Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: Lăng Hoàng Gia Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
thonglo2003
Admin Group
Admin Group
Avatar

Tham gia ngày: 31/May/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 406
Quote thonglo2003 Replybullet Chủ đề: Lăng Hoàng Gia
    Gởi ngày: 14/Jun/2007 lúc 10:16pm
Lăng Hoàng Gia Gò Công, Tiền Giang được xây dựng vào năm 1826. Đây là khu lăng mộ và đền thờ của ông Phạm Đăng Hưng, ông ngoại Vua Tự Đức và là thân phụ của bà Từ Dũ thái hậu. Phạm Đăng Hưng là người Gò Công, ông sinh năm 1764 tại Gò Rùa.
 
Sau khi thi đỗ Tam trường, với văn tài lỗi lạc, đặc biệt ông nổi tiếng hiền đức, siêng năng, nên được bổ nhiệm về kinh giữ chức Lễ Bộ Thượng Thư. Trong thời gian làm việc cho triều đình Huế, ông lần lượt giữ các chức vụ quan trọng như chưởng trưởng đà sự (trông coi đê điều), Lập xã Thương (lo cứu đói cho nhân dân), Quản Khâm Thiên Giám (phụ trách Thiên văn) và Quốc Sử quán tổng tài (người chỉ huy việc viết sử.

Không những chỉ cá nhân ông giữ những chức vụ quan trọng mà các người con của ông cũng làm quan to trong triều đình.

Vua Minh Mạng rất khâm phục tài và đức của ông nên đã gả con gái cho con trai ông là Phạm Đăng Thuật, phong tước Phò Mã đô uý đồng thời Vua Minh Mạng cũng đã cho Thái tử Miêu Tông kết hôn cùng con gái ông là Phạm Thị Hằng (tức là bà Hoàng Thái Hậu Từ Dũ – sinh năm 1910 tại Giềng Sơn Quy – Gò Công). Khi vua Minh Mạng qua đời, Miêu Tông lên ngôi lấy niên hiệu là Thiệu Trị.

Mùa hạ năm 1825, ông Phạm Đăng Hưng thọ bệnh mất tại Huế, được mang về an táng tại quê nhà. Năm 1849, ông được Vua Tự Đức truy phong tước Đức Quốc Công. Khu Lăng mộ của ông đựơc người dân địa phương gọi là Lăng Hoàng Gia.

Lăng Hoàng Gia nằm cách thị xã Gò Công khoảng 2km, được xây dựng trong nhiều năm liền trên diện tích gần 3.000m2. Lăng được xây dựng bởi bàn tay khéo léo của những người thợ địa phương kết hợp với bàn tay tài hoa của các nghệ nhân cung đình từ Huế được phái vào, nên lăng mang những nét đặc trưng và phong cách của kiến trúc cung đình Huế.

Lăng không thật đồ sộ nhưng cũng không quá uy nghiêm như các lăng mộ của các quan đại thần khác. Nhiều người đến thăm lăng đều ngạc nhiên khi thấy kiến trúc của lăng phần nào giống kiến trúc của nhà ở. Chính điều này đã tạo cảm giác gần gũi và ấm cúng. Nét độc đáo của lăng là nghệ thuật chạm khắc.

Từ các ba-lam gỗ cho đến các phù điêu trong từ mặt ngoài của lăng đều được chạm khắc sắc sảo, gãy gọn, toát lên vẻ tôn nghiêm rất mực của một khu mộ, nơi yên nghỉ của một trong những văn thần nổi tiếng của triều Nguyễn. Với nghệ thuật kiến trúc thuộc loại bậc thầy, lại hài hoà với thiên nhiên, Lăng Hoàng Gia xứng đáng là một trong những di sản kiến trúc cổ mang đậm dấu ấn phong cách cung đình ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.



Chỉnh sửa lại bởi thonglo2003 - 14/Jun/2007 lúc 10:17pm
IP IP Logged
fx225
Groupie
Groupie
Avatar

Tham gia ngày: 01/Jun/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 43
Quote fx225 Replybullet Gởi ngày: 19/Jun/2007 lúc 11:27pm

Lăng hoàng gia
Ấp Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, thị xã Gò Công
(Bộ VHTT công nhận di tích quốc gia, quyết định số 3959 QĐ/BT ngày 2/12/1992)
Khu Lăng Hoàng Gia đã được tô màu đỏ trên bản đồ địa chính, được ghi là "toàn bộ khu di tích nằm trên thửa đất số 822 và 821" (trích theo biên bản quy định khu vực bảo vệ di tích ngày 18/9/1992 tại Văn phòng UBND thị xã Gò Công).

 

Lăng Hoàng Gia Gò Công, Tiền Giang được xây dựng vào năm 1826. Đây là khu lăng mộ và đền thờ của ông Phạm Đăng Hưng, ông ngoại Vua Tự Đức và là thân phụ của bà Từ Dũ thái hậu. Phạm Đăng Hưng là người Gò Công, ông sinh năm 1764 tại Gò Rùa [giồng Sơn Quy), ông có tư chất thông minh, tướng mạo tuấn tú lớn lên ông cùng Ngô Tùng Châu theo học chữ Nho thầy Võ Trường Toản.
 
Dòng họ Phạm là dòng họ sống lâu đời ở Gò Công. Phạm Đăng Khoa là người khai cơ lập nghiệp của dòng họ ở đây. Mộ chí của ông còn tại Giồng Sơn Quy. Đến đời thứ tư của họ Phạm có Phạm Đăng Hưng, người làm quan dưới 2 triều Gia Long và Minh Mạng. Ông là người có lòng giúp đỡ dân nghèo trong lúc thất bát vì thiên tai địch họa. Nhân dân thường gọi ông là "Ba Bị" vì lúc làm "Điền tuấn quan", đi đâu ông cũng mang ba bị hạt ngũ cốc để phân phát cho dân nghèo.

Năm 1784, Phạm Đăng Hưng đỗ Tam trường, đang chuẩn bị thi tứ trường thì bị bệnh nên ông về quê làm ruộng. Nhưng do văn tài lỗi lạc và nổi tiếng là người hiền đức nên được bổ làm quan "Lễ Sinh Nội Phủ" của triều Nguyễn.

Qua nhiều lần thăng giáng chức vì bị gièm pha ông suýt mang trọng tội. Nhờ tận tụy, nhã nhặn, Phạm Đăng Hưng đã được bổ vào các chức:

- Chưởng tưởng dã sự (trông coi đê điều)

- Quan thâm thiên giám (trông coi thiên văn)

- Lập xã Thương (lo cứu đói cho nhân dân)

- Quốc sử quán tổng tài (đứng đầu cơ quan viết lịch sử).

Không những chỉ cá nhân ông giữ những chức vụ quan trọng mà các người con của ông cũng làm quan to trong triều đình.

Vua Minh Mạng rất khâm phục tài và đức của ông nên đã gả con gái cho con trai ông là Phạm Đăng Thuật, phong tước Phò Mã đô uý đồng thời Vua Minh Mạng cũng đã cho Thái tử Miêu Tông kết hôn cùng con gái ông là Phạm Thị Hằng (tức là bà Hoàng Thái Hậu Từ Dũ – sinh năm 1910 tại Giềng Sơn Quy – Gò Công). Khi vua Minh Mạng qua đời, Miêu Tông lên ngôi lấy niên hiệu là Thiệu Trị.

Năm 1824, Phạn Đăng Hưng bị bệnh mất tại Huế, được vua Minh Mạng thăng hàm "Vinh lộc đại phu, trụ quốc hiệp biên, Đại học sỹ, Thụy Trung Nhã" và đưa về an táng tại Sơn Quy. Năm 1849, Tự Đức gia tặng "Đặc tiến Kim Tử Vinh Lộc Đại phu thái bảo Cần Chánh Điện, Đại học sỹ, tước Đức Quốc Công". Ông là cha của Hoàng thái Hậu Từ Dũ, ông ngoại vua Tự Đức, nên triều đình còn cấp cho dòng họ Phạm nhiều ruộng đất bổng lộc. Toàn bộ di tích lăng Hoàng Gia nằm trên đất Giồng Sơn Quy (là nơi có gò đất cao như mu rùa nên dân gọi là gò Rùa). Tự Đức là Sơn Quy, lấy ý nghĩa trong khoa địa lý "cao nhất xích vi sơn", mang kỳ vọng cho họ ngoại của vua được lâu bền.

Lăng Hoàng Gia nằm cách thị xã Gò Công khoảng 2km, được xây dựng trong nhiều năm liền trên diện tích gần 3.000m2. Lăng được xây dựng bởi bàn tay khéo léo của những người thợ địa phương kết hợp với bàn tay tài hoa của các nghệ nhân cung đình từ Huế được phái vào, nên lăng mang những nét đặc trưng và phong cách của kiến trúc cung đình Huế.

Mộ dòng họ Phạm và Phạm Đăng Hưng chôn theo một trục dài đối xứng nhau, toàn bộ đều làm bằng hồ ô đước không chạm khắc. được bao bọc xung quanh lớp tường dày 80cm, cao 90cm. Nhìn tổng thể khu mộ ta thấy mộ Phạm Đăng Hưng đứng đầu, trên một gò cao có dáng mu rùa, mộ xây theo tam cấp, tứ trụ, gồm 2 vòng biểu hiện cho tam tài, diện tích hơn 800m2. Mộ không xây theo kiểu "Ngưu phanh, mã phục" (trâu nằm, ngựa qùy) như mộ dành cho quan võ. Mộ xây theo dáng "Đỉnh trụ" (chóp đỉnh) như chiếc nón lá buông lỏng nhờ tám cánh tượng trưng như búp sen. Nhìn chung như cái đỉnh, dạng này ít thấy ở mộ cổ. Tương truyền thi thể Phạm Đăng Hưng được chôn ngồi. Mộ chôn theo nội quan ngoại quách bao bọc. Trước mộ có tấm bia đá Cẩm Thạch hai bên có gắn các mảnh sứ cổ Trung Quốc (nay đã vỡ nát). Nội dung khắc trong bia nói về chức tước được phong của Phạm Đăng Hưng, (ghi bằng chữ Hán đọc được nhưng chưa dịch).

Nhà thờ Phạm Đăng Hưng được xây năm 1826, trên khu vườn đất rộng 2987m2, bao gồm nhà thờ chính, nhà khách, nhà kho, cổng tam quan và các công trình phụ tự khác bao bọc chung quanh.

Năm 1849 Tự Đức gia phong Phạm Đăng Hưng lên tước Đức Quốc, đồng thời truy tặng ngữ đại họ mẹ Tự Đức. Do đó, nhà thờ được sửa sang theo quy mô nghi thức cung đình, được đặt nhiều biển đại tự để thờ:

- Gian chính giữa thờ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng.

- Gian tả thờ Phước An Hầu Phạm Đăng Long là cha của Phạm Đăng Hưng.

- Gian tả ngoài cùng thờ MƯ Khả Tự Phạm Đăng Tiên.

- Gian hữu thờ Bình thạnh Bà Phạm Đăng Danh

- Gian cuối bên hữu thờ Thiền sư Phạm Đăng Khoa.

Nhờ tiền của bà từ Dũ Thái Hậu trợ cấp để xây thêm nhà khách, nhà trà, tàu ngựa để tổ chức đại lễ đón sắc phong của vua từ Huế vào.

Nhìn chung nhà thờ và mộ Phạm Đăng Hưng là một công trình kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn, có lẫn lộn kiến trúc Pháp, nhưng vẫn mang đậm nét kiến trúc truyền thống dân tộc qua các mảng trạm khắc trên Mộ và trang trí bên trong nhà thờ bằng những điển tích rút ra từ "tứ linh, tứ quý" trong bát bửu cổ đồ mà chỉ có người Aá Đông chúng ta quan niệm. Toàn bộ nhà thờ nằm trọn trong khuôn viên cây trái, hoa lá cảnh bao bọc theo kiểu kiến trúc cổ ở Huế, rõ nét Huế mà ta đang thấy ở nội thành Huế.

Hiện vật di tích Lăng Hoàng gia ngày nay không còn nhiều, đa phần là mất hết các di vật cổ có giá trị về mặt cổ vật và nghệ thuật. Chỉ còn lại những hiện vật mà kẻ gian không thể lấy được:

- Bia đá trong phần mộ Phạm Đăng Hưng có kích thước 160 x 120 x 15cm bằng đá hoa cương.

- 7 biển đại tự sơn son thiếp vàng, trên khung có chạm tứ quý được làm vào thời Thành Thái.

- Một khám thờ Phạm Đăng Hưng sơn son thiếp vàng chung quanh chạm tứ linh, tứ quý.

- Một long án chạm tứ linh trước bàn thờ Phạm Đăng Hưng, dài 1,2m rộng 1,2m chạm khắc rất tinh xảo nhưng đã bị dột nát hư hỏng phần dưới, còn lại 4 bàn thờ bằng cây mới được tạo lập sau này rất đơn giản.

Lăng không thật đồ sộ nhưng cũng không quá uy nghiêm như các lăng mộ của các quan đại thần khác. Nhiều người đến thăm lăng đều ngạc nhiên khi thấy kiến trúc của lăng phần nào giống kiến trúc của nhà ở. Chính điều này đã tạo cảm giác gần gũi và ấm cúng. Nét độc đáo của lăng là nghệ thuật chạm khắc.

Từ các ba-lam gỗ cho đến các phù điêu trong từ mặt ngoài của lăng đều được chạm khắc sắc sảo, gãy gọn, toát lên vẻ tôn nghiêm rất mực của một khu mộ, nơi yên nghỉ của một trong những văn thần nổi tiếng của triều Nguyễn. Với nghệ thuật kiến trúc thuộc loại bậc thầy, lại hài hoà với thiên nhiên, Lăng Hoàng Gia xứng đáng là một trong những di sản kiến trúc cổ mang đậm dấu ấn phong cách cung đình ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Sng say chi?u x?n t?i lai rai
Nh?u nh?t say sua x?n t?i ngy.
Hm nay qun cc, mai ngoi ph?
Nh?u du cung du?c mi?n l say!
IP IP Logged
Phanthuy
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 01/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 960
Quote Phanthuy Replybullet Gởi ngày: 22/Jun/2007 lúc 12:46am

Cám ơn 2 bài viết đều hay và bổ ích. Nhìn 2 tấm ảnh chắc là chụp sau khi Lăng đã được phục chế. PT có về VN hồi đầu năm nay và có ghé Gồcông thăm Lăng PQC đang lúc Lăng được sửa sang. Nhìn các rào tường bị đập bỏ và các cánh cửa gỗ xưa cũ làm lại mới mà thấy đáng tiếc quá . Nhìn hình thấy màu sơn mới lòe loẹt không hài hòa với kiến trúc cổ thấy buồn lắm . Phục chế là làm lại những cái bị hư hại nhưng phải giữ nguyên nền cũ thì mới còn giá trị. Thật tiếc !

PhanThuy-CA
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.078 seconds.