Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Âm nhạc | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Âm nhạc |
Chủ đề: Nghe Nhạc Pạm Duy | |
<< phần trước Trang of 2 |
Người gởi | Nội dung |
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 16/Feb/2013 lúc 8:06pm |
CON NGƯỜI THẬT CỦA PHẠM DUY Bác sĩ Nguyễn Văn Bảo Lời nói đầu Nghĩa tử là nghĩa
tận. Trước một “nhân vật của quần chúng” (a person of the
public) vừa nằm xuống, giữ im lặng là thái độ nghiêm chỉnh nhất.
Nhưng sự ra đi của Phạm Duy là một ngoại lệ. Nhiều người khen
qúa độ. Nhiều người chê qúa lời. Nhiều người muốn khen, chê đúng
mức mà không lên tiếng vì e ngại phản ứng của cả đôi bên. Đài
BBC cũng tường thuật rất tỉ mỉ về đám tang của
ông.
Hãy thử tìm con
người đích thực của PD qua tác phẫm, hành động và lời nói của
ông để biêt nguyên do của cái dư luận ồn ào sau tin ông qua
đời.Pham Duy & ca sĩ Ánh Tuyết A / NHỮNG LÝ DO KHIẾN PD ĐƯỢC NHIỀU
NGƯỜI NHẮC TỚI
1/ Ông là một nhạc sĩ được ngưỡng mộ
bởi hàng triệu người Việt từ thế hệ trẻ tới thế hệ gìa, từ giới
bình dân tới giới trí thức, từ thời chiến tới thời bình, từ chủ
nghĩa Cộng Sản tới chủ nghĩa Tự Do, từ chính quyền độc tài tới
chính quyền dân chủ, từ trong nước tới hải ngoại.
2/ Cảm tình của quần chúng đối với ông
rất phức tạp. Nhiều người khen. Nhiều người chê. Nhiều người vừa
khen vừa chê. Nhiều người trước khen nay chê. Nhiều người trước
chê nay khen.
Phe Việt Cộng, sau nửa thế kỷ căm thù
ông, nay mua chuộc ông để làm mồi cho chiêu bài “Hòa Giải Dân
Tộc”.
Phe Tự Do, qua nửa thế kỷ qúy mến ông,
nay ruồng bỏ ông vì nghĩ rằng ông bị kẻ thù mua chuộc.
Những biểu lộ ấy (khen-chê, yêu-ghét,
mua chuộc-ruồng bỏ) rất thường tình. Thiên hạ không ngẫu nhiên (
mà có lý do thầm kín) gán
ghép cho ông. Ông cũng không cố ý gây ra. Lối phát ngôn vụng về
và nếp sống buông thả của ông đóng một vai trò quan trọng trong
sự phán xét của họ.
3/ Những tác phẩm của ông, từ dân ca,
tình ca, quân ca, đạo ca, nhi ca v. v.. đều có gía trị độc đáo:
mang âm giai ngủ cung hài hòa của dân tộc và lời ca truyền cảm
của ca dao.
4/ Nhạc phổ thơ của ông là một tuyệt
kỹ. Giới truyền thông đã liệt ông vào hàng “phù thủy” của loại
nhạc này. Dù phổ nguyên văn bài thơ (như Ngậm Ngùi của Huy
Cận..) hoặc chỉ lấy ý thơ (như Tiếng Sáo Thiên Thai của Thế
Lữ..) ông cũng làm cho thơ tăng thêm gía trị.
5/ Đời tư của ông có một vài tì vết.
Ông sống buông thả theo thú vui xác thịt, bất chấp hậu qủa (vụ
Khánh Ngọc và Julie Quang) khiến những người đạo đức khinh bỉ và
những người đối lập khai thác.
6/ Lòng yêu dân, yêu quê, yêu nước
trong những tác phẩm của ông rất hiển hiện. Một người có tình
yêu gỉa tạo không thể nào làm được những bài Tình Ca, Tình Hoài
Hương, Quê nghèo, Về Miền Trung, Bà Mẹ Gio Linh, Nhớ Người
Thương Binh, Vợ Chồng Quê, Em Bé Quê, Ngày Trờ Về, Con Đường Cái
Quan, Mẹ Việt Nam, v.v…
B/ KIỂM ĐIỂM NHỮNG LỜI
KHEN
Hầu hết những người khen đều công nhận
rằng ông là một “đại thụ” của nền tân nhạc Việt và là một nhạc
sĩ có thiên tài, có lòng yêu dân, yêu quê, yêu nước chân thành.
Có người đã tặng ông những đức tính mà thực sự ông không có (như
khiêm nhượng, cao siêu). Thậm chí, có người còn vinh danh ông là
chiến sĩ chống
Cộng hoặc nhà tư tưởng thâm thúy. Những
nhận xét như vậy chỉ đúng nửa vời:
1/ Qủa thực ông là một đại thụ của nền tân nhạc
Việt. Nhưng đại thụ ấy có tỳ vết: ông đã 2 lần vi phạm luân ký
Việt ( vụ Khánh Ngọc và Julie Quang).
2/ Ông không khiêm nhượng mà còn
háo danh. Một thí
dụ: Trong cuốn video Paris By Night 19, ông trả
lời ký gỉa Lê Văn của đài BBC: “ Tôi muốn hậu thế nhắc đến tôi
như một người Việt Nam”. Khiêm
nhượng thay câu trả lời! Nhưng cũng trong cuốn video ấy ông nói:
“ Tôi sẽ làm trường ca Hàn Mặc Tử bởi vì tôi đã có 10 bài Đạo Ca
cho Phật giáo thì tôi cũng phải có một bài cho Công giáo mới
công bằng”. Thế ra ông là người ban phát ân huệ cho 2 tôn giáo
này! Nét háo danh đã lộ liễu trong lời nói vụng về
ấy.
3/ Ông không phải là một chiến sĩ chống Cộng mà chỉ
là một nhạc sĩ muốn được sinh hoạt văn nghệ mà không bị chỉ đạo
bởi chính quyền. Ông bỏ Kháng Chiến về Thành không phải vì muốn
xả thân cho lý tưởng chống Cộng mà vì muốn gia đình
được sống thoải mái trong chính thể
Dân Chủ và bản thân được tự do sắng tác theo tiếng nói của con
tim.
Ông đã hưởng trọn vẹn ân huệ của những
người đã hy sinh để bảo vệ chế độ dân chủ tự do cho gia đình ông
sống yên vui. Bù lại, ông đã đền đáp công ơn của họ bằng vài
trăm bài ca bất hủ xưng tụng những thứ cao đẹp mà họ trân qúy.
Tuy ông không hy sinh xương máu cho chính nghĩa tự do nhưng ông
đã góp phần không ít vào việc tô điểm nó. Tuy ông có nhiều điểm
đáng khen nhưng không nên tặng ông cái vinh dự mà ông không xứng
(chiến sĩ chống Cộng).
4/ Ông không phải là một nhân vật thâm
thúy. Suốt đời, ông chưa nói được một câu nào xứng đáng cho danh
hiệu ấy. Một bài nhạc của ông có câu: “Đừng cho không gian đụng thời
gian”. Ông mượn ý đó trong thuyết Tương Đối của
Albert Einstein (Einstein cho rằng chỉ có không gian, không có
thời gian vì thời gian chỉ là phương tiện để đo lường không
gian; thí dụ: hai thiên hà cách xa nhau một tỷ năm ánh
sáng). Có người đã xin ông giải thích câu đó nhưng ông chỉ trả
lời loanh quanh, vô nghĩa, chứng tỏ ông đã không hiểu ông muốn
nói gì.
Thật là khôi hài khi một anh chàng văn
sĩ VC nói câu này trong đám tang của ông: “ Nhạc PD còn thì tiếng ta còn, tiếng
ta còn thì nước ta còn ”. Hắn nhái câu thậm xưng của
Phạm Quỳnh trong thập niên 1930: “ Chuyện Kiều còn thì tiếng ta
còn, tiếng ta còn thì nước ta còn”.
(Cũng nên mở một dấu ngoặc ở đây để
nói rằng đừng vì một câu của một lãnh tụ CS ca ngợi ông mà chụp
cái mũ “thân Cộng” cho ông).
C/ KIỂM ĐIỂM NHỮNG LỜI
CHÊ
Những lời chê ông nở rộ trong 2 thời
kỳ:
1/ Thời kỳ thứ nhất từ năm 1950 tới
2005:
Khi ông bỏ Kháng Chiến về Thành, VC đã
chê ông là phản
động.
Ông đã không phản động mà chỉ phản Cộng.
Phản Cộng vì Cộng không thể cung cấp
những nhu cầu căn bản (cơm ăn, áo mặc) cho gia đình ông và không
cho phép ông phục vụ văn nghệ theo sở trường mà còn buộc ông
phải khai tử một bài hát vô tội (innocent): bài Bên Cầu Biên
Giới. Giản dị thế
thôi.
2/ Thời kỳ thứ hai từ 2005 cho tới
nay:
Khi ông quyết định trở về VN để sống
nốt tuổi gìa, một số nạn nhân bị CS đày đọa đã chê ông là
phản bội những anh hùng
chống Cộng.
Công bằng mà xét thì ông không phản
bội ai cả. Lý do ông trở về quê bây giờ cũng giản dị như lý do
ông về Thành thuở xưa.
Ở Hoa Kỳ, các con của ông không có
nghề ngỗng gì ngoài nghề ca hát mà nghề này thì không cung ứng
đủ những nhu cầu vật chất cho chúng. Cộng đồng người Mỹ gốc Việt
không bao bọc nổi vài trăm ca nhạc sĩ Việt. Những người lớn
tuổi, đã về hưu, gắng gượng mới có tiền dự những buổi đại nhạc
hội được tổ chức xuân thu nhị kỳ vì. Giới trẻ trung thì thích
nhạc Mỹ vì nó phong phú hơn, sống động hơn, giật gân hơn, hợp
nhĩ hơn. Bản quyền sáng tác nhạc không được tôn trọng. Đĩa nhạc
được sao chép và bán rẻ rúng công khai trong mọi tiệm nhạc. Sống
nhờ trợ cấp xã hội thì không cam lòng. Chìa tay nhận 2000$ để
phổ nhạc vài bài thơ “con cóc” của “vô thượng thiền sư” Thanh
Hải thì tủi thân cho một nhạc sĩ tài danh như ông.
Giữa lúc nghèo túng thì cơ hội chợt
tới: một khế ước trị gía 400 ngàn đô-la trong 4 năm để sưu tầm,
hòa âm, trình diễn tất cả những bài ca do ông sáng tác tại VN từ
1945 tới 1975. Khế ước đó không buộc ông phải hòa âm những bản
nhạc của VC hoặc sáng tác những bài ca mới cho VC. Thính gỉa của
ông sẽ chỉ là những người thích nghe nhạc Phạm Duy
bất kể chính kiến. Có thể ông đã biết một cái bẫy vô hình ẩn sau
khế ước đó: sách lược“Hòa
Giải Dân Tộc” của VC đang ở cao điểm trong thời gian
này. Một người có “khí tiết” ắt không chấp thuận.
Nhưng Phạm Duy không phải hạng người có khí tiết. Ông không
thích sống “gương mẫu” mà thích sống thoải mái, buông thả, sung
túc như thường tình.
Thế là ông đưa gia đình về quê hương
sống ung dung trong 8 năm cho tới khi ông từ trần. Ông rất thích
câu của ai đó nói rằng: “ Về đi thôi! Kiếp sau biết có hay
không?”. Tính tình của ông khác đời ở chỗ: rất thích thú khi được khen và rất ít
phiền hà khi bị chửi.
Trong 8 năm ấy ông đã gặp đủ hạng
người, trong mọi lứa tuổi: ca nhạc sĩ đã quen hoặc chưa quen,
thính gỉa yêu nhạc của ông dù đã biết hoặc chưa hề biết tên ông,
lãnh tụ CS kể cả những người đã từng cấm hát nhạc của ông như Võ
Văn Kiệt, Tố Hữu và Trần Bạch Đằng, người đã tuyên bố một câu vô
liêm sỉ năm 1989: “
PD hãy tự sát đi,
chúng tôi sẽ cho phổ biến nhạc của ông
ta”. Dĩ nhiên ông không thể từ chối gặp
mặt những lãnh tụ CS đã mở đường cho ông trở về. Cũng không đáng
phàn nàn nếu ông muốn gặp một vài lãnh tụ CS đã chơi thân với
ông trong thời kháng chiến chống Pháp. Ông rất dễ tính và vô tư
trong việc gặp bạn cũ, chuyện làm qùa chỉ là chuyện tếu hoặc kỷ
niệm xưa, không bàn về chính trị. Chả có gì đáng trách cho những
cuộc gặp gỡ lấy lệ hoặc xã giao như vậy.
Có một điểm son đáng ghi
nhận:
Tôi muốn tóm tắt thái độ của Phạm Duy
trong một câu sơ sài: Khi
sáng tác thì tận tình, khi vui chơi thì tận hưởng, khi nói năng
thì thì tận tục. Duyên Anh đã thuật lại rằng PD,
trong lúc đùa rỡn với bạn bè, đã nói trong hơi men: “ Ai ngu mới thích nghe nhạc của tôi.
Chúng đã được làm trong cầu tiêu”. Có lẽ ông đã làm
những bài Tục Ca trong cầu tiêu.ông không hề bợ đỡ một lãnh tụ CS nào và cũng không hề nói súc phạm tới bất cứ ai của chính thể VNCH trong suốt thời gian 8 năm ấy (cựu phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ đã phạm lỗi này). D/ KẾT LUẬN:
Nhạc sĩ tài danh Phạm Duy là một người
đáng thương hại nhiều hơn là đáng trách cứ. Cuộc đời của ông
trôi nổi qua nhiều vinh nhục, thăng trầm. Ông thích sống buông
thả và chỉ có một tham vọng tích cực (productive): sáng tác những bản nhạc có gía trị.
Lối phát ngôn của ông thuộc loại Tú
Xương (“Một thày, một cô một
chó cái” hoặc “Cao lâu thường ăn quịt, gái đĩ lại
chơi lường”). Từ 50 năm nay, chả có ai coi ông như
một “qúy nhân”. Họ mến ông vì ông đã cống hiến cho họ nhiều bài
ca bất hủ, và đi chung với họ trên một đoạn đường dài nhất của
cuôc đời để cùng nhau “khóc cười theo mệnh nước nổi trôi”.
Ông chưa bao giờ là công cụ của CS.
Trong 5 năm theo Kháng Chiến chống Pháp, ông chưa hề làm một
khúc ca xưng tụng một lãnh tụ CS nào mà chỉ xưng tụng những anh
hùng, liệt sĩ chống ngoại xâm. Tới khi cáo hồ ló đuôi thì ông bỏ
chúng về Thành.
Ông cũng chưa bao giờ là công cụ của
chính quyền độc tài. Trong 25 năm sống trong chính thể Quốc gia,
ông chưa hề làm một ca khúc suy tôn lãnh tụ nào. Những
bài hát “xây dựng nông thôn” là những
bài làm ra bởi một tác gỉa công chức hơn là bởi một nhạc sĩ
chuyên nghiệp; chúng đã không thọ lâu.
Khoảng 100 bài ca bất hủ của ông đã đi
sâu vào mọi làng xóm của thôn quê, mọi ngõ ngách của thành thị
rồi “di tản” ra ngoại quốc để ve vuốt nỗi cô đơn của vài triệu
người sống lưu vong.
Cuộc “trở về quê” của ông chỉ tổn
thương cho thanh danh của cá nhân ông, không có ảnh hưởng đáng
kể tới tinh thần chống cộng của quần chúng. Chả có ai “hòa giải
dân tộc” với VC chỉ vì Phạm Duy đã hồi hương. Sự hòa giải ấy sẽ
không bao giờ xảy ra. Nói cách khác, chỉ có hòa giải khi nào
chính thể CS bị giải thể hoàn toàn. Còn nữa, chỉ có lực lượng
của quần chúng ở trong nước mới có khả năng giải thể chúng. Vậy
thì chả nên qúa quan tâm tới cái sách lược “Hòa Giải Dân Tộc”
của chúng. Nó đã chết ngay sau khi vừa sinh ra. Chả nên chia sớt
bớt nỗi căm thù VC rồi xối vào những ca nhạc sĩ như Phạm Duy, Từ
Công Phụng, Khánh ly, Lệ Thu, Chế Linh v.v... Có một cái gì “bất
đắc dĩ” trong viêc trở về của họ (như đã nói ở trên). Vả lại, họ
không đem đô-la về nước để góp thêm ngoại tệ cho VC (như một số
thương gia và những kẻ ham du hí) mà còn tiêu bớt ngoại tệ của
chúng (lãnh thù lao bằng đô-la). Hãy thông cảm cho họ (thông cảm
không có nghĩa là cổ võ cho người khác trở về) miễn là họ chỉ
thân thiện với dân, chỉ hát cho dân nghe những bài ca mà chúng
ta chấp nhận và không nói lảm nhảm, súc phạm tới tinh thần chống
Cộng.
Riêng đối với Phạm Duy, hãy để cho ông
yên nghỉ, gọi là đáp lễ những bài ca bất hủ mà ông đã cống hiến
trong suốt cuộc đời ông. Nghĩa tử là nghĩa tận. Có cả ngàn người
(phần lớn là thường dân) đã tiễn đưa ông tới nơi an nghỉ cuối
cùng. Vài nhóm trong số người này vừa khóc vừa đồng ca trước mồ
ông một số bài chọn lọc, trong đó có bài Tình Ca và một bài chưa
được chính quyền VC cho phép (Những Gì Sẽ Đem Theo Vè Cõi Chết).
Từ vạn dặm, chúng ta hãy gửi tới ông một chút thương cảm, một
chút ngậm ngùi, một chút vị tha. Người yêu chuộng tự do lúc nào
cũng tôn trọng tự do ngôn luận (trong đó có tự do chọn lựa lối
sống) hơn bất cứ điều gì trên đời.
Ngày 6-2-2013
Con CòChỉnh sửa lại bởi mykieu - 16/Feb/2013 lúc 8:11pm |
|
mk
|
|
IP Logged | |
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 17/Feb/2013 lúc 7:21pm |
CÁI CHẾT TRONG CA KHÚC PHẠM DUY *PHẠM XUÂN ÐÀI
Trong buổi lễ tưởng niệm Ðỗ Ngọc Yến vào tối ngày 23 tháng Tám 2006 tại phòng sinh hoạt Lê Ðình Ðiểu của báo Người Việt, Bích Liên với giọng cao vút trong phong cách opéra, đã hát những lời này:
1. Hồn xuân vừa tàn hơi Hay nắng ấm lung linh qua đời Hay gió tuyết mưa sa bay ngang trời Người yêu dù xa xôi Xin nhớ tới quê hương u hoài Trong giá rét đêm đông đang trông vời
Một lần người đưa tiễn nhau Như vẫn cầu lời hứa năm nào Ðằm thắm cho vui lòng nhau Một lần người xa cách nhau Trái tim sầu còn vẫn tươi mầu Vì đó... không ai quên đâu...
2. Người đi về mai sau Nghe khóc lóc xe tang đưa sầu Nghe bóng xế khăn sô bay ngang đầu Người đi vào không gian Nghe nhớ tiếc đau thương vô vàn Nghe tiếng hát êm êm ru linh hồn
Người về dần trong cõi mồ Như lúc nào vừa mới ra đời Chào đón xuân tươi ngày mới Cuộc đời từ trong chiếc nôi Ðã quay về cùng với gió bụi Về chốn không tên, xa xôi...
Bài hát nói về cái chết, Phạm Duy dựa vào điệu nhạc Chanson de Solvejg viết lời lâu rồi, đã trên nửa thế kỷ, ít người biết, nhưng chạm sâu xa đến một vùng mà không mấy người có khả năng nói tới. Phạm Duy là một nhạc sĩ hiếm hoi nhiều lần nói về cái chết, và Khúc Ca Ly Biệt trên đây là bài hát hoàn toàn về sự biệt ly của chết chóc, một cách toàn diện, trong không gian, trong thời gian, trong thân phận kẻ lìa trần cũng như trong lòng người ở lại.
Phạm Duy là một nhạc sĩ sáng tác mãnh liệt về khắp các mặt của cuộc đời, nhưng lại luôn luôn nhắc đến cái chết, tuồng như ông thấy chết cũng là một hình thái biểu hiện sự sống. Ngay từ khi còn rất trẻ, trong khi say sưa viết lên cái khí thế bừng bừng đánh quân ngoại xâm giữa thời điểm 1945, ông cũng đã mường tượng đến sự chết rồi. Ông vừa viết xong bài Xuất Quân lẫm liệt Ngày bao hùng binh tiến lên thì đã nghĩ ngay đến hình ảnh ma quái của những Chiến Sĩ Vô Danh
Mờ trong bóng chiều Một đoàn quân thấp thoáng
Quân này là quân ma, họ đã ra đi chiến đấu và đã ra người thiên cổ, ông dùng ngay hình ảnh ấy để lay động lòng người đang đứng trước cuộc chiến giữ nước Ra biên khu trong một chiều sương âm u Âm thầm chen khói mù Bao oan khiên đang về đây hú với gió Là hồn người Nam nhớ thù.
Một thanh niên đang ở độ tuổi ngoài hai mươi, mang bầu máu nóng phụng sự cho đất nước mà đã sớm nhìn ra những hình ảnh của “cõi bên kia” như thế thì cũng là chuyện lạ. Bài Nợ Máu Xương lại càng lạ hơn nữa, vừa hiện thực vừa siêu thực, tả toàn cảnh chết chóc vì chém giết
Ai nghe không sa trường lên tiếng hú? Tiếng lầm than, những tiếng người đời quên. Ði lang thang tiếng cười vang tiếng hú Xác không đầu nào kia?
Nghe phảng phất như Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du! Phải chăng linh cảm mẫn nhuệ của một nghệ sĩ lớn đã khiến Phạm Duy nhìn thấy trước cảnh chiến tranh tàn phá kinh hoàng trên đất đước Việt Nam suốt ba mươi năm sắp tới, dù thời điểm viết Nợ Xương Máu là vào năm 1946, trước khi toàn quốc kháng chiến với Pháp. Ông đã dùng những hình ảnh cổ điển của thi ca thời đó để vẽ nên sự chết chóc, nhưng bản chất của tấn thảm kịch chiến tranh thì thời nào cũng thế
Lá rụng tơi bời Ðoàn quân tiến qua làng. Từng thanh kiếm đứt ngang, Từng lớp áo rách mướp, Từng cánh tay rụng rời! Qua làn mây trắng Ðoàn quân tiến về trời Ầm rung tiếng sa trường...
Tiếng ầm rung chết chóc đó còn vang mãi trong lòng người không biết bao nhiêu thế hệ nữa khi họ có dịp ôn lại những trang sử xưa, không phải những trang chính sử ghi lại một cách vô cảm các biến cố, mà là những trang sử như của Phạm Duy viết khi “đoàn quân tiến qua làng” với những chiếc áo rách mướp, những thanh kiếm gãy ngang, những cánh tay không còn nguyên vẹn... và nói rõ họ đang “tiến về trời.” Lịch sử một dân tộc không thể không ghi những trang như thế, cũng như mấy năm về sau khi sáng tác ông đã đóng vai một ký giả chiến tranh tả thực cái cảnh dã man rùng rợn “quân thù đã bắt được con đem ra giữa chợ cắt đầu” từ một thảm cảnh của làng Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Hoặc một cách gián tiếp, chỉ dùng một số hình ảnh ước lệ, nhưng hiệu quả gợi cảm thương về sự chết chóc vẫn lớn:
Người đi không về Chắc rằng có người nhớ Hương khói chiêu hồn Hiu hắt những chiều trận vong. (Ðường Ra Biên Ải)
Một số năm về sau ông rời khỏi các ám ảnh chiến tranh, đề tài sáng tác càng phong phú, nhưng cái chết vẫn không rời ông. Ông đã viết về việc sáng tác của ông vào khoảng đầu thập niên 1960: “Ðối với tôi chỉ có ba điều quan trọng: Tình Yêu, Sự Ðau Khổ và Cái Chết.” Nhưng cái chết vào thời điểm này đã được trừu tượng hóa thành một loại tư tưởng, không còn cụ thể có khi đầy ghê rợn như trong thời kháng chiến Pháp. Như về bài Ðường Chiều Lá Rụng, tác giả đã tâm sự như thế này: “Lúc này tôi đang yêu đời lắm, nhưng tôi vẫn nói tới cái chết, chẳng hạn, qua những kiếp lá trong đường chiều. Lá đang như những chiếc thuyền rung rinh trong ngọn gió, bỗng nghe đất gọi về, lá rơi xuống đất để trở thành những ngôi mộ úa trên con đường chiều, nơi đó có tôi và người yêu đang đi trong cuộc tình.”
Lá vàng bay! Lá vàng bay! Như dĩ vãng gầy, tóc buông dài, bước ra khỏi tình phai Lá vàng rơi! Lá vàng rơi! Như chút hơi người giã ơn đời trên nẻo đường hấp hối!
Khi một người lên tiếng Tạ Ơn Ðời thì tâm hồn hẳn đầy sung sướng vì những gì đời đã cho mình. Quả thế, tác giả ca ngợi “bao nhiêu là thương mến, bao nhiêu là quyến luyến,” rồi “tay hái biết bao niềm yêu,” và “đời vẫn cho ta ngọt bùi”... nhưng cuối cùng vẫn không quên cái chết đang chờ ở cuối đường
Mang ơn đời nâng đỡ Dâng nấm mồ thô sơ Với dâng hương hồn thương nhớ Còn vấn vương trong chiều tà.
Bài Một Bàn Tay là một bài hát triết lý, qua hình ảnh bàn tay mà thấy ra toàn diện cuộc đời, từ bàn tay bà mụ “đưa anh ra khỏi lòng người” đến bàn tay làm lụng, bàn tay yêu đương..., nhưng cuối cùng, cũng sẽ bàn tay ấy làm động tác giúp kết thúc một đời người
Một mai đưa anh thăm thẳm lìa đời Mùa đông khăn tang mây bỏ đường dài Bàn tay thương nhớ, ôi gặp anh băng giá Lạ lùng, tay khép làn mi.
Suốt cuộc đời sáng tác của mình, kể cả khi còn rất trẻ, Phạm Duy không bao giờ quên cái chết, và ông diễn tả nó một cách tài tình, khiến ta khi hát lên cảm thấy như vừa chạm vào cái cõi bi thương đáng sợ ấy. Thật ra ông không đi sâu vào chính cái chết như Tolstoi tả phút hấp hối của André trong Chiến Tranh và Hòa Bình, ông chỉ nói về tình huống bề ngoài, nhưng cách nói nghệ thuật của ông khơi dậy gần như đầy đủ “kinh nghiệm chết” hình như vẫn luôn luôn có sẵn trong mỗi chúng ta. Ðó có thể là kinh nghiệm tử biệt sinh ly về cái chết của bao người khác ta hằng chứng kiến, nhưng cũng rất có thể là của chính ta, lưu trữ bằng một cách nào đó sâu trong tâm thức sau hàng vô số kiếp luẩn quẩn trong vòng tử sinh. Ðôi khi ta vẫn có cảm tưởng “nhớ” lại một cái gì đó không hề được kinh nghiệm trong đời này.
Tương truyền bản nhạc Sombre Dimanche (Chủ nhật buồn) là một bản nhạc gây chết chóc, vì không hiểu sao nhiều người nghe nó đã tự tử. Quả là thỉnh thoảng vẫn có những tác phẩm mang cái ma lực kỳ dị như vậy. Bản nhạc ấy vào tay Phạm Duy đã mang lời Việt Nam như sau:
Chủ nhật nào tôi im hơi Vì đợi chờ không nguôi ngoai Bước chân người nhớ thương tôi Ðến với tôi thì muộn rồi Trước quan tài khói hương mờ bốc lên như vạn nghìn lời Dẫu qua đời mắt tôi cười vẫn đăm đăm nhìn về người Hồn lìa rồi nhưng em ơi tình còn nồng đôi con ngươi Nhắc cho ai biết cuối đời có một người yêu không thôi Ơi hỡi... ơi... người!... (Chủ Nhật Buồn)
Ðó là luyến tiếc, vướng víu, là không siêu thoát, phải không?
Khi chúng ta còn nhỏ, sự chết đối với chúng ta là chuyện... của người lớn. Khi vào đời ở tuổi thanh niên thì đó là chuyện của... người già. Chính mình thì chối hết. Nhưng khi bắt đầu vào tuổi già thì như một khả năng tự nhiên, càng ngày ta càng cảm nhận được trong thân tâm mình cái “khả năng chết” một rõ hơn, mãi đến một lúc, hết chối nữa, đành nhận nó là của mình. Nó dần dà, tự nhiên biến thành một phần của sự sống. Phạm Duy là một người hiếm hoi “biết” cái chết, “sống” với cái chết ngay từ tuổi thanh niên. Tại sao? Ðể làm gì? Trong nhân loại, thỉnh thoảng nẩy ra một người có khả năng trình bày hộ cho mọi người khác ý nghĩa toàn bộ cuộc nhân sinh mà thông thường người phàm mắt thịt chỉ thấy rất ngắn, toàn là chuyện eo sèo trước mắt. Chứ sao, phải nói về cái chết chứ, làm sao có sự sống nếu không có sự chết? Cái chết chờ bên đầu kia cuộc đời mỗi người, nào có xa xôi gì, trong chớp mắt của thời gian đã tới nơi, để bắt đầu một chuyển hóa mới, một cuộc du hành mới
Người là ai? Từ đâu tới? và người ơi, người sẽ bước chân về nơi nao? Người vì sao mà chớm nở? rồi sớm tối cánh hoa tươi tơi bời theo với những lá úa? Người là chi? là cơn gió? là giọt mưa? là cát trắng hay bụi xanh lơ? Người từ xưa, thuyền theo lái về bến cũ? Người lên xe đi từ hư vô qua hư vô? (Xuân Hành)
Một loạt câu hỏi từ muôn đời của loài người nhưng không bao giờ cũ, vì ngày nào con người không còn biết đặt ra những câu hỏi như thế về thân phận mình thì cũng có nghĩa là đã dừng lại trên con đường hoàn thiện chính mình.
*
Chết là cái mà không ai có kinh nghiệm, nhưng không phải vì thế mà người ta hoàn toàn không thể viết gì về cái chết. Ðang sống mà “chuyển sang từ trần” là một sự bí nhiệm, từ ngàn xưa con người vẫn suy nghiệm, vẫn cảm xúc đau đớn và vẫn... thờ phượng cái chết. Ðặc biệt các tôn giáo và các tín ngưỡng lo săn sóc đến cái chết một cách kỹ lưỡng nhất, vì biết rõ đó không phải là một cái gì có thể đối xử một cách bình thường theo cung cách cuộc sống trần thế. Trước sự chết, con người bàng hoàng và sợ hãi, phải tìm mọi cách trấn an nỗi sợ. Ðông hay Tây đều đặt ra sự tự kỷ cho mình về một cõi sau khi chết: sinh ký tử quy, sống gửi thác về, về với ông bà, về ngôi nhà Cha, về miền Cực lạc... cố dẫn dụ mình rằng cuộc sống trần thế này tuy ai cũng tưởng là quan trọng cần hết sức bám víu lấy, nhưng thực chất chỉ là cái rất phụ, chỉ là một sân khấu tạm bợ để múa may trong một thời gian thoáng qua, rồi sau đó thì “về” với cái đích thực. Lời hứa hẹn và giải thích thì rất nhiều, người ta nghe theo lời này hay lời kia, hoặc chẳng nghe lời nào cả, là tùy khuynh hướng và căn cơ của mỗi người, nhưng nhìn chung mọi tín ngưỡng đều nhằm khuyên làm tốt khi sống để được an ổn khi chết, làm như cả cuộc đời chỉ là một chuỗi dài chuẩn bị cho cái giây phút không còn cuộc đời nữa. Thế mới biết cái chết nó ám ảnh con người đến thế nào. Ám ảnh đến gần như biến thành một mục tiêu của sự sống.
Riêng Phạm Duy chấp nhận hết trong sáng tác của mình: Tình Yêu, Khổ Ðau và Cái Chết. Ðó là thái độ của một nghệ sĩ lớn, sống tận cùng từng phút giây của cuộc nhân sinh. Và, nghe như có vẻ mâu thuẫn, cũng “sống” tận cùng với phút giây không còn sự sống nữa, là lúc Cõi Chết bắt đầu.
(2006) http://www.diendantheky.net/2013/01/pham-xuan-ai-cai-chet-trong-ca-khuc.html |
|
mk
|
|
IP Logged | |
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 17/Feb/2013 lúc 8:11pm |
5.Pham Duy Phạm Duy, Người Tình Già (Pham Duy - The Old Lover) - YouTubeNGƯỜI TÌNH GIÀ TRÊN ĐẦU NON - PHẠM DUY - YouTubeNHAC SI PHAM DUY QUA DOI TAI VIET NAM
Đám tang Phạm Duy - nhà thơ Kiên Giang đọc thơ tiễn biệt
TANG LỄ NHẠC SĨ PHẠM DUY CA SĨ ÁNH TUYẾT ........... Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 17/Feb/2013 lúc 8:36pm |
|
mk
|
|
IP Logged | |
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 17/Feb/2013 lúc 9:51pm |
Phạm Duy Trong Mắt Tôi
Posted on February 15, 2013 by hoanglanchi http://hoanglanchi.com/?p=2394 LGT: đây chỉ là một bài viết nói lên một vài suy nghĩ cá nhân về một nhạc sĩ lớn của VN. Suy nghĩ cá nhân thì có thể đúng, có thể sai. Tôi không muốn tranh luận. Tôi khẳng định, tôi không thích con đường trở về của Phạm Duy, càng không thích bài phỏng vấn cuối cùng mà ông dành cho BBC. Bài ấy, theo tôi lẽ ra ông nên từ chối. Nhưng cũng có thể ông phải làm. Bài viết này, công bố một số emails qua lại giữa tôi và NS Phạm Duy vào năm 2003, liên quan đến một số vấn đề, chỉ có mục đích soi rọi thêm vài điều với suy nghĩ rằng, có thể có ích chút nào đó cho mai sau khi viết lại lịch sử. Bởi vì đó là những tâm sự của PD khi ông chưa về với cộng sản. Tôi xin nhắc lại, mọi bài viết công kích PD, tôi đã đọc hết và tôi cũng không đồng ý việc lựa chọn của ông. Vì thế mọi tranh luận ở đây với tôi là vô nghĩa. Nếu không thích xin cứ lướt qua không đọc bài này. Tôi yêu nhạc Phạm Duy từ bé nhất là những bài tình ca quê hương. Tôi quen ông năm 2003 khi tôi còn ở trong nước. Nguyên do quen thì không từ tôi mà từ ông. Lang thang net lúc bấy giờ là thú vui của PD. Đọc được một bài cảm nhận của tôi về nhạc mình, PD gửi mail làm quen. Phạm Duy, con người kiêu căng tự phụ Nhiều người kết án PD là người kiêu căng tự phụ. Tôi tự hỏi trên thế gian này, có nhân tài nào không kiêu căng? Họ, chỉ là nhiều hay ít, ngầm hay không mà thôi. Có nhạc sĩ thừa nhận với tôi rằng có lẽ PD cũng “chọn mặt mà cư xử”. Với tôi, PD không bao giờ kiêu căng tự phụ. Từ khi quen cho đến khi ông về VN năm 2005, với tôi, lúc nào PD cũng là một người đàn ông lịch sự, lễ độ, lịch thiệp và có chút phong cách của một người hấp thụ văn hóa Pháp. Chưa bao giờ ông cợt nhã hay có thái độ kẻ cả với tôi. So với ông, tôi chỉ đáng tuổi con gái và không là gì để ông phải “lấy lòng” cả. Thế thì vì lý do gì mà ông phải kiên nhẫn e mail, kiên nhẫn giải thích khi tôi “vặn vẹo” về tình ái, về tục ca? Để biết PD có kiêu căng với những người ”tử tế” không, xin xem phụ lục về mail ông viết cho tôi ngày 3/11 và 21/11/2013 tại đây [1] Phạm Duy với Tục Ca Tôi không bao giờ biết Tục Ca. Tôi chỉ nghe Tình Ca và vài bài Thiền Ca. Nhưng bạn hữu tôi chỉ trích Tục Ca. Tôi mail hỏi Phạm Duy về lý do viết Tục Ca. Ông cũng kiên nhẫn trả lời tôi. Ông nói rằng chưa bao giờ ông in Tục Ca hay thu âm cả. Nếu có chỉ là ông tự hát. Ông cũng nói rằng có thể ông đã lầm và tự phá mình khi viết Tục Ca. Tuy vậy, ông cũng lý luận với tôi rằng nếu Quỳnh Couteau (bút hiệu của tôi viết thuở sinh viên) đã dám chỉ trích Bộ Kế Hoạch về những sai trái thì sao lại không cho ông chửi rủa những cái xấu của xã hội bằng âm nhạc. Đây là những suy nghĩ của PD viết cho tôi về “Tục Ca” [2] Phạm Duy với chuyện tình ái PD bị người đời kết án về chuyện tình ái nhiều hơn hết thẩy các nghệ sĩ khác. Tôi hỏi vài người về chuyện Julie, không ai dám khẳng định mà chỉ “nghe nói”. Còn chuyện Khánh Ngọc, có bằng cớ và hiển nhiên là PD rất có lỗi. Nhiều văn nghệ sĩ khác cũng có một đời sống “phóng túng” như thế hoặc hơn thế. Họ có con riêng và bỏ rơi đứa con tàn tật; họ quyến rũ người con gái và bỏ rơi cả mẹ lẫn con; họ thay vợ như thay áo; thế nhưng có vẻ không ai bị “kết án” và “chửi bới” nhiều như PD. Tại sao thế nhỉ? Trong khi đó dường như tôi chưa hề thấy một phụ nữ nào lên án PD về tình phụ kể cả Khánh Ngọc. Theo lời ông kể, sau khi để tang vợ ba năm, ông có gặp lại Khánh Ngọc. Đương nhiên mối “ngoại tình” này của PD là vết nhơ trong đời ông vì Khánh Ngọc là vợ Phạm Đình Chương. Trở lại chuyện PD không bị người tình nào buộc tội mà chỉ thấy người đời nhất là giới đàn ông thì vài người cho rằng “thuyền to thì sóng lớn” và có thể là sự đố kị ghen tị nữa. Ông được thượng đế ưu đãi nhiều quá. Sáng tác nhạc tài danh, vợ đẹp, con cái đề huề và nhiều phụ nữ đẹp tự nguyện dâng hiến… Tôi là nữ sinh Gia Long, thêm gốc nhà giáo nên phải nói rằng có phần cổ xưa. Tôi cố gắng viết một cách lịch sự những gì tôi suy nghĩ về một nếp gia đình, về bổn phận của một người chồng, người cha khi tranh luận với Phạm Duy vì dù sao ông cũng đáng tuổi cha tôi. Thoạt tiên, về “phóng túng”, PD viết cho tôi: Tôi chưa biết quan niệm của Lan Chi về “phong túng hay không phóng túng”, sau khi tôi đã viết về vấn đề này cho một người dù mới quen nhưng có thể coi như đã hơi thân thân mật. Xin nhớ, tôi chưa hề “thanh minh thanh nga” với bất cứ kẻ nào mang thành kiến về tôi, về chuyện người nghệ sĩ cần phải có đạo đức. Họ có là gì đối với tôi đâu mà tôi phải nói vào mặt họ rằng : tôi mới là người có nhiều đạo đức nhất. Những bạn thân thường rất bất bình vì những thành kiến về tôi, gây nên – có thể — bởi một lực lượng chính trị nào đó. Họ bảo những người mù quáng đó không nhìn thấy đời sống gia đình của tôi vững chắc và êm đẹp hơn của nhiều người, bởi vì không có một người bố Việt Nam nào, trong thời đại vô cùng ly lọan như thế này, mà có thể sống chung với các con từ khi các bé mới sinh ra cho tới ngày các ông con, người đã hơn 50 tuổi, kẻ đã tới gần 40 tuổi. Hiện nay, tất cả các con trai (từ Quang, Minh, Hùng, Cuờng tới Đức) đều sống với tôi trong một căn nhà 9 phòng, hai bathroom. Ba người con gái phải ở nhà chồng nhưng mỗi tuần đều mua đô ăn đắtt tiền mang về cho bố. Vì vậy, tôi đâu cần phải tái hôn với một bà nào để có người trông nom săn sóc? Ai trông thấy cảnh gia đình đầm ấm như vậy cũng đều khen tôi rất khéo trong “đạo làm người”. Đạo làm người VN (đạo đức đấy!), thứ nhất là trong một căn nhà nhỏ mà tạo được sự tam tứ đại đồng đường. Thứ hai là tôi liên miên bị gieo tiếng xấu nhưng trong cả một đời, tôi không nói xấu một ai cả. Thứ ba (tôi nhắc lại) tôi sống rất trong lành, hơn các nghệ sĩ VN thường mắc phải tệ đoan cờ bạc rượu chè, đĩ điếm… Những đàn bà mà tôi yêu đều là những người tôi rất kính trọng, còn có người tôi không hề đụng tới da thịt vì yêu nhau bằng tâm hồn là đủ rồi. Tôi nghĩ Lan Chi phải bênh vực tôi, nếu thấy là đúng. Lan Chi nói tới việc “tránh nói tới đời tư” thì với thư này Lan Chi đã thấy đời tư Lã Bố rồi : hãy đọc lại ba điều vừa trên, tôi “phóng túng” à ? Còn chỉ vì thấy tôi làm Tục Ca nên e ngại thì tôi hỏi Lan Chi một câu: có ai dám chửi vào cái xã hội thối nát lúc đó không. Xã hội bây giờ đáng khen hay đáng chê ? Trả lời MOA ngay. Hì hì hì… Cười một chút cho Lan Chi thấy rằng: tôi luôn luôn là người rất lạc quan. Bỗng nhớ tới bài hát xa xưa : Tôi Còn Yêu Tôi Cứ Yêu, sọan tại Saigon trong năm 1964. (Thư ngày 13/11/2003) Quả thật với xã hội Mỹ thì hiện tượng các con lớn vẫn sống chung với bố đúng là hơi hiếm. Dù sao có thể giải thích là vì PD như một đầu tầu trong việc kiếm sống bằng âm nhạc nên các con-là toa tầu-phải theo. Nhưng tôi ngẫm nghĩ về điều PD nói: phải, những người khác thì đam mê rượu, á phiện còn ông không hề vướng những thứ ấy. Ông chỉ có khoản tình ái. Một người có nhiều điều kiện để nhiều phụ nữ, già hay trẻ, yêu đắm đuối, sẵn sàng dâng hiến và ông không thể từ chối, thì thế nào nhỉ? Quả là điều này làm tôi bối rối vì tôi đã chứng kiến nhiều đàn ông khác, họ chả được tài ba như PD nhưng khi mỡ dâng miệng mèo thì họ cũng không thể bỏ qua cho dù họ đang ở một vị trí mà đạo đức xã hội không cho phép họ xơi miếng mỡ ấy. Trả lời tiếp cho những suy nghĩ khá cổ của tôi, PD vẫn kiên nhẫn: Nhân có bức hồi thư vừa rồi của Lan Chi, tôi mạn phép có vài ba ý kiến rất thân tình: Từ ngày còn trẻ, Lan Chi đã đựơc Bà và Cha “nhồi nặn”, chắc chắn là với một thứ đạo lý Khổng, Mạnh cho nên đã cho rằng: là phụ nữ Việt Nam thì không nên “phóng túng” (có chồng là zero bồ). Cứ cho là đúng đối với cái xã hội hậu-bán-thế kỷ 20. Thế nhưng trong xã hội vào thời đại 2000, trước sự ngọai tình vô tội vạ của phái Nam, chúng ta có thể duy trì sự khắt khe đối với phái Nữ không? Phụ nữ ở Âu Tây đòi bình quyền, ngoài quyền ăn nói, làm việc, còn có cả quyền tư do luyến ái. Xin nói ngay, tôi không phải là người vô địch trong việc xuống đường để đòi cho phụ nữ (có quyền tự do luyến ái) đâu nhé ! Tôi chỉ muốn là người hơn tuổn khuyên Lan Chi nhìn vào thực tế, cái gì và lúc nào là đúng, cái gì và lúc nào là không đúng nữa rồi. Thế thôi ! Việc tái hôn chắc chắn là điều cần thiết ở xứ Mỹ, đối với những người góa bụa và tuổi đã cao, vì con cháu ở xa hay quá bận đi làm… Đối với người mang tên Người Tình Già thì nếu hôm qua và ngày mai, ở Sơn Tây, Phú Nhuận hay New York, Paris, tôi gặp bà nào mà có sự tâm hợp thì lấy liền tay, chính các con tôi đã muốn zdậy ! Ê bồ tèo, có bà nào đáng để cho moa “nâng mùi xoa, xử ví” thì vui lòng làm mối cho già (mà ham) này đi! (Thư ngày 14/11/2003) Sau đó tôi gửi cho ông một số tài liệu mà tôi nhặt được ở net nói về ông. PD đã, vẫn kiên nhẫn, trình bầy cho tôi về thế nào là “phóng túng”. Đồng thời ông chia sẻ thêm về gia đình ông. Ông xưng tụng vợ ông, ca sĩ Thái Hằng là Á Thánh vì bà biết hết việc ông làm nhưng bà tha thứ cho ông. Tôi, sau khi đọc tâm sự nói rằng cuộc đời một nghệ sĩ tài danh như ông, chỉ vững như kiềng ba chân với Nghệ Thuật, Người Tình, Gia Đình, tôi bỗng thấy bâng khuâng. Phải chăng “chân lý bên này Pyrenes khác với bên kia?” Tôi xúc động khi thấy ông viết như sau: “Nhưng tôi rất vui vì Lan Chi đã có một bài viết rất hay về một bài hát của tôi… nhất là vì Lan Chi khéo dạy Quỳnh Chi, kéo Quỳnh Chi trở về với những giá trị nghệ thuật đích thực. Hiện nay nghệ thuật ở VN (trong hay ngòai nứơc) đang lâm vào tình trạng suy thoái, ai là người thực sự yêu nước yêu dân, yêu tuổi trẻ thì cùng nhau đi tìm lối thóat ở những giá trị còn đang bị lấp liếm bởi lũ đạo đức giả, lũ chính trị gia lạc hậu.” Xem thêm mails PD tại đây [3] Phạm Duy với Bông Giấy Khi bài viết của Bông Giấy phổ biến (bây giờ vẫn có người tiếp tục phổ biến) thì tôi còn ở trong nước. Tôi đọc được ở net sau khi quen PD. Tôi hỏi, PD gửi cho tôi cái mà ông gọi là “Gió Tanh Mưa Máu”, trong đó có các bài phản bác của nhiều người như Văn Thanh, Lại Mạnh Cường, Đoàn Xuân Kiên…Đồng thời ông khẳng định “Giết PD thì dùng ngay LHMuc, Bgiấy để bôi nhọ PD. Tôi nghĩ : chỉ có những kẻ ngây thơ hay ngu si thì mới tin lời LHM hay BG. Muốn bạch hóa, chỉ cần một câu hỏi : PD “tuyên bố” câu đó ở đâu, có thu thanh được tiếng nói của ông ta về chuyện đó không ? Có đọc được những lời “tuyên bố” đó đăng ở sách nào, báo nào không?” ( trích thư ngày 21 tháng 11, 2003) thì tôi có bất bình. Lúc đó, tức là năm 2003, tôi nghĩ rằng PD vốn có tài nên ngông và phát biểu đôi lúc theo kiểu “bất cần”. Điều xui xẻo xảy ra cho PD là sau đó Bông Giấy viết bài. Lý do nào bà BG làm thế, chắc chỉ có bà biết. Lý do nào nhiều người hùa vào chửi rủa, chắc chỉ có họ hiểu. Tôi không có ý kiến gì về bài của Bông Giấy. Tôi chỉ nghĩ như thế này: có những điều người ta nói trong lúc “trà dư tửu hậu” thì không nên coi đó là những tuyên bố chính thức. Thấy tôi hỏi, PD gửi cho tôi ít tài liệu và đây là những mails mà PD nói chuyện với tôi về bài của Bông Giấy. [4] Phạm Duy với Tác Phẩm Như Phạm Duy từng nhận xét rằng “Lan Chi dậy con gái Quỳnh Chi là yêu cây đàn chứ không yêu người đàn “ , thì tôi cũng yêu nhạc phẩm chứ không chú ý người. Cũng trong năm 2003, khoảng thời gian quen PD, tôi tiếp tục viết một số bài cảm nhận về nhạc PD đăng ở web ĐT. Mỗi khi có ý kiến của độc giả về bài tôi hay thắc mắc gì đó đến nhạc phẩm, tôi có fw cho PD coi. Với nhạc phẩm “Người Về”, một độc giả cho rằng PD đã đứng ở vị trí khác khi viết và chưa đủ để diễn tả ý quê nghèo, PD đã cố gắng trả lời cho tôi như mail dưới đây. Trong những lúc này, PD lộ ra một con người khác. Con người đó rất thiết tha với tác phẩm của mình, rất cẩn trọng tinh tế trong sáng tác. Tôi đã bật cười khi đọc mail ông trong đó Anh Pháp Việt đề huề như sau: “Toa, Lan Chi hiểu rất rõ chữ la đà, moa thank you very much.” Đây là mail PD viết khi tôi chuyển ý kiến độc giả: Dear Lan Chi Lan Chi có câu trả lời “cái con người” (đã cho rằng: PD “tưởng tượng mà viết” NGƯỜI VỀ…) là rất đúng. Người sáng tác phải thai nghén tác phẩm của mình trong thời gian nào đó rồi bỗng có lúc viết ra (tôi bỏ 15 năm thai nghén BAY CHIM BO XU, rồi viết cái mini-opera này trong có một tuần lễ). “Cái con người” này là giáo sư Việt Văn hay là thầy giáo làng mà có lời bàn là : Hẳn là miền quê những năm vừa qua. Chữ miền quê chưa diễn tả đủ ý tang tóc chiến tranh, binh lữa, làm cho mẹ yêu đã già…” Tại sao Lan Chi mất thì giờ bàn tán với một người không hiểu nổi rằng sau câu trước (những năm vừa qua…) còn có câu sau (chiếc bóng in trên vách nhà, một ngày một đêm tóc sương phai mờ). Ý của toi đâu có phải tả cảnh chiến tranh mà nói tới sự chóng già của người mẹ. Còn nữa: (một ngày một đêm) tôi đã chứng kiến việc một người bạn vì một hcuyên đau khổ mà tóc đang xanh bỗng bạc trắng. (Người bạn Lan Chi bảo rằng “ Tóc sương phai mờ, không nói thêm được gì). Mẹ yêu đã già, là đủ rồi”, trời đất quỷ thần ơi thế thì cya nói chuyện suông chứ cần gì soạn lời ca, lời kiếc làm gì nữa.. (chuông chùa nào la đà) La đà còn có nghĩa là lả lướt, như vậy ngoài “thanh”, tôi còn cho người nghe thấy cả “họa” nữa. Toa, Lan Chi hiểu rất rõ chữ la đà, moa thank you toa very much. (rong rêu cuoc tinh) hay vô cùng, mà tai trâu chê thi tôi không biết nói sao bây giờ? Rong rêu lúc nào cũng cho ta cảm tưởng cũ kỹ, dĩ vãng, xa xưa. TCS làm đẹp ngôn ngữ VN. Ông đi tìm những cái mới, rất là đáng khen. (số nghèo) đúng như Lan Chi nghĩ. Ai nói tới chuyện tiền bạc trong NGUOI VE. Chúng ta lúc nào mà chẳng thương những duyên số không may. (Có một điểm đáng quan tâm: chỗ đứng và cách nhìn của tác giả lúc đó, là một sự ngoái đầu nhìn lại) Đúng là giọng lưỡi của người chạy theo chính trị, chính trị nào thì toa biết roi. Mẹ kiếp, nếu tôi không để ngày và nơi soạn Người Về thì lấy đấu để biết chỗ đứng của tôi? Hơn nữa đứng ở đâu, ở chốn sang hay nơi nghèo, lúc mình đủ hay hay thiếu ăn thì lòng người nghệ sĩ (cách nhìn) là phải biết rung động trước tha nhân. Thằng cha này, có lẽ là “cán bộ huyện” qúa, toa ơi. Lan Chi, Viết chơi chơi, gọi là đáp lại tấm lòng tốt của Lan Chi. Xin tiểu thư giã từ vai trò avocat du diable đi nhé… Xin im lặng, âm thầm, làm công việc đi tìm cái đẹp để trao cho tuổi trẻ.” (trích thư ngày 22/11/2003) Lời cuối Tôi đọc những giòng dưới đây từ giangkq@yahoo.com ở net: Những kỷ niệm trong đời của chúng ta có nhạc PD thấp thoáng đâu đây, có nhiều lắm chứ. Đã bao lần chúng ta hẹn hò với người yêu ở 1 quán bên đường để ” uống ly chanh đường , uống môi em ngọt …” . Đã có những lúc chúng ta ,lặng người cầm Sự vụ lệnh để nhận 1 nhiệm sở trên 1 thành phố nơi cao chỉ mơ hồ nghe nói đến, bên tai như nghe văng vẳng : ” Anh sẽ ra đi về miền mênh mông , cơn gió Cao nguyên, nhiều đêm lạnh lùng …”. Chúng ta đã từng, tay ôm súng bước quân hành mà trong lòng còn thổn thức vương vấn cuộc đời học sinh sinh viên, miệng hát bài hát Xuất Quân của ai nhỉ? Thời gian tù ngục bởi CS , nhạc PD cũng đã được cất lên lén lút bằng những giọng hát chỉ được nuôi dưỡng bằng củ sắn và bo bo. Khi ra đi vượt biển trên chiếc tầu nhỏ, lúc phải tăng tốc độ tàu để vượt khỏi cơn bão đang đuổi tới sau lưng, mọi người dưới khoang đang bình yên say ngủ , làm sao quên được bài hát với người bạn thân ” Thuyền ơi, viễn xứ xa xưa. Một lần đi dạt bến lau thưa … ” . Và bây giờ, đã về hưu, với những cái chết của bạn bè đã hiện diện , với cái chết của mình đang rình chờ trước mặt, mấy ai nghe: “Lá vàng rơi ! Lá vàng rơi!Như chút hơi người giã ơn đời trên nẻo đường hấp hối …” mà không cảm thấy xót xa cho cuộc sống ngắn hạn? Tôi đồng ý với giangkq@yahoo.com. Tôi nghĩ rằng PD đã đóng góp nhiều cho âm nhạc Việt Nam, điều mà không ai phủ nhận. Có vẻ như không còn ai viết “Tình Ca” với “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời” hay hơn PD nữa. Cộng sản cưỡng chiếm miền Nam và PD đã đóng góp tiếp tục cho âm nhạc hải ngoại với “Một ngày 54 cha bỏ quê..”. Rồi PD đã từ bỏ chính nghĩa cờ vàng, trở về Việt Nam. Chỉ mình ông biết được lý do chính xác. Mọi nhận định khác chỉ là suy đoán. Tất nhiên có người thông cảm những lý do của ông và có người không. Phạm Duy không thể trở về lặng lẽ như Tạ Tỵ. Tác phẩm chống cộng của ông trải dài từ 1954 đến sau 1975 là bản án tử hình cho ông. PD còn muốn nhạc phẩm mình được vang lên trong nước, các con mình được tự do kinh doanh phòng trà sinh sống. Vì thế PD phải “uyển chuyển”. Thật đáng tiếc. Duy có một điều, một nhạc sĩ và tôi nhận ra rằng chưa bao giờ Phạm Duy viết một bản nhạc ca tụng cộng sản kể từ khi ông trở về năm 2005 cho đến khi ông lìa đời 2013. Lịch sử mai sau chép về âm nhạc PD sẽ toàn tình ca quê hương, tình ca đôi lứa, thiền ca, nhạc chiêu hồi, nhạc lưu vong và Hương Ca. Không hề vẩn đục bởi một chút nhạc đỏ nào. Châu Đình An, một người từng là “con nuôi” của Phạm Duy đã viết, để coi như một nén hương cho ông nhưng cũng là một lời nhắn nhủ cho những kẻ khác: sự thỏa hiệp với vc luôn thua thiệt về mình. [5] Và tôi, Hoàng Lan Chi, một người từng là bạn “vong niên” của PD, từng yêu tình ca quê hương của ông, từng ”tranh luận” với ông về đạo đức, về tục ca, về những tuyên bố “ngông nghênh”, viết bài này, với dẫn chứng là các e mails, cũng chỉ là một thương tiếc, ngậm ngùi cho một nhân tài đã chọn sai con đường. Bài học còn đó, những người khác có dẫm vào vết xe đổ đó hay không? Duy Cường-Phạm Duy-Lưu Trọng Văn-Lan Chi - Sài Gòn 2003 Lan Chi-Duy Quang-Phạm Duy-Sài Gòn 2003 PhạmDuy-Nguyễn Văn Tý-Lan Chi - Nhà Lưu Trọng Văn 2003 Phạm Duy-Lan Chi -Duy Đức-Nhà PD 2004 Hoàng Lan Chi – 2013 Phạm Duy viết về Hoàng Lan Chi : https://dl.dropbox.com/u/89792831/PhamDuy/4lanchi.html [1] Lan Chi, tôi
thì khác
nhiều người, luôn
luôn kính trọng sự đồng thanh tương ứng hay sự phản đối chê bai của mọi
người. Dù trong những phản ứng đó (hình như) có bàn tay của Nhà Nước
(hì hì hì). Nhưng không bao giờ tôi sợ mất khán giả hay thính giả khi
(vào năm 70) tôi thấy nhu cầu phải viết ra một lọai nhạc phê bình xã hội
như TỤC CA (chẳng hạn). Hay (cũng vào khỏang 72) khi tôi viết lọai ĐẠO
CA vì thấy phải tạm gác lọai nhạc hiện thực để tìm về nhạc siêu linh.
Hai lọai nhạc khác hẳn nhau trong một thời gian… Và hịện nay, có nhiều
người hiểu được THIỀN CA của tôi đâu ! Nhất là những người tự cho mình
là thiền sư. Tội nghiệp, sau 75 (theo Lan Chi) ông TCS không sọan nhạc
nhiều như trước à ? Về phần tôi, xin cải chính ý kiến của Lan Chi, cho
rằng PD không soạn nhạc nhiều…
Thưa Cô Bé, chẳng lẽ tôi gửi danh sách bài bản cho cô xem, cứ tạm kê
khai từng lọai thôi, thì tôi đã có tối thiểu khỏang 50 bài TỊ NẠN CA, 20
bài NGỤC CA, 6 bài HÒANG CẦM CA, 10 bài RONG CA, 21 bài trong BẦY CHIM
BỎ XỨ, chưa kể những bài trong KIỀU 1 và KIỀU 2. Ngòai ra, tôi sọan lời
Việt cho khỏang 100 bản nhạc ngọai quốc etc…Trong dĩ vãng, Nhà Nước đã
thành công trong việc ngăn không cho cô bé và những người yêu nhạc ở
trong nước biết về nhạc PD, nhưng với INTERNET, họ không hòan tòan thành
công dù đã xây bức tường lửa. (Trích thư Phạm Duy ngày 3 tháng 11 năm
2003). [2] Vào lúc tôi sọan tục ca, tôi có ý nghĩ rằng tất cả những con dân đang làm một chuyện rất đáng xấu hổ : nhìn l… mẹ mình. Sách, báo, phim, ảnh ngọai quốc tràn vào sau khi cụ Diệm chết, thanh niên, trung niên, lão niên ùa chạy theo văn minh vật chất, người ta coi đạo đúc, luân lý như pha. (khôi hài nhất là những vị phi-đạo đức này phê bình nguời khác thiếu đạo đức !). Có thể tôi lầm khi tự phá mình (phá thần tượng) (1) để làm mười bài tục ca nhưng xin mọi người hiểu rõ lý do của bài hát NHÌN L… ! Cô Quỳnh Couteau đã chửi Bộ Kế Hoach, thế mà vẫn còn sợ nghe tiếng chửi rủa xã hội của người khác. Thương Sinh, Chu Tử cũng là những văn nhân giỏi lắm, nhưng một trong những lý do chửi bới của các vị đó cũng có thể vì họ muốn bán báo chạy hơn. Tôi làm tục ca, không thu vào c***ette hay tape thương mại, không in ra bản nhạc, còn không muốn phổ biến nhiều. Je les avait chantées pour mon plaisir. Thế là khóai rồi !!! ( trích thư ngày 14 tháng 11, 2003) [3] Lan Chi, cám ơn Lan Chi đã gửi cho tôi khá nhiều tài liệu (từ nay, ta sẽ dùng chữ data, kẻo người ta lại kết án chúng mình là trao đổi tài liệu văn hóa – mà văn hóa đối với họ là rất quan trọng)…Nói chung thì phản ứng của tôi là qua những data này, tôi thấy những diễn đàn về âm nhạc trên NET cho ta thấy một số người yêu nhạc ở trong nước hay ở ngoài nước đều là những nhà đạo đức, những chính trị gia…Người yêu nhạc mặc áo ĐẠO ĐỨC (thực hay giả? je ne sais pas!) phê bình tôi làm tôi nhớ lại câu nói của người bỏ quên cây đàn, khi thấy có bó hoa trên cây đàn bỏ quên, thì ngay từ khi bước vào đời nhạc sĩ, đã băn khoăn tự hỏi : “người vô danh (1) tặng hoa này, yêu đàn hay yêu người đánh đàn”. Lấy ngay chuyện nghệ sĩ ngoan như bụt hay phóng túng như Epicure ra để bàn luận. Tôi đã được nhiều người (Lan Chi khuyên bé Quỳnh Chi: nghe nhạc, đừng tìm hiểu cá nhân, hiểu theo nghĩa là chỉ nên “yêu đàn” mà thôi đấy nhé… ) cho rằng tôi có một đời sống rất là “phóng túng”, hiểu theo nghĩa “bê bối”. Lạy Chúa và Mô Phật, tôi thách đố ai dám tuyên bố tôi là kẻ nghiện rượu, nghiện thuốc lá, nghiện sì ke hay nghiện thuốc phiện (nguyên cái vụ này, tôi đã đạo đức hơn nhiều ông nghệ sĩ) … Còn nghiện đàn bà thì khỏi cần nói vì tôi đã nói rồi, nhưng tôi xin thưa rằng với những bạn muốn hiểu tôi rằng: tôi chưa hề phụ tình ai, tôi chưa hề có một bà nào hắt hủi rồi nguyền rủa tôi khi xa tôi… Everything is OK, xa nhau, rồi gặp lại nhau “bốn mắt đều có đuôi”… Tôi
xin nói ngay tôi rằng trong đời tôi, có ba điều tôi tôn thờ : nghệ
thuật, vợ con và người tình, đời tôi phải vững như cái kiềng ba chân.
Không vì nghệ thuật mà bỏ vơ con, bỏ người tình… không vì vợ con mà bỏ
người tình và nghệ thuật… không vì người tình mà bỏ nghệ thuật và vơ
con. Do
đó có bao giờ vợ con tôi kết án tôi đâu? Tôi kính yêu một triệu lần vợ
tôi
(ngày bà còn sống và sau khi bà qua đời), khi các con kể lại rằng bà á
thánh này đã có lần bảo các con: tao biết hết chuyện bố mày nhưng để cho
bố mày có hứng làm nghệ thuật. Vả lại vì lối sống “phóng dật” (dùng
danh từ phóng túng là sai) của tôi mà người ta cho rằng tôi nhiều “đào”
lắm ! Sai, tôi chỉ vài ba người đàn bà “vô danh” (vì không nên nói tên
ra) tuyệt vời đã tạo cho tôi cảm hứng để sọan nhạc. Người
yêu nhạc khoác áo CHÍNH TRỊ để phê bình là người đã bị ảnh hưởng bởi
một guồng máy tuyên truyền. Khi tôi rời kháng chiến vào thành thì có
người bảo tôi là kẻ phản bội ! Ủa, tôi đâu có là đảng viên hay công chức
của một chính quyền nào đâu mà
bảo tôi phản lại Đảng hay phản lại Chính Quyền. Tôi là con chuồn chuồn,
khi vui nó đậu khi buồn nó bay Lan
Chi đã đọc CHƯƠNG 33 – HK 2 thì đã biết lý do tôi bỏ kháng chiến về
thành. Giản dị thôi ! Tôi không thể vì sự nghiệp, vì được cho vào Đảng,
vì được đi Đông Âu… mà để cho vợ đang có mang có thể bị lẻ loi, bị nguy
khổ ở chốn rừng thiêng nước độc, là “u tì quốc”. Tôi cũng mong Lan Chi
không đặt nặng vấn đề này, không nên phổ biến Hồi Ký làm nhức nhối nhiều
người (vì chót nói xấu tôi quá nhiều). Tôi vẫn chưa được bạch hóa hòan
tòan cho nên nếu Lan Chi có ý kiến gì về HỒI KÝ thì chỉ nên gửi cho tôi
coi mà thôi. Tôi chấp nhận tất cả sự phê
phán của các độc giả. Nhưng có thể tôi sẽ không trả lời những gì người
ta viết về tôi, về sự nghiệp của tôi. Bởi vì, cũng giản dị thôi, tôi đã
về hưu rồi, đã treo đàn, gác bút, lột áo tuồng, chùi mặt, tắt đèn, rời
sân khấu rồi…Nhưng
tôi rất vui vì Lan Chi đã có một bài viết rất hay về một bài hát của
tôi… nhất là vì Lan Chi khéo dạy Quỳnh Chi, kéo Quỳnh Chi trở về với
những giá trị nghệ thuật đích thực. Hiện nay nghệ thuật ở VN (trong hay
ngòai nứơc) đang lâm vào tình trạng suy thóai, ai là người thực sự yêu
nước yêu dân, yêu tuổi trẻ thì cùng nhau đi tìm lối thóat ở những giá
trị còn đang bị lấp liếm bởi lũ đạo đức giả, lũ chính trị gia lạc hậu.
Nói
với Quỳnh Chi cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gửi tặng CD với đa số ca khúc
nghe bằng MP3 qua đường Bưu Điện. (trích thư ngày 12 tháng 11 năm 2003.) [4] Lan Chi, vì Lan Chi hỏi và khi tôi gửi những sự kiện về Bông Giấy/LHMục cho Lan Chi, tôi chỉ muốn một mình Lan Chi hiểu về việc gắp lửa bỏ tay người, vu oan giá họa của LHM và việc chuyên môn hạ bệ những người nổi danh của BG. Rồi tùy Lan Chi muốn bạch hóa thi nhân danh cá nhân Lan Chi giải thích cho lớp trẻTôi không bao giờ có y định tự tôi cải chính hay đối chất hay đính chính. Để cho những người khác làm công việc đó, ví dụ lúc trước đã có Văn Thanh, Lại Mạnh Cường, Đòan Xuân Kiên, Luật su Hà (Canada)…Và bây giờ là Lan Chi. Nếu thấy không tiện thì xin Lan Chi đóng hồ sơ lại, không cần điểm mặt chỉ tên chúng nó làm gì lại gây nên những polemique mà tôi không thich. Nếu quả rằng có những thanh thiếu niên tin vào những lờ i “gió tanh mưa máu” đó…. thi tôi cần gì những thanh thiếu niên đó hát nhạc toi, biết nhạc tôi, học hỏi về tôi. Xin nhớ, tôi đã nói câu này rất nhiều lần : vui một mình tôi di. Có thể có vài ba bạn đồng hành, không cần phải là đại chúng hay tiểu chúng. Tóm tắt nếu Lan Chi thấy chưa tiện tự mình bạch hóa những chuyện vu cáo hay bôi nhọ thì bỏ qua. Đối với tôi không sao đâu. Năm mươi năm qua người ta đá tôi rất nhiều mà tôi chưa chết thì bây giờ quá muộn để triệt hạ tôi. Thân ái, PD (trích thư ngày 22 tháng 11, 2003) Lan Chi, tôi đã gửi cho Lan Chi
đầy đủ tập HỒI KÝ 3. Tôi đang làm công việc editing HỒI KÝ 4. Rồi sẽ gửi cho Lan Chi sau. Trong
e-mail vừa rồi, Lan Chi nói rằng đã đọc được những controversy trong
mục Forum (website THƯ VIỆN) và Lan Chi hơi thắc mắc rằng tại sao tôi
không bạch hóa những chuyện “gắp lửa bỏ tay người” của LHMục và chuyện
“phỉ báng” của Bông Giấy. Trước hết, qua một số e-mail mà tôi gửi cho Lan Chi để phần nào biện luận về
“những điều ong tiếng ve”, tôi quên là chưa tặng Lan Chi một bài hát
soạn ra từ rất, rất lâu, trong đó tôi nói lên lối say mê của mình, (nói
thật, nói thẳng, nói to, nói nhiều về cuộc đời… nhưng không nói xấu ai,
thù ai hay giết hại ai…) có thể không giống lối
sống của người khác — là kẻ có quyền, là ai
thì LC biết rồi — cứ muốn tôi phải là con cừu hay con vẹt… và điệp
khúc: nếu người khác thương tôi thì cứ để tôi sống say mê, không thương
thì xin giết tôi đi! Giết PD thì dùng ngay LHMuc, Bgiấy để bôi nhọ PD.
Tôi nghĩ: chỉ có những kẻ ngây thơ hay ngu si thì mới tin lời LHM hay
BG. Muốn bạch hóa, chỉ cần một câu hỏi : PD “tuyên bố” câu đó ở đâu, có
thu thanh được tiếng nói của ông ta về chuyện đó không? Có đọc được
những lời “tuyên bố” đó đăng ở sách nào, báo nào không? Cuối cùng, tôi
xin hỏi câu này: Lan Chi đã đọc đầy đủ cả BA cuốn HỒI KÝ của tôi, có
đọan nào thấy tôi nói tới chuyện sáng tác trong WC không? Có
những đọan nào tôi tỏ vẻ tự kiêu, tự mãn không? Về chuyện kiêu ngạo
khiến “Lan Chi phải van chú đừng phát biểu kiêu ngạo… thì Lan Chi có thể
tin được rằng, tôi không dại gì mà phát biểu trên sân khấu (hay trước
đám đông) nhất là “kỳ ở Úc vừa qua rằng nhạc PD là nhất”. Tôi điên mà
phát biểu như vậy à ? Kết luận, nếu Lan Chi gan to bằng trời thì bạch hóa dùm tôi. Nếu thấy chẳng cần parce que…, thì bỏ đi Tám, sức mấy mà buồn. (trích thư ngày 21, tháng 11, 2003.) Tài liệu
“Gió Tanh Mưa Máu”, Phạm Duy gửi cho Lan Chi: |
|
mk
|
|
IP Logged | |
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 17/Feb/2013 lúc 11:16pm |
Phạm Duy: Còn gì đâu trong cuộc được thuaChâu Đình An Tháng 4 năm 1981 tôi bước chân xuống phi trường Los Angeles, California trong bỡ ngỡ của một “dân giả quê mùa” lần đầu tiên đặt chân đến thành phố sầm uất nổi tiếng của Hoa Kỳ. Đang long ngóng thì có tiếng reo “A! đây rồi…”. Một người đàn ông ăn bận giản dị, chân đi dép và mái tóc hoa râm đến bên tôi “Phải An không?”.
Tôi nhận ra nhạc sĩ Phạm Duy, ông dẫn tôi đến bên chiếc xe Buick cũ đời 1977 màu cam nhạt, cất hành lý vào khoang xe và trực chỉ về nhà ông ở Midway City, Quận Cam Cali. Trên đường đi từ Los Angeles đến Midway City vào khoảng gần 1 tiếng lái xe, ông hỏi thăm tôi về cuộc sống mới đến Mỹ ra sao, và một vài chi tiết thân thế long đong của tôi. Quen biết ông qua sự giới thiệu của cựu dân biểu VNCH Nguyễn Văn Cội, và khi tôi gửi đến ông 10 ca khúc để nhờ ông giúp thực hiện một băng nhạc C***ettes. Những bài nhạc tôi viết từ trại tỵ nạn Hồng Kông cho đến khi qua định cư ở Kenosha, Wisconsin Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 1980. Trong đó có những bài như Đêm Chôn Dầu Vượt Biển, Tâm Động Ca, Như Những Lời Ca Thép, Trại Tù Chữ S, Sẽ Có Sáng Mai Này, Như Một Lời Thề Nguyền… Khi nhận được 10 bài nhạc, ông đã nhanh chóng hồi âm sau hai tuần lễ và một cuộc nói chuyện với ông dẫn tôi đến Los Angeles, mà tôi đâu biết đã bắt đầu đưa tôi bước chân vào giới nghệ thuật. Qua thư trao đổi, ông khen nhạc tôi có nét lạ của một người vừa vượt thoát từ Việt Nam sau 5 năm dưới chế độ cộng sản, và ông nhận lời đứng ra làm Producer, nghĩa là nhà thực hiện và sản xuất cho băng nhạc đầu tay trong đời sáng tác của tôi. Bước chân vào căn nhà xinh xắn ở Midway City, tôi được chào đón bởi bà Thái Hằng, phu nhân của ông với một nụ cười hiền hậu, bà vui vẻ, dễ thương ân cần hỏi han và chỉ tay trên vách phòng ăn một bức hình tôi ở đấy. Ngạc nhiên thì bà bảo là “bác trai dán hình cháu để nhận diện đi đón cho dễ, mấy em ở nhà cứ thì thầm với bác là, có lẽ đây là con rơi hay sao mà bố lo lắng ân cần quá!” Mà cũng dễ nghi lắm, vì khuôn mặt tôi và Duy Minh có phần giống nhau. Tôi cười và cảm thấy gần gũi ngay với không khí gia đình ông bà Phạm Duy. Đến chiều Duy Quang đi làm về, lịch thiệp trong quần Jean và áo sơ mi trắng, nụ cười hiền hậu, Duy Quang thiện cảm chào tôi. Chúng tôi bắt tay nhau và Quang hỏi đã ăn uống gì chưa rồi không đợi tôi trả lời anh đưa tôi ra xe bảo là đi uống cà phê và thăm phố Bolsa cho biết cộng đồng mình. Mặc cho bà Thái Hằng căn dặn là chiều về ăn cơm cả nhà. Đó là những kỷ niệm đầu tiên của tôi với gia đình nhạc sĩ Phạm Duy mà tôi còn nhớ. Đến chiều về, cả nhà đông đủ, lần đầu tiên tôi dự bữa cơm gia đình gồm có ông bà Phạm Duy và các con Quang, Minh, Hùng, Cường, Hiền, Thảo, Đức, Hạnh, 10 người ăn và thêm một miệng mới nữa là tôi. Bữa cơm rất ngon vì vui, và từ lâu tôi chưa hề có cái không khí gia đình, thân mật, ấm cúng. Là một gia đình nghệ sĩ, các con của nhạc sĩ Phạm Duy nói chuyện thoải mái, đùa cợt với bố mẹ, nhưng vẫn có sự kính phục. Đây là một gia đình Bắc Kỳ chính hiệu có truyền thống và nề nếp. Cho dù 4 chàng con trai (Quang, Minh, Hùng, Cường) và 2 cô con gái (Hiền, Thảo) đã trưởng thành, nhưng vẫn ở chung với bố mẹ. Nhà nhỏ, nhưng ngăn chia nhiều phòng, có phòng thì hai người, chỉ riêng Duy Quang có riêng một phòng lớn là cái gara để xe trưng dụng thành phòng ngủ, và Duy Cường có một phòng riêng vì bận làm hoà âm cho nhạc. Ngoài công việc đi làm thường ngày, nhạc sĩ Phạm Duy và các con vẫn dựng lại ban nhạc The Dreamer và mỗi cuối tuần chơi nhạc tối thứ sáu, thứ bảy tại vũ trường ở Quận Cam thời bấy giờ. Tôi ngụ lại nhà nhạc sĩ Phạm Duy suốt thời gian hai tuần lễ thực hiện thu âm cho dĩa nhạc, phải nói là ông rất chu đáo về tổ chức, ngày nào thu thanh ai hát, xem lại bài nhạc, xem lại hoà âm, và cuối cùng, trong tay chúng tôi có dĩa master nhạc Châu Đình An, và thời bấy giờ Master băng rất to, đến hai dĩa băng nhựa nặng tay. Nhạc sĩ Phạm Duy liên lạc với hoạ sĩ Hồ Đắc Ngọc vẽ cho tôi cái bìa băng C***ettes, chở tôi đến nhà in An Nam của ông Lê Ngọc Ngoạn để xem giá cả và ấn loát, những buổi đi làm việc như thế chỉ có ông và tôi trên chiếc xe cũ của ông băng qua những con đường trong sương mù buổi sáng, và trong xe thì luôn phát ra các ca khúc mới toanh của tôi. Bạn tưởng tượng xem, tôi hạnh phúc và ngây ngất như thế nào bên một nhạc sĩ lừng lẫy nghe nhạc của tôi mới ra lò. Ông còn thủ bút viết cho tôi những lời sau: “Nhạc Châu Đình An vì có nội dung rất tích cực, hy vọng sẽ là người đại diện cho những ai vừa vượt thoát từ Trại Tù Chữ S, sẽ có ngày trở về dựng cờ Quốc Gia trên đất nước thân yêu”. Ký tên Phạm Duy Ông không ngần ngại khen ngợi nhạc tôi viết hay, và ca khúc của tôi nhan đề Tâm Động Ca do Thái Hiền trình bày đã làm ông xúc động rưng rưng khoé mắt, lời bài hát tôi viết sau 5 năm tả tơi trong chế độ mới từ 1975 đến 1980: “Khóc cho người ở lại Việt Nam Một tiếng khóc thương cho đồng loại Một tiếng khóc thương em khờ dại Một tiếng khóc nhăn nheo mẹ già Có tổ quốc, mà không có quê hương Có đồng bào mà sao xa lạ Có Việt Nam mà tôi mất đâu rồi Có giòng sông mà con nước khô cạn Có tình yêu mà không có bè bạn Đứng bên này bờ biển đại dương Nhìn chẳng thấy quê hương chỗ nào Nhìn chỉ thấy thêm thương đồng bào Lời tổ quốc trong tim dạt dào Và nghe tiếng trong tôi thì thào Giọt nước mắt lưu vong chợt trào Tạm biệt Tổ quốc thương yêu… Của tôi” (CDA 1980) Ông xúc động và chắt lưỡi thốt lên “hay lắm!” không những vì giòng nhạc tôi mà còn vì giọng con gái ông là Thái Hiền cao vút kết thúc câu tạm biệt tổ quốc thương yêu của tôi. Đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ một hình ảnh của nhạc sĩ Phạm Duy ngồi sau tay lái chiếc xe và nỗi rung động thiết tha với quê hương đang đau khổ. Cứ thế, hằng ngày, những câu chuyện ông kể, từ đời sống âm nhạc của ông, lộ trình vượt thoát đến Mỹ, và đến nỗi đau đớn dày vò suốt bao năm tháng dài khi 4 người con trai còn kẹt lại quê hương. Ông cũng kể là cả hai ông bà in roneo, loại giấy copy để đóng thành tập nhạc dạy đàn guitar do Phạm Duy biên soạn để bán kiếm tiền sinh sống, và nhận lời đi hát dạo cho cộng đồng người Việt phôi thai hình thành. Ban nhạc gia đình với Phạm Duy, Thái Hằng, Thái Hiền, và Thái Thảo, ông luôn nghĩ là mình không lúc nào quên được cách để kiếm tiền, hầu có phương tiện tìm cách cứu thoát Quang, Minh, Hùng, Cường còn lại quê nhà. Bà Thái Hằng còn cho tôi biết, những ngày bận rộn sinh kế thì thôi, còn khi về đến nhà, là ông Phạm Duy nằm dài ra thừ người, đau đớn, ray rứt với 4 người con trai mà ông đang suy tính tìm đủ cách để đoàn tụ. Ở đây tôi muốn nói đến tình yêu con quá sức nơi nhạc sĩ Phạm Duy, cả nhà 10 miệng ăn, và từ khi còn ở Việt Nam qua đến Mỹ, nhất nhất do bàn tay của ông làm ra, từ viết nhạc, viết bài và làm những việc liên quan đến âm nhạc để nuôi sống gia đình. Các con của ông dựa vào ông, chỉ vì yêu quá, săn sóc và lo lắng thái quá, do vậy đã dẫn đến tình trạng sau này, là ông đánh đổi tất cả sự nghiệp âm nhạc tiếng tăm, để chọn một lối thoát kinh tế cho các con khi về sinh hoạt trong một nước Việt Nam do cộng sản cai trị. Đây là một sự thực mà ít ai hiểu được. Trong email với nhà báo Hoàng Lan Chi, khi chị đề cập về thái độ và lời nói của ông trong các cuộc phỏng vấn của báo chí “lề phải” trong nước, đã dấy lên sự phản ứng bất bình của cộng đồng hải ngoại, về những bức ảnh ông cầm tấm thẻ “chứng minh nhân nhân”, “chứng minh hộ khẩu”, tôi đã trình bày cho chị về những điều tôi biết với nhà báo Hoàng Lan Chi, một người quen biết với gia đình ông. Chế độ Việt Cộng và nhạc sĩ Phạm Duy chơi “game” với nhau, cả hai lợi dụng nhau, và cả hai đều có đường tính toán khác nhau. Chắc chắn một điều là Phạm Duy không thể nào theo cái gọi là chủ nghĩa cộng sản, và ông đã nhận ra chế độ hiện nay ở Việt Nam, không còn thứ cộng sản của thời ************, Lê Duẩn, mà là cái vỏ bọc cộng sản che chắn cho cái thực chất là chế độ tư bản đỏ, độc tài toàn trị và cái ruột chính vẫn là mô hình tư bản kinh tế, hay rõ hơn là tham nhũng, bán tài sản quốc gia làm giàu cho các lãnh tụ và phe cánh. Ông Phạm Duy chọn một lối đi như tôi đã nói ở phần trên là, lối đi kinh tế cho các con của ông sau này, mà nhìn phiến diện đó là sự thoả hiệp dễ nhạy cảm phát sinh ra sự chê trách, chống đối từ phía cộng đồng người Việt quốc gia, cái nôi đã cho ông hít thở, phát triển gần như toàn diện sự nghiệp âm nhạc của ông. Do vậy, người ta giận dữ cũng chỉ vì tiếc cho ông, một tài năng, một biểu tượng văn hoá còn sót lại của Việt Nam Cộng Hoà. Tôi đoan chắc là chỉ vì quá yêu thương các con, ông đã chọn về Việt Nam trong chế độ độc tài hiện hữu để có ba việc: Thứ nhất: Cái chết của vợ là bà Thái Hằng đã làm ông hụt hẫng năm 1999, dù ai nói ra sao về cuộc đời tình ái phiêu lưu thêu dệt của người nhạc sĩ, nhưng, có lần ông cho tôi nghe ca khúc “Nắng Chiều Rực Rỡ” mà ông bảo là viết riêng cho bà, vì cả ngàn ca khúc của ông chưa có bài nào viết cho bà. Trong đó có câu “thế kỷ này, đang trong nắng ban chiều. Cho lòng mình bâng khuâng nhớ nhau”. Ông bắt đầu cô độc thực sự sau ngày bà ra đi. Thứ hai: Người già cô độc, và đơn chiếc, dễ tủi thân mủi lòng, nếu ông mất sớm vào khoảng 70 tuổi thì thôi không có chuyện nói đến, và bây giờ Phạm Duy vẫn là thần tượng, nhưng ông sống đến trên 80 tuổi mà quê hương với ngày về thực sự vẫn xa vời vợi, chế độ cộng sản chưa sụp đổ như bao người trông chờ, không biết đến bao giờ quay trở lại cố hương. Ông mất sự kiên nhẫn, ông muốn về một lần rồi nhắm mắt xuôi tay ở cái quê hương khốn khổ đã cho ông nếm trải nhục vinh rồi ra sao thì ra. Thứ ba: Sau hết là cuộc sống các con, khi ông chết rồi con mình sẽ ra sao, chẳng ai có nghề nghiệp cố định, chẳng ai có bằng cấp gì cả, chỉ hoàn toàn sống bằng âm nhạc của chính ông dạy dỗ, tạo dựng. Và môi trường hải ngoại thì không đủ điều kiện để các con sinh sống, làm thầy thì không được, làm thợ thì khó, do vậy, ông lợi dụng chính sách gọi là “nghị quyết 36” hoà giải dân tộc để trở về, mở đường máu tồn tại và nuôi sống “âm nhạc của ông và các con”, bất chấp sự phản đối, bất chấp, ông biết là người ta sẽ thất vọng vì sự sụp đổ hình ảnh thần tượng nghệ sĩ quốc gia nơi ông. Người nghệ sĩ Việt Nam đứng giữa hai lằn đạn của hai chiến tuyến khác nhau trong mọi thời kỳ, dù chiến tranh hay hoà bình hiện nay. Và người nghệ sĩ trong một giây khắc xúc cảm rất dễ trở nên yếu đuối. Vì tâm hồn không yếu đuối, không thể là nghệ sĩ. Cái còn lại, tôi nghĩ xa hơn, một khi tâm hồn chúng ta yếu đuối, cần có nơi nương tựa, cần có nơi chở che. Cộng đồng hải ngoại là nơi để nương tựa, nơi để thở than và mong nhận che chở. Dù sao thì, cộng đồng chúng ta ở hải ngoại khi thương thì hết lòng, khi ghét thì hết tình. Ngay như bản thân tôi về ở Orlando, Florida hơn 20 năm qua, chuyên làm kinh tế, nghĩa là lo đi làm ăn, mà vẫn không yên, tôi hiểu con người ta, chỉ có một thiểu số có sự ganh ghét, đố kỵ, chụp mũ và thiếu sự cảm thông. Do vậy, không riêng gì ông Phạm Duy, mà còn nhiều nữa, cộng đồng nói chung, đôi khi vì quá nhiệt tình, quá sôi nổi, quá bức xúc vì chế độ cộng sản Việt Nam, do vậy vô tình đã thiếu sự khoan dung, thiếu trái tim bao dung che chở, để làm nơi nương tựa cho những nhà văn hoá, chính trị, tôn giáo. Cuối cùng, vô tình, lãng quên, và người ta sống theo cách sống của họ là bất chấp, …và họ trở thành ích kỷ. Ông Phạm Duy đã nằm xuống, nhắm mắt xuôi tay suốt 93 năm làm con người sống thở trên cõi đời này. Chắc chắn là các báo lề phải trong nước sẽ có nhiều bài “vinh danh” ông, ca ngợi sự nghiệp âm nhạc và con người ông. Chế độ cộng sản hiện nay luôn nhận vơ cho mình những khuôn mặt lớn của văn học nghệ thuật, từ Văn Cao, Trịnh Công Sơn và bây giờ là Phạm Duy là người của họ, là những kẻ thành danh do bởi chế độ, hoặc là tài sản chung của đất nước. Bởi vì có mất mát gì đâu, khi một cái “Game” mà chế độ lúc nào cũng là kẻ thắng bởi vì cầm quyền ban phát “xin và cho”. Đây là một bài học cho giới làm nghệ thuật một khi thoả hiệp trong một trận đấu “Game”. Cuối cùng cái triết lý cùn là “sống dễ, dễ sống. Sống khó, khó sống”. Ở sao cho vừa lòng người Ở rộng người cười, ở hẹp người chê! Châu Đình An http://chaudinhan.net/2013/01/28/pham-duy-con-gi-dau-trong-cuoc-duoc-thua/ |
|
mk
|
|
IP Logged | |
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 20/Feb/2013 lúc 9:06pm |
Tình ca
San Hà
TB - 23 tháng Chạp Tết Quý Tỵ là ngày ông Táo chầu trời. Đó cũng là ngày nhạc sĩ Phạm Duy về với đất. Ông mất năm nay 92 tuổi. Ngoài 90 là tuổi hạc hiếm. Cuộc đời và các tác phẩm của ông đã kéo dài gần trăm năm. Trong một thế kỷ đó, ông trải qua tất cả những biến cố thăng trầm của nước nhà. Ông đi từ Bắc vào Nam, ra hải ngoại. Cuối cùng, quay về Việt Nam. Con đường thật dài cả về thời gian lẫn không gian. Chỗ dừng chân cuối cùng ông chọn lựa không phải miền Bắc nơi sinh ra và lớn lên, không phải hải ngoại khó khăn mới đến được để sống nhiều năm tự do, mà là miền Nam, là Saigon nơi một thời Quốc gia, sự nghiệp thăng hoa nhất.
Khi bước chân lưu lạc đã trôi đi tới những nẻo đường quá xa, đối với nhiều người lớn tuổi, quay về không dễ dàng, một khi cuộc sống hằng ngày phụ thuộc đầy vướng mắc ràng buộc với con cháu, với vô số thủ tục, thói quen..., cho dù lòng hoài hương không thôi ray rứt. Vì thế, trở về quê hương sống nốt quãng đời còn lại là một quyết định không dễ dàng. Riêng ông, dĩ nhiên đối mặt với khó khăn nhiều hơn. Nhưng ông vẫn về, đã trở về... Với những người yêu mến nhạc của ông, ông về với họ thì họ đến với ông. Đêm trước ngày di quan là một buổi ca hát. Những bài tình ca trỗi lên không ngưng. Họ hàng thân hữu, hàng xóm chung quanh... không mệt mỏi, cùng thức suốt đêm dài với những bài ca, lời hát... Trời còn mờ tối, dãy hoa tang xếp hàng dài che kín hẻm. Đông nghẹt người đứng từ trước cửa nhà đến ngoài đường lớn, và càng lúc cáng đông hơn. Ngôi nhà đi ra đi vào, giờ quay đầu chào một lần để đến nơi ở mới. Vĩnh viễn chẳng còn xê dịch, đổi thay, không vui không buồn nữa. Con đường cái quan đi mãi cũng đến chỗ dừng, cũng đến lúc mỏi chân nghỉ giấc nghìn thu. Từ nhà đến nghĩa trang vẫn đông người lưu luyến trên những chiếc xe khách lớn, trên dòng xe gắn máy chạy sau, đi cùng ông nốt chặng đường qua nhà cửa phố xá, qua hối hả nhân sinh... Đến nơi rồi. Xe chậm dừng lại. Cuối năm cận Tết, nắng hanh vàng trải rộng rãi trên lối vào hai hàng Địa Tạng Vương Bồ Tát. Khi bài kinh Đại Bi chấm dứt, huyệt sâu đã chờ dưới, nhưng ông vẫn còn nấn ná đôi chút. Còn một thời gian ngắn nữa mới đến giờ hạ quan. Cuộc đời ông dành cho âm nhạc, là âm nhạc, nên trong giờ phút cuối, tiếng hát lại cất lên thay lời ai điếu. Thoạt tiên là Việt Nam - Việt Nam, trước kia từng được đề nghị thay thế Quốc ca. Ở ngôi trường tiểu học ngày đó, cứ mỗi thứ Hai đầu tuần, học sinh đều hát kế ngay sau Quốc ca chào cờ. Bài hát này vốn thường được đồng ca nên mọi người đồng thanh hát. Trong khung cảnh trang nghiêm, giữa những con người được kéo lại gần, gắn kết với nhau bởi âm nhạc đó, bài hát cất lên làm bừng lên, như sống lại bầu không khí quen thuộc thân thương ngày nào. Tiếp theo là Tình ca bất hủ. Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời. Mẹ hiền ru những câu xa vời. À ơi! Tiếng ru muôn đời. Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui. Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi... Như vọng lên dạt dào sóng vỗ biển Đông, như Trường Sơn mênh mông rì rào ấp ủ. Nếu không phải tình yêu quê hương, dân tộc mạnh mẽ được đặt vào một thiên tài âm nhạc tài hoa, sao có thể có bài ca chứa chan đến vậy. Từng nốt nhạc, từng lời, từng chữ như từ sông núi tỏa ra, từ tâm tình của con dân nghìn năm đất Việt kết lại. Rồi Nghìn trùng xa cách người đã đi rồi. Còn gì đâu nữa mà khóc với cười. Vài cánh xương hoa nằm ép trong thơ. Rồi sẽ tan đi mịt mù. Vạt tóc nâu khô còn chút thơm tho. Thả gió bay đi mịt mù. Trả hết cho người, cho người đi. Trả hết cho ai ngày tháng êm trôi. Đường em đi trời đất yên vui. Rừng vắng ban mai, đường phố trăng soi. Trả hết cho người. Trả hết cho ai cả những chua cay. Nghìn trùng xa cách người cuối chân trời. Đường dài hạnh phúc, cầu chúc cho người. Âm điệu vỗ về, an ủi là tâm sự gửi cho người ở lại, trao cho người ra đi. Chia ly là đây. Mất và còn là đây. Bài hát từng nghe tự độ nào, vẫn nghe đây đó, quen lắm, gắn bó như một phần đời của mỗi người thấp thoáng ẩn hiện. Âm thanh vọng lên nhắc nhở đến những Cây đàn bỏ quên, Bà mẹ quê, Trả lại em yêu, Giọt mưa trên lá... làm sao kể xiết. Sau này, khá nhiều cô gái mang tên Thạch Thảo chỉ vì cha mẹ ngày đó đã quá rung động với bài Mùa thu chết. Nước non ngàn dặm ra đi. Dù đường thiên lý xa vời, dù tình cô lý chơi vơi. Cũng không dài bằng lòng thương mến nhau... Lời của Huyền Trân rải tình nước non theo từng bước chân đi cũng là tự tình của người dân nước Việt. Những bài hát tạ từ trìu mến. Một ngày mà bây giờ đã gọi là ngày xưa, khi ông viết nên những nốt nhạc, những ca từ đó, có khi nào nghĩ sẽ là lời ngậm ngùi chia tay cho chính mình. Những bài hát không có đàn đệm, không do giọng ca điêu luyện của các ca sĩ chuyên nghiệp mà ai nấy cùng cất giọng. Giọng của người già, người trẻ, giọng nam, giọng nữ. Lời ca vẫn thuộc bấy nay, dìu dặt vang lên như tiếng kinh cầu gửi gắm. Những bài kinh đặc biệt với ca từ và giai điệu đẹp đẽ rung lên từng sợi tơ cảm xúc, chạm đến sâu thẳm đáy lòng. Quả có điều gì lay động tận trái tim. Một ông già râu tóc bạc phơ bỗng ôm mặt khóc và vài người khác không ngăn nổi giọt lệ. Giọt nước mắt không bi ai, áo não mà dường như chất chứa hạnh phúc và biết ơn người nhạc sĩ đã tặng cho đời những bài ca lấp lánh. Nỗi buồn thương tiếc trộn vào lời hát ngân nga không phải từ ai, từ người ngoài, mà xuất phát từ chính tình cảm, rung động của mỗi người. Bởi vì hơn bao giờ hết, ở thời khắc vĩnh biệt này, âm nhạc khi cất lên đã vượt khỏi mọi toan tính đời thường, đã khiến mọi cánh cửa hận thù đóng lại, tỵ hiềm lùi xa. Tràn ngập nơi đây là tình ca lan rộng, thấm đẫm tình yêu ngọt ngào. Những bài tình ca về đất nước, về dân tộc, về đôi lứa... mà người ta tin rằng trong tương lai, sẽ khó xuất hiện một nhạc sĩ thứ hai như vậy. Và rồi đến lúc chia lìa, từng tờ giấy vàng, từng cánh hoa tươi, nắm đất ném như mưa xuống phủ đầy trên mặt quan. Một lần nữa, bài Việt Nam – Việt Nam lại đồng thanh cất lên, hào hùng, bi tráng như lá cờ phủ lần cuối. Việt Nam Việt Nam nghe từ vào đời. Việt Nam hai câu nói bên vành nôi. Việt Nam nước tôi. Việt Nam Việt Nam tên gọi là người. Việt Nam hai câu nói sau cùng khi lìa đời...
Giữa buổi sáng cuối năm yên lành, khi tiếng hợp ca cất lên, lời hát vọng xuống lòng huyệt sâu, lan ra chung quanh cây cỏ rất xanh, bay lên mây trắng bồng bềnh trên bầu trời thênh thang. Trong khung cảnh đó, ai nấy bỗng dưng cảm thấy tâm hồn nhẹ nhàng, thanh thản xiết bao. Bởi vì âm nhạc đã thi hành sứ mệnh cao cả của mình. Thái độ, tuyên ngôn... của người nghệ sĩ trước cuộc sống được thể hiện bởi chính tác phẩm của mình. Với ông, là các bài hát về đủ loại dân ca, du ca, bình ca, ngục ca... Ông đã chứng kiến, trải nghiệm rồi bằng xúc cảm và tài năng của mình, kể lại từng giai đoạn lịch sử của nước nhà qua số lượng sáng tác đồ sộ. Lịch sử không viết bằng văn xuôi mà được thuật bằng âm nhạc.
Tác phẩm chính là biểu hiện cho tình cảm, tâm hồn của người nghệ sĩ. Những bài ca không thể phong phú hơn, không thể thiết tha da diết hơn, đã nức nở đi sâu vào lòng người. Còn gì để trách móc? Mọi oán thù, thị phi rồi sẽ tan biến. Còn chăng, một mai sẽ lắng đọng, chìm xuống thành những câu chuyện bên lề. Tồn tại vĩnh viễn và tráng lệ là một kho tàng âm nhạc hiếm có, đi vào bất tử trong nền âm nhạc nước nhà. Trời cao xanh ngắt, hai con hạc trắng bay về nơi nao. Nấm đất vun cao phủ đầy hoa tươi bịn rịn. Hạc đã vỗ cánh khuất về Thiên Thai nhưng âm nhạc thì ở lại. Những bài tình ca cuối cùng nơi mộ địa đã êm đềm tiễn đưa ông, và nơi người ở lại, đã dậy lên tình cảm yêu thương đầm ấm chân thành nhất. Người nhạc sĩ tài hoa không mất đi. Ông chỉ thoát khỏi xác trần để hiện hữu từ một hình thức này sang một hình thức khác. Từ đây Phạm Duy sống an nhiên trong các nhạc phẩm của mình, trong lòng mẹ Việt Nam muôn thủa. San Hà . |
|
mk
|
|
IP Logged | |
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 25/Feb/2013 lúc 6:44pm |
Bản nhạc cuối cùng
của Nhạc Sĩ Phạm Duy . Ca sĩ Duy Quang hát |
|
mk
|
|
IP Logged | |
Gò Công Đôn
Newbie Tham gia ngày: 31/Mar/2013 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 3 |
Gởi ngày: 31/Mar/2013 lúc 4:28pm |
<Flash> src="https://www.facebook.com/video/embed?video_id=600319556645655" width="960" height="720" frameborder="0"></Flash>>
Chỉnh sửa lại bởi Gò Công Đôn - 31/Mar/2013 lúc 4:29pm |
|
IP Logged | |
lo cong
Senior Member Tham gia ngày: 30/Oct/2007 Đến từ: Canada Thành viên: OffLine Số bài: 2596 |
Gởi ngày: 04/Jan/2014 lúc 7:43pm |
Mời nghe bài HOA XUÂN do HÀ THANH trình diên: http://www.youtube.com/watch?v=BcMoWqHhfW0 Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 04/Jan/2014 lúc 7:44pm |
|
Lộ Công Mười Lăm
|
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 2 |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |