Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Âm nhạc | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Âm nhạc |
Chủ đề: Thơ - Nhạc tháng tư buồn ! | |
<< phần trước Trang of 14 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | |
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 20/Apr/2012 lúc 7:05pm | |
Ði tìm nhân vật Dạ LanBài: Huy Phương/Người
Việt
Monday, April 16,
2012 2:41:47 PM
Hiện nay, ở quận Cam
có một ca sĩ tên Dạ Lan cũng như ở đài Little Saigon Radio có một xướng ngôn
viên tên Nhã Lan, nhiều người đã hỏi tôi có phải đó là cô Dạ Lan ngày xưa trong
đài Quân Ðội VNCH hay không. Gần nửa thế kỷ trôi qua, sao mọi người cứ nghĩ như
chuyện mới ngày hôm qua. Nên trả Dạ Lan về cho sự thật đúng nghĩa của nó: một vở
kịch đã buông màn hay một huyền thoại đã xa xôi.
Có một chương trình
phát thanh mang tên Dạ Lan
Dạ Lan là tên một
chương trình phát thanh của đài phát thanh Quân Ðội VNCH khởi đầu từ năm 1964 và
kéo dài cho đến ngày Saigon thất thủ. Theo danh từ chuyên môn đây là một chương
trình binh vận, nghĩa là nhằm tác động tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Chương
trình phát thanh này được phát mỗi đêm trên làn sóng dành riêng cho quân đội
trong hệ thống phát thanh quốc gia, qua đài tiếp vận Quán Tre, có công suất rất
mạnh có thể nghe đến Bến Hải, nghĩa là khắp 4 Vùng Chiến Thuật.
Năm 1964, Ðại Tá
Trần Ngọc Huyến, được bổ nhiệm vào chức vụ Giám Ðốc Nha Chiến Tranh Tâm Lý, Bộ
Quốc Phòng và chính ông người khai sinh ra chương trình phát thanh “Dạ Lan” của
đài Phát Thanh Quân Ðội, vì sau biến cố 1963, cần ổn định lại tinh thần của các
binh sĩ ngoài mặt trận. Chương trình Dạ Lan, phỏng theo một chương trình địch
vận của Ðài Loan hướng về Trung Quốc lục địa vào thập niên 50, nếu tôi nhớ không
lầm, theo lời Ðại Tá Huyến, mang tên “Hoa Hồng Ðen.” Ðại Tá Trần Ngọc Huyến lấy
tên Dạ Lan đặt tên cho chương trình như một loài hoa nở về đêm, dùng một giọng
nói thiếu nữ đêm đêm chuyện trò qua làn sóng điện với các chiến sĩ ngoài tiền
đồn mà có thể không cần đến nhan sắc.
Dạ Lan
1
Ðược như vậy cần
phải chọn một giọng nói thật ngọt ngào, quyến rũ. Một ứng viên duy nhất được ban
tham mưu chương trình chọn lựa từ trong nội bộ ngành truyền thanh là cô Hoàng
Xuân Lan, nguyên xướng ngôn viên đài phát thanh Ðồng Hà. Cô Xuân Lan người Trung
nhưng nói giọng Bắc khá chuẩn. Một ban biên tập được thành lập để lo bài vở cho
chương trình mỗi đêm gồm có lá thư Dạ Lan, câu chuyện thời sự, tin tức, điểm báo
và phần nhạc yêu cầu cho “tiền tuyến.”
Mỗi đêm từ 7 giờ đến
9 giờ tối, trên làn sóng đài phát thanh Quân Ðội, “em gái hậu phương Dạ Lan” với
giọng nói dịu dàng, ngọt ngào “như mật rót vào tai” đã bay xa đến với anh em
chiến sĩ ở những vùng đất xa xôi, tiền đồn heo hút. Chương trình thành công vượt
bực và thư từ anh em chiến sĩ, nhất là từ các vùng đất xa xôi, tiền đồn heo hút
gửi về cho Dạ Lan tới tấp, đến nỗi đài Quân Ðội phải mướn bốn nữ nhân viên dân
chính, công việc mỗi ngày chỉ để ngồi viết thư trả lời cho các anh chiến sĩ. Bốn
cô đặc trách 4 Vùng Chiến Thuật, và lẽ cố nhiên dưới mỗi lá thư đều ký tên Dạ
Lan. Quý bạn thử đặt trường hợp của một người lính xa nhà, ở một nơi tiền đồn
heo hút, xa ánh đèn thành phố, không sách báo, mỗi đêm chỉ có một cái radio chạy
pin để nghe em gái Dạ Lan tỉ tê, tâm sự lại được một lá thư hồi âm của em gái Dạ
Lan từ KBC 3168, hạnh phúc biết bao.
Nếu như anh chàng bộ
đội Trung Cộng mỗi đêm thường nghe lén cô nàng Hoa Hồng Ðen từ Ðài Loan, có hâm
mộ bao nhiêu cũng không thể bơi qua eo biển Ðài Loan để gặp nàng, nhưng các quân
nhân ái mộ Dạ Lan ở đài Quân Ðội mỗi lần đi phép về Saigon đều tìm cách ghé thăm
cô Dạ Lan trong mộng. Tuy vậy chủ trương của người làm chương trình này, Dạ Lan
chỉ là một giọng nói mà không là người thật, nên không anh chiến sĩ nào có cơ
hội được gặp mặt cô Dạ Lan.
Ít lâu sau để đáp
ứng “nhu cầu chiến sĩ” cô Hoàng Xuân Lan được cho phép đi chụp ảnh in thành
carte-postale, để gửi tặng anh em chiến sĩ. Ðó là bức ảnh được in trên bìa báo
Xuân Chiến Sĩ Cộng Hòa năm 1965, do nhà nhiếp ảnh nổi tiếng Nguyễn Kỳ ở Saigon
vào thập niên 60, chụp. Bức ảnh đã được làm mờ các chi tiết, sở trường trong các
bức chân dung của Nguyễn Kỳ. Sai lầm của Ðài Phát Thanh Quân Ðội là đã tặng ảnh
chân dung Xuân Lan cho các quân nhân thính giả vì hình ảnh trong tưởng tượng bao
giờ cũng đẹp hơn sự thật ngoài đời.
Dạ Lan
2
Năm 1966, tôi không
nhớ là khoảng tháng nào, trong khi chương trình Dạ Lan đang thành công như vậy,
thì người xướng ngôn viên, cô Hoàng Xuân Lan, bỏ đài lên Ðà Lạt, gây bối rối
không ít cho quản đốc đài là Thiếu Tá Nguyễn Văn Thúy (vừa qua đời tại Nam Cali)
và Q. Cục Trưởng Cục Tâm Lý Chiến là Trung Tá Cao Ðăng Tường (lúc bấy giờ Nha
CTTL đã đổi thành Cục Tâm lý Chiến và Ðại Tá Trần Ngọc Huyến đã rời nhiệm sở
này). Thay vì ngưng phát chương trình Dạ Lan thì đài Quân Ðội dùng cô Hồng
Phương Lan (cũng là Lan), một xướng ngôn viên có sẵn của đài vào thay thế. Cô
này có hiệu là Mỹ Linh, thường phụ trách mục nhạc ngoại quốc yêu cầu của đài, có
giọng Bắc khả ái như cô Hoàng Xuân Lan tức là Dạ Lan 1. Ngoài nhân viên của đài,
không ai phân biệt được sự khác biệt giữa hai giọng nói Dạ Lan, đêm đêm giọng
nói nghe như vẫn còn đó, nhưng người nói đã thay đổi.
Chương trình Dạ Lan
của đài Quân Ðội dần dà trở thành một chương trình mang tên Dạ Lan, bình thường
như những chương trình phát thanh khác và sự hâm mộ em gái Dạ Lan cũng dần dần
phai nhạt. Thư từ không còn tới tấp gửi về như những năm đầu. Rồi biến cố tháng
4, 1975 xẩy ra, người và việc trôi dần vào quên lãng.
Ði tìm nhân vật Dạ
Lan
Khoảng năm 2005, ký
giả Nguyễn Khắp Nơi của tuần báo Việt Luận ở Sydney, Úc có lòng nhớ đến chương
trình phát thanh Dạ Lan năm xưa, đã viết một bài báo nhắc đến chương trình Dạ
Lan và cho rằng cô Dạ Lan “phải được ngưỡng mộ và vinh danh trước quần chúng,”
và đòi hỏi rằng “cô cũng nên xuất hiện để cho chúng ta ngưỡng mộ như một chiến
sĩ” nhưng có lẽ chính ông cũng không biết có đến hai người đóng vai Dạ
Lan.
Qua sự thăm hỏi của
nhiều người, cuối cùng người ta được biết, cô Hoàng Xuân Lan (DL.1) hiện đang
sống ở Saigon và cô Hồng Phương Lan (DL.2) đang định cư tại S. Carolina, và cho
đến giờ này, trong thư từ và cả email giao thiệp cả hai cô đều ký tên mình là Dạ
Lan.
Chúng ta nên phân
biệt nhân vật của một vở kịch và người đảm nhiệm vai kịch. Thanh Nga không phải
là cô Lựu hay Thái Hậu Dương Vân Nga. Dạ Lan là một chương trình phát thanh binh
vận của đài Phát thanh Quân đội, cô Hoàng Xuân Lan và cô Hồng Mỹ Linh đã tiếp
tục thay nhau để đảm nhận vai trò này trong một giai đoạn cần thiết nào đó, cho
nên không thể nói cô này là Dạ Lan hay cô kia là Dạ Lan.
Sai lầm của công
chúa Mỵ Nương là muốn gặp mặt cho bằng được con người mang tên Trương Chi có
tiếng sáo bay bổng tuyệt vời đêm đêm, và sai lầm của đài phát thanh Quân Ðội là
đã cho phát tán hình ảnh thật của cô Hoàng Xuân Lan.
Ðến nay, chúng tôi
thấy không cần thiết phải đòi hỏi sự xuất hiện của hai cô thủ vai Dạ Lan, dù với
mục đích hay hảo ý nào đi nữa. Vả lại, thời gian đã gần 40 năm trôi qua, nên giữ
lại những hình ảnh đẹp đẽ của “những ngày xưa thân ái”, với giọng nói dịu dàng,
êm ái đêm đêm như ru hồn đã làm ấm lòng biết bao nhiêu chiến sĩ, thế là đủ.
Người giữ vai xin
đừng ai nhận mình là Dạ Lan và người ái mộ đi tìm không nên truy bức tận cội
nguồn của những nhân vật, đã được gọi là... huyền thoại.
. http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=147398&zoneid=3 |
||
mk
|
||
IP Logged | ||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 22/Apr/2012 lúc 11:28am | |
30 Tháng Tư nàocon cũng cứ ngẩn ngơ
Đặng Huy Văn (Danlambao) - Tôi tình cờ gặp một người bán dạo trên đường phố Sài Gòn kể cho nghe câu chuyện đời của anh ấy. Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 37 ngày 30 /4/1975, ngày hai ba con anh ấy bị thất lạc nhau, tôi xin trân trọng gửi tới quí vị độc giả một bài viết về cái ngày đáng ghi nhớ đó với hy vọng anh ấy có thể gặp lại được người ba ruột yêu dấu của mình nếu may mắn ba của anh đang được sống đâu đó trong các cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
30 Tháng Tư nào con cũng cứ ngẩn ngơ
Ba dìu con dọc theo Đường Tự Do ra thẳng Bến Bạch Đằng[1] Khoảng 2 giờ sáng ngày 30 tháng Tư 37 năm rồi, con vẫn nhớ! Giữa hàng ngàn người chạy di tản cùng bà già trẻ nhỏ Đang cố níu bám trên cầu tàu chờ chiến hạm quay sang
Con bị lạc ba giữa những tiếng còi hụ hú vang Từ những con tàu nhổ neo ra khơi không bao giờ trở lại Ba có lên được không trên chuyến tàu hôm ấy Hay đã quay xuống tìm con rồi bị kẹt lại trên bờ?
Ba đã chạy về đâu khi đứa con tàn tật ngây thơ Không có cơm để ăn, không còn nhà để ở? Con bò lết đến sáng đêm rồi một người đàn bà quay lại đỡ Đưa về nhà chăm nom và nuôi con đến bây giờ
30 tháng Tư nào con cũng cứ ngẩn ngơ Đau nhớ lời ba: “Ông nội con theo Việt Minh đánh Pháp Rồi đội cải cách ruộng đất về xử bắn ông ở Đại Từ[2] Ba phải trốn di cư vào Nam theo giáo dân ở Bùi Chu!”[3]
Nay ba sống ở nơi nào có còn nhớ Mậu Thân xưa? Lúc cả nhà ta đang yên giấc trong đêm Mùng Một Tết Một quả đạn rơi trúng giường làm má và em con bị chết Con nằm kế bên, một chân bị đứt ngang tàn phế đến bây giờ!
Nếu không được má nuôi cưu mang và sắm cho xe bán dạo Thì con trai ba chắc đã không còn sống được để mong chờ Thương má nuôi, chồng đã bị mất tích khi vượt tù Côn Đảo[4] Cứ 30 tháng Tư về má lại tủi thân, ngồi khóc tựa trẻ thơ!
Đi bán dạo đến nơi nào con cũng cố hỏi dò Để xem ba có còn sống qua những tháng năm cải tạo? Hay đã chung số phận với hàng vạn thuyền nhân gặp bão?[5] Nhưng con vẫn thầm mong ba đang sống an lành ở một nơi xa
Con ao ước sẽ có một ngày được về tận quê ta Để xây cất lại mồ mả của tổ tiên cùng của ông bà nội Nhưng Đại Từ quá xa má nuôi già không đi nổi Mình con đi khó khăn nên chưa thể về, xin tạ tôi cùng ba!
Con cũng hay qua Gò Dưa thăm em và cầu nguyện má[6] Phù hộ cho ba sống lâu để còn về gặp con và thăm lại quê nhà! Nhưng nếu không may ba đã mãi mãi không trở về được nữa Xin hãy báo mộng cho con để con lo hương khói nghe ba!
_________________________ Ghi chú: [1] Bến Bạch Đằng là một quân cảng của Hải Quân VNCH trước ngày 30/4/1975. [2] Đại Từ, Thái Nguyên, nơi mở đầu chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất của miền Bắc, 1954-1956. [3] Bùi Chu, một giáo phận ở Nam Định, nơi giúp đỡ cho ai muốn di cư vào Nam, 1954-1955. [4] Côn Đảo là nhà tù của Pháp, sau này là của VNCH dùng để giam giữ những tù nhân chính trị. [5] Từ 1975-1990 đã có trên 40 vạn thuyền nhân VN bị chết trên biển do bị bão tố và hải tặc. [6] Gò Dưa là một nghĩa trang thuộc phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM.
http://danlambaovn.blogspot.com/2012/04/30-thang-tu-nao-con-cung-cu-ngan-ngo.html Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 23/Apr/2012 lúc 2:37am |
||
mk
|
||
IP Logged | ||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 23/Apr/2012 lúc 6:52pm | |
Cuộc chiến VN đã qua, nhưng dư âm đau thương vẫn mãi âm ỉ trong lòng những người một thời là nạn nhân của chiến cuộc . Ngày lịch sử 30-4-1975 như cơn lốc xoáy , như cơn đại hồng thủy cuốn đi tất cả những ước mơ ngày đất nước thanh bình, Dân-Quân miền Nam VN trở lại đời sống bình dị ...thật bình dị , nhưng ấm no - hạnh phúc trong sum họp , gia đình có đủ Ba , Mẹ, Anh , Chị ... Và, những người Vợ trẻ không còn ôm con mong ngóng Chồng với nỗi lo âu sợ hãi một ngày nào đó phải nhận tin ...Tổ Quốc Ghi Ơn ! ____ ______ "Khi chiếc phi cơ rời khỏi phi trường Tân sơn Nhất, bay vút lên trời cao, lòng tôi bỗng vỡ vụn những cảm giác xót xa, mất mát !" Đã buộc phải chọn lựa, làm sao có được sự chọn lựa trọn vẹn !? "Sài Gòn ơi tôi đã mất người trong cuộc đời" MK Kỷ Niệm Tháng Tư: Sài Gòn ơi ! Nỗi nhớ khôn nguôi Monday, April 16, 2012 4:49:28 PM
Dương Vân Ðình Tôi sinh ra tại Hà Nội, cố đô của ngàn năm văn hiến, nhưng lại lớn lên ở Sài Gòn, thành phố đã một thời được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Ðông. Hà Nội với đường Cổ Ngư êm đềm và thơ mộng, với Hồ Gươm hai bờ liễu rủ, ảo mờ trong màn sương những sáng mùa Ðông, tuy có để lại trong tôi ít nhiều xao xuyến nhưng nỗi nhớ chỉ bàng bạc như khói sương, ẩn khuất đâu đó như những bóng hình trong huyền thoại. Với Sài Gòn thì khác. Sài Gòn với tôi là tất cả. Mảnh đất này là nơi ôm giữ gần trọn cuộc đời tôi, từ khi tôi tập tành làm thiếu nữ, biết soi dung nhan mình trong tấm kính xinh xinh, đến khi rời xa thì đầu đã pha hai màu tóc. Sài Gòn, nơi chôn giấu tất cả các kỷ niệm tôi, sung sướng lẫn khổ đau của một kiếp làm người. Năm 1954, gia đình tôi theo đoàn người di cư bỏ miền Bắc, dắt dìu nhau đặt chân lên mảnh đất miền Nam với bao nhiêu lạ lẫm thuở ban đầu. Từ đồng bạc giấy xé đôi để thành hai tờ năm cắc đến trái cóc dầm tẻ hoa xanh xanh vàng vàng, cắn vào giòn tan vị chua chua ngọt ngọt nhớ đời... Bản chất người dân miền Nam chân chất và thành thật, thân thiện và xởi lởi, khiến những người bỏ xứ ra đi như chúng tôi cảm thấy thật ấm lòng. Dần dà theo năm tháng, Sài Gòn, thủ đô của miền Nam tự do trở thành thành phố đẹp đẽ và sung túc nhất nhì vùng Ðông Nam Châu Á. Thành phố với sức sống ào ạt, hầu như không lúc nào im tiếng động. Mới 3, 4 giờ sáng, người ta đã bị đánh thức dậy bởi tiếng nổ inh tai của những chiếc xe ba bánh hay những chiếc xích lô máy chất đầy rau quả đưa về các chợ. Tiếng xe ngựa lóc cóc trên mặt đường nhựa chở những người buôn thúng bán bưng bắt đầu cho một ngày mới. Trong các xóm nhỏ vang vang tiếng trẻ con rao báo, tiếng hàng quà rong, nào xôi, nào cháo, nào bánh, nào rau, ôi thôi không thiếu một loại hàng nào... Sài Gòn đầy dẫy những quán cóc ở đầu mỗi hẻm nhỏ, sáng tinh mơ đã sực nức mùi cà phê thơm ngát. Nơi đây là chỗ gặp gỡ đầu ngày của giới bình dân, xích lô, ba gác hoặc công nhân các hãng xưởng, cầu đường... Phì phèo điếu thuốc, nhâm nhi ly nước đen ngòm, chút vị ngọt pha đầy vị đắng mà thiếu nó thì sẽ ra ngẩn vào ngơ như thiếu người tình... Sài Gòn với tôi còn là một thời áo trắng Trưng Vương, đầy ắp kỷ niệm ngọt bùi với phấn trắng bảng đen, với bạn bè chia nhau những niềm vui tuổi ngọc, những mộng ước thanh xuân. Con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm với hai hàng cây cao bóng mát, những lá me xinh xinh rơi đầy trên vai áo, rắc kín mặt đường vào lúc chớm Thu. Quanh quẩn đâu đó, hình ảnh những anh chàng tình si, đôi mắt ngẩn ngơ tìm kiếm trong đàn thiên nga vừa vỡ tổ, hình bóng nàng thơ mà chàng đang ấp ủ: Em tan trường về, Ðường mưa nho nhỏ Chim non dấu mỏ Trong cội hoa vàng... (Ngày xưa Hoàng Thị - Phạm Thiên Thư) Trong cặp của mỗi cô nàng Trưng Vương, có một ngăn kín đáo nhất, là nơi cất giữ những tờ giấy pelure mỏng tanh màu hồng phấn, màu xanh phơn phớt da trời chép chi chít những bài thơ tình học trò của Nguyên Sa, những bài thơ đầy hấp lực với những nàng con gái vừa đến tuổi mộng mơ, biết thẹn thùng giấu mặt khi vô tình chạm vào ánh mắt của ai kia đang đăm đắm hướng về mình: Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương Tôi thay mực cho vừa màu áo tím... (Màu kỷ niệm) Không có anh nhỡ một mai em chết Thượng đế hỏi anh sao mắt em buồn? Sao tay gầy? Sao đôi mắt héo hon? Anh sẽ phải cúi đầu đi vào địa ngục... (Cần thiết) (Ôi bạn bè ta, những người đã chia sớt với ta cả một thời hoa mộng, nay đã tan tác nơi đâu ? Ai còn, ai mất?) Nhớ đến Sài Gòn, người ta không thể không nhớ đến chợ hoa Nguyễn Huệ mỗi độ Xuân về. Mai, đào, hồng, cúc, thủy tiên, mãn đình hồng... thôi thì trăm nghìn thứ hoa, trăm nghìn màu sắc, muôn hồng ngàn tía khoe sắc khoe hương. Nam thanh nữ tú, ông già bà trẻ, chen vai thích cánh nhau trên con lộ rộng nhất nhì thành phố. Lòng người vui theo cái vui của mọi người, rộn rã theo cái rộn rã của phố phường ngày giáp Tết. Sài Gòn còn là những đêm Giáng Sinh ngập tràn dòng người trên khắp các con đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Tự do... dẫn về nhà thờ Ðức Bà. Người ta đi lễ thì ít mà đi ngắm nhau thì nhiều. Ở đó có bao nhiêu cặp tình nhân tay trong tay, mắt trong mắt. Ðêm của gặp gỡ, đêm của hẹn hò. Ðêm như chảy hội, đêm như thác lũ... Ta đi bên nhau giấu tình trong đôi mắt Giấu lời hẹn hò trong mỗi bước chân êm... Sài Gòn còn là những cơn mưa đầu mùa Hạ. Trời đang nắng chang chang, nắng như đổ lửa, nắng rát thịt da.. bỗng đâu cơn mưa ập đến. Mưa ào ạt, mưa tới tấp, mưa như trút nước... rồi tạnh rất mau. Anh còn nhớ không anh, chiếc xích lô chở đôi ta đi dưới trời mưa tầm tã. Lời thầm thì ngọt ngào hơn khúc hát tình ca. Mưa ơi cứ dài thêm đi nhé cho tim ta thơm đủ một vườn hồng... Sài Gòn ơi, một thời ta mới lớn Mỗi con đường đều ngát hương ngọc lan Mỗi hàng cây đều có tổ chim non Ríu rít hót bài ngợi ca hạnh phúc... Tình yêu lớn theo năm tháng và những đứa con bé bỏng lần lượt chào đời. Tôi dắt con đi giữa lòng Sài Gòn êm ả. Ðây Givral với những ly kem mát lạnh, món giải khát không thể thiếu mỗi lần dạo phố cho các cô cậu bé con . Ðây nhà sách Khai Trí, với vô vàn sách tryện mà mẹ thường say mê đọc cọp thời còn là nữ sinh. Ðây quán cà phê La Pagode, nơi không hẹn mà thường xuyên có mặt bố với các bạn bè. Biết bao nhiêu tên gọi của Sài Gòn thân yêu đã đi qua trí nhớ non nớt của tuổi thơ các con tôi... Ðêm về trên bánh xe qua Nhớ tôi Xa Lộ, nhớ nhà Hàng Xanh Nhớ em kim chỉ khứu tình Trưa ngoan lớp học, chiều lành khóm tre Nhớ mưa buồn khắp Thị Nghè Nắng Trương Minh Giảng, lá hè Tự Do... (Ðêm nhớ trăng Sài Gòn - Du Tử Lê) Tháng 3, 1975, hàng ngày tin tức chiến sự từ xa đưa về toàn là tin xấu. Pleiku mất, Ðà Nẵng mất, rồi Nha Trang cũng chẳng còn... Từ miền Trung xa xôi, miền Tây trù phú, người người lũ lượt kéo về, Sài Gòn trở thành một thành phố cực kỳ rối loạn. Rối loạn từ ngoài đường phố đến trong lòng mọi người. Nhìn đâu cũng thấy những khuôn mặt hốc hác, lo âu, những đôi mắt thất thần, những đôi môi khô héo, gặp nhau chỉ hỏi một câu duy nhất “ở hay đi?” Mà đi thì đi đâu chứ? Và đi bằng cách nào? Ðầu tháng 4, 1975 những biến động chính trị ở miền Nam càng ngày càng dồn dập và anh, dẫu đang là luật sư của văn phòng phụ tá về luật pháp Phủ Tổng Thống lại bị chính ông tổng thống ra lệnh bắt giữ. Em cuống cuồng như con chim mắc bẫy, giãy giụa trong tuyệt vọng, nào biết đâu số phận đang an bài cho mình những tháng năm nghiệt ngã, khốn cùng... Bất ngờ trưa ngày 27 tháng 4 anh được thả về, đúng vào những giây phút cuối cùng khi Sài Gòn đang giãy chết. 29 tháng 4, dắt díu nhau, chúng ta tìm đường chạy trốn nhưng mọi ngả đường đều là tuyệt lộ! Trưa 30 tháng 4, 1975, lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh như tiếng đạn pháo kích phá toang lồng ngực người dân Sài Gòn. Nỗi bàng hoàng làm thân thể tôi dường như mất hết gân cốt... Cơn bão lốc đã hoàn toàn ngự trị thành phố. Rực khắp nơi chỉ thấy một màu cờ: Tôi bước đi, Không thấy phố, Không thấy nhà Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ (Trần Dần) Mỗi sáng tiếng loa phóng thanh vang lên chát chúa lời người xướng ngôn viên, toàn là một giọng điệu tuyên truyền xảo trá và bịp bợm, ca tụng cái xác ướp đã bao năm, ca tụng cái chiến thắng đầy máu xương và hận thù. Những bài hát hoàn toàn lạ lẫm: “Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng...” Ðại thắng ư? Thành phố của ta - Thành phố có người lãnh đạo vừa lên tiếng đầu hàng, đang thảm thương như người mẹ tuyệt vọng ôm lũ con mình đầy thương tích trong vòng tay run rẩy mà lau đi những giọt lệ bi ai - mỉa mai thay cho hai từ “đại thắng”! Thành phố của anh Nhục nhằn duyên cưỡng ép Cay đắng phận rau răm Tim lay lắt chập chờn nỗi đợi Mòn mỏi nén nhang khuya... (Giã biệt - Tô Thùy Yên) Tiếp theo là hàng loạt thanh trừng dành cho kẻ bại trận. Trước hết là lệnh tập trung toàn bộ sĩ quan và công chức chế độ miền Nam . Không chút nghi ngờ, anh bảo: “Em đừng xếp nhiều quần áo cho anh, chỉ đi có 10 ngày thôi mà...” Chỉ 10 ngày thôi ư? Chính phủ cách mạng sao mà khoan dung, độ lượng thế nhỉ? Thương thay cho cái ngu ngơ của dân miền Nam và cái gian manh, xảo quyệt của lũ hình người dạ thú. 10 ngày đã trở thành 10 năm hay hơn nữa, nào ai học được chữ ngờ! Các trại tù mọc khắp từ Nam ra Bắc để giam giữ những người bại trận. Bao nhiêu người đã ngã xuống trước họng súng của cai tù? Và bao nhiêu người đã vùi thây nơi thâm sơn cùng cốc vì nhục hình, trốn trại, đói khát, bệnh tật?... Không bị nhốt trong các ngục mang tên Hàm Tân, Thanh Hóa , Nam Hà, Xuân Phước, v.v... nhưng người dân Sài Gòn và cả miền Nam cũng sống trong một trại tù khác, khổng lồ hơn và nghẹt thở với đủ các đợt trả thù: đổi tiền, đốt sách, đánh tư sản, đuổi đi kinh tế mới, giam giữ, v.v... Kẻ chiến thắng đóng các cửa ngõ với thế giới bên ngoài, ôm cái vinh quang thấm đầy máu và nước mắt để hát hò, để xưng tụng... trong khi gạo và thực phẩm do chính sách hợp tác xã ngu đần đã cạn kiệt. Kết quả là sau năm 1977 từ Bắc vào Nam, ruộng đồng bát ngát như thế mà thóc gạo thì chẳng còn, người dân phải ăn khoai mì khoai lang hà độc, ăn bo bo, thứ thực phẩm chỉ dành để nuôi ngựa! Tội nghiệp con bé út 3, 4 tuổi của tôi. Trông thấy bát bo bo là nó vừa cười méo xệch cái miệng thật xinh, vừa giả bộ xoa xoa cái bụng lép kẹp mà nói: “Mẹ ơi, con no rồi,” để đừng phải nhai cái bát bo bo đến trẹo quai hàm! Bữa tối sang nhất là có chút cơm với 3 phần gạo hẩm và 1 phần sạn, những cục sạn nếu nhặt không kỹ sẽ vỡ răng như chơi! Ðó là những năm tháng Sài Gòn chìm trong bể khổ. Quanh mình, từ xóm giềng đến trường lớp, con mắt nào cũng là con mắt của soi mói, dò xét. Mỗi lời nói ra dường như có cái máy thâu âm vô hình lắp đặt ở đâu đó sẵn sàng ghi lại. Sai sót ư? Nhẹ nhất là kiểm thảo trước tổ dân phố hay ngoài đồn công an, không thì đi kinh tế mới, còn nếu bị ghép vào tội phản động thì tù đầy chẳng hẹn ngày về... Ôi Sài Gòn thân yêu, còn đâu hình ảnh của Hòn Ngọc Viễn Ðông vui tươi, phồn thịnh ngày nào. Sài Gòn đang héo khô như hoa cỏ mùa nắng hạn. Sài Gòn đang quằn quại như người thiếu phụ trong giờ vượt cạn mà kẻ phụ tình đã cao chạy xa bay... Ở đây, địa ngục chín từng sâu, Cả giống nòi câm lặng gục đầu, Cắn chết hàm răng, ứa máu mắt, Chung xiềng nhưng chẳng dám nhìn nhau. (Mùa hạn - Tô Thùy Yên) Làm thân cô giáo như tôi, sớm chiều phải túc trực tại trường sở để học tập đường lối chính sách mới, để được dạy dỗ rằng mình là vợ một tên lính “ngụy,” kẻ tội đồ của dân tộc! Cuộc sống là những ngày nối tiếp ngày tràn ngập lo lắng và sợ hãi. Ðêm đêm trên đường đến lớp dạy bổ túc văn hóa tại trường Lê Quý Ðôn, khi chiếc xe đạp lọc xọc chạy ngang qua câu lạc bổ thể thao (cercle sportif) trên đường Hồng Thập Tự, trái tim tôi dường như bị mũi dao đâm trúng. Trời có mưa không mà mặt tôi nhạt nhòa... “Anh ơi anh đâu rồi...?” Hình như mới hôm qua hay hôm kia thôi, chiều đến, sau giờ tan sở, chồng tôi còn về đón mấy mẹ con đến câu lạc bộ này cho các con bơi lội, chơi đùa... Thôi giấc mơ đời đã vội tan! Sài Gòn còn chứng kiến biết bao cảnh chia lìa vì những cuộc trốn chạy trên những chiếc bè mỏng manh như chiếc lá giữa mặt bể mênh mông trùng trùng sóng dữ hay những cuộc vượt rừng một sống mười chết giữa cạm bẫy của súng đạn, rắn độc, bọ cạp và lạc đường... Hình ảnh hai anh tôi quỳ lạy mẹ và ôm tôi từ biệt trước khi ra đi là những kỷ niệm đau đớn tận cùng, dẫu đã cố chôn vùi để quên đi nhưng mỗi năm cứ gần đến Tháng Tư oan khuất hay tháng 7 giỗ kỵ , nước mắt tôi tự nhiên chứa chan không sao cầm giữ được. Ðứa cháu trai 16 tuổi, đứa con trai duy nhất của anh cả tôi đang giam thân trong trại tù đã do chính tay tôi dắt cháu ra khu chợ cũ Sài Gòn để xuống tàu ở bến Bạch Ðằng trong cái ngày oan nghiệt đó. Trước lúc chia ly, cháu nắm chặt bàn tay tôi, đôi mắt trong sáng đầy tin yêu nhắn lại “Cô ơi, bố về cô nói giùm con yêu bố. Con đi, sẽ lo cho cả nhà”! Chuyến tàu định mệnh đó mang theo 10 người thân yêu của tôi ra đi và đi mãi vào trong lòng biển thẳm. “Khôi ơi, cô xin lỗi con, lời nhắn của con cô đã vĩnh viễn chôn vùi vì không dám khơi dậy trong lòng bố con vết thương mãi mãi chẳng lành!” Ðêm đêm tôi thường mất ngủ vì những toan tính lúc nào cũng ngập ngụa trong đầu. Làm sao với cái thân thể còm cõi, cô đơn này, tôi có thể gánh vác nổi một gia đình 6 con còn thơ dại, chồng mòn mỏi trong ngục tù đói khát ốm đau, mẹ già liệt nửa thân mình kèm với những cơn đau tim vật vã xác thân kể từ sau ngày hai anh và các cháu ra đi mà biệt vô âm tín? Làm sao để các con tôi đừng biết rằng ngày mai mẹ chúng không còn đồng xu trong túi, sẽ sẵn sàng bỏ học để lao ra chợ đời phụ mẹ kiếm sống với cái tuổi lên 10, 12, 13? Những câu hỏi cứ chằng chịt ám ảnh tâm trí tôi mà không có lời giải đáp. Tôi sụm xuống như một bà già tàn tạ. Hình như tôi không còn nước mắt để khóc cho thân phận mình mà trong cõi lòng lúc nào cũng chỉ đầy ắp sự lo lắng và nỗi sợ hãi tận cùng... Năm 1992, gia đình tôi rời Việt Nam đi định cư tại Mỹ. Tôi bỏ lại sau lưng nắm tro xương của Mẹ, bỏ lại người anh ruột độc nhất còn lại trên thế gian này, bỏ lại thành phố Sài Gòn mà mỗi cành cây, ngọn cỏ, mỗi con đường, khu phố, căn nhà... còn âm vang, còn réo gọi trong tôi những kỷ niệm thiết tha của gần 40 năm gắn bó... Khi chiếc phi cơ rời khỏi phi trường Tân sơn Nhất, bay vút lên trời cao, lòng tôi bỗng vỡ vụn những cảm giác xót xa, mất mát ! Sài Gòn ơi tôi đã mất người trong cuộc đời Sài Gòn ơi, thôi đã hết thời gian tuyệt vời Giờ còn đây, những kỷ niệm sống trong tôi Những nụ cười nát trên môi, Những giọt lệ ôi sầu đắng... (Vĩnh biệt Sài Gòn - Nam Lộc) Những tháng năm dài nhớ
quê hương... Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 24/Apr/2012 lúc 3:28am |
||
mk
|
||
IP Logged | ||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 24/Apr/2012 lúc 4:02am | |
Một lá thư trần tình hay nhất Thế giới: Phu nhân Thiếu tướng HưngCâu phán xét bất hủ để đời sau đây trên
dòng sử Việt của bà quả phụ LÊ-VĂN-HƯNG, 1/5 vị tướng tuẩn tiết oai
hùng lưu danh vạn thế. Tiết tháo nầy, đã khiến cho kẻ thù CS và cả thế
giới nghiêng mình ngưỡng phục:
“Trước nhiều áp lực; nhất là Việt gian trong DB Quốc Hội cấu kết với VC mệnh danh thành phần “thứ 3″ buộc cụ HƯƠNG phải trao quyền lại cho Dương văn Minh, để rồi ông tướng hai lần làm đổ nát quê hương, ố hoen lịch sử nầy, hạ mình ký tên dâng nước VN cho cộng
sản”.
Bà QP Lê-Văn-Hưng. TrúcGiang.
(Xin mời đọc bài dưới đây). Tháng 4 đen, năm 1975 và mãi mãi… Ngày 21/4/1975, khi Tổng Thống Nguyễn Văn
Thiệu từ chức, trao quyền lại cho cụ Trần Văn Hương, tôi còn nhớ rõ lời
ông Thiệu nói: “Mất một Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, quân đội còn Trung
Tướng Nguyễn Văn Thiệu, đồng bào còn một chiến sĩ Nguyễn Văn Thiệu. Tôi
nguyện sẽ chiến đấu kế bên anh em chiến sĩ”.
Lời tuyên bố của ông Thiệu đã gây cho tôi sự xúc động.
Thế rồi lời tuyên bố ấy cũng đã bay theo
gió, khi số lớn cấp chỉ huy trực tiếp điều hành guồng máy quốc gia đã vỗ
cánh chim bay sang ngoại quốc, tìm nơi ẩn trốn an lành, bỏ mặc quê nhà,
dân tộc và quân đội đang chết đuối trong cuồng phong súng đạn tơi bời,
Thiếu Tướng Nam, Hưng, Hai, Vỹ, Phú. Nhắc đến đây tôi không ngăn nổi
tiếng nấc nghẹn ngào.
Ôi tiếng súng nổ rền vang trên khắp lãnh
thổ. Mùa hè năm 1972, nhà văn Phan Nhật Nam đã mệnh danh là mùa hè đỏ
lửa. Mùa hè máu. Mùa hè cuối đầy yêu đương. Mùa hè tận cùng vực thẳm.
Còn mùa hè 30/4/1975 bi thương thê thảm ngần nào? Chúng ta còn đủ ngôn
từ để diễn tả tận cùng nỗi thương tâm kinh hoàng của sinh ly, từ biệt,
cuống cuồng ấy không? Tin thất trận từ các Vùng 1,2,3 bay về dồn dập. Có
những nơi chưa đánh đã bỏ cho địch tràn vào. Cũng có nơi quyết liều tử
chiến. Thảm thương thay, cuộc rút quân hỗn loạn bi đát chưa từng có
trong lịch sử và quân sử.
Đài VOA và BBC tuyên bố những tin thất bại nặng nề về phía QLVNCH
khiến lòng dân càng thêm khiếp đảm. Những đoàn quân thất trận, tả tơi
manh giáp, không người chỉ huy, cuống quýt chạy như đàn vịt bị săn đuổi.
Tinh thần binh sĩ rối loạn hoang mang tột độ. Họ thì thào bảo nhau:-
“Tổng Thống Thiệu, Thủ Tướng Khiêm, Đại Tướng Viên đã cao bay xa chạy,
còn đánh đấm gì nữa. Ông Tướng này, ông Tỉnh nọ, đã trốn đi ngoại quốc,
chúng ta còn đánh làm gì”. Họ còn hỏi nhau:
- “Bao nhiêu năm chúng ta chiến đấu cho tổ quốc, hay chiến đấu cho tập đoàn tham nhũng? Hay cho cá nhân của ai đây?”
Mất người chỉ huy, những quân nhân như rắn không đầu, rối rít, tan
rã. Lại có những câu hỏi:- “Quân không Tướng chỉ huy thì sao?” Có những
kẻ chủ tâm dè bỉu, thường chỉ trích chê bai:
- “Có những ông Tướng mà biết đánh giặc cái gì! Chỉ có lính đánh để các ông Tướng hưởng”.
Lời phê bình của những kẻ bất mãn hay những kẻ có tâm địa hạn hẹp,
thật chẳng khác nào ếch ngồi đáy giếng. Cho dù có những vị Tướng bê bối,
làm cho quân đội bị nhục, thì cũng có những vị Tướng trong sạch đức độ,
lỗi lạc, tài ba, đáng cho dân quân khâm phục. Những phần tử bất mãn ấy
đã vô tình hay cố ý không thấy việc tối quan hệ của sự hỗ tương, hỗ trợ,
giữa các Tướng Lãnh, Sĩ Quan, và Binh Sĩ thật cần thiết cho quân đội và
quốc gia như thế nào. Đối với những vị cao minh, hiểu biết giá trị hy
sinh của những người tuẫn tiết, tôi trang trọng cúi đầu cảm tạ, tri ân.
Có nhiều người đã nêu lên câu hỏi với tôi:
“Tại sao Tướng Nam , Tướng Hưng chết làm chi cho uổng? Tại sao các
ông Tướng ấy không tiếp tục chiến đấu? Tại sao các ông không trốn sang
ngoại quốc?”Lại có người nghiêm khắc trách tôi:
“Bà thật dở. Nếu là tôi, tôi quyết liệt can ngăn không để cho các ông
ấy chết. Vợ con như thế này, ông Hưng chết đành bỏ vợ con lại sao?”
Ngay cả vài vị phu nhân của các Tướng Lãnh, hoặc còn ở trong tù, hoặc
đã an nhàn nơi xứ người, cũng thốt ra những lời chỉ trích tôi. Nghe
những lời phê bình ấy, tim tôi đau nhói. Tôi tôn trọng sự nhận xét “theo
tầm hiểu biết của họ”. Tôi ngán ngẩm không trả lời, chỉ mỉm cười lắc
đầu. Nhưng hôm nay tôi phải lên tiếng. Lên tiếng để tạ ân những người
đang âm thầm chiến đấu ở Việt Nam, để tạ ân những người hùng can đảm đã,
đang, và sẽ tiếp tục đánh đuổi Cộng Sản cứu quê hương, để trả lời những
người đã nêu lên nhiều câu hỏi đó. Tôi trân trọng xin những vị nào đã
có những lời chỉ trích nên bình tâm suy nghĩ lại, trước khi phán đoán
vì… những vị Tướng Lãnh bách chiến bách thắng lại lẽ nào chịu xuôi tay
nhục nhã trước nghịch cảnh, trước kẻ thù? Những vị Tướng đã từng xông
pha trong mưa đạn, bao lần thử thách với tử thần, với nhiều chiến công
từ cấp bậc nhỏ lên tới hàng Tướng Lãnh, đã từng khắc phục gian nguy,
xoay ngược thế cờ, chuyển bại thành thắng trên khắp mặt trận, lẽ nào
những vị Tướng ấy chỉ nghe hai tiếng “buông súng” rồi giản dị xuôi tay
tự sát hay sao?
Viết đến đây tôi mạn phép nêu lên câu hỏi:- Thưa toàn thể quý vị sĩ
quan QLVNCH. Ngày quý vị nhận lãnh chiếc mũ sĩ quan của trường Võ Bị,
quý vị còn nhớ sáu chữ gì trên chiếc mũ ấy không? Sáu chữ mà quý vị
trịnh trọng đội lên đầu là: “Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm”. Ngày mãn
khóa sĩ quan với những lời tuyên thệ, quý vị hẳn nhớ? Cũng như những
điều tâm niệm ai lại chẳng thuộc lòng? Những vị bỏ nước ra đi trước binh
biến, những vị ở lại bị sắp hàng vào trại tù Cộng Sản, tôi xin tạ lỗi,
vì thật tình tôi không dám có lời phê phán nào. Tôi chỉ muốn nói lên tất
cả sự thật về cái chết của hai vị TướngNguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng .
Hai vị Tướng này đã ba lần từ chối lời mời di tản sang ngoại quốc của
viên cố vấn Mỹ, cương quyết ở lại tử chiến, bảo vệ mảnh đất Vùng 4. Viên
cố vấn Mỹ hối thúc, đợi chờ không được, sau cùng chán nản và buồn bã bỏ
đi.
Trước đó, vào ngày 29/4/1975, lời tuyên bố của Vũ Văn Mẫu và Dương
Văn Minh trên đài phát thanh Sàigòn ra lệnh tất cả người Mỹ phải rời
Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ, thì chính là lúc “kế hoạch hành
quân mật của hai Tướng Nam Hưng đã hoàn tất.”
Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, người thay thế Tướng Vĩnh Lộc vào những ngày
giờ cuối tới tấp điện thoại về Cần Thơ. Ông Hạnh đã dùng tình cảm chiến
hữu, dùng nghĩa đàn anh thân thuộc, khẩn khoản yêu cầu Tướng Hưng về hợp
tác với Dương Văn Minh và Nguyễn Hữu Hạnh. Thâm tâm có lẽ ông Hạnh lúc
đó muốn đò xét thái độ của hai Tướng Vùng 4 như thế nào. Nhiều lần, qua
cuộc điện đàm với Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Tướng Hưng đã luôn khẳng định:
“Không hợp tác với Dương Văn Minh. Không đầu hàng Cộng Sản. Tử chiến đến cùng”
Khi Tổng Thống Thiệu từ chức, trao quyền lại cho cụ Trần Văn Hương,
và rồi vì hoàn cảnh đắm chìm của vận mệnh đất nước, trước nhiều áp lực
nên cụ Hương đã trao quyền lại cho Dương Văn Minh, để rồi “ông Tướng hai
lần làm đổ nát quê hương, ố hoen lịch sử này, hạ mình ký tên dâng nước
Việt Nam cho Cộng Sản.” Vị Tướng Lãnh trấn thủ một vùng, tùy hoàn cảnh
đất nước, và tình hình chiến sự địa phương, trọn quyền quyết định, xoay
chuyển thế cờ, không cần phải tuân lệnh một cách máy móc theo cấp chỉ
huy đầu não đã trốn hết, thì còn chờ lịnh ai? Phải tuân lịnh ai? Tóm
lại, lúc đó lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh và lời kêu gọi của Nguyễn
Hữu Hạnh đã không được Tướng Nam và Tướng Hưng đáp ứng.
Viết đến đây, tôi xúc động lạ thường. Tôi nghẹn ngào rơi lệ nhớ đến
một số sĩ quan binh sĩ đã bật khóc khi nghe lệnh đầu hàng của Dương Văn
Minh. Anh em đã ôm lá cờ tổ quốc, ôm khẩu súng vào lòng nức nở. Có những
chi khu trưởng và những đồn trưởng nhất định không chịu đầu hàng. Họ đã
tử thủ đến viên đạn chót. Và viên đạn chót dành để kết liễu đời mình.
Cấp bậc của những anh em ấy không cao, chỉ chỉ huy khu nhỏ, hay một đồn
lẻ loi, nhưng tinh thần tranh đấu của anh em cao cả và oai hùng thế
đấy. Trong khi Sàigòn bỏ ngỏ đầu hàng thì Cần Thơ vẫn an ninh tuyệt đối.
Kế hoạch hành quân đã thảo xong. Vũ khí lương thực đạn dược sẵn sàng.
Tất cả đều chuẩn bị cho các cánh quân di chuyển, sẽ đưa về các tuyến
chiến đấu. Kế hoạch di quân, phản công, và bắt tay nằm trong lịnh mật
quân hành đó. Vùng 4 có nhiều địa thế chiến lược, có thể kéo dài cuộc
chiến thêm một thời gian. Bởi lúc đó, cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975,
chưa có một đồn nào, dù ở quận lỵ xa xôi hẻo lánh ở Vùng 4 đã lọt vào
tay giặc Cộng.
Nhưng, Cần Thơ, sáng ngày 30/4/1974, dân chúng nhốn nháo hoang mang.
Đã có một số binh sĩ bỏ ngũ. Tại thị xã, cảnh náo loạn đáng buồn chưa
từng có đã xảy ra. Từng nhóm đông đảo bọn ác ôn và thừa nước đục thả câu
đã ra tay cướp giật tài sản ở các cơ sở Mỹ, và ở những nhà tư nhân đã
bỏ trống, bất chấp tiếng súng nổ can thiệp của cảnh sát duy trì an ninh
trật tự công cộng. Chúng cướp giật, đập phá, hò hét như lũ điên. Chắc
chắn trong số này có bọn Cộng Sản nằm vùng có ý đồ gây rối loạn áp đảo
tinh thần binh sĩ.
Lúc ấy Tướng Nam và Tướng Hưng vẫn còn liên lạc với các cánh quân
chạm địch. Nhiều cánh quân nồng cốt được đưa về thị xã Cần Thơ để bảo vệ
Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn, nằm chung quanh vòng đai Alpha. Từ 2 giờ đến 4
giờ chiều ngày 30 tháng 4, giờ đã điểm. Đúng theo kế hoạch lệnh hành
quân bắt đầu. Nhưng hỡi ôi, khi liên lạc đến các cấp chỉ huy của các đơn
vị thì mới hay họ chưa biết tý gì về kế hoạch, chưa rục rịch chi hết,
ngoài việc thay đổi các cuộc bố trí từ sáng đến giờ phút này.Tìm kiếm
Đại Tá an ninh, người đã lãnh nhiệm vụ phân phối phóng đồ và lệnh hành
quân mật đến các đơn vị, thì mới vỡ lẽ ra vị sĩ quan này đã đưa vợ con
tìm đường tẩu thoát sau khi ném tất cả mật lệnh vào tay vị Đại Úy dưới
quyền. Ông này cũng đã cuốn gói trốn theo ông Đại Tá đàn anh, cho có
thầy, có trò. Các phóng đồ và lệnh hành quân mật cũng đã biến mất. Thiếu
Tướng Nam và Thiếu Tướng Hưng tức uất không sao tả nổi. Tôi không ngăn
nổi tiếng nấc nghẹn ngào khi hồi tưởng lại vẻ bối rối của Thiếu Tướng
Nam và sự đau khổ thất vọng của Hưng. Những đường gân trán nổi vòng lên,
răng cắn chặt, biểu lộ sự đau đớn và chịu đựng kinh hồn. Người đập tay
đánh ầm xuống bàn khi thấy kế hoạch sắp xếp thật tinh vi bị kẻ phản bội
hèn nhát làm gãy đổ bất ngờ. Hưng ngước mắt nhìn tôi như muốn hỏi:
“Có đồng ý đem con lánh nạn không?”
Tôi cương quyết từ chối. Tôi không cầu an ích kỷ, tìm sống riêng, bỏ
mặc người trong cảnh dầu sôi lửa đỏ. Tôi nhất định ở lại, cùng chịu hoạn
nạn, cùng liều chết. Hưng hỏi tôi:
“Thành công là điều chúng ta mong ước, nhưng rủi thất bại, em định liệu lẽ nào?”
Tôi đáp:
“Thì cùng chết! Các con cũng sẽ thế. Em không muốn một ai trong chúng ta lọt vào tay Cộng Sản”.
Và để khỏi phải sa vào tay giặc Cộng, tôi bình tĩnh thu xếp cái chết
sắp tới cho mẹ con tôi, đường giải thóat cuối cùng của chúng tôi. 4g45
chiều ngày 30/4/75, Tướng Hưng rời bỏ văn phòng ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn
4, về bộ chỉ huy phụ, nơi chúng tôi tạm trú.
Hưng không muốn chứng kiến cảnh bàn giao ô nhục sắp tới giữa Thiếu
Tướng Nam và tên Thiếu Tá Việt Cộng Hoàng Văn Thạch. Năm giờ rưỡi chiều
khi Hoàng Văn Thạch tiến vào Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn là lúc Hưng gọi máy
liên lạc với Tướng Mạch Văn Trường, ra lệnh đưa hai chi đội thiết giáp
tới án ngữ ở dinh Tỉnh Trưởng để bảo vệ Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 21 mới về
đóng nơi đây. Sau đó Hưng tiếp tục liên lạc với các đơn vị đang tiếp tục
chạm súng ở các tiểu khu. Đồng thời Hưng mời Tướng Mạch Văn Trường cùng
các đơn vị trưởng ở chung quanh vòng đai thị xã Cần Thơ về họp. 6g30
chiều, khi các vị sĩ quan vừa ra đến cổng, có một toán thân hào nhân sĩ
quen biết tại Cần Thơ đang chực sẵn, gồm khoảng 10 người. Họ xin gặp
Tướng Hưng, với tư cách đại diện dân chúng thị xã, yêu cầu:
“Chúng tôi biết Thiếu Tướng không bao giờ chịu khuất phục. Nhưng xin
Thiếu Tướng đừng phản công. Chỉ một tiếng lệnh của Thiếu Tướng phản
công, Việt Cộng sẽ pháo kích mạnh mẽ vào thị xã. Cần Thơ sẽ nát tan,
thành bình địa như An Lộc. Dù sao, vận nước đã như thế này rồi, xin
Thiếu Tướng hãy vì dân chúng, bảo toàn mạng sống của dân, dẹp bỏ tánh
khí khái, can cường…”.
Nghe họ nói, tôi cảm thấy đau lòng lẫn khó chịu. Tôi cũng không ngạc
nhiên về lời yêu cầu đó. Bởi mới tuần lễ trước, Việt Cộng đã pháo kích
nặng nề vào khu Cầu Đôi, cách Bộ Tư Lệnh không xa, gây thiệt hại cao về
nhân mạng và tài sản của đồng bào. Dân chúng Cần Thơ còn khiếp đảm. Hưng
như đứng chết lặng trước lời yêu cầu ấy. Một lát sau, Hưng cố gượng nở
nụ cười trả lời:“Xin các ông yên lòng. Tôi sẽ cố gắng hết sức để tránh
gây thiệt hại cho dân chúng”.
Toán người ấy ra về. Hưng quay sang hỏi tôi:
“Em còn nhớ tấm gương cụ Phan Thanh Giản? Bị mất ba tỉnh miền đông,
rồi cũng vì dân chúng mà cụ Phan đã nhún mình nhường thêm ba tỉnh miền
tây cho quân Pháp. Cụ Phan không nỡ thấy dân chúng điêu linh và cũng
không để mất tiết tháo, không thể bó tay làm nhục quốc sĩ. Cụ Phan Thanh
Giản đành nhịn ăn rồi uống thuốc độc quyên sinh”.
Trầm ngâm vài giây, Hưng tiếp:
“Thà chết chứ đâu thể bó tay trơ mắt nhìn Việt Cộng tràn vào”.6g45
chiều ngày 30 tháng 4, Tướng Nam điện thoại cho Hưng, hỏi tình hình các
nơi. Hưng báo với Tướng Nam về việc đại diện dân chúng thị xã đến yêu
cầu thẳng với Hưng. Hưng cũng cho Tướng Nam biết đặc lệnh truyền tin mới
nhất sẽ giao cho người tín cẩn phân phối. Tướng Nam cho Hưng hay là ông
đã cho thu băng lời kêu gọi dân chúng và lời yêu cầu này sẽ cho đài Cần
thơ phát thanh. Nhưng mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Thêm một lần
nữa, sự gây đổ đau lòng. Đài Cần Thơ bị nội ứng trước đó, khoảng một
giờ, viên giám đốc đài bị uy hiếp, thay vì phát thanh cuốn băng của
Thiếu Tướng Nam trước, chúng thay cuốn băng có lời kêu gọi của Thiếu Tá
Cộng Sản Hoàng Văn Thạch. Khoảng mười phút sau, đài mới phát thanh cuốn
băng của Tướng Nam. Muộn màng rồi. Không còn níu kéo được sự tin tưởng
nơi dân chúng và binh sĩ được nữa. Hàng ngũ các đơn vị đã thưa thớt lại
càng thêm thưa thớt.
7g30 tối ngày 30 tháng 4, Hưng gọi tôi lên văn phòng làm việc. Đây là
giờ phút nghiêm trọng nhất, không có ai hiện diện hết. Sau khi kể cho
tôi nghe hết sự đổ vỡ từ trưa đến giờ phút đó, Hưng nhấn mạnh:“Hoàng, em
đã hiểu sự thất bại do các nguyên nhân sau đây: Vị Đại Tá không tuân
lệnh, nên giờ chót không điều động quân về các vị trí chiến lược, trù
liệu theo kế hoạch. Việc níu kéo sự tin tưởng của dân chúng và binh sĩ
không thành. Lời kêu gọi trễ tràng của Tướng Nam không có tiếng vang.
Cũng như lời yêu cầu của dân chúng thị xã Cần Thơ”.
Quắc đôi mắt sáng, Hưng nhìn tôi dằn giọng:
“Em phải sống ở lại nuôi con”.
Tôi hoảng hốt:
“Kìa mình, sao mình đổi ý?”
“Con chúng ta vô tội, anh không nỡ giết con.”
“Nhưng không thể để con sống với Cộng Sản. Em sẽ thay mình làm chuyện
đó. Chỉ cần chích thuốc ngủ cực mạnh cho con. Chờ em một chút, chúng ta
cùng chết một lúc”.
“Không thể được. Cha mẹ không thể giết con. Anh van mình. Chịu nhục,
cố sống. Ở lại thay anh, nuôi con trở thành người công chính. Phú quý
vinh hoa địa vị hãy đề phòng, những thứ đó dễ làm mờ ám lương tri. Nhớ,
giang san tổ quốc là trọng đại hơn hết. Gắng chịu cúi lòn, nhục nhã để
nuôi con và cũng nuôi luôn ý chí để có ngày còn phục hận cho đất nước
chúng ta”.
“Nếu vì con, mình thương con, sao mình không đi ngoại quốc?”
Hưng đanh mặt lại, nghiêm khắc nhìn tôi trách móc:
“Em là vợ anh. Em có thể nói được câu ấy sao?”
Biết mình vụng về, lỡ lời xúc phạm đến người, tôi vội vàng tạ lỗi:
“Xin mình tha thứ. Chẳng qua vì quá thương mình nên em mới nói thế”.
Giọng Hưng thật nghiêm trang mà cũng thật trầm tĩnh:“Nghe anh nói
đây. Người ta trốn chạy được. Chớ anh không bao giờ trốn chạy. Mấy ngàn
binh sĩ dưới tay, hồi nào sinh tử có nhau, giờ bỏ mặc họ tìm sống riêng
mình sao? Anh cũng không đầu hàng. Bây giờ thì rút cũng không kịp nữa,
vì vào mật khu mà không có nguồn tiếp liệu vũ khí, đạn dược, lương thực
thì không cầm cự được lâu. Đã muộn rồi. Việt Cộng đang kéo vào đừng để
anh không dằn được nổ súng vào đầu chúng, thì gây thiệt hại cho dân
chúng và anh em binh sĩ. Anh không muốn thấy bóng dáng một tên Việt Cộng
nào”.
Tôi phát run lên hỏi:
“Nhưng mình ơi, còn em? em phải làm gì trong lúc này?”
Nắm chặt tay tôi, Hưng nói:
“Vợ chồng tình nghĩa bao nhiêu lâu, anh hiểu em và em hiểu anh. Em
tuy chỉ là con cá nhỏ nhưng biết mang ý chí kình ngư. Gắng chịu nhục. Dù
phải chịu trăm ngàn sự nhục nhã để nuôi con, để phục hận cho quê hương.
Cải trang, cải dạng, len lỏi mà sống. Anh tin em. Vì anh, vì con, vì nợ
nước, tình nhà, em có thể chịu đựng nổi! Nghe lời anh đi. Anh van mình,
anh van mình”.
Tôi không sao từ chối được trước ánh mắt van nài, trước những lời tha thiết ấy:
“Vâng, em xin nghe lời mình”.
Hưng sợ tôi đổi ý, tiếp lời thúc giục:
“Em hứa với anh đi. Hứa một lời đi”.
“Em xin hứa. Em xin hứa mình ơi. Nhưng xin cho em hai điều kiện. Nếu
Cộng Sản bắt em phải sống xa con, nếu giặc Cộng làm nhục em, lúc ấy em
có quyền tự sát theo mình chứ?”
Hưng suy nghĩ giây lâu, gật đầu đồng ý, và ra lệnh cho tôi:
“Em mời má và đem các con lên lầu gặp anh”.
Tôi quay đi. Ánh mắt bỗng chợt đập vào lá cờ vẫn dựng ở góc phòng. Tôi vội vàng đem cờ đến bên người. Tôi nói:
“Bao nhiêu năm chiến đấu để bảo vệ tổ quốc. Bây giờ mình hãy giữ nó”.
Chúng tôi nhìn nhau cảm thông. Hưng ôm lá cờ, áp vào mặt, đôi mắt Hưng chợt ướt. Sau cùng Hưng cũng rán đứng lên hối tôi:
“Mau mời má và mấy đứa nhỏ lên”. Khi mẹ tôi và các con lên văn phòng, Hưng nói rõ cho mẹ tôi hiểu vì
sao người phải chết và tôi phải sống. Vâng lệnh Hưng, tôi mời tất cả sĩ
quan binh sĩ còn tụ họp dưới nhà lên văn phòng. Mọi người đứng xếp hàng
nghiêm trang và vô cùng cảm động. Giờ phút từ biệt sanh ly giữa những
người từng bao ngày sống chết bên nhau. Hưng dõng dạc nói:
“Tôi không bỏ các anh và đưa vợ con trốn sang ngoại quốc. Như các anh
đã biết, cuộc hành quân chưa chi đã bị gẫy đổ nửa chừng. Tôi không phản
công vào phút chót là vì dân chúng. Tôi không muốn Việt Cộng pháo kích
bừa bãi, biến Cần Thơ thành An Lộc thứ hai. Tôi cũng không chịu nhục đầu
hàng. Các anh đã từng cộng tác với tôi, những lúc các anh lầm lỗi, tôi
rầy la. Rầy la không có nghĩa là ghét bỏ. Rầy la để mến thương nhau, để
xây dựng nhau.
Mặc dầu đất nước ta bị bán đứng, bị dâng cho Cộng Sản, nhưng các anh
không trực tiếp chịu tội với quốc dân. Chính những người trực tiếp nắm
vận mệnh các anh, mới chính là những kẻ trọng tội. Xin các anh tha thứ
cho tôi những lỗi lầm, nếu có. Tôi bằng lòng chọn cái chết. Tướng mà
không giữ được nước, không bảo vệ được thành, thì phải chết theo thành,
theo nước, chớ không thể bỏ dân, bỏ nước, trốn chạy, cầu an. Tôi chết
rồi, các anh hãy về với gia đình, vợ con. Nhớ rõ lời tôi căn dặn: Đừng
bao giờ để bị Cộng Sản tập trung các anh, dù tập trung dưới bất cứ hình
thức nào. Tôi có lời chào vĩnh biệt các anh”.
Tướng Hưng đưa tay chào và bắt tay từng người một. Mọi người đều khóc. Đến bên Thiếu Tá Phương, Trung Úy Nghĩa, Hưng gởi gấm:
“Xin giúp đỡ giùm vợ con tôi. Vĩnh biệt tất cả”.
Mọi người đều đứng yên không ai nói lên được lời nào. Mẹ tôi nhào lại
ôm chầm lấy người, xin được chết theo. Hưng an ủi mẹ tôi, yêu cầu mẹ
tôi cố gắng chăm lo cho cháu ngoại. Hưng ra lệnh cho tất cả mọi người
phải ra ngoài. Không ai chịu đi. Hưng phải xô từng người ra cửa. Tôi van
xin:“Mình cho em ở lại chứng kiến mình chết”.
Người từ chối. Nghĩa hoảng sợ bỏ chạy. Hưng quay vào văn phòng đóng chật cửa lại. Tôi gọi giật Nghĩa:
“Nghĩa trở lại với tôi”.
Tôi bảo Giêng tìm dao nạy cửa. Giêng bỏ chạy như bay. Nghĩa trở lên, đứng trước cửa chờ đợi. Có tiếng súng nổ nghe chát chúa.
Tôi đưa tay xem đồng hồ: 8g45 tối ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngày kết
liễu cuộc đời của chúng tôi. Lê Văn Hưng, anh đã chết. Giêng run run lấy
dao nạy cửa. Cửa bật ra. Nghĩa lách mình nhường tôi chạy vào phòng
trước. Hưng ngả người nằm trên, nửa người nằm dưới, hai cánh tay dang
ra, cong lên và giật mạnh, toàn thân run rẩy từng cơn. Đôi mắt Hưng mở
to căm hờn. Miệng Hưng há ra, đôi môi mấp máy. Tôi ôm chầm lấy Hưng hỏi:
“Mình, mình ơi! Mình còn lời gì dặn dò em nữa không?” Hưng không còn trả lời được tiếng nào. Nghĩa gào lên nức nở: “Thiếu Tướng! Trời ơi, Thiếu Tướng!”
Giêng chạy vào phụ Nghĩa đỡ lưng và chân, tôi đỡ đầu Hưng, đặt nằm
ngay ngắn trên giường. Máu tim nhuộm thắm áo trận, ướt đỏ cả tấm drap
trắng. Tôi đưa tay vuốt mắt cho người. Nghĩa vẫn gào khóc:
“Thiếu Tướng! Thiếu Tướng ơi!”
Tôi bảo Giêng:
“Nói Hòa đưa Hải, Hà, Quốc lên nhìn xác ba lần cuối. Dặn Phương cho
Khiết, Hoàng giữ ở cầu thang, bất cứ giá nào cũng phải ngăn chận Việt
Cộng”.
Tôi đi tìm đầu đạn và đuôi đạn. Còn khẩu súng, lạ lùng thay không
biết ở đâu. Đến lúc tắm rửa người, thay drap dấy máu, tôi mới hiểu.
Trước khi hồn lià xác, với ý chí cuối cùng, người còn bình tĩnh nhét
khẩu súng, dấu dưới nệm. Có lẽ người sợ tôi quá xúc động, quên lời hứa,
tự sát theo. Bé Hải lúc ấy năm tuổi, ôm hai chân ba, khóc than, kể lể
thảm thiết. Bé Hà hai tuổi, thơ ngây ôm chai sữa, lên nằm trên bụng ba,
bé mở tròn đôi mắt to, ngạc nhiên không thấy ba đưa tay bế bé như mọi
khi.
Nghĩa điện thoại khắp nơi tìm Thiếu Tướng Nam , không thấy trả lời.
Tôi vội vã mở đặc lịnh truyền tin, lên máy gọi liên lạc với Thiếu Tướng.
Lúc ra máy, chỉnh tần số, tôi chỉ nghe những giọng nói rặc mùi Cộng Sản
trên các tần số thuộc đơn vị của chúng ta. Lũ Việt cộng, ngày 30 tháng
4, tràn vào nhà. Phương cương quyết chận chúng ở cầu thang. Chín giờ
rưỡi, 30 tháng 4, chuông điện thoại reo vang:
“Alô, Alô, ai đây?”“Dạ thưa chị đó à? Hồ Ngọc Cẩn đây”.
Tôi bàng hoàng:
“Anh Cẩn! Có chuyện chi cần không?”
Tôi cố gắng giữ giọng nói cho bình thường, để Cẩn không nhận biết sự
việc xảy ra. Trong điện thoại, về phía Cẩn, tôi có nghe tiếng súng lớn
nhỏ thi nhau nổ ầm ầm. Cẩn hỏi:
“Thiếu Tướng đâu chị? Cho tôi gặp ông một chút”. Tôi lúng túng vài giây:
“Ông đang điều động quân ngoài kia”.
“Chị chạy ra trình Thiếu Tướng, tôi cần gặp. Trung Úy Nghĩa đâu chị?”
“Nghĩa đang ở bên cạnh Thiếu Tướng. Cẩn chờ một chút nhé”.
Tôi áp chặt ống điện thoại vào ngực. Mím môi, nhìn xác Hưng rồi nhìn sang Nghĩa tôi hỏi:
“Đại Tá Cẩn đòi gặp Thiếu Tướng, làm sao bây giờ Nghĩa?” Nghĩa lúng túng:
“Cô nói Thiếu Tướng chết rồi”.
“Không thể nói như vậy được. Đại Tá Cẩn đang cự chiến với Việt Cộng”.
Trí óc tôi chợt lóe sáng phi thường. Tôi muốn Cẩn chiến đấu anh hùng.
Sống anh hùng. Chết anh hùng. Tôi đưa máy lên giọng quyết liệt:“Thiếu
Tướng không thể vào được. Cẩn cần gì cứ nói. Tình hình ở Chương Thiện ra
sao? Anh còn đủ sức chiến đấu không? Tinh thần binh sĩ thế nào? Địch ra
sao?”
“Tụi nó dần tụi tui quá. Tinh thần anh em vẫn cao. Chị hỏi Thiếu Tướng còn giữ y lịnh không?”
“Cẩn vui lòng chờ chút”.
Tôi lại áp chặt ống điện thoại vào ngực. Cắn chặt môi suy nghĩ. Tôi
hiểu lời Cẩn hỏi. Trong tích tắc tôi biết khó cứu vãn tình thế. Nhưng
tôi muốn Hồ Ngọc Cẩn phải luôn hiên ngang hào hùng. Tôi quyết định:
“Alô. Cẩn nghe đây: Lịnh Thiếu Tướng. Ông hỏi Cẩn có sẵn sàng tử chiến?”
Cẩn đáp thật nhanh:
“Lúc nào cũng sẵn sàng, chớ chị!”
“Tốt lắm, vậy thì y lịnh”.
“Dạ, cám ơn chị”.
Tôi buông máy gục xuống bên xác Hưng. Nước mắt trào ra, tôi kêu nho nhỏ:
“Vĩnh biệt Cẩn. Vĩnh biệt Cẩn!”
“Anh Cẩn ơi, hồn linh anh có phảng phất đâu đây, khi tôi ngồi viết
lại những dòng này, nước mắt rơi trên giấy, Anh có biết cho rằng trả lời
điện thoại với anh rồi, tôi đau khổ tột cùng không? Tha thứ cho tôi!”
Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, anh đã hiên
ngang hào hùng đến giờ phút chót của cuộc đời. Hiểu rõ Hưng, hiểu rõ
tôi, bên kia thế giới không thù hận, chắc anh hiểu rõ tâm trạng của tôi
lúc bấy giờ, hẳn anh tha thứ cho tôi?
Kính thưa toàn thể quý vị thuộc thân bằng quyến thuộc của Đại Tá Cẩn.
Kính thưa quý vị đã đọc những giòng chữ này. Xin quý vị chớ trách tôi
sao dám quyết định. Ngộ biến tùng quyền. Tướng Hưng đã chết. Thiếu Tướng
Nguyễn Khoa Nam chưa liên lạc được. Vợ người lính nghĩa quân trưởng
đồn, khi Việt Cộng tấn công, chồng chị bị tử thương, chị đã thay chồng
phản công ác liệt. Tôi không thể để một người như Hồ Ngọc Cẩn đưa tay
đầu hàng, hạ mình trước Việt Cộng vào dinh tỉnh trưởng Chương Thiện.
11 giờ đêm ngày 30 tháng 4, 1975. Điện thoại lại reo. Lần này, chính giọng của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam :“Alô, chị Hưng!” Tôi vừa khóc, vừa đáp lời Thiếu Tướng:
“Thưa Thiếu Tướng…”
Giọng Tướng Nam buồn bã u uất:
“Tôi biết rồi, chị Hưng, tôi chia buồn với chị, nghe chị Hưng”.
Tôi vẫn nức nở:
“Thiếu Tướng nghĩ sao về kế hoạch đã gãy đổ?”
“Hưng đã nói với chị hết rồi hả? Đành vậy thôi. Không phải lỗi chúng
ta hèn nhát hay bỏ cuộc. Sự sụp đổ không cứu vãn được vì lệnh hành quân
không được Đại Tá… thi hành, phóng đồ và lệnh không tới tay các đơn vị
trưởng, lời yêu cầu của dân chúng, lời kêu gọi của tôi quá muộn màng,
không hiệu quả, khó cứu vãn nổi tình hình”.
Nói đến đây, Thiếu Tướng Nam hỏi tôi:
“Chị biết vụ đài phát thanh bị nội ứng chứ?”
“Thưa biết. Hưng cũng bảo tôi như Thiếu Tướng vậy. Bây giờ Thiếu Tướng định liệu lẽ nào, có định phản công không?”
“Chị quên còn dân chúng sao? Cộng Sản coi rẻ mạng dân, còn mình thì… Đàng chị thế nào?”
“Thưa Thiếu Tướng, chúng nó đã tràn đầy dưới nhà. Có vài tên định
nhào lên, nhưng bị Giêng cương quyết đuổi xuống. Hiện chúng đang thu dọn
tài sản”.
“Còn mấy chú đâu hết?”
“Chỉ có Nghĩa và vài ba người lính ở lại. Còn tất cả đã bỏ đi hết.
Hưng đã chết rồi, tôi không màng đến tài sản. Miễn là chúng đừng đụng
đến xác Hưng”
“Chị tẩm liệm Hưng chưa?”
“Thưa chưa. Vừa tắm rửa, thay quần áo xong thì Thiếu Tướng gọi tới”.
“Chị nên tẩm liệm Hưng ngay đi. Tôi sợ không còn kịp, chúng nó sẽ không để yên”.
“Thiếu Tướng còn dạy thêm điều gì không? Chẳng lẽ Thiếu Tướng chịu đầu hàng thật sao?”
Người thở dài trong máy. Người nói những lời mà đến chết tôi cũng sẽ không quên:
“Số phận Việt Nam khốn nạn thế đó, chị Hưng ơi! Tôi và Hưng đã sắp
đặt tỉ mỉ, hoàn tất kế hoạch xong xuôi, còn bị phản bội giờ chót”.
Người chép miệng thở dài:
“Thôi chị Hưng ơi”.
Bỗng giọng người trầm xuống, ngậm ngùi:
“Hưng chết rồi, chắc tôi cũng chết! Chúng tôi làm Tướng mà không giữ được nước thì phải chết theo nước”.
Giọng người bình tĩnh và rắn rỏi:
“Cố gắng can đảm lên nhé chị Hưng. Chị phải sống vì mấy đứa nhỏ. Đêm
nay có gì nguy cấp, nhớ gọi tôi. Nếu gọi không được, dặn Nghĩa gọi Thụy,
lấy mật mã mới”.
“Dạ, cám ơn Thiếu Tướng”.
Nói chuyện với Thiếu Tướng xong, tôi bước ra lan can nhìn xuống. Dưới
sân, sĩ quan và lính tráng đã đi hết. Trừ có Nghĩa còn ở lại. Cổng rào
bỏ ngỏ. Gió thổi đong đưa cánh cửa rít lên những tiếng kẽo kẹt bi ai.
Mảnh trăng cuối tuần 19 tháng 3 âm lịch chênh chếch soi, vẻ ảm đạm thê
lương như xót thương cho số phận Việt Nam Cộng Hòa, cho trò đời bể dâu
hưng phế.
Viết đến đây, tôi nhớ lại từng lời của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, của Đại Tá Tỉnh Trưởng tỉnh Chương thiện Hồ Ngọc Cẩn. Trọn đời tôi, làm sao tôi có thể quên giọng nói gấp rút của anh Cẩn, giọng trầm buồn của Tướng Nam.7 giờ sáng ngày 1 tháng 5, năm 1975. Vừa tụng dứt đoạn kinh Sám Tỉnh Thế trong nghi thức cầu siêu cho Hưng, tôi nghe có tiếng nấc sau lưng. Quay lại, chính là Trung Tá Tùng, bác sĩ trưởng Quân Y Viện Phan Thanh Giản, Cần Thơ. Ông đến thăm Hưng lần cuối. Ông cho biết phải trở lại Quân Y Viện ngay vì Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam đã tự sát, xác còn nằm tại Quân Y Viện. Tướng Nam đã bắn vào thái dương, lúc 6 giờ sáng ngày 1 tháng 5, 1975. Cho đến chết, mắt Tướng Nam vẫn mở trừng trừng, uất hận, miệng người há hốc, đớn đau. Sau cuộc điện đàm với người, tôi đã linh cảm, biết trước chuyện gì sẽ xảy ra. Nhưng khi nghe bác sĩ Tùng báo tin, tôi xúc động vô cùng, tôi quỳ xuống, hướng về Quân Y Viện, nơi Tướng Nam còn nằm đó, cầu nguyện: Trung Úy Nghĩa thay tôi đến viếng xác người. Trung Úy Thành, vị ân nhân can đảm đặc biệt, đến với tôi trong giờ phút nguy nan đó. Thành đã mời được Trung Tá Bia đến tẩm liệm cho Hưng. Những vị ân nhân trong cơn biến loạn ấy, trọn đời tôi xin ghi khắc ơn sâu. 8 giờ sáng ngày 1 tháng 5, 1975, các sĩ quan quân đoàn, mặc thường phục, đến viếng xác Hưng. Mầu nhiệm thay, khi gặp lại những cộng sự viên cũ, trong thoáng chốc, mắt Hưng hé mở, nhìn lên. Và từ trong đôi mắt người chết, có hai giòng lệ chảy. Mặt người chợt đỏ bừng lên.Người khóc cho quê hương đất nước bắt đầu đắm chìm trong điêu linh. Người khóc cho đám tàn quân khốn khổ. Cho đến lúc chết, hai Tướng Nam và Hưng chỉ phân tách nguyên nhân thất bại, làm hỏng kế hoạch của hai người chớ không ai lên tiếng nặng lời trách móc vị Đại Tá kia. Xin quý vị hiểu rõ giùm tôi. Tôi tôn trọng danh dự của hai ông, vợ
con và gia đình hai ông. Trong hoàn cảnh căng thẳng của đất nước, khi
lòng người mất niềm tin, hai ông cũng như nhiều người khác, thật sự đáng
thương hơn đáng trách. Không hiểu hai ông có đi thoát, hay bị bắt ở
lại.
Vận nước ngàn cân treo sợi tóc, một vài người dù đánh đổi cả vận mệnh
cũng không nâng đỡ nổi tòa nhà Việt Nam đang sụp đổ tang thương. Nhưng,
một ngày chúng ta còn mang trong người dòng máu của dân tộc Lạc Hồng,
còn hít thở được khí trời, là một ngày chúng ta còn nợ nần quê hương. Đó
là món nợ thiêng liêng và cao quý mà ngôn từ loài người chưa thể diễn
tả được sát nghĩa, và thật đúng ý. Sao chúng ta không noi gương oanh
liệt của tổ tiên, của cha ông, nối tiếp ý chí bất khuất của tiền nhân,
để trang trải món nợ ân tình đó? Sao chúng ta cứ lo chê bai, công kích,
hãm hại, đạp chà nhau, để rồi vô tình làm lợi cho bọn cướp nước Cộng
Sản?
Đọc những gì tôi kể ở đoạn trên, những vị từng hỏi hay mỉa mai tôi,
đã hiểu tất cả sự thật vì sao Tướng Nam và Tướng Hưng đã phải tự sát để
bảo tồn tiết tháo. Không ai đem việc thành bại luận anh hùng. Cũng chớ
bao giờ lấy tâm địa tiểu nhân để đo lòng người quân tử. Chúng ta, những
người còn sống, những người Việt Nam ở trong nước hay lưu vong khắp bốn
phương trời, chúng ta phải tự nêu lên câu hỏi: Chúng ta đã làm được gì
cho đừng hổ thẹn với những người đã nằm xuống?.
Họ đã nằm xuống không phải là vì họ hèn nhát ! Họ đã nằm xuống là vì
muốn bảo toàn Sáu Chữ mà họ từng mang trên đầu: Tổ Quốc, Danh Dự, Trách
Nhiệm.
Nếu chưa làm được gì cho quê hương, xin hãy thận trọng lời phê phán
vô ý thức. Đừng vô tình, thành tàn nhẫn sỉ nhục những người dám chết cho
Tổ Quốc.
http://www.youtube.com/watch?v=Wozqf1ZQzUU&feature=related Do Thi Thuan Mời click vào link nguồn :
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 27/Apr/2012 lúc 9:01pm |
||
mk
|
||
IP Logged | ||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 25/Apr/2012 lúc 5:57am | |
"LÁ THƯ BÁO TỪ MUỘN MÀNG" ! Xin đừng ngăn dòng lệ , xin hãy để nước mắt làm nhẹ niềm thương cảm, nếu chúng ta muốn khóc ... . Khóc cho Người nằm xuống... khóc cho Người Quả Phụ trung trinh . Thời chinh chiến loạn ly, hỏi rằng ... "Tình chàng ý thiếp ai sầu hơn ai " !? mk _______ ___________ ___________________ Chân Dung Người Vợ Lính VNCH (Phạm Bá Hoa) Trong
cuộc sống, sự thành công hay thất bại nào cũng có cái giá của nó. Trong
chiến tranh cũng vậy, cái giá của những chiến tích lừng danh mà Quân
Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) phải trả, là những đồng đội đã hi sinh,
những đồng đội khác đã để lại một phần thân thể trên khắp miền đất nước,
và hệ lụy dài lâu là những đứa trẻ vĩnh viễn xa cha, những người vợ
vĩnh viễn xa chồng! Người quân nhân hi sinh vì tổ quốc, là sự hi sinh
cao cả mà tổ quốc mãi mãi ghi công. Nhưng, hình ảnh người quả phụ, với
một nửa tâm hồn, một nửa con tim, một nửa phần hơi thở,
theo chồng lên đài tổ quốc ghi công, và những nửa còn lại có trách
nhiệm trang bị cho các con một hành trang vào đời, phải được thừa nhận
là sự hi sinh không kém phần cao cả như người chồng dũng cảm nơi chiến
trường, rất xứng đáng được chúng ta kính trọng. Cũng trong chiến tranh, chồng ở chiến trường, vợ ở nhà quán xuyến công việc gia đình mà công việc gia đình nhiều đến nỗi có những việc chưa kịp đặt tên, nhưng tất cả đều là việc. Chăm sóc các con, chăm sóc tình thân gia đình quyến thuộc, chăm sóc tình bạn bè bằng hữu. Để rồi, những giờ phút yên tỉnh về đêm khi các con chìm trong giấc ngủ, mơ màng nghĩ đến chồng nơi chốn xa xôi, hay đang trong chiến trường khốc liệt, với bao khắc khoải lo âu, sầu muộn! Rồi chiến tranh chấm dứt trong nỗi nghẹn ngào uất hận, bởi đây là cuộc chiến mà cuối cùng “bị chấm dứt để thua trận”! Sau lời tuyên bố của vị Tổng Thống cuối cùng, hàng trăm ngàn đồng bào, quân nhân, viên chức, cán bộ, bỏ của chạy lấy người, tị nạn trên đất Mỹ. Với những thành phần tương tự như vậy gồm 222.809 người, lũ lượt bị lừa vào 200 trại tập trung trên khắp miền đất nước. Người 5 năm, 10 năm, 15 năm, thậm chí 17 năm ròng rã, do lòng thù hận tột cùng của nhóm lãnh đạo cộng sản Việt Nam. Hằng trăm ngàn gia đình di tản ra ngoại quốc, cũng như hằng chục triệu gia đình còn lại trên quê hương, tất cả đều hụt hẫng. Hụt hẫng vì cuộc sống trên đất người với biết bao xa lạ trong một xã hội kỹ nghệ mà bước đầu chưa thể hội nhập. Hụt hẫng vì phút chốc, từ chế độ tự do bị đẩy vào chế độ độc tài trên toàn cõi Việt Nam! Cảnh đời thứ nhất. Trong cuộc đời tị nạn, vợ chồng con cháu có cơ hội bên nhau, cùng chia xẻ khổ đau, cùng gánh vác nhọc nhằn, cùng nhận chung nỗi nhục! Nỗi nhục phải rời khỏi quê hương trong thân phận lưu vong! Với Những Bà Vợ Chúng Ta, vốn sinh ra và trưởng thành trong xã hội nông nghiệp, nay phải cùng chồng từng bước hội nhập vào xã hội kỹ nghệ nơi định cư, đã phải đêm đêm đếm bước từ bến xe công cộng về nhà trong màn tuyết lạnh sau những giờ nhọc nhằn nơi hãng xưởng. Lạnh đến nỗi không biết giọt nước lăn trên má là nước mắt, hay mảnh tuyết vừa tan! Cảnh đời thứ hai. Trong xã hội mà kẻ thắng trận đầy lòng thù hận, thì gia đình ly tán, sự sống bị bóp nghẹt đến tận cùng của khổ đau, của nước mắt bởi chính sách bịt mắt bịt tai bịt miệng! Cái chế độ mà những người lãnh đạo luôn miệng huênh hoang là “dân chủ gấp trăm lần dân chủ tư bản”, lại bắt mọi người phải sống trong nỗi sợ hãi triền miên với những đôi mắt rình rập quanh năm suốt tháng! Cảnh đời thứ ba. Riêng với những bà vợ ở lại mà chồng đã vào tù, còn tệ hơn nhiều so với hai cảnh đời nói trên. Hằng ngày phải đối phó với bọn cầm quyền địa phương, cái bọn mà đầu óc toàn đất sét và rác rưởi, chỉ biết đàn áp để cướp đoạt. Đồng thời phải chăm lo cuộc sống các con từng ngày, lo nuôi chồng từng tháng! Những Bà Vợ Chúng Ta, hải ngoại hay trong nước, thật sự là Những Người Đàn Bà Việt Nam rất can đảm khi phải chịu đựng và vượt qua nỗi đau nỗi nhục đó! Đau đến nỗi không còn nước mắt để khóc, nhục đến nỗi chẳng còn lời để than! Nếu đem so sánh giữa hai cảnh đời trong nước với ngoài nước, thử hỏi: “Ai đau hơn ai và ai nhục hơn ai?” Với tôi, không ai đau hơn ai, cũng không ai nhục hơn ai! Vì nỗi đau nào cũng có cái đau riêng của nó, nỗi nhục nào cũng có cái nhục riêng của nó! Xin những ông chồng diễm phúc, hãy nhìn lại đôi nét về hình ảnh Những Bà Vợ Chúng Ta trong cuộc sống khổ đau thầm lặng đó, mà người viết được những bà vợ trong cuộc kể lại: Một cảnh đau thương. Một bà vợ cùng con cầm giấy phép “gánh gạo” nuôi chồng trên đất Bắc. Ba ngày đi, ba ngày về, 2 tiếng đồng hồ gặp gở! Khi trở về cư xá Bắc Hải, nhà bị niêm phong với dòng chữ “nhà vắng chủ”. Đau đớn biết bao! Xót xa biết dường nào! Bỗng dưng nhà bị mất! Bà gục đầu vào cửa! Bà cùng gia đình định cư tại Houston, Texas từ tháng 4 năm 1991. Một cảnh đau thương khác. Một bà vợ đã bao nhiêu lần bị công an Phường ra lệnh đi khu kinh tế mới, nhưng bà vẫn không đi. Chúng hành hạ bằng cách gọi bà đến văn phòng, bảo ngồi đó từ đầu giờ đến cuối giờ, ngày nào cũng vậy, và ròng rã 6 tháng như vậy. Một hôm, chúng bảo đưa giấy tờ nhà để giải quyết. Khi chụp được hồ sơ, lập tức tên công an ra lệnh trong vòng 24 tiếng đồng hồ bà phải ra khỏi nhà. “Ôi! Còn nỗi đau nào cao hơn nỗi đau này trong cảnh đời thua trận!” Bà xiêu vẹo trên đường về nhà cách đó mấy dãy nhà liên kế cũng trong cư xá Bắc Hải, và gục ngã ngay trước nhà! Bà cùng gia đình định cư vùng bắc California từ năm 1993, nhưng chồng đã qua đời vào năm 2003. Một cảnh đau thương khác nữa. Một bà vợ có chồng bị giam trên đất Bắc hằng chục năm trời, bỗng dưng mất liên lạc. Bà lặn lội khắp các cơ quan tại Sài Gòn, Hà Nội, tốn kém, mệt nhọc, nhưng hoàn toàn bặt tin. Nỗi buồn đến với bà quá sức chịu đựng của người phụ nữ tuổi 50, mà có lúc bà cảm thấy như mình đang bên bờ vực thẳm, rồi ngã dần xuống…… Bà bị tai biến mạch máu não, nằm bất động một chỗ. Nhiều tháng sau đó, bất ngờ, người nhà của bà nhận được giấy cho phép bà thăm chồng. Trại tù chỉ cách nhà vỏn vẹn 1 cây số (khám Chí Hòa). Bạn bè khiêng bà đến nhà tù. Cả hai “chồng đứng đó vợ liệt toàn thân”, chỉ biết nhìn nhau, òa khóc…! Khóc cho mình! Khóc cho cuộc đời! Phải chăng, mọi khổ đau trên cõi đời này đang bao quanh hai con người đau khổ đó? Không. Không chỉ có vậy. Mà là tất cả những bà vợ có chồng bị cộng sản giam giữ trong tù, tiêu biểu qua 3 cảnh đời trên đây trong hàng vạn cảnh đời trên đất nước Việt Nam, đều trong nỗi khổ tột cùng đó! Tình trạng bại liệt đó theo Bà cùng chồng định cư tại Houston, nhưng rồi Bà đã từ trần năm 2004! Sài Gòn-Hà Nội 1.736 cây số, xe lửa tốc hành chạy 72 tiếng đồng hồ, tức 3 ngày 3 đêm. Mỗi người chỉ được mang theo 20 kí lô lên xe lửa, mang nhiều hơn số đó phải hối lộ cho một loạt nhân viên từ cổng vào cho đến nhân viên trên xe lửa. Hành lý ngổn ngang cả trên lối đi giữa toa xe. Ban ngày cũng phải lách từng bước chân vào chỗ trống. Còn ban đêm, thật khó mà tưởng tượng! Hai băng ngồi đối diện, một băng 3 người. Hai băng phía bên kia lối đi, mỗi băng 2 người ngồi. Hai đầu trên của hai băng 6 người, máng được 3 cái võng cho 3 người, 1 người nằm co quắp trên sàn xe đen đúa nhầy nhụa giữa 2 băng đối diện, và 2 người còn lại cũng nằm co quắp trên 2 băng ngồi. Nếu nhìn toàn cảnh của toa xe sẽ thấy, băng ngồi đầy người nằm, những chiếc võng bé xíu che kín trên đầu băng, cả lối đi vốn dĩ đã nhỏ hẹp cũng đầy người nằm chen lẫn trong đống hành lý thật hổn độn. Những bà vợ thăm chồng, mang theo hằng trăm kí lô, biết bao là nhọc nhằn gian khổ! Giả thử, nếu những ông chồng chứng kiến những hành khách nằm cong queo trong cái gọi là chiếc võng kia, hay co quắp giữa những gói quà đầy ấp tình thương trên sàn xe nhớp nhúa đó, là những bà vợ của mình, liệu có cầm được nước mắt không? Nghe nói lại, nghe thuật lại, ông chồng nào cũng đớn đau thương cảm cho tình cảnh những bà vợ quanh năm gánh gạo nuôi chồng! Nhưng không có đớn đau thương cảm nào có thể đem cân bằng nỗi đớn đau thương cảm của những bà vợ trọn tình vẹn nghĩa như vậy được cả! Tôi hình dung Những Bà Vợ Chúng Ta qua hình ảnh trên đây mà chính tôi trông thấy khi tôi ra trại tập trung cùng với 90 “bạn đồng tù”, từ Nam Định về Sài Gòn bằng xe lửa đúng 72 tiếng đồng hồ hồi tháng 9 năm 1987. Trên đây là một cố gắng dựng lại hình ảnh "Những Bà Vợ Chúng Ta" nếu không rõ nét thì ít ra cũng là những nét chính của hình ảnh ấy, qua sự kết nối bốn hợp phần sau đây: Hai hợp phần trong chiến tranh, là những bà vợ mà chồng đã hy sinh, và những bà vợ mà chồng đang chiến đấu. Hai hợp phần sau chiến tranh, là những bà vợ cùng chồng con di tản ngoại quốc, và những bà vợ ở lại Việt Nam, vừa nuôi con trong một xã hội đầy hận thù và kỳ thị, vừa nuôi chồng trong những trại tập trung nghiệt ngã! Những cảnh đời bi thương, những khổ đau sầu muộn, những nước mắt, mồ hôi, được khơi lên từ những góc cạnh li ti trong hằng vạn hằng vạn cảnh đời như vậy, mà Những Bà Vợ Chúng Ta đã chịu đựng trong những năm dài thật dài! Quyển “Chân Trời Dâu Bể” của Giao Chỉ, kể chuyện trên đất Mỹ, và quyển “Giữa Dòng Nghịch Lũ” của Duy Năng, kể chuyện trên quê hương Việt Nam. Hai tác phẩm này trong một mức độ nào đó, có thể xem là tiêu biểu cho rất nhiều tác phẩm dưới dạng chuyện kể thật bình thường, nhưng ôm ấp biết bao xót xa thương cảm cho thân phận người phụ nữ Việt Nam sau ngày thua trận, dù sống trong hai xã hội cách nhau nửa vòng trái đất. Với tác phẩm của Duy Năng, người kể chuyện là bà Hàng Phụng Hà. Bà là một trong số hằng trăm ngàn bà vợ thăm nuôi chồng trong tù. Ở phần kết, bà nói: “… Các anh trong tù, khổ về vật chất và đau về tinh thần đến vạn lần, điều đó chúng tôi biết. Nhưng, chúng tôi - những bà vợ của các anh - đau khổ gấp ngàn cái vạn lần của các anh nữa, các anh có biết không? Tôi không đề cao một bà vợ nào, mà tôi đề cao tất cả những bà vợ thăm nuôi chồng trong các trại tù cải tạo. Bởi vì : Họ, đã đứng vững trong phẩm giá Người Vợ Miền Nam. Họ, rất xứng đáng được các anh kính trọng. Và Họ, chính là Vợ của các Anh”. Vì vậy mà một số bạn đồng tù chúng tôi trong trại tập trung, đã không quá lời khi nói với nhau rằng: “Ra tù, chúng ta phải cõng vợ chúng ta đi vòng quanh trái đất, để đền bù đôi chút về sức chịu đựng biết bao nhọc nhằn gian khổ đã nuôi các con và nuôi chúng mình”. Bây giờ nhìn lại, trong một ý nghĩa nào đó, những cựu tù nhân chính trị chúng ta, đã cõng vợ đi được nửa vòng trái đất rồi. Đến ngày Việt Nam thật sự tự do dân chủ, chúng ta sẽ cõng vợ trở về quê hương là trọn vòng trái đất như đã tự hứa, phải không quí vị? Với nét chân dung đó, tôi quả quyết rằng, Những Bà Vợ Chúng Ta rất xứng đáng được vinh danh. Và nếu quí đồng đội và quí vị đồng hương đồng ý với tôi, chúng ta cùng nói to lên rằng: “Chúng ta cùng vinh danh Những Bà Vợ Chúng Ta là những người đàn bà cao cả, rất xứng đáng được kính trọng. Bởi, trong hoàn cảnh nghiệt ngã của chế độ độc tài cộng sản, nhưng đã đứng vững trong phẩm giá Người Vợ Miền Nam, cùng lúc, chu toàn thiên chức làm Mẹ, và tròn bổn phận làm Con”. Vinh danh bằng những tiếng nói ân tình bên tai vợ, trao tặng vợ một bông hồng thật đẹp, hôn vợ những nụ hôn thật dài. Điều đó luôn nhắc nhở người chồng trong cuộc sống thường ngày, phải thể hiện lòng hiểu biết vợ mình nhiều hơn, cảm thông vợ mình nhiều hơn, rồi quàng tay vào lưng vợ mình chặt hơn, để cùng nhau đi suốt chiều dài còn lại trong cuộc sống lứa đôi thật mặn nồng, như chưa bao giờ mặn nồng đến như vậy. Trường hợp vì lý do gì đó mà bạn đang sống một mình, xin bạn hãy gắn bông hồng màu đỏ lên nơi nào mà khi nằm nghỉ bạn đều trông thấy, để trao tặng vợ khi đoàn tụ bên nhau. Hoặc sự trông thấy đó, sẽ giúp bạn có được những giây phút sống lại những năm tháng mặn nồng trong tình yêu vợ chồng thuở chung chăn chung gối, thuở mà hai người dùng chung một tên.. Phạm Bá Hoa Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 26/Apr/2012 lúc 4:39am |
||
mk
|
||
IP Logged | ||
Huy-Tưởng
Senior Member Tham gia ngày: 15/Aug/2008 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 164 |
Gởi ngày: 26/Apr/2012 lúc 8:20am | |
Ông giáo sư dạy Sử
Một chiều cuối năm 1998 tôi vào Trường University of Washington (UW) để đón đứa con gái áp út tan giờ học. Tình cờ tôi nhìn thấy một ông già đứng chờ xe bên bến Bus. Có lẽ ông cụ lớn tuổi hơn tôi nhiều. Hỏi chuyện, tôi mới hay, ông cụ đã qua tuổi bảy mươi, ăn tiền hưu, và đang học môn Truyền Thông (Communication) năm Senior. Tôi chợt nghĩ, thời gian này mình cũng không bận lắm, tại sao không trở lại trường? Ít ra cũng học thêm được vài điều hay. Thế là, hôm sau tôi nộp đơn xin trắc nghiệm trình độ Toán và Anh Văn để xếp lớp tại
Ông giáo sư đã từng nghe nói tới cái tên “Đường Mòn HCM” nhưng chưa bao giờ ông ngờ rằng đó là cả một hệ thống đường giao thông chằng chịt che dấu dưới rừng già dọc Trường-Sơn. Tôi đã chia sẻ với ông những cảm giác hồi hộp, căng thẳng của người có cái kinh nghiệm đi toán Viễn-Thám săn tin dọc biên giới Việt-Miên-Lào từ Khâm-Đức tới Bu-Prang vào những năm 1972-1973. |
||
mhth
|
||
IP Logged | ||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 29/Apr/2012 lúc 8:15am | |
30 Tháng Tư, văn nghệ sĩ và những hoài niệm đau thươngCập nhật lúc 27-04-2012 23:35:16 (GMT+1)
Chỉ còn vài ngày nữa là đến 30 Tháng Tư lần thứ 37, mọi người chúng ta hầu như ai cũng đều đau buồn khi nhắc đến những gì đã xảy ra ngày 30 Tháng Tư năm 1975, trang ca nhạc điện ảnh Thứ Sáu xin được gửi đến bạn đọc những tâm tình của một số ca nghệ sĩ về những kỷ niệm mà họ đã chứng kiến trong thời gian đó như thế nào. Ca sĩ Lệ Thu: “Ðó là thời gian hoảng loạn nhất trong cuộc đời tôi, cảm giác thất vọng và đau xé cõi lòng khi nhìn thấy các anh chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa của mình cởi bỏ quân phục, vũ khí để chỉ mặc mỗi chiếc áo lót và quần short chạy là không thể nào tôi quên được. Ngày 30 Tháng Tư, tôi có mặt trong cơ quan DAO chờ máy bay để đi nhưng thật tình lòng dạ mình ngổn ngang vì nghĩ đến mẹ già đã mờ mắt sẽ không ai chăm sóc bà, trong khi tất cả con cháu đều ra đi hết cả, thế là tôi đành phải quay về với mẹ. Cũng trong ngày 30 Tháng Tư tôi đã khóc khi nhìn thấy chiến xa T54 của phía bên kia chạy vào đường phố từ hướng Phan Thanh Giản.” Nghệ sĩ Phượng Liên: “Khi mà miền Nam Việt Nam sắp sửa mất thì lúc đó tôi đang ở Cần Thơ vì ông xã tôi cũng đóng quân tại Cần Thơ, thời gian đó tôi không còn đi hát vì tình hình chiến sự mỗi ngày một thay đổi theo chiều hướng xấu. Ðúng ngày 30 Tháng Tư, khi mà nghe được ông Dương Văn Minh kêu gọi buông súng thì tôi thật sự hụt hẫng và tôi đã khóc khi biết được cuộc chiến đã chấm dứt một cách tức tưởi.”
Nghệ sĩ Phượng Liên năm 1975. (Hình: Trần Quốc Bảo cung cấp) Nhạc sĩ Nam Lộc: “Khổ đau và cùng cực là hai chữ mà tôi muốn dùng để diễn tả sự ra đi, rời khỏi Việt Nam của tôi, thật là một chuyến đi rất bất ngờ, tâm trạng của tôi lúc đó bối rối, phức tạp vì gia đình còn kẹt lại Việt Nam. Tuần lễ trước 30 Tháng Tư, lúc ấy tôi còn là phóng viên báo chí quân đoàn 3, nhờ công việc này mà tôi hiểu được tình hình căng thẳng thế nào mỗi ngày, một tuần trước đó tôi suýt phải đi công tác Long Thành và nếu tôi đi thì chắc chắn tôi đã bị địch bắt. Nhạc sĩ Nam Lộc trong những ngày đầu mới đến trại tị nạn đảo Guam. (Hình: Nam Lộc cung cấp) Chuyến đi ra khỏi Việt Nam của tôi chỉ là sự tình cờ, ngày 27 Tháng Tư, tôi được một người bạn đưa vào sân bay Tân Sơn Nhất, lúc đó hầu như tất cả những ai vào phi trường cũng đều phải có giấy tờ để được ra đi, tôi không phải là một trong những người của họ, nhưng hình như định mệnh đưa đẩy, tôi loanh quanh, lòng vòng trong phi trường đến giờ chót những người Mỹ đến nói với tôi rằng tôi nên đi vì nếu không sẽ có pháo kích vào phi trường trong một vài giờ đồng hồ sắp tới, thế là tôi lại nhờ một người bạn thân đưa tôi lên máy bay mà không có bất cứ một tờ giấy nào trong người cả, tôi bay sang Wake rồi đi tiếp sang Guam. Bây giờ sau 37 năm, thỉnh thoảng tôi vẫn có những cơn ác mộng của ngày chạy loạn 30 Tháng Tư, nhất là khi tôi quá mỏi mệt nằm xuống để tìm giấc ngủ thì ác mộng lại đến.” Ca sĩ Ngọc Minh: “Tôi
hụt hẫng, mệt mỏi và hoàn toàn thất vọng khi ngày 30 Tháng Tư trờ đến,
tôi đã từng 'thủ' cho mình 20 viên thuốc độc, uống vào là mọi chuyện
'xong' ngay, nhưng rồi tôi đã không làm thế vì tôi còn cha mẹ tôi, gia
đình tôi, mỗi ngày tôi đã chứng kiến cảnh người ta ra đi, đồng thời cũng
chứng kiến luôn cảnh bà con vào 'hôi' của từ tòa đại sứ Mỹ, tôi đã
không chuẩn bị tinh thần ra đi trong ngày 30 Tháng Tư như người ta, và
hình như chẳng có gì để nói nhiều hơn những cảm giác sợ hãi, sợ như sợ
bóng đêm ma quái và lo vì không biết ngày mai mình có sống nổi với họ
hay không? Khi mà ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, kêu gọi binh sĩ
bỏ súng xuống, lúc đó tôi đã xách xe chạy ra đường, đi nhưng không biết
mình phải đi đâu. Và vừa đi mà nước mắt tôi cứ tuôn chảy không thể ngừng
được, bởi vì tôi hiểu một điều mình 'mất hết' từ đây!” Ca sĩ Phương Hồng Quế chụp năm 1975. (Hình: Ca sĩ cung cấp)
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên: “Một tuần trước đó tôi không nghĩ rằng tình hình biến động nhanh như vậy, lúc ấy tôi đang làm việc cho đài kiểm soát không lưu trong phi trường Tân Sơn Nhất, tôi còn nhớ cấp trên đã có lời hứa sẽ có một chuyến bay riêng cho nhân viên và gia đình ra nước ngoài. Cái may mắn của tôi là gia đình đã được đi trước nhờ chuyến xe bus của tòa đại sứ Mỹ đón khách từ Hội Việt Mỹ. Ngày 30 Tháng Tư, tôi nhìn thấy những anh em binh lính cởi bỏ quần áo trận và vũ khí đi vào các ngõ hẻm nhỏ mà lòng tôi buồn vô hạn, lúc đó tôi chỉ còn ở lại một mình vì cả nhà đã đi hết rồi, giữa lúc tình hình chiến sự căng thẳng, ông Dương Văn Minh kêu gọi buông súng và tan hàng, thật sự lòng tôi chùng xuống khủng khiếp, bên cạnh đó là nỗi sợ hãi, sợ đủ mọi thứ có thể xảy ra với mình bất cứ lúc nào, tóm lại đó là một mất mát rất lớn mà cả đời này không bao giờ quên được. Bây giờ sau 37 năm nhìn lại, tôi vẫn thấy đó là một sự kinh hoàng đã xảy ra trong đời mình, và hiểu ra là tất cả mọi việc trên cõi đời này đều có nguyên nhân của nó.” Nhà báo Kỳ Phát: “Ngày 28 Tháng Tư tôi đến cao ốc tên Key On ở đường Hai Bà Trưng theo như sự xếp đặt của một nhân viên tình báo Mỹ, dặn trước là tất cả các anh chị em ca nghệ sĩ tập trung ở đó, anh ta sẽ có xe đến đón đi, bởi vậy tôi nán ở lại đó từ sáng đến chiều mà vẫn 'bặt vô âm tín,' khi trời sụp tối thì tôi nghĩ nhà mình cũng ở gần đó nên thôi chạy về nhà ngủ rồi có gì sáng mai tới lại, không ngờ là 4 giờ sáng đêm đó có hai chiếc xe bus đến đón và như vậy là tôi bị hụt một chuyến đi. Sang đến sáng ngày 30 Tháng Tư, tôi và một người bạn nữa đi xuống cầu Khánh Hội (kho 5) để tìm đường đi, thì thấy tàu Trường Xuân đậu ở đó và trên tàu đã có hàng ngàn khách lố nhố rồi, lúc đó anh bạn đi cùng với tôi mới nói là để chạy về rước cô bạn gái đi cùng, tôi nghĩ là không lâu nên đồng ý chờ, rồi trong khi chờ đợi tôi leo lên cái cần cẩu để chuẩn bị leo qua tàu Trường Xuân, đợi hoài hổng thấy anh bạn của tôi đâu hết, cuối cùng thì anh ta dẫn cô bạn gái chạy tới thì khi đó chiếc tàu đã tách bến một khoảng xa, tôi không thể leo qua được. Nhà báo Kỳ Phát (trái) với ký giả Trường Kỳ năm 1975. (Hình: Kỳ Phát cung cấp) Sau đó tụi này mướn ghe nhỏ chạy theo để mong leo lên tàu nhưng mà đến khi ghe chạy sát của bên hông tàu thì mới biết là thành tàu cao quá làm sao mình leo lên đây? Bởi vậy đành phải chạy ghe lại vô bờ. Nhà tôi ở số 53 Hồng Thập Tự (góc Công Lý), trở về nhà tôi buồn vô hạn, lúc đó Sài Gòn tràn ngập Việt Cộng vào rồi, tôi leo lên sân thượng, lầu 4 của nhà tôi đứng ở trên cao ngó xuống đất và thật sự là có ý định nhảy xuống tự tử vì tôi nghe đồn là Cộng Sản sẽ giết hết những ca nghệ sĩ trước 75 còn kẹt lại! Bởi vậy nên hoảng sợ, còn phần thì cũng chán nản vì mình đã 'hụt' đi 2 lần.” Ca sĩ Băng Châu: “Ngày 30 Tháng Tư là một ngày đau buồn nhất đối với mọi người và tôi cũng không ngoại lệ, lúc đó thật tình hoang mang, hoảng loạn vô cùng, hoang mang vì không biết những người 'chủ mới' sẽ như thế nào đây? Và lo sợ là liệu họ có tử tế với mọi người hay không? Bởi vì có rất nhiều tin đồn như ‘Việt Cộng sẽ rút móng tay đàn bà con gái nào có sơn móng tay màu sắc lòe loẹt,’ còn đối với giới ca nghệ sĩ như mình thì đồn là sẽ bị đàn áp, bắt bớ nữa... Bởi vậy sợ lắm!” Ca sĩ Băng Châu năm 1975. (Hình: Trần Quốc Bảo cung cấp)
Ca sĩ Thanh Mai: “Tuần lễ trước ngày 30 Tháng Tư, tôi nghỉ hát vì tình hình bất ổn, tối ngày 29 tôi đứng nhìn qua phía bên cầu Bình Triệu, thấy phía bên đó lửa cháy đỏ rực cả một góc trời, lúc đó ba tôi vẫn chưa về được với gia đình, vì ông còn phải lo hoàn tất công việc của ông ở tiểu đoàn 4 quân cảnh, đóng tại Cần Thơ, ngày 30 Tháng Tư tôi nghĩ rằng tất cả đã hết và chắc tôi không còn cơ hội để đi hát nữa nên buồn quá tôi đi cắt mái tóc dài xuống thành tóc ngang vai.”
Nguồn: Đức Tuấn/ Nguoiviet http://wwww.vietinfo.cz/tu-lieu/30-thang-tu-van-nghe-si-va-nhung-hoai-niem-dau-thuong-.html Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 29/Apr/2012 lúc 9:33am |
||
mk
|
||
IP Logged | ||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 29/Apr/2012 lúc 7:07pm | |
VIẾT CHO NGƯỜI NẰM XUỐNG Cố Đ/U .... N- T- Đ ĐĐT Đại Đội 1- Tiểu Đoàn 2/7- SĐ5 -BB. KBC 4441. Đã anh dũng hy sinh trên chiến trường BÌNH LONG ngày 15 tháng 5 - 1972. *** Hoa Hạ Em muốn quên Anh mà không quên được vì mỗi lần hoa Phượng nở là Em lại nhớ mùa hè đỏ lửa 1972... Em muốn viết đôi dòng về Anh mà không biết bắt đầu từ đâu bây giờ !! vì đâu đâu cũng đầy kỹ niệm: Xứ Gò Công quê mình, trường Võ Bị Đà Lạt của anh, trường CSYT của em... Em muốn ghi lại hết những gì Em đã nghĩ về Anh mà cũng không biết phải ghi như thế nào!! Vì chuyện của Anh và em...không thể ghi đôi dòng hay vài ba trang là đủ...!! Em muốn đốt cho Anh một ngọn nến chúc mừng ngày Anh chào đời, như ngày xưa, nhưng Em chưa kịp thắp lên cho Anh thì đã phải đốt cho Anh những nén hương tưởng niệm và những giọt nước mắt chảy hoài không dứt....thì em làm sao quên đây !? Và năm nay cũng thế, trước khi Em mừng sinh nhật lần thứ...67 của Anh, Em phải đọc lại trong tim mình những dòng mà mãi mãi hoài hoài không bao giờ quên được: Vô cùng thương tiếc: Cố Đ/U........................ ĐĐT Đại Đội 1 - Tiểu Đoàn 2/7 Sư Đoàn 5 BB. KBC 4441.... Vâng, Anh đã xa Em mà đi từ mùa Hè năm ấy...nhưng mãi đến bây giờ em vẫn chưa quên. Ngày xưa tôi có một tình yêu đầu đời rất buồn nhưng rất đẹp, mà ngày xưa tôi đã đánh mất nó hay mãi mãi bây giờ tình vẫn còn đó, với tôi !!? CHO MỘT NGƯỜI NẰM XUỐNG NHẠC : TRỊNH CÔNG SƠN CA SĨ : THANH LAN http://youtu.be/cDlmJQzedRE *** Hoài Niệm ngày 15 tháng 5 Tháng Năm Hoa Phượng nở mà chàng đi mãi không về ...!!! Em cúi xuống giọt buồn cho Anh đó, Khóc một lần, và chỉ một lần thôi Tình lỡ chia xa, mình cách ngăn rồi Anh nằm đó. Poncho buồn phủ kín Về với em sao lạnh lùng câm nín không hát ru bằng bài hát tuổi hồng Hay hoa dù rực nở giữa Bình Long Cho rào rạt niềm vui trên phiến lá Em cúi xuống một lần xin vuốt mặt Ngủ đi Anh trên đỉnh bình yên Để riêng em với bao nổi ưu phiền Và kỹ niệm tình đầu xin thắp sáng Làm lính miệt mài bỏ quên ngày tháng Dấu giày saut khắp nẻo chiến chinh mòn Về phép đôi lần rồi cách núi ngăn non Cho thương nhớ lệ mòn như giọt nến Em đợi em chờ sao anh lại đến Bằng lá Quốc Kỳ lịm kín đời Anh !!? Khăn sô buồn trên mái tóc em xanh Còn in dấu nụ hôn đầu trên đó ! Em cúi xuống áo Anh đầy máu đỏ Hôn trên môi giá lạnh một lần thôi !! Mãi mãi Anh ơi! Mình cách chia rồi Anh say ngủ trọn đời Em thao thức... __ Sài Gòn, tháng 5 năm 1972. Hoa-Hạ ---- ------- ( Trích trong "TÌNH KHÚC KINH KHA" - HOA HẠ - http://gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=7954 ) Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 29/Apr/2012 lúc 7:31pm |
||
mk
|
||
IP Logged | ||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 30/Apr/2012 lúc 5:51pm | |
Trang đầu tiên của quyển sách “Lược Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa” (ảnh: Băng Huyền/Viễn Đông) Một trong số 900 trang sách của quyển “Lược Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa” (ảnh: Băng Huyền/Viễn Đông) Tượng Đài Thuyền Nhân ở Westminster, nơi có các bia đá tưởng niệm các thuyền nhân, bộ nhân bỏ mình trên đường tìm tự do - (ảnh: Nguyễn Văn Liêm/Viễn Đông) __ ____ Link nguồn : http://www.viendongdaily.com/luoc-su-quan-luc-viet-nam-cong-hoa-mot-quan-doi-co-chinh-nghia-co-qsCKNqMQ.html và http://www.viendongdaily.com/37-nam-van-nho-ve-sai-gon-khong-quen-nhung-hy-sinh-yvM7KUjh.html Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 30/Apr/2012 lúc 5:52pm |
||
mk
|
||
IP Logged | ||
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 01/May/2012 lúc 7:56pm | |
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
||
IP Logged | ||
<< phần trước Trang of 14 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |