Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình
Message Icon Chủ đề: Hãnh diện Người Việt Nam ! Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 17 phần sau >>
Người gởi Nội dung
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 24/Jun/2012 lúc 12:09am
Chàng rể và nhạc mẫu trong nursing home 




 
 
Bài và hình: Huy Phương/Người Việt
 
Ông bà ta ngày xưa thường phân biệt: “Dâu là con, rể là khách.” Dâu có bổn phận với gia nương, nhưng rể chỉ là người qua đường tạm bợ. Người dâu phụng dưỡng, săn sóc cha mẹ chồng là chuyện thường ở thế gian, nhưng kiếm được một người rể có lòng hiếu thảo khuya sớm hầu hạ cha mẹ vợ là điều hiếm quý, nhất là ở trong một thời đại tân tiến và ngay trên đất Mỹ, nơi mà thiên hạ thường cho là thiếu tình người.
Chàng rể Phan Ngọc Trình mỗi ngày bên giường bệnh nhạc mẫu Vũ Thị Ðào.
Ở Nursing Home này, tôi nghe người quản lý cũng như y tá chú ý và khen ngợi một người rể quý, từ một năm nay đã vào ra săn sóc cho bà mẹ vợ tận tình, hơn cả những người khác đối với mẹ ruột. Ở đây ngay với cả bà mẹ mang nặng đẻ đau, có đứa con nào đã bỏ thời giờ lui tới săn sóc mỗi ngày thường xuyên như thế. Vào buổi chiều xuống, nhiều người mẹ, bệnh tật, nhưng trí óc còn minh mẫn, thấm nỗi cô đơn đã ngồi khóc một mình.
 
Chàng rể có lòng
 
Chàng rể không còn trẻ trung gì, ông Phan Ngọc Trình sinh năm 1933, nay đã gần 80 tuổi, nguyên trưởng phòng Thí Nghiệm Trung Tâm Y Tế Toàn Khoa Ðà Nẵng những ngày cuối cùng của tháng 3 năm 1975. Ông và gia đình vượt biển sang Mỹ từ năm 1984, làm chuyên viên phòng thí nghiệm của một bệnh viện cho đến năm 2000. Gia đình ông gồm có vợ và 4 con hiện theo nghề địa ốc, lập nghiệp ở Las Vegas. Nói với chúng tôi về lý do không phải là bà vợ ông, mà chính ông tận tay săn sóc bà nhạc mẫu suốt một năm nay, ông Phan Ngọc Trình cho biết:
“Chúng tôi đã bán nhà theo con đi Las Vegas hầu đỡ đần cho các con cháu trong những sinh hoạt thường ngày. Lúc ấy nhạc mẫu tôi còn khỏe mạnh, thích sống một mình tại khu ‘nhà già’ Flower Park Plaza trên đường First. Từ một năm nay, nhạc mẫu tôi bị tai biến mạch máu não, phải qua nhiều bệnh viện và nursing home và cuối cùng vào đây. Hiện nay chúng tôi không có nhà cửa gì ở vùng này và không thể cả hai vợ chồng cùng về lại Little Saigon để giúp săn sóc mẹ tôi. Việc ăn ở, đi lại một mình tại khu Little Saigon này đối với một người đàn ông như tôi có lẽ dễ dàng hơn là đối với một phụ nữ. Tôi share một căn phòng gần đây thôi, tự nấu nướng và mỗi ngày lui tới đây để giúp nhân viên ở đây săn sóc mẹ tôi. Có tôi, chắc chắn vợ tôi sẽ an tâm hơn và đỡ bứt rứt trong lòng vì chuyện bà không về luôn ở đây được để hầu hạ mẹ. Một hai tuần, tôi lái xe về Las Vegas với gia đình, con cháu và thỉnh thoảng đưa nhà tôi lên thăm mẹ.
Mang bệnh hoang tưởng, nhạc mẫu tôi thường la hét vùng vẫy, và sợ hãi như có người lạ ở trong phòng. Những lúc đó tôi thường cầm tay bà an ủi, nói chuyện cho bà trở lại trạng thái bình thường. Bà ăn được rất ít vì thức ăn xay không có mùi vị gì, nên phải dỗ dành bà. Nếu bà không ăn được qua đường miệng nhiều thì y tá phải cho thẳng vào ruột, điều đó làm cho bà quên dần khả năng nuốt, nên tôi cố gắng bỏ thời gian ngồi với bà đút cho bà từng muỗng thức ăn lỏng, hy vọng giúp cho bà hồi phục được sức khỏe.
Ðương nhiên thương vợ thì phải thương gia đình vợ. Thương vợ thì điều gì giúp đỡ vợ được, mình không từ nan. Không có tôi, nhà tôi không thể nào về đây một mình để săn sóc mẹ tôi được. Tôi còn khỏe, lái xe đi xa được, có thể đỡ mẹ tôi ngồi dậy, mỗi sáng tập cho bà phục hồi thói quen đi vệ sinh trong nhà cầu, tắm rửa hay thay áo quần cho bà, vì tình nhân ái cũng là tình gia đình nên tôi luôn thấy vui dù phải bận rộn theo công việc săn sóc cho nhạc mẫu tôi hàng ngày.”
 
Bà mẹ vợ
 
Bà Vũ Thị Ðào, gốc người Hà Nội, sinh năm 1921, năm nay đã 91 tuổi. Thời trẻ, bà đã từng là nhân viên Tòa Ðại Sứ Việt Nam tại Bangkok, Thái Lan từ năm 1947 đến 1954, thời ông Nguyễn Khoa Toàn làm đại sứ. Chồng bà là Trần Văn Hưng, phục vụ cho cơ quan USAID, Saigon. Sau tháng 4-1975, hai ông bà di tản sang Bangkok và ít năm sau, ông mất tại đây. Hai ông bà chỉ có hai người con, một gái là vợ của chàng rể tốt bụng trong câu chuyện này, con trai là Thiếu Úy Trần Vũ Vĩnh Lưu, phục vụ tại Sư Ðoàn 1BB, tử trận tại hạ Lào. Như vậy đến Mỹ, bà Vũ Thị Ðào chỉ còn đứa con gái duy nhất, đó là lý do chàng rể Phan Ngọc Trình phải “xắn tay vào cuộc”.
Giữa năm 2011, bà Ðào bị tai biến mạch máu não, đã được đưa từ chung cư Flower Park Plaza vào bệnh viện, hôn mê 8 ngày, bác sĩ phải mổ thông khí quản trong hai tháng, sau đó có hồi phục nhưng thường rơi vào tình trạng mê sảng, hoang tưởng, lúc nào cũng nghĩ như có người rình rập, nhòm ngó mình. Bà thường kêu lớn những tiếng “Ối Giời ơi!” một cách vô nghĩa.
Bà Vũ Thị Ðào, những ngày xưa xuân sắc.
Ông Phan Ngọc Trình cho rằng nhân viên y tế ở đây ai cũng tốt và có lòng, nên những lúc về thăm nhà ở Las Vegas vài ngày, ông cũng rất yên tâm. Ông hy vọng có sức khỏe để có thể lo cho bà cụ lâu dài. Có người khen, nhưng cũng có người thắc mắc: “Con gái đâu mà để cho rể phải vất vả như vậy?” Lý do thì ông Trình đã trình bày với chúng tôi ở trên. Ông nói thêm: “Nếu tôi săn sóc cho mẹ tôi, thì đó là chuyện bình thường, nhưng mẹ vợ thì đâu có khác gì mẹ ruột, quý là cách ăn ở với nhau. Nếu dâu là con, thì rể cũng đâu phải là người xa lạ!”
Người viết bài này đã trông thấy cảnh ông Phan Ngọc Trình đỡ lưng bà mẹ khi bà thức giấc, la lối lớn tiếng và nét mặt đầy vẻ hốt hoảng. Ông nắm lấy tay mẹ, miệng thốt lên những lời dỗ dành, dịu dàng như đối với một đứa trẻ khó tính:
- “Con đây mẹ! Con vào thăm mẹ đây! Ðây là bạn con vào thăm mẹ, mẹ nói ‘chào ông, cám ơn ông’ đi mẹ!”
Như một đứa trẻ, bà cụ nhìn về phía tôi, đôi mắt đờ đẫn, nhưng giọng nó còn nghe rõ, lập lại một cách ngoan ngoãn nhưng vô ý thức lời của đứa con rể: “Chào ông! Cám ơn ông!” Tôi không còn nhớ mình là một phóng viên đi viết “chuyện xa-chuyện gần” nữa, mà là một người thăm bệnh, tôi nắm chặt lấy tay bà cho bà yên tâm, cũng như để thầm nói với bà, bà may mắn có được một người con rể tốt bụng như ông Trình.
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 26/Jun/2012 lúc 3:49pm
Josephine Cẩm Vân: Nữ bác sĩ - Thiếu tá hải quân phi hành Hoa Kỳ
 
Một cô gái trẻ Việt Nam vừa là bác sĩ vừa là thiếu tá hải quân Hoa Kỳ. Đó là câu chuyện thành công của bác sĩ-thiếu tá quân y phi hành Josephine Nguyễn Cẩm Vân mà Tạp chí Thanh Niên có dịp giới thiệu với quý vị trong chương trình hôm nay.
 
Thiếu tá Cẩm Vân: Cả hai chị em tôi đều vào Học viện Hải quân Mỹ và tốt nghiệp năm 1999. Chúng tôi tham gia quân đội vì ảnh hưởng từ cha mình. Ông từng phục vụ hải quân của miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Cha tôi thường nói về tình yêu và sự cống hiến cho đất nước. Vì thế, chị em tôi quyết định tham gia quân đội Mỹ để phục vụ đất nước đã cưu mang và cho mình cơ hội phát triển. 
 
Trà Mi: Chị có thể cho biết đôi chút về công việc của chị hiện nay?
 
Thiếu tá Cẩm Vân: Tôi đang khám chữa bệnh tại Trung tâm quân y Walter Reed, bệnh viện tại bang Maryland này chuyên phục vụ các quân nhân trong quân đội và hải quân Mỹ. Ngoài ra, tôi còn chịu trách nhiệm tuyển dụng các sinh viên gia nhập hải quân. Tôi cũng nằm trong ban xét duyệt cấp học bổng cho các sinh viên muốn theo học y khoa, rồi sau khi ra trường, họ sẽ làm việc cho hải quân trong 4 năm. Tôi đi nhiều nơi trên nước Mỹ thuyết trình với sinh viên để chia sẻ kinh nghiệm trong hải quân. Tôi hoàn tất thời gian làm bác sĩ nội trú tại đại học Pensylvania chuyên khoa da liễu vào năm 2010. Sau đó tôi được lệnh tới trung tâm Walter Reed công tác. 
 
Trà Mi: Trước đó, công việc của chị thế nào? Là một thiếu tá hải quân phi hành chắc chị thường xuyên công tác xa nhà?
 
Thiếu tá Cẩm Vân: Sau khi tốt nghiệp Học viện Hải quân, tôi vào trường y Stanford ở California trong 4 năm. Hoàn thành thời gian thực tập, tôi vào trường bay ở Florida. Thời gian học bay đối với bác sĩ quân y là nửa năm. Sau đó tôi sang Nhật, làm y sĩ phi hành khoảng 2 năm.
 
Trà Mi:
Một cô gái Việt Nam tham gia quân đội chắc chắn có nhiều khó khăn, thử thách. Chị có thể sơ lược một vài khó khăn mà chị cảm thấy lớn nhất đối với chị trên con đường binh nghiệp?
 
Thiếu tá Cẩm Vân: Bước vào Học viện Hải quân, tôi phải rời ba mẹ, không còn được cha mẹ bên cạnh chăm sóc như trước, phải tự lập hoàn toàn và học cách trở thành một người lãnh đạo. Thêm vào đó là những yêu cầu về thể chất và những kỷ luật nghiêm ngặt của quân trường. Đó là những cái tôi sợ nhất lúc đó, nhưng giờ đây nhìn lại, tôi hiểu rằng để trưởng thành, người trẻ cần phải bước ra khỏi vành đai an toàn của riêng mình. Bốn năm ở Học viên Hải quân là những năm gian khó nhất đối với tôi. Tôi chỉ tập trung vào đèn sách và học tập nền giáo dục của quân đội. Để thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ, tôi phải nỗ lực từng ngày. Và tôi gặt hái được thành quả khi tôi tốt nghiệp với thứ hạng á khoa. Đối với tôi, thử thách lớn nhất là học cách trở thành một người lãnh đạo từ chính những giá trị của mình. Giờ đây tôi vui mừng vì đạt được vị trí hôm nay để với những giá trị Á Châu mà tôi thừa kế tôi có thể cống hiến trong lĩnh vực y khoa lẫn trong vị trí lãnh đạo ở hải quân.

Trà Mi:
Theo chị, tinh thần lãnh đạo có ý nghĩa thế nào đối với nữ giới nói riêng, cũng như đối với tuổi trẻ, nói chung.
 
Thiếu tá Cẩm Vân: Người có tinh thần lãnh đạo là người luôn đặt người khác lên trước bản thân mình, luôn sẵn sàng làm việc nhiều nhất và không bao giờ vụ lợi cá nhân. Khi tôi tốt nghiệp trường y Stanford và Học viện Hải quân, nhiều người cho rằng chắc là tôi hạnh phúc và hãnh diện lắm. Mặc dù bên ngoài tôi nói là tôi rất phấn khích, nhưng trong lòng tôi không vui lắm. Nhiều năm qua tôi đã suy nghĩ về điều này và lý do mà tôi không vui là vì tôi đã quá tập trung vào công việc của riêng mình để được vào những trường danh tiếng, ra trường hạng cao, và trở thành một bác sĩ. Nhưng giờ đây, trong cương vị một bác sĩ, tôi hướng sự tập trung của mình vào bệnh nhân, vào những người xung quanh tôi. Đó mới chính là thành tựu làm tôi hài lòng nhất. Trách nhiệm mới của tôi trong Hải quân là tuyển dụng sinh viên gia nhập vào hải quân và trở thành các bác sĩ quân y. Tôi đặc biệt chú ý tới những sinh viên gốc Á, đặc biệt là người Việt Nam. Các giá trị của người Việt dạy tôi về truyền thống gia đình, tinh thần làm việc chăm chỉ, và biết nghĩ đến người khác. Các giá trị của người Mỹ dạy tôi phải vươn ra ngoài vành đai an toàn của mình, đặt mình vào những tình huống khó khăn, và phát triển thành một người lãnh đạo. Đó là những điều tôi muốn chia sẻ với các bạn thanh niên để các bạn trở thành những nhà lãnh đạo, thành công trong các lĩnh vực mà các bạn đam mê.
 
Trà Mi:
Giờ đây nhìn lại chặng đường đã trải qua, điều gì chị hài lòng nhất và điều gì chị cảm thấy chưa thật sự hài lòng?
 
Thiếu tá Cẩm Vân: Bây giờ là lúc tôi cảm thấy mình hạnh phúc nhất vì tôi không còn tập trung vào bản thân mình hay những gì mình mong muốn cho bản thân nữa mà vào những người xung quanh và giúp đỡ họ.
 
Trà Mi: Chị có về Việt Nam 3 lần, trong những chuyến đi đó chị đi với tư cách cá nhân hay với tổ chức? Các chuyến đi kéo dài bao lâu và chị đã làm được những gì tại Việt Nam?
 
Thiếu tá Cẩm Vân: Một chuyến tôi đi với Project Vietnam, một tổ chức được nhiều người biết đến ở bang California hằng năm về Việt Nam khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo. Hai lần khác tôi đi cùng bạn bè. Chúng tôi đã tự mua các thiết bị y tế mang về giúp một số làng quê nhỏ bé ở miền Nam Việt Nam. Từ những chuyến đi này, tôi học được bài học rằng chúng ta không nên than phiền mà hãy sống và giúp đỡ người khác hết lòng. Tôi muốn nói với các bạn trẻ rằng các bạn đừng than phiền, mà ngược lại, hãy chấp nhận những khó khăn và học hỏi từ đó. Hãy luôn mỉm cười và giữ thái độ lạc quan. Khó khăn sẽ giúp chúng ta trưởng thành và trở thành những thành viên đóng góp hữu ích cho xã hội.
 
Trà Mi:
Trong tương lai, chị có dự định trở lại Việt Nam?
 
Thiếu tá Cẩm Vân: Vâng, mùa hè năm nay, tàu bệnh viện của hải quân Mỹ USS Mercy sẽ thực hiện chuyến đi nhân đạo 3 tháng tới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương bắt đầu từ tháng 7. Chúng tôi sẽ ghé Việt Nam 2 tuần trong chuyến đi này. Tôi tham gia với tư cách là một bác sĩ quân y Hoa Kỳ trong đoàn khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.
 
Trà Mi: Bài học lớn nhất từ tất cả những kinh nghiệm chị đã trải qua tại quân trường với hải quân và trong ngành y là gì?
 
Thiếu tá Cẩm Vân: Có rất nhiều điều tôi học được trong những năm qua và thời gian gần đây tôi đọc rất nhiều sách về khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Tới được Hoa Kỳ là cơ hội tốt nhất mà tôi và gia đình tôi có được. Vì vậy, tôi muốn đóng góp lại cho nước Mỹ bằng cách tham gia vào các vấn đề đối ngoại, ứng dụng các giá trị Á Châu và kinh nghiệm có được trong quân đội Mỹ để giúp cải thiện các mối quan hệ giữa Mỹ với các nước.
 
Trà Mi:
Trên chặng đường thành công, chị ứng dụng các giá trị của người Việt Nam và các giá trị của một người Mỹ bao nhiêu phần trăm?
Chị bị ảnh hưởng nhiều bởi những giá trị Việt Nam truyền thống hay bởi những giá trị của nước Mỹ nhiều hơn?
 
Thiếu tá Cẩm Vân: Ai hỏi tôi rằng tôi là người Việt hay người Mỹ, tôi sẽ trả lời tôi là cả hai. Tôi thấy người Việt là người tử tế nhất. Tôi học được cách giao tế, tương tác với mọi người từ việc tiếp xúc với những người Việt quanh mình. Sinh trưởng ở Mỹ cho tôi những cơ hội mà ở Việt Nam không có được. Cả hai yếu tố này tạo nên con người tôi ngày nay và tôi biết ơn cả hai.
 
Trà Mi: Chị quyến luyến, gần gũi với nguồn gốc và quê hương của mình, nếu có thể góp phần cho quê hương của mình, chị sẽ làm gì?
 
Thiếu tá Cẩm Vân: Câu hỏi này cũng là điều tôi suy nghĩ hằng ngày. Tôi muốn khuyến khích các bạn trẻ Việt Nam đừng tập trung vào bản thân mình mà hãy nghĩ về những người xung quanh. Thành tựu lớn nhất trong đời sống là sự phục vụ người khác. Mục tiêu của tôi trong tương lai là tiếp tục về Việt Nam cho dù là trong sứ mạng nhân đạo với hải quân. Đó là điều tôi rất đam mê và hy vọng sẽ tiếp tục.
 
Trà Mi: Cảm ơn chị rất nhiều về thời gian dành cho cuộc trao đổi này. Xin chúc chị nhiều thành công trong sự nghiệp và trong những chuyến đi nhân đạo về Việt Nam.
 
Tạp chí Thanh Niên vừa gửi đến quý vị câu chuyện thành công của một cô gái trẻ Việt Nam, bác sĩ quân y phi hành-thiếu tá hải quân Josephine Nguyễn Cẩm Vân, hiện đang công tác tại Trung tâm quân y Walter Reed, tiểu bang Maryland, Hoa Kỳ. Để nghe lại câu chuyện này cùng nhiều gương thành công khác của giới trẻ Việt Nam, mời quý vị vào trang nhà voatiengviet.com


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 26/Jun/2012 lúc 4:02pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 01/Jul/2012 lúc 8:59pm

Thanh niên gốc Việt nhận Huy chương Kim khánh bội tinh Kim Cương của Nữ hoàng Anh

image


Johnston tại buổi lễ trao Huy chương Kim khánh bội tinh Kim Cương của Nữ hoàng Anh Elizabeth II năm 2012

Một thanh niên Việt Nam ở Canada dùng sức mạnh của internet để thay đổi sự kỳ thị và những thành kiến xưa nay đối với cộng đồng nơi anh sinh sống. Những cống hiến không mệt mỏi cho các hoạt động xã hội của chàng trai sinh năm 1980, Paul Nguyễn, đã mang về cho anh rất nhiều vinh dự và giải thưởng danh tiếng từ chính tay các nhà lãnh đạo cao cấp của Canada trao tặng, và gần đây nhất là Huy chương Kim khánh bội tinh Kim Cương của Nữ hoàng Elizabeth II năm 2012, vinh danh các công dân Canada có công đóng góp cho đất nước.


image

Lớn lên ở vùng Jane-Finch thuộc Toronto, Canada, một địa bàn khét tiếng có nhiều tội phạm với đa số cư dân nghèo khó ở đáy xã hội, năm 2004 đã Paul quyết định mở trang web Jane-Finch.com để xóa tan các định kiến không hay về khu vực anh cư trú. Paul biên tập nội dung trang web, làm ra các bản tin và phóng sự radio-video phản ánh những nét đẹp trong cộng đồng, đăng lên web, và hướng dẫn cho các cộng tác viên trẻ khác trong nhóm cùng làm. Chẳng bao lâu, kênh thông tin Jane-Finch.com cùng chủ nhân của nó trở thành câu chuyện thành công nổi tiếng khắp đất nước Canada, và câu chuyện này sẽ do chính nhà hoạt động xã hội trẻ Paul Nguyễn chia sẻ với chúng ta trên Tạp chí Thanh Niên của đài VOA hôm nay.


image

Paul Nguyễn: Xin chào các bạn. Tôi là Paul Nguyễn, sinh ra ở Toronto, Canada. Tôi sống trong vùng Jane-Finch. Ba mẹ tôi vượt biển tìm tự do tới Canada năm 1979. Tôi được sinh ra ở Canada vào năm 1980. Hiện tôi đang làm việc cho chính phủ. Trang web Jane-Finch do tôi thành lập là một dự án cá nhân, phi lợi nhuận. Tôi dành thời gian cho nó nhiều hơn cho công việc mưu sinh của tôi hằng ngày nữa vì tôi yêu thích việc làm xã hội này.

Trà Mi: Hiện trang web của Paul có bao nhiêu cộng sự viên tham gia?

Paul Nguyễn: Hiện chúng tôi có 6 cộng sự viên lâu năm. Nhiệm vụ chính của tôi là coi sóc bảo đảm cho nội dung trang web càng khách quan càng tốt vì tôi muốn đây là một kênh thông tin có uy tín.

Trà Mi: Mình hiểu rằng đây là việc làm tự nguyện, nhưng các bạn có nguồn quỹ nào hỗ trợ để vận hành trang web không?

Paul Nguyễn: Trang web của tôi không nhận bất kỳ nguồn quỹ nào tài trợ. Có nhiều cơ hội có quỹ, nhưng chúng tôi nghĩ rằng nếu chúng tôi nhận tài trợ chúng tôi dễ bị ràng buộc, bị chi phối, hay bị điều khiển. Chúng tôi cố gắng vận hành một trang thông tin độc lập, khách quan. Đã 8 năm nay kể từ ngày ra mắt, trang web của tôi hoàn toàn vận hành dựa trên các nỗ lực tình nguyện. Các bạn trẻ tham gia vì họ thật sự quan tâm đến cộng đồng và muốn đóng gớp cho xã hội. Và chúng tôi có những thành viên cộng tác rất lâu dài. Đa số các cộng tác viên xuất thân từ những khán-thính-hay độc giả của trang web. Họ là những người trẻ, đa phần là học sinh hay sinh viên.


image

Trà Mi: Từ kinh nghiệm nào hay động lực nào mà bạn quyết định thành lập trang web này?


Paul Nguyễn: Động lực chính khiến tôi thành lập trang này năm 2004 là vì tôi sống trong vùng Jane-Finch, một cộng đồng nhỏ ở phía Bắc Toronto, nổi danh là một địa bàn phức tạp nhiều tai tiếng ở Canada. Có lẽ đây là một trong những vùng tồi tệ nhất của Canada, qua những gì thường thấy phản ánh trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đây là khu vực đa văn hóa, đủ mọi sắc tộc, khét tiếng về các hoạt động tội phạm như tình trạng bạo lực băng đảng và súng ống. Cư dân ở đây như tôi tự nhiên trong đầu óc có ngay suy nghĩ là mọi người bên ngoài không nghĩ tốt về chúng tôi. Sinh ra, lớn lên ở đây và chứng kiến thực trạng này, tôi muốn thay đổi những hình ảnh đó. Và tôi đã tạo ra trang web Jane-Finch để cho mọi người thấy một hình ảnh khác của khu vực Jane-Finch, rằng vùng này không phải chỉ có những gì tồi tệ, tiêu cực mà thật ra có rất nhiều cái hay, cái đẹp ở đây.

Trà Mi: Vùng Jane-Finch mà bạn sinh ra và lớn lên có nhiều người Việt sinh sống ở đó không?

Paul Nguyễn: Một trong những lý do mà ba mẹ tôi dọn tới đây là vì khu vực này giá nhà rẻ và rất đông người Việt sinh sống. Đây là một vùng đất nghèo và có nhiều vấn đề xã hội.

Trà Mi: Bằng cách nào trang web của bạn trở nên thành công như thế?

Paul Nguyễn: Thành công của trang Jane-Finch.com có liên hệ rất nhiều tới đoạn nhạc video do tôi đạo diễn và sản xuất cách đây nhiều năm nhan đề ‘You Got Beef’ với phần trình bày của ca sĩ nhạc rap người Việt tên là Chuckie. Đoạn video nhạc rap này được nhiều người xem và biết đến trước khi xuất hiện các trang mạng xã hội như Youtube, Facebook, hay Twitter. Một đài tin tức ở Canada có bản tin về sự kiện này phát sóng trên toàn quốc. Và sau đó, trang web của tôi được nhiều người ghé thăm và càng lúc càng nhiều người biết đến.


image

Trà Mi: Làm thế nào mà trang web của bạn có thể giúp xóa đi các định kiến xưa nay về nơi mà bạn miêu tả là ‘một trong những vùng tồi tệ nhất của Canada’ này?

Paul Nguyễn: Trang Jane-Finch.com được lập ra để tạo điều kiện cho mọi người chia sẻ với nhau. Đa phần các thành kiến không hay về vùng đất này chủ yếu là qua các vụ bắn giết và nạn bạo động được các phương tiện truyền thông đăng tải. Nếu như bức tranh về vùng này qua các phương tiện truyền thông có màu đen tối thì trang web của tôi là nơi để cư dân ở đây nói về cuộc sống của mình, các sinh hoạt tích cực và các sự kiện của cộng đồng. Trang web này là một kênh thông tin cho mọi người biết đến một bộ mặt khác của Jane-Finch với những điều tốt đẹp. Qua các phương tiện truyền thông, người ta chỉ thấy những mặt xấu của Jane-Finch, nhưng qua trang web này, mọi người có thể biết rằng ở vùng này cũng có nhiều cái hay, cái đẹp, và nhiều nét tích cực.


image

Trà Mi: Chuyên phản ảnh những mặt tốt trong cộng đồng, làm thế nào trang thông tin này có thể giữ được tính cân bằng và không thiêng lệch?


Paul Nguyễn: Các tình nguyện viên của Jane-Finch.com cố gắng tập trung phản ánh những nét đẹp, điều hay của vùng Jane-Finch, nhưng chúng tôi không muốn trở thành một công cụ tuyên truyền vì như vậy chúng tôi sẽ đánh mất uy tín của mình. Cho nên, chúng tôi phản ánh mọi thứ diễn ra ở đây nhưng tập trung nhấn mạnh tới những nét tích cực của vùng Jane-Finch, vì báo chí ít nói về những điểm này.

Trà Mi: Động lực nào thúc đẩy bạn trở thành một nhà hoạt động xã hội tích cực dấn thân cho các công việc cộng đồng dù bạn đang có một việc làm toàn thời gian với chính phủ?

Paul Nguyễn: Mọi việc khởi sự từ những việc rất nhỏ, từ việc tôi và một nhóm bạn muốn cùng chia sẻ công việc và quan điểm. Sau khi trang web được trình làng, nhìn vào ảnh hưởng và sức mạnh của nó (chẳng hạn như một số người đã tìm tới tôi và nói rằng tôi đã thay đổi cuộc sống của họ hay cách nhìn của họ về vùng này), tôi nhận ra rằng trang web Jane-Finch có thể là một công cụ rất hữu ích. Và chúng tôi quyết định đại diện cho cộng đồng cư dân ở đây vận động cho website này thành một công cụ để truyền tải thông điệp của chúng tôi ra bên ngoài.


image

Trà Mi: Với nhịp sống bận bịu trong xã hội hiện đại-công nghiệp, như ở Canada chẳng hạn, nhiều người nhất là giới trẻ thường cảm thấy không đủ thời gian cho việc học, việc làm, đời sống, giải trí...Bạn đã xoay sở thế nào để có thể dành nhiều thời gian cho công tác thiện nguyện, phục vụ xã hội?


Paul Nguyễn: Tôi nghĩ rằng giới trẻ thật ra có rất nhiều thời gian. Giờ đây chúng ta có rất nhiều phương tiện kỹ thuật và những tiến bộ công nghệ đó giúp chúng ta nhanh hơn, dễ dàng hơn trong công việc và chúng ta có thể sử dụng quỹ thời gian của mình hiệu quả hơn rất nhiều. Chẳng hạn như tôi có thể vừa làm việc toàn thời gian vừa có thời giờ dành cho trang web xã hội của mình, vừa có thể tham gia các hoạt động xã hội khác nữa. Theo tôi người trẻ có rất nhiều thời gian để làm được nhiều việc, chỉ cần mình biết hy sinh cho mọi người hoặc biết cách phân bổ thời gian một cách hiệu quả cho những việc quan trọng và cần thiết.


image
Thủ tướng Canada Stephen Harper, Paul Nguyễn, và Toàn quyền Canada David

Trà Mi: Là một nhà hoạt động xã hội thành công với nhiều giải thưởng vinh danh, bài học lớn nhất mà bạn học được cho mình là gì?

Paul Nguyễn: Tôi nhận ra rằng hoạt động tích cực trong cộng đồng không phải là con đường lúc nào cũng bằng phẳng. Trong quá khứ, chúng tôi đã gặp một số phản kháng từ một số đảng phái khác nhau vì họ không đồng tình với những gì chúng tôi làm. Họ chỉ trích và tạo ra rất nhiều trở ngại để trấn áp tiếng nói của chúng tôi.

image

Trà Mi: Những người không ủng hộ họ nói những điều không hay về việc làm của bạn, những mặt trái của công việc như thế đó có ý nghĩa thế nào đối với bạn?


Paul Nguyễn: Tôi cho rằng mình không nên để những phê bình tiêu cực ảnh hưởng công việc của mình. Mình nên lấy những điều đó làm động cơ thúc đẩy mình cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Điều tôi muốn phản ảnh qua trang Jane-Finch là vùng này không chỉ có tội phạm mà cũng có rất nhiều người trẻ chăm chỉ, có tài mà xã hội cần phải để ý tới họ để giúp đỡ họ phát huy tối đa khả năng của họ.

Trà Mi: Bạn nhiều lần được vinh danh cũng như nhận được rất nhiều giải thưởng khác nhau vì những cống hiến của bạn dành cho xã hội. Những giải thưởng đó có ý nghĩa thế nào với bạn?

Paul Nguyễn: Những sự ghi nhận mà chúng tôi nhận được cho trang web Jane-Finch.com quả thật rất lớn lao và tôi vô cùng cảm kích điều đó. Những sự ghi nhận này chứng tỏ công việc chúng tôi làm có tác dụng, và đồng thời cũng tiếp sức thêm cho chúng tôi tiếp tục công việc của mình.


image

Trà Mi: Là một nhà hoạt động tích cực, bạn nghĩ thế nào về vai trò của người trẻ trong việc dấn thân cho các công tác xã hội cũng như vai trò đóng góp của người trẻ đối với xã hội?

Paul Nguyễn: Tại Canada này, tất cả các học sinh trung học đều phải trải qua 40 giờ làm việc cộng đồng. Nhưng theo tôi, người trẻ cần phải làm hơn số thời gian bắt buộc này. Đóng góp sức mình cho cộng đồng mang lại cho người trẻ rất nhiều lợi ích. Bạn sẽ trưởng thành rất nhiều, được mở rộng tầm nhìn và sự hiểu biết của bản thân từ việc gặp gỡ và tiếp xúc với những người kém may mắn hơn mình.

Trà Mi: Vấn đề là làm thế nào để ngày càng có nhiều người trẻ dấn thân vào các công việc thiện nguyện xã hội hơn nữa. Ý kiến của bạn thế nào?

Paul Nguyễn: Ngày nay công nghệ hiện đại và sự xuất hiện của các mạng lưới xã hội như Twitter hay Facebook đã tạo điều kiện dễ dàng hơn cho mọi người tham gia vào các công tác cộng đồng hay hoạt động xã hội. Bạn chỉ cần mở một trang trên Facebook nói về các vấn đề xã hội mà mọi người cùng quan tâm là mọi người có thể cùng nhau hợp sức để tìm giải pháp cho vấn đề. Dùng như công cụ như thế giúp bạn dấn thân vào các công tác xã hội dễ dàng hơn nhiều.

image

Trà Mi: Câu chuyện thành công của bạn mang thông điệp gì đến với giới trẻ người Việt ở khắp nơi?

Paul Nguyễn: Nếu bạn muốn tham gia công tác xã hội nhưng cảm thấy không có đủ thời gian, tiền bạc, hay nguồn lực để thực hiện mong muốn đó, đừng lấy đó làm cớ để thoái lui. Bạn có thể nghĩ ra một điều gì đó đơn giản thôi như trang web Jane-Finch.com của tôi chẳng hạn. Tôi xuất thân từ một vùng rất nghèo, tôi không có được những món đồ chơi xa xỉ hay các nguồn lực cần thiết khác, nhưng tôi đã tự xoay sở để có thể làm một điều gì đó cho xã hội xung quanh mình. Tôi đã tận dụng sức mạnh của internet để vươn tới mọi người. Một thanh niên nghèo sinh trưởng từ một khu vực có nhiều vấn đề như tôi có thể được nhiều người biết đến như vậy chứng tỏ tất cả các bạn đều có thể làm một điều gì đó cho xã hội, miễn là các bạn đặt tim óc của mình vào đấy.

Trà Mi: Paul có dự định gì sắp tới cho trang web Jane-Finch hay cho các hoạt động xã hội của mình?

Paul Nguyễn: Tôi dự định lập ra một trang web xã hội tương tự như trang Jane-Finch.com nhưng tập trung nói về giới trẻ Việt Nam tại Canada, giới thiệu về văn hóa, truyền thống của người Việt, hầu giúp không chỉ các bạn trẻ Việt ở đây mà cả giới trẻ thuộc các sắc tộc khác học hỏi, tìm hiểu thêm về văn hóa của người Việt.

image

Trà Mi: Cảm ơn Paul rất nhiều đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.

Vừa rồi là Paul Nguyễn, một nhà hoạt động xã hội trẻ gốc Việt tại Canada vừa được trao tặng Huy chương Kim khánh bội tinh Kim Cương của Nữ hoàng Elizabeth II năm 2012 vì những đóng góp của anh giúp thay đổi xã hội với trang web Jane-Finch.com do chính anh thành lập.


Trà Mi_VOA
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 13/Jul/2012 lúc 10:02am
Lễ thăng cấp đại tá Đỗ Nhẫn bác sĩ quân y
 
Pinned%20Image


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 13/Jul/2012 lúc 10:17am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 14/Jul/2012 lúc 10:40am

Câu chuyện thành công của một khoa học gia gốc Việt tại Mỹ

image

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm


Một người Việt tị nạn ở Mỹ tạo lập cuộc sống mới từ đầu bằng cách vừa đi phụ việc ở nhà hàng và xưởng đóng giày vừa cùng lúc dùi mài đèn sách để cuối cùng trở thành một nhà khoa học đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo cao cấp của các công ty khoa học kỹ nghệ danh tiếng của Mỹ, với trên 25 văn bằng phát minh sáng chế và nhiều giải thưởng vinh dự. Đó là câu chuyện thành công của tiến sĩ Cai Văn Khiêm mà Tạp chí Thanh Niên hân hạnh giới thiệu đến quý vị trong chương trình hôm nay. 

Tiến sĩ Khiêm vượt biên sang Mỹ năm 1975 sau khi quân cộng sản Bắc Việt thu tóm miền Nam Việt Nam. Những ngày đầu tới Mỹ, ông đã phải vất vả ngày đêm với công việc bồi bàn ở nhà hàng vào mỗi tối, tới khuya thì sang phụ việc cho một hãng đóng giày, còn thời gian ban ngày ông dồn tất cả vào đèn sách. Có lúc trong nhiều ngày liền ông không có được một giấc ngủ. Vậy mà chỉ hai năm đầu ở xứ người, ông đã lấy được bằng thạc sĩ và liền 4 năm sau đó, ông tốt nghiệp Tiến sĩ từ cùng trường đại học Purdue, bang Indiana, với luận án về viễn thông băng tần rộng, một trong luận án tiền phong trong ngành viễn thông di động.

Ông vào làm việc cho công ty Hughes Aircraft Company và trở thành Khoa học gia Trưởng của bộ phận chuyên trách lĩnh vực truyền thông bí mật và vô tuyến định nghĩa bằng phần mềm của hãng. Khi công ty hội nhập với tập đoàn danh tiếng Raytheon, ông được bổ nhiệm làm Chuyên gia Cao cấp của Raytheon, phụ trách các đề án phát triển trong lĩnh vực truyền thông Multiband-Multimode và hệ thống định vị toàn cầu mới GPS III. Năm 2002, trung tâm nghiên cứu của ông tách rời ra khỏi Raytheon để thành một công ty riêng có tên là TelASIC, ông đảm nhiệm chức Phó Giám đốc Kỹ nghệ Hệ thống của công ty này. Tại đây ông đã nghiên cứu phát triển kỹ nghệ truyền thông di động. Khi TelASIC nhập vào hãng MTI vào năm 2009, những kỹ nghệ ông phát minh được chuyển thành sản phẩm bộ thu phát vô tuyến từ xa cho thị trường điện thoại di động. Hiện ông là Phó giám đốc Cao cấp phụ trách về Công nghệ Di động Toàn cầu của hãng MTI, có nhiệm vụ khuếch trương trung tâm nghiên cứu kỹ thuật của công ty ở Mỹ và Đan Mạch.

image


Định cư tại bang California, Tiến sĩ Khiêm đang sở hữu hơn 25 bằng phát minh sáng chế trong lĩnh vưc truyền thông-tín hiệu và nhiều giải thưởng, trong đó có các giải thưởng của hãng Hughes dành cho kỹ sư trẻ xuất sắc và dành cho phát minh xuất sắc. Ông cũng là tác giả của nhiều bài viết đăng trên các đặc san khoa học kỹ thuật. Đến với Tạp chí Thanh Niên hôm nay, Tiến sĩ Khiêm sẽ chia sẻ với các bạn trẻ về bí quyết thành công của mình.
   
Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Tôi cũng chỉ có một thành công rất khiêm nhường thôi, không có gì quan trọng lắm, nhưng dĩ nhiên là ai cũng phải đi qua những chặng đường khó khăn, vất vả để đạt được kết quả mình muốn. Đó là chất xúc tác để mình cố gắng hơn. Tôi nhớ năm 1975 khi tôi đến Mỹ, có khoảng thời gian tôi phải làm việc suốt mà không có được phút nào ngủ cả vì lúc đó tôi phải làm 2 công việc. Tôi làm bồi bàn tại một nhà hàng và làm trong một hãng đóng giày. Tối tôi làm nhà hàng, khuya tôi đi đóng giày, ban ngày tôi phải học để thi cuối khóa. Làm đóng giày tôi kiếm được khoảng 1,25 đô la/giờ. Lương làm nhà hàng chủ yếu nhờ vào tiền ‘tip’. Sau đó, trường đại học Purdue ở bang Indiana cho tôi học bổng vào chương trình cao học nên tôi không phải trả học phí. Trường lại trả lương cho tôi làm nghiên cứu khoa học. Cho nên, trong khoảng thời gian đó, tôi chỉ việc cắp sách đến trường. Hồi tưởng trở lại, tôi cũng không thấy gì gọi là nặng nhọc lắm. Có lẽ nhờ thời tôi ở Việt Nam, tôi có sức chịu đựng rất cao. Người ta thường đi xe Honda hay xe đạp đến trường, tôi hằng ngày đi bộ 1 tiếng rưỡi đồng hồ tới trường. Học xong đi bộ về nhà 1 tiếng rưỡi nữa. Tôi muốn tự ép mình chút xíu về sức chịu đựng. Tôi cảm thấy đó là một sự tranh đấu cần thiết để rèn luyện sức chịu đựng của mình một chút. Khi tôi vào đại học Phú Thọ, ban ngày tôi đi đạp xe đi dạy kèm 2, 3 chỗ vì kế sinh nhai. Những điều đó tạo cho mình một sức chịu đựng và sau này trở thành những lợi thế cho tôi trong những hoàn cảnh khó khăn hơn.


Trà Mi: Một người Việt ngồi vào ghế điều hành cao cấp của các công ty khoa học kỹ nghệ uy tín hàng đầu của Mỹ, cảm giác của tiến sĩ như thế nào?

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Ước mơ của tôi là tìm ra một hướng đi, một cái nhìn mới trong lĩnh vực khoa học-kỹ thuật. Năm tôi 35 tuổi, họ mời tôi vào chức vụ Khoa học gia Trưởng. Công ty khoảng 60 ngàn nhân viên chỉ có 9 Khoa học gia Trưởng thôi. Tôi bước vào vị trí này giữa những người tóc bạc, tôi rất ngạc nhiên và hơi bàng hoàng lúc ban đầu. Tôi đặc biệt cảm ơn quốc gia này vì họ có cái nhìn rất cởi mở. Nếu họ cảm thấy mình có thể làm được việc, họ sẽ mở cánh cửa cho mình bước vào. Nói về cảm tưởng, tôi cảm thấy rất vinh dự cho cá nhân tôi và cho những người làm việc chung với tôi. Mình lại có một trách nhiệm cao hơn, làm sao có thể thỏa mãn được những trách nhiệm đó thì mình cảm thấy vui rồi. Tôi luôn cảm thấy hạnh phúc với công việc của mình. Bên cạnh tôi là những cộng tác viên luôn đem lại cho tôi những giây phút hào hứng làm việc chung.

image


Trà Mi: Từ các vị trí cao cho tới những bằng phát minh và các giải thưởng, những thành tích có ý nghĩa thế nào đối với tiến sĩ?

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Những bằng cấp hay bằng phát minh đó, khi mình phát minh rồi, nó trở thành những phần tử chết, tức là những cái đã xảy ra rồi. Nó có thể đem lại cho tôi những hồi ức vui vẻ trong giây phút thôi, nhưng những cái làm tôi phấn chấn nhất là những bài toán mà chúng tôi đang đương đầu trong hiện tại và tương lai. Thành ra, nhiều khi tôi cũng không quan tâm lắm đến các thành quả đã đạt được vì đó là những cái đã đạt được rồi. Nhiều khi mình quan trọng hóa các thành quả cũ đó cũng làm mất đi ý nghĩa vì những phần tử mớ, phần tử sống nằm ở hiện tại và tương lai. Tôi chú tâm và muốn tìm những hạnh phúc mới của tôi trong những giờ giải những bài toán mới.


Trà Mi: Có thể nói đối với tiến sĩ, thành công và thành tựu là quá trình phấn đấu không ngừng, không có điểm dừng.

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Dạ vâng.

Trà Mi: Nhìn lại chặng đường đã đi qua bằng một từ ngắn gọn để mô tả về nó, tiến sĩ sẽ nói gì?

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Chặng đường đó mỗi người phải tự tìm ra mục đích, hướng đi, và hạnh phúc của mình nằm ở đâu. Nếu chúng ta không thích làm việc đó, thì chắc chắn sự thành công nếu có cũng chỉ giới hạn thôi. Cho nên, chúng ta phải tìm ra sự thích thú trong công việc.

Trà Mi: Nhiều người ngày nay đánh giá sự thành công dựa trên hai yếu tố chính. Một là học vấn. Hai là có vai trò lãnh đạo. Liệu có phải đây là thước đo chính xác? Có thể có những con đường thành công khác hơn ngoài hai bàn đạp là học vấn và lãnh đạo hay không? Vừa là một nhà khoa học, vừa trong vị trí một người lãnh đạo, cái nhìn của ông về vai trò và tầm quan trọng của học vấn và tinh thần lãnh đạo đối với giới trẻ ra sao?

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Người Việt Nam đặt sự thành công vào vấn đề khoa bảng. Nghĩa là muốn thành công phải đi qua con đường học vấn, dùng đó làm bàn đạp tới thành công. Điều đó không chắc hẳn như vậy. Tại Mỹ như chị cũng biết có các trường hợp, như ông Bill Gates chẳng hạn, trở thành những người thành công nhất. Tôi cho rằng có nhiều phương pháp dẫn tới sự thành công, chứ không dứt khoát phải đi qua chương trình học. Tuy nhiên, khi chúng ta đi học, chúng ta còn học cách làm người nữa. Cho nên, tôi nghĩ bước đường đi học rất quan trọng, giúp chúng ta biết cách ngoại giao, cách làm việc, cách suy nghĩ. Nếu chúng ta theo khuôn mẫu tạo thành công qua học vấn hay quản trị thì đó cũng chỉ là những cái giới hạn thôi. Thành công đối với tôi là đạt được những cái mà mình muốn giúp ích cho xã hội.

image


Trà Mi: Người Việt tại Mỹ có rất nhiều gương thành công, thành danh mà câu chuyện của tiến sĩ Khiêm đóng góp một phần trong đó. Ông có cảm nghĩ thế nào?

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Tôi biết chắc là người Việt của chúng ta có rất nhiều người thành công. Có một chút đóng góp, tôi cũng cảm thấy rất hãnh diện và cảm thấy rất vui. Người Mỹ đã mở những cánh tay rất rộng đối với tôi, cho tôi những cơ hội này. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Môi trường tại Mỹ giúp chúng ta đạt được những thành công cao hơn. Ví dụ như ở Việt Nam có một hạn chế là những người đảng viên hay con cái của đảng viên mới được nắm giữ những chức vụ quan trọng. Điều này hạn chế số người thành công rất ít. Môi trường làm việc ở Mỹ mở rộng hoàn toàn, đào tạo ra rất nhiều người thành công và mọi người cảm thấy thoải mái. Đó là một chất kích thích giúp nước Mỹ này thành công. Theo tôi, chúng ta nên mở rộng cánh cửa cơ hội cho mọi người, nên sử dụng những người có khả năng. Như cách làm việc của người Mỹ ở đây, tôi cảm thấy rất thoải mái.


Trà Mi: Tiến sĩ vừa nói tới ‘chất kích thích’ mà xã hội Mỹ giúp các cá nhân trong xã hội có được cơ hội thành công hơn, tức là mọi người có nhiều cơ hội đa dạng khác nhau. Còn về ‘chất kích thích’ giúp cho một nhà khoa học có nhiều bằng phát minh sáng chế như tiến sĩ đây là gì, thưa ông?

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Chất kích thích đó là mình phải có sự đam mê tìm kiếm những điều mới lạ trong công việc. Có một số người chỉ vui vẻ làm công việc cho xong. Có những người muốn giải quyết công việc xong rồi mới về nhà. Làm khoa học đòi hỏi phải có sự đam mê. Chất kích thích đối với tôi là tìm ra phương pháp mới. Thời tôi còn đi học chương trình tiến sĩ ở đại học Purdue, có một bài toán nan giải trong luận án của tôi. Hằng đêm, trước khi đi ngủ và trong giấc ngủ của tôi, tôi cứ mãi suy nghĩ về bài toán đó. Tôi tìm ra lời giải khoảng 2-3 giờ sáng và ngồi dậy viết lên giấy. Khi tôi làm cho công ty Hughes, có một số bài toán khó, tôi đã bỏ 6 tháng trời để tìm ra lời giải hầu đưa tất cả hệ thống truyền thông kết hợp lại với nhau.

image


Trà Mi: Nếu có một lời khuyên đối với giới trẻ từ câu chuyện thành công của mình, tiến sĩ sẽ nói gì?

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Đầu tiên, nói về phương pháp để thành công, chúng ta cần phải giữ một tư cách đàng hoàng, một thiện chí làm việc, và cố gắng trau giồi kiến thức. Những người xung quanh thấy mình có khả năng, họ sẽ đưa mình vào một vai trò làm việc thăng tiến hơn. Người Mỹ có câu vai trò quản trị là vai trò của sự tin tưởng. Mình tạo sự tin tưởng qua những việc mình làm, tư cách làm việc, và thiện chí làm việc của mình. Họ thấy mình có thể làm việc được, họ sẽ cho mình những cơ hội. Nếu những người xung quanh không mở cánh cửa cho chúng ta đi, chúng ta không thể vào vườn hoa xinh đẹp nào cả. Thứ nhì, mình phải tìm mục đích, hướng đi, và những người cộng tác để cùng làm việc và chia sẻ những thành quả với nhau. Có những người làm việc chung cố dấu những ý nghĩ của họ để giữ phần thưởng riêng cho họ. Những điều đó sẽ trở nên rất tầm thường và không vui. Phải nên thích làm việc với những người cộng tác xung quanh mình.


Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Khiêm đã dành cho Tạp chí Thanh Niên của đài VOA cuộc trao đổi này.

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Cảm ơn quý vị thính giả đã theo dõi.

Tạp chí Thanh Niên vừa gửi đến quý vị và các bạn cuộc trao đổi với tiến sĩ Cai Văn Khiêm về gương thành công đáng nể của một khoa học gia người Việt tại Mỹ.
Các bạn có ý kiến muốn đóng góp hay chia sẻ với tiến sĩ Khiêm, xin vui lòng gửi vào mục Ý kiến ngay bên dưới bài đăng trên trang nhà voatiengviet.com. Trà Mi xin chân thành cảm ơn quý vị mong được đón tiếp quý vị trong các câu chuyện hằng tuần trên Tạp chí Thanh Niên buổi phát thanh 10 giờ tối thứ sáu và chủ nhật của đài VOA.

Trà Mi_VOA
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Jul/2012 lúc 9:51am

Cô gái Việt Lê Yến Chi vận động thành công luật an toàn cho xe đò tại Hoa Kỳ

image 

Luật pháp tại Hoa Kỳ mặc dù luôn trải qua những thời gian tranh luận gay gắt tại quốc hội trước khi được tổng thống ban hành nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết khi đem ra thi hành, nhất là đối với những người cố tình vi phạm vì quyền lợi riêng tư. Luật an toàn về các xe chở hành khách đường dài mà tiếng Việt vẫn thường gọi là Xe Đò cũng là một trường hợp như vậy. Luật An Toàn Xe Đò của Hoa Kỳ mặc dầu rất khó nhưng vẫn có những điểm chưa thỏa đáng theo sự tiến triển của kỹ thuật hiện đại. Trong quá khứ rất nhiều người đã lên tiếng đòi hỏi thay đổi nhưng chưa thành công. Tuy nhiên sự kiên trì hy sinh hiếm có của Tiến sĩ tâm lý xã hội Lê Yến Chi đã thay đổi đạo luật An Toàn Xe Đò trên toàn nước Mỹ, sau tai nạn xảy ra cho thân mẫu của Cô.

image
Sherman Bus Crash - Taken by the Sherman Police Department

Ngày 8 tháng 8 năm 2008 một đoàn 4 chiếc xe đò chở đầy giáo dân Houston đi hành hương dự lễ Thánh Mẫu hàng năm tại tiểu bang Missouri. Khoảng 1 giờ sáng đoàn xe đi ngang Sherman, một thị trấn ở phía bắc thành phố Dallas, tiểu bang Texas, thì một chiếc xe trong đoàn với 34 hành khách bị lật làm 11 người chết tại chỗ và sau đó thêm 6 người chết tại bệnh viện và nhiều hành khách khác bị thương. Yến Chi lúc đó vừa tốt nghiệp tiến sĩ từ đại học Hawaii về nhận việc tại Galveston, là thành phố bờ biển bên cạnh Houston, nên không đi hành hương cùng mẹ cô. Yến Chi hồi tưởng sự bàng hoàng của cô khi được xác nhận rõ ràng là mẹ cô tử nạn sau cả ngày liên lạc điện thoại tìm kiếm qua các nhà thương và nhà quàn tại thị trấn Sherman, Texas.

“... con nói cho người ta biết mẹ mặc cái gì. Rồi người ta nói, ồ, có phải mẹ có mặc cái áo mầu trắng với polker dots màu xanh và một cái sweater màu xanh không thì con mới biết là mẹ bị mất. Mà tại vì con ở Houston và người ta ở Sherman con không có lái xe nổi vì con hết hồn, không có tin tưởng là mẹ chết như vậy. Người ta mới email cái hình mẹ, con thấy ID của mẹ...”

image
Nhiều người đi hành hương dừng lại Sherman, Texas chỗ tai nạn để cầu nguyện.

Tai nạn gây xúc động mạnh tại Hoa Kỳ và được Ủy Ban An Toàn Giao Thông Toàn Quốc (National Transportation Safety Board, gọi tắt là NTSB) điều tra kỹ lưỡng. Yến Chi nói là theo báo cáo của NTSB thì nguyên do gây tai nạn là bánh xe không an toàn, tài xế uống rượu, dùng ma túy trước khi lái xe và xe không được khám xét kỹ lưỡng:
“NTSB nói là cái bánh xe (không an toàn), rồi tài xế uống rượu và hút cocaine, rồi mấy xe bus này không làm proper inspections, đó là lý do làm nhiều người chết”.

image
Tang lễ Mẹ

Chỉ một tuần sau khi mai táng Mẹ, Yến Chi đã xông xáo bắt tay vào việc tìm hiểu luật pháp và vận động cải tiến luật an toàn giao thông tại Hoa Kỳ. Lòng nhiệt thành của Cô đã thuyết phục được sự ủng hộ từ các vị dân cử quốc hội Hoa Kỳ như Thượng nghị sĩ Kay Bailey Hutchinson của tiểu bang Texas, Sherrod Brown của tiểu bang Ohio, các dân biểu Sheila Jackson Lee, Ted Poe của Texas và nhiều vị nữa. Cuộc vận động kiên trì kéo dài trong 4 năm. Trong thời gian này Yến Chi đã phải tự mình lo liệu hết các chi phí để đi họp khoảng 20 lần với các vị nghị sĩ quốc hội tại thủ đô Washington D.C.

image

Cô cho biết là luật an toàn giao thông cho các xe đò có nhiều điều thiếu sót. Luật cũ không đòi hỏi các hãng xe đò điều tra lý lịch của tài xế, không bắt buộc xe đò phải có các thiết bị an toàn mà mọi xe thường bắt buộc phải có, như giây an toàn, trần xe an toàn, vân vân. Cô cho biết luật mới sẽ có những khoản chính đòi hỏi các trang bị kỹ thuật tân tiến và thủ tục hành chánh để bảo đảm an toàn cho hành khách. Theo luật mới, trong vòng 3 năm, các xe đò phải có các thiết bị mới này:

image

“ Luật mới có seat belt on buses, có anti-ejection window grazing là một coating để cho người ta khỏi văng ra, anti-crushed roof, là để cho roof của bus không bị caved in, rồi cũng có tire pressure monitor system là new technology, ca1i computer để coi cái bánh xe có đủ air hay không. Rồi một luật nữa là mấy cái company bi shut down, bi out of business, nếu mà muốn làm cái new company thì phải nói ở trên application với Department of Transportation. Trong tai nạn của mẹ con, hãng đó hồi đó bị shut down rồi mở mới như new name mà không ai biết là hồi trước bị shut down vì bị violations. Bây giờ họ phải nói, nếu họ không nói họ sẽ bị penalty…”

image
bà Lâm Sở Tường và hai con

Được hỏi lý do nào mà cô đã kiên trì trong nhiều năm vận động các nhà lập pháp thay đổi luật an toàn xe đò vì đây là một công việc khó khăn và nhiều nhóm công dân đã vận động từ nhiều năm qua nhưng thất bại, Cô chia sẻ là vì cô thương mẹ và không muốn cái chết của mẹ cô trở thành vô ích cũng như không muốn những gia đình khác phải qua các thảm cảnh như cô:

“ Tại vì Con rất là thương mẹ, mà con thấy mất mẹ như vậy ai mà chịu nổi. Con không có muốn con của mẹ, của ba mẹ khác, phải go through what I have to go through nên con cố gắng làm việc này cho các gia đình khác không có phải, giống có tai nạn này xảy ra trong gia đình. Mẹ con raised con phải always to help community, help other people. Con một mình con phải làm như vậy vì con thương mẹ nên con không muốn cái death của mẹ bị in vain”

image
Cô gái Việt Lê Yến Chi

Sự kiên trì và lòng vị tha của Yến Chi đã thành công mỹ mãn. Sau nhiều lần bị trở ngại tại quốc hội Hoa Kỳ, cuối cùng vào ngày 29 tháng 6 năm 2012, Lưỡng viện Quốc Hội đã thông qua dự thảo luật an tòan xe đò “ Motor-coach Enhanced Safety Act” . Tổng thống Obama đã ký chính thức ban hành luật này ngày 6 tháng 7, năm 2012. Với Luật này hành khách xử dụng xe đò tại Hoa Kỳ sẽ được an toàn hơn.

Sanh ra và lớn lên tại Houston, Yến Chi được may mắn thừa hưởng một nền giáo dục vị tha và một tình mẫu tử bao la. Cha Yến Chi mất sớm lúc Yến Chi mới có 7 tuổi và Bà Lâm Sở Tường đã ở vậy thay chồng nuôi hai con thành tài. Linh Mục Đoàn Đình Bảng, là linh mục linh hướng cho gia đình Yến Chi, nói là bà Lâm Sở Tường là một thành viên của hội Đạo Binh Đức Mẹ trong giáo xứ và rất tích cực trong các việc xã hội bác ái:

“ Chị Tường giúp đỡ những người chung quanh rất là đáng gương mẫu nên khi chị ấy qua đời thì tiếc lắm vì mất đi một người làm việc xã hội bác ái rất là đắc lực”.

Nói về cố gắng của Yến Chi trong việc vận động luật An Toàn Xe Đò, Linh Mục Bảng chia sẻ:

“Nó cũng là cái gương cho chính tôi vì nhiều khi mình không có nghĩ là nó sẽ thành công. Nhưng cuối cùng với sự giúp đỡ của nhiều người thì hôm nay chúng ta thấy là luật sẽ được phổ biến và như vậy thì là một điểm rất hay, một điểm son cho tuổi trẻ Việt Nam. Tôi cũng ước mong giới trẻ Việt Nam sẽ làm được nhiều cái góp vào tương lai sáng lạn cho tất cả chúng ta”

image

Sự thành công của Yến Chi có thể nói là kết quả của tình mẫu tử bao la và tinh thần vị tha, tích cực cho tha nhân của những người trẻ gốc Việt sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ. Có lẽ khi kiên trì vận động trong suốt 4 năm qua, Yến Chi đã luôn nghĩ đến mẹ hiền và câu ngạn ngữ tây phương "Where there's a will, there's a way", xin tạm dich là "nơi nào có sự quyết tâm thì nơi đó có giải pháp cho mọi vấn đề".

RFA's report tai day :  http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/motor-coach-safety-in-us-hv-07162012132505.html
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Jul/2012 lúc 11:12am

“Nobel Thiên văn học” về tay nữ giáo sư gốc Việt


image

Cuối tháng năm vừa qua, tại Hồng Kông, Quỹ Shaw đã xướng danh người đạt Giải Shaw Thiên văn học 2012 là Giáo sư Lưu Lệ Hằng về những đóng góp của cô trong việc định danh “các vật thể ngoài Hải Vương tinh” (Trans-Neptunian Objects), viết tắt là TNOs.

Lưu Lệ Hằng sinh năm 1963 ở miền nam Việt Nam, lớn lên tại Sài Gòn. Cha bà là một thông dịch viên làm việc cho quân đội Hoa Kỳ. Ông đã dạy bà học tiếng Pháp khi còn nhỏ và nó trở thành nền tảng cho quá trình học tiếng Anh của bà sau này.

Trong sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Lưu cùng gia đình di tản ra khỏi Việt Nam và tị nạn vào Hoa Kỳ.
Cô học trò gốc Việt sau đó giành được học bổng ngành vật lý tại Đại học Stanford. Sau khi tốt nghiệp vào năm 1984, cô tân cử nhân đã dành mùa hè thảnh thơi của mình để bắt đầu học lên cao học tại Đại học California – Berkeley, cùng lúc đó cô làm việc cho Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực (Jet Propulsion Laboratory) ở Pasadena. Thích thú trước những bức tường treo đầy hình ảnh các hành tinh do tàu nghiên cứu không gian Voyager gửi về, Lưu Lệ Hằng quyết định theo đuổi ngành thiên thể học. Sau khi hoàn thành cao học tại Berkeley, cô lấy bằng tiến sĩ ở MIT. Trong thời gian ở MIT, cô cùng với nghiên cứu sinh David Jewitt làm đề tài Khảo sát các vật thể di chuyển chậm (Slow-Moving Objects) ngoài hệ Mặt trời.

image
Dr. Jane Luu

Sau đó Lưu Lệ Hằng tham gia giảng dạy tại Đại học Harvard rồi chuyển sang Đại học Leiden ở Hà Lan. Khi quay về Mỹ, cô tạm xả hơi chuyên ngành thiên văn quan sát của mình và công tác tại Phòng thí nghiệm Lincoln của MIT cho đến nay. Cô hiện đang nghiên cứu các giải pháp công nghệ cho vấn đề an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Vào năm 1991, Hiệp hội Thiên văn Hoa Kỳ đã trao giải Annie J. Cannon Award Thiên văn học cho cô. Để ghi nhận công lao của cô trong việc khám phá ra hơn 30 tiểu hành tinh, người ta lấy tên cô đặt cho tiểu hành tinh 5430 Luu. Năm nay – 2012 quả là năm của người phụ nữ gốc Việt khi cái tên Lưu Lệ Hằng được xướng danh ở cả hai giải thưởng thiên văn học danh giá nhất thế giới :

Nữ chủ nhân của “Giải Nobel Thiên văn học” thế giới

image

Trước đó, vào tháng 3 vừa qua, tại thủ đô Oslo của Na Uy, Quỹ Kavli cũng đã công bố Giải Kavli năm 2012 cho bảy nhà khoa học tiên phong thuộc ba lĩnh vực nghiên cứu hiện đại: vật lý thiên văn học (astrophysics), khoa học nano (nanoscience) và thần kinh học (neuroscience). Giáo sư Lưu Lệ Hằng, nhà thiên văn học Mỹ gốc Việt đã là một trong những chủ nhân của giải Kavli thiên văn học năm nay. Giải Kavli được khởi xướng từ năm 2008 bởi nhà khoa học người Na Uy Fred Kavli và Quỹ Kavli của ông. Một hội đồng chuyên gia quốc tế đến từ nhiều viện nghiên cứu khác nhau trên thế giới sẽ lựa chọn và hỗ trợ cho các công trình nghiên cứu đoạt giải. Mỗi lĩnh vực nghiên cứu sẽ có 1 triệu đô la Mỹ tiền thưởng, chia đều cho các đồng chủ nhân giải thưởng.

image

Cuối tháng năm vừa qua, tại Hồng Kông, Quỹ Shaw đã xướng danh người đạt Giải Shaw Thiên văn học 2012 là Giáo sư Lưu Lệ Hằng về những đóng góp của cô trong việc định danh “các vật thể ngoài Hải Vương tinh” (Trans-Neptunian Objects), viết tắt là TNOs.   . Giải Shaw danh giá được ví như là “Giải Nobel của châu Á”, được bắt đầu trao tặng từ năm 2004. Giải trao cho các thành tựu nghiên cứu khoa học mới nhất trong các lĩnh vực: thiên văn học, khoa học sự sống và y học, toán học. Điểm đặc biệt là giải chỉ được trao cho các nhà khoa học còn sống (cho đến lúc ra quyết định) giống như Giải Nobel. Giải Shaw mỗi năm gồm 3 triệu đô la Mỹ, chia đều cho ba lĩnh vực khoa học được xét thưởng. Ngài Run Run Shaw, ông trùm truyền thông Hồng Kông năm nay 105 tuổi là người bảo trợ cho giải thưởng này.

image

Năm 1996, nhà báo khoa học Marcia Bartusiak đã viết về hành trình tuyệt vời của GS Lưu Lệ Hằng khi cô còn giảng dạy tại Đại học Harvard. Vì sao lại là “hành trình tuyệt vời”? Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, cô là Học giả sau tiến sĩ Hubble (Hubble Postdoctoral Fellowship) – phần thưởng danh giá nhất cho các nhà nghiên cứu trẻ trình độ sau tiến sĩ.

image

Khám phá của giáo sư Jane Lưu về sự hiện hữu của dãy Kuiper mà trước đó bị hoài nghi là rất quan trọng, mang tính chất cách mạng, bởi nó làm thay đổi nhận thức thế nào là hành tinh, về sự hình thành Thái Dương hệ, về thế giới vật chất xung quanh và ngoại vi Thái Dương hệ. Khám phá của cô gái người Việt được đánh giá là đi vào lịch sử của những phát hiện lớn của nhân loại.

Jane Luu honored with the Shaw Prize in Astronomy and
the Kavli Prize in Astrophysics
Five years of research led to discoveries that changed astronomers’ perceptions about the outer regions of the solar system

image

Dr. Jane Luu, a technical staff member in the Active Optical Systems Group at MIT Lincoln Laboratory, is a co-recipient of the 2012 Shaw Prize in Astronomy and the 2012 Kavli Prize in Astrophysics. Along with Prof. David Jewitt, who is currently at the University of CaliforniaLos Angeles, she was recognized by the Shaw Foundation for the discovery and characterization of objects in the Kuiper Belt, a region beyond Neptune's orbit. The Kavli Prize recognized not only Luu and Jewitt but also Michael E. Brown of the California Institute of Technology for Kuiper Belt discoveries. Prof. Brown built on Luu and Jewitt's work to extend understanding of the outer solar system.
In 1992, when they made their detection of the first trans-Neptunian object, Jewitt was at the Institute of Astronomy at the University of Hawaii and Luu was doing postdoctoral research at the Harvard Smithsonian Center for Astrophysics in Cambridge, M***achusetts. Jewitt had been Luu's doctoral thesis advisor at MIT. They had begun searching for an object in the far reaches of the solar system in 1987. "The thinking was that there was nothing out there," says Luu, "but Dave said we should check this out. The CCDs [charge-coupled devices] in the telescopes at that time were about 512 pixels by 512, yielding a very small field of view so it would take a long time to cover a significant area of the sky. I asked Dave, 'Isn't this kind of crazy?' and he answered, 'If we don't do this, who will?'"
Prior to their discovery of the Kuiper Belt objects, little was known about the solar system region beyond Neptune. Today, the world knows that thousands of icy bodies with diameters large than 50 km populate that region. In addition, researchers have used Jewitt and Luu's characterizations of those objects to improve understanding of the early stages of planet formation.
Luu said their motivation for the search was curiosity. "It was an interesting question. We never expected anything. I think these prizes surprised me more than anyone. We knew what we did was important, but we did not expect it to be recognized like this. Back then, we did not even publicize our discovery." Now 20 years later, the awards for that discovery are generating publicity that is reaching beyond the astronomical community that has long known how important the discovery of Kuiper Belt objects has been. The Shaw Prize citation summarized this discovery as "an archaeological treasure dating back to the formation of the solar system" and notes that the objects "provide our best record of the early stages of planet formation."
The Shaw Prize is an international award that honors individuals who have made outstanding contributions to their fields. The prize consists of three annual awards—one each in astronomy, life science and medicine, and mathematical sciences. The Shaw prize, established in 2002 by Chinese film industry magnate and philanthropist Run Run Shaw, is administered by the Shaw Prize Foundation in Hong Kong. The foundation supports education, scientific research, medical and human welfare services, and culture.
The biennial Kavli Prize recognizes scientists for seminal advances in three research areas: astrophysics, nanoscience, and neuroscience. It is a partnership between the Norwegian Academy of Science and Letters, the Kavli Foundation in the United States, and the Norwegian Ministry of Education and Research. The prize in astrophysics is awarded for work that advances the understanding of the origin, evolution, and properties of the universe. Nominees come from around the world and are recommended by international academies and scientific organizations, such as the U.S. National Academy of Sciences, the British Royal Society, or the Chinese Academy of Sciences.

Luu's Biography:

Early life
Luu was born in 1963 in South Vietnam to a father who worked as a translator for the U.S. Army[3]. Her father taught her French as a child, beginning her lifelong love of languages [4].
Luu immigrated to the United States as a refugee in 1975, when the South Vietnamese government fell. She and her family settled in Kentucky, where she had relatives.[4] A visit to the Jet Propulsion Laboratory inspired her to study astronomy.[5] She attended Stanford University, receiving her bachelor's degree in 1984.[6]
Work as a graduate student and co-discovery of the Kuiper Belt
As a graduate student at the University of California at Berkeley[7] and the M***achusetts Institute of Technology, she worked with David C. Jewitt to discover the Kuiper Belt.[5] In 1992, after five years of observation, they found the first known Kuiper Belt object, using the University of Hawaii's 2.2 meter telescope on Mauna Kea.[8][3] This object is (15760) 1992 QB1, which she and Jewitt nicknamed "Smiley".[6] The American Astronomical Society awarded Luu the Annie J. Cannon Award in Astronomy in 1991. In 1992, Luu received a Hubble Fellowship from the University of California, Berkeley. The asteroid 5430 Luu is named in her honor.[9][10]. She received her PhD in 1992 at MIT.
Professional life
After receiving her doctorate, Luu worked as a professor at Harvard University, since 1994.[6] Luu also served as a professor at Leiden University in the Netherlands.[5]Following her time in Europe, Luu returned to the United States and works on instrumentation as a Senior Scientist at Lincoln Laboratory at MIT.
In December 2004, Luu and Jewitt reported the discovery of crystalline water ice on Quaoar, which was at the time the largest known Kuiper Belt object. They also found indications of ammonia hydrate. Their report theorized that the ice likely formed underground, becoming exposed after a collision with another Kuiper Belt object sometime in the last few million years.[11]
In 2012, she won (along with David C. Jewitt of the University of California at Los Angeles) the Shaw Prize "for their discovery and characterization of trans-Neptunian bodies, an archeological treasure dating back to the formation of the solar system and the long-sought source of short period comets" [12] and the Kavli Prize (shared with Jewitt and Michael Brown) “for discovering and characterizing the Kuiper Belt and its largest members, work that led to a major advance in the understanding of the history of our planetary system.”[13].
Asteroids co-discovered by Luu
Personal life
Luu enjoys traveling, and has worked for Save the Children in Nepal. She enjoys a variety of outdoor activities and plays the cello. Shehusband, Ronnie Hoogerwerf, who is also an astronomer, while in Leiden.[5] met her
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Sep/2012 lúc 7:02am
Christine Hà đoạt giải Vua đầu bếp Mỹ  
Tác Giả: Hoàng Uy   
Thứ Ba, 11 Tháng 9 Năm 2012 18:46

Christine Hà, 33 tuổi, hiện là sinh viên trường Đại học Houston

 

Thí sinh gốc Việt Christine Hà - Ảnh: Fox 

 

(TNO) Sáng nay 11.9 (giờ Việt Nam), thí sinh gốc Việt Christine Hà (TP.Houston, bang Texas) đã vượt qua đối thủ Josh Marks để giành giải nhất cuộc thi đầu bếp MasterChef tại Mỹ.


Như vậy là sau nhiều tuần cạnh tranh quyết liệt, cô gái khiếm thị gốc Việt Christine Hà đã xuất sắc trở thành quán quân cuộc thi MasterChef Mỹ trong buổi chung kết diễn ra sáng nay 11.9.

Theo People, Christine Hà đã đến từ Houston, bang Texas và Josh Marks - một chuyên viên quân sự đến từ bang Mississippi phải cạnh tranh nhau bằng việc hoàn tất ba món ăn: khai vị, món chính và món tráng miệng trong vòng hai giờ.

Josh Marks đã trổ tài chế biến món tôm hùm rim bơ với yến mạch và khoai xay nhuyễn, thịt cừu sốt cà ri ăn kèm với đậu Hà Lan và cà rốt, cùng món tráng miệng là bánh nướng làm từ quả cây hồ đào peecan và kem quế.


Christine Hà và đối thủ Josh Marks đang trổ tài tranh giải nhất - Ảnh: Fox

  

“Trước đây tôi không biết cách nấu cơm bằng nồi cơm điện. Tôi thấy mình là một nỗi hổ thẹn lớn cho nhiều bà mẹ Việt Nam”, Christine Hà thú nhận trong một cuộc phỏng vấn với trang TVGuide.com sau khi đoạt giải.

“Hồi còn trẻ tôi chỉ biết làm trứng bác, bánh mì nướng và mì ăn liền. Nhưng khi sắm được căn hộ riêng và có bếp để nấu ăn, tôi bắt đầu học nấu ăn. Tôi mua một, hai cuốn sách dạy nấu ăn ở một hiệu sách cũ. Các quyển sách này chỉ cách nấu món Việt Nam. Ban đầu, tôi chỉ nấu các món đơn giản nhất”, quán quân MasterChef  2012 tại Mỹ kể lại 
 
 

Ban giám khảo đã đánh giá cao sự phức tạp và độ khó của các món ăn mà Josh Marks thực hiện. Tuy nhiên, họ hơi thất vọng khi món tôm hùm của anh chưa chín tới.

Trong khi đó, cô gái khiếm thị gốc Việt Christine Hà lại mang đến những món ăn châu Á hết sức tinh tế.

Cô làm món rau trộn của Thái Lan và salad táo, thịt om cải cùng với cơm và trứng chiên, và món kem tráng miệng kết hợp giữa gừng và trái dừa.

Mặc dù các món ăn không phức tạp và cách trình bày không bắt mắt bằng Josh nhưng Christine Hà được ban giám khảo đánh giá cao về cách thực hiện hoàn hảo và sự cân bằng trong các món ăn của cô.

Kết quả là Christine Hà đã giành chiến thắng với phần thưởng trị giá 250.000 USD, một hợp đồng viết sách dạy nấu ăn và chiếc cúp MasterChef danh giá.

Các vị giám khảo cũng gọi đây là quyết định khó khăn nhất của họ kể từ khi ngồi ghế nóng MasterChef US.

Phát biểu khi được vinh danh là Vua đầu bếp Mỹ, Christine Hà nói trong nước mắt: “Tôi không thể tin là mình lại được vinh danh là Vua đầu bếp. Đây thật sự là những kỷ niệm khó quên trong đời tôi. Sau tất cả những trở ngại, tôi đã vượt qua, đã chiến thắng trước những đầu bếp tuyệt vời khác. Giấc mơ là có thật!”.

Christine Hà, 33 tuổi, hiện là sinh viên trường Đại học Houston. Cô bị cô bắt đầu giảm thị lực từ năm 19 tuổi do một chứng bệnh về thần kinh khiến và bị mù hoàn toàn từ năm 27 tuổi. Tuy nhiên, cô có thể tự xoay xở để nấu ăn mà không cần sự trợ giúp.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 12/Sep/2012 lúc 7:03am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Sep/2012 lúc 8:36am
Nữ sinh gốc Việt 17 tuổi được Harvard trao học bổng tiến sỹ
Tác Giả: Dân trí   
Chúa Nhật, 16 Tháng 9 Năm 2012 03:22

Ở tuổi 13, Alexandria đã học lấy bằng cử nhân theo một chương trình học sớm trước tuổi tại Đại học tiểu bang California ở Los Angeles.

(Dân trí) - Trong khi hầu hết các bạn cùng độ tuổi đang phải tốt nghiệp trung học, thì cô gái Mỹ gốc Việt Alexandria Huỳnh, sinh viên tốt nghiệp trẻ nhất đại học Los Angeles, lại chuẩn bị bước vào học tiến sỹ tại đại học Y dược Harvard, với học bổng toàn phần.
 

Alexandria Huỳnh (trái) là cử nhân tốt
nghiệp trẻ nhất trường Đại học tiểu bang
California ở Los Angeles năm 2010.

 Nữ sinh người Mỹ gốc Việt 17 tuổi, Alexandria Huỳnh, mới được ba trường đại học hàng đầu của Hoa Kỳ, trong đó có Harvard, trao học bổng toàn phần để làm tiến sĩ ngành Miễn dịch học. Hai trường khác nhận Huỳnh vào học đều là các trường danh giá của Mỹ gồm Đại học Yale và Đại học Pennsylvania .
 
Ở tuổi 13, Alexandria đã học lấy bằng cử nhân theo một chương trình học sớm trước tuổi tại Đại học tiểu bang California ở Los Angeles . Cô bé đã tốt nghiệp và nhận bằng cử nhân Sinh học hạng danh dự tại trường này vào tháng 6 vừa qua, trở thành cử nhân trẻ nhất của trường trong năm 2010.

 

Và nay, Alexandria Huỳnh được Đại học Y dược Harvard nhận vào học tiến sỹ với học bổng toàn phần, cộng thêm cả tiền lương.
 
Khi học tại Đại học tiểu bang California ở Los Angeles , Huỳnh là thành viên trong nhóm nghiên cứu Edith Porter, tập trung nghiên cứu tế bào đường ruột ở chuột để xem chúng phản ứng như thế nào với vi khuẩn Salmonella Typhimurium, vi khuẩn gây viêm đường ruột ở người.
 
Sống ở thành phố Torrance, California, Alexandria Huỳnh là thành viên của Hội danh dự chìa khóa vàng và Hội danh dự Phi Kappa Phi tại Đại học Los Angeles. Huỳnh đã lĩnh học bổng sinh viên tốt nghiệp xuất sắc nhất  của Phi Kappa Phi và học bổng sinh viên tốt nghiệp chương trình nhập học sớm (EEP) giỏi nhất trong năm.
 
Nói về thành tích vào đại học năm 13 tuổi, Alexandria Huỳnh cho rằng khi đã quyết tâm hết sức để thực hiện một điều gì đó mình yêu thích, thì người ta có thể làm mọi điều. “Chương trình EEP mà tôi tham gia có một hệ thống hỗ trợ sinh viên rất hiệu quả. Nhiều sinh viên lớn tuổi hơn tôi, và từng trải qua việc học tập như tôi, đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm bổ ích cho chúng tôi. Đấy là nguồn giúp đỡ lớn đối với các tân sinh viên.” - Huỳnh nói.
 
Cô cho biết chương trình EEP khác hẳn với các chương trình khác và cô phải cố gắng rất nhiều, dành toàn bộ thời gian để học tập.
 
Cô gái nhỏ nhắn này cũng cho biết rất thích nghiên cứu về miễn dịch, vì ngành này đóng vai trò quan trọng trong việc chữa trị bệnh tật nói chung.
 
Chương trình EEP của Đại học tiểu bang California ở Los Angeles nhận những học sinh tài năng, thậm chí mới 11 tuổi, vào đại học. Alexandria Huỳnh nằm trong số 20 sinh viên tốt nghiệp trong chương trình EEP năm nay.


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/Sep/2012 lúc 8:41am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Oct/2012 lúc 7:59am

Nhiếp ảnh gia gốc Việt đoạt giải “Thiên tài” trị giá nửa triệu đô

Nhiếp ảnh gia gốc Việt Lê Mỹ An vừa vinh dự nhận giải MacArthur Fellowship trị giá 500.000 đô la Mỹ. Giải còn có tên Genius Grants (Thiên tài) - một trong những giải cao quý của Mỹ nhằm tôn vinh những cá nhân có hoạt động sáng tạo.

MacArthur Fellowship là sự công nhận đối với những cống hiến và thành tựu ấn tượng của các cá nhân đem lại lợi ích cho cộng đồng và nhân loại. Phần thưởng lớn của giảm nhằm mục đích đầu tư cho những tiềm năng này phát triển trong tương lai.

Lê Mỹ An là nhiếp ảnh gia chuyên thực hiện một đề tài gai góc: Chiến tranh. Những bức ảnh phong cảnh của bà thường đa nghĩa, đa chiều và bí ẩn. Trong khuôn hình của Lê Mỹ An, người ta thấy mọi vật hiện ra vừa thực vừa ảo. Ảnh của bà được các đồng nghiệp ví như những bức tranh, vừa giàu tính hiện thực vừa đậm chất nghệ thuật. Trong các tấm ảnh của bà, ta sẽ không thấy cảnh chiến tranh, súng đạn, đổ máu, tang thương. Các tác phẩm ảnh chiến tranh của bà thường ở bên lề hoặc đi sau các cuộc chiến, thuộc thể loại hình ảnh tư liệu. Những tấm ảnh đó không thể hiện cuộc chiến một cách trực diện mà khơi gợi người xem tự suy tư về cuộc chiến.

Nhiếp ảnh%20gia%20Lê%20Mỹ%20An

Nhiếp ảnh gia Lê Mỹ An

Sang Mỹ định cư từ năm 1975, những tác phẩm ảnh của người phụ nữ 52 tuổi này chủ yếu lấy cảm hứng từ đề tài chiến tranh bởi chính bà đã có những trải nghiệm về chiến tranh, về những biến động lớn trong cuộc đời của những số phận nhỏ bé nơi mà chiến tranh quét qua.

Một trong những bộ ảnh nổi tiếng của bà trong làng nhiếp ảnh Mỹ là 29 Palms (29 cây cọ) được thực hiện trong hai năm 2003-2004 tại một căn cứ quân sự trên sa mạc thuộc miền Nam California. Tại đây, các lĩnh Mỹ được huấn luyện và tập trận trước khi tới tham chiến ở Iraq. Ống kính của Lê Mỹ An hướng vào các tân binh trẻ tuổi và đặc tả khía cạnh gai góc của chiến tranh bằng cảnh địa hình hiểm trở và không gian khắc nghiệt ở sa mạc.

Nhiếp ảnh%20gia%20Lê%20Mỹ%20An

Nhiếp ảnh%20gia%20Lê%20Mỹ%20An

Nhiếp ảnh%20gia%20Lê%20Mỹ%20An

Nhiếp ảnh%20gia%20Lê%20Mỹ%20An

Nhiếp ảnh%20gia%20Lê%20Mỹ%20An

Nhiếp ảnh%20gia%20Lê%20Mỹ%20An


Một đề tài cũng luôn trở đi trở lại trong suốt quá trình sáng tác của bà là mối quan hệ giữa những người Việt Nam đã di cư đến Mỹ và nỗi nhớ về quê hương của họ. Mỹ An vẫn thi thoảng quay về Việt Nam và thực hiện những tác phẩm ảnh phong cảnh và đặc tả chân dung. Một bộ ảnh cũng rất nổi tiếng của bà có cái tên đơn giản: Việt Nam, được thực hiện trong khoảng thời gian từ 1994-1998 khi bà thường xuyên thực hiện những chuyến hành trình trở về quê hương.

Thành%20phố%20Hồ%20Chí%20Minh,%201995

Thành phố ************, 1995

Đồng%20bằng%20sông%20Cửu%20Long,%201994

Đồng bằng sông Cửu Long, 1994

Thành%20phố%20Hồ%20Chí%20Minh,%201998

Thành phố ************, 1998

Lao%20Bảo,%201998

Lao Bảo, 1998

Sơn%20Tây,%201998

Sơn Tây, 1998

Ba%20Vì,%201998

Ba Vì, 1998

Nam%20Hà,%201994

Nam Hà, 1994

Sinh ra tại Sài Gòn năm 1960, di cư tới Mỹ năm 1975, Mỹ An đã nhận bằng Cử nhân Khoa học năm 1981, bằng Thạc sĩ Khoa học của ĐH Stanford năm 1985, bằng Thạc sĩ Nghệ thuật đương đại của ĐH Yale năm 1993. Kể từ năm 1998, bà làm giảng viên cho Khoa Nhiếp ảnh của trường Cao đẳng Bard. Hiện bà đang sống và làm việc tại New York.

“Tác phẩm của Lê Mỹ An là minh chứng cho sức mạnh của sự sáng tạo”, giám đốc giải MacArthur Fellowship, ông Robert Gallucci nhận xét.

Giải "Thiên tài" được trao hàng năm cho các cá nhân hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau như khoa học, văn chương, âm nhạc, hội họa, giáo dục và phim ảnh. Mỹ An vinh dự là người duy nhất giành giải ở hạng mục Nhiếp ảnh, ảnh của bà "tiếp cận chiến tranh từ góc nhìn mới mẻ, tạo ra những hình ảnh đa nghĩa" khắc hoạ những ảnh hưởng, hậu quả của chiến tranh. Bố cục trong những tấm ảnh của bà thường tạo nên sự căng thẳng bởi phong cảnh thiên nhiên bị giày xéo, biến dạng, trở thành những bãi chiến trường đầy bạo lực.

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 17 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.204 seconds.