![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Chuyện Linh Tinh | |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 17 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | |||||||||||
huong cerise
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 23/Mar/2010 Thành viên: OffLine Số bài: 244 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||
* Những công trình cổ nhất của Sài Gòn còn lại hôm nayNhững công trình đã hơn 100 năm tuổi nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, thanh lịch giữa lòng Sài Gòn hiện đại và tấp nập. Nhà hát cổ nhất Ở TP.HCM có lẽ không ai không biết đến Nhà hát lớn thành phố. Nhà hát lớn do người Pháp xây dựng hoàn tất vào ngày 17/1/1900. Các phù điêu bên trong được một họa sĩ tên tuổi ở Pháp vẽ giống như mẫu của các nhà hát ở Pháp cuối thế kỷ XIX. Nhà hát là nơi trình diễn ca nhạc kịch cho Pháp kiều xem. Năm 1956, Nhà hát được dùng làm trụ sở Hạ nghị viện chế độ cũ; tháng 5/1975 trở thành Nhà hát thành phố với 750 chỗ ngồi. Kỷ niệm 300 năm Sài Gòn–TP.HCM, toàn bộ phần kiến trúc bên ngoài Nhà hát được phục chế lại như nguyên mẫu ban đầu. Hiện nay, nhà hát là nơi tổ chức nhiều sự kiện lớn của TP.HCM. Kiến trúc của Nhà hát lớn TP.HCM từ ảnh tư liệu Nằm ngay tại trung tâm TP.HCM, kiến trúc của Nhà hát thành phố hiện nay không có nhiều thay đổi so với ban đầu Kiến trúc mặt ngoài của Nhà hát thành phố Khách sạn cổ nhất Khách sạn Continental là khách sạn cổ nhất của đất Sài Gòn xưa với hơn 130 năm tuổi đời. Khách sạn nằm tại 132-134 Đồng Khởi, quận 1, được xây dựng năm 1880 do một kiến trúc sư người Pháp thiết kế. Cho đến nay, tên khách sạn vẫn được giữ nguyên như những ngày đầu dù ngày giải phóng đã có lần đổi thành khách sạn Hải Âu. Continental có diện tích 3.430 m2, cao 3 tầng, nơi đây đã từng đón tiếp các vị tổng thống, thống đốc, nhà văn, người mẫu nổi tiếng… Khách sạn cổ nhất Sài Gòn trong một tấm ảnh cũ do khách sạn Continental cung cấp Khách sạn Continental nhìn từ một góc đường Một phòng họp báo bên trong khách sạn Ngôi trường cổ nhất Trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3, TP.HCM được xây dựng vào năm 1874 và hoàn thành 3 năm sau đó. Ban đầu, trường do người Pháp quản lý và có tên Collège Indigène (Trung học bản xứ), rồi đổi thành Collège Ch***eluop Laubat. Năm 1954, trường mang tên Jean Jacques Rousseau. Năm 1967, trường được trả cho người Việt mang tên Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn. Từ năm 1975 đến nay đổi tên là trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn. Hơn một thế kỷ qua trường vẫn giữ được kiến trúc ban đầu. Cổng trường Lê Quý Đôn phía đường Nguyễn Thị Minh Khai ngày trước Cổng trường phía đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa hiện nay Một góc sân trường Học sinh THPT Lê Quý Đôn giờ tan học Nhà văn hóa cổ nhất Cung Văn hóa Lao Động được xem là Nhà văn hóa cổ nhất tại TP.HCM. Năm 1866, với tên gọi Cèrcle Spertif Saigonnais, nhà văn hóa này có sân thể thao của quan chức người Pháp với những hồ bơi, sân quần vợt, phòng đấu kiếm và phòng nhảy đầm. Trước đây, sân chơi được mở rộng hơn phục vụ cho cả giới quý tộc. Sau này, Nhà văn hóa được giao lại cho Liên đoàn Lao động TP.HCM và trở thành nơi tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao và vui chơi giải trí cho công nhân lao động, lấy tên là Câu lạc bộ Lao Động, sau đổi thành Nhà văn hóa Lao Động, và rồi là Cung Văn hóa Lao Động. Diện tích 2,8 ha, với 145 năm hình thành và phát triển, Cung Văn hóa Lao Động là Nhà văn hóa cổ và lớn nhất của TP.HCM. Cung Văn hóa Lao động trước đây chỉ dành cho giới thượng lưu Mặt trước và mặt sau của Cung Văn hóa Lao động hiện nay Hiện nay, Cung văn hóa Lao động là nơi vui chơi luyện tập thể thao của nhiều bạn trẻ Công viên lâu đời nhất Thảo Cầm Viên do người Pháp xây dựng năm 1864, nhà thực vật học nổi tiếng người Pháp Louis Pierre làm giám đốc đầu tiên. Mục đích xây dựng Thảo Cầm Viên để ươm cây giống trồng dọc các đại lộ Sài Gòn, đồng thời là nơi nuôi trồng những động thực vật vùng nhiệt đới mà các Thảo Cầm Viên của Pháp chưa có. Động vật của Thảo Cầm Viên khá phong phú như: gà lôi, sếu, cu gáy, hồng hoàng, công, hươu, nai, cọp, khỉ, chồn hương, tắc kè, rùa, cọp xám, đóm đen, gà lôi xanh, chim cú lợn… Hiện nay, công viên lâu đời này có hàng trăm động vật, hàng ngàn loài thực vật diện tích hơn 21.000 m2. Thảo Cầm Viên đã tròn 147 tuổi, số lượng động thực vật ngày càng tăng, nơi đây đã gắn bó với từng bước đi lên của TP.HCM và là một trong những công viên khoa học lớn nhất Đông Dương. Mặt trước của Thảo Cầm Viên Tượng ông Louis Pierre, giám đốc đầu tiên của Thảo Cầm Viên Voi ở Thảo Cầm Viên Con đường dẫn chính dẫn vào Thảo Cầm Viên (Theo Bưu Điện Việt Nam |
||||||||||||
![]() |
||||||||||||
huong cerise
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 23/Mar/2010 Thành viên: OffLine Số bài: 244 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||
*
Ngắm Sài Gòn tráng lệ từ mờ sáng đến lúc lên đènSài Gòn với giao thông đông đúc và hỗn loạn dưới ống kính nhiếp ảnh gia 29 tuổi người Anh Rob Whitworth đẹp và tráng lệ đến ngỡ ngàng. Hữu Anh Ảnh: Rob Whitworth
|
||||||||||||
![]() |
||||||||||||
huong cerise
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 23/Mar/2010 Thành viên: OffLine Số bài: 244 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||
* Sân bay tồi tệ nhất thế giới : Charles de Gaulle của Pháp![]() Nhà ga 2F cùa sân bay Roissy-Charles de Gaulle.
Getty /Andrew Holt Không ai khác ngoài hành khách đi máy bay là những người có đủ tư cách để bình bầu lựa chọn những sân bay tốt và tồi tệ nhất trên thế giới. Chính họ là những người đã trả lời những câu hỏi của trang mạng CNNGo của đài truyền hình Mỹ. Có bốn tiêu chuẩn chính để đánh giá sân bay là : tiện nghi, sự thuận tiện, vệ sinh và dịch vụ cho hành khách. Trên cơ sở này, sân bay Charles de Gaulle của Pháp đã được xếp đứng đầu bảng trong số những sân bay đáng ghét nhất trên thế giới. Về mặt quy mô, sân bay Charles de Gaulle đứng hàng thứ hai ở châu Âu, đón tiếp khoảng 60 triệu lượt khách mỗi năm. Việc xây dựng sân bay Charles de Gaulle kéo dài 10 năm. Khi bước vào hoạt động, năm 1974, Charles de Gaulle được coi là sân bay cực kỳ hiện đại. Thế nhưng cùng với thời gian, cho dù liên tục được tu sửa, mở rộng, ngay từ năm 2009, sân bay này của Pháp đã bị liệt vào hạng tồi tệ nhất thế giới, bởi trang mạng Canada Sleepingairport.net Hai năm sau, tình hình không khá hơn và đến lượt CNNGo chấm điểm bét cho sân bay Charles de Gaulle với bảng liệt kê dài các lý do cụ thể và rõ ràng : Các tín hiệu, chỉ dẫn thiếu, thậm chí một số nơi không có, dịch vụ hoạt động ở mức tối thiểu, nhà ga không sạch sẽ, phòng vệ sinh bẩn và hư hỏng, sắp xếp đường di chuyển vòng vèo, không hợp lý đi kèm với hệ thống đường ống dẫn hành khách như ma trận, nhân viên sân bay mất lịch sự, đợi lấy hành lý quá lâu, hệ thống nhà hàng, quán giải khát không xứng đáng với sự nổi tiếng về nghệ thuật ẩm thực của nước Pháp, vé đỗ xe hơi trong parking đắt nhất thế giới, trang trí xám xịt và lại càng u ám bởi hệ thống lưới bảo vệ chống sạt lở… Đương nhiên, ban quản lý sân bay Charles de Gaulle, hiện sử dụng tới 7000 nhân công, phản bác một số nhận xét của CNNGo. Từ hai năm nay, sân bay đang được tu sửa. Ví dụ cụ thể nhất là các bức ngăn tại nhà ga E của Charles de Gaulle 2 đã được lắp bằng gỗ và kính, trông sáng sủa hơn và lịch sự hơn. Hay các phòng vệ sinh được lau chùi đều đặn. Còn việc hành lý bị mất hoặc trả chậm là lỗi của các hãng hàng không. Ban quản lý cũng cho biết là trong giai đoạn từ 2006 đến 2010, đã chi ra 3 tỷ euro để sửa sang khu vực đón tiếp hành khách và đây mới chỉ là giai đoạn đầu. Cũng trong bản xếp hạng của CNNGo, đứng hàng thứ hai trong nhóm 10 sân bay tồi tệ nhất là sân bay Mỹ Los Angeles International Airport. Chiếm vị trí đầu bảng trong số 10 sân bay đáng yêu nhất thế giới là sân bay Hong Kong International, Changi của Singapore và Seoul Incheon của Hàn Quốc. Xin nói thêm là trong bảng xếp hạng năm 2009 của website Cananda Sleepingairport.net thì 3 sân bay châu Á nói trên vẫn đứng đầu bảng tốt nhất nhưng theo thứ tự là Changsi Singapore, Seoul Incheon Hàn Quốc và sân bay Hồng Kông. Cũng theo phân loại năm 2009 của trang web này thì sân bay Nội Bài – Hà Nội – Việt Nam xếp thứ 6 trong nhóm 10 sân bay tồi tệ nhất thế giới và đứng hạng thứ 3 trong số các sân bay tồi tệ nhất ở châu Á, tức là còn đỡ ghét hơn sân bay Manila Philippines và Delhi của Ấn Độ. |
||||||||||||
![]() |
||||||||||||
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23276 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
||||||||||||
![]() |
||||||||||||
huong cerise
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 23/Mar/2010 Thành viên: OffLine Số bài: 244 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||
* Ngày lễ cuối năm : mùa bội thu của
ngành Champagne
![]() Nước Pháp xuất khẩu hàng năm 300 triệu chai champagne (DR) Nước Pháp sản xuất 400 triệu chai rượu champagne mỗi năm, trong đó có đến 3/4 là để xuất khẩu sang nước ngoài. Những ngày lễ cuối năm là mùa quan trọng đối với ngành chế biến champagne, bởi vì chỉ riêng trong mùa Giáng Sinh và Tết dương lịch, số bán của một tháng tương đương với 40% doanh thu hàng năm. Nổi tiếng là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn đem về cho nước Pháp 4 tỷ rưỡi euro mỗi năm, ngành champagne do uy tín của sản phẩm, thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nhu cầu tiêu thụ nội địa vẫn ở một mức cao, trong khi champagne vẫn tiếp tục được xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới. Bằng chứng là trong năm 2010, nước Pháp đã xuất khẩu gần 320 triệu chai champagne sang 196 nước, tăng mạnh nhất vẫn là Trung Quốc. Được xem từ lâu như là một trong những biểu tượng của nước Pháp, rượu champagne khác với các lọai rượu vang đỏ hay trắng, ít bị cạnh tranh nhờ bảo hộ được thương hiệu : chỉ có rượu nho trắng sủi bọt sản xuất tại vùng Champagne, miền tây bắc nước Pháp mới xứng đáng với danh hiệu champagne. Các loại rượu nho sủi bọt khác đến từ các vùng miền ở Pháp hay ở nước ngoài một là chế biến theo cùng phương pháp (méthode champenoise) hai là được xếp vào lọai rượu sủi bọt (pétillant hoặc là mousseux). Để tôn trọng truyền thống, bảo đảm chất lượng và hương vị của sâm banh, nước Pháp ra nhiều quy định nghiêm ngặt về các giống nho hợp với phong thổ của vùng Champagne, phương pháp chế biến, cách chọn giống cây và nuôi trồng, thời gian ủ nho làm rượu cũng như việc cất giữ trong thùng. Để sản xuất champagne, một nhà làm rượu ở vùng này buộc phải tuân thủ hơn 60 quy định khác nhau, để có thể gắn trên chai rượu của mình nhãn hiệu champagne.
Theo Ủy ban bảo trợ ngành Champagne, một cơ chế do chính phủ Pháp thành lập để giám sát nghề sản xuất loại rượu này ở Pháp, ngành chế biến champagne ít bị khủng hoảng tác động hơn so với các ngành nghề khác. Với lượng xuất khẩu hàng năm dao động ở mức từ 300 triệu đến 330 triệu chai, ngành champagne được duy trì nhờ chinh phục được thêm thị trường của nhiều quốc gia đang trỗi dậy, trong đó có các Brazil, Ấn Độ, một số nước Nam Mỹ và nhất là Trung Quốc. Theo bản báo cáo của ủy ban này, thì Trung Quốc hiện đứng hàng thứ năm trong số các nước nhập khẩu champagne. Mức tiêu thụ của Trung Quốc tăng 89% chỉ trong vòng một năm tức là còn hơn cả rượu nho Bordeaux (+ 85 %) và rượu cognac (+71%). Để so sánh thì mức xuất khẩu champagne của Pháp sang Trung Quốc tăng nhanh hơn gấp bảy lần so với đà xuất khẩu sang toàn khối châu Âu (+11,3 %) và gấp ba lần sang thị trường Anh Mỹ (+28,5 %). Sau Nhật Bản, Trung Quốc trở thành thị trường đầy tiềm năng đối với nước Pháp. Do các xu hướng tiêu thụ thời nay chủ yếu đi theo đà phát triển của các đô thị lớn, người Trung Quốc ngày càng tiêu thụ nhiều hơn rượu champagne nói riêng, rượu nho nói chung. Một cuộc thăm dò thị trường gần đây cho thấy : đa số người Trung Quốc thích uống champagne thường là giới trẻ, có nghề nghiệp với đồng lương cao, thường đi du lịch hay đã từng xuất ngoại. Đối với thành phần này, champagne ngoài tính chất tiệc tùng lễ hội, còn là một thức uống của những người yêu chuộng cuộc sống về đêm.
Tại Thượng Hải, Bắc Kinh hay Thâm Khuyến, 80% lượng champagne chủ yếu được bán tại các tụ điểm vui chơi giải trí như quán bar, nhà hàng, hộp đêm, phòng trà, karaoke. Theo lời ông Jean Noel Girard, giám đốc tiếp thị của thương hiệu Champagne Devaux, sở dĩ mức xuất khẩu champagne sang Trung Quốc tăng một cách ngọan mục là vì thị trường này chỉ mới khám phá rượu champagne. Cách đây vài năm, Trung Quốc không hề có mặt trên danh sách các quốc gia nhập khẩu. Giờ đây, Trung Quốc nhảy vọt lên hạng nhì chỉ đứng sau thị trường Nhật Bản. Nói về châu Á, quốc gia tiêu thụ champagne nhiều nhất vẫn là thị trường Nhật Bản. Nước Nhật đứng đầu các quốc gia châu Á nhập khẩu champagne của Pháp từ vài thập niên nay. Trong vòng 10 năm gần đây, xứ hoa anh đào nhập khoảng 6 triệu chai mỗi năm. Năm kỷ lục là năm 2007, số lượng chai champagne xuất khẩu sang Nhật lên đến gần 7 triệu rưỡi. Bên cạnh đó, có thị trường Trung Quốc đang tăng lượng nhập khẩu một cách đều đặn. Theo tôi được biết, cách đây hai năm, Trung Quốc tiêu thụ khoảng 700 ngàn chai mỗi năm. Giờ đây lượng tiêu thụ này đã tăng gấp đôi, lên đến gần 1 triệu rưỡi. Trong những năm sắp tới, Trung Quốc sẽ đuổi kịp Nhật Bản, vì thị trường Nhật đã đạt tới mức cao nhất, trong khi thị trường Trung Quốc thì cứ mỗi năm mỗi tăng. Trường hợp của Trung Quốc giống như Nhật Bản 20 năm về trước : nếu như bây giờ người Nhật đã xem champagne như là một thức uống khá phổ biến, không nhất thiết phải đợi đến dịp lớn thì mới uống. Người Trung Quốc chủ yếu khui champagne trong những dịp vui chơi tiệc tùng, lễ hội. Tại Trung Quốc, champagne có uy tín của một sản phẩm thượng hạng dành cho giới thượng lưu, và chủ yếu dành cho thành phần giới trẻ có tiền sống ở các đô thị lớn, chứ chưa phải phổ biến trong mọi tầng lớp xã hội.
Về phần mình, cô Isabelle Mathieu, xuất thân từ một gia đình sản xuất sâm banh từ bốn đời nay. Công ty gia đình cô thuộc vào cỡ trung bình, nên thường kết hợp với nhiều công ty khác thành một tổ hợp sản xuất. Gọi là công ty cỡ trung bình nhưng gia đình cô lại sản xuất 120 ngàn chai champagne mỗi năm, trong đó có đến 80% được dành cho xuất khẩu ra nước ngoài. Cô Isabelle Mathieu cho biết là tùy theo mỗi quốc gia, người dân thường thích tiêu thụ mỗi loại champagne khác nhau : Rượu champagne của Pháp chủ yếu được chế biến từ ba giống nho khác nhau : chardonnay (nho trắng vỏ xanh), pinot noir và pinot meunier (hai loại nho hồng hay nho trắng vỏ đen). Đối với các loại champagne chế biến từ giống nho pinot noir, thì thức uống này hợp với khẩu vị của người dân các nước phía nam châu Âu, đặc biệt là người Ý hay Tây Ban Nha vì loại champagne này có hương vị đậm đà hơn, uống vào là thấy ngay độ nồng ở đầu môi. Đổi lại, người dân các nước Bắc Âu thì chuộng các loại champagne chế biến với giống nho trắng chardonnay. Loại champagne này ít đậm mùi hơn, nhưng đổi lại có nhiều hương thơm của hoa quả, trái cây. Người Anh Mỹ cũng thích hơn lọai champagne chế biến với giống nho chardonnay. Theo tôi nghĩ thì đó một phần là do thói quen trong khẩu vị của họ. Tại Mỹ chẳng hạn, các nhà sản xuất rượu nho chủ yếu trồng giống chardonnay, chỉ từ khoảng hai thập niên gần đây, họ mới chuyển qua trồng thêm nhiều giống nho pinot noir. Về phần người châu Á, thì họ uống cả hai. Trái với các xứ khác, họ thích uống lọai champagne có vị ngọt hơn so với người Tây phương. Điều đó không tùy thuộc vào giống nho, mà vị ngọt ít hay nhiều chủ yếu là do quá trình chế biến rượu champagne. Để tóm tắt thì có thể nói là dân châu Á chuộng các lọai champagne gọi là sec (chai có vị ngọt vừa vừa) và demi-sec (có nghĩa là khá ngọt), trong khi người Tây Âu thích các loại brut (không ngọt mà lại dễ tiêu hóa hơn).
Thời buổi khó khăn, giá sinh hoạt đắt đỏ, các gia đình người Pháp tiết kiệm chi tiêu trên mọi thứ. Vậy thì trên các bữa tiệc cuối năm nay, liệu người Pháp sẽ bớt dọn ra trên bàn các chai champagne. Thực tế cho thấy dường như không phải vậy, vì lượng tiêu thụ champgne nội địa vẫn ở một mức tương đối cao, không tăng mà cũng không giảm. Có thay đổi hay chăng là trong cung cách tiêu thụ, cân nhắc và kén chọn hơn. Anh Jean Michel Tamin chủ nhân của một hiệu bán rượu ở Paris quận 11 cho biết : Cách đây vài năm, giá của một chai champagne thuộc cỡ ngon trung bình là khỏang 15 euro. Giờ đây khách hàng phải tính khỏang chừng 20 euro cho một chai như vậy. Nhưng không phải vì thế mà người tiêu dùng sẽ chạy đi mua các hiệu champagne rẻ tiền nhất. Người Pháp có thể sẽ vẫn uống champagne mà lại tiết kiệm trên các thức ăn khác hoặc là họ mua ít champagne hơn và uống xen kẻ với các lọai rượu trắng sủi bọt khác như Crément, Vouvray, Clairette de Die hay là Montlouis sur Loire. Cùng với một giá tiền thì nên uống các lọai rượu trắng sủi bọt thượng hạng hơn là uống champagne rẻ tiền, vốn không dễ tiêu hóa. Nhưng theo kinh nghiệm bán hàng, tôi nghĩ rằng năm nay cững sẽ đắt hàng như những năm trước. Những ngày lễ cuối năm thường là dịp để cho người Pháp quây quần lại với nhau, bên những bữa ăn truyền thống, trong bầu không khí ấm cúng với người thân trong gia đình bay bằng hữu. Do một năm chỉ có một lần, nên nhìn chung, người Pháp có thể sẽ tiết kiệm rất nhiều thứ nhưng vẫn thích uống rượu ngon. Vì lý do đó cho nên, bàn tiệc cuối năm của các gia đình ở Pháp không thể nào mà không có rượu champagne. Chỉnh sửa lại bởi huong cerise - 11/Dec/2011 lúc 9:37am |
||||||||||||
![]() |
||||||||||||
huong cerise
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 23/Mar/2010 Thành viên: OffLine Số bài: 244 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||
* Vũ điệu đầy màu sắc giọt mực trong nước của Mark MawsonSinh ra tại nước Anh, nhiếp ảnh gia Mark Mawson đã đến với nhiếp ảnh từ năm ông 8 tuổi khi ông có trong tay một chiếc máy ảnh nhỏ. Sau khi tốt nghiệp, ông nghiên cứu báo ảnh tại trường đại học Richmond ở Sheffield, ước mơ của đời ông là trở thanh một nhiếp ảnh gia Fleet Street. Sau này ông làm việc cho các tờ báo quốc tế thường nhật tại London bao gồm: The Times, Daily Mail, và The Sunday Times... Cho đến năm 1995, ông muốn có một bước đột phá trong nghề nghiệp nhiếp ảnh của mình bằng sự tự do,sáng tạo khi chụp các đối tượng, nên ông đã chuyển sang chụp hình cho các tạp chí và các cơ quan quảng cáo. Bằng những bức ảnh độc đáo đầy sáng tạo ông đã đưa tên tuổi mình nổi tiếng ở trong và ngoài nước. Năm 2001, ông chuyển đến Paris nơi niềm đam mê nghệ thuật chụp ảnh dưới nước bắt đầu rực cháy trong ông. Những tác phẩm dưới nước của ông từ fashion dưới nước đến bst ảnh giọt mực loan trong nước mà tôi sắp giới thiệu đều lung linh màu sắc đến huyển hoặc lòng người xem. Cùng ngắn nhìn vũ điệu quyến rũ của những giọt mực kết tinh trong nước, đầy màu sắc mà đầy đam mê của nhiếp ảnh gia tài năng Mark Mawson |
||||||||||||
![]() |
||||||||||||
huong cerise
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 23/Mar/2010 Thành viên: OffLine Số bài: 244 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||
* "Toutou Rista", đồ chơi dạy trẻ thích sạch sẽ![]() DR Thị trường đồ chơi cuối năm nay tại Pháp có một món đồ chơi thu hút nhiều chú ý : « Toutou Rista ». Cái tên, tự thân nó, mới nghe cũng có thể khiến người ta phải bật cười. 100 000 hộp « Toutou Rista » đã được bán ra. Trò chơi dành cho các em nhỏ khoảng 4 đến 5 tuổi này rất đơn giản. Một con chó lùn gốc Đức bằng nhựa có thể nuốt được chất dẻo qua miệng, và thải ra theo đường dưới đuôi . Những tiếng kêu ép ép làm con vật bằng nhựa trở nên sinh động, mỗi lần hoàn thành công việc hàng ngày hệ trọng này. Muốn chiến thắng trong cuộc chơi, các em bé phải dùng xẻng để hốt bằng hết ki của chó con, để giúp nó đoạt danh hiệu chó con sạch sẽ nhất. Tờ Parisien thuật lại, cảnh các bậc cha mẹ trầm trồ trước sự hứng khởi của con em trước đồ chơi vừa đơn giản, vừa là lạ này, sau khi xem quảng cáo trên tivi : « Ba mẹ thấy không, đấy là một con chó đi ị và phải dùng xẻng để hốt phân của nó ! ». Không ít người cho rằng, Toutou Rista chỉ là một trò lừa đảo. Chó con trong hộp rất xấu. Nội dung của trò chơi thì quá đơn giản. Le Parisien trích lại lời của giám đốc thương mại của công ty Goliath, nơi nhập khẩu “Toutou Rista”. Theo ông, tại nhiều thành phố ở Đức và Hà Lan, trò chơi này đã được sử dụng như một dụng cụ hỗ trợ giáo dục. « Toutou Rista » vừa nhận được Giải thưởng Grand Prix du Jouet 2011, do tạp chí Revue du Jouet – tạp chí chuyên về các trò chơi và đồ chơi của Pháp trao tặng, để ghi nhận ý thức giáo dục công dân của đồ chơi này. Cũng có một số ý kiến cho rằng, việc làm sạch đường phố khỏi nạn ki chó không phải là nhiệm vụ của trẻ em, mà là việc mà chính người lớn phải làm. Toutou Rista nhắc chúng ta nhớ đến hộp đồ chơi Buki - Labo Crado gây cười, bao gồm khoảng 30 thí nghiệm vừa học vừa chơi, để hiểu thêm về cơ thể con người. |
||||||||||||
![]() |
||||||||||||
huong cerise
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 23/Mar/2010 Thành viên: OffLine Số bài: 244 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||
* Thông Noel ở Việt Nam làm từ 2500 điện thoạiSự xuất hiện của cây thông Noel làm bằng điện thoại di động tại số 526, đường Ấp Bắc, TP. Mỹ Tho (Tiền Giang) chào đón Giáng sinh đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người.
Cây thông này cao khoảng 4.5m, có 32 tầng "lá", được kết nối bởi hơn 2500 chiếc ĐTDĐ cũ. Số ĐTDĐ trên được cán bộ, nhân viên siêu thị điện máy Westcom thu gom từ gần 10 tháng qua. Ông Trần Hoàng Quân, Giám đốc siêu thị điện máy Westcom cho biết, ý tưởng này xuất phát từ việc Việt Nam đang có nguy cơ trở thành bãi rác công nghệ từ người sử dụng ĐTDĐ.
Hiện mỗi người, đặc biệt là giới trẻ, có thể sở hữu cùng lúc 2 - 3 điện ĐTDĐ. Như vậy, hàng năm Việt Nam phải tiếp nhận khoảng 400 tấn rác ĐTDĐ. Qua việc làm cây thông Noel bằng ĐTDĐ đã qua sử dụng, Westcom muốn kêu gọi mọi người hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường sống, giảm nguy cơ rác công nghệ cao tràn ngập khắp nơi. Kết thúc mùa Giáng sinh, cây thông Noel ĐTDĐ này sẽ được bán đấu giá từ thiện. |
||||||||||||
![]() |
||||||||||||
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23276 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||
Các sự kiện đáng ghi nhớ Năm 2011 Năm 2011 sắp sửa qua đi với những sự kiện vui và không ít thảm họa đáng buồn.
Cùng nhìn lại những khoảnh khắc ấn tượng nhất về những gì nhân loại trải qua
trong năm 2011.
![]() Thiếu nữ Nhật Bản ngồi tuyệt vọng trước đống đổ nát do con sóng thần hôm 11/3 gây ra ở quốc đảo này. Trận động đất mạnh gần 9 độ richter kèm theo sóng thần cao tới 10m đã tàn phá không ít thành phố ven biển của Nhật Bản, gây ra cái chết của 16.000 người, khiến hàng triệu người khác mất nhà cửa. Thảm họa kép hôm 11/3 còn gây ra cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử kể từ sau vụ nổ ở nhà máy điện Chernobyl, Ukraina 25 năm trước. ![]() Tổng thống Obama, ngoại trưởng Clinton và các quan chức cao cấp trong chính phủ Mỹ trực tiếp theo dõi cuộc đột kích truy sát trùm khủng bố Osama bin Laden tại nơi nhân vật này ẩn náu ở Pakistan. Tuy biệt kích Mỹ hạ sát nhân vật bị truy nã gắt gao nhất hành tinh nhưng nó lại khiến mối quan hệ Mỹ - Pakistan rạn vỡ, vì Islamabad cho rằng Washington vượt mặt mình. ![]() Nạn hôi của diễn ra ở Anh sau khi bạo động bùng phát ở thủ đô London, sau đó nhanh chóng lan ra các khu vực khác trên cả nước. Vụ bạo loạn bùng phát ngày 6/8, sau cái chết của một thanh niên tên là Mark Duggan gây ra bởi cảnh sát hai ngày trước đó. Nó đã khiến thủ đô của Vương quốc Anh chìm trong biển lửa, khắp nơi là cảnh tan hoang vì bị đập phá. Đây cũng là cơ hội để những phần tử xấu cướp bóc và hôi của. ![]() Những tia sét vây quanh cột tro bụi bốc lên từ núi lửa Puyehue-Cordon Caulle, Chile, sau khi nó trở mình thức giấc. Những cột tro bụi cao tới 12 dặm được nhả vào không khí gây ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng triệu người sống gần khu vực núi lửa hoạt động. Hàng ngàn chuyến bay quốc tế đã bị hủy bỏ bởi đám mây bụi dày đặc trên không trung. ![]() Hai thanh niên Haiti đứng trên một tòa nhà bị hư hại nặng nề sau trận động đất năm 2010, nhìn xuống cảnh đổ nát của thủ đô Port-au-Prince. Đã 1 năm trôi qua nhưng cuộc sống của người dân ở quốc gia nghèo đói này vẫn chưa trở lại bình thường, thậm chí là tệ hại hơn, bởi nạn đói và dịch tả liên tiếp hoành hành sau thảm họa động đất. ![]() Chiếc máy bay bay trên cột ánh sáng chiếu lên từ nơi tòa nhà Trung tâm thương mại thế giới bị sụp đổ năm 2001, nhân dịp kỉ niệm 10 năm sự kiện khủng bố làm thay đổi thế giới này. Ngày 11/9/2011, nước Mỹ đã trọng thể tổ chức lễ tưởng niệm để tưởng nhớ những nạn nhân vụ khủng bố kinh hoàng trên. ![]() Một nhân viên của Liên Hợp Quốc dùng máy tính bảng chụp lại xác chú bò chết khô vì hạn hán ở khu vực biên giới giữa Somali và Kenya. Trận khô hạn này đã gây ra nạn đói hết sức tồi tệ ở vùng Sừng Châu Phi, làm chết hàng chục ngàn người và khiến hơn 6 triệu người lâm vào cảnh sắp sửa chết đói. ![]() Người đàn ông mình đầy máu ngồi ngay trước thi thể của một trẻ nhỏ thiệt mạng trong vụ đánh bom liều chết kép ở thủ đô Islamabad, Pakistan. Tình trạng bất ổn liên tục xảy ra ở quốc gia Hồi giáo này trong năm 2011, đã cướp đi sinh mạng của nhiều thường dân, trong đó có không ít trẻ nhỏ. ![]() Bom nổ trên một tuyến đường cao tốc ở Libya sau khi Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết áp đặt vùng cấm bay trên không phận quốc gia này. Được sự hỗ trợ của Mỹ và NATO, lực lượng nổi dậy ở Libya nhanh chóng đánh chiếm được những thành phố quan trọng, đẩy quân đội trung thành với nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi về Bani Walid và Sirte. Ngày 20/10/2011, nhà lãnh đạo Gaddafi bị lực lượng nổi dậy bắt giữ, sau đó hành quyết mà không cần xét xử, gây ra phản ứng từ nhiều quốc gia trên toàn thế giới. ![]() Một nữ tu sĩ đang lội qua nước lũ ngay tại thủ đô Bangkok, Thái Lan trong trận lụt lịch sử nhấn chìm hơn 70% diện tích quốc gia này. Sở dĩ nước lũ tràn về và gây ngập úng trong nhiều ngày ở thủ đô Bangkok là do hệ thống thoát lũ tự nhiên của đô thị này đã bị những công trình xây dựng, trong đó có đường cao tốc và sân bay chặn lại nên nước không thể thoát ra sông. ![]() Hình ảnh gây sốc ghi lại những giây phút cuối cùng của ông hoàng nhạc Pop Micheal Jackson khi được cấp cứu tại bệnh viện được công bố trong phiên tòa xét xử bác sĩ da màu Conrad Murray, người chăm sóc sức khỏe tại gia cho Micheal Jackson. Vị bác sĩ này bị kết án 4 năm tù giam vì ngộ sát “ông hoàng nhạc Pop”. ![]() Những người biểu tình “Chiếm phố Wall” tự chăm sóc cho nhau ở khu lều trại dựng lên trong công viên Zuccotti, New York. Đổ lỗi cho giới chủ nhà băng gây ra cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ kéo dài hơn 2 năm qua, những người biểu tình muốn chính phủ phải giải quyết tình trạng bất ổn hiện tại. ![]() Thi thể các nạn nhân vụ thảm sát đẫm máu ở Na Uy nằm lạnh lẽo bên bờ sông, khi lực lượng cứu hộ chưa kịp thu gom. 79 người đã chết sau khi kẻ sát nhân Anders Behring Breivik thực hiện vụ đánh bom và xả súng kinh hoàng ở Oslo. Vụ việc đã khiến quốc gia vốn nổi tiếng yên bình này dậy sóng. Tuy nhiên, nhiều khả năng kẻ sát nhân Anders Behring Breivik sẽ không bị trừng trị, bởi các bác sĩ xác nhận y gây án trong tình trạng mất kiểm soát vì mắc bệnh thần kinh. Phiên xử đầu tiên của Breivik sẽ được mở vào năm sau. ![]() Hoàng tử Anh William và vợ rạng rỡ trong ngày cưới. Đây là sự kiện trọng đại nhất của hoàng gia Anh trong nhiều năm trở lại đây. Đám cưới này được người dân trên toàn thế giới đón chờ, vì hàng tử William đứng thứ hai trong danh sách kế vị hoàng gia Anh, sau cha mình. st Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 14/Dec/2011 lúc 11:04am |
||||||||||||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
||||||||||||
![]() |
||||||||||||
huong cerise
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 23/Mar/2010 Thành viên: OffLine Số bài: 244 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||
Những chiếc xe buýt đáng yêu ở NhậtNhững chiếc xe buýt này là xe buýt đưa đón học sinh tiểu học hay mẫu giáo bên Nhật. . Kitty cat bus Thomas the TankEngine bus
Hello Kitty bus
Puppy bus
Totoro Neko bus
Teddy Bear bus
Pokemon bus
|
||||||||||||
![]() |
||||||||||||
<< phần trước Trang of 17 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |