Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: BẠN CÓ BIẾT? Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 5 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 03/Mar/2012 lúc 8:28pm


Họ Nguyễn lọt vào top 10, họ phổ biến nhất
thế giới
                                      
Ảnh:
Ảnh: Paper.

Họ Nguyễn của Việt Nam xếp thứ 4 trong danh sách 10 họ phổ biến nhất trên thế giới, ước tính khoảng 40% dân số nước ta mang họ này, theo xếp hạng của trang web Theworldgeography.com.

Dưới đây là danh sách 10 họ thông dụng nhất trên thế giới:

1. Li hoặc Lee - Hơn 100 triệu người

Đây là tên họ khá phổ biến tại Trung Quốc, với khoảng 9% dân số có họ này. Con tại Hàn Quốc, đây cũng là họ phổ biến thứ 2 (sau họ Kim), phiên âm theo tiếng Latinh là Lee. Tại Việt Nam, họ Lý này cũng khá thông dụng. Cũng vì thế, Li trở thành họ phổ biến nhất trên thế giới.

2. Zhang - Khoảng 100 triệu người

Sách Kỷ lục Guinness thế giới xuất bản vào năm 1990 cũng ghi nhận đây là họ có nhiều người mang nhất trên thế giới. Đầu năm 2006, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cũng xếp hạng đây là họ thông dụng đứng thứ 3 tại quốc gia đông dân nhất thế giới này. Họ Zhang được sử dụng từ cách đây trên 4.000 năm.

3. Wang - Hơn 93 triệu người

Wang cũng là một họ phổ biến nhất tại Trung Quốc, với gần 93 triệu người. Dịch sang tiếng Anh, thì Wang có nghĩa đen là "Vua" hoặc "Vương". Họ này cũng có mặt tại một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản và cả Việt Nam (gọi là họ Vương).

4. Nguyễn - Hơn 36 triệu người

Nguyễn là tên họ phổ biến nhất tại Việt Nam, khoảng 40% dân số có họ này. Làn sóng di cư đã đưa họ Nguyễn đến Australia và trở thành họ phổ biến thứ 7 tại quốc gia này, tại Pháp là vị trí thứ 54 và tại Mỹ là vị trí thứ 57.

5- García - Hơn 10 triệu người

García là một họ phổ biến tại khu vực châu Mỹ, Philippines và Tây Ban Nha. Có một vài giả thiết về nguồn gốc của họ này nhưng có thể nó bắt nguồn từ xứ Basque của Tây Ban Nha. Từ này có nghĩa là "trẻ". Đây là họ phổ biến nhất tại Tây Ban Nha, với 3,32% dân mang họ này và cũng là họ phổ biến thứ 2 tại Cuba. 4,1 triệu người Mexico cũng có họ Garcia.

6. González - Hơn 10 triệu người

Đây là một họ có nguồn gốc từ Tây Ban Nha và cũng là họ phổ biến thứ 2 tại quốc gia này (chỉ sau Garcia). Tại các nước châu Mỹ Latinh khác như Chile, Argentina, Venezuela và Paraguay, González là họ phổ biến nhất. Tại Mỹ, họ này cũng đứng vị trí thứ 23 trong số những họ thông dụng nhất.

7. Hernández - Hơn 8 triệu người

Có từ thế kỷ 15, Hernández là họ phổ biến tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Nó có nghĩa là "con trai của Hernán" hoặc đôi khi là "con trai của du khách". Họ này cũng phổ biến tại Mỹ, Mexico, Chile, Cuba, Argentina...

8. Smith - Hơn 4 triệu người

Họ này có nguồn gốc từ Anh và cũng là họ phổ biến nhất tại quốc gia này cũng như tại Australia và Mỹ. Tại Canada, đây cũng là họ thông dụng thứ hai và tại Ireland thì đứng thứ 5. Họ Smith đặc biệt phổ biến trong số những người gốc Anh và Ireland và cũng là họ phổ biến của những người Mỹ gốc Phi. Ít nhất 3 triệu người Mỹ mang họ này.

9. Smirnov - Hơn 2,5 triệu người

Theo điều tra dân số năm 2002 tại Nga thì Smirnov (con trai) hoặc Smirnova (con gái) là họ phổ biến tại đất nước này. Biến thể phiên âm của họ này là: Smirnoff hoặc Smyrnov.

