Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 141 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Nov/2011 lúc 8:55am
 

Giấc mộng dài



Tôi vừa về đến nhà là bố tôi hỏi ngay:
-Thủ tục đã xong chưa con?
-Xong cả rồi bố ạ, bên ấy ông Mấn chỉ đợi phỏng vấn thôi.
Ông Mấn là chú của bố tôi, người mà tôi phải gọi bằng ông trẻ. Ông đang sống ở miền Bắc Việt Nam, và bố tôi đang làm thủ tục bảo lãnh ông sang Mỹ theo diện du lịch.
Sau năm 1975, bố tôi phải đi “Học tập cải tạo” ròng rã 8 năm trời. Ra tù, về nhà bố tôi sống khép kín cho qua ngày, vả lại, một người sĩ quan chế độ cũ đi tù về, chẳng có cơ hội nào để vươn lên.

Cho tới khi có chương trình HO, cho những người tù cải tạo được định cư tại Mỹ, thế là cả nhà tôi đi Mỹ.
Cuộc sống mới nơi xứ người đã phục hồi con người thật của bố tôi, bố mẹ đi làm, nuôi chúng tôi ăn học, cuộc sống dần dần ổn định mọi bề.
Năm 2000 bố mẹ và tôi lần đầu tiên về thăm quê hương, hay nói cho đúng hơn là về miền Bắc để tìm lại người thân. Bố đã gặp lại người mà bố muốn gặp, đó là ông Mấn, ông vẫn còn đang sống ngay tại làng quê cũ.
Ký ức tuổi thơ của bố vẫn còn những kỷ niệm đẹp với ông chú, thuở còn trai trẻ, chú Mấn đã bỏ làng, đi buôn bán phương xa, từ buôn bè trên sông đến buôn hàng chuyến đủ loại thượng vàng hạ cám, miễn là được giang hồ tứ xứ.

Đi xa như thế, mỗi lần trở về làng, dù lời lãi hay không, chú Mấn đều mang quà về, bố tôi là cháu ruột, cũng được nếm đủ loại quà bánh của chú, ngon như bánh cốm, bánh xu xê, bánh đậu xanh, bánh khảo của Hải Dương, hay tầm thường thì có những cục kẹo lạc, kẹo vừng hay kẹo ú ngọt ngào mà trẻ con nào cũng ưa thích !
Bố nhìn ông chú bằng ánh mắt kính phục và ngưỡng mộ. Đôi chân chú khoẻ, đi hoài mà không biết mỏi, không chịu quay về làng quê ở hẳn như gia đình mong.
Ngoài quà bánh, chú Mấn còn có nhiều câu chuyện kể cho lũ cháu tre, làm chúng mê mẩn.
Bố tôi thích nhất những câu chuyện chú Mấn đi buôn bè, thả gỗ từ thượng nguồn xuôi về hạ nguồn, có khi gặp nước lũ, bè trôi, những người buôn bè phải chống trả với phong ba bão táp. Đến nỗi bố đã từng mơ, lớn lên sẽ đi giang hồ như chú.
Chú Mấn rất hào phóng, nhiều lúc chú đã dúi tiền cho bố tôi, bảo tao cho mày, cất đi mà tiêu, đừng cho bố mẹ biết. Những đồng tiền ngày đó đối với bố tôi lớn biết bao.
Chúng tôi đến nhà con gái ông Mấn, họ bảo ông đang ở căn lều ngoài nghĩa địa, ông thích ở riêng, khỏi phiền con cháu, mà nhà họ cũng chẳng phải là một căn nhà để ông có chỗ chen chân.
Đứa cháu ngoại của ông dẫn chúng tôi đến căn lều, cô hơn 20 tuổi mà trình độ, kiến thức của cô vẫn ngô nghê như một đứa trẻ bậc Tiểu học, làm như từ hồi cha sinh mẹ đẻ đến giờ, cô chỉ từ làng quê này đi kinh tế mới Lào Cai, và trở lại làng, nên chẳng biết gì hơn ngoài núi rừng và đồng ruộng
Huyền thoại về “chú Mấn” cũng làm tôi thích thú và khao khát được gặp ông bằng xương bằng thịt.

Bây giờ “chú Mấn” là một ông già 73 tuổi. Ông to cao như cây cổ thụ, nước da nâu sẫm của người nông dân cả ngày phơi mặt ngoài đồng. Ông Mấn dựng một túp lều nhỏ ngay tại nghĩa địa, sống một mình, ngoài giờ làm vườn, làm ruộng, ông về lều thảnh thơi ngồi uống rượu như một kẻ nhàn du.
Khi tôi hỏi ông ở một mình nơi đây ông có sợ ma không?
Thì ông cười bảo ma sợ ông chứ ông sợ gì nó!
Ông có một đứa con gái, hai vợ chồng nó nghèo xơ xác, căn nhà ọp ẹp dựng ở ven đê, mùa mưa con đường đê dấy lên bùn sình như bột nhão, đặt chân xuống bùn, giở lên để đi bước nữa thật là vất vả. Vợ chồng chị đã từng đi kinh tế mới ở Lào Cai, chẳng sống nổi lại kéo nhau về làng cũ với căn bệnh sốt rét, nay ốm mai đau, tiền bạc không có, ruộng vườn trắng tay, đành phải ra đê mà ở.
Sau này cũng đơn lên đơn xuống các cấp xã, huyện, mới xin được một mẩu đất ruộng xấu nhất cuối làng, để cày cấy lấy hạt gạo, tuy không đủ no nhưng có còn hơn không.

Vợ chồng chị đều ốm yếu, con thơ nhếch nhác, nên ông Mấn đã phải xông pha, mang hết lực tàn ra, đổ mồ hôi trên ruộng vườn để phụ giúp con cháu.
Khác với lòng mong ước và sự tưởng tượng của tôi. Ông Mấn không hề vồ vập với bố tôi, thằng cháu nhỏ năm xưa ông từng cho quà và cho tiền.
Ông nhìn chúng tôi bằng ánh mắt không thiện cảm, ánh mắt ấy dường như nói rằng, lũ chúng tôi đã chạy theo “Mỹ Nguỵ”.
Suốt câu chuyện, hãnh diện khoe đất nước Việt Nam sau cuộc chiến thắng vinh quang 1975, đã đổi mới và tiến lên. Cụ thể là ngôi làng này, con đường làng bụi đất và gồ ghề khi xưa nay đã được tráng nhựa, nhiều nhà gạch xây lên và có điện thắp sáng, có ti vi, có đài radio, dân không phải nghe tin tức bằng cái loa ở trụ sở ấp nữa...
Dĩ nhiên, không phải cả làng ai cũng khá giả như thế, bằng chứng là nhà con gái ông và ông vẫn chưa có những thứ ấy.
Nhưng ông Mấn vẫn khẳng định như đinh đóng cột, trong tương lai nhà nhà sẽ no ấm hơn, cuộc sống tiện nghi đầy đủ hơn, xã hội chủ nghĩa sẽ đi đến đỉnh cao của thành công và quang vinh.
Chúng tôi được biết ông Mấn đã là đảng viên, đang lãnh lương hưu trí, số tiền hưu cho một anh bộ đội quèn chẳng là bao, nhưng nó “xác định” cái giá trị công lao của anh đã đóng góp cho đảng và nhà nước.
Bố tôi và tôi đều thất vọng về “chú Mấn” ngày xưa, bố mẹ đã biếu Ông một số tiền và đặc biệt là một cái áo ấm bằng da mà chính tay bố đã mua cho ông, vì bố đã biết mùa Đông đất Bắc mưa phùn gió bấc lạnh thế nào!
Tuy ông Mấn có ý chê trách chúng tôi theo “Mỹ Nguỵ”, nhưng ông không chê những món quà của “Mỹ Nguỵ”, ông cẩn thận gấp những đồng đô la bỏ vào túi và mặc thử cái áo ấm to dày với vẻ hài lòng. Trong khi tôi liếc nhìn quanh căn lều chông chênh, trống toang toác của ông, bốn bề gió lộng giữa bãi tha ma, làm sao mà không lạnh!
Mỗi năm sau đó, chúng tôi vẫn gởi tiền về cho ông Mấn, dù bất đồng ý kiến, nhưng chẳng ai nỡ nhìn người thân của mình ở tuổi già gần đất xa trời vẫn loay hoay đánh vật với cuộc sống để kiếm cơm cháo qua ngày như thế !
Cô cháu ngoại của ông Mấn thỉnh thoảng viết thư cho chúng tôi, kể về ông, năm nay ông 79 tuổi rồi, không còn khoẻ như hồi chúng tôi về thăm nữa.
Bố tôi ngậm ngùi thương cho ông, và có ý định làm bảo lãnh cho ông Mấn sang Mỹ thăm thân nhân, coi như một món quà cho ông. Một con người từng yêu thích ngang dọc một thời, đây là cơ hội có lẽ ông không thể bỏ qua.
Ba tháng sau, ông Mấn của chúng tôi đã đặt chân đến Mỹ. Ông như người từ cung trăng vừa rơi xuống mặt đất, cái phi trường, nơi ông vừa ra khỏi máy bay đã làm ông choáng váng, ông bảo nó to đẹp ông chưa bao giờ tưởng tượng được.
Ông đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, mỗi ngày ông biết thêm những điều mà ông cho là từ “vô lý” này đến “vô lý” khác.
Ai đời, một người dân nước khác đến như ông, mà chẳng cần phải khai báo, đăng ký tạm trú với chính quyền địa phương gì cả!
Ai đời, người già, người tàn tật, dù không sinh đẻ ở Mỹ, dù chưa đi làm ngày nào trên đất Mỹ, chỉ được thân nhân bảo lãnh sang đây, cũng được hưởng tiền trợ cấp và bảo hiểm sức khoẻ!
Ông bảo nước Mỹ giàu có quá hoá... ngu !
Chúng nó bảo lãnh nhau sang đây, thì vợ chồng, con cái chúng nó phải nuôi nhau, lo cho nhau, việc gì nhà nước phải đứng ra trợ cấp?
Đã thế, tiền trợ cấp hàng tháng được gởi tới tận nhà, không trễ nãi, trong khi ở làng quê ông, với đầy đủ giấy tờ trong tay mà phải chầu chực, xin xỏ, có khi vẫn không xong.
Hai tháng ở Mỹ, ông đã lên cân, khoẻ mạnh hẳn ra và vui vẻ thư thái, có lẽ vì ông được ăn uống đầy đủ, không phải vác cuốc ra đồng mỗi ngày, và nhất là ông đã cảm nhận một đời sống tự do, thoải mái?
Có thể vì vậy mà ông chưa muốn trở về làng quê, dù đôi lúc ông cũng nhớ con nhớ cháu, dòng máu giang hồ đang trỗi dậy trong người ông, y như ngày xưa, thời ông trôi dạt đó đây.
Ông Mấn đến Mỹ với chiếc áo ấm to dày ngày xưa bố mẹ tôi đã mang về tặng ông, chắc đây là chiếc áo ông quý lắm và chỉ mặc khi có chuyện “đại sự” nên trông vẫn còn tốt. Nhưng bố tôi vẫn bảo ông bỏ đi và dẫn ông đi sắm vài bộ đồ khác ở chợ Wal- Mart.
Ông Mấn tưởng đấy là cửa hàng quần áo sang trọng bậc nhất thế giới mà ông đã hân hạnh được vào, dù bố tôi đã nói đây là cửa tiệm bình dân, nhưng ông nào tin, cứ cho là bố tôi khiêm nhường hay nói đùa.Ba tháng du lịch của ông Mấn trôi qua, tới ngày ông phải trở về Việt Nam. Chúng tôi sắm cho ông hai va li đầy ắp những quần áo và quà cáp.
Cả nhà ra phi trường tiễn ông, trước khi đi vào trong cổng, ông đã nắm tay bố tôi, ân cần, thân thiện như “chú Mấn” ngày xưa.
Ông cười nhếch mép:
- Kiếp sau, chú vẫn sẽ là một thằng thích giang hồ, xa xứ. Nhưng chú sẽ bước thẳng tới bất cứ miền nào, vùng đất nào có tự do, dân chủ và no ấm...
Máy bay cất cánh, mang ông Mấn trở về Việt Nam, về ngôi làng quê, nơi có con đường tráng nhựa, có những căn nhà gạch, có ánh điện, có ti vi, có đài và có căn chòi heo hút bên nghĩa địa..
. Nhưng chắc chắn giấc mộng dài của ông về một đất nước xã hội chủ nghĩa thì không còn nữa.

Nguyễn T. Thanh Dương



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 05/Nov/2011 lúc 8:56am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Nov/2011 lúc 10:37am
Trên 65 tuổi, mỗi ngày sống là một phần thưởng cho thêm ..
 
Con người ta sinh ra, ai thoát khỏi: sinh, lão, bệnh, tử? Sinh, Trụ, Hoại, Diệt là định luật của tạo hóa, không có cách chi thay đổi được. Cây cối đâm chồi nảy lộc vào muà xuân, xanh tốt xum xuê trong mùa hè, lá héo vàng vào mùa thu, đến mùa đông thì lá vàng rơi rụng, chỉ còn trơ trụi cành cây. Rồi tới mùa xuân năm sau, cây lại đâm chồi nảy lộc. Cái chu kỳ sinh, trụ, hủy, diệt cứ tiếp nối nhau, không ngưng nghỉ.
Ðời người là bể trầm luân, cõi thế gian đầy những ưu tư phiền não. Vạn vật đều bị chi phối bởi luật vô thường.. Vừa mới sinh Ra cất tiếng khóc oa oa chào đời. Rồi lớn lên, bước vào đời với bao nhiều mộng đẹp. Thoắt một cái, mái tóc đã điểm sương, mắt đã mờ, lưng đã mỏi, 2 chân đã chậm chạp. Rồi cuối cùng, là hai tay buông xuôi, đi vào lòng đất, bỏ lại trên thế gian tất cả các thứ mà cả đời phải bôn ba vất vả mới làm ra được..
Ðời người như giấc mộng. Người ngoại quốc cũng có câu: Life is too short. (cuộc đời quá ngắn) Thế mà, con người ta khi còn sức khỏe thì mải mê kiếm tiền, lo củng cố địa vị, danh vọng, không có thì giờ để hưởng đời đúng nghĩa. Cũng ít ai sửa soạn tâm tư để đón nhận những cái vô thường của tuổi gìa,. Ðến khi mái tóc đã điểm sương, da đã nhăn, mắt đã mờ, chân đã chậm thì mới giật mình, rồi buồn phiến, thất vọng, nuối tiếc. Khi đó, bao nhiêu tiền của cũng trở thành vô dụng. Ăn uống thì phải kiêng thứ này, cữ thứ kia vì đường lên cao, cholesterol lên cao. Ăn đồ cứng không được vì hàm răng cái rụng, cái lung lay. Ði chơi xa thì không dám vì sức khỏe kém, đầu gối đau nhức. Nghe nhạc, xem phim cũng không được vì tai đã nghễng ngãng, mắt đã kèm nhèm.
Người VN mình vốn cần kiệm, chăm làm, chắt bóp để có của ăn của để. Làm việc thì liên miên quên cả cuối tuần, bất kể ngày lễ hay ngày Tết. Làm thì nhiều, mà ít dám vui chơi huởng thụ như người Âu Mỹ..Suốt đời cặm cụi, ăn nhịn để dành, mua cái nhà cái cửa để một mai khi chết thì để lại cho con cháu. Sống như vậy quả là thiệt thòi. Người xưa đã nói:
Một năm được mấy tháng xuân
Một đời phỏng được mấy lần vinh hoa
Và:
Chẳng ăn, chẳng mặc, chẳng chơi
Bo bo giữ lấy của trời làm chi
Bẩy mươi chống gậy ra đi
Than thân rằng thuở đương thì chẳng chơi
Con người có tham vọng, có nhu cầu nên mới bon chen. Suốt đời cứ miệt mài lo tìm kiếm những thứ vô thường mà quên mất chữ “nhàn”. Những thứ vô thường này là nguyên nhân đưa đến lo âu, căng thẳng, mất ăn, mất ngủ. Và nếu kéo dài có thể đưa đến bệnh tâm thần:
Ông Cả ngồi trên sập vàng
Cả ăn, cả mặc, lại càng cả lo
Ông bếp ngồi cạnh đống tro
Ít ăn, ít mặc, ít lo, ít làm
Hoặc là:
Ðời người sống mấy gang tay
Hơi đâu cặm cụi cả ngày lẫn đêm
Hoặc là
Ăn con cáy, đêm ngáy o..o
Còn hơn ăn con bò, mà lo mất ngủ.
Người xưa tuổi thọ kém, ngay tới vua chúa cũng chỉ sống tới khỏang 50 tuổi. Tới 60 tuổi đã ăn mừng “lục tuần thượng thọ. Còn tới 70 tuổi, thì thực là hiếm hoi. Bởi vậy mới có câu: “nhân sinh thất thập cổ lai hy (tức là, người ta có mấy ai mà sống được tới 70).
Ngày nay nhờ khoa học tiến bộ. Con người được sống trong điều kiện vật chất vệ sinh, và thoải mái hơn. Những phát minh của ngành Y, Dược đã giúp nhân loại vượt qua được các bệnh hiểm nghèo, mà người xưa kêu là bệnh nan y như bệnh lao, bệnh phong cùi, bệnh suyễn. Ngày nay người ta sống tới 80, 90 tuổi không phải là ít. Tuy nhiên sống lâu chưa phải là hạnh phúc. Hạnh phúc là luôn cảm thấy vui vẻ, yêu đời, biết tận hưởng cuộc sống. Muốn vậy thì cần phải giữ cho thân tâm được an lạc.
Tâm thân an lạc là biết vui với những cái trong tầm tay của mình, chấp nhận những điều mình không thể nào tránh khỏi. Sống hòa hợp vui vẻ với mọi người xung quanh, không chấp nhất, tỵ hiềm. Lớn tuổi thì không làm ra tiền, nhưng cũng may, ở những nước tân tiến đều có khoản tiền trợ cấp cho người gìà để có thể tự lực mà không cần nhờ cậy vào con cháu. Các cụ gìà nên mừng vì sang được xứ này, thay vì ấm ức với số tiền quá khiêm nhượng, không thể tiêu pha rộng rãi như bạn bè. Gìà thì phải chịu đau nhức, mắt mờ, chân chậm, đừng nên than thân trách phận, cau có, gắt gỏng, đã không làm được gì hơn mà còn tạo sự áy náy, thương cảm cho những người xung quanh.
Ở đời mỗi người một cảnh, vui với cảnh của mình, không suy bì, thèm muốn, ganh ghét với những người xung quanh. Biết đủ thì đủ (Tri túc, tiện túc). Người ta bảo trên 60 tuổi, mỗi ngày sống là một phần thưởng cho thêm (bonus) của thượng đế. Vậy thì hãy nên vui vẻ, tận hưởng những ân sủng mà không phải ai cũng có được.
Ðời sống của mình vui tươi hay buồn thảm là tùy thuộc vào thái độ của mình đối với cuộc SỐNG


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 10/Nov/2011 lúc 10:45am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 11/Nov/2011 lúc 12:37pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 11/Nov/2011 lúc 1:38pm
 
Bài nầy hay.
 
Nhưng viết ở trên là: "Trên 65 tuổi, mỗi ngày sống là một phần thưởng...."
 
Phần cuối lại viết: "...trên 60 tuổi, mỗi ngày sống là một phần thưởng...."
 
 
"Viết tiếng Việt dễ mà khó", hihi
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 11/Nov/2011 lúc 1:41pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 17/Nov/2011 lúc 11:34pm
Ăn Tết Hụt

Tác giả: Nguyễn Thế Hoàng
 
tmpphptp8yh9.jpg
 

Ðịnh cư tại Hoa kỳ ba mươi năm rồi tôi chưa một lần về Việt Nam. Thỉnh thoảng cũng muốn về để ăn một cái Tết ở quê nhà, đồng thời thăm viếng mồ mả ông bà, thăm lại cảnh cũ người xưa, bà con làng xóm, thăm bạn bè ai còn ai mất, họ đang làm ăn ra sao, họ đang sống như thế nào. Ðiều này cứ ám ảnh mãi trong tôi mỗi lần Tết đến trên xứ người. Năm nào còn chừng mười lăm, hai mươi ngày đến Tết lòng cứ nôn nao. Vậy mà cũng chưa thực hiện được mng qui cố hương để được nhìn lại nét đẹp truyền thống ngày Tết quê hương. Ra hải ngoại bao nhiêu năm cũng nêu cao, pháo đỏ, bánh chưng, trà hương, bánh mứt, mai vàng, lân múa xập xoè...ở các cng đồng người Việt, nhưng chưa đậm đà hương vị Tết như trên quê hương mình.

Suốt năm lo làm ăn thế mà tiền bạc không mấy dư dả. Công việc bề bn, tất bật suốt năm không ngớt. Nếu có để dành được trong năm, đến cuối năm phải lo mọi thứ cho cái Tết gia đình rồi đâu lại vào đó. Không còn dư lại đành hẹn Tết năm tới.
Ngọc, bà xã dễ thương của tôi và mấy đứa nhỏ cứ vài năm lại về Việt Nam một lần ăn Tết. Mỗi lần đi là Ngọc cứ thủ thỉ rù rì kêu nài tôi cùng đi cho có vợ có chồng theo như ý nghĩ của nàng là vui cùng hưởng, buồn cùng chia, có khó khăn vất vả giữa đường là có mà lo cho nhau. Nàng thật là con người quá lo xa. Nghe thì cũng mủi lòng thật mà trong dạ thì ngần ngừ nửa đi, nửa ở. Tôi lên nước làm eo nại cớ đi trọn b gia đình không ai trông nom nhà cửa, bỏ phế là mất sạch sành sanh, qua lại lấy gì mà ở, xe đâu mà đi. Không ai chăm sóc mấy cái bill nợ nhà, nợ xe, điện, nước...Ði nhiều người tốn tiền nhiều, có đi ít đở tốn cho gia đình có sao đâu. Thôi thì em và các con đi đi, phần anh thì dành cho năm tới. Năm tới, rồi năm tới nữạ..cứ mỗi lần Tết sắp đến lại hẹn.

Nghe người ta nói nhiều chuyện vui, chuyện buồn xảy ra mỗi ngày trên quê hương lòng cứ bâng khuâng điều này điều nọ. Phố phường nhà cửa bây giờ xây dựng ngổn ngang, vô trật tự, mất hết những dấu vết ngày xưa. Người xe tấp nập không lối chen chân. Thực phẩm thiếu vệ sinh, ăn vào thường bị tiêu chảy. Buôn bán giá cả thách trên trời dưới đất người mua không biết đâu mà mò cho đúng giá. Ðĩ điếm, trụy lạc tràn lan như nước vỡ bờ. Nạn cúm gà đang hoành hành dữ di. Tư bản đỏ lắm tiền nhiều bạc nhờ tham nhũng bóc lt người dân, bòn rúc ăn cắp tài sản quốc gia, vung tiền ăn chơi tiêu xài thật chóng mặt. Việt kiều bây giờ đã lép vế rồi, mất đi cái hào phóng ngày trước. Nhắc hai tiếng Việt Kiều tôi rất hoảng sợ. Tôi không dám nhận mình là Việt Kiều. Tôi chỉ là người dân đi lánh nạn cng sản một thời gian rồi về bà con ơi ! Ai cũng nhận mình là Việt kiều, khúc rut nghìn dặm để hãnh diện với người dân nghèo trong nước, để cho nhà nước việt cng ve vãn nút sạch núm rut. Còn người trong nước thì nghe đến hai tiếng Việt kiều nhất định họ nghĩ trong túi phải có một xấp đô la dày cm. Có đô la là có tiền đầy ắp trong túi tiêu xài ngớp mặt ai mà không ham chứ, để ăn chơi vung vít cho đời biết mặt. Hãnh diện cái mác Việt kiều, cứ thích tiếm dụng những tước vị kỷ sư, bác sĩ, giám đốc, chuyên viên...tài năng xuất chúng trên xứ người để cho đời ngp thở với mình. Tàn cuc, quay ra hải ngoại hì hục đầu tắt mặt tối xác xơ thân phận, è cổ ra kéo cày chẳng khác nào một tên cu li hạng bét. Thấy vậy cũng buồn cho người mình rồi chẳng muốn về nữa.

Mới năm ngoái, nhà tôi và mấy đứa nhỏ lại về, đã năn nỉ tôi cùng đi, vậy mà tôi cũng chưa đi. Có lẽ nhà tôi ghiền về Việt Nam lắm. Rồi Ngọc nhất quyết bảo kỳ tới, có nghĩa là hai năm tới anh phải về với em một chuyến, lần này em nói là anh phải nghe em. Tôi chưa có ý kiến gì với "chỉ thị" của bà xã, cũng vì chuyện về Việt Nam ăn Tết cũng chưa mấy hấp dẫn trong tôi.
Thế mà bây giờ cái "tiêu đề" về quê ăn Tết sao nó cứ sôi sục, thôi thúc trong tôi một cách hết sức hấp dẫn và thú vị. Còn những hai tháng nữa mới đến Tết mà tôi tất bật đủ chuyện. Lo dành dụm tiền bạc, chắt chiu từ nhiều phía cất riêng. Rút tiền từ một credit card để dành sẳn. Những số tiền này là ngoại lệ dành riêng không dính líu gì với ngân khoản mà nhà tôi chi cho. Dự tính làm đơn nghỉ hai tuần lễ cng với hai tuần vacation, vị chi tôi được rong chơi ở quê nhà tròn tháng vào dịp tết năm nay. Ðồng thời chuẩn bị những cái lỉnh kỉnh mà tôi nghĩ rằng cần phải mang theo trong cuc hành trình.

Tôi quá nôn nóng đem chuyện bàn với bà xã dễ thương của tôi để dò xét phản ứng của nàng có điều gì rắc rối không cho kịp thời giải quyết. Tôi biết đàn bà rắc rối lắm, không đơn giản, dễ dãi như những người đàn ông chúng tôi đâu. Tôi khôn khéo chọn một giờ giấc đẹp nhất trong ngày để tỏ bày tâm sự. Tôi vào đề :
- Em ạ, Tết này anh xin em để anh về Việt Nam ăn Tết nhen em. Em cho phép anh đi không ?
Nhà tôi chưng hửng :
- Hả ?! Anh nói cái gì ?
Tôi biết thế nào Ngọc cũng phản ứng thật đáng ghét. Tôi xuống nước, nói nhỏ nhẹ như rót mật vào tai nàng :
- Tết này em cho phép anh về Việt Nam ăn Tết một lần đi em ?
- Anh đi một mình hả ?
- Ừa ! anh đi một mình. Em đi nhiều lần rồi, giờ thì cho anh đi một lần chứ.
Ngọc đỏng đảnh trề môi :
- Sao anh không chờ năm tới về với em ? Ði một mình đâu có được. Em nhất quyết không cho anh đi về Việt Nam một mình đâu. Em nghe đồn nhiều rồi. Em sợ.
Tôi khẩn khoản nài nỉ :
- Ði một mình hoặc đi chung với em đâu có gì là khác, có gì em phải sợ. Anh đi, em coi nhà. Cùng đi hết nhà cửa không ai trông nom ?
Ngọc hạch tôi :
- Nhiều lần em bảo anh đi, anh nhất quyết không chịu đi, để em đi một mình buồn muốn chết. Giờ hà cớ gì anh đòi đi về Việt Nam một mình. Anh đi, em đi nữa, có chịu thì vợ chồng mình Tết này ăn Tết ở Việt Nam, em khỏi sắm sửa Tết nhất ở đây nhen anh ?

Mặt tôi bí xị, tôi lặp lại cái cớ :
- Ði hết, ai coi nhà hả em ? Mãy cái bill ai trả ? Sao em không ưu ái cho anh một lần có được không ?
- Anh đừng lo. Nhà đóng cửa, nhờ ông Mỹ hàng xóm trông giùm. Còn bill để đó về trả.
Ðúng là đàn bà lắm cái rắc rối. Biết làm sao bây giờ đây ? Tôi cảm thấy không được vui cho chuyến về Việt Nam một mình kỳ này. Nhưng tôi cũng chưa chịu thua bà xã của tôi. Tôi đang tìm cách thuyết phục.
Nhưng tối lại tôi được tin vui. Trong phòng ngủ, tôi đang nằm trên giường đọc tờ báo, Ngọc sà vào lòng tôi nũng nịu :
- Anh muốn về Việt Nam trong dịp Tết này, thôi thì em cho phép anh đi đó. Thấy anh năn nỉ, không được vui, em thương anh.
Nghe Ngọc thỏ thẻ nổi thương hại chồng thật đáng ghét nhưng lòng thì mừng vô cùng. Tôi ôm cứng Ngọc vào lòng nói ngọt như đường phèn :
- Cám ơn em. Anh cám ơn em vô cùng. Anh chỉ về vài tuần rồi qua mà. Anh về với ý định thăm mồ mã, xem xét để ước tính xây các ngôi m, sợ để lâu lạn mất có ti với bề trên, đồng thời để ăn một cái Tết tại Việt Nam mình cho nó vui vậy thôi. Ba mươi năm rồi, anh thiếu chuyện đó. Ðt nhiên lại thấy thèm em ạ ! Anh cảm thấy thèm ghê dị.!

Bà xã dễ thương của tôi nằm ép sát vào tôi lên nước dặn dò thật bài bản :
- Em chỉ cho phép anh về một mình lần này thôi đó. Lần khác có đi thì phải đi với em nghe chưa ? Về lo công việc rồi qua. Không còn ai thân nhân họ hàng, thì về ở nhà ông chú mà ăn Tết, không được lăng nhăng lít nhít chuyện gì nhé. Em mà biết được hả ? là anh khổ với em dài dài, đừng có trách em cơ.
Tôi tiếp tục ca bài ca con cá rất ư là cảm đng :
- Em ghen với anh nữa rồi. Ngoài em ra, những người khác đều vô nghĩa. Tin anh đi. Anh thề với em...
Nghe tôi nói thề thốt, Ngọc bụm miệng tôi :
- Tin hay không là quyền của em mà. Không có thề. Ðàn ông các anh khó ai lường được. Anh là chồng của em, em có quyền chăm sóc và gìn giữ anh. Ðừng có thắc mắc với em.

Tôi chỉ lo sợ Ngọc hiểu biết chuyện thì nguy mất. Tôi áy náy suy nghĩ, lo lắng. Ðã quá năm mươi, hai lần sinh nở, Ngọc vẫn trẻ đẹp mơn mỡn, trông qúi phái dễ thương lắm. Nàng là người vợ đảm đang trong gia đình và đã cho tôi một hạnh phúc toàn vẹn kể từ ngày cưới nhau. Ngày ấy, Ngọc và tôi cùng dạy học tại trường trung học công lập Duy Tân, Phanrang. Còn Lài, bạn gái rất thân của Ngọc cũng là cô giáo dạy chung trường. Cả ba chúng tôi đã trở thành những người bạn rất thân. Từ tình bạn chuyển sang tình yêu không mấy chốc. Tôi yêu Lài. Tôi lại yêu luôn cả Ngọc. Hai người bạn gái đồng tuổi, đồng tài sắc mười phân vẹn mười. Ngược lại cả Lài và Ngọc yêu tôi say đắm. Mối tình tay ba thật đằm thắm và khắn khít. Ngọc và Lài đều nhận ra rằng mình cùng đang yêu say đắm một người. Ai cũng muốn chiếm cho bằng được người mình yêu, vậy mà không ai tỏ ra giận hờn, ghen tị với nhau. Chúng tôi có nhiều kỷ niệm cho tình yêu của những ngày tháng nóng bỏng đó.

Những lúc vắng Lài là có Ngọc âu yếm chia xẻ tình yêu bên tôi như bóng với hình. Khi Ngọc vắng mặt, Lài và tôi trao cho nhau tình yêu nồng thắm quấn quít bên nhau không rời nửa bước. Trước tình huống hai người bạn gái cùng yêu tôi một lúc, đôi khi tôi lại cảm thấy phân vân khó xử vô cùng. "Ðàn ông năm bảy trái tim - Trái trao cho vợ, trái tìm người yêu ". Hoặc, Sông bao nhiêu nước cũng vừa - Trai bao nhiêu vợ cũng chưa vừa lòng." Chuyện ông bà mình ngày xưa bảo người đàn ông là như thế đó. Bây giờ tôi biết đặt ai là vợ, ai là người yêu, vì hai người bạn gái đều cân phân vẹn toàn cả hai. Vợ thì ăn đời ở kiếp. Người yêu thì nay gần mai xa. Thật là khó xử cho tôi lắm người ơi ! Thương người này mà bỏ người kia thì cũng ti. Mà thương hết hai người cũng khó xử lắm cơ.
Tôi nảy sanh ra ý định rời bục giảng, ghi tên vào quân đi để nhờ thời gian và sự xa cách giúp tôi một thử thách chọn lựa. Nhưng càng đi xa, thì... em càng nhớ anh, thế mới khổ. Ngọc và Lài cứ đồng loạt cùng rũ nhau đi thăm tôi tại quân trường, ở các vùng đóng quân xa xôi vào những ngày cuối tuần hoặc trong các dịp nghỉ hè.

Cho đến lúc chuyện tình tay ba không biết có đẹp hay là không đối với Lài sau gần ba năm trời ươm mng. Còn với Ngọc thì đã vẹn câu thề khi tôi quyết định làm đám cưới với nàng. Ngày cưới của tôi và Ngọc, Lài đã ngẩn ngơ chua xót để buồn thương cho một mối tình mất mát.
Trước ngày cưới, Lài mời tôi và Ngọc dự bửa cơm đạm bạc tại nhà nàng. Lài chúc mừng vợ chồng tôi vẹn toàn hạnh phúc và cũng đừng bao giờ quên nàng.
Lài nói thẳng với Ngọc :
- Em chúc mừng anh chị. Hạnh phúc của chị có hôm nay cũng chính là hạnh phúc của em hy sinh cho chị. Chị biết chứ ? Em không có gì phải ghen tương hoặc trách móc chị, vì chúng ta mỗi người đều có duyên phận mỗi người. Với anh Tâm, em có duyên, không phận. Chúng ta hãy gắng giữ tình bạn cho nhau. Em chỉ mong chị một điều, hãy chăm sóc anh thật chu đáo để anh được hạnh phúc bên chị. Như thế chị Ngọc nhé.
Lài nói với tôi trong nước mắt :
- Không đưọc làm vợ của anh, chính đó là nỗi bất hạnh đối với em. Em thề có đất trời chứng giám, không được sống bên anh, em sẽ ở vậy suốt đời cho đến ngày nhắm mắt. Ngoài anh, em không thể yêu thương một người nào khác. Em hy vọng anh được hạnh phúc bên cạnh người vợ tài sắc của anh. Còn em, tình yêu anh vẫn không phai mờ trong tim em, anh Tâm, hãy hiểu cho em.
Chuyện tình tay ba kết thúc sau ngày cưới của tôi và Ngọc. Thời gian đi qua, tôi cầu xin mọi điều may mắn đến với Lài, giúp nàng tìm được niềm vui bên cạnh một người đàn ông vừa ý . Ðến một năm sau miền Nam bị giặc phương Bắc cưỡng chiếm, tôi đưa gia đình di tản tìm tự do. Từ lúc đó vợ chồng tôi không còn nhận tin tức về Lài. Chỉ một lần tôi được biết Lài vẫn còn ở trong nước, cùng vài người bạn vào Saigon mở tiệm may và sau đó không còn biết gì thêm nữa.

Ðối với Ngọc, thỉnh thoảng tôi nhắc đến Lài, nàng cảm thấy khó chịu và không bằng lòng. Những năm sau nữa, vài lần tôi nhắc đến Lài, Ngọc thẳng thừng nói với tôi :
- Em không muốn anh nhắc đến chuyện cũ nhất là nhắc đến tên chị Lài là em không thích. Trong tim anh chỉ có em mà thôi. Chuyện ngày xưa anh hãy quên đi nhất là chị Lài. Anh phải hiểu như thế cho em.
Thôi thì tôi phải nghe theo lời bà xã, nhưng trong lòng tôi vẫn còn vấn vương đến người bạn ấy với những suy nghĩ thánh thiện. Hơn ba mươi năm, đời sống của Lài ra sao ? Nàng đã lập gia đình chưa ? Tôi hy vọng Lài đang hạnh phúc bên chồng. Tôi đã không còn nghĩ gì đến tình yêu của hai người đã có trước. Tôi hy vọng được giúp Lài điều gì đó trong tình bạn mà mình có thể làm được.

Tình cờ mấy tháng trước tôi được đọc một tờ báo trong nước do một người bạn về Việt Nam mang sang. Khi đọc các mục quảng cáo tôi biết Lài đang làm chủ một xưởng may lớn. Trong trang quảng cáo xưỡng may của Lài có đủ địa chỉ, số điện thoại, cả địa chỉ email. Tôi mừng và dấu kín Ngọc việc này, vì Ngọc đã không còn muốn nhắc đến Lài cũng chỉ vì nàng không còn muốn tôi nhắc nhở đến người bạn gái ngày xưa.
Tôi khởi sự email cho Lài để thăm hỏi. Lài trả lời ngay sau đó. Lài rất mừng khi được biết tin tức về tôi và Ngọc. Lài vẫn giữ lời từ ngày đó, không lập gia đình với ai. Lài miệt mài với công việc kinh doanh hằng ngày, và phụng dưỡng cha mẹ già ở quê. Nàng vẫn còn nghĩ về tôi và Ngọc và hy vọng sẽ có ngày gặp lại nhau. Lài cho biết cuc sống tương đối đầy đủ và không còn mong gì hơn. Lài nài nỉ vợ chồng tôi Tết này về Việt Nam ăn Tết để được hi ng, vì xưỡng may cũng sẽ nghỉ nhiều ngày trong dịp Tết để nàng có nhiều thì giờ tiếp đón chúng tôi.
Tôi nhận lời về Việt Nam một mình trong dịp Tết này. Nếu có rủ Ngọc, tôi biết nhà tôi sẽ từ chối thẳng thừng, còn có thể ngăn trở chuyến đi của tôi. Thôi thì đi một mình cũng được, về thăm quê hương, ăn Tết một lần ở quê nhà, thăm mồ mả, thăm bạn bè, cảnh cũ người xưa và nhất là để biết được cuc sống của Lài một cách cụ thể. Email cuối cùng tôi cho Lài biết những suy nghĩ của tôi, ngày giờ về, chuyến bay và một vài chi tiết đón tại phi trường.

Còn mười hôm nữa đến Tết tôi thu xếp công việc. Ngọc căn dặn tôi việc gởi, nhận hành lý, lúc chuyển máy bay, khai báo hải quan...theo kinh nghiệm mấy chuyến đi vừa rồi của nàng. Ngọc nghiêm chỉnh cứ nhắc chừng tôi đừng đi rong chơi nhiều, coi chừng móc túi, bệnh tật lúc này nhiều lắm, không chừng chúng cuỗm hết giấy tờ, không còn để trở lại Mỹ mà nàng đã từng nghe và từng chứng kiến. Ôi thôi ! Ngọc nhắc đi nhắc lại đủ thứ chuyện nghe nhức cả cái đầu !
Chưa hết, Ngọc còn chọn những b quần áo thật đẹp của tôi và mọi thứ lỉnh kỉnh xếp vào một va ly đầy ắp. Những món quà Tết cho vợ chồng ông chú và của mấy người bạn của Ngọc được nàng ghi chú cẩn thận từng món xếp vào một va ly khác. Những món tôi cần mang theo thì Ngọc vứt ra, những cái tôi không thích, nàng lại xếp đầy trong hai va ly. Tôi chịu trận để cho bà xã muốn sao thì muốn, căn dặn điều gì đó thì căn dặn, thật ra thì mình cũng không đến nổi nào ngu ngơ, và cũng muốn chuyến đi được êm thắm, nếu rủi, lỡ Ngọc thay đổi ý định thì tôi cũng chẳng biết làm sao bây giờ.

Lúc ngồi trên máy bay lòng tôi nôn nao, bề bn những suy nghĩ. Tôi đang nghĩ về Lài nhiều hơn cho chuyện gặp gỡ sau hơn ba mươi năm. Nếu ai bảo rằng dứt khoát quên đi như Ngọc thường nói với tôi thì chắc chắn cũng khó có thể dứt khoát được. Tôi vạch cho tôi chương trình vui Xuân ăn Tết trong những ngày đầu năm trên quê hương. Nhất định tôi phải thuê phòng ngủ để thuận tiện thăm Lài trong thời gian ở Saigon. Tôi phải về nhà vợ chồng ông chú, đi trao quà Tết cho những người bạn của Ngọc, đi thăm mồ mả, thăm vài người bạn thân... trở lại Saigon cùng Lài đón giao thừa, mừng Xuân, đi du ngoạn các thắng cảnh...và còn những tiết mục khác sẽ có sau đó để cho qua hết ba mươi ngày được phép về quê ăn Tết. Càng phác họa, suy tính, lòng tôi rn lên niềm vui như chưa từng có.

Phi cơ đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất trong quang cảnh nhiều thay đổi không còn gì quen thuc trong ký ức của tôi. Tôi cũng đã nghe nhiều về b mặt đất nước đổi thay sau ngày đổi chủ. Ba mươi năm thời gian nửa đời người, sự khác biệt giữa quá khứ và hiện tại là điều phải xảy ra.
Người Việt Nam ở nhiều nước trên thế giới về Việt Nam ăn Tết đông đảo. Hôm nay ngày đưa ông Táo về trời, lượng ngưòi về nườm nợp. Họ đi và về hằng năm không biết mệt mỏi cũng vì tình cảm con người luôn gắn bó với quê cha đất tổ. Từ lúc xuống máy bay, nhìn mọi nơi tôi chẳng còn tìm thấy một khuôn mặt quen thuc. Tôi cảm thấy đang như kẻ xa lạ, lạc lõng giữa lòng quê hương không còn gì gắn bó ràng buc.
Làm thủ tục hải quan, nhận hành lý, tôi vi vã tiến ra khu vực thân nhân đưa đón đang lố nhố dày đặc người. Lòng tôi càng lúc càng nôn nao kỳ lạ. Sự mệt mõi sau những giờ ngồi trên máy bay bị lắc lư nhồi xốc vì thời tiết xấu đã không còn nữa. Tôi đang chuẩn bị tinh thần để nhìn ngắm người bạn cũ ba mưoi năm lắng sâu trong tiềm thức. Mọi người nối đuôi nhau bước qua khu vực chờ đợi. Hai tay tôi kéo hai va ly, mắt thì nhớn nhác tìm kiếm Lài trong đám đông người dày đặc trước mặt.

Ðã năm phút, tôi vẫn chưa tìm thấy Lài giữa đám đông. Có thể nàng đến trễ hoặc đang đứng một nơi nào đó chờ tôi. Xung quanh tôi bao nhiêu cảnh đưa, đón diễn ra đầy nước mắt cũng như vang vang tiếng cười thật náo nhiệt và cảm đng. Lòng tôi se thắt và chùng xuống trước cảnh kẻ ở người đi, hoặc vui vui trước nổi reo mừng đoàn tụ của người trở về. Ðt nhiên, Lài đến bên cạnh tôi lúc nào không hay. Lài ôm chầm lấy tôi sau lưng, reo lên trong tiếng cười giòn giã :
- Anh Tâm ơi ! Em đây nàỵ.! Anh Tâm ! Anh không nhận ra em sao ? Em đã nhìn thấy anh từ đằng xa kìa.. và...và .em làm cho anh ngạc nhiên đâỵ..anh Tâm...
Lài ôm cứng bất ngờ sau lưng tôi khiến tôi không kịp phản ứng. Tiếng nói của Lài hồn nhiên và tươi vui quá. Vẫn là giọng nói ngọt ngào trong trẻo ngày xưa tôi đang có lại. Giọng nói nhẹ nhàng ấy đã cuốn hút tôi vào tình yêu của nàng ngày ấy thật mãnh liệt. Tôi thả vi hai va ly xuống đất, xoay người lại. Lài cũng vừa buông hai tay ra. Chúng tôi nhìn nhau trong say đắm lòng bồi hồi xúc đng. Niềm vui đang tràn ngập trong ánh mắt, nụ cười, trên nét mặt rạng rỡ của hai kẻ đã từng một thời yêu nhau và xa cách nhau. Tôi nắm hai bàn tay mềm mại tươi mát của Lài kéo nàng sát vào người, nhưng rồi tôi kịp thời dừng lại. Tôi nhìn Lài kỹ hơn. Lài vẫn trẻ đẹp như ngày nào chẳng một thay đổi nào khác trên dáng sắc đài các của nàng.

Tôi nói :
- Nếu anh nhìn thấy em trước là anh nhận ra em liền. Em không có gì thay đổi. Ngày trước thế nào, ba mươi năm sau vẫn vậy. Xa nhau lâu rồi mà cứ ngỡ như ngày hôm qua.
Lài nheo đôi mắt nhìn tôi cười thật tươi, nét mặt nàng sao quyến rũ lạ thường :
- Anh Tâm ơi, anh biết không, em gặp lại anh, em mừng lắm anh Tâm à. Mừng vì được gặp lại anh ngày hôm nay. Mấy đêm nay em đã không ngủ được, chỉ chờ đợi giây phút được gặp anh. Nhờ trời, cuc sống của em bình thường, ăn, ngủ, làm việc, vui chơi bạn bè... hồn nhiên vô tư, em chẳng suy nghĩ hoặc lo lắng gì, thỉnh thoảng thoáng nhớ đến anh và chị Ngọc để cho lòng ấm lại. Còn anh...anh Tâm.....anh có nhớ đến em không hả anh Tâm...?

Lài nói một thôi dài như trút cạn tâm sự bị dồn ép từ lâu, chúm chím đôi môi hồng xinh xắn lạ thường, cười mũm mĩm nhìn tôi đắm đuối. Ðôi mắt đen long lanh quyến rũ ấy, đôi môi hồng xinh xắn ấy đã một thời làm tôi điên dại cõi lòng, giờ đang ở trước mặt tôi. Bao vấn vương tình yêu một thời của hai người đang bừng dậy trong lòng. Bây giờ cũng đôi mắt này, đôi môi này đang chờ đợi, mời gọi, khiêu khích. Lài nhìn tôi say sưa trong nổi mừng rỡ và cuốn hút....Tôi đang ngất ngây tê daị, nhưng cố kiềm lòng. Tôi thoáng nhìn chỗ khác, rồi giả vờ cúi xuống nắm hai quai va ly để cố tránh nổi đam mê đang bc phát của người yêu cũ. Tôi nói như để giải thích cũng bởi tình cảm đt biến không còn kiềm giữ được như để vui lòng người bạn gái :
- Em, sau bao nhiêu xa cách, chúng mình không gặp nhau, giờ gặp lại em, anh xiết bao vui mừng. Anh sẽ có nhiều thì giờ để chúng ta hàn huyên trong một tháng về đây ăn Tết. Ăn Tết bên cạnh em. một tháng dành trọn cho em, Lài ạ.
Lài vẫn hồn nhiên như ngày xưa khi tôi nói những điều gì vừa ý :
- A hả ! Phải là như thế với em. Nhớ đó nhen anh Tâm. Em muốn anh phải ở bên em tất cả thời gian anh về đây. Hơn ba mươi năm, em mới có được ngày hôm nay. Anh Tâm, anh có hiểu lòng em không ? Anh Tâm, anh có suy nghĩ gì về em ? Ðừng để em thất vọng, vì em cũng đã hy sinh cho anh chị nhiều lắm rồi. Anh trả lời em đi, anh Tâm.
Tôi không trả lời những câu hỏi tới tấp của Lài, cũng vì tôi lại rất lo ngại phải trả lời những điều Lài vừa hỏi trong lúc tôi cũng vừa quân bình được tinh thần. Tôi giả tảng nói sang chuyện khác :
- Mình về bằng cách nào ? Em có thể gọi cho anh taxi, chúng ta về.
Lài xuýt xoa :
- Cứ mãi vui mừng gặp gỡ nhau rồi quên mất. Em đưa anh về. Anh hãy đến chỗ này chờ em đi lấy xe.

Tôi đứng đợi Lài sau chừng năm phút. Nàng lái chiếc Camry màu bạc đến. Chúng tôi đưa hai va ly lên xe. Chiếc toyota đời mới vun vút trên đường. Ngồi bên cạnh Lài, tôi nhìn nàng rõ hơn. Lài cùng tuổi với Ngọc, vẫn đẹp, vẫn còn trẻ măng như Ngọc. Chiếc jupe màu tím than, với áo lụa trắng mỏng, không tay, hở cổ, sít sao, nổi bật làn da trắng mịn, những đường nét khêu gợi cơ thể. Mái tóc thật dày, đen mượt xỏa tràn xuống đôi bờ vai cân đối trên vùng ngực nâng cao phập phồng theo hơi thở.. Lài đẹp rực rỡ, quí phái, càng nhìn càng say đắm cuốn hút. Tôi lại đang bị ngây ngất trước nhan sắc rực lửa nhìn Lài không chớp.
- Gớm ! anh nhìn em say sưa dữ di thế, em có gì khác không hả anh Tâm ?
- Chẳng khác gì, và còn đẹp hơn ngày xưa. Người đẹp, lái xe đẹp...thế mà cứ ở vậy đến già. Có thể nhiều kẻ si tình, tương tư ...ti nghiệp cho họ.
Lài tỏ ý không bằng lòng :
- Anh nói cái gì ? Cho đến giờ phút này, anh Tâm vẫn chưa hiểu em. Ngày xưa đã có lần em nói như thế nào với anh rồi, sao anh chóng quên. Ðời em chỉ có anh, không còn ai ngoài anh, và em, em như thế. Còn ai si tình, tương tư là quyền của họ.

Tôi bồi hồi vừa xúc đng vừa cảm phục đức tính chung thủy của Lài đã dành cho tôi và nghĩ rằng mình cần phải tôn trọng người bạn gái mình nhiều hơn . Tôi nghĩ không nên nói thêm gì nữa vì hôm nay tôi đâu còn cơ hi. Tôi nói lãng sang chuyện khác :
- Em giúp anh lấy một phòng ngủ nào đó gần nhà em để anh dễ dàng đi lại với em trong những ngày về đây.
Lại một lần nữa Lài lườm tôi tỏ ý không bằng lòng điều tôi nói. Nàng phụng phịu sa sầm nét mặt :
- Em ghét anh nhiều lắm rồi đấy, anh Tâm, anh có biết không ? Trong email em đã nói với anh, giờ anh lại nói khác đi. Anh phải để cho em một cơ hi chăm sóc anh dù rất ngắn ngủi. Anh về đây là phải ở với em cho dù anh không muốn. Anh phải nhớ như thế, đừng làm điều gì khác ý em.

Nói xong, Lài nhìn tôi say đắm trong ánh mắt đen long lanh như cuốn hút tôi. Lài nói tiếp :
- Anh hãy cho em một điều kiện. Nghĩa là, em đặt anh đâu là anh ngồi đó trong thời gian anh về đây ăn Tết. Ðược chứ anh Tâm ? Sự hy sinh tình cảm của em dành riêng cho anh chị và trong bao nhiêu năm em sống một mình, buc em đặt anh một điều kiện như thế. Nhà em có nhiều phòng, anh được tự do theo ý muốn, anh chớ lo chỗ ăn, chỗ ngủ...em sẽ chăm sóc anh hết mình như chị Ngọc đã chăm sóc anh hơn ba mươi năm qua. một tháng anh ở bên em, chưa bằng ba mươi năm ở bên chị Ngọc, anh có nhận thấy em đang chịu thiệt thòi. Ðó là điều kiện, mà em nghĩ rằng anh Tâm không nở quay lưng với em.

Từng lúc tôi lại như đang bị thôi thúc, nói chẳng suy nghĩ :
- Anh chẳng có ý kiến. Anh đang bị em bắt cóc rồi.
- Cứ nghĩ như vậy đi anh. Trong bao nhiêu năm chị Ngọc "cầm tù" anh. Ðối với em, chỉ một tháng em giam lỏng anh trong nhà em, thật hết sức nhỏ nhoi, ngắn ngủi. Anh cảm thấy bằng lòng chứ ? - Không bằng lòng cũng không được và cũng không ai nở từ chối lòng tốt của em.
Nói thì nói vậy mà trong lòng cũng hơi lo, rủi mà Ngọc biết được cũng không để tôi yên, mặc dù Lài và Ngọc là hai người bạn rất thân.
Ðã 5 giờ chiều. Xe và người di chuyển trên các con l đông đặc không lối chen chân. Người, xe đâu mà lắm thế này. Lài rất vất vả lách tránh để tìm lối đi. Tất cả đang như chờ húc vào nhau và tai nạn sẽ xảy ra liền liền trước mặt. Phố xá rực rỡ, náo nhiệt trong quang cảnh những ngày giáp Tết. Tôi không còn đoán được những con đường mình đã đi qua. Tất cả như xa lạ khiến tôi cảm thấy chóng mặt. Lài nói :
- Thành phố thì chật, người ở đâu tràn về mỗi ngày mỗi đông, nhất là xe gắn máy nhiều vô số kể. Có hôm ra phố, em chỉ muốn đi b còn nhanh hơn anh ạ.
- Nếu bảo anh lái xe, có lẽ anh chịu thua thôi.
- Vậy mà không xảy ra tai nạn thế mới tài chứ. Ai ai cũng quen lối sử dụng công l theo kiểu bát nháo này.

Nhà của Lài nằm trên đường Thạch Thị Thanh, một tên nghe lạ hoắc mà trước đây chưa hề nghe, gần Dakao đi vào từ hướng đại l Vỏ Thị Sáu. Ðó là dãy nhà trệt được phân ra nhiều căn theo kiểu nhà phố, chiều sâu rất dài và có nhiều phòng. Lài cho xe vào sân và cùng tôi đưa 2 va ly vào nhà. Lài dẫn tôi đi qua từng phòng từ trước ra sau. Nhà có máy lạnh, đầy đủ tiện nghi cho một gia đình trung lưu ở đất Saigon . Mọi vật được sắp xếp thứ tự, ngăn nắp, không thừa thãi và dễ thương. Lài chỉ cho tôi một phòng phía trước kế phòng khách dành riêng cho tôi, có giường nệm trải drap thẳng tắp cùng các tiện nghi để tôi sử dụng trong thời gian ở Saigon cũng vì tôi đã yêu cầu như thế qua email. Lài nhắc tôi thay quần áo, tắm rửa, nghỉ ngơi và nàng khởi sự chuyện bếp núc.

Tôi phụ Lài đem các thức ăn lên bàn ăn ở phòng ăn phía sau. Nàng líu lo :
- Em đã chuẩn bị những thức ăn lúc sáng để đãi anh. Mọi thứ từ lớn đến nhỏ cho cá nhân anh, em đã lo cho anh đâu vào đấy. một giờ nhỏ nhoi bên anh là một giờ em sống trong hạnh phúc. Em chỉ cần như thế thôi. Từ giờ phút này em đang sống trong hạnh phúc mà từ lâu em mơ ước bên anh, khi anh và em cùng ăn bữa cơm tối đầu tiên tại nhà em. Em cũng đã mua sắm mọi thứ đâu vào đấy để anh và em vui một cái Tết trọn vẹn. Anh Tâm, anh có cảm thấy vừa ý không ? Anh hãy đón nhận nguồn hạnh phúc với em, vui vẻ và thật tình với em nhé, anh Tâm.

Tôi đang bị dồn vào thế chẳng đặng đừng,lòng cảm thấy rất vui và nói thật tình :
- Nhất định như thế. Như em đã nói, em đặt anh đâu, anh phải ngồi đấy. Anh về chuyến này cũng để ăn một cái Tết thuần túy trên quê hưong mà bao nhiêu năm rồi anh chưa có lại được, và nhất định là phải ăn Tết bên cạnh em, nếu không em sẽ giận anh .
- Cám ơn anh. Như thế là em mãn nguyện rồi. Em sẽ tổ chức một party dạ vũ tại nhà vào chiều 30 Tết, mời một số bạn rất thân của em đến dự, trong đó, anh là thượng khách của bữa tiệc. Em sẽ giới thiệu anh với các bạn của em, vì thỉnh thoảng em có nhắc đến anh cho các bạn em nghe. Ðến khuya thì chỉ còn hai chúng mình cùng thức đón giao thừa.
Lài ngừng nói, gắp thức ăn vào chén, nàng tiếp :
- Từ ngày mùng 1, mùng 2 Tết trở đi em sẽ lái xe đưa anh đi thăm viếng Dalat, Nhatrang, Vũng Tàụ..nếu có đủ thì giờ chúng mình đi Hà Ni, cùng vài nơi khác trong thành phố. Sau đó chúng mình về chúc Tết ba má em nhen anh Tâm ? Ðồng ý với em chứ ?
- Không đồng ý sao được, nếu không thì anh chẳng về Việt Nam chuyến này. Cũng vì em mà anh về một mình, nếu không, anh sẽ phải đi cùng Ngọc.

Lài hỏi thăm về Ngọc và hai đứa con của tôi. Nàng phân trần :
- Em không có ý gì với chị Ngọc, giữa hai người, em vẫn quí trọng tình bạn. Ngày trước em và chị Ngọc cùng yêu anh, anh hiểu chứ ? Em lại không được cơ may sống bên anh. Nếu em quyết chiếm được anh thì cũng chẳng khó khăn gì. Mỗi người đều có một duyên phận. Em đành chấp nhận hy sinh, có lẽ chị Ngọc không thông cảm cho em, em buồn thật đó.
- Anh rất quí và cảm phục em đã chấp nhận sự hy sinh đó. Lài nhìn tôi say đắm :
- Anh Tâm của em ! Bao nhiêu năm anh lập gia đình với chi Ngọc và sống trong hạnh phúc, anh đã nghĩ gì về em ? Anh còn yêu em như ngày nào nữa không ? Em nghĩ rằng ai cấm được anh điều đó, cũng như ai cấm em yêu anh hả anh Tâm ? Anh hãy nói cho em nghe đi. Em thích nghe.
Tôi biết thế nào Lài cũng trở lại chất vấn tôi chuyện đó mà trên đường đi từ phi trường về nhà lúc xế chiều cũng như qua email nàng cũng đã hỏi. Trong khung cảnh rất riêng tư im vắng hôm nay giữa hai người tôi phải trả lời như thế nào đây để không phiền lòng hai người đàn bà đang yêu tôi. Tôi nói thật lòng :
- Em cũng đã biết, anh yêu em, cũng như anh yêu Ngọc, Lài ạ. Sự có mặt của anh hôm nay trước mặt em đã nói lên điều đó. Nhưng Ngọc cũng là người vợ tuyệt vời của anh, anh yêu nàng và tình nghĩa vợ chồng luôn mặn nồng. Từ lúc đã không được sống bên em cho đến hôm nay, anh luôn mong em tìm được người bạn đời theo ý muốn. Cả Ngọc cũng thế. Trưóc đây nếu em là vợ của anh thì cũng đâu thua kém gì Ngọc. Lài ạ, em hiểu cho anh, có được chuyến đi về với em cũng không mấy dễ dàng vì Ngọc đâu muốn thả anh đi một mình, còn nằn nặc đòi đi với anh. Trong email anh đã hứa với em, nên bằng mọi cách anh phải dối Ngọc để không thể thất hứa với em.

Nói xong, tôi cảm thấy nhẹ người. Lài trề môi :
- Anh nói, em tin. Nhưng mà coi chừng thiên hạ bắt cóc anh nếu anh đi lạc. Ðất Saigon này giờ ghê lắm, anh chưa biết đấy thôi. Chị Ngọc cũng cẩn thận gìn giữ anh ghê gớm. Nói thật, không ai dám bắt cóc anh ngoại trừ em. Em có thể bắt cóc anh và giữ anh mãi mãi trong ngôi nhà này. Em làm được chuyện đó rất dễ dàng, vì em yêu anh, đơn giản thế thôi. Anh Tâm, anh sợ không, cần là em ra tay ngaỵ..em nói thật, nhiều đêm nằm suy nghĩ, em ấm ức.
- Bắt cóc anh em có lợi gì đâu, còn phải lo nuôi anh, chứ ở Việt Nam anh không thể làm nên tích sự gì.
- Em đủ sức nuôi anh, bảo bọc anh suốt đời anh Tâm ạ.
Tôi nói thêm cho Lài biết rằng tôi ở tại đây vài ngày rồi về quê thăm gia đình ông chú, trao quà Tết cho mọi người, sẽ vào lại trước 30 Tết. Chúng tôi tiếp tục chuyện trò đến khuya xoay quanh những kỷ niệm ngày xưa và cuc sống hôm nay. Tôi cố gắng gìn giữ trong lúc hai người đang ở bên nhau vì nghĩ rằng chúng tôi đã không còn cơ hi. Hãy mãi giữ tình yêu này trinh nguyên với thời gian và nhất là tôi đã dối Ngọc để có được sự gặp gỡ Lài hôm nay.

Sáng hôm sau, Lài đưa tôi đi thăm xưỡng may của nàng với hơn một trăm công nhân làm việc, Lài và một người bạn gái đã đứng ra kinh doanh gần ba mươi năm nay. Ba mươi năm dài, Lài đã tạo nên sự nghiệp vững vàng và tôi rất cảm phục. Lài giải bày :
- Sau tháng 4/75 nghe tin anh chị di tản, em tìm cách vượt biên , nhưng còn ba má em không nỡ rời xa. Chế đ này đã buc em nghỉ dạy học, buồn quá, em cùng người bạn vào Saigon kiếm công ăn việc làm. Từ đó, em và bạn em đã phấn đãu mới có được ngày hôm nay. Giờ thì em chỉ cầu xin cuc sống được an bình là em mãn nguyện lắm rồi.
- Anh chúc mừng em. Ðời sống em đã ổn định, anh an tâm cho em, anh đâu còn gì có thể giúp em nữa.
Lài cười ngất, bông đùa :
- Nếu anh sa cơ thất vận thì anh nhớ chạy về với em nhen anh Tâm. Lúc nào em cũng dang hai tay đón anh .....chờ anh mãi cho đến ngày cuối cùng.
Tôi ở cùng với Lài vài ngày kế tiếp. Chúng tôi bên nhau chuẩn bị cho một cái Tết thật huy hoàng đầy đủ. Tôi và Lài đi mua sắm, trang hoàng nhà cửa để đón Xuân. Chiều nay, Lài đi vắng lo một số vấn đề cần giải quyết cho công việc xưỡng may cuối năm và có thể sẽ về trễ hơn. Tôi thu xếp mọi thứ ngày mai về quê thăm gia đình ông chú và trao quà cho mọi người chừng một hai hôm rồi trở vô ngay với Lài trong ngôi nhà này..
Ðang thu xếp vật dụng trong hai va ly, đt nhiên, điện thoại nhà reo, và tiếng nói đầu dây bên kia là của Ngọc.

- Alô ! Anh yêu của em đó phải không ?
- Anh đây. Em và con khỏe chứ ? Em đang ở đâu gọi anh thế ? - Em và con vẫn khoẻ. Anh ạ, anh khỏe không ? Em không ở bên Mỹ. Hiện em đang ở nhà ông chú ở Việt Nam đây. Anh đã về Việt Nam đến mấy hôm nay rồi, anh đang ở đâu vậy ? Sao không thấy anh về nhà ông chú ? Anh trả lời em nghe đi.
Vừa nghe xong, tôi ngỡ ngàng đến hốt hoảng. Không lẽ tôi đang trong giấc mơ. Tôi vi tìm cách bào chữa.
- Em ạ, anh đang ở nhà người bạn, ngày mai anh sẽ về quê nhà ông chú. Em về Việt Nam lúc nào ?
Tiếng Ngọc gằn từng tiếng trong điện thoại :
- Anh yêu của em, anh nói thật đấy chứ ? Em không tin. Chứ không phải hiện anh ở nhà chị Lài hay sao ?
- Em có nói đùa với anh không ?
- Em không đùa với anh, anh ạ. Em nói anh nghe nhé, email của chị Lài gởi cho anh, anh in ra và em đã tìm thấy nó dưới tập giấy của anh để trên bàn viết sau ngày anh đi. Do đó, em mới biết được, và còn biết cả địa chỉ, số điện thoại để em gọi cho anh đây. Em xin lỗi anh. Em yêu anh, em đâu có thể để cho anh như vậy được, nên em đã về Việt Nam liền ngày hôm sau xem anh đang làm gì. Ðúng không ông chồng yêu quí của em ? Hiện anh đang làm gì tại nhà chị Lài, nói em nghe đi ?

Tôi nghẹn ngào. Cổ họng tôi dường như nghẹt cứng không thốt được lời nào. Mồ hôi lấm tấm trên mặt, đôi tai lùng bùng, tay run rẩy. Tôi cố tìm cách biện minh, nhưng chưa tìm được điều gì hửu lý. Tiếng Ngọc lại vang vang trong máy :
- Anh của em, ngay bây giờ anh phải về ngay nhà ông chú với em, để ngày mai vợ chồng mình lên máy bay về Mỹ ngay. Vé máy bay em đang lo. Không có Tết nhất gì cả. Chồng em như thế, em còn gì để nghĩ đến Tết. Phải về Mỹ gấp ngày mai anh ạ, vì em phải gởi con nhà người bạn. Em đi bất ngờ không xin phép công ty, coi chừng bị đuổi mất việc. Từ nay em nhất quyết không để cho anh về Việt Nam một mình như thế này nữa đâu nhé. Nguy hiểm lắm cho cả anh và cả em. Em nói cho anh nghe, lúc em xuống máy bay, em muốn đi thẳng đến nhà chị Lài ở Saigon nhưng vì danh dự và lòng tự trọng của cả ba người đã dằn em xuống không cho phép em làm như thế. Anh hãy hiểu cho em. Anh về với em ngay bây giờ tại nhà ông chú nhen anh. Em đang chờ anh. Yêu thương anh lắm, anh biết không ?
Dứt lời, Ngọc cúp máy ngay, và tôi cũng mong như vậy để tìm phương kế giải quyết. Suy đi nghĩ lại không còn cách nào hơn là nên rời khỏi nơi này. Rời khỏi nơi này là ổn thỏa đôi bên. Ðối với Lài, tôi sẽ phân trần, năn nỉ, xin lỗi và an ủi nàng sau. Ðối với Ngọc, tôi phải giữ hạnh phúc trọn vẹn với nàng.
Tôi tìm giấy, viết cho Lài :

Lài thương yêu,
Anh không thể cùng em ăn Tết như chúng ta đã chuẩn bị. Ngọc đang có mặt tại Việt Nam và hiện đang ở nhà ông chú của anh. Vì anh sơ sót, Ngọc đã đọc được những email của em đã gởi cho anh.
Em thông cảm cho anh. Anh đã hiểu em vẫn yêu anh. Em sẽ buồn anh nhiều. Anh hy vọng nổi buốn đó sẽ dần dần vơi đi. Anh sẽ viết thư cho em sau khi anh về bên đó. Vì danh dự và lòng tự trọng, nên Ngọc đã không đến đây đối mặt cả anh và em. Chúng ta cám ơn Ngọc lối xử thế tốt đẹp đó. Ðồng thời, anh xin lỗi em, hãy tha thứ những sơ sót của anh.
Trong những ngày sống bên em, anh hiểu thêm về em. Anh hẹn em vào dịp khác. Cầu mong tình yêu của chúng ta mãi mãi trong sáng, thánh thiện và vĩnh cửu. Chúc em an lành trong mùa Xuân này.
Anh của em
Tâm
Tôi để tờ giấy viết trên bàn giữa phòng khách, lòng đau xót bồi hồi.Tôi đứng tần ngần vài phút nhìn quanh cảnh thân yêu trong ngôi nhà mà tôi cùng với Lài đã trang hoàng, sửa soạn để chuẩn bị cho một cái Tết huy hoàng và hạnh phúc. Tôi cố thu hết cảnh trí thân thương mà trong những ngày qua tôi và Lài quấn quít bên nhau. Từ giờ phút này tôi phải xa cách vĩnh viễn mang theo những hình ảnh thân thương đang sắp mất đi.
Nhìn đồng hồ, tôi kéo vi hai va ly ra khỏi nhà và vẩy taxi để đến bến xe. Thành phố xung quanh tôi vẫn diễn ra cảnh ồn ào náo nhiệt trong không khí Tết.
Thế mà tôi phải rời xa nó biết đến bao giờ mới trở lạị..!


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 17/Nov/2011 lúc 11:35pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Nov/2011 lúc 9:29am

Dời bến   
Tác Giả: Nguyễn Ngọc Tư

“xứ gì ngộ quá, đâu cũng có nhà mà không có chỗ đụt mưa..''

Bà con của một người bà con dẫn cô lên giúp việc nhà họ vào một bữa trời mưa. Cô vắt đôi tà áo ướt đẫm nước, tròn con mắt phân trần, “xứ gì ngộ quá, đâu cũng có nhà mà không có chỗ đụt mưa. Ở đâu cũng tường rào kín mít, kiếm đỏ con mắt mới gặp được mái hiên, tui mới đứng chút xíu đã bị kêu tránh ra cho người ta buôn bán. Phải ở dưới quê bà con còn đem ghế cho ngồi…”

Ngay cái ngày đầu tiên đó cô đã mang một chuẩn mực mới đến với gia đình họ, tạm gọi là “phải ở dưới quê…”. Ngó mấy con cá rô nằm cạnh rổ cải bắp, cô thẩn thờ, trời ơi, phải ở dưới quê, mình nấu cá rô với bông so đũa, ngọt nước dữ lắm. Bông so đũa mùa này trổ trắng trên mấy bờ kinh, mật ơi là mật. Hàng xóm cãi nhau, cô ngó qua rào, “phải ở dưới quê thể nào cũng có người chạy tới can, người ngoài nói tiếng ngọt tiếng lạt, cũng đỡ căng lắm…”. Sau mỗi bữa ăn, cô tần ngần, “phải ở dưới quê, đồ ăn dư như vầy là nuôi được mấy con heo…”.

Cả nhà chủ vừa buồn cười, vừa khó chịu. Họ đã sống một cuộc sống được xem là hiện đại, đầy đủ, họ hài lòng với những gì mình có. Nhưng cô giúp việc tỏ ra không mấy hài lòng, suốt ngày đi so sánh, mà so sánh với nếp quê mới kỳ cục. Phải ở dưới quê, ra vườn chút xíu là kiếm được rổ rau rồi, đâu phải mua chi cho uổng tiền. Phải ở dưới quê, mùa này gió chướng thả cửa, ở trong cái nhà hả họng đón gió sông, mặc sức mà… run, mở máy lạnh làm chi, ngộp quá chừng. Phải ở dưới quê, chặt cây chuối ra ao tập lội, khỏi mắc công đi hồ bơi. Phải ở dưới quê…

Mỗi ngày qua, cô lại đưa ra một vài kiểu so sánh mới, chi tiết và tinh tế đến mức cô đặt cả bụi và cỏ lên bàn cân. Cỏ ở thị thành cũng vô duyên, phải ở quê, cỏ phơi khô, đem đốt, lấy tro trồng đậu, trồng dưa.

Chủ nhà quen dần, thấy mến cái cách nói thẳng thừng, gọn lỏn, ngỏn ngoẻn, tỉnh bơ như thể cái xóm nhỏ heo hút kia mới chính là thiên đường. Và cô, dù đã xa mảnh thiên đường đó mà lòng còn cắm sào ở bến sông, níu mãi bụi ô rô, đọt nhãn lồng, hàng lơn nước xanh rêu, con gà mái quýnh quáng gọi đàn con đến bên ổ mối. Cô hòa nhập chậm, bởi bước chân cô kéo theo hàng hàng ký ức, lớp lớp nỗi nhớ. Dễ gì…

Mỗi người có một chuẩn mực của riêng mình để vịn vào, đối chiếu, so sánh. Chủ nhà từng nghĩ cuộc sống hiện đại, sung túc là thiên đường. Nhưng bây giờ thì họ hoang mang, thế giới mơ ước của họ có nguy cơ đổ vỡ trước cô giúp việc ương bướng, bởi cô không nghĩ vậy, gì chớ, quê cô là nhất. Cô là người không dễ bị thuyết phục, kể cả lúc buộc phải đồng tình, ừ cái bếp này không khói, khỏi bị chảy nước mắt, nhưng không khói thì không thơm mùi củi ướt, mùi những con mối nhỏ, trứng kiến bị cháy vàng, mùi khoai lang vùi trong than.

Mỗi khi cô “nhưng” nhà chủ thót tim, vì thấy mình thua là cái chắc. Nhiều lúc nằm nhìn cái máy điều hòa thấy mặc cảm dễ sợ, mặc cảm với những ngọn gió phóng khoáng thổi nước chảy tràn lên những bờ sông quê cô. Và việc có nhiều tiền cũng đôi khi làm nhà chủ bẽn lẽn, họ không bao giờ mua được cái chốn nhớ cho mình, với khói đốt đồng, bông khế rụng, mấy con ong bầu vo ve đục kèo nhà làm tổ.

Sáu tháng, cô chỉ có cái lý duy nhất “phải ở dưới quê…” mà xiêu lạc cả nhà chủ. Họ bắt đầu cảm thấy cái nơi mà họ chưa từng đặt chân đến mới là thiên đường.

Bữa cô về quê dự đám giỗ, họ nôn nao như chính mình trở về, đám trẻ con dậy sớm, lăng xăng dặn, chị Hai về nhớ đi câu thác lác, bứt bông súng, hái chùm ruột đem lên cho tụi em ăn nghen. Người lớn rảo qua rảo lại, ngó cô giúp việc nháo nhác bên cái giỏ, chỉ mấy hộp bánh tây, trà lài mà cô nhét vào, xổ ra, rồi lại nhét vào, mắc tức. Chút nữa thôi, chuyến tàu trưa sẽ đưa cô về lại thiên đường riêng mình. Nhà chủ ngó cái lưng cô giúp việc khuất dần và nghĩ thầm, mình đã từng có thiên đường, nhưng nó đã không còn nữa.

Cô trở lại nhà chủ cũng một bữa mưa rào. Dường như mưa cuối mùa. Lui cui rửa đôi dép, cô cằn nhằn, “rầu quá, dưới quê bước ra là gặp sình lầy, dơ muốn chết, phải ở thành phố…”.
Chủ nhà hơi khựng lại, ngỡ ngàng. Cô vẫn hồn nhiên, “đám giỗ làm bánh lủ khủ, phải ở thành phố, chạy ra chợ mua cho gọn…”.

Lòng cô đã không còn buộc dây nơi bến cũ, thiên đường của cô cũng tan biến mất rồi. Rốt cuộc không có thiên đường nào hết. Chuyện bình thường thôi, cô đã được tiện nghi thành thị nuông chiều, nhận ra một chuẩn mực mới. Một trò chơi nhỏ của thời gian, nhưng mà chơi ác.

Biết vậy, nhưng nhà chủ vẫn buồn, vì lòng họ đã neo vào một cô giúp việc quê mùa, hồn nhiên, chân chất của mưa xưa.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/Nov/2011 lúc 9:29am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 21/Nov/2011 lúc 9:53pm
Một cơn giận
Thạch Lam 
 
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Nov/2011 lúc 10:00am

Chân dung một cô gái Việt Nam   
Tác Giả: Tâm Thanh 

Căn phòng nằm trên bờ con sông con Askerelva chảy qua trung tâm thủ đô Oslo. Qua cửa kính ra ban-công, Diễm nhìn những cây phong lá úa vàng soi bóng trên nước, tưởng tượng nếu đây là một căn phòng trong ký túc xá sinh viên, với người yêu bên cạnh, thì thơ mộng biết bao.

Nhưng bây giờ trước mặt nàng là ông cảnh sát di trú và bên phải là một người con gái, cỡ tuổi Diễm. Cô xin tầm trú. Trước khi lên đây, một bà cảnh sát đã khám xét người và hành lý của cô. Bà muốn tìm biết cô gái thật sự là ai, tên tuổi thật là gì, nhà cửa thật ở đâu. Trong ba bốn năm gần đây, nẩy ra một hiện tượng mới là mỗi năm có vài chục người Việt Nam tới xin tầm trú tại Na-uy, không một người nào là... người thật. Báo chí Na-uy gọi họ là ingen person, tương đương với nobody, Diễm và các đồng nghiệp thông dịch viên dịch đùa từng chữ là ‘vô nhân’. Trong cái túi xách nhỏ, có hình hai bàn chân, bà cảnh sát chỉ moi ra được một cái quần tây, một áo thung, một xú-chiêng, hai xì líp, một típ kem đánh răng, một bàn chải. Chân dung thật của cô gái không nằm trong cái túi xách. Bây giờ Diễm dịch cho ông cảnh sát thẩm vấn.


“Cô tên gì?” ông cảnh sát hỏi, sau khi bật máy PC.


“Nguyễn Thị Vân.”


“Ngày sanh?”


“25.12.1988.”


“Như vậy là cô sanh vào lễ Giáng Sinh và năm nay cô 16 tuổi?” ông cảnh sát chiếu ánh mắt nghi ngờ trên cô gái ngồi trước mặt. Diễm đoán người đồng hương này nếu không già bằng Chúa Cứu Thế thì ít nhất phải hai mươi lăm tuổi. Nàng biết theo luật lệ hiện hành, trẻ vị thành niên được nhiều đoàn thể can thiệp và bảo vệ, và nếu được chấp thuận tị nạn thì có thể kéo thêm cha mẹ, em út. Nhưng Diễm đoán lầm về vụ kéo thêm cha mẹ:
“Tên cha?” ông cảnh sát hỏi tiếp.


“Nói chung... Tôi không có cha.”


“Tên mẹ?”


“Tôi không có mẹ.”


“Ít nhất cũng có một người sanh ra cô chớ?”


“Tôi mồ côi từ nhỏ, không biết gì cả...”


“Cô có giấy tờ gì không, như sổ thông hành, căn cước chẳng hạn?”


“Không.”


“Không có giấy thông hành, làm thế nào cô có thể đi ra khỏi Việt Nam, và qua bao nhiêu biên giới tới đây được?”


“Không biết. Người ta đưa tôi đi.”


“Người ta là ai?”


“Nói chung nà người giắt đi đấy.”


“Có khi nào họ đưa qua trạm kiểm soát biên giới không?”


“Tôi không biết đâu là biên giới.”


“Cô rời khỏi Việt Nam bao giờ?”


“Không nhớ.”


“Cô nói phỏng chừng cũng được,” ông vẫy vẫy những ngón tay như con chim bay “một năm, một tháng, hay một tuần?”


“Khoảng một tháng.”


“Cô nhớ đã đi qua một thành phố nào đặc biệt, ví dụ Paris, Berlin, Bắc Kinh?”


“Không nhớ. Không biết.”


Suốt hai tiếng đồng hồ với hàng trăm câu hỏi, người cảnh sát chỉ nhận được một câu trả lời rất ư thoải mái “không biết.” Chạm phải những lời nói dối quá xấc xược, ông đỏ gay mặt như người bị xúc phạm nặng, nhưng lấy lại bình tĩnh, gõ vào máy vài dữ kiện vu vơ. Thấy hồ sơ sơ sài quá, ông ta cố gắng nhắc lại lần thứ ba một câu hỏi:
“Cô nói lại tôi nghe, cô từ Việt Nam tới Na-uy bằng phương tiện gì?”


Cô gái chắc đã được học tập kỹ, dư biết rằng ông cảnh sát muốn truy ra hãng máy bay chuyên chở để qui trách nhiệm, nên quay sang thông dịch viên nói:
“Chị lói với ló nà em đi bộ từ Cao Bằng sang Trung Quốc đấy, dzồi từ Trung Quốc đi bộ sang Nga, từ Nga sang đây bằng xe thùng đấy... Ðã lói mí ló dzồi mà cứ hỏi mãi thế!”


Diễm dịch lại câu nói, bỏ câu ‘chị lói với ló’ đi - vì nàng biết nó ngắn ngủi thế mà không tài nào dịch hết ý được. Ông cảnh sát ghi vào hồ sơ lời khai, chẳng cần biết đoạn đường từ Cao Bằng sang Nga dài bao nhiêu dậm, đi bộ mấy năm. Rồi ngẩng đầu lên hỏi theo đúng thủ tục:
“Cô muốn gì tại Na-uy?”


“Xin tị lạn.”


“Lý do tị nạn?”


“Nói chung nà ở Việt Nam đói quá.”


“Tại sao lại chọn Na-uy làm nơi tị nạn?”


“Nói chung nà nghe người ta bảo ở La-uy sướng thì trả tiền cho đường giây đưa đi.”


“Cô phải trả bao nhiêu tiền?”


“Lăm ngàn đô.”


“Số tiền này từ đâu cô có, nếu cô đói?”


“Có cái ông gần nhà thấy tôi khổ thương hại cho tiền đi.”


“Ông ấy tên gì?”


“Không biết.”


“Ðịa chỉ?”


“Bên cạnh nhà tôi.”


“Hồi nãy cô nói vô gia cư, từ nhỏ sống ở ngoài đường?”


“Thì ở gần nhau ngoài đường.”


Diễm nghĩ bụng nếu có một nơi mà người vô gia cư có nhiều tiền như thế và hảo tâm như thế nhất định nàng sẽ tới đó xin tị nạn. Nhưng ông ta khoanh tay, ngả lưng ra đằng sau như muốn thư dãn, rồi bấm nút ‘print’ vào máy PC. Bên ngoài ban-công một con bồ câu đáp xuống, thấy bóng nhiều người, lại bay đi.
Ông cảnh sát đưa cô gái xuống phòng căn cước dưới tầng trệt để chụp hình, lăn tay, làm thẻ căn cước tạm. Diễm cũng là dân tị nạn - mệnh danh là‘thế hệ thứ hai.’ Thấy cảnh này, Diễm nhớ lại những câu chuyện gian truân, bi hài mà ‘thế hệ thứ nhất,’ cha mẹ nàng, kể về chuyến vượt biên hai mươi sáu năm về trước, lúc nàng chưa sanh ra. Nhiều người hỏi tại sao phải liều mạng như vậy? Cha mẹ có một câu trả lời khá đặc biệt, tương đối khiêm nhường hơn phần đông - khát khao tìm một mảnh đất có thể lương thiện mà sống. Ông bà đã tìm được một mảnh đất như thế và sanh ra Diễm trên mảnh đất như thế. Diễm thừa hưởng tấm lương thiện như suối nhận nước mạch từ đỉnh núi cao tinh tuyền. Diễm không biết nói dối - gần như. Nói ‘gần như’ là để trừ những lần như mẹ hỏi có bồ chưa nói chưa, bố hỏi mua cái cà-vạt cho bố bao nhiêu nói nửa giá, bạn trai hỏi em giận cái gì, nói không có gì cả...
Ông cảnh sát cầm từng ngón tay của cô gái lăn trên tấm kính đục, khi hình dấu tay hiện rõ nét và đầy đủ trên màn ảnh máy vi tính, với tín hiệu ‘Ready’, ông nhấn bàn đạp. Diễm nhìn những ngón tay thon khá đẹp của cô gái, tự hỏi tại sao cô có thể nói dối một cách tự nhiên như thế. Và Diễm cảm thấy một nỗi chán nản xen lẫn hổ thẹn về người cùng màu da.


Một chiều đầu mùa đông. Trận tuyết đầu tiên trong thành phố khiến đường xá hỗn loạn vì tai nạn xe cộ. Diễm rút trong cặp đi làm ra tờ báo cũ đọc lại, cho qua thời gian trôi rất nhanh mà xe buýt chạy rất chậm, và bụng bắt đầu đoi đói. Tin có nghi vấn ông Arafat chết vì bị đầu độc; tin tuyết lở ở Miền Tây khiến 60 chiếc xe bị kẹt giữa đường; tin cảnh sát bắt được chín người trong một băng ăn cắp toàn người Việt Nam, hoành hành từ nhiều năm trên toàn quốc. Số thiệt hại cho các cửa tiệm lên đến nhiều chục triệu. Các mặt hàng được băng đảng này ưa chuộng là dao cạo Gillette, mỹ phẩm L’Oréal, nhất là thuốc quệt lông mày và tô mắt, có cả dầu cá. Chưa bắt được người đầu sỏ của tổ chức, nhưng trong số những người bị bắt có một người đàn bà tầm trú can dự vào 19 vụ có tang chứng, người này đã có bốn tiền án ăn cắp. Chuông điện thoại reo. Cảnh sát di trú cần Diễm đi thông dịch gấp. Cảnh sát hẹn mang xe đón đường xe buýt để rước Diễm đi ngay. Diễm moi gói bánh mì ăn dở ra ăn; nếu không bị kẹt xe, giờ này nàng đang ăn cơm với cha mẹ ở nhà, mẹ nói hôm nay sẽ làm món canh bí rợ.
Cô cảnh sát di trú mặc thường phục chiều nay sẽ gặp một người đàn bà trong tù để thông báo lệnh trục xuất. Khi người tù xuất hiện trước cửa phòng tiếp khách, Diễm thấy mặt quen quen. Người thiếu phụ nặng nề ngồi xuống ghế bành, một tay đặt lên bụng lớn. Diễm để ý đến sự kiện nhỏ là trong căn phòng bây giờ có ba người đàn bà. Cô cảnh sát tự giới thiệu xong, mỉm cười hỏi cô tù, Diễm dịch lại:
“Cô khỏe không?”


“Khỏe.”


“Bao giờ sanh?”


“Hai tháng nữa.”


Cô hắng giặng:
“Hôm nay tôi đến đây để nói về một việc khác, không liên quan gì tới việc trộm cắp,” cô cảnh sát nói trong khi mở một cái kẹp hồ sơ bằng nhựa trong, lấy ra một tờ giấy. “Tôi đến để báo cho cô biết về lệnh trục xuất.”


Người thiếu phụ mang bầu mặt không biến sắc, bàn tay vẫn để trên bụng, cánh tay kia vẫn để xuôi theo đùi trên ghế da. Cô cảnh sát đưa cho Diễm tờ quyết định của bộ Nội Vụ, bảo dịch miệng cho đương sự.
Diễm dịch xong, đưa tờ giấy cho người con gái tên Vân ký tên. Bây giờ nàng đã nhớ ra đây là cô gái xin tầm trú vào đầu mùa thu. Nàng nhớ ra bàn tay đang đặt trên bụng kia đúng là bàn tay đẹp đặt trên tấm kính mờ để lấy dấu. Bàn tay táy máy trong bốn tháng nay làm điêu đứng các siêu thị và cửa hàng khắp nước. Lại cùng một cảm giác gờm nhớm len vào lòng Diễm.


Cô cảnh sát cất tờ quyết định vào kẹp. Lấy một tờ giấy khác, cầm bút như sẵn sàng ghi chép.


“Xin cô nghe đây,” cô cảnh sát mở đề cho một cuộc thẩm vấn cuối cùng. “Cô không đủ lý do xin tị nạn, cộng thêm việc phạm pháp, cô không có con đường nào khác ngoài đường trở về nơi cô đã ra đi.”


“Thế thì trả tôi về Ðức.”


“Tại sao lại Ðức? Cô đi từ Việt Nam mà!”


“Tôi từ bên Ðức sang...”


“Trong hai lần thẩm vấn trước đây cô nói từ Việt Nam, đi bộ sang Trung Quốc rồi sang Nga. Bây giờ lại nói từ Ðức sang. Lời nào là thật?”


“Cái thai lày của một thằng Ðức.”


“Nhiều lần chúng tôi đã hỏi cha của thai nhi là ai, cô đều nói là không biết.”


“Không biết... thật đấy. Nói chung nà đêm không thấy mặt.”


“Dù cô không biết gì hết, không biết mặt người ngủ chung, không biết mình là ai, không biết cha mẹ là ai, không biết từ đâu tới, chúng tôi vẫn có cách tìm ra cô là ai. Và chúng tôi sẽ liên lạc với tòa đại sứ Việt Nam cấp giấy cho cô về Việt Nam.”


“Lói thật cũng chết, lói dối cũng chết...” người tù nói nhanh, rồi lại vội nói “Chị đừng dịch cho ló nghe nhá!”


“Cô ấy nói gì?” thấy Diễm không dịch câu nói của người đối thoại, cô cảnh sát hỏi.


“Cô ấy đổi ý, không muốn tôi dịch câu vừa nói.”


Cô cảnh sát nhỏ giọng nói với người đàn bà mang thai:
“Xin cô cộng tác với chúng tôi để tiến hành cho sớm việc hồi hương, tránh cho em bé khỏi sanh ra trong tù.”


“Tôi cũng không muốn sanh con trong tù...”


“Vậy tên thật cô là gì? Ðịa chỉ?...”


Người tạm gọi là ‘Vân’ không trả lời. Diễm bỗng thấy nét mặt của Vân mềm ra, như có một lớp sáp vừa tan để lộ cảm giác - khuôn mặt của một con người. Bất cứ tên tuổi cô là gì, đây là một người mẹ. Người mẹ đặt cả hai tay lên bụng, cúi xuống lẩm bẩm:
“Con tôi sinh trong tù à?”


Rồi im lặng. Diễm cảm thấy xót xa trong lòng. Cảm giác gờm nhớm từ bốn tháng nay biến thành một cảm giác ân hận. Diễm nghĩ đến thân phận chính mình - sở dĩ mình sống nhởn nhơ được, buổi sáng đứng bán nhà thuốc tây, buổi chiều đi nhảy aerobic, lâu lâu đi thông dịch lấy ngoại tài mua son phấn không cần ăn cắp... là vì cha mẹ mình đã chọn được con đường đúng ý nguyện: tới một nơi có thể lương thiện mà sống được. Không, không phải cha mẹ chọn. Ðó là Trời ban. Ba chục năm nay, bây giờ ‘Kho Trời’ đã khóa. Nếu cha mẹ nàng chậm chân, không chừng giờ này Diễm cũng là một người mở miệng bằng câu không biết, và không từ làm bất cứ việc gì để sinh tồn.


Lợi dụng lúc cô cảnh sát nói chuyện với bà gác tù, Diễm phá chút qui củ thông dịch, đưa tay bắt bàn tay mềm và ẩm của Vân, chúc may mắn và ai ủi vài câu. Vân tỏ ra cảm động. Cuối cùng, nghĩ tới mai mốt Vân lên máy bay về Việt Nam, Diễm ái ngại hỏi:
“Liệu người lương thiện có sống được ở Việt Nam không?”


“Nương thiện nà cái gì?”



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 22/Nov/2011 lúc 10:00am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Nov/2011 lúc 10:56am
Xin Cám Ơn Cuộc Ðời
Tác Giả: Hoàng Thanh
Thứ Năm, 24 Tháng 11 Năm 2011 10:25

Mãi ba năm sau thì tôi mới thật sự hiểu đuợc ý nghĩa của ngày Lễ Tạ Ơn. Xin cho tôi duợc một lần, nói lời Tạ Ơn: Cám ơn lắm, cuộc dời này...

Thế là một mùa Lễ Tạ Ơn nữa lại đến. Tôi vẫn còn nhớ, lần đầu tiên khi nghe nói về Lễ Tạ On, tôi thầm nghĩ, "Dân ngoại quốc sao mà... "quởn" quá, cứ bày đặt lễ này lễ nọ, màu mè, chắc cũng chỉ để có dịp bán thiệp, bán hàng để nguời ta mua tặng nhau thôi, cũng là một cách làm business đó mà..."

Năm đầu tiên đặt chân dến Mỹ, Lễ Tạ Ơn hoàn toàn không có một chút ý nghĩa gì với tôi cả, tôi chỉ vui vì ngày hôm đó đuợc nghỉ làm, và có một buổi tối quây quần ăn uống với gia đình.

Mãi ba năm sau thì tôi mới thật sự hiểu đuợc ý nghĩa của ngày Lễ Tạ Ơn.

Thời gian này tôi đang thực tập ở một Pharmacy để lấy bằng Duợc Sĩ. Tiệm thuốc này rất đông khách, cả ngày mọi nguời làm không nghỉ tay, điện thoại lúc nào cũng reng liên tục, nên ai nấy cũng đều căng thẳng, mệt mỏi, dễ đâm ra quạu quọ, và hầu như không ai có nổi một nụ cuời trên môi.

Tiệm thuốc có một bà khách quen, tên bà là Josephine Smiley. Tôi còn nhớ rất rõ nét mặt rất phúc hậu của bà. Năm dó bà đã gần 80 tuổi, bà bị tật ở tay và chân nên phải ngồi xe lăn, lại bị bệnh thấp khớp nên các ngón tay bà co quắp, và bà lại đang điều trị ung thư ở giai đoạn cuối. Cứ mỗi lần bà đến lấy thuốc (bà uống hơn muời mấy món mỗi tháng, cho đủ loại bệnh), tôi đều nhìn bà ái ngại. Vì thấy rất tội nghiệp cho bà, nên tôi thuờng ráng cười vui với bà, thăm hỏi bà vài ba câu, hay phụ đẩy chiếc xe lăn cho bà. Nghe đâu chồng bà và đứa con duy nhất bị chết trong một tai nạn xe hơi, còn bà tuy thoát chết nhưng lại bị tật nguyền, rồi từ đó bà bị bệnh trầm cảm (depressed), không đi làm được nữa, và từ 5 năm nay thì lại phát hiện ung thư. Mấy nguời làm chung trong tiệm cho biết là bà hiện sống một mình ở nhà duỡng lão.

Tôi vẫn còn nhớ rất rõ vào chiều hôm truớc ngày lễ Thanksgiving năm 1993, khi bà đến lấy thuốc. Bỗng dưng bà cuời với tôi và đưa tặng tôi tấm thiệp cùng một ổ bánh ngọt bà mua cho tôi. Tôi cám ơn thì bà bảo tôi hãy mở tấm thiệp ra đọc liền di.

Tôi mở tấm thiệp và xúc dộng nhìn những nét chữ run rẩy, xiêu vẹo:

Dear Thanh,

My name is Josephine Smiley, but life does not "smile" to me at all. Many times I wanted to kill myself, until the day I met you in this pharmacy. You are the ONLY person who always smiles to me, after the death of my husband and my son. You made me feel happy and help me keep on living. I profit this Thanksgiving holiday to say "Thank you", Thanh.

Thank you, very much, for your smile...

Rồi bà ôm tôi và bà chảy nuớc mắt. Tôi cũng vậy, tôi đứng mà nghe mắt mình uớt, nghe cổ họng mình nghẹn... Tôi thật hoàn toàn không ngờ được rằng, chỉ với một nụ cuời, mà tôi đã có thể giúp cho một con nguời có thêm nghị lực để sống còn.

Ðó là lần dầu tiên, tôi cảm nhận được cái ý nghia cao quý của ngày lễ Thanksgiving.

Ngày Lễ Tạ Ơn năm sau, tôi cũng có ý ngóng trông bà đến lấy thuốc truớc khi đóng cửa tiệm. Thì bỗng dưng một cô gái trẻ đến tìm gặp tôi. Cô đưa cho tôi một tấm thiệp và báo tin là bà Josephine Smiley vừa mới qua đời 3 hôm truớc. Cô nói là lúc hấp hối, bà đã đưa cô y tá này tấm thiệp và nhờ cô dến đưa tận tay tôi vào đúng ngày Thanksgiving. Và cô ta đã có hứa là sẽ làm tròn uớc nguyện sau cùng của bà. Tôi bật khóc, và nuớc mắt ràn rụa của tôi dã làm nhòe hẳn di những dòng chữ xiêu vẹo, ngoằn nghèo trên trang giấy:

My dear Thanh,

I am thinking of you until the last minute of my life.

I miss you, and I miss your smile...

I love you, my "daughter"...

Tôi còn nhớ tôi đã khóc sưng cả mắt ngày hôm dó, không sao tiếp tục làm việc nổi, và khóc suốt trong buổi tang lễ của bà, nguời "Mẹ American" đã gọi tôi bằng tiếng "my daughter"...

Truớc mùa Lễ Tạ Ơn năm sau đó, tôi xin chuyển qua làm ở một pharmacy khác, bởi vì tôi biết, trái tim tôi quá yếu đuối, tôi sẽ không chịu nổi niềm nhớ thương quá lớn, dành cho bà, vào mỗi ngày lễ dặc biệt này, nếu tôi vẫn tiếp tục làm ở pharmacy đó.

Mãi cho đến giờ, tôi vẫn còn giữ hai tấm thiệp ngày nào của nguời bệnh nhân này. Và cũng từ đó, không hiểu sao, tôi yêu lắm ngày Lễ Thanksgiving, có lẽ bởi vì tôi đã "cảm" được ý nghĩa thật sự của ngày lễ đặc biệt này.

*

Thông thường thì ở Mỹ, Lễ Tạ Ơn là một dịp để gia dình họp mặt. Mọi nguời đều mua một tấm thiệp, hay một món quà nào dó, đem tặng cho nguời mình thích, mình thương, hay mình từng chịu ơn. Theo phong tục bao đời nay, thì trong buổi họp mặt gia dình vào dịp lễ này, món ăn chính luôn là món gà tây (turkey).

Từ mấy tuần truớc ngày Lễ TẠ ƠN, hầu như chợ nào cũng bày bán đầy những con gà tây, gà ta, còn sống có, thịt làm sẵn cũng có... Cứ mỗi mùa Lễ Tạ Ơn, có cả trăm triệu con gà bị giết chết, làm thịt cho mọi người ăn nhậu.

Nguời Việt mình thì hay chê thịt gà tây ăn lạt lẽo, nên thuờng làm món gà ta, "gà đi bộ." Ngày xưa tôi cũng hay ăn gà vào dịp lễ này với gia đình, nhưng từ ngày biết Ðạo, tôi không còn ăn thịt gà nữa. Từ vài tuần truớc ngày lễ, hễ tôi làm được việc gì tốt, dù rất nhỏ, là tôi lại hồi huớng công đức cho tất cả những con gà, tây hay ta, cùng tất cả những con vật nào đã, đang và sẽ bị giết trong dịp lễ này, cầu mong cho chúng thoát khỏi kiếp súc sanh và được đầu thai vào một kiếp sống mới, tốt đẹp và an lành hơn.

Từ hơn 10 năm nay, cứ mỗi năm dến Lễ Tạ Ơn, tôi đều ráng sắp xếp công việc để có thể tham gia vào những buổi "Free meals" tổ chức bởi các Hội Từ Thiện, nhằm giúp bữa ăn cho những nguời không nhà. Có đến với những bữa cơm như thế này, tôi mới thấy thương cho những nguời dân Mỹ nghèo đói, Mỹ trắng có, Mỹ đen có, nguời da vàng cũng có, và có cả nguời Việt Nam mình nữa. Họ đứng xếp hàng cả tiếng đồng hồ, rất trật tự, trong gió lạnh mùa thu, nhiều nguời không có cả một chiếc áo ấm, răng đánh bò cạp...để chờ dến phiên mình được lãnh một phần cơm và một chiếc mền, một cái túi ngủ qua đêm.

Ở nơi đâu trên trái đất này, cũng luôn vẫn còn rất rất nhiều nguời đang cần những tấm lòng nhân ái của chúng ta...

Nếu nói về hai chữ "TẠ ƠN" với những nguời mà ta từng chịu ơn, thì có lẽ cái list của chúng ta sẽ dài lắm, bởi vì không một ai tồn tại trên cõi đời này mà không từng mang ơn một hay nhiều nguời khác. Chúng ta được sinh ra làm nguời, đã là một ơn sủng của Thuợng Ðế. Như tôi đây, có đuợc ngày hôm nay, ngồi viết những dòng này, cũng lại là ơn Cha, ơn Mẹ, ơn Thầy...

Cám ơn quê hương tôi - Việt Nam, với 2 mùa mưa nắng, với những nguời dân bần cùng chịu khó. Quê hương tôi - nơi đã đón nhận tôi từ lúc sinh ra, để lại trong tim tôi biết bao nhiêu là kỷ niệm cả một thời thơ ấu. Quê huong tôi, là nỗi nhớ, niềm thương của tôi, ngày lại ngày qua ở xứ lạ quê nguời...

Cám ơn Mẹ, dã sinh ra con và nuôi dưỡng con cho đến ngày truởng thành. Cám on Mẹ, về những tháng ngày nhọc nhằn đã làm lưng Mẹ còng xuống, vai Mẹ oằn di, về những nỗi buồn lo mà Mẹ đã từng âm thầm chịu dựng suốt gần nửa thế kỷ qua...

Cám on Ba, đã nuôi nấng, dạy dỗ con nên nguời. Cám ơn Ba, về những năm tháng cực nhọc, những chuỗi ngày dài đằng đẵng chạy lo cho con từng miếng cơm manh áo, về những giọt mồ hôi nhễ nhại trên lưng áo Ba, để kiếm từng đồng tiền nuôi con ăn học....

Cám ơn các Thầy Cô, đã dạy dỗ con nên nguời, đã truyền cho con biết bao kiến thức để con trở thành một nguời hữu dụng cho vất nuớc, xã hội...

Cám ơn các chị, các em tôi, đã sẻ chia với tôi những tháng ngày cơ cực nhất, những buổi đầu đặt chân trên xứ lạ quê nguời, đã chia vui, động viên những lúc tôi thành công, đã nâng đỡ, vực tôi dậy những khi tôi vấp ngã hay thất bại...

Cám ơn tất cả bạn bè tôi, đã tặng cho tôi biết bao nhiêu kỷ niệm - buồn vui - những món quà vô giá mà không sao tôi có thể mua đuợc. Nếu không có các bạn, thì có lẽ cả một thời áo trắng của tôi không có chút gì để mà luu luyến cả...

Cám ơn nhỏ bạn thân ngày xua, đã "nuôi" tôi cả mấy năm trời Ðại học, bằng những lon "gigo" cơm, bữa rau, bữa trứng, bằng những chén chè nho nhỏ hay những ly trà đá ở căn-tin ngày nào.

Cám on các bệnh nhân của tôi, đã ban tặng cho tôi những niềm vui trong công việc. Cả những bệnh nhân khó tính nhất, đã giúp tôi hiểu thế nào là cái khổ, cái đau của bệnh tật...

Cám ơn các ông chủ, bà chủ của tôi, đã cho tôi biết giá trị của đồng tiền,đ ể tôi hiểu mình không nên phung phí, vì đồng tiền lương thiện bao giờ cũng phải đánh đổi bằng công lao khó nhọc...

Cám ơn những người tình, cả những nguời từng bỏ ra đi, đã giúp tôi biết duợc cảm nhận được thế nào là Tình yêu, là Hạnh phúc, và cả thế nào là đau khổ, chia ly.

Cám ơn những dòng thơ, dòng nhạc, đã giúp tôi tìm vui trong những phút giây thơ thẩn nhất, để quên di chút sầu muộn âu lo, để thấy cuộc đời này vẫn còn có chút gì đó để nhớ, để thương...

Cám ơn những thăng trầm của cuộc sống, đã cho tôi nếm đủ mọi mùi vị ngọt bùi, cay đắng của cuộc đời, để nhận ra cuộc sống này là vô thuờng... để từ đó bớt dần "cái tôi" - cái ngạo mạn của ngày nào...

Xin cám on tất cả... những ai đã đến trong cuộc đời tôi, và cả những ai tôi chưa từng quen biết. Bởi vì:

" Trăm năm trước thì ta chưa gặp,

Trăm năm sau biết gặp lại không?

Cuộc đời sắc sắc không không,

Thôi thì hãy sống hết lòng với nhau..."

Và cứ thế mỗi năm, khi mùa Lễ Tạ Ơn dến, tôi lại đi mua những tấm thiệp, hay một chút quà để tặng Mẹ, tặng Chị, tặng những nguời thân thương, và những nguời đã từng giúp đỡ tôi. Cuộc sống này, đôi lúc chúng ta cũng cần nên biểu lộ tình thuong yêu của mình, bằng một hành dộng gì đó cụ thể, dù chỉ là một lời nói "Con thương Mẹ", hay một tấm thiệp, một cành hồng. Tình thương, là phải được cho đi, và phải đuợc đón nhận, bởi lỡ mai này, những nguời thương của chúng ta không còn nữa, thì ngày Lễ Tạ Ơn sẽ có còn ý nghĩa gì không?

Xin cho tôi duợc một lần, nói lời Tạ Ơn: Cám ơn lắm, cuộc dời này...

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Nov/2011 lúc 10:18am
MỘT BỨC THƯ TÌNH

Tôi nhặt được một chiếc ví ở hè phố. Khi tôi mở ví với hy vọng tìm được manh mối nào đó về người làm rơi thì chỉ thấy 3 đôla và một bức thư nhàu nát. Phong bì đựng thư đã rách và thứ duy nhất còn đọc được là địa chỉ người gửi. Lá thư được viết năm 1944, tức là đã 60 năm về trước.

Bức thư được viết bằng nét chữ con gái, bắt đầu bằng:"Anh Michael thân yêu". Đọc thư tôi biết cô gái rất đau khổ vì mẹ cô không cho cô gặp Michael nữa, nhưng cô vẫn rất yêu anh. Cô gái ký tên là Hannah.

Tôi gọi tổng đài thử tìm số điện thoại của địa chỉ trên bì thư. Cô tổng đài bảo tôi đọc địa chỉ, rồi nói:
- Có một số điện thoại ở địa chỉ đó, tôi sẽ gọi giúp anh xem họ có muốn liên lạc với anh không.
Tôi hồi hộp chờ cô nối máy. Một người phụ nữ trả lời máy. Tôi hỏi bà có biết ai tên Hannah không.
- Ôi - người phụ nữ ngạc nhiên - Chúng tôi mua lại ngôi nhà này của một gia đình, họ có con gái tên là Hannah... Nhưng đã 30 năm rồi...
- Chị có biết họ chuyển đi đâu không? - Tôi vội hỏi.
- Tôi chỉ nhớ là sau đó vài năm, cô Hannah phải đưa mẹ vào viện dưỡng lão...
Và người phụ nữ cho tôi tên viện dưỡng lão. Khi tôi gọi điện, một cô y tá nói rằng bà cụ đã mất, nhưng cô lại cho tôi số điện thoại của con gái bà cụ - Hannah. Một lần nữa, tôi gọi điện. Nghe điện là một phụ nữ, cô ấy nói rằng bà Hannah đã vào viện dưỡng lão rồi.

"Thật ngớ ngẩn" - Tôi nghĩ - "Tại sao mình lại phải mất thời gian tìm chủ nhân cho một cái ví chỉ có 3 đôla và lá thư viết cách đây 60 năm cơ chứ?” Nhưng cuối cùng tôi vẫn gọi điện đến viện dưỡng lão, và đàn ông nghe điện nói: "Đúng là ở đây có một bà cụ tên Hannah".
Lúc đó là 7h tối. Tôi hỏi liệu tôi có thể đến gặp bà cụ được không.
- Cũng được. Có lẽ bà cụ đang ngồi ở phòng xem TV .
Tôi lập tức lái xe đến viện dưỡng lão và bắt đầu thấy tò mò. Một y sỹ dẫn tôi lên tầng 3 gặp bà Hannah. Đó là một bà cụ tóc bạc trắng và nụ cười hiền hậu.
Tôi kể cho bà cụ nghe về chiếc ví và đưa bức thư ra. Ngay khi nhìn thấy bức thư, bà lặng đi, rồi thở dài:
- Con trai, lá thư này là lần cuối cùng tôi liên hệ với Michael.
Bà cụ cắn môi, đôi mắt đỏ lên:
- Chúng tôi đã rất yêu thương nhau. Nhưng lúc đó tôi còn quá trẻ và mẹ tôi cấm tuyệt đối. Michael Goldstein là một người tuyệt vời. Tôi vẫn thường nhớ tới ông ấy. Tôi đã không kết hôn. Vì không ai làm cho tôi quên được Michael...



Tôi tạm biệt bà Hannah. Khi tôi ra đến cổng, người bảo vệ hỏi:
- Đó có đúng là bà cụ mà cậu cần tìm không?
- Đúng, bây giờ tôi biết được cả họ tên của chủ nhân chiếc ví rồi! Tôi vừa nói vừa lấy cái ví cho người bảo vệ xem. Vừa nhìn thấy nó, người bảo vệ thốt lên:
- Ôi, ví của ông Goldstein! Chỉ mỗi ông ấy còn dùng cái ví cổ lỗ sĩ này thôi! Mà lúc nào cũng làm rơi! Tôi đã nhặt được hộ ông ấy đến 3 lần rồi đấy!
- Ông Goldstein là ai? - Tôi hỏi, tay bắt đầu run lên vì hồi hộp.
- Một ông cụ sống trên tầng 8. Tôi cam đoan ông ấy lại làm rơi ví khi đi dạo.
Tôi nhanh chóng quay lại và nhờ cô y tá đưa lên tầng 8.
Trong phòng đọc sách ở tầng 8, một ông cụ đang đọc sách. Cô y tá lại gần và hỏi có phải ông lại làm rơi ví không. Ông cụ sờ vào túi và thốt lên:
- Ôi, lại rơi mất thật rồi!
Tôi đưa cái ví cho ông Goldstein. Ông cụ thở phào:
- Đúng nó rồi! Tôi phải trả ơn cậu mới được!
- Không cần đâu ạ! Nhưng cháu xin lỗi là đã đọc bức thư trong đó... Cháu chỉ định tìm xem ai rơi ví thôi.
Nụ cười của ông lập tức biến mất:
- Cậu đọc thư của tôi?
- Nhưng nhờ thế mà cháu tìm được bà Hannah - Tôi vội "lấy công chuộc tội".
Ông cụ mở to mắt:
- Hannah? Cậu gặp bà ở đâu? - Ông Goldstein nắm tay tôi - Tôi rất muốn gặp bà ấy. Kể từ khi không được gặp bà ấy nữa, cuộc sống của tôi như đã kết thúc vậy. Tôi thậm chí đã không kết hôn...
Tôi đưa ông Goldstein xuống tầng 3 - nơi bà Hannah ở.
Phòng xem TV chỉ còn một cái đèn nhỏ. Bà Hannah đang ngồi một mình.
- Bà Hannah - Cô y tá nhẹ nhàng - Bà có biết ông ấy không?
Bà Hannah chỉnh lại kính, nhìn ông trong vài giây, im lặng.
- Hannah, - Ông Michael thì thầm - Michael đây mà!
Cả hai người như lặng đi. Và họ nắm tay nhau.
3 tuần sau, tôi nhận được thiệp mời dự đám cưới của ông Michael và bà Hannah.
Đó là một lễ cưới rất đẹp. Viện dưỡng lão dành cho họ một căn phòng riêng. Và nếu bạn muốn thấy một cô dâu 75 tuổi, một chú rể 79 tuổi mà vẫn yêu thương và chăm sóc nhau như "teenagers", thì bạn rất nên gặp họ .

Arnold Fine

Thục Hân dịch
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 141 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.635 seconds.