phải, rồi cả hai bàn chan đồng xoay về hướng trái, gối rùn xuống, song chưởng biến thành song hổ trảo (các ngón xòe ra và co lại) đồng thời co chỏ, mắt nhìn bằng tới trước, thở ra; chân trái tiếp bước lên hướng trước nửa bước như hổ bộ (cọp đi, cả hai chân cong cong không thẳng) hai bàn tay bấu mạnh xuống hai bên đùi, chân cũng bấu các đầu móng chân xuống đất, chăm chú 8 giây đồng hồ rồi chân phải bước tới sát chân trái, hít hơi vào, thân thể và tứ chi buông lỏng.

Kế, chân phải bước tới trước, hai trảo bấu xuống, chân bấu... tập lại thức trên từ đầu tới cuối gọi Hữu thức.

2. - Phát Uy Thế

... tiếp theo thức trên. Hai trảo cào về sau một cái ngang thắt lưng thở ra kêu tiếng "Há", chân trái bước tới một bước, chân trước co xuống, thân trên hơi chồm tới cho mặt và gối ngay nhau, vai và lưng nhô lên, mắt nhìn bằng tới trước song trảo ấn xuống đồng thời hít hơi vào qua kẽ răng. Chân phải bước tới sát chân trước, co nhón gót .

Kế, chân phải bước tới, bộ dạng giống như thức vừa tập trên, gọi là Hữu thức.

3. - Xuất Động Thế

... tiếp theo trước. Song trảo xoay ra ngoài rồi quàu tới (chụp, bấu) một cái xong co chỏ để song trảo cao ngang thắt lưng. Thở ra, miệng mở vuông hình chữ Tứ, phát ra trong "Há" . Chân trái bước tới trước một bước, gối cong xuống thành Hổ bộ, thân trên chồm tới, eo lưng vươn lên, song chưởng trảo từ trong bấu ra ngoài một cái rồi trở về vị trí cũ, hít hơi vào qua kẻ răng, chân bấu xuống đất (bấu bấu vài lần), chân sau phải bước tới sát chân trước, hai tay thuận thế bấu xuống một cái.

Kế, chân phải bước tới, bấu bấu giống như thức vừa diễn gọi là Hữu thức.

4. - Phốc Án Thế

... tiếp theo thức trên. Hai bàn tay quàu ra hai bên một cái rồi thu về vị trí bên hông, thở ra có tiếng "Há". Chân trái bước tấn tới thành Hổ bộ, thân trên chồm tới, eo lưng vươn lên, đồng thời song hổ trảo "vớ" tới trước thấp hơn vai. Xong cào trở xuống vị trí cũ, hít vào qua kẻ răng, chân phải cũng bước tới sát chân trái, xã kình. Mắt nhìn bằng tới trước có uy (tức nhìn có hàm ý phát uy).

Kế chân phải bước tới hổ bộ sau khi hai tay đã quàu vòng hai bên bằng cổ tay... làm giống y như trên, gọi là Hữu phốc Án thế (chỉ đổi chân).

5. - Hổ Đấu Thế

... tiếp theo thức trước. Hai trảo xoay cổ tay quàu về một cái rồi trở lại vị trí cũ, nâng thắt lưng lên (nhón người lên) thở ra có tiếng "Há", chân trái bước thành Hổ bộ, cằm thu vào gần cổ, trụy mông xuống nhưng eo lưng cố vươn lên, thóp bụng. Song trảo đồng lúc vớ (vồ) tới, từ trong ra tay trái ngoài tay phải trong, trảo cao ngang vai, trảo tâm hướng tới trước, trảo phải ngang ngực ngay giữa ngực. (Vồ thật mạnh như cọp vồ mồi). Dồn sức nơi trảo tâm giữ đây 8 giây, hai chân bấu càu càu xuống đất (mang giày cũng cứ càu các ngón trong giày, tưởng như đang xàu xuống đất) đồng thời hít hơi vào, chân phải bước len sát chân trái, mũi bàn chân chấm đất, gót nhô lên, song trảo quay về hai bên mông, gối chân co xuống tự nhiên. Mắt nhìn bằng tới trước có uy.

Kế, song trảo quàu ra hai bên, chân phải bước tới... làm lại từ đầu thức trên, chỉ khác bên, gọi là Hữu Hổ Đấu Thế.

Điều quan trọng nên lưu ý là quàu tay hổ trảo lực dần ra ngón tay, vận dụng cổ tay, các ngón cong cong như móng cọp, chân quàu quàu xuống đất như cọp cào đất. Ý định phát lực ra ngón tay và ngón chân. Vồ tới mau và mạnh như cái chụp của con cọp đấu nhau vậy. Toàn bộ Hổ trảo này nếu được tập thêm Điểm Pháp của Thiết Sa Chưởng thì mỗi cái vồ đến chết người.

Hầu Hí

YẾU LĨNH: Cơ cảnh, mẫn tiệp, kỵ thế cứng đơ.

Vượn, tính thích động, leo trèo nhảy nhót linh hoạt. Khi luyện Vượn động (Viên hí) phải mô phỏng theo tính thiên động của nó, động trung hữu tĩnh, tức bên ngoài động mà bên trong tinh thần yên tĩnh. Luyện vượn hí hít hơi từ từ qua kẻ răng và thở ra bằng miệng hé mở như thổi hơi sương rất nhẹ từ tốn. Ý thủ ở Đan điền như Hùng Hí. Viên hí luyện thần, luyện giỏi tốt thần an tịnh mà thân linh hoạt vô cùng.

1. - Viên Bộ Thế

Thực hành thế chuẩn bị xong, song chưởng các ngón để rời không vận lực. Khép chân trái vào sát chân phải rồi chuyển hướng qua hướng trái, hai đầu gối co xuống hơi hơi, song chưởng co về sau. Chân trái bước tới hướng trước, hít hơi vào qua kẻ răng, chân trái chạm nhẹ mũi bàn chân xuống đất, gót nhón lên, chân sau hơi khuỵ xuống thành tọa cung bộ, cằm thu về gần cổ, rút cổ, nhún vai rồi hạ xuống liền, mắt nhìn bằng tới trước thở ra. Chân phải bước tới sát chân trái nhón gót, hạ song chưởng xuống hai bên đùi .

Kế, song chưởng phủi ra sau, chân phải bước tới... làm lại từ đầu, gọi là Hữu thức. Quan trọng là phải giữ cổ tay và bàn tay thật nhẹ nhàng linh động không hề có chút sức nào, lực trong bàn tay như sợi tơ nhỏ, có mà như không, chân cũng linh động, thân ở yên dưới Đơn điền.

2. - Vọng Lộ Thế

... tiếp theo thức trên. Hít hơi qua kẻ răng, song chưởng phủi nhẹ (câu) ra sau, chân trái bước tới trước nửa bước, chạm mũi bàn chân xuống mặt đất, co bộ khỉ đi, chưởng trái đưa vào trước bụng rồi đưa lên trên trước trán cao hơn mắt, lòng chưởng úp xuống, mắt nhìn thẳng tới trước nhưng liếc qua liếc lại thấy cả hai bên.., trong lúc chân phải đưa về sau một chút, thở ra qua kẻ răng (môi hở hé). Đoạn chân phải bước tới nhón gót kế chân trái, chưởng trái hạ xuống bên đùi, chưởng phải cũng trả lại. Sức lực hư không gọi là hư chưởng.

Kế, chân phải tiến lên, chưởng trái biến thành câu nhẹ (chưởng khép các ngón tay lại) ra sau, tay phải để lên trước trán, mắt nhìn tới như dò đường (vọng lộ)... tập như phần trên gọi là Hữu thức.

3. Hiến Quả Thế

... tiếp theo thức trước. Hít hơi vào qua kẻ răng, chân trái bước tới trước thành hầu bộ, song câu biến thành song chưởng từ dưới xoay ngửa nâng lên cao ngang mắt, chỏ co, (giống kẻ bề tôi ngày xưa dâng của lên bề trên) thân rùn xuống, ngẩng mắt nhìn khoảng giữa hai bàn tay, ngưng 8 giây, rồi thở ra qua kẻ răng có tiếng "hài" hay hải". Xong chân phải bước tới sát chân trái, song chưởng từ trên cao xoay cổ tay hạ (khều, quàu) nhẹ xuống hai bên đùi .

Kế, chân phải tiến lên... hít hơi... làm lại từ thức trên từ đầu, gọi là Hữu thức. Nhớ chân tay cùng lúc, nhịp nhàng, thở từ từ điều nhuận.

4. - Trích Đào Thế

... tiếp theo thức trên. Mím môi tròn nhỏ hít hơi vào qua kẻ răng (ghe mắt), chưởng câu ra sau mông một tí. Chân trái bước tới thành hầu bộ, song câu từ sau, dưới đưa lên thành chưởng, trái cao, trước, phải sau, thấp, lòng chưởng đều hướng tới trước như rứt trái cây vậy; hai chưởng một trên một dưới nhưng rất gần nhau. Thở ra chân phải bước tới sát chân trái, co gối song chưởng hạ xuống hai bên đùi. chân phải tiến lên, song chưởng thò tới... tức là làm lại từ đầu thức trên, gọi là Hữu thức.

5. - Đào Tàng Thế

... tiếp theo thức trên. Hít hơi vào, câu chưởng ra sau, chân trái bước tới mạnh hầu bộ, chưởng câu phải quơ vòng vẹt bên phải theo mũi tên hình vẽ mắt ngó về sau vai phải, chưởng trái quơ vòng từ ngoài lên vòng trở vô trước ngực, chưởng tâm chiếu vào trước ngực (giống khỉ vạch cành cây để trốn lánh người). Thở ra, chân phải bước tới sát chân trái, co gối, song chưởng câu quơ vào trước bụng (rún) rồi đè (ấn) nhẹ xuống trước, mũi song chưởng song nhau, mắt nhìn tới trước, hai gối co xuống khum khum.

Kế, chân phải bước tới thành Hầu bộ, tay trái vẹt thấp, tay phải quơ cao mắt nhìn bên vai trái... như thức vừa học, gọi là Hữu thức.

Động tác linh động, cổ xoay qua xoay lại, mắt linh động liếc qua liếc lại. Ý đặt tại Đan điền. Phải thực hành cho đến khi linh hoạt mới thấu đáo cái Ý của bài tập này.

 
( Dù không nói ra, nhưng chắc quý-vị cũng đoán ra được sách nầy là do Giáo-sư Hàng Thanh xuất bản từ trước 1975, ông là người đã viết rất nhiều sách Võ thuật có giá-trị ngày xưa ).
 


Chỉnh sửa lại bởi Huy-Tưởng - 31/Jan/2013 lúc 8:33pm
mhth
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 29/Jan/2013 lúc 7:43pm
gởi phim tiếp nữa
http://www.youtube.com/watch?v=ovTKKUOZbyc
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 29/Jan/2013 lúc 7:49pm
ebook

http://ringring.vn/xem-tai-lieu/ebook-khi-cong-ngu-cam-hi-sach-hiem-khong-co-tren-thi-truong/46/104568.html
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
Huy-Tưởng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 15/Aug/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 164
Quote Huy-Tưởng Replybullet Gởi ngày: 31/Jan/2013 lúc 8:46pm
Cám ơn thầy Hùng đã giới thiệu 2 trang mạng nầy, nhưng sách ở mạng ebook, tôi thấy khác biệt quá xa với bài tập tôi đang giới-thiệu. Tôi xin chuyễn trọn bài để Quý-vị nếu cảm thấy hứng thú thì cứ nghiên-cứu và tập luyện.
H.T.
mhth
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 01/Feb/2013 lúc 2:20am
Dạ ! Nhiều tài liệu sau này (sách, DVD,...) thay đổi (tay, tấn, nhịp hô hấp). Mong anh tiếp tục gởi cho nhiều người thêm tài liệu tham khảo. Em Hùng.
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
Huy-Tưởng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 15/Aug/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 164
Quote Huy-Tưởng Replybullet Gởi ngày: 16/Apr/2013 lúc 5:42am

Mời quí vị xem đoạn You tube nầy để rộng đường nghiên cứu

 

You tube : http://www.nguyenkynam.com/batdoancam/ngucamhi.htm

mhth
IP IP Logged
Huy-Tưởng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 15/Aug/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 164
Quote Huy-Tưởng Replybullet Gởi ngày: 04/May/2013 lúc 8:49pm

DỊCH CÂN KINH

Trình bày trong đại hội Y-khoa châu Âu ngày 14-10-2001
Bác-sĩ Trần Đại-Sỹ (Paris, France)
Võ-sư Trần Huy Quyền (Melbourne, Australia)

DỊCH CÂN KINH

 

Nguyên bản : Vô danh thời Minh-Thanh, Trung-Quốc
Bác-sĩ Trần Đại-Sỹ và Võ-sư Trần Huy-Quyền chú giải
Copyrigh by Trần Đại-Sỹ - Trần Huy Quyền
Tác giả giữ bản quyền.
Tout droits r
eservis.

All rights reserved.

  Chuẩn bị

1.- Điều kiện để luyện,

_ Từ sáu tuổi trở lên.
_ Chỗ luyện phải thoáng khí, không bị nhiễu loạn và tiếng động,

không nóng hay lạnh quá (20 đến 30 độ C).
_ Ăn vừa đủ no, không đói quá, không no quá, không say rượu.
_ Y phục rộng.
_ Giải khai đại tiểu tiện trước khi luyện.
_ Luyện từng thức theo thứ tự.
_ Không nhất thiết phải luyện đủ 12 thức một lúc.
_ Khi mới luyện, luyện từng thức một. Tỷ dụ hôm nay luyện thức thứ nhất.
 Ngày mai ôn lại thức thứ nhất, rồi luyện sang thức thứ nhì. Ngày thứ ba
ôn lại hai thức đầu rồi luyện thức thứ ba.
_ Mỗi ngày luyện một hay hai lần.
_ Trong toàn bộ tôi dùng chữ: thổ nạp để chỉ thở hết hay hô hấp. Thổ (hà)
để chỉ thở ra. Còn gọi là thổ cố nạp tôn (thở khí cũ ra, nạp khí mới vào).
Nạp (hấp) để chỉ hít vào. Thổ nạp dài ngắn tùy ý, không bắt buộc.
_ Dẫn khí, tức dùng ý dẫn khí, hay tưởng tượng dẫn khí theo hướng
nhất định.

2.- Trường hợp không nên luyện Dịch Cân kinh,

_ Đang bị cảm, cúm, sốt.
_ Bị thương còc vết thương chưa đóng sẹo.
_ Phụ nữ có thai từ 3 tháng trở đi (Phụ nữ đang cho con bú luyện rất tốt).
_ Ăn no quá hay đói quá.
_ Sau khi làm việc quá mệt.

3.- Tư thức dự bị lúc mới luyện.

Đứng: thân ngay thẳng tự nhiên.

_ Hai chân mở vừa tầm, rộng bằng hai vai,
_ Gối, bàn chân tự nhiên, thẳng,
_ Hai vai, tay buông thõng, hai bàn tay khép nhẹ,
_ Mắt nhìn thẳng phía trước, không lưu ý vào hình, cảnh,

Tiến hành toàn thân buông lỏng:
Mắt đầu, cần cổ, hai vai, hai tay, ngực, lưng, bụng, đùi, chân...
Buông lỏng hay còn gọi là phóng tống, nghĩa là thả cho cơ thể tự do,
không cố gắng, không chú ý, không suy nghĩ.

_ Ý niệm: thần tĩnh, không suy nghĩ, không chú ý đến âm thanh,
mầu sắc, nóng lạnh.
_ Hơi thở bình thường.

Đây là tư thức căn bản, lấy làm gốc khởi đầu cho nhiều thức.
Tất cả các thức Dịch Cân kinh đều là lập thức (thức đứng).
Không có Ngọa thức (thức nằm) và Tọa thức (thức ngồi).

4.- Hiệu năng,

_ Điều thông khí huyết,
_ Tăng vệ khí,
_ Ích tủy thiêm tinh,
_ Kiện cân, ích cốt.
_ Gia tăng chân-nguyên khí,
_ Minh tâm, định thần,
_ Giữ tuổi trẻ yêu đời.
_ Gia tăng nội lực.

5.- Chủ trị,

_ Cơ thể trị độc lập, hay phụ trợ cho việc trị bệnh bằng bất cứ khoa nào: Tùy-y, Châm-cứu, Trung-dược v.v.
_ Phục hồi sức khỏe sau khi trị bệnh:

Trị tất cả các bệnh khí: khí hư, bế khí, khí hãm.
Trị tất cả các bệnh về huyết: huyết hư, bần huyết.
Trị tất cả các chứng phong thấp.
Trị tất cả các bệnh về thần kinh.
Trị tất cả các bệnh tâm, phế.

   12 THỨC DỊCH CÂN KINH

Thức thứ nhất: Cung Thủ Đương Hung ( Chắp tay ngang ngực)

Thức thứ nhì: Lưỡng Kiên Hoành Đãn ( hai vai đánh ngang)

Thức thứ ba: Chưởng Thác Thiên Môn ( hai tay mở lên trời )

Thức thứ tư : Trích Tinh Hoán Đẩu ( Vời sao, đổi vị )

Thức thứ năm: Trắc Sưu Cửu Ngưu Vỹ ( Nghiêng mình tìm đuôi trâu)

Thức thứ sáu: Xuất Trảo Lượng Phiên ( Xuất móng khuất thân)

Thức thứ bảy : Bạt Mã Đao Thế ( Cỡi ngựa vung đao ).

Thức thứ tám: Tam Thứ Lạc Địa( Ba lần xuống đất )

Thức thứ chin: Thanh Long Thám Trảo( Rồng xanh chìa móng)

Thức thứ mười: Ngạ Hổ Phốc Thực ( Cọp đói vồ mồi)

    Thức thứ mười một: Hoành Chưởng Kích Cổ ( Vung tay đánh trống )

 

    Thức thứ mười hai : Đề Chủng Hợp Chưởng( Đưa gót hợp chưởng)

 

 
 
 
                              DỊCH CÂN KINH
 
 
                                                      Thức thứ nhất:
                              Cung thủ đương hung (Chắp tay ngang ngực)
.

1. ĐỘNG TÁC, TƯ THẾ

1.1. Tý tiền bình cử (hai tay đưa ngang về trước), hai tay duỗi thẳng, hai bàn

tay từ từ úp vào nhau, rồi đưa lên tới vị trí ngang ngực. (H1).
1.2. Cung thủ hoàn bao (vòng tay khép lại): cùi chỏ từ từ co lại, cho đến khi hai cánh tay
ép nhẹ vào thân. Hai bàn tay hướng thượng. Hai vai hạ xuống, xả khí trong lồng ngực. Xương
sống buông lỏng. Khí trầm đơn điền. Lưỡi đưa sẽ chạm lên nóc vọng (palais). Giữ tư thức từ
10 phút đến một giờ, mắt như nhìn vào cõi hư vô, hoặc nhìn vào một vật thể thức xa. Cứ như
vậy trong khoảng một thời gian nhất định, tâm trung cảm thấy thông sướng. Đó là cách
thượng hư hạ thực.(H2).

2. HIỆU NĂNG

     Trừ ưu, giải phiền,
     Giao thông tâm thận.

3. CHỦ TRỊ

     Mất trí nhớ, tim đập thất thường.
     Dễ cáu giận,
     Nóng nảy, thiếu kiên nhẫn,
     Trong lòng lo sợ vô cớ,
     Thận chủ thủy, tâm chủ hỏa. Khi tâm thận bất giao, tức thủy không

chế được hỏa, sẽ sinh mất ngủ, mất trí nhớ. Thức
     này có thể điều hòa tâm thận.
 

4. NGUYÊN BẢN

 

 

DỊCH CÂN KINH

Thức thứ nhì:
Lưỡng kiên hoành đản (Hai vai đánh ngang).

1. ĐỘNG TÁC, TƯ THẾ

1.1. Án chưởng hành khí ( án tay, khí lưu thông), tiếp theo thức thứ nhất, hai bàn

tay từ hợp rời nhau, úp xuống tới bụng, rồi đưa ra sau lưng (H3), đồng thời ý-khí theo bàn
tay trầm đơn điền.


1.2. Lưỡng tý hoành đản ( hai tay ngang vai), hai tay từ từ đưa lên ngang vai, hai bàn
tay hướng lên trời, mắt khép lại, dùng ý dẫn khí phân ra hai vai, bàn tay. Mắt từ từ mở ra.
Lưỡi từ nóc vọng hạ xuống. Ý khí trên đầu, hông, đùi buông lỏng. Giữ tư thức càng lâu
càng tốt.(H4)

2. HIỆU NĂNG

     Tráng yêu, kiên thận (làm cho lưng mạnh lên, giữ thận chắc chắn.)
     Xả hung lý khí ( làm cho lồng ngực mở ra, giữ khí điều hòa).

3. CHỦ TRỊ

     Trị chứng yếu thắt lưng,
     Bảo vệ thận,
     Trị chứng uất kết lồng ngực (thần kinh),
     Giữ toàn thể xương sống khi bị yếu (sau khi bệnh, tuổi già).

4. NGUYÊN BẢN

 

DỊCH CÂN KINH

Thức thứ ba:
Chưởng thác thiên môn (Hai tay mở lên trời).

1. ĐỘNG TÁC, TƯ THẾ

1.1. Cử tý triển mục (nâng tay, phóng mắt) : đưa tay, mở mắt, tiếp theo thức thứ 2, 

hai tay đưa thẳng lên trời, hai lòng bàn tay đối nhau. Đồng thời ngửa mặt nhìn trời (H5).
Giữ tư thức dài, ngắn tùy hoàn cảnh. Như nhìn trời lâu mỏi mắt, thì hai mắt khép nhỏ
lại dùng ý dẫn khí, tưởng như dẫn thiên khí vào não, theo xương sống (Đốc-mạch) tới
ngang thắt lưng (huyệt Mệnh-môn) rồi tỏa nạp sang thận .
1.2. Chưởng thác Thiên-môn (chưởng xuyên cửa trời) : chưởng thác thiên môn: Tiếp theo,
ngửa hai bàn tay lên trời, các ngón hai bàn tay đối nhau. Lưỡi từ từ nâng lên. Mặt nhìn trời,
hướng vào chân trời xa xa (H6). Luyện càng lâu càng tốt. Khi mắt mỏi, thì từ khép nhỏ lại,
tưởng tượng nhìn thấy đôi mắt trời.

1.3. Phủ chưởng quán khí (úp chưởng thu khí) : tiếp theo thức trên, hai chưởng

 quay ngược hướng hạ. Hai cùi chỏ vòng như vòng cung. Đầu, cổ thẳng, mắt nhìn về trước,
lưỡi hạ xuống (H7). Khi trở chưởng, ý niệm tưởng tượng thu được thiên khí, chuyển thẳng
xuống ngang lưng; rồi lại thu thiên khí vào bàn tay nhập não (huyệt Bách-hội), qua hầu đưa
tới hậu môn (huyệt Hội âm) 
 
Những vị bị huyết áp cao, thì dẫn khí từ hậu môn xuống lùi, rồi tỏa xuống bàn chân, đưa xuống đất.

1.4. Án chưởng tẩy tủy (án tay, tẩy tủy) : tiếp theo thức trên, hai tay từ từ hạ xuống tới bụng,

rồi buông thõng (H3). Ý niệm khí từ não (huyệt Bách-hội) theo não, dọc xương sống (Đốc- mạch)
xuống xương cụt, đùi, bắp chân, thoát ra bàn chân.

2. HIỆU NĂNG

     Ích tủy kiên thận,

3. CHỦ TRỊ

     Trị đau ngang lưng,
     Đau phía sau vai,
     Trị tất cả các bệnh phiền táo, cáu giận.
     Nữ kinh nguyệt thất thường,
     Nam khó khăn sinh lý,
     Hay quên.
     Trẻ con chậm lớn,
     Thần kinh suy nhược.

4. NGUYÊN BẢN

 

 

DỊCH CÂN KINH

Thức thứ tư:
Trích tinh hoán đẩu (Với sao, đổi vị).

1. ĐỘNG TÁC, TƯ THẾ

1.1. Chỉ thủ kích thiên (bàn tay chỉ trời) : tiếp theo thức trên, chưởng phải di chuyển tới vị trí ngang lưng, úp bàn tay vào sống ngang lưng (huyệt Lao-cung áp vào huyệt Mệnh-môn). Đồng thời tay trái đưa lên cao, chưởng mở rộng hướng sang phải . Lưỡi từ từ nâng cao. Mắt nhìn vào tay. (H8). Thức này phải buông lỏng cần cổ, dẫn khí từ não (huyệt Bách-hội) theo xương sống (Đốc-mạch tới huyệt Mệnh-môn).

1.2. Phủ chưởng quán khí (úp chưởng thu khí) : tiếp thức trên, chưởng trái hơi hạ xuống, đầu cổ ngay. Đỉnh lưỡi từ từ hạ xuống. Hai mắt nhìn thẳng, hơi khép lại. (H9). Ý niệm khí từ lưng bàn tay trái thoát ra.

1.3. Án chưởng tẩy tủy (giữ bàn tay, tẩy tủy) : tiếp theo thức trên, tay trái từ từ hạ xuống ngực, bụng (H10). Ý niệm như trên.

2. HIỆU NĂNG

     Điều lý tỳ vị (điều hòa khí tỳ vị).

3. CHỦ TRỊ

     Trị tất cả các bệnh tỳ vị, ruột.
     Trị các bệnh vai, cổ, lưng.

4. NGUYÊN BẢN

 

DỊCH CÂN KINH

Thức thứ năm:
Trắc sưu cửu ngưu vỹ (Nghiêng mình tìm đuôi trâu).

1. ĐỘNG TÁC, TƯ THẾ

1.1. Cung bộ quan chưởng (bước khom, quay chưởng) : đổi tư thức , hai bàn tay nắm nhẹ, đưa ra sau lưng, chưởng tâm hướng thượng. Chân trái bước về trước một bước, gối khom xuống hình cung, đồng thời tay trái đưa lên ngang với đầu đỉnh, chưởng tâm hướng nội. Trong thức này, mắt nhìn vào chưởng trái. Tay phải hơi đưa về sau. Hô hấp tự nhiên, lưỡi đưa lên trên.

(H11). Đổi thức, phải, trái giống nhau, duy phương hướng khác biệt.

1.2. Thanh hư tẩy tủy ( buông lỏng tẩy tủy) : vẫn tư thức trên, hai chưởng mở ra buông lỏng, đỉnh lưỡi hướng thượng, mắt khép nhẹ. Dùng ý dẫn khí từ bàn tay (Huyệt Lao-cung) đưa khí vào thân, hàm, răng, nhập não (Huyệt Bách-hội), rồi đưa theo xương sống (Đốc-mạch) xuống đùi, chân, bàn chân (Huyệt Dũng-tuyền).

 

(H12). Đổi thức, phải, trái giống nhau, duy phương hướng khác biệt.

 

(3) Tiếp cốt tẩy tủy (thấm xương tẩy tủy), tiếp thức trên. Chân trái thu hồi, cùng chân phải song song. Hai tay cũng thu hồi, buông thõng bên hông, rồi từ từ đưa lên cao như phần (3) và (4) thức thứ ba.

2. HIỆU NĂNG

     Cường kiên tứ chi,
     Ích tủy, trợ dương.

3. CHỦ TRỊ

     Tất cả các chứng đau nhức tứ chi,
     Đau ngang lưng,
     Dương ủy (Impuissances sexuelles)
     Di, mộng tinh.
     Nữ lãnh cảm,
     Tất cả các bệnh thời kỳ mãn kinh.

4. NGUYÊN BẢN

 

DỊCH CÂN KINH

Thức thứ sáu:
Xuất trảo lượng phiên (Xuất móng khuất thân).

1. ĐỘNG TÁC, TƯ THẾ

1.1. Quật quyền liệt yêu ( móc quyền chuyển lưng) : tiếp theo thức trên, gập người về trước 90 độ. Hai tay tự nhiên buông thõng. Mắt nhìn thẳng về trước. Sau đó từ quyền biến ra chưởng (bàn tay mở ra), rồi người từ từ thẳng dậy, hai cánh tay ép nhẹ vào thân, bàn tay hướng thượng.

(H13). Khi người gập xuống thì Thổ. Lúc người thẳng dậy thì Nạp.

 
 
1.2. Lưỡng chưởng tiền thôi (đẩy hai chưởng về trước), tiếp theo thức trên, hai tay do quyền biến chưởng, từ từ đẩy về trước, chưởng tâm hướng về trước. Hai cánh tay thẳng ngang với vai. Hai mắt nhìn về trước. (H14).

1.3. Hấp khí hồi thu ( hít khí, trở lại bình thường), tiếp thức trên, bàn tay buông lỏng, cùi chỏ gập, hai tay từ từ thu lại, đưa ngang lưng, Nạp khí.

Nếu sức yếu, hoặc tuổi cao thì chỉ luyện một lần. Còn như thanh tráng niên muốn tăng cường thể lực có thể tiếp tục: hai tay đưa lên, chưởng tâm hướng thượng Thổ ra rồi hạ xuống Nạp vào. Luyện liền 7 lần.

2. HIỆU NĂNG

     Bổ tinh ích thận,
     Dưỡng tâm kiên phế,

3. CHỦ TRỊ

     Trị tất cả các bệnh tâm, phế, thận mãn tính. Trị các bệnh cườm tay.

4. NGUYÊN BẢN  

 



Chỉnh sửa lại bởi Huy-Tưởng - 26/May/2013 lúc 7:59pm
mhth
IP IP Logged
Huy-Tưởng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 15/Aug/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 164
Quote Huy-Tưởng Replybullet Gởi ngày: 11/May/2013 lúc 9:16pm
DỊCH CÂN KINH THU CÔNG

Chào Quí-vị, trước khi giới thiệu trọn vẹn 12 thức DỊCH CÂN KINH, tôi xin giới thiệu đến Quí vị phần THU CÔNG trước, bởi vì sau buổi tập chúng ta cần phải thu công lại, cho dù chúng ta chỉ tập một vài thức, như vậy mới có hiệu quả. Trong sách, phần THU CÔNG  viết sau cùng, nhưng vì thời gian có hạn, tôi không thể giới thiệu đến Quí vị cùng một lúc 12 thức. Sau đây là bài tập THU CÔNG.

THU CÔNG

Luyện công chấm dứt phải thu công. Phương pháp thu công rất giản tiện.

1. ĐỊNH NGHĨA

Gọi là thu công khi luyện công kết thúc một giai đoạn, một tư thức, của khí công. Quan hệ là khi luyện công không bao giờ ngừng ngang, phải áp dụng phương pháp thu công, nếu không sẽ có nhiều phản ứng như sau:

- Dùng ý, khí, thổ, nạp luyện công mang lại kết quả, ai cũng muốn. Nhưng lỡ luyện sai, luyện xong không thu công thì kết quả không được là bao.

Nguyên do, khi luyện công xong, khí tức, nguyên khí, nội ngoại khí nảy sinh chạy hỗn loạn trong cơ thể. Phải dùng phương pháp thu công để dẫn tất cả về trung đơn điền, rồi từ đây sẽ phân tán ra toàn cơ thể, điều hòa. Kết quả sẽ tốt như ý muốn.

2. PHƯƠNG PHÁP THU CÔNG

Sau khi luyện công một thời gian ngừng lại. Dùng ý dẫn khí về trung đơn điền, danh từ chuyên môn gọi là khí tức qui nguyên.

2.1. PHƯƠNG PHÁP CHO NAM

- Đứng thẳng, hoặc ngồi bên giường, trên ghế: (Hình TC1)

 
 
   -Dùng ý, dẫn khí cùng một lúc tại hai bàn tay, hai bàn chân lên cùi chỏ, đầu gối; rồi vai, háng; đưa vào Trung Đơn-điền (tỳ vị). (Hình TC2)
 
 

- Dùng phương pháp thổ nạp thông thường.

- Khởi từ trung đơn điền, từ trong ra ngoài theo vòng xoắn trôn ốc, từ vòng nhỏ đến vòng lớn. Theo chiều kim đồng hồ. Đúng 36 vòng.

- Vòng nhỏ nhất là một điểm ở trung đơn điền. Vòng lớn nhất sát tim.

- Sau đó lại dùng ý dẫn khí theo hình trôn ốc từ ngoài vào trong, từ vòng lớn đến vòng nhỏ. 24 vòng, ngược chiều kim đồng hồ.

Vòng lớn sát tim, vòng nhỏ là một điểm.

2.2. PHƯƠNG PHÁP CHO NỮ

- Đứng thẳng, hoặc ngồi bên giường, trên ghế (Hình TC1)

- Dùng ý, dẫn khí cùng một lúc tại hai bàn tay, hai bàn chân lên cùi chỏ, đầu gối; rồi vai, háng; đưa vào Trung Đơn-điền (tỳ vị). (Hình TC2).

- Dùng phương pháp thổ nạp thông thường.

- Dùng ý dẫn khí từ trong ra ngoài theo hình trôn ốc, từ vòng nhỏ đến vòng lớn . Vòng nhỏ là một điểm, vòng lớn nhất sát tim. Ngược chiều kim đồng hồ. Đúng 36 vòng.

- Sau đó dùng ý dẫn khí theo hình trôn ốc, từ ngoài vào trong theo chiều kim đồng hồ, từ vòng lớn đến vòng nhỏ, vòng lớn sát tim, vòng nhỏ là một điểm.

Sau khi thu công mở mắt, đứng dậy sinh hoạt bình thường.

3. ỨNG DỤNG ĐẶC BIỆT

Không nhất thiết áp dụng cho thu công mà có thể dùng vào nhiều việc.

- Sau khi tập ngoại công xong, tim đập máu chạy loạn là do công năng hỗn loạn, dùng phương pháp thu công để qui liễm chân khí về trung đơn điền, từ đây sẽ tự động phân phối đi toàn cơ thể.

- Khi chạy mệt, khi xây xẩm mặt mày, khi đầu choáng váng, khi lạnh quá hay nóng quá, cũng có thể áp dụng cho khí tức chuyển nhiệt khắp cơ thể điều hòa.

- Khi mắt máy, ngủ mê mới tỉnh, v.v...

- Những người bị chứng chuột rút, kiến bò (fourmiement), hay bị spasmophilie thì dùng phép thu công để tự trị bệnh.

- Ăn uống tiêu hóa chậm, dùng thu công, khiến công năng ruột tăng tiến, tiêu hóa trở thành tốt

 



Chỉnh sửa lại bởi Huy-Tưởng - 11/May/2013 lúc 9:28pm
mhth
IP IP Logged
Huy-Tưởng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 15/Aug/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 164
Quote Huy-Tưởng Replybullet Gởi ngày: 19/May/2013 lúc 6:09pm

            DỊCH CÂN KINH

Thức thứ bẩy:
Bạt mã đao thế (Cỡi ngựa vung đao).

1. ĐỘNG TÁC, TƯ THẾ

1.1. Định thân bối kiến ( đứng vững, nhận lưng) : trở lại tư thức dự bị lúc đầu. Tay phải đưa ra lưng, xương sống nơi ngang thắt lưng (huyệt Mệnh-môn), chưởng tâm quay về sau (tức lưng bàn tay áp vào xương sống). Đồng thời tay trái cử cao hơn đầu. Co cùi chỏ lại, tay úp vào gáy, ngón tay ép lên tai phải. Chưởng tâm hướng về trước. Sau khi đạt thức rồi, đầu đỉnh, sống lưng đồng thời nghiêng phải , mắt nhìn vào ngón chân.

(H15). Đỉnh lưỡi đưa lên. Đổi, phải trái cùng thức, duy phương hướng khác nhau.

 

1.2. Đầu trắc thượng quan ( đầu nghiêng, nhìn lên) : tiếp thức trên. Thân trở về chính vị. Nghiêng đầu, nhìn lên, hai mắt hướng về phương xa.

(H16). Đổi, phải trái cùng thức, duy hướng trái ngược nhau.

 

2. HIỆU NĂNG

     Làm mạnh, làm chắc chắn lưng bụng, lồng ngực, cùng cổ.

3. CHỦ TRỊ

     Trị tất cả các bệnh bụng, lưng, ngực, cổ,
     Bàn tọa, ngang lưng.


4. NGUYÊN BẢN
Hình cổ bị mờ, bỏ qua, vì không cần thiết. Tuy nhiên

nguyên bản vẫn còn đủ:

 

 

DỊCH CÂN KINH

Thức thứ tám:
Tam thứ lạc địa (Ba lần xuống đất).

1. ĐỘNG TÁC, TƯ THẾ

1.1. Hạ án tẩy tủy (án phía dưới, tẩy tủy) : tư thức

 như dự thức đầu. Hai tay từ từ cử lên trên, chưởng tâm
 hướng thượng tới đầu đỉnh. Hai chưởng tâm đối nhau,
đồng thời ngước mắt nhìn trời. Hai mắt nhìn về phía vô
tận của bầu trời. Lưỡi đưa lên cao. Sau đó đầu cổ thẳng,
úp chưởng hướng trở xuốngï, rồi hạ tay xuống ngang
 bụng.

(H17). Ý niệm "Chưởng thác thiên môn" như đệ tam thức.

1.2. Mã bộ tồn án (xoạc chân trên lưng ngựa) : tiếp thức trên,

gập gối như ngồi trên lưng ngựa, đồng thời hai tay phân hướng
 hai bên thân, các đầu ngón tay hướng ngoại. Đó là thức mã bộ,
mắt nhìn về trước. Lồng ngực, lưng, đùi như mở ra thành thức
thượng hư hạ thực. (H18).

1.3. Chưởng thác thiên cân (chưởng đẩy nghìn cân) : tiếp theo thức trên.

 Hai chân đang xoạc, thu hẹp lại. Hấp khí. đỉnh lưỡi hướng trời. Đồng thời hai chưởng hướng thượng như đẩy vào một vật nặng nghìn cân, khi tới ngang vai thì đưa hai tay thành vị trí với vai thành đường thẳng. Hô khí. Hai bàn tay hướng lên trời. Giữ nguyên tư thức, một thời gian. Kế tiếp hai tay hạ xuống, gối gập như ngồi trên yên ngựa. Hai tay ép sát người, bàn tay hướng ngoại. Hô khí. Luyện liền ba thức

(H19). Những người huyết áp cao, hay thấp khi luyện thức này phải rất khoan thai. Thanh tráng niên trái lại luyện với tốc độ nhanh.

1.4. Hạ án tẩy thủy (án dưới tẩy tủy) : sau khi hoàn thành thức cuối thì , đứng thẳng dậy, hai tay từ từ đưa ngang đầu, chưởng tâm đối nhau, nghiêng đầu nhìn ra xa, đỉnh lưỡi nâng cao. Đầu cổ thẳng, hai tay hạ xuống ngang bụng như thức thứ 8 (H17).

2. HIỆU NĂNG

     Bồi bổ nguyên khí,
     Cường kiên cân lực, (làm mạnh, làm gân chắc chắn).

3. CHỦ TRỊ

     Trị lưng đau,
     Dương ủy (bất lực sinh lý).
     Các bệnh về chân.

4. NGUYÊN BẢN

 

DỊCH CÂN KINH

Thức thứ chín:
Thanh-long thám trảo (Rồng xanh dương vuốt).

1. ĐỘNG TÁC, TƯ THỨC

1.1. Khuất quyền liệt yêu (gập quyền, xuyên lưng) : như thức thứ 6, Xuất trảo lượng phiên và Khuất quyền liệt yêu. (H13).

1.2.Khất thân thám chưởng (nhiêng mình xuất chưởng) : quyền phải đưa ra sau lưng (huyệt Mệnh-môn). Quyền trái đưa lên khỏi đầu. Lưng, đầu từ từ nghiêng qua phải. Tay trái vòng qua đỉnh đầu nghiêng theo, tay phải tự nhiên bị vòng ra phía hông. Sau đó toàn thân chuyển sang phải, trong khi hai chân giữ nguyên vị trí. Mắt nhìn đầu bàn tay trái.

(H20). Đổi hướng phải trái giống nhau, duy phương hướng khác nhau.

1.3. huất thân quá mạch (hạ thân dưới gối) : quyền phải áp vào giữa sống lưng, gập gối, xoạc chân. Chưởng tâm trái hướng thượng, lưng bàn tay cách mặt đất khoảng 10 cm, chuyển tay song song với mặt đất từ bên phải sang phía chân trái. Tay phải từ quyền biến thành chưởng đưa xuống thấp. Thân thể do nghiêng chuyển sang ngay, song chưởng đưa ra hai bên đùi.

(H21). Đổi hướng phải, trái giống nhau, duy phương hướng khác nhau.

1.4. Tiếp cốt tẩy thủy : giống như thức thứ 5.

2. HIỆU NĂNG

     Cường yêu kiên thận (làm mạnh lưng, kiên cố thận).

3. CHỦ TRỊ

     Trị tất cả các bệnh đau xương sống kinh niên.
     Trị các bệnh về thận: Yếu sinh lý, hay quên, răng lung lay,

4. NGUYÊN BẢN

 

DỊCH CÂN KINH

Thức thứ mười:
Ngạ hổ phốc thực (Cọp đói vồ mồi).

1. ĐỘNG TÁC, TƯ THẾ

1.1. Hổ cứ thâm sơn (hổ ngồi trong rừng sâu) : khởi từ dự bị thức. Hơi cúi về trước, hai bàn tay khum khum thành quyền đưa về trước. Quyền tâm hướng thượng. Tới ngang với ngực, chưởng tâm hướng nội, gối hơi khum lại.

1.2. Cung bộ tiền phó (khum người hướng trước) : chân trái bước về trước một bước, khum lại, đồng thời hai tay đưa thẳng về trước, hai bàn tay như móng cọp. (H22-1-2). Hai mắt nhìn vào song chưởng, miệng gầm thành tiếng "Huồm" như cọp gầm.

Kế tiếp, hai bàn tay án ở hai bên chân trái, lồng ngực xả khí, đầu ngước lên, mắt nhìn thẳng (H22-3).

Hai chân bất động, đứng dậy, hai tay nắm thành quyền song song ngang hông (H22-4-5).

Đổi hướng, phải trái giống nhau, duy phương hướng khác nhau.

1.3. Tiếp cốt tẩy tủy, xem thức thứ 5, phần Tiếp cốt tẩy tủy.

2. HIỆU NĂNG

     Cường yêu tráng thận.

3. CHỦ TRỊ

     Trị thận hư bất túc.

4. NGUYÊN BẢN

 

DỊCH CÂN KINH

Thức thứ mười một:
Hoành chưởng kích cổ (Vung tay đánh trống).

1. ĐỘNG TÁC, TƯ THẾ

1.1. Thủ bão hậu não (tay ôm sau óc) : khởi từ thế dự bị. Hai tay từ hai bên thân từ từ đưa lên qua đầu, ngước mặt nhìn trời. Kế tiếp gập cùi chỏ, hai tay tới mang tai, rồi vòng hai bàn tay án lên hai tai. (H23-1-2).

1.2. Hoành chưởng kích cổ, Thân cúi dần về trước, đầu cúi tới gối, gối khum khum về trước. Các ngón tay nhè nhẹ ép vào sau gáy. Luyện liền 36 thức. (H24).

1.3. Lưỡng biên yên tiếu (hai bên mỉm cười) : từ từ ngay người lại. Vặn người sang phải, trái 7 lần, miệng nở nụ cười. Hai chân giữ nguyên vị thế. (H25-1-2).

1.4. Đề cước thượng thứ (dùng gót đâm lên) : thức trên luyện xong, đứng thẳng người, hai chân chụm lại. Hai tay buông não ra, từ đưa thẳng lên cao. Chưởng tâm hướng lên trời. Hai đầu bàn tay chĩa vào nhau. Hấp khí. (H26).

1.5. Phủ chưởng quán khí, xem thức thứ 3, Chưởng thác Thiên-môn và Phủ chưởng quán khí.

1.6. Án chưởng tẩy tủy, xem thức thứ 3 Chưởng thác Thiên-môn và Án chưởng tẩy tủy.

2. HIỆU NĂNG

     Tỉnh não, thông nhĩ,
     Xả bối cường yêu (Xả sống lưng, mạnh lưng)

3. CHỦ TRỊ

     Trị nhức đầu, tai điếc, tai kêu, đau vai, lưng đau.

4. NGUYÊN BẢN

 

 

          DỊCH CÂN KINH

                                          Thức thứ mười hai:
                       Đề chủng hợp chưởng (Đưa gót hợp chưởng).

1. ĐỘNG TÁC, TƯ THẾ

1.1. Từ thức dự bị, hai tay cạnh người, từ từ đưa lên cao, chưởng tâm hướng thượng, tới đầu đỉnh thì hai chưởng hợp nhau, chân giữ nguyên vị trí. (H27).

1.2. Phủ ngưỡng điệu vỹ (Cúi, ngửa hợp với đuôi) : Tiếp theo thức trên, hai châm khum xuống, hai tay hạ xuống ngực. (H28-1).

Hai bàn tay úp vào nhau. Chưởng tâm hướng ngực. (H28-2).

Gối gập, lưng hạ xuống, hai bàn tay mở ra, chấm xuống đất ở hai mắt cá ngoài. (H28-3).

Sau đó thẳng lưng, hai tay đưa qua đầu, bàn tay đưa lên, chưởng tâm hướng trời, mười đầu ngón tay đối nhau. (H28-4).

Luyện liền 3-5 thức.

1.3. Tả hữu phủ ngưỡng (phải, trái cúi, ngửa) : tiếp theo thức trên. Chân bất động. Lưng chuyển sang trái. Chân trái hư (không dùng sức nặng thân), chân phải thực (chuyển sức nặng thân lên chân phải). Hai tay giữ nguyên đầu ngón tay đối nhau. Mặt đối nhìn vào chân trái. (H29-1).

Chân giữ nguyên vị trí. Thân thẳng đậy, song chưởng cử quá đầu. Chưởng tâm triều thượng. Đầu các ngón tay đối nhau. (H29-2).

Lưng quay 180 độ . (H29-3).Giữ nguyên vị trí. Cung thân, từ từ cúi xuống 90 độ, hai tay rời nhau, bàn tay xòe đối diện với mặt đất. (H29-4). Luyện liền (1) (2) (3) 3-5 thức.

1.4. Tiếp theo thức trên, hồi thân trở lại chính hướng. Hai tay từ từ hợp lại trước ngực, mười ngón tay đối nhau, chưởng tâm hướng hạ. Khi hai chưởng xuống ngang rốn, thì rời nhau, trở về vị trí như dự bị thức.

1.5. Thức kết thúc : Buông lỏng hoàn toàn cơ thể.
  - Hoặc nghỉ, uống một ly nước trái cây, (dành cho việc trị bệnh)
  - Hoặc vận khí một vòng Tiểu Chu-thiên, hoặc Thu công (dành cho các thầy thuốc châm cứu, các thầy thuốc đấm bóp, võ sư, võ sinh,).

2. HIỆU NĂNG

     Cường cân tráng cốt (mạnh gân, xương).
     Bổ thận, thêm tủy.
     Điều khí hoạt huyết.

3. CHỦ TRỊ

     Trị các bệnh về xương sống.
     Làm lưu thông máu,
     Làm khí điều hòa.

4. NGUYÊN BẢN

 



Chỉnh sửa lại bởi Huy-Tưởng - 26/May/2013 lúc 8:15pm
mhth
IP IP Logged
Huy-Tưởng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 15/Aug/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 164
Quote Huy-Tưởng Replybullet Gởi ngày: 03/Aug/2013 lúc 12:50am
THIẾT SA CHƯỞNG THIẾU LÂM
 
NGUỒN GỐC MÔN THIẾT SA CHƯỞNG

Tính đến nay, nhân tài thành tựu về môn Công phu Thiết Sa Chưởng có đến như cát sông Hằng Hà bên Ấn Độ hay sông Cửu Long VN, nhưng tuyệt nhiên chưa bao giờ cũng như chưa có ai biết đích xác thời đại và ông tổ sáng lập môn phái. Dù vậy những kết quả chứng nghiệm được đã làm cho môn sinh thành tựu vang danh trong chốn giang hồ đã cho giai cấp võ sĩ hăng say rèn luyện. Trong khi đó nhiều giả thuyết, tích được lưu truyền như nguồn lịch sử của bản môn.

Các võ gia hữu học thường căn cứ vào những tài liệu như bản thảo, sách bí lục Nội Công, Dịch Cân Kinh, vv… của Thiếu Lâm tự : (quyển Chân kinh nầy khắc trên gỗ vào đời của Gia Khánh nhà Thanh) trong sách có đoạn dạy cách luyện Thủ Công (tức công phu đôi tay) và cũng ghi kỷ lưỡng cách luyện đôi chưởng. Với tài liệu này giới Võ Thuật xem như một khám phá xa xưa nhất về Võ học được viết bằng văn tự nói về cách luyện đôi Chưởng. Một đoạn trong sách mộc bản ghi... “Sau khi hành công, đến phần luyện tay, phương pháp này thường phải dùng nước đun (nấu) nóng, rồi cho tay vào mà ngâm luyện. Ban đầu nước chỉ hơi ấm ấm, dần dà thời gian sau nước được nóng hơn, đến sau cùng nước nấu sôi vẫn cho tay vào tẩm luyện. Khi rút tay ra khỏi cho nước sôi dùng ngâm luyện thời những giọt nước còn đọng lại trên da không được lau khô đi, cứ để cho nước tự rút khô trên tay. Và khi luyện công thần phải yên tĩnh, ý chí tập trung chuyển ra bàn tay rồi ra các đầu ngón tay. Đó gọi là Pháp môn gây sinh lực cho đôi chưởng.

Ngoài ra còn phương pháp dùng đậu đen và đậu xanh đổ chung vào chảo lớn rồi cũng đun nóng dần như nước, cũng chọc tay vào luyện công cho đôi chưởng.

Phương pháp thứ nhất dùng nước sôi ngâm luyện đôi chưởng được coi như làm điều hoà khí huyết trong châu thân.

Phương pháp thứ nhì với hai thứ đậu, theo lời truyền tụng có tánh chất khử độc hỏa do luyện công mà sinh. Nói chung có hai phương pháp chủ đích vẫn là rèn luyện cho đôi tay trở thành sắt thép.

Cũng theo sách xưa truyền lại thì cả hai phương pháp luyện chưởng trên nếu người năng luyện tập trong thời gian lâu dài thì khí tích sẽ dồn về hai tay, do đó tay sẽ rắn chắc như sắt thép, gân cốt cứng cáp vô cùng. Nhưng, điều cần thiết để công phu không bị suy giảm là phải năng luyện tập và sử dụng.

Khi trui luyện đôi tay đến mức độ tinh vi thì tự nó cứng chắc có thể chọc lủng tường gạch, vách cây, làm tan đá lớn, và trong cuộc giao đấu không thể có nhân sự đón đỡ nổi. Sức mạnh khủng khiếp đó là tự phát sinh trong xương cốt do sự trui luyện có phương cách mà ra ...”

Xem đoạn văn trích từ bản Dịch Cân Kinh ta thấy môn công phu luyện cho tay cứng chắc thường được người đời gọi là Thiết Sa Chưởng, âu cũng là từ chỗ gốc Thiếu Lâm sinh ra. Tuy nhiên cũng còn những dữ kiện khó mà xác định cho khỏi phần lệch lạc.

Riêng ý kiến của tôi (Phương Thái Không) thì cây có cội nước có nguồn. Võ học cổ cựu khởi sự phát sinh từ Ấn Độ và bành trướng và thăng hoa tại Trung quốc mấy ngàn năm, trong thời gian lịch sử vàng son của nền võ thuật môn Thiếu Lâm do Bồ Đề Đạt ma truyền có nhiều lai lịch. Chính nơi cửa Thiền đã đào tạo cho đời nhiều anh tài kiệt liệt và cũng đã sản xuất nhiều vị Đại Tăng tài trí hơn đời. Có thể chính nơi môn phái có nhiều lai lịch nầy đã truyền lại cho đời môn công phu hữu dụng nầy.

Và sau hết có điều tôi muốn mọi người ghi nhận là dù thế nào đi nữa (lịch sử đúng hay sai cũng không quan hệ) thì việc cố công rèn luyện thành công pháp Thiết Sa Chưởng vẫn là điều cần thiết và hữu ích nhất trong mọi trường hợp và mọi thời đại.

Sở dĩ tôi thêm mấy câu dường như ngoại ý là vì thời đại 1972 tại nước VN chúng ta, trong mọi lãnh vực người ta thường mang một thứ bệnh không chữa được, đó là “Bệnh nói nhiều mà không làm được”. Mà theo như bản ý cũng là lời dạy của Tổ sư thì người luyện võ : “Nói nhiều không bằng luyện nhiều, luyện nhiều không bằng suy nghĩ nhiều”. Nói như thế có nghĩa, trước phải rành lý thuyết, kế tập tinh hoa những gì học được, sau hết quán tưởng những điều đã học để thấu đáo tận gốc, hiểu theo Khổng Khâu tiên sinh là Trí Tri, thế mới gọi là đến nơi đến chốn trong đạo nghề võ mà Tổ sư tâm truyền.

Mong rằng sách nầy ra đời thì có hậu sinh đọc được và làm được những gì đã nói trên đây và sau đây. Được như thế thì người bỏ công soạn sách và tiền nhân đã vui lắm rồi vậy.

 

CHƯƠNG II

SỰ QUAN HỆ GIỮA LUYỆN QUYỀN VÀ LUYỆN CÔNG

Ngạn ngữ có câu :

Luyện quyền bất luyện công

Đáo lão nhất trường không

Có nghĩa là luyện quyền chưởng mà không chú tâm luyện công lực thì dù có tập đến già đời cũng trở thành vô dụng.

Trong võ học, Quyền là kỹ thuật nhằm chú trọng sự khéo léo của tay chân, còn Công lực mới chính là căn cơ để quyết định khi ứng dụng mọi thế võ mọi bài quyền.

Như vậy, nếu có chút kỹ thuật quyền cước thì tất phải có chút ít công lực để hổ trợ làm tăng hiệu quả công phu võ học, và chính chỗ đó mới mong chế ngự được kẻ đối thủ cường địch.

Cho nên nếu chỉ học quyền thôi, chỉ múa men không có công lực thì cầm bằng hữu danh vô thực, không ích lợi gì trong việc cứu mình giúp đời, suốt đời chỉ biết múa men huê dạng cbo người xem chơi.

Vì chỗ tối yếu của Công lực mà từ xưa đến nay các võ gia, danh sư hữu học đều chú trọng cả hai, luyện quyền và luyện cả Công lực, cũng như suốt đời không dám xao lãng.

Vậy Công phu là gì ?

Theo danh từ võ học lược giải của Giáo sư Hàng Thanh thì : Công phu hay Công lực gồm có Nội Công và Ngoại Công hay còn gọi là Nhuyễn Công và Ngạnh Công. Nội Công là phép luyện vô hình dẫn lực, Ngoại Công là phép luyện hữu hình hữu lực...

Nói rõ hơn, Nội Công vô hình lấy việc luyện khí làm cốt yếu, tức luyện dẫn khí trong cơ thể. Ví như môn Tọa thiền của Thiếu Lâm, môn Đạo Dẫn của Võ Đang v.v… Môn võ học cao tuyệt này rất thâm thúy khó học, không có danh sư hướng dẫn khó bề luyện tập thành tựu được. Môn Ngoại Công hay Ngạnh Công là môn võ Hữu hình, lấy việc luyện kình lực làm chủ đích, tức luyện cho gân cốt bên ngoài cho đặng cứng chắc, đó cũng là môn võ học mang tên Thiết Sa Chưởng tôi đang trình bày.

Cả hai môn võ học tối thượng nầy khi luyện thành đến chỗ tinh diệu của nó thì khi vận chuyển hơi khí thì toàn thân sẽ thành cứng rắn như tường đồng vách sắt không hề sợ gươm đao chạm vào da thịt.

Như dẫn giải trên, Nội Ngoại công chia ra làm hai trường phái : Nhuyễn công và Ngạnh công. Đối với việc tập luyện thì Nhuyễn Công khó luyện hơn, lối tập luyện nầy được coi là luyện Âm Kình, khi luyện thành lúc đả

thương thì bên ngoài chẳng thấy đấu tích gì nhưng bên trong bị tan nát gân thịt, phế phủ. Đôi khi xuất thủ chưa đụng đến thân mà đối phương đã bị thương trầm trọng hoặc đã tán mạng rồi. Sự lợi hại âm kình của Nội công hay Nhuyễn công là như thế. Môn võ công nầy được tiêu biểu trong phép luyện Khinh thân Công pháp, và võ công Chu Sa Chưởng v.v... rất khó luyện.

Riêng Ngạnh công thì rất dễ luyện, bởi vì loại công phu nầy thuộc về Dương kình. So bề lợi hại về sức tàn phá của môn Dương kình thì không bằng âm kình, nhưng sự lợi hại về sức tàn phá của Dương kình cũng rất khủng khiếp.

Một điều đáng mừng cho độc giả (môn sinh không có thầy) là môn Dương kình rất dễ luyện, dù rằng không có chân sư chỉ dạy mà chỉ cần đọc sách rồi chuyên tâm trì chí luyện tập lâu ngày sẽ tbàlth công. Vì lẽ giản dị dễ học như thế nên môn sinh của học phái Dương kình rất đông ví như Thiết bích công, Tiên nhơn chưởng, v.v…

Riêng Thiết Sa Chưởng là môn Ngạnh công, tuy nhiên trong cách tập công như khi thành tựu, lúc phát kình Dương lực có mang phần nào tánh Âm kình thành thử dưới mắt võ lâm cao nhân môn võ học rất được mọi người khen ngợi và cổ súy rèn luyện.

Một câu chuyện được giới võ thuật tại Trung Quốc thường nhắc đến như một giai thoại võ học, chúng tôi xin kể ra đây để độc giả thấy sự lợi hại về công lực của phép luyện Kình khi đã đến chỗ thành tựu.

Vào năm Dân quốc thứ 17 (1929), một danh sư võ học tên Cố Mi Chương một hôm dạo chơi xứ Quảng Đông gặp một lực sĩ người Nga to lớn đang bày trò mãi võ tại đất Quảng mà con ngựa của người Nga là một võ sĩ rất lợi hại. Người Nga đại lực sĩ rất tự đắc dẫn con thần mã giới thiệu với quần chúng, đây là con ngựa thần rất hung dữ, không ai có thể hàng phục nó được mà chỉ có Đại lực sĩ Nga là khống chế nó dễ dàng, ngay trong lúc nó nổi điên. Thật ra thì ngựa nào chủ nấy, hắn đã huấn luyện con ngựa dữ đã thuần theo ý hắn, con ngựa biết tránh né và phản kích với đối thủ của nó, và luôn luôn tỏ ra hung hăng ngoại trừ chủ nó. Cho tới buổi hôm đó tại đất Hồ Quảng đã có nbiều vị võ sư xứ Quảng đã bị ngựa đá trọng thương. Cố Mi Chương mang mối bất bình, phần động lòng tự ái quê hương. Cố Mi Chương vào trường đấu với ngựa dữ. Con ngựa quả tinh khôn và kiêu dũng, võ sư Cố Mi Chương cùng ngựa thần quần thảo đến ba phút, và một thoáng nhanh như điện, vị võ sư đã phát vào lưng ngựa một chưởng làm ngựa thần hí lên một tiếng khủng khiếp rồi ngã khụy xuống đất, chẳng mấy chốc nó trào bọt mép và chết hẳn. Người Nga biết mình không địch lại vị võ sư lỗi lạc này nên nhân lúc bộn rộn thu gọn hành trang lẫn đi mất dạng. Người ta xem xét xác ngựa thì bên ngoài chẳng thấy dấu tích chi để khẳng định là ngựa đã thọ thương, người ta mang ngựa xẻ ra mới hay là gan ruột con ngựa đã nát bấy vì phát chưởng của vị võ sư họ Cố. Bấy giờ người ta mới biết rõ là võ sư họ Cố đã dùng môn võ học Âm Kình thượng thừa để giết ngựa, bảo vệ danh dự cho xứ Quảng. Trong trường hợp nầy nếu dùng Dương Kình đả thương ngựa thì bên ngoài tất có dấu vết dập bể, mà bên trong xương cốt ngựa cũng bể nát. Xem thế mới biết Âm Kình rất đổi lợi hại khó dễ đo lường.



Chỉnh sửa lại bởi Huy-Tưởng - 03/Aug/2013 lúc 12:58am
mhth
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.176 seconds.