10. Müller - Hơn một triệu người

Trong tiếng Đức, Müller nghĩa là "thợ xay". Đây là họ phổ biến nhất tại Đức và Thụy Điển, phổ biến thứ 5 tại Áo... Biến thể của nó có thể là "Miller", chủ yếu ở miền nam nước Đức, Áo và Thụy Điển và "Möller" tại miền bắc và trung nước Đức và Phần Lan.
Phương Trang


mk
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23170
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Sep/2012 lúc 8:02am

Ai đã nghĩ ra từ gas?

Van Helmont.

Từ gas (tiếng Anh) thuộc về những khái niệm được nghĩ ra cùng lúc với các từ nhiệt kế (thermometer) và khí quyển (atmosphere). Tác giả là nhà khoa học người Hà Lan Jan Baptista van Helmont (1577-1644), sống cùng thời với Galileo. Ông đã dựa vào chữ chaos của tiếng Hy Lạp cổ để đặt ra chữ gas.

Sau khi khám phá ra rằng không khí gồm hai thành phần, trong đó một phần duy trì sự cháy (ôxy) và một thành phần khác không có tính chất như vậy, Helmont viết: "Chất khí duy trì sự cháy đó tôi gọi là gas, vì nó hầu như không khác gì cái chaos của người Hy Lạp cổ (chữ chaos của người Hy Lạp cổ có nghĩa là khoảng không sáng chói lọi).

Tuy vậy, sau đó khá lâu, chữ gas vẫn không được sử dụng rộng rãi, và phải mãi đến năm 1789, nó mới được nhà hóa học Pháp nổi tiếng Lavoadie làm sống lại khi tìm ra các loại khí đốt như hydro và methane. Danh từ đó càng được phổ biến rộng rãi hơn khi người ta dùng khí nhẹ vận hành chiếc khinh khí cầu đầu tiên năm 1790.

Ngày nay, chữ gas được dùng khắp thế giới. Nó khá đa nghĩa, vì vừa có nghĩa là khí đốt, vừa có nghĩa là hơi hoặc khí nhẹ nói chung. Trong tiếng Việt, chúng ta thường gọi gas là ga, ví dụ bếp ga, bật lửa ga... (Xin phân biệt chữ ga này với chữ ga trong nhà ga, vì nhà ga được phiên âm từ chữ gare của tiếng Pháp).

st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23170
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Sep/2012 lúc 9:47am
Vì sao băng ở Nam cực nhiều hơn ở Bắc cực?
Băng Nam cực có nơi dày tới 4.000 mét.

Nam cực và Bắc cực đều là hai mỏm tận cùng của trái đất, ở vĩ độ giống nhau, thời gian chiếu và góc độ chiếu của mặt trời cũng giống nhau, vậy mà chúng khác nhau đến kỳ lạ. Nếu như lớp áo băng Nam cực dầy trung bình khoảng 1.700 mét, thì ở cực Bắc, lớp vỏ lạnh giá này chỉ dày từ 2 đến 4 mét mà thôi.

Vốn là vùng Nam cực có một mảng lục địa rất lớn được gọi là “đại lục thứ bảy” của thế giới, có diện tích khoảng 14 triệu km2. Năng lực giữ nhiệt của lục địa rất kém, vì thế, nhiệt lượng thu được trong mùa hè bức xạ hết rất nhanh khiến băng tích lại nhiều. Sông băng trên lục địa từ trên cao di động xuống bốn phía bị vỡ thành nhiều tảng băng rất lớn ở bên bờ biển, trôi nổi trên đại dương bao quanh lục địa, tạo nên những vật cản là các núi băng cao lớn.

Ngược lại, Bắc băng dương ở vùng Bắc cực có diện tích rất lớn khoảng 13,1 triệu km2, nhưng chỉ toàn là nước. Nhiệt dung của nước lớn, có thể hấp thụ tương đối nhiều nhiệt lượng rồi từ từ toả ra, nên băng ở đây ít hơn ở Nam cực. Hơn nữa, tuyệt đại bộ phận băng lại tích tụ ở trên đảo Greenland.

Người ta đã tính được rằng diện tích băng che phủ trên toàn trái đất là khoảng gần 16 triệu km2, mà Nam cực chiếm tới 4/5. Tổng thể tích băng ở Nam cực ước khoảng 28 triệu km3, còn ở Bắc cực chỉ bằng gần 1/10 mà thôi. Nếu toàn bộ băng ở Nam cực tan hết thì mực nước biển trên thế giới sẽ dâng cao khoảng 70 mét.

st.

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Sep/2012 lúc 9:47am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23170
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Sep/2012 lúc 6:57am

Có dễ dàng bóp vỡ được vỏ trứng không?

Bạn có thể nghĩ rằng việc ấy quả là trò trẻ con! Ấy chớ, mặc dù mỏng là thế nhưng vỏ của một quả trứng thông thường cũng không phải là quá mảnh dẻ. Muốn bóp vỡ bằng cách ép hai đầu nhọn của nó vào lòng bàn tay, bạn phải "vận công" tương đối đấy.

Chính hình dáng lồi của vỏ trứng đã khiến cho nó vững bền một cách lạ thường như thế. Nguyên nhân của hiện tượng cũng giống như tính vững bền của các loại cửa cuốn hình vòm dưới đây:

Click%20vào%20ảnh

Trong hình là một cái cửa sổ bằng đá xây cuốn như thế. Sức nặng S (tức là trọng lượng của các phần nằm bên trên của bức tường) tỳ lên viên đá hình cái nêm chèn ở giữa vòm cuốn sẽ đè xuống dưới một lực, biểu diễn bằng mũi tên A trên hình vẽ. Nhưng hình dạng cái nêm của viên đá làm cho nó không thể tụt xuống dưới được mà chỉ có thể đè lên những viên đá bên cạnh thôi. Ở đây lực A có thể phân tích làm hai lực B và C, theo quy tắc hình bình hành. Các lực này cân bằng với sức cản của các viên đá nằm dính sát nhau, rồi đến lượt chúng mỗi viên đá lại chịu sự nén chặt của các viên đá xung quanh. Như vậy lực từ bên ngoài đè lên cái cửa xây cuốn sẽ không thể làm cửa bị hỏng được.

Thế nhưng, lực tác dụng từ bên trong ra lại có thể làm đổ cái cửa này tương đối dễ dàng. Lý do cũng dễ hiểu: hình dạng cái nêm của các viên đá chỉ giữ không cho chúng tụt xuống, chứ chẳng hề ngăn chúng đi lên chút nào.

Vỏ quả trứng chẳng qua cũng là một cái vòm cửa nói trên, chỉ có điều nó được cấu tạo bởi một lớp liền nhau. Khi có sức ép từ bên ngoài vào thì nó không dễ bị vỡ tan ra như ta tưởng. Có thể đặt một chiếc ghế khá nặng dựa chân lên 4 quả trứng sống mà chúng vẫn không bị vỡ. Bây giờ chắc bạn đã hiểu tại sao thân gà mẹ cũng khá nặng, mà khi xéo lên ổ không làm vỡ trứng, trong khi chú gà con yếu ớt lúc nở ra lại có thể dùng mỏ phá tung dễ dàng lớp vỏ bao bọc bên ngoài.

Tính bền vững kỳ lạ của các bóng đèn điện - những thứ thoạt như rất mảnh dẻ và giòn - cũng được cắt nghĩa như tính bền vững của vỏ trứng. Sự bền vững của chúng còn làm ta ngạc nhiên hơn nữa, nếu bạn nhớ rằng có loại bóng đèn bên trong là khoảng chân không tuyệt đối, không một tí gì có thể chống lại áp suất của không khí bên ngoài. Thế mà độ lớn của áp suất không khí trên một bóng đèn điện lại chẳng phải là nhỏ: một bóng đèn có đường kính 10 cm phải chịu một lực trên 700 N (bằng trọng lượng của một người) ép vào từ mọi phía. Bóng đèn chân không còn "cao thủ" hơn, nó có thể chịu được một áp suất lớn hơn áp suất trên 2,5 lần.

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23170
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Sep/2012 lúc 7:00am

Chúng ta có thể chịu được nóng đến mức nào?

Sa mạc tuy nóng nhưng lại khô, vì thế con người có thể chịu đựng được nhiệt độ rất cao.

Khả năng chịu nóng của con người khá hơn nhiều so với chúng ta tưởng. Tại miền trung Australia, nhiệt độ mùa hè ở chỗ râm thường là 46 độ C, cao điểm tới 56 độ. Còn nếu tăng thật từ từ, cơ thể người thậm chí còn chịu được... nhiệt độ sôi của nước.

Khi tàu bè đi từ Hồng Hải đến vịnh Ba Tư, mặc dù trong các phòng của tàu luôn luôn có quạt thông gió, nhiệt độ ở đây vẫn tới 50 độ C hoặc hơn. Mức nóng nhất quan sát trong giới tự nhiên ở trên mặt đất không quá 57 độ C. Nhiệt độ này được xác định tại “thung lũng chết” thuộc California (Bắc Mỹ).

Tuy nhiên, những nhiệt độ kể trên đều được đo trong bóng râm. Tại sao các nhà khí tượng lại phải chọn vị trí như vậy? Đó là vì, chỉ khi nhiệt kế đặt trong bóng râm mới đo được nhiệt độ của không khí. Nếu để nhiệt kế ngoài nắng, mặt trời sẽ hun nó nhiều hơn hẳn so với không khí xung quanh, thành ra độ chỉ của nó không cho ta biết chút gì về trạng thái nhiệt của môi trường.

Đã có người tiến hành thí nghiệm để xác định nhiệt độ cao nhất mà cơ thể người có thể chịu đựng được. Họ nhận thấy trong không khí khô ráo, nếu tăng nhiệt độ thật từ từ thì cơ thể chúng ta chẳng những có thể chịu đựng được nhiệt độ sôi của nước (100 độ C), mà đôi khi còn chịu được cao hơn nữa, đến 160 độ C. Hai nhà vật lý người Anh Blagơden và Tsentơri đã chứng minh điều này bằng cách đứng hàng giờ trong lò nướng bánh mì nóng bỏng.

Tại sao con người có năng lực chịu nóng cao đến vậy? Đó là vì trên thực tế, cơ thể người không tiếp nhận nhiệt lượng đó, mà vẫn giữ thân nhiệt gần với nhiệt độ tiêu chuẩn. Cơ thể chúng ta chống cự bằng cách đổ mồ hôi. Khi mồ hôi bay hơi, nó sẽ hút rất nhiều nhiệt ở lớp không khí dính sát với da, và làm cho nhiệt độ của lớp không khí ấy giảm đi rất nhiều.

Điều kiện cần thiết duy nhất giúp cho cơ thể người chịu đựng được nhiệt độ cao là cơ thể người không tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt và không khí phải khô ráo. Ở Trung Á, trời nóng 37 độ mà vẫn tương đối dễ chịu. Nhưng nếu ở Saint Peterburg nóng 24 độ thì chúng ta đã cảm thấy khó chịu. Nguyên nhân là độ ẩm không khí ở Saint Peterburg cao, còn ở Trung Á thì rất ít mưa, khí hậu vô cùng khô ráo.

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 14/Sep/2012 lúc 7:02am
Động vật nào mà giống đực sinh con?
 
Cá ngựa thường sống ở các vùng biển nông.

Trong thế giới động vật, ít nhất có một loài đi ngược lại quy luật thông thường, trong đó các "Adam" mới là "mẫu nghi thiên hạ" - giống đực trực tiếp mang thai rồi sinh con. Đó là cá ngựa biển, còn gọi là hải mã.

Cứ đến mùa động đực, bên sườn cá ngựa đực hình thành những nếp nhăn và dần phát triển thành chiếc túi nuôi con. Cá ngựa cái sẽ phóng trứng vào chiếc túi ấy, mỗi đợt khoảng 100 trứng. Trứng sẽ hóa thành bào thai. Trên thành túi nuôi con của cá ngựa đực xuất hiện rất nhiều mạch máu nổi, nối liền với mạch máu các bào thai nhằm cung cấp dưỡng chất cho chúng. Đến lúc trứng nở thành cá ngựa con thì cá ngựa đực “vượt cạn”.

Theo các nhà nghiên cứu, môi trường sống của cá ngựa là vùng đáy biển nông, rất phức tạp và thường xuyên đối mặt với nhiều nguy hiểm. Chính nhờ tập tính sinh sản khác thường này mà cá ngựa mới đảm bảo tối đa cho việc truyền giống.

st.
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23170
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Sep/2012 lúc 9:24am

Vì sao trong cây có điện?

Các điện tích dương thường tập trung ở dễ, và âm ở ngọn cây.

Một số hoạt động sống trong cơ thể sinh vật tạo ra điện trường và dòng điện, gọi là điện sinh vật. Ở một số động vật, hiện tượng này rất rõ, ví dụ cá chình điện có thể dùng điện sinh vật để bắn chết những con mồi nhỏ. Trong cây cũng có điện, nhưng chỉ yếu hơn mà thôi. 

Dòng điện trong cơ thể thực vật yếu đến nỗi nếu không dùng đồng hồ điện siêu nhạy thì khó mà phát hiện ra. Nhưng dòng điện yếu không có nghĩa là không có. Vậy điện trong cây phát sinh như thế nào?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cây sản sinh ra điện. Ví dụ ở rễ, dòng điện chạy từ chỗ này sang qua khác, vì sự chênh lệch điện tích do các đoạn rễ hấp thụ muối khoáng không đều.

Bây giờ chúng ta hãy quan sát quá trình hấp thụ khoáng kali clorua của cây đậu tương. Các ion của kali clorua được hút vào rễ. Clo(-) từ rễ được hút lên các tế bào ngọn, làm tăng số ion âm trên ngọn, trong khi đó, các ion dương của K+ lại tập trung ở đầu rễ. Kết quả là xuất hiện một điện thế giữa ngọn và gốc. Tuy nhiên, cường độ dòng điện trong cây rất nhỏ. Theo tính toán, tổng dòng điện trong 100 tỷ cây đậu tương mới đủ thắp sáng một ngọn đèn 100 W.

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23170
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Sep/2012 lúc 8:54am

Vì sao suối kêu róc rách?

Suối thường chảy qua các thung lũng.

Khi ngồi bên một dòng suối nhỏ, bạn nghe thấy tiếng róc rách rất đặc thù. Nó khác hẳn tiếng ì oạp của sóng vỗ vào bờ đá bên sông, hay tiếng đổ rào rào của thác nước. Thực ra, tiếng róc rách được tạo ra khi các bọt khí trong nước vỡ tung chứ không phải do nước va mạnh vào bờ hay rơi từ cao xuống.

Nước suối chảy từ cao xuống thấp, len lỏi qua các địa hình rất đa dạng. Đặc điểm của một con suối là dòng hẹp, nước chảy xuôi chứ không có các đợt sóng vỗ vào bờ như ở các dòng sông lớn. Nước chảy từ trên cao cuốn theo các phân tử không khí, hình thành rất nhiều bong bóng nhỏ. Suốt chiều dài con suối, các bóng khí này xuất hiện và vỡ liên tục. Khi vỡ, chúng phát ra những tiếng kêu. Hàng triệu tiếng bóng vỡ trong nước tạo thành một hợp âm róc rách.

Mặt khác, khi nước va vào những nơi lồi lõm cũng có thể làm không khí dao động, phát ra tiếng kêu. Ở các khe núi đá dốc, tiếng vang róc rách còn lan rộng, trải ra khắp thung lũng.

Ở các con sông cũng có tiếng bóng vỡ, nhưng âm thanh này bị tiếng sóng ở một không gian rộng lớn át đi, nên người ta không nghe rõ.

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23170
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Sep/2012 lúc 7:05am

Quyền lực của ong chúa nằm ở đâu?

Ong chúa đang đẻ.

Khi xem xét đặc điểm xã hội của loài ong, các nhà khoa học đã ngỡ ngàng về vai trò tuyệt đối của ong chúa đối với vài chục vạn thần dân của mình. Nhưng, khi người ta làm cho tuyến nước bọt của ong chúa ngừng hoạt động, mọi quyền hành của nó cũng biến mất…

Thì ra, “vũ khí bí mật” khiến ong chúa có uy lực rất mạnh để không chế và điều khiển thần dân chính là… nước bọt của nàng !

Các nhà côn trùng học ở Viện Bảo tàng tự nhiên Paris đã phát hiện ra điều này từ những 1960. Họ cho biết tuyến nước bọt của ong chứa chứa đựng một kho các chất hóa học. Khi được “bức xạ” vào không gian của loài ong, các chất này sẽ truyền tải thông tin đến từng con ong và mệnh lệnh sẽ được chấp hành triệt để. Thành phần của các hóa chất nước bọt vô cùng phức tạp. Người ta mới chỉ phân tích và biệt lập được trên 30 trong số hàng trăm chất khác nhau.

Các nhà nghiên cứu đã thử tước bỏ vũ khí bí mật của ong chúa, bằng cách làm ngừng trệ sự hoạt động của tuyến nước bọt. Kết quả là mọi quyền hành của nữ chúa biến mất, và lũ ong thợ cũng lập tức làm ngơ vị chúa tể của mình. Nhưng làm thế nào mà loại vũ khí ghê gớm kia tác động vào đàn ong? Điều này vẫn còn là một dấu hỏi lớn.

Những năm 1990, một nhóm các nhà khoa học Mỹ và Australia đã đặt nghi vấn về một thứ “vũ khí hóa học bí mật” đang ẩn giấu ở cơ thể con người. Khi nghiên cứu các đoàn thám hiểm sống lâu trên Bắc cực, những nhà khoa học thấy họ không thể ngủ được vào ban đêm, đầu óc thiếu sáng suốt, bị phân tán vào ban ngày và hiệu quả công việc rất thấp. Tuy nhiên, mọi biểu hiện trên sẽ được khắc phục nếu trong đoàn thám hiểm có vài thành viên là phụ nữ! Nhiều thử nghiệm được tiến hành, và kết luận được rút ra, là nếu toàn bộ cộng đồng nào đó đều có cùng giới tính, nghĩa là thiếu hẳn “bức xạ của các phức hợp hóa chất khác giới”, cộng đồng ấy sẽ rơi vào trạng thái lao đao không kiểm soát nổi chính mình.

Các chuyến bay vũ trụ dài ngày của những nhóm nam phi hành gia cũng gặp phải tình trạng y như ở đoàn thám hiểm. Và khi được bổ sung nữ phi hành gia, thì những “chứng bệnh vũ trụ” của các nam đồng nghiệp đều biến mất.

Như vậy, thứ “vũ khí hóa học” tương tự của nữ ong chúa có lẽ cũng đã tồn tại cả ở cơ thể người. Một khi khoa học giải mã được những bí mật của thứ vũ khí tuyệt vời đó, chúng ta sẽ có cơ hội cải thiện đời sống của loài người theo hướng có lợi nhất cho cộng đồng. Ví như, hướng mọi hoạt động của từng cá thể theo một chiều nhân văn nào đó, hay thu hút đám đông hành động vì lợi ích chung…

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23170
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Sep/2012 lúc 8:21pm

Động vật trút giận như thế nào?

Đang "choảng" nhau, kangaru cũng có thể nghỉ giữa hiệp để... chải lông.

Ăn miếng trả miếng, đó là phản ứng thường gặp khi xung đột giữa hai con vật xảy ra. Song có khi, chúng lại đưa ra một số động tác kỳ quặc, chuyển "cục giận" trong lòng sang kẻ thứ ba chẳng may đứng gần đó.

Sinh vật học gọi hành vi không liên quan đến mục tiêu của động vật là “sự đùn đẩy trách nhiệm”. Chẳng hạn, ở một vài loài hải âu, khi hai con bị kích thích tấn công lẫn nhau, một con trong đó sẽ chuyển sang tấn công mục tiêu bên cạnh mình. Chưa hả giận, nó còn mổ... cỏ một cách rất tức tối.

Chim công ở Australia khi yêu đương hoặc khi tranh đấu sẽ xuất hiện những động tác chẳng có gì dính dáng, như chải lông, vươn vai, lắc mình, gãi gãi đầu, ngáp, ngủ gật, lấy thức ăn hay xây tổ. Còn trong những cuộc giao chiến giữa hai con kanguru, đôi khi, chúng đột ngột dừng lại, "nghỉ một tí", bằng cách ra vẻ chải chải lông trên người.

Một con mèo đang mải tấn công mồi, đột ngột nó có thể chững lại để... liếm cơ thể. Một con cá hung hãn đang dọa nạt các loài cá khác cũng có thể bất chợt dùng miệng để đào cát, hoặc trong lúc tuyệt vọng nó sẽ mở to mồm… Vậy khi bắt gặp những tình huống này, bạn cũng đừng lấy làm lạ, vì tập tính thay đổi hành vi có ở hầu hết các loài động vật.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 25/Sep/2012 lúc 8:22pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 5 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.125 seconds.