Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn
Message Icon Chủ đề: Tình Khúc Kinh Kha Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 8 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nam Map
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 21/Jan/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 109
Quote Nam Map Replybullet Gởi ngày: 15/May/2012 lúc 6:04am
Năm mập xin 1 phút cúi đầu tưởng niệm anh linh của anh Đông đã 1 lần VỊ QUỐC VONG THÂN.

Anh không chết đâu anh Đông ơi,
Non nước xục xôi tại ý trời.
Cuộc chơi xấp ngửa, dân ngơ ngác,
Mai anh sống lại chở che đời.


Chỉnh sửa lại bởi Nam Map - 15/May/2012 lúc 6:05am
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 15/May/2012 lúc 6:07pm



TỔ QUỐC GHI ƠN !




Ngày 15 tháng 5 năm 2012
Kỷ niệm 40 năm ngày mất

Cố Đ/U NGUYỄN THÀNH ĐÔNG


ĐĐT Đại Đội 1- Tiểu Đoàn 2/7 Sư Đoàn 5 BB - KBC 4441
Đã anh dũng hy sinh tại chiến trường Bình Long
ngày
15 tháng 5 năm 1972 .

---
-------

Hương%20sơ-ri%20trong%20vườn%20nhà%20tôi!


"Chiều dạo phố gái cao nguyên môi hồng má thắm
Anh không nhìn , cúi mặt nhớ người thương ...
Mận ở đây nhiều nhưng anh thích sơ ri thôi..."

"... hoa dù rực nở giữa Bình Long ...
Ngủ đi Anh trên đỉnh bình yên
....
Anh say ngủ trọn đời Em thao thức..."





Cổng tiểu khu Bình Long năm xưa






Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 22/May/2012 lúc 10:06pm
mk
IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 15/May/2012 lúc 10:55pm




" Cũng nơi đây … ta đắp mồ cho bạn
Vừa quay lưng xác bạn lại bật tung
Mổi thước đất cài trăm ngàn mãnh đạn
Ta, sống nhăn, hóa kiếp… gọi anh hùng

Ta trở về đây… xin hôn mặt đất
Tắm bao máu hồng của bạn bè ta







Chỉnh sửa lại bởi Hoa Hạ - 15/May/2012 lúc 11:33pm

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 16/May/2012 lúc 7:31pm

Sương%20mù%20trên%20khu%20rừng%20ở%20vùng%20Saxon,%20Thụy%20Sỹ.%20Khu%20vực%20này%20nổi%20tiếng%20với%20các%20khối%20đá%20có%20hình%20thù%20đặc%20biệt.




Cho Hoa H

 

    tôi mang đời tu hú,

    đậu trên nhánh đoạn trường !

    gọi tên người thiên cổ,

    trong ngậm ngùi khói sương…

 

    mặc thủy




Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 16/May/2012 lúc 7:41pm
mk
IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 18/May/2012 lúc 12:07pm

  Cô Gái An Lộc


TG: Phạm Đào Nguyên

Nhớ đến hai câu thơ

" An Lộc Địa Sử Ghi Chiến Tích,

Biệt Kích Dù Vị Quốc Vong Thân."


Hai câu thơ trên không phải được viết ra từ một nhà thơ, nhà văn nổi tiếng, hay của một vị quan to tước lớn có trọng trách ghi vào quân sử hào hùng của binh chủng Biệt Kích Dù, mà được viết ra từ người con gái sinh ra lớn lên tại thị xã An Lộc.

Cô đã gặp người thương, người yêu trong chiến trận, và cô đã yêu thiết tha bằng trái tim nồng nàn của mình. Tình yêu thương ấy dành riêng cho người chiến binh của binh chủng Dù, đã đi vào lịch sử của Tổ Quốc VN mến yêu qua hai câu thơ, đánh dấu một thời chinh chiến điêu linh.

Những đợt pháo kích kinh hoàng rót vào thị xã An Lộc như những trận mưa bom, bão đạn cả ngày lẫn đêm, tỉnh lỵ hầu như tê liệt. Thủ phủ tỉnh Bình Long đang nằm trong cơn mưa pháo dưới sức nóng đầu hè. Từng đoàn người tỵ nạn lũ lượt từ phía tây kéo về, kẻ bị thương, người rách rưới, chìm hẳn giữa cơn mưa pháo.

Cộng quân đang vây khốn thị xã An Lộc. Nhà cửa sụp đổ lần hồi, phố xá trở nên tiêu điều. Đợt tấn công đầu tiên khoảng đầu tháng 4, năm 1972, sau chiến thuật tiền pháo hậu xung. Nhưng quân Việt cộng đã bị quân đội Trung đoàn 5 VNCH đánh bật, những chiếc xe tăng của cộng quân cháy ngấu nghiến giữa ban ngày. Những người lính trẻ đang cố thủ và làm chủ tình hình An Lộc. Dân, lính bị thương những đợt đầu rất nhiều, thế mà những người lính dường như coi thường cái chết, họ không hề sợ chết là gì. Niềm tin, và hạnh phúc của họ là giữ vững An Lộc, giữ bình yên hay an toàn cho Sài gòn. Mất An Lộc, Sài gòn sẽ bị đe dọa, mà nào người dân Sài gòn có cần biết đến; họ an hưởng cảnh phồn hoa đô hội trong thanh bình. Thanh niên thanh nữ đang ôm nhau ca hát, múa nhảy trong các vũ trường. Những người giàu có, an hưởng hạnh phúc gia đình, ăn sung mặc sướng. Nhưng ở đây, những người lính ngày đêm vần vũ với pháo đạn rền vang, đói khát liên miên vì chiến trận. Họ đem sinh mạng của mình ra tranh, giữ từng tấc đất, để che làn đạn xâm lăng cho Sài gòn bình an và hạnh phúc.

*

Bọn cộng quân hình như là những thằng ngố, thằng ngốc, xe tăng cứ ngông nghênh xông vào thị trấn giữa ban ngày để rồi bị bắn cháy rụi, chết khộ Tiếng hò hét vui mừng của những người lính trẻ khoái chí khi chận được bước tiến của quân thù. Nhìn những xe tăng trúng đạn khi chúng ồ ạt tiến vào thị xã sau đợt pháo nặng.

Thì ra người tài xế bị xích chân trên xe để những người lính cộng quân không đường trốn chạy, một chính sách tàn ác và vô nhân đạo của cộng sản bắt buộc những người trẻ chết một cách cuồng tín. Cả tháng trời, tiểu khu Bình Long chìm trong maù lửa, gia đình Bình nằm trong hầm nghe tiếng người nói, tiếng chuyện trò, gia đình Bình vững lòng, chứng tỏ cộng quân chưa chiếm được thị xã này. Cả tháng trời ròng rã nằm trong hầm, gia đình Bình bị đói, nhưng nhờ có giếng nước trong nhà nên không chết khát. Rồi một sáng sớm lặng im tiếng pháo, ông Châu bò ra khỏi hầm nhìn cửa nhà tan hoang, ông bảo hãy bỏ chạy về Bình Dương bằng mọi cách. Được bước nào hay bước nấy, chỉ mong gia đình rời khỏi An Lộc mà thôi.

Chúng ta phải ra đi, để chiến trường trống cho anh em lính họ chiến đấu dễ dàng. Đi từng đợt một, để khỏi chết chùm. Đợt đầu, ông và An, đứa con út đi trước. Đợt hai, Dương là con trai dẫn mẹ và Bình ra ngỏ chùa, tránh khỏi các căn cứ quân sự là được. Đài BBC cứ loan những tin xấu, An Lộc chỉ có mất vì lực lượng cộng quân quá đông, gấp mấy lần bên VNCH, chỉ mang lại chán chường thất vọng, và lo lắng cho lính cho dân thêm mà thôi. Nhưng người lính một lòng không nao núng, họ quyết tâm tử thủ An Lộc, giữ vững vòng đai cho đô thành Sài gòn.

Hơn một tháng qua cộng quân cắt đứt quốc lộ 13. Niềm hy vọng sau cùng là chỉ có binh chủng Dù sẽ giải vây được An Lộc. Hy vọng mỏng manh ấy đã làm sống lại niềm tin trong lòng người An Lộc. Họ chờ đợi đoàn quân Dù đến cứu viện. Binh chủng Nhảy Dù là lực lượng cứu tinh của đồng bào khắp bốn vùng chiến thuật, và bây giờ cứu nguy riêng cho An Lộc. Ba và An đã rời thị xã được một ngày. Mẹ, Dương và Bình định ngày sau chạy, nhưng từng đợt mưa pháo bay đến, cầm chân họ.

Hôm đó có hơn 7000 trái, từng thước đất, từng trái pháo. Trái vô nhà thương, trái vào trường học, còn xóm chợ đã tan tành. Rồi căn nhà trúng pháo bị sụp, hầm sụp Bình nằm trong đống gạch ngói vụn đổ nát tan hoang. Bình không còn biết gì nữa. Dương kéo mẹ ra khỏi căn nhà đổ nát trong tiếng kêu gào thảm thiết não lòng của mẹ.

Dương dẫn mẹ chạy sau đợt pháo kích phủ đầu nặng nề đó. Bà bị thương nhẹ. Nhà sập, bà Mai nghĩ rằng Bình chết trong đống gạch đổ kia rồi.

*

Bình vừa đậu tú tài một, là thi vào sư phạm. Học xong cái bằng sư phạm hai năm để về làm cô giáo làng tại thị xã An Lộc được một năm. Người con gái mang tên Bình, nên cái gì cũng bình thường, như ước mơ của cha mẹ nàng. Học hành trung bình, nhan sắc trung bình, thơ văn trung bình, ăn nói, cử chỉ bặt thiệp trung bình, và thi cử cũng đỗ bình, nhưng tình yêu lại đến không bình thường.

Cả gia đình là giáo chức, ông Châu giáo sư trung học đệ nhất cấp. Trước kia ông là giáo viên tiểu học, sau đậu bằng tú tài hai, được đồng hóa vào ngạch trung học. Ông dạy thêm giờ, và có thể dạy thêm ở các trường tư. Mẹ nàng, bà Mai là giáo viên công nhật. Nghề giáo là nghề thanh bạch không giàu có, nhưng không nghèo, đủ sống là được rồi. Ông Châu thường nói vậy.

Những năm sau 70, đồng lương công chức nhỏ dần theo vật giá leo thang, nhưng đời sống đạm bạc của nhà giáo ở tỉnh lẻ giúp gia đình ông Châu sống đủ. Bà Mai mở thêm gian hàng bán tạp hóa lẻ trong hiên, vì lúc nào cũng có người ở nhà. Sáng thì Bình đi dạy cùng ba, chỉ cách nhà một đoạn ngắn, chiều mẹ đi dạy cũng gần nhà nên cuộc sống tạm đủ đầy, chỉ có một điều lạ là Bình chưa có bạn trai.

Hồn nàng cứ lãng đãng trời mây, có lẽ nàng mơ ước một cuộc tình ở cõi trăng sao, mà người trong mộng là ai nàng chưa hề biết đến. Ở đây có hiếm chi người theo đuổi, sẵn sàng dang rộng vòng tay để chào đón tình yêu của Bình, mà nàng được quyền chọn lựa. Xứ núi rừng có một bóng hồng vừa có học, vừa có nghề, Bình đắt giá lắm kia mà. Vài anh chàng giáo làng dạy cùng trường, vài ông giáo trẻ trung học trong thị trấn, thêm vài anh chàng sĩ quan của trung đoàn V thường tới lui thăm viếng.

Mẹ khuyên Bình chọn một chàng nào đó cho có bạn trai với người ta, đã hai mươi rồi còn chờ gì nữa, nhưng Bình cứ ấm ứ hoài. Bình dạy lớp Ba rất dễ, nên nàng đề nghị ba mẹ mở thêm quán cà phê bán buổi sáng, và buổi chiều từ 6 giờ đến 9 giờ tối. Ba nàng phản đối, nhưng mẹ nàng khuyến khích, cuối cùng ông giáo Châu cũng đồng ý.

Không phải Bình không ưa giáo làng, nhưng có nhiều anh giáo làng cứ nói rằng, chiến tranh đã đến lúc kết thúc, và những anh chàng lính trận sẽ thất nghiệp dài dài thời hậu chiến, cùng lắm các anh sĩ quan thì chỉ xin vào ngạch giáo viên công nhật là cùng. Chỉ có giáo viên, công chức có ngạch trật đàng hoàng, sau này đủ điều kiện lo cho gia đình, vợ con? Ngay hồi còn sư phạm, một số các anh đã lộ vẽ tự mãn vì ngạch trật của mình thường hay nói muốn "cộng chỉ số," với phe con gái.

Từ đó, trong lòng Bình nảy sinh những ý tưởng không mấy đẹp với những anh chàng coi trọng nghề nghiệp mà không hề nghĩ đến quốc gia, dân tộc. Không có nước thì làm sao có nhà? Không làm nghề giáo thì làm nghề khác vậy, có gì phải lọ Bổn phận làm người, làm con dân một nước nhiễu nhương chinh chiến mà không ra sức giữ thì chỉ là loại người ăn hại, phường giá áo túi cơm mà thôi. Nàng đâm ra thích cái khí phách hiên ngang, kiêu hùng của những người lính trận. "Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt, còn hơn buồn le lói suốt trăm năm?" Nàng vẫn chưa tìm thấy được anh chàng lính trận trong mộng hiện rả Cô bé cứ ngông nghênh như đang chờ đợi một bóng hình?

*

Quán nước của cô giáo Bình rất đông khách, chỉ bán cà phê, nước ngọt, có khi buổi sáng được cả ngàn đồng. Buổi tối cũng vậy, những bản nhạc của Trần Thiện Thanh, Phạm Duy qua giọng ca Thanh Thúy thì trời ơi, làm đẹp đời đẹp người. Vào đây ngồi nghe nhạc, được cô giáo mời chào, thì ấm lòng người chiến sĩ xa nhà biết bao. Vả lại cô Bình bình thản quá làm bao chàng hy vọng ngẩn ngợ Biết bao chàng đã đặt tên cho quán nước là "Quán Chiêu Phu," hay quán Bình An, là tên hai chị em nàng. An cô bé mới 15, xinh và nhí nhảnh hơn chị. Ít ai để ý tới An vì còn bé, chỉ còn có Bình là tới tuổi đi tìm tình yêu. Bình với nụ cười rực rỡ thời con gái, rất nhiều anh chàng mong được lọt mắt xanh của nàng. Thời gian êm đềm trôi qua, gia đình làng xóm ở thị trấn An Lộc đang sống trong những ngày hạnh phúc an lành của vùng đất mới có những kế hoạch đang phát triển của tỉnh mới. Tháng 4 năm 1972, năm Mậu Thân, năm tai ương không những dẫy đầy trên vùng đất An Lộc, mà còn biết bao nơi chốn đau thương khác trên mảnh đất thân yêu, làm ai ở đây cũng lo sợ ưu phiền.



hình minh họa sưu tầm trên internet


*

-Đại ca, anh kiếm gì vậy, chúng nó hở, bị thương hở?

-Anh nghe có tiếng người rên, tiếng đàn bà con gái, không phải Việt cộng? Giúp anh một tay đi ?

-Anh làm đi, em coi chừng, mới vừa xáp lá cà vô đây, lu bu lại bị đớp vô duyên, em canh, anh kiếm.

-Kiên, nè coi kìa, thấy chưa, "Cứu nhất nhân đắc vạn phúc," phụ với anh, ê Bản, Tâm tới giúp tay. Tiếng nói yếu ớt đứt quãng của con gái từ trong đống gạch vọng ra, "l..à. m... phước...," làm các anh vui mừng hơn. Tiếng kêu cứu gần hơn, "..tôi.... đây.

-Nghe rồi, biết rồi, chờ một chút. Thế là cả ba nhào lại gở gỗ, vứt gạch và một lúc nhìn thấy cô gái với những vết maù bê bét khô, dính vùi vào những vết trầy đã lâu trên mặt, trên tay chân.

-Nhờ có bờ giếng, chứ nếu không, cô đã chết rồi.

Cả ba đã cùng nhau lôi cô ra, và trước hết Hiển hỏi, "Cô kiểm soát thử chân tay có cử động được không, có chỗ nào đau không?" Xong rồi, dang ra nghe tụi bay, dồn đống bị một quả, là rồi đời. Nhớ kêu y tá vào đây cho anh.

-Cô rờ đầu, rờ chân thử chỗ nào đau, coi tay chân lại một lần nữa đị Các anh nắm tay dắt cô đi thử, vừa đói khát cả tháng nay, và vừa sợ. Không còn làm chủ được chân tay, Bình mệt lả, tai điếc, đầu ù, nên cô ngã quỵ không đi nổi, khi cả ba vừa thả tay. Hiển chúi tới nắm áo giữ cô lại.

-Thôi, ngồi xuống đây kiểm soát lại tay chân, có nước lạnh đây, cô hãy uống một chút cho khỏe. Đã ốm yếu, đói khát cả tháng, nên thân hình Bình ốm teo như chú mèo mướp. Nước da xanh mướt, vì sợ vì đói. "Bình khát.. nước," nàng nói thật nhỏ. Cô không còn đủ sức dơ đôi tay. Bình gật đầu, hoặc lắc đầu chứ không thể nói nhiều được. Đôi mắt thất thần nhìn Hiển như ngầm nói lời cảm ơn.

Một người lính bị thương cánh tay trái vì mãnh đạn được dẫn tới, và anh y tá lẽo đẽo theo sau, cùng vào chỗ của Bình. Một phần vách nhà còn lại, làm chỗ dựa lưng cho Bình và người thương binh được băng bó xong. Không thể ở lại đó nữa, vì các anh đang bận rộn tiến quân, phải đánh phá vào, để bắt tay với anh em của trung đoàn ở tiểu khu Bình Long. Các anh phải đi tiếp. Bỏ Bình ở lại là không đành lòng, nên Hiển đề nghị bồng Bình sang bệnh viện. Anh đi sau cùng với người thương binh, trong khi anh em trong trung đội mở đường. Anh thương binh vẫn lăm lăm cầm chặt tay súng, tỉnh queo đi bên cạnh.

Ngôi nhà thương đã tiêu điều, không biết bệnh nhân đi đâu mất hết, chỉ còn một số xác chết mà thôi, họ di tản đi đâu rồi. Hiển đưa Bình một bao gạo sấy và bảo, "Giờ các anh không thể giúp em được nữa, các anh phải làm bổn phận của các anh. Hãy ngồi yên trong hầm bỏ trống này ở bệnh viện, an toàn hơn là ở nhà em. Phòng tuyến phía ngoài bệnh viện được thực hiện.

Thế rồi cả tuần, khi có thể được là Hiển trở lại thăm Bình, mang cơm sấy, nước lạnh cho Bình và một vài người bị thương nằm đó. Bệnh viện không còn ai cả, nghe nói họ di tản ra ngoài chùa để băng bó cho dân. Quân y của lính Dù băng bó xong, họ lại ra đi.

Từ khi được Hiển bồng nàng trên tay từ nhà đến bệnh viện, Bình đã cảm thấy một sức hút trầm ấm đầy tình người, đầy nghị lực trong Hiển. Lần đầu tiên tỉnh trí, nhìn sâu vào mắt Hiển, Bình ước ao, và thèm được vòng tay anh. Anh là định mệnh của đời nàng.

Anh đi rồi, Bình trằn trọc không yên, lắng nghe tiếng súng xa gần. Nàng rộn ràng lo lắng cho anh, và mộng mị vu vợ Bình chỉ mong đêm qua nhanh, sáng đến mau để biết chuyện gì đã xảy ra, và anh có còn trở lại thăm Bình? Bình hồi phục rất nhanh, nhờ sự săn sóc, hỏi han, và cơm nước của các anh em Dù. Nằm một mình trong hầm, Bình cầu Trời khẩn Phật cho nàng đừng gặp ma, và cầu xin cho Hiển bình an.

*

Ngày đó mãi mãi đi vào ký ức, với giọng nói vui vẻ, nhỏ nhẹ của anh. Bình ngồi nghe anh hỏi tên, nói chuyện đời lính, chuyện quê hương, và chuyện trời mây. Trong anh toát ra một sức sống mãnh liệt, một niềm tự tin và lòng thương người bao la. Bình không nhớ và hiểu anh nói gì, vì tim nàng đang bồng bềnh giữa khoảng trời mây, như cơn sóng nhấp nhô giữa biển khơi. Nhưng cần gì hiểu, nàng chỉ muốn nghe giọng nói của anh, nhìn anh thật gần mà thôi. Bình chỉ muốn được nói với anh rằng, Bình yêu anh, và anh cũng sẽ yêu Bình. Hiển, anh là tất cả, hào hùng, can đảm và đầy lòng nhân ái. Người lính Dù ấy có đủ các đức tính cao quý để Bình yêu.

Bên anh, Bình thấy mình nhỏ bé, được che chở, và an toàn. Bên anh là cả một trời bình yên! Cả hai tuần anh đóng quân giữ chốt này, cho đại đội tiến vào giải vây đồng đội, nên cả hai thường được chuyện trò. Chưa ai mở lời yêu ai, nhưng giữa Bình và anh, ai cũng hiểu rằng sự liên hệ của nhau đã ngày càng thắm thiết hơn. Cả hai không ai nói lời nào, vậy mà nó thiết tha làm sao! Vắng anh, Bình lo lắng khôn cùng. Một lần, anh cầm bàn tay đau của Bình để hỏi han, rồi anh quên không buông, và Bình cũng ... quên không giật về, tình cảm đã chuyền từ bàn tay sang bàn tay, ấm áp làm sao. Thì ra, cả hai đều hiểu rằng họ là một, và hai trái tim đang cùng nhịp đập. Trong tay anh, Bình nghe ấm lòng, và hạnh phúc biết bao! Sự im lặng bao trùm, Bình bị thu hút bởi những điều anh chưa nói.

Đợt hai hay đợt ba, Bình không biết, không nhớ, cộng quân tấn công tiếp, lực lượng Dù đang đụng độ mạnh với giặc. Đơn vị anh bây giờ đang đánh lớn, và lần cầm tay nhau, là lần cuối trong đời Bình có anh. Ước gì lúc đó Bình cả gan, ôm anh, hay hôn anh để nói lời cảm ơn, hay nói hết lòng mình yêu anh. Anh ra đi bên tuyến hào, trong đợt pháo và giao tranh quyết liệt như những lần trước. Tại sao? Bình ngẩn ngơ dại khờ khi nhìn thấy xác anh. Mất anh là mất tất cả bầu trời, thế gian còn lại với Bình bây giờ là vô nghĩa.

"Hiển ơi, em đi tìm anh trong mưa pháo, và tại sao em lại đi tìm anh lúc này, vì Bình sợ." Linh tính báo cho nàng một chuyện không lành đã xảy rạ Một cuộc tình không hẹn, đã chia xa, vĩnh viễn không còn thấy lại nhau. Bạn anh, đồng đội anh chôn anh vội vàng trong sân trường tiểu học. Bình ngồi bên cạnh, nhìn nấm mồ, nàng đã xuất khẩu thành thơ. Nàng hẹn hò với chính mình rằng sau này, Bình sẽ gặp anh hàng ngày trong sân trường tiểu học, chúng ta sẽ có hàng ngàn lời để nói cho nhau. Trên nấm mộ anh, nàng viết hai câu thơ bằng tất cả sự biết ơn, kính phục và lòng thương cảm dạt dào.

An Lộc địa sử ghi chiến tích

Biệt Kích Dù vị quốc vong thân!

Quê hương VN của tôi hiếm có niềm vui, và tràn đầy nước mắt. Từng lớp người bỏ ra đi vĩnh viễn vào lòng đất quê hương. Bình đã khóc hết nước mắt, tiếc thương cho mối tình đầu thật đẹp, với đầy ắp mộng mợ

Cuộc tình chợt đến chợt mất của Bình và Hiển đã đi vào thiên thu, như hai câu thơ đã đi vào dòng lịch sử. Còn ai biết tên anh, chỉ có nàng. Tên anh đã chìm vào quên... nhưng hai câu thơ bất hủ đã mãi mãi là một lời biết ơn với các chiến sĩ Dù. Họ đã vĩnh viễn là niềm yêu thương và kính phục vô bờ của bạn, của tôi, và nhất là của người dân An Lộc và của riêng Bình.

Sưu tầm trên internet


Chỉnh sửa lại bởi Hoa Hạ - 19/May/2012 lúc 8:09pm

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 22/May/2012 lúc 9:38am
 Trận An Lộc Bình Long
 (Mùa Hè Đỏ Lửa 1972
)

 

   Năm 1972, phải chăng để dò dẫm, Bắc Việt đã tung ra một cuộc tổng tấn công được coi là có tính toán rất kỹ lưỡng về mặt chiến lược. Cũng rất quan trọng, vì lần đầu tiên họ dùng chiến xa của Nga Sô tập trung tấn công một cách ào ạt.

    Bất chấp hiệp ước Genève và không cần biết đến vùng phi quân sự giữa hai miền Nam và Bắc, địch tung mũi dùi tấn công đánh thẳng từ phía Bắc xuống Nam, và gặp phải sự kháng cự mãnh liệt. Một mũi dùi tấn công khác từ biên giới Campuchia đánh qua phía Kontum, Pleiku, làm cho các tiền đồn đều lâm vào tình trạng bị động. Áp lực đè nặng vùng nầy đến độ phải đưa sư đoàn bộ binh từ Ban Mê Thuột lên để tiếp viện.

    Ở mặt trận phía Bắc, địa phương thành lập từng bộ phận lưu động nhỏ để dễ điều động, nhưng cũng vì thế mà trở thành khó chỉ huy và hậu quả là tuyến phòng thủ bị vỡ. Thành phố Quảng Trị thất thủ ngay sau đó, các đơn vị tranh nhau chạy về Huế. Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Đoàn IV, được gởi ngay ra Huế với nhiệm vụ tái lập trật tự tại đây.

    Hai sư đoàn tổng trừ bị, SĐND và SĐ/TQLC, đến giờ nầy vẫn còn ở Sàigòn, được đặt dưới quyền xử dụng của tướng Trưởng. Sư Đoàn 21 Bộ Binh ở Vùng Đồng Bằng Cửu Long được đặt trong tình trạng báo động, dự trù sẽ được bốc ra Huế.

     Bất thình lình địch quân tấn công vào An Lộc, bao vây thị trấn nầy, đe dọa SàiGòn vốn chỉ cách đó khoảng 100 cây số. Tình hình lúc bấy giờ hết sức căng thẳng, chỉ cần trể nửa giờ nữa là không kịp ngưng chuyến đi ra Huế của SĐ21BB để chuyển hướng cho sư đoàn nầy tới thẳng An Lộc, nhằm bảo vệ vòng ngoài cho thủ đô SàiGòn.

    Tôi theo BTL tiền phương sư đoàn đến đóng quân ở Căn cứ Lai Khê, sư đoàn thiết lập Trung tâm Hành quân để trực tiếp chỉ huy các đơn vị Dù đang tham chiến tại Bình Long.

    Vào Mùa Hè đỏ lửa năm 1972, chiếm xong quận Lộc Ninh, Việt Cộng đã mở cuộc tấn công biển người, với chiến xa T-64 lần đầu tiên xuất hiện tại vùng nầy. Chúng bao vây và cô lập Thị trấn An Lộc thuộc tỉnh Bình Long, trong đó có Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh.

    Đại tá Lê quang Lưỡng, Lữ đoàn trưởng LĐIND, điều động các Tiểu đoàn Dù đánh từ Lai Khê lên Chơn Thành. Tại đây Tổng Thống và Trung Tướng Đống đáp trực thăng xuống, ra lệnh Chiến Đoàn Dù nhảy vào tiếp ứng An Lộc. Sau khi được lệnh, Đại tá Lưỡng thay vì nhảy trực thăng thẳng vào Thị Trấn, (theo lời ông kể lại qua điện thoại) Đại tá cho trực thăng vận xuống Đồi Gió ở phía Đông của Thị Xã An Lộc.  

    TĐ6ND đã dùng chiến thuật thần tốc bất ngờ đánh trúng ngay đầu não chỉ huy (hay đài quan sát), Thiếu tá TĐP Bằng, K16, dẫn 2 Đại đội do Trung úy Ngô Xuân Vinh tự Vinh “Con”, và Tuấn nhảy xuống đầu tiên. Trung úy Tuấn và Vinh điều động binh sĩ xung phong thần tốc tiêu diệt địch trong một “Lô cốt” duy nhất mà chúng đã đặt Bộ Chỉ huy, khiến chúng chạy tán loạn. Nơi đây có rất nhiều hầm hố bằng những tản đá xếp lại; vì đất rất cứng, toàn đá sạn, rất khó dùng sẻng đào hầm. Sau đó 2 Tiểu đoàn 5 và 8 cùng Pháo binh được đổ trực thăng xuống cùng với BCH Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù. Chiến đoàn Trưởng Lê Quang Lưỡng quyết định cho TĐ6ND ở lại giữ cao điểm nầy, đích thân đại tá dẫn 2 tiểu đoàn 5 và 8 cấp tốc đi ngay đêm đó để vào An Lộc, trấn an các đơn vị đang bị bao vây lâu ngày.

    Tiểu Đoàn 8 dẫn đầu hướng về Thị Trấn An Lộc; TĐ5ND của Trung tá Nguyễn Chí Hiếu, TĐT, và Thiếu tá Lê Hồng, TĐP (sau bị thương Ngoạc Lùn lên thay), cho tiểu đoàn đi theo đội hình quả trám bảo vệ phía sau. ĐĐ51 của Sĩ (sau bị thương Trung úy Nguyễn Tiến Việt lên thay) đi trước, tiếp theo là ĐĐ50 của Đ/U Từ Khánh Sinh; bọc hậu có ĐĐ52 của Lê Hữu Chí, K20ĐL; cánh trái là ĐĐ53 của Dũng, K22ĐL ( vài ngày sau Dũng bị thương, Hồ Tường lên thay); bảo vệ sườn phải ĐĐ54 của Nguyễn Văn Dũng (sau bị thương Trung úy Dương lên xử lý). Khi vào gần tới Thị trấn thì địch chận đánh đại đội đi chót của Chí Bệu. Trung tá Hiếu điều động ĐĐ53 bọc lại tăng cường giúp Chí đánh bật địch ra. Kế đó Tiểu đoàn tiếp tục đi về hướng Đông Nam An Lộc thanh toán các ổ chốt và bảo vệ an ninh tại phía Bắc Xa Cam. TĐ8ND lo thanh toán các ổ chốt và bảo vệ an ninh ở phía Nam thị xã An Lộc.

    TĐ6ND ở lại Đồi Gió để vừa làm lực lượng tiếp ứng bên ngoài, vừa ngăn chận địch chiếm lợi thế cao có thể dùng làm đài quan sát hay bộ chỉ huy trực tiếp nhắm vào Thị Xã.

    Lúc bấy giờ các đơn vị bị bao vây đã lấy lại tinh thần vì có đơn vị thiện chiến Nhảy Dù vào yểm trợ. Sáng hôm sau, Đại tá Lưỡng cho TĐ8ND bung ra lục soát về phía Tây Thị Trấn, nhưng địch quân pháo kích nhiều quá nên TĐ8ND chuyển về hướng Nam. TĐ5ND cũng ra tiếp ứng nhằm mở rộng vòng vây, để có bãi tiếp tế bằng thả dù. Nhờ có tiếp tế đầy đủ nên tinh thần các đơn vị bị vây vẫn còn vững chắc.

    Vào đêm 30/4/72, để kỷ niệm ăn mừng lễ Lao Động 1/5, địch bắt đầu tập trung tổng tấn công vào An Lộc, chúng hạ quyết tâm nuốt gọn các đơn vị đang kẹt bên trong: Như LĐ1ND Nhảy Dù, Liên Đoàn 81 Biệt Kích Dù, SĐ5BB, SĐ21BB,...nhưng các đơn vị bên trong An Lộc đã kiên cường chống trả mãnh liệt. Tuyến của BCH/SĐ5BB của Tướng Lê Văn Hưng bị lung lay, Đại tá Lưỡng điều động cấp tốc ĐĐ/TS1ND lên lấp chỗ; sau đó, ông tăng cường thêm TĐ5ND để đẩy lui bảo vệ Tướng Hưng.

     Ngoài ra ông còn dùng 4 khẩu súng cối 81 ly (xạ thủ là những chuyên viên của TĐ1PB) bắn yểm trợ rất hữu hiệu. Ngay đêm đó, 2 trung đoàn địch đang hung hăn xung phong vào thì bị mấy loạt bom B52 xóa sạch, sáng hôm sau có mười mấy tên sống xót quờ quạng chạy bậy vào khu TĐ8ND và bị đẩy lui; chúng hốt hoảng chạy đâm đầu vào khu vực TĐ5ND, một anh thượng sĩ thường vụ đại đội hăng máu dẫn lính ra thanh toán, nhưng anh đã hy sinh sau khi tiêu diệt toàn bộ địch. Các đơn vị trong An lộc đều rất kiên cường. Nhất là các chiến sĩ Biệt kích, theo lời Hùng, K21ĐL, TĐP thuộc SĐ5BB kể lại, thì chính anh đã mục kích sự gan dạ và tài điều khiển của Đại tá Phan Văn Huấn, Khóa 10 ĐL làm Liên Đoàn trưởng, và Tr/T Lân, LĐP. Họ đã tổ chức các cuộc đột kích đêm, từng tổ 3 người lợi dụng đêm tối len vào ổ địch, đặt chất nổ hoặc phá các kho địch. Đôi khi còn tiến sâu vào vòng trong để sát hại cấp chỉ huy địch bằng cận chiến. Những cái can đảm, hào hùng của họ đã lọt vào mắt của một cô giáo còn kẹt lại An Lộc. Chính cô đã làm nên hai câu thơ lịch sử để ghi nhớ công xả thân vì nước của chiến sĩ Biệt Kích Dù:

                       An Lộc địa sử ghi chiến tích

                    Biệt Kích Dù vị Quốc vong thân!

    Thấy địch tập trung quân số bao vây thị trấn đông quá, Đại tá Lưỡng đã phải dùng 15 phi tuần B-52 đánh vào các khe suối, mà khi đi vào An Lộc, ông thấy rất nhiều hầm hố dọc theo hai bên bờ, các vị trí pháo của địch, và ngay tuyến cận phòng (cách quân bạn không quá một ngàn thước, thật hết sức táo bạo và liều lĩnh, giống như trường hợp B-52 đã giải vây cho các TĐ 7 và 8 tại Hạ Lào). Khiến địch gần như tịch ngòi, các phi cơ quan sát Mỹ báo cáo địch chỉ có một phần ba lực lượng còn khả năng chiến đấu, sau khi hứng chịu 15 phi tuần B-52. Đánh thêm 8 phi tuần thì An Lộc gần như được yên tỉnh. 

    Trước khi Chiến Đoàn Dù vào An Lộc, các đơn vị thuộc Sư Đoàn 21 BB của tướng Hồ Trung Hậu đã ngày đêm hứng chịu những đạn pháo liên tục của địch. Phía Tây Quốc lộ 13 gần Tàu Ô là Tiểu đoàn của Võ Công Danh, phía Đông Chơn Thành có Trung đoàn của Đ/T Nguyễn viết Cần, SĐ21BB, đang ở phía Bắc Chơn Thành, ông đã điều động các binh sĩ trực thuộc cố gắng chọc mũi dùi vào giải vây An Lộc. Nhưng Đại tá Cần đã hy sinh vì một viên đạn pháo cay nghiệt! Ông nguyên là TĐT TĐ11ND, một sĩ quan tài giỏi, tánh tình hiền hậu, biết lo cho kẻ dưới, nên thuộc cấp ai nấy đều mến phục.

     Có lần khi TĐ11ND đóng quân ở vườn Tao Đàn, bảo vệ an ninh vòng ngoài phủ Tổng Thống. Một đêm nọ, ông cùng 2 ĐĐT Bạch và Nuôi  đến ăn uống tại nhà hàng Tour D’Ivor.

    Bỗng có hai Quân cảnh Mỹ đến hỏi giấy, vì thấy ông cao ráo, trắng trẽo, mũi lỏ giống hệt người Hoa Kỳ. Ông tự ái không đưa, chỉ nói mình là TĐT/TĐ11ND và bảo hai người ngồi chung là đại đội trưởng thuộc cấp. Họ không tin còn có cử chỉ hỗn láo, định còng tay, Nuôi và Bạch thấy TĐT mình bị hạ nhục, nên tức giận đứng lên tính can thiệp, Hai Quân cảnh hiểu lầm rút súng ra, Bạch nhanh tay hơn, rút súng bắn chết hai quân cảnh Mỹ để tự vệ! Ba người vội xuống xe Jeep chạy về vườn Tao Đàn và ra lệnh báo động, các xe Quân cảnh Mỹ có gắn súng đại liên rượt theo bao vây. Sợ động tới dinh Độc Lập, nên các anh chạy về Trại Hoàng Hoa Thám, đoàn xe Jeep có gắn đại liên của Mỹ rượt theo tới trước cổng trại. Tướng Đống biết chuyện nên ra lệnh hễ Mỹ xông vô thì cứ bắn, lính Tổng Hành Dinh đem súng ra dàn trước cổng. Sau đó cấp trên của Mỹ gọi họ rút về để điều tra kỹ lưỡng rồi sẽ tính.

    Khi nhân chứng nói tại Quân Cảnh Mỹ hỗn láo và rút súng ra trước, mọi việc được dàn xếp ổn thỏa: Trung tá Cần bị ra bộ binh, Nuôi và Bạch bị phạt một năm nhốt ở Quân Lao.

    Trở lại trận đánh An Lộc,dân và lính đã thụ động co rút dưới hỏa ngục do từ trên trời xuống trong hơn 2 tháng; pháo kích không phải từng cơn, từng giờ, từng loạt; pháo đầy trời như mưa; pháo ào ạt như gió; pháo kín mít như mây. Pháo không vạch từng đường như Mậu Thân, pháo không đi từng luồng như hạ Lào. Pháo và trời chan hòa trộn lẫn như mây bay giăng giăng che kín cả bầu trời An Lộc. Nhờ Đại tá Lưỡng rút kinh nghiệm trận Hạ Lào, canh giờ địch thường hay dùng biển người tấn công, ông xin mấy P*** B-52 rải thảm cách vòng rào phòng thủ không quá 1000 thước, cả Trung đoàn địch đang hung hăng tấn công, bỗng bị cuốn mất trong đám bụi mù, nhờ vậy Bình Long được yên tỉnh mấy ngày.

    TĐ6ND, sau khi bị tổn thất nặng tại Đồi Gió (chỉ còn 180 người) rút về Lai Khê tái bổ sung và huấn luyện cấp tốc tại chỗ, được trực thăng đổ hai đại đội của Ngô xuân Vinh (tự Vinh Con) và Nguyễn văn Nghiêm, trưởng ban 3 kiêm nhiệm xử lý chức vụ Tiểu đoàn phó thay thế Thiếu tá Bằng (bị thương mắt tại Đồi Gió), nhảy xuống Tân Khai, phía Nam Thị Trấn, đánh bật lên Xa Cát, Xa Cam, các bộ đội địch lâm vào cảnh lưỡng đầu thọ địch (trong đánh ra, ngoài đánh vào), nên trở tay không kịp, bị lính Dù hốt sạch. Tiểu Đoàn 6 Dù bắt tay được với TĐ8ND tại cửa ngõ vào An Lộc, như vậy coi như Bình Long đã được thoát hiểm.

    Cũng nên kể lại trường hợp của trại Tống lê Chân, vì pháo binh trong An Lộc bị tê liệt do các cuộc pháo kích dữ dội của quân Bắc Việt, Quân đoàn III đã thả pháo binh 155 vào trại để từ đây bắn yểm trợ cho Bình Long. Tiểu Đoàn 92/BĐQ/Biên Phòng của Đại úy Ngôn (Ngôn, Khóa 21 Đà Lạt, là người hùng ở Tống lê Chân, trong 1 năm anh được thăng cấp 2 lần, chính Tổng Thống ra lệnh thả lon Trung tá bằng máy bay xuống tưởng thưởng cho anh) đã tuần tiểu lục soát tiêu diệt toán nghiên cứu chiến trường của Cục R, họ đã bắn chết một Thượng tá có trách nhiệm tìm lý do tại sao cuộc tấn công hỗn hợp chiến xa và Bộ binh của chúng vào An Lộc bị thất bại nặng nề.

    CSBV bại trận, không chiếm được An Lộc bằng những chủ lực vô cùng hùng hậu, vì vậy Hiệp Định Ba Lê được chúng bằng lòng ký kết (Ngôn sau nầy bị chết trong trại tù VC). Khi đóng tại căn cứ Sư đoàn 5 BB ở Lai Khê, tôi có gặp Biệt đội Tác Chiến Điện Tử Sư đoàn 21 Bộ binh, họ rủ nhậu bia với rắn “Ri Cá”! Tôi thấy anh em Sư Đoàn 21 ôm ra từng bao cát, trong đó đựng những con rắn ngọ nguậy trông thật ghê khiếp. Họ làm thịt tại chỗ; vì sợ mất mặt màu áo binh chủng, tôi cố uống nhiều bia để lấy can đảm, rồi mới dám ăn, lúc tài xế chở về doanh trại bên SĐND, nhớ tới động tác ngọ nguậyï của rắn ri cá, nên buồn nôn, khiến bụng sạch bóc luôn!

    Anh em Biệt Đội TCĐT/SĐ21BB thật là hào sảng chịu chơi, họ mới gặp tôi lần đầu mà đã mua từng chồng két bia để đãi, nhất là những con rắn, đã vất vả đem từ Bạc Liêu xa xăm lên. Có lẽ họ thích nét hào hùng của lính Nhảy Dù, cũng có thể trong đó có anh tài xế của vị Biệt đội trưởng tiền nhiệm đã kể lại, lúc trước tôi đã mời lại nhà đãi cơm canh chua cá bông lau và còn cho anh 40 lít xăng để lái xe về Bạc Liêu.


Trích từ " Hồi ký Một Cánh Hoa Dù"


Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 22/May/2012 lúc 4:30pm

ĐỜI LÍNH

Chia buồn cùng Hoa Hạ

xin nghiêng mình ca ngợi những Anh hùng huyền thoại  An Lộc Bình Long 1972

 

Từng tấc đất, rừng cao su bụi cỏ

Máu dân lành thắm đỏ đến ngàn sau !

Chủ nghĩa chi ? xây bởi xác đồng bào ?

Giết giết giết tạo thiên đường cộng sản !

 

Pháo giặc lập loè, Bình Long kiên dũng

Gìn giữ quê hương, bảo vệ dân lành

Vào cõi đạn bay ngập trời lửa đỏ

Lòng như không, chân vững bước quân hành

 

Kinh Kha, cùng Tần Vũ Dương thuở trước

Vào chiến trường, dũng sĩ vẫn còn run !

Sao sánh được những chàng trai giữ nước ?

Sống hiên ngang khi chết, chết anh hùng !

 

Bốn công trường 5,7,9 Bình Long

Rơi tan tác như Mùa Thu lá đổ

Xác giặc, xe tăng nằm đầy giữa phố

Chết oan khiên, hồn vất vưởng núi rừng

 

1972

“ An Lộc địa, sử ghi chiến tích ”

“ Lính Cộng Hoà, vị quốc vong thân ”

1975

Cái cách thua của bậc anh hùng

Như Tướng Hưng, như Hồ Ngọc Cẩn

Muôn đời sau mãi mãi vẫn anh hùng

Cao Thệ

IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 22/May/2012 lúc 9:47pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ mykieu







Cho Hoa H

 

    tôi mang đời tu hú,

    đậu trên nhánh đoạn trường !

    gọi tên người thiên cổ,

    trong ngậm ngùi khói sương…

 

    mặc thủy







Anh Hùng An Lộc.

http://www.hoivanhoavn.org.uk/9-2011/gif09llisallindsay.gif

Anh Hùng An Lộc
         
          *

Hồn linh oan tiếng hú
Tức tửi khóc đoạn trường
Anh Hùng danh thiên cổ
Vang tiếng khắp muôn phương



thylanthảo
Anh Hùng An Lộc


 . Anh Hùng An Lộc








Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 23/May/2012 lúc 11:03pm
mk
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 23/May/2012 lúc 7:48pm

CHIẾN TRƯỜNG XƯA

Rừng xanh vang tiếng hú

Oan ức gọi đoạn trường ???

Tang bồng chưa sạch nợ

Khóc cười cùng gió sương !!!

Cao Thệ



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 23/May/2012 lúc 7:51pm
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 23/May/2012 lúc 10:48pm

Những dòng thơ thật hào hùng , lay động lòng người, dù chuyện xảy ra đã 40 năm qua !
MyKieu xin mượn bài "Chiến sử nghìn năm vẫn nhớ anh" của nhà thơ Thy Lan Thảo .....
Kính dâng Hồn Thiêng Sông Núi miền nam VN .
Kính dâng Anh Linh các anh hùng vị quốc vong thân của QL VNCH
Kính dâng Anh Linh các anh hùng vị quốc vong thân tại chiến trường Bình Long , An Lộc
Đặc biệt, kính dâng Anh Linh Người Con Xứ Gò, cố Đ/U NGUYỄN THÀNH ĐÔNG hy sinh tại chiến trường An Lộc, Bình Long ngày 15-5-1972 .

Cám ơn nhà thơ Thy Lan Thảo.
Chân thành chia sớt nỗi niềm cùng Hoa Hạ nhé .

MK







bcdphuoclong.jpg%20%2823537%20bytes%29
CHIẾN  SỬ 
NGHÌN
  NĂM  VẪN  NHỚ  ANH
                                          

                                    * Ngưỡng mộ chiến sĩ Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù




An Lộc nghìn năm quân sử vẫn
Khuyên son chói rạng Biệt Cách Dù
 
Lòng ta ngưỡng mộ trang anh kiệt
Gửi chí bình sinh với núi sông
Có những người trai quên tuổi trẻ
Sống trong sương gió rất kiêu hùng!
 
Một thuở non sông buồn ứa máu
Độc hà chia cắt lấy giang san
Cộng quân nhuộm đỏ trời phương Bắc
Cuồng vọng tham tàn hướng đất Nam…
 
An Lộc buồn hiu vương khói súng
Giặc tràn hung bạo phá an lành
Cô giáo bỏ trường, dân bỏ xứ
Tiếng than khốc hận thấu trời xanh.!
 
Giặc về như kiến, như lang sói
Thế yếu quân Nam tử thủ thành
Máu hận ướt đầm bên thép súng
Anh hùng đâu kể sử lưu danh…
 
Tráng sĩ Kinh Kha sang sông Dịch
Yến tiệc tưng bừng Thái Tử Đan
Chiêu đãi anh hùng trăm thức quý
Người đi…kỳ vọng của giang san…
 
Người đi sử sách nghìn trang viết
Một kiếm lên đường trĩu nặng vai
Ân tình đãi ngộ trang anh kiệt
Quên lấy thân làm chuyện tương lai.
 
Đâu biết ngàn năm sau hậu thế
Tiễn Kinh Kha không rượu má đào
Anh hùng Biệt Cách vô An Lộc
Hào khí nghiêng trời…gió xuyến xao !
 
Kinh Kha xưa lén đâm bạo chúa
Để trả ân tình Thái Tử Đan
Biệt Cách Dù nhảy saut An Lộc
Thỏa chí tang bồng đã trót mang!
 
Cộng quân tràn ngập khắp nẻo đường
Súng, pháo, tăng…trời đất mờ sương
Tưởng chừng như kiến không vào lọt
Biệt Cách Dù phá trận Đương Dương
 
Trực thăng quạt cánh ngang đầu giặc
Bất kể phòng không đan kín trời
Thiên thần Biệt Cách vô ngay trận
Từng tổ tam tam đánh để đời…
 
Giữ một lời nguyền thề sát Cộng
Tay ghìm thép súng bám theo thành
Từ trong lòng địch hiên ngang quá
Tấc đất nào không nhuộm máu anh,,..!
 
Từng trang tráng sĩ yên say giấc
Giữa chiến trường rực lửa máu tươi
Kinh Kha ngã xuống, Kinh Kha tiến
Biệt Cách Dù danh trấn muôn đời
 
Lũ giặc cuồng man đền nợ máu
Bỏ thành, bỏ súng, mắt kinh hoàng
Triệu Tử Long chiếm thành An Lộc
Đâu cần yến tiệc Thái Tử Đan!!
 
Máu đẫm chiến bào, im tiếng súng
Nhà tan, cửa nát, xác bạn thù
Tìm đâu tiếng chó vui mừng chủ
An Lộc hoang tàn hận thiên thu
 
Hào khí ngang trời không lui bước
Dáng anh kinh khiếp lũ cuồng man
Vì ai? Súng gãy quân tan tác
Lửa mắt ngời đau trước lệnh hàng..
 
 
Hơn hai mươi năm vẫn nhớ anh
Quốc sử ai mài kiếm dưới trăng?
Nuốt hận âm thầm anh đâu dễ
Quên bờ sông Dịch, bước quân hành…
 
Thương cảm về anh, gợi ý thơ
Mùa xuân người vẫn đợi trông chờ
Một ngày phục hận anh so kiếm
Trả mối thù xưa…thỏa ước mơ
 
                      
 
thylanthảo



______
___________________




~::Trích Dẫn nguyên văn từ HOA HẠ


" An Lộc Địa Sử Ghi Chiến Tích
Biệt Kích Dù Vị Quốc Vong Thân !


Hai câu thơ trên không phải được viết ra từ một nhà thơ, nhà văn nổi tiếng, hay của một vị quan to tước lớn có trọng trách ghi vào quân sử hào hùng của binh chủng Biệt Kích Dù, mà được viết ra từ người con gái sinh ra lớn lên tại thị xã An Lộc.

Cô đã gặp người thương, người yêu trong chiến trận, và cô đã yêu thiết tha bằng trái tim nồng nàn của mình. Tình yêu thương ấy dành riêng cho người chiến binh của binh chủng Dù, đã đi vào lịch sử của Tổ Quốc VN mến yêu qua hai câu thơ, đánh dấu một thời chinh chiến điêu linh.

......
Bạn anh, đồng đội anh chôn anh vội vàng trong sân trường tiểu học. Bình ngồi bên cạnh, nhìn nấm mồ, nàng đã xuất khẩu thành thơ. Nàng hẹn hò với chính mình rằng sau này, Bình sẽ gặp anh hàng ngày trong sân trường tiểu học, chúng ta sẽ có hàng ngàn lời để nói cho nhau. Trên nấm mộ anh, nàng viết hai câu thơ bằng tất cả sự biết ơn, kính phục và lòng thương cảm dạt dào.

An Lộc địa sử ghi chiến tích
Biệt Kích Dù vị quốc vong thân !


Quê hương VN của tôi hiếm có niềm vui, và tràn đầy nước mắt. Từng lớp người bỏ ra đi vĩnh viễn vào lòng đất quê hương. Bình đã khóc hết nước mắt, tiếc thương cho mối tình đầu thật đẹp, với đầy ắp mộng mợ

Cuộc tình chợt đến chợt mất của Bình và Hiển đã đi vào thiên thu, như hai câu thơ đã đi vào dòng lịch sử. Còn ai biết tên anh, chỉ có nàng. Tên anh đã chìm vào quên... nhưng hai câu thơ bất hủ đã mãi mãi là một lời biết ơn với các chiến sĩ Dù. Họ đã vĩnh viễn là niềm yêu thương và kính phục vô bờ của bạn, của tôi, và nhất là của người dân An Lộc và của riêng Bình.

Sưu tầm trên internet
"


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 24/May/2012 lúc 6:38pm
mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 8 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.164 seconds.