Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 142 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 04/Dec/2011 lúc 1:24am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Dec/2011 lúc 9:48am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Dec/2011 lúc 4:12pm

GỬI NGƯỜI ĐI TÌM HẠNH PHÚC

Hy Văn

http://caonienbachhac.com/hoahong_va_hanhphuc.pps

 

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Dec/2011 lúc 5:49pm

Âm thanh của sự im lặng

 
Buổi chiều ngày 24 tháng 12 năm 2004, Wendy, cô sinh viên năm thứ hai đại học Dược Khoa đang đứng đợi chuyến xe lửa của thành phố NewYork để trở về nhà. Tất cả các anh chị em của cô đều hẹn là sẽ về nhà đúng 7 giờ để đoàn tụ trong buổi cơm chiều thân mật cùng cha mẹ theo truyền thống của gia đình họ. Bỗng Wendy để ý đến một cặp nam nữ đang đứng cách cô vài bước, họ đang ra dấu bằng tay để giao lưu với nhau. Wendy hiểu được thuật ngữ ra dấu bằng tay vì trong những năm đầu đại học cô đã tình nguyện làm việc trong trường tiểu học dành cho người khuyết tật nên cô đã học được cách ra dấu tay để trò truyện với những người câm điếc. Vốn tính chịu khó học hỏi, Wendy đã khá thông thạo thuật ngữ này. Nhìn vào cách ra dấu của hai người khuyết tật ở trạm xe, Wendy đã "nghe lóm" được câu chuyện của hai người. Thì ra, cô gái câm hỏi thăm đường đến một nơi nào đó, nhưng chàng thanh niên câm thì "trả lời" là anh không biết nơi chốn đó. Wendy rất thông thạo đường xá trong khu vực này nên cô mạnh dạn đứng ra chỉ dẫn cho cô gái. Dĩ nhiên cả ba đều dùng cách ra dấu bằng tay để "nói" trong câu chuyện của họ. Khi xe lửa đến trạm thì Wendy và hai người bạn mới quen đã kịp thời trao đổi địa chỉ email cho nhau.
Những ngày sau đó, ba người tiếp tục trò chuyện dùng tin nhắn của điện thoại di động rồi dần dà họ trở thành bạn thần giao cách cảm với nhau. Chàng trai kia tên là Jack và cô gái tên là Debbie. Jack cho biết anh đang làm việc cho một hãng xuất nhập khẩu và ở cách nhà Wendy không xa . Từ những tin nhắn điện thoại, email thăm hỏi xã giao lúc đầu, cả hai dần dần tiến đến chổ trở thành bạn thân lúc nào không hay. Đôi khi Jack đến trường đón và mời cô đi ăn. Cả hai thích khung cảnh êm đềm trong công viên nên thường yên lặng đi bên nhau trong những giờ phút nghỉ ngơi. Tuy phải ra dấu để trò chuyện nhưng Wendy không cảm thấy bất tiện mà cô lại có dịp trau dồi "thủ thuật" để nghệ thuật ra dấu của cô càng lúc càng tinh xảo hơn. Đến mùa thu năm đó thì hai người đã thân thiết như một cặp tình nhân. Wendy đã quên hẳn Jack là một người khuyết tật, cho nên lần đầu tiên khi Jack ra dấu "I Love You" thì Wendy đã nhẹ nhàng ngả đầu vào vai anh.
Sau những giờ học, thỉnh thoảng Wendy cũng vào chatroom đấu láo với bạn bè, mỗi khi Wendy đặt câu hỏi "Bạn có thể có tình yêu với một người câm điếc hay không?" thì hình như không có bạn bè nào của cô có được câu trả lời dứt khoát. Điều này đã khiến cho Wendy bị dày vò không ít.
Vào dịp lễ Tạ ơn năm đó, Jack tặng cho Wendy một bó hoa hồng kèm theo câu ra dấu: "Wendy có chịu làm bạn gái của mình không?" Wendy vừa vui mừng vừa kinh ngạc nhưng sau đó là những sự mâu thuẫn khổ sở trong nội tâm. Wendy biết rõ là cô sẽ gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của những người thân. Quả nhiên cha mẹ cô khi biết rõ sự việc đã dùng đủ mọi phương thức để mong lôi kéo đứa con gái "lầm đường lạc lối" trở về. Thôi thì hết chú bác, cô dì, lại đến các anh chị em, bạn học, được cha mẹ có vận động tới để làm thuyết khách. Đứng trước áp lực này, Wendy chỉ có thể phân trần với gia đình về nhân cách cao cả của Jack, cô còn cho mọi người biết là thái độ lạc quan, đầu óc thực tế, tích cực của anh đã khiến cô cảm thấy gần gũi hơn những bạn trai mà cô đã từng quen biết trước đây.
Gia đình sau khi nghe giải bày đã không còn quá khắc khe phê bình, mọi người dự định là sẽ gặp mặt Jack trước rồi mới có thể đánh giá cuộc tình của hai người. Cả nhà đồng ý là sẽ gặp mặt Jack vào trưa ngày 25 tháng 12 sau khi mọi người đã hưởng được một đêm Giáng sinh bình yên cho tâm tư lắng đọng. Wendy đã có quyết định trong đầu, nếu như cha mẹ, anh chị của cô có những cử chỉ, hành động khinh miệt Jack thì cô và Jack sẽ đi đến nhà thờ để nhờ sự gia ơn và chúc lành của Thiên chúa. Trên đường dẫn Jack đến nhà, tâm trạng hồi hộp của của Wendy đã không thoát khỏi cặp mắt quan sát của Jack, anh mỉm cười ra dấu cho cô:
- Wendy yên tâm, bảo đảm với em là cha mẹ em sẽ hài lòng. Anh cho họ biết là anh sẽ thương yêu em, chăm sóc em suốt đời.
Đó là lần đầu tiên trong đời cô sinh viên trường dược rơi những giọt lệ cảm động.
Vừa vào đến nhà, Wendy nắm tay Jack đi đến trước mặt cha mẹ, cô nói:
- Thưa ba má, đây là Jack, bạn trai mà con thường nhắc đến.
Câu nói của cô vừa thốt ra thì tất cả những hộp kẹo bánh, hoa tươi trên tay Jack tức thời lộp độp rơi xuống đất, anh nhào tới ôm lấy cô vào vòng tay khỏe mạnh của anh. Một điều mà Wendy không thể ngờ được là cô bổng nghe một giọng nói thảng thốt phát ra từ miệng của Jack:
- Trời đất, em biết nói à?
Đó cũng chính là câu mà Wendy muốn hỏi Jack.
Mọi người ngoại cuộc đều ngẩn ngơ ngạc nhiên trong khi hai người trong cuộc thì ôm nhau cười, nói, la, hét, nhảy nhót như điên dại. Thì ra Jack cứ ngỡ Wendy là một cô gái câm thế mà anh vẫn sinh lòng quyến luyến mà còn muốn tiếp tục đi đến hôn nhân. Wendy cũng tự hào có quyết định sáng suốt vì đã chọn được người tình trong mộng tuyệt vời nhất thế gian.
Magic power... của chúng ta đang ngự ở trên cao, hình như cũng đang che miệng cười cho trò đùa mà ngài đã đạo diễn suốt một năm qua.
st


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 13/Dec/2011 lúc 5:50pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Dec/2011 lúc 9:49am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 26/Dec/2011 lúc 9:50am
buổi chiều trước giáng sinh

tác giả: Ngọc
diễn đọc: Hồng Vân
http://vnthuquan.net/diendan/tm.aspx?m=160534
 

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Jan/2012 lúc 10:50am
Mỗi Mùa Xuân Thêm Một Lần Dối Mẹ
 
 
Nhớ năm ngoái mẹ có lần đã hỏi
Về chưa con sao vẫn thấy chưa về
Con lại phải thêm một lần nói dối
Chờ sang năm con hứa sẽ về quê

Nếu chẳng phải vì thay tờ lịch mới
Chắc là con không biết có Xuân sang
Ðời nước Mỹ tháng ngày trôi qua chóng
Chưa kịp xoay đã hết một năm tròn

Bỗng sực nhớ đến lời ai đã nhắc
Lại lo tìm câu nói dối cho xong
Mười một mùa xuân miệt mài đất khách
Con dối đi dối lại biết bao lần

Căn nhà cũ chắc năm nay mục nát
Tiền gởi về không đủ mẹ nuôi thân
Con gái lớn theo chồng đi nơi khác
Con trai đầu biền biệt chốn xa xăm

Cây mai nhỏ ba đã trồng năm trước
Mấy xuân rồi có nở nụ nào không
Hay đã chết theo ba từ dạo ấy
Ðể mùa Xuân hoa trắng nở trong lòng

Năm mới đến mẹ già thêm một tuổi
Tóc bạc hơn nhiều, má hóp răng long
Sao giấc ngủ chập chờn con thấy mẹ
Người đàn bà đẹp nhất ở trần gian

Năm mới đến con cũng già thêm tuổi
Xa mẹ hiền một tuổi nặng bằng hai
Tuổi nước Việt chất chồng lên quá khứ
Tuổi xứ người quần quật với tương lai

Con chẳng biết nói thế nào mẹ hiểu
Chẳng còn ai hiểu hết chuyện đời con
Non nước đó vẫn còn đầy dâu biển
Núi sông đây sao giữ được vuông tròn.

Trần Trung Đạo
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Jan/2012 lúc 9:32am
1/ 40 VIỆC CẦN LÀM
http://caonienbachhac.com/40_viec_can_lam.pps


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 03/Jan/2012 lúc 9:34am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Jan/2012 lúc 1:43pm
Chị Đã Lầm Đưa Em Sang Đây   
Tác Giả: Thủy Lâm Synh
Thứ Sáu, 06 Tháng 1 Năm 2012 06:05

Trong số mấy chị em con bà Điền, Nga có lẽ được coi là đứa con gái nết na nhất nhà.

I

Ít ra đó cũng là lời nhận định của mẹ cô ta trong những khi ngồi lê với hàng xóm. Mà quả đúng như vậy, Nga là một đứa con gái thùy mị và đẹp vì rất giống bà Điền. Dù bây giờ tuổi bà đã quá sáu mươi, song khi nhìn, nét đài các vẫn đâu đó trên gương mặt của bà. Ngày xưa khi bà còn là nữ sinh của một trường trung học, không biết bao nhiêu chàng trai phải say sưa vì cái nhan sắc diễm kiều mà tạo hóa đã bỏ công uốn nắn. Và đó cũng có thể là lý do tại sao sau mấy năm đất nước thay đổi cơ chế chính trị, bà Điền đã không thể chấp nhận người chồng trở về với tấm thân tàn tạ vì, “anh trở về dang dở đời em”. Nhưng suy ra đó cũng là lẽ thường tình của nghiệp vay trả.

Chồng bà là một sĩ quan cấp lớn. Ngày còn trong binh chủng, những hoạnh tài thường xuyên được coi là mốt thời thượng của một số sĩ quan tham ô; họ ném tiền vào những phòng trà như ném giấy lộn. Nhiều ông cặp với những cô tuổi chỉ đáng con mình. Kết quả của biến cố năm bảy lăm, chồng bà Điền đã bị liệng vào tù và bị ngược đãi cùng số phận với những người liêm chính, ngày đêm miệt mài bên lằn tên mũi đạn. Ngày trở về mất vợ, mất con, ông Điền trở thành đãng trí, phải sống bằng cơm của giáo hữu tại một xứ đạo. Ông có bổn phận kéo chuông vào mỗi buổi sáng. Tiếng chuông không bao giờ đúng giờ của ông ngân nga mãi trong lòng họ đạo, nó đã hâm nóng được từ tâm của bao người, nó thắp sáng thêm niềm tin Thiên Chúa. Nhưng buồn thay, tiếng chuông ấy không đủ sức làm rung động trở lại con tim bà Điền sau mấy mươi năm chồng vợ. Lý do dễ hiểu hơn cả vì nhan sắc bà Điền vẫn còn ít nhiều quyến rũ những ông hàng xóm góa vợ có khi tuổi còn nhỏ hơn bà cả chục.

Nhờ hưởng cái di sản cố hữu đó mà Nga cũng đẹp như mẹ. Khác với Nga, Hằng giống ba với cái lỗ mũi tẹt nom đần lắm. Có người bạo mồm còn cho rằng Hằng chắc lại là một đứa con khác dòng, bởi vì nhiều khi ông Điền cắm trại hơi lâu trên những khách sạn thuộc loại sang trọng trên Đà Lạt để ăn chả thì dưới Sài gòn bà Điền cũng chẳng tội gì nhịn nem. Nhưng biết đâu đó chỉ là thứ dư luận ác ý vì ganh tị với cuộc sống sung túc của gia đình bà Điền lúc bấy giờ cũng nên. Hằng thì không hề đắn đo chút nào, nàng vui sướng có đứa em xinh đẹp như Nga. Khi mới được bảo lãnh sang Mỹ, nước da Nga còn ngăm đen vì cái nắng khắc nghiệt của vùng nhiệt đới, nhưng mấy người sống chung quanh cứ tấm tắc khen Nga làm Hằng vui lắm. Nếu không là em ruột thì lời khen kia sẽ khiến cho Hằng nguýt còn nửa con mắt. Đàn bà và trẻ con là cái rốn của vũ trụ, khen người khác là gián tiếp chê mình rồi còn gì - họ giận ghê lắm.
Tin đồn Hằng có đứa em gái đẹp mới qua Mỹ truyền đi rất nhanh. Có người đã lớn tuổi, vợ con còn bỏ lại Việt Nam nhưng kẹt cứng vì đã trót khai độc thân bên trại tị nạn nên cũng ráng uốn, ép, sấy, gội, nhuộm cho mái tóc trở nên bồng bềnh, lê la tới nhà ra vẻ còn non dại để làm thân với Nga. Có cậu choai choai tuổi đáng em cũng cung kính mời Nga đi xem phim, đi nhảy nhót, karaoke cho nó có vẻ ta là người tiến bộ, bởi vì cậu ta nghe thiên hạ cứ bàn tán rằng mấy cô gái con “HO” ở Sài gòn mới qua tân thời lắm, không khéo người sinh tại Mỹ lạc hậu mất. Lại cũng có chàng hào phóng hơn, cứ mỗi lần ghé nhà Hằng thì ôm cả tá bông hồng, rồi chẳng lẽ cứ mua bông, chàng ta lại khuân cả thức ăn được order từ hiệu ăn khiến đôi lúc nhà Hằng khỏi cần nấu nướng đến hai ba ngày.

“Nhưng lạ quá, đón đưa thì thế mà cả năm trôi qua không nghe Nga nó nói gì về con người may mắn nào được lọt vào mắt xanh của nó”. Hằng nghĩ như vậy, và không cần tinh ý lắm cũng thấy người nào rủ nó cũng đi chơi, mời ăn nó cũng nhiệt liệt hưởng ứng. Đôi khi Hằng hơi quan tâm cho cái dễ dãi của em mình, Hằng sợ một ngày nào đó vợ chồng nàng phải thành kính phân ưu vì Nga vớ phải thằng đá cá lăn dưa, nhưng Nga thì vẫn hồn nhiên, như không chút vướng bận vì chuyện gái trai. Khi Hằng úp mở hỏi những ưu tư vừa rồi thì Nga bĩu môi trả lời:
“Mấy tên đó dại gái lắm, em chấm không được tên nào cả. Ông Long thì già khú đế, hai má cáp sâu vào làm cho cái miệng nhọn thêm hơn, hai bên mép có hai chòm lông như đại diện cho mấy cha tuổi mùi. Đi đâu ông Long cũng chải chuốt, chưng diện với hi vọng thiên hạ sẽ nghĩ thầm ‘nhìn y phục biết tư cách’. Chàng ta đang làm giám đốc, kiêm phó giám đốc, kiêm thư ký và kiêm luôn nghề hút bụi, đổ rác trong văn phòng bán bảo hiểm, tương lai bồng bềnh như con thuyền trước cơn giông bão. Còn Tuấn thì cái mặt cứ y như còn dính bơ, phục sức lúc nào cũng quá lố trông rất chi là ngờ nghệch. Chưa hết trung học Tuấn đã bỏ ngang, hắn đang giúp việc trong một Salvation Army. Tuấn cho người ta cái cảm tưởng hắn đang tận tâm sử dụng nguyên kho thời trang của bá tánh đem tới biếu, tương lai như bầu trời sắp đổ mưa. Nhưng bên cạnh những khuyết điểm, hai người đó đều có cùng một ưu điểm là rất thích chi tiền cho em mua sắm.”
Hằng cười:
“Mầy văn minh thật, tao cứ tưởng ít nhất mầy cũng đã chấm được một đứa nào rồi chớ.”
Nga phẩy tay nói:
“Chưa hết đâu; còn một người nầy nữa, ông Hòa “Ph. D” ấy mà.”
Hằng cười ré lên:
“Tiến sĩ ở Houston đếm trên đầu ngón tay, ông Hòa mà mầy cũng tin ổng đỗ tiến sĩ à.”
“Ph. D là ‘phịa đại’ đó chị à.”
Hằng được trớn cười nghiêng ngửa.
“Mà tại sao mầy đặt cho ông ấy là Ph. D?”
“Đó là lời mấy con bạn học của em chứ đâu phải em đặt. Đầu đuôi như thế nầy: Hòa chẳng có nghề ngỗng gì cả, tà tà theo mấy anh chàng tổ chức show để được đón đưa ca sĩ cho ra vẻ ta đây sành cầm ca một tí. Lâu lâu hắn cũng tổ chức được vài show mời ca sĩ hạng ruồi trình diễn để tự phịa ‘ông bầu’ cho oai vệ. Hắn cũng có nhiều tài, toàn là phịa đại để lấy le với mấy cô ca sĩ. Có lần về Houston trình diễn, cô ca sĩ kia muốn đi thăm người anh ở thành phố Beaumont nên cô ta gọi nhờ Hòa chở đi. Được ca sĩ nhờ chở Hòa coi như một vinh hạnh hiếm có. Khi tới nhà người anh, cô ta nhớ lời Hòa nên giới thiệu với anh nàng rằng Hòa cũng là sĩ quan pháo binh. Gặp chỉ huy pháo binh thứ thiệt, Hòa mới lòi đuôi ra, hắn chỉ là trợ thủ pháo binh. Từ đó cái danh từ phịa đại mới được nối theo tên Hòa thành Hòa Ph.D. đấy chớ. Chuyện phét thì thế gian nầy có khối đứa, hơi sức đâu mà bàn. Điều đáng nói nhất là hắn theo tán em không được rồi phịa đại với bạn bè là em và hắn đã từng lên giường khiến một hôm em dọa thưa cảnh sát hắn mới câm mồm.”
Hằng hùa cùng em:
“Thứ đàn ông khốn nạn; gặp tao, tao đấm vỡ mặt cho biết.”
Nga cười:
“Cha đó ‘mát’ nặng.”
Hằng vừa soi gương nhổ lông mày vừa nói với Nga:
“Mầy cũng nên giảm đi chơi, để khỏi mang tiếng.”
Nga cười nhẹ:
“Có đi chơi mới có cơ hội tìm hiểu chớ chị.”
“Thì cũng vừa vừa thôi, tao thấy đêm nào mầy cũng đi; anh Tuyên thì mầy biết rồi, ảnh không dám ở nhà, nên còn có mình tao buồn thấy mồ.”
Nga trầm ngâm suy nghĩ, như cố xua đi mặc cảm tội lỗi, nàng đến bên chị, ý chừng muốn nói thêm điều gì, nhưng không mở miệng:
Cả tuần lễ đó Nga ở nhà. Hằng vui ghê lắm, thay vì mua thức ăn ngoài phố đem về, Hằng nấu nướng nhiều món. Trong bửa ăn Hằng nói trổng:
“Có đêm mình tui ở nhà chẳng có ai nói chuyện, mấy bửa rày sao xúm ở nhà hết vầy nè.!”
Nga liếc qua Tuyên nháy mắt, cười ranh mãnh.


Thời gian trôi rất nhanh, mới đây mà gia đình Hằng định cư tại thành phố nầy mười lăm năm rồi. Nga cũng qua Mỹ đã ba năm. Không phải dễ dàng mà Nga được qua Mỹ, diện chị em đã bị Mỹ xếp vào hàng thứ yếu, hồ sơ từ Bangkok đã chuyển về New Hampshire, ít nhất cũng chục năm may ra mới cứu xét. Cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80 không ít người tị nạn phải bỏ thây ngoài biển cả để đổi lấy tự do. Nghe nguy hiểm quá, bà Điền không thể để Nga vượt biển. Bây giờ thì những người vượt biển thành công được niềm nở đón tiếp trở về. Dù không xa giá, tiền hô hậu ủng như quan trạng về làng khi xưa, nhưng ít nhất cũng chiếc van 12 chỗ ngồi có máy lạnh và thân nhân ngồi chật ních đón rước. Ai có thân nhân bảo lãnh cũng được ra đi. Những cuộc tiễn đưa vui như tết khiến thư nào bà Điền cũng thúc dục Hằng “gắng tìm cách bảo lãnh em mày qua Mỹ, ở đây lêu bêu không làm nên tích sự gì, tương lai tăm tối lắm con ạ”.

Không phải bà Điền biết gì nhiều về cái tương lai của người Việt di tản, nhưng có đui mù cũng nghe được một số Việt kiều về quê cứ oang oang rằng ở bên Mỹ sướng lắm - Con cái cứ đẻ ra là chính phủ gởi tiền về nhà cho mà ăn, không ai bắt buộc mình đi làm nếu mình không muốn. Đồng bào nào muốn lãnh tiền trợ cấp an sinh, cứ việc khai không có việc làm, ai muốn lãnh tiền tàn tật thì khai mắc bệnh đại khái là được chấp thuận ngay. Chính phủ Mỹ ngu lắm, không thèm vạch lá tìm sâu cho mệt, họ bận bịu với công việc đưa phi thuyền thám hiểm Hỏa tinh, bận dùng vệ tinh chụp không ảnh những nơi chế tạo hoặc tàng trữ vật liệu chế bom nguyên tử để giữ an ninh cho thế giới. Chưa hết, bà Điền còn nghe Việt kiều về quê kể rằng nếu ai đi học thì vô cùng xuất sắc. Người Việt học nghề giỏi hơn dân địa phương nhiều, mà cũng chẳng cần học cho mệt vì thi bùa đậu liền chớ khó khăn gì. Còn trong hãng xưởng toàn dân Việt Nam làm chủ, mà cái đó thì “khúc ruột ngàn dặm” nầy nói đúng; các hãng Nail Supply, các “hãng” làm móng tay, móng chân, “hãng” bán thực phẩm Á Đông, “hãng” báo Việt Ngữ, “hãng” sang băng cho người Việt thuê toàn người Việt làm chủ đấy chứ.
Nhưng bên nửa vòng quả đất, bà Điền đâu ngờ rằng: một con sâu làm rầu nguyên nồi canh, nhiều con sâu nó làm tan nát một cộng đồng. Ở không cứ xoi mói, rình mò – độc quyền yêu nước, ai làm khác ý mình thì cứ chụp cho cái mũ Cộng sản. Có những hội đoàn đầu đưôi chỉ ba người: chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký chấm hết, không có một hội viên; cả chục năm cũng chưa làm nên trò trống gì. Ca sĩ hạng ruồi đi du lịch, ca vài bản nhạc vàng gỡ gạc tiền vé máy bay cũng bị những người mệnh danh là tranh đấu cho tự do lại chận đứng những người muốn tập hít thở thứ không khí tự do. Họ hô hào dân chủ nhưng lại hù dọa những người muốn thấy sinh khí dân chủ.
Bà Điền hiểu thế nào tùy bà ấy, bổn phận làm con, Hằng cố gắng đưa đứa em xinh xắn nhất nhà qua đây bằng cách cho Tuyên, chồng cô về Việt Nam làm đám cưới. Hằng phải đóng một vở bi kịch, chịu khổ nhục với những vết bầm trên gương mặt vốn đã không có gì khả ái. Hằng trả tiền cho luật sư và biếu xén hàng xóm vài cái chả giò để rủi ro chính quyền điều tra thì chung quanh lối xóm cũng từ tâm mà xác nhận có nghe thấy tiếng đánh đập của tên vũ phu. Và tiếp theo là Hằng mua vé cho Tuyên về Việt Nam giả cưới cô em vợ. Tuyên rất hí hửng đi làm việc đại nghĩa đó. Bây giờ chàng mới nghiệm ra cái chân lý ngàn đời mà ông bà xưa đã nói “Nước chảy hòn đá lăn cù, cô chị có xấu thì bù cô em”. Tuyên không bỏ qua cơ hội một viên sỏi bắn hai con chim. Lúc ấy cái hào quang Việt kiều vẫn còn le lói như ngọn đèn dầu hôi giữa bầu trời không trăng sao, vả lại trong tay có tiền nên ăn nói tầm phào cũng có lắm người nghe. Hằng hy sinh năm bảy trăm đô làm cái đám cưới để che mặt thế gian, lấp miệng láng giềng bằng bữa tiệc cưới mà ai được mời khi về cũng phải làm thêm gói mì cho chắc dạ. Véo ra vài trăm lo thuœ tục cho hợp tình, hợp lý cũng không có gì quá đáng. Dĩ nhiên trước đó những thủ tục li dị phải hoàn tất, Tuyên phải làm công hàm độc thân, giấy chứng nghiệm thử máu và theo pháp lý thì đây là lần đầu Tuyên cưới vợ.

II

Qua đây ăn trắng mặc trơn, Nga trở nên lộng lẫy, Hằng thường baœo với chồng rằng sau nầy đứa nào có phước mới đụng được nó.
Tuyên cười nói:
“ Nga làm người tình thì hết sẩy, nhưng lấy làm vợ thì nguy hiểm.”

“Tại sao?” Hằng lườm:
“ Đứa nào ngu mới lấy vợ đẹp, vì vợ mình đẹp ra đường có khối thằng muốn tán. ƠŒ đây trai thừa gái thiếu, em không thấy Nga nó có đến chục thằng đeo đuổi đó sao? Anh chỉ sợ nó vồ trúng đứa không ra gì thì tội nghiệp cho kiếp hồng nhan.”
Hằng chế nhạo:
“ Bữa nay ông xã tôi sao mà caœi lương thế.”
“ Thật đấy.” Tuyên đáp.
“ Nhưng anh có đồng ý là nó đẹp nhất nhà em không nào, lại có học thức nên suy nghĩ cũng chín chắn. Hi vọng nó sẽ có được người chồng xứng đáng, chứ ...chứ không phaœi như chị nó.”
Tuyên cười đùa:
“Bộ chị nó hối hận khi lấy anh sao?”
“Chứ còn gì nữa.” Hằng cười.
Tuyên chỉ ngón troœ lên trán nịnh vợ:
“Vợ anh là nhất, em không đẹp sắc saœo, nhưng rất có duyên, suốt cuộc đời nầy anh sẽ không thèm yêu ai khác.”
Hằng nũng nịu:
“Ông Clinton cũng nói thế, nhưng bây giờ thì xác nhận có dính líu tùm lum bà. À vụ ấy ra sao rồi hở anh?”
Tuyên ra dáng hiểu biết:
“Người không có chí khí thường bị ba thứ cám dỗ: tiền tài, danh vọng và sắc đẹp. Ông Clinton ngoi lên đỉnh cao chót vót với nhiều thuœ đoạn. Theo tin từ internet thì từ ngày ông ta làm thống đốc đến nay có đến trên bốn mươi ba người thân tín, hộ vệ, hoặc cố vấn đã ‘bị’ tự tưœ hoặc ‘tình nguyện’ mất tích hoặc do “tai nạn” mà qua đời. Danh vọng đã có trong tay, tiền tài thì danh nhân nầy xem chừng không rõ ràng cho lắm, mặc dù vụ White Water có khoaœng mười mấy người dính líu, trong đó những người bạn thân cuœa ông bà Clinton cũng lợi dụng tu chính thứ năm cứ ngậm miệng “trung quân” không chịu khai gì caœ, chính người nầy ‘ngã bệnh’ từ trần trong tù.
Hằng đến tủ lạnh lấy đưa cho Tuyên ly nước, nàng giục:
“Nói tiếp đi anh.”
Tuyên uống một hớp rồi tiếp:
“Còn cuộc đời tình ái khá lẩm cẩm cuœa ông vua nầy không có giấy mực nào taœ hết. Thêm vào đó đối tượng ăn chè cuœa ông là ‘thượng vàng hạ cám’ đến nỗi những nhà làm phim tại Hollywood khi được hoœi họ cho biết: Ông ta không biết thưởng thức (he doesn’t have a good taste) và họ cũng chẳng biết bắt đầu bằng người đàn bà nào trước để làm một cuốn phim cho người Mỹ xem chơi là bơœi vì họ gặp khó khăn để tìm kiếm những nữ tài tưœ có nhan sắc lôi thôi như những ‘người đi qua đời ông’. Nhưng dù sao thì ông vua nầy cũng tội nghiệp, sinh bất phùng thời, làm thiên tưœ mà không có quyền được tam cung lục viện thì uổng quá.”
Hằng đùa với chồng:
“Đàn ông các anh quá tay, bên nầy mà cho đa thê chắc ông nào cũng mấy bà chẳng chơi.”
Tuyên trề môi.
“Anh đã baœo là không thèm. Anh là loại có lý trí mà.”
Hằng mai mỉa:
“Lí tí thì có.”
Tuyên ôm hôn Hằng như thầm xác nhận anh ta là người chồng lý tươœng, đáng tin cậy. Hai chiếc thân bỗng ngã trên chiếc xa lông ngay phòng khách…

Chìa khóa tra vào ổ, Nga bước vào nhà thấy cảnh tượng ngỡ ngàng, hai chiếc quần lót đang nằm chơi vơi bên cạnh đống quần áo giữa phòng khách, trên salon hai con người trần trụi, Nga bước thụt lùi ra cửa. Vợ chồng Hằng đang loay hoay tìm vật sở hữu, kẻ gài nút áo người gài nút quần. Mặc dù là vợ chồng, chuyện ái ân là việc bình thường như ăn uống, nhưng khi lửa lòng đã cháy, họ quên bẵng đi còn đứa em đang có chìa khóa cửa. Bị gặp thình lình, vợ chồng Hằng xấu hổ nên có những cử chỉ rất ư vụng về như vừa làm một việc mờ ám, hai gương mặt ngờ nghệt trông buồn cười. Nga bước ra ngoài, đầu óc nàng dày đặc những suy nghĩ, tưởng tượng về bối cảnh vừa xảy ra khiến cả người nàng nóng ran lên. Không phaœi Nga ngây thơ, trước khi qua Mỹ, số ‘người đi qua đời tôi’ cũng dăm ba. Nhưng nàng quan niệm chuyện phòng the phaœi kín đáo hơn mới đúng. Nga ngồi phệt xuống bậc thang trước nhà, hai tay nàng khoanh trên đầu gối chờ cho tâm hồn lắng dịu. Còn Hằng chưa hết ngượng, nhưng nàng cũng mở cửa định đuổi theo Nga, làm như nàng có lỗi gì với em. Nghe tiếng mở cửa Nga nhìn ngoái lại, nàng đứng lên bước vào nhà mà không nhìn thẳng vào mặt chị. Hằng đứng tần ngần ngay bậc thang, bàn tay thừa thải chờm ngắt vột một chiếc lá rồi thả rơi trước khi trở vào nhà. Ngang phòng khách, Nga nhìn Tuyên chữi ‘khốn nạn’ bằng đôi môi không lời. Tuyên đọc được nhưng anh ta chỉ cúi đầu, Nga đi thẳng vào phòng nàng. Nếu không có Hằng ở nhà thì có lẽ Tuyên đã đi theo năn nỉ như thói quen mỗi khi hai người giận nhau.

Một lát sau, Hằng bớt thẹn, đến gõ cưœa phòng Nga, nghiêng đầu dã lã hoœi trổng?
“Đi chơi đâu về thế?”
Nga xẵng giọng:
“Đi với đàn ông, có sao không?”
Chưa bao giờ Hằng nghe em nói vô lễ như vậy, máu trong người sôi sùng sục, nàng nổi nóng la lớn:
“ Con kia! Mầy nói chuyện với ai vậy?”
Nga không vừa:
“Tôi đi đâu kệ xác tôi, mắc gì bà phải hỏi, vắng tôi hai người càng tự do hơn, có thể trần truồng mà sinh hoạt.”
Nghe câu nói xốc óc ấy Hằng muốn tông cửa vào tát đứa em mất dạy. Nàng không ngờ con khốn nạn nầy tự nhiên lại hỗn láo với mình như vậy, nhưng có mặt Tuyên nàng cố giằng cơn tức. Nàng không muốn Tuyên nghĩ xấu cho em và cũng muốn bảo vệ câu Hằng thường nói Nga là đứa em dễ thương, hiền hậu như mẹ nàng thường baœo. Hằng cố nuốt cho cơn giận tan dần nhưng coi bộ nó như ngọn lưœa đang gặp gió. Nàng ái ân với chồng thì có tội gì với Nga chứ, nàng tự hỏi như vậy. Hằng bực mình về phòng nằm và cảm thấy uổng công bảo lãnh Nga qua đây. Cùng lúc ấy Hằng cũng cảm thấy hơi quê vì không lôi nhau vào phòng như những lần trước. Nhưng đây là nhà nàng, Tuyên là chồng nàng đứa nào dám làm gì, bà vả cho rụng hết răng. Một ý nghĩ thoáng qua trong đầu: ‘hay là đuổi Nga ra khỏi nhà’ vì có Nga, nàng thiếu hẳn tự do. Có những lúc nguồn khoái cảm dâng lên tột độ, Hằng muốn gào lên, nhưng Tuyên cứ đưa ngón tay đè lên mội nàng bởi không muốn Nga nằm phòng kế bên lắng nghe. Trong cơn tức Hằng còn đủ tỉnh trí nghĩ ra phải trả lời với mẹ nàng ra sao khi biết Nga dọn ra. ‘Nhưng sợ gì’, lỗi tại nó cả.’
Cơn giận chưa nguôi, Hằng trở lại phòng Nga, đứng ngoài cửa nói vọng vào:
“Tao thương nên tìm cách baœo lãnh mày qua đây, đi thì có keœ đón người đưa, qua tới nơi mầy lại học đòi theo cuộc sống xa hoa, đi chơi suốt đêm không coi tao ra cái thứ gì caœ. Mầy có biết đâu ngày tao đi vượt biển trên ghe cả chục người chết, tao nằm như con mắm trong khoang tàu, phần khát nước phần ói mửa, qua Mỹ phaœi lo đầu tắt mặt tối, còn nghĩ đến bố mẹ, nghĩ đến tụi bay đang sống cơ cực. Có đêm mày đi không về, anh Tuyên phải xách xe chạy vòng vòng kiếm không ra.
“Bà biết tui đi đâu không?”
“Đi với trai chứ đâu.”
“Tui đi với ch...”
Sau chữ ch... Nga kịp ngừng, Tuyên giật thót người, chàng chỉ sợ chữ ‘chồng bà’ mà Nga dám phun ra để chọc cho Hằng tức thêm thì bỏ mẹ. Nga nói lí nhí:
“Bà đưa tôi qua đây chỉ vì bà muốn tôi làm đày tớ chớ bà tưœ tế lắm sao.”
Hằng sôi gan:
“Con kia, mầy làm với tao, tao vẫn chia bốn sáu như những người thợ chớ tao có bóc lột mầy đâu.”
“Ừ, tui bốn bà sáu, công bình quá há. Người dưng vẫn chia 5/5.”
“Mầy ăn, ở trong nhà tao, tao có tính tiền mầy không? Tiền chi phí anh Tuyên về làm đám cưới với mầy tốn kém ra sao mầy có biết không? Tao không muốn truyền nghề cho người khác, tại sao mầy không nghĩ tới.”
Nga vừa nói vừa khóc.
“Bà không kiếm thợ vì sợ sau khi quen biết, thợ móc nối khách rồi mở tiệm đối diện mà giựt hết khách của bà. Và một điều là bà muốn lãnh oeo phe nên mới li dị, lãnh hai ba đầu lương, chính phủ cấp thẻ khám bệnh, khỏi mua bảo hiểm chớ tử tế gì.”
Hằng càng giận thêm, nàng nghĩ: cả làng đi làm neo, có ai chịu giã từ oeo phe đâu mà con nầy nói móc. Trong bỗng chốc nàng muốn tống cổ Nga về lại VN cho nó sống cuộc đời đói meo cho biết. Nga vẫn còn thút thít, Hằng nghĩ rằng Nga có thể đã biết lỗi nên nàng bồi thêm:
“Mầy biết không, tao dạy cho mầy từng li từng tí; từ việc đắp bột, cắt da cho đến dán móng giả. Mầy thi năm lần bảy lượt không đậu tao phải chạy chọt mua bằng cho mầy chỉ vì mầy là em tao. Còn nữa, người ta phải tốn đến hai ba chục ngàn đô mới qua được Mỹ, tại sao mầy ăn cháo đá bát như thế con kia.”
Nga nằm nghiêng, nàng lấy gối che lên mặt như không muốn nghe, Hằng quày quả bước về phòng riêng. Cơn giận chưa tan, trong thâm tâm nàng rất hối hận vì đã đưa Nga qua đây.

Một lát sau, nghe sóng lặng gió êm, Tuyên mò vô phòng đến ngồi bên mép giường vợ nói:
“Em nầy, Nga nó lớn rồi, nó đi chơi với kép mà em cứ hoœi đi đâu làm sao nó traœ lời.”
“Kép cũng phaœi có nơi, đụng đâu đi đó, ai rủ nó cũng đi như con đĩ vậy à.”
Tuyên ôn tồn:
“Thì nó cũng phaœi đi chơi mới chọn người vừa ý chứ.”
Hằng thơœ ra mệt moœi, gieo mình xuống giường nàng dặn Tuyên:
“Từ nay em nhờ anh theo dõi nó cho kỹ, nó đi ăn với ai, ngủ với ai anh phải cho em biết.
Tuyên làm bộ ngây thơ.
“Nó lớn rồi, theo dõi rất khó, hơn nữa đi đâu, ngủ nhà ai là quyền của nó, theo dõi để làm gì?”
Hằng ú ớ:
“Thì mình...ờ...”
Mà theo dõi để làm gì. Có bắt quả tang nó ngủ với ai mình cũng không có quyền nói. Ở cái xứ nầy cha mẹ còn không nói được con, huống chi Nga chỉ là đứa em, mà Nga cũng đã lớn tuổi đâu phải vị thành niên. Tuy vậy, những lời mắng trả, mắng treo, xúc phạm của Nga khiến Hằng không ngủ được. Hằng tức tối vô cùng. Hằng định cho Nga nghỉ việc và tống cổ ra khỏi nhà lập tức. Hôm sau cơ thể Hằng uể oải vì mất ngủ, lại thiếu đi một người thợ nên Hằng rất bận. Khi có người khách hỏi Nga thì Hằng mới sực nhớ gọi về nhà. Hằng định nói cho Nga biết là nên đi tìm nhà ở chớ nàng không muốn chứa nữa. Điện thoại gọi về reo nhiều lần nhưng không ai bắt. Tuyên thì thường xuyên vắng nhà không nói làm gì nhưng Nga cũng đi đâu mất, Hằng đoán là nó đi mướn nhà hoặc tìm chỗ khác mà làm. Khách đã giết Hằng cái thời gian suy nghĩ, nàng cắm đầu làm việc cho đến tối mới về.

Khi về đến nhà, trời nhá nhem tối, Hằng gõ cửa phòng Nga trước tiên, không thấy trả lời. Hằng mở cửa bước vào, các hộc tủ kéo ra trống trơn, Hằng kéo cánh cửa phòng treo quần áo thì không còn thấy áo quần Nga ở đó nữa. Một thoáng nghĩ trong đầu Hằng là Nga đã dọn ra ngoài ở với bồ rồi. “Mầy ở đâu thì ở không mắc mớ gì tới tao nữa, thứ em mất dạy’. Hằng đi rửa mặt, chờ Tuyên về để ăn cơm tối, nàng uể oải gieo mình xuống giường, bao nhiêu ý nghĩ ngược xuôi trong đầu, nàng thiếp đi lúc nào không biết cho đến khi có tiếng điện thoại reo, Hằng chờm nhấc phone, bên kia đầu dây, tiếng Tuyên nói pha với tiếng xe hơi đang chạy nên nghe không rõ, Hằng vội vàng báo cáo với Tuyên:
“Con đĩ Nga dọn đi rồi, nó không để lại gì cả. A!ử mà anh đang ở đâu? sao không về ăn tối, khổ cho anh quá, li dị làm gì để anh cứ phải trốn tránh. Cũng do con đĩ Nga báo hại.”
Hằng có ngờ đâu Tuyên và Nga đã lộng giả thành chân. Hai người đã hưởng cả ‘tháng trăng mật’ khi lên xuống sở ngoại vụ làm giấy.
Tuyên cười khúc khích trả lời:
"Bây giờ Houston đã 4 giờ sáng rồi mà ăn tối gì.
Hằng dụi mắt nhìn đồng hồ quả thật gần sáng, nàng mới hay mình đã ngủ một giấc khá dài. Nàng lặp lại:
“Anh làm gì mà giờ nầy chưa về? lại châu đầu với mấy ông cờ bạc chứ gì?”
Đầu dây kia Tuyên trả lời:
“Anh sẽ không về nữa đâu. Anh và Nga gọi để chào tạm biệt em. À, anh đã mượn đỡ số tiền chúng ta một thời gian, khi có anh trả lại.
Hằng á khẩu, buông ống nghe, nàng nghiến răng trèo trẹo. Nàng nhào tới cái tủ sắt, loay hoay vặn qua vặn về ba con số đến chục lần mà cánh tủ không mở được. Khi định thần, nàng xoay từ từ mở được tủ, quả nhiên tiền bạc, vòng vàng không còn gì cả. Mười mấy năm dài tha phương cầu thực, tình chồng vợ đậm đà thế mà hôm nay con đĩ ngựa đã cướp chồng nàng rồi. Hằng đập tay thình thịch xuống giường, khóc nức nở như một đứa trẻ:
“Trời cao đất rộng ơi... đời tôi sao khổ thế này... nuôi ong tay áo, hu. hu...”
Trong bóng đêm âm thầm nàng cầu mong Chúa quyền năng gây cho tên gian phu và con quỷ cái đó những tai nạn khủng khiếp nhất, như ngài đã từng giáng xuống cho những ai chối bỏ ngài, chúng sẽ bị nát thây từng mảnh vụn. Rồi nhờ sự tin tưởng mơ hồ ấy mà lòng Hằng dễ chịu đôi chút, nàng chưa thể tin nổi là một người sùng đạo như nàng lại bị gạt gẫm một cách thê thảm như vậy. Một người mà mỗi sáng Chủ Nhật đều hối cả gia đình đi lễ như Tuyên lại tàn nhẫn đến như thế. Trong một thoáng rất nhanh Hằng còn tin rằng Tuyên sẽ trở về với đầy đủ số tiền do nàng làm ra và cùng Nga năn nĩ nàng tha lỗi. Nàng sẽ mắng cho một trận rồi dẫn hai người cùng đi xưng tất cả tội lỗi với bề trên. Chuyện đó nếu có xảy ra thì đều do Thiên Chúa sai khiến là bởi vì Hằng tin rằng tất cả việc làm trên thế gian nầy đều do Thiên Chúa sắp đặt. Hằng đâu biết rằng, khi xúi Tuyên về Việt Nam cưới em vợ là Chúa đã ‘thêm cánh cho hùm’. Tuyên bề ngoài đạo mạo, nhưng bên trong là một tên đểu cáng. Từ những lần đưa Nga đi làm giấy tờ ở thành phố ****. Tuyên đã không bỏ lỡ cơ hội ve vãn đứa em vợ trẻ, đẹp hơn chị của nó nhiều. Những lần đi bổ túc giấy tờ với Nga là những lần Tuyên thấy trong trí con vợ mình thô kệch, bủn xỉn, ăn nói thô lỗ, chưa hề có con mà ngực và mông mềm như cháo. Cái ý đồ phản bội vợ, lớn dần… lớn dần trong óc hắn. Riêng Nga thì trước đó không có ý định chống lại chị, nàng chỉ dễ dãi cho Tuyên chỉ vì muốn xuất ngoại. Hơn nữa, Tuyên đã có lần bắn tiếng cho Nga biết rằng cái chìa khóa vào ngưỡng cửa nước Mỹ đang nằm trong tay hắn. Rồi khi đến Mỹ Tuyên bám sát Nga như đỉa, hắn đã không cho Nga một cơ hội nào quen biết bạn trai. Dĩ nhiên hắn có ngàn thủ đoạn để giữ con mồi béo bỡ ấy cho riêng mình nhưng cũng lại đồng thời xúi dục những người chẳng ra chi nhào vô tán cô em vợ. Hắn ởm ờ làm mai để thủ những quà cáp lặt vặt như ly cà phê, tô hủ tiếu v.v...
Tuyên ly gián Nga với Hằng bằng cách bịa rằng Hằng đã nói rằng Nga là đứa con gái làm biếng, vụng về, chẳng biết nấu ăn, ngủ dậy giường chiếu không gọn gàng. Thực tế những thứ ấy Hằng nói sai. Nga nấu mì gói và luộc trứng rất giỏi, còn chăn mền chiều dùng nữa mắc gì phải xếp. Điều làm Nga bực mình hơn cả là Hằng nói Nga không phải con cùng cha với Hằng, câu nói ấy hàm chứa một ý đồ nhục mạ, bêu riếu mẹ nàng với Tuyên làm Nga càng lồng lộn. Vì lẽ đó nên Nga không còn kính nể chị mà còn tìm cách trả thù. Từ đó Nga quan niệm lên giường với Tuyên cũng là lối ‘phỏng tay trên’ cho đáng đời Hằng. Thêm một cơ hội cho Tuyên là Hằng đang lãnh oeo phe, sợ chính phủ theo dõi, nên Hằng xúi Tuyên đừng ở nhà thường xuyên. Hằng mê muội nên Tuyên đề nghị việc gì cũng đúng cả, nàng tin tưởng Tuyên tuyệt đối đến nỗi đi lễ nhà thờ Tuyên cũng ngồi sát Nga còn Hằng thì ngồi chơi vơi một mình. Việc nầy thì nên lắm, vì trong đám người đi lễ, đôi mắt cú vọ bà Thục, một người chỉ quyét dọn tại sở oeo phe chốc chốc liếc mắt nhìn chị em Hằng như đang theo dõi. Nhiều lần như thế Hằụng khuyên Tuyên và Nga đi lễ nhà thờ Mỹ hoặc nằm nhà cho chắc ăn. Thậm chí người ta đồn rằng thấy Tuyên đi chơi thân mật với Nga thì Hằng lại mừng vì đó chính là những yếu tố an toàn cho cái check oeo phe hàng tháng. Chị em Hằng thay phiên nghỉ một ngày trong tuần cũng nằm trong kế hoạch của Tuyên. Tuyên sống với Nga phè phởn như chính hắn là chồng thật của Nga.

Hằng nằm vất vưởng như cái xác không hồn sau khi mất cả chì lẫn chài, chỉ còn một điều sót lại đó là niềm tin mãnh liệt vào Thiên Chúa quyền năng. Tuy nhiên câu kinh ‘lạy cha cho chúng tôi hằng ngày dùng đủ và tha kẻ có nợ chúng tôi’ không thích hợp trong hoàn cảnh nầy. Hằng đang tức cành hông, giận sôi gan, nàng không thể nào chấp nhận tha thứ một cách dễ dàng như vậy. Nàng muốn sửa lại câu kinh ấy bằng ‘lạy cha đưa đẩy những kẻ có tội mang tiền trả lại cho con, rồi sau đó cha phải làm cho họ thân tàn ma dại’.
Lòng ấm ức, nước mắt tuôn ràng rụa. Chao ôi! Đời nàng sao lại có ngày hôm nay, Hằng nguyền rũa chửi bới đủ điều. Đã thế thỉnh thoảng, Tuyên vẫn gọi về trêu dăm ba câu rồi cúp máy. Hằng nghiến răng muốn vỡ cả hàm, nàng thề đến chết cũng không bao giờ tha kẻ có nợ.
Ta đã lầm đưa ngươi sang đây.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Jan/2012 lúc 1:58pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Feb/2012 lúc 3:38am

Bạn cũ năm mươi năm   
Tác Giả: Tràm Cà Mau
Thứ Năm, 09 Tháng 2 Năm 2012 07:46

“Tư Thàn! Mày! Ð. M. mày. Thằng quỷ. Mày ở đây hả ? Chiếc xe nó biết có mầy ở đây, nên chết máy, để cho tao gặp mầy.” ...


( Chuyện kể của ông Hai )

Dạo đó, tôi vừa mới trổ mã, bể tiếng, tay chân tự nhiên dài ngoằng ra, áo quần thành ngắn củn cởn. Tôi vụng về, ngơ ngác, làm cái gì cũng hư hỏng, má tôi cứ la rầy mãi. La rầy để quở trách mà cũng chan chứa tình yêu thương. Tôi ăn cái gì cũng ngon, đặt lưng xuống đâu cũng ngủ được say sưa.

Thời nầy, đệ nhị thế chiến vừa chấm dứt, nước Pháp đem quân trở lại Việt Nam để tái lập nền đô hộ cũ. Toàn dân đứng lên kháng chiến, cầm tầm vông vạt nhọn đánh nhau với Tây. Khí thế đằng đằng. Cũng như mọi thanh niên khác, tôi tham gia kháng chiến. Nói là đánh nhau với Tây, nhưng chạy thì nhiều hơn, vì lồ ô vạt nhọn không cự nổi với súng ống của Tây.

Tôi bị Tây bắt lãng xẹt khi đang ngủ giữa ban ngày. Bị trói ké, đem về giam tại thành phố. Trong trại giam, mỗi ngày phải đi làm lao động vệ sinh, dọn rác, quét lá, lấp các vũng bùn lầy, khai mương. Tôi làm quen được một ông lính kèn, mỗi ngày mượn cái kèn thổi tò te làm khổ lỗ tai mấy ông lính Tây chơi. Không có chi chói tai bằng nghe mấy anh tập kèn cứ ọ è từ giờ nầy qua giờ kia mãi.

Tập hoài rồi cũng thổi được. Một lần cao hứng tôi thổi khúc kèn báo hiệu tan giờ làm việc, tiếng kèn vang vọng, rõ ràng, làm mấy ông Tây tưởng đã hết giờ, rủ nhau ra về. Tôi bị phạt giam đói, và anh lính kèn cũng bị khiển trách, không cho tôi mượn cây kèn nữa. Nhưng sau đó hai tuần, tôi được cho ra khỏi tù. Họ phát cho tôi áo quần lính, và sung vào đội thổi kèn. Ban quân nhạc của Tây. Nhờ có một chút hiểu biết về âm nhạc Tây Phương, tôi học nhạc cũng khá dễ dàng, không như các ông bạn khác. Khi tập thổi kèn mà chơi, thì tôi cảm thấy vui, ham thích, thú vị, nhưng khi phải tập kèn vì bắt buộc, thì thật là chán nãn, mệt nhọc, bực mình. Ông trung sĩ chỉ huy đội quân nhạc không vui, vì đã chọn lầm người. Trước đó, ông tưởng tôi có năng khiếu đặc biệt về âm nhạc, nên đề nghị tuyển dụng. Về sau ông thường nói lời an ủi rằng, thiếu chó thì bắt bất cứ con gì ăn phân cũng được, miễn sao biết ăn phân thì thôi. Nghe ông nói vậy, tôi cũng tự ái, và bực mình. Thường thường,thì đội lính kèn được nhàn hạ. Mỗi ngày, mấy xuất thổi kèn báo hiệu buổi sáng thức dậy, như con gà gáy sáng, bao giờ làm việc, báo giờ nghỉ, giờ tan sở. Báo hiệu thật đúng giờ. Thế thôi. Còn ngoài ra thì chơi cờ, tán dóc, trêu ghẹo nhau, nhưng không được bài bạc. Mỗi sáng tiếng kèn vang vang: “ Tọ tè ti tọ tè ti.. ti tọ ti tè... “ Mà lũ con nít chuyển âm thành:“ Một ngàn, ba mươi vạn thằng Tây, xách cái bị, đi ăn mày. Mụ đi đâu tui bắt mụ lại, tui không cho mụ về.” Nghe y hệt tiếng kèn đồng.

Trong đám lính kèn, tôi chơi thân với Tư Thàn, vì anh cùng tuổi, cũng độc thân và cùng hoàn cảnh như tôi, bị Tây bắt và sung vào đội quân nhạc. Chúng tôi thường rủ nhau đi xem hát ban đêm. Chúng tôi biết và thuộc lòng tên đào kép của các gánh cải lương, hò quảng. Nhiều lần, Tư Thàn thổ lộ ước mơ của anh là được vào làm việc cho gánh cải lương, làm kép độc, nhờ đó, mà anh có thể mùi mẫn với các cô đào đẹp như tiên kia. Anh không có tham vọng được nổi tiếng, chẳng cần được khán giả mến mộ, chỉ mong gần gũi cái nhan sắc của các cô đào thôi.

Có lần, tôi nhặt được tấm ảnh của một cô gái nào đó. Hình chụp rất điệu, ngón tay trỏ tựa má, hai cái núng đồng tiền lún sâu rất duyên, mặt sáng và tươi, mắt ướt rượt. Có lẽ bên ngoài đẹp mê hồn. Tôi đưa tấm ảnh cho Tư Thàn xem, và bảo rằng đó là con Mười, em gái tôi ở Long Xuyên mới gởi lên. Kể từ khi thấy tấm hình nầy, Tư Thàn nể nang tôi lắm. Tôi có thể sai Tư Thàn làm những việc mà trước đây anh không bao giờ làm giúp. Tôi mượn tiền anh dễ dàng hơn, mà anh bớt nhăn nhó khó chịu. Tôi lờ mờ biết Tư Thàn mê cô gái trong tấm hình, và hy vọng được lòng tôi, thì sẽ được lòng em tôi. Vốn tính nhút nhát, nên Tư Thàn không bao giờ dám hỏi thẳng về em tôi. Chỉ một lần, anh đánh bạo hỏi tôi khi nào về thăm nhà, và có thể cho anh đi cùng, về chơi có được không. Tôi đáp rằng dĩ nhiên là được, và sẽ mời anh ở lại nhà vài hôm. Nghe vậy, Tư Thàn sướng đến đỏ cả mặt. Sau nầy, tôi cho Tư Thàn tấm ảnh đó, anh cất kỹ trong ví, lâu lâu mở ra xem mà mơ mộng . Buổi sáng, tôi và Tư Thàn thường hay ăn cháo trắng với hột vịt muối của cô Năm Cháo Trắng bán, cô nầy có nước da ngăm ngăm, duyên dáng. Hàng cháo gánh, ngồi chồm hổm ăn, hoặc ngồi trên các đòn gỗ thấp sát đất. Có nhiều anh lính trêu ghẹo, tán tỉnh cô, nhưng khi nào cô cũng vui vẻ, tươi cười, không làm mất lòng ai. Tôi cũng khoái cô nầy, thường giả vờ hết tiền, ăn thiếu nợ. Ðến tháng lãnh lương, thì trả, nhưng không trả hết, khi nào cũng xin khất lại một ít. Cứ nợ cô, thì cô phải nhớ đến số tiền nợ. Nhớ đến số tiền nợ, thì phải nhớ đến người mắc nợ, tức là cô phải nghĩ đến mình. Cái mưu kế nầy, tôi nghe được trong một tiệm hớt tóc mà mấy anh thủy thủ kháo nhau. Tôi có bày mưu nầy cho Tư Thàn, mà anh không chịu nghe theo, cứ sòng phẳng trả hết tiền, không bao giờ chịu thiếu một xu.

Một hôm tôi rủ Tư Thàn đi xem cải lương, anh viện cớ bận việc, tôi đi một mình. Khi ngồi trong rạp, nhìn xéo qua bên kia, thì tôi thấy Tư Thàn và cô Năm Cháo Trắng đang ngồi bên nhau. Tay Tư Thàn đưa lên chỉ trỏ, như đang giải thích gì đó. À thì ra Tư Thàn đã bí mật phổng được cô hàng cháo, mà anh em không ai hay biết. Tôi tránh mặt cho Tư Thàn làm ăn được tự nhiên.

Hôm sau, gặp Tư Thàn, tôi làm bộ giận, mà thực ra thì tôi cũng hơi ghen tức. Tôi thì đặt mưu tính kế, mà chẳng được cơm cháo gì, Tư Thàn cứ tự nhiên, thì vớ được cô hàng cháo. Tôi cứng giọng, nói với Tư Thàn:

“Mày phản bội em tao. Trả tấm hình con Mười lại cho tao. Tưởng mầy đàng hoàng, thì ra...”
“Tao làm gì mà gọi là phản bội?”
“Mầy còn giả vờ? Hồi hôm mầy đi đâu? Làm gì? Với ai? Có chối được không?”
“Ai nói với mầy?”
“Chính mắt tao thấy. Tao để yên cho chúng mày hú hí. Chối tội làm chi?”

Tư Thàn bẻn lẻn móc ví trả tôi tấm hình cô gái có hai cái núng đồng tiền. Anh có vẽ tiếc lắm. Cuối cùng anh nói:
“Em gái mày đẹp như thế nầy, thì chán chi người dòm kẻ ngó. Tao làm gì mà vói thấu. Trả hình lại cho mày là phải.”
“Mày định bắt cá hai ba tay sao? Con Năm Cháo Trắng cũng có duyên lắm đó chứ!”
“Ừ. Có duyên. Hồi hôm, em thú thật với tao em là ‘đầu gà đít vịt’ Mầy thấy da em ngăm ngăm không?”

Tôi hỏi Tư Thàn làm sao mà câu được em Năm Cháo Trắng? Trong lúc tôi bày mưu tính kế mà không được em đáp ứng. Tư Thàn cho rằng tôi ngu, đàn bà con gái không ưa những người bê bối, mang nợ mắc nần. Sau nầy về làm chồng quen thói nợ nần, ai mà chịu nỗi. Thì ra, tôi nhẹ dạ tin vào mưu kế tào lao của mấy anh thủy thủ gà mờ.

Từ ngày trả lui cho tôi tấm hình cô gái có núng đồng tiền, Tư Thàn không còn nể nang tôi như trước kia nữa. Tôi biết mình ngu, đòi lại tấm hình, chẳng ích gì, nhưng đã lỡ rồi, tiếc cũng không được.

Tôi thường ứng trực thế cho Tư Thàn, để anh có thì giờ đi chơi với cô Năm Cháo Trắng. Bỡi vậy, sau nầy cô thường múc cho tôi những tô vun, cháo muốn tràn ra ngoài. Từ đó, tôi không bao giờ thiếu nợ cô nữa.

Thường thường, Tư Phàn và tôi trốn trại đi xem đá gà ở xóm trong. Thiên hạ đánh cá ồn ào. Chúng tôi cũng thường bắt độ, khi ăn khi thua, mà thua thì nhiều hơn ăn. Những khi ăn tiền cá độ, chúng tôi dắt nhau đi ăn nhậu vui vẻ, ăn thâm cả tiền túi. Khi thua, thì hai đứa lủi thủi ra về, phải vay mượn tiền bạn bè để gỡ gạc. Có hai lần bị cảnh sát bố ráp, cả phường đá gà bỏ chạy, chúng tôi cũng sợ bị bắt, chạy trốn, cho nên mất luôn tiền cá độ. Từ đó, chúng tôi tìm ra một cách đánh cá khác, mà chủ cá độ không móc được của chúng tôi một xu. Hai đứa tôi đánh cá riêng với nhau, đứa nầy được, thì đứa kia thua. Chúng tôi gọi là lọt sàng xuống nia. Và sau cuộc đá gà nào, chúng tôi cũng có buổi ăn nhậu, vì một trong hai đứa thắng cuộc. Thời trước Tư Thàn có nuôi gà đá, nên nhiều kinh nghiệm, cứ nhìn vóc dáng bên ngoài, là biết ngay con gà có phong độ hay không. Thế là nợ Tư Thàn một số tiền bằng nguyên cả tháng lương. Nợ ít ít, thì còn nghĩ đến chuyện thanh toán, nợ nhiều quá, không còn muốn trả nữa. Tôi cứ khất mãi, và đến tháng lãnh lương cũng không trả bớt nợ cho Tư Thàn. Từ đó, giữa tôi và Tư Thàn có cái gì lấn cấn, tình bạn không còn như trước nữa. Tôi không dám ăn tiêu khi có mặt Tư Thàn, sợ bị hỏi nợ. Không phải tôi muốn giựt nợ, nhưng tôi tự bảo lòng, khi nào tiền bạc dư dả, thong thả mới trả

Một lần, Tư Thàn thấy tôi nói chuyện thân mật, cười nói với một cô nữ quân nhân. Giữa chỗ đông người, Tư Thàn hướng về tôi mà nói lớn:
“Sao mày nợ tao một tháng lương, lâu quá mà chưa trả? Phải vay mượn mà trả chứ?”

Tôi bị mất mặt trước đám đông, phát cáu, giận đỏ mặt. Tôi nghiến răng trả lời:
“Mầy còn đòi tiền nợ, thì tao đục cho trào máu.”

Tư Thàn lảng đi nơi khác, mà tôi thì cũng không hết giận, định đi theo gây sự thêm. Vì một món nợ đá gà, mà chúng tôi mất tình bạn.

Sau năm 1954, Tây rút về nước, chế độ Cộng Hòa được thành lập tại miền Nam. Chúng tôi được giải ngũ, về đời sống dân sự. Tư Thàn đem vợ là cô Năm Cháo Trắng về quê làm ăn. Tôi ở lại thành phố, làm đủ thứ việc, đủ sống qua ngày, nhưng vì con đông, cho nên khi nào cũng thấy thiếu thốn.

Mười mấy năm sau khi giải ngũ, một hôm tôi lái xe chuyển kinh sách cho hội Thánh Tin Lành về miệt Long Xuyên, trên đường trở về, chiếc xe làm nư, chết máy giữa đường, không biết làm sao mà sửa. Tôi ngồi bên vệ đường, dưới bóng cây nhỏ. Ðầu óc suy nghĩ, tính kế không ra. Tôi định bắt xe đò về tỉnh lỵ, rước thợ ra sửa xe. Chờ hoài mà không có xe qua. Phía dưới ruộng khô, có một nông dân đang cày đất với hai con trâu. Nắng cháy, cổ khát. Tôi thấy anh nông dân ngưng cày, lên bờ lấy bầu uống nước.
Túng quá, tôi đánh liều kêu lớn:
“Nầy anh ơi, khát quá, cho tôi uống nước với”

Người nông phu mang áo đen, quần xà lỏn, chậm chạp băng ruộng, đem cái bầu nước đến cho tôi. Khi đến gần, thì anh reo lên:
“Mày đó phải không Quài. Sao biết tao cày ruộng ở đây mà ghé lại thăm?”

Tôi mừng quá, thét lớn:
“Tư Thàn! Mày! Ð. M. mày. Thằng quỷ. Mày ở đây hả ? Chiếc xe nó biết có mầy ở đây, nên chết máy, để cho tao gặp mầy.”

Tư Thàn và tôi xoắn lấy nhau, nhắc chuyện mười mấy năm trước. Ðủ thứ chuyện. Nói cho nhau biết tin tức gia đình mỗi người. Tư Thàn có hai thằng con trai. Ðời sống của gia đình thong thả, nhờ cô Năm Cháo Trắng buôn bán thêm ngoài chợ quận. Gạo cơm đủ ăn. Mười mấy năm, Tư Thàn chưa về lại Sài Gòn lần nào, vì cũng không có chuyện gì, mà chẳng còn ai để thăm viếng.

Tư Thàn bỏ dở luôn buổi cày ruộng. Tôi cũng bỏ kệ cho chiếc xe nằm ụ bên đường, đến đâu thì đến, theo Tư Thàn đi vào làng. Nhà Tư Thàn trống trải, đơn sơ như tất cả mọi nhà nghèo miền quê.

Tư Thàn lấy cái nơm làm bẫy, rải lúa cho gà ăn, và bắt được một con gà trống thiến lớn. Làm thịt, bao đất sét, nướng lửa rơm. Tư Thàn đem ra hai lít đế trong veo. Khi gà chín, tôi đập cái vỏ đất sét, để cả con gà lên chõng tre có lát sẵn mấy tàu lá chuối tươi, mà Tư Thàn đã rửa sạch. Chúng tôi bốc tay mà ăn, cầm đùi gà nhai, rượu vào đều đều, cạn chai nầy, qua chai kia. Chúng tôi cùng nhắc chuyện xưa, chuyện không đầu, không đuôi, chuyện nầy lẫn qua chuyện khác. Hai đứa nhỏ con Tư Thàn đi học về, cũng nhào vào xâu xé con gà. Tôi ép thằng lớn hớp một ngụm đế, nó nhăn mặt phun ra. Tư Thàn và tôi cùng cười vang. Khi trời xế chiều, thì cô Năm Cháo Trắng cũng gánh hàng về. Cô nhận ra tôi, kêu thét lên vui thú, và phát vào vai tôi nhiều lần đau điếng. Cô mắng:
“Cái ông khỉ nầy, tưởng chết rấp đâu rồi chớ. Làm sao biết tụi tôi ở đây mà ghé chơi? Vui quá xá”

Ðêm đó, cô Năm Cháo Trắng nấu cháo vịt, mượn hàng xóm thêm mấy lít đế, chúng tôi ngồi ăn nhậu dưới trăng cho đến khuya. Ăn uống no say. Tôi chợt nhớ tới món tiền mà tôi nợ Tư Thàn, trị giá bằng một tháng lương vào thời gian mười mấy năm trước, mà chưa trả, và cũng chưa hề toan tính thanh toán cho sòng phẳng. Cũng vì món nợ đó, mà cái tình bạn thân thiết giữa chúng tôi có một thời lấn cấn, mất đi cái mặn nồng, không còn như trước. Tôi chậm rãi nói lè nhè trong hơi men:
“Tao bậy quá, còn mắc nợ mầy mà chưa có dịp trả . Công việc làm ăn, cũng không khá, mà con cái đông đúc, có cơm no bụng từng ngày là may lắm. Tiền không có dư...”

Tư Thàn cười hiền hòa, giọng ấm áp nói:
“Thôi, quên chuyện xưa đi. Nợ nần cái khỉ gì? Chuyện cờ bạc thời trai trẻ dại dột, để tâm làm chi? Bạn bè gặp lại nhau, là quý rồi.”

Có lẽ vì rượu đã ngấm nhiều, mà nghe lời nói chí tình của bạn, mắt tôi cay xè. May mà tối trời không ai thấy. Tôi xịt mũi. Ðêm đó, tôi ngủ lại nhà Tư Thàn, và nói chuyện rầm rì trong bóng tối cho đến khuya.

Sáng hôm sau tôi ra chỗ xe nằm ụ, thì thấy chiếc xe chỉ còn là một đống sắt cháy nham nhở. Thì ra đêm qua, du kích đặt mìn phá, mà ngủ mê quá, chúng tôi từ làng trong, không nghe biết. Tôi lấy xe dò về Sài gòn, và bị đuổi việc. Nhưng may mắn, không bị hội thánh bắt bồi thường. Có lẽ họ biết, tôi đưa mạng cùi ra, có bắt đền cũng không moi được một xu, thì tha làm phước. Vã lại thời buổi chiến tranh, không ai dự liệu trước được chuyện bom mìn.

Tháng tư năm 1975 tôi đem gia đình chạy, chưa biết sẽ chạy đi đâu, về đâu, và làm sao mà sinh sống sau nầy. Cứ chạy đã. Vì sợ phải đi tù như một số bạn tôi, họ đã trở về miền Bắc vào năm 1954, và nghe đâu một số đã chết trong tù, một số còn bị giam giữ hơn hai mươi năm chưa được thả. Ðó là tin tức chính xác đi quành từ miền Bắc qua Pháp, và từ Pháp về miền Nam. Tôi được nước Mỹ cho vào cư trú, đi làm đủ thứ nghề tay chân. Cuối cùng vào làm y tá cho một trung tâm dưỡng lão của quận hạt. Hai mươi mấy năm đòi sống yên lành, no ấm, hạnh phúc.

Năm 2001, sau hai mươi sáu năm xa quê hương, tôi về lại Việt Nam một mình, lần thứ nhất, để sắp đặt việc cưới vợ cho đứa con trai út. Khi đang ở Sài gòn, tôi nghe tin bọn khủng bố đánh sập tòa nhà đôi chọc trời ở New York. Ban đầu tôi không tin, và nghĩ rằng mấy ông Vẹm hay nói dối, đặt chuyện xạo tuyên truyền, nói xấu đế quốc Mỹ. Nhưng sau đó, xem truyền hình, tôi sửng sốt, bàng hoàng. Lòng tôi đau nhói, và nhận ra rằng, quê hương mới là nước Mỹ, cũng muôn vàn yêu mến, thắm thiết không thua gì quê hương cũ Việt Nam. Tất cả mọi chuyến bay đều bị hủy bỏ, việc vào ra nước Mỹ cũng tạm ngưng. Tôi chưa thể trở vể lại Mỹ được, và trong lòng cũng tràn đầy lo ngại, không biết có thể về lại Mỹ được không. Hay là kẹt lại ở Việt nam mãi, cho hết cuối đời. Bảy mươi mấy tuổi rồi. Một đêm mất ngủ, tôi ra đứng ở hành lang khách sạn. Từ trên cao nhìn xuống phố phường bên dưới, tôi chợt nhớ, hơn năm mươi năm trước, nơi đây còn lau sậy um tùm, đất thấp ngập nước, hoang vu. Từ bên trong phòng vọng ra tiếng ngâm thơ khuya qua cái radio nhỏ, giọng khàn đục buồn não nề:

Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai
Ðêm nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò..”(*)

Lòng tôi chùng xuống, và chợt nghĩ hơn nửa thế kỷ trôi qua, vèo mau như mộng. Mới ngày nào đó, tôi bị Tây bắt đi tù, sung vào đội lính kèn. Bao nhiêu là đổi thay, bao nhiêu bãi biển đã biến thành nương dâu, bao nhiêu trũng hoang đã trở thành phố thị. Những thế hệ trước tôi và đồng thời với tôi, có lẽ đa số đã về với lòng đất. Yên bề. Những người còn sống sót như tôi, bây giờ ở đâu, làm gì. Bỗng tôi chợt nhớ đến Tư Thà. Nhớ tha thiết. Nhớ đến món nợ ngày xưa mà chưa trả được, lòng buồn rưng rưng. Tôi quyết định ngay, mong cho trời mau sáng, để thuê xe đi tìm thăm Tư Thàn.

Chiếc xe thuê riêng, chở tôi chạy về miền Tây, đi tìm Tư Thàn. Anh tài xế nghe tôi nói đi tìm một người bạn cũ, gặp nhau lần cuối đã hơn ba mươi năm trước, anh lắc đầu, có lẽ anh cho tôi là một ông già khùng lẩm cẩm.

Tôi chỉ nhớ mang máng cái nơi mà chiếc xe tôi lái bị đặt mìn hơn ba chục năm trước. Tôi vào làng hỏi xem ai có biết ai Tư Thàn, nay chừng trên bảy mươi tuổi, hồi xưa làm lính kèn ở Bộ Tổng Tham Mưu. Mọi người đều lắc đầu, ngơ ngác. Tôi đi lang thang quanh làng, và hy vọng, còn có người biết Tư Thàn ở đâu. Khi tôi chán nản trở lại đường cái, ngồi trong cái chòi bán nước bên vệ đường, thì gặp một bà già. Tôi chận lại hỏi. Bà nhíu mày một hồi, suy nghĩ lung lắm. Bỗng bà la lên:
“Tôi nhớ ra rồi, từ lâu không ai gọi ổng là Tư Thàn nữa. Mà ông là ai, tìm Tư Thàn có chuyện chi không?”
“Tôi là bạn lính kèn với Tư Thàn khoảng hơn năm mươi năm trước. Bây giờ, nhớ bạn, ghé tìm thăm.”
“Trời đất! Năm mươi năm làm chi mà không thăm nhau, giờ mới trổ chứng đi tìm!”

Mấy đứa trẻ con chạy ra ruộng kêu Tư Thàn về, người ta nói anh đang cuốc đất thuê. Tôi nghĩ không phải là Tư Thàn bạn tôi, bảy mươi lăm tuổi, còn sức đâu mà đi cuốc thuê. Lũ trẻ đưa về một ông già ở trần, xương sườn đếm được, tay chân khẳng khiu, chỉ mặc cái xà lỏn ngắn, đi chân đất. Da nhăn nheo, khô khốc, đen đúa, gầy gò, hai má hóp, miệng móm xọm, chỉ còn hai cái răng, một cái của hàm trên, một cái của hàm dưới, rất là thiếu mỹ thuật. Không có một nét nào của Tư Thàn cả, có lẽ tuổi ông nầy già hơn nhiều. Tôi nheo mắt nói:

“Tôi tìm Tư Thàn, hồi xưa làm lính kèn ở bộ Tổng Tham Mưu, có vợ là chị Năm Cháo Trắng.”
Ông lão phều phào:
“Ông là ai? Tìm tôi có việc gì không?”
“Tôi tìm Tư Thàn. Tôi là bạn cũ.”
“Ông là bạn cũ của tôi? Chắc ông tìm lầm người rồi.”
“Ông biết Cô Năm Cháo Trắng?”
“Vợ tôi, má thằng Ðộ, thằng Rề.”

Bây giờ thì tôi chắc chắn ông lão ngồi trước mặt tôi chính là Tư Thàn, không ai khác. Tôi còn mơ hồ thấy vài nét hao hao của thuở nào. Bố thằng Ðộ, Thằng Rề, hai thằng nầy tôi đã gặp hồi xưa. Ngày trước, Tư Thàn mong sinh được bảy đứa con đặt tên là Ðộ, Rề, Mi, Pha, Xôn, La, Xi, nhưng mới có mới có Ðộ, Rề, thì bà vợ tịt ngòi. Tư Thàn ngồi co một chân lên ghế dài, rất tự nhiên, cái quần xà lỏn kéo nhăn nhúm lên cao, để lòi nguyên bộ phận kín ra ngoài, một khúc đen điu, nhăn nhúm, mằm tựa trên một đùm bao da lưa thưa lông bạc trắng. Tôi mừng quá, nắm lấy hai vai Tư Thàn mà lắc:

“Mầy không nhớ ra tao là ai hả Tư Thàn!”
“Không. Ông có lầm tôi với ai khác không? Ông là ai?”
“Thế thì mày không phải là Tư Thàn, lính kèn ở bộ Tổng Tham Mưu hả?”
“Tôi, Tư Thàn lính kèn đây.”

Tôi làm bộ buồn bã đổi giọng:
“Có lẽ ông không phải là Tư Thàn tôi quen, mà là người khác trùng tên chăng?”
“Lính kèn, ở bộ Tổng Tham Mưu, trước năm năm mươi tư. Chỉ có Tư Thàn nầy thôi”
Tôi nắm chắc hai vai Tư Thàn mà lắc, và hét lên:
“Ð.M. mầy không nhớ ra tao là ai, thật không? Hay mày giả bộ.”

Tôi đưa tay lên miệng, với dáng điệu như đang thổi kèn và ca: “Một ngàn, ba mươi vạn thằng Tây, xách cái bị, đi ăn mày. Mụ đi đâu, tui bắt mụ lại, tui không cho mụ về.”
Nghe tiêng chửi thề và điệu kèn Tây của tôi, Tư Thàn nhào đến ôm lấy tôi mà thét lên:
“Ð. M. mầy, chỉ có mầy mới nói cái giọng nầy. Thằng chó chết, thằng dịch vật. Thằng Quài, mầy, Quài. Mà mầy sang trọng, và trẻ quá, ai ngờ, ai mà nhìn ra.”

Ðám trẻ con đứng xem cười ầm lên khi thấy hai ông già văng tục và gọi nhau bằng mầy tao. Tư Thàn cảm động quá, cái miệng móm méo xẹo, và khóc thành tiếng hu hu, làm tôi cũng khóc theo. Tư Thàn nghẹn ngào:
“Mầy còn nhớ đến tao, tìm thăm. Ðồ dịch vật. Lâu nay mày chết rấp nơi nào?”

Tư Thàn nhìn tôi từ đầu xuống chân, nói nho nhỏ:
“Tóc tai cũng còn, răng cỏ hai hàm còn nguyên, mặt mày có da có thịt, áo bỏ vào quần, đi giày đàng hoàng. Có phải mầy là Việt kiều về thăm quê hương không? Bây giờ mầy ở đâu? Làm gì?”

Tôi sợ Tư Thàn buồn, nói dối:
“Việt kiều cái con khỉ. Tao ở Sài gòn, nhờ có mấy đứa con vượt biên ra nước ngoài, và mấy đứa ở nhà, buôn bán, ăn nên làm ra. Giờ già rồi, về hưu, không làm gì nữa cả.”

Tôi hỏi thăm gia cảnh, Tư Thàn cho biết hai đứa con trai đều đã chết. Thằng Ðộ đi lính quốc gia, đã đền nợ nước, thằng Rề “hy sinh” cho “cách mạng”. Cô Năm Cháo Trắng chết bệnh. Tư Thàn không có ai để nương tựa, phải đi cuốc đất thuê kiếm ăn qua ngày. Tôi nhìn cái thân thể xương xẩu của Tư Thàn, không biết anh lấy đâu ra sức mà đi làm lao động chân tay. Tôi nói:
“Thôi, mầy đưa tao về nhà, thay áo quần, rồi cùng qua Long Xuyên, lu bù một bữa, anh em hàn huyên chơi, bỏ mấy mươi năm xa cách.”

Tư Thàn ngự trong căn chòi nhỏ, bốn bề che lá đơn sơ. Không bàn, không giường, chỉ có cái võng treo xéo. Trên bếp có cái nồi đen điu, méo mó. Tôi dỡ nồi ra xem, thấy còn có miếng cơm cháy. Tôi bốc ăn, mà cứng quá, răng già không nhai nổi. Thế mà Tư Thàn không còn răng, ăn cách nào đây?

Khi xe vào tỉnh lỵ Long Xuyên, tôi nhờ anh tài xế tìm cho một quán ăn ngon. Anh đưa chúng tôi vào quán nướng Nam Bộ. Tư Thàn gạt đi, không chịu vào, và nói:
“Kiếm chai đế và vài ba con khô cá sặc là đủ vui rồi. Ðừng hoang phí tiền bạc. Vào làm chi những nơi sang trọng nầy cho chúng chém. Gặp nhau là vui rồi. Ăn uống là phụ.”
Tôi ép mãi mà Tư Thàn không chịu. Cuối cùng, chúng tôi ra chợ, ngồi trên ghế thấp ở quán lộ thiên, ăn nhậu và nói cười vui vẻ, tự nhiên. Tôi uống rượu thay nước, vì sợ đau bụng. Anh tài xế cùng ăn, mà tôi không cho anh nhậu rượu, anh tỏ vẻ khó chịu, vùng vằng.

Ðưa Tư Thàn về lại tận nhà, tôi móc trong cặp một gói bao, bằng giấy báo đưa tặng. Tư Thàn mở ra xem, và giật mình, xô gói quà ra về phía tôi:
“Cái gì đây? Tiền đâu mà nhiều thế nầy? Tôi không lấy đâu. Ðừng bày đặt.”
“Có bao nhiêu đâu. Ngày xưa, tao nợ mầy chưa trả được, bây giờ trả lại cả vốn lẫn lời. Tao tính rồi, mầy nhận đi cho tao vui, bỏ công tao lặn lội đi tìm.”
“Không. Nợ nần cái khỉ gì. Ăn thua đá gà, chuyện tào lao thời trẻ dại. Tao đã bảo mày quên đi từ lâu. Bày đặt. Lấy tiền làm chi? Không có chỗ cất, bọn trộm cắp nó lấy đi, uổng lắm. Tao không lấy đâu.”

Thấy bộ Tư Thàn cương quyết quá, tôi xuống giọng, giả vờ nói :
“Mầy mà không nhận, tao có chết nhắm mắt cũng không yên tâm. Chưa trả hết nợ, thì sau nầy phải đầu thai làm trâu cày cho mầy. Khổ lắm. Thương tao, mầy cứ cầm đi. Ðể mua gạo. Ðể khi đau yếu có chút thuốc thang. Nếu không có nơi cất, thì đem gởi bà con. ”

Ðôi mắt già của Tư Thàn chớp chớp, và nói giọng run run như sắp khóc:
“Ð.M, tao già đến thế nầy, mà mày cũng còn định gạt tao như hồi xưa nữa sao? Thằng chó chết. Cái tình bạn của mầy, còn quý gấp trăm ngàn lần gói tiền nầy. Tao sẽ làm mâm cơm cúng bà Tư Cháo Trắng, nói cho bà biết cái tình bạn của mày. Dưới suối vàng, chắc bà cảm động lắm.”



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/Feb/2012 lúc 3:38am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 142 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.578 seconds.