Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn
Message Icon Chủ đề: TUỔI THƠ NHỌC NHẰN Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 14 phần sau >>
Người gởi Nội dung
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 11/Sep/2011 lúc 3:55am

Lần đầu tiên trong đời được tiếp xúc với tầng lớp trên tôi mà không một rào chắn nào ngăn cách, được nể quý của các bạn ở lứa tuổi mình. Tôi nghĩ Sự học đã  cho tôi được như vậy, biết ơn Cha Mẹ Thầy Cô vô cùng !

 

Chiều hôm đó sau khi ăn cơm xong anh Kim chở tôi về, xe ngừng lại ở đầu hẻm thiên hạ đổ xô ra xem như ngày hội ấp, mọi người thật bất ngờ, khi thấy Hai ống chân móc cời của tôi dính vào đôi dép Nhật Bổn, chậm rãi bước xuống xe tay ôm bịch đồ mới, như nhân vật trong Chánh Phủ đi họp ở Nội Các về, Bác Tám Thợ Mộc thương tôi nhất xóm chạy ra hỏi thăm không kịp trả lời, mấy thằng bạn nhìn thấy lát mắt luôn.

 

Thấp nhang cám ơn Trời Phật, Ông Bà đã dung ruổi cho tôi được ngày hôm nay, suốt đêm ấy trằn trọc không ngủ, hốn vía bay tận đâu đâu, tôi nghĩ nếu ba còn sống và má ở nhà chắc vui lắm !

 

Bác Gái, Bà Cò Huề biểu tôi gọi thế  một hôm gọi lại khen , các em con học hành có tiến bộ, Bác cám ơn con vô cùng, thứ bậc hằng tháng tụi nó đã lên cao, thấy chưa tôi là “ Giáo Viên Dạy Giỏi “ mà !

Chiều chiều Ông Cò Huề thường cho Anh Kim lái chiếc xe Traction màu đen chở tụi tôi đi chơi có khi Lăng Hoàng Gia, lúc Vườn Bông nhà mồ Ông Đốc Phủ Hải.

Cô bé Hoa nhỏng nhẻo giàn trời mây, đòi này đòi nọ đủ thứ, không biết ai biểu thế nào mà đòi nuôi vịt, Ông Cò cho Lính làm cái chuồng vịt thật to phía sau sân đánh bóng chuyền, đối diện với trường Nữ Công Gia Chánh

Cô ta chỉ thích nuôi vịt màu trắng, mà trên đầu phải có chùm lông dựng cao lên như đội mảo, Anh Kim bực mình không chịu nổi, phải lên miệt Bình Công , ra ngoài Tân Trung, xuống Bình Ân vô cả Biển Tân Thành tìm những bầy vịt chạy đồng, hoặc mấy đám vịt nuôi nhà, chạy cả tuần tốn mấy trăm lít xăng anh Kim nói vậy, chỉ kiếm được 5- 6 con

Cô Hoa đặt tên vịt như tên người, Công Chúa Bạch Tuyết, Công Chúa ngủ trong rừng, con vịt thường đứng ngủ một chân được ban tên Cô Bé Quàng Khăn … gì gì đó! Thiệt là kỳ hết sức.

Phải thôi đâu mỗi buổi đi học khi trống báo đến giờ ra chơi, không chịu chạy chơi cùng chúng bạn, đến bên hàng rào chu miệng ra gọi bầy vịt  kia … kia … kia, mê vịt quá mức hỏng chịu nổi! tôi bảo với mấy thằng bạn con nhỏ ấy tên là Công Tằng Tôn Nữ giữ Vịt.

 

Cuộc sống phong lưu của tôi gần tròn năm học lớp Nhất, thì Ông Cò Huề đổi qua Bến Tre. Ông Cò Huề cao lớn da trắng đẹp như Tây hiền hậu, ôm tôi vào lòng khuyên ở lại cố gắng học để có tương lai, Bác gái thì dặn dò dạy bảo lung tung, hai đứa “ học trò “ tôi thì quấn quít líu lo đầu óc đâu mà nghe tụi nó nói gì.

Đứng trước đồn Hiến Binh nhìn chiếc xe nhà binh cuối cùng chở vật dụng quẹo qua nhà Đốc Phủ Hải, nước mắt chảy ròng ròng, tôi bị phá sản như nàng Công Chúa Lọ Lem khi hai con ngựa Thần rùng mình trở về kiếp chuột.

 

Cao Thệ

IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 12/Sep/2011 lúc 8:07pm

SOI ẾCH

 

Mùa mưa đã bắt đầu, buổi chiều ngồi bên của sổ nhìn mấy hàng cây Bắp Tây ( đậu bắp ) tôi trồng lả lơi với gió khoe những bông hoa vàng tươi, nhìn  mưa buồn đến thúi ruột, nghe rỏ tiếng thá ví của người thợ cày đám ruộng sau nhà, thằng Bình  nhảy hàng rào qua hỏi

       “ Tối nay ăn cháo Cốc không, chuẩn bị đèn dầu đi “

May quá tôi còn cây đèn soi nhái hồi năm rồi, mua bên Bác Tư Búp đèn soi nhái được làm bằng lon sửa bò trong giống cái ấm nước, nhưng cái vòi thật dài đầu vòi được quấn vẻ nhét vào làm tim, mua dầu lửa châm đầy bình, tìm cái giỏ nữa là xong.

Trời vừa tối đã nghe ngắc … ngan vang rền trước nhà, Vạt Sành kêu tỉ tê trong bụi. Ngắc ngan là tiếng kêu  gọi tình của đám nhái bầu , thân bằng ngón tay út mà thấy bạn gái là bụng phùng to như trống kêu ngắc … ngan vang trời đất.

Lâu lâu xen vào quệch ... quệch …quệch của con ếch bà từ đâu vọng lại

Từ nhà tôi vào nhà Anh Chín Đức ểnh ương kêu uên … oan, uên … oan như giặc dậy. Đến nơi Chín Đức bảo chỉ bắt cá, nhái, ếch, cốc tuyệt đối không được bắt trộm gà vịt, nghe huấn lệnh của đồng chí tổng bí thư xong cả bọn ra đi.

 

Tôi với thằng Bình một cặp, ngọn đèn tôi đã chuẩn bị kỹ càng thế mà ngọn lửa vẫn phập phù, ra khỏi căn cứ nghe quệch ... quệch hướng nào thì lần theo hướng đó, do không có máy định vị nên chẳng biết đến đâu, tiếng ếch dẫn chúng tôi đi biệt mù san dã !

Chợt trông thấy bốn chấm đỏ ao nằm im sát bờ móng tôi rọi đèn về hướng ấy thằng Bình nhanh tay chụp được con ếch chản bành ky, con ếch đực tý hon nằm trên lưng cũng bị nó tóm gọn thật tái tình! Định thần nhìn lại thì cách miếng ruộng là Ao Ông Hộ, trước mặt xa xa là nhà máy xay lúa, chúng tôi men theo bờ móng đi về, thằng Bình ba đời chăn trâu ma quỷ gặp nó phải tránh, trâu là linh vật ngày xưa Ông Thái Thượng Lão Quân ở trên Nam Tào, Bắc Đẩu gì đó,  xếp xòng các vị Tiên ở trên trời cỡi chứ phải chơi đâu, thằng Bình khoe ba nó nói vậy, trời mà biết trúng trật thế nào ! Còn tôi nghĩ chăn trâu nhiều lắm giống như mấy chú tài xế lái xe đò giỏi lắm chỉ là tài xế lái máy cày thời bây giờ chứ oai phong gì đâu mà nó nổ như đạn cối. Nói gì thì nói chứ thấy nó đi vào mấy chòm mã bắt ếch đi theo nó mà tay chân tôi nổi da gà, cứ lo sợ nghe lành lạnh sống lưng.

Đứng trên chòm mã lờ mờ nhìn đám ruộng đang ngậm Đồng Đồng của Bác Tư Xung chạy dọc theo con đường Hộ Mưu dẫn qua Nhà Thờ mà thấy ham, đặc biệt mùa vụ nào cũng cấy trước các ruộng của người ta do lấy nước xã nước rất tiện. Bác Tư Xung làm ruộng thiện chiến năm nào cũng trúng mùa. Dân làm ruộng đi trên đường nhìn thấy những nhánh lúa dài sọc nặng trỉu hạt phát mê.

Thằng Bình phát hiện dọc theo bờ móng ruộng cắm nhóc cấn câu, chỉ có thằng Muối, thằng Mặn con Bác Tư chứ ai vào đây, Bình bảo thổi tắt đèn nhanh lên cho nó làm việc. Nghĩ đến Muối, Mặn hiền lành chất phát như Bác Tư chí thú làm việc ăn học tôi sượng lại, Bình hối nhanh lên, thôi thì …

Trời đất tối om om, chòm mã nầy rất nhiều cây gai chùm lé đụng đến nó thì nhức thấu xương hôm sau nung mũ tức thì, vừa sợ ma vừa sợ gai, lần từng bước trong sự hối thúc của nó, tôi chọn chổ  ngồi yên nhưng mấy con Bù Mắc chẳng cho yên, bu hai bắp giò cần cổ, bản mặt tôi nó cũng chẳng tha.

Bình đi một vòng thăm câu trộm chỉ gở được một con cá Rô nhỏ xíu lận lưng quần, nó còn bảo mồi câu cắm phải là nhái bù tọt chứ ai lại cắm mồi tép bao giờ, cá sặt rỉa một hồi là hết đạn, cái điệu này không phải tụi thằng Muối thằng Mặn đâu, tôi thở phào nhẹ nhỏm rồi hai thằng theo bờ móng lần ra cống.

Cống này nước chảy qua rạch nhà Ông Ba Nghi, thọt chân xuống nước tôi phát hiện ra cái Đuôi Chuột nguỵ trang nằm nép mình bên miệng cống, tôi dở bỏ mấy nhánh Lức cắm rất khéo che bên trên nhè nhẹ dở lên , tép nhảy rào rào, kinh nghiệm cho tôi biết dở Đuôi Chuột mà nghe tôm tép bún rào rào như giặc dậy là chúng nó chỉ có mấy thằng, tôi đặt trở lại lội xuống cống rửa giò cùng thằng Bình lên đường về chiến khu.

 

Cao Thệ

IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 13/Sep/2011 lúc 8:34pm

Đứng trước cổng đã nghe tiếng nói cười, la lối om xòm, thấp đèn thấp đuốc  sáng choang như đám Anh Hùng Lương Sơn Bạc tụ tập làm trâu bò ăn mừng chiến thắng. Vào đến nhà bọn chúng ào đến kiểm kê, như mấy cha kiểm kê đám tư sản 75, thằng Bình thì giữ giỏ như gái giữ trinh bị chúng nó rượt đuổi chạy lòng vòng căn nhà, thật là dậy sóc Bom Bo.

Đồng chí Chín Đức hỏi :

- “ Tụi bây biết giờ này là mấy giờ không? Bà Bảy Gạo chưởi thì chết hết cả lủ ! ”

Thằng Bình đặt giỏ xuống lôi con Ếch Bà ra tụi nó trố mắt nhìn, kính nể

Không biết hôm nay lạc loài đâu thằng Mu Rích, Tây chánh hiệu con nai vàng! Nhà nó ở xóm Cầu Huyện Trong nhưng quây mặt nhìn về Tịnh Xá muốn lên Cầu Huyện đường xá xa xôi nên ít chơi chung.

Thằng Mu Rích tụi tôi phong cho nó biệt danh là Bá Lý Tây, vì người lớn nói nó là đệ tử ruột của Bá Lý Hề ai có biết Bá Lý Hề là cha nội nào, chỉ nghe nói nghề nào cũng phải có Tổ, như Tổ hát cải lương, Tổ thợ mộc, Tổ chăn trâu, Tổ chăn dê, Tổ tôm …. gì đó.

Ông Bá Lý Hề được phong là Tổ Chăn Dê, nó chăn dê mà là Tây lai Việt nên tụi tôi phong cho tước hiệu là Bá Lý Tây. Bá Lý Tây có thằng em khác cha tên là Louis, tụi tôi phong thêm chức Đệ Nhị vì Louis Đệ Nhất là ba của nó.

Ông Ba là ông Ngoại của hai vị Tây đáng kính, chỉ có một mắt đi đâu cũng giới thiệu nó là giòng dõi của Vua Louis XVI bên Pháp, nói sao hay vậy ai biết đúng sai thế nào !

Ông Ba Dê luôn luôn cười hề hề, có đứa con gái thích hàng ngoại, sống trên Sài Gòn, lâu lâu bồng một thằng Tây con về gởi ba má nuôi. Bá Lý Tây và Louis Đệ Nhị tánh tình thật dể thương, suốt ngày cằm roi theo bầy dê trên 50 con đi hết khu đất này đến khu đất nọ, dê nó phá làng phá xóm hơn cả tụi tôi, cái Miếu Bà trong Ruộng Vàng cao như Tháp Ba Ben, mà bọn chúng leo đứng trên nóc kêu be… he khoe chiến công vang trời đất, Tịnh Xá mà chúng còn nhảy lên Bàn thờ ăn cắp chuối, bái phục luôn. Cây Lưỡi Long gai tua tủa dài sọc le lưỡi liếm một cái nhai ngon lành, gai xương rồng cứng ngắt, mủ xương rồng độc hết biết nó ăn như mình ăn gỏi. thấy mà ớn xương sống. Anh em thằng Mu Rích da trắng như trứng gà bốc, theo lũ dê riết giờ thành hai thằng Ma Róc đen xì, nhìn óng ánh những sợi lông vàng tươi trên hai cánh tay và chiếc mũi nhọn hoắt mới biết nó là Tây, ông Tây gì mà chử A cũng hỏng biết !

Bác Hai Oai chết, Bác Hai gái với chị Tư Mầu, mở lớp dạy học, học sinh ngồi chung quanh cái trản xê. Louis Đệ Nhị đến trường học thọ giáo Bà Hai Trầu được mấy tháng cầm bằng tốt nghiệp trên tay về nhà giữ dê còn Mu Rích không thấy đến trường.

Cái lũ Dê phá nhà ấy, đi đến đâu người ta mắng vốn đến đó báo hại hai anh em nó bị Bà Ba đánh hoài vì tội ham chơi.

Sau 75 đạp xe lộc cộc tình cờ tôi gặp hai anh em nó ở Ngã Tư Hàng Xanh, bên Thị Nghè, áo quần bảnh bao chờ chuyến bay đi Pháp

Trường hợp của  Mu Rích và Louis Đệ Nhị nghĩ đến Cụ Nguyễn Du siêu thật

Bắt phong trần, phải phong trần…

Rồi sao giũ sạch nợ nần … về Tây ( Câu này của tui ăn ké vào)

 

Làm thịt Cốc nguy hiểm vô cùng, chết như chơi, Gan Công Mật Cốc mà, tụi tui ngồi nói dóc, đánh bài, chỉ một mình anh Chín Đức làm, tối hôm đó chúng tôi chỉ ăn cháo đậu xanh thịt Cóc bầm, nhái ếch ngày mai bán lấy tiền gây quỷ nấu chè, tất cả các thành viên nhất trí cao.

Trời cứ mưa lâm râm mãi gần hai giờ sáng chúng tôi mới về đến nhà. Khuya quá Thằng Long, thằng Bình chui vào giường ngủ tôi, ba thằng đánh một giấc tới sáng.

 

Cao Thệ



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 13/Sep/2011 lúc 8:43pm
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 14/Sep/2011 lúc 5:33pm

ĐỒNG SƠN

 

Thi tiểu học xong, mấy chị tôi nói nhà mình nghèo, em theo học chử nghĩa thế này tiền bạc đâu mà ăn học, kiếm một nghề để phòng thân sau này nuôi vợ nuôi con, bây giờ có hai hướng:

1-    Theo Chú Tám Cây học hớt tóc, tiệm Chú Tám ở ngay tại cống Cầu Huyện mình

2-     Lên Hoà Đồng theo Cậu Chín học thợ Bạc

Tôi chẳng chịu đề nghị nào của các chị, Trường Học Nghề Gò Công nằm trong khuôn viên Trường Tiểu Học Gò Công, mỗi giờ ra chơi tôi thường đến xem mấy anh học thợ Rèn, thợ Mộc và thợ Nguội tôi muốn học nghề ở đây, mấy chị chẳng biết gì cũng bằng lòng.

 

Thế là mấy thằng bạn học lớp Nhất với tôi nó học đêm học ngày chuẩn bị thi vào Trường Trung Học, tôi cột của nhà lại leo lên xe đò đi thăm anh chị tôi trên Đồng Sơn.

 

Bình Phú Đông, Đồng Sơn cách Cầu Huyện không bao xa, nhưng với tôi thì biệt mù san dả. Từ thuở giờ chưa đặt chân đến, các cháu mới biết mặt cậu, nên ngở ngàng xa lạ, đám em chồng của chị tôi da thịt đen thui, tóc tai vàng ché, áo quần dơ dáy vá lung tung, đứa núp gốc cột, đứa núp vào cánh cửa nhìn tôi dò xét nói nho nhỏ với nhau, như là tôi từ trên cung trăng vừa đáp xuống.

Sáng sớm vừa mở mắt ra đã ăn cơm trưa rồi, ăn xong anh tôi rủ

-         Đi ra đây tao kiếm mấy con cá trê chiều nay chiên nước mắn gừng

Anh đi thẳng ra đóng rơm dùng dao phay đào lên mấy con trùng hổ.

Tôi xách giỏ lon ton theo sau đi qua mấy bờ ruộng, anh ngồi xuống nhìn dưới nước xem bọt, móc trùng vào lưỡi câu chừa một đầu trùng huơ qua huơ lại, anh bảo tôi

-         Cậu xuống quậy cho bùn nổi lên

Anh thả luỡi câu xuống, chưa được bao lâu phao động đậy, chờ cho phao chạy băng băng trên nước anh giựt cần câu, con cá trê đen thùi mập ú quẩy đuôi lung tung trên trời, đầu cần câu quặt lên quặt xuống, tôi khoái chí vổ tay reo hò.

Độ một tiếng đồng hồ thì anh nói thôi về.

Cái thú của người nông dân khác xa với thành thị, các chú các anh ở đây thời gian rảnh thì hú nhau uống rượu, đánh bài, mấy thằng nhỏ cở tuổi tôi thì giữa trâu, cắt cỏ, lúc rảnh rổi thì chơi cò chập, đánh đủa, bùn hột me y như đám con gái ở xóm tôi. Cuộc sống bình dị giản đơn như nắng gió trên  ruộng đồng gắng liền hoà quyện vào nhau muôn thuở !

Em trai của anh rể ngang tuổi tôi, không được đi học chỉ biết đồng ruộng và bầy trâu. Nhà Bác có cái ao thật lớn lủ chúng tôi trầm nghịch tối ngày chẳng ai rầy la thật lạ lùng.

Tám Lai, Chín Biếu dạy tôi lắm điều, trong đó tôi khoái nhất là nắn đất  làm trái nổi và thi nhau xem ai thắng thua, đứa thua thì phải chung độ, tuỳ theo giao ước thua chung 20 hột me, hoặc 10 sợi thung. Làm trái nổi cũng là một nghệ thuật, chúng tôi móc đất sét, nắn thành hình nửa trái banh đánh Tenis lấy hai nữa úp vào nhau, hàn hai nữa thành một khối tròn đem thả xuống nước  nó nổi lềnh bềnh thật là ngộ, mấy đứa em của anh tôi thường thua độ tôi hoài, chúng nó bảo tôi có Bà độ, bà nào mà độ cho tôi chỉ vì tôi nghiệm thấy mấy trái nổi tôi vừa thả xuống nước, tức thì nó rã ra , có trái xà xà dưới mặt nước rồi chìm nghiểm, dân Đồng Sơn khoái chí

Tôi móc đất sét xong vo tròn lại chọi xuống đất cho bẹp ra khi đất vừa dẻo tôi lấy cây nện, các bạn cho tôi làm chuyện nhảm nhí, khi hình thành trái nổi rồi tôi lấy nước thoa đều đến khi vỏ thật bóng, nhờ làm thế mà xuống nước trái nổi của tôi dai sức hơn nổi lâu hơn các bạn

 

Thế là chúng tôi thân nhau, mùa này ruộng đa phần đả lên đồng đồng nên phải dẩn trâu cho ăn cỏ trên đường làng hoặc tìm bải đất trống , chúng tôi thường đi vào Ao Ông Cúc, khuôn viên rất rộng cỏ xanh rờn, có cây điệp bự chản bành ky, ngồi dưới bóng cây chơi đủ trò, đánh đáo, tạc hình v.v…

 

Điểm đặc biệt Đồng Sơn con nít, người lớn đều đánh bài, đá gà xóm Đồng Thạnh tuốt trong  Mã Ông Bối như một Cù Lao nằm giữa bốn bề ruộng, lính tráng đi vào bị chủ sòng phát hiện giải tán liền, biết bao gia đình tán gia bại sản nhưng không dẹp được

Ở Đồng Sơn, có di tích Mã Ông Bối rộng thênh thang kiến trúc chạm trổ rất tinh xão, hàng rào khu vực nghĩa trang hoa văn rất đẹp, nghe nói dòng dõi của Bà Tám Huê, Chín Đào trên nhà Lớn

 

Tôi ở chơi gần tháng, chị tôi bảo phải về đi học, chia tay bùi ngùi, bịn rịn hò hẹn lung tung.

 

Cao Thệ
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 15/Sep/2011 lúc 9:13pm

TRƯỜNG HỌC NGHỀ

 

Tôi xin được vào Trường Học Nghề, thuở đó học nghề là một hiện tượng lạ nên các bạn hỏi vì sao tôi lập lại  y chan câu nói của Má tôi mà chẳng trả lời

 

-         “ Dẩu cho ruộng đất bề bề “

“ Cũng không bằng có một nghề trong tay”

 

Thế là hết hỏi, Má tôi siêu thiệt !

Trường học nghề học sinh gồm toàn các anh lớn tuổi, nhiều anh học đến hai ba năm mà chưa chịu ra trường,  có vị để vợ con ở nhà cấp sách đi học, già háp như  tôi mấy ổng cho là con nít ranh. Thiệt là quá đáng !

Điểm đặc biệt là các anh ở Hoà Đồng, Thạnh Nhật, Thạnh Trị, Bình Ân sỉ số áp đảo, Long Thuận số học sinh rất khiêm nhường đếm trên đầu ngón tay.

 

Học nghề lơ mơ là chết như chơi, dập tay chảy máu, phồng tay, phồng giò là chuyện thường ngày ở huyện.

Trường có ba ban, học sinh thay phiên nhau học 3 ban trong 1 năm học.

 

-         Ban Nguội, Giáo viên phụ trách, kiêm Hiệu Trưởng : Thầy Tình

-         Ban Rèn, Giáo viên phụ trách : Thầy Nhãn

-         Ban Mộc, Giáo viên phụ trách : Thầy Hiện

 

Cho có ý kiến ở chổ này

Suốt một năm học, vì là trường Học Nghề, chương trình học gồm :

1-    Lý Thuyết nghề

2-    Thực hành nghề ở Xưởng

3-    Vẽ Kỹ Nghệ Họa

Khi thi vào Đệ Thất Trường Kỹ Thuật học sinh thi các môn như sau:

1-    Toán

2-    Văn

3-    Lịch sử, Địa Lý

Học hành, thi cử  không đồng bộ, cho nên tỷ lệ thi đậu không cao

( thời tôi, Trường Học Nghề Gò Công đi thi 50 trò đậu 5, trên tổng số thi gần 4000 học sinh như vậy là quá đạt )

 

Những nhà giáo dục nghành học Kỹ Thuật muốn vậy ?

Trong  lúc Mỹ cởi Hoả Tiển lên trời đá đít Hậu Nghệ, ve vản Chị Hằng

Dưới đất Nhật Bản, Tokaido Shinkansen sãn xuất xe lửa chạy 300 - 400 km/ giờ.

Tại Gò Công trong quyển Gò Công xưa và nay của Tác Giả Huỳnh Minh xuất bản năm 1969 nền kỹ nghệ “ Toàn tỉnh có trên 30 nhà máy xay lúa, máy cưa xẻ gổ được 6 cái… lò ấp vịt, hảng nước đá, cà rem cây … “

Toàn là Kỹ Nghệ … Trời ơi !!!

 

Ở Việt Nam trường Bách Khoa Phú Thọ, nghành học Kỹ Thuật lèo tèo mấy que, Tốt nghiệp Thầy không ra thầy, thợ không ra thợ, chử thời đó gọi rất kêu là “ Đốc Công” ! ra trường hôm trước hôm sau lính gọi. Thua !

 

Ngoài xã hội, học sinh phổ thông cũng chê học sinh kỹ thuật

Trường PéTrus Ký thì bắt bồ với Gia Long

Trường Võ Trường Toản cặp đôi với Trương Vương

Ông Chu Văn An, Ông Nguyễn Trãi  song hành với Cụ Lê Văn Duyệt, sau này Ông Nguyễn Trãi dời về Quận Tư thì Ông Chu Văn An độc chiếm.

 

Trường Nông Lâm Súc trước ở đường Mạc Đỉnh Chi, mấy con chim Tu Hú học sinh mặc áo màu nâu chịu không nổi, Trường phải chuyển ra tuốt Lâm Đồng ?

 

Mặc quần áo màu xanh nước biển đi ngang qua mấy áo dài, các chị bịt mũi, liếc xéo, thật là buồn. Đám học sinh kỹ thuật chúng tôi le que có mầy thằng, bị bọn áo trắng ăn hiếp quá tay. Sau này có trường Kỹ Thuật Don Bosco của Quý Cha bên Gò Vấp, nhưng mấy cụ giáo sĩ này ở ngoài rìa Thành Phố, rốt cuộc chỉ có chúng tôi tả xung hữu đột với nạn kỳ thị học kỹ thuật.

Cao Thệ

IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 17/Sep/2011 lúc 8:58pm

Kỹ nghệ Việt Nam vào thời 1965 nổi trội là Vikyno nhưng cũng chỉ lấp ráp hàng máy nổ cho Nhật,

Xe La DaLat chủ yếu nhập những cơ phận chính, như bộ phận máy, hệ thống tay lái, bộ nhún, bộ thắng, v.v…của  Hảng Cetroen - Pháp còn lại như giàn đồng, hệ thống đèn, kèn, ghế niệm làm thủ công Việt Nam ráp lại mà thành, tỷ lệ hàng ngoại 75/25. Nhưng cũng nổi đình nổi đám, xuất khẩu lung tung, trong khi Đại Hàn chưa có gì hết

Còn máy bay PL1, PL2 của Nguyễn đại ca thì  biết rồi khỏi phải nói, không có gì là của Việt Nam kể cả mấy cục gổ chận bánh máy bay đậu !

Nghành sửa chửa đình đám nhất, mang nhiều ngoại tệ nhất là Air Việt Nam  kiểm kỳ, tổng kiểm các loại máy bay chuyên chở dân sự DC 3, 4, 5, 6 một số cơ phận máy bay DC7 ( Sud Aviation Caravelle - Pháp), DC8 ( Boeing 727 -  hảng Boeing - Airplane – Company. Mỹ ) của hảng và thỉnh thoảng change hoặc sửa chửa đột xuất máy bay Cathay Pacific Air phụ trách chở gạo rau cho miền Trung, mấy miếng chả điều khiển cánh quạt phi cơ trực thăng của Mỹ, v.v…

 

Kỹ Nghệ Việt Nam chỉ sửa chửa và lấp ráp hàng cho người ta, chứ không biết sáng chế.

 

Mỹ mỡ rộng Toà Đại Sứ, đổi lấy Trường Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ trả cho miếng đất tam giác Lý Thái Tổ, Hùng Vương, Pétrus Ký, cộng với 5 triệu đô để xây trường Đại Học Kỹ Thuật lớn nhất Đông Nam Á.

Đất đai được rào bằng lưới B40 thẳng tấp. Đả có bản vẻ xây dựng, xa bàn đem trình diển khắp nơi, chờ ngày lành tháng tốt. Đùng một cái năm Mậu Thân 1968 dưới danh hiệu “ Người cày có ruộng, Thương phế binh có nhà ”  Cái Ông Rô gì đó cắt lưới B40 vào chiếm đất cất nhà, thế là hoàn thành làng Học Đại ! trước ngày khởi công đúng 1 năm !

 

Mất nhà mất đất, Trường Nguyễn Trường Tộ chờ giải quyết, Nha Kỹ Thuật Học Vụ giao cho miếng đất căn cứ của Mỹ ở Thủ Đức mênh mong , Hiệu Trưởng  không nhận, Trường Việt Đức học ké ở Trường Kỹ Thuật Cao Thắng nhận hiện nay là Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật.

 

Tiền bồi hoàn 5 triệu Mỹ kim, trên đường di chuyển dính ở đâu đó 1 số không ?! khi về đến Trường Nguyễn Trường Tộ còn 500.000 đô, ghét không thèm nhận. Thế là giận lẫy xẩy cùi !

Tội nghiệp cho Trường Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ  đất thì bị Thương Phế Binh thôn tính, lở dọn về ở đậu trong kẹt của Nha Kỹ Thuật Học Vụ đối diện với Đài Phát Thanh Sài Gòn, chờ về nhà mới cho đến tận bây giờ.

 

Tất cả các Trường Kỹ Thuật tại Việt Nam  máy móc học sinh thực tập cũ kỹ lem nhem luôn luôn thua xa với hảng xưởng sản xuất bên ngoài, học cái gì ?. Tóm lại nền học Kỹ Thuật của Việt Nam chỉ phục vụ cho việc lấp ráp và sửa chửa. Bao giờ phát triển đây ?

 

Sau năm 75 trường tôi dạy 3 ca, ca 3 học từ 10 giờ tối đến 6 giờ sáng hôm sau, thật là ráo riết tung vào đời những ông thợ trời ơi, gánh nặng của hảng xưởng, tôi sẽ nói sau

 

Cao Thệ

IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 19/Sep/2011 lúc 5:34am

Trở lại việc học của tôi ở Trường Học Nghề, Ban đầu tiên tôi học là Ban Mộc, Thầy Giáo Hiện phụ trách, Thầy rất thương học trò, chăm chỉ, dạy giỏi, rất bình dân, nhà Thầy đối diện với Trường Tư Thục Khai Trí

Thầy dạy môn Lý Thuyết lẫn Thực Hành nghề Mộc . Giờ học Thực Hành đầu tiên là học mài lưỡi Bào, tôi nhanh tay chôm được lưỡi bào dài sọc, mài thử cắt lông chân bén ngót đưa Thầy chấm điểm Thầy bảo lưỡi bào mài giống lưỡi lam, không được mài lại. Trong 3 ngày học xưởng tôi chăm chỉ mài hoài lưỡi bào mòn, đá mòn, lông chân không còn một sợi lưỡi bào vẫn không bén, Thầy Hiện thương tình cho qua môn mài lưỡi bào.

 

Tôi có một biệt tài không bao giờ cưa được đường thẳng, nên hai miếng gổ bào láng ráp mộng chử  thập, tôi làm thành hình chử X. Còn mặt phẳng tôi bào thì luôn luôn bị sốc lưỡi bào gở ra một cục gổ, lõm chổ này chổ nọ giống như ruộng bị máy bay B52 bỏ bom. Thầy khen giỏi cho 3 điểm trên 10.

Nhờ thành tích học tập tôi được thầy chú ý và thương, trả bài luôn luôn gọi tôi trước, chấm bài thực hành lúc nào tôi cũng được gọi đầu tiên.

 

Ban thứ hai là Ban Nguội, thầy phát cho mỗi trò một cục sắt Ø40 dài 100, bài thực tập đầu tiên là mài đục, trời ơi ban Mộc mài lưỡi Bào, Ban Nguội mài lưỡi Đục.

Máy mài hai cục đá hai bên quây vù vù, lưỡi đục kêu re re, văng lửa tứ lung tung sợ điếng hồn điếng vía, mạt sắt bay vô mắt là thường, mỗi lúc mạt bay vô mắt, mấy anh lớn thổi dùm nếu không ra, chạy ra ngoài lề đường tét sợi cỏ vạch mắt khều ra, thiệt là giỏi ngang với bác sỹ thời đó chớ phải chơi !

Cục Sắt được đục thành hình vuông 30x30x100

Bài thực hành đục này không biết bao nhiêu trò sưng tay, chảy màu, gỏ búa vào đầu lưỡi đục không gỏ lại thường gỏ vào tay, xưởng thì nhỏ hơn 40 cái búa lưỡi đục gỏ vào nhau, đinh tai nhức óc.

 

Thầy Tình ở trên chợ Gạo tánh Thầy rất nghiêm, thầy dạy môn vẽ Kỹ Nghệ Hoạ, dạy Lý Thuyết và Thực Hành Nghề Nguội, kiêm luôn chức Hiệu Trưởng đám học trò chúng tôi tụ tập nói dóc, chạy giởn trong lớp, dù không có mặt Thầy vẫn biết, thiệt là tài.

Sau khi đục được khối vuông, bắt đầu học dũa, dũa mặt phẳng, dũa thì mòn răng đẩy đến phòng tay, đỗ mồ hôi hột, mặt phẳng vẫn không phẳng, đặt eke lên thấy cả 4 phương trời !. Mài đục dể muốn chết còn trầy vi tróc vảy. Bài tập mài mũi khoan trò nào cũng ngán chè đậu, tôi mài đến cùn lưỡi khoan Thầy vẫn chưa chịu, rõ ràng tôi không có khiếu kỹ thuật mà !

Khởi nguyên từ cục sắt Ø40 dài 100, qua nhiều bài thực tập cuối khoá mỗi trò sản xuất được một đầu búa. Giỏi thật !

 

Cao Thệ



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 19/Sep/2011 lúc 5:43am
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 21/Sep/2011 lúc 8:49pm

Cửa ải cuối cùng là Ban Rèn, Ban Rèn Thầy Nhãn phụ trách, Thầy là Giáo Viên trẻ nhất, đẹp trai quần áo lúc nào cũng bảnh bao, ăn nói tác phong thầy giáo mẫu mực chồng của Cô Ba Si dạy bên Trường Nữ Tiểu Học.

Lò rèn được cất voi ra trước Ban Nguội, một lò than, ba cái đe, mầy cây bùa tạ, mười mấy cây kềm do Thầy làm, cây cào than, móc xỉ, tài sản đại khái bao nhiêu thứ đó, còn thùng nhớt cặn để trui sản phẩm nữa thế là đủ !

Tôi thường phụ trách đốt lò, dể ợt vãi tẫm nhớt, gát hai ba cây củi mở quạt, than đá bốc cháy nổ lách tách thế là xong.

Nghề rèn quan trọng nhất là tạo dáng, để hoàn thành một sản phẩm tuỳ theo đòi hỏi về kỹ thuật công tác quan trọng khác là trui, trui một bậc, hai bậc. Trui là gì ? đại khái là làm cho sản phẩm có độ cứng thích hợp với công dụng mà nó yêu cầu, nếu bạn trui chưa tới thì lưỡi đục mềm xèo đục đẻo không được, già lửa lộn xộn thành phẩm bị vênh bị nứt là cầm chắc ốc rột ( 0 điểm ) người thợ nung sản phẩm đến độ nóng nhất định sau đó đem ra khỏi lò phải tập trung quan sát, sắt đổi màu và chọn màu thích hợp cho mỗi thành phẩm sau đó bỏ vào nước hay hoá chất.

Thầy tôi kể ngày xưa bên Á Rập thợ Rèn sau khi rèn Kiếm xong, họ nhúng vào một lớp hoá chất bí truyền đó là trui bậc một, kế tiếp trui bậc hai cầm kiếm đâm vào bụng tử tội làm phụ thợ rèn đứng gần đó, xem màu sắc vừa ý họ rút ra, nhảy lên ngựa tay cầm thanh kiếm đưa lên trời, tung ngựa chạy như bay miệng lãm nhãm những câu thần chú quái dị đó là trui bậc ba.

Sau cùng mài thanh kiếm khi nào tung miếng lụa rớt trên lưỡi kiếm đứt hai thì hoàn thành, sau đó người ta dát vàng cẩn ngọc lên thanh kiếm thôi thì đủ thứ

 

Bài Thực Hành đầu tiên là rèn  Cây Đục Sắt, tôi hoàn thành cây đục rất sớm

Công đoạn một đập dẹp  đầu thanh sắt tròn

Công đoạn hai bo hai đầu đục

Công đoạn ba trui

Ở công đoạn ba xui hết biết, tôi nướng lưỡi đục đến màu vàng, nhúng vào nước đem cây đục ra ngoài chà xuống xi măng nhìn màu biến đổi từ vàng đến màu xanh còn khoảng 400 - 450 độ gì đó sau cùng bỏ hẳn vào nước, thuộc bài danh dách, ngâm một lúc vớt đem ra không biết tại sao đầu lưỡi đục bị tét hơn 20 ly. Tại sách vở chỉ sai chứ tôi làm trúng phóc chứ bộ.

Chặt bỏ đầu đục hơn 20 ly tôi làm lại từ đầu, mấy bậc đàn anh bảo tôi ra chợ mua cây đục nọp thầy chấm điểm chắc ăn hơn, tôi chứng minh cho mấy ổng thấy tài năng phi thường, Cây Đục Bản không đủ sắt tôi rèn Cây Đục Khe cũng xong, nọp bài chấm điểm thầy khen giống cây viết chì ? kinh khủng !

 

Tôi thích học môn Rèn vì Thầy Nhãn dễ thương, không khí học tập thông thoáng hơn Ban Nguội , nhưng tôi ghét nghề Rèn vì mình mẩy dơ bẩn, bụi than đầy mũi, đầy mặt, tiếp xúc với khí than đá rất nguy. Ban Rèn rất là nguy hiểm học trò phải cảnh giác cao độ, hở chút là phỏng, mang giày ba ta đạp sắt nóng vẫn phỏng bàn chân như thường !

 

Người Thầy mà tôi quý kính xem như Cha Chú của mình, chính là Thầy Hiện và Thầy Nhãn hai Thầy dạy học bằng cái Tâm, sau này đi dạy học gắng học tập theo gương các Thầy nhưng còn Sân Si quá

 

Tôi đi học về nhà phải nấu cơm ăn, học ngày 2 buổi thật là vất vả, phải đi khắp các gò mã, lùm bụi chặt cấy lứt, cây chăm bầu, gai chùm lé làm củi chụm, phải đi chợ, gánh nước về sài, giặt quần áo v.v… thôi thì trăm thứ, việc chơi bời phá phách chủ yếu vào ban đêm

 

Cao Thệ

IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 22/Sep/2011 lúc 11:39pm

KỲ YÊN

 

Những ngày Hội Kỳ Yên ở Đình Long Thuận thật là vui, người ta đem lễ vật cúng Thần, nườm nượp, kẻ heo quay người bánh trái, tiền bạc … quan chức nhà việc mặc áo dài khăn đóng tấp nập tới lui. Chúng tôi chờ đêm đêm xem Hát Bội, hai hàng ghế cá kèo dọc hai bên đường cao thấp như khán đài bên sân vận động cho đám bình dân và lủ con nít chúng tôi.

Ngồi chờ đến mõi mòn, khi đến giờ hát, thật tình mà nói không biết các chú bác ngồi ghế giữa Toà Võ Ca ngoài kia có ai hiểu gì không ? chứ chúng cháu chỉ nghe được í ì i, ự ử ừ ư , vuốt râu, nhảy nhót rồi mùa kiếm, đánh thương, kéo lông Trỉ của các nghệ sỹ, ngoài ra chẳng hiểu gì cả nhìn một hồi chán chết vọt ra ngoài, muốn ra phải chui xuống hàng ghế mà đi, có thằng bị nước tiểu văng trên đầu.

Ra được bên ngoài thằng Cai bảo tao chuẩn bị một màn chơi mới, nó lôi gói mắn ruốc trong người ra, con trai Bà Sáu bán Mắm mà ! trét vào đầu cây trúc, đứng ngoài đường chỉ trỏ vào mấy bộ râu treo tòn ten dọc hai bên hậu tuồng, tụi bây coi mấy ổng vuốt râu ngửi thúi hoắt, chỉ chỏ một hồi hết bịch mắm ruốc, thật là quỷ phá nhà chay !

Đi lang thang trên đường phố vắng người, buồn quá chúng tôi bày chuyện bê chậu cây kiểng nhà nầy đem sang nhà khác cứ thế trên những con đường chúng tôi đi qua .

Theo đường Ao Trường Đua về nhà, vào thời chúng tôi không ai biết đường Tống Thứ , Tổng Đốc Phương, Hộ Mưu mà chỉ biết đường Ao Trường Đua, Mé Sông, Nhà Thờ. Lộ Me v.v…

Ngang ranh nhà Bác Mười Miền bán gạch ngói, với nhà Ông Bác Sỹ Đăng có cây Điệp, thấy phía sau có đám nhỏ ở xóm Cầu Huyện trong thằng Rọt bảo leo lên cây làm ma nhát tụi nó chơi, nó cởi áo trắng run run rên hừ hừ, bất ngờ xe đạp chạy ra vọt qua mặt tụi nó, gần tới cây dưới bóng trăng chúng tôi thấy người mặc áo trắng nhỏ con khum khum trên xe đạp, một thằng la lên:

-         “ Thầy Ba Nô tụi bây ơi, ngồi im để ổng qua đi “.

Thằng Bình không nghe giọng run run

    - “ Ta là ma đây, ta là ma đây …”

Thầy Ba Nô lập tức thắng xe lại dựng vào đống gạch cao nghiệu, khom xuống lấy đá 4x6 gần bên chọi lên cây liên tục, chúng tôi sợ quá đồng thanh la lên

    - “ Tụi con đây chú ba ơi, đừng chọi ”

Chú Ba vẫn không nghe càng lượm đá chọi càng hăng vừa chọi vừa nói

     - “ Cho lũ bây làm ma, làm ma, phá làng phá xóm ”

Một vài thằng nhảy đại xuống đất chạy trối chết lên  phía trên Ao Trường Đua, còn lại mấy thằng núp vào thân cây chịu trận.

 

Với hành động phá phách của lũ trẻ con nhà nghèo không đồ chơi như các Cậu Ấm Cô Chiêu trong xóm, chuyện phá phách của chúng tôi xét cho cùng rất dễ thương, đáng được người lớn chỉ dạy hơn là trừng phạt. Chú Ba có thái độ hơi quá tay, rất may chúng tôi không đứa nào bị gì, nếu một thằng bị tét đầu chảy máu thì ba má chúng tôi phải chạy lên nhà mời Chú Ba xuống băng bó và chích thuốc rồi, trời còn thương lũ chúng tôi !

 

Cao Thệ

IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 23/Sep/2011 lúc 7:30pm

                                                 SÀI GÒN

 

Cuối năm Thầy Nhãn dạy thêm Toán luyện thi khoảng 1 tháng, đến ngày đi thi Thầy hy vọng  sẽ được khoảng 5 học sinh đậu, Thầy nêu tên mấy anh học giỏi trong lớp.

Số báo danh tôi ba ngàn mấy trăm ? thi tại Trường Trung Học Tư Thục Quốc Tuấn, nằm trên đường Trần Cao Vân, ngày nay nó là ngã tư Bà Huyện Thanh Quan với Võ văn Tần, sau năm 75 ở đây là khu chợ trời bán đồ gổ cao cấp.

Sỉ số tuyển sinh là 250/gần 4000 học sinh thi, tỷ lệ chọi 1/8.

Tôi học không giỏi nhưng may mắn vô cùng, kiểu chó ngáp phải ruồi, xung rụng vào miệng !

Đi Sài Gòn về Thầy Nhãn đến nhà thông báo đậu, tôi còn chưa tin, nói chị tôi nghe nữa tin nữa ngờ.

Bạn bè đến chật nhà, cái mặt vắt hất tôi như Quan Trạng về làng, nấu nồi chè bánh mì tiển bạn, món này phải mời Cô Nữ con Chú Năm Mạnh gần nhà qua nấu dùm.

Chè bánh mì trong đời tôi chỉ ăn được một lần gồm bánh mì phơi khô Cô Nữ cho, bỏ vào nồi nước đường tán đen ngòm sôi ùn ụt, đường các bạn hùn tiền mua, múc ra chén thế là xong. Gần ngày đi Sài Gòn tôi tổ chức hấp bánh bột nắn hình trái khế, con trâu, ngôi sao v.v.. chấm nước cốt dừa thật tuyệt.

 

Tôi cột của nhà, xách giỏ đệm đựng quần áo ra đi. Từ giả từng nhà, bà con chòm xóm ai cũng khuyên tôi gắng học. Đám bạn đưa lên tận Bến Xe đứng dưới cây Me Tây nhìn nhau chờ xe chạy mới chịu về, tôi thấy có đứa đưa tay quẹt nước mắt, sao mà giống như Cao Tiệm Ly đưa ông Kinh Kha quá vậy, còn gặp nhau nữa mà !

 

Số 32 có duyên với tôi lắm, thời học tiểu học, số học sinh của tôi là 32/54.

Thi vào Trung Học tôi đậu hạng 32. Năm đó Chánh Phủ Tân Tây Lan cấp học bổng cho học sinh Trường Trung Học Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ như sau:

- Học bổng Toàn Phần: 400 đồng/ tháng, học sinh đậu từ Hạng 01 đến 50

- Học bổng Bán phần : 200đồng/tháng , học sinh đậu từ hạng 51 đến 150

 

Như vậy tôi được học bổng toàn phần với số tiền 400 đồng/ tháng, đủ sống để đi học, cơm Xả hội ở chợ Thị Nghè chỉ có 3 đồng rưởi/ xuất, thức ăn hạn chế còn cơm không hạn chế, đem gàu mên theo mang cơm về chiều ăn , tôi ở trọ nhà người quen ở đường Nguyễn Trung Ngạn sát bên Đại Chủng Viện Thánh Juse không tốn tiền, chỉ giúp dạy dùm 3 đứa con chủ nhà học, tôi có số làm thầy giáo mà ! đi bộ đến trường khoảng 20 phút .

Học 3 tháng được lãnh 1,200 đồng, mua chiếc xe đạp láng cón chỉ 350 đồng. lảnh Học Bổng Toàn Phần nếu cuối năm học không đạt điểm chỉ còn bán phần hoặc không được cấp học bổng tiếp, cho nên cố học

 

Cao Thệ



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 23/Sep/2011 lúc 7:33pm
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 14 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.211 seconds.