Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: Linh tinh lượm lặt Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 17 phần sau >>
Người gởi Nội dung
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 10/Nov/2011 lúc 3:11am

 

ĐẶC SẢN QUÊ NHÀ: CÒNG ĐỎ, CÒNG NHA, CÒNG GIÓ  (Vùng Gò Công ), BA KHÍA , DÃ TRÀNG ...  

XUÂN TƯỚC

Người ở vùng sông Cửu Long thường hát:
Gió đưa gió đẩy, về rẫy ăn còng,
Về sông ăn cá, về giồng ăn dưa.
Rẫy là một vùng đất miền nước mặn. Ở các vùng Gò Công, Bến Tre, Trà Vinh, người ta thường làm rẫy, trồng nhiều loại rau cải, thơm khóm, và cũng là vùng sinh sống lý tưởng cho các loại còng. Còng là một loài cua nhưng nhỏ hơn cua. Ở vùng đất rẫy có nhiều loại còng khác nhau: Còng đỏ, còng nha, còng quều. Loại còng gió sống nơi bãi biển. Loại còng ba khía thì sống theo miệt rừng chồi nước mặn. Chúng tôi xin nói về các loại còng đã đưọc nhiều người biết đến.
Mắm Còng món ăn thượng hảo hạng của xứ Gò Công. Gò Công là một vùng đất nằm theo vùng biển và miệt sông Cửa Tiểu. Xứ Gò Công rất nổi danh vì đây là vùng quê cha của đại thần nhà Nguyễn là ông Phạm Đăng Hưng. Nhà họ Phạm gã con gái cho vua Thiệu Trị về sau này là Thái Hậu Từ Dũ, mẹ của vua Tự Đức. Vì ở gần biển nên các vùng đất Gò Công là nơi sinh sống của nhiều loại còng. Nhưng đáng giá nhất là còng đỏ. Loại còng này thân đỏ, chân và càng cũng màu đỏ ửng xanh. Chúng lớn bằng chừng chân cái của chúng ta và là nguồn sản xuất mắm còng, một loại mắm đặc sản của các vùng biển và rất hiếm có. Không phải nơi nào cũng có thể làm mắm còng. Hai nơi quan trọng là vùng biển Gò Công và Bến Tre, nhưng Gò Công có nhiều còng đỏ hơn Bến Tre.
Không phải mùa nào cũng có thể làm mắm còng. Thấy còng nằm đỏ bãi sông, nhưng không ai bắt còng chắc mà làm mắm, chỉ bắt còng lột mà thôi. Và mỗi năm còng chỉ lột có một lần vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Đến ngày này, người dân Gò Công đi bắt còng lột. Mà là những trũng nước nhỏ để còng vùi mình xuống đó mà lột. Người ta quậy nước muối sẵn, rồi chống xuồng theo bờ sông, bờ lạch, nhìn chỗ nào có còng là ghé lại, bắt một con còng mềm nằm dưới. Còng lột được bỏ vào nước muối có pha đường để ngâm. Khi còng đã thấm mặn thì người ta đem phơi nắng. Thường có hai cách để làm mắm còng:
-Còng lột được rửa sạch, đong 10 chén còng thêm 1 chén tỏi ớt. Cho vào cối quết cho dập, sau đó nhận vào hũ, trộn thêm rượu để cho hết mùi khai nồng. Đem phơi chừng 3 ngày cho được nắng, rồi lấy nước cốt còng đem phơi cho quánh lại thì dùng được. Lúc dọn ra ăn thì trộn còng với chanh, khóm, đường, tỏi, ớt.
-Còng lột được rửa sạch để cho ráo nước, trụng với nước sôi nếu muốn khử trùng, đong hai chén còng, một củ tỏi, mười trái ớt. Tất cả trộn chung rồi cho vào hũ, đem phơi nắng cho thấm đều. Muốn ăn, nêm chanh, khóm, đường, tỏi ớt.
Từ miền quê Gò Công, Bến Tre đến các vùng chợ, mắm còng được mọi người ái mộ. Ở đâu muốn ăn mắm còng cho ngon, cũng phải trộn với thịt ba rọi hay thịt nướng và ăn với nhiều rau sống, như: húng cây, húng lũi, tía tô, kinh giới, dấp cá, quế, gừng và ớt. Mắm còng mà ăn với bún thì ngon tuyệt. Ở vùng quê hay các vùng chợ thuộc miền Nam Việt Nam, mắm còng còn có hương vị đậm đà của quê hương. Màu bún trắng, mắm còng màu thâm, tía tô màu tím, rau húng màu xanh.. trộn với một chút mắm còng thơm phức, người ta thưởng thức được hương vị đậm đà của quê hương. Đưa ra Huế, vào cung đình nhà Nguyễn thì các quan, các bà mệnh phụ đều mê mắm còng bà Từ Dũ, mẹ của vua Tự Đức là người phổ biến mắm còng khắp xứ Huế. Năm nào người ta cũng gởi ra Huế nhiều hũ mắm còng và đó là món ăn thượng hảo hạng mà xứ Huế mỗi năm mới có một lần.
Còng nha, còng trắng, còng xanh, còng quều đều ăn được.
Còng đỏ có nhiều ở các vùng sông, rạch miền quê Nam Bộ. Có rất nhiều loại còng như: Còng nha, còng trắng, còng quều, còng xanh. Đi dạo chơi vùng đất rẫy, người ta thấy còng nha nằm trắng đất. Loại còng này làm hang dài theo bờ rạch, bờ sông. Chúng lớn con hơn loại còng đỏ nhưng thịt ăn không ngon bằng. Còng trắng nhỏ con hơn còng nha, còng xanh cũng vậy. Các loại còng này ít có hơn còng nha. Có loại còng quều là lớn nhất. Loại còng này có một càng lớn, một càng nhỏ, càng lớn to hơn càng nhỏ nhiều. Chúng thường nằm phơi càng trên bãi sông. Ba loại còng này chất thịt ăn khai hơn còng đỏ. Đem còng bằm nhuyễn hay giã nát, rồi trộn với nước muối, dấm ớt cho sệt như mắm tôm chà. Đem phơi nắng, ướp thêm rượu cho hết chất khai. Chừng ba nắng là ăn được. Cũng có thể làm mắm nêm để ăn lâu. Loại mắm còng chà hay mắm nêm còng có thể ăn với bún, rau sống như mắm còng đỏ. Mùa cực ăn, người ta đi bắt còng về, ngắt hết que càng, rồi rang muối đường hay nước mắm ăn với cơm nóng, chuối khế cũng ngon. Chúng không quí như còng đỏ nên ít được ai nói đến. Đến mùa còng lột thì người ta đi bắt còng quều. Đem còng lột về lăn bột chiên dòn ăn với cải non, xà lách, rau sống cũng ngon như ăn chả tôm.
Cháo còng gió ăn ngon tuyệt
Còng gió là loại còng nước mặn. Chúng chỉ ở ngoài bãi biển chớ không ở trong vùng sông rạch. Còng gió con lớn gần bằng một con cua đồng, thân không láng như thân cua đồng. Bắt còng gió có hai cách:
-Đào một lỗ sâu dưới cát rồi đặt một cái thùng thiết hay một cái hũ xuống, rồi gát một con mắm sống ngang qua thùng. Đến tối, còng đi ăn, đáng mùi mắm liền bò lại, rồi với gắp con mắm. Nhưng không gắp được mà còng lại rớt tuốt xuống thùng. Có đêm người ta bắt cả thùng đầy.
-Bắt còng nằm nhà. Còng gió đi ăn bầy ở các trũng nước ngoài bãi biển cả mấy trăm con. Thấy chỗ nào có nhiều còng nằm quanh một trũng nước thì người ta tổ chức bao vây. Hai, ba người ba mặt giàn công, nhắm ngay chỗ còng hội mà chạy đến. Còng liền vùi mình xuống cát cho được yên thân. Nhưng người ta xách giỏ đến và chỗ nào dưới cát mà có còng là móc tay xuống, bắt lên một con, không chạy đâu cho khỏi.
Hai cách nói trên giúp người ta bắt được nhiều còng gió mà không phải đào hang cho mất công mà không bắt được nhiều. Còng thường hay đào hang ở dưới chân các nổng cát, ăn rể rau sâm hay rau muống biển để sống.
-Trong mùa cá trúng thì dân chài lưới không ai ăn còng. Chỉ đến mùa cực ăn, sóng to gió lớn đùng đùng, thì người ta mới đi bắt còng về ăn. Du khách đi chơi vùng biển gặp mùa biển động thường được ăn món cháo còng. Còng bắt về được rửa sạch, ngắt càng, ngoe, yếm, mai, rồi được đem bầm nhuyễn. Còng có gạch đều thì trộn gạch vào thịt rồi ướp tiêu tỏi, nước mắm cho thơm. Xong để chừng một tiếng đồng hồ là đem vò viên nấu cháo. Cháo còng ăn ngọt lịm, ngon hơn các loại loại cháo cá nhiều. Dân chài lưới thì đã chán ăn cháo còng, nên họ lặt càng rồi ướp kỹ đem kho để ăn cơm. Ở biển có loại rau, có chất sữa như xà lách, tên là nam sa sâm. Người ta nhổ hết bụi sâm lên, rồi cắt lá trộn giấm đường để ăn với còng kho, còn củ thì đem phơi khô như sâm Cao Ly, để pha trà mà uống, vừa thơm vừa ngon, ai cũng thích lại thêm bổ dưỡng.
Mùa biển động thì còng rút xuống hang, không hội ngoài bãi biển hay ở các trũng nước. Vậy mà cực ăn thì người ta cũng đào, bắt cho được mười lăm con, đủ một bữa ăn cho gia đình. Ngoài món cháo và món còng kho, không ai bắt còng để làm món gì khác hết. Thịt còng ăn bổ dưỡng có lẽ vì chúng ăn rau nam sâm hay rau muống biển. Rau muống biển không như rau muống đồng, là có chất độc, nên đọt phải luộc kỹ một lần, rồi mới luộc lại để ăn.
Ba khía là một loại còng
Người dân tỉnh thành không mấy khi bắt được một con ba khía còn sống vì chúng nó sống trong các vùng rừng sát, rừng chồi, đất sình lầy. Ngày xưa ba khía sinh sản rất mạnh ở vùng đất lầy Cà Mau. Nói tới ba khía thì phải nói tới vùng Rạch Giốc, Cà Mau, vì nơi đây là căn cứ của chúng. Con còng gió mang cái tên này vì chúng chạy nhanh như gió. Con ba khía có ba vạch trên mai nên mang cái tên cố hữu do dân làm mắm ba khía đặt cho.
Ba khía sống trong vùng đất bùn, nơi đây có nhiều cây đước, vẹt, nấm, chi chít đầy rừng. Vẹt và đước thì có rể mọc từ thân của cây đổ xuống bùn như một cái mỏm. Đước trái dài, vẹt trái ngắn, khi già thì trái rụng, rồi cắm thẳng xuống đất bùn để mọi lên những cây vẹt, đước con. Các lò than thường hầm than bằng củi đước để chở lên Sài Gòn hay các tỉnh bán. Cây vẹt không tốt than nên người ta không dùng.
Giống ba khía thường hội vào mùa nước ròng, ngày rằm hay 30 mỗi tháng. Chúng hội cũng như còng gió, là để bắt cặp và sinh nở. Dân bắt ba khía lúc ấy cho thuyền lớn chở mấy lu nước muối đến nơi. Rồi người ta mang găng tay vào đến hốt ba khía. Nói là hốt vì ba khía nhiều vô số kể, chúng bám đầy các gốc đước, gốc nấm, cứ cào một cái là được 5, 3 con, bỏ vô lu nước muối mặn thì chúng
đành chịu chết (mặc dù dân nước mặn). Mấy chục ghe cùng đi, mỗi ghe chở chứng 4 lu nước muối, mà ghe nào cũng đầy, đủ biết là ba khía nhiều vô số kể. Ngày nay vì số người về Cà Mau quá đông, người ta bắt ba khía quá nhiều, nên vùng Rạch Gốc là ổ cũng không còn nhiều ba khía. Hồi xưa, cứ đến Rạch Giốc là có ba khía để hốt, về làm mắm. Nay thì "thời oanh liệt" đó không còn nữa. Người ta phải đi sâu vào rừng phía trong Rạch Giốc để tìm bắt từng con ba khía.
Người ta chở các lu đầy ba khía về, rồi hôm sau thì đem phơi nắng. Cứ phơi như thế nhiều nắng, thì ba khía thấm muối. Xong thì vớt ra, đem ướp với muối, đường, rồi đem phơi nhiều nắng nữa thì mắm ba khía mới ăn được.
Lái ba khía, chở nhiều lu mắm lên Sài Gòn hay các tỉnh để bán. Thỉnh thoảng cũng có một lu bị trở. Ba khía trở là ba khía hư, có mùi hôi thúi. Kinh nghiệm nhà nghề nói rằng lúc ấy thì dân lái ba khía cho người đái vào lu. Chất amoniac trong nước tiểu làm cho ba khía hết trở và dân Sài Gòn ăn khen... ngon(!).
Đôi khi người ta cũng ăn ba khía tươi, cũng làm như còng gió, đem kho ăn với cơm, hoặc nấu cháo ăn như thịt còng. Thịt ba khía cũng ngọt như thịt còng, nên thiếu món ăn thì người ta cứ ăn cũng thấy ngon, không dám chê. Hiện giờ không có chuyện ba khía hội nữa vì số còn lại không bao nhiêu. Vào rừng bắt được một mớ là quý lắm rồi. Ba khía có càng bén, nên kẹp rất đau, phải mang găng tay vải.
Dã tràng se cát biển đông
Ca dao Việt Nam có câu:
Dã tràng se cát biển Đông,
Nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì!

Dã tràng cũng là một loại còng nhưng nhỏ li ti. Chúng sống trên bãi biển, vùng bìa nước. Những con còng bé tý này nếu bắt lên xem thử, thì giống in như con còng lớn hay nột con cua. Tài của chúng là đào hang. Chúng đào hang theo bìa nước, rồi sóng biển đổ xô vào là xóa hết dấu vết. Cứ đứng nhìn xem mới thấy tài của chúng. Nước biển quét sạch hết, không còn thấy một hang hay một con dã tràng nào. Nhưng rồi nước rút ra ngoài cả bầy hàng ngàn con dã tràng chui lên, lại lui cui đào bới, se thành những lọn cát nhỏ đem bỏ quanh miệng hang. Rồi sóng lại đổ ập vào, và cứ thế, dã tràng ra công đào hang, mang đất lên mà chẳng được gì. Thế nên vào những năm cuối cùng của cuộc đời tranh đấu, nhà ái quốc Phan Châu Trinh đứng nhìn lũ dã tràng se cát mà nghĩ đến sự nghiệp cách mạng của mình. Thế nên ông mới làm bài thơ "Dã Tràng" để thố lộ tâm tình:

Nhọc lòng chi mấy dã tràng ơi!
Se cát bao năm chẳng thấy rồi.
Tháng lụn, ngày qua cà cụm đẩy,
Bãi dài, sóng cả tạt xô hoài.
Mượn hồn Tinh Vê thù cho biển,
Hóa kiếp Ngu Công chống với trời.
Cuộc thế tang thương đâu đã chắc,
Thân này xin hãy bạn cùng ngươi!!

Có hai điển tích là: Chim Tinh Vê ngậm đất để lấp biển Đông. Ông Ngu Công, xưa đã 90 tuổi, còn phá núi để mở đường đi.
Người ta cũng gọi dã tràng là con cáy. Có câu "nhát như cáy" vì hễ thấy bóng người là chúng chui trốn mất. Cũng chỉ những kẻ quá nhát gan. Lại có câu: "Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào" ai làm nấy ăn, nấy sống.



Chỉnh sửa lại bởi huong cerise - 10/Nov/2011 lúc 11:19am
IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 11/Nov/2011 lúc 3:16am

CUA GẠCH SON GÒ CÔNG

Cái duyên con cua gạch son.





Đang vào mùa cua… yêu, song phần lớn những cuộc tình của giống giáp xác ngang tàng này trong thiên nhiên đều kết thúc không có hậu. Và nàng cua chưa được… làm mẹ đã bị hấp hay rang me rồi. Vì nhiều người ưa cua gạch son!





Cua gạch son hấp ngon mê tơi nhưng cũng thật mau ngán, có lẽ đạm nhiều. Ảnh: Tấn Tới



Chúng tôi rong ruổi xuống Cần Giờ, thưởng thức cua chắc Vàm Sát ngon ơi là ngon. Lúc về, hết cua đành quay ra xóm nhà ven sông dưới chân cầu Dần Xây mua cua “quốc tế” (nhiều nguồn từ Gò Công, Long An, Cần Giờ...) để làm quà. Và chúng tôi, hầu hết chọn mua cua gạch son, còn lại mua cua thịt (cua y).



Bắt cua gạch son khi nào?



Ngày trăng rằm, nàng cua yếm vuông ở rừng Cần Giờ không thèm bắt mồi, chỉ nghe rạo rực... Nàng hối hả đi tìm một đoạn rạch vắng vẻ, có lùm gai ô rô lớn bao bọc. Nàng đào một cái hang tạm, nằm trước miệng hang lim dim tiết ra một loại hormon phát dục để lôi cuốn bao chàng cua trong vùng đến dự hội “tuyển chồng”. Chừng chưa tới năm phút, vùng nước trước “lâu đài” nàng cua đã lao xao với những chàng cua tơ (cua y) và cả cua sồn sồn – già (sắp thành cua kềnh). Cường độ hormon toả ra mạnh hơn… khiến đám cua đực lao vào đánh nhau tơi tả để giành lấy… nàng.


Cuộc chiến tàn, đám cua đực lê lết trốn chạy. Chỉ còn lại một chàng cua chiến thắng cùng nàng cua… cháy bỏng lửa tình. Xong, cả hai cùng đào hang sâu hơn để chuẩn bị cho “hiền thê” lột xác. Trong lúc cua vợ yếu ớt như bún, cua chồng luôn quanh quẩn trước miệng hang bảo vệ.


Thêm một tuần trăng nữa, cái bụng bầu (gạch son) của cua vợ đã trở nên khá nặng nề. Nàng mệt nhọc tìm đường ra biển, chờ ngày “khai hoa nở nhuỵ”. Ở đó, cua cái sẽ quật mình đẻ trên 1 triệu trứng, thường vào ban đêm và liền sau đó cua vợ chết. Trứng cua bơ vơ trong lòng đại dương với hàng vạn kẻ thù chực chờ nuốt chửng... Ấu trùng cua nào sống sót sẽ bơi ngược về sông, bò vào rừng bươn chải, tiếp nối đời cua.


Hiện, theo các lái cua lớn ở đây, lượng cua gạch tự nhiên ở vùng Cần Giờ, Gò Công không đủ bán cho dân địa phương. Có nghĩa, nàng cua chưa kịp làm mẹ đã bị bắt lên... dĩa!



Cua ở đâu ngon?


Chị chủ quán Ngọc Hiệp ở gần cảng Bình Đại thường hối khách khi nhận điện thoại: “Xuống mau! Gạch óc nóc, đỏ chói. Ăn tại chỗ cỡ ba trăm một ký. Của ngon mà không biết hưởng, chết còn sướng hơn!” Mùa cua gạch từ cuối tháng 7 âm lịch đến tháng chạp, rộ vào khoảng rằm tháng 8 đến tháng 9.


Cũng là cua tự nhiên nhưng gạch cua Bình Đại, Bến Tre không béo bùi bằng cua rừng Cần Giờ, Gò Công được. Có lẽ vùng nước lợ có những phiêu sinh đặc biệt giúp chất lượng thịt lẫn gạch cua vượt trội. Thế nhưng, cua gạch Bình Đại lại được nhiều người nhớ hơn. Bởi chị chủ quán vừa bán vừa… chửi đổng vừa sinh chuyện thật vui.


Anh bạn T.L. gắn bó với rừng Cần Giờ gần 20 năm lại can: Cứ để yên cho cua tự nhiên nước lợ sống tự nhiên, “chớ dân sành ăn biết thì họ nhà cua các vùng này chỉ có nước khóc”. Nếu không cất công đi xa một chút, ở Sài Gòn đa phần là cua nuôi, chất lượng cỡ 50 – 60% so với cua trong tự nhiên. Chưa kể mánh bơm sương sa pha màu giả gạch cua của thương lái hoặc độn lòng đỏ trứng vịt muối (của đầu bếp) vào gạch cho thêm “đồ sộ” nhưng chất lượng thì... hỡi ôi! Cho nên nếu đi ăn ở quán, bạn nên gọi những món cua mộc mạc: hấp, luộc, nướng sẽ ít bị lầm.





Bài và ảnh: Tấn Tới (Theo SGTT)
 
 


Chỉnh sửa lại bởi huong cerise - 11/Nov/2011 lúc 3:18am
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 11/Nov/2011 lúc 4:43pm
.
 Phi Nhung bị té ao.
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 11/Nov/2011 lúc 4:52pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 13/Nov/2011 lúc 4:00am
Cuộc cách mạng phòng the của "Những người đàn bà gánh nước"
 
 
Bộ%20phim%20La%20source%20des%20femmes%20dựa%20vào%20một%20câu%20chuyện%20có%20thật%20%28DR%29
Bộ phim La source des femmes dựa vào một câu chuyện có thật (DR)

Bộ phim La source des Femmes (Những người đàn bà đi gánh nước) ra mắt khán giả Pháp trong tuần này. Dựa vào một câu chuyện có thật, đạo diễn người Pháp gốc Rumani Radu Mihaileanu dựng một bộ phim bi hài để nói lên thân phận của người đàn bà bị gò bó trong khuôn phép và giáo điều của một xã hội hồi giáo.

 

Chuyện phim diễn ra vào thời nay, ở một ngôi làng hẻo lánh trên tận miền núi mà người xem có thể đoán ra là ở vùng cao nguyên Maroc. Ở chốn ‘‘khỉ ho cò gáy’’, nơi mà đời sống tiện nghi hiện đại vẫn chưa đến tận vùng sâu vùng xa, những người đàn bà trong làng mỗi ngày phải lên núi gánh nước về cho gia đình. Tục lệ này đã có từ nghìn xưa, từ thời mà những người đàn ông phải đi xa để kiếm sống, mọi chuyện trong nhà đều do người đàn bà gánh vác đảm đang.

Ống kính của nhà đạo diễn đưa người xem đi theo từng bước chân của những người đàn bà trèo núi, đầu vấn khăn, vai đeo bình. Cho đến cái ngày mà một phụ nữ trong làng trượt chân té nhào trên đường xuống núi. Tai nạn khiến cho cô gái bị sẩy thai. Do không phải là lần đầu tiên, nên tình trạng này châm ngòi làm bùng nổ sự phẫn nộ nơi tất cả những người đàn bà trong làng đi gánh nước.

Chăn gối nguội lạnh, phòng the né tránh 

Tất cả những gì sau đó đều bắt nguồn từ cảnh phim này. Nỗi bất mãn đối với những điều khó thể chấp nhận được nữa, trước mắt không biến ngay thành một cuộc đối đầu ra mặt giữa những bà vợ và các ông chồng, mà dần dà nhen nhúm để trở thành một phong trào phản kháng âm thầm nhưng không kém phần gay go dữ dội. Hai nhân vật chính là cô gái Leila và bà cụ Biyouna (Vieux Fusil) tìm cách thuyết phục những người đàn bà khác đóng cửa phòng the, tuyệt đối không có quan hệ chăn gối, chừng nào mà đấng mày râu không chịu thay đổi cái tục lệ buộc phụ nữ đi gánh nước.

Cuộc cách mạng nhung được tiến hành từ trong bóng tối, không cần vũ khí sức mạnh mà chỉ cần tới chăn nguội gối lạnh, phòng the né tránh. Không phải ngẫu nhiên mà ống kính của nhà đạo diễn tập trung vào các cảnh quay gọi là ‘‘khép kín thân mật’’. Trước mặt những người đàn ông, phụ nữ không được quyền phát biểu ý kiến, chỉ có ở trong phòng tắm tập thể, trong phòng ngủ cài then, trong những lúc làm bếp hay giặt giũ quần áo, người đàn bà mới nói lên được với nhau những suy nghĩ thầm kín nhất của họ.

Ưu điểm của bộ phim La source des femmes nằm ở trong cách dùng cả hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ. Hình tượng của nguồn nước là cách đối chiếu so sánh thân phận của người đàn bà. Các màn quay những không gian khép kín, các cuộc bàn thảo giữa phụ nữ với nhau cho thấy là lời nói của người đàn bà khó thể thoát ra khỏi thế giới nội tâm (innerspace) để bước ra ngoài (outerspace) để tìm một chỗ đứng trong xã hội.

Đạo diễn Radu Mihaileanu đôi khi dùng ẩn dụ nhân đôi, hay lồng ghép nhiều ẩn dụ lại với nhau : khi đề cập đến chuyện chăn gối phụ nữ dùng những hình tượng rất bóng bẩy (chẳng hạn như : bánh mì đút lò nướng). Điều đó đặt ra câu hỏi : nếu muốn giải quyết tận gốc rễ thì nên chăng nêu thẳng vấn đề : có như thế nào thì cứ nói như thế nấy, thay vì lòng vòng ví von.

Cuộc cách mạng nhung từ trong phòng ngủ

Trong cách dùng hoán dụ, nhà đạo diễn dùng chi tiết để phác họa tổng thể : hình tượng của ngôi làng miền núi đủ để nói lên thực tế của một xã hội mà nhìn chung vẫn còn có nhiều quan niệm khắt khe đối với phụ nữ. Bộ phim La source des femmes có lẽ sẽ hay hơn nữa nếu như nhà làm phim khoanh vùng vấn đề, đơn thuần tập trung vào một số góc độ thay vì muốn diễn đạt tất cả mà lại không thấu đáo trọn vẹn.

Sinh trưởng tại Rumani, đạo diễn Radu Mihaileanu năm nay 53 tuổi đã cùng với gia đình chạy trốn chế độ Ceaucescu và sang Israel định cư vào đầu những năm 1980. Ông sau đó sang Pháp du học, tốt nghiệp trường điện ảnh IDHEC rồi quyết định ở lại Pháp lập nghiệp. Tính đến nay, ông đã quay 5 bộ phim truyện, trong đó có La source des femmes tác phẩm mới nhất từng đi tranh giải Cành cọ vàng tại liên hoan Cannes hồi tháng 5 năm 2011. Trả lời phỏng vấn RFI ban tiếng Pháp, nhân dịp ra mắt cuộn phim này, đạo diễn người Pháp gốc Rumani Radu Mihaileanu cho biết ý nghĩa của tác phẩm La source des femmes :

Tựa đề bộ phim La source des femmes có nhiều nghĩa khác nhau. Đầu tiên hết, hiểu theo nghĩa đen La source des femmes chỉ nguồn nước ở trên núi cao, nơi mà những người đàn bà phải lặn lội trèo lên để rồi gánh nước xuống đến tận ngôi làng. Con đường dẫn lên núi là một lộ trình đầy hiểm nguy, lượt đi vốn đã khó khăn, lượt về lại càng khổ nhọc hơn, vì mỗi người đàn bà phải gánh thêm trên vai hàng chục lít nước.

Còn hiểu theo nghĩa bóng La source des femmes ám chỉ việc tìm hiểu căn nguyên hay cội nguồn của vấn đề, để rồi từ đó mà có thể giải quyết tận gốc rễ. Ở trong phim chuyện đi gánh nước mỗi ngày chỉ là bề mặt của vấn đề. Đây là một ẩn dụ để nói lên sự chênh lệch trong quan hệ nam nữ. Do có quan niệm khác nhau, nên phái nam nhìn vấn đề này dưới một góc độ khác hẳn phái nữ.

Có nhiều khán giả bảo tôi rằng bộ phim này nói về sự đấu tranh đòi nữ quyền vì đằng sau chuyện gánh nước là cả một vấn đề về cách đối xử với nhau, về nếp sống gia đình cũng như lối suy nghĩ của người đàn ông về vai trò của phụ nữ. Về nội dung có thể là như thế, nhưng về hình thức, cuộc ‘‘đấu tranh’’ này diễn ra một cách nhẹ nhàng, bất bạo động. Sự thông minh của người đàn bà được thể hiện trong phim qua tính khôi hài và bản lĩnh của họ nằm ở trong sự khéo léo để đạt được điều mà họ muốn.

Ngụ ngôn thời nay, điển tích cổ đại

Chuyện phụ nữ đóng cửa phòng the, nhất quyết không có quan hệ chăn gối với chồng bắt nguồn từ một điển tích xa xưa. Cách đây 2500 năm, vào thời cổ đại Hy La, nhà thơ Hy Lạp Aristophane đã viết tác phẩm mang tựa đề Lysistrata (năm 411 trước công nguyên), kể lại câu chuyện của một nhóm phụ nữ (do nhân vật Lysistrata dẫn đầu) ngưng hẳn các quan hệ chăn gối để đòi các ông chồng phải ngưng binh đao chinh chiến.

Câu chuyện này đã gợi hứng sau đó cho nhiều phong trào phụ nữ đấu tranh đòi nữ quyền bằng hình thức bất bạo động, kể cả bà Leymah Gbowee, người Liberia từng đoạt giải Nobel Hoà bình. Còn theo lời đạo diễn Radu Mihaileanu, bộ phim của ông bắt nguồn từ một câu chuyện có thật từng diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Tôi lúc nào cũng gợi hứng từ thực tế để thực hiện các bộ phim truyện. Kịch bản tác phẩm La source des femmes dựa trên một câu chuyện có thật. Câu chuyện diễn ra vào năm 2001 ở một ngôi làng trên miền cao nguyên Thổ Nhĩ Kỳ. Những người đàn bà sống trong ngôi làng này quyết định không có quan hệ chăn gối chừng nào các ông chồng không chịu đào bới, lắp đặt ống bơm để dẫn nước về làng. Sau nhiều tháng trời ‘‘đóng cửa phòng the’’, rốt cuộc các bà đã thuyết phục được các ông, sắn tay áo lên để lắp đặt ống nước.

Vào thời đó, sự kiện này đã thu hút sự quan tâm của báo chí Pháp : tạp chí Elle và nhật báo Libération đều có làm phóng sự về đề tài này. Sau khi tham khảo thêm, thì tôi mới phát hiện ra rằng đây không phải là một trường hợp riêng lẽ vì ở nhiều nơi khác trên thế giới như Philippines, Colombia, Kenya hay Nigeria đều đã từng xẩy ra những câu chuyện tương tự. Mẫu số chung của những câu chuỵên này vẫn là để giải quyết vấn đề, cần có sự đối thoại.

Sự kiện xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ là vào đầu những năm 2000 nhưng thật ra lại xưa như trái đất. Để đạt đến tầm mức phổ quát, tôi phải kể chuyện làm sao để cho nó gần giống với thực tế nhưng đồng thời đó không phải là một thực tế của thời nay mà lại là một câu chuyện thật, đã có từ ngàn xưa. Do vậy, mà tôi chọn hình thức ngụ ngôn, bởi vì nếu thật sự muốn diễn đạt một cách gần sát nhất thì nên chọn thể loại phim tài liệu. Trong phim, câu chuyện xẩy ra vào thời nay tại một nơi nào đó của vùng cao nguyên Bắc Phi, nhưng khung cảnh khép kín đến nổi người xem có cảm tưởng là câu chuyện này có thể diễn ra ở bất cứ ngôi làng hẻo lánh nào ở trên địa cầu.

Vì nguồn nước mà sinh ra mọi chuyện

Vì là một câu chuyện ngụ ngôn, cho nên khi quay bộ phim La source des femmes, đạo diễn Radu Mihaileanu triệt để khai thác thủ pháp ẩn dụ. Ẩn dụ đầu tiên dễ thấy hơn cả, nói về vai trò của người đàn bà ở trong gia đình, và mở rộng ra hơn nữa là vị trí của họ ở trong ngôi làng nói riêng và ở trong xã hội nói chung. Nhưng theo nhà đạo diễn này, ngoài cái tầng lớp đó còn có thêm một ẩn dụ thứ nhì tiềm tàng sâu xa hơn. Ông Radu Mihaileanu cho biết :

Đối với tôi, ẩn dụ đầu tiên đằng sau chuỵên lên núi gánh nước là người đàn bà đòi hỏi sự tôn trọng. Phụ nữ không yêu cầu người đàn ông phải làm thay thế họ, họ cũng chẳng cần người khác ‘‘lên tiếng ca ngợi’’ những gì họ đã làm cho chồng con, cho gia đình hay cho xã hội. Người đàn bà chỉ muốn người ngoài đánh giá đúng mức công việc và vai trò của họ : không hơn không kém. Ở trong phim, nguồn nước còn là ẩn dụ của tình thương, dẫn nước về làng thật ra chẳng khác gì đem lại tình thương giữa các đôi vợ chồng, hay giữa cha mẹ và con cái. Tình thương vợ chồng theo tôi ở đây bao gồm cả sự quý mến và tôn trọng lẫn nhau. Nó đòi hỏi sự gách vác san sẻ trong hạnh phúc cũng như trong hoạn nạn.

Ở trong bộ phim La source des femmes, tuy không nói rõ ra, nhưng ta có thể hiểu là đa số những người đàn ông sống trong ngôi làng bị thất nghiệp, hay bị đuổi việc do khủng hoảng kinh tế. Họ không còn kiếm được việc làm ở tỉnh thành để kiếm tiền về nuôi gia đình. Họ có thời gian nhàn rỗi không phải là do ý muốn mà là do hoàn cảnh đẩy đưa. Nhưng thay vì đỡ bớt một số gánh nặng trong gia đình, họ giữ nguyên cái quan niệm cố hữu : theo đó, chuyện trong nhà cứ để cho vợ lo, và họ không hiểu là tại sao người đàn bà trước kia thường cam chịu nay lại đòi hỏi phải có sự thay đổi. Điều đó không có nghĩa là họ không thương vợ, nhưng từ lúc còn nhỏ, những người đàn ông này không được dạy dỗ để có thể đối thoại khi có bất đồng.

Ẩn dụ của tình thương đi xa hơn nữa khi nó đụng chạm đến một vấn đề nhạy cảm hơn, vì câu chuyện xẩy ra trong một xứ sở theo đạo hồi. Nhưng theo tôi tôn giáo chỉ là một phần của vấn đề : ở những quốc gia khác như Philippines hay Colombia, đa số người dân theo đạo chúa nhưng cũng có vấn đề tương tự. Điều đó chủ yếu xuất phát từ những thành kiến hay quan niệm hạn hẹp về vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Trong số 5 tác phẩm mà ông đã quay, đạo diễn Radu Mihaileanu từng ăn khách trước đây với tác phẩm Va vis et deviens (tạm dịch là Cho con cơ hội thành người) và Le concert (Buổi hòa nhạc). Điểm chung giữa các bộ phim này, là đạo diễn Mihaileanu thích quay bằng tiếng nước ngoài. Sau tiếng Do Thái, và tiếng Nga ông chọn quay bằng tiếng darija, một thổ ngữ miền cao nguyên Bắc Phi. Việc chọn bối cảnh của một đất nước hồi giáo giúp cho nội dung cuộn phim càng dật đến một tầm mức phổ quát hơn.

Trong phim có hai nhân vật chính : cô gái Leila tượng trưng cho tuổi trẻ muốn có một sự thay đổi trong quan hệ nam nữ. Còn bà cụ Biyouna (nhân vật Vieux Fusil) tiêu biểu cho các thế hệ phụ nữ đi trước, kinh nghiệm của những người đàn bà theo đạo hồi này được truyền khẩu từ đời này qua đời khác. Còn cô Leila do biết đọc biết biết viết nên có tư tưởng rộng mở hơn. Cả hai phụ nữ trẻ cũng như già hợp sức để khuyến khích những người đàn bà khác sống trong cùng ngôi làng tham gia vào phong trào đóng cửa phòng the. Mục tiêu của họ là thuyết phục những người đàn ông ngồi lại với nhau để tìm cách dàn xếp vấn đề.

Gọi là đấu tranh đòi nữ quyền nhưng theo quan niệm của tôi, thì một sự đối đầu giữa nam và nữ không có lợi cho cả hai phái. Họ phải bàn bạc với nhau để cùng tìm ra phương cách giải quyết vấn đề. Điều đó chỉ có thể xẩy ra khi phụ nữ được quyền phát biểu, được quyền ăn học, mở mang kiến thức. Bộ phim La source des femmes không minh họa cho sự đối chọi giữa một bên là truyền thống đạo hồi, và một bên là hiện đại, mà lại nhấn mạnh trên sự hoà thuận chung sống.



Chỉnh sửa lại bởi huong cerise - 13/Nov/2011 lúc 4:07am
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 14/Nov/2011 lúc 12:39pm
.
 Những quái vật ẩn náu trong nhà
 
Những hình ảnh được phóng đại hơn 1 triệu lần qua kính hiển vi điện tử quét - Scanning Electron Microscope (SEM) tiết lộ cho bạn thấy chân dung thực sự của những sinh vật khủng khiếp đang ẩn náu trong nhà bạn
 Một loại ký sinh trùng nhỏ như hạt bụi sống trên tế bào da người


Các nhà khoa học đã tiêu tốn  tới 500.000 bảng Anh mới có được hình ảnh chân thực và rõ nét của những sinh vật sống lẫn trong đám bụi trên các đồ nội thất này.
Thường thì chúng vô hại, nhưng đôi khi chúng có thể gây dị ứng với những người mắc bệnh suyễn.
Một con bọ chét sống ký sinh ở loài mèo được phóng đại hơn 100 lần
Cận cảnh sinh vật đầy lông lá sống trong nhà
Cận cảnh ấu trùng của một con ruồi nhặng 
Một con Alien đực chân dài 
Bọ cánh cứng đỏ cư trú trong bếp thích ăn các loại bánh nướng, bánh quy và thậm chí là cả mỳ ống
Một con bọ bạc hay còn gọi là con nhậy (loại côn trùng nhỏ có cánh trắng như bạc, ăn các mảnh thức ăn vụn, bìa sách) nguyên thủy
Một sinh vật sống trong bụi được phóng to hơn 1 triệu lần
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 14/Nov/2011 lúc 12:41pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 15/Nov/2011 lúc 8:32am

 

 

          Những hình ảnh lạ

 
 - Thế giới quanh ta luôn chứa đựng những điều thú vị, hài hước và đôi khi lạ lẫm như những hình ảnh dưới đây...

Theerapone Manolai, 28 tuổi với màn trình diễn tại vườn thú Sriracha Tiger, cách Thủ đô Bangkok, Thái Lan khoảng 120km về phía đông

Du khách được cung cấp trang phục của Thợ lặn chuyên nghiệp để tự khám phá Công viên Đại dương ở Manila

Antonio Arouca, một cư dân tại Urgueira, Bồ Đào Nha đẩy một chiếc bánh mì ngô nặng 70kg ra khỏi lò nướng bánh. Đây được coi là “phép lạ của Urgueira”, hướng tới kỷ niệm ngày Thánh Mary

Bài học Yoga với tên gọi “chống lại lực hấp dẫn” bằng cách  lộn ngược trên những chiếc võng, được tổ chức tại Nhà máy Om ở New York ngày 16/8/2011

Các du khách đang tự mình “kiểm tra” sức bền của hệ thống lá chắn trong ngày hội thời trung cổ tại pháo đài Peter và Paul ở St.Petersburg ngày 14/8/2011

Các Sumo chuẩn bị cho bữa ăn trong trại hè ở Soma, Fukushima, Nhật Bản ngày 06/8/2011

Freddy Nock giữ thăng bằng trên một sợi dây cáp dài 995m ở ngọn núi cao nhất thuộc miền Nam nước Đức (độ cao 2962m) với mong muốn phá vỡ kỷ lục thế giới.  Đây là một phần của sự kiện gây quỹ từ thiện tại quốc gia này

Tác phẩm điêu khắc bằng cát hình chiếc giày ở Kiev, Ukraine

Màn trình diễn của nghệ sĩ người Anh, Alice Newstead ở San Francisco, bang California (Hoa Kỳ) với những lưỡi câu cá mập xuyên móc qua người. Bài biểu diễn nhằm kêu gọi giảm thiểu các nhu cầu về món súp vây cá mập và các sản phẩm khác từ loài động vật này

Nha sĩ thực hiện đánh bóng răng cho một con ngựa ở Bogota, Colombia trong một cuộc thi cưỡi ngựa ngày 12/8/2011. Mỗi buổi “chăm sóc răng” của các chú ngựa như thế này trị giá 170 USD

Các tay đua tranh thủ… “giải quyết” trên chặng nghỉ, trong giải đua xe đạp “La Vuelta” vòng quanh Tây Ban Nha, 24/8/2011

Alexander Klyushev, người Nga nâng bổng một chiếc ô tô tại cảng phía đông Vladivostok trong cuộc thi “Sức mạnh Thái Bình Dương” ngày 14/8/2011

Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc chào đón Bộ trưởng Thương mại Australia Craig Emerson tại Manado theo cách rất… ấn tượng

Một phụ nữ trong trang phục nàng tiên cá chuẩn bị cho ngày “Tôn vinh quyền bình đẳng của phụ nữ” ở bãi biển Venice, bang California (Hoa Kỳ) ngày 21/8/2011

Hương Mai (Theo Reuters)

IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 17/Nov/2011 lúc 8:03am

*

« Unhate » la campagne choc de Benetton : le baiser mortel ( Les plus grands ennemis de ce monde ) 

 Ces derniers spots mettent en scène un baiser langoureux entre le président Obama et le président Chavez. D’autres duos étonnants ont été mis en scène tel que Benoît XVI embr***ant sur la bouche Ahmed el Tayyeb ou encore le baiser entre Benjamin Netanyahou et Mahmoud Abbas . le baiser entre le président Corée du nord et le president Corée du sud

 

 

 

 

 
   Thứ năm , 17/11/ 2001
 (Dân trí) - Một hãng thời trang nổi tiếng của Italia hôm qua đã khởi động chiến dịch quảng cáo toàn cầu, có tên gọi “Unhate” (Không ghét) đầy tranh cãi, trong đó có hàng loạt bức ảnh chỉnh sửa cho thấy các cặp lãnh đạo chính trị và tôn giáo nổi tiếng hôn nhau.
 
Hãng thời trang Benetton đã phải rút lại hình ảnh Giáo hoàng hôn một lãnh tụ Hồi giáo trong chiến dịch quảng cáo toàn cầu mới của mình sau khi bị Vatican phản đối kịch liệt.

 

Hãng thời trang không xa lạ gì với những chiến dịch quảng cáo gây tranh cãi như thế này cho biết họ “cảm thấy làm tiếc vì đã sử dùng hình ảnh làm phương hại đến tri giác về niềm tin "

 

Tuyên bố được đưa ra ngay sau khi Vatican bày tỏ “phản đối mạnh mẽ nhất cho việc sử dụng hình ảnh của Đức Giáo hoàng hoàn toàn không thể chấp nhận được này”.....

 

Thứ sáu, 18/11/2011

Nhà Trắng phản đối bức ảnh Obama-Chavez “khóa môi”
(Dân trí) - Chiến dịch quảng cáo của một hãng thời trang Italia trong đó có các bức ảnh cho thấy Tổng thống Mỹ Obama “khóa môi” hai nhà lãnh đạo thế giới khác đã vấp phải chỉ trích mạnh mẽ của Nhà Trắng. “Nhà Trắng từ lâu đã có chính sách phản đối việc sử dụng tên và hình ảnh của tổng thống cho các mục đích thương mại”, người phát ngôn Nhà Trắng Eric Schultz cho hay.

 

Chiến dịch quảng cáo “Không ghét” của hãng thời trang Italia Benetton đã “tung” hàng loạt áp phích cho thấy các nhà lãnh đạo thế giới hôn nhau, trong đó có bức ảnh ông Obama “khóa môi” Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Venezuela Chavez.

 

Người phát ngôn Schultz từ chối cho biết liệu Nhà Trắng có trực tiếp liên hệ với hãng Benetton để bày tỏ phản đối hay không...

                      

                                             



Chỉnh sửa lại bởi huong cerise - 19/Nov/2011 lúc 9:57am
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 17/Nov/2011 lúc 3:38pm
.
 
 
VATICAN đang kiện đó !
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 18/Nov/2011 lúc 3:44am

NGƯỜI NÔNG DÂN HOAN HỈ VÌ GIỐNG THỦ TƯỚNG PUTIN

                              * 
Người nông dân Luo Yuanping bỗng dưng trở nên nổi tiếng khi có vẻ ngoài giống hệt đương kim thủ tướng Nga Vladimir Putin.


Luo Yuanping (trái) có khuôn mặt giống hệt thủ tướng Nga Putin (phải).

Thậm chí, Luo Yuanping còn được cư dân mạng gọi với tên gọi trìu mến là "Anh trai Putin".

Được biết, người nông dân 48 tuổi này hiện vẫn đang độc thân và sống với người anh trai tại một ngôi làng hẻo lánh ở tỉnh An Huy, phía đông Trung Quốc. Trước sự nổi tiếng tình cờ này, anh Luo tỏ ra rất thản nhiên và vẫn vác cuốc ra đồng làm như mọi ngày.

Mặc dù trở nên nổi tiếng nhưng Luo Yuanping vẫn vác cuốc ra đồng làm.

Tuy nhiên, anh bắt đầu nghĩ tới chuyện thay đổi điều kiện sống của mình. Luo hy vọng một ngày nào đó anh sẽ thoát khỏi cảnh nghèo khó hiện này và cưới một cô vợ để bắt đầu cuộc sống của một gia đình mới.

Một số cư dân mạng tin rằng với vẻ ngoài như vậy, anh Luo có thể kiếm được một công việc tại các hoạt động thương mại như du lịch, quảng cáo...

Sầm Hoa (Theo dailycpop)

IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 22/Nov/2011 lúc 8:18pm
.
 
Xin chuyển tiếp, HAPPY THANKSGIVING và 1 CÂU CHUYỆN thật CẢM ĐỘNG



  Chuyện Thật Xảy Ra ở Trung Quốc
 
            Một chiếc xe bus chở đầy khách đang chạy trên đường đồi.  Trên xe, ba thằng du côn có vũ khí để mắt tới cô  tài xế xinh đẹp. Chúng bắt cô dừng xe và muốn “vui vẻ” với cô. Tất nhiên là cô  tài xế kêu cứu, nhưng tất cả hành khách trên xe chỉ đáp lại bằng sự im lặng.
Lúc ấy một người đàn ông trung niên nom yếu ớt tiến lên yêu cầu ba tên du côn dừng tay, nhưng ông đã bị chúng đánh đập. Ông rất giận dữ và lớn tiếng kêu gọi các hành khách khác ngăn hành động man rợ kia lại nhưng chẳng ai hưởng ứng. Và cô lái xe bị ba tên côn đồ lôi vào bụi rậm bên đường.
Một giờ sau, ba tên du côn và cô  tài xế tơi tả trở về xe  để tiếp tục lên đường…
“ Này ông kia, ông xuống xe đi ! ” cô  tài xế la lên với người đàn ông vừa tìm cách giúp mình.
Người đàn ông sững sờ, nói:
“ Cô làm sao thế ? Tôi mới vừa tìm cách cứu cô, tôi làm thế là sai à ? ”
“   Ông đã cứu tôi? ”
Cô  vặn lại, và vài hành khách bình thản cười.
Người đàn ông thật sự tức giận. Dù ông đã không có khả năng cứu cô, nhưng ông không nên bị đối xử như thế chứ. Ông từ chối xuống xe, và nói: “Tôi đã trả tiền đi xe nên tôi có quyền ở lại xe.”
Cô gái nhăn mặt nói: “Nếu  ông không xuống, xe sẽ không chạy.”
Điều bất ngờ là hành khách, vốn lờ lảng hành động man rợ mới đây của bọn du côn, bỗng nhao nhao đồng lòng yêu cầu người đàn ông xuống xe, họ nói:
“ Ông ra khỏi xe đi, chúng tôi có nhiều công chuyện đang chờ và không thể trì hoãn thêm chút nào nữa !”
Một vài hành khách khỏe hơn tìm cách lôi người đàn ông xuống xe.
Ba tên du côn mỉm cười với nhau một cách ranh mãnh và bình luận: “Chắc tụi mình đã phục vụ cô nàng ra trò đấy nhỉ !”
Sau nhiều lời qua tiếng lại, hành lý của người đàn ông bị ném qua cửa sổ và ông bị đẩy ra khỏi xe.
Chiếc xe bus lại khởi tiếp hành trình. Cô lái xe vuốt lại tóc tai và vặn radio lên hết cỡ. Xe lên đến đỉnh đồi và ngoặt một cái chuẩn bị xuống đồi. Phía tay phải xe là một vực thẳm sâu hun hút.
Tốc độ của xe bus tăng dần. Gương mặt cô lái xe bình thản, hai bàn tay giữ chặt vô lăng. Nước mắt trào ra trong hai mắt cô.
Một tên du côn nhận thấy có gì không ổn, hắn nói với cô tài xế:
“Chạy chậm thôi, cô định làm gì thế hả ?”
Cô tài xế không nói tiếng nào nhưng xe chạy ngày càng nhanh hơn. Tên du côn tìm cách giằng lấy vô lăng, nhưng chiếc xe bus lao ra ngoài, rơi xuống vực như mũi tên bật khỏi cây cung.
  Hôm sau, báo địa phương loan tin một tai nạn bi thảm xảy ra ở vùng “Phục Hổ Sơn”. Một chiếc xe cỡ trung rơi xuống vực, tài xế và 13 hành khách đều thiệt mạng.
  Trong thành phố, có một người đàn ông đọc bản tin trên  báo đã khóc.!
 
.
__,_._,___
< =text/>
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 17 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.204 seconds.