Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Lịch Sử - Nhân Văn | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn |
Chủ đề: ẤM ÁP | |
Trang of 2 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | |
hoangngochung
Senior Member Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
Chủ đề: ẤM ÁP Gởi ngày: 26/May/2012 lúc 8:43am |
|
ẤM ÁP CƠM 2000 ĐỒNG (USD 0.09)
Khi
nghe tôi kể có quán cơm chỉ bán với giá 2000 đồng, mọi người đều tròn
mắt ngạc nhiên. Có mặt tại quán vào đúng giờ cao điểm của bữa trưa, mới
thấy, đúng là trên đời này còn quá nhiều tấm lòng thơm thảo.
DĨA CƠM LÚC ĐÓI LÒNG Sài
Gòn có 2 quán cơm giá 2000 đồng. Quán cơm thứ nhất trước đây ở cư xá Lữ
Gia, Q.11, nhưng bây giờ đã thay đổi địa chỉ vế 56/21 đường 281, P.15,
Q.11. Quán cơm thứ hai thì vẫn tồn tại ở địa chỉ số 14/1 Ngô Quyền, Q.5.
Quán
cơm tại đường 281 bán cơm vào những ngày 2-4-6, còn quán cơm
trên Ngô Quyền thì duy trì bán vào ngày 3-5-7. Cả hai quán đều do thành
viên diễn đàn www.nguoitoicuumang.com tổ chức và quản lý.
Khi
tôi tới, con hẻm 14 Ngô Quyền đã chật cứng xe đạp. Chiếc xe gắn máy của
tôi ngày thường bình dị trên đường là thế, mà bây giờ bỗng trở nên cồng
kềnh và lạc lõng, khiến tôi thấy quá đỗi mắc
cỡ. Khách tới ăn đã xếp hàng dài từ cuối hẻm ra đầu hẻm. Những sinh
viên tình nguyện hướng dẫn cho khách nhiệt tình chỉ dẫn: “Dì ơi, bác ơi,
để xe chỗ này”. “Ông ơi, bà ơi, nơi này còn trống chỗ”.
Cái nắng nóng gay gắt cuối mùa khô của Sài Gòn khiến
chúng tôi đều nhễ nhãi mồ hôi. Tôi đứng cùng hàng với mọi người. Phía
trước tôi là cậu bé bị thiểu năng, đi cùng mẹ. Phía sau tôi là một người
đàn ông bán vé số đang ho sù sụ như xé phổi. Dù vậy, ai nấy đều rất
trật tự xếp hàng đến lượt.
Người
đứng thu tiền và phát biểu là anh Nguyễn Hồng Ánh – người quản lý diễn
đàn. Cầm trên tay một xấp tiền lẻ (đương nhiên rồi), anh thoan thoắt
thu tiền, trả loại tiền dư và phát cho khách một tấm phiếu. Cầm tấm
phiếu trên tay, ai nấy đều hớn hở đi vào phía nhà bếp nhận khay cơm và
ăn xong thì tự mang khay ra phía bên hông nhà – nơi các em sinh viên
tình nguyện đang hối hả rửa chén. Căn nhà chỉ rộng chừng 70m vuông, bàn
ghế kê nhau san sát, khá chật, nhưng không ai kêu ca gì. Mọi người ăn
uống khẩn trương để nhường cho người khác đang đứng chờ thành dãy dài
trong con hẽm.
Dĩa
cơm mà người đàn ông
đứng phía sau tôi mang ra khá tươm tất: cơm nhiều (điều này quá 1dễ
hiểu, vì cả cơm và canh đều được thêm miễn phí), 2 miếng thịt gà kho
gừng cháy cạnh và chén canh luộc gà. Với số tiền 2 ngàn đồng, hẳn rằng,
ai nấy đều hiểu, các mạnh thường quân đều phải chung tay góp sưc để duy
trì những quán cơm này. Không chỉ ở Sài Gòn, mà Đà Lạt và Cần Thơ đều
cũng duy trì hàng tuần. Có điều khác biệt, nếu ở Sài Gòn, đối tượng thực
khách tới ăn là những người bán vé số, người nghèo lang thang, dân thu
mua phế liệu, ve chai, những cậu bé đánh giầy, người già và người mất
sức lao động, thì ở Đà lạt và Cần thơ, đa phần là các sinh viên nghèo.
Cũng phải thôi, Sài Gòn là mảnh đất sinh nhai của dân tứ xứ. Sài Gòn
hào
phóng đã bao bọc những tỉ phú xài tiền như nước nhưng cũng không quên
những mảnh đời nghèo chỉ đủ ăn những đĩa cơm giá 2 ngàn đồng. HỌ KHÔNG XIN ĂN Anh
Ánh chia sẻ, 2 ngàn đồng là số tiền tượng trưng. Hoàn toàn không phải
thu tiền để bù đắp cho khoản này hay khoản khác. Nhưng tại sao không là
500 hay 1000 đồng? Đơn giản vì không kiếm đâu ra tiền lẻ để thối lại cho
khách. Tôi
thắc mắc, vậy tại sao không mở quán cơm từ thiện không lấy tiền luôn,
để khỏi mất công thu tiền, đổi tiền lẻ hằng ngày? Câu trả lời của người
quản lý khiến
tôi đỏ mặt: “Người nghèo cũng có lòng tự trọng lắm. Người ta không đi
xin ăn, mà bỏ tiền lao động vất vả ra để mua cơm. Cũng có người hết sạch
tiền, chả còn đồng nào trong túi, tới bữa vẫn tới ăn, nhưng thay vì
nói: “Cho tôi một phần cơm thì lại ngượng nghịu rằng: “Bán thiếu cho tôi
một phần cơm nhé!”. Tuần sau, tháng sau, người ta vẫn không quên quay
lại trả 2 ngàn đồng để giữ một chữ tín danh dự của con người.”
Không
chỉ có người
nghèo xếp hàng ăn. Điều ngạc nhiên là có cả những người khá giả cũng
tới. Anh Ánh bảo, họ có thể tới ăn một lần cho biết, để âm thầm đóng góp
tiền của cho việc duy trì công tác thiện nguyện này nhưng cũng có thể
vì thấy giá rẻ quá, đồ ăn ngon quá, nên cứ tới hoài. Không ai nhắc nhở,
cũng không ai nói gì, nhưng chỉ một thời gian sau, họ tự động rút lui
sau khi được chứng kiến nhiều mảnh đời bất hạnh đang chờ đến lượt để ăn
lót lòng dĩa cơm cho qua bữa.
THIỆN TÂM Tôi
gặp ở quán cơm đặc biệt này những con người quá đỗi dễ thương. Đó là
anh Nguyễn Hồng Ánh từng học Trung cấp Y khoa tại bệnh viện Việt Đức, Hà
Nội, từ khi vào Sải Gòn sinh sống đã toàn tâm toàn ý đi theo những công
việc thiện nguyện. Đó là Trần Tư Hùng, sinh viên năm 3
khoa luật, ĐH Mở Sài Gòn, cùng với Hậu, Nam, Thắng, đều quê ở các vùng
đất nghèo Quảng Trị, Quảng Nam, đã ăn, ở ngay tại quán, cùng phục vụ bà
con nghèo. Đó là hơn 30 sinh viên tình nguyện mà tôi không thể trò
chuyện hết được, có
rất nhiều bạn khi vào Sài Gòn để thi đã được tới ăn cơm tại đây và sau
khi đậu đại học, cứ nửa buổi đến trường, nửa buổi tới rửa chén bát, nấu
ăn, sắp xếp và coi xe cho khách.
Tôi tạm biệt anh Ánh và mấy bạn sinh viên để ra về. Tới
đầu hẻm, xe tôi vướng phải chiếc xe lăn của một ông cụ bán vé số bị tật
nguyển. Ông không vào trong quán ăn được nên các em sinh viên mang dĩa
cơm ra tận ngoài đường để ông ngồi trên xe lăn xúc cơm ăn.
Khi nhìn thấy tôi giơ máy ảnh lên, ông cười móm mém với hàm răng đã
rụng gần hết nhưng tươi tắn vô cùng dưới cái nắng gắt giữa trưa Sài Gòn.
ĐINH THU HIỀN(Thế Giới Phụ Nữ 17/2012) Chỉnh sửa lại bởi hoangngochung - 26/May/2012 lúc 8:44am |
||
hung0989077120@ahoo.com
|
||
IP Logged | ||
hoangngochung
Senior Member Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
Gởi ngày: 26/May/2012 lúc 8:47am | |
Cùng góp sức nhân rộng quán cơm 2000 đồngQuán cơm 2000 đồng sẽ góp phần giúp các em nhỏ, người nghèo có được bữa ăn trong thời buổi kinh tế khó khăn. Thêm vào đó nếu nhân rộng mô hình này chỉ số giá tiêu dùng sẽ giảm, góp phần ổn định an sinh xã hội.Hiện nay quán cơm 2000 đồng đã có mặt ở Sài Gòn, Cần Thơ, Đà Lạt,… Nếu đứng ở một góc nhìn khác thì mô hình này có thể nhân rộng ra toàn quốc nếu được sự vào cuộc của chính quyền, sự đồng thuận của các doanh nghiệp và mọi người dân. Chính vì thế tôi xin đưa ra một ý kiến nhỏ để nhân
rộng mô hình quán cơm 2000 đồng, rất mong các bạn góp ý thêm, vì một con
én không thể làm nổi mùa xuân. Chính vì thế dù phát nguyện tâm của các tổ chức, cá
nhân có hào phóng đến mức nào nữa thì cũng khó mở rộng mô hình này nếu
không tổ chức được để đưa thực phẩm trực tiếp từ nông dân sản xuất đến
bàn ăn của quán. Điều này cần sự vào cuộc của tất cả chúng ta với một
chương trình hành động bài bản. Điều kiện cần 1) Cần một "nhạc trưởng": Chương trình cần phải có một
nhạc trưởng để lên kế hoạch chỉ huy dàn hợp xướng. Nhạc trưởng của
chương trình không ai khác đó là các tổ chức, cá nhân đã thực hiện thành
công quán cơm 2000 mấy năm nay. Họ có đủ kinh nghiệm. phương thức vận
động và khả năng triển khai rộng khắp. Chúng ta là đồng bào, nếu chương trình thiết thực thì tôi tin rằng các bác tài và các đơn vị vận tải sẽ tham gia. Tôi thấy hiện nay trên các nẻo đường có nhiều xe dán logo “Cứu tinh xa lộ” rất xúc động, đó là những bác tài sẵn sàng cứu giúp trên đường nếu thấy tai nạn xe cộ. Và tôi cũng thấy có nhiều xe chở hàng đối lưu về những
vùng miền khi trở lại vẫn còn dư tải (tức là có thể chở thêm một ít
hàng hóa) vậy thì chương trình này nên vận động các bác tài tham gia
“chương trình quán cơm 2000” để có thể mỗi bác tham gia chở một ít hàng
hóa khi dư tải đến điểm tập kết của các quán cơm. 5) Sự tham gia của nông, ngư dân khắp mọi miền: khi nông ngư dân được chính quyền, đoàn thể vận động nếu họ sản xuất dư thừa thì họ có thể vận chuyển hàng đến các tỉnh lộ, quốc lộ với các tấm bản trên tay “Hàng bán cho quán cơm 2000”. Các bác tài tham gia chương trình trên đường sẽ thấy,
nếu xe còn dư tải khi gặp nông dân với tấm bản trên tay họ sẽ ngừng xe
và mua đủ tải chuyển cho quán cơm. Tức là các bác tài mua trực tiếp của
nông, ngư dân với giá hợp lý để chuyển trực tiếp cho quán cơm với cước
phí có thể. Những người tài trợ cho chương trình cũng đỡ bớt gánh
nặng tài chính cho các quán cơm. Và cuối cùng là cái được lớn nhất chính
là nhiều người thân và con em chúng ta được ăn cơm 2000 đồng. Tôi được biết, với những người có tài có tâm khi phát
nguyện đã tổ chức thành công quán cơm 2000 đồng mấy năm rồi, bây giờ nếu
được các những nhân tố tích cực góp sức thì "mùa xuân" của các quán cơm
2000 đồng là điều nằm trong tầm tay và khả năng của họ. Tôi chỉ xin mọi
người tạo điều kiện cần để họ thực hiện. Khi chương trình được hưởng ứng rộng rãi góp phần điều tiết được hài hòa giữa quá trình sản xuất và tiêu thụ trực tiếp giữa các vùng miền sẽ hạn chế được việc nơi sản xuất dư thừa, nơi cần phải mua giá cao. Đồng thời, nếu các công ty xí nghiệp có lượng công
nhân lớn, nếu vận động được để tham gia chương trình này thì công nhân
của họ cũng có thể có được các quán cơm 2000 đồng ngay trong công ty. Hãy cùng nhau góp ý giúp họ mở rộng để người thân và cơn em chúng ta được hưởng. Nguyễn Văn Nhuận |
||
hung0989077120@ahoo.com
|
||
IP Logged | ||
hoangngochung
Senior Member Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
Gởi ngày: 26/May/2012 lúc 8:50am | |
Giữa thời bão giá vẫn còn quán cơm 2000 đồng/suất
Thứ hai 19/03/2012 08:27
“Cơm hai ngàn” giờ trở thành tên gọi quen thuộc và có sức lan tỏa mạnh ở TP.HCM, Cần Thơ, Đà Lạt...
Quán cơm 2.000 đồng/suất ở khu vực cư
xá Lữ Gia, P.15, Q.11 (TP.HCM) cứ vào mỗi trưa thứ hai, tư, sáu luôn
nườm nượp thực khách. Trong số phần lớn là những người bán vé số dạo,
thu mua ve chai, chạy xe ôm, xích lô..., có rất nhiều bạn học sinh, sinh
viên nghèo ở các tỉnh, thành đến TP.HCM trọ học. Địa chỉ cụ thể của
quán mới được chuyển đến là 2 căn nhà khang trang tại số 54/21 đường
281. Quán được bố trí bài bản với khu vực bàn tiếp khách, phát thẻ cơm,
nước uống, bếp nấu, khu vực bàn ăn với đầy đủ ghế ngồi thoáng mát. Ban đầu, tôi cứ nghĩ “cơm hai ngàn” chắc sẽ rất đơn sơ, vì “tiền nào của
nấy”. Hóa ra, khi trực tiếp làm khách của quán, tôi mới nhận ra ý nghĩ
ban đầu ấy không phù hợp chút nào tại nơi được gọi là địa chỉ tin cậy
đối với người nghèo này. Để có được khoảng 500 suất cơm phục vụ mỗi
ngày, một nhóm hơn 10 người tình nguyện ở quanh cư xá Lữ Gia do bác Lê
Văn Hán (61 tuổi) làm nhóm trưởng kiêm quản lý quán tập trung từ sáng
sớm. Không ai bảo ai, dường như nhiệm vụ đã được mặc định từ trước cho
mỗi người. Người cân gạo, xối nước rồi đổ vào khay lò hơi nấu; người thì
tất bật lặt rau nấu canh; người lại cặm cụi chặt thịt, bóc trứng để
luộc, chiên xào.
Khoảng hơn 2 tiếng đồng hồ chuẩn bị,
cơm và thức ăn nấu chín được phân sẵn từng phần trên các khay nhựa trông
rất sạch sẽ, được đặt ngay ngắn trên các kệ sắt.
Khoảng tầm 10 giờ sáng là quán bắt đầu
đón những vị khách đầu tiên. Các suất ăn được phục vụ hết thường vào
khoảng 12 giờ trưa. Những người tình nguyện lại quần quật với việc rửa
dọn, vệ sinh quán, thu xếp bàn ghế. Họ nhiệt tình, vui vẻ cùng gánh vác
công việc nặng nhọc này với nhau mà không chút nề hà. Bác Lê Văn Hán bảo
rằng mọi người làm việc như thế đã là “chuyện thường ở quán cơm hai
ngàn từ mấy năm nay”. Những người tình nguyện phục vụ cũng thường ăn
trưa tại quán. Khi khách đã vãn, nếu còn thức ăn gì dư lại thì dùng, có
hôm không còn gì thì mọi người về nhà mình ăn cơm.
Quán cơm tình thương
Bác Hán vẫn nhớ như in ngày mở quán
(15.8.2008) tại địa chỉ nhà thuê ở 6/15D1, đường số 3, cư xá Lữ Gia. Có
lẽ chẳng bao giờ ông quên được vì ngày ấy đã bắt đầu cho một sự lan tỏa
đặc biệt của tình yêu thương. Theo lời kể của người đàn ông tốt bụng
này, khai sinh ra quán cơm hai ngàn là chị Nguyễn Thị Khánh Mỹ, 34 tuổi.
Từng có thời gian khó khăn, khi đã vượt qua được nhờ vào công việc kinh
doanh hiệu quả, chị Mỹ lập tức hướng đến người nghèo. Chị mua gạo cung
cấp cho một số bệnh viện để phát miễn phí cho những bệnh nhân nghèo nằm
lại điều trị dài ngày. Chị nghĩ giúp chút ít gạo cho họ có thể tự nấu
nướng để ăn cũng là một cách làm hay, vì rất nhiều bệnh nhân ung thư nằm
điều trị tháng này qua tháng nọ. Khi phát hiện ra có lúc bệnh viện
không nhiệt tình phối hợp, chị Mỹ chuyển sang mở quán cơm. Dù lúc đầu
mọi người can ngăn vì thấy việc mở quán rất phiền phức vì tốn kém thời
gian phục vụ, vệ sinh an toàn thực phẩm... chị Mỹ vẫn quyết tâm làm cho
bằng được. Mỗi sáng chị thức dậy từ rất sớm lo nhận thực phẩm, nấu nướng
đâu vào đó xong đến 7 giờ thì đi làm. Người thân trong gia đình và bác
Hán phụ giúp việc bán cơm vào buổi trưa. Công việc cứ thế kéo dài hơn 1
năm cho đến khi có nhiều người tình nguyện đến “tiếp sức”.
Xế trưa, khi khách của quán đã thưa
dần, bác Hán mang ra một suất cơm và mời tôi “ăn cho biết”. Cũng như các
vị khách được phục vụ trước đó, suất ăn đầy cơm với thức ăn là một quả
trứng, sườn kho, canh rau và kèm một quả chuối. Tôi chia sẻ thật lòng:
“Con cũng sống xa nhà một mình, thường mỗi ngày ăn cơm như thế này ở mấy
quán cơm bụi bình dân cũng phải trả ít nhất 20.000 đồng. Ăn cơm của bác
chỉ trả tiền có 1/10 thôi. Sao bác không miễn phí hết luôn vì thu 2.000
đồng chẳng được bao nhiêu?”. “Lúc đầu dự tính không thu tiền, quán sẽ
phục vụ cơm nước miễn phí luôn nhưng sợ làm như thế thì mọi người đến ăn
sẽ ngại, xem đó như là của bố thí. Vì ngại làm tổn thương đến người
nghèo nên quán quyết định thu tiền, từ lúc mới mở đến giờ vẫn thu 2.000
đồng mỗi suất. Dù tiền thu được chỉ đủ trả tiền điện nấu cơm bằng lò
hơi, quạt máy nhưng điều quan trọng nhất là người nghèo đến với quán đều
được phục vụ chu đáo như những vị khách bình thường trong các quán cơm
khác. Cháu thấy đó, khách và chủ cũng có mua bán hẳn hoi chứ có xin xỏ,
ban phát gì đâu. Vì thế mà quán phục vụ cũng thấy vui mà người nghèo
cũng thấy ấm lòng vì được sẻ chia yêu thương”. Nghe bác Hán tâm tình tôi
hiểu hơn về câu chuyện lòng tốt ở đời này. Dường như lòng tốt không bao
giờ đơn độc và dù nghèo thì những người có số phận không may cũng không
bao giờ bị rẻ rúng, khinh khi.
Ở quán cơm hai ngàn, tôi nhận thấy một
điều đặc biệt. Những vị khách dù không hề quen biết nhau trước đó nhưng
khi đến quán ăn cơm đã ngồi tâm tình với nhau rất lâu. Hỏi ra mới biết
họ không chỉ khó khăn về điều kiện mưu sinh mà gia cảnh nhiều người còn
đơn chiếc, sống rày đây mai đó nên ít khi có người bạn đồng hành để sẻ
chia tình cảm. Nơi quán cơm hai ngàn, dẫu chỉ qua một đôi lần tình cờ
gặp nhau, ngọn lửa tin yêu cuộc đời dường như được nhen nhóm trong mỗi
con người nghèo khó và nơi này có lẽ họ cảm nhận điều đó đủ đầy hơn ở
bất kỳ nơi nào khác.
|
||
hung0989077120@ahoo.com
|
||
IP Logged | ||
hoangngochung
Senior Member Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
Gởi ngày: 26/May/2012 lúc 8:57am | |
Quán cơm…2000 đồng/suất đắt khách!2000 đồng cho một suất ăn nó căng bụng đã trở thành niềm vui lớn
của hàng trăm sinh viên và người lao động nghèo tại TP Huế. Quán cơm này nằm ở số 22 Đoàn Hữu Trưng - tp Huế.
Ngôi nhà 22 Đoàn Hữu Trưng, cạnh bên nhà thờ Phú Cam có nhiều xe đạp xe máy tấp thành từng dãy ngăn nắp. Một người phụ nữ đon đả chạy đi chạy lại từng bàn, trên môi nụ cười hồn hậu rồi hỏi cặn kẽ từng người: “Em có no bụng không? Nếu chưa no thì cứ vào trong bếp lấy tiếp nhé, cơm canh thoải mái, ăn cho no mà học, mà làm”! Gian nhà thì chật, nhưng mọi người ăn ngon lành, những phần cơm tươm tất và sạch sẽ cũng trở nên ngon miệng hơn với sự nhiệt tình và đầy tình thương của bà chủ quán. Thức đêm làm cơm cho người nghèo Thấy chúng tôi có ý định tìm hiểu về quán cơm, mệ Nguyễn Thị Hiếu, 68 tuổi cười móm mém: “Có chi mô, mình làm được gì thì cứ làm, mà quán cơm của mệ bán lấy tiền chứ mô có cho không”! Nói thì nói vậy, nhưng giữa thời buổi “gạo châu củi quế” này mà mệ mở hàng cơm khách ăn tùy thích, thoải mái mà chỉ phải trả… 2000 đồng thì mọi người phải phong mệ làm “nhà kinh doanh siêu đẳng”! Mệ thật thà: “Mệ làm cơm cho người nghèo, không tính toán chi cả, nhưng nói thiệt cái giá 2.000 đồng thì chưa đủ tiền nấu canh chú à. Đó là cái giá mệ lấy cho có, để cho mọi người không có cảm giác mình đi ăn xin”. Nhìn bà chủ quán tuổi gần thất thập vẫn nhanh nhẹn rảo bước giữa quán để phục vụ cơm cho người nghèo mới thấy sự nhiệt tình của một người đầy tấm lòng nhân ái. Ít ai biết rằng, để có quán cơm này mệ đã trằn trọc thức đêm toan tính đủ đường, từ khâu vận động tiền đến lấy ý kiến gia đình. Mệ Hiếu kể, năm nay mệ ngần này tuổi đầu nhưng chỉ được thời gian gần đây là đỡ cực vì có con cái trưởng thành, trước mệ cũng là một người lao động nghèo, nấu rượu gạo đem bán nuôi con nên cuộc sống khốn khó trăm bề. “Nấu rượu không đủ sống, nhìn con cái đói mà thấy thương nên ít khi mệ ăn cơm, toàn nuốt hèm (bã rượu) để nhường cơm cho con ,nên mệ hiểu nỗi khổi của người nghèo”. Mấy năm nay mệ cũng gọi là có cái ăn cái dư nhưng vẫn không quên những ngày đói khổ. Sống trong khu phố, nhìn những người lao động trong xóm mình cơ cực, nghèo đói, lam lũ mà vẫn khổ hoài, mệ cũng thấy xót xa rồi ước ao sẽ làm được một điều gì đó để giúp họ. “Hai năm ni giá cả tăng dữ quá, nhiều người lao động làm nghề ve chai, thợ hồ bán sức ăn dần mà vẫn không đủ sống nên mệ nghĩ mở một quán cơm để cho họ ăn no dạ nhưng vẫn phải trả ít tiền là thiết thực nhất” – mệ nói.
Dốc hết khoản chắt bóp tiền dành dụm bấy lâu nay, tiền con cháu mừng tuổi, gửi về biếu, mệ bàn tính với các con: “Người ta khổ như thế, mệ tính mở một quán cơm cho người nghèo ngay tại gian nhà mình, ý các con sao?” Không ngờ tất cả mọi người trong gia đình đều tán thành và ủng hộ. Biết ý định, một người con của mệ từ Sài Gòn cũng đã trở về để cùng mở quán cơm. Sau đó là tìm người nghèo giúp việc tại quán và trả lương cao, xin phép chính quyền, tính toán cặn kẽ chi phí để tìm cách duy trì quán cơm cho được lâu dài. Và từ trưa 24/2, tấm băng – rôn chưng dòng chữ “Quán cơm 2000 đồng phục vụ sinh viên và người lao động nghèo” chính thức được dăng lên phục vụ cho sinh viên và người lao động cơ hàn. Rẻ hiếm có Khỏi diễn tả hết niềm vui của sinh viên và những người lao động nghèo khi biết có một quán cơm giá rẻ như thế. Dắt theo hai đứa con nheo nhóc phía sau, tay bế thêm một đứa còn nhỏ, chị Trần Thị Ty, nhà ở tận khu tái định cư Trường An (An Cựu) mừng tủi nhận 4 suất ăn cho 4 mẹ con rồi run run: “4 suất mà chỉ có 8 ngàn, với số tiền này chưa đủ một bữa cơm bụi em ăn hàng ngày”. 10h quán mở cửa nhưng hôm nào người đến ăn cơm cũng ngồi chật kín từ trước đó, họ nói chuyện bàn tán rôm rả, hồn nhiên. Từng nhóm sinh viên không dấu hết nỗi vui mừng ngồi ăn ngon lành. Bạn Nguyễn Lê Điền, sv trường CĐ Công nghiệp Huế cho biết, gia đình bạn làm nông nên rất khó khăn, riêng tiền ăn hàng tháng của bạn phải tốn 400 – 500 ngàn nhưng giờ có quán này mỗi tháng chỉ còn hơn 100 ngàn, đỡ gánh nặng cho gia đình. “Rẻ mà cơm cũng thịnh soạn, đầy đủ các món, bà chủ lại thương sinh viên nữa nên mình về nói với mấy bạn sinh viên cũng nghèo như mình, chúng nó cũng kéo đến đây ăn cả” -Điền vui vẻ nói. Chị Na, con gái của mệ Hiếu từ Sài Gòn ra phụ giúp mở quán cơm cho biết, để có thể duy trì được quán lâu dài phục vụ người nghèo, gia đình đã thuê những người lao động nghèo về làm việc và trả lương hàng tháng. Thực đơn vẫn thịnh soạn với đầy đủ các món: thịt, cá, rau hết sức tươm tất và sạch sẽ. “Với giá cả như hiện tại thì 2000 đồng không thể đủ cho một bữa ăn, nhưng đó là cái giá cho có để người đến ăn cũng cảm thấy thoải mái và vui vẻ” – chị Na nói. Hiện tại mỗi giờ ăn quán chỉ phục vụ được khoảng 300 suất, thế nhưng ngay từ ngày đầu tiên người đến ăn đã chật kín và dự đoán lượng khách sẽ rất đông nên chị Na sẽ tính toán để tăng suất trong thời gian tới. Ngoài bữa cơm 2000 đồng phục vụ tuần 3 ngày vào thứ 3,5,7 tại quán 22 Đoàn Hữu Trưng, chị Na cũng cho biết thêm rằng, chị và một số nhà hảo tâm cũng đang tổ chức những bữa cháo tình thương cho bệnh nhân nghèo ở Bệnh viện TW Huế và sẽ chính thức phục vụ trong tuần này vào các ngày chẵn trong tuần. Thái Bá Dũng Nguồn: thethaovanhoa.vn
|
||
hung0989077120@ahoo.com
|
||
IP Logged | ||
hoangngochung
Senior Member Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
Gởi ngày: 26/May/2012 lúc 9:02am | |
Nhiều người giàu “ăn chực” quán cơm 2.000 đồng
(Dân trí) - Mệ già tuổi xấp xỉ 70 thức khuya dậy
sớm nấu cơm phục vụ người nghèo với giá 2.000 đồng một suất. Buồn thay,
rất nhiều người khá giả, đi xe SH, Dylan… cũng rủ nhau tìm tới quán mệ
“ăn chực” ngày đủ 2 bữa.
>> Quán cơm 2.000 đồng Không phải mọi thực khách đến quán mệ Hiếu đều là những người cần được giúp đỡ. Giữa thời buổi “khan
gạo thiếu tiền” này, việc mệ Hiếu và gia đình chung sức mở quán cơm
2.000đ với đầy đủ rau, dưa, cá, thịt... phục vụ sinh viên nghèo, người
nghèo là một việc làm đáng khâm phục. Được làm những việc có ích cho
người nghèo, mệ Hiếu vui lắm, nhưng lòng mệ vẫn phảng phất buồn vì mệ
nghe có người đồn mệ bỏ bùa mê, thuốc lú vào thức ăn; lại có người nói
thần kinh mệ không bình thường.
Nhưng điều làm mệ buồn hơn cả là lẫn trong số những người tìm đến quán mệ ăn cơm có khá nhiều người khá giả, có của ăn của để mà vẫn muốn tới đây ăn… cho rẻ. Mệ tâm sự: “Có nhiều người nghèo biết, đến ăn cơm mệ vui lắm, mệ chỉ mong sẽ giúp đỡ được tất cả mọi người. Những ngày đầu mệ bán 300 suất cơm phục vụ, ý định của mệ chỉ đơn giản là giúp đỡ các bạn sinh viên, người nghèo; ai biết được trong số người đến quán ăn cơm cũng có nhiều người khá giả, giàu có, có của ăn của để, mệ biết mần răng được!”.
Đúng như lời mệ Hiếu nói, theo quan sát của chúng tôi tại quán thì ngoài các bạn sinh viên, người nghèo có không ít người ăn mặc sang trọng, đi xe đắt tiền dựng trước quán vào mua cơm của mệ. Do không thể biết người nào nghèo thực sự nên những người thân trong gia đình mệ Hiếu vẫn bán cơm cho họ với giá 2.000 đồng/suất.
Thậm chí có người còn gửi xe máy từ xa rồi đi bộ tới, vờ là người nghèo đến “ăn chực”. Nhiều người tới ăn thử, thấy vừa ngon vừa rẻ liền kéo cả nhóm bạn bè hoặc người nhà tới ăn. Tiếng lành đồn xa, cứ mỗi ngày lại có thêm không ít nhóm người thuộc diện... không cần giúp đỡ tới quán mệ. Trong khi đó, để duy trì được quán cơm 2.000 đồng này, mệ Hiếu và những người thân trong gia đình mệ, ngoài việc bỏ tiền ra còn phải tất bật thức khuya dậy sớm.
Nhiều người biết chuyện rất bức xúc, nói mệ Hiếu hãy “thẳng tay đuổi cổ” những người “giả vờ nghèo” này nhưng mệ Hiếu chỉ cười đôn hậu: “Mệ tin ai cũng hiểu những việc mệ đang làm, rồi họ cũng sẽ hiểu và không tới nữa, chứ ai lại nỡ đuổi khách tới quán như thế...”.
Tấm lòng người mẹ
Cả đời mệ Hiếu luôn sống vì người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa. Có người được mệ giúp đỡ miếng cơm, manh áo nhưng cũng có không ít người được mệ cưu mang, nuôi dữỡng. Nổi tiếng là một người thợ nấu rượu tài ba ở phố, để có tiền nuôi mệ già, em út và 3 người cháu, tuổi xuân của mệ Hiếu đã trôi qua trong tất tả, bận rộn ngược xuôi của công việc hằng ngày chăm bẵm mẹ, nuôi em khôn lớn, ăn học tới trường.
Mệ quyết định không lập gia đình, đến năm 37 tuổi mệ đi xin một người con nuôi (bây giờ vẫn sống với mệ) tên Dã. Ngoài ra mệ còn nuôi dưỡng 2 người con nuôi nữa là anh Nguyễn Văn Hảo và anh Nguyễn Văn Nhã.
Cả 3 người con nuôi của mệ ai cũng đau ốm quanh năm nên mệ phải dành nhiều thời gian chăm bẵm. Anh Nguyễn Văn Nhã bị dị tật bẩm sinh ở chân và bị câm. Anh Dã cũng bị bệnh nằm một chỗ, mọi sinh hoạt từ ăn uống, ngủ nghỉ, vệ sinh thân thể đều một tay mệ Hiếu chăm sóc.
Đó là chưa kể mấy năm trở lại đây mệ Hiếu còn nhận không ít các bạn sinh viên nghèo về cho ở trọ miễn phí và xem như những người con, người cháu ruột trong gia đình. “Mệ chỉ mong những đứa con nuôi của mệ ngoan ngoãn, mau khỏe bệnh, giúp đỡ mệ tiếp tục bán quán cơm 2.000 đồng phục vụ các cháu sinh viên, người nghèo”, mệ Hiếu xúc động tâm sự.
Được biết bản thân mệ Hiếu hiện cũng mang nhiều chứng bệnh như đại tràng, sỏi thận. Hỏi thăm thì mệ qua quýt: “Bệnh của người già ấy mà, mệ còn gắng gượng được, không muốn con cháu trong nhà nó lo”.
Qua báo Dân trí, mệ Hiếu cũng muốn nhắn gửi một điều: chỉ mong trong thời gian tới những người có của ăn, của để hãy chung sức giúp đỡ người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn, đừng gây thêm khó dễ cho mệ và mệ cũng chỉ mong càng giúp đỡ được nhiều người càng tốt.
Phan Bá Mạnh |
||
hung0989077120@ahoo.com
|
||
IP Logged | ||
hoangngochung
Senior Member Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
Gởi ngày: 26/May/2012 lúc 9:07am | |
do Sharing The Life Charity Club mần Từ 11h trưa các ngày 15 và 30 hàng tháng. Tại 15 & 17 Lê Duẩn - tp Đà Nẵng |
||
hung0989077120@ahoo.com
|
||
IP Logged | ||
hoangngochung
Senior Member Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
Gởi ngày: 12/Jun/2012 lúc 8:14am | |
Phố cơm trắng ở Sài Gòn
Sài Gòn, bề nổi là một thành phố lộng lẫy xa hoa sực mùi dầu thơm và những nhà hàng tiệm ăn sang trọng. Nhưng vẫn còn đó một Sài Gòn của những công nhân, những trí thức mà bữa cơm chiều chỉ là bát cơm không, mua ở cổng nhà ga. Khách quen của quán cơm trắng là các công nhân. Phố cơm trắng Khu vực quanh ga Sài Gòn có nhiều nhà trọ tồi tàn. Những người từ xa xuống sân ga thường thuê trọ để bán báo, đánh giày, bán vé số, làm công nhân. Họ còn bỡ ngỡ, chưa dám đi đâu xa, vả lại cuộc sống quanh nhà ga cũng không đắt đỏ như trong khu trung tâm. Những ngóc ngách chật chội và có phần hôi hám, nhà cửa cáu bẩn, những chung cư cũ kỹ phơi đầy quần áo cũ, lúc nào cũng nườm nượp người lao động lấm lem. Giữa hàng vạn con người khuôn mặt nhầu nhĩ ấy, đã ra đời phố bán cơm không mà người Sài Gòn gọi là phố cơm trắng quanh nhà ga xe lửa. Người bán cơm trắng nhiều khi không thuê mặt bằng, mấy bình ga đặt ở góc đường, che ô dù, đội nắng mưa nấu cơm mà bán cho nhân dân. Mỗi người dăm bảy cái nồi, mỗi nồi nấu được gần yến gạo. Họ không bán thức ăn, chỉ vài hàng có bán thêm dưa hành, nước mắm nước tương. Cơm và dưa món để trong bao ni lông. Cơm tính theo cân, người ta cũng thường gọi là “cơm ký”. Chị Hồng, một người bán cơm trắng 12 năm nay cho biết vợ chồng chị thay nhau nấu cơm bán. Mỗi cân cơm chỉ lãi được 500 – 1.000 đồng nên không đủ tiền thuê nhân công: “Chúng tôi chỉ lấy công làm lãi. Bán cơm giá cao chút lập tức người ta không mua nữa. Công nhân nghèo lấy tiền đâu mà mua”. Mỗi ngày chị Hồng dậy từ 4 giờ sáng, nấu cơm bán đến gần 9 giờ đêm. Cứ mỗi cân gạo nấu thành hai cân cơm. Chị nói: “Gạo ngon mọi người thường ăn giá 18.000- 20.000 đồng/kg, gạo chúng em nấu bán ở đây chỉ 12.000 đồng/kg. Dân cần ăn no chứ chưa cần ăn ngon”. Một cân cơm bán giá 8.000 đồng, đủ cho ba công nhân ăn. Tính ra mỗi bữa một người chỉ phải bỏ ra 2.700 đồng. “Một ly trà đá giờ đã 2.000 đồng” - chị Hồng nói. Một ngày chị Hồng bán khoảng 450 kg cơm trắng. Chị Hương, một người bán cơm trắng thì nói: “ Người ta bán hàng cơm, chủ yếu lời vào thức ăn. Khi công nhân đến mua cơm trắng, các quán cơm chẳng bao giờ bán. Bởi vậy, người nghèo phải tìm tới ga tàu lửa này để mua cơm ăn qua ngày”. Chị nói thêm: “Có người thấy chúng tôi bán ngày cả tạ gạo, tưởng bán cho các quán cơm, nhưng hoàn toàn không phải. Người ta kinh doanh, nấu cơm có lời, chỉ khi nào thiếu cơm họ mới chạy qua đây mua vài ba ký thôi. Cơm trắng chúng tôi nấu ra chủ yếu bán cho dân lao động và sinh viên”. Heo hắt những bữa ăn Ông Sáu chạy xích lô. Khi nào đói và rảnh khách lại tạt vào mua 3.000 đồng cơm trắng buộc vào xích lô. Ông có hai chai nước lớn lấy từ vòi, khát thì cúi xuống mà uống. Ông Long chạy xe ôm, chiều tối ghé mua vài lạng cơm, giữ nó như giữ bảo bối vậy. Cầm bịch cơm trắng nom ông cười thật hiền. Phần lớn khách mua cơm trắng là người nghèo. Chị Hương nói với tôi: “Khách mua đủ lứa tuổi. Trẻ em đánh giày, phụ nữ bán báo, người già bán vé số”. Chị nói: “Lắm người chỉ mua vài ngàn, nhưng vẫn phục vụ. Cơm cháy thường để cho mấy người neo đơn, nghèo khổ. Lắm khi thấy tội quá, không nỡ lấy tiền”. Thùy, sinh viên một trường cao đẳng nói: “Chúng em ba đứa thuê một phòng, tháng mất tám trăm ngàn. Phòng trọ nhỏ, chủ không cho nấu cơm vì sợ cháy nhà. Ăn cơm hàng thì đắt đỏ lắm, mà không no, nên mỗi bữa lại ra đây mua một cân cơm trắng”. Quanh ga tàu có tới cả chục quán cơm bụi. Nhưng giờ giá thuê mặt bằng tăng, giá điện nước, gạo, thịt rau đều tăng, giá cơm bụi tăng liên tục. “Cơm rẻ nhất cũng phải 20.000 đồng một suất. Nếu cả ba đứa đi ăn thì mất 60.000 đồng”. Hỏi ăn cơm trắng hoài sao nuốt nổi và sức đâu học hành? Thùy nói: “Chúng em mua thêm trứng luộc”. Chị Hằng bán hàng rong, là khách quen của phố. Chị nói là “đi bán suốt từ sáng sớm đến tối mịt, lấy đâu thời gian nấu cơm”. Hàng bán bữa được bữa mất. Họ từ Quảng Nam vào, thuê nhà trọ gần bệnh viện da liễu. Đói thì mua cơm, ngồi gốc cây chia nhau mà ăn. Lắm khi trời nắng nuốt không nổi. Chị nói: “Muốn ăn cơm ngon thì chờ đến tết về quê”. Tìm nguồn sống Trời nắng, xe cộ, bụi bặm, tiếng còi tàu rắt réo. H., một học viên theo học nghề điện, ngồi đạp xe lăn đi tìm mua cơm trắng. H. nói: “Chi phí học hành đắt đỏ lắm, em phải tiết kiệm để đỡ cho gia đình”. H. không chỉ mua cơm cho mình mà còn mua cho nhiều bạn khác nữa. Tìm mua cơm trắng. Nhìn cảnh người ngồi xe lăn, len lỏi giữa phố xá đầy bụi bặm và xe cộ nơi ga tàu, mới biết người ta mong tìm quán cơm trắng đến như thế nào. Anh Thời, công nhân một nhà máy cách phố cơm trắng hàng cây số nói: “Ngày nào cũng như ngày nào, tôi đều mua cơm ở đây ăn. Đồng tiền trượt giá, gạo thịt đều tăng, giá thuê nhà tăng. Phải sống như thế này, cầm cự, chứ còn biết làm sao bây giờ? Có cái bỏ vào miệng là tốt rồi, cầu gì ăn ngon”. Anh mua hai ngàn đồng tiền cơm cộng thêm ba ngàn dưa món: “Muốn đổi khẩu vị thì mua mấy ngàn đậu phụ chấm với nước tương”. Phố Nguyễn Thông nằm sát cổng ga Sài Gòn có lẽ là một bức tranh tương phản của cuộc đời hôm nay. Phố này nổi tiếng bán rượu Tây với hàng chục tiệm rượu. Những chai rượu được thiết kế cầu kỳ, rượu ngâm với sâm Cao Ly, rượu lâu năm đến từ các nước… có giá vài chục triệu đồng, thậm chí có chai mấy chục triệu đồng. Một bữa nhậu của người có tiền, có chức, phải hết mấy chai! Ngồi bên vệ đường cùng phố cơm trắng, tôi mới phát hiện ra phần lớn những khách hàng phố này đều độ tuổi thanh thiếu niên, sinh viên, người lao động trẻ. Họ đều đang tuổi ăn, tuổi lớn, độ tuổi lao động quan trọng nhất của xã hội. Phần đa khách mua cơm trắng đều gầy gò, xanh lớt, có người tay run, giọng nói phều phào. Chị Hồng nói: “Không ít người là khách quen của chúng tôi đến cả chục năm ròng. Nghĩ mà thương”. Nhưng cũng ở phố Nguyễn Thông, nơi cuối con phố giáp với ga tàu, những ngõ nhỏ tối tăm và những hàng cơm trắng bày bán trên vỉa hè, nườm nượp các vị khách. Chị Loan, người bán báo đi dép lê, cầm trên tay những tờ báo in đậm dòng tít nói về các tập đoàn nhà nước làm ăn thua lỗ ném hàng ngàn tỷ đồng vô nghĩa xuống sông xuống biển, những tòa nhà con em quan chức tỉnh nọ lên đến hàng trăm tỷ được xây dựng chỉ để cho họ hưởng lạc… Người đàn bà bán báo dạo ghé vào mua cơm trắng, ánh mắt chị buồn hiu hắt. Chị Nga, chủ một quán cơm trắng đã quyết định bán hai loại cơm. Cơm thường nấu từ gạo xốp bán giá 8.000 đồng/kg. Cơm ngon nấu từ gạo dẻo, giá bán 10.000 đồng/kg. Quan sát hơn 20 người mua cơm trắng tại quán này, tôi thấy tất cả họ đều chỉ có một nhu cầu: “Bán cho tôi cơm thường”. Người đàn bà bán báo mua 3.000 đồng cơm thường ấy. Chị cầm chặt nắm cơm trong tay, như sợ sẽ đánh rơi một vật quý giá. Theo TPO Chỉnh sửa lại bởi hoangngochung - 12/Jun/2012 lúc 8:16am |
||
hung0989077120@ahoo.com
|
||
IP Logged | ||
hoangngochung
Senior Member Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
Gởi ngày: 11/Jul/2012 lúc 11:27pm | |
Ông Tây bị ruột thịt người Việt đuổi ra đường vì... nghèoTrở về thăm quê mẹ, thăm người chị ruột và những đứa em cùng mẹ khác cha, nhưng cuối cùng ông Tây này lại bị chính những người thân hắt hủi đuổi ra đường, đi lang thang đói khát, không nơi nương tựa.Chuyến trở về quê mẹ đầy cay đắng Trước Tết Nguyên đán Nhâm Thìn, người dân phường 4, phường 5, phường 6 thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) hay gặp một ông Tây suốt ngày mặc quần jean, áo thun bạc màu, chân mang dép lê lẹp xẹp đi bộ lang thang khắp các con đường trong khu vực. Nhiều lúc người ta thấy ông Tây đi bộ mệt, vào ngồi thu lu trong một quán cà phê cóc, gọi ly trà đá uống giải khát, nét mặt buồn rười rượi. Những người hiếu kỳ xúm vào thăm hỏi, ông Tây trả lời mọi chuyện trơn tru bằng tiếng Việt. Từ những câu chuyện của ông Tây, nhiều người biết người đàn ông quốc tịch Pháp về thành phố Mỹ Tho thăm quê mẹ, thăm người chị ruột và những đứa em cùng mẹ khác cha, nhưng cuối cùng lại bị người thân hắt hủi ra đường, đi lang thang trong tình cảnh đói khát, bệnh tật, không nơi nương tựa. Đầu tháng 3/2012, theo chỉ dẫn của những người dân phường 5 thành phố Mỹ Tho, tôi tìm gặp ông Tây đang tá túc ở tiệm sửa xe gắn máy của ông Trương Văn Hùng ở số 682 đường Lý Thường Kiệt, phường 5 thành phố Mỹ Tho. Vẫn quần jean, áo thun bạc màu, chân mang dép lê, nhưng thần thái ông Tây đã tươi tỉnh, tóc tai không còn bù xù như những ngày sống lang thang ở thành phố Mỹ Tho. Ông Tây khoe, sau những nổ lực nhờ chính quyền giúp đỡ, Sở Ngoại vụ tỉnh Tiền Giang đã cử cán bộ tìm hiểu sự việc của ông và ngày 14/3 sẽ cho xe ô tô đưa ông từ thành phố Mỹ Tho lên sân bay Tân Sơn Nhất để lên máy bay về Pháp. “Vé máy bay tôi nhờ bà chị ruột mua xong rồi, nhưng bà chị tôi không biết gì nên mua vé mắc quá. Tôi đọc báo thấy Vietnam Airline đang khuyến mãi vé đi Paris chỉ có 15,5 triệu đồng tiền Việt Nam, vậy mà bà chị tôi lại đi mua vé máy bay của hãng Quatas tốn 750 USD, thật là lãng phí”, ông Tây càm ràm. Ngồi nhâm nhi bình nước trà cùng vợ chồng ông Hùng chủ tiệm sửa xe, ông Tây trầm ngâm kể chuyện cuộc đời và chuyến trở về thăm quê mẹ đầy cay đắng. Ông Tây tên thật là Daniel Jean Claude Buzit, sinh năm 1959 tại thành phố Mỹ Tho, từ nhỏ mọi người thường gọi là Daniel, không có cái tên Việt nào. Daniel còn nhớ rành rẽ, cha ông là dân Pháp chính gốc, còn mẹ ông là người Việt, quê ở phường 4 thành phố Mỹ Tho hiện nay. Hồi trước cha của Daniel phục vụ trong quân đội Pháp đóng tại Việt Nam, sau khi giải ngũ thì chuyển qua làm công nhân cho Chi nhánh hãng bia Con Cọp (bia BGI hiện nay) ở tại Mỹ Tho, nên cả gia đình của ông sinh sống ở phường 4 thành phố Mỹ Tho. Ông Tây còn nhớ, hồi xưa chi nhánh hãng bia nơi cha ông làm việc nằm ở góc đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Lê Thị Hồng Gấm hiện nay, nơi đó bây giờ không còn vết tích gì và trên nền chi nhánh bia ngày xưa hiện giờ là Nhà Văn hóa trung tâm tỉnh Tiền Giang. “Ông bà già tôi sống với nhau sinh được 3 người con gồm một người chị hiện đang sống tại thành phố Mỹ Tho, tôi và một người em. Cha tôi làm việc ở Việt Nam một thời gian thì hồi hương về Pháp, lúc đó ông định mang cả gia đình vợ con cùng về, nhưng không hiểu sao mẹ tôi không chịu đi, nên cha tôi về Pháp một mình. Sau đó mẹ tôi ở Mỹ Tho lấy chồng khác, sinh thêm được mấy người em cùng mẹ khác cha với tôi. Ở bên Pháp cha tôi cũng có vợ khác, đến năm 1975 khi tôi đã 16 tuổi thì cha tôi đón tôi qua Pháp sinh sống. Hiện nay tôi ở tiểu bang 57 gần thành phố Metz, làm công nhân trong một xí nghiệp”, Daniel cho biết như vậy. Ông Tây Daniel nói, ở bên Pháp ông rất muốn về Việt Nam thăm lại quê mẹ, nhưng công việc vất vả không có thời gian, lương bổng lại eo hẹp nên không có điều kiện để về. Tuy vậy, lâu lâu dành dụm được ít tiền, ông Tây Daniel lại ra bưu điện gửi măng-đa về Việt Nam cho chị em xoay xở mua sắm vật dụng sinh hoạt, sửa sang nhà cửa. “Gần đây nhất là năm 1992 tôi dành dụm được 4.500 Franc gửi về cho đứa em cùng mẹ khác cha sửa lại ngôi nhà ở đường Đống Đa, phường 4 thành phố Mỹ Tho, nơi mẹ tôi sinh sống đến lúc qua đời. Bên Pháp đi làm kiếm tiền khó lắm nên không phải lúc nào cũng có dư tiền để gửi về Việt Nam”, ông Tây ngồi bần thần nhớ lại. Lần này về Việt Nam để thăm quê ngoại là nhờ có giấy của bác sĩ bên Pháp yêu cầu ông phải đi nghỉ để dưỡng bệnh và phải về Việt Nam dưỡng bệnh là tốt nhất. “Nguyên nhân là thế này. Hồi nhỏ lúc còn ở Mỹ Tho tôi cùng bạn bè hay nghịch phá, leo trèo. Lúc đó Mỹ Tho còn vườn tược nhiều lắm. Lần nọ tôi leo lên cây vú sữa hái trái thì bị trượt chân té đập đầu xuống đất bất tỉnh nhân sự, rất lâu người ta mới tìm thấy tôi và đưa về nhà, từ đó tôi hay bị nhức đầu. Sau khi sang Pháp định cư và đi làm, thêm một lần tôi bị tai nạn lao động trúng ngay chỗ bị té lúc trước, nên nhiều năm nay mỗi khi trời trở lạnh là đầu tôi lại đau nhức như búa bổ. Chính vì vậy mà mùa đông năm 2010 ông bác sĩ Pháp sau khi cho tôi nghỉ làm việc để dưỡng bệnh đau đầu, biết tôi quê mẹ ở Việt Nam nên khuyên tôi nên về bên này nghỉ ngơi dưỡng bệnh vì điều kiện thời tiết ở Việt Nam ấm áp, rất tốt cho sức khỏe của tôi, trong khi ở Pháp và khắp châu Âu nơi nào mùa đông cũng khắc nghiệt, nhiệt độ âm từ 10 đến 20 độ C, không tốt cho cái đầu đau nhức của tôi”, ông Tây Daniel nhớ lại. Hỏi tại sao Daniel về Việt Nam thăm quê mẹ và dưỡng bệnh chỉ có một mình, không có vợ con đi theo chăm sóc bệnh tật, ông Tây cười buồn hiu, nói: “Đến năm 2005 qua mai mối, sự giới thiệu của người thân, tôi mới cưới vợ. Vợ tôi là người Việt Nam, quê ở tỉnh Trà Vinh. Sau khi sang Pháp sống với tôi, cô ta không chịu đi làm gì hết, bắt tôi đi làm nuôi cô ta và còn vay mượn nợ nần tùm lum của những người quen, nên hai chúng tôi đang làm thủ tục ly hôn, chắc trong tháng 3/2012 Tòa án bên Pháp sẽ giải quyết. Hai vợ chồng tôi chưa có đứa con nào”. Bi kịch của Daniel bắt đầu khi cuối tháng 10/2010 ông mua vé máy bay về Việt Nam. Tại sân bay Tân Sơn Nhất, Daniel được những đứa em cùng mẹ khác cha đón về thành phố Mỹ Tho. Về đến Mỹ Tho, Daniel sinh sống ở nhà người em trai cùng mẹ khác cha trong căn nhà trên đường Đống Đa. Ông Tây dự định về Mỹ Tho cho tiền người em lợp lại mái tôn và lót gạch bông cho ngôi nhà ẩm thấp, nóng nực, ăn cái tết Việt, ở chơi một thời gian rồi trở về Pháp làm việc khi thời tiết đã ấm lên. Nhưng cuộc đời thật éo le, chưa đầy một tháng sau thì người em trai cùng cha khác mẹ cương quyết đuổi ông anh Daniel ra khỏi nhà, còn người chị ruột cũng không chấp nhận cho đứa em đang cù bơ cù bất về nhà tá túc. Theo nhiều người dân quen biết với Daniel kể lại, sở dĩ có chuyện người thân của ông Tây đuổi ông ra đường là vì tháng 11/2010 Daniel bất ngờ đâm đơn đến Công an phường 4 và Công an thành phố Mỹ Tho yêu cầu điều tra vụ ông bị mất trộm tài sản ngay tại nhà người em cùng mẹ khác cha trên đường Đống Đa. Ông Tây Daniel một mực cho rằng chính người em cùng mẹ khác cha là thủ phạm lấy cắp số tiền 2.000 euro và 3 triệu đồng Việt Nam của ông cất trong ví, vì toàn bộ giấy tờ tùy thân vẫn còn y nguyên. Sau khi Daniel đâm đơn đến cơ quan công an, người em trai dứt khoát không cho ông sống trong nhà trong khi người chị ruột cũng làm ngơ, nên ông Tây phải khăn gói đi tìm nơi ở trọ. Qua giới thiệu của mấy tay “cò nhà trọ”, Daniel thuê một căn phòng của bà C. ở khu phố 7, phường 6 thành phố Mỹ Tho với giá 1,1 triệu đồng/tháng. Bà C. còn nhận nấu cơm cho ông Tây ăn ngày hai bữa với giá 1,2 triệu đồng/tháng, nhưng bắt buộc ông Tây phải đưa trước ba tháng tiền thuê nhà tổng cộng là 3,3 triệu đồng và tiền ăn ứng trước là 2,9 triệu đồng. Những tưởng thuê được căn phòng trọ thì sẽ yên thân sống nốt quảng thời gian ít ỏi trên quê mẹ và chờ cơ quan công an làm rõ việc mất trộm tài sản. Nhưng chỉ sau 3 tuần ông Tây Daniel đã phải rời bỏ phòng trọ vì sinh hoạt cá nhân quá bất tiện, bà chủ nhà cho ăn uống thiếu thốn không xứng với đồng tiền bỏ ra, hơn nữa còn buộc ông Tây hạn chế sử dụng nước, chuyện vệ sinh cá nhân thì hết sức tồi tệ. Nhưng sự đời như trêu ngươi người sa cơ lỡ vận, chỉ mới thuê trọ được 3 tuần rồi ra đi nhưng khi ông Tây yêu cầu chủ nhà trọ hoàn lại số tiền ứng trước còn dư tổng cộng khoảng 4,5 triệu đồng để Daniel đi tìm nơi trọ khác thì bà C. chỉ chịu trả lại 1,5 triệu đồng, còn 3 triệu thì bà ta cương quyết không trả. Đòi tiền chủ nhà trọ hoài không được, một lần nữa ông Tây Daniel lại phải viết đơn gửi đến công an phường nhờ can thiệp. Nhưng sau nhiều lần hòa giải mà bà C. vẫn không chịu trả tiền cho Daniel, chính quyền phường 6 thành phố Mỹ Tho cho biết ông Tây chỉ còn cách làm đơn khởi kiện bà C. ra tòa để phân xử. Tới nước này thì ông Tây Daniel đành chào thua, xem như trắng tay. Hết tiền, không chốn dung thân, ông Tây Daniel sống lang thang khắp các con đường ở khu vực phường 4, phường 5, phường 6 thành phố Mỹ Tho. Sau khi xài hết những đồng tiền cuối cùng trong túi, ông Tây Daniel lột chiếc đồng hồ đang đeo trên tay đem đi cầm nhưng không ai nhận. Cuối cùng một người thương tình cầm chiếc đồng hồ cho ông Tây với giá 500.000 đồng, giao hẹn khi nào ông có tiền thì cứ đến lấy lại đồng hồ, không tính tiền lãi gì hết. Nhưng rồi 500.000 đồng cuối cùng cũng hết veo, ông Tây Daniel lâm cảnh đói thì xin cơm, xin nước độ nhật qua ngày, đêm về thì ngủ bất kỳ nơi nào có thể ngả lưng. Người dân thành phố Mỹ Tho vốn nổi tiếng hiền lành chất phác và hay thương người, hết sức ngạc nhiên khi thấy một ông Tây sống lang thang ngoài đường, nói rành tiếng Việt và thường xuyên xin cơm ăn, nước uống, nên họ xúm nhau hỏi chuyện và khi biết được hoàn cảnh éo le của ông thì mỗi người đều sẵn lòng ít nhiều giúp đỡ Daniel trong cơn khốn khó. Và rồi trong cơn hoạn nạn cùng cực, ông Tây Daniel bất ngờ nhận được sự giúp đỡ chí tình của những người Việt mới quen ở thành phố Mỹ Tho dù họ không hề thân thích ruột rà mà thoạt nghe cứ tưởng như là chuyện… cổ tích giữa đời thường. Tấm lòng của những người nhân hậu Ngồi nói chuyện với tôi bên chiếc bàn nhỏ trước tiệm sửa xe gắn máy của ông Trương Văn Hùng, ông Tây Daniel nói nếu không có sự cưu mang của những người dân thành phố Mỹ Tho tốt bụng thì giờ này chưa biết số phận của ông sẽ ra sao.
Hỏi thăm, tôi được biết việc gia đình vợ chồng ông Hùng và những người dân xung quanh tiệm sửa xe của ông giúp đỡ, cưu mang ông Tây Daniel trong cơn khốn khó thật tình cờ nhưng hết sức cảm động. Ông Hùng kể, trước Tết Nguyên đán Nhâm Thìn, em ruột của ông là anh Trương Huệ Minh bất ngờ dẫn ông Tây Daniel đến nhà chơi, rồi kể rõ ngọn nguồn chuyến về thăm quê mẹ đầy bi kịch của ông Tây, nói thẳng là hiện nay Daniel đang bị bệnh, hết tiền, không nơi nương tựa, phải lang thang xin cơm ăn, nước uống. Lúc đầu vợ chồng ông Hùng hết sức ngạc nhiên, không biết vì sao anh Minh lại…quen với một ông Tây nghèo khó lang thang không nhà không cửa. Sau đó anh Minh kể, khoảng tháng 11/2011 nhiều lần đi uống cà phê anh thấy Daniel thường ngồi chung quán, nói tiếng Việt sành sõi nên hai bên bắt chuyện làm quen. Sau khi biết Daniel là quê ngoại ở Mỹ Tho, về Việt Nam để dưỡng bệnh và thăm quê, ăn Tết Nguyên đán, nên thường cùng nhau uống cà phê sáng. Một thời gian, anh Minh chú ý thấy ông Tây Daniel không gọi cà phê như thường ngày mà chỉ kêu một ly trà đá rồi… “ngồi đồng” trong quán để giết thời gian nên lấy làm lạ, gặng hỏi. Cật vấn mãi ông Tây Daniel mới buồn rầu bày tỏ chuyện bị mất trộm tiền, bị người thân đuổi ra khỏi nhà không cho tá túc, sau đó đi thuê nhà trọ thì tiếp tục bị lừa hết tiền, lâm cảnh không nơi nương tựa, đói lên đói xuống. Cám cảnh người bạn mới quen, trong lúc anh Minh lại sống một mình ở căn nhà nhỏ trong một khu yên tĩnh tại phường 5, anh Minh không ngần ngại cho ông Tây Daniel về ở tạm một thời gian. Riêng chuyện ăn uống của ông Tây thì anh Minh lo không xuể nên dẫn Daniel ra nhà ông Hùng…nhờ giúp đỡ. Sau khi nghe anh Minh kể đầu đuôi sự việc hoàn cảnh éo le của ông Tây, vợ chồng ông Hùng cũng mủi lòng cám cảnh, nên dù nghề sửa xe gắn máy thu nhập chẳng bao nhiêu, hoàn cảnh kinh tế gia đình còn nhiều eo hẹp, không bà con thân thích gì hết nhưng hai vợ chồng ông Hùng quyết định cưu mang, giúp đỡ ông Tây qua cơn khốn khó. Vợ ông Hùng kể, từ khi nhận giúp đỡ ông Tây Daniel, mỗi ngày hai vợ chồng ông đều lo cho ông Tây ngày ba bữa ăn sáng, trưa, chiều, gia đình ăn gì thì ông Tây ăn nấy, như người thân trong nhà. Những lúc trái gió trở trời ông Tây đổ bệnh, ông Hùng đích thân đi mua thuốc cho ông Tây uống, kêu người cạo gió, giác hơi cho Daniel. Hàng ngày, khi nào mệt và ban đêm thì ông Tây lội bộ từ tiệm sửa xe của ông Hùng về nhà của anh Minh ngủ. Còn lúc khỏe thì ngồi suốt ở tiệm sửa xe vừa xem ông Hùng hành nghề vừa chuyện trò đủ thứ chuyện trên đời. Lúc đầu những người dân xung quanh và bạn bè của ông Hùng rất ngạc nhiên khi thấy hai vợ chồng ông tự nhiên lo lắng cơm nước, thuốc thang cho một ông Tây ở đâu như trên trời rớt xuống. Nhưng sau khi hỏi han biết được chuyện đời éo le của Daniel, mọi người cũng chung tay góp sức cùng vợ chồng ông Hùng đùm bọc ông Tây, dù giữa họ chẳng có mối quan hệ thân thích nào và họ cũng không cần ông Tây phải trả ơn, trả nghĩa. Người thì cho 50.000 đồng, kẻ thì cho 100.000 đồng để ông Tây có tiền chi xài lặt vặt. Nhiều hôm hai vợ chồng ông Hùng bận đi đám tiệc không lo được cơm nước cho Daniel, bà vợ của ông Hùng vẫn chu đáo gửi tiền cho ông Tây ở nhà ăn cơm bình dân. “Nhiều lần vợ chồng tôi đi đám tiệc Daniel đòi đi theo chơi vì ở nhà một mình thì buồn. Vợ chồng tôi cũng muốn cho ông Tây đi nhưng bây giờ xe cộ ngoài đường ghê quá, tai nạn nhiều, chở ông Tây đi thì không có gì khó, nhưng lỡ có chuyện gì xảy ra thì sẽ rất phiền phức vì Daniel là người nước ngoài, nên từ chối mà trong bụng áy náy lắm. Hôm Tết Nguyên đán, Daniel ăn tết cùng với gia đình tôi”, bà vợ ông Hùng cho biết. Nhưng cảm động nhất là trường hợp ông Chung Văn Tư, ở phường 7 thành phố Mỹ Tho, người bạn già của ông Hùng. Ông Tư cuộc sống còn túng thiếu, ở chung nhà trọ với người con gái, hàng ngày phải đi bán vé số mưu sinh. Lần nọ ghé tiệm sửa xe gắn máy của ông Hùng chơi, thấy ông Tây Daniel ngồi thu lu một góc, hỏi chuyện thì được ông bạn già cho biết hoàn cảnh trớ trêu của ông Tây, nên ông Tư cũng hết lòng giúp đỡ. Hôm ông Tây Daniel phải xuống Công an Tiền Giang gia hạn p***port, ông Tư là người tình nguyện lấy chiếc xe gắn máy cà tàng của mình chở Daniel đi. Đến nơi làm thủ tục xong xuôi, phải đóng tiền lệ phí gia hạn là 275.000 đồng nhưng lúc đó trong túi ông Tây chỉ còn đúng 100.000 đồng. Daniel loay hoay không biết phải làm sao, ông Tư thấy vậy liền vét hết tiền số tiền đang có trong túi đưa cho ông Tây đóng lệ phí, rất may là vừa đủ số tiền 275.000 đồng, khiến ông Tây vô cùng xúc động. Ông Hùng còn nhớ như in hôm 21/2/2012, sau một thời gian được những người tốt bụng ở thành phố Mỹ Tho cưu mang hồi phục sức khỏe, ông Tây Daniel quyết định tìm đến Tòa Tổng lãnh sự Pháp tại Sài Gòn để nhờ giúp đỡ trong cơn khốn khó, nhưng trong túi lại không có tiền. Chính vợ chồng ông Hùng và những người hàng xóm tốt bụng đã gop góp mỗi người vài chục ngàn cho Daniel làm lộ phí, còn ông Tư lại một lần nữa tình nguyện lấy chiếc xe gắn máy 50 phân khối đã cũ nát của mình chở ông Tây vượt quãng đường dài hơn 140 km cả hai lượt đi về để đến Tòa Tổng lãnh sự Pháp nhờ giúp đỡ. Những người dân xung quanh tiệm sửa xe của ông Hùng nói rằng, ngày hôm đó nhìn cảnh một ông già tóc bạc phơ ì ạch đèo một ông Tây dáng vẻ tiều tụy trên chiếc xe gắn máy cà tàng để tìm đường về Pháp, nhiều người cảm thấy mủi lòng. Nhưng thật đáng buồn, chuyến đi ấy kết quả không được như mong đợi của Daniel và những người dân tốt bụng ở thành phố Mỹ Tho. Ông Tây kể, khi lên đến Tổng lãnh sự quán Pháp tại Sài Gòn trình bày sự việc, các nhân viên ở đây đều hết sức thông cảm với hoàn cảnh trớ trêu của Daniel nhưng cho biết hiện nay họ không có chính sách hay bất kỳ khoản kinh phí nào để giúp đỡ ông Tây khốn khổ. Vậy là ông Tây lại trở về thành phố Mỹ Tho tiếp tục sống trong sự cưu mang, đùm bọc của những người tốt bụng. Vợ chồng ông Hùng nói, thấy hoàn cảnh của Daniel khổ quá, có người thân mà bị họ ruồng bỏ vì không có tiền, nên cưu mang làm phước chứ chẳng hề vụ lợi gì hết. Mà nói thật ông Tây Daniel ngoài hai bàn tay trắng thì có tài sản gì để mà vụ lợi? Giữa lúc con đường về Pháp quốc của ông Tây Daniel đang mù mịt không lối thoát thì tình cờ một vận may đến với ông. Ông Hùng kể, tiệm sửa xe của ông có một khách quen là phóng viên của tờ báo địa phương. Một lần anh này đến tiệm ông Hùng để sửa xe, nhìn thấy ông Tây Daniel ngồi thu lu buồn bã trong góc tiệm bèn hỏi thăm. Khi nghe vợ chồng ông Hùng và nhiều người hàng xóm kể lại câu chuyện trớ trêu, bi kịch của ông Tây, anh phóng viên này chụp ảnh ông Tây và viết bài kể lại câu chuyện của Daniel trên báo địa phương. Sau đó nhờ bài viết này mà Sở Ngoại vụ Tiền Giang mới biết có một ông Tây đang sống lang thang khốn khổ ở thành phố Mỹ Tho và được những người dân tốt bụng cưu mang, đùm bọc. Sở Ngoại vụ Tiền Giang đã cử cán bộ đến tiệm sửa xe của vợ chồng ông Hùng để tìm hiểu cặn kẽ sự việc, tiếp xúc trực tiếp với Daniel, sau đó đề nghị đưa ông Tây về Trung tâm bảo trợ xã hội của tỉnh sinh sống chờ Sở Ngoại vụ làm thủ tục giúp ông trở về Pháp. Cũng nhờ bài báo của anh phóng viên này mà người chị ruột của ông Tây Daniel hồi tâm, tìm đến tiệm sửa xe của vợ chồng ông Hùng tìm em, nhưng ông Tây nhất định sống với những người dân đã cưu mang mình trong cơn khốn khó. Trước tình cảnh đó, người chị của ông Tây đành chấp nhận, lâu lâu mang thức ăn đến cho ông và cho mọi người biết Daniel còn gửi bà giữ một số tiền đủ để mua vé máy bay trở về Pháp. Sau khi Sở Ngoại vụ Tiền Giang hoàn tất mọi thủ tục để ông Tây Daniel được quay về Pháp, người chị của ông đã mua vé máy bay cho ông bay vào ngày 14/3/2012. Bây giờ thì Daniel vui lắm, vì chỉ còn vài ngày nữa là lên máy bay về Pháp. Tranh thủ những ngày còn ở lại Mỹ Tho, ông Tây đi xin số điện thoại của những người từng cưu mang, giúp đỡ mình để liên lạc. “Tôi về Pháp chuyến này để giải quyết hai việc quan trọng: thứ nhất là ra tòa ly hôn với người vợ, thứ nhì là nhận công việc mới. Nhưng khi rảnh rỗi, có tiền mua vé máy bay tôi sẽ trở lại Mỹ Tho thăm những người đã giúp đỡ, cưu mang tôi lúc khó khăn hoạn nạn, ơn đó tôi không bao giờ quên”, Daniel nói. Riêng chuyện tài sản bị mất, Daniel nói cứ để công an điều tra sự việc, nhưng cũng còn may mắn là những tên trộm chỉ lấy tiền còn giấy tờ tùy thân và 3 tấm bằng lái xe của ông (Daniel có bằng lái mô tô, xe ô tô và xe tải nhẹ) chúng không vứt bỏ. Nếu mất hết giấy tờ thì chuyện làm thủ tục trở về Pháp quốc của ông sẽ rất nhiêu khê, phức tạp. Còn những người tốt bụng đã cưu mang giúp dỡ ông Tây lang thang trong suốt những tháng qua thì cười rất tươi, nói dẫu sao trời cao cũng còn có mắt, câu chuyện éo le của Daniel cuối cùng cũng kết thúc có hậu. Theo Phunutoday http://www.zing.vn/news/xa-hoi/ong-tay-bi-ruot-thit-nguoi-viet-duoi-ra-duong-vi-ngho/a239675.html Chỉnh sửa lại bởi hoangngochung - 11/Jul/2012 lúc 11:28pm |
||
hung0989077120@ahoo.com
|
||
IP Logged | ||
hoangngochung
Senior Member Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
Gởi ngày: 12/Jul/2012 lúc 1:56am | |
Cuối cùng thì Daniel Jean Claude Buzit, ông
Tây lang thang khổ sở trên đất Mỹ Tho cũng lên máy bay trở về Pháp.
Nhưng cho tới tận những giờ phút cuối cùng chia tay quê mẹ để về quê cha
đất tổ, cuộc hành trình của ông Tây Daniel vẫn trục trặc.
Lận đận tới khi ra sân bay Như
chúng tôi đã thông tin, sau hơn 4 tháng lang thang phiêu bạt ở thành
phố Mỹ Tho (Tiền Giang) vì bị người thân ruồng bỏ, cuối cùng thì ông Tây
Daniel cũng được Sở Ngoại vụ tỉnh Tiền Giang tạo điều kiện để trở về
Pháp quốc vào ngày 14/3/2012. Buổi
sáng ngày 14/3, những người dân ở đường Lý Thường Kiệt, phường 5 thành
phố Mỹ Tho từng cưu mang, giúp đỡ ông Tây Daniel trong những ngày gian
khổ không khỏi bùi ngùi. Chiếc
xe hơi của Sở Ngoại vụ tỉnh Tiền Giang đến số nhà 682 đường Lý Thường
Kiệt, phường 5 thành phố Mỹ Tho của vợ chồng ông Trương Văn Hùng, nơi
Daniel được giúp đỡ chỗ ăn nghỉ, cơm nước miễn phí trong suốt thời gian
lưu lạc trên đất Mỹ Tho đón ông Tây lên sân bay Tân Sơn Nhất. Nhiều
người kể rằng, khi chia tay những người tốt bụng không thân thích nhưng
đối xử với mình bằng tấm chân tình bất vụ lợi, Daniel rơm rớm nước mắt,
luôn miệng nói lời cảm ơn và không quên hẹn ngày gặp lại. Chiếc xe chở Daniel lăn bánh ra đi nhưng những cái vẫy tay đầy lưu luyến giữa người đi, kẻ ở vẫn như bất tận. Ông Tây đi rồi nhưng những câu chuyện vừa khôi hài buồn cười của Daniel trong những ngày lưu lạc ngắn ngủi nhưng đầy bi kịch trên quê mẹ vẫn được nhiều người nhắc đến. Vợ
chồng ông thợ sửa xe tốt bụng Trương Văn Hùng kể, Daniel sinh ra và
sống gần như suốt thời niên thiếu ở Mỹ Tho, Tiền Giang, thuộc làu từng
ngóc ngách của cái thành phố nhỏ bên bờ sông Tiền lộng gió, nói tiếng
Việt sành sõi…như người Việt, nhưng không biết…ăn nước mắm. Ông
Hùng còn bồi hồi nhớ lại, có một hôm Daniel đi từ trong ngôi nhà vườn
của anh Trương Huệ Minh, em ruột của ông Hùng, ra tới tiệm sửa xe của vợ
chồng ông thì tay chân run lẫy bẩy, mặt mày tái xanh. Ông
Hùng gặng hỏi mãi, Daniel mới thiệt tình thưa rằng: “Anh chị ơi, trong
túi em không có tiền, làm sao mua bánh mì ăn, làm sao đi cạo gió giác
hơi”. Nghe vậy, ông Hùng lật đật chạy đi mua cho Daniel một ổ bánh mì thịt và đưa cho ông Tây 10.000 đồng để đi cạo gió giác hơi. Bà Tư, một người dân ở phường 6, nhớ lại: “Một buổi chiều đầu tháng 12/2011 nhiều người ở một quán cháo phá lấu trên đường Lý Thường Kiệt ngỡ ngàng khi thấy một người đàn ông vóc dáng cao lớn, gương mặt như Tây, nhưng ăn mặc lòang xoàng bụi bặm, dáng vẻ khổ sở đứng tần ngần trước cửa quán hỏi xin một tô cháo, một chai nước uống và…10.000 đồng bằng tiếng Việt. Ngỡ đây là dân lừa đảo, nghiện ngập, từ chủ quán đền khách hàng ai nấy cau mặt, lắc đầu, nhiều người còn lớn tiếng xua đuổi, khiến ông Tây lủi thủi cúi đầu bỏ đi nơi khác. Nhưng sau này, khi biết hoàn cảnh bi đát của ông Tây, nhiều người tận tình giúp đỡ, lúc thì chai nước uống, vài ngàn đồng, khi thì ổ bánh mì lót dạ”. Nhưng trong khi những câu chuyện về ông Tây lang thang vẫn còn đang nóng hổi thì chiều ngày 14/3 người ta lại thấy chiếc xe của Sở Ngoại vụ Tiền Giang đổ xịch trước cửa nhà 682 Lý Thường Kiệt. Mọi người chưng hửng khi thấy ông Tây Daniel mở cửa xe bước xuống, nét mặt buồn rười rượi. Bà con cô bác xúm lại hỏi thăm vì sao Daniel lại quay về Mỹ Tho trong khi vé máy bay đã mua xong, ông Tây ngồi xuống góc tiệm sửa xe của ông Hùng, buồn rầu kể: do nhờ người chị ruột mua vé máy bay từ thành phố Hồ Chí Minh về Paris nhưng bà chị lại không am hiểu các tuyến bay nên mua nhầm vé. Thay
vì mua vé máy bay bay thẳng từ Sài Gòn qua Paris thì người chị lại mua
chiếc vé đến một quốc gia khác, từ đó ông Tây lại phải tốn thêm tiền mua
vé máy bay thêm một chặng mới bay được tới Pháp. Nghe
xong chuyện của ông Tây lang thang lận đận, những người từng cưu mang
Daniel trong những ngày khốn khó lập tức huy động góp tiền cho ông Tây
mượn, người chị của ông Tây hay tin cũng chạy đi mượn thêm tiền cho ông
em đủ sở phí đổi vé máy bay. Tuy
nhiên, những người từng cưu mang, đùm bọc Daniel thì xác nhận tâm trí
ông Tây rất minh mẫn, bình thường, ăn nói lưu loát mạch lạc, không có
dấu hiệu gì của một người bị bệnh tâm thần. http://news.chodientu.vn/du-lich/ong-tay-bi-ruot-thit-duoi-roi-le-chao-viet-nam-68557.html |
||
hung0989077120@ahoo.com
|
||
IP Logged | ||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 24/May/2013 lúc 11:40pm | |
Chuyện quả báo nhãn tiền Tác giả: Gò Vấp *** Làm người
phải có nền tảng luân thường đạo lý. Nhất là người Á Đông chúng ta. Luân thường
đạo lý là Thờ Cha, Kính Mẹ, thương yêu mọi người, nhất là người ơn của mình.
Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín là 5 điều mà con người tốt phải noi gương theo.
Nhất là người
Việt chúng ta, sự quan trọng nhất là Quả báo do gieo Nhân. Đây không hẳn là từ đạo
Phật mà dạy truyền cho chúng ta, nhưng đó là điều có thật.
Sau đây là
những câu chuyện với hình ảnh là những việt kiều tai Hoa Kỳ, do tác giả chứng nhân kể lại trong sách hồi ký của họ.
Câu chuyện
thứ nhất :
Ngày xưa
lúc chúng tôi còn học lớp Sixieme tại trường Taberd Saigon, thầy giáo mà chúng
tôi gọi là frere (sư huynh), thầy dạy giáo lý. Một vị tu sỉ đạo Công giáo
, làm nghề dạy học, tánh tình tốt không thua gì những thầy giáo đạo Khổng là
xem học trò như con ruột.
Frere Vial
thấy dư giờ, sợ học trò giởn hớt thì phiền lớp kế bên. Nên frere mói kể chuyện
ma cho học trò teo gân mà quên phá lớp. Frere kề có
một cặp vợ chồng, khi nào mưa to gió lớn thì người ta thấy đôi vợ chồng nầy hiện
ra, đi vòng quanh trong nhà thờ. Chân mang lòi tói đi rổn rảng. Học trò
nghe chuyện nầy teo “bu gì“ hết ráo. Học trò có hỏi frere nhà thờ đó là
nhà thờ gì vậy? Frere không trả lời chỉ ừ hử mà thôi.
Hơn 40 năm
trôi qua, khi đọc quyển Hồi Ký 2 của tác già Huỳnh Văn Lang, ông tiết lộ câu
chuyện đó ông cũng nghe lúc còn nhỏ, và nhà thờ đó là nhà thờ Huyện Sĩ Saigon.
Ngày xưa
đó, Huyện Sĩ là người giàu nhất Đông nam Á thời dó, ruộng vườn miệt Long An là
của ông ta. Ông để đức
lại cho hậu thế bằng cách xây nhà thờ mang tên ông là Huyện Sỉ. Xác 2 vợ
chồng Huyện Sỉ được đặt trong 2 mã đúc mã bằng đá cẩm thạch, nằm trong
bên trái nhà thờ. Hy vọng ngày kia hồn và xác sống dậy mà lên Thiên đàng. Hai vong hồn
mang lòi tói đi đau khổ quanh nhà thờ khi mưa to gió lớn chính là vợ chồng Huyện
Sĩ nầy. Nhà thờ huyện Sỹ Câu chuyện
thứ nhì :
Vào thuở
năm 1900 – 1920…Lúc Saigon dân chúng còn thô sơ , khuya về thường thắp đèn dầu
loe loét, sau nầy mới xài đén “măng xông“, rồi đèn điện, đèn neon, đèn LED…
Một buôi
sáng sớm, vợ chồng người Tây, đi tản bộ buổi sáng sớm. Vợ chồng thường thấy
một sạp bán chuối , chợ Thị Nghè. Chồng thì lo treo chuối trên quầy, vợ
thì lo quét sạp chờ bình minh lên thì có khách đến mua. Bên cạnh là đứa bé dể
thương đang ngũ gà ngũ gật. Vợ chồng người Pháp sắp về Pháp vì đến tuổi
hưu. Không con nên vợ chồng nầy bèn xin vợ chồng người Việt có sạp bán chuối
ngoài vòng chợ Thị Nghè.
Ngần ngừ cả
tuần, sau đó vợ chồng bán chuối nầy đồng ý cho đứa con trai của mình, cho cặp vợ
chồng Tây đem con mình sang Pháp mà nuôi ăn học. Thời gian
sau đứa bẻ học thành tài ra bác sĩ. Thay vì ở lại làm việc tại Paris,
thì bác si trẻ nầy về lại Việt Nam. Ông mở phòng mạch rất đắt khách vì tốt
nghiệp bên Pháp là hiếm tại Việt nam thời ấy.
Cuối tuần
hay lễ nghĩ thì ông đến chợ Thị Nghè khám bệnh cho thuốc không tính tiền. Bác sỉ ấy
làm phước lại cho dân Việt nghèo. Bác sỉ ấy
là cha ruột của Trung tướng Trần Văn Đôn sau nầy. Câu chuyện
thứ ba :
Tại Hưng
Yên hay tại ngoài Bắc Việt. Có một thầy giáo tuồi về hưu, thường đạp xe đạp
về thôn quê. Ông dạy học không tính tiền cho trẻ nghèo. Đôi khi ông
bỏ tiền túi mua sách cho học sinh nghèo không đủ tiền mua sách vở. Ông tích đức
cho con cháu sau nầy.
Ông cụ già ấy
chính là cha ruột của Thạc sĩ Vũ Quốc Thúc (Ông làm
Khoa trưởng trường Luật Saigon). Câu chuyện
thứ tư :
Tại vùng cực Nam miền
Nam Châu Đốc – Chắ Cà Đao - chẳng hạn. Có một điền
chủ rất giàu, ông xây dựng trường học cho trẻ em nghèo trong vùng ông ta, ông
xây cầu cho khách sang sông khòi cần chờ đò ngang. Tá điền
nghèo khi thất thu lúa, ông thường xuất gạo cho và cho tiền khi bệnh hoạn, ốm
đau.
Ông điền chủ
giàu tích đức cho con cái đó là cha ruột của tì phú Nguyễn Tấn Đời sau nầy.
Câu chuyện
thứ năm :
Tại Phnom
Penh, có một ông chủ hảng nước mắm. Nhân công người Miên rất nhiều. Ông trả
lương rất hậu, khi gia đình nhân công người Miên nào bị bệnh thì ông cho tiền
đi thầy thuốc. Tết ông cho tiền rất nhiều. Khi về hưu, bán hảng nước
mắm lại cho một người Hoa, khi từ giả thì gần như cả làng người Miên làm nhân
công cho ông, đứng xếp hàng ứa nước mắt. Ông chủ
hàng nước mắm tích đức cho con cháu ấy chính là ông nội của chúng tôi vậy.
Câu chuyện
thứ sáu:
Vào buồi
chiều sắp tắt nắng, vào ngày 30/4/1975. Một chiếc tàu nhò chở xăng trên
sông Saigon. Tàu ấy mang phù hiệu Shell. Trên Tàu có
một anh chàng Trung úy trẻ, rả ngủ vào giờ thứ 25. Cứu được gần 12 người Lính
thủy quân lục chiến đứng thất hồn tại bờ sông kho Năm Saigon.
Tàu đó đông
người, khi đến cửa sông Nhà Bè , thì thấy một chiếc chiến hạm nhỏ của hải quân
VNCH . Chiếc tàu nầy hư máy một cách bí mật. Trên bong tàu có một số người đứng
lố nhố, vẩy tay xin quá giang khi thấy tàu chạy ngang. Không tàu nào thèm ngừng
chở những người giàu đứng trên bong đó.
Viên Trung
Úy trẻ nầy bèn ra lệnh cho tàu ngừng lại, cho những người ấy quá giang tàu
mình. Có khoảng 6 người được tàu Shell cứu đem lên. Họ
nói là nếu về khuya thì họ rất sợ vì nghe thủy thù nói rầm rì là họ có đem va
ly vàng nặng mang theo. Cứu họ là họ
mừng hết sức. Anh trẻ ấy đang vận áo quần màu xám xanh dương nhạt, kiểu
áo lãnh tụ thời đó, áo bốn túi …
Anh trẻ ấy
là Dược sỉ Mã Gia Minh, chồng của ca sĩ Hoàng Oanh hát tiếng Huế rất dể thương.
Người sỉ quan trẻ cho tàu ngừng ấy chính là thằng Gò Vấp nầy vậy.
Chiếc tàu mang tên Shell là do nhóm đại tá VNCH mua từ lâu. Đại tá ấy
là Đại tá Lý, vợ ông ta là người thân với vợ của kẻ nầy . Nên tàu đi ra khơi
không sợ cướp bóc xảy ra.
Cho nên nếu
có dịp làm đức thì cứ làm, đừng ngại ngần gì cả. Nếu mình
không có tiền nhiều thì nên hiến máu cho người bệnh. Nếu có máu O + thỉ tốt
nhất .
Dĩ nhiên
trên cỏi đời nầy có nhiều người làm phước mà Gò Vấp không làm được, như cách
đây không lâu, tại Santa Ana. Có một phụ nữ người Mỹ còn trẻ, tình
nguyện hiến tặng 1 quả thận cho một anh sinh viên Việt Nam đang cần
thận để sống. Thận được cho, cứu mạng anh sinh viên trẻ ấy. Mặc dầu
2 người chưa hề quen biết .
Khi Gò Vấp
được 3 gia đình họ đạo Presbyterian Church bảo lảnh ra khỏi trại Indiantown Gap
ở Pennsylvania Hoa Kỳ.
Ngày
kia
anh rời khỏi họ đạo , khi có đứa con trai đầu lòng … Gò Vấp bèn đặt
First name của
một gia đình sponsor chính trong họ đạo Presbyterian Church cho con trai
anh ta, còn họ thì vẫn giữ như cũ. Rồi sau đó cho cả gia đình từ Santa
Ana bay
sang New Jersey mà thăm họ đạo ấy. Ông bà sponsor cảm động và
cha xứ nhà thờ Presbyterian Church nói một câu cảm động: “ Nhà thờ nầy
bảo trợ
nhiều cho gia đình Việt Nam, mà chỉ có gia đình Gò Vấp còn nhớ ơn, còn
đặt
tên gọi First name của ông bà sponsor cho con trai mình. Đó là một sự
cám
ơn tốt của người Việt.
Cho nên
chuyện nhân quả có thật. Không phải
giàu nứt vách mà xây Chùa hay nhà Thờ là được phước, mà chính tay mình cho người
nghèo mới là tạo phước.
Kỳ sau sẽ
nói đến tay giàu kinh khủng thời VNCH I, đó là Ông Huỳnh Văn Lang vậy. Ông viết
sách rất nhiều. Từ một anh thợ hớt tóc tại Đà Lạt, theo phò Ngô Đình Nhu
rồi giàu sang bốn biển. Nhà cửa 4- 5 biệt thự có cả biệt thự tại Pháp. Huỳnh
Văn Lang là cánh tay mặt của ông Nhu Đàng Cần Lao… Nay về già,
viết sách le lói, nhưng câu nhập đề quyển 1 của nhà văn Đỗ Tiến Đức (chủ báo Thời
Luận Los Angeles) viết như sau (trang 14 – Quyển 1 Ký Ức Huỳnh Văn Lang)
: “Đến
thăm cụ
trong căn phòng “share“ (chung phần với nhau) trong khu mobile home, cụ
vui vẻ “thuyết trình“ cách sắp đặt dù giang sơn chỉ có vài ba chục mét
vuông. Cụ
đi chợ và nấu ăn lấy…
Một lần tôi
xúc động lặng người khi mời cụ ra tiệm ăn cơm tối, lúc ăn xong, cụ nói rất tự
nhiên rằng: “Tôi có thề lấy những món ăn thừa nầy để ngày mai ăn được
không?“
Than ôi!
Với tiền rừng bạc biển hàng triệu đến chục triệu đô la Mỹ … nhà đẹp khắp
nơi. Đà Lạt, Nha Trang … Pháp … Nay về già ở
share phòng với một gia đình ở mobile home mà phòng chỉ rộng vài ba chục mét
vuông. Nếu ông Huỳnh
Văn Lang tạo được phước đức từ lúc trẻ thì về già ông dư sức có nhà đẹp gọi là
Estate House, với vài ba cô y tá chăm soc sức khỏe riêng tại nhà.
Ngày xưa
lúc cón quyền uy, ông ho một cái là có trăm người dạ rân. Đi du lịch
ngoại quốc dể dàng còn hơn Gò Vấp đi Las Vegas đánh bài chơi chơi vậy. Đây là loại nhà di động Mobile Home . 1 phòng tắm 1 cầu tiêu…Giá mobile home nầy khoảng bằng 1 chiếc xe BMW loại trung bình . Phước đức
là từ đâu?
Ông Nguyễn
Tấn Đời, tại Saigon khi còn giàu, ông tích đức cho mai sau. Ông
là ân nhân của trại cùi Quy Nhơn…và nhiều trại ho lao tại Saigon.
Giờ 25 bị
TT Nguyễn Văn Thiệu bắt vì tội trốn thuế. Thiệu bắt ông Đời ký 3 tờ giấy
trắng tại khám Chí Hòa. Khi ông Đời được dân biểu Canada bảo lảnh từ trại
Song Khla Thái Lan, qua Canada ông nhờ người truy cứu 3 tờ giấy ký trắng thì biết
Nguyễn Văn Thiệu cho người điền đánh máy vào lấy hết sạch tiền của ông tại Thụy
Sỉ.
Trắng tay.
Nhưng phước đức thì còn nhiều. Ông mua một hotel cũ xa ngoại ô Montreal Canada,
vợ chồng làm bồi rất cực khổ. Không dè
phước báu xảy ra … Olympic Canada 1976 tại Montreal …họ cần xây nhiều
sân vận động Olympic ..., hotel của Nguyễn Tấn Đời cũ rích bán giá nào họ cũng mua
luôn.
Có tiền ông
mở tiệm ăn Nhật Shushi tại Florida. Thực khách muốn ăn tiệm ông thì
phỉa phone đặt chổ trước 1 tuần. Đứa con gái tu ni cô, còn 2 con trai tốt
nghiep kỷ sư điện tử electronics engineers … Lương kỷ sư làm sao so bì được
với lương ông chủ tiệm ăn Nhật nổi tiếng tại Folrida…Ông Đời mất để lại 2 tiệm
ăn Shushi Reestaurants rất danh tiếng tại Florida cho hai người con trai của
ông. Ông có y tá riêng tại nhà chăm sóc 24/24 cho ông bà Nguyễn Tấn Đời.
Quả báo tốt là như vậy. *** |
||
mk
|
||
IP Logged | ||
Trang of 2 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |