![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Tâm Tình | |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 158 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | ||
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23742 |
![]() ![]() ![]() |
||
Em đi để lại con đường
Ba tôi là một người đẹp trai và rất có duyên. Ông có một vẻ khôi hài tưởng như hời hợt nhưng nếu hiểu ông thật nhiều, người đối diện sẽ nhận ra sự sâu sắc trong mỗi câu đùa bỡn đó...
![]() Ba tôi rất đào hoa. Nếu trong đời tôi mà gặp được một người như ông, tôi sẽ yêu ngay không do dự. Nhưng ba khá khó hiểu và hay làm tôi sợ mỗi khi ông buồn vì bị mẹ chì chiết. Ba tôi theo đạo công giáo, ngày xưa khi lấy ba tôi mẹ cũng phải theo đạo, nhưng sau đám cưới không bao lâu bà không thèm đi nhà thờ nữa. Còn ba, thỉnh thoảng tôi thấy ông trở về từ nhà thờ vào sáng chủ nhật, mắt buồn vô hồn ngân ngấn nước. Ba nói ông vừa xưng tội. Tôi chưa thấy ba có lỗi với ai, ngay cả một con côn trùng nhỏ nhoi ông cũng không nỡ giết. Ông tốt bụng đến mức hay bị lợi dụng. Vậy tại sao ông cứ hay xưng tội. Hay là ông có lỗi với mẹ vì chỉ có mẹ là không bao giờ hài lòng với ông? Mẹ không xứng với ba nếu xét về ngoại hình. Mẹ không xấu, thậm chí nếu nhìn kỹ sẽ thấy mẹ rất có nét. Nhưng có thể vì lúc nào mẹ cũng cau có còn ba thì tươi cười nên trông mẹ rất khó coi bên cạnh ba. Mẹ hay nói "Tao đã từng yêu ổng" nhưng ba thì chưa bao giờ nói gì về tình yêu của hai người. Tuy đào hoa nhưng chưa bao giờ ba phản bội mẹ. Năm tôi 19 tuổi, khi vào năm thứ nhất đại học tôi phải lòng người thầy trẻ của mình. Thầy khá đẹp trai nhưng chưa đẹp bằng ba tôi. Lần đầu tiên biết yêu tôi khó giấu những cảm xúc của mình, về nhà tôi hay nhắc đến thầy, nhắc nhiều đến nỗi ba tôi nhận ra và nhìn tôi nhẹ nhàng hỏi "Yêu rồi sao?". Ánh mắt ba rất lạ lùng. Vừa khích lệ nhưng cũng vừa răn đe. Rồi ba nói tiếp "Con gái rồi sẽ hiểu ba!". Nhưng tôi chẳng hiểu gì sất và còn đang bận tâm đến mối tình đầu của mình. Cho tới hôm nay, khi tôi đã kịp yêu thêm hai người nữa mà vẫn chưa đi tới hôn nhân thì tôi phát hiện ra ngăn tủ bí mật của ba. Những tấm hình đen trắng ba tôi đã chụp từ lâu được xếp kỹ lưỡng trong những phong bì ngả vàng. Bên ngoài mỗi phong bì được viết chủ đề của tập ảnh và các mốc thời gian. Hình lúc ba còn trẻ đẹp trai quá sức tưởng tưởng nhưng chưa bao giờ ba đêm khoe với tôi. Thậm chí tôi nghĩ mẹ cũng không biết gì. Hồi đi học ở đại học văn khoa Sài Gòn ba có khuôn mặt thật ngây thơ với đôi mắt đen trong sáng, lúc tham gia vào ban nhạc trẻ "Sur le Mont" chuyên hát nhạc Pháp thì ba "bày đặt" để tóc hippy hơi dài, nhìn có vẻ quậy nhưng mặt vẫn hiền queo. Và mỗi xấp hình gợi cho tôi nhiều tò mò khi đọc thấy dòng chư bên ngoài phong bì "Những ngày tháng đẹp". Đây rồi, thì ra là hình ba chụp với một cô gái xinh xắn, khuôn mặt trái xoan và đôi mắt tròn đen cũng to như mắt của ba. Trong ngăn kéo bí mật, ngoài mấy xấp hình ra, tôi còn tìm thấy mấy tấm thiệp chúc sinh nhật ba của một người bạn tên Lan và bất ngờ thấy cả một lá thư mà ngoài phong bì không có tên người gởi cũng như người nhận. Thư viết bằng mực xanh, nét chữ nghiên đều rất nữ tính. Thư cũng không đề ngày nhưng tôi thấy nét chữ của ba đề bên trên "nhận được ngày...". Tôi bắt đầu đọc... "Duy nhớ, Trong đời Lan, Lan đã nhận được nhiều bức thư thổ lộ của các chàng trai. Nhưng Lan không ngờ là có lúc tới phiên Lan, Lan cũng làm cái việc "vạch áo cho người xem lưng". Lan không xác định được từ khi nào, Lan đã phải lòng Duy. Và kể từ ngày đó, Lan luôn luôn khổ sở và day dứt. Lan không quan tâm Duy có tình cảm với Lan hay không, Lan không có ý mong chờ Duy nói gì đó với mình. Vì Lan thích làm người chủ động. Và người thích chủ động đó, cho tới ngày hôm nay mới dám thổ lộ lòng mình một cách chân thành nhất vì người ta có nỗi khổ tâm riêng. Khi Lan biết mình có tình cảm với Duy thì Lan đã có anh Minh rồi. Điều này xảy ra trước khi anh Minh đi khá lâu. Và khi anh Minh đi du học xa, Lan không còn gặp ảnh thường xuyên nữa thì Lan ngạc nhiên thấy mình không nhớ đến ảnh. Mà người Lan thấy hằng đêm trong những giấc mơ, làm Lan thao thức, nghĩ ngợi lại là Duy. Lan thấy có lỗi với anh Minh, nhưng nếu người ta có quyền sống thật với lòng mình và có thể hiểu được vì sao mình lại xử sự như vậy thì cuộc đời đỡ rắc rối hơn rất nhiều.
Lan có thể gọi tên tình cảm của mình dành cho Duy. Đó là tình yêu, trong sáng và chân thành. Lan hy vọng Duy không cười Lan vì Lan là con gái mà lại đi bước đầu tiên. Duy không săn sóc, không chiều chuộng Lan, thậm chí sinh nhật Lan cũng không nhớ. Nhiều lúc Duy chững chạc và sâu sắc, rất người lớn làm Lan kính trọng. Nhưng đôi khi Duy lại hời hợt và mất phương hướng, trẻ con quá làm Lan tổn thương. Sở dĩ Lan muốn Duy biết Lan yêu Duy là vì Lan hy vọng Duy sẽ nghĩ khác đi về cuộc đời này. Duy sẽ sống có ý chí hơn và tích cực hơn. Duy đừng xem trọng những vấn đề tài chính hơn tình cảm con người. Duy có đủ điều kiện xây dựng một gia đình hạnh phúc, Duy chỉ thiếu một tham vọng tiến thân và thừa những ý nghĩ tiêu cực. Lan biết mình không dễ dàng yêu ai. Vì vậy một khi Lan đã yêu Duy thì cũng có nghĩa là Duy xứng đáng. Xin Duy đừng cho là Lan kiêu ngạo, mà Duy có nghĩ vậy cũng không sao. Còn vài ngày nữa anh Minh về. Rồi Lan sẽ tiếp tục làm người yêu của ảnh hay ảnh sẽ không chịu đựng nổi khi biết là trong tim Lan đã có thêm hình bóng của một người con trai khác. Sau khi đọc xong thư này, vì một lý do nào đó, chắc Duy sẽ tránh mặt Lan. Lá thư này chỉ để Duy hiểu Lan hơn, vậy thôi. Lan không đòi Duy phải có tình cảm phản hồi đâu, đừng lo! Lan" Cô Lan này đúng là một người đặc biệt, vừa sắc sảo vừa bộc trực, vừa kiêu kỳ vừa khiêm tốn. Tôi tò mò muốn biết số phận cô sau này, cô sẽ lấy "anh Minh"? Còn ba tôi, sao một cô gái tuyệt vời như cô Lan mà ông không cố gắng dành lấy để rồi cưới mẹ tôi mà sống không hạnh phúc? Ngày mai ba sẽ đi công tác ở châu Âu về. Chùm chìa khoá ba giao cho tôi để vào côgn ty dọn dẹp phòng làm việc đã giúp tôi vô tình phát hiện ra ngăn tủ bí mật. Hẳn ba đã trân trọng những kỷ niệm của mình nhiều lắm nên mới không muốn chia sẻ với ai. Nhưng tôi cũng nóng lòng muốn nghe ba tâm sự. Dù gì tôi cũng lớn rồi, và tự nhiên tôi có cảm tình với cô Lan quá.
![]() Ba về. Tôi nhìn lại ba. Ba đã thay đổi khá nhiều so với thời những tấm hình trong ngăn tủ. Mắt ba không còn vẻ hiền lành của một chàng trai mới lớn. Nhưng mắt ba vẫn còn buồn và nụ cười vẫn còn tươi. Đến bây giờ tôi mới nhận ra ba mình có một vẻ đẹp mâu thuẫn như cá tính của ông: vừa chững chạc và sâu sắc nhưng đôi khi lại hời hợt và mất phương hướng. Tôi đưa trả chùm chìa khoá cho ba: - Con đã dọn dẹp. Sao những lần đi công tác trước ba không bắt con dọn phòng giùm luôn? Bề bộn lắm! - Đọc hết rồi chứ? Tôi không biết ba muốn nói gì. Giọng ba trầm, mắt ba sâu, miệng ba mím lại. Dù đã già ba vẫn còn rất đẹp trai. Thì ra ba cố tình cho tôi phát hiện ra ngăn kéo bí mật. Đã tới lúc ba muốn chia sẻ với tôi? Ba nhìn tôi dịu dàng và rồi tôi cũng thú nhận: "Đọc hết!". Không cần rào trước đón sau, ba vô đề ngay như đã chờ đợi ngày được tâm sự với con gái lâu lắm rồi: - Lan và ba học chung lớp ở ĐH và cùng tham gia vào ban nhạc của khoa. Đó là mối tình duy nhất của cuộc đời ba. Nhưng ba đã không đủ can đảm để giành lấy nó. Con đã yêu và thất bại nhiều lần, nhưng có thể con chưa hiểu tình yêu là gì. Con chưa từng biết đến một mối tình lớn làm người ta suốt đời khắc khoải. Hôm nay ba muốn nói hết cho con nghe, con sẽ hiểu chuyện ba mẹ hơn và biết đâu con sẽ thành công hơn trong tình yêu sau này. Đừng ngắt lời ba. Ba mở ngăn tủ lấy xấp hình chụp với cô Lan ra xem qua một lần nữa, rồi ba giở lá thư úa vàng ra, tay run run xúc động. - Lan đã yêu ba biết nhường nào, thậm chí Lan có thể bỏ tất cả để đến với ba. Nhưng ba không dám. Bao nhiêu năm qua ba tự hỏi vậy mình có yêu Lan nhiều như Lan đã yêu ba không? Nếu yêu sao ba còn để mặc cảm, sự xấu hổ và hèn nhát chi phối khiến ba đã chạy trốn Lan. Ba và Lan học chung lớp nhưng khi Lan có anh Minh rồi thì hai người mới có dịp hiểu nhau hơn lúc cùng tham gia vào ban nhạc "Sur le Mont". Thật ra tình yêu không phân biệt kẻ đến trước người đến sau. Nhưng ba lúc đó là một thằng sinh viên nghèo học xa nhà, rồi ra trường cũng không có sự nghiệp cho ra hồn mà chỉ là một tên thư ký cho hãng bia của Pháp. Còn Lan vừa học giỏi vừa xinh đẹp lại tháo vát nên làm trong một lãnh sự quán. Anh Minh của Lan còn xuất sắc hơn, nhà lại có quyền thế, gìau lắm. Đặc biệt ba biết anh ta yêu Lan vô cùng và theo đuổi Lan hơn một năm trời mới được Lan chấp nhận. Con coi làm sao ba không có mặc cảm cho được. Ba ngừng lại, mắt ba mở to thất thần như hối tiếc một điều tốt đẹp mình đã vô tình đánh mất. - Khi Lan đưa cho ba lá thư này, Lan nói "Đọc đi!" - Ba lắc đầy cười - Lan lúc nào cũng nói những câu ra lệnh với ba, nhưng lần đó nói xong Lan vụt chạy vào nhà. Và ba đã không gặp lại Lan ròng rã 30 năm qua. Ba ngỡ ngàng cầm lá thư trong tay, không ngờ được. Chăc con có thể tưởng tượng ba xúc động thế nào khi đọc những dòng chữ bộc bạch lòng mình của Lan. Ba đã khóc nức nở như một đứa trẻ, vì hạnh phúc, vì tủi thân, vì bối rối. Ba đọc đến thuộc lòng, nhắm mắt cũng hình dung được nét chữ của Lan. Ba muốn gọi điện cho Lan gặp nhau nói hết mọi chuyện nhưng không đủ can đẩm. Ba tự cấm mình không được nhớ đến Lan và ba dãd tránh mặt Lan như Lan dự đoán,. Ba tự thuyết phục mình "Yêu là phải hy sinh", Lan không thể nào hạnh phúc được với một người như ba. Nói yêu Lan làm gì khi mà ba không đủ sức lo cho Lan một cuộc sống tương đối. Còn với anh Minh, Lan sẽ có tất cả. Anh ta vừa có tài lại vừa có đức. Rồi Lan sẽ quên ba và lại tìm được sự đồng điệu với anh Minh sau thời gian xa nhau. Sau đó một năm Lan lấy chồng, ba cũng không đến dự vì lúc đó thật ra ba đang làm việc trên một chiếc tàu du lịch đi vòng quanh thế giới. Ba đã đổi việc làm để được ra đi, để trốn chạy đất Sài Gòn nhiều kỷ niệm. Con biết Lan lấy ai không? - Anh Minh chứ còn ai vô đây nữa! - Không, anh ta cũng không có cái diễm phúc đó! - Ba cười, buồn đến mức tôi muốn bật khóc - Ba đã tự lừa dối mình. Trong thư Lan có nói là không nhớ gì đến anh Minh mà chỉ nghĩ đến ba. Vậy mà ba vẫn cố thuyết phục mình, Lan rồi sẽ hạnh phúc với anh ta. Sau khi anh Minh về ít lâu, chỉ chừng một tháng là Lan xin đi du lịch sang Pháp. Ba nghĩ Lan cũng muốn trốn chạy, trốn anh Minh và trốn tất cả những gì làm anh khổ sở. Rồi qua bạn bè chung của hai người, ba biết tin Lan làm đám cưới với một kiến trúc sư người Pháp và sang định cư luôn ở quê chồng. Lan vẫn liên lạc với bạn bè trong nhóm trừ ba Lan chắc là buồn và giận ba lắm. Khi nghe Lan lấy một người nước ngoài trong thời gian ngắn như vậy ba suy nghĩ rất nhiều. Ba chắc Lan khó có hạnh phúc với một cuộc hôn nhân như vậy. Ba muốn viết thư cho Lan nhưng tồi lại thấy mình không xứng đáng. Và ba đã cố gắng vươn lên như Lan hằng mong mỏi. Ngày xưa ba không bao giờ nghĩ mình có thể trờ thành một thương nhân vì tánh ba dễ mủi lòng và sống thiên về tình cảm. Nhưng có lẽ vì không muốn cứ mãi là một người đàn ông yếu hèn mà ba dã cố gắng và thành công với việc kinh doanh. Ba ngừng lại, nhìn căn phòng làm việc sang trọng của mình và mỉm cười chua chát: - Ba đã từng xem trọng vật chất khi ba còn quá khó khăn, đến khi tiền bạc quá nhiều ba mới hiểu tình cảm mới là điều đáng quí và khó tìm. Lúc trước ba không dám lấy ai và nghĩ cũng không ai muốn lấy ba. Nhưng sau khi Lan lấy chồng được bốn năm, bà nội hối ba lập gia đình vì sự nghiệp của ba đã khá vững chắc rồi. Ba lấy mẹ con như một sự sắp đặt, ba biết trước mình sẽ không thể nào hạnh phúc, vậy mà ba vẫn chấp nhận cưới. Ba có tội với mẹ con. Sau khi con ra đời ba mới giật mình vì đã tạo ra một con người không bằng tình yêu. Ba có tội với con. Ba không muốn lặp lại lỗi lầm này với một đứa con nữa nên mẹ con căm ghét ba. Ba muốn trả lại tự do cho mẹ nhưng bà từ chối. - Con hiểu mẹ - Tôi lên tiếng - và con cũng hiểu ba. - Con chưa hiểu ba đâu, chính ba còn không hiểu nổi ba nữa là! - Ba lại cười buồn - Câu chuyện chưa kết thúc. Ba tình cờ gặp lại anh Minh sau 23 năm Lan lấy chồng. Con không tin được đâu, anh ta không lấy vợ. Anh nói với ba "anh đã cho Lan hết tình yêu của mình nên anh không thể nào yêu ai khác". Ba thấy mình cũng có tội với anh. - Cô Lan này có phước thiệt! - tôi buột miệng - ai cũng yêu cô ta đến trọn đời. - Đã rất nhiều lần ba muốn gặp lại Lan khi đi công tác sang Pháp nhưng ba sợ. Hai lần rồi ba cầm địa chỉ Lan, đáp xe lửa rồi taxi đến trước căn nhà Lan ở nhưng ba không dám xuống xe. Ba lúc đó đã 46 và 50 tuổi mà vẫn còn nguyên sự rụt rè cả thẹn ngày nào. Nhưng lần đi công tác này ba quyết định phải gặp cho được Lan để về kể cho con nghe đoạn cuối của câu chuyện Tôi mở to mắt lắng nghe đoạn gay cấn nhất của một câu chuyện tình 30 năm sau. - Cô Lan có đẹp không? Cô sống hạnh phúc không? - Ba không gặp được Lan - Sao?? - Trước khi đến nhà ba quyết định gọi điện thoại. Ba nhận ra ngay giọng Lan, Lan cũng nhận ra ba "Duy hả? Có chuyện gì không? Sao lâu quá không gặp?" - Ba lắc đầu cười - Tánh tình không thay đổi!!" "Lan biết thế nào cũng có ngày Duy tìm Lan nhưng không ngờ lâu dữ vậy. Lan viết sẵn di chúc để lại một cái hộp cho Duy rồi". Ba đề nghị gặp mặt nhưng Lan từ chối. "Thôi! Bây giờ Duy già rồi, nhăn nheo , bệ vệ, xấu thấy mồ còn để Lan thấy làm chi. Duy đang ở đâu để Lan cho người đem quà đến. Bao nhiêu năm qua không liên lạc , nhưng giờ đã nói chuyện với nhau rồi thì sau này Lan sẽ viết thư". Ba nài nỉ bao nhiêu Lan cũng không chịu, cứ nói không muốn thấy ba đã già. Hai mươi phút sau cú điện thoại đó, một chàng tây lai đẹp trai đem đến cho ba cái hộp, nói tiếng Việt rất giỏi. "Con là Michel Minh Duy mẹ con gởi bác hộp này. Con đã qua Việt Nam nhiều lần. Con đã từng cho xe chạy đến trước nhà bác ở Việt Nam theo lời mẹ con biểu để "thám thính" - cậu ta cười lém lỉnh - con phải ngồi trong xe rình bác gái để về nói lại là mẹ con đẹp hơn vợ bác. Sau này về làm ăn con sẽ đến nhà bác chơi, mẹ con xúi phải "cua" con gái bác!" Ba tôi bật cười lớn, cười sặc sụa. Khi ba nguôi cơn cười, tôi thấy trong mắt ba có nước. Ba mở va li lấy ra một hộp giấy và cho tôi xem những tấm thiệp sinh nhật. Mỗi năm người đàn bà đó đã viết cho ba tôi một tấm thiệp nhưng bà đã không bao giờ gởi. Còn ba tôi, ba nói: "Cho đến giờ ba cũng không nhớ được ngày sinh nhật của Lan". Trong cuộc đời những chuyện như thế không phải ít. Mấy ai trong cuộc đời chọn được một kết cuộc hợp lý cho mình? Mấy ai đủ dũng cảm để gạt đi những con mắt người đời để mà sống cho riêng mình? Thế nên đừng trách sao con người luôn nuối tiếc khi nhìn lại quá khứ. Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 02/Aug/2012 lúc 12:24pm |
|||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|||
![]() |
|||
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23742 |
![]() ![]() ![]() |
||
Tình Mãi Còn Xanh
![]() ùa hè năm tôi 13 tuổi thím Chín Hùng mua cái nhà nhỏ và dọn về xóm Rạch Bần nơi gia đình tôi đã sinh sống qua bao đời .Không ai quen biết với gia đình thím ,cũng như không ai biết họ thực sự đến từ đâu .Nhưng nhìn những đồ đạc của họ mang theo người ta đoán họ là dân Sài Gòn hay thành thị .Thím dẩn theo ba đứa con hai gái và một trai .Chị Cúc 15 tuổi , Nhàn 12 và cậu con trai 9 tuổi .
Người nhà quê xứ tôi vốn sống rất hoà đồng với cái câu trước lạ sau quen .Nhất là khi nghe thím kể gia cảnh sa sút lại góa bụa nên dọn về vùng quê nhà tôi để tìm kế sinh nhai .Bà con chòm xóm chung quanh càng hết lòng cưu mang giúp đở .Mấy người thanh niên trai tráng giúp thím chỉnh đốn lại cái nhà mới mua . Những người phụ nữ thì giúp họ sắp xếp đồ đạc và dọn dẹp cây cỏ chung quanh .Trẻ con như tôi ngày đó thì biết gì là giúp đở .Chỉ thấy chổ nào đông người thì cũng chộn rộn tìm tới vì ham vui .Đứng vào một góc chờ những bậc cha chú sai những việc vặt vãnh .Tôi và em biết biết nhau từ ngày đó , phải nói là lần đầu tiên khi thấy em , tôi đã sững người hết một giây .Nhàn gầy gò nhưng rất trắng trẻo sạch sẽ khác hẳn những đứa con nít đen đúa hôi sình bùn như tôi và lũ bạn của mình . Gương mặt Nhàn không có chi đặc biệt ngoài nụ cười mà mỗi lần em cười thì tôi có cảm giác như mọi thứ gần đó điều sáng choang lên .
Gia đình Nhàn hoà nhập cuộc sống mới rất nhanh ,thím Chín Hùng sáng nào cũng gánh một gánh xôi vò và chè trôi nước ra chợ bán .Đặc biệt xôi , chè thím nấu rất ngon nên chẳng mấy chốc có nhiều người ghé mua khiến việc buôn bán của thím luôn thuận lợi .Chiều về thì thím lo cho bầy heo, gà như một cách tăng thu nhập .Tựu trường tôi và Nhàn lại học cùng một lớp , thời đó đi học sách giáo khoa do nhà trường phát hết năm học thì trả lại .Vì không đủ sách cho tất cả học sinh nên thường hai đứa học chung một cuốn .Do biết tôi và em nhà cùng một xóm nên cô giáo xếp cho em ngồi cạnh tôi và chúng tôi dùng chung sách với nhau .
Tôi ngày đó là một đứa nghịch ngợm hay bày trò ngoại trừ học giỏi môn Toán mấy môn khác tôi học chỉ đủ điểm trung bình vì lười .Ngồi gần em tôi chẳng những không thích mà tôi lại đâm ra ghét em .Bởi tôi thích ngồi cạnh thằng Tuấn Dế hơn là em .Nhìn sách vở em sạch sẽ , chữ viết nắn nót , em lại học rất giỏi tôi càng tị hiềm và ghét em hơn .Thế là em trở thành mục tiêu của những trò nghịch ngợm của tôi .Những lần nhìn em hét lên thậm chí khóc vì hoảng sợ ,khi thấy trong học bàn có một con chuột con đỏ hỏn .Tôi lại cùng lũ bạn mình khoái trá nhẩy lên vì vui cười. Nhưng lạ một điều là em không bao giờ mách cô giáo hoặc ba tôi về cái trò chơi ấy của tôi .Mặc dù em biết rõ thủ phạm chính là tôi chứ không ai khác .Rồi năm học ấy cũng trôi qua nhanh chóng theo những trò vui của tôi và sự cam chịu của em .
Thời ấy ở quê cuộc sống thiếu thốn đủ thứ , chúng tôi đi học không phải xách cặp như bây giờ .Tất cả bỏ vào một cái giỏ đệm , viết thì phải vừa chấm vào bình mực vừa viết .Trẻ con vụng về nên đứa nào khi đi học về cũng lem nhem mực trên áo trên tập vở.Sáng nếu nhà không nấu cơm thì cha mẹ dúi vào tay cho củ khoai , củ mì được nướng trong bếp tro hay luộc coi như bữa sáng .Tôi cũng không ngoại lệ nhưng vốn háu ăn thêm vào tuổi ăn tuổi lớn nên chỉ chạy nhảy một chút thì giờ ra chơi tôi đã thấy đói bụng .Một lần khi cái bụng sôi ùng ục khiến tôi chẳng hứng thú chơi cũng lủ bạn . Tôi đi về phía gốc cây điệp vàng gần bờ tường của trường ,định ngồi một chút chờ hết giờ ra chơi .Chợt nhìn thấy em đang ngồi học bài ở nơi ấy và trên tay là nắm xôi đang ăn dở dang .Không biết có phải vì thấy tôi nhìn chằm chập vào nắm xôi hay vì lẽ gì khác em khựng lại một chút như có vẻ suy nghĩ rồi rụt rè lên tiếng :
-Hoàng ăn xôi không , ăn chung với Nhàn cho vui nghe .
Không chờ tôi lên tiếng em vắt gói xôi vò ấy lại trong lớp lá chuối gói bên ngoài , rồi mở ra ngắt làm hai khúc .Em lấy phần phía bên khi nãy em vừa cắn ,còn phần kia em vội đưa cho tôi .Tôi vì háu ăn nên chẳng để ý hoặc mắc cở chi , cứ đưa tay ra lấy và ăn một cách ngấu nghiến ngon lành .Khi tôi vừa ăn xong thì em lại lật đật lấy bình nước nhựa mang theo bên mình , em mở cái nắp bình ra làm ly và rót nước đưa cho tôi .Tôi một lần nữa cứ tự nhiên nhận lấy uống ực một cái mà không màng cám ơn hay để ý đến thái độ của em .Khi cái dạ dày của tôi ngoan ngoãn trở lại thì kẻng báo hết giờ ra chơi vang lên.Thế là tôi đứng dậy chạy ào vào lớp chẳng hề nhìn tới em thêm một lần nào.
Chẳng biết có phải do xôi nhà em nấu ngon khiến tôi ăn không thấy ngán hay tại tôi ăn hoài nên quen thói .Vài ngày sau những khi thấy đói bụng tôi lại chạy ào ra nơi đó .Em vẩn ngồi đó lẳng lặng chia phần ăn , phần uống của mình cho tôi .Tôi ngày ấy sao vô tâm đến nổi không nhìn thấy em đã gầy gò thế kia còn phải nhường phần cho mình .Cứ theo những bữa ăn khi thì gói xôi lúc là một củ khoai , tôi không còn ghét em như xưa , không nghịch ngợm nhát em nữa. Tôi bắt đầu xem em như bạn mặc dù tôi bị đám bạn chọc ghẹo và ghép đôi chung với em .Nhưng từ ngày ấy em khổ sở hơn khi làm bạn với thằng như tôi .Những lúc kiểm tra lịch sử em phải luôn cho tôi quay cóp bài bởi tôi có học chử nào đâu .Những lúc tôi mãi mê với con diều hay trái banh em lại phải chép bài tập về nhà giúp tôi .Có những lúc tôi phá lệ cho em đi theo thì em phải giữ áo , xách tập vở cho tôi để tôi chạy nhảy , hò hét chơi đánh trận giả với lủ bạn .Em ngược lại không giận hờn phiền trách mà vẩn làm chiếc bóng lầm lũi bên tôi trong suốt khoảng thời gian ấy .
Những năm cấp hai nhanh chóng trôi qua, chúng tôi đều thi đậu vào cấp ba và học trường ngoài thị trấn, cách xóm tôi khoảng 4km .Mọi chuyện bắt đầu thay đổi từ đây dù chúng tôi vẩn học chung lớp và em vẩn ngồi kế tôi như ngày nào .Em học giỏi nên được mẹ mua tặng cho chiếc xe đạp mới và em ngỏ lời muốn tôi và em cùng đi chung .Chỉ cần nghĩ tới chuyện được chạy một chiếc xe đạp mới toang tôi đã thích đến nổi không ngủ được nên đồng ý ngay mà không hề do dự ṃột phút giây nào.Huống hồ chi ba má tôi và mẹ em đều cho rằng có tôi đi chung em thì họ yên tâm hơn .Em có thể nhắc nhở cái thằng ham chơi như tôi , ngược lại mẹ em an tâm thay vì để em tự đi .
Sáng ngày khai trường tôi dạy sớm hơn nghe ba và má dặn dò bây giờ tôi đã là người lớn không được ham chơi .Nhìn bộ đồng phục quần xanh , áo trắng bỏ trong quần tôi cũng có cảm giác mình không còn là thằng Hoàng lóc chóc nữa . Khi nghe tiếng em gọi ngoài ngõ ,tôi chào ba má và vội vàng chạy ào ra .Nhưng khi gặp em tôi lại khựng người lại một lúc giống như cái ngày xưa lần đầu gặp em vậy .Em thật khác lạ trong bộ áo dài trắng đang bận ,và cái nón lá mới tinh đội trên đầu .Em không buột tóc đuôi gà như thường lệ mà lại xõa nó ra lấp lững trên vai . Hình như em đẹp hơn , lớn hơn sau chỉ một ngày vậy .Tôi cứ đứng ngây ra mà nhìn với bao nhiêu thứ suy nghĩ không đầu không đuôi . Đến nổi em giục tôi nhanh lên kẻo trể đôi ba lần thì tôi mới tỉnh mộng . Lần đầu tiên tôi thấy đoạn đường từ nhà đến trường sao mà gần qúa .Sau lưng tôi em vẩn liếng thoắt nói cười như không có gì thay đổi .Chỉ có tôi thấy có cái gì đó len nhẹ vào tâm hồn mình .
Đoạn đường từ nhà đến trường mãi mãi là cung đường yên ả và đẹp nhất trong cuộc đời của tôi .Khi những cơn mưa Thu rã rích kéo về mà người ta vẩn ví von mà mưa Ngâu khóc than cho của mối tình đau khổ của Ngưu Lang với Chức Nữ ở trên trời thì ngược lại là niềm vui của tôi .Chúng tôi che chung một tấm vải đi mưa chứ không phải áo mưa bây giờ .Tấm vải nhựa ấy dĩ nhiên không làm sao che hết cho hai đứa .. Ngày ấy tôi cứ mong phải chi trời đừng cho cho Chức- Ngưu gặp nhau để họ khóc thành mưa quanh năm thì tốt qúa .Để tôi mãi có được cái cảm giác mình quan trọng khi chở che em đang nép sát vào sau lưng tôi .Mặc trời mưa tôi vẩn không thấy lạnh chút nào mà hình như ngược lại còn nghe ấm áp bởi một thứ gì mơ hồ không rõ.Nhưng cuối cùng mùa Thu cũng qua ,hết Đông thì đến tết .Tôi thêm một tuổi thành 18 , em lên 17 .Tôi đã không còn nghịch ngợm , lêu lỏng như thời con nít , tôi lo học hành hơn vì sợ mình thua sút em .
Những ngày gần tết tôi thường chạy qua phụ giúp nhà em bởi nhà không có đàn ông .Khi thì lặt lá những cây Mai trước sân nhà, khi sửa lại cái hàng rào trước ngõ .Một lần trong lúc tôi phụ em kéo đám lục bình dưới mé mương sau vườn để chị Cúc bằm ra cho lủ heo nhà em ăn. Vô tình tôi đạp phải một mãnh chai lẩn trong bùn khiến chân tôi chảy máu . Tôi đã nói với em tôi không hề thấy đau đớn chi nhiều nhưng em vẩn vừa thúc thít khóc ,vừa lấy cái khăn con con nằm trong túi băng tạm lại cho tôi . Tránh cho vết thương chảy nhiều máu , em đề nghị tôi co chân lên như chơi nhảy cò cò .Sau đó cứ tựa đở vào người em và đi cà nhắt từ ngoài vườn vào nhà .
Không muốn em phật ý tôi làm theo lời em .Đi được một đoạn ngắn khi những sợi tóc mây của em bay bay vướng vào mặt tôi , tôi bất chợt quay sang nhìn em .Đôi mắt em vẩn còn đỏ hoe ,dưới cái nắng của ban trưa gương mặt em lấm tấm mồ hôi trên người em toát ra một mùi thơm rất lạ .Khoảng khắc đó tôi thấy em thật gần gũi thật đáng yêu .Chẳng biết cái gì xui khiến mà tôi lại có đủ can đảm hôn vội lên đôi má non tơ ấy . Giây phút ấy qua đi nhưng em không la mắng , hay giận tôi như tôi nghĩ .Em chỉ im lặng bẽn lẽn cuối đầu nhìn xuống đất trong khi đôi má lại đỏ bừng .
Một tháng sau vào một buổi chiều chạng vạng tối , sau buổi cơm chiều khi tôi đang soạn tập sách thì em dẩn theo chiếc xe đạp và sang nhà tìm tôi . Đều đầu tiên khiến tôi ngạc nhiên là tại sao em lại dẩn theo chiếc xe đạp , khi từ nhà em tới nhà tôi chạy ù một cái là tới .Thông thường giờ này em phụ mẹ làm nhân bánh chuẩn bị cho buổi chợ sớm kia mà .Em dựng chiếc xe ở bên hông nhà và chúng tôi cùng ngồi ngay dưới mái hiên trước cửa nhà trò chuyện .Tôi hỏi em chuyện gì em cũng không trả lời chỉ ngồi im lặng mà khóc .Cuối cùng khó khăn lắm em mới lên tiếng :
-Chiếc xe đạp này Hoàng giữ để đi học , Hoàng ráng học giỏi nghe .Mai mốt Nhàn sẽ về tìm Hoàng . Tới bển Nhàn sẽ viết thư cho Hoàng.Hoàng đừng có quên Nhàn nghe .
Em chỉ nói được bấy nhiêu đó rồi lại nức nở khóc tiếp .Tôi phải cố gắng hết mọi cách mới hiểu được câu chuyện .Gia đình em ở Sài Gòn , ba em là sĩ quan chế độ cũ và chết do sốt rét rừng vào những năm học cải tạo .Nên cả nhà em mới dọn về đây .Gia đình bên nội em tất cả đã sang bên trời tây bằng nhiều cách. Khuya nay cả nhà em sẽ đi vượt biên sau nhiều lần móc nối và dành dụm đủ tiền , vàng đóng cho chủ tàu . Em nói em không muốn đi nhưng mẹ em nói rằng ,bên nội kêu sang bên ấy sẽ có tương lai hơn và trên hết là có họ hàng .Mẹ em dặn là không được lộ ra cho bất cứ ai .Em đem cái xe đạp qua tặng cho tôi bởi sáng mai em không thể cùng tôi đến trường nữa .Tôi ngày ấy nào biết cái gì là '' vượt biên '' với trời tây cũng như không nhắm định được khoảng không gian là bao xa .Tôi chỉ biết xa em là một đều ngoài suy nghĩ . Cuối cùng sau khi hứa với em sẽ không hé răng nói với ai nữa lời chuyện tối hôm nay .Tôi vơ vội nắm lá dừa khô bó thành cây đuốc để đốt lên và đưa em về bởi trời cũng đã khuya .Chúng tôi chia tay trước cổng nhà em ,trong ánh lửa bập bùng từ cây đuốc tôi nhìn thấy đôi mắt đầy nước của em long lanh như những vì sao .
Sáng hôm sau khi thấy thím Chín Hùng không ra bán như thường lệ làm mọi người lấy làm lạ .Hàng xóm kéo tới nhà thì cửa đóng then cài , lúc đầu mọi người đoán già đoán non rằng thím trở về lại Sài Gòn vì có chuyện gấp hoặc do không chịu nổi cực khổ ở quê Cũng có nhiều người đoán họ đi vượt biên .Tôi cũng bị người lớn lôi ra tra hỏi nhưng tôi vẩn nhất nhất nói không biết gì hết .Tôi buồn hết cả năm học đó mỗi khi nhìn sang bên cạnh chổ em ngồi tôi nhớ em da diết . Ngày hai buổi tôi với chiếc xe đạp kỷ niệm trên con đường cũ để nghe con đường bất chợt trở nên thật xa .Tôi trông ngóng thư em như em đã hứa , nhưng tất cả đều biệt tăm .Tôi không có một tin tức gì về em trong khi thời gian lặng lẽ phủ bụi và sự thay đổi và tất cả lên mọi thứ .
Nhà em rồi cũng có người khác đến ở nhưng mỗi lần đi ngang tôi lại nghe lòng nặng trĩu theo mỗi bước chân .Không biết có phải vì những lời em dặn dò tác động tới tôi không ? mà tôi học hành chăm chỉ như thể bù cho phần em .Người ta phóng đường ngang những mãnh ruộng nhà tôi khiến chúng bổng có giá vì trở thành mặt tiền . Chị và má tôi vốn giỏi xoay xở theo thời cuộc bày ra buôn bán . Kinh tế nhà tôi từ đó khả giả lên trông thấy , tôi có cái xe gắn máy thay cho cái xe đạp .Chiếc xe đạp tôi treo vào một góc nhà để thỉnh thoảng tôi hình dung bóng dáng em với nụ cười mà cho cho là sáng cả một khúc sông .
*****
18 năm đã trôi qua một cách nhanh chóng .Nhờ thành tích học và đều kiện kinh tế từ gia đình Hoàng bây giờ đã là một Manager trẻ của một công ty đa quốc gia . Hoàng gần như có đủ những thứ của một người đàn ông thế hệ hiện đại từ địa vị , tài chính tới học thức . Hoàng cũng đi qua vài ba cuộc tình nhưng tất cả không đi đến đâu mặc dù má Hoàng ở quê vẩn cằn nhằn bảo rằng anh kén cá chọn canh .Thật ra chỉ có chính Hoàng mới biết rõ là anh luôn lấy Nhàn để so sánh với những cô người yêu của mình .Để rồi sau đó anh dĩ nhiên thấy không ai bằng Nhàn của mình cả, dù họ là những cô gái xinh xắn và không thua kém chi ai trong xã hội .Nhưng trên hết là anh vẩn còn luôn thấy cô trong những giấc mơ .Khi thì nở nụ cười thật tươi sáng như thuở nào .Khi thì khóc như những lần bị anh nghịch ngợm nhát chuột .Nổi nhớ về cô vẩn vẹn nguyên như tình yêu đầu đời trong sáng ngọt ngào cùng nụ hôn vụng trộm ngày cũ .
Bao nhiêu năm qua Hoàng chưa từng ngừng việc tìm kiếm Nhàn .Những năm du học ở trời tây anh luôn cố gắng liên lạc , nhắn tin hỏi thăm ở những cộng đồng người việt để tìm tin tức về gia đình cô . Hoàng cũng lên những trang Web tìm người thân , đăng báo tìm người .Anh không muốn mình bỏ sót một tia hy vọng nào .Dù anh biết có thể hôm nay khi gặp lại Nhàn đã tay bồng , tay bế hoặc không còn nhớ tới anh nữa .Nhưng không sao chỉ cần nhìn cô được hạnh phúc như thế thì anh cũng an lòng để tìm hạnh phúc mới cho mình .Hoàng từng nghĩ tới trường hợp xấu nhất về những hải tặc tàn ác , khát máu trên biển .Nhưng điều ấy lập tức bị loại bỏ khi anh nhận được tin tức có tính xác thực của một vài người rằng họ đã gặp thím Hùng và chị Cúc phụ nấu cơm trong một trại tị nạn ở tại Hồng Kông .Nhưng sau đó không lâu những gia đình ấy được lãnh đến một nước khác nên họ không biết gì thêm hơn .Hoàng cũng muốn lần theo manh mối nhỏ nhoi ấy nhưng khổ nổi những trại tị nạn đã bị dẹp bỏ từ lâu .Nên anh lại một lần nữa rơi vào vô vọng .
Một đêm Hoàng nhận được cuộc điện thoại đường dài của Hobby .Hobby làm chung công ty với Hoàng nhưng ở một bộ phận khác .Hoàng rất có cảm tình với anh chàng người Tây nhưng đầy chất bình dân này .Họ cũng xem như là khá thân nhau khi anh sẳn lòng chia sẽ với Hobby những phong tục của người Việt cũng như kỷ niệm thời thơ ấu ở quê của mình.Trong cuộc điện thoại Hobby nói cho Hoàng biết là đang dẩn vợ về thăm gia đình bên ngoại ở Hồng Kông . Điều bất ngờ hơn là có một chị , vốn là vợ ông anh họ của bà xã Hobby .Sau khi vô tình nhìn thấy tấm ảnh thời sinh viên mà Hoàng tặng cho Hobby làm kỷ niệm thì khẳng định là người quen cũ .Chị ta tha thiết muốn gặp Hoàng chị có cái tên Việt Nam là Lê Thị Cúc .Nhưng Hobby e ngại nên hỏi ý kiến anh thế nào .Hoàng như muốn nhảy dựng lên vì mừng khi nghe tin ấy .Ơn trời cuối cùng anh đã có tin tức về Nhàn . Hoàng vội thu xếp và đặt ngay cái vé đi Hồng Kông vào ngày mai tới thẳng địa chỉ mà Hobby cung cấp.
Không cần phải làm thêm một sự kiểm tra nào Hoàng và chị Cúc nhận ra nhau ngay một cách dể dàng .Mặc dù chị bây giờ đã là người đàn bà 40 tuổi lam lũ với ba mặc con . Chị ôm lấy Hoàng và khóc nấc lên như muốn trút xuống vai Hoàng bao buồn phiền u uất .Khi cơn xúc động đi qua chị mới kể cho anh nghe hành trình của gia đình mình . Họ may mắn khi không gặp cướp biển hay giông bão trên biển .Sau những ngày lênh đênh họ tới được trại tị nạn Hồng Kông .Nhưng hai năm sau vẩn chưa có thể được đi đến nước thứ ba bởi nhiều hệ lụy .Khi nghe tin sẽ có một số thuyền nhân phải hồi hương trong cưỡng ép vì chính sách hổ trợ có nhiều thay đổi .Mẹ chị dứt khoát chết cũng không chịu về , bà bảo về làm gì khi nhà cửa không còn .Lại còn bị bắt đi cải tạo về cái tội vượt biên .
Cuối cùng thì chị Cúc đồng ý kết hôn với một người bản xứ để khỏi bị trả về .Người đàn ông ấy lớn hơn chị những 20 tuổi lại có dị tật ở chân .Nhưng ông ta cũng là người khá tốt khi hứa sẽ bao bọc cho cả gia đình chị .Mẹ chị mới mất khoảng 5 năm trước vì căn bệnh ung thư. Phước thì được bên nội lãnh đi định cư ,thỉnh thoảng cũng có liên lạc với chị xem như cũng tạm yên ổn.Chồng chị Cúc chính là anh họ của vợ Hobby .Hôm qua tình cờ lúc thấy Hobby khoe những tấm ảnh bạn bè trong đó có tấm Hoàng chụp thời còn sinh viên của mười mấy năm về trước , nên chị nhận ra được đó là Hoàng .Chị có gởi thư về sau khi ổn định cuộc sống nhưng khổ nổi không biết chị nhớ sai địa chỉ hay bởi thời trước người ta sắp xếp lại số nhà nên khiến những lá thư đó đều bị trả ngược trở về.Không còn người thân thêm vào cuộc sống cuốn theo gánh cơm áo gạo tiền , rồi con cái ,khiến chị không có điều kiện trở về Việt Nam lần nào .
Hoàng lặng im chia sẽ những thăng trầm của chị chờ cơn xúc động của chị dịu xuống anh hỏi chị về Nhàn.Hoàng cũng đã nghi ngờ có chuyện gì đó đã xảy ra với cô, khi suốt câu chuyện không nghe chị đề nhắc đến tên Nhàn .Nhưng khi nghe Hoàng vừa hỏi đến tên em mình , chị Cúc lại òa khóc như mưa nói trong tiếng tức tưởi :
- Nhàn nó chết rồi em ơi , còn đâu nữa mà em hỏi ...
Hoàng bóp chặt thành ghế như tìm một điểm tựa , mặt mày tái xanh trong khi mồ hôi lấm chấm trên trán anh .Bởi đây chính là cái điều anh sợ nhất .Hoàng biết chị không nói dối nhưng lòng anh đầy rẫy nghi ngờ .Tại sao Nhàn lại chết khi cả nhà họ an bình kia mà .Như đoán được ý nghĩ của Hoàng chị Cúc nói trong tiếng ngắt quãng khi được ,khi mất :
-Trước bữa ngày đi em Nhàn sốt nhẹ , mẹ và chị nghi em bị cảm nắng .Có cho em uống thuốc thấy cũng bớt nên cứ nghĩ là không sao .Không dè lên tàu vài hôm thì em trở nặng .Người khoẻ còn ngất ngư vì đói khát nói chi bệnh hoạn lại ốm yếu như em .Mọi người cùng gom thuốc lại cho em uống nhưng không qua khỏi .Trong cơn sốt hôn mê em ấy cứ liên tục gọi ''Hoàng ơi .. Hoàng hỡi ..'' .Nữa đêm đó thì em nó đi . Người ta không thể để xác trên tàu được mà phải vứt xác xuống biển em ạ .Hu...huu ...em nó chết không chăn không chiếu . Người ta sống có nhà thác có cái mồ mà ngay cả vùng biển đó chổ nào gia đình chị cũng không biết ,thì nói gì đến chuyện cúng tế .Năm nào chị cũng lên chùa làm lể cầu siêu , mong em ấy sớm siêu thoát ...
Hoàng nhắm mắt lại cắn chặt răng mặc cho những dòng lệ đang tuôn lả chã trên khuôn mặt .Trong màn nước mắt anh như thấy rõ mồn một cái cảnh người ta vứt xác Nhàn của mình xuống biển . Cái dáng nhỏ bé trong chiếc áo lụa màu mở gà ấy chìm dần trong màn nước lạnh lẽo vô tận của biển khơi sâu thẳm .Hoàng đưa tay bưng lấy mặt nấc lên : '' Nhàn ơi ... em ơi ..''
*****
Bạn bè của Hoàng lấy làm ngạc nhiên là Hoàng luôn đi biển vào những năm gần đây khi rãnh rổi .Họ càng ngạc nhiên hơn khi Hoàng đi biển không phải để nghĩ ngơi hay tắm biển .Trong khi mọi người đi mua sắm ăn uống ,Hoàng lại hỏi thăm những người dân địa phương về những ngôi chùa nào nằm gần biển và tìm tới đó thắp hương , lâm râm khấn vái như một kẻ sùng tín .Dù bạn bè biết rõ Hoàng là một anh chàng không sợ trời cũng chẳng ngán đất.
Những lúc mọi người vẫy vùng ,vui đùa nơi bãi tắm Hoàng lại một mình bỏ ra những ghềnh đá ngồi lặng lẽ .Đôi khi Hoàng thả hồn mình theo cánh sóng đang chạy ra khơi xa .Có lúc anh lại nhìn theo cánh Hải Âu đang bay như muốn thầm hỏi có thấy Nhàn của anh đang ở nơi nào giữa những tầng biển khơi không ?.Nhưng những cánh chim biển ấy chỉ biết kêu lên những tiếng vô nghĩa mà thôi , chứ không thể an ủi hay trả lời được câu hỏi của Hoàng .
Song Nhi
![]() |
|||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|||
![]() |
|||
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23742 |
![]() ![]() ![]() |
||
NGƯỜI TÌNH
Duy mệt mỏi buông rơi lá thư của Hương, thả người xuống chiếc ghế sô-pha ở phòng khách. Đây là lần thứ hai Hương bỏ Duy ra đi và lần này thật tâm anh không mong Hương quay trở lại. ![]() Với Duy, mối tình đầu mà bao lâu nay anh trân trọng, mơ ước giờ đây đã chết! Một nỗi xót xa, ân hận khi Duy nghĩ đến Trâm- người vợ đầu gối tay ấp của mình hơn 30 năm qua, giờ đây như một hình ảnh mong manh mà anh đang cố níu kéo lại. Cả một thước phim quá khứ như đang hiển hiện trước mắt Duy. Trước 75 Duy và Hương cùng là sinh viên trường Luật. Duy học trên Hương hai lớp. Ngày ấy, Hương là một trong những người đẹp của Luật khoa. Ngoài vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà Hương còn có tài ăn nói hoạt bát, duyên dáng. Hương luôn là tâm điểm giữa mọi đám đông sinh viên và nổi tiếng trong ban văn nghệ của trường. Duy theo đuổi Hương khá vất vả vì trong trường bao cây si lớn nhỏ luôn bao vây quanh nàng. Bù đắp lại, khi Duy chiếm được trái tim Hương thì tình yêu của nàng dành cho Duy thật trọn vẹn. Duy đắm say hạnh phúc bên Hương trong suốt quãng thời gian sinh viên này. Đôi lúc Duy thầm cám ơn Thượng Đế đã ban cho mình một người tình quá tuyệt vời ! Cả hai đang dệt biết bao mộng đẹp cho tương lai thì biến cố 30-4-75 xảy đến. Duy và Hương cùng nằm trong số phận chia lìa của những cặp tình nhân thuở ấy. Không kịp chia tay Duy, Hương đã cùng gia đình xuống tàu di tản, trốn chạy cộng sản trong ngày cuối cùng khi Saigon thất thủ. Duy kẹt lại Saigon với nỗi đau buồn vì linh cảm sẽ mất Hương vĩnh viễn. Duy lang thang trong phố xá quạnh hiu với tâm trạng rối bời, chán chường. Duy đâu ngờ cuộc tình của mình với bao nỗi hân hoan, hạnh phúc bỗng chốc chia lìa, ngăn cách. Gần một năm sau Hương liên lạc được với Duy. Tình yêu của Hương dành cho Duy vẫn nguyên vẹn và nàng mong Duy đi được để hai người sớm gặp lại nhau. Hương hội nhập vào cuộc sống mới ở Mỹ khá dễ dàng vì nàng có trình độ và tánh tình dạn dĩ, phóng khoáng. Dù đang cố gắng ổn định cuộc sống, Hương vẫn thường xuyên liên lạc với Duy. Mỗi lần nhận được thư Hương kèm theo những tấm hình của Hương với bạn bè ở trường đại học mà đa số là người Mỹ, Duy càng lo sợ hơn. Điều lo sợ của Duy không phải không có lý do vì Duy biết Hương là một cô gái đẹp. Khi yêu rất cuồng nhiệt, say đắm. Khi còn là người tình của nhau. Nếu Duy không gìn giữ cho người yêu thì Hương đã hiến dâng đời con gái cho mình. Trong khi Duy mòn mỏi ở quê nhà, thất vọng với bao lần vượt biên không thành, thì Hương ở bên kia bờ đại dương với tương lai thênh thang rộng mở. Cho đến một ngày Duy cảm thấy đất trời sụp đổ khi nhận được thư Hương báo tin nàng đã tốt nghiệp đại học. Đồng thời chuẩn bị kết hôn với một người Mỹ- bạn trai cùng lớp với nàng. Duy biết ngày này trước sau cũng sẽ đến, nhưng sao trái tim Duy vẫn tan nát. Duy không thể giận trách gì Hương vì thư nàng viết: - Em không thể chờ đợi thêm nữa. Người con gái tuổi xuân chỉ có một thời. Xin lỗi anh và chúc anh tìm được hạnh phúc mới. Sự chia ly đã trở thành nỗi đau vĩnh biệt. Bao nỗi hân hoan, hạnh phúc giờ chỉ còn là những giọt lệ cho một cuộc tình ngắn ngủi. Hương lấy chồng ! Duy không còn ảo tưởng trông chờ ngày gặp lại Hương để cùng se duyên tơ tóc. * Sau 30-4-75 cả nước lao đao, khốn khổ trong thời kỳ bao cấp. Công nhân viên nhà nước ngoài tiền lương ba cọc , ba đồng chỉ được nhận thêm phần nhu yếu phẩm hàng tháng vẫn không đủ sống. Tuy cũng khó khăn như mọi người nhưng Duy ít khi nào bỏ việc chạy xuống phòng căn- tin khi nghe có hàng nhu yếu phẩm về . Khi thì miếng thịt, khi thì cá tươi. Duy vẫn còn cảm thấy ngượng ngập, xấu hổ trước cảnh tranh giành miếng ăn trong thời buổi phân phối, nhiễu nhương này. Duy thường là người cuối cùng ghé ngang qua phòng căn- tin, lãnh vội phần nhu yếu phẩm của mình, chẳng cần biết trong có những thứ gì rồi dắt xe ra cổng . Duy gặp Trâm lần đầu tại phòng căn-tin của cơ quan. Hôm ấy vừa ghé vào, chưa kịp lên tiếng Duy chợt nghe giọng nói liến thoắng: - Chú ! chú ! Còn phần nhu yếu phẩm của chú nè ! Duy nhìn sang Trâm- “lính mới” đây mà! “Dân ngụy” một trăm phần trăm- Nhân dáng và cách ăn mặc khác hẳn với mấy bà “chị nuôi” Bắc kỳ khó ưa. Duy thấy cô bé hay hay. Nhất là miệng cười có cái đồng tiền xinh ghê ! Thế là Duy bắt đầu thay đổi lập trường. Chẳng còn ngại ngùng mỗi khi xuống phòng căn- tin lấy nhu yếu phẩm nữa. Đôi khi Duy giả vờ lảng vãng ở phòng căn- tin, xem có hàng gì mới về không để lân la làm quen với cô bé. Tại cơ quan của Duy có khá nhiều các cô gái còn độc thân, xinh đẹp. Các cô thời đó rất sợ lập gia đình. Một phần đời sống quá khó khăn, một phần ai cũng rắp tâm vượt biên nên không ai muốn bị ràng buộc. Duy biết thế nhưng khuôn mặt trẻ thơ, ánh mắt tinh nghịch và nhất là nụ cười với hai má lúm đồng tiền của Trâm đã cuốn hút Duy. Cho anh tìm lại cảm giác thời sinh viên của mình. Một lần ghé lấy nhu yếu phẩm vào giờ chót trong ngày, Duy đã để lại mảnh giấy nhỏ với trái tim của mình: - Làm quen được không? D. Trâm không trả lời ừ, hử gì cả. Duy hồi hộp lóng ngóng chờ đợi như thuở mới yêu lần đầu. Mãi đến tuần sau Trâm mới trao cho Duy mảnh giấy rồi biến mất. Nhìn gương mặt Trâm với hai má hồng hồng, Duy đoán Trâm mắc cở lắm! Nhưng anh bật cười khi đọc những dòng chữ lém lỉnh của Trâm: - Đừng ký tên bằng chữ D. Trâm sẽ gọi là “Chú Dê” nghe kỳ lắm ! Tuy chưa chính thức nhận lời làm quen của Duy, nhưng thái độ “ chăm sóc” và “thiên vị” của Trâm trong những lần phân phối nhu yếu phẩm sau này khiến Duy đoán được phần nào tình cảm của cô bé dành cho mình. Một tháng sau Duy và Trâm bắt đầu hẹn hò đi chơi . Đi bên Duy, Trâm có vẻ nhỏ bé và lặng lẽ. Có lần Trâm buồn buồn tâm sự: - Em học Sư phạm ra, bị đổi đi xa dạy học. Nhà chỉ có hai mẹ con nên phải bỏ việc. Những lần hẹn hò đi chơi, túi không tiền Duy và Trâm thường tắp vào quán nước bên đường. Bên ly cà phê đen và ly trà đá, Duy ngậm ngùi nhớ lại thuở vàng son trước 75 mà thương cho Trâm. Nhớ những chiều cuối tuần hẹn hò với Hương- tay trong tay bát phố Nguyễn Huệ, Lê Lợi. Khi thì vào quán Brodard, Givral, La Pagode hay say đắm ở rạp Mini Rex, Eden- Một thuở thanh bình, hạnh phúc. Duy cầm lấy bàn tay Trâm: Ôi! “tay em gầy guộc nhỏ” mà thấy thương chi lạ. Duy thì thầm : - Lấy anh em sẽ khổ. Cả nước nghèo đói , anh lấy gì nuôi em. Trâm cười, hai má lúm đồng tiền: - Đừng lo ! Em làm ở căn- tin. Bảo đảm có đủ bo bo, nhu yếu phẩm nuôi anh. Một đám cưới đơn giản thời xã hội chủ nghĩa tại cơ quan, kết nối cuộc đời Duy với Trâm bởi hai chiếc nhẫn vàng mỏng như hai cọng kẽm. Tình yêu, hạnh phúc của Duy và Trâm trọn vẹn với ý nghĩa “ Một túp lều tranh, hai quả tim vàng” .Vết thương lòng của Duy từ đây đã được hàn gắn. Cuộc sống ngày càng khó khăn hơn khi Duy và Trâm đón nhận đứa con gái đầu lòng. Duy bươn chải thêm ở chợ trời buôn bán thuốc tây để lo cho vợ con. Trong hoàn cảnh khó khăn nào Trâm cũng cố gắng, khéo léo thu vén cho gia đình. Khi con gái lên tám tuổi. Gia đình Duy được bảo lãnh đi Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình. Duy bắt đầu cuộc sống mới ở xứ người khi tuổi đã ngoài bốn mươi. Ở một đất nước nhiều cơ hội và tuổi nào cũng đi học được nếu có chí. Duy quyết định đi học lại về ngành Computer đang rất thịnh hành. Sau khi tốt nghiệp,có việc làm ổn định Duy sẽ khuyến khích Trâm đi học vì Duy biết Trâm rất đam mê việc dạy học của nàng. Đến được một đất nước tự do, giàu có Trâm cũng ao ước được đi học lại nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn , Trâm phải xin vào làm ở một hãng may gia công để có bảo hiểm y tế cho gia đình và tiền trang trải chi phí hàng tháng. Duy ra trường, có việc làm. Đời sống bắt đầu ổn định thì mua nhà, mua xe. Rồi con gái vào đại học. Bill bọng càng ngày càng lớn thì con đường đến trường của Trâm như thu hẹp lại. Cuộc sống như một mắc xích của guồng máy chạy mãi không ngừng. Con gái ra trường, đi làm , lập gia đình ra ở riêng. Trâm an vui với hạnh phúc nhỏ bé của gia đình mình như một cái bóng âm thầm bên cạnh sự thành công của chồng con. Tuy đôi chút ngậm ngùi khi nhìn lại đời mình thì đã “xanh xao”. Không còn phải lo toan cơm áo nữa, Trâm xin chuyển sang làm part time, tuần ba ngày để có thì giờ chăm sóc Duy hơn. Cuối tuần Trâm đến chùa tham gia các lớp dạy tiếng Việt cho trẻ em trong cộng đồng. Trâm nghĩ cuối cuộc đời, rồi Thượng Đế cũng ban cho nàng hạnh phúc nhỏ nhoi của ước mơ này. * Duy tình cờ nhìn thấy tên Hương trong danh sách địa chỉ email của đám bạn học cũ. Từ ngày qua Mỹ, bận rộn với cuộc sống và có được một mái ấm hạnh phúc nhỏ, xinh xắn thì hình ảnh Hương đã ngủ yên trong một góc nhỏ của trái tim Duy. Hương lại không liên lạc với bạn bè cũ nên Duy yên tâm rằng nàng đã hạnh phúc, êm ấm bên chồng con. Trong phút giây hình ảnh Hương với những kỷ niệm xa xưa bỗng trở về mãnh liệt.Tuy nhủ lòng đã quên Hương và cố nghĩ đến Trâm nhưng Duy vẫn không dằn đươc ước muốn liên lạc lại với nàng. Điều tuyệt diệu đã đến với Duy khi gần bốn muơi năm qua anh được nghe lại giọng nói của người yêu- vẫn sôi nổi, nhiệt tình như ngày nào qua điện thoại : - Anh Duy hả . Hương đây! Sau một hồi nói chuyện, nhắc lại chuyện cũ năm xưa. Hương cố gắng giải thích cho Duy biết ngày ấy vì hoàn cảnh bắt buộc phải ra đi nhưng nàng vẫn yêu Duy tha thiết. Cuối cùng Hương hỏi Duy : - Anh hạnh phúc chứ ? Vẫn chưa hết cảm xúc dâng trào được gặp lại Hương, Duy trả lời nhát gừng : - Thì cũng hạnh phúc như bao người khác. Còn em ? Duy nghe rõ tiếng Hương thở dài bên kia đầu dây. Giọng nàng trầm xuống : - Tụi em vừa ly dị. Bao năm qua cũng hạnh phúc, sung túc. Hai con trai của em đã lập gia đình ra ở riêng. “Tình cũ không rủ cũng đến”. Hương ở khác tiểu bang với Duy nhưng hoàn cảnh của Hương đang tự do nên nàng chủ động đến với Duy. Tính Hương vẫn như ngày nào, khi yêu bất chấp tất cả. Tuy say đắm, hạnh phúc tìm lại hương yêu ngày cũ bên Hương nhưng Duy mang mặc cảm đã lừa dối, phản bội vợ. Cảm thấy không còn xứng đáng với tình yêu của Trâm , Duy đành thú thật với Trâm và mong Trâm tha thứ cho mình. Trâm chỉ khóc khi nghe Duy thú tội. Trong hoàn cảnh nào Trâm cũng có vẻ chịu đựng, đáng thương: - Em yêu mình nhưng không đem hạnh phúc đủ đến cho mình. Nếu cảm thấy hạnh phúc khác nhiều hơn thì mình cứ chọn lựa. Trâm âm thầm dọn về ở với gia đình con gái. Tuy có hơi xót xa nhưng qua cách cư xử nhẹ nhàng của Trâm , Duy và Hương đều cảm thấy phần nào yên tâm hơn khi trở lại với nhau. Tình yêu nếu không có tiền bạc, cơm gạo, vật chất hàng ngày xen vào như những tháng ngày xưa thì bao giờ cũng thơ mộng, lãng mạn. Sống với Hương hơn ba tháng Duy bắt đầu nhận ra điều này. Duy còn nhớ ngày xưa khi Duy và Hương đang cặp kè với nhau. Bạn bè Duy thường đùa : - Đừng bao giờ lấy vợ luật sư. Về nhà mắc công cãi lộn. Khi ấy Duy đang yêu, cho rằng bạn bè chỉ ganh tỵ với chàng thôi. Nếu đừng có biến cố 30-4 Duy vẫn quyết định xây dựng gia đình với Hương. Bây giờ sống chung với Hương, ngoài tài “hùng biện” của một luật sư, Duy còn tìm thấy ở Hương một người phụ nữ mạnh mẽ, tự ái, ngang bướng. Phải chăng cuộc sống hôn nhân với người chồng Mỹ hơn ba mươi năm qua đã làm thay đổi người tình của Duy, không còn thích hợp với chàng. Hương cũng cho rằng khi lớn tuổi Duy đã đổi khác, cuộc sống có nhiều toan tính hơn. Đó cũng là nguyên nhân tại sao những người nhạc sĩ, thi sĩ chỉ viết nhạc, làm thơ ca tụng, tiếc nuối người tình muôn thuở của mình mà chẳng bao giờ ca tụng người vợ. Không sống trong chăn thì làm sao biết chăn có rận ? Cuộc sống của Duy với Hương càng mâu thuẫn, phức tạp Duy càng nghĩ đến thời gian dài hạnh phúc bên Trâm- Người vợ hiền đã lo lắng cho anh từ bữa ăn, giấc ngủ. Khi nghèo khổ cũng như khi thịnh vượng. Khi mạnh khỏe cũng như khi ốm đau. Hạnh phúc và những gì Trâm mang lại cho Duy quá êm đềm, nhẹ nhàng khiến anh có cảm tưởng như là một điều tự nhiên và không cảm nhận hết được. Tiếc thay Duy đã tự đánh mất gia đình hạnh phúc của mình. Hương quyết định chia tay Duy, chủ động và quyết liệt như khi trở lại với anh. Lần này lời “xin lỗi” của Hương đã không làm Duy đau đớn như lần trước, khi Hương đi lấy chồng. Sự ra đi của Hương như một gánh nặng ngàn cân vừa được trút bỏ và Duy có cảm tưởng anh đã trả xong món nợ tình ngày xưa của mình. Duy hối hận, ăn năn khi viết thư cho Trâm. Duy chỉ mong Trâm tha thứ , không dám mong mỏi Trâm quay về với mình. Trâm không trả lời ừ,hử như khi Duy viết lá thư đầu làm quen với nàng. Trái với lần đầu, những dòng chữ nghịch ngợm của Trâm đã cho Duy hy vọng về một tình cảm chân thành. Lần này lại như một vết dao làm tim anh nhỏ máu. - “Như thế cũng đủ hiu hắt đời nhau rồi” ! Duy buồn bã điện thoại cho con gái. Anh hy vọng vào tình mẫu tử để Trâm tha thứ cho mình. Con gái Duy trả lời điện thoại với giọng đầy nước mắt và hờn giận chàng : - Mẹ ở với vợ chồng con một thời gian thì than buồn không đi làm được nữa. Cuối tuần mẹ vẫn đến chùa dạy học. Sau mẹ xin vào chùa ở luôn. Lúc đầu con không chịu nhưng mẹ bảo “Trường đời mẹ không học được. Nay cuối cuộc đời hãy để mẹ theo trường đạo. Câu kinh tiếng kệ hàng ngày sẽ giúp mẹ thoát khỏi mọi hệ lụy, đau khổ của cuộc đời”. Duy đau đớn nhận ra rằng: Người tình chỉ tuyệt vời, đẹp đẽ với ta ở chương đầu của cuộc đời. Sự sắt son, chung thủy của người vợ nơi trang cuối cuộc đời mới có ý nghĩa và đáng trân quý. Nhưng với Duy- tất cả đều đã quá muộn màng ! “ Tưởng giếng sâu tôi nối sợi dây dài. Hay đâu giếng cạn tôi tiếc hoài sợi dây.” Hải Âu.
![]() Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Aug/2012 lúc 4:57pm |
|||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|||
![]() |
|||
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23742 |
![]() ![]() ![]() |
||
QUANH MÌNH
Võ Phiến
![]() Nàng giặt mấy món đồ. Hai con vịt xiêm loanh quanh bên cạnh, tìm bắt những con bọ màu đen, nhỏ bằng hạt cải, sinh sôi rất nhiều ở những chỗ đất ướt.
Hai con vịt nhỏ bằng hai cái hột xoài, mình cũng dẹp như hột xoài. Chúng lại ưa nằm bẹp xuống đất, vừa nằm vừa ăn: từ xa chạy tới nơi, rồi nằm xuống, mổ lia mổ lịa. Trông chúng lăng xăng, láu táu.
Sống lưng và chóp đầu màu đen, còn lại là vàng. Ở khoảng đen trên sống lưng có bốn chấm vàng, tròn. Hai bên đuôi mắt lại có hai vệt đen kéo dài ra đến tận sau cổ: hai vệt ấy như hai nét vẽ nghịch ngợm làm cho con vịt trông buồn cười, lố bịch. Lộc được một người đàn bà trong xóm cho hai con vịt từ năm hôm trước. Bà ta mua sáu con, đem về nuôi, một đêm chuột cắn chết ba con, đêm sau lại cắn thêm con nữa. Nàng đến chơi nhà bà ta sáng hôm ấy, đúng lúc bà tìm thấy xác con vịt thứ tư. Người đàn bà nóng tính xách chân con vịt chết giơ lên cao la lối om sòm, rồi tức mình cho nàng luôn hai con vịt còn lại. Lộc chưa bao giờ nuôi vịt xiêm, không biết tính chúng, nên ngạc nhiên thấy chúng mau quyến luyến mình quá sức: nàng giặt đồ, chúng theo ra giếng, nhưng lát sau nàng vào nhà, chúng sẽ bỏ ăn lúc thúc chạy vào, quanh quẩn và phóng uế đầy bếp. Mới nuôi có mấy hôm, chúng đã mến nàng, không chịu rời. Người con gái lấy tay lật một mảnh gạch bể: đám bọ rúc dưới gạch hoảng hốt nhảy lung tung, vịt mừng rỡ đuổi bắt. Nàng trông theo vịt, và khi lũ bọ đã tẩu tán hết, nàng ngước mắt lên thì bắt gặp ngay Tín đang rình mình. Tín đứng ngoài rào nhìn vào. Không biết chàng đã đứng đó từ lúc nào. Bị bắt gặp, Tín cười xòa, cười thật lớn. Người con gái đã bối rối, may nhờ tiếng cười ấy nên lấy lại được bình tĩnh. Tín bảo “nhân đi ngang qua... tình cờ trông thấy...sẵn dịp v.v...” Chàng giải thích đại khái, qua quít. Rồi chàng ném qua rào cho nàng một quả cam lớn. Lộc đón bắt, quả cam đã rơi đúng vào tay, nhưng vì nàng không giữ kịp nó lại lăn xuống chậu nước. Tín cười lớn lần nữa, rồi vẫy chào, đi luôn. Vợ Tín đẹp lắm, Lộc không dám tự so sánh. Thiếu phụ ấy vừa đẹp vừa sang trọng, lại khôn ngoan và có trình độ học vấn cao hơn Lộc nhiều. Vả lại trong gia đình đó, người chính là bạn của nàng là chị ấy chứ không phải là anh Tín. Hồi nàng còn ở Plei-Piom, có một độ Tín thường lui tới địa điểm dinh điền để theo dõi việc khoan mấy cái giếng nước. Tín là kỹ sư học ở Mỹ vừa về được vài năm, dáng dấp nhanh nhẹn, trẻ trung; người ta có cảm tưởng chàng chưa vợ con gì. Một hôm, chàng trông thấy Lộc ở văn phòng địa điểm trưởng, vô ý để lộ một vẻ ngạc nhiên sững sờ. Người con gái đỏ mặt. Tín vội vàng nói chữa thẹn: Người chung quanh cùng cười với chàng. Và sự việc không hề đi xa hơn những câu chuyện trao đổi lớt phớt. Sáu tháng sau, khi gặp người vợ xinh đẹp của Tín, người con gái chợt đau nhói trong lòng, nhưng nàng tự dưng muốn làm quen cho kỳ được. Vợ Tín là một người vui vẻ, không bao lâu hai bên chị chị em em với nhau thân mật. Mối quan hệ giao du với gia đình người kỹ sư ấy thật lành mạnh. Vả lại họ không có dịp ở gần nhau lâu: trong những năm qua hai bên đã nhiều lần thuyên chuyển, mỗi bên mỗi nơi. Nhưng cách đây bốn tháng, khi Lộc đến Bảo Lộc thì gặp gia đình Tín đã ở đấy từ ba tháng trước. Vợ Tín mở một quán cà-phê, nhạc hay, trang hoàng khéo, thu hút được giới trẻ đông đảo. Chị đề nghị với Lộc: Nàng chưa kịp trả lời, chị đã mau mắn phân trần: Sự thực chị Tín đâu có cần thuyết phục? “Giúp” chị, Lộc quá sẵn sàng. Nàng mơ hồ lo lắng về cái tâm lý sẵn sàng của mình: chính vì vậy mà nàng chùng chình, ngại ngùng, không dám mở miệng nhận lời ngay. Tới lui nhà Tín để làm gì? Nàng cần gì, mong đợi gì ở Tín? Nàng không biết, không có ý định nào rõ rệt cả. Tuy nhiên, một cảm tình mơ hồ, khuây khỏa, nhạt nhòa, từ nhiều năm tháng, vẫn hướng nàng về phía gia đình ấy. Làm sao nàng không nhận lời đến “giúp” chị Tín được? Quán cà-phê ấy, ban ngày với “bà kỹ sư” ngồi két, ban đêm với Lộc, càng thu hút nhiều khách, mà một thiếu phụ một thiếu nữ, cả hai đều kín đáo đoan trang. Chính cái vẻ hững hờ, thản nhiên của họ làm họ càng xa cách và càng có sức hấp dẫn. Ðêm đêm đến quán cà-phê của Tín, thực ra Lộc không có mấy dịp gặp chàng. Nàng gặp chàng ở sở này sở nọ hay ngoài phố nhiều hơn. Tuy vậy, cái việc ngồi két ở quán của chàng khiến Lộc có cảm tưởng gần với chàng hơn. “Gần” một cách hết sức mơ hồ. Vào tuần lễ cuối cùng trước nghỉ Tết năm vừa qua, một buổi chiều, sau giờ làm việc, Tín đến sở của nàng trong lúc nàng sắp mãn phiên trực. Sở không còn ai, nàng thờ thẫn ra sân rồi đi lần ra đứng bên cánh cổng sắt, chờ người nhân viên trực đêm đến thay thế. Ðúng vào lúc ấy, Tín đến. Chàng hỏi: – Em trực, sắp về. – Ông cụ có trong ấy chứ? Nàng lắc đầu: “Ông cụ” là trưởng ty của nàng. Tín tới tìm ông ta tại nhà, không gặp, tưởng ông ta còn bận việc ở sở. Sau câu trả lời của Lộc, hai người không thấy có gì để nói về vấn đề “ông cụ” nữa. Và cái phút lặng yên, kẻ phía trong người phía ngoài cánh cổng một tòa nhà vắng vẻ làm cho họ bất ngờ lúng túng. Hồi sau Tín hỏi: – Có lẽ em ở lại thêm một hôm nữa. – Mùng mấy lại lên? – Có lẽ đến mồng mười. – “Có lẽ” hoài. Không cái gì nhất định hết. Giọng hai người bất giác thấp xuống. Tiếng cười cùng hạ thấp. Lộc đang nắm mấy cái kẹo trong tay, đưa ra mời. Nàng lặng lẽ mở bàn tay, không nói gì. Tín đưa tay nhón lấy một cái. Hình như chàng toan làm một cử chỉ gì hay nói một câu gì đó thì có tiếng dép ở xa xa. Không cần quay lại, Lộc đã biết đó là vợ người lao công. Nàng rút tay về, xô rộng cánh cổng, nói lớn: – Thôi khỏi cô. Tôi sẽ lại đằng nhà đúng vào giờ ăn tối, thế nào cũng bắt được. Sáng hôm sau thật sớm, Lộc đang giặt giũ ở giếng nhà trọ thì Tín “nhân đi ngang qua” gọi chào nàng, và ném vào cho nàng một trái quít, bảo vừa hái ở đồn điền ông Tâm về. Rồi một hôm khác nữa... Những chuyện như thế, tự nó cũng chưa có hẳn một ý nghĩa gì, một hứa hẹn gì rõ rệt. Nhưng thỉnh thoảng Lộc chợt nghĩ đến, nhớ lại một vài chi tiết, và nàng nhận thấy nó có một sức “ngấm” đáng sợ. Nó ngấm dần, ngấm dần. Cuối cùng Lộc nghĩ: nên về ở hẳn với mẹ nàng, ở Thủ Ðức. Mẹ nàng nhắn đã nhiều lần. Lương bổng chẳng bao nhiêu, trước đây đã có lúc nàng muốn xin nghỉ việc về ở với mẹ. Lần này thì không nên dần dà nữa. Về đi thì hơn. Tha thứ tội lỗi gì? Lộc cũng không rõ lắm. Cái biến cố kinh khủng ấy trong quá khứ của mẹ nàng, nàng chưa gặp một người nào chịu trình bày đầy đủ cặn kẽ cho nàng biết. Những người thân thì vì cảm tình đối với mẹ nàng mà không nỡ nói đến chuyện ấy, nhất là nói với đứa con gái của bà. Nhưng cũng có lẽ là thực ra chẳng mấy ai hiểu biết tường tận câu chuyện xảy ra làm sao. Mẹ nàng mà lấy một lượt hai người chồng? Không tưởng tượng được. Bà đâu phải con người lẳng lơ. Từ ngày khôn lớn tới giờ Lộc càng ngày càng ngạc nhiên về mẹ mình. Nàng đâu có ngây ngô gì? Nàng biết phán đoán chứ, nàng đi đây đi đó nhiều, giao thiệp nhiều hạng người, nàng biết nhận xét chứ: mẹ nàng không những không phải một người đàn bà lẳng lơ, bà lại còn quá bảo thủ, cố chấp. Mẹ nàng cũng kín đáo như nàng, ngoài ra bà lại là con người nề nếp thuộc lớp trước. Người đàn bà như thế lấy hai chồng cách nào? đã ăn ở, chung sống một lượt với hai người đàn ông nọ ra sao? Trời ơi, mẹ nàng! Không tưởng tượng được. Mà chính bà mẹ của Lộc, chính bà, bây giờ có lẽ cũng không nhớ, không nghĩ ra thái độ của mình hồi đó. Biến cố nọ như một chuyện dị thường, từ đâu xảy đến, rồi mất đi, không cắt nghĩa nổi. Trong số những người ngạc nhiên có cả chính bà. Ðại khái những điều Lộc được biết là sau khi cha mẹ nàng sống với nhau êm đềm được ba năm, nàng đã được một tuổi rưỡi, thì trong số bạn bè của cha nàng có một kẻ bỗng tới lui thân mật. Hình như là một người làm thầu khoán gì đó. Người ấy đau một trận thập tử nhất sinh tại nhà gia đình nàng, mẹ nàng săn sóc. Lành bệnh, người đàn ông nhất định không đi đâu nữa: Chết sống chỉ biết có một người đàn bà là mẹ nàng, ông ta nói vậy. Nói thành khẩn, chí tình. Tất cả gia đình, họ hàng, xóm giềng v.v... đều lấy làm một sự kinh hoàng. Nhưng còn biết làm gì được nữa? Nghe nói ông đi vào dịp mẹ nàng hạ sinh một đứa con trai. Con của ai? Mẹ nàng không trả lời được cái thắc mắc ấy. Cha nàng và cả người đàn ông kia, cả hai không thể không băn khoăn. Rồi lồng lộn lên. Cho nên một người phải ra đi. Còn người chồng sau của mẹ nàng thì ông ta không thể đi đâu, không thể rời được mẹ nàng. “Sống chết” với mẹ nàng, “ông Trời bắt tôi...”, ông ta phân trần với mọi người như thế. Ðó là một người đam mê liều lĩnh đến bất thường. Mẹ nàng vốn điềm đạm bình tĩnh như vậy mà rồi cũng lao vào cuộc tình này, ấy có lẽ là do sức lôi cuốn khốc hại của người đàn ông nọ. Sức đam mê của ông ta lôi cuốn như cuồng phong, như lốc bão. Mẹ nàng bấy giờ còn trẻ, không đủ sức tự chủ, lại vì tính tình chậm chạp cho nên bà đã bị hút vào trận lốc mà vẫn chưa kịp hiểu tình thế. Ðứa em trai duy nhất của nàng sinh ra chẳng bao lâu rồi mất. Mà người chồng sau của mẹ nàng cũng chết trong một tai nạn lao động: ông ta bị ngã từ trên trần nhà xuống, đập đầu vào một đống gạch, ngắc ngoải năm tuần lễ, rồi đi luôn. Sau khi chôn cất người đàn ông ấy, mẹ nàng như tỉnh một giấc mơ. Bà bước ra khỏi một thời kỳ cuồng loạn, và như thể không bao giờ dám ngoảnh mặt ngó lại. Không ai nghe mẹ nàng nhắc một lời nào tới quá khứ. Mẹ nàng dứt khoát: bà không có quá khứ nữa. Cái việc mẹ nàng trôi giạt vào tận Thủ Ðức, lập nghiệp ở đây, một phần là do sự run rủi của công việc làm ăn, nhưng một phần khác chắc chắn cũng là do ý bà muốn rời xa quê hương, thân thuộc. Trong nhà, Lộc đã để ý tìm kiếm mà không hề thấy một vết tích gì của đời vợ chồng hay tình ái của mẹ nàng xưa kia: không một món đồ nào của đàn ông còn sót lại, không một tấm hình của người nào trong hai người. Mẹ nàng mất hẳn quá khứ, tưởng như cũng không còn tình cảm nữa. Từ ngày khôn lớn, Lộc tuyệt nhiên không biết đến một mối tình nào của mẹ. Thậm chí nàng cũng không hề có lúc nào bắt gặp ở mẹ nàng một lời nói, một cử chỉ, một ánh mắt biểu lộ sự xúc động đối với nam phái. Bà như tắt ngấm đi. Nguội lạnh, uể oải. Nàng về chứ. Lúc này nàng đang cần một chỗ để về, để trốn nấp. Nàng đang bối rối vì sự đe dọa của một thứ tình cảm không lành. Còn những con mèo của các nhà trọ ở đây đó chúng đều tinh khôn và mến nàng kín đáo. Có con ngày đêm quanh quẩn bên gối giường nàng, nó quen hơi hướng của nàng và nàng quen nó. Có con mỗi bữa ăn lặng lẽ nép bên mình nàng, và thỉnh thoảng lấy chân trước khều thật nhẹ để nhắc nhở, để xin món ăn. Nó khều nàng mà như biết tránh sự chú ý của mọi người khác. Hồi ở trên Pleiku, công việc bàn giấy tại địa điểm dinh điền chẳng có bao nhiêu; nàng vẫn lãnh phần đi chợ hàng ngày cho mấy anh chị em cán bộ ở chung với nhau. Lần nào đi chợ Lộc cũng xin một ít đầu tôm đuôi cá đem về cho mấy con gà. Gà ăn quen, riết rồi mỗi lần nàng đi chợ về, nghe tiếng nói hay tiếng chân của nàng từ ngoài sân hay trước ngõ, chúng nó đã mừng rỡ rối rít, đập cánh, nhảy nhót, la lên quang quác trong chuồng. Người đàn bà ở căn nhà sát vách bật cười, kêu: “Má về, tụi bay ơi. Má về rồi đó”. Ít khi lũ gà lầm lẫn: chúng phân biệt tiếng chân và bóng dáng của nàng từ xa thật đúng. Những thứ tình cảm như vậy đều có đi có lại. Ðối với những con gà, con vịt, con chó, con mèo ấy Lộc cũng có một thái độ âu yếm theo cách riêng. Nàng có cảm tưởng mình sống ở đâu xung quanh cũng có một bầu không khí tình cảm ấm áp bao bọc. “Bao bọc những người con gái muộn chồng”, có lúc nàng chua chát. Cái rung động mông lung, ngây thơ trong lòng một đứa trẻ ấy, có mấy người khác trong sở cùng để ý. “Nó yêu đấy”. Nàng cười: “Nếu tôi có chồng sớm con tôi cũng bằng nó.” Nàng nói để đuổi câu chuyện đi. Nhưng thực sự, nàng không thể xua đuổi được khỏi tâm trí “mối tình” nọ. Quanh nàng bầu không khí tình cảm bao bọc càng ấm càng nồng. Lộc lúc nào cũng được yêu mến. Nhưng yêu mến vậy vậy thôi, chẳng đi tới đâu, mà tuổi trẻ của nàng thì... tuổi trẻ bất cứ của ai cũng thế, nó không chịu chờ đợi. Chờ đợi mỏi mòn trong những tình yêu gà yêu vịt. Tự nhiên Lộc thấy mình cần về ở với mẹ, về hẳn. Khi cha nàng bỏ nhà ra đi, ông bặt tin luôn bốn năm. Rồi vẫn không thư từ tin tức gì, một hôm thình lình ông về thăm nhà thì bấy giờ ông đã thành một quân nhân rồi. Cũng như nhiều người khác từ ngoài Trung ra đi, ông cũng vào trong Nam tìm sinh kế, nhưng không hiểu làm sao ông lại vào lính. Bây giờ cha Lộc là một đại úy ở dưới Cần Thơ. Hình như mẹ nàng có biết về những điều đó: cha nàng lấy vợ ở Vĩnh Long, có thêm hai con trai ba con gái, cha nàng thỉnh thoảng về thăm nhà ngoài Trung, vẫn gặp Lộc, cha con vẫn liên lạc với nhau, lâu lâu cha nàng gửi cho nàng một món tiền, một món quà v.v... Mẹ nàng không biết gì rõ rệt lắm, bà cũng không trực tiếp hỏi nàng lần nào. Tuy nhiên mỗi khi có cái áo dài, cái ví của cha nàng mới cho, Lộc vẫn khéo léo cho mẹ biết. Quả là khi cần về, nàng chỉ có thể về ở với mẹ mà thôi, dù bà có ra sao đi nữa. Phơi xong các món đồ vừa giặt lên dây, Lộc xách cái thau nhựa và nhặt trái cam lên. Nàng vừa bước vào nhà vừa nghĩ: “Anh ấy mà biết những trái cam trái quít này tống xuất mình ra khỏi Bảo Lộc?” Người con gái nghĩ đến những giây phút xúc động, những cái nhìn những câu nói trao đổi với Tín... Nàng nghĩ đến những cái nhìn những câu nói đêm đêm trong quán cà-phê của những người con trai, trong số đó có mấy khuôn mặt mà chắc chắn nàng sẽ không quên được, dù không quen biết... Trong cái quán cà-phê mà nàng sẽ rời bỏ mãi mãi. Nàng nghĩ... quanh nàng không phải chỉ có những cặp mắt đen láy của vịt xiêm con, của thằng bé nhà bác lao công, không phải chỉ có tình gà tình vịt. Quanh nàng không phải chỉ là một bầu không khí ấm áp, mà có cả một bầu không khí chất chứa những luồng điện nguy hiểm, luôn luôn sẵn sàng phát nổ vì một tia lửa, một bầu không khí đầy bất trắc... Nàng mà ngại sự bất trắc? Vâng, chán cảnh lênh đênh thì có, chứ còn đối với sự bất trắc... ... Một người con gái chỉ thực sự “sống” trong sự bất trắc. Ðến lúc quyết định về với mẹ, với cảnh an toàn, Lộc mới cảm thấy mình đang thu xếp cho một cái gì như là một cảnh hạ màn. Thu xếp rời bỏ cuộc sống thực sự. Không còn đe dọa bất trắc nào nữa, đời nàng còn gì sống động? Ðối với một người con gái, như vậy có còn là sống nữa chăng? Những ánh mắt lén lút, những câu nói lập lờ...: tới phút chót người con gái đoan trang bỗng thấy mình vẫn yêu thích sự bất trắc. Khi bất trắc bùng nổ như bom trong đời mẹ nàng thì suốt một đời bà không lấy lại được thăng bằng. Trái lại ở một cuộc sống như của nàng thì nàng gần như không ngớt chờ đợi sự bất trắc, những bất trắc làm run rẩy cuộc sống. Chờ đợi âm thầm, vô ý thức, nhưng mà thiết tha, như thể mong mỏi cái ý nghĩa của cả cuộc đời, ít ra là ý nghĩa của tuổi xuân mình vậy. – Ô hay! Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/Aug/2012 lúc 9:16am |
|||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|||
![]() |
|||
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23742 |
![]() ![]() ![]() |
||
Những Đứa Con Lượm
![]() gày nọ, bà Bê phát hiện một cô gái còn trẻ, đang ngồi co ro nơi góc nhà bà Chung. Bà Bê chỉ liếc mắt nhìn qua rồi đi luôn ra chợ. Bà đi quanh, đi quẩn cả buổi. Trở về ngang vẫn thấy cô gái ngồi co ro một chỗ. Bà Bê ngồi xà xuống gần bên hỏi: - Ê, nhỏ. Mày ở đâu đến đây vậy?
Cô gái không nhúc nhích, cũng không nhìn lên. Câu hỏi kế tiếp:
- Sao mày không trả lời Bê vậy?
Nó vẫn im lặng. Bà Bê chán nãn, đứng lên bỏ đi. Chiều đó, bà mang ra thông tin với mấy người đàn bà khác.
- ...mẹ nó! Hồi sáng, tui thấy có con nhỏ, ở đâu mới lại xóm này. Nó ngồi co rút bên hông nhà bà Chung. Tui hỏi hoài nó không trả lời. Chắc là một con ăn mày. Thấy tội lắm.
- Sao bà biết nó ăn mày?
- ...mẹ nó! Quần áo như cái nùi giẻ, tóc tai như rễ tre, chân cẳng không giày dép, chỉ có là con ăn mày mới như vậy. Nếu có cha mẹ, ông bà, đâu ai để nó nông nổi đó?
- Rồi nó đi đâu rồi?
- Tui hổng biết. Đâu để tui thả lại đó coi sao?
Bà Bê đứng lên, phủi đít mấy cái, bỏ đi. Chừng năm phút sau, bà Bê trở về.
- ...mẹ nó! Con nhỏ đi đâu mất tiêu rồi.
Đề tài không còn hấp dẫn nữa. Nhân vật chính đã bỏ đi. Hôm sau, bà Chung mở đầu:
- Mấy chị ơi, tôi thấy con nhỏ ăn mày rồi.
- Ở đâu vậy?
- Tối qua, nó nằm ngủ trên gian hàng ngoài chợ mình. Sáng nay cô Xuân bán hàng lôi cổ nó dậy, đuổi đi rồi.
- Tội nghiệp hông?
Bà Tư chắc lưỡi. Thêm một bà nữa chắc lưỡi. Cả đám đàn bà cùng nhau chắc lưỡi, thở dài.
- Không hiểu nó là con cái nhà ai mà để đi lang thang như vậy?
- Chắc nó mồ côi, sống đầu đường, xó chợ.
- Hay là nó cãi cha mẹ, bỏ nhà ra đi.
- Nói gì thì nói, tui thấy con gái khổ hơn con trai. Con trai sống lang thang chẳng hao mòn gì, bất quá trầy trụa ngoài da, còn con gái, sống lang thang, bị khó khăn chuyện có kinh kỳ, bị ăn hiếp, bị bọn con trai dụ dỗ... lỡ mang "chuột con" trong bụng... sống sao nổi...
Nhận xét mới mẻ này bỗng trở thành đề tài của các bà bàn tán hàng ngày như một truyện dài. Chuyện vẫn đi chung quanh vấn đề người thấy nó chỗ này, kẻ thấy nó chỗ kia. Một hôm, bà Tư đi ngang chỗ con nhỏ ăn mày, sẵn trong tay đang cầm mấy cái bánh bò mới mua, bà Tư ngồi xuống nhét vào tay con nhỏ một cái. Nó ngạc nhiên, ngước mặt nhìn bà.
- Ăn đi cháu.
Giọng bà Tư nhỏ nhẹ, trìu mến. Con nhỏ cầm cái bánh, chần chừ một chút rồi đưa ngay vào miệng nhai ngấu nghiến, nuốt. Xong, nó lại nhìn mấy cái bánh khác còn lại trong tay bà Tư, ánh mắt thèm thuồng. Lợi dụng cơ hội, bà Tư hỏi:
- Cháu tên gì? Nói đi, dì Tư sẽ cho thêm cái bánh nữa.
- Lượm.
Cái miệng nó hé ra một tiếng rồi im luôn.
- Nhà cháu ở đâu?
Con nhỏ liếm môi, nín thinh nhìn xuống đất. Bà Tư nhét vội cái bánh vào tay nó rồi đứng lên bỏ đi. Thế là cái tên Lượm của con nhỏ ăn mày được truyền đến tai mọi người ngay chiều hôm đó.
- Chắc ai đó đã lượm được con nhỏ, mang về nuôi, họ kêu nó tên Lượm cho tiện.
- Tên gì thì tên, nhưng tui thấy tội nghiệp nó hết sức. Chắc đâu chừng 15, 16 tuổi gì đó.
- ...mẹ nó, mấy lần rồi, tui hỏi, nó có chịu mở miệng đâu. Lần này, chị Tư hên lắm mới được nó nói tên. Chiều nay mua giấy số đi chị Tư, hổng chừng trúng lô độc đắc đó!
- Nhờ chị Tư cho ăn, nó há miệng. Mấy chị muốn nó há miệng nữa thì đem bánh cho nó ăn đi.
Ý kiến nghe có lý, thỉnh thoảng gặp con Lượm, mấy bà hay nhét vào tay nó một cái gì đó để nó ăn. Tuy nhiên, ăn thì ăn, con Lượm không hề hé môi thêm tiếng nói nào nữa hết. Cũng quen, các bà mặc nhiên coi nó giống như một đứa câm cần được bố thí vậy thôi.
Một ngày, bà Bê phát hiện ra chỗ con Lượm đang nằm những đám nước bọt trây trét và bầy nhầy những đồ ăn ói mữa. Trước kia, lúc nào con Lượm nằm ngữa, cái bụng nó cũng gần như dán sát xuống lưng vì chẳng mấy khi nó được ăn no. Bà Bê đi như chạy về báo tin:
- Trời ơi! (lần đầu tiên, bà Bê thay tiếng chửi thề "...mẹ nó" bằng tiếng kêu trời) Mấy chị ơi, dường như con Lượm...nó.. mang bầu hay sao đó?Tui thấy cái bụng nó u u cao một chút. Rồi Bà Bê lớn giọng hơn, hằn học: - ... mẹ nó, mình đã đoán trước chuyện này rồi, đúng y chang. Không biết thằng mắc dịch, mắc gió; thằng trời đánh, thánh đâm nào đã đè con Lượm ra để “mần ăn”, để con người ta khổ một đời, có khốn nạn không chứ? Cái đồ vô lương tâm! Cái thứ mất dạy, cái đồ ăn cức heo!
Bà Nga la lên: - Ối giời ơi, tội cho con bé, cuộc đời nó, còn chưa xong, làm sao nó lo được cho đứa con sẽ sinh ra? Khổ thật đấy!
Bà Phó nghiến răng: - Cú này chết con nhỏ rồi. Thằng nào ác ôn, mất dạy. Bà biết được, bà sẽ tọng ngay mấy bãi phân vào mồm nó. Bà còn đấm vào mặt vài phát cho gẫy mấy cái răng cha nó!
- Con Lượm rồi sẽ ra sao đây hén? Miếng ăn cho thân nó, còn không có đủ, giờ phải ăn cho cả hai mẹ con nữa.
- Làm thân con gái khổ quá phải không mấy chị? Hay là tụi mình đem con Lượm về đây, mỗi người sẽ cho nó cái mềm cũ, cái quần, cái áo cũ. Rồi mỗi ngày, mỗi người sẽ thay phiên nhau cho nó nửa chén cơm, một, hai miếng cá... cho nó đỡ khổ vì cái thai hành hạ. Mình là đàn bà, mình đã từng trãi qua đoạn đường thai nghén, giờ mình phải thông cảm cho phận đàn bà của con Lượm.
- Chị Tư nói phải đó. Mình cũng nên làm phước, giúp con Lượm cho tới ngày nó sanh. Không có mình chắc nó chịu không nổi đâu. Thế nào cũng chết.
Mọi người im lặng. Câu “Thế nào cũng chết” đã rúng động mạnh mẽ trong lòng các bà. Ngay chiều hôm đó, họ xúm lại chung quanh chỗ con Lượm đang nằm. Người thì lau mấy vũng ói. Người lo trải tấm mềm rách mấy lỗ dưới lưng nó. Người đưa cho nó chén cơm nguội với mấy con tép rang... Họ lăng xăng như thể đang săn sóc một người thân. Thân mình con Lượm mềm nhủn, bèo nhèo như miếng giẻ rách. Ai muốn làm gì thì làm, nó chẳng hề kháng cự. Nó cũng chẳng muốn nhận diện những kẻ đang giúp đỡ mình. Cái thai đang hành hạ thân xác nó đến thảm hại. Nó đã nằm vùi một chỗ không biết bao nhiêu ngày rồi, không gượng dậy nổi để đi kiếm ăn. Ói mữa đến mặt mủi xanh dờn, trắng bệch. Con Lượm đúng là một xác chết chưa chôn.
Nhờ được săn sóc, mấy ngày sau, con Lượm đã trông thấy khá hơn. Nó nuốt được nửa chén cơm có chan canh rau dền, nhưng không lâu, chỉ mười lăm phút sau là nó ói thốc, ói tháo ra. Bà Bê là người nhanh tay lẹ chân nhất, không nhờm tởm chất ói tanh tửi, nhảy ngay vào hốt bỏ rồi lau chùi cẩn thận. Ai không biết sẽ tưởng rằng bà đang săn sóc cho một đứa con. Ngày nào các bà cũng thi nhau đến chỗ con Lượm nằm để thăm hỏi, mặc dù không bao giờ nghe con Lượm mở miệng thêm tiếng nói nào hết. Tuy nhiên, nó biết nghe và hiểu. Bên hông nhà bà Nga có một khoảng nhỏ được che bốn góc để nuôi heo trước kia, giờ heo bán rồi. Bà đề nghị bố thí chỗ đó cho con Lượm về nằm để đỡ bị ướt vì mưa. Con Lượm nghe nói, không một chút do dự, nó ngoan ngoãn đứng lên, đi theo các bà về chỗ chuồng heo liền. Tuy là chuồng heo nhưng vẫn tốt hơn nằm ngoài sân. Có lẽ lần đầu tiên trong đời nó gặp được những con người tốt bụng, ánh mắt nó đã thấy long lanh, sáng hơn bình thường.
Dần dần, con Lượm thấy hết mệt nhọc. Nó không còn ói mữa nữa và ăn được nhiều hơn. Cái bụng nó nổi rõ, tròn vo như cái nón sắt úp ngược.
- Nó không biết gì hết, có hỏi cũng như không, nhưng tui đoán chắc cái thai nó đâu chừng được năm, sáu tháng gì đó.
- Phải rồi. Nó đã qua thời kỳ ói mữa, ít nhứt cũng đến tháng thứ năm rồi.
- ...mẹ nó! Không biết mai mốt tới ngày nó sanh đẻ làm sao đây nữa?
- Thì cũng tụi mình ráng giúp nó chứ sao bây giờ? Thương thì thương cho trót.
- Tui đề nghị thế này: mình hùn tiền lại, kẻ một đồng, người hai đồng, kêu xe đưa vô nhà thương thí Từ Dũ cho nó đẻ. Mấy chị nghĩ sao?
- Tui đồng ý. Mình nhịn ăn quà vặt để góp tiền lại cho nó đi đẻ làm phước.
- Thì phải vậy rồi, chẳng lẽ mình để nó đẻ trong cái chuồng heo đó sao? Mình cũng đâu có cõng nó đi đẻ được?
- ...mẹ nó! Nó đẻ rồi sao nữa?
- Đẻ xong, nó muốn cho ai nuôi thì cho.
- Nó có biết ai đâu mà cho?
- Cho vào viện mồ côi cũng được vậy.
- Hay là mình xúi nó bỏ đứa con lại nhà thương cho họ lo.
- Xúi nó bỏ con như vậy kỳ quá.
- ...mẹ nó! Con rơi của thằng chó đẻ nào chứ phải con của con Lượm đâu?
- Chị Bê nói vậy cũng đúng, nhưng chính nó đẻ ra thì nó là mẹ chứ ai vô đây nữa. Còn thằng chó đẻ nào bất nhơn cứ coi nó như... con chó ghẻ đi.
Bà Bê nghiến răng, phun miếng cổ trầu đỏ ối đánh phẹt xuống đất, quày quả bỏ đi... cho hạ cơn tức đang đè nặng trong ngực.
Thắm thoát, cái bụng con Lượm đã to cành ra như cái thúng. Nhìn vào nó, chỉ thấy cái bụng đàng trước. Họ đoán ngày sanh chắc cũng gần tới đâu đó. Ngày nào các bà cũng canh chừng coi nó có triệu chứng gì chưa. Một buổi chiều, tới phiên bà Tư đem cơm đến cho con Lượm, bà thấy nó đang nhăn mặt, ôm bụng rên rỉ. Các bà vội vàng, mỗi người móc trong túi ra vài đồng đưa cho bà Bê cầm để kêu chiếc xích lô, đưa con Lượm đi thẳng vào bảo sinh viện Từ Dũ. Bà Bê góa chồng nên muốn đi đâu, giờ nào cũng tự do. Từ đó, con Lượm đau bụng liên tục cho đến gần sáng mới sinh được. Bà Bê ngồi đợi ngoài phòng cho tới khi nghe tin, vào coi mặt đứa bé rồi mới kêu xe trở về.
Sáng hôm sau, trong lúc bà Bê vẫn còn ngủ vì tối qua, thức trắng đêm, mọi người đã tụ tập thật sớm trước sân nhà bà Phó để chờ nghe tin. Mãi đến hơn mười giờ, bà Bê mới gượng dậy nổi. Bước ra khỏi nhà, vẫn còn mắt nhắm, mắt mở, bà Bê buông thỏng:
- Sanh rồi. Con gái. Nhỏ bằng cái lon sữa bột gi gô!
Ai cũng thở ra nhẹ nhỏm như vừa trút được một gánh nặng trên vai.
Bà Phó chép miệng: - Phải chi nó sinh con trai cho đỡ khổ. Con trai quẳng ở đâu cũng không sợ.
- ...mẹ nó, con trai, con gái gì cũng đã xong rồi, theo tui thấy thì chẳng có gì để mấy chị bàn hết. Tui không biết mấy ngày sau đây, nó sẽ làm gì với đứa nhỏ.
Cả đám im lặng. Bà Phó lên tiếng:
- Tội nghiệp thì tội nghiệp, nhưng biết sao bây giờ?
- Thôi, kệ mẹ nó đi.
Mọi người đồng ý. Kệ mẹ nó đi. Coi như bộ truyện dài con Lượm kéo liên tục cả năm nay đã đến lúc phải chấm dứt. Tuy nhiên! Tưởng vậy chứ không phải vậy
Một buổi trưa êm ả, chợt có tiếng con nít khóc vọng lại từ phía chuồng heo nhà bà Nga. Mọi người tá hỏa tam tinh chạy tới. Trước mắt họ, một đứa bé chỉ có một tấm tả quấn dưới bụng đang nằm khóc đỏ mặt, tím tai. Bà Bê nhận ra ngay đứa nhỏ chính là con của con Lượm mới sinh một tuần trước. Tìm quanh quất không thấy bóng dáng con Lượm đâu. Các bà nhìn nhau lắc đầu, tất tả chạy đi tìm chai sữa rồi đổ nước vào cho nó bú.
- Con Lượm không chịu bỏ con nó lại nhà thương, mấy chị hả?
- Nhưng con Lượm đâu rồi?
- Tui nghĩ, nó không đi luôn đâu. Chắc nó chỉ đi kiếm ăn quanh đây thôi. Cái chuồng heo coi như là nhà của nó nên nó để con lại đó.
Chẳng nói chi nhiều, mọi người đều nhìn bà Bê và đứa nhỏ đang nằm ngủ yên lành trên tay bà với cái khăn cũ quấn quanh mình.
- ...mẹ nó! Coi cái mặt nó ngủ thấy thương.
Qua câu nói, bà Bê đã mặc nhiên nhận lấy trách nhiệm kể từ giây phút này.
Đến chiều tối, trong lúc mấy bà khác đang bận bịu với gia đình, bà Bê vẫn ôm đứa nhỏ ngồi trước cửa, trông ngóng con Lượm.
Nguyên ngày hôm sau, con Lượm vẫn bặt tin. Một tuần, rồi hai, ba tuần trôi qua, vẫn không thấy nó trở lại. Tới lúc này, các bà mới chịu tin rằng con Lượm đã bỏ đứa con lại. Đằng nào cũng bỏ, nhưng nó không chịu bỏ trong nhà thương. Nó muốn bỏ lại cho các bà đã từng tốt bụng với nó trước kia. Đứa nhỏ bây giờ đã trở thành đứa con "Quốc Tế", được nhiều người săn sóc, lo lắng. Ngày nào các bà "mẹ nuôi" cũng thay phiên nhau bồng bế, nựng nịu. Da nó đã hết nhăn, mặt mủi nó bụ bẩm, biết mở mắt vô tư nhìn hết người này đến người kia. Bà Bê cứ ôm nó hun chùn chụt lên đôi gò má phúng phính. Hầu như không còn ai nhớ gì đến chuyện phải giao đứa nhỏ về một nơi nào khác vì nó đã có một chổ ngay trong nhà bà Bê. Và bà Bê đã lấy tên của mẹ nó đặt cho nó: Bé Lượm! Không phải bà đã luợm được nó trong chuồng heo hay sao?
Xã hội Việt Nam lại có thêm một đứa con lượm.
Hồng Hoang ![]() |
|||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|||
![]() |
|||
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
||
.Nữ giới quyến rũ vì đâu?
![]() Nếu đời không có đàn bà thì đàn ông chỉ biết nhậu, coi đá banh rồi … chết. Nếu trên thế giới số lượng đàn bà chỉ bằng một phần mười đàn ông thì mười ông Adam sẽ giành nhau một bà Eva, sẽ đánh nhau rồi cũng … chết. Còn nếu như đàn bà nhiều hơn đàn ông như hiện nay thì đàn ông vẫn tiếp tục lai rai bỏ mạng vì bị đàn bà nó ghen, nó hành cho chết.
Nhưng tại sao quý ông cứ lẽo đẽo chạy theo đàn bà?
Đó là vì đàn bà có sức quyến rũ.
Trước hết sự quyến rũ nằm ở làn da. Dân gian thường ví da cô gái đẹp trắng như tuyết, nhưng dưới con mắt của bác sĩ da liễu thì da trắng như tuyết là da bị bệnh bạch tạng (albinisme), tế bào da không có hắc tố (mélanine). Bệnh này rất khó trị. Vậy làn da đẹp phải trắng hồng, tươi nhuận, săn chắc, lỗ chân lông nhỏ và nếu có một chút lông tơ lại càng hay. Phụ nữ châu Âu da trắng quá nên họ muốn làm cho rám nắng bằng cách phơi nắng trên những bãi biển mùa hè.
Tuy nhiên cũng có những thiếu nữ da màu đồng. Làn da ấy đi đôi với cái dáng cao, thon thon, với mái tóc đen hoang dã sẽ gợi lên hình ảnh một thiếu nữ Digan huyền thoại.
Tiêu chuẩn sắc đẹp ngày nay trước hết là phải cao. Chiều cao cộng với số đo lý tưởng của ba vòng là niềm hãnh diện của nữ giới. Hiện nay có một câu nói được truyền miệng trong giới người mẫu thời trang: “Người đàn ông thành đạt là người ra đường với một phụ nữ cao hơn mình”. Còn tôi, tôi lại nghĩ rằng: “người phụ nữ không thành đạt là người ra đường với một người đàn ông không cao hơn mình”.
Nhưng khi người ta nói cao hay thấp, mập hay ốm thì cũng chỉ muốn tả cái dáng. Ra phố, ồn ào, bụi bặm, nắng cháy, phụ nữ ai cũng che mặt kín mít như người Ả Rập, không thấy mặt nhưng vẫn thấy cái dáng. Vẫn bị sức hút của nó.
Lần đầu tiên Kim Trọng gặp Thúy Kiều cũng chỉ nhìn thấy cái dáng chứ chưa nhìn rõ mặt vì chàng đang bận trò chuyện với Vương Quan còn hai cô Kiều thì đang “e lệ nép vào dưới hoa”.
Tuy nhiên:
Bóng hồng nhác thấy nẻo xa
Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai
Mới nhìn thấy cái dáng từ “nẻo xa” mà đã bảo mặt mũi người ta “mặn mà” thì rõ ràng là cái dáng đã bỏ bùa chàng Kim rồi còn gì!
*
Đó là nói về da và dáng người. Bây giờ sang tới răng và tóc.
Nói tới răng, thấy ớn lạnh. Nhưng bạn đã từng “được” một hàm răng huyền thoại cắn bật máu chưa?
Hãy bỏ ra mười năm đi khắp thiên hạ, tìm cô nương có hàm răng ngà ngọc ấy rồi quỳ xuống cho người ta … cắn. Yên chí, bạn sẽ không bị lây bệnh dại đâu nhưng hãy coi chừng cú cắn đó sẽ làm bạn đau khổ suốt đời.
Người có hàm răng đẹp chắc chắn phải có cái miệng rất đẹp. Tôi vẫn nghĩ rằng miệng là bộ phận quan trọng nhất trên gương mặt một người nữ. Nếu người đời vẫn hay nói rằng: đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, thì cũng phải nói: miệng là cửa lớn của tâm hồn. Bởi vì một cái miệng tươi cười chính là lời chào, là sự làm quen, là sự khuyến khích. Chính cái miệng đã nhận lời hẹn hò, đã tỏ tình, và cũng chính nó nhận nụ hôn đầu tiên của ta.
Khi nhớ về một người nữ tôi vẫn thường nhớ cái miệng chứ không phải đôi mắt.
Thế còn tóc?
Tóc mai sợi vắn sợi dài
Lấy nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm.
Tóc mai là tóc gì mà quan trọng vậy? Người xưa hay để tóc mai dài ở thái dương, vuốt cong lên hai bên má, có khi xoắn lại như cái lò xo. Người có tóc mai đẹp chắc chắn sẽ có mái tóc đẹp. Tóc dày như rừng. Tươi mới. Thanh xuân. Mạnh mẽ. Cuồng nhiệt. Thử hỏi làm sao không thương hoài ngàn năm cho được.
Cuối cùng là đôi mắt.
Sách tướng số ghi:
Những người ti hí mắt lươn
Trai thời trộm cắp gái buôn chồng người.
Thật ra mắt lươn hay mắt phượng là vấn đề nhân chủng học, chẳng dính dáng gì tới tướng số. Người Hàn Quốc, người Nhật đa số là mắt lươn mà họ rất văn minh, rất đáng yêu. Cái quan trọng không phải là mắt lươn hay mắt phượng mà chính là cái “thần” của con mắt.
Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền, Dương Quý Phi là tứ đại mỹ nhân trong lịch sử Trung Quốc có “cái thần của con mắt” ấy. Họ liếc một cái nghiêng cả thành quách, liếc cái thứ hai sụp cả chế độ (nhất cố khuynh thành, tái cố khuynh quốc).
Con gái Việt Nam cũng không hiếm mắt một mí, nhưng có chàng thi sĩ kia cũng muốn phát rồ vì đôi mắt ấy:
Mắt một mí vì không cần hai mí
Một mí thôi cũng đủ ngả nghiêng đời
Mắt hai mí tức là thừa một mí
Một mí thừa xin để lại cho tôi.
Vậy thì sự quyến rũ trong đôi mắt đàn bà chính là cái ma lực bí ẩn. Có những ánh mắt như thu hồn người ta, có những đôi mắt quyến rũ đàn ông bằng sự tự tin, đằm thắm… Mỗi người đàn ông thích một ánh mắt khác nhau nhưng những người đàn ông có tật đá lông nheo thì chỉ thích những ánh mắt lẳng lơ, còn các chàng hay dụ dỗ gái vị thành niên thì lại ưa sưu tầm những cặp mắt nai tơ ngơ ngác…
Tóm lại, mỗi kiểu mắt có sự quyến rũ riêng, chỉ trừ những ánh mắt vô hồn, thờ ơ, tẻ nhạt thì chắc chắn không có người đàn ông nào thích.
Nhưng một người phụ nữ quyến rũ thực ra không nhất thiết phải hội đủ những tiêu chuẩn về cái da, cái dáng, về “răng hàm mặt” hay “tai mũi họng” … mà có khi chỉ cần một cái miệng cười.
Đôi khi gặp một người phụ nữ không có gì đặc sắc. Mà ta vẫn yêu.
st.
|
|||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|||
![]() |
|||
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23742 |
![]() ![]() ![]() |
||
Bạn có dám tỏ tình như thế không?
![]() Chuyện xưa nhất trên trái đất có lẽ là chuyện tình. Và các chàng trai, các cô gái từ hàng chục thế kỷ qua đã nghĩ ra được nhiều cách tỏ tình. Từ cách xách cây đàn ghi-ta, nửa đêm đứng dưới khung cửa sổ nhà người đẹp, đến việc cho máy bay rải xuống sân nhà nàng một cơn mưa hoa hồng, hoặc như ông hoàng Ali Khan mua nước hoa đổ đầy bể bơi cho nàng Rita Hayworth tắm…
Mô đen ”cây đàn ghi-ta dưới cửa sổ“ là mốt nhà nghèo, còn cái trò ”mưa hoa hồng“ hay ”hồ bơi nước hoa“ là mốt nhà giàu.
Anh nhà nghèo kia yêu mà chỉ biết xách cây đàn đứng dưới cửa sổ, xem ra cũng chẳng có gì là tha thiết. Hành động ấy thiếu sáng tạo và biểu lộ sự lười biếng. Hai hành động nhà giàu tiếp theo thì nặng về phô trương tiền của nhưng cũng là lười biếng. Tiền bạc đã làm thay cho họ việc tỏ tình. Ðó là lối tỏ tình công nghiệp, lối tỏ tình của ông chủ ngồi trong văn phòng nhấn nút điều khiển từ xa. Nó còn tệ hại hơn việc nhờ bưu điện gởi hoa đến người đẹp bởi vì rất có thể vì sự nhút nhát mà người ta không dám trực tiếp đem hoa đến.
Những cách tỏ tình của các anh nhà giàu xem ra có vẻ giật gân, có vẻ độc đáo nhưng thật ra là nhạt. Họ có thể bỏ ra 30 triệu đôla để mua một bức tranh hay 100 ngàn đôla chỉ để mua chiếc giày rách của một nữ minh tinh nổi tiếng nào đó, thì việc rải một trận mưa hoa hồng trước sân nhà Brigitte Bardot có gì là đáng nói.
Trong tiểu thuyết của Kim Dung có những nhân vật dễ thương hết sức. Cách tỏ tình của họ mây núi cũng phải xúc động, cây cỏ, sỏi đá cũng bùi ngùi rơi nước mắt. Ðó mới là những người tình thực sự. Tôi đọc Kim Dung đã hai mươi năm nay, những địa danh, những triều đại, tôi không nhớ nổi nhưng tôi biết có chàng Ðoàn Dự khi đi lạc vào một hang núi, nhìn thấy pho tượng một mỹ nhân đứng trên vách đá đẹp đến nỗi khiến chàng bủn rủn tay chân. Cạnh tượng của mỹ nhân có khắc dòng chữ “Kẻ nào lạy ta 1.000 lạy thì ta sẽ truyền bí kíp võ công“. Ðoàn Dự cung kính nói:
-Tại hạ vốn không thích võ công, nhưng vì ngưỡng mộ nhan sắc của cô nương, tại hạ sẵn sàng lạy 1.000 lạy.
Ðoạn chàng quỳ xuống trước mặt pho tượng, sụp lạy, đầu cúi sát một cách cung kính, trán chàng chạm liên tục trên nền đá, máu chảy ròng ròng.
Người thứ hai là Du Thản Chi. Anh ta yêu A Tử say đắm nhưng nàng lại rất ghét anh ta. Trong một tình huống nào đó, tôi không nhớ, A Tử bắt được Du Thản Chi và hành hạ anh ta, tra tấn bằng cách cột dây vào người rồi quay anh ta bay vòng vòng như máy bay trong sở thú. Sau đó A Tử sai rèn một mặt nạ sắt, nung đỏ lên rồi chụp vào mặt Du Thản Chi, xong dội nước lên đầu cho cái niềng co lại, siết chặt vô hộp sọ (kiểu như Tam Tạng niềng đầu Tôn Ngộ Không). Du Thản Chi ngã xuống đất ngất xỉu. Khi tỉnh dậy, mở mắt ra, chàng nhìn thấy những ngón chân trắng hồng của người đẹp đang ngồi trên ghế, chàng bò tới, trườn tới gần và hôn những ngón chân xinh đẹp ấy bằng đôi môi sưng vù của mình.
Ðoàn Dự và Du Thản Chi tuy chỉ là nhân vật tưởng tượng, nhưng nó tượng trưng cho một cách tỏ tình si dại hết mình. Kiểu tỏ tình ấy đàn ông ngày nay không theo kịp.
*
Nhưng có một bài ca đã làm thay đổi ý nghĩ đó trong tôi. Ðó là ca khúc “Triệu Ðóa Hoa Hồng”. Bài hát kể chuyện một chàng họa sĩ nghèo yêu một cô ca sĩ. Nhưng chàng đã tỏ tình như thế nào?
Nếu là bạn, bạn sẽ làm gì với túi tiền lép kẹp của mình? Một bức tranh? Một bài thơ? Một đôi giày môđen mới nhất? Hay một bó hoa?
Chàng họa sĩ đã chọn hoa hồng, nhưng không phải một bó mà là MỘT TRIỆU ÐÓA HỒNG. Tính sơ sơ, nếu 500 đồng VN một đóa thì một triệu đóa cũng đã tốn hết nửa tỷ bạc! Tỏ tình kiểu đó chỉ có dân nhà giàu cỡ ông hoàng Ali Khan (như đã nói ở phần trên) mới “chơi“ nổi.
Vậy mà chàng họa sĩ nghèo của chúng ta đã thực hiện được điều đó.
Bạn có biết chàng đã đào đâu ra tiền không?
Chàng đã bán căn nhà xinh xắn của mình!
Và nếu như có ai mua chàng, có lẽ chàng cũng bán nốt. Ðó là điều ”vĩ đại“ của chàng.
Vì tình yêu bạn có dám làm như thế không?
st.
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/Aug/2012 lúc 4:43pm |
|||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|||
![]() |
|||
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|||
![]() |
|||
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23742 |
![]() ![]() ![]() |
||
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 29/Aug/2012 lúc 6:57am |
|||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|||
![]() |
|||
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23742 |
![]() ![]() ![]() |
||
BÀI VĂN TẢ MẸ
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Sep/2012 lúc 4:39pm |
|||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|||
![]() |
|||
<< phần trước Trang of 158 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |