Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: Hồ Sơ Hoàng Sa & Trường Sa và Chủ Quyề Gởi trả lời Gởi bài mới
Trang  of 3 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Chủ đề: Hồ Sơ Hoàng Sa & Trường Sa và Chủ Quyề
    Gởi ngày: 10/Jul/2010 lúc 2:43am
 
 
 
 Hồ Sơ Hoàng Sa & Trường Sa
Chủ Quyền Dân Tộc
 
( NGUYỄN VĂN CANH )
 
Cập nhật đầu tháng 4 năm 2010 
 Ấn bản lần thứ 3.
 

http://www.mediafire.com/file/mgmiwmhyt1m/HoSoHoangSa-04042010.pdf

  http://www.mediafire.com/?mgmiwmhyt1m

 
Sách gồm 332 trang.
Đây là tài liệu quý, xin download và  lưu giữ.
 
mk
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 02/Aug/2010 lúc 10:52pm
 
 
 
Bộ Ngoại Giao VN tiếp nhận hồ sơ về chủ quyền Hoàng Sa

Monday, August 02, 2010
 

HÀ NỘI - Sáng ngày 2 tháng 8, Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã tổ chức lễ tiếp nhận bộ hồ sơ có liên quan đến chủ quyền quần đảo Hoàng Sa do tỉnh Thừa Thiên Huế trao lại.

 
Tập tài liệu này mang tên “Ty khí tượng tại đảo Hoàng Sa năm 1955.”
 

Bộ hồ sơ gồm 12 trang tài liệu, với 6 trang tiếng Pháp và 4 trang tiếng Việt do Ty Kiến Thiết của Việt Nam Cộng Hòa lưu lại.

Hồ sơ này ghi toàn bộ các hoạt động trong giai đoạn từ năm 1897 tới năm 1960, trong đó ghi chép như nhật ký các hoạt động của Ty Khí Tượng Hoàng Sa có đầy đủ chữ ký, con dấu, các bút tích cần thiết của một hồ sơ được tin cậy.
 

Tài liệu này được xem là hồ sơ gốc có thể chứng minh chủ quyền biển đảo của Việt Nam và sẽ được dùng trong các vụ tranh chấp.

Bộ hồ sơ được nhân viên ‘Chi cục Văn Thư Lưu Trữ’ tỉnh Thừa Thiên Huế phát hiện và lưu giữ từ nhiều năm nay.



 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 02/Aug/2010 lúc 10:53pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 23/Nov/2010 lúc 10:34pm
 
 
mk copy lại từ  <Do_Q_Khanh@......>
Xin gửi DĐ , hãy lưu giữ những tài liệu quý này làm dữ kiện tham khảo
mk
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Đại Việt sử ký toàn thư
http://www.mediafire.com/?ukrwy4q3lr7bg3p

Việt Nam sử lược
http://www.mediafire.com/?rl16i878dxo9byr

An Nam chí lược
http://www.mediafire.com/?zyrpxl8puaqzk1w

Lam Sơn thực lục
http://www.mediafire.com/?gq4ic0mq59hczke

Khâm định Việt sử thông giám cương mục
http://www.mediafire.com/?8dfflto9ant7z55

Quốc triều chánh biên toát yếu
http://www.mediafire.com/?a5b213kh9b97di7

Bản án chế độ thực dân Pháp
http://www.mediafire.com/?z7ieq2kvf2qlv3p

Hồi ký Trần Quang Cơ
http://www.mediafire.com/?zor8tiitrujswua

Việt sử toàn thư
http://www.mediafire.com/?v5p1bn4kbje4836

Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
http://www.mediafire.com/?9ge284hfzgxsh88

Đại Việt sử lược
http://www.mediafire.com/?4ya4d4dodrs84k7

Hoàng Lê nhất thống chí
http://www.mediafire.com/?5bxu85xbqacsyxq

Đại Việt thông sử
http://www.mediafire.com/?5bxu85xbqacsyxq

Lĩnh Nam chích quái
http://www.mediafire.com/?b4yfb6xlywyr126

Sử ký Tư Mã Thiên
http://www.mediafire.com/?tedidkr3armswbb

Việt Điện u linh tập
http://www.mediafire.com/?e570z52tqm4tonx

Việt sử tiêu án
http://www.mediafire.com/?66oezy4vk1fchn4


 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 24/Nov/2010 lúc 6:39pm
 
Khi phổ biến trên nhiều diễn đàn , quyển Việt Sử Toàn Thư của Cố Đại Tá-Nhà Sử Học  Phạm Văn Sơn , anh  D_Q_Khanh cẩn thận ghi chú :
 
 
" Việt sử toàn thư của Phạm Văn Sơn (pdf khoảng 3.3 Mb)

Note: Tôi lấy link từ site trong nước, không biết có đúng ông Phạm Văn Sơn cũ không "
 
 
mykieu vội email hỏi anh PCT ( con trai tác giả ), anh PCT phúc đáp :
 
"Đúng rồi, XP. Bản này của Hội Việt kiều ở Nhật, đã xuất bản lần đầu năm 1983. Ở cac nước khác cũng in nhiều lần lắm, không biết hết. Gia đình anh không quan tâm đến vấn đề bản quyền, để góp phần xây dựng văn hóa VN trong cac thế hệ Việt kiều."
 
 
Nếu quý vị nào có đọc (trên các diễn đàn khác) nghi vấn của anh   D_Q_Khanh  , xin hãy an tâm , vì quyển sử trên đúng của "ông Phạm Văn Sơn cũ " Smile
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 25/Nov/2010 lúc 7:04am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 15/Dec/2010 lúc 9:08pm
 
Smile Tongue
 
 
 
Đặt đá chủ quyền Trường Sa tại Lâm Đồng
Cập nhật lúc :4:06 PM, 12/12/2010

Hôm nay, Bộ Tư lệnh Hải quân đã trao tặng 21 tảng đá san hô (tượng trưng cho 21 đảo trên quần đảo Trường Sa) và 10 cây bàng quả vuông cho tỉnh Lâm Đồng để đặt và trồng tại Công viên hoa Đà Lạt.

 

Bộ Tư lệnh Hải quân trao tặng đá chủ quyền Quần đảo Trường Sa cho tỉnh Lâm Đồng. (Nguồn: sggp.org.vn) 


Ông Huỳnh Đức Hoà, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng và Trung tướng Trần Thanh Huyền đặt đá chủ quyền quần đảo Trường Sa tại Công viên hoa Đà Lạt.

Phát biểu tại buổi lễ, Trung tướng, Phó đô đốc Trần Thanh Huyền, Chính uỷ Quân chủng Hải quân, nhấn mạnh: “Những tảng đá san hô và những cây bàng vuông của quần đảo Trường Sa là minh chứng vô giá khẳng định chân lý về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam, thể hiện ý chí, nghị lực và quyết tâm giữ vững chủ quyền biển, đảo của quân và dân cả nước”.

Dịp này, tỉnh Lâm Đồng trao tặng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà) bộ máy lọc nước ngọt trị giá một tỷ đồng.


(Tùng Nam)
 
 
 
 
 
 
mk
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 02/Aug/2011 lúc 8:31am
Trung Quốc xin lỗi Việt Nam [HD] ???
 
 


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 02/Aug/2011 lúc 8:45am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 01/Oct/2011 lúc 8:03pm

Khúc ballade cho Hoàng Sa



http://www.youtube.com/v/0V5KdYB0f0M?version=3


12/09/2011 23:06
Dù mới chỉ đăng tải trên YouTube trong thời gian ngắn, nhưng bài hát tiếng Pháp Ballade pour Hoang Sa (tạm dịch Khúc ballade cho Hoàng Sa) đã lan truyền nhanh chóng trong cộng đồng mạng bởi giai điệu mạnh mẽ, lời bài hát ý nghĩa, xúc động.

Nghe ca khúc "Khúc ballade cho Hoàng Sa"

Bài hát do André Menras - Hồ Cương Quyết viết lời, nghệ sĩ Jean Pierre Pousset sáng tác nhạc và thể hiện. Không nhiều người biết rằng, Ballade pour Hoang Sa đã ra đời trên đất Pháp một cách tình cờ.

Đồng cảm cùng những nỗi đau

Như Thanh Niên đã có bài viết, sau khi hoàn thành bộ phim tài liệu Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát tại Bình Châu và Lý Sơn (Quảng Ngãi), André Menras quay trở lại Pháp. Vào đầu tháng 7 vừa qua, trong dịp tới Paris giới thiệu bộ phim, ông đã ở lại nhà của người em rể là nghệ sĩ, ca sĩ Jean Pierre Pousset. Sau khi xem bộ phim, Jean Pierre xúc động đến nỗi bật khóc. “Lúc đó, tôi đã nói đùa: Jean Pierre hãy sáng tác một bài hát để giải tỏa cảm xúc, được không? Jean Pierre trả lời ngay: André viết lời đi, tôi sẽ viết nhạc”, André Menras kể.

 
Nghệ sĩ, ca sĩ Jean Pierre Pousset - Ảnh do nhân vật cung cấp

Ông nhớ lại: “Lúc đó là 12 giờ khuya. Chưa tới 3 giờ sáng tôi đã viết xong lời của bài hát, in ra và luồn vào dưới cánh cửa phòng ngủ của Jean”. Không có thêm cuộc trao đổi nào giữa hai người, một tuần sau Jean Pierre gửi cho André Menras bản nhạc do ông thể hiện. “Có vẻ như bộ phim đã có tác động rất mạnh, nên Jean Pierre chỉ cần thể hiện cảm xúc chân thực qua khả năng cảm thụ nghệ thuật tinh tế của mình”, André Menras bày tỏ.

Sau khi bài hát hoàn thành, con trai André Menras đã giúp ông ghép các bức ảnh - đa số do André chụp và số khác do bạn bè ông cung cấp - tạo thành clip đăng tải trên YouTube.

Bài hát hòa bình

Trước khi rời Lý Sơn, André Menras đã hứa với các ngư dân, chị em góa phụ rằng sẽ không bao giờ quên, mà luôn hỗ trợ, giúp đỡ, lên tiếng trước công luận bảo vệ họ. Ông cho biết: “Không có ngày nào tại Pháp tôi không nghĩ đến họ, đến hai cái tên Bình Châu và Lý Sơn. Khi biết tình trạng của anh chị em tại đó, làm sao tôi ngồi yên, ngủ yên được”. Ông cố gắng hoàn thành lời hứa bằng tất cả khả năng như chiếu phim, viết lời bài hát, viết báo, tổ chức các cuộc thảo luận trao đổi và lập quỹ hỗ trợ ngư dân. Với bản nhạc này, ông mới phát hiện, đây là một cách thức rất hay để thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới trẻ về chủ quyền biển Đông.

André Menras muốn có thêm lời tiếng Việt và tiếng Anh cho Ballade pour Hoang Sa. Một số người đã dịch bài hát sang tiếng Việt. Tuy nhiên, ông còn băn khoăn vì có bản dịch chưa chính xác, không đúng với tinh thần của bài hát. Với André Menras, bài hát không phải là một loại “khẩu hiệu”, hiếu chiến mà phải đầy chất thơ và hơn hết là cho thấy bản chất hòa bình. Trong bài hát, André Menras đã lấy câu nói của “vua lặn” ở Lý Sơn là ông Bùi Thượng, năm nay đã 73 tuổi ("Khi lặn gặp con cá mập, hãy nhìn trừng vào mắt nó sẽ không bị tấn công") để viết lời điệp khúc: “Fixons le requin, amis. Fixons le requin, amis. Fixons le requin. N’ayons pas peur, amis (tạm dịch: Hãy nhìn trừng vào mắt con cá mập, các bạn ơi. Hãy nhìn trừng trừng vào nó. Đừng sợ hãi, các bạn ơi).

André Menras và Jean Pierre quyết định đăng ký bảo vệ quyền tác giả bài hát tại hiệp hội quốc tế có tên SACEM. Mục đích không phải vì lợi nhuận mà chỉ “để giữ đúng bản chất nội dung, giai điệu bài hát”. André Menras cho biết, hiệu ứng từ bài hát đã khích lệ ông và Jean Pierre tiếp tục viết thêm ca khúc về chủ đề này. “Thật thú vị vì Jean Pierre, người Pháp 100%, đã và đang hứng thú đồng hành với VN trong tiếng nói chủ quyền biển đảo”, André Menras hào hứng chia sẻ.

Ballade pour Hoang Sa

Hoang Sa Vietnam, ma meurtrissure. Le grand requin du nord est descendu. Iles volées,a mer interdite, De nos pêcheurs il s’est repu. Corps déchirés, âmes errantes. Veuves éplorées, tombes du vent Hoang Sa Vietnam, ma meurtrissure. Il a enlevé tes enfants.

Fixons le requin, amis. Fixons le requin. N’ayons pas peur, amis. Face aux lendemains. Du roi Gia Long à maintenant. Chapelet d’les, riche parure. D’un pays appelé Vietnam. Pourquoi faut-il faut il que cela dure?

Ne crains pas que je me résigne ! La violence piétine le droit Hoang Sa Vietnam, ma meurtrissure. Tu n’es pas un pays chinois! J’ai tout le temps haêa la guerre. Elle m’a trop souvent blessé. Je ne choisis pas de la faire. Mais il faut le requin fixer Hoang Sa Vietnam, ma meurtrissure. Rien ne pourra nous séparer. Aucun requin je te l’***ure Un jour je te retrouverai..

Tác giả cũng đã gửi kèm bản dịch tiếng Việt. Cho đến thời thời điểm này, theo tác giả đây là bản dịch tiếng Việt đúng với ý ông và phù hợp nhất với nhịp của nhạc, trong đó có những câu xúc động:

...Từ Vua Gia Long đến giờ hôm nay
Chuỗi đảo, đồ trang sức sang trọng
Của một đất nước mang tên Việt Nam
Tại sao nỗi đau lại mãi trường tồn?
...Hỡi Hoàng Sa, nỗi đau nhói lòng ta
Chẳng có gì chia cắt nổi em ta
Không cá mập nào ta thề chắc rứa
Em lại về, với đất mẹ quê ta.



http://www.baomoi.com/Khuc-ballade-cho-Hoang-Sa/71/6977587.epi





mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 04/Oct/2011 lúc 10:15pm


http://tintuchangngay4.wordpress.com/2011/10/03/th%E1%BA%AFng-l%E1%BB%A3i-to-l%E1%BB%9Bn-c%E1%BB%A7a-cac-nha-khoa-h%E1%BB%8Dc-vi%E1%BB%87t-nam-gop-them-m%E1%BB%99t-mui-dao-x%E1%BA%BBo-%E2%80%9Cd%C6%B0%E1%BB%9Dng-l%C6%B0%E1%BB%A1i-bo%E2%80%9D-phi-ph/

***

Thắng lợi to lớn của các nhà khoa học Việt Nam góp thêm một mũi dao xẻo “đường lưỡi bò” phi pháp của Tàu Cộng


03/10/2011

http://lh5.ggpht.com/-FNhWMDD2suA/TokdSnqhOlI/AAAAAAAAF88/n9XKH-N_NRM/image_thumb%25255B3%25255D.png?imgmax=800




TS Lê Văn Út

Theo: Boxitvn

-

Nhờ sự cố gắng không mệt mỏi của các nhà khoa học người Việt tại hải ngoại cũng như trong nước, liên tục lên tiếng cảnh báo đến các cơ quan khoa học quốc tế uy tín với lý lẽ nghiêm túc, xác đáng, nên việc in bản đồ có hình lưỡi bò như một sự công nhận hiển nhiên lãnh hải bịa đặt của Trung Quốc, do âm mưu nham hiểm của đế quốc Trung Cộng luồn bản đồ này vào các công trình khoa học, nay đã được thừa nhận là một việc sơ suất và sẽ được tạp chí khoa học uy tín Science xem xét sửa sai trong thời gian tới. Cùng với việc cơ quan Bản đồ quốc tế uy tín bậc nhất của Hoa Kỳ xóa bỏ lời ghi chú phi lý dưới hình quần đảo Hoàng Sa trong tấm bản đồ thế giới do họ công bố, vô tình xác nhận quần đảo này thuộc lãnh thổ Trung Quốc, đây lại là một thắng lợi lớn nữa của giới khoa học yêu nước chúng ta, nó cũng là bằng chứng cho thấy trí thức trong ngoài nước, bất phân chính kiến, luôn luôn sát vai nhau trong cuộc đấu tranh bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ lãnh hải Tổ quốc Việt Nam. Chỉ những kẻ khăng khăng bám riết lấy cái ghế lợi quyền ích kỷ của phe nhóm mình, bên nào cũng vậy, mới nặn ra đủ những chuyện “ý thức hệ”, “diễn biến” này khác, nhằm phá hoại công cuộc giao lưu hòa hợp dân tộc, một xu thế lịch sử rõ ràng ngày càng không thể cưỡng.

Để bạn đọc chia sẻ thông tin và đóng góp phần mình, dưới đây, ngoài bài viết của TS Lê Văn Út, BVN xin đăng nguyên lá thư phản đối của nhóm Nguyễn Hùng ở Úc châu gửi đến Ban Biên tập của 100 cơ quan thông tấn, báo chí về chuyện đường lưỡi bò kèm bản dịch ra tiếng Việt của Anh Hoàng, “Lời lưu ý” của tạp chí Science kèm bản dịch của nhóm Nguyễn Hùng, và một danh mục 100 địa chỉ các tạp chí khoa học trên thế giới mà lá thư của Nhóm Nguyễn Hùng đã gửi tới, cùng với một danh sách 81 người ký tên vào lá thư đó.

Tưởng nên lưu ý bạn đọc rằng trong danh sách đó có một nhân vật đặc biệt, một người bạn lớn của Việt Nam: nhà vật lý hàng đầu quốc tế, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp – Giáo sư Pièrre Darriulat.

Bauxite Việt Nam

——————

1. Tạp chí nổi tiếng Science sẽ không đăng bài báo có “đường lưỡi bò”

Sau khi nhận được sự phản đối quyết liệt của các học giả Việt về đường lưỡi bò phi pháp mà tác giả TQ đã sử dụng trong bài báo đăng các tạp chí quốc tế, cuối cùng thì tạp chí Science, một tạp chí hàng đầu trên thế giới có chỉ số trích dẫn (Impact factor) thuộc hàng cao nhất, đã phải ra một thông báo như sau:

 http://lh3.ggpht.com/-UbAbne37-3M/TokdTdjsf7I/AAAAAAAAF9A/Lx8oQKi6xiw/clip_image001%25255B7%25255D.jpg?imgmax=800

(đường dẫn: http://www.sciencemag.org/content/333/6051/1824.2.full, hay có thể xem trực tiếp file Science-2011–1824 luoi bo nếu không có bản quyền truy cập).

Cụ thể, từ kinh nghiệm bài báo [X. Peng, Science 333, 581 (2011)] có dính đường lưỡi bò phi pháp, nay tạp chí Science khẳng định “Science does not have a position with regard to jurisdictional claims in the area of water included in the map. We are reviewing our map acceptance procedures to ensure that in the future Science does not appear to endorse or take a position on territorial/jurisdictional disputes”.

Tạm dịch: “Tạp chí Science không có vai trò gì về các tuyên bố chủ quyền trong vùng biển được bao gồm trong bản đồ (đăng trong bài báo đã nêu – UVL). Chúng tôi đang kiểm tra lại quy trình nhận đăng các bài báo có liên quan đến bản đồ để bảo đảm trong tương lai tạp chí Science không ủng hộ hay không có vai trò gì trong các vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ”.

Như vậy sắp tới TQ sẽ không còn cơ hội nào lợi dụng các tạp chí khoa học để tuyên truyền với quốc tế về cái đường lưỡi bò phi pháp, vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Bởi lẽ, một khi một tạp chí hàng đầu như Science tuyên bố một cách khoa học và đúng đắn như thế thì các tạp chí khác cũng khó lòng mà làm khác (tức phản khoa học).

Đây là một thắng lợi to lớn của học giả Việt trong việc bảo vệ biển đảo thân yêu của Tổ quốc.

L.V.U. (ĐH Oulu, Phần Lan)

P/S: Xin chân thành cảm ơn những học giả Việt đã lên tiếng mạnh mẽ trong thời gian qua.

Nguồn: utvle.wordpress.com

2. Lá thư phản đối của các nhà khoa học người Việt gửi đến tạp chí Science

September 27, 2011

Dear Sir:

RE: Chinese maps incorrectly claiming most of the South China Sea as her territorial waters.

We are a group of academics and professionals from Vietnam or of Vietnamese heritage who live in various parts of the world. We wish to alert your publication to the cartographic legerdemain that academics and professionals from China have been using in the articles that they submit to publications with a worldwide audience, such as Journal of Geographical Sciences (August 2010), Nature (September 2010), Science (July 2011), Waste Management (August 2011), and Journal of Petroleum Science and Engineering (August 2011), to name just a few.

The legerdemain involves the depiction of disputed waters and islands in the South China Sea as belonging to China in maps illustrating their articles in tandem with the deletion of the claims of neighboring countries, namely Vietnam, Malaysia, Brunei, Indonesia, and the Philippines. This is part of a concerted effort by China to “authenticate” her territorial claims.

Please review the maps below to see how the sleight of hand is performed.

clip_image003 clip_image005


Figure ADoctored map of China: Countries of Southeast Asia

excluded and South China Sea included in a

11-dashed zone, aka the “cow tongue”

Figure B
True regional map of Southeast Asia showing

the “cow tongue” proximity to Southeast Asian

In the past few years, China has arbitrarily and unilaterally claimed virtually the whole South China Sea as her “historical waters.” This area of about 3,500,000km2, also referred to as the East Sea by Vietnam, encircles the Paracel and Spratly archipelagos and has been a subject of a territorial dispute among Vietnam, the Philippines, Malaysia, Brunei, Taiwan, and China. It is noted that China wrested control of the Paracels and some western islands of the Spratly Archipelago from Vietnam after bloody naval battles in 1974 and 1988.

China’s territorial claims to the hand-drawn, U-shaped, 11-dashed line zone in the doctored map (figure A) that these Chinese academics and professionals have inserted in their articles have neither scientific facts nor geographical information to certify their authenticity. They also defy the internationally recognized legal basis as set out in the United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS), which China ratified in 1982. The UNCLOS 200-mile Exclusive Economic Zone boundary lines of the East Sea are shown as blue dotted lines in figure B.

Inserting doctored maps of China that cover virtually the whole South China Sea in articles originating from Chinese institutions and destined for scientific and non-scientific journals worldwide is part of the Chinese government’s ploy. China is hoping that over time the frequent appearances of such maps in well-known publications and the absence of challenges from editors and readers will help establish de facto recognition of her claims over the disputed lands and waters.

In the interest of truth and integrity, we respectfully ask you to be on the alert and not lend the imprimatur of your prestigious publication to this unacceptable ploy.

Yours sincerely,

On behalf of signatories

Hung Nguyen, Sydney Australia

Email: hungthuoc@yahoo.com  

Bản dịch:  

Ngày 27 tháng 9 năm 2011

Đề mục: Về bản đồ sai trái của Trung Quốc, giành hầu như toàn bộ Biển Đông là vùng lãnh hài của nước này.

Kính thưa ông,

Chúng tôi là một số nhà khoa bảng và chuyên viên ở Việt Nam hay gốc Việt đang sống tại nhiều nơi trên thế giới. Chúng tôi xin cảnh báo với nhà xuất bản về trò bịp về bản đồ được những nhà khoa bảng và chuyên viên Trung Quốc sử dụng trong các bài báo gửi công bố trên các tạp chí có độc giả đông đảo trên khắp thế giới, như Science, Nature, Climate Change, Agricultural Water Management, Waste Management, đây chỉ nêu ra một vài thí dụ.

Trò bịp trên liên quan đến việc miêu tả trong các bản đồ minh hoạ cho bài báo của họ những vùng biển và đảo đang tranh chấp ở Biển Đông là thuộc Trung Quốc song song với việc loại bỏ tuyên bố chủ quyền của những quốc gia láng giềng như Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia, Philippines. Đây là một phần của một nỗ lực đầy tính toán của Trung Quốc để “hợp thức hóa” những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của họ.

Xin xem những bản đồ dưới đây để thấy cái trò lộn sòng này được thực hiện ra sao.

Trong vài năm qua, Trung Quốc đã áp đặt và đơn phương tuyên bố hầu như toàn bộ vùng Biển Đông là “vùng biển lịch sử” của Trung Quốc. Vùng biển này, diện tích khoảng 3.500.000km2, bao trùm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vẫn còn đang trong vòng tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan, và Trung Quốc. Xin lưu ý rằng Trung Quốc đã cướp giật quần đảo Hoàng Sa và một số đảo phía Tây Trường Sa của Việt Nam sau hai trận hải chiến đẫm máu năm 1974 và 1988.

Tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc được các nhà khoa bảng và chuyên viên Trung Quốc này được tuồn vào bản đồ nguỵ tạo vẽ tay có hình chữ U với 11 vạch, in trong bài báo của họ, không có chút dữ liệu khoa học hay thông tin địa lý nào để chứng thực cả. Họ cũng bất chấp cơ sở luật pháp được quốc tế thừa nhận, đưa ra trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mà Trung Quốc đã phê chuẩn. Ranh giới Vùng Đặc quyền Kinh tế 200 hải lý theo UNCLOS được thể hiện bằng đường chấm chấm màu xanh trong hình B.

Các bản đồ nguỵ tạo lãnh thổ Trung Quốc bao gồm hầu như toàn bộ Biển Đông trong các bài báo phát xuất từ các cơ quan nghiên cứu Trung Quốc nhắm vào các tạp chí khoa học và phi khoa học có tiếng trên thế giới là một trong những thủ đoạn của nhà nước Trung Quốc. Trung Quốc hy vọng với sự thường xuyên xuất hiện những bản đồ như thế trên các tạp chí nổi tiếng mà không bị Ban Biên tập và độc giả phê phán, sẽ giúp họ xác lập sự thừa nhận de facto [trên thực tế] tuyên bố chủ quyền của họ đối với những vùng đất và biển đang tranh chấp.

Trong tinh thần tôn trọng sự thật và sự trung thực, chúng tôi trân trọng đề nghị ông cảnh giác và không để cho tập san có uy tín của ông bị sử dụng cho thủ đoạn không thể chấp nhận được này.

Trân trọng,

Thay mặt những nguời ký tên

Hung Nguyen, Sydney Australia

Email: hungthuoc@yahoo.com



DANH SÁCH KÝ TÊN VÀO THƯ CẢNH BÁO


1 Hoang Tuy Ph.D., Professor, Institute of Mathematics, Hanoi Vietnam
2 Le Dang Doanh Ph.D., Central Institute of Economic Management, Hanoi Vietnam
3 Vu Gian Economics, former Consult. of Swiss. State.Sec. of Eco., Switzerland
4 Pham Xuan Yem Ph.D., Professor, University of Paris 6, France
5 Nguyen Dang Hung Ph.D., Professor , Liège, Belgium
6 Hoang Anh Tuan Kiet Ph.D., CEA, France
7 Trinh Khanh Tuoc Ph.D., New Zealand
8 Tran Ngoc Bich Ph.D. (Economics), CFP, E.A., USA
9 Nguyen Thuong Son Ph.D., Australia
10 Tran Mai Ph.D., Australia
11 Le Ta Cam Tu MSc. in nanoScience, NSC, Finland
12 Le Ngoc Ly Ph.D., Professor, USA
13 Tran Dinh Hoi Ph.D., Professor, Vietnam Academy for Water Resource, Vietnam
14 Bui Quang Hien Ph.D., National Research Council Canada, University Laval,Canada
15 Le Van Ut Ph.D., University of Oulu, Finland
16 Nguyen Dang Luong Ph.D., Aalto University, Finland
17 Nguyen Van Hieu Ph.D., Professor, Academy of Science and Technology, Vietnam
18 Phan Duy Hien Ph.D., Atomic Energy Agency, Vietnam
19 Cao Chi Ph.D., Professor, Atomic Energy Agency, Vietnam
20 Nguyen Trong Binh Ph.D., California, USA
21 Nguyen Ngoc Author – writer, Danang, Vietnam
22 Lam Quang Thiep Ph.D., Professor, Than Long University, Hai Noi, Vietnam
23 Phung Ho Hai Ph.D., Institute of Mathematics, Hanoi, Vietnam
24 Nguyen Van Tuan University of News South Wales, Sydney, Australia
25 Ha Duong Tuong Ph.D., Professor, University of Compiègne, France
26 Nguyen Anh Ky Ph.D., Professor, Institute of Physics, Hanoi, Vietnam
27 Tara T. Van Toai Ph.D., USA
28 Norman N. VanToai Ph.D., USA
29 Tran Minh Phuong M. Tech, Australia
30 Ngo The Hoanh M.Eng.Sc., P.Eng., Canada
31 Tran Ba Tuoc M. Com., Vietnam
32 Bui Viet Long B.E. Mech, Vietnam
33 Nguyen Van Xa M.E. Civil, USA
34 Nguyen Van Tu M.Com. (Econ.), New Zealand
35 Nguyen Quoc Lap Ph.D.,USA
36 Huynh Huu Han B.S. Tech (Food), USA
37 Duong Van Tuyet M.Com. (Econ.), USA
38 Bien Cong Danh M.E. Elect, New Zealand
39 Ngo Minh Triet P.E. Civil, USA
40 Nguyen Huu Kho Ph.D.(Chem Eng), P.E., USA
41 Truong Nham Ph.D, Australia
42 Truong Kim Ngoc B.E. Chem, USA
43 Le Ba Hong M.Sc, Australia
44 Ngo Tung Huynh B, Agr.Sc, Australia
45 Vu The Hung B.S. Comp., USA
46 Nguyen Danh Ngon P.E. Civil, USA
47 Nguyen Thi Mai Chi B.Com., USA
48 Nguyen Bich Lien B.A. Edu., USA
49 Dinh Mui B.A. Edu., Australia
50 Bui Sy Tuan Ph.D, MBA, MSCIS, USA
51 Tran Quang Duong B Technology (Food), M.A., New Zealand
52 Bui Thi Bich Chau M.A., USA
53 Nguyen Thien Nga B.S. Comp., New Zealand
54 Do Thi Nhung B.A. Edu., USA
55 Nguyen The Hung Ph.D., Professor, University of Danang, Vietnam
56 Nguyen Do Khanh Ph.D., Australia
57 Vuong Ngoc Diep M.Com.,Economics, USA
58 Vuong Thanh Truc B.A.Edu, USA
59 Pham Phan Long P.E, Chairman Viet Ecology Foundation, USA
60 Vu Quyet M.A.Edu., USA
61 Marie Dung Burns M.A. Edu., New Zealand
62 Le Thu Lieu B.E. Chem, New Zealand
63 Ngoc Bich Baecker MTA. CANDMED, Germany
64 Nguyen Van Hao M.E. Civil, Australia
65 Le Thi Tinh Tien M.Com, Economics, Australia
66 Nguyen Thi Mong Trinh B.A, New Zealand
67 Dang Ngoc Hung M.B.A, CPEng, Australia
68 Nguyen Huu The M.E. Mech., USA
69 Le Cong Hoai Vong M.Sc. Environment service, USA
70 Do Gia Tuyen B.E. Elect, Saudi Arabia
71 Le Quang Long B.E. Mech, New Zealand
72 Ngo Khoa Ba M.B.A., USA
73 Nguyen Hung B.E. Chem, Australia
74 Nguyen Manh Hung Ph.D., Professor, University Laval, Québec, Canada
75 Nguyen Hoai Tuong Msc, Vietnam
76 Chu Hao Ph.D., Professor, Vietnam Union of Sc&Tech ***, Hanoi Vietnam
77 Nguyen Trung Author, Writer, Former Amb***adorto Thailand, Hanoi Vietnam
78 Pierre Darriulat Ph.D., Professor, Institute of Physics, Hanoi Vietnam
79 Nguyen Ngoc Duyen Engineer, Australia
80 Vo Quy Ph.D., Professor, Vietnam National University, Hanoi Vietnam
81 Nguyen Minh Khanh Ph.D., Research ***ociate, Case Western Reverse University, USA
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 14/Oct/2011 lúc 6:58pm


Thêm Một Cuốn Sách Việt Tuyên Truyền Đường Lưỡi Bò Trung Quốc

(Nguyễn Duy Xuân )

Thứ tư, 27 Tháng 7 2011 07:22

Thêm Một Cuốn Sách Việt Tuyên Truyền Đường Lưỡi Bò Trung Quốc.


1. Theo thông tin phản ánh trên mạng, cuốn sách dạy tiếng Trung với tựa đề “Luyện kỹ năng đọc hiểu Tiếng Hoa” do Ngọc Huyên biên soạn, được Nhà xuất bản Thanh niên ấn hành, ở trang 274 có in hình bản đồ Trung Quốc với đường lưỡi bò liếm gần hết cả biển Đông.

Được biết, một cuốn sách muốn ra đời phải qua nhiều khâu kiểm duyệt. Chả nhẽ từ tác giả, người cấp phép cho đến nhà xuất bản lại “sơ suất” đến thế ư ?
.....

2. Trên Youtube đang lưu hành clip người Trung Quốc dạy cho trẻ tiểu học về Hoàng Sa, Trường Sa (http://www.youtube.com/watch?v=lmpagVeus0A&feature=player_embedded)

 Người ta đã nhồi sọ cho thế hệ trẻ về hai quần đảo không thuộc chủ quyền của họ, một sự tính toán lâu dài, thâm độc. Thế mà sách vở của ta, từ mẫu giáo cho đến lớp 12, kể cả sách đại lí, lịch sử, tịnh không có một bài học nào về hai quần đảo này của ông cha. Sao lại dạy “Đất quý, đất yêu” (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 84) của nước Ê-ti-ô-pi-a tận đẩu tận đâu bên châu Phi chứ không phải là Hoàng Sa hay Trường Sa mà ông cha đã đổ máu xương gìn giữ ?

......


3.Trả lời báo chí bên lề phiên họp khai mạc Quốc hội khóa XIII sáng21-7,ôngNguyễnMạnhCầm, nguyên Phó Thủ tướng đề xuất phải đưa Hoàng Sa,
Trường Sa vào chương trình dạy học phổ thông cho học sinh.

Ông Bộ trưởng bộ Giáo dục-Đào tạo có biết tin này không?

.....
.....



http://saohomsaomai.wordpress.com/2011/10/14/b%E1%BB%99-giao-d%E1%BB%A5c-vi%E1%BB%87t-c%E1%BB%99ng-d%E1%BA%A1y-d%C6%B0%E1%BB%9Dng-l%C6%B0%E1%BB%A1i-bo-hoang-satr%C6%B0%E1%BB%9Dng-sa-c%E1%BB%A7a-trung-c%E1%BB%99ng/








Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 14/Oct/2011 lúc 7:00pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 21/Oct/2011 lúc 5:08pm

Lạm dụng khoa học để hợp lý hóa đường lưỡi bò

Tuổi Trẻ – 22-10-2011


TTO - Bản đồ “đường lưỡi bò” (còn được biết đến là đường chữ U) là một bản đồ phi khoa học và phi lý. Khó biết bản đồ này có từ thời điểm nào, nhưng dữ liệu cho thấy nó xuất hiện từ năm 1947 trong tài liệu nội bộ của Trung Quốc.

Lạm%20dụng%20khoa%20học%20để%20hợp%20lý%20hóa%20đường%20lưỡi%20bò
Lạm dụng khoa học để hợp lý hóa đường lưỡi bò


Lúc đó bản đồ có 11 đường đứt đoạn bao trùm gần 90% vùng biển Đông Nam Á (kể cả Hoàng Sa và Trường Sa của chúng ta) mà Trung Quốc gọi là “South China Sea” và chúng ta gọi là Biển Đông. Sau này đường 11 đoạn biến thành 9 đoạn, và đến năm 2009, Trung Quốc cho lưu hành bản đồ 9 đoạn này trong các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc.

Ngày nay, chúng ta đề cập đến bản đồ này là “Đường lưỡi bò” (ĐLB). Nhưng bản đồ ĐLB hoàn toàn không có cơ sở khoa học, bởi vì không ai có thể định vị trên biển. Bản đồ ĐLB cũng hoàn toàn phi pháp, vì chẳng có cơ quan quốc tế nào công nhận. Tất cả các nước trong khối ASEAN cũng không công nhận bản đồ ĐLB.

Từ can thiệp của chính phủ…

Trong vài năm gần đây, bản đồ ĐLB xuất hiện trên một số tập san khoa học quốc tế. Sự xuất hiện này không phải ngẫu nhiên. Tập san Climatic Change của Mĩ mới công bố một bài báo khoa học của nhóm tác giả Xuemei Shao (thuộc Viện Khoa học Địa lí và Tài nghiên thiên nhiên, Trung Quốc), trong đó có bản đồ ĐLB. Một số nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài viết thư chỉ ra rằng bản đồ đó sai, không có cơ sở khoa học. Theo thông lệ, Tổng biên tập của tập san Climatic Change (Michael Oppenheimer) gửi thư phản đối của nhóm nhà khoa học VN cho tác giả. Tác giả Xuemei Shao trả lời như sau (tạm dịch):

“Chúng tôi sẽ không sửa biểu đồ đó. Bản đồ nhỏ mà chúng tôi chèn trong biểu đồ 6 là do yêu cầu của Chính phủ Trung Quốc. Xin ông báo cho Tiến sĩ Bùi Quang Hiển liên lạc với Chính phủ Trung Quốc, chứ không phải cá nhân, về vấn đề này”.

Chúng ta hãy tạm bỏ qua ngôn ngữ phi khoa học đó, mà hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu trả lời trên là gì.

Thứ nhất lá thư trên là một thú nhận rằng nhóm tác giả mà Shao đứng đầu làm theo lệnh của Chính phủ Trung Quốc. Thật ra, điều này không phải là một phát hiện gì mới, vì đã được biết đến từ lâu. Theo một nguồn tin đáng tin cậy, năm 2007 Trung Quốc ra quy định là tất cả bản đồ Trung Quốc phải có ĐLB. Nhưng đây là lần đầu tiên chúng ta có bằng chứng cụ thể qua thú nhận của một Giáo sư Trung Quốc rằng có sự can thiệp của Chính phủ Trung Quốc vào việc quảng bá ĐLB trên các tập san khoa học quốc tế.

Thứ hai, qua giọng văn “nên liên lạc với Chính phủ Trung Quốc”, chúng ta thấy rằng Shao không có lí lẽ khoa học. Bởi vì không có lí lẽ khoa học, nên ông “đá bóng” sang chính quyền.

... đến lạm dụng khoa học

Mấy năm gần đây, giới khoa học Việt Nam ở nước ngoài phát hiện một số (nếu không muốn nói là nhiều) bài báo khoa học của các tác giả Trung Quốc có đăng bản đồ ĐLB. Chúng ta còn nhớ trước đây, tập san Waste Management có đăng bài báo của nhóm tác giả Tai trong đó có ĐLB. Các bạn ở Pháp phát hiện và lập tức viết thư cho Tổng biên tập để phản đối bản đồ phi khoa học và phi pháp này. Tôi và một số bạn cũng có thư phản đối. Những phản đối của chúng tôi cũng gây ra vài tác động tích cực, nhưng thành thật mà nói là chúng ta cũng chỉ “chữa cháy” chứ chưa chủ động diệt cái bản đồ phi lí đó.

Đó không phải là bài báo duy nhất có in bản đồ ĐLB. Gần đây, các nhà khoa học VN ở nước ngoài phát hiện một loạt bài báo khoa học có in bản đồ ĐLB. Những bài báo này được đăng trên các tập san như Climatic Change, và gần đây nhất là Science. Science là một tập san khoa học thuộc vào hàng danh giá nhất trên thế giới, nên tác động của những bài báo trên Science là rất lớn. Bài báo của Peng [1] là một bài tổng quan (review) về lịch sử dân số Trung Quốc, nhưng tác giả (lợi dụng?) chèn vào bản đồ ĐLB, mà nếu chỉ đọc sơ qua cũng khó phát hiện.

Đó là một hành vi khó chấp nhận được và phi khoa học. Phi khoa học là vì bản đồ ĐLB hoàn toàn không có cơ sở khoa học (làm sao định vị trên nước biển?), phi pháp vì chẳng có cơ quan quốc tế nào công nhận. Công bố bản đồ ĐLB do đó là một vi phạm đạo đức khoa học.


NGUYỄN VĂN TUẤN


Tham khảo thêm :

>> Google Maps cần gỡ bỏ “đường lưỡi bò”
>> Tạp chí Science sẽ không đăng bài viết có “đường lưỡi bò”


http://vn.news.yahoo.com/l%E1%BA%A1m-d%E1%BB%A5ng-khoa-h%E1%BB%8Dc-%C4%91%E1%BB%83-h%E1%BB%A3p-l%C3%BD-h%C3%B3a-035400710.html




mk
IP IP Logged
Trang  of 3 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.195 seconds.