Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: Hồ Sơ Hoàng Sa & Trường Sa và Chủ Quyề Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 3 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 31/Oct/2011 lúc 10:27pm


Thư Tịch Trung Hoa Thừa Nhận Hoàng Sa, Trường Sa Thuộc VN

Báo GiáoDụcViệtNamNet 2011/07


Theo chính sử Trung Hoa, trong suốt 22 thế kỷ, từ các đời Tần, Hán đến sau Thế chiến thứ II, không thấy tài liệu nào, hay nói rõ hơn, không có câu chữ nào ghi rằng Biển Đông (TC gọi là Biển Nam Trung Hoa) với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (TC gọi là Tây Sa và Nam Sa) thuộc chủ quyền của TC.
Trong khi đó, không ít thư tịch cổ Trung Hoa, do chính người Trung Hoa ghi lại trong lịch sử đã thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Một tài liệu đáng tin cậy về chính sử Trung Hoa là cuốn “Lịch Sử nước Tàu Thời Trung Cổ” do Hàn Lâm Viện TC xuất bản tại Đài Bắc năm 1978, học giả Hsieh Chiao-Min trong bài "Nghiên cứu về lịch sử và địa lý” nhận định về cuộc thám hiểm của Trung Hoa tại đại dương như sau : "Suốt chiều dài lịch sử, về sự phát triển văn hoá và khoa học, dân tộc Trung Hoa không tha thiết với đại dương”. Theo các tài liệu lịch sử chính thống “thảng hoặc triều đình Trung Hoa cũng gửi những đoàn thám hiểm đến Nhật Bản trong các thế kỷ thứ III và thứ II (TCN) và tại Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư và Phi Châu trong thế kỷ XV. Điểm rõ nét nhất là tại Thái Bình Dương có rất ít, nếu không nói là không có, những vụ xâm nhập quy mô của Trung Hoa” suốt chiều dài lịch sử (từ đời nhà Tần thế kỷ thứ III TCN đến nhà Thanh từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX).
Dưới đời nhà Minh, Minh Thành Tổ cử Đô Đốc Thái Giám Trịnh Hoà chỉ huy những đoàn thám hiểm đến Ấn Độ Dương và Biển Ả Rập nhằm thiết lập bang giao với trên 30 quốc gia duyên hải, triển khai Con Đường Tơ Lụa tại Ấn Độ, Phi Châu và Trung Đông. Những chuyến hải hành của phái bộ Trịnh Hoà không phải để chinh phục Biển Đông nơi có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trên thực tế đoàn thuyền chỉ đi ngang qua Biển Đông nhằm khai phá Ấn Độ Dương. Trạm trú chân duy nhất của đoàn trong khu vực này là Đồ Bàn (Chaban) thủ phủ Chiêm Thành bấy giờ. Sau khi Minh Thành Tổ mất, triều đình nhà Minh đã phê phán những cuộc hải trình nặng phần trình diễn của Trịnh Hoà đã góp phần làm suy yếu nền kinh tế quốc gia. Sử gia Triệu Nhữ Quát đời nhà Tống trong cuốn Chư Phiên Chí đã xác nhận nhiều sự kiện lịch sử quan trọng từ thời nhà Hán. Theo đó, năm 111 TCN, sau khi thôn tính Nam Việt "Hán Vũ Đế sai quân vượt biển sang chiếm đất của địch quân (Nam Việt) và đặt ra 2 quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam). Trong thế kỷ thứ I TCN, Hán Nguyên Đế đã rút quân khỏi đảo Hải Nam. Mãi tới đời nhà Lương và nhà Tuỳ (cuối thế kỷ thứ VI đầu thế kỷ thứ VII) mới đặt lại quyền cai trị”. Triệu Nhữ Quát cũng cho biết vùng quần đảo Hoàng Sa (Vạn Lý Trường Sa) là nơi nguy hiểm, tàu thuyền Trung Hoa không nên đến gần vì chỉ đi sai một tí là có thể chìm đắm. Nhan đề sách là Chư Phiên Chí, có nghĩa là chép chuyện các phiên quốc, nước ngoài. Vạn Lý Trường Sa nằm ở phiên quốc, có nghĩa là không thuộc về Trung Hoa mà thuộc về phiên quốc Nam Việt. Như vậy, biên giới trên Biển Đông của Trung Hoa vào đời nhà Hán chỉ tới đảo Hải Nam. Một trang trong cuốn Hải Ngoại Kỷ Sự (1695) của Thích Đại Sán, một nhà sư nước Tàu đời Khang Hy, thuật lại chuyến du hành tới xứ Đàng Trong, thừa nhận chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Đại Việt. Đời nhà Đường có sách Đường Thư Nghệ Văn Chí đề cập tới cuốn Giao Châu Dị Vật Chí của Dương Phu chép những chuyện kỳ dị và những nơi kỳ dị tại Giao Châu (Việt Nam). Sách này chép, tại Thất Châu Dương (nhóm An Vĩnh, quần đảo Hoàng Sa) là nơi có nhiều đá nam châm khiến các thuyền ngoại dương có đóng chốt sắt đi qua không được. Điều này đã khẳng định quần đảo Hoàng Sa thuộc về Giao Châu xưa (nay là Việt Nam). Trong đời Nam Tống, cuốn Lĩnh Ngoại Đại Đáp của Châu Khứ Phi cũng xác nhận : "Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) toạ lạc tại Giao Chỉ Dương”. Chư Phiên Đồ đời Tống cũng xác định giới hạn lãnh thổ của nước Tàu với các nước khác ở Giao Dương (tức Giao Chỉ Dương). Giao Chỉ Dương hay Biển Giao Chỉ là Vịnh Bắc Bộ ngày nay, trong khi Hoàng Sa và Trường Sa lại cách xa Vịnh Bắc Bộ hàng trăm dặm về phía nam. Như vậy, các thư tịch cổ Trung Hoa từ đời nhà Tống đã cho thấy Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc về nước Tàu mà thuộc về nước khác mà nước Tàu gọi là phiên quốc hay Giao Châu, Giao Chỉ. Vào đời nhà Nguyên, quân và dân Đại Việt đã 3 lần đánh tan quân Nguyên – Mông xâm lược và góp phần phá tan kế hoạch Đông Tiến (đánh Nhật Bản) của đoàn quân Mông Cổ nổi danh là bách chiến bách thắng từ đời Thành Cát Tư Hãn. Sau 3 phen thất bại, nhà Nguyên không còn dòm ngó Đại Việt cả trên lục địa đến các hải đảo. Trong suốt các thế kỷ XIII và XIV, theo chính sử Trung Hoa, quân Mông Cổ không hề có ý định xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong Dư Địa Đồ đời Nguyên của Chu Tư Bản được vẽ thu nhỏ lại trong sách Quảng Dư Đồ của La Hồng Tiên thực hiện năm 1561 phần cực nam lãnh thổ Trung Hoa là đảo Hải Nam. Đời nhà Minh, Thiên Hạ Thống Nhất Chi Đồ trong Đại Minh Nhất Thống Chí (1461), Hoàng Minh Đại Thống Nhất Tổng Đồ trong Hoàng Minh Chức Phương Địa Đồ (1635) đã vẽ phần cực Nam Trung Hoa là đảo Hải Nam. Trong khi cuốn Vũ Bị Chí của Mao Nguyên Nghi gọi Biển Đông là Giao Chỉ Dương. Trên các bản đồ Trịnh Hoà Hạ Tây Dương, Trịnh Hoà Hàng Hải Đồ cũng không thấy ghi chép các danh xưng Hoàng Sa, Trường Sa (hay theo cách gọi của Trung Hoa là Tây Sa, Nam Sa, Tuyên Đức, Vĩnh Lạc) trong các lộ trình và hải đạo của Trịnh Hoà sau 7 lần đi qua Biển Đông để khai phá Ấn Độ Dương (Tây Dương). Nhiều tài liệu chính sử nhà Minh cho biết, từ thế kỷ XV, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nguyên là địa bàn ngư nghiệp của Chiêm Thành đã trở thành lãnh thổ của Đại Việt. Lưu ý rằng từ năm 1427 Lê Lợi đã đánh thắng quân Minh để giành lại chủ quyền cho Đại Việt bị Minh Thành Tổ chiếm đoạt từ 20 năm trước (1407).  Đời nhà Thanh, từ thế kỷ thứ XVII đến XX, theo bản đồ Hoàng Thanh Nhất Thống Dư Địa Bản Đồ do triều đình nhà Thanh ấn hành năm 1894 thì đến cuối thế kỷ XIX "lãnh thổ của nước Tàu chỉ chạy đến đảo Hải Nam là hết”. Qua thế kỷ XX, sự kiện này còn được xác nhận trong cuốn Trung Hoa Địa Lý Học Giáo Khoa Thư xuất bản năm 1906 với đoạn như sau : “Điểm cực Nam của nước Tàu là bờ biển Châu Nhai thuộc quận Quỳnh Châu (Hải Nam) tại vĩ tuyến 18”. Các quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ thuộc đảo Hải Nam kéo dài từ vĩ tuyến 20 (ngang Thanh Hoá) đến vĩ tuyến 18 (ngang Nghệ An – Hà Tĩnh). Trong khi quần đảo Hoàng Sa toạ lạc về phía nam, từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 15 (Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi) và quần đảo Trường Sa toạ lạc tại các vĩ tuyến 12 đến vĩ tuyến 8 (Cam Ranh – Cà Mau). Bản đồ Đại Thanh Đế Quốc do triều đình nhà Thanh ấn hành cũng không thấy vẽ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (cũng không thấy ghi theo cách gọi của TC là Tây Sa, Nam Sa, Vịnh Lạc, Tuyên Đức ...). Hơn nữa, trong bộ Hải Quốc Đồ Ký, cuốn Hải Lục của Vương Bỉnh Nam (1820-1842) chép : "Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) là dải cát dài ngoài biển được dùng làm phên dậu che chắn mặt ngoài bờ cõi nước An Nam”. Như vậy, tư liệu này của nước Tàu đã thừa nhận quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ trên biển của Việt Nam. Trong bộ sách địa lý Đại Thanh Nhất Thống Chí do Quốc Sử Quán nhà Thanh biên soạn năm 1842 với lời tựa của hoàng đế Thanh Tuyên Tông, không có chỗ nào ghi Thiên Lý Trường Sa hay Vạn Lý Trường Sa (quần đảo Hoàng Sa).. Trong cuốn Hải Quốc Văn Kiến Lục của Trần Luân Quýnh (1744), vùng biển của Việt Nam tại Biển Đông được ghi bằng các danh xưng Việt HảiViệt Dương. Trong vụ ngư dân đảo Hải Nam cướp tàu chở đồng bị đắm tại quần đảo Hoàng Sa những năm 1895-1896, để trả lời văn thư phản kháng của Chính phủ Anh, Tổng Đốc Lưỡng Quảng Trung Hoa đã phủ nhận trách nhiệm với lý do : "Hoàng Sa không liên hệ gì tới nước Tàu”. Ngoài ra cuốn Hải Ngoại Kỷ Sự (1695) của Thích Đại Sán một nhà sư thời Khang Hy đã đến đất Thuận Hoá của chúa Nguyễn ngày 29 tháng Giêng năm Ất Hợi (13/03/1695) thuật lại chuyến hải hành này và ghi nhận chủ quyền của Đại Việt trong việc chiếm hữu, kiểm soát và khai thác vùng Biển Đông nơi toạ lạc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ít nhất là từ thế kỷ thứ XVII.
Các tài liệu cổ của Trung Hoa rõ ràng cho thấy hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà TC gọi là Tây Sa và Nam Sa) đã được người Việt Nam phát hiện, sử dụng trong nhiều thế kỷ một cách hoà bình và liên tục không có sự phản đối của bất cứ quốc gia nào kể cả của nước Tàu. Điều đó được minh chứng từ tư liệu chính sử của nhiều triều đại nước Tàu trong đó đã mặc nhiên thừa nhận chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong suốt hơn 22 thế kỷ từ thời Tần, Hán cho đến đầu thế kỷ XX.

http://baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/Thu-tich-Trung-Hoa-thua-nhan-Hoang-Sa-Truong-Sa-thuoc-Viet-Nam/20116/152391.datviet



***
****



Thiếu  Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh Là người có thâm niên 13 năm làm Ðại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại TC ở thời điểm nhạy cảm nhất (1974-1989), Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh có những đánh giá rất sâu sắc về hành động và ý đồ của TC trên Biển Đông.

Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh từng giữ các chức vụ Chính Uỷ Khu 1 (1947), Cục Trưởng Cục Tổ Chức Tổng Cục Chính Trị (1950) ; Chính Uỷ Quân Khu 1 (1958), Bí Thư Tỉnh Uỷ Thanh Hoá (1961-1964), Uỷ Viên Dự Khuyết Trung Ương Ðảng (1960-1976). 

- Ông có bất ngờ về sự việc tàu TC liên tục cắt cáp tàu Việt Nam ?
 - Tôi không bất ngờ.
- Là người sống và làm việc 13 năm tại Bắc Kinh với cương vị Ðại Sứ đặc mệnh toàn quốc Việt Nam, có bao giờ ông được chính phủ TC trưng ra bằng chứng về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của họ ?
- Chưa lần nào ! Tôi sống tại TC nhiều năm nhưng chưa lần nào thấy họ nói chính thức về vấn đề này. Tôi cũng đã nhiều lần lần tìm thư tịch của họ để tìm hiểu xem chứng cứ chủ quyền nếu có của họ về hai quần đảo này nhưng không hề có.

- Vậy những dữ kiện mà họ nói do Tướng Trịnh Hoà (thời nhà Minh) thu thập được khi đến đảo Hoàng Sa thì sao ?

- Tôi cam đoan đó chỉ là hàng giả ! Đó chỉ là trên phim của họ, họ tả là tướng Trịnh Hoà đem thương thuyền đi xuống Ấn Độ Dương. Họ lướt chỗ nọ chỗ kia coi như dò đường thôi chứ có phải đi thực hiện chủ quyền đâu. Như vậy những chứng cứ do Trịnh Hoà thu được không đủ làm căn cứ để xác định chủ quyền của họ ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phải là quản lý thì mới khẳng định chủ quyền chứ. Tôi nói giả sử, đi qua nhặt được cái gì đó thì đó đâu phải là thực thi chủ quyền.

“Sự việc cắt cáp làm rơi mặt nạ hoà bình của TC”

- Ông đánh giá gì khi TC liên tiếp có các hành vi gây hấn, thách thức sự kiên nhẫn, lòng yêu nước, trân trọng hoà bình của người dân Việt Nam ?

- Tôi đã có 13 năm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại TC. Đó là thời gian quan hệ Việt Nam và TC trong thời gian cam go, thử thách nhất. Sỡ dĩ nói rằng không bất ngờ vì tôi ở TC đã lâu, đã biết bản chất của TC là bá quyền nước lớn. Tư tưởng bành trướng bá quyền nước lớn, ngàn năm cũng chưa từ bỏ. 

Cho nên những việc họ làm, không chỉ tàu Bình Minh 02, Viking mà trước đây từ việc chiếm quần đảo Hoàng Sa, một số đảo ở quần đảo Trường Sa, bắt ngư dân, cấm ngư dân đánh cá ... là biểu hiện của chủ nghĩa bá quyền nước lớn. Đến sự việc này, tôi không lạ nữa.

Một lý do khác, đến thời điểm này, họ có tham vọng bá chiếm cả tài nguyên của Biển Đông, vì họ thiếu thốn, thèm khát dầu khí. Khi họ thấy ta thăm dò định khai thác, thì họ phải tìm cách cản trở. 

Dù đã bị ta phản đối, nhân dân, báo chí, dư luận Việt Nam và quốc tế chỉ trích sau sự việc ngày 26/05 (tàu Bình Minh 02 bị tàu hải giám TC cắt cáp thăm dò dầu khí – PV) nhưng với tính chất ngoan cố, ngang ngạch và cậy là kẻ mạnh, họ lại tiếp tục gây ra sự việc với tàu Viking 2. 

Tôi có thể kết luận, hai vụ việc xảy ra với tàu Bình Minh 02 và Viking làm rơi mặt nạ hoà bình mà TC vẫn đeo, lộ ra nguyên hình bộ mặt bá quyền nước lớn ăn hiếp nước nhỏ, nói một đằng làm một nẻo.

“Cố tình đổi trắng thay đen”

- Tuy nhiên, vẫn có một số ý kiến cho rằng vì đã hoàn tất đàm phán, phân giới cắm mốc trên bộ nên đây là thời điểm TC tỏ ra cứng rắn hơn tại Biển Đông ?

- Không phải. Mọi hoạt động vừa qua chỉ cho thấy TC đang từng bước làm mọi điều vì lợi ích ích kỷ cho họ. Ngay từ giai đoạn giữa những năm 1970, khi tôi là Đại sứ tại TC, hai bên Việt Nam và TC đã tiến hành đàm phán phân định cắm mốc biên giới trên bộ, vịnh Bắc bộ. Nhưng phải đến gần đây quá trình đàm phán mới hoàn tất. 

- Ông nghĩ sao khi những ngày vừa qua, quan chức cũng như báo giới TC đăng tải những thông tin rất sai lệch về sự việc tại Biển Đông ? Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao TC còn ra tuyên bố yêu cầu phía Việt Nam chấm dứt ngay các hoạt động xâm phạm chủ quyền và tránh tạo ra những sự cố mới ?

- Tuyên bố nêu trên của người phát ngôn Bộ Ngoại giao TC một lần nữa cho thấy họ cố tình “đổi trắng thay đen”, cố tình làm cho dư luận hiểu sai bản chất của vụ việc. Nhiều nước sẽ ủng hộ chính nghĩa của chúng ta

- Trong bối cảnh này, theo ông Việt Nam nên xử lý ra sao ?

- Chính sách của chúng ta là hoà bình, xưa nay đều thế. Thời điểm này, chúng ta phải đấu tranh lý lẽ một cách quyết liệt. Họ muốn bí mật, song phương ta thì phải công bố toàn bộ các cứ liệu lịch sử cho nhân dân ta và dư luận thế giới thấy rõ ai phải ai trái. Thế giới biết và ủng hộ thì TC không thể hung hăng được nữa.

Tôi cũng muốn nói thêm, thời đại này muốn phát động vũ lực cũng không phải dễ dàng. Ta càng đấu tranh công khai, càng quốc tế hoá thì thế của ta càng vững.

- Hiện có nhiều ý kiến lo ngại sự chia rẽ trong các nước ASEAN về vấn đề Biển Đông cũng tựa như hình ảnh chia bó đũa thiếu sự kết dính. TC có thể lợi dụng điều này để giải quyết vấn đề Biển Đông theo hướng có lợi cho họ ?

- Một là, nước nào cũng có lợi ích chung và riêng. Hai là, lợi ích trước tiên lúc này là lợi ích kinh tế. Điều đó là tự nhiên. Tất nhiên, về lý thuyết, thế giới là bình đẳng, nhưng trên thực tế, các nước lớn luôn dùng nhiều loại sức ép, cả chính trị, kinh tế và quân sự để áp đặt ý đồ của mình lên các nước nhỏ. 

Trong bối cảnh đó, giải pháp tối ưu là phải xác định được thế mạnh của bản thân mình. Với trường hợp của ta, cần phải đẩy mạnh mặt trận ngoại giao - pháp lý, làm cho cả dân ta, dân họ và cả cộng đồng quốc tế hiểu và ủng hộ.

Nếu ta công khai, thì dù một số nước không có quyền lợi thiết thực gắn với Biển Đông, nhưng tôi chắc rằng họ sẽ lên tiếng, ủng hộ cho chính nghĩa, lẽ phải của chúng ta, của bạn bè.

 - Quay trở lại thời gian ông làm đại sứ tại TC. Theo ông, báo giới và nhân dân TC nhìn nhận ra sao về tranh chấp tại Biển Đông ?

- Nhân dân TC phần đông rất hữu nghị, trân trọng tình cảm với nhân dân ta. Ngay trong những năm 1979 – 1989, khi anh chị em tại Đại sứ quán ta tại TC đi chợ, nhân dân TC vẫn đối xử vẫn bình thường. 

“Trở ngại lớn nhất là tư tưởng bá quyền”

- TC tuyên truyền ra sao về vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông ?

- Họ tuyên truyền rất mạnh, rằng Biển Đông là biển Nam Sa của họ. Họ giáo dục rất sâu trong nhà trường, chiếm nhiều tiết học ...

- Vậy theo ông, chúng ta làm thế nào nói cho nhân dân TC hiểu được bản chất vấn đề ?

- Ta cũng phải tuyên truyền, xuất bản văn kiện bằng tiếng TC trên mạng và nhiều hình thức khác. 

- Dĩ nhiên, việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông hiện nay rất phức tạp. Theo ông hiện có những tồn tại, trở ngại chính nào trong tiến trình giải quyết vấn đề ?

- Trở ngại lớn nhất là tư tưởng bá quyền.

- Thời gian vừa qua, TC liên tục phát triển sức mạnh quân sự với tàu bay, tàu ngầm, tàu sân bay. Dư luận đặt câu hỏi, vậy đâu là sức mạnh Việt Nam ?

- Nói về sức mạnh, không đơn thuần chỉ bao gồm những thứ đó. Dân tộc ta đã có kinh nghiệm hàng ngàn năm lấy ít đánh nhiều, nhỏ thắng lớn. Ngoài ra còn sức mạnh thời đại, thế giới họ nhìn thấy điều đó, ta phải nói cho họ biết.

“Phải dạy lịch sử, tình yêu nước nhiều hơn nữa !”.

- Muốn giải quyết những trở ngại đó, đâu là giải pháp ngắn hạn và dài hạn cho Việt Nam ?

- Phải đấu tranh lý lẽ, bằng các tư liệu, bằng báo chí trước tiên. Đưa lên Liên Hiệp Quốc, nói cái phi pháp của họ ra. Còn tình huống xấu hơn tôi nghĩ sẽ không xảy ra, khi cả thế giới hiểu được ta có chính nghĩa. Việc đó sẽ làm TC bớt hung hăng đi.

Đồng thời chúng ta phải dạy lịch sử, tình yêu nước nhiều hơn nữa ... Tôi rất buồn khi ngày nay, nhiều con trẻ thuộc sử TC hơn cả sử ta, phim ảnh, truyền hình cũng vậy ...

- Hiện có nhiều ý kiến đề nghị phải kiện TC ra Toà Án Quốc Tế, theo ông có nên ?

- Chúng ta phải tiếp tục kiên quyết đấu tranh và gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc tố cáo TC vi phạm Công Ước Luật Biển năm 1982. Chúng ta công khai các tài liệu để đấu tranh, cho thế giới biết thực chất vấn đề.


http://bucxucbiendong.multiply.com/journal/item/94







mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 05/Nov/2011 lúc 9:59am


 

Những kỷ lục của Hoàng Sa, Trường Sa

Nguyễn Nhã, Tiến sĩ sử học
2011-11-04
Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có ít nhất 7 kỷ lục sau đây:

AFP PHOTO
Đảo Phan Vinh thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam. Ảnh chụp năm 2011.

Theo quan niệm của người Việt Nam trong các thế kỷ 19 trở về trước Hoàng Sa, Trường Sa chỉ là một quần đảo có tên gọi viết chữ Nôm là Cát Vàng hay Cồn Vàng, còn chữ Việt Hán là Hoàng Sa hay Vạn Lý Trường Sa, Đại Trường Sa…
Phương Tây cũng vậy, từ cuối thế kỷ 18 trở về trước đều chưa phân biệt hai quần đảo mà Paracel được vẽ một vạch dài từ Bắc xuống Nam ở Biển Dông.
Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có ít nhất 7 kỷ lục sau đây:

Được đặt nhiều tên nhất

Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo duy nhất ở Việt Nam được đặt nhiều tên nhất, viết bằng nhiều chữ viết nhất tại vùng biển có nhiều tên gọi nhất. Đồng thời cũng được nhiều nước phương Tây nhất đặt tên, đặc biệt từ “Paracel” được ghi chú rõ ràng bằng chữ quốc ngữ Việt Nam (Cat vang hay Cồn Vàng tức Hoàng Sa)
Từ chữ Hán (沙 黄, 沙长, (沙长里萬, 沙长大), chữ Nôm, chữ quốc ngữ ( Hoàng Sa, Trường Sa, Vạn Lý Trường Sa, Đại Trường Sa, Cát( Kát) Vàng, Cồn Vàng.
Hoàng Sa, Trường Sa cũng nằm trong một biển có nhiều tên nhất là Giao Chỉ Dương (bản đồ Trung Hoa), Đông Dương Đại Hải, Biển Champa ( Ciampa từ thế kỷ 16 theo các bản đồ Phương Tây), Biển Đông, Nam Hải, South China Sea, Biển Đông Nam Á…
Người Bồ Đào Nha, Hòa Lan đặt tên Hoàng Sa là Parcel, Pracel (có nghĩa là ám tiêu) ; người Anh đặt tên Trường Sa là Pratlys, người Pháp đặt tên Trường Sa là Spratleys.. .
Và đặc biệt ghi chú rõ ràng Paracel là Cat Vang (bản đồ An Nam Đại Quốc Họa Đồ, 1838 của Taberd; hoặc Kát Vàng, Cồn Vàng trong baøi baùo “Geography of the Cochinchine Empire” của GutzLaff ñaêng trong The Journal of the Geographical Society of London, vol. the 19th,1849, trang 97).

Quần đảo tại VN có không gian lớn nhất

Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo duy nhất ở Việt Nam có không gian lớn nhất, dài nhất, rộng nhất, sâu nhất của nước biển, ở xa nhất, có nhiều hòn đảo, đá nhất.
Quần đảo Hoàng Sa nằm trong một phạm vi rộng khoảng 15.000km2, giữa kinh tuyến 111 độ Đ đến 113 độ Đông, khoảng 95 hải lý (1 hải lý = 1,853 km), từ 17o05’ xuống 15o,45’độ vĩ Bắc, khoảng 90 hải lý; xung quanh là vùng biển có độ sâu hơn 1000m, song giữa các đảo có độ sâu thường dưới 100m.
Quần đảo Hoàng Sa nằm ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam và một phần Quảng Ngãi.
Về khoảng cách với đất liền, quần đảo Hoàng Sa nằm gần đất liền Việt Nam hơn cả:
Từ đảo Triton đến Mũi Ba Làng An (Cap Batangan:15 độ vĩ B, 108 độ 6’ kinh Đ), tức đất liền lục địa Việt Nam đo được 135 hải lý, cách Cù Lao Ré chỉ có 123 hải lý, trong khi đó khoảng cách đảo gần nhất tới bờ đảo Hải Nam xa tới 140 hải lý (đảo Hoàng Sa-Pattle:16 độ vĩ B, 111 độ 6’ kinh Đ và Ling-Sui hay Leong Soi : 18độ vĩ B, 110 độ 03 kinh Đ); nếu tính tới đất liền lục địa Trung Hoa còn xa hơn nhiều, tối thiểu là 235 hải lý .
Trong khoảng 30 đảo, đá, bãi, cồn, hòn trên, hiện có 23 đã được đặt tên, gồm 15 đảo, 3 bãi, 3 đá, 1 cồn, 1 hòn. Ngồi ra cịn vơ số mỏm đá.
000_Hkg5133528-305.jpg
Một đảo thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 20 tháng 7 năm 2011. AFP PHOTO / POOL.


Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa hiện nay tính đến đảo gần nhất vào khoảng 350 hải lý, đảo xa nhất 500 hải lý, cách Vũng Tàu 305 hải lý, Cam Ranh 250 hải lý, đảo Phú Quốc 240 hải lý, cách Bình Thuận (Phan Thiết) 270 hải lý.
Quần đảo Trường Sa trải dài từ vĩ độ 60 2 vĩ B tới 110 28 vĩ B, từ kinh độ 1120 Đ đến 1150Đ trong vùng biển chiếm khoảng 160.000km2 - 180.000km2 . Biển tuy rộng nhưng diện tích các đảo, đá, bãi nổi lên khỏi mặt nước lại rất ít, chỉ tổng cộng khoảng 11 km2.
Về số lượng đảo theo thống kê của Tiến Sĩ Nguyễn Hồng Thao (Vụ Biển thuộc Ban Biên Giới Chính Phủ) năm 1988 bao gồm 137 đảo, đá, bãi, và vơ số mỏm đá ngầm; không kể 5 bãi ngầm thuộc thềm lục địa Việt Nam (gồm bãi Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Nguyên, Tứ Chính).
Theo thống kê của Pháp năm 1933 gồm 9 đơn vị chính và các đảo, đá, bãi phụ cận. Philippines đã liệt kê một danh sách 53 đơn vị gồm hòn đảo và cù lao trong một khu vực 976 dặm vuông.
Độ sâu của Biển Đông với đường phân thủy 100m bao kín các vùng về phía Bắc và phía Đông. (Nếu mực nước biển hạ xuống chừng 600m - 700m, thì Hoàng Sa sẽ dính vào Việt Nam như một khối khít liền và cách Trung Quốc bằng một vùng biển nước sâu hàng ngàn mét) Và như thế quần đảo Hoàng Sa là một phần của Việt Nam (theo quan điểm của Krempf, giám đốc Hải Học Viện Đông Dương trong cuộc khảo sát năm 1925).

Có tầm chiến lược quan trọng

Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo duy nhất ở Việt Nam có tầm chiến lược quan trọng hàng đầu về quân sự, kinh tế, chính trị, ngoại giao, qua các thời kỳ lịch sử, được các chính quyền các thời, các chế độ khẳng định chủ quyền và tầm chiến lược quan trọng.
Nếu lấy giữa Biển Đông làm trung tâm nhìn ra thế giới:
-Trong vòng bán kính 1500 hải lý có các cảng quan trọng như Bangkok, Rangoon, Calcutta, Singapore, Djakarta, Manila, Taipei, Hongkong, Shanghai, Nagasaki.
-Trong vòng 2500 hải lý, có các thành phố quan trọng như Madras, Colombo, Bombay, Bali, Darwin, Guam, Tokyo, Yokohama, Seoul, Beijing...bao trùm hầu hết lãnh thổ các nước đông dân nhất thế giới, bao gồm một nửa nhân loại.
Đường bay quốc tế cũng thế, từ Singapore, Bangkok, qua Hong Kong, Manila, Tokyo … đều qua Biển Đông. Chính vì vậy hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không những là nơi hiểm yếu như các chính quyền phong kiến của Việt Nam đã khẳng định mà còn có giá trị chiến lược đối với Việt Nam và quốc tế. Vì thế nên trước khi Nhật Bản xâm lăng các nước Đông Nam Á hồi thế chiến thứ II, quân Nhật đã chiếm đóng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đến khi ký kết Hội Nghị San Francisco năm 1951, Nhật Bản mới tuyên bố từ bỏ sự chiếm đóng hai quần đảo này.
Không có một vùng biển nào trên thế giới với diện tích tương đương 3/4 Địa Trung Hải mà lại có tầm mức quan trọng về phương diện giao thông như Biển Đông. Muốn từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương, tàu thuyền phải qua Biển Đông. Nếu đi vòng sẽ tốn kém hơn và mất thời gian nhiều hơn. Biển Đông nằm ngay trên ngã tư đường hàng hải quốc tế, nhất là lượng hàng hoá quan trọng như dầu hoả, khí đốt đến Nhật đều qua ngả này. Cứ 4 chiếc tầu của thế giới thì có 1 chiếc tàu qua Biển Đông.
Về tài nguyên rất phong phú, nguyên về dầu khí trữ lượng theo thăm dò của Trung Quốc cho biết tới 25 đến 30 tỷ tấn dầu.
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tuy diện tích bề mặt nổi lên mặt nước không lớn, song lại rải rác, chiếm diện tích rất rộng. Ai chiếm được nhiều hải đảo có thể kiểm soát nhiều lãnh hải và khai thác được nhiều tài nguyên ở dưới lòng biển.
Việc thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam trên khiến người ta thấy tiềm năng vùng Biển Đông có nhiều triển vọng về dầu khí.
Từ đó xảy ra sự tranh chấp về quân sự, ngoại giao, chính trị càng ngày càng cao, căng thẳng ở Hoàng Sa & Trường Sa cũng như Biển Đông.

Được vẽ nhiều nhất trên các bản đồ cổ

bd1-305.jpg
Bản đồ 1, nước Giao Chỉ với Giao Chỉ dương, trích từ bộ Võ bị chí. (Ảnh chụp lại từ tư liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu)


Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo duy nhất ở Việt Nam được vẽ nhiều nhất trên các bản đồ cổ từ năm 1909 trở về trước của cả Phương Tây, Việt Nam, Trung Quốc và bản đồ có tọa độ sớm nhất, ít ra từ đầu thế kỷ 19.
Nhà Nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã sưu tầm hàng trăm bản đồ cổ ở các nước Phương Tây cũng như Việt Nam,Trung Hoa về Parcel, Pracel hay Paracel, Spratleys, Spartlys tức Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Với 50 bản đồ mô tả nước Việt Nam với thềm lục địa và Biển Đông ấn hành suốt từ 1525 đến 1886, chúng ta thấy dần dần sự hiểu biết của thế giới về đất nước Việt Nam ngày một chính xác, cả về hình thể, lẫn địa danh (trong đó, gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa).
bd2-250.jpg
Bản đồ 2, An Nam quốc với biển Đông Nam hải, trích Hải quốc đồ chí. (Ảnh chụp lại từ tư liệu của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu)


Có cả những bản đồ do người Trung Quốc vẽ .như Bộ sưu tập bản đồ Võ bị chí, trang 11b và 12a ghi lại cuộc hành trình của Trịnh Hòa trong thời gian 1405-1433 đi từ Trung Quốc qua Ấn Độ dương tới Phi Châu, có vẽ Nước Giao Chỉ Bắc giáp Khâm Châu Trung Quốc, Nam giáp nước Chiêm Thành, Đông giáp biển cả mang tên Giao Chỉ dương, tức biển của nước Giao Chỉ. Năm 1842, Hải quốc đồ chí của Ngụy Nguyên mô tả và khắc vẽ bản đồ tất cả các nước trên thế giới theo phương pháp khoa học với kinh tuyến và vĩ tuyến đã vẽ hai bản đồ về Việt Nam. Trong đó, bản đồ thứ nhất vẽ sơ sài, chia nước ta ra hai phần. Ở ngoài khơi phía Đông hai phần Việt Nam, Ngụy Nguyên ghi rõ là Đông Dương đại hải, tức biển Đông rất lớn.
bd3-200.jpg
An Nam Đại Quốc Hoạ Đồ do gíam mục Taberd vẽ, in năm 1838 là phụ bản của cuốn tự điển Latin- Annamiticum.


Cũng trong tác phẩm Hải quốc đồ chí, Ngụy Nguyên còn khắc vẽ bản đồ An Nam quốc với đường nét đúng kinh tuyến và vĩ tuyến rất rộng lớn. Ngoài khơi nước An Nam có ghi rõ Đông Nam hải, tức là biển Đông Nam.
Cũng có những bản đồ vẽ về Hoàng Sa, Trường Sa tức Paracel có tọa độ rất sớm như An Nam Đại Quốc Hoạ Đồ do gíam mục Taberd vẽ, in năm 1838 là phụ bản của cuốn tự điển Latin- Annamiticum có ghi rõ “ Paracel seu Cat Vang” ( seu tiếng La tinh có nghĩa “hay là”).

Nhiều nhà sử học quan tâm nhất

Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo duy nhất ở Việt Nam được nhiều nhất các nhà sử học lớn nhất thế kỷ của Việt Nam viết về chủ quyền của Việt Nam.
Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo ở Việt Nam được viết nhiều nhất trong nhiều lọai tài liệu nhất .
Như sử gia Lê Quí Đôn thế kỷ 18 với Phủ Biên Tạp Lục, Phan Huy Chú thế kỷ 19 với Dư Địa chí trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, Hoàng Xuân Hãn, thế kỷ 20 viết Quần đảo Hoàng Sa trong Tập San Sử Địa…
Từ chính sử như Đại Việt Sử Ký Tục Biên thời Trịnh Sâm, Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu, Đại Nam Thực Lục Tiền biên, Đại Nam Thực Lục Chính Biên của Quốc sử quán triều Nguyễn, sách điển chế như Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ của Nội các triều Nguyễn, sách địa chí như Hoàng Việt Dư Địa Chí, Đại Nam Nhất Thống Chí.
Sự kiện năm 1836 thời vua Minh mạng sai suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật đi Hoàng Sa cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền và bắt đầu thành lệ hàng năm được ghi rất nhiều tư liệu nhất từ Đại Nam thực lục chính biên, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ và Châu bản triều Nguyễn.
Đặc biệt là các châu bản triều Nguyễn, văn bản nhà nước từ Triều đình Việt Nam đến địa phương về chủ quyền của Việt Nam mang tính nhà nước, có tính pháp lý quốc tế, nhất là từ thế kỷ 19 trở về trước, khi Việt Nam chưa bị các nước khác tranh chấp.. Với những bản tấu, phúc tấu của các đình thần các bộ như bộ Công, bộ Hộ và các cơ quan khác hay những dụ của các nhà vua về việc thực thi chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa dưới triều Nguyễn như việc vãng thám, đo đạc, vẽ hoạ đồ Hoàng Sa, cắm cột mốc... Cũng có nội dung bản tấu cho biết những hoạt động hàng năm trên bị hoãn tháng khởi hành như năm Minh Mạng thứ 19 (1838) thay vì hạ tuần tháng 3 khởi hành, mãi tới hạ tuần tháng 4 vẫn chưa khởi hành, hoặc năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) có chỉ đình hoãn kỳ vãng thám năm 1846.
BĐ3

Nhiều nguyên thủ khẳng định chủ quyền của VN

Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo duy nhất ở Việt Nam được nhiều các vị nguyên thủ quốc gia qua các thời, các thể chế chính trị từ phong kiến thuộc địa đến thời chia cắt, thống nhất khẳng định chủ quyền của Việt Nam.
Khởi đầu các vua triều Nguyễn như vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị đến Bảo Đại đều ban Dụ, Chỉ, lời châu phê liên quan đến cương vực, việc xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam tại Hòang Sa, Trường Sa .
Trong khi tại Trung Quốc chưa có tài liệu nào nói rõ vua, triều đình Trung Quốc khẳng định chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa, thì tài liệu chính sử của Việt Nam cho thấy các vua và triều đình Việt Nam đã nhiều lần khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc lãnh thổ Việt Nam. Các tài liệu chính thức của nhà nước Việt Nam, của triều đình Việt Nam như Đại Nam Thực Lục Chinh Biên, Đại Nam Hội Điển Sự Lệ, Châu Bản Triều Nguyễn, Đại Nam Nhất Thống Chí đã ghi nhận rất rõ ràng rằng hoàng đế Việt Nam, triều đình Việt Nam luôn khẳng định Hoàng Sa thuộc về cương vực mặt biển Việt Nam.
Tỷ như tháng 8 mùa thu năm Qúi Tỵ Minh Mạng thứ 14 (1833), vua Minh Mạng bảo Bộ Công rằng: “Dải Hoàng Sa trong vùng biển Quảng Ngãi...” (Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhị kỷ, quyển 104). Năm Bính Thân, niên hiệu Minh Mạng thứ 17 (1836) (năm Đạo Quang thứ 16 đời Nhà Thanh) Bộ Công tâu lên vua : “Xứ Hoàng Sa thuộc cương vực mặt biển nước ta rất là hiểm yếu ( Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhị kỷ, quyển 165). Ngày 20 tháng 12 năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) phúc tấu của Bộ Công cũng đã khẳng định : “Hàng năm, vào mùa xuân, theo lệ phái binh thuyền vãng thám Hoàng Sa thuộc hải cương nước nhà ...” (tập Châu Bản Thiệu Trị tập 51, trang 235). Sách Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc Sử Quán triều Nguyễn cũng đã chép một cách rõ ràng : “Phía Đông (tỉnh Quảng Ngãi) chạy ngang đến đảo cắt: đảo Hoàng Sa, liền với biển xanh ...”
Sau đó khi có những biến cố xâm lấn của nước ngoài về chủ quyền của đảo, lãnh hải của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông, các nguyên thù quốc gia thời chia cắt đến thời thống nhất, từ Tổng Thống, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng kể cả đứng đầu chính quyền đô hộ thời Pháp thuộc đều lên tiếng khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa & Trường Sa. ...


Được nhắc đến với nhiều bức xúc nhất

Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo duy nhất ở Việt Nam được các phương tiện truyền thông báo đài, tư liệu, sách, sách trắng, nhất là đến với trái tim Việt Nam nhiều nhất, được nhắc đến với nhiều bức xúc nhất...
Qua các báo từ nhật báo, tuần báo, tạp chí, báo online, các blog có vô số bài viết, files.
Về nghiên cứu, có rất nhiều sách nghiên cứu của các nhà khoa học, ở trong và ngoài nước trước và sau 1975, nhiều sách trắng của nhà nước trước và sau 1975. Riêng số đặc khảo về Hòang Sa và Trường Sa của Tập san Sử Địa, số 29, năm 1975 và luận án tiến sĩ năm 2003 “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa & Trường Sa” của Nguyễn Nhã, mỗi loại đã có hơn 300 trang viết khảo cứu có giá trị. Trong hồ sơ tư liệu về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa & Trường Sa bằng Tiếng Anh, năm 2011 của Nguyễn Nhã vừa đưa tới Văn phòng Quốc Hội Mỹ, Hội Địa Lý Quốc Gia Mỹ đã tới hơn 400 trang ….
Trên mạng có hàng triệu files bằng Tiếng Việt cũng như Tiếng Anh và các thứ tiếng các nước khác.
Ngày 20-1-1975 kỷ niệm 1 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa, trong buổi khai mạc Triển lãm tư liệu minh chứng chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, nhật báo Sóng Thần đã đưa tin mọi người ôm nhau khóc ròng. Sau năm 1975 trong các buổi hội thảo, phỏng vấn trên truyền hình trong và
ngoài nước có nhiều nước mắt rơi….



Nguyễn Nhã, Tiến sĩ sử học



mk
IP IP Logged
MENUCORP
Newbie
Newbie


Tham gia ngày: 05/Mar/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 29
Quote MENUCORP Replybullet Gởi ngày: 22/Dec/2011 lúc 8:07am

http://www.hennhausaigon2015.com/wp-content/gallery/hanoisaigonbieutinh/268339-2107834289760-1062638679-2386039-7840204-n.jpg

Khổng Tước Nguyên địa linh nhân kiệt - MENUCORP Vì sự lớn mạnh của Công nghệ Thông tin Việt Nam !
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 25/Jan/2012 lúc 11:34am


Lương sỹ quan tàu ngầm 1.600 đôla

25 - 1 - 2012 12:27 GMT
Tàu%20ngầm%20của%20Nga

Báo Việt Nam dẫn lời phó Tư lệnh Hải quân Nguyễn Văn Ninh nói mức lương mới cho sỹ quan tàu ngầm là 35 triệu đồng đối với mức trung úy và 55 triệu đồng đối với mức đại tá.

Chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Ninh nói trong một phỏng vấn đăng trên báo Tuổi Trẻ Xuân, rằng "vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có nghị định ban hành chế độ chính sách cho lực lượng đặc biệt này với nhiều ưu đãi về lương, phụ cấp, nhà ở, tuổi phục vụ... "

Theo ông Ninh, người được phong hàm chuẩn đô đốc, tương đương thiếu tướng, năm 2009, mức lương của một đại tá phục vụ dưới tàu ngầm vào khoảng 2.500 đôla/tháng, "gấp hơn hai lần lương chuẩn đô đốc của tôi".

Ông Nguyễn Văn Ninh bình luận thế là "đủ cho một sỹ quan yên tâm lo cho một gia đình nhỏ để phục vụ quân đội và quân chủng lâu dài".

Mức lương trung bình đối với người lao động ở trong nước hiện nay, theo nguồn chưa chính thức từ Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội, là vào khoảng 3,6 triệu đồng/người/tháng.

Ngoài ra, quân chủng hải quân được biết cũng đang bắt đầu triển khai xây dựng nhà công vụ cho tất cả các sỹ quan hải quân đang tại ngũ để bảo đảm điều kiện cho họ yên tâm tập luyện và chiến đấu.

Chuẩn đô đốc Ninh được dẫn lời nói tất cả sỹ quan bộ đội tàu ngầm đều gia nhập lực lượng đặc biệt này một cách "tình nguyện".

Việt Nam đang ráo riết chuẩn bị nhân lực và kỹ thuật cho hạm đội tàu ngầm trong tương lai.

Bắt đầu từ năm 2014, Nga sẽ giao chiếc tàu ngầm hạng Kilo 636 đầu tiên cho Việt Nam trong hợp đồng sáu chiếc trị giá nhiều tỷ đôla.

Đây là loại tàu ngầm hiện đại, dùng cả điện và dầu diesel.

Bên cạnh đó, hải quân Việt Nam cũng đang xây dựng căn cứ để tiếp nhận và vận hành tàu ngầm.

Tăng cường hải quân

Thời gian gần đây, cùng với căng thẳng tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, quân đội Việt Nam tỏ ra quyết tâm trong việc xây dựng và phát triển quân chủng hải quân, với ngân sách năm sau cao hơn năm trước.

Hợp đồng sáu tàu ngầm thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận cả trong nước và nước ngoài, vì có trong tay vũ khí đặc biệt này, khả năng tác chiến của hải quân Việt Nam sẽ được nâng lên gấp bội.

Một trang mạng nhiều người truy cập ở Trung Quốc hồi tháng 12/2011 đã đăng thông tin về nhóm học viên Việt Nam, được cho là đang học vận hành tàu ngầm ở Nga.

Mạng Sina nhận định rằng các học viên này trong tương lai sẽ trở thành các thành viên chủ chốt trong biên đội tàu ngầm của Việt Nam.

Các tàu ngầm của Việt Nam trong tương lai được thiết chuẩn với hệ thống hỏa tiễn chuẩn dạng Club.

Giữa năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh xác nhận hợp đồng mua sáu tàu ngầm Kilo 636 của Nga, nói "việc này hoàn toàn công khai minh bạch".

Ông khẳng định "đây là việc làm bình thường" phục vụ mục tiêu xây dựng và bảo vệ đất nước.

"Xây dựng quân đội mạnh để bảo vệ hòa bình, để ai đó có ý đồ xâm chiếm Việt Nam cần để ý tới yếu tố này."


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/mobile/vietnam/2012/01/120125_submariners_salaries.shtml




mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 25/Jan/2012 lúc 9:03pm











 

























 





 





 





 









 





 





 





 









 





 





 





 





 





 





 





 









 





 





 





 



 



 





 





 








  1. Họ đã làm bổn
    phận chống ngoại xâm. Chúng ta phải tiếp tục bằng mọi hình thức và phương
    tiện để bảo tồn Quê Hương Việt Nam



    They did duty against invasion. We must continue in all forms and means to
    preserve Vietnam Que Huong




    Sưu tầm

    https://picasaweb.google.com/Aotrang...98197400202642

http://vulep.multiply.com/photos/album/90?&show_interstitial=1&u=%2Fphotos%2Falbum





mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 29/Jan/2012 lúc 8:44am

28.01.2012

Thêm một bằng chứng Hoàng Sa là của Việt Nam

NGUYỄN KHẮC PHÊ


Bìa cuốn sách “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa”



Trước thềm Xuân Nhâm Thìn, nhà giáo lão thành Thân Trọng Ninh gọi điện cho tôi:

- Mình nhận được sách từ Pháp rồi. Cậu xuống đi!

Ông không dài dòng, vì quả tim của ông lão 90 tuổi đang lúc “trục trặc”, nhưng niềm vui khiến giọng nói của ông như trẻ lại.

Khoảng nửa tháng trước, ông đã trao cho tôi một tài liệu mà bà Yvette Amiot Thân Trọng – một cô dâu của họ Thân – từ Pháp vừa gửi về – một bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Tài liệu là bản phô-tô từ một một cuốn sách nên ông đã đề nghị bà Yvette gửi cho cuốn sách đã xuất bản tại Pháp. Và hôm nay cuốn sách từ Pháp đã về đến Huế.

Đó là cuốn “La souveraineté sur les archipels Paracels et Spratleys” (“Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa”) của tiến sĩ Monique Chemillier Gendreau (NXB L’ Harmattan, Paris, 1996), trong đó có lá thư (nguyên văn chữ Pháp) viết từ Huế ngày 23 tháng giêng năm 1929 của Khâm sứ Trung Kỳ gửi Toàn quyền Đông Dương (Hà Nội) liên quan tới quần đảo Hoàng Sa. Ông Thân Trọng Ninh đã dịch lá thư và nội dung quan trọng nhất chúng ta đọc thấy dưới đây là một bằng chứng rằng quần đảo Hoàng Sa từ lâu đã thuộc về Việt Nam:

“…Trong quyển sách viết về “Điạ lý Nam Kỳ” dịch ra tiếng Anh và đăng trong “Báo của Hội Châu Á xứ Bengale” năm 1838, Đức Ông Jean-Louis Taberd, giám mục xứ Isauropolis, giám mục tông toà xứ Nam Kỳ, Cao Miên và Champa đã viết về việc vua Gia Long đã đem quân ra chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa năm 1816 và đã làm lễ thượng kỳ lá cờ Nam Kỳ một cách long trọng tại đó.

Một trang nguyên bản lá thư của Khâm Sứ Trung kỳ…

Tuy nhiên vẫn có sự nghi ngờ về tính xác thực của sự kiện chính vua Gia Long đã đích thân chỉ huy sự chiếm đóng Quần đảo, nhưng sự chiếm đóng này là có thực và đã được khẳng định trong các biên niên ký của Chính phủ An Nam hay là “Đại Nam Nhất Thống Chí” quyển số 6, và “Nam Việt Địa Dư” quyển số 2, về địa lý nước An Nam xuất bản vào năm thứ 14 triều vua Minh Mạng và sau cùng trong “Đại Nam Nhất Thống Chí” quyển 6 về địa lý dưới triều vua Duy Tân.

Những tài liệu nói trên được lưu giữ tại các thư viện của Chính phủ An Nam đã cung cấp thêm cho chúng tôi nhiều chi tiết sau đây:

Trong những triều đại trước đây, một đội quân gồm 70 lính tuyển mộ trong dân chúng làng Vĩnh An đã được phái ra đóng đồn tại quần đảo Hoàng Sa, lấy tên là “Đội Hoàng Sa”; một đội khác mang tên “Đội Bắc Hải” được thành lập sau đó và được đặt dưới quyền chỉ huy của Đội Hoàng Sa….

Dưới triều vua Minh Mạng có nhiều phái bộ của Chính phủ được gửi ra nghiên cứu và khai thác tại Quần đảo. Một phái bộ đã phát hiện một ngôi chùa cổ trong đó có ghi một dòng hàng chữ.

Năm 1838, nhà vua lại phái ra Quần đảo một đội thợ xây cùng các nguyên vật ;iệu để xây dựng một ngôi chùa và một tấm bia nhằm đánh dấu kỷ iệm sự có mặt của họ đã đến đây….

Nhà nước được chúng ta bảo hộ đã khẳng định từ lâu đời chủ quyền của họ đối với quần đảo Hoàng Sa và ngài Thân Trọng Huề, nguyên là Thượng thư Bộ Binh, qua đời năm 1925, trong một bức thư đề ngày 3 tháng 3 năm ấy, đã viết “những hòn đảo này luôn luôn thuộc chủ quyền của nước An Nam, việc này không có gì để bàn cãi cả…”

Đoạn tiếp theo nhấn mạnh vị trí quan trọng của quàn đảo Hoàng Sa trong việc lưu thông và lập căn cứ quân sự để sử dụng khi tấn công đất liền.

Nhà giáo Thân Trọng Ninh chăm chú xem cuốn sách vừa gửi từ Pháp về.

Xin được lưu ý ông Thân Trọng Huề (1869-1925) là một trong những nhân vật nổi tiếng của dòng họ Thân danh giá mà tiêu biểu hơn cả là tiến sĩ Thân Nhân Trung, tác giả câu nói bất hủ đã đã ghi trên một tấm bia tại Quốc Tử Giám (Hà Nội): “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Năm 2010, trong dịp kỷ niệm 1000 họ Thân cũng tại Văn Miếu (Hà Nội), đã có bài viết nêu công lao của ông Thân Trọng Huề “đã buộc nhà đương cục Pháp phải ký vào văn kiện công nhận lãnh thổ Việt Nam bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa” nhưng chưa có bằng chứng cụ thể.

Nay, với lá thư của Khâm Sứ Trung Kỳ đã dẫn ở trên, việc đó mặc nhiên được xác nhận, đồng thời thêm một bằng chứng khẳng định chủ quyền lâu đời của Việt Nam đối với Hoàng Sa.

Nội dung này có thể có nhà nghiên cứu đã biết, nhưng việc một phụ nữ Pháp, chỉ với “chức danh” duy nhất liên hệ đến đề tài này là cô dâu của một gia đình họ Thân định cư ở Pháp nhiều chục năm trước vẫn luôn hướng về Việt Nam, chăm chú tìm những tư liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa gửi về  cho một ông giáo già ở Huế là điều rất đáng để chúng ta suy nghĩ. Lẽ nào một “bà đầm” bên Tây, một ông lão gần đất xa trời còn biết đau đáu về một vùng lãnh thổ của Việt Nam bị nước ngoài ngang nhiên chiếm đoạt, quan tâm tìm thêm bằng chứng lịch sử để đòi họ thực thi theo luật pháp quốc tế mà những cơ quan công quyền, những vị chức trọng quyền cao lại cảm thấy “khó khăn” mỗi khi lên tiếng đòi chủ quyền cho Tổ quốc mình?

Tác giả gửi cho Quê choa



http://quechoa.info/2012/01/28/them-m%E1%BB%99t-b%E1%BA%B1ng-ch%E1%BB%A9ng-hoang-sa-la-c%E1%BB%A7a-vi%E1%BB%87t-nam/#more-21328




mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 12/Mar/2012 lúc 3:53am



Thứ Hai, 12/03/2012, 08:28 (GMT+7)

Chư tăng tình nguyện ra trụ trì ở Trường Sa


TT - UBND Khánh Hòa vừa có công văn thống nhất và đánh giá cao đề nghị của ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa về việc chấp thuận và đề đạt nguyện vọng của sáu chư tăng tình nguyện ra làm trụ trì các chùa tại huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa).

Các chư tăng gồm thượng tọa Thích Tâm Hiện, các đại đức Thích Giác Nghĩa, Thích Ngộ Thành, Thích Thánh Thành, Thích Đạo Biên, Thích Đức Hỷ.

V.T


http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/481781/Chu-tang-tinh-nguyen-ra-tru-tri-o-Truong-Sa.html




mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 30/Mar/2012 lúc 8:26pm


 
Không thể chậm trễ

30/03/2012 3:51


Hai nữ sinh phổ thông, một VN, một Trung Quốc cùng tham gia chương trình Giao lưu văn hóa ở Mỹ (học 1 năm phổ thông và ở nhà cha mẹ nuôi là người Mỹ), được sắp xếp ở chung một nhà. Tất cả là ngẫu nhiên, có học sinh giao lưu văn hóa VN ở chung cùng một nhà với bạn Đức, Tây Ban Nha, Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc...
Nhưng ngay những ngày đầu tiên, bạn học sinh TQ, trong một lần nói chuyện với cả nhà về đất nước mình, đã "tranh thủ" giới thiệu Hoàng Sa, Trường Sa là của TQ; bạn học sinh VN bị bất ngờ, chỉ biết phản ứng lại trong thế bị động rằng: "Hoàng Sa, Trường Sa là của VN"…
Sự việc không chỉ dừng lại ở đó. Đến cuối năm học, khi có dịp thuyết trình về một đề tài lịch sử trong lớp của mình, bạn TQ đăng ký ngay đề tài về Hoàng Sa, Trường Sa. Buổi thuyết trình được thầy giáo khen về mặt chuẩn bị tư liệu. Lời khen đó trở thành đề tài trong bữa cơm tối ở nhà cha mẹ nuôi người Mỹ. Bạn VN phản ứng bằng cách... bỏ cơm.
Trên đây là câu chuyện có thật, được một học sinh VN tại Mỹ kể lại.
Chúng ta không thể chê con cái chúng ta chậm, thực tế là người lớn chúng ta chậm, hay nói đúng ra là quá chậm.
Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là vấn đề trọng đại của cả dân tộc và các thế hệ người VN, nhưng dường như chúng ta chưa có kế hoạch toàn diện một cách bài bản. Câu chuyện trên đây chỉ là một trong những điểm yếu. Nhìn lại toàn bộ chương trình lịch sử ở cả 3 cấp học, không có chương nào, bài nào nêu rõ quá trình làm chủ không thể chối cãi và quá trình khai thác Hoàng Sa, Trường Sa của ông cha ta; quá trình lấn chiếm có “lộ trình” của TQ… Hoàng Sa, Trường Sa có chăng chỉ là một vài câu chữ ở môn địa lý. Tìm hiểu thêm trên các website chính thức, không thấy có trang nào hệ thống các bằng chứng, lý lẽ của VN trong vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa một cách bài bản, mạch lạc để học sinh và người dân (không phải là các học giả) có thể lấy đó làm vũ khí lý luận, đấu tranh mọi lúc mọi nơi.
Hàng trăm ngàn du học sinh chúng ta hiện đang học tập và làm việc ở nhiều nơi trên thế giới. Lực lượng này có thể làm cho giới trẻ quốc tế, những nhà lãnh đạo tương lai của thế giới hiểu đúng và ủng hộ chúng ta trong vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng tài liệu không đầy đủ thì kêu gọi con cái chúng ta làm thế nào để chiến thắng?
Vấn đề là làm sao để câu chuyện "Hoàng Sa, Trường Sa là của VN" không chỉ là khẩu hiệu mà đi kèm theo đó phải là những luận cứ thuyết phục ăn sâu vào máu thịt của từng người VN.
Cái trước mắt có thể làm được ngay là đưa các bài học lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa các cấp, từ tiểu học cho đến đại học; tùy theo trình độ hiểu biết của người học mà biên soạn nội dung phù hợp. Qua các website chính thức, trang bị ngay cho học sinh, nhất là du học sinh VN, những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu, dịch ra nhiều thứ tiếng để du học sinh trên toàn thế giới có thể sử dụng làm tư liệu trong các bài thuyết trình, giới thiệu với bạn bè quốc tế về các bằng chứng của VN.

Kim Trí



 http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120330/khong-the-cham-tre.aspx




mk
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Jul/2012 lúc 7:52am

Phát hiện tấm bản đồ cổ của Trung Quốc chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc lãnh thổ Trung Quốc.

Duy Minh / NguoiViet.de 15.07.2012
Tiến sỹ Mai Hồng nguyên là Trưởng phòng Tư liệu thư viện của Viện Hán Nôm, hiện ông đang là Giám đốc trung tâm nghiên cứu và ứng dụng phả học Việt Nam.
Xem%20hình
“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) xuất bản tại Thượng Hải năm 1905

  Hơn 30 năm gắn bó với công tác lưu trữ, Tiến sỹ Mai Hồng đã sưu tập được rất nhiều tư liệu quý và có giá trị lịch sử cũng như giá trị thực tiễn cao. Trong số này, ông đặc biệt chú ý tới một bức bản đồ cổ có tên gọi “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” có xuất xứ từ Trung Quốc…
 
“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) là tập bản đồ Trung Quốc xuất bản tại Thượng Hải năm 1905 và tái bản năm 1910. Đây là một trong những tập bản đồ Trung Quốc được vẽ và ấn hành vào cuối triều Thanh, phản ánh nhận thức đương thời của người Trung Quốc, quan chức, học giả đối với cương giới, lãnh thổ Trung Quốc thời điểm đó.
Điều đáng chú ý là: Trên bản đồ toàn quốc và bản đồ tỉnh Quảng Đông chỉ vẽ đến đảo Hải Nam. Đảo Hải Nam trên bản đồ là điểm cực Nam lãnh thổ Trung Quốc và bản đồ tỉnh Quảng Đông, chứng minh các quần đảo ở Biển Đông nằm ngoài lãnh thổ Trung Quốc.
Tấm “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” được in màu khá đẹp gồm 35 miếng ghép bằng giấy bồi dán trên mặt vải bố, trong đó mỗi miếng ghép có kích cỡ khoảng 20x30cm. Nói về cơ duyên có được tấm bản đồ này, Tiến sỹ Mai Hồng cho biết: “Khoảng thời gian cuối những năm 1970 thế kỷ trước, lúc này đang công tác tại Viện Hán Nôm và được cố Giáo sư Phạm Huy Thông giao cho việc trông coi kho sách cổ, trong một lần có một cụ ông ở Phú Xuyên (Hà Tây cũ) gánh sách lên bán cho Viện, trong hành trang cá nhân của ông có đem theo tập “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”, biết tôi là người yêu thích sưu tập các văn tự cổ, ông lão đã bán tấm địa đồ này cho tôi…”. Sau khi có được tấm bản đồ ông Hồng đã cất giữ trong kho tư liệu của mình. Đến năm 2002, ông Hồng về hưu và cũng dần quên mất sự có mặt của tấm bàn đồ. Tình cờ trong một lần gần đây sắp xếp lại kho tư liệu ông mới tìm lại được tấm bản đồ quý này.
Phía trên của “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” có một văn bản bằng Hán tự cổ có nội dung đại ý rằng từ đời xưa người Hán đã có các tấm bản đồ nhưng không được rõ ràng, chính xác và không rõ ngọn nguồn. Đến đời Khang Hy thứ 47 Thánh tổ nhân hoàng đế đã sai phái 2 giáo sỹ người nước ngoài làm ra tấm “Vạn lý thành đồ” trong vòng hơn 1 năm. Sau khi các tỉnh đã duyệt quy mô như đã định trên bản đồ, đến năm Tân Mão đời Khang Hy thứ 50 các giáo sỹ đã tập trung ở Kinh đô cùng nhau vẽ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” gồm 13 tỉnh của Trung Quốc, trong đó có nói rõ “Chỗ nào bị tàn khuyết thì bổ sung, chỗ nào nhầm lẫn thì sửa lại cho đúng, khiến cho nó được rõ ràng như trong lòng bàn tay…”.
Nếu nhìn vào “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” có thể thấy đại đồ thể hiện cương vực Trung Quốc xưa (có giá trị như bản đồ hành chính Trung Quốc ngày nay), đó là cơ sở pháp lý để xác định chủ quyền cương vực quốc gia. Song trên tấm “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” điểm cực Nam của Trung Quốc chỉ dừng lại ở địa giới của đảo Hải Nam ngày nay mà không hề có sự xuất hiện các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở Biển Đông.
Ngược về quá khứ, có thể thấy Trung Quốc là nơi có truyền thống lâu đời về sử học nói chung và địa đồ nói riêng. Với những tấm địa đồ vẽ những địa phương nhỏ đã xuất hiện và có niên đại từ rất sớm (năm 229 trước Công nguyên phát hiện 7 bức Bãi thả ngựa sông Thiên Thủy có niên đại thời Chiến Quốc). Song địa đồ được xem là thể hiện cương vực quốc gia hoàn chỉnh sớm nhất xuất hiện vào năm 1121 (đời Tống) và được khắc trên đá có tên gọi Cử vực thú lệnh đồ. Giới hạn cương vực nhà Tống trong Cửu vực thú lệnh đồ về phía Nam đến Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam ngày nay). Theo các nhà nghiên cứu, các địa đồ sau này trải qua các đời Nguyên, Minh như Quảng dư đồ (hoàn thành năm 1541, khắc in năm 1555), Hoàng triều chức phương địa đồ (khắc in năm 1636)… là những địa đồ hành chính toàn quốc, được thực hiện theo chủ trương của chính quyền Trung ương các đời. Những địa đồ này thực hiện dưới sự ảnh hưởng của kỹ thuật vẽ địa đồ phương Tây, tuy nhiên điểm cực Nam của Trung Quốc trong cương vực tổng thể vẫn không vượt quá Quỳnh Châu.
Theo Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Hà thuộc Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa, Thành cổ Hà Nội, “Hoàng Triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” được ấn hành vào năm 1905 và tái bản năm 1910. Trước đó trên các bản đồ của Việt Nam như Hồng Đức bản đồ, trong các ghi chép của Lê Quý Đôn trong “Phủ biên tạp lục”… chủ quyền đã thuộc về Việt Nam. Điều này đã được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, luật pháp chứng minh. Trao đổi với chúng tôi, Tiến sỹ Mai Hồng cho biết, tấm “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” là tấm bản đồ do người Trung Quốc xây dựng và ấn hành thời gian đầu thế kỷ XX, do vậy bên cạnh giá trị về mặt lịch sử nó còn là cơ sở giúp các học giả Việt Nam trong các nghiên cứu chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa hoặc các nghiên cứu chung về Biển Đông. Vì vậy ông sẵn sàng hiến tặng tài liệu quý này cho các cơ quan chức năng có trách nhiệm để phục vụ vào mục đích chung.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 17/Apr/2013 lúc 8:21am


GOOGLE EARTH ĐÃ THỂ HIỆN RÕ HOÀNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM






Sau nhiều cố gắng của các nhà khoa học Thế giới trong đó có cả chính những nhà khoa học chân chính Trung Quốc và đặc biệt công sức lớn lao của các nhà khoa học Việt Nam tại Hải Ngoại cung cấp bằng chứng khoa học, sát thực cùng với sự  đấu tranh không mệt mỏi đến nay trên Google Earth đã thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam chúng ta !
 
Phầm mềm Google earth đã thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam (Paracel islands belong to Vietnam)

TRƯỜNG SA VÀ HOÀNG SA THUỘC CHỦ QUYỀN VIỆT NAM
PARACEL ISLANDS & SPRATLY ISLANDS BELONG TO VIETNAM ...
西沙群島和南沙群島屬於越南

Điều này cho thấy chân lý Hoàng Sa là của chúng ta đã được Thế Giới 'Google' công nhận!

Nhân dân Việt Nam, bạn bè Năm châu bốn biển hãy cùng nắm tay nhau quảng bá vào xem để đưa rating lên cao giúp bất cứ ai khi vào google sẽ hiện ra ngay hình ảnh này!






Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 17/Apr/2013 lúc 8:25am
mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 3 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.145 seconds.