Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình
Message Icon Chủ đề: PHIẾM LUẬN / ........ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 4 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 09/Nov/2011 lúc 5:28pm


Ðoạn kết một chuyện tình.
 
 
Một ngày đẹp trời, một cặp vợ chồng khoảng trên 60 tuổi đến văn phòng luật sư. Họ muốn làm thủ tục ly hôn. 

Lúc đầu vị luật sư vô cùng ngạc nhiên, nhưng sau khi nói chuyện với đôi vợ chồng, ông đã hiểu đầu đuôi câu chuyện. Trong 40 năm chung sống, cặp vợ chồng này luôn cãi nhau và dường như chẳng bao giờ quyết định gì cho đúng đắn. Họ chịu đựng nhau đến bây giờ là vì các con. Bây giờ con cái của họ đã lớn, đã có gia đình riêng, nên hai vợ chồng già không còn điều gì lo lắng nữa. Họ muốn được tự do sau những năm tháng dài không hạnh phúc. Cả hai vợ chồng đều đồng ý ly hôn. Hoàn tất thủ tục ly hôn cho cặp vợ chồng này là điều không dễ vì tình sâu nghĩa nặng. Vừa ký xong giấy tờ, người vợ già vừa nói với chồng: “Tôi thực sự yêu ông, nhưng tôi không thể chịu đựng hơn được nữa. Tôi thành thật xin lỗi”. “Không sao, tôi hiểu.”, ông chồng già đáp lại. Nhìn cảnh này, ông luật sư đề nghị mời hai vợ chồng một bữa cơm tối. Người vợ trả lời: “Sao lại không? Dù ly hôn, ta vẫn sẽ là bạn cơ mà”. Bên bàn ăn, bầu không khí im lặng, nặng nề đến khó thở. Món ăn đầu tiên được mang ra là món gà quay. Người chồng lập tức gắp một miếng đùi gà cho vợ: “Bà ăn đi, đây là món bà ưa thích.” Nhìn cảnh này, vị luật sư nghĩ “vẫn còn cơ hội cho họ hàn gắn lại”. Không ngờ người vợ cau mày, đáp lại: “Đây là vấn đề. Ông luôn chủ quan quá nên không bao giờ hiểu được tư tưởng của tôi. Ông không biết tôi ghét đùi gà chừng nào à?” Điều người vợ không nhìn thấy được là trong bao nhiêu chung sống, người chồng luôn luôn cố gắng làm vui lòng bà, dù là người thiếu nhận xét hay khéo léo. Bà không biết là đùi gà là món yêu thích nhất của ông, cũng như ông không biết bà ghét đùi gà. Dù ông chỉ muốn dành những miếng ngon nhất theo khẩu vị của ông, nhường những thứ tốt nhất cho bà, bà chưa bao giờ cảm nhận được là ông hiểu bà. Đêm hôm đó, cả hai ông bà đều không ngủ được. Sau nhiều giờ trằn trọc, người chồng không thể chịu đựng nỗi nhớ nhung nữa. Ông hiểu rằng ông yêu bà và không thể sống thiếu bà. Ông muốn van bà quay trở lại làm vợ chồng. Ông muốn xin lỗi, muốn nói “Anh yêu em” thật nhiều. Ông nhấc điện thoại lên và bấm số của bà. Tiếng chuông reo không ngừng, nhưng bà không nhấc. Ông lại cố gắng bấm số, suốt tối. Đầu bên kia, bà vợ cũng rất buồn. Bà không hiểu điều gì đã xẩy ra trong những năm tháng sống cùng nhau. Sau 40 năm, ông ấy vẫn chẳng hiểu bà. Bà vẫn yêu ông nhưng bà không thể chịu đựng cuộc sống tẻ nhạt như thế nữa. Mặc cho chuông điện thoại reo liên hồi, bà không thèm trả lời, dẫu biết rằng người gọi là ông. Bà tự nghĩ: “Nói làm gì nữa khi mọi chuyện đã xong xuôi hết rồi. Mình quyết định ly hôn mà. Bây giờ đâm lao thì phải theo lao, nếu không mất mặt lắm”. Chuông điện thoại vẫn cứ reo rồi bà quyết định tháo dây điện thoại ra. Trong khi đầu bận suy nghĩ rối bời, bà quên bẵng đi là ông bị đau tim… Sáng hôm sau, bà nhận được tin ông qua đời. Như một người mất trí, bà lao thẳng đến căn nhà của ông, để nhìn thấy thân thể ông trên chiếc divan, tay vẫn giữ chặt máy điện thoại. Ông buồn bã, thất vọng suốt đêm khi bà không cho cơ hội tỏ nỗi lòng và tim ông đã buông xuôi. Bà đau đớn vì hối hận. Một cảm giác mất mát quá lớn bao trùm lấy tâm khảm bà. Khi thanh toán tài sản của ông, bà tìm thấy trong ngăn kéo một hợp đồng bảo hiểm ông ta đã mua cho bà, từ ngày họ cưới nhau. Kèm vào đó, là một lá thư: “Gửi người vợ thân yêu của anh. Lúc em đọc lá thư này, chắc hẳn anh không còn trên cõi đời này nữa. Anh đã mua bảo hiểm này cho em, anh hy vọng nó có thể giúp anh thực hiện lời hứa của mình khi chúng ta lấy nhau. Đến khi anh không còn ở bên cạnh để chăm sóc cho em nữa thì mong số tiền này có thể giúp anh tiếp tục đùm bọc cho em. Đó là điều anh ước nguyện được làm suốt cuộc đời anh. Anh sẽ mãi mãi bên em và yêu em thật nhiều”. Nước mắt bà tuôn chảy hai hàng. Bà cảm thấy yêu ông hơn bao giờ hết. Bà muốn nói vạn lời xin lỗi, muốn nói ngàn lời yêu thương nhưng ông không còn nghe được nữa.
 
Khuyết danh
 

mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 09/Nov/2011 lúc 7:06pm

Ghi chú : những chữ màu tím, MyKieu trích từ "Phận Bèo" của tác giả Nam Đan

***

Chuyện ... rất lâu và chuyện ... rất dài ...dài lê thê !  biết đâu cũng sẽ là ...chuyện ngàn xưa lơ lững đến ...ngàn sau !?!?

Đọc "Phận bèo", chúng ta thấy Nam Đan phân tích rồi ..."khóc than" như biết bao người đã từng "khóc than" như thế trên internet và báo chí trong nước . Ôi ! cứ như nàng Kiều "khéo dư nước mắt khóc người đời xưa" (!) . Vì, biết làm sao hơn ? tất cả ngoài khả năng của người dân khi vấn đề thuộc tầm cở vĩ mô của quốc gia !?

25-9-2007, báo Thanh Niên lại đăng trên trang nhất bài viết Ðừng để nhục quốc thể” của tác giả Thanh Thảo...... Họ là những người góp phần vào mối “sỉ nhục dân tộc” như nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt nói với toà soạn báo Thanh Niên trong bài viết của Thanh Thảo kể lại !?

Nhưng đối với "phận bèo" của một số phụ nữ vùng quê nghèo VN , tâm lý của họ chỉ  là ...

Có nhục nhưng chỉ thấy đó là cái nhục cho bản thân mình, nhục vì nghèo, nhục vì hèn, nhục vì thấp cổ bé miệng của phận bèo bọt, phận con ong cái kiến. Khái niệm “làm nhục quốc thể” đó xa quá, lớn quá, và loẻng xoẻng rỗng rang quá đối với họ.

Giờ đây, với họ - những cô gái ấy - tất cả đơn giản chỉ là phương cách để mưu cầu cuộc sống khá hơn . Nếu rủi ro không được, thì hồn ai nấy giữ . Xem như hồng nhan bạc phận . Nếu có ai đem đạo đức ra trách móc hoặc khuyên giải các cô mà không đưa ra bất cứ giải pháp nào cho tương lai , vì lịch sự mà họ không hét ngay vào mặt người đó, thì lòng họ cũng âm thầm thét lên rằng,“Hãy cho tôi xem nếu không chọn con đường này, tôi nên chọn con đường nào đây, ai sẽ đưa tay ra cho chúng tôi?” 
Tiếng thét âm u khốn cùng đó hẳn là đau đớn lắm !! 

Dân ta phận bèo. Dù bị đốc công nước ngoài đánh giày vào mặt ở nước mình [1] , hay đem thân làm dâu ở xứ người, chúng ta vẫn phải sống . Sống với mong ước có ngày được đi lên , được phát triển bằng với xứ người . Lúc ấy , nhớ về dĩ vãng , con cháu chúng ta khe khẽ thở dài như nhớ về một kỷ niệm buồn. 
Buồn ơi đến bao giờ ?? 



"Tiếng thét" hay "nỗi buồn" của của các cô gái ,   tê tái
tâm hồn người đọc làm sao ! . Thôi thì , hãy ... "quăng" 'Phận Bèo' và mục ..."phiếm luận" , biết đâu giúp chúng ta nhẹ chút ít (dù là ... ảo vọng) khối nặng đau thương mà cả dân dộc Việt đồng đeo mang bấy lâu , mà nhà Phật gọi là Cộng-Nghiệp !
Xin hãy vui lòng "cộng" để ... "chia" bớt phần nào bất hạnh của biết bao Phận-Bèo trên Quê Hương VN thân yêu , nhé !

MK



Phận bèo

Nam Đan


Những năm gần đây, thỉnh thoảng báo chí lại rộ lên vấn đề hôn nhân với người ngoại quốc. Những hình ảnh và các tít trên các tờ báo lớn trong nước như Thanh NiênTuổi Trẻ còn đăng hình các cô gái Việt đang ở xứ người đứng ngồi các kiểu trong tủ kính như những con ma-nơ-canh, chỉ khác là các con ma-nơ-canh còn được mặc quần áo, còn các phụ nữ Việt thì phải không mặc gì vì để các ông chồng tương lai dễ dàng chọn lựa. Hay báo in lại hình chụp bảng quảng cáo của một công ty môi giới hôn nhân ở Ðài Loan: “Dù bạn làngười khuyết tật, bạn vẫn có thể lấy được cô dâu Việt.” Câu này có thể xem như là một công án Thiền, là dụ ngôn trong một loại kinh thánh nào đó, là thơ siêu thực, là một thứ sấm truyền... Nghĩa là người đọc muốn hiểu sao thì hiểu, tuỳ vào tâm thế, tuỳ vào cách lý giải của mình. Nhưng tựu chung có hai cách hiểu đơn giản nhất. Một là, hiểu theo tinh thần vô cùng lãng mạn: Với một tình yêu bao la không bờ bến, thậm chí còn cao vời vợi vượt qua trí tưởng tượng thông thường, người con gái Việt sẵn lòng thương yêu, chấp nhận gá nghĩa với bất cứ ai thiếu thốn tình cảm, kể cả những người tật nguyền bất hạnh. 

Hai là, hiểu theo tinh thần thực dụng, nói theo kiểu bỗ bã là trần trụi và trơ tráo, thì: Cho dù bạn già nua đau ốm hay đui què mẻ sứt gì bạn vẫn có thể lấy được gái Việt, miễn là có tiền để chi trả cho dịch vụ môi giới hôn nhân này

Nếu anh Hai, chú Sáu là người mang nặng tự ái dân tộc, thì đau đớn cho anh cho chú quá, làm sao mà chúng ta không thể không hiểu theo cách thứ hai? Chúng ta không thể bắt chước loài đà điểu để vùi đầu xuống cát mãi để né tránh thực trạng đau lòng. 

Trong một vài vùng nghèo tôi đã có lần ghé qua, những ngôi nhà khang trang, mái ngói tường xây, phần lớn đều là của những gia đình có con gái lấy chồng nước ngoài, nhiều phần là Hàn Quốc, Ðài Loan, và sau này là cả Trung Quốc nữa. Có làng nhân chuyện con gái lấy chồng xuất ngoại này được gọi là “làng Ðài Loan”. Thân gái lênh đênh mười hai bến nước, một hôm ghé bến Ðài Loan, đục trong gì cũng chịu, miễn là có chút hi vọng gởi được tiền về cho gia đình, hay đơn giản chỉ là được xuất ngoại một chuyến xem sao. Thế mới là báo hiếu. Nhưng thực tế cho thấy ra đi như thế rủi bảy phần, may ba phần, mà chỉ một mình thân gái dặm trường gánh chịu. Bản thân các cô quyết định mù mờ vì đầu óc chưa trưởng thành đã đành, các bậc cha mẹ cũng phó mặc cho trời đất khi đứa con gái mình đã bảo bọc từng miếng ăn giấc ngủ, nay rời xa để đến những nơi mà trời có sập mình cũng chẳng biết. 

Mang theo trách nhiệm “chữ hiếu” và ước vọng về cuộc đổi đời cho bản thân, cho cả gia đình, thậm chí cả họ hàng, người ta nghĩ rằng đổi như thế nào ắt cũng phải khá hơn đời sống hiện ở quê nhà. Các cô gái quê lên tỉnh, áo quần phấn son ngồi xếp hàng dài ra mắt những chàng đàn ông mà các cô chỉ có thể dựa vào bề ngoài, hoặc qua lời người mai mối để tin họ sẽ là những chàng rể sang trọng và hào hoa của xứ Ðài. 

Phận nàng Kiều hiện đại được giải mã bằng phận nàng Kiều của người xưa: 

Ðài (loan?) gương xem đến dấu bèo hay chăng... 

Kẻ được chọn sẽ đi ăn nhà hàng với đấng chọn. Kẻ bị chối từ sẽ lau nước mắt, có khi khóc suốt đường về. Vì vốn dĩ những cô gái này đã mất tự tin, nay còn nặng nề và mất phương hướng hơn khi không được chọn. Thất bại vì tiền bạc bỏ ra làm lộ phí lên thành thị, xấu hổ với bản thân vì mình xấu hoặc bị khuyết tật gì đó, và làm thất vọng gia đình vì có mỗi việc vén áo kéo quần cho người ta xem mà cũng không vượt qua được. Hoá ra, Phận bèo bao quản nước sa... Mang cả mớ mặc cảm như vậy, không ít cô sẽ chọn ở lại thành thị để làm một thứ nghề mà ai cũng có thể đoán. 

Ca dao Việt có câu: Trai khôn tìm vợ chợ đônggái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân. Nhưng giờ đây các chàng trai Hàn Quốc, Ðài Loan... lại chọn vợ theo kiểu giống như tiến trình của Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) chọn đội bóng vô địch, nghĩa là các chàng cũng có đặt ra vòng loại, vòng bán kết, tứ kết, và chung kết. Hai mươi bốn cô gái từ quê theo chân bà mối, hay còn gọi là “cò tình”, khăn gói lên chốn ba quân ở Sài Gòn. Buổi sáng, ba chàng sồn sồn Hàn Quốc và hai tay cò gom quân để làm một màn tuyển trạch sơ khảo ở một phòng khách sạn. Cuộc sơ tuyển này loại ra mười bốn cô. Mười cô còn lại được mời đi uống nước. Sau khi uống nước, sáu cô khác bị loại. Bốn cô còn lại được mời đi ăn. Sau khi ăn, ba cô bị loại, còn một cô được mời ở lại khách sạn. Ðấy có phải là cô dâu tương lai sắp lên máy bay về quê chồng hay chưa? Thưa chưa, vẫn còn những cuộc thử thách gay go hơn chờ đón cô. Ðến bao giờ ba má dưới quê nhận được tiền rồi, thì mới tạm an tâm. 




Tôi không phải là dân nghiên cứu chuyên môn, bài viết này chỉ là những suy nghĩ của một kẻ nóng ruột trước một hiện tượng đau lòng của chị em xứ mình. 

Năm nay báo chí phát hiện tình hình khó khăn căng thẳng hơn trước, Các cô gái bị... khám cả ‘bên trong’!” Tôi nghĩ, những chuyện như vậy ắt hẳn đã xảy ra rất lâu rồi mà bây giờ báo mới biết, hoặc bây giờ mới đưa ra. Nước ta hiện nay có được nhiều sản phẩm xuất khẩu qua các nước bạn, đó là một niềm vui, nhưng có phải nước ta cũng là một trong những nước đang đứng đầu về sản phẩm “cô dâu xuất khẩu”? Thực sự nguyên nhân của hiện tượng này là do đâu? 

Hôm 25-9-2007, báo Thanh Niên lại đăng trên trang nhất bài viết Ðừng để nhục quốc thể của tác giả Thanh Thảo. Tuy nhiên, bài báo này cũng chẳng khác những bài khác, lâu nay chỉ thấy những phê phán về hiện tượng này nhưng chưa thấy một nghiên cứu khả tín và sâu sát nào nói về các nguyên nhân chính yếu tạo ra nó và cách giải quyết thuyết phục. Thiển nghĩ điều này thật cần thiết. Nếu chưa nêu rõ ra nguyên nhân thì vẫn chưa, hay khó mà, giải quyết được vấn đề một cách có hiệu quả và rốt ráo. 

Tôi thử nêu ra vài nguyên nhân mà mình nghĩ được sau đây, chắc hẳn không khỏi những thiếu sót hay sai lạc. 
  1. Quan niệm sai lạc của chữ “hiếu”. Cha mẹ sanh con (gái) ra thì đứa con phải có bổn phận đền đáp lại công ơn này bằng mọi giá, kể cả cái giá bán mình như nàng Kiều trong Ðoạn trường tân thanh ngày xưa. Và có không ít các đấng cha mẹ đặt áp lực lên con trách nhiệm phải cải thiện tình trạng kinh tế của gia đình, thậm chí họ còn coi con như một món hàng đã đầu tư lâu dài và giờ là lúc gặt hái. Các cô gái vì dốt nát, lú lẫn mà cũng cho đó là điều chính đáng để hi sinh bản thân vì chữ hiếu sai lầm này. Hoặc một số ít cô lại dùng nó như một cái cớ để biện minh cho quyết định buông xuôi đầu hàng đời sống của mình.
  2. Tâm lý cho rằng “nghèo là nhục”. Tâm lý muốn đào thoát khỏi đời sống tối tăm ở nông thôn Việt Nam, đặc biệt là miền Tây và miền Ðông Nam bộ hiện nay, một đời sống nông nghiệp còn quá lạc hậu. Tâm lý “dù sao ở bển thì cũng vẫn hơn”, mặc kệ cái tương lai “ở bển” đó ra sao cũng không cần biết. Các cô gái nghèo sẵn sàng đánh cược số phận của mình cho một tương lai mơ hồ nào đó. Dù sao, để đổi đời, thì “lấy chồng” Ðài Loan, Hàn Quốc phương xa một cách công khai thì cũng khá hơn, chính đáng hơn, ít điều tiếng hơn, là lén lút đi “làm gái” bia ôm, mát-xa ở thành phố hay các tỉnh thành lân cận trong nước. Giữa các chọn lựa: lấy chồng Ðài, làm gái hay làm ô-sin trên thành phố, và lầm lụi lam lũ ở quê thì giải pháp lấy chồng Ðài có vẻ khả quan hơn cả.
  3. Tâm lý thất vọng chán ngán cánh đàn ông ở địa phương. Tình trạng vũ phu, thô lỗ, rượu chè, bài bạc, bệ rạc, thất học... của đàn ông Việt Nam là quá phổ biến ở nông thôn Việt Nam. Lấy một ông chồng như thế thì viễn cảnh một gia đình nheo nhóc, một đời sống tối tăm là điều hẳn nhiên. Do đó, thà dấn thân vào một cuộc phiêu lưu còn hơn sẽ phải chịu đựng một trong vô số kiếp sống tối tăm đang diễn ra trước mắt, họ nghĩ rằng thế nào đi nữa thì cuộc phiêu lưu sắp tới cũng khó mà tệ hại hơn thực tại. Và có cắn răng chịu cảnh tha phương, đau đớn, nhục nhằn ở nơi không ai biết cũng còn hơn bị bọn đàn ông vô lại làm cho đau nhục trên chính quê hương của mình. Vả lại, họ không đủ kiên nhẫn chờ đợi một cơ hội nào khác khi biết rằng tuổi thanh xuân là ngắn ngủi và sẽ trôi qua chóng vánh.
  4. Bị lôi kéo, quyến rũ bởi một nền công nghệ giải trí hào nhoáng giả tạo nhưng lại rất hiệu quả, được quảng cáo và phổ biến đại trà, như các loại phim Tàu, Hàn Quốc, Ðài Loan... và cả nền công nghệ giải trí hời hợt trong nước. Các hình ảnh trên màn ảnh, trên các tạp chí thời trang, điện ảnh, ca nhạc... cổ xuý cho một thứ văn hoá “sành điệu”, văn hoá “hàng hiệu”, đầy ngập những chương trình ca nhạc, chương trình hoa hậu, chương trình biểu diễn người mẫu, nhiều phần là viễn mơ và vô bổ; phô diễn một mức sống nhiều lần cao hơn mặt bằng mức sống trong xã hội Việt Nam thực tại. Chúng đã và đang tác động mạnh vào tâm lý khao khát được tiếp cận với đời sống tiện nghi đó. Sau một ngày cong lưng cày cuốc vất vả, tối về dán mắt vào các cảnh áo quần xe ngựa ở chốn phồn hoa hào nhoáng trên màn ảnh, thì chắc chắn chúng sẽ trở thành giấc mơ của các cô bé lọ lem, những giấc mơ không có thật trong đời sống con người nhưng không nguôi ám ảnh.
  5. Sự đổ vỡ của các giá trị tinh thần trước đời sống thực dụng. Có những nơi người ta còn tự hào về các thành quả kinh tế của gia đình do đồng tiền của con gái gởi về. Lấy chồng nước ngoài trở nên là điều bình thường, hơn thế nữa, niềm vinh dự.
  6. Sự chênh lệch quá xa về mức giàu nghèo, cũng như các điều kiện sinh hoạt căn bản của con người trong xã hội. Ðặc biệt là giữa tầng lớp nông dân ở vùng thôn quê và thị dân ở các thành phố lớn.
  7. Tâm lý tiểu nông, loại tâm lý của người nghèo luôn luôn kèn cựa, so sánh về tình trạng kinh tế của gia đình mình với hàng xóm láng giềng. Muốn gia đình mình cũng có nhà xây, xe mới, ti-vi, tủ lạnh, điện thoại di động... cho bằng với người ta.
  8. Tin vào, bám víu vào sự run rủi của số mệnh, loại tâm lý “giày dép còn có số” huống chi con người. Tuy rằng có thể họ đã biết những trường hợp tệ hại của các cô dâu khác khi sinh sống ở nước ngoài, nhưng họ vẫn có niềm tin rằng biết đâu định mệnh của mình sẽ may mắn hơn. Hoặc tin rằng đây chỉ là một cú thử thời vận, hay một quyết định tạm thời, một nấc thang bước thử. Nếu không xong thì về lại quê nhà tiếp tục đời sống cũ là cùng, thế thì cứ gì mà không nhắm mắt đưa chân.
  9. Kẽ hở trong chính sách hôn nhân và sự yếu kém của hệ thống luật pháp để cho một số kẻ bất lương mượn danh “dịch vụ môi giới hôn nhân” lợi dụng để trục lợi.
  10. Sự thờ ơ hay không đủ thấu đáo của các cơ quan chính quyền đặt ở nước ngoài, các lãnh sự, sứ quán Việt Nam, trong việc giúp đỡ và bảo vệ công dân của mình.
  11. Những hoàn cảnh riêng, bi kịch gia đình đổ vỡ.
  12. Tình trạng thiếu vắng, nghèo nàn về giáo dục và thông tin của các vùng sâu vùng xa.




Trở lại các bài viết đã nói trên, với các cô gái và các bậc phụ huynh ở những vùng quê này thì các từ ngữ như “quốc thể”, “tự ái dân tộc”, “sỉ nhục quốc gia” là những từ ngữ to tát nhưng trừu tượng, rỗng rang và mơ hồ. Chúng nhẹ cân, và thậm chí xa lạ hơn đồng tiền và những món lợi hay nhu cầu cấp thiết trước mắt. Và nhiều phần, họ cho rằng các điều đó không thuộc về trách nhiệm của họ. Họ không có vị thế trong xã hội, không đủ kiến thức căn bản, không có đời sống kinh tế ổn định, lại đứng trước áp lực cơm áo gạo tiền của đời sống nên không xem những quyết định cho con đi lấy chồng xa xứ, hay việc đem thân thể phô bày trước hàng chục con mắt là to đến mức “làm nhục quốc thể”. Có nhục nhưng chỉ thấy đó là cái nhục cho bản thân mình, nhục vì nghèo, nhục vì hèn, nhục vì thấp cổ bé miệng của phận bèo bọt, phận con ong cái kiến. Khái niệm “làm nhục quốc thể” đó xa quá, lớn quá, và loẻng xoẻng rỗng rang quá đối với họ. Mọi thứ dần dà trở nên bình thường, hơn nữa, như đã nói ở trên, nó còn là niềm hãnh diện là đằng khác khi gia đình có con sống ở nước ngoài gởi tiền về giúp đỡ. Nói cho cùng, các cô ấy cũng đã, và sẽ là một thành phần của cộng đồng Việt kiều, là khúc ruột nghìn dặm của tổ quốc. Vậy, họ khác biệt gì so với Việt kiều ở những nước phát triển khác? Ở túi tiền chăng? Ở vị trí trong xã hội chăng? Hay họ là những người góp phần vào mối “sỉ nhục dân tộc” như nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt nói với toà soạn báo Thanh Niên trong bài viết của Thanh Thảo kể lại? Mà nỗi đau nhục ấy có phải là vì “sỉ nhục dân tộc”, vì “nỗi nhục quốc thể” thật không? Hay đó là tâm lý của con đực bị mất con cái mà nó ngỡ rằng con cái ấy thuộc quyền sở hữu của nó? 

Giờ đây, với họ - những cô gái ấy - tất cả đơn giản chỉ là phương cách để mưu cầu cuộc sống khá hơn. Nếu rủi ro không được, thì hồn ai nấy giữ. Xem như hồng nhan bạc phận. Nếu có ai đem đạo đức ra trách móc hoặc khuyên giải các cô mà không đưa ra bất cứ giải pháp nào cho tương lai, vì lịch sự mà họ không hét ngay vào mặt người đó, thì lòng họ cũng âm thầm thét lên rằng,“Hãy cho tôi xem nếu không chọn con đường này, tôi nên chọn con đường nào đây, ai sẽ đưa tay ra cho chúng tôi?” 

Tiếng thét âm u khốn cùng đó hẳn là đau đớn lắm! 




Dân ta phận bèo. Dù bị đốc công nước ngoài đánh giày vào mặt ở nước mình [1] , hay đem thân làm dâu ở xứ người, chúng ta vẫn phải sống. Sống với mong ước có ngày được đi lên, được phát triển bằng với xứ người. Lúc ấy, nhớ về dĩ vãng, con cháu chúng ta khe khẽ thở dài như nhớ về một kỷ niệm buồn. 

Buồn ơi đến bao giờ? 



Nam Đan


[1]Những năm trước, báo đăng tin một công nhân Việt Nam bị đốc công nước ngoài đánh giày vào mặt vì phạm lỗi kỹ thuật.








Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 10/Nov/2011 lúc 7:28am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 17/Jan/2012 lúc 7:57pm

http://forum4.aimoo.com/aitubinhdien/categroy/R-t-n-n-quan-t-m-t-i-l-u-manh-_-Nguy-n-Quang-L-p-1-694720.html

 (Ngày đăng:01/01/2012 6:38 PM)



Rất nên quan tâm tới… lưu manh

                                           Nguyễn Quang Lập

Mình đọc bài Rất nên quan tâm tới… lưu manh của bác Vương Trí Nhàn thấy vui vui. Bác Nhàn viết bài này vì việc giải thích của họa sĩ Phan Cẩm Thượng (ông này cũng giỏi) về sự biến nghĩa hai chữ đểu cảng và lưu manh: “Ngày xưa đi buôn, thường phải thuê người gánh hàng, một người gánh hai thúng gọi là Đểu, hai người gánh chung một thúng hoặc một kiện hàng gọi là Cáng. Dân gánh thuê Đểu Cáng thi thoảng có trộm hàng của chủ buôn, nên chữ Đểu Cáng dần mang nghĩa xấu, cũng như chữ Lưu manh – người mù đi lang thang, đôi khi cũng trộm cắp, nên chữ này cũng mang nghĩa xấu”. Bác Nhàn nói lại với PCT về chữ lưu manh, manh không phải là mù, mà là “mắt không có con ngươi, tối tăm”. Hi hi thì cũng như nhau chắc, dân mình gọi mấy kẻ mắt không có tròng đều là mù tuốt.

Nhưng có vẻ như bác Nhàn thiên về nghĩa bóng cái sự “mắt không có tròng” thì phải, bác tán chữ lưu manh từ câu thơ của Nguyễn Trãi: “Yết can vi kỳ, manh lệ chi đồ tứ tập”- (Dựng gậy làm cờ, dân chúng bốn phương tụ họp) rồi bảo chữ manh là ở nghĩa ấy, hạng lưu manh “ban đầu chỉ dân lang thang vô nghề nghiệp, sau chỉ kẻ “bất vụ chính nghĩa, vị phi tác đãi’, tức là kẻ không biết chính nghĩa là gì, dám làm mọi việc phi pháp xấu xa”.

Bác viết:

“Lưu manh du đãng… ở ta đóng vai trò lớn trong các cuộc chiến tranh kể cả nội chiến lẫn chống ngoại xâm. Nhiều bộ sách cũ tôi đọc được có ghi những người theo Đinh Bộ Lĩnh cờ lau tập trận là du đãng, mà sau này Quang Trung mạnh cũng là nhờ tập hợp và phát huy sức mạnh đám người này.

Trong lịch sử Trung quốc, những Lưu Bang Hán Cao Tổ, Chu Nguyên Chương Minh Thái Tổ cũng mang đậm trong mình chất vô lại, du đãng, lưu manh. Đã có câu tổng kết trí thức chỉ làm đến tể tướng chỉ có lưu manh mới có thể làm vua.

Nhận xét ấy trong thời hiện đại được chứng nghiệm qua bộ đôi Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai”.

Chết chết chết, bác phạm thượng quá, hi hi. Rồi đây thế nào cũng có người cãi bác chết thôi.

Nhưng điều này sẽ không ai cãi bác vì nó đúng, không những đúng mà quá đúng: “Trong khi các tầng lớp nhà buôn và quan lại dùng tri thức tổ chức lại đời sống thì tầng lớp lưu manh cũng xuất hiện, thâm nhập vào các tầng lớp khác. Trong xã hội hiện đại, xu thế này chi phối sự hình thành nhân cách từ người lao động đến người có học, làm họ cũng trở nên lười biếng tầm thường tàn ác vô cảm… tức là lưu manh hóa họ. Mặc dù nhiều khi mượn áo trí thức để làm dáng nhưng trong thực tế bản chất của lưu manh là thâm thù căm ghét trí thức chân chính. Và họ căm thù trí tuệ nói chung. Ở tầng lớp lưu manh khoác áo trí thức, cái lõi là vô học, bao nhiêu cái có học bên ngoài chỉ là đắp điếm thêm”.

Đấy là điều bác Nhàn cảnh báo “rất nên quan tâm đến lưu manh”. Nếu cứ chủ quan khinh địch, cao ngạo coi thường, khinh nhờn chúng nó thì thế nào cũng có ngày bị chúng nó làm cho khốc hại. Đối với trí thức, không có gì nguy hiểm bằng lưu manh. Từ cổ chí kim, từ đông sang tây, trí thức ít ai chết vì hòn đạn mũi tên, toàn chết vì bọn lưu manh này thôi.

Hu hu cảm ơn bác Vương Trí Nhàn đã nhắc nhở.

N. Q. L.

Nguồn: quechoa.info




Rất nên quan tâm tới ... lưu manh

Vương Trí Nhàn

1 Trong bài Đường đi và người đi -- Những khám phá thú vị về xã hội người Việt xưa in trên TT&VH số ra 18-12-2011 nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng có viết :

“ Ngày xưa đi buôn, thường phải thuê người gánh hàng, một người gánh hai thúng gọi là Đểu, hai người gánh chung một thúng hoặc một kiện hàng gọi là Cáng. Dân gánh thuê Đểu Cáng thi thoảng có trộm hàng của chủ buôn, nên chữ Đểu Cáng dần mang nghĩa xấu, cũng như chữ Lưu manh – người mù đi lang thang, đôi khi cũng trộm cắp, nên chữ này cũng mang nghĩa xấu”.

Tôi muốn bàn thêm với anh Thượng riêng về hai chữ lưu manh.

Chữ manh ở đây không phải người mù.

Trong chữ Hán cũng có một chữ manh viết bằng cách kết hợp chữ vong với bộ mục, Đào Duy Anh dịch nghĩa là mắt không có con ngươi, tối tăm.

Nhưng trong từ ghép lưu manh thì sách vở xưa nay đều viết chữ manh khác, gồm chữ vong như trên và bộ thị thay cho bộ mục. Chữ manh nói về sau này thời cổ là chỉ chung là dân. Trong Bình Ngô đại cáo có câu:

Yết can vi kỳ, manh lệ chi đồ tứ tập

Đào Duy Anh dịch là

Dựng gậy làm cờ, dân chúng bốn phương tụ họp

Là dùng chữ manh ấy.

Từ chỗ ban đầu chỉ dân nói chung ( Hiện đại Hán ngữ từ điển giảng “ cổ đại xưng bách tính”), sau chữ manh này chỉ dân không có nghề nghiệp. Nó cũng không mấy khi được dùng riêng mà thường dùng như một thành phần trong từ ghép lưu manh.

Anh Phan Cẩm Thượng cho rằng đểu cáng thi thoảng có trộm hàng của chủ hàng nên có nghĩa xấu. Nghĩa xấu đó là gì? Từ điển Khai trí tiến đức 1931 ghi đểu cáng là hạng người hèn mạt vô hạnh. Như vậy là từ một thói xấu đã biến thành một bản chất. Nay đểu cáng thường dùng như một tính từ chỉ phẩm chất.

Hạng lưu manh cũng vậy. Các từ điển Hán -- Hán hiện đại thường ghi lưu manh ban đầu chỉ dân lang thang vô nghề nghiệp, sau chỉ kẻ “bất vụ chính nghĩa, vị phi tác đãi’, tức là kẻ không biết chính nghiã là gì, dám làm mọi việc phi pháp xấu xa.

Tra các từ điển Hán Anh, tôi thấy người ta thường dịch lưu manh thành rogue, gangster, hooligan, sau đó chuyển sang nghĩa rộng hơn, nó dùng để chỉ những quan niệm hành động phi đạo đức, liều lĩnh, bậy bạ, rộng hơn là những triết lý “vô thiên vô pháp”, cho phép người ta dùng mọi thủ đoạn cốt đạt được mục đích.

2 Hồi cuốn Văn minh vật chất của người Việt mới ra, tôi đã thấy cái tên sách hình như to quá so với thực chất. Lẽ ra nên gọi gọn lại, đại khái như Các đồ vật của người Việt thì mới đúng. Chứ còn vật chất là một khái niệm khái quát hơn nhiều. Ví dụ một dạng vật chất là năng lượng, hoặc các loại vật liệu -- ở đây đâu có nói tới.

Người Việt là một khái niệm có nghĩa rộng. Việc ở đây tác giả chỉ nói về người Việt ở đồng bằng Bắc bộ cần được xác định rõ ngay từ tên gọi tập sách.

Ngoài ra tôi còn băn khoăn về một chuyện khác. Trong một lần trả lời phỏng vấn, tác giả bảo muốn viết về những đồ vật xưa nếp sống xưa để các bạn trẻ có dịp trở về với cái hồn của dân tộc mà khỏi phải đọc sách vở kinh phật lão.

Tôi thì tôi nghĩ khác. Không gì thay thế sách vở được. Người nghiên cứu hôm nay không thể thỏa mãn với những hồi tưởng hồi ức xưa rồi dừng lại ở cái nếp sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng mà phải đi tới toàn bộ đời sống tinh thần của người xưa. Trong việc này, nhất thiết phải vận dụng tới sách vở từng có từ bao đời nay, kể cả sách của ông cha ta cũng như sách của nước ngoài. Đó là con đường mà các bạn trẻ không thể lảng tránh.

3 Dẫu sao tôi cũng cảm ơn nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng. Từ chỗ nghiên cứu nghệ thuật thuần túy, anh chuyển sang nghiên cứu cơ sở của nghệ thuật là xã hội.

Khi nghiên cứu về giao thông VN trong xã hội cũ, anh không chỉ nói tới đường đi mà còn nói tới người đi, vì thế mới có câu chuyện chúng ta trao đổi ở đây.

Tôi lại rất tán thành cái hướng mà anh theo là phân chia xã hội không theo thang bậc giai cấp chung chung nông dân—địa chủ phong kiến mà theo các tầng lớp hình thành trong xã hội như kẻ sĩ, nhà buôn, kẻ hạ lưu trộm cướp lưu manh.

Xin phép nói thực, tôi cũng đang muốn làm như vậy.

Phần góp chuyện của tôi:

Ngày nay chúng ta thường hay lý tưởng hóa chữ dân. Nhưng ở trang 87 của Từ điển từ nguyên tiếng Trung ( Nxb Hồng Đức H. 2008 ), tác giả Nguyễn Mạnh Linh ghi:

Để áp bức nô lệ làm việc và tránh tạo phản, bọn chủ nô thường bắt họ đeo gông tay gông chân hoặc dùng mũi khoan chọc mù mắt họ. Chữ dân trong Giáp cốt văn và Kim văn nghĩa gốc là chỉ nô lệ, nghĩa rộng chỉ kẻ bị thống trị trong đó bao gồm nô lệ và dân thường. Sau này phiếm chỉ bách tính quần chúng nhân dân.

Phải đi vào từ nguyên học lôi thôi như vậy vì nói tới người dân xưa là nói tới tình trạng lang thang vô nghệ nghiệp. Mà đó cũng là nguồn gốc tạo nên cách sống của họ. Họ chẳng coi cái gì là quan trọng. Họ dám làm những việc động trời bất chấp pháp luật. Nhờ thế, trong lịch sử các nước như Trung Quốc Việt Nam họ là nguồn gốc của những hỗn lọan mà ngày nay ta hay gộp vào và gọi chung là những cuộc nông dân khởi nghĩa.

Lưu manh du đãng… ở ta đóng vai trò lớn trong các cuộc chiến tranh kể cả nội chiến lẫn chống ngoại xâm. Nhiều bộ sách cũ tôi đọc được có ghi những người theo Đinh Bộ Lĩnh cờ lau tập trận là du đãng, mà sau này Quang Trung mạnh cũng là nhờ tập hợp và phát huy sức mạnh đám người này.

Trong lịch sử Trung quốc, những Lưu Bang Hán Cao Tổ, Chu Nguyên Chương Minh Thái Tổ cũng mang đậm trong mình chất vô lại, du đãng, lưu manh. Đã có câu tổng kết trí thức chỉ làm đến tể tướng chỉ có lưu manh mới có thể làm vua.

Nhận xét ấy trong thời hiện đại được chứng nghiệm qua bộ đôi Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai.

Lịch sử cả Đông lẫn Tây vận động theo hướng xã hội khép kín trong các làng xóm thôn lạc thời cổ điển bị phá vỡ, con người tràn ra thành thị. Trong khi các tầng lớp nhà buôn và quan lại dùng tri thức tổ chức lại đời sống thì tầng lớp lưu manh cũng xuất hiện, và phát triển mạnh theo hướng thâm nhập vào các tầng lớp khác. Trong xã hội hiện đại, xu thế này chi phối sự hình thành nhân cách từ người lao động đến người có học, làm họ cũng trở nên lười biếng tầm thường tàn ác vô cảm …tức là lưu manh hóa họ. Mặc dù nhiều khi mượn áo trí thức để làm dáng nhưng trong thực tế bản chất của lưu manh là thâm thù căm ghét trí thức chân chính. Và họ căm thù trí tuệ nói chung. Ở tầng lớp lưu manh khóac áo trí thức, cái lõi là vô học, bao nhiêu cái có học bên ngoài chỉ là đắp điếm thêm.


Nguồn: http://vuongtrinhan.blogspot.com/2012/01/rat-nen-quan-tam-toi-luu-manh.html







Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 17/Jan/2012 lúc 8:02pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 27/Jan/2012 lúc 10:43am


Phiếm luận:

Đại Hạ Giá

Nguyễn Tường




Thời buổi này còn cái gì không hạ giá nhỉ? Sách vở, quần áo, đồ điện tử v…v… hạ giá! Tôi cầm mảnh bằng đại học cạ cục mãi chưa tìm ra việc làm, cũng nhào ra vỉa hè bán sách đại hạ giá. Từ Victor Hugo, Lev Tolstoy, Tagore, Dostoievski… đến Khái Hưng, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng… cả thảy đều bị “hạ” nằm la liệt. Lắm lúc ngồi chồm hổm nhìn xuống các tên tuổi từng “vang bóng một thời”, tôi thầm hỏi:
-         Nên cười hay nên khóc, thưa chư liệt vị?
Cách đây ít lâu, một ông lão hình dáng tiều tụy mang đến bán hai pho sách dày. Một cuốn là “Hán Việt Từ Điển” của Đào Duy Anh do Khai Trí tái bản. Cuốn kia là “Petit Larousse Illustré” in tại Paris năm 1973. Sách còn tinh tươm lắm, hẳn chủ nhân đã xài rất kỹ. Thấy giá rẻ, tôi mua. Loại ấn bản này đây, gặp loại khách biên biết, bán cũng được lời.

Ngoài bìa và một số trang ruột của mỗi cuốn, đều có ấn dấu son hình ellipse: “Bibliothèque – Đô Bi – Professeur”. À, té ra ông lão vốn từng là giáo chức. Thảo nào! Cất tiền vào ví rồi mà ông cứ dùng dằng nuối tiếc, ngoảnh lại nhìn những tài liệu – tài sản phải đứt ruột bán đi. Ngoái mãi mấy lần rồi ông mới dắt chiếc xe đạp cà tàng đạp về. Mắt ông đỏ hoe. Lòng tôi chợt se lại!
Chiều 25 Tết. Ngồi cạnh các danh tác tôi vẫn lim dim, thấp thỏm, chồm hổm ra đấy. Qua đường không ai thấy, lá vàng rơi trên giấy. Sài Gòn chả có mưa bụi cho đủ khổ thơ Vũ Đình Liên. Nhưng bụi đường thì tha hồ, đủ khổ thứ dân lê lết vệ đường như tôi.
-         Anh mua bánh bò, bánh tiêu?
Một chị hàng rong đến mời. Tôi lắc đầu. Bỗng chị sững người chăm chú nhìn vào hai bộ từ điển. Chị ngồi thụp xuống, đặt sề bánh bên cạnh, cầm hết cuốn này đến cuốn kia lật lật. Rồi chị hỏi giá cả hai. Ngần ngừ lúc lâu, chị nói:
-         Anh có bán… trả góp không?
-         Trời đất ơi! Người ta bán trả góp đủ thứ, chứ sách vở, sách đại hạ giá ai đời bán trả góp? Vả lại, tôi nào biết chị là ai, ở đâu?
-         Tôi cần mua cả hai – chị nói tiếp – xin anh giữ, đừng bán cho người khác. Khi nào góp đủ, tôi sẽ lấy trọn. Anh thông cảm làm ơn giúp tôi.
Thấy lạ, tôi hỏi chuyện mới vỡ lẽ. Đô Bi chính là thầy cũ của chị hàng rong. Chị Tám (tên chị) bất ngờ thấy có dấu son quen, hiểu ra hoàn cảnh của thầy, bèn nảy ý chuộc lại cho người mình từng thọ ơn giáo dục. Song, bán bánh bò bánh tiêu nào được bao nhiêu, lại còn nuôi con nhỏ, không đủ tiền mua một lần nên chị xin trả góp.
Tôi cảm động quá, trao ngay hai bộ từ điển cho chị Tám:
-         Chị hãy cầm lấy, kịp làm quà Tết cho thầy. Tôi cũng xin lại đúng số vốn mà thôi, chị à.
-         Nhưng…
-         Đừng ngại, chị trả góp dần sau này cũng được.
Chị lấy làm mừng rỡ, cuống quít trả tôi một ít tiền.
-         Chao ôi, quý hóa quá! Cảm ơn… cảm ơn… anh nhá!
Mai lại, chị Tám trả góp tiếp. Chị kể :
-         Thầy Bi thảm lắm… Gần Tết, cô lại ngã bệnh… Thầy nhận sách, mừng mừng tủi tủi tội ghê, anh à!… Thầy cũ trò xưa khóc, khóc mãi!
Tôi vụt muốn nhảy cỡn lên và thét to:
Hỡi ông Victor, ông Lev, ông Dostoievski… ơi! Ông Khái, ông Vũ, ông Ngô… ơi! Có những thứ không bao giờ hạ giá được! Có những người bình thường, vô danh tiểu tốt nhưng có những kiệt tác không hạ giá nổi, đó là ‘Tấm lòng’ ”

Nguyễn Tường
(Mồng 3 Tết Nhâm Thìn)



mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 09/Feb/2012 lúc 10:32am




ĂN CẮP CÁI CHẾT

   

            PHIÊN TOÀ TẠI LẠNG SƠN NĂM 1985


     Nhân lần đi thăm miền Bắc, trong một buổi sáng lang thang không có việc gì làm, tôi đã có dịp tham dự một phiên toà Đại hình tại Thị xã Lạng Sơn.

     Lạng Sơn lúc đó còn nghèo lắm, dấu vết chiến tranh trong cuộc chiến năm 1979 với Trung cộng vẫn còn y nguyên. Sau mấy năm mất muà, mức sống người dân lại càng thê thảm hơn.

 

     Thị xã nhỏ "đi dăm buớc, đã về chốn cũ" nhưng lại khó mà kiếm được thứ gì để ăn sáng ngoài vài củ khoai luộc và ấm nước chè tươi. Trong một bối cảnh như thế mà lại có vụ xử một can phạm với tội danh: " cố sát và cực kỳ ngoan cố, không thành khẩn khai báo" khiến tôi cảm thấy rờn rợn nhưng lại hết sức tò mò ! Pháp đình là một ngôi chòi lá và "toà án" vẫn còn dùng trống và chiêng để kêu gọi dân chúng tụ tập tham gia phiên xử công khai, đúng với "pháp chế" cuả nhà nước.

     Phạm nhân bị truy tố với tội danh :

         -"cố tình đầu độc gia đình người em gái ruột, cũng vừa là hàng xóm", đã bị giam giữ từ hơn một năm trước, nhưng trông lại là một người có vẻ mặt hiền lành, nhẫn nhục, trên mặt và thân thể còn nguyên dấu vết cuả nhục hình từ những trận tra tấn, do công an "tức quá" vì :

     "tội đã rành rành như thế mà đánh mãi ... nó vẫn nhất định không chịu khai !"

     Phiên toà kết thúc khá nhanh chóng, sau khi chủ tịch hội đồng xử án nêu câu hỏi:

         - Tội giết người cuả anh rõ ràng như ban ngày! tại sao anh không chịu khai , mà lại còn tìm cách "giả vờ" tự tử để trốn tránh pháp luật .

     Và đây là đầu tiên sau hơn một năm trời không nói một lời nào, phạm nhân đã mở miệng tự "biện hộ":

         - Thưa quan toà, tôi sống với một đưá con trai 3 tuổi, mẹ nó đã chết vì ... đói và bệnh sau khi sanh nó, vì đói khổ quá, không có gì cho con ăn nên tôi không muốn sống nưã và đã đánh cắp con gà duy nhất cuả em tôi để nấu một nồi cháo trộn với thuốc độc, dự định sáng dậy hai bố con sẽ ăn để được chết theo mẹ nó.

Nhưng chẳng may tôi lại ngủ quên đi nên em rể tôi đã sang "trộm" lại nồi cháo để ăn nên mới ra nông nỗi, chết hết cả nhà, chứ tôi giết chúng nó làm gì !

          Đúng ra là họ đã " ăn cắp" cái chết cuả hai bố con tôi !

     Được bà mẹ và láng giềng đều bênh vực nên toà đã xử tha bổng, và nạn nhân được nói lời cuối cùng trước khi được phóng thích

         - Xin toà xét cho tôi được ở lại luôn trong tù , vì dù sao cũng còn chút khoai sắn để ăn, chứ bây giờ ra ngoài, tôi cũng sẽ tự tử nưã thì ai chôn tôi ?


   Đời này đâu còn cái gì gọi là "đáng buồn" nưã phải không ?


Nguồn :  http://www.lieutiensinh.org /index.php?op=write&id=1183


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 15/Feb/2012 lúc 6:26pm

Các ý nghĩa của cuộc sống


Đồ vật là để xữ dụng.
Con người là để yêu thương.


Trong khi người đàn ông đang chăm sóc chiếc xe của ông ta , thì đứa con trai lớn 4 tuổi của ông ta nhặt lên một viên sỏi và vẽ nhiều đường lằn phía bên kia cạnh chiếc xe của ông ta. Trong lúc giận dữ, người đàn ông đó đã nắm lấy bàn tay của đứa con và đánh mạnh nhiều lần mà không nhận rằng ông ta đang dùng một cái cờ lê vặn vít để đánh.
Kết quả là trong bệnh viện, đứa con trai của ông ta đã mất đi hết các ngón tay của mình do quá nhiều chổ gẩy. Khi đứa con trai nhìn thấy đôi mắt bố mình biểu lộ sự đau đớn, đứa bé bèn hỏi:" Bố ơi! Khi nào các ngón tay của con mới có thể mọc trở lại ?" Người đàn ông cảm thấy rất đau đớn và không nói được lời nào, ông ta trở lai chiếc xe của mình và đá nó thật nhiều.
Trong khi đang bị lương tâm dằn vặt và đang ngồi đối diện phía hông của chiếc xe đó, ông ta chợt nhìn thấy những vết xước do chính đứa con trai của ông ta đã vẽ - dòng chữ rằng: " Bố ơi con yêu bố nhiều lắm " .
Cơn giận và tình yêu không bao giờ có giới hạn, nên xin hãy chọn tình yêu để được một cuộc sống tươi đẹp và đáng yêu, và xin hãy nhớ điều này:
 Đồ Vật thì để xữ dụng còn con người thì để yêu thương. Vấn đề của thế giới ngày nay thì ngược lại: con người thì để xữ dụng, còn đồ vật thì để yêu thương.



(ST)







Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 15/Feb/2012 lúc 6:28pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 17/Mar/2012 lúc 5:34pm


~::Trích Dẫn nguyên văn từ mykieu


Kiến nghị xử lý hình sự chủ đầu tư

17-11-2011

Kiến%20nghị%20xử%20lý%20hình%20sự%20chủ%20đầu%20tư


TT - Hàng loạt vụ tai nạn giao thông xảy ra trên đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương và đường N2 (*) qua địa bàn tỉnh Long An được công an xác định do... ổ gà. Ban An toàn giao thông tỉnh đang thu thập chứng cứ để đề nghị xử lý hình sự chủ đầu tư.

>> Hàng loạt 'chân voi' trên đường cao tốc Trung Lương
>> Quy trách nhiệm tai nạn trên đường cao tốc Trung Lương

.....

Theo kết quả khảo sát của Ban An toàn giao thông tỉnh Long An ngày 15-11, đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương đoạn từ km23-km33 (thuộc địa bàn huyện Bến Lức) có khoảng 500 ổ gà, ổ voi chi chít trên đường, chủ yếu nằm ở làn đường dành cho xe chạy với tốc độ 80km/giờ.

.....

quy định tại điều 220 của Bộ luật hình sự (.....)
hành vi vô trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc quản lý hai dự án đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương và đường N2 gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông là có căn cứ để khởi tố hình sự.
....
....


http://vn.news.yahoo.com/ki%E1%BA%BFn-ngh%E1%BB%8B-x%E1%BB%AD-l%C3%BD-h%C3%ACnh-s%E1%BB%B1-ch%E1%BB%A7-%C4%91%E1%BA%A7u-010800282.html






Trích từ :  http://gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=2305&PN=5

_________________________


Chỉ mới 4 tháng trước(17-11-2011), báo chí lên tiếng "Kiến nghị xử lý hình sự chủ đầu tư" con đường cao tốc Saigon - Trung Lương vì đường hư hỏng, ổ gà...ổ voi ...gây nhiều tai nạn giao thông , thì nay (15-3-2012) báo chí lại thông tin tiếp, đã lập trạm thu phí đường cao tốc này với phí cầu đường rất cao , và ..."Trong ngày thứ hai thu phí, lượng xe qua cao tốc này giảm gần nửa do nhiều phương tiện chuyển sang QL 1A để “né” đóng mức phí có thể lên tới 640.000 đồng."

Một sự so sánh dí dõm và thâm thúy của bài báo "Cô đơn trên đường cao tốc": giữa chủ đầu tư đường cao tốc SG - Trung Lương và "bà già làm cầu đường" trong cùng một phương thức đầu tư BOTTongue
Mời đọc !
mk




Cô đơn trên đường cao tốc

Thể%20thao%20&%20Văn%20hóaThể thao & Văn hóa – Thứ năm, ngày 15 tháng ba năm 2012


(TT&VH Cuối tuần) - Nghe dân tình phía Nam kêu rầm rĩ chuyện thu phí trên đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, dân Hà Nội bỗng thấy mình sướng. Này nhé đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, ý quên, Đại lộ Thăng Long, hơn 30km đường đẹp nhất Việt Nam, hoàn thành từ Đại lễ ngàn năm Thăng Long tới nay vẫn chưa thấy thu phí, mà chắc cũng còn lâu mới thu phí khi chưa có dấu hiệu gì là sắp xây một cái trạm thu dọc đường cũ. Nhớ khi đạp “mát chân ga”, suốt nửa tiếng chạy xe chẳng phải tránh ai, cũng chẳng nhìn thấy xe cùng chiều hay ngược chiều (vì đường rộng quá), cũng chẳng thể tạt được vào hàng quán dọc đường, tôi bỗng nảy sinh một thứ xúc cảm khó tả gọi là “cô đơn trên đường cao tốc”. Tự dưng lại thèm thấy một cảnh quen thuộc là có một trạm thu phí chắn giữa đường, những chiếc xe ô tô xếp hàng dài chờ “xùy” tiền để được qua trạm. Như thế ít ra cũng nhìn thấy một gương mặt người (cho dù là gương mặt lạnh lùng vô cảm của anh thu phí), chắc chắn sẽ… tỉnh ngủ hơn. Đằng này…

>> 1 đầu xe 9 loại phí
>> 'Chạy xe làm hỏng đường thì phải trả phí bảo trì'

Trong khi đó, cao tốc Trung Lương, thấy nói là “ế” vì đặt trạm thu phí và thu phí cao. Trong ngày thứ hai thu phí, lượng xe qua cao tốc này giảm gần nửa do nhiều phương tiện chuyển sang QL 1A để “né” đóng mức phí có thể lên tới 640.000 đồng. Như vậy quý vị nào không tiếc tiền để hưởng mặt đường êm ru trên tuyến cao tốc này, sẽ được khuyến mãi thêm sự thưa thớt vắng vẻ không thể ngờ và do đó sẽ được trải nghiệm cảm giác hết sức thời thượng là “cô đơn trên đường cao tốc”. Cảnh đó tương phản với tuyến QL 1A đoạn qua Tiền Giang, khi bao nhiêu xe “né phí” đều chạy hết vào đây, dẫn đến chen chúc quá tải. Âu cũng là một sự phân hóa tự nhiên giữa đường cao cấp với đường bình dân. Chuyện này xưa đã thế. Chẳng hạn đường cái quan là dành cho các “quan lớn” cưỡi ngựa, đi xe, dân đen thò chân vào sẽ bị các vị sẽ quất cho mấy roi ngựa. Nói chung dân đen hồi đó đi lại đơn giản, cứ bờ ruộng, bờ mương mà đi.


Biển số chỉ có ở Việt Nam

Nhiều người nghĩ đường sá đi lại nên có sự phân hạng. Đường đẹp, đường tốt thì dành cho người nhiều tiền, hoặc dám chi tiền. Bằng không hãy cứ đường đất, bờ ruộng, rẽ cây, rẽ cỏ, đạp ổ trâu, ổ gà mà đi, hoặc sử dụng các con đường “quá đát” mà nhà thầu từ thời Pháp thuộc chắc chẳng còn nhớ mà sang đòi thu phí để hoàn vốn nữa. Như thế há chẳng phải là rất công bằng hay sao? Vì thế, khi Hiệp hội Vận tải TP.HCM đề nghị giảm phí 50% trên đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, người ta cho rằng không “fair-play” lắm. Nhà thầu thu phí chắc gì đã chịu, bởi theo tính toán của tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, mức thu phí loại “ngoại hạng” này vẫn không đủ bù đắp các khoản chi phí đã đầu tư.

Nhân thế tôi nghĩ tiến tới, xã hội cực đỉnh văn minh, thì việc sử dụng đường sá cũng như mua món hàng, có lẽ hoàn toàn theo giá thỏa thuận: Phí ngần ấy, niêm yết giá đàng hoàng, ai thích thì đi, không thích thì xin mời vòng ra đường khác! Giá phí đường cũng lên xuống theo thị trường, dịp lễ Tết, giáp hạt, hay giờ thấp điểm (12h đêm chẳng hạn) thì giảm giá 50% phần trăm (khuyến mãi một lần vá lốp, chẳng hạn thế).

Từ ngày có kinh tế thị trường, nhất là từ khi có cái gọi là đầu tư BOT, người ta đã quen với việc đã sử dụng hạ tầng là phải trả phí. Trước đây chỉ là có Nhà nước làm. Nay có Nhà nước và nhân dân (bao gồm cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước) cùng làm, nên tất nhiên họ cũng không thể làm không công.

Tôi nhớ một trong những người đầu tiên áp dụng hình thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm đường” trên QL quê tôi là một bà già. Bà già ấy có lẽ là người áp dụng hình thức đầu tư BOT một cách sơ khai và đẹp đẽ nhất. Đường về quê tôi hồi ấy là một QL cổ kính từ thời Pháp thuộc, suốt 50 cây số chỗ hai bên đường trồng toàn xà cừ, những gốc cây có tuổi xấp xỉ trăm năm, trùm bóng lên con đường. Không thẳng tắp vô cảm như các con đường cao tốc ngày nay, con đường này nương theo “thế núi hình sông”, loằng ngoằng vòng vo đến phát mệt. Bà già BOT của những năm 1990 ấy hẳn là người đầu tiên nhận thấy cái đoạn ngoằn ngoèo qua làng bà, dài đến 5 cây số, thực chất lại chỉ đi được khoảng nửa cây số theo đường chim bay. Có một con đường tắt có thể rút ngắn đoạn ấy, nối qua một đầm lầy vốn là con đường của trâu bò và của những người nông dân.

Thế là mỗi ngày một tí, như con kiến, bà cơi nới, đổ đất, lát ván và cuối cùng là bắc một cái cầu nho nhỏ. Thế là thành con đường tuyệt vời giữa thiên nhiên. Ban đầu con đường chỉ thu hút những người trẻ lãng mạn hoặc những người già yếu phải đạp xe, sau thì năm này qua năm khác, con đường tắt ngày càng hoàn thiện, mặt đường cũng đỡ khấp khểnh, vì người đi mòn cả đá, cả gạch mà. Giao thông đi lại càng nhộn nhịp hơn. Cung đường chính bỗng thành vắng vẻ.

Với hình thức BOT sơ khai, trên con đường tắt, bà cụ đặt một cái ghế đẩu để thu tiền từng xe qua lại. Mỗi người mấy hào bạc lẻ, không ai than phiền gì cả. Thu phí cả ngày cũng phải có chỗ trú mưa nắng, thế là bà lập ra cái chòi, để canh. Ban đêm chòi có một cái đèn bão để vừa soi tiền khi thu phí vừa tránh cho hành khách khỏi lao xe xuống đầm.

Thế rồi nghe nói cái trạm thu phí của bà bị phạm luật vì khi giở luật ra thì mới thấy các loại phí bét nhất cũng phải do chủ tịch tỉnh ban hành. Việc tự biên tự diễn dưới hình thức BOT như bà, tất nhiên chẳng được phép của ai, lại chẳng có biên lai, hóa đơn gì gì đó theo quy định của Bộ Tài chính.

Việc thu phí ấy cứ cãi nhau lằng nhằng mãi. Tôi cũng không biết hạ hồi phân giải ra sao. Chỉ biết rằng, giờ đây QL về quê tôi đã được nâng cấp, con đường tắt BOT của bà cụ đã thay thế bằng một cái cầu khổng lồ 4 làn xe, mát chân ga chạy vút một cái là qua đầm, nhanh đến nỗi lần nào tôi cũng ngó xuống nhìn nhưng không thể nhận ra đâu con đường tắt cũ với cái lều thu phí của bà già. Nếu có còn thì cũng chẳng ai đi nữa.

Xét cho cùng, nếu coi đường sá là một thứ dịch vụ thì cũng có vẻ có lý, kể cả nó là BOT hay là Nhà nước bỏ tiền đầu tư. Nhưng thứ dịch vụ đó không chỉ đơn thuần là tiền trao cháo múc. Đúng như phát biểu của TS Nguyễn Hữu Nguyên, Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam trên một tờ báo rằng: “Đường cao tốc Trung Lương là công trình quốc gia, được đầu tư với số vốn lớn nhằm tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội cho cả khu vực Nam bộ. Hiệu quả kinh tế - xã hội của con đường này phải tính bằng sự tăng trưởng GDP của cả vùng chứ không phải tính bằng số tiền thu phí”.

Và hơn nữa, nếu coi đường cao tốc thuần túy là một thứ dịch vụ, thì nó phải đem lại sự hài lòng cho mọi người (kể cả khi đắt thì cũng khiến người ta nghĩ “đắt xắt ra miếng”). Đằng này “dịch vụ” cao tốc TP.HCM - Trung Lương lại khiến xe cộ né tránh, chấp nhận đi đường xấu, đường vòng; còn dư luận thì phản đối ầm ĩ. Xét tính văn minh trong kinh doanh thì con đường này còn kém xa con đường tắt của bà già BOT quê tôi, khi mà mức phí do bà đưa ra, dù bất hợp pháp, nhưng đều khiến mọi người hài lòng, thậm chí biếu thêm tiền khi thấy con đường bà làm ra bằng mồ hôi công sức thực sự là tiện lợi cho tất cả.

Nguyễn Mỹ


http://vn.news.yahoo.com/c%C3%B4-%C4%91%C6%A1n-tr%C3%AAn-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-cao-t%E1%BB%91c-202700785.html




Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 21/Mar/2012 lúc 9:52am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 20/Mar/2012 lúc 7:50pm

Chữ màu xanh lá : MyKieu
Chữ màu xanh dương : trích từ bài đăng trên mạng

Hai quan điểm trái ngược về "bữa ăn cuối cùng của tử tù", mời cả nhà đọc và suy nghĩ theo ... ý riêng !
Đây chỉ là mục ... phiếm luận mà ! WinkTongue


1/
Bữa ăn cuối cùng của những tử tù giết người hàng loạt cũng như các trọng tội khác.
Đối với những tử tù, bữa ăn cuối cùng tượng trưng cho một ân huệ.

(
"một ân huệ" ! có vẻ nhân bản lắm Smile)

 2/
Thượng nghị sĩ bang Texas John Whitmire - Chủ tịch Ủy ban Hình sự Thượng Viện Mỹ vào hôm thứ 5 vừa qua đã phản đối việc cung cấp một bữa ăn cuối cùng theo sự lựa chọn của kẻ tử tội. Theo ông Whitmire, sẽ là “cực kì không thích hợp nếu dành cho những kẻ tử tù một đặc ân như vậy; bởi một trong các lý do đó là lúc phạm tội, thủ phạm đã không hề ban cho nạn nhân một đặc ân tương tự”.
(
"
lúc phạm tội, thủ phạm đã không hề ban cho nạn nhân một đặc ân tương tự", nên mới bị tử hình, mới là .... tử-tù ! WinkLOL)

MK

Bữa ăn cuối cùng của những tử tù


  9-11-2011

Bữa ăn cuối cùng của những tử tù giết người hàng loạt cũng như các trọng tội khác.
Đối với những tử tù, bữa ăn cuối cùng tượng trưng cho một ân huệ.


Tuy nhiên, nó đã bị chấm dứt tại tiểu bang Texas, Hoa Kì, do yêu cầu quá đáng của tử tù Lawrence Russell Brewer, người đã yêu cầu bữa ăn cuối đời vô cùng thịnh soạn gồm:


2 phần gà rán cỡ lớn chan nước sốt ngon và hành tây cắt lát; bánh kẹp với pho mát và thịt nguội; trứng rán phô mai và thịt bò xay ăn kèm với cà chua, hành tây, ớt chuông và tiêu jalapenos Mexico; một bát đậu bắp okra rang trộn sốt cà chua; nửa cân thịt nướng barbecue và nửa ổ bánh mỳ trắng;
  ba suất thịt nướng fajitas kiểu Mexico; một chiếc pizza nhiều nhân thịt; một ly kem Blue Bell loại hảo hạng; một thanh kẹo mềm phết bơ lạc; ba ly bia cỡ lớn – rồi cuối cùng y lại chẳng động đũa khi thức ăn mang tới.




Những hành động mang tính thách thức tương tự của các phạm nhân khác cũng không phải là hiếm ở khắp nước Mỹ,
và cuối cùng nhiếp ảnh gia Henry Hargreaves đã tái hiện chân thực điều đó với series ảnh “Bữa ăn đặc biệt”.





Được chụp từ góc nhìn của kẻ tử tù, các bức ảnh nãy đã minh họa một cách sinh động khoảnh
khắc cuối cùng của những người bị kết án.





Bức ảnh tượng trưng cho bữa ăn đạm bạc chỉ với một quả ô liu bị đục lỗ, biểu tượng cho sự hồi sinh
đặt trơ trọi cùng bộ dao kéo trong một cái đĩa gốm.

Đó là yêu cầu của Victor Feguer trước khi ra pháp trường vào năm 1963, ông đã được chôn
cất cùng với viên đá được đặt trong túi của mình.




Kẻ giết người cướp của có vũ trang Angel Nieves Diaz từ chối ân huệ này trước khi đi đến cái chết
dù đó chỉ là một bữa ăn thông thường trong tù.




Tội nhân Ted Bundy, kẻ giết người hàng loạt, bắt cóc, hiếp dâm đồng thời mắc chứng bệnh “ái tử thi”,
cũng không còn tâm trí nào để ăn trước khi phải ngồi vào ghế điện.
Được biết, y được phục vụ một bữa ăn truyền thống gồm thịt bò, trứng, khoai tây nghiền và bánh mì nướng.




Còn Ricky Ray Rector, một kẻ giết người khác, lại hào hứng tuyên bố với giám ngục của hắn là sẽ
để dành chiếc pudding hồ đào của mình đến sau khi chết, sau khi ăn vội bít tết và gà rán.




Các bức ảnh tiếp theo cho thấy ân huệ đặc biệt dành cho Timothy McVeigh, kẻ đánh bom thành phố Okhlahoma
đã bỏ qua bữa chính mà tập trung vào món kem bạc hà sô cô la ưa thích của y trước khi bị tiêm thuốc độc.




John Wayne Gacy, chịu trách nhiệm cho những vụ tấn công tình dục và giết người của ít nhất 33
nam thanh thiếu niên - đến lúc chết vẫn còn tham ăn. Từng là quản lí của nhà hàng KFC, thực đơn
của kẻ được mệnh danh “Tên hề giết người” bao gồm một thùng gà KFC và nửa kí dâu tây.



Và cuối cùng, chắc chắn những người cổ vũ cho việc chấm dứt những bữa ăn đắt đỏ sẽ thích hành
động của Ronnie Lee Gardner bởi gã này bởi hắn quyết định bỏ đi ân huệ này mà dành 48 tiếng
đó nhịn ăn và xem ba phần bộ phim Chúa tể những chiếc nhẫn.


Kiến tập sinh Thùy Dung (theo Mirror)


http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?t=165196


_______________
_____________________



Thứ Bẩy, 01/10/2011-9:02 PM
"Tử tù không đáng được hưởng bữa ăn cuối cùng"
Ảnh minh họa
Bang Texas (Mỹ) đã chính thức bãi bỏ việc cung cấp một bữa ăn cuối cùng theo sở thích của kẻ tử tội kể từ ngày 22/9 vừa qua.

Một bữa ăn theo yêu cầu đã được làm sẵn, nhưng tử tù Lawrence Russell Brewer​ không thể được ăn chúng do Thượng nghị sĩ John Whitmire​ vào hôm thứ 5 vừa qua đã ra quyết định bỏ bữa ăn “đặc biệt” cuối cùng theo sở thích của kẻ tử tội.

Thượng nghị sĩ bang Texas John Whitmire - Chủ tịch Ủy ban Hình sự Thượng Viện Mỹ vào hôm thứ 5 vừa qua đã phản đối việc cung cấp một bữa ăn cuối cùng theo sự lựa chọn của kẻ tử tội. Theo ông Whitmire, sẽ là “cực kì không thích hợp nếu dành cho những kẻ tử tù một đặc ân như vậy; bởi một trong các lý do đó là lúc phạm tội, thủ phạm đã không hề ban cho nạn nhân một đặc ân tương tự”.

Thật không may cho Lawrence Russell Brewer, lệnh trên được ban hành vào lúc hắn chưa kịp tận hưởng bữa ăn yêu thích cuối cùng của mình. Trước khi bị hành hình, Lawrence Russell Brewer đã bày tỏ mong muốn được ăn những món yêu thích, trong đó có 2 con gà quay, thịt xông khói…

Lawrence Russell Brewer đã không được ăn bữa cuối theo yêu cầu

Phát ngôn viên của Bộ tư pháp tiểu bang Texas Jason Clark cũng đã xác nhận việc kẻ tử tù này không được ăn bữa “đặc biệt” cuối cùng vào hôm thứ Tư vừa qua.

Ngoài việc đề nghị ngừng ban đặc ân trên, ông Whitmire còn tuyên bố, ông sẽ tìm kiếm sự thay đổi về mặt luật pháp nếu thấy cần thiết.

Trong một tuyên bố được đưa ra vào hôm thứ 5 vừa qua, ông Brad Livingston, Bộ trưởng Tư pháp tiểu bang Texas cho hay: “Tôi tin rằng những quan ngại của nghị sĩ Whitmire về việc đáp ứng yêu cầu trong bữa ăn cuối cùng của kẻ tử tội là hợp lý. Lệnh cắt bỏ sẽ có hiệu lực ngay lập tức và sẽ không còn đặc ân nào như vậy nữa. Những kẻ tử tù tới đây cũng sẽ có bữa ăn như các tù nhân bình thường khác”.

Brewer, 44 tuổi bị tử hình do đã giết hại dã man một người da đen có tên James Byrd Jr​ vào năm 1998.

Theo VTC News


http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/ChuyenBonPhuong/2011/10/28CE6E38FE792F8C/






Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 20/Mar/2012 lúc 8:20pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 23/Mar/2012 lúc 8:53pm

Thứ sáu, ngày 23 tháng ba năm 2012

NGƯỜI VIỆT BỊ KỲ THỊ; NGƯỜI VIỆT TỰ KỲ THỊ ?!


Khánh Hưng.

- Trong một lần trú tại một khách sạn của công ty Du lịch Tp ************, có hôm tôi gọi tiếp tân yêu cầu cử người giúp sửa đường dây internet, gọi đến lần thư ba vẫn chỉ hứa hẹn. Sau đó, khi tôi gọi và nói chuyện bằng tiếng Anh, thì cô tiếp tân rối rít "Yes, sir" và vài phút sau, một nhân viên xuất hiện!

- Trong một lần du lịch tại Jakarta, Indonesia, tôi đi với một người bạn địa phương vào một câu lạc bộ khiêu vũ (dancing). Mấy cô vũ nữ nghe tôi nói chuyện bằng tiếng Anh thì vồ vập và tò ra rất tình cảm. Thế nhưng, khi nghe tôi nói là "người Việt Nam", thì mấy cô dần dần lảng ra! Trời, ngay cả mấy cô... bán hoa mà cũng... đối với người Việt Nam như vậy!

- Kể lại những câu chuyện này, một người bạn của tôi nói rằng, trên thế giới hiện nay chỉ có duy nhất một nơi mà người Việt Nam không bị khinh rẻ, đó là nước Mỹ!

Nhân đọc bài viết của một người Nhật nhận xét về người Trung Quốc mà phần bình luận đăng trên Bauxite Việt Nam có liên hệ với đặc tính của người Việt Nam hiện nay, tôi muốn góp nhặt mấy mẩu chuyện tai nghe mắt thấy sau đây.
Năm 2006, một công ty của người gốc Việt ở Mỹ thuê tôi về Việt Nam làm một nghiên cứu cho một dự án đầu tư kinh tế. Vài người quen đưa tôi đi làm việc với chính quyền một vài tỉnh để tìm hiểu các kế hoạch kinh tế của địa phương. Đi đến đâu, tôi cũng nhận được một lời khuyên tương tự là, tôi nên đưa theo một người Mỹ trắng, dù người đó là một nhân viên bảo vệ hay là một lao công cho công ty tôi ở Mỹ, miễn sao người đó nói "xí bô xí ba" gì đó, rồi tôi dịch ra tiếng Việt, thì tôi mới được tiếp đón nồng hậu và nhiệt tình! Trở lại thành phố Sài Gòn, gặp một cậu "Việt kiều" 26 tuổi, sinh ở Mỹ, tốt nghiệp Cao học Anh ngữ tại Đại học Los Angeles (UCLA). Với nguyện vọng tha thiết được làm việc tại Việt Nam, cậu xin vào dạy tại một trung tâm Anh ngữ trực thuộc một trường Đại học lớn của Việt Nam. Ở đây, người ta trả lương theo giờ cho cậu ít hơn ba lần so với mấy người Tây ba lô. Họ nói, cho dù anh có trình độ và khả năng hơn hẳn mấy người Tây đó, nhưng vì anh là người "gốc Việt" nên không có... giá cao!
Bản thân tôi, trong một lần trú tại một khách sạn của công ty Du lịch Tp ************, có hôm tôi gọi tiếp tân yêu cầu cử người giúp sửa đường dây internet, gọi đến lần thư ba vẫn chỉ hứa hẹn. Sau đó, khi tôi gọi và nói chuyện bằng tiếng Anh, thì cô tiếp tân rối rít "Yes, sir" và vài phút sau, một nhân viên xuất hiện! Tương tự, vài lần đi máy bay Vietnam Airlines từ Đài Loan về Việt Nam, tôi đã rút được kinh nghiệm là phải sử dụng tiếng Anh nếu muốn được phục vụ tốt và lịch sự!
Hết biết! Người Việt tự kỳ thị nhau và bị kỳ thị ngay chính ở Việt Nam!
Thế còn người nước ngoài, họ nghĩ gì về Việt Nam?
Một người tôi quen, là cán bộ lãnh đạo của một cơ quan văn hóa thành phố ************. Trong một bữa "nhậu", ông ấy vừa nhai ngồm ngoàm cái đùi ếch, vừa thuyết trình với anh bạn người Mỹ bên cạnh tôi (tất nhiên tôi là thông dịch viên bất đắc dĩ), rằng Việt Nam tuy còn nghèo nhưng nhờ có độc lập nên giữ được phẩm giá. Ông lấy ví dụ, vừa rồi, trong một chuyến du lịch ở Mỹ, trong lúc ông bị lạc khi tham quan Hollywood, ông đã được hai viên cảnh sát Mỹ "hết sức lể phép, trân trọng, và nhiệt tình" giúp ông tìm đường. Họ luôn gọi ông bằng "Sir", tức là "ngài". Ông kết luận, vì họ biết ông là cán bộ của Việt Nam, nên họ đã đối xử với ông một cách trọng thị như vậy!
Anh chàng Mỹ ngồi bên cạnh tôi tròn mắt và... không nói gì cả!
Nghe ông cán bộ này nói, tôi nhớ lại ba câu chuyện:Năm 2005, tôi đưa cậu con trai 4 tuổi, trên đường về thăm Việt Nam, ghé lại tham quan và nghỉ ngơi ở Nhật ba ngày. Chúng tôi trú tại một khách sạn ở Tokyo. Thấy hai cha con chúng tôi trao đổi qua lại bằng tiếng Anh, hầu như tất cả nhân viên làm việc ở đây đều cư xử với chúng tôi một cách hết sức thân tình và trân trọng. Họ nghĩ chúng tôi là người Mỹ gốc Nhật. Thế nhưng, khi nghe tôi cải chính lại là người Việt Nam, thì thái độ họ thay đổi hẳn!
Một anh bạn tôi là một nhà giáo và một nhà báo nghiệp dư ở vùng Vịnh San Francisco kể rằng: Trong chuyến đi du lịch vùng Đông Âu như Ba Lan, Tiệp Khắc, Nga, ... anh luôn gặp rắc rối vì cái hộ chiếu Việt Nam của vợ anh. Lúc nào vào ra cửa khẩu của các nước này, thì cả đoàn du lịch 20 người có p***port Mỹ đều cho qua một cách thoải mái, chỉ duy nhất vợ anh với hộ chiếu Việt Nam là bị tách ra vào phòng riêng xét hỏi. Lần nào anh cũng phải viết giấy bảo lãnh! Mà mấy nước này vốn là "anh em XHCN" của Việt Nam mấy năm trước đây!
Chuyện thứ ba, trong một lần du lịch tại Jakarta, Indonesia, tôi đi với một người bạn địa phương vào một câu lạc bộ khiêu vũ (dancing). Mấy cô vũ nữ nghe tôi nói chuyện bằng tiếng Anh thì vồ vập và tò ra rất tình cảm. Thế nhưng, khi nghe tôi nói là "người Việt Nam", thì mấy cô dần dần lảng ra! Trời, ngay cả mấy cô... bán hoa mà cũng... đối với người Việt Nam như vậy!
Tôi định kể cho ông bạn cán bộ nghe ba câu chuyện này, nhưng lại thôi vì e là ông cũng không hiểu, và nếu hiểu ra thì không khéo ông lại qui cho tôi tội "theo đuôi đế quốc, xúc phạm dân tộc" thì mệt lắm!
Còn người Việt Nam xem người ngoại quốc thế nào?
Vợ chồng người bạn khác của tôi tại Hà Nội đều là "trí thức", thuộc gia đình quyền thế và khá giả tham vấn tôi về kế hoạch mở một trường Mẫu giáo cao cấp, trong đó có qui định là chỉ nhận con em của người nước ngoài da trắng. Tôi hỏi lại vài lần chữ "da trắng' và xin được giải thích thêm. Họ nói rằng, ở Việt Nam đã có hai trường như vậy và đã tồn tại nhiều năm (?!), nói rõ là chỉ nhận học sinh người "da trắng". Người ngoại quốc mà da màu cũng không được, thậm chí ngay cả con cái cán bộ Việt Nam cao cấp hoặc đại gia cũng không được nhận. Vợ chồng anh bạn này khẳng định, tiền bạc chỉ là một vấn đề nhỏ, điều anh chị muốn là thể hiện "đẳng cấp" của anh chị, và của cơ sở do anh chị thành lập!
Tôi sống ở Mỹ, một đất nước do người da trắng thành lập và xây dựng nên, thế nhưng trên cả nước Mỹ, không nơi nào có một trường học với qui định như vậy cả! Nếu ai đó ở Mỹ mà có cái ý tưởng như vậy, thì có lẽ trước khi bị lôi ra tòa án cho phá sản, chắc chắn là sẽ bị dư luận ném xuống loại "đẳng cấp" man rợ! Tôi không biết thật sự ở Việt Nam đang có kiểu trường "quốc tế" như vậy không, nhưng chỉ riêng thái độ tận tụy phục vụ người "da trắng" của hai vị trí thức trẻ và quyền lực Hà Nội cũng đủ để nhận ra một thế hệ "quí tộc" Việt vô cùng... quái đản!
Kề lại những câu chuyện này, một người bạn của tôi nói rằng, trên thế giới hiện nay chỉ có duy nhất một nơi mà người Việt Nam không bị khinh rẻ, đó là nước Mỹ! Thật mỉa mai, nhưng đó là sự thật! Tôi sống ở Việt Nam 30 năm, 15 năm ở Mỹ, và đi đây đó khoảng chục nước, tôi công nhận điều anh bạn này nói. Ít ra, đây cũng là điều an ủi cho những kẻ "tha hương" – người Việt ở Mỹ như chúng tôi. Và đó cũng là lý do, mà tôi đã bỏ ý định trở lại quê hương Việt Nam sau khi học hành xong ở Mỹ, như kế hoạch của tôi ngày ra đi!
K. H.


http://phamvietdao2.blogspot.com/2012/03/nguoi-viet-ky-thi-nguoi-viet.html


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 03/May/2012 lúc 5:56pm


Thư gửi

một người bạn thân

sắp lấy vợ


Gửi ông! Tôi vừa nhận được thiệp mời của ông cách đây 2 phút. Thế là tôi sắp toi vài lít, còn ông sắp toi cả cuộc đời...


Giờ này, tôi có khuyên nhủ chắc cũng không nhằm nhò gì, bởi khi ông trao nhẫn cưới cho vợ ông cũng có nghĩa là vợ ông đã xỏ nhẫn cưới vào... mũi ông. Đấy, chúng ta luôn thua từ khi trọng tài thổi còi bắt đầu hiệp đấu. Chỗ bạn bè, tôi muốn ông chuẩn bị tinh thần để hiểu hai từ khác âm nhưng đồng nghĩa: “lấy vợ” và “đi tù”.

Mụ vợ tôi (thư này dành riêng cho ông nên tôi gọi như vậy, nếu mụ ấy biết thì tôi từ án treo chuyển vào trại, từ 6 tháng chuyển sang chung thân, từ chung thân đến tử hình... mong ông giữ mồm giữ miệng cho), mụ vợ ông và các mụ vợ trên đời tuy không cùng cha, cùng mẹ nhưng đều giống nhau bởi dòng máu chiếm hữu lúc nào cũng chảy rần rật. Mụ ấy đổ đồng tình yêu và sự chiếm hữu.

Cái thân xác này, mụ chiếm hữu đã đành, nhưng cái khoảng thời gian bé tí tẹo vênh ra vào giữa giờ ăn trưa cũng bị mụ kiểm soát chặt chẽ. Giờ trưa nghỉ ngơi tí chút, Yahoo Messenger phải vàng khè, thi thoảng mụ xì-pam một cái. Không thấy thì mụ gọi điện thoại, gọi bàn, di động, không được thì mụ gọi cho đồng nghiệp.

Ông có tin không, 8 năm nay, chưa bao giờ tôi thoát khỏi tầm mắt mụ. Mụ gọi thế là yêu, là quan tâm, lo lắng... Mỗi lần thông báo đi công tác là tôi phải lấy tinh thần, mở miệng như người có lỗi và y rằng mặt mụ dài như cái bơm. Mụ buồn vì không có chồng trong 2-3 ngày, còn tôi như mở cờ trong bụng vì không “bị” yêu thương, lo lắng ít nhất trong 48 giờ.

Mụ thuê ôsin để trông con, còn mụ rảnh rang để... trông tôi. Năm thì mười hoạ mụ mới cấp cho cái “quota” được đi bù khú với đám bạn 10 năm không gặp. Mà đám bạn đó, ai, ở đâu, làm gì, điện thoại bao nhiêu... mụ đều lưu trong bộ nhớ phi thường mà đôi khi tôi nghĩ người trần không mấy ai có. Và suốt cái buổi nhậu hiếm hoi ấy mụ cứ réo rắt gọi. Nghe ồn ào thì mụ hỏi: “Tại sao ồn thế, có phải nhậu xong rồi rậm rật đi karaoke bàn tay vàng?”. Im lặng thì mụ dán tai vào, rít lên: “Tại sao yên tĩnh, có phải rửng mỡ mò vào nhà nghỉ?”.

Nếu đêm đó tôi mà về muộn thì quả là thảm kịch. Biết mình có lỗi, tôi rón rén bước vào nhà, vén màn thất kinh khi thấy mụ tóc tai dựng đứng, mắt thâm quầng, ngồi nhìn trừng trừng lên trần nhà (sau này tôi mới biết mụ quả là cao tay, mụ vẫn ngủ, ngáy ngon lành, nhưng khi nghe tiếng kẹt cửa, mụ ngồi phắt dậy, xõa cho tóc tai dựng ngược, quệt tí phấn mắt màu chì vào quanh mắt, rồi ngồi chờ chồng như thể từ kiếp trước). Cho dù có mệt rã rời vì bia rượu, tôi vẫn cố gắng trả đủ bài vì đó là phép thử của mụ.

Vậy mà sáng sau, chưa kịp hồi sức, đã nghe thấy tiếng mụ sa sả, xoong nồi xủng xoảng, mụ quát chó, chửi mèo, đánh con chí chóe... Và tôi, cố lết tấm thân xác bèo nhèo - 8 năm trước còn lịch lãm, hào hoa nhất lớp (ông biết mà) - dắt xe ra khỏi cửa, đứa lớn ngồi sau, đứa bé ngồi trước (mà vẫn thò tay cấu nhau), khăn bịt mặt, nón trùm đầu, sữa, cặp sách... lôi thôi như dân tị nạn.

Than ôi, làm người đã khổ, làm chồng còn khổ hơn gấp bội. Đôi khi (nhất là khi tôi nộp cho mụ một cục tiền), mụ cũng nới chút đỉnh cho tôi “thở”, nhưng cũng chỉ là “thở hắt”, nhất quyết không cho “thở dài”. Về nhà, nếu tắt điện thoại thì mụ tra: “Sợ em nào gọi hay sao mà tắt”, nhưng cứ có điện thoại gọi đến là tôi giật mình thon thót. Không nghe cũng chết mà nghe thì con người mất hết văn minh, lịch sự. Tôi phải nói thật to, càng ông ổng càng tốt, càng thô bạo (mày, tao, ông, tôi) càng tốt, đi lại thật hoành tráng, vung chân, vung tay dù có khi đầu dây bên kia chỉ hỏi mỗi câu: "Tài liệu để đâu?". Nếu tôi nói nhỏ thì mụ sẽ cho là có vấn đề, mụ sẽ khảo, sẽ tra cả đêm cho ra vấn đề... vì sao nói nhỏ.

Thực ra mụ (và các mụ) lo hơi thừa, thân thủ phi phàm như các mụ thì tôi (và chúng ta) là vỏ quýt chứ có là vỏ dừa mụ đâm cũng thủng. Ông có biết, khi về nhà bộ mặt của lũ chúng ta phải thế nào các mụ mới hài lòng không? Câu hỏi không bao giờ có đáp án, bởi: Nếu ông cáu gắt: Mụ cho là ông có bồ ruồng rẫy vợ con. Ông vui vẻ: Mụ cho là ông có bồ nên phởn phơ, hứng chí. Ông chu đáo: Mụ cho là ông có bồ nên thấy cắn rứt, hối hận. Nói chung, trong mắt các mụ vợ tự cho mình là Sơ-lốc Hôm, kiểu gì ông cũng “phải” có bồ. Mụ xấu cũng bảo tại chồng, già cũng bảo tại chồng (thời gian mụ dành để quản thúc đâu có chịu vào sa-lông làm đẹp bao giờ).

Tuần rồi, xem chung kết hoa hậu, tôi toàn nhìn... ngón chân cái, thi thoảng mới dám liếc trộm mấy em. Triết lý cơm - phở luôn đóng đinh trong đầu mụ, mà mụ đâu có biết cơm có thể ăn cơm nguội hoặc chiên, chứ phở có ai ăn nguội hay chiên bao giờ. Cơm dù không ngon nhưng ngày nào người ta cũng có thể ăn, còn phở thì ai có thể xơi triền miên. Nói chung, lấy vợ là đi tù, đó là chân lý (dù rằng ông vẫn một lòng yêu quản giáo).

Ông cứ chuẩn bị tinh thần đi, cái gia đình lý tưởng mà ông mơ ước rồi sẽ thành cái cối xay 1 chức năng, xay hết mọi ước mơ trai trẻ thành món sinh tố bèo nhèo. Hôm nay, tôi có hẳn 1 giờ tự do, dĩ nhiên tôi phải nói dối mụ, phải huy động bạn đồng nghiệp, phải lạy lục em lễ tân để lỡ mụ có kiểm tra. Nhưng tôi mất 25 phút viết thư cho ông, còn 35 phút nữa tôi phải đi lai rai cốc bia với bạn bè trước khi... chui về lồng.

Giờ này năm sau, nếu ông quá bức xúc, cứ đến tôi, tôi chỉ cho ông cách khởi nghĩa mà không bị dìm vào bể máu. Tôi đi đây. Không, tôi bắt đầu khởi nghĩa đây. Cũng phải chọn quán bia gần gần, vì còn cái đồng hồ công tơ mét nữa chứ...

Chào ông, Mr. Hạnh Phúc


(Internet)

Thư%20gửi%20một%20người%20bạn%20thân%20sắp%20lấy%20vợ


mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 4 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.174 seconds.