Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 141 phần sau >>
Người gởi Nội dung
trankimbau
Moderator Group
Moderator Group


Tham gia ngày: 02/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 424
Quote trankimbau Replybullet Gởi ngày: 17/Oct/2011 lúc 3:35pm
 
"Phu phụ tương kính như tân". Nên xem lai nghĩa chữ "tân".
kb
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 18/Oct/2011 lúc 10:36pm
 
 
TÂN
 
新  mới
 
賓 khách
 
夫婦葙敬如賓 Phu phụ tương kinh như tân


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 18/Oct/2011 lúc 11:02pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 19/Oct/2011 lúc 10:13am
GIỌT NƯỚC MẮT CẢM ƠN
 
Đúng năm giờ bác Chu tài xế xe taxi phải giao xe, nhìn đồng hồ đã năm giờ mười lăm rồi, nên bác tài đem tấm bảng “tạm thời không đón khách” treo lên. Đúng ngày cuối tuần, học sinh trong ký túc xá của trường trung học số bốn mươi chạy ùa ra. Bác Chu tài xế nhịn không được thói quen này nên dừng xe lại, nhìn học sinh đi đi lại lại, chúng nó mặc đồng phục nhà trường, trên mặt tươi cười rạng rỡ.

- “Bác tài, cháu…cháu muốn ngồi xe của bác.” Một bé gái chân đi cà thọt lưng mang cặp sách đi đến, nhìn hai bên phải trái nói vội vàng.
Bác tài nói phải giao xe, và chỉ có dừng xe chút xíu thôi.
Em bé gái cúi đầu, mấy giây sau nó lại thành khẩn nói: “Cám ơn bác, bác tài, cháu chỉ ngồi một trạm là một trạm thôi.”

Hai chữ “cám ơn” làm cho bác Chu tài xế động lòng, bác nhìn trên trên thân em bé gái mặc cái áo giặt trắng tinh, một cái cặp sách cũ không thể cũ hơn được nữa, nên nhịn không được bèn thở dài nói: ”Lên xe.” Em bé gái sung sướng lên xe. Xe đến khúc quanh, em bé gái đột nhiên đằng hắng nói: “Bác tài, cháu chỉ có ba đồng bạc mà thôi, cho nên, đến nửa trạm thì cháu xuống.” Bác tài nhìn trong kính chiếu hậu thấy em bé gái mặt đỏ gất, không nói gì. Đây là xe taxi ở thành phố, giá mỗi đoạn đường có thể là năm đồng.
Lái xe đến trạm dừng công cộng thì bác tài dừng xe lại, em bé đứng nơi cửa vui vẻ nói: “Thật cám ơn bác, bác tài.” Bác Chu tài xế nhìn thấy em bé gái khập khiễng đi về phía trước, đột
nhiên trong lòng có chút ái ngại. Cũng từ ngày cuối tuần ấy, bác Chu tài xế mỗi ngày cuối tuần đều nhìn thấy em bé gái đứng đợi ở cổng trường, mấy chiếc xe taxi chạy qua, em bé gái nhìn như không nhìn, chỉ biết đứng chờ. Em bé gái đợi mình ? Bác Chu đoán và trong lòng cảm thấy ấm áp, bác lái xe đến, em bé gái từ đàng xa giơ tay vẫy vẫy, bác Chu tài xế rất kinh ngạc, xe bác ta màu da cam giống với các xe taxi khác, em bé gái làm sao có thể nhìn mà biết được chứ ? Đây là ba đồng, đây là một trạm. Bác tài không hỏi nó tại sao chỉ đứng đợi xe của mình, và cũng không hỏi tại sao chỉ ngồi có một trạm ?
Trong lòng em bé gái có một bí mật nhỏ, bác Chu tài xế rất hiểu điều này. Một lần, hai lần, ba lần, dần dần bác Chu tài xế trở thành thói quen. Cuối tuần trước khi giao xe, thì người cuối cùng phải chở nhất định là cô bé thọt chân trong trường trung học số bốn mươi. Bác tài đem tấm bảng “tạm không chở khách” treo lên, chuyên tâm đợi trước cổng trường. Em bé gái chỉ mười bốn mười lăm tuổi mà thôi, vừa nhìn thấy ông thì giống như con nai nhỏ chạy qua đường, lớn tiếng nói với bạn học “tạm biệt”, bất quá chỉ năm phút đồng hồ là em bé gái xuống xe, câu cuối cùng vẫn là: “Cám ơn bác, bác tài.” Hình như chỉ đợi câu nói ấy, cuối tuần bất kể là đi bao xa thì bác Chu cũng lái xe đến trường. Có lúc giao xe bị phạt, bác ta cũng nhất định chở em bé gái đi một đoạn đường. Thời gian qua rất nhanh, tình hình này tiếp tục thêm một năm nữa, chớp mắt mùa hè của năm thứ hai đã đến. Nhìn em bé gái mang cặp sách thật nặng nề, bác Chu đột nhiên cảm thấy như đánh mất cái gì đó. Bác biết em đã tốt nghiệp phổ thông cấp hai, và nó sẽ học cấp ba ở đâu ?

- “Bác tài, cám ơn bác, có lẽ đây là lần cuối cùng cháu ngồi xe của bác, thật làm phiền bác quá. Cháu thi đậu trường trung học Tân Tập Nhất, có lẽ nửa năm mới về nhà một lần,” em bé gái nói như thế. Bác tài từ trong kính chiếu hậu nhìn cặp mắt em bé gái, trong lòng rất là không yên. Em bé quả nhiên rất ưu tú, trường Tân Tập Nhất là trường điểm của tỉnh, thi đậu vào đó thì đã bước một chân vào ngưỡng cửa đại học rồi.
- “Vậy thì bác đưa con về nhà.” bác tài nói.
Em bé gái lắc đầu nói mình chỉ có ba đồng bạc mà thôi.
- “Lần này không lấy tiền.” Bác tài nói xong thì nhìn đồng hồ, đưa em bé gái về nhà thì nhất định giao xe bị trễ giờ, có thể bị phạt chút tiền, nhưng có quan hệ gì chứ ? Bác muốn ngồi chung với em bé gái thêm chút nữa. Em bé gái nói địa chỉ rất xa, còn thêm bảy trạm nữa, nửa giờ sau, bác tài dừng xe, em bé ôm cặp bước xuống, bác tài lấy một cái hộp trong xe ra, nói: “Đây là món quà bác tặng cháu.”
Em bé gái kinh ngạc tiếp nhận quà, sau đó cúi mình chào bác tài, nói: “Cám ơn bác, bác tài.”

Nhìn em bé gái thọt chân đi vào nhà, bác Chu tài xế thở dài. Cháu bé, từ nay không còn gặp lại nữa ? Bác tài cũng không biết tên em bé là gì nữa !
Đã qua mười năm rồi. Bác Chu tài xế vẫn còn lái xe taxi.
Hôm nay, việc làm không nhiều, ông đang lái xe, nhưng lại nghe được chương trình ca nhạc của đài giao thông phát đi chương trình “nhắn tin tìm người, tìm bác tài xế mười năm trước thuê xe của công ty Thắng Lợi, số xe là Axxxx.” Bác Chu tài xế vừa nghe thì ngớ người ra, có người tìm ông ta ? Mười năm trước, ông ta lái chính là chiếc xe này. Điện thoại gọi thẳng đến tổng đài, người phụ trách tổng đài kinh ngạc đưa cho bác tài xế số điện thoại, bác Chu nghi hoặc, là ai nhỉ ? Mỗi ngày bận bịu vì kế sinh nhai, ngoại trừ bà vợ ra thì bác tài không quen biết người phụ nữ nào khác.
Gọi điện thoại, bác tài nghe âm thanh của một cô gái trẻ, cô ta kinh ngạc vui mừng hỏi: “Là bác sao, bác tài ?”
Bác tài giựt mình, âm thanh này, lời nói này rất là quen thuộc, nhưng bác tài không nhớ là ai cả.
- “Cám ơn bác, bác tài.” Cô gái lại nói.

Hai người hẹn gặp nhau ở một quán cà phê, khi gặp cô gái ấy, bác Chu hình như nhận không ra, trước mắt là một cô gái thướt tha, là bé gái mười năm trước đi xe chỉ có ba đồng bạc đó ư ? Cô gái đứng lên cúi mình chào bác tài và nói: “Từ trong lòng cháu cám ơn bác, bác tài.”
Uống cà phê, cô gái kể chuyện ngày trước: Mười hai năm trước, ba của cô cũng là một tài xế lái xe taxi, ông rất thương yêu cô gái, mỗi ngày cuối tuần, dù bận cách mấy ông cũng lái xe
đến trường đưa cô về nhà. Tết đến, cả nhà về quê ăn tết, vì để mang được nhiều đồ, ba của cô mượn xe bánh mì của người bạn. Lái xe được nửa đường, đột nhiên tuyết rơi rất nhiều, không may tông vào một chiếc xe hàng, xe bánh mì bị hư toàn bộ, ba của cô chết tại chỗ, từ đó chân của cô bị thương nặng. Chôn cất ba xong, mẹ phải bồi thường xe cho người bạn của ba một khoản tiền lớn, và để làm phẫu thuật chân cho cô, nên mẹ làm việc ngày đêm không nghỉ, còn cô, sau khi vết thương lành thi lập tức đi học, nhất tâm muốn mau lớn. Cô rất kiên cường, việc gì cũng có thể chịu đựng, nhưng duy chỉ có một việc là không chấp nhận người khác thương hại mình. Cho nên, cô không nói cho ai biết việc bị tai nạn trên đường. Tan học về nhà, khi bị bạn học hỏi tại sao bây giờ lại đi xe công cộng ? Cô bé nói dối là vì ba đi xa, nói dối được nửa năm, cho đến khi gặp bác Chu tài xế. Cô bé thấy chiếc xe taxi dừng bên đường không chút động đậy, giống như ba cô bé lái xe đến đợi trước cổng trường.

Cô bé chỉ có ba đồng để đi xe công cộng, nhưng cô bé lấy tất cả để ngồi xe taxi, chỉ ngồi một trạm, sau đó đi bộ nửa giờ nữa về nhà, mặc dù đường rất xa, nhưng cô bé vẫn thản nhiên đi, bởi vì không ai có thể đoán biết là ba của cô bé đã chết.
- “Bác nhất định không biết, chiếc xe taxi mà bác đang lái đó là chiếc xe mà ba của cháu đã lái, số xe cứ in mãi trong óc của cháu.”
Cô gái nói xong thì nước mắt rơi xuống: “Cho nên, từ xa xa, chỉ cần nhìn thì cháu liền nhận ra nó.” Bác Chu tài xế thấy lỗ mũi nóng, chút xíu nữa thì cũng chảy nước mắt.
- “Tấm huy chương này cháu luôn mang trên mình, cháu không biết, nếu không có nó thì cháu có thể đi được đến ngày hôm nay không. Hơn nữa, bác trả lại cháu tiền xe, cháu vẫn cứ giữ nó. Có một chút tiền, cháu cảm thấy vấn đề gì cũng có thể khắc phục được. Mặc dù mất phụ thân, nhưng cháu vẫn có phụ thân như cũ.” Nói xong, cô gái lấy trong túi ra tấm huy chương mang vào mình. Góc cạnh của tấm huy chương đó đã biến thành màu đen, sau tấm huy chương có viết hàng chữ: “Chúc cuộc sống của con cũng như tấm huy chương này.”
Tấm huy chương này là của bác Chu tài xế làm quà tặng cho cô gái mười năm trước. Cô gái dắt cánh tay của bác Chu tài xế rời khỏi quán cà phê. Nhìn cô gái lái xe đi rất xa, bác Chu dừng xe bên đường, để cho nước mắt chảy xuống. Cô gái thọt chân ấy, cô gái ấy bây giờ bác tài mới biết tên cô ta là Lâm Mỹ Tuyết, cô gái và con của bác tài đã chết cách đây mười năm vì ung thư, thật quả là ấn tượng giống nhau ! Con gái của bác khi còn sống, cứ mỗi ngày cuối tuần thì bác đều lái xe đến trường đón nó. Con gái trước khi lên xe thì nói: “Cám ơn ba.”, xuống xe cũng câu ấy: “Ba, con cám ơn ba.”, làm cho bác tài cảm nhận được rất nhiều hạnh phúc !
Tấm huy chương ấy là của con gái ông được thưởng trong kỳ thi Olympic, đã làm cho ông ta rất kiêu hãnh và hy vọng, nhưng con gái ông đột nhiên chết đi khiến cho ông ta không kịp đề phòng. Lại đến ngày cuối tuần, đi ngang qua trường trung học số bốn mươi, ông ta đều dừng xe lại, hình như con gái vẫn có thể từ cổng trường chạy ra, lên xe, và lớn tiếng nói: “Ba, cám ơn ba.”
Trên đường trở về nhà, bác Chu mua một tờ báo, vừa mở báo ra xem thì bác liền thấy ngay hình của cô gái thọt chân ấy. Cô ta cười tươi với bác Chu tài xế, trên đề mục có chạy hàng chữ lớn: Lâm Mỹ Tuyết – phó tổng giám đốc trẻ nhất của công ty đa quốc gia, niềm kiêu hãnh của thành phố S...” bác Chu tài xế kinh ngạc há hốc miệng, đọc nhanh như chớp, vừa đọc vừa móc túi lấy thuốc ra hút theo thói quen.
Đột nhiên, tay của ông ta chạm phải một phong bì, lấy ra, bên trong phong bì đựng đầy tiền đô la Mỹ dày cộm, bác Chu ngớ ra, bác ta nghĩ không ra Lâm Mỹ Tuyết bỏ tiền vào túi ông lúc nào ? Có phải khi cầm cánh tay mình dẫn đi không ?
Giữa xấp tiền mỹ kim ấy còn kẹp một tờ giấy nhỏ: “Bác tài, đây là lợi tức của yêu thương, xin bác nhận lấy. Cái vốn vô giá thì vĩnh viễn ở trong lòng cháu. Cám ơn bác, bác tài !”

Cặp mắt của bác tài lại mờ mờ thêm một lần nữa...
Linh Mục Giuse Maria Nhân Tài dịch
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Oct/2011 lúc 8:32am



 

Hẹn gặp trên sân ga

Hẹn gặp nhau trên sân ga. Còn gì đẹp bằng. Nhất là khi một chiến binh từ chiến trường về sẽ hội ngộ lần đầu tiên với người con gái chưa bao giờ quen biết, gặp mặt. Ấy vậy mà biết đâu một chuyện tình đẹp sẽ nở ra giữa hai người và sẽ được ghi vào những trang văn. Câu chuyện có nhiều tình tiết lý thú, mời các bạn theo dõi.

Như Sao

Sáu giờ kém sáu phút. Cái đồng hồ lớn hình tròn trên quầy tin tức ở nhà ga Grand Central Station cho biết như thế. Người sĩ quan trẻ tuổi cấp bậc trung úy vừa mới bước xuống từ đường ray xe lửa, ngẩng cao khuôn mặt rám nắng và nheo mắt để nhìn cho rõ giờ ghi trên đồng hồ. Tim anh đập mạnh. Chỉ sáu phút nữa thôi, anh sẽ được gặp người thiếu nữ đã tràn ngập một phần đời của anh từ mười ba tháng nay, người thiếu nữ anh chưa một lần gặp mặt, tuy nhiên những lời cô viết cứ bám miết anh không rời.   Anh đứng thật sát quầy thông tin, để tránh đám người chen lấn. Hồi tưởng lại một đêm khi giao chiến ác liệt xảy ra, máy bay anh lọt vào giữa vòng vây của chiến đấu cơ địch, trung úy Blandford còn nhìn thấy rõ nét cười nham nhở trên khuôn mặt một phi công thù nghịch.

Trong một bức thư trước đó, anh đã thú nhận với cô ấy là anh thường xuyên cảm thấy sợ hãi, và chỉ một vài ngày trước cuộc không chiến nói trên, anh nhận được trả lời của cô. “Tất nhiên là anh thấy sợ… mọi người can đảm đều thấy như vậy. Bộ Vua David trong Thánh Kinh không biết sợ sao? Đó là lý do Ngài viết Thi Thiên thứ 23. Lần sau nếu anh không cảm thấy bình an thì anh hãy nghe giọng em  đọc cho anh nghe những câu thơ trong bài nhã ca này: “A ha, cho dẫu con đi qua thung lũng của cái chết thì con cũng không hề sợ hãi bởi có người bên con.” Và anh nhớ lại có lúc anh đã nghe tiếng nói của cô và anh lấy lại được sự bằng an trong tâm hồn.


Giờ đây anh đang đi tìm gặp giọng nói đích thực của cô. Chỉ còn bốn phút nữa là tới sáu giờ. Vẻ mặt anh trở nên căng thẳng. Dưới vòm mái mênh mông, mọi người đang đi lại hối hả, giống những sợi chỉ màu đan xen trong cái mạng nhện. Một thiếu nữ đi qua cạnh anh khiến anh giật mình. Trên ve áo cô cài một bông hoa đỏ nhưng đó là bông của cây đậu chứ không phải một bông hoa hồng như họ từng hẹn trước với nhau. Vả lại, người thiếu nữ còn quá trẻ, trạc 18 tuổi, trong khi Hollis Maynell nói rõ ràng với anh là cô đã ba mươi. “Sao, như vậy đã sao?” Anh hỏi lại, và cho biết: ”Tôi cũng đã 32”. Thật ra, anh mới 29 tuổi.


Trí óc anh trở lại với cuốn sách - cuốn sách mà Ơn Trên đã đặt vào tay anh trong hàng trăm cuốn sách Thư Viện Quân Đội đã gởi đến trại huấn luyện Florida . Đó là cuốn Of Human Bondage (Hệ Lụy Nhân Sinh) với những nét chữ ẻo lả ghi chú chằng chịt bên lề mỗi trang. Anh vốn ghét những ghi chú như vậy nhưng đây thì lại hoàn toàn khác. Anh không bao giờ nghĩ rằng một phụ nữ lại có thể nhìn thấu tâm hồn người đàn ông một cách dịu dàng, thông cảm đến thế. Tên của cô ghi trên tấm thẻ thư tịch: Hollis Meynell. Và anh đã tìm thấy địa chỉ của cô trên cuốn điện thoại niên giám của thành phố Nữu Ước. Anh viết thư và cô trả lời thư. Ngày hôm sau thì anh được tàu chở tới căn cứ, nhưng hai người đã giữ được đường dây thư tín.


Trong mười ba tháng liền, cô tiếp tục hồi âm thư anh. Và còn hơn thế nữa, cả khi thư anh không đến, cô vẫn viết cho anh, và bây giờ thì anh tin rằng anh đã yêu cô và cô cũng yêu anh. Tuy nhiên cho dù anh xin cô nhiều lần, cô nhất định không gởi hình cho anh. Anh cảm thấy hơi phật ý. Nhưng cô giải thích: “Nếu như tình cảm của anh đối với em có chút gì chân thật thì dung nhan em như thế nào đâu có gì quan hệ. Giả sử như em đẹp đi. Em sẽ luôn luôn bị ám ảnh bởi cái cảm giác là anh muốn lợi dụng điều đó. Và một tình yêu như thế làm cho em chán ngán. Giả sử như em tầm thường (mà điều này thì có thể lắm). Và rồi em sẽ luôn luôn lo sợ rằng anh tiếp tục viết cho em chỉ vì anh cô đơn, không có người nào khác. Không, đừng đòi em gởi hình cho anh. Khi anh đến New York , anh sẽ gặp em và rồi anh sẽ tự quyết định lấy. Nên nhớ rằng cả hai chúng ta đều hoàn toàn tự do quyết định ngưng lại hay tiếp tục - muốn cách nào cũng được.”


Chỉ còn một phút nữa là tới sáu giờ. Anh rít mạnh một hơi thuốc, cảm thấy trái tim mình vọt lên cao, còn hơn chiếc máy bay anh thường lái. Một phụ nữ trẻ đang đi tới. Khuôn mặt cô hình trái soan thanh tú, mái tóc màu vàng của cô buông thành búp sau vai. Mắt cô màu xanh của biển, môi và cằm cô xinh đẹp. Trong bộ đồ xanh ngọc thạch, cô là hình ảnh của mùa xuân tươi sắc.
  Anh bắt đầu bước về phía cô, quên để ý là cô không cài bông hoa hồng, và khi anh tới gần thì nụ cười gợi cảm thoáng hiện trên môi cô.

“Anh chàng quân nhân đang đến với tôi đó hả?” Cô gái thì thầm.
  Không tự chủ được, anh tới gần hơn. Và rồi anh chợt trông thấy Hollis Meynell. Bà đứng ngay sau cô thiếu nữ, trạc ngoài bốn mươi, mái tóc màu xám nằm gọn dưới chiếc mũ cũ. Bà có hơi đẫy đà, chân đi đôi giày gót thấp. Nhưng bà cài một bông hồng trên ve áo bạc màu. Trong khi đó cô gái mặc bộ đồ xanh ngọc thạch vội vã bỏ đi.

Blandford có cảm tưởng như mình bị tách làm đôi: anh vừa tha thiết muốn bước theo người thiếu nữ, lại vừa cảm thấy phải đến với người thiếu phụ đã hòa hợp và nâng đỡ tâm hồn anh. Bà đang đứng kia, khuôn mặt bầu bĩnh dễ thương và đầy thông cảm. Mắt thiếu phụ bừng lên một tia ấm áp.

Trung úy Blanford không còn cảm thấy do dự nữa. Tay anh cầm cuốn sách bìa da mang theo - cuốn Of Human Bondage để thiếu phụ có thể nhận diện ra anh.. Đây không phải là tình yêu, nhưng là cái gì đó còn quý hơn nữa - một tình bạn mà anh hằng ấp ủ và mãi mãi biết ơn.
  Anh cúi chào người thiếu phụ, đưa cuốn sách về phía bà, cho dù trong lúc mở lời anh cảm thấy có cái gì đó cay đắng trong nỗi thất vọng.

“Tôi là trung úy John Blandford, và bà… có phải là Hollis Meynell. Tôi vui mừng được gặp bà. Tôi mời bà đi dùng cơm tối nay nhé.”
  Khuôn mặt người thiếu phụ bừng lên ánh hân hoan cởi mở với nụ cười trên môi. “Ta không hiểu toàn bộ câu chuyện này ra sao cả, con trai ạ.” Bà nói. “Cô thiếu nữ bận bộ đồ màu ngọc thạch kia - người vừa mới bước đi đó - yêu cầu ta cài bông hồng này lên áo. Và cô ấy bảo nếu con mời ta đi ăn thì ta sẽ cho con biết là cô ấy đang chờ con ở cái tiệm ăn lớn bên kia đường. Cô ấy bảo đây chỉ là một phép thử thôi. Ta cũng có hai con trai trong quân đội nên ta coi con cũng như con mình vậy.”

ST
good%20morning%20doa%20hoa%20honggood%20morning%20have%20a%20nice%20day


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 22/Oct/2011 lúc 8:35am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 22/Oct/2011 lúc 6:24pm



Thứ năm, 15/9/2011, 13:30 GMT+7

Mái ấm của đôi vợ chồng thọ nhất Việt Nam



Dù đôi mắt đã mù hẳn, song hễ ngồi vào bàn ăn mà chưa thấy vợ, ông cụ 110 tuổi cứ luôn miệng gọi: "Bà đi đâu rồi bà ơi, đi đâu mà lâu thế?", rồi ông chờ mãi đến khi con cháu dìu bà đến ngồi bên cạnh mới chịu ăn cơm.
> Cụ già Sài Gòn sống thọ nhất Việt Nam

Ông cụ ấy tên là Huỳnh Văn Lạc (110 tuổi) và cụ bà Nguyễn Thị Lành (106 tuổi) vừa được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là cặp vợ chồng sống thọ nhất Việt Nam cho đến nay.

Sau 82 năm sống dưới mái nhà, hai cụ đã có với nhau 4 người con, 3 dâu rể, 24 cháu nội ngoại, 41 chắt và chuẩn bị đón đứa chút sắp ra đời vào cuối năm nay. Hiện tại ông bà sống cùng con gái thứ tư trong căn nhà ở khu phố 2, phường Đông Hưng Thuận, quận 12, TP HCM.

Cuộc trò chuyện của vợ chồng già hơn 100 tuổi

Cuộc sống bình yên của cặp vợ chồng cao tuổi nhất Việt Nam. Ảnh: Thi Ngoan

Bước vào mái ấm của vợ chồng ông Sáu Lạc (tên thường gọi của ông cụ), bầu không khí yên bình, nhịp sống diễn ra chầm chậm, nhẹ nhàng cách biệt hẳn với thế giới ồn ã bên ngoài. Hai ông bà cụ nằm trên hai chiếc giường tre đơn sơ được kê sát nhau. Con gái thứ tư là bà Huỳnh Thị Hoa năm nay cũng đã 71 tuổi đang cần mẫn chăm chút cho cha mẹ từng miếng ăn giấc ngủ, dọn dẹp vệ sinh, lâu lâu lại nhẹ nhàng đỡ các cụ ngồi dậy cho đỡ mỏi lưng...

Ở vào cái tuổi bách niên xưa nay hiếm, song tinh thần ông Lạc và bà Lành vẫn còn minh mẫn. Riêng bà cụ, hễ nghe có khách đến thăm, bà lại dậy tiếp chuyện, kể ngày xưa thời còn đi cắt lúa, câu cá, nuôi lợn, rồi còn đọc thơ, ca dao... Tuy nhiên mỗi lần có ai hỏi về tuổi tác, bà Lành thường kiêng, tránh không nói tuổi thật mà chỉ cười xòa bảo: "Cũng bội tuổi rồi đó, không ít đâu".

Nhớ lại thời thanh xuân ngày ấy, bà cụ hóm hỉnh kể là con út trong nhà, hồi còn trẻ cũng thuộc hàng xinh gái nhất nhì làng nên có nhiều mối đến hỏi, song bà không ưng. Còn ông Lạc lúc ấy 28 tuổi, nhà nghèo, mồ côi cha từ nhỏ, nhưng được cái tính tình hiền lành, đức độ, có hiếu với mẹ nên vừa được cậu Bảy làm mối là bà đồng ý liền.

"Lúc đó ổng đen lùi lũi, nhưng được cái tính hiền lành, mà việc gì cũng biết làm nghen, từ bốc thuốc nam đến làm ruộng, ổng nói chuyện hay, còn biết chữ Nho nữa nên tui mới ưng. Rồi từ hồi lấy nhau ổng chưa bao giờ làm cho tôi buồn điều gì hết trơn...", bà cười hóm hỉnh nói, thỉnh thoảng lại quay sang nhìn về phía ông.

Ngồi ở giường bên cạnh, ông Sáu Lạc nghe vậy cười móm mém bảo: "Cũng là cái lương duyên trời định cho mới gặp nhau. Hồi đó tui nghèo lắm nhưng bả hổng chê. Lấy tui rồi, bả vất vả hơn nhiều, suốt ngày làm ruộng cực khổ nhưng bả vẫn chịu khó, hổng than phiền gì".

Sống đến tuổi này, tài sản lớn nhất của ông bà là con cái hiếu thảo hết lòng phụng dưỡng cha mẹ. Ảnh: Thi Ngoan

Khi được hỏi về bí quyết sống trường thọ, cả hai ông bà bảo rằng, chưa bao giờ nghĩ đến chuyện ăn uống thế nào để sống lâu mà chỉ hàng ngày cần cù lao động, sống bình dị, vui vẻ như bao người khác, đặc biệt là không bon chen, không lừa lọc hay làm cho ai buồn lòng.

Bà Lành tâm sự: "Từ đó đến giờ gia đình nghèo khổ, ăn uống cũng thiếu thốn, nhưng được cái sắp nhỏ hiếu thảo lắm, chắc nhờ tụi nó chăm sóc chu đáo nên tui mới khỏe đến giờ này".

Là hàng xóm nhà ông Lạc từ thời trước giải phóng, ông Trịnh Văn Đơn (còn gọi là Tám Đơn, nguyên chủ tịch hội Người cao tuổi phường Đông Hưng Thuận) cho biết, hai vợ chồng ông Sáu Lạc là mẫu gương cho khu xóm về lối sống yêu lao động, tính tình thật thà, chịu thương chịu khó và hay giúp đỡ mọi người.

"Ông Sáu tốt bụng lắm, hồi trước ổng trồng thuốc Nam bán rẻ cho bà con chữa bệnh. Ai đến bốc thuốc, ổng cũng tận tình khuyên bảo, còn người nào nghèo quá, ổng bốc thuốc cho luôn không lấy đồng nào", ông Tám nói.

Sống trong cảnh nghèo khổ, nhưng gia đình ông Lạc sống hòa thuận, đầm ấm, có trước có sau, chưa bao giờ xảy ra cảnh vợ chồng lục đục hay to tiếng với con cái. Do vậy, mỗi khi trong làng có ai cưới vợ gả chồng, người ta đều mời hai cụ đến dự tiệc và trải chiếu hoa giường tân hôn. "Người dân quê có quan niệm rằng, như thế đôi uyên ương sẽ được nhờ cái phúc của ông bà ấy mà cũng sống bách niên giai lão, gia đình hạnh phúc như họ", theo ông Tám giải thích.

Ông Tám Đơn cũng cho biết thêm, xét trong gia tộc của cả hai gia đình ông bà Sáu Lạc chưa có người nào được trường thọ như hai cụ. Cuộc sống miền quê ngày xưa lao động lại vất vả, thức khuya dậy sớm, ăn uống kham khổ nên các cụ thế hệ trước thọ lắm cũng chỉ đến 80 tuổi.

Vì thế ông phỏng đoán: "Có lẽ ông bà Sáu sống được đến tuổi này là do hay làm việc phúc, sống hòa nhã, vui vẻ, yêu đời nên tâm hồn lúc nào cũng thanh thản. Rồi cũng một phần nhờ có cô con gái không lấy chồng hết lòng phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ. Cô Hoa học cao hiểu rộng nên khéo lắm, không bao giờ làm gì phật lòng hai cụ".

Thi Ngoan


http://vnexpress.net/gl/doi-song/cau-chuyen-cuoc-song/2011/09/mai-am-cua-doi-vo-chong-tho-nhat-viet-nam/





mk
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 22/Oct/2011 lúc 7:11pm
.
SmileSmile
 
Dể thương quá mykieu ơi!!!
 
 
SmileSmile
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 22/Oct/2011 lúc 7:20pm

Dạ phải, anh MuoiLam .
Em kính chúc Anh-Chị cũng đẹp đôi đến trên trăm tuổi như thế nhé.

mk

mk
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 25/Oct/2011 lúc 8:52am
CON ĐÃ VỀ RỒI MẸ Ở ĐÂU?
 

Trước ngày tôi mổ mấy hôm, anh chị hai vào. Thấy mặt anh hai hốc hác, tôi ngạc nhiên: “Anh hai bệnh hay sao mà ốm nhom vậy?”. Anh cười: “Bệnh hoạn gì? Tại anh lo cho út... À, mẹ có làm cho em hủ mắm. Bữa nay chắc là ăn được rồi nhưng mẹ dặn em không được ăn nhiều...”. Nghe anh hai nói vậy, tôi sụ mặt: “Em không ăn”. Nói rồi tôi bỏ ra nhà sau.
Ba mất khi tôi mới lên hai, còn anh hai năm đó 8 tuổi. Mẹ vẫn ở nhà nội dù đã mấy lần, các cô chú muốn đuổi mẹ con tôi ra khỏi nhà để không phải chia gia tài. Thế nhưng mẹ vẫn chịu đựng. Sau này tôi biết mẹ sợ cảnh nhà không có đàn ông sẽ khó giữ được mình bởi trong làng có mấy người để ý, cứ tới lui xa gần. Mẹ bảo, ở với nhà chồng, dù sao người ta cũng kiêng dè, không dám chọc ghẹo, mẹ yên thân làm lụng nuôi con.
Cái đất miền Trung nắng đốt, mưa dầm; mẹ đã phải vất vả một mình nuôi 4 anh em tôi. Ông bà nội chia cho mấy sào ruộng; làm không đủ ăn, mẹ phải mướn thêm ruộng để làm. Rồi mùa thì mẹ lại đi làm mướn khắp nơi. Việc trong làng không đủ, mẹ lại xuôi ngược qua làng kế bên rồi xuống chợ huyện buôn thứ này, bán thứ kia.
Thương mẹ nên học hết lớp 12, cả anh hai và anh ba đều nghỉ học đi làm. Chỉ có tôi và anh tư được ăn học đàng hoàng. Anh tư thi đậu vào đại học Nha Trang, mẹ mừng không ngủ được. Đến khi tôi chuẩn bị thi đại học thì mẹ bảo: “Út à, con vô Quy Nhơn học đi, cho gần nhà...”.
Nhưng tôi cãi lời thi vào Đại học Kinh tế Sài Gòn. Ngày biết tin tôi thi đậu, mẹ ngồi lặng hàng giờ dưới bếp. Tôi bực bội: “Con lớn rồi, mẹ phải để con tự quyết định tương lai của con chớ?”. Mẹ kéo vạt áo lau nước mắt: “Mẹ chỉ có một mình con là con gái... Vô trong đó xa xôi quá, nhớ con làm sao mẹ đi thăm?”. Tôi vẫn dấm dẳng: “Mẹ đi thăm làm gì? Con tự lo được”.
Mẹ gom góp tiền bỏ ống, hốt thêm mấy dây hụi để có tiền cho tôi vào Sài Gòn nhập học. Hôm đưa tôi và anh hai lên tàu, mẹ cứ căn dặn anh hai: “Con phải lo xong chỗ ăn ở cho nó đàng hoàng rồi mới được về nghe chưa!”. Rồi mẹ quay sang tôi: “Có hủ mắm trong giỏ, mẹ làm hơi mặn để con ăn lâu...”. Mẹ đâu biết, tôi đã lén bỏ hủ mắm lại nhà sau khi nói với anh hai: “Ở Sài Gòn ai mà ăn mắm?”.
Tôi đang học năm thứ nhất thì ở nhà xảy ra biến cố. Mẹ tôi đi lấy chồng! Nhận được tin, suýt chút nữa tôi đã ngất đi. Mẹ tôi đã gần năm mươi tuổi, ham hố gì mà lại đi bước nữa khi sắp sửa làm sui tới nơi rồi? Tôi gọi điện về nhà. Vừa nghe tiếng mẹ, tôi đã hét lên: “Mẹ có bị làm sao không vậy? Mẹ đã ở vậy bao nhiêu năm nay rồi, giờ sao không chịu yên phận mà còn bày đặt...”.
Tôi biết là tôi hỗn với mẹ nhưng tận đáy lòng mình, tôi thấy đau khổ y như thể mình bị phản bội.
Ngày người ta rước mẹ đi, tôi nhất định không về. Người đàn ông ấy là bạn thân của ba mẹ từ thuở nhỏ. Vợ ông ta mất cũng đã lâu rồi. Nhưng điều quan trọng hơn, chính bà nội là người bày ra chuyện gả bán. Bà nội bảo, bà đã yếu, sống nay chết mai; bà phải lo cho mẹ tôi trước khi nhắm mắt thì mới yên lòng. Nếu không, các cô chú lại kiếm chuyện với mẹ thì không có ai bênh vực.
Lý lẽ của người lớn là vậy nhưng tôi không thể nào chấp nhận được thực tế là mẹ tôi đã đi lấy chồng. Tôi giận mẹ nên tết năm ấy không về; hè cũng không về. Anh hai gọi điện vào bảo mẹ bệnh, tôi cũng không về.
Mãi đến tháng chạp năm đó, bà nội mất tôi mới về chịu tang. Gặp mẹ với ông ta, tôi không thèm chào hỏi nhưng vẫn lén để ý. Tôi thấy mẹ gầy đi rất nhiều. Tôi muốn ôm mẹ, úp mặt vào ngực mẹ để được mẹ xoa đầu nựng nịu và gọi “Út Mót của mẹ” như ngày xưa mỗi khi mẹ đi làm đồng về mệt... Nhưng có cái gì đó cứ níu lại khiến tôi cố làm ra vẻ lạnh lùng.
Xong đám tang nội, tôi đi ngay. Tôi không chào ông ta mà chỉ nói với mẹ: “Con đi đây”. Nói rồi tôi quày quả xách giỏ đi. “Út...”. Mẹ gọi với theo. Tôi hơi khựng lại nhưng rồi lại đi như chạy ra khỏi nhà. Giọng mẹ đuổi theo: “Tết này nhớ về ăn tết nghe con”. Tôi lau nước mắt, không nói tiếng nào.
Tết đó tôi vẫn không về. Đến hè anh hai gọi điện bảo về, tôi cũng không nghe. Tôi xin đi làm thêm ở một tiệm bán thức ăn nhanh. Được hơn nửa tháng thì trong một lần làm thay ca cho một chị bạn, tôi đã ngất xỉu. Tôi được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Mấy ngày sau, khi làm đầy đủ các siêu âm, xét nghiệm, tôi biết mình bị hở van 2 lá rất nặng. “Chúng tôi sẽ giới thiệu em sang Viện Tim...”. Vị bác sĩ điều trị cho tôi giải thích cặn kẽ và cho biết, trường hợp của tôi phải mổ thay van tim nhân tạo.
Tôi đi khám lại ở Viện Tim. Kết quả vẫn là phải mổ. Tôi đã ngồi rất lâu trên chiếc ghế đá trong sân bệnh viện. Tôi lấy đâu ra cả trăm triệu chi phí cho ca mổ đây? Mà mổ cũng chưa chắc sống thêm được bao lâu. Tôi muốn chết quách cho xong. Rồi tôi lại oán trách ba mẹ sao lại sinh ra tôi làm gì mà không cho tôi một cơ thể khỏe mạnh... “Mày thật lạ. Có ai muốn con cái mình bị bệnh tật đâu? Nhưng có bệnh thì phải chữa, bác sĩ đã nói là chữa được mà...”- nhỏ bạn ở cùng phòng trọ động viên.
Rồi nó lén gọi điện cho anh hai. Dù đang chuẩn bị cưới vợ nhưng anh hai cũng vào ngay. Anh dẫn tôi vào bệnh viện, hỏi han bác sĩ mọi chuyện rồi đăng ký lịch mổ cho tôi. Tôi phải chờ 6 tháng vì lịch mổ đã dày kín. Trước khi về, anh hai ôm tôi vào lòng: “Út đừng lo, anh sẽ kiếm đủ tiền để chữa bệnh cho em. 60 triệu chớ 600 triệu cũng phải lo”. Tôi khóc: “Anh hai đừng nói với mẹ...”.
Nhưng rồi sau đó mẹ cũng biết vì anh hai không thể giấu mẹ chuyện hệ trọng như vậy. Còn hơn 2 tuần nữa tới ngày phẫu thuật thì mẹ gọi điện vào. Giọng mẹ rất yếu nhưng tôi lại nghĩ là do mẹ xúc động quá. Mẹ bảo sẽ thu xếp để vào với tôi...
Ấy vậy mà chỉ có hai vợ chồng anh hai vào. Tôi lại thấy ghét mẹ ghê gớm. Có lẽ ông ta không cho mẹ vào chứ không có lý do nào khác để mẹ phải vắng mặt khi con của mẹ phải đối mặt với hiểm nguy, sống chết như vậy... Ca mổ thành công nhưng vì thể trạng tôi vốn gầy yếu nên hồi phục chậm. Phải hơn 10 ngày sau tôi mới xuất viện. Về đến phòng trọ, điều đầu tiên tôi muốn làm là gọi điện cho mẹ. Dù sao thì tôi cũng muốn mẹ yên lòng. Nhưng anh hai lại cản: “Em còn yếu, gọi bây giờ lại xúc động, không tốt đâu. Để anh báo cho mẹ là được rồi”.
Lần sau, rồi lần sau nữa, tôi đòi gọi điện, anh hai lại cản khiến tôi nghi ngờ: “Anh chị giấu em chuyện gì phải không?”. Chị dâu tôi mau miệng: “Út à, mẹ bị bệnh... anh chị sợ em lo nên không nói”.
Cơn giận hờn vụt tan biến. Tôi cười: “Chờ tái khám xong, em sẽ về thăm mẹ”. Anh hai tôi quay đi lau nước mắt. Có lẽ anh mừng vì thấy tôi đã rộng lòng đón nhận cuộc hôn nhân sau của mẹ. Riêng tôi, sau ca đại phẫu vừa rồi, tôi thấy ranh giới giữa sống chết thật mong manh. Đã có lúc tôi sợ mình sẽ chết khi chưa kịp nói những lời yêu thương với mẹ lần nữa...
Rồi tôi cũng được về nhà. Chưa bao giờ tôi nôn nóng như vậy. Tàu khởi hành từ 6 giờ sáng, đến sẩm tối thì tới ga Diêu Trì. Phải đi gần 20 cây số nữa mới tới nhà. Cơm nước xong, chị dâu mắc mùng cho tôi ngủ, còn anh hai thì căn dặn: “Ngủ cho khỏe để sáng mai đi thăm mẹ”.
Tôi ngủ một giấc thật ngon đến tận 7 giờ sáng hôm sau. Chị dâu gọi tôi dậy ăn sáng. Đang ăn, tôi bỗng giật mình khi thấy giỏ nhang đèn, trái cây để trên góc bếp. Có cả một bó bông vạn thọ. Tôi nhíu mày: “Cúng nội hả hai?”. Chị dâu tôi ậm ừ rồi đi thay quần áo. Lúc đó anh hai đang ngồi ở nhà trước. Chờ tôi ăn xong, anh mới cất tiếng: “Út à, ra đây anh bảo cái này”. Nhìn thấy vẻ mặt nghiêm trọng của anh, tôi chột dạ: “Chuyện gì vậy anh hai?”.
Anh bảo tôi ngồi xuống bên cạnh. Tôi ngồi xuống nhưng chờ mãi không nghe anh nói gì, chỉ thấy mắt anh bỗng đỏ hoe. Rồi anh đặt tay lên vai tôi, giọng khàn khàn: “Mẹ... mất rồi em à...”. Tôi tưởng mình nghe lầm. Giọng anh hai nghẹn lại: “Hôm đó mẹ đem tiền qua để anh lo chuyện mổ tim cho em. Mẹ về được chừng một tiếng thì dượng gọi điện bảo là mẹ mệt. Khi anh chạy qua tới thì mẹ đã đi rồi... Mẹ không kịp nhắn gì cho anh em mình...”.
Tôi chết lặng. Vậy là tôi đã không kịp nói với mẹ lời yêu thương lần nữa bởi cái tính ích kỷ, cố chấp của tôi...
Chiều đó tôi đã ngồi rất lâu bên mộ mẹ. Tôi có cảm giác mẹ vẫn quanh quẩn đâu đây trong cơn gió chiều thổi nhẹ. Tôi cố nén nhưng nước mắt cứ chảy tràn trên má, trên môi...
Mẹ ơi, con đã về rồi.
vô danh
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 25/Oct/2011 lúc 8:22pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ lo cong

.
SmileSmile
 
Dể thương quá mykieu ơi!!!
 
 
SmileSmile



Bài báo này còn dễ thương hơn nữa nè anh MuoiLam Smile


Viết bởi KaDick 

Chủ nhật, 23 Tháng 10 2011 10:15



Bộ xương của một cặp đôi uyên ương chôn trong trạng thái tay trong tay ôm nhau lần cuối vừa được khai quật bởi những người công nhân đang tu sửa một tòa lâu đài ở Italy.

Cặp đôi trên đã được chôn chung với nhau hồi 1500 năm trước trong một ngôi mộ tập thể bên trong khu vực tòa lâu đài ở Modena.

Những người chứng kiến cho biết người phụ nữ dường như đang nhìn âu yếm về phía cái các nhà khoa học tin là người yêu của nàng.

Chứng%20tích%20của%20một%20tình%20yêu%201500%20năm
 

Chứng tích của một tình yêu 1500 năm

“Thật là một cảnh cảm động và rất hiếm thấy”, một người nói.

Nhà khảo cổ học Donato Labate, người chỉ đạo việc khai quật, phát biểu với kênh Discovery News: “Chúng tôi tin rằng ban đầu họ được chôn với hai gương mặt đang nhìn về phía nhau. Vị trí xương sống của người đàn ông cho thấy phần đầu của anh ta đã bị lăn đi sau khi chôn… Tôi đã từng tham gia nhiều vụ khai quật, nhưng chưa bao giờ tôi cảm thấy kích động như thế”.

Hố khảo cổ trên để lộ ba lớp chứng tích khoa học. Cặp đôi trên được tìm thấy ở lớp giữa trong số tổng cộng 11 mộ chôn cất ở độ sâu khoảng 3 mét.

Các nhà khảo cổ tin rằng cặp đôi trên chắc chắn chẳng giàu có gì do tính đơn giản của ngôi mộ và có lẽ họ là người làm đồng.

 

Ngôi mộ hiếm được tìm thấy ở Modena, Italy

Người ta tin rằng đầu của người đàn ông cũng hướng về phía người phụ nữ lúc được chôn. Nhưng khu vực trên thường bị lũ lụt từ con sông Tiepido nên có lẽ nước lũ đã làm xương sọ của người đàn ông lăn ra xa phía người phụ nữ.

Hai bộ xương không mấy nguyên vẹn trên sẽ được nghiên cứu bởi Giorgio Gruppioni, một nhà nhân chủng học tại trường Đại học Bologna. Ông sẽ cố gắng xác định tuổi, quan hệ và nguyên nhân cái chết của cặp đôi trên.

Kristina Killgrove, một nhà nhân chủng học tại trường Đại học Bắc Carolina, phát biểu với kênh Discovery News rằng vị trí của hai bộ xương cho thấy họ là một cặp đôi. Thời xưa, chuyện vợ chồng hay các thành viên trong một gia đình chôn chung vốn chẳng lạ lẫm gì.

Theo Daily Mail

(Thư Viện Vật Lý rất cảm ơn nếu ghi rõ nguồn Thư Viện Vật Lý khi đăng lại bài này.)


http://360.thuvienvatly.com/tin-tuc/tin-khoa-hoc/62-2011/1934-chung-tich-cua-mot-tinh-yeu-1500-nam








Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 25/Oct/2011 lúc 8:24pm
mk
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Oct/2011 lúc 9:31am
66 câu nói chân lý.
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm
Chúa Nhật, 30 Tháng 10 Năm 2011 05:38

1. Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.

2. Nếu anh không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho anh. Vì chính tâm anh không buông xuống nỗi.

3. Anh hãy luôn cảm ơn những ai đem đến nghịch cảnh cho mình.

4. Anh phải luôn mở lòng khoan dung lượng thứ cho chúng sanh, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương anh, anh phải buông bỏ, mới có được niềm vui đích thực.

5. Khi anh vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi anh đau khổ, anh hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn.

6. Sự chấp trước của ngày hôm nay sẽ là niềm hối hận cho ngày mai.

7. Anh có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên.

8. Đừng lãng phí sinh mạng của mình trong những chốn mà nhất định anh sẽ ân hận.

9. Khi nào anh thật sự buông xuống thì lúc ấy anh sẽ hết phiền não.

10. Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành.

11. Người cuồng vọng còn cứu được, người tự ti thì vô phương, chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục chính mình, sửa đổi mình, mới có thể thay đổi người khác.

12. Anh đừng có thái độ bất mãn người ta hoài, anh phải quay về kiểm điểm chính mình mới đúng. Bất mãn người khác là chuốc khổ cho chính anh.

13. Một người nếu tự đáy lòng không thể tha thứ cho kẻ khác, thì lòng họ sẽ không bao giờ được thanh thản.

14. Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.

15. Hủy diệt người chỉ cần một câu, xây dựng người lại mất ngàn lời, xin anh “ đa khẩu hạ lưu tình”.

16. Vốn dĩ không cần quay đầu lại xem người nguyền rủa anh là ai? Giả sử anh bị chó điên cắn anh một phát, chẳng lẽ anh cũng phải chạy đến cắn lại một phát?

17. Đừng bao giờ lãng phí một giây phút nào để nghĩ nhớ đến người anh không hề yêu thích.

18. Mong anh đem lòng từ bi và thái độ ôn hòa để bày tỏ những nỗi oan ức và bất mãn của mình, có như vậy người khác mới khả dĩ tiếp nhận.

19. Cùng là một chiếc bình như vậy, tại sao anh lại chứa độc dược? Cùng một mảnh tâm tại sao anh phải chứa đầy những não phiền như vậy?

20. Những thứ không đạt được, chúng ta sẽ luôn cho rằng nó đẹp đẽ, chính vì anh hiểu nó quá ít, anh không có thời gian ở chung với nó. Nhưng rồi một ngày nào đó khi anh hiểu sâu sắc, anh sẽ phát hiện nó vốn không đẹp như trong tưởng tượng của anh.

21. Sống một ngày là có diễm phúc của một ngày, nên phải trân quý. Khi tôi khóc, tôi không có dép để mang thì tôi lại phát hiện có người không có chân.

22. Tốn thêm một chút tâm lực để chú ý người khác chi bằng bớt một chút tâm lực phản tỉnh chính mình, anh hiểu chứ?

23. Hận thù người khác là một mất mát lớn nhất đối với mình.

24. Mỗi người ai cũng có mạng sống, nhưng không phải ai cũng hiểu được điều đó, thậm chí trân quý mạng sống của mình hơn. Người không hiểu được mạng sống thì mạng sống đối với họ mà nói chính là một sự trừng phạt.

25. Tình chấp là nguyên nhân của khổ não, buông tình chấp anh mới được tự tại.

26. Đừng khẳng định về cách nghĩ của mình quá, như vậy sẽ đỡ phải hối hận hơn.

27. Khi anh thành thật với chính mình, thế giới sẽ không ai lừa dối anh.

28. Người che đậy khuyết điểm của mình bằng thủ đoạn tổn thương người khác là kẻ đê tiện.

29. Người âm thầm quan tâm chúc phúc người khác, đó là một sự bố thí vô hình.

30. Đừng gắng sức suy đoán cách nghĩ của người khác, nếu anh không phán đoán chính xác bằng trí huệ và kinh nghiệm thì mắc phải nhầm lẫn là lẽ thường tình.

31. Muốn hiểu một người, chỉ cần xem mục đích đến và xuất phát điểm của họ có giống nhau không, thì có thể biết được họ có thật lòng không.

32. Chân lý của nhân sinh chỉ là giấu trong cái bình thường đơn điệu.

33. Người không tắm sửa thì càng xức nước hoa càng thấy thối. Danh tiếng và tôn quý đến từ sự chân tài thực học. Có đức tự nhiên thơm.

34. Thời gian sẽ trôi qua, để thời gian xóa sạch phiền não của anh đi.

35. Anh cứ xem những chuyện đơn thuần thành nghiêm trọng, như thế anh sẽ rất đau khổ.

36. Người luôn e dè với thiện ý của người khác thì hết thuốc cứu chữa.

37. Nói một lời dối gian thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì khổ như vậy?

38. Sống một ngày vô ích, không làm được chuyện gì, thì chẳng khác gì kẻ phạm tội ăn trộm.

39. Quảng kết chúng duyên, chính là không làm tổn thương bất cứ người nào.

40. Im lặng là một câu trả lời hay nhất của sự phỉ báng.

41. Cung kính đối với người là sự trang nghiêm cho chính mình.

42. Có lòng thương yêu vô tư thì sẽ có tất cả.

43. Đến là ngẫu nhiên, đi là tất nhiên. Cho nên anh cần phải “ tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên”.

44. Từ bi là vũ khí tốt nhất của chính anh.

45. Chỉ cần đối diện với hiện thực, anh mới vượt qua hiện thực.

46. Lương tâm là tòa án công bằng nhất của mỗi người, anh dối người khác được nhưng không bao giờ dối nổi lương tâm mình.

47. Người không biết yêu mình thì không thể yêu được người khác.

48. Có lúc chúng ta muốn thầm hỏi mình, chúng ta đang đeo đuổi cái gì? Chúng ta sống vì cái gì?

49. Đừng vì một chút tranh chấp mà xa lìa tình bạn chí thân của anh, cũng đừng vì một chút oán giận mà quên đi thâm ân của người khác.

50. Cảm ơn thượng đế với những gì tôi đã có, cảm ơn thượng đế những gì tôi không có.

51. Nếu có thể đứng ở góc độ của người khác để nghĩ cho họ thì đó mới là từ bi.

52. Nói năng đừng có tánh châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cán của mình, đừng phô điều xấu của người, tự nhiên sẽ hóa địch thành bạn.

53. Thành thật đối diện với mâu thuẩn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình.

54. Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, cho nên xin đừng oán trách nó.

55. Đa số người cả đời chỉ làm được ba việc: Dối mình, dối người, và bị người dối.

56. Tâm là tên lừa đảo lớn nhất, người khác có thể dối anh nhất thời, nhưng nó lại gạt anh suốt đời.

57. Chỉ cần tự giác tâm an, thì đông tây nam bắc đều tốt. Nếu còn một người chưa độ thì đừng nên thoát một mình.

58. Khi trong tay anh nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì anh chỉ có mỗi thứ này, nếu anh chịu buông xuống, thì anh mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.

59. Nếu anh có thể sống qua những ngày bình an, thì đó chính là một phúc phần rồi. Biết bao nhiêu người hôm nay đã không thấy được vầng thái dương của ngày mai, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành tàn phế, biết bao nhiêu người hôm nay đã đánh mất tự do, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành nước mất nhà tan.

60. Anh có nhân sinh quan của anh, tôi có nhân sinh quan của tôi, tôi không dính dáng gì tới anh. Chỉ cần tôi có thể, tôi sẽ cảm hóa được anh. Nếu không thể thì tôi đành cam chịu.

61. Anh hi vọng nắm được sự vĩnh hằng thì anh cần phải khống chế hiện tại.

62. Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Anh càng nguyền rủa họ, tâm anh càng bị nhiễm ô, anh hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của anh.

63. Người khác có thể làm trái nhân quả, người khác có thể tổn hại chúng ta, đánh chúng ta, hủy báng chúng ta. Nhưng chúng ta đừng vì thế mà oán hận họ, vì sao? Vì chúng ta nhất định phải giữ một bản tánh hoàn chỉnh và một tâm hồn thanh tịnh.

64. Nếu một người chưa từng cảm nhận sự đau khổ khó khăn thì rất khó cảm thông cho người khác. Anh muốn học tinh thần cứu khổ cứu nạn, thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn.

65. Thế giới vốn không thuộc về anh, vì thế anh không cần vứt bỏ, cái cần vứt bỏ chính là những tánh cố chấp. Vạn vật đều cung ứng cho ta, nhưng không thuộc về ta.

66. Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 31/Oct/2011 lúc 9:58am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 141 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.590 seconds.