Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Âm nhạc
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Âm nhạc
Message Icon Chủ đề: Thơ - Nhạc tháng tư buồn ! Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 14 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 01/May/2012 lúc 10:38pm

Ngày 30 tháng 4 năm 1975
&
Tôi


(Hoa Hạ)


Sáng hôm đó em đang ở phòng mỗ. Khi Anh Gíám Học hốt hoảng, đẩy cửa Phòng Mỗ vào tay cầm theo cái Radio...tất cả yên lặng nghe và tất cả..ngơ ngác.! Cứ như trên trời rơi xuống !! Chấm dứt rồi.sao?..hết chiến tranh rồi à?? em ngồi trên băng đá , đầu óc trống rỗng...đặc cứng như một khối sắt vô tri...văng vẳng tiếng hát của ai phát ra từ chiếc radio nghe thật buồn bài con thuyền Không Bến : " Đêm nay thu sang cùng heo may .........trong đêm bao la thuyền mơ bến nơi đâu ??  "

Bổng hai toán học trò của em nhốn nháo lên..."Cô ơi ! Mấy cô mấy anh chị ở trường đi hết rồi Cô...Cô đi không?

- Đi đâu??

- Đi về quê, cô Nguyệt cô Yến cô Loan...mấy cô về nhà hết rồi.

Em hốt hoảng nhảy xuống đất nhìn ra sân..từng tốp từng tốp người...các học trò của trường, bốn khoá ...họ bỏ trường về nhà...Họ mặc đồ thường chứ không yểu điệu tha thướt trong những chiếc áo dài nữa...Em đi như chạy về Trường...nội trú vắng hoe..đi đâu bây giờ !! Ba dặn là đừng đi lung tung mà..nhưng ở lại với ai??? muốn khóc quá.!! Thay vội bộ thường phục( cũng là cái quần tây và chiếc áo chemise, em làm gì có quần đen áo bà ba mà mặc !! ) lấy vội tiền bạc và một ít giấy tờ em ra bến xe...nhưng !!

Làm sao đi đây? Toàn bộ bến xe đông nghẹt những người và người. Họ tranh nhau lên xe, tranh nhau trèo cả lên mui của những chiếc xe lame đi ra Phà Hậu Giang. Phà không chạy. Muốn đi phải qua sông Hậu. Sông Hậu lớn thế kia mà đi bằng những chiếc ghe nhỏ tròng trành thế nầy? Không được. Em sợ lắm, vừa đi vừa khóc thút thít em quay về trường (đi bộ) lên đến phòng đóng cửa chặt lại..


........

Ba đi về rồi !

Em ngồi yên, bất động trông theo dáng Ba, cái lưng hơi tôm của Ba hình như còng xuống nhiều hơn ngày thường. Trông Ba buồn quá. Như già đi hơn chục tuổi !! Ba dặn em cứ ở yên đây đi, mà con cũng không nên về quê, Ba nghĩ con ở đây có lợi cho con hơn...Tuy không hiểu nhưng nhìn mặt Ba em như cảm thấy có điều gì nghiêm trọng lắm..Em lo lắng hỏi Ba :

Ba. Rồi... Ba có làm sao không ba? Ba chỉ lắc đầu không nói...Và em cũng đâu có ngờ đó là lần sau cùng em gặp Ba để rồi...hơn 7, 8 năm sau Em mới lại thấy Ba lần nữa !!


XXXX

Hôm ấy là hôm nào? Em không nhớ là buổi chiều của ngày nào nhưng , hình như chưa đến ngày giỗ Anh.

Sau khi Ba về rồi em nghe lời Ba đốt hết thư từ của gia đình, bạn bè thân sơ..đốt cả thư anh !! . Hộp thư gần trăm lá thân yêu của em.! Ôi đau lòng quá !! Quãng đời đẹp nhất của em có anh ..từ từ biến thành tro bụi..nhưng em chựng lại, không nỡ đốt ba tấm hình của anh..Trong hình anh nhìn em cười tươi quá, làm sao em nỡ đốt cháy niềm vui của mình đây ? Còn bốn cái alpha đỏ của bốn năm Võ bị nữa ? Mầu đỏ mới kiêu hùng làm sao...? em lặng đi một lúc...lấy miếng ngói bể đào một lổ đất nhỏ , em gom hết tro tàn của những lá thư chôn xuống đất, sát gốc cây Phượng của trường Cán sự... Bỏ luôn bốn cái alpha xuống , nhưng rồi em nghĩ : mảnh nhung đỏ sẽ tan, nhưng cái dấu alpha bằng kim loại không tan vào lòng đất ! Em lại..lấy lên..phủi bụi và đem trở về phòng...


....

Cuộc chiến ở Việt Nam đối với Em đã chấm dứt ở An Lộc . Từ đó, Em không dám đụng đến cái Radio, không còn hồi hộp theo dõi tình hình chiến sự vì đâu còn có anh làm chinh phu cho em là chinh phụ ngóng trông !! ... Vì hồi đó vừa khóc vừa học bài, thi cuối năm thứ 2 với những môn thi dồn dập. Năm thứ ba với những trại thực tập "nặng ký ", với kỳ thi ra trường. Còn thời giờ đâu mà nghĩ ngợi đến chiến tranh? Và Vùng bốn chiến thuật thật an lành. Chiến tranh chỉ có trong những bài nhạc, trong những quán cà phê và Chiến tranh đối với em chỉ còn là thơ của Chinh phụ ngâm khúc :

Chinh phụ ngâm diễn Nôm
I
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
Xanh kia thăm thẳm tầng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này


.....

Quân đưa chàng ruổi lên đường
Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng?
Tiếng địch trổi nghe chừng đồng vọng
Hàng cờ bay trong bóng phất phơ
Dấu chàng theo lớp mây đưa
Thiếp nhìn rặng núi ngẩn ngơ nỗi nhà
Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp lại về buồng cũ gối chăn
Ðoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc, trải ngần núi xanh
Chốn Hàm Dương chàng còn ngảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một mầu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?



Em đã lên đến cao điểm của nỗi sầu tử biệt nên đối với em còn nỗi buồn nào hơn thế nữa?  Và bây giờ biết có ai không, cũng như em sẽ phải nát lòng trước cảnh tử biệt sanh ly nầy? Chung quanh em những gương mặt chìm một nửa sau vành nón lá, Em cũng vậy. Cúi mặt vẽ vu vơ trên cát mà chờ đợi. Lần đầu tiên trong đời em có mặt trong một cuộc mít tinh để nghe xét tội một người mà đối với một bên là ác ôn, là có nợ máu với nhân dân, và đối với một bên là một vị anh hùng, đã anh dũng chiến đấu đến viên đạn cuối cùng cho quê hương cho mầu cờ, sắc áo.

Với em , người ấy như thế nào? Không có nợ nần gì với em cả. Em không hề biết ông, và cũng như nhiều người hiện có mặt trong đây đều không hề biết đến ông.. Họ cũng như em theo lệnh "Tất cả trường của Trung Tâm Y Tế, từ thầy cô đến các học trò đều có mặt tham dự. "

-Ổng kìa Ph.!! trời ơi còn trẻ quá ..

- Nghe nói là Tỉnh trưởng tỉnh Chương Thiện - không chịu buông súng đầu hàng nên bị bắt...

Em nhìn ra cổng..Trước mắt em là Đại Tá Tỉnh Trưởng tỉnh Chương Thiện Hồ Ngọc Cẩn .

Khoảng cách tuy xa nhưng cũng đủ để thấy Ông đang bình thản đi vào. Trước mặt em là một vị Đại Tá không giày saut áo trận, bình dị trong bộ áo bà ba đen ung dung đi giữa nghi thức áp giải mà như đi trong tiếng nhạc quân hành. Có lẽ tuổi khoảng chừng trên dưới bốn mươi, người vừa tầm, gọn gàng, nước da hơi xanh, cái xanh của thiếu nắng. Đầu trần không nón sắt thấy rõ mái tóc cắt cao như sẳn sàng hứng hết mọi tai ương của định mệnh. Một định mệnh dành cho người thất thế, sa cơ. Vừa đi ông vừa đảo mắt nhìn quanh, hình như hơi mĩm cười rồi tiến sâu vào trong khán đài, một vị trí cuối cùng của một đời ngang dọc.

Em lẩn thẩn tự hỏi : Không biết Ông xuất thân từ trường nào? quê Ông ở đâu mà bây giờ dừng lại ở đây? Em lại nhớ đến cái chết của Anh. Anh đã đổ ra hết đến giọt máu cuối cùng, rồi nằm xuống, lính chôn anh trước cổng tiểu khu Bình Long ... rồi tất cả đều bị san bằng dưới cơn mưa pháo. Đời trai như chiến sĩ Kinh Kha một lần qua sông Dịch, nhưng mỗi người sang sông bằng một cách khác nhau, và Không biết "VỢ ÔNG" - em muốn gọi bằng hai tiếng thân thương "vợ ông" chứ không muốn gọi bằng chức vụ -. Vâng, chỉ có vợ ông bây giờ chắc đứt ruột từng cơn !! Em đưa mắt nhìn quanh cố tìm, nhưng không thấy người đàn bà nào đang khóc như em nghĩ. Dưới gốc sân vận động, phía ngoài vòng rào lại là một cây Phượng vĩ đang nở bông đỏ thắm, trên cây có vài đứa trẻ hiếu kỳ leo lên nhìn vào ...

Cuộc xét xử đã bắt đầu, nhưng em không nghe được gì cả, em ở xa khán đài lắm nên không trông thấy Ông nữa. Và em bỗng nhớ bài Thơ "NHỚ RỪNG" của Thế Lữ

Thế Lữ

Nhớ Rừng

(Lời con Hổ ở vườn Bách thú)

Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

......
......

Và Cuối cùng,điều gì phải đến cũng đã đến....

**
Một tràng đạn nổ dòn chát chúa vang lên như tiếng sấm ...

Và mưa..!!. Mưa của trời đất, mưa trong lòng người thân và mưa của cây phượng cuối sân vận động vào một sáng sang Thu



Hoa Hạ



( Trích trong "TÌNH KHÚC KINH KHA" - HOA HẠ -
http://gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=7954 )


___
_______
__________



Đại Tá

Hồ Ngọc Cẩn

Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Quân%20Sử%20Việt%20Nam,%20Đại%20tá%20Hồ%20Ngọc%20Cẩn



Chân dung
Đại Tá Hồ Ngọc
Cẩn


Hồ Ngọc Cẩn (24 tháng 3 năm 1938 - 14 tháng 8 năm 1975) là một sĩ quan trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông giữ nhiều chức vụ tác chiến trong binh chủng Biệt Động Quân trong giai đoạn đầu đường binh nghiệp, rồi được biệt phái sang các Sư đoàn 21 và Sư đoàn 9 bộ binh. Chức vụ cuối cùng lúc bị  bắt là đại tá tỉnh trưởng tỉnh Chương Thiện (tỉnh lị là Vị Thanh nay là tỉnh lị tỉnh Hậu Giang). Sau khi lệnh từ Sài Gòn kêu gọi buông súng ông vẫn còn chiến đấu để cuối cùng đối phương vây bắt và mang ra xử bắn tại sân vận động Cần Thơ ngày 14 tháng 8 năm 1975.

Trận chiến cuối cùng

Sau khi lệnh từ Sài Gòn kêu gọi buông súng ông vẫn còn chiến đấu. Các đơn vị Cộng Sản Bắc Việt tiến chiếm vào tiểu khu Chương Thiện, thì gặp sức kháng cự, chết rất nhiều. Cuối cùng ông bị bắt và mang ra xử bắn tại sân vận động Cần Thơ ngày 14 tháng 8 năm 1975. Trước lúc bị hành hình, những người xử ông hỏi ông có nhận tội vừa nêu ra không thì ông trả lời như sau:

"Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không hạ nhục các anh như các anh bôi lọ tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Các Anh Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Không cần phải bịt mắt."  và hô to  " Đả đảo cộng sản. Việt Nam Cộng Hòa muôn năm".


Cuộc xử Hồ Ngọc Cẩn do hai nhân chứng thuật lại. Một là Trung tá Bùi Văn Địch (hiện sống ở Berlin, Đức); hai là phu nhân của Trung tá bác sĩ Jean Marc Bodoret, nhũ danh Vũ Thị Quỳnh Chi (hiện sống ở Marseille), em ruột của cựu Thiếu sinh quân Vũ Tiến Quang.

Vũ Tiến Quang là người nạp đạn cho Đại Tá Cẩn sử dụng khẩu đại liên 30, bắn đến viên đạn cuối cùng trong công sự chiến đấu tiểu khu Chương Thiện.



(http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93_Ng%E1%BB%8Dc_C%E1%BA%A9n_%28%C4%91%E1%BA%A1i_t%C3%A1%29)





Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 05/May/2012 lúc 6:40pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 02/May/2012 lúc 6:35pm


Ngôi Sao Đơn

( Ngày Cuối Thê Lương )


Nghĩa SQ/VNCH , C/N 2012/03/23

 

Giới thiệu : 

Tháng 08/1999 , tôi dọn nhà đến một căn phòng mới mướn . Trên ngăn kệ cao của closet , người mướn trước để sót lại một xấp « hồi ký » dầy 27 trang viết tay .

 

Đêm đầu tiên ở phòng trọ mới , tôi đọc đoạn « hồi ký » bi hùng đó với nỗi niềm thương cảm không tả xiết : Thương cảm cho một danh tướng trong bước đường cùng của vận nước đen tối ; thương cảm cho phu nhân và 2 người con của Tướng tuẫn tiết và thương cảm vị sĩ quan trẻ , có lẽ là Chánh Văn Phòng của vị tướng anh hùng , tức tác giả của đoạn « hồi ký » nầy .

 

Tháng 04/1999 , tôi đọc được bài viết của bà Lê Văn Hưng ( Phạm Thị Kim Hoàng ) có nhắc đến vị sĩ quan tên Nghĩa ở kề cận với Tướng Hưng đến giây phút chót , chắc đó là ông Nghĩa đã viết đoạn hồi ký mà tôi may mắn có được .

 

Gần cuối năm 1999 , tôi đọc truyện dài Nửa Sơn Hà của nữ văn sĩ Kathy Trần có đoạn viết về Tướng Nam , Tướng Hưng , tác giả chú thích là lấy tài liệu từ Phạm Trung Nghĩa . Nghĩa nầy chắc là Nghĩa khác . Tôi không truy tìm được tông tích tác giả của xấp tài liệu nầy để ngỏ ý xin phép được phổ biến . Tôi nghĩ đây là tài liệu quý hiếm để người viết sử đối chiếu với các tài liệu khác , nên tôi tự ý cho phổ biến trước và sẽ xin phép sau , khi nào biết được tác giả . Mong ông Nghĩa hoặc người em của ông Nghĩa có đọc được thì hãy liên lạc với tôi ( qua nhà báo ) .

 

Hồi ký hay ký ức là những bài viết kể lại sự kiện đã qua theo trí nhớ , theo chủ quan của người viết . Do vậy , nhiều người cùng chứng kiến chung một sự kiện mà khi kể lại , từng câu chuyện của từng người đem đối chiếu thấy không giống nhau 100 . Người viết sử muốn được trung thực thường hay tìm đọc những tài liệu từ các hồi ký , nhứt là hồi ký của những người viết không nhằm mục đích riêng tư nào , để chọn lựa lấy những chi tiết đáng tin cậy , thuyết phục được người đọc mà dựng lại lịch sử . Đọc đoạn hồi ký ngắn của ông Nghĩa , tôi nghĩ đây là người viết hồi ký không có dụng tâm gì cả , đáng tin cậy là trung thực trong tầm nhìn , trong giới hạn hiểu biết của ông , cạnh vị Tướng anh hùng của Quân Lực VNCH , người đã quyết định can đảm vào phút chót cuộc đời quân nhân của mình « Tướng chết theo thành » .

 

Trân trọng giới thiệu cùng độc giả đoạn hồi ký đặc biệt nầy .

 

Nguyễn Phước Đáng , San Jose 2000/03



Lời tác giả gởi người em : « ... Anh cố gắng nhớ và ghi lại những gì xảy ra vào những ngày hấp hối của Quân Đoàn IV và cái chết bi hùng của Tướng Lê Văn Hưng . Không là văn sĩ , anh cũng không làm khung trước , nhớ gì viết nấy . Anh mong những vị chỉ huy trực tiếp của Tướng Hưng , những người đã từng trù dập , bôi bẩn vị danh tướng khi ông còn tử thủ ở An Lộc địa . Anh muốn nói tới Tổng Thống Thiệu , Tướng 3 sao Nguyễn Văn Minh hiện còn sống tại Mỹ . Nếu quý vị còn sĩ khí của một vị tướng lãnh , hãy viết lên sự thật , để tỏ lòng sám hối , về những ngày tháng Hè 72 An Lộc – Bình Long .

 

« ... Nếu có thể , em liên lạc với Thiếu Tá Phương , Trung Uý Phúc , đi diện HO , hiện sống tại Mỹ để biết thêm chi tiết về Tướng Hưng trong thời gian ông ở Sư Đoàn 5 BB mà anh không biết ... » .

 

* * *

 

Lúc đó khoảng 2030 giờ ngày 30/04/1975 . Bộ quân phục nghiêm chỉnh vẫn còn trên người Chuẩn Tướng và tôi . Bên trong phòng ngủ Chuẩn Tướng , ngay sát đầu cầu thang trên lầu , sau nụ hôn vĩnh biệt của phu nhân vừa kịp đặt trên má chồng , ông Tướng đã vội vã đẩy bà ra phía ngoài và đóng nhanh cánh cửa . Lúc quay người lại , thấy tôi còn đứng lại trong phòng , giọng ông thảng thốt : 


- Nghĩa ! Mầy đi ra ...

 

Vừa nói ông vừa nắm lấy tay tôi lôi về phía cửa . Tôi bệu bạo : 


- Tôi ở lại cùng Thiếu Tướng ! ? ... ( * )

 

Sự dứt khoát của nghiêm lệnh hằng ngày trong giây phút xúc động mãnh liệt làm giọng Chuẩn Tướng lạc đi . Cái níu đẩy tôi ra ngoài , sự cọ xát ngắn ngủi đầy bi thương ấy khiến tôi có cảm giác mình như là thỏi sắt đang bị rút ra khỏi cục nam châm . Ôi ! Cái chết hoàn toàn được sắp đặt trước , lần đầu tiên trong đời tôi mới chứng kiến . Tôi chợt oà khóc !  

 

Đứng bên ngoài , tôi và phu nhân tai còn vọng nghe tiếng rít cài then khô khốc từ bên trong . Bất giác , tôi và bà Tướng mọp người xuống nền gạch , cố đưa mắt nhìn vào khe hở dưới cửa . Mọi sự diễn ra không đầy 1 phút sau đó . Một tiếng nổ chát chúa vang lên bên trong cánh cửa . Tôi hoảng hốt ngưng khóc , đứng bật dậy . Với tiếng nổ đó , tôi đau đớn nhận rõ chắc chắn chuyện gì đã xảy ra rồi ! Trong phòng không còn tiếng động nào . Tôi đưa tay thử lay động cánh cửa . Vô hiệu ! Tôi lùi lại nhìn xuống phía chân cầu thang kêu lớn khi thấy có 3-4 cái đầu đang nhớn nhác nhìn lên ( hình như có cả Thiếu Tá Phương ) : 


- Kiếm một con dao ... cạy cửa mau ...

 

Người tài xế tên Giêng cầm con dao to , nhọn , chạy nhanh lên và đích thân nạy cánh cửa bật ra . Mọi người cùng ùa vào phòng . Tôi bàng hoàng khóc ngất . Tất cả cũng khóc và chạy đến chỗ giường ngủ của Chuẩn Tướng . Ông đang ngữa người , nửa thân trên nằm trên tấm nệm trải drap trắng , 2 cánh tay buông ngang , khuy cổ và ngực áo bung ra , màu máu tươi nhuộm thắm phần ngực trái chiếc áo thun trắng bên trong . Cả phần chân Chuẩn Tướng buông thỏng bên ngoài , 2 gót giày chấm đất . Có lẽ Chuẩn Tướng đã ngồi cạnh thành giường , 1 tay cổi 2 khuy áo trên , tay kia đưa nòng colt 45 ấn vào chỗ trái tim ...

 

Chúng tôi đặt Chuẩn Tướng ngay ngắn lại trên giường , gương mặt ông xanh tái , lấm tấm mồ hôi , miệng há , đôi mắt chưa khép , biểu lộ sự đau đớn cực độ . Vừa đặt đầu ông lên gối , bà Tướng vuốt mắt cho chồng ... Chuẩn Tướng đã yên nghỉ ! Viên đạn oan nghiệt đã xuyên thật chính xác quả tim người anh hùng .

 

Đứa con đầu lòng , Lê Uy Hải , lúc đó vừa tròn 6 tuổi , đã nhặt được đầu đạn đưa cho mọi người xem , rồi mím môi khép 5 ngón tay giữ chặt « kỷ vật » . Nhìn cử chỉ ấy , tôi nghĩ tuổi thơ ngây dại của cháu đã trôi qua mất kể từ buổi tối hôm nay rồi . Khoảng một tiếng đồng hồ trước đó hai anh em ( em gái 3 tuổi ) còn đùa giỡn trên tấm nệm cao su đặt dưới nền gạch cạnh phòng cha , hai đứa bé không hề hay biết lát nữa đây vành khăn tang trắng sẽ phủ lên tuổi ấu thơ hồn nhiên của mình . 


 ...

 

... Quả thật tôi chỉ biết rõ quãng đời của Chuẩn Tướng vào thời điểm Cần Thơ , thủ phủ Miền Tây , thật sự đã vô chủ . Cần Thơ gần như chỉ bước vào cuộc trong đêm 29/04 . Mười giờ đêm , lúc tôi đang mơ màng , điện thoại từ TOC / Quân Đoàn gọi sang trình Chuẩn Tướng diễn tiến tình hình : Các trực thăng từ Quân Đoàn 3 , từ Sài Gòn ... bay lẻ loi về miền Tây đáp bất kỳ nơi nào đáp được ... Tôi thức luôn tới sáng vì điện thoại gọi đến liên tục . 


12 giờ khuya , nghe có tiếng xôn xao ồn ào ngoài cổng dinh , tôi bước ra và nhìn thấy hàng dòng người cuồn cuộn tuôn trên đại lộ phía bên kia công viên . Cuộc diễu hành náo loạn như đang giữa ban ngày . Tôi kinh ngạc hỏi người lính gác cổng mới biết đó là đoàn người kéo nhau ra bến Ninh Kiều để lên tàu Hải Quân ... ra đi . Tôi ngỡ ngàng tự nhủ : « Như vậy là Phó Đề Đốc Thăng tự động dẫn đoàn tàu của ông di tản ư ? » ( Các lực lượng Không Quân , Hải Quân , lực lượng Đặc Chủng ở miền Tây đều nằm trong hệ thống điều động của BTL / Quân Đoàn IV ) . Trong làn sóng người lục tục kéo đi , bất chợt tôi nhìn thấy xe của Chuẩn Tướng Chương Dzềnh Quây , Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn IV . Tôi quay vào , gọi ngay cho Thiếu Tá Trưởng Toán Trực TOC hỏi ông có biết vụ nầy không , rồi vội vã lên lầu trình Chuẩn Tướng . Chính ông cũng đang thức như tôi , và bảo tôi gọi Đại Tá Trang , Tư Lệnh Hải Quân Vùng IV Sông Ngòi để ông nói chuyện .

 

Lúc đó đã 3 giờ sáng ngày 30/04 . Tôi đã thấm mệt nhưng vẫn cố nhướng mắt chịu đựng . Giờ nầy giá có Phúc thì hết chê . Phúc khoẻ mạnh , tháo vát , giỏi giắn ... Nhưng Trung Uý Phúc đang kẹt lại Sài Gòn sau một chuyến « quá giang » trực thăng về Sài Gòn , ngày trở lại đơn vị bằng đường bộ , quốc lộ Sài Gòn – Long An bị cộng quân cắt đứt với trận chiến dằn dai nhiều ngày , chưa khai thông được .

 

07 giờ 30 sáng 30/04 , tại phòng họp BTL , như thường lệ , Phòng 3 thuyết trình tình hình trong đêm vừa qua trước 2 vị Tướng và các quan chức . Lần nầy có vẻ nghiêm trọng về việc lực lượng Hải Quân Vùng 4 Duyên Hải bỏ đi , mang theo Chuẩn Tướng Tham Mưu Trưởng , Đại Tá Diệp , Tiểu Khu Trưởng Phong Dinh ( Cần Thơ ) , Thiếu Tá Chánh Văn Phòng Tư Lệnh , Đại Tá Đạt , Chánh Sở Hành Chánh & Tài Chánh Số 5 .

 

08 giờ 30 Đại Tá Thiên được cử tạm thời đảm trách chức vụ Tiểu Khu Trưởng Phong Dinh .

 

09 giờ 30 hai vị Tướng Lãnh gặp nhau trong phòng việc của Tư Lệnh Phó . Chuẩn Tướng bảo tôi gọi Chuẩn Tướng Lạc , Tư Lệnh Sư Đoàn 9 đang chỉ huy công cuộc giải toả quốc lộ Long An , nói ông khẩn dùng trực thăng bay về Bộ Tổng Tham Mưu để biết rõ tình hình thực tại . Trên đường bay , Tướng Lạc không bắt liên lạc được với không phận Sài Gòn , nên phải quay về . Chuẩn Tướng lại lệnh cho tôi gọi về Bộ Tổng Tham Mưu để ông gặp Tướng Trưởng Phòng 3 . Tôi lạnh người khi nghe tiếng người tuỳ phái cho biết : 


- « Tổng Tham Mưu hiện không còn ai . Các Tướng Tá , Sĩ Quan cao cấp đang ở tại cơ quan MACV của Hoa Kỳ » .

 

Tôi hiểu liền các vị ấy có mặt tại đó để làm gì ! Sau vị nguyên thủ quốc gia ( Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ) , Bộ Tổng Tham Mưu cũng đã lặng lẽ đóng cửa ! ... Và như vậy , có nghĩa là riêng Quân Đoàn IV phải tự lo liệu lấy . Buông ống điện thoại xuống , tôi đứng ỳ tại chỗ , một cảm giác tê buốt chạy dọc thân thể : « Đất nước thực sự đã mất rồi » .

 

... Tôi bước vào phòng trình tự sự lên 2 vị Tướng . Tôi thấy mắt Chuẩn Tướng hơi chùng xuống , rồi gật đầu tỏ ý không cần thêm gì nữa . Tôi bước ra ngoài , một nhân viên văn phòng trao chiếc radio và cho biết đài phát thanh Sài Gòn thông báo dân chúng đón nghe thông điệp khẩn của Tổng Thống Dương Văn Minh . Tôi quay trở vào phòng trình Chuẩn Tướng . Lúc nầy Thiếu Tướng Nam đã trở về phòng ông . Chuẩn Tướng vội vã rời phòng bước xuống bậc thềm hướng về toà nhà Tư Lệnh . Mười lăm phút sau , tôi ghi vội nội dung lời phát biểu cuối cùng của Tổng Thống Minh , định sang trình 2 vị Tướng . Gặp Chuẩn Tướng đang bước xuống bậc tam cấp , tôi vừa trao tờ giấy vừa nói vắn tắt : 


- Tổng Thống Minh đã đầu hàng ! ...

 

Chuẩn Tướng quày quã đẩy cửa vào Phòng Tư Lệnh . 15 phút sau , Chuẩn Tướng trở lại văn phòng mình và bảo tôi gọi để ông nói chuyện cùng 16 Tiểu Khu Trưởng . Đó là lệnh ban hành thiết quân luật trên toàn lãnh thổ Vùng IV kể từ giờ phút nầy . Các đơn vị dừng quân và bố trí tại chỗ chờ lệnh Quân Đoàn . Nếu nó « bung » thì làm lại liền . Thiếu Tướng Tư Lệnh cũng gọi cho 3 Tư Lệnh Sư Đoàn 7 , 9 và 21 .

Mặc dù nhận rõ thông điệp của Tổng Thống Minh , nhưng hai vị Tướng Lãnh trách nhiệm sinh tử Vùng IV lúc nầy muốn ngăn trở những hổn loạn có thể xảy ra trong cảnh tối tăm nầy . Chính vì vậy mà giờ phút nầy , Chuẩn Tướng vẫn liên lạc cùng Tướng Tần , Tư Lệnh Vùng IV Không Quân , hỏi ông về việc sử dụng bom CPU . Tôi không rõ chuyện thảo luận của 2 vị về việc nầy , nhưng 1 tiếng sau đó , sau khi rời phòng họp , Tướng Tần cùng các sĩ quan của ông đã lên các phi cơ rời căn cứ ... nối gót lực lượng Hải Quân ! ...  

Giờ phút nầy , tôi đang giúp Chuẩn Tướng điều chỉnh lại bộ dây ba chạc trên người ông , Chuẩn Tướng như đang trong tư thế đối đầu tại chiến tuyến . Cửa phòng xuỵt mở , 3-4 Đại Tá tất bật kéo nhau vào . Các vị nầy trong số 7 vị Đại Tá được Tư Lệnh Quân Đoàn đề cử vào chức vụ Phụ Tá Tư Lệnh Phó đặc trách về Xây Dựng & Bình Định , Địa Phương Quân & Nghĩa Quân ... Thấy điệu dạng họ như vậy , Chuẩn Tướng cười mỉm : 


- Các ông làm gì vậy ? Tôi còn đây mà .

 

Thì ra các vị đến để yêu cầu ông Tướng trình Tướng Tư Lệnh để họ được đảm nhiệm chức vụ Trung Đoàn Trưởng , lấp chỗ các vị đã tự ý rời nhiệm . Tôi ngầm hiểu ý nghĩa về việc yêu cầu đó : Thông thường các Trung Đoàn Trưởng được cấp trực thăng C & C sử dụng trong ngày . Tôi được biết Đại Tá Bùi Huy Sảnh , Trung Đoàn 33 cũng vừa rời bỏ chức vụ . Chẳng biết ông có di tản được không ?

 

Ban hành thiết quân luật , Vùng IV đang có vẻ chuẩn bị đối phó với tình hình hơn là treo cờ hàng . Ngay khi hay tin Sài Gòn thất thủ , chợ búa , hàng quán được dân chúng Cần Thơ mua vội bán vội , cố thu xếp nhanh chóng trở về nhà , vẻ mặt ai nấy đều lo âu . Xe lướt nhanh hơn , người đi bộ gần như chạy , đường phố như chuẩn bị đón cơn mưa lớn .

 

Sau bức thông điệp đầu hàng của Tổng Thống Minh , mọi liên lạc viễn thông với Sài Gòn đều bị cắt đứt . Chúng tôi không biết gì về tình hình Thủ Đô . Tuy vậy , cho đến trưa , tình hình Cần Thơ và 16 tỉnh lỵ vẫn yên tĩnh , chưa có bóng dáng một nhóm cộng quân nào vào các Thị Xã . Các Tiểu Khu vẫn còn liên lạc tốt với Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn .

 

Buổi cơm trưa thật lạnh lẽo , tôi không thấy đói , nuốt vội qua loa , rồi để nguyên binh phục , kể cả giày , ngả lưng trên giường . Tôi biết , kể từ giờ phút nầy , biến cố sẽ có thể xảy ra bất cứ lúc nào . Buổi sáng , tôi đã tự ý gọi Đại Đội Trưởng Tổng Hành Dinh yêu cầu cho đổ đầy xăng chiếc Jeep Tư Lệnh Phó , xe tôi , xe Ford Custom mang số ẩn tế dùng cho gia đình Chuẩn Tướng . Cho tới giờ phút này , tôi chưa hề được Chuẩn Tướng ra lệnh lạc nào cả ...

 

13 giờ , chúng tôi trở vào Bộ Tư Lệnh , cách tư dinh Tư Lệnh Phó độ 300 mét . Tôi thấy xe Falcon đen cũng đưa bà Tướng cùng 2 con rời cổng dinh . Tôi hơi ngạc nhiên và lo lắng ... Có tiếng ồn ào phía Phòng 2 Quân Đoàn : Một núi giấy tờ đang được đốt cháy ngùn ngụt . Có lẽ các hồ sơ quan trọng được thiêu huỷ ? Tôi không rõ Đại Tá Trưởng Phòng có còn đó không , và việc thiêu huỷ giấy tờ nầy do lệnh của ai ? Tôi cũng không rõ giờ phút nầy có còn đủ các Trưởng Phòng không ? Chuẩn Tướng cũng không gọi đến vị Trưởng Phòng nào , ngay cả Trung Tá Tòng , Trưởng Phòng 3 ! Tôi tự hỏi , « Trong tình huống nầy , 2 vị Tướng có còn chỉ huy cấp dưới được nữa hay không » . Khuôn viên Bộ Tư Lệnh vắng ngắt , nghẹt thở .

 

14 giờ 30 , Chuẩn Tướng lại trở về tư dinh . Ông bước lên bực thềm , nhưng không bước vào trong như mọi khi , mà đứng tại hiên tiền đình , nhìn mông lung ra khoảnh sân phía trước . Tôi đứng bên trái Chuẩn Tướng , cách vài bước , hơi chếch phía sau , hướng tầm mắt theo ông . Mới vào Hè mà cảnh vật như đã Thu , Đông . Trời chiều ảm đạm , thê lương , từng mảng mưa bụi lạnh lẽo thả xuống tàn phượng vĩ đang nở hoa đỏ ối giữa sân , thêm hình ảnh bất động của Chuẩn Tướng trước mặt , tất cả mang đến cho tôi một cảm giác u-buồn , tan tác ... Bất chợt , Chuẩn Tướng quay lại hỏi tôi :

 

- Cô đi đâu ? 


- Thưa , cô đến nhà thờ xin lễ rửa tội .

 

Vừa lúc đó cửa cổng dinh mở toang , chiếc Falcon trườn vào . Tôi thở ra nhẹ nhõm .

 

Mấy ngày nay , tình hình chiến sự , tình hình đất nước đen tối như vậy , mà người thợ may riêng không ngớt giải quyết mớ vải vóc mới tinh cho bà Tướng cùng thân quyến . Bây giờ lại đi xin rửa tội . Tôi không bao giờ nghĩ ra chuyện ông bà Tướng đã âm thầm cùng bàn bạc chuẩn bị cái chết cho toàn gia đình . Và phần bà đã dọn mình bằng chính cung cách riêng của bà . Bà muốn khi từ giã cõi đời sẽ cùng con cái được đón nhận là con chiên của Chúa , và bước vào áo quan với bộ đồ mới tinh , trong trắng ... Nhưng vào phút cuối cùng , khi nhìn thấy 2 con thơ dại , Chuẩn Tướng thay đổi ý và nằn nì bà ở lại đùm bọc 2 con .

 

Buổi sáng , ngay sau khi bản thông điệp của Tổng Thống Minh vừa dứt , bà Tướng gọi sang văn phòng bảo tôi tìm cho bà càng nhiều càng tốt thuốc varium 5 mg . Bà Tướng vốn bị bệnh mất ngủ đã nhiều năm , nên việc bà cần loại thuốc nầy không có gì đặc biệt , tôi nghĩ vậy . Nhưng khi gọi cho Trung Tá Lưu , Liên Đoàn Trưởng 74 Quân Y , ông khuyên tôi đừng nên can dự vào , để lương tâm khỏi bị ray rứt sau nầy . . Rốt cuộc tôi xuống trạm xá Quân Đoàn và người sĩ quan trợ y đã dốc hết số thuốc còn lại trên trăm viên . Bà Tướng nhận số thuốc rất điềm nhiên trước giờ đi nhà thờ xin lễ rửa tội .

 

Gương mặt Chuẩn Tướng thoáng chút rạng rỡ khi thấy vợ con về đến dinh an toàn . Ông bước đến bên xe đón bà , trao đổi vài lời rồi lên xe trở lại Bộ Tư Lệnh .

 

Đã 3 giờ chiều . Tôi được biết có cuộc hẹn gặp gỡ thảo luận về việc tiếp thu Cần Thơ giữa BTL/Quân Đoàn IV với đại diện của phía cộng quân . Mọi sự sẽ diễn ra tại văn phòng Tư Lệnh . Tôi không rõ ngoài 2 vị Tướng còn có những ai khác , phía cộng quân bao nhiêu người và ai đã thảo ra văn bản để đôi bên cùng đồng ý ký kết .

 

16 giờ , Chuẩn Tướng rời Bộ Tư Lệnh và đây là lần hiện diện cuối cùng của ông tại bản doanh nầy . Xe chúng tôi vừa ra khỏi cổng chánh , ông ra hiệu dừng lại và bước xuống xe xem coi chuyện gì xảy ra ở phía trước . Bên kia đường , đối diện vòng đai và cổng chánh Bộ Tư Lệnh có rất nhiều thanh niên , kẻ quần tây , người quần đùi ở trần đang nối đuôi thành hàng dài phóng chân rảo nhanh . Tôi ra hiệu cho anh quân cảnh sang bên kia đường đón chận hỏi 1 người trong số họ . Thì ra những thanh niên nầy thoát ra từ trại Tuyển Mộ Nhập Ngũ đã bỏ ngõ . Giờ phút nầy có lẽ không gì thần tiên bằng là họ đang được trở lại nhà . Hèn gì họ vừa chạy vừa biểu lộ vẻ vui mừng rối rít . Nhìn cảnh tượng trước mắt , tự dưng tôi thấy dâng lên trong lòng nỗi cô độc , trống vắng làm sao ! Hình như chỉ còn mỗi một xe jeep chúng tôi độc hành trên con đường ngắn quen thuộc , mà giờ đây như xa lạ và dài lê thê ra ...

 

Đến ngả tư nơi tiếp giao giữa Bộ Tư Lệnh với dinh Tư Lệnh Phó và dinh Tiểu Khu Trưởng Phong Dinh , Chuẩn Tướng ra hiệu dừng xe . Ông bước xuống , đứng nhìn bao quát , có vẻ như đang sắp xếp một thế trận . Tôi nhìn ra 4 phía lộ , và nhận ra vẻ trống vắng rờn rợn . Lác đác vài xe gắn máy , xe thồ , xe đạp đang hối hả gò lưng . Cả một góc phố thoi thóp , im ỉm khiến tôi liên tưởng đến những đoạn film có cảnh tương tự : Les Sept Mercenaires , OK Coral ... thời còn đi học . Bổng từ phía chân cầu Nhị Kiều xuất hiện một chiếc xe jeep đang theo đại lộ Hoà Bình lao nhanh về phía chúng tôi . Chiếc jeep dừng lại cạnh xe Chuẩn Tướng . Người ngồi trên xe là Tướng Mạch Văn Trường , tân Tư Lệnh Sư Đoàn 21 . Ông là 1 trong vài vị Tư Lệnh được Tổng Thống Thiệu ra sắc lệnh thăng cấp trước khi lên phi cơ rời Việt Nam  . Tướng Trường xuống xe trình Tướng Tư Lệnh Phó Quân Đoàn điều gì tôi không nghe được , nhưng với vẻ hấp tấp và gương mặt đầy lo âu , cộng với tình hình trước mặt , tôi đoán chắc Bộ Tư Lệnh của ông hiện đã tan rã . Chuẩn Tướng bảo Tướng Trường theo ông về dinh .

 

Tại phòng khách , hai vị cùng ngồi trên ghế « canapé » . Với giọng nói cứng cỏi , quả quyết , ông nói với Tướng Trường rằng giờ nầy ông chỉ huy . Ông bảo Tướng Trường cùng Trung Tá Thành , Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 9 Kỵ Binh đến đóng bản doanh tại dinh Tiểu Khu Trưởng . Chuẩn Tướng bảo Trung Tá Thành lệnh cho 2 Chi Đoàn thiết vận xa M . 113 đang ở vùng quận lỵ Bình Minh lập tức quay về Cần Thơ và cho người đến tận bến phà lệnh cho toán chuyển vận phải túc trực ưu tiên chở đoàn thiết vận xa vượt sông . Ra lệnh xong , Chuẩn Tướng đứng lên , vào phòng rửa mặt trong lúc Tướng Trường vội vã ra xe đến dinh Tiểu Khu Trưởng .

 

Đèn phòng vừa bật sáng , tôi nhìn ra cửa sổ , bóng tối đã nhợt nhờ ngoài sân . Phía cuối phòng , bà Tướng và gia đình đã ngồi vào bàn ăn , có vẻ vẫn an bình như mọi bữa cơm tối hằng ngày . Người lính phục dịch đặt trên bàn tiếp khách , chỗ Chuẩn Tướng đang ngồi , 1 cái dĩa , muỗng và 2 trứng gà ngâm trong ly nước sôi .

 

Tôi đứng cạnh bàn viết đặt sát cửa sổ phòng khách , trên bàn có 2 máy điện thoại : 1 tự động và 1 qua tổng đài viên . Tối nay tôi tăng cường thêm 1 PRC 25 mở tần số của BTL/SĐ 21 và Thiết Đoàn 9 để liên lạc , theo dõi . Hình như hệ thống truyền tin của Bộ Tư Lệnh đã ngưng hoạt động từ 17 giờ , vì tôi gọi không có tiếng tổng đài viên trả lời . Còn máy tự động dường như bị cắt . Lúc nầy , Thiếu Tá Trịnh Đức Phương , nguyên Chánh Văn Phòng , cũng từ dưới phòng anh bước lên đứng phía trái Chuẩn Tướng . Cả 3 chúng tôi im lặng , hồi hộp nhìn về phía màn hình TV vẫn sáng trong , im ỉm .

 

Phái đoàn 2 bên rời BTL/Quân Đoàn đã gần 2 tiếng đồng hồ và chính lúc nầy là giờ qui định phát thanh . Chúng tôi không phải chờ đợi lâu thêm . Có tiếng nói vọng ra từ TV , tự xưng là phát ngôn viên của BTL/Quân Đoàn và đọc văn bản thông báo « BTL đã đầu hàng . Các đơn vị phải buông trao vũ khí ... « Bản văn vắn tắt , nhưng thật rõ ràng , đầy đủ » . Nghe đọc bản văn như vậy , tất cả chúng tôi , những người hiểu rõ nội dung bản văn chung trong phiên họp 2 bên đều chết điếng : Đây không phải là bản văn đã được 2 bên thoả thuận ký kết . Lập tức Chuẩn Tướng bảo tôi chuyền máy PRC 25 đến chỗ ông ngồi , đích thân ông cầm ống liên hợp gọi « Hổ Cáp » ( danh hiệu Trung Tá Thành trong đặc lệnh truyền tin ) bảo ông Thành dùng M 113 lái đến dinh để đi cùng Chuẩn Tướng đến đài phát thanh . Nghe đến đó , tôi lùi một bước về phía cửa , ra hiệu cho Trung Sĩ Sao ( cận vệ ) chuẩn bị sẵn sàng để di chuyển . Tôi trở lại chỗ cũ vừa kịp nghe lời đáp của Trung Tá Thành vang lên trong loa khuếch đại . Lời lẽ vẫn còn mang vẻ lễ độ của một cấp thừa hành , nhưng rõ ràng đó là lời từ chối thi hành lệnh . Thật khó đoan chắc có lực lượng đáng kể nào của cộng quân đã có mặt ở Thị Xã hay Bộ Tư Lệnh chưa , nhưng với văn bản vừa phát ra , chắc chắn sẽ hung hiểm vô cùng nếu tự nhiên xuất hiện một chiến xa rầm rộ di chuyển trong đường phố lúc nầy . Tôi tin rằng Chuẩn Tướng hiểu rõ điều đó . Trong cảnh biến động nầy , tuy lòng có lo âu , sợ hãi , nhưng nhìn thấy đức tính gan dạ , bất khuất của ông , như là dũng tướng tới bước đường cùng vẫn tả xung hữu đột , tôi khâm phục ông xiết bao ! Với tinh thần tự nhận trách nhiệm tối cao , hai vị Tướng Lãnh muốn quân nhân phải được bảo đảm an toàn , ít nhứt cũng cho những binh sĩ khi họ không còn được quyền cầm vũ khí trong tay nữa . Sau bản thông điệp của Tổng Thống Minh , có ai biết được chắc chắn về số phận của những đơn vị trước đó đang trực tiếp giao tranh ác liệt cùng các lực lượng cộng quân và rồi bổng dưng họ phải buông súng trong cơn hận thù còn sôi sục của đối phương ?

 

Đang miên man nghĩ suy , tôi giựt mình khi điện thoại reo vang . Nhấc ống nghe lên , tôi vội chuyển liền cho Chuẩn Tướng khi nhận ra giọng trầm trầm , chậm rãi của Thiếu Tướng Tư Lệnh . Có lẽ Thiếu Tướng hỏi Chuẩn Tướng về bản văn phát thanh vừa rồi . Tôi nghe Chuẩn Tướng trình bày là mọi việc đã giao cho Đại Tá Sáu , ThMPh / ChTrChTr / Quân Đoàn đại diện cùng đi với phe cộng quân . Vì sao bản văn chung bị tráo ? Và tình trạng Đại Tá Sáu ra sao chỉ duy nhứt Đ/T Sáu biết mà thôi . Tôi không nghe Chuẩn Tướng báo với Thiếu Tướng chuyện ông tính đến đài phát thanh mà không thành . Cuộc điện đàm giữa 2 vị Tướng kết thúc . Buông ống liên hợp xuống , Chuẩn Tướng thừ người , ngồi bất động . Lần đầu tiên tôi nhận ra vẻ mệt nhọc tuyệt vọng trên gương mặt ông . Chỗ dựa cuối cùng đối với đơn vị và những đàn em thân tín mà ông từng chỉ huy giờ đã bật gốc . Trong một cử chỉ buông xuôi , Chuẩn Tướng đưa 2 tay về phía trước , bằng một giọng nói oai mãnh , bất khuất ông đã quất về phía tôi và Thiếu Tá Phương một tràng lanh lảnh và đanh thép , khiến tôi rụng rời , vì biết sắp phải xa ông , vị Tướng tôi luôn kính quý . Tôi cúi đầu lặng thinh , cả một khoảnh khắc chơi vơi để 3 chúng tôi mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng ...

 

Chuẩn Tướng đứng lên bảo tôi tập hợp toán lính gác để ông nói chuyện . Thượng Sĩ Trưởng Toán Tiểu Đội bảo vệ dinh Tư Lệnh Phó tập hợp quân thành 2 hàng bên hông dinh . Bằng một giọng cảm động , chân tình , Chuẩn Tướng cám ơn họ đã vẫn ở bên ông đến giờ phút cuối cùng nầy và bảo anh em bây giờ ai muốn rời dinh cứ tuỳ ý ... Bổng có tiếng người lính gác ở trên cao báo động có xe cộng quân đến . Lập tức Chuẩn Tướng chạy vào trong nhà . Tôi hô toán cận vệ vào vị trí , rồi xách máy PRC 25 theo ông lên lầu . Chuẩn Tướng vào phòng ngủ rồi trở ra với khẩu XM 18 trên tay , chạy ra bao lơn , nằm xuống nhìn ra phía đường . Lúc nầy tôi mới nhận ra đường phố đang tối thui . Điện toàn bộ Thị Xã bị tắt ngúm . Như vậy điện trong dinh hiện có là do đường dây từ máy phát điện riêng của BTL/Quân Đoàn . Trong bóng đêm u-uất đó , 2 vệt sáng rực phát ra từ 2 đèn pha chiếc xe jeep vừa rời cổng dinh Tiểu Khu , quét thẳng về phía chúng tôi trông thật ghê rợn . Nhưng khi ra đến ngả tư , ánh đèn lại rẻ trái theo đại lộ Hoà Bình hướng về BTL / Quân Đoàn . Họ không đến chỗ chúng tôi . Chuẩn Tướng đứng lên , lùi trở về phòng . Tôi dùng máy PRC 25 thử gọi danh hiệu của Tướng Trường và Trung Tá Thành . Gọi 3-4 lần vẫn khong có tiếng đáp lại . Có vẻ như hệ thống máy đầu bên kia đã ngưng . Chắc chắn phải có biến cố bên dinh Tiểu Khu Trưởng , chỗ Tướng Trường và Trung Tá Thành đến đóng bản doanh hồi chiều . Dinh Tiểu Khu Trưởng và dinh Tư Lệnh Phó chỉ cách nhau hơn 300 m thôi , nếu có tiếng súng nổ chúng tôi phải nghe được , nhưng sự việc máy không còn mở túc trực chứng tỏ tình trạng Tướng Trường rất bi quan . Có thể ông và Trung Tá Thành đã bị bắt . Và như vậy tình hình trong dinh chúng tôi cũng rất nguy ngập , không rõ địch sẽ xuất hiện lúc nào . Có lẽ Chuẩn Tướng thấy rằng thì giờ đang rất cấp bách , nên ông bước đến đẩy cửa vào phòng bà . Và đây chính là giờ phút ông thuyết phục bà cần phải sống . Hai cháu bé đang vô tư đùa giỡn trên tấm nệm cao su đặt dưới nền gạch lối ra bao lơn . Tôi trở xuống nhà để tìm gặp , dặn dò toán gác . Thật ra tìm họ cũng là để tự trấn an mình .

 

10 phút sau , Chuẩn Tướng gọi tôi lên lầu gặp ông . Tại đây tôi thấy ngoài tôi và Thiếu Tá Phương , còn có đông đủ những binh sĩ đã từng phục dịch Chuẩn Tướng cùng gia đình rất lâu năm . Chuẩn Tướng đứng tại phòng ngủ , hai cánh tay ghì chặt đứa con gái 3 tuổi để cho đầu cháu tựa vào má ông . Bà Tướng đứng bên cạnh . Hai bàn tay măng non của cháu bé hồn nhiên lùa vào mái tóc cha làm loả xoả vài lọn tóc rối trên trán Chuẩn Tướng . Bức tranh bi thảm ấy khiến lòng tôi ngậm ngùi tê cứng . Bằng giọng nói tha thiết , ân cần , Chuẩn Tướng gởi lại bà cùng 2 con cho chúng tôi . Ông quả quyết từ giờ cho tới sáng sẽ không có chuyện gì xảy ra , bảo chúng tôi cố gắng hộ tống bà cùng gia đình về Sài Gòn rạng sáng ngày mai , 1-5 . Đó là lời uỷ thác cuối cùng của Chuẩn Tướng . Dù đã từng xông pha bao chiến trận , nhưng trong giờ phút tử biệt nầy , Chuẩn Tướng không nén được nỗi uất nghẹn trong lời nói . Ông lấy lại trầm tỉnh thật nhanh , quát bảo tất cả trở xuống dưới nhà , chỉ còn mình tôi và bà Tướng ở lại . Để rồi giây phút vĩnh quyết đã đến ! ... 
 

Hồi Kết

 

Lúc đó đã 9 giờ đêm 30/04 . Chúng tôi xúm quanh giường ngủ giúp bà Tướng lau rửa thân thể , thay y phục cho ông . Chừng đỡ lưng Chuẩn Tướng lên , mọi người lại đau lòng rấm rứt khóc khi thấy vẫn còn máu tươi rĩ ra chỗ viên đạn thoát ra khỏi thân thể ông . Chuông điện thoại lại reo lên . Tôi lật đật mời bà Tướng tiếp chuyện với Thiếu Tướng Tư Lệnh . Bà sụt sùi báo tin Chuẩn Tướng đã ... ra đi ... Cuối cùng bà nghẹn ngào cảm ơn Thiếu Tướng Tư Lệnh đã gọi đến thăm hỏi , an ủi bà ... Để rồi ... 8 tiếng đồng hồ sau , lúc 0530 giờ sáng ngày 01/05 , hai vị Tướng cao cấp nhất lãnh thổ vùng IV cùng gặp được nhau ở bên kia thế giới , với cùng ý chí « Tướng phải chết theo thành » .

 

Chuông điện thoại lại reo . Tôi nhắc ống nghe lên , giật mình khi nhận ra tiếng nói của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn , Tiểu Khu Trưởng Chương Thiện . Giọng ông thật khẩn cấp , ông cần nói chuyện với Tướng Tư Lệnh Phó . Tôi quyết định nhanh trong trí , « Không cho Đại Tá biết Chuẩn Tướng đã tuẫn tiết ! » . Tôi nghĩ , hệ thống điện thoại đã bị ngắt hoặc do đơn vị nầy đã bỏ nhiệm sở từ chiều , không lý gì bây giờ lại tái lập ? Chắc cộng quân đã chiếm đóng và đang kiểm soát các cuộc điện đàm ... Sau nầy khi hồi tưởng lại , tôi mới thấy mình thật ngu khờ : Chỉ vì muốn bảo toàn thi hài Chuẩn Tướng mà tự ý trả lời Đại Tá Cẩn là Chuẩn Tướng đang bận chỉ huy các đơn vị nên không thể rời máy tiếp chuyện Đại Tá được . Tôi nghĩ chỉ có cách đó mới ngăn được Đại Tá , để ông không đòi gặp Chuẩn Tướng nữa . Tôi còn tự ý trả lời « Lệnh của ông Tướng truyền đi hồi sáng vẫn không thay đổi » khi Đại Tá hỏi đến điều nầy . Hậu quả là Đại Tá tiếp tục cho Tiểu Khu mình tử thủ , để rồi ông bị bắt , sau đó đưa về Cần Thơ và Cộng quân đã đưa Đại Tá ra xử bắn trước đám đông dân chúng . Trong lúc chỉ huy chiến đấu , Đại Tá Cẩn đã bị thuộc hạ của mình phản trắc , khống chế từ sau lưng . Tôi tin rằng chính vì vậy mà ông không kịp thực hiện được hành động can trường như Chuẩn Tướng Tư Lệnh Phó và Thiếu Tướng Tư Lệnh đã làm , khi Tiểu Khu thất thủ , mà đành để bị bắt sống . Ông vốn là Trung Đoàn Trưởng của Sư Đoàn 9 tăng viện chiến trường An Lộc mùa Hè 72 , được vinh thăng Đại Tá và trở thành Tiểu Khu Trưởng Chương Thiện sau đó . Pháp trường của kẻ thắng càng tô đậm thêm ý chí hiên ngang , bất khuất của người dũng sĩ trước mũi súng quân thù . Tổ quốc sẽ mãi mãi ghi nhớ ơn Ông cùng những người , cho dù là hàng binh sĩ , trong những giờ phút nầy vẫn còn ngả gục và thắm máu đào trên khắp đất nước non sông .

 

Có tiếng rè rè từ máy PRC 25 và loa khuếch đại vang lên tiếng gọi danh hiệu Chuẩn Tướng . Tôi nhìn lại bản đặc lệnh truyền tin và nhớ ra giọng nói của Thiếu Tá Điệp , Tiểu Đoàn Trưởng 1/31 đang trong vùng hành quân thuộc quận Bình Minh , chắc anh không liên lạc được với Bộ chỉ huy Trung Đoàn và Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn , nên mới gọi thẳng về Chuẩn Tướng . Tôi báo cho Thiếu Tá Điệp biết chuyện của Chuẩn Tướng và cầu chúc anh may mắn . Trong đêm nay còn bao nhiêu đơn vị đang trong tình trạng bơ vơ , lạc đàn như Tiểu Đoàn của anh , kêu gọi cấp chỉ huy trong vô vọng và đành chờ đợi ánh bình minh để nhận lãnh số phận mình ... Từ đó tôi quyết định tắt hẳn máy PRC 25 .

 

Tôi bước trở lại phòng Chuẩn Tướng và nhìn thấy ông ngời sáng trong bộ lễ phục với đầy đủ quân hàm trên 2 cầu vai , cùng dây biểu chương , huy chương . Bà Tướng đang xếp gấp tư lá cờ vàng ba sọc đỏ và lần tay mở nút áo đặt lá cờ ngay ngắn chỗ phần ngực ông . Xong xuôi , bà ngước lên nói cùng tôi , bà mong muốn lễ tang Chuẩn Tướng được tổ chức đúng lễ nghi quân cách . Tôi gật đầu im lặng . Trong bối cảnh nầy , tôi thấy mình cần phải tận lực giúp đỡ bà , còn việc thành bại là hướng sắp tới .

 

Trời đã khuya , chỉ còn độ nửa tiếng nữa là sang ngày hôm sau . Thân nhân của Chuẩn Tướng vẫn còn đó cạnh ông . Có lẽ cũng không ai nhắm mắt được đêm nay . Tôi đến cầu thang , trở xuống nhà dưới , theo cửa sau vòng ra sân với đầu óc trĩu nặng lo nghĩ . « Khi hay tin Chuẩn Tướng tuẫn tiết , liệu bọn Cộng Sản có chấp nhận để yên cho mai táng ông không , mai táng bình thường thôi , chớ chưa nói đến chuyện đúng lễ nghi quân cách ? Hay là đêm nay mình tìm nơi an táng ông chính tại trong khuôn viên dinh ? ... » . Tôi lắc đầu , bỏ ý nghĩ đó và dừng lại chỗ cuối sân , nhìn ra cổng sắt . Đêm đen ghê rợn trùm phủ vạn vật . Trời tối đến độ tôi không nhận ra cánh cửa cổng . Còn vọng gác thì im sửng trên cao , không biết có còn người gác hay không ? Sự im lặng chết chóc khiến tôi hoảng sợ đứng ỳ tại chỗ , không dám nhích tới . Tôi có cảm giác đang bị bao vây , rình rập , dòm ngó từng động tác . Tôi trở gót , theo cửa sau , bước lên phòng khách nhìn quanh quẩn , nơi đây cũng tối om , chỉ có chút ánh sáng của ngọn đèn trên lầu hắt xuống cầu thang cho tôi nhìn rõ nhà dưới trống vắng , không còn người lính phục dịch nào ở đó . Tôi quyết định nghỉ lại nơi đây . Đêm nay nếu có sự kiện gì xảy ra từ phía ngoài vào , tôi sẽ là người đón nhận , hay biết trước tiên . Trong bóng đêm cô tịch , tôi ngồi nhớ lại những việc vừa xảy ra , tất cả nhanh chóng kết thúc , tưởng chừng như một giấc chiêm bao ! Sự đời như bọt nước bèo trôi , tụ rồi tan , mới hạnh phúc đó đã tan vở , mới cười vui đó đã ôm ra khóc . Lòng tôi bổng chơi vơi rung động nhớ lại lời nói ôn nhu của Trung Tá Nghiêm , Tham Mưu Phó Chiến Tranh Chánh Tri Sư Đoàn 21 , khi ông giới thiệu một pháp môn tu thiền cho tôi vào những ngày cuối năm 1973 tại văn phòng Tư Lệnh ở Chương Thiện . Sự thôi thúc dâng lên kỳ lạ , tôi xúc động ngồi lại ngay ngắn , chắp tay trước ngực , tâm thành khẩn hướng vọng đến đức thầy Lương Sĩ Hằng , xin ông nhận tôi là môn sinh . Từ đó đến nay đã 24 năm trôi qua , không ngờ nỗi đam mê với môn học nầy , tôi vẫn tiếp tục đeo đuổi và tôi tin chắc sự ổn định được đầu óc nhờ hành thiền , đã giúp tôi viết lại bài anh hùng ca nầy một cách tuần tự , rõ ràng , nhớ rõ như mọi chuyện mới vừa xảy ra .

 

Sau đó tôi nằm xuống và tạm quên được mọi việc và chìm trong giấc ngủ . Lúc tôi trở giấc , trời vẫn còn tối , lòng tôi lại nặng trĩu khi đối diện với thực tại . Tôi bước ra sau , về phòng mình , gắp rút lo việc cá nhân khi thấy kim đồng hồ đã chỉ gần 5 giờ sáng ...

 

Tôi trở lên lầu , gặp Thiếu Tá Thuyên , Phụ Tá Trưởng Phòng Tổng Quản Trị Quân Đoàn , đang đứng cạnh giường Chuẩn Tướng thút thít khóc . Anh vừa mới đến . Như vậy , tin về Chuẩn Tướng trong đêm đã lan truyền ra ngoài . Sự tao ngộ cũng thật vội vàng , ngắn ngủi . Anh rời dinh liền sau đó , lúc trời vẫn còn mờ tối . Đó là vị sĩ quan duy nhứt của BTL/Quân Đoàn đã đến nghiêng chào trước thi hài Chuẩn Tướng . Tôi bàn định cùng bà Tướng lo thu xếp những gì cần thiết mang đi , đề phòng trước , nếu bị buộc phải rời dinh . Thâm tâm tôi nghĩ đến người bạn chí thân hồi cùng ở Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 31 , Trung Uý Nguyễn Vĩnh Thành . Mấy năm nay Thành đã thuyên chuyển về Sở Hành Chánh & Tài Chánh Số 5 và cùng gia đình đang ở Cần Thơ , nhờ vậy chúng tôi vẫn thường xuyên gặp nhau . Hiện tại chắc chắn tôi phải nhờ Thành rất nhiều . Trong lúc chờ trời sáng , tôi bàn với Thiếu Tá Phương là anh đảm trách phần việc tại dinh , còn tôi ra ngoài tìm Thành và đi mua quan tài . Lúc tôi tiến đến cổng chuẩn bị ra ngoài , tôi sững sờ khi thấy thái độ của mọi người , trong ánh mắt của họ , tôi đọc được nỗi hoang mang nghi ngại : Họ đánh giá tôi một ra khỏi đây , không bao giờ trở lại !

 

Lúc đó gia đình Chuẩn Tướng còn ở trên lầu . Tôi mở hé cánh cổng để vừa đủ đi qua , mắt tôi nhìn thấy Đại Tá C , một trong những Phụ Tá của Tư Lệnh Phó đang đứng nơi công viên Hoà Bình nhìn về phía cổng ra vào . Khi thấy tôi đã nhận ra ông , Đại Tá lật đật rảo bước , may mà tôi chưa kịp gọi ông ! Tôi vòng bên trái dinh , theo đường tắt rảo bộ đến nhà Thành . Tôi bổng mừng rở khi thấy Đại Tá Vinh đang hàn huyên cùng với 3-4 người tại trước cổng BTL / Đặc Nhiệm 4 của ông ( Chức vụ cùng danh xưng có tính cách điều hành nội bộ của BTL / Quân Đoàn IV do Tư Lệnh đề ra , phần lớn nhằm giải quyết số sĩ quan cao cấp « ối động » tại BTL ) . Tôi thầm ngợi khen ông trông vẫn tỉnh táo và trẻ trung trong bộ áo quần thường dân . Trong buổi sáng hôm nay , không hẹn mà tất cả chúng tôi đều mặc thường phục , hoà nhập vào lớp thường dân . Gặp được Đại Tá , tôi đặt thẳng vấn đề Chuẩn Tướng đã chết và bà Tướng muốn chôn ông đúng theo lễ nghi quân cách , xin Đại Tá với tư cách một sĩ quan cao cấp , đến gặp họ ( CS ) để nói giúp . Tôi tưởng đã giải quyết được một gánh nặng to lớn khi Đại Tá Vinh đoan quyết đó là trách nhiệm của ông trong lúc nầy .

 

Đến nhà cha mẹ vợ Trung Uý Thành , tôi thật sự cảm động khi thấy mọi người trong gia đình đều ùa ra đón tôi . Tất cả đã biết tin Chuẩn Tướng tuẫn tiết , nên rất lo cho số phận của tôi . Tôi kể sơ cho mọi người biết Chuẩn Tướng chết như thế nào , trước đó ông dặn dò điều gì , và tôi đang rất cần được giúp đỡ đễ thực hiện lời uỷ thác của người chết . May mắn là nhà Thành có khoảng sân khá rộng , tôi xin được gởi chiếc Falcon và chiếc jeep sơn màu xanh với số ẩn tế dân sự . Chuyện gia đình Thành chấp nhận giữ 2 chiếc xe giúp tôi giữa lúc đen tối nầy là một hành động can đảm , như chấp nhận một bản án , nếu có người tố giác ( mà lúc đó thiếu gì bọn ba-mươi-tháng-tư ) Tôi biết như vậy , nhưng trong cơn nguy cấp , tôi không có cách nào hơn , đành phải nhờ Thành . Rất may là những ngày sau đó , khi chúng tôi đã rời Cần Thơ , biết tin gia đình Thành vẫn yên ổn . Viết lại những dòng nầy , tôi luôn ghi nhớ tấm lòng của cả hai bên gia đình Trung Uý Thành đối với gia đình Chuẩn Tướng .

 

Tôi cùng Thành lên chiếc vespa của anh đi đặt mua chiếc quan tài , rồi trở lại Sở của anh . Do ý của Thành , tôi tìm gặp Trung Tá Bia , Phụ Tá Chánh Sở Hành Chánh & Tài Chánh số 5 để nhờ ông chỉ dẫn và giúp lo việc tẩn liệm Chuẩn Tướng . Ông đang thay Đại Tá Chánh Sở hiện vắng mặt , chờ đợi người của Cộng Sản đến để bàn giao . Trung Tá hứa là ông sẽ đến liền sau khi xong việc ở đây và căn dặn tôi chuẩn bị những thứ gì cho việc tẩn liệm . Tôi cùng Thành hướng xe về phía chợ . Khác với ngày 30/04 , buổi sáng hôm nay , 01/05 , Thị Xã Cần Thơ thật ồn ào , rộn rịp . Gần như mọi nhà đều có người đổ xô ra đường , có nhiều con lộ bị nghẹt cứng . Dân chúng đi bộ tràn ra cả lòng đường , chúng tôi phải xuống xe dẫn bộ , len lỏi tìm lối vượt qua . Tôi chợt nhìn thấy Trung Uý Việt , Tuỳ Viên Tư Lệnh đang đứng trong sân nhà của Trung Uý Minh , sĩ quan Quân Sử BTL , tôi lật đật kéo Thành tấp vào . Gặp Việt , tôi hỏi ngay tình trạng của Thiếu Tướng Tư Lệnh . Buổi sáng , trước khi rời dinh , một hạ sĩ quan văn phòng đã đến trao cho tôi tờ giấy ghi tên họ của tôi đã « đăng ký trình diện » và cho tôi biết tin Thiếu Tướng Nam cũng đã tự sát . Tôi hỏi lại và được Trung Uý Việt xác nhận điều đó . Anh còn cho biết thêm , xe cứu cấp Quân Y Viện Phan Thanh Giản do anh và Trung Uý Danh gọi đã đến và mang Tư Lệnh về Quân Y Viện trong tình trạng hấp hối . Việt kể , lúc đó khoảng 5 giờ sáng , Thiếu Tướng đang ở dưới hầm , ông bảo 2 tuỳ viên lên nhà , rồi dùng colt tự sát khi ông còn lại một mình . Tôi không tiện hỏi han thêm , vì còn quá nhiều việc để làm .

 

Xe chúng tôi chạy ngang qua nhà Thiếu Tá Qu , Trưởng Phòng 1/SĐ 21 , tôi nhìn thấy Thiếu Tá ngồi sau một cái bàn đặt ở ngoài sân , đang hí hoáy ghi . Một số người đứng vây quanh bàn ông . Tôi vỗ vai Thành bảo chạy chậm lại để kịp đọc được dòng chữ ghi trên tấm bảng đặt sát bàn viết « Nơi đăng ký trình diện nguỵ quân » Tôi ngờ ngợ nghĩ « Như vậy , Th/T Qu là người do CS cài đặt vào Quân Đoàn ư ? Hay ông nhạy cảm , muốn lập thành tích để được là người cách mạng ba-mươi-tháng-tư ? » .

 

Ra đến khu chợ , tôi ghi nhận một điều là hầu hết các tiệm ăn đều chật cứng thực khách . Lúc đó tôi bổng thấy đói và nhớ ra từ đêm qua tôi chưa có thứ gì vào bụng . Tôi cùng Thành tìm chỗ ngồi để ăn sáng . Tiếng cười nói trao đổi giữa thực khách vang lên ỏm tỏi . Có 2 người khách ngồi cùng bàn với chúng tôi , nói với nhau : 


- Ăn cho đã ! Ngày mai biết còn xài tiền được nữa không ? ! ...

 

Tôi để Thành ngồi tại quán , một mình đi sâu vào chợ . Mắt tôi choáng ngộp với toàn màu đỏ : Cờ cộng sản cùng những cây vải đỏ bày bán khắp nơi . Dân chúng nơi đây quả đã sớm hội nhập với hoàn cảnh mới ! Tôi mua các thứ trà , nhang , đèn cầy , vải liệm ... rồi trở ra cùng Thành phóng nhanh về dinh .

 

Quan tài đã được đem đến và được đặt trên 2 giá gổ chính giữa nhà . Tôi hơi phập phồng khi thấy có 2 cán binh cộng sản miền Nam đang trên vọng gác . Họ không đả động gì tới bên trong dinh . Hình như họ được lệnh chỉ ở đó mà thôi ? Có lẽ thấy yên tâm phần nào , bà Tướng nói với tôi và Thiếu Tá Phương , ý bà dự định quàng lại 3 ngày . Tôi thấy cổ áo quan cũng « khiêm tốn » , nên bàn với Thành đến Quân Y Viện Phan Thanh Giản tìm xin bộ ny-lông . Tôi muốn nhân dịp nầy để biết đích xác tình trạng của Thiếu Tướng Tư Lệnh . Xe chúng tôi tới cổng Quân Y Viện , lác đác còn vài thương binh đang khập khễnh cùng thân nhân hối hả ra cổng . Khi vào sâu bên trong , tôi nhận ra nơi đây im lìm , trống vắng . Y-sĩ , nhân viên lẫn thương bệnh binh ... đều đã rời viện tự bao giờ rồi . Một ít thương binh tôi còn gặp có lẽ vì thân nhân ở xa mới vừa đến để đón họ . Duy nhứt chỉ một người đàn ông trạc tuổi tôi còn đứng trong sân cạnh chiếc xe gắn máy của anh . Tôi thầm mong gặp được nhân vật có vai trò đúng như Trung Tá Bia . Tôi liền đến gần và đánh bạo bộc bạch cùng anh việc tôi đến đây . Rất may , tôi gặp đúng người . Anh trao cho tôi bộ ny-lông giấu nơi yên xe kèm theo lời nói : 


- Thật may quá , chỉ còn một bộ duy nhứt . Từ sáng tới giờ phát hết rồi !

 

Tôi hỏi thêm : 


- Thiếu Tướng Nam nằm ở đâu ?

 

Anh chỉ Phòng Lựa Thương cách đó chừng 30 m và dặn dò tôi coi chừng , đã có chúng nó . Tôi cẩn thận nhìn quanh một lượt . Khi thấy chỉ có 3 chúng tôi , tôi cảm ơn anh , rồi bảo Thành chạy xe đến đậu sát bậc thềm căn phòng , rồi ngồi trên xe chờ tôi . Tôi vừa bước vào cửa phòng là thấy ngay một thi thể được phủ kín bằng tấm drap trắng , chỉ ló ra ngoài 2 chân vẫn còn mang đôi giày da quân đội . Thi hài nằm trên chiếc băng-ca đặt trên 2 giá sắt cao gần 1 m . Một chiếc bàn nhỏ đặt trước đầu băng-ca , trên có một lon nhôm đựng cát dùng thay bát hương , một hộp quẹt diêm và một thẻ nhang nhỏ đã bốc ra . Trong Phòng Lựa Thương vắng ngắt . Tôi đoán chắc đây là thi thể của Thiếu Tướng Tư Lệnh . Tôi bùi ngùi mục kích nỗi cô độc của ông . Tôi bước tới đưa tay kéo nhẹ tấm phủ trên đầu để được nhìn thấy gương mặt Thiếu Tướng hiền từ như người đang ngủ . Một vết đạn khoét từ thái dương trái trổ một đường kính cỡ trái chanh nơi thái dương phải , vệt máu đã thẩm đen chạy dài từ đó xuống gò má , đến cổ và động lại trên bâu áo phải làm lem lấm 2 ngôi sao thêu màu đen . Bộ quân phục chiến đấu vẫn trên người Thiếu Tướng đến giây phút cuối cùng . Tôi đốt một nén hương cặm vào lon cát đã có 3 chân nhang của ai đó đã đến đây trước tôi . Tôi kéo tấm vải phủ lại như cũ , rồi lặng lẽ rời Quân Y Viện , với nỗi lòng thật nặng nề , mệt mõi như người bệnh . Giờ phút cấp bách nầy , tôi không thể làm gì hơn được cho vị Tướng Tư Lệnh kính quý ! . Nhưng tôi hy vọng quý vị quân y sĩ của Quân Y Viện sẽ không bỏ mặc Thiếu Tướng . Tôi trở về dinh để chờ đón Trung Tá Bia . 20 phút sau Trung Tá đến .

 

Sau lớp vải liệm là đến chiếc túi ny-lông ôm chặt thi thể Chuẩn Tướng . Chúng tôi đưa thi hài xuống nhà dưới . Trung Tá Bia bảo tôi nâng phần đầu . Lễ tẩn liệm đơn sơ , nhanh chóng do Trung Tá Bia chỉ dẫn thực hiện . Tôi đứng ở đầu quan tài lặng nhìn Trung Tá Bia điều khiển mấy người lính trong dinh làm động tác cuối , từ từ đậy nắp áo quan . Bổng có tiếng la lớn uất nghẹn : 


- Trời ơi ! ... Ông « Thầy » ơi !

 

Rồi bóng một người lao đến bên quan tài , anh xúc động gần như quị xuống . Tôi nhận ra đó là Thiếu Tá Lành , Tiểu Đoàn Trưởng 3/33 . Tiểu Đoàn của anh sáng nay cũng đã tuân lệnh giải giáp , giao vũ khí , cởi bỏ quân phục tại chỗ , rồi từ trong vùng hành quân lội bộ ra lộ , mạnh ai nấy tự tìm phương tiện về nhà . Thiếu Tá Lành được tin cái chết của Tướng Hưng nên tìm đến tư dinh . Anh xuất thân từ trường Thiếu Sinh Quân , sau khi rời quân trường , về Tiểu Đoàn 2/31 cuối năm 1968 . Do đã từng phục vụ dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Lê Văn Hưng , thuở đó là Trung Đoàn Trưởng 31 , nên anh vẫn nhớ và kính quý vị « thầy » của mình ...

 

Đúng lúc đó Trung Uý Phúc xuất hiện . Anh cùng vợ con đáp xe đò từ Sài Gòn xuống tới . Mọi việc xong xuôi , Trung Tá Bia từ giã chúng tôi để về nhà gặp gia đình . Từ hôm qua , 30/04 , tên ông vẫn còn nằm trong sổ cấm quân ban hành từ hơn 1 tuần nay của BTL / Quân Đoàn . Một người lính vào nói nhỏ cho tôi biết một nguồn tin rất bất lợi cho chúng tôi . Do vậy , tôi , Phúc và Thiếu Tá Phương thuyết phục bà Tướng nên an táng ngay cho ông và rời dinh càng sớm càng tốt . Chúng tôi phân chia công việc cho nhau : Phúc cùng vài nhân viên đến khu đất nhà ở Cái Răng lo đào huyệt . Phần tôi lo xe tang . Thành đưa tôi đến Hội Mai Táng Từ Thiện của Hiệp Hội Xe Đò Cần Thơ . Rất may cho chúng tôi là người đại diện cho Hiệp Hội chấp thuận , dù biết đó là đám tang của một vị Tướng . Ông cho biết là phải lo cho đám tang khác lúc 15 giờ . Vậy chúng tôi cần phải chuẩn bị sẵn sàng , lúc xe tang đến là phải di chuyển liền .

 

Từ lúc đó cho đến khi xe tang xuất hiện , chúng tôi thu xếp mọi thứ đem theo để khi rời dinh sẽ không trở lại nữa . Riêng phần gia đình Chuẩn Tướng , buổi sáng sớm sau khi gặp Thành tôi đã trở về hướng dẫn xe Falcon và xe jeep dân sự đến gởi bên nhà Thành rồi , với số hành lý chứa trong cóp sau xe .

 

Giờ phút trôi qua chậm chạp với nỗi lo lắng chờ đợi của tôi . Từ 16 giờ tôi bắt đầu sốt ruột , bứt rứt không yên . Mảng nắng chiều vàng vọt còn cố níu lại trên đỉnh tàn sao cao ngất . Đúng lúc tôi đang bối rối với chút mong manh hy vọng , bổng có tiếng ồn ào , rồi cánh cửa cổng mở toang . Chiếc xe tang đen ngòm đưa phần đuôi trườn vào sân . Các nhân viên trên xe nhanh nhẩu nhảy xuống chạy vào nhà . Đã chuẩn bị sẵn , chúng tôi cùng họ đưa quan tài lên xe . 5 phút sau tất cả chúng tôi bắt đầu rời dinh . Anh Phương , Phúc và tôi cùng gia đình bà Tướng ngồi trên xe tang . Thành và những nhân viên khác dùng phương tiện riêng chạy theo sau xe tang . Lúc xe rời cổng lớn một đoạn , tôi nhìn lại thấy có nhiều người chạy ùa vào dinh . Vĩnh biệt tất cả , vĩnh biệt cả con chó berger chúng tôi đau lòng phải bỏ nó lại ! ... Xe quẹo ra đại lộ Hoà Bình để hướng về Cái Răng .

 

Tại huyệt mộ , một cậu bé trạc độ 14 tuổi , nhưng đôi tay thật thông thạo , nhịp nhàng với miệng hô khẩu lệnh điều khiển lên xuống đòn tay , rút dây khéo léo , đưa êm thắm quan tài đến đáy huyệt . Họ nhanh chóng phụ giúp chúng tôi lấp đất và đấp vung lên thành hình ngôi mộ . Chúng tôi ngậm ngùi chào từ biệt Chuẩn Tướng , để lại mình ông đơn độc như cố Thiếu Tướng Nam mà tôi đã gặp vào buổi sáng .

 

Chúng tôi về đến Cần Thơ thì trời đã tối . Bà Tướng và gia đình cùng Thiếu Tá Phương , Trung Uý Phúc đến nương náu tại một ngôi chùa . Sau nầy chính các vị sư ở đây đã giúp xây mộ cho Chuẩn Tướng . Tôi về nhà Thành để trông coi 2 chiếc xe . Chúng tôi hẹn gặp nhau lúc 8 giờ sáng ngày mai , 02/05 , để về Sài Gòn . Tôi khẩn khoản yêu cầu Thượng Sĩ nhất Triệu , tài xế xe Falcon , cố gắng giúp đưa gia đình bà Tướng về đến Sài Gòn , một lần nầy nữa thôi . Buổi tối , tôi mở tất cả va-li trong cóp xe ra kiểm soát lại , đem thiêu huỷ tất cả hình ảnh binh bị của Chuẩn Tướng . Ban chiều tôi đã trình bày cùng bà Tướng là không nên giữ lại những gì sẽ có hại cho gia đình bà , trên đường về không biết bất trắc ra sao . Hơn 10 giờ đêm , tôi vào giường thao thức không ngủ được . Tôi lo nghĩ đến chuyện di chuyển ngày mai . Nếu vì bất cứ lý do gì , người tài xế vắng mặt , thì tôi phải đảm trách phần việc khó khăn nầy của anh . Tôi chỉ từng lái xe jeep mà chưa từng lái chiếc xe tương đối cồng kềnh nầy , khó khăn nhứt là lúc lên xuống phà . Chiếc jeep giao cho Thiếu Tá Phương , Trung Uý Phúc và gia đình .

Buổi sáng 02/05 , tôi vô cùng mừng rỡ và cảm động khi thấy Thượng Sĩ Triệu xuất hiện . Không chỉ riêng chúng tôi mà người hạ sĩ quan già nầy , trong thời gian chờ giấy xuất ngũ , vẫn tận tuỵ với Chuẩn Tướng đến giờ phút hiểm nguy nhất . Đêm qua , khi về đến nhà Thành , Trung Sĩ Sao , cận vệ của Chuẩn Tướng mới bịn rịn từ giã tôi ra bến xe để về với gia đình chắc chắn đang rất trông chờ anh .

 

Không biết có còn dịp gặp lại nhau nữa không , tôi nghẹn ngào chia tay người bạn tâm đầu ý hợp và gia đình Trung Uý Thành rồi lên xe đến điểm hẹn . Xe tôi đi đầu , xe Phúc theo sau , bắt đầu xuống phà Cần Thơ trực chỉ Sài Gòn . Chúng tôi cùng chung tâm trạng mong nhanh chóng rời khỏi nơi đây . Qua bên kia bờ , mới đi được vài cây số , xe tôi gặp một toán cộng quân miền Nam đứng rải trên đường chận lại xét hỏi . Nhờ vậy xe Phúc thoát qua lọt . Một nữ cán binh , có vẻ là Trưởng Toán , cổ quàng khăn rằn , biểu tượng cán binh miền Nam  , vai mang chiếc radio nhỏ đang phát vang rền một bài ca vọng cổ . Cô ta tiến đến bảo tôi mở cửa xe . Thấy chiếc va-li , họ lôi xuống bảo mở ra xem . Trong đó chỉ toàn là quần áo . Tôi mừng thầm là họ không khám phá ra chỗ cóp xe . Đến lượt cái bóp tay của bà Tướng , trong đó có một xấp tiền độ một trăm ngàn . Tôi choáng váng khi thấy cô ta lôi ra một xấp hình . Cô ta chú mục từng tấm một . Toàn là hình ảnh của Chuẩn Tướng mặc quân phục tại chiến trường . Có tấm chụp chung với cố vấn Hoa Kỳ nữa . Không kịp trấn tỉnh , tôi trả lời họ đây là vị Tướng đã chết rồi . Thế là họ ra lệnh bắt giữ bà Tướng và tôi với những tang vật đó . Trong lúc rộn ràng , tôi lấy cớ đến đóng cửa xe , rồi ra dấu bảo tài xế rồ máy chạy đi , mặc bà Tướng và tôi tự lo liệu sau . Tôi hy vọng , khi không thấy xe tôi , Phúc sẽ dừng xe lại chờ .

 

Chúng tôi bị đưa về BChH quận Bình Minh hiện do cộng quân chiếm giữ . Cùng chung số phận bị bắt còn có đôi nam nữ tuổi trạc 20-25 với lý do khá ngộ nghĩnh : Họ mang theo người số tiền gần 40 ngàn mà không có ... « đăng ký » ! Tại BChH quận , nữ cán binh áp giải chúng tôi đứng ra « tố giác tội trạng » chúng tôi trước hơn chục dân chúng hiếu kỳ , tính tình vốn chất phác của người miền Nam , họ chưa quen hình thức « đấu tố » nầy , nên chỉ trố mắt đứng nghe . Thao thao đã mồm rồi cô ta giao cả 4 chúng tôi cho một ông già , nói là cô cần đi dùng cơm trưa . Trong phòng bây giờ chỉ còn lại một nhân viên nầy . Tôi thầm khấn nguyện vong linh Chuẩn Tướng độ trì cho chúng tôi sớm rời được nơi đây . Một lát sau , bổng dưng ông già trông giữ chúng tôi đem giao trả mọi thứ và cho chúng tôi đi . Có lẽ ông ta không phải là cộng sản chính cống . Chúng tôi lập tức lên xe thồ ra quốc lộ đón xe đò hướng về Vĩnh Long . Ngồi yên trên xe đò rồi , tôi lần dò kiểm lại các thứ : Mặc dù số tiền vơi đi , nhưng tôi vẫn hoàn lại đôi nam nữ số tiền họ bị mất trắng . Trước đó tôi đã thầm ước nguyện có mất tiền cũng được miễn sao được tự do thì thôi .

 

Trên chuyến xe đò ọp ẹp , chật ních người , nhưng ai nấy đều biểu lộ nỗi rạng rỡ , sung sướng . Họ cùng nhau phát biểu ca tụng cảnh hoà bình hôm nay , tha hồ đi suốt từ Nam chí Bắc ... Thậm chí có người còn không tiếc lời chê bai , nguyền rủa đội quân trước đây đã từng bảo vệ họ . Tôi lơ đãng nhìn qua cửa hông xe , ngắm cảnh đồng ruộng bên ngoài , nhưng những âm điệu trong xe vẫn nhức nhối lọt vào tai . Cảnh vật vút qua như dòng đời trôi chảy . Tôi nghĩ ngợi mông lung đến một ngày không xa , năm mười năm nữa , có còn chăng cái vẻ « hồ hỡi phấn khởi » hôm nay ? Sống và chờ xem !

 

Chúng tôi về tới Phú Lâm gặp Phúc đang đứng chờ . Xe Phúc đã đợi gặp xe Falcon và cùng nhau về đến Sài Gòn an toàn . Tuy vậy , chiếc xe jeep cũng bị giữ lại và bị « sung vào tài sản của nhân dân » khi gần đến Mỹ Tho .

 

Rốt cuộc chúng tôi cũng đến được Sài Gòn đông đủ . Ngày hôm sau đến lượt chiếc Falcon cũng rời chúng tôi , lại bị « sung vào tài sản nhân dân » ! ? Người tài xế nhắn lời từ giã để trở lại Cần Thơ trong lúc tôi vắng nhà .

 

Khi bà Tướng cùng gia đình tạm có chỗ ở cũng là đúng lúc tôi phải vào « trại cải tạo » .

 

Buổi trưa ngày 26/06/1975 , thời hạn chót , tôi cùng em trai là Trung Uý HquTr , P2/TKh Kiên Giang thu xếp hành trang gọn nhẹ lên đường , chúng tôi rủ thêm vài « sĩ quan nguỵ » cùng xóm , bước vào cuộc đời mới , vào cuộc sống khổ sai trung cổ ẩn dưới cái tên phỉnh phờ « học tập cải tạo » .

 

Tại trại tập trung , một cán binh mang khẩu AK , mặt còn non choẹt , đứng ngáng tại cổng ra vào , ra lệnh cho mọi người bày biện hành trang ra khám xét . Chúng tôi ngồi xổm trên nền xi-măng với mớ vật dụng trước đôi mắt cú vọ của tên cán binh « con nít còn hôi sữa » . Cảnh tượng đó khiến tôi chua chát nhớ lại lời nói của Chuẩn Tướng đêm 30/04 , âm hưởng giờ đây vọng lại hồn tôi rõ ràng từng lời , nhức nhối như từng vết dao đâm : « Nghĩa , tuỳ mầy ! Tao đã quyết định đời của tao . Tướng , Tá , hay Uý không là gì cả . Cái quan trọng là sống nhục được hay không ? ! » .

 

Chúng tôi dành riêng đoạn kết nầy , kính xin phép phu nhân Cố Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng được thay mặt bà để chân thành tri ân gởi đến Hội Đoàn , Quý Tôn Giáo , cùng cá nhân bạn bè kê dưới đây , đã không ngần ngại trước hiểm nguy , tận tình giúp đỡ chúng tôi hoàn tất việc mai táng thi hài Chuẩn Tướng :

 

- Quý Đại Sư ngôi chùa ở Thị Xã Cần Thơ , 
- Hội Mai Táng Từ Thiện của Hiệp Hội Xe Đò Cần Thơ , 
- Gia đình 2 bên của Trung Uý Nguyễn Vĩnh Thành , 
- Quý vị tiễn đưa , 
- Sĩ quan , Hạ sĩ quan , Binh sĩ đã tận tuỵ vì Chuẩn Tướng .

 

Nghĩa 1999/04/28



mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 02/May/2012 lúc 9:38pm


 
CUỐI ĐƯỜNG
(Hồi ký của Vương Mộng Long- k20)

"Vinh quang một đời của người cầm quân là một món nợ.  
Nợ với tổ quốc, với đồng bào, và với thuộc cấp của mình!"
(Vương Mộng Long)


 
---o---
   
     Bảy giờ sáng ngày Ba Mươi tháng Tư 1975, tôi dừng quân trên một tọa độ cách thủ đô Sài-Gòn hơn hai chục cây số. Nơi đây là đoạn cuối của Quốc Lộ 1. Chỉ còn một quãng đường ngắn ngủi nữa thôi, Quốc Lộ 1 sẽ chấm dứt. Tối qua, 29 tháng Tư chúng tôi rút về tới Long-Bình thì Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn 24 Biệt Động Quân đã di chuyển đi đâu mất rồi. Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân của tôi như con gà con lạc đàn. Tôi vào máy gọi Liên Đoàn 24 BĐQ, gọi Tiểu Đoàn 81 BĐQ, gọi Tiểu Đoàn 63 BĐQ, và gọi cả Sư Đoàn 18 BB/ HQ trên tần số riêng. Tần số nào cũng rối loạn. Tôi không bắt liên lạc được với ai. Nửa đêm, thình lình máy vô tuyến đưa lệnh, chẳng hiểu của giới chức nào, chỉ vắn tắt một câu,
     -"Các đơn vị cấp tốc rút về phòng thủ Sài-Gòn!"

     Mờ sáng Ba Mươi tháng Tư, chúng tôi bỏ Long-Bình, rồi từng bước, rút về hướng thủ đô, để "phòng thủ thủ đô". Cuối cùng, lết bộ tới Cầu Hang (Biên-Hòa) thì mỏi mệt quá, tôi cho quân dừng lại nghỉ. Trên Quốc Lộ 1, cách Cầu Hang chừng hai trăm mét, hơn sáu chục người lính sống sót cuối cùng của Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân bơ vơ. Vào giờ này, quân số Tiểu Đoàn 82 BĐQ bách thắng của Quân Khu 2 còn lại chừng nửa đại đội, với bốn sĩ quan là tôi (Thiếu Tá Vương Mộng Long), Thiếu Úy Thủy, Trung Úy Trâm, Chuẩn Úy Thiều cùng hơn sáu mươi binh sĩ. Ông Đại Úy Ngũ Văn Hoàn, Tiểu Đoàn Phó chết đêm 28 tháng Tư.  Chuẩn Úy Nguyễn Hữu Phước và Trung Úy Đăng mất tích. Thiếu Úy Châu đi thụ huấn chưa về. Thiếu Úy Học, Thiếu Úy Hoàng vắng mặt từ chiều 27 tháng Tư, trước khi tiểu đoàn vào vùng. Chuẩn Úy Gấm, Chuẩn Úy Trung, Chuẩn Úy Lê Văn Phước (Ban 3) cùng Trung Úy Trần Văn Phước thất lạc trên đường rút lui từ Hố-Nai về Long-Bình ngày hôm qua. 
     Từ nửa khuya, những đơn vị đồn trú ở Long-Bình đã bắt đầu theo cơ giới rút đi. Lúc tôi tới Cầu Hang thì những vị tu hành áo vàng của ngôi chùa Theravada bên kia lộ đang lên xe chạy về hướng Sài-Gòn. Giờ này họ đã quay trở lại. Họ trở lại chùa, vào phòng, khóa chặt cổng ngoài. Có một điều lạ lùng, khác với những lần rút lui từ Quảng-Đức và từ Long-Khánh, đó là, trong lần rút bỏ Biên-Hoà này, tôi không thấy dân chúng bồng bế nhau chạy theo quân đội. Chiếc xe nhà binh sau cùng di chuyển qua Cầu Hang đã khuất bóng từ lâu. Khoảng tám giờ sáng thì không còn ai đi sau chúng tôi nữa. Sau lưng chúng tôi, thành phố Biên-Hòa có lẽ đã rơi vào tay Cộng Quân.  Trước mắt chúng tôi là Quốc Lộ 1, dài mút mắt, hướng Sài-Gòn. Cuối trời hướng tây có từng cột khói đen cuồn cuộn bốc lên. Trong vài túp lá, quán cóc bên đường xe lửa, xác những người bạn Nhảy Dù chết cách đó một vài ngày còn nằm trên sạp tre. Họ đã hi sinh khi nhổ chốt địch để lấy lại đoạn đường quanh Cầu Hang. Tôi không còn tâm trí đâu mà lo chôn cất cho những người bạn đã kiêu dũng nằm xuống này. Chính tôi cũng không rõ số phận chúng tôi sẽ như thế nào trong vài giờ sắp tới. 
     Mười giờ sáng Ba Mươi tháng Tư năm 1975. Tôi thẫn thờ rời cái quán cóc bên đường. Chiếc xe Jeep của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, Tư Lệnh Sư Đoàn 18 BB đã khuất dạng nơi khúc quanh có vườn cây xanh, về hướng Thủ-Đức. Tư lệnh đã quay lại tìm tôi, nhưng giây phút cuối cùng, chúng tôi không kịp gặp nhau. Vào giờ phút này, trên máy thu thanh, ông Dương Văn Minh đang oang oang ra lệnh cho chúng tôi buông súng. Ông Dương Văn Minh gọi kẻ thù của chúng tôi là "những người anh em" Chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ, buổi sáng Ba Mươi tháng Tư năm 1975, cuộc chiến tranh Việt-Nam hai mươi năm đi vào trang chót. Đứng trên đường tà vẹt, tôi bàng hoàng, ngỡ ngàng tự hỏi,
     -"Có phải ta đang trong cơn ác mộng hay không?" 
     -"Sao chiến tranh lại có thể kết thúc một cách đột ngột, vô lý, và thê thảm như thế này?"  
Chua xót thay! Tôi không mơ. Tôi đang sống với thực tế phũ phàng. Thằng Y Don Near nắm chặt sợi dây ba chạc của tôi, nó khóc sướt mướt,
     -"Thiếu Tá ơi! Sao lại thế này? Thiếu Tá ơi! Hu...hu ...hu..." 
     Từ chiếc máy PRC 25, trên lưng nó, trong tần số liên đoàn, có nhiều giọng đàm thoại lạ. Những hiệu đài không quen, gọi nhau, chửi thề, quát tháo, than van...
     Trước mắt tôi, bên kia đường, lá cờ ngũ sắc trong sân chùa bay phất phới. Hai bên quốc lộ, những bộ rằn ri còn bố trí, thế tác chiến sẵn sàng. Những người lính Biệt Động đang chăm chú nhìn cấp chỉ huy của họ. Họ nhìn tôi với ánh mắt của những đứa con nhỏ đang nép mình trong lòng mẹ, vào những buổi ngoài trời giông bão, mịt mù sấm sét. Cảnh này quen thuộc lắm. Những khi tình hình nghiêm trọng, thuộc cấp của tôi thường chờ đợi quyết định của tôi với những cái nhìn kính cẩn, tin tưởng và thương yêu như thế này. Trong mười năm chiến trận, đã có đôi lần tôi bị bỏ lại đàng sau. Đôi lần đơn vị tôi bị dồn vào tình trạng vô cùng nguy khốn, thập tử nhứt sinh, nhưng thấy con chim đầu đàn còn hiện diện, những người lính dưới quyền tôi vẫn không xiêu lòng, không bỏ vị trí. Nhưng sáng nay, trước mắt họ, người chỉ huy của họ đã trở thành một hình nhân, bất động. Thực sự, tôi không biết phải làm gì bây giờ. Radio chỉ có một chiều; tôi chỉ nghe được; không trả lời được; không hỏi lại được. Có ai cho tôi biết ông Dương Văn Minh lên chức tổng thống lúc nào đâu? Tôi biết hỏi ai rằng ông tổng thống này là thiệt hay giả? Theo tôi biết, ông tướng này, sau khi giết cụ Diệm để tiếm chức, đã bị các nhóm khác hất cẳng về vườn lâu rồi. Sao tự nhiên ông ta trở thành Tổng Thống Việt- Nam Cộng -Hòa được nhỉ? Sao một thường dân có thể lên làm tổng thống dễ dàng thế nhỉ?  Đùng một cái, sáng nay, ông ta ra lệnh cho tôi buông súng. Đầu hàng? Đầu hàng cách nào? Đầu hàng ở đâu? Đầu hàng với ai? Giữa đồng không, tôi đứng chết trân. Mặt trời lên, thày trò chúng tôi lặng lẽ nhìn nhau. Những bàn tay đen đủi Bana, Jarai, Rhadé đưa lên quyệt nước mắt.
     Hướng Tân-Uyên có tiếng trống múa lân thùng! thùng!...thùng... thùng... nghe lớn dần... lớn dần. Tới Cầu Hang, đoàn múa lân quẹo phải, về tây. Tôi thấy một cán binh Cộng-Sản vai quàng AK, vác lá cờ Mặt Trận Giải-Phóng Miền-Nam đi đầu, tiếp đó là cái đầu lân nhảy múa, rồi một đoàn người điên cuồng, la hét, hoan hô, đả đảo, nối theo sau. Tiếng loa vang vang,
     -"Hoan Hô Mặt-Trận Giải-Phóng Miền-Nam!"
     - "Hoan hô!...Hoan hô!" 
     Thùng!... Thùng!... Hoan hô!...Hoan hô!... Thùng!... Thùng!... Tiếng loa và tiếng trống lân dập dồn theo gió; lá cờ Giải-Phóng khổng lồ, xanh đỏ, uốn éo trong gió.
     -"Đù má tụi mi! Tụi mi chọc giận ông phải không?"
     Chửi thề xong, ông Hạ Sĩ Phi xả hết một dây đạn M60 về hướng đoàn múa lân. Chỉ là bắn dọa! Đạn bay cao. Đoàn múa lân như ong vỡ tổ, chạy tán loạn. Chiếc đầu lân bị vứt chỏng chơ giữa đường. Thằng VC vác cờ cũng quăng cờ, bò lê, bò càng tìm chỗ tránh đạn.
     -"Thôi! Ta đi!" Tôi ra lệnh cho những người lính cuối cùng của đơn vị.
     -"Mình đi đâu bây giờ, Thiếu Tá?" Thiếu Úy Thủy băn khoăn hỏi.
     -"Thì cứ đi về hướng Sài-Gòn, tìm xem có ai ở đâu đó, mình nhập vào với họ."
      Tôi trả lời Thủy. Mà chính tôi cũng chẳng biết mình sẽ dẫn đơn vị đi về đâu! Không mục tiêu, chúng tôi đi rất chậm.
     -"Thùng!... Thùng!...Hoan hô!...Hoan hô!" , chúng tôi đi được chừng nửa cây số thì đoàn múa lân lại tiếp tục theo sau lưng.
     -"Hoan hô! Hoan hô cái mả cha tụi mi!"  Hạ Sĩ Phi lại đổ quạu. 
     -"Cành! Cành! Cành!... Cành!... Cành! Cành!" Một dây đạn đại liên M60 lại quét ngược về đàng sau. Vẫn chỉ là bắn dọa! Đạn bay cao. Thằng VC vác cờ lại vội quăng cờ núp đạn. Cái đầu lân lại bị ném chỏng chơ trên mặt đường. Đoàn múa lân lại tán loạn chạy chết. 
     Chúng tôi tiếp tục lê gót theo đường, về hướng Sài-Gòn. Cứ đi được vài trăm mét, lại dừng chân nghỉ mệt. Có mục tiêu nào cho chúng tôi tìm tới đâu mà phải vội vàng? Khi đi ngang khu núi đá vôi Bửu-Long thì thằng Don đưa ống nghe cho tôi,
     -"Có Hai Lẻ Bảy (207) gọi Thái Sơn!"
Tôi nghe tiếng Trung Tá Hoàng Kim Thanh, Liên Đoàn Trưởng LĐ24/BĐQ,
     -"Thái Sơn! Đây Hai Lẻ Bảy! Anh cho hai chiếc xe tới đón chú và con cái về Đường-Sơn Quán. Các đơn vị đang tập trung ở đây chờ lệnh!"  
giọng anh Thanh vẫn bình tĩnh, từ tốn, không có vẻ gì là lo lắng.

     Nghe ba tiếng "Đường-Sơn Quán", tôi chợt nhớ thời 1971-1973, ở BCH/BĐQ/QK2 có một biệt đội Biên-Vụ (Viễn Thám) do tôi thành lập, huấn luyện, và trực tiếp chỉ huy. Sáu toán Biên-Vụ trang bị AK, dép râu, nón tai bèo, nghênh ngang, xuôi ngược trên các tuyến đường ************, dọc theo biên giới Việt, Miên, Lào, trong căn cứ địa 609, 613, 701, 702, 740. Những cú nổ mìn phá ống dẫn dầu, phá xe tải, bắt cóc cán binh, dọc Trường-Sơn Đông, phá Ngầm 24 trên sông Sé San là một mối đe dọa kinh hoàng hàng ngày đối với đoàn quân xâm lăng vào từ phương Bắc. Chuyện chúng tôi xuất, nhập các mật khu, huấn khu địch, xảy ra như cơm bữa. Những tay súng dưới quyền tôi cũng yêng hùng, ngang tàng như các hiệp sĩ trong phim Hồng-Kông. Họ quen gọi tôi là "Anh Hai". Bất cứ giờ nào, dù đang lội trong rừng gai mây Plei-Trap Valley hay trong rừng khọt Nam Lyr (Cambốt), họ vẫn nghe được tiếng "Anh Hai" của họ, từ một đỉnh núi cao nào gần đó. Thỉnh thoảng, "Anh Hai" lội rừng chung với họ để thi hành những nhiệm vụ gay go do Quân-Đoàn II giao phó. Tôi và họ, thương nhau như anh em cùng mẹ, cùng cha. Khi cuốn phim "Đường-Sơn Đại-Huynh" được chiếu trên màn ảnh các rạp Diệp-Kính, Diên-Hồng, Thanh-Bình, ở Pleiku, thì đàn em của tôi gán cho tôi biệt danh "Đường-Sơn Đại-Huynh" chỉ vì tôi có cái tên Long, trùng với tên ông Lý Tiểu Long, tài tử chính của phim này.

     Sau khi "Anh Hai" vào Plei-Me nhận Tiểu Đoàn 82/BĐQ/BP, đơn vị này bắt đầu đánh giặc với cái phong thái "Đường-Sơn" khiến quân thù vừa nghe tên đã khiếp vía. Tôi ở Cao-Nguyên mút mùa, làm sao biết được ở Sài-Gòn cũng có cái quán được đặt tên như trong phim võ hiệp của Tàu? Tôi mở miệng định hỏi anh Thanh tọa độ của Đường-Sơn Quán thì máy liên đoàn đã cúp. Tôi đành cho anh em ngừng lại bên đường, chờ đợi. Chừng nửa giờ sau, hai chiếc xe be từ hướng Thủ-Đức chạy lên. Xe ngừng, ông tài xế ló đầu ra lớn tiếng hỏi,
     -"Có phải Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân đó không?"
     -"Phải rồi! 82 đây!"
     -"Lên xe đi! Tôi chở các ông về Đường-Sơn Quán!"
     -"Có ai ở đó không?"
     -"Đông lắm! Có lẽ các ông là những người tới sau cùng"
      Xe trở đầu, chúng tôi lên xe. Tôi, Trung Úy Trâm và thằng Don ngồi trên  cabin chiếc xe đi đầu. Chú Thủy và chú Thiều đi xe sau. Thành xe be thấp hơn thành xe GMC, không có thế để đứng, những người lính đành phải ngồi chồm hổm. Ông tài xế xe be, cười rất tươi,
     -"Hòa bình rồi! Hòa bình rồi! Hết đánh nhau rồi các anh ơi!" 
     Tôi là một người lính nhà nghề, nên dù cho "hòa bình"  có ở ngay trước mắt, hiệu lệnh phản phục kích xe vẫn được tôi ân cần nhắc nhở cho thuộc cấp. Hai khẩu M60, một của Hạ Sĩ Phi, một của Trung Sĩ Tài, được đặt trên nóc buồng lái của hai chiếc xe be.
     Xe đang bon bon trên con lộ vắng thì khựng lại, bò từ từ. Trên mặt lộ, đàng xa, có người dang tay phất phất lá cờ nửa xanh, nửa đỏ, ra hiệu cho xe chạy chậm lại. Tới gần, tôi nhận ra một du kích Việt- Cộng, quân phục xanh, mũ tai bèo, dép râu. Tên du kích cột lá cờ trên cánh tay phải, cờ phất lia, phất lịa. Tay trái nó dương họng khẩu AK 47 hướng vào đầu xe của tôi. Xe vừa ngừng thì hai bên đường có tiếng la,
     -"Bắn! Bắn!... Không cho đứa nào chạy thoát!"
     Rồi thì tiếng súng đủ loại rộ lên. Những người lính Việt-Nam Cộng-Hoà trên hai chiếc xe be vừa ngừng trên mặt quốc lộ trở thành những cái bia sống. "Hòa bình" rồi, tại sao người ta nỡ đang tay giết chúng tôi, khi chúng tôi đang trên đường về điểm tập trung để buông súng?
     -"Choác! Choác! ....Choác!" 
     Tôi tối tăm mặt mũi vì loạt đạn bất ngờ. Tấm kiếng che gió của chiếc xe tôi đang ngồi lãnh cả chục viên AK của loạt đạn đầu tiên. Mảnh thủy tinh văng rào rào trên đầu, cổ, mặt mũi tôi. Ông tài xế gục trên vô lăng. Thùng nước xe bể, hơi nước phun "phì...phì..." che kín đầu xe. Tôi phóng nhanh xuống đường. Sau một cái lạng mình, tôi đã ở đàng sau thành xe. Tôi rút khẩu Colt 45, vẩy một viên về hướng thằng du kích. Viên đạn trật mục tiêu. Một BĐQ vừa nhảy khỏi xe, té trên mặt đường. Hình như anh ta bị trúng đạn, không ngồi dậy được. Tôi giựt khẩu M16 trên tay anh,
     -"Đưa tao!"
     Tôi kéo cơ bẩm. Đạn tuôn ra khỏi nòng. Tên du kích giãy giụa trên vũng máu. Lá cờ Mặt-Trận phủ trên mình thằng du kích. Tôi ghếch mũi súng về lề phải con đường, nơi hàng chục họng AK và B40 đang đua nhau nã đạn vào hai chiếc xe be. "Oành!" một trái B40 nổ ngay trước mặt tôi. Tôi cảm nhận rõ ràng nhiều mảnh B40 và đá, sỏi đã ghim vào cẳng mình. Chủ nhân khẩu M16 mà tôi đang xử dụng bị bay mất cái đầu; máu từ cổ anh xịt thành vòi; phần thân thể còn lại của anh giựt giựt trên mặt lộ. Khẩu B40 cách tôi chỉ vài sải tay, ngay bên kia đường. Tôi nhắm đầu thằng xạ thủ B40 quạt một tràng M16. Ngón tay tôi tiếp tục siết cò. Địch đông lắm. Chúng đứng lố nhố trong vườn có những luống đậu, dây leo. Một băng đạn ria đại vào đây cũng có thể hạ gục cả chục tên. Chúng tôi không dự trù sẽ vướng vào một cuộc giao tranh vừa bất ngờ vừa điên cuồng này. Chúng tôi ở vào cái thế không biết xoay trở cách nào để phản công. Thôi, đành liều mạng! Ai đang ở đâu nằm tại đó, chống trả. Cũng may, đêm qua, ở Long-Bình, chúng tôi có cả kho đạn lận lưng cho ngày hôm nay. 
     Đạn địch từ hai bên đường trước mặt tôi tưới như mưa vào những người lính còn đứng trên xe. Những thân hình rằn ri rơi rụng xuống mặt lộ. Có người chân vừa chạm đất, đã lăn ra chết. Có đôi người vừa nhảy ra khỏi sàn xe, còn lơ lửng trên không, tay đã bóp cò, nã đạn về hướng địch. Hầu như ai cũng lo bóp cò. Không ai để ý đến thân thể mình đã trúng thương nơi đâu. Hạ Sĩ Đinh Lít nằm nghiêng dưới gầm xe, tay trái anh đã trúng đạn, xuội lơ, tay phải ôm cứng khẩu M16. Anh nằm trên vũng máu, mặt anh tỉnh như không. Mặc cho đạn địch cài dày dặc xung quanh. Với một tay còn lại, anh liên tục bắn hết băng đạn này, tới băng đạn khác. Lựu đạn miểng, lựu đạn nổ, lựu đạn cay, B40, M72, chớp nhoá, "Cành! Cành!..." -"Choác! Choác!..." - "Xoẹt! Xoẹt!..." -"Oành! Oành!..."  Hai bên đường, địch vẫn tiếp tục ào ra. Xác Việt-Cộng đè lên nhau từng lớp, ngổn ngang.  
     -"Cành! Cành! Cành!..." Trên xe, Hạ Sĩ Phi vừa rải từng tràng M60 về phía quân thù,  vừa la rú như người mất trí, 
     -"Đù má tụi mi! Chết cùng chết! Ông chết! Tụi mi cũng chết!"  
     Trưa Ba Mươi tháng Tư, trên đoạn cuối của Quốc Lộ 1, một cuộc hỗn chiến loạn đả xà bần đã diễn ra giữa thanh thiên, bạch nhựt. Dân chúng tràn ra đường, xem hai bên đánh nhau. Có đôi ba người dân thường, liều mạng chạy vào khu giao tranh, mang vác những Biệt Động Quân bị thương đem đi cứu cấp. Khẩu đại liên của Trung Sĩ Tài trên xe thứ nhì đã được di chuyển xuống lề đường. Điều lạ là, hai phụ xạ thủ của Tài lại là hai em bé trai, tuổi khoảng mười hai, mười ba. Như vậy có nghĩa là, người phụ xạ thủ và tải đạn của Tài đã bị loại ra ngoài vòng chiến. 
     Đạn nổ rền trời. Đạn bay qua. Đạn bay lại. Việt-Cộng chết. Biệt Động Quân chết. Dân chúng cũng chết! Những người lính Biệt Động cuối cùng của Plei-Me, Vùng 2, ruột đổ lòng thòng vẫn ôm súng bắn như khùng, như điên. Hết đạn, những con cọp giãy chết đành dùng tất cả những gì cha mẹ ban cho để tự vệ: Nắm đấm, gót chân, đầu gối, khuỷu tay và cả...răng cũng được xử dụng. Trong phút giây tuyệt vọng, những chiến sĩ Việt-Nam Cộng-Hoà lăn xả vào địch, la hét, vật lộn, đấm đá, cào cấu, cắn xé... Binh Nhứt Liêu Chí Cường (gốc Chợ-Lớn) trước khi chết, còn cố ôm cứng một thằng địch để cắn vào mặt nó. Tôi biết chắc người đó là chú Cường, vì cái khăn len xanh cố hữu, bốn mùa quấn trên cổ chú (cái khăn của người tình phụ). 
     Tôi đã bắn hết số đạn mang theo trên lưng người lính nằm chết dưới chân tôi. Tôi vừa rướn người, quơ quào được một băng M16 trên sàn xe thì đạn 12,7 ly của địch từ xa ào ào bắn tới. Có tiếng Trung Úy Trâm thét lên, bên hông trái xe,
      -"Thái Sơn ơi! Hình như tank tới !" 
      -"Làm gì có tank! Chỉ có 12,7 ly thôi!"
     Đạn phòng không của Việt-Cộng quét sát mặt đường nhựa, toé lửa khi nổ lần thứ hai. Những viên 12,7 ly nổ "đúp" (hai lần), chui qua thân người bị đạn, hất thân mình người đó lên khỏi mặt đất, đục những lỗ to như bàn tay trên thân thể nạn nhân. Trên mặt lộ là cả chục xác Biệt Động Quân không toàn thây. Khẩu M60 của Hạ sĩ Phi đã gãy nát. Hạ Sĩ Phi vỡ óc. Hạ Sĩ Đinh Lít cũng vỡ óc. Sáu bánh xe be xẹp lép. Chiếc xe nằm bẹp xuống mặt đường. Trên sàn xe, trên mặt lộ, chỗ nào cũng ngập máu. Máu đọng thành vũng, máu chảy tràn xuống ruộng. Bên tôi, không còn khẩu M16 nào hoạt động. Những Biệt Động Quân đi trên xe thứ nhứt có lẽ đã chết gần hết. Những người đi trên xe thứ nhì đang là mục tiêu cho khẩu 12,7 ly. Tôi thấy họ rút chạy vào ruộng mía bên phải quốc lộ. Đám dân đứng xem đánh nhau, bị trúng đạn cũng nhiều.
     Súng của tôi lại hết đạn rồi. Tôi trườn ra giữa đường để nhặt khẩu AK và giây đạn của tên du kích. Khẩu đại liên của Trung Sĩ Tài đã gãy làm đôi. Hai em bé tải đạn cho Tài đều chết vì trúng đạn 12,7 ly. Trung Sĩ Tài đang lăn lộn trên vũng máu. Tôi lăn mình vài vòng, tới bên Tài. Tài nhìn tôi, thều thào,
     "Chạy đi!...Ông thày...chạy đi!..." 
     Tôi định xốc Tài lên để dìu anh vào lề đường thì hai mắt anh đã lạc. Đạn bay xém bên mình tôi, nổ "toang toác!" trên mặt lộ. Chợt ai đó nắm sợi dây ba chạc sau lưng tôi, lôi tôi chạy về bờ ruộng bên trái quốc lộ. 
     -"Anh em chết hết rồi. Chạy đi, thày ơi!"  đó là tiếng Trung Úy Trâm.
     "Toác!Toác!"- "Chíu! Chíu!"  đạn địch đuổi theo. Tôi cắm đầu chạy. Chạy được một đỗi thì tôi đuối sức, lảo đảo. Trâm bèn ghé vai, vác tôi lên lưng. Trâm khỏe như một đô vật. Trâm cõng tôi, nhanh chân lẩn vào rặng dừa bên trái lộ. Hết vạt dừa, Trâm đặt tôi xuống đất.
     Chúng tôi lội trên mảnh ruộng vừa gặt xong. Chân tôi vướng gốc rạ. Tôi ngã bổ nhào trên mặt ruộng. Trên mặt ruộng có những đồ chơi của trẻ con vương vãi đó đây. Một con búp bê bằng nhựa, một cái xe hơi bằng nhựa, những chén bát nhỏ tí, cũng bằng nhựa, màu mè xanh đỏ. Tôi chợt nhớ tới gia đình vợ con tôi ngoài Ban-Mê-Thuột. Chắc vợ con tôi đã chết hết. Tôi nghĩ tới đất nước tôi. Đất nước tôi đã mất. Đơn vị tôi đã tan tác. Một phút bất thần, phẫn uất, tôi rú lên như con thú,
     -"Ôi!...Ôi!... Ông Trời ơi!...Ông Trời ơi!...ơi...ơi..." 
     Tôi rút khẩu súng Colt ra, kê nòng súng vào mang tai mình, bóp cò. Bàn tay như sắt nguội của Trung Úy Trâm phạt ngang một cú Karaté. Viên đạn bay lên trời. Khẩu Colt văng trên mặt ruộng.
     -"Trâm ơi ! Làm ơn! ...Cho anh chết! Trâm ơi!..." 
     Nước mắt dàn dụa, tôi thất vọng, van lơn. Chẳng nói chẳng rằng, Trung Úy Trâm lầm lì, xốc vai tôi bước đi. Ngoài lộ vẫn còn lác đác tiếng đạn bắn qua, bắn lại và tiếng lựu đạn nổ. Trâm lột sợi dây ba chạc của tôi, của anh, mũ sắt của tôi, của anh, vứt trên một gò mả. Trâm từng bước dìu tôi về hướng xóm làng gần đó. Giờ đó tôi như con sên yếu đuối, mặc cho chú Trâm tha lôi đi đâu thì đi. Chúng tôi vừa đụng đầu một con lộ đất thì một nông dân đạp xe tới chặn đường,
     -"Ông Thiếu Tá bị thương hả?" 
     Thói quen, ngược đời, đi trận tôi thường đeo lon trắng. Về nhà tôi lại đeo lon đen. Người dân đã nhìn thấy cặp lon trắng của tôi. Ông cụ có vẻ động lòng,
     -"Ông Trung Úy lấy xe này đưa Thiếu Tá chạy đi! Luẩn quẩn ở đây lâu không tốt đâu!"
     -"Cám ơn cụ!"
     Trâm lanh tay nhận chiếc xe đạp thồ từ tay người dân tốt bụng.
     Con lộ đất dẫn tới một văn phòng Hội Đồng Xã, cửa đóng, khóa ngoài. Rồi con lộ đất dẫn vào một ngôi nhà thờ xứ đạo. Trong sân nhà thờ, lố nhố nhiều người đang tập trung. Một cái rờ-moọc xe GMC chất đầy súng ống nằm ngay giữa sân. Đó đây, từng đống quân trang, quân phục VNCH vừa bị cởi bỏ. Trâm dựng cái xe đạp ngay giữa sân. Chú đứng quan sát một phút, rồi thở dài,
     -"Cởi quân phục vứt đi thì chỉ còn cái áo mayor với cái quần xà-lỏn. Mình làm sao đây, Thái Sơn?" 
     Tôi rờ rẫm những khẩu M16 trên chiếc rờ-moọc, "Lên đạn. Dựng khẩu súng thẳng đứng. Đưa nòng súng vào dưới cằm. Lách ngón chân vào cò súng. Nhấn ngón chân xuống. Thế là xong!"
     Tôi đang suy nghĩ, sắp thử một cú tự giải thoát nữa, thì chú Trâm van lơn,
     -"Thày ơi! Thôi đi thày ơi! Đừng bỏ em, thày ơi! "
     Trung Úy Trâm ôm chặt vai tôi, khóc nức nở như một đứa bé. Thày trò tôi ôm nhau. "Hu ... hu... hu...."  
     Những người đứng gần đó, bị nỗi đau đớn chung lôi cuốn, cũng ôm mặt khóc theo. Như giữa đám ma, cả một khu sân nhà thờ xứ đạo vang lên tiếng khóc. Một đám ma không có người chết, mà những người đang đứng đây, chẳng có họ hàng gì với nhau, nhìn nhau, ôm nhau, cầm tay nhau, chúng tôi khóc vùi.
     Một thanh niên cưỡi chiếc Honda 90 từ hướng Quốc Lộ 1 phóng tới. Anh kè sát bên tôi, nói nhỏ,
     -"Thiếu Tá lên xe, em chở đi trốn." 
     Trâm đẩy tôi lên yên sau xe, chú leo lên theo.
     -"Chúng nó (VC) chết nhiều lắm! Chúng nó bắt được mấy anh lính bị thương, tra khảo họ xem cấp chỉ huy của họ là ai, đâu rồi? Họ khai có ông Thiếu Tá, chắc chết rồi. Chúng kiểm xác chết. Không có xác Thiếu Tá. Chúng đang túa đi lùng.  Em sẽ đưa Thiếu Tá đi dấu. Không để cho chúng nó bắt." 
     Xe chạy trong đường làng quanh co một đỗi thì ngừng. Anh thanh niên dựng xe, đập cửa một căn nhà gỗ, mái dừa,
     -"Mẹ ơi! Con đây! Hải đây! Mẹ mở cửa cho con!" 
     Cánh cửa hé mở, một bà già, tiếng Bắc Di-Cư,
     -"Đánh nhau, súng nổ ầm ầm mà mày cứ nhơn nhơn ra đường. Về nhà đóng cửa lại cho tao đỡ lo!"
     -"Vâng con về ngay. Mẹ cho con gửi hai anh này. Có ai hỏi, mẹ cứ nhận là hai con của mẹ. Anh Cả, anh Hai đi lính vắng nhà lâu rồi, chòm xóm không nhớ mặt đâu! Mẹ làm ơn, làm phúc. Con đi một chút nữa con về ngay. Mẹ đừng lo!"
     Bà mẹ nhìn tôi và Trâm, bà biết ngay hai đứa chúng tôi là sĩ quan QLVNCH đang bị truy đuổi. Bà cụ không dài dòng hỏi han. Cụ đưa tay chỉ cho tôi cái tủ đứng góc nhà,
     -"Hai đứa lấy quần áo 'si-vin' của thằng Hải mà mặc vào ngay đi! Đưa quần áo nhà binh cho tao đi dấu!" 
    Thoáng chốc, tôi và Trâm thành hai anh dân sự. Bà cụ Bắc Kỳ đã chôn hai bộ rằn ri dưới bùn ruộng muống sau nhà. Trước sân, anh thanh niên (Hải) con bà cụ đang bơm lốp xe. Tôi và Trâm ngồi uống nước vối nóng, nghe ngóng động tĩnh. Chợt, ngoài đường có tiếng đối đáp, 
       -"Anh kia! Anh có thấy hai thằng lính rằn ri Ngụy chạy qua đây không?" một giọng Nghệ-Tĩnh gặng hỏi.  
     -"Có! Chúng nó chạy thẳng sang hướng Thủ-Đức. Đấy! Con đường quẹo phải! Chổ cây dừa nghiêng..."
     Tên Việt-Cộng chỉ huy liếc mắt vào trong nhà. Thấy tôi và Trâm, nó hỏi trống không,
     -"Chứ hai anh kia làm chi rứa? " 
     -"Anh Cả và anh Hai của tôi đó!"  Hải nhanh miệng.
     -"Thưa ông, hai thằng con tôi đi lính ngoài miền Trung. Tụi nó mới đào ngũ về nhà được mấy tuần. Xóm này ai cũng biềt."  Bà cụ phân trần.
     Thằng Việt-Cộng hết nghi, quay sang đồng bọn, nó ra lệnh,
     -"Nhanh lên! Đuổi theo chúng nó nhanh lên! Hướng cây dừa nghiêng. Đừng cho chúng nó chạy thoát! Các đồng chí cẩn thận đấy! Tụi nó có súng!" 
     Rồi tiếng chân người huỳnh huỵch chạy đi, xa dần. Bà già lấy khoai lang luộc đưa cho chúng tôi ăn đỡ lòng. Anh Hải rồ máy xe. Nửa giờ sau anh trở về,
     -"Thiếu Tá đi được rồi! Quân của chúng nó đi hết rồi." 
     -"Hai con có còn tiền để đi xe về quê không? Nếu không mẹ cho!" bà cụ ân cần.
     -"Cám ơn bác. Chúng cháu còn tiền đây. Chúng cháu mới lãnh lương. Mải lo đánh nhau, chưa tiêu đồng nào." Tôi cảm động nói không nên lời. Bà già nhìn chúng tôi, ánh mắt bà chứa ẩn một tấm tình thương xót bao la.
     -"Thưa Mẹ! Con đi!"
     -"Thưa Mẹ! Con đi!" 
     -"Anh đi nhé, Hải! Cám ơn Mẹ và em vô cùng!" 
     Lần đầu tôi gọi một người không sinh ra tôi là Mẹ. Tôi gọi bà là Mẹ, không ngại ngùng, như thể bà đã là Mẹ tôi, đã sinh ra tôi. Tôi và chú Trâm bước ra vườn sau, theo bờ ruộng rau muống, leo lên con lộ đá đi về hướng Thủ-Đức. Tôi biết sau lưng tôi, Mẹ và chú Hải còn trông theo.
     Hai đứa tôi nhanh chân nhập vào dòng người hướng về Thủ-Đức. Chợt sau lưng tôi có tiếng gọi,
"Thái Sơn ơi! Trâm ơi!"
     Thì ra người gọi chúng tôi là Thiếu Úy Trần Văn Thủy. Ba thày trò tôi không dám lớn tiếng hỏi han nhau về những gì đã trải qua. Chúng tôi đi như những người dân chạy loạn đang tìm đường về nhà, sau khi im tiếng súng. Chúng tôi vào Thủ-Đức. Nhà nhà, cửa đóng kín mít. Vài chiếc xe Cảnh-Sát cháy dở dang.  Vài tiệm buôn bị đốt phá. Trong phố đã xảy ra cướp bóc, hôi của. Cổng Trung-Tâm Cải-Huấn Thủ-Đức mở toang. Sân nhà lao vắng tanh. Tội phạm mới ra khỏi khám đang lộng hành (?) Nhiều người tay mang băng đỏ chở nhau trên Honda, trên xe Ford Cảnh-Sát. Xe chạy nhanh như bay, qua lại nhiều lần trên đường phố.
     Tới chợ Thủ-Đức, chúng tôi may mắn đón được chiếc xe Lamb chạy đường Thủ-Đức, Thị-Nghè, giá sáu trăm đồng một người. Chiếc xe Lamb bò ì ạch vì quá tải. Xe chúng tôi qua mặt từng đoàn người bận quần đùi, áo thun, chân đất, đang chen vai nhau, đi về hướng thủ đô. Tôi nhận ra, trong đoàn người áo thun, quần xà lỏn đang đi dưới đường, có Thiếu Tá Nguyễn Hữu Tài, Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 81 Biệt Động Quân. Có lẽ anh ta cởi bỏ quân phục nơi Đường-Sơn Quán (?)
     Còn cách ngã ba xa lộ Đại-Hàn chừng hơn trăm mét, chúng tôi phải xuống xe đi bộ vòng qua một khu ao cá và ruộng nước bên trái quốc lộ, vì giữa đường có một chiếc tank T54 đang cháy. Có vài cán binh Cộng-Sản Bắc-Việt ôm AK chặn không cho bộ hành và xe cộ qua lại đoạn đường này. Lội hết vạt ruộng thì thày trò tôi tới xa lộ Đại-Hàn. Lúc này, trên xa lộ, tank T54 và xe chuyển quân của CSBV đang nối đuôi nhau hướng về Sài-Gòn. Sau khi cuốc bộ một đỗi, chúng tôi tới cây cầu đúc. Qua cầu, chúng tôi lẫn trong biển người xuôi ngược.
     Chúng tôi về tới Thị-Nghè thì mặt trời xế bóng. Giữa cầu Thị-Nghè là một chiếc M41 đứt xích vì B40. Chiếc chiến xa nằm bẹp, bụng xe đè sát mặt cầu. Trên pháo tháp, có vết máu đã khô, nhưng không thấy xác người chết. Bên cạnh đó, vương vãi vài bộ quân phục Việt-Nam Cộng-Hòa, dây đạn, nón sắt, ba lô...
     Tôi không dám về nhà mẹ tôi, sợ trong lúc tình hình lộn xộn, chòm xóm biết mình là sĩ quan QLVNCH, sinh chuyện không hay. Để hai người đàn em chờ trên cầu, tôi đi kiếm nhà người quen, xin cho chúng tôi tá túc. Nhà anh bạn Nguyễn Gia Hân của tôi nằm ngay chân cầu. Bạn tôi là sĩ quan Cảnh-Sát, Trưởng Đoàn Phòng Vệ Toà Đại-Sứ Hoa-Kỳ. Nhà khóa cửa. Có lẽ gia đình bạn tôi đã di tản rồi. Tôi trở lại cùng Trâm và Thủy.
     Qua cầu, chúng tôi tiếp tục đi. Bây giờ, trong phố, người qua lại nườm nượp. Bên lề đường, sát tường rào Sở Thú, những người đi hôi của đang bày bán đủ thứ, chăn màn, quần áo, chén bát, sách truyện, tranh ảnh, rượu bia...
     Quên đời? Chỉ còn cách uống rượu. Năm trăm đồng một chai Hennessy. Ba thày trò tôi kẹp nách mỗi người một chai. Tôi vẫy tay chận một chiếc xích lô máy để vào Chợ-Lớn, về nhà Trung Úy Trần Văn Phước; vừa có nơi lạ để nghỉ qua đêm; xóm giềng không biết mình là ai; vừa tìm xem chú Phước còn hay mất. 
     Chiều rồi, nhưng nhà chú Phước còn mở cửa. Trước nhà là cái bảng hiệu "Chiêm-Tinh Gia Trần-Cẩm, Chuyên Bói Bài, Coi Chỉ Tay, Đoán Vận-Mệnh". Bác Cẩm là thân sinh của chú Phước. Xe ngừng, tôi vừa bước xuống đất thì Phước từ trong nhà ào ra ôm chầm lấy tôi,
     "Ôi! Anh Hai! Anh Hai! Mừng quá! Anh Hai ơi!"
     Thì ra trong cuộc lui binh dưới mưa pháo ngày 29 tháng Tư, Phước bị tụt lại đàng sau, mất liên lạc với tiểu đoàn. Phước không biết chúng tôi rẽ vào Long-Bình. Phước đi thẳng một lèo, theo xa lộ về tới Sài-Gòn.
     Đêm 30 tháng Tư bốn anh em tôi ngồi bên nhau, cạn ba chai rượu. Chú Thủy cho tôi biết rằng, ngay đợt tấn kích đầu của địch, chiếc xe thứ nhì đã bị thương và chết khá nhiều. Nhiều BĐQ bị thương đã được dân chúng di tản đi cứu cấp. Thiếu Úy Thủy đã cố gắng mở một mũi bọc hông phải để giải tỏa áp lực địch nhưng không thành công, vì địch quá đông. Đến lúc khẩu phòng không 12,7 ly của địch tham chiến thì Thủy cho anh em phân tán chạy vào nhà dân. Sau đó Thủy được dân chúng cưu mang, cho quần áo cải trang rút chạy. Chú Thủy nói, hình như chú Thiều bị thương ngay từ phút đầu, không rõ số mệnh ra sao. Sáng Mồng Một tháng Năm 1975, tôi cho Thủy và Trâm một số tiền để làm lộ phí về quê. Từ dạo ấy, anh em chúng tôi không còn dịp gặp lại nhau nữa.

     Thời gian trôi...
     Mười ba năm sau, cũng vào ngày Ba Mươi tháng Tư, đầu làng, cuối xóm, rợp bóng cờ đỏ sao vàng. Nơi nơi, loa vang vang, bài ca "Mùa Xuân Trên Thành Phố ************". Có một anh Bắc-Kỳ, tuổi lửng lơ, nửa già, nửa trẻ, đạp xe thồ, đèo theo một cái  giỏ, đi rao bán cá khô trong khu ngoại ô Thủ-Đức. Tới căn nhà gỗ, mái dừa, anh bán cá khô vừa mở miệng hỏi thăm, một bà người Xứ Quảng đã mau mắn trả lời,
     -"Đi rồi! Bán nhà, vượt biên. Năm, sáu năm rồi!"
     -"Xin cám ơn bà. Xin cám ơn Trời!"  anh Bắc-Kỳ mừng rỡ.
     Bà chủ nhà nghệch mặt, giương mắt nhìn anh chăm chăm, mà chẳng hiểu ý anh.
     Anh bán cá khô lên xe, đạp từ từ theo con lộ đất. Xe tới cổng nhà thờ. Gác chuông lặng câm. Sân nhà thờ vắng ngắt. Trên thánh giá, Chúa cúi đầu. Không biết Chúa có còn nhận ra anh không?
     Qua văn phòng Ủy-Ban Nhân-Dân Xã, đến Quốc Lộ 1, anh quẹo phải, ngừng lại bên đường ngồi nghỉ. Nơi đây chỉ cách Đường-Sơn Quán vài cây số. Cũng ngày này, mười ba năm trước, các chiến sĩ của Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân đã tả xung hữu đột trong trận đánh đẫm máu bi hùng cuối cùng. Những người nằm xuống đã sang thế giới bên kia trong quân phục rằn ri, với cái huy hiệu đầu beo, phía trên phù hiệu đó là một bệt tím có chữ số "82" màu vàng. Trưa nay, có lẽ dân chúng trong vùng còn nhớ tới họ, nên cắm vội bên đường đôi bó nhang, hương khói. 
     Anh bán cá khô ngồi xẹp trên lề cỏ, rưng rưng,
     -"Các chú tha lỗi cho anh..."  
     Hai bên quốc lộ là rừng bạch đàn. Những cây bạch đàn lớn lên từ lòng đất từng thấm đẫm máu của những anh hùng Plei-Me. Hình như trong gió, thoảng như ru, có tiếng ai, thiết tha, não nuột,
     -"Thày ơi! Chạy đi!... Thày ơi!..."
     Ngồi bên bìa rừng, đôi mắt Đường-Sơn Đại-Huynh đẫm lệ...

 
     Vương mộng Long



Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 07/May/2012 lúc 9:16am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 04/May/2012 lúc 7:16pm










                  
Gặp anh trong chiều tiễn biệt
Dáng anh lặng lẽ trầm tư
Anh ơi, anh từ chiến tuyến
Về đây ngồi tự bao giờ ???....

Cho đời vô cùng thương tiếc
Tinh hoa nòi giống Lạc Hồng
Tóc vừa xanh màu mây biếc
Mà hồn đã núi, đã sông !
....

Anh tự bao giờ, trầm lặng
Ngồi đây thương bạn, nhớ rừng ?
Súng nằm ngang đùi, sưởi nắng
Ba lô thiếp ngủ triền lưng !
....

Mắt anh, dòng sông suy tưởng
Dưới vành nón sắt , xa xăm
......


Trích "THƯƠNG TIẾC"
- Ngô Minh Hằng -
(Để nhớ về bức tượng THƯƠNG TIẾC.
Như một lời tạ ơn, kính dâng các Linh Hồn Tử Sĩ QL-VNCH.)












Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 05/May/2012 lúc 6:47pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 31/Mar/2013 lúc 8:57pm


THÁNG 4/2013

**
***




 Saigon 1988 -
 Đón người thân học tập cải tạo (ở tù) từ miền Bắc
trở về tại ga Saigon.
 
 



mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 08/Apr/2013 lúc 9:08pm

Mời diễn đàn thưởng thức bài nhạc hay và cảm động : MƯỜI HAI THÁNG ANH ĐI (HÀNH TRÌNH TQLC) .
Thơ của Phạm văn Bình.
Nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc.
Qua 2 giọng ca : Lệ Thu và Khánh Ly .

MyKieu


---------------------------


Ca sĩ Lệ Thu giới thiệu bài nhạc
Le Thu - Hanh Trinh TQLC - Le Thu va Ky Niem Bai Hat

Lệ Thu và tác giả bài thơ, Phạm văn Bình
Le Thu - Hanh Trinh TQLC - Tac Gia va Le Thu




Lệ Thu trình bày bài nhạc
Le Thu - Hanh Trinh TQLC - Le Thu Hat




Ca sĩ Khánh Ly trình bày (nghe rõ hơn)
Mười hai tháng anh đi (Hành trình TQLC) (Phạm Duy) 1994 - Khánh ...

Lời bài hát:

Hành Trang TQLC

(Mười Hai Tháng Anh Đi)
lời thơ :Phạm văn Bình

Nhạc : Phạm Duy

-------------------------

Tháng Giêng xuôi quân ra Huế
Cố Ðô hoang vu điêu tàn
Bãi học chiều, em vắng bóng
Tóc thề đã quấn khăn tang
Tháng Hai về trấn ven đô
Chong mắt hỏa châu, giữ cầu
Gió thoảng vào hơi rượu mạnh
Qua làn sương ánh đèn mầu ...

Ba lô lên vai tới miền Tây Ðô
Quê hương em xanh, xanh ngợp bóng dừa
Ðêm ngủ bìa rừng, thèm làn môi ấm
Ngọt trái sầu riêng, này lúc sang mùa
Bây giờ trời mây vào Hạ
Mẹ em bận đi lễ chùa
Em cầu nguyện cho chiến sĩ
Trên đường sớm nắng chiều mưa .

Tháng Năm theo vì sao biếc
Hoa phượng nở quanh sân trường
Ngày xưa những tờ lưu bút
Bây giờ phong thư gói quà
Tháng Sáu anh vẫn miệt mài
Hành quân chưa về thăm em
Ðừng khóc, ve sầu mùa Hạ
Xa thì xa, vẫn chưa quên.

Sang Thu
mưa Ngâu, nước mù bay mau
Ô hay sao ta trong lòng rưng sầu ?
Tráng sĩ xưa hề vượt cầu sông ấy
Người đứng đầu sông, người cuối sông này !
Bây giờ còn đâu huyền thoại
Hằng Nga của em bé thơ
Tất cả bầu trời thơ ấu
Ai làm tháng Tám cằn khô
Tháng Chín ta về Cửu Long
Vú sữa căng của mẹ hiền
Anh đi cho đồng tươi thắm
Tặng em này chiến công vang
Về Cà Mau ...
Một phong thư
Gửi cho em
Lời gió thương mây, lời chim nhớ rừng
Lời gió thương mây, lời chim nhớ rừng
Lời ta chờ nhau !

Cuối năm, mùa Ðông
đan áo
Cuối năm trời đã lạnh rồi
Thiên hạ đua may áo cưới
Ta thì hẹn tới năm sau .
Hoa mai nở đầy
Em đang chờ đợi
Mười hai tháng rồi
Dài ước mơ say
Nhớ má cho hồng
Nhớ môi em ngọt
Anh về cùng em,
Vui đón giao thừa ./.



Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 08/Apr/2013 lúc 10:14pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 09/Apr/2013 lúc 10:59pm

TD Trần Như Xuyên

Tùy Bút

 Tháng Tư ở Sài Gòn

Tháng Tư là đầu mùa Hè, thực ra SG quanh năm là mùa Hè, thản hoặc may mắn cuối năm nào được hưởng chút cái hơi lạnh của mùa Đông, khi không khí lạnh vượt qua được đèo Hải Vân xuống phía Nam là SG dìu dịu như Đà Lạt, người SG mừng lắm.

Tôi xuống xe ở đường Tự Do, lững thững qua P***age Eden, tháng Tư SG cây cối xanh mầu, có tiếng ve kêu và đâu đó lác đác những cánh phượng nở sớm báo hiệu Hè đã đến, “Trời hồng hồng, sáng trong trong, ngàn phượng rung nắng ngoài song”. Hè, mùa chia tay của học sinh, con gái nắn nót với những trang lưu bút, còn đám con trai? Ráng mà thi đậu nghe, còn không, có quân trường đợi sẵn đó, tôi không còn quan tâm đến sự chia tay thuở học trò này nữa vì tôi rời mái trường mấy năm nay rồi, giờ đã là một người lính dày dạn gió sương, tuổi học trò đi qua mà lòng không muốn như vậy.
Qua P***age Eden, tôi thấy Ngọc đứng chờ tôi ở trước Rex, nàng hôm nay đẹp rực rỡ, người con gái nào đang có tình yêu đều đẹp, chúng tôi nắm tay nhau, biểu lộ tình yêu thời đó chỉ là như vậy, rất lễ giáo, không có cái hôn, không ôm choàng lấy nhau ầm ĩ. Ngọc ríu rít hỏi tôi
Ngọc đang học Dược, chúng tôi quen nhau cũng cũng đã mấy năm, ngày Ngọc còn là cô nữ sinh Trưng Vương, tháng Tư hàng me đường Nguyễn Bỉnh Khiêm từng chiếc lá vàng nhỏ rơi rụng, lăn tròn trên vỉa hè,  lấm tấm như những hạt gạo, tôi hay đợi Ngọc ở đấy, đường đi của đôi tình nhân có lá me vương trên mái tóc, Ngọc không cho tôi gỡ những chiếc là me xuống, nàng bảo : “ mấy chiếc lá đó thích em anh để kệ nó ”, lãng mạn thật, thực ra nàng sợ lũ bạn nhìn thấy thì đúng hơn, con gái học đệ nhị mà đã có người đón đưa là bạo đấy, ôm chiếc cặp nơi ngực mà vương vấn hình ảnh ai đó là hơi sớm đấy, trên đường tình có gió mơn man tà áo trắng, áo bay cuốn lấy chân tôi, Ngọc giữ áo lại, tôi nói : “ cái áo nó thích anh, em để kệ nó ”, Ngọc cười, đôi má con gái ửng hồng.
 

Thời ấy, cuối những năm 60, SG trở lại yên bình sau cái Tết Mậu Thân, chiến tranh càng trở nên khốc liệt, nhưng ở đâu đó thôi, SG vẫn bình yên, tôi đã rời học đường trước đó, bình yên thế nào được, những người thanh niên nào ai cho yên bình, tôi rời Đại Học, nhập ngũ,  thỉnh thoảng về phép, hẹn Ngọc đi chơi, như hôm nay chẳng hạn, tôi dẫn Ngọc loanh quanh  Lê Thánh Tôn, Gia Long, Tự Do…   những con đường đầy kỷ niệm mà mỗi lần về SG, tôi cứ thích lang thang ở đó.
Tôi đưa nàng vào Brodard, một quán nước  hồi còn là sinh viên, tôi và bạn bè hay ngồi ở đây, quán không có chanh đường để uống môi em ngọt, quán có chút Tây hơn, con đường Tự Do cũng có những hàng me cao, tôi gỡ vài cái lá vướng trên tóc nàng, Ngọc không tìm cách tránh như hồi còn ở Trưng Vương, hồi đó còn sợ bạn nhìn, giờ chỉ có người tình nhìn, càng thích chứ sao. Rót nước cho Ngọc rồi hỏi : nghe Nat King Cole nhé, nàng gật đầu, tôi mua jeton rồi bỏ vào cái jukebox cạnh đó, tiếng hát trầm ấm của người ca sĩ da đen cất lên :
 Love is a many splendored thing, it’s the April rose…
Có đúng không, tình yêu là vật đẹp muôn mầu ? Ngọc hỏi tôi :
- Tình yêu chỉ có nghĩa vậy thôi sao?
Tôi trả lời nàng :
- Không, có nhiều chứ, tình yêu người ta định nghĩa nhiều lắm nhưng càng định nghĩa nó càng rối mù, theo anh tình yêu cần gì phải định nghĩa, nó chỉ giản dị trong 2 chữ anh + em vậy thôi, với anh thế là đủ.
Bài hát tôi và Ngọc đều thích và có cùng kỷ niệm, lúc mới quen nhau qua đứa cháu, bạn học cùng Ngọc, và cũng tại Brodard này trong một lần đi chơi, hình như  lần đầu thì phải, tôi thấy Ngọc loay hoay chọn bài hát trong cái máy, tôi tiến tới bỏ jeton vào thì cả 2 ngón tay tôi và Ngọc cùng bấm Love is a many splendored thing, tôi và Ngọc nhìn nhau, hóa ra… lần đầu đấy, nhưng ánh mắt  đã có chút xao xuyến, ai cũng có một thời để nhớ về một kỷ niệm nào, với tôi, mỗi lần nghe bài hát này, Brodard và Ngọc hiện ra trước mặt, it’s the April rose that only grows in the early spring.. vâng, bông hồng tháng Tư, chúng tôi yêu nhau và SG tháng Tư không có được hoa hồng, chỉ có mầu đỏ của phượng, cả tôi và Ngọc đã xem cuốn phim này, La colline de l’adieu với William Holden và Jennifer Jones, thuở học trò mang tình yêu vào sách vở nhưng kém đâu nồng thắm,…anh your fingers touched my silent heart and taught it how to sing…Trong phim cảnh thật đẹp khi W.Holden và Jenny đứng trên đỉnh đồi, phía dưới xa xa là thành phố cùng bãi biển, họ hôn nhau.
Tháng Tư SG nóng nung nấu người, hàng me ngoài đường im gió, có những tà áo dài của các cô làm việc ở ngân hàng về, tà áo đồng phục làm dịu bớt cái hừng hực của tháng Tư , thấy tôi ngắm nhìn mấy tà áo dài đó, Ngọc rời đôi môi xinh xắn khỏi ống hút hỏi tôi:
-  Anh thích gì nhất nơi người đàn bà ?
- Theo anh cái nhất của người phụ nữ là sự duyên dáng và thông minh.
-  Anh trả lời chung chung quá, thí dụ thích vẻ đẹp của mái tóc, đôi mắt, làn môi hay như  bộ ngực chẳng hạn…
Tôi trả lời một câu lạc đề :
- Anh thấy đàn bà nào có bộ ngực to thường kém thông minh.
Hai tay đang chống dưới cằm, Ngọc vội khoanh tay như che ngực mình lại:
- Ý này anh lấy ở đâu mà lạ vậy, thế em to hay nhỏ ?
- Vừa vừa thôi
- Vậy là không thông minh và cũng không ngu ?
Buổi tối, tôi và  nàng đi nghe nhạc ở phòng trà Ritz  đường Trần Hưng Đạo, phòng trà của Jo Marcel mới mở, nhìn chung quanh, ánh đèn mầu mờ mờ êm dịu, mọi người ăn mặc lịch sự, tôi thấy mình như xa lạ, có rừng rú lắm không, mà có lâu lắc gì đâu, trước đây mình cũng là những người như thế này, tôi nghĩ tới chỉ mai hay mốt trở lại cùng đơn vị,  đâu còn được như thế này,, rừng cây, bụi bậm, bom đạn, người chết…
Rồi Lệ Thu xuất hiện : ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo, em nhớ cho, mùa Thu đã chết rồi. bài hát này dạo đó mới có, được ngay mọi người đón nhận vì cái lãng mạn và đau thương của lời thơ thi sĩ người Pháp. Ngọc tựa đầu vào vai tôi, nàng hát nho nhỏ theo Lệ Thu : đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa, tôi vòng tay ôm nàng : bậy nào, ừ mùa thu chết rồi, thây kệ mùa thu, chúng ta vẫn có nhau, anh còn em đây thôi, cần gì hơn, mai có trở lại đơn vị cũng không sao. Tôi nắm tay nàng : chúng mình cưới nhau đi chứ !
- Gớm, mãi cóc mới chịu mở miệng.
Năm Ngọc gần ra trường, chúng tôi làm đám cưới, nàng có nhiều bạn bè, những người năm xưa gặp ở bal de famille còn là nhí nhảnh của thời con gái, giờ đã lớn và chững chạc, hồi đó đi nhẩy bal của Dược là sang lắm. Chú rể có vài người bạn, da đen sạm và tóc cháy nắng gió, họ ngồi riêng một góc, tì tì uống rượu, không cười, không nói, có thể họ đang nghĩ tới đồng đội, giờ này mình hạnh phúc ngồi đây, bạn bè thì căng mắt chờ quân thù.  Cưới nhau xong là đi, tôi chỉ có 4 ngày bên Ngọc rồi trở lại chiến trường .
Tháng Tư 1972 có một mùa Hè mà nhà văn Phan Nhật Nam đặt tên là “Mùa Hè đỏ lửa”, SG cũng đang vào mùa Hè, chiến trận bùng lớn trên khắp mọi miền nhưng vẫn còn xa SG, tôi ít có dịp về đưa Ngọc đi trên con đường Tự Do có hàng me cao. Chiến tranh làm bao người đàn bà là chinh phụ nên khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên, bởi vậy vụt một cái chinh phụ trở thành góa phụ, chít khăn sô lên đầu vội vã. Còn đàn ông con trai gọi là gì ? chinh nhân ư ? chinh nhân ơi, xin anh chớ buồnngười yêu anh còn đó, người yêu anh bé nhỏ– hừ, không buồn sao được, vợ mới cưới, gần nhau được vài ngày rồi cứ thăm thẳm chiều trôi mà bảo chớ buồn.
Thế rồi cái tháng Tư đau thương đó xẩy đến, ngọn sóng Tsunami cuồn cuộn đem súng đạn vô SG, chiến tranh không còn ở đâu xa nữa, tội nghiệp, chúng tôi vẫn vùng vẫy, vẫn chiến đấu, vẫn hy vọng… người lính chỉ biết tuân lệnh dù tuân lệnh trong tuyệt vọng, không biết rằng mọi sự đã an bài, mọi sự đã được sắp xếp xong rồi, tôi không gặp Ngọc trong cái Tháng Tư khốn khổ đó, không thấy mặt đứa con đầu lòng mà biết rằng nó sẽ chào đời trong khoảng thời gian này.
Ở tù ngoài Bắc, cứ phải nghe những luận điệu điêu ngoa xảo trá, mà họ nói hay thật, đúng như nữ ký giả người Pháp Susan Labin có một câu nói không thua gì câu nói của ông Thiệu : “ người Cộng Sản nói dối nhiều quá đến độ khi nói dối họ tưởng họ nói thật ”. Ngay ngày đầu tiên ở đây, tên cán binh AK nói với tụi tôi : giặc lái Mỹ bay ra ngoài này bị hạ hết vì tầu bay ta núp trong mây chờ chúng tới bất ngờ xông ra…
Ta ngắt đi một cụm hoa Thạch thảo, tôi không biết hoa Thạch Thảo hình dáng ra sao, nhưng những lần đi lao động trong rừng núi, tôi ngắt cụm hoa dại để nhớ Ngọc và những con đường Sài Gòn, ở đây xa quá và khổ quá, cần có ước mơ để giữ mình được vững vàng. Tháng Tư đau thương đó, không có tôi, Ngọc xoay sở như thế nào khi bụng đã quá lớn, SG hấp hối. SG cuống cuồng, người SG không nghe thấy tiếng ve kêu, không kịp nhìn ngắm những cánh phượng mới nở, ôi tháng Tư đau thương. Tôi bị bắt ngay tại mặt trận, từ ngày đó, tôi và Ngọc không gặp nhau.
Mãi 1978, chúng mới cho viết thư, hôm nhận thư Ngọc, tôi run rẩy cả người : Anh yêu dấu, rất mừng khi biết tin anh, anh chưa biết anh có đứa con gái đâu nhỉ, mẹ con em vẫn mạnh khỏe, Ngọc Anh đã 3 tuổi, luôn hỏi về bố, em đặt tên con là Ngọc Anh, một bé gái dễ thương, đẹp như mẹ và nghiêm nghị như bố, Ngọc Anh có nghĩa là Ngọc luôn là của anh đấy, em vẫn theo nghề thuốc  nhưng là thuốc vỉa hè, em buôn bán ở chợ Cũ, tiện tặn cũng tạm đủ, em theo bác Cả một thời gian nhưng nghĩ nên đi vùng kinh tế mới như chú Lộc mới đúng với chính sách của nhà nước, sẽ nói với anh sau.
Anh ráng học tập tốt, lao động tốt,  nhà nước sẽ khoan hồng cho anh về sớm.
Ngọc Anh và em hôn bố.
Dĩ nhiên lá thư bị kiểm duyệt và tôi bị mắng: lần sau nói vợ không được viết ở đầu lá thư là anh yêu dấu nghe, các anh còn đầu óc lãng mạn tiểu tư sản, viết thư về, động viên vợ anh bỏ buôn bán linh tinh và nên đi vùng kinh tế mới theo đúng chính sách của đảng và nhà nước ta hiện nay.
Thư trả lời tôi khuyến khích nàng nên đi kinh tế với chú Lộc vì chú Lộc - em trai tôi - hiện nay ở Úc, ý cho Ngọc biết nếu có cơ hội là nàng cùng con nên vượt biên, tội nghiệp cô nữ sinh Trưng Vương, ra Dược Sĩ làm cho công ty Dược Trang Hai, một Cty Dược lớn nhất miền Nam thời đó, giờ Ngọc lê la nơi vỉa hè chợ cũ, bên nách đứa con nhỏ mà chồng thì biệt tăm biệt tích từ cái Tháng Tư khốn khổ đó, vẫn là liên quan tới ngành thuốc của nàng, nhưng kiếm từng đồng với những viên thuốc qua lại
Cuối 1978, các trại tù trên miền cao được di chuyển sâu xuống phía Nam, chúng tôi không biết rằng chiến tranh sắp xẩy ra giữa 2 nước CS anh em, với nước Tàu sau khi VC đánh tan Pon Pot, hành động này coi như một sự phản bội. Tôi được đưa từ Sơn La về trại Nam Hà ở phía Nam Hà Nội, thế rồi thấy tù bị chết vì đói khát, bệnh tật nhiều quá, CS cho gia đình tù được phép thăm nuôi, từ miền Nam phải đi xe lửa mấy ngày đêm mới ra được tới Bắc. Ngọc dành dụm tiền, đầu năm 80 ra thăm tôi tại Nam Hà, khi gặp nhau, tôi nhìn Ngọc sững sờ, Ngọc ốm và đen hẳn đi, sự kham khổ biến cô Dược Sĩ xinh đẹp ngày nào nom khác hẳn, chế độ ưu việt lột xác con người hay thật, tôi nhìn Ngọc Anh chằm chằm, con bé gặp tôi lần đầu nên có vẻ là lạ, được sinh ra trong cái hỗn mang của Sài Gòn nên gương mặt buồn buồn và bướng bỉnh, những giọt nước mắt lăn trên khóe mắt Ngọc, mụ nữ cán bộ dẫn thăm nuôi gắt với nàng:
- Không được khóc, hãy động viên chồng học tập cho tốt để nhà nước còn khoan hồng.
Khi ngồi nói chuyện, mụ ngồi ngay trước mặt theo dõi câu chuyện giữa tôi và Ngọc, tôi nói với Ngọc tưởng như bình thường nhưng thật ra dùng toàn những ý nghĩa chỉ tôi và nàng hiểu, Ngọc cho biết cái ngày mất Sài Gòn đó, nàng không có một tin tức nào về tôi, người anh họ trong Không Quân kêu nàng đi, Ngọc không đi, bụng quá lớn gần ngày sanh mà chẳng biết tôi như thế nào, không đành lòng bỏ đi. Tôi nói với nàng chúng ta có nhiều sai lầm quá, em có ở lại thì giờ cũng chỉ là thế này, bao nhiêu là sai lầm như thế,tôi nói hễ có cơ hội em cứ đi đi, ngày nào được về, anh sẽ tìm cách đi sau. Lúc chia tay, tôi hôn Ngọc Anh, nắm 2 tay nàng, như ngày nào Ngọc chờ tôi trước thềm rạp Rex. Lúc phải quay vào, Ngọc như muốn khụy xuống, tôi quay đi không muốn nàng nhìn thấy tôi cũng long lanh nước mắt, mùa Thu đã chết, em nhớ cho...được một đoạn , ngoái lại, Ngọc nắm tay con vẫn đứng đấy, dơ tay vẫy vẫy, tôi vẫy lại, cứ ít bước lại ngoái lại, dơ tay vẫy, bóng  2 mẹ con xa dần, nhỏ dần...
Như nghiệm vào câu Ngọc hát trên vai tôi buổi tối ở Ritz : đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa. Cuối 1980, Ngọc dẫn con xuống Rạch Giá vượt biên và ghe gặp cướp biển, từ đó tôi bặt tin nàng, chẳng bao giờ gặp lại Ngọc và con nữa, Ngọc Anh năm đó mới 5 tuổi.
Cái chế độ tự nhận là ưu việt đó đã nướng 1 triệu thanh niên miền Bắc cho mộng bá vương điên cuồng, miền Nam cũng thiệt hại hơn 200 ngàn người con ưu tú cho cuộc chiến, có điều họ tự xưng là ưu việt nhưng lại không chịu nhìn thấy là hễ họ đi tới đâu thì người dân chạy trốn tới đó, ngay cả khi cuộc chiến chấm dứt, người dân vẫn hốt hoảng liều chết vượt biển ra đi, nếu quả thực ưu việt thì người dân phải ở lại để hạnh phúc với cái ưu việt đó chứ.
Cuộc chiến chấm dứt, số người bỏ mình trên biển tìm Tự Do khoảng 2,3 trăm ngàn người, ngang bằng số người miền Nam chết cho 20 năm cuộc chiến, trong số những người chết đó có Ngọc và đứa con gái bé nhỏ của tôi.
    TD Trần Như Xuyên

http://to-quoc01.blogspot.com/2013/04/td-tran-nhu-xuyen.html

mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 11/Apr/2013 lúc 8:26pm



NHỮNG MÓN NỢ PHẢI TRẢ
* ĐINH LÂM THANH *
 
Đời người, ai cũng phải một lần mang nợ. Không nợ tình, nợ tiền, nợ vợ chồng, nợ cha mẹ, nợ con cái… thì cũng phải nợ với Bạn Bè, Quê Hương và Tổ Quốc. Riêng đối với những Vị một thời mặc áo lính, chắc chắn còn thêm một món nợ nữa : đó là nợ Đồng Đội.
 
Có thể nói rằng, trong các cấp chỉ huy quân đội cũ, một số nhỏ không còn bận tâm đến những món nợ nầy, vì họ đã quên thuộc cấp, là những người lính dưới quyền hy sinh mạng sống, trong mỗi lần giao tranh, để cho họ may mắn sống sót đến ngày hôm nay. Đây là một món nợ phải trả đối với những người biết suy nghĩ, nhất là một số sĩ quan đang định cư nước ngoài. Tôi thấy trong số những người nầy, đôi lúc họ nhẫn tâm quên hẳn quá khứ đau thương của mình với đồng đội trước kia, nhưng lại thích xuất hiện trong nhiều cơ hội để đánh bóng cấp bậc cũng như huy chương.
 
Trong một lần họp mặt thân mật, có hai Vị không đồng ý với tôi về quan niệm trên. Người thứ nhất là một cựu sĩ quan làm việc ở thủ đô cho rằng, những sĩ quan suốt đời làm việc trong văn phòng Bộ-Nha-Sở hay biệt phái qua các cơ quan dân sự thì sự hy sinh của người lính ngoài chiến trường không liên quan trực tiếp đối với việc thăng quan tiến chức và khen thưởng của họ, mà đó là kết quả của công việc, chức vụ đảm nhiệm cũng như thâm niên cộng vụ trong suốt quãng thời gian mặc áo nhà binh. Người thứ hai là một dân sự, chạy trốn cộng sản lúc 20 tuổi, Vị nầy phản đối rằng, ông ta không liên hệ nợ nần gì với những người lính đã chết ! Xin cám ơn việc góp ý nầy, nhưng theo thiển ý của tôi, đây là những quan niệm hẹp hòi và thiếu hiểu biết. Nếu không có những người lính nằm xuống ngoài mặt trận thì lấy ai để bảo vệ cho anh em quân nhân an thân làm việc trong bóng mát hậu phương, cũng như cho gia đình ông dân sự sống sung túc tại thành phố và an toàn thoát được ra nước ngoài khi cộng quân vào chiếm Miền Nam ! Như vậy, nếu còn một chút tình và biết suy nghĩ thì Quý Vị nào có cấp bậc càng cao và huy chương đầy ngực thì càng mang nhiều món nợ trực tiếp với những người thương tật suốt đời hoặc đã nằm xuống vĩnh viễn ngoài chiến trận. Ngoài ra, bất cứ gia đình nào, dù là dân sự, chệt hay chợ trời, đem được cả gia tài và bà con dòng họ thoát ra nước ngoài một cách an toàn thì đều mang nợ, trực tiếp hoặc gián tiếp, với những người lính đã bỏ mình để bảo vệ quê hương đồng bào.
 
Tôi thích đọc hồi ký viết về các trận đánh của những sĩ quan cấp nhỏ, chỉ huy trực tiếp trung đội, đại đội đến tiểu đoàn trong các đơn vị từ nghĩa quân, địa phương quân đến chủ lực quân cũng như các lực lượng tổng trừ bị của QLVNCH. Qua các bài viết đó, tôi đã tìm thấy những hình ảnh đáng ghi nhớ giữa người sĩ quan chỉ huy hành quân và binh sĩ dưới quyền, họ cùng băng rừng lội suối, vào ra sinh tử và chấp nhận sống chết với nhau. Tôi cũng hình dung được những đắng cay, ngọt bùi, gian khổ mà họ đã chia sẻ cho nhau qua từng viên đạn, vắt cơm, ca nước đến những hành động dũng cảm mà không bao giờ phai nhạt trong tim tôi, là các cấp chỉ huy trực tiếp không ra lệnh một cách vô trách nhiệm, xô quân lính của mình tiến lên để đạt được thắng lợi mà chính những sĩ quan chỉ huy cấp nhỏ nầy đã ôm súng nhảy vào tử địa với các khinh binh, đi hàng đầu nhằm mở đường, phá chốt cũng như tiến chiếm từng mục tiêu một… Ngoài ra tôi cũng nghi nhận tình ‘huynh đệ chi binh’ thắm thiết giữa những người lính chiến : họ đối xử với nhau còn còn nặng hơn cả tình gia đình. Những hình ảnh thân thương nầy, sau gần bốn mươi năm, vẫn còn đậm nét trong tôi qua những lần hành quân gian khổ cũng như những lúc chờ địch dưới giao thông hào, chịu pháo trong hố cá nhân hoặc ôm súng trắng đêm chờ giặc. Chúng ta phải vinh danh các cấp chỉ nhỏ vì họ không ham sống sợ chết, khi ra trận, không bao giờ dùng binh sĩ dưới quyền làm bia đở đạn để giành lấy sự sống và hưởng vinh quang. Cấp chỉ huy nhỏ bé nào cũng hăng hái xung phong tiến lên tuyến đầu, chấp nhận hy sinh bản thân để cùng đồng đội tiến lên một lượt. Hơn nữa, qua những bài viết của những trung đội trưởng, đại đội trưởng cũng như tiểu đoàn trưởng trực tiếp cầm quân, tôi đã tìm thấy tình người một cách trung thực, anh dũng và cảm động. Đây là những sử liệu cần thiết cho hậu thế hơn là những hồi ký dày cộm của các ông tướng thuê mướn người viết nhằm đánh bóng hoặc chạy tội, càng đọc càng bực mình và đôi lúc phải văng tục… Thật vậy, tôi đã thật sự tìm thấy trong các bài hồi ký ngắn của các vị chỉ huy nhỏ những hình ảnh tình người thật lớn chân thật qua những liên hệ đồng đội ‘huynh đệ chi binh’, là một sự ràng buộc vô hình giữa những người cầm súng với nhau mà bất cứ ai chưa phải là lính trận thì không thể nào hiểu và cảm thông được.
 
Xin mượn bài viết nầy để nhắc những người đã một thời cầm súng về hai món nợ ‘tình nghĩa’ :
 
Trong nhiều hồi ký của các cấp chỉ huy nhỏ, từ những nhóm Biệt Kích, trung đội nghĩa quân, địa phương quân, trung đội, đại đội, tiểu đoàn tác chiến (Sư Đoàn Bộ Binh) đến các đơn vị đặc biệt Trinh Sát, Công Binh, Pháo Binh thuộc đơn vị Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân cũng như những bài viết về những phi vụ thả dù, tiếp tế, đổ quân, tải thương và cứu đồng đội của các anh em Không Quân…tôi đã thấy những cảnh quanlính chia nhau từng ca nước bùn, từng vắt cơm nguội, từng miếng khô cháy, từng ngụm đế trắng, từng nửa điếu thuốc đến từng viên đạn một…để chia sẻ đùm bọc và bảo vệ cho nhau. Trong các lần hành quân bên cạnh các đơn vị tác chiến tôi đã tận mắt chứng kiến các anh Không Quân quên mình lao xuống đầu giặc để dội bom, đổ quân, tiếp tế, tải thương và cứu bạn, cứu đồng đội tại các mặt trận trong mùa Hè đỏ lửa ở Pleiku-KonTum. Một lời tri ân gởi đến các anh Không Quân, tuy bay bướm ở hậu phương nhưng khi đối điện với súng đạn, họ trở thành những con đại  bàng, những anh hùng cứu tinh của những nguời lính bộ binh dưới đất đang cần đến sự yểm trợ của họ.   
 
1. Nợ ‘huynh đệ chi binh’
 
Có đi tác chiến rồi mới thấy cái tình sâu đậm và tha thiết giữa những người lính. Họ bỏ gia đình, vợ con, làng xóm để kết tình kết nghĩa với nhau, ăn chung lon (guigot), uống cùng ca (nước), chia nhau điếu thuốc, ngũ chung cùng hố, và nhất là, chấp nhận sống chết cùng một lượt. Đời lính chiến không ai còn sợ sệt nghĩ đến cái chết cũng như mơ ước được khen thưởng như những Vị chỉ huy cấp cao đang an toàn trong các hầm trú ẩn của Bộ Tư Lệnh ! Cuộc đời người lính trận, trước mặt là kẻ thù, hai bên là đồng đội và sau lưng là xương máu chết chóc đang rình rập từng giây từng phút. Đối với họ, cha mẹ anh em vợ con đều trở thành những cái bóng mờ khi họ trực diện với khói súng, tiếng đạn và kẻ thù. Họ cũng không có thời giờ để nhớ người yêu, thương gia đình, mà niềm mơ ước của họ thật tầm thường và bé nhỏ là mỗi năm được vài ngày phép…
 
Đọc những tâp thơ của Đại Đội Trưởng Trinh Sát Trạch Gầm, Hồi ký Đại Đội 5 Biệt Cách Nhảy Dù của Mũ Đỏ Út Bạch Lan, Hồi Ký Sĩ Quan Tiền Sát Pháo Binh của Nguyễn Văn Khôi, hồi ký ngày ba mươi tháng tư của Phân Chi Khu Trưỏng Đỗ Văn Thọ (Dương Thượng Trúc viết lại theo lời kể) cũng như những chuyện thật trong đời binh nghiệp của Đại Đội Trưởng Bộ Binh Phạm Tín An Ninh…tôi sống lại với những kỷ niệm chiến trường và đồng đội. Viết đến đây tôi xin phép ngưng lại một phút để tưởng niệm anh Binh Nhì Xí, rất đẹp trai nhưng phải đặt tên Xí (xấu) cho dễ nuôi, là người đã theo sát tôi trong các cuộc hành quân trên các vùng rừng núi Quảng Đức, Buôn Mê Thuột, nhưng đau đớn thay Anh đã đền nợ nuớc sau khi tôi chuyển qua đơn vị Tiếp Vận. Một đêm hành quân theo lối ‘mèo chuột vờn nhau’ với một đơn vị cộng sản trong vùng núi tỉnh Quảng Đức. Đến tối, đơn vị tôi âm thầm lên đỉnh đồi và dò dẫm từng bước tìm thế ngủ ngồi qua đêm. Lệnh phải hoàn toàn bất động, cấm hút thuốc, cấm nấu nướng, cấm căn võng và cấm luôn cả việc đào hố cá nhân vì đơn vị tôi đang ở thế cài răng lược với địch. Một trong bốn người lính gác ca đầu của trung đội nghe một tên việt cộng nào đó, cách chỗ anh ta chừng vài thước, lên tiếng hỏi mượn ống thuốc lào với một tên dép râu khác. Anh ta bò đến chỗ tôi để báo động ! Thập phần nguy hiểm vì mưa quá nặng hạt, trời tối đen như mực, ngữa bàn tay không thấy, nếu xảy ra đụng độ cận chiến thì anh em trong trung đội chắc chắn sẽ vật lộn, đâm chém và bắn nhầm nhau…Vậy mà anh Xí vẫn bình tĩnh nói nhỏ vào tai người lính gác, để cho ông thầy uống xong ca soupe. Tôi thật sự mất bình tĩnh, cầm ống liên hợp báo nhỏ qua Đại Đội đang đóng đồi bên kia. Xong tôi hỏi vào tai Xí, ‘gì vậy’ ? Anh ta trả lời như không có chuyện gì xảy ra…’ thì Đ.M. ông thầy ! Nước lạnh pha với gói bột nêm mì gói chứ có gì nữa ! Uống đi cho đở đói, ông thầy ! Đang đóng quân chung với quân lính cộng sản Bắc Việt trên một ngọn đồi nhỏ thì cái chết đang sẵng sàng trước mặt, nhưng ca nước soupe đối với tôi, tự nhiên nó ấm và ngon ngọt một cách lạ lùng. Bây giờ mỗi khi nhớ lại chuyện cũ, tôi vẫn hình dung rõ ràng cái tình cảm quá sâu đậm giữa thầy với trò, giữa huynh với đệ. Không biết cái ca nước soupe bột ngọt hay hai chữ Đ.M. của người bạn chiến sĩ miền Nam mà, cho đến giờ nầy, mỗi đêm trăn trở tôi vẫn nhớ đến Anh Xí đẹp trai và dễ thương của tôi ngày nào.      
 
2. Nợ ‘xanh cỏ đỏ ngực’  
 
Sau mỗi trận chiến, những vị sĩ quan chỉ huy hành quân ngồi ở Bộ Tư Lệnh, tùy theo kết quả thu được, không ít thì nhiều cũng được khen thưởng. Nhưng họ quên ngay sau đó những người vừa nằm xuống để tổ chức mừng chiến thắng và chờ hoa nở, chờ sao mọc hay đợi những Anh Dũng Bội Tinh… Có thể xem đây là nhờ xương máu binh sĩ và công trạng của các sĩ quan cấp nhỏ ngoài trận địa để mai nở thêm trên vai và sao mọc thêm ở cổ. Trước kia, các vị nầy đã quên những người vừa nằm xuống sau cơn men chiến thắng, nhưng ngày nay, nơi vùng trời tự do và tuổi già thường nhớ lại rất rõ, không biết có ai dành vài ba phút để tính sổ cuộc đời, ra thành những con số để thấy nợ của mình. Cứ một mai nở thêm trên vai, một sao nở thêm trên cổ áo là có bao nhiêu người đã bị thương tật suốt đời, bao nhiêu con côi quả phụ mất cha mất chồng cũng như bao nhiêu người lính nằm xuống cho cuộc đời binh nghiệp của mình ? Trường hợp nầy tôi gọi là ‘nợ xanh cỏ đỏ ngực’. Đây là những món nợ của những quan còn sống sót sau chuộc chiến, theo lẽ công bằng thì họ phải trả dưới một hình thức nào đó !
 
Tóm lại, đã là những người cầm súng tác chiến, ai cũng có những kỷ niệm, tình nghĩa với đồng đội, thuộc cấp mà trong đó có các phế nhân, những người đã nằm xuống để cho chúng ta lành lặn tay chân và sống an toàn tại hải ngoại, thì xìn hãy nhớ rằng chúng ta đã mang ơn họ.  
........
........

(Trích từ :
"những món nợ phải trả".
Tác giả : Đinh Lâm Thanh)




mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 13/Apr/2013 lúc 10:48pm

"THÁNG TƯ BUỒN" ĐÃ 38 NĂM
THẾ MÀ VẪN CÒN "CHUYỆN BUỒN THÁNG TƯ" MỚI TINH KHÔI , CHUYỆN THÁNG 4 /2013 !


Chuyện có thật ???
Hai nguồn tin về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa chỉ cách nhau hơn 1 tháng (7/3/2013 và 12-4-2013) lại trái nghịch nhau đến thế !?
Còn đâu Nghĩa Tử Là Nghĩa Tận !?

Anh Hùng Tử Khí Hùng Bất Tử !
Nguyện cầu Anh Linh các ANH thanh thản an nghỉ nơi Cõi Vĩnh Hằng .

MyK
ieu




Xẻ Dọc
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

Để Xây Xa Lộ Xuyên Khu D3




Nhân Đạo?


Như chúng ta đã biết, ngày 7/3/2013 vừa qua, ông Lê Thành Ân, Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Tại Sài Gòn dẫn đầu một phái đoàn đã viếng thăm Nghĩa Trang Quân đội VNCH ở Biên Hòa (từ đây gọi là Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa)

Thông tin sau đó được lan tỏa bởi RFA, BBC và các báo Việt Nam ở hải ngoại.


Nghĩa Dũng Đài nhìn từ lối vào chính khi xưa. Bệ thờ lớn và bậc cấp vừa được xây thêm mấy ngày trước Tết Quý Tỵ



Người ta cũng còn được đọc tiếp theo sự kiện này các tin tức, bình luận của báo giới và Blogger cho rằng, đang có các động tác được gọi là "hòa giải", "nhân đạo" của Hanoi khi bạn đọc được nhìn thấy qua ảnh các cố gắng "tôn tạo" lại Nghĩa Trang như:

- Hơn chục bậc cấp bước lên Nghĩa Dũng Đài làm bằng gạch đá cimént và ốp đá granite, vừa mới được làm vội trong 10 ngày cuối năm Âm Lịch Nhâm Thìn (trước Tết Quý Tỵ chưa đầy 10 ngày) dẫn lên một bệ đá rộng đủ chỗ cho cả chục người hành lễ ngay dưới chân "thanh kiếm cụt ngọn", 1 đỉnh nhang lớn ốp đá và bàn thờ lớn sơ sài, lộ thiên cũng được làm vội trong thời điểm nói trên.

- Khoảng giữa vòng quanh dưới chân Nghĩa Dũng Đài là 1 vòng tròn rộng vừa được trồng vội các loại hoa tầm thường, vòng hoa này ôm lấy chân "thanh kiếm cụt ngọn" nằm giữa Vành Khăn Tang vĩ đại. 1 lối đi đã cán ciment cũng ôm vòng tròn ngoài vòng trồng hoa nhưng hẹp hơn. Tưởng cũng nên biết Công trình biểu tượng kiêu hùng này đã bị bỏ hoang 37 năm qua và ngập trong cỏ và cây xà cừ do bộ đội miền Bắc trồng từ 2003 khi đến chiếm đóng ở đây. Căn nhà mà bộ đội miền Bắc xây để ở ngay dưới chân Nghĩa Dũng Đài trước đây cũng đã bị dẹp bỏ, trả lại gần nguyên vẹn cảnh quang cho Nghĩa Dũng Đài khi xưa.




các bệ thờ nhỏ ở mỗi Khu mộ

- Ngoài ra tại 8 Khu [chung quanh Nghĩa Dũng Đài là 8 Khu mộ tử sĩ đặt tên từ A tới I (không có Đ và F)], ngay lối vào, chính giữa mỗi Khu đều xây vội cuối tháng Chạp vừa qua (10 ngày trước Tết Quý Tỵ) một bệ thờ (nhỏ hơn cái ở Nghĩa Dũng Đài) ốp bằng đá, cũng với bát nhang, và 1 đĩa để đựng lễ vật trang nghiêm.

Với phần lớn người Việt miền Nam dù trong hay ngoài nước khi hay tin này, dẫu là thân nhân hay khách thăm viếng hương hồn tử sỹ quốc gia cũng không khỏi thấy tạm yên lòng khi đến viếng Nghĩa Trang, một hiện tượng kỳ lạ của "bên thắng cuộc" lần đầu sau 37 năm thù hận dai dẳng.

Niềm Vui Chưa Trọn

Nhưng niềm vui này chưa kịp trọn thì hiện nay, tức chỉ 1 tháng sau ngày viếng Nghĩa Trang của ông Lê Thành Ân, đang có những dấu hiệu báo biểu rằng, Nghĩa Trang đang lâm nguy:

- 4, 5 ngày nay, 1 toán nhân viên của Giao Thông Vận Tải huyện Dĩ An (nơi Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa tọa lạc theo địa danh hành chánh của chính quyền Hanoi hiện tại) đến vòng ngoài Nghĩa Trang cắm cọc "GPMB" (giải phóng mặt bằng).

- Họ cũng vào cả bên trong Nghĩa Trang, khu D3, cắm 1 loạt cọc như thế.

- Khoảng giữa 2 hàng cọc là 22 met. Toán nhân viên này cho hay, "nhà nước" sẽ làm 1 con đường đi từ phía ngoài xa lộ Saigon - Biên Hòa đâm vào trong đất Nghĩa Trang và xuyên qua Khu D3 để đi lên Bình Dương.





cọc "GPMB" vừa được cắm mấy ngày đầu tháng 4/2013

hàng cọc đi xuyên qua Khu D3. Hàng chữ định vị ở dưới cùng bia mộ Trung Úy Nguyễn Văn Phấn: D3 / 1 / 31



hàng cọc đi xuyên qua Khu D3



.......
.......
.......


Lê Tùng Châu khấp báo từ Saigon

12/4/2013




__________________


Nguồn : trích từ 

Xẻ Dọc Nghĩa Trang Biên Hòa Để Xây Xa Lộ Xuyên Khu D3




Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 13/Apr/2013 lúc 11:20pm
mk
IP IP Logged
Huy-Tưởng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 15/Aug/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 164
Quote Huy-Tưởng Replybullet Gởi ngày: 14/Apr/2013 lúc 5:41pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ mykieu




 
2. Nợ ‘xanh cỏ đỏ ngực’  
 
Sau mỗi trận chiến, những vị sĩ quan chỉ huy hành quân ngồi ở Bộ Tư Lệnh, tùy theo kết quả thu được, không ít thì nhiều cũng được khen thưởng. Nhưng họ quên ngay sau đó những người vừa nằm xuống để tổ chức mừng chiến thắng và chờ hoa nở, chờ sao mọc hay đợi những Anh Dũng Bội Tinh… Có thể xem đây là nhờ xương máu binh sĩ và công trạng của các sĩ quan cấp nhỏ ngoài trận địa để mai nở thêm trên vai và sao mọc thêm ở cổ. Trước kia, các vị nầy đã quên những người vừa nằm xuống sau cơn men chiến thắng, nhưng ngày nay, nơi vùng trời tự do và tuổi già thường nhớ lại rất rõ, không biết có ai dành vài ba phút để tính sổ cuộc đời, ra thành những con số để thấy nợ của mình. Cứ một mai nở thêm trên vai, một sao nở thêm trên cổ áo là có bao nhiêu người đã bị thương tật suốt đời, bao nhiêu con côi quả phụ mất cha mất chồng cũng như bao nhiêu người lính nằm xuống cho cuộc đời binh nghiệp của mình ? Trường hợp nầy tôi gọi là ‘nợ xanh cỏ đỏ ngực’. Đây là những món nợ của những quan còn sống sót sau chuộc chiến, theo lẽ công bằng thì họ phải trả dưới một hình thức nào đó !
 
Tóm lại, đã là những người cầm súng tác chiến, ai cũng có những kỷ niệm, tình nghĩa với đồng đội, thuộc cấp mà trong đó có các phế nhân, những người đã nằm xuống để cho chúng ta lành lặn tay chân và sống an toàn tại hải ngoại, thì xìn hãy nhớ rằng chúng ta đã mang ơn họ.  
........
........

(Trích từ :
"những món nợ phải trả".
Tác giả : Đinh Lâm Thanh)




Cám ơn Mỹ Kiều đã cho đọc một bài viết rất hay, bài nầy đã làm tôi nhớ đến bài thơ của Tào Tùng viết cho Trấn hải Tiết độ sứ Cao-Biền khi ông ta được phong Hầu-tước sau cuộc trấn áp Hoàng Sào khởi nghĩa tại Giang nam


澤國江山入戰圖
生民何計樂樵蘇
憑君莫話封侯事
一將功成萬骨枯
Trạch quốc giang sơn nhập chiến đồ,
Sinh dân hà kế lạc tiều tô.
Bằng quân mạc thoại phong hầu sự,
Nhất tướng công thành vạn cốt khô

 

Giang Nam một bãi chiến trường.
Muôn dân li loạn, sống thường cỏ cây.
Phong hầu đừng nói ở đây.
Một tướng hiển hách, vạn thây trải đường.
VHKT

 

Giang Nam Trung Quốc bãi chiến trường
Tiều tô vui sướng tránh đau thương
Xin đừng nói chuyện phong hầu tước
Một tướng công thành vạn xác xương !

 

(ST)



Chỉnh sửa lại bởi Huy-Tưởng - 14/Apr/2013 lúc 5:45pm
mhth
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 14 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.212 seconds